Tóm tắt Luận văn Can thiệp tâm lý cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 3 tuổi có hành vi hung tính tại các trung tâm chuyên biệt - Thành phố Hà Nội

docx 25 trang phuongvu95 8712
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận văn Can thiệp tâm lý cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 3 tuổi có hành vi hung tính tại các trung tâm chuyên biệt - Thành phố Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxtom_tat_luan_van_can_thiep_tam_ly_cho_tre_roi_loan_pho_tu_ki.docx

Nội dung text: Tóm tắt Luận văn Can thiệp tâm lý cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 3 tuổi có hành vi hung tính tại các trung tâm chuyên biệt - Thành phố Hà Nội

  1. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong vài thập kỷ gần đây các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc chứng tự kỷ tăng nhanh chóng. Tỷ lệ mắc tự kỷ theo Baird và cộng sự (1999) là 3‰ ; theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng bệnh (CDC) năm 2009 tại Mỹ là 1/110 trẻ sơ sinh (6,6‰) . Nghiên cứu của Kim và cộng sự tại Hàn Quốc cho tỷ lệ hiện mắc tự kỷ là 1/38 trẻ (2,6%) [ 28 ] . Số trẻ mắc hội chứng RLPTK được phát hiện ngày càng gia tăng mạnh điều đó đòi hỏi sự quan tâm, giúp đỡ của những nhà chuyên môn, các bác sĩ, nhà tâm lý lâm sàng. Trên thế giới hành vi hung tính đã được nhiều tác giả nghiên cứu ở nhiều góc độ và nhiều phương diện khác nhau: Bandura A. (1986), Berkowitz L. (1989), Buss A.H (1961), Dollard Y. (1939), Feschbach S. (1970), Fromm E. (1973); Andreeva G. M (1999); Levitov N. D. (1967); Rean A. A. (1996; 2013; 2015); Zakharov A. I. (2006) Tuy nhiên, nghiên cứu hành vi hung tính ở trẻ RLPTK nhằm đưa ra những hỗ trợ can thiệp tâm lý hiệu quả hiện đang còn là vấn đề nghiên cứu chưa mang tính thống nhất. Vì vậy, giai đoạn trước và trong 3 tuổi là rất quan trọng, đây là giai đoạn vàng giúp trẻ tự kỉ có cơ hội hòa nhập cao, việc can thiệp hành vi hung tính của trẻ cũng có hiệu quả hơn từ đó giúp trẻ có phản ứng phù hợp với chuẩn mực xã hội Từ những vấn đề lí luận và thực tiễn, xuất phát từ những lí do trên tôi chọn nghiên cứu đề tài : “ Can thiệp tâm lý cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 3 tuổi có hành vi hung tính tại các trung tâm chuyên biệt – Thành phố Hà Nội ” 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng biểu hiện hành vi hung tính của trẻ mắc hội chứng RLPTK 3 tuổi. Từ đó, đề xuất các khuyến nghị trong việc chăm sóc, giáo dục, can thiệp tâm lý cho bản thân trẻ , 1
  2. người chăm sóc trẻ và các giáo viên tại các trung tâm chuyên biệt cho nhóm trẻ RLPTK có hành vi hung tính 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu lí luận Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về hành vi hung tính của trẻ , những đặc điểm và biểu hiện về hành vi hung tính của trẻ RLPTK 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn Mô tả những đặc điểm và biểu hiện về hành vi hung tính của trẻ RLPTK đang được can thiệp tại các trung tâm chuyên biệt - Hà Nội, từ đó đề xuất một số khuyến nghị trong việc chăm sóc , giáo dục và can thiệp tâm lý cho người chăm sóc, giáo viên đang giảng dạy tại các trung tâm chuyên biệt trên địa bàn Thành Phố Hà Nội 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Vấn đề can thiệp tâm lý cho trẻ RLPTK 3 tuổi có hành vi hung tính dựa trên phương pháp phân thích hành vi ứng dụng ABA tại các trung tâm chuyên biệt – Thành phố Hà Nội 4.2. Khách thể nghiên cứu Trẻ RLPTK có hành vi hung tính. Khách thể điều tra bằng quan sát: 4 Trẻ RLPTK có hành vi hung tính Khách thể điều tra bằng phiếu hỏi: 10 phụ huynh và 10 giáo viên Khách thể điều tra bằng nghiên cứu trường hợp : 2 5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 5.1. Về khách thể nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu : Trung tâm Giáo dục Sunrise For Art (tên viết tắt SforA School), Trung tâm chuyên biệt Blue sky 2
  3. Giới hạn khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu về hành vi hung tính của trẻ RLPTK 3 tuổi đang được can thiệp tại 2 trung tâm chuyên biệt trên Thời gian nghiên cứu : Tháng 12/2018 – 06/2019 5.2. Về nội dung nghiên cứu Luận văn chỉ tập trung vào nghiên cứu những đặc điểm và biểu hiện hành vi hung tính của trẻ RLPTK 3 tuổi. Từ đó đề xuất các khuyến nghị chăm sóc, can thiệp tâm lý cho người chăm sóc, giáo viên đang giảng dạy tại các trung tâm tâm chuyên biệt Hà Nội 6. Giả thuyết nghiên cứu Nếu phát hiện sớm và can thiệp tâm lý kịp thời những hành vi hung tính cho trẻ RLPTK 3 tuổi theo hướng giảm thiểu hoặc thay thế hành vi phù hợp từ đó giúp trẻ phản ứng phù hợp , tích cực , tạo điều kiện tốt để trẻ phát triển hòa nhập xã hội 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp quan sát 7.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi 7.2.3. Phương pháp chuyên gia 7.2.4. Phương pháp trắc nghiệm 7.2.5. Phương pháp nghiên cứu trường hợp ( cases study ) 7.2.6. Phương pháp hồi cứu tiểu sử và hồ sơ bệnh án của trẻ RLPTK 7.2.7. Phương pháp thống kê toán học 8. Đóng góp mới của luận văn 8.1. Về lý luận: 3
  4. Nhận biết những đặc điểm và biểu hiện hành vi hung tính của trẻ RLPTK 3 tuổi Giới thiệu các lý thuyết can thiệp về hành vi hung tính cho trẻ em nói chung và trẻ có RLPTK nói riêng 8.2. Về thực tiễn: Luận văn đã thu thập một số công cụ và đưa vào thực hiện để nhận biết được trẻ RLPTK, biểu hiện hành vi hung tính của trẻ RLPTK 3 tuổi Mô tả thực trạng mức độ biểu hiện hành vi hung tính của trẻ RLPTK 3 tuổi tại 2 trung tâm chuyên biệt – Thành phố Hà Nội Trên nền tảng của phương pháp can thiệp hành vi ABA, luận văn đã xây dựng các cách thức đánh giá hành vi hung tính, các chiến lược can thiệp tâm lý : Phân tích hành vi, củng cố hành vi tích cực, dập tắt hành vi không mong muốn , thay thế hành vi tích cực cho trẻ RLPTK 3 tuổi có hành vi hung tính 9. Cấu trúc luận văn Cấu trúc đề tài gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận và khuyến nghị. Phần nội dung đề tài bao gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu Chương 2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu Chương 3. Kết quả nghiên cứu 4
  5. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ CAN THIỆP TÂM LÝ CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ 3 TUỔI CÓ HÀNH VI HUNG TÍNH 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Nghiên cứu về RLPTK 1.1.1.1. Nghiên cứu về tỉ lệ RLPTK trên thế giới 1.1.1.2. Nghiên cứu về tỷ lệ trẻ RLPTK trong nước 1.1.2. Nghiên cứu hành vi và hành vi hung tính trẻ em, trẻ RLPTK 1.1.2.1. Những nghiên cứu về hành vi và hành vi hung tính của trẻ em 1.1.2.2. Những nghiên cứu về hành vi hung tính của trẻ RLPTK Chương trình can thiệp hành vi trẻ Tự kỷ của Catherin Maurice. Những năm gần đây tác giả Thomas J.Zirpou Kristime, J.Mellov đã viết về hành vi và các chiến lược giáo dục hành vi dành cho giáo viên. Đây là một trong những nghiên cứu nói về chiến lược giáo dục, quản lý hành vi rất cụ thể (Áp dụng quản lý dành cho giáo viên) (Third Edition). Bên cạnh đó còn có các tác giả Candances, Bos, Sharow, Vaughn cũng viết về hành vi, hành vi có vấn đề và các chiến lược dạy học cho trẻ có vấn đề về hành vi. Điều này được thể hiện trong nghiên cứu “Những chiến lược dạy trẻ có vấn đề về hành vi và học tập”[ 5 ]. Nhóm cha mẹ và chuyên gia thuộc chương trình TEACCH đã đề cập tới các hành vi có vấn đề của trẻ RLPTK, xây dựng một số vấn đề cụ thể về hành với các biểu hiện khác nhau tương ứng với đừng độ tuổi của trẻ. Tuy nhiên nhóm tác giả chưa hệ thống hóa được đâu là các hành vi hung tính, các hành vi có vấn đề mang tính chung chưa có sự phân biệt rạch ròi [ 15 ] Trong cuốn “ Quản lý hành vi của trẻ khuyết tật trí tuệ” của TS. Trần Thị Minh Thành và TS. Nguyễn Nữ Tâm An, hai tác giả đã đề cập đến những biểu hiện, nguyên nhân và các yêu tố , sự tiến triển các hành vi có vấn đề, ảnh hưởng của phươn tiện thông tin đại chúng về hành vi có vấn đề đó, trong đó có biểu hiện của hành vi hung tính, tuy nhiên nhóm tác giả cũng chưa phân biệt được chính xác về hành vi hung tính, do vậy các biểu hiện hành vi hung tính được đặt ra với những tên gọi khác và còn mang tính tổng thể chung chung [ 27 ]. 5
  6. 1.1.3. Nghiên cứu xây dựng công cụ đánh giá hành vi hung tính ở trẻ em và trẻ RLPTK 1.2. Hành vi hung tính ở trẻ em và trẻ RLPTK 1.2.1.Một số khái niệm cơ bản 1.2.1.1. khái niệm hành vi Hành vi là cách xử sự của con người trong một hoàn cảnh cụ thể được biểu hiện ra ngoài bằng lời nói, cử chỉ , hành động nhất định. 1.2.1.2. Khái niệm hung tính Hung tính là một phần của phẩm chất tâm lý của con người dưới sự tác động của nhiều nguyên nhân dẫn tới nhận thức và xúc cảm âm tính, được biểu hiện ra ngoài bằng các hành vi tấn công hoặc gây tổn thương cho người khác và cho bản thân”. 1.2.1.3. Khái niệm hành vi hung tính Hành vi hung tính là cách xử sự của con người trong hoàn cảnh cụ thể, được biểu hiện ra ngoài bằng lời nói, cử chỉ, hành động nhằm gây tổn thương cho người khác hoặc cho bản thân 1.2.2 Các lý thuyết trong tâm lý học về hành vi hung tính 1.2.3. Đặc điểm, biểu hiện, phân loại hành vi hung tính 1.2.3.1. Đặc điểm của hành vi hung tính Tính biểu hiện: Hành vi hung tính được biểu hiện đa dạng qua hành vi ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Chủ thể của hành vi hung tính có xu hướng dùng sức mạnh cơ học, sử dụng công cụ hoặc lời nói để gây tổn thương cho người khác. Tính xâm hại: Hành vi hung tính hướng đến việc gây tổn thương cho người khác hoặc cho bản thân cả về mặt thể chất và tinh thần. Những hành vi này vi phạm các chuẩn mực đạo đức. Tính có ý thức: Hành vi hung tính là hành vi có chủ ý, có ý thức nhằm gây tổn hại hoặc gây thương tích cho người, vật cho dù mục đích có đạt được hay không [ dẫn theo 2 ]. 1.2.3.2. Biểu hiện của hành vi hung tính Hành vi hung tính được biểu hiện thông qua ngôn ngữ hoặc cử chỉ, điệu bộ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp 1.2.3.3. Phân loại hành vi hung tính 6
  7. Chúng tôi áp dụng cách phân loại theo dạng biểu hiện, và nhóm thành hai dạng cơ bản: Biểu hiện hành vi hung tính thông qua ngôn ngữ và biểu hiện hành vi hung tính thông qua hành động (hung tính thể chất). 1.2.4. Hành vi hung tính của trẻ RLPTK 1.2.4.1. Một số khái niệm cơ bản 1.2.4.1.1. Khái niệm rối loạn phổ tự kỷ “Tự kỷ là một loại khuyết tật phát triển tồn tại suốt đời, thường được thể hiện ra ngoài trong 3 năm đầu đời. Tự kỷ là do một rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của não bộ gây nên, chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em và người lớn ở nhiều quốc gia không phân biệt giới tính, chủng tộc hoặc điều kiện kinh tế - xã hội. Đặc điểm của nó là sự khó khăn trong tương tác xã hội, các vấn đề về giao tiếp bằng lười nói và không bằng lời nói, có các hành vi, sở thích, hoạt động lặp đi lặp lại và hạn hẹp” [ 7 ]. 1.2.4.1.2 Khái niệm hành vi hung tính của trẻ RLPTK Hành vi hung tính của trẻ RLPTK là những bộc lộ của trẻ trong những hoàn cảnh có vấn đề , được biểu hiện ra ngoài bằng ngôn ngữ, cử chỉ, hành động gây ra tổn thương cho bản thân hoặc cho người khác 1.2.4.2. Biểu hiện hành vi hung tính của trẻ RLPTK 3 tuổi 1.2.4.3. Sàng lọc, chẩn đoán RLPTK và một số dấu hiệu nhận biết hành vi hung tính của trẻ RLPTK Trong luận văn này, chúng tôi xem xét hành vi hung tính của trẻ RLPTK thông qua hành vi ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Hành vi hung tính có thể bộc lộ một cách trực tiếp hướng vào chính đối tượng gây ra sự tức giận, khó chịu cho trẻ hướng tới người hoặc vật xung quanh. 1.2.4.3.1. Sàng lọc RLPTK 1.2.4.3.2. Chẩn đoán RLPTK 1.2.4.3.3. Dấu hiệu nhận biết hành vi hung tính trẻ RLPTK 1.2.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi hung tính của trẻ RLPTK 1.2.4.4.1. Nhóm các yếu tố chủ quan 1.2.4.4.2.Yếu tố khách quan 7
  8. 1.3. Định hướng tiếp cận phương pháp can thiệp tâm lý cho trẻ RLPTK 3 tuổi có hành vi hung tính 1.3.1. Một số khái niệm cơ bản 1.3.1.1. Khái niệm can thiệp Can thiệp là sự tác động của chủ thể vào sự việc nhằm đạt được mục đích đề ra 1.3.1.2. Khái niệm can thiệp tâm lý Can thiệp tâm lý là sự tác động của chủ thể ( người can thiệp ) đến đối tượng nhất định ( thân chủ ) dựa trên các đặc điểm tính cách hoặc các vấn đề ảnh hưởng tới tâm lý của đối tượng nhằm thay đổi, hướng đến các mục tiêu đề ra. 1.3.2. Định hướng can thiệp tâm lý cho trẻ RLPTK 3 tuổi có hành vi hung tính 1.3.3. Một số kỹ thuật trong can thiệp tâm lý cho trẻ RLPTK 3 tuổi có hành vi hung tính 1.3.3.1. Phương pháp phân tích hành vi ứng dụng ABA 1.3.3.2. Phương pháp trị liệu trẻ tự kỷ có khó khăn giao tiếp ( TEACCH ) 1.3.3.3. Phương pháp hệ thống giao tiếp qua trao đổi hình ảnh ( PECS ) 1.3.3.4. Phương pháp trị liệu dựa trên mối quan hệ ( RDI ) 1.3.3.5. Phương pháp thông qua Câu chuyện xã hội (Social Stories) 1.3.3.6. Phương pháp Điều hòa cảm giác ( Sensory Integration ) TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Qua nội dung nghiên cứu cơ sở lý luận, tôi rút ra được một số điểm sau: Hành vi hung tính của trẻ RLPTK là những bộc lộ của trẻ trong những hoàn cảnh có vấn đề , được biểu hiện ra ngoài bằng ngôn ngữ, cử chỉ, hành động gây ra tổn thương cho bản thân hoặc cho người khác Hành vi hung tính của trẻ RLPTK thông qua hành vi ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Hành vi hung tính có thể bộc lộ một cách trực tiếp hướng vào chính đối tượng gây ra sự tức giận, khó chịu cho trẻ hướng tới người hoặc vật xung quanh. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hành vi hung tính của trẻ RLPTK bao gồm nhóm yếu tố chủ quan (khí chất, cảm xúc tiêu cực, khủng hoảng tâm lý ) và nhóm yếu tố khách quan (mối quan hệ trẻ với gia đình, thầy cô, bạn bè, yếu tố văn hóa, xã hội ). Các yếu tố này tác động trực tiếp dẫn đến trẻ 8
  9. xuất hiện hành vi hung tính trong môi trường sống của trẻ gây tổn thương về thể chất, tinh thần tới chính bản thân trẻ và những người xung quanh. 9
  10. CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Tổ chức nghiên cứu 2.1.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu 2.1.1.1. Về địa bàn nghiên cứu Hai trung tâm chuyên biệt tại Hà Nội là trung tâm Sunrise For Art và trung tâm Blue Sky 2.1.1.2. Về khách thể nghiên cứu Tôi tiến hành nghiên cứu trên 4 trẻ nam RLPTK có hành vi hung tính đang theo học tại 2 trung tâm 2.1.2. Tiến trình nghiên cứu Được sự đồng ý của 2 giám đốc trung tâm, tôi tiến hành tìm hiểu và nghiên cứu hồ sơ bệnh án của 4 học sinh đang can thiệp tại 2 trung tâm, trong đó trung tâm Blue Sky với 2 học sinh nam , Trung tâm Sunrise For Art (tên viết tắt SforA School) với 2 học sinh nam , tiến hành nhận diện và tạo niềm tin với học sinh, giáo viên và phụ huynh. Với mục đích hỗ trợ can thiệp tâm lý trẻ RLPTK 3 tuổi có hành vi hung tính đang theo học tại 2 trung tâm trên 2.1.2.1. Giai đoạn nghiên cứu lí luận Thời gian từ tháng 12/2018 đến 2/2019 2.1.2.2. Giai đoạn nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát thực tế, xử lý số liệu, áp dụng can thiệp tâm lý Thời gian từ tháng 03/2019 đến 06/2019 2.1.2.3. Giai đoạn hoàn thành Hoàn thành Luận văn vào tháng 06/2019 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận 2.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 2.2.2.1. Phương pháp quan sát 2.2.2.2 . Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi 2.2.2.3. Phương pháp chuyên gia 2.2.2.4. Phương pháp nghiên cứu trường hợp (cases study) 2.2.2.5. Phương pháp trắc nghiệm 2.2.2.6. Phương pháp hồi cứu hồ sơ bệnh án của trẻ RLPTK. 10
  11. 2.2.2.7. Phương pháp thống kê toán học TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 Qua các nội dung về tổ chức quá trình nghiên cứu về phương pháp nghiên cứu đề tài, chúng tôi rút ra được một số kết luận. Sử sụng nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận và nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Trong chương 2 đề cập tới một số biện pháp trong can thiệp tâm lý cho trẻ RLPTK có vấn đề hành vi, dựa trên những thành tựu từ các phương pháp trong đề tài chúng tôi sử dụng và đánh giá chức năng hành vi hung tính, phát triển các chiến lược can thiệp tâm lý cho trẻ RLPTK có hành vi hung tính dựa trên phương pháp phân tích hành vi ứng dụng ABA sẽ được xây dựng và triển khai cụ thể trong nội dung chương 3 11
  12. CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ 3 TUỔI CÓ HÀNH VI HUNG TÍNH 3.1. Thực trạng hành vi hung tính của trẻ RLPTK 3 tuổi và cách ứng phó của giáo viên và phụ huynh tại một số trung tâm chuyên biệt - Hà Nội 3.1.1. Thực trạng biểu hiện hành vi hung tính của trẻ RLPTK 3 tuổi Bảng 3.1. Kết quả quan sát các biểu hiện hành vi hung tính tại một số trung tâm chuyên biệt Hà Nội TC Biểu hiện Thời điểm Hoạt động Mối quan hệ NDK Xuất hiện Xuất hiện vào Hành vi Khi trẻ chơi (34 tháng) biểu hiện cắn giữa buổi sáng diễn ra vào tự do trong Mức độ: bạn trong lớp và giữa buổi giờ ra chơi, lớp cùng Nặng ( Thực hiện chiều. Thời thường nhóm bạn hành vi 4 lần điểm học sinh xuất hiện trong ngày) được nghỉ giải vào giờ lao sau tiết chơi và có học chi phối bởi đồ chơi do bạn lấy hoặc dùng đồ chơi DK thích, thỉnh thoảng hành vi cũng xuất hiện trong giờ ăn PKN Trẻ có biểu Diễn ra trong Hành vi Hành vi thực ( 41 tháng ) hiện cào cấu ngày, trẻ thường hiện gây ra 12
  13. Mức độ : người khác thường cáu diễn ra tổn thương Nhẹ Xuất hiện thỉnh kỉnh sau đó trong lúc cho bạn khác thoảng diễn ra hành trẻ chơi trong lớp 2,3 lần trong vi cào cấu bạn cùng nhóm tuần xung quanh bạn ĐNM Trẻ có biểu Trẻ biểu hiện Trẻ bộc lộ Khi có sự ( 39 tháng ) hiện hay cáu hành vi này rõ nhất vào xuất hiện của Mức độ : kỉnh, la hét, thường vào giờ được bố, mẹ, trẻ Nhẹ gào thét và dậm đầu giờ sáng bố mẹ đưa thực hiện chân, sẵn sàng và cuối giờ đi hay đón hành vi trên ném đồ đạc khi chiều trong về, thời người khác trẻ không thích thời điểm có điểm trẻ đặc biệt thời Biểu hiện bố mẹ đưa đón thực hiện điểm đó với thường xuyên hành vi để giáo viên và nhất của M là thỏa mãn với chính mẹ kéo và giật tóc nhu cầu sử của trẻ người khác dụng điện Hành vi xuất thoại hiện cùng lúc 2,3, lần/ ngày và thường xuyên ĐTC Xuất hiện biểu Hành vi của Hoạt động Trẻ tự tác tác 47 tháng hiện đập tay trẻ xuất hiện giờ học đặc động trên Mức độ : chán mình khi có những biệt trong chính bản Nhẹ Hành vi thỉnh âm thanh như khoảng gần thân mình thoảng xuất tiếng la hét từ giờ ăn trưa hiện 1,2 lần những trẻ trong khoảng 2- khác 3 ngày Nhìn chung các biểu hiện hành vi hung tính của trẻ RLPTK rất khác nhau, với nhiều biểu hiện đang để lại báo động lớn trong can thiệp tâm lý cho trẻ ở nhóm hành vi này 13
  14. 3.1.2. Thực trạng hiểu biết của giáo viên và phụ huynh về hành vi hung tính của trẻ RLPTK Mục 1: Được khảo sát với nội dung liên quan tới thực trạng hiểu biết của giáo viên và phụ huynh về hành vi hung tính là gì? Theo anh chị hiểu hành vi hung tính là gì? A. Là hành vi như trẻ chửi mắng, la hét B. Là hành vi như trẻ đánh đập, cào cấu, đấm đá C. Cả A và B D. Ý kiến khác Kết quả khảo sát so sánh giữa Giáo viên và Phụ huynh như sau: 90% 80% 80% 70% 60% 50% 50% 50% 40% 30% 20% 20% 10% 0% Đáp án A Đáp án B Đáp án C Ý Khác Giáo Viên Phụ Huynh Biểu đồ 3.1. So sánh hiểu biết hành vi hung tính của giáo viên và phụ huynh MụcTheo 2 anh chị hành vi hung tính được biểu hiện qua đâu? A. Qua ngôn ngữ: chửi mắng, la hét B. Qua hành động: đấm đá, cào cấu C. Qua hành vi ngôn ngữ và phi ngôn ngữ D. Ý kiến khác 14
  15. Kết quả khảo sát so sánh giữa Giáo viên và Phụ huynh như sau: 100% 90% 90% 80% 70% 60% 50% 50% 50% 40% 30% 20% 10% 10% 0% 0% 0% 0% 0% Đáp án A Đáp án B Đáp án C Ý Khác Giáo Viên Phụ Huynh Biểu đồ 3.2. So sánh hiểu biết của giáo viên và phụ huynh về biểu hiện hành vi hung tính Mục 3: Hậu quả của hành vi hung tính Theo anh chị hành vi hung tính của trẻ gây tổn thương cho ai? A. Bản thân trẻ B. Những người xung quanh C. Bản thân trẻ và những người xung quanh Kết quả khảo sát so sánh giữa Giáo viên và Phụ huynh như sau: 80% 70% 70% 60% 60% 50% 40% 40% 30% 30% 20% 10% 0% Đáp án A Đáp án B Đáp án C Giáo Viên Phụ Huynh Biểu đồ 3.3. So sánh hiểu biết giữa phụ huynh và giáo viên về hậu quả của HVHT 15
  16. Như vậy có thể dễ dàng nhận thấy hiểu biết của giáo viên về HVHT là cao hơn so với Phụ huynh, tuy nhiên đáng lo ngại tỉ lệ của Phụ huynh và giáo viên hiểu biết đúng về hành vi hung tính còn ở tỉ lệ thấp đang đặt ra những lo ngại trong việc can thiệp hành vi hung tính cho trẻ RLPTK. 3.1.3. Thực trạng tần suất xuất hiện biểu hiện hành vi hung tính của trẻ RLPTK 3 tuổi Bảng 3.2. Kết quả tần xuất suất hiện hành vi hung tính của trẻ RLPTK Giáo viên Phụ huynh Tần suất (Trên Tần suất (Ở lớp) nhà) ST Biểu hiện hành vi R T T K Điể R T T K Điể T hung tính T X T B m T X T B m X (2 (1 G X (2 (1 G (3) ) ) (0) (3) ) ) (0) La hét, chửi mắng 2.2 1.8 1 người khác 3 6 1 0 0 2 5 2 1 0 1.2 1.2 2 Hay đập đầu 0 3 6 1 0 0 4 4 2 0 Nhổ nước bọt vào 0.5 0.1 3 mặt người khác 0 0 5 5 0 0 0 1 9 0 2.6 1.7 4 Cắn người khác 7 2 1 0 0 2 4 3 1 0 Dễ nóng nảy, dậm 0.4 0.5 5 chân, đạp cửa. 0 1 2 7 0 0 1 3 6 0 Tự đánh hoặc tự cắn 1.0 1.0 6 mình 0 2 6 2 0 0 1 8 1 0 2.0 1.9 7 Dễ cáu kỉnh 3 5 1 1 0 2 6 1 1 0 Đập , đánh người 1.4 1.1 8 khác 1 2 7 0 0 0 2 7 1 0 1.4 1.5 9 Cào cấu người khác 1 4 3 2 0 1 5 2 2 0 16
  17. 2.2 2.7 10 Gào thét quá nhiều 3 6 1 0 0 7 3 0 0 0 Ném hoặc đập vỡ đồ 2.4 2.3 11 vật 5 4 1 0 0 6 2 1 1 0 2.3 1.6 12 Kéo, giật tóc 6 2 1 1 0 1 6 1 2 0 Thực trạng trên cho thấy, vấn đề can thiệp với các biểu hiện hành vi hung tính đang là một trong những khó khăn và gây ra những trở ngại lớn, hành vi của trẻ ngày càng diễn ra theo chiều hướng tiêu cực, trong khi đó giáo viên và phụ huynh chưa thực sự có được những hỗ trợ can thiệp hiệu quả trong can thiệp hành vi hung tính cho trẻ RLPTK. 3.1.4. Thực trạng ứng phó tức thì với các hành vi hung tính của giáo viên và phụ huynh tại một số trung tâm Phản ứng tức thì của giáo viên với hành vi hung tính GIÁO VIÊN 80% 70% 70% 70% 60% 60% 50% 50% 50% 40% 40% 30% 30% 20% 20% 10% 10% 0% 0% 0% 0% Đánh trẻ để trẻ hiểu Khuyên nhủ để trẻ Phạt trẻ: nhịn ăn, Dọa nạt, quát mắng để hành vi của mình sửa chữa đứng góc trẻ sợ Rất đồng ý Đồng ý Không đồng ý Biểu đồ 3.4. Phản ứng tức thì của giáo viên với hành vi hung tính 17
  18. Phản ứng tức thì của phụ huynh với hành vi hung tính PHỤ HUYNH 80% 70% 70% 60% 60% 60% 60% 50% 40% 30% 30% 30% 20% 20% 20% 20% 10% 10% 10% 10% 0% Đánh trẻ để trẻ hiểu Khuyên nhủ để trẻ Phạt trẻ: nhịn ăn, Dọa nạt, quát mắng để hành vi của mình sửa chữa đứng góc trẻ sợ Rất đồng ý Đồng ý Không đồng ý Biểu đồ 3.5. Phản ứng tức thì của phụ huynh với HVHT Có thể nói giữa giáo viên và phụ huynh đã có nhưng cách phản ứng rất khác nhau, điều đó cho thấy một thực trạng chưa có sự thống nhất giữa giáo viên và phụ huynh trong cách can thiệp hành vi hung tính cho trẻ. Các phản ứng hầu như mang tính chủ quan cá nhân, mạnh đâu làm đấy mà chưa có sự rạch ròi, thống nhất chung trong quan điểm can thiệp hành vi hung tính ở trẻ RLPTK 3.1.5. Thực trạng cách thức ứng phó nhằm giảm thiểu hành vi hung tính của giáo viên, phụ huynh tại một số trung tâm Bảng 3.3. Cách thức ứng phó nhằm giảm thiểu hành vi hung tính của giáo viên, phụ huynh tại một số trung tâm Các cách thức Giáo viên Phụ huynh ứng phó với STT hành vi hung RĐY ĐY KĐY Điểm RĐY ĐY KĐY Điểm tính của trẻ (2) (1) (0) (2) (1) (0) Củng cố các hành vi tích 1 9 0 1.10 2 5 3 0.90 1 cực bằng phần 18
  19. thưởng, khen ngợi Dọa nạt đánh luôn để trẻ 1 2 7 0.40 7 1 2 1.50 không dám 2 làm như vậy Tăng cường nhận thức của trẻ bằng hành 8 2 0 1.80 3 7 0 1.30 vi tích cực và 3 tiêu cực Nâng cao nhận thức của cha mẹ, thầy cô về 6 4 0 1.60 1 9 0 1.10 trẻ có hành vi 4 hung tính Nêu gương với trẻ về những 3 7 0 1.30 2 8 0 1.20 trẻ có hành vi 5 ngoan, tích cực Kỷ luật nghiêm khắc về hành vi 1 2 7 0.40 7 1 2 1.50 hung tính của 6 trẻ Từ những thực trạng trên càng nhấn mạnh rằng, việc can thiệp tâm lý cho trẻ RLPTK có hành vi hung tính là một trong những nhiệm vụ phải được quan tâm. Việc hỗ trợ can thiệp tâm lý cho trẻ RLPTK cần phải được xây dựng một cách thống nhất, rõ ràng, cụ thể , có chiến lược nhằm giúp cho phụ huynh và giáo viên có được những hỗ trợ can thiệp tâm lý hành vi hung tính cho trẻ RLPTK mang lại những hiệu quả tốt. 19
  20. 3.2. Một số cách thức hỗ trợ can thiệp tâm lý giảm thiểu hành vi hung tính cho trẻ RLPTK 3 tuổi dựa trên phương pháp phân tích hành vi ứng dụng ( ABA ) 3.2.1. Cơ sở đề xuất các cách thức hỗ can thiệp tâm lý 3.2.1.1. Cơ sở lý luận 3.2.1.2.Cơ sở thực tiễn 3.2.1.3. Nguyên tắc đề xuất các cách thức hỗ trợ can thiệp tâm lý 3.2.1.4. Ý nghĩa của các cách thức hỗ trợ can thiệp tâm lý cho trẻ RLPTK 3 tuổi có hành vi hung tính 3.2.2. Can thiệp tâm lý cho trẻ RLPTK 3 tuổi có hành vi hung tính dựa trên phương pháp phân tích hành vi ứng dụng ( ABA) 3.2.2.1. Một số cách thức đánh giá chức năng hành vi hung tính của trẻ RLPTK 3 tuổi dựa trên phương pháp phân tích hành vi ứng dụng ( ABA) 3.2.2.1.1. Đánh giá gián tiếp hành vi hung tính của trẻ RLPTK Mô tả hành vi hung tính của trẻ RLPTK 3 tuổi 3.2.2.1.2. Đánh giá trực tiếp hành vi hung tính của trẻ RLPTK 3 tuổi 3.2.2.1.3. Phân tích chức năng hành vi hung tính 3.2.2.2. Một số chiến lược can thiệp tâm lý cho trẻ RLPTK 3 tuổi có hành vi hung tính dựa trên phương pháp phân tích hành vi ứng dụng (ABA) 3.2.2.2.1. Can thiệp tiền đề ( A ) 3.2.2.2.2. Chặn hành vi ( B ) 3.2.2.2.3. Can thiệp kết quả ( C ) Ngừng củng cố, Củng cố hành vi thay thế , Phạt/ Giảm thiểu hành vi 3.3. Nghiên cứu trường hợp điển hình về trẻ RLPTK 3 tuổi có hành vi hung tính tại một số trung tâm chuyên biệt - Hà Nội 3.3.1. Trường hợp NDK 3.3.1.1. Thông tin thân chủ Họ tên TC: NDK Giới tính : Nam Ngày tháng năm sinh: 14/ 8/ 2016 Tuổi: 2 tuổi 10 tháng ( 34 tháng ) Trung tâm: Blusky 20
  21. 3.3.1.2. Mô tả thân chủ và rối loạn của thân chủ NDK 3.3.1.3. Mối quan hệ của thân chủ với những người xung quanh 3.3.1.4. Biểu hiện hành vi hung tính của thân chủ 3.3.1.5. Can thiệp tâm lý cho DK với hành vi hung tính “Cắn người khác” Hành vi hung tính cắn bạn : Cắn bạn liên tục với tần suất nhiều, việc cắn diễn ra nhiều vào thời điểm giờ ra chơi, khi tranh giành đồ chơi nhất là tranh giành bảng ghép chữ cái Tiếng Việt bằng gỗ Kết quả phân tích chức năng hành vi: Đòi phần thưởng vật chất ( Bảng ghép chữ cái tiếng Việt bằng gỗ ) Can thiệp tiền đề: Can thiệp loại bỏ yếu tố khởi phát hành vi: Tách hoạt động chơi cùng nhóm bạn trong giờ ra chơi, Cất đi bảng ghép chữ cái Tiếng Việt bằng gỗ để trẻ không thấy, giáo viên giám sát nhiều hơn trong giờ. Can thiệp làm giảm nhu cầu thực hiện hành vi cắn Dạy trẻ biết xin khi muốn lấy bảng ghép chữ cái Tiếng Việt bằng gỗ Chặn và chuyển hướng hành vi Giữ tay và cầm để K đứng yên để K không thể cắn các bạn , sau đó nghiêm giọng nói “Không được” nói chậm rõ ràng và liên tục 2, 3 lần và chuyển hướng cho K sang hoạt động khác như: Nhặt đồ chơi trong phòng và trợ giúp K xếp đúng đồ vật các vị trí ban đầu Can thiệp kết quả Ngừng củng cố: Không khả thi vì nếu phớt lờ thì có thể nguy hiểm tới các bạn khác, trong trường hợp này phải sử dụng chặn hành vi ở trên, nhưng trong quá trình chặn hạn chế tối đa đòi phần thưởng Phạt: ( lựa chọn sau cùng ) Tách K sang phòng khác và phạt cậu ngồi góc tĩnh 2 phút có sự giám sát của nhà can thiệp Kết quả can thiệp: Sau 3 tuần áp dụng phương pháp can thiệp tâm lý , hành vi cắn của NDK đã giảm dần và xuất hiện ít đi. 21
  22. Hành vi hung tính “cắn người khác” của DK đã giảm xuống từ 28 lần/ tuần và sau 1 tuần 20 lần, sau 2 tuần 14 lần, sau 3 tuần xuất hiện còn 8 lần/ tuần ( Trước can thiệp 28 lượt/ 1 tuần - 4 lượt/ ngày ) ( Sau can thiệp 8 lượt/ tuần - 1,2 lượt / ngày ) 3.3.2. Trường hợp ĐNM 3.3.2.1. Thông tin thân chủ Họ tên TC: ĐNM Giới tính : Nam Ngày tháng năm sinh: 21/ 3/ 2016 Tuổi: 3 tuổi 3 tháng ( 39 tháng ) Trung tâm: Sunrise For Art 3.3.2.2. Mô tả thân chủ và rối loạn của thân chủ ĐNM 3.3.2.3. Mối quan hệ của thân chủ với những người xung quanh 3.3.2.4. Biểu hiện hành vi hung tính của thân chủ 3.3.1.5. Can thiệp tâm lý cho NM với hành vi hung tính “ kéo tóc ” Hành vi hung tính keo tóc : Kéo tóc với lực mạnh và lâu, việc kéo tóc diễn ra nhiều vào thời điểm giờ ra về, khi mẹ không cho dùng điện thoại Kết quả phân tích chức năng hành vi: Đòi phần thưởng vật chất ( sử dụng điện thoại ) Can thiệp tiền đề: Can thiệp loại bỏ yếu tố khởi phát hành vi:Không mang theo điện thoai hoặc cất điện thoại vào cốp xe không cho NM thấy Can thiệp làm giảm nhu cầu thực hiện hành vi kéo tóc Dạy NM biết “xin” khi muốn lấy điện thoại Thưởng 1 ,2 phút chơi điện thoại khi trẻ được giáo viên khen ngợi rằng hôm nay con hợp tác Chặn và chuyển hướng hành vi Giữ tay để NM để NM không kéo tóc được, cùng thực hiện một hoạt động khác thật nhanh để NM bình tĩnh hơn ( Đu đưa người ) Can thiệp kết quả Ngừng củng cố: Nếu NM kéo tóc mẹ sẽ không đưa điện thoại cho NM, nên kết hợp chặn hành vi này, hướng trẻ sang hành vi phù hợp ( nói xin 22
  23. điện thoại để thể hiện nhu cầu trong can thiệp dạy hành vi thay thế ) Chỉ khi M nói xin mẹ mới đưa điện thoại cho M Kết quả can thiệp Sau khi áp dụng phương pháp can thiệp này được 3 tuần NM đã hạn chế kéo tóc khi đòi điện thoại trong giờ đi học và ra về từ 15 lượt/ tuần, sau 2 tuần can thiệp xuất hiện giảm còn 11/ lượt/ tuần, sau 3 tuần can thiệp xuất hiện giảm còn 5 lượt/ tuần và dần được thay thế bằng hành vi kéo, giật tóc sang nhu cầu xin khi muốn sử dụng điện thoại ( Trước can thiệp 17,5 lượt/ tuần - 2 lượt/ ngày ) ( Sau can thiệp - Chuyển sang hành vi thay thế, thể hiện nhu cầu bằng việc nói xin khi muốn sử dụng điện thoại ) TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 Trên cơ sở điều tra thực trạng hành vi hung tính của trẻ RLPTK 3 tuổi cho thấy: Hiểu biết của giáo viên và phụ huynh về hành vi hung tính của trẻ RLPTK còn rất hạn chế Thực trạng phản ứng tức thì của giáo viên và phụ huynh khi trẻ có những biểu hiện hành vi hung tính có sự chênh lệch khá rõ ràng Thực trạng lựa chọn các cách thức ứng phó với hành vi hung tính của trẻ RLPTK giữa phụ huynh và giáo viên cũng có sự khác biệt Chúng tôi dựa trên những điểm mạnh của phương pháp phân tích hành vi ứng dụng ABA để từ đó đưa ra các cách thức đánh giá chức năng hành vi hung tính của trẻ RLPTK và xây dựng các chiến lược can thiệp tâm lý cho trẻ RLPTK một cách rõ ràng, cụ thể trong hỗ trợ can thiệp tâm lý cho trẻ RLPTK 3 tuổi có hành vi hung tính Luận văn nghiên cứu 2 trường hợp trẻ RLPTK có hành vi hung tính, 2 trường hợp với các biểu hiện khác nhau, mức độ tần xuất khác nhau, nhưng đã được hỗ trợ can thiệp tâm lý với những chiến lược xây dựng phù hợp đã đem lại những kết quả tích cực trong công tác hỗ trợ can thiệp tâm lý cho trẻ RLPTK 3 tuổi có hành vi hung tính. 23
  24. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận 1.1. Về lý luận Thông qua việc nghiên cứu tài liệu, phân tích các lý thuyết về hành vi hung tính trẻ em, luận văn đưa ra khái niệm công cụ cho đề tài như sau: Hành vi hung tính của trẻ RLPTK là những bộc lộ của trẻ trong những hoàn cảnh có vấn đề , được biểu hiện ra ngoài bằng ngôn ngữ, cử chỉ, hành động gây ra tổn thương cho bản thân hoặc cho người khác 1.2. Về thực tiễn Kết quả phân tích trường hợp điển hình của một số trẻ RLPTK có hành vi hung tính đã làm rõ hơn hiệu quả cách thức hỗ trợ can thiệp tâm lý dựa trên phương pháp phân tích hành vi ứng dụng ( ABA) đã được chúng tôi xây dựng một cách có quy trình, cụ thể dựa trên đặc điểm hành vi của trẻ RLPTK và phù hợp cho các trẻ RLPTK có hành vi hung tính.Với kết quả nghiên cứu trên cho phép chúng tôi khẳng định kết quả nghiên cứu phù hợp với giả thuyết đã nêu trong luận văn. 2. Khuyến nghị 2.1. Về phía trung tâm chuyên biệt Tổ chức và duy trì các hoạt động nâng cao và bổi dưỡng chuyên môn cho giáo viên và phụ huynh Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng với nghề nghệp đặc biệt trong can thiệp, trị liệu Hệ thống hóa các chương trình can thiệp một cách cụ thể, khoa học Phát triển các cơ sở vật chất đa dạng, phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ Triển khai và phát triển can thiệp tâm lý cho trẻ RLPTK có hành vi hung tính đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công thông qua tập huấn và bồi dưỡng cho giáo viên, phụ huynh 2.2. Về phía giáo viên Hiểu rõ đặc điểm tâm lý của cá nhân từng trẻ, nhận diện các biểu hiện hành vi hung tính của trẻ, từ đó có cách thức can thiệp phù hợp và những hỗ trợ cần thiết nhằm giảm thiểu hành vi hung tính cho trẻ RLPTK Hiểu rõ từng trẻ để từ đó xây dựng các phác đồ can thiệp hành vi phù hợp, hiệu quả trên từng trẻ 24
  25. Không ngừng học hỏi, nâng cao chuyên môn bản thân, tham khảo nhiều chương trình, tài liệu mới trong can thiệp hành vi cho trẻ, phát triển và sáng kiến kinh nghiệm riêng cho bản thân trong can thiệp trị liệu Không ngừng trao đổi, nắm bắt liên hệ cùng phụ huynh về trẻ tại gia đình để có được những hiểu biết rõ ràng về trẻ, thống nhất trong can thiệp trị liệu leo một lộ trình có tính nhất quán. Hỗ trợ phụ huynh trong những cách thức can thiệp cho trẻ tại gia đình sau thời gian trẻ học tập tại lớp Tham gia các khóa học, lớp tập huấn về chuyên môn trong công tác can thiệp tâm lý cho trẻ RLPTK nói chung và trẻ RLPTK có hành vi hung tính nói riêng. 2.3. Về phía phụ huynh Nắm bắt, hiểu rõ đặc điểm tâm lý của con mình, con thích gì, muốn gì, tại sao con lại có những phản ứng như vậy điều đó đòi hỏi phụ huynh phải có những nắm bắt kịp thời về những sự thay đổi hàng ngày của con Không ngừng tìm hiểu những kiến thức liên quan đến hội chứng, các rối loạn của con mình Trao đổi với giáo viên hàng ngày về tình hình học tập của con tại lớp, thống nhất trong những cách thức, hỗ trợ can thiệp tâm lý phù hợp cho con Hỗ trợ can thiệp con tại nhà theo những hướng dẫn, hỗ trợ từ giáo viên Tham gia các lớp tập huấn, nâng cao nhận thức trong hỗ trợ can thiệp tâm lý tại gia đình 25