Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường Trung học cơ sở Huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

pdf 24 trang phuongvu95 5281
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường Trung học cơ sở Huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_hoat_dong_giao_duc_ky_nang_song_cho.pdf

Nội dung text: Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường Trung học cơ sở Huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

  1. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong giai đoạn hiện nay, khi đời sống kinh tế xã hội có nhiều thay đổi, thanh niên, học sinh đang trải qua nhiều biến động tích cực lẫn tiêu cực, mặt trái của kinh tế thị trường và sự bùng nổ thông tin, với nhiều thông tin thiếu lành mạnh đang tác động mạnh đến đời sống làm cho thế hệ trẻ có nhiều biểu hiện nhận thức lệch lạc và sống xa rời các giá trị đạo đức truyền thống, tình trạng bạo lực học đường có tổ chức ngày một gia tăng. Có nhiều nguyên nhân khách quan như mặt trái của kinh tế thị trường và tiến trình hội nhập quốc tế, nhưng theo các chuyên gia giáo dục, nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu kỹ năng sống. Các em chưa bao giờ được dạy cách đương đầu với những khó khăn của cuộc sống như cha mẹ ly hôn, gia đình phá sản, kết quả học tập kém đã bị lôi cuốn vào lối sống thực dụng, đua đòi, không đủ bản lĩnh nói “không” với cái xấu. Các em không được dạy để hiểu về giá trị của cuộc sống và những kỹ năng sống. Việc giáo dục kỹ năng sống ở trường học sẽ giúp thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực cho người học; đồng thời tạo những tác động tốt đối với các mối quan hệ giữa thầy và trò, giữa các học sinh, bạn bè với nhau; giúp tạo nên sự hứng thú học tập cho trẻ đồng thời giúp hoàn thành nhiệm vụ của người giáo viên một cách đầy đủ hơn và đề cao các chuẩn mực đạo đức, góp phần nâng cao vị trí của nhà trường trong xã hội. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cùng với sự mở cửa, hội nhập quốc tế về quan hệ kinh tế, giao lưu văn hóa, của đất nước một số thanh thiếu niên học sinh thiếu hiểu biết về thực tế cuộc sống, thiếu kiến thức, kỹ năng xử lý các vấn đề xã hội có khi lại sớm phải tự mình đương đầu với nhiều vấn đề tâm lý xã hội phức tạp ví dụ như nạn bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ vị thành niên, ma túy, Đây chính là những thách thức mà xã hội đặt ra cho chúng ta. Vậy làm thế nào để học sinh - những trẻ em đang còn ngồi ghế nhà trường - có đủ khả năng để vượt qua những khó khăn, thách thức đó? Câu hỏi này yêu cầu các nhà giáo dục có trách nhiệm phải tìm ra cách trả lời. Và câu trả lời đầu tiên là hãy trang bị cho các em một kiến thức thật vững chắc, một thái độ đúng đắn, một kỹ năng giải quyết mọi vấn đề một cách tương đối hoàn chỉnh ngay khi còn là học sinh ở trường phổ thông, chứ không đợi đến khi vào đời - đó chính là Giáo dục kỹ năng sống. Trong những giai đoạn phát triển của con người thì lứa tuổi thiếu niên tức lứa tuổi học sinh bậc trung học cơ sở (từ 11, 12 tuổi đến 14, 15 thậm chí 16, 17 tuổi nếu trẻ học trễ) là lứa tuổi đang ở thời kỳ phát triển phức tạp nhất về tâm sinh lý, có nhiều biến động nhất nhưng cũng là thời kỳ chuẩn bị quan trọng nhất cho những bước trưởng thành sau này của trẻ. Các em cần được quan tâm giáo dục, rèn luyện nhiều hơn những kỹ năng cần thiết trong học tập, trong quan hệ giao tiếp, trong xử trí, ứng phó trước những đòi hỏi, thử thách của cuộc sống. Hiện nay tại các trường trung học cơ sở cũng nhận thấy rằng rất nhiều kỹ năng sống đã được hình thành và phát triển cho học sinh ngay trong bài giảng, tuy nhiên những kĩ năng này chưa được đề cập một cách rõ ràng với tư cách là
  2. 2 kĩ năng sống mà chỉ ở dạng các kĩ năng cơ bản cần thiết của bộ môn, chẳng hạn kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, kĩ năng tư duy, kĩ năng giao tiếp cùng các kĩ năng phòng chống thiên tai, dịch bệnh, Trong thời gian gần đây, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được quan tâm nhiều hơn. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông hiện nay không bố trí thành một môn học riêng trong hệ thống các môn học của nhà trường phổ thông bởi kỹ năng sống phải được giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi khi có điều kiện, cơ hội phù hợp. Do đó, giáo dục kỹ năng sống phải thực hiện thông qua từng môn học và trong các hoạt động giáo dục. Vì vậy, cơ hội thực hiện giáo dục kỹ năng sống rất nhiều và rất đa dạng. Có thể đề cập tới một số phương thức tổ chức sau: Thông qua dạy học các môn học; qua chủ đề tự chọn; qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; qua hoạt động trải nghiệm. Tuy nhiên thời gian qua, dù giáo dục kỹ năng sống có được quan tâm nhưng hiệu quả vẫn còn nhiều hạn chế thể hiện qua thực trạng về kỹ năng sống của học sinh còn nhiều khiếm khuyết, tình trạng học sinh thiếu kỹ năng sống vẫn xảy ra, biểu hiện qua hành vi ứng xử không phù hợp trong xã hội, sự ứng phó hạn chế với các tình huống trong cuộc sống như: ứng xử thiếu văn hóa trong giao tiếp nơi công cộng; thiếu lễ độ với thầy cô giáo, cha mẹ và người lớn tuổi; chưa có ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng, gây phiền hà cho người khác và cộng đồng. Xuất phát từ lý do trên, để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống trong giai đoạn hiện nay đối với các trường trung học cơ sở Huyện Mộc Châu, Tỉnh Sơn La là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của người cán bộ quản lý. Vì vậy tôi chọn đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở Huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La” để triển khai nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu - Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, đề tài đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tại các trường THCS huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1.Khách thể nghiên cứu Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. 3.2.Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. 4. Giả thuyết khoa học Giáo dục kỹ năng sống đối với học sinh trung học cơ sở là vô cùng quan trọng nhằm giúp học sinh phát triển một cách toàn diện, thích ứng tốt với môi trường sống. Do vậy, nếu xây dựng được các biện pháp quản lý phù hợp, khoa học và khả thì sẽ giúp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng
  3. 3 sống cho học sinh trong nhà trường, từ đó góp phần giúp học sinh có được những kỹ năng sống cần thiết và phù hợp với lứa tuổi. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở - Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. - Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu - Thời gian: năm học 2018-2019 - Không gian: Luận văn chọn nghiên cứu tại các trường THCS huyện Mộc Châu. Trong đó trường THCS Mộc Lỵ và trường THCS 8/4 được chọn để nghiên cứu sâu vì đây là 2 trường THCS đúng nghĩa do các trường còn lại đều là trường Tiểu học và THCS thuộc huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi - Phương pháp phỏng vấn - Phương pháp thống kê toán học 8. Đóng góp của đề tài (về khoa học và thực tiễn) Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở các trường trung học cơ sở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La nếu được vận dụng khoa học và đồng bộ sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống, góp phần đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện của các Nhà trường. 9. Cấu trúc luận văn Đề tài có cấu trúc: ngoài phần Mở đầu; Kết luận - Khuyến nghị và phần phụ lục, Đề tài gồm 3 chương. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới Theo những nghiên cứu của UNESCO về khái niệm KNS cho rằng “ kỹ năng sống là năng lực cá nhân giúp cho việc thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hằng ngày”. Đồng thời không thể không kể đến tổ chức WHO cũng nghiên cứu về KNS như một năng lực cá nhân với những tác động có chủ đích đặc sắc về phương pháp.
  4. 4 Mặc dù, giáo dục KNS đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm và cùng xuất phát từ quan niệm chung về kỹ năng sống của WHO hoặc UNESCO, nhưng quan niệm và nội dung giáo dục KNS ở các nước không giống nhau là do nó vừa thể hiện cái chung vừa mang tính đặc thù (những nét riêng) của từng quốc gia. Mặc khác, phần lớn các quốc gia đều mới bước đầu triển khai giáo dục KNS nên những nghiên cứu lý luận về vấn đề này tuy khá phong phú, song chưa thật toàn diện và sâu sắc. Cho đến nay, vẫn chưa có quốc gia nào đưa ra được kinh nghiệm hoặc hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng việc giáo dục KNS cho người học. 1.1.2. Nghiên cứu tại Việt Nam Ở Việt Nam, thuật ngữ giáo dục kỹ năng sống được du nhập vào cách đây khá lâu và qua nghị quyết của các kỳ Đại hội Đảng, vấn đề giáo dục con người toàn diện luôn được đặt ra nhưng trong thực tế triết lý và phương pháp giáo dục kỹ năng sống ít nhiều còn mới lạ đối với xã hội, nên chưa được sự quan tâm đúng mức. Một trong những người đầu tiên có những nghiên cứu mang tính hệ thống về KNS và giáo dục KNS ở Việt Nam là tác giả Nguyễn Thanh Bình. Năm 2005, với đề tài “Giáo dục kỹ năng sống ở Việt Nam” do Nguyễn Thanh Bình làm trưởng nhóm nghiên cứu đã đưa ra những nội dung như là: quá trình nhận thức về KNS và tổng quan các chủ trương, chính sách, điều luật phản ánh yêu cầu tiếp cận KNS trong giáo dục và giáo dục KNS ở Việt Nam; thực trạng giáo dục KNS cho người học từ trẻ mầm non đến người lớn thông qua giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên ở Việt Nam; khái quát cách giáo dục KNS ở Việt Nam; đánh giá về giáo dục KNS ở Việt Nam và rút ra bài học kinh nghiệm. Đây có thể được coi là đề tài có giá trị về mặt lý luận giáo dục KNS tại Việt Nam. Đồng thời, có thể đề cập đến quyển “Giáo trình giáo dục kỹ năng sống”(Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm Hà Nội) của Nguyễn Thanh Bình được ra đời sau khi tác giả tham gia dự án đào tạo giáo viên THCS. Giáo trình này đã tập trung phân tích những vấn đề đại cương về KNS, các nguyên tắc và phương pháp nhằm giáo dục KNS cho học sinh. Tuy nhiên, việc nghiên cứu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cũng như thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS cả nước nói chung và trên địa bàn huyện Mộc châu, tỉnh Sơn La nói riêng từ trước đến nay vẫn còn lạ lẫm, chưa được các đơn vị trường học cũng như các lực lượng giáo dục quan tâm thực hiện một các có hệ thống 1.2. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu 1.2.1. Quản lý Nhà trường 1.2.1.1. Quản lý Quản lý là một khoa học vì nó nghiên cứu, phân tích về công việc quản lý, các quan hệ quản lý trong các tổ chức. Nó tổng quát hóa các kinh nghiêm tốt thành các nguyên tắc và lý thuyết áp dụng cho mọi hình thức quản lý tương tự. Nó cung cấp khái niệm cơ bản làm nền tảng cho việc nghiên cứu các môn học
  5. 5 về quản lý. Để quản lý cho hiệu quả, nhà quản lý phải linh hoạt vận dụng các lý thuyết vào những tình huống cụ thể. Nó đòi hỏi sự khôn khéo tinh tế cao để đạt tới mục tiêu.Nghệ thuật này chủ yếu phải được học ngay trong thực tiễn. 1.2.1.2. Quản lý Nhà trường Quản lý Nhà trường: Là hoạt động chuyên biệt của các chủ thể quản lý(các cơ quan quản lý giáo dục, người lãnh đạo nhà trường) nhằm tập hợp, tổ chức và phát huy tối đa sức mạnh các nguồn lực giáo dục trong và ngoài nhà trường, đảm bảo triển khai các hoạt động giáo dục-dạy học của nhà trường đạt được các mục tiêu phát triển với chất lượng, hiệu quả cao nhất. 1.2.2. Hoạt động giáo dục Hoạt động giáo dục là những hoạt động với các hình thức khác nhau được tiến hành nhằm mục đích giáo dục học sinh trở thành những con người phát triển toàn diện. Hoạt động giáo dục trong các nhà trường được tiến hành với nội dung và hình thức phong phú theo hai phương thức là hoạt động giáo dục trên lớp và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 1.2.3. Kỹ năng sống 1.2.3.1. Kỹ năng Kỹ năng được hiểu là khả năng thực hiện những thao tác được hình thành và củng cố qua quá trình thực hành và trải nghiệm của bản thân. Kỹ năng chính là công cụ để gia tăng giá trị cho kiến thức bản thân. 1.2.3.2. Khái niệm kỹ năng sống “KNS là khả năng đáp ứng và đối phó với những nhu cầu, thách thức của cuộc sống hằng ngày của mỗi người, và là khả năng cần thiết đối với học sinh để các em có thể tự tin trong cuộc sống hàng ngày.” 1.2.3.3. Hệ thống kỹ năng sống Ở Việt Nam, dựa trên cơ sở phân tích kinh nghiệm của quốc tế và thực trạng giáo dục KNS trong nước những năm qua, vào năm 2010 với sự hỗ trợ của tổ chức UNICEF Bộ Giáo dục - Đào tạo đã ban hành tài liệu hướng dẫn tích hợp các KNS trong một số môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp. Tài liệu này đề xuất hệ thống KNS cho học sinh trong các nhà trường phổ thông gồm 21 kỹ năng cơ bản và cần thiết: kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹ năng ứng phó với căng thẳng, kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kỹ năng thể hiện sự tự tin, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ năng thể hiện sự cảm thông, kỹ năng thương lượng, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng kiên định, kỹ năng đảm nhận trách nhiệm, kỹ năng đặt mục tiêu, kỹ năng quản lí thời gian, kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin. Đồng thời, tài liệu này cũng nhấn mạnh các KNS cần được vận dụng linh hoạt tùy theo từng lứa tuổi, cấp học, môn học và điều kiện cụ thể như: đặc điểm vùng, miền, địa phương .
  6. 6 1.2.4. Giáo dục kỹ năng sống Giáo dục kỹ năng sống là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học sinh nhằm giúp học sinh có những kiến thức về cuộc sống, có những thao tác, hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ xã hội, giúp cho nhân cách mỗi học sinh được phát triển đúng đắn đồng thời thích ứng tốt nhất với môi trường sống.Việc giáo dục những kỹ năng cuộc sống chính là sự bổ sung về kiến thức và năng lực cần thiết cho các cá nhân thanh thiếu niên học sinh để họ có thể hoạt động độc lập và giúp họ chủ động tránh được những khó khăn trong thực tế đời sống. 1.2.5. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống là những tác động của người hiệu trưởng trong việc huy động các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của hoạt động giáo dục kỹ năng sống là góp phần hình thành một nhân cách toàn diện. 1.3. Trường trung học cơ sở trong hệ thống giáo dục quốc dân 1.3.1. Vị trí, vai trò của trường trung học cơ sở 1.3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của trường trung học cơ sở 1.3.3. Đổi mới giáo dục trung học cơ sở 1.4. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở 1.4.1. Đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh trung học cơ sở Lứa tuổi học sinh trung học cơ sở từ lớp 6 đến lớp 9 (lứa tuổi thiếu niên) là giai đoạn phát triển của trẻ từ 11 đến 15, 16 tuổi. Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt và tầm quan trọng trong thời kỳ phát triển của trẻ em vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và được phản ánh bằng các tên gọi khác nhau: “thời kỳ quá độ”, “tuổi khó bảo”, “tuổi bất trị”. Đây là lứa tuổi có bước phát triển nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, các em đang tách dần khỏi thời thơ ấu để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn (người trưởng thành) tạo nên nội dung cơ bản và sự khác biệt cho mọi mặt phát triển, thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức của thời kỳ này. 1.4.2. Sự cần thiết phải giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay * Xét từ góc độ xã hội * Xét từ góc độ giáo dục * Xét từ góc độ văn hóa, chính trị * Xét theo yêu cầu của sự phát triển bền vững 1.4.3. Nhiệm vụ, vai trò và ý nghĩa của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở 1.4.3.1. Nhiệm vụ của giáo dục kỹ năng sống 1.4.3.2. Vai trò của giáo dục kỹ năng sống 1.4.3.3. Ý nghĩa của giáo dục kỹ năng sống
  7. 7 1.4.4. Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở Giáo dục kỹ năng sống ở bậc trung học cơ sở nhằm thực hiện mục tiêu sau: Chuyển dịch kiến thức (cái chúng ta biết), thái độ và giá trị (cái chúng ta nghĩ, cảm thấy hoặc tin tưởng) thành thao tác, hành động và thực hiện thuần thục các thao tác, hành động đó như khả năng thực tế (cái cần làm và cách thức làm nó) theo xu hướng tích cực và mang tính chất xây dựng. Theo giới hạn nghiên cứu đã trình bày ở trên, tác giả chỉ đi sâu phân tích nội dung của 14 kỹ năng tâm lý - xã hội cần thiết. 1.4.4.1. Kỹ năng tự nhận thức 1.4.4.2. Kỹ năng xác định giá trị 1.4.4.3. Kỹ năng thể hiện sự tự tin 1.4.4.4. Kỹ năng giao tiếp 1.4.4.5. Kỹ năng lắng nghe tích cực 1.4.4.6. Kỹ năng thể hiện sự cảm thông 1.4.4.7. Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn 1.4.4.8. Kỹ năng hợp tác 1.4.4.9. Kỹ năng tư duy sáng tạo 1.4.4.10. Kỹ năng ra quyết định 1.4.4.11. Kỹ năng kiên định 1.4.4.12. Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm 1.4.4.13. Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin 1.4.4.14. Kỹ năng quản lý thời gian 1.4.5. Những nguyên tắc tiến hành giáo dục KNS cho học sinh THCS - Tương tác - Trải nghiệm - Tiến trình - Thay đổi hành vi - Thời gian - môi trường giáo dục 1.5. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường trung học cơ sở 1.5.1. Xây dựng kế hoạch quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Việc xây dựng kế hoạch là một công đoạn không thể thiếu được trong quản lý bất kì một công tác nào của người hiệu trưởng. Có xây dựng kế hoạch, người hiệu trưởng mới xác định được mục tiêu sẽ đạt đến, các biện pháp thực hiện, thời gian tiến hành và hoàn thành, chỉ tiêu cần đạt, Tránh trường hợp được chăng hay chớ, tới đâu hay tới đó. 1.5.2. Tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tổ chức thực hiện giáo dục KNS đó chính là giai đoạn hiện thực hóa những ý tưởng đã được nêu trong kế hoạch để đưa nhà trường từng bước đi lên. 1.5.3. Chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống 1.5.3.1. Chỉ đạo thông qua các hoạt động giáo dục trên lớp
  8. 8 1.5.3.2. Chỉ đạo thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động đoàn thể, xã hội và sinh hoạt tập thể. 1.5.3.3. Tổ chức, xây dựng các lực lượng và điều kiện giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh: 1.5.3.4. Chỉ đạo giáo viên chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh: 1.5.3.5. Chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục tốt để giáo dục học sinh: 1.5.4. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Việc kiểm tra là phản ánh thực trạng tình hình, kết quả thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống sau khi người quản lý triển khai kế hoạch thực hiện, đối chiếu thực trạng đó với các văn bản liên quan; kết quả kiểm tra là cơ sở để thực hiện tiếp các nhiệm vụ đánh giá, tư vấn và thúc đẩy. Đánh giá là xác định mức độ thực hiện các nhiệm vụ của hoạt động giáo dục kỹ năng sống theo đúng quy định, phù hợp với bối cảng địa phương và điều kiện thực tế nhà trường. 1.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS 1.6.1. Những yếu tố khách quan 1.6.1.1. Nhà trường 1.6.1.2. Gia đình 1.6.1.3. Xã hội 1.6.2. Những yếu tố chủ quan 1.6.2.1. Đặc điểm lứa tuổi, giới tính: 1.6.2.2. Trình độ nhận thức 1.6.2.3. Quá trình tự giáo dục, tự ý thức của mỗi cá nhân 1.6.2.4. Đặc điểm nhân cách: Tiểu kết chương 1 Ngày nay xã hội ngày càng phát triển, con người phải đối mặt với những thách thức, những rủi ro mà con người chưa từng trải qua. Việc trang bị cho mọi người những kiến thức cơ bản, cần thiết để giải quyết mọi tình huống của cuộc sống một cách tích cực và có hiệu quả là mục tiêu của việc giáo dục kỹ năng sống. Vấn đề giáo dục kỹ năng sống đã được chú trọng nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam trong những năm gần đây cũng đã được quan tâm đặc biệt nhằm tìm ra những giải pháp trang bị kỹ năng sống cho mọi người, nhất là đối với đối tượng học sinh THCS vì đây là lứa tuổi đang trong quá trình hình thành nhân cách với nhiều biến động phức tạp. Việc trang bị kỹ năng sống giúp các em có khả năng giải quyết những vấn đề xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, hạn chế những rủi ro, tồn tại và làm chủ cuộc sống của bản thân. Trong nhà trường THCS, người hiệu trưởng có trách nhiệm tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua mọi hoạt động của nhà trường và thực hiện quy trình quản lý như triển khai thực hiện, kiểm tra đánh
  9. 9 giá, .đúng quy định sao cho hoạt động giáo dục kỹ năng sống được thực hiện có hiệu quả thiết thực, góp phần vào quá trình giáo dục toàn diện con người trong xã hội hiện đại. Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN MỘC CHÂU TỈNH SƠN LA 2.1. Khái quát về giáo dục trung học cơ sở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La 2.1.1. Mạng lưới trường, lớp, quy mô học sinh Bảng 2.1. Quy mô giáo dục huyện Mộc Châu (trước khi sáp nhập cấp THCS với Tiểu học) Số Số trẻ, Trường Số trường Số trường học Bậc học, Số ngoài đạt tiêu CBGV, TT chuẩn Số lớp sinh, cấp học trường công chuẩn nhân Quốc học lập KĐCLGD viên gia viên 1 Mầm non 23 0 9 9 340 8986 607 2 Tiểu học 22 0 9 9 547 11441 805 3 THCS 21 0 8 8 220 7056 640 4 THPT 5 0 2 2 74 3096 212 5 TTGDTX 1 0 12 540 49 Tổng cộng 72 0 28 28 1.193 31.119 2.313 (Nguồn: Phòng GD&ĐT Mộc Châu, năm học 2017- 2018) Huyện Mộc Châu thực hiện đề án sáp nhập các đơn vị trường học Bảng 2.2. Quy mô giáo dục huyện Mộc Châu (sau khi sáp nhập cấp THCS với Tiểu học) Số Số trường Số Trường Số trẻ, T Bậc học, Số trường đạt tiêu CBGV, ngoài Số lớp học sinh, T cấp học trường chuẩn chuẩn nhân công lập học viên Quốc gia KĐCLGD viên 1 Mầm non 19 0 7 7 341 9041 631 2 Tiểu học 3 0 3 3 100 2953 151 3 THCS 2 0 6 6 39 1467 94 TH và THCS 17 578 15016 1082 4 THPT 5 0 2 2 84 3548 216 5 TTGDTX Tổng cộng 46 0 18 18 1.142 22.986 2.174 (Nguồn: Phòng GD&ĐT Mộc Châu, năm 2019)
  10. 10 Bảng 2.3. Quy mô trường, lớp cấp Trung học cơ sở huyện Mộc Châu Tổng số Tổng số Tổng Khối Khối Khối Khối Năm trường học sinh số lớp lớp 6 lớp 7 lớp 8 lớp 9 THCS 2017- 2018 21 6876 205 56 52 49 48 2018- 2019 02 1467 39 10 10 9 10 (sau sáp nhập) (Nguồn: Phòng GD&ĐT Mộc Châu, năm 2019) Bảng 2.4. Quy mô trường lớp liên quan đến khối THCS huyện Mộc Châu (Khi tổng hợp số liệu riêng của khối THCS) Số lớp Số HS TT Tên trường (Khối THCS) (Khối THCS) 1 THCS Mộc Lỵ 19 726 2 THCS 8/4 20 741 z PTDT Bán trú Tiểu học & THCS Lóng Sập 9 316 4 Tiểu học & THCS 15/10 8 219 5 Tiểu học & THCS 19/5 11 441 6 Tiểu học & THCS Đông Sang 9 264 7 Tiểu học & THCS Nà Mường 8 262 8 Tiểu học & THCS Quy Hướng 7 203 9 Tiểu học & THCS Tân Lập 11 452 10 Tiểu học & THCS Phiêng Luông 6 206 11 Tiểu học & THCS Nà Tân 10 368 12 Tiểu học & THCS 14/6 9 295 13 Tiểu học & THCS Chiếng Hắc 11 419 14 PTDT Bán trú Tiểu học & THCS Chiềng Khừa 6 149 15 Tiểu học & THCS Hua Păng 9 255 16 Tiểu học & THCS Mường Sang 8 253 17 Tiểu học & THCS Tà Lại 7 225 18 PTDT Bán trú Tiểu học & THCS Tân Hợp 10 387 19 Tiểu học & THCS Tây Tiến 8 306 20 THCS&THPT Chiềng Ve 14 546 21 PTDT Nội Trú THCS&THPT Mộc Châu 9 280 2.1.2. Chất lượng giáo dục học sinh Bảng 2.5. Kết quả chất lượng học sinh * Hạnh kiểm Tốt Khá Trung bình Yếu Năm học Số HS SL % SL % SL % SL % 2016 - 2017 6587 4504 68,37 1754 26,63 326 4,95 3 0,05 2017 - 2018 6.876 5.132 74,6 1.586 23,1 158 2,3 0 2018-2019 7313 6013 82,2 1225 16,7 74 1,0 1 0,01
  11. 11 * Học lực Năm Số HS Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém học SL % SL % SL % SL % SL % 2016 - 6587 780 11,3 2.900 42,2 3.116 45,3 80 1,2 0 2017 2017 - 6.876 505 7,67 2460 37,35 3341 50,71 278 4,22 3 0,05 2018 2018- 7313 1141 15,6 3328 45,5 2831 38,7 13 0,2 2019 (Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mộc Châu) * Kết quả cuộc thi học sinh giỏi lớp 9 năm học 2018-2019: Cấp huyện: 132 giải (4 giải nhất; 5 giải nhì; 52 giải ba; 71 giải khuyến khích) Cấp tỉnh: 88 giải (5 giải nhất; 9 giải nhì; 36 giải ba; 38 giải khuyến khích) 2.1.3. Khái quát đặc điểm một số trường THCS tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La mà đề tài đã khảo sát 2.1.3.1. Trường THCS Mộc Lỵ: Năm học 2018-2019: Quy mô trường, lớp, học sinh: Nhà trường có 19 lớp. Chia ra: Khối 6: 6 lớp; Khối 7: 5 lớp; Khối 8: 4 lớp; Khối 9: 4 lớp Tổng số học sinh là 726. Chia ra: Khối 6: 224 Khối 7: 178 Khối 8: 154 Khối 9: 170 Chất lượng giáo dục: Hạnh kiểm: Tốt: 708/726; Khá: 18/726 Học lực: Giỏi: 348/726; Khá: 304/726; Trung bình: 74/726 2.1.3.2. Trường THCS 8/4 Năm học 2018-2019: Quy mô trường, lớp, HS: Nhà trường có 20 lớp. Chia ra: Khối 6: 6 lớp; Khối 7: 4 lớp; Khối 8: 5 lớp; Khối 9: 5 lớp Tổng số học sinh là 741. Chia ra: Khối 6: 218 Khối 7: 158 Khối 8: 181 Khối 9: 184 Chất lượng giáo dục: Hạnh kiểm: Tốt: 684/741; Khá: 50/741; Trung bình: 7/741 Học lực: Giỏi: 181/741; Khá: 421/741; Trung bình: 139/741 2.2. Thu thập dữ liệu nghiên cứu thực trạng Mẫu nghiên cứu được lựa chọn là các hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên và học sinh (khối 6, 7, 8) của trường THCS Mộc Lỵ và trường THCS 8/4 thuộc huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Điều tra được tiến hành thông qua bảng hỏi dành cho giáo viên, cán bộ quản lý và bảng hỏi dành cho học sinh. Tổng số phiếu phát ra là 325 phiếu, tổng số phiếu thu về là 281 phiếu. Cụ thể như sau:
  12. 12 Bảng 2.6. Quy mô mẫu nghiên cứu Số lượng (người) THCS Mộc Lỵ THCS 8/4 Tổng số Hiệu trưởng 01 01 02 Phó hiệu trưởng 02 02 04 Giáo viên 30 28 58 Học sinh 105 112 217 Khối 6 31 31 62 Khối 7 41 38 79 Khối 8 33 43 76 Tổng số 138 143 281 2.3. Thực trạng kỹ năng sống của học sinh các trường THCS huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La Đánh giá của giáo viên về thực trạng KNS của học sinh Bảng 2.7. Đánh giá của giáo viên và học sinh về những kỹ năng sống mà học sinh THCS đã đạt được Giáo viên Học sinh Kỹ năng Tỷ lệ Thứ bậc Tỷ lệ Thứ bậc Kỹ năng tự nhận thức 58,4 1 82,3 1 Kỹ năng xác định giá trị 20,8 12 72,2 5 Kỹ năng thể hiện sự tự tin 56,7 3 44,1 14 Kỹ năng giao tiếp 54,5 4 76,3 3 Kỹ năng lắng nghe tích cực 38,2 9 74,7 4 Kỹ năng thể hiện sự cảm thông 44,4 8 76,6 2 Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn 19,7 13 46,6 12 Kỹ năng hợp tác 58,4 2 63,5 7 Kỹ năng tư duy sáng tạo 50,0 5 54,0 10 Kỹ năng ra quyết định 23,6 11 63,8 6 Kỹ năng kiên định 14,6 14 46,0 13 Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm 50,0 6 55,3 9 Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin 46,6 7 59,4 8 Kỹ năng quản lý thời gian 27,0 10 52,9 11 Sở dĩ các em học sinh chưa hình thành được những kỹ năng cần thiết là do các em chưa nhận thức đúng đắn về vị trí và vai trò của kỹ năng sống nhưng bên cạnh đó do các điều kiện khách quan chưa hỗ trợ cho hoạt động này. Qua yêu cầu dạy và học của giáo viên - học sinh chưa thống nhất, cụ thể như việc học tập của các em bị chiếm nhiều thời gian, kiến thức học tập quá nhiều, mang nặng tính hàn lâm, ít gắn liền với thực tiễn, trong khi đó các em có ít cơ hội giao tiếp, thiếu các sinh hoạt ngoại khóa lành mạnh Thực tế cho thấy học sinh hiện nay thiếu thời gian và không gian vui chơi bổ ích, các em chỉ mê mải trong những trò chơi trên máy tính, các thần tượng âm nhạc trên truyền hình, “chat” trên mạng, các em không có những buổi sinh hoạt ngoại khóa bổ ích,
  13. 13 giao tiếp với nhiều người. Về phía gia đình các em do chưa ý thức được tầm quan trọng của kỹ năng sống cùng với sự nuông chiều đã không tạo cơ hội cho các em cơ hội để thực hành, từ đó vô tình khiến các em hình thành thói ỷ lại. 2.4. Thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của các trường THCS huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La 2.4.1. Thực trạng nhận thức của GV và HS về khái niệm kỹ năng sống Bảng 2.8. Kết quả khảo sát nhận thức của giáo viên về khái niệm KNS Ý kiến Nội dung Tần số Tỷ lệ Là kỹ năng tối thiểu của con người để tồn tại 2 3,4 % Là phẩm chất và năng lực của con người sống trong xã hội. 3 5,6 % Là khả năng con người có thể tham gia vào tất cả các hoạt động 5 8.4 % và quan hệ xã hội. Là những kỹ năng giúp con người thực hiện hoạt động có kết quả 6 9.8 % Là khả năng làm cho hành vi và sự thay đổi của mình phù hợp với ứng xử tích cực giúp con người có thể kiểm soát, quản lý có hiệu 41 71.1 % quả các nhu cầu và thách thức trong cuộc sống. Chưa tìm hiểu 1 1,7 % Tổng 58 100% Bảng 2.9. Kết quả khảo sát nhận thức của học sinh về khái niệm KNS Ý kiến Nội dung Tần số Tỷ lệ Không trả lời 1 0,5 % Em không biết gì về kỹ năng sống 28 12,9 % Là phẩm chất và năng lực của con người sống trong xã hội 8 3,6 % Là khả năng con người có thể tham gia vào tất cả các hoạt động 7 3,2 % và quan hệ xã hội Là những kỹ năng giúp con người thực hiện hoạt động có kết quả 14 6,5 % Là khả năng làm cho hành vi và sự thay đổi của mình phù hợp với ứng xử tích cực giúp con người có thể kiểm soát, quản lý có 159 73,3 % hiệu quả các nhu cầu và thách thức trong cuộc sống Tổng 217 100 % 2.4.2. Nhận thức về sự cần thiết phải giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La Khảo sát ý kiến của giáo viên đối với sự cần thiết phải giáo dục KNS cho học sinh theo các mức độ là rất cần thiết, cần thiết, ít cần thiết, không cần thiết. Kết quả thu được như sau:
  14. 14 Biểu đồ 2.1. Ý kiến của giáo viên về sự cần thiết phải giáo dục KNS cho học sinh Khảo sát ý kiến của học sinh về sự cần thiết phải giáo dục kỹ năng sống ở các cấp độ tương tự, kết quả thu được như sau: Biểu đồ 2.2. Ý kiến của học sinh về sự cần thiết phải giáo dục KNS 2.4.2. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục KNS cho học sinh Nội dung giáo dục KNS đã được giảng dạy và đưa vào ở hầu hết các môn học trong nhà trường. Tuy nhiên, việc lồng ghép các hoạt động giáo dục KNS vào các môn khoa học xã hội (văn, tiếng anh, sử ) thường xuyên hơn so với các môn khoa học tự nhiên (Toán, Lý, Hóa). Bảng 2.11.Đánh giá của giáo viên về việc thực hiện giáo dục KNS cho học sinh thông qua các môn học Môn học góp phần vào việc giáo dục kĩ năng sống Điểm TB Thứ bậc Tất cả môn học ở trường 2,61 1 Các môn Khoa học Xã hội (Văn, Tiếng Anh, Sử, ) 2,12 2 Các môn Khoa học Tự nhiên (Tóan, Lý, Hóa, ) 1,85 4 Các môn Năng khiếu (Nhạc, Họa) 2,06 3 2.5. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của các trường THCS huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
  15. 15 2.5.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch giáo dục KNS cho học sinh Theo đánh giá của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý các trường, việc xây dựng kế hoạch giáo dục KNS cho học sinh được thể hiện ở các mức độ 5. Tốt, 4. Khá, 3. Trung bình, 2. Yếu, 1. Kém, kết quả như sau Bảng 2.12. Đánh giá của giáo viên về việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục KNS cho học sinh của nhà trường Nội dung Điểm Thứ trung bình tự Kế hoạch GDKNS nằm trong kế hoạch năm học của nhà trường 4,3 1 Kế hoạch GDKNS có mục tiêu rõ ràng 3,9 4 Kế hoạch GDKNS có nêu rõ nội dung, hình thực tổ chức các 4,2 2 hoạt động cho học sinh Kế hoạch GDKNS có xác định được các bên liên quan trong quá 4,2 2 trình thực hiện Kế hoạch GDKNS được phổ biến, công khai trong toàn trường 3,7 5 Kế hoạch hoạt động giáo dục KNS nằm trong chương trình tổng thể năm học của nhà trường. Tuy nhiên, khi phỏng vấn đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trong trường cho thấy mục tiêu mà kế hoạch xác định vẫn còn khá chung, chưa xác định được mục tiêu chi tiết đối với từng đối tượng học sinh, từng giai đoạn hoặc từng kỹ năng. Thêm vào đó, kế hoạch mới chỉ xác định các lực lượng tham gia vào hoạt động giáo dục KNS cho học sinh là cán bộ, giáo viên, tổng phụ trách bên trong nhà trường mà ít đề cập đến trách nhiệm của các bên liên quan khác như học sinh, gia đình và các tổ chức đoàn thể bên ngoài nhà trường, nơi mà học sinh đang cư trú. 2.5.2. Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho học sinh Để tiến hành hoạt động giáo dục KNS cho học sinh THCS, các nhà trường đã có nhiều hình thức tổ chức khác nhau. Tuy nhiên, mức độ sử dụng các hình thức giáo dục này là không như nhau. Bảng 2.13. Đánh giá của giáo viên về hình thức tổ chức giáo dục KNS cho học sinh Các hình thức tổ chức giáo dục Điểm Thứ KNS cho học sinh trung bình bậc Giáo dục hướng nghiệp 4,73 9 Công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp 4,89 1 Hoạt động xã hội ngoài giờ lên lớp 4,84 3 Lồng ghép kĩ năng vào việc dạy kiến thức 4,73 8 Nội dung mỗi môn học đều có khả năng dạy kĩ năng sống 4,54 12 Hoạt động hình thành kĩ năng suy luận, phán đoán 4,66 10 Hoạt động hình thành kĩ năng giao tiếp 4,74 7 Phong trào Đoàn Đội 4,87 2 Hoạt động vui chơi 4,82 5 Hoạt động văn nghệ 4,65 11 Hoạt động từ thiện 4,82 6 Sinh hoạt chủ nhiệm 2,83 4
  16. 16 2.5.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục KNS cho học sinh Để các hoạt động giáo dục KNS cho học sinh đạt được mục tiêu đề ra, hiệu trưởng nhà trường cần có các biện pháp chỉ đạo sát sao trong quá trình thực hiện. Giáo viên các trường đánh giá về công tác chỉ đạo của cán bộ quản lý nhà trường như sau: Bảng 2.14. Đánh giá của giáo viên về công tác chỉ đạo thực hiện các hoạt động giáo dục KNS cho học sinh của nhà trường Điểm Thứ Nội dung chỉ đạo trung bình bậc Chỉ đạo thực hiện mục tiêu của giáo dục KNS 4,54 1 Chỉ đạo thực hiện các hình thức giáo dục KNS 4,50 2 Chỉ đạo chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất cho các hoạt động 4,37 4 giáo dục KNS Chỉ đạo phối hợp các lực lượng giáo dục trong giáo dục KNS 4,41 3 2.5.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá các hoạt động giáo dục KNS cho học sinh Hiệu trưởng cần nhận thức được tầm quan trọng của công tác kiểm tra đánh giá vì đây là một hoạt động quan trọng trong công tác quản lý. “Các nhà nghiên cứu và các nhà lãnh đạo đã từng khẳng định: lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không có lãnh đạo”. Theo khảo sát giáo viên, thực trạng kiểm tra, đánh giá các hoạt động giáo dục KNS cho học sinh nhà trường như sau: Bảng 2.17. Đánh giá của giáo viên về công tác kiểm tra, đánh giá các hoạt động giáo dục KNS cho học sinh Điểm Thứ Nội dung trung bình bậc Có kế hoạch kiểm tra, đánh giá hàng năm 2,85 1 Có các tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá rõ ràng 2,23 3 Có rút kinh nghiệm, điều chỉnh kịp thời sau khi kiểm tra, đánh giá 2,54 2 2.6. Đánh giá về công tác quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh tại các trường THCS huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La 2.6.1. Ưu điểm - Các chức năng quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh đã được cán bộ quản lý nhà trường thực hiện đầy đủ và được đánh giá ở mức độ tốt. Việc lập kế hoạch cho hoạt động này đã được chú ý xây dựng từ đầu năm học và thống nhất với kế hoạch tổng thể của nhà trường. Nội dung kế hoạch cũng tương đối rõ ràng và cụ thể, từ đó giúp cho đội ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trường nhận thức được tầm quan trọng và mục đích của giáo dục KNS đối với học sinh trung học cơ sở. - Đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường đã rất nỗ lực trong việc tổ chức nhiều hình thức, phương pháp giáo dục KNS nhằm thu hút sự tham gia của giáo viên và học sinh như lồng ghép vào các chương trình môn học hoặc các hoạt
  17. 17 động ngoài giờ lên lớp. Nhờ vậy, học sinh rất hào hứng tham gia vào các hoạt động này. - Công tác chỉ đạo, kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cũng đã được hiệu trưởng tiến hành và được nhận xét ở mức độ khá tốt. 2.6.2. Tồn tại - Còn có một số ít học sinh và giáo viên chưa thực sự quan tâm đến hoạt động giáo dục KNS tại nhà trường nên học sinh thì chưa nhiệt tình và hứng thú tham gia vào các hoạt động do nhà trường tổ chức. Trong khi đó, một số giáo viên còn quá chú trọng đến việc dạy các kiến thức lý thuyết hàn lâm cho kịp chương trình mà ít lồng ghép các nội dung thực hành KNS cho học sinh vào trong các môn học, đặc biệt là các môn khoa học tự nhiên. - Các mục tiêu cần đạt được của các hoạt động giáo dục KNS chưa được xác định chi tiết và cụ thể trong kế hoạch. Nhà trường nhấn mạnh vai trò của các lực lượng giáo dục bên trong nhà trường (cán bộ, giáo viên, tổng phụ trách, học sinh) mà ít đề cập đến sự phối hợp của các bên liên quan bên ngoài nhà trường trong việc giáo dục KNS cho học sinh như gia đình, các tổ chức đoàn thể tại địa phương. - Do đặc điểm của các trường miền núi có khó khăn về cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục nói chung và giáo dục KNS nói riêng, đồng thời, phụ huynh học sinh nhìn chung còn gặp khó khăn về kinh tế nên chưa dành nhiều thời gian quan tâm đến việc học tập của con cái nên công tác chỉ đạo chuẩn bị các điều kiện cần thiết và phối hợp với các bên liên quan trong thực hiện hoạt động giáo dục KNS cho học sinh còn gặp nhiều khó khăn. - Công tác kiểm tra, đánh giá cũng đã được thực hiện nhưng nhà trường chưa có được hệ thống các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá cụ thể và rõ ràng. Tiểu kết chương 2 Qua khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống của hiệu trưởng một số trường THCS huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, tác giả nhận thấy như sau: - Kết quả khảo sát về thực trạng nhận thức về kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống của giáo viên và học sinh tương đối cao; đa số các đối tượng khảo sát đều nhận thấy sự cần thiết của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; việc xác định mục tiêu giáo dục kỹ năng sống của giáo viên và học sinh tương đối chính xác; tuy nhiên vẫn còn trường hợp chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động này. - Thực trạng giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường THCS được thực hiện đúng yêu cầu chung thông qua các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, các bộ môn năng khiếu và việc tích hợp các nội dung giáo dục kỹ năng sống thông qua các bộ môn văn hóa. Tuy nhiên công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường vẫn còn hạn chế, chưa xây dựng được nếp
  18. 18 tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống lồng ghép vào việc giảng dạy bộ môn văn hóa, chưa tạo nhiều cơ hội cho các em rèn luyện kỹ năng sống, đặc biệt là kỹ năng giải quyết mâu thuẫn. - Nhìn chung các trường đã có nhiều cố gắng trong việc khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất, có những biện pháp giáo dục kỹ năng sống mang tính tích cực tạo được hiệu quả nhất định trong hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Tuy nhiên, công tác kiểm tra đánh giá đối với hoạt động giáo dục kỹ năng sống còn hạn chế, chưa tạo được hiệu quả cao trong công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường. Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA 3.1. Cở sở đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường THCS huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La Cơ sở pháp lý Nghị quyết số 29-NQ/TW về "đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" đã được Hội nghị Trung ương 8 Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 28 tháng 02 năm 2014 về "Quy định quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa" Công văn số 463/BGDĐT- GDTX của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 28 tháng 01 năm 2015 về "Hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục kỹ năng sống tại các cơ sở GDMN, GDPT và GDTX" Cơ sở lý luận Phần cơ sở lý luận ở chương 1 là căn cứ để đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh đảm bảo tính mục đích, tính hệ thống và tính khoa học. Cơ sở thực tiễn Kết quả nghiên cứu thực trạng về KNS của học sinh, thực trạng giáo dục KNS cho học sinh và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường THCS huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La 3.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường THCS huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích
  19. 19 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 3.3. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường THCS huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La 3.3.1. Nâng cao nhận thức của các lực lượng giáo dục và học sinh về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS 3.3.2. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch giáo dục KNS cho học sinh 3.3.3. Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các lực lượng thực hiện hoạt động giáo dục KNS cho học sinh 3.3.4. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho học sinh 3.3.5. Hoàn thiện công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục KNS cho học sinh 3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp Các biện pháp được đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường THCS huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La có mối quan hệ qua lại, hỗ trợ và không xung đột với nhau. 3.5. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp Bảng 3.1. Thống kê kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp Tính cấp thiết Tính khả thi (Số lượng, %) (Số lượng, %) Biện pháp Rất Không Điểm Rất Không Điểm Cấp Khả cấp cấp trung khả khả trung thiết thi thiết thiết bình thi thi bình BP1. Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục 43 21 0 40 24 0 và học sinh về vai trò và tầm 2,67 2,63 67,19 32,81 0 62,50 37,50 0 quan trọng của giáo dục KNS BP2. Hoàn thiện công tác 37 25 02 38 22 04 lập kế hoạch giáo dục KNS 2,55 2,53 57,81 39,06 3,13 59,38 34,38 6,25 cho học sinh BP3. Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các lực lượng thực 39 24 01 30 24 10 2,59 2,31 hiện hoạt động giáo dục 60,94 37,5 1,56 46,88 37,5 15,63 KNS cho học sinh
  20. 20 BP4. Đa dạng hóa các hình 40 23 01 32 28 04 thức tổ chức hoạt động giáo 2,61 2,43 62,50 35,94 51,56 50,00 43,75 6,25 dục KNS cho học sinh BP5. Hoàn thiện công tác 36 26 02 33 25 06 kiểm tra, đánh giá hoạt động 2,53 2,42 56,25 40,63 3,12 51,56 39,06 9,38 giáo dục KNS cho học sinh Nhận xét chung Về tính cấp thiết của các biện pháp Hầu hết đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên của các trường đều khẳng định các biện pháp được đề xuất có tính cấp thiết. Như vậy, dựa trên ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên tại các trường THCS huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, tính cấp thiết của các biện pháp được đánh giá theo mức độ từ cao xuống thấp tương ứng là biện pháp 1- 4 - 3 - 2 - 5. Về tính khả thi của các biện pháp Tính khả thi của cả 5 biện pháp đề xuất cũng được đánh giá ở mức độ cao (từ 2,31 điểm trở lên). Sở dĩ có sự thừa nhận trên là do các biện pháp đã bám sát vào đặc điểm tình hình, thực trạng các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của các trường THCS tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, hướng vào giải quyết những hạn chế, bất cập nhất trong quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của các trường THCS tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La hiện nay. Hơn nữa, những biện pháp được đề xuất đều phù hợp với chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chỉ huy các cấp, phù hợp với năng lực, trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ, giáo viên và phù hợp với điều kiện hiện có của Nhà trường. Một số giải pháp đòi hỏi yêu cầu cao, nhưng nếu có sự nỗ lực cố gắng thì vẫn có thể hoàn thành tốt. Như vậy, có thể sắp xếp tính khả thi của các biện pháp được theo thứ tự: biện pháp 1-2-4- 5-3 Biểu đồ 3.1. Tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp
  21. 21 Như vậy, qua khảo sát thực tế cho thấy, hầu hết ý kiến đều thừa nhận tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp, với số điểm trung bình từ 2,31 điểm trở lên. Các ý kiến cũng khẳng định, các giải pháp mà tác giả đề xuất trong luận văn là phù hợp và có đủ điều kiện để thực hiện ở các trường THCS huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La hiện nay. Mặc dù còn một số ít ý kiến chưa thực sự đồng thuận, song nhìn một cách tổng thể, việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của các trường THCS tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La là phù hợp với chủ trương của các cấp lãnh đạo, hiệu trưởng các trường THCS, đáp ứng được nhu cầu cần thiết của học sinh, của giáo viên và xã hội trong việc đẩy mạnh và nâng cao hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tại trường THCS huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Tiểu kết chương 3 Dựa trên cơ sở pháp lý, cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của việc quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống của một số trường THCS huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La và một số nguyên tắc đề xuất biện pháp, đề tài đã đưa ra 5 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống của các trường THCS, cụ thể như sau: * Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của các lực lượng giáo dục và học sinh về vai trò và tầm quan trọng của giáo dục KNS * Biện pháp 2: Hoàn thiện công tác lập kế hoạch giáo dục KNS cho học sinh * Biện pháp 3: Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các lực lượng thực hiện hoạt động giáo dục KNS cho học sinh * Biện pháp 4: Đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho học sinh * Biện pháp 5: Hoàn thiện công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục KNS cho học sinh Các biện pháp này được đánh giá là cấp thiết và khả thi, có thể triển khai được trong tình hình thực tế hiện nay của các trường THCS huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
  22. 22 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Kỹ năng sống là khả năng làm cho hành vi và sự thay đổi của mình phù hợp với ứng xử tích cực giúp con người có thể kiểm soát, quản lý có hiệu quả các nhu cầu và thách thức trong cuộc sống. Kỹ năng sống có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành những tri thức, giá trị và thiết lập các hành vi phù hợp để có thể làm chủ bản thân, làm chủ cuộc sống của mình. Do đó việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một việc làm rất cần thiết vì khi được trang bị đầy đủ các kỹ năng sống cần thiết, các em sẽ có những hành vi xã hội tích cực, góp phần xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp và đảm bảo quá trình phát triển một cách toàn diện và hiệu quả. Với vai trò và ý nghĩa quan trọng của giáo dục kỹ năng sống đòi hỏi người hiệu trưởng cần thực hiện tốt công tác quản lý để hoạt động giáo dục kỹ năng trong nhà trường THCS được định hướng đúng đắn và đi vào chiều sâu tạo được hiệu quả trong công tác giáo dục, góp phần đạt mục tiêu giáo dục toàn diện. Trên cơ sở phân tích và nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống của hiệu trưởng một số trường THCS huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, tác giả rút ra kết luận sau: a) Về mặt lý luận: Thông qua việc nghiên cứu lý luận, tác giả nghiên cứu đề tài này đã nắm bắt một cách có hệ thống về mặt lý luận của công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS; hệ thống được về mặt lý thuyết của các nội dung, phương pháp giáo dục kỹ năng sống. b) Về thực trạng: Trên cơ sở khảo sát về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống của hiệu trưởng một số trường THCS huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, tác giả đã thu thập được những ý kiến đánh giá từ các khách thể được chọn khảo sát, phỏng vấn gồm cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh một số trường THCS huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Qua việc nghiên cứu và phân tích kết quả khảo sát, tác giả nhận thấy rằng công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường THCS huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã có những ưu điểm sau: - Hầu hết hiệu trưởng các trường đã bắt đầu quan tâm thực hiện tốt các nội dung quản lý việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh căn cứ theo sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục- Đào tạo, Sở Giáo dục - Đào tạo Tỉnh Sơn La và Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Mộc Châu. - Hiệu trưởng các trường THCS huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La mà tác giả đã khảo sát, nhìn chung, đã nắm được nội dung quản lý việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, bước đầu có quan tâm tổ chức thực hiện công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; chú trọng xây dựng kế hoạch tăng cường nhận thức trong đội ngũ thầy trò và các lực lượng giáo dục về hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
  23. 23 - Thông qua hoạt động giáo dục kỹ năng sống các em đã được rèn luyện những kỹ năng cơ bản như kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng kiên định, Những kết quả đã đạt được trong công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của hiệu trưởng một số trường THCS tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã góp phần tích cực cho mục tiêu giáo dục toàn diện. Tuy nhiên, vẫn còn một vài nội dung và biện pháp quản lý việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của hiệu trưởng một số trường THCS huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La chưa thực sự đạt hiệu quả cao như: Công tác kiểm tra hoạt động giáo dục còn hạn chế, chưa hiệu quả, chưa thật sự đi vào chiều sâu, còn mang tính hành chính, đối phó. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục đã được thực hiện nhưng vẫn chưa đi vào chiều sâu, chưa tạo được hiệu quả cao trong việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, vai trò, ý nghĩa và sự cần thiết của giáo dục kỹ năng sống đối với học sinh THCS. Công tác phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục KNS cho học sinh còn nhiều khó khăn do đặc điểm kinh tế xã hội vùng miền. Việc tổ chức các hoạt động giáo dục KNS cho học sinh đã được diễn ra dưới một số hình thức nhưng vẫn cần được đổi mới và đa dạng hóa để thu hút sự tham gia đông đảo của học sinh và các lực lượng giáo dục khác. Hạn chế của hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bậc THCS có nguyên nhân từ nhiều phía song nguyên nhân hạn chế do công tác quản lý luôn giữ vai trò quan trọng và quyết định sự thành công của hoạt đông này. Vì thế, tác giả đề nghị người quản lý cần phải thực hiện các giải pháp với một số biện pháp cụ thể như sau: * Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của các lực lượng giáo dục và học sinh về vai trò và tầm quan trọng của giáo dục KNS * Biện pháp 2: Hoàn thiện công tác lập kế hoạch giáo dục KNS cho học sinh * Biện pháp 3: Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các lực lượng thực hiện hoạt động giáo dục KNS cho học sinh * Biện pháp 4: Đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho học sinh * Biện pháp 5: Hoàn thiện công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục KNS cho học sinh 2. Kiến nghị Đối với ngành giáo dục và đào tạo: Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường THCS; tạo điều kiện để các lực lượng giáo dục được tham gia các buổi sinh hoạt chuyên
  24. 24 đề, hội thảo về giáo dục kỹ năng sống và quản lý việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS. Xây dựng giáo trình hoàn chỉnh cùng với phân phối chương trình bộ môn giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bậc THCS làm cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý Chỉ đạo cán bộ chuyên trách thực hiện giảm tải đối với chương trình giáo dục để giáo viên và học sinh có đủ thời gian để thực hiện tốt các hoạt động rèn luyện kỹ năng sống, bên cạnh đó yêu cầu đối với nội dung các kỳ kiểm tra cần chú trọng đến các kiến thức thực tiễn, các kỹ năng thực hành Đối với Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Mộc Châu: Tham mưu với UBND xã, huyện đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường học với tầm nhìn xa; đảm bảo đầy đủ các phòng học, phòng chức năng, trang bị mới các phương tiện vật chất trang thiết bị hiện đại hỗ trợ hoạt động giáo dục; đảm bảo sĩ số học sinh trong một lớp theo đúng quy định để thực hiện có chất lượng các hoạt động giáo dục theo hướng đổi mới giáo dục Tăng cường công tác bồi dưỡng, tập huấn cho các lực lượng giáo dục về nội dung, phương pháp cụ thể tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Tham mưu với lãnh đạo tăng cường nguồn kinh phí hỗ trợ các đơn vị tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các chuyến đi thực tế Đối với các trường THCS tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La: Hiệu trưởng các trường cần phải xác định rõ thực trạng công tác quản lý của nhà trường, thường xuyên nghiên cứu và áp dụng các biện pháp quản lý phù hợp để nâng cao chất lượng công tác quản lý đặc biệt là công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống. Tổ chức tập huấn phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho các lực lượng giáo dục. Có kế hoạch và biện pháp cụ thể hơn nữa trong việc chỉ đạo, kiểm tra công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Động viên giáo viên thực hiện phương pháp dạy học hiện đại, tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống với nhiều hình thức phong phú, thu hút sự tham gia tích cực của học sinh; Tạo điều kiện thuận lợi cho các lực lượng nòng cốt như Bí thư Chi Đoàn, Tổng phụ trách Đội, tổ trưởng chuyên môn, trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực hoạt động giáo dục, nhất là năng lực hoạt động giáo dục kỹ năng sống vì đây là hoạt động đóng vai trò quan trọng đối với bậc học THCS. Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục, thu hút các nguồn lực tham gia vào hoạt động giáo dục nhằm tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học để phục vụ cho hoạt động giảng dạy và giáo dục của nhà trường.