Luận văn Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Tây Hồ - Bộ quốc phòng

pdf 84 trang yendo 4930
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Tây Hồ - Bộ quốc phòng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_thuc_trang_hach_toan_chi_phi_san_xuat_va_tinh_gia_t.pdf

Nội dung text: Luận văn Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Tây Hồ - Bộ quốc phòng

  1. Luận văn Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Tây Hồ - Bộ quốc phòng 1
  2. Lời mở đầu Trong những năm qua đất nước ta thực hiện đường lối phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và có những biến đổi sâu sắc, phát triển mạnh mẽ, hoà nhập với nền kinh tế thế giới. Trong bối cảnh đó, các ngành sản xuất phát triển mạnh mẽ và cạnh tranh gay gắt. Do vậy, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp sản xuất phải không ngừng thực hiện các biện pháp giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đặc biệt trong ngành sản xuất xây lắp, đây là một ngành sản xuất vật chất vô cùng quan trọng tạo cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân. Hiện nay các doanh nghiệp xây lắp hoạt động chủ yếu theo hình thức đấu thầu, do đó mà việc giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm là vô cùng quan trọng, giúp cho doanh nghiệp có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong ngành. Để giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm thì công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp giữ một vai trò quan trọng. Chính vì vậy các doanh nghiệp sản xuất ngày nay không ngừng hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đặc biệt là đối với các doanh nghiệp xây lắp có những đặc thù sản xuất rất phức tạp. Nhận thức được điều này em đã chọn đề tài “ Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Tây Hồ - Bộ quốc phòng” trong chuyên đề thực tập của mình. Kết cấu của chuyên đề này em chia làm 3 phần: Phần I: Tổng quan về công ty Tây Hồ - Bộ quốc phòng và tổ chức công tác kế toán tại công ty. Phần II: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Tây Hồ - Bộ quốc phòng. Phần III: Phướng hướng hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Tây Hồ. 2
  3. Phần 1: Tổng quan về công ty Tây Hồ - Bộ Quốc Phòng và tổ chức công tác kế toán tại công ty I. Tổng quan về công ty Tây Hồ - Bộ quốc phòng 1. Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp Công ty Tây Hồ thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng - Bộ Quốc Phòng là một doanh nghiệp Nhà nước thực hiện hạch toán kinh tế độc lập, có tài khoản tại ngân hàng ( Cả tài khoản ngoại tệ), có con dấu riêng, có trụ sở chính tại Đường Hoàng Quốc Việt - Quận Cầu Giấy – Hà Nội. Công ty có số vốn kinh doanh bao gồm cả ngân sách cấp và tự bổ sung là 3.790.000.000 đồng ( ba tỷ bảy trăm chín mươi triệu đồng). Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Tây Hồ được đánh dấu bằng sự ra đời Trung tâm giao dịch xuất nhập khẩu và dịch vụ - Bộ Quốc Phòng năm 1982 với chức năng chính là thực hiện việc quản lý, giao dịch các hoạt động có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu trong quân đội với chức năng chính là kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp. Năm 1988 chuyển đổi Trung tâm giao dịch xuất nhập khẩu và dịch vụ - Bộ Quốc Phòng thành Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu và dịch vụ BQP với chức năng chính là kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp. Vào năm 1992, Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu và dịch vụ - Bộ Quốc Phòng được sát nhập với công ty kinh doanh vật tư – BQP để thành lập Công ty Tây Hồ - Bộ Quốc Phòng với chức năng chính là kinh doanh vật tư, xuất nhập khẩu các loại hàng hoá, trang thiết bị phục vụ sự nghiệp Quốc Phòng và vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh của Công ty. Ngày 18 tháng 4 năm 1996, Bộ Quốc Phòng quyết định sáp nhập Công ty Tây Hồ và Công ty xây dựng 232 để thành lập Công ty Tây Hồ - Bộ Quốc Phòng với một chức năng, nhiệm vụ hoàn toàn mới. Theo chức năng, nhiệm vụ này, công ty phải chuyển hướng lấy nhiệm vụ sản xuất xây lắp là chính. 3
  4. Tóm lại, sau hơn 10 năm hoạt động, công ty Tây Hồ đã thực sự trưởng thành về mọi mặt, doanh thu của hoạt động xây lắp hàng năm có sự tăng lên đáng kể. Từ chỗ chỉ được thi công những công trình nhỏ trong quân đội, đến nay công ty đã có khả năng đấu thầu thi công các công trình có giá trị lớn trong và ngoài quân đội. Uy tín của công ty đã bước đầu đến với các chủ đầu tư trong cả nước thông qua chất lượng của các công trình. Điều này chứng tỏ công ty đã thành công trong quá trình chuyển đổi cơ cấu ngành nghề từ kinh doanh thương mại thuần tuý sang sản xuất xây lắp. Trong thời gian qua công ty đã liên tiếp đấu thầu và thắng thầu các công trình xây dựng có giá trị lớn, mang lại những khoản lợi nhuận cao, góp phần vào sự phát triển chung của công ty. Từ khi thành lập với số vốn chủ sở hữu ban đầu khoảng 3,7 tỷ đồng và lực lượng lao động hơn 300 người cho đến nay tổng số vốn chủ sở hữu của công ty đã lên tới hơn 13 tỷ đồng với số lao động là gần 2000 người. Từ chỗ chỉ xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, kinh doanh vật liệu xây dựng, đến nay công ty đã có thể thi công các công trình lớn như đường giao thông, trạm thuỷ lợi, trạm biến áp, bến cảng, sân bay Với sự tăng dần về chức năng, quy mô kinh doanh cũng như hiệu quả kinh doanh, vị thế và uy tín của công ty trên thị trường cạnh tranh ngày càng tăng. Trong những năm qua công ty đã luôn hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với NSNN. Công ty đã được công nhận là công ty loại 1 của Bộ Quốc Phòng và được đánh giá là một công ty có tốc độ phát triển và hiệu quả kinh doanh tương đối cao trong những năm qua. 2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Tây Hồ 2.1. Chức năng, nhiệm vụ sản xuất của công ty Căn cứ vào chức năng, ngành nghề đã được Bộ Quốc Phòng và các Bộ chức năng của Nhà nước ra quyết định cấp giấy phép hoạt động trên địa bàn của cả nước, công ty Tây Hồ đã xác định 6 chức năng ngành nghề cho mình như sau: - Về chức năng xây lắp: 4
  5. + Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, quốc phòng. + Xây dựng giao thông đường bộ đến cấp 1, cầu, sân bay, bến cảng + Xây dựng các công trình vừa và nhỏ. + Xây dựng trạm và lắp đặt hệ thống cấp thoát nước. - Tư vấn, khảo sát, thiết kế, quy hoạch và xây dựng. - Lắp đặt thiết bị công trình và dây chuyền sản xuất. - Sản xuất, kinh doanh vật liệu, vật tư, thiết bị xây dựng, vật tư thanh xử lý. - Kinh doanh bất động sản (kể cả dịch vụ mua bán nhà). - Kinh doanh xuất nhập khẩu. Nhiệm vụ cụ thể của công ty là xem xét, nắm chắc tình hình thị trường xây dựng, hợp lý hoá các quy chế quản lý của công ty để đạt được hiệu quả kinh tế, xây dựng tổ chức đảm đương được nhiệm vụ hiện tại, đáp ứng được yêu cầu trong tương lai, có kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và kế hoạch dài hạn. 2.2. Kết quả của doanh nghiệp sau một số năm Bảng 1 2004/2003 2005/2003 Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch % Chênh lệch % Tổng Tài sản (đ) 214.538.279.573 267.900.404.596 269.907.483.751 53.362.125.023 25 55.369.204.178 26 TSCĐ (đ) 10.322.285.557 22.941.938.950 20.544.014.246 12.619.653.393 122 10.221.728.689 99 Nguồn vốn CSH (đ) 14.284.360.883 32.736.085.390 35.845.777.107 18.451.724.507 129 21.561.416.224 151 Doanh thu thuần (đ) 193.587.742.296 260.972.796.240 280.011.071.993 67.385.053.944 35 86.423.329.697 45 Giá vốn hàng bán(đ) 184.022.930.784 236.483.811.617 256.557.208.467 52.460.880.833 29 72.534.277.683 39 Thuế TNDN(đ) 160.143.320 921.817.007 1.133.255.195 761.673.687 476 973.111.875 608 Lợi nhuận sau thuế(đ) 1.310.135.049 3.105.020.409 3.697.161.001 1.794.885.360 137 2.387.025.952 182 Tổng số CNV(Người) 1.702 1.611 1.643 -91 -5 -59 -3 TN bình quân tháng(đ) 1.327.056 1.646.359 1.846.625 319.303 24 519.569 39 Tổng chi phí 8.282.744.343 20.973.054.762 20.996.716.253 12.690.310.419 153 12.713.971.910 153 ( Nguồn: Phòng tài chính - Kế toán công ty Tây Hồ - BQP) 5
  6. 3. Tổ chức bộ máy quản lý Giám đốc công ty là người tổng điều hành công ty, có nhiệm vụ tổ chức, sắp xếp bộ máy, cơ chế quản lý phù hợp, quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, lập kế hoạch và phương án tổ chức thực hiện kế hoạch, thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện để có biện pháp điều chỉnh hoặc thúc đẩy việc hoàn thành kế hoạch của công ty, giải quyết tốt các mối quan hệ, tạo môi trường uy tín cho công ty. Phó giám đốc kỹ thuật và Phó giám đốc phụ trách thi công: chịu trách nhiệm về toàn bộ công tác kỹ thuật, thiết kế thi công xây dựng và vận hành máy móc thiết bị, điều độ sản xuất toàn công ty nhằm tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị. Phòng kế hoạch - kỹ thuật: là phòng chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp giám đốc công ty có nhiệm vụ tổ chức, triển khai và chịu trách nhiệm về công tác kế hoạch vật tư thiết bị kỹ thuật. (Phòng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc công ty). Phòng Thiết kế - Dự án - Đấu thầu: là phòng kỹ thuật, quản lý thiết kế thi công, giúp Giám đốc công ty tổ chức, triển khai các công việc về công tác nghiệp vụ kỹ thuật trong thi công xây lắp, khảo sát, thiết kế quản lý công trình. (Phòng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật thi công). Phòng Tổ chức lao động – Hành chính: là phòng chuyên môn, tham mưu cho Đảng uỷ và Giám đốc về việc tổ chức sản xuất, tiếp nhận, quản lý và sử dụng lao động; thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động, đảm bảo các công việc về hành chính, quản trị, bảo vệ và y tế cơ quan, đảm bảo chăm sóc sức khoẻ và đời sống cán bộ công nhân viên. (Phòng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc công ty). Phòng tài chính - Kế toán: có chức năng tham mưu cho Giám đốc công ty, tổ chức triển khai toàn bộ công tác tài chính, hạch toán kinh tế theo điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty, đồng thời kiểm tra, kiểm soát mọi 6
  7. hoạt động kinh tế tài chính của công ty theo pháp luật, giúp Giám đốc công ty tổ chức và chỉ đạo công tác tài chính phục vụ sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả. (Phòng Tài chính - Kế toán chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc công ty). Phòng Chính trị: có chức năng giúp giám đốc công ty và Đảng uỷ công ty về công tác Đảng, công tác chính trị tư tưởng, đồng thời cũng là cơ quan thực hiện công tác đó, theo các nhiệm vụ cụ thể. (Phòng Chính trị chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bí thư Đảng uỷ, Phó Giám đốc chính trị). Phòng kinh doanh - Xuất nhập khẩu: là phòng chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty trên cơ sở phạm vi giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu Bộ Thương Mại cấp. (Phòng chịu sự chỉ đạo trực tiếp về nghiệp vụ của các phòng ban chức năng). Phòng Khai thác – Kinh doanh vật tư thanh xử lý: thực hiện chức năng khai thác kinh doanh máy, thiết bị vật tư thanh xử lý của công ty, chịu trách nhiệm trước công ty về toàn bộ công tác tổ chức thực hiện. (Phòng chịu sự chỉ đạo trực tiếp về nghiệp vụ của Giám đốc phụ trách kinh doanh). 7
  8. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH CÔNG TY TÂY HỒ Sơ đồ tổ chức điều hành công ty Tây Hồ : Giám đốc điều hành GIÁM ĐỐC CÔNG TY Bí thư đảng uỷ : Các phòng chức năng chỉ đạo CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng kế Phòng thiết Phòng tài Phòng tổ Phòng hoạch - kỹ kế - dự án - chính - kế chức LĐ - chính trị thuật đấu thầu toán hành chính Phòng Phòng Khai thác - Chi nhánh XN XD XN lắp XN XD XN XL CN XN XL Đội thi Các đội kinh KD vật tư phía Nam CN dân máy và XD cầu đường và dân CN dân công cơ XD 1, doanh thanh xử dụng và hạ công trình và thủy lợi dụng 897 dụng và giới 2, 3, 4, XNK lý tầng 497 597 797 điện 997 5 8
  9. 4. Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ở công ty 4.1. Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ được giao, công ty Tây Hồ đã xây dựng cho mình một mô hình tổ chức từ công ty đến các phòng ban và các xí nghiệp thành viên. Trong đó, các xí nghiệp là bộ phận trực tiếp tham gia sản xuất được tổ chức thành các đội cụ thể. Các đội xây dựng này có thể trực thuộc xí nghiệp hoặc trực thuộc công ty. Để cụ thể hoá mô hình tổ chức cơ cấu của công ty, ta có thể phân ra như sau: - Bộ phận sản xuất chính: với nhiệm vụ tạo ra sản phẩm chính cho công ty như các công trình xây dựng và công trình giao thông bao gồm các bộ phận sau: + Xí nghiệp xây dựng công nghiệp dân dụng và hạ tầng 497 + Xí nghiệp lắp máy và xây dựng công trình 597 + Xí nghiệp xây dựng cầu đường và thuỷ lợi 797 + Xí nghiệp xây lắp công nghiệp và dân dụng 897 + Xí nghiệp xây lắp công nghiệp dân dụng và điện 997 + Các đội xây dựng số 1, 2, 3, 4, 5 + Đội thi công cơ giới + Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu - Bộ phận sản xuất phụ trợ: với nhiệm vụ là phục vụ kịp thời theo yêu cầu của các bộ phận sản xuất chính, bao gồm các bộ phận như các bộ phận phòng ban bổ trợ cho hoạt động sản xuất. - Bộ phận sản xuất phụ: + Phòng kinh doanh vật tư thanh xử lý + Xưởng sản xuất cát Từ Liêm - Bộ phận phục vụ sản xuất: + Hệ thống các kho bãi vật liệu xây dựng + Bộ phận vận chuyển vật liệu ở công trường 9
  10. + Đội xe cơ giới 4.2. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ở công ty Quá trình xây dựng thường được chia làm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại chia làm nhiều việc khác nhau. Cụ thể qui trình công nghệ sản xuất của công ty như sau: Mua vật tư, tổ chức Nghiệm nhân công thu bàn giao Nhận thầu Tổ chức thi công công trình Lập kế hoạch thi công Công ty Tây Hồ - Bộ Quốc Phòng do đặc thù ngành xây dựng nên sản phẩm của công ty là sản phẩm đơn chiếc, chu kỳ sản xuất lâu dài tập trung cần nhiều nguyên liệu, sản phẩm chỉ bán cho một khách hàng. II. Tổ chức công tác kế toán tại công ty Tây Hồ 1. Tổ chức bộ máy kế toán 1.1. Phương thức tổ chức bộ máy kế toán Công ty Tây Hồ là một doanh nghiệp có quy mô vừa, các đơn vị trực thuộc như các xí nghiệp, các đội hoạt động tập trung trên một địa bàn. Tuy nhiên, công ty có một chi nhánh ở Thành phố Hồ Chí Minh nên công ty tổ chức công tác kế toán theo mô hình vừa tập trung vừa phân tán. Đối với những đơn vị trực thuộc kinh doanh quy mô nhỏ, gần trung tâm điều hành; mặt bằng kinh doanh tập trung, chưa có đủ điều kiện nhận vốn, kinh doanh và tự chủ trong quản lý, thì đơn vị đó không được phân cấp quản lý, do vậy không cần tổ chức sổ sách và bộ máy kế toán; toàn bộ khối lượng kế toán thực hiện tại trung tâm kế toán đặt tại đơn vị cấp trên. Đối với những đơn vị có đủ điều kiện về tổ chức, quản lý và kinh doanh một cách tự chủ, hơn nữa kinh doanh ở quy mô lớn, trên diện không 10
  11. gian rộng, phân tán mặt bằng, thì cần được giao vốn, nhiệm vụ kinh doanh cũng như quyền quản lý điều hành. Khi đó, cần thiết phải tổ chức bộ máy kế toán tại đơn vị trực thuộc. Toàn bộ khối lượng kế toán được thực hiện ở dưới đơn vị trực thuộc, quan hệ giữa các đơn vị hạch toán phân tán là quan hệ kinh tế nội bộ. Cấp trên chỉ làm nhiệm vụ tổng hợp theo báo cáo của những đơn vị đó. Mô hình kế toán kiểu hỗn hợp mô tả theo sơ đồ sau: Kế toán đơn vị cấp trên Kế toán trưởng Kế toán Kế toán các Bộ phận Bộ phận các hoạt đơn vị trực tổng hợp báo kiểm tra động tại thuộc hạch cáo từ đơn vị kế toán cấp trên toán tập trực thuộc trung Đơn vị kinh tế trực thuộc Nhân viên Đơn vị kế hạch toán toán phân ban đầu tại tán tại đơn cơ sở trực vị trực thuộc thuộc 1.2. Lao động kế toán và phân công lao động trong bộ máy kế toán Phòng Tài chính- kế toán công ty Tây Hồ - Bộ Quốc phòng có 11 người, trong đó mỗi người đều được phân công cụ thể công việc và được tổ chức theo sơ đồ sau: 11
  12. Kế toán trưởng kiêm Trưởng phòng TCKT Bộ phận Bộ phận Bộ phận BP Hạch Tài chính Kiểm tra kế Kế toán tổng toán TSCĐ, toán hợp VL, CCDC Bộ phận Bộ phận Bộ phận Bộ phận Bộ phận Bộ phận kế toán kế toán KT chi Kế toán Quỹ Kế toán KD bất tiền phí, giá thanh – KD động sản lương thành toán XNK Trưởng ban TCKT chi nhánh Kế toán, thủ Kế toán các quỹ các xí đội xây nghiệp dựng Bộ phận Bộ phận Bộ phận Bộ phận Bộ phận Bộ phận kế toán kế toán kế toán kế toán kế toán kế toán VL, tiền chi phí thanh KD xuất KD bất CCDC, lương giá toán nhập động TSCĐ thành khẩu sản 12
  13. 1.3. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng Tài chính - Kế toán: Phụ trách chung, điều hoà cấp phát vốn cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, phụ trách kế hoạch tài chính chung của công ty, phụ trách chế độ quản lý tài chính, chế độ về nghiệp vụ kế toán, tham gia xây dựng chế độ chinh sách, xử lý số liệu kế toán chung của công ty do kế toán tổng hợp báo cáo. Bộ phận tài chính: Quản lý vốn, tài sản, theo dõi đảm bảo chế độ chính sách và toàn bộ phần bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn cho cán bộ công nhân viên. Bộ phận kiểm tra kế toán: Đối chiếu số liệu giữa các chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo kế toán với nhau, giữa số liệu kế toán của doanh nghiệp với số liệu kế toán của các đơn vị kế toán có liên quan, giữa số liệu kế toán với thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, với chế độ thể lệ kế toán hiện hành nhằm cung cấp cho các đối tượng sử dụng khác nhau những thông tin kế toán – tài chính của doanh nghiệp một cách trung thực, minh bạch, công khai, đảm bảo cho công tác kế toán thực hiện tốt các yêu cầu, nhiệm vụ và chức năng của mình trong công tác quản lý. Bộ phận kế toán tổng hợp: Kiểm tra, xử lý chứng từ, lập bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, Báo cáo kết lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính, Bộ phận kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Theo dõi tình hình thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên các khoản trừ vào lương gồm: BHXH, BHYT, KPCĐ, các khoản tiền phạt, tiền vay ứng lương, tạm ứng thừa chưa hoàn trả và các khoản BHXH, BHYT trả cho CNV theo chế độ ốm đau, thai sản. Bộ phận kế toán TSCĐ, CCDC: Theo dõi tình hình tăng, giảm, tình hình nhập, xuất sử dụng công cụ dụng cụ và phân bổ giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng, phân bổ khấu hao TSCĐ cho các công trình, hạng mục công trình, cho các xí nghiệp và các đội xây dựng. Theo dõi tình hình nhập xuất, tồn 13
  14. nguyên vật liệu cho từng công trình, hạng mục công trình, theo từng xí nghiệp, đội xây dựng. Bộ phận kế toán thanh toán: (Kế toán tiền mặt – tiền gửi ngân hàng – công nợ): Phân loại các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan tới tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, công nợ, lập bảng kê tổng hợp sau đó đối chiếu số liệu với kế toán tổng hợp, xử lý số liệu, thanh toán công nợ với khách hàng. Bộ phận kế toán tập hợp chi phí giá thành sản phẩm: Nhận các chứng từ từ các xí nghiệp, đội tập hợp chi phí giá thành, xác định giá trị dở dang cuối kỳ, đầu kỳ cho từng công trình , hạng mục công trình theo từng xí nghiệp, đội thi công. Bộ phận quỹ: Thực hiện thu chi theo lệnh, mở sổ quỹ tiền mặt theo dõi tình hình thu, chi , tồn quỹ. Trưởng ban KTTC chi nhánh: Chịu trách nhiệm quản lý tài chính, tổ chức công tác kế toán, kiểm tra đối soát các báo cáo tài chính tại chi nhánh công ty ở miền Nam. Kế toán các xí nghiệp, đội xây dựng: Tập hợp chi phí trực tiếp phát sinh theo từng công trình, hạng mục công trình và các chi phí phát sinh tại bộ máy quản lý của xí nghiệp hàng tháng chuyển lên phòng kế toán công ty kèm theo bảng tổng hợp thanh toán chứng từ của từng công trình, hạng mục công trình. 1.4. Chức năng, nhiệm vụ của phòng Tài chính - Kế toán Phòng tài chính - kế toán là phòng vừa có chức năng quản lý tài chính, vừa có chức năng đảm bảo do đó hoạt động của phòng tài chính kế toán phải đạt được mục đích thúc đẩy mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Phòng tài chính - kế toán đặt dưới sự điều hành trực tiếp của giám đốc công ty, trong đó kế toán trưởng kiêm trưởng phòng là người giúp việc cho giám đốc, trực tiếp điều hành công việc kế toán thống kê hạch toán hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo những pháp lệnh Nhà nước. 14
  15. Cụ thể: Tham mưu cho giám đốc về công tác đảm bảo và quản lý tài chính của toàn công ty. Thực hiện tốt các chế độ tiền lương, thưởng, các chỉ tiêu về phúc lợi cũng như các chi phí khác cho mọi thành viên trong công ty. Mở đầy đủ sổ sách về hệ thống kế toán và ghi chép hạch toán đúng, đủ theo chế độ hiện hành. Quản lý chặt chẽ tiền mặt, tiền tồn khoản ở ngân hàng, đôn đốc thanh toán. Giúp giám đốc kiểm tra việc chấp hành chế độ tài chính với các đơn vị cơ sở trong công ty, kiến nghị về các biện pháp quản lý nhằm đưa công tác quản lý tài chính ngày càng đi vào nề nếp. Thực hiện chế độ báo cáo tài chính ngày, tháng, năm và tổng quyết toán với đơn vị cấp trên và cơ quan Nhà nước theo chế độ. 2. Vận dụng chế độ kế toán hiện hành tại công ty Tây Hồ Hiện nay, công ty Tây Hồ đang áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/QĐ-BTC ngày 20/3/2006. Về chế độ chứng từ, công ty vận dụng theo quyết định 15/QĐ-BTC. Trong thực tế, công ty Tây Hồ ngoài việc sử dụng các mẫu chứng từ hướng dẫn và bắt buộc theo chế độ quy định thì công ty còn sử dụng một số chứng từ do công ty tự lập ra để phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh và nhu cầu thực tế của mình, tuy nhiên các chứng từ đó vẫn có giá trị pháp lý về hoạt động tài chính, kế toán của công ty. Chẳng hạn trong phần hành kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành công ty sử dụng các chứng từ theo chế độ hướng dẫn như: Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ; bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ , dụng cụ; bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương; các bảng kê chứng từ mua hàng hoá dịch vụ phục vụ cho hoạt động sản xuất. Ngoài ra để thuận tiện cho việc theo dõi hoạt động sản xuất và hạch 15
  16. toán kế toán theo yêu cầu thực tế của ngành xây lắp công ty còn sử dụng Phiếu theo dõi ca xe máy thi công; Bảng kê xuất vật tư sử dụng Về chế độ tài khoản, công ty cũng sử dụng hầu hết các tài khoản theo quyết định số 15/QĐ-BTC ban hành. Tuy nhiên để thuận tiện cho việc theo dõi và hạch toán chi tiết các phần hành kế toán thì công ty còn sử dụng các tài khoản chi tiết cấp 2, cấp 3, cấp 4. Chẳng hạn: Đối với tài khoản 112 “Tiền gửi ngân hàng” thì công ty chi tiết như sau: + Chi tiết đến cấp 2 từ 1121 đến 1123 theo chế độ quy định là tiền VNĐ; tiền ngoại tệ; vàng bạc, kim khí đá quý. + Chi tiết đến cấp 3 theo từng ngân hàng giao dịch và loại tiền VNĐ hay ngoại tệ. Ví dụ: TK 11211 “Tiền VNĐ gửi NHTMCP Quân đội”; TK 11221 “Tiền ngoại tệ gửi NHTMCP Quân đội” + Chi tiết đến cấp 4 theo mã ngoại tệ. Ví dụ: TK 112211 “Tiền USD gửi NHTMCP Quân đội”, TK 112212 “ Tiền EUR gửi NHTMCP Quân đội” Hoặc đối với TK 136 “ Phải thu nội bộ” thì công ty chi tiết thành: + Tài khoản cấp 2 là TK 1361 “Phải thu nội bộ: Vốn kinh doanh tại các đơn vị” + Tài khoản cấp 3 là chi tiết theo các đơn vị trực thuộc. Ví dụ: TK 1361.01 “ Phải thu nội bộ: Vốn kinh doanh tại XN 497” Bên cạnh đó, công ty cũng sử dụng các tài khoản ngoài bảng như: TK001 “ Tài sản thuê ngoài”; TK 002 “Vật tư hàng hoá giữ hộ, nhận gia công”; TK 003 “Hàng hoá nhận bán hộ, ký gửi”; TK 004 “ Nợ khó đòi đã xử lý”; TK 007 “Ngoại tệ các loại”. Về chế độ sổ sách: hiện nay công ty áp dụng hình thức sổ kế toán nhật ký chung do công ty có quy mô vừa và có điều kiện phân công lao động kế toán phần hành để thực hiện ghi sổ kế toán tổng hợp. 16
  17. Sơ đồ trình tự kế toán theo hình thức nhật ký chung Chứng từ kế toán Sổ Nhật ký Sổ, thẻ kế SỔ NHẬT KÝ CHUNG đặc biệt toán chi tiết Bảng tổng SỔ CÁI hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH GHI CHÚ: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Quan hệ đối chiếu 17
  18. Về chế độ báo cáo tài chính, công ty lập đủ 4 báo cáo tài chính theo quy định, bao gồm: + Bảng cân đối kế toán ( Mẫu số B01 – DN): Lập định kỳ quý, năm. + Báo cáo kết quả kinh doanh ( Mẫu số B02 – DN): Lập định kỳ quý, năm. + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( Mẫu số B03 – DN): Lập định kỳ quý, năm. + Thuyết minh báo cáo tài chính ( Mẫu số B09 – DN): Lập định kỳ năm. Công ty có sử dụng máy vi tính và phần mềm kế toán Fast để hỗ trợ cho công tác kế toán được thực hiện một cách nhanh chóng, thuận lợi, dễ dàng, chính xác, tinh giản bộ máy kế toán làm cho bộ máy kế toán hoạt động có hiệu quả, bớt cồng kềnh. 18
  19. Phần II. Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Tây Hồ - Bộ quốc phòng I. Hạch toán chi phí sản xuất tại công ty Tây Hồ Công ty Tây Hồ - Bộ quốc phòng là đơn vị có địa bàn hoạt động rất rộng bao gồm nhiều đội, xí nghiệp thi công, cùng một lúc thi công nhiều công trình trên khắp cả nước. Do giá trị sản phẩm cao, thời gian thi công dài, chi phí phát sinh nhiều, đa dạng nên để việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thuận lợi và chính xác công ty áp dụng cơ chế khoán. Theo cơ chế này, công trình do công ty đấu thầu sẽ được khoán cho từng đội, xí nghiệp thi công. Tại từng đội, xí nghiệp cũng có hệ thống sổ sách tài khoản kế toán, mở các sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản 621, 622, 623, 627 theo dõi chi tiết về tên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng cả về khối lượng và giá trị theo từng công trình, hạng mục công trình. Kế toán có nhiệm vụ xử lý các chứng từ chi phí phát sinh và tập hợp chi phí chi tiết theo từng công trình. Tuy nhiên, ở dưới đội, xí nghiệp chỉ dừng lại ở việc tập hợp chi phí sản xuất ban đầu theo từng công trình, hạng mục công trình cụ thể ( tức là chỉ mở sổ cái và sổ chi tiết TK 154 theo dõi 4 khoản mục chi phí: CPNVLTT, CPNCTT, CPSDMTC, CPSXC mà không có TK 632) mà không tính giá thành, việc tính giá thành sản phẩm xây lắp lại do trên công ty thực hiện. Sau đó, kế toán tại đội, xí nghiệp sẽ lập bảng tổng hợp thanh toán chi phí và các bảng kê thanh toán chứng từ từng loại chi phí rồi gửi lên công ty cùng với toàn bộ chứng từ gốc. Tại công ty cũng mở sổ nhật ký chung, sổ cái và sổ chi tiết các TK 621, 622, 623, 627, 154 và TK 632. Tuy nhiên, trên công ty chỉ quản lý về mặt giá trị theo từng công trình, hạng mục công trình theo từng đội, xí nghiệp thi công. Sau khi chi phí đã được duyệt, kế toán công ty sẽ căn cứ vào đó để tập 19
  20. hợp chi phí và tính giá thành theo từng công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây lắp hoàn thành. Do việc khoán gọn chi phí sản xuất cho từng đội, xí nghiệp thi công như trên mà quan hệ cho vay và nhận nợ giữa công ty và các đội, xí nghiệp như công ty cho vay hoặc cung cấp cho các đội, xí nghiệp vật tư, xuất tiền mua vật tư, trả lương cho người lao động được hạch toán thông qua TK 136 “ Phải thu nội bộ” trên công ty, mở chi tiết theo các đội, xí nghiệp và TK 336 “Phải trả nội bộ” dưới đội, xí nghiệp. Ví dụ: Công ty giao khoán cho Đội 2 thi công công trình và ứng trước cho đội một khoản tiền thì sẽ định khoản như sau: Tại công ty: Nợ TK 1361.08 “Phải thu nội bộ vốn kinh doanh tại Đội 2” Có TK 111, 112 Tại Đội 2: Nợ TK 111, 112 Có TK 336 1.Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất Trong doanh nghiệp xây lắp như công ty Tây Hồ - Bộ quốc phòng, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp phục vụ chủ yếu cho nhu cầu quản lý của doanh nghiệp. Công tác này có phục vụ tốt nhu cầu quản lý hay không thì trước hết phụ thuộc vào việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành. Do vậy, yêu cầu quan trọng đặt ra đối với công tác này là phải xác định được đúng đắn, chính xác, cụ thể đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trên cơ sở các phương pháp xác định và theo một quy trình hạch toán đã quy định. Việc lựa chọn đối tượng hạch toán chi phí sản xuất của công ty Tây Hồ có những đặc thù riêng do chính sự ảnh hưởng của đặc điểm sản phẩm xây lắp. Sản xuất xây lắp có đặc điểm là quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, loại hình sản xuất đơn chiếc, mỗi công trình, hạng mục công trình đều có thiết 20
  21. kế và dự toán riêng, tổ chức sản xuất thường phân chia làm nhiều khu vực, bộ phận thi công. Xuất phát từ đặc điểm đó mà đối tượng hạch toán chi phí sản xuất chính là các công trình, hạng mục công trình, đơn đặt hàng, giai đoạn công việc hoàn thành, các khối lượng xây lắp có dự toán riêng hoàn thành. Xác định đúng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất phù hợp với đặc điểm sản xuất xây lắp như vậy là cơ sở để tổ chức đúng đắn công tác tập hợp chi phí sản xuất bao gồm từ hạch toán ban đầu, tổng hợp số liệu đến tổ chức các tài khoản, tiểu khoản và các sổ chi tiết theo đúng đối tượng tập hợp chi phí đã xác định. 2. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2.1. Nội dung chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là một khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành sản phẩm xây lắp ( từ 70 đến 80% tuỳ theo kết cấu công trình). Chính vì vậy công tác hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phải được thực hiện một cách đầy đủ và chính xác đồng thời phải góp phần đảm bảo sử dụng hiệu quả, tiết kiệm vật tư nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm xây lắp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại công ty Tây Hồ bao gồm: vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế phục vụ cho hoạt động xây lắp như xi măng, sắt, thép, gạch, ngói, cát Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sẽ được kế toán dưới đội, xí nghiệp tập hợp cho từng công trình, hạng mục công trình theo mã số công trình, hạng mục công trình. 2.2. Tài khoản sử dụng Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, dưới đội, xí nghiệp sử dụng TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” ( chi tiết theo công trình, hạng mục công trình). 21
  22. 2.3. Phương pháp hạch toán Do đặc điểm của hoạt động xây lắp, Công ty Tây Hồ hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dưới đội, xí nghiệp như sau: TK 152 TK 621 TK 154 Xuất kho NVL cho thi Kết chuyển chi phí NVL công công trình trực tiếp TK 111, 112, 331, 141 NVL mua về chuyển thẳng đến CT (không qua kho ) TK 133 VAT đầu vào Tại xí nghiệp tập hợp chi phí theo từng tháng, trên cơ sở đó mà nhân viên kế toán tại đội, xí nghiệp lập bảng tổng hợp thanh toán chi phí chi tiết và gửi lên công ty cùng tất cả chứng từ gốc. Khi công ty duyệt thì kế toán trên công ty mới hạch toán các khoản chi phí và ghi sổ. Lúc này, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được công ty duyệt trong tháng được kế toán trong công ty định khoản như sau: Nợ TK 621 Có TK 1361( Chi tiết đội, xí nghiệp) 22
  23. 2.4. Chứng từ sử dụng + Hoá đơn giá trị gia tăng + Biên bản kiểm nghiệm vật tư sản phẩm hàng hoá + Bảng kê vật tư sử dụng cho công trình + Phiếu xin lĩnh vật tư + Bảng kê thanh toán chứng từ chi phí nguyên vật liệu Ví dụ: Ta lấy ví dụ một phiếu xuất kho như sau: Công ty Tây Hồ Đội 2 Phiếu xuất kho Ngày 2 tháng 6 năm 2006 Nợ Tk 621 Số: 67 Có TK 152 Họ và tên người nhận hàng: Trần Văn Nam Địa chỉ: Tổ nề Lý do xuất kho: làm sàn tầng 2 Xuất tại kho: Công trình Nhà ở học viên N5 – HVKTQS Số lượng STT Tên, nhãn hiệu, quy cách Mã số ĐV tính Đơn giá Thành tiền TCT Thực xuất 1 Thép 008-Thép tròn D>18 Kg 2.340 6.700 15.678.000 2 Thép 094-Thép tròn D<10 Kg 1.250 7.200 9.000.000 3 Thép 095-Thép tròn10<D<18 Kg 3.120 790 7.000 Tổng 30.208.000 Cộng thành tiền ( Viết bằng chữ): Ba mươi triệu hai trăm linh tám nghìn đồng chẵn. Xuất, ngày 2/6/2006 Thủ trưởng đơn vị KTT Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho 23
  24. Công ty Tây Hồ Đội 2 Bảng kê thanh toán chứng từ chi phí NVL trực tiếp Tên CT: Nhà ở học viên N5 – HVKTQS ĐVT: đồng chứng từ Số tiền thanh toán STT Nội dung Số Ngày Tiền hàng Tiền thuế Tổng 1 2 3 4 5 6 7 1 PN55 2/6 Đồng chí Thanh mua xi măng Bút Sơn 112.500.000 11.052.000 123.552.000 2 PN56 10/6 Đồng chí Thanh mua xi măng Bút Sơn 25.120.800 2.512.080 27.632.880 3 PN60 10/6 Đồng chí Đại mua cát vàng 37.680.000 3.768.000 41.448.000 Cộng 332.650.800 18.920.500 351.571.300 Số tiền thanh toán bằng chữ: Ba trăm năm mươi mốt nghìn năm trăm bảy mươi mốt triệu ba trăm đồng. Ngày 30 tháng 6 năm 2006 Người lập Đội trưởng 2.5. Sổ sách kế toán Tại các đội, xí nghiệp mở sổ cái và sổ chi tiết TK 621 theo dõi chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo từng hạng mục công trình. Ví dụ: Ta trích sổ cái TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của Đội 2 vào tháng 6 năm 2006 như bảng bên. 24
  25. Công ty Tây Hồ Đội 2 Sổ cái tài khoản TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp Từ 01/6/2006 đến 30/6/2006 ĐVT: đồng Chứng từ TK đối Số phát sinh Khách hàng Diễn giải Ngày Số ứng Nợ Có Nhà N5- 2/6 PX 02 HVKTQS Xuất xi măng Bút Sơn làm nhà N5 152 112.500.000 3/6 PX 06 Trung tâm TTLC Xuất gạch 2 lỗ làm TTLC 152 26759078 Nhà N5- 3/6 PX 07 HVKTQS Xuất thép làm Nhà N5 152 30.208.000 Nhà N5- 10/6 PX 20 HVKTQS Xuất xi măng Bút Sơn làm nhà N5 152 25.120.800 30/6 PKT K/c chi phí NVLTT 621 > 1541 1541 332.650.800 30/6 PKT K/c chi phí NVLTT 621 > 1541 1541 254.773.928 Tổng phát sinh nợ: 587.424.728 Tổng phát sinh có: 587.424.728 Ngày 30 tháng 6 năm 2006 Người ghi sổ Kế toán Đội trưởng Trên công ty khi duyệt chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào tháng sau sau khi dưới đội, xí nghiệp nộp lên đầy đủ các chứng từ liên quan, kế toán tại công ty sẽ ghi sổ cái, sổ chi tiết TK 621 theo từng công trình. 25
  26. Ví dụ: Ta trích sổ cái TK 621 trên công ty Tây Hồ vào tháng 7 năm 2006. Công ty Tây Hồ Phòng TC-KT Sổ cái tài khoản TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp Từ 01/7 đến 30/7/2006 ĐVT: đồng Chứng từ Khách Số phát sinh Diễn giải TK đối ứng Ngày Số hàng Nợ Có LG 006-SC mái hiên, nhà TT 07/7 PKT50 XN 797 XN 797 th/toán CP NVLTT 1361.04 2113000 K/c chi phí NVLTT 621 30/7 PKT >TK154 154 2113000 D2.035 - Nhà N5- HVKTQS 07/7 PKT52 Đội 2 Đội 2 th/toán chi phí NVLTT 1361.08 332.650.800 K/c chi phí NVLTT 621 30/7 PKT >TK154 154 332.650.800 Tổng phát sinh nợ: 7.213.462.700 Tổng phát sinh có: 7.213.462.700 Ngày 30 tháng 7 năm 2006 Người lập Kế toán trưởng Giám đốc công ty 26
  27. 3. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 3.1. Nội dung chi phí nhân công trực tiếp Trong giá thành sản phẩm xây lắp, chi phí nhân công trực tiếp không phải là khoản mục phí chiếm tỷ trọng cao như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Mặc dù vậy nó lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tác động khuyến khích người lao động ảnh hưởng đến thời gian lao động và năng suất lao động. Do đó công ty Tây Hồ luôn đảm bảo việc thanh toán đúng, đủ và kịp thời tiền lương cho người lao động và thực hiện đúng quy định các khoản trích theo lương. Chi phí nhân công trực tiếp là các chi phí tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp lương của công nhân trực tiếp tham gia xây lắp công trình. Không bao gồm các khoản trích theo tiền lương như KPCĐ, BHXH, BHYT của công nhân trực tiếp xây lắp. 3.2. TK sử dụng Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp thì công ty Tây Hồ cũng sử dụng TK 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp” chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình. 3.3. Phương pháp hạch toán Ở công ty Tây Hồ thì hình thức trả lương cho công nhân trực tiếp xây lắp là hình thức giao khoán theo khối lượng giao khoán hoàn thành, đơn giá tiền lương thì theo định mức do phòng Kế hoạch – Kỹ thuật của công ty xác định dựa trên thiết kế, dự toán công trình, hạng mục công trình. Nhân viên kế toán dưới các đội và xí nghiệp đều tập hợp chi phí nhân công trực tiếp theo từng công trình, hạng mục công trình. 27
  28. Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp do kế toán dưới Đội thực hiện như sau: TK 334 TK 622 TK 154 Tính ra tiền lương phải trả Kết chuyển CPNC CN trực tiếp sản xuất trực tiếp Tại công ty, sau khi nhận được đầy đủ các chứng từ liên quan do đội gửi lên hàng tháng thì sẽ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp như sau: Nợ TK 622: Có TK 136 (Chi tiết đội, xí nghiệp): 3.4. Chứng từ sử dụng: + Bảng chấm công + Bảng xác nhận công việc hoàn thành + Bảng kê chứng từ chi phí nhân công Công ty Tây Hồ sau khi giao khoán công trình cho các đội, xí nghiệp thi công thì các đội và xí nghiệp lại giao cho các tổ nhận khoán như tổ trộn bê tông, tổ nề, một khối lượng công việc nhất định. Tổ trưởng các tổ này sẽ đôn đốc các lao động trong tổ mình nhằm đảm bảo đúng tiến độ đề ra và hoàn thành đạt yêu cầu kỹ thuật. Ngoài ra tổ trưởng còn có nhiệm vụ theo dõi ngày công lao động và lập Bảng chấm công, từ đó làm căn cứ để thanh toán tiền lương cho người lao động. Ví dụ: Công trình Nhà ở học viện N5 do Đội 2 thi công trong tháng 6 năm 2006. Bảng chấm công do tổ trưởng tổ nề Nguyễn Hoàng Long lập theo dõi như sau: 28
  29. Công ty Tây Hồ Đội 2 Bậc Ngày trong tháng Quy ra STT Họ và tên lương 1 2 3 29 30 công 1 Nguyễn Hoàng Long x x x x x 26 2 Nguyễn Ngọc Trung x x x x 0 25 3 Trần Quyết Thắng x x x 0 x 25 4 Đặng Văn Công x 0 0 x x 24 . Tổng 281 Người chấm công Người duyệt Khi khối lượng công việc được giao hoàn thành, tổ trưởng và đội trưởng xây dựng tiến hành kiểm tra, nghiệm thu đồng thời lập Bảng xác nhận công việc hoàn thành. Ví dụ: Trong tháng 6 thì tổ nề, tổ coffa và tổ trộn bê tông đã hoàn thành khối lượng công việc được giao khoán, do đó các tổ trưởng và đội trưởng xây dựng sẽ tiến hành kiểm tra và nghiệm thu, sau đó lập Bảng xác nhận công việc hoàn thành. 29
  30. Công ty Tây Hồ Đội 2 Bảng xác nhận công việc hoàn thành Ngày 27 tháng 6 năm 2006 Số 04/CVHT Tên đơn vị: Tổ cofa Theo hợp đồng số: 01 ngày 2/1/2006 Khối STT Tên công việc Đơn vị Đơn giá Thành tiền Ghi chú lượng 1 Gia công lắp đặt cofa m 2 820 10.000 8200000 2 Công do CT điều động Công 1 40.000 40.000 Cộng 8.240.000 Bằng chữ: Tám triệu hai trăm bốn mươi ngàn đồng . Người giao việc Người nhận việc Người kiểm tra Người duyệt Dựa trên hợp đồng giao khoán số 01, bảng chấm công, bảng xác nhận công việc hoàn thành đã chứng minh được khối lượng công việc giao khoán cho tổ coffa đã được thực hiện và hoàn thành. Căn cứ vào đó tổ trưởng các tổ sẽ lập Bảng thanh toán tiền lương gửi về các đội, xí nghiệp. Tương tự thì các tổ khác cũng thực hiện như trên. Sau khi các chứng từ hợp lệ được gửi đầy đủ về các đội, xí nghiệp, kế toán tại đội, xí nghiệp sẽ đối chiếu tiền lương giữa bảng xác nhận công việc hoàn thành với bảng chấm công để cho thống nhất rồi tiến hành lập Bảng kê chứng từ chi phí nhân công trực tiếp. Ví dụ: Bảng kê chứng từ chi phí nhân công trực tiếp công trình Nhà ở học viên N5 – HVKTQS tháng 6/2006 như sau: 30
  31. Công ty Tây Hồ Đội 2 Bảng kê chứng từ chi phí nhân công trực tiếp Tên công trình: Nhà ở học viên N5 - HVKTQS Chứng từ STT Nội dung Số tiền Số Ngày 1 30/6 Thanh toán lương tổ coffa 8.240.000 2 30/6 Thanh toán lương tổ nề 7.180.000 3 30/6 Thanh toán lương tổ nề 9.120.000 4 30/6 Thanh toán lương tổ trộn bề tông 6.520.000 Cộng 31.060.000 3.5. Sổ sách kế toán Tại đội, xí nghiệp mở sổ cái, sổ chi tiết TK 622 để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp theo từng công trình. Ví dụ: Sổ Cái TK622 tại Đội 2 tháng 6/2006 được trích như sau: 31
  32. Công ty Tây Hồ Đội 2 Sổ cái tài khoản TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp Từ 01/6 đến 30/6/2006 ĐVT: đồng Chứng từ TK Số phát sinh Khách hàng Diễn giải đối Ngày Số Nợ Có ứng Đc Phan Lương phải trả tổ 30/6 PKT 078 Hiền-NV020 coffa 334 8.240.000 Đc Phan 30/6 PKT 078 Hiền-NV020 Lương phải trả tổ nề 334 7.180.000 Đc Phan 30/6 PKT 078 Hiền-NV020 Lương phải trả tổ nề 334 9.120.000 Đc Phan Lương phải trả tổ trộn 30/6 PKT 078 Hiền-NV020 bề tông 334 6.520.000 30/6 PKT K/c chi phí NCTT 1542 31.060.000 30/6 PKT K/c chi phí NCTT 1542 28.450.000 Tổng phát sinh Nợ: 59.510.000 Tổng phát sinh Có: 59.510.000 Ngày 30 tháng 6 năm 2006 Người ghi sổ Kế toán Đội trưởng 32
  33. Trên công ty cũng mở sổ cái, sổ chi tiết TK 622 theo dõi theo từng công trình. Sau khi các đội, xí nghiệp thi công hàng tháng nộp các chứng từ hợp lệ liên quan đến chi phí nhân công trực tiếp thì trên công ty sẽ duyệt và ghi sổ hạch toán vào chi phí nhân công trực tiếp. Ví dụ: Sổ cái TK 622 trên công ty tháng 7/2006 được trích như sau: Công ty Tây Hồ Phòng TC – KT Sổ cái tài khoản TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp Từ 01/7 đến 30/7/2006 ĐVT: đồng Chứng từ Khách TK đối Số phát sinh Diễn giải Ngày Số hàng ứng Nợ Có LG 006-SC mái hiên, nhà TT 07/7 PKT50 XN 797 Th/toán chi phí NCTT 1361.04 10.360.000 30/7 PKT K/c chi phí NCTT 154 10.360.000 D2.035 - Nhà N5- HVKTQS 07/7 PKT52 Đội 2 th/toán chi phí NCTT 1361.08 31.060.000 30/7 K/c chi phí NCTT 154 31.060.000 Tổng phát sinh Nợ: 812.450.000 Tổng phát sinh Có: 812.450.000 Ngày 30 tháng 7 năm 2006 Người lập Kế toán trưởng Giám đốc công ty 33
  34. 4. Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công 4.1. Nội dung chi phí sử dụng máy thi công Chi phí sử dụng máy thi công là chi phí cho các máy thi công nhằm thực hiện khối lượng công tác xây lắp bằng máy. Chi phsi sử dụng máy thi công bao gồm chi phí thường xuyên và chi phí tạm thời. Chi phí thường xuyên sử dụng máy thi công bao gồm: Lương chính, lương phụ của công nhân điều khiển máy, phục vụ máy , chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Chi phí tạm thời sử dụng máy thi công gồm: Chi phí sửa chữa lớn máy thi công (đại tu, trung tu ), chi phí công trình tạm thời cho máy thi công (lều, lán, bệ, đường ray chạy máy ). 4.2. Tài khoản sử dụng Để tập hợp chi phí sử dụng máy thi công thì sử dụng TK623 “ Chí phí sử dụng máy thi công”. Thực tế ở công ty Tây Hồ thì không tổ chức các đội máy thi công riềng mà máy thi công được sử dụng cho từng đội, công trình để thực hiện thi công bằng máy. Ngành xây dựng nói chung có địa bàn hoạt động rộng, có nhiều công trình nằm ở nhiều nơi khác nhau trên cả nước, do vậy các chi phí phát sinh dưới công trường là những chi phí riêng của công trường đó, không cần phải phân bổ. Cấc chi phí sử dụng máy thi công do đó mà có thể tập hợp trực tiếp cho từng công trình. Xuất phát từ đặc điểm như vậy nên ở công ty Tây Hồ và các xí nghiệp không mở chi tiết TK 623. 4.3. Phương pháp hạch toán: Chi phí nhân công sử dụng máy thi công trong chi phí sử dụng máy thi công bao gồm tiền lương và phụ cấp của công nhân sử dụng máy thi công. Việc hạch toán chi phí nhân công sử dụng máy thi công vào chi phí sử dụng máy thi công theo trình tự như chi phí nhân công trực tiếp. Đội và xí nghiệp sẽ khoán khói lượng công việc nhất định cho tổ nhân công sử dụng máy thi 34
  35. công, sau đó tổ truởng sẽ theo dõi thời gian lao động và lập bảng chấm công. Khi khối lượng công việc được giao khoán hoàn thành thì tổ trưởng và đội trưởng xây dựng sẽ kiểm tra và lập Bảng xác nhận khói lượng công việc hoàn thành. Sau khi nhận được các chứng từ chứng minh có đây đủ chữ ký, kế toán tại đội, xí nghiệp sẽ kiểm tra số liệu giữa các bảng và tập hợp vào chi phí sử dụng máy thi công. Đối với chi phí khấu hao máy thi công: máy thi công thưòng có giá trị lớn nên máy thi công là do công ty quản lý chứ không giao cho từng đội quản lý. Trên công ty sẽ xác định khấu hao rồi gửi về đội , xí nghiệp để làm căn cứ lập bảng tính khấu hao và phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình. Đói với công ty Tây Hồ thì tính và lập bảng phân bổ khấu hao 6 tháng 1 lần. Do đó công ty sẽ thực hiện tính khâú hao 2 lần 1 năm vào tháng 6 và tháng 12, các tháng còn lại trên sổ kế toán của đội, xí nghiệp, công ty sẽ không có khoản chi phí khấu hao máy thi công. Tại công ty Tây Hồ tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng như sau: Mức khấu hao MTC Nguyên giá = Trung bình năm Thời gian sử dụng Mức khấu hao MTC Mức khấu hao MTC trung bình năm = 6 tháng 2 Trong bảng tính khấu hao máy thi công có tách riêng gồm tiền khấu hao và lãi. Số lãi là do công ty vay ngân hàng để mua máy thi công nên định kỳ phải trả lãi vay ngân hàng. 35
  36. Đối với chi phí công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ thì dưới đội và xí nghiệp sẽ quản lý, còn đối với công cụ dụng cụ có giá trị lớn thì công ty sẽ quản lý và phân bổ khấu hao như với tài sản cố định. Sơ đồ hạch toán chi phí sử dụng máy thi công tại các Đội và xí nghiệp: TK 334 TK 623 TK 154 Lương phải trả CNSD MTC Kết chuyển CP SDMTC TK 152, 153 Nhiên liệu, dụng cụ dùng cho MTC TK 214 Khấu hao MTC TK 111, 112, 331 MTC thuê ngoài, Nliệu không qua nhập kho TK 133 VAT đầu vào Trên công ty sau khi dưới đội gửi các chứng từ hợp lệ lên sẽ hạch toán vào TK 623 theo từng công trình như sau: Nợ TK 623 Có TK 136 (Chi tiết đội, xí nghiệp) Ví dụ: Công trình Nhà ở học viên N5 – HVKTQS do Đội 2 thi công trong tháng 6 có các chi phí sử dụng máy thi công như sau: 36
  37. + Chi phí nhân công sử dụng máy thi công: 4.754.000đ + Phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ 6 tháng đầu năm cho công trình: 4.132.500đ + . Tổng:. 10.340245đ Khi đó kế toán tại đội sẽ định khoản như sau: Nợ TK623: 4.754.000 Có TK 334: 4.754.000 Nợ TK 623: 4.132.500 Có TK 214: 4.132.500 Trên công ty sau khi dưới đội nộp chứng từ lên thì sẽ duyệt chi phí sử dụng máy thi công và định khoản: Nợ TK 623:10.340.245 Có TK 136(1361.08): 10.340.245 Nợ TK 154: 10.340.245 Có TK 623: 10.340.245 4.3. Chứng từ sử dụng: + Bảng theo dõi ca xe máy thi công + Bảng thanh toán lương công nhân lái máy + Bảng xin quyết toán chi phí máy thi công + Hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ mua ngoài + Hợp đồng thuê máy thi công + Bảng kê chi tiêt máy thuê ngoài + Bảng xác định giá trị máy thi công 4.4. Sổ sách kế toán: Tại đội, xí nghiệp sẽ mở sổ cái theo dõi chi phí sử dụng máy thi công. 37
  38. Ví dụ: Công trình Nhà ở học viên N5 – HVKTQS do Đội 2 thực hiện trong tháng 6/2006. Sổ cái TK 623 ở Đội 2 được trích như sau: Công ty Tây Hồ Đội 2 Sổ cái tài khoản TK 623 – chi phí sử dụng máy thi công Từ 01/6/2006 đến 30/6/2006 ĐVT: đồng Chứng từ TK Số phát sinh Khách hàng Diễn giải đối Ngày Số Nợ Có ứng Thanh toán tiền mua 2/6 PKT 084 Vũ Ngọc Sơn dầu nhớt 111 2.150.000 Thanh toán tiền mua 12/6 PKT 084 Vũ Ngọc Sơn dầu Diezen 141 1.230.000 . thanh toán tiền lương 30/6 PKT085 Nguyễn Văn Nam CNSDMTC 334 4.754.000 30/6 PKT Phân bổ chi phí KH 214 4.132.500 . K/c chi phí MTC 623 30/6 PKT >1543 1543 10.340.245 K/c chi phí MTC 623 30/6 PKT >1543 1543 6.457.430 Tổng phát sinh Nợ: 16.797.675 Tổng phát sinh Có: 16.797.675 Ngày 30 tháng 6 năm 2006 Người ghi sổ Kế toán Thủ trưởng đơn vị 38
  39. Nhân viên kế toán dưới đội sẽ lập bảng kê chứng từ chi phí máy thi công để gửi lên phòng kế toán của công ty như sau: Công ty Tây Hồ Đội 2 Bảng kê chứng từ chi phí máy thi công Tên công trình: Nhà ở học viên N5 – HVKTQS ĐVT: đồng Chứng từ Số tiền thanh toán STT Nội dung Số Ngày tiền hàng Tiền thuế Tổng 1 2/6 Thanh toán tiền mua dầu nhớt 2.150.000 107.500 2.257.500 Thanh toán tiền mua dầu 12/6 Diezen 1.230.000 61.500 1.291.500 . thanh toán tiền lương 30/6 CNSDMTC 4.754.000 4.754.000 30/6 Phân bổ chi phí KH 4.132.500 4.132.500 Cộng 10.340.245 231.728 10.571.973 Số tiền thanh toán bằng chữ: mười triệu năm trăm bảy mươi mốt nghìn chín trăm bảy mươi ba đồng. Chứng từ kèm theo: Ngày 30 tháng 6 năm 2006 Người lập Đội trưởng Sau khi dưới đội, xí nghiệp nộp Bảng kê chứng từ chi phí máy thi công cùng các chứng từ kèm theo lên công ty thì công ty sẽ duyệt chứng từ và ghi sổ chi phí sử dụng máy thi công phát sinh. Ví dụ: Trích sổ cái TK 623 trên công ty tháng 7 năm 2006 như sau: 39
  40. Công ty Tây Hồ Phòng TC-KT Sổ cái tài khoản TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công Từ 01/7 đến 30/7/2006 ĐVT: đồng Chứng từ Khách Số phát sinh Diễn giải TK đối ứng Ngày Số hàng Nợ Có . . . . LG 006-SC mái hiên, nhà TT 7/7 PKT50 XN797 XN 797 th/toán CPSDMTC 1361.04 7231600 K/c chi phí MTC 623 30/7 PKT >TK154 154 7231600 D2.035 - Nhà N5- HVKTQS Đội 2 th/toán chi phí 7/7 PKT52 Đội 2 SDMTC 1361.08 10340245 K/c chi phí SDMTC 623 30/7 PKT >TK154 154 10340245 . . . Tổng phát sinh nợ: 271839700 Tổng phát sinh có: 271839700 Ngày 30 tháng 7 năm 2006 Người lập Kế toán trưởng Giám đốc công ty 5. Hạch toán chi phí sản xuất chung 5.1. Nội dung chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là các chi phí sản xuất của đội, công trường xây dựng bao gồm: Lương của nhân viên quản lý đội xây dựng, các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định ( 19%) của nhân viên quản lý đội, chi phí khấu hao TSCĐ dùng chưng cho hoạt động của đội, chi phí vật liệu, chi phí công 40
  41. cụ dụng cụ và các chi phí khác phát sinh trong kỳ liện quan đến hoạt động của đội Đó là những chi phí phục vụ chung cho hoạt động xây lắp. Trên thực tế như công ty Tây Hồ thì chi phí sản xuất chung này có thể đươc chia thành 2 nhóm chính là : Chi phí sản xuất chung phát sinh tại công trường và chi phí sản xuất chung phát sinh tại xí nghiệp. 5.2.Tài khoản sử dụng TK 627 “ Chi phí sản xuất chung”: Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí sản xuất của đội, công trưởng xây dựng. Do trên thực tế công ty Tây Hồ phân chia chi phí sản xuất chung thành 2 nhóm chính là chi phí sản xuất chung phát sinh tại công trường và chi phí sản xuất chung phát sinh tại xí nghiệp nên các đội, xí nghiệp theo dõi riêng chi phí xí nghiệp bên cạnh việc theo dõi chi phí sản xuất chung của mỗi công trình để thuận lợi cho việc tập hợp chi phí sản xuất chung của mỗi công trình và phân bổ chi phí xí nghiệp cho các công trình được chính xác. Vì vậy, ở các đội và các xí nghiệp mở chi tiết tài khoản cấp 2 để theo dõi từng yếu tố chi phí trong chi phí sản xuất chung như sau: TK 6271”Chi phí nhân viên phân xưởng” TK 6272 “Chi phí vật liệu” TK 6273 “ Chi phí dụng cụ sản xuất” TK 6274 “Chi phí khấu hao TSCĐ” TK 6277 “ Chi phí dịch vụ mua ngoài” TK 6278 “ Chi phí khác bằng tiền” 5.3. Phương pháp hạch toán Thực tế ở công ty Tây Hồ nói chung và dưới Đội, xí nghiệp nói riêng thì các yếu tố của chi phí sản xuất chung cụ thể như sau: Đối với chi phí nhân viên quản lý: gồm lương chính, lương phụ, phụ cấp và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý đội, công trình như: 41
  42. đội trưởng, trưởng ban chỉ huy công trình, thủ kho, nhân viên kế toán , bảo vệ Lao động được chia thành lao động hợp đồng ngắn hạn và lao động hợp đồng dài hạn. Trong đó toàn bộ lao động hợp đồng ngắn hạn phục vụ công tác quản lý và lao đông động hợp đồng dài hạn được hạch toán vào TK 627. Để hạch toán vào chi phí nhân viên quản lý của số lao động hợp đồng ngắn hạn phục vụ công tác quản lý thì kế toán sẽ căn cứ vào bảng chấm công và mức lương ngày công trong hợp đồng lao động đã ký kết để tính ra tiền lương. Số lao động hợp đồng dài hạn trực tiếp sản xuất và phục vụ công tác quản lý thì tiền lương gồm 2 phần: + Lương kỳ 1 = Hệ số lương x Lương tối thiểu x 30% (phụ cấp quốc phòng) + Lương kỳ 2 = Hệ số kinh doanh x định mức Hệ số kinh doanh thì tuỳ theo mức độ làm việc của lao động hợp đồng dài hạn để xác định, còn định mức theo quy định của công ty là 200.000 đồng. Như vậy tiền lương của nhân viên quản lý dưới công trình và tiền lương nhân viên quản lý ở xí nghiệp được hạch toán như sau: Nợ TK 6271(chi tiết cho từng công trình) Có TK 334 Nợ TK 6271( Chi tiết chi phí xí nghiệp) Có TK 334 Các khoản trích theo lương được nhân viên kế toán tại công ty tính định kỳ theo từng quý sau đó gửi báo nợ cho từng Đội và xí nghiệp. nhân viên kế toán dưới Đội và xí nghiệp lúc này mới phân bổ cho các công trình, hạng mục công trình và bộ phận hành chính. Công ty Tây Hồ trích BHYT, BHXH theo lương quân đội do trực thuộc bộ quốc phòng, KPCĐ thì tính theo lương thực tế và mức trích các khoản này thì theo như quy định của Nhà nước. 42
  43. Bảng phân bổ tiền BHXH, BHYT, KPCĐ Quý II cho các công trình năm 2006 như sau: Công ty Tây Hồ Đội 2 Bảng phân bổ BHXH, BHYT, KPCĐ quý II ĐVT: đồng Phân bổ cho các công trình STT Nội dung Tổng tiền Nhà N5-HVKTQS Trung tâm TTLC Bộ phận hành chính BHXH 4.680.550 BHYT 637.450 KPCĐ 400.681 Cộng 5.718.681 1.950.730 1.654.500 2.113.451 Số tiền bằng chữ: Ngày 30 tháng 6 năm 2006 Phòng TC Người lập Thủ trưởng Đội Khi đó kế toán tại đội sẽ định khoản như sau: Nợ TK 6271( Chi tiết cho từng công trình ) Có TK 338 (2,3,4) Nợ TK 6271 ( Chi tiết chi phí xí nghiệp) Có TK 338 (2,3,4) Hạch toán chi phí nhân viên quản lý thì như trên còn các yếu tố chi phí khác thuộc chi phí sản xuất chung như chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác được tính toán và tập hợp tương tự như các yếu tố của chi phí sử dụng máy thi công nhưng khác ở chỗ là các chi phí này lại được tách riêng thành chi phí phát sinh trực tiếp cho các công trình và chi phí xí nghiệp. 43
  44. Ta có sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất chung dưới đội và xí nghiệp như sau: TK 334, 338 TK 627 TK 154 Lương phải trả và các khoản trích Kết chuyển CPSXC theo lương của NVQL đội, xí nghiệp TK 152, 153 Nhiên liệu, dụng cụ dùng cho đội, xí nghiệp TK 214 Khấu hao TSCĐ TK 111, 112, 331 CP thuê ngoài, mua NVL không qua kho dùng cho SXC TK 133 VAT đầu vào Ví dụ: Công trình Nhà ở học viên N5 – HVKTQS do đội 2 thi công trong tháng 6/2006 có một số khoản phát sinh như sau: + Phân bổ các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý dưới đội và công trường tính vào chi phí sản xuất chung quý 2/2006 trong đó: - Bộ phận hành chính: 2.113.451 - Công trình : 1.950.730 + Thanh toán lương lao động hợp đồng ngắn hạn: 5.385.750 đồng. + Thanh toán tiền điện : 2.150.000 đồng( chưa thuế GTGT 10%) 44
  45. + Chi phí khấu hao TSCĐ phân bổ 6 tháng đầu năm cho công trình: 37.060.742 đồng. + Chi phí khấu hao TSCĐ phân bổ 6 tháng đầu năm cho xí nghiệp là: 19.251.630 đồng. + Kế toán tại xí nghiệp sẽ định khoản như sau: Nợ TK 6271 ( công trinh nhà N5 – HVKTQS):1.950.730 Có TK 338 : 1.950.730 Nợ TK 6271 ( chi phí xí nghiệp) :2.113.451 Có TK 338 : 2.113.451 Nợ TK 6271( công trình nhà N5- HVKTQS) : 5.385.750 Có TK 334: 5.385.750 Nợ TK 6277( Công trình nhà N5- HVKTQS): 2.150.000 Nợ TK 133 : 215.000 Có TK 111 : 2.365.000 Nợ TK 6274( Công trình nhà N5 – HVKTQS): 37.060.742 Có TK 214: 37.060.742 Nợ TK 6274( chi phí xí nghiệp): 19.251.630 Có TK 214 : 19.251.630 Trên công ty, sang đầu tháng sau sau khi nhận được chứng từ dưới đội gửi lên thì sẽ hạch toán vào TK 627 như sau: Nợ TK 627 Có TK 136 (Chi tiết đội, xí nghiệp) 45
  46. 5.4. Chứng từ sử dụng Trong thực tế để có căn cứ hạch toán chi phí sản xuất chung thì hiện nay công ty Tây Hồ sử dụng các chứng từ sau: + Bảng chấm công + Bảng thanh toán lương nhân viên quản lý tổ, đội xây dựng. + Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ. + Bảng kê chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác. + Hoá đơn GTGT. + Bảng phân bổ BHXH, BHYT, KPCĐ 5.5. Sổ sách kế toán Dưới Đội, xí nghiệp và trên công ty Tây Hồ đều mở sổ chi tiết và sổ cái tài khoản 627. Ví dụ: Trích sổ chi tiết TK 627 của Đội 2 trong tháng 6/2006 như sau: 46
  47. Công ty Tây Hồ Đội 2 Sổ chi tiết tài khoản TK 627 – Chi phí sản xuất chung Từ 01/6 đến 30/6/2006 ĐVT: đồng Chứng từ TK đối Số phát sinh Khách hàng Diễn giải Ngày Số ứng Nợ Có Chi phí chung xí nghiệp 02/6 PKT 067 Trần Mạnh hùng Thtoán tìên mua xăng 111 225.000 Phân bổ KHTSCĐ 6 tháng đầu 30/6 PKT năm 214 19.251.630 30/6 PKT Phân bổ các khoản trích theolương 338 2.113.451 30/6 PKT K/c chi phí SXC 6271 >1544 1544 10.764.830 30/6 PKT K/c chi phí SXC 6273 >1544 1544 5.150.215 30/6 PKT K/c chi phí SXC 6274 > 1544 1544 19.251.630 30/6 PKT K/c chi phí SXC 6277 > 1544 1544 12.123.400 Cộng 47.290.075 47.290.075 LG002- Trung tâm TTLC Cộng 55.342.640 55.342.640 D2.035 - Nhà N5- HVKTQS 30/6 PKT 082 lương LĐ HĐ NH 334 5.385.750 30/6 PKT 082 thtoán tiền điện 111 2.150.000 Phân bổ KHTSCĐ 6 tháng đầu 30/6 PKT năm 214 37.060.742 30/6 PKT K/c chi phí SXC 6271 >1544 1544 7.243.800 30/6 PKT K/c chi phí SXC 6273 >1544 1544 13.105.000 30/6 PKT K/c chi phí SXC 6274 > 1544 1544 37.060.742 30/6 PKT K/c chi phí SXC 6277 > 1544 1544 8.587.650 Cộng 65.997.192 65. 997.192 Tổng cộng 168.629.907 168.629.907 Ngày 30 tháng 6 năm 2006 Người lập Nhân viên kế toán 47
  48. Sau khi tập hợp toàn bộ số liệu vào sổ sách kế toán thì kế toán ở đội và xí nghiệp phải lập bảng kê chứng từ chi phí chung cho công trình Nhà ở học viên N5- HVKTQS. Đối với các khoản chi phí chung ở xí nghiệp thì lập riêng bảng tổng hợp thanh toán chi phí quản lý xí nghiệp. Nhân viên kế toán đội, xí nghiệp sẽ gửi bộ chứng từ lên công ty. Khi công ty duyệt bảng tổng hợp thanh toán chi phí xí nghiệp thì nhân viên kế toán dưới đội mới tiến hành phân bổ chi phí xí nghiệp cho từng công trình theo công thức sau: Cc Cci = x Ctti Ctti Trong đó: Cci : chi phí xí nghiệp phân bổ cho công trình i Cc: Tổng chi phí xí nghiệp cần phân bổ Ctti: Tổng chi phí trực tiếp phát sinh tại công trình i Ví dụ: Trong tháng 6/2006 thì Đội 2 thi công 2 công trình cùng lúc với các chi phí trực tiếp như sau: CT CPNVLTT CPNCTT CPMTC CPSXC Tổng Nhà N5 - HVKTQS 332.650.800 31.060.000 10.340.245 65.997.192 440.048.237 Trung tâm TTLC 254.773.928 28.450.000 6.457.430 55.342.640 345.023.998 Tổng 587.424.728 59.510.000 16.797.675 121.339.832 785.072.235 Như vậy, tổng chi phí xí nghiệp chung được phân bổ cho công trình Nhà N5 – HVKTQS là : 26.507.006 được tính bằng: 47.290.075 x440.048.237 26.507.006 785.072.235 48
  49. Do đó Tổng chi phí sản xuất chung của công trình N5- HVKTQS trong tháng 6/2006 sẽ bằng tổng chi phí sản xuất chung phát sinh trực tiếp tại công trường trong tháng và chi phí xí nghiệp phát sinh trong tháng phân bổ cho công trình này và = 65.997.192 + 26.507.006 = 92.504.198 Sau đó, kế toán dưới đơn vị lại gửi số liệu phân bổ lên công ty để công ty nhập dữ liệu vào sổ chi tiết theo tổng chi phí sản xuất chung. Ví dụ: Trích sổ cái TK 627 trên công ty Tây Hồ tháng 7/2006 Công ty Tây Hồ Phòng TC – KT Sổ cái tài khoản TK 627 – Chi phí sản xuất chung Từ 01/7 đến 30/7/2006 ĐVT: đồng Chứng từ Khách TK đối Số phát sinh Diễn giải Ngày Số hàng ứng Nợ Có LG 006-SC mái hiên, nhà TT 07/7 PKT50 XN 797 XN 797 th/toán CP SXC 1361.04 4.708.540 30/7 PKT K/c chi phí SXC 627 >TK154 154 4.708.540 D2.035 - Nhà N5- HVKTQS 07/7 PKT52 Đội 2 Đội 2 th/toán chi phí SXC 1361.08 92.504.198 30/7 PKT K/c chi phí SXC 627 >TK154 154 92.504.198 Tổng phát sinh Nợ: 3.745.627.500 Tổng phát sinh Có: 3.745.627.500 Ngày 30 tháng 7 năm 2006 Người lập Kế toán trưởng Giám đốc công ty 49
  50. 6.Hạch toán thiệt hại trong sản xuất xây lắp Như đã đề cập ở trên, công ty Tây Hồ - Bộ quốc phòng thực hiện khoán công trình cho từng đội, xí nghiệp trực thuộc công ty thi công. Căn cứ vào giá trị khối lượng hoàn thành theo dự toán trong hồ sơ dự thầu của công ty Tây Hồ, công ty sẽ khoán tỷ lệ phần trăm chi phí được chi cho đội, xí nghiệp thi công. Do đặc điểm như vậy mà các đội, xí nghiệp thi công công trình chỉ được công ty duyệt những chi phí nằm trong định mức, còn các chi phí phát sinh khác vượt dự toán do nhiều nguyên nhân khác nhau, do thiệt hại trong sản xuất xây lắp như làm hỏng, mất mát vật liệu thì công ty không duyệt. Tất cả những chi phí vượt định mức thì đội, xí nghiệp phải chịu và chấp nhận lỗ. Hàng tháng dựa vào bảng duyệt thanh toán chứng từ chi tiết, kế toán công ty sẽ căn cứ vào luỹ kế số duyệt thanh toán cho từng khoản mục chi phí rồi so với dự toán định mức chi phí đến thời điểm đó, nếu nhỏ hơn hoặc bằng định mức thì công ty sẽ duyệt các khoản chi phí đó, nếu vượt định mức thì công ty sẽ không thanh toán phần vượt. Lúc đó, kế toán dưới đội, xí nghiệp sẽ thực hiện bút toán ghi âm với phần chênh lệch đó để loại chi phí không được duyệt ra khỏi chi phí của công trình. II- Tổng hợp chi phí sản xuất và xác định giá trị sản phẩm dở dang tại công ty Tây Hồ - Bộ quốc phòng 1. Tổng hợp chi phí sản xuất Tài khoản sử dụng Công ty Tây Hồ cũng sử dụng TK 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tổng hợp chi phí sản xuất. TK 154 dưới các đội, xí nghiệp được chi tiết thành 4 tài khoản cấp 2 là: + TK 1541: Chi phí nguyên vật liệu + TK 1542: Chi phí nhân công + TK 1543: Chi phí máy thi công + TK 1544: Chi phí sản xuất chung 50
  51. Phương pháp hạch toán Cuối tháng sau khi đã tập hợp xong toàn bộ chi phí phát sinh trong tháng thì nhân viên kế toán dưới đội và xí nghiệp sẽ thực hiện việc kết chuyển các khoản chi phí sang TK 154. Sơ đồ hạch toán như sau: TK 621 TK 154 TK 336 Kết chuyển chi phí NVL Công ty duyệt thanh toán trực tiếp chi phí TK 622 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp TK 623 Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công TK 627 Kết chuyển chi phí sản xuất chung Đặc điểm của công ty Tây Hồ là dưới các đội và xí nghiệp chỉ thực hiện tập hợp chi phí ban đầu rồi sau đó mới chuyển toàn bộ chứng từ lên công ty. Nếu các nghiệp vụ phát sinh chi phí trong tháng mà nhiều thì sau mỗi tháng kế toán dưới đội và xí nghiệp sẽ tập hợp toàn bộ chứng từ lên công ty, còn nếu trong tháng các nghiệp vụ phát sinh chi phí ít thì trong vòng không quá 3 tháng kế toán dưới đội phải tập hợp chứng từ một lần rồi chuyển lên công ty. Ví dụ: Công trình Nhà N5 – HVKTQS do Đội 2 thi công trong tháng 6/2006 phát sinh nhiều chi phí do đó kế toán dưới đội phải tập hợp chứng từ phát sinh trong tháng và lập Bảng tổng hợp thanh toán chi phí chi tiết cho 51
  52. công trình này, riêng với các khoản chi phí chung ở xí nghiệp thì sẽ lập bảng tổng hợp thanh toán chi phí xí nghiệp riêng chi tiết cho từng công trình như sau: Công ty Tây Hồ Đội 2 Bảng tổng hợp thanh toán chi phí Tên công trình: Nhà ở học viên N5 – HVKTQS ĐVT: đồng STT Nội dung Số tiền Thuế GTGT Tổng 1 CP NVL TT 332.650.800 18.920.500 351.571.300 2 CP NCTT 31.060.000 0 31.060.000 3 CP SD MTC 10.340.245 231.728 10.571.973 4 CP SXC 65.997.192 9.075.343 75.072.535 Cộng 440.048.237 28.227.571 468.275.808 Số tiền bằng chữ: Bốn trăm sáu mươi tám triệu hai trăm bảy mươi lăm nghìn tám trăm linh tám đồng. Chứng từ kèm theo: Ngày 2 tháng 7 năm 2006 Nhân viên kế toán Thủ trưởng Đội Bảng tổng hợp thanh toán chi phí quản lý xí nghiệp cũng được lập tương tự như bảng trên. Sau đó kế toán dưới đội, xí nghiệp sẽ chuyển các Bảng tổng hợp thanh toán chi phí này cùng toàn bộ chứng từ gốc lên công ty. Bộ chứng từ gửi lên công ty này bao gồm: 1. Bảng tổng hợp thanh toán chi phí công trình Nhà ở học viên N5- HVKTQS kèm theo các chứng từ; - Bảng tổng hợp các vật tư chính đã sử dụng vào công trình: 52
  53. + Phiếu nhập kho + Phiếu xuất kho + Hoá đơn GTGT + Bảng kê thanh toán chứng từ chi phí NVL - Bảng kê chứng từ chi phí nhân công: + Hợp đồng giao khoán + Bảng chấm công + Bảng xác nhận khối lượng công việc hoàn thành - Bảng kê chứng từ chi phí máy thi công + Phiếu nhập kh0 + Phiếu xuất kho + Hoá đơn GTGT + Bảng tính khấu hao MTC 6 tháng đầu năm - Bảng kê chứng từ chi phí sản xuất chung: +Bảng phân bổ tiền BHXH, BHYT quý II cho các công trình +Bảng phân bổ KPCĐ cho các công trình + Bảng chấm công + 2. Bảng tổng hợp thanh toán chi phí xí nghiệp - Danh sách cấp tiền lương kinh doanh cho CBCNV - Bảng thanh toán công tác phí - Trên cơ sở đó công ty sẽ xem xét để duyệt chi phí và lập bảng duyệt thanh toán chứng từ chi phí của công trình và Bảng duyệt thanh toán chi phí xí nghiệp rồi gửi xuống cho xí nghiệp. 53
  54. Công ty Tây Hồ Phòng TC-KT Bảng duyệt thanh toán chứng từ chi tiết Tên CT: Nhà ở học viên N5 – HVKTQS ĐVT: đồng Số đv Lý do không Luỹ kế số duyệt Nội dung Số duyệt tt ĐNTT th toán thanh toán 1. CP NVL TT 332.650.800 332.650.800 2.574.320.417 2. CP NCTT 31.060.000 31.060.000 567.789.300 3. CP SD MTC 10.340.245 10.340.245 56.430.215 Trong đó CP NC 4.754.000 4.754.000 22.054.175 CP KH 4.132.500 4.132.500 4.132.500 CP khác 1.453.745 1.453.745 30.243.540 4. CP SXC 65.997.192 65.997.192 742.312.450 Trong đó CP nhân viên 7.243.800 7.243.800 157.420.430 CP CCDC 13.105.000 13.105.000 206.380.978 CP KH 37.060.742 37.060.742 37.060.742 CP DVMN 8.587.650 8.587.650 341.450.300 5. Cộng tiền hàng 440.048.237 440.048.237 3.940.852.382 6. Thuế GTGT đvào 28.227.571 28.227.571 253.430.560 7. Tổng GTTT 468.275.808 468.275.808 4.194.282.942 Số duyệt chi phí bằng chữ: Bốn trăm sáu mươi tám triệu hai trăm bảy lăm nghìn tám trăm linh tám đồng. Ngày 5 tháng 7 năm 2006 Kế toán trưởng Thủ trưởng Đội Giám đốc công ty 54
  55. Bảng duyệt thanh toán chi phí xí nghiệp cũng được lập tương tự như trên. Nhân viên kế toán trên công ty căn cứ vào Bảng duyệt thanh toán chứng từ chi tiết để ghi sổ kế toán theo sơ đồ sau: Ví dụ: Công trình Nhà ở học viên N5 – HVKTQS do đội 2 thi công. Với Bảng duyệt thanh toán chi tiết như trên thì kế toán ở công ty sẽ định khoản như sau: Nợ TK 621 : 332.650.800 Có TK 1361.08: 332.650.800 Nợ TK 622 : 31.060.000 Có TK 1361.08: 31.060.000 Nợ TK 623 : 10.340.245 Có TK 1361.08: 10.340.245 Nợ TK 133 : 28.227.571 Có TK 1361.08: 28.227.571 Đến cuối tháng kế toán công ty thực hiện bút toán kết chuyển các khoản mục chi phí sang tài khoản 154 như sau: Nợ TK 154 : 332.650.800 Có TK 621: 332.650.800 Nợ TK 154 : 31.060.000 Có TK 622: 31.060.000 Nợ TK 154 : 10.340.245 Có TK 623: 10.340.245 Nợ TK 154 : 65.997.192 Có TK 627: 65.997.192 55
  56. 1.3.Sổ sách kế toán Tại xí nghiệp, Đội và trên công ty đều mở sổ chi tiết, sổ cái TK 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Ví dụ: Trích sổ cái TK 154 ở Đội 2 tháng 6/2006 như sau: Công ty Tây Hồ Đội 2 Sổ cái tài khoản TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Từ 01/6 đến 30/6/2006 ĐVT: đồng Số dư đầu kỳ: 301.246.400 Chứng từ Khách TK đối Số phát sinh Diễn giải Ngày Số hàng ứng Nợ Có 06/6 PKT 068 Công ty Duyêt CP NVL đợt 4 336 101.230.500 06/6 PKT 068 Công ty Duyêt CP NCTT đợt 4 336 28.120.100 30/6 PKT K/c CP NVLTT 621 >1541 621 332.650.800 30/6 PKT K/c CP NVLTT 621 >1541 621 254.773.928 30/6 PKT K/c CP NCTT622 >1542 622 31.060.000 30/6 PKT K/c CP NCTT622 >1542 622 28.450.000 30/6 PKT K/c CP SDMTC 623 >1543 623 10.340.245 30/6 PKT K/c CP SDMTC 623 >1543 623 6.457.430 30/6 PKT K/c CPSXC >1544 627 92.504.198 30/6 PKT K/c CPSXC >1544 627 76.125.709 Tổng phát sinh nợ: 832.362.310 Tổng phát sinh có: 301.246.400 Số dư cuối kỳ: 832.362.310 Ngày 30 tháng 6 năm 2006 Người ghi sổ Kế toán Thủ trưởng Đội 56
  57. Trích sổ chi tiết TK 154 tại công ty Tây Hồ tháng 7/2006 như sau: Công ty Tây Hồ Phòng TC- KT Sổ Chi tiết tài khoản TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Từ 01/7 đến 30/7/2006 ĐVT: đồng Chứng từ Khách TK đối Số phát sinh Diễn giải Ngày Số hàng ứng Nợ Có D2.035 - Nhà N5- HVKTQS 1/7 PKT Đội 2 K/c giá vốn 154 >6322 6322 1.079.649.954 30/7 PKT Đội 2 K/c CP NVLTT >TK154 621 332.650.800 30/7 PKT Đội 2 K/c CP NCTT >TK154 622 31.060.000 30/7 PKT Đội 2 K/c CP MTC >TK154 623 10.340.245 30/7 PKT Đội 2 K/c CP SXC >TK154 627 92.504.198 Dư đầu 701.230.410 Cộng psinh 374.051.045 1.079.649.954 Dư CK 88.135.699 LG 006-SC mái hiên, nhà TT 30/7 PKT XN 797 K/c CP SXC >TK154 627 4.708.540 Ngày 30 tháng 7 năm 2006 Người lập Kế toán trưởng Giám đốc công ty 57
  58. 3. Xác định giá trị sản phẩm xây lắp dở dang tại công ty Tây Hồ Sản phẩm dở dang trong sản xuất xây lắp được xác định bằng phương pháp kiểm kê hàng tháng. Việc tính giá sản phẩm dở dang trong sản xuất xây lắp phụ thuộc vào phương thức thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành giữa bên nhận thầu và chủ đầu tư. Ở công ty Tây Hồ trong trường hợp này thì phương thức thanh toán giữa công ty và chủ đầu tư là bên chủ đầu tư sẽ thanh toán sản phẩm xây lắp sau khi khối lượng xây lắp hoàn thành toàn bộ. Do đó giá trị sản phẩm dở dang là tổng chi phí phát sinh từ lúc khởi công đến lúc đó. Chất lượng của công tác kiểm kê khối lượng thi công xây lắp dở dang có ảnh hưởng lớn đến tính chính xác của việc xác định giá trị sản phẩm xây lắp dở dang. Mặt khác đặc điểm của sản xuất xây lắp là rất phức tạp do đó khi đánh giá sản phẩm dở dang cần kết hợp chặt chẽ với cả bộ phận kỹ thuật và bộ phận tổ chức lao động. III. Tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Tây Hồ 1. Đối tượng tính giá thành và kỳ tính gía thành sản phẩm xây lắp 1.1. Đối tượng tính giá thành Cũng như tất cả các doanh nghiệp xây lắp đều có những đặc điểm riêng của sản xuất xây lắp. Để thuận lợi cho yêu cầu quản lý của công ty thì đối tượng tính giá thành của công ty Tây Hồ là các công trình, hạng mục công trình, giai đoạn công việc ( xác định được giá dự toán) hoàn thành hoặc từng đơn đặt hàng hoàn thành. Giữa đối tượng tính giá thành và đối tượng tập hợp chi phí có mối quan hệ chặt chẽ với nhau xuất phát từ mối quan hệ giữa chúng. Nó thể hiện ở việc sử dụng số liệu chi phí sản xuất tập hợp được để xác định giá trị chuyển dịch của các yếu tố chi phí sản xuất vào các đối tượng tính giá thành. Do đó, một đối tượng tập hợp chi phí có thể có nhiều đối tượng tính giá thành và ngược lại. 58
  59. Ở đây em xin ví dụ về công trình Nhà ở học viên N5 – HVKTQS. Công trình này được chia thành các giai đoạn như: phần móng, giai đoạn thi công từ sàn tầng một đến hết cột vách tầng 2, giai đoạn thi công từ sàn tầng 3 đến hết cột vách tầng 4 và phần hoàn thiện. Do đó, công ty sẽ tính giá thành cho từng phần một. Giai đoạn thi công từ sàn tầng 1 đến hết cột vách tầng 3 được thi công từ 17/4/2006 đến 14/6/2006 thì hoàn thành. Lúc này công ty sẽ xác định giá thành phần móng của công trình để kết chuyển giá vốn và ghi nhận doanh thu. 1.2. Kỳ tính giá thành: Kỳ tính giá thành phụ thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất, chu kỳ sản phẩm, hình thức nghiệm thu và bàn giao khối lượng sản phẩm hoàn thành. Trong doanh nghiệp xây lắp như công ty Tây Hồ thì sản phẩm xây lắp có những đặc thù riêng, mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất dài. Chính vì vậy, tuỳ theo thời gian thi công của từng công trình và hạng mục công trình mà có kỳ tính giá thành khác nhau: + Các công trình nhỏ ( thời gian thi công ngắn, thường dưới 12 tháng) thì khi công trình hoàn thành toàn bộ mới tính giá thành thực tế của công trình đó. + Các công trình có thời gian thi công lớn hơn 1năm thì chỉ khi có một bộ phận công trình có giá trị sử dụng được nghiệm thu bàn giao mới tính giá thành thực tế của bộ phận đó. + Những công trình có thời gian kéo dài nhiều năm mà không tách được thành những bộ phận nhỏ đưa vào sử dụng thì từng phần việc xây lắp đạt tới điểm dừng kỹ thuật hợp lý theo thiết kế kỹ thuật ghi trong hợp đồng giao khoán sẽ được bàn giao và thanh toán, khi đó công ty mới tính giá thành thực tế cho khối lượng bàn giao. 2.Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Tây Hồ: Do đặc điểm của công ty Tây Hồ là công ty khoán thi công công trình, hạng mục công trình cho đội, xí nghiệp. Việc tính giá thành và kết 59
  60. chuyển giá vốn được thực hiện khi công trình xây dựng đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý hoặc là hoàn thành một giai đoạn xây lắp có dự toán riêng. Khi đó nhà thầu và chủ đầu tư sẽ cùng nhau kiểm tra công trình và nghiệm thu công trình, hạng mục công trình và khối lượng xây lắp hoàn thành. Sau khi nghiệm thu khối lượng xây lắp hoàn thành thì căn cứ vào biên bản nghiệm thu kế toán công ty sẽ lập Bảng thuyết minh khối lượng xây lắp hoàn thành. Do công ty khoán thi công cho các đội, xí nghiệp nên điểm khác biệt nữa là công ty xác định giá vốn theo chi phí khoán cho các đội, xí nghiệp thi công từng công trình, hạng mục công trình, hoặc một giai đoạn xây lắp có dự toán riêng. Như vậy, kế toán của công ty sẽ căn cứ vào Bảng thuyết minh thanh toán khối luợng xây lắp hoàn thành để xác định giá vốn công trình. Trên thực tế ở công ty Tây Hồ, công ty sẽ khoán phần trăm chi phí được phép chi cho đội, xí nghiệp thi công. Như vậy, cứ có khối lượng xây lắp hoàn thành là A thì giá thành khoán cho đội, xí nghiệp thi công sẽ là: % chi phí được chi nhân với A. Ví dụ: Trong tháng 6/2006 thì Đội 2 thi công xong phần móng công trình Nhà ở học viên N5 – HVKTQS. Khi đó Bảng thuyết minh thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành như sau: Thuyết minh thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành Công trình: Nhà ở học viên N5 – HVKTQS. Giai đoạn: Từ sàn tầng 1 đến hết cột vách tầng 2. A.Cơ sở tính toán: + Căn cứ vào định mức dự toán xây dựng cơ bản 1242/1998/QĐ-BXD ngày 25/1/1998. + Căn cứ vào đơn giá xây dựng cơ bản số 24/1999/TT-BXD ngày 01/04/2005 và số 16/2005/TT-BXD ngày 13/10/2005 của Bộ Xây Dựng. + Căn cứ vào hồ sơ thiết kế công trình: Nhà ở học viên N5- HVKTQS của Công ty cổ phần tư vấn kiến trúc đô thị Hà Nội. 60
  61. + Căn cứ vào Quyết định số 3563/QĐ-BQP về việc phê duyệt kết quả đấu thầu gói thầu số 4 – N5 công trình Nhà ở học viên N5- HVKTQS. + Căn cứ vào hợp đồng giao nhận thi công số 44/HĐ- XD ngày 28/2/2005 giữa công ty Tây Hồ và Ban quản lý dự án HVKTQS. + Căn cứ vào các biên bản nghiệm thu công việc số 01/KC/ĐN2, biên bản nghiệm thu giai đoạn thi công từ sàn tầng 1 đến hết cột vách tầng 2. Khối lượng và đơn giá lấy theo hồ sơ trúng thầu của công ty Tây Hồ đã được phê duyệt về việc xây lắp công trình Nhà ở học viên N5 – HVKTQS. B.Giá trị thanh toán đợt này: 1.250.121.000 Số tiền bằng chữ: Chủ đầu tư Đơn vị thi công Giá trị thanh toán này bao gồm cả thuế GTGT 10%. Như vậy giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành ( = Giá trị thanh toán - Thuế GTGT) là 1.136.473.636 Căn cứ vào giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành trên và tỷ lệ thu định mức của công ty đối với công trình là 5% thì mức chi phí khoán cho Đội 2 thi công giai đoạn từ sàn tầng 1 đến hết cột vách tầng 2 là 95%. Mức % chi phí khoán cho Đội là do phòng Thiết kế - Kỹ thuật tính toán và phòng kế toán căn cứ vào đó để xác định giá vốn cho công trình. Ta có: chi phí khoán cho đội 2 = 1.136.473.636 x 95%=1.079.649.954 Như vậy chi phí khoán cho Đội 2 hay phần chi phí được tính là giá vốn hay giá thành thi công giai đoạn từ tầng 1 đến hết cột vách tầng 2 công trình Nhà ở học viên N5 – HVKTQS là 1.079.649.954 đồng. Khi đó căn cứ vào số liệu tính được thì kế toán sẽ định khoản như sau: Nợ TK 6322 : 1.079.649.954 Có TK 154: 1.079.649.954 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là phần chênh lệch giữa chi phí thực tế đã bỏ ra với phần chi phí được tính vào giá thành: 61
  62. CPSXDDCK= CPSXDDĐK + CPSXPSTK – Z = 701.230.410 + 466.555.243 - 1.079.649.954 = 88.135.699 Trích số liệu trên Sổ cái Tk 632 ở công ty như sau: Công ty Tây Hồ Phòng TC-KT Sổ cái tài khoản TK 632 – Giá vốn hàng bán ĐVT: đồng Từ 1/ đến 30/7/2006 Chứng từ Khách TK đối Số phát sinh Diễn giải Ngày Số hàng ứng Nợ Có D2.035 - Nhà N5- HVKTQS 01/7 PKT26 Đội 2 K/c giá thành sp 154 1.079.649.954 01/7 PKT K/c giá vốn 911 1.079.649.954 LG002-SVĐ 20/7 PKT40 XN897 K/c giá thành sp 154 1.321.456.600 20/7 PKT K/c giá vốn 911 1.321.456.600 Tổng phát sinh nợ: 5.214.458.650 Tổng phát sinh có: 5.214.458.650 Ngày 30 tháng 7 năm 2006 Người lập Kế toán trưởng Giám đốc công ty 62
  63. Trích sổ Nhật ký chung tháng 6/2006 của Đội 2 như sau: Công ty Tây Hồ Đội 2 Sổ nhật ký chung Từ 01/6 đến 30/6/2006 ĐVT: đồng Chứng từ TK đối Số phát sinh Diễn giải Ngày Số ứng Nợ Có 02/6 PN55 Đồng chí Thanh mua xi măng Bút Sơn 621 112.500.000 xuất thẳng cho công trường 133 11.052.000 331 123.552.000 02/6 PKT 084 Thanh toán tiền mua dầu nhớt 623 2.150.000 133 107.500 111 2.257.500 02/6 PKT 067 Thtoán tìên mua xăng 627 225.000 133 22.500 111 247.500 03/6 PX 06 Xuất gạch 2 lỗ làm TTLC 621 26759078 152 26759078 03/6 PX 07 Xuất thép làm Nhà N5 621 30.208.000 152 30.208.000 06/6 PKT 068 Duyêt CP NVL đợt 4 336 101.230.500 1541 101.230.500 06/6 PKT 068 Duyêt CP NCTT đợt 4 336 28.120.100 1542 28.120.100 10/6 PX 20 Xuất xi măng Bút Sơn làm nhà N5 621 25.120.800 152 25.120.800 10/6 PN56 Đồng chí Thanh mua xi măng Bút Sơn 152 25.120.800 133 2.512.080 63
  64. 331 27.632.880 10/6 PN60 Đồng chí Đại mua cát vàng 152 37.680.000 133 3.768.000 111 41.448.000 12/6 PKT 084 Thanh toán tiền mua dầu Diezen 623 1.230.000 133 61.500 141 1.291.500 30/6 PKT 078 Th/toán lương tổ coffa 622 8.240.000 334 8.240.000 30/6 PKT 078 Th/toán lương tổ nề 622 7.180.000 334 7.180.000 30/6 PKT085 thanh toán tiền lương CNSDMTC 623 4.754.000 334 4.754.000 30/6 PKT Phân bổ chi phí KH 623 214 30/6 PKT Phân bổ KHTSCĐ 6 tháng đầu năm 6274 19.251.630 214 19.251.630 30/6 PKT 082 lương LĐ HĐ NH 6271 5.385.750 334 5.385.750 30/6 PKT 082 thtoán tiền điện 6277 2.150.000 111 2.150.000 30/6 PKT K/c CP NVLTT 621 >1541 1541 332.650.800 621 332.650.800 30/6 PKT K/c CP NCTT622 >1542 1542 31.060.000 622 31.060.000 64
  65. 30/6 PKT K/c CP SDMTC 623 >1543 1543 10.340.245 623 10.340.245 30/6 PKT K/c CPSXC >1544 1544 92.504.198 627 92.504.198 Tổng phát sinh nợ: 2.750.463.851 Tổng phát sinh có: 2.750.463.851 Ngày 30 tháng 6 năm 2006 Người lập Đội trưởng Đội 2 Trích sổ nhật ký chung của công ty Tây Hồ tháng 7/2006 Công ty Tây Hồ Phòng TC-KT Sổ nhật ký chung Từ 01/7 đến 30/7/2006 ĐVT: đồng Chứng từ TK đối Số phát sinh Diễn giải Ngày Số ứng Nợ Có 1/7 PKT K/c giá vốn 154 >6322 6322 1.079.649.954 154 1.079.649.954 07/7 PKT50 XN 797 th/toán CP SXC 627 4.708.540 1361.04 07/7 PKT50 XN 797 th/toán CP NVLTT 621 2113000 1361.04 2113000 07/7 PKT50 Th/toán chi phí NCTT 622 10.360.000 1361.04 10.360.000 07/7 PKT52 Đội 2 th/toán chi phí NVLTT 621 332.650.800 65
  66. 1361.08 332.650.800 07/7 PKT52 th/toán chi phí NCTT 31.060.000 1361.08 31.060.000 07/7 PKT52 Đội 2 th/toán chi phí SDMTC 623 10340245 1361.08 10340245 07/7 PKT52 Đội 2 th/toán chi phí SXC 92.504.198 1361.08 92.504.198 30-th7 PKT K/c chi phí NVLTT 621 >TK154 154 332.650.800 621 332.650.800 30-th7 PKT K/c chi phí NCTT 154 31.060.000 622 31.060.000 30-th7 PKT K/c chi phí SDMTC 623 >TK154 154 10340245 623 10340245 30-th7 PKT K/c chi phí SXC 627 >TK154 154 92.504.198 .627 92.504.198 Tổng phát sinh nợ: 11.791.810.743 Tổng phát sinh có: 11.791.810.743 Ngày 30 tháng 7 năm 2006 Người lập Giám đốc công ty 66
  67. Phần III. Phương hướng hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Tây Hồ. Đối với các doanh nghiệp sản xuất nói chung và doanh nghiệp xây lắp nói riêng thì công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các nhà quản trị. Mục tiêu hàng đầu của các nhà quản lý là làm thế nào để quản lý chặt chẽ hơn chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế. Đặc biệt, đối với đặc thù của ngành xây lắp thì việc quản lý tốt chi phí sản xuất, tiết kiệm chi phí một cách hợp lý nhằm hạ giá thành sản phẩm xây lắp còn tăng khả năng cạnh tranh khi tham gia đấu thầu với các doanh nghiệp khác trong ngành. I.Nhận xét đánh giá ưu, nhược điểm về tình hình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Tây Hồ Công ty Tây Hồ - Bộ Quốc Phòng qua hơn mười năm từ khi thành lập cho đến nay đã không ngừng vươn lên lớn mạnh cả về quy mô và trình độ chuyên môn sản xuất mà còn tiến bộ lên rất nhiều trong lĩnh vực quản lý nói chung và quản lý tài chính nói riêng. Cùng với sự nỗ lực của ban giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên, công ty đã ngày càng vững mạnh và không ngừng phát triển, trở thành một đơn vị trẻ tiêu biểu của Tổng cục công nghiệp quốc phòng – Bộ quốc phòng. Với sự nhạy bén linh hoạt trong công tác quản lý kinh tế, công ty đã hoà nhập nhanh với xu hướng phát triển toàn diện của nền kinh tế đất nước, công ty đã chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh góp phần nâng cao đời sống của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty. Là một sinh viên thực tập tại phòng TC-KT của công ty Tây Hồ - Bộ quốc phòng, mặc dù thời gian thực tập còn ngắn, hiểu biết về công ty còn chưa được sâu sắc nhưng em xin mạnh dạn đưa ra một số nhận xét về ưu điểm 67
  68. và nhược điểm cần khắc phục trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. 1.Ưu điểm trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp của công ty Tây Hồ Công ty đã xây dựng được mô hình quản lý và hạch toán khoa học, có hiệu quả, phù hợp với yêu cầu quản lý của nền kinh tế thị trường, chủ động trong hợp đồng quản lý kinh doanh. Bộ máy tổ chức quản lý sản xuất của công ty là tương đối gọn nhẹ, hợp lý, năng động, luôn tuân thủ những chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành, thực hiện nghiêm túc đầy đủ các quy định về lập, kiểm tra chứng từ, trình tự luân chuyển và lưu giữ chứng từ theo chế độ kế toán. Bên cạnh đó, công ty còn có một đội ngũ cán bộ kế toán nhiệt tình, trung thực, có trình độ chuyên môn cao, được bố trí hợp lý và phân công công việc cụ thể góp phần đắc lực vào công tác hạch toán kế toán và quản lý nền kinh tế tài chính của công ty. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin thì công ty đã nhanh chóng áp dụng phần mềm kế toán máy FAST vào công tác tổ chức hạch toán kế toán của công ty làm cho bộ máy tổ chức kế toán đã phát huy một cách có hiệu quả hơn trong công tác kế toán nói chung và trong hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp nói riêng. Công việc hạch toán kế toán và ghi sổ trở nên đơn giản hơn nhiều và có độ chính xác cao, đảm bảo cung cấp số liệu thông tin kinh tế kịp thời cho các nhà quản lý. Về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp, công ty tổ chức hạch toán chi phí sản xuất theo từng công trình, hạng mục công trình, phục vụ tốt cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất. Trong quá trình tập hợp chi phí sản xuất thì luôn có sự kết hợp chặt chẽ giữa các xí nghiệp, đội xây dựng ( thu thập chứng từ, tập hợp chi phí phát sinh ) và với các phòng ban chức năng như phòng kế hoạch đầu tư trong việc 68
  69. xác định giới hạn tạm ứng tiền vay cho các đội xây dựng. Điều này làm góp phần quản lý tốt chi phí sản xuất theo dự toán. Hệ thống sổ sách kế toán theo hình thức nhật ký chung sử dụng trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp là tương đối đầy đủ, hợp lý. Trình tự hạch toán các khoản chi phí sản xuất là tương đối khoa học và chặt chẽ, mọi chi phí phát sinh đều được tập hợp và phản ánh một cách đầy đủ rõ ràng góp phần cung cấp thông tin đáng tin cậy cho các nhà quản lý. Công tác quản lý và luân chuyển chứng từ được tổ chức chặt chẽ, khoa học từ các đội, xí nghiệp trực thuộc công ty. Phần lớn các chi phí phát sinh ở từng công trình đều được hạch toán trực tiếp cho từng công trình còn một số loại chi phí chung như chi phí khấu hao TSCĐ có tính chất chung hoặc do yêu cầu cần thông tin tài chính kịp thời thì công ty mới phân bổ cuối kỳ. Tuy nhiên các tiêu thức phân bổ đó được đánh giá là hợp lý, điều đó giúp cho việc tập hợp chi phí cho từng công trình được chính xác, phản ánh đúng chi phí phát sinh của từng công trình. Về quản lý vật tư thì mọi vật tư đều phải qua thủ tục nhập xuất và được kiểm tra kỹ lưỡng đơn giá, số lượng so với định mức và chất lượng, điều đó làm việc quản lý vật tư có tính hiệu quả cao, giảm được chi phí bến bãi, tiết kiệm được chi phí bảo quản, tiết kiệm vật tư và tránh hiện tượng mất mát, thất thoát vật tư. Ngoài ra công ty Tây Hồ tính giá hàng tồn kho xuất kho theo phương pháp giá thực tế đích danh nên tạo điều kiện tính đúng và chính xác giá thành sản phẩm. Với đặc điểm và nhiệm vụ sản xuất của công ty xây lắp thì công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm như công ty hiện nay là tương đối phù hợp. Công ty đã xác định được đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành hợp lý, tạo điều kiện cho việc tính giá thành sản phẩm được nhanh chóng, kịp thời. Công tác kiểm kê khối lượng sản phẩm dở dang cuối 69
  70. kỳ được tiến hành một cách khoa học, kết hợp giữa nhiêù bộ phận khác nhau để có hiệu quả hơn. Những ưu điểm về quản lý và hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trên có tác dụng tích cực đến việc tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm xây lắp, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. 2. Một số nhược điểm về tình hình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Tây Hồ. Bên cạnh những ưu điểm như trên thì theo em công ty Tây Hồ vẫn còn một số hạn chế cần được hoàn thiện hơn đặc biệt là trong công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Như ta đề cập đến ở trên, công ty Tây Hồ có ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức bộ máy và sổ kế toán bằng việc sử dụng phần mềm kế toán FAST. Tuy nhiên công ty lại không thực hiện nối mạng nội bộ toàn công ty, do đó mà dẫn đến một số hạn chế như: + Việc tập hợp chi phí và việc lập một số sổ chi tiết , sổ tổng hợp cùng một số bảng kê bị trùng lặp giữa phòng kế toán của công ty và kế toán dưới đội và xí nghiệp. + Công tác thu nhận chứng từ chưa kịp thời làm ảnh hưởng đến yêu cầu của công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Dưới đội, xí nghiệp mỗi tháng tập hợp các chứng từ một lần rồi gửi lên công ty vào đầu tháng sau nhưng cũng có khi mấy tháng mới tập hợp chứng từ một lần ( không quá 3 tháng) để gửi lên công ty. Các chứng từ thu thập gửi về phòng kế toán công ty là đầy đủ song thường nộp muộn dẫn đến có chi phí phát sinh trong tháng này nhưng mấy tháng sau mới được phản ánh trên sổ kế toán của công ty, đặc biệt là với các công trình có thời gian thi công kéo dài, xa trụ sở. Điều này gây ra không ít khó khăn cho phòng kế toán ở công ty chậm trong việc tập hợp chi phí. 70
  71. Trong công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp thì có những tồn tại: + Tại công ty, các đội và xí nghiệp không mở chi tiết cho TK 152 nên khó quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu trong kho. Bên cạnh đó, dưới đội, xí nghiệp không tiến hành kiểm kê định kỳ ở kho vật tư nên không xác định được chính xác số nguyên vật liệu thực tế xuất dùng, do đó mà kế toán hạch toán hết vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho công trình và như vậy là việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho công trình là chưa chính xác. + Dưới các đội và xí nghiệp không mở chi tiết để theo dõi chi phí nhân công theo số lao động biên chế và hợp đồng dài hạn riêng với số lao động thời vụ nên mất nhiều thời gian và gây khó khăn trong việc lập bảng tính và phân bổ các khoản trích theo lương khi phải kiểm tra, đối chiếu số công nhân này. + Đối với việc tập hợp chi phí sử dụng máy thi công thì trên công ty, dưới đội và xí nghiệp đều không mở chi tiết TK 623 theo từng yếu tố chi phí, điều đó làm khó khăn hơn trong quản lý chi phí sử dụng máy thi công. + Do đặc điểm của ngành xây lắp là TSCĐ và máy thi công thường có giá trị rất lớn, do đó công ty thường phải vay tiền để mua sắm. Tuy nhiên công ty lại hạch toán số tiền lãi phải trả vào TK 214 là chưa hợp lý vì về bản chất đây không phải là chi phí khấu hao. II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp đối với công ty Tây Hồ. 1. Về hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Trong giá thành sản phẩm xây lắp thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng cao nhất, do vậy công tác hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đòi hỏi phải chính xác và đầy đủ. Công ty Tây Hồ hiện nay vẫn còn một số hạn chế trong hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Như đề cập đến ở trên, dưới đội, xí nghiệp không mở chi tiết cho TK 152. Do vậy, công ty nên mở chi tiết TK 152 chi tiết như sau: 71
  72. + TK 1521 “ Nguyên liệu, vật liệu chính” + TK 1522 “ Vật liệu phụ” + TK 1523 “ Nhiên liệu” + TK 1524 “ Phụ tùng” + TK 1526 “ Thiết bị xây dựng cơ bản” + TK 1528 “ Vật liệu khác” Việc mở các tài khoản chi tiết như trên giúp cho công ty quản lý một cách chặt chẽ hơn nguyên vật liệu thông qua việc xác định chính xác số nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ đã sử dụng vào từng công trình và tỷ lệ giữa chúng. Do đặc thù của ngành sản xuất xây lắp, các công trình phân bố ở nhiều nơi trong cả nước, do vậy mà để thuận lợi cho việc thi công xây lắp và tránh chi phí vận chuyển tốn kém thì công ty thường tổ chức kho vật liệu riêng đặt tại chân mỗi công trình. Khi đó nguyên vật liệu mua được xuất ngay cho công trình. Như vậy nhân viên kinh tế dưới đội và các xí nghiệp sẽ thông qua phiếu nhập kho và phiếu xuất kho để quản lý chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế đã sử dụng cho công trình và căn cứ vào đó để hạch toán vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng công trình. Tuy nhiên do đặc thù sản xuất xây lắp phức tạp nên khi xuất dùng nguyên vật liệu thường sử dụng không hết và để lại công trường, do đó nếu nhân viên kế toán chỉ căn cứ vào phiếu xuất kho để hạch toán vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là không chính xác, lúc này chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hạch toán vào TK 621 có thể lớn hơn số thực tế đã sử dụng cho công trình và ảnh hưởng đến đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí nguyên vật liệu. Với hạn chế trên em xin đề xuất như sau: tại mỗi đội, xí nghiệp nên thực hiện kiểm kê theo định kỳ tại kho vật tư ở mỗi công trình để xác định số nguyên vật liệu tồn cuối kỳ, trên cơ sở đó mà ghi giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình. Có như vậy thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp mới được phản ánh một cách chính xác trên TK 621. 72
  73. Việc kiểm kê này có thể bao gồm đại diện đội, xí nghiệp, thủ kho, nhân viên kinh tế và nhân viên kỹ thuật. Sau đó lập biên bản kiểm kê vật tư rồi gửi về đội, xí nghiệp. Biên bản kiểm kê vật tư có thể lập theo mẫu như sau: Công ty Tây Hồ Đội 2 Biên bản kiểm kê vật tư Tên CT: Thời điểm kiểm kê: Ban kiểm kê gồm: Đã kiểm kê vật tư tại chân công trình như sau: Theo sổ sách Theo kiểm kê Chênh lệch TT Tên vật tư ĐVT Đơn giá Thừa Thiếu SL TT SL TT SL TT SL TT 1 2 3 Cộng Ngày tháng năm Trưởng ban KK Thủ kho Nhân viên KT Thủ trưởng đơn vị Khi đó kế toán đội sẽ dựa vào biên bản kiểm kê vật tư này để hạch toán theo định khoản: Nợ TK 152 Có TK 621 73
  74. Nếu thực hiện tốt việc kiểm kê cuối kỳ thì việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu mới được chính xác, đầy đủ và chặt chẽ đồng thời tránh được hao hụt, mất mát nguyên vật liệu trong quá trình thi công. Với những đề xuất trên, theo em xí nghiệp, đội sẽ quản lý tốt hơn số nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất đồng thời đáp ứng được yêu cầu phản ánh trung thực trong kế toán. 2.Về hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Xuất phát từ đặc thù của ngành xây lắp là có địa bàn hoạt động rất rộng, phân bố nhiều nơi trên cả nước, công ty Tây Hồ thường tận dụng nguồn lao động tại địa phương thuê thêm lực lượng lao động bên ngoài ( lao động hợp đồng ngắn hạn) nhằm đảm bảo hoạt động xây lắp diễn ra được thuận lợi, tiết kiệm chi phí. Dưới các đội, xí nghiệp của công ty Tây Hồ thì toàn bộ chi phí nhân công cho lao động hợp đồng ngắn hạn trực tiếp tham gia xây lắp được hạch toán chi phí nhân công trực tiếp ( TK 622 ). Số lao động hợp đồng dài hạn trực tiếp tham gia sản xuất xây lắp thì lại không hạch toán vào chi phí nhân công trực tiếp mà lại hạch toán vào Chi phí sản xuất chung – Chi phí nhân viên phân phân xưởng ( TK 6271) để theo dõi cùng với số lao động hợp đồng dài hạn phục vụ công tác quản lý tại xí nghiệp, đội. Các khoản trích theo lương chỉ tính trên tiền lương của lao động hợp đồng dài hạn còn với lao động hợp đồng ngắn hạn thì được tính hết vào đơn giá ngày công của họ trong hợp đồng. Trên thực tế như vậy số tiền lương của lao động hợp đồng dài hạn trực tiếp tham gia xây lắp lại không được hạch toán vào chi phí nhân công trực tiếp và do đó làm cho chi phí nhân công trực tiếp không đựơc phản ánh một cách chính xác, cũng như vậy chi phí sản xuất chung được phản ánh trên TK 6271 lại thừa mặc dù tổng chi phí vẫn không thay đổi. Theo em để khắc phục hạn chế này thì tiền lương của các lao động hợp đồng dài hạn trực tiếp tham gia sản xuất phải được hạch toán vào chi phí nhân 74
  75. công trực tiếp. Dưới công trường, các tổ trưởng theo dõi thời gian lao động và khi lập bảng thanh toán lương thì tách thành 2 nhóm: lao động hợp đồng ngắn hạn và lao động hợp đồng dài hạn. Khi đó ở đội, xí nghiệp sẽ mở chi tiết TK 622 thành : + TK 6221: Chi phí nhân công trực tiếp( hợp đồng dài hạn) + TK 6222 : Chi phí nhân công trực tiếp ( hợp đồng ngắn hạn) Căn cứ vào bảng thanh toán lương được phân loại như trên thì kế toán sẽ định khoản: Nợ TK 6221( hợp đồng dài hạn) Có TK 334 Nợ TK 6222 ( hợp đồng ngắn hạn) Có TK 334 Như vậy, với cách phân nhóm như trên thì hàng quý khi lập bảng tính các khoản trích theo lương kế toán chỉ cần căn cứ vào số tiền trên TK 6221 để trích. Việc mở chi tiết TK 622 như trên giúp cho công ty tập hợp chi phí theo khoản mục được chính xác hơn, đồng thời tạo điều kiện cho việc tính các khoản trích theo lương được nhanh chóng và chính xác hơn. 3.Hạch toán chi phí máy thi công Trong ngành sản xuất xây lắp thì chi phí sử dụng máy thi công là khá lớn, mặt khác máy thi công lại có giá trị rất lớn, do vậy tổ chức quản lý và hạch toán tốt chi phí máy thi công là vô cùng quan trọng trong việc tiết kiệm chi phí sản xuất và thời gian sử dụng máy cho các công trình được hiệu quả. Hiện nay công ty Tây Hồ không mở chi tiết TK 623 theo từng yếu tố chi phí nên gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý chi phí máy thi công và so sánh chi phí sử dụng máy thi công theo từng yếu tố chi phí với dự toán. Do đặc điểm của lĩnh vực xây lắp như vậy nên để quản lý tốt chi phí máy thi công theo em công ty nên mở chi tiết TK 623 như sau: + TK 6231 : Lương công nhân sử dụng máy thi công 75
  76. + TK 6232 : Chi phí vật liệu + TK 6233: chi phí dụng cụ sản xuất + TK 6234: chi phí khấu hao máy thi công + TK 6237: Chi phí dịch vụ mua ngoài + TK 6238: chi phí bằng tiền khác. Việc mở chi tiết TK 623 như trên tương ứng với các yếu tố chi phí sẽ dễ dàng phát hiện ra hao hụt, mất mát hoặc chi phí lãng phí vượt quá mức dự toán là do yếu tố chi phí nào để có biện pháp xử lý phù hợp. 4.Biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm Mục tiêu hàng đầu của mọi doanh nghiệp nói chung và của công ty Tây Hồ nói riêng là tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Nó là tiền đề để tăng lợi nhuận cho công ty và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Để tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm thì công tác quản lý và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải thực hiện một cách chặt chẽ. Để làm được như vậy thì công ty Tây Hồ có thể áp dụng một số biện pháp như sau: Về chi phí nguyên vật liệu: đối với ngành sản xuất xây lắp thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm một tỷ trọng lớn nhất trong giá thành sản phẩm xây lắp. Mỗi công trình phải sử dụng rất nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau và với số lượng lớn. Do đó để hạ thấp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp góp phần hạ giá thành sản phẩm thì công ty phải lựa chọn nguồn nhập vật tư một cách tốt nhất và sử dụng, quản lý một cách hiệu vật tư. Như vậy, công ty cần có kế hoạch thu mua và dự trữ vật tư hợp lý, tránh tình trạng ứ đọng vốn, tốn kém về chi phí bảo quản, lưu kho bãi. Bên cạnh đó công ty cũng cần phải cân nhắc nên lựa chọn loại vật liệu nào mà vừa đảm bảo chất lượng vừa tiêu tốn vật liệu là ít nhất. Công ty phải tích cực khảo sát thị trường, mở rộng quan hệ với các nguồn cung cấp vật tư nhằm lựa chọn được nguồn cung cấp mới với giá cả hợp lý mà vẫn đảm bảo chất lượng tốt, giảm tối đa các khoản chi 76
  77. phí thu mua. Ngoài ra công ty cần đưa ra các định mức tiêu hao vật liệu phù hợp, sát với thực tế. Về chi phí nhân công: phải tổ chức quản lý và phân công lao động một cách khoa học, hợp lý. Trong bố trí phân công lao động cần sắp xếp lao động theo đúng trình độ chuyên môn, tay nghề, cân đối giữa các đội, xí nghiệp xây dựng để có thể phát huy tối đa năng suất của ngưòi lao động. Tăng năng suất lao động là đồng nghĩa với việc giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Muốn tăng năng suất lao động thì công ty phải không ngừng cải tiến kỹ thuật, công nghệ sản xuất, nâng cao tay nghề của người lao động. Đối với tiền lương công nhân sản xuất thì dưới các đội, xí nghiệp cần quản lý phân công hợp lý để tính toán mức chi trả hợp lý, đầy đủ, đúng đắn tránh chi trả vô căn cứ, trả thừa, trả thiếu dẫn đến lãng phí và không công bằng cho ngươi lao động. Cần phải phối hợp với các mức tiền thưởng như: thưởng sử dụng tiết kiệm vật tư và song song với nó là xử phạt nghiêm minh với hành vi gây mất mát, lãng phí vật tư Về chi phí sử dụng máy thi công: công ty cần lập kế hoạch cụ thể về việc sử dụng máy thi công trong từng giai đoạn để việc sử dụng máy thi công của công ty hay thuê ngoài được hợp lý nhất, góp phần giảm thiểu chi phí này. Về chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung chủ yếu là các chi phí như tiền điện, nước, chi phí đồ dùng do vậy, cần phải sử dụng một cách tiết kiệm, hạn chế những chi phí không cần thiết để hạ giá thành sản phẩm. Về thiệt hại trong sản xuất: để giảm thiệt hại trong sản xuất thì công ty phải trang bị máy móc thật tốt, nâng cao tay nghề công nhân sản xuất. 5. Một vài ý kiến khác Hiện nay ở công ty và dưới đội, xí nghiệp đều sử dụng phần mềm kế toán FAST nhưng lại không nối mạng nội bộ gây ra một số hạn chế như đã phân tích ở trên. Do đó theo em công ty nên thực hiện nối mạng giữa phần 77
  78. mềm kế toán công ty và xí nghiệp, có như vậy vừa đảm bảo số liệu được hạch toán đầy đủ, kịp thời vừa giảm bớt được khối lượng công việc trùng nhau. Để hạn chế việc tập hợp chứng từ ở các đội , xí nghiệp gửi lên công ty gây nhiều khó khăn trong công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm nói riêng thì theo em phòng kế toán công ty nên đưa ra các quy định chặt chẽ hơn về việc luân chuyển chứng từ, nhất là thời gian thanh toán chứng từ chính xác trước khi quyết toán cuối kỳ và phải có biện pháp xử lý thích đáng khi không thực hiện đúng quy định. Bên cạnh đó, ban giám đốc công ty cũng cần phải hỗ trợ trong việc nâng cao ý thức trách nhiệm cho các xí nghiệp, đội bằng chế độ thưởng, phạt rõ ràng. Công ty cũng cần phải thường xuyên nâng cao trình độ của nhân viên kế toán ở công ty, đội, xí nghiệp cũng như ứng dụng kỹ thuật mới trong công tác kế toán. 78
  79. Kết luận Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào thì tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm luôn là một yếu tố sống còn nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp là một công cụ đắc lực cung cấp thông tin giúp các nhà quản trị đưa ra các quyết định đúng đắn kịp thời. Chính vì vậy, việc hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp là một yêu cầu thiết yếu đặt ra cho hầu hết các doanh nghiệp nói chung và công ty Tây Hồ - Bộ quốc phòng nói riêng. Trong thời gian qua thực tập ở phòng TC – KT công ty Tây Hồ - Bộ quốc phòng, được sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn và các cán bộ công nhân viên phòng TC – KT công ty, bản thân em đã có cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu tình hình thực tế công tác kế toán của công ty, trong đó đặc biệt là công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Thời gian này công ty đã tạo điều kiện để giúp em nắm bắt và thâm nhập thực tế, củng cố và hoàn thiện kiến thức lý luận đã tiếp thu trong nhà trường. Đây là điều vô cùng quan trọng đối với những sinh viên sắp ra trường, giúp chúng em làm quen với thực tế, tránh được những lúng túng do có sự khác nhau nhất định giữa lý luận và thực tiễn. Nhận thức được điều đó, em đã cố gắng tìm hiểu về công ty, đưa ra những nhận xét và đánh giá chung đồng thời cũng mạnh dạn đề xuất một vài ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán của công ty nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Em hy vọng với việc phân tích ưu, nhược điểm và những ý kiến của em sẽ góp phần nào đó làm cho công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp sẽ ngày càng phát huy hiệu quả của mình trong hoạt động của công ty, giúp cho công ty ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. 79
  80. Mặc dù vậy, do giới hạn của thời gian thực tập cũng như trình độ hiểu biết về lý luận và thực tế còn hạn chế nên trong bài viết không thể không có những thiếu sót và khiếm khuyết. Kính mong sự góp ý, chỉ bảo của thầy cô giáo để em được hoàn thiện hơn kiến thức và hiểu biết của mình. 80
  81. MỤC LỤC Lời mở đầu 1 Phần 1: Tổng quan về công ty Tây Hồ - Bộ Quốc Phòng và tổ chức công tác kế toán tại công ty 2 I. Tổng quan về công ty Tây Hồ - Bộ quốc phòng 2 1. Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp 2 2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Tây Hồ 3 2.1. Chức năng, nhiệm vụ sản xuất của công ty 3 2.2. Kết quả của doanh nghiệp sau một số năm 4 3. Tổ chức bộ máy quản lý 5 4. Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ở công ty 8 4.1. Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh 8 4.2. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ở công ty 9 II. Tổ chức công tác kế toán tại công ty Tây Hồ 9 1. Tổ chức bộ máy kế toán 9 1.1. Phương thức tổ chức bộ máy kế toán 9 1.2. Lao động kế toán và phân công lao động trong bộ máy kế toán 10 1.3. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán 12 1.4. Chức năng, nhiệm vụ của phòng Tài chính - Kế toán 13 2. Vận dụng chế độ kế toán hiện hành tại công ty Tây Hồ 14 Phần II. Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Tây Hồ - Bộ quốc phòng 18 I. Hạch toán chi phí sản xuất tại công ty Tây Hồ 18 1.Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất 19 2. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 20 2.1. Nội dung chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 20 2.2. Tài khoản sử dụng 20 82