Tóm tắt luận văn Cải tiến phương pháp giảng dạy Anh văn lớp 10 theo hướng tích cực hóa học sinh tại trường THPT Lê Văn Đẩu - Tỉnh Bạc Liêu

pdf 33 trang yendo 4270
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt luận văn Cải tiến phương pháp giảng dạy Anh văn lớp 10 theo hướng tích cực hóa học sinh tại trường THPT Lê Văn Đẩu - Tỉnh Bạc Liêu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_van_cai_tien_phuong_phap_giang_day_anh_van_lop.pdf

Nội dung text: Tóm tắt luận văn Cải tiến phương pháp giảng dạy Anh văn lớp 10 theo hướng tích cực hóa học sinh tại trường THPT Lê Văn Đẩu - Tỉnh Bạc Liêu

  1. TÓM TẮT LUẬN VĂN PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục và đào tạo có vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của đất nước và xã hội. Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ từ một nước nông nghiệp về cơ bản trở thành nước công nghiệp, hội nhập vào cộng đồng Quốc tế. Từ đó, Anh văn là công cụ không thể thiếu trong lĩnh vực giao tiếp, hội nhập. Nó là công cụ, là chìa khóa mở cánh cửa vào thương trường Quốc tế và sự thành công. Do đó, từ những năm 90, Đảng và Nhà nước ta đã thấy tầm quan trọng trong việc học ngoại ngữ, nên đã quyết định đưa môn Anh văn trở thành môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo và trong các kỳ thi quan trọng như Tốt nghiệp, Đại học, Cao đẳng Cao học. Ngoài bốn kỹ năng: đọc, nói, nghe, viết, người học cần thông thạo và nắm vững ngữ pháp, vì nó là sợi dây liên kết các kỹ năng kia. Cụ thể như, muốn đọc hiểu đoạn văn ngoài có kiến thức về từ vựng ra, người học còn hiểu biết về ngữ pháp; hay muốn nói tốt, trôi chảy Trang - 1 -
  2. cũng cần sử dụng đúng ngữ pháp, dùng đúng các cấu trúc trong văn cảnh Từ đó, ngữ pháp Anh văn rất cần thiết trong chương trình học, đặc biệt là học sinh ở các trường THPT. Nhưng hiện nay vẫn còn bất cập giữa nội dung chương trình học với nội dung kiến thức các kỳ thi. Đó là trong chương trình học, đòi hỏi giáo viên phải dạy đầy đủ các kỹ năng đọc, nói, nghe, viết; và ngôn ngữ ( Language focus- ngữ âm và ngữ pháp) nhưng khi tham gia các kỳ thi chủ yếu là kiến thức ngữ pháp là chủ chốt và chiếm nhiều điểm nhất. Mà thời lượng phân bổ các kiến thức trong chương trình là như nhau ( trong đơn vị bài đều có 5 tiết, chia đều cho các kiến thức trên). Như thế, học sinh không có nhiều thời gian để tập trung đào sâu được. Mà ở các nước khác trên Thế giới, họ học gì thi nấy! Điều này, phát huy hết năng lực của người học. Cho nên, để giúp người học đáp ứng được nhu cầu học tập và xã hội, Đảng và Nhà nước cũng như Bộ GD& ĐT đã đưa ra nhiều Nghị quyết, chỉ thị nhằm đổi mới PP tất cả các cấp học, bậc học: “ Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khóa, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay [47, 203- 204]. Và luật giáo dục năm 2005 đã ghi: “ PPDH phải phát huy tính tích cực, chủ động, tư duy, sáng tạo của người học, sinh viên. Nhà giáo giữ vai trò chủ đạo trong vai trò chủ đạo trong việc tổ chức điều khiển, định hướng quá trình dạy học; còn người học giữ vai Trang - 2 -
  3. trò chủ động trong quá trình chủ động trong quá trình học tập và tham gia nghiên cứu khoa học”. Trước tình hình đó, đòi hỏi người giáo viên phải cải tiến, nâng cao phương pháp giảng dạy hơn về ngữ pháp Anh văn, để làm sao học sinh đạt được kết quả cao nhất trong học tập và trong thực tiễn. Đặc biệt là học sinh lớp 10 vì đó là những học sinh đầu cấp, nên ngữ pháp Anh văn 10 là nền tảng cơ bản cho Anh văn toàn cấp. Hơn thế nữa, vốn kiến thức đó sẽ theo họ suốt trong các kỳ thi quan trọng có tính chất quyết định đến cuộc đời và sự nghiệp ở cuối cấp và kỳ thi đại học hay cao học . Với tính cấp thiết như thế, người nghiên cứu mạnh dạn chọn đề tài: “ Cải tiến phương pháp giảng dạy Anh văn lớp 10 theo hướng tích cực hóa học sinh tại trường THPT Lê Văn Đẩu- tỉnh Bạc Liêu” nhằm giúp các nhà giáo dục, cụ thể là các giáo viên Anh văn THPT có thể cải tiến hơn trong các bài dạy ngữ pháp sao cho thật sinh động, tích cực gây sự hứng thú, say mê ở học sinh đối với môn học nhằm nâng cao chất lượng học tập hơn. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu: Cải tiến phương pháp giảng dạy ngữ pháp Anh văn 10 theo hướng tích cực hóa người học nhằm phát huy tính tích cực, Trang - 3 -
  4. sáng tạo trong học tập và nâng cao chất lượng học tập ngữ pháp Anh văn 10 tại trường THPT Lê Văn Đẩu 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Cơ sở lý luận về PPDH tích cực, đổi mới phương pháp theo hướng tích cực hóa người học ngữ pháp Anh văn 10 THPT. - Khảo sát thực trạng học tập môn Anh văn 10 tại trường THPT Lê Văn Đẩu - Các biện pháp nâng cao chất lượng học tập ngữ pháp Anh văn 10 tại trường THPT Lê Văn Đẩu - Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của các giải pháp. 3. Giả thuyết nghiên cứu Nếu vận dụng “các phương pháp dạy học tích cực” trong dạy học ngữ pháp Anh văn 10 sẽ phát huy tính tích cực, tính tự giác trong học tập ở học sinh nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ngữ pháp Anh văn 10 tại trường THPT Lê Văn Đẩu. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp dạy học ngữ pháp Anh văn 10 theo hướng tích cực. - Khách thể nghiên cứu: Hoạt động dạy- học của giáo viên và học sinh THPT Lê Văn Đẩu- tỉnh Bạc Liêu 5. Phạm vi nghiên cứu Do thời gian có hạn nên người nghiên cứu chỉ tập trung thiết kế một số bài giảng ngữ pháp Anh văn 10 theo hướng Trang - 4 -
  5. tích cực hóa người học trong chương trình Tiếng Anh 10 tại trường THPT Lê Văn Đẩu nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh. 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: để làm rõ cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu - Phương pháp phỏng vấn điều tra bằng bảng hỏi thông qua giáo viên tổ Anh văn, và học sinh khối 10 để nắm rõ tình hình học tập và giảng dạy của giáo viên và học sinh ở trường THPT Lê Văn Đẩu - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: đánh giá và phân tích các tài liệu nghiên cứu, và phỏng vấn - Phương pháp thử nghiệm để xác định hiệu quả của phương pháp dạy học mới. - Phương pháp thống kê toán học để xác định kết quả thực nghiệm. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC HÓA NGƯỜI HỌC Trang - 5 -
  6. 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ( luận văn tr 4) Người NC tìm hiểu các PPDH tích cực từ cổ chí kim như Socrat, Khổng Tử, Komensky, cho đến những tác giả Việt Nam như Nguyễn Kỳ, Nguyễn Cảnh Toàn, Trần Bá Hoành, Các nhà triết học đó đều cho rằng PPDH tích cực phải tạo cho HS tự nhận thức, chủ động trong vấn đề chiếm lĩnh tri thức, “ học qua hành động”- learning by doing- và cung cấp cho các em PP tự học tập. Từ đó, phát huy tính tích cực, năng động của người học. 1.2. Một số vấn đề dạy học ở trường THPT Đó là nội dung còn mang nặng tính hàn lâm- kinh viện, PPDH vẫn còn mang “ thầy đọc- trò ghi”. Từ đó, sinh ra lười suy nghĩ, động não ở HS. 1.3. Những đặc điểm cơ bản về tâm lý của học sinh THPT (luận văn tr 8) - HS ở độ tuổi này từ 15- 18 tuổi muốn khẳng định cái tôi của mình ở nhà và ở trường. Tâm lý họ hay bốc đồng. - Đứng trước ngưỡng cửa của việc lựa chọn nghề nghiệp nên cần định hướng đúng đắn của các nhà giáo dục. - Đối với việc học ngoại ngữ, lứa tuổi này đã có động cơ học tập do ý thức được lựa chọn ngành nghề, nên lập kế hoạch học tập và chủ động trong học tập. Trang - 6 -
  7. 1.4. Vận dụng các lý thuyết học tập vào dạy học theo hướng tích cực hóa người học. (luận văn tr 12) 1.4.1.Thuyết hành vi ( Behaviorism): Học tập là sự thay đổi hành vi. 1.4.2. Thuyết nhận thức ( Cognitivism): Học tập là quá trình xử lý thông tin. 1.4.3. Thuyết kiến tạo ( Constructivism): học tập là tự kiến thức. 1.5. Các thuật ngữ chính trong đề tài((luận văn tr16) 1.5.1. Khái niệm về phương pháp dạy học ( phương pháp giảng dạy): (luận văn tr16) 1.5.1.1.Khái niệm về tính tích cực trong học tập(luận văn tr16) 1.5.1.2 Cải tiến và đổi mới phương pháp giảng dạy a. Cải tiến: là động từ, có nghĩa là làm cho tình hình có sự chuyển biến phần nào tốt hơn. b. Đổi mới là động từ, có nghĩa là thay đổi cái cũ chuyển sang mới. Như vậy, cải tiến phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hóa người học có nghĩa là không thay đổi, từ bỏ hẳn các PPGD cũ mà khắc phục những mặt còn hạn chế của các PPDH, và hoàn thiện, phát huy những mặt ưu điểm của các PPDH ấy. Đúng với triết lý giáo dục của A.Komenxki đã viết:“ Giáo dục có mục đích đánh thức năng lực nhạy cảm, Trang - 7 -
  8. phán đoán đúng đắn, phát triển nhân cách Hãy tìm ra PP cho GV dạy ít hơn, HS học nhiều hơn.’’ 1.6.Phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học 1.6.1. Đặc điểm của PPDH tích cực Tính tích cực (TTC) của HS có mặt tự phát và mặt tự giác. * Có tám cấp độ năng lực nhận thức của con người như sau : 1. Đọc và hiểu 2. Phân tích 3. So sánh, lựa chọn thông tin, quyết định và đánh giá trên cơ sở các tiêu chí xác định. 4. Tái cơ cấu lại 5. Tự thể hiện 6. Tự điều chỉnh 7. Ghi nhớ kiến thức mà học viên đã cơ cấu lại và điều chỉnh. 8. Áp dụng 1.6.1.2. Những biểu hiện đặc trưng của tính tích cực + Xúc cảm học tập + Chú ý + Sự nổ lực của ý chí + Hành vi. + Kết quả lĩnh hội 1.6.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến tính tích cực Trang - 8 -
  9. 1.6.3. Các nguyên tắc vận dụng PPDH tích cực (luận văn tr.20) Thể hiện qua 6 nguyên tắc: - Huy động tối đa các giác quan trong quá trình học tập. - Quá trình dạy học tích cực là một quá trình thực hành nhiều lần. - Tài liệu dạy học tích cực cần phải phong phú và đa dạng. - Quá trình dạy học tích cực có sự phản hồi đa dạng. - Dạy và học tích cực cần có sự khen thưởng, động viên, khích lệ kịp thời. - Nguyên tắc ấn tượng đầu tiên và cuối cùng. 1.6.4. Các PPDH tích cực ( PP thảo luận nhóm, PP tìm tòi, PP đặt và giải quyết vấn đề, PP khám phá, PP thuyết kiến tạo( luận văn tr.20) a. Vấn đáp tìm tòi b. Dạy học đặt và giải quyết vấn đề c. Dạy và học hợp tác trong nhóm nhỏ d. Dạy học theo phương pháp khám phá e. Dạy và học theo lý thuyết kiến tạo f. Phương pháp động não g. Phương pháp đóng vai h . Phương pháp trò chơi 1.6.5. Điều kiện để vận dụng PPDH tích cực( luận văn tr.24) Trang - 9 -
  10. Để vận dụng có hiệu quả các PPDH tích cực : (động não, thảo luận nhóm) vào hoạt động dạy học môn Anh văn cần đảm bảo một số điều kiện sau đây: - Người dạy phải được huấn luyện một cách chu đáo. - Người học phải có một số kỹ năng cần thiết đảm bảo thích ứng với PPDH tích cực. - Xây dựng chương trình, sách giáo khoa. - Phương tiện dạy học phải được trang bị đầy đủ. - Thay đổi các hình thức kiểm tra, đánh giá. - Phải có sự ủng hộ từ phía lãnh đạo trường. 1.6.6. Những lợi ích và hạn chế khi sử dụng các PPDH tích cực (luận văn tr.26) 1.7.Tổ chức của quá trình dạy học 1.7.1. Dạy học theo đường hướng lấy giáo viên làm trung tâm ( luận văn tr 27) 1.7.2. Dạy học theo đường hướng lấy học sinh làm trung tâm Đường hướng lấy học sinh làm trung tâm, đề cao vai trò chủ động, tự lực, chiếm lĩnh tri thức của học sinh trong quá trình học tập dưới sự hướng dẫn, gợi mở, cố vấn của người dạy. * Trong quá trình dạy học, GV dạy theo hướng tiếp cận: “ Lấy người học làm trung tâm” nên thực hiện: - Dạy học phải xuất phát từ người học - Phải tạo điều kiện cho người học tích cực, tự lực, chủ động trong quá trình lĩnh hội tri thức. Trang - 10 -
  11. - Phải tạo điều kiện cho người học tư vấn, tự kiểm tra, đánh giá. 1.7.3. Dạy học theo đường hướng tích cực hóa người học. Dạy học tích cực là một dạng học tập nhằm trực tiếp kết nối học sinh với quá trình học tập của họ. Nó ngược với học tập thụ động, trong đó người học chủ động, tự tìm tòi kiến thức; còn đường hướng “lấy người dạy làm trung tâm”, người học thụ động thu nhận thông tin bài giảng từ GV. 1.8. Đặc điểm, ưu và nhược điểm của hệ thống PPDH môn Anh văn (luận văn tr.29) 1.8.1.Khái niệm về phương pháp: Phương pháp giảng dạy là phạm trù cơ bản trong giáo học pháp, thường được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Trong khoa học sư phạm thì nó là phương thức nhận thức, là cách thức nghiên cứu và giải quyết tình huống. 1.8.2. Hệ thống PPDH ngữ pháp Anh văn THPT hiện nay. 1.8.2.1. Phương pháp dịch – ngữ pháp (Grammar- Translation method) 1.8.2.2. Phương pháp trực tiếp ( Direct method). 1.8.2.3. Phương pháp lưỡng âm thanh ( Audio Lingual method): 1.8.1.4. Phương pháp hoàn toàn bằng hành động ( Total Physical Response method- the Comprehension Approach). 1.8.2.5. Phương pháp dạy ngôn ngữ giao tiếp ( Communicative Language teaching method) Trang - 11 -
  12. 1.9. Quy trình sử dụng phương pháp dạy học ngữ pháp Anh văn (luận văn tr.34) Ngữ pháp được dạy theo hai cách: diễn dịch ( deductive grammar teaching) và quy nạp (indeductive grammar teaching) 1.9.1.Phương pháp diễn dịch ( deductive method): Được trình bày từ trên xuống ( top- down- đi từ cái chung đến cái riêng). Với cách thức này, giáo viên (GV) giải thích những luật ngữ pháp và gọi HS để áp dụng chúng vào làm bài tập. Và quy luật này, được người học dựa vào hiểu biết về những thành tố của hệ thống ngôn ngữ trước khi thực hành. Cùng với việc hiểu kèm theo ghi nhớ và sử dụng trôi chảy, người học áp dụng một cách thông hiểu. Và trong PP này, GV đóng vai trò trung tâm. 1.9.2. Phương pháp quy nạp ( indeductive method): được trình bày đi từ dưới lên ( đi từ cái riêng đến cái chung ( bottom- up) và được trình bày lưỡng âm thanh, được trình bày dựa trên hệ thống ngôn ngữ. Tiến trình này, có thể trình bày theo hình thức nhận thức hay vô thức, hay cả hai. PP này, không được dạy trực tiếp mà diễn dịch những luật từ kinh nghiệm học ngôn ngữ. Vai trò của GV là hướng dẫn người học. Sau đó, GV gọi HS tìm ra những điểm giống và khác nhau, và rút ra công thức và những điểm cần lưu ý. Trang - 12 -
  13. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP NGỮ PHÁP ANH VĂN 10 TẠI TRƯỜNG THPT LÊ VĂN ĐẨU 2.1. Giới thiệu sơ lược về trường THPT Lê Văn Đẩu - Trường thành lập trên 25 năm, đóng tại địa bàn huyện vĩnh Lợi trực thuộc Sở Giáo Dục- Đào tạo- Bạc Liêu. - Trường có 38 GV, 4 nhân viên và trình độ từ ĐH trở lên. - Cơ sở vật chất khá hiện đại và khang trang phục vụ cho giảng dạy và học tập của GV và HS ở trường. 2.2. Giới thiệu chương trình môn Anh văn 10: Trong chương trình học đây là năm đầu cấp của bậc THPT. - Tầm quan trọng trong học tập của các em. - Là một trong những môn thi Tốt nghiệp bắt buộc, và một trong những môn thi đầu vào ĐH. Nội dung chương trình gồm có 105 tiết/ 37 tuần qua 16 đơn vị bài, mỗi bài có 5 tiết với các kỹ năng đọc, nói, nghe, viết và ngôn ngữ. Mục đích, đối tượng, nội dung và thời gian khảo sát * Mục đích khảo sát: đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Anh văn theo hướng tích cực hóa học sinh tại trường. * Đối tượng khảo sát: Đội ngũ giảng viên đang giảng dạy môn Anh văn và tập thể học sinh 2 lớp khối 10 đang học môn Anh văn tại trường . Trang - 13 -
  14. * Nội dung khảo sát: Lấy ý kiến của GV và HS tại trường THPT Lê Văn Đẩu * Thời gian khảo sát: Bắt đầu từ tháng 03/2012 đến tháng 05/2012. * Thiết kế bộ công cụ và chọn mẫu khảo sát + Thiết kế phiếu xin ý kiến của giáo viên: Nội dung phiếu thăm dò ý kiến HS ( xem phục lục 2a) Chọn mẫu khảo sát: toàn bộ GV tổ Anh văn gồm 5 giáo viên. + Thiết kế phiếu thăm dò ý kiến của học sinh Nội dung phiếu thăm dò ý kiến HS ( xem phục lục 2b) Chọn mẫu khảo sát: - Học sinh lớp 10C2: 35 học sinh - Học sinh lớp 10C5: 35 học sinh 2.3. Xử lý và đánh giá kết quả khảo sát (luận văn tr.42) 2.3.1.Thống kê mẫu điều tra HS Anh văn 10 tại trường THPT Lê Văn Đẩu. - Những nội dung ảnh hưởng đến chất lượng dạy học bộ môn: + Mục tiêu bộ môn chiếm 80%. + Nội dung chương trình môn học và PPCT chiếm 100%. + Kinh nghiệm giảng dạy, lòng yêu, hình thức kiểm tra đánh giá, trang thiết bị giảng dạy chiếm 80%- 100%.+ Đổi mới PPDH thông qua lập kế hoạch, tổ chức điều khiển người học tích cực chiếm 80% Trang - 14 -
  15. Tóm lại, GV tổ Anh văn tại trường THPT Lê Văn Đẩu đã đổi mới PPDH và ứng dụng CNTT vào bài giảng. 2.3.2. Khảo sát chất lượng học tập môn Anh văn của HS tại trường: Phần đông HS cho rằng: - Nội dung SGK Anh văn hấp dẫn, PTDH đầy đủ nhưng tài liệu tham khảo ở thư viện cần trang bị thêm chiếm 57,14%. - GV đã ứng dụng các PPDH tích cực và CNTT vào bài giảng phù hợp chiếm 64,29%, 14,29% rất phù hợp. - GV đã thường xuyên hướng dẫn cho HS cách lập kế hoạch học tập. - GV đã động viên, khen thưởng khi HS xây dựng bài. 2.3.3. Nguyên nhân của thực trạng Qua khảo sát, điều tra thực trạng trên, chúng tôi rút ra nguyên nhân. Đó là nguyên nhân chủ quan, và khách quan đối với HS và GV. * Nguyên nhân khách quan : a. Đối với HS: - Điều kiện đi lại khó khăn, gia đình nông thôn. - Gia đình chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của con em mình. b. Đối với GV: - Nhìn chung còn thiếu PTDH( phòng Lab) * Nguyên nhân chủ quan: a. Đối với HS: Trang - 15 -
  16. - a. Đối với HS: - Chưa đầu tư nhiều đối với môn học. - Mất kiến thức căn bản. - Chưa có PPHT hợp lý- chưa chủ động, tích cực trong học tập - Mất kiến thức căn bản. - Chưa có PPHT hợp lý- chưa chủ động, tích cực trong học tập b. Đối với GV: - Chưa phân loại được HS yếu kém và có kế hoạch cụ thể sát với trình độ của HS. - Một số GV chưa thực sự tâm huyết với nghề. CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI TIẾN PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MÔN NGỮ PHÁP ANH VĂN 10 THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA NGƯỜI HỌC TẠI TRƯỜNG THPT LÊ VĂN ĐẨU 3.1. Cơ sở đề xuất (luận văn tr.64) Dựa vào những cơ sở trên, người nghiên cứu mạnh dạn đề xuất các giải pháp sau: 3.2. Các giải pháp đề xuất 3.2.1. Đổi mới phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học ngoại ngữ Trang - 16 -
  17. Hình thành thói quen tự học tập, và tính ham học hỏi của HS. - GV với vai trò là người hướng dẫn, gợi mở. - Thiết lập mối quan hệ thân thiện giữa thầy & trò “ Trường học có thân thiện” thì trò mới “ tích cực trong học tập. Đây cũng là đặc trưng bộ môn Anh văn. - Thiết lập mối quan hệ thân thiện giữa thầy & trò “ Trường học có thân thiện” thì trò mới “ tích cực trong học tập. Đây cũng là đặc trưng bộ môn Anh văn. 3.2.2. Hình thức tổ chức dạy học ngoại ngữ 3.2.2.1. Dạy học theo đường hướng lấy GV làm trung tâm: GV là người truyền thụ, trình bày là chủ yếu với bộ SGK, hay giáo trình soạn sẵn, HS thụ động trong tiếp nhận. 3.2.2.2. Dạy học theo đường hướng lấy HS làm trung tâm Tư tưởng này nhấn mạnh vai trò chủ động tích cực xem người học là chủ thể của quá trình học tập. 3.2.2.3. Vận dụng dạy học theo đường hướng lấy HS làm trung tâm đối với GV bậc THPT. - Với bộ SGK Anh văn THPT, GV phải chuyển tải đến người học đầy đủ các nội dung kiến thức với PPCT đã quy định theo đơn vị trường. Trang - 17 -
  18. - GV phải tạo ra môi trường tương tác giữa GV- HS, HS- HS tạo cho họ năng động và tích cực hơn trong học tập 3.3. Đổi mới phương tiện dạy học (luận văn tr 64) - GV cần am hiểu Tin học đặc biệt là GV Anh văn. + Tạo ra sự hứng thú của HS đối với nội dung bài học bởi hình ảnh đa dạng, sinh động. + Tiết kiệm thời gian của GV làm việc trên lớp , HS có nhiều thời gian thực hành, vận dụng. - GV cần xác định mục tiêu của bài học và PTDH nào phù hợp với từng bước và nội dung đó. - Cần hướng dẫn cách tự học thông qua các kênh PTDH tại trường thông qua Internet, hình thành nhu cầu học tập suốt đời ở người học. 3.4. Đổi mới cách dạy và cách học- bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh. 3.4. 1. Khái niệm tự học: (luận văn tr65) 3.4.2. Nội dung hoạt động tự học GV cần kích thích được động cơ, nhu cầu, hứng thú ở người học đối với môn học.Từ đó, HS xác định mục tiêu, kế hoạch học tập. - Hướng dẫn cách tự học của HS thông qua sách báo . Internet. - Thiết kế SGK, giáo trình phù hợp với xu hướng của xã hội và nhu cầu của người học. Trang - 18 -
  19. 3.5. Đổi mới về phương pháp kiểm tra, đánh giá. 3.5.1. Định nghĩa về kiểm tra, đánh giá(luận văn tr.66) 3.5.2. Thực trạng kiểm tra, đánh giá trong nhà trường phổ thông hiện nay. Thực trạng kiểm tra đánh giá ở Việt Nam có 2 hình thức: TL và TNKQ, nhưng vẫn mang độc quyền đánh giá ở GV. Nên chưa phát huy tính tích cực, chủ động ở người học. Cần để cho HS tự nhận xét, đánh giá lẫn nhau. - Còn tồn tại tính bất cập giữa nội dung và kỹ năng trong giảng dạy và thi cử. Đo đó, xảy ra tình trạng dạy và học theo kiểu đối phó và sinh ra tệ nạn tiêu cực “ chạy điểm, chạy trường” 3.5.3. Yêu cầu của đánh giá học tập của giáo dục chủ động, tích cực.(luận văn tr. 67) 3.5.4. Đa dạng hóa hình thức và nội dung kiểm tra đánh giá ( luận văn tr.68) 3.6. Đổi mới về tổ chức quản lý đào tạo.(luận văn tr. 68) Cần đổi mới từ khâu: xây dựng kế hoạch giáo dục, chương trình môn học, biên soạn SGK. Và cần có sự phối hợp đồng bộ và đều tay giữa các cấp quản lý giáo dục cho đến các GV giảng dạy. * Xu hướng kiểm tra đánh giá của Thế giới và bài học cho Việt Nam ( luận văn trang 68) Trang - 19 -
  20. 3.7. Đề xuất phương án cải tiến phương pháp dạy học bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học nhằm tích cực hóa người học 3.7.1. Cơ sở đề xuất phương án - Nhu cầu của CNTT, thời đại và nhu cầu công việc giảng dạy đối với GV Anh văn. - Cần thiết đối với người học ngoại ngữ trong việc truy cập thông tin và tự học qua các kênh thông tin, nhất là Internet. 3.7.2. Yêu cầu của tiết dạy sử dụng công nghệ thông tin (luận văn tr.70) 3.8. Thiết kế quy trình dạy học tích cực (luận văn tr.73) MẪU GIÁO ÁN TIẾNG ANH THPT * DẠY NGỮ LIỆU, NGÔN NGỮ ( LANGUAGE FOCUS- NGỮ PHÁP) I. Objectives: 1. Education aims 2. Knowledge 3. Skills II. Anticipated problems III. Teaching aids : IV. Procedures: 1.Warm up: - Kiểm tra bài cũ 2. Presentation: 3. Practice: Trang - 20 -
  21. 4.Preproduction: 5. Consolidation / Homework: IV.Feedback * Thiết kế các hoạt động dạy học của một bài tích cực: Theo 3 P: Presentation, Practice, Production ( Trình bày- Thực hành- Tái tạo) được thể hiện qua 5 bước: Mục đích, yêu cầu ( Objectives) 1. Mục đích bài học ( Educational aims) 2. Kiến thức( Knowledge) 3. Kỹ năng ( Skills) Những vấn đề dự đoán sẽ gặp khó khăn (Anticipated problems) III. Dụng cụ học tập ( Teaching aids) IV. Tiến trình bài giảng (Procedures): được thể hiện ở 5 bước sau Bước 1: Đọc và tìm hiểu bài trước khi học ( Warm up) Bước 2: Trình bày trọng tâm bài giảng( Presentation) Bước 3: Thực hành sau khi tiếp nhận kiến thức bài giảng ( Practice) Bước 4: Tái tạo ( Preproduction) Bước 5: Ghi nhận và củng cố ( Consolidation/ Homework) Kế hoạch bài dạy: Tiến hành thiết kế bài giảng qua 2 bài trong chương trình Tiếng Anh 10 THPT: Bài 13: FILMS AND CINEMA Bài 14: THE WORLD CUP Trang - 21 -
  22. 3.9.Thiết kế kế hoạch bài giảng cho thực nghiệm: UNIT 13: FILMS AND CINEMA ( 2tiết) Với nội dung kiến thức ngôn ngữ: * Ngữ âm ( Pronunciation) :/ f/- /v/ * Ngữ pháp và từ vựng ( Grammar and vocabulary) Adjectives of attidude ( Tính từ chỉ thái độ) It is/ was not until that ( Mãi cho đến khi, mãi cho đến bây giờ) A/ an and the ( Mạo từ a/an và the) UNIT 14: THE WORLD CUP (1tiết) Với nội dung kiến thức ngôn ngữ: * Ngữ âm ( Pronunciation) :/ g/- /k/ * Ngữ pháp và từ vựng ( Grammar and vocabulary) - will vs. going to - will: making prediction - will: making offers. ( Kế hoạch bài học cụ thể, xin xem phục lục 3, 4) CHƯƠNG IV: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC 4.1. Mục đích, đối tượng, thời gian và địa điểm thực nghiệm Trang - 22 -
  23. 4.1.1. Mục đích: Đánh giá tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà đề tài đã xây dựng: Cải tiến PPDH theo hướng tích cực hóa người học môn ngữ pháp môn Anh văn 10 tại trường THPT Lê Văn Đẩu. 4.1.2. Đối tượng: Lớp thực nghiệm: Lớp 10C2 gồm 35 HS – được tổ chức giảng dạy theo hướng tích cực hóa người học. Lớp đối chứng: Lớp 10C5 gồm 35 HS- được tổ chức giảng dạy theo phương pháp giảng dạy thường xuyên trên lớp. 4.1.3. Thời gian và địa điểm thực nghiệm - Thời gian thực nghiệm: từ tháng 3/ 2012- tháng cuối tháng 4/ 2012. - Địa điểm : tại trường THPT Lê Văn Đẩu 4.2. Xây dựng bộ công cụ và chọn mẫu thực nghiệm 4.2.1. Xây dựng bộ công cụ: - Lập bảng hỏi đối với GV và 2 lớp TN & ĐC để đánh giá tiết dạy. - Sau khi tiến hành TN, GV cho HS ở 2 lớp TN & ĐC làm bài kiểm tra 15 phút. - Chọn mẫu TN: Lớp 10C2- 35 HS Lớp 10C5 – 35 HS 4.3. Nội dung thực nghiệm Trang - 23 -
  24. Nội dung thực nghiệm chủ yếu tập trung vào việc kiểm chứng hiệu quả của PPDH tích cực đối với việc học tập của HS. Kiểm chứng tác động của PPDH tích cực đến kết quả bài kiểm tra của lớp TN. 4.4. Tổ chức thực hiện - Lớp ĐC: GV sử dụng PPDH bình thường GV vẫn sử dụng trên lớp. - Lớp TN: GV sử dụng PPDH tích cực hóa người học. 2 lớp GV đều dạy 2 bài: Unit 13: FILMS AND CINEMA Unit 14: THE WORLD CUP 4.5. Xử lý số liệu và đánh giá kết quả thực nghiệm 4.5.1. Phân tích, đánh giá tác động của PPDH tích cực khảo sát từ ý kiến của HS và GV tổ Anh văn trường THPT Lê Văn Đẩu. Sau khi tiến hành TN, ý kiến của GV cho rằng: - PPDH ở lớp ĐC chưa đạt kết quả tốt như lớp TN vì: chưa gợi mở, phát huy tính chủ động tích cực ở HS. - Ở lớp TN, GV đã áp dụng các PPDH tích cực kết hợp sử dụng các PTDH hiện đại ( ứng dụng CNTT vào bài giảng nên tạo không khí, hứng thú, tích cực, chủ động trong tiết học - Lớp TN: 62,86% GV đã tạo điều kiện cho HS trao đổi và thực hành. Trang - 24 -
  25. - Lớp ĐC: 57,14% GV đã tạo điều kiện cho HS trao đổi và thực hành. - Lớp TN: 85,71% kiến thức dễ khắc sâu. - Lớp ĐC: 71,43% kiến thức dễ khắc sâu. Ý kiến của HS: . Ở lớp ĐC: - Ý thức học tập chưa cao, chưa tích cực xây dựng bài, chưa chủ động làm bài tập và thắc mắc khi có vấn đề, còn trông chờ vào GV. - Ở lớp TN: có ý thức học tập cao hơn, chủ động tích cực học tập hơn. - Sau khi TN ở 2 lớp ĐC & TN, GV đều tiến hành kiểm tra 15 phút với kết quả và qua kiểm nghiệm thống kê đưa ra kết luận: Người NC vận dụng PPDH tích cực hóa người học ở lớp TN đạt hiệu quả hơn PPDH cũ ở lớp ĐC. 4.5.2. Phân tích, đánh giá tác động của việc áp dụng PPDH tích cực đến kết quả bài kiểm tra ở lớp ĐC và lớp TN. (luận văn tr86) Trang - 25 -
  26. 16 14 14 12 10 10 Điểm (Xi) 9 9 8 8 8 8 Tần số (Lớp) 7 fi (Lớp TN) 6 6 6 fi (Lớp ĐC) 5 5 4 4 3 3 2 2 1 0 0 0 1 2 3 4 5 6 7 Biểu đồ 4.14. Phân phối tần số bài kiểm tra số 01 của lớp TN và ĐC 100% 1 2 12 11 6 3 10 90% 9 80% 4 30 12 70% fi (Lớp ĐC) 40 60% 12 fi (Lớp TN) 8 50% 6 Tần số (Lớp) 40% 30% 7 Điểm (Xi) 20% 5 6 10% 0% 1 2 3 4 5 6 7 Biểu đồ 4.17. Phân phối tần số bài kiểm tra số 2 của lớp TN và ĐC 4.5.3. Phân tích, đánh giá tác động của phương pháp dạy học tích cực đến kết quả bài kiểm tra ở lớp đối chứng, và lớp thực nghiệm. Bảng 4.19: Giá trị trung bình và độ lệch tiêu chuẩn qua 2 lần TN Lớp Thực nghiệm lần 1 Thực nghiệm lần 2 Trang - 26 -
  27. SD SD Mean (Standard Mean (Standard Deviation) Deviation) Thực 6.2 1.03 6.5 1.01 nghiệm Đối 5.5 1.46 5.8 1.16 chứng 4.5.4. Đánh giá hiệu quả của PPDH đề xuất bằng kiểm nghiệm Z Bảng 4.20: Hệ số Z của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Điểm kiểm tra lần 1 Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng n1 X1 s1 n2 X 2 s2 Z 35 6.2 1.03 35 5.5 1.46 2.32 Điểm kiểm tra lần 2 35 6.5 1.01 35 5.8 1.16 2.69 4.6. Đánh giá hiệu quả của phương pháp dạy học tích cực hóa người học Để đánh giá tác động của việc áp dụng PPDH tích cực hóa người học, người NC sử dụng đại lượng định tính và đại lượng để đo lường và đánh giá Trang - 27 -
  28. 4.6.1.Đánh giá định tính: + HS: - Kích thích được ý thích học tập ở HS, tạo cho họ chủ động, tích cực trong học tập. - Chủ động chuẩn bị bài thông qua nhiều nguồn tài liệu. - Tích cực xây dựng bài hơn. - Biết nêu vấn đề và giải quyết chúng một cách chủ động. Kết quả ở lớp TN đạt kết quả khả quan hơn lớp ĐC nhờ áp dụng PPDH tích cực kết hợp CNTT. + GV: - Tạo được không khí học tập sôi động ( khắc phục được những mặt hạn chế của PPDH truyền thống) - Dễ nắm bắt được mức độ tiếp thu bài của HS. - Thực hiện đúng đường hướng dạy học “ lấy HS làm trung tâm. 4.6. 2. Đánh giá định lượng: - Người NC dùng công cụ xác suất thống kê để xử lý số liệu: - Kiểm nghiệm giả thuyết giả định về tính khả thi của viêc áp dụng PPDH tích cực đối với 2 lớp TN & ĐC. Với kết quả Điểm TB, khá giỏi của lớp TN đạt cao hơn lớp ĐC. Trang - 28 -
  29. Tóm lại, qua kiểm nghiệm của PPDH tích cực đề xuất đã đạt được hiệu quả cao, nâng cao được chất lượng học tập của HS và có giá trị thực tiễn cao. PHẦN KẾT LUẬN 1.TÓM TẮT LUẬN VĂN Sau một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện đề tài, người nghiên cứu đã giải quyết được các nhiệm vụ mà đề tài nêu ra: 1.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về các nội dung đổi mới PPDH , các đặc điểm cơ bản về tâm sinh lý của thanh niên HS THPT, các lý thuyết học tập, phân tích và tổng hợp các PPDH theo hướng tích cực hóa người học, đồng thời nghiên cứu đặc điểm của hệ thống PPDH ngữ pháp Anh văn hiện nay. 1.2. Qua khảo sát về thực trạng chất lượng học tập của HS học môn Anh văn nói chung ngữ pháp Anh văn 10 nói riêng, người nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập cho HS trường THPT Lê Văn Đẩu. Các giải pháp đó là: đổi mới PPDH và hình thức tổ chức dạy học ngoại ngữ, đổi mới PTDH, đổi mới năng lực tự học ở HS, đổi mới về kiểm tra đánh giá, đổi mới về tổ chức quản lý đào tạo. Các giải pháp đó cần thực hiện đồng bộ từ cấp quản lý đến các GV giảng dạy nhằm đổi mới PPDH toàn cục và nâng cao chất lượng thực sự, đúng thực chất. Đúng với Chỉ thị của Trang - 29 -
  30. Nguyên Bộ trưởng Giáo dục & đào tạo Nguyễn Thiện Nhân: ’’Học thật, chất lượng thật’’ 1.3. Từ những đề xuất giải pháp trên, người nghiên cứu mạnh dạn tiến hành phương án cải tiến PPDH bằng cách ứng dụng CNTT kết hợp các PPDH tích cực như PP thuyết trình có minh họa ( giáo cụ trực quan), PP vấn đáp tìm tòi, PP dạy học giải quyết vấn đề và PP thảo luận nhóm với hai bài giảng ứng dụng CNTT ( thiết kế bài giảng với phần mềm Powerpoint) nhằm tạo ra sự hứng thú, cũng như khơi gợi tính chủ động, tự học, tích cực, năng động trong việc chiếm lĩnh tri thức trong học tập cho HS. 1.4. Người nghiên cứu tiến hành thực nghiệm với PPDH đề xuất trên 2 lớp: lớp ĐC và lớp TN với tổng số 70 HS tham gia. Sau khi tiến hành thực nghiệm, người nghiên cứu cho HS làm bài kiểm tra để kiểm chứng lại kết quả tiếp thu kiến thức của HS và phát phiếu thăm dò ý kiến phản hồi của HS và GV về các tiết dạy thực nghiệm với PPDH tích cực hóa người học. Và kết quả thu được của hai lớp trên là số lượng HS đạt điểm từ trung bình, khá giỏi của lớp TN cao hơn lớp ĐC. Điều này chứng tỏ với PPDH tích cực hóa này, GV sử dụng đạt hiệu quả như mong muốn. * Những kết quả qua quá trình thực nghiệm mang lại cho thấy rằng PPDH tích cực hóa người học có tính khả thi cao và có thể mở rộng phạm vi sử dụng không chỉ đối với ngữ pháp Anh văn 10 mà đối với các kỹ năng khác cũng như các môn khác của trường. Từ đó tạo cho HS có phong cách học tập Trang - 30 -
  31. mới, năng động, tích cực và chủ động hơn nhằm nâng cao chất lượng học tập của HS tại trường THPT Lê Văn Đẩu. 2. TỰ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ NHỮNG ĐỔI MỚI CỦA ĐỀ TÀI VỀ MẶT LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. Đóng góp mới về mặt lý luận của đề tài: - Lần đầu tiên, nội dung các bài học môn Anh văn 10 được cơ cấu mới dưới dạng tích cực hóa học sinh. - Kết quả thực nghiệm cho thấy rõ sự tiến bộ về thái độ tích cực trong học tập và tăng trưởng về tư duy năng động ở HS ( xin xem bảng 4.1, 4.3). - Nếu được áp dụng phạm vi toàn chương trình Anh văn 10 và toàn cấp học thì PP học tập của các em cải thiện hơn, chủ động, tích cực hơn và quan trọng là chất lượng học tập của HS trường THPT Lê Văn đẩu sẽ nâng cao hơn đáng kể. - Tài liệu nghiên cứu này, có thể được sử dụng như là tài liệu tham khảo với những ai tâm huyết muốn nâng cao chất lượng dạy- học môn Anh văn 10 theo hướng tích cực hóa người học. 2.2. Đóng góp mới về mặt thực tiễn của đề tài: - Giảm thời gian lao động của GV trên lớp, tăng cường thời gian hoạt động, thực hành của HS. Từ đó phát huy được tính chủ động, tự lực, tích cực trong học tập ở HS. Trang - 31 -
  32. - Giảm kinh phí, tiết kiệm vật tư và bảo quản lâu bền mà mang lại hiệu quả tư duy cao ở HS. * Bên cạnh những kết quả đạt được, đề tài nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế sau: - Người nghiên cứu chỉ khảo sát thực trạng chất lượng học tập môn Anh văn 10 ở trường THPT Lê Văn Đẩu, chưa tiến hành khảo sát ở toàn cấp và các môn khác ở trường. Nên việc nhận xét và đưa ra kết luận còn mang tính cục bộ. - Việc thực nghiệm chỉ được tiến hành trong khuôn khổ hai bài học trong chương trình Anh văn 10 nên kết quả mang lại chỉ mang tính chất tương đối. 3. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ Nếu điều kiện cho phép, đề tài sẽ phát triển theo hướng sau:  Tiếp tục lập kế hoạch dạy học và thiết kế cho toàn bộ các bài của toàn bộ chương trình Anh văn 10 theo hướng tích cực hóa người học.  Nghiên cứu xây dựng và thiết kế các bài học môn Anh văn toàn cấp học THPT và các môn học khác. 4. KIẾN NGHỊ Để việc áp dụng PPDH tích cực hóa đạt hiệu quả, người nghiên cứu có một số kiến nghị sau: * Về phía nhà trường: - Cần trang bị thêm sách, tài liệu tham khảo cho HS và GV phục vụ cho việc tham khảo hơn của GV và HS. Trang - 32 -
  33. - Trang bị thêm phòng học bộ môn (phòng Lab) để GV và HS thuận tiện cho quá trình giảng dạy và học tập hơn. - Nhiều GV vẫn chưa hiểu nhiều về các PPDH tích cực hóa người học. Do đó, nhà trường cần tạo điều kiện để giáo viên tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, chuyên môn. Đồng thời có những chính sách đãi ngộ hợp lý nhằm khích lệ giáo viên tích cực hơn, mạnh dạn hơn trong việc cải tiến PPDH. * Về phía GV: - Cần nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới PPDH, để từ đó thay đổi các thói quen dạy học “chay’’, thiếu sử dụng PTDH trong các bài giảng dễ gây cảm giác nhàm chán và thụ động trong học tập ở HS. Bên cạnh đó, GV cần nỗ lực hơn trong chuyên môn cũng như nhiệt tâm với nghề hơn để giúp các em học tốt hơn. Đúng với phương châm ngành giáo dục “ Vì đàn em thân yêu’’ * Về phía học sinh - Nhận thức được mình là chủ thể của quá trình nhận thức trong quá trình dạy học. - Tích cực, tự giác, hứng thú với môn học và có trách nhiệm đối với kết quả học tập của mình. Trang - 33 -