Tóm tắt luận án Phát triển nguồn nhân lực ngành tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bắc Ninh

pdf 27 trang tranphuong11 27/01/2022 5550
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt luận án Phát triển nguồn nhân lực ngành tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bắc Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_phat_trien_nguon_nhan_luc_nganh_tieu_thu_con.pdf

Nội dung text: Tóm tắt luận án Phát triển nguồn nhân lực ngành tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bắc Ninh

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ PHẠM NGỌC TÙNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH Chuyên ngành : Kinh tế phát triển Mã số : 9.31.01.05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI – 2019
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Ngô Thị Thuận 2. PGS.TS. Nguyễn Hữu Đạt Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 2: PGS.TS. Bùi Văn Huyền Viện Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Phản biện 3: PGS.TS. Lê Quốc Hội Trường Đại học Kinh tế quốc dân Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện, họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi phút, ngày tháng năm 2019 Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  3. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Sau 20 năm tái lập tỉnh (1997), Bắc Ninh đã đạt được những thành tựu đáng kể. Kinh tế phát triển toàn diện, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm của tỉnh (GRDP) luôn duy trì ở mức hai con số; tốc độ tăng trưởng GRDP giai đoạn 2016 – 2018 đạt hơn 16%/năm. Sản xuất công nghiệp và TTCN tăng trưởng cao, giá trị sản xuất theo giá hiện hành ước 143 nghìn tỷ đồng (theo giá so sánh năm 2010 đạt gần 126 nghìn tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng: năm 2018 khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm hơn 76%; dịch vụ chiếm khoảng 17%; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm gần 3,0% (Cục Thống kê Bắc Ninh, 2019). Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đáng kể, hoạt động sản xuất kinh doanh TTCN còn có hạn chế, đang đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi có những định hướng và giải pháp trung và dài hạn, đặc biệt là nguồn nhân lực trong ngành TTCN. Để thúc đẩy sự phát triển ngành nghề TTCN của tỉnh theo hướng hội nhập thì chất lượng nguồn nhân lực (NNL) có vai trò quan trọng. Trong sản xuất sản phẩm TTCN, muốn nâng cao kết quả hiệu quả kinh tế thì đầu tư vào khoa học công nghệ là chưa đủ mà cần phát triển NNL một cách toàn diện, tương xứng với các phương tiện đó, Vì vậy, con người là yếu tố cơ bản của tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững. Với ý nghĩa đó, phát triển NNL là sự quan tâm không chỉ ở các ngành nghề sản xuất TTCN mà còn ở tất cả mọi quốc gia, mọi tổ chức và mọi ngành nghề. Thực tế ở Việt Nam cho thấy, chất lượng NNL các ngành nghề TTCN còn nhiều hạn chế. Số lao động đã qua đào tạo bình quân tại các làng nghề TTCN chỉ chiếm 12,3% (Báo Hà Nội mới, 2011). Số lao động làm nghề TTCN truyền thống tuy chiếu, 90,4% các làng nghề sản xuất TTCN thiếu lao động (Nguyễn Minh, 2017). NNL trẻ cho các ngành sản xuất TTCN trong tương lại ngày càng giảm bởi số con em lao động trong các làng nghề TTCN nói riêng, cả nước nói chung đều có xu hướng theo học các trường đại học, cao đẳng chuyên nghiệp chứ không chọn các trường dạy nghề, kể cả cao đẳng nghề. Bên cạnh đó, định hướng nghề nghiệp cho lớp trẻ chưa được coi trọng đúng mức, 78,21% người lao động trong các làng nghề TTCN học nghề theo cách truyền nghề, cầm tay chỉ việc, 21,4% học nghề theo các lớp ngắn hạn của địa phương; rất ít người học theo học các chương trình đào tạo bài bản (Phạm Liên, 2011; Nguyễn Minh, 2017). Nguồn nhân lực các ngành nghề TTCN của Bắc Ninh không nằm ngoài thực tế nêu trên. Trình độ chuyên môn kỹ thuật người lao động các ngành nghề TTCN hiện tại còn thấp, ít đào tạo bài bản, học chủ yếu từ thực tiễn truyền miệng theo cách “cha truyền con nối”, nên phát triển nghề nghiệp trên quy mô lớn hạn chế; lao động nhập cư, chất lượng thấp vẫn là chủ yếu. Công tác đào tạo, định hướng phát triển NNL của các cơ quan quản lý ngành, đơn vị sản xuất và các cá nhân người lao động còn yếu. Từ năm 2004 đến năm 2017 tỉnh Bắc Ninh đã chi ngân sách hơn 29 tỷ đồng cho các hoạt động khuyến công, trong đó tập trung vào hoạt động đào tạo nghề, truyền nghề, nâng cao tay nghề cho các nghề cơ khí, điện, 1
  4. điện tử, gỗ mỹ nghệ, mộc dân dụng, thêu tranh, Cùng với đó, tình trạng ô nhiễm môi trường, môi trường làm việc của người lao động ở các làng nghề TTCN ở Bắc Ninh đang là một vấn đề đáng báo động, gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người lao động và nhân lực sinh sống trong các làng nghề TTCN (Hoàng Thị Kim Ngọc và Lê Sỹ Cương, 2017). Tình trạng người lao động làm việc tại các làng nghề TTCN ở Bắc Ninh không được ký hợp đồng lao động, không được tham gia đóng BHXH, BHYT (Thanh Phong, 2017) đã ảnh hưởng phần nào đến quá trình phát triển nguồn nhân lực cho ngành TTCN trong thời gian qua. Nếu trong giai đoạn trước Bắc Ninh còn là tỉnh nông nghiệp, ngành TTCN đã hoàn thành xuất sắc vai trò tạo ra công ăn việc làm và sinh kế cho nhiều thế hệ, thì trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và sự cạnh tranh khắc nghiệt trong nền kinh tế thị trường, NNL trong ngành TTCN Bắc Ninh sẽ đóng vai trò quan trọng, quyết định sự thành công của ngành này. Những kinh nghiệm, kỹ năng làm ra các sản phẩm TTCN thành công trong quá khứ lại không giúp gì nhiều khi nhu cầu thị hiếu thay đổi cũng như không có khả năng đáp ứng yêu cầu của thị trường quốc tế. Vì vậy, phát triển NNL ngành TTCN là sự cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu tăng trưởng và tái cơ cấu kinh tế của tỉnh. Cho tới nay, cũng đã có nhiều nghiên cứu có liên quan đến phát triển TTCN và NNL tại Việt Nam. Đinh Văn Toàn (2010): phát triển NNL tập đoàn điện lực Việt Nam. Luận án tiến sỹ kinh tế, Lê Quang Hùng (2012) nghiên cứu về “Phát triển NNL chất lượng cao ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung”; Các nghiên cứu này đã góp phần luận giải lý luận và thực tiễn về phát triển NNL nói chung nhưng được tiến hành ở các tỉnh, thành phố khác hoặc chung cho cả nước, cho từng lĩnh vực. Riêng nghiên cứu sâu về phát triển NNL ngành TTCN, đặc biệt trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh chưa thấy có công trình nghiên cứu nào. Với mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp và thành phố trực thuộc trung ương trước năm 2020, đòi hỏi Bắc Ninh phải chú trọng phát triển công nghiệp và TTCN như một cú huých để đạt được sự tăng trưởng và cơ cấu kinh tế theo yêu cầu. Năm 2011 Bắc Ninh đã phê duyệt quy hoạch phát triển NNL cho tới năm 2020. Đây là định hướng quan trọng và là căn cứ để các địa phương, ngành trong tỉnh thực hiện, triển khai chương trình phát triển NNL nhằm đáp ứng các yêu cầu đặt ra. Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực tiểu thủ công nghiệp là rất cần thiết và là một bộ phận trong định hướng phát triển NNL chung của tỉnh Bắc Ninh. 1.2. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau : (1) Phát triển NNL ngành TTCN gồm các nội dung gì ? và thể hiện ở các tiêu chí nào ? (2) Kinh nghiệm thế giới và ở Việt nam về phát triển NNL ngành TTCN như thế nào ? (3) Thực trạng NNL ngành TTCN tỉnh Bắc Ninh như thế nào ? Điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển NNL tỉnh Bắc Ninh là gì ? (4) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển NNL ngành TTCN tỉnh Bắc Ninh ? (5) Để đáp ứng yêu cầu phát triển NNL ngành TTCN tỉnh Bắc Ninh cần áp dụng những giải pháp nào? 2
  5. 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.3.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng, các yêu cầu đặt ra trong phát triển nguồn nhân lực ngành TTCN từ đó, đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành TTCN nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới. 1.3.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa, luận giải và xây dựng những căn cứ khoa học về phát triển nguồn nhân lực ngành TTCN. - Đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành TTCN và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực ngành TTCN tỉnh Bắc Ninh những năm qua. - Đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển NNL ngành TTCN Bắc Ninh cho các năm tiếp theo. 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến phát triển NNL ngành TTCN trên địa bàn tỉnh. Nội dung phân tích phát triển NNL ngành TTCN là phát triển số lượng và thay đổi cơ cấu nguồn nhân lực ; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ; nâng cao thu nhập và hiệu suất sử dụng nguồn nhân lực trong những năm tới. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian : Đề tài được thực hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Nội dung nghiên cứu được khảo sát tại 5 huyện đại diện (Từ Sơn, thành phố Bắc Ninh, Quế Võ, Gia Bình, Thuận Thành). - Về thời gian: Dữ liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu đề tài đuợc thu thập chủ yếu từ 2014 – 2018. Dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu đề tài được khảo sát có lặp lại năm 2016 và 2017.Giải pháp đề xuất áp dụng đến năm 2025. - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng số lượng, cơ cấu, chất lượng NNL; Các hoạt động phát triển nguồn nhân lực; Các yếu tố ảnh hưởng; Các yêu cầu đặt ra; Định hướng và các giải pháp thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực ngành TTCN. Những nội dung này do cơ quan quản lý, bản thân người lao động, cơ sở sản xuất kinh doanh TTCN đều tham gia. Các ngành TTCN chủ yếu đề cập trong nghiên cứu này là các ngành nghề thủ công, truyền thống, tương đối nổi tiếng của địa phương 1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN - Về lý luận: Bổ sung và làm rõ thêm các khái niệm, tiêu chí và nội dung phát triển NNL ngành TTCN. Phát triển NNL ngành TTCN dưới giác độ kinh tế vi mô nhằm giải quyết các bất cập của NNL như trình độ, sức khỏe, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp, năng lực quản lý, xúc tiến thương mại và thu nhập. Những đặc thù và yêu cầu đặt ra đối với NNL ngành TTCN đến 2025. Các mô hình và cách thức phát triển NNL nói chung và NNL ngành TTCN nói riêng. 3
  6. - Về thực tiễn: Đúc rút các bài học kinh nghiệm thực tiễn về phát triển NNL ngành TTCN của các nước trên thế giới và một số tỉnh, thành phố của Việt Nam. Đề xuất các giải pháp khả thi để phát triển NNL ngành TTCN đến 2025 cho tỉnh Bắc Ninh, có thể vận dụng cho các tỉnh có điều kiện tương đồng. Cung cấp cho tỉnh cơ sở dữ liệu về NNL ngành TTCN để hoạch định chính sách phát triển TTCN và NNL ngành TTCN. - Về phương pháp: Luận án bổ sung phương pháp luận giải sự phát triển NNL theo các góc nhìn khác nhau; với các tiêu chí xác định; cách cho điểm theo mức độ thực hiện từng tiêu chí; cách tính toán một số chỉ tiêu quan trọng thể hiện sự phát triển NNL như chỉ số HDI. Cách vận dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá với thang đo likert để lựa chọn các yếu tố định tính ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực ngành TTCN có ý nghĩa thống kê, từ đó sử dụng mô hình hồi quy đa biến để phân tích mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến phát triển nguồn nhân lực. Sử dụng mô hình hồi quy với hàm logit để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tiếp tục làm nghề TTCN hay chuyển sang ngành nghề khác của người làm nghề TTCN. 1.6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI - Ý nghĩa khoa học: đã sử dụng lý thuyết về phát triển NNL lý thuyết phát triển con người theo các tiêu chí phát triển nhân lực ngành TTCN, phương pháp đánh giá phát triển NNL. Sử dụng thang đo Likert để xác định các yếu tố định tính ảnh hưởng đến phát triển NLL ngành TTCN. Sử dụng phân tích nhân tố khám phá để kiểm định và chọn lọc các yếu tố ảnh hưởng. Sử dụng phát triển hồi quy đa biến để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực. Đây là những kiến thức, phương pháp có ý nghĩa khoa học trong giảng dạy, nghiên cứu và hoạch định chính sách. - Ý nghĩa thực tiễn: luận án đã chỉ ra 8 nhóm ngành nghề TTCN chính được sản xuất trong 73 làng nghề của tỉnh Bắc Ninh. Đa số nhân lực ngành TTCN ở Bắc Ninh chưa qua đào tạo, không được khám sức khỏe định kỳ, không ký hợp đồng lao động, không tham gia BHXH, BHYT. Đề tài đã cung cấp các bằng chứng, phân tích thực trạng trong phát triển nguồn nhân lực ngành TTCN tỉnh Bắc Ninh, các giải pháp, khuyến nghị cho ngành triển nguồn nhân lực ngành TTCN tỉnh Bắc Ninh. Các nhận xét này có ý nghĩa thực tế và cung cấp cho tỉnh cơ sở dữ liệu về nguồn nhân lực ngành TTCN làm căn cứ để hoạch định chính sách phát triển TTCN và nguồn nhân lực ngành TTCN. PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP 2.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Ở nước ngoài và Việt Nam đã có nhiều các nghiên cứu về NNL và phát triển NNL. Phát triển NNL luôn có mối quan hệ chặt chẽ với quản lý NNL, bằng cách tăng cường giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng và nâng cao thu nhập. Tất cả những công trình nêu trên đã tiến hành nghiên cứu về NNL, 4
  7. TTCN, phát triển NNL ngành TTCN ở các góc độ như: Tình hình phát triển tiểu thủ công nghiệp; Thực trạng NNL; Vai trò NNL trong phát triển kinh tế xã hội; Giải pháp phát triển NNL nói chung. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu nêu trên còn có những khoảng trống như: chỉ nghiên cứu về nguồn nhân lực nói chung; hoặc nghiên cứu trên phạm vi một vùng, hoặc quốc gia, chỉ đề cập đến phát triển nguồn nhân lực ở giác độ coi nguồn nhân lực là một yếu tố của quá trình sản xuất, chứ chưa coi đó là yếu tố hàng đầu để đầu tư và phát triển. 2.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP 2.2.1. Ngành tiểu thủ công nghiệp Các khái niệm được luận giải gồm : Tiểu thủ công nghiệp, ngành tiểu thủ công nghiệp, làng nghề. Có nhiều cách phân loại khác nhau về ngành nghề TTCN. Trong nghiên cứu này chúng tôi dựa vào quy định chung của chính phủ theo Nghị định số 52/2018/CP-NĐ, chia thành các nhóm ngành TTCN sau: (i) Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản; (ii) Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; (iii) Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn; (iv) Sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ; (v) Sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh; (vi) Sản xuất muối; (vii) Các dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn. Ngành TTCN có vai trò như: (i) Phát triển ngành TTCN là góp phần phát triển công nghiệp nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; (ii) Phát triển ngành TTCN góp phần tạo việc làm tại chỗ, thu hút lao động tại chỗ nâng cao thu nhập cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân ở nông thôn; (iii) Phát triển ngành TTCN sẽ góp phần phát triển kinh tế địa phương và xây dựng nông thôn mới; (iv) Hoạt động sản xuất kinh doanh của các nghề TTCN góp phần tăng giá trị tổng sản phẩm hàng hóa cho nền kinh tế; (v) TTCN phát triển góp phần phát huy tiềm năng, thế mạnh nội lực của địa phương; (vi) TTCN góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc địa phương. 2.2.2. Phát triển nguồn nhân lực ngành tiểu thủ công nghiệp Các khái niệm được luận giải bao gồm : (i) Nguồn nhân lực và phân loại nguồn nhân lực ; (ii) Phát triển nguồn nhân lực ; (iii) Phát triển nguồn nhân lực ngành tiểu thủ công nghiệp. Trong nghiên cứu này, phát triển NNL ngành TTCN được hiểu là tổng thể các hoạt động có kế hoạch, có tính hệ thống của ngành và của từng đơn vị SXKD TTCN nhằm nâng cao khả năng thực hiện của NNL, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển của ngành TTCN trong hiện tại và tương lai, nâng cao giá trị đóng góp của ngành đối với phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương và quốc gia. Phát phát triển NNL ngành TTCN không chỉ là nâng cao về trình độ chuyên môn của người lao động, mà nó còn là nâng cao tay nghề, giữ chân nguồn nhân lực đối với các nghề TTCN tại địa phương bởi vì các nghề TTCN chủ yếu là làm việc thủ công, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng chỉ là phần nào, mà nó còn phụ thuộc vào sự khéo léo, tinh xảo của đôi bàn tay và đầu óc thẩm mỹ của người lao động. Do vậy, khi phát triển NNL ngành TTCN cần kết hợp chặt 5
  8. chẽ giữa phát triển tổng hòa cả về thể lực, trí lực, áp dụng khoa học kỹ thuật mà còn phải phát triển về sự khéo léo, đầu óc thẩm mỹ, óc sáng tạo của người làm nghề TTCN. Các mô hình lý thuyết phát triển nguồn nhân lực bao gồm: (i) Mô hình phát triển nguồn nhân lực của Jery sẽ bao gồm Phát triển cá nhân; Phát triển nghề nghiệp; Quản lý kết quả thực hiện công việc; Phát triển tổ chức. (ii) Mô hình tổ chức phát triển nguồn nhân lực của Schuler; (iii) Mô hình phát triển toàn diện nguồn nhân lực của UNDP. Nguồn nhân lực ngành tiểu thủ công nghiệp có các đặc điểm: (i) nguồn nhân lực ngành TTCN chủ yếu là làm việc trong các làng nghề TTCN, lao động thủ công là chính; (ii) đa phần nhân lực ngành TTCN có trình độ thấp, trình độ chuyên môn hóa thấp, có thể làm nhiều công việc khác nhau; (iii) tính kỷ luật lao động và các hoạt động pháp lý liên quan còn thấp; (iv) chủ các cơ sở sản xuất TTCN còn thiếu kỹ năng quản trị kinh doanh và quản trị các sản phẩm TTCN. Các phương pháp đánh giá phát triển nguồn nhân lực bao gồm: (i) phương pháp quản lý nguồn nhân lực; (ii) phương pháp đánh giá trong – ngoài; (iii) phương pháp đánh giá trước – sau; (iv) Phương pháp đánh giá toàn diện của Liên hiệp quốc. Dựa trên các quan điểm và mô hình phát triển nguồn nhân lực nêu trên, nội dung phát triển nguồn nhân lực ngành TTCN bao gồm: (i) Phát triển số lượng và thay đổi cơ cấu nguồn nhân lực; (ii) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; (iii) Nâng cao thu nhập và hiệu suất sử dụng nguồn nhân lực; (iv) Đánh giá chỉ số tổng hợp phát triển NNL ngành TTCN; (v) Các hoạt động phát triển NNL ngành TTCN; (vi) Đánh giá kết quả, hạn chế trong phát triển NNL ngành TTCN. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực ngành tiểu thủ công nghiệp bao gồm: (i) giáo dục và đào tạo; (ii) y tế và chăm sóc sức khỏe; (iii) khoa học và công nghệ; (iv) Việc làm và bố trí công việc cho người lao động; (v) Lương và chế độ phụ cấp cho người lao động; (vi) Môi trường làm việc và môi trường xung quanh khu vực làm việc; 2.3. KINH NGHIỆM THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM Nghiên cứu thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực ngành TTCN của một số quốc gia trên thế giới như: Nhật Bản, Thái Lan, Ấn Độ và các địa phương trong nước như Thái Bình, Nam Định, Hà Nội rút ra một số bài học cho tỉnh Bắc Ninh là: (i) Phát triển TTCN là hướng tạo việc làm tại chỗ để phát triển kinh tế nông thôn hợp lý và hiệu quả; (ii) lựa chọn hướng sản xuất TTCN đầu tư ít vốn gắn liền với lựa chọn kỹ thuật thích hợp và sử dụng nhiều lao động; (iii) đầu tư hơn nữa cho giáo dục đào tạo NNL trong ngành TTCN ở nông thôn; (iv) phát triển các tổ chức dịch vụ tư vấn, nghiên cứu và phổ biến kiến thức công nghiệp nông thôn; (v) thiết lập và phát triển mối quan hệ sản xuất gia công công nghiệp giữa khu vực sản xuất TTCN với khu vực sản xuất đại công nghiệp; (vi) xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng cho các cơ sở sản xuất TTCN trong nông thôn. 6
  9. PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ KHUNG PHÂN TÍCH Đề tài dựa trên các phương pháp tiếp cận như: tiếp cận kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng, tiếp cận hệ thống, tiếp cận có sự tham gia nhiều bên, tiếp cận chính sách và dựa vào nội dung nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực ngành TTCN được thể hiện ở khung phân tích (Sơ đồ 3.1). Sơ đồ 3.1. Khung phân tích phát triển nguồn nhân lực ngành tiểu thủ công nghiệp 3.2. CHỌN ĐIỂM NGHIÊN CỨU Hiện tại Bắc Ninh có 73 làng nghề, trong đó có 58 làng nghề TTCN truyền thống với 5 nhóm ngành TTCN chủ yếu. Do vậy, 5 huyện được chọn để khảo sát với 5 ngành TTCN bao gồm: Thị xã Từ Sơn với ngành TTCN truyền thống, nổi tiếng là gỗ Đồng Kỵ; Huyện Quế Võ là huyện đại diện cho các huyện có ít ngành nghề nhưng có ngành TTCN truyền thống, nổi tiếng gốm sứ Phú Lãng; Huyện Gia Bình là huyện đại diện cho các huyện có số ngành nghề TTCN trung bình, với ngành TTCN truyền thống đúc đồng Đại Bái; Huyện Thuận Thành là huyện đại diện cho các huyện có ít ngành nghề TTCN, có ngành TTCN truyền thống, nổi tiếng Tranh Đông Hồ và giấy vàng mã; Thành phố Bắc Ninh đại diện cho các huyện có nhiều ngành nghề TTCN, có ngành TTCN mới là sản xuất giấy các loại. 3.3. THU THẬP DỮ LIỆU 3.3.1. Dữ liệu thứ cấp Dữ liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu này gồm các lý luận và thực tiễn có liên quan đến phát triển nguồn nhân lực ngành TTCN; Các tài liệu thống kê qua các các năm và các báo cáo ở các ngành liên quan; Các tài liệu của tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Bắc Ninh (Nghị quyết, quyết định, quy định ); Các niên giám thống kê của Cục 7
  10. thống kê Bắc Ninh, tài liệu của các sở ban ngành hữu quan trong tỉnh. Số liệu từ các phòng, ban của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sử dụng nguồn nhân lực ngành TTCN tỉnh Bắc ninh nói chung và 05 huyện nghiên cứu và các tài liệu từ internet. 3.3.2. Dữ liệu sơ cấp Điều tra chọn mẫu người làm nghề TTCN tại các làng nghề được chọn. Mỗi xã 50 người lao động làm nghề TTCN thuộc 50 hộ SXKD TTCN, với các tiêu chí (i) Hộ có nghề TTCN đại diện; (ii) có người làm nghề TTCN; (iii) thời gian làm nghề trên 1 năm. Tổng số người lao động phỏng vấn là 261 người. Riêng ở xã Đồng Kỵ, các hộ sản xuất TTCN đã tham gia liên kết với nhiều công ty và HTX tiểu thủ công nghiệp, nên tác giả chọn thêm 50 hộ làm nghề TTCN có tham gia liên kết với DN và HTX. Các hộ này được chọn ngẫu nhiên theo danh sách của UBND xã cung cấp. Bên cạnh đó, chúng tôi còn xin ý kiến của 5 trung tâm dạy nghề và 5 trung tâm giáo dục thường xuyên của 5 huyện khảo sát; xin ý kiến tham vấn của 5 nhà quản lý của tỉnh có liên quan, 5 huyện và 5 xã đại diện. Số lượng cán bộ quản lý được tham vấn là 35 người, mỗi huyện 6 người (3 cán bộ huyện, 3 cán bộ xã). Ngoài ra, tác giả còn sử dụng kết quả của các thảo luận nhóm có sự tham gia các sở, ban, ngành, tham dự các hội thảo được tổ chức trên địa bàn tỉnh và các huyện đại diện. 3.4. XỬ LÝ DỮ LIỆU VÀ PHÂN TÍCH THÔNG TIN 3.4.1. Xử lý và tổng hợp dữ liệu Toàn bộ dữ liệu thô được nhập vào máy tính, xử lý và lưu giữ phục vụ cho quá trình phần tích theo nhiều phương pháp khác nhau. Các dữ liệu định tính được tổng hợp bằng cách mã hóa, cho điểm và tóm tắt lại thành các sơ đồ, các ý kiến, hình ảnh, hộp thông tin. Các dữ liệu định lượng được sắp xếp và phân tổ theo ngành TTCN, thành phần kinh tế, đơn vị hành chính; giới tính; trình độ, sức khỏe, thu nhập 3.4.2. Phân tích số liệu và thông tin Các phương pháp phân tích số liệu và thông tin được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm: Thống kê mô tả, dãy số biến động theo thời gian, phương pháp so sánh, phân tích SWOT, phân tích nhân tố khám phá với thang đo likert và hai mô hình hồi quy. Mô hình 1: Sử dụng kết quả phân tích EFA áp dụng trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng mô hình hồi quy đa biến phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phát triển nguồn nhân lực. Mô hình có dạng: Y= B0 + B1X1 + B2X2+ B3X3+ B4X4+ B5X5 + B6X6 + B7X7 + ui Trong đó: Y: Kết quả phát triển nguồn nhân lực; Xi (i = 1 -5): các nhân tố ảnh hưởng bao gồm: X1: Giáo dục đào tạo; X2: Y tế & chăm sóc sức khỏe; X3: Cơ sở vật chất kỹ thuật; X4: Cung cấp việc làm; X5: Chính sách lương; X6: Chính sách BHXH; X7: Điều kiện làm việc. Các hệ số Bi (i = 1 - 7) là hệ số ảnh hưởng của các nhóm Xi. Ui: Là các biến ngoài mô hình. Mô hình 2: Mô hình hàm Logit được áp dụng để đánh gía các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định có tiếp tục làm việc hiện tại của người làm nghề TTCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hay không. 8
  11. eZ Mô hình Logit có dạng : G(Z) = 1+ eZ Theo Todaro (1969), Jennifer and Peter (2009) và Lee (1966) các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc của người lao động đó là tuổi, trình độ học vấn của lao động, thu nhập của người lao động, môi trường làm việc, công việc đang đảm nhận hiện tại Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng các biến ảnh hưởng đến quyết định không thay đổi việc làm của người làm TTCN là: Y = 1 lao động sẽ tiếp tục công việc; Y = 0 là lao động không muốn tiếp tục công việc. Các biến ảnh hưởng đến quyết định sẽ tiếp tục làm việc của lao động TTCN bao gồm: X1 là biến tuổi của người lao động (tuoi); X2 là biến trình độ học vấn (số năm đi học) của lao động TTCN (tdhv); X3 là biến thu nhập bình quân tháng của lao động (triệu đồng) (tnbdthang); D1 là biến giả thể hiện môi trường làm việc (mtlv) của người lao động; D2 là biến giả thể hiện lao động có phải là người làm chính tại nơi làm việc hay không (lamchinh); D3 là biến giả thể hiện người lao động có phải làm nghề mộc hay không (moc); D4 là biến giả thể hiện người lao động có phải làm nghề đúc đồng hay không (ducdong); D5 là biến giả thể hiện người lao động có phải làm nghề gốm sứ hay không (gomsu); D6 là biến giả thể hiện người lao động có phải làm nghề sản xuất vàng mã hay không (vangma). 3.5. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU Gồm 4 nhóm chỉ tiêu chính là: Chỉ tiêu thể hiện phát triển số lượng nhân lực; Chỉ tiêu thể hiện phát triển chất lượng nhân lực; Nhóm chỉ tiêu thể hiện thu nhập và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực; Các tiêu thức phân tổ. PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH 4.1.1. Tổng quan ngành tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bắc Ninh Bắc Ninh là tỉnh tập trung nhiều nghề TTCN truyền thống, trong đó có nhiều nghề xuất hiện lâu năm cũng như nhiều nghề mới xuất hiện. Bảng 4.1. Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề tỉnh Bắc Ninh Trong đó Tổng số Làng nghề Làng Làng Tỷ lệ Nhóm ngành nghề sản xuất làng truyền nghề nghề đã (%) nghề thống mới mai một 1.Chế biến bảo quản nông sản 16 15 1 21,92 2. Sản xuất đồ gỗ 20 14 6 27,40 3. Sản xuất mây tre đan 8 7 1 10,96 4. Sản xuất thép, đồng, nhôm 7 6 1 9,59 5. Sản xuất đồ gốm 2 2 2,74 6. Thêu dệt 5 5 6,85 7. Sản xuất giấy 3 2 1 4,11 8. Ngành nghề khác 12 7 1 4 16,44 Tổng cộng 73 58 11 4 100,00 9
  12. Các nhóm ngành nghề phổ biến nhiều nhất trong tỉnh là sản xuất đồ gỗ và chế biến bảo quản nông sản. Sản xuất đồ gỗ với các công việc như mộc, chạm khắc gỗ ở Bắc Ninh tập trung nhiều ở các làng nghề thuộc 6 xã Hương Mạc, Phù Chuẩn, Phù Khê, Tam Sơn, Tương Giang, Quỳnh Phú ở Gia Bình. Từ năm 2000 làng nghề mới tiêu biểu và khá phát triển là làng gỗ Đồng Kỵ. Bảng 4.2. Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp của các nhóm ngành nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh năm 2016 Giá trị sản xuất công nghiệp, TTCN Các ngành nghề TTCN Số lượng Cơ cấu (tỷ đồng/năm) (%) 1. Chế biến & bảo quản nông sản 8544,19 23,04 2. Sản xuất đồ gỗ 13325,34 35,93 3. Mây tre đan 4356,30 11,74 4. Sản xuất thép, đồng, nhôm 972,54 2,62 5. Sản xuất gốm 509,94 1,37 6. Thêu, dệt 1658,75 4,47 7. Sản xuất giấy 983,45 2,65 8. Sản xuất khác 6741,20 18,17 Cộng 37,091,70 100,00 Theo số liệu của Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh, giá trị sản xuất các ngành TTCN của tỉnh năm 2016 đạt 37091,70 tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuất ngành sản xuất đồ gỗ; Chế biến & bảo quản nông sản; mây tre đan chiếm tỷ trọng lớn nhất. Giá trị sản xuất ngành sản xuất đồ gỗ chiếm tỷ trọng 35,93%; ngành chế biến và bảo quản chiếm 23,04% và ngành mây tre đan chiếm 11,74% tổng giá trị sản xuất TTCN của tỉnh. 4.1.2. Biến động số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực ngành tiểu thủ công nghiệp Số người trong tuổi ngành TTCN của tỉnh từ 2014 đến 2016 có xu hướng tăng nhưng không nhiều, đến năm 2016 toàn tỉnh có 49094 người làm nghề TTCN, bình quân tăng 1,69%/năm. Tỷ lệ số người làm nghề TTCN chiếm từ 7,21 đến 7,36% tổng số lao động trong tuổi của toàn tỉnh. Ở cả 8 nhóm ngành nghề số người làm nghề TTCN đều tăng, trong đó số người làm nghề sản xuất giấy tăng nhiều hơn, bình quân mỗi năm tăng 2,13%/năm. Số nhân lực làm nghề TTCN năm 2016 của hộ gia đình chiếm tới 87,78% tổng số nhân lực TTCN của tỉnh. Số nhân lực làm nghề TTCN của HTX, tổ hợp tác và doanh nghiệp tuy tăng nhanh nhưng mới chiếm 7,71% và 4,51% tổng số nhân lực TTCN của tỉnh. Tìm hiểu sâu về thực trạng này chúng tôi thấy, hộ gia đình làm nghề TTCN của tỉnh đã có từ lâu đời theo phương thức cha truyền con nối nghiệp đời này qua đời khác, còn HTX và doanh nghiệp TTCN mới hình thành gần đây. Số lượng người làm nghề TTCN của các huyện trong tỉnh từ năm 2014 đến 2016 đều tăng, trong đó tăng nhiều nhất ở các huyện Yên Phong; Quế Võ và Tiên Du. Số lượng nhân lực ngành TTCN của huyện Yên Phong qua 3 năm tăng bình quân 4,82%/năm; của huyện Quế Võ tăng bình quân 3,09%/năm và huyện Tiên Du tăng 2,75%/năm. 10
  13. 4.1.3. Chất lượng và cơ cấu chất lượng nguồn nhân lực Nhân lực ngành TTCN ở các nhóm tuổi từ 15 đến 64 qua 3 năm đều tăng, trong đó các nhóm tuổi từ 15 đến 24 và từ 25 đến 34 tăng nhanh hơn các nhóm tuổi cao hơn. Số người ở nhóm tuổi từ 15 đến 24 tăng bình quân 3,08%/năm; ở nhóm tuổi từ 25 đến 34 tăng bình quân 3,46%/năm. Riêng nhân lực ở nhóm tuổi trên 65 tuổi, đây là các nghệ nhân trong các làng nghề, có tuổi đời và tuổi nghề cao thì xu hướng giảm. Bảng 4.3. Phân loại số người làm nghề tiểu thủ công nghiệp theo giới tính và độ tuổi tỉnh Bắc Ninh Số lượng (người) TĐPTBQ Diễn giải 2014 2015 2016 (%/năm) Số lao động ngành TTCN 47473 48398 49094 101,69 - Từ 15 - 24 tuổi 2558 2657 2718 103,08 - Từ 25 - 34 tuổi 2983 3108 3193 103,46 - Từ 35 - 44 tuổi 20873 21483 21698 101,96 - Từ 45 - 54 tuổi 20347 20431 20762 101,01 - Từ 55 - 64 tuổi 697 712 719 101,57 - Trên 65 tuổi 15 7 4 51,64 Số người làm nghề TTCN có trình độ văn hóa trung học phổ thông chiếm tỷ trọng lớn (47,5%) và tăng nhanh qua 3 năm (bình quân tăng 3,78%/năm). Số người có trình độ đào tạo sơ cấp tăng bình quân 4,89%/năm; trung cấp tăng bình quân 6,02%/năm; cao đẳng và đại học tăng bình quân 9,61%/năm. Tuy nhiên, số người chưa qua đào tạo chuyên môn còn nhiều, chiếm tỷ trọng từ 36,85% năm 2014 xuống 32,74% năm 2016, có xu hướng giảm bình quân giảm 4,14%/năm. Tỷ trong số người có trình độ cao đẳng và đại học còn thấp, chỉ chiếm 0,57 đến 0,66%, nghĩa là chưa đây 1% trong tổng số người làm nghề TTCN của tỉnh. Bảng 4.4. Phân loại số người làm nghề tiểu thủ công nghiệp theo trình độ văn hóa và đào tạo tỉnh Bắc Ninh Số lượng (người) TĐPTBQ Diễn giải 2014 2015 2016 (%/năm) 1. Số lao động ngành TTCN 47473 48398 49094 101,69 a. Theo trình độ văn hóa - Tiểu học 9723 9731 9705 99,91 - Trung học cơ sở 15983 15897 15973 99,97 - Trung học phổ thông 21653 22666 23322 103,78 - Chưa đi học 114 104 94 90,81 b. Theo trình độ đào tạo - Sơ cấp, chứng chỉ nghề 29303 31102 32239 104,89 - Trung cấp 403 434 453 106,02 - Đại học, cao đẳng 273 299 328 109,61 - Chưa qua đào tạo 17494 16563 16074 95,86 2. Số năm đi học bình quân/người 9,77 9,89 9,89 100,64 3. Tỷ lệ nhân lực chưa qua đào tạo (%) 36,85 34,22 32,74 - Khi được hỏi về sức khỏe của người làm nghề TTCN tại các làng nghề điều tra, tất cả đều trả lời rằng, họ thường không đi kiểm tra sức khỏe thường kỳ, nên không rõ sức khỏe của mình thuộc loại nào. Vì vậy, dựa vào các tiêu chí đánh giá 11
  14. cảm quan của họ như có mắc bệnh nan y không? Khả năng làm việc hàng ngày ra sao? Thỉnh thoảng hay mắc bệnh gì? Theo kết quả phỏng vấn bản thân người làm nghề TTCN về tự đánh giá tình trạng sức khỏe của mình được thể hiện trên bảng 4.5. Bảng 4.5. Tình trạng sức khỏe và bệnh tật của người làm nghề tiểu thủ công nghiệp tại các xã điều tra, tỉnh Bắc Ninh ĐVT: % Tính Các xã điều tra Diễn giải chung Đồng Kỵ Phù Lãng Song Hồ Phong Khê Đại Bái a. Xếp loại sức khỏe - Tốt 37,16 38,46 45,28 40,74 29,41 31,37 - Trung bình 53,64 51,92 47,17 55,56 56,86 56,86 - Kém 9,20 9,62 7,55 3,70 13,73 11,76 b. Bệnh do nghề gây ra - Viêm đường hô hấp 26,82 36,54 5,66 33,33 47,06 11,76 - Da liễu 24,52 3,85 33,96 14,81 52,94 17,65 - Khác 13,79 9,62 7,55 5,56 21,57 25,49 4.1.4. Việc làm, thu nhập và hiệu suất sử dụng nhân lực ngành tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bắc Ninh 4.1.4.1. Thực trạng việc làm Ngoài chủ cơ sở, còn có 3 loại thợ: Thợ chính hay còn gọi là thợ cả chịu trách nhiệm toàn bộ khâu thiết kế, thi công hoàn thiện sản phẩm; Thợ phụ việc làm các công việc bổ trợ theo sự phân công của thợ chính ; Thợ kỹ thuật máy móc thường làm việc ở các cơ sở sản xuất lớn, với công nghệ mới, có sử dụng các máy móc hiện đại như máy cưa, bào, tiện, cán, rèn, kể cả máy phát điện Bảng 4.6. Tình trạng việc làm và thời gian làm việc của nhân lực làm nghề tiểu thủ công nghiệp tại các xã điều tra, tỉnh Bắc Ninh Các xã điều tra Tính Diễn giải ĐVT Đồng Phù Song Phong chung Đại Bái Kỵ Lãng Hồ Khê a. Công việc cụ thể - Chuyên quản lý và làm chính % 22,22 17,31 18,87 24,07 23,53 27,45 - Thợ kỹ thuật chính % 29,50 26,92 45,28 31,48 5,88 37,25 - Thợ kỹ thuật máy móc % 6,51 17,31 3,77 3,70 3,92 3,92 - Thợ phụ việc % 41,76 38,46 32,08 40,74 66,67 31,37 b. Thời gian làm việc Số giờ làm việc b/q ngày Giờ 8,29 8,66 8,13 8,30 8,18 8,18 Số ngày làm việc/tháng Ngày 24,93 26,85 24,49 24,54 24,51 24,29 Số tháng làm viêc/năm Tháng 11,39 11,37 11,36 11,39 11,39 11,45 c. Thời gian làm thêm Số giờ/ngày Giờ 1,27 1,32 1,33 1,31 1,21 1,18 Số ngày/tháng Ngày 3,66 3,75 3,64 3,78 3,65 3,45 Thời điểm làm thêm trong tháng - 9 - 12 7 - 11 11 - 4 10 - 1 8 - 11 năm (tháng đến tháng) Đối với các lao động làm thuê, họ chủ yếu đảm nhận các công việc tạo ra sản phẩm. Tùy tay nghề mà mỗi người đảm nhiệm một công đoạn khác nhau. 12
  15. Người có tay nghề cao, thường là nam giới sẽ làm công việc tạo hình, trạm trổ, đục đẽo; người có tay nghề bình thường có thể gọt bào, đánh bóng, xẻ gỗ; lao động là nữ giới thường làm các công việc như đánh bóng, đánh giấy ráp Bảng 4.7. Số lượng và thời gian lao động trung bình hàng năm của các cơ sở được điều tra ở Đồng Kỵ (Tính bình quân 1 cơ sở điều tra) Loại hộ Hộ tham Hộ tham Diễn giải ĐVT Chung Hộ cá Hộ tham gia công ty gia công thể gia HTX tư nhân ty TNHH Số hộ điều tra hộ 110 62 34 10 4 1.Tổng số lao động người 17,44 11,94 22,60 28,22 32,02 1.1. Lao động gia đình người 4,02 4,42 3,41 3,01 5,50 1.2. Lao động đi thuê người + Thuê thường xuyên người 9,51 4,81 13,18 23,01 17,50 + Thuê theo thời vụ người 3,91 2,71 6,01 2,20 9,02 2. Số giờ làm việc b/q ngày giờ/ngày 9,91 9,55 10,30 10,60 10,50 4.1.4.2. Thu nhập Số ngày làm việc của người lao động ở đây hầu như tất cả các ngày trong tháng, trừ ngày lễ truyền thống của dân tộc. Người lao động làm nghề TTCN trong 1 ngày họ làm nhiều công viêc khác nhau, nên số giờ làm việc bình quân 1 ngày trung bình gần 10 giờ. Do vậy, thu nhập bình quân 1 người 1 tháng của 1 lao động là khá cao, thu nhập bình quân 1 lao động 1 tháng là 6,67 triệu đồng, bình quân 1 năm là 81,81 triệu đồng, trong đó chủ yếu từ tiền lương hoặc tiền công. Bảng 4.8. Thu nhập của nhân lực làm nghề tiểu thủ công nghiệp tại các xã điều tra, tỉnh Bắc Ninh ĐVT: triệu đồng/người Các xã điều tra Tính Diễn giải Đồng Phù Song Phong chung Đại Bái Kỵ Lãng Hồ Khê Thu nhâp b/q tháng 6,67 8,79 4,06 8,11 6,55 5,82 - Tiền lương 6,42 8,63 3,96 7,96 5,80 5,71 - Phụ cấp 0,06 0,00 0,00 0,00 0,31 0,00 - Các khoản hỗ trợ 0,06 0,08 0,06 0,04 0,20 0,04 - Khác 0,13 0,08 0,04 0,11 0,24 0,08 So sánh thu nhập bình quân 1 người giữa các xã với các ngành nghề khác nhau, thì thu nhập bình quân 1 người ở Đồng Kỵ với nghề sản xuất đồ gỗ; ở Song Hồ với nghề sản xuất hàng mã là cao hơn. Các cơ sở SXKD áp dụng chủ yếu 2 hình thức trả lương là (i) trả theo thời gian làm việc; (ii) trả theo số lượng sản phẩm cho cả lao động thường xuyên và lao động thời vụ. 4.1.4.3. Hiệu suất sử dụng nhân lực Do khối lượng công việc đảm nhận và hoàn thành của người làm nghề TTCN không bóc tách được, vì 1 sản phẩm do nhiều người làm. Mặt khác các cơ sở sản xuất TTCN, đặc biệt các hộ gia đình hiện tại đều không ghi chép, hay không hạch toán nên tác giả rất khó khăn trong tính toán các chỉ tiêu thể hiện hiệu suất sử dụng nhân lực ngành TTCN. 13
  16. Bảng 4.9. Một số chỉ tiêu thể hiện hiệu quả sử dụng nhân lực ngành tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bắc Ninh Số lượng TĐPTBQ Diễn giải ĐVT 2014 2015 2016 (%/năm) 1. Số người làm nghề TTCN người 47473 48398 49094 101,69 2. Giá trị sản xuất TTCN Tỷ đồng 27797,6 31905,8 37091,7 115,51 3. Giá trị gia tăng TTCN Tỷ đồng 7832,8 9240,4 11032,1 118,68 4. Giá trị sản xuất/người làm nghề TTCN Tr.đ /người 585,5 659,2 755,5 113,59 5. Giá trị gia tăng/người làm nghề TTCN Tr.đ /người 165,0 190,9 224,7 116,70 4.1.5. Chỉ số tổng hợp phát triển nhân lực ngành tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bắc Ninh Dựa trên kết quả đánh giá thực trạng sức khỏe thông qua tuổi thọ trung bình, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn đào tạo và hiệu suất sử dụng nhân lực thông qua chỉ tiêu giá trị gia tăng bình quân 1 người làm nghề trực tiếp ngành TTCN tỉnh Bắc Ninh, vận dụng công thức tính chỉ số phát triển nguồn nhân lực (HDI) của Tổng cục thống kê tác giả tính chỉ số tổng hợp phát triển nguồn nhân lực ngành TTCN tỉnh Bắc Ninh thể hiện ở bảng 4.10. Bảng 4.10. Chỉ số tổng hợp phát triển nhân lực (HDI) ngành tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bắc Ninh TĐPTBQ Diễn giải ĐVT 2014 2015 2016 năm (%) 1. GRDP ngành TTCN/lao động TTCN USD 7268,50 8410,80 9899,29 116,70 2. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên biết chữ % 99,76 99,79 99,81 - 3. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào % 63,15 65,78 67,26 - tạo, tập huấn 4. Tuổi thọ BQ nhân Lực TTCN năm 70,4 70,9 71,3 100,64 5. Chỉ số phát triển thu nhập theo VA (HDI1) Lần 0,647 0,669 0,694 - 6. Chỉ số phát triển trình độ (HDI2) Lần 0,876 0,885 0,890 - 7. Chỉ số tuổi thọ (HDI3) Lần 0,757 0,765 0,772 - 8. Chỉ số tổng hợp phát triển nhân lực ngành Lần 0,760 0,773 0,785 - TTCN (HDI)TTCN 9. Chỉ số phát triển nhân lực tỉnh Bắc Ninh Lần 0,823 0,834 0,839 - (HDI) toàn tỉnh Các chỉ số thành phần của nhân lực ngành TTCN tỉnh Bắc Ninh qua 3 năm có xu hướng tăng qua 3 năm. 4.1.6. Thực trạng thực hiện các hoạt động phát triển nguồn nhân lực ngành tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bắc Ninh 4.1.6.1. Quy hoạch và thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực giai đoạn 2011-2020 Tỉnh đã có nhiều chương trình, chính sách để phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bắc Ninh với mục tiêu là nâng cao thể lức, trí tuệ, từng bước nâng cao chất lượng nguồn lao động, phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ lao động qua đào tạo là 75% và giảm dầm tỷ lệ lao động nông nghiệp toàn tỉnh. 14
  17. 4.1.6.2. Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức và dạy nghề Một số chỉ tiêu thể hiện kết quả đào tạo nghề cho người lao động nói chung và ngành TTCN trong tỉnh được thể hiện ở bảng 4.11. Bảng 4.11. Một số chỉ tiêu thể hiện kết quả đào tạo nghề tỉnh Bắc Ninh TH đến TH đến KH đến Diễn giải ĐVT 2010 2015 2020 1. Số lao động thực tế đang làm việc người 593100 661656 720591 2. Tỷ lệ LĐ đang làm việc được đào tạo nghề % 45,51 60,00 80-83 3. Cơ cấu theo trình độ đào tạo - Sơ cấp nghề % 3,68 7,06 7,26 - Công nhân kỹ thuật không bằng % 22,49 31,68 42,13 - Trung cấp nghề % 4,29 2,36 - - Cao đẳng nghề % 2,58 3,24 4,09 - Trung cấp chuyên nghiệp % 3,40 4,54 4,66 - Cao đẳng % 3,09 2,45 2,52 - Đại học và trên đại học % 5,53 9,18 9,34 4. Số lao động nông thôn được đào tạo nghề người 38614 Tr. đó: Lao động làm nghề tiểu thủ công nghiệp % 54,5 5. Tỷ lệ lao động TTCN được đào tạo có việc làm % 70,00 Bắc Ninh đã thực hiện gắn quy hoạch với đào tạo, bồi dưỡng cán bộ với các biện pháp cụ thể theo chính sách thu hút và sử dụng nhân tài. Công tác đào tạo nghề được tỉnh Bắc Ninh rất quan tâm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng dần, đến năm 2010 tỷ lệ lao động được đào tạo nghề chiếm 45,51%, đến năm 2015 tỷ lệ này là 60%. 4.1.6.3. Giải quyết việc làm Các hoạt động nhằm giải quyết việc làm cho người lao động tỉnh Bắc Ninh gồm: Tư vấn giới thiệu việc làm; Hỗ trợ đào tạo và tuyển dụng lao động cho các doanh nghiệp; Giải quyết chế độ chính sách đối với người thất nghiệp; Cho vay để khởi nghiệp; Xuất khẩu lao động. Bảng 4.12. Một số chỉ tiêu thể hiện giải quyết việc làm cho người lao động tỉnh Bắc Ninh Diễn giải ĐVT 2011-2015 1. Tư vấn và giới thiệu việc làm Người 19287 2. Số tiền hỗ trợ đào tạo Tr. đồng 6500 3. Số lao động được hỗ trợ đào tạo Người 3215 4. Số người được chế độ thất nghiệp Người 23108 5. Số người được đào tạo nghề mới Người 736 6. Số dự án giải quyết việc làm Dự án 2769 Trong đó: từ Quỹ quốc gia Dự án 2254 7. Số tiền cho vay giải quyết việc làm Tr. đồng 128500 Trong đó: Từ Quỹ quốc gia Tr. đồng 102000 8. Số người được giải quyết việc làm Người 6077 9. Số người xuất khẩu lao động Người 15200 4.1.6.4. Củng cố hệ thống giáo dục đào tạo Tỉnh đã thực hiện nâng cấp các cơ sở giáo dục đạt chuẩn quốc gia; Tăng cường trang bị cơ sở vật chất dạy học; Bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo. 15
  18. 4.1.6.5. Triển khai các chương trình khuyến công Các chương trình khuyến công được triển khai như đề án “Nhân cấy nghề mới, khôi phục và phát triển các làng nghề công nghiệp và TTCN”; Phối hợp đào tạo bồi dưỡng người lao động trong lĩnh vực TTCN; Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật; Tổ chức hội thảo, hội nghị chuyên đề về phát triển CN, TTCN và làng nghề, khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống. Bảng 4.13. Một số chỉ tiêu thể hiện kết quả khuyến công tỉnh Bắc Ninh Diễn giải ĐVT 2011 - 2015 2016 1. Số dự án, chương trình hỗ trợ Dự án 2769 594 2. Số lớp tập huấn Lớp 1793 334 3. Số lượt người tham gia tập huấn Lượt người 96470 18043 4. Số mô hình trình diễn kỹ thuật Mô hình 37 9 5. Số hội nghị chuyên đề Hội nghị 127 27 6. Số hội thảo Hội thảo 31 9 Từ năm 2011 đến 2015 tỉnh đã triển khai 2769 dự án và chương trình hỗ trợ phát triển các ngành nghề TTCN, riêng năm 2016 là 594 dự án. Sở công thương đã chỉ đạo các phòng công thương các huyện tổ chức nhiều lớp tập huấn về kỹ thuật, quản trị sản xuất kinh doanh, thị trường , xây dựng nhiều mô hình trình diễn và các hội nghị chuyên đề. Các hoạt động này đã góp phần nâng cao trình độ cho người làm nghề TTCN của tỉnh. 4.1.6.6. Tăng cường chăm sóc sức khỏe người lao động và cộng đồng Ở các khu công nghiệp và cụm công nghiệp làng nghề, ngành y tế còn triển khai đề án “Phát triển dịch vụ khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người lao động trong các khu công nghiệp và cụm công nghiệp làng nghề”. 4.1.7. Đánh giá kết quả, hạn chế và những vấn đề đặt ra trong phát triển nguồn nhân lực ngành tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bắc Ninh 4.1.7.1. Đánh giá của người làm nghề tiểu thủ công nghiệp và cán bộ quản lý Kết quả tự đánh giá của người làm nghề TTCN cơ bản thống nhất với ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý của địa phương. Cụ thể, người làm nghề TTCN ở các xã đại diện họ rất yêu nghề, tỷ lệ người yêu nghề có trách nhiệm với nghề ở mức tốt trở lên chiếm gần 80 % (79,06% đánh giá chung; 79,69% người làm nghề tự đánh giá; 74,28% cán bộ quản lý đánh giá). Tỷ lệ ý kiến cho rằng, người làm nghề TTCN tiếp cận thị trường kém chỉ chiếm 19,59 %. Tuy nhiên, số ý kiến cán bộ quản lý về tiếp cận thị trường của người làm nghề TTCN tương đối cao (45,17%). Sở dĩ như vậy là vì, cán bộ quản lý cho rằng, người làm nghề TTCN mới tiếp cận thị trường nội địa, nhất nội huyện, tỉnh, các thị trường ngoại tỉnh, nước ngoài như Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc thì khả năng tiếp cận còn kém. Về tay nghề, tất cả các ý kiến đánh giá đều cho rằng, người làm nghề TTCN hiện tại tay nghề khá tốt (78,05% ý kiến đánh giá chung). Về trình độ văn hóa và chuyên môn đào tạo, vẫn còn tỷ lệ nhất định người làm nghề còn yếu, cụ thể vẫn còn 10,47 % ý kiến đánh giá trình độ văn hóa kém và 15,2% ý kiến đánh giá về trình độ chuyên môn đào tạo kém). Theo chúng tôi, các ý kiến đánh giá này là phù hợp với thực trạng nhân lực đang làm các nghề TTCN của tỉnh. 16
  19. 4.1.7.2. Đánh giá chung kết quả đạt được, hạn chế và các vấn đề đặt ra a. Kết quả đạt được Số người làm nghề TTCN gia tăng qua các năm; Số người làm các nghề TTCN mới như sản xuất giấy; chế biến gỗ; chế biến nông sản, gia tăng nhiều; Số hộ gia đính, số người tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm TTCN theo HTX, Công ty ngày càng gia tăng; Số lượng và cơ cấu nhân lực ngành TTCN ở độ tuổi vàng (trẻ, khỏe: từ 35 đến 54 tuổi) chiếm tỷ trọng lớn nhất; Trình độ văn hóa người làm nghề TTCN chủ yếu tốt nghiệp trung học phổ thông; Sức khỏe của người làm nghề tốt không mắc bệnh nguy hiểm; Việc làm nhiều, thu nhập cao hơn so với sản xuất nông nghiệp; Góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh. b. Hạn chế còn tồn tại Số người làm nghề có trình độ cao, đặc biệt các nghệ nhân còn ít, mai một; Số người làm nghề TTCN chủ yếu trong các cơ sở qui mô nhỏ, thu công, phân tán (hộ gia đình); Số người làm nghề TTCN tập trung chủ yếu ở các làng nghề tại thị trấn, cụm công nghiệp làng nghề như: Từ Sơn, Thuận Thành, Yên Phong; Tỷ lệ người làm nghề TTCN chưa qua đào tạo nghề còn cao; Số người làm nghề TTCN chưa có chứng chỉ ngoại ngữ và tin học; Người làm nghề TTCN sử dụng công cụ thủ công là phổ biến (cưa, đục, mài ); Sử dụng lao động hầu như chỉ có thỏa thuận bằng miệng, không có hợp đồng lao động và bảo biểm y tế, bảo hộ lao động; Các hoạt động phát triển nguồn nhân lực của tỉnh mới đề cập chung chưa có các hoạt động cụ thể cho ngành TTCN; Tiềm năng nguồn nhân lực cho phát triển; TTCN có nhưng định hướng nghề nghiệp chưa rõ ràng. c. Các vấn đề đặt ra cần nghiên cứu giải pháp Những vấn đề đặt ra trong phát triển nguồn nhân lực ngành TTCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh theo chúng tôi là: (1) Trình độ đào tạo nghề thấp đang là trở ngại lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và phát triển ngành mới, nghề mới thu hút việc làm cho người lao động nói riêng trong bối cảnh CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế. (2) Đào tạo các nghề TTCN trong các cơ sở đào tạo chưa chú trọng. Đào tạo nghề chủ yếu theo hình thức gia truyền trong gia đình, chưa tổ chức thành trường lớp; Chất lượng đào tạo nghề chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn; Cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa hợp lý, chưa gắn với nhu cầu nhân lực của từng ngành nghề, chưa đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật chất lượng cao cho sản xuất và thị trường lao động. Người chủ cơ sở cũng như người làm thợ đều yếu về ngoại ngữ và tin học. (3) Quản lý lao động làm thuê thiếu chặt chẽ. Sử dụng lao động thuê ngoài ở các cụm công nghiệp làng nghề nhiều như Đồng Kỵ, thành phố Bắc Ninh, Gia Bình nhưng không có hợp đồng, không có BHYT, BHXH, bảo hộ lao động tự người lao động mua sắm nên quyền lợi và trách nhiệm người lao động chưa được đảm bảo, thu nhập bấp bênh, không đủ hấp dẫn để người lao động. (4) Môi trường làng nghề ô nhiễm. Người lao động đã không có bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hộ lao động, nhưng lại làm việc trong nhà xưởng mà hệ thống đèn điện, quạt mát cũ kỹ. Môi trường làm việc thường xuyên ô nhiễm do bụi gỗ, mùn cưa, sơn bóng và các loại hóa chất khác 17
  20. (5) Quy hoạch phát triển ngành TTCN chưa có, còn lồng ghép với quy hoạch các khu công nghiệp và cụm công nghiệp làng nghề. Do vậy, nhận thức của các cơ quan có liên quan về phát triển nguồn nhân lực ngành TTCN còn lúng túng, chưa cụ thể và có những hoạt động thiết thực cho ngành. 4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH 4.2.1. Xác định các yếu tố ảnh hưởng 4.2.1.1. Chương trình giáo dục và đào tạo Kết quả thăm dò ý kiến người làm nghề TTCN ở các xã đại diện về các vấn đề này cho thấy, với 6 tiêu chí xây dựng khung chương trình giáo dục và đào tạo, được đánh giá mức độ đạt được theo thang đo likert (1-5), thì điểm trung bình của các tiêu chí này mới đạt từ 2,0 đến 2,2. Tỷ lệ ý kiến đánh giá cả 6 tiêu chí này ở mức độ kém đều trên 55% trong tổng các ý kiến đánh giá. 4.2.1.2. Y tế và chăm sóc sức khỏe Kết quả thăm dò ý kiến người làm nghề TTCN ở các xã đại diện về các vấn đề này cho thấy, với 7 tiêu chí đánh giá về điều kiện y tế và chăm sóc sức khỏe của tỉnh theo thang đo likert (1-5), thì điểm trung bình của các tiêu chí này đều đạt từ 3,4 đến 3,9. Tỷ lệ ý kiến đánh gia tốt chiếm từ 51,7 đến 72%. Kết quả đánh giá này hoàn toàn phù hợp với thực trạng các hoạt động y tế và chăm sóc sức khỏe của tỉnh đã nêu ở phần trên. 4.2.1.3. Máy móc thiết bị và công nghệ sản xuất Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, các cơ sở sản xuất TTCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đều chú trọng đổi mới công cụ, máy móc, thiết bị. Từ sản xuất thủ công là chính, các cơ sở này từng bước cơ khí hóa, hiện đại hóa và áp dụng từng phần tự động hóa. 4.2.1.4. Việc làm và bố trí công việc Với 9 tiêu chí đánh giá, điểm trung bình đánh giá theo thang đo likert (từ 1 đến 5) của các tiêu chí này cũng tương đối cao đạt từ 3,5 đến 4,0. Các tiêu chí về việc làm, bố trí công việc, hợp đồng và theo dõi công việc cũng như thu nhập đều được người làm nghề đánh giá nghiêng về tốt và rất tốt. Chúng tôi thiết nghĩ, hiện tại ở khu vực nông thôn, lao động dư thừa, nhất là những tháng nông nhàn, người làm nông nghiệp có thể tham gia các công việc phụ như vận chuyển nguyên vật liệu, dọn dẹp, phụ thợ chính là rất phù hợp. 4.2.1.5. Lương và chế độ phụ cấp Với 8 tiêu chí đánh giá, điểm trung bình theo thang đo likert của 8 tiêu chí này cũng tương đối khá đạt từ 3,4 đến 3,6. Tỷ lệ số người đánh giá về 8 tiêu chí này nghiêng về mức tốt và rất tốt. Chẳng hạn, tỷ lệ số người đánh giá về hình thức trả lương ở mức tốt chiếm 47,5%, mức rất tốt chiếm 7,3%; về thưởng lế tết ở mức tốt chiếm 46,7%, rất tốt chiếm 6,5%. Như vậy, có thể nói rằng, người làm nghề TTCN rất hài lòng với tiền lương mà họ nhận được. Tỷ lệ số người đánh giá về 8 tiêu chí này tập trung nhiều ở mức rất kém và kém. Cụ thể, tỷ lệ số người đánh giá về tiêu chí nghỉ ốm có lương ở mức rất kém là 48,7%, mức kém là 39,5%, về tiêu chí trợ cấp tai nạn lao động ở mức rất kém 18
  21. là 48,7%, mức kém là 39,5% Như vậy, ngoài lương và các khoản hỗ trợ lương, các chế độ phụ cấp khác hầu như người làm nghề TTCN không được hưởng. Điều này phần nào không khuyến khích người làm nghề yên tâm gắn bó với nghề. 4.2.1.6. Ô nhiễm môi trường Chất lượng môi trường tại các xã có nghề TTCN ngày càng gia tăng, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người làm nghề và hiệu suất làm việc. Điều này được thể hiện cụ thể qua ý kiến đánh giá của người làm nghề TTCN ở các xã đại diện. 4.2.2. Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả phát triển nguồn nhân lực ngành tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bắc Ninh Trong nghiên cứu này, 7 nhóm yếu tố ảnh hưởng được thể hiện ở 48 tiêu chí cụ thể (mỗi nhóm yếu tố có một số tiêu chí). Sau khi tính hệ số tương quan Cronbach Alpha trong phân tích nhân tố khám phá và hệ số tải nhân tố, có 6 biến nhân tố không phù hợp bị loại bỏ (PL6: Hỗ trợ tử tuất; GD5: Điều kiện cơ sở giáo dục; ML6: Hỗ trợ điện thoại, đi lại; MM3: Máy móc thiết bị từ châu Âu; SK4: Vệ sinh môi trường; SK6: Chất lượng thực phẩm) vì Cronbach Alpha dưới 0,3 và hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,5 bị loại. Sau khi kiểm định, chỉ số KMO của dữ liệu = 0,810 và Bartlett có giá trị Sig. = 0,000 < 0,05 nên có ý nghĩa thống kê. Các nhóm biến đã lựa chọn với dữ liệu thu thập được đều thích hợp cho phân tích yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phát triển nguồn nhân lực của các cơ sở sản xuất TTCN. Bảng 4.14 cho thấy, cả 7 nhóm yếu tố ảnh hưởng với các các hệ số hồi qui riêng phần đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% và có giá trị dương, chứng tỏ các biến độc lập có tương quan thuận với biến phụ thuộc. Bảng 4.14. Hệ số ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả phát triển nguồn nhân lực ngành tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bắc Ninh Nhóm Hệ số (β) Hệ số tự do -1,166 Chính sách phúc lợi của cơ sở 0,195 Môi trường làm nghề của cơ sở 0,243 Bố trí làm việc tại cơ sở 0,210 Chương trình giáo dục đào tạo tại địa phương 0,235 Chế độ tiền lương và hỗ trợ của cơ sở 0,223 Trang thiết bị máy móc sử dụng trong cơ sở 0,228 Chăm sóc sức khỏe 0,031* R2 0,697 F 83,236 Sig (F) 0,000 Ghi chú: , * tương ứng với ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 10% 4.2.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tiếp tục làm nghề tiểu thủ công nghiệp của người lao động Sử dụng dữ liệu phỏng vấn 261 lao động ngành TTCN ở 5 làng nghề ở 5 huyện, thành phố đại diện ở Bắc Ninh, chạy mô hình logit trong phần mềm STATA, tác giả tóm tắt các tham số thể hiện mức độ ảnh hưởng của các yếu tố 19
  22. đến quyết định tiếp tục công việc của người lao động TTCN ở tỉnh Bắc Ninh được thể hiện trong bảng. Bảng 4.15. Kết quả ước lượng mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tiếp tục công việc của lao động ngành tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bắc Ninh Hệ số mô hình Hệ số ảnh hưởng Ký hiệu Định nghĩa biến Logit biên Hệ số -8,7267 Tuoi Tuổi của người lao động 0,2158 0,0445 Tdhv Trình độ học vấn -0,1716 -0,0354 Tnbqthang Thu nhập bình quân tháng 0,0084ns 0,0017ns Mtlv Môi trường làm việc -2,1035 -0,4331 Lamchinh Người làm chính 2,4183 0,5060 Moc Nghề mộc 3,0404 0,3943 Ducdong Đúc đồng 2,7684 0,3708 Gomsu Gốm sứ 0,3241ns 0,0640ns Vangma Vàng mã 1,3274 0,2253 Kiểm định mô hình (LR test) 180,15 Log Likelihood -83,1575 Hệ số xác định tương quan hiệu chỉnh (R2) 0,5200 Ghi chú: ns = không có ý nghĩa thống kê; , có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5% Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tiếp tục công việc của người lao động TTCN ở Bắc Ninh có ý nghĩa thống kê là tuổi của người lao động, trình độ học vấn của người lao động, và các biến giả về môi trường làm việc của người lao động, người lao động có phải là người làm chính hay không, người lao động có phải làm nghề mộc hay không, người lao động có phải làm nghề đúc đồng hay không, người lao động có phải làm nghề gốm sứ hay không, người lao động có phải làm nghề sản xuất vàng mã hay không và hệ số ảnh hưởng biên cũng có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và 1%. Điều này thể hiện đúng như các nghiên cứu của Todaro (1969), Jennifer and Peter (2009) và Lee (1966) chỉ ra rằng tuổi, trình độ của người lao động, môi trường làm việc, các ngành nghề đang làm việc của người lao động có ảnh hưởng đến quyết định làm việc của người lao động chứ thu nhập không thực sự là vấn đề quan trọng và quyết định đến việc có tiếp tục làm việc nữa hay không của người lao động. 4.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH 4.3.1. Căn cứ đề xuất Căn cứ vào thực trạng nguồn nhân lực ngành TTCN của tỉnh Bắc Ninh; Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quy hoạch phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến 2030; Chương trình mỗi xã một sản phẩm; Dự báo cung - cầu nhân lực của tỉnh Bắc Ninh; Nhu cầu đào tạo nghề của nhân lực ngành nghề TTCN. 20
  23. 4.3.2. Định hướng phát triển nguồn nhân lực ngành tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bắc Ninh Dựa trên các căn cứ nêu trên, phát triển nguồn nhân lực ngành TTCN tỉnh Bắc Ninh cần theo các hướng: (i) Không ngừng cải thiện và nâng cao chất lượng toàn diện nguồn nhân lực; (ii) Phát triển nhân lực trên cơ sở nhu cầu của xã hội và thị trường lao động; (iii) Phát triển nhân lực dựa trên cơ sở nâng cao hiệu quả từ đào tạo tới sử dụng nhân lực; (iv) Kết hợp khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực của mọi thành phần kinh tế, nguồn lực trong nước và nước ngoài. 4.3.3. Giải pháp tiếp tục phát triển nguồn nhân lực ngành tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bắc Ninh 4.3.3.1. Quy hoạch phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bắc Ninh Tỉnh Bắc Ninh cần: (i) xác định phương hướng phát triển cho các ngành TTCN trong từng giai đoạn đến 2020, đến 2030; (ii) Tổ chức các loại hình sản xuất kinh doanh TTCN như Hộ gia đình, nhóm hộ hợp tác; Hộ liên kết với doanh nghiệp; HTX tiểu thủ công nghiệp; thậm chí khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh TTCN; (iii) Tập huấn bối dưỡng kiến thức về tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới và quản trị sản xuất kinh doanh cho các cơ sở, người lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh TTCN; (iv) Bảo tồn và nâng cao hiệu quả hoạt động của các làng nghề truyền thống của tỉnh như Đồng Kỵ, Phú Lãng, Đông Hồ, Đại Bái Phát triển du lịch làng nghề; (v) Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như đường giao thông, hệ thống thông tin, điện nước và hệ thống xử lý rác thải. 4.3.3.2. Xã hội hóa công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành tiểu thủ công nghiệp Các cơ quan quản lý ngành cần có quy hoạch, đầu tư phát triển mạng lưới đào tạo và dạy nghề trên địa bàn tỉnh. Cụ thể hóa các cơ chế chính sách đào tạo nghề như Chính sách hỗ trợ học nghề cho lao động nông thôn; Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã đào tạo nghề; Chính sách hỗ trợ các đơn vị ngoài công lập đào tạo giáo viên, xây dựng chương trình, giáo trình; Bố trí và công khai quỹ đất để thu hút và lựa chọn các nhà đầu tư có nguồn lực kinh tế mạnh vào các ngành nghề truyền thống của tỉnh. Cùng với đó là bổ sung và hoàn thiện cơ chế chính sách về tài chính cho chính sách đào tạo nguồn nhân lực. Người làm nghề TTCN cần: Đăng ký và tham gia đầy đủ các chương trình đào tạo nghề theo kế hoạch hàng năm; Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã được học vào quá trình sản xuất TTCN. 4.3.3.3. Quản lý sức khỏe người làm nghề tiểu thủ công nghiệp Người lao động cần: Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng đến 1 năm. Dựa trên kết quả khám sức khỏe định kỳ phân loại sức khỏe theo mức độ mà Bộ Y tế đã quy định; Tăng cường chế độ ăn uống nhằm đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, cơ cấu dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để người lao động có sức khoẻ tốt, nhanh hồi phục sức lao động, đồng thời tái tạo sức lao động mới phục vụ cho công việc được giao; Tích cực tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao sau thời gian làm việc căng thẳng, mệt mỏi. Hàng năm,sử dụng chế độ nghỉ nghép, nghỉ dưỡng sức hợp lý. 21
  24. Các cơ sở SXKD cần: (i) Tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe hàng ngày; Tập huấn về các biện pháp an toàn lao động cho người làm nghề; tăng cường kiểm tra ATLĐ và VSLĐ tại các cơ sở sản xuất nghề; (ii) Thường xuyên cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo máy móc, nhà xưởng sạch sẽ, vệ sinh, an toàn, đảm bảo về môi trường cho người lao động làm việc để tránh các rủi ro trong nghề nghiệp và bảo vệ sức khỏe cho người lao động; (iii) Các cơ sở sản xuất kinh doanh cần thường xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao cho người lao động sau thời gian làm việc căng thẳng, mệt mỏi. Hàng năm, có chế độ nghỉ nghép, nghỉ dưỡng sức hợp lý cho người lao động. Đối với cơ quan quản lý và các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội: (i) Phân loại sức khỏe người lao động định kỳ, thống kê số lượng người làm nghề nghỉ do ốm đau và các bệnh mắc phải; (ii) Hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động của các Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố, nghiên cứu thành lập Trung tâm Y tế tại các khu công nghiệp để khám chữa bệnh kịp thời cho người lao động. 4.3.3.4. Tăng cường bảo vệ môi trường Đối với cơ quan quản lý ngành và các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội: (i) Quy hoạch khu sản xuất tách riêng khu dân cư và áp dụng các giải pháp xử lý chất thải và cải thiện môi trường lao động; (ii) Xây dựng quy chế làm việc, quy chế vệ sinh môi trường chung trong xã, thôn hoặc làng nghề; (iii) Thực hiện các chế tài trong quản lý môi trường ở các địa phương có ngành nghề TTCN như thuế, phí, lệ phí và lập quỹ bảo vệ môi trường; (iv) Các cơ quan chức năng, các đoàn thể quần chúng, tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, tập huấn về an toàn-vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh cần chủ động tìm hiểu, nghiên cứu, cải tiến công nghệ, áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường. Đối với người làm nghề TTCN cần tuân thủ tốt các quy định về BVMT. 4.3.3.5. Tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người làm nghề Phát triển nguồn nhân lực ngành TTCN cần gắn với tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động và hướng đến. Các biện pháp cụ thể cần thực hiện do các cơ quan quản lý ngành và tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội đảm nhận: (i) Phát triển các ngành nghề TTCN mới, đa dạng hóa các sản phẩm; (ii) Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn; (iii) Tái cấu trúc lao động theo nghề nghiệp; (iv) Phát triển ngành nghề nông thôn gắn với du lịch làng nghề; (v) Phát triển thị trường: Thông qua các hạt động xúc tiến thương mại như tổ chức tham gia các hội chợ triển lãm các sản phẩm TTCN; (vi) Đẩy mạnh việc đào tạo nghề; (vii) Tạo điều kiện tốt nhất để lao động làm nghề tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi. 4.3.3.6. Rà soát và hoàn thiện các cơ chế chính sách Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh cần cụ thể hoá và thể chế hoá chính sách khuyến khích đầu tư và thúc đẩy phát triển nhân lực; cần có cơ chế hỗ trợ phát triển thông tin thị trường lao động, hướng đến các chính sách việc làm, bảo hiểm, bảo trợ xã hội. Cùng với đó là bổ sung điều chính chế độ chính sách đãi ngộ và thu hút nhân tài và tăng cường vai trò quản lý nhà nước và hệ thống chính trị. 22
  25. PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN 1) Phát triển nguồn nhân lực ngành TTCN là một hệ thống các hoạt động của ngành và của từng cơ sở sản xuất kinh doanh TTCN với mục đích chủ động tạo ra sự biến đổi về số lượng, cơ cấu và chất lượng lao động nhằm nâng cao kết quả, hiệu quả sử dụng tài sản, nhân lực, vốn để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển ngành TTCN, nâng cao giá trị đóng góp của ngành trong phát triển kinh tế xã hội từng địa phương và quốc gia. Nội dung phát triển nguồn nhân lực ngành TTCN gồm: (i) Gia tăng về số lượng, đổi mới cơ cấu nguồn nhân lực; (ii) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên các phương diện sức khỏe, trình độ nghề nghiệp, phẩm chất đạo đúc, tinh thần và thái độ nghề nghiệp; (iii) Nâng cao thu nhập và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. 2) Ngành TTCN tỉnh Bắc Ninh bao gồm nhiều ngành nghề truyền thống và ngành nghề mới xuất hiện, được chia thành 8 nhóm chính, trong đó sản xuất gỗ, chế biến nông sản là chủ yếu. Các ngành nghề này được sản xuất và kinh doanh chủ yếu trong 73 làng nghề, tập trung nhiều ở các huyện Từ Sơn, thành phố Bắc Ninh và Gia Bình. Số người trong tuổi lao động ngành TTCN năm 2016 là 49094 người, tăng bình quân từ 2014-2016 là 1,64%/năm. Cơ cấu số người theo các ngành nghề qua 3 năm có thay đổi nhưng không nhiều, tập trung chủ yếu ở ngành sản xuất gỗ, chế biến nông sản và sản xuất thép, đúc đồng. Số người làm nghề TTCN chủ yếu thuộc hộ gia đình (chiếm trên 80% số người toàn ngành). Số người có trình độ nghề sơ cấp và chứng chỉ là phổ biến. Tỷ lệ số người chưa qua đào tạo còn chiếm từ 32,74 đến 36,85%. Số người biết sử dụng tin học và ngoại ngữ rất ít. Số đông người có số năm làm nghề dưới 20 năm. Số người làm nghề hầu như không khám sức khỏe định kỳ, không được phân loại sức khỏe. Người làm nghề TTCN không có hợp đồng lao động chính thống, không tham gia BHXH, BHYT và các quyền lợp hợp pháp khác. Giá trị gia tăng bình quân 1 người làm TTCN tăng dần với tốc độ cao hơn tốc độ tăng số người làm. Chỉ số tổng hợp phát triển nguồn nhân lực ngành TTCN của tỉnh đạt từ 0,76 đến 0,78. Các hoạt động phát triển nguồn nhân lực ngành TTCN nằm trong các hoạt động phát triển nhân lực nói chung toàn tỉnh giai đoạn 2011-2020. Các kết quả phát triển nguồn nhân lực ngành TTCN so với mục tiêu trong quy hoạch phát triển nhân lực nói chung của tỉnh về cơ bản chưa đạt. Những vấn đề đặt ra cần có giải pháp tác động trong phát triển nguồn nhân lực ngành TTCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh là: Trình độ đào tạo nghề thấp; Đào tạo các nghề TTCN trong các cơ sở đào tạo chưa chú trọng; Quản lý lao động làm thuê thiếu chặt chẽ; Môi trường làng nghề ô nhiễm; Quy hoạch phát triển ngành TTCN chưa có. Các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực ngành TTCN bao gồm: Chương trình giáo dục và đào tạo; Y tế và chăm sóc sức khỏe; Máy móc thiết bị và công nghệ sản xuất; Việc làm và bố trí công việc; Lương và chế độ phụ cấp và Ô nhiễm môi trường. Trong các nhóm yếu tố ảnh hưởng này, nhóm yếu tố môi trường làm nghề, chương trình giáo dục đào tạo, chế độ tiền lương và hỗ trợ của cơ sở có hệ số tác động lớn đến kết quả phát triển nguồn nhân lực ngành TTCN. 23
  26. 3) Các giải pháp cần tiếp tục áp dụng nhằm phát triển nguồn nhân lực ngành TTCN của tỉnh đến 2020 là: Quy hoạch phát triển ngành TTCN; Xã hội hóa công tác đào tạo; Quản lý sức khỏe người làm nghề; Tăng cường bảo vệ môi trường; Tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người làm nghề; Rà soát và hoàn thiện các cơ chế chính sách. 5.2. KIẾN NGHỊ 5.2.1. Đối với Chính phủ Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương đề xuất ban hành các cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích việc thành lập các công ty cung ứng và cung cấp thông tin nhân lực theo đơn đặt hàng của các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng nhân lực. Sớm ban hành các thông tư hướng dẫn thực hiện các Nghị định, Luật định mới ban hành như Nghị định số 57/2018/NĐ-CP Hà Nội, ngày 17/04/2018 về cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn. Tăng cường hỗ trợ ngân sách cho đào tạo nghề, liên kết và phát triển thông tin thị trường. 5.2.2. Đối với các bộ ngành Trung ương Bộ Giáo dục và Đào tạo: Sớm đổi mới tư duy về phát triển giáo dục đào tạo trong tổng thể chiến lược phát triển của quốc gia. Các cơ sở giáo dục đại học cần tăng cường liên kết với các DN. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng Hệ thống thông tin và dự báo nhu cầu nhân lực quốc gia và xây dựng Hệ thống tiêu chí đánh giá phát triển nhân lực. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần đẩy mạnh thực hiện đề án “quy hoạch mạng lưới dạy nghề”; “Xã hội hoá công tác dạy nghề”; “Dạy nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011 – 2020”; Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề và việc thực hiện các dự án đầu tư đã phê duyệt; Định kỳ đánh giá và tổ chức sơ, tổng kết theo quy định. Bộ Công thương: Tiếp tục hoàn thiện đề án “Nhân cấy nghề mới”; đề án “Khôi phục và phát triển các làng nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp”. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt quy hoạch phát triển thương mại, du lịch. 5.2.3. Các hướng nghiên cứu tiếp Do thời gian, kinh phí và điều kiện thu thập dữ liệu có hạn nên một số nội dung chuyên sâu trong nghiên cứu này tác giả chưa thực sự làm rõ, tác giả đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp theo là: (i) xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực riêng cho ngành TTCN; (ii) Phát triển các cơ sở dạy nghề; (iii) chất lượng nguồn nhân lục trong từng tiểu ngành TTCN; (iv) Hoàn thiện công tác thống kê ngành TTCN. 24
  27. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Phạm Ngọc Tùng và Ngô Thị Thuận (2017). Thực trạng chất lượng lao động ở làng nghề tỉnh Bắc Ninh. Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 11 tháng 04/2017 (651), tr 56 – 58. 2. Phạm Ngọc Tùng, Ngô Thị Thuận và Nguyễn Hùng Anh (2018). Analysis of factors influencing labor quality in the handicraft sector of Bac Ninh. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, tập 16, số 5/2018, tr 527 – 538. 25