Tóm tắt Luận văn Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường Cao đẳng Sư phạm Thể dục - Nghệ thuật của nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào

docx 27 trang phuongvu95 6961
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận văn Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường Cao đẳng Sư phạm Thể dục - Nghệ thuật của nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxtom_tat_luan_van_bien_phap_quan_ly_hoat_dong_day_hoc_o_truon.docx

Nội dung text: Tóm tắt Luận văn Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường Cao đẳng Sư phạm Thể dục - Nghệ thuật của nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIÊN QUẢN LÝ GIÁO DỤC SITH A PHONE DOUNGPASITH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM THỂ DỤC NGHỆ THUẬT NƯỚC CHDCND LÀO CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 60.14.01.01 TÓM TẤT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI-2017
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIÊN QUẢN LÝ GIÁO DỤC-BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Người hướng dẫn khoa học: P.G.S Tiến sĩ Lưu Xuân Mới Phản biện1: . Phản biện 2: . Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại Học viên Quản lý giáo dục. Vào hồi .giờ ngày tháng năm 2017 Có thể tìm đọc luận văn tại: Thư viên Học viên Quản lý Giáo dục
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong xu thế phát triển của thế giới ngày nay, tất cả các quốc gia đều nhận thức rõ vai trò to lớn của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của dân tộc mình. Đảng và nhà nước Việt Nam đã xác định giáo dục và đào tạo là quốc sách hảng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Vào đầu thế ký XXI tất cả quốc gia trên thế giới đếu hướng tới sự chăm lo, phát triển con người, năng động, toàn diện, hướng tới việc giáo dục đào tạo thế hệ trẻ thành lớp người đáp ứng một cách nhanh nhạy đối với sự đổi thay, phát triển như vũ bão của khoa học, công nghệ và thời đại. Giáo dục là bước mở đầu của chiến lược con người, là điều kiện cơ bản để hình thành phát triển và hoàn thiện lực lượng sản xuất của xã hội. Một trong những nhiệm vụ hàng đầu ở Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (CHDCN Lào) hiện nay mà Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng nhân dân cách mạng Lào đã dặt ra đó là: Tăng cường sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh nguồn nhân lực để tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng,xây dựng và bảo vệ tổ quốc theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện nhiệm vụ trên, Đảng nhân dân cách mạng Lào khẳng định phát triển giáo dục đào tạo là một trong những động lực quan trọng thức đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa dất nước, là điều kiện phát huy nguồn lực con người-yếu tố cơ bản để phát triển xã hội tăng trưởng kinh tế mạnh và bền vững. Trong nhà trường cao đẳng và đại học, đội ngũ giảng viên đóng vai trò quyết định chất lượng đào tạo. Nếu không có đội ngũ giảng viên đủ về số lượng mạnh về chất lượng, đổng bộ về cỏ cấu với trình độ chuyên môn cao, phẩm chất đạo đức tốt, năng lực sư phạm giỏi thì không thể nâng cao chất lượng giáo dục,chất lượng dạy học. Đổi mới cách học, cách quản lý hoạt động dạy học trong các nhà trường là để nâng cao chất lượng dạy học. Quản lý nhà trường trọng tâm vẫn là quản lý dạy học, Hoạt động dạy học giữ vị trí quan trọng chi phối các hoạt động khác. Mọi hoạt động trong nhà trường đều phải hỗ trợ đắc lực cho hoạt động dạy học. Đây là hoạt động đặc trưng trong các nhà trường, bởi không có hoạt động dạy học cũng đồng nghĩa là không có nhà trường và chất lượng của hoạt động dạy học là 1
  4. thước đo năng lực của người thầy nói chung và trình độ năng lực của người học nói riêng. Việc không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, đồng thời nắm bắt những thuận lợi, khó khăn của đơn vị để tìm ra những biện pháp quản lý hoạt động dạy học có hiệu quả luôn là một vấn đề cần thiết và được nhiều người quan tâm đặc biệt là những người làm công tác quản lý giáo dục. Nâng cao chất lượng dạy học là nhiệm vụ cơ bản đầu tiên của nhà trường, đây chính là điểu kiện tất yếu để nhà trường tồn tại, phát triển và đáp ứng yêu cầu của mục tiêu đào tạo. Thực chất của công tác quản lý nhà trường là quản lý hoạt động dạy học. Công việc này được tiến hành thường xuyên, liên tục qua từng giờ dạy, từng môn học, từng học kì của năm học. Chính vì vậy đổi mới công tác quản lý trong hoạt đông dạy học nói chung là yếu tố quan trọng, mang tính chủ động của ngành giáo dục và đào tạo trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Trường cao đẳng sư phạm thể dục –nghệ thuật được xây dựng tại thủ đô VIÊNG CHĂN nước CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO (CHDCND LÀO) theo kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục của BỘ GIÁO DỤC VÀ THỂ THAO LÀO trong giai đoạn mới. Từ khi được thành lập đến nay trường đã cố gắng thực hiện nhiệm vụ của mình. Quản lý hoạt động dạy học ở trường cao đẳng sư phạm thể dục nghệ thuật chưa đồng bộ, một số hoạt động hiệu quả chưa cao. Đặc biệt về cơ sở vật chất thiết bị day học phục vụ cho giảng dạy và học tập còn thiếu, chưa kịp thời, khó sử dựng không đáp ứng được yêu cầu đổi mới nâng cao chất lướng môn học, chưa phủ hợp với từng độ tuổi, đại bộ phân giáo viên tuổi cao rất ngại sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Trong những năm qua, công tác quản lý hoạt động dạy học nói chung và công tác quản lý hoạt động dạy học ở trường cao đẳng sư phạm thể dục nghệ thuật nói riêng còn gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Nhận thức rõ vấn đề này, là người quản lý trực tiếp hoạt động chuyên môn của trường, tác gia chọn đề tài “Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường cao đẳng sư phạm thể dục - nghệ thuật của nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào” làm luận văn tốt nghiệp. 2
  5. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. Nghiên cứu và đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường cao đẳng sư phạm thể dục - nghệ thuật của nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở nhà trường. 3. KHÁCH THỂ VÀ TƯỢNG NGHIÊN CỨU. 3.1. Khách thể nghiên cứu. Quản lý hoạt động dạy học ở trường cao đẳng sư phạm thể dục - nghệ thuật của nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào. 3.2. Đối tượng nghiên cứu. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường cao đẳng sư phạm thể dục - nghệ thuật của nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở trường cao đẳng sư phạm thể dục - nghệ thuật thủ đô Viêng Chăn đã có nhiều tiến bộ rõ rệt, tuy nhiên so với yêu cầu đổi mới giáo dục thì còn hạn chế, bất cập. Nếu áp dụng hợp lý các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường cao đẳng sư phạm thể dục nghệ thuật do tác giá đề xuất thì chất lượng dạy học sẽ được nâng cao. 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. 5.1. Xác định cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học ở trường cao đẳng sư phạm thể dục nghệ thuật. 5.2. Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở trường cao đẳng sư phạm thể dục nghệ thuật thủ đô Viêng Chăn. 5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường cao đẳng sư phạm thể dục nghệ thuật của nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào. 6. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 6.1. Giới hạn nội dung. Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học các môn thể dục nghệ Thuật ở trường cao đẳng sư phạm thể dục nghệ thuật của nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào. 6.2. Giới hạn thời gian từ 2014 đến 2017. 6.3. Giới hạn khách thể điều ra. 3
  6. Cán bộ quản lý, giảng viên, phòng đào tạo, sinh viên sổ tổng: 150 người. 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Đề tài sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau;  Các phương pháp nghiên cứu lý luân. Phương pháp phân tích, tống hợp các tài liệu thuộc chuyên ngành quản lý giáo dục có liên quan đến đề tài.  Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Phương pháp quan sát sự phạm. Phương pháp điều tra viết Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm Phương pháp xin ý kiến chuyên gia.  Phương pháp toán thống kê để xử lý kết quả khảo sát. 8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN. MỞ ĐẦU. CHƯƠNG 1; Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học ở trường cao đẳng sư phạm thể dục nghệ thuật ở nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào. CHƯƠNG 2; Thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở trường cao đẳng sư phạm thể dục nghệ thuật thủ đô Viêng Chăn ở nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào. CHƯƠNG 3; Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường cao đẳng sư phạm thể dục nghệ thuật ở nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ. TÀI LIỆU THAM KHẢO. PHỤ LỤ 4
  7. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DAY HỌC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM THỂ DỤC NGHỆ THUẬT Ở NƯỚC CHDCND LÀO. 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề. 1.2. Một số khai niệm cơ bản. 1.2.1. Quản lý. Quản lý sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý bằng việc sự dụng các phương tiện quản lý nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt tới mục tiêu quản lý. Chức năng quản lý chiếm giữ vị trí then chốt, nó gắn liền vời nội dung của hoạt động điều hành ở mọi cấp quản lý. Có 4 chức năng như: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. Các chức năng quản lý có mối quan hệ mật thiết với nhau. Kế hoạch Kiểm tra Thông tin Tổ chức Đánh giá QL Chỉ đạo 1.2.2. Quản lý giáo dục. Quản lý giáo dục có nhiều cấp độ iys nhất là 2 cấp độ dưới đây: Đối vời cấp vĩ mô: quản lý giáo dục được hiểu là: những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của 5
  8. chủ thể quản lý đến tất cả các móc xích của hệ thống nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành giáo dục. Đối với cấp vi mô: quản lý giáo dục được hiểu là hệ thống những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường. 1.2.3. Quản lý nhà trường. 1.2.4. Quản lý hoạt động dạy học. 1.3. Quản lý hoạt động dạy học ở trường cao đẳng sư phạm thể dục - nghệ thuật nước CHDCND LÀO. 1.3.1. Hoạt động dạy học. 1.3.2. Quản lý hoạt động dạy học. 1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học ở trường cao đẳng sư phạm thể dục nghệ thuật nước CHDCND LÀO 1.4.1. Các yếu tố khách quan. - Đổi mới giáo dục trong trường cao đẳng sư phạm. - Đặc điểm các môn học. 1.4.2. Các yếu tố chủ quan. - Đội ngũ giảng viên. - Đội ngũ CBQL. - Đặc điểm tâm sinh lý sinh viên cao đẳng sư phạm. Kết luận chương 1 CHƯƠNG 2 6
  9. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM THỂ DỤC - NGHỆ THUẬT THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN NƯỚC CHDCND LÀO. 2.1. Khái quát về trường cao đẳng sư phạm thể dục nghệ thuật. - Lịch sử hình thành. Trường cao đẳng sư phạm thể dục nghệ thuật ngày xưa có tên gọi là: Trường nghệ thuật trung cấp. Trường nghệ thuật trung cấp đã được xây dựng vào năm 1982 dưới sự hướng dẫn và chỉ đạo của Bộ Giáo dục, sau đó 1988 trườngđã được giao cho vụ đào tạo giảng viên chỉ đào và được thay đổi tên thành trường sư phạm nghệ thuật trung cấp. Đến năm 2008 trường sư phạm nghệ thuật trung cấp đã được giao cho vụ giáo dục thế chất và nghệ thuật theo quyếtđịnh của Bộ trưởng Bô Giáo Dục Lào(2008),quyết định số 1326/GD/2008, thủ đô Viêng Chăn , ngày 24/6/2008. Năm 2009 trường sư phạm nghệ thuật trung cấp được nâng cấp trở thànhtrường cao đẳng sư phạm thể dục nghệ thuậttheo Bộ trưởng Bộ Giáo dục Lào (2009) quyết định số 2564/GD/2009, thủ đô Viêng Chăn, ngày 1/9/2009. - Chức năng, Nhiệm vụ. Căn cứ vào điều lệ của vụ thể thao và nghệ thuật được ban hành theo quyết định số 2564/GD, ngày 1/9/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục Lào. Căn cứ vào điều lệ của trường cao đẳng sư phạm thể dục nghệ thuật được ban hành theo quyết định số 1799/GD, ngày 17/5/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục Lào thì chức năng nhiệm vụ của trường cao đẳng sư phạm thể dục nghệ thuật. - Các kết quả đạt được. Trong những năm qua trường cao đẳng sư phạm thể dục nghệ thuật đã tập trung hết sức, trí óc và năng lực vào việc thực hiện nhiệm vụ chức năng của trường. Quy mô đào tạo sinh viên tăng lên, tính từnăm 2006 đến năm 2016 số lượng sinh viêntăng lên, quy mô đào tạo sinh viên được thể hiện tại biểu bảng dưới đây: Bảng số lượng của sinh viên từ năm 2006 đến 2016. Năm học Số sinh viên Nữ 2006 – 2007 87 61 2007 – 2008 83 60 2008 – 2009 71 54 2009 – 2010 79 56 2010 – 2011 221 171 2011 – 2012 221 171 7
  10. 2012 – 2013 532 418 2013 – 2014 611 485 2014 – 2015 466 386 2015 – 2016 543 313 Tổng số 2.914 2.175 2.2. Thực trạng hoạt động dạy học. 2.2.1. Thực trạng về giảng dạy của giảng viên. 2.2.2. Thực trạng hoạt động học tập của singh viên. 2.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở trường cao đẳng sư phạm thể dục nghệ thuật thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND LÀO. 2.3.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch, phân công giáo viên. Bảng 2.1 Thực trạng QL việc xây dựng kế hoạch Đánh giá TT Nội dung R T % T % C T % 1 Quy định cụ thể về việc xây dựng kế hoạch 40 80 7 14 3 6 2 Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch 43 86 7 14 3 6 3 Sử dụng kết quả kiểm tra việc xây dựng kế 37 74 9 18 4 8 hoạch để đánh giá, xếp loại chất lượng CBQL 2.3.2. Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên. Bảng 2.2 Thực trạng QLHĐ giảng dạy và nghiên cứu khoa học của GV Đánh giá TT Nội dung Tốt % TB % CY % 1 Quản lý công tác chuẩn bị bài trước khi lên 19 38 24 48 7 14 lớp (việc soạn bài). 2 Quản lý hoạt động giảng dạy trên lớp 21 42 20 40 9 18 3 Quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy 16 32 24 48 10 20 học. 4 Quản lý hoạt động thực hiện đổi mới các 20 40 20 40 10 20 hình thực tổ chức dạy học 5 Quản lý hoạt động kiểm tra – đánh giá kết 18 36 21 42 11 22 quả học tập của sinh viên. 8
  11. 6 Quản lý nghiên cứu các đề tài nghiên cứu 21 42 20 40 9 18 khoa học của giảng viên 7 Tham gia một số hoạt động phát triển đội 19 38 22 44 9 18 ngũ giảng viên 2.3.3. Thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên. Bảng 2.3 Thực trạng QLHĐ học tập của sinh viên. Mức độ thực hiện TT Nội dung Đông ý Phân vân Không đông ý SL % SL % SL % 1 Học bài, làm bài đầy đủ 31 36.47 44 51.76 10 11.76 trước khi lên lớp 2 Trên lớp trật tự, nghe giảng dạy và hăng hái phát biếu ý 31 36.47 46 54.11 8 9.41 kiến 3 Nghiêm túc khi làm bài 40 47.05 24 45.88 6 7.05 4 Nhiệt tình tham gia các hoạt 44 51.76 30 35.29 11 12.94 động học tập các môn học 2.3.4. Thực trạng quản lý các điều kiện của hoạt động giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên. Quản lý các điều kiện HĐ giảng dạy của giảng viên và học tập của SV chú ý như sau:  Quản lý việc thực thi chế định xã hội và chế định giáo dục.  Quản lý bộ máy tổ chức và nhân lực dạy học.  Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.  Quản lý môi trường dạy học.  Quản lý HTTT dạy. 2.3.5. Thực trạng quản lý việc sử dụng cơ sở vật chất - thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Bảng 2.4 Thực trạng quản lý việc sử dụng cơ sở vật chất thiết bị dạy học, ứng dụng cộng nghệthông tin trong dạy học. Mức độ đạt được TT Nội dung Tốt % TB % CY % 1 Nắm bắt rõ yêu cầu phục vụ về cơ sở 20 40 25 50 5 10 vật chất và thiết bị dạy học 9
  12. 2 Tổ chức các hoạt động của thư viện 16 32 27 54 7 14 đến có đủ học liệu, các tài liệu, giáo trình, các phương tiện 3 Tổ chức các hoạt động phòng thực 18 36 26 52 6 12 hành và phòng thí nghiệm để tạo điều kiện cho giảng viên và sinh viên áp dụng 4 Thực hiện việc huy động tài lực và 22 44 18 36 10 20 vật lực từ mọi nguồn khác nhau để xây dựng và trang bị cơ sở vật chật, thiết bị dạy học đầy đủ và kịp thời 5 Tổ chức các hoạt động hướng dẫn sử 25 50 22 44 3 6 dụng, bảo quản cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, công nghệ thông tin cho giảng viên và sinh viên 2.3.6. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học ở trường cao đẳng sư phạm thể dục nghệ thuật thủ đô Viêng Chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào. Trong việc kiểm tra đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên còn dừng lại ở mức độ hành chính chưa sâu sát, chưa hiệu quả, chưa đánh giá trình độ, năng lực của giảng viên thông qua công tác kiểm tra, còn mang nặng tính hình thức: Giảng viên chuẩn bị cho mỗi đợt kiểm tra, hội giảng khá chu đáo nhưng sau khi kiểm tra xong thì mọi việc lại trở về trạng thái trước khi kiểm tra. 2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở trường cao đẳng sư phạm thể dục nghệ thuật thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND LÀO. 2.4.1. Mặt mạnh. 2.4.2. Mặt hạn chế. 2.4.3. Nguyên nhân. Kết luận chương 2 10
  13. Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM THỂ DỤC NGHỆ THUẬT NƯỚC CHDCND LÀO. 3.1. Các nguyên tắc chỉ chỉ đạo việc đề xuất các biện pháp. - Nguyên tác đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp. - Nguyên tác đảm bảo tính khoa học của các biện pháp. - Nguyên tác đảm bảo tính thực tiễn của các biện pháp. - Nguyên tác đảm bảo tính khả thi các biện pháp. 3.2. Biên pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường cao đẳng sư phạm thể dục nghệ thuật nước CHDCND LÀO. 3.2.1. Xây dựng kế hoạch dạy học nhằm thực hiện mục tiêu, chương trình dạy học. Mục đích của biện pháp. Xây dựng kế hoạch giảng dạy là thiết kế một chương trình hành động tối ưu có thể quản lý được và huy động mọi tiềm năng để thực hiện có hiệu quả những mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn học tập và giảng dạy của thầy và trò. Nội dung của biện pháp Trong xây dựng kế hoạch giảng dạy và học tập nhằm thực hiện mục tiêu và chương trình dạy học cần chú ý các kế hoạch: Nhà trường, tổ chuyên môn và cá nhân. - Người Hiệu trưởng căn cứ vào đặc điểm tình hình thực tế của đơn vị mình mà xây dựng kế hoạch và phải phù hợp với nhiệm vụ của năm học. - Dựa vào kế hoạch năm học của nhà trường xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn và được cụ thể hóa từng học kì, từng tháng, từng tuần. - Kế hoạch giảng dạy của thầy gồm xây dựng kế hoạch tổng thể đầu năm học,trên cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch DH cụ thể như: kế hoạch bài giảng, kế hoạch đổi mới PPDH, kế hoạch “bồi giỏi, phụ yếu”, kế hoạch sử đồ dung DH, sử dụng CNNT trong giờ dạy và kế hoạch KT, ĐG kết quả học tập của học sinh. 11
  14. - Kế hoạch học tập SV: Chuẩn bị sách, vở, tài liệu tham khảo, học bài và làm bài ở nhà; tham gia nhiệt tình các hoạt động của tiết học chính khóa và thực tế; kiểm tra và tự KT,ĐG kết quả học tập của bản thân. Cách thức thực hiện biện pháp. - Thực hiện dân chủ hóa quâ trình xây dựng kế hoạch, ban giám hiệu thống nhất các yêu cầu về việc xây dựng kế hoạch giảng dạy bộ môn với toàn thể cán bộ GV trong hội dồng: 1. Đảm bảo đầy đủ các bước xây dựng kế hoạch: tiền kế hoạch, xây dựng kế hoạch sở bộ và xây dựng kế hoạch chính thức ở mỗi cấp. 2. Công khai trong các nội dung kế hoạch, trong phân công giảng dạy và phụ trách chuyên môn. - Hiệu trưởng tổ chức cho GV học tập, quán triệt nhiệm vụ năm học, các văn bản hướng dẫn của Bộ, sở, những quy định quy chế chuyên môn nhằm định hướng nội dung cơ bản, PPDH, sử dụng TBDH, tài liệu tham khảo mới của bộ môn phù hợp đối tượng SV. Khảo sát chất lượng các lớp được phân công giảng dạy để phát hiện SVG, yếu, từ đó xác định chỉ tiêu cần đạt và xây dựng kế hoạch bồi giở phụ yếu đúng đối tượng. - Trong kế hoạch cần có các loại kế hoạch: Kế hoạch dạy học; kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GV; kế hoạch về xây dựng, quản lý, khai thác sử dụng TBDH và kế hoạch ứng dụng CNNT trong dạy học. - Mỗi GV cần nhận thức được vai trò quan trọng của việc lập kế hoạch, đồng thời kế hoạch giảng dạy của GV phải gắn với kế hoạch học tập của SV. - Ban giám hiệu thường xuyên KT, ĐG và có những điều chỉnh cần thiết, kịp thời với những sai sót của GV. 3.2.2. Bồi dưỡng nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên và khả năng tự học của sinh viên. Mục đích của biện pháp. Nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và phát triển bền vững đội ngũ GVNT giỏi về chuyên môn, thành thạo về kỹ năng, kỹ xảo, có nghiệp vụ sư phạm, đáp ứng yêu cầu nâng cao tình độ cho GV và khả năng tự học cho SV là một biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay. Nội dung của biện pháp. 12
  15. 1. Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn-nghiệp vụ cho GV. - Đưa nội dung bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nâng cao trình độ dạy nghệ thuật cho GV vào kế hoạch năm học và được triển khai thành nội dung chính trong kế hoạch của tổ chuyên môn và cá nhân các thành viên trong tổ. - Bồi dưỡng ngắn hạn thường xuyên tập trung cho GV hoàn chỉnh các kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ sư phạm do chương trình môn học yêu cầu. 2. Bồi dưỡng nâng cao khả năng tự học của học sinh. - Sv cần ôn lại lý thuyết, trả lời câu hỏi. rèn luyện vừa mới học, giúp SV củng cố, nắm vững, vận dụng kiến thức, rền luyện kĩ năng, kĩ xảo. - Tự xem trước và nghiên cứu bài học mới của ngày hôm sau để SV tự làm quen với việc tự học, tự rèn luyện. Cách thức thực hiện biện pháp. 1. Đối với việc bồi dưỡng GV: - Bồi dưỡng dài hạn và nâng cao trình độ (nâng chuẩn đào tạo). - Chỉ đạo GV lập kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. - Tổ chức sinh hoạt cụm chuyên môn giữa các trường thánh phố để GV được giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, từ đó GV tự hoàn thiện chuyên môn nghiệp vụ của mình. - Tạo điều kiện để GV được đi học nâng cao, có kế hoạch cho GV đi học sau đại học nâng dần chuẩn đào tạo đội ngũ cốt cán vững vàng. - Chỉ đạo sát sao việc phân loại GV, có phân loại đúng thì mới có biện pháp bồi dưỡng đứng những mặt còn yếu kém. 2. Đối với việc nâng cao khả năng tự học của SV: - Hiệu trưởng thông qua GV chủ nhiệm , tổ chuyên môn để có những thông tin đầy đủ chính xác về ý thức và năng lực tự học của SV, từ đó lập kế hoạch chỉ đạo quản lý chất lượng dạy tự học của GV và SV. - Quản lý chặt chẽ hoạt động dạy tự học của GV, tổ chuyên môn có kế hoạch xây dựng nội dung tự học cho từng bài, từng phần cụ thể và hướng dẫn SV xây dựng được TKB tự học ở nhà. - Khuyến khích GV giao bài về nhà thật cụ thể và có mức độ từ dễ đến khó theo đối tượng và hướng dẫn các em tài liệu tham khảo. kích thích sự say mê tìm tòi của SV. - Tăng cường quản lý kế hoạch tự học của học sinh. 13
  16. 3.2.3. Xây dựng nề nếp nâng cao chất lương giảng dạy và học tập. Mục đích của biện pháp. Xây dựng nề nếp DH nhằm đảm bảo chất lượng DH, xây dựng nhà trường có độ ổn định cao về tổ chức hoạt động sư phạm, các thành viên trong trường có tinh thần cộng đồng trách nhiệm, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ DH. Nâng cao hiệu quả quản lý của nhà trường trong việc thực hiện quy chế DH do Bộ Giáo Dục và Thể Thao để ra. Làm cho trường ra trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy, trò ra trò, dạy ra dạy, học ra học. Nội dung của biện pháp. 1. Đối với GV: - Hiệu trưởng phải lập kế hoạch xây dựng nề nếp nhà trường vào đầu mỗi năm học. - Nề nếp sinh hoạt chuyên môn của tổ. - Nề nếp lập kế hoạch giảng dạy của cá nhân. - Nề nếp soạn bài trước khi lên lớp. - Nề nếp kiểm tra đánh giá toàn diện SV. 2. Đối với học sinh: - Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng nề nếp học tập của SV: Hình thành động cơ học tập đúng dắn, chăm chỉ, có tính thần vượt khó vươn lên.Nề nếp học tập được biểu hiện ở những mặt sau: - Nề nếp lập kế hoạch học tập thể hiện ở TKB dành cho học tập trong ngày. - Nề nếp học tập trên lớp: Đi học đúng giờ, học bài và làm bài đầy đủ, tập trung học tập, tập trung rèn luyện, hăng hái cho việc học tập, trung thực trong kiểm tra trong thi cử. Nề nếp tự KTĐG kết quả học tập sẽ giúp sinh viên xác định được mức độ tiếp thu kiến thức của mình sau mỗi bài học. Công việc này cần có sự hướng dẫn thật cụ thể của GV và ban giám hiệu nhà trường. Cách thức thực hiện biện pháp. - Những quy định về nề nếp trong kế hoạch cần được lấy ý kiến đóng góp của toàn thể GV và SV trong nhà trường thông qua hội nghị công chức đầu năm. - Ban giám hiệu theo dõi, đánh giá việc thực hiện nề nếp dạy học của thầy và trò. 14
  17. - Hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra hồ sơ chuyên môn của các GV, hồ sơ của tổ chuyên môn. 3.2.4. Tăng cường sử dựng thiết bị dạy học, chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Mục đích của biên pháp Tăng cường xây dựng, QL và sử dụng TBDH nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng DH và chất lượng GD trong nhà trường. Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT, sử dụng CNTT như là một công cụ hỗ trỏ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho GV trong quá trình DH nói chung và DH môn nghệ thuật nói riêng, làm cho việc dạy và học dễ dáng hơn, chất lượng được nâng cao. Nội dung của biện pháp. 1. Để nâng cao chất lượng dạy học, người Hiệu trưởng quan tâm chỉ đạo xây dựng CSVC và TBDH phục vụ cho môn học. - Xây dựng đủ phòng học, đảm bảo đúng quy cách, đáp ứng yêu cầu áp dụng nhiều hình thức tổ chức DH khác nhau của môn học. - Đầu tư TBDH phù hợp với môn học, từng bước trang bị và sử dụng phương tiện kỹ thuật DH nhằm góp phần nâng cao kết quả dạy học. - Khuyến khích GV tự làm đồ dùng DH đơn giản bằng vật liệu rẻ tiền dễ kiếm ở địa phương. - Hiệu trưởng quan tâm tu bổ, sửa chữa, mua sắm mới và bảo quản tốt CSVC, TBDH nhằm phat huy tối ưu vai trò của chúng trong quá trình DH. 2. Trong đổi mới PPDH, việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy cần được chú trọng. 3. Động viên nhân viên thư viện tự bồi dưỡng và tham gia các khóa bồi dưỡng để nâng cao trính độ chuyên môn. 4. Khuyến khích GV tự nghiên cức và tham gia khóa bồi dưỡng các kĩ năng về sử dụng TBDH và ứng dụng CNTT trong DH. Cách thức thực hiện biện pháp. 1. Hàng năm Hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch trang bị CSVC, mua sắm mới TBDH. 2. Trong quá trình trực hiện, Hiệu trưởng cần có nhiều biện pháp, hành chính kết hợp với động viên thi đua và có những quy định chặc chẽ nhằm nâng cao ý thức tích cực sử dụng thiết bị, đồ dùng DH. 15
  18. 3. Tổ chức các hội thi tự chế tạo và khai thác các phương tiện DH trong các giờ dạy. 4. Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kĩ thuật sử dụng các phương tiện DH cho GV. 5. Tuyển chọn và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên phụ trách thư viện và các phòng chức năng của nhà trường. 3.2.5. Tăng cường chỉ đạo đổi mói phương pháp dạy học ở trường CĐSPTDNT Mục đích của biện pháp. Việc đổi mới PPDH có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm tích cực hóa hoạt động học tập, phát huy tính chủ động, sáng tạo và năng lực tự học, năng lực tự giai quyết vấn đề của SV, cung cấp cho SV cách tiếp cận, chủ động xử lí những tri thức của nhân loại, giúp người học linh hoạt, hòa nhập với cuộc sống của thế giới hiện đại và nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường. Nội dung của biện pháp. - Nâng cao nhân thức cho đội ngũ GV về nhu cầu cấp thiết của việc phải đổi mới PPDH là việc làm đầu tiên. - Người Hiệu trưởng phải làm cho đội ngũ GV hiểu rõ thế nào là đổi mới PPDH, tránh những hiểu biết lệch lạc phiến diện. - Phải có biện pháp giúp GV phân loại các thể loại giảng trong chuong trình môn nghệ thuật. - Hiệu trưởng chỉ đạo thay đổi cách soạn giáo án, trong tiết học hoạt động của SV chiếm tỷ trọng cao hơn hoạt động của GV,GV chuẩn bị các phiếu học tập. - Đổi mới việc dự giờ: tăng cường dự giờ đột xuất, dự giờ theo chuyên đề đổi mới PP, đánh giá rút kinh nghiệm, so sánh kết quả sau mỗi đợt dự giờ sau từng kì, từng năm học. - Đổi mới việc KT, ĐG kết quả học tập của SV, đổi mới nội dung kiểm tra, hình thức kiểm tra. Cách thức thực hiện biện pháp. 16
  19. 1. Đổi mới PPDH trong nhà trường Cao đẳng sư phạm TDNT nói chung và môn NT nói riêng đang tồn tại một mâu thuẫn giữa yêu cầu đổi mới PPDH với khả năng thưc hiện của mỗi GV và điều kiện thực tế của mỗi nhà trường. 2. Tổ chức cho GV đi dự giờ học hỏi kinh nghiệm về đổi mới PPDH môn NT có chất lượng tốt. 3. Để tạo động lực cho việc đổi mới PPDH, Hiệu trưởng cần QL việc xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH. 4. Hiệu trưởng xây dựng chuẩn đánh giá giờ dạy theo hướng đổi mới PP. 5. Bồi dưỡng, rèn luyện các kĩ năng chung mang tính công cụ như kĩ năng soạn bài bằng máy vi tính. 6. Tổ chức bồi dưỡng cho GV phương pháp tự học, tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng, tạo điều kiện về thời gian, tài liệu và định hướng vấn đề cần nghiên cứu một cách thiết thực. 7. Huy động các lực lượng trong nhà trường (công đoàn, đoàn đội ) tham gia vào đổi mới PPDH. 8. Có sự đánh giá, khen thưởng tinh thần, vật chất kịp thời những cá nhân, GV và tập thể, tổ chuyên môn tích cực cải tiến PPDH, có nhiều đồ dùng DH tốt. 3.2.6. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học. Mục đích của biện pháp. KT, ĐG là một chức năng cơ bản của QL. KT, ĐG hoạt động DH phải đảm bảo tính khoa học, chính xác kết quả hoạt động dạy của GV và kết quả hoạt động học của SV. Ngoài ra KT, ĐG còn khích lệ sự nỗ lực phấn đấu vươn lên, phản ánh đúng trình độ thực của người học và khả năng của người dạy, hạn chế được những thiếu sót, nhằm nâng cao chất lượng DH. Nội dung của biện pháp. 1. Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn tiến hành kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học. Xây dựng kế hoach kiển tra bao gồm: - Đối với hoạt động dạy của GV: 17
  20. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch năm học của cá nhân, của tổ. Kiểm tra việc chuaarnbij giờ dạy: Bài soạn, đồ dùng dạy học. Dự giờ lên lớp của GV: Chú ý nhất lượng giờ dạy, đổi mới PPDH; các hình thức tổ chức; sự quan sát của GV đến các đối tượng SV, bồi dưỡng và phụ đạo SV. Kiểm tra việc hướng dẫn SV học tập. Kiểm tra việc chấm, sửa bài, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh. - Đối với hoạt động học của SV: kiểm tra tinh thần thái độ học tập ở lớp, ở nhà; thực hiện nề nếp học tập; chất lượng lĩnh hội kiến thức, kĩ năng, thái độ và kết quả học tập của SV. Cách thức thực hiện biện pháp. 1. Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra toàn diện, chi tiết, cụ thể, rõ rằng, kiểm tra đánh giá hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. 2. Hiệu trưởng tổ chức cho mọi thành viên trong nhà trường học tập tiêu chuẩn ĐG, XL giờ dạy và xếp loại GV hàng năm, giúp GV thấy được vai trò củ kiểm tra và và coi đó là việc làm bình thường, thường xuyên của các nhà QL. 3. Thành lập ban thanh tra trường học. 4. Kiểm tra kế hoạch giảng dạy của GV. 5. Kiểm tra bài soạn, chất lượng giờ dạy thông qua kiểm tra giáo án, dự giờ thăm lớp, hiệu trưởng nắm bắt được thông tin trực tiếp về trình độ chuyên môn nghiệp vụ sự phạm của GV. 6. Kiểm tra thực hiện nề nếp chuyên môn theo quy định. 7. Kiểm tra kết quả học tập của SV. 8. Kết quả kiểm tra GV và SV đuọck lưu lại và so sánh với kết quả lần kiểm tra trước đó để đánh giá sự phấn đấu vươn lên và tiến bộ của GV và SV. 3.3. Môi quan hệ giữa các biện pháp. Các biện pháp được đề xuất ở trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, tạo thành một thể thống nhất, nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở Trường cao đẳng sư phạm TDNT nước CHDCND Lào. 18
  21. Biện pháp 1: Không thể thiếu được trong QL, nó mạng tính quyết định hiệu quả trong mọi hoạt động của bất kỳ tổ chức nào. Kế hoạch có khoa học, hợp lý thì sẽ mang lại tính khả thi cao. Biện pháp 2: Có tác dụng lâu dài cho sự phát triển của nhà trường và thực hiện được mục tiêu giáo dục của môn nghệ thuật. Đây là biện pháp bắt buộc các cấp QL cần phải chú trọng, nhà QLGD nào quan tâm tới biện pháp này thì nhà QL đó giữ vững được sự phát triển nhà trường. Biện pháp 3: Đây là biện pháp nền tảng để nâng cao kỷ cương, nề nếp của nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng DH. Biện pháp 4: Tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho các hoạt động và hoạt động DH của nhà trường. Đây là cơ sở để thực hiện đổi mới PPDH theo yêu cầu đổi mới giáo dục. Biện pháp 5: Thể hiện xu thế tất yếu của giáo dục trong giai đoạn hiện nay, tạo sự biến đổi mạnh mẽ về chất của hoạt dộng DH trong nhà trường. Biện pháp 6: Đây là khâu quan trọng trong quá trình QL của hiệu trưởng, là một trong những điều kiện đảm bảo để ĐG chất lượng giáo dục của nhà trường. Để QL hoạt động dạy học ở trường cao đẳng sư phạm TDNT nước CHDCND Lào, thì hiệu trường cần tiến hành các biện pháp một cách đồng bộ có hệ thống, biện pháp này là tiền đề, là cơ sở cho biện pháp kia. Chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ, bổ sung nhau, thúc đẩy cùng hoàn thiện tạo nên sự thống nhất góp phần nâng cao chất lượng DH trong nhà trường. Các biện pháp này tác động đến nhận thức, hành vi của chủ thể tham gia vào hoạt động chuyên môn trong nhà trường. tuy nhiên, muốn phát huy tối đa thế mạnh của các biện pháp thì cần phải đặt chúng vào đặc điểm tình hình của trường, từng đối tượng theo hoàn cảnh cụ thể, đối tượng cụ thể mà ưu tiên biện pháp nào cho phù hợp. 3.4. Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất. 1. Mục đích khảo nghiệm. 2. Nội dung khảo nghiệm. 3. Phương pháp khảo nghiệm. 4. Đối tượng khảo nghiệm. 19
  22. Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp Mức độ cần thiết Tính khả thi R cần Cần K cần R khả Khả thi K khả TT Biện pháp thiết thiết thiết thi thi S L % S L % S L % S L % S L % S % L 1 Xây dựng kế hoạch dạy học nhằm thực hiện mục 35 70 15 30 15 30 35 70 tiêu, chương trình dạy học. 2 Bồi dưỡng nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn-nghiệp vụ cho đội 37 74 13 26 12 24 38 76 ngũ giảng viên và khả năng tự học của sinh viên 3 Xây dựng nề nếp nâng cao chất lượng giảng dạy 30 60 20 40 17 34 33 66 và học tập 4 Tăng cường sử dụng thiết bị dạy học, chú trọng ứng dụng công 33 66 17 34 20 40 30 60 nghệ thông tin trong dạy học 5 Tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy 34 68 18 32 18 32 34 68 học 6 Tăng cường công tác kiểm tra-dánh giá hoạt 32 64 18 36 20 40 30 60 động dạy học Kết luận chương 3 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận. Quản lý HĐDH là nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý nhà trường nhằm nâng cao chất lượng DH các môn học, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cán bộ quản lý. Điều đó luôn đỏi hỏi người cán bộ 20
  23. quản lý tích cực nghiên cứu, tìm tòi áp dụng những biện pháp quản lý sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực thế của nhà trường nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy học. Hoạt động dạy học ở các trường cao đẳng hiện nay đang được thực hiện tượng đối tốt. Hiệu quả dạy học đã được cải thiện, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế chất lượng giảng dạy chưa cao, còn gặp nhiều khó khăn về điều kiện giảng dạy như: khối lượng công việc quá lớn, sĩ số lớp đông, trình độ SV không đồng đều Nguyên nhân quan trọng hơn là hiệu quả của các hoạt động chuyên môn hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy chưa cao và các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tuy có tác động tích cực nhưng còn nhiều hạn chế. Có nhiều nhân dẫn đến thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở mức độ trung bình và yếu, trong đó có nguyên nhân chủ yếu là hiện nay các cán bộ quản lý phụ trách quản lý hoạt động dạy học của trường Cao đẳng Sư phạm chưa có các biện pháp quản lý khả thi Để khắc phục tình trạng trên, trên cơ sở định hướng của lý luận chung về quản lý hoạt động dạy học ở các trường cao đẳng sư phạm và trên cơ sở kết quả đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở trường Cao đẳng Sư phạm TDNT tác giả mạnh dạn đề xuất một số biện pháp dưới đây: 1. Xây dựng kế hoạch dạy học nhằm thực hiện mục tiêu, chương trình dạy học. 2. Bồi dưỡng nâng cao kiến thức trình độ chuyên môn nghiệp cụ cho đội ngũ giảng viên và khả năng thự học của sinh viên. 3. Xây dụng nề nếp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. 4. Tăng cường sử dụng thiết bị dạy học, chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong day học. 5. Tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học. 6. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học. Căn cứ vào mục đich và nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, có thể khẳng định rằng tác giả luận vân đã tập trung trí lực, thể lực để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu trong thời gian cho phép. Trong thực tiễn, các biện pháp nêu trên đã và đang được áp dụng và đạt được những kết quả nhất định và có tính khả thi, hiệu quả cao trong thời 21
  24. gian tới. Để đạt được mục tiêu mong muốn đòi hỏi các nhà quản lỳ phải hết sức chuyên tâm, cố gắng, nỗ lực, học hỏi, tư duy sáng tạo trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ giáo dục mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Sự vận hành đồng bộ của các biện pháp nêu trên sẽ thành công trong công cuộc đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nước CHDCND Lào. 2. Khuyến nghị. Để các biện pháp trên có tính khả thi cao, phải có sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp Ủy, chính quyền và của ngành GD từ Trung ương đến cơ sở, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành liên quan. Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi xin kiến nghị với các cấp một số vấn đề như sau: 2.1. Khuyến nghị với Bộ Giáo Dục và Thể Thao. - Phối hợp với cán bộ quản lý cấp Bộ, các chuyên gia và các nhà khoa học từ Bộ đến hỗ trợ Trường Cao đẳng Sư phạm TDNT nước CHDCND Lào xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo. - Phối hợp các Bộ, ngành để xây dựng được các văn bản dự báo về phát triển kinh tế-xã hội và định hướng phát triển các ngánh nghề truyền thống các ngành nghề mới phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của đất nước trong giai đoạn hiện nay. - Các bộ phận nghiên cứu, biên soạn sách giáo khoa cần đảm bảo sự ổn định, thống nhất và cập nhật nội dung chương trình đào tạo. - Tăng cường trang thiết bị CSVC-TBDH cho các môn học, các phòng học, phòng chức năng, các phương tiện kĩ thuật hiện đại đáp ứng yêu cầu đổi mới GD hiện nay. - Cần có chế độ đãi ngộ đối với CBQL giỏi và có chính sách ưu đãi thích hợp, động viên khuyến khích GV và CBQL có ý chí trong học tập nâng cao trình độ. 2.2. Khuyến nghị với Ban giám hiệu nhà trường. - Cần có kế hoạch khảo sát nhu cầu đào tạo và kế hoạch đánh giá chương trình đào tạo đã có đề tìm cách đổi mới chương trình đào tạo. - Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục để các cấp chính quyền, ban ngành đoàn thể cùng chăm lo GD. Xây dựng đủ phòng thư viện đáp ứng yêu cầu nhanh, đủ và tiện lợi cho hoạt động DH. Có những biện pháp khuyến khích GV tích cực sử dụng hiệu quả các đồ dùng và TBDH, ứng dụng và sử dụng CNTT trong giảng dạy. 22
  25. - Động viên, khuyến khích GV và SV khắc phuvj mọi khó khăn để dạy tốt và học tốt, thực hiện đổi mới PPDH cùng với sự quan tâm tới việc bồi dưỡng GV đổi mới PPDH. - Quan tâm hơn nữa đến công tác bồi dưỡng đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ GV. - Hằng năm tổ chức những hội nghị tổng kết việc thực hiện đổi mới PPDH, nêu điển hình tiên tiến và những bài học kinh nghiệm về QL hoạt động đổi mới PPDH trong trường. 2.3. Khuyến nghị với đội ngũ GV của trường. Cần nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác thực hiện nội dung và chương trình theo quy định của Bộ và quy định của nhà trường. - Tập trung vào hoạt động đổi mới PPDH và hình thức tổ chức dạy học, đồng thời trang bị cho SV các kĩ năng tự học và nghiên cứu. - Tích cực nghiên cứu khoa học để tăng thêm kiến thức cho hoạt động xây dựng chương trình, viết giáo trình và soạn giáo án trong giảng dạy. - Thường xuyên giúp đơ, hỗ trợ, kèm cặp lẫn nhau về mặt chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm để xây dựng môi trường sư phạm thân thiện và tích cực của trường. - Tạo điều kiện cho GV của trường phấn đấu trở thành tiên tiến về việc thực hiện đổi mới PPDH. - Tăng cường kinh phí cũng như thời gian cho việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn đội ngũ GV. 2.4. Khuyến nghị với ngũ SV của trường. - Tích cực tự học, tìm tòi và đổi mới các PP học tập để việc học tập của mỗi người có kết quả cao hơn. - Ra sức giúp đỗ lẫn nhau trong các hoạt động tập thể về văn hóa, văn nghệ và trong học tập tại kí túc xá, nhằm tạo ra môi trường học tập than thiện và tích cực. - Tổ chức các hoạt động lấy ý kiến của SV để nhận biết các nhu cầu của SV trong học tập, sinh hoạt và tham gia các hoạt động xã hội khác để có sự điều chỉnh trong quản lý hoạt động dạy học. 23