Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động phối hợp giữa trường Tiểu học với Ban đại diện CMHS ở quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội

pdf 24 trang phuongvu95 8710
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động phối hợp giữa trường Tiểu học với Ban đại diện CMHS ở quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_hoat_dong_phoi_hop_giua_truong_tieu.pdf

Nội dung text: Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động phối hợp giữa trường Tiểu học với Ban đại diện CMHS ở quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội

  1. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sự phối hợp giữa ba môi trường giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội là một trong những nguyên lý giáo dục của nước ta. Ban đại diện CMHS là tổ chức tự nguyện của cha mẹ học sinh, được thành lập với sự hỗ trợ của nhà trường. Tuy nhiên, hiện nay việc quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và Ban đại diện CMHS vẫn chưa có văn bản chỉ đạo thống nhất. Chính vì vậy, hoạt động phối hợp giữa trường tiểu học với Ban đại diện CMHS trên địa bàn quận còn chưa đồng bộ, phần lớn ban đại diện lớp không phát huy hiệu quả, nếu không nói là hoạt động hình thức, hoạt động chưa đồng bộ dẫn đến hiệu quả hoạt động của hoạt động này chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội. Những phân tích trên là lý do tác giả luận văn lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý hoạt động phối hợp giữa trường tiểu học với Ban đại diện CMHS ở quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động phối hợp giữa trường tiểu học với Ban đại diện CMHS quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động phối hợp giữa trường tiểu học với Ban đại diện Cha mẹ học sinh. 3.2. Phân tích đánh giá thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa trường tiểu học với Ban đại diện CMHS quận Hai Bà Trưng, Hà Nội 3.3. Đề xuất các biện pháp và thử nghiệm một số biện pháp. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động phối hợp giữa trường tiểu học với Ban đại diện Cha mẹ học sinh. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động phối hợp giữa trường tiểu học với Ban đại diện Cha mẹ học sinh. 5. Giả thuyết khoa học Hoạt động của Ban đại diện CMHS vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội. Nếu đề xuất và thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý theo hướng tập trung vào triển khai tốt hơn các quy định của các cấp, xây dựng quy chế hoạt động nhằm phối hợp tốt hơn của trường với Ban đại diện CMHS giúp hoạt động của Ban đại diện CMHS trong các trường tiểu học đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện nay. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu *Về nội dung nghiên cứu + Thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa trường tiểu học với Ban đại diện CMHS hiện nay.
  2. 2 + Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động phối hợp giữa trường tiểu học với Ban đại diện CMHS ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. *Về khách thể khảo sát Khảo sát tại 05 trường thuộc quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội: Tiểu học Trưng Trắc, Tiểu học Đồng Nhân, Tiểu học Thanh Lương, Tiểu học Quỳnh Lôi và tiểu học Vĩnh Tuy, gồm: Hiệu trưởng: 05 người; phó hiệu trưởng: 07 người; GVCN tiểu học: 35 người; CMHS: 251 người (trong đó có 45 người là thành viên Ban đại diện CMHS lớp/trường). Tổng số 298 người. 7. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp tiếp cận: - Tiếp cận mục tiêu; Tiếp cận chức năng quản lý; - Tiếp cận phối hợp. 7.2. Phương pháp nghiên cứu: 7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 7.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.3. Các phương pháp thống kê toán học 8. Đóng góp của đề tài 8.1. Về lý luận: Hệ thống hóa các khái niệm cơ bản hoạt động phối hợp giữa trường tiểu học với Ban đại diện Cha mẹ học sinh, quản lý hoạt động phối hợp giữa trường tiểu học với Ban đại diện Cha mẹ học sinh. 8.2. Về thực tiễn: Xác định mức độ của quản lý hoạt động phối hợp giữa trường tiểu học với Ban đại diện CMHS là một trong những phương thức giúp Ban đại diện CMHS ở trường tiểu học hoạt động hiệu quả nhất. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, cuối luận văn có phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày theo 3 chương. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP GIỮA TRƯỜNG TIỂU HỌC VỚI BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINH 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Nghiên cứu về hoạt động phối hợp giữa trường tiểu học với Ban đại diện cha mẹ học sinh Trong Luật giáo dục, Điều lệ trường tiểu học, Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh đều có những nội dung hoạt động phối hợp của nhà trường với Ban đại diện CMHS nói chung. 1.1.2. Nghiên cứu về quản lý hoạt động phối hợp giữa trường tiểu học với Ban đại diện CMHS Các công trình nghiên cứu đã khẳng định gia đình có tính quyết định trong việc giáo dục thế hệ trẻ và sự phối hợp giữa giáo dục nhà trường và giáo dục gia đình là không thể thiếu trong quá trình giáo dục trẻ.
  3. 3 1.1.3. Nhận xét chung về hướng nghiên cứu tiếp theo Vấn đề:“Quản lý hoạt động phối hợp giữa trường tiểu học với Ban đại diện cha mẹ học sinh ở quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội” còn thiếu những công trình nghiên cứu cụ thể. 1.2. Hoạt động phối hợp giữa trường tiểu học với Ban đại diện cha mẹ học sinh 1.2.1. Khái niệm phối hợp giữa trường tiểu học với BĐD CMHS 1.2. 1. 1. Trường tiểu học Nhiệm vụ trọng tâm của trường Tiểu học là tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo mục tiêu, chương trình giáo dục tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. 1.2.1.2. Ban đại diện cha mẹ học sinh Ban đại diện CMHS là tổ chức tự nguyện của cha mẹ học sinh, được thành lập với sự hỗ trợ của nhà trường, tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Ban đại diện CMHS cha mẹ học sinh, Điều lệ nhà trường. Quan hệ giữa nhà trường và Ban đại diện CMHS là bình đẳng, hợp tác. 1.2.1.3. Ban đại diện cha mẹ học sinh trường tiểu học Trường tiểu học có Ban đại diện cha mẹ học sinh của từng lớp và Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường, tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành. 1.2.1.4. Phối hợp Phối hợp là hoạt động cùng nhau của hai hay nhiều cá nhân, tổ chức để hỗ trợ cho nhau thực hiện một công việc chung. 1.2.1.5. Phối hợp giữa trường tiểu học với Ban đại diện cha mẹ học sinh Việc tổ chức phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội để giáo dục học sinh là một trong những nguyên lý giáo dục của nước ta. Hoạt động phối hợp giữa trường tiểu học và CMHS xét trong đề tài này được giới hạn. Chủ thể phối hợp là hiệu trưởng (phạm vi trường tiểu học), GVCN (từng lớp) và Ban đại diện CMHS (kể cả cha mẹ học sinh). 1.2.2. Hoạt động phối hợp giữa trường tiểu học với Ban đại diện cha mẹ học sinh 1.2.2.1. Vai trò, trách nhiệm và quyền của gia đình trong công tác giáo dục a) Vai trò, khả năng của gia đình trong giáo dục b) Trách nhiệm và quyền của cha mẹ học sinh 1.2.2.2. Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của Ban đại diện cha mẹ học sinh a) Vai trò của Ban đại diện CMHS b) Nhiệm vụ và quyền của BĐD CMHS lớp c) Nhiệm vụ và quyền của BĐD CMHS trường 1.2.2.3. Vai trò, trách nhiệm của hiệu trưởng, GVCN trong quan hệ với gia đình và BĐD CMHS a) Vai trò
  4. 4 b) Trách nhiệm của Hiệu trưởng, GVCNL trong hoạt động phối hợp giữa trường tiểu học với BĐD CMHS 1.3. Quản lý hoạt động phối hợp với giữa trường tiểu học với BĐD CMHS. 1.3.1. Khái niệm quản lý hoạt động phối hợp giữa trường tiểu học với BĐD CMHS. 1.3.1.1. Quản lý: Quản lý là quá trình tác động có chủ đích, định hướng của chủ thể đến khách thể quản lý, nhằm tạo ra sự hợp tác của các thành viên trong tổ chức, sử dụng có hiệu quả các tiềm năng để đạt được mục tiêu đề ra. 1.3.1.2. Cán bộ quản lí trường tiểu học CBQL là người có chức vụ trong tổ chức, được cấp trên ra quyết định bổ nhiệm, giữ vị trí then chốt, có vai trò lãnh đạo, chỉ đạo theo lĩnh vực, phạm vi được phân công, phân cấp, góp phần quan trọng vào thành công hay thất bại của tổ chức. 1.3.1.3. Quản lý hoạt động phối hợp giữa trường tiểu học với BĐD CMHS. Quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường với Ban đại diện CMHS là xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động nhằm thống nhất giữa trường tiểu học với Ban đại diện CMHS về mục tiêu, nội dung, cách thức hoạt động nhằm tạo ra môi trường giáo dục thống nhất ở nhà trường và ở gia đình để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục học sinh. 1.3.2. Nội dung quản lý hoạt động phối hợp giữa trường tiểu học với CMHS và BĐD CMHS 1.3.2.1. Tổ chức hội nghị cha mẹ học sinh đầu năm học Hội nghị CMHS đầu năm học là hình thức phối hợp tích cực do nhà trường và Ban đại diện CMHS tổ chức nhằm tổng kết công tác phối hợp trong quá trình năm học trước và đề ra những nhiệm vụ, biện pháp cơ bản, chương trình hành động trong năm học mới. 1.3.2.2. Xây dựng Ban đại diện CMHS cấp trường/cấp lớp a) Ý nghĩa, yêu cầu b) Tổ chức Ban đại diện CMHS c) Tổ chức thực hiện những hình thức phối hợp theo Điều lệ Ban đại diện CMHS d) Tạo điều kiện cho Ban đại diện CMHS hoạt động qua các việc 1.3.2.3. Định hướng cho Ban đại diện CMHS hoạt động a) Trong việc xây dựng và quản lý quỹ Hội b) Trong việc hỗ trợ các nguồn lực khác c) Trong việc tham gia giáo dục học sinh trong và ngoài trường Hiệu trưởng nên thu hút Ban đại diện vào các việc 1.3.2.4. Chỉ đạo đội ngũ giáo viên phối hợp với Ban đại diện CMHS lớp và gia đình học sinh a) Bảo đảm giáo viên nắm vững nhiệm vụ của họ trong hoạt động phối hợp với gia đình, CMHS:
  5. 5 b) Bảo đảm giáo viên chủ nhiệm nắm vững các yêu cầu sư phạm của các hình thức phối hợp với gia đình học sinh. Các hình thức này có liên quan chặt chẽ với nhau và bổ sung cho nhau. c) Nâng cao năng lực công tác của giáo viên chủ nhiệm để họ có khả năng vận động, thuyết phục CMHS và biết gợi ý, định hướng hoạt động của Ban đại diện CMHS lớp. 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng 1.4.1. Điều kiện kinh tế- xã hội của gia đình và địa phương Điều kiện kinh tế của các gia đình, địa phương có ảnh hưởng sâu sắc, trực tiếp tới hoạt động phối hợp giữa trường tiểu học với Ban đại diện CMHS 1.4.2. Các văn bản quy định hướng dẫn của các cấp về hoạt động của BĐD CMHS và quản lý hoạt động phối hợp giữa trường tiểu học với BĐD CMHS. Hoạt động phối hợp giữa giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội được Nhà nước rất quan tâm trong công tác quản lý giáo dục. Một số văn kiện của Đảng và văn bản pháp quy của Nhà nước có đề cập đến tầm quan trọng cần thiết hoặc quy định về sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội như: - Chương VI của Luật giáo dục 2005, sửa đổi năm 2009 quy định sự phối hợp giữa ba môi trường giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội. - Khoản 2 điều 28 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2018. - Điều lệ trường tiểu học quy định mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. - Quan điểm chỉ đạo trong chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2010- 2020. 1.4.3. Năng lực chỉ đạo của CBQL Sự phát triển của một tổ chức phụ thuộc vào năng lực và phẩm chất điều hành của người đứng đầu trong tổ chức. 1.4.4. Năng lực của giáo viên chủ nhiệm lớp Giáo viên và GVCN lớp ở trường tiểu học là những người trực tiếp phối hợp với CMHS trong việc giáo dục học sinh. 1.4.5. Sự tham gia ủng hộ của CMHS Đối với học sinh tiểu học, gia đình và đặc biệt là cha mẹ trẻ có ảnh hưởng rất lớn đối với giáo dục trẻ, vì vậy cần phối hợp chặt chẽ với CMHS trong hoạt động phối hợp giữa trường tiểu học với Ban đại diện CMHS. Tổng kết chương 1 Phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội không phải một chiều mà là sự tác động qua lại theo nguyên tắc về lợi ích: mỗi hoạt động hợp tác đều phải xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của cả hai phía. Nhà trường cần phải làm mọi việc để giảng dạy có chất lượng, giáo dục thế hệ trẻ thành người tốt cho xã hội thì gia đình và xã hội sẽ cộng tác tích cực với nhà trường.
  6. 6 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP GIỮA TRƯỜNGTIỂU HỌC VỚI BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINH QUẬN HAI BÀ TRƯNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiện, kinh tế, xã hội, giáo dục tiểu học của quận Hai Bà Trưng. 2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội Quận Hai Bà Trưng phía Đông giáp sông Hồng, qua bờ sông là quận Long Biên; phía Tây giáp quận Đống Đa và một phần nhỏ giáp quận Thanh Xuân; phía Nam giáp quận Hoàng Mai; phía Bắc giáp quận Hoàn Kiếm. 2.1.2. Khái quát về các trường tiểu học. 2.1.2.1 Số lượng trường lớp và quy mô học sinh Bảng 2.1. Quy mô trường, lớp và học sinh tiểu học quận Hai Bà Trưng giai đoạn 2017-2019 Số trường Số lớp Số học sinh 2017-2018 2018-2019 2017-2018 2018-2019 2017-2018 2018-2019 Toàn ngành 24 25 710 695 27795 Công lập 19 19 483 481 22290 21 891 Ngoài công lập 5 6 227 214 6895 5 904 (Nguồn Phòng GD&ĐT quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội) 2.1.2.2. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý trường tiểu học Bảng 2.2. Đội ngũ giáo viên và CBQL tiểu học quận Hai Bà Trưng năm học 2018 - 2019 Cán bộ quản lý Giáo viên Nhân viên 2017- 2018- 2017- 2018- 2017- 2018- 2018 2019 2018 2019 2018 2019 Toàn ngành 63 63 1150 1166 469 536 Công lập 47 47 709 689 176 140 Ngoài công lập 16 16 439 477 293 396 (Nguồn Phòng GD&ĐT quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội) Ngành GD&ĐT quận đã tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm túc và đạt hiệu quả cao chương trình và quy chế chuyên môn. Tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh. 2.1.2.3. Thực trạng giáo dục tiểu học
  7. 7 Bảng 2.3. Kết quả giáo dục tiểu học quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội Năm học 2018 - 2019 Mức độ thực hiện nhiệm vụ học tập theo chuẩn Môn kiến thức, kỹ năng Hoàn thành Chưa Hoàn thành tốt hoàn thành SL % SL % SL % Toán 20386 73,34 7368 26,51 41 0,15 Tiếng Việt 20141 72,46 7612 27,39 42 0,15 Đạo đức 20876 75,11 6913 24,87 6 0,02 Âm nhạc 13721 49,36 14069 50,62 5 0,02 Mỹ thuật 13816 49,71 13975 50,28 4 0,01 Thể dục 13918 50,07 13873 49,91 4 0,01 Thủ công, Kĩ thuật 18852 67,83 8936 32,15 7 0,03 Lớp 1, 2, 3 TNXH 12056 70,58 5018 29,38 7 0,04 Ngoại ngữ 8232 53,32 7201 46,64 5 0,03 Lớp 3,4,5 Tin học 8904 60,71 5757 39,25 6 0,04 Khoa học 8340 77,84 2371 22,13 3 0,03 Lớp 4, 5 LS&ĐL 7935 74,06 2774 25,89 5 0,05 Năng lực, Tốt Đạt CCG Nội dung phẩm chất SL % SL % SL % Mức độ hình Tự phục vụ 21953 78,98 5831 20,98 11 0,04 thành và Hợp tác 21700 78,07 6083 21,89 12 0,04 phát triển Tự học và giải quyết 20518 73,82 7249 26,08 28 0,10 năng lực vấn đề Mức độ hình Chăm học chăm làm 20831 74,95 6936 24,95 28 0,10 thành và Tự tin, trách nhiệm 20945 75,36 6833 24,58 17 0,06 phát triển Trung thực, kỉ luật 22490 80,91 5293 19,04 12 0,04 phẩm chất Đoàn kết, yêu thương 24484 88,09 3301 11,88 10 0,04 (Nguồn Phòng GD&ĐT quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội) Ngành GD&ĐT quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội đã tập trung chỉ đạo thực hiện tốt chương trình đổi mới giáo dục. 2.2. Tổ chức hoạt động khảo sát 2.2.1. Mục đích khảo sát: Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa trường tiểu học với Ban đại diện CMHS. 2.2.2. Nội dung khảo sát: Khảo sát thực trạng hoạt động phối hợp giữa trường tiểu học với BĐD CMHS; Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa trường tiểu học với BĐD CMHS; Khảo sát thực trạng mức độ các yếu tố ảnh
  8. 8 hưởng đến quản lý hoạt động phối hợp giữa trường tiểu học với Ban đại diện CMHS. 2.2.3. Phương pháp khảo sát: Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi; Phỏng vấn cá nhân; Phương pháp thống kê toán học. 2.2.4. Địa bàn và đối tượng khách thể khảo sát + Một số trường tiểu học trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. + Đối tượng khảo sát gồm: Cán bộ quản lý: Hiệu trưởng: 05 người; phó hiệu trưởng: 07 người; GVCN tiểu học: 35 người; CMHS: 251 người (trong đó có 45 người là thành viên Ban đại diện CMHS lớp/trường).Tổng số 298 người. (Phỏng vấn thêm 5 cán bộ quản lý, 10 giáo viên, 12 CMHS khác). 2.3. Thực trạng hoạt động phối hợp giữa trường tiểu học với BĐD CMHS ở quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội 2.3.1. Thực trạng nhận thức của các khách thể nghiên cứu về hoạt động phối hợp giữa trường tiểu học với gia đình và BĐD CMHS. 2.3.1.1. Nhận thức của CBQL và CMHS về vai trò của hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình và Ban đại diện CMHS 100 80 60 Rất cần thiết Cần thiết 40 Ít cần thiết Không cần thiết 20 0 CBQL GVCN CMHS Biểu đồ 2.1. Biểu đồ nhận mức độ cần thiết của hoạt động phối hợp giữa trường tiểu học với gia đình và BĐD CMHS Kết quả khảo sát cho thấy CBQL, GV đều ý thức được rằng hoạt động phối hợp giữa trường tiểu học với gia đình và BĐD CMHS là cần thiết.
  9. 9 Bảng 2.5. Nhận thức của GVCN và Ban đại diện CMHS về vai trò của các lực lượng giáo dục trong sự quan hệ phối hợp giữa nhà trường và gia đình Theo ý Tỷ lệ ý kiến đánh giá, % Giá trị Nội dung kiến Rất quan Quan Không trung trọng trọng quan trọng bình 1. Sự chủ động của GVCN 54,3 45,7 00 2,54 GVCN. CMHS 60,18 37,66 2,16 2,58 2. Sự kết hợp giáo dục GVCN 77,1 22,9 00 2,77 của CMHS. CMHS 54,55 38,96 6,49 2,48 3. Sự chỉ đạo của ban GVCN 5,71 62,86 31,43 1,74 giám hiệu trường. CMHS 39,83 53,68 6,49 2,33 4. Sự cộng tác của Ban GVCN 22,86 31,43 45,71 1,77 đại diện CMHS. CMHS 28,14 61,90 9,96 2,18 Theo ý kiến của GVCN thì sự kết hợp của CMHS là quan trọng nhất, còn theo CMHS thì sự chủ động của GVCN là quan trọng nhất. Kết quả này cho thấy cả GVCN và CMHS đều cho rằng vai trò của đối tượng phối hợp với mình thì quan trọng hơn. 2.3.2. Thực trạng GVCN phối hợp với CMHS Bảng 2.6. Mức độ thực hiện của GVCN về những công việc cần chủ động phối hợp với Ban đại diện CMHS Ý kiến đánh giá Giá Xếp Trung trị Nội dung Tốt Khá Yếu thứ bình trung bậc SL % SL % SL % SL % bình 1.Thiết lập sự liên lạc thường xuyên giữa 28 80,00 7 20,00 - - - - 3,8 1 nhà trường và gia đình. 2. Thống nhất yêu cầu giáo dục học 18 51,43 12 34,29 5 14,29 - - 3,37 2 sinh. 3. Giao ước trách - - 12 34,29 18 51,43 5 14,29 2,2 3 nhiệm với CMHS. Một số GVCN còn chưa chủ động trong việc thực hiện các hoạt động phối hợp với CMHS dẫn đến hiệu quả hợp tác này chưa đạt hiệu quả cao. 2.3.3. Thực trạng CMHS phối hợp với GVCN và nhà trường
  10. 10 Bảng 2.7. Mức độ Ban đại diện CMHS thực hiện một số hoạt động phối hợp với nhà trường trong 2 năm 2017-2019 Ý kiến đánh giá Giá Xếp Thường Thỉnh Chưa trị Nội dung Rất ít khi thứ xuyên thoảng thực hiện trung bậc SL % SL % SL % SL % bình 1. Chủ động liên lạc 69 27,60 94 37,60 63 25,20 24 9,60 2,83 3 với GVCN. 2. Tham dự các cuộc 190 76,00 40 16,00 18 7,20 2 0,80 3,53 2 họp CMHS. 3. Đóng đầy đủ các khoản phí cho con 244 97,60 5 2,00 1 0,40 0 0,00 3,97 1 theo quy định. 4. Góp ý với nhà trường về những vấn 6 2,40 45 18,00 67 26,80 132 52,80 1,7 4 đề liên quan đến việc giáo dục. 2.3.4. Thực trạng BĐD CMHS phối hợp với GVCN và nhà trường Bảng 2.8. Mức độ BĐD CMHS thực hiện hoạt động phối hợp với GVCN/ nhà trường Tỷ lệ ý kiến đánh giá Giá Xếp Trung trị Nội dung Tốt Khá Yếu thứ bình trung bậc SL % SL % SL % SL % bình 1. Kết hợp giáo dục 8 22,86 14 40,00 9 25,71 4 11,43 2,74 3 đạo đức học sinh. 2. Giúp đỡ điều kiện cho các hoạt động 22 62,86 12 34,29 1 2,86 - - 3,6 1 của lớp. 3. Thúc đẩy việc học 10 28,57 17 48,57 5 14,29 3 8,57 2,97 2 tập của học sinh. 4. Trợ giúp HS có 5 14,29 10 28,57 16 45,71 4 11,43 2,46 4 hoàn cảnh khó khăn. 5.Vận động các CMHS thực hiện tốt - - 5 14,29 9 25,71 21 60,00 1,54 5 trách nhiệm GD con em.
  11. 11 Việc vận động các bậc CMHS của lớp thực hiện tốt trách nhiệm giáo dục con em chưa được Ban đại diện quan tâm thực hiện mặc dù đây là một trong những nhiệm vụ chính của BĐD CMHS như trong điều lệ hội quy định. 2.3.5. Thực trạng hiệu trưởng phối hợp với BĐD CMHS Bảng 2.9. Mức độ thực hiện hoạt động phối hợp của hiệu trưởng với BĐD CMHS Ý kiến đánh giá Giá Xếp Trung trị Nội dung Tốt Khá Yếu thứ bình trung bậc SL % SL % SL % SL % bình 1. Hỗ trợ các hoạt động của CMHS thực hiện theo nội dung đã thống 186 62.42 61 20.47 51 17.11 - - 3,65 2 nhất trong cuộc họp BĐD CMHS đầu năm. 1. Tham gia các cuộc họp định kì với Ban 263 88.26 35 11.74 0 0.00 - - 3,88 1 đại diện CMHS 2. Phối hợp với Ban đại diện CMHS trường 115 38.59 92 30.87 91 30.54 - - 3,11 3 tổ chức các hoạt động của BĐD. Thực tế kết quả khảo sát cho thấy còn hiện tượng hiệu trưởng tham gia hoạt động phối hợp với Ban đại diện CMHS còn mang tính hình thức. 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa trường tiểu học với BĐD CMHS ở quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội 1.3.2.1. Thực trạng tổ chức hội nghị CMHS đầu năm học Bảng 2.10. Thực trạng tổ chức hội nghị CMHS đầu năm học Ý kiến đánh giá Giá Xếp Trung trị Nội dung Tốt Khá Yếu thứ bình trung bậc SL % SL % SL % SL % bình 1. Thời điểm tổ chức hội 178 59.73 120 40.27 - - - - 3,59 1 nghị. 2. Quy trình tổ chức hội 145 48.66 78 26.17 75 25.17 - - 3,38 2 nghị. 3. Nội dung hội nghị. 106 35.57 95 31.88 97 32.55 - - 3,03 3
  12. 12 Theo khảo sát thì quy trình tổ chức hội nghị chỉ đạt hiệu quả ở mức trung bình; về nội dung hội nghị chưa được đánh giá cao. 1.3.2.2. Thực trạng xây dựng BĐD CMHS cấp trường/cấp lớp a) Tổ chức Ban đại diện CMHS Bảng 2.11. Thực trạng tổ chức BĐD CMHS Tỷ lệ ý kiến đánh giá Giá Xếp Trung trị Nội dung Tốt Khá Yếu thứ bình trung bậc SL % SL % SL % SL % bình 1. Về thành phần BĐD 213 71,48 42 14,09 25 8,39 18 6,04 3,51 2 CMHS. 2. Về số lượng và cơ 290 97,32 8 2,68 - - - - 3,97 1 cấu BĐD CMHS. 3. Về khả năng của 192 64,43 45 15,10 33 11,07 28 9,40 3,35 3 BĐD CMHS. Kết quả khảo sát ở bảng trên cho thấy về thành phần và khả năng của Ban đại diện CMHS vẫn còn tỉ lệ trung bình và yếu. b) Tổ chức thực hiện các hình thức phối hợp Bảng 2.12. Thực trạng tổ chức thực hiện các hình thức phối hợp với BĐD CMHS Tỷ lệ ý kiến đánh giá Giá Xếp Trung trị Nội dung Tốt Khá Yếu thứ bình trung bậc SL % SL % SL % SL % bình 1. Họp Ban đại diện CMHS định kì (theo 196 65,77 102 34,23 0 0,00 0 0,00 3,65 1 kế hoạch). 2. Họp đột xuất một số thành viên Ban đại 94 31,54 81 27,18 123 41,28 0 0,00 2,68 3 diện CMHS để giải quyết vấn đề cụ thể. 3. Phối hợp với gia đình học sinh ở cấp 125 41,95 82 27,52 91 30,54 0 0,00 3,11 2 lớp. Với kết quả khảo sát này chứng tỏ việc tổ chức thực hiện các hình thức phối hợp với Ban đại diện CMHS của nhà trường được thực hiện đầy đủ như quy định trong Điều lệ Ban đại diện CMHS.
  13. 13 c) Tạo điều kiện cho Ban đại diện CMHS hoạt động Bảng 2.13. Thực trạng nhà trường tạo điều kiện cho BĐDCMHS hoạt động Tỷ lệ ý kiến đánh giá Giá Xếp Trung trị Nội dung Tốt Khá Yếu thứ bình trung bậc SL % SL % SL % SL % bình 1. BĐD CMHS phổ biến Điều lệ Ban đại diện 171 57,38 71 23,83 36 12,08 20 6,71 3,31 2 CMHS cho CMHS. 2. Cung cấp thông tin về 156 52,35 72 24,16 42 14,09 28 9,40 3,19 3 tình hình giáo dục. 3. Định hướng cho BĐD CMHS những việc cần 179 60,07 87 29,19 27 9,06 5 1,68 3,47 1 làm. 4. Lắng nghe ý kiến đóng góp của BĐD 150 50,34 85 28,52 45 15,10 18 6,04 3,23 4 CMHS. 5. Giải đáp kịp thời các vấn đề cần thiết mà 148 49,66 86 28,86 48 16,11 16 5,37 3,22 5 CMHS đạt ra cho nhà trường. 6. Ghi nhận những cống hiến của các bậc CMHS 105 35,23 124 41,61 62 20,81 7 2,35 3,09 6 tích cực. Như vậy về việc tạo điều kiện cho Ban đại diện CMHS hoạt động ở các trường tiểu học mặc dù đã được thực hiện nhưng mức độ thực hiện còn chưa tập trung ở mức cao. 1.3.2.3. Thực trạng định hướng cho BĐD CMHS hoạt động a) Trong việc xây dựng và quản lý quỹ Ban đại diện CMHS Bảng 2.14. Thực trạng xây dựng và quản lý quỹ BĐ DCMHS Tỷ lệ ý kiến đánh giá Giá Xếp Trung trị Nội dung Tốt Khá Yếu thứ bình trung bậc SL % SL % SL % SL % bình 1. Xây dựng kinh phí hoạt động từ sự ủng hộ tự nguyện 127 42,62 126 42,28 45 15,10 - - 3,27 1 của CMHS và nguồn tài trợ hợp pháp khác.
  14. 14 2. Xây dựng kế hoạch chi tiêu cụ 42 14,09 45 15,10 89 29,87 122 40,94 2,02 4 thể. 3. Thống nhất giữa nhà trường và BĐD CMHS trong kế 65 21,81 69 23,15 146 48,99 18 6,04 2,6 2 hoạch sử dụng kinh phí quỹ. 4. Đảm bảo nguyên tắc công khai, dân 32 10,74 102 34,23 148 49,66 16 5,37 2,5 3 chủ trong việc thu, chi kinh phí. Việc quản lý và chi tiêu quỹ Ban đại diện CMHS lớp/trường còn mang tính tự phát, có kế hoạch nhưng chưa cụ thể, mức độ công khai, dân chủ chưa cao vì chưa có các văn bản hướng dẫn cụ thể về các nội dung thu chi này. b) Trong việc hỗ trợ các nguồn lực khác Bảng 2.15. Thực trạng BĐD CMHS trong việc hỗ trợ cánguồn lực khác Tỷ lệ ý kiến đánh giá Giá Xếp Trung trị Nội dung Tốt Khá Yếu thứ bình trung bậc SL % SL % SL % SL % bình 1. Lao động giúp vệ sinh, trang trí 153 51,34 138 46,31 7 2,35 0 0,00 3,49 1 quang cảnh sư phạm nhà trường. 2. Sửa chữa, xây dựng nhỏ (sửa cửa, sửa quạt, lắp bóng 42 14,09 45 15,10 89 29,87 122 40,94 2,24 3 điện, sơn tường lớp, ) 3. Trồng cây, tạo sân chơi, hàng rào, 82 27,52 48 16,11 122 40,94 46 15,44 2,56 2 bãi tập, sân khấu Đây là một vấn đề tương đối nhạy cảm do một số CMHS và dư luận chưa ủng hộ, dễ bị hiểu lầm là hình thức phân biệt, đối xử với CMHS. c) Trong việc tham gia các hoạt động giáo dục trong và ngoài giờ chính khóa
  15. 15 Bảng 2.16. Thực trạng BĐD CMHS tham gia các hoạt động giáo dục trong và ngoài giờ chính khóa Tỷ lệ ý kiến đánh giá Giá Xếp Trung trị Nội dung Tốt Khá Yếu thứ bình trung bậc SL % SL % SL % SL % bình 1. Tham gia sinh hoạt dưới cờ đầu 103 34,56 136 45,64 48 16,11 11 3,69 3,11 1 tuần, sinh hoạt lớp. 2. Giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh đặc 69 23,15 86 28,86 127 42,62 16 5,37 2,69 2 biệt, hoàn cảnh khó khăn. 3. Giáo dục học sinh có hoàn cảnh khó 0 0,00 78 26,17 97 32,55 123 41,28 2,17 5 khăn, học sinh có sai phạm. 4. Khuyến nghị với chính quyền địa phương xây dựng môi trường lành 42 14,09 45 15,10 89 29,87 122 40,94 2,02 6 mạnh, ngăn ngừa các tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường. 5. Phối hợp với các lực lượng xã hội khác như y tế, 32 10,74 118 39,60 138 46,31 10 3,36 2,25 4 truyền thông, công an phường/ quận. 6. Hỗ trợ trường trong giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục 36 12,08 58 19,46 152 51,01 52 17,45 2,26 3 thẩm mỹ, tổ chức các hoạt động văn hóa,nghệ thuật, 7. Phối hợp với nhà trường tổ chức các buổi chuyên đề, hội 0 0,00 36 12,08 154 51,68 108 36,24 1,75 7 thảo về phương pháp giáo dục.
  16. 16 Kết quả khảo sát cho thấy trong việc tham gia các hoạt động giáo dục trong và ngoài giờ chính khóa của Ban đại diện CMHS đã được thực hiện, tuy nhiên một số nội dung còn đạt hiệu quả thấp; 1.3.2.4. Thực trạng chỉ đạo đội ngũ GV phối hợp với BĐD CMHS lớp và gia đình học sinh a) Đảm bảo giáo viên nắm vững nhiệm vụ của họ trong hoạt động phối hợp với CMHS. Bảng 2.17. Mức độ giáo viên nắm vững nhiệm vụ phối hợp với CMHS Tỷ lệ ý kiến đánh giá Giá Xếp Trung trị Nội dung Tốt Khá Yếu thứ bình trung bậc SL % SL % SL % SL % bình 1. Thống nhất với CMHS về yêu cầu 80 26,85 97 32,55 92 30,87 29 9,73 2,75 4 giáo dục. 2. Nắm chắc đối tượng học sinh của 109 36,58 122 40,94 56 18,79 11 3,69 3,10 1 lớp chủ nhiệm. 3. Hiểu rõ hoàn cảnh gia đình học 42 14,09 89 29,87 89 29,87 78 26,17 2,61 5 sinh. 4. Phối hợp với BĐD CMHS thực 36 12,08 60 20,13 150 50,34 52 17,45 2,26 6 hiện theo kế hoạch chung. 5. Giao tiếp có văn 75 25,17 86 28,86 137 45,97 - - 2,79 3 hóa với CMHS. 6. Đánh giá học sinh 72 24,16 131 43,96 95 31,88 - - 2,92 2 công bằng. Thông qua kết quả khảo sát cho thấy đa số các GVCN nắm được nhiệm vụ phối hợp với CMHS; nhưng ở mức độ chưa sâu sắc. b) Đảm bảo giáo viên chủ nhiệm nắm vững các yêu cầu sư phạm của các hình thức phối hợp với gia đình học sinh.
  17. 17 Bảng 2.18. Mức độ sử dụng các hình thức phối hợp với CMHS của GVCN Tỷ lệ ý kiến đánh giá Giá Xếp Trung trị Nội dung Tốt Khá Yếu thứ bình trung bậc SL % SL % SL % SL % bình 1. Dùng sổ liên lạc (Sổ 124 41,61 126 42,28 48 16,11 0 0,00 3,20 1 liên lạc điện tử) 2. Trao đổi qua điện 104 34,67 128 42,67 50 16,67 18 6,00 3,06 2 thoại. 3. Mời gặp CMHS 78 26,17 165 55,37 20 6,71 35 11,74 3,02 3 4. Đến gia đình HS để 0 0,00 22 7,38 99 33,22 177 59,40 1,47 6 trao đổi. 5. Thông qua Ban đại 0 0,00 70 23,49 183 61,41 45 15,10 1,62 5 diện CMHS lớp/trường. 6. Tổ chức họp CMHS 0 0,00 145 48,66 127 42,62 26 8,72 2,3 4 (kết hợp tọa đàm). Qua phỏng vấn một số thầy cô, được biết GVCN ít đến gia đình học sinh và hầu như chỉ đến nhà những học sinh trong các trường hợp đặc biệt (học sinh bị ốm đau, HS nghỉ học dài ngày ) hoặc khi đã mời gặp cha mẹ các em tại trường nhưng không được. c) Bồi dưỡng năng lực công tác của giáo viên chủ nhiệm Bảng 2.19. Thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực công tác chủ nhiệm cho GVCN Tỷ lệ ý kiến đánh giá Giá Xếp Trung trị Nội dung Tốt Khá Yếu thứ bình trung bậc SL % SL % SL % SL % bình 1. Bồi dưỡng năng lực công tác chủ nhiệm cho 124 41,61 126 42,28 48 16,11 - - 3,20 1 GVCN. 2. Bồi dưỡng năng lực giao tiếp sư phạm cho 104 34,67 128 42,67 50 16,67 18 6,00 3,06 2 GVCN. Từ kết quả khảo sát các giáo viên chủ nhiệm cho thấy việc tổ chức bồi dưỡng năng lực công tác chủ nhiệm cho giáo viên chủ nhiệm đã được hiệu trưởng các nhà trường tổ chức, việc bồ dưỡng giao tiếp sư phạm cho giáo viên chủ nhiệm có phần hạn chế hơn.
  18. 18 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phối hợp giữa trường tiểu học với Ban đại diện cha mẹ học sinh/CMHS. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phối hợp giữa trường tiểu học với Ban đại diện CMHS. Qua kết quả khảo sát thực trạng thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.20. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý hoạt động phối hợp giữa trường tiểu học với BĐD CMHS Tỷ lệ ý kiến đánh giá Giá Xếp Trung trị Nội dung Tốt Khá Yếu thứ bình trung bậc SL % SL % SL % SL % bình 1. Điều kiện kinh tế- 42 14,09 74 24,83 182 61,07 42 14,09 1,53 5 xã hội của địa phương. 2. Các văn bản quy định hướng dẫn của ngành về quản lý hoạt 153 51,34 89 29,87 56 18,79 153 51,34 2,32 1 động phối hợp giữa trường tiểu học với Ban đại diện CMHS 3. Năng lực chỉ đạo 72 24,16 85 28,52 141 47,32 72 24,16 1,77 4 của CBQL. 4. Năng lực chủ nhiệm 92 30,87 142 47,65 64 21,48 92 30,87 2,09 2 lớp của GVCNL. 5. Sự tham gia ủng hộ 75 25,17 86 28,86 137 45,97 75 25,17 1,79 3 của CMHS Qua thực trạng các yếu tố ảnh hưởng cho thấy các cấp quản lý cần xây dựng hệ thống các văn bản quy định đồng bộ thống nhất trong toàn ngành để có thể hướng dẫn các trường học phối hợp thực hiện quản lý hoạt động phối hợp giữa trường tiểu học với Ban đại diện CMHS hiệu quả. 2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa trường tiểu học với Ban đại diện cha mẹ học sinh/cha mẹ học sinh. 2.6.1. Ưu điểm Trong thời gian vừa qua, Phòng GD&ĐT quận Hai Bà Trưng đã quan tâm đến quản lý hoạt động phối hợp giữa trường tiểu học với Ban đại diện CMHS. Điểm nổi bật của quản lý hoạt động phối hợp giữa trường tiểu học với Ban đại diện CMHS quận Hai Bà Trưng là đa số cán bộ quản lý và giáo viên đều nhận thức khá tốt về sự cần thiết và tính cấp bách quản lý hoạt động phối hợp giữa trường tiểu học với Ban đại diện CMHS trong giai đoạn hiện nay. Đa số trường tiểu học được nghiên cứu đã thực hiện khá nghiêm túc các văn bản mang tính pháp lý của các cấp có thẩm quyền về quản lý hoạt động phối hợp giữa trường tiểu học với Ban đại diện CMHS. Một số ít nhà trường có các biện pháp tổ chức, kiểm tra, đánh giá việc quản lý hoạt động phối hợp giữa trường tiểu học với Ban đại diện CMHS, đã
  19. 19 xây dựng được cơ chế quản lý và phối hợp quản lý quản lý hoạt động phối hợp giữa trường tiểu học với Ban đại diện CMHS. 2.6.2. Hạn chế - Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động phối hợp giữa trường tiểu học và Ban đại diện CMHS chưa đồng nhất.Việc tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng giáo viên về hoạt động phối hợp giữa trường tiểu học và Ban đại diện CMHS chưa được quan tâm thực hiện. - Sự phối hợp của các lực lượng chưa đồng bộ, nhận thức về hoạt động phối hợp giữa trường tiểu học và Ban đại diện CMHS các lực lượng bên ngoài nhà trường. - Công tác chỉ đạo tổ chức của lãnh đạo các nhà trường chưa cụ thể, rõ ràng thiếu các văn bản hướng dẫn chuyên sâu về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động phối hợp giữa trường tiểu học và BĐDCMHS. - Chưa thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát hoạt động hoạt động phối hợp giữa trường tiểu học và Ban đại diện CMHS. Việc tổ chức, chỉ đạo và đánh giá hiệu quả của hoạt động phối hợp giữa trường tiểu học và Ban đại diện CMHS cũng chưa thường xuyên, chưa đánh giá được theo giai đoạn của quá trình giáo dục. - Chưa xây dựng được cơ chế phối hợp giữa trường tiểu học và Ban đại diện CMHS 2.6.3. Nguyên nhân của hạn chế trong quản lý hoạt động phối hợp giữa trường tiểu học với Ban đại diện cha mẹ học sinh/cha mẹ học sinh. 2.6.3.1. Nguyên nhân về phía nhà trường Hiệu trưởng các trường chưa thực hiện đúng quy trình quản lý trong hoạt động phối hợp với BĐD CMHS; Hiệu trưởng và các giáo viên chưa chú trọng xây dựng môi trường giáo dục thống nhất giữa nhà trường và gia đình trong công tác phối hợp với BĐD CMHS; Nhiều GVCN có nhận thức chưa đúng về trách nhiệm của nhà trường trong công tác phối hợp với gia đình. 2.6.3.2. Nguyên nhân về phía CMHS Một số CMHS chưa quan tâm phối hợp với nhà trường, còn khoán trắng việc giáo dục con mình cho nhà trường và xã hội; Nhiều CMHS chưa được quan tâm xây dựng nếp sống gia đình thành môi trường giáo dục thuận lợi cho việc phát triển nhân cách của con em. 2.6.3.3. Nguyên nhân về phía Ban đại diện CMHS Ban đại diện CMHS chưa mạnh dạn, chủ động thực hiện vai trò của mình. Năng lực của nhiều thành viên trong Ban đại diện CMHS nhà trường và các lớp còn hạn chế. 2.6.3.4. Nguyên nhân về phía cơ quan quản lý giáo dục Bộ GD-ĐT chưa có hướng dẫn cụ thể về nhiệm vụ của BĐD CMHS nên trong hoạt động phối hợp với trường tiểu học còn gặp nhiều khó khăn; Sở, Phòng GD&ĐT chưa có kế hoạch chỉ đạo cụ thể. 2.6.3.5. Nguyên nhân về phía xã hội - Nhiều hình thức vui chơi giải trí trên mạng internet đã lan rộng trong cộng đồng dân cư và có tác động không tốt đến các thiếu niên ở địa phương, lứa tuổi dễ chịu ảnh hưởng những tiêu cực của xã hội. Điều này đã làm cho việc giáo dục con em ở nhiều gia đình gặp khó khăn.
  20. 20 Tổng kết chương 2 Qua khảo sát, đánh giá thực trạng thực hiện và quản lý hoạt động phối hợp của Ban đại diện CMHS ở trường tiểu học ở một số trường Tiểu học trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, cho thấy: Những vấn đề, những yếu kém và bất cập nêu trên không thể giải quyết, khắc phục được bằng các giải pháp cục bộ, đơn lẻ, bề mặt nhất thời, thiếu chiến lược và tầm nhìn dài hạn, thiếu tính đồng bộ và hệ thống, chưa đạt tới chiều sâu bản chất của vấn đề. Để giải quyết được căn bản những vấn đề đặt ra cần có những giải pháp đột phá, đồng bộ và toàn diện trong quản lý hoạt động phối hợp giữa trường tiểu học trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP GIỮA TRƯỜNG TIỂU HỌC VỚI BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINH Ở QUẬN HAI BÀ TRƯNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp 3.1.1. Đảm bảo tính pháp lý 3.1.2. Đảm bảo tính chủ động của nhà trường 3.2. Các biện pháp: 3.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức về hoạt động phối hợp giữa nhà trường với CMHS cho giáo viên và các lực lượng giáo dục trong nhà trường. a) Mục tiêu biện pháp: Nâng cao nhận thức về giáo dục và ý thức phối hợp với nhà trường để giáo dục con em của các bậc cha mẹ. b) Nội dung thực hiện biện pháp: *Tổ chức nâng cao nhận thức về giáo dục cho các bậc CMHS: *Tham mưu với địa phương để tăng cường ý thức trách nhiệm về giáo dục của các bậc CMHS: c) Điều kiện thực hiện: Luật giáo dục 2005 và sửa đổi năm 2009; Điều lệ trường tiểu học; Điều lệ Ban đại diện CMHS; các văn bản quy định về trách nhiệm quyền hạn của hiệu trưởng trường tiểu học trong việc tổ chức bộ máy nhà trường. 3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch chi tiết tổ chức hoạt động phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh/ Ban đại diện CMHS. a) Mục tiêu biện pháp: Xây dựng kế hoạch cụ thể tổ chức hoạt phối hợp với CMHS ở các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. b) Nội dung thực hiện biện pháp: Kế hoạch hoạt động của Ban đại diện cần cụ thể việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm. c) Điều kiện thực hiện: Phải xây dựng kế hoạch năm học và các kế hoạch chuyên môn (theo văn bản hướng dẫn của các cấp); Lồng ghép kế hoạch hoạt động Ban đại diện CMHS thành kế hoạch tổng thể chung của nhà trường. 3.2.3. Biện pháp 3: Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện hiệu quả hoạt động phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh a) Mục tiêu biện pháp
  21. 21 Hiệu trưởng cần quan tâm chỉ đạo đội ngũ này nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp giữa nhà trường và Ban đại diện CMHS thông qua vai trò chủ động của GVCN. b) Nội dung thực hiện biện pháp *Chỉ đạo bảo đảm cho giáo viên nắm vững nhiệm vụ của họ trong công tác với gia đình, * Yêu cầu giáo viên chủ nhiệm thực hiện các yêu cầu sư phạm của các hình thức phối hợp với gia đình học sinh. * Đề ra những quy định cụ thể, thống nhất. c) Điều kiện thực hiện: Ngay từ khi Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện hiệu quả hoạt động phối hợp với CMHS việc kiểm soát toàn bộ hoạt động trong quá trình thực hiện và sau khi tổ chức thực hiện, phải xây dựng được tiêu chuẩn đánh giá với các tiêu chí cụ thể, dựa trên các tiêu chí đó để đánh giá mức độ nhận thức và mức độ thực hiện của mỗi cá nhân GVCN. 3.2.4. Biện pháp 4: Chỉ đạo xây dựng quy chế phối hợp giữa nhà trường với Ban đại diện cha mẹ học sinh a) Mục tiêu biện pháp: Cơ chế tổ chức phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội nhằm giáo dục học sinh thực chất là những cách thức tổ chức việc phối hợp, ai chỉ đạo, ai thực hiện để thông qua đó thực hiện sự tác động qua lại giữa các lực lượng tham gia, nhằm thực hiện mục đích, nhiệm vụ, nội dung đã đặt ra. Nó bao gồm những mối quan hệ đa dạng, nhiều chiều. b) Nội dung thực hiện biện pháp: Nội dung thực hiện của biện pháp tập trung vào việc xác định các cơ chế phối hợp giữa trường tiểu học và Ban đại diện CMHS. Nhà trường đóng vai trò chủ đạo của hoạt động phối hợp; Hiệu trưởng thông qua đội ngũ GVCN để tổ chức, quản lý hoạt động phối hợp này. c) Điều kiện thực hiện: Người tổ chức, chủ trì các hình thức phối hợp trực tiếp giữa nhà trường và gia đình HS cần xác định rõ mục tiêu, nội dung của buổi làm việc, hình thức tổ chức phong phú, sinh động, nội dung thiết thực. Trong buổi làm việc người chủ trì phải luôn làm chủ mọi tình huống diễn ra, áp đặt được quan điểm đường lối của mình cho những người khác hiểu và phục tùng nhưng vẫn đảm bảo tính công khai, dân chủ. 3.2.5. Biện pháp 5: Chỉ đạo thu hút BĐD CMHS tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường. a) Mục tiêu của biện pháp :Nâng cao năng lực công tác chủ nhiệm, khả năng thu hút BĐDCMHS tham gia các HĐGD của nhà trường. b) Nội dung thực hiện biện pháp: *Thực hiện tốt mối quan hệ giữa nhà trường với Ban đại diện CMHS: *Tổ chức các biện pháp tăng cường ý thức trách nhiệm phối hợp với CMHS cho GVCN: *Cải tiến việc họp CMHS: *Bồi dưỡng cho Ban đại diện CMHS các trường: c) Điều kiện thực hiện: Ban đại diện cha mẹ học sinh tích cực tham gia các chương trình giáo dục cho học sinh, đặc biệt là chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động trải nghiệm; Chương trình hoạt động giáo dục phải được phổ biến và thông báo trước để Ban đại diện CMHS nắm được.
  22. 22 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp Các biện pháp quản lý hoạt động phối hợp giữa trường tiểu học và Ban đại diện CMHS nêu trên có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau. Biện pháp 1 Biện pháp 5 Biện pháp 3 Biện pháp 2 Biện pháp 4 Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động phối hợp giữa trường tiểu học với Ban đại diện CMHS 3.4. Khảo sát mức độ nhận thức về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất a) Mục đích khảo sát: b) Đối tượng khảo sát c) Nội dung khảo sát + Nhận thức về tính cấp thiết của 5 biện pháp theo 3 mức độ: Rất cấp thiết (RCT), Cấp thiết (CT), Không cấp thiết (KCT) + Nhận thức về tính khả thi của 5 biện pháp theo 3 mức độ: Rất khả thi (RKT), Khả thi (KT), Không khả thi (KKT) d) Phương pháp khảo sát: Điều tra bằng phiếu hỏi Kết quả khảo sát về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất như sau: Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính cấp thiết các biện pháp Tính cấp thiết Giá trị Thứ Nội dung biện pháp RCT CT KCT trung bậc SL % SL % SL % bình - Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức về hoạt động phối hợp giữa nhà trường với CMHS cho giáo viên và các 42 63,64 22 33,33 2 3,03 2,6 1 lực lượng giáo dục trong nhà trường. - Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức hoạt động phối hợp giữa nhà 40 60,61 23 34,85 3 4,55 2,56 2 trường với CMHS/Ban đại diện CMHS. - Biện pháp 3: Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện hiệu quả hoạt động 37 56,06 21 31,82 8 12,12 2,43 3 phối hợp với Ban đại diện CMHS. - Biện pháp 4: Chỉ đạo xây dựng quy chế phối hợp giữa nhà trường với Ban đại 36 54,55 21 31,82 9 13,64 2,4 5 diện CMHS.
  23. 23 - Biện pháp 5: Chỉ đạo thu hút Ban đại diện CMHS tham gia các hoạt động 36 54,55 22 33,33 8 12,12 2,42 4 giáo dục của nhà trường. Bảng 3.2. Kết quả khảo sát về tính khả thi của các biện pháp Tính khả thi Giá trị Thứ Nội dung biện pháp RKT KT KKT trung bậc SL % SL % SL % bình - Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức về hoạt động phối hợp giữa nhà trường với CMHS cho 29 43,94 32 48,48 5 7,58 2,36 2 giáo viên và các lực lượng giáo dục trong nhà trường. - Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức hoạt động phối 32 48,48 30 45,45 4 6,06 2,42 1 hợp giữa nhà trường với CMHS/Ban đại diện CMHS. - Biện pháp 3: Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện hiệu quả 32 48,48 30 45,45 4 6,06 2,42 1 hoạt động phối hợp với Ban đại diện CMHS. - Biện pháp 4: Chỉ đạo xây dựng quy chế phối hợp giữa nhà trường 33 50,00 28 42,42 5 7,58 2,42 1 với Ban đại diện CMHS. - Biện pháp 5: Chỉ đạo thu hút Ban đại diện CMHS tham gia các hoạt 29 43,94 32 48,48 5 7,58 2,36 2 động giáo dục của nhà trường. 98 96 94 92 90 Tính cấp thiết 88 Tính khả thi 86 84 82 80 Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5 Biểu đồ 3.1. Biểu đồ về tính cấp thiết và tính khả thi
  24. 24 Kết luận chương 3 Các biện pháp tập trung giải quyết các vấn đề liên quan đến: Xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức hoạt động phối hợp giữa nhà trường với CMHS/Ban đại diện CMHS; Tổ chức nâng cao về nhận thức về ý thức phối hợp với nhà trường của CMHS cho giáo viên và các lực lượng giáo dục trong nhà trường; Chỉ đạo GVCN thực hiện hiệu quả hoạt động phối hợp với CMHS. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường với Ban đại diện CMHS; Chỉ đạo thu hút Ban đại diện CMHS tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường. KẾT LUẬN CHUNG VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Qua khảo sát, đánh giá thực trạng thực hiện và quản lý hoạt động phối hợp của Ban đại diện CMHS ở trường tiểu học ở một số trường Tiểu học trên địa bàn quận Hai Bà Trưng. Luận văn đã đề xuất được 5 biện pháp bao gồm; Xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức hoạt động phối hợp giữa nhà trường với CMHS/Ban đại diện CMHS; Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện hiệu quả hoạt động phối hợp với CMHS; Chỉ đạo xây dựng quy chế phối hợp giữa nhà trường với Ban đại diện CMHS; Chỉ đạo thu hút Ban đại diện CMHS tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường. 2. Những kiến nghị 2.1. Đối với Sở Giáo dục & Đào tạo - Sở GD-ĐT cần có hướng dẫn cụ thể về nhiệm vụ của Ban đại diện CMHS đối với trường tiểu học nên trong hoạt động phối hợp với trường tiểu học còn gặp nhiều khó khăn. - Sở GD&ĐT cần có kế hoạch chỉ đạo cụ thể đối với hoạt động phối hợp giữa trường tiểu học với Ban đại diện CMHS nhằm thể thúc đẩy các nhà trường tổ chức hoạt động phối hợp giữa trường tiểu học với Ban đại diện CMHS hiệu quả. 2.2. Đối với Phòng Giáo dục- Đào tạo quận Hai Bà Trưng, Hà Nội: Phòng GD&ĐT cần có kế hoạch chỉ đạo cụ thể đối với hoạt động phối hợp giữa trường tiểu học với Ban đại diện CMHS. 2.3. Đối với chính quyền các phường trên địa bàn Hà Nội: Chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể cần tuyên truyền, phổ biến các chủ trương chính sách về giáo dục cho hội viên và nhân dân; kết hợp, hỗ trợ nhà trường thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh. 2.4. Đối với hiệu trưởng các trường Tiểu học ở quận Hai Bà Trưng Cần xây dựng kế hoạch cụ thể về công tác phối hợp với CMHS; chú ý chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá giáo viên thực hiện công tác này.