Tóm tắt Luận văn Ảnh hưởng của Facebook tới sức khỏe tâm thần của học sinh trường THPT Nho Quan B - Huyện Nho Quan - Ninh Bình

doc 26 trang phuongvu95 8390
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận văn Ảnh hưởng của Facebook tới sức khỏe tâm thần của học sinh trường THPT Nho Quan B - Huyện Nho Quan - Ninh Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doctom_tat_luan_van_anh_huong_cua_facebook_toi_suc_khoe_tam_tha.doc

Nội dung text: Tóm tắt Luận văn Ảnh hưởng của Facebook tới sức khỏe tâm thần của học sinh trường THPT Nho Quan B - Huyện Nho Quan - Ninh Bình

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC NGUYỄN KIỀU ANH ẢNH HƯỞNG CỦA FACEBOOK TỚI SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NHO QUAN B – HUYỆN NHO QUAN – TỈNH NINH BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tâm lý học lâm sàng Mã số: Thí điểm Hà Nội. 2019
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Thủy Phản biện 1: Phản biện 2: Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sỹ Họp tại Học viện Quản lý giáo dục Vào hồi giờ phút ngày tháng năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Quản lý giáo dục
  3. PHẦN MỞ ĐẦU Hiện nay, trên thế giới có hơn một tỷ người dùng, và tiếp tục gia tăng, Facebook đang trở thành một công cụ không thể thiếu với không ít người dùng trong cuộc sống. Nhiều nội dung được cập nhập một cách liên tục, nhanh chóng trên mạng xã hội. Đến nay, facebook vẫn đang tiếp tục thống trị trên lĩnh vực mạng xã hội và có tầm ảnh hưởng không nhỏ đến mọi mặt của đời sống, phần lớn là đời sống của các bạn trẻ - học sinh, sinh viên. Facebook đang là hiện tượng được toàn xã hội quan tâm, và nghiên cứu trên toàn thế giới và Việt Nam. Các nghiên cứu này tập trung vào tác động của mạng xã hội, cụ thể là facebook lên người sử dụng ở từng lĩnh vực, cụ thể như hoạt động hàng ngày, kết quả học tập, cảm xúc – tâm lý, mối quan hệ bạn bè, mối quan hệ xã hội, Nhìn chung các đề tài này nghiên cứu Facebook từ nhiều góc độ khác nhau trong một phạm vi nhất định, tuy không trực tiếp nghiên cứu vấn đề “ Ảnh hưởng của Facebook đến sức khỏe tâm thần của học sinh trung học phổ thông” nhưng chúng đã chứng minh được Facebook là một vấn đề nóng của xã hội, tác động mạnh mẽ đến đời sống văn hóa, rất cần được nghiên cứu. Và đây là cơ sở để chúng tôi thực hiện đề tài của mình. 1. Lý do chọn đề tài. Thế kỉ 21 là thế kỉ của hội nhập toàn cầu, đây là xu thế tất yếu khi mà thông tin có vai trò quan trọng và quyết định trong sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội và con người. Đi cùng với xu thế đó là sự phát triển không ngừng của mạng xã hội, truyền thông đa phương tiện và nhu cầu sử dụng chúng của học sinh. Cũng từ đó, mạng xã hội Facebook dần trở thành thói quen giải trí, tiêu khiển của giới trẻ, điển hình là các bạn học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, việc sử dụng mạng xã hội Facebook không chỉ dừng lại ở mức độ giải trí mà còn có tác động, ảnh hưởng lớn đến tâm lý, lối sống, hành vi và cách ứng xử của học sinh trong các mối quan hệ. Facebook là một mạng xã hội có sự phát triển vượt bậc chỉ trong một thời gian ngắn. Nó là một trong những trang web được truy cập nhiều nhất trên thế giới, với hơn 400 triệu người sử dụng tích cực (thống kê vào tháng 2 năm 2010). Facebook đã gắn kết thế giới trở thành một trải nghiệm văn hóa bao quát chung cho mọi người trên thế giới. Mạng xã hội này được rất nhiều bạn trẻ yêu thích và sử dụng, điển hình là học sinh THPT. Facebook mang lại cho ta tất cả sự chia sẻ về tin tức, hình ảnh và mọi người có thể nói chuyện trực tiếp qua giao diện của Facebook. 1
  4. Bên cạnh với những lợi ích mà Facebook đem lại thì việc lạm dụng nó đã làm cho người dùng bị ảnh hưởng rất nhiều về thời gian, sức khỏe cũng như công việc. Hội chứng “nghiện” Facebook khiến nhiều bạn trẻ tiêu tốn thời gian, sức khỏe dẫn đến chểnh mảng học hành, kết quả học tập sa sút. Vậy mới thấy, tính năng chia sẻ, kết nối thông tin của Facebook quả như một “con dao hai lưỡi”, thông tin bổ ích cũng có nhiều song thông tin tiêu cực thật khó để kiểm soát. Xuất phát từ lý do trên nên chúng tôi chọn đề tài “ẢNH HƯỞNG CỦA FACEBOOK TỚI SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT NHO QUAN B - HUYỆN NHO QUAN - NINH BÌNH” làm đề tài luận văn của mình. 2. Mục đích nghiên cứu. Khảo sát thực trạng ảnh hưởng của Facebook đến sức khỏe tâm thần học sinh THPT Nho Quan B, Nho Quan – Tỉnh Ninh Bình. Trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp tác động nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của Facebook đến sức khỏe tâm thần học sinh THPT Nho Quan B, huyện Nho Quan – Tỉnh Ninh Bình. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: 4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận. Đọc và phân tích một số công trình nghiên cứu có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài, làm rõ các khái niệm, công cụ của đề tài nghiên cứu: Ảnh hưởng, Facebook, tâm lý học sinh trung học phổ thông, sức khỏe tâm thần, ảnh hưởng của Facebook tới sức khỏe tâm thần Đề xuất biện pháp nhằm giảm mức độ sử dụng Facebook, từ đó giảm ảnh hưởng của Facebook đến sức khỏe tâm thần của học sinh THPT 4.2. Nghiên cứu thực tiễn: - Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng Facebook, cũng như thực trạng Facebook ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần học sinh trung học phổ thông. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng của Facebook đến sức khỏe tâm thần học sinh trung học phổ thông. - Nhận định các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực của Facebook đến sức khỏe tâm thần học sinh trung học phổ thông và những nguyên nhân để từ đó đưa ra các giải pháp hữu ích để cải thiện. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu: 5.1. Đối tượng nghiên cứu: 2
  5. Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của Facebook đến sức khỏe tâm thần của học sinh THPT Nho Quan B, huyện Nho Quan – tỉnh Ninh Bình. 5.2. Khách thể nghiên cứu: Học sinh trường THPT Nho Quan B 5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: 6.1. Về khách thể nghiên cứu: - 200 học sinh trường THPT Nho Quan B - 100 phụ huynh học sinh trường THPT Nho Quan B - 38 Giáo viên trường THPT Nho Quan B 6.2. Về nội dung: - Ảnh hưởng của Facebook tới sức khỏe tâm thần của học sinh trường THPT Nho Quan B - Huyện Nho Quan - Tỉnh Ninh Bình. 6. Giả thuyết khoa học: - Học sinh THPT sử dụng Facebook ở các mức độ khác nhau - Có sự tương quan giữa ảnh hưởng của Facebook đến sức khỏe tâm thần của học sinh THPT. 7. Phương pháp nghiên cứu: 8.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: 8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 8.2.1. PP Quan sát. 8.2.2. PP Phỏng vấn. 8.2.3. PP điều tra bằng phiếu hỏi. 8.3. Phương pháp nghiên cứu toán học, thống kê. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn được cấu trúc gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của Facebook đến sức khỏe tâm thần của học sinh trường Trung học phổ thông. Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Kết quả nghiên cứu về thực về thực trạng ảnh hưởng của Facebook tới sức khỏe tâm thần của học sinh trường Trung học phổ thông Nho Quan B, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. 3
  6. Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA FACEBOOK ĐẾN SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. 1.1. Tổng quan lịch sử vấn đề nghiên cứu. 1.1.1. Trên thế giới Hiện nay, trên thế giới có hơn một tỷ người dùng, và tiếp tục gia tăng, Facebook đang trở thành một công cụ không thể thiếu với không ít người dùng trong cuộc sống. Nhiều nội dung được cập nhập một cách liên tục, nhanh chóng trên mạng xã hội. Đến nay, facebook vẫn đang tiếp tục thống trị trên lĩnh vực mạng xã hội và có tầm ảnh hưởng không nhỏ đến mọi mặt của đời sống, phần lớn là đời sống của các bạn trẻ - học sinh, sinh viên. Tuy nhiên việc lạm dụng facebook quá mức sẽ dẫn đến những hậu quả không tốt, làm ảnh hưởng đến kết quả học tập khi dành quá nhiều thời gian cho facebook. Ảnh hưởng đến cuộc sống thực khi các bạn quá quen với thế giới ảo và kéo theo rất nhiều hệ luỵ xấu cho tương lai sau này, khi các bạn trẻ là nguồn nhân tài của đất nước trong tương lai. Một nghiên cứu mới đây ở một trường đại học của Mĩ cho thấy: Những học sinh sử dụng Facebook có kết quả học tập kém hơn 20% so với học sinh khác. Ngoài giờ học, 88% học sinh không sử dụng Facebook tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa. 75% học sinh sử dụng Facebook không nghĩ rằng mạng xã hội này làm giảm sút kết quả học tập.[9] Có thể thấy rằng các vấn đề liên quan đến internet mà trong đó mạng xã hội Facebook là một trong vấn đề được Tâm lí học hiện đại quan tâm nghiên cứu dưới góc độ hành vi. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu còn trên bình diện lí thuyết, bước đầu chưa có nhiều những công trình nghiên cứu cụ thể trên các đối tượng cụ thể với chuỗi hành vi cụ thể. Đặc biệt, những lí giải về nhu cầu sử dụng, động cơ sử dụng, những ảnh hưởng của hành vi sử dụng Facebook đối với hoạt động cá nhân, với sự định hướng giá trị và thái độ cá nhân, với tâm trạng xã hội chưa được quan tâm. Rõ ràng, đây là những thách thức mà Tâm lí học hiện đại cần quan tâm và giải quyết. 1.1.2. Tại Việt Nam Viện Nhi khoa Mỹ đã từng cảnh báo về những tác động tiêu cực của mạng xã hội lên trẻ nhỏ và lứa tuổi teen, bao gồm các hành vi cyber-bully (bắt nạt qua mạng) và "trầm cảm Facebook". Nhưng nhiều thế hệ người trưởng thành có lẽ cũng gặp phải những nguy cơ như vậy. 4
  7. Theo xu hướng gia tăng sử dụng Facebook chung, vị thành niên là một trong những đối tượng cần được quan tâm. Bởi vì, đối với nhiều bạn trẻ, Facebook là niềm đam mê “tìm hiểu xã hội”. Nhưng khi lạm dụng thái quá sự đam mê ấy, lại trở thành tiêu cực, ảnh hưởng không ít đến thời gian học tập. Có nhiều vị thành niên mải mê Facebook đến nỗi quên cả việc nhà, trì hoãn việc làm bài tập, học hành. Nhiều trẻ sau khi quay lại bàn học vẫn “lưu luyến” mà không thể tập trung. Chính điều đó gây ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của các em. Tại Việt Nam cũng có những đề tài nghiên cứu liên quan đến mạng xã hội này như: “ Facebook một số tác dụng và tác động tiêu cực đến đời sống sinh viên hiện nay”, nghiên cứu này chỉ ra mạng xã hội Facebook vừa tạo ra môi trường học tập và làm việc tiện ích vừa làm giảm căng thẳng áp lực trong cuộc sống cho người sử dụng bằng cách thỏa mãn những nhu cầu như: Kết bạn, nhu cầu chia sẻ, nhu cầu muốn thể hiện bản thân, Tuy nhiên nhiều bạn trẻ lại không sử dụng một cách hợp lý dẫn đến ảnh hưởng rất nhiều tới đời sống hoặc dùng Facebook để đưa các thông tin xấu, sai sự thật. 1.2. Các khái niệm và công cụ cơ bản liên quan đến đề đề tài. 1.2.1. Một số vấn đề cơ bản về Facebook 1.2.1.1. Khái niệm Facebook. Facebook là một website mạng xã hội truy cập miễn phí do công ty Facebook, Inc điều hành và sở hữu tư nhân. Người dùng có thể tham gia các mạng lưới được tổ chức theo thành phố, nơi làm việc, trường học và khu vực để liên kết và giao tiếp với người khác. Mọi người cũng có thể kết bạn và gửi tin nhắn cho họ, và cập nhật trang hồ sơ cá nhân của mình để thông báo cho bạn bè biết về chúng. Tên của website nhắc tới những cuốn sổ lưu niệm dùng để ghi tên những thành viên của cộng đồng campus mà một số trường đại học và cao đẳng tại Mỹ đưa cho các sinh viên mới vào trường, phòng ban, và nhân viên để có thể làm quen với nhau tại khuôn viên trường. 1.2.1.2. Cấu trúc của facebook. Cấu trúc cơ bản của Facebook gồm: Facebook (Home): là trang chủ, nơi mà bạn có thể cập nhật mọi thông tin có trên Facebook và những hoạt động của bạn bè trên đó. Trên thanh công cụ của Facebook có mục đích Search Wall là nơi hiển thị mọi hoạt động trên Facebook của bạn 5
  8. Account: là tài khoản riêng của mỗi người, bạn có thể cài đặt cho mình chế độ bảo mật, sửa tên, sửa thông tin trên Profile Đặc biệt, Facebook còn có tính năng: Tag ( đánh dấu những người có liên quan đến hoạt động , bài viết hay có mặt trong bức ảnh, video ), Caption ( nơi bạn ghi chú, chú thích suy nghĩ, cảm xúc, nhận xét của bạn về một bức ảnh hay video) và comment ( nơi ghi lời nhắn, bình luận về những hoạt động của bạn bè). 1.2.2. Sức khỏe tâm thần. 1.2.2.1. Khái niệm. Theo từ điển Tâm lý học, sức khoẻ tâm thần được gọi với tên khác là: “ Sức khỏe tâm lý”, là một trạng thái thoải mái, dễ chịu về tinh thần, không có các biểu hiện rối loạn về tâm thần, một trạng thái đảm bảo cho sự điều khiển hành vi, hoạt động phù hợp với môi trường. 1.2.2.2. Tiêu chuẩn đánh giá sức khỏe tâm thần. Theo từ điển Tâm lý học, Các tiêu chuẩn chính để đánh giá sức khỏe tâm thàn là: (1) Sự phù hợp của các biểu tượng chủ quan về khách thể với hiện thực, của tính chất các phản ứng với những kích thích bên ngoài, với ý nghĩa của các sự kiện đời sống;(2) Sự phù hợp của mức độ phát triển về các lĩnh vực nhận thức, cảm xúc-ý chí của nhân cách với lứa tuổi;(3) Sự thích ứng với các mối quan hệ xã hội;(4)Khả năng tự điều chỉnh hành vi, lập kế hoạch, mục đích sống và có những nỗ lực để đạt được mục đích. Theo PGS.TS Đặng Hoàng Minh và PGS.TS Bahr Weiss, tiêu chuẩn để đánh giá một nhân cách bình thường là: Sự sẵn sàng trải nghiệm; Sự tận tâm;Sự hướng ngoại; Tính dễ hợp, dễ chịu; Đặc điểm nhiễu tâm: Từ các quan điểm trên, trong nghiên cứu này tôi xác định một cá nhân có sức khỏe tâm thần bình thường cần đảm bảo các điều kiện sau: (1) Về nhận thức: Có các biểu tượng, hình ảnh phản ánh chân thực phù hợp về thế giới khách quan và phù hợp với lứa tuổi phát triển. (2) Về thái độ: Có thái độ sẵn sàng, cởi mở với tương tác xã hội và các hoạt động trải nghiệm và có sự bộc lộ cảm xúc phù hợp với lứa tuổi phát triển. (3) Về hành vi: Có khả năng lập kế hoạch, thực hiện và điều chỉnh hành vi để thích nghi và đạt được mục đích. Các hành vi cũng cần phù hợp với sự phát triển lứa tuổi. Khi các biểu hiện trên không đạt được ở một số các nhân nhưng điều đó chưa gây ra hệ lụy đối với chức năng sống của họ thì cá nhân đó chưa 6
  9. được coi là có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Nhưng nếu việc không đạt được tiêu chuẩn ở ba biểu hiện trên khiến họ suy giảm hoặc không thực hiện được các chức năng sống, làm cuộc sống của họ bị đảo lộn, kém thích nghi, giảm hiệu quả thì những người này được cho là có vấn đề về sức khỏe tâm thần. 1.2.2.3. Phân loại các vấn đề sức khỏe tâm thần. Việc phân loại các vấn đề sức khỏe tâm thần hiện nay chủ yếu dựa vào các tiêu chuẩn của 2 tổ chức uy tín trên thế giới là WHO với “ Bảng phân loại bệnh tật quốc tế lần thứ 10” (ICD 10) và của Hiệp hội tâm thần Mỹ với “ Sổ tay thống kê và chuẩn đoán các rối loạn tâm thần lần thứ 5” (DSM5), nhìn chung 2 bảng phân loại này đều hướng đến các nhóm bệnh như: Rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi, rối loạn phát triển thần kinh, rối loạn tâm thần phân liệt và các rối loạn loạn thần ngắn,Rối loạn sinh lý và các yếu tố thể chất, rối loạn liên quan nghiện chất, Rối loạn nhân cách Trong nghiên cứu này tôi đề cập đến một số rối loạn tâm thần chủ yếu ở lứa tuổi học sinh THPT để làm cơ sở cho việc nhận biết đối chiếu các rối loạn tâm thần thường gặp ở học snh THPT có sử dụng Facebook. Theo sổ tay thống kê và chuẩn đoán các rối loạn tâm thần V ( DSM5) 1.2.3. Đặc trưng của học sinh THPT “ Học sinh Trung học phổ thông” là thuật ngữ để chỉ nhóm học sinh đầu tuổi thanh niên ( từ 15,16 tuổi đến 17,18 tuổi). Theo tâm lý học, đây là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dạy thì tới khi kết thúc là khi bước vào tuổi mới lớn. Vì thế nên có một đặc điểm cần quan tâm như sau: Về mặt sinh lí, thể chất: cơ thể đã phát triển hoàn thiện, có hình thể của một người trưởng thành, các bộ phận hoàn thiện về cấu chức và phối hợp các chức năng. Về mặt tâm sinh lý: có sự chuyển tiếp vai trò xã hội. Sự phát triển của hệ thần kinh có những thay đổi quan trọng do cấu trúc bên trong của não phức tạp và các chức năng của não phát triển. 1.2.4. Ảnh hưởng của Facebook đến sức khỏe tâm thần Các nghiên cứu đi trước đã chỉ ra rằng sử dụng Facebook không hiệu quả có thể gây ra các tác động dẫn đến các vấn đề sức khỏe tâm thân cho người sử dụng. Ảnh hưởng của Facebook đến nhận thức của học sinh THPT Ảnh hưởng của Facebook đến tính cách của học sinh THPT 7
  10. Ảnh hưởng của Facebook đến vấn đề trầm cảm của học sinh THPT Ảnh hưởng của Facebook đến các vấn đề sức khỏe tâm thần khác của học sinh THPT Tiểu kết chương 1 Facebook là một mạng xã hội, và đang dần trở thành một kênh thông tin, một phương tiện không thể thiếu đối với học sinh Trung học phổ thông nói riêng và giới trẻ nói chung, đặc biệt trong thời đại công nghệ 4.0. Qua Facebook người dùng bộc lộ quan điểm hứng thú , cảm xúc của mình với người khác một cách chủ động nhờ những tiện ích được cài đặt sẵn. Quyền chủ động của người dùng được đảm bảo bởi mật khẩu cá nhân. Facebook có rất nhiều lợi ích tuy nhiên nếu chúng ta sử dụng quá mức dẽ dẫn đến các vấn đề cho cuộc sống con người, đặc biệt là các vấn đề sức khỏe tâm thần. Nếu học sinh Trung học phổ thông sử dụng Facebook quá mức thì nó sẽ ảnh hưởng đến nhận thức của học sinh, tính cách của học sinh. Facebook sử dụng ở mức độ cao có thể khiến người sử dụng gặp vấn đề với trầm cảm. Lúc mới sử dụng có thể không gặp vấn đề gì với sức khỏe tâm thần nhưng nếu cứ kéo dài quá trình sử dụng đó thì sẽ có khả năng bị trầm cảm. Facebook làm gia tăng buồn bã, giảm hạnh phúc và Facebook làm cho học sinh chìm trong ảo tưởng nghĩ rằng Facebook giúp được mình. Do đó, khi nghiên cứu ảnh hưởng của Facebook đến SKTT của học sinh THPT Nho Quan B, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, tôi tập trung tìm hiểu vào mức độ sử dụng Facebook của học sinh,đo thực trạng sử dụng, các mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng Facebook từ đó đánh giá hệ quả về vấn đề sức khỏe tâm thần ở học sinh có sử dụng Facebook ở các mức độ khác nhau. 8
  11. CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chương 2 là cái nhìn tổng quan về và đầy đủ về tiến trình chúng tôi thực hiện đề tài này cũng như hệ thống và cách sử dụng các phương pháp nghiên cứu trong đề tài khoa học: “ Ảnh hưởng của Facebook tới sức khỏe tâm thần của học sinh trường Trung học phổ thông Nho Quan B, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình”. Đề tài nghiên cứu đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp khảo sát bằng phiếu hỏi, phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp thảo luận nhóm, việc phối hợp sử dụng những phương pháp nghiên cứu trên sẽ giúp cho thông tin thu được mang tính khách quan và độ chính xác cao. Tiểu kết chương 2 Trong chương này,chúng tôi trình bày về tiến trình thực hiện luận văn và các phương pháp mà tôi đã sử dụng để thu thập và phân tích thông tin. Trong quá trình nghiên cứu tôi đã tiến hành thu thập thông tin lý luận và phát phiếu điều tra qua thực tiễn làm cơ sở quan trọng để xây dựng cơ sở lý luận, bộ công cụ nghiên cứu của đề tài. Kế hoạch nghiên cứu được tiến hành cụ thể, khoa học, chi tiết kết hợp với các phương pháp nghiên cứu lý luận, thực tiễn khoa học và có tính mới. Vì thế tôi tin rằng kết quả nghiên cứu sẽ thu được một cách chính xác, khoa học và thuyết phục. Ở chương ba chúng tôi sẽ tiến hành phân tích và tình bày một cách cụ thể từ kết quả điều tra thực tiễn. CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA FACEBOOK TỚI SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NHO QUAN B - HUYỆN NHO QUAN - TỈNH NINH BÌNH. 3.1 Thực trạng sử dụng Facebook của học sinh THPT Nho Quan B, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. 3.1.1. Vai trò của Facebook đối với học sinh THPT Nho Quan B, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Ta đều thấy được rằng Facebook thực sự quan trọng đối với HS THPT Nho Quan B khi có tới 108 phiếu tương đương với 54% học sinh được điều tra cho rằng Facebook rất quan trọng trong cuộc sống của các bạn, số còn lại là 75 phiếu tương đương với 37,5 % là cho rằng quan trọng, cũng 9
  12. chỉ có 17 phiếu tương đương 8,5 % cho rằng bình thường, điều nổi bật nhất là không một học sinh nào là thấy Facebook không quan trọng. Mặc dù ra đời với thời gian không lâu nhưng Facebook với những tính năng ưu việt, độ tương tác cao và dễ sử dụng. MXH này đã trở thành MXH phổ biến và được các bạn trẻ yêu thích và sử dụng nhiều nhất ở Việt Nam. Đặc biệt là học sinh là những người còn trẻ tuổi, năng động muốn thể hiện bản thân với mong muốn giao lưu kết bạn trên MXH thì Facebook dường như không thể thiếu đối với mỗi bạn trẻ. 3.1.2. Mục đích sử dụng Facebook của học sinh tường THPT Nho Quan B, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Biểu đồ 3.1: Mục đích sử dụng Facebook của học sinh tường THPT Nho Quan B, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình Nhìn kết quả trên biểu đồ ta thấy mục đích sử dụng Facebook của học sinh thì mục đích sử dụng Facebook của học sinh chủ yếu là Giải trí: Với học sinh lớp 10 thì mục đích chính là Giải trí với 30 phiếu, Tạo dựng và duy trì mối quan hệ là 7 phiếu,học tập và làm việc là 5 phiếu , sử dụng cho biết và kịp xu hướng là 5 phiếu, và lý do khác là 3 phiếu trên tổng 50 phiếu. Với học sinh lớp 11: Giải trí với 55 phiếu, Tạo dựng và duy trì mối quan hệ là 11 phiếu,học tập và làm việc là 3 phiếu , sử dụng cho biết và kịp xu hướng là 5 phiếu, và lý do khác là 1 phiếu trên tổng 75 phiếu. Với học sinh lớp 12: Giải trí với 28 phiếu, Tạo dựng và duy trì mối quan hệ là 1 phiếu,học tập và làm việc là 10 phiếu , sử dụng cho biết và kịp xu hướng là 28 phiếu, và lý do khác là 8 phiếu trên tổng 75 phiếu. 10
  13. 3.1.3. Tần suất sử dụng Facebook của học sinh trường THPT Nho Quan B, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ tần suất đăng nhập Facebook trong tuần. Nhìn vào biểu đồ ta biết đa phần học sinh ngày nào cũng online Facebook chiếm 65% tổng số học sinh được khảo sát. Kế đến là 4,5 buổi một tuần là 25% và 2,3 buổi 1 tuần là 7% và thi thoảng là 3%. Như vậy là số lần truy cập Facebook là khá thường xuyên. Do học sinh có cơ hội tiếp xúc với internet cao, muốn được thể hiện, khẳng định bản thân, đặc biệt là có nhu cầu tìm kiếm và khám phá cái mới như công nghệ, trào lưu, các mối quan hệ .để bắt nhịp xu hướng. Và Facebook đã đáp ứng tất cả những yêu cầu đó nên nó thu hút được phần lớn học sinh. Nhưng nếu cứ với tần suất và thời lượng sử dụng đáng báo động như này thì việc sử dụng Facebook có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt và tâm thần của học sinh. Khi mà công nghệ phát triển như hiện nay thì vai trò của Facebook trong cuộc sống với mỗi cá nhân là vô cùng quan trọng. Nhưng việc học sinh dành thời gian như thế nào để sử dụng Facebok là một điều đáng lưu ý. Khi được hỏi Một ngày bình thường (không phải ngày nghỉ) bạn dành bao nhiêu thời gian để online Facebook và Ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày rảnh rỗi, bạn thường dành bao nhiêu thời gian để online Facebook. Kết quả thu được như sau: 11
  14. Bảng 3.2: Mức độ sử dụng Facebook của học sinh THPT Nho Quan B, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Ngày bình thường Ngày nghỉ cuối tuần hoặc rảnh rỗi STT Khoảng N Tỷ lệ Xếp Khoảng N Tỷ lệ Xếp thời gian (%) hạng thời (%) hạng Gian Dành hoàn 4 - 5 giờ 1 56 toàncho 45 /ngày 28 2 22,5 2 Facebook 2 – 3giờ 78 39 Trên 5 giờ 73 2 /ngày 1 36,5 1 1 – 2giờ 31 Dưới 4 giờ 35 3 /ngày 15,5 3 17,5 3 Dưới 1giờ Khoảng 29 29 4 /ngày 14,5 4 1-2giờ 14,5 4 Dưới 30 Không vào 6 18 5 Phút 3 5 Facebook 9 5 Kết quả điều tra cho thấy thời gian sử dụng Facebook trong ngày bình thường và ngày nghỉ cuối tuần không khác nhau nhiều, vẫn dành khá nhiều thời gian cho Facebook cụ thể như sau: Ngày bình thường có tới 56 học sinh sử dụng Facebook với khoảng thời gian từ 4 giờ - 5 giờ/ngày chiếm 28% tổng số học sinh tham gia khảo sát. Trong khi đó có đến 39% sinh viên trung bình một ngày dành 2- 3 giờ đồng hồ trên Facebook và chỉ có 15,5% sinh viên dành 1-2 giờ trên MXH, 14,5% sinh viên dành dưới 1 giờ cho Facebook. Và 6 học sinh tương đương với 3% tổng số học sinh được khảo sát dành dưới 30 phút để vào Facebook 3.1.4. Những nội dung học sinh THPT Nho Quan B, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình thường đăng tải lên Facebook. 12
  15. Bảng 3.3: Những nội dung học sinh thường đăng tải lên Facebook. Mức độ ĐTB Nội dung đăng tải Thường Thỉnh Hiếm khi Chưa Xuyên thoảng (1 điểm) bao giờ (3 điểm) (2 điểm) (0 điểm) N % N % N % N % Đăng tải những hình 130 65 55 27,5 15 7,5 0 0 2,575 ảnh diễn ra trong cuộc sống của mình lên Facebook Đăng tải những món 93 46,5 72 36 22 11 13 6,5 2,225 ăn ngon tự nấu, chuyến du lịch của bản thân Tự chụp ảnh “tự 141 70,5 33 16,5 11 5,5 15 7,5 2,5 sướng” sau đó chỉnh sửa và đăng tải Viết satus đăng tải 128 64 58 29 8 4 6 3 2,54 trạng thái cảm xúc của mình Quay nhật ký bằng 30 15 61 30,5 77 38,5 32 16 1,445 video đăng tải lên để chia sẻ với bạn bè Đăng tải những bài viết, 22 11 43 21,5 65 32,5 70 35 1,085 video liên quan đến việc học tập Đăng lên trang cá nhân 2 1 12 6 21 10,5 165 82,5 0,255 và các nhóm ( group) đê kinh doanh, bán hàng online 13
  16. Đăng tải cách học tiếng 7 3,5 44 22 54 27 95 47,5 0,815 anh Đăng một bài nhạc, một 89 44,5 43 21,5 60 30 8 4 2,065 bộ phim trên trang cá nhân Đăng tải những bức ảnh 1 0,5 4 2 3 1.5 192 96 0,07 “sexy” nhằm câu like Đăng tải những nội dung 0 0 0 0 0 0 200 100 0 làm ảnh hưởng đời sống mọi người Đăng bài nhằm kêu gọi 88 44 70 35 42 21 0 0 2,23 ủng hộ những người có hoàn cảnh khó khăn Đăng những tấm gương 56 28 72 36 65 32,5 7 3,5 1,885 tốt, việc tốt Nội dung khác 34 17 66 33 52 26 48 24 1,3 Từ kết quả nghiên cứu về nội dung học sinh thường đăng trên Facebook của học sinh chúng ta thấy học sinh trường THPT Nho Quan B thường xuyên đăng tất cả những hình ảnh diễn ra xung quanh bản thân lên mạng với (ĐTB=2,575) trong đó mức độ thường xuyên chiếm 65%, thỉnh thoảng chiếm 27,5%, hiếm khi 7,5% và chưa bao giờ 0%. Khi được hỏi bạn thường đăng những hình ảnh nào liên quan đến cá nhân, thì đa phần các bạn đều trả lời. 3.2. Thực trạng ảnh hưởng của Facebook đến sức khỏe tâm thần của học sinh THPT Nho Quan B, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. 3.2.1. Mức độ ảnh hưởng của Facebook đối với học sinh THPT Nho Quan B, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình từ góc độ của học sinh, giáo viên và phụ huynh. Để biết được mức độ ảnh hưởng của Facebook đến sức khỏe tâm thần của học sinh THPT Nho Quan B, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, Chúng 14
  17. tôi đã tiến hành khảo sát học sinh trường THPT Nho Quan B, Phụ huynh của các bạn học sinh trường THPT Nho Quan B cùng với toàn bộ giáo viên trường THPT Nho Quan B. 3.2.1.1. Mức độ ảnh hưởng của Facebook đối với học sinh THPT Nho Quan B, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình dưới góc nhìn của các bạn học sinh. Bảng 3.4. Mức độ ảnh hưởng của Facebook đến học sinh THPT. Rất ảnh hưởng Ảnh hưởng Không ảnh hưởng SL TL SL TL SL TL 93 46,5% 87 43,5% 20 10% Như vậy hầu hết học sinh được hỏi thì có đến 46,5% học sinh trả lời rằng Facebook rất ảnh hưởng đến các bạn, 43,5% học sinh thấy ảnh hưởng và 10% tổng số học sinh là không ảnh hưởng. Qua đó có thể thấy rằng Facebook có ảnh hưởng tới nhận thức, hành vi của học sinh. Những hiểu biết, cách suy nghĩ, cách nhìn nhận về các vấn đề trong cuộc sống như học tập, quan hệ bạn bè, quan hệ xã hội, tình yêu của học sinh THPT có sự thay đổi, khác biệt khi sử dụng Facebook. Tùy thuộc vào mức độ sử dụng mà nó ảnh hưởng ở mức độ nào. Ví dụ khi học quá lệ thuộc, lạm dụng Facebook hay nghiện Facebook thì nó rất ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần của học sinh, có thể làm ngôn ngữ học sinh biến dạng, hoặc cảm giác lo âu, trầm cảm . 3.2.1.2. Mức độ ảnh hưởng của Facebook đối với học sinh THPT Nho Quan B, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình dưới góc nhìn từ phụ huynh của học sinh trường THPT Nho Quan B. Bảng 3.5. Mức độ ảnh hưởng của Facebook đối với học sinh THPT Nho Quan B, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình dưới góc nhìn từ phụ huynh của học sinh trường THPT Nho Quan B. STT Nội Dung Số Tỷ lệ lượng 1 Mức độ ảnh Rất ảnh hưởng 53 53% hưởng của Ảnh hưởng 40 40% Facebook Không ảnh hưởng 7 7% 15
  18. 2 So sánh mức độ Ảnh hưởng xấu 87 87% ảnh hưởng của nhiều hơn tốt Facebook đối Ảnh hưởng tốt 0 0% với học sinh nhiều hơn xấu THPT Ảnh hưởng xấu 23 23% bằng ảnh hưởng tốt 3 Trong tương lai Có 93 93% bạn có sẽ sàng 7 7% khuyên con mình không sử Không dụng Facebook? Nhìn bảng trên, Ta có thể dễ dàng thấy rằng: Hầu như các bậc phụ huynh cũng nhận thức được mức độ ảnh hưởng của Facebook đối với con em của mình, bởi cha mẹ là người gần gũi và quan tâm tới con em mình nhất. Cũng có rất nhiều bố mẹ cho rằng qua quan sát, bố mẹ nhận thấy con mình suốt ngày ôm điện thoại, lướt Facebook hàng giờ đồng hồ, hay đi đâu cũng kè kè điện thoại, ở đâu con cũng facebook, hơi một chút khó khăn hay bực tức gì thì đều lên Facebook kêu ca, hay cũng không đi chơi những đâu mà không có mạng internet vì khôn vào được Facebook, có nhiều phụ huynh cho rằng nói chuyện với con qua Facebook dễ dàng hơn là nói chuyện trực tiếp với con. Có tới 53% các bậc phụ huynh được điều tra cho rằng Facebook rất ảnh hưởng tới con em họ, 40% các phụ huynh cho rằng Facebook chỉ nằm ở mức ảnh hưởng thôi, và đặc biệt có 7% thì phụ huynh nghĩ rằng nó không ảnh hưởng. Dưới góc nhìn của phụ huynh thì có tới 87% phụ huynh cho rằng ảnh hưởng xấu nhiều hơn ảnh hưởng tốt, 23% còn lại cho rằng ảnh hưởng tốt với ảnh hưởng xấu bằng nhau. Trong tương lai bạn có sẽ sàng khuyên con mình không sử dụng Facebook? Khi được hỏi câu hỏi này có tới 93% phụ huynh sẽ khuyên con em không sử dụng Facebook bởi các phụ huynh cũng nhận thức được sự ảnh hưởng của Facebook . Nhưng ngược lại cũng có 7% phụ huynh sẽ không khuyên con em mình bỏ Facebook bởi các phụ huynh cho rằng nếu con em mình không lạm dụng Facebook quá mức thì hiệu quả sử dụng Facebook sẽ tăng. 16
  19. 3.2.1.3. Mức độ ảnh hưởng của Facebook đối với học sinh THPT Nho Quan B, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình dưới góc nhìn từ cán bộ giáo viên trường THPT Nho Quan B. Bảng 3.6. Mức độ ảnh hưởng của Facebook đối với học sinh THPT Nho Quan B, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình dưới góc nhìn từ cán bộ giáo viên trường THPT Nho Quan B. Số STT Tỷ lệ Nội Dung lượng Rất ảnh hưởng 30 78,95% Mức độ ảnh Ảnh hưởng 8 21,05% 1 hưởng của Facebook Không ảnh hưởng 0 0% Ảnh hưởng xấu 15 39,48% So sánh mức nhiều hơn tốt độ ảnh hưởng của Ảnh hưởng tốt 2 16 42,11% Facebook nhiều hơn xấu đối với học sinh THPT Ảnh hưởng xấu bằng ảnh hưởng 7 18,43% tốt Trong tương lai thầy/cô có Có 20 52.63% sẽ sàng khuyên học 3 sinh mình không sử Không 18 47,37% dụng Facebook? 17
  20. Từ bảng 3.6 ta thấy: 78,95% Các giáo viên cho rằng Facebook rất ảnh hưởng tới học sinh; 21,05% giáo viên cho rằng nó ảnh hưởng. 42,11% Giáo viên thấy Facebook có ảnh hưởng tốt nhiều hơn ảnh hưởng xấu, 29,48% các thầy cô cho rằng Facebook có ảnh hưởng xấu nhiều hơn tốt và còn lại là 18,43% thì thấy 2 mặt ảnh hưởng bằng nhau. Khi được hỏi câu hỏi “ Trong tương lai thầy/cô có sẽ sàng khuyên học sinh mình không sử dụng Facebook? “ 52.63% Giáo viên trả lời là có, và 47,37% trả lời là không. Bỏi vì sao tỷ lệ gần tương đương nhau thế, bởi các thầy cô nhận thấy Facebook có cả những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực. 3.2.2. Thực trạng vấn đề nghiện Facebook của học sinh trường THPT Nho Quan B, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Bảng 3.7. Khảo sát số học sinh nghiện Facebook. Điểm số Điểm số Hiếm Điểm số thường rất hiếm khi/ thi thoảng xuyên và rất thường khi ≥ 4/6 ≥4/6 mục xuyên≥4/6 mục mục 65 phiếu 130 phiếu 5 phiếu Qua khảo sát và kiểm tra dựa trên thang đo Nghiện Facebook thì ta thấy rằng trong 200 học sinh được làm khảo sát thì chỉ có 5 học sinh có điểm số thường xuyên ≥ 4/6 mục tương đương 2,5 %, còn lại thì số học sinh có điểm số Hiếm khi/ thi thoảng ≥4/6 mục chiếm nhiều nhất là 130 phiếu trong tổng 200 phiếu tương đương 65 %,còn điểm số rất hiếm khi ≥4/6 mục có 65 phiếu. Với con số 2,5 % cũng là một con số đáng báo động. Vì điều kiện thời gian không cho phép nên tôi chỉ có thể đo trên 200 học sinh. 3.2.3. Thực trạng vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh trường THPT Nho Quan B, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Trên cơ sở thang đo CBCL, tôi tiếp tục tiến hành đo trên 200 khách thể đã được kiểm tra qua thang đo nghiện như trình bày trên. Kết quả thu được như sau: Điểm T trung bình của 200 khách thể là 48,91 điểm. Với mức điểm nằm trong khoảng an toàn thì nhìn chung học sinh đều có sức khỏe tâm thần khỏe mạnh tuy chỉ có 1 số trường hợp thì có điểm T ≤ 64 điểm được xem là có vấn đề mức rối loạn. 18
  21. Bảng 3.8. Thực trạng sức khỏe tâm thần của học sinh trường THPT Nho Quan B. Số Giá trị Giá trị Điểm Mức khách nhỏ lớn trung độ thể nhất nhất bình 200 28 67 48,91 Bình thường Biểu đồ 3.3: Thực trạng sức khỏe tâm thần của học sinh trường THPT Nho Quan B. Trong 200 khách thể đó, chúng tôi thống kê được các con số cụ thể như sau: Có 3 trên 200 khách thể có điểm trung bình T lớn hơn 63 chiếm 10,5%. Tức là có 1,5% số học sinh được điều tra gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Có 177 khách thể có điểm T nằm dưới 63 điểm tức là 88,5% số học sinh được điều tra được cho là bình thường. Và 20 khách thể có điểm trung bình T nằm trong khoảng từ 60 đến 63 tương đương với 10% tổng số khách thể nằm trong khoảng ranh giới. 19
  22. Bảng 3.9. Thực trạng 8 nhóm vấn đề của học sinh có khó khăn tâm lý MH Điểm Trung Bình T HS Lo âu / Thu mình Phàn nàn Vấn đề Vấn đề Vấn đề Hành ci Hành vi trầm cảm / trầm cảm cơ thể xã hội nhận thức chú ý vi phạm gây hấn quy tắc BT RG/C BT RG/ BT RG/ BT RG/ BT RG/ BT RG/ BT RG/ BT RG/ VĐ CVĐ CVĐ CVĐ CVĐ CVĐ CVĐ CVĐ 28 13 9 4 10 5 8 8 7 31 15 9 6 7 8 12 7 10 89 12 8 4 12 5 8 9 5 Nhìn vào bảng trên có thể thấy: Học sinh được mã hóa mã số 28 có 3 nhóm là vấn đề là: Lo âu/trầm cảm, Thu mình/trầm cảm,vấn đề xã hội có điểm nằm ở mức ranh giới/có vấn đề. Học sinh mã hóa số 31 có những nhóm vấn đề là: Lo âu/ trầm cảm; Thu mình/trầm cảm; vấn đề chú ý. Học sinh mã hóa số 89 có những nhóm vấn đề là: : Lo âu/ trầm cảm; Thu mình/trầm cảm; vấn đề xã hội. Bảng 3.10. Thực trạng 8 nhóm vấn đề của học sinh trường THPT Nho Quan B STT Nhóm Điểm Kết quả TB 1 Lo âu / trầm cảm 9,7 Ranh giới 2 Thu mình / trầm cảm 6,6 Không có khó khăn 3 Phàn nàn về cơ thể 6,7 Không có khó khăn 4 Vấn đề xã hội 7,5 Không có khó khăn 5 Vấn đề nhận thức 8,4 Không có khó khăn 6 Vấn đề tập trung chú ý 10,6 Ranh giới 7 Vấn đề vi phạm quy tắc 9,2 Không có khó khăn 8 Hành vi gây hấn 12,7 Không có khó khăn Nhóm 1: Lo âu / trầm cảm có điểm TB= 9,7 nằm trong ngưỡng ranh giới. Nhóm 2: Thu mình / trầm cảm có điểm TB= 6,6 nằm trong vùng an toàn, không có khó khăn. 20
  23. Nhóm 3: Phàn nàn về cơ thể có điểm TB = 6,7 nằm trong vùng an toàn, không có khó khăn. Nhóm 4: Vấn đề xã hội có điểm TB = 7,5 nằm trong vùng an toàn, không có khó khăn. Nhóm 5: Vấn đề nhận thức có điểm TB = 8,4 nằm trong vùng an toàn, không có khó khăn. Nhóm 6: Vấn đề tập trung chú ý có điểm TB = 10,6 nằm trong ngưỡng ranh giới. Nhóm 7: Vấn đề vi phạm quy tắc có điểm TB = 9,2 nằm trong vùng an toàn, không có khó khăn. Nhóm 8: Hành vi gây hấn có điểm TB = 12,7 nằm trong vùng an toàn, không có khó khăn. 3.2.4. Tương quan giữa mức độ sử dụng Facebook tới các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh trường THPT Nho Quan B, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Sau khi sử dụng công thức tính hệ số tương quan giữa hai biến là thời gian sử dụng Facebook và sức khỏe tâm thần, căn cứ vào giá trị điểm trung bình thu được cho hai biến trên 200 khách thể, ta thu được kết quả sau: r = 0,86. Vậy tương quan giữa thời gian sử dụng Facebook và các vấn đề sức khỏe tâm thần của hs trường THPT Nho Quan B, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình là tương quan thuận và chặt chẽ. Tức là thời gian sử dụng Facebook tỷ lệ thuận với các vấn đề sktt ở học sinh. Nếu thời gian sử dụng Facebook càng nhiều thì khả năng gặp phải những vấn đề về sktt càng cao và ngược lại, nếu thời gian sử dụng Facebook càng ít thì khả năng gặp phải những vấn đề sktt càng thấp. Vì vậy cần sử dụng Facebook ở mức thời gian hợp lý để tránh gặp phải những vấn đề sktt. Và đối với những học sinh có thời gian sử dụng Facebook nhiều thì cần can thiệp làm giảm thời gian sử dụng Facebook để phòng ngừa cũng như làm giảm các vấn đề sktt ở học sinh. 3.4.Đề xuất biện pháp. Một số biện pháp làm giảm các vấn đề sức khỏe tâm thần. Trên cơ sở các kết luận trên và đứng trước thực trạng ảnh hưởng của Facebook đến SKTT của học sinh trường THPT Nho Quan B, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Tôi xin đề xuất biện pháp nhằ giảm mức độ sử dụng Facebook của học sinh trường THPT Nho Quan B, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, để từ đó giảm các vấn đề sức khỏe tâm thần ở những học sinh gặp khó khăn. 3.4.1.Biện pháp 1: : Đối mặt với tình huống giảm thời gian sử dụng Facebook. 21
  24. Mục đích: Học sinh sẽ đối mặt với việc giảm thời gian sử dụng Facebook ở các mức độ từ thấp đến cao để giảm thời gian sử dụng Facebook. 3.4.2. Biện pháp 2: Chương trình phòng ngừa nghiện Facebook cho học sinh Trung học phổ thông . Mục đích: Phòng ngừa vấn đề nghiện Facebook của học sinh. Phòng ngừa việc sử dụng Facebook quá mức cũng như không hợp lý. 3.4.3. Biện pháp 3: Can thiệp sớm những học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm thần Mục đích: Tác động đến học sinh nhằm làm giảm mức độ sử dụng Facebook. Giảm các ảnh hưởng của Facebook đến sức khỏe tâm thần của học sinh. Tiểu kết chương 3 Kết quả nghiên cứu thực tiễn cho thấy, hầu hết học sinh trường THPT Nho Quan B đều sử dụng Facebook ở mức độ khá cao, được biểu hiện qua các mức độ khác nhau về mặt thời gian tần suất sử dụng Facebook nhiều trong ngày đã chiếm hầu hết thời gian trong ngày của học sinh và không còn thời gian dành cho việc khác, có nhiều nội dung đăng tải cũng như nội dung chia sẻ của học sinh lên các trang Facebook đều với mục đích thể hiện bản thân. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tôi nhận thấy rằng: Học sinh trường THPT Nho Quan B có sức khỏe tâm thần bình thường. Tuy nhiên cũng có 10% trong tổng số khách thể được điều tra nằm trong khoảng ranh giới giữa mức bình thường với có khó khăn. Tương quan giữa mức độ mức độ sử dụng Facebook và sức khỏe tâm thần của học sinh THPT Nho Quan B là tương quan thuận . Do đó học sinh càng sử dụng nhiều Facebook thì càng có nguy cơ gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần và ngược lại nếu sử dụng Facebook càng ít thì khả năng mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần càng thấp. Vì vậy Facebook ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần của học sinh phụ thuộc vào mức độ sử dụng Facebook của học sinh. 22
  25. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận Từ việc nghiên cứu ảnh hưởng của Facebook đến sức khỏe tâm thần của học sinh trường THPT Nho Quan B, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình kết quả thu được, có thể rút ra một số kết luận sau: Có thể thấy, Facebook đóng vai trò quan trọng trong đời sống và ảnh hưởng nhiều đến quá trình học tập cũng đời sống tâm lý của học sinh trường THPT Nho Quan B. Đặc biệt trong giai đoạn toàn cầu hoá - hiện đại hoá, sự có mặt của Facebook đã giúp cho sức khỏe tâm thần của học sinh tốt hơn nhưng ngoài những lợi ích mà nó mang lại thì không thể phủ nhận những ảnh hưởng tiêu cực mà Facebook gây ra. Phụ thuộc vào mức độ bạn sử dụng Facebook và cách bạn sử dụng Facebook thì sẽ bị ảnh hưởng ở mức độ nào. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy thực trạng ảnh hưởng của Facebook đến sức khỏe tâm thần của học sinh trường THPT Nho Quan B, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình cho thấy hầu như học sinh cũng đã nhận thức được sự ảnh hưởng của Facebook đến sức khỏe tâm thần và mối tương quan giữa mức độ sử dụng Facebook với các vấn đề sức khỏe tâm thần. Qua kết quả điều tra thì hầu hết học sinh có sức khỏe tâm thần tốt ở mức bình thường không có vấn đề nhưng có một số trường hợp Facebook ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần. Dẫn đến một số vấn đề sức khỏe tâm thần như Lo âu/ trầm cảm; Thu mình/ trầm cảm, Vấn đề về chú ý; Vấn đề sức khỏe . 2. Kiến nghị: 2.1.Đối với nhà trường Nhà trường cần đẩy mạnh tổ chức các hoạt động ngoại khóa hay ngoài giờ lên lớp lành mạnh phong phú và nên mở các câu lạc bộ, các hoạt động cộng đồng, các hội thảo, chương trình thể thao, văn nghệ, các cuộc giao lưu giữa các khoa, ngành trong trường, tổ chức các cuộc thi để học sinh có những hoạt động trải nghiệm và giải trí. Giúp cho học sinh có cơ hội học tập, thể hiện bản thân, giao tiếp mở rộng những mối quan hệ thực với bạn bè thầy cô thu hút sự chú ý của học sinh nhằm giảm bớt tình trạng học sinh không có sân chơi nên tiêu tốn thời gian vào những trò giải trí vô bổ trên mạng hay Facebook ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và học tập. Nhà trường thay vì cấm học sinh sử dụng Facebook thì nên tạo những trang group chung, hay xây dựng Facebook thành thư viện điện tử để học sinh có thể trao đổi giữa giáo viên và học sinh, giáo viên có thể hiểu học sinh và nắm bắt tâm lý của học sinh hơn cũng như khi học sinh có khó khăn thì giáo viên nắm bắt kịp và giúp đỡ được. Đặc biệt các thầy cô gần 23
  26. gũi các em hướng dẫn, nhắc nhở cho các em sử dụng Facebook một cách hợp lý sao cho có hiệu quả. 2.2. Đối với gia đình Các bậc phụ huynh có thể sử dụng Facebook để theo dõi các hoạt động, tâm tư, tình cảm nhu cầu hứng thú của con em mình.Qua Facebook cha mẹ có thể biết con mình giao lưu kết bạn với ai, kể từ đó có thể dễ dàng làm bạn với con hơn. Điều này giúp nhiều cho việc giáo dục trẻ. Song cha mẹ cũng cần quan tâm, kiểm soát thời gian con em mình dùng Facebook cũng như phải lưu tâm những nội dung con em mình hay xem để tránh những ảnh hưởng tiêu cực từ Facebook đem lại. Để con em mình luôn có một sức khỏe tâm thần tốt. 2.3.Đối với cá nhân. Đối với cá nhân học sinh Thứ nhất: Cần nhận thức rõ ràng những lợi ích cũng như tác hại của Facebook và ảnh hưởng của Facebook đến SKTT của học sinh để từ đó lựa chọn cho mình những trang Facebook,những nội dung đăng tải, cũng như thời gian sử dụng hợp lý. Để làm được điều ấy thì học sinh cần tìm hiểu rõ Facebook là gì? Nó có những đặc điểm gì? Để xác định mục đích dùng Facebook. Học sinh cần suy nghĩ thật kĩ và lưu ý những nội dung đăng tải cũng như các thông tin các nhân của mình trên Facebook, nhằm tránh đăng những thông tin quá riêng tư. Thứ hai: Trước khi kết bạn hay tham gia hội nhóm cần phải tìm hiểu kĩ mọi thông tin. Tránh sử dụng những từ ngữ, hình ảnh mang ý nghĩa tiêu cực trên Facebook hay những cảm xúc tiêu cực trên Facebook vì nó rất dễ lây lan, và nếu tiếp nhận quá nhiều những hình ảnh,từ ngữ mang ý nghĩa tiêu cực sẽ khiến bạn mất niềm tin vào cuộc sống, căng thẳng khó tập trung nên sử dụng nhiều hình ảnh, từ ngữ tích cực để làm làn sóng lan truyền tới mọi người. 24