Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các các trường THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

doc 26 trang phuongvu95 4740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các các trường THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doctom_tat_luan_van_quan_ly_hoat_dong_to_chuyen_mon_o_cac_cac_t.doc

Nội dung text: Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các các trường THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC NGUYỄN TRUNG KIÊN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CỞ SỞ HUYỆN VÂN HỒ, TỈNH SƠN LA ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỒI MỚI GIÁO DỤC Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 81.40.114 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI – 2019
  2. Công trình được hoàn thành tại HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Ngọc Long Phản biện 1: Phản biện 2: Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn họp tại: Học viện Quản lý giáo dục Vào hồi .giờ phút ngày tháng .năm 20 . Có thể tìm luận văn tại: Thư viện Học viện Quản lý giáo dục
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành trong trong bộ máy tổ chức, quản lý của trường THCS, THPT.Tổ chuyên môn là một bộ phận của tổ chức chính quyền trong nhà trường, tổ chuyên môn là đầu mối quản lý, mà hiệu trưởng dựa vào đó để quản lý hầu như các hoạt động của giáo viên ở trường, mà cơ bản nhất là hoạt động dạy học và hoạt động sư phạm của giáo viên. Người có trách nhiệm chính của tổ chuyên môn là tổ trưởng tổ chuyên môn. Nhiệm vụ của tổ trưởng tổ chuyên môn là : giúp Hiệu trưởng điều hành các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn liên quan đến dạy và học; trực tiếp quản lý giáo viên trong tổ theo nhiệm vụ quy định. Vấn đề đặt ra là làm sao để quản lý tổ chuyên môn một cách tốt nhất, nâng cao chất lượng dạy học, để giáo viên và học sinh cùng phát triển hướng ra toàn cầu. Các trường THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La với địa hình cách xa trung tâm, có nhiều điểm trường nằm xa nhau nên vấn đề quản lý tổ chuyên môn lại càng có nhiều khó khăn. Đấy chính là lý do tôi chọn đề tài “Quản lý hoạt động Tổ chuyên môn ở các các trường THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục” làm đề tài để trình bày. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm tìm ra những biện pháp quản lí tổ chuyên môn nhằm phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của hoạt động tổ chuyên môn, tạo môi trường thuận lợi trong việc chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các giáo viên trong tổ chuyên môn trong và ngoài trường THCS huyện Vân Hồ. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS 3.2 Đối tượng nghiên cứu 1
  4. Biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THCS, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La 4. Giả thiết khoa học Với những biện pháp quản lý đưa ra nhăm nâng cao chất lượng giáo dục, giảng dạy của các thành viên trong tổ và tổ trưởng tổ chuyên môn. Nếu thực hiện được theo những phương pháp đã đề xuất sẽ cải thiện được tình trạng quản lý chuyên môn ở các trường THCS huyện Vân Hồ tỉnh Sơn La. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xây dựng khung lí luận liên quan đến đề tài 5.2. Nghiên cứu thực trạng hoạt động của tổ chuyên môn và quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THCS huyện Vân Hồ tỉnh Sơn La 5.3. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động của tổ chuyên môn tại các trường THCS huyện Vân Hồ tỉnh Sơn La đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. 6. Phạm vi nghiên cứu Về phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu quản lý của tổ trưởng chuyên môn ở các trường THCS huyện Vân Hồ tỉnh Sơn La. Về thời gian nghiên cứu: trong năm học 2017-2018; 2018-2019 tại các trường THCS huyện Vân Hồ tỉnh Sơn La 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Là phương pháp phân tích- tổng hợp, xác định các khái niệm cơ bản, tham khảo các tài liệu liên quan đến đề tài quản lý chuyên môn ở trường THCS 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra: Sử dụng phiếu điều tra (Phụ lục 1, 2) để điều tra về thực trạng quản lý tổ chuyên môn ở các trường THCS huyện Vân Hồ, Tỉnh Sơn La 2
  5. - Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn giáo viên, hiệu trưởng, hiệu phó, tổ trưởng tổ chuyên môn về những quản lý tổ chuyên môn, những khó khăn hay gặp phải trong quá trình quản lý. - Phương pháp hồi cứu tư liệu: Nghiên cứu những văn bản là hồ sơ tổ chuyên môn, các biên bản dự giờ, đánh giá giáo viên của tổ chuyên môn. 7.3. Phương pháp thống kê toán học Luận văn sử dụng phần mềm SPSS để thống kê: tần suất, điểm trung bình, tương quan, vẽ biểu đồ. 7. Cấu trúc Ngoài phần mở đầu, kết thúc, tư liệu tham khảo, một số hình ảnh đính kèm, thì nội dung chính của đề tài còn bao gồm các phần sau đây: Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động quản lý tổ chuyên môn tại trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Chương 3: Những biện pháp quản lý hoạt động quản lý tổ chuyên môn các trưởng THCS huyện Vân Hồ tỉnh Sơn La đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. 3
  6. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề Ở nước ta cũng đã có một số công trình nghiên cứu và những bài viết của các chuyên gia hàng đầu của Việt Nam. Các nghiên cứu đã đề cập đến nhiều góc độ khác nhau song tất cả đều có chung một mục đích là đánh giá hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường THCS. Bên cạnh đó còn có các nghiên cứu tập trung phân tích thực trạng, tìm nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường THCS Các nghiên cứu đã đưa ra những biện pháp khả thi song chưa có nghiên cứu nào đưa ra biện pháp nghiên cứu về Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở. Đề tài “Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục” lần đầu tiên được nghiên cứu với các số liệu được điều tra, thu thập tại các trường THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La để đáp ứng yêu cầu về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục trong giai đoạn hiện nay. 1.2. Một số khái niệm liên quan 1.2.1. Quản lý Từ nhiều cách tiếp cận và quan điểm khác nhau của nhiều tác giả và nhà nghiên cứu, vì vậy: Quản lý là tác động có mục địch có kế hoạch của chủ thể quản lý nhằm chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội, hành vi và hoạt động của con người để đạt được mục đích đã đình và mục tiêu của người quản lý đưa ra phù hợp với quy luật khách quan. 1.2.2. Tổ chuyên môn Tổ chuyên môn là một loại hình tổ chức trong nhà trường, do hiệu trưởng quyết định trong cơ cấu tổ chức của nhà trường. 1.3. Những vấn đề lý luận về hoạt động của tổ chuyên môn trong trường THCS 1.3.1. Vai trò của tổ chuyên môn Tổ chuyên môn là một bộ phận trong bộ máy tổ chức, quản lý của trường THCS, THPT. Trong trường, các tổ, nhóm chuyên môn có mối quan hệ hợp tác với nhau, phối hợp các bộ phận nghiệp vụ khác và các tổ chức Đảng, đoàn thể trong nhà trường nhằm thực hiện chiến lược phát triển của nhà trường, chương trình GD và các hoạt động GD, các hoạt động khác hướng tới mục tiêu GD.Tổ chuyên môn là nơi trực tiếp triển 4
  7. khai các mặt hoạt động của nhà trường, trong đó trọng tâm là hoạt động GD và dạy học. 1.3.2. Hoạt động của tổ chuyên môn Xây dựng và thực hiện kế hoạch chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường; Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo quy định của chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và các quy định khác hiện hành;Giới thiệu Tổ trưởng, tổ phó; Cụ thể, hoạt động của tổ chuyên môn trong trường THCS tập trung vào một số nội dung cơ bản sau: Đổi mới sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn theo nghiên cứu bài học; Đổi mới phương pháp (PPDH), hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá (KTĐG); Xây dựng chủ đề và thực hiện dạy học theo chủ đề; Xây dựng chủ đề đơn môn; Xây dựng chủ đề liên môn; Sinh hoạt chuyên môn qua mạng “Trường học kết nối” 1.3.3. Những yêu cầu đổi mới quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong trường THCS hiện nay Thay đổi nhận thức về quản lý thực hiện có hiệu quả hoạt động sinh hoạt chuyên môn của tổ chuyên môn; Quản lý nề nếp dạy và học trong tổ chuyên môn theo hướng đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học. Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ GV thông qua tự bồi dưỡng và bồi dưỡng. Chú ý phát huy vai trò của GV cốt cán, đầu tàu để dẫn dắt GV trong tổ thực hiện tốt nhiệm vụ tổ chuyên môn. 1.4. Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trong trường THCS trong bối cảnh hiện nay 1.4. 1. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn - Quy trình xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn: Gồm một số bước cơ bản như: Thu thập, xử lý thông tin; TTCM xây dựng dự thảo kế hoạch; tổ chức lấy ý kiến của các thành viên; Điều chỉnh kế hoạch; xin ý kiến góp ý, phê duyệt của Hiệu trưởng; điều chỉnh hoàn thiện bản kế hoach; công bố và triển khai thực hiện kế hoạch 5
  8. Hiệu trưởng phê duyệt TTCM xây TTCM điều TTCM hoàn TTCM công dựng dự thảo chỉnh kế thiện kế bố và triển kế hoạch hoạch hoạch TCM khai thực TCM TCM hiện kế hoạch Thông qua, lấy ý kiến của tập thể TCM Sơ đồ 1.1. Quy trình xây dựng và phê duyệt kế hoạch của tổ chuyên môn 1.4. 2. Quản lý hoạt động dạy học, giáo dục Quản lý phân công chuyên môn trong tổ bộ môn Quản lý thực hiện quy chế chuyên môn - Quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học ở tổ chuyên môn - Quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học 1.4. 3. Quản lý đội ngũ giáo viên của tổ chuyên môn Đánh giá về chất lượng đội ngũ giáo viện hiện nay có thể thấy rằng về cơ bản đủ về số lượng, đạt chuẩn và trên chuẩn trình độ đào tạo, tương đối hợp lý về cơ cấu, có phẩm chất đạo đức và ý thức chính trị tốt, có lòng 6
  9. yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của các nhà trường. 1.4. 4. Quản lý hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn * Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho Tổ trưởng chuyên môn * Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng định kỳ và tự bồi dưỡng cho GV 1.4.5. Thực hiện công tác tham mưu, phối hợp các hoạt động với các lực lượng giáo dục khác Tham mưu về các hoạt động giáo dục và dạy học, Tham mưu hiệu quả về phân công chuyên môn. Để hoạt động của tổ chuyên môn đạt hiệu quả cao cần có sự phối hợp với hoạt động chặt chẽ giữa tổ chuyên môn với các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường như: Ban giám hiệu, công đoàn, đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm 1.5. Một số yếu tổ ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong trường THCS 1.5.1. Yếu tố chủ quan Tổ trưởng chuyên môn là người trực tiếp quản lý điều hành tổ chuyên môn. Tổ trưởng vừa thực hiện nhiệm vụ như là một GV vừa thực hiện nhiệm vụ quản lý. Tổ trưởng thực hiện kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chương trình môn học, hoạt động CM của tổ lên là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến tổ chuyên môn. Các cá nhân GV trong tổ CM là những nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động của tổ chuyên môn, quyết định đến chất lượng dạy học và giáo dục của tổ chuyên môn 1.5.2. Yếu tố khách quan Môi trường KT-XH, Về điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị trường học, Kinh phí hỗ trợ tổ chức các hoạt động chuyên môn. 7
  10. Kết luận chương 1 Trong trường THCS, tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành của bộ máy tổ chức, quản lý nhà trường. Là nơi trực tiếp quản lý, điều hành, kiểm tra đánh giá hoạt động chuyên môn và bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn của cácnhà giáo. Hoạt động chuyên môn của tổ chuyên môn là hoạt động thiết yếu, chủ lực trong tất cả hoạt động giáo dục trong nhà trường. Do đó, đổi mới, nâng cao chất lượng GD trong mỗi nhà trường phải bắt đầu từ đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chuyên môn. Để quản lý hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn trong bối cảnh đổi mới GD&ĐT hiện nay, Tổ trưởng bộ môn các trường THCS không chỉ phải nắm vững lý luận về khoa học quản lý mà còn nắm vững vấn đề cơ bản về tổ chuyên môn, yêu cầu đổi mới hoạt động của tổ chuyên và những vấn đề cơ bản về quản lý hoạt động của tổ chuyên môn như: Quản lý việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn; quản lý hoạt động dạy học, quản lý đổi mới phương pháp, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh; quản lý hoạt động đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn; xây dựng và phát triển đội ngũ GV trong các tổ chuyên môn; kiểm tra đánh giá các hoạt động của tổ chuyên môn 8
  11. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN VÂN HỒ, TỈNH SƠN LA ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 2.1. Khái quát về giáo dục THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La 2.1.1. Vài nét về hệ thống trường học và chất lượng giáo dục THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La Toàn huyện có 15 trường trong đó có 01 trường PTDT Nội trú, 12 trường TH và THCS, 02 trường THCS với 120 lớp, 3.964 học sinh * Đánh giá chung: Triển khai thực hiện khá tốt việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa. Việc dạy và học chương trình, sách giáo khoa mới ở Tiểu học và THCS về cơ bản đã đi vào nề nếp, có bước chuyển biến tích cực về chất lượng và các mặt GD trong nhà trường có nhiều tiến bộ. CSVC và phương tiện DH còn nhiều khó khăn bất cập so với yêu cầu đổi mới chương trình, nội dung phương phápGD. Đội ngũ GV vừa thiếu lại vừa thừa, chưa đồng bộ về cơ cấu, chất lượng còn hạn chế chưa đáp ứng với yêu cầu đổi mớiGD. 2.1.2. Tình hình hoạt động của các tổ chuyên môn hiện nay Thực hiện đề án sáp nhập các đơn vị trường học, UBND huyện Vân Hồ đã sáp nhập 12 trường Tiểu học với 12 trường THCS trên địa bàn huyện thành 12 trường TH&THCS. Đến thời điểm hiện tại đối với cấp THCS của toàn ngành có 15 tổ chuyển môn thuộc 15 đơn vị trường của huyện. Thực hiện Công văn chỉ đạo cảu Sở GD, Phòng GD các đơn vị trường học thực hiện xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục của đơn vị từ đó các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn bám vào kế hoạch của nhà trường và sát với thực tế về đội ngũ, năng lực và đặc thù của các môn học. Định kỳ hàng tháng các tổ chuyên môn trong các nhà trường phải sinh hoạt ít nhất hai lần. 2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng 2.2.1. Mục đích của của khảo sát Qua khảo sát thực trạng hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THCS huyện Vân Hồ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay để thấy được thực trạng hoạt của các tổ chuyên môn. Từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn. 2.2.2. Mẫu khảo sát Giáo viên cấp THCS;Tổ trưởng chuyên môn; Cán bộ quản lí nhà trường. 9
  12. 2.3.3. Nội dung khảo sát *Đối với CBQL nhà trường (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng): Tiến hành khảo sát các vấn đề sau: - Một số thông tin cá nhân; Đánh giá của CBQL về quản lí hoạt động của tổ chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay; Những nhân tố ảnh hưởng, tác động đến chất lượng và hoạt động của tổ chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Những thuận lợi và khó khăn của CBQL đối với công tác quản lí hoạt động của tổ chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Đề xuất của cá nhân trong các hoạt động của tổ chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Đánh giá của CBQL về mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất công tác quản lí hoạt động của tổ chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. *Đối với giáo viên: như đối với CBQL *Đối với học sinh: Một số thông tin cá nhân. Đánh giá của học sinh khi được tham gia vào các hoạt động mà tổ chuyên môn xây dựng. Những nguyện vọng của học sinh trong việc tham gia hoạt mà tổ chuyên môn xây dựng Rất không. Không Bình Đồng ý Rất đồng ý đồng ý thưởng đồng ý Mức độ phản hồi 1 2 3 4 5 Chuẩn ĐG: 1.00 – 1.80: Rất không đồng ý 1.81 – 2.60: Không đồng ý; 2.61 – 3.40: Bình thường 3.41 – 4.20: Đồng ý; 4.21 – 5.00: Rất đồng ý 2.3.4. Phương pháp khảo sát Sử dụng phiếu hỏi để lấy ý kiến của đối tượng có liên quan trực tiếp đến hoạt động của tổ chuyên môn: giáo viên, học sinh, CBQL. Bên cạnh đó, luận văn sử dụng phương pháp phỏng vấn 2.3.5 Khảo sát độ tin cậy thang đo Luận văn tiến hành khảo sát thực trạng theo các bước được trình bày trong hình 2.1[19]. 10
  13. Cơ sở Thang đo Thảo luận nhóm: Thang đo lý thuyết nháp 1 Điều chỉnh nháp 2 Cronbach Kiểm tra tương quan biến – tổng Định lượng sơ bộ alpha Kiểm tra Conbach alpha (n=50) Kiểm tra trọng số EFA, nhân tố và phương sai trích EFA Thang đo Định lượng chính thức chính thức (n=450) Tần suất, trung bình, độ lệch chuẩn, p-value, tương quan hồi Phân tích quy Hình 2.1. Quy trình xử lý dữ liệu Trong các phương pháp nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp điều tra là phương pháp chủ yếu. Xây dựng thang đo khoảng (Interval Sacle) với nội dung thang đo như sau: Reliability Statistics KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling 599 Cronbach's Adequacy. Bartlett's Approx. Alpha N of Items 866.775 Test of Chi-Square .935 230 Sphericity df 435 Sig. 000 Bảng 2.1. Độ tin cậy của thang đo 1 và kiểm định KMO and Bartlett 2.3. Thực trạng công tác quản lý hoạt động giảng dạy ở một số trường THCS huyện Vân Hồ 2.3.1. Thực trạng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn Bảng 2.4 Thống kê về thực trạng xây dựng và tổ chức thực kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn 11
  14. GV TTCM TB Thứ STT Nội dung ĐLC ( X ) ( X ) ( X ) bậc 1. Kế hoạch hoạt động TCM bám sát kế hoạch chung của 4.37 4.58 4.42 .71 1 nhà trường 2. Tổ trưởng hướng dẫn chi tiết công việc để giáo viên xây 4.04 4.48 4.15 .95 5 dựng các kế hoạch cá nhân 3. TCM tổ chức lấy ý kiến của các thành viên trong tổ để xây 4.15 4.51 4.24 .90 2 dựng kế hoạch 4. Mọi thành viên trong TCM được tham góp ý để xây dựng 4.20 4.37 4.24 1.03 3 kế hoạch hoạt động của tổ 5. Kế hoạch hoạt động của TCM 4.14 4.42 4.21 .78 4 được điều chỉnh hợp lý Biểu đồ 2.2. Thống kê thực trạng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch 2.3.2. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học, giáo dục Việc quản lý hoạt động dạy học và giáo dục của tổ chuyên môn được thể hiện trong việc thực hiện quy chế chuyên môn của các thành viên trong tổ, việc phân công công chuyên môn cho các thành viên sao cho phù hợp với năng lực, sở trường công tác để đảm bảo việc tổ chức dạy học đạt hiệu quả tốt nhất. 2.3.3. Thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên của tổ chuyên môn Giáo viên cấp THCS trong toàn ngành có 252 người đều có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn. Tuy nhiên lại xảy ra thực trạng trình độ 12
  15. được đào tạo của GV hiện nay chưa đáp ứng tốt đối với yêu cầu giảng dạy ở các trường là do sự mất cân bằng giữa số lượng giáo viên một số môn hoặc có những môn đang thiếu giáo viên cục bộ. Hiện nay đối với giáo viên dạy môn sinh – hóa thì các trường lại đang thừa trong khi đó giáo vien môn Tiếng anh, môn vật lý, môn công nghệ lại thiếu do đó nhiều giáo viên phải dạy kê những môn không đúng chuyên ngành đào tạo dẫn tới việc không đáp ứng được yêu cầu giảng dạy. 2.3.4. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng Đối với hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn luôn được diễn ra thường xuyên và theo quy định. Hàng năm sau khi Sở giáo dục tham gia tập huấn bồi dưỡng ở Bộ giáo dục về sẽ xây dựng kế hoạch và lên lịch bồi dưỡng chuyên môn hè cho các cấp học, bậc học trước khi bước vào năm học mới, khi đó Phòng giáo dục và đào tạo huyện sẽ căn cứ vào năng lực giáo viên các môn chọn cử và lập danh sách tham gia bồi dưỡng và tiếp thu các nội dung bồi dưỡng về chuyên môn tại sở giáo dục đồng thời đội ngũ giáo viên này cũng phải xây dựng kế hoạch tập huấn lại cho giáo viên tại huyện sao cho phù hợp với đặc thù giáo dục của huyện nhà. Như vậy hàng năm theo định kỳ ít nhất giáo viên được bồi dưỡng chuyên môn hè một lần. 2.3.5. Thực trạng công tác tham mưu, phối hợp các hoạt động với các lực lượng giáo dục khác Để hoạt động của tổ chuyên môn đạt hiệu quả cao cần có sự phối hợp với hoạt động chặt chẽ giữa tổ chuyên môn với các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường như: Ban giám hiệu, công đoàn, đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm 2.4. Đánh giá chung về thực trạng công tác quản lý hoạt động giảng dạy ở một số trường THCS huyện Vân Hồ 2.4.1.Những điểm mạnh Các tổ chuyên môn trong các nhà trường đã thực hiện tốt việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch chuyên môn của tổ, bám sát vào kế hoạch của ngành, của trường đưa ra được những giải pháp giúp cho hoạt động của tổ chuyên môn đi vào nề nếp và có hiệu quả, phân công giảng dạy cho GV về cơ bản theo đúng với chuyên môn được đào tạo và dựa vào năng lực chuyên môn. 2.4.2. Những điểm yếu Việc phân công giảng dạy cho giáo viên không dựa vào năng lực 13
  16. chuyên môn mà còn chú ý đến tiêu chí khác và đáng chú ý là việc phải phân công GV dạy trái môn vẫn còn nhiều. Về sinh hoạt chuyên môn còn hạn chế ở những nội dung: dạy học theo hướng nghiên cứu bài học, tổ chức hội nghị báo cáo sáng kiến kinh nghiệm, hướng dẫn sử dụng tài liệu tham khảo, phương tiện DH, chỉ đạo việc viết sáng kiến kinh nghiệm và làm đồ dùng DH, hướng dẫn việc chuẩn bị đồ dùng DH, dự giờ đột xuất, quy định về việc sử dụng đa dạng các phương pháp giảng dạy và tổ chức các chuyên đề chuyên môn. 2.4.3. Thời cơ Trong quá trình tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện nhiệm vụ ngành Giáo dục và Đào tạo Vân Hồ luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Huyện uỷ, HĐND - UBND huyện Vân Hồ; sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La; 2.4.4. Thách thức Với yêu cầu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, đòi hỏi đội ngũ giáo viên cần thay đổi để đáp ứng chương trình này (phương pháp, nội dung, trình độ đào tạo dạy tích hợp, liên môn). Đội ngũ GV đủ về số lượng, đã được chuẩn hóa song về thực chất năng lực chuyên môn cần thiết, việc tiếp cận với phương tiện dạy học hiện đại còn nhiều hạn chế, chưa mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đổi mới, cải tiến phương pháp dạy học. Kết luận chương 2 Các kết quả nghiên cứu về thực tiễn của đề tài đã phần nào phản ánh được thực trạng của công tác quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường THCS huyện Vân Hồ với những ưu điểm và hạn chế cơ bản. Đây là cơ sở quan trọng cho việc đề xuất các giải pháp cần thiết cho công tác quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường THCS huyện Vân Hồ hiện nay. Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, cần phải xây dựng những biện pháp quản lý hoạt động của tổ chuyên ở các trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. 14
  17. CHƯƠNG 3: NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ TỔ CHUYÊN MÔN , ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI CỦA CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN VÂN HỒ, TỈNH SƠN LA 3.1. Những nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động của TCM ở các trường THCS 3.1.1. Bảo đảm tính mục tiêu Tính mục đích đòi hỏi mọi hoạt động có thể diễn ra trong khoảng thời gian dài, ngắn nào đó song nhất định phải hướng tới mục đích, đạt được mục đích đã đề ra. 3.1.2. Đảm bảo tính hệ thống Các biện pháp quản lí hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường THCS huyện Vân Hồ tỉnh Sơn La phải gắn kết với nhau thành một hệ thống biện pháp liên quan có tác dụng hỗ trợ nhau, khi triển khai đồng bộ sẽ có tác dụng làm thay đổi chất lượng quản lý một cách tổng thể. 3.1.3.Nguyên tắc bảo đảm tính kế thừa và phát triển Phát triển, quản lý hoạt động TCM, CBQL chuyên môn cần hướng tới chuẩn bị đội ngũ này không chỉ cho hôm nay, ngắn hạn mà còn phải thể hiện tầm nhìn cho các mục tiêu dài hạn. Có như vậy, mới có thể đáp ứng được sự phát triển chuyên môn ở các trường THCS, tạo tiền đề để đổi mới giáo dục trong bối cảnh giáo dục hiện nay . 3.1.4. Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn và khả thi Nguyên tắc này nhằm đảm bảo cho việc đề xuất các giải pháp phải hướng tới giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra, đồng thời các giải pháp phải có khả năng thực hiện được ở trong thực tiễn quản lý hoạt động của TCM của các trường THCS trên địa bàn huyện Vân Hồ tỉnh Sơn La đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. 3.2. Biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Xuất phát từ những cơ sở lý luận, thực trạng và thực tiễn công tác quản lý hoạt động giảng dạy ở một số trường THCS huyện Vân Hồ đã nêu trên, xin đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường THCS huyện Vân Hồ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 3.2.1. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học 3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp 15
  18. Tạo cơ hội cho các GV (kể cả giáo viên khác môn) được học tập lẫn nhau thong qua hoạt động cùng thiết kế kế hoạch bài học, cùng dự giờ và phân tích bài học 3.2.1.2. Nội dung của biện pháp Sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học (NCBH) là hoạt động GV cùng nhau học tập từ thực tế việc học của học sinh. Ở đó GV cùng nhau thiết kế kế hoạch bài học, cùng nhau dự giờ, quan sát suy ngẫm và chia sẻ (tập trung chủ yếu vào học sinh) bài học. Đồng thời đưa ra những nhận xét về sự tác động của lời giảng, các câu hỏi, các nhiệm vụ học tập mà giáo viên đưa ra. Trên cơ sở đó giáo viên được chia sẻ, học tập lẫn nhau, rút kinh nghiệm và điều chỉnh nội dung, PPDH vào bài học hang ngày một cách hiệu quả. 3.2.1.3. Cách thức thực hiện Bước 1: Chuẩn bị bài dạy minh họa Bước 2: Dạy minh họa và dự giờ Bước 3: Thảo luận sau dự giờ 3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp Thực sự coi sinh hoạt chuyên môn là trụ cột, là biện pháp quan trọng để thay đổi chất lượng học sinh. Tìm hiểu đầy đủ thông tin và cách thức thực hiện mô hình sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. Tổ chức hiệu quả đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng NCBH. 3.2.2. Xây dựng tổ bộ môn thành cộng đồng học tập 3.2.2.1 Mục tiêu của biện pháp: Hướng tới sự chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong việc phát triển chuyên môn 3.2.2.2. Nội dung biện pháp: Cán bộ quản lí và giáo viên chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức mới khi làm việc cùng nhau. Các cộng đồng học tập giúp người tham gia học hỏi lẫn nhau và khuyến khích họ chủ động hơn trong việc học của mình. 3.2.2.3. Cách thức thực hiện: Bước 1: Hiệu trưởng làm mẫu chia sẻ, giúp đỡ GV trong việc phát triển chuyên môn, hình thành năng lực hợp tác cùng phát triển chuyên môn của cộng đồng tổ chuyên môn. Bước 2: Xây dựng môi trường văn hóa giáo dục thân thiện, tạo sự đồng thuận trong tập thể giáo viên về những chiến lược, mục tiêu của nhà trường trong từng giai đoạn phát triển Bước 3: Xây dựng kế hoạch chương trình hành động lôi cuốn mọi người cùng tham gia. 16
  19. Bước 4: Nhà trường tổ chức các hoạt động thức đẩy giáo viên nghiên cứu khoa học để phát huy sự học tập, sáng tạo của giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ Bước 5: Tổ chức đánh giá, nhận xét, trao đổi kinh nghiệm 3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp: GV cần có năng lực hợp tác, sẵn sàng chia sẻ chuyên môn. Các thành viên có tinh thần cộng tác, tin tưởng, tôn trọng, gần gũi nhau, đây là yếu tố then chốt. Mọi người trong nhà trường phải biết làm việc theo tinh thần đồng đội, mọi thành viên đều hợp tác hăng say, giúp cho nhóm, tổ chuyên môn thành đạt vì mục tiêu tổng thể chứ không theo đuổi mục tiêu riêng lẻ, cá nhân. 3.2.3. Tổ chức tìm hiểu chương trình giáo dục phổ thông mới và bồi dưỡng phương pháp dạy học dựa vào năng lực người học 3.2.3.1 Mục tiêu của biện pháp Giúp cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên được hiểu rõ hơn về CTGDPT mới là gì ? tại sao phải đổi mới chương trình giáo dục phổ thông? Và các yêu tố liên quan. 3.2.3.2. Nội dung biện pháp Cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên cùng nhau tìm hiểu về chương trình giáo dục phổ thông mới theo nhiêu cách khác nhau Tìm hiểu qua các đợt tập huấn của Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục, Phòng giáo dục tổ chức. Tìm hiểu qua các buổi sinh hoạt chuyên môn của nhà trường, của tổ Tìm hiểu qua phương tiện thông tin đại chúng, tự tìm hiểu, tự trau dồi vốn hiểu biết về chương trình giáo dục phổ thông mới. 3.2.3.3. Cách thức thực hiện Việc tổ chức nghiên cứu, tìm hiểu về chường trình giáo dục phổ thông mới để có định hướng trong công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng trong thời điểm nay nó giúp cho các đơn vị trường có tinh thần sẵn sàng tiếp cận và thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới hiệu quả nhất, để làm được điều đó cần thực hiện các công việc sau: Bước 1: Tổ chức tìm hiểu về chương trình giáo dục phổ mới Bước 2: Thực hiện các giải pháp để bồi dưỡng nâng cao năng lực và phương pháp dạy học cho đội ngũ giáo viên 3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp Cán bộ quản lí, giáo viên và phụ huynh HS nhận thức được vai trò, ý nghĩa tầm quan trọng của CT GDPT mới. Xây dựng mối liên hệ chặt chẽ, thường xuyên giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc triển khai 17
  20. chương trình GDPT mới. Cần có sự chỉ đạo thống nhất sát sao từ Bộ, Sở và Phòng giáo dục trong việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. 3.2.4. Quản lý đổi mới công tác kiểm tra đánh giá hoạt động của tổ chuyên môn. 3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp Việc tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá về ĐNTTCM sẽ giúp HT biết được mặt mạnh, những hạn chế đối với ĐNTTCM mà mình quản lí, để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng một cách hợp lí. Phát hiện và phổ biến nhân rộng những mô hình hoạt động của tổ CM có hiệu quả trong nhà trường. 3.2.4.2. Nội dung của biện pháp Kiểm tra Kế hoạch cá nhân của TTCM, kết quả và chất lượng giảng dạy của TTCM. Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn đã được xác định từ đầu năm học; 3.2.4.3. Cách thức thực hiện Bước 1: Để đánh giá đúng ĐNTTCM, cần đánh giá một cách toàn diện. Bước 2 Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nguyên tắc quản lí Bước 3 Kiểm tra, đánh giá mối quan hệ phối hợp giữa tổ trưởng chuyên môn với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường để nâng cao hiệu quả công tác như Bước 4: Đánh giá sự cống hiến xây dựng nhà trường và thực hiện đổi mới hoạt động chuyên môn Bước 5: Đánh giá tiềm năng của đội ngũ tổ trưởng chuyên môn và khả năng thích ứng với sự phát triển của nhà trường 3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra - đánh giá và bộ công cụ để kiểm tra - đánh giá một cách khoa học, đầy đủ, sát thực tế; giao nhiệm vụ cho Phó hiệu trưởng và Tổ trưởng chuyên môn những việc cụ thể để họ tổ chức triển khai công việc được thuận lợi, tránh chồng chéo và có kết quả cao. 3.3. Khảo sát mức độ cần thiết, tính khả thi của biện pháp 3.3.1. Mục đích, nội dung, đối tượng, phương pháp khảo sát mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp 3.3.1.1. Mục đích khảo sát Mục đích khảo sát nhằm thu thập thông tin ĐG về sự cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp QL hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La đã được đề xuất. Khảo sát các biện pháp giúp tác giả điều chỉnh các biện pháp chưa phù hợp và khẳng 18
  21. định thêm độ tin cậy của các biện pháp được các nhà quản lí đánh giá. Từ đó tìm ra được những biện pháp nào là biện pháp cốt lõi, ảnh hưởng lớn tới QL tổ chuyên môn ở các trường THCS huyện Vân Hồ, làm cơ sở để kiến nghị với các cấp QL có thẩm quyền. 3.3.1.2. Nội dung khảo sát Tập trung vào hai vấn đề chính: Các biện pháp được đề xuất thật sự cần thiết đối với tổ chuyên môn ở các trường THCS huyện Vân Hồ. Với những điều kiện của huyện Mộc Châu, các biện pháp được đề xuất có khả thi trong thực tiễn công tác QL hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THCS huyện Vân Hồ hay không? 3.3.1.3. Đối tượng khảo sát Hiệu trưởng, Hiệu phó của các trường THCS huyện Vân Hồ: 31 người. 3.3.1.4. Phương pháp khảo sát Luận văn tiến hành điều tra bằng bảng hỏi với 5 biện pháp đề xuất, với 03 mức độ ĐG: 1= Không cấp thiết/Không khả thi 2= Phân Vân 3= Cấp thiết/Khả thi Giá trị trung bình giữa các khoảng của thang đo tương ứng là: +Cấp thiết/Khả thi: 2.34 ≤ X , ≤Y 3 +Bình thường: 1.67 ≤ X , Y < 2.34 +Không cấp thiết/Không khả thi: 1 ≤ X , Y < 1.67 3.3.2. Mức độ cần thiết của các biện pháp Để khảo sát về mức độ cấp thiết của các biện pháp đề xuất, luận văn đưa ra câu hỏi cho các Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng được điều tra: Quý Thầy/Quý Cô hãy đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp QL hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục? Kết quả thể hiện ở bảng 3.1: Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả điều tra về mức độ cần thiết của các biện pháp được đề xuất Mức độ cấn thiết Không TB Thứ TT Các biện pháp Phân vân Cần thiết cần thiết X bậc SL % SL % SL % Tổ chức sinh hoạt chuyên môn 1 theo hướng 0 0 4 12,9 27 87,1 2,83 2,3 nghiên cứu bài học 19
  22. Mức độ cấn thiết Không TB Thứ TT Các biện pháp Phân vân Cần thiết cần thiết X bậc SL % SL % SL % Xây dựng tổ bộ 2 môn thành cộng 0 0 6 19,4 25 80,6 2,80 4 đồng học tập 3 Tổ chức tìm hiểu chương trình giáo dục phổ thông mới và bồi 0 0 5 19,2 26 80,8 2,83 2,3 dưỡng phương pháp dạy học dựa vào năng lực người học 4 Tăng cường quản lý đổi mới công tác kiểm 0 0 3 9,6 28 90,4 2,9 1 tra đánh giá hoạt động của tổ chuyên môn 3.3.3. Mức độ khả thi của các biện pháp Để khảo sát về mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất, luận văn đưa ra câu hỏi cho các Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng được điều tra: Quý Thầy/Quý Cô hãy ĐG mức độ khả thi của các biện pháp QL hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La? Kết quả thể hiện ở bảng 3.2: Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả điều tra về mức độ khả thi của các biện pháp được đề xuất Mức độ cấn thiết Không TB Thứ TT Các biện pháp Phân vân Khả thi khả thi X bậc SL % SL % SL % Tổ chức sinh hoạt chuyên môn 1 theo hướng 0 0 5 19,2 26 80,8 2,83 1,2 nghiên cứu bài học 20
  23. Mức độ cấn thiết Không TB Thứ TT Các biện pháp Phân vân Khả thi khả thi X bậc SL % SL % SL % Xây dựng tổ bộ 2 môn thành cộng 0 0 8 25,8 23 74,2 2,74 3 đồng học tập 3 Tổ chức tìm hiểu chương trình giáo dục phổ thông mới và bồi 0 0 5 19,2 26 80,8 2,83 1,2 dưỡng phương pháp dạy học dựa vào năng lực người học 4 Tăng cường quản lý đổi mới công tác kiểm tra đánh giá hoạt động 0 0 9 29 22 71 2,7 4 của tổ chuyên môn 3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp đã đề xuất trong đề tài Các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở mà tác giả đề xuất có vị trí khác nhau và có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau và đều có mục đích nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Các biện pháp quản lý nêu trên có mối quan hệ mật thiết, biện pháp này là tiền đề, là cơ sở cho biện pháp kia, chúng bổ sung cho nhau và thúc đẩy nhau cùng hoàn thiện, cùng góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn. 21
  24. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Ở Chương III, trên cơ sở lí luận đã được tổng hợp, nghiên cứu ở Chương I và những thực trạng của công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, tác giả đã thực hiện các công việc sau: Thứ nhất, đề ra các nguyên tắc đề xuất biện pháp: Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển, nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, nguyên tắc đảm bảo tính khả thi. Từ các nguyên tắc này, tác giả đề ra các biện pháp. Thứ hai, tác giả đề xuất được bốn biện pháp cụ thể nhằm khắc phục các thực trạng của công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại các nhà trường. Thứ ba, tác giả đã khái quát được mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại và thứ tự ưu tiên các biện pháp được đề xuất nêu trên. Thứ tư, tác giả tiến hành khảo sát các biện pháp QL đã đề xuất. Kết quả cho thấy, các biện pháp đều có tính cần thiết và khả thi cao, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THCS. 22
  25. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Với thực tiễn nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra cho luận văn này, tôi đã giải quyết một số vấn đề cơ bản sau: TCM có một vài trò quan trọng trong các hoạt động của nhà trường phổ thông, đặc biệt trong các hoạt động dạy học của GV cũng như việc học tập của học sinh. Bằng lý luận của khoa học quản lý và quản lý giáo dục, luận văn đã làm rõ một số khái niệm chính về trường trung học phổ thông; tổ chuyên môn ở trường THCS; QL và vấn đề QL hoạt động TCM ở trường THCS. Các khái niệm này đã được đề cập đến ở những mức độ khác nhau qua các văn bản pháp quy do Nhà nước ban hành, trong các công trình nghiên cứu về Giáo dục học, về Quản lí giáo dục, trong các bài báo, các luận văn khoa học giáo dục Qua thực tế khảo sát thực trạng và nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài tôi rút ra được một số kết luận sau: - Xác định được những vấn đề cốt lõi của quản lý, quản lý giáo dục và những vấn đề có liên quan đến việc quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THCS. Đây là những vấn đề lý luận cơ bản, là cơ sở để soi rọi cho công tác quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. - Tìm hiểu được những nét cơ bản về thực trạng việc quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường trường THCS huyện Vân Hồ hiện nay. Qua đó giúp tác giả có cơ sở phân tích thực trạng QL hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. để đề xuất một số biện pháp đổi mới QL hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Luận văn đã khảo sát và mô tả tổng thể về thực trạng hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường THCS huyện Vân Hồ với những ưu điểm và hạn chế nhất định, đồng thời đánh giá được những nguyên nhân cơ bản nhất từ đó đề xuất các biện pháp khắc phục. Căn cứ vào cơ sở lí luận và thực tiễn đã nghiên cứu, tác giả đề xuất 4 biện pháp cụ thể nhằm khắc phục các thực trạng của công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại các nhà trường. Các biện pháp đều nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Các biện pháp này đã được xin ý kiến đóng góp của CBQL và GV có kinh nghiệm của các nhà trường và chuyên viên phòng GD-ĐT huyện Vân Hồ, 23
  26. tỉnh Sơn La. Kết quả trưng cầu ý kiến cho thấy mức độ cần thiết và khả thi của biện pháp đã đề xuất. Tuy nhiên, các biện pháp trên cần được thực hiện toàn diện và đồng bộ để đạt được kết quả cao. 2. Khuyến nghị Để nâng cao chất lượng đào tạo nói chung và hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường THCS nói riêng tôi xin đề nghị với các cơ quan một số vấn đề như sau: 2.1. Đối với các trường THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La Hiệu trưởng nhà trường cần quan tâm đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, có kế hoạch đầu tư mua sắm và khai thác hiệu quả trang thiết bị dạy học, tạo những điều kiện tốt nhất cho hoạt động của tổ chuyên môn, động viên đội ngũ tổ trưởng cả về vật chất và tinh thần. Quan tâm trực tiếp đến việc chỉ đạo điều hành tổ chuyên môn, hạn chế việc uỷ quyền, khoán trắng cho hiệu phó và tổ chuyên môn, để thúc đẩy hoạt động của tổ chuyên môn đạt hiệu quả. Đặc biệt quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của giáo viên, kịp thời động viên, khen thưởng giáo viên, nhân viên nỗ lực vượt khó, thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục trong nhà trường THCS Xây dựng kế hoạch ngắn hạn, dài hạn trong việc bồi dưỡng, học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong đó có công tác tìm hiểu về chương trình giáo dục phổ thông mới. 2.2. Đối với các Tổ trưởng bộ môn trường THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La TTCM chủ động trong việc xây dựng Kế hoạch tổ chuyên môn, tham mưu ý kiến trong việc xây dựng kế hoạch nhà trường. Chủ động, sáng tạo trong việc tổ chức xây dựng hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn. Nhiệt tình và luôn đi đầu trong việc dạy mẫu, dạy thử nghiệm các bài học khó 2.3. Đối với giáo viên trường THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La GV cần chủ động trong việc tự bồi dưỡng nâng cao nhận thức về đổi mới SHTCM. Cần nâng cao tinh thần chủ động trong việc tìm hiểu về hoạt động TCM, tích cực tham gia các diễn đàn, hội thảo về TCM . 24