Tiểu luận môn học Phát triển hệ thống Thương mại điện tử

pdf 64 trang thiennha21 14/04/2022 12261
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận môn học Phát triển hệ thống Thương mại điện tử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftieu_luan_mon_hoc_phat_trien_he_thong_thuong_mai_dien_tu.pdf

Nội dung text: Tiểu luận môn học Phát triển hệ thống Thương mại điện tử

  1. HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TIỂU LUẬN MÔN HỌC Phát triển hệ thống Thương mại điện tử Sourcecode: Gitbub/HashmatNguyen Hà Nội 06/2021 1
  2. LỜI CAM KẾT Em - Mai Quỳnh Trang cam đoan tài liệu này do cá nhân tự chỉnh sửa, cập nhật từ Bài tập nhóm của chính mình. Các biểu đồ, code em tự làm đều có chú thích rõ ràng. Nếu copy từ các bạn, em không những thấy hổ thẹn mà còn thấy xấu hổ với bạn bè, thầy giáo và ngôi trường PTIT của mình. 2
  3. MỤC LỤC LỜI CAM KẾT 2 MỤC LỤC 3 PHẦN I: TIỂU LUẬN 5 1. Giới thiệu hệ thống BoEC 5 2. Phân tích hệ thống: 5 a. Khảo sát trang thương mại điện tử: 5 b. Xác định các chức năng của hệ thống 13 c. Xây dựng biểu đồ use case/user story và các scenario/acceptance criteria: 13 3. Thiết kế hệ BoEC 24 a. Xây dựng kiến trúc tổng thể dựa trên các gói và kiểu kiến trúc cho các gói tương ứng dựa trên 3-layer. 24 b. Thiết kế chi tiết các gói 24 c. Sử dụng các design pattern khi thiết kế chi tiết 27 d. Xây dựng mô hình dữ liệu (physical data model) và thiết kế CSDL 28 ● physical data model 28 4. Lập trình 29 5. Tối ưu hóa cơ sở dữ liệu 31 6. Phân tích ý kiến và hành vi khách hàng 33 a. Social Marketing 33 b. Phân tích ý kiến cho social marketing 34 c. Phân tích hành vi khách hàng cho social marketing 36 PHẦN II: CÂU HỎI ÔN TẬP BỔ SUNG 38 3
  4. Câu 1: Các giai đoạn phát triển e-commerce. Những xu hướng chính của e-commerce ngày nay. Trình bày các đặc điểm của công nghệ trong phát triển e- commerce ngày nay. 38 Câu 2: So sánh e-business và e-commerce (giống nhau và khác nhau). Trình bày các kiểu (types) e-commerce và đặc trưng của từng kiểu. Cho ví dụ. 41 Câu 3: Lấy một công ty thương mại điện tử làm ví dụ cho 8 đặc điểm công nghệ của e-commerce và đánh giá nó. Có ý tưởng gì cải tiến không? 43 Câu 4: Trình bày các yếu tố chính của mô hình kinh doanh thương mại điện tử (e-commerce business model). Những mô hình kinh doanh B2C và các doanh nghiệp tương ứng mô hình này. Những mô hình kinh doanh B2B và các doanh nghiệp tương ứng mô hình này. 46 Câu 5: Chiến lược kinh doanh của Pandora, LinkedIn và Dropbox dựa trên chiến lược “freemium”. Hãy giải thích khái niệm chiến lược này và áp dụng của nó cho từng doanh nghiệp trên. Mô tả cách mà các công nghệ web hỗ trợ e-commerce về sản phẩm, dịch vụ và nội dung. Cho ví dụ. 51 Câu 6: Bài Dân trí: 53 Câu 7: Sử dụng social marketing (face, twitter, ) trong e-commerce ngày nay như thế nào? Ý nghĩa về lợi ích, quá trình social marketing, cho ví dụ giải thích. Các kỹ thuật, công nghệ nào có thể sử dụng cho social marketing? (phân tích ý kiến khách hàng, tư vấn khách hàng .) Google gõ: công cụ marketing của facebook, twitter. 58 KẾT LUẬN 64 4
  5. PHẦN I: TIỂU LUẬN 1. Giới thiệu hệ thống BoEC Một hệ thống quản lý BoEC bán Sách (Book), đồ điện tử (Electronics) và quần áo (Clothes) cho phép nhân viên quản lý, nhân viên kiểm duyệt, nhân viên chăm sóc khách hàng, khách hàng sử dụng. Sau khi đăng nhập, các tác nhân liên quan đến hệ thống có thể thực hiện các chức năng sau đây: ● Nhân viên nhập kho: tìm kiếm, nhập hàng, cập nhật (thêm, xóa, thay đổi ) các thông tin mặt hàng, thống kê hàng ● Nhân viên kinh doanh: tìm kiếm, đưa mặt hàng lên web sau khi bổ sung các trường (ví dụ giá bán, khuyến mại, ảnh sản phẩm .) ● Nhân viên bán hàng: nhận đơn đặt hàng qua mạng, cập nhật đơn đặt hàng, chuyển bộ phận phân phối sản phẩm, thống kê, xử lý ý kiến khách hàng ● Nhân viên chăm sóc khách hàng: xử lý ý kiến khách hàng, hỗ trợ khách hàng khi có ý kiến thắc mắc ● Nhân viên kiểm duyệt: Kiểm tra sản phẩm, giá bán, sản phẩm đổi trả. ● Khách hàng: phải đăng ký thành viên trước khi đăng nhập, tìm kiếm, tạo giỏ hàng, đặt hàng, kiểm tra thông tin đặt hàng,chọn nhà vận chuyển, thực hiện các kiểu thanh toán (theo thẻ, thanh toán khi nhận hàng, qua mạng ), phản hồi ý kiến, 2. Phân tích hệ thống: a. Khảo sát trang thương mại điện tử: - Trang chủ 5
  6. - Đăng ký: - Đăng nhập: 6
  7. - Trang cá nhân 7
  8. - Chi tiết mặt hàng: - Giỏ hàng 8
  9. - Thanh toán - Trang chủ 9
  10. - Đăng ký: - Đăng nhập: 10
  11. - Trang cá nhân - Chi tiết mặt hàng: 11
  12. - Giỏ hàng - Thanh toán 12
  13. b. Xác định các chức năng của hệ thống - Người dùng (user): + Đăng nhập - Khách hàng (Customer) + Đăng ký + Đặt hàng + Thanh toán + Phản hồi, nhận xét - Nhân viên kinh doanh (Business Staff) - Quản lý các mặt hàng được hiển thị ra trang chủ - Nhân viên kho (Storage worker) - Quản lý kho hàng - Nhân viên bán hàng: + Quản lý đơn hàng + Xử lý các vấn đề về khách hàng c. Xây dựng biểu đồ use case/user story và các scenario/acceptance criteria: - UC tổng quát: 13
  14. - Scenario: + Khách hàng: ➢ Đăng ký Tên UC Đăng ký Tác nhân chính Khách hàng Tiền điều kiện Khách hàng đăng ký tài khoản chưa tồn tại Đảm bảo tối Hệ thống cho phép khách hàng đăng ký thành công thiểu Điều kiện sau Khách hàng đăng ký thành công và hệ thống lưu thông tin khách hàng đăng ký 14
  15. Chuỗi sự kiện chính 1. Khách hàng vào hệ thống và chọn chức năng Đăng ký 2. Giao diện đăng ký hiện ra gồm ô nhập: → Tài khoản → Mật khẩu → Số điện thoại → Đăng kí button 3. Khách hàng nhập ● Tài khoản: “mqt123” ● Mật khẩu:”1234” ● Số điện thoại:”0354994320” và click vào Đăng kí button 4. Hệ thống kiểm tra tính hợp lệ của thông tin và hiển thị thông báo “ Đăng ký thành công” 5. Khách hàng click OK của thông báo 6. Hệ thống chuyển sang giao diện Đăng nhập Ngoại lệ 3.1. Khách hàng nhập tài khoản đã đăng ký 3.1.1. Hệ thống thông báo tài khoản đã tồn tại 3.2 Khách hàng bỏ trống tất cả các textbox và bấm nút Đăng ký 3.2.1 Hệ thống hiển thị thông báo” Vui lòng nhập đầy đủ các trường” ➢ Đặt hàng Tên UC Khách hàng đặt hàng Tác nhân chính Khách hàng Tiền điều kiện Đăng nhập thành công 15
  16. Đảm bảo tối Khách hàng đặt hàng thành công thiểu Điều kiện sau Khách hàng thêm mặt hàng vào giỏ hàng thành công Chuỗi sự kiện chính: 1. Khách hàng đăng nhập vào hệ thống 2. Hệ thống hiển thị giao diện Trang chủ có ô Tìm kiếm và button Tìm kiếm 3. Khách hàng nhập tên sản phẩm vào ô tìm kiếm và click nút Tìm kiếm 4. Màn hình hiển thị danh sách các mặt hàng có tên tương ứng vừa nhập 5. Khách hàng click chọn 1 mặt hàng trong danh sách 6. Màn hình hiển thị Thông tin chi tiết của mặt hàng và có nút Thêm vào giỏ hàng, Đặt hàng 7. Khách hàng click chọn nút Đặt hàng 8. Giao diện giỏ hàng hiển thị có các mặt hàng đã thêm, button Đặt hàng 9. Khách hàng click chọn mặt hàng muốn mua và chọn nút Đặt hàng 10.Màn hình thanh toán hiển thị Ngoại lệ 4.1 Màn hình hiển thị thông báo” Không có mặt hàng phù hợp, yêu cầu nhập lại” khi không tìm thấy mặt hàng nào có tên chứa kí tự vừa nhập 4.1.1 Khách hàng nhập lại tên sản phẩm và click vào tìm kiếm 9.1 Khách hàng không chọn mặt hàng nào và chọn nút Đặt hàng ➢ Chọn hình thức thanh toán Tên UC Khách hàng thanh toán đơn hàng Tác nhân chính Khách hàng 16
  17. Tiền điều kiện Đăng nhập thành công Đảm bảo tối Khách hàng thêm được mặt hàng vào giỏ hàng thiểu Điều kiện sau Có phương thức thanh toán phù hợp Chuỗi sự kiện chính: 1. Khách hàng chọn sản phẩm và chọn nút Đặt hàng 2. Màn hình chọn phương thức thanh toán hiển thị 3. Màn hình hiển thị các thông tin về: Họ và tên, Số điện thoại, Địa chỉ, Phí ship, Giá tiền mặt hàng, Tổng tiền phải trả, nút chọn Phương thức thanh toán 4. Khách hàng click nút chọn Phương thức thanh toán 5. Màn hình hiển thị phương thức: Thanh toán sau khi nhận hàng, Thanh toán qua thẻ 6. Khách hàng chọn phương thức Thanh toán sau khi nhận hàng 7. Màn hình hiển thị phương thức thanh toán và button Đặt hàng 8. Khách hàng chọn button Đặt hàng 9. Màn hình hiển thị thông báo” Đặt hàng thành công” ➢ Phản hồi Tên UC Khách hàng phản hồi chất lượng mặt hàng Tác nhân chính Khách hàng Tiền điều kiện Đăng nhập thành công Đảm bảo tối Khách hàng đặt hàng và nhận hàng thành công thiểu Điều kiện sau Khách hàng chỉ gửi đánh giá 1 lần duy nhất 17
  18. Chuỗi sự kiện chính: 1. Khách hàng chọn 1 đơn hàng đã mua 2. Màn hình hiển thị chi tiết đơn hàng, nút Mua lại và nút Đánh giá 3. Khách hàng chọn nút Đánh giá 4. Màn hình hiển thị: - Ô nhập đánh giá - button Gửi 5. Khách hàng nhập đánh giá và chọn button Gửi 6. Màn hình hiển thị thông báo” Đánh giá thành công”, đánh giá của khách hàng hiển thị ở phần Xem đánh giá sản phẩm + Nhân viên kinh doanh ➢ Quản lý các mặt hàng được hiển thị ra trang chủ Tên UC Nhân viên kinh doanh quản lý các mặt hàng được hiển thị ra trang chủ Tác nhân chính Nhân viên kinh doanh Tiền điều kiện Nhân viên kinh doanh đăng nhập thành công Đảm bảo thành Nhân viên thêm, sửa, xoá thành công các mặt hàng công đang được hiển thị Chuỗi sự kiện chính: 1. Nhân viên kinh doanh chọn chức năng Quản lý mặt hàng 2. Màn hình hiển thị danh sách các mặt hàng, mỗi mặt hàng là một dòng trong bảng và có nút Đăng, Không đăng. 3. Nhân viên chọn 1 nút Đăng cho 1 sản phẩm và chọn nút Lưu 4. Màn hình hiển thị thông báo” Cập nhật thành công”, thông tin sản phẩm hiển thị trên trang bán hàng + Nhân viên kho 18
  19. ➢ Quản lý kho hàng Tên UC Nhân viên kho quản lý kho hàng Tác nhân chính Nhân viên kho Tiền điều kiện Nhân viên kho đăng nhập thành công vào hệ thống Đảm bảo thành Nhân viên thêm, sửa, xoá sản phẩm trong kho công 19
  20. Chuỗi sự kiện chính: 1. Nhân viên kho chọn chức năng Quản lý kho hàng 2. Màn hình hiển thị danh sách tất cả các mặt hàng đang có của cửa hàng với các thuộc tính 3. Nhân viên kho chọn button Thêm mới 4. Màn hình thêm mới mặt hàng hiển thị có các trường: Tên mặt hàng, Loại, Giá, nhà cung cấp, tình trạng và nút Thêm mới 5. Nhân viên kho nhập đầy đủ các thông tin sản phẩm và chọn nút Thêm mới 6. Màn hình hiển thị thông báo” Thêm mới thành công”, sản phẩm hiện ra ngoài danh sách 7. Nhân viên nhập tên sản phẩm vào ô Tìm kiếm và click chọn nút Tìm kiếm 8. Màn hình hiển thị bảng danh sách tất cả mặt hàng có tên chứa tên sản phẩm vừa nhập 9. Nhân viên kho chọn button Sửa mặt hàng tại 1 dòng sản phẩm 10.Màn hình hiển thị thông tin chi tiết sản phẩm và nút Cập nhật 11.Nhân viên kho thay đổi một số thông tin của sản phẩm và chọn nút Cập nhật 12.Màn hình hiển thị thông báo” Cập nhật sản phẩm thành công” 13.Nhân viên kho chọn nút Xóa ở 1 dòng trong bảng 14.Màn hình hiển thị thông báo”Bạn có chắc chắn muốn xóa không?” và button Có, Không 15.Nhân viên kho chọn nút Có 16.Màn hình hiển thị thông báo” Xóa thành công” ❖ Nhân viên bán hàng ➢ Quản lý đơn hàng 20
  21. Tên UC Nhân viên bán hàng quản lý đơn hàng Tác nhân chính Nhân viên bán hàng Tiền điều kiện Nhân viên bán hàng đăng nhập thành công Đảm bảo thành Nhân viên quản lý được thông tin và trạng thái các công đơn hàng Chuỗi sự kiện chính: 1. Nhân viên bán hàng chọn chức năng Quản lý đơn hàng 2. Màn hình hiển thị danh sách các đơn hàng với tính trạng: Chờ xác nhận, Chờ lấy hàng, Đang giao hàng, Giao hàng thành công, Đã hủy. 3. Nhân viên chọn nút Xác nhận 4. Màn hình hiển thị thông báo”Xác nhận thành công”, đơn hàng được chuyển sang mục Chờ lấy hàng. Tại Chờ lấy hàng, các đơn cũng được hiển thị thành từng dòng trong bảng và có nút Đã lấy hàng 5. Nhân viên chọn nút Đã lấy hàng 6. Đơn hàng chuyển sang mục Đang giao hàng. Khi khách hàng nhận được hàng, bên vận chuyển chọn Giao hàng thành công thì đơn hàng sẽ được chuyển sang Giao hàng thành công. Khi khách hàng hủy đơn thì đơn hàng sẽ được chuyển sang mục Đơn hàng đã hủy d. Xây dựng biểu đồ lớp phân tích 21
  22. Các lớp được thêm vào Tên lớp Mô tả Best-selling Tương tự như trang thương mại điện tử Shopee. Trên trang chủ sẽ gợi ý một list các sản phẩm bán chạy nhất của cửa hàng để khách hàng tham khảo. Rating Lớp đánh giá, mỗi khách hàng sau khi mua hàng có thể đánh giá về sản phẩm theo mức độ hài lòng về sản phẩm dựa vào thuộc tính rank=1,2,3,4 FlashSale Các chương trình FlashSale sẽ được diễn ra trong một thời gian để thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm và làm tăng tương tác giữa khách hàng và cửa hàng thu hút được nhiều sự chú ý của khách hàng. 22
  23. ByRating Lớp thống kê sản phẩm theo đánh giá sẽ thống kê các sản phẩm giảm dần theo sự đánh giá của khách hàng đã mua hàng. ProductRecent lớp danh sách các sản phẩm mà khách hàng đã xem gần đây, giúp khách hàng xem lại những sản phẩm mà mình đã quan tâm nhưng chưa kịp thêm vào giỏ hàng e. Xây dựng mô hình dữ liệu logic (logical data model) 23
  24. 3. Thiết kế hệ BoEC a. Xây dựng kiến trúc tổng thể dựa trên các gói và kiểu kiến trúc cho các gói tương ứng dựa trên 3-layer. b. Thiết kế chi tiết các gói - Khách hàng 24
  25. - Order - Nhân viên 25
  26. - Product - Cart 26
  27. - Comment c. Sử dụng các design pattern khi thiết kế chi tiết Sử dụng design pattern cho một số lớp 27
  28. d. Xây dựng mô hình dữ liệu (physical data model) và thiết kế CSDL ● physical data model ● Thiết kế CSDL 28
  29. 4. Lập trình - Trang chủ - Chi tiết sản phẩm 29
  30. - Xem giỏ hàng - Đặt hàng 30
  31. - Lựa chọn hình thức thanh toán 5. Tối ưu hóa cơ sở dữ liệu ● Tối ưu hóa dữ liệu thì thường phải đánh đổi tốc độ và ngược lại, vậy nên khi thiết kế cần cân bằng giữa hai yếu tố này 31
  32. ● Tối ưu hóa lưu trữ: - Tránh lưu trữ nhiều bản ghi hơn cần thiết - Tránh lưu trữ giá trị null - Tránh lưu trữ lặp lại bản ghi vì sẽ gây khó khăn cho việc quản lý sau này - Có thể sử dụng 3 dạng chuẩn để tối ưu hóa cơ sở dữ liệu: + Dạng chuẩn hóa thứ 1: 1. Mọi giá trị trong bản ghi đều không thể phân tách 2. Không có bản ghi nào trùng lặp + Dạng chuẩn hóa thứ 2: 1. CSDL ở dạng chuẩn hóa thứ 1 2. Mọi thuộc tính không phụ thuộc một phần vào khóa + Dạng chuẩn hóa thứ 3: 1. CSDL ở dạng chuẩn hóa thứ 2 2. Mọi thuộc tính chỉ được phân biệt bởi khóa ● Tối ưu hóa tốc độ truy vấn: - Với dữ liệu đã chuẩn hóa, khi muốn truy vấn với nhiều bảng phải thực hiện kết hợp các bảng, làm giảm tốc độ truy vấn với cơ sở dữ liệu lớn - Có thể tối ưu bằng cách: + Bỏ chuẩn hóa các bảng, chấp nhận dư thừa cho dữ liệu thường xuyên được xem nhưng không được ghi nhiều. + Các bảng có quan hệ 1-1 thường nên gộp chung vào một bảng và thông tin cha nên được đưa vào bảng kế thừa vì thông tin của chúng thường được truy cập với nhau + Phân cụm bản ghi để có thể tránh duyệt qua những bản ghi không liên quan + Index dữ liệu bằng một bảng phụ ● Tối ưu hóa CSDL: - Các bước tối ưu hóa: Bước 1: Gộp các bảng có quan hệ 1-1: 32
  33. + Gộp bảng Fullname vào bảng Customer và Staf + Gộp BookStatus vào Book + Gộp Address vào các bảng User, Delivery, CreditCardProvider, Strogage, Manufacture Bước 2: Bỏ chuẩn hóa cơ sở dữ liệu: + Tạo 2 bảng mới ItemProduct, ItemComment trong đó chứa INNER JOIN có các thuộc tính của Item và Product vì 2 bảng này thường xuyên được truy cập cùng nhau và không được cập nhật thường xuyên bằng đọc + Gộp bảng Sentiment vào Comment. + Tạo 1 bảng mới trong đó chứa INNER JOIN có các thuộc tính của Item và Comment vì 2 bảng đấy thường xuyên được truy cập cùng nhau - Tạo index cho các bảng dữ liệu bằng công cụ của Django 6. Phân tích ý kiến và hành vi khách hàng a. Social Marketing Social Marketing - tiếp thị qua xã hội là hình thức thực hiện các hoạt động marketing trên mạng internet thông qua việc sử dụng các kênh mạng xã hội (social media) nhằm mục đích xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ. Tiếp thị xã hội định hướng người dùng trở thành những khách hàng thân thiết, tăng tính tương tác giữa đôi bên. Từ đó mở rộng thương hiệu từ chính sự chia sẻ của những khách hàng thân thiết với bạn bè, gia đình Social marketing tạo được tầm ảnh hưởng tốt hơn tiếp thị truyền thống dù nó vẫn còn đang được khám phá. Điển hình nhất ở thời điểm hiện tại, khi công nghệ bùng nổ và việc sở hữu từ một thiết bị công nghê trở lên là rất dễ dàng, việc thực hiện các giao dịch online đem lại cho người dùng sự tiện lợi tối đa. Các nhà tiếp thị đã và đang nghiên cứu và phát triển những hình thức tiếp thị qua mạng xã hội, nơi người dùng dành phần lớn thời gian online để sử dụng. 33
  34. Quy trình của một chiến dịch tiếp thị qua mạng xã hội: Bước 1: Fan Acquisition - đây là bước đầu của mọi chiến dịch, thu hút và gây ấn tượng với khách hàng bằng mọi cách. Bước 2: Engagement - bước này nhằm tạo ra sự tương tác chủ động hơn của người dùng đối với thương hiệu. Bước 3: Amplification - khi đã thu hút được một lượng khách hàng nhất định, việc cần làm bây giờ là khuyếch đại thương hiệu. Bước 4: Community - với lượng khách hàng thân thiết đã có, ta phải tạo cho họ một cộng đồng nơi họ tương tác lẫn nhau, giữ liên kết với thương hiệu. Bước 5: Brand Strength - Mục tiêu cuối cùng là mở rộng “thị phần trực tuyến của công ty” và củng cố thương hiệu. b. Phân tích ý kiến cho social marketing Phân tích cảm xúc, còn được gọi là khai thác ý kiến hoặc cảm xúc, đang đánh giá ý kiến của một văn bản. Quá trình này sử dụng cả xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) và học máy để ghép nối dữ liệu truyền thông xã hội với các nhãn được xác định trước như tích cực, tiêu cực và trung lập. Sau đó, máy có thể phát triển các tác nhân học cách hiểu các tình cảm tiềm ẩn thông điệp mới. Các doanh nghiệp có thể áp dụng phân tích cảm xúc trên phương tiện truyền thông xã hội và hỗ trợ khách hàng để thu thập phản hồi về một sản phẩm hoặc thiết kế mới. Tương tự, các doanh nghiệp có thể áp dụng phân tích cảm tính để khám phá cảm giác của mọi người về đối thủ cạnh tranh hoặc các chủ đề xu hướng trong ngành. Việc cung cấp dịch vụ khách hàng thông quan phương tiện truyền thông xã hội đi kèm với rất nhiều lợi ích, nhưng bạn phải đảm bảo được sự hài lòng của khách hàng với công ty. Để làm điều đó, ta có thể sử dụng các phương pháp phân tích có thể theo dõi điện tích cảm xúc. Phân tích cảm xúc có thể cải thiện dịch vụ khách hàng trên các kênh truyền thông xã hội. 34
  35. Các kỹ thuật phân loại cảm xúc: Phân tích cảm xúc được tiếp cận dựa trên học máy hoặc từ vựng - Tiếp cận dựa trên học máy được chia ra hai loại là học có giám sát và học không giám sát. + Học có giám sát: đòi hỏi một tập lượng lớn dữ liệu dữ liệu huấn luyện được xử lý và được gán nhãn. + Học không giám sát: thông thường rất dễ để thu thập một lượng lớn dữ liệu trên Internet nhưng rất khó để chuẩn bị đủ số lượng bình luận phân tách rõ ràng để huấn luyện. Vì vậy phương pháp học không giám sát thường được sử dụng. Phương pháp này không đòi hỏi tập huấn luyện. Ví dụ: So sánh phân tích cảm xúc bằng ba kỹ thuật: Navie Bayes, SVM và kNN. Ký hiệu “+” cho các cảm xúc tích cực và “-” cho các cảm xúc tiêu cực 35
  36. - Tiếp cận dựa trên từ vựng: Phương pháp sử dụng từ điển để nhận ra cảm xúc trong văn bản. Có ba cách để thu thập và tạo ra từ điển: 1) Nhập thủ công, đây là cách làm chuyên sâu và mất nhiều thời gian. Đây là cách để thử nghiệm cuối cùng để tránh các lỗi mà các phương pháp tự động phối hợp đôi khi mắc phải. 2) Cách tiếp cận dựa trên từ điển bắt đầu từ các từ thể hiện cảm xúc cơ bản được thu thập thủ công. Sau đó, các từ đồng nghĩa và trái nghĩa thích hợp được tìm kiếm trong từ điển. 3) Cách tiếp cận dựa trên ngữ cảnh bắt đầu từ danh sách các từ thể hiện cảm xúc cụ thể cho miền là chủ đề của phân tích và tìm kiếm các từ ngữ tình cảm khác cùng với định hướng ngữ cảnh của chúng trong một kho ngữ liệu lớn. c. Phân tích hành vi khách hàng cho social marketing Một số trang mạng xã hội như Facebook, Instagram và Twitter cho phép các doanh nghiệp sử dụng để phân tích đưa ra hành vi khách hàng. Một số nền tảng như Twitter và Instagram có các công cụ phân tích tích hợp có thể đo lường sự thành công của các bài đăng, bao gồm số lượt thích, bình luận, nhấp chuột vào liên kết hoặc lượt xem cho video. Các công cụ của bên thứ ba như Iconosquare (*cho Instagram và Facebook) cũng có thể cung cấp các dịch vụ quản lý tương tự trên phương tiện truyền thông 36
  37. xã hội. Những công cụ này cũng có thể cho các doanh nghiệp biết rất nhiều về đối tượng của họ. - Nhận dạng hình ảnh: sử dụng công nghệ máy học để đào tạo máy tính nhận ra logo thương hiệu hoặc hình ảnh của một số sản phẩm nhất định mà không có bất kỳ văn bản đi kèm nào. Điều này có thể hữu ích cho các doanh nghiệp khi khách hàng của họ tải lên hình ảnh của một sản phẩm mà không đề cập trực tiếp đến thương hiệu hoặc tên sản phẩm trong văn bản. Nếu các doanh nghiệp có thể nhận thấy khi điều đó xảy ra, họ có thể sử dụng nó như một cơ hội để gửi các chương trình khuyến mãi được nhắm mục tiêu cho người đó hoặc đơn giản là bình luận trên bài đăng để nói lời cảm ơn vì mua hàng của họ, điều này chắc chắn có thể dẫn đến sự hài lòng của khách hàng. - Sử dụng Chatbot: Chatbot là một ứng dụng của AI bắt chước các cuộc trò chuyện thực tế. Chúng có thể được nhúng trong các trang web như cửa hàng trực tuyến hoặc thông qua nền tảng nhắn tin của bên thứ ba như Facebook messenger, twitter và tin nhắn của Instagram. Chatbot cho phép doanh nghiệp tự động hóa dịch vụ khách hàng mà không cần sự tương tác của con người, trừ khi khách hàng yêu cầu nói chuyện hoặc trò chuyện cụ thể với đại diện con người. Đối với các doanh nghiệp có cơ sở khách hàng trẻ nói chung, chatbot có nhiều khả năng làm tăng sự hài lòng của khách hàng. 60% thế hệ millennials đã sử dụng chatbot và 70% trong số họ báo cáo những trải nghiệm tích cực. - Ta có thể sử dụng công cụ Sprout để phân tích hành vi khách hàng. Ta có thể theo dõi các từ khóa liên quan đến thương hiệu của mình trong trường hợp khách hàng không gắn thẻ trực tiếp cho bạn. Sprout giám sát và sắp xếp các đề cập trên mạng xã hội của bạn trong thời gian thực. 37
  38. Công cụ Sprout Kết quả phân tích khi sử dụng Sprout PHẦN II: CÂU HỎI ÔN TẬP BỔ SUNG Câu 1: Các giai đoạn phát triển e-commerce. Những xu hướng chính của e- commerce ngày nay. Trình bày các đặc điểm của công nghệ trong phát triển e-commerce ngày nay. Trả lời: ● Các giai đoạn phát triển e-commerce: 38
  39. Lịch sử phát triển của thương mại điện tử trải qua 3 giai đoạn chính: đổi mới, hợp nhất và tái tạo: - Giai đoạn đổi mới: Thương mại điện tử khởi đầu với sự thành công về mặt công nghệ. Các kỹ thuật công nghệ được sử dụng có đủ khả năng cung ứng tốc độ phát triển trong vòng một thập kỷ. Trong giai đoạn này doanh thu và số lượng khách hàng là khả quan nhưng so với các ngành khác thì tỷ suất lợi nhuận vẫn còn thấp. - Giai đoạn hợp nhất: Giai đoạn này bắt đầu từ năm 2001 kéo dài sang đến năm 2006. - Giai đoạn tái tạo: Thương mại điện từ bước vào thời kỳ thay đổi toàn diện, tái tạo lại những gì vốn có của nó với sự xuất hiện của nền tảng kỹ thuật số di động, mạng xã hội và các ứng dụng web khác. Giai đoạn này bắt đầu vào năm 2007, thu hút nhiều người dùng và phát triển mạnh mẽ chỉ trong thời gian ngắn. ● Những xu hướng chính của e-commerce ngày nay: Theo nhận xét của chuyên gia, có 5 xu hướng đang và sẽ dẫn dắt thương mại điện tử Việt Nam trong thời gian tới, đó là Chatbot AI (Trợ lý ảo), Apps (Ứng dụng điện thoại), Multi-Channel (Đa kênh), Customer Experience (Trải nghiệm người dùng) và D2C (Direct-to-Customer, hiểu là bán hàng trực tiếp thẳng từ người bán đến người tiêu dùng thông qua website, cửa hàng chính hãng mà không qua các kênh trung gian như nhà phân phối, đại lý, ) Cốt lõi của 5 xu hướng nói trên đến từ 2 động lực: lấy công nghệ và lấy người tiêu dùng làm trung tâm. Theo đó, công nghệ không chỉ còn là một câu chuyện bên lề, mà đã trở thành trọng tâm trong mọi kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. - Chatbot, AI: Cùng với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường, Chatbot hay AI đã thực sự thâm nhập và được doanh nghiệp sử dụng một cách hiệu quả. Theo số liệu Chatbot Magazine, 25% dịch vụ chăm sóc khách hàng sẽ được tích hợp với trợ lý ảo AI năm 2020. Trong khi, nghiên cứu thực hiện năm 2018 cho 39
  40. biết, 34% khách hàng cảm thấy thoải mái khi giao tiếp với Chatbot khi mua hàng. - Bán hàng đa kênh (Multi - channel Selling): Xu hướng bán hàng đa kênh cho cho phép doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng của mình trên nhiều nền tảng, môi trường khác nhau từ online đến offline. Khi người dùng ngày càng yêu cầu cao hơn ở trải nghiệm và sự tiện lợi của dịch vụ thì Multi - channel Selling chắc chắn sẽ là xu hướng nổi bật trong giai đoạn sắp tới. - Apps: Mobile đang là xu hướng dùng để mua hàng trực tuyến của người dùng. Những lý do khiến doanh nghiệp thương mại điện tử cần coi App như là một xu hướng tất yếu: + 82% người dùng sử dụng điện thoại trước khi mua 1 thứ gì đó. + 90% thời gian sử dụng di động dành cho Apps. + 2/3 traffic của các nền tảng e-Commerce đến từ Mobile và Apps. + Năm 2018, doanh thu TMĐT từ App chạm mốc 206.53 tỷ USD, tăng trưởng 155% - Trải nghiệm khách hàng: Mỗi trải nghiệm, đánh giá, phản hồi tích cực hay tiêu cực của người dùng đều ảnh hưởng mạnh mẽ tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thương mại điện tử, đặc biệt khi thị trường Việt Nam đang chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt đến từ nhiều thương hiệu tầm cỡ. - D2C (Direct to customer - Bán hàng trực tiếp): là hoạt động bán sản phẩm, dịch vụ từ người bán đến thẳng người tiêu dùng (qua websie, cửa hàng chính hãng) mà không cần quảng cáo qua các kênh trung gian như nhà phân phối, đại lý, cửa hàng bán lẻ, Khi nhà sản xuất bán hàng thông qua hệ thống nhà bán lẻ, họ gần như không can thiệp quá sâu vào cách bán hàng. Việc khách hàng rời đi một trang web với mức độ trải nghiệm tốt hay không hoàn toàn phụ thuộc vào các nhà phân phối. ● Các đặc điểm của công nghệ trong phát triển e-commerce ngày nay: - Tính phổ biến: có sẵn ở mọi nơi, mọi lúc chỉ cần có internet và thiết bị truy cập 40
  41. - Phạm vi toàn cầu: giao dịch thương mại giữa các quốc gia diễn ra nhanh chóng, hiệu quả hơn so với thương mại truyền thống - Các tiêu chuẩn chung: các tiêu chuẩn chung trên sàn giao dịch điện tử phổ biến giữa các quốc gia thay vì là các tiêu chuẩn riêng như thương mại truyền thống - Sự phong phú: cách đưa ra tiếp thị cho các sản phẩm của người bán phong phú hơn các công nghệ thương mại cũ - Tính tương tác: sự tương tác trao đổi hai chiều giữ người bán và người mua diễn ra thuận tiện, dễ dàng với phạm vi trao đổi rộng rãi, không bị giới hạn bởi khoảng cách địa lý - Mật độ thông tin: tổng số lượng và chất lượng thông tin sẵn có cho những người tham gia thị trường. Internet giúp giảm chi phí thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin đồng thời làm tăng độ chính xác và tính kịp thời của thông tin - Cá nhân hóa và tùy chỉnh: gia tăng lượng thông tin và tốc độ xử lý giúp người bán có thể nắm bắt và điểu chỉnh các mục tiêu tiếp thị của mình đến các đối tượng cụ thể. Đó chính là sự cá nhân hóa trong chiến lược tiếp thị mà thương mại điện tử mang đến - Công nghệ xã hội: sự truyền bá của người dùng được đề cao. Mỗi người đều có thể trở thành một đại sứ tuyên truyền tới những người xung quanh, từ đó tạo nên mạng lưới phổ biến rộng rãi Câu 2: So sánh e-business và e-commerce (giống nhau và khác nhau). Trình bày các kiểu (types) e-commerce và đặc trưng của từng kiểu. Cho ví dụ. Trả lời: ● So sánh e-business và e-commerce: - Giống nhau: thuật ngữ trong lĩnh vực kinh doanh điện tử, ứng dụng dẫn đầu các tiến bộ công nghệ kỹ thuật số và giao dịch không được thực hiện trực tiếp giữa hai bên mà thông qua các nền tảng xã hội. - Khác nhau: 41
  42. E - commerce E - business Thương mại điện tử Kinh doanh điện tử Là các hình thức mua bán, trao đổi Là sự hiện diện điện tử trong các hàng hóa và dịch vụ thông qua hoạt động kinh doanh của một mạng internet doanh nghiệp, tổ chức Là một phần của e-business Bao gồm e-commerce Bao gồm các hoạt động liên quan Bao gồm các hoạt động liên quan đến tiền đến tiền tệ và hợp tác của doanh nghiệp Tiếp cận bên ngoài như liên quan Tiếp cận sâu vào quy trình nội bộ đến khách hàng, nhà phân phối, nhà của doanh nghiệp cũng như bên cung cấp ngoài Hoạt động cần một trang web Cũng cần một trang web đại diện thương mại điện tử nhiệm vụ đại đáp ứng chuẩn chỉnh các công cụ diện cho doanh nghiệp có thể Lập kế hoạch tài nguyên doanh nghiệp (ERP), có hệ thống quản lý Quan hệ khách hàng (CRM) để điều hành kinh doanh qua internet Sử dụng internet để kết nối ra bên Sử dụng cả intranet, internet và ngoài extranet để kết nối với các bên ● Các loại e-commerce và đặc trưng của từng loại: - B2C - Business-to-Customer: Doanh nghiệp tới khách hàng. Các doanh nghiệp bán hàng hóa, dịch vụ của họ trực tiếp cho người tiêu dùng. Người tiêu dùng vào trang web của doanh nghiệp và xem các sản phẩm, hình ảnh, đọc các nhận xét, sau đó đặt hàng và công ty vận chuyển hàng hóa trực tiếp đến họ. 42
  43. VD: Amazon, Flipkart, Jabong, - B2B (Business to Business): Doanh nghiệp tới doanh nghiệp. Các công ty giao dịch với nhau, người tiêu dùng cuối cùng không tham gia. Vì vậy, các giao dịch trực tuyến chỉ liên quan đến các nhà sản xuất, bán buôn, bán lẻ, VD: Lazada, Tiki, Foody, Hotdeal, - C2C (Consumer to Consumer): Người tiêu dùng tới người tiêu dùng. Người tiêu dùng tiếp xúc trực tiếp với nhau mà không có công ty liên quan đến. Nó giúp mọi người bán hàng hóa và tài sản cá nhân của họ trực tiếp cho một bên quan tâm. Thông thường, hàng hóa được giao dịch là ô tô, xe đạp, đồ điện tử, vv OLX, Quikr, v.v theo mô hình này. VD: ebay, Ubid, Targetbarter, PayPal, - C2B (Consumer to Business): Người tiêu dùng tới doanh nghiệp. Đây là mô hình hoàn toàn trái ngược với B2C, ở đây người kinh doanh lại là người tiêu dùng. Họ cung cấp một dịch vụ tốt hoặc sản phẩm cho công ty. VD: Một người làm việc tự do CNTT đã lập trình và bán phần mềm của mình cho một công ty - B2G (Business to Government): Doanh nghiệp tới chính phủ. Các doanh nghiệp có khách hàng duy nhất là chính phủ hoặc loại hình hành chính công. VD: Synergetics Inc, Câu 3: Lấy một công ty thương mại điện tử làm ví dụ cho 8 đặc điểm công nghệ của e-commerce và đánh giá nó. Có ý tưởng gì cải tiến không? Trả lời: ● Công ty thương mại điện tử đánh giá: Shopee 43
  44. ● Đánh giá Shopee theo 8 đặc điểm công nghệ của e-commerce: - Tính phổ biến: độ phổ biến của Shopee trên các nền tảng xã hội và trong đời sống hằng ngày là rất lớn. Chúng ta có thể thấy rõ điều đó chỉ qua ví dụ đơn giản: khi một người dùng Facebook lướt newfeed thấy mặt hàng nào đó yêu thích, họ thường hỏi “Món này có shopee không?” hay vào những dịp sale lớn trong năm, mọi người thường đùa nhau rằng “Tối có săn sale shopee không?” Những ví dụ trên cho thấy mức độ phổ biến và ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động mua sắm của Shopee đối với người tiêu dùng. - Phạm vi tiếp cận toàn cầu: phạm vi tiếp cận của Shopee hoàn toàn đã đạt tới toàn cầu. Các giao dịch, các nhà cung cấp, các nhà bán lẻ cũng như người tiêu dùng đến từ khắp nơi trên thế giới mà không bị ảnh hưởng, giới hạn bởi không gian vật lý. - Các tiêu chuẩn chung: tiêu chuẩn để đăng bài bán hàng hay online mua hàng của Shopee đối với người mua và người bán ở khắp mọi nơi trên thế giới là như nhau. Đáp ứng đủ yêu cầu về độ tin cậy, lượng hàng cung ứng, thì được kinh doanh hoặc mua sắm và ngược lại. - Sự phong phú: người bán trên Shopee có thể đưa ra nhiều hình thức tiếp thị tới công chúng phong phú hơn hẳn so với buôn bán truyền thống. Họ có thể bổ sung thêm video, hình ảnh, các loại khuyến mãi hay tham gia các đợt flase sale, treo thưởng trên hệ thống với mục đích tăng độ nhận diện và phổ biến cho thương hiệu, sản phẩm của mình. - Tính tương tác: tương tác hai chiều giữa người mua và người bán trên Shopee rất đa dạng, tiện ích. Livestream là một ví dụ điển hình. Trong các buổi livestream, người mua yêu cầu các loại sản phẩm sẽ lên sóng, người bán qua comment điều chỉnh các loại hàng theo phản ứng của người theo dõi live. Họ cũng có thể đưa ra những khuyến mãi tức thời, các mặt hàng tham gia bán trong live một cách linh hoạt, không bị ràng buộc bởi kịch bản có trước. Tính năng comment đánh giá về mặt hàng đã mua hay chat trao đổi với người bán cũng giúp sự tương tác giữa hai bên được tốt hơn. 44
  45. - Mật độ thông tin: số lượng và chất lượng thông tin cho cả bên mua và bán khi tham gia Shopee luôn đảm bảo được tính chính xác và hợp thời. Về số lượng, lượng giao dịch khổng lồ mang đến nhiều giá trị phân tích cho những nhà chiến lược của doanh nghiệp. Việc chia sẻ thông tin về các mặt hàng, người bán của người mua này cho người mua khác cũng đơn giản, do đó số lượng thông tin là khả quan. Về chất lượng, khi một người mua hàng xác nhận mua và đã nhận một sản phẩm, họ sẽ được chuyển tới giao diện đánh giá sản phẩm. Tại đây, người mua chụp ảnh, quay video và đánh giá sản phẩm với số lượng text theo yêu cầu. Khi đăng chúng lên trang của người bán, Shopee hiển thị đánh giá kèm phân loại, thời gian mua hàng. Điều đó tăng độ tin cậy và tham khảo cho những người mua kế tiếp, đây là một ví dụ cho tính đảm bảo về chất lượng của thông tin trên Shopee. - Cá nhân hóa và tùy chỉnh: mật độ thông tin gia tăng cho phép người bán trên Shopee đưa ra chiến lược tập trung vào từng đối tượng khách hàng. Các loại voucher cho khách hàng thân quen, tin nhắn riêng thông báo về những đợt sale sắp tới hay hoạt động nổi bật của thương hiệu tăng độ hiện diện với khách hàng, tạo sự thân thiết và góp phần tăng doanh thu cho người bán. - Công nghệ xã hội: sự chia sẻ thông tin đến xung quanh của người dùng trên Shopee diễn ra đơn giản, dễ dàng. Người dùng Shopee có thể chia sẻ các sản phẩm họ bán hoặc các các chương trình khuyến mãi, shop yêu thích tới những người khác trên mạng xã hội khác, gắn các đường link dẫn thẳng đến giao diện mong muốn. Người xem theo đường link xem xét, đánh giá và có thể mua chúng cũng như tiếp tục giới thiệu cho những người khác. Ngay trên nền tảng Shopee cũng hỗ trợ các tính năng như review sản phẩm, các shop yêu thích cũng như chế độ bạn bè để người dùng có thể lan tỏa xa hơn. ● Ý tưởng cải tiến: Mật độ thông tin trên Shopee cao nhưng độ tin cậy của thông tin là chưa hoàn toàn chắc chắn đối với người dùng. Vẫn có tình trạng review ảo cho sản phẩm khiến người mua không thể phân biệt đâu là sản phẩm tốt, đâu là sản phẩm có vấn 45
  46. đề. Bộ lọc comment và xác thực thông tin của Shopee nên cải tiến để tránh mất lòng tin của người dùng, vì xét cho cùng, thương mại điện tử có một đặc điểm khó vượt qua thương mại truyền thống, ít nhất ở thời điểm hiện tại, đó là tính chân thực. Người ta sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi được cầm, nắm, xem xét cụ thể một sản phẩm, được thử chúng, được nhìn chúng bằng mắt thường, với các sản phẩm ăn uống lại càng hơn thế, người tiêu dùng còn cần đánh giá hoàn cảnh nấu các món ăn có sạch sẽ, hợp vệ sinh hay không. Các hàng điện tử cần được chạy thử để kiểm nghiệm các tính năng cũng như độ bền. Nhiều khách hàng cảm thấy chán nản và phiền phức với việc phải đổi trả các sản phẩm, không chỉ mất thời gian, tiền bạc mà còn khiến họ sinh ra cảm giác “đúng là đồ mua trên mạng”. Shopee có thể nghĩ đến việc tạo các mô hình 3D cho sản phẩm để tăng tính chân thực cho sản phẩm được rao bán. Câu 4: Trình bày các yếu tố chính của mô hình kinh doanh thương mại điện tử (e-commerce business model). Những mô hình kinh doanh B2C và các doanh nghiệp tương ứng mô hình này. Những mô hình kinh doanh B2B và các doanh nghiệp tương ứng mô hình này. Trả lời: ● Mô hình kinh doanh thương mại điện tử (e-commerce business model) có 8 yếu tố chính: - Giá trị kinh doanh: là lợi ích mà sản phẩm của doanh nghiệp đem đến cho khách hàng. Để giá trị kinh doanh cao trước tiên cần xác định các phân khúc khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới. Đó có thể là các cá nhân hoặc tổ chức. Để doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả thì phải ngày càng nâng cao giá trị kinh doanh tức là càng ngày càng làm cho khách hàng hài lòng về sản phẩm mà mình cung cấp. Đây chính là lý do mà khách hàng chọn sản phẩm của công ty bạn thay vì công ty đối thủ. - Xác định doanh thu: đây là việc mà người làm chủ doanh nghiệp phải tính toán kỹ lưỡng trước khi đặt nền móng xây dựng. Bởi vì nguồn doanh thu từ sản 46
  47. phẩm/dịch vụ mà công ty cung cấp sẽ đem lại lợi nhuận để công ty có thể duy trì và phát triển lớn mạnh. Một phần doanh thu cũng chính là vốn để doanh nghiệp có thể tiếp tục vận hành đầu tư một chu trình mới. Doanh thu càng cao, chi phí đầu tư càng nhỏ thì lợi nhuận càng lớn. Vì thế, cần tính toán và xác định doanh thu làm sao ở mức cao nhất có thể. Mức doanh thu này phải đi kèm với số vốn đầu tư càng thấp càng tốt. Nếu doanh thu cao, nhưng vốn đầu tư cũng cao thì lợi nhuận vẫn sẽ ít. Mà lợi nhuận mới chính là số lãi mà doanh nghiệp được hưởng. - Cơ hội thị trường: là một quá trình để xác định các cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp. Đồng thời tìm ra được ý tưởng kinh doanh chắc thắng. Thông thường, người chủ doanh nghiệp sẽ thực hiện một số nghiên cứu, khảo sát thị trường xem sản phẩm mà mình đưa ra thị trường sẽ như thế nào? Khách hàng có hưởng ứng hay không? Từ đó biết được ý tưởng kinh doanh sản phẩm này có khả thi hay không rồi mới đầu tư. - Môi trường cạnh tranh: để xác định mô hình kinh doanh là gì cần hiểu rõ môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau. Sản phẩm/dịch vụ càng ít đối thủ cạnh tranh thì càng chiếm lĩnh được thị trường. Tuy nhiên, hiện nay là thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, do đó có quá nhiều doanh nghiệp và các sản phẩm công nghệ cao ra đời. Để tồn tại trong thời cuộc đó và vượt qua đối thủ chúng ta cần biết kinh doanh thời đại 4.0 có gì mới? Đồng thời cần tập trung phát triển, cải tiến kỹ thuật sao cho sản phẩm của mình có chất lượng tốt hơn, giá thành rẻ hơn. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần tìm ra đáp án của các câu hỏi: Cùng là sản phẩm đó, có bao nhiêu đối thủ đang cạnh tranh? Họ hoạt động như thế nào? Họ đã có đối tượng khách hàng trung thành hay chưa? Ưu điểm và nhược điểm của họ là gì? - Lợi thế cạnh tranh: lợi thế cạnh tranh thể hiện ở việc với cùng một sản phẩm/dịch vụ cung cấp, doanh nghiệp của chúng ta có gì vượt trội hơn đối thủ khác. Đó có thể là giá cả rẻ hơn, hình thức bắt mắt hơn, chúng được đưa ra thị trường sớm hơn, số lượng nhiều hơn, dễ mua sắm và sử dụng hơn, mô hình kinh doanh mới hơn, Càng tranh thủ được nhiều lợi thế cạnh tranh chúng ta sẽ 47
  48. càng bỏ xa đối thủ, qua đó khẳng định mô hình kinh doanh của mình hiệu quả hơn so với đối thủ trong cùng một loại hàng hóa, dịch vụ. - Chiến lược thị trường: bất cứ một doanh nghiệp nào để làm việc có hiệu quả cùng cần có một chiến lược hợp lý, đặc biệt là việc sản xuất và giới thiệu sản phẩm của mình ra thị trường. Cần có một kế hoạch chi tiết sau khi khảo sát thị trường, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, từ đó chúng ta sẽ biết trong thời gian sắp tới nên chú trọng kinh doanh vào mặt hàng nào. Sản phẩm phải được đưa ra đúng thời điểm mà khách hàng cần. Ví dụ sản xuất một chiếc quạt hơi nước có tác dụng giảm nhiệt, làm mát trong mùa hè thì không thể ra mắt sản phẩm vào mùa đông được. Đồng thời, cần biết tận dụng tâm lý khách hàng, đưa gia các chương trình khuyến mãi, tri ân hợp lý. Như vậy, sẽ góp phần giúp sản phẩm bán chạy hơn, đem lại lợi nhuận cao hơn. - Phát triển tổ chức: cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định mô hình kinh doanh có thành công hay không. Một doanh nghiệp cần phải chia ra các phòng ban cụ thể, mỗi người phụ trách một công việc, một nhiệm vụ nhất định. Mỗi bộ phận nhỏ sẽ tiến hành từng bước, từng bước một. Cứ như vậy, các chi tiết nhỏ đều được hoàn thành, dần dần đến các công việc lớn hơn. Từ đó, đảm bảo bộ máy được vận hành một cách trơn tru, chuyên nghiệp. Có như thế mới đem lại hiệu quả bền vững. - Đội ngũ quản lý: để có được từng bộ phận, vận hành từng chi tiết cần có đội ngũ quản lý lập kế hoạch và chỉ dẫn từng đường đi nước bước. Đội ngũ quản lý cần có năng lực, mạnh mẽ, quyết đoán, dám nghĩ dám làm mới có thể điều hành cấp dưới hiệu quả. Ngoài ra, đội ngũ quản lý cũng cần có tâm huyết, sát sao chỉ đạo từng bộ phận của doanh nghiệp, quan tâm đến tâm tư nguyện vọng của công, nhân viên. Bởi họ chính là đầu tàu, là người cầm trịch, quyết định mọi kế hoạch hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp. Vì thế, đội ngũ quản lý cần hiểu rõ mô hình kinh doanh là gì. Nếu đội ngũ quản lý yếu kém sẽ khiến doanh nghiệp nhanh chóng thất bại. 48
  49. ● Những mô hình kinh doanh B2C và các doanh nghiệp tương ứng mô hình này: - B2C bán hàng trực tiếp: đây là mô hình phổ biến nhất, các doanh nghiệp sẽ xây dựng một gian hàng ảo trên các nền tảng như Website, Fanpage hay Blog, và bán các sản phẩm, dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng đang có nhu cầu. VD: Juno, Bitis, Unicharm, Gumac, - B2C trung gian trực tuyến: doanh nghiệp sẽ không trực tiếp sỡ hữu các sản phẩm, dịch vụ mà đóng vai trò trung gian, kết nối giữa người mua và người bán. VD: Shopee, Lazada, Tiki, - B2C dựa trên quảng cáo: doanh nghiệp sẽ tạo ra những nội dung, thông tin có ích để thu hút lượt truy cập vào một trang web, sau đó nhận quảng cáo, treo banner, áp phíc, logo cho bên thứ 3 để bán sản phẩm, dịch vụ của họ. Doanh nghiệp sẽ nhận tiền từ việc cho thuê web quảng cáo và tiền hoa hồng. VD: Youtube, ZingTV, - B2C dựa trên cộng đồng: xây dựng cộng đồng trực tuyến dựa trên các sở thích chung. Từ đó giúp các nhà tiếp thị và nhà quảng cáo biết được thông tin của họ để “mời chào” các sản phẩm, dịch vụ phù hợp. Không những thế, những trang web này sẽ nhắm mục tiêu quảng cáp dựa trên nhân khẩu học và cả vị trí địa lý của người tiêu dùng. VD: Facebook, Zalo, Twitter, - B2C dựa trên phí: Các doanh nghiệp áp dụng mô hình B2C này sẽ hoạt động dựa trên việc tính phí sử dụng sản phẩm và dịch vụ của họ. Những dịch vụ này có thể cung cấp những nội dung miễn phí nhưng sẽ có giới hạn, và sẽ tính phí cho hầu hết mọi nội dung. 49
  50. VD: FPT Play, Vieon, Netflix, Zing, ● Những mô hình kinh doanh B2B và các doanh nghiệp tương ứng mô hình này: - Sàn giao dịch thương mại điện tử: là không gian của các nhà cung ứng và các doanh nghiệp thương mại điện tử vận hành. VD: Alibaba.com, iboats.com - Nhà phân phối điện tử: Doanh nghiệp trực tiếp phân bổ những sản phẩm, dịch vụ mình sản xuất ra cho các tổ chức kinh doanh cá thể. VD: thegioididong, dienmayxanh, FPT shop, - Nhà giao dịch môi giới (thiên về bên mua): là hình thức các đơn vị kinh doanh sẽ tập hợp những nhu cầu của người mua và nhận nguồn hàng từ bên thứ ba cung cấp lại cho người tiêu dùng. Loại hình này không phổ biến ở Việt Nam do hầu hết các doanh nghiệp đều muốn chủ động trong việc bán sản phẩm của mình đến đối tác nhưng khá phát triển ở nước ngoài. VD: Tmall.com, 1688.com, welog.vn, Orderquangchau.vn, - Nhà cung cấp dịch vụ ( thiên về bên bán): là loại hình rất phổ biến trên thị trường Việt Nam, doanh nghiệp sẽ sở hữu một trang web chính mà trong đó sẽ cung cấp đầy đủ các dịch vụ, sản phẩm cho các doanh nghiệp bán lẻ, bán buôn hoặc người tiêu dùng. VD: Torano, Juno, Khatoco, Astristino, May Since 2011, - Thương mại điện tử trung gian: hai doanh nghiệp trao đổi sản phẩm/ dịch vụ qua sàn giao dịch trung gian. VD: Tiki, Shopee, Lazada, 50
  51. Câu 5: Chiến lược kinh doanh của Pandora, LinkedIn và Dropbox dựa trên chiến lược “freemium”. Hãy giải thích khái niệm chiến lược này và áp dụng của nó cho từng doanh nghiệp trên. Mô tả cách mà các công nghệ web hỗ trợ e-commerce về sản phẩm, dịch vụ và nội dung. Cho ví dụ. Trả lời: ● Freemium là gì? Freemium là sự kết hợp của từ "free" (miễn phí) và "premium" (cao cấp). Freemium là thuật ngữ chỉ một loại mô hình kinh doanh liên quan đến việc cung cấp cho khách hàng cả dịch vụ miễn phí và dịch vụ tính phí. Công ty cung cấp các dịch vụ đơn giản và cơ bản miễn phí cho mọi người dùng thử; đồng thời cung cấp các dịch vụ cao cấp hơn hoặc các tính năng bổ sung với giá cao. Theo mô hình Freemium, một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ miễn phí cho người tiêu dùng như một cách để thiết lập nền tảng cho các giao dịch trong tương lai. Việc được dùng thử miễn phí một phần tính năng của doanh nghiệp cung cấp sẽ tạo ra ấn tượng bước đầu cho người dùng, từ đó tạo ràng buộc để khách hàng phải trả phí để có được trải nghiệm tốt hơn. ● Áp dụng vào các doanh nghiệp: - Pandora: là dịch vụ radio thành công nhất trên Internet. Tại Pandora, người dùng tự chọn một dòng nhạc, dựa vào một nghệ sĩ mình ưa thích và thuật toán sẽ tạo ra một đài phát thanh riêng, không chỉ chơi nhạc của một nghệ sĩ mà cả những bài hát tương tự của các nghệ sĩ khác. Vào cuối năm 2009, công ty tung ra Pandora One, dịch vụ premium (không có quảng cáo, chất lượng cao, có ứng dụng desktop và ít giới hạn sử dụng hơn). Cho tới tháng 7/2010, Pandora có 600 000 người đăng kí dịch vụ premium, chiếm 1% tổng 60 triệu người dùng. Vào năm 2010, doanh thu tăng hơn hai lần, trong đó có 18 triệu đô la từ người dùng chi trả cho dịch vụ. Mô hình kinh doanh mới của Pandora thành công đến nỗi công ty đã lên sàn vào tháng 6/2011 và được định giá 2,6 tỉ đô la. Pandora là ví 51
  52. dụ về mô hình kinh doanh Freemium, dựa trên nguyên tắc cung cấp dịch vụ miễn phí cho 99% khách hàng, và dựa vào 1% còn lại trả tiền cho dịch vụ cao cấp premium. - Linkedin: LinkedIn chủ yếu có ba nguồn doanh thu hoặc giải pháp kiếm tiền là Giải pháp tài năng, Giải pháp tiếp thị và Đăng ký cao cấp, trong đó sử dụng chiến lược Freemium là giải pháp Đăng ký cao cấp. Chủ yếu phục vụ cho người dùng LinkedIn, đăng ký Premium cho phép họ truy cập một số tính năng với giá cho từng gói là: Công việc - $ 29,99 / tháng, Kinh doanh - $ 47,99 / tháng, Bán hàng - $ 64,99 / tháng, Nhà tuyển dụng Lite - $ 99,95 / tháng - Dropbox: Dropbox là một dịch vụ lưu trữ tập tin trực tuyến miễn phí được thành lập vào năm 2008 với dung lượng mặc định là 2GB. Khi lưu trữ vượt quá 2GB người dùng cần trả thêm phí để tiếp tục sử dụng dịch vụ. Dropbox có 2 loại gói trả phí: gói Plus giá 9,99 USD/ tháng hoặc 99 USD/ năm, tính năng tương tự gói miễn phí, cung cấp 1TB lưu trữ. Gói Professional giá 19,99 USD/ tháng hoặc 199 USD/ năm có nhiều tính năng hơn gói Plus. Ngoài ra Dropbox còn có phiên bản doanh nghiệp, chia thành 2 loại: Gói Standard có giá 12,5 USB/tháng) giới hạn dung lượng 2TB và gói Advanced không giới hạn dung lượng nhưng bạn phải trả trước 1 năm với giá 20 USD mỗi tháng, hoặc 25 USD cho từng tháng nếu trả riêng lẻ. Giá áp dụng cho 1 người. Dropbox có hơn 700 triệu người dùng đã đăng ký và tạo ra 1,91 tỷ đô la doanh thu hàng năm. ● Mô tả cách mà các công nghệ web hỗ trợ e-commerce về sản phẩm, dịch vụ và nội dung. Cho ví dụ. 1. Các công cụ giao tiếp. Mạng Internet và công nghệ Web cung cấp rất nhiều công cụ giao tiếp giúp cho con người trên toàn thế giới có thể giao tiếp với nhau ví dụ như Email, các ứng dụng tin nhắn trực tuyến như FacebookMessenger, họp trực tuyến như Zoom, Các công cụ này giúp cho việc kết nối người mua và người bán trên các sàn thương mại điện tử đến gần với nhau hơn. 52
  53. 2. Search Engine Search Engine tìm kiếm các website mà có nội dung tương hợp với keyword được tìm kiếm bởi người dùng. Thống kê cho thấy có tới 16 tỷ truy vấn một tháng đối với người dùng máy tính và 10.2 tỷ người search sử dụng Google. Search Engine giúp cho người dùng có thể tìm được các mặt hàng, các nhà phân phối sản phẩm, dịch vụ mà người dùng mong muốn một cách nhanh chóng và thuận tiện. 3. Downloadable and Streaming Media Các dịch vụ về media như streaming, download giúp đem đến các trải nghiệm cho người dùng. Đặc biệt là streaming media giúp cho người dùng có thể xem các file media ngay khi nó đang được chuyển đến người dùng. Các dịch vụ này giúp cho việc giao tiếp giữa khách hàng và nhà phân phối được dễ dàng hơn. Khách hàng có thể xem, tải xuống các hình ảnh, video sản phẩm. Nhà phân phối có thể thực hiện việc upload các hình ảnh, video sản phẩm, thực hiện live stream giao tiếp với khác hàng Câu 6: Bài Dân trí: Trả lời: a. Chụp màn hình các bước 53
  54. b. Hãy quan sát và suy nghĩ những gì có thể xảy ra trên face sau khi bạn đăng nhập face kết nối với trang báo. Sau khi click vào tiếp tục dưới tên Quỳnh, Facebook sẽ gửi thông báo bạn đã đăng nhập vào trang web dantri.com.vn và yêu cầu bạn xác nhận. Sau khi bạn xác nhận thì ta đã đăng nhập thành công. Sau khi xác nhận, có thể tùy chọn những cài đặt khác tại mục cài đặt điều khoản và quyền riêng tư của facebook. 55
  55. Mỗi tài khoản Facebook sẽ được cấp một ID để trang web xác định được thông tin của tài khoản đăng nhập vào trang web. dantri.com.vn có thể gửi thông báo đến tài khoản Facebook và chúng ta cũng có thể gỡ ứng dụng ra khỏi tài khoản Facebook. c. Bình luận về ảnh hưởng của mạng xã hội đối với tác giả, tờ báo. Kỹ thuật nào có thể sử dụng cho việc phân tích các bình luận này. - Ảnh hưởng của mạng xã hội đối với tác giả, tờ báo theo 2 hướng: tích cực và tiêu cực. Mạng xã hội giúp tờ báo có thể tiếp cận đến hàng triệu người một cách nhanh chóng nhờ khả năng lan truyền siêu tốc của nó. Tuy nhiên với khả năng lan truyền siêu tốc của mạng xã hội, Một khi xuất hiện những sai sót trong tờ 56
  56. báo, rất khó để điều chỉnh lại cho đúng vì nó đã được hàng nghìn người đọc và chia sẻ. - Các kỹ thuật được sử dụng cho việc phân tích bình luận: Phân tích dựa trên nội dung của bình luận của mỗi bình luận, thống kê xem keywords nào chiếm số nhiều.Sử dụng một số ứng dụng để lọc comment của tờ báo. d. Phân tích cách trang báo và tác giả này thu được lợi nhuận. Cách trang báo và tác giả có thể thu được lợi nhuận: - Dựa vào số lượt truy cập, bình luận và chia sẻ của bài báo. Số lượt truy cập, bình luận và chia sẻ của bài báo càng cao thì tác giả càng thu được nhiều lợi nhuận. - Thông qua nhuận bút mà trang báo trả cho tác giả. Tiền nhuận bút là tiền bản quyền bài viết. - Thông qua một số ứng dụng để đặt quảng cáo ví dụ như Google Adsense mà trang báo và tác giả có thể thu về lợi nhuận. Trang báo và tác giả sẽ nhận được lợi nhuận với mỗi số lượng lượt quảng cáo được hiển thị hoặc mỗi lần người click vào quảng cáo. e. Nhìn từ góc độ nhà phát triển bạn hãy liệt kê các chức năng cần phát triển. Các chức năng cần phát triển: - Chức năng thêm bài báo vào một số danh mục như: yêu thích, xem sau, tương tự như Facebook. - Tối ưu hóa chức năng tìm kiếm, hiển thị các bài báo theo thứ tự từ gần đây nhất đến cách xa nhất. - Giới hạn thời gian cho mỗi bài báo. - Hiển thị số lượt truy cập cho mỗi bài báo. - Xem thông tin cá nhân, số lượt tương tác với các bài báo khác của tài khoản. - Thống kê các bài báo theo lượt xem, lượt bình luận và lượt chia sẻ. f. Các công nghệ bạn nghĩ có liên quan và thử xem trang BoEC với django. 57
  57. - HTML, Boostrap, CSS, JavaScript - PHP, Python, Java - MySQL, MongoDB - Client Side Rendering, Server Side Rendering Câu 7: Sử dụng social marketing (face, twitter, ) trong e-commerce ngày nay như thế nào? Ý nghĩa về lợi ích, quá trình social marketing, cho ví dụ giải thích. Các kỹ thuật, công nghệ nào có thể sử dụng cho social marketing? (phân tích ý kiến khách hàng, tư vấn khách hàng .) Google gõ: công cụ marketing của facebook, twitter. Trả lời: ● Sử dụng Social Marketing trong ecommerce bằng cách tạo và chia sẻ nội dung trên các mạng xã hội như Facebook, Twitter, và phát triển các fanpages để gia tăng sự nhận biết thương hiệu, đạt mục tiêu marketing. Các hoạt động như đăng bài, hình ảnh, video, chạy quảng cáo trả phí, ● Ý nghĩa: Thu về các hiệu quả nhất định như lượt tương tác với người dùng, gia tăng nhận thức của người dùng về dịch vụ, sản phẩm, đặc biệt là thúc đẩy hành vi mua hàng và sở hữu sản phẩm của người dùng thông qua mạng xã hội. ● Các kỹ thuật, công nghệ có thể sử dụng cho social marketing - Facebook Công cụ Tính năng Giá 58
  58. Agola Pule - Quản lý xuất bản (bao gồm cả việc lên lịch các $15/tháng bài post) cho nhiều mạng xã hội khác nhau từ một nơi duy nhất. - Lọc hộp thư đến cho từng mảng xã hội khác nhau. - Thu thập nội dung mới từ những dữ liệu của bạn để tạo ra các báo cáo hàng ngày. - Thông báo khi có bất cứ tương tác mới nào từ khách hàng. - Sàng lọc tự động (dựa trên các tùy chọn) giúp các trang của bạn luôn sạch sẽ. - Tracking được số lượt share cũng như số lượt được đề cập đến trên Facebook - Phân tích toàn diện với các báo cáo có thể giúp bạn xuất dễ dàng ra file PowerPoint. Hootsuite - Trả lời nhanh các tương tác của khách hàng trên $8.99/tháng social media, hỗ trợ tạo các tin nhắn tự động. - phân loại người tương tác theo khu vực, ngôn ngữ cụ thể. - Quản lý nội dung trên các trang với công cụ lập kế hoạch, nội dung mục tiêu - Phân tích báo cáo kỹ lượng, có thể tự động chia sẻ cho mọi người trong team. - Phân tích nội dung quá khứ để đề xuất thời gian xuất bản trên trang của bạn. - Hỗ trợ cho các chiến dịch quảng cáo. 59
  59. Buffer - Cho phép bạn tạo và lên lịch cho các bài viết $10/tháng trên Facebook - Có công cụ chỉnh sửa hình ảnh nổi bật hơn - Tự động thêm nội dung từ các trang web để chia sẻ lên các tài khoản social media Oktopost - Quản lý chiến lược xuất bản nội dung trên $400/tháng social media, phân tích sâu rộng và theo chuyên mục - Cung cấp lịch biên tập chi tiết. - Tự động lên lịch bài viết để có hiệu quả tương tác cao nhất. - Theo dõi chuyển đổi. - Phân tích loại nội dung nào phù hợp với đối tượng khách hàng nào Socialbaker - So sánh chất lượng nội dung của mình với các $75/tháng s đối thủ cạnh tranh - Cung cấp báo cáo chi tiết trong khoảng thời gian tùy chỉnh. - Phân tích kỹ lượng về các chiến dịch quảng cáo Facebook của bạn. DrumUp - Tự động quét qua các trang web có liên quan để $19/tháng đề xuất cho bạn những nội dung có chất lượng nhất. - Đề xuất nội dung liên quan cho bạn thông qua các hashtag. - Bao gồm các công cụ lên lịch thông minh. 60
  60. Post planner - Cung cấp nội dung phù hợp cho bạn để tăng cao $7/tháng nhất số lượng người tiếp cận. - Lên lịch đơn giản cho phép bạn lên kế hoạch nội dung hàng tháng - Lọc ra những nội dung hấp dẫn nhất để post lại Pagemodo - Thiết kế một trang Facebook chuyên nghiệp từ $ 4,50/ đầu, và đồng thời hố trợ marketing truyền thông tháng xã hội. - Bán sản phẩm của bạn ngay lập tức, nhờ vào các tab tùy chỉnh và các công cụ. - Cung cấp phiếu giảm giá trên trang Facebook của mình - Gợi ý sẽ giúp bạn tìm thấy nội dung hấp dẫn và sau đó lên lịch cho bài đăng. LikeAlyzer - Tạo ra một báo cáo cho trang Facebook Miễn phí - Cung cấp một số điểm tổng thể về hiệu suất, điểm số trung bình của các đối thủ cạnh tranh - Cho biết chính xác tổng lượng tương tác, cũng như tình hình, tốc độ tương tác đang phát triển. Qwaya - tự động hóa cấu trúc của quảng cáo $149/ tháng - Cung cấp cho bạn thông tin thời gian để tối đa hóa lợi nhuận trên quảng cáo - Tích hợp với Google Analytics ngay từ bảng điều khiển - liên kết chúng với các công cụ của bên thứ ba. - Twitter 61
  61. Công cụ Tính năng BuzzSumo - Biết được bài đăng nhận được sự ủng hộ cao trên trang web của đối thủ cạnh tranh - Tìm kiếm từ khóa trong tiểu sử Twitter để tìm những người có ảnh hưởng lớn nhất. - Công cụ khám phá nội dung tìm được các bài viết và chủ đề của bạn bắt trend và nổi bật nhanh hơn. RiteTag - Cung cấp các đề xuất cho các hashtag hấp dẫn nhất dựa trên ảnh hoặc văn bản bạn sử dụng - Là một công cụ hữu ích để tăng số lần hiển thị và số lượt tương tác trên Tweet của bạn. SocialRank - Phân tích nội dung và nghiên cứu thị trường - Sắp xếp đối tượng của mình theo các bộ lọc như “Giá trị nhất” hoặc “Tham gia nhiều nhất” - Hiểu đối tượng của bạn ở cấp độ chi tiết và sắp xếp chúng thành đối tượng quảng cáo hữu ích. S p r o u t - Tích hợp với các mạng xã hội khác Social - Các mẫu trả lời nhanh cho các câu hỏi thường gặp và trả lời ngay cả khi ai đó không đề cập đến bạn. - Tự động lên lịch bài đăng - Các báo cáo so sánh hiệu suất và phân tích tài khoản của đối thủ cạnh tranh, tất cả đều có thể lọc theo phạm vi ngày - Dễ dàng xuất dữ liệu dưới dạng tệp csv hoặc PDF. Trendsmap - Cung cấp cho bạn những gì đang thịnh hành trên toàn thế giới và lịch sử 7 ngày của các xu hướng trên Twitter - Bản đồ tương tác điều chỉnh các xu hướng - Thêm cảnh báo cho các chủ đề của bạn, tìm kiếm lịch sử Twitter mở rộng và trực quan hóa bất kỳ chủ đề nào. 62
  62. Tweriod - Báo cáo phân tích được tạo sẽ xem xét cả Tweets và Tweets của người theo dõi bạn để xác định thời điểm tốt nhất để Tweet ClickToTwee - Tạo các liên kết có thể nhấp trong các bài đăng trên blog t - Tweet từ các bài đăng trên blog của bạn và chèn chúng vào giữa các đoạn - Tweet dễ dàng với các phần có thể trích dẫn nhất của câu chuyện mà bạn kiểm soát Daily 140 - Là một email được gửi về hoạt động của các tài khoản bạn theo dõi - Xem những người có ảnh hưởng đang chú ý đến - Xem những người nổi tiếng đang theo dõi và theo dõi những gì đối thủ của bạn đang làm. - Có thể thay đổi các tài khoản bạn theo dõi bất cứ lúc nào, bao nhiêu lần bạn muốn. 63
  63. KẾT LUẬN Trên đây là những kiến thức mà em đã tìm hiểu được qua sách vở và sự hướng dẫn của thầy. Qua môn học Phát triển hệ thống thương mại điện tử đã giúp em hiểu rõ hơn các trang thương mại điện tử ở trong nước cũng như ngoài nước. Cách xây dựng một trang thương mại điện tử và kết hợp giữa marketing, phân tích hành vi khách hàng vào một trang web. Ngoài những kiến thức về thương mại điện tử em còn được củng cố và bổ sung thêm kiến thức trong phân tích thiết kế hệ thống và lập trình. Nhờ sự hướng dẫn của thầy và các bạn trong lớp em đã biết thêm được nhiều thông tin bổ ích, mới nhất liên quan đến môn học và em được tìm hiểu một framework mới là Django. Em xin cảm ơn thầy vì đã tận tình chỉ dạy, truyền cảm hứng để em tìm hiểu thêm về môn học cũng như về chuyên ngành em theo để phục vụ cho công việc sau này cũng như trong cuộc sống. Em xin chân thành cảm ơn! 64