Tiểu luận Các hiệp định đầu tư quốc tế quan trọng mà Việt Nam đã tham gia

pdf 7 trang tranphuong11 27/01/2022 6860
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận Các hiệp định đầu tư quốc tế quan trọng mà Việt Nam đã tham gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftieu_luan_cac_hiep_dinh_dau_tu_quoc_te_quan_trong_ma_viet_na.pdf

Nội dung text: Tiểu luận Các hiệp định đầu tư quốc tế quan trọng mà Việt Nam đã tham gia

  1. z BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CSII -  - ĐẦU TƯ QUỐC TẾ BÀI TIỂU LUẬN CÁC HIỆP ĐỊNH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ QUAN TRỌNG MÀ VIỆT NAM ĐÃ THAM GIA Giảng viên: Nguyễn Hạ Liên Chi Nguyễn Hoài Linh 1801015426 Ngô Trúc Ly 1801015475 Tạ Quan Minh Long 1801015463 Đỗ Thị Trà My 1801015507 Cù Thị Kiều My 1801015506 Phạm Quốc Nghĩa 1801015551 Trần Trọng Nhân 1801015600 1
  2. MỤC LỤC 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3 2. CÁC HIỆP ĐỊNH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ QUAN TRỌNG MÀ VIỆT NAM ĐÃ THAM GIA. 3 2.1. Hiệp định của WTO về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMS) 3 2.1.1. Tổng quan: 3 2.1.2. Cơ hội và thách thức 4 2.2. Hiệp định thương mại Việt Nam- Mỹ (BTA) 6 2.2.1. Tổng quan: 6 2.2.2. Cơ hội và thách thức 6 2.3. Hiệp định ưu đãi và bảo hộ đầu tư Việt Nam-Nhật Bản 7 2.3.1. Tổng quan Hiệp định 7 2.3.2. Cơ hội và thách thức 8 2.4. Hiệp định đầu tư Toàn diện ASEAN (ACIA) 9 2.4.1. Tổng quan 9 2.4.2. Cơ hội và thách thức 9 2.5. Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) 10 2.5.1. Tổng quan 10 2.5.2. Cơ hội và thách thức: 11 2.6. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) 13 2.6.1. Tổng quan 13 2.6.2. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam: 13 3. BIỆN PHÁP CHUNG ĐỂ TẬN DỤNG ĐƯỢC CƠ HỘI VÀ VƯỢT QUA THÁCH THỨC15 2
  3. 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT - Hiệp định đầu tư quốc tế - IIAs là các thỏa thuận giữa các nước đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến đầu tư quốc tế và điều chỉnh hoạt động này, trong đó có FDI. Các IIAs có thể được phân loại thành 2 nhóm sau đây: • Các hiệp định quốc tế chỉ dành cho đầu tư. • Các thỏa thuận quốc tế khác có liên quan đến đầu tư. - Nội dung của các hiệp định đầu tư quốc tế: • Các điều khoản nhằm mục đích tự do hóa đầu tư: Quy tắc đối xử tối huệ quốc (MFN), quy tắc đãi ngộ quốc gia (NT), điều khoản về đối xử công bằng và thỏa đáng. • Các điều khoản nhằm mục đích bảo hộ các nhà đầu tư nước ngoài:Quốc hữu hóa và trưng thu tài sản; Điều khoản về chuyển tiền ra nước ngoài; Điều khoản về giải quyết tranh chấp. - Tính đến hết tháng 7/2020, Việt Nam đã ký kết tổng cộng 85 IIAs trong đó 67 IIAs đã có hiệu lực. Sau đây là 6 hiệp định đầu tư quốc tế quan trọng mà Việt Nam đã tham gia: • Hiệp định của WTO về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại năm 1995 (TRIMS) • Hiệp định thương mại Việt Nam- Mỹ năm 2000 (BTA) • Hiệp định ưu đãi và bảo hộ đầu tư Việt Nam- Nhật năm 2003 • Hiệp định đầu tư Toàn diện ASEAN năm 2009(ACIA) • Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương năm 2018(CPTPP) • Hiệp định thương mại tự do Việt Nam năm 2019 (EVFTA) 2. CÁC HIỆP ĐỊNH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ QUAN TRỌNG MÀ VIỆT NAM ĐÃ THAM GIA 2.1. Hiệp định của WTO về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMS) 2.1.1. Tổng quan: - TRIMs đã được ký kết vào cuối vòng đàm phán Uruguay và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/1995. Đây là bước thoả hiệp ban đầu của quan điểm các nước phát triển và đang phát triển về việc đưa ra quy định điều chỉnh hoạt động đầu tư nhằm hạn chế trở ngại cho thương mại quốc tế. - Mục đích ban đầu của hiệp định TRIMS là nhằm giúp tránh các tác động có hại của điều khoản Hiệp định GATT 1994. - Hiệp định cũng chỉ áp dụng đối với các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại hàng hoá (không áp dụng đối với dịch vụ) và đưa ra một danh sách minh hoạ các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại cấm áp dụng đối với các nước thành viên WTO. 3
  4. Bảng 1. Danh mục minh họa các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại bị cấm áp dụng (TRIMS) Nhóm biện pháp Ví dụ minh họa Những yêu cầu về Yêu cầu doanh nghiệp phải sử dụng một tỉ lệ nhất định nguyên liệu đầu vào hàm lượng nội địa có xuất xứ trong nước hoặc từ các nguồn nội địa Những yêu cầu về Yêu cầu doanh nghiệp phải đảm bảo khối lượng hoặc trị giá sản phẩm nhập cân đối thương mại khẩu tương đương với khối lượng, trị giá sản phẩm xuất khẩu Những yêu cầu về Quy định ngoại hối phục vụ nhập khẩu phải ở một tỉ lệ nhất định so với giá cân đối ngoại hối trị ngoại hối mà doanh nghiệp thu được từ xuất khẩu và từ các nguồn khác Những yêu cầu về Hạn chế việc tiếp cận nguồn ngoại hối của doanh nghiệp – hạn chế nhập ngoại hối khẩu Những yêu cầu về Yêu cầu doanh nghiệp phải đảm bảo rằng khối lượng hoặc trị giá sản phẩm tiêu thụ trong nước tiêu thụ trong nước tương đương với sản phẩm xuất khẩu – hạn chế xuất khẩu Những yêu cầu về Yêu cầu một số loại sản phẩm phải được sản xuất trong nước sản xuất Những yêu cầu về Yêu cầu tỉ lệ xuất khẩu tối thiểu xuất khẩu Những yêu cầu bắt Yêu cầu nhà đầu tư phải cung cấp cho những thị trường nhất định một số buộc về loại sản sản phẩm được chỉ định hoặc được sản xuất/cung cấp bởi một nhà sản phẩm xuất/cung cấp nhất định Những hạn chế về Quy định cấm doanh nghiệp không được sản xuất một số sản phẩm hoặc sản xuất loại sản phẩm nhất định ở nước nhận đầu tư Những yếu cầu về Yêu cầu phải chuyển giao bắt buộc một số loại công nghệ nhất định (không chuyển giao công theo các điều kiện thương mại thông thường) và/hoặc yêu cầu các loại hoặc nghệ mức độ nghiên cứu và pháy triển (R&D) phải được thực hiện ở nước nhận đầu tư Những hận chế về Hạn chế quyền của nhà đầu tư trong việc chuyển lợi nhuận thu được từ đầu chuyển lợi nhuận tư về nước ra nước ngoài Những yêu cầu về Ấn định một tỉ lệ nhất định vốn của doanh nghiệp phải do nhà đầu tư trong tỉ lệ vốn trong nước nước nắm giữ Nguồn: VCCI Hiệp định TRIMS 1994 là hiệp định đầu tư đa phương nhưng không toàn diện vì TRIMs chỉ qui định các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại bị cấm áp dụng vì nó bóp méo quan hệ thương mại hàng hóa quốc tế chứ không bao trùm tất cả các vấn đề về đầu tư nước ngoài. 2.1.2. Cơ hội và thách thức - Khi tham gia WTO, Việt Nam phải tuân thủ hoàn toàn Hiệp định TRIMs, Việt Nam bắt buộc phải cải cách các chính sách liên quan đến đầu tư theo hướng giảm thiểu các rào cản trái với quy định của WTO, bãi bỏ sự phân biệt đối xử theo MFN và NT, tuân thủ nguyên tắc minh bạch hoá và tính dự báo các quy định, chính sách thể chế thương mại sẽ củng cố lòng tin của các nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư tại Việt Nam. 4
  5. ➢ Cơ hội: - Việt Nam tiến hành khuyến khích các nhà đầu tư thực hiện chính sách nội địa hóa trong một số lĩnh vực mục đích sử dụng nguồn nguyên liệu rẻ, sẵn có trong nước như ngành sản xuất, lắp ráp ôtô và phụ tùng ôtô; xe máy; các dự án chế biến gỗ, sữa, dầu thực vật, đường mía .để tập trung phát triển các ngành có thế mạnh mà không vi phạm TRIMS. Một số Công ty đạt tỷ lệ nội địa hoá cao như Honda Việt Nam (64-66%), VMEP (43-77%) và một số Công ty có tỷ l ệ được coi là thấp như Công ty Vina – Siam 40,8%, Lifan 41,2% - Sau khi gia nhập WTO và tham gia hiệp định TRIMS, vốn FDI vào Việt Nam tăng vọt. Năm 2006, tổng số vốn đăng ký là 12.004 triệu USD, tăng 75,5% so với năm 2005. Năm 2007 và năm 2008, FDI đổ vào Việt Nam tiếp tục tăng lên nhanh chóng. ➢ Thách thức: Tạo ra sự mâu thuẫn giữa định hướng phát triển của chính phủ với mục tiêu lợi nhuận của nhà đầu tư nước ngoài. - Công nghiệp chế biến sữa. TRIMs để doanh nghiệp chủ động quyết định nguồn nguyên liệu. Như vậy, chỉ có 4 doanh nghiệp (25 % thị phần) thực hiện dự án đầu tư gắn với phát triển đàn bò sữa Việt Nam trong khi hầu hết các doanh nghiệp khác nhập khẩu sữa nguyên liệu để tiết kiệm chi phí ➔ không tạo điều kiện để Việt Nam thúc đẩy chương trình phát triển đàn bò sữa ở nông thôn. - Công nghiệp chế biến gỗ, chủ trương của nhà nước yêu cầu dự án phải gắn với đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu nội địa nhưng do thiếu hụt nguồn gỗ trong nước và việc tái trồng rừng tốn nhiều thời gian và chi phí, các doanh nghiệp FDI có xu hướng nhập khẩu gỗ ➔ Việt Nam trở thành người làm công cho nhà đầu tư và không tạo được nhiều giá trị gia tăng cho sản phẩm. - TRIMS đặt công nghiệp ôtô Việt Nam trước nhiều thách thức. Với cam kết xoá bỏ yêu cầu nội địa hoá khi vào WTO, dường như nước ta không còn cơ hội để tiếp tục thực thi chương trình nội địa hoá phát triển lĩnh vực công nghiệp này ➔ hoàn toàn lệ thuộc bên ngoài. 5
  6. 2.2. Hiệp định thương mại Việt Nam- Mỹ (BTA) 2.2.1. Tổng quan: - Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) được ký kết vào ngày 13/07/2000 tại Washington, D.C và có hiệu lực từ ngày 10/12/2001. - Mục đích ban đầu của hiệp định này là nhằm thiết lập mối quan hệ kinh tế, thương mại bình đẳng và cùng có lợi trên cơ sở tôn trọng độc lập và chủ quyền của nhau. - Hiệp định cũng quy định việc điều chỉnh quan hệ đầu tư giữa hai nước tại chương IV, các phụ lục G, H và I. Khái niệm đầu tư trong BTA rất rộng bao gồm cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. 2.2.2. Cơ hội và thách thức ➢ Cơ hội: - Thu hút nguồn vốn đầu tư từ Mỹ, đặc biệt là FDI. Năm 2019, Việt Nam thu hút được 38 tỷ USD vào các ngành xuất khẩu sang Mỹ trong các lĩnh vực may mặc, giày dép, chế biến gỗ và hàng nội thất. Nhiều tập đoàn lớn của Mỹ đầu tư vào VN như Intel, Microsoft, Jabil, Microchip, IBM, P& G, Coca-Cola, PepsiCo, Boeing, Chevron, AIG, Exxon Mobil, General Electric (GE), Google và Apple. Nhiều công ty đầu tư Mỹ đã rót dòng vốn gián tiếp vào Việt Nam. VD: KKR đầu tư 359 triệu USD vào Masan. Texas Pacific Group đầu tư 50 triệu USD vào Masan Agriculture nhằm nắm bắt cơ hội tại thị trường bán lẻ Việt Nam. Quỹ đầu tư hàng đầu thế giới Warburg Pincus (Mỹ) chi ra 200 triệu USD (5/2013) để đầu tư vào tập đoàn lĩnh vực bán lẻ Vingroup. Đây là tín hiệu cho thấy Việt Nam đang hấp dẫn các nhà đầu tư Mỹ. Đồng thời tạo niềm tin thu hút nhà đầu tư các nước khác. 6
  7. - Tạo cơ hội để Việt Nam đầu tư sang Mỹ: Trong quý I/2020 có 13 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam, trong đó Hoa kỳ là nước dẫn đầu với 20,1 triệu USD trong các lĩnh vực ăn uống, lưu trú,sản xuất, khoa học và công nghệ. - Được chuyển giao công nghệ mới, tiếp thu công nghệ nguồn. VD: Coca-Cola đang triển khai mô hình nhà máy thông minh và tiếp tục tiên phong tích hợp công nghệ thông tin vào sản xuất, sử dụng năng lượng xanh và tự động hóa quy trình sản xuất. - Qua quy định về nhập cảnh, tạm trú và tuyển dụng người nước ngoài, Việt Nam thu hút được nguồn lao động chất lượng cao từ Mỹ và có nhiều cơ hội xuất khẩu lao động và du học cho công dân Việt Nam. ➢ Thách thức: - Hiệp định tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài nhưng dẫn đến một vấn đề là các nhà đầu tư thiếu thiện chí lợi dụng những điều khoản ưu đãi để kiện VN. VD: Ngày 18/11/2010, ông Michael McKenzie, công dân Hoa Kỳ, đã khởi kiện Chính phủ Việt Nam ra trọng tài quốc tế về dự án xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng South Fork tại tỉnh Bình Thuận với lý do Chính phủ Việt Nam đã vi phạm quy định của hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ khi thu hồi dự án đầu tư. Dù kết quả VN thắng kiện nhưng việc này gây tốn thời gian và ảnh hưởng đến uy tín Việt Nam trên trường quốc tế. - Tăng cạnh tranh giữa hàng nhập khẩu và hàng hóa trong nước. - Nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào Mỹ nên dễ bị ảnh hưởng. Ví dụ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung làm thị trường chứng khoán Việt Nam giảm điểm mạnh vào tháng 4/2018 khi các nhà đầu tư (NĐT) ngoại rút vốn ròng và từ 6/7 - 27/7/2018, NĐT liên tục bán ròng trên cả 2 sở chứng khoán với tổng giá trị gần 1.669 tỷ đồng. - Công nghệ Mỹ tiên tiến được chuyển giao đòi hỏi nguồn nguyên liệu chất lượng tương ứng phải nhập khẩu từ các quốc gia khác mà không tận dụng được nguồn nguyên liệu trong nước. VD: Năm 2019, Việt Nam nhập khẩu khoảng 40 tỷ USD các mặt hàng linh kiện điện tử, trong đó nhập khẩu từ Hàn Quốc là 16,8 tỷ USD (chiếm 42%), từ Trung Quốc là 13,8 tỷ USD (chiếm 34%), từ Nhật Bản 1,7 tỷ USD (chiếm 4,2%). - Việc nguồn lao động nước ngoài vào Việt Nam làm tăng cạnh tranh và yêu cầu đối với lao động trong nước và có thể dẫn đến tình trạng thất nghiệp. 2.3. Hiệp định ưu đãi và bảo hộ đầu tư Việt Nam-Nhật Bản 2.3.1. Tổng quan Hiệp định - Hiệp định ưu đãi và bảo hộ đầu tư Việt Nam-Nhật Bản được ký kết năm 2003 tại Tokyo giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Nhật Bản. Hiệp định có hiệu lực bắt đầu từ tháng 8/2004. - Hiệp định được ký kết với mong muốn thúc đẩy đầu tư, tăng cường kinh tế giữa hai quốc gia, đặc biệt nhấn mạnh việc không ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe, an toàn và môi trường, đây là điểm khác biệt cụ thể và tiến bộ so với các Hiệp định trước đó của Việt Nam với các khu vực kinh tế. Cụ thể, Hiệp định “nhận thức được các mục tiêu trên có thể đạt được mà không ảnh hưởng đến việc áp dụng chung các biện pháp về sức khỏe, an toàn và môi trường”. Nhằm đạt được mục đích này, mỗi bên cam kết không xóa bỏ hoặc làm giảm hiệu lực của các biện pháp môi trường để khuyến khích thành lập, mua lại hoặc mở rộng quy mô đầu tư của các nhà đầu tư. 7