Khóa luận Phân tích kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần vận tải trà vinh

pdf 119 trang yendo 4690
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần vận tải trà vinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_ket_qua_kinh_doanh_tai_cong_ty_co_phan_v.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phân tích kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần vận tải trà vinh

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH KHOA KINH TẾ, LUẬT VÀ NGOẠI NGỮ BỘ MÔN KINH TẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI TRÀ VINH Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Nguyễn Châu Hùng Tính Ngô Trung Hiếu Mssv: 111907070 Lớp: Đại học kế toán B Khóa: 2007 2011 Trà Vinh, tháng 06 năm 2011 LỜI CẢM ƠN
  2.  Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Bộ môn Kinh Tế, Khoa Kinh tế, Luật và Ngoại ngữ Trường Đại học Trà Vinh đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em trong suốt quá trình học tập, cũng như trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của thầy Nguyễn Châu Hùng Tính, Ban lãnh đạo và các cô, chú trong Công ty cổ phần vận tải Trà Vinh đã tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Do thời gian thực hiện khóa luận ngắn và kiến thức còn hạn chế, nên khóa luận tốt nghiệp không tránh được những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của quý thầy cô để khóa luận hoàn chỉnh hơn. Trà Vinh, ngày 20 tháng 06 năm 2011 Sinh viên thực hiện Ngô Trung Hiếu
  3. LỜI CAM ĐOAN  Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào . Trà Vinh, ngày 20 tháng 06 năm 2011 Sinh viên thực hiện ` Ngô Trung Hiếu
  4. NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP  Trà Vinh, ngày tháng năm 2011 Thủ trưởng đơn vị
  5. BẢN NHẬN XÉT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC  Họ và tên giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Châu Hùng Tính Học vị: Chuyên ngành: Cơ quan công tác: Trường Đại học Trà Vinh Tên học viên: Ngô Trung Hiếu Mã số sinh viên: 111907070 Chuyên ngành: Kế toán Tên đề tài: Phân tích kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần vận tải Trà Vinh. NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: . 2. Về hình thức: 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn 5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu, ) 6. Các nhận xét khác 7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa, ) Trà Vinh, ngày tháng năm 2011 . GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
  6. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN  Trà Vinh, ngày tháng năm 2011 GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
  7. DANH MỤC BIỂU BẢNG  Trang Bảng 2.1: BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TỔNG THU NHẬP (2008 2010) 40 Bảng 2.2: PHÂN TÍCH CƠ CẤU TỔNG THU NHẬP (2008 – 2010) 43 Bảng 2.3: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG TỔNG THU NHẬP THEO THỜI GIAN (2008 – 2010) 45 Bảng 2.4: BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHUNG TỔNG DOANH THU THUẦN KINH DOANH (2008 – 2010) 49 Bảng 2.5: PHÂN TÍCH CƠ CẤU TỔNG DOANH THU THUẦN KINH DOANH (2008 – 2010) 52 Bảng 2.6 : TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG DTTKD (2008 – 2010) 55 Bảng 2.7: TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN KẾ TOÁN SAU THUẾ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI TRÀ VINH (2008 – 2010) 58 Bảng 2.8: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG LỢI NHUẬN KẾ TOÁN SAU THUẾ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI TRÀ VINH (2008 – 2010) 60 Bảng 2.9: TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN KẾ TOÁN TRƯỚC THUẾ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI TRÀ VINH (2008 – 2010) 62 Bảng 2.10: PHÂN TÍCH CƠ CẤU TỔNG LỢI NHUẬN KẾ TOÁN TRƯỚC THUẾ (20082010) 64 Bảng 2.11: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG LNKTTT (2008 – 2010) 65 Bảng 2.12: TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN THUẦN HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI TRÀ VINH 2008 – 2010 68 Bảng 2.13 : TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI TRÀ VINH 2008 – 2010 70 Bảng 2.14: PHÂN TÍCH CƠ CẤU TỔNG LỢI NHUẬN THUẦN HĐKD CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI TRÀ VINH (2008 – 2010) 73 Bảng 2.15: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG LNT HĐKD (2008 – 2010) 74 Bảng 2.16 : TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN GỘP TIÊU THỤ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI TRÀ VINH 2008 – 2010 76 Bảng 2.17: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG LỢI NHUẬN GỘP TIÊU THỤ (2008 2010) 78
  8. Bảng 2.18: KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CPVT TRÀ VINH (2008 – 2010) 80 Bảng 2.19: HOẠT ĐỘNG LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ CÔNG TY CPVT TRÀ VINH 2008 – 2010 85 Bảng 2.20: PHÂN TÍCH CƠ CẤU DÒNG TIỀN LCTT TRONG KỲ CỦA CỦA CÔNG TY CPVT TRÀ VINH 2008 – 2010 89 Bảng 2.21: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG DÒNG TIỀN LCT CÁC NĂM (2008 – 2010) 90 Bảng 2.22: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DÒNG TIỀN LCT CỦA CÔNG TY CPVT TRÀ VINH 2008 2010 91 Bảng 2.23: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THANH TOÁN NỢ NGẮN HẠN CỦA SỐ TIỀN LCT TRONG KỲ 96 Bảng 2.24: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THANH TOÁN NỢ NGẮN HẠN CỦA DÒNG TIỀN LCT TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 97
  9. DANH MỤC HÌNH  Trang Hình 2.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ 29 Hình 2.2: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 31 Hình 2.3: HÌNH THỨC KẾ TOÁN CHỨNG TỪ GHI SỔ 32 Hình 2.4: BIỂU ĐỒ CƠ CẤU TỔNG THU NHẬP QUA CÁC NĂM 44 Hình 2.5: BIỂU ĐỒ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG TỔNG THU NHẬP (2008 – 2010) 46 Hình 2.6: BIỂU ĐỒ XU HƯỚNG TĂNG TRƯỞNG TỔNG THU NHẬP 47 Hình 2.7: BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH DTT KINH DOANH (2008 – 2010) 50 Hình 2.8: BIỂU ĐỒ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG DTTKD (2008 – 2010) 56 Hình 2.9: BIỂU ĐỒ XU HƯỚNG TĂNG TRƯỞNG DTTKD (2008 – 2010) 56 Hình 2.10: BIỂU ĐỒ XU HƯỚNG TĂNG TRƯỞNG LNST (2008 – 2010) 60 Hình 2.11: BIỂU ĐỒ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG LNKTTT (2008 – 2010) 66 Hình 2.12: BIỂU ĐỒ XU HƯỚNG TĂNG TRƯỞNG LNKTTT (2008 – 2010) 66 Hình 2.13: BIỂU ĐỒ XU HƯỚNG TĂNG TRƯỞNG LNTHDKD 2008 – 2010 74 Hình 2.14: BIỂU ĐỒTÌNH HÌNH LNG TIÊU THỤ (2008 – 2010) 77 Hình 2.15: BIỂU ĐỒXU HƯỚNG TĂNG TRƯỞNG LNG TIÊU THỤ (2008 – 2010) 78 Hình 2.16: CÁC NHÂN TỐ TRONG DÒNG TIỀN LCT (2008 – 2010) 87 Hình 2.17: BIỂU ĐỒ XU HƯỚNG TĂNG TRƯỞNG DÒNG TIỀN LCT 90
  10. DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT  CSH: Chủ sở hữu DT: Doanh thu DTT: Doanh thu thuần DTTKD: Doanh thu thuần kinh doanh HĐKD: Hoạt động kinh doanh HĐTC: Hoạt động tài chính LCT: Lưu chuyển thuần LCTT: Lưu chuyển tiền tệ LNKTTT: Lợi nhuận kế toán trước thuế LNG: Lợi nhuận gộp LNST: Lợi nhuận sau thuế LNT: Lợi nhuận thuần TNDN: Thu nhập doanh nghiệp TĐTT: Tốc độ tăng trưởng TSCĐ: Tài sản cố định
  11. TÓM TẮT  Đề tài phân tích kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần vận tải Trà Vinh qua việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu phản ánh doanh thu, thu nhập, lợi nhuận, những khó khăn thử thách mà doanh nghiệp gặp phải, hoạt động lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp với các nhân tố ảnh hưởng đến sự tăng giảm của dòng tiền lưu chuyển thuần trong kỳ, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2010 để thấy rõ kết quả kinh doanh tác động như thế nào vào sự lưu chuyển của dòng tiền. Kết quả phân tích cho thấy, trong 3 năm qua kết quả kinh doanh của doanh nghiệp không được khả quan, lợi nhuận năm sau thấp hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng giảm qua các năm, dòng tiền lưu chuyển thuần cũng tăng giảm không được ổn định. Nguyên nhân là do doanh nghiệp thu hẹp quy mô hoạt động qua việc thanh lý rất nhiều xe khách hết niên hạn, lỗi thời trong khi số xe mua mới ít dẫn đến doanh thu từ hoạt động kinh doanh bị giảm, tác động từ lạm phát làm do chi phí kinh doanh tăng lên qua các năm. Dòng tiền thu vào chủ yếu là do thu từ thanh lý TSCĐ, nhận vốn góp chủ sở hữu còn tiền ra là do chi cho mua sắm mới TSCĐ và trả nợ vay.
  12. MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN i LỜI CAM ĐOAN ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP iii BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC iv NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN v DANH MỤC BIỂU BẢNG vi DANH MỤC HÌNH viii DANH SÁCH CÁC TỪ VIÊT TẮT ix TÓM TẮT x MỤC LỤC xi PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1 2.1. Mục tiêu chung 1 2.2. Mục tiêu cụ thể 2 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 5. KẾT CẤU LUẬN VĂN 3 PHẦN NỘI DUNG 4 CHƯƠNG 1 4 CƠ SỞ LÝ LUẬN 4 1.1. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH 4 1.1.1.Khái niệm, nội dung, và nhiệm vụ phân tích kết quả kinh doanh 4 1.1.2. Phân tích kết quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu phản ánh doanh thu và thu nhập 5 1.1.3. Phân tích kết quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận 10 1.1.4. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 18 1.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ 20 1.2.1. Lưu chuyển tiền tệ và nội dung phân tích 20
  13. 1.2.2. Phân tích hoạt động lưu chuyển tiền tệ 21 1.2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của dòng tiền lưu chuyển thuần 24 CHƯƠNG 2 26 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI TRÀ VINH 26 2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ 26 2.1.1. Tên công ty 26 2.1.2. Quá trình thành và phát triển Công ty cổ phần vận tải Trà Vinh 26 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động 28 2.1.4. Cơ cấu tổ chức quản lý kinh doanh 29 2.1.5. Tổ chức công tác kế toán 31 2.1.6. Những thuận lợi và khó khăn của đơn vị 34 2.1.7. Chiến lược và phương hướng phát triển đơn vị trong tương lai 36 2.2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI TRÀ VINH TRONG 3 NĂM TỪ 2008 ĐẾN 2010 38 2.2.1. Phân tích kết quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu phản ánh doanh thu và thu nhập của Công ty CPVT Trà Vinh 38 2.2.2. Phân tích kết quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận của Công ty CPVT Trà Vinh 57 2.2.3. Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CPVT Trà Vinh 2008 – 2010 79 2.3. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI TRÀ VINH GIAI ĐOẠN 2008 – 2010 84 2.3.1. Khái quát dòng tiền lưu chuyển thuần trong kỳ của Công ty CPVT Trà Vinh 2008 – 2010 84 2.3.2. Cơ cấu, tốc độ và xu hướng tăng trưởng dòng tiền LCT trong kỳ của Công ty CPVT Trà Vinh giai đoạn 2008 – 2010 87 2.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của dòng tiền LCT trong kỳ của Công ty CPVT Trà Vinh 90 2.3.4. Mối quan hệ giữa dòng tiền lưu chuyển thuần với khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty CPVT Trà Vinh (2008 2010) 96
  14. 2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ, NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CPVT TRÀ VINH (2008 2010) 98 CHƯƠNG 3 100 MỘT SỐ GIẢI PHÁP LỰA CHỌN 100 3.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 100 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP LỰA CHỌN PHÙ HỢP VỚI XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CPVT TRÀ VINH 100 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 101 1. KẾT LUẬN 101 2. KIẾN NGHỊ 101
  15. GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính SVTH: Ngô Trung Hiếu PHẦN MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngành vận tải là huyết mạch của nền kinh tế, tuy không tạo ra một sản phẩm hữu hình nhưng nhờ có hoạt động của vận tải mà con người, hàng hóa, dịch vụ mới có thể đáp ứng được những nhu cầu của nền kinh tế xã hội. Là một doanh nghiệp trẻ được cổ phần hóa từ doanh nghiệp Nhà nước, trong thời gian qua Công ty cổ phần vận tải Trà Vinh cũng đã góp phần vào sự phát triển của tỉnh nhà bằng việc phục vụ nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa cho nhân dân trong tỉnh. Trong thời kỳ kinh tế nhiều biến động Công ty đã cố gắng đứng vững và từng bước phát triển đi lên. Cũng giống như các tổ chức kinh tế khác công ty hoạt động với mục đích sinh lợi; do vậy, kết quả cuối cùng của họat động kinh doanh chính là lợi nhuận thu được khi kết thúc kỳ kinh doanh. Gắn với lợi nhuận thu được trong kỳ kinh doanh là doanh thu, thu nhập của kỳ kinh doanh đó. Và một điều quan trọng khác là luồng tiền phát sinh từ hoạt động kinh doanh là luồng tiền có liên quan đến các hoạt động tạo ra doanh thu của doanh nghiệp và các hoạt động khác không phải là hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Dựa vào các thông tin của dòng tiền này có thể đánh giá khả năng tạo tiền của doanh nghiệp từ các hoạt động kinh doanh để trang trải các khoản nợ, duy trì các hoạt động, trả cổ tức và tiến hành các hoạt động đầu tư mới mà không cần đến các nguồn tài chính bên ngoài. Với ý nghĩa đó, trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần vận tải Trà Vinh em quyết định chọn đề tài: Phân tích kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần vận tải Trà Vinh làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung khi thực hiện đề tài là phân tích kết quả kinh doanh và hoạt động lưu chuyển tiền tệ tại Công ty cổ phần vận tải Trà Vinh để đánh giá các nhân tố tác động đến kết quả kinh doanh và hoạt động LCTT, trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp phù hợp. Khóa luận tốt nghiệp 1 Khóa 2007 2011
  16. GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính SVTH: Ngô Trung Hiếu 2.2. Mục tiêu cụ thể Mục tiêu thứ 1: Nghiên cứu lý thuyết liên quan đến doanh thu, chi phí, lợi nhuận, và các vấn đề liên quan đến lưu chuyển tiền tệ. Mục tiêu thứ 2: Phân tích, đánh giá kết quả kinh doanh, hoạt động lưu chuyển tiền tệ tại công ty. Mục tiêu thứ 3: Đề ra một số giải pháp lựa chọn phù hợp nhằm nâng cao lợi nhuận, đảm bảo an ninh tài chính cho các hoạt động dựa trên cơ sở xu hướng hoạt động của Công ty cổ phần vận tải Trà Vinh. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Không gian: tại Công ty cổ phần vận tải Trà Vinh. Thời gian: + Thời gian thực hiện: từ ngày 04/04/ 2011 đến ngày 20/06/2011. + Thời gian số liệu: 2008 2010. Đối tượng nghiên cứu: Công ty cổ phần vận tải Trà Vinh. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thu thập thông tin, dữ liệu: Phương pháp tại bàn: + Đối với mục tiêu 1: thông qua các thông tin số liệu trên sách, các trang web trên internet. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu + Đối với mục tiêu 2: phương pháp thống kê số liệu theo thời gian, mô tả ( bảng, đồ thị, sơ đồ, ), phương pháp so sánh giữa các năm dựa trên các báo cáo tài chính của công ty cổ phần vận tải Trà Vinh. + Đối với mục tiêu 3: phương pháp thống kê suy luận, phương pháp chuyên gia (qua việc hỏi ý kiến giáo viên hướng dẫn, cán bộ hướng dẫn, tham khảo ý kiến của các chuyên gia trên các trang web, ) Khóa luận tốt nghiệp 2 Khóa 2007 2011
  17. GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính SVTH: Ngô Trung Hiếu 5. KẾT CẤU KHÓA LUẬN Khóa luận ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích kết quả kinh doanh và hoạt động lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ tại Công ty cổ phần vận tải Trà Vinh. Chương 3: Một số giải pháp lựa chọn phù hợp nhằm nâng cao lợi nhuận, đảm bảo an ninh tài chính dựa trên xu hướng phát triển của công ty. Khóa luận tốt nghiệp 3 Khóa 2007 2011
  18. GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính SVTH: Ngô Trung Hiếu PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH 1.1.1. Khái niệm, nội dung, và nhiệm vụ phân tích kết quả kinh doanh 1.1.1.1. Khái niệm Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ kết quả của tất cả các hoạt động, các giai đoạn, các quá trình, các thương vụ, mà doanh nghiệp đạt được khi kết thúc kỳ kinh doanh như: kết quả hoạt động sản xuất, kết quả hoạt động tiêu thụ, kết quả hoạt động đầu tư, kết quả hoạt động tài chính. Hay nói cách khác: Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ doanh thu, thu nhập và lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trong kỳ khi kết thúc kỳ kinh doanh. [1, tr.167] Phân tích kết quả kinh doanh sẽ tùy thuộc vào mục đích và dữ liệu thu được, kết quả kinh doanh có thể được xem xét theo nhiều tiêu thức khác nhau như: kết quả theo từng hoạt động (hoạt động bán hàng, hoạt động đầu tư tài chính, hoạt động khác), kết quả theo từng mặt hàng, kết quả theo từng bộ phận kinh doanh, kết quả theo từng lĩnh vực, từng giai đoạn, từng thị trường, kinh doanh. 1.1.1.2. Nhiệm vụ phân tích kết quả kinh doanh Để có căn cứ tin cậy, hữu ích cung cấp thông tin cho quản lý, phân tích kết quả kinh doanh phải thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau: a) Đánh giá khái quát kết quả kinh doanh : nhằm cung cấp khái quát những thông tin ban đầu về kết quả mà doanh nghiệp đạt được trong kỳ. b) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh : xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đên sự biến động của Khóa luận tốt nghiệp 4 Khóa 2007 2011
  19. GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính SVTH: Ngô Trung Hiếu từng chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh. Từ đó, sẽ nắm được xu hướng và mức độ tác động của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. c) Xác định tình hình tăng trưởng kết quả kinh doanh : phân tích tình hình tăng trưởng của kết quả kinh doanh cả về tốc độ, xu hướng và nhịp điệu tăng trưởng. Bởi vì doanh nghiệp muốn phát triển bền vững, ngoài việc nâng cao tốc độ tăng trưởng theo thời gian để đảm bảo xu hướng tăng trưởng còn đòi hỏi kết quả kinh doanh phải tăng trưởng với nhịp điệu ổn định, đều đặn. d) Chỉ rõ nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh: bằng việc xem xét kết quả kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng dưới nhiều góc độ khác nhau sẽ biết được nguyên nhân tác động đến kết quả kinh doanh. Nhờ vậy, các nhà quản lý sẽ có căn cứ để xem xét, đánh giá lại các giải pháp quản lý đã áp dụng trong từng thời gian, từng địa điểm, từng hoạt động cụ thể, cả về điều kiện áp dụng, tác động và kết quả đem lại. e) Vạch rõ tiềm năng chưa khai thác, đề xuất các giải pháp hữu hiệu để nâng cao kết quả kinh doanh 1.1.2. Phân tích kết quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu phản ánh doanh thu và thu nhập 1.1.2.1. Phân tích tổng thu nhập “Tổng thu nhập ( hay Tổng thu nhập thuần, Tổng số lưu chuyển thuần ) là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ số thu nhập thuần hay toàn bộ khối lượng công việc mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kinh doanh”. [1, tr .169] Thuộc chỉ tiêu tổng thu nhập bao gồm doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu thuần từ hoạt động tài chính và lãi thuần (hay lỗ thuần) từ các họat động khác. Phân tích tổng thu nhập của doanh nghiệp bao gồm các nội dung sau: phân tích chung tình hình tổng thu nhập, phân tích cơ cấu tổng thu nhập và phân tích tình hình tăng trưởng tổng thu nhập. a) Phân tích chung tình hình tổng thu nhập : là việc xem xét, đánh giá khái quát kết quả kinh doanh mà doanh nghiệp đạt được thông qua chỉ tiêu tổng thu nhập Khóa luận tốt nghiệp 5 Khóa 2007 2011
  20. GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính SVTH: Ngô Trung Hiếu cùng các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả đạt được. Việc phân tích chung tình hình tổng thu nhập theo các bước sau: Đánh giá khái quát tình hình tổng thu nhập: đây công việc thực hiện nhằm có những nhận xét sơ lược, ban đầu về kết quả kinh doanh. Bằng việc so sánh tổng thu nhập kỳ phân tích với tổng thu nhập kỳ gốc cả về số tuyệt đối và tương đối sẽ đánh giá được mức độ đạt được của tổng thu nhập. Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của tổng thu nhập: mối quan hệ giữa nhân tố ảnh hưởng đến tổng thu nhâp được biểu hiện qua đẳng thức sau: Tổng thu nhập = Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ + Doanh thu thuần hoạt động đầu tư tài chính + Lãi (hoặc lỗ) thuần khác. Tổng hợp kết quả phân tích, rút ra nhận xét, kiến nghị. b) Phân tích cơ cấu tổng thu nhập: tổng thu nhập trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận khác nhau hợp thành, mức độ đóng góp của từng bộ phận không giống nhau. Vì vậy, phân tích cơ cấu tổng thu nhập nhằm đánh giá mức độ đóng góp của từng hoạt động vào kết quả chung. Tỷ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng thu nhập được xác định như sau: Tỷ trọng Trị số của từng bộ phận thu nhập từng bộ phận = x 100 trong tổng thu nhập Tổng thu nhập c) Phân tích tình hình tăng trưởng tổng thu nhập : tình hình tăng trưởng tổng thu nhập thể hiện qua tốc độ tăng trưởng, nhịp điệu tăng trưởng và xu hướng tăng trưởng theo thời gian. Tốc độ tăng trưởng qua các năm được thể hiện qua tỷ lệ % giữa tổng thu nhập năm sau so với năm trước liền kề. Tốc độ tăng trưởng Trị số tổng thu nhập năm i tổng thu nhập năm i = x 100 so với năm (i 1) Trị số tổng thu hập năm (i 1) Khóa luận tốt nghiệp 6 Khóa 2007 2011
  21. GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính SVTH: Ngô Trung Hiếu Trong đó, i là năm nghiên cứu (i = ,1 n ). Tốc độ tăng trưởng tổng thu nhập của doanh nghiệp nếu >100%, chứng tỏ tốc độ tăng trưởng “dương” và ngược lại, nếu tỷ lệ này <100% chứng tỏ tổng thu nhập năm i giảm so với năm trước đó và không có sự tăng trưởng về tổng thu nhập hay tốc độ tăng trưởng “âm”. Điều này buộc các nhà quản lý phải tính toán, xem xét các nguyên nhân dẫn đến giảm tổng thu nhập của doanh nghiệp. Nếu tốc độ tăng trưởng giữa năm sau so với năm trước liền kề qua các năm tương đương nhau chứng tỏ nhịp điệu tăng trưởng tổng thu nhập là đều đặn và ổn định. Ngược lại, tốc độ tăng trưởng giữa các năm không đều nhau, năm cao, năm thấp, hay năm giảm sẽ phản ánh tính thiếu ổn định và kém bền vững trong sự tăng trưởng tổng thu nhập của doanh nghiệp. Phân tích xu hướng tăng trưởng tổng thu nhập bằng cách so sánh tổng thu nhập đạt được qua các năm với năm gốc và thể hiện kết quả qua đồ thị sẽ cho thấy xu hướng tăng trưởng của tổng thu nhập. Tốc độ tăng trưởng Trị số tổng thu nhập năm i giữa tổng thu nhập = x 100 năm i so với năm gốc Trị số tổng thu nhập năm gốc 1.1.2.2. Phân tích doanh thu thuần hoạt động kinh doanh Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh (hay Doanh thu thuần, Doanh thu thuần kinh doanh) là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ số doanh thu thuần thu được từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là bộ phận chủ yếu tạo nên tổng thu nhập trong kỳ của doanh nghiệp. Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bao gồm: doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính. [1, tr.172] a) Phân tích chung tình hình tổng doanh thu thuần hoạt động kinh doanh : bao gồm các việ xem xét, đánh giá khái quát tổng doanh thuần trong kỳ và các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của nó. Qua đó, tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất giải pháp hợp lý để nâng cao doanh thu thuần. Khóa luận tốt nghiệp 7 Khóa 2007 2011
  22. GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính SVTH: Ngô Trung Hiếu Đánh giá chung tình hình thực hiện tổng doanh thu thuần: so sánh tổng DTT đạt được thực tế kỳ này với tổng DTT kế hoạch đề ra kỳ này, hoặc so tổng DTT kỳ trước để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hay kết quả đạt được về DTT. Ta có: Tỷ lệ % hoàn thành Trị số DTT thực tế kế hoạch doanh thu = x 100 thuần Trị số DTT kế hoạch Hoặc: Tốc độ tăng trưởng Trị số DTT thực tế kỳ này DTT kỳ này so với = x 100 kỳ trước Trị số DTT thực tế kỳ trước Chỉ tiêu này phản ánh kết quả thực hiện DTT kỳ này so với kế hoạch hoặc kỳ trước. Nếu kết quả tính ra >100%, chứng tỏ DTT kỳ này đã hoàn thành và vượt kế hoạch đề ra (hoặc vượt kỳ trước) hay DTT kỳ này đã tăng lên so với kế hoạch (hoặc kỳ trước). Ngược lại, nếu kết quả tính ra <100%, điều này nói lên rằng DTT kỳ này không đạt kế hoạch đề ra ( hoặc thấp hơn DTT kỳ trước). Mức DTT thực tế kỳ này Trị số DTT Trị số DTT tăng (+) hoăch giảm () so với kế hoạch = thực tế _ kế hoạch (hoặc (hoặc so với thực tế kỳ trước) kỳ này thực tế kỳ trước) Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của tổng doanh thu thuần thông qua biểu thức sau: Tổng DTT = DTT bán hàng & cung cấp dịch vụ + DTT hoạt động tài chính Tổng hợp kết quả phân tích và nhận xét: trên cơ sở tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố làm tăng giảm DTT, gắn với tình hình thực tế tại doanh nghiệp cũng Khóa luận tốt nghiệp 8 Khóa 2007 2011
  23. GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính SVTH: Ngô Trung Hiếu như môi trường kinh doanh nói chung sẽ rút ra những nhận xét đúng đắn về kế quả đạt được, qua đó, có những giải pháp phù hợp để nâng cao kết quả kinh doanh. b) Phân tích cơ cấu tổng doanh thu thuần hoạt động kinh doanh : tùy theo quy mô, hình thức, và đặc điểm kinh doanh của từng doanh nghiệp mà tổng DTT được cấu thành từ nhiều bộ phận khác nhau: DTT của từng hoạt động ( hoạt động bán hàng & cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính), DTT theo từng lĩnh vực (sản xuất, thương mại và dịch vụ), DTT theo từng thị trường, DTT theo từng mặt hàng, DTT theo từng hình thức lưu chuyển hàng hóa ( bán buôn, bán lẻ), Việc phân tích cơ cấu tổng DTT sẽ biết được mức độ đóng góp của từng bộ phận. Từ đó, sẽ có những biện pháp quản lý hiệu quả cho từng bộ phận. Để phân tích cơ cấu của tổng DTT ta tính Tỷ trọng của từng bộ phận DTT trong tổng DTT: Tỷ trọng của từng Trị số của từng bộ phận DTT bộ phận DTT chiếm = x 100 trong tổng DTT Tổng DTT c) Phân tích tình hình tăng trưởng doanh thu thuần : mục đích của việc phân tích tình hình tăng trưởng DTT là để biết được tốc độ tăng trưởng, nhịp điệu tăng trưởng và xu hướng tăng trưởng DTT theo thời gian. Vì để đảm bảo cho việc tăng trưởng ổn định và bền vững, đòi hỏi DTT không chỉ tăng trưởng với tốc độ cao mà phải tăng trưởng với nhịp điệu đều đặn. Tốc độ Trị số DTT kỳ này tăng trưởng = x 100 DTT Trị số DTT kỳ trước Tốc độ tăng trưởng DTT nếu ra kết quả > 100% nghĩa là tăng trưởng “dương”, ngược lại là tăng trưởng “âm”. Nhịp điệu và xu hướng tăng trưởng của DTT qua thời gian có thể xem xét theo các tháng, quý trong năm ( dựa theo BCTC giữa niên độ), hoặc theo các năm ( dựa Khóa luận tốt nghiệp 9 Khóa 2007 2011
  24. GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính SVTH: Ngô Trung Hiếu vào BCTC cuối niên độ). Hay có thể đánh giá nhịp điệu và xu hướng tăng trưởng DTT trên tổng thể (các BCTC cuối niên độ), và theo từng bộ phận, từng hoạt động, (dựa vào báo cáo các bộ phận). Tốc độ tăng trưởng DTT Trị số DTT kỳ i kỳ i so với = x 100 kỳ (i – 1) Trị số DTT kỳ (i – 1) Trong đó, i là thời gian nghiên cứu (tháng, quý, năm) và (i= ,1 n ) Bằng cách xem xét một loạt chỉ số chỉ tiêu này theo thời gian , nếu chúng tương đương nhau, chứng tỏ nhịp điệu tăng trưởng DTT đều đặn và ổn định. Ngược lại, trị số các chỉ tiêu này không đều, chứng tỏ nhịp điệu tăng trưởng DTT là bấp bênh, không ổn định. Điều đó đồng nghĩa với sự kém bền vững và thiếu ổn định trong sự tăng trưởng DTT của doanh nghiệp. Dùng biểu đồ phản ánh các trị số của chỉ tiêu “Tốc độ tăng trưởng DTT kỳ i so với kỳ gốc” sẽ thấy được xu hướng tăng trưởng DTT của doanh nghiệp theo thời gian. Tốc độ tăng trưởng Trị số DTT kỳ i DTT kỳ i = x 100 so với kỳ gốc Trị số DTT kỳ gốc 1.1.3. Phân tích kết quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận 1.1.3.1. Phân tích lợi nhuận sau thuế “Lợi nhuận sau thuế là số lợi nhuận mà các chủ sở hữu thực sự thu được sau khi đã trang trải toàn bộ chi phí kinh doanh (kể cả chi phí lãi vay và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp)”. [1, tr.177] Khóa luận tốt nghiệp 10 Khóa 2007 2011
  25. GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính SVTH: Ngô Trung Hiếu Đây là chỉ tiêu phản ánh kết quả cuối cùng của kinh doanh và cũng là mục tiêu kinh doanh tối cao của doanh nghiệp. Lợi nhuận sau thuế phản ánh đầy đủ và rõ nét nhất kết quả kinh doanh cũng như tình hình thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp vì các doanh nghiệp sử dụng lợi nhuận sau thuế làm nguồn để chi trả cổ tức cho cổ đông hay chia lãi các chủ sở hữu, trích lập các quỹ doanh nghiệp, bảo toàn và bổ sung các nguồn vốn. Các bước phân tích lợi nhuận sau thuế: a) Đánh giá khái quát tình hình lợi nhuận sau thuế : công việc này sẽ giúp cho nhà quản lý biết được mức độ thực hiện kế hoạch lợi nhuận sau thuế trong kỳ cả về số tuyệt đối và số tương đối cũng như tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế kỳ này so với kỳ trước. Để đánh giá khái quát tình hình lợi nhuận ta tính các chỉ tiêu sau: Tỷ lệ % hoàn thành Tổng LN sau thuế thực tế kỳ này kế hoạch LN = x 100 sau thuế Tổng LN sau thuế kế hoạch kỳ này Nếu tỷ lệ này > 100% chứng tỏ doanh nghiệp hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch lợi nhuận sau thuế và ngược lại. Mức tăng (+) hoặc giảm () Tổng LN Tổng LN LN sau thuế thực tế kỳ này = sau thuế thực tế _ sau thuế thực so kỳ trước kỳ này tế kỳ trước Chỉ tiêu này phản ánh mức biến động về số tuyệt đối của LN sau thuế, thể hiện quy mô tăng hoặc giẳm so với kỳ trước. Tốc độ tăng trưởng Tổng LN sau thuế thực tế kỳ này LN sau thuế = x 100 so kỳ trước Tổng LN sau thuế thực tế kỳ trước Khóa luận tốt nghiệp 11 Khóa 2007 2011
  26. GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính SVTH: Ngô Trung Hiếu Trị số của chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng của LN sau thuế kỳ này so với kỳ trước. Tốc độ tăng trưởng LN sau thuế tăng nếu kết quả của chỉ tiêu này >100% và ngược lại, tốc độ tăng trưởng giảm nếu kết quả < 100%. b) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của LN sau thuế LN sau thuế chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố sau: tổng LN kế toán trước thuế, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp ( chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại). Mối quan hệ đó thể hiện qua công thức sau: LN sau thuế = Tổng LN kế toán trước thuế Chi phí thuế TNDN c) Phân tích nhịp điệu và xu hướng tăng trưởng LN sau thuế Thông qua việc xem xét tốc độ tăng trưởng LN sau thuế theo thời gian có thể đánh giá được nhịp độ biến động về tốc độ tăng trưởng LN sau thuế của doanh nghiệp. Tốc độ tăng trưởng Trị số LN sau thuế kỳ i LN sau thuế kỳ = x 100 so với kỳ (i1) Trị số LN sau thuế kỳ (i1) Phân tích xu hướng tăng trưởng LN sau thuế, thông qua việc xem xét tốc độ tăng trưởng LN sau thuế theo thời gian (tháng, quý, năm) với thời gian chọn làm gốc (tháng, quý, năm), rồi thể hiện kết quả qua đồ thị sẽ thấy xu hướng tăng trưởng của LN sau thuế (tăng, giảm, hoặc không biến động). Tốc độ tăng trưởng Trị số LN sau thuế kỳ i LN sau thuế kỳ i = x 100 so với kỳ gốc Trị số LN sau thuế kỳ gốc Khóa luận tốt nghiệp 12 Khóa 2007 2011
  27. GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính SVTH: Ngô Trung Hiếu 1.1.3.2. Phân tích lợi nhuận kế toán trước thuế “Lợi nhuận kế toán trước thuế là chỉ tiêu phản ánh số LN do kế toán ghi nhận được từ toàn bộ hoạt động mà doanh nghiệp tiến hành trong kỳ trước khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp”. [1,tr.180] Số LN kế toán trước thuế TNDN được xác định trên cơ sở doanh thu, thu nhập và chi phí thuộc các hoạt động thực tế phát sinh trong kỳ báo cáo theo các quy định của kế toán tài chính. Tổng LN kế toán trước thuế = ± LN thuần (lỗ thuần) hoạt đông kinh doanh ± LN thuần (lỗ thuần) khác. a) Đánh giá khái quát tình hình LN trước thuế Tỷ lệ % hoàn thành Tổng LNKTTT thực tế kỳ này kế hoạch LN kế toán = x 100 trước thuế Tổng LNKTTT kế hoạch kỳ này Mức tăng (+) hoặc giảm() Tổng LNKTTT Tổng LNKTT LNKTTT kỳ này = thực tế thực tế so kỳ trước kỳ này kỳ trước Tốc độ tăng trưởng Tổng LNKTTT thực tế kỳ này LNKTTT = x 100 so kỳ trước Tổng LNKTTT thực tế kỳ trước b) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của LN trước thuế LNKTTT chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố như: LN thuần (lỗ thuần) hoạt động kinh doanh và LN thuần (lỗ thuần) khác. Khóa luận tốt nghiệp 13 Khóa 2007 2011
  28. GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính SVTH: Ngô Trung Hiếu c) Phân tích cơ cấu LN kế toán trước thuế Chỉ tiêu LN KTTT được cấu thành từ 2 bộ phận: LN (hoặc lỗ) thuần hoạt động kinh doanh và LN (hoặc lỗ) thuần khác, trong đó, LN (hoặc lỗ) thuần hoạt động kinh doanh là bộ phận chủ yếu. Tuy nhiên, tại một số doanh nghiệp trong những giai đoạn nhất định, khi phát sinh khi phát sinh các hoạt động khác như thanh lý, nhượng bán hàng loạt TSCĐ cũ bị hư hỏng để trang bị mới thì LN (hoặc lỗ) khác tăng đáng kể. Ta tính tỷ trọng của từng bộ phận trong cơ cấu LN KTTT như sau: Tỷ trọng của từng Trị số của từng bộ phận bộ phận chiếm trong = x 100 tổng LN KTTT Tổng LN KTTT d) Phân tích nhịp điệu và xu hướng tăng trưởng LN trước thuế Tốc độ tăng trưởng LNKTTT kỳ i LNKTTT kỳ i = x 100 so vơi kỳ (i1) LN KTTT kỳ (i1) Tốc độ tăng trưởng LNKTTT kỳ i LNKTTT kỳ i = x 100 so với kỳ gốc LNKTTT kỳ gốc 1.1.3.3. Phân tích lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh LN thuần (hoặc lỗ thuần) hoạt động kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh số LN thu được từ hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động trong kỳ. Số LN thuần (hoặc lỗ thuần) hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được xác định trên cơ sở doanh thu và chi phí thuộc hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và hoạt động tài chính trong kỳ. Khóa luận tốt nghiệp 14 Khóa 2007 2011
  29. GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính SVTH: Ngô Trung Hiếu LN (hoặc lỗ) thuần HĐKD = ± LN (hoặc lỗ) thuần hoạt động tiêu thụ ± LN (hoặc lỗ) thuần hoạt động tài chính. a) Đánh giá khái quát tình hình LNT hoạt động kinh doanh Tỷ lệ % hoàn thành Tổng LNT HĐKD thực hiện kỳ này kế hoạch LNT = x 100 hoạt động kinh doanh Tổng LNT HĐKD kế hạch kỳ này Mức tăng (+) giảm () Tổng LNT HĐKD Tổng LNT HĐKD LNT HĐKD thực hiện = thực tế thực tế kỳ này so kỳ trước kỳ này kỳ trước Tốc độ tăng trưởng Tổng LNT HĐKD thực tế kỳ này LNT HĐKD = x 100 so vívới kỳ ước trước Tổng LNT Tổng HĐKD LNT HĐKD thực tế thựckỳ trước tế kỳ trước b) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của LNT hoạt động kinh doanh Nhân tố LNT HĐKD chịu ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố: lợi nhuận (hoặc lỗ) thuần hoạt động tiêu thụ và lợi nhuận (hoặc lỗ) thuần hoạt động đầu tư tài chính. c) Phân tích cơ cấu LNT hoạt động kinh doanh Thông qua cơ cấu LNT HĐKD các nhà quản lý nắm bắt được mức độ đóng góp của từng bộ phận lợi nhuận cũng như xu hướng biến động về mức độ đóng góp của từng bộ phận vào LNT HĐKD. Tỷ trọng của từng bộ phận Trị số tổng LN của từng bộ phận lợi nhuận chiếm trong = x 100 tổng LNT HĐKD Tổng LNT HĐKD Khóa luận tốt nghiệp 15 Khóa 2007 2011
  30. GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính SVTH: Ngô Trung Hiếu d) Phân tích nhịp điệu và xu hướng tăng trưởng LNT hoạt động kinh doanh Việc phân tích nhịp điệu tăng trưởng được thực hiện với tổng số LNT HĐKD cũng như từng bộ phận của nó. Tốc độ tăng trưởng LNT HĐKD kỳ i LNT HĐKD kỳ i = x 100 so với kỳ (i1) LNT HĐKD kỳ (i1) Tốc độ tăng trưởng LNT LNT hoạt động tiêu thụ kỳ i hoạt động tiêu thụ kỳ i = x 100 so với kỳ (i1) LNT hoạt động tiêu thụ kỳ (i1) Tốc độ tăng trưởng LNT hoạt động ĐTTC kỳ i LNT hoạt động ĐTTC = x 100 kỳ i so với kỳ (i1) LNT hoạt động ĐTTC kỳ (i1) 1.1.3.4. Phân tích lợi nhuận thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ “Lợi nhuận thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ (LNT tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ) là bộ phận LN chính và chủ yếu tạo nên toàn bộ lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp, là chỉ tiêu phản ánh phần chênh lệch giữa lợi nhuận gộp về tiêu thụ với tổng chi phí bán hàng và tổng chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ”. [1, tr.187] Ta có : LNT về tiêu thụ = LNG về tiêu thụ Tổng chi phí bán hàng Tổng chi phí QLDN a) Đánh giá khái quát tình hình về tình hình LNT tiêu thụ: là việc so sánh LNT về tiêu thụ thực hiện kỳ này so với kỳ kế hoạch hay kỳ trước cả về số tuyệt đối lẫn tương đối. Khóa luận tốt nghiệp 16 Khóa 2007 2011
  31. GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính SVTH: Ngô Trung Hiếu b) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của LNT tiêu thụ LNT về tiêu thụ chịu sự ảnh hưởng trực tiếp từ các yếu tố LNG về tiêu thụ, tổng chi phí bán hàng và tổng chi phí QLDN thực tế phát sinh trong kỳ. d) Phân tích nhịp điệu và xu hướng tăng trưởng LNT tiêu thụ Phân tích nhịp điệu và xu hướng tăng trưởng LNT tiêu thụ bằng việc tính, so sánh và xem xét tốc độ tăng trưởng LNT tiêu thụ theo thời gian thông qua phương pháp đồ thị. 1.1.3.5. Phân tích lợi nhuận gộp về tiêu thụ “LNG về tiêu thụ là chỉ tiêu phản ánh phần chênh lệch giữa tổng doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ với tổng giá vốn sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán ra (giá vốn hàng bán)”.[1, tr.188] Lợi nhuận gộp về tiêu thụ là căn cứ quan trọng để các nhà quản lý xác định hiệu quả kinh doanh theo từng mặt hàng hay theo từng phương án kinh doanh, lựa chọn và xác định mặt hàng kinh doanh chủ đạo cho doanh nghiệp. Xác định chỉ tiêu này như sau: LNG về tiêu thụ = Doanh thu thuần về tiêu thụ Giá vốn hàng tiêu thụ a) Đánh giá khái quát tình hình LNT gộp tiêu thụ: được thực hiện bằng cách tính ra và so sánh cả về tương đối và tuyệt đối giữa LNG tiêu thụ thực tế kỳ này với kế hoạch kỳ này, với thực tế kỳ trước để nhận xét. b) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của LN gộp tiêu thụ LNG tiêu thụ chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của 2 nhân tố: doanh thu thuần tiêu thụ và tổng giá vốn hàng bán thực tế phát sinh trong kỳ. c) Phân tích cơ cấu LN gộp tiêu thụ: tính ra tỷ trọng LNG tiêu thụ của từng bộ phận chiếm trong tổng LNG tiêu thụ để biết được mức độ đóng góp từng bộ phận. Từ đó, sẽ có các quyết định phù hợp cho việc đầu tư, tăng cường mở rộng hay thu hẹp kinh doanh theo từng mặt hàng, thị trường, Khóa luận tốt nghiệp 17 Khóa 2007 2011
  32. GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính SVTH: Ngô Trung Hiếu Tỷ trọng LNG tiêu thụ Tổng LNG tiêu thụ từng bộ phận của từng bộ phận chiếm = x 100 trong tổng LNG tiêu thụ Tổng LNG tiêu thụ e) Phân tích nhịp điệu và xu hướng tăng trưởng LN gộp tiêu thụ: cũng được tiến hành tương tự như đối với chỉ tiêu LNT về tiêu thụ. 1.1.4. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 1.1.4.1. Khái quát về phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính phản ánh toàn bộ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. Việc phân tích, đánh giá thông tin từ bản Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh không những giúp nhà quản lý sơ bộ nắm được kết quả hoạt động tiêu thụ, hoạt động đầu tư tài chính và kết quả khác cùng các nguyên nhân, nhân tố ảnh hưởng đến kết quả thu được mà còn sơ bộ đánh giá được hiệu quả kinh doanh. Phân tích Báo cáo kết quả HĐKD tiến hành khá đơn giản, dễ dàng nên rất phổ biến trong thực tế. 1.1.4.2. Nội dung, trình tự và phương pháp phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Như các nội dung phân tích trên, phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm 3 bước: a) Đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh: được thực hiện bằng cách so sánh các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh (doanh thu, lợi nhuận) giữa kỳ phân tích với kỳ gốc cả về số tuyệt đối (biến động về quy mô) và số tương đối (tốc độ tăng trưởng) và căn cứ vào kết quả so sánh để nhận xét. Mức biến động tăng (+) Trị số từng chỉ Trị số từng chỉ hoặc giảm () giữa kỳ phân tích = tiêu phản ánh _ tiêu phản ánh so với kỳ gốc của từng chỉ tiêu KQKD kỳ KQKD ph ản ánh KQKD phân tích kỳ gốc Khóa luận tốt nghiệp 18 Khóa 2007 2011
  33. GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính SVTH: Ngô Trung Hiếu Tốc độ tăng trưởng Trị số của từng chỉ tiêu kỳ này KQKD kỳ này so với = x 100 kỳ trước theo từng chỉ tiêu Trị số của từng chỉ tiêu kỳ trước b) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động kết quả kinh doanh Tùy thuộc vào mối quan hệ giữa từng chỉ tiêu phản ánh KQKD với các nhân tố ảnh hưởng (quan hệ cùng chiều, quan hệ ngược chiều) mà ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phản ánh KQKD được xác định khác nhau. Đối với các nhân tố có quan hệ cùng chiều với chỉ tiêu phản ánh KQKD: là những nhân tố tăng hoặc giảm cùng chiều với KQKD. Chẳng hạn, nhân tố “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch” có quan hệ cùng chiều với chỉ tiêu “Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ”; nhân tố “LNT hoạt động kinh doanh” có quan hệ cùng chiều với chỉ tiêu “ Tổng LN kế toán trước thuế”, Mức ảnh hưởng đó xác định theo công thức sau: Mức ảnh hưởng của các nhân tố có Trị số kỳ phân tích Trị số kỳ gốc quan hệ cùng chiều đến sự biến = của nhân tố quan của nhân tố động của chỉ tiêu phản ánh KQKD hệ cùng chiều quan hệ cùng chiều Đối với các nhân tố có quan hệ ngược chiều với chỉ tiêu phản ánh KQKD: là những nhân tố tăng hoặc giảm khác chiều với KQKD. Chẳng hạn, nhân tố “Giá vốn hàng bán” quan hệ ngược chiều với chỉ tiêu “LNG về bán hàng và cung cấp dịch vụ”; nhân tố “Các khoản giảm trừ doanh thu” quan hệ ngược chiều với chỉ tiêu “Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ”, Mức ảnh hưởng đó được xác định theo công thức: Mức ảnh hưởng của các nhân tố Trị số kỳ phân tích Trị số kỳ có quan hệ ngược chiều đến = của nhân tố có gốc của nhân tố chỉ tiêu phản ánh KQKD quan hệ ngược chiều ngược chiều c) Tổng hợp kết quả phân tích, rút ra nhận xét kiến nghị Khóa luận tốt nghiệp 19 Khóa 2007 2011
  34. GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính SVTH: Ngô Trung Hiếu 1.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ 1.2.1. Lưu chuyển tiền tệ và nội dung phân tích “Lưu chuyển tiền tệ là quá trình mà dòng tiền và tương đương tiền của doanh nghiệp được tạo ra (dòng tiền vào) và được sử dụng cho các hoạt động của doanh nghiệp (dòng tiền ra)”. [1, tr.193] Thông qua quá trình lưu chuyển tiền tệ, có thể đánh giá được các thay đổi trong tài sản thuần, trong cơ cấu tài chính của doanh nghiệp cũng như khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền, khả năng thanh toán và khả năng tạo ra các luồng tiền từ các hoạt động mà doanh nghiệp tiến hành. Tiền tệ tham gia lưu chuyển gồm tiền (tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) và các khoản tương đương tiền (là các khoản đầu tư ngắn hạn không quá 3 tháng, có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền). Quá trình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp được thực hiện thông qua các hoạt động mà doanh nghiệp tiến hành: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Luồng tiền phát sinh từ hoạt động kinh doanh là luồng tiền có liên quan đến các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp và các hoạt động khác không phải là hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Thông tin về luồng tiền này cung cấp thông tin cơ bản để đánh giá khả năng tạo tiền của doanh nghiệp từ các hoạt động kinh doanh để trang trải các khoản nợ, dùy trì các hoạt động, trả cổ tức và tiến hành các hoạt động đầu tư mới mà không cần đến các nguồn tài chính bên ngoài. Luồng tiền phát sinh từ hoạt động đầu tư là luồng tiền có liên quan đến việc mua sắm, xây dựng, nhượng bán, thanh lý tài sản dài hạn và các khoản đầu tư tài chính khác không thuộc các khoản tương đương tiền. Luồng tiền phát sinh từ hoạt động tài chính là luồng tiền có liên quan đến việc thay đổi về quy mô và kết cấu chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích hoạt động lưu chuyển tiền tệ, người ta biết được tiền của doanh nghiệp được tạo ra từ đâu (hoạt động nào), mức độ bao nhiêu (quy mô), Khóa luận tốt nghiệp 20 Khóa 2007 2011
  35. GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính SVTH: Ngô Trung Hiếu và tiền được sử dụng vào đâu (chi tiêu), đồng thời dự báo khả năng tài chính và sự phát triển tài chính của doanh nghiệp trong thời gian tới. Khi phân tích hoạt động lưu chuyển tiền tệ cần xem xét cả mối quan hệ giữa các thông tin được phản ánh trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ với các thông tin trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh trong một số năm liên tiếp. 1.2.2. Phân tích hoạt động lưu chuyển tiền tệ 1.2.2.1. Đánh giá khái quát dòng tiền lưu chuyển thuần trong kỳ Mức tiền thuần lưu chuyển Dòng tiền lưu Dòng tiền lưu tăng (+) hoặc giảm () = chuyển thuần chuyển thuần kỳ này so kỳ trước kỳ này kỳ trước Tốc độ tăng trưởng của Dòng tiền lưu chuyển thuần kỳ này dòng tiền lưu chuyển thuần = x 100 kỳ này so với kỳ trước Dòng tiền lưu chuyển thuần kỳ trước Xem xét xu hướng tăng trưởng của dòng tiền lưu chuyển thuần là căn cứ để dự đoán chính xác luồng tiền lưu chuyển thuần trong tương lai. So sánh bằng số tương đối định gốc để xác định xu hướng tăng trưởng của dòng tiền lưu chuyển thuần: Tốc độ tăng trưởng Dòng tiền lưu chuyển thuần năm i dòng tiền lưu chuyển thuần = x 100 năm i so với năm gốc Dòng tiền lưu chuyển thuần năm gốc Xem xét nhịp điệu tăng trưởng là cơ sở để khẳng định cho sự tăng trưởng mang tính bền vững. So sánh bằng số tương đối liên hoàn để biết được nhịp điệu tăng trưởng của dòng tiên lưu chuyển thuần: Tốc độ tăng trưởng Dòng tiền lưu chuyển thuần năm i dòng tiền lưu chuyển thuần = x 100 năm i so với năm (i1) Dòng tiền lưu chuyển thuần năm (i1) Khóa luận tốt nghiệp 21 Khóa 2007 2011
  36. GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính SVTH: Ngô Trung Hiếu Trong đó, i là năm nghiên cứu (i= ,1 n ) Sử dụng phương pháp biểu đồ hoặc đồ thị để phản ánh kết quả so sánh. Đường biểu diễn kết quả so sánh bằng số tương đối định gốc sẽ phán ánh xu hướng biến động, còn đường biểu diễn kết quả so sánh bằng số tương đối liên hoàn sẽ phản ánh nhịp điệu biến động. 1.2.2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của dòng tiền lưu chuyển thuần Dòng tiền lưu chuyển thuần trong kỳ là tổng hợp của các dòng tiền lưu chuyển thuần từ các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Vì thế mỗi sự biến động về dòng tiền lưu chuyển thuần từ các hoạt động sẽ tác động trực tiếp đến dòng tiền thuần lưu chuyển chung Dòng tiền lưu Lưu chuyển Lưu chuyển Lưu chuyển chuyển thuần = tiền thuần từ + tiền thuần từ + tiền thuần từ trong kỳ HĐKD hoạt động đầu tư hoạt động tài chính 1.2.2.3. Phân tích cơ cấu dòng tiền lưu chuyển thuần Cơ cấu dòng tiền lưu chuyển thuần trong kỳ phản ánh tỷ trọng từng bộ phận dòng tiền lưu chuyển thuần của từng hoạt động chiếm trong tổng số tiền thuần lưu chuyển. Hoạt động nào tạo ra dòng tiền lưu chuyển thuần càng lớn, tỷ trọng dòng tiền lưu chuyển thuần chiếm trong tổng số càng cao và ngược lại. Trong trường hợp dòng tiền lưu chuyển thuần của hoạt động mang lại là “âm”, tỷ trọng tính ra sẽ mang dấu trừ (), phản ánh dòng tiền thuần của hoạt động đó < 0 tức là thu không đủ chi. Tỷ trọng dòng tiền Dòng tiền lưu chuyển thuần từng hoạt động trong kỳ lưu chuyển thuần = x 100 của từng hoạt động Tổng số tiền lưu chuyển thuần trong kỳ Khóa luận tốt nghiệp 22 Khóa 2007 2011
  37. GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính SVTH: Ngô Trung Hiếu Nếu tỷ trọng dòng tiền thu từ hoạt động kinh doanh cao sẽ cho thấy lượng tiền được tạo ra chủ yếu từ họat động kinh doanh thông qua việc tiêu thụ nhiều hàng hóa, thu được tiền từ khách hàng, Đây là dấu hiệu khả quan cho thấy khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là cao và doanh nghiệp có điều kiện để đảm bảo cho khả năng thanh toán của mình. Trường hợp tỷ trọng tiền thu từ hoạt động đầu tư cao chứng tỏ doanh nghiệp đã thu hồi các khoản đầu tư về chứng khoán, thu lãi từ hoạt động đầu tư, nhượng bán tài sản cố định, Trong tường hợp này cần đi sâu xem xét cụ thể, nếu tiền tăng do thu lãi từ hoạt động đầu tư là dấu hiệu khả quan. Ngược lại, nếu tiền tăng từ hoạt động đầu tư là do doanh nghiệp thu hồi các khoản đầu tư tài chính gốc hoặc thu do nhượng bán tài sản cố định lại là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong thanh toán hoặc do thiếu vốn, buộc phải thu hẹp năng lực sản xuất, kinh doanh hay thu hẹp phạm vi đầu tư. Tương tự nếu tiền thu từ hoạt động tài chính chủ yếu thông qua việc phát hành cổ phiếu hay nhận vốn góp của chủ sở hữu hoặc đi vay ngắn hạn, vay dài hạn, lại cho thấy doanh nghiệp đã huy động tiền từ các chủ sở hữu hay từ bên ngoài nhiều hơn. 1.2.2.4. Phân tích mối quan hệ giữa dòng tiền lưu chuyển thuần với khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn có thể xem xét thông qua quan hệ giữa tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn dựa vào thông tin trên Bảng cân đối kế toán. Tuy nhiên, trong một số trường hợp do nhiều nguyên nhân mà số liệu chưa chính xác tình hình thực tế của doanh nghiệp vì do trị số của các chỉ tiêu trên phản ánh trên bảng cân đối kế toán chỉ mang tính thời điểm (đầu kỳ, cuối kỳ) và tính thời vụ trong kinh doanh. Vì thế, ta có thể xem xét mối quan hệ giữa dòng tiền lưu chuyển thuần với nợ ngắn hạn thông qua chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán của tiền và các khoản tương đương tiền”. Hệ số này xác định cho cả kỳ kinh doanh và không phụ thuộc vào yếu tố thời vụ. Hệ số khả năng thanh toán Số tiền thuần lưu chuyển trong kỳ nợ ngắn hạn của tiền và = các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn Khóa luận tốt nghiệp 23 Khóa 2007 2011
  38. GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính SVTH: Ngô Trung Hiếu Hệ số này cho biết, với dòng tiền thuần tạo ra từ các hoạt động trong kỳ doanh nghiệp có đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ hay không. Ngoài ra, ta người phân tích còn xem xét chỉ tiêu “Hệ số khả năng trả nợ ngắn hạn của dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh” Hệ số khả năng trả nợ ngắn Lượng tiền lưu chuyền thuần từ HĐKD hạn của dòng tiền = lưu chuyển thuần từ HĐKD Nợ ngắn hạn Hệ số này cho thấy doanh nghiệp có đủ khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn hay không từ lượng tiền thuần thu được của hoạt động kinh doanh. Trị số của chỉ tiêu này càng cao thì khả năng trả nợ ngắn hạn càng cao và ngược lại. 1.2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của dòng lưu chuyển tiền thuần 1.2.3.1. Nhóm các nhân tố làm tăng tiền a) Từ hoạt động sản xuất kinh doanh Các nhân tố bao gồm: chênh lệch dự phòng giảm giá cuối kỳ lớn hơn đầu kỳ, chênh lệch phải thu cuối kỳ nhỏ hơn đầu kỳ, chênh lệch khoản phải trả cuối kỳ lớn hơn đầu kỳ, chênh lệch hàng tồn kho cuối kỳ nhỏ hơn đầu kỳ, chênh lệch chi phí trả trước cuối kỳ nhỏ hơn đầu kỳ, thu khác bằng tiền từ hoạt động kinh doanh. b) Từ hoạt động đầu tư Gồm các nhân tố: thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác, thu hồi từ cho vay, bán lại công cụ nợ của đơn vị khác, thu hồi đầu tư vốn vào đơn vị khác, thu lãi tiền cho vay, thu cổ tức và thu lợi nhuận được chia. c) Từ hoạt động tài chính Gồm các nhân tố: tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu, tiền vay ngắn hạn, dài hạn được nhận. Khóa luận tốt nghiệp 24 Khóa 2007 2011
  39. GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính SVTH: Ngô Trung Hiếu 1.2.3.2. Nhóm các nhân tố làm giảm tiền a) Từ hoạt động sản xuất kinh doanh Gồm các nhân tố: chênh lệch dự phòng giảm giá cuối kỳ nhỏ hơn đầu kỳ, chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện, lãi do đầu tư vào đơn vị khác, chênh lệch phải thu cuối kỳ lớn hơn đầu kỳ, chênh lệch hàng tồn kho cuối kỳ lớn hơn đầu kỳ, chênh lệch khoản phải trả cuối kỳ nhỏ hơn đầu kỳ, chênh lệch chi phí trả trước cuối kỳ lớn hơn đầu kỳ, tiền lãi vay đã trả, thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp, tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh. b) Từ hoạt động đầu tư Gồm các nhân tố: tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác, tiền chi cho vay và mua các công cụ nợ của đơn vị khác, tiền chi đầu tư vốn vào đơn vị khác c) Từ hoạt động tài chính Gồm các nhân tố: tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, chi mua lại cổ phiếu quỹ, tiền chi trả nợ gốc vay, tiền chi trả nợ thuê tài chính, tiền chi trả cổ tức, lợi nhuận. Khóa luận tốt nghiệp 25 Khóa 2007 2011
  40. GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính SVTH: Ngô Trung Hiếu CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI TRÀ VINH 2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ 2.1.1. Tên công ty Tên gọi đầy đủ: Công ty cổ phần vận tải Trà Vinh. Tên giao dịch đối ngoại: Tra Vinh Cooperation Transport Company (TV.CTC) Điện thoại: 074.3856322 Fax: 0743.3753276 Trụ sở: 43 Điện Biên Phủ, phường 3, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh. Địa bàn hoạt động: tỉnh Trà Vinh và các chi nhánh, cửa hàng, văn phòng đại diện ở trong và ngoài tỉnh. 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần vận tải Trà Vinh Tỉnh Trà Vinh được tái lập năm 1992 với diện tích tự nhiên 2.225 km 2, gồm 7 huyện và một thị xã ( năm 2010 Thị xã Trà Vinh được nâng thành Thành phố Trà Vinh trực thuộc tỉnh). Đồng bào dân tộc Khmer chiếm hơn 30% dân số toàn tỉnh, trên 80% dân số sống ở nông thôn, 70% lao động sản xuất nông nghiệp. Công ty cổ phần vận tải Trà Vinh trước năm 1992 là xí nghiệp vận tải Trà Vinh trực thuộc công ty vận tải tỉnh Cửu Long. Từ 05/1992 tỉnh Cửu Long tách thành hai tỉnh: Trà Vinh và Vĩnh Long, xí nghiệp vận tải Trà Vinh đổi tên thành Công ty vận tải thủy bộ Trà Vinh chuyên kinh doanh vận tải đường bộ và đường thủy. Ngày 10/03/1993, theo quyết định 94/QĐUBT của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh đổi tên thành Công ty vận tải Trà Vinh. Công ty vận tải Trà Vinh kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa bằng đường bộ và đường thủy, kinh doanh vật tư, phụ tùng, thiết bị giao thông vận tải. Bước đầu tiếp nhận tài sản phương tiện xe tàu được phân chia từ xí nghiệp đường sông và xí nghiệp đường bộ Cửu Long cũ. Với tổng Khóa luận tốt nghiệp 26 Khóa 2007 2011
  41. GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính SVTH: Ngô Trung Hiếu xe khách là 45 xe 2.230 ghế, 10 xe tải trọng tải 70 tấn và xà lan, tàu đã qua nhiều năm sử dụng chất lượng kém, cũ kỹ, lạc hậu. Năm 2001 thực hiện theo quyết định 890 của Bộ GTVT và nghị định 92 của Chính phủ, được sự quan tâm của Ủy ban nhân tỉnh, Sở GTVT Trà Vinh với nguồn vốn có hạn công ty đã kết hợp công đoàn tổ chức tuyên truyền đội ngũ công nhân đóng góp vốn để hỗ trợ mua sắm 32 xe khách sản xuất tại Hàn Quốc với tổng số vốn đầu tư 13 tỷ đồng để thay thế phương tiện xe khách cũ, không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật kịp thời phục vụ cho nhân dân được an toàn, nhanh chóng, thuận tiện, thoải mái và mỹ quan. Hàng năm, công ty còn đảm nhiệm quốc phòng đưa quân đi thi hành nghĩa vụ quân sự và kịp thời đưa đón hành khách trong những dịp lễ, tết. Thực hiện chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước dưới sự chỉ đạo của Ban đổi mới doanh nghiệp nhà nước giao cho tập thể người lao động, Công ty vận tải Trà Vinh đã chính thức đổi thành Công ty cổ phần vận tải Trà Vinh theo quyết định 724/QDUBT ngày 27/04/2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh phê duyệt và chính thức đi vào hoạt động ngày 25/05/2004. Với cơ cấu gồm: 5 thành viên trong Hội đồng quản trị, 3 thành viên trong ban kiểm soát, nhiệm kỳ hoạt động năm năm. Công ty cổ phần vận tải Trà Vinh đã phát huy quyền làm chủ tập thể của người lao động, đồng thời đổi mới phương thức quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản cố định, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, huy động rộng rãi vốn cổ đông nhằm tăng cường nhằm tăng cường sức mạnh cạnh tranh của mình trong thời kỳ xã hội hóa ngành vận tải hiện nay, phát triển lâu dài và bền vững. Về hoạt động: Đầu nhiệm kỳ I công ty có 35 xe chạy trên 10 tuyến cố định liên tỉnh với tổng số ghế là 1.563 ghế; 16 xe buýt chạy trên 02 tuyến đường nội tỉnh. Đến cuối nhiệm kỳ I sau khi thanh lý, đầu tư và tái đầu tư lại công ty có 38 xe chạy trên 15 tuyến cố định liên tỉnh với tổng số ghế là 2.287 ghế, trong đó có 09 xe liên doanh với 228 ghế; 26 xe buýt chạy trên 05 tuyến nội tỉnh với tổng số ghế là 784 ghế, trong đó có 11 xe liên doanh với 328 ghế. Về vốn cổ phần: sau đại hội cổ đông thành lập Công ty cổ phần vận tải Trà Vinh nguồn vốn Nhà nước giao cho tập thể người lao động là 3.427.900.000 đồng, Khóa luận tốt nghiệp 27 Khóa 2007 2011
  42. GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính SVTH: Ngô Trung Hiếu số vốn này được giao cho 27 cổ đông là cán bộ, công nhân viên chức của công ty có hợp đồng lao động tại thời điểm sắp xếp doanh nghiệp với tổng số vốn cổ phần. Sau 05 năm hoạt động, cổ đông của công ty là 58 với tổng số cổ phần ghi danh là 34.279 cổ phần mệnh giá 100.000 đồng, số cổ phần không ghi danh là 35.240 cổ phần, đạt 102,80% vốn điều lệ. 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động 2.1.3.1. Chức năng Vận tải hành khách tuyến cố định, vận tải hành khách liên quốc gia, vận chuyển các loại hàng hóa dịch vụ từ nơi này đến nơi khác bằng đường bộ và đường thủy. 2.1.3.2. Nhiệm vụ Thực hiện hợp đồng thuê bao tham quan du lịch trong và ngoài nước. Cung cấp nhiên liệu, phụ tùng thay thế cho các loại xe. Cung cấp các loại vé xe khi hành khách có yêu cầu. Sửa chữa các loại phương tiện đi lại tại trạm sửa chữa và bảo hành xe ô tô. Bảo toàn và phát triển vốn của công ty, cũng cố công ty ngày càng phát triển vững mạnh. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định của Nhà nước và báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh mỗi qúy theo yêu cầu của Hội đồng quản trị. Đào tạo lại đội ngũ công chức bằng tất cả các hình thức để nâng cao trình độ chuyên môn trong lĩnh vực vận tải, nâng cao năng lực quản lý nhân viên đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh tạo điều kiện cho công ty ngày càng phát triển hơn. Khi thay đổi mục tiêu hoạt động, vốn điều lệ của công ty và nội dung khác trong hồ sơ đăng ký kinh doanh công ty phải thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh để được điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 2.1.3.3. Lĩnh vực hoạt động Kinh doanh vật tư, thiết bị, phụ tùng giao thông vận tải. Vận tải hành khách, hàng hóa bằng bộ và đường thủy. Khóa luận tốt nghiệp 28 Khóa 2007 2011
  43. GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính SVTH: Ngô Trung Hiếu Vận tải hành khách tuyến cố định, hợp đồng thuê bao tham quan du lịch trong và ngoài nước. Đại lý bán vé tất cả các loại phương tiện cho các hãng trong, ngoài nước. 2.1.4. Cơ cấu tổ chức quản lý kinh doanh 2.1.4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC P. TÀI VỤ ĐỘI XE KHÁCH P. KH TCHC ĐỘI XE BUÝT Hình 2.1. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ 2.1.4.2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động Công ty cổ phần vận tải Trà Vinh hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và tôn trọng pháp luật. Người lao động trong công ty được giao một phần giá trị doanh nghiệp tương ứng với số năm công tác của từng người, được góp vốn khi công ty huy động vốn, cùng được hưởng số cổ tức và cùng chịu rủi ro về tài chính trong phần vốn thuộc sở hữu của mình. Cơ quan quyết định của công ty là Đại hội Khóa luận tốt nghiệp 29 Khóa 2007 2011
  44. GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính SVTH: Ngô Trung Hiếu cổ đông bầu Hội đồng quản trị để lãnh đạo công ty giữ hai nhiệm kỳ, bầu kiểm soát viên để kiểm tra hoạt động của công ty. 2.1.4.3. Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận Đại hội đồng cổ đông: Theo luật doanh nghiệp và điều lệ công ty, Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty. Đại hội đồng cổ đông quyết định tổ chức lại và giải thể công ty, quyết định định hướng phát triển của công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát. Ban Kiểm soát: do Đại hội đồng Cổ đông bầu ra, là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị cao nhất của công ty, có đầy đủ quyền hạn để thay mặt công ty quyết định các vấn đề liên quan đến mục tiêu và lợi ích của công ty, ngoại trừ các vấn đề thuộc quyền hạn của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban Giám đốc: bao gồm Giám đốc và các phó Giám đốc, do HĐQT quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm. Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty và là người điều hành cao nhất mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước HĐQT về những quyết định của mình. Các phó Giám đốc tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong việc tổ chức quản lý điều hành tổ chức kinh doanh của công ty, trực tiếp điều hành xe buýt. Phòng kế toán – tài vụ : Tham mưu giúp việc cho Giám đốc công ty và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công tác tài chính, kế toán. Nhiệm vụ cụ thể: lập kế hoạch tài chính trong năm kế hoạch và kế hoạch trung, dài hạn; tìm kiếm các nguồn vốn để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị; thực hiện các quy định về kế toán, kiểm toán và thuế theo quy định của Nhà nước; thực hiện quản lý tài chính của Công ty như quản lý các khoản công nợ, chi phí sản xuất kinh doanh; phân phối lợi nhuận và lập kế hoạch phân phối lợi nhuận cho năm kế hoạch, phân phối và sử dụng các quỹ của đơn vị. Phòng kế hoạch tổ chức hành chính: tham mưu cho ban lãnh đạo điều hành sản xuất kinh doanh và sắp xếp tổ chức nhân sự lao động, tiền lương cho công ty, tiếp nhận hồ sơ khiếu nại, khiếu tố trình Giám đốc phân công trả lời theo lịch khiếu Khóa luận tốt nghiệp 30 Khóa 2007 2011
  45. GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính SVTH: Ngô Trung Hiếu tố khiếu kiện, định kỳ phối hợp với hội đồng kiểm kê đánh giá chất lượng phương tiện. Đội xe khách: thực hiện nhiệm vụ tổ chức vận chuyển hành khách tuyến cố định. Phối hợp cùng phòng kế hoạch tham mưu cho Giám đốc việc ký hiệp thương khai thác các luồng tuyến mới. Đội xe buýt: thực hiện nhiệm vụ vận chuyển hành khách băng xe buýt. 2.1.5. Tổ chức công tác kế toán 2.1.5.1. Sơ đồ bộ máy kế toán KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP KẾ TOÁN THỦ QUỸ KẾ TOÁN KẾ TOÁN THANH TOÁN TSCĐ TI ỀN L ƯƠNG Hình 2.2. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 2.1.5.2. Chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp a) Kỳ kế toán năm: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 cùng năm đó. b) Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: đồng Việt Nam. c) Chế độ kế toán áp dụng: chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành theo quyết định 48/2006/QĐBTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. d) Hình thức kế toán áp dụng: chứng từ ghi sổ Trình tự ghi sổ kế toán của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: Khóa luận tốt nghiệp 31 Khóa 2007 2011
  46. GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính SVTH: Ngô Trung Hiếu Chứng từ kế toán Sổ thẻ Sổ quỹ Bảng tổng hợp kế toán chứng từ kế toán chi tiết các lo ại Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ ch ứng từ ghi sổ Bảng Sổ cái tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính HÌNH 2.3: HÌNH THỨC KẾ TOÁN CHỨNG TỪ GHI SỔ Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán. e) Phương pháp khấu hao tài sản đang áp dụng: TSCĐ được khấu hao theo phương pháp đường thẳng để trừ dần với nguyên giá theo thời gian hữu dụng ước Khóa luận tốt nghiệp 32 Khóa 2007 2011
  47. GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính SVTH: Ngô Trung Hiếu tính phù hợp với hướng dẫn tại thông tư số 203/2009/TTBTC ngày 20/10/2009 của Bộ tài chính. f) Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản dự phòng phải trả: nguyên tắc trích lập các khoản dự trữ, các quỹ từ lợi nhuận sau thuế: trích lập theo quy định tại điều lệ tổ chức và động của công ty. g) Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu: doanh thu được ghi nhận khi dịch vụ đã hoàn thành đồng thời lợi ích thu được từ giao dịch được xác định tương đối chắc chắn, tuân thủ các điều kiện ghi nhận doanh thu 2.1.5.3. Chức năng và các phân ngành kế toán Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng kế toán tài vụ: trực tiếp điều hành chung về mặt công tác với phòng. Hàng năm xây dựng kế hoạch tài chính kế toán sử dụng hợp lý, đạt hiệu quả, các chỉ tiêu nộp ngân sách, phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ. Tổ chức và chịu trách nhiệm công tác kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành quản lý sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, việc chấp hành chế độ quản lý định mức lao động, tiền lương cùng phòng hành chánh tổ chức xây dựng đơn giá tiền lương hàng năm. Công tác kế hoạch: xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, tổ chức thực hiện các thủ tục vay vốn mua sắm xe phục vụ vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt. Quản lý và theo dõi các hợp đồng kinh tế với khách hàng. Kế toán tổng hợp: kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ, tính rõ ràng, chính xác trung thực của các số liệu, thông tin những chứng từ kế toán. Lập báo cáo kế toán định kỳ. Theo dõi số liệu tăng, giảm các nguồn vốn như vốn cố định, vốn lưu động và các quỹ xí nghiệp. Tổng hợp các số liệu phát sinh trong tháng, lên các biểu đồ mẫu kế toán như: nhật kỹ chứng từ, bảng kê kế toán. Hạch toán kế toán, lập sổ cái, sổ chi tiết, lập sơ đồ và bảng cân đối kế toán, xác định kết quả kinh doanh của công ty. Kế toán thanh toán: lập sổ theo dõi thu, chi tiền mặt, tạm ứng, tiền gửi, tiền vay ngân hàng. Lập phiếu thu, chi khi có đủ chứng từ hợp pháp phải đúng quy định. Lập phiếu thanh toán tạm ứng hàng tháng, lập bảng kê khai chứng từ thuế giá trị gia Khóa luận tốt nghiệp 33 Khóa 2007 2011
  48. GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính SVTH: Ngô Trung Hiếu tăng đầu vào và bảng kê khai nộp thuế hàng tháng. Lập hóa đơn thuế giá trị gia tăng đầu ra và báo quyết toán thuế các loại hàng năm. Thủ quỹ: cấp phát tiền khi có phiếu chi và nhập quỹ khi có các phiếu thu và trực tiếp nhận tiền mặt khi rút trực tiếp từ ngân hàng ra. Kế toán tài sản cố định: theo dõi và hạch toán TSCĐ, tham gia kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ theo quy định hiện hành. Lập sổ và theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ và mở sổ chi tiết cho từng loại. Phân bổ và lập kế hoạch cơ bản cho từng TSCĐ, các báo cáo về TSCĐ. Kế toán tiền lương: thuộc tổ chức hành chính, có nhiệm vụ tính lương, bảo hiểm xã hội chuyển vào kế toán trưởng, kiểm tra và thanh toán lương cho cán bộ nhân viên. 2.1.6. Những thuận lợi và khó khăn của đơn vị 2.1.6.1 . Thuận lợi • Được sự quan tâm của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở giao thông vận tải và các ngành chức năng tạo điều kiện cho công ty chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần giao cho tập thể người lao động nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, huy động nhiều nguồn vốn, tăng sức cạnh tranh với các đơn vị vận tải khác trong và ngoài tỉnh để tạo điều kiện bền vững cho công ty. • Hội đồng quản trị làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có sự nhất trí cao của tập thể thành viên trong Hội đồng quản trị trong việc đề ra các chủ trương, giải pháp thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm. Hội đồng quản trị cũng thể hiện chức năng ban giám đốc công ty trong điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, trong phân công nhiệm vụ rõ ràng trên tinh thần dân chủ công khai trong nội bộ công ty. • Ý thức trách nhiệm cao của nhân viên, công nhân lái xe, phụ xe qua việc thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng xe, số xe đạt yêu cầu ký thuật từ 80%90% trở lên đáp ứng kịp thời vận chuyển an toàn hành khách. Đội ngũ công nhân, người nhận khoán đã đóng góp sức người, sức của cùng công ty vượt qua khó khăn bám Khóa luận tốt nghiệp 34 Khóa 2007 2011
  49. GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính SVTH: Ngô Trung Hiếu tuyến, bám đường để đảm bảo cho nhân đi lại thuận tiện, nâng cao năng lực sản xuất, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh theo hướng mới để hòa nhập theo xu hướng cạnh tranh hiện nay. • Hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt qua các năm có nhiều chuyển biến tích cực trong việc phục vụ kịp thời nhu cầu đi lại cho người dân trong tỉnh. 2.1.6.2. Khó khăn • Về vận tải hành khách tuyến cố định: sự cạnh tranh quyết liệt giữa các đơn vị vận tải nhất là cạnh tranh về chất lượng vận tải và phong cách phục vụ. Ngoài ra, còn phải chịu sự cạnh tranh không lành mạnh của các xe dù, bến cốc. Địa bàn chủ yếu của xe khách chủ yếu tập trung tại bến xe trong 15 tuyến xe khách cố định liên tỉnh thì đã có 11 tuyến tại đầu bến xe Trà Vinh. Tuyến xe chủ lực Trà Vinh thành phố Hồ Chí Minh chiếm 30% doanh thu của công ty nhưng lượng khách chỉ đạt 55% hành khách/ lượt/ xe. Một số tuyến hoạt động không hiệu quả, doanh thu không bù đắp chi phí như: Trà Vinh Châu Đốc, Trà Vinh Cà Mau., riêng tuyến Trà Vinh – Cà Mau phải ngừng hoạt động một tài vì lượng hành khách giảm. Trong quản lý phương tiện vận tải còn nể nang trong khâu nhận khoán, tranh chấp về trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện, nhiều phương tiện nằm chờ giải quyết nhưng thời gian nằm kéo dài gây thất thu. Các thành phần kinh tế cạnh tranh gay gắt gây khó khăn cho công ty trong việc khai thác nguồn hàng cho vận tải hàng hóa và luồng tuyến cho vận tải hành khách. Chưa chủ động khai thác mở rộng tuyến mới chủ yếu tập trung nhiều tuyến đường Trà Vinh – thành phố Hồ Chí Minh. Giá nhiên liệu, phụ tìng, vật tư biến động và có chiều hướng gia tăng làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. • Về vận tải hành khách bằng xe buýt: việc quản lý còn nhiều bất cập, ý thức chấp hành nội quy, quy chế chưa cao. Còn nhiều tình trạng bỏ chuyến, trầm xe, các vi phạm an toàn giao thông còn xảy ra. Giải quyết công nợ còn chưa triệt để, nợ khoán còn dây dưa kéo dài. • Công ty còn khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay của Nhà nước hổ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên đơn vị chưa mạnh dạng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Việc sử dụng tài sản phục vụ sản xuất của công ty chưa đạt hiệu Khóa luận tốt nghiệp 35 Khóa 2007 2011
  50. GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính SVTH: Ngô Trung Hiếu quả cao. Hàng năm chính sách thuế còn nhiều thay đổi nên việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cũng còn nhiều bất cập. 2.1.7. Chiến lược và phương hướng phát triển đơn vị trong tương lai Về vận tải Vận tải xe khách Tiếp tục chấn chỉnh hoạt động xe khách trên các tuyến cố định, bố trí tài, chuyến hợp lý nhằm nâng cao chất lượng phục vụ. Giữ vững và duy trì các tuyến hành khách cố định hiện đang khai thác. Đối với tuyến chủ lực Trà Vinh – Sài Gòn cần thay đổi phương tiện mới với số ghế phù hợp nhu cầu thực tế để từng bước hiện đại hóa phương tiện, tránh tụt hậu quá xa trong lĩnh vực vận tải hành khách của cả nước. Chủ động thanh lý, hóa giá các xe khách lạc hậu, kém chất lượng. Huy động vốn bằng nhiều hình thức: vốn cổ phần, góp vốn liên doanh với nhiều đối tác để đầu tư mua sắm các phương tiện xe khách đời mới có trọng tải 30 đến 40 ghế có trang bi máy điều hòa, ghế nệm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, giá cả hợp lý, vừa bảo vừa bảo vệ môi trường vừa tiết kiệm chi phí sử dụng nhiên liệu, tính cơ động cao để thay thế các phương tiện hiện đang khai thác, tăng số tài chuyến phục vụ hành khách tại bến, khai thác hợp đồng tham quan, du lịch theo hướng chuyên nghiệp nhằm tăng doanh thu, mau thu hồi lại vốn. Khai thác tuyến Trà Vinh – Sài Gòn theo lộ trình mới đi qua quốc lộ 60 qua Bến Tre đi thành phố Hồ Chí Minh. Tăng cường quảng cáo, tiếp thị trên diện rộng khâu dịch vụ khai thác hợp đồng tham quan du lịch. Đầu tư đổi mới phương tiện để không ngừng nâng cao năng lực vận tải, nâng cao chất lượng phục vụ, xây dựng đội ngũ nhân viên có tinh thần trách nhiệm, giao tiếp văn minh nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng Vận tải xe buýt Mở thêm các tuyến mới nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của người dân được thuận tiện hơn với phong cách phục vụ tốt. Tăng cường giáo dục đội ngũ công nhân trực tiếp lái, nhân viên phục vụ về tinh thần trách nhiệm, ý thức chấp hành nội quy, quy chế thực hiện đúng hành trình, lịch trình, biểu đồ chạy xe trên từng tuyến đường. Khóa luận tốt nghiệp 36 Khóa 2007 2011
  51. GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính SVTH: Ngô Trung Hiếu Về công tác tổ chức và quản lý điều hành Tiếp tục chấn chỉnh về công tác tổ chức, thực hiện quy chế quản lý, điều hành giữa Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và các phòng ban, đội xe, người quản lý phương tiện. Tăng cường tính kỹ cương, kỹ luật và trật tự nề nếp trong công ty. Kiện toàn bộ máy tổ chức, nâng cao trình độ quản lý của cán bộ, công nhân viên theo kịp tình hình hiện nay, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nâng cao năng lực chuyên môn, tổ chức hội thi năng cao tay nghề cho người lái xe giỏi, giữ xe tốt, lái xe an toàn. Có chính sách khen thưởng kịp thời, tăng mức thu nhập ngày càng cao nhằm nâng cao đời sống cho cán bộ, công nhân viên trong công ty. Phát huy hơn nữa quyền làm chủ tập thể của công nhân, người nhận khoán trong việc tham gia quản lý tính chủ động sáng tạo trong sản xuất, bảo quản xe tốt, thái độ phục vụ khách hàng văn minh, tuân thủ các quy định pháp luật về vận tải hàng hóa: không chở hàng cấm, cháy nổ, , các quy định về an toàn giao thông. Đối với cấp lãnh đạo công ty: tổ chức quản trị các hoạt động chức năng, nghiệp vụ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công nhằm thực hiện các chiến lược kinh doanh có hiệu quả cho công ty. Nắm vững mục tiêu công ty, tạo ra mối quan hệ tốt giữa các bộ phận phòng ban. Nắm vững trách nhiệm, phạm vi quyền hạn được giao, xác định các hoạt động cần thiết phải thực hiện để đạt được kết quả. Cần có những giải pháp để giải quyết những vấn đề liên quan đến từng bộ phận để hoàn thành nhiệm vụ. Thường xuyên xem xét lại tính hiệu quả trong công tác của từng bộ phận để kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn những sai sót. Đối với các phòng ban: phải lựa chọn nhân viên, bố trí công việc thích hợp cho các nhân viên nhằm tạo ra bầu không khí hòa đồng trong công ty. Thường xuyên báo cáo những kết quả đạt được lên cấp lãnh đạo theo đúng sự ủy quyền. Cải cách cách làm việc, đẩy mạnh giám sát các hoạt động quản lý điều hành của ban lãnh đạo trong công ty, chống tham ô, lãng phí, quan liêu nhất là tiết kiệm chi phí cho quản lý. Về công tác tài chính Tăng cường quản lý thu, chi tài chính, tiếp tục huy động vốn cổ phần của công ty. Đồng thời kêu gọi góp vốn liên doanh với nhiều đối tác để thực hiện mục tiêu Khóa luận tốt nghiệp 37 Khóa 2007 2011
  52. GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính SVTH: Ngô Trung Hiếu thay đổi đầu tư phương tiện mới. Có kế hoạch phân bổ các chi phí trong quản lý một cách hợp lý, giảm các chi phí không cần thiết để tập trung vốn mở rộng sản xuất kinh doanh. Cổ phần Chuyển đổi cổ phần của công ty thành cổ phần phổ thông có mệnh giá 10.000 đồng/ cổ phần. Có kế hoạch mua lại cổ phần của cổ đông đã mất, cổ đông nghỉ hưu không làm nghề xe của công ty. Về việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Công ty tiếp tục thực hiện kê khai nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. Riêng hoạt động xe buýt không chịu thuế giá trị gia tăng. Về định mức doanh thu hàng năm Đại hội thường niên bàn bạc và thống nhất định mức doanh thu hàng năm trên cơ sở không thấp hơn giá thành vận tải của từng năm thực hiện. Mở rộng dịch vụ làm đại lý cung cấp, mua bán phụ tùng các loại xe ô tô. 2.2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI TRÀ VINH TRONG 03 NĂM TỪ 2008 ĐẾN 2010 2.2.1. Phân tích kết quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu phản ánh doanh thu và thu nhập. 2.1.1.1. Phân tích tổng thu nhập a) Khái quát chung tình hình tổng thu nhập công ty cổ phần vận tải Trà Vinh qua 03 năm 2008 – 2010 Nhìn chung tổng thu nhập qua ba năm của công ty cổ phần vận tải Trà Vinh giảm, năm sau giảm so với năm trước. Cụ thể như sau: Năm 2008 tổng thu nhập đạt 14.080.954.677 đồng, sang năm 2009 tổng thu nhập là 14.037.311.354 đồng, giảm 43.643.323 đồng tương 0,31% so với năm 2008. Năm 2010 tổng thu nhập giảm mạnh chỉ đạt 13.449.809.023 đồng, so với năm 2009 tổng thu nhập giảm 587.502.331 đồng, tương đương 4,19%. Khóa luận tốt nghiệp 38 Khóa 2007 2011
  53. GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính SVTH: Ngô Trung Hiếu Chỉ tiêu Tổng thu nhập chịu ảnh hưởng trực tiếp của 3 nhân tố: doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính, lãi (hoặc lỗ) thuần khác. Trong giai đoạn 2008 – 2010 các nhân tố trên biến động ảnh hưởng đến tổng thu nhập được thể hiên ở bảng 2.1 sau: Khóa luận tốt nghiệp 39 Khóa 2007 2011
  54. GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính SVTH: Ngô Trung Hiếu Bảng 2.1. BẢNG PH ÂN TÍCH TÌNH HÌNH T ỔNG THU NHẬP (2008 2010) Đơn vị tính: đồng Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 số tiền % số tiền % A 1 2 3 4 =21 5=4*100/1 6 =32 7=6*100/2 1. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ (1 ’) 13.806.735.673 13.532.544.736 12.896.959.686 274.190.937 1,99 635.585.050 4,70 2. Doanh thu thuần hoạt động tài chính (2’) 354.116 18.273.282 3.711.818 17.919.166 5.060,25 14.561.464 79,69 3. Lãi (hoặc lỗ) thuần khác (3’) 273.864.888 486.493.336 549.137.519 212.628.448 77,64 549.137.519 12,88 4. Tổng thu nhập (4’ = 1’+2’+3’) 14.080.954.677 14.037.311.354 13.449.809.023 43.643.323 0,31 587.502.331 4,19 (Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ Công ty cổ phần vận tải Trà Vinh) Khóa luận tốt nghiệp 40 Khóa 2007 2011
  55. GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính SVTH: Ngô Trung Hiếu • Nhân tố Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ: đây là nhân tố chính trong Tổng thu nhập. Liên tiếp qua 03 năm 2008 2010 Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm như sau: + Năm 2008 Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 13.806.735.673 đồng, sang năm 2009 đạt 13.532.544.736 đồng giảm 274.190.937 đồng tương đương 1,99% so với năm 2008. + Đến năm 2010 thì Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ lại giảm còn 12.896.959.686 đồng, tức là giảm 635.585.050 đồng tương đương 4,70% so với năm 2009. • Nhân tố Doanh thu thuần hoạt động tài chính: Doanh thu thuần hoạt động tài chính của doanh nghiệp chủ yếu là lãi tiền gửi, tiền cho vay. Tuy nhân tố này chiếm tỷ trọng nhỏ trong Tổng doanh thu nhưng qua 03 năm vẫn có sự biến động: + Năm 2008 Doanh thu thuần hoạt động tài chính đạt 354.116 đồng, sang năm 2009 đạt 18.273.282 đồng tăng 17.919.166 đồng tương đương 5.060,25% so với năm 2008. Đây là sự tăng vọt rất đáng kể vì trong năm này công ty nhận được tiền hổ trợ lãi suất của Nhà nước dành cho dự án xe buýt giai đoạn hai. + Năm 2010 Doanh thu thuần hoạt động tài chính giảm xuống mức chỉ đạt 3.711.818 đồng, giảm 14.561.464 đồng tương đương 79,69% so năm 2009. • Nhân tố lãi thuần khác: nhìn chung hoạt động kinh doanh khác của công ty chủ yếu là do hoạt động nhượng bán, thanh lý tài sản cố định đều có lãi và năm sau cao hơn năm trước qua các năm cụ thể như: + Năm 2008 lãi thuần khác là 273.864.888 đồng, qua năm 2009 con số này là 486.493.336 đồng, tăng 212.628.448 đồng, tương đương 77,65% so năm 2008. + Năm 2010 nhân tố lãi thuần khác tiếp tục tăng lên mức 549.137.519 đồng, tăng 549.137.519 đồng, tương đương 12,88% so với năm 2009. Đây là những nhận định bước đầu về tổng thu nhập, chúng ta sẽ đi sâu phân tích từng nhân tố ở các phần sau. Khóa luận tốt nghiệp 41 Khóa 2007 2011
  56. GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính SVTH: Ngô Trung Hiếu b) Cơ cấu tổng thu nhập Tuy chỉ tiêu Tổng thu nhập được cấu thành từ 3 nhân tố trên nhưng mức độ đóng góp của từng nhân tố trong Tổng thu nhập là khác nhau và chúng cũng chiếm tỷ trọng khác nhau. Năm 2008: Tỷ trọng của Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ trong Tổng thu 13.806.735.673 nhập = *100 = 98,053% 14.080.954.677 Tỷ trọng của Doanh thu thuần hoạt động tài chính trong Tổng thu nhập 354.116 = *100 = 0,003% 14.080.954.677 Tỷ trọng của Lãi hoặc lỗ thuần khác trong Tổng thu nhập 273.864.888 = *100 = 1,945% 14.080.954.677 Với cách tính tương tự cho các năm, cơ cấu Tổng thu nhập được thể hiện qua bảng phân tích sau: Khóa luận tốt nghiệp 42 Khóa 2007 2011
  57. GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính SVTH: Ngô Trung Hiếu Bảng 2.2: PHÂN TÍCH CƠ CẤU TỔNG THU NHẬP (2008 2010) ĐVT: đồng Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng Chỉ tiêu 2008 (%) 2009 (%) 2010 (%) 1. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ (1’) 13.806.735.673 98,053 13.532.544.736 96,404 12.896.959.686 95,890 2. Doanh thu thuần hoạt động tài chính (2’) 354.116 0,003 18.273.282 0,130 3.711.818 0,028 3. Lãi hoặc lỗ thuần khác (3’) 273.864.888 1,945 486.493.336 3,466 549.137.519 4,083 4. Tổng thu nhập (4’=1’+2’+3’) 14.080.954.677 100 14.037.311.354 100 13.449.809.023 100 (Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ Công ty cổ phần vận tải Trà Vinh) Khóa luận tốt nghiệp 43 Khóa 2007 2011
  58. GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính SVTH: Ngô Trung Hiếu Tổng thu nhập biến động qua từng năm và tỷ trọng của các nhân tố cấu thành nên Tổng thu nhập cũng thay đổi: + Tỷ trọng của nhân tố Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ trong các năm từ 2008 đến 2010 lần lượt là 98,053 %; 96,404 %; 95,890 % trong tổng thu nhập. + Cùng thời gian trên tỷ trọng của nhân tố Doanh thu hoạt động tài chính chiếm trong Tổng thu nhập lần lượt là: 0,003 %; 0,130 %; 0,028 %. + Sự đóng góp của nhân tố lãi thuần từ hoạt động khác trong cơ cấu Tổng thu nhập giai đoạn 2008 – 2010 là: 1,945 %; 3,466 %; 4,083 %. Cơ cấu của Tổng thu nhập qua các năm được thể hiện qua biểu đồ sau: BIỂU ĐỒ CƠ CẤU TỔNG THU NHẬP 100% 90% 80% 70% 3. Lãi hoc l thun khác 60% 50% 2. Doanh thu thun hot đng tài chính 40% 30% 1. Doanh thu thun bán hàng và 20% cung cp dch v 10% 0% 2008 2009 2010 NĂM Hình 2.4. BIỂU ĐỒ CƠ CẤU TỔNG THU NHẬP QUA CÁC NĂM Khóa luận tốt nghiệp 44 Khóa 2007 2011
  59. GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính SVTH: Ngô Trung Hiếu Qua bảng phân tích và biểu đồ trên thấy: Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất và chủ yếu của Tổng doanh thu. Tuy nhiên trong thời gian 3 năm qua Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ lại giảm cả về trị số lẫn tỷ trọng của mình trong sự đóng góp vào tổng thu nhập chung. Nguyên nhân là do công ty thu hẹp thị phần hoạt động, chịu sự cạnh tranh của các doanh nghiệp khác trên cùng địa bàn. Doanh thu hoạt động tài chính chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng thu nhập và không đáng kể. Vì nguồn thu này chủ yếu từ lãi tiền gửi ngân hàng và nhận hổ trợ lãi suất. Lãi thuần từ hoạt động khác lại tăng qua các năm và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng thu nhập chung của doanh nghiệp chủ yếu từ hoạt động thanh lý TSCĐ mà cụ thể là xe khách. c) Tình hình tăng trưởng của Tổng thu nhập Tốc độ tăng trưởng Tổng thu nhập theo thời gian được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.3: TỐC ĐỘ TĂNG TR ƯỞNG TỔNG THU NHẬP THEO THỜI GIAN (2008 – 2010) ĐVT: đồng Chỉ tiêu Tổng thu nhập 2008 14.080.954.677 2009 14.037.311.354 2010 13.449.809.023 Tốc độ tăng trưởng 2009/2008 (%) 99,69 Tốc độ tăng trưởng 2010/2009 (%) 95,81 Tốc độ tăng trưởng 2010/2008 (%) 95,52 (Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ Công ty cổ phần vận tải Trà Vinh) Nhận xét: bằng phương pháp so sánh liên hoàn ta xác định được tốc độ tăng trưởng Tổng thu nhập theo thời gian. Trong các năm 2009, 2010 Tổng thu nhập tăng trưởng với mức độ 99,69% và 95,81% tức là > 100%. Điều này nói lên năm Khóa luận tốt nghiệp 45 Khóa 2007 2011
  60. GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính SVTH: Ngô Trung Hiếu 2009 tổng thu nhập giảm 0,31% so năm 2008, tuy nhiên đây mức giảm không đáng kể vì; năm 2010 giảm 4,19% so với năm 2009 đồng nghĩa với việc không có sự tăng trưởng về tổng thu nhập hay tổng thu nhập tăng trưởng “âm”. Qua tốc độ tăng trưởng tổng thu nhập ở trên ta thấy một thực trạng về tính thiếu ổn định và kém bền vững trong sự tăng trưởng tổng thu nhập của doanh nghiệp. Biểu đồ bên dưới sẽ mô tả rõ hơn nhận định này. BIỂU ĐỒ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG TỔNG THU NHẬP THEO THỜI GIAN 99.69 95.81 100.00 90.00 80.00 Tốc độ tăng trưởng 70.00 2009/2008 (%) 60.00 Tốc độ tăng trưởng 50.00 2010/2009 (%) 40.00 30.00 20.00 10.00 Hình 2.5. BIỂU ĐỒ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG TỔNG THU NHẬP 20082010 Bằng phương pháp so sánh định gốc, lấy năm 2008 làm gốc ta so sánh tổng thu nhập của năm 2009 và 2010 rồi thể hiện kết quả so sánh bằng biểu đồ, đường biểu diễn cho thấy xu hướng tăng trưởng của tổng thu nhập từ năm 2008 là 100% (năm gốc), sang năm 2009 xuống mức 99,96% giảm 0,31%, đến năm 2010 lại tiếp tục xuống mức 95,52% giảm 4,48% so năm 2008. Khóa luận tốt nghiệp 46 Khóa 2007 2011
  61. GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính SVTH: Ngô Trung Hiếu XU HƯỚNG TĂNG TRƯỞNG TỔNG THU NHẬP CÔNG TY CPVT TRÀ VINH 2008 2010 101 100 100 99.69 99 98 97 Tốc độ tăng trưởng Tổng thu nhập (%) 96 95.52 95 94 93 2008 2009 2010 NĂM Hình 2.6. BIỂU ĐỒ XU HƯỚNG TĂNG TRƯỞNG TỔNG THU NHẬP Tổng thu nhập của công ty cổ phần vận tải Trà Vinh liên tiếp giảm trong ba năm, làm cho tốc độ tăng trưởng “âm”, xu hướng tăng trưởmg đi xuống là do doanh nghiệp thu hẹp năng lực kinh doanh, mặc khác phải chịu sự cạnh tranh của các doanh nghiệp vận tải khác về chất lượng dịch vụ và các hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh của xe dù bến cốc. 2.1.1.2. Phân tích doanh thu thuần hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần vận tải Trà Vinh. a) Tình hình chung doanh thu thuần hoạt động kinh doanh (DTTKD) của Công ty cổ phần vận tải Trà Vinh 03 năm qua (2008 – 2010) Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vận tải Trà Vinh gồm hai bộ phận: doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ và doanh thu thuần hoạt động tài chính. Trong giai đoạn 2008 – 2010 DTTKD giảm, trong đó doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm đều 3 năm liền. Ở nhân tố doanh thu thuần hoạt động kinh doanh vốn là hiệu số của tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ các khoản giảm trừ (chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ) nhưng các mục này trong giai đoạn 2008 – 2010 không Khóa luận tốt nghiệp 47 Khóa 2007 2011
  62. GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính SVTH: Ngô Trung Hiếu phát sinh nên bài phân tích không đề cập tới; doanh thu hoạt động tài chính có năm tăng, năm giảm và mức độ tăng giảm rất chênh lệch nhau. Tình hình DTTKD sơ bộ như sau: Năm 2008 tổng DTTKD của công ty là 13.807.089.789 đồng, sang năm 2009 nó giảm xuống còn 13.550.818.018 đồng, giảm 256.271.771 đồng, tương đương giảm 1,86% so năm 2008; Năm 2010 tổng DTTKD chỉ còn 12.900.671.504 đồng, giảm 650.146.514 đồng, tức giảm 4,80% so năm 2009. Tình hình tăng giảm của các nhân tố ảnh hưởng đến tổng DTTKD được thể hiện trong bảng 2.4 bên dưới Khóa luận tốt nghiệp 48 Khóa 2007 2011
  63. GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính SVTH: Ngô Trung Hiếu Bảng 2.4. BẢNG PHÂN TÍCH T ÌNH HÌNH CHUNG TỔNG DOANH THU THU ẦN KINH DOANH (2008 2010) Đơn vị tính: đồng Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 số tiền % số tiền % A 1 2 3 4=21 5=4*100/1 6=32 7=6*100/2 1. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ (1’) 13.806.735.673 13.532.544.736 12.896.959.686 274.190.937 1,99 63.5585.050 4,70 2. Doanh thu thuần hoạt động tài chính (2’) 354.116 18.273.282 3.711.818 17.919.166 5.060,25 14.561.464 79,69 3. Tổng doanh thu thuần hoạt động kinh doanh (3’=1’+2’) 13.807.089.789 13.550.818.018 12.900.671.504 256.271.771 1,86 650.146.514 4,80 (Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ Công ty cổ phần vận tải Trà Vinh) Khóa luận tốt nghiệp 49 Khóa 2007 2011
  64. GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính SVTH: Ngô Trung Hiếu TÌNH HÌNH DOANH THU THUẦN KINH DOANH (20082010) 13806735673 13532544736 14000000000 12896959686 12000000000 10000000000 8000000000 1. Doanh thu thuần bán 6000000000 hàng và cung cấp dịch vụ 2. Doanh thu thuần hoạt 4000000000 động tài chính 2000000000 354116 18273282 3711818 0 2008 2009 2010 NĂM Hình 2.7. BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH DTT KINH DOANH (2008 – 2010) b) Cơ cấu doanh thu thuần hoạt động kinh doanh Doanh thu thuần kinh doanh của công ty cổ phần vận tải Trà Vinh được cấu thành từ hai bộ phận doanh thu thuần là DTT bán hàng và cung cấp dịch vụ; doanh thu hoạt động tài chính. Trong DTT bán hàng và cung cấp dịch vụ lại gồm 3 bộ phận doanh thu nhỏ nữa là: doanh thu hoạt động xe khách, doanh thu hoạt động xe buýt, và doanh thu hợp đồng vận chuyển; doanh thu hoạt động tài chính là thu về từ lãi tiền gửi, tiền nhận hổ trợ lãi suất của Nhà nước. Tỷ trọng mà mỗi bộ phận doanh thu đóng góp vào tổng doanh thu thuần kinh doanh (cột 2) được xác định như sau: lấy trị số của từng bộ phận doanh thu chia cho Tổng DTT kinh doanh và nhân 100. Năm 2008: .8 284.041.402 Tỷ trọng Doanh thu hoạt động xe khách = = 59,998% 13.807.089.789 .5 246.559.556 Tỷ trọng Doanh thu hoạt động xe buýt = = 37,999% 13.807.089.789 276.134.715 Tỷ trọng Doanh thu từ hợp đồng vận chuyển = = 2% 13.807.089.789 Khóa luận tốt nghiệp 50 Khóa 2007 2011
  65. GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính SVTH: Ngô Trung Hiếu 13.806.735.673 Tỷ trọng doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ = 13.807.089.789 = 99,997% 354.116 Tỷ trọng Doanh thu thuần hoạt động tài chính = = 0,003% 13.807.089.789 Các năm tiếp theo cũng tính theo cách tương tự ở các cột số 4 và số 6 trong bảng phân tích bên dưới. Mỗi bộ phận doanh thu có mức đóng góp vào tổng DTTKD chung khác nhau và có sự thay đổi theo từng năm. Cơ cấu DTTKD trong ba năm qua được thể hiện qua bảng 2.5. Khóa luận tốt nghiệp 51 Khóa 2007 2011
  66. GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính SVTH: Ngô Trung Hiếu Bảng 2.5: PHÂN TÍCH CƠ CẤU TỔNG DOANH THU THUẦN KINH DOANH (2008 2010) ĐVT: đồng 2008 2009 2010 2009 so với 2008 2010 so với 2008 Tỷ Tỷ Tỷ Biến động Biến động trọng trọng trọng Tỷ trọng tỷ trọng Tỷ trọng tỷ trọng Chỉ tiêu số tiền (%) số tiền (%) số tiền (%) số tiền (%) (%) số tiền (%) (%) A 1 2 3 4 5 6 7=31 8=3*100/1 9=42 10=51 11=5*100/1 12=62 1. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ (1’=a+b+c) 13.806.735.673 99,997 13.532.544.736 99,865 12.896.959.686 99,971 274.190.937 98,014 0,132 909.775.987 93,411 0,026 a) Doanh thu hoạt động xe khách (a) 8.284.041.402 59,998 8.251.510.305 60,893 7.533.869.090 58,399 32.531.097 99,607 0,895 750.172312 90,944 1,599 b) Doanh thu ho ạt động xe buýt (b) 5.246.559.556 37,999 4.973.139.000 36,700 5.104.758.000 39,570 273.420.556 94,789 1,299 141801.556 97,297 1,571 c) Doanh thu từ hợp đồng vận chuyển (c) 276.134.715 2,000 307.895.431 2,272 258.332.596 2,002 31.760.716 111,502 0,272 17.802119 93,553 0,003 2. Doanh thu thu ần hoạt động tài chính (2’=d) 354.116 0,003 18.273.282 0,135 3.711.818 0,029 17.919.166 5.160,253 0,132 3.357.702 1.048,193 0,026 Lãi tiền gửi, tiền nhận hổ trợ lãi suất (d) 354.116 0,003 18.273.282 0,135 3.711.818 0,029 17919.166 5.160,253 0,132 3.357.702 1.048,193 0,026 3. T ổn g doanh thu thu ần kinh doanh (3’=1’+2’) 13.807.089.789 100 13.550.818.018 100 12.900.671.504 100 256.271.771 98,144 906.418.285 93,435 (Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ Công ty cổ phần vận tải Trà Vinh) Khóa luận tốt nghiệp 52 Khóa 2007 2011
  67. GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính SVTH: Ngô Trung Hiếu Lấy năm 2008 làm gốc và bằng phương pháp so sánh định gốc ta nhận thấy các nhân tố trong cơ cấu tổng DTTKD trong giai đoạn 2008 – 2010 có những biến động sau: Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ: đây là nhân tố chủ yếu nhất và đóng góp nhiều nhất trong tổng DTTKD của doanh nghiệp, nhưng nó cũng là nhân tố biến động nhiều nhất: từ 2008 đến 2010 DTT bán hàng và cung cấp dịch vụ lần lượt là 13.806.735.673 đồng, 13.532.544.736 đồng và 12.896.959.686 đồng chiếm tỷ trọng 99,997%; 99,865% và 99,971% trong tổng DTTKD của doanh nghiệp. Kết quả trên là tổng hợp tác động của các bộ phận doanh thu bao gồm: Doanh thu hoạt động xe khách: năm 2008 đạt 8.284.041.402 đồng chiếm 59,998% tổng DTTKD; năm 2009 doanh thu hoạt động xe khách là 8.251.510.305 đồng 60,893% tổng DTTKD, giảm 32.531.097 đồng tức là chỉ bằng 99,607% năm 2008 nhưng lại tăng tỷ trọng chiếm trong tổng DTTKD 0,895%, giảm về trị số nhưng lại tăng về tỷ trọng là do bộ phận doanh thu hoạt động xe buýt giảm mạnh hơn sự suy giảm của hoạt động xe khách; năm 2010 doanh thu hoạt động xe khách lại tiếp tục giảm xuống 7.533.869.090 đồng, chiếm 58,399% tổng DTTKD, giảm 750.172312 đồng về tuyệt đối, tức chỉ đạt 90,944% năm 2008, giảm 1,599% về tỷ trọng so năm 2008. Nguyên nhân của sự sụt giảm DT hoạt động xe khách là do sự cạnh tranh khốc liệt của các tổ chức vận tải khác cả về cung cách phục vụ, giá vé hợp lý, phương tiện được trang bị hiện đại, xe đưa rướt tận nhà, xe dù, bến cốc. Trong khi đó, phương tiện vận tải của doanh nghiệp phần lớn đã cũ kỹ, lạc hậu, xe hết niên hạn sử dụng và số lượng xe đem thanh lý nhiều hơn số xe mua mới. Trong năm 2008 mua 1 xe khách mới (loại 30 ghế, dưới phương thức liên doanh hoạt động tuyến Cầu Ngang – Tp. Hồ Chí Minh) nhưng lại bán 02 xe khách hoạt động không hiệu quả; sang năm 2009 mua mới 5 xe khách (loại 3040 ghế, trong đó có 3 xe đầu tư theo phương thức liên doanh với công nhân quản lý xe khách) nhưng lại thanh lý tới 13 xe khách; qua năm 2010 đơn vị sắm mới 6 xe khách (loại 30 45 ghế, trong đó có 3 xe đầu tư theo phương thức liên doanh với công nhân quản lý xe khách) và thanh lý 9 xe . Khóa luận tốt nghiệp 53 Khóa 2007 2011
  68. GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính SVTH: Ngô Trung Hiếu Doanh thu hoạt động xe buýt: đứng thứ hai trong tổng DTT bán hàng và cung cấp dịch vụ, 3 năm qua tình hình hoạt động xe buýt có những biến động như sau: Năm 2008 DT đạt 5.246.559.556 đồng chiếm 37,999% tổng DTTKD của doanh nghiệp; sang năm 2009 DT đạt 4.973.139.000 đồng chiếm 36,700% DTTKD, giảm 273.420.556 đồng tương đương 1,299% về tỷ trọng so năm 2008; đến năm 2010 DT hoạt động xe buýt đạt 5.104.758.000 đồng chiếm 39,570% tổng DTTKD, giảm 141801.556 đồng nhưng lại tăng 1,571% về tỷ trọng so năm 2008. Sở dĩ có sự thuyên giảm về trị số nhưng lại tăng về tỷ trọng trong tổng DTTKD so với năm 2008 là vì tuy có sự sụt giảm nhưng DT hoạt động xe buýt giảm ít hơn các bộ phận doanh thu khác. Nguyên nhân thực trạng trên là do: thứ nhất, thái độ phục vụ trên xe buýt còn nhiều bất cập, một bộ phận nhân viên không có thái độ tốt đối với khách hàng, tình trạng trầm xe bỏ chuyến khiến việc đi lại của người dân gặp khó khăn, một số còn vi phạm an toàn giao thông nên gây mất lòng tin với người dân; thứ hai, việc di dời bến xe sang địa điểm mới nên cơ quan chức năng quy định các tuyến đường xe buýt được phép và không được phép chạy trong nội ô thành phố khác với các tuyến đường cũ gây khó khăn cho người dân đã quen với các tuyến đường trước; thứ ba, do điều kiện kinh tế của người dân có phần được nâng cao, thu nhập tăng nên họ mua sắm phương tiện riêng như ô tô, xe máy để đi lại. Doanh thu từ hợp đồng vận chuyển: bộ phận doanh thu này tuy chiếm tỷ trọng nhỏ hơn hai bộ phận doanh thu trên nhưng cũng góp phần đáng kể vào tổng DTTKD của đơn vị. Năm 2008 DT đạt 276.134.715 đồng chiếm 2% trong tổng DTTKD, sang năm 2009 tăng lên 307.895.431 đồng chiếm 2,272%, tăng 31.760.716 đồng tương ứng 0,272% so năm 2008; năm 2010 DT bộ phận này là 258.332.596 đồng chiếm 2,002% tổng DTTKD , giảm 17.802.119 đồng về trị số nhưng lại tăng 0,002% về mặt tỷ trọng so năm 2008. Sự tăng giảm trị số của DT từ hợp đồng vận chuyển là do: năm 2009 doanh nghiệp nhận được nhiều hợp đồng hơn các năm 2008 và 2010, tuy có tăng nhưng con số này chưa lớn, chưa xứng tầm với một doanh nghiệp vận tải nhiều năm như công ty cổ phần vận tải Trà Vinh vì số xe mà doanh nhiệp sở hữu có chất lượng không cao, thậm chí một số xe lỗi thời, lạc hậu. Trong khi đó, các doanh nghiệp vận Khóa luận tốt nghiệp 54 Khóa 2007 2011
  69. GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính SVTH: Ngô Trung Hiếu tải khác trên địa bàn lại mạnh dạng đầu tư các phương tiện vận tải hiện đại, cung cách phục vụ chuyên nghiệp lịch sự nên đã giành lấy một lượng lớn thị phần vận chuyển hợp đồng. Một nguyên nhân khách quan khác là trong giai đoạn này nền kinh tế xã hội gặp nhiều khó khăn do tác động của lạm phát, giá cả leo thang nên việc kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng là điều khó tránh khỏi. Doanh thu hoạt động tài chính: bộ phận doanh thu này của công ty cổ phần vận tải Trà Vinh chủ yếu là từ lãi tiền gửi, tiền nhận hổ trợ lãi suất nên chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng DTTKD của đơn vị. Năm 2008 DT tài chính chỉ đạt 354.116 đồng chiếm 0,003% trong tổng DTTKD, sang năm 2009 tăng vọt lên con số 18.273.282 đồng chiếm 0,135% tổng DTTKD, tăng 17.919.166 đồng tương đương 0,132% về tỷ trọng so năm 2008; năm 2010 DT bộ phận này là 3.711.818 đồng chiếm 0,029% về tỷ trọng, tăng 3.357.702 đồng, tức 0,026% so năm 2008. Sự biến động của DT hoạt động tài chính: các năm 2008 và 2010 DT chủ yếu là từ lãi tiền gửi nhận được, năm 2009 DT bộ phận này tăng đột biến là vì doanh nghiệp nhận được tiền hổ trợ lãi suất của Nhà nước cho dự án xe buýt giai đoạn hai. c) Tình hình tăng trưởng doanh thu thuần giai đoạn 2008 – 2010 Bảng 2.6 : TỐC ĐỘ TĂNG TR ƯỞNG DTTKD (2008 2010) ĐVT: đồng Chỉ tiêu Doanh thu thuần kinh doanh 2008 13.807.089.789 2009 13.550.818.018 2010 12.900.671.504 Tốc độ tăng trưởng DTTKD 2009/2008 (%) 98,14 Tốc độ tăng trưởng DTTKD 2010/2009 (%) 95,20 Tốc độ tăng trưởng DTTKD 2010/2008 (%) 93,44 (Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ Công ty cổ phần vận tải Trà Vinh) Do doanh thu thuần kinh doanh mỗi năm mỗi giảm dẫn đến tốc độ tăng trưởng DTTKD đều bị “âm” (<100 %). Năm 2009 tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 98,14 % so năm 2008, sang năm 2010 tốc độ tăng trưởng lại giảm xuống 95,20 %. Đây là dấu Khóa luận tốt nghiệp 55 Khóa 2007 2011
  70. GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính SVTH: Ngô Trung Hiếu hiệu cho thấy sự kém bền vững và thiếu ổn định trong tăng trưởng doanh thu thuần kinh doanh của doanh nghiệp. TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG DTTKD (20082010) 100.00 99.00 98.14 98.00 Tốc độ tăng 97.00 trưởng DTTKD 2009/2008 (%) 96.00 Tốc độ tăng 95.20 trưởng DTTKD 95.00 2010/2009 (%) 94.00 93.00 Hình 2.8. BIỂU ĐỒ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG DTTKD (2008 2010) XU HƯỚNG TĂNG TRƯỞNG DTTKD CÔNG TY CPVT TRÀ VINH 20082010 102 100 100 98 98.14 96 Tốc độ tăng trưởng DTTKD 94 93.44 92 90 2008 2009 2010 NĂM Hình 2.9. BIỂU ĐỒ XU HƯỚNG TĂNG TRƯỞNG DTTKD (2008 – 2010) Khóa luận tốt nghiệp 56 Khóa 2007 2011
  71. GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính SVTH: Ngô Trung Hiếu Tốc độ tăng trưởng DTTKD “âm” dẫn đến xu hướng tăng trưởng cũng giảm theo thời gian. Đường biểu diễn tốc độ tăng trưởng đi xuống là dấu hiệu doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển của mình. Điều này đặt ra cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách của công ty trách nhiệm nặng nề trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị, tăng DT, và phát triển ổn định bền vững trong tương lai. 2.2.2. Phân tích kết quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận của công ty cổ phần vận tải Trà Vinh 2.2.2.1. Tình hình lợi nhuận sau thuế của công ty cổ phần vận tải Trà Vinh giai đoạn 2008 2010 Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của hai nhân tố: Tổng LN kế toán trước thuế và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp Tình hình LN sau thuế của công ty cổ phần vận tải Trà Vinh trong 3 năm qua như sau: Khóa luận tốt nghiệp 57 Khóa 2007 2011
  72. GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính SVTH: Ngô Trung Hiếu Bảng 2.7: TÌNH HÌNH L ỢI NHUẬN KẾ TOÁN SAU THUẾ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI TRÀ VINH (2008 2010) ĐVT: đồng Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Tuyệt đối % Tuyệt đối % A 1 2 3 4=21 5=4*100/1 6=32 7=6*100/2 Tổng LN kế toán trước thuế (1’) 468.054.460 397.356.129 48.400.317 70.698.331 15,105 348.955.812 87,819 Chi phí thuế TNDN (2’) 138.861.187 94.203.678 14.291.729 44.657.509 32,160 79.911.949 84,829 Lợi nhuận sau thuế (3’=1’2’) 329.193.273 303.152.451 34.108.588 26.040.822 7,910 269.043.863 88,749 (Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ Công ty cổ phần vận tải Trà Vinh) Khóa luận tốt nghiệp 58 Khóa 2007 2011
  73. GVHD: Nguyễn Châu Hùng Tính SVTH: Ngô Trung Hiếu Qua sơ bộ ta nhận thấy Lợi nhuận sau thuế của đơn vị đã giảm trong 3 năm qua, năm 2008 LNST đạt 329.193.273 đồng; samg năm 2009 chỉ còn 303.152.451 đồng giảm 26.040.822 đồng tương đương 7,91% so năm 2008; qua năm 2010 còn số này đã giảm mạnh xuống mức 34.108.588 đồng, giảm 269.043.863 đồng tức 88,749% so năm 2009. Sự suy giảm này là do tác động của các nhân tố ảnh hưởng dưới đây: Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của doanh nghiệp giảm qua các năm, đặc biệt năm sau giảm mạnh hơn năm trước. Năm 2008 tổng LN kế toán trước thuế là 468.054.460 đồng, năm 2009 con số này đã giảm xuống còn 397.356.129 đồng, giảm 70.698.331 đồng về tuyệt đối, tức giảm 15,105% so năm 2008; năm 2010 LN kế toán trước thuế giảm mạnh xuống chỉ còn 48.400.317 đồng, giảm 348.955.812 đồng tương đương 87,819% so năm 2009. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp: trị số của nhân tố này tỷ lệ thuận với thu nhập chịu thuế và tỷ lệ nghịch với LNST của doanh nghiệp. Số thuế mà doanh nghiệp đã nộp Nhà nước qua 3 năm từ 2008 đến 2010 là: 138.861.187 đồng, 94.203.678 đồng và 14.291.729 đồng. Số thuế này được đánh với tỷ lệ 25% trên tổng thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp chứ không tính trên tổng LN kế toán trước thuế mà doanh nghiệp tính ra, do ngành thuế tính thuế dựa trên các quy định của luật thuế TNDN nên có những khoản chi phí phát sinh mà doanh nghiệp coi là chi phí nhưng luật thuế không cho khấu trừ vào thu nhập chịu thuế như các khoản bị phạt do doanh nghiệp vi phạm, Bằng phương pháp so sánh liên hoàn thấy được lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp mỗi năm mỗi giảm nên dẫn đến tốc độ tăng trưởng (TĐTT) LNST của doanh nghiệp bị “âm” với mức độ rất lớn. Năm 2009 TĐTT LNST đạt 92,09%, tức là LNST bị “âm” 7,91% so với 2008; qua năm 2010 TĐTT LNST chỉ đạt 11,251%, tức “âm” 88,749% so năm 2009. Khóa luận tốt nghiệp 59 Khóa 2007 2011