Tiểu luận Hoàn cảnh xuất hiện, nội dung, kết quả của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 và lần thứ 4
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Hoàn cảnh xuất hiện, nội dung, kết quả của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 và lần thứ 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- tieu_luan_hoan_canh_xuat_hien_noi_dung_ket_qua_cua_cuoc_cach.pdf
Nội dung text: Tiểu luận Hoàn cảnh xuất hiện, nội dung, kết quả của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 và lần thứ 4
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT KHOA QUỐC TẾ HỌC TIỂU LUẬN HỌC PHẦN LỊCH SỬ VĂN MINH PHƯƠNG TÂY ĐỀ TÀI HOÀN CẢNH XUẤT HIỆN, NỘI DUNG, KẾT QUẢ CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 3 VÀ LẦN THỨ 4 GVHD: TS.Bùi Thị Thoa SVTH: NHÓM 1 (DPK43HQC) STT HỌ VÀ TÊN MSSV 1 Nguyễn Thủy Ân 1910738 2 Lê Thị Lan Anh 1910743 3 Nguyễn Thị Vân Anh 1910746 4 Nguyễn Thị Linh Chi 1913461 5 Sa Chia 1913462 6 Kpắ H Chin 1913464 7 Lê Duy Cường 1910760 8 Lục Thị Hùng Diệp 1910763 9 Phạm Thị Hồng Dinh 1910764 10 Cil Ha Dương 1913492 Lâm Đồng, tháng 9 năm 2021
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 3 1. Lý do chọn đề tài 3 2. Lịch sử nghiên cứu 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4 3.1. Mục đích của nghiên cứu 4 3.2. Nhiệm vụ của nghiên cứu 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 4.1. Đối tượng nghiên cứu 5 4.2. Phạm vi nghiên cứu 5 5. Phương pháp nghiên cứu 5 6. Bố cục tiểu luận 5 Chương 1 6 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 6 1.1. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất 6 1.2. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 6 Chương 2 8 CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 3 8 2.1. Hoàn cảnh xuất hiện 8 2.2. Nội dung 8 2.2.1. Các giai đoạn phát triển 8 2.2.2. Các phát minh nổi bật 10 2.3. Hệ quả 13 2.3.1. Tích cực 13 2.3.2. Tiêu cực 13 2.4. Cơ hội và thách thức 14 2.4.1. Cơ hội 14 1
- 2.4.2. Thách thức 15 Chương 3 16 CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 4 16 3.1. Hoàn cảnh xuất hiện 16 3.2. Nội dung 16 3.2.1. Đặc điểm và xu hướng của cách mạng công nghiệp lần thứ tư 16 3.2.2. Các phát minh nổi bật 18 3.3. Hệ quả 22 3.3.1. Tích cực 22 3.3.2. Tiêu cực 24 3.4. Cơ hội và thách thức 25 3.4.1. Cơ hội 25 3.4.2. Thách thức 26 KẾT LUẬN 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO 30 2
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay trên phạm vi toàn cầu với sự bùng nổ của khoa học công nghệ, sự phát triển không ngừng của kinh tế thương mại. Để có một xã hội tiên tiến và phát triển như bây giờ thế giới đã trải qua các cuộc cách mạng khác nhau. Trong đó, các cuộc cách mạng công nghiệp cũng đã tác động mạnh làm thay đổi đời sống con người,thay đổi toàn diện hình thái kinh tế – xã hội. Đối với khoa học đã làm thay đổi các kỹ thuật sản xuất và kinh doanh truyền thống, tăng năng suất, giảm thiểu sức người, quản lý hoạt động giữa nhà sản xuất với người mua và động lực thúc đẩy cho cuộc cách mạng sau này. Tạo ra các nhà máy thông minh, sản phẩm thông minh và các ứng dụng hỗ trợ thông tin nhanh chóng. Hai cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã làm cho con người đến gần với thiết bị công nghệ cao (máy tính, internet, điện thoại thông minh, hệ thống tự động hóa ). Bên cạnh sự tác động về mặt kinh tế còn tác đối lên mặt xã hội. Với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba dẫn tới sự ra đời của chủ nghĩa tư bản hiện đại. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hứa hẹn sẽ làm thay đổi hình thái kinh tế - xã hội của nhân loại thêm một lần nữa. Để có cái nhìn khách quan và sâu rộng hơn về hai cuộc cách mạng này. Chúng tôi đã lấy đề tài về hoàn cảnh, nội dung và hệ quả của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và cuộc cách mạng cách mạng lần thứ tư để tìm hiểu và nghiên cứu. 2. Lịch sử nghiên cứu Theo như tìm hiểu của chúng tôi về chủ đề cách mạng công nghiệp lần thứ 3 và 4 cũng có rất nhiều nhà nghiên cứu đã cho xuất bản những cuốn sách tiêu biểu như: “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cuộc cách cách mạng của sự hội tụ và tiết kiệm” của TSKH.Phan Xuân Dũng, NXB khoa học và kĩ thuật 2018 cuốn sách này nội dung chính là giới thiệu 3 cuộc CMCN lớn trong tiến trình phát triển của thế giới. Và trình bày nội dung chính về cuộc CMCN lần thứ tư: 3
- Bối cảnh, xu hướng và bản chất; dự báo một số tác động; phương thức sản xuất, chế tạo. “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” của Klaus Schwab, NXB Chính trị quốc gia sự thật 2018. Cuốn sách này cung cấp những kiến thức cơ bản về cách mạng công nghiệp lần thứ tư – cách mạng công nghiệp lần thứ tư là gì, cuộc cách mạng này mang đến những gì, nó sẽ tác động đến chúng ta ra sao, và con người có thể làm gì để tranh thủ nó vì lợi ích chung. “12 Xu Hướng Công Nghệ Trong Thời Đại 4.0”của Kevin Delly do Khánh Linh dịch, NXB đại học kinh tế quốc dân 2019. Nội dung chính của cuốn sách là những công nghệ hiện đại đang khiến thế giới thay đổi từng ngày, thậm chí là thay đổi theo từng giờ, từng phút. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích của nghiên cứu Làm rõ được hoàn cảnh xuất hiện, nội dung, thành tựu và những ảnh hưởng từ kết quả của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 3 và thứ 4 đến thế giới. Khi làm rõ được mục tiêu rõ ràng sẽ định hướng cho các bước sau đó: Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu phù hợp cho đề tài. Sau khi hoàn thành bài tiểu luận có thể để tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên có nhu cầu tìm hiểu về hai cuộc cách mạng lần thứ 3 và thứ 4. 3.2. Nhiệm vụ của nghiên cứu Thứ nhất, làm rõ được hoàn cảnh cảnh xuất hiện của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 3 và thứ 4. Thứ 2, xác định, trình bày và liệt kê được các nội dung và thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 3 và 4. Thứ 3, đánh giá được ảnh hưởng và kết quả tác động của hai cuộc cách mạng thứ 3 và thứ 4 đến thế giới. 4
- 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận là hoàn cảnh xuất hiện, nội dung, quả của cuộc cách mạng lần thứ ba và lần thứ tư. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian : Nghiên cứu hoàn cảnh xuất hiện nội dung hệ quả quả cuộc cách mạng lần thứ 3 từ khoảng năm 1969 và cuộc cách mạng lần thứ 4 bắt đầu từ năm 2011. Về không gian: ở trên thế giới. 5. Phương pháp nghiên cứu Để làm đề tài này chúng tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp so sánh. Phương pháp phân tích, tổng hợp. Phương pháp liệt kê. Dựa vào những phương pháp trên để làm sáng tỏ và nhiệm của đề tài. 6. Bố cục tiểu luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và đánh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận có 3 chương, chương 1 khái quát về các cuộc cách mạng công nghiệp, chương 2 cách mạng công nghiệp lần 3, chương 3 cách mạng công nghiệp lần 4. 5
- Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 1.1. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất được bắt đầu vào khoảng những năm 1784 đến năm 1840. Đây là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất, được xuất phát điểm từ Anh sau đó lan ra Châu Âu, Hoa kỳ và toàn thế giới. Ở thời kỳ này nên kinh tế các nước thô sơ, quy mô nhỏ tất cả đều phải phụ thuộc vào sức lao động. Chính vì thế cuộc cách mạng thứ nhất ra đời chế tạo ra các loại cơ khí máy móc chạy bằng hơi nước và sức nước, quy mô lớn. Thay thế nguồn lao động và tăng sản lượng sản xuất. Những phát minh lớn trong giai đoạn này thường được nhắc đến đầu tiên là sự xuất hiện của “thoi bay”, động cơ hơi nước, xe lửa chạy bằng máy hơi nước. 1.2. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 Cuộc cách mạng công nghiệp thứ hai được diễn ra từ năm 1871- 1914. Đặc trưng của cuộc cách mạng này là sử dụng năng lượng điện và sự ra đời của dây chuyền sản xuất hàng loạt quy mô lớn. Phát triển các ngành điện, vận tải, hóa học, sản xuất thép, Yếu tố quyết định của cuộc cách mạng này là chuyển sang sản xuất trên cơ sở điện- cơ khí sang tự động hóa cục bố trong sản xuất. Nhiều sáng chế đã được phát minh và cải thiện, bao gồm in ấn và động cơ hơi nước, động cơ điện, động cơ đốt trong. 1.3. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 Cuộc cách mạng công nghiệp lần 3 hay còn được gọi là cuộc cách mạng máy tính hay cách mạng số bởi vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính, máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và Internet (thập niên 1990). Với sự ra đời và lan tỏa của công nghệ thông tin (CNTT), sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. 6
- 1.4. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng công nghiệp 4.0) là cuộc cách mạng về sản xuất thông minh dựa trên các thành tựu đột phá trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano, với nền tảng là các đột phá của công nghệ số. Sự kết hợp các công nghệ giúp xóa nhòa ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, số hóa và sinh học. 7
- Chương 2 CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 3 2.1. Hoàn cảnh xuất hiện Gần như mọi hoạt động thương mại trong nền kinh tế thế giới đều phụ thuộc vào dầu và các nguồn năng lượng hóa thạch khác. Chúng ta trồng trọt nhờ các loại phân bón và thuốc trừ sâu có nguồn gốc hóa dầu. Hầu hết các vật liệu xây dựng của chúng ta như xi măng, nhựa đều làm từ các nguyên liệu hoá thạch. Chúng ta đã xây dựng một nền văn minh nhờ vào việc khai thác nguồn dự trữ carbon từ thời kỳ Carbon. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, kéo theo sự sụp đổ của nhiều nền kinh tế là hồi chuông cảnh báo đầu tiên về việc nguồn nhiên liệu hóa thạch đang dần suy tàn và cạn kiệt. Mặc dù vậy, việc khai thác vô độ nguồn nhiên liệu không tái tạo này vẫn được tiến hành dẫn đến sự khan hiếm về năng lượng tiếp tục tạo ra những cuộc khủng hoảng kinh tế, và thêm nữa đi kèm với đó là các sự cố trong khi khai thác như việc tràn dầu đã phá hủy những môi trường sống quý giá và nhạy cảm. Thảm họa môi trường là một lời nhắc nhở đau đớn rằng trong sự tuyệt vọng để giữ cho guồng máy kinh tế hoạt động. Môi trường và tài nguyên hạn hẹp bị tàn phá, mọi nền kinh tế đang mấp mé trên bờ vực khủng hoảng, khiến cho nhiều quốc gia và nhất là cộng đồng châu Âu phải cân nhắc và rục rịch tiến hành Cuộc cách mạng công nghiệp lần III – một hành trình nỗ lực cải cách năng lượng xanh. 2.2. Nội dung 2.2.1. Các giai đoạn phát triển 8
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 là cuộc công nghiệp đã tạo ra rất nhiều các thanh tựu nổi bật qua từng giai đoạn phát triển, cho thấy được tốc độ phát triển tiến bộ của khoa học – kỹ thuật một cách rõ ràng nhất, cụ thể như sau: • Thập niên 70 của thế kỷ XX Vào những năm 1970 nhiều thiết bị hiện đại được ra đời như: máy tính gia đình, máy tính chia sẻ thời gian, máy trò chơi điện tử , đây cũng là thời kỳ hoàng kim của trò chơi điện tử arcade. Khi công nghệ kỹ thuật số bắt đầu chuyển đổi từ lưu trữ analog sang lưu trữ kỹ thuật số. Tạo thêm việc làm mới cho người dân là nhân viên nhập liệu, công việc chính là chuyển đổi dữ liệu tương ứng (hồ sơ khách hàng, hóa đơn, ) thành dữ liệu số gọn. Một phát triển công nghệ quan trọng ở thập niên 80 là công nghệ nén dữ liệu kỹ thuật số – biến đổi cosine rời rạc (DCT). Đây là kỹ thuật nén mất mát được đề xuất lần đầu tiên bởi Nasir Ahmed vào năm 1972. • Thập niên 80 của thế kỷ XX Tại một số quốc gia phát triển, máy tính đã trở nên thực sự phổ biến trong suốt thập niên 80 khi chúng xuất hiện nhiều ở khắp các trường học, các hộ gia đình, các doanh nghiệp Và đến năm 1983, chiếc điện thoại đầu tiên đã ra đời với sáng chế của ông Rudy Krolopp 73 tuổi, cựu giám đốc thiết kế của Motorola DynaTac. Đến năm 1991, mạng 2G được sử dụng khiến những chiếc điện thoại được phổ biến hơn. Đến năm 1988 chiếc Máy ảnh kỹ thuật số đầu tiên được tạo ra, và lần đầu tiên được bán ra thị trường vào tháng 12 năm 1989 tại Nhật Bản và năm 1990 tại Hoa Kỳ. Vào những năm 2000, chúng đã lu mờ sự phổ biến của chiếc Máy ảnh phim truyền thống. Từ đó nhiều thiết bị công nghệ hiện đại cũng lần lượt được ra đời: máy ảnh kỹ thuật số, máy ảnh phim truyền thống, mực kỹ thuật số, Và sáng chế quan trọng nhất ở thời bấy giờ chính là World Wide Web – Một không gian thông tin toàn cầu. 9
- • Thập niên 90 của thế kỷ XX Vào tháng 6 năm 1990 World Cup đã diễn ra lần đầu tiên được phát sóng trên HDTV kỹ thuật số công đồng ở Tây Ban Nha và Ý. Tuy nhiên phải đến giữa năm 2000, HDTV mới trở thành chuẩn mực tại Nhật Bản. Sau sự ra đời của World Wide Web đã làm tiền đề cho các trình duyệt web thay đổi và phát triển nên nhiều trình duyệt mới như: Mosaic, Netscape Navigator và Internet • Thập niên 20 của thế kỷ XXI Ở đầu thập niên này, điện thoại đã trở nên phổ biến hơn, tính năng soạn và gửi tin nhắn văn bản cũng xuất hiện. Điện thoại di động cũng cũng trở nên tiên tiến hơn so với các chiếc điện thoại thông thường chỉ có chức năng nghe – gọi hoặc các trò chơi đơn giản của những năm 1990. Tại Việt Nam Internet dial – up được kết nối vào năm 2002 và được rất nhiều người yêu thích và ưa dùng. “Vào cuối năm 2005, dân số Internet đạt 1 tỷ và 3 tỷ người trên toàn thế giới đã sử dụng điện thoại di động vào cuối thập kỷ này”[1]. HDTV đã trở thành định dạng phát sóng truyền hình tiêu chuẩn ở nhiều nước vào cuối thập kỷ này. • Thập niên 21 của thế kỷ XXI Vào đầu năm 2010 điện toán đám mây đã dẫn đầu trở thành xu hướng. Lượng người truy cập Internet ngày càng tăng mạnh. “Vào năm 2012, hơn 2 tỷ người đã sử dụng Internet, gấp đôi lượng sử dụng vào năm 2007”.[2] [1],[2] g_nghi%E1%BB%87p_l%E1%BA%A7n_th%E1%BB%A9_ba 2.2.2. Các phát minh nổi bật Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 được bắt với sự ra đời và phát triển lan tỏa công nghệ thông tin, điện tử, tự động hóa sản xuất. 10
- Cơ sở hạ tầng điện tử tiến bộ, phát triển về công nghệ kỹ thuật số với nhiều phát mình được ra đời như: vệ tinh, máy bay, máy tính, điện thoại, Năm 1970: Nhiều thiết bị hiện đại ra đời: Máy tính gia đình, tính chia sẻ Hình 2.1: Máy tính được ra đời đầu tiên trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 3 Nguồn: nguon-cho-su-ra-doi-cua-smartphone-hien-dai-20190620084023968.chn Năm 1983: Chiếc điện thoại đầu tiên ra đời với sáng chế của Motorola Dynatac. Hình 2.2: Chiếc điện thoại đầu tiên ra đời với sáng chế của Motorola Dynatac. ( B%99ng) Cuộc cách mạng truyền thông và tiếp thị với nhiều cuộc cải cách của cách mạng kỹ thuật số đối với ngành truyền thông, tiếp thị: Internet bùng nổ, tập dữ liệu lớn – Big Data được phát minh. Các công ty, doanh nghiệp cũng chuyển hướng kinh doanh. Xu hướng SMAC (Social, Mobile, Analytics, Cloud) ra đời: 11
- Social media: giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng bằng những phương tiện truyền thông. Mobile: Công nghệ di động thay đổi cách thức giao tiếp với nhau. Analytics: Công nghệ phân tích dữ liệu về khách hàng, đưa ra mục tiêu tiếp cận. Cloud: Điện toán đám mây. Hình 2.3: Xu hướng SMAC ( Social, Mobile, Analytics, Cloud ) ra đời ( Chuyển đổi công nghệ analog sang kỹ thuật số. Cùng với đó cuộc cách mạng công nghiệp lần 3 đã thiết lập nên những tiến bộ vượt bậc trong xã hội như máy tính cá nhân, internet và mạng xã hội đã tạo diện mạo vượt trội thay đổi kinh tế và các mối quan hệ trên toàn cầu. Những thành tựu khoa học công nghệ cơ bản hoàn thành trong cuối thế kỷ 20. Thành tử nổi trội để lại mà ngày nay chúng ta vẫn đang thụ thưởng từ công nghệ 3.0 chính là vệ tinh, máy bay, máy tính, điện thoại, internet Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 đã mang lại nhiều thay đổi đặc biệt về công nghệ kỹ thuật số. Mang đến nhiều phát minh vĩ đại thay đổi nền kinh tế lúc bấy giờ. 12
- 2.3. Hệ quả 2.3.1. Tích cực Về kinh tế cuộc cách công nghiệp lần thứ 3 cho phép chi phí tương đối ít hơn các phương tiện sản xuất để tạo ra cùng một khối lượng hàng hóa tiêu dùng. Kết quả, đã kéo theo sự thay đổi cơ cấu của nền sản xuất xã hội cũng như những mối tương quan giữa các khu vực I (nông – lâm – thủy sản), II (công nghiệp và xây dựng) và III (dịch vụ) của nền sản xuất xã hội. Làm thay đổi tận gốc các lực lượng sản xuất. Về mặt đời sống xã hội cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã tác động tới mọi lĩnh vực đời sống xã hội loài người, nhất là ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển vì đây chính là nơi phát sinh cuộc cách mạng này. Các khía cạnh tích cực bao gồm sự kết nối với nhau nhiều hơn, giao tiếp dễ dàng hơn và sự phơi bày thông tin mà trong quá khứ có thể dễ dàng bị loại bỏ hơn bởi các chế độ toàn trị. Nhờ khoa học công nghệ tiến bộ không chỉ thay đổi tận gốc phương thức sản xuất mà còn tác động tới mọi mặt của đời sống xã hội. Đặc biệt tại các quốc gia tư bản, nơi khởi nguồn của cuộc cách mạng công nghệ 3.0 này. Vì vậy nhờ những ứng dụng công nghệ vào sản xuất, cuộc cách mạng này giúp tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và nhân lực xã hội. Tạo ra khối lượng hàng hóa với sự giảm thiểu chi phí và thay đổi tương quan các ngành trong cơ cấu của nền sản xuất. Cuối cùng sự bùng nổ của cuộc cách mạng lần thứ 3 đã để lại nhiều thành tựu to lớn cho nhân loại cùng với đó là nền tảng thúc đẩy cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. 2.3.2. Tiêu cực Trong khi đã có những lợi ích to lớn cho xã hội từ cuộc cách mạng kỹ thuật số, đặc biệt là về khả năng tiếp cận thông tin, có một số mối lo ngại. Cuộc cách 13
- mạng kỹ thuật số đã giúp mở ra một kỷ nguyên mới của giám sát hàng loạt, tạo ra một loạt các vấn đề dân sự và nhân quyền mới. Độ tin cậy của dữ liệu trở thành một vấn đề vì thông tin có thể dễ dàng được sao chép, nhưng không dễ dàng xác minh. Cuộc cách mạng kỹ thuật số cho phép lưu trữ và theo dõi các sự kiện, bài báo, số liệu thống kê, cũng như các chi tiết vụn vặt không khả thi. Công nghệ số hóa đã làm khuynh đảo giới truyền thông và các ngành công nghiệp bán lẻ, cũng như chiếc máy xe sợi khổng lồ đã xóa sổ những công đoạn sản xuất thủ công. Vì vậy nhiều người sẽ phải giật mình khi nhìn vào những nhà máy của tương lai. Sẽ không còn những máy móc dính đầy dầu mỡ do công nhân điều khiển, chúng sẽ sạch bong và gần như bị xếp xó. Hầu hết các công việc do con người thực hiện sẽ không còn xuất hiện trong khu vực công xưởng, mà là trong các văn phòng gần đó, với ngập tràn các nhà thiết kế, các kĩ sư, các chuyên gia công nghệ, các nhân viên marketing và hàng loạt chuyên viên khác. Những thao tác đều đặn, lặp đi lặp lại trong nhà máy sẽ biến mất: bạn đâu cần người thợ tán đinh khi không còn chiếc đinh tán nữa. Ngoài ra các tổ chức xã hội và tôn giáo tìm thấy nhiều nội dung phản cảm, thậm chí nguy hiểm. Nhiều phụ huynh và các tổ chức tôn giáo, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, đã trở nên hoảng hốt vì nội dung khiêu dâm có sẵn cho trẻ vị thành niên. Trong các trường hợp khác, sự phổ biến thông tin về các chủ đề như khiêu dâm trẻ em, chế tạo bom, thực hiện các hành động khủng bố và các hoạt động bạo lực khác là đáng báo động đối với nhiều nhóm người khác nhau. Cuộc cách mạng kỹ thuật số, đặc biệt là về quyền riêng tư, bản quyền, kiểm duyệt và chia sẻ thông tin, vẫn là một chủ đề gây tranh cãi. Khi cuộc cách mạng kỹ thuật số tiến triển, vẫn chưa rõ xã hội đã bị ảnh hưởng ở mức độ nào và sẽ bị thay đổi trong tương lai. 2.4. Cơ hội và thách thức 2.4.1. Cơ hội 14
- Một số chuyên gia cho rằng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 đã chấm dứt khi cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á nổ ra vào năm 1997. Tạo nên sự biến chuyển ngoạn mục với sự ra đời của các thiết bị máy tính cá nhân, internet cùng hàng tỷ những thiết bị công nghệ cao. Hỗ trợ con người trong công nghiệp sản xuất đồng bộ. Là bước đệm cho cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư. 2.4.2. Thách thức Luôn cải tiến phù hợp với quá trình phát triển của thời đại. Các làng nghề thủ công dần bị xóa bỏ. Đồng nghĩa với việc áp lực với hệ sinh thái của trái đất có thể gây nên những hậu quả trong tương lai. 15
- Chương 3 CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 4 3.1. Hoàn cảnh xuất hiện Một là, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu 2008-2009 đặt ra yêu cầu phải điều chỉnh, thậm chí thay đổi căn bản mô hình phát triển theo hướng cân bằng hơn, hiệu quả và bền vững hơn. Các nguy cơ về an ninh năng lượng, an ninh môi trường đòi hỏi các nước đẩy mạnh đầu tư, nghiên cứu đổi mới, sáng tạo, tìm ra các giải pháp công nghệ, tối ưu hóa quá trình sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường, sử dụng tiết kiệm năng lượng. Hai là, trước sự cạnh tranh gay gắt của các nền kinh tế mới nổi nhờ lợi thế chi phí lao động thấp, các nước công nghiệp phát triển đứng trước sức ép rất lớn phải tái cơ cấu kinh tế để tiếp tục duy trì vị thế dẫn dắt nền kinh tế thế giới, nhất là trong các ngành công nghệ cao. Ba là, do xu hướng già hóa dân số, lực lượng lao động giảm không những làm giảm tốc độ tăng trưởng mà còn làm giảm năng lực cạnh tranh của các nước công nghiệp phát triển và một số nền kinh tế mới nổi, đòi hỏi các nước này đầu tư nhiều hơn vào phát triển khoa học - công nghệ nhằm bù đắp thiếu hụt lao động. Bốn là, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ trên lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, công nghệ người máy, Internet kết nối vạn vật, dữ liệu lớn, công nghệ in 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học, vật liệu mới, lưu trữ năng lượng vừa là động lực, vừa tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho việc tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. 3.2. Nội dung 3.2.1. Đặc điểm và xu hướng của cách mạng công nghiệp lần thứ tư Thuật ngữ cách mạng công nghiệp 4.0 hay “Công nghiệp 4.0” 16
- (Industrie 4.0) được manh nha xuất hiện từ năm 2011 trong một bản báo cáo tại Hội chợ Hannover - Hội chợ hàng đầu thế giới về công nghệ, công nghiệp và sau đó, thuật ngữ này chính thức bước vào “Kế hoạch hành động chiến lược công nghệ cao” được chính phủ Đức thông qua vào tháng 10/2012. Cụm từ này ban đầu chỉ nhằm nói tới chiến lược công nghệ cao, điện toán hóa ngành sản xuất mà không cần sự tham gia của con người. Thủ tướng Đức Angela Merkel tiếp tục nhắc tới “Industrie 4.0” tại Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Davos tháng 1/2015. Tại một số quốc gia khác, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 còn được biết đến với tên gọi “công nghiệp IP”, “sản xuất thông minh” hay “sản xuất số”. Dưới nhiều tên gọi khác nhau, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang một số đặc trưng sau đây: Thứ nhất, về tốc độ: Trái ngược với các cuộc cách mạng công nghiệp trước, cuộc cách mạng này có gia tốc ngày càng lớn chứ không đều đặn về tốc độ. Thứ hai, về bề rộng và chiều sâu: Không dừng lại ở đó, với phạm vi rộng lớn, làn sóng ứng dụng công nghệ mới trong tất cả các lĩnh vực trải rộng từ Vật lý đến lĩnh vực Kỹ thuật số và công nghệ sinh học. Thứ ba, sự tác động mang tính hệ thống: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư dẫn đến sự chuyển đổi của toàn bộ các hệ thống giữa các quốc gia, doanh nghiệp, ngành công nghiệp và toàn xã hội. Thứ tư, tính tự động hóa cao độ là một trong những đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Thứ năm, hàm lượng công nghệ trong mỗi sản phẩm ngày càng cao, kinh tế tri thức trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp. Mỗi sản phẩm ra đời đều là kết quả của những cải tiến, đổi mới không ngừng về công nghệ, hàm chứa trong đó là tri thức. Theo Klaus Schwab, có thể kể đến các xu hướng chính của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, được chia thành 3 nhóm vật chất, kỹ thuật số, sinh học. Nhóm vật chất: gồm xe tự hành, in 3D, robot tiên tiến và vật liệu mới; Nhóm kỹ 17
- thuật số có biểu hiện chính là internet kết nối vạn vật; Nhóm sinh học điển hình là công nghệ gen. 3.2.2. Các phát minh nổi bật Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hay còn được gọi với cái tên cách mạng 4.0. Thời kỳ bùng nổ các hệ thống liên kết thế giới thực và ảo. Dưới sự phát triển mạnh mẽ của thời đại Internet, công nghiệp 4.0 trong thời đại này đã tạo ra những phát minh thay đổi hoàn toàn cách các doanh nghiệp vận hành thông qua các công nghệ. Các phát minh cuộc cuộc cách mạng này đã để lại nhiều thành tựu có giá trị đã và đang nâng cao cuộc sống ảnh chất lượng của của con người trong thế kỷ 21. Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư này đang làm thay đổi cách thức sản xuất, chế tạo. Trong các “nhà máy thông minh”, các máy móc được kết nối Internet và liên kết với nhau qua một hệ thống có thể tự hình dung toàn bộ quy trình sản xuất rồi đưa ra quyết định sẽ thay thế dần các dây chuyền sản xuất trước đây. Nhờ khả năng kết nối của hàng tỷ người trên trên thế giới thông qua các thiết bị di động và khả năng tiếp cận được với cơ sở dữ liệu lớn, những tính năng xử lý thông tin sẽ được nhân lên bởi những đột phá công nghệ trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, công nghệ người máy, Internet kết nối vạn vật, xe tự lái, công nghệ in 3 chiều, công nghệ nano, công nghệ sinh học, khoa học vật liệu, lưu trữ năng lượng và tính toán lượng tử. Big Data (Dữ liệu lớn) cho phép con người có thể thu thập, chứa đựng được một lượng dữ liệu khổng lồ. Đối với marketing trong doanh nghiệp, người ta có thể thu thập được một lượng lớn thông tin bao gồm thông tin cá nhân của từng khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp nhận ra các xu hướng, nhu cầu, mong muốn của người tiêu dùng một cách hiệu quả, và từ đó giúp doanh nghiệp có thể tạo ra những chiến lược đúng đắn và hiệu quả trong mỗi giai đoạn. 18
- Hình 1.3: Big Data Nguồn: Internet of Things (vạn vật kết nối) là sự kết hợp của internet, công nghệ vi cơ điện tử và công nghệ không dây. Internet giúp kết nối các thiết bị hỗ trợ từ công việc tới cuộc sống thường nhật (điện thoại, máy tính, tivi, lò vi sóng thông minh, xe ô tô tự lái, ) với con người, thu thập và truyền dữ liệu trong thời gian thực qua một mạng internet duy nhất. Internet vạn vật (IoT) mô tả các đối tượng vật lý hàng ngày được kết nối với internet và có thể tự nhận dạng chúng với các thiết bị khác. Theo ước tính sẽ có hơn 24 tỷ thiết bị IoT trên Trái đất vào năm 2020 (khoảng bốn thiết bị cho mỗi con người trên hành tinh này) và 6 tỷ đô la sẽ chảy vào các giải pháp IoT. Hình 2.3: Internet of Things Nguồn: internet-of-things-va-cac-giai-phap-phan-cung-lien-quan-p248/ 19
- Cloud (Điện toán đám mây) cho phép người dùng có thể sử dụng các dịch vụ lưu trữ thông tin nhờ vào các nhà cung cấp chẳng hạn như Facebook, Office 365, Youtube,. Mọi dữ liệu đề được lưu trữ, tổ chức và sắp xếp trên hệ thống của các nhà cung cấp dịch vụ. Hình 3.3: Cloud (Điện toán đám mây) Nguồn: tien-de-cho-phat-trien-thuong-mai-ky-thuat-so-20210701143939396.htm Trí tuệ nhân tạo (AI) là một lĩnh vực của khoa học máy tính, tạo ra những cỗ máy thông minh hoạt động và phản ứng như con người, đặc biệt trong các lĩnh vực nhận dạng giọng nói, học tập, lập kế hoạch và giải quyết vấn đề. Khi AI trở nên phổ biến hơn, các ứng dụng sử dụng nó phải hoạt động liền mạch với các ứng dụng khác, vì vậy các nhà lãnh đạo phải sẵn sàng tạo điều kiện tích hợp sâu hơn với các ứng dụng và dự án IoT hiện có và tương tác hệ sinh thái phong phú hơn. Đây là công nghệ lập trình cho máy móc với các khả năng như: học tập (tim kiếm, thu thập, áp dụng các quy tắc sử dụng thông tin), khả năng lập luận (đưa ra các phân tích, dự đoán chính xác hoặc gần chính xác) và khả năng tự sửa lỗi. 20
- Hình 4.3: Robot (AI) Nguồn: thanhnien.vn In 3D còn được gọi là sản xuất phụ gia, cho phép tạo ra các mô hình 3D vật lý của các đối tượng. Nó được sử dụng trong phát triển sản phẩm để giảm thời gian tung ra thị trường, rút ngắn chu kỳ phát triển sản phẩm và tạo ra các hệ thống sản xuất và tồn kho linh hoạt hơn với chi phí thấp hơn. Data mining biến dữ liệu thô thành cái nhìn sâu sắc để đưa ra quyết định kinh doanh tốt hơn. Các công ty tiếp tục đầu tư vào phân tích để tiếp cận gần hơn với khách hàng của họ và xác định các cơ hội thị trường, nhưng họ vật lộn với việc mở rộng hoạt động này thành sử dụng hàng ngày trên toàn tổ chức thay vì chỉ trong một số khu vực chức năng. Augmented Reality (AR) là sự kết hợp màn hình, âm thanh, văn bản và hiệu ứng do máy tính tạo ra với trải nghiệm thế giới thực của người dùng, mang đến một cái nhìn thống nhất nhưng nâng cao về thế giới. Điện toán đám mây (Cloud) là việc sử dụng các dịch vụ như nền tảng phát triển phần mềm, máy chủ, lưu trữ và phần mềm qua internet, thường được gọi là đám mây. Chi phí thấp hơn liên quan đến việc áp dụng đám mây không có máy chủ, xuất phát từ khả năng của nhà cung cấp để tập hợp tài nguyên giữa các khách hàng, đã dẫn đến một số công ty đóng cửa các trung tâm dữ liệu độc quyền. 21
- Tự động quy trình robotic (RPA) là quá trình tự động hóa các hoạt động kinh doanh thông thường với các robot phần mềm được đào tạo bởi AI, có thể thực hiện các nhiệm vụ một cách tự động. Những robot này có thể thay thế con người cho các nhiệm vụ phổ biến như xử lý giao dịch, quản lý công nghệ thông tin và công việc trợ lý. Cách mạng công nghiệp 4.0 đã để lại nhiều thành tựu và phát minh to lớn cho con người. Đời sống của con người được nâng lên một giá trị cao hơn. Sự liên kết giữa hệ thống ảo và thực trong cách mạng công nghiệp 4.0, từng bước hiện đại hoá và phát triển trên cả thế giới. 3.3. Hệ quả 3.3.1. Tích cực Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang có những tác động to lớn, mang tính tích cực tới mọi khía cạnh về kinh tế, xã hội và môi trường ở tất cả các cấp – toàn cầu, khu vực và trong từng quốc gia. Về mặt kinh tế, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có tác động đến tiêu dùng, sản xuất và giá cả. Từ góc độ tiêu dùng và giá cả, mọi người dân đều được hưởng lợi nhờ tiếp cận được với nhiều sản phẩm và dịch vụ mới có chất lượng với chi phí thấp hơn. Về mặt đời sống xã hội, cuộc cách mạng công nghiệp lần 4 là thời kỳ hiện đại kỹ thuật số, với tốc độ phát triển nhanh chóng của các thiết bị hiện đại đời sống của con người được nâng cấp rõ rệt, nhu cầu con người ngày càng cao với sự phát triển của công nghệ 4.0 . Đời sống an ninh xã hội, giáo dục dễ dàng được kiểm soát và đầy đủ hơn. Sự phát triển của khoa học - công nghệ giúp con người có thể làm nhiều loại công việc bằng hình thức làm việc từ xa, không nhất thiết phải đến trụ sở, văn phòng, không phải giao tiếp trực tiếp với đồng nghiệp, cấp trên, thậm chí cả với đối tác mà vẫn hoàn thành công việc. Đây là những lợi ích to lớn mà khoa học - công nghệ mang lại, nhưng điều này cũng khiến con người trở nên lệ thuộc vào máy tính, điện thoại thông minh, hệ thống mạng 22
- internet, khiến con người ít quan tâm đến các mối quan hệ trong cộng đồng, xã hội, thậm chí là cả quan hệ gia đình Sự biến đổi về văn hóa, lối sống diễn ra do nhiều tác động khác nhau trong mỗi thời kỳ, giai đoạn lịch sử. Trong thời đại cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, khoảng cách về không gian địa lý được thu hẹp tối đa. Điều đó đồng nghĩa với việc mối giao lưu, quan hệ giữa con người với con người được mở rộng. Các cộng đồng, các dân tộc, các nền văn hóa xích lại gần nhau hơn. Trong mỗi cộng đồng, văn hóa, lối sống của các cá nhân cũng chịu tác động, ảnh hưởng lẫn nhau. Sự đan xen này trực tiếp góp phần thúc đẩy sự đa dạng văn hóa, nhưng cũng làm phát sinh tình trạng văn hóa lai căng khiến việc bảo vệ bản sắc trong đa dạng văn hóa trở thành nhiệm vụ không dễ dàng của mọi quốc gia, dân tộc. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng tác động tích cực đến lạm phát toàn cầu. Nhờ những đột phá về công nghệ trong các lĩnh vực năng lượng (cả sản xuất cũng như sử dụng), vật liệu, Internet vạn vật, người máy, ứng dụng công nghệ in 3D (hay còn được gọi là công nghệ chế tạo đắp dần, có ưu việt là giúp tiết kiệm nguyên vật liệu và chi phí lưu kho hơn nhiều so với công nghệ chế tạo cắt gọt truyền thống đã giúp giảm mạnh áp lực chi phí đẩy đến lạm phát toàn cầu nhờ chuyển đổi sang một thế giới hiệu quả, thông minh và sử dụng nguồn lực tiết kiệm hơn. Tác động đến môi trường là tích cực trong ngắn hạn và hết sức tích cực trong trung và dài hạn nhờ các công nghệ tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu và thân thiện với môi trường. Các công nghệ giám sát môi trường cũng đang phát triển nhanh, đồng thời còn được hỗ trợ bởi Internet kết nối vạn vật, giúp thu thập và xử lý thông tin liên tục 24/7 theo thời gian thực, ví dụ thông qua các phương tiện như máy bay không người lái được kết nối bởi Internet được trang bị các camera và các bộ phận cảm ứng có khả năng thu thập các thông tin số liệu cần thiết cho việc giám sát. 23
- Công nghiệp 4.0 đang giúp các công ty dễ dàng hợp tác và chia sẻ dữ liệu giữa các khách hàng, nhà sản xuất, nhà cung cấp và các bên khác trong chuỗi cung ứng. Nó cải thiện năng suất và khả năng cạnh tranh, cho phép chuyển đổi sang nền kinh tế kỹ thuật số và cung cấp cơ hội để đạt được tăng trưởng kinh tế và bền vững. Công nghiệp 4.0 nâng cao khả năng cạnh tranh toàn cầu thông qua hợp tác và liên minh các công ty. Có thể thấy rằng trong tương lai các sản phẩm sẽ không còn được xây dựng bởi một công nhân mà bởi một robot hoặc lập trình viên. Trong mọi lĩnh vực, các cuộc cách mạng đều bao hàm sự thay đổi cơ bản về chất, có tính đột biến, sâu sắc và triệt để, theo hướng tiến bộ. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã làm cho tri thức được vốn hóa, thâm nhập sâu vào nền sản xuất vật chất, vào mọi “ngõ ngách” của đời sống con người, làm thay đổi lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. 3.3.2. Tiêu cực Với ba cuộc cách mạng trước đó nhân loại từng trải qua, những thay đổi cực kì lớn về mặt xã hội đã diễn ra qua từng cuộc cách mạng. Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đã diễn ra một cách ngoạn mục và con người có thể sẽ không lường trước được các vấn đề xã hội và những tác động đến xã hội như thế nào trong tương lai sắp tới. An ninh mạng và quyền riêng tư là mối quan tâm chính. Khi mà mọi dữ liệu đều được số hóa và chuyển vào máy tính, các thiết bị IoT dễ bị đe dọa và đôi khi những mối đe dọa này có thể là gây ra thảm họa khi bị đánh cắp những dữ liệu bảo mật quan trọng mang vị trí chiến lược. Kỹ năng và giáo dục của người lao động làm việc trong các quy trình dựa trên công nghiệp 4.0 cần phải được cải thiện. Dưới sự thay đổi vượt trội của khoa 24
- học công nghệ, con người cũng phải thay đổi liên tục và cập nhật để có thể bắt kịp, hòa nhập vào thời đại. Máy móc tự có những hạn chế. Quá phụ thuộc vào các thiết bị công nghệ, máy móc có thể khiến doanh nghiệp sa vào những thiệt hại nghiêm trọng, hơn nữa các doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ lưỡng về tài chính bởi vì các chi phí chuyển dịch, thay đổi máy móc sẽ là rất lớn. Mặt tiêu cực của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 là nó có thể gây ra sự bất bình đẳng. Đặc biệt là có thể phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế lao động chân tay trong nền kinh tế, khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, hàng triệu lao động trên thế giới có thể rơi vào cảnh thất nghiệp, nhất là những người làm trong lĩnh vực bảo hiểm, môi giới bất động sản, tư vấn tài chính, vận tải. Báo cáo của “ Diễn đàn kinh tế thế giới” đã đặt ra vấn đề này theo các giai đoạn khác nhau. Giai đoạn đầu tiên sẽ là thách thức với những lao động văn phòng, trí thức, lao động kỹ thuật. Giai đoạn tiếp theo sẽ là lao động giá rẻ, có thể sẽ chậm hơn. Với sự chuyển động của cuộc cách mạng này, trong khoảng 15 năm tới thế giới sẽ có diện mạo mới, đòi hỏi các doanh nghiệp thay đổi. Sau đó, những bất ổn về kinh tế nảy sinh từ Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ dẫn đến những bất ổn về đời sống. Hệ lụy của nó sẽ là những bất ổn về chính trị. Nếu chính phủ các nước không hiểu rõ và chuẩn bị đầy đủ cho làn sóng công nghiệp 4.0, nguy cơ xảy ra bất ổn trên toàn cầu là hoàn toàn có thể. 3.4. Cơ hội và thách thức 3.4.1. Cơ hội Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có sự tác động mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, với sự xuất hiện của robot có trí tuệ nhân tạo, người máy làm việc thông minh, có khả năng ghi nhớ, học hỏi vô biên, trong khi khả năng đó ở con người thường chỉ có trong thời gian giới hạn. Chính vì vậy, việc các công nghệ cao và 25
- máy móc thông minh sẽ tạo cơ hội cho con người làm việc và hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn bằng cách tận dụng những lợi thế mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại. Cùng với đó Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 chính là sự trỗi dậy mạnh mẽ của ngành công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin len lõi và giúp sức rất nhiều trong hầu hết các lĩnh vực khác. Nhờ có công nghệ thông tin, những việc lúc trước vô cùng khó khăn và tốn nhiều công sức nay trở nên dễ dàng. Bên cạnh đó, ngành cũng giải quyết được vấn đề việc làm cho hàng triệu lao động. Đem về nguồn thu nhập hấp dẫn, tạo động lực cho kinh tế đất nước không ngừng phát triển. Từ đó, giúp nhiều nước có thể rút ngắn khoảng cách về kinh tế so với các nước lớn trên thế giới. Các nước trên thế giới sẽ có cơ hội phát triển nhanh hơn nhiều ngành kinh tế và phát triển những ngành mới thông qua mở rộng ứng dụng những tiến bộ, thành tựu về công nghệ thông tin, công nghệ số, công nghệ điều khiển, công nghệ sinh học (thuộc các lĩnh vực như công nghiệp không gian, công nghiệp sáng tạo, công nghiệp giải trí, công nghiệp sinh học, công nghiệp quốc phòng, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, ). 3.4.2. Thách thức Cuộc cách mạng này có thể mang lại sự bất bình đẳng lớn hơn, đặc biệt là ở khả năng phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế người lao động bằng máy móc có thể làm trầm trọng thêm sự chênh lệch giữa lợi nhuận so với vốn đầu tư và lợi nhuận so với sức lao động. Mặt khác, tri thức sẽ là yếu tố quan trọng của sản xuất trong tương lai và làm phát sinh một thị trường việc làm ngày càng tách biệt thành các mảng "kỹ năng thấp/lương thấp" và "kỹ năng cao/lương cao", do đó dễ dẫn đến sự phân tầng xã hội ngày càng trầm trọng thêm. Việc gia tăng sử dụng hệ sinh thái sẽ làm tăng nguy cơ xâm phạm đời tư, an ninh mạng và những vấn đề liên quan đến trách nhiệm của con người trong sử dụng các sản phẩm kết nối không dây hay các phương tiện không người lái. 26
- Các vấn đề bảo mật sẽ trở nên quan trọng hơn rất nhiều. Ngoài ra, cần phải duy trì tính toàn vẹn của quá trình sản xuất, tránh các rủi ro nào về công nghệ thông tin, những yếu tố sẽ gây hậu quả sản xuất, cần bảo vệ bí quyết công nghiệp. 27
- KẾT LUẬN Các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây không xảy ra chỉ trong một đêm , các cuộc cách mạng đều trải qua một quá trình dài để phát triển. Những cuộc cách mạng công nghiệp là bước đi tất yếu của việc tự động hóa hơn nữa môi trường sản xuất. Giống như các cuộc cách mạng trước, cuộc cách mạng công nghiệp lần 3 và lần 4 cũng sẽ tạo nên các sản phẩm phong phú hơn với giá thành thấp hơn, đem lại lợi ích cho các bên liên quan. Có ba lý do giải thích tại sao thời đại ngày nay không chỉ là cuộc cách mạng công nghiệp thứ 3 kéo dài mà còn chứng kiến sự xuất hiện của một cuộc cách mạng công nghiệp thứ 4 ưu việt, đó là tốc độ, phạm vi và sự tác động hệ thống. Tốc độ của những đột phá ngày nay là chưa hề có tiền lệ. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 đã mang lại nhiều thay đổi đặc biệt về công nghệ kỹ thuật số. Mang đến nhiều phát minh vĩ đại thay đổi nền kinh tế lúc bấy giờ. Từ đó cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 ra đời .Thì trong cách mạng công nghiệp lần thứ 4, chúng ta sẽ đến với sự kết hợp giữa thể giới thực, thế giới ảo và thế giới sinh vật. Những công nghệ mới này sẽ gây ảnh hưởng to lớn đến mọi luật lệ, mọi nền kinh tế, mọi ngành công nghiệp, đồng thời cũng thách thức ý niệm của chúng ta về vai trò thực sự của con người. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đều có những tác động tích cực và tiêu cực đến cuộc sống con người và môi trường sống. Nó cải thiện đời sống con người đáp ứng như nhu cầu tìm kiếm thông tin, liên lạc, hỗ trợ công việc, đưa loại người phát triển một cách văn minh và hiện đại hơn. Con người cần nắm lấy cơ hội và sức mạnh sẵn có để hình thành nên các cuộc cách mạng công nghiệp đặc biệt hướng cách mạng công nghiệp lần 4 tới một tương lai phản ánh những mục tiêu và giá trị chung của con người. Tương lai đang dần hình thành ngay trước mắt chúng ta, và con người sẽ phải học cách đón nhận, thích ứng với những bước tiến đang đến như vũ bão này. 28
- Trong quá trình hội nhập quốc tế, xã hội công nghệ thông tin, công nghệ số, ứng dụng internet vào cuộc sống đã và đang tác động mạnh mẽ, toàn diện đến tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống. Như vậy cuộc Cách mạng công nghiệp lần 4 là cuộc cách mạng hoàn thiện hơn, quy mô rộng hơn Cách mạng công nghiệp lần 3. Tuy nhiên, cuộc Cách mạng nông nghiệp lần 4 cũng dựa vào sự phát triển cuộc Cách mạng công nghiệp lần 3 để từng bước hoàn thiện như ngày nay. Bản thân chúng ta, phải học tập liên tục thường xuyên, nhằm nâng cao trình độ của bản thân. Sẵn sàng tiếp thu những kinh nghiệm mới mẻ, những tư tưởng mới. Sẵn sàng tiếp thu những cải cách và những biến đổi xã hội.Có thái độ tôn trọng những cách suy nghĩ, nhìn nhận khác nhau mọi mặt. Tôn trọng tri thức, dốc hết khả năng thu nhận tri thức. Hiểu về sản xuất và quá trình sản xuất. Hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau. Nâng cao khả năng tư duy, trí tuệ, kiến thức về môi trường xã hội. 29
- TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu sách đã xuất bản 1. Phan Xuân Dũng (2018), Cách mạng công nghiệp lần thứ tư- Cuộc cách mạng của sự hội tụ và tiết kiệm, NXB Khoa học và kỹ thuật. 2. Dương Minh (chủ biên) (2000), Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục, Hà Nội. 3. Rifkin (2014), Cuộc cách mạng công nghiệp lần III, NXB Lao động – xã hội. Một số bài viết tham khảo trên web 4. /2018/820810/tac-dong-cua-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-tu- den-van-hoa%2C-loi-song-nguoi-dan-viet-nam.asp 5. 6. chi-minh/cuoc-cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-tu-boi-canh-ra-doi-va-nhung- dac-trung-co-ban.html 7. nghiep-4-0-la-gi-4319 8. /2018/820810/tac-dong-cua-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-tu- Den-van-hoa%2C-loi-song-nguoi-dan-viet-nam.aspx 30