Luận văn Tác động của trách nhiệm xã hội đến động lực làm việc của người lao động trong ngành vật liệu xây dựng trên địa bàn TP. HCM
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Tác động của trách nhiệm xã hội đến động lực làm việc của người lao động trong ngành vật liệu xây dựng trên địa bàn TP. HCM", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- luan_van_tac_dong_cua_trach_nhiem_xa_hoi_den_dong_luc_lam_vi.pdf
Nội dung text: Luận văn Tác động của trách nhiệm xã hội đến động lực làm việc của người lao động trong ngành vật liệu xây dựng trên địa bàn TP. HCM
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN NGỌC NHÃ UYÊN TÁC ĐỘNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH VẬT LIỆU XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TP. HCM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN NGỌC NHÃ UYÊN TÁC ĐỘNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH VẬT LIỆU XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TP. HCM Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số : 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :TS. NGUYỄN VĂN TÂN Tp. Hồ Chí Minh, năm 2013
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Tác động của trách nhiệm xã hội đến động lực làm việc của người lao động trong ngành vật liệu xây dựng trên địa bàn TP.HCM” là công trình nghiên cứu của riêng tôi và cósựhỗ trợ của thầy hướng dẫn TS. Nguyễn Văn Tân. Cơ sở lý luận được tham khảo ở các tài liệu nêu ở phần tài liệu tham khảo,số liệu và kết quả được trình bày trong luận văn là trung thực, không sao chép củabất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây. TP.Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 10 năm 2013 Người thực hiện luận văn NGUYỄN NGỌC NHÃ UYÊN
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH VẼ CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1 1.1 Lý do chọn đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 1.4 Phương pháp nghiên cứu 4 1.5 Ý nghĩa nghiên cứu 4 1.6 Cấu trúc bài báo cáo 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 6 2.1 Cơ sở lý thuyết về trách nhiệm xã hội 6 2.1.1 Trách nhiệm xã hội với bên trong 7 2.1.2 Trách nhiệm xã hội với bên ngoài 8 2.1.3 Tình hình thực hiện và nghiên cứu trách nhiệm xã hội ởViệt Nam 10 2.2 Cơ sở lý thuyết về động lực làm việc 12 2.3 Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và động lực làm việc 13 2.4 Mô hình nghiên cứu lý thuyết 19
- 2.5 Giả thuyết nghiên cứu 20 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 23 CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 3.1 Quy trình nghiên cứu 24 3.2 Nghiên cứu định tính 24 3.2.1 Trình tự buổi thảo luận 25 3.2.2 Thiết kế thang đo 26 3.2.3 Kết quả nghiên cứu định tính và hiệu chỉnh thang đo 27 3.3 Thiết kế bảng câu hỏi 32 3.4 Nghiên cứu định lượng 33 3.4.1 Phương thức lấy mẫu 34 3.4.2 Cỡ mẫu 34 3.4.3 Xử lý và phân tích dữ liệu 34 3.4.3.1 Phân tích mô tả 34 3.4.3.2 Đánh giả độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha 35 3.4.3.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA 35 3.4.3.4 Phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết 35 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 36 CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37 4.1 Mô tả mẫu 37 4.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu và kích thước mẫu 37 4.1.2 Mô tả thông tin mẫu 37 4.2 Kiểm định và đánh giá thang đo 40
- 4.2.1 Phân tích Cronbach’s Alpha 40 4.2.2 Phân tích nhân tố EFA 42 4.2.2.1 Phân tích nhân tố EFA cho các biến thuộc trách nhiệm xã hội 43 4.2.2.2 Phân tích nhân tố EFA cho biến động lực làm việc 47 4.2.3 Tóm tắt kết quả đánh giá thang đo 49 4.2.4 Điều chỉnh mô hình và giả thuyết nghiên cứu 51 4.3 Phân tích tương quan 52 4.4 Phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết 53 4.4.1 Dò tìm sự vi phạm các giả định của mô hình hồiquy 53 4.4.2 Phân tích hồi quy 55 4.4.2.1 Kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy 56 4.4.2.2 Phân tích mô hình hồi quy 57 4.5 Phân tích theo giá trị trung bình 58 4.6 So sánh với kết quả của các nghiên cứu liên quan 59 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 61 CHƯƠNG 5 – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62 5.1 Kết luận 62 5.2 Một số kiến nghị 63 5.3 Hạn chế của đề tài vàhướng nghiên cứu tiếp theo 70 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 – Dàn bài thảo luận nhóm PHỤ LỤC 2 – Bảng câu hỏi
- PHỤ LỤC 3 – Danh sách các công ty ngành vật liệu xây dựng tại TP.HCM PHỤ LỤC 4 – Đánh giá Cronbach’s Alpha lần đầu khi chưa loại biến PHỤ LỤC 5 – Phân tích nhân tố EFA lần đầu khi chưa loại biến PHỤ LỤC 6 – Đánh giá Cronbach’s Alpha lần hai sau khi loại biến PHỤ LỤC 7 – Phân tích nhân tố EFA lần hai sau khi loại biến PHỤ LỤC 8 – Kiểm định giả thiết của mô hình hồi quy PHỤ LỤC 9 – Kết quả phân tích hồi quy PHỤ LỤC 10 – Giá trị trung bình các thang đo
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT 1. CSR : Trách nhiệm xã hội (Corporate Social Responsibility) 2. EFA : Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis) 3. KMO : Hệ số Kaiser – Mayer – Olkin 4. Sig. : Mức ý nghĩa quan sát (Observed significance level) 5. SPSS : Phần mềm thống kê cho khoa học xã hội (Statistical Package for the Social Sciences)
- DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1 Tóm tắt các nghiên cứu có liên quan 16 Bảng 3.1 Thang đo trách nhiệm xã hội với nhân viên 26 Bảng 3.2 Thang đo trách nhiệm xã hội với khách hàng 27 Bảng 3.3 Thang đo trách nhiệm xã hội với đối tác kinh doanh 28 Bảng 3.4 Thang đo trách nhiệm xã hội với cộng đồng 29 Bảng 3.5 Thang đo trách nhiệm xã hội với môi trường và hệ sinh thái 30 Bảng 3.6 Thang đo động lực làm việc của nhân viên 32 Bảng 3.7 Câu hỏi hiểu về trách nhiệm xã hội 33 Bảng 4.1 Mô tả thông tin mẫu 38 Bảng 4.2 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha khi chưa loại biến 41 Bảng 4.3 Kết quả phân tích nhân tố EFA lần đầu chocác biến độc lập 45 Bảng 4.4. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha lần 2 sau khi loại biến 46 Bảng 4.5 Kết quả phân tích nhân tố EFA lần 2 cho biến độc lập 47 Bảng 4.6 Kết quả phân tích nhân tố EFA cho biến phụ thuộc 49 Bảng 4.7 Tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu 54 Bảng 4.8 Kết quả kiểm định đa cộng tuyến 55 Bảng 4.9 Kết quả kiểm định Durbin-Watson 56 Bảng 4.10 Kết quả chạy hồi quy 57 Bảng 4.11 Kết quả kiểm định ANOVA khi chạy hồi quy 57 Bảng 4.12 Các hệ số hồi quy 58
- Bảng 4.13 Giá trị trung bình các thang đo 60 Bảng 4.14 Kết quả ANOVA của biến cấp bậc trong công việc 61 Bảng 4.15 Kiểm định hậu ANOVA : Bonferroni 62 Bảng 5.1 Kết quả tính trung bình thang đo CSR với nhân viên 68 Bảng 5.2 Kết quả tính trung bình thang đo CSR với đối tác 70 Bảng 5.3 Kết quả tính trung bình thang đo CSR với cộng đồng 72 Bảng 5.4 Kết quả tính trung bình thang đo CSR với môi trường và hệ 73 sinh thái
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH VẼ Trang Biểu đồ 4.1 Biểu đồ thống kê quan điểm của người được hỏivề CSR 39 Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu lý thuyết 19 Hình 3.1 Các bước của quy trình nghiên cứu 25 Hình 4.1 Mô hình nghiên cứu sau khi điều chỉnh 52 Hình 4.2 Kết quả nghiên cứu sau khi chạy hồi quy 59
- 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Lý do chọn đề tài Làm sao tạo động lực làm việc chongười lao động là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Bởivì động lực làm việc sẽ thúc đẩy người lao động đạt được mục tiêu cá nhân của họ,làm cho họ muốn nổ lực nhiều hơn và đầu tư nhiều hơn vào công việc. Và khi đó, mục tiêu của tổ chức sẽ trở thành mục tiêu của cá nhân (Kalim và cộng sự, 2010). Ngoài ra, động lực làm việc luôn có mặt cùng với sự thoả mãn, lòng trung thành và cam kếtcủangười lao động đối với tổ chức và với công việc, cũng như nó sẽ quyết địnhhiệuquả làm việc của họ (Meyer và cộng sự, 2004). Cho nên khi thiếu động lực làm việc sẽ dẫn đến năng suất và hiệu quả làm việc củangười lao động trở nên kém hơn, từ đó làm cho hiệu quả làm việc của tổ chức cũng giảm và ngược lại,khingười lao động có động cơ làm việc hoặc có những thay đổi tích cực trong động cơ làm việc thì nó sẽ cótác động tích cực đến việc nâng cao hiệu quả lao động củangười lao động (Mai Anh, 2011). Động lực làm việc là một trong những chủ đề được bàn luận nhiều nhất trong hoạt động nghiên cứu và thực tiễn của doanh nghiệp (Mai Anh, 2011). Nhiều nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam cho thấy một số yếu tố có tác độngmạnh đến việc tạo động lực làm việc cho người lao động bao gồm lương thưởng công bằng, sự thăng tiến và phát triển nghề nghiệp, phúc lợi, việc được công nhận, sựtự chủ trong công việc, mức độ được tham gia ra quyết định, mối quan hệ với đồng nghiệp và cấp trên, thách thức trong công việc (Kalim và cộng sự, 2010; Trương Thị Bích Chi, 2011). Tuy nhiên xã hội ngày càng phát triển và biến đổi không ngừng khiến cho các yếu tố tạo động lực làm việc chongười lao động cũng phải thay đổi theo. Các phương thức tạo động lực cũđã được sử dụng phổ biến ở khắp mọi nơi và ngày càng tỏ ra kém hiệu quả. Ngày nay lương thưởng thôi thì chưa đủ để duy trìđộng lực của người lao động về lâu dài. Vì lương thưởng không phải là yếu tố duy nhất
- 2 tác động đến suy nghĩ, hiệu quảvà động lực làm việc của họ (Melynytevà Ruzevicius, 2008). Nhiều nghiên cứu trong những năm gần đây đã cho thấy người lao động có động lực làm việc nhiều hơn và cam kết với tổ chức hơn khi côngty của họ thực hiện trách nhiệm xã hội và khi họ có cơ hội trực tiếp tham giavàocác hoạt động xã hội đó (Melynyte và Ruzevicius, 2008). Các nghiên cứu tại Bắc Mỹ đã chứng minh có sự liên hệ mật thiết giữa việc thực thi trách nhiệm xã hội (CSR) và khả năng tạo động lực làm việc và thu giữ người tài của doanh nghiệp. Lý do được nêu ra là những người giỏi, có uy tín thường muốn làm việc ở nơimàhọ nghĩ là tốt trong xã hội và làm cho họ thấy tự hào (Doanh Nhân– VN Economy, 2008). Ngoài ra việc thực hiện trách nhiệm xã hội còn đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích khác như là thoả mãn yêu cầu của khách hàng và đảmbảocho sự phát triển bền vững. Trách nhiệm xã hội dần trở thành điều kiện hàng đầu trong việclựa chọn sản phẩm của khách hàng trên thế giới và nó cũng là yêu cầu mà cácbênliên quan khác như là cổ đông và đối tác đòihỏi ở doanh nghiệp. Trong khi trách nhiệm xã hội đã trở thành giải pháp cho các doanh nghiệp trên thế giới trong việc quảntrị nguồn nhân lực thì nó vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ và chỉ mớiđượcphổ biến tại Việt Nam vài năm trở lại đây. Mặc dù vậy, ý thức về trách nhiệm xã hộiở các doanh nghiệp Việt Nam đang ngày càng được nâng cao. Nhiều giải thưởng về trách nhiệm xã hội đã được trao tặng, ví dụ “Giải thưởng CSR" do PhòngThương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức hàng năm đã đem đến nhiều khíchlệ cho các doanh nghiệp đang thực hiện trách nhiệm xã hội tại Việt Nam. Tuy nhiên song song đó vẫn còn một bộ phận doanh nghiệp chưa xem trọng vấn đề này và cũng chưa có nghiên cứu nào giúp làm rõ lợi ích của trách nhiệmxã hội đối với động lực làm việc củangười lao động tại Việt Nam. Do đó, để mở ra hướng đi mới cho các doanh nghiệp, tác giả nhận thấy rất cần thực hiện một nghiên cứu về hai yếu tố này. Đặc biệt là trong ngành sản xuất và kinh doanh vật liệuxây dựng. Bởi vì thị trường bất động sản đóng băng, xây dựng cơ bản đình đốn đãtác động xấu đến ngành vật liệu xây dựng (BáoSài Gòn đầu tư tài chính, 2012). Mặc
- 3 dù tình hình từ đầu năm đến nay đã tương đối dễ thở hơn nhưng các doanh nghiệp vật liệu xây dựng không nên quá kỳ vọng. Vì vậy các doanh nghiệp cần phải tái cấu trúc để hình thành cáctổ hợp sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng cóđủsức mạnh về tài chính và nhân lực để làm chủ các công nghệ tiên tiến, kĩ thuật hiệnđại (Hội vật liệu xây dựng Việt Nam, 2013). Các doanh nghiệp vật liệu xây dựng rất cần nguồn nhân lực chất lượng cao và có tâm với nghề để giúp họ vực dậy. Dođó, việc thấu hiểu các yếu tố động viênngười lao động sẽ giúp họ thu hút và phát huy tối đa năng suất của người lao động. Mặt khác, trong một nghiên cứu của Uwalomwa và Uadiale (2011) cho rằng ngành vật liệu xây dựng là một trong những ngành có tác động trực tiếp đếnmôi trường xung quanh và có xu hướng gây ô nhiễm cao. Sản xuất vật liệu xây dựng là một trong những ngành sử dụng rất nhiều tài nguyên thiên nhiên, và từ đó thải ra rất nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy mà trách nhiệm và vai trò của ngành này trong sự nghiệp bảo vệ môi trường quốc gia cũng như việc thực hiện trách nhiệm xã hội là một việc khôngthể tách rời với chiến lược phát triển (Môi trường ngành xây dựng, 2009). Từ những lý do nêu trên mà tác giả đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Tác động của trách nhiệm xã hội đến động lực làm việc củangười lao động trong ngành vật liệu xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định các nhân tố thuộc trách nhiệm xã hội có ảnh hưởng đến động lựclàm việc của nhân viên - Đề xuất kiến nghị nhằm giúp các doanh nghiệp đưara giải pháp phù hợp hơn. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu : là tác động của trách nhiệm xã hội lênđộng lực làm việc của người lao động.
- 4 - Đối tượng khảo sát: là người lao động đang làm việc ở những công ty sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, như là thép, xi măng, gạch trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được giới hạn trong phạm vi các công ty vật liệu xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Quá trình nghiên cứu được thực hiện qua 3 giai đoạn: - Nghiên cứu sơ bộ bằng định tính: được thực hiện bằng thảo luận nhóm nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việccủangười lao động cũng như điều chỉnh thang đo sơ bộ cho phù hợp hơn với nghiên cứu. - Nghiên cứu sơ bộ bằng định lượng: thực hiện bằng cách phát bảng câu hỏi khảo sát đến các đối tượng để thu thập dữ liệu và đánh giá thang đo bằng Cronbach’s Alpha. Từ đó hoàn thiện thêm thang đo trước khi tiến hàng nghiên cứu chính thức với số lượng mẫu lớn. - Nghiên cứu chính thức bằng định lượng: bảng câu hỏi hoàn chỉnh được gửi đi rộng rãi đến các đối tượng để thuvề một lượng mẫu lớn cho bước xử lý số liệu. Phương pháp chọn mẫu phi xác xuất và lấy mẫu thuận tiện. Dữ liệu được xử lý trên phần mềm SPSS 20 và trải qua nhiều bước xử lý bao gồm: đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha, đánh giá giá trị bằng phân tích nhân tố EFA, kiểm tra độ tương quan và chạy hồi quy để kiểm định giả thuyết. 1.5. Ý nghĩa nghiên cứu Đã có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến động lực làm việc của người lao động và nhiều yếu tố tạo động lực làm việc như lương thưởnghấp dẫn, chế độ đại ngộ tốt, môi trường làm việc thuận lợi đã được khám phá và áp dụng ởhầuhết các doanh nghiệp trên thị trường hiện nay, khiến cho chúng ngày càng trở thành một trách nhiệm hiển nhiên của doanh nghiệp và làm cho hiệu quả trong việc tạovà duy trì động lực làm việc củangười lao động không còn phát huy tác dụng như xưa. Do đó, kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp tại Việt Namcó thêm sự lựa chọn và phương thức mới để tạo động lực làm việcchongười lao động
- 5 của họ thông qua việc cam kết trách nhiệm xã hội. Ngoài ra nghiên cứu còn làmrõ vai trò của trách nhiệm xã hội trong nền kinh tế hiện đại ngày nay. 1.6. Kết cấu luận văn Bài báo cáo nghiên cứu sẽ được chia thành 5 chương với các nội dung chính như sau: Chương 1: Tổng quan Trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chương này nhằm mục đích tổng hợp lý thuyết nền và các nghiên cứu có liên quan trước đây. Trình bày về các khái niệm của trách nhiệm xã hội và động lực làm việc cũng như mối quan hệ giữa chúng. Từ đó biện luận để đưa ra mô hình và các giả thuyết nghiên cứu dựa trên nghiên cứu cơ sở. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương này sẽ giới thiệu về qui trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu được sử dụng để xây dựng, hiệu chỉnh đánh giá các thang đo của các khái niệm nghiên cứu và kiểm định giả thuyết đề ra. Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương này sẽ trình bày về cách thức thu thập dữ liệu, kết quả nghiên cứu định tính, kết quả đánh giá thang đo và chạy hồi quybằng SPSS, cũng như các bàn luận về vấn đề này. Chương 5: Kết luận và kiến nghị Chương này sẽ trình bày kết luận của nghiên cứu từ kết quả ở chương trước, đề xuất kiến nghị cũng như những hạn chế của nghiên cứu để định hướng cho những nghiên cứu tiếp theo.
- 6 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Tiếp theo phần giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu ở chương 1, chương này sẽ làm rõ các khái niệm nghiên cứu và mối quan hệ giữa chúng cũng như dẫn ra các nghiên cứu có liên quan để từ đó đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu. 2.1 Cơ sở lý thuyết về trách nhiệm xã hội Có rất nhiều khái niệm khác nhau về trách nhiệm xã hội. Mỗi tổ chức, công ty, chính phủ nhìn nhận trách nhiệm xã hội dưới những góc độ và quan điểm riêng, phụ thuộc vào điều kiện, đặc điểm và trình độ phát triển của họ (Nguyễn Ngọc Thắng, 2010). Vì vậy cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm trách nhiệm xã hội nào là chính thức hay được xem là đúng nhất (Skudiene và Auruskeviciene, 2010). Theo Carroll (1991) khi nghiên cứu về việc hướng tới quản lý đạo đức của các bên liên quan thì trách nhiệm xã hội đề cập đến sự quan tâm của doanh nghiệp trong việc đáp ứng và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với các bên liên quanởcác cấp độ như: kinh tế, pháp luật, đạo đức và từ thiện. Trong khi đó, theo hai nghiên cứu của Melynyte và Ruzevicius (2008) về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và quản lý nhân sự (HRM) vàcủaAguilera và cộng sự (2007) về lý thuyết nhiều cấp bậc của thay đổi xã hội trong tổ chứcthì trách nhiệm xã hội (CSR) chính là việc thực hiện các cam kết đạo đức đối với cácbên liên quan và xã hội. Trong đó các hoạt động nhằm thực hiện trách nhiệm xãhộibao gồm: - Thúc đẩy kinh doanh đạo đức và công bằng - Đảm bảo sức khoẻ và an toàn cho người lao động - Xây dựng không khí làm việc quan tâm đến người lao động - Đối xử công bằng với người lao động - Thực hiện trách nhiệm đối với khách hàng
- 7 - Giảm thiểu tác động xấu đến môi trường và xử lý chấtthải - Phát triển sản phẩm thân thiện với môi trường - Tham gia công tác xã hội, từ thiện - Góp phần phát triển kinh tế trong khu vực Trong nghiên cứu này tác giả đã sử dụng khái niệm trách nhiệm xã hội này để làm cơ sở. Skudiene và Auruskeviciene (2010) cùng với nhiều nghiên cứu khác trên thế giới đã chia trách nhiệm xã hội ra thành 2 nhóm:Trách nhiệm xã hội với bên trong (internal CSR) và trách nhiệm xã hội với bên ngoài (external CSR). Bởi vì việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối với các đối tượng khác nhau là khác nhau.2nhóm này có thể được gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau nhưng đều cùng nói về việcthực hiện trách nhiệm đối với nhóm đối tượng bêntrongtổ chức (chính là người lao động) và nhóm đối tượng bên ngoài tổ chức (bao gồm khách hàng,đốitác kinh doanh, xã hội, cộng đồng và môi trường). 2.1.1 Trách nhiệm xã hội với bên trong (internal CSR) Nhiều nghiên cứu về trách nhiệm xã hội đã được thực hiện trên thế giới nhưng phần lớn các nghiên cứu chỉ tập trung vào trách nhiệm xã hội với bên ngoài tổchức. Trong khi trách nhiệm xã hội với bên trong tổ chức có vai trò vô cùng quan trọng, vì nó liên quan đến nguồn lực quan trọng nhất của tổchức – nguồn nhân lực (Albdour và cộng sự, 2010). Khi nghiên cứu về mối quan hệ của trách nhiệm xã hội với bên trong và cam kết của nhân viên đối với tổ chức trong lĩnh vực ngân hàng ở Jordan, Albdour và cộng sự (2010) cho biết trách nhiệm xã hội với bên trong chỉ các hoạtđộngvề trách nhiệm xã hội của tổ chức mà có liên quan trực tiếp đến môi trường làm việcvậtlý và tâm lý của nhân viên. Nó liên quan đến việc tổ chức quan tâm đến sức khoẻ, sự thoải mái, quá trình đào tạo và sự cân bằng giữa công việc và gia đình củanhân viên.
- 8 Nhân viên được xem là những người có liên quan quan trọng nhất đối vớitổ chức. Trách nhiệm xã hội đối với nhân viên được chia thành 4 nhóm giúp thoảmãn các mong đợi khác nhau của nhân viên. 4 nhóm đó bao gồm: phát triển kỹ năng của nhân viên, đối xử công bằng, sức khoẻ và an toàn lao động, thoải máivà thoả mãn trong công việc (Skudiene và Auruskeviciene, 2010). Để nâng cao nhận thức về trách nhiệm xãhội, các tiêu chuẩn quốc tế ISO 26000, SA 8000, WRAP đã ra đời với các qui định chi tiết mà theo đó cáctổ chức phải quan tâm và xem trọng các yếu tố như quyền lợi nhân viên, mối quanhệ giữa nhân viên và cấp trên, điều kiện làm việc và bảo hộ lao động, trao đổithông tin, an toàn sức khoẻ và phát triển nhân lực, bảo vệ môi trường, kinh doanh có đạo đức (Albdour và cộng sự, 2010; Bản tin môi trường kinh doanh, 2012). 2.1.2 Trách nhiệm xã hội với bên ngoài (external CSR) Một khía cạnh khác của trách nhiệm xã hội đã được đề cập trong nghiên cứu của Skudiene và Auruskeviciene (2010) là trách nhiệm xã hội với bênngoài (external CSR). Theo nhóm tác giả này thì trách nhiệm xã hội với bênngoài là các hoạt động với các bên liên quan bên ngoài tổ chức, bao gồm khách hàng, cộng đồng và đối tác kinh doanh của công ty. Ngoài ra theo Albdour và cộng sự (2010) thì nhóm các bên liên quan này còn bao gồm cả nhà cung cấp và chính quyền địa phương. Nghiên cứu này cũng cho rằng thực hiện trách nhiệm xã hội với bên ngoài phải bao gồm việc thực hiện các hoạt động từ thiện, tình nguyện và bảo vệ môi trường. Trong đó, các hoạt động từ thiện bao gồm việc quyên góp tài chính và phi tài chính, tài trợ cho cộng đồng và các sự kiện phi lợi nhuận, trao tặng học bổng, phát triển quyền được tham gia quản lý của nhân viên cũng như việc đóng góp cơ sởvật chất và dịch vụ cho cộng đồng (Albdour và cộng sự, 2010). Hoạt động từ thiện giúp lãnh đạo công ty có được nhiều danh tiếng trong xã hội, từ đó nâng cao địa vịcủa họ trong chính trị và sự nghiệp. Ngoài ra hoạt động từ thiện còngiúp nâng cao hình ảnh thương hiệu trong cộng đồng, từ đó tạo ra động lực làm việc và sự gắnbócủa
- 9 nhân viên với tổ chức cũng như tạo ra sự trung thành ở đối tác vàkháchhàng (Albdour và cộng sự, 2010). Các hoạt động tình nguyện bao gồm việc đóng góp nguồn nhân lực, thời gian và kỹ năng để làm lợi cho cộng đồng và tham gia vào các hoạt động phi lợinhuận (Albdour và cộng sự, 2010). Các hoạt động tình nguyện này giúp công ty xâydựng mối quan hệ vền vững với địa phương nơi họ hoạt động, và giúp nhân viên côngty, những người tham gia vào hoạt động tình nguyện, rèn luyện kỹ năng, và cóthêm kinh nghiệm thực tế. Từ đó tạo ra lòng trung thành và động lựclàm việc của họ (Albdour và cộng sự, 2010). Bảo vệ môi trường là việc các tổ chức tuân thủ các quy định để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, phòng ngừa ô nhiễm, thiết kế quy trình sản xuấtvà sản phẩm thân thiện môi trường (Albdour và cộng sự, 2010). Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng ít nhiều đến môi trường. Các tổ chức cóthể giảm thiểu tác động xấu đến môi trường bằng cách giảm thiểu chất thải,khíthải và giảm tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên (Lakshan và Mahindadasa, 2011). Nhiều nghiên cứu cho thấy bảo vệ môi trường sẽ giúp nâng cao danh tiếng của tổ chức, giảm chi phí, quản lý rủi ro liên quan đến môi trường, và nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính (Albdour và cộng sự, 2010). Trong khi đó Skudiene và Auruskeviciene (2010) thì chia trách trách nhiệm xã hội với bên ngoài thành 3 nhóm: trách nhiệm xã hội với khách hàng, trách nhiệmxã hội với đối tác, trách nhiệm xã hội với cộng đồng. Trách nhiệm xã hội với khách hàng là việc các công ty sản xuất sản phẩm và cung cấp dịch vụ đáp ứng yêu cầu khách hàng, đảm bảo tính đạo đức và thânthiện môi trường. Khách hàng đòi hỏi chất lượng sản phẩm và dịch vụ không chỉ ở bản thân sản phẩm và dịch vụ đó mà còn ở việc công ty sẵn sàng chia sẻ lời phànnàn, đề nghị và đóng góp từ khách hàng (Skudiene và Auruskeviciene, 2010).Khách hàng muốn mua các loại sản phẩm được sản xuất theo quy trình cam kết với trách nhiệm xã hội. Do đó, các hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội của doanhnghiệp
- 10 có ảnh hưởng đến hành vi của khách hàng cũng như nhận địnhcủa họ về một doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp đó (Skudiene và Auruskeviciene, 2010). Trách nhiệm xã hội với đối tác kinh doanh: Đối tác kinh doanh là một cá nhân hay tập thể có mối quan hệ hợp tác ràng buộc với doanh nghiệp dựa theohợp đồng để cùng tìm kiếm lợi nhuận. Đối tác kinh doanh có thể là nhà cung cấp, khách hàng, đại lý, nhà cung cấp các dịch vụ bổsung, nhà phân phối (Từ điển Wikipedia, 2013). Còn theo Skudiene và Auruskeviciene (2010) thì đối tác kinh doanh không bao gồm khách hàng và khách hàng được tách ra thành một biến riêng trongmô hình nghiên cứu như đã trình bày ởđoạn trên. Một doanh nghiệp cam kết thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ là một đối tác tốt trong kinh doanh. Doanh nghiệpđósẽ khuyến khích các đối tác kinh doanh của họ cùng phát triển sản xuất vàdịchvụ bằng cách cùng nhau hướng đến các tiêu chuẩn chất lượng và cùng áp dụng cácquy trình quản lý chất lượng (Skudiene và Auruskeviciene, 2010). Các doanh nghiệp đã cam kết với trách nhiệm xã hội sẽ phát triển mối quan hệ làm ăn công bằngvớinhà cung cấp và các đối tác khác của họ (Skudiene và Auruskeviciene, 2010). Trách nhiệm xã hội với cộng đồng bao gồm các hoạt động từ thiện như tài trợ cho các sự kiện tại địa phương, ví dụ như tài trợ cho phong trào thể thao địa phương và các sự kiện về văn hoá, nghệ thuật (Skudiene và Auruskeviciene, 2010).Còn theo Aguilera và cộng sự (2007) thì một tổ chức được xem là thực hiện trách nhiệm xã hội với cộng đồng khi họ đầu tư cho cơ sởhạ tầng ở địa phương nơi họ đang hoạt động, ví dụ như xây dựng và sửa chữa đường xá, hệ thống nước thải, trường học và bệnh viện. Ngoài ra trong nhiều nghiên cứu khác thì tổchứccònphải khuyến khích nhân viên của họ tham gia vào các hoạt động ở địa phương, giúp đỡ trẻ em, người bệnh, tài trợ về mặt tài chính và phi tài chính Tất cả các hoạtđộng trách nhiệm xã hội này không những tạo ra giá trị cho cộng đồng mà còn chocảtổ chức đó (Skudiene và Auruskeviciene, 2010) 2.1.3 Tình hình thực hiện và nghiên cứu trách nhiệm xã hội ở Việt Nam
- 11 Trong khi trách nhiệm xã hội đang được áp dụng rộng khắp ở hầu hết cácdoanh nghiệp ở nước ngoài thì nó vẫn còn làmột khái niệm còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn chưa nhận thức được tầm quan trọng của trách nhiệm xã hội. Thay vào đó họ chỉ xem trách nhiệm xã hội đơn thuần là hoạt độngtừ thiện, tốn kém chi phí và tốn kém thời gian để thực hiện. Một số còn làm từthiện nhằm đánh bóng tên tuổi (Bản tin môi trường kinh doanh, 2012). Tuy nhiên, theo ông Len Cordiner – Chuyên gia Tư vấn chương trình Xúc tiến Xuất khẩu của MPDF – thì rào cản lớn nhất đối với các công ty Việt Nam trong việc áp dụng trách nhiệm xã hội không phải là kinh phí, mà là sự cam kết của ban lãnh đạo. Tại Việt Nam, phần lớn việc thực hiện trách nhiệm xã hội là bị động khi người mua hàng có yêu cầu, do đó ộm t số nhà sản xuất có cảm giác là bị bắt buộc phải thực hiện trách nhiệm xã hội mà chưa hiểu hết bản chất của nó hoặc chưa có sự cam kết. Doanh nghiệp thành công nhất trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ là những doanh nghiệp chủ động cam kết với trách nhiệm xã hội và biến nó thành một phần văn hoá công ty (Bản tin môi trường kinh doanh, 2012). Kết quả điều tra xã hội học "Các giải pháp thúc đẩy việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế" của Bộ LĐ,TB & XH trên 75 doanh nghiệp tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Quảng Ninh cho thấy, 63,2% doanh nghiệp đã có cam kết của lãnh đạo thực hiện các quy định về an toàn vệ sinh lao động. Tuy nhiên, chỉ có 54,7% số doanh nghiệp có chính sách để thực hiện các cam kết trên (Hà Nội Mới, 2012). Nhận thức của nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam về trách nhiệm xã hội vẫncòn rất sai lầm dẫn đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội của họ dù có cũngrấthạnchế và chỉ vì mục tiêu lợi nhuận ngắn hạn. Về việc thực hiện nghiên cứu về trách nhiệm xã hội ở Việt Nam thì chođếnnay tác giả chỉ mới tìm thấy một số lượng nghiên cứu rất hạn chế. Trongđóchỉcó nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Thắng (2010) là có đề cập đến nhiều lợi ích mà trách nhiệm xã hội đem lại cho doanh nghiệp, cũng như đưa ra giải pháp 7 bước đểgắn
- 12 kết quản trị nhân lực với trách nhiệm xã hội trong các tổ chức và côngtynói chung tại Việt Nam. Hầu hết các nghiên cứu còn lạichỉ dừng ở việc đánh giá tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội ở một công ty cụ thể, ví dụ nghiên cứu của Phạm Thị Thanh Hương thực hiện năm 2013 đối với công ty cổ phần dệt may 29/3, chứ chưa thấy có thêm nghiên cứu nào đào sâu về vai trò quan trọng của trách nhiệm xã hội. Từ những thực trạng về tình hình thực hiện và nghiên cứu trách nhiệmxã hội ở Việt Nam hiện nay cho thấy Việt Nam cần có thêm nhiều nghiên cứu khoa học, các buổi tập huấn và tuyên truyền để làm rõ vai trò của việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong từng lĩnh vực, ngành nghề cụ thể, mà đặc biệt là trong lĩnh vực vật liệu xây dựng. Theo từ điển bách khoa Wikipedia thì ngành vật liệu xây dựng là ngành chuyên cung cấp các loại vật liệu dùng trong xây dựng bao gồm các vật liệu tự nhiên nhưlà đá, cát, gỗ, đất sét và các vật liệu đã qua gia công chếbiến như là xi măng, bê tông, thuỷ tinh, kim loại, thép, nhựa Theo b ản chất vật liệu xây dựng được phân ra 3 loại chính: (1) Vật liệu vô cơ bao gồm các loại vật liệu đá thiên nhiên, các loại vật liệu nung, các chất kết dính vô cơ, bê tông, vữa và các loại vật liệu đá nhân tạo không nung khác. (2) Vật liệu hữu cơ: bao gồm các loại vật liệu gỗ, tre, các loại nhựa bitum và guđrông, các loại chất dẻo, sơn, vecni, v.v (3) V ật liệu kim loại: bao gồm các loại vật liệu và sản phẩm bằng gang, thép, kim loại màu và hợp kim. (Phụ lục 3 là danh sách các doanh nghiệp vật liệu xây dựng chính tại TP.HCM) Sản xuất vật liệu xâydựng là một trong những ngành sử dụng rất nhiều tài nguyên thiên nhiên, và từ đó thải ra rất nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trường. Nghiên cứu của Uwalomwa và Uadiale (2011) cho rằng ngành vật liệu xây dựng là một trong những ngành có tác động trực tiếp đến môi trường xung quanh vàcóxu hướng gây ô nhiễm cao. Vì vậy mà trách nhiệm và vai trò của ngành này trong sự nghiệp bảo vệ môi trường quốc gia cũng như việc thực hiện trách nhiệm xã hội là một việc không thể tách rời với chiến lược phát triển (Môi trường ngành xây dựng, 2009).
- 13 2.2 Cơ sở lý thuyết về động lực làm việc Nhiều nghiên cứu đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về động lực làmviệc nhưng chưa có khái niệm nào được công nhận chính thức bởi các nhà nghiên cứu (Skudiene và Auruskeviciene, 2010). Latham và Pinder (2005) đã thực hiện nghiên cứu về lý thuyết động lực làm việc trong thế kỷ 21 và đưa ra khái niệm động lực làm việc nhưsau: “Động lực làm việc là một tập hợp các động lực xuất phát từ cả bên trongvà bên ngoài một cá nhân, từ đó quy định hành vi của cá nhân đó trong công việc và xác định phương thức, đường lối, nhiệt huyết và thời gian của họ trong công việc. Do đó, động lực làm việc là một quá trình tâm lý dựa trên mối tương quan giữamột cá nhân với môitrường xung quanh.” Khái niệm này đã nêu được đầy đủ các khía cạnh của động lực làm việc vàđã được rất nhiều nghiên cứu khác sử dụng (Skudiene và Auruskeviciene, 2010) nên tác giả đã chọn để sử dụng khái niệm này. Con người có thể có động lực khihọ cảm thấy họ thuộc về một nhóm hoặc cảm thấy mình có đóng góp vào các mục tiêu kinh doanh, cũng như khi họ nhận được khen thưởng và có mối quan hệ tốt trong công ty. Ngược lại, động lựclàm việc sẽ mất đi khi họ không được khen thưởng công bằng, từ đó dẫn đến thái độ né tránhvà từ chối làm việc (Lakshan và Mahindadasa, 2011). Việc đạt được các mục tiêu của cá nhân và của tổ chức có liên quan đếnđộng lực làm việc của nhân viên. Khi có động lực làm việc thì nhân viên sẽ tập trung làm việc và luôn hướng đến các mục tiêu của tổ chức. Đó là khi mục tiêu của tổchứctrở thành mục tiêu cá nhân của họ (Kalim và cộng sự, 2010). 2.3 Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và động lực làm việc của nhân viên Lakshan và Mahindadasa (2011) đã thực hiện nghiên cứu về tác động của trách nhiệm xã hội đến động lực làm việc của nhân viên, với đối tượng khảo sát làcác nhân viên cấp quản trị của nhiều côngty trong nhiều lĩnh vực khác nhau ở Sri
- 14 Lanka. Kết quả cho thấy tất cả các yếu tố của trách nhiệm xã hội(gồmtrách nhiệm xã hội đối với môi trường và hệ sinh thái, trách nhiệm xã hội đối với nhân viên và trách nhiệm xã hội với cộng đồng) đều làm tăng động lực làm việc của nhân viên. Trong đó, trách nhiệm xã hội với nhân viên có tác động mạnh nhất đến động lực làm việc của họ, theo sau là trách nhiệm xã hội với cộng đồng và cuối cùng làtrách nhiệm xã hội với môi trường và hệ sinh thái.Ngoài ra trách nhiệm xã hội còn là một yếu tố được người lao động xem xét đánh giá trước khi lựa chọn một công ty đểbắt đầu sự nghiệp của họ. Nghiên cứu của Skudiene và Auruskeviciene (2010) trên 274 nhân viên đang làm việc trong 11 doanh nghiệp vừa và lớn có cam kết thực hiện tráchnhiệm xã hội tại Lithuanian cho thấy tất cả các yếutố của trách nhiệm xã hội, bao gồm trách nhiệm xã hội với bên trong (tức là trách nhiệm xã hội với nhân viên) và trách nhiệm xã hội với bên ngoài (gồm trách nhiệm xã hội với khách hàng, đối tác kinh doanh và với cộng đồng) đều có tác động dương làm tăng động lực làm việc nội tại củanhân viên. Trong đó, trách nhiệm xã hội với nhân viên là có tác động mạnhnhấtđến động lực làm việc nội tại của họ. Trách nhiệm xã hội với khách hàng có tácđộng mạnh thứ hai, theo sau là trách nhiệm xã hội với cộng đồng và cuối cùng làtrách nhiệm xã hội với đối tác kinh doanh. Như vậy, mặc dù 2 nghiên cứu trên được thực hiện ở 2 thị trường khác nhauvà trong các thời điểm khác nhau nhưng cả 2 đều có chung kết luận là trách nhiệm xã hội với nhân viên có tác động mạnh nhất đến động lực làm việc củahọ. Maslow khi đề ra thuyết nhu cầu cấp bậc cũng cho rằng con người luôn hành động theo nhu cầu (Nguyễn Văn Điềm và Nguyễn Ngọc Quân, 2007). Việc nhu cầu được thỏa mãn và thỏa mãn tối đa là ụm c đích hành động của con người. Theo cách xem xét đó, nhu cầu trở thành động lực quan trọng và việc tác động vào nhu cầu của con người sẽ thay đổi được hành vi của họ. Ông cho rằng con người có rất nhiều nhu cầu khác nhau mà họ khao khát được thỏa mãn. Các nhu cầu được chia thành năm loại và sắp xếp theo thứ bậc như sau:
- 15 Nhu cầu sinh lý: là các đòi hỏi cơ bản về thức ăn, nước uống, chỗ ở, ngủ và các nhu cầu cơ thể khác. Nhu cầu an toàn: là nhu cầu được ổn định, chắc chắn, được bảo vệ khỏi các điều bất trắc hoặc nhu cầu tự bảo vệ. Nhu cầu xã hội: là nhu cầu được quan hệ với những người khác để thể hiện và chấp nhận tình cảm, sự chăm sóc và sự hợp tác. Hay nói cách khác là nhu cầu bạn bè, giao tiếp. Nhu cầu được tôn trọng: là nhu cầu có địa vị, được người khác công nhận và tôn trọng, cũng như nhu cầu tự tôn trọng mình. Nhu cầu tự hoàn thiện: là nhu cầu được trưởng thành và phát triển, được biến các năng lực của mình thành hiện thực, hoặc nhu cầu đạt được các thành tích mới và có ý nghĩa, nhu cầu sáng tạo. Những nhu cầu ở cấp cao hơn sẽ được thỏa mãn khi nhu cầu cấp thấp hơn được đáp ứng. Chính sự thỏa mãn nhu cầu làm họ hài lòng và khuyến khích họ hành động. Như vậy, thực hiện trách nhiệm xã hội với nhân viên tức là tổ chức đóđang trực tiếp đáp ứng các nhu cầu của nhân viên, từ đó tạo ra động lực làm việc mạnh mẽ trong họ. Gần đây Kim và Scullion (2013) cũng đã thực hiện nghiên cứuvề tác động của trách nhiệm xã hội lên động lực làm việc của nhân viên đối với đối tượng làcácnhà quản trị trong lĩnh vực nhân sự vàtrách nhiệm xã hội tại Hong Kong và Mỹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy trách nhiệm xã hội có tác động dương lên động lực làm việc của nhân viên và động lực làm việc của nhân viên chính là một trong những mục tiêu mà một tổ chức cam kết trách nhiệm xã hội muốncó. Theo khảo sát của Sirota – Survey Intelligence vào năm 2007 với 200 nhà quản lý nhân sự trên thế giới cho thấy khi một tổ chức luôn thực hiện đầy đủ cáchoạt động trách nhiệm xã hội nhưđã cam kết, thì các nhân viên sẽ có động lực làm việc
- 16 hơn, gắn bó với tổ chức hơn. Như vậy thực hiện trách nhiệm xã hội chính là chiến lược lâu dài cho các doanh nghiệp nhằm tạo động lực làm việc cho nhân viên. Ở Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Thắng (2010) về vai trò của quản lý nhân sự đối với việc thực hiện trách nhiệm xã hội đã khẳng định trách nhiệm xã hội sẽ mang lại cho doanh nghiệp nhiều cái lợi như là gia tăng năng suất, tạo động lực làm việc, giữ chân nhân viên giỏi, thu hút thêm người tài. Tuy nhiên, tác giả không tìm thấy nghiên cứu nào vềtác động của trách nhiệm xã hội lên động lực làm việc của người lao động ở Việt Nam. Vì vậy tác giả nhận thấy rất cần có một nghiên cứu về mối quan hệ giữa 2 yếutốnày mà đặc biệt là trong ngành vật liệu xây dựng. Bởi vì thị trường bất động sản đóng băng, xây dựng cơ bản đình đốn đã tác động xấu đến ngành vật liệu xây dựng (Báo Sài Gònđầutư tài chính, 2012). Do đó, các doanh nghiệp cần phải tái cấu trúc để hình thành cáctổ hợp sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng có đủ sức mạnh về tài chính và nhânlực để làm chủ các công nghệ tiên tiến và kĩ thuật hiện đại (Hội vật liệu xây dựng Việt Nam, 2013). Vì vậy, việc thấu hiểu các yếu tố động viênngười lao động sẽ giúp họ thu hút và phát huy tối đa năng suất của người lao động. Ngoài ra, đây cũng là một trong những ngành nghề làm ô nhiễm môi trường cao do quá trình khai thác và sản xuất gây ra. Do đó, việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối với ngành vật liệuxây dựng là điều kiện để các doanh nghiệp này có thể phát triển bềnvững. Bảng 2.1: Bảng tóm tắt các nghiên cứu có liên quan Các nhân tố được Nghiên cứu Kết quả nghiên cứu nghiên cứu Lakshan và . Trách nhiệm xã hội : Nghiên cứu thực hiện trên 100 nhân Mahindadasa - Trách nhiệm xã hội viên cấp quản trị ở các công ty khác (2011) với môi trường và hệ nhau ở Sri Lanka cho thấy : sinh thái . Trách nhiệm xã hội có ảnh hưởng - Trách nhiệm xã hội dương đến động lực làm việc của với nhân viên nhân viên và đem lại nhiều lợi ích
- 17 - Trách nhiệm xã hội cho doanh nghiệp. với cộng đồng . Trách nhiệm xã hội tác động đến . Động lực làm việc động lực của nhân viên nam nhiều hơn nhân viên nữ . Trách nhiệm xã hội của một tổ chức có ảnh hưởng đến quyết định gia nhập tổ chức đó của người lao động. Skudiene và . Trách nhiệm xã hội : Nghiên cứu được thực hiện trên 274 Auruskeviciene - Trách nhiệm xã hội nhân viên ở các công ty vừa và nhỏ ở (2010) với bên trong (CSR Lithuania cho thấy : với nhân viên) . Trách nhiệm xã hội có tác động - Trách nhiệm xã hội dương lên động lực làm việc nội tại với bên ngoài (CSR của nhân viên. với khách hàng, đối . Trách nhiệm xã hội với bên trong tác và cộng đồng) có tác động mạnh hơn so với trách . Động lực làm việc nội nhiệm xã hội với bên ngoài. tại . Trách nhiệm xã hội với khách hàng có tác động dương mạnh nhất trong các yếu tố của trách nhiệm xãhội với bên ngoài và trách nhiệm xã hội với đối tác là có tác động yếu nhất. Kim và Scullion . Trách nhiệm xã hội Nghiên cứu được thực hiện trên nhân (2013) . Động lực làm việc viên cấp quản trị trong lĩnh vực nhân sự và CSR ở Hong Kong và Mỹ cho thấy :
- 18 . Trách nhiệm xã hội có tác động dương lên động lực làm việc của nhân viên. . Nhận thức về trách nhiệm xã hội là khác nhau ở Hong Kong và ở Mỹ Aguilera và . Trách nhiệm xã hội ở . Công ty cam kết trách nhiệm xã hội cộng sự (2007) các cấp độ: nhân viên, tổ sẽ thu hút được nhiều người tài. chức, quốc gia, xuyên . Trách nhiệm xã hội giúp nâng cao quốc gia. sự thoả mãn, cam kết, lòng trung thành và niềm tin của nhân viên đối với tổ chức. Melynyte và . Trách nhiệm xã hội . Trách nhiệm xã hội là điều kiện lựa Ruzevicius . Quản lý nguồn nhân lực chọn quan trọng nhất của người xin (2008); Nguyễn việc. Ngọc Thắng . Trách nhiệm xã hội truyền cảm (2010) hứng cho đội nhóm làm việc . Trách nhiệm xã hội có ảnh hưởng đến đạo đức, động lực làm việc, lòng trung thành của nhân viên. Stancu và cộng . Trách nhiệm xã hội . Quyền lợi của nhân viên, lương sự (2011) . Nhận thức và thái độ thưởng công bằng và an toàn lao của nhân viên đối với động là các yếu tố quan trọng ảnh trách nhiệm xã hội hưởng đến hình ảnh của mộtnhà quản lý có trách nhiệm. . Phụ nữ cam kết với trách nhiệm xã hội nhiều hơn nam giới . Mặc dù các nhân viên được biết về việc thực hiện trách nhiệm xã hội
- 19 của tổ chức nhưng rất ít trong số họ được tham gia trực tiếp vào các hoạt động đó. Albdour (2010); . Trách nhiệm xã hội với . Trách nhiệm xã hội với bên trong, Albdour (2012) bên trong gồm huấn luyện và đào tạo, quyền . Cam kết với tổ chức lợi nhân viên, an toàn sức khoẻ, cân bằng cuộc sống và công việc, có ảnh hưởng dương đến cam kết với tổ chức (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu liên quan) 2.4 Mô hình nghiên cứu lý thuyết Dựa trên cơ sở các mô hình nghiên cứu của Skudiene và Auruskeviciene (2010) và của Lakshan và Mahindadasa (2011), tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu cho đề tài này như trong hình 2.1. CSR với người lao động + H1 CSR với khách hàng + H2 + CSR với đối tác kinh H3 Động lực làm việc + doanh H4 + CSR với cộng đồng H5 CSR với môi trường và hệ sinh thái CSR (Nguồn: Skudiene và Auruskeviciene, 2010; Lakshan và Mahindadasa, 2011) Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu lý thuyết cho đề tài
- 20 2.5 Giả thuyết nghiên cứu Trong mọi lĩnh vực, người lao động luôn là tài sản quý giá nhất của tổ chức. Khi người lao động có động lực làm việc hoặc có những thay đổi tích cực trong động lực làm việc thì thì họ sẽ cống hiến hết sức mình cho tổchức cũng như nâng cao hiệu quả lao động. Ngược lại, khi thiếu động lực làm việc sẽ dẫn đến năng suất và hiệu quả làm việc của người lao động trở nên kém hơn, từ đó làm cho hiệu quả làm việc của tổ chức cũng giảm (Mai Anh, 2011). Nhà quản lý có khả năng gây tác động tích cực hoặc tiêu cực đến người lao động, để từ đó gây một ảnh hưởng tương tự lên nền kinh tế và xã hội. Nhiều nghiên cứu cho thấy môi trường làm việc có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộcsống, đời sống gia đình và sức khoẻ củangười lao động (Lakshan và Mahindadasa, 2011). Để trở thành doanh nghiệp mà mọi người lao động mơ ước và thu hút nhiều nhân tài, doanh nghiệp cần phải thể hiện sự tôn trọng và đánh giá công bằng đối vớimọi cá nhân, không quan tâm đến giới tính, tuổi tác và các thương tật mà họmắc phải. Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp phải công bằng trong tuyển dụng, thăng tiến và đề cao các giá trị màmỗi người lao động có thể mang lại (Lakshan và Mahindadasa, 2011). Thực hiện được những điều này có nghĩa là doanh nghiệp đã thực hiện được cam kết trách nhiệm xã hội với bên trong tổ chức, tức làvớingười lao động. Nghiên cứu của Skudiene và Auruskeviciene (2010) và Lakshan và Mahindadasa (2011) đã chỉ ra rằng yếu tố trách nhiệm xã hội vớingười lao động có tác động dương đến động lực làm việc của họ. Ngoài ra, hơn bất cứ ngành nghề nào khác, ngành vật liệu xây dựng ở Việt Nam đang rất cần nguồn nhân lực chất lượng cao và có tâm với nghề để giúp họvực dậy trong gia đoạn khó khăn như hiện nay. Mặc dù tình hình từ đầu năm đến nay đã tương đối dễ thở hơn nhưng các doanh nghiệp vật liệu xây dựng không nên quá kỳ vọng. Vì vậy các doanh nghiệp cần phải tái cấu trúc để hình thành các tổ hợpsản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng có đủ sức mạnh về tài chính và nhân lực đểlàm
- 21 chủ các công nghệ tiên tiến, kĩ thuật hiện đại (Hội vật liệu xây dựng ViệtNam, 2013). Do đó, việc thấu hiểu các yếu tố động viênngười lao động sẽ giúp họ thu hút và phát huy tối đa năng suất của người lao động (Hội vật liệu xây dựngViệt Nam, 2013). Giả thuyết được đặt ra là : + H1 : Trách nhiệm xã hội đối với người lao động có tác động dương đến động lực làm việc của họ. Người ta luôn muốn làm việc cho những công ty có chính sách phù hợp với đạo đức và luân lý (Aguilera và cộng sự, 2007). Trách nhiệm xã hội đối với đối tác kinh doanh, khách hàng và cộng đồng được nhiều nghiên cứuđưa ra và chứng minh là có thể đem lại cảm giác thoả mãn về việc hành xử có đạo đức cũng như nângcao động lực làm việc của người lao động (Aguilera và cộng sự, 2007; Skudiene và Auruskeviciene, 2010; Lakshan và Mahindadasa, 2011). Doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội với khách hàng là khi họ không chỉđáp ứng được các yêu cầu về chất lượng sản phẩm và dịch vụmà còn đáp ứng các yêu cầu của khách hàng về việc sẵn sàng chia sẻ lời phàn nàn, đề nghị và đónggóp từ khách hàng (Skudiene và Auruskeviciene, 2010). Doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội với cộng đồng là khi họ biết chia sẻ với cộng đồng xung quanh, nơi họ đanglàm ăn kinh doanh, khai thác và thu lợi nhuận, thông qua các hoạt động tài trợ, cứu trợ, từ thiện, tình nguyện Một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hộivớiđ ối tác kinh doanh sẽ là một đối tác tốt và có thể phát triển mối quan hệ làm ăn công bằng với các đối tác kinh doanh khác như nhà cung cấp và các đại lý củadoanhnghiệp (Skudiene và Auruskeviciene, 2010). Cũng như những doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp trong ngành vật liệu xây dựng tại TP.HCM cũng cần phải có trách nhiệm với khách hàng của họ cũng như xây dựng một mối quan hệ làm ăn công bằng và có đạo đức với đối táckinh doanh. Ngoài ra, vì những ảnh hưởng mà họ gây ra cho môi trường xung quanh, họ cũng phải có trách nhiệm chia sẻ với cộng đồng những thiệt hại trong cuộc sống của người dân.Như vậy các giả thuyết tiếp theo được đặt ra:
- 22 + H2 : Trách nhiệm xã hội đối với khách hàng có tác động dương đến đônglực làm việc của người lao động. H3+ : Trách nhiệm xã hội đối với đốitác kinh doanh có tác động dương đến động lực làm việc của người lao động. H4+ : Trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng có tác động dương đến độnglực làm việc của người lao động. Ngành vật liệu xây dựng là một trong những ngành có tác động trực tiếp đến môi trường xung quanh và có xu hướng gây ô nhiễm cao (Uwalomwa và Uadiale, 2011). Vì nó sử dụng rất nhiều tài nguyên thiên nhiên, bao gồm các tài nguyên không thể tái tạo được như: đất, khoáng sản, cát, đá, sỏi và tài nguyên có thể tái tạo được như: thực vật (khai thác gỗ của rừng), tài nguyên nước và tiêu thụ năng lượng điện rất lớn (Môi trường ngành xây dựng, 2009). Theo các định luật bảo toàn vật chất và bảo toàn năng lượng thì ngành nào sử dụng nhiều nguyên vật liệu, tiêu thụ nhiều năng lượng thì sẽ thải ra nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trường và do đó trách nhiệm và vai trò của ngành đó trong sự nghiệp bảo vệ môi trường quốc gia càng lớn. Sản xuất vật liệu như sản xuất xi măng, đá xây dựng, gạch ngói nung, gốm sứ xây dựng là m ột trong các hoạt động sản xuất công nghiệp thải ra các chất gây ô nhiễm môi trường không khí nhiều nhất, như là bụi lơ lửng, bụi PM10, các khí độc hại SO2, NOx, CO. Đồng thời cũng thải ra một lượng nước thải và chất thải rắn đáng kể (Thông tin vật liệu xây dựng, 2013). Nhiều số liệu thực tế đã chứng minh khí thải của các lò gạch thủ công, lò gạch kiểu đứng, kiểu hop-man làm thiệt hại mùa màng và sức khoẻ cộng đồng xung quanh (Thông tin vật liệu xây dựng, 2013). Do đó, việc cam kết bảo vệ môi trường và hệ sinh thái là một trong những thành phần quan trọng củatrách nhiệm xã hội (Albdour và cộng sự, 2010), nhất là trong ngành vật liệu xây dựng. Nghiên cứu của Lakshan và Mahindadasa (2011) đã đưa ra yếu tố trách nhiệm xã hội với môi trường và hệ sinh thái và đã chứng minh có sự tươngquan
- 23 dương giữa yếu tố này và động lực làm việc của nhânviên. Như vậy giả thuyết được đặt ra là : + H5 : Trách nhiệm xã hội đối với môi trường và hệ sinh thái có tác động dương đến động lực làm việc củangười lao động. TÓM TẮT CHƯƠNG 2 Trong chương này, tác giả đã trình bày các khái niệm về trách nhiệm xãhộivà động lực làm việc của người lao động và chứng minh mối quan hệ giữa 2 khái niệm này bằng các nghiên cứu có liên quan ở trong và ngoài nước. Yếu tố trách nhiệmxã hội được chia thành nhiều khía cạnh bao gồm: trách nhiệm xã hội với bên trongtổ chức (cũng tức là trách nhiệm xã hội vớingười lao động), trách nhiệm xã hội với bên ngoài tổ chức gồm có trách nhiệm xã hội với khách hàng, đối tác kinhdoanh, cộng đồng và với môi trường và hệ sinh thái. Theo các nghiên cứu cóliên quan thì tất cả các yếu tố này đều có ảnh hưởng dương giúp tăng động lực làm việc củanhân viên. Bên cạnh đó, tác giả cũng khái quát sự hạn chế trong việc thực hiệntrách nhiệm xã hội và nghiên cứu về trách nhiệm xã hội ở Việt Nam. Dựa vào những vấn đề trên cùng với phần tổng quan về ngành vật liệu xây dựng tại Việt Nam, tác giảđã đề xuất giả thuyết và mô hình nghiên cứu cho đề tài này. Trongđó, có 5 biến độc lập là CSR với người lao động, CSR với khách hàng, CSR với đối tác kinh doanh, CSR với cộng đồng và CSR với môi trường và hệ sinh thái cùng tác động lên 1 biến phụ thuộc là động lực làm việc củangười lao động.
- 24 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chương 2 đã trình bày và giới thiệu về các khái niệm và mô hình nghiên cứu. Chương này sẽ giới thiệu các phương pháp nghiên cứu được sử dụng để xây dựng, hiệu chỉnh, đánh giá thang đo các khái niệm nghiên cứu và kiểm định giả thuyết đề ra. 3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu đã được thực hiện theo 3 bước chính (thể hiện trênhình 3.1): Nghiên cứu sơ bộ bằng định tính: Dùng kỹ thuật thảo luận nhóm nhằm hiệu chỉnh thang đo và từ ngữ dùng trong thang đo. Nghiên cứu sơ bộ bằng định lượng: thông qua dữ liệu được thu thập bằng cách phát bảng câu hỏi đến khoảng 80 người. Dữ liệu sau đó được xử lý và thang đo được hiệu chỉnh lần cuối trước khi phát bảng câu hỏi chính thức. Nghiên cứu chính thức bằng định lượng: thang đo chính thức được phát đi rộng rãi đến các đối tượng thông quabảng câu hỏi trên giấy và trên Google Documents thông qua e-mail. 3.2 NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH Nhằm tìm hiểu và hiệu chỉnh thang đocũng như các khái niệm và thuật ngữ được sử dụng, tác giả đã thực hiện nghiên cứu định tính bằng cách thảo luận nhóm với 9 người (được chia thành 2 nhóm nhỏ) là bạn bè và người thân của tác giả, bao gồm 5 nhân viên văn phòng, 3 nhân viên phòng nghiên cứu và 1 trưởng phòng phòng nghiên cứu, đang làm việc tại các công ty là công ty thép Posco, công ty xi măng Hà Tiên, công ty xi măng Holcim, tập đoàn Tôn Hoa Sen và công ty gạch men Mỹ Đức. Các buổi thảo luận được tiến hành từ cuối tháng 7/2013 đến giữa tháng 8/2013 ở những nơi do tác giả sắp xếp trên cơ sở thuận tiện nhất cho cả đôi bên nhằm tạo điều kiện tối đa cho việc trao đổi thông tin lẫn nhau.
- 25 Mô hình nghiên cứu và thang Cơ Sở Lý Thuyết đo sơ bộ 1 NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH Thang đo sơ bộ 2 - Thảo luận nhóm với 9 người NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG SƠ BỘ - Phát bảng câu hỏi sơ bộ - 80 mẫu Cronbach’s Alpha - Đối tượng: Người lao động trong ngành vật liệu xây dựng tại TP. HCM Điều chỉnh Thang đo chính thức NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG CHÍNH THỨC - Phát bảng câu hỏi chính thức Cronbach’s Alpha - 210 mẫu - Đối tượng: Người lao động trong ngành vật liệu xây dựng tại TP. Phân tích EFA HCM Phân tích hồi quy Phân tích ANOVA Kết quả & thảo luận KẾT LUẬN (Nguồn: Tác giả xây dựng) Hình .1.3 Các bước của qui trình nghiên cứu 3.2.1 Trìnhtự buổi thảo luận Buổi thảo luận đã được diễn ra theo dàn bài ở phụ lục 1. Bao gồm các bước sau :
- 26 Bước 1: Tác giả giới thiệu về đề tài bao gồm nội dung, ý nghĩa của đề tài vàgiải thích tầm quan trọng của buổi thảo luận đối với kết quả nghiên cứu. Bước 2: Thảo luận diễn ra dựa vào câu hỏi mở (xem phụ lục 1) Bước 3: Nhóm đối tượng xem xét, đánh giá và góp ýchothang đo sơ bộ của tác giả (phụ lục 1) 3.2.2 Thiết kế thang đo Thang đo các biến phụ thuộc và độc lập được kế thừa từ thang đo của Skudiene và Auruskeviciene (2010) và Lakshan và Mahindadasa (2011). Sau khi nghiên cứu định tính, các thang đo được điều chỉnh lại từ ngữ, cách thức diễn đạt và được bổ sung cho phù hợp với nghiên cứu hơn. Thang đo trách nhiệm xã hội với người lao động: Thang đo trách nhiệm xã hội với người lao động đã được Skudiene và Auruskeviciene (2010) xây dựng bao gồm 5 biến quan sát (xem phụ lục 1). Bảng 3.1: Thang đo trách nhiệm xã hội với nhân viên Trách nhiệm xã hội với người lao động (ký hiệu NLDong) STT BIẾN QUAN SÁT MÃ “Đối với người lao động, công ty của tôi luôn ” 1 Áp dụng một hệ thống lương thưởng công bằng NLD1 2 Quan tâm đến môi trường tâm lý của người lao động tại công ty NLD2 Khuyến khích trao đổi thông tin cởi mở và trung thực vớingười lao 3 NLD3 động Cho phép người lao động tham gia góp ý vào các quyết sách của NLD4 4 công ty 5 Tạo một môi trường làm việc an toàn chongười lao động NLD5 (Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính của tác giả từ 7/2013 đến 8/2013) Sau khi nghiên cứu định tính, biến quan sát “Đóng góp vào sự phát triển của cá nhân và sự nghiệp của người lao động” được loại bỏ khỏi thang đo vì theo ý kiến
- 27 của nhóm thảo luận thì nội dung biến này không cụ thể được những việc màtổchức đã làm cho người lao động của họ, làm cho các đối tượng khảo sát lúng túng khitrả lời. Đồng thời, biến quan sát mới “Tạo một môi trường làm việc an toàn chongười lao động” được bổ sung vào thang đo vì môi trường làm việc an toàn làmột trong những yêu cầu bắt buộc mà các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng cần phảicó nhằm đảm bảo an toàn sức khoẻ và tính mạng của người lao động. Thang đo saukhi nghiên cứu định tính được trình bày trong bảng 3.1. Thang đo trách nhiệm xã hội với khách hàng: Skudiene và Auruskeviciene (2010) đã xây dựng thang đo trách nhiệm xã hội với khách hàng bao gồm 3 biến quan sát (xem phụ lục 1). Sau khi nghiên cứu định tính, thang đo đã được điều chỉnh về từ ngữ diễn đạt và đượcbổ sung thêm 1 biến mới là “Bảo mật thông tin của khách hàng và chỉ sử dụng trong các trường hợp được khách hàng cho phép”. Vì theo ý kiến của nhóm thảo luận thì trong thời đại công nghệ thông tin ngày càng phát triển như hiện nay, việc rò rỉ thông tin khách hàng một cách vô tình hay cố ý đều rất phổ biến, gây tổn hại đến lợi ích củadoanh nghiệp và khách hàng. Thang đo sau khi nghiên cứu định tính được trình bày trong bảng 3.2. Bảng 3.2: Thang đo trách nhiệm xã hội với khách hàng Trách nhiệm xã hội với khách hàng(ký hiệu Khachhang) STT BIẾN QUAN SÁT MÃ “Đối với khách hàng, công ty của tôi luôn ” 6 Áp dụng một kênh chuyên giải quyết các phản hồi từ khách hàng KH6 7 Cung cấp thông tin đúng sự thật cho khách hàng KH7 Tránh lừa gạt khách hàng trong quảng cáo và trong các kênh chiêu 8 KH8 thị Bảo mật thông tin của khách hàng và chỉ sử dụng trong các trường 9 KH9 hợp được khách hàng cho phép (Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính của tác giả từ 7/2013 đến 8/2013)
- 28 Thang đo trách nhiệm xã hội với đối tác kinh doanh: Skudiene và Auruskeviciene (2010) đã đưa ra thang đo trách nhiệm xã hội đối với đối tác kinh doanh bao gồm 3 biến quan sát (xem phụ lục 1). Đối tác kinh doanh trong nghiên cứu của Skudiene và Auruskeviciene (2010) bao gồm nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào, đại lý, nhà phân phối, nhà cung cấp các dịch vụ bổ sung. Sau khi nghiên cứu định tính, thang đo được điều chỉnh về từ ngữ diễn đạt và đượcbổ sung thêm 2 biến mới là “Giúp các đối tác thấy được tầm quan trọng của trách nhiệm xã hội và khuyến khích họ thực hiện” và “Cung cấp thông tin phản hồi trung thực nhằm giúp nhà cung cấp cải thiện chất lượng sản phẩmvàdịchvụ”, vì Skudiene và Auruskeviciene (2010) và nhóm thảo luận đều đồng tình rằng một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội sẽ là một đối tác tốt trong kinh doanhvàdoanh nghiệp đó sẽ luôn khuyến khích các đối tác kinh doanh của họ cùng phát triển sản xuất và dịch vụ bằng cách cùng nhau hướng đến cáctiêu chuẩn chất lượng và cùng áp dụng các quy trình quản lý chất lượng. Như vậy, thang đo sau khi điều chỉnh bao gồm 5 biến quan sát và được trình bày trong bảng 3.3. Bảng 3.3: Thang đo trách nhiệm xã hội với đối tác kinh doanh Trách nhiệm xã hội với đối tác kinh doanh(ký hiện DoitacKD) STT BIẾN QUAN SÁT MÃ “Đối với đối tác kinh doanh, công ty của tôi luôn ” 10 Hợp tác lành mạnh và công bằng vớinhà cung cấp DT10 11 Áp dụng một kênh chuyên giải quyết phản hồi từ nhà cungcấp DT11 12 Tránh các đối tác kinh doanh đang làm ăn vi phạm pháp luật DT12 Giúp các đối tác kinh doanh thấy được tầm quan trọng của trách 13 DT13 nhiệm xã hội và khuyến khích họ thực hiện Cung cấp thông tin phản hồi trung thực nhằm giúp nhà cung cấp cải 14 DT14 thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ (Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính của tác giả từ 7/2013 đến 8/2013)
- 29 Thang đo trách nhiệm xã hội với cộng đồng: Thang đo trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng được Skudienevà Auruskeviciene (2010) đưa ra bao gồm 4 biến quan sát (xem phụ lục 1). Sau khi nghiên cứu định tính, thang đo được giữ nguyên và chỉ điều chỉnh từ ngữ diễnđạt cho phù hợp hơn. Thang đo sau khi điều chỉnh được trình bày trong bảng 3.4. Bảng 3.4: Thang đo trách nhiệm xã hội với cộng đồng Trách nhiệm xã hội với cộng đồng(ký hiệu Congdong) STT BIẾN QUAN SÁT MÃ “Đối với cộng đồng, công ty của tôi thường ” Tài trợ cho các hoạt động hoặc dự án liên quan đếnthể thao, văn 15 CD15 hoá hoặc các hoạt động cộng đồng khác tại địa phương Thực hiện các chương trình vì cộng đồng như xây dựng nhà tình 16 thương, tình nghĩa, các hoạt động từ thiện vì người nghèo, trẻem CD16 mồ côi Đầu tư cho sự phát triển của địa phương bằng cách xây dựng vàsửa 17 CD17 chữa đường sá, trường học và bệnh viện 18 Tham gia vào các hiệp hội và các tổ chức của cộng đồng CD18 (Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính từ 7/2013 đến 8/2013) Thang đo trách nhiệm xã hội với môi trường và hệ sinh thái: Theo Lakshan và Mahindadasa (2011), thang đo này bao gồm 5 biến quan sát (xem phụ lục 1). Trong nghiên cứu định tính, các ý kiến thảo luận được đưa ra dựa trên thực tế hoạt động của các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng hiệnnay. Theo đó, biến quan sát “Tổ chức các chương trình bảo vệ môi trường” được cụ thể hoá thành “Tổ chức các chương trình làm sạch môi trường tạicông ty và địa phương” và biến quan sát “Khuyến khích các dự án sản xuất sản phẩm‘xanh’” được cụ thể hoá thành “Đầu tư nghiên cứu những loại vật liệu xây dựng mới hoặc công nghệ sản xuất mới thân thiện với môi trường”. Ngoài ra các biến quan sát còn lại cũng được điều chỉnh về từ ngữ và cách thức diễn đạt cho dễ hiểu hơn. Thangđo sau khi điều chỉnh được trình bày trong bảng 3.5.
- 30 Bảng 3.5: Thang đo trách nhiệm xã hội với môi trường vàhệ sinh thái Trách nhiệm xã hội với môi trường và hệ sinh thái(ký hiệu Moitruong) STT BIẾN QUAN SÁT MÃ “Đối với môi trường và hệ sinh thái, công ty của tôi có ” 19 Áp dụng một quy trình để xử lý chất thải MT19 Ưu tiên sử dụng nguồn nguyên liệu có thể tái chế hoặc thân thiện 20 MT20 với môi trường 21 Huấn luyện người lao động về việc bảo vệ môi trường MT21 Tổ chức các chương trình làm sạch môi trường tại công ty vàđịa 22 MT22 phương Đầu tư nghiên cứu những loại vật liệu xây dựng mới hoặc công 23 MT23 nghệ sản xuất mới thân thiện với môi trường (Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính từ 7/2013 đến 8/2013) Thang đo động lực làm việc của người lao động : Theo nghiên cứu của Lakshan và Mahindadasa (2011), thang đo động lực làm việc của người lao động bao gồm 9 biến quan sát (xem phụ lục 1). Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy, có 2 biến quan sát bị trùng lắp nội dung khicùngđề cập đến sự gắn bó của người lao động với doanh nghiệp, bao gồm “Tôi thấy trung thành với công ty vì công ty tôi có đóng góp vào sự phát triển của xã hội” và“Tôi sẽ ở lại công ty thêm 3 năm nữa vì công ty tôi có quan tâm đến xã hội”. Vì vậy 2 biến này được gộp lại thành một biến duy nhất là“Tôi muốn gắn bó với công ty vì công ty tôi có đóng góp vào sự phát triển của xãhội”. Ngoài ra, theo ý kiến của nhóm thảo luận thì 2 biến quansát khác là “Khi nghĩ đến các hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội của côngty, tôi cảm thấy hứng thú hơn trong công việc” và “Tôi thấy vui khi được đóng góp vào việc thực hiện trách nhiệm xã hội của công ty thông qua công việc hằng ngày của tôi” cũng trùng lắp về nội dung nên chúng được gộp lại và được cụ thể thành “Mỗi khi nghĩ đến việc tôi có thể trực tiếp hoặc gián tiếp đóng góp cho cộng đồng thông qua các hoạt độngcủa công ty, tôi cảm thấy hứng thú hơn trong công việc”.
- 31 Thêm vào đó, 2 biến quan sát “Vì công ty tôi được công nhận là một công ty có trách nhiệm xã hội nên tôi cảm thấy tự hào vìlà một thành viên của công ty” và “Tôi thích người khác công nhận công ty tôi là một công ty có quan tâm đến xã hội và đất nước” cũng bị trùng lắp nội dung nêncó 1 biến đã bị loại bỏ. Đồng thời, theo ý kiến của nhóm thảo luận, xuất phát từ một thực tế là nhân viên sẽ sẵnsàng đương đầu với khó khăn nếu họ được công ty quan tâm và đánh giá đúng mức chonên1 biến mới được bổ sung là “Vì công ty tôi luôn quan tâm tới nhân viên nên tôi cảm thấy hứng thú với các vấn đề có tính thử thách trongcông việc”. Kết quả hiệu chỉnh thang đo được trình bày trong bảng 3.6. Bảng 3.6: Thang đo động lực làm việc củangười lao động Động lực làm việc (ký hiện DLLV) STT BIẾN QUAN SÁT MÃ Vì công ty tôi có trách nhiệm với xã hội nên tôi muốn cố gắng 24 DLLV24 làm hết khả năng để đạt được các mục tiêu của côngty Tôi thích trao đổi với đồng nghiệp về các vấn đề liên quan đến 25 DLLV25 trách nhiệm xã hội của công ty Tôi muốn gắn bó với công ty vìcông ty tôi có đóng góp vào sự 26 DLLV26 phát triển của xã hội Tôi cảm thấy trung thành với công ty vì công ty tôi luôn làm ăn 27 DLLV27 kinh doanh có đạo đức Vì công ty tôi được công nhận là một công ty có trách nhiệm xã 28 DLLV28 hội nên tôi cảm thấy tự hào vì là một thành viên của côngty Vì công ty tôi luôn quan tâm tới nhân viên nên tôi cảm thấy hứng 29 DLLV29 thú với các vấn đề có tính thử thách trong công việc Mỗi khi nghĩ đến việc tôi có thể trực tiếp hoặc gián tiếp đóng góp 30 cho cộng đồng thông qua các hoạt động của công ty, tôi cảm thấy DLLV30 hứng thú hơn trong công việc (Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính của tác giả từ 7/2013 đến 8/2013)
- 32 3.3 THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI Sau khi hiệu chỉnh thang đo cho các biến độc lập và phụ thuộc, tác giả đãtiến hành thiết kế bảng câu hỏi để phục vụ cho bước nghiên cứu tiếp theo. Bảng câuhỏi bao gồm 4 phần : Câu hỏi loại trừ Là câu hỏi để gạn lọc đối tượng trả lời. Đối tượng trả lời bảng câu hỏi phải là người lao động đang làm việc trong ngành vật liệu xây dựng như thép, nhôm, tôn, kim loại khác, cát, đá, xi măng, gạch, sơn, gỗ, bê tông, kính, vật liệu tổng hợp tại TP.HCM Thông tin cá nhân Phần này bao gồm các câu hỏi về giới tính, độ tuổi,cấp bậc, số năm đã làm việc tại công ty và loại hình công ty của đối tượng khảo sát. Thông tinnàynhằm phục vụ cho việc mô tả mẫu. Câu hỏi hiểu Nhằm tìm hiểu quan điểm và hiểu biết của các đối tượng khảo sát về trách nhiệm xã hội. Các câu hỏi trong phần này được kế thừa từ nghiên cứu của Skudiene và Auruskeviciene (2010). Sau khi nghiên cứu định tính, các câu hỏi hiểu là hoàn toàn phù hợp và có thể sử dụng cho nghiên cứu tiếp theo. Kết quả được trìnhbày trong bảng 3.7. Phần chính Phần này bao gồm 30 biến quan sát đo lường các khái niệm trong mô hình. Đây là các biến quan sát đã được hoàn thiện và bổ sung từ nghiên cứu địnhtính(xem các bảng từ 3.1 đến 3.6 về các biến quan sát). Các đối tượng khảo sát được yêu cầu lựa chọn mức độ đồng ýđối với 30 phát biểu này trên thang đo Likert 5 mức độbắt đầu từ mức 1 là hoàn toàn không đồng ýcho đến mức 5 là hoàn toàn đồng ý. Bảng câu hỏi được thiết kế trên giấy và trên Google Documents một cách rõ ràng và thuận tiện để không gây hiểu lầm, nhàm chán cũng như không làmmất
- 33 nhiều thời gian của người trả lời. Bảng câu hỏi trên giấy được trình bày ở phụ lục2 và bảng câu hỏi trên Google Documents có thể được truy cập theo đường link sau: 92kb8N6OEX03ZhCqXZP4/viewform Bảng 3.7: Câu hỏi hiểu về trách nhiệm xã hội Câu hỏi Câu trả lời 1. Theo bạn a. Đạo đức kinh doanh trách nhiệm b. Bảo vệ môi trường xã hội có liên c. Chống bất bình đẳng xã hội quan gần nhất d. Hoạt động từ thiện với hoạt động e. Tuân thủ pháp luật và các quy định tại địa phương nào sau đây ? f. Hoạt động kinh doanh minh bạch g. Làm thoả mãn các bên liên quan (gồm khách hàng, đối tác, nhân viên và cộng đồng) 2. Theo bạn vì a. Vì nó giúp họ nâng cao hình ảnh và danh tiếng sao các tổ b. Vì nó là nghĩa vụ đạo đức đối với xãhội chức/doanh c. Vì nó giúp doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh nghiệp hiện d. Vì nó giúp nhân viên hài lòng, trung thành và có động nay lại cam lực hơn kết thực hiện e. Vì nó giúp duy trì lòng trung thành của khách hàng trách nhiệm f. Vì nó mang lại lợi ích tài chính cho các doanh nghiệp xã hội ? g. Vì đó là yêu cầu từ một hoặc nhiều bên liên quan mà doanh nghiệp phải đáp ứng (Nguồn: Skudiene và Auruskeviciene (2010)) 3.4 NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG Đầu tiên, tác giả tiến hành một nghiên cứu sơ bộ định lượng với mẫu cókích thước n = 80 bằng cách gửi bảng câu hỏi thiết kế trên Google Documents đến địa chỉ e-mail của các đối tượng khảo sát. Mẫu được thu thập theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện, phi xác suất. Toàn bộ dữ liệu sau đó đã được xử lý bằng phần mềm SPSS 20 để đánh giáhệ số Cronbach’s Alpha. Kết quả là tất cả hệ số Cronbach’s Alpha của từng thang đo
- 34 đều phù hợp và không có biến quan sát nào có hệ số tương quan biếntổng-hiệu chỉnh nhỏ hơn 0.3 nên các thang đo được giữa nguyên. Bảng câu hỏi sau đó đã được điều chỉnh cách thức trình bày một lầnnữacho phù hợp hơn và đảm bảo không gây mất nhiều thời gian cho người trả lời. Sau đó, tác giả mới tiến hành phát bảng câu hỏi hoàn chỉnh đi với số lượng lớnvàtiến hành nghiên cứu chính thức định lượng được. Cách thức thực hiện như sau : 3.4.1 Phương thức lấy mẫu Mẫu được thu thập theo phương pháp thuận tiện phi xác suất thông qua phát bảng câu hỏi in trên giấy và gửi bảng câu hỏi trên Google Documents qua e-mail của các đối tượng khảo sát. 3.4.2 Cỡ mẫu Theo Hair và cộng sự (1998), để sử dụng EFA (Explore factor analysis) thì kích thước mẫu tối thiểu phải là 50 tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát/biến đo lường là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu là 5 quan sát. Bên cạnh đó để phân tích hồi quy thì Tabachnick & Fidell (1996) (dẫn từ Nguyễn Đình Thọ, 2011) cho rằng kích thước mẫu cần đảm bảo công thức: n ≥ 8m + 50 (trong đó n là cỡ mẫu, m là số biến độc lập của mô hình). Trong nghiên cứu này, tổng số biến quan sát là 30 biến và có 5 biến độc lập. Dựa theo 2 cỡ mẫu tối ưu như trên thì cỡ mẫu của nghiên cứu này tối thiểu phải là 150 mẫu. Sau khi gửi bảng câu hỏi đi thông qua email và gửi trực tiếp bằng giấy, tác giả đã nhận được 215 hồi đáp, trong đó có 171 bảng hợp lệ và được dùng để phân tích tiếp theo. 3.4.3 Xử lý và phân tích dữ liệu Dữ liệu sau khi thu thập đã được mã hoá và được xửlýtuần tự theo các bước: 3.4.3.1 Phân tích mô tả Tác giả đã tiến hành xử lý thống kê để mô tả các thuộc tính của mẫu nghiên cứu, bao gồm các thông tin cá nhân của đối tượng khảo sát như độ tuổi, giới tính,vị
- 35 trí công tác, số năm đã làm việc và loại hình doanh nghiệp. Thêm vào đó là kết quả thống kê về hiểu biết và quan điểm của đối tượng đối với trách nhiệm xã hội. 3.4.3.2 Đánh giá độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng để đánh giá mức độ tương quan giữacác biến quan sát cùng đo lường một biến độc lập. Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân tích nhân tố EFA sẽ giúp loại ra các biến không phù hợp vì các biến này có thể tạo ra các biến giả làm ảnh hưởngđếnkết quả phân tích nhân tố tiếp theo (Nguyễn Đình Thọ, 2011). 3.4.3.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA Đây là một phương pháp phổ biến, được sử dụng trong hầu hết luận vănthạc sĩ. Thang đo cần phải đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt trước khi sử dụng cho nghiên cứu chính thức. Nếu các biến đo lường cùng đo lường một nhân tốvà không đo lường các nhân tố còn lại thì thang đo đạt giá trị hội tụ. Nếu mỗi thangđo chỉ đo lường một nhân tố duy nhất thì thang đo đạt giá trị phân biệt. 3.4.3.4 Phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết Trước khi phân tích hồi quy chúng ta cần tiến hành phân tích tương quan tuyến tính giữa các biến độc lập và phụ thuộc. Giá trị tuyệt đối của hệ số Pearson cànggần đến 1 thì chứng tỏ hai biến đang xét càng có mối tương quan tuyến tính chặt chẽvới nhau. Trong nghiên cứu này, kỳ vọng là hệ số tương quan giữa các biếnlà tương quan dương. Tuy nhiên, khi hệ số tương quan quá cao thì phải chú ý hiện tượng đa cộng tuyến có thể xảy ra. Sau đó khi phân tích tương quan, tác giả tiến hành phân tích mô hình nghiên cứu bằng phép phân tích hồi quy. Mô hình nghiên cứu của đề tài này là mô hìnhhồi quy bội MLR, nhiều biến độc lập cùng tác động vào một biến phụ thuộc địnhlượng. Phương pháp phân tích hồi quy được dùng là phương pháp Enter, nghĩa là tất cả các biến được đưa vào một lần và xem xét các kết quả thống kê liên quan đếncác biến này.
- 36 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 Chương 3 vừa trình bày phương pháp thực hiện nghiên cứu bao gồm 3bước: nghiên cứu sơ bộ bằng định tính, nghiên cứu sơ bộ bằng định lượng và nghiên cứu chính thức bằng định lượng. Sau khi nghiên cứu định tính, tác giả có được thang đo chính thức bao gồm30 biến quan sát đo lường cho 5 biến độc lập (gồm trách nhiệm xã hộivớingười lao động, trách nhiệm xã hội với khách hàng, trách nhiệm xã hội với đối tác kinh doanh, trách nhiệm xã hội với cộng đồng và trách nhiệm xã hội với môi trường và hệ sinh thái) và 1 biến phụ thuộc (động lực làm việc củangười lao động). Dựa vào thang đo này, bảng câu hỏi đã được xây dựng, kiểm tra và điều chỉnh thông qua bước nghiên cứu định lượng sơ bộ với số lượng mẫu nhỏ. Từ đó tác giả có được bảng câuhỏi hoàn chỉnh sẵn sàng cho nghiên cứu chính thức. Trong chương tiếp theo, tác giả sẽ trình bày kết quảnghiên cứu chính thức có được sau khi tiến hành các bước phân tích dữ liệu, bao gồm : đánh giá độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, chạy hồi quy và kiểm định tác động của các biến định tính.
- 37 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Ở chương 3 tác giả đã trình bày phương pháp nghiên cứu bao gồm 3 bước: nghiên cứu sơ bộ bằng định tính, nghiên cứu sơ bộ bằng định lượng và nghiên cứu chính thức bằng định lượng. Trong chương này, tác giả sẽ trình bày cáckết quả của nghiên cứu chính thức gồm: mô tả mẫu, kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố EFA và hồi quy 4.1 MÔ TẢ MẪU 4.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu và kích thước mẫu Như đã trình bày trong chương 3, mẫu được thu thập theo phương pháp thuận tiện phi xác suất. Thời gian thu thập dữ liệu là từ tháng 8/2013 đến tháng 9/2013. Tác giả đã gửi bảng câu hỏi thiết kếtrên giấy và trên Google Documents đến nhiều cá nhân, tập thể và các công ty trong ngành vật liệu xây dựng tại TP. HCM. Kết quả thu hồi được 215 câu trả lời, trong đó có 171 bản trả lời hợp lệ tương ứng với tỉlệ hồi áđ p 79.5 %. Các bản trả lời là không hợp lệ khi đối tượng trả lời không phải là nhân viên ngành vật liệu xây dựng trên địa bàn TP.HCM và/ hoặc trả lời không đầy đủ các câu hỏi bắt buộc. 4.1.2 Mô tả thông tin mẫu Dựa vào phần trả lời liên quan đến thông tin cá nhân của các đối tượng, tác giả tiến hành thống kê số lượng các nhóm đối tượng theo giới tính, độ tuổi, cấpbậc, thời gian làm việc và loại hình công ty. Kết quả quá trình mô tả thông tin mẫuđược thể hiện trong bảng 4.1. Ngoài ra, các đối tượng còn được hỏi về quan điểm của họ đối với tráchnhiệm xã hội. Khi được hỏi “Theo anh/chị trách nhiệm xã hội liên quan gần nhất với hoạt động nào sau đây?” thì có 26.3 % số người được hỏi trả lời rằng trách nhiệm xã hội có liên quan gần nhất với hoạt động bảo vệ môi trường, 24.0 % cho rằng
- 38 trách nhiệm xã hội liên quan gần nhất với việc làm thoả mãn các bên liên quan(bao gồm nhân viên, khách hàng, đối tác kinh doanh và cộng đồng) và 21.6 % cho rằng nó có liên quan đến đạo đức kinh doanh. Tỷ lệ câu trả lời được trình bày trên biểu đồ 4.1. Bảng 4.1: Mô tả thông tin mẫu (n = 171) Phân bố mẫu Số người Phần trăm (%) Giới tính Nam 82 48.0 Nữ 89 52.0 Độ tuổi Dưới 23 tuổi 16 9.4 Từ 23 đến dưới 30 tuổi 116 67.8 Từ 30 đến 50 tuổi 39 22.8 Cấp bậc Nhân viên 125 73.1 Quản lý cấp trung 41 24.0 Quản lý cấp cao 5 2.9 Thời gian Ít hơn 6 tháng 19 11.1 làm việc Từ 6 tháng đến dưới 1 năm 22 12.9 Từ 1 năm đến dưới 2 năm 21 12.3 Từ 2 năm đến dưới 3 năm 53 31.0 Từ 3 năm trở lên 56 32.7 Loại hình Công ty có vốn nước ngoài 101 59.1 công ty Công ty trong nước 70 40.9 (Nguồn: Kết quả điều tra của tác giảtừ 8/2013 đến 9/2013) Và khi được hỏi : “Theo anh/chị, vì sao các tổ chức và doanh nghiệp ngày nay lại cam kết thực hiện trách nhiệm xã hội?” thì có đến 31.6%, tương đương với 54 trên 171 người trả lời là vì nó giúp các doanh nghiệp nâng cao hình ảnh và danh tiếng (xem biểu đồ 4.1)
- 39 Biểu đồ 4.1: Biểu đồ thống kê quan điểm của người được hỏi Câu hỏi: Theo anh/chị, trách nhiệm xã hội liên quan gần nhất với hoạt động nào? Trả lời : Bảo vệ môi trường 26.3 Làm thoả mãn các bên liên quan 24.0 Đạo đức kinh doanh 21.6 Hoạt động từ thiện 11.1 Tuân thủ pháp luật và các quy định 8.2 Hoạt động kinh doanh minh bạch 5.8 Chống bất bình đẳng xã hội 2.9 0 5 10 15 20 25 30 (Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả từ 8/2013 đến 9/2013) Câu hỏi : Theo anh/chị, vì sao các doanh nghiệp ngày nay lại cam kết thực hiện trách nhiệm xã hội ? Trả lời: Vì nó giúp họ nâng cao hình ảnh và danh 31.6 tiếng Vì nó là nghĩa vụ đạo đức đối với xã hội 29.2 Vì đó làyêu cầu từ một hoặc nhiều bên 17.5 liên quan Vì nó giúp doanh nghiệp có được lợi thế 12.9 cạnh tranh Vì nó giúp duy trì lòng trung thành của 3.5 khách hàng Vì nó giúp nhân viên hài lòng, trung thành 3.5 và có ngđộ lực hơn Vì nó mang lại lợi ích tài chính cho doanh 1.8 nghiệp 0 5 10 15 20 25 30 35 (Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả từ 8/2013 đến 9/2013)
- 40 Trong khi đó có 29.2% cho rằng đó là nghĩa vụ đạo đức đối vớixãhội, 17.5% cho rằng đó là yêu cầu của các bên liên quan mà doanh nghiệp cần phải đáp ứng, 12.9% cho rằng nó giúp doanh nghiệp nâng cao lợi thế cạnh tranh vàrất ít người cho rằng thực hiện trách nhiệm xã hội có thể giúp doanhnghiệpthuhút khách hàng và nhân viên. Ngoài ra, khi trả lời câu hỏi “Công ty của anh/chị có tạo điều kiện để tất cả nhân viên được trực tiếp tham gia vào các hoạt động vì cộng đồng vàvìmôi trường của công ty hay không ?” thì số người trả lời “Không” là 64 trên 171 người được hỏi, tương ứng với 37.4 %, và số người trả lời “Có” chiếm 62.6%. Như vậy số công ty có tạo điều kiện cho nhân viên trực tiếp tham gia vào các hoạt động trách nhiệm xã hội là chưa cao. Trong khi đó, đối với câu hỏi “Anh/chị có muốn được trực tiếp tham gia vào các hoạt động vì cộng đồng và vì môi trường củacôngty hay không?”, thì có đến 85.4 % số người tham gia khảo sát trả lời là “Có” vàchỉ có 14.6% trả lời là “Không”. 4.2 KIỂM ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ THANG ĐO Kiểm định và đánh giá thang đo bao gồm 2 bước. Bước 1 là đánh giá độ tincậy của các thang đo bằng Cronbach’s Alpha nhằm loại bỏ các biến không đóng góp vào việc mô tả khái niệm cần đo. Bước 2 là phân tích nhân tố EFA nhằm kiểm định giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của các khái niệm nghiêncứu. 4.2.1 Phân tích Cronbach’s Alpha Hệ số Cronbach’s Alpha biến thiên trong khoảng [0,1]. Về lýthuyết Cronbach’s Alpha càng lớn thì càng tốt. Tuy nhiên trong thực tế, điều này không phải luôn đúng. Hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.95 chothấy trong thang đo có nhiều biến không khác biệt nhau và cùng đo lường một nội dung nào đó củakhái niệm nghiên cứu (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Ngoài ra chúng ta cũng phải xem xét hệ số tương quan biến-tổng hiệu chỉnh (corrected item-total correlation).
- 41 Bảng 4.2: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha lần đầu khi chưa loại biến Hệ số tương quan Hệ số Cronbach’s Alpha Biến quan sát biến-tổng hiệu chỉnh nếu loại bỏ biến Trách nhiệm xã hội với người lao động (NLDong), Cronbach’s Alpha = .865 NLD1 .645 .847 NLD2 .735 .825 NLD3 .756 .819 NLD4 .764 .819 NLD5 .557 .867 Trách nhiệm xã hội với khách hàng(Khachhang), Cronbach’s Alpha = .813 KH6 .584 .787 KH7 .693 .736 KH8 .689 .737 KH9 .565 .795 Trách nhiệm xã hội với đối tác kinh doanh (DoitacKD) Cronbach’s Alpha = .825 DT10 .716 .764 DT11 .601 .796 DT12 .546 .812 DT13 .547 .816 DT14 .730 .764 Trách nhiệm xã hội với cộng đồng(Congdong), Cronbach’s Alpha = .885 CD15 .767 .846 CD16 .845 .814 CD17 .687 .877 CD18 .707 .868 Trách nhiệm xã hội với môi trường và hệ sinh thái (Moitruong) Cronbach’s Alpha = .870 MT19 .578 .869 MT20 .763 .826 MT21 .766 .825 MT22 .727 .834 MT23 .647 .855 Động lực làm việc (DLLV), Cronbach’s Alpha = .854 DLLV24 .566 .840 DLLV25 .581 .838 DLLV26 .705 .821 DLLV27 .630 .831 DLLV28 .687 .823 DLLV29 .666 .827 DLLV30 .505 .853 (Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả từ 8/2013 đến 9/2013)
- 42 Hệ số tương quan biến-tổng hiệu chỉnh cho thấy tương quan giữa biến đo lường đang xét với tổng các biến đo lường còn lại của thang đo. Hệ sốnàylớn hơn hoặc bằng 0.30 thì đạt yêu cầu (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Sau khi thu thập 171 mẫu, tác giả đã tiến hàng phân tích Cronbach’s Alpha cho từng thang đo của từng biến độc lập và phụ thuộc. Kết quảphântích Cronbach’s Alpha lần đầu được trình bày trong bảng 4.2 và phụ lục 4. Kết quả cho thấy các thang đo đều có hệ số Cronbach’s Alpha cao (từ 0.813 trở lên) và không có biến quan sát nào có hệ số tương quan biến-tổng hiệu chỉnh nhỏ hơn 0.30. Do đó tất cả thang đo đều được giữ nguyên. 4.2.2 Phân tích nhân tố EFA Thang đo cần phải đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt trước khi sử dụng cho nghiên cứu chính thức. Tác giả đã tiến hành phân tích nhân tố EFA cho các biến độc lập và biến phụ thuộc, sử dụng phương pháp trích thành phần chính (Principle components) với phép quay vuông góc (Varimax). Sau đó tiến hành đánh giá kết quả để loại bỏ những biến không đạt yêu cầu. Các tiêu chí đánh giágồm : Số lượng nhân tố trích: số lượng nhân tố được xác định trên chỉsố Eigenvalue – đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố. Điểm dừng là khi chỉ số Eigenvalue bắt đầu nhỏ hơn1. Trọng số nhân tố: trọng số nhân tố của biến X i trên nhân tố mà nó đo lường, sau khi quay, phải cao hơn các trọng số trên nhân tố khác mà nó không đo lường (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Con số kinh nghiệm của trọng số nhântốlà lớn hơn hoặc bằng 0.707, nhưng trọng số nhân tố lớn hơn hoặc bằng 0.50 cũng chấp nhận được. Và chênh lệch trọng số lớn hơn hoặc bằng 0.30 là chấp nhận được. Nếu hai trọng số này tương đương nhau thì biến X i này vừa đo lường khái niệm A, vừa đo lường khái niệm B (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Tổng phương sai trích TVE: tổng này thể hiện các nhân tố trích được bao nhiêu phần trăm của các biến đo lường. Tổng này phải đạt hơn 50%, nghĩa làphần chung phải lớn hơn phần riêng và sai số (Nguyễn Đình Thọ, 2011)
- 43 Giá trị KMO : là chỉ số dùng để xem xét sự phù hợp của phân tích nhântố. Khi 0.5 < KMO < 1 thì phân tích nhân tố phù hợp với dữ liệu. Còn khi KMO < 0.5 thì chứng tỏ phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với dữ liệu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005) 4.2.2.1 Phân tích nhân tố EFA cho các biến thuộc trách nhiệm xã hội Các biến độc lập bao gồm trách nhiệm xã hội với người lao động, trách nhiệm xã hội với khách hàng, trách nhiệm xã hội với đối tác kinh doanh, trách nhiệm xã hội với cộng đồng và trách nhiệm xã hội với môi trường và hệ sinh thái đã được đưa vào phân tích nhân tố EFA. Kết quả được trình bàyở bảng 4.3. Kết quả cho thấy giá trị KMO = 0.904, Sig. = 0.000, phương sai trích= 65.328%, các giá trị eigenvalues đều lớn hơn 1, tức là các giá trị này đều đạtyêu cầu. Tuy nhiên, các biến quan sát NLD5, KH7, DT11, DT13 và MT22 cần được loại khỏi thang đo vì chúng có hệ số tải nhân tốnhỏ hơn 0.50 và chênh lệch hệ số tải nhân tố giữa các nhân tố khác nhau đều nhỏ hơn 0.30 (xem bảng 4.3). Ngoài ra, hai thang đo trách nhiệm xã hội với đối tác kinh doanh (gồm các biến từ DT10 tới DT14) và trách nhiệm xã hội với khách hàng (gồm các biếntừ KH6 tới KH9) cùng đo lường 1 nhân tố duy nhất. Có thể là do trong thị trường này, 2 khái niệm này thực chất là một. Các biến quan sát còn lại của 2 thang đo này, bao gồm KH6, KH8, KH9, DT10, DT12, DT14, được tác giả gộp lại thành 1 thang đo duy nhất và đặt tênmới là trách nhiệm xã hội với đối tác (ký hiệu là Doitac). Đối tác ở đây bao gồm cả khách hàng, nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào, nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ và các đối tác kinh doanh khác có quan hệ ràng buộc với doanh nghiệp trên hợp đồng. Sau khi loại bỏ các biến quan sát không đạt yêu cầu và đặt tên cho nhântố mới, tác giả tiến hành kiểm định lại độ tin cậy cho các thang đo bằng Cronbach’s Alpha.
- 44 Bảng 4.3: Kết quả phân tích EFA lần 1 cho các biếnthuộc trách nhiệm xã hội Biến Nhân tố quan sát 1 2 3 4 NLD1 .684 NLD2 .758 NLD3 .797 NLD4 .813 NLD5 .377 .326 .401 .278 KH6 .650 KH7 .617 .409 KH8 .727 KH9 .756 DT10 .747 DT11 .396 .491 .351 DT12 .732 DT13 .250 .550 .416 DT14 .690 CD15 .855 CD16 .873 CD17 .692 CD18 .796 MT19 .649 MT20 .751 MT21 .714 MT22 .677 .397 MT23 .747 (Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả từ8/2013 đến 9/2013) Kết quả chạy Cronbach’s Alpha lại lần 2 (xem bảng 4.4 và phụ lục 6)cho thấy các thang đo sau khi thay đổi vẫn có hệ số Cronbach’s Alpha đều lớn hơn 0.80, đạt yêu cầu và không có biến quan sát nào có hệ số tương quanbiến-tổng nhỏ hơn 0.30. Suy ra các thang đo đạt độ tin cậy và có thể sử dụng.
- 45 Bảng 4.4: Kết quả chạy Cronbach’s Alpha lần 2 sau khi loại biến Hệ số tương quan biến- Hệ số Cronbach’s Alpha Biến quan sát tổng hiệu chỉnh nếu loại bỏ biến Trách nhiệm xã hội với người lao động (NLDong), Cronbach’s Alpha = .867 NLD1 .648 .857 NLD2 .728 .826 NLD3 .741 .821 NLD4 .768 .812 Trách nhiệm xã hội với đối tác (Doitac), Cronbach’s Alpha = .871 (nhân tố mới) KH6 .575 .864 KH8 .683 .846 KH9 .652 .852 DT10 .751 .834 DT12 .659 .851 DT14 .709 .843 Trách nhiệm xã hội với môi trường và hệ sinh thái(Moitruong) Cronbach’s Alpha = .834 MT19 .569 .830 MT20 .760 .747 MT21 .706 .772 MT23 .631 .807 (Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả từ 8/2013 đến 9/2013) Vì vậy tác giả tiến hành phân tích nhân tố EFA lại lần thứ 2 cho các thangđo biến độc lập. Kết quả được trình bày trong bảng 4.5 và phụ lục7. Kết quả trình bày trong bảng 4.5 cho thấy : - Kiểm định Barlett’s có Sig. = 0.000 0.50 : Phân tích nhân tố thích hợp với dữ liệu
- 46 Bảng 4.5: Kết quả chạy EFA lần 2 cho cácbiến thuộc trách nhiệm xã hội sau khi loại biến Nhân tố Biến quan sát 1 2 3 4 NLD1 .696 NLD2 .776 NLD3 .808 NLD4 .821 KH6 .633 KH8 .711 KH9 .780 DT10 .757 DT12 .748 DT14 .713 CD15 .866 CD16 .879 CD17 .720 CD18 .803 MT19 .716 MT20 .787 MT21 .696 MT23 .733 Eigenvalues 7.430 2.297 1.449 1.229 Phương sai trích (%) 41.276 54.035 62.085 68.914 Cronbach’s Alpha 0.871 0.885 0.867 0.834 KMO 0.878 Sig. 0.000 (Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả từ 8/2013 đến 9/2013) - Có 4 nhân tố được trích ra từ phân tích EFA tương ứng với 4 biến độc lập, ít hơn mô hình đề nghị ban đầu một nhân tố. Tuy nhiên, Skudiene và Auruskeviciene (2010) đã đưa ra kết luận là các yếu tố của trách nhiệm xã hội có mức độ tương quan lẫn nhau rất cao và có nhiều khả năng trách nhiệm xã hội là một khái niệm đơn hướng. Ở đây, kết quả phân tích tương quan
- 47 Pearson giữa biến trách nhiệm xã hội với khách hàng (gồm 3 biến quan sát KH6, KH8, KH9) và biến trách nhiệm xã hội với đối tác kinh doanh (gồm3 biến quan sát là DT10, DT12, DT14) cho thấy hệ số tương quan giữa 2 biến này là rất cao và bằng 0.756 (xem phụ lục 7), nhiều khả năng ở nghiên cứu này 2 khái niệm này chỉ là 1 khái niệm đơn hướng. Ngoài ra, có lý do để cho rằng nhiều người trả lời đã xem đối tượng khách hàng của doanhnghiệp cũng chính là những đối tác của doanh nghiệp vì theo Từ điển Wikipedia (2013) thì đối tác kinh doanh bao gồm nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào, nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ bổ sung, đại lý, nhà phân phốivàcả khách hàng. Còn Skudiene và Auruskeviciene (2010) thì tách đối tượng khách hàng ra khỏi nhóm đối tác kinh doanh. - Hệ số Cumulative (%) là 68.914 %, cho biết 4 nhân tố trên giải thích được 68.914 % biến thiên của dữ liệu - Giá trị hệ số Eigenvalues của các nhân tố đều lớn hơn1, đạt yêu cầu - Tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố > 0.50 và chênh lệchgiữa hệ số tải nhân tố ở nhân tố mà chúng đo lường so với các nhân tố khácđều> 0.30, đạt yêu cầu về giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Như vậy thang đo này đo lường tốt cho 4 nhân tố. Trong đó, nhân tố 1 gọi là trách nhiệm xã hội với đối tác (ký hiệu là Doitac), nhân tố 2 là trách nhiệm xã hội với cộng đồng (ký hiệu là Congdong), nhân tố 3 là trách nhiệm xã hội với người lao động (ký hiệu là NLDong) và nhân tố 4 là trách nhiệm xã hội vớimôi trường và hệ sinh thái (ký hiệu là Moitruong). 4.2.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến động lực làm việc Sau khi tiến hành phân tích EFA cho các biến độc lập và loại bỏ các biến quan sát không đạt yêu cầu, tác giả đã tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFAcho biến phụ thuộc là động lực làm việc. Kết quảđược trình bày trong bảng 4.6 và phụ lục 7. Kết quả cho thấy :
- 48 - Kiểm định Barlett’s có sig. = 0.000 0.5 : Phân tích nhân tố thích hợp với dữ liệu - Có 1 nhân tố được trích, phù hợp mô hình nghiên cứu - Hệ số Cumulative (%) là 54.064 %, đạt yêu cầu, cho biết nhân tố này giải thích được 54.064 % biến thiên của dữ liệu - Eigenvalues = 3.784 > 1 - Tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn0.5 và chỉ đo lường cho một nhân tố duy nhất Như vậy, tất cả các chỉ số đều đạt yêu cầu nên chúng ta có thể kết luận thang đo động lực làm việc của nhân viên đạt giá trị hội tụ và giá trị phânbiệt. Bảng 4.6: Kết quả phân tích nhân tố cho biến động lực làm việc Nhân tố Biến quan sát 1 DLLV24 .678 DLLV25 .708 DLLV26 .799 DLLV27 .752 DLLV28 .791 DLLV29 .778 DLLV30 .624 Eigenvalues 3.784 Phương sai trích (%) 54.064 Cronbach’s Alpha 0.854 Sig. 0.000 KMO 0.861 (Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả từ 8/2013 đến 9/2013)
- 49 4.2.3 Tóm tắt kết quả đánh giá thang đo Sau khi tiến hành đánh giá thang đo bằng Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA, các biến quan sát NLD5, KH7, DT11, DT13 và MT22 đã được loại bỏ khỏi thang đo vì vi phạm các điều kiện khi phân tích nhân tố khám phá EFA. Hai nhân tố trách nhiệm xã hội với khách hàng và với đối tác kinh doanh ban đầu được gộp lại thành một nhân tố mới, được đặt tên làtrách nhiệm xã hội với đối tác (ký hiệu là Doitac) vì có thể trong thị trường này 2 nhân tố này thực chấtlà một khái niệm đơn hướng. Thang đo cuối cùng gồm có 25 biến quan sát, đo lường cho 5 nhân tố. Cụ thể như sau: Thang đo trách nhiệm xã hội với người lao động (NLDong): NLD1 : Áp dụng một hệ thống lương thưởng công bằng NLD2 : Quan tâm đến môi trường tâm lý của người lao động tại công ty NLD3 : Khuyến khích trao đổi thông tin cởi mở và trung thực với người lao động NLD4 : Cho phép người lao động tham gia góp ý vào các quyết sách của công ty Thang đo trách nhiệm xã hội với đối tác (Doitac) (nhân tố mới) : KH6 : Áp dụng một kênh chuyên giải quyết các phản hồi từ khách hàng KH8 : Tránh lừa gạt khách hàng trong quảng cáo và trong các kênh chiêu thị KH9 : Bảo mật thông tin của khách hàng và chỉ sử dụng trong các trường hợp được khách hàng cho phép DT10 : Hợp tác lành mạnh và công bằng vớinhà cung cấp DT12 : Tránh các đối tác kinh doanh đang làm ăn vi phạm pháp luật DT14: Cung cấp thông tin phản hồi trung thực nhằm giúp nhà cungcấpcải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ Thang đo trách nhiệm xã hội với cộng đồng (Congdong) : CD15 : Tài trợ cho các hoạt động hoặc dự án liên quan đếnthể thao, văn hoá hoặc các hoạt động cộng đồng khác tại địa phương
- 50 CD16 : Thực hiện các chương trình vì cộng đồng như xây dựng nhàtình thương, tình nghĩa, các hoạt động từ thiện vì người nghèo, trẻ em mồ côi CD17 : Đầu tư cho sự phát triển của địa phương bằng cách xây dựng và sửa chữa đường sá, trường học, bệnh viện. CD18 : Tham gia vào các hiệp hội và các tổ chức của cộng đồng. Thang đo trách nhiệm xã hội với môi trường và hệ sinh thái (Moitruong) : MT19 : Áp dụng một quy trình để xử lý chất thải MT20 : Ưu tiên sử dụng nguồn nguyên liệu có thể tái chế hoặc thân thiện với môi trường MT21 : Huấn luyện người lao động về việc bảo vệ môi trường MT23 : Đầu tư nghiên cứu những loại vật liệu mới hoặc công nghệ sản xuất mới thân thiện với môi trường Thang đo động lực làm việc (DLLV) DLLV24 : Vì công ty tôi có trách nhiệm với xã hội nên tôi muốn cố gắng hết khả năng để đạt được các mục tiêu của công ty DLLV25 : Tôi thích trao đổi với đồng nghiệp về các vấn đềliên quan đến trách nhiệm xã hội của công ty DLLV26 : Tôi muốn gắn bó với công ty vì công ty tôi có đóng góp vào sựphát triển của xã hội DLLV27 : Tôi cảm thấy trung thành với công ty vì công ty tôi luôn làm ăn kinh doanh có đạo đức DLLV28 : Vì công ty tôi được công nhận là một công ty có trách nhiệm xã hội nên tôi cảm thấy tự hào vì là một thành viên của côngty DLLV29 : Vì công ty tôi luôn quan tâm tới nhân viên nên tôi cảm thấy hứng thú với các vấn đề có tính thử thách trong công việc DLLV30 : Mỗi khi nghĩ đến việc tôi có thể trực tiếp hoặc gián tiếp đónggóp cho cộng đồng thông qua các hoạt động của công ty, tôi cảm thấy hứng thú hơn trong công việc