Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động GDTC tại các trường THPT huyện Viêng Khăm, tỉnh Viêng Chăn Nước CHDCND Lào

pdf 24 trang phuongvu95 9690
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động GDTC tại các trường THPT huyện Viêng Khăm, tỉnh Viêng Chăn Nước CHDCND Lào", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_hoat_dong_gdtc_tai_cac_truong_thpt.pdf

Nội dung text: Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động GDTC tại các trường THPT huyện Viêng Khăm, tỉnh Viêng Chăn Nước CHDCND Lào

  1. 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Giáo dục trung học phổ thông (THPT) đóng vài trò nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Một trong những mục tiêu giáo dục THPT là phát triển toàn diện học sinh về đức, trí, thể, mỹ, Như vậy, cùng với dạy học và các hoạt động giáo dục khác, các trường THPT cần triển khai có hiệu quả hoạt động giáo dục thể chất (GDTC). Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Chính phủ Nước CHDCND Lào và toàn Ngành GD&TT Lào rất quan tâm đến GDTC nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tuy nhiên, hiện nay, tại các trường THPT thuộc huyện Viêng Khăm tỉnh Viêng Chăn của CHDCND Lào vẫn có các hạn chế trong quản lý hoạt động GDTC. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Quản lý hoạt động GDTC tại các trường THPT huyện Viêng Khăm, tỉnh Viêng Chăn Nước CHDCND Lào” để nghiên cứu với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của các trường này. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Từ các kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận về GDTC và thực trạng hoạt động GDTC tại các trường THPT thuộc huyện Viêng Khăm, tỉnh Viêng Chăn; đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động GDTC nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của các trường THPT thuộc huyện này. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động giáo dục thể chất trong các trường THPT. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động GDTC tại các trường THPT huyện Viêng Khăm, tỉnh Viêng Chăn, nước CHDCND Lào. 4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Nếu hiệu trưởng các THPT tại huyện Viêng Khăm, triển khai có hiệu quả các biện pháp đối với quản lý dạy học các môn học trang bị kiến thức về thể chất, quản lý các hoạt động ngoại khoá về GDTC, quản lý phương tiện và điều kiện GDTC và quản lý đánh giá kết quả GDTC; thì kết quả hoạt động GDTC của các trường này sẽ nâng lên, góp phần đạt tới mục tiêu giáo dục toàn diện. 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 5.1. Xác định cơ sở lý luận quản lý hoạt động GDTC trong các trường TTPT.
  2. 2 5.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động GDTC tại các trường THPT huyện Viêng Khăm, tỉnh Viêng Chăn, nước CHDCND Lào. 5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GDTC của các trường THPT huyện Viêng Khăm, tỉnh Viêng Chăn, nước CHDCND Lào. 6. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Hoạt động GDTC trong trường THPT được thực hiện ở nhiều môn học có nội dung liên quan đến sinh lý người và bảo về sức khoẻ (chủ yếu là các môn Sinh học và môn Giáo dục thể chất – gọi chung là các môn học trang bị kiến thức về thể chất ); đồng thời thực hiện các hoạt động ngoại khóa về GDTC. Luận văn này chỉ giới hạn nghiên cứu về GDTC thông qua dạy học các môn học trang bị kiến thức về thể chất và tổ chức các hoạt động ngoại khoá về GDTC. - Các trường THPT của huyện Viêng Khăm có cả học sinh hệ trung học cơ sở (THCS) và THPT; đề tài này chỉ nghiên cứu hoạt động GDTC đối với HS THPT. - Đối tượng khảo sát thực trạng trong luận văn là đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên của Trường THPT Pak Chaeng và Trường THPT Phon My; ngoài ra có tham khảo ý kiến của một số CBQL của Sở GD&TT tỉnh Viêng Chăn. - Thời gian khảo sát từ tháng 11/2017 đến tháng 3/2018. Các số liệu được thu thập trong 3 năm (từ năm học 2014-2015 đến năm học 2016-2017). - Các biên pháp quản lý hoạt động GDTC sẽ đề xuất trong luận văn là các biện pháp dành cho hiệu trưởng các trường THPT tại huyện Viêng Khăm. 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Sử dung các phương pháp nghiên cứu lý luận (hệ thống hoá, phân tích, tổng hợp và cụ thể hoá) và các phương pháp nghiên cứu thực tiễn (quan sát, điều tra bằng phiếu hỏi, xin ý kiến chuyên gia, khảo nghiệm, thống kê toán học). 8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Ngoài mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục; luận văn có: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động GDTC trong các trường THPT. Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động GDTC tại các trường THPT tại huyện Viêng Khăm, tỉnh Viêng Chăn, nước CHDCND Lào. Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động GDTC của các trường THPT tại huyện Viêng Khăm, tỉnh Viêng Chăn, nước CHDCND Lào.
  3. 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRONG CÁC TRƯỜNG THPT 1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Mục này có giới thiệu và phân tích nội dung của cột số công trình khoa học về GDTC (gồm có sách, giáo trình, luận án tiến sĩ và luận văn thác sĩ): - Những nghiên cứu GDTC trong các trường học ở nước ngoài (các tài liệu [19], [33] và [39], trong tài liệu tham khảo ở bản chính) đều nêu hoạt động GDTC được tổ chức bằng nhiều hình thức khác nhau và thông qua hai con đường chủ yếu là dạy học một số môn học có kiến thức về sinh lý và bảo vệ sức khoẻ, các kiến thức vận động cơ bắp; đồng thời thông qua con đường tổ chức các hoạt động ngoại khoá về GDTC. - Những nghiên cứu về GDTC trong các trường học ở Việt Nam (các tài liệu [5], [16], [17], [21], [22], [23], [34], [36], [37] và [39] trong tài liệu tham khảo ở bản chính) hầu hết là các giáo trình, các sách chuyên khảo về giáo dục học, một số luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ đều nêu rõ hoạt động GDTC được thông qua dạy học một số môn học nội khoá và tổ chức các hoạt động ngoịa khoá về GDTC. Nhìn chung các công trình nghiên cứu GDTC đã chỉ ra các khái niệm, nội dung, phương pháp, hình thức, nguyên tắc và các con đường GDTC trong trường học nói chung. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động GDTC trong các trường THPT của huyện Viêng Khăm, tỉnh Viêng Chăn, Nước CHDCND Lào. 1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.2.1. Thể chất, GDTC và hoạt động GDTC - Thể chất là các mặt thể hình (hình thái, cấu trúc cơ thể) chức năng (hoạt động của các cơ quan và hệ thống trong cơ thể con người), khả năng thích ứng của cơ thể con người và điều kiện sống. - GDTC là quá trình tác động để hình thành cho người được giáo dục những phẩm chất tốt về thể chất và tinh thần, tạo cho họ có một sức khoẻ tốt để sống hạnh phúc và tham gia có hiệu quả vào cuộc sống lao động xã hội.
  4. 4 - Hoạt động GDTC là tổ hợp các tác động được định hướng vào việc hoàn thiện và phát triển cơ thể con người về mặt hình thái và chức năng sinh học, hình thành các kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản trong đời sống, tạo tiền đề về phẩm chất và khả năng về thể lực cho con người, giúp họ sống khỏe mạnh, có văn hóa trong cuộc sống cũng như trong quá trình tham gia vào các nghĩa vụ lao động và bảo vệ Tổ quốc. Theo giới hạn nghiên cứu đã nêu) để triển khai hoạt động GDTC tại các trường THPT phải thực hiện các hoạt động chủ yếu: - Dạy học các môn học trang bị kiến thức về thể chất trong đó có các hoạt động cụ thể: + Giảng dạy của giáo viên theo chương trình nội khoá các môn học trang bị kiến thức về thể chất; + Học tập của học sinh các môn học trang bị kiến thức về thể chất. - Tổ chức các hoạt động ngoại khoá về GDTC; trong đó có: + Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường để tổ chức các hoạt động ngoại khoá về GDTC. + Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động ngoại khoá GDTC. - Để triển khai các hoạt động GDTC và nhận biết kết quả của GDTC vần phải có các hoạt động: + Đảm bảo phương tiện và điều kiện cho GDTC; + Đánh giá kết quả GDTC. 1.2.4. Quản lý, chức năng quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường và quản lý hoạt động GDTC - Quản lý là sự tác động có ý thức, có chủ đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến khách thể và đối tượng quản lý nhằm huy động và điều phối mọi nguồn lực để đạt tới mục tiêu đã định trong môi trường luôn luôn thay đổi. - Chức năng quản lý và các chức năng quản lý + Chức năng quản lý là tập hợp các nhiệm vụ mà chủ thể quản lý phải thực hiện để đạt mục đích và mục tiêu quản lý đã đề ra.
  5. 5 + Các chức năng cơ bản của quản lý là kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. - Quản lý giáo dục là những tác động có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống của chủ thể quản lý giáo dục đến tất cả các phần tử của hệ thống giáo dục từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ có nhân cách đáp ứng yêu cầu của xã hội. - Quản lý nhà trường (một cơ sở giáo dục) là những tác động có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống của chủ thể quản lý nhà trường (hiệu trưởng) đến khách thể quản lý (giảng viên, giáo viên, nhân viên và người học, ) và các đối tượng quản lý nhằm đưa các hoạt động dạy học và giáo dục của nhà trường đạt tới mục tiêu giáo dục. - Quản lý hoạt động GDTC trong trường học là các tác động chủ chủ thể quản lý nhà trường (hiệu trưởng) lên đội ngũ giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác của nhà trường nhằm đạt được các mục tiêu của hoạt động GDTC. Quản lý hoạt động GDTC trong trường THPT bao gồm: + Quản lý giảng dạy nội khoá các môn học trang bị kiến thức về thể chất; + Quản lý học tập nội khoá các môn học trang bị kiến thức về thể chất; + Quản lý hoạt động ngoại khoá về GDTC; + Quản lý học sinh tham gia các hoạt động ngoại khoá về GDTC; + Quản lý phương tiên và điều kiện cho hoạt động GDTC; + Quản lý các hoạt động đánh giá kết quả. 1.3. YÊU CẦU ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GDTC TRONG TRƯỜNG THPT Hoạt động GDTC trong trường THPT phải đáp ứng được các yêu cầu: - Yêu cầu đối với xác định mục tiêu GDTC; - Yêu cầu đối với lựa chọn nội dung GDTC; - Yêu cầu đối với phương pháp và hình thức tổ chức GDTC; - Yêu cầu đối với giảng dạy nội khoá các môn học trang bị kiến thức về thể chất - Yêu cầu đối với học sinh học tập các môn học trang bị kiến thức về thể chất - Yêu cầu đối với tổ chức các hoạt động ngoại khoá về GDTC; - Yêu cầu đối với học sinh tham gia các hoạt động ngoại khoá về GDTC;
  6. 6 - Yêu cầu đối với phương tiện và điều kiện GDTC; - Yêu cầu đối với đánh giá kết quả GDTC. Mỗi yêu cầu trên có 5 yêu cầu cụ thể; các yêu cầu trên là các căn cứ để đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục thể chất trong các trường THPT. 1.4. NỘI DUNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GDTC TRONG CÁC TRƯỜNG THPT Nội dung quản lý hoạt động GDTC bao gồm: - Quản lý giáo viên giảng dạy các môn học trang bị kiến thức về thể chất (thiết lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra giáo viên giảng dạy các môn học trang bị kiến thức về thể chất) - Quản lý hoạt động học tập các môn học trang bị kiến thức về thể chất (thiết lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra học sinh học tập các môn học trang bị kiến thức về thể chất); - Quản lý các hoạt động ngoại khoá về GDTC (thiết lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá về GDTC); - Quản lý học sinh tham gia các hoạt động ngoại khoá về GDTC (thiết lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra HS tham gia các hoạt động ngoại khoá về GDTC); - Quản lý các phương tiện và điều kiện GDTC (thiết lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra huy động, phân bổ và sử dụng GDTC); - Quản lý đánh giá kết quả GDTC (thiết lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra hoạt động đánh giá kết quả GDTC ). Mỗi nội dung quản lý trên có 6 nội dung quản lý cụ thể; các nội dung quản lý trên là căn cứ đánh giá thực trạng quản lý hoạt động GDTC trong các trường THPT. 1.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GDTC TRONG TRƯỜNG THPT Quản lý hoạt động giáo dục thể chất trong trường THPT chịu ảnh hưởng của các yêu tố: Luật pháp, chính sách, điều lệ, quy chế giáo dục và thể thao; Năng lực đội ngũ giáo viên thể dục và nhân viên của trường; Cơ sở vật chất và thiết bị dành cho hoạt động GDTC; Môi trường GDTC trong và ngoài trường; bản sắc văn băn hoá và truyền thống của các dân tộc trong cộng đồng; Năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường.
  7. 7 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT TẠI CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN VIÊNG KHĂM, TỈNH VIÊNG CHĂN, NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 2.1. KHÁI QUÁT VỀ GIÁO DỤC CỦA HUYỆN VIÊNG KHĂM, TỈNH VIÊNG CHĂN - Viêng Khăm là huyện bán sơn địa, khí hậu lục địa, diện tích 124 km2; dân số khoảng 20.000 người gồm các dân tộc Mông, dân tộc Kuemu và dân tộc Lào tai; có 18 đơn vị hành chính, trong dó có 17 xã (bản) và 1 thi trấn. Thị trấn Viêng Khăm là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá và giáo dục của huyện Viêng Khăm; đặc trưng văn hoá là Phát giáo; cơ cấu kinh tế là nông - lâm – khoáng sản – thủy điện. KT-XH đang bắt đầu phát triển nhưng chưa theo kịp thị trấn Viêng Khăm và một số huyện khác của tỉnh Viêng Chăn. Hiện nay GDP bình quân đầu người đạt khoảng 850 USD/năm. Đến năm 2020, cùng với cả nước Lào, huyện Viêng Khăm phấn đấu đạt GDP bình quân đầu người tăng gấp 2 đến 3 lần hiện nay, khoảng 1.200 - 1.500 USD/năm. Viêng Khăm có 2 trường THPT là Trường THPT Pak Chaeng và Trường THPT Phôn My, có 2 Trường THCS, có 2 trường tiểu học, có 3 trường mầm non và có 1 trung tâm dạy nghề cho người lao động tại địa phương. - Giáo dục THPT của huyện Viêng Khăm: + Quy mô và chất lượng giáo dục của Trường THPT Pak Chaeng; Bảng 2.2. Kết qủa xếp loại đạo đức học sinh của Trường THPT Pak Chaeng 3 năm học gần đây Tổng Kết quả xếp loại đạo đức của học sinh (HS) số Tốt Khá Trung bình Yếu Năm học học Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ sinh lượng % lượng % lượng % lượng % 2014-2015 917 726 79,17 187 19,41 3 0,33 1 0,10 2015-2016 929 736 79,22 186 20,02 7 1,08 0 0,75 2016-2017 947 765 80,78 181 26,91 1 0,11 0 0 Nguồn: Học viên thu thập từ Văn phòng của Trường THPT Pak Chaeng
  8. 8 Bảng 2.3. Kết qủa xếp loại học lực học sinh của Trường THPT Pak Chaeng 3 năm học gần đây Tổng Kết quả xếp loại học lực học sinh số Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Năm học học Số lượng/ Số lượng/ Số lượng/ Số lượng/ Số lượng/ sinh Tỉ lệ % Tỉ lệ % Tỉ lệ % Tỉ lệ % Tỉ lệ % 210/ 419/ 206/ 78/ 4/ 2014-2015 917 22,90 45,69 28,35 8,51 0,44 226/ 428/ 213/ 57/ 5/ 2015-2016 929 24,33 46,08 22,93 6,14 0,52 206/ 410/ 234/ 94/ 3/ 2016-2017 947 21,75 43,29 24,70 9,93 0,32 Nguồn: Học viên thu thập từ Văn phòng của Trường THPT Pak Chaeng + Quy mô và chất lượng giáo dục của Trường THPT Phôn My Bảng 2.5. Kết qủa xếp loại đạo đức học sinh của Trường THPT Phôn My 3 năm học gần đây Tổng Kết quả xếp loại đạo đức của học sinh (HS) số Tốt Khá Trung bình Yếu Năm học học Số Tỉ lệ % Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ sinh lượng lượng % lượng % lượng % 2014-2015 1122 905 80,65 205 18,28 12 1,07 0 0 2015-2016 1127 903 80,12 214 18,99 10 0,89 0 0 2016-2017 1138 900 79,08 231 20,29 7 0,64 0 0 Nguồn: Học viên thu thập từ Văn phòng của Trường THPT Phôn My Bảng 2.6. Kết qủa xếp loại học lực học sinh của Trường THPT Phôn My 3 năm học gần đây Tổng Kết quả xếp loại học lực của học sinh số Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Năm học học Số lượng/ Số lượng/ Số lượng/ Số lượng/ Số lượng/ sinh tỉ lệ % Tỉ lệ % Tỉ lệ % Tỉ lệ % Tỉ lệ % 165/ 671/ 266/ 17/ 3/ 2014-2015 1122 14,71% 59,80% 23,71% 1,52% 0,27% 176/ 681/ 248/ 22/ 0/ 2015-2016 1127 15,62% 60,43% 22,01% 1,95% 0% 180/ 687/ 253/ 16/ 2/ 2016-2017 1138 15,82 % 60,36 % 22,23 %? 1,41 % 0,18 % Nguồn: Học viên thu thập từ Văn phòng của Trường THPT Phôn My
  9. 9 2.2. GIỚI THIỆU VỀ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG GDTC VÀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GDTC TẠI CÁC TRƯỜNG THPT THUỘC HUYỆN VIÊNG KHĂM Trong mục này có trình bày về: - Mục tiêu khảo sát thực trạng - Nội dung khảo sát thực trạng - Phương pháp khảo sát thực trạng - Đối tượng xin ý kiến trong khảo sát thực trạng 2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GDTC TẠI CÁC TRƯỜNG THPT THUỘC HUYỆN VIÊNG KHĂM Sau khi phát phiếu khảo sát thực trạng dạy học GDTC, đã thu về được 110 phiếu trả lời đủ các câu hỏi. Xử lý số liệu trong các bảng câu hỏi ( tại Phụ lục 1 bản chính), có các kết quả dưới đây: 2.3.1. Thực trạng xác định mục tiêu GDTC Thực trạng xác định mục tiêu GDTC tại các trường THPT thuộc huyện Viêng Khăm được chỉ đạt mức độ thấp của loại khá vì giá trị trung bình của các X trong bảng này chỉ đạt được 2,53 (Bảng 2.7 bản chính) 2.3.2. Thực trạng lựa chọn nội dung GDTC Thực trạng lựa chọn nội dung GDTC tại các trường THPT thuộc huyện Viêng Khăm chỉ đạt mức độ thấp của loại khá vì giá trị trung bình của các trong bảng này chỉ đạt được 2,56 (Bảng 2.8 bản chính). 2.3.3. Thực trạng phương pháp và hình thức tổ chức GDTC Thực trạng phương pháp và hình thức tổ chức GDTC tại các trường THPT thuộc huyện Viêng Khăm chỉ đạt loại trung bình vì giá trị trung bình của các trong bảng này chỉ đạt được 2,49 (Bảng 2.9 bản chính). 2.3.4. Thực trạng giáo viên giảng dạy các môn học trang bị kiến thức về thể chất Thực trạng hoạt động giảng dạy các môn học trang bị kiến thức về thể chất đạt mức độ thấp của loại khá vì giá trị trung bình của các trong bảng này chỉ đạt được 2,55 (Bảng 2.10 bản chính). 2.3.5. Thực trạng hoạt động học tập các môn học trang bị kiến thức về thể chất Thực trạng hoạt động học tập các môn học trang bị kiến thức về thể chất của học sinh tại các trường THPT thuộc huyện Viêng Khăm chỉ đạt mức độ thấp của loại khá
  10. 10 vì giá trị trung bình của các X trong bảng này chỉ đạt được 2,51 (Bảng 2.11 bản chính). 2.3.6. Thực trạng tổ chức các hoạt động ngoại khoá về GDTC Thực trạng tổ chức các hoạt động ngoại khoá về GDTC tại các trường THPT thuộc huyện Viêng Khăm chỉ đạt loại trung bình vì giá trị trung bình của các trong bảng này chỉ đạt được 2,48 (Bảng 2.12 bản chính). 2.3.7. Thực trạng học sinh tham gia các hoạt động ngoại khoá về GDTC Thực trạng học sinh tham gia các hoạt động ngoại khoá về GDTC tại các trường THPT thuộc huyện Viêng Khăm chỉ đạt mức độ thấp của loại khá vì giá trị trung bình của các trong bảng này chỉ đạt được 2,53 (Bảng 2.13 bản chính). 2.3.8. Thực trạng phương tiện và điều kiện GDTC Thực trạng phương tiện và điều kiện GDTC tại các trường THPT thuộc huyện Viêng Khăm chỉ đạt loại trung bình vì giá trị trung bình của các trong bảng này chỉ đạt được 2,40 (Bảng 2.14 bản chính). 2.3.9. Thực trạng đánh giá kết quả GDTC Thực trạng đánh giá kết quả GDTC tại các trường THPT thuộc huyện Viêng Khăm chỉ đạt mức rất thấp của loại khá vì giá trị trung bình của các trong bảng này chỉ đạt được 2,51 (Bảng 2.15 bản chính). 2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GDTC CỦA CÁC TRƯỜNG THPT THUỘC HUYỆN VIÊNG KHĂM Sau khi thu về được 80/85 phiếu đã trả lời đủ các câu hỏi; xử lý số liệu 80 phiếu hỏi đó, có được các kết quả dưới đây. 2.4.1. Thực trạng quản lý GV giảng dạy các môn học trang bị kiến thức về thể chất Thực trạng quản lý giáo viên giảng dạy các môn học trang bị kiến thức về thể chất tại các trường THPT thuộc huyện Viêng Khăm chỉ đạt loại trung bình vì giá trị trung bình của các trong bảng này chỉ đạt được 2,45 (Bảng 2.16 bản chính). 2.4.2. Thực trạng quản lý học tập các môn học trang bị kiến thức về thể chất Thực trạng quản lý hoạt động học tập các môn học trang bị kiến thức về thể chất của các trường THPT thuộc huyện Viêng Khăm chỉ đạt loại trung bình vì giá trị trung bình của các trong bảng là 2,42 (Bảng 2.17) bản chính.
  11. 11 2.4.3. Thực trạng quản lý các hoạt động ngoại khoá về GDTC Thực trạng quản lý các hoạt động ngoại khoá về GDTC của các của các trường THPT thuộc huyện Viêng Khăm đạt mức thấp của loại khá vì giá trị trung bình của các X trong bảng là 2,55 (Bảng 2.18 bản chính). 2.4.4. Thực trạng quản lý HS tham gia các hoạt động ngoại khoá về GDTC Thực trạng quản lý học sinh tham gia các hoạt động ngoại khoá về GDTC của các trường THPT thuộc huyện Viêng Khăm đạt mức thấp của loại khá vì giá trị trung bình của các trong bảng là 2,54 (Bảng 2.19 bản chính). 2.4.5. Thực trạng quản lý phương tiện và điều kiện GDTC Thực trạng quản lý quản lý phương tiện và điều kiện GDTC của các trường THPT thuộc huyện Viêng chỉ đạt loại trung bình vì giá trị trung bình của các trong bảng là 2,43 (Bảng 2.20 bản chính). 2.4.6. Thực trạng quản lý đánh giá kết quả giáo dục thể chất Thực trạng quản lý đánh giá kết quả GDTC của các trường THPT thuộc huyện Viêng Khăm đạt mức độ thấp của loại khá vì giá trị trung bình của các trong bảng là 2,53 (Bảng 2.21 bản chính). 2.4.7. Mức độ tác động của các yếu tố có ảnh hưởng đến quản lý hoạt động GDTC Mọi yếu tố có ảnh hưởng đến quản lý hoạt động GDTC đều có mức độ tác động rất mạnh (có giá trị trên 3,25); trong đó yếu tố tác động mạnh nhất là “Năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường về GDTC” với giá trị là 3,82. 2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GDTC TẠI CÁC TRƯỜNG THPT THUỘC HUYỆN VIÊNG KHĂM Trong mục này có trình bày về: - Những thuận lợi, ưu điểm và nguyên nhân; - Những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân; trong đó nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng như trên là do hạn chế trong: + Quản lý hoạt động dạy học các môn học trang bị kiến thức về thể chất ; + Quản lý hoạt động ngoại khoá về GDTC; + Quản lý phương tiện và điều kiện cho hoạt động GDTC; + Quản lý hoạt động đánh giá kết quả GDTC; + Năng lực của đội ngũ CBQL của trường.
  12. 12 Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT TẠI TRƯỜNG THPT THUỘC HUYỆN VIÊNG KHĂM, TỈNH VIÊNG CHĂN, NƯỚC CHDCND LÀO 3.1. CÁC NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GDTC trong các trường THPT thuộc huyện Viêng Khăm được dựa trên các nguyên tắc: - Tuân thủ luật pháp, đường lối lãnh đạo của Đảng, chính sách và các quy chế của ngành GD&TT - Đảm bảo tính khoa học - Đảm bảo bản sắc văn hoá và truyền thống của các dân tộc Lào - Đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống - Đảm bảo tính khả thi 3.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GDTC CỦA CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN VIÊNG KHĂM, TỈNH VIÊNG CHĂN 3.2.1. Quản lý hoạt động dạy học các môn học nền tảng của giáo dục thể chất theo định hướng phát triển năng lực học sinh 3.2.1.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp Nhằm làm cho một trong hai con đường chủ yếu trong hoạt động GDTC (thông qua dạy học các môn học trang bị kiến thức về thể chất theo chương trình giáo dục THPT) có chất lượng và hiệu quả. 3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp a) Tổ chức quản lý hoạt động giảng dạy nội khóa các môn học trang bị kiến thức về thể chất theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Để quản lý đội ngũ giáo viên giảng dạy nội khoá các môn học trang bị kiến thức về thể chất theo định hướng phát triển năng lực học sinh, hiệu trưởng thông qua hoạt động quản lý của Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn và hoạt động quản lý của Tổ trưởng tổ chuyên môn để triển khai các chức năng cơ bản của quản lý đối với hoạt động giảng dạy nội khóa các môn học trang bị kiến thức về thể chất. b) Tổ chức quản lý hoạt động học tập nội khoá các môn học trang bị kiến thức về thể chất của học sinh theo định hướng phát triển năng lực
  13. 13 Để quản lý hoạt động học tập nội khoá các môn học trang bị kiến thức về thể chất theo định hướng phát triển các năng lực học sinh, hiệu trưởng thông qua hoạt động quản lý của Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn và hoạt động quản lý của Tổ trưởng tổ chuyên môn, hoạt động của giáo viên chủ nhiệm lớp để triển khai các chức năng cơ bản của quản lý hoạt động học tập nội khoá các môn học trang bị kiến thức về thể chất . 3.2.1.3. Các điều kiện thực hiện biện pháp - Phải có được đội ngũ tổ trưởng chuyên môn hiểu biết về các hoạt động GDTC - Phải huy động được một lượng kinh phí nhất định. 3.2.2. Phối hợp trách nhiệm của các lực lượng giáo dục trong trường và ngoài xã hội để tổ chức có hiệu quả các hoạt động ngoại khoá về GDTC 3.2.2.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp Nhằm làm cho một trong hai con đường chủ yếu trong hoạt động GDTC (thông qua tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp) có chất lượng và hiệu quả. 3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp a) Quản lý hoạt động của giáo viên các môn học trang bị kiến thức về thể chất về phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tổ chức các hoạt động ngoại khoá về giáo dục thể chất cho học sinh Để quản lý giáo viên các môn học trang bị kiến thức về thể chất về phối hợp tổ chức các hoạt động ngoại khoá về GDTC, hiệu trưởng trường THPT thông qua hoạt động quản lý của Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, hoạt động quản lý của Tổ trưởng tổ chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên các môn học trang bị kiến thức về thể chất và đại diện các tổ chức và đoàn thể trong và ngoài trường để triển khai các chức năng cơ bản của quản lý hoạt động của giáo viên các môn học trang bị kiến thức về thể chất về phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tổ chức các hoạt động ngoại khoá về GDTC. b) Quản lý hoạt động của học sinh tham gia các hoạt động ngoại khoá về giáo dục thể chất Để quản lý học sinh tham gia các hoạt động ngoại khoá về GDTC, hiệu trưởng trường THPT thông qua hoạt động quản lý của Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, hoạt động quản lý của Tổ trưởng tổ chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm lớp và
  14. 14 đại diện các tổ chức và đoàn thể trong và ngoài trường để triển khai các chức năng cơ bản của quản lý đối với hoạt động của học sinh tham gia các hoạt động ngoại khoá về giáo dục thể chất. 3.2.2.3. Các điều kiện thực hiện biện pháp - Hiệu trưởng phải ngoại giao tốt để xây dựng kế hoạch ngoại khoá về GDTC; - Mỗi nhà trường THPT phải có một khoản ngân (kinh phí) nhất định. 3.2.3. Tổ chức huy động, trang bị và quản lý sử dụng thiết bị kỹ thuật và dụng cụ luyện tập cho hoạt động giáo dục thể chất 3.2.3.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp Nhăm tạo đủ kinh phí, CSVC&TBDH cho các môn học trang bị kiến thức về thể chất; các dụng cụ thể thao để đáp ứng nhu cầu sử dụng của giáo viên và học sinh trong hoạt động ngoại khoá về GDTC. 3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp Để quản lý các phương tiện và điều kiện cho hoạt động giáo dục thể chất, hiệu trưởng trường THPT thông qua hoạt động quản lý của Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, hoạt động quản lý của Tổ trưởng tổ chuyên môn và Tổ trưởng văn phòng để triển khai các chức năng cơ bản của quản lý đối với các nội dung cụ thể: - Quản lý hoạt động xây dựng kế hoạch mua sắm, trang bị CSVC&TB về GDTC - Quản lý hoạt động huy động kinh phí và tiến hành mua sắm để trang bị CSVC&TB về GDTC theo nhu cầu sử dụng - Quản lý hoạt động sử dụng và bảo quản CSVC&TB về GDTC - Quản lý hoạt động phát triển CSVC&TB về GDTC 3.2.3.3. Các điều kiện thực hiện biện pháp - Hiệu trưởng phải chỉ đạo để huy động được nhân lực của trường vào việc khảo sát nhu cầu sử dụng. - Hiệu trưởng phải tạo được mối quan hệ thật tốt để huy động được các khoản kinh phí cho cho triển khai biện pháp này. 3.2.4. Thực hiện đổi mới đánh giá kết quả GDTC theo định hướng đánh giá sự phát triển năng lực bảo vệ sức khoẻ và năng lực thể thao của học sinh 3.2.4.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp Nhằm đổi mới hoạt động đánh giá kết quả GDTC từ nhận xét chung chung và
  15. 15 cho điểm môn thể dục sang đánh giá mức độ hình thành và phát triển năng lực bảo vệ sức khoẻ và năng lực thể thao của từng học sinh. 3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp a) Xây dựng kế hoạch đánh giá kết quả hoạt động GDTC theo định hướng đáng giá sự hình thành và phát triển năng lực bảo vệ sức khoẻ và năng lực thể thao của học sinh. Hiệu trưởng tổ chức và chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn để tổ trưởng chuyên môn phối hợp với các lực lượng giáo dục khác của trường nhằm chỉ đạo giáo viên các môn học trang bị kiến thức về thể chất tham gia xây dựng kế hoạch đánh giá hoạt động GDTC của trường; trong đó chỉ rõ mục tiêu đánh giá (không phải cho điểm, mà phải đưa ra các tiêu chí cụ thể là các năng lực bảo vệ sức khoẻ và năng lực thể thao của học sinh cần phải đat được thông qua hoạt động GDTC); chỉ rõ về dự kiến huy động các lực lượng tham gia đánh giá; chỉ ra các điều kiện cho hoạt động đánh giá; chỉ rõ các hình thức tổ chức đánh giá (thường xuyên và định kỳ) và thời gian thực hiện. b) Tổ chức và chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn và các lực lượng giáo dục khác trong trường phối hợp với nhau để triển khai kế hoạch đánh gia kết quả hoạt động GDTC theo định hướng xem xét mức độ hình thành và phát triển các năng lực bảo vệ sức khoẻ và năng lực thể thao của học sinh. Hiệu trưởng tổ chức và chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn để tổ trưởng chuyên môn phối hợp với các lực lượng giáo dục khác của trường nhằm chỉ đạo giáo viên các môn học trang bị kiến thức về thể chất tham gia hoạt động xác định các tiêu chí đánh giá và tổ chức đánh giá các hoạt động GDTC theo định hướng mới đánh giá mức độ hình thành và phát triển các năng lực bảo vệ sức khoẻ và năng lực thể thao của học sinh; c) Tổ chức và chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn và các lực lượng giáo dục khác trong trường phối hợp với nhau để sử dụng kết quả đánh giá về GDTC vào một số hoạt động khác của trường. - Tổ chức và chỉ đạo hoạt động rút kinh nghiệm về GDTC để nhận biết những gì cần duy trì và phát huy, những gì cần phải đổi mới về việc xác định mục tiêu GDTC, lựa chọn nội dung GDTC, lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức GDTC; trang bị và sử dụng CSVC&TB cho GDTC theo 2 con đường chủ yếu của GDTC là dạy
  16. 16 học nội khoá các môn học trang bị kiến thức về thể chất và tổ chức các hoạt động ngoại khoá về GDTC. - Tổ chức và chỉ đạo hoạt động đông viên, khen thưởng cá nhân học sinh, cá nhân giáo viên, tập thể học sinh và tập thể giáo viên, các tổ chức và đoàn thể trong trường với nhiều hình thức như phát giấy khen, trao cờ đạt giải hội thi, ghi nhận thành tích của học sinh vào hồ sơ quản lý học sinh (Việt Nam gọi là Học bạ của học sinh). - Tổ chức và chỉ đạo hoạt động giới thiệu học sinh có đủ tiêu chuẩn (có năng khiếu, năng lực thể thao, sức khoẻ, có nguyện vọng và điều kiện gia đình) vào danh sách các đội tuyển thể thao của trường, của địa phương để họ tham gia luyện tập và thi đấu; đặc biệt và quan trọng là giới thiệu học sinh tham gia dự tuyển vận động viên thể thao của huyện Viêng Khăm, của tỉnh Viêng Chăn và của quốc gia Lào. 3.2.4.3. Các điều kiện thực hiện biện pháp - Đội ngũ giáo viên và nhân viên phục vụ phải nhận thức được tầm quan trọng phải đổi mới hoạt động đánh giá kết quả của hoạt động GDTC. - Phải huy động được nguồn lực vật chất, trong đó chủ yếu là ngân (tiền) để chi phí cho các hoạt động đổi mới đánh giá kết quả của hoạt động GDTC. 3.2.5. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý của trường nhằm nâng cao năng lực quản lý hoạt động giáo dục thể chất 3.2.5.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp Nhằm nâng cao được năng lực thiết lập và triển khái các chức năng cơ bản của quản lý (kế hoach hoá, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra) cho đội ngũ CBQL của trường. 3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp Hiệu trưởng các trường THPT thuộc huyện Viêng Khăm triển khai biện pháp bồi dưỡng kiến thức quản lý cho đội ngũ CBQL của trường nhằm nâng cao năng lực quản lý hoạt động GDTC bằng các hoạt động quản lý chủ yếu dưới đây. a) Tổ chức và chỉ đạo hoạt động đánh giá năng lực thiết lập và triển khai các chức năng cơ bản của quản lý đối với hoạt động dạy học các môn học trang bị kiến thức về thể chất và tổ chức các hoạt động ngoại khoá về GDTC của đội ngũ CBQL nhà trường. - Xem xét và đánh giá về năng lực của các CBQL về xây dựng kế hoạch GDTC của nhà trường; trong đó xem xét cách thức đề ra các mục tiêu quản lý hoạt động
  17. 17 GDTC; dự kiến về huy động lực lượng (CBQL, giáo viên và các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường), huy động ngân và phương tiện kỹ thuật cho GDTC; dự kiến các biện pháp quản lý để thực hiện được mục tiêu quản lý GDTC của nhà trường. - Xem xét và đánh giá năng lực tổ chức và chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn về chỉ đạo giáo viên các môn học trang bị kiến thức về thể chất xây dựng kế hoạch cá nhân của họ về GDTC; năng lực phân công, điều hành và giám sát giáo viên các môn học trang bị kiến thức về thể chất triển khai giảng dạy trên lớp; và đánh giá năng lực động viên, khuyến kích và uốn nắn hoạt động giảng dạy và tổ chức các hoạt động ngoại khoá về GDTC của giáo viên, của học sinh trong tham gia các hoạt động ngoại khoá về GDTC. - Xem xét và đánh giá năng lực đề ra mục đích, nội dung, phương pháp, công cụ trong hoạt động kiểm tra và đánh giá về quản lý hoạt động GDTC và năng lực thu thập thông tin về kết quả quản lý GDTC để so sánh với mục tiêu GDTC đã xác định. b) Tổ chức và chỉ đạo hoạt động xác định nhu cầu, nội dung và hình thức tổ chức bồi dưỡng về năng lực thiết lập và triển khai các chức năng cơ bản của quản lý đối với hoạt động GDTC của đội ngũ cán bộ quản lý trong nhà trường. - Trên cơ sở thực trạng về năng lực của đội ngũ CBQL về thiết lập và triển khai các chức năng cơ bản của quản lý (đã nêu trên), hiệu trưởng tổ chức lấy ý kiến của các CBQL trong trường về nhu cầu và nội dung cần được bồi dưỡng về quản lý. - Cũng trên cơ sở thực trạng về năng lực thiết lập và triển khai các chức năng cơ bản của quản lý (đã nêu trên), hiệu trưởng tổ chức lấy ý kiến của các CBQL trong trường hình thức tổ chức bồi dưỡng (gửi đi học bồi dưỡng về quản lý hoặc tự bồi dưỡng tại trường) để nâng cao năng lực quản lý hoạt động GDTC cho đội ngũ CBQL của trường. c) Tổ chức và chỉ đạo hoạt động gửi cán bộ quản lý của trường đi bồi dưỡng tại các cơ sở giáo dục có chức năng bồi dưỡng CBQL GD&TT tại Sở GD&TT của tỉnh Viêng Chăn hoặc tại Bộ GD&TT ở Thủ đô Viên Chăn. - Dựa trên nhu cầu, cử những CBQL có đủ điều kiện về thời gian và sự ổn định về cuộc sống của gia đình được đi bồi dưỡng tại các cơ sở giáo dục có chức năng bồi dưỡng cán bộ quản lý GD&TT tại Sở GD&TT của tỉnh Viêng Chăn hoặc hoặc tại Bộ GD&TT ở Thủ đô Viên Chăn.
  18. 18 - Riêng đối với một số CBQL có độ tuổi trẻ và có triển vọng để làm cán bộ quản lý cấp trưởng (Hiệu trưởng và các Phó hiệu trưởng) có thể lập danh sách đề nghị Sở GD&TT tỉnh Viêng Chăn để Sở GD&TT trình Bộ GD&TT gửi họ đi đào tạo ở Việt Nam hoặc một số nước bạn có quan hệ hữu nghị anh em khác. d) Tổ chức và chỉ đạo hoạt động động viên cán bộ quản lý của trường thực hiện tự bồi dưỡng tại trường về thiết lập và triển khai các chức năng cơ bản của quản lý đối với quản lý nhà trường nói chung và quản lý hoạt động GDTC của nhà trường nói riêng. - Tổ chức và chỉ đạo các hoạt động động viên đội ngũ CBQL của trường thực hiện tự nghiên cứu tại trường về khoa học quản lý, quản lý nhà trường, quản lý hoạt động GDTC trong trường THPT. - Tổ chức và chỉ đạo hoạt động tạo các điều kiện về tài liệu (sách cấp phát từ Sở GD&TT tỉnh Viêng Chăn và từ các Thư viện của tỉnh Viêng Chăn) về quản lý giáo dục, quản lý nhà trường và quản lý hoạt động GDTC để các CBQL tự nghiên cứu (tự bồi dưỡng). - Tổ chức và chỉ đạo hoạt động tạo ra các điều kiện thuận lợi về khai thác thông tin (mạng Internet ở trường) để các cán bộ quản lý có điều kiện khái thác thông tin trên mạng nhằm tự nghiên cứu (tự bồi dưỡng). - Tổ chức và chỉ đạo hoạt động tạo ra các điều kiện thuận lợi về thời gian (sắp xếp công việc hợp lý hoặc miễn trừ giờ giảng dạy theo phân công số tiết dạy trong một tuần lễ) để các CBQL tự nghiên cứu (tự bồi dưỡng). - Tổ chức và chỉ đạo việc tổ chức các thảo luận (giống như các hội nghị hoặc hội thảo khoa học) trong đội ngũ CBQL của trường về công tác quản lý nhà trường, quản lý hoạt động GDTC; - Tổ chức và chỉ đạo hoạt động kiểm tra và đánh giá kết quả tự bồi dưỡng của các CBQL đã đăng ký tự bồi dưỡng về thiết lập và triển khái các chức năng cơ bản của quản lý. Từ đó có chính sách về bổ nhiệm những cán bộ quản lý có năng lực vào các chức vụ cao hơn, hoặc đề nghị được tăng thêm bậc lương trước thời hạn, giới thiệu họ vào danh sách bầu giáo viên giỏi, 3.2.5.3. Các điều kiện thực hiện biện pháp Hiệu trưởng xây dựng mối quan hệ đối với các cơ sở giáo dục có chức năng đào
  19. 19 tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý GD&TT, để tạo điều kiện cho cán bộ quản lý đi tham dự các khoá bồi dưỡng quản lý nhà trường; đồng thời phải huy động được một khoản kinh phí nhất định để chi cho việc tổ chức các hội thảo khoa học nêu trên. 3.3. MỐI QUAN HỆ CỦA CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÃ ĐỀ XUẤT TRONG LUẬN VĂN Có thể nhận thấy mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động GDTC tại các trường THPT thuộc huyện Viêng Khăm bằng hình 3.1 dưới đây. BIỆN PHÁP 1 BIỆN BIỆN BIỆN PHÁP 4 PHÁP 5 PHÁP 2 BIỆN PHÁP 4 Hình 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động GDTC tại các trường THPT thuộc huyện Viêng Khăm Những biện pháp quản lý hoạt động GDTC tại các trường THPT thuộc huyện Viêng Khăm đã đề xuất ở trên có mối quan hệ mật thiết với nhau và bổ trợ cho nhau.; trong đó: Biện pháp thứ 5 có vị trí trung tâm có tác động đến triển khai các các biện pháp khác; Biện pháp thứ 1 quyết định chất lượng của một trong hai con đường
  20. 20 GDTC (dạy học nội khoá); Biện pháp thứ 2 là biện pháp mang tính quyết định chất lượng của một trong hai con đường GDTC (tổ chức các hoạt động ngoại khoá về GDTC); Biện pháp thứ 3 là biện pháp mang tính tạo được phương tiện và điều kiện tất yếu để triển khai các biện pháp khác; Biện pháp thứ 4 là biện pháp nhằm nhận biết chính xác chất lượng của quản lý hoạt động GDTC. 3.4. KHẢO NGHIỆM MỨC ĐỘ CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GDTC TẠI CÁC TRƯƠNG THPT THUỘC HUYỆN VIÊNG KHĂM 3.4.1. Mục đích, nội dung, phương pháp và đối tượng khảo nghiệm Nhận biết được mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động GDTC tại các trường THPT thuộc huyện Viêng Khăm, tỉnh Viêng Chăn, Nước CHDCND Lào đã đề xuất tại chương này bằng phương pháp trưng cầu ý kiến (xin ý kiến) của một số cán bộ quản lý và giáo viên có kinh nghiệm trong GDTC và quản lý hoạt động GDTC. Thực hiện phương pháp này bằng soạn 2 bảng câu hỏi để đề nghị những người trả lời biết ý kiến của họ về các mức độ rất cần thiết (2 điểm), cần thiết (1 điểm) và không cần thiết (không điểm); tương tự số điểm cho các mức độ rất khả thi, khả thi và không khả thi của từng biện pháp quản lý hoạt động GDTC. Nội dung và hình thức của bảng câu hỏi thể hiện tại Phụ lục 3 của luận văn này. Đối tượng lựa chọn để xin ý kiến bao gồm 87 người, trong đó có: - 7 cán bộ quản lý cấp trường (hiệu trưởng và phó hiệu trưởng) và 5 cán bộ đại diện các tổ chức và đoàn thể trong 2 trường THPT của huyện Viêng Khăm; - 12 tổ trưởng chuyên môn và tổ trưởng văn phòng của 2 trường THPT thuộc huyện Viêng Khăm. - 60 giáo viên trong 2 trường THPT của huyện Viêng Khăm (trong đó có tất cả giáo viên thể dục). - 5 cán bộ quản lý của Sở GD&TT tỉnh Viêng Khăm. Sau khi phát phiếu xin ý kiến, đã thu về được 85 phiếu trả lời đủ câu hỏi. Tiến hành xử lý các số liệu trong các bảng câu hỏi tại Phụ lục 2 bằng công thức toán n f x  i i i 1 thống kế: X = n (đã nêu tại Chương 2) cho thấy các kết quả khảo nghiệm mức  f i i 1 độ cần thiết và mức độ tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động GDTC tại
  21. 21 các trường THPT thuộc huyện Viêng Khăm, tỉnh Viêng Chăn Nước CHDCND Lào sẽ trình bày dưới đây. 3.4.2. Kết quả khảo nghiệm 3.4.2.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động GDTC tại các trường THPT thuộc huyện Viêng Khăm được thể hiện ở các số liệu trong Bảng 3.1 dưới đây. Bảng 3.1. Kết quả xin ý kiến về mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý Mức độ cần thiết (85 phiếu) TT Các biện pháp quản lý Rất Không Cần Xếp cần cần thiết X thứ thiết thuết Quản lý hoạt động dạy học các môn học 1 nền tảng của giáo dục thể chất theo định 82 3 0 1,96 3 hướng phát triển năng lực học sinh Phối hợp trách nhiệm của các lực lượng giáo dục trong trường và ngoài xã hội để 2 79 6 0 1,93 5 tổ chức có hiệu quả các hoạt động ngoại khoá về giáo dục thể chất Tổ chức huy động, trang bị và quản lý sử 3 dụng thiết bị kỹ thuật và dụng cụ luyện 84 1 0 1,99 2 tập cho hoạt động giáo dục thể chất Thực hiện đổi mới đánh giá kết quả giáo dục thể chất theo định hướng đánh giá sự 4 80 5 0 1,94 4 phát triển năng lực bảo vệ sức khoẻ và năng lực thể thao của học sinh Tổ chức bồi dưỡng kiến thức quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý của trường nhằm 5 85 0 0 2,00 1 nâng cao năng lực quản lý hoạt động giáo dục thể chất Với các số liệu tại Bảng 3.1 cho thấy hầu hết các biện pháp quản lý hoạt động GDTC tại các trường THPT thuộc huyện Viêng Khăm đều được đánh giá với mức độ Rất cần thiết.
  22. 22 3.4.2.2. Mức độ tính khả thi của các biện pháp quản lý Mức độ tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động GDTC tại các trường THPT thuộc huyện Viêng Khăm được thể hiện ở các số liệu trong bảng 3.2 dưới đây. Bảng 3.2. Kết quả xin ý kiến về mức độ tính khả thi của các biện pháp quản lý Mức độ tính khả thi (85 phiếu) Rất Không TT Các biện pháp quản lý Khả Xếp Khả Khả thi X thứ thi thi Quản lý hoạt động dạy học các môn học 1 nền tảng của giáo dục thể chất theo định 81 4 0 1,95 3 hướng phát triển năng lực học sinh Phối hợp trách nhiệm của các lực lượng giáo dục trong trường và ngoài xã hội để tổ 2 78 7 0 1,92 5 chức có hiệu quả các hoạt động ngoại khoá về giáo dục thể chất Tổ chức huy động, trang bị và quản lý sử 3 dụng thiết bị kỹ thuật và dụng cụ luyện tập 83 2 0 1,98 2 cho hoạt động giáo dục thể chất Thực hiện đổi mới đánh giá kết quả giáo dục thể chất theo định hướng đánh giá sự phát 4 79 6 0 1,93 4 triển năng lực bảo vệ sức khoẻ và năng lực thể thao của học sinh Tổ chức bồi dưỡng kiến thức quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý của trường nhằm 5 84 1 0 1,99 1 nâng cao năng lực quản lý hoạt động giáo dục thể chất Với các số liệu tại Bảng 3.2 cho thấy hầu hết các biện pháp quản lý hoạt động GDTC tại các trường THPT thuộc huyện Viêng Khăm đều được đánh giá với mức độ tính khả thi là Rất khả thi. Như vậy, các biện pháp quản lý hoạt động GDTC tại cadcs trường THPT thuộc huyện Viêng Khăm đã đề xuất trong luận văn này là rất cần thiết và rất khả thi. Như vậy, hiệu trưởng các trường THPT trong huyện Viêng Khăm, tỉnh Viêng Chăn, Nước CHDCND Lào có thể vận dụng các biện pháp quản lý hoạt động GDTC vào quản lý hoạt động GDTC của nhà trường, thì nhất thiết hoạt động GDTC của mỗi trường THPT thuộc huyện này cso chất lượng cao hơn, góp phần vào nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh THPT.
  23. 23 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Hoạt động GDTC trong các trường THPT gồm dạy học các môn học trang bị kiến thức về thể chất và tổ chức các hoạt động ngoại khóa về GDTC. Các hoạt động này được các lực lượng giáo dục trong trường (đội ngũ CBQL, giáo viên thể dục và các nhân viên phục vụ, đội ngũ học sinh) và ngoài trường (các tổ chức và đoàn thể tại công đồng, địa phương) phối hợp triển khai. Hoạt động GDTC phải đáp ứng các yêu cầu về: mục tiêu, chương trình và nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức, đội ngũ GV các môn học trang bị kiến thức về thể chất, lực lượng giáo dục khác, đội ngũ HS, phương tiên và điều kiện, đánh giá kết quả GDTC. Quản lý hoạt động GDTC gồm quản lý giảng dạy các môn học trang bị kiến thức về thể chất; quản lý học tập các môn học trang bị kiến thức về thể chất; quản lý các hoạt động ngoại khoá về GDTC; quản lý học sinh tham gia hoạt động ngoại khoá về GDTC; quản lý các phương tiện và điều kiện GDTC; quản lý đánh giá kết quả GDTC. Các hoạt động này chịu ảnh hưởng của luật pháp, chính sách, điều lệ, quy chế giáo dục; năng lực của đội ngũ GV giáo viên các môn học trang bị kiến thức về thể chất; CSVC&TBDH dành cho hoạt động GDTC; bản sắc văn hoá và truyền thống của các dân tộc trong cộng đồng; môi trường GDTC trong và ngoài trường; năng lực quản lý của đội ngũ CBQL nhà trường. Kết quả khảo sát thực trang cho thấy: không có hoạt động GDTC nào và nội dung quản lý hoạt động GDTC nào đạt mức độ tốt; những cũng không có hoạt động GDTC và nội dung quản lý hoạt động GDTC nào bị đánh giá vào loaị còn yếu. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các hạn chế thuộc các lĩnh vực: + Quản lý hoạt động dạy học các môn học trang bị kiến thức về thể chất; + Quản lý hoạt động ngoại khoá về GDTC; + Quản lý phương tiện và điều kiện cho hoạt động GDTC; + Quản lý hoạt động đánh giá kết quả GDTC; + Năng lực của đội ngũ CBQL của trường. Muốn nâng cao chất lượng hoạt động GDTC cần phải triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý:
  24. 24 - Quản lý hoạt động dạy học các môn học trang bị kiến thức về thể chất theo định hướng phát triển năng lực học sinh - Phối hợp trách nhiệm của các lực lượng giáo dục trong trường và ngoài xã hội để tổ chức có hiệu quả các hoạt động ngoại khoá về giáo dục thể chất - Tổ chức huy động, trang bị và quản lý sử dụng thiết bị kỹ thuật và dụng cụ luyện tập cho hoạt động giáo dục thể chất - Thực hiện đổi mới đánh giá kết quả giáo dục thể chất theo định hướng đánh giá sự phát triển năng lực bảo vệ sức khoẻ và năng lực thể thao của học sinh - Tổ chức bồi dưỡng kiến thức quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý của trường nhằm nâng cao năng lực quản lý hoạt động giáo dục thể chất Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp đều được đánh giá có mức độ rất cần thiết và rất khả thi. Như vậy, hiệu trưởng các trường THPT trong huyện Viêng Khăm, có thể vận dụng các biện pháp quản lý hoạt động GDTC của nhà trường. 2. Kiến nghị 2.1. Đối với Bộ GD&TT của Nước CHDCND Lào Nghiên cứu để đổi mới chương trình giáo dục THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh; Có các đề xuất với Chính phủ Lào về tăng kinh phí ngành GD&TT; Có các chính sách gửi CBQL của các trường THPT đi đào tạo và bồi dưỡng về khoa học quản lý trong nước và ở nước ngoài như Pháp, Nga, Thái Lan, Singapore và đặc biệt là ở Việt Nam. 2.2. Đối với Uỷ ban nhân dân và Sở GD&TT tỉnh Viêng Chăn Đầu tư kinh phí cho việc xây dựng CSVC&TB cho hoạt động GDTC ở trường THPT theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá và xã hội hoá; Tổ chức thường xuyên các hội thao của tỉnh để tạo điều kiện cho các đội tuyển thể thao của các trường THPT tham gia các thi đấu. 2.3. Đối với các trường THPT thuộc huyện Viêng Khăm, tỉnh Viêng Chăn - Đội ngũ CBQL của các trường cần nghiên cứu về đổi mới giáo dục phổ thông; về quản lý nhà trường và quản lý hoạt động GDTC; tích cực tham mưu để huy động ngân (tiền) cho các hoạt động của nhà trường. Đội ngũ GV, tích cực tham gia hoạt động tự bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm./.