Tiểu luận Cái đẹp trong nghệ thuật sân khấu chèo truyền thống

docx 19 trang thiennha21 16/04/2022 29471
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận Cái đẹp trong nghệ thuật sân khấu chèo truyền thống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxtieu_luan_cai_dep_trong_nghe_thuat_san_khau_cheo_truyen_thon.docx

Nội dung text: Tiểu luận Cái đẹp trong nghệ thuật sân khấu chèo truyền thống

  1. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là quốc gia có các loại hình nghệ thuật cổ truyền phong phú, cho thấy tài hoa và sức sáng tạo của ông cha ta. Riêng về nghệ thuật sân khấu, chúng ta có chèo, tuồng, cải lương, múa rối, ca trù, hát xẩm , trong đó, chèo là sản phẩm tinh thần to lớn của người dân Bắc Bộ với những vở chèo nổi tiếng như: Quan âm thị Kính, Tống Trân Cúc Hoa, Lưu Bình Dương Lễ, Chèo là loại hình nghệ thuật bất hủ. Cho tới tận ngày nay, chèo vẫn thu hút sự háo hức đón xem của công chúng và những vở chèo đã rất thành công trong lấy được cảm xúc của khán giả. Một số trích đoạn đặc sắc trong chèo thường được sử dụng trong các cuộc thi và buổi biểu diễn văn nghệ như Thị Màu lên chùa, Súy Vân giả dại, Nếu được thưởng thức một vở chèo bất kì, người ta sẽ vô cùng khâm phục sức sáng tạo và trí tuệ của con người làm ra chèo, từ kịch bản, dàn nhạc cụ đến những động tác, nét mặt, giọng điệu của người biểu diễn, tạo ra sức hấp dẫn cho chèo, khiến khán giả chú tâm và xúc động trước những cái bi, hài, hùng tráng, trước những lời thoại và phân cảnh thấm đẫm tình người mà chèo thể hiện. 2. Mục đích nghiên cứu - Hiểu biết về chèo, những đặc trưng tiêu biểu, cách các nghệ sĩ dân gian sáng tạo nên nghệ thuật chèo, điểm chung của các vở chèo và giá trị nghệ thuật chèo đem lại. - Có tinh thần bảo tồn, trân trọng loại hình nghệ thuật cổ truyền này. 3. Đối tượng nghiên cứu - Lịch sử hình thành. - Đặc điểm - Giá trị nghệ thuật 4. Phương pháp nghiên cứu
  2. -Phương pháp phân tích, tổng hợp - Phân tích các tài liệu liên quan tìm ra các hướng nghiên cứu phù hợp và khả thi. - Phương pháp nghiên cứu thực tế: đạc họa, ghi chép hình ảnh thực tế. 5. Bố cục tiểu luận - Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm có 2 chương cụ thể như sau: Chương1: Khái quát chung về loại hình nghệ thuật chèo Chương 2: Đặc trưng của loại hình nghệ thuật chèo.
  3. NỘI DUNG Chương 1. Khái quát chung về loại hình nghệ thuật chèo. 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài. 1.1.1 Sân khấu: Sân khấu là một hình thức hợp tác của nghệ thuật sử dụng biểu diễn trực tiếp, thường bao gồm việc các diễn viên trình bày những trải nghiệm của một sự kiện có thật hay tưởng tượng trước những đối tượng khán giả tại chỗ ở một nơi cụ thể, thường là nhà hát. Các diễn viên có thể truyền tải kinh nghiệm này đến với khán giả thông qua sự kết hợp của cử chỉ, lời nói, bài hát, âm nhạc, và khiêu vũ. Các yếu tố của nghệ thuật, chẳng hạn như khung cảnh được dàn dựng và kịch nghệ như ánh sáng được sử dụng để nâng cao tính biểu tượng, sự hiện diện và tính tức thời của trải nghiệm. Nơi trình diễn sân khấu cũng được gọi tên là sân khấu [1]. 1.1.2 Chèo: Chèo là hình thức kể chuyện bằng sân khấu, lấy sân khấu và diễn viên làm phương tiện giao lưu với công chúng. Nội dung của các vở chèo lấy từ truyện cổ tích, truyện Nôm, mang giá trị hiện thực và tư tưởng sâu sắc, đồng thời thể hiện tính dân tộc Việt. Sân khấu chèo đơn giản, với các diễn viên có thể không chuyên, biểu diễn ngẫu hứng [1].
  4. 1.2. Khái quát chung về loại hình nghệ thuật chèo. Nếu Kinh kịch của Bắc Kinh là đại diện tiêu biểu của sân khấu truyền thống Trung Quốc, kịch nô là đại diện tiêu biểu của sân khấu Nhật Bản thì đại diện tiêu biểu nhất của sân khấu truyền thống Việt Nam là chèo. Chèo là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian Việt Nam. Chèo phát triển mạnh ở các tỉnh miền Bắc với vùng châu thổ sông Hồng là trọng tâm cùng trung du miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ là hai khu vực lan tỏa. Chèo phát triển cao, giàu tính dân tộc. Chèo là loại hình nghệ thuật mang tính quần chúng và được coi là loại hình sân khấu của hội hè. Đặc điểm của chèo là ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa kết hợp với cách nói ví von giàu tính tự sự, trữ tình. Bởi đã trải qua quá trình lịch sử lâu dài từ thế kỉ 10 tới nay nên nghệ thuật sân khấu chèo đã đi sâu vào đời sống xã hội Việt Nam. Chèo phản ánh đầy đủ mọi góc độ của bản sắc dân tộc Việt Nam: lạc quan, nhân ái, yêu cuộc sống yên lành, bình dị, nhưng tràn đầy tự hào dân tộc, kiên cường đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc [1]. Chúng ta dễ dàng nhận thấy, chèo có đầy đủ các thể loại văn học: trữ tình, lãng mạn, anh hùng ca, sử thi, thơ ca giáo huấn, hơn hẳn các loại hình nghệ thuật khác như tuồng, cải lương, quan họ , cùng với nội dung tu tưởng lành mạnh, giá trị, chèo xứng đáng là đại diện tiêu biểu của nghệ thuật sân khấu cổ truyền ở nước ta.
  5. Một số vở chèo tiêu biểu: Bài ca giữ nước, Chu Mãi Thần, Đồng tiền Vạn Lịch, Hoàng Trìu kén vợ, Kim Nham, Lưu Bình Dương Lễ, Nghêu sò ốc hến, Quan Âm Thị Kính, Tuần Ty Đào Huế, Từ Thức gặp tiên, Trần Tử Lệ, Trương Viên. Một số trích đoạn của các vở chèo còn có thể được tách ra để biểu diễn độc lập như: Thị Mầu lên chùa & Xã trưởng - Mẹ Đốp (vở Quan Âm Thị Kính), Súy Vân giả dại (vở Kim Nham), Đánh ghen (vở Tuần ty Đào Huế), Hồ Nguyệt Cô hóa cáo Chính vở Tuần ty Đào Huế được trích và phát triển từ vở Chu Mãi Thần mà ra. Một số giai điệu chèo cổ : Quân tử dịch, Sử bằng, Đò đưa, Tò vò, Nhịp đuổi, Du xuân, Đào liễu, Ngâm bốn mùa, Đường trường trong rừng, Tuyết sương, Quá giang Nghiên cứu về chèo: Hý Phường Phổ Lục (Lương Thế Vinh). Có thể phân chia chèo làm bốn loại: Đầu tiên, chèo sân đình là loại hình chèo cổ của những phường chèo xưa, thường được biểu diễn ở các sân đình, sân chùa, sân nhà các gia đình quyền quý. Sân khấu chèo sân đình thường chỉ là một chiếc chiếu trải ngoài sân, đằng sau treo chiếc màn nhỏ, diễn viên và nhạc công ngồi hai bên mép chiếu tạo dàn đế. Chèo diễn theo lối ước lệ, cảnh trí chỉ được thể hiện theo ngôn ngữ, động tác cách điệu của diễn viên. Đạo cụ của người diễn hay sử dụng là chiếc quạt. Tiếp theo là một dạng chèo cách tân, chèo cải lương do Nguyễn Đình Nghi khởi xướng và theo đuổi, được thực hiện từ đầu những năm 1920 đến trước Cách mạng tháng Tám 1945 theo xu hướng phê phán tính ước lệ của chèo cổ. Chèo cải lương được soạn thành màn, lớp, bỏ múa và động tác cách điệu trong diễn xuất, xử lý những mô hình làn điệu chèo cổ, đưa nguyên những bài dân ca có sẵn vào bổ sung cho hát chèo. Bộ "Tám trận cười" của Nguyễn Đình Nghi gồm các vở chèo nổi tiếng được dựng theo lối chèo này.
  6. Thứ ba, chèo chái hê là loại hình dân ca hát vào rằm tháng bảy hàng năm hoặc trong đám tang, đám giỗ, tiệc thọ, loại chèo này có nguồn gốc từ việc kết nghĩa giữa 2 làng Vân Tương (Bắc Ninh) và Tam Sơn (Đông Anh, Hà Nội). Cuối cùng, chèo hiện đại ra đời trong quá trình hội nhập quốc tế và bảo lưu truyền thống văn hóa dân tộc, nghệ thuật chèo của Việt Nam một mặt được quảng bá khắp năm châu, mặt khác, cũng tự hiện đại hóa để đáp ứng thị hiếu của khán - thính giả. Quá trình hiện đại hóa luôn đi đôi với quá trình bảo lưu những tinh hoa văn hóa dân tộc được bồi đắp qua nhiều thế kỷ. Hướng hiện đại hóa đầu tiên diễn ra sau năm 1954 ở miền Bắc cùng với quá trình cuộc Chiến tranh Việt Nam. Sau chiến tranh, quá trình này vẫn tiếp tục với một số vở chèo cải biên phản ánh các chủ đề hiện đại. Sau năm 1954, nhiều đoàn nghệ thuật chèo Việt Nam đã đi biểu diễn ở các nước xã hội chủ nghĩa và được công chúng hoan nghênh. Sau Chiến tranh Việt Nam, nghệ thuật chèo Việt Nam đã có mặt trong nhiều kỳ liên hoan văn hóa nghệ thuật dân gian ở nhiều nước và thu được sự mến mộ của công chúng nhiều quốc gia. Về âm nhạc, một số điệu hát chèo đã được các nghệ sĩ mạnh dạn cải biên, phối khí theo phong cách và nhạc cụ hiện đại nhưng vẫn giữ giai điệu gốc vốn có.
  7. 1.3. Lịch sử hình thành loại hình nghệ thuật chèo. “Chèo có lịch sử hình thành từ thế kỷ 10, dưới thời nhà Đinh. Kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình) là đất tổ của sân khấu chèo, người sáng lập là bà Phạm Thị Trân, một vũ ca tài ba trong hoàng cung nhà Đinh. Sau đó chèo phát triển rộng ra vùng châu thổ Bắc Bộ. Địa bàn phố biến từ Nghệ - Tĩnh trở ra. Chèo bắt nguồn từ âm nhạc và múa dân gian, nhất là trò nhại từ thế kỷ 10. Qua thời gian, người Việt đã phát triển các tích truyện ngắn của chèo dựa trên các trò nhại này thành các vở diễn trọn vẹn dài hơn. Sự phát triển của chèo có một mốc quan trọng là thời điểm một con hát quân đội Mông Cổ đã bị bắt ở Việt Nam vào thế kỷ 14, tên gọi Lý Nguyên Cát. Binh sĩ này vốn là một diễn viên nên đã đưa nghệ thuật Kinh kịch của Trung Quốc vào Việt Nam. Trước kia chèo chỉ có phần nói và ngâm các bài dân ca, nhưng do ảnh hưởng của nghệ thuật do người lính bị bắt mang tới, chèo có thêm phần hát. Vào thế kỷ 15, vua Lê Thánh Tông đã không cho phép biểu diễn chèo trong cung đình, do chịu ảnh hưởng của đạo Khổng. Chèo trở về với nông dân, kịch bản lấy từ truyện viết bằng chữ Nôm. Tới thế kỷ 18, hình thức chèo đã được phát triển mạnh ở vùng nông thôn Việt Nam và tiếp tục phát triển, đạt đến đỉnh cao vào cuối thế kỷ 19. Những vở nổi tiếng như Quan Âm Thị Kính, Lưu Bình Dương Lễ, Kim Nham, Trương Viên xuất hiện trong giai đoạn này. Đến thế kỷ 19, chèo ảnh hưởng của tuồng, khai thác một số tích truyện như Tống Trân, Phạm Tải, hoặc tích truyện Trung Quốc như Hán Sở tranh hùng. Đầu thế kỷ 20, chèo được đưa lên sân khấu thành thị trở thành chèo văn minh. Có thêm một số vở mới ra đời dựa theo các tích truyện cổ tích, truyện Nôm như Tô Thị, Nhị Độ Mai.” [1] Chèo gắn liền với sinh hoạt đời sống, hội hè của người Việt. Những buổi diễn chèo xuất hiện mỗi khi vụ mùa được thu hoạch, họ lại tổ chức các lễ hội để vui
  8. chơi và cảm tạ thần thánh đã phù hộ cho vụ mùa no ấm. Nhạc cụ chủ yếu của chèo là trống chèo. Chiếc trống là một phần của văn hoá cổ Việt Nam, trong tín ngưỡng, người nông dân thường đánh trống để cầu mưa, trong nghệ thuật, các nghệ sĩ sử dụng trống để đệm cho các buổi biểu diễn chèo (phi trống bất thành chèo). Chèo Quan Âm Thị Kính diễn tại Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn năm 1972.
  9. Chương 2. Đặc trưng của loại hình nghệ thuật chèo. 2.1. Nội dung Các vở chèo thường lấy nội dung từ những truyện cổ tích, truyện Nôm; rồi nâng lên một mức cao bằng nghệ thuật sân khấu mang giá trị hiện thực và tư tưởng sâu sắc (một số vở chèo hiện đại lấy nội dung từ truyện cổ tích quen thuộc như Cây tre trăm đốt, Tấm Cám, Tiếng hát Trương Chi, ) Trong chèo, cái thiện luôn thắng cái ác và luôn có sự đền đáp cho nỗ lực và chịu đựng gian khổ của con người, các sỹ tử tốt bụng, hiền lành, luôn đỗ đạt, làm quan còn người phụ nữ của họ thì tiết nghĩa tuyệt đối, cuối cùng được đoàn tụ với phu quân. Các tích trò chủ yếu lấy từ truyện cổ tích, truyện Nôm; ca vũ nhạc từ dân ca dân vũ; lời thơ chủ yếu là thơ dân gian. Lối chèo thường diễn những việc vui cười, những thói xấu của người đời như các vai: Thầy mù, Hương câm, Đồ điếc, ông bà họ Sùng, . Ngoài ra chèo còn thể hiện tính nhân đạo, như trong vở Trương Viên. Chèo luôn gắn với chất "trữ tình", thể hiện những xúc cảm và tình cảm cá nhân của con người, phản ánh mối quan tâm chung của nhân loại: tình yêu (Tống Trân- Cúc Hoa), tình bạn (Lưu Bình- Dương Lễ, tình thương (tình thương gia đình, đồng bào, ) 2.2. Nhân vật trong chèo Nhân vật trong chèo thường mang tính ước lệ, chuẩn hóa và rập khuôn. Tính cách của các nhân vật trong chèo thường không thay đổi với chính vai diễn đó, ví dụ: Thị Kính nhẫn nhục, từ bi đến cuối đời, Châu Long giữ gìn phẩm giá, đức hạnh xuyên suốt tác phẩm. Những nhân vật phụ của chèo có thể đổi đi và lắp lại ở bất cứ vở nào, nên hầu như không có tên riêng (đào, kép, lão, mụ, hề). Có thể gọi họ là thầy đồ, phú
  10. ông, thừa tướng, thư sinh, Tuy nhiên, qua thời gian, một số nhân vật như Thiệt Thê, Thị Kính, Thị Mầu, Súy Vân đã thoát khỏi tính ước lệ đó và trở thành một nhân vật có cá tính riêng. Những diễn viên đóng chèo không chuyên, hợp nhau trong những tổ chức văn nghệ dân gian gọi là phường trò hay phường chèo. "Hề" là một vai diễn thường có trong các vở diễn, có thể coi là “hồn vía” của chèo. Anh hề được phép chế nhạo thoải mái cũng như những anh hề trong cung điện của vua chúa Châu Âu. Các cảnh diễn có vai hề là nơi để cho người dân đả kích những thói hư tật xấu của xã hội phong kiến hay kể cả vua quan, những người có quyền, có của trong làng xã. Có hai loại hề chính bao gồm :hề áo dài và hề áo ngắn. Hề áo ngắn gồm có hề Gậy và hề Mồi. Hề Mồi là nhân vật điếu đóm, lính hầu, lính canh nơi quan phủ, tư dinh. Hề Gậy là nhân vật hề thường mang theo gậy hoặc đòn gánh, theo hầu thầy trên đường. Hề áo dài còn được gọi là hề tính cách, thường cười cợt, giễu nhại trên sân khấu, đả kích, đùa bỡn, nghịch ngợm tự bôi bác mình. “Không giống tuồng chỉ ca tụng hành động anh hùng của các giới quyền quý, chèo còn miêu tả cuộc sống bình dị của người dân nông thôn” [1]. Không ít vở chèo còn thể hiện hình ảnh người phụ nữ truyền thống sẵn sàng hy sinh hạnh phúc của bản thân vì tha nhân (nữ chính trong Quan âm Thị Kính) hoặc cuộc đời long đong, vất vả, bị động, vương vào cám dỗ (Xúy Vân trong Kim Nham). 2.3. Kỹ thuật kịch “Đây là loại hình nghệ thuật tổng hợp các yếu tố dân ca, dân vũ và các loại hình nghệ thuật dân gian khác ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nó là hình thức kể chuyện bằng sân khấu, lấy sân khấu và diễn viên làm phương tiện giao lưu với công chúng, và có thể được biểu diễn ngẫu hứng. Sân khấu chèo dân gian đơn giản, những danh từ chèo sân đình, chiếu chèo cũng phát khởi từ đó.” [1]
  11. “Để sáng tạo tác phẩm nghệ thuật, nghệ sĩ thường phải có một thế giới quan, nhân sinh quan nhất định, đó là hệ thống các quan điểm được đánh giá, trong các quan niệm triết, chính trị, đạo đức, tôn giáo. Thế giới quan, nhân sinh quan ấy được bộc lộ ra khi nghệ sĩ lựa chọn đối tượng phản ánh hay giải quyết các xung đột trong tác phẩm của mình” [2, tr.8]. Điều đó cho thấy, những bi, hài, những tình huống xung đột, những phân đoạn thắt nút, mở nút hay cách thức khắc họa nhân vật trong các vở chèo cổ và chèo hiện đại đều cho thấy tư tưởng nhân đạo, sức sáng tạo và tinh thần trượng nghĩa, trọng tình, lạc quan, nhân ái của người làm ra các vở chèo nói riêng và cộng đồng người Việt nói chung. Đặc điểm nghệ thuật của chèo bao gồm yếu tố kịch tính, kỹ thuật tự sự, phương pháp biểu hiện tính cách nhân vật, tính chất ước lệ và cách điệu. Ngôn ngữ chèo có những đoạn sử dụng những câu thơ chữ Hán, điển cố, hoặc những câu ca dao với khuôn mẫu lục bát rất tự do, phóng khoáng về câu chữ. Chèo không có cấu trúc cố định năm hồi một kịch như trong sân khấu Châu Âu mà các nghệ sỹ tham gia diễn chèo thường ứng diễn. Do vậy, vở kịch kéo dài hay cắt ngắn tuỳ thuộc vào cảm hứng của người nghệ sỹ hay đòi hỏi của khán giả. Không giống các vở opera buộc các nghệ sỹ phải thuộc lòng từng lời và hát theo nhạc trưởng chỉ huy, nghệ sỹ chèo được phép tự do bẻ làn, nắn điệu để thể hiện cảm xúc của nhân vật. Số làn điệu chèo theo ước tính có khoảng trên 200. 2.3.1. Yếu tố kịch tính và kĩ thuật tự sự Chèo đặc sắc bởi yếu tố kịch tính, trong các vở trèo có những đoạn cao trào, thắt nút, cởi nút, có hài xen lẫn với bi. Lấy ví dụ với vở chèo hầu như ai cũng biết- Quan âm Thị Kính, tiếp nối sau phân cảnh đầm ấm Thiện Sĩ học bài, Thị Kính khâu áo là phân cảnh nàng bị cả gia đình họ Sùng nghi oan, đay nghiến, thóa mạ, gọi cha Thị Kính (Mãng Ông) đến để trao trả con gái khiến người xem không khỏi bàng hoàng, xót xa. Sau khi mắc oan, trao mình vào cửa chùa thì ở hồi hai, khán giả có thể thấy vui, buồn cười trước cảnh Thị Mầu vì không biết
  12. “chú tiểu” Kính Tâm là con gái nên đã tìm mọi cách ve vãn, cảnh đối đáp giữa mẹ Đốp và lý trưởng rồi lại buồn rầu, thương xót khi chứng kiến Thị Kính dù trao mình vào cửa thiền cũng không thể thoát khỏi những trái ngang, đày ải mà phải chịu oan khuất lần hai bởi cô gái lẳng lơ Thị Mầu. Trong vở chèo Lưu Bình Dương Lễ, sau khi Lưu Bình đạt được công danh thì không còn thấy nàng Châu Long, người đã giúp đỡ, khích lệ mình, Lưu Bình tới nhà Dương Lễ với ý muốn đáp trả lại sự khinh bạc năm xưa mới biết Châu Long là thiếp của Dương Lễ và nhận ra ân tình của bạn mình, đó là tình huống, những diễn biến độc đáo, hấp dẫn. Trong vở chèo Tống Trân Cúc Hoa, người xem có thế thấy kịch tính nối tiếp kịch tính, Tống Trân được chọn để trao gả công chúa, bị vua thù ghét, sai đi sứ bên đất Tần, cao trào nhất, gay cấn nhất là cảnh Cúc Hoa bị cha ép gả cho Viên đình trưởng khi thấy Tống Trân nhiều năm không trở về, xung đột được giải quyết nhờ sự cứu giúp của thần Sơn Tinh. Đó là yếu tố khiến cho các vở chèo trở nên nổi tiếng, được biết đến rộng rãi và nhất là để lại dấu ấn, ấn tượng khó phai trong tâm trí khán giả, khiến họ muốn xem đi xem lại nhiều lần. Có thể thấy, kĩ thuật tự sự trong chèo đạt tới mức điêu luyện. 2.3.2. Phương pháp biểu hiện tính cách nhân vật Không chỉ nghệ thuật tự sự, phương pháp biểu hiện tính cách nhân vật trong chèo cũng vô cùng tinh tế, độc đáo. Nhân vật thường biểu lộ tính cách một cách rõ ràng, nhanh chóng, không để khán giả phải đợi chờ hay phỏng đoán. Trong vở Quan âm Thị kính, nhân vật đóng Thị Kính thì biểu lộ ánh mắt nghiêm từ, hiền hòa, phảng phất buồn; trái lại, nhân vật đóng Thị Màu sẽ làm vẻ mặt khoái chí khi nhìn thấy chú tiểu, đưa đẩy mắt kèm theo cử chỉ múa quạt,
  13. uốn éo, sao cho toát lên phong thái của một cô con gái nhà phú nông mê hoa đắm nguyệt và thiếu đoan chính. Nhân vật Sùng bà khi mắc nhiếc Thị Kính đã hát rằng: “Giống phượng giống công Giống nhà bà đây giống phượng giống công Còn tuồng bay mèo mả gà đồng lẳng lơ " Chính lời thoại cùng với ánh mắt, những cử chỉ khua múa của nhân vật Sùng Bà cho thấy tính cách nhân vật này: kiêu ngạo, khinh miệt những người yếu thế nghèo khổ hơn mình, cùng với việc không cho nàng dâu phân trần, những cử chỉ như dìm đầu Thị Kính, chúng ta còn thấy đây là nhân vật độc đoán và thiếu tình người. 2.3.3. Tính chất ước lệ và cách điệu Tính chất ước lệ và cách điệu thể hiện ở cách bài trí sân khấu cũng như hành động, cử chỉ của diễn viên, thậm chí lời thoại, âm thanh Trên sân khấu chèo, khi nhân vật đi một vòng quanh sân khấu, chúng ta có thể hiểu rằng nhân vật đã đi một đoạn đường dài. Trong khuôn khổ sân khấu có giới hạn, khán giả vẫn hiểu được đâu là nhà, cổng, đường đi, sông, núi. Cảnh quan thường được mô phỏng đơn giản hoặc bằng tấm phông phẳng. Nhân vật có thể đứng lên bậc để diễn tả cấp bậc hoặc độ cao địa hình, khoảng cách xa. Hành động gieo mình xuống sông của Súy Vân cuối vở chèo Kim Nham là một hành động mang tính cách điệu, hay hình ảnh Thị Mầu làm động tác ngó nghiêng không giống y hệt như động tác đó ở ngoài đời thật.
  14. ảnh: một sân khấu chèo được bài trí theo lối ước lệ, cách điệu 2.3.4. Ngôn ngữ trong chèo Ngôn ngữ trong chèo phóng khoáng về câu chữ, song, dễ nhớ do có vần nhịp. Ví dụ lời của Thị Kính khi vừa rời khỏi nhà họ Sùng: “Trách lòng ai đã phụ lòng Đang tay nỡ bẻ phím đồng làm đôi Nhật nguyệt rạng soi Thấu tình chăng nhẽ Trước con lạy cha, sau con lạy mẹ Thay áo quần trá dạng nam nhi” . Đó là những lời chèo đi vào lòng người. 2.4. Nhạc cụ
  15. Chèo sử dụng tối thiểu là hai loại nhạc cụ dây là đàn nguyệt và đàn nhị đồng thời thêm cả sáo. Ngoài ra, các nhạc công còn sử dụng thêm trống và chũm chọe. Bộ gõ nếu đầu đủ thì có trống cái, trống con, trống cơm, thanh la, mõ. Trống con dùng để giữ nhịp cho hát, cho múa và đệm cho câu hát. Có câu nói " phi trống bất thành chèo" chỉ vị trí quan trọng của chiếc trống trong đêm diễn chèo. Trong chèo hiện đại có sử dụng thêm các nhạc cụ khác để làm phong phú thêm phần đệm như đàn thập lục, đàn tam thập lục, đàn nguyệt, tiêu v.v Đặc biệt, trống chèo là nhạc cụ quan trọng bậc nhất, chúng ta thường nghe thấy tiếng trống với tiết tấu và âm lượng biến đổi chậm- nhanh, to- nhỏ, hồi trống nhanh, dồn dập trước khi nhân vật bước ra sân khấu, khi nhân vật đi vào cánh gà hoặc hồi trống ngắn, trống đệm giúp hỗ trợ mô tả tâm lý nhân vật và tăng thêm tính nhạc. ảnh: Trích đoạn Thị Mầu lên chùa trong vở chèo Quan âm Thị Kính
  16. 2.6. Một vài cảm nhận của bản thân về loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian chèo. Nghệ thuật sân khấu dân gian nói chung và nghệ thuật chèo nói riêng là di sản đặc sắc, là món ăn tinh thần ý nghĩa đang được quan tâm, bảo tồn và phát triển. Giống như các loại hình nghệ thuật khác, một tác phẩm chèo không chỉ thỏa mãn nhu cầu giải trí mà còn đem đến những giá trị nhân văn. Một tác phẩm chèo có thể mang nhiều lớp ý nghĩa như một bộ phim, song, chính đặc thù của nghệ thuật sân khấu đã mang đến sức hấp dẫn bởi tính gần gũi, chân thực, cũng vì khán giả thưởng thức trực tiếp tác phẩm chèo nên người biểu diễn càng phải cố gắng nhập vai thật xuất sắc, từ ánh mắt đến những cử chỉ rất nhỏ. Các tác phẩm chèo truyền tải được tư tưởng nhân ái, những tình cảm vị tha, bao dung, ngợi ca những mẫu người cao cả đáng quý, lên án những tính cách tầm thường, nhỏ nhen, ích kỉ và tàn bạo, khơi gợi tình yêu thương và lòng trắc ẩn nơi con người. Không chỉ thế, các vở chèo còn thể hiện nhiều đức tính truyền thống tốt đẹp của người Việt, keo sơn, trọng tình trọng nghĩa. Các nghệ sĩ chèo đích thực là những người làm nghệ thuật “vị nhân sinh”. Về giá trị nghệ thuật, chèo vừa biểu hiện được khả năng sử dụng ngôn ngữ tinh tế, khéo léo, điêu luyện qua việc sử dụng các thủ pháp nghệ thuật như đăng đối, so sánh, ẩn dụ, ngắt nhịp, gieo vần uyển chuyển, vừa là sự kết hợp của múa, diễn xuất và âm nhạc, âm nhạc trong chèo là âm nhạc dân tộc Bắc bộ với âm hưởng vui tươi, trong sáng hoặc tha thiết, du dương, đậm chất trữ tình.
  17. Tiểu kết chương. Chèo là loại hình nghệ thuật quen thuộc trong đời sống sinh hoạt văn hóa nghệ thuật nước ta. Vì chèo là nghệ thuật tổng hợp nên muốn thấy được cái hay, cái đẹp, cái đặc sắc của chèo, phải trực tiếp đến với các chiếu chèo, các vở diễn. Đặc biệt, nếu thuộc được một số làn điệu thì mới thấy được sức cuốn hút lạ kỳ của chèo đối với người nghe. Giai điệu của các làn điệu hát chèo rất phù hợp với giọng tự nhiên và ngôn ngữ của người Việt. Hát chèo được hình thành bắt nguồn từ các làn điệu dân ca, lời hát chèo lấy trong các sáng tác văn học dân gian ở vùng đồng bằng Bắc Bộ là chủ yếu. Ngoài ra các làn điệu Chèo còn chịu những ảnh hưởng từ hát Văn, hát Xẩm, hát Ca trù, hát Xoan, hát Quan họ Hát Chèo là loại hình nghệ thuật dân tộc có sức sống lâu bền, độc đáo và phổ biến. Nó đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ, giáo dục và phục vụ đắc lực cho đời sống tinh thần của nhân dân nên chèo luôn được nhân dân Việt Nam yêu mến, gìn giữ. Chèo thể hiện được “quốc hồn”, “quốc túy” của dân tộc, ý chí, lý tưởng, ước vọng và phẩm chất cao quý của người Việt.
  18. Tài liệu tham khảo: 1. Bách khoa toàn thư mở. 2. Đào Thị Thúy Anh (2010), Nghệ thuật học đại cương, Tài liệu lưu hành nội bộ ĐHSP Nghệ thuật TW.
  19. KẾT LUẬN Việc tìm hiểu sâu về loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền chèo giúp củng cố tinh thần trân quý, gìn giữ, bảo tồn nét đẹp của loại hình nghệ thuật này cũng như niềm tự hào về văn hóa, nghệ thuật nước nhà. Nắm và hiểu được các đặc trưng của nghệ thuật sân khấu chèo giúp tăng thêm niềm yêu mến, đam mê không chỉ với nghệ thuật sân khấu mà còn với âm nhạc, múa, mĩ thuật và văn học, nâng cao thị hiếu nghệ thuật. Tìm hiểu và nghiên cứu về nghệ thuật sân khấu chèo nói riêng và các loại hình nghệ thuật khác nói chung là việc làm cần thiết của sinh viên theo học nghệ thuật dù đang theo học bộ môn nghệ thuật nào. Nghệ thuật chèo cũng ít nhiều chứa đựng yếu tố tạo hình, thường ở mảng bài trí và sắp đặt sân khấu, thiết kế đạo cụ, Nghệ thuật chèo là đặc sản tinh thần của vùng đất Bắc bộ góp phần làm phong phú kho tàng văn hóa Việt, là di sản đáng lưu giữ mãi về sau với những giá trị to lớn cả về nghệ thuật lẫn nhân văn.