Tóm tắt luận án Nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học thông qua hợp tác giữa các trường đại học khối kinh tế và doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội
Bạn đang xem tài liệu "Tóm tắt luận án Nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học thông qua hợp tác giữa các trường đại học khối kinh tế và doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- tom_tat_luan_an_nang_cao_chat_luong_dao_tao_trinh_do_dai_hoc.pdf
Nội dung text: Tóm tắt luận án Nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học thông qua hợp tác giữa các trường đại học khối kinh tế và doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN PHẦN MỞ ĐẦU VÀ TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1 1. Giới thiệu đề tài 1 2. Lí do chọn đề tài 2 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu 5 4. Mục đích nghiên cứu 8 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 9 6. Những đóng góp mới của đề tài 9 7. Câu hỏi và phƣơng pháp nghiên cứu 9 8. Kết cấu của luận án 11 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC THÔNG QUA HỢP TÁC GIỮA TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHỐI KINH TẾ VÀ DOANH NGHIỆP 13 1.1. Một số vấn đề lý luận về chất lƣợng đào tạo trình độ đại học 13 1.1.1. Khái niệm về chất lƣợng và đào tạo 13 1.1.2. Các quan điểm về chất lƣợng đào tạo trình độ đại học 15 1.2. Một số vấn đề lý luận về hợp tác nhà trƣờng và doanh nghiệp 18 1.2.1. Khái niệm về hợp tác 18 1.2.2. Các hình thức hợp tác 19 1.2.3. Mối liên hệ giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp 21 1.3. Kinh nghiệm nâng cao chất lƣợng đào tạo trình độ đại học thông qua hợp tác giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp ở một số quốc gia 22 1.3.1. Kinh nghiệm của Singapore 22 1.3.2. Kinh nghiệm của Mỹ 32 1.4. Phát triển mô hình nghiên cứu từ lý thuyết 38 1.4.1. Một số lý thuyết nền trong các nghiên cứu trƣớc 38 1.4.2. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết 46 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 50 Chƣơng 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH 51 2.1. Quy trình nghiên cứu 51 2.2. Nghiên cứu định tính 52 2.1.1. Mục tiêu phỏng vấn sâu 52 2.1.2. Phƣơng pháp thực hiện phỏng vấn sâu 52 2.3. Nghiên cứu định lƣợng 54
- 2.3.1. Thiết kế mẫu 54 2.3.2. Thu thập số liệu 55 2.3.3. Phân tích số liệu 56 2.4. Kết quả phân tích và kiểm định mô hình 59 2.4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu 59 2.4.2. Độ tin cậy và xác thực của thang đo 62 2.4.3. Kiểm định hệ số tƣơng quan 65 2.4.4. Kiểm định ANOVA 66 2.4.5. Kiểm định giả thuyết 69 2.4.6. Mô hình kiểm định M1 và M2 71 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 73 Chƣơng 3. THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC THÔNG QUA HỢP TÁC GIỮA TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHỐI KINH TẾ VÀ DOANH NGHIỆP 74 3.1. Một số đặc điểm của các trƣờng đại học khối kinh tế 74 3.1.1. Chức năng và nhiệm vụ 74 3.1.2. Đặc điểm của trƣờng đại học khối kinh tế 74 3.2. Đào tạo trình độ đại học đáp ứng nhu cầu xã hội 77 3.2.1. Sơ lƣợc tình hình kinh tế-xã hội và nhân lực Việt Nam 77 3.2.2. Quy mô đào tạo trình độ đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực 79 3.2.3. Thực hiện chính sách đào tạo trình độ đại học theo nhu cầu xã hội 81 3.2.4. Tình hình việc làm của lực lƣợng lao động đã qua đào tạo trình độ đại học 84 3.2.5. Sự đáp ứng về chất lƣợng của nhân lực có trình độ đại học 86 3.2.6. Các hoạt động hợp tác giữa nhà trƣờng với doanh nghiệp ở một số trƣờng đại học khối kinh tế 89 3.3. Nghiên cứu điển hình chất lƣợng đào tạo thông qua hợp tác giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp tại trƣờng đại học Thƣơng Mại 94 3.3.1. Một số thông tin về địa bàn nghiên cứu 94 3.3.2. Thực trạng chất lƣợng đào tạo thông qua hợp tác giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp 95 3.4. Sự tác động của các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo trình độ đại học 106 3.4.1. Tác động của các hình thức hợp tác 106 3.4.2. Tác động của Cơ sở vật chất 108 3.4.3. Tác động của Chƣơng trình đào tạo 109
- 3.4.4. Tác động của Chất lƣợng đội ngũ giảng viên 109 3.4.5. Tác động của Quản lý đào tạo 110 3.4.6. Tác động của Kiểm soát chất lƣợng đào tạo 110 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 113 CHƢƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC THÔNG QUA HỢP TÁC GIỮA TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHỐI KINH TẾ VÀ DOANH NGHIỆP. 114 4.1. Một số giải pháp 114 4.1.1. Đổi mới chƣơng trình đào tạo phù hợp với yêu cầu của các doanh nghiệp 114 4.1.2. Tăng cƣờng cơ sở vật chất 115 4.1.3. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng viên 115 4.1.4. Đổi mới về quản lý đào tạo 116 4.1.5. Cải tiến kiểm tra chất lƣợng đào tạo 117 4.1.6. Hợp tác nhà trƣờng và doanh nghiệp 117 4.2. Khuyến nghị 119 4.2.1. Với cơ quan quản lý nhà nƣớc về giáo dục và đào tạo 119 4.2.2. Với các trƣờng đại học khối kinh tế 120 4.2.3. Với doanh nghiệp 122 PHẦN KẾT LUẬN 124 1. Tổng kết các kết quả đạt đƣợc của luận án 124 2. Những hạn chế của luận án và kiến nghị cho các nghiên cứu tiếp theo 126 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN 127 TÀI LIỆU THAM KHẢO 129 PHỤ LỤC
- PHẦN MỞ ĐẦU VÀ TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Giới thiệu đề tài Sự hình thành ý tƣởng nghiên cứu: Vấn đề chất lƣợng đào tạo của sinh viên sau khi ra trƣờng là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý và toàn xã hội. Trƣớc thực tế, các sinh viên tốt nghiệp tìm đƣợc việc phù hợp là không dễ dàng, sinh viên tốt nghiệp phải có năng lực chuyên môn có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu của cơ quan tuyển dụng. Các trƣờng đại học nói chung và trƣờng đại học khối kinh tế nói riêng đều nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc nâng cao chất lƣợng đào tạo đáp ứng đƣợc những yêu cầu thực tiễn. Câu hỏi đặt ra việc phối hợp, hợp tác với các đơn vị sử dụng lao động - đó là các doanh nghiệp có nâng cao chất lƣợng đào tạo trình độ đại học hay không? Trong những năm gần đây, một số trƣờng ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội đã tiến hành các hoạt động phối hợp với một số doanh nghiệp về hỗ trợ đào tạo, thực tập tốt nghiệp, tuyển dụng sinh viên ra trƣờng. Đặc biệt trong bối cảnh Bộ Giáo dục và Đào tạo đang thực hiện vận động “Nói không với đào tạo không đạt chuẩn và không đáp ứng nhu cầu sử dụng của xã hội” thì vấn đề phối hợp đào tạo giữa nhà trƣờng với doanh nghiệp càng trở nên cấp thiết. Đây là những tiền đề đầu tiên để tác giả suy nghĩ cần có một nghiên cứu khoa học về mức độ tác động của việc hợp tác này, cụ thể là các cách thức hợp tác giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp, với chất lƣợng đào tạo trình độ đại học. Hơn nữa, việc nghiên cứu thực trạng hợp tác đào tạo giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp là cần thiết để đề xuất các giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo thông qua hợp tác giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp. Về kết cấu tổng thể của luận án: ngoài phần mở đầu và tổng quan các vấn đề nghiên cứu gồm 8 mục, phần nội dung gồm 4 chƣơng. Trong đó luận án có 32 bảng, 7 hình, 4 biểu đồ và 12 hộp. Về các kết quả của luận án: Luận án đã làm sáng tỏ các định nghĩa về chất lƣợng đào tạo trình độ đại học qua các cách tiếp cận khác nhau, trong đó cách tiếp cận thông qua khách hàng làm thay đổi các khái niệm truyền thống về chất lƣợng đào tạo trình độ đại học. Trong đó luận án xác định đƣợc thêm một yếu tố - hợp tác với doanh nghiệp - bổ sung vào hệ thống các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào
- 2 tạo đã đƣợc đề cập trong các nghiên cứu trƣớc đây. Hơn nữa, luận án đã đƣa ra đƣợc các biến hợp tác cụ thể bao gồm: Trao đổi thông tin, tham gia đào tạo và hỗ trợ tài chính, thƣớc đo cho các yếu tố này đƣợc phát triển mới dựa trên quá trình tổng quan tài liệu và kết quả nghiên cứu định tính. Luận án khẳng định sự ảnh hƣởng của các yếu tố hợp tác trên cơ sở kết quả kiểm định thực nghiệm trên 176 doanh nghiệp (thành viên của VCCI ) trên địa bàn Hà Nội từ đó các bên liên quan thấy rõ sự cần thiết của việc nâng cao chất lƣợng đào tạo trình độ đại học thông qua hợp tác giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp. Luận án cho rằng, mối quan hệ hợp tác giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp là điều có ý nghĩa rất quan trọng, đƣợc coi là động lực cốt yếu để nâng cao chất lƣợng đào tạo trình độ đại học khối kinh tế đáp ứng nhu cầu xã hội. Luận án xác định và chỉ ra mức độ tác động cụ thể của từng yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo, từ đó giúp nhà trƣờng và doanh nghiệp kiểm soát các yếu tố này theo tỷ lệ tác động để nâng cao chất lƣợng đào tạo. Nhà nƣớc cần đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, gắn chặt giữa nhà trƣờng với doanh nghiệp từ việc xây dựng chƣơng trình, nội dung đào tạo, tham gia đào tạo, hƣớng dẫn thực hành, thực tập đến việc hỗ trợ cơ sở vật chất thông qua các hợp đồng. Nhà trƣờng coi doanh nghiệp nhƣ là những khách hàng đặc biệt, vừa tham gia tiêu dùng, vừa tham gia sản xuất. Các trƣờng đại học cần chủ động hơn nữa trong việc xây dựng các mối quan hệ với các doanh nghiệp. Doanh nghiệp cùng với nhà trƣờng tổ chức các diễn dàn nghề nghiệp, tuyển dụng, quảng bá thông tin tuyển dụng, đặt hàng trƣờng đại học trong việc đào tạo. 2. Lí do chọn đề tài Trong những năm gần đây ngành giáo dục và các trƣờng ĐH, CĐ đã triển khai một số biện pháp để nâng cao chất lƣợng đào tạo. Năm 2004 Bộ GD-ĐT đã thành lập Cục khảo thí và kiểm định chất lƣợng giáo dục, hƣớng dẫn các trƣờng tự đánh giá chất lƣợng đào tạo. Triển khai chủ trƣơng đào tạo theo nhu cầu xã hội bằng các hội thảo quốc gia đào tạo nhân lực cho các ngành kinh tế chủ lực nhƣ công nghệ thông tin, đóng tàu, tài chính - ngân hàng, du lịch, chế biến nông sản, y tế, qua đó có hơn 600 hợp đồng, thỏa thuận đào tạo đã đƣợc ký kết giữa các trƣờng ĐH, CĐ và các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nƣớc. Mặc dù các giải pháp nói trên là đúng
- 3 đắn, song thực tế chƣa tạo đƣợc chuyển biến đáng kể trên diện rộng trong việc nâng cao chất lƣợng đào tạo [8]. Ngày 6-1-2010, Ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Nghị quyết về Đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 - 2012. Ngày 11/01/2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chƣơng trình hành động đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 - 2012. Và ngày 27-2-2010, Thủ tƣớng Chính phủ đã ra chỉ thị về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 - 2012. Thủ tƣớng Chính phủ đã yêu cầu: "Cần quán triệt nhận thức: Phát triển quy mô giáo dục đại học phải đi đôi với bảo đảm và nâng cao chất lƣợng đào tạo. Kiên quyết chấm dứt tình trạng không kiểm soát đƣợc chất lƣợng đào tạo. Cần tạo ra cơ chế và động lực trong quản lý nhà nƣớc và quản lý của các cơ sở đào tạo để thực hiện mục tiêu bảo đảm và nâng cao chất lƣợng đào tạo" [11, trang 1]. Vấn đề đào tạo theo nhu cầu xã hội đƣợc Bộ GD&ĐT quan tâm, phối hợp với các bộ ngành liên quan tổ chức một số Hội thảo quốc gia về “Đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội”, với mục tiêu tìm ra những định hƣớng và giải pháp cho đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội cả về số lƣợng và chất lƣợng [5]. Theo Phó thủ tƣớng Nguyễn Thiện Nhân, việc chuyển từ đào tạo dựa theo khả năng sẵn có của mình sang đào tạo theo nhu cầu xã hội là chuyển biến quan trọng nhất, cơ bản và bức bách trong giai đoạn hiện nay [8]. Hội thảo Hợp tác hiệu quả nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực tài chính-kế toán đáp ứng yêu cầu xã hội đƣợc Diễn đàn giáo dục ACCA Việt Nam tổ chức ngày 6-5-2010, tại Hà Nội. Đại diện nhiều doanh nghiệp và các trƣờng đã cùng nhau bàn thảo các giải pháp hợp tác trong thời gian tới. Đại diện nhiều doanh nghiệp phát biểu ý kiến, cho rằng chất lƣợng sinh viên mới tốt nghiệp còn kém, không sử dụng đƣợc ngay. Để sử dụng đƣợc, các doanh nghiệp đã phải tốn kém chi phí và thời gian để đào tạo lại. Đại diện Học viện Tài Chính, Học viện Ngân hàng, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội phát biểu ý kiến đều cho rằng, chất lƣợng đào tạo nhân lực chƣa cao cũng có một phần “lỗi” của chính doanh nghiệp, các nhà tuyển dụng. Để sự hợp tác, phối hợp giữa doanh nghiệp và nhà trƣờng trong việc đào tạo nguồn nhân lực có hiệu quả, nhiều đại biểu cho rằng, đã đến lúc cần có một chế tài, có thể đƣa vào Luật giáo dục về trách nhiệm của cả hai bên [8].
- 4 Công cuộc đổi mới kinh tế ở nƣớc ta đƣợc tiến hành năm 1986 từ Đại hội Đảng lần thứ VI. Đi cùng với sự nghiệp đổi mới, nền giáo dục nƣớc ta cũng đã có sự thay đổi đáng kể, trong đó có hệ thống đào tạo khối các trƣờng kinh tế. Từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung, chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN, việc đào tạo đại học khối các trƣờng kinh tế gần nhƣ đã đƣợc thay đổi cơ bản về nội dung, chƣơng trình, giáo trình, cơ cấu ngành nghề và chuyên ngành đào tạo [4]. Tuy nhiên, đứng trƣớc yêu cầu của bƣớc ngoặt lịch sử, khi nƣớc ta đã chính thức gia nhập WTO, việc đào tạo trình độ đại học khối các trƣờng kinh tế đang đứng trƣớc những thách thức lớn. Chúng ta cần tiếp tục đổi mới đào tạo trình độ đại học khối các trƣờng kinh tế để đáp ứng yêu cầu cạnh tranh của nền kinh tế thị trƣờng khu vực và thế giới [16]. Yêu cầu hội nhập kinh tế của nƣớc ta với WTO, AFTA là phải cạnh tranh với các nƣớc có nền giáo dục chất lƣợng cao, hiện đại nhƣng các cơ sở giáo dục đại học khối kinh tế lại chƣa theo kịp về nội dung chƣơng trình, trang thiết bị. Hơn nữa, yêu cầu của thị trƣờng lao động cạnh tranh lớn cả thị trƣờng lao động trong nƣớc, khu vực và quốc tế nhƣng đào tạo chƣa đáp ứng yêu cầu xã hội về chất lƣợng [10]. Trong quá trình đổi mới, khi nƣớc ta chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN, các trƣờng đại học khối kinh tế đã đóng góp đáng kể vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực. Nhƣng trong giai đoạn mới khi nƣớc ta gia nhập WTO, việc đào tạo trình độ đại học lại đứng trƣớc những thử thách lớn, đòi hỏi các trƣờng đại học khối kinh tế phải đối mặt để vƣợt qua [20]. Nguồn nhân lực là nhân tố trung tâm, có vai trò quyết định đối với tăng trƣởng và phát triển của nền kinh tế. Nguồn nhân lực con ngƣời với tiềm năng là tri thức là lợi thế cạnh tranh của các công ty, ngành và nền kinh tế [15]. Cùng với việc trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thƣơng mại thế giới, Việt Nam nhƣ một con rồng châu Á đang vƣơn mình với nhiều lợi thế nhƣ tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao, nguồn nhân lực dồi dào trong đó có đến 50% lao động trẻ đƣới 30 tuổi [18]. Tuy nhiên, “nguồn nhân lực Việt Nam tuy thừa mà vẫn thiếu-thừa lƣợng, thiếu chất”. Hiện nay hệ thống đào tạo của chúng ta chƣa tuân thủ quy luật cung-cầu, đào tạo chƣa gắn đƣợc với nhu cầu của thị trƣờng lao động nên gây tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu lao động kỹ thuật [8]. Đây là một vấn đề quan tâm hàng đầu và cũng là
- 5 một thách thức to lớn từ cả hai phía nhà truờng và doanh nghiệp để có thể nâng cao chất lƣợng đào tạo. Hơn nữa, trong điều kiện hiện nay, chất lƣợng nguồn nhân lực Việt Nam còn nhiều hạn chế, nhƣ trình độ chuyên môn lành nghề thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế, sự mất cân đối về cơ cấu đào tạo giữa các loại trình độ, sự lệch pha giữa đào tạo và sử dụng [30] Trƣớc sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ và xu hƣớng hội nhập quốc tế về kinh tế, văn hoá và các hoạt động khác nhƣ hiện nay, giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng đang đứng trƣớc những thời cơ và thách thức lớn [16]. Yêu cầu cung cấp nhân lực có trình độ phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nƣớc ngày càng đƣợc xác định là nhiệm vụ tối quan trọng, là trọng trách của giáo dục - đào tạo [15]. Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam hiện nay cho thấy việc gắn kết giữa đào tạo nhân lực và nhu cầu của xã hội về nhân lực còn rất hạn chế. Hiện tại, cung nhân lực chƣa đáp ứng đƣợc cầu đang là vấn đề rất đƣợc dƣ luận quan tâm. Đa số các trƣờng đại học chủ yếu tổ chức thực hiện các chƣơng trình đào tạo sẵn có, không nắm bắt đƣợc nhu cầu về nhân lực theo trình độ, ngành nghề của thị trƣờng lao động nên nhiều ngƣời tốt nghiệp chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của ngƣời tuyển dụng [2]. Vậy làm thế nào để gắn đào tạo với sử dụng, để nâng cao chất lƣợng đào tạo trình độ đại học đáp ứng đƣợc nhu cầu nhân lực của nhà sử dụng, của các bộ, ngành, các cơ quan, doanh nghiệp là vấn đề lớn không chỉ đặt ra đối với ngành giáo dục- tác nhân chính, mà còn là đối với Nhà nƣớc và các ban, ngành khác. Câu hỏi này đã đƣợc “bàn” trong rất nhiều hội thảo để tìm ra giải pháp nâng cao chất lƣợng đào tạo nhƣng dƣờng nhƣ chƣa có hồi kết thúc, chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Nâng cao chất lƣợng đào tạo trình độ đại học thông qua hợp tác giữa các trƣờng đại học khối kinh tế và doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội” ngoài việc đóng góp thực tiễn còn đóng góp về lý luận nhằm hoàn thiện hơn nữa các khái niệm chất lƣợng, chất lƣợng đào tạo, chất lƣợng đào tạo trình độ đại học và hợp tác đào tạo. 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu - Các nghiên cứu nƣớc ngoài: Trong nghiên cứu của mình Harvey & Green (1993) cho rằng chất lƣợng đào tạo trình độ đại học đƣợc thể hiện ở các khía cạnh: (1) Sự xuất chúng, tuyệt vời, ƣu
- 6 tú, xuất sắc; (2) Sự hoàn hảo; (3) Sự phù hợp, thích hợp; (4) Sự thể hiện giá trị; (5) Sự biến đổi về chất [45]. Còn Philip, B. (1980) cho rằng chất lƣợng là sự phù hợp với yếu cầu [57]. Astin (1991) đã đề xuất mô hình Đầu vào – Ngoại cảnh – Đầu ra (I-E-O) và đƣợc nhiều nhà nghiên cứu dùng để đánh giá mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào, yếu tố ngoại cảnh và chất lƣợng đầu ra của sinh viên [33]. Nghiên cứu tiếp theo, Kerr, C (1987) đánh giá sự phát triển, chất lƣợng đào tạo và xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến các biến phụ thuộc này [47]. Ngoài ra còn có Clark, NR. (1983), Harman, G. (1998), Ellis, R. (1993), Soutar, G. and McNeil, M (1996). Tất cả các biến đƣợc phân thành 3 khối: Đầu vào, Ngoại cảnh và Đầu ra. Giả thuyết đƣa ra là các đặc điểm đầu vào của sinh viên đồng thời ảnh hƣỏng đến quá trình và chất lƣợng đào tạo [37], [44], [65]. Theo Astin (1993), các yếu tố đầu vào có thể là nhân thân, nền tảng giáo dục, định hƣớng chính trị, kiểu hành vi, khát vọng học tập, động cơ chọn trƣờng, tình trạng tài chính, tình trạng thể chất, lựa chọn nghề nghiệp, lĩnh vực chuyên ngành, mục tiêu cuộc đời Các yếu tố ngoại cảnh có thể là chƣơng trình, giảng viên, cán bộ, môi trƣờng học thuật, thiết bị, môn học, phƣơng pháp giảng dạy, bạn bè và các hoạt động ngoại khoá Yếu tố đầu ra là chất lƣợng giáo dục đƣợc thể hiện qua kết quả kiểm tra sau khoá học, kết quả tốt nghiệp [33]. Wong, Poh-Kam, Yuen-Ping Ho (2006) đƣa ra các mô hình mô tả mối quan hệ giữa kinh doanh và chất lƣợng nguồn nhân lực. Mô hình đã đƣa ra 5 mức độ kết hợp giữa chiến lƣợc kinh doanh và chất lƣợng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp [71]. Nhu cầu của ngƣời sử dụng lao động đƣợc biểu hiện bằng mong muốn của họ có đƣợc những lao động đƣợc đào tạo với những kiến thức và phẩm chất con ngƣời đáp ứng đƣợc yêu cầu của những vị trí công việc mà những lao động này phải đảm nhiệm trong các cơ quan, tổ chức cũng nhƣ trong doanh nghiệp. Bằng cách đó, các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp có đƣợc nguồn lực quan trọng, thậm trí là quan trọng bậc nhất để làm tròn sứ mạng của mình, để tồn tại và phát triển; đặc biệt là trong điều kiện thời đại của kinh tế tri thức ngày càng chiếm vai trò chủ đạo [34]. Nghiên cứu về mối quan hệ hợp tác nhà trƣờng – doanh nghiệp (University Business Cooperation- UBC), các tác giả tổng kết: Mối quan hệ hợp tác giữa nhà
- 7 trƣờng và doanh nghiệp đƣợc hiểu nhƣ là những giao dịch giữa các trƣờng đại học và các tổ chức sản xuất kinh doanh vì lợi ích của cả hai bên. Mối quan hệ này đang chịu ảnh hƣởng của nhiều nhân tố trong đó có nhận thức về lợi ích của sự hợp tác, cũng nhƣ những rào cản và động lực của sự hợp tác đó [60], [67], [69] . Hơn nữa, theo Carayon (2003); Gibb & Hannon (2006) những nhân tố thuộc về hoàn cảnh nhƣ tuổi tác, giới tính, số năm học đại học, số năm làm việc trong giới doanh nghiệp, đặc điểm của nhà trƣờng và của quốc gia cũng ảnh hƣởng tới phạm vi của việc hợp tác [38], [42]. - Các nghiên cứu trong nƣớc: Nguyễn Hữu Châu (2008) đƣa ra mô hình (I-P-O-C) kết hợp giữa các yếu tố chất lƣợng của các thành phần tạo nên một cơ sở giáo dục, mô hình bao gồm: chất lƣợng đầu vào, chất lƣợng quá trình, chất lƣợng đầu ra và hoàn cảnh cụ thể. Các tiêu chí và chỉ số cụ thể cần đƣợc xác định để chỉ rõ mức độ đạt đƣợc của các thành phần này [14]. Trong đào tạo, chất lƣợng đào tạo trình độ đại học đƣợc đánh giá qua mức độ đạt đƣợc mục tiêu đào tạo đã đề ra đối với một chƣơng trình đào tạo [20]. Cụ thể hơn, chất lƣợng đào tạo là kết quả của quá trình đào tạo đƣợc phản ánh ở các đặc trƣng về phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực hành nghề của ngƣời tốt nghiệp tƣơng ứng với mục tiêu, chƣơng trình đào tạo theo các ngành cụ thể [27]. Một cách khái quát có thể hiểu chất lƣợng đào tạo trình độ đại học đƣợc đánh giá qua mức độ đạt đƣợc mục tiêu đào tạo đề ra đối với chƣơng trình đào tạo [14]. Qua các quan điểm trên ta có thể thấy, chất lƣợng đào tạo trình độ đại học thể hiện cả hai khía cạnh: khía cạnh thứ nhất là đạt đƣợc mục tiêu (phù hợp với tiêu chuẩn) do nhà trƣờng đề ra, ở khía cạnh này chất lƣợng đào tạo đƣợc xem là chất lƣợng bên trong [33]. Ở khía cạnh thứ hai, chất lƣợng đƣợc xem là sự thoả mãn nhu cầu của ngƣời sử dụng lao động, ở khía cạnh này chất lƣợng đƣợc xem là chất lƣợng bên ngoài. Nhƣ vậy, mỗi cơ sở đào tạo luôn có một nhiệm vụ đƣợc uỷ thác, nhiệm vụ này thƣờng đƣợc do các chủ sở hữu quy định, điều này chi phối mọi hoạt động của nhà trƣờng. Vấn đề đặt ra là, nhà trƣờng làm thế nào để xác định các mục tiêu của mình sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp - đạt chất lƣợng bên ngoài. Về chất lƣợng, nhu cầu về chất lƣợng đối với sản phẩm đào tạo là những kiến thức, các kỹ năng và phẩm chất con ngƣời mà ngƣời học đòi
- 8 hỏi phải có đƣợc sau khi kết thúc quá trình đào tạo hoặc sử dụng lao động mong muốn ở những ngƣời lao động mà họ sẽ tuyển dụng [27]. Trong thực tế, bấy lâu nay chúng ta vẫn đào tạo theo chỉ tiêu đƣợc Bộ GD-ĐT giao và theo yêu cầu của nhà trƣờng. Còn nó có phù hợp với yêu cầu cụ thể của xã hội hay không thì thực ra chúng ta cũng không biết rõ. Bao nhiêu phần trăm sinh viên ra trƣờng có việc làm, có phù hợp với nghề đào tạo hay không, chất lƣợng đào tạo có đáp ứng yêu cầu thực tế không là những câu hỏi mà các cơ sở đào tạo khó có câu trả lời chính xác [25]. Để đào tạo và nâng cao chất lƣợng đào tạo nhân lực trình độ đại học đáp ứng NCXH thì phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa CLĐT và NCXH về đào tạo. Cần có sự hợp tác giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp để giải quyết một loạt các vấn đề cả hai phía đều quan tâm [24]. Nhƣ vậy, các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc thƣờng đề cập đến mục tiêu của từng phía hoặc nhà trƣờng hay doanh nghiệp (ngƣời sử dụng lao động), chƣa đi sâu vào nghiên cứu làm thế nào để gắn kết nhà trƣờng và doanh nghiệp, nhất là chƣa có nghiên cứu mức độ ảnh hƣởng của nhân tố hợp tác với doanh nghiệp đối với chất lƣợng đào tạo trình độ đại học. Mặc dù đã có các nghiên cứu trên thế giới đƣa ra các hình thức hợp tác cho riêng trƣờng của mình phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của họ. Nhƣng chƣa có nghiên cứu một cách tổng thể các hình thức hợp tác một cách có hiệu quả giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp đặc biệt là các hình thức nào phù hợp và có thể áp dụng ở Việt Nam. 4. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa các quan điểm về chất lƣợng, chất lƣợng đào tạo trình độ đại học. Phát triển lý luận hợp tác đào tạo trình độ đại học giữa các trƣờng đại học với doanh nghiệp. - Xác định yếu tố tác động đến chất lƣợng đào tạo trình độ đại học thông qua hợp tác giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp. Mức độ các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo. Yếu tố hợp tác với doanh nghiệp đƣợc cụ thể hóa bằng các hình thức hợp tác có mức độ tác động nhƣ thế nào trong nhóm các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo. - Phân tích thực trạng chất lƣợng đào tạo của các trƣờng đại học khối kinh tế - Khuyến nghị các giải pháp nâng cao chất lƣợng đào tạo trình độ đại học thông qua hợp tác giữa trƣờng đại học khối kinh tế và doanh nghiệp.
- 9 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Do những hạn chế về thông tin, dữ liệu, lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu, thời gian, kinh phí, nghiên cứu xác định phạm vi nghiên cứu nhƣ sau: - Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng sẽ đƣợc giới hạn trong thời kỳ 2000 – 2012. - Về không gian: Nghiên cứu đƣợc xác định khảo sát các trƣờng đại học khối kinh tế và doanh nghiệp trên phạm vi thành phố Hà Nội là chủ yếu. Đối tƣợng nghiên cứu: Chất lƣợng đào tạo trình độ đại học thông qua hợp tác giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp. 6. Những đóng góp mới của đề tài Thông qua nghiên cứu của mình tác giả đã có một số đóng góp tri thức mới cả về mặt lý luận cũng nhƣ thực tiễn. Cụ thể: - Về mặt lý luận: Luận án có những đóng góp mới về mặt lý luận về chất lƣợng đào tạo trình độ đại học: (1) Đƣa ra 6 yếu tố tác động đến chất lƣợng đào tạo trình độ đại học đáp ứng yêu cầu của xã hội. Trong đó yếu tố hợp tác với doanh nghiệp đƣợc cụ thể hóa thành các yếu tố: Trao đổi thông tin, tham gia đào tạo và hỗ trợ tài chính (2) Nghiên cứu chỉ ra đƣợc việc hợp tác hiệu quả giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp là nhân tố then chốt trong việc nâng cao chất lƣợng đào tạo trình độ đại học. Đồng thời, luận án cũng đƣa ra các nhân tố hợp tác và xác định mức độ tác động cụ thể của những nhân tố này đến chất lƣợng đào tạo trình độ đại học. - Về mặt thực tiễn: Việc thực hiện hợp tác giữa trƣờng đại học khối kinh tế và doanh nghiệp nhằm tận dụng nguồn nội lực và ngoại lực để nâng cao hiệu quả hoạt động của từng tổ chức trong đào tạo nguồn nhân lực. Từ kết quả nghiên cứu luận án đƣa ra các giải pháp nâng cao chất lƣợng đào tạo trình độ đại học thông qua hợp tác giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp thông qua các hình thức: (1) Tham gia đào tạo, (2) Hỗ trợ tài chính, (3) Trao đổi thông tin. 7. Câu hỏi và phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Câu hỏi nghiên cứu - Các yếu tố nào tác động đến chất lƣợng đào tạo trình độ đại học? - Bên cạnh những yếu tố đã đƣợc xác định là có ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo, mức độ ảnh hƣởng của yếu tố hợp tác đến chất lƣợng đào tạo trình độ đại học nhƣ thế nào?
- 10 - Hợp tác giữa các trƣờng đại học với doanh nghiệp nhƣ thế nào thì sẽ nâng cao chất lƣợng đào tạo trình độ đại học? - Thực trạng chất lƣợng đào tạo trình độ đại học của các trƣờng đại học khối kinh tế thông qua hợp tác với các doanh nghiệp? - Giải pháp nào để nâng cao chất lƣợng đào tạo thông qua hợp tác giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp? 7.2. Phương pháp nghiên cứu - Đề tài đƣợc tiến hành qua các bƣớc nghiên cứu chính nhƣ: (1) Thiết kế mô hình nghiên cứu. (2) Nghiên cứu định tính. (3) Nghiên cứu định lƣợng. + Thiết kế mô hình nghiên cứu: Trên cơ sở các lý thuyết và các nghiên cứu trƣớc tác giả đƣa ra mô hình nghiên cứu và các thang đo. + Nghiên cứu định tính: Dựa trên cơ sở lý luận và những nghiên cứu trƣớc đây, tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 6 biến độc lập tƣơng ứng với 6 yếu tố tác động đến biến phụ thuộc chất lƣợng đào tạo trình độ đại học. Tác giả dựa vào phƣơng pháp nghiên cứu điển hình tại một trƣờng đại học khối kinh tế (ĐH Thƣơng Mại) và tham khảo ý kiến 6 nhà quản lý tại các trƣờng đại học khối kinh tế trên địa bàn Hà Nội. Khi áp dụng phƣơng pháp này tác giả dùng công cụ phỏng vấn sâu, kết hợp thu thập dữ liệu thứ cấp với mục đích là xem xét, đánh giá sự phù hợp của mô hình đã đƣa ra trong điều kiện thực tế tại một trƣờng đại học, tác giả chọn trƣờng đại học Thƣơng Mại vì trƣờng đã và đang triển khai một số hoạt động liên quan đến hợp tác đào tạo giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp. Đầu tiên tác giả tiến hành thu thập các tài liệu, báo cáo của các hội thảo, hội nghị tổng kết tại trƣờng ĐH Thƣơng Mại cũng nhƣ các trƣờng có phỏng vấn sâu lãnh đạo. Đối tƣợng phỏng vấn sâu bao gồm: (1) Lãnh đạo trƣờng đại học khối kinh tế phụ trách mảng đào tạo (2) Lãnh đạo các khoa và giảng viên các khoa có các hoạt động, đang triển khai hoặc quan tâm tới hợp tác đào tạo giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp (3) Sinh viên của trƣờng đã tốt nghiệp đang làm việc trong các doanh nghiệp. Kết quả của nghiên cứu này giúp tác giả có thể điều chỉnh lại mô hình. Từ đó, tác giả có thể điều chỉnh câu hỏi phục vụ cho nghiên cứu định lƣợng.
- 11 + Nghiên cứu định lƣợng Nghiên cứu định lƣợng đƣợc tiến hành nhằm kiểm định lại các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu. Nghiên cứu này đƣợc thực hiện thông qua phƣơng pháp khảo sát. Phiếu điều tra dựa trên cách đo lƣờng các biến đƣợc thực hiện ở các nghiên cứu trƣớc đây. Tác giả có bổ sung các biến đƣợc rút ra từ nghiên cứu định tính. Thử nghiệm phiếu điều tra đƣợc tiến hành trên một bộ phiếu hỏi gồm 300 phiếu hỏi sẽ đƣợc phát ra cho các DN thành viên của VCCI đang hoạt động trên địa bàn Hà Nội. Các dữ liệu thu thập dùng để kiểm định mô hình, đánh giá thang đo cũng nhƣ là kiểm định giả thuyết. Xử lý số liệu: Tác giả dùng phần mềm SPSS để phân tích tƣơng quan nhằm đánh giá sự tác động của các nhân tố hợp tác và các nhân tố chất lƣợng đào tạo. Trƣớc tiên, dùng phƣơng pháp đo độ tin cậy của các biến (reliability) thông qua hệ số Cronbach Alpha và các hệ số tƣơng quan biến - tổng (item-to-total correlation) và giá trị tƣơng quan bội bình phƣơng (squared multiple correlation). Do mỗi biến trong mô hình đƣợc đo lƣờng bằng một thƣớc đo có nhiều tiêu chí nên phân tích nhân tố khám phá (exploratory factor analysis – EFA) đƣợc thực hiện để kiểm tra tính đơn hƣớng (udinimentionality) của thƣớc đo nhằm loại bỏ một số tiêu chí đo lƣờng không phù hợp. Sau khi phân tích EFA cho từng biến, trƣớc khi sử dụng cho các phân tích tiếp theo, thƣớc đo của các biến đƣợc kiểm tra lại cùng một lúc, thực hiện thao tác varimax rotation với tiêu chí egenvalue > 1.0 cho toàn bộ các tiêu chí đo lƣờng. Sau khi thực hiện phân tích độ tin cậy EFA cho các thƣớc đo đo lƣờng cho các biến độc lập và phụ thuộc sẽ phân tích tƣơng quan theo cặp, cuối cùng là phân tích hồi quy đa biến (regression) để kiệm định lại giả thuyết và mối tƣơng quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc. Ngoài ra, phƣơng pháp phân tích thống kê mô tả sẽ đƣợc dùng để phân tích các đánh giá của các nhà quản lý, giảng viên và sinh viên. 8. Kết cấu của luận án Luận án bao gồm 3 phần chính, có bố cục nhƣ sau: - Phần mở đầu gồm 8 mục:
- 12 Giới thiệu đề tài; Lý do chọn đề tài; Tổng quan tình hình nghiên cứu; Mục đích nghiên cứu; Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu; Những đóng góp mới của đề tài; Câu hỏi và phƣơng pháp nghiên cứu; Kết cấu của luận án. - Phần nội dung gồm 4 chƣơng: Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC THÔNG QUA HỢP TÁC GIỮA TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHỐI KINH TẾ VÀ DOANH NGHIỆP Chƣơng 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH. Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC THÔNG QUA HỢP TÁC GIỮA TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHỐI KINH TẾ VÀ DOANH NGHIỆP Chƣơng 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC THÔNG QUA HỢP TÁC GIỮA TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHỐI KINH TẾ VÀ DOANH NGHIỆP - Phần kết luận gồm 2 mục: Tổng kết các kết quả đạt đƣợc của đề tài luận án và những hạn chế của đề tài luận án Ngoài ra, luận án còn bao gồm những nội dung sau: - Các công trình đã công bố của tác giả liên quan đến luận án - Tài liệu tham khảo - Phụ lục