Luận văn Quản lý nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Vật tư Kỹ thuật nông nghiệp Bắc Giang

pdf 13 trang tranphuong11 27/01/2022 4640
Bạn đang xem tài liệu "Luận văn Quản lý nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Vật tư Kỹ thuật nông nghiệp Bắc Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_quan_ly_nguon_nhan_luc_tai_cong_ty_co_phan_vat_tu_k.pdf

Nội dung text: Luận văn Quản lý nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Vật tư Kỹ thuật nông nghiệp Bắc Giang

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN VĂN SÁNG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƢ KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP BẮC GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN VĂN SÁNG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƢ KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP BẮC GIANG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ THỊ ANH VÂN XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội - 2015 i
  3. LỜ I CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn với đề tài “Quản lý nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Vật tư Kỹ thuật nông nghiệp Bắc Giang” là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu trong luận văn được sử dụng trung thực. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này chưa từng được công bố tại bất kỳ công trình nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội , ngày 26 tháng 11 năm 2015 Tác giả luận văn Nguyễn Văn Sáng ii
  4. LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, đến quý thầy cô trong Khoa Kinh tế chính trị, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này. Đặc biệt bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Lê Thị Anh Vân, đã hướng dẫn tận tình, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo Công ty, lãnh đạo các phòng ban, các anh chị cán bộ công nhân viên tại Công ty cổ phần Vật tư Kỹ thuật nông nghiệp Bắc Giang đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi cũng xin cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tận tình hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả mọi người! Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2015 Tác giả Nguyễn Văn Sáng iii
  5. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Về tính cấp thiết của đề tài Trong xu thế hội nhập, phát triển và cạnh tranh gay gắt, mỗi doanh nghiệp đều phải tìm gia lợi thế cạnh tranh của mình nhằm tạo ra sự khác biệt vượt trội. Song song với đó là việc phát huy tối đa mọi nguồn lực vào quá trình hoạt động. Đặc biệt, một nguồn lực quan trọng và cũng được coi là lợi thế cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp đó là nguồn nhân lực (NNL). Quản lý NNL có mặt ở bất kỳ một tổ chức nào. Tại doanh nghiệp mỗi con người là một thế giới riêng biệt, nếu không có hoạt động quản lý thì ai thích làm gì thì làm, mọi việc sẽ trở nên vô tổ chức, vô kỷ luật, khó phát huy được sở trường của từng người; công tác quản lý NNL sẽ giúp giải quyết vấn đề này, nó là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại của mỗi doanh nghiệp. Công ty cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Giang là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu của tỉnh Bắc Giang. Công ty có 10 đơn vị trực thuộc gồm 9 chi nhánh cổ phần vật tư kỹ thuật nông nghiệp tại 9 huyện và 1 xí nghiệp sang chai đóng gói thuốc bảo vệ thực vật. Công ty có mạng lưới bán lẻ tại hầu hết các xã trên địa bàn 9 huyện, hệ thống kho tương đối rộng rãi ở các cảng, ga đường sắt thuộc địa bàn tỉnh và các chi nhánh huyện; Công ty còn là đơn vị chủ lực cung ứng phân bón và giống cây trồng trên địa bàn toàn tỉnh. Do đó, công tác quản lý nguồn nhân lực đã được lãnh đạo Công ty quan tâm; song vẫn còn không ít những bất cập, những tồn tại, mà việc nghiên cứu, đánh giá để từng bước hoàn thiện công tác quản lý NNL của Công ty là một đòi hỏi khách quan liên quan đến sự tồn tại và phát triển Công ty. Bằng những kiến thức được trang bị trong quá trình học tập, kinh nghiệm công tác học viên mạnh dạn chọn đề tài “Quản lý nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Giang” làm đối tươṇ g nghiên cứ u luận văn Thạc sỹ của mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là tìm ra những giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản lý NNL tại Công ty cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Giang. 5
  6. Để hoàn thành mục tiêu nêu trên, đề tài tập trung vào các muc̣ tiêu cu ̣thể sa: u - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về quản NNLlý tại doanh nghiệp; - Phân tích thực trạng quản lý NNL tại Công ty cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Giang, rút ra những điểm maṇ h, điểm yếu và nguyên nhân; - Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý NNL tại Công ty cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Giang. 3. Câu hỏi nghiên cứu Các giải pháp nào cần thực hiện để hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Giang. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Quản lý NNL tại Công ty cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Giang. Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Nghiên cứ u hoaṭ đôṇ g quản lý NNL tại Công ty cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Giang, tiếp câṇ theo nôị dung quản lý . - Về không gian: Nghiên cứ u hoaṭ đôṇ g quản lý NNL tại Công ty cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Giang. - Về thời gian: Số liêụ đươc̣ thu thâp̣ , xử lý và phân tích trong giai đoaṇ 2012-2014, giải pháp được đề xuất cho những năm tiếp theo. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận về quản lý nguồn nhân lực taị doanh nghiệp. Chương 2: Phương pháp luận và thiết kế nghiên cứu Chương 3: Thực trạng quản lý nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Giang. Chương 4: Giải pháp hoàn thiêṇ quản lý nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Giang 6
  7. Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI DOANH NGHIỆP 1.1. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề quản lý nguồn nhân lực tại doanh nghiệp Tiến sỹ Lê Thị Mỹ Linh, Đại học Kinh tế quốc dân ( năm 2009) đề tài: “ Phát triển nguồn nhân lực trong Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Viêt nam trong qúa trình hội nhập kinh tế”. Đề tài này tác giả đã đưa ra được cách tiếp cận mới về lý luận và thực tiễn NNL trong giai đoạn hội nhập, phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển NNL tại các Doanh nghiệp nhỏ và vừ a trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế Tiến sỹ Đinh Văn Toàn, trường Đại học Kinh tế quốc dân (năm 2012), đề tài: "Phát triển nguồn nhân lực của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đến năm 2015”. Luận án đã tổng hợp và hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển NNL; từ đó bổ sung, làm rõ những nội dung, yêu cầu chủ yếu trong phát triển NNL của một tổ chức điện lực; đưa ra phương hướng phát triển NNL đến năm 2015. Bên cạnh đó, luận văn cũng đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và hoàn thiện công tác này ở Tập đoàn điện lực Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh điện trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thạc sỹ Phạm Quỳnh Sơn, trường Đại học Khoa học và Công nghệ Lunghwa (năm 2008), đề tài: "Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho Xí nghiệp dịch vụ và Cho thuê văn phòng - Công ty Cổ phần Ford Thăng Long", tác giả chỉ ra thực trạng công tác quản lý NNL vẫn còn những tồn tại cần phải xây dựng mới, như hoạch định NNL, tuyển dụng, đào tạo, đánh giá nhân sự, chế độ lương thường, chính sách đãi ngộ. Thạc sỹ Hồ Quốc Phương, Đại học Đà Nẵng (năm 2011) đề tài: ”Đào tạo và phát triển NNL tại công ty Điện lực Đà Nẵng” . Đề tài này tác giả đã tập trung phân tích sâu thực trạng và từ cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường công tác 7
  8. đào tạo và phát triển NNL tại Công ty Điện lực Đà Nẵng trong giai đoạn tới nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu công tác. Thạc sỹ Nguyễn Tuấn Hải, Đại học Huế (năm 2012) đề tài: “Nâng cao chất lượng NNL tại công ty Điện lực Huế”. Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả đã tổ chức phân tích, đánh giá chất lượng NNL tại Công ty Điện lực Huế, cùng với thực trạng hoạt động NNL của Công ty, lấy đó làm cơ sở đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý NNL tại Công ty Điện lực Huế trong giai đoạn tới có hiệu quả. Trong quá trình thực hiện đề tài, trên cơ sở kế thừa, chọn lọc những thành tựu nghiên cứu đã có, tác giả kết hợp làm rõ những vấn đề mới phát sinh, đặc biệt là những vấn đề lý luận và thực tiễn công tác quản lý NNL tại Công ty cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Giang, từ đó khuyến nghị, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý NNL tại Công ty cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Giang thời gian tới. 1.2. Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm nguồn nhân lực Theo Fischer và Dornhusch, NNL được hiểu là toàn bộ trình độ chuyên môn mà con người tích lũy được, có khả năng thu nhập trong tương lai. Theo Giáo sư Phạm Minh Hạc, NNL là tổng thể các tiềm năng lao động của một nước hay một địa phương sẵn sàng tham gia một công việc nào đó. Khi nói đến NNL, chúng ta nói đến trình độ, cơ cấu, sự đáp ứng với yêu cầu của thị trường lao động. Chất lượng NNL phản ánh trình độ kiến thức, kỹ năng và thái độ của người lao động (NLĐ). Nguồn lực của mỗi con người, gồm có thể lực và trí lực. Thể lực phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của con người, mức sống, thu nhập, chế độ ăn uống, chế độ làm việc, nghỉ ngơi v.v Trí lực là nguồn tiềm tàng to lớn của con người, đó là tài năng, năng khiếu cũng như quan điểm, lòng tin, nhân cách v.v Nếu xét nguồn nhân lực trên góc độ số lượng thì nó được biểu hiện qua các chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng trưởng của lực lượng lao động, tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng dân số. Chất lượng nguồn nhân lực được biểu hiện qua các mặt như trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, sức khỏe, khả năng sáng tạo . . . 8
  9. Như vậy có rất nhiều khái niệm về NNL, nhưng ta có thể xem khái niệm NNL trên hai góc độ: - Nguồn nhân lực xã hội: NNL xã hội là dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao đông. - NNL doanh nghiệp: Là lực lượng lao động của doanh nghiệp, chính là số người có tên trong danh sách của doanh nghiệp và được doanh nghiệp trả lương. 1.2.2. Vai trò nguồn nhân lưc 1.2.2.1 Vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển kinh tế - Xã hội NNL được phát huy tốt tạo điều kiện cho nền kinh tế đạt mức tăng trưởng và phát triển cao. Mặc dù NNL ở các nước phát triển chưa đạt tới tình trạng toàn dụng nhân công song với mức thất nghiệp thấp nền kinh tế của họ cũng đã phát triển với tốc độ cao. NNL ở mỗi nước đặc biệt là ở các nước đang phát triển là nguồn tài nguyên của chính quốc gia đó. Thông qua việc xuất khẩu lao động sẽ mang lại nguồn thu nhập ngoại tệ đồng thời thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong điều kiện nhân công dồi dào. Sử dụng và phát huy NNL của mỗi quốc gia tạo điều kiện cho xã hội có nhiều của cải vật chất để phục vụ nhu cầu của chính xã hội đó. Sức sản xuất xã hội tại các nước đang phát triển đến nay vẫn bị ảnh hưởng mạnh mẽ của NNL và tại các nước phát triển cũng khó tránh khỏi điều đó. NNL được sử dụng tốt tạo điều kiện giảm gánh nặng cho chính xã hội đó trong việc trợ cấp, giúp đỡ cho những thành phần không có khả năng hoặc mất khả năng lao động. Mặt khác NNL trong xã hội cũng là môi trường thuận lợi và tốt nhất để duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống cũng như duy trì văn hoá xã hội, văn hoá trong kinh doanh. 1.2.2.2. Vai trò của nguồn nhân lực đối với doanh nghiệp Không một doanh nghiệp nào có thể tồn tại và duy trì hoạt động của mình nếu không có sự tham gia của nhân viên, hay NNL chính là điều kiện đầu tiên cần thiết để doanh nghiệp có thể tồn tại. 9
  10. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Xuân Cầu, 2012. Kinh tế nguồn nhân lực. Hà Nội: NXB Đại học kinh tế quốc dân. 2. Phạm Đức Chính, 2010. Hoàn thiện chính sách sử dụng nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động ở Việt Nam. Luận án tiến sỹ. 3. Công ty cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Giang, 2012-2014. Báo cáo kinh doanh. Bắc Giang. 4. Công ty cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Giang, 2012. Các quyết định từ số 142 đến số 144/QĐ - CTHC - ĐĐ ngày 24/12/2012 v/v điều động cán bộ, nhân viên. Bắc Giang. 5. Công ty cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Giang, 2012. Quy chế phân phối tiền lương, tiền thưởng. Bắc Giang. 6. Công ty cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Giang, 2012. Quy chế tuyển dụng, sử dụng và quản lý lao động sau khi sửa đổi bổ sung. Bắc Giang. 7. Công ty cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Giang, 2012. Quy chế thi nâng ngạch chuyên môn nghiệp vụ. Bắc Giang. 8. Công ty cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Giang, 2012. Quy định tiền ăn ca. Bắc Giang. 9. Công ty cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Giang, 2012. Quyết định sủa đổi, bổ sung Điều lệ Tổ chức và hoạt động. Bắc Giang. 10. Trần Kim Dung, 2009. Quản lý nguồn nhân lực. Hà Nội: NXB Thống kê. 11. Nguyễn Tiến Dũng, 2010. Phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế. Luận án tiến sỹ. Thành phố Hồ Chí Minh. 12. Nguyễn Duy Dũng, 2008. Đào tạo và quản lý nhân lực - Kinh nghiệm Nhật Bản, Hàn Quốc và những gợi ý cho Việt Nam. Hà Nội: NXB Từ điển Bác khoa. 13. Nguyễn Văn Điềm và Nguyễn Ngọc Quân, 2010 Quản lý nguồn nhân lực. Hà Nội: NXB Đại học kinh tế quốc dân. 10
  11. 14. Nguyễn Minh Đường, 2002. “ Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực với phương pháp tiếp cận hệ thống trong điều kiện mới”. Nghiên cứu con người - Đối tượng và những hướng chủ yếu, niên giám nghiên cứu số 1 (in lần 2), Hà Nội: NXB Khoa học xã hội. 15. Đoàn Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Ngọc Hiền, 2012. Giáo trình chính sách kinh tế xã hội. Hà Nội: NXB Khoa học và kỹ thuật. 16. Nguyễn Thị Phương Linh, 2004. Một số giải pháp đổi quản lý tài chính về xuất khẩu lao động Việt Nam theo cơ chế thị trường. Luận án tiến sỹ 17. Quốc hội, 2012. Dự thảo sửa đổi bổ sung thỏa ước lao động tập thể cho phù hợp Bộ luật lao động. Hà Nội. 18. Trần Thị Thu và Vũ Hoàng Ngân, 2011. Quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức công. Hà Nội: NXB Đại học kinh tế quốc dân. 19. Nguyễn Lệ Thúy và Bùi Thị Hồng Việt, 2012. Chính sách kinh tế - xã hội (chính sách công). Hà Nội: NXB tài chính. 11