Tóm tắt luận án Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập phát triển thể lực cho nam vận động viên Judo năng khiếu Trà Vinh lứa tuổi 12-14

pdf 32 trang thiennha21 16/04/2022 6430
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt luận án Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập phát triển thể lực cho nam vận động viên Judo năng khiếu Trà Vinh lứa tuổi 12-14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_xay_dung_he_thong_bai_tap_phat_tr.pdf

Nội dung text: Tóm tắt luận án Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập phát triển thể lực cho nam vận động viên Judo năng khiếu Trà Vinh lứa tuổi 12-14

  1. 1 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm qua cùng với sự tiến bộ của Đất Nước, Ngành Thể Thao Việt Nam đã từng bước phát triển với nhiều hình thức. Cho nên Thể dục Thể thao ngày nay đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe và trí tuệ con người, nâng cao thành tích thể thao, góp phần làm phong phú sinh hoạt văn hóa và giáo dục con người phát triển cân đối hợp lý. Thể dục Thể thao là một bộ phận của nền văn hóa, là sự nghiệp tổng hợp những thành tựu xã hội, trong sự nghiệp sang tạo, sử dụng hợp lý những biện pháp chuyên môn để tạo sự phát triển thể chất của con người một cách toàn diện có chủ đích, nhằm nâng cao sức khỏe và tạo nguồn tinh thần phong phú. Đây là một ngành mang tính khoa học và nghệ thuật, ngay từ khi mới ra đời, Thể dục Thể thao đã là phương tiện giáo dục, một hiện tượng xã hội mà chỉ có con người, nó hoàn thiện con người về mọi mặt, cả về trí tuệ lẫn thể chất, nhiều môn thể thao đã được khôi phục và phát triển lên đỉnh cao. Những môn này có thành công rực rỡ đưa Việt Nam có vị trí xứng đáng trong khu vực: Nguyễn Thúy Hiền-Vô địch Thế giới môn Wushu; Trần Hiếu Ngân-huy chương bạc Olympic Sysney môn Taekwondo; Cao Ngọc Phương Trinh 3 lần vô địch Seagame môn Judo; Văn Ngọc Tú 5 lần vào chung kết môn Judo tại các kỳ Seagmame 22, 23, 24, 25, 26 (4 lần giành huy chương vàng) Và còn nhiều nữa những con người Việt Nam đang tập luyện hết mình vì màu cờ sắc áo, chờ ngày đem vinh quang về cho tổ quốc. Judo còn gọi là nhu đạo, là một môn võ nổi tiếng ở Nhật Bản, Judo là môn võ lấy nhu thắng cương, mượn sức đánh sức, ứng dụng chủ yếu vào việc tự vệ, rèn luyện sức khỏe. Các đòn thế của Judo được phát triển dựa trên nghiên cứu của tổ sư Jigoro Kano về cơ thể
  2. 2 người kết hợp với nền tảng môn võ cổ truyền Nhu thuật của Nhật Bản. “Judo” xuất phát từ “Jujitsu” còn gọi là nhu thuật do ông Akiyiya khởi xướng. Từ nền tảng môn này, 1882 ông Jigoro Kano đã sang lập và phát triển môn Judo. Jigoro Kano, tổ sư sang lập ra Judo, sinh ngày 28 tháng 10 năm 1860 tại phủ Mikage, tỉnh Hypgo (gần Kobe), Nhật Bản, là người rất thành công trên con đường hoc vấn đồng thời có nhiều đóng góp cho ngành Thể thao nước Nhật. Ông tốt nghiệp hai ngành văn chương cùng với khoa học về thẩm mỹ và tinh thần tại Đại học Hoàng Gia Nhật Bản, từng nắm giữ những chức vụ quan trọng, như hiệu trưởng trường trung học, cố vấn của Bộ trưởng Bộ Giáo dục, hiệu trưởng trường Đại học sư phạm Đông Kinh, chủ tịch của Butokukai (trung tâm nghiên cứu võ thuật), chủ tịch liên đoàn Thể thao Nhật Bản. Ngoài ra, Ngài Kono cũng là người Nhật đầu tiên làm thành viên của ủy ban Olympic quốc tế (1909). Judo là môn thi đấu đối kháng, được đưa vào thi đấu chính thức tại Olympic vào năm 1964 tại Tokyo Nhật Bản. Tại Việt Nam, Judo được đưa vào hệ thống thi đấu hàng năm và các kỳ đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc. Judo du nhập vào Việt Nam vào đầu những năm 50 của thế kỹ XX và phát triển mạnh mẽ cho đến ngày nay. Trà vinh là một trong những đơn vị có bước thăng tiến khá rõ, từ một đơn vị không mạnh về Judo, nhưng hiện nay, Trà Vinh đã trở thành một đơn vị có thành tích khá tốt ở các giải trẻ-thiếu niên-nhi đồng toàn quốc. Để xây dựng lực lượng vận động viên có trình độ cao cần thiết phải xây dựng hệ thống các bài tập phát triển thể lực đảm bảo tính khoa học trong suốt quá trình đào tạo vận động viên trẻ, vì thể lực
  3. 3 đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tập luyện và thi đấu môn Judo nói riêng và Thể thao nói chung. Bản thân tôi từng là vận động viên Judo tỉnh Trà Vinh, và hiện tại là trọng tài Judo quốc gia, với việc được tham gia nhiều giải Judo trong nước, được tận mắt chứng kiến các vận động viên tập luyện và thi đấu. Nên với kinh nghiệm bản thân được đúc kết từ quá trình tập luyện cũng như quá trình tham gia giải, qua việc tìm tòi học hỏi qua sách vở, qua các huấn luyện viên, qua tình hình thực tế của Judo tỉnh nhà cũng như toàn quốc, chúng tôi thấy rằng thể lực đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thi đấu Judo, nó là nền tảng để phát triển kỹ- chiến thuật, tâm lý thi đấu cho vận động viên, nên tôi muốn góp phần phát triển nền Judo nước nhà, góp phần nâng cao thành tích thi đấu cho vận động viên Judo Trà Vinh nói riêng, cũng như vận động viên Judo Việt Nam nói chung, nên chúng tôi mạnh dạng chọn đề tài: “Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập phát triển thể lực cho nam vận động viên Judo năng khiếu Trà Vinh lứa tuổi 12-14”. Mục đích – nhiệm vụ nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập phát triễn thể lực cho nam vận động viên năng khiếu Trà Vinh, từ đó có cơ sở để áp dụng các bài tập vào chương trình huấn luyện thể lực cho vận động viên Judo Trà Vinh, đồng thời làm tài liệu tham khảo cho các huấn luyện viên, chuyên gia, vận động viên có nhận định về thể lực. Nhiệm vụ nghiên cứu: Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu lựa chọn các chỉ tiêu và đánh giá thực trạng trình độ thể lực cho nam vận động viên năng khiếu Judo Trà Vinh.
  4. 4 Nhiệm vụ 2: Xây dựng hệ thống bài tập và ứng dụng thực nghiệm phát triển thể lực cho nam vận động viên năng khiếu Judo Trà Vinh Nhiệm vụ 3: Đánh giá hiệu quả ứng dụng hệ thống bài tập phát triển thể lực cho nam vận động viên năng khiếu Judo Trà Vinh sau 1 năm tập luyện. CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: 1.1 Các quan điểm về huấn luyện tố chất thể lực trong huấn luyện thể thao 1.2 Khái lược sự ra đời và đặc điểm hoạt động của môn Judo 1.2.1 Khái lược sự ra đời của môn Judo: 1.2.2 Đặc điểm chung môn Judo: 1.2.3 Đặc điểm thể lực đặc trưng của Judo 1.2.4. Hệ thống kỹ thuật trong Judo: 1.2.5 Đặc điểm tâm sinh lý và phát triển thể chất lứa tuổi 12 – 14: 1.2.5.1 Đặc điểm giải phẩu và cấu trúc cơ thể của VĐV lứa tuổi 12-14: 1.2.5.2 Đặc điểm tâm lý lứa tuổi 12-14: 1.2.5.3 Đặc điểm sinh lý vận động viên lứa tuổi 12-14: 1.2.6 Triết lý của Judo 1.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan
  5. 5 CHƢƠNG II: PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp nghiên cứu: 2.1.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu: 2.1.2 Phương pháp phỏng vấn 2.1.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm: 2.1.4 Phương pháp nhân trắc: 2.1.5 Phương pháp kiểm tra sư phạm: 2.1.6 Phương pháp toán thống kê: 2.2 Đối tượng và tổ chức nghiên cứu: 2.2.1 Đối tượng nghiên cứu: Bài tập phát triển thể lực chon nam vận động viên năng khiếu Judo Trà Vinh 2.2.2 Khách thể nghiên cứu: 10 nam vận động viên năng khiếu Judo trà Vinh 2.2.3 Địa điểm nghiên cứu: - Trường Đại học TDTT Tp.Hồ Chí Minh - Trường Năng khiếu TDTT tỉnh Trà Vinh. STT Nội dung Thời gian Địa điểm - - 11-12 năm Trư 1 Xây dựng đề cương Trư 2012 ờ ờ ng NKNV Th 2 Bảo vệ đề cương 1/2013 ng ĐH Th 3 Thông qua đề cương 1/2013 Chí Minh ể 4 Viết cơ sở lý luận 1/2013 Vinh d ể ụ c Th 5 Lấy số liệu lần 1 d 2-4/2013 ụ c Th 6 Xử lý số liệu lần 1 ể thao Tp.H ể Viết tổng quan các vấn đề nghiên 7 4/2013 thao Trà cứu 8 Lấy số liệu lần 2 ổ 5-7/2013 9 Xử lý số liệu lần 2
  6. 6 10 Viết kết quả nghiên cứu 7-12/2013 11 Viết bàn luện và kiến nghị 1/2014 12 Chỉnh sửa luận văn 2-9/2014 13 Nộp luận văn 10/2014 14 Báo cáo luận văn 10/2014 CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: 3.1 Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu lựa chọn các chỉ tiêu và đánh giá thực trạng trình độ thể lực cho nam vận động viên năng khiếu Judo Trà Vinh. 3.1.1 Nghiên cứu các chỉ tiêu và đánh giá thực trạng trình độ thể lực cho nam vận động viên năng khiếu Judo Trà Vinh: Để trở thành vận động viên Judo trẻ đầy tiềm năng, các em phải phát triển toàn diện về tất cả các mặt thể chất như sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự khéo léo, các yếu tố tâm lý, kỹ chiến thuật trong môn Judo. Đã có một số đề tài lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá trình độ thể lực cho nam vận động viên Judo. Nhưng, về tình hình thực tế tại tỉnh Trà Vinh, và qua tham khảo rồi tổng hợp tài liệu từ một số tài liệu có liên quan, chúng tôi đã lực chọn được một số test sau đây để đánh giá trình độ thể lực cho nam vận động viên Judo Trà Vinh. Chúng tôi đã tiến hành theo 4 bƣớc: - Hệ thống hóa các chỉ tiêu đánh giá trình độ thể lực cho nam vận động viên Judo năng khiếu Trà Vinh. - Lựa chọn các test chủ quan có thể thực hiện được trong điều kiện thực tế. - Phỏng vấn chuyên gia, huấn luyện viên, vận động viên có nhiều năm kinh nghiệm trong thi đấu môn Judo để xác định các chỉ
  7. 7 tiêu đánh giá trình độ thể lực cho nam vận động viên năng khiếu Trà Vinh. - Kiểm tra độ tin cậy của các test. 3.1.2 Lựa chọn các chỉ tiêu thể lực cho nam vận động viên năng khiếu Judo Trà Vinh: Dựa vào đặc điểm, điều kiện tập luyện, cơ sở vật chất kỹ thuật, con người tại lớp năng khiếu Judo Trà vinh, cũng như trình độ tập luyện của vận động viên năng khiếu Judo Trà Vinh, chúng tôi lựa chọn một số chỉ tiêu cho là phù hợp với các đặc điểm trên (theo mốt số yếu tố khách quan cũng như chủ quan và kinh nghiệm bản thân): - Chạy 3000m (phút) - Chạy 1500m (phút) - Chạy XPC 30m (giây) - Gánh tạ theo hạng cân (lần) - Bật xa tại chỗ (cm) - Nằm sắp chống đẩy (lần) - Co tay xà đơn - Uốn cầu (cm) - Dẻo gập thân (cm) - Lực lưng (kg) - Lực bóp tay thuận (kg) - Gập bụng 30s (lần) - Vào đòn đứng 30s (lần) - Vào đòn dưới đất 30s (lần) - Đánh té tại chỗ 30s (lần) - Vào đòn đứng 1 phút (lần) - Đánh té tại chỗ 1 phút (lần) - Test SJF.
  8. 8 3.1.3 Phỏng vấn các chuyên gia, huấn luyện viên, trọng tài, vận động viên có kinh nghiệm: Trong phiếu phỏng vấn, chúng tôi chia ra 3 mức độ phù hợp của các chỉ tiêu đánh giá trình độ thể lực cho nam vận động viên năng khiếu Trà Vinh: rất phù hợp, phù hợp, không phù hợp. Nếu các chỉ tiêu có tỉ lệ trên 90% (phù hợp và rất phù hợp) thì chính thức đưa vào hệ thống test đánh giá trình độ thể lực cho nam vận động viên năng khiếu Judo Trà Vinh. Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 3.1
  9. Bảng 3.1 kết quả phỏng vấn lựa chọn các test đánh giá trình độ thể lực cho nam vận động viên năng khiếu Judo Trà Vinh. STT Chỉ tiêu (TEST) Rất phù hợp Phù hợp Không phù hợp Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % 1 Chạy 3000m (s) 3 7.5 28 70 9 22.5 2 Chạy 1500m (s) 12 30 28 70 0 0 3 Chạy XPC 30m (s) 40 100 0 0 0 0 4 Gánh tạ theo hạng cân (lần) 4 10 11 27.5 25 62.5 5 Bật xa tại chỗ (cm) 28 70 11 27.5 1 2.5 6 Nằm sắp chống đẩy (lần) 40 100 0 0 0 0 7 Co tay xà đơn (lần) 30 75 7 17.5 3 7.5 8 Uốn cầu (cm) 7 17.5 13 32.5 20 50 9 Dẻo gập thân (cm) 40 100 0 0 0 0 10 Lực lưng (kg) 17 42.5 19 47.5 4 10 11 Lực bóp tay thuận (kg) 4 10 2 5 34 85 12 Gập bụng 30s (lần) 16 40 2 5 22 55 13 Vào đòn đứng 30s (lần) 40 100 0 0 0 0 14 Vào đòn dưới đất 30s (lần) 19 47.5 20 50 1 2.5 15 Đánh té tại chỗ 30s (lần) 38 95 2 5 0 0 16 Vào đòn đứng 1 phút (lần) 23 57.5 15 37.5 2 5 17 Đánh té tại chỗ 1 phút (lần) 28 70 10 25 2 5 18 Test SJF 5 12.5 10 25 25 62.5
  10. 7 3.1.4 Kiểm chứng độ tin cậy của test: Để đánh giá độ tin cậy của test, chúng tôi tiến hành kiểm tra độ tin cậy của độ tin cậy của 12 test trên, nếu hệ số tương quan cặp (r) giữa 2 lần kiểm tra được trình bày ở bảng 3.2 lớn hơn 0.8 thì test đó đủ độ tin cậy để sử dụng. Bảng 3.2: Hệ số tƣơng quan cặp giữa 2 lần kiểm tra các chỉ tiêu thể lực ở nam vận động viên năng khiếu Judo Trà Vinh. Hệ số tƣơng quan STT Nội dung kiểm tra P (r) 1 - Chạy 1500m (giây) 0.88 0.8 và P<0.05, cho nên 12 test trên đảm bảo độ tin cậy để áp dụng.
  11. 8 3.1.5 Đánh giá thực trạng trình độ thể lực của nam vận động viên năng khiếu judo Trà Vinh: Chúng tôi áp dụng 12 test thể lực đã được kiểm nghiệm vào chương trình thể lực cho nam vận động viên năng khiếu Judo Trà Vinh. (của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng). Bảng 3.3 Trình độ thể lực ban đầu của nhóm thực nghiệm. NHÓM THỰC NGHIỆM TT TEST X  Cv% 1 Chạy 1500m (s) 736.8 65.51 8.89 0.10 2 Chạy 30m XPC (s) 5.288 0.41 7.79 0.09 3 Bật xa tại chỗ (cm) 159 7.42 4.66 0.05 4 Nằm sắp chống đẫy (sl) 29.2 5.50 18.82 0.22 5 Co tay xà đơn (sl) 10 2.00 20.00 0.23 6 Gập thân (cm) 14.4 1.82 12.62 0.15 7 Lực lưng (kg) 58 8.37 14.43 0.17 8 Vào đòn đứng 30s (sl) 26.2 2.77 10.59 0.12 9 Vào đòn dưới đất 30s 13.6 2.07 15.25 0.18 (sl) 10 Đánh té tại chỗ 30s (sl) 13.8 2.77 20.11 0.23 Vào đòn đứng 1 phút 11 40.4 2.88 7.13 0.08 (sl) Đánh té tại chỗ 1 phút 112 22.8 2.49 10.92 0.13 (sl)
  12. Bảng 3.4 Trình độ thể lực ban đầu của nhóm đối chứng. NHÓM ĐỐI CHỨNG TT TEST X  Cv% 1 Ch ạy 1500m (s) 738.48 72.81 9.86 0.11 2 Ch ạy 30m XPC (s) 5.384 0.19 3.55 0.04 3 Bậ t xa tại chỗ (cm) 158 5.70 3.61 0.04 4 Nằ m sắp chống đẫy (sl) 30.8 1.30 4.23 0.05 5 Co tay xà đơn (sl) 9.6 1.82 18.92 0.22 6 Gậ p thân (cm) 14.8 1.48 10.02 0.12 7 Lự c lưng (kg) 54 5.48 10.14 0.12 8 Vào đòn đứng 30s (sl) 25 1.00 4.00 0.05 9 Vào đòn dưới đất 30s (sl) 13.4 2.88 21.50 0.25 10 Đánh té tại chỗ 30s (sl) 13.6 2.07 15.25 0.18 11 Vào đòn đứng 1 phút (sl) 40.2 3.56 8.86 0.10 12 Đánh té tại chỗ 1 phút (sl) 21.4 2.79 13.05 0.15 Bảng 3.5 So sánh trình độ thể lực ban đầu của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng. SO SÁNH THỰC TRẠNG THỂ LỰC BAN ĐẦU CỦA HAI NHÓM THỰC NGHIỆM VÀ ĐỐI CHỨNG Nhóm Nhóm TT TEST T P TN ĐC 1. Ch ạy 1500m (s) 736.8 738.48 0.04 >0.05 2. Ch ạy 30m XPC (s) 5.288 5.384 0.47 >0.05 3. B ật xa tại chỗ (cm) 159 158 0.24 >0.05 4. N ằm sắp chống đẫy (sl) 29.2 30.8 0.63 >0.05 5. Co tay xà đơn (sl) 10 9.6 0.33 >0.05 6. G ập thân (cm) 14.4 14.8 0.38 >0.05 7. Lự c lưng (kg) 58 54 0.89 >0.05 8. Vào đòn đứng 30s (sl) 26.2 25 0.91 >0.05 9. Vào đòn dưới đất 30s (sl) 13.6 13.4 0.13 >0.05 10. Đánh té tại chỗ 30s (sl) 13.8 13.6 0.13 >0.05 11. Vào đòn đứng 1 phút (sl) 40.4 40.2 0.10 >0.05 12. Đánh té tại chỗ 1 phút (sl) 22.8 21.4 0.84 >0.05 Ghi chú: df= n1+n2-2 t0.05=2.306 t0.01=3.355 t0.001=5.041
  13. 9 Qua bảng 3.5 cho ta thấy thành tích thể lực trung bình của 2 nhóm, sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê ở ngưỡng xác xuất với p>0.05, vì có t0.05=2.306. Điều này cho thấy thực trạng trình độ thể lực của 2 nhóm vận động viên Judo Trà Vinh là tương đồng. Điều này chứng tỏ trước khi tiến hành thực nghiệm, trình độ thể lực của 2 nhóm là ngang nhau. 3.2 Nhiệm vụ 2: Xây dựng hệ thống bài tập và ứng dụng thực nghiệm phát triển thể lực cho nam vận động viên năng khiếu Judo Trà Vinh qua 1 năm tập luyện. 3.2.1 Xây dựng hệ thống bài tập phát triển thể lực cho nam vận động viên năng khiếu Judo Trà Vinh qua 1 năm tập luyện Thông qua một số tài liệu, từ đề tài đi trước cho đến những tài liệu đã được đọc qua, chúng tôi đã tìm thấy các bài tập phát triển thể lực, và đó cũng là những bài tập thông dụng nhất trong môn Judo, nên chúng tôi theo kinh nghiệm bản thân từng là vận động viên Judo tỉnh Trà Vinh, và hiện tại là trọng tài Judo Quốc Gia (được tham gia nhiều giải đấu quốc gia) chúng tôi tìm ra được hệ thống các bài tập thể lực. Thông qua phỏng vấn, chúng tôi tìm ra 66 bài tập phát triển thể lực để áp dụng vào huấn luyện thể lực cho nam vận động viên năng khiếu Judo Trà Vinh, Do còn thiếu thốn cở sở vật chất kỹ thuật, nên các bài tập ít có bài tập liên hoàn và bài tập với dụng cụ. Các bài tập này luôn được sử dụng trong quá trình huấn luyện, nhưng nó được thay đổi về số lượng, tần số, khối lượng tùy theo từng thời kỳ tập luyện. Hệ thống bài tập phát triển thể lực cho nam vận động viên năng khiếu Judo Trà Vinh được trình bày như sau:
  14. Bảng 3.6: Hệ thống các bài tập thể lực cho nam vận động viên năng khiếu Judo Trà Vinh Số lần lặp TT Bài tập Quãng nghĩ Số hiệu bt lại (tổ) SỨC MẠNH (18 BÀI) 1 Leo dây 5m 5-7 Bt1 2 Keo dây thun (10-15 lần) 5-7 1ph Bt2 3 Co tay xà đơn (5-10 lần) 3-5 2-3ph Bt3 4 Nằm sấp chống đẩy (30-50 lần) 2-3 3-5ph Bt4 5 Đi bằng tay đẩy xe cút kít 20m 2-5 30s Bt5 6 Bài tập nằm đẩy tạ (7-2 lần, từ nhẹ tới nặng) 3-5 1-3ph Bt6 7 Bài tập tạ co, duỗi cơ tam-nhị đầu cánh tay (7-10) 3-4 1-3ph Bt7 8 Bài tập lưng-bụng (20-40 lần) 3 30s Bt8 9 Vác người chạy cầu thang lên – xuống 1-2 1-2ph Bt9 10 Bài tập tạ cổ tay (7-10 lần) 3 1ph Bt10 11 Vác người trên vai đứng lên ngồi xuống (5-7 lần) 3 2-3ph Bt11 12 Tại chỗ vào đòn nâng ukê lên (20m) 5-7 20-30s Bt12 13 Vào đòn 3 người (1 người giữ phía sau) (7-10 lần) 3-5 1-2ph Bt13 14 Vào đòn di chuyển nâng ukê lên (20m) 4-6 20-30s Bt14 15 Vào đòn di chuyển 3 người nâng ukê lên (20m) 3-5 1-2ph Bt15 16 Đánh té tại chỗ (10 lần) 2-3 1-2ph Bt16
  15. 17 Đánh té di chuyển (20m) 2-3 1-2ph Bt17 18 Đánh té người có trọng lượng nặng hơn (7-10 lần) 2-3 1-2ph Bt18 SỨC MẠNH – TỐC ĐỘ (15 bài) 1 Chạy tốc độ 100m, 30m 5-7 20s Bt19 2 Chạy con thoi 4x10m 3-5 30s Bt20 3 Chạy zích zắc 3m - 6m - 9m 5-7 20-30s Bt21 4 Nhảy tam cấp 30s 3-4 30-45s Bt22 Bài tập liên hoàn (bật qua chướng ngại vật 1 chân, 2 5 3 1-2ph Bt23 chân, nhảy cừu) mỗi động tác 20s Bài tập liên hoàn (chạy bước nhỏ, nâng cao đùi, bật cao, 6 di chuyển ngang, hít đất, quỳ chống đẩy) mỗi động tác 3 1-2ph Bt24 10s 7 Nhảy bật 1 chân qua chướng ngại vật 30s 3 1ph Bt25 8 Nhảy bật 2 chân qua chướng ngại vật 30s 3 1ph Bt26 9 Nhảy cóc tiếp sức 2 x 10m 2-4 20s Bt27 10 Vào đòn tốc độ 10s 5-10 15s Bt28 11 Vào đòn tốc độ 20s 5-7 20s Bt29 12 Đánh té tốc độ 30s 2-3 1ph Bt30 13 Bật nhảy từ tư thế gánh tạ (10-20 lần) 3-5 45s Bt31 14 Quỳ chống đẩy tay (10-20 lần) 3-5 1-2ph Bt32
  16. 15 Bài tập tạ cử giật-đẩy (7-10 lần) 3-5 1-2ph Bt33 SỨC BỀN (12 bài) 1 Bài tập chạy 400m x 3v 1 7-9ph Bt34 2 Bài tập chạy 400m x 10v 1 Bt35 3 Bước bục tại chỗ 1 phút 2-3 2-3ph Bt36 4 Nhảy dây 1 phút (lần) 3-5 2-3ph Bt37 5 Vào đòn tại chỗ (50 lần) 3-5 2-3ph Bt38 6 Vào đòn 1 phút 3-5 3-4ph Bt39 7 Vào đòn 30s 3-5 2-3ph Bt40 8 Vào đòn liên đòn 1 phút 3-5 3-4ph Bt41 9 Đánh té liên đòn lien tục 2 phút 2-3 4-5ph Bt42 10 Đấu 1 đứng, 1 đè 4 phút/trận 5-7 1ph Bt43 11 Đấu thủ đài 4 phút/trận 5-7 1ph Bt44 12 Đấu tự do 1 trận 10 phút trở lên 1-3 1ph Bt45 KHẢ NĂNG MỀM DẺO (14 bài) 1 Đứng gập thân 20-30s Bt46 Ngồi xoạc chân gập người về trước khuỷa tay chạm 2 30s Bt47 thảm 3 Ngồi xoạc chân nghiêng trái – phải 30-50s Bt48 4 Ngồi gập gối căng cơ đùi 30-50s Bt49
  17. 5 Nằm cầu người (cổ ngửa) 15s Bt50 6 Ép, kéo căng cơ tam đầu cánh tay 30-50s Bt51 7 Căng cơ lườn 30-50s Bt52 8 Nằm sấp bắt chéo thân 30-50s Bt53 9 Nằm ngửa bắt chéo thân 30-50s Bt54 10 Hai người kéo tay căng lườn 30-50s Bt55 11 Hai người đau lưng cõng nhau 30-40s Bt56 12 Các thế lộn tới trước (khép chân, xoạc chân) Bt57 13 Các thế lộn tới sau (khép chân, xoạc chân) Bt58 14 Các thế té – lộn Judo cơ bản Bt59 KHẢ NĂNG PHỐI HỢP (7 bài) 1 Bật cao xoay 360 độ (5-10 lần) 3-5 1ph Bt60 2 Hất chân Osoto gari giữ yên 5-7s (10 lần) 3-5 2-3ph Bt61 3 Nhắm mắt đứng 1 chân (tùy khả năng) Bt62 4 Kéo Ukê di chuyển vòng tròn quét chân (10 lần) 3-5 1ph Bt63 5 Di chuyển nắm áo đối phương (2 phút) 3-5 1ph Bt64 6 Tấn công đòn đứng -> thực hiện khóa tay (2 phút) 3-5 1ph Bt65 7 Tấn công Ukê té úp -> thực hiện kỹ thuật lật đè (2 phút) 3-5 1ph Bt66
  18. 10 3.2.2 Ứng dụng thực nghiệm phát triển thể lực cho nam vận động viên năng khiếu Judo Trà Vinh qua 1 năm tập luyện: Ứng dụng các bài tập thể lực cho nam vận dộng viên năng khiếu Judo Trà Vinh đã được mã hóa (số hiệu bài tập ở bảng 3.6) để xây dựng kế hoạch huấn luyện 1 năm cho vận động viên Judo Trà Vinh, các vận động viên đều đã trãi qua 1 hoặc 2 năm thi đấu quốc gia. Trong vòng 12 tháng, chúng tôi cho các vận động viên trong nhóm thực nghiệm tập theo các bài tập mà chúng tôi đã lựa chọn, còn các vận động viên trong nhóm đối chứng tập theo giáo án bình thƣờng 3.3. Nhiệm vụ 3: Đánh giá hiệu quả ứng dụng hệ thống bài tập phát triển thể lực cho nam vận động viên năng khiếu Judo Trà Vinh sau 1 năm tập luyện. 3.3.1 Sau 1 năm thực nghiệm: Sau 1 năm tiến hành thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra cả 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng. Qua quá trình tính toán, chúng tôi xác định được kết quả như sau:
  19. Bảng 3.7 Kết quả kiểm tra thể lực của nhóm thực nghiệm sau 1 năm tập luyện Nhóm thực nghiệm Sau 1 năm STT Test X  Cv% 2 Ch ạy 1500m 569.8 19.56 3.43 0.04 3 Ch ạy 30m 4.82 0.08 1.72 0.02 4 B ật xa tại chỗ 167.20 3.56 2.13 0.02 5 N ằm sắp chống đẩy 35.80 0.84 2.34 0.03 6 Co tay xà đơn 12.8 0.45 3.52 0.04 7 G ập thân 17.60 0.55 3.11 0.04 8 Vào đòn đứng 30s 29.00 1.00 3.45 0.04 9 Vào đòn dưới đất 30s 16.60 0.55 2.98 0.03 10 Đánh té 30s 18.20 0.45 2.46 0.03 11 Vào đòn đứng 1 phút 45.60 0.55 1.20 0.01 12 L ực lưng 72.00 4.47 6.21 0.07 13 Đánh té 1 phút 27.20 0.84 3.08 0.04 Bảng 3.8 Kết quả kiểm tra thể lực của nhóm đối chứng sau 1 năm tập luyện Nhóm đối chứng Sau 1 năm STT Test Cv% 1 Ch ạy 1500m 638.40 36.45 5.71 0.07 2 Ch ạy 30m 5.36 0.12 2.27 0.03 3 B ật xa tại chỗ 160.60 4.39 2.74 0.03 4 N ằm sắp chống đẩy 31.40 1.52 4.83 0.06 5 Co tay xà đơn 10.40 1.14 10.96 0.13 6 G ập thân 15.60 1.52 9.72 0.11 7 Vào đòn đứng 30s 27.00 1.00 3.70 0.04 8 Vào đòn dưới đất 30s 15.20 2.28 15.00 0.17 9 Đánh té 30s 15.20 1.79 11.77 0.14 10 Vào đòn đứng 1 phút 42.40 2.61 6.15 0.07 11 L ực lưng 60.00 7.07 11.79 0.14 12 Đánh té 1 phút 23.20 2.49 10.73 0.12
  20. 11 3.3.2 Nhịp tăng trƣởng của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng sau 1 năm tập luyện: Sau 1 năm tiến hành áp dụng 12 test thể lực vào chương trình huấn luyện, chúng tôi thấy có sự tiến bộ rõ rệt về mặt thể lực chuyên môn, cũng như thể lực chung của các vận động viên. Nó được thể hiện cụ thể như sau: Bảng 3.9 Nhịp tăng trƣởng của nhóm thực nghiệm. Ghi chú: df=n1-1 t0.05=2.776 t0.01=4.604 t0.001=8.610 Nhịp tăng trƣởng của nhóm thực nghiệm Sau Ban STT Test 1 W% T P đầu năm - 1 Chạy 1500m 736.8 569.8 4.48 <0.05 25.56 2 Chạy 30m 5.288 4.94 -6.8 4.09 <0.05 3 Bật xa tại chỗ 159 167.2 5.03 4.33 <0.05 4 Nằm sắp chống đẩy 29.2 35.4 19.2 3.44 <0.05 5 Co tay xà đơn 10 12.2 19.82 4.49 <0.05 6 Gập thân 14.4 18.2 23.31 5.17 <0.01 7 Vào đòn đứng 30s 26.2 28.8 9.45 4.33 <0.05 8 Vào đòn dưới đất 30s 13.6 16.4 18.67 4.80 <0.01 9 Đánh té 30s 13.8 17.6 24.2 3.92 <0.05 10 Vào đòn đứng 1 phút 40.4 45.8 12.53 4.63 <0.01 11 Lực lưng 58 72 21.54 5.72 <0.01 12 Đánh té 1 phút 22.8 27.4 18.33 6.78 <0.01
  21. Biểu đồ 3.2: biểu đồ sự tăng trƣởng của nhóm thực nghiệm sau 1 năm tập luyện. Bảng 3.10 Nhịp tăng trƣởng của nhóm đối chứng sau 1 năm tập luyện Nhịp tăng trƣởng của nhóm đối chứng Ban Sau 1 STT Test W% T P đầu năm 1 Chạy 1500m 738.48 638.4 -14.54 3.23 0.05 3 Bật xa tại chỗ 158 160.6 1.63 1.44 >0.05 4 Nằm sắp chống đẩy 30.8 31.4 1.93 1.50 >0.05 5 Co tay xà đơn 9.6 10.4 8 3.16 0.05 7 Vào đòn đứng 30s 25 25.8 3.15 2.14 >0.05 8 Vào đòn dưới đất 30s 13.4 14.8 9.93 2.75 >0.05 9 Đánh té 30s 13.6 15.2 11.11 4.00 0.05 11 Lực lưng 54 60 10.53 2.45 >0.05 12 Đánh té 1 phút 21.4 23.2 8.07 4.81 <0.05 Ghi chú: df=n1-1 t0.05=2.776 t0.01=4.604 t0.001=8.610
  22. Biểu đồ 3.3 : biểu đồ sự tăng trƣởng của nhóm đối chứng sau 1 năm tập luyện.
  23. 12 CHƢƠNG IV: BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Bàn luận về lựa chọn các chỉ tiêu và đánh giá thực trạng trình độ thể lực cho nam vận động viên năng khiếu Judo Trà Vinh Tài năng thể thao là sự phối hợp ổn định của các tố chất thể lực, tâm lý, kỹ thuật, chiến thuật Tìm kiếm phát hiện tài năng à quá trình kiểm tra đánh giá những trẻ em và thanh thiếu niên thông qua việc sử dụng các bài kiểm tra đánh giá về thể chất, tâm sinh ý và kỹ năng để tìm kiếm phát hiện những tiềm năng còn tiềm ẩn trong vận động viên đảm bảo cho sự thành công trong môn thể thao mà vận động viên đã lựa chon. Sự tham gia vào trong hoạt động thể thao trước đó không phải là điều kiện tiên quyết trong việc tìm kiếm phát hiện tài năng. Về việc nghiên cứu lựa chọn các chỉ tiêu thể lực cho nam vận động viên năng khiếu Judo Trà Vinh: Ở chương III, chúng tôi đã trình bày hệ thống các chỉ tiêu có đầy đủ cơ sở khoa học nhằm đánh giá thể lực cho nam vận động viên năng khiếu Judo Trà Vinh. Đề tài đã tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau và đã chọn được 31 chỉ tiêu đánh giá thể lực cho nam vận động viên năng khiếu Judo Trà Vinh, nhưng dựa vào điều kiện thực tiễn và theo kinh nghiệm bản thân, chúng tôi đã chọn ra được 18 chỉ tiêu đánh giá thể lực cho nam vận động viên năng khiếu Judo Trà Vinh để đưa vào phỏng vấn. Kết quả phỏng vấn xác định được 12 test thể lực, trong đó có 7 test thể lực chung, và 5 test thể lực chuyên môn: 7 test thể lực chung:  Chạy 1500m (s)  Chạy 30m XPC (s)
  24. 13  Bật xa tại chỗ (cm)  Nằm sắp chống đẩy (sl)  Co tay xà đơn (sl)  Dẻo gập thân (cm)  Lực lưng (kg) 5 test thể lực chuyên môn:  Vào đòn đứng 30s (sl)  Vào đòn dưới đất 30 giây (sl)  Đánh té tại chỗ 30 giây (sl)  Vào đòn đứng 1 phút (sl)  Đánh té tại chỗ 1 phút (sl). Đề tài không tiến hành kiểm tra hình thái và chức năng, vì các chỉ tiêu về chức năng và hình thái đã được rất nhiều nhà nghiên cứu thực hiện, và đã được công bố và sử dụng rộng rãi trong các công trình nghiên cứu khoa học, các luận án, luận văn. Về việc đánh giá thực trạng trình độ thể lực cho nam vận đông viên năng khiếu Judo Trà Vinh, thể lực chung và thể lực chuyên môn: do có sự chênh lệch về hạng cân cho nên, trình độ thể lực của các vận động viên năng khiếu Judo Trà Vinh chưa đồng đều. Do các công trình nghiên cứu về thể lực cho nam vận động viên năng khiếu còn hạn chế, dẫn đến việc so sánh tài liệu vẫn còn hạn chế. Do vấn đề như trên, nên chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài này để có thể góp phần nâng cao trình độ thể lực cho các vận động viên, đồng thời tạo nền tảng thể lực tốt cho các vận động viên chuẩn bị lên lứa tuổi trên. Nhưng đề tài này còn hạn chế về mặt số lượng vận động viên. Qua việc kiểm tra thực trạng thể lực của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng, chúng tôi thấy thể lực ban đầu của cả hai nhóm là tương đồng,, điều này chứng tỏ trước khi thực nghiệm, thể lực của
  25. 14 hai nhóm là ngang nhau Qua bảng 3.5 cho ta thấy thực trạng trình độ thể lực ban đầu của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng, sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê ở ngưỡng xác xuất với p>0.05, vì có t0.05=2.306. 4.2 Bàn luận về xây dựng hệ thống bài tập và ứng dụng thực nghiệm phát triển thể lực cho nam vận động viên năng khiếu Judo Trà Vinh qua 1 năm tập luyện: - Ở Trà Vinh, những đợt kiểm tra thể lực định kỳ, cũng như quá trình huấn luyện thể lực, những test, bài tập được sử dụng do đút kết từ kinh nghiệm bản thân, từ huấn luyện viên trước, chưa có công trình nào mang tính khoa học. Nên tôi muốn nghiên cứu đề tài này và đưa ra được 12 test và 66 bài tập. - Đút kết từ kinh nghiệm của huấn luyện viên, nghiên cứu các tài liệu, các công trình có liên quan đến đề tài, bản thân cũng từng là vận động viên Judo tỉnh Trà Vinh, hiện là trọng tài quốc gia môn Judo, và cũng dựa vào thực tế của các VĐV Judo Trà Vinh, chúng tôi lựa chọn ra các bài tập dựa trên các yếu tố thể lực chung và chuyên môn. - Dựa vào điều kiện con người, cở sở vật chất của tỉnh Trà Vinh, chúng tôi đã lựa chọn ra được hệ thống bài tập cho nam vận động viên năng khiếu Judo Trà Vinh. Cùng với 12 test thể lực trên, chúng tôi đã tìm ra được 66 bài tập thể lực, có thể áp dụng vào chương trình huấn luyện chon am vận dộng viên năng khiếu Judo Trà Vinh,. Qua kết quả tại giải “vô địch các lứa tuổi Judo toàn quốc năm 2014” tại nhà thi đấu tỉnh Bến Tre, cho ta thấy phần nào hiệu quả của các bài tập thể lực được áp dụng.
  26. 15 Để tiến hành xây dựng kế hoạch huấn luyện năm cho vận động viên năng khiếu Judo Trà Vinh, chúng tôi căn cứ vào giải đấu chính, đó là giải Judo thiếu niên nhi đồng toàn quốc tại Bến Tre vào ngày 12 tháng 07 năm 2014 đến ngày 19 tháng 07 năm 2014. Trong giai đoạn chuẩn bị chung: chúng tôi huấn luyện chủ yếu là thể lực, kể cả thể lực chung và thể lực chuyên môn. Vì phải có nền tảng thể lực tốt thì các vận động viên mới thực hiện được tốt và chuẩn xác động tác. Song song đó, chúng tôi cũng huấn luyện cho các vận động viên những đòn thế Koshi waza, Ashi Waza, Te Waza, Osaekomi_waza, Sutemi_waza, Ma_sutemi_waza, Yoko_sutemi_waza, Gateme Waza. Để từ đó, chúng ta mới hình thành cảm giác đòn, phản xạ đòn cho vận động viên. Đến giai đoạn chuẩn bị thi đấu, giáo án huấn luyện tập trung vào huấn luyện kỹ chiến thuật cho vận động viên. Giai đoạn chuẩn bị thi đấu rất quan trọng, trong giai đoạn này, huấn luyện viên đưa ra những bài tập để phát triển sức mạnh bộc phát, sức mạnh tốc độ, sức mạnh bền, sức nhanh, khả năng phối hợp vận động Về chuyên môn phải huấn luyện cho vận động viền có 2 hoăc 3 đòn sở trường, các miếng đánh liên đòn, hình thành kỹ năng kỹ xảo cho vận động viên. 4.3 Bàn luận về đánh giá hiệu quả ứng dụng hệ thống bài tập phát triển thể lực cho nam vận động viên năng khiếu Judo Trà Vinh sau 1 năm tập luyện. Chúng tôi áp dụng hệ thống bài tập phát triển thể lực cho nam vận động viên năng khiếu Judo Trà Vinh vào chương trình huấn luyện năm. Sau 1 năm tập luyện, chúng ta thấy sự thay đổi về mặt
  27. 16 thể lực giữa 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng. Thể lực ban đầu của cả 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng là ngang nhau. Thực trạng trình độ thể lực của 2 nhóm vận động viên Judo Trà Vinh là tương đồng. Qua bảng 3.5 cho ta thấy thực trạng trình độ thể lực ban đầu của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng, sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê ở ngưỡng xác xuất với p>0.05, vì có t0.05=2.306. Qua 1 năm tập luyện thì trình độ thể lực giữa 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng đã phân biệt rõ rệt được trình bày ở bảng 3.9 và 3.10. Ở bảng 3.9 biểu hiện thể lực của nam vận động viên năng khiếu Judo Trà Vinh sau 1 năm tập luyện của nhóm thực nghiệm. Kết quả kiểm tra các test đều tăng, giá trị trung bình của hai lần kiểm tra có sự khác biệt rõ rệt, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác xuất P t0.05=2.776 (7 test) và với P t0.01=4.604. Ở bảng 3.10 biểu hiện thể lực của nam vận động viên năng khiếu Judo Trà Vinh sau 1 năm tập luyện của nhóm đối chứng. Kết quả kiểm tra các test đều tăng, nhưng không bằng nhóm thực nghiệm. Giá trị trung bình của 2 lần kiểm tra có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác xuất P 0.05. Thực nghiệm cho thấy các bài tập mang tính thích nghi giải phẩu cao, thể lực của nhóm thực nghiệm phát triển nhanh và cao hơn sao với thể lực của nhóm đối chứng sau 1 năm tập luyện. Qua kết quả thi đấu tại giải vô địch thiếu niên nhi đồng toàn quốc năm 2014
  28. 17 cũng phản ánh phần nào về việc áp dụng các bài tập vào chương trình huấn luyện. Nhóm thực nghiệm Thành tích đạt đƣợc Huỳnh Phi Long Huy chương vàng (-55kg nam) Huỳnh Kim Lân Huy chương vàng (-34kg nam) Nguyễn Văn Hiếu Huy chương bạc (-46kg nam) Phạm Hoàng Trí Huy chương vàng (-50kg nam) Châu Minh Trí Huy chương đồng (-27kg nam) Nhóm đối chứng Thành tích đạt đƣợc Nguyễn Minh Sang Huy chương đồng (-55kg nam) Thạch Minh Thuận Huy chương bạc (-34kg nam) Nguyễn Tấn Phước Không huy chương (-46kg nam) Huỳnh Hoàng Kim Không huy chương (-27kg nam) Nguyễn Phú Vinh Không huy chương (-50kg nam) Qua những nhận xét trên, chúng ta thấy rõ kết quả kiểm tra thể lực của 1 nhóm thực nghiệm và đối chứng sau 1 năm tập luyện có sự thay đổi. Nhóm thực nghiệm có 12/12 test có ý nghĩa thống kê, còn nhóm đối chứng chỉ có 4/12 test có ý nghĩa thống kê. Điều này đã chứng minh hiệu quả của 12 test thể lực, đồng thời cho thấy hệ thống bài tập được phát huy, hoàn toàn phù hợpvới điều kiện thực tiễn của Judo Trà Vinh. Hệ thống bài tập cũng đầy đủ độ tin cậy, đảm bảo cơ sở khoa học
  29. 18 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Từ những kết quả nghiên cứu, chúng tôi đi đến những kết luận sau: 1. Bước đầu chúng tôi chọn được 66 bài tập phát triển thể lực cho các nam VĐV năng khiếu Judo Trà Vinh. Qua kiểm nghiệm tại giải Thiếu niên-nhi đồng toàn quốc, chúng tôi đã phần nào khẳng định được hiệu quả của đề tài. Với hệ thống test được lựa chọn trong đề tài, chúng tôi đánh gía được thực trạng trình độ thể lực của nam vận động viên năng khiếu Judo Trà Vinh. (bảng 3.3 và bảng 3.4) Đề tài đã xác định được 12 test kiểm tra trình độ thể lực chon am VĐV năng khiếu Judo Trà Vinh: 7 test thể lực chung:  Chạy 1500m (s)  Chạy 30m XPC (s)  Bật xa tại chỗ (cm)  Nằm sắp chống đẩy (sl)  Co tay xà đơn (sl)  Dẻo gập thân (cm)  Lực lưng 5 test thể lực chuyên môn:  Vào đòn đứng 30s (sl)  Vào đòn dưới đất 30 giây (sl)  Đánh té tại chỗ 30 giây (sl)  Vào đòn đứng 1 phút (sl)  Đánh té tại chỗ 1 phút (sl) 2. Sau khi lựa chọn được các bài tập phát triển thể lực, chúng tôi xây dựng chương trình huấn luyện trong 1 năm cho các VĐV
  30. 19 năng khiếu Judo Trà Vinh, khoa học và hợp lý, qua thực nghiệm áp dụng 66 bài tập mà chúng tôi đã lựa chọn, chúng tôi thấy trình độ tập luyện thể lực của nhóm thực nghiệm có sự tăng tiến tốt hơn nhóm đối chứng sau 1 năm tập luyện. Điều đó chứng tỏ các bài tập và chương trình huấn luyện chúng tôi xây dựng và đưa ra áp dụng là phù hợp và mang tính khoa học. 3. Chúng tôi đánh giá được hiệu quả ứng dụng các bài tập phát triển thể lực cho các nam vận động viên năng khiếu Judo Trà Vinh sau 1 năm tập luyện thông qua việc đánh giá sự phát triển thể lực của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Qua đó thấy được các VĐV nhóm thực nghiệm tăng tiến về thể lực, tốt hơn nhóm VĐV đối chứng. Như vậy, qua hệ thống các test và hệ thống các bài tập phát triển thể lực, cùng với việc ứng dụng vào huấn luyện có thời hạn 1 năm cho ta thấy, đề tài có độ tin cậy, tính thông báo, trong thực tiễn huấn luyện Judo. Tuy nhiên, kết quả của đề tài mang lại chỉ được áp dụng trong 1 năm huấn luyện, cần phải được kiểm nghiệm nhiều hơn trong thực tế huấn luyện trong tương lai. Để từ đó, sử dụng hệ thống test trong đề tài vào công tác huấn luyện, tuyển chọn và đào tạo vận động viên Judo Trà Vinh.
  31. 20 Kiến nghị Trên cơ sở kết luận của đề tài, chúng tôi có những kiến nghị như sau: 1. Đề nghị bộ môn Judo Trà Vinh áp dụng thử nghiệm hệ thống các test thể lực trong đề tài này vào chương trình huấn luyện cho tất cả các vận động viên năng khiếu Judo Trà Vinh. Đồng thời cung cấp đầy đủ trang thiết bị tập luyện, để có thể phát huy tối đa khả năng phát triển thể lực của vận động viên. 2. Hệ thống các test và hệ thống bài tập phát triển thể lực này được xây dựng trên cơ sở khoa học và thông qua kiểm nghiệm khách quan. Nên chúng tôi kiến nghị lên liên đoàn Judo Việt Nam, các huấn luyện viên có thể sử dụng tham khảo hoặc triển khai sâu rộng hơn trong huấn luyện Judo cho các đơn vị. 3. Có thể mở rộng hướng nghiên cứu đề tài này để xây dựng hệ thống các bài tập phát triển thể lực cho vận động viên Judo trẻ toàn quốc. 4. Đề nghị ban huấn luyện Judo Trà Vinh quan tâm nhiều hơn về chế độ dinh dưỡng vàhồi phục cho vận động viên, để vận động viên có được sức khỏe tốt nhất để tập luyện và thi đấu. Song song đó, cũng cần chú ý đến chế độ đãi ngộ cho vận động viên lẫn huấn luyện viên. 5. Hiện tại, các đề tài về Judo còn rất hạn chế nên khó tránh khỏi việc thiếu sót trong nghiên cứu, nên đề nghị các đề tài nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực Judo cần làm rõ hơn hoặc chọn lọc hơn, rút ngắn một số tiêu chuẩn kiểm tra đặc thù hơn. Song song đó, cần có thêm những đề tài nghiên cứu về kỹ thuật, chiến thuật, tâm lý trong thi đấu Judo, vì đó cũng là một trong những yếu tố dẫn đến thành công trong huấn luyện Judo. Dưới góc độ của một đề tài ứng
  32. 21 dụng, thời gian nghiên cứu chưa nhiều. Vì vậy, trong quá trình tiến hành nghiên cứu chúng tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót. Nên chúng tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp và những người quan tâm tới đề tài này tiếp tục nghiên cứu cho đề tài ngày càng hoàn thiện hơn.