Luận văn Nghiên cứu ứng dụng thí điểm lượng giá giá trị kinh tế vùng đất ngập nước ven biển và hải đảo
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Nghiên cứu ứng dụng thí điểm lượng giá giá trị kinh tế vùng đất ngập nước ven biển và hải đảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- luan_van_nghien_cuu_ung_dung_thi_diem_luong_gia_gia_tri_kinh.pdf
Nội dung text: Luận văn Nghiên cứu ứng dụng thí điểm lượng giá giá trị kinh tế vùng đất ngập nước ven biển và hải đảo
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây. Hà Nội, ngày 1 tháng 12 năm 2011 Tác giả luận văn Phạm Văn Thịnh
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn này, lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới TS. Nguyễn Lê Tuấn, Viện Nghiên cứu quản lý biển và hải đảo và PGS.TS Nguyễn Trung Dũng, Khoa Kinh tế và Quản lý trường Đại học Thủy lợi Hà Nội là những người đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Qua đây, tôi xin được cảm ơn chân thành các thầy cô giáo của Trường Đại học Thủy lợi, của Khoa Kinh tế và Quản lý đã dạy dỗ, truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm trong suốt quá trình học tập chương trình cao học, cũng như trong thời gian hoàn thành luận văn thạc sĩ này. Tôi xin cảm ơn TS. Lê Xuân Tuấn (Viện Nghiên cứu quản lý biển và hải đảo), KS. Đinh Văn Cao (Phòng Tài nguyên và Môi trường Tiền Hải, kiêm Phó giám đốc Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải) là những người có nhiều năm liền nghiên cứu về hệ sinh thái rừng ngập măn, đã cung cấp cho tôi những tài liệu quý báu về vùng đất ngập nước ven biển Tiền Hải, Thái Bình; tới người dân các xã ven biển của huyện Tiền Hải đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong thời gian thực tế tại địa phương để thực hiện những nội dung nghiên cứu của luận văn. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn ở bên cạnh, động viên, giúp đỡ tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn này. Hà Nội, ngày 1 tháng 12 năm 2011 Tác giả luận văn Phạm Văn Thịnh
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU vii MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của Đề tài 1 2. Mục tiêu của Đề tài 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 2 5. Bố cục của luận văn 3 Chương 1 TỔNG QUAN 4 1.1. Vai trò của lượng giá kinh tế HST 4 1.2. Vai trò của lượng giá giá trị kinh tế trong việc ra quyết định 4 1.3. Tại sao các nguồn tài nguyên ĐNN bị đánh giá thấp trong các quyết định phát triển 7 1.4. Tổng quan chung về lượng giá giá trị kinh tế vùng ĐNN nói chung và ĐNN ven biển trên thế giới và Việt Nam 10 1.4.1. Trên thế giới 10 1.4.2. Tại Việt Nam 11 Chương 2 ĐẤT NGẬP NƯỚC VEN BIỂN 12 2.1. Định nghĩa và phân loại ĐNN 12 2.1.1. Định nghĩa 12 2.1.2. Phân loại ĐNN 12 2.2. ĐNN ven biển 13 2.2.1. Khái niệm ĐNN ven biển 13 2.2.2. Phân loại ĐNN ven biển 13 2.3. Chức năng và giá trị của vùng ĐNN ven biển 14 2.3.1. Chức năng sinh thái của ĐNN ven biển 14 2.3.2. Chức năng kinh tế ĐNN ven biển 16 2.3.3. Giá trị đa dạng sinh học 16 2.4. Một số HST ĐNN ven biển điển hình 17 2.4.1 HST cửa sông ven biển 17 2.4.2. HST vùng triều 21 2.4.3. HST RNM 24 2.4.4. HST thảm cỏ biển 26 2.4.5. HST rạn san hô 28 2.5. Hiện trạng và công tác quản lý ĐNN ven biển 29 Chương 3 LƯỢNG GIÁ GIÁ TRỊ KINH TẾ ĐẤT NGẬP NƯỚC VEN BIỂN 31
- iv 3.1. Hàng hóa và dịch vụ ĐNN ven biển 31 3.1.1. Hàng hóa và dịch vụ ĐNN ven biển 31 3.1.2. Mối quan hệ giữa chức năng và hàng hóa, dịch vụ ĐNN ven biển 34 3.2. Giá trị kinh tế vùng ĐNN ven biển 35 3.3. Lượng giá giá trị kinh tế vùng ĐNN ven biển 36 3.3.1. Lượng giá giá trị kinh tế ĐNN ven biển 36 3.3.2. Tổng giá trị kinh tế vùng ĐNN ven biển 38 3.4. Phân tích chi phí - lợi ích 41 3.5. Các chỉ số lợi ích HST vùng ĐNN ven biển 42 3.6. Các phương pháp lượng giá kinh tế ĐNN ven biển 43 3.6.1. Các phương pháp lượng giá có sử dụng đường cầu 44 3.6.2. Các phương pháp lượng giá không sử dụng đường cầu 53 3.6.3. Các phương pháp lượng giá được sử dụng cho luận văn 58 3.7. Kinh nghiệm lượng giá giá trị kinh tế ĐNN ven biển tại một số nước trên thế giới 59 3.7.1 Đánh giá vùng đầm lầy ven biển ở miền Đông Nam nước Mỹ 59 3.7.2. Định giá và bảo tồn RNM ở Indonesia 64 3.7.3. RNM Costa Rica 67 Chương 4 HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG ĐNN VEN BIỂN TIỀN HẢI, THÁI BÌNH 69 4.1. Tổng quan điều kiện tự nhiên, tài nguyên và kinh tế - xã hội vùng ĐNN ven biển Tiền Hải, Thái Bình 69 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 69 4.1.2. Tài nguyên thiên nhiên 75 4.2. Hàng hóa và dịch vụ vùng ĐNN ven biển Tiền Hải 76 4.3. Hiện trạng khai thác, sử dụng và công tác quản lý vùng ĐNN ven biển Tiền Hải 76 Chương 5 LƯỢNG GIÁ GIÁ TRỊ KINH TẾ VÙNG ĐẤT NGẬP NƯỚC VEN BIỂN HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH 81 5.1. Phương pháp xác định và lượng giá các giá trị 81 5.1.1. Giá trị thủy sản (GTts) 81 5.1.2. Giá trị từ mật ong (GTmo) 83 5.1.3. Giá trị từ trồng cói (GTcoi) 83 5.1.4. Giá trị từ việc làm giảm ảnh hưởng của gió, bão, nước biển dâng 84 5.1.5. Giá trị lựa chọn và giá trị để lại 84 5.1.6. Giá trị tồn tại 86 5.2. Ước tính các giá trị 86 5.2.1. Giá trị thủy sản (GTts) 86 5.1.2. Giá trị từ mật ong (GTmo) 89 5.1.3. Giá trị từ trồng cói (GTcoi) 90 5.1.4. Giá trị làm giảm ảnh hưởng của gió, bão, nước biển dâng 90
- v 5.1.5. Giá trị lựa chọn và giá trị để lại 90 5.1.6. Giá trị tồn tại 96 3.2.5. Tổng hợp các giá trị kinh tế đã tính toán 97 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO 100 PHỤ LỤC 102
- vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐNN Đất ngập nước VVB Vùng ven biển HST Hệ sinh thái RNM Rừng ngập mặn CNM Cây ngập mặn TVNM Thực vật ngập mặn ĐDSH Đa dạng sinh học VQG Vườn quốc gia KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên TCM Phương pháp chi phí du lịch HPM Phương pháp đánh giá theo hưởng thụ CVM Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên TEV Tổng giá trị kinh tế
- vii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 3.1. Sơ đồ TEV 39 Hình 3.2. Phỏng vấn người dân tại xã Nam Phú – Tiền Hải 51 Hình 3.3. Giá trị kinh tế tổng cộng của hệ RNM dưới sự thay đổi của các mối liên kết môi trường 66 Hình 4.1. Bản đồ vùng ĐNN ven biển Tiền Hải, Thái Bình 70 Hình 4.2. Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải, thuộc vùng ĐNN ven biển Tiền Hải . 71 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Phân loại ĐNN ven biển 14 Bảng 3.1. Đặc trưng cơ bản của các loại hàng hóa và dịch vụ ĐNN ven biển 34 Bảng 3.2. Mối quan hệ giữa chức năng và hàng hóa, dịch vụ ĐNN ven biển 35 Bảng 3.3. Các thành phần của tổng giá trị kinh tế và một số phương pháp lượng giá giá trị kinh tế vùng ĐNN ven biển 40 Bảng 3.4. Sử dụng giá thị trường của các hàng hóa thay thế để lượng giá giá trị sử dụng cây Thảo Chỉ ở quận Bushenyi, Uganda 54 Bảng 3.5. Các giá trị ĐNN ven biển ở Louisiana, Mỹ 64 (US$/ mẫu Anh, thời giá 1983) 64 Nguồn: Costanza và cộng sự (1989). 64 Bảng 4.1. Mâu thuẫn và giải pháp giữa một số nhóm có liên quan đến khai thác, phục hồi, quản lý vùng ĐNN 79 Bảng 5.1. Các giá trị được tiến hành lượng giá và các phương pháp lượng giá tương ứng 81 Bảng 5.2. Sản lượng thủy sản nuôi trồng năm 2010 87 Bảng 5.3. Tổng doanh thu từ thủy sản nuôi trồng năm 2010 88 Bảng 5.4. Tổng doanh thu từ thủy sản nuôi trồng năm 2010 89 Bảng 5.5. Mức sẵn lòng chi trả của người dân cho quỹ 1 91 Bảng5.6. Mức sẵn lòng chi trả của người dân cho quỹ 2 91 Bảng 5.7. Danh mục các dự án đầu tư 96 Bảng 5.8. Các giá trị kinh tế của vùng ĐNN ven biển Tiền Hải 97
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Đề tài Vùng ĐNN ven biển và hải đảo, gọi tắt là vùng ĐNN ven biển có vai trò to lớn đối với môi trường và cuộc sống của cồng đồng cư dân ven biển. Vùng ĐNN ven biển thường có các HST có năng suất sinh học cao (HST RNM, HST thảm cỏ biển, HST rạn san hô), vừa đem lại những lợi ích kinh tế to lớn, giảm nhẹ tác động của bão, lũ cho cộng đồng dân cư ven biển, vừa có chức năng làm sạch môi trường, cân bằng sinh thái. Tuy nhiên, do sự gia tăng dân số một cách nhanh chóng tại các VVB, sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế biển, cùng với việc quản lý lỏng lẻo hoặc chưa quan tâm bảo vệ đúng mức của một số địa phương nên nhiều vùng ĐNN ven biển đã và đang bị suy thoái nghiêm trọng, đặc biệt, việc chặt phá RNM để lấy diện tích nuôi tôm, cá. Do vậy, việc triển khai đề tài “Nghiên cứu, ứng dụng thí điểm lượng giá giá trị kinh tế vùng ĐNN ven biển và hải đảo” là rất cần thiết. Nghiên cứu này xuất phát từ nhu cầu thực tiễn là phải bảo tồn và khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên vùng ĐNN ven biển, vốn đã được đồng thuận và tự nguyện thực hiện tại nhiều nước trên thế giới cũng như Việt Nam. Đặc biệt, trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa vấn đề kinh tế hóa ngành tài nguyên môi trường là một thực tế khách quan, vừa là mục tiêu, vừa là động lực để quản lý nhà nước tốt hơn về tài nguyên và môi trường. Kinh tế hóa ngành tài nguyên môi trường thúc đẩy việc đổi mới công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo hướng thị trường hoá các nguồn tài nguyên, chủ động vận dụng các quy luật khách quan, khả năng tự điều tiết của kinh tế thị trường, tăng cường áp dụng các cơ chế, công cụ kinh tế trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực tư duy, nghiên cứu và phân tích kinh tế trong ngành tài nguyên và môi trường, đáp ứng tốt mục tiêu phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Bởi vậy, nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất phương pháp lượng giá giá trị kinh tế vùng ĐNN ven biển và hải đảo còn là một nội dung quan trọng trong kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường. Vùng ĐNN ven biển huyện Tiền Hải, Thái Bình, có nhiều HST quan trọng như HST RNM, HST cửa sông, HST bãi bỗi, HST bãi triều, song nguồn tài nguyên biển quý giá của vùng ĐNN này, đặc biệt là Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải thuộc
- 2 vùng ĐNN, đang đối mặt với nhiều thách thức. Chính vì thế, vùng ĐNN ven biển này được lựa chọn để tiến hành lượng giá thí điểm. 2. Mục tiêu của Đề tài Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn lượng giá giá trị kinh tế vùng ĐNN ven biển và áp dụng phương pháp lượng giá giá trị kinh tế cho vùng ĐNN ven biển Tiền Hải, Thái Bình. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là về giá trị kinh tế của một vùng ĐNN ven biển. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là vùng ĐNN ven biển huyện Tiền Hải, Thái Bình. Về mặt khoa học, tiến hành nghiên cứu, tính toán cụ thể một số giá trị của vùng ĐNN ven biển Tiền Hải, bao gồm: giá trị thuỷ sản, giá trị lâm sản ngoài gỗ, giá trị phòng hộ, giá trị lựa chọn, giá trị để lại, giá trị tồn tại và từ đó đề ra cách thức khai thác, sử dụng vùng ĐNN ven biển theo hướng bền vững dựa trên quan điểm kinh tế học môi trường. Về phạm vi thời gian, đề tài tiến hành lượng giá giá trị kinh tế của vùng ĐNN ven biển Tiền Hải, Thái Bình với các tài liệu, số liệu cập nhật đến năm 2010. Cụ thể các số liệu được thu thập, điều tra từ đầu tháng 6 đến cuối tháng 7 năm 2010. Ngoài ra, còn nhiều số liệu khác được thu thập, tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau, như từ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tiền Hải và một số nghiên cứu trước đó. 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính, sau đây: - Các phương pháp lượng giá trực tiếp, gián tiếp sử dụng trong kinh tế tài nguyên thiên nhiên; - Phương pháp kế thừa (tổng hợp, phân tích các nghiên cứu thực hiện trước đây, kế thừa những kết quả nghiên cứu đã có); - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế thông qua phỏng vấn, gửi phiếu điều tra; - Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp thông tin, dữ liệu.
- 3 5. Bố cục của luận văn Ngoài phẩn mở đầu và kết luận, kiến nghị, luận văn có bố cục gồm 5 chương, cụ thể: Chương 1 đề cập đến vai trò của lượng giá kinh tế HST và vai trò của lượng giá kinh tế trong việc ra quyết định, phân tích thực trạng tài nguyên ĐNN bị đánh giá thấp trong các quyết định phát triển để từ đó lý giải các yêu cầu phải lượng giá giá trị kinh tế vùng ĐNN ven biển. Ngoài ra, chương này còn tổng quan các nghiên cứu về lượng giá giá trị kinh tế ĐNN nói chung và ĐNN ven biển nói riêng trên thế giới và tại Việt Nam. Chương 2 giới thiệu tổng quan những khái niệm, kiến thức cơ bản về ĐNN nói chung và ĐNN ven biển nói riêng, các chức năng của ĐNN ven biển và đó hình thành nên các loại hàng hóa và dịch vụ ĐNN ven biển. Việc phân loại ĐNN ven biển sẽ là cơ sở xác định phạm vi vùng ĐNN ven biển phục vụ cho lượng giá giá trị kinh tế cũng được trình bày trong chương này. Chương 3 trình bày khái niệm cơ bản về hàng hóa và dịch vụ nói chung và những đặc trưng cơ bản của hàng hóa, dịch vụ ĐNN ven biển. Phân tích những loại giá trị tính được thành tiền và không tính được thành tiền, tổng giá trị kinh tế vùng ĐNN ven biển, những kiến thức cơ bản về phân tích chi phí lợi ích trong lượng giá những giá trị kinh tế cụ thể của vùng ĐNN ven biển. Chỉ số lợi ích HST vùng ĐNN ven biển cũng được phân tích trong chương này nhằm đưa ra các giải pháp mới trong những trường hợp chưa có điều kiện thực hiện lượng giá kinh tế hoặc không thể lượng giá được. Chương này cũng đi sâu phân tích các phương pháp cụ thể trong lượng giá giá trị kinh tế ĐNN ven biển. Kinh nghiệm lượng giá giá trị kinh tế ĐNN tại một số nước trên thế giới cũng được trình bày trong chương này. Chương 4 trình bày điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng khai thác, sử dụng vùng ĐNN ven biển Tiền Hải để từ đó xác định ra các loại hàng hóa, dịch vụ của vùng ĐNN ven biển huyện Tiền Hải. Chương 5, chương này trình bày quá trình thực hiện và các kết quả việc lượng giá giá trị kinh tế vùng ĐNN ven biển Tiền Hải.
- 4 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Vai trò của lượng giá kinh tế HST Lượng giá trị kinh tế mang lại những lợi ích cả về lý luận và thực tiễn. Chẳng hạn, trong các dự án đánh giá tác động môi trường, nghiên cứu lượng giá thành tiền những tác động môi trường của một dự án phát triển lên HST cũng như cải thiện chất lượng môi trường của các dự án bảo vệ môi trường sẽ giúp các nhà quản lý, cán bộ lãnh đạo tránh được những sai sót không đáng có khi quyết định những vấn đề môi trường (Constanza, Farber, Maxwell, 1989). Thông thường, các nhà quản lý phải đối mặt với những nhu cầu từ công chúng, công luận, phải tìm ra những luận cứ có tính thuyết phục khi đưa ra những chính sách môi trường. Hiện nay, các phương pháp nghiên cứu lượng giá kinh tế thường xuyên được cải tiến, đổi mới nhằm cung cấp cả về cơ sở lý luận và thực tiễn đóng góp vào việc quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Lượng giá kinh tế HST là một nhiệm vụ hết sức phức tạp nhưng rất cần thực hiện, đặc biệt trong bối cảnh cơ quan quản lý các cấp từ trung ương tới địa phương rất khó khăn khi đưa ra các quyết định lựa chọn những giải pháp giữa bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế. Việc lượng giá môi trường hay HST sẽ rất hữu ích nếu nó được sử dụng như một công cụ góp phần xác định những ưu tiên, chính sách và hành động môi trường đối với các dự án bảo tồn HST với các giá trị chức năng của chúng. Lượng giá HST có thể giúp cho các nhà quản lý tài nguyên thiên nhiên đo được những chi phí đối với xã hội về những lợi ích kinh tế bị mất trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên. Những chi phí xã hội có thể được sử dụng để xác định giá trị của hành động làm giảm thiểu hoặc loại bỏ tác động tới môi trường. Ví dụ trong trường hợp bãi biển quá đông, lợi ích xã hội có thể được tăng lên khi giảm bớt số khách hoặc mở rộng khu du lịch. Chi phí để giảm bớt sự khai thác quá mức nguồn lợi thủy sản ven biển lại chính là lợi ích của nghề cá bền vững VVB (Pearce, Markandya, 1989). 1.2. Vai trò của lượng giá giá trị kinh tế trong việc ra quyết định Trong thực tế, khi đã nhận thức một cách rõ ràng rằng nguồn tài nguyên đóng vai trò hết sức quan trọng, song điều này cũng chưa đủ để chúng ta đảm bảo việc sử dụng chúng một cách khôn ngoan. Nhiều nguồn tài nguyên môi trường có tính phức hợp, đa chức năng và việc vô số hàng hoá và dịch vụ do các nguồn tài nguyên này
- 5 cung cấp tác động tới phúc lợi của nhân loại như thế nào dường đã không được hiểu hết một cách đầy đủ và rõ ràng. Trong một vài trường hợp, việc làm cạn kiệt hoặc phá hủy các nguồn tài nguyên môi trường có thể là đáng được đánh đổi trong trong phát triển; trong trường hợp khác, cần “nắm giữ”, hạn chế khai thác hoặc khai thức, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên này. Việc lượng giá giá trị kinh tế cung cấp cho chúng ta một công cụ để hỗ trợ cho các quyết định khó khăn liên quan đến tính hai mặt của vấn đề này. Việc mất các nguồn tài nguyên môi trường là một vấn đề kinh tế bởi vì các giá trị quan trọng bị mất đi, một vài trường hợp có lẽ là không thể đảo ngược được, trong khi nguồn tài nguyên này bị suy thoái hay biến mất. Mỗi một sự lựa chọn hoặc phương án cho nguồn tài nguyên môi trường - bỏ mặc nó trong hiện trạng tự nhiên để nó bị suy thoái hoặc chuyển nó sang mục đích khác - quan hệ mật thiết với giá trị được và mất. Việc quyết định theo đuổi mục đích sử dụng nào đối với một nguồn tài nguyên môi trường đã cho và cuối cùng liệu tốc độ mất tài nguyên hiện nay có “quá đáng” hay không, chỉ có thể được đưa ra nếu vấn đề được và mất được phân tích và đánh giá một cách đúng đắn. Điều này đòi hỏi tất cả các giá trị đang thu được hoặc mất đi dưới mỗi phương án sử dụng tài nguyên phải được xem xét một cách cẩn thận. Việc bảo tồn hiện trạng tự nhiên một khu vực cần chi phí trực tiếp của việc bảo tồn để thiết lập một vùng bảo vệ, điều này có nghĩa là trả công cho những người canh gác và giám sát để bảo vệ và duy trì khu vực này và có thể là chi phí để xây dựng một ‘vùng đệm’ cho cộng đồng địa phương xung quanh. Các phương án phát triển sẽ bị hy sinh nếu việc bảo tồn được lựa chọn và lợi ích phát triển bị mất đi (do phương án không được duyệt) sẽ là chi phí liên quan tính thêm cho phương án bảo tồn. Giá trị này dễ dàng xác định bởi nó thường bao gồm sản phẩm thị trường và phần thu nhập bên hy sinh (ví dụ, thu nhập của đánh cá và thu nhập của nông nghiệp để tồn tại, trong trường hợp vùng ĐNN). Vì thế, các chính phủ và các nhà tài trợ thường xem xét chi phí tổng - chi phí trực tiếp cộng thêm lợi ích phát triển đã bị mất đi - của việc bảo tồn khi lựa chọn gìn giữ một nguồn tài nguyên môi trường trong hiện trạng tự nhiên hoặc có quản lý. Tuy nhiên, một cách tiếp cận tương tự phải được xem xét khi đánh giá các phương án sử dụng, phát triển nguồn tài nguyên môi trường. Ví dụ, nếu nguồn tài
- 6 nguyên môi trường được chuyển đổi vào mục đích sử dụng khác, không chỉ chi phí trực tiếp việc chuyển đổi phải tính vào như một phần của chi phí cho phương án phát triển này mà phải tính cả giá trị mất đi do nguồn tài nguyên đã chuyển đổi này không thể cung cấp sản phẩm như trước nữa. Điều này có thể bao gồm việc mất đi các chức năng môi trường quan trọng và trong trường hợp các hệ tài nguyên phức hợp như vùng ĐNN là vùng có nhiều nguồn tài nguyên sinh học quan trọng. Đáng tiếc, nhiều trong số các giá trị này của nguồn tài nguyên môi trường tự nhiên thường không được mua bán trên thị trường và do vậy, đa số chúng bị bỏ qua không tính tới trong các quyết định phát triển của nhà nước và tư nhân. Ví dụ, giá trị thị trường của các nguồn tài nguyên môi trường đã được chuyển đổi thành một số mục đích thương mại có thể không phản ánh sự mất lợi ích môi trường. Các quyết định phát triển thường thiên về mục đích sử dụng các nguồn tài nguyên môi trường, do vậy, việc thiếu khả năng đánh giá một cách đầy đủ hơn các giá trị kinh tế của việc chuyển đổi hoặc suy thoái các nguồn tài nguyên môi trường là một yếu tố cơ bản phía sau việc thiết kế các chính sách phát triển không phù hợp. Kết qủa là có quá nhiều việc chuyển đổi và khai thác quá mức các nguồn tài nguyên môi trường. Vì sự sai sót này là đặc hữu trong các quyết định của nhà nước và tư nhân liên quan tới việc sử dụng nguồn tài nguyên môi trường - đặc biệt các nguồn tài nguyên ĐNN - việc đánh giá một cách đầy đủ hơn lợi ích kinh tế thực của các phương án sử dụng ĐNN khác nhau là điều cần thiết. Việc đánh giá là một yếu tố trong nỗ lực nhằm cải thiện việc quản lý các nguồn tài nguyên môi trường như ĐNN. Đồng thời những nhà ra quyết định phải tính đến nhiều lợi ích cạnh tranh khi quyết định sử dụng ĐNN thế nào là tốt nhất. Việc lượng giá giá trị kinh tế có thể giúp cung cấp thông tin cho các nhà quản lý và ra quyết định nhưng chỉ với điều kiện là nếu các nhà ra quyết định nhận thức được mục tiêu tổng quát và những hạn chế của việc lượng giá. Mục tiêu chính của việc lượng giá nhằm hỗ trợ các quyết định quản lý ĐNN nói chung là chỉ ra hiệu quả kinh tế tổng quát của việc sử dụng cạnh tranh các nguồn tài nguyên ĐNN khác nhau. Có nghĩa là, những giả định ngầm là các nguồn tài nguyên ĐNN phải được phân bổ cho những mục đích sử dụng mang lại cái được tổng thể hay lợi nhuận tổng thể cho xã hội, được tính bằng sự đánh giá các lợi ích kinh tế của mỗi phương án sử dụng trừ đi chi phí của chúng. Ai là người thực chất
- 7 được hưởng lợi và bị thiệt hại từ một việc sử dụng ĐNN nào đó sẽ không phải là một bộ phận của tiêu chuẩn hiệu quả trong quá trình lượng giá. Việc lượng giá kinh tế cũng không phải là thuốc bách bệnh cho các nhà ra quyết định khi phải đưa ra có sự lựa chọn khó khăn liên quan tới việc quản lý nguồn tài nguyên ĐNN. Thường là, các nhà ra quyết định đã có quyết định theo đuổi chiến lược quản lý ĐNN nào đó dù chuyển đổi hay bảo tồn và đơn giản là mong muốn lượng giá giá trị kinh tế để khẳng định lại việc lựa chọn này là có hiệu quả hồi tố. Việc lượng giá kinh tế liên quan tới việc phân bổ các nguồn tài nguyên ĐNN nhằm cải thiện phúc lợi của nhân dân. Kết quả là các lợi ích môi trường khác nhau của ĐNN được đo bằng sự đóng góp của chúng vào việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ có giá trị cho nhân loại. Tuy nhiên, một số thành viên của xã hội có thể tranh luận rằng các hệ ĐNN nhất định và các nguồn tài nguyên sinh vật mà nó chứa có thể có giá trị ‘trội hơn’ vượt xa cái mà nó có thể cung cấp bằng việc đáp ứng nhu cầu hoặc sở thích của nhân loại. Từ những triển vọng này, việc bảo vệ các nguồn tài nguyên ĐNN là một vấn đề bổn phận đạo đức hơn là tính hiệu quả hoặc thậm chí phân phối công bằng. Có thể có những động cơ khác để quản lý ĐNN bằng phương thức đặc biệt như các cân nhắc về chính trị. Bởi vậy, các giá trị kinh tế chỉ đại diện cho một loại đầu vào cho quá trình ra quyết định bên cạnh các sự cân nhắc quan trọng khác. 1.3. Tại sao các nguồn tài nguyên ĐNN bị đánh giá thấp trong các quyết định phát triển Các nguồn tài nguyên ĐNN thường dễ bị tổn thương bởi các quyết định phân bổ sai lầm do bản chất các giá trị liên quan tới nó. ĐNN là nguồn tài nguyên đa chức năng do các tính chất nổi bật của chúng. Nó không chỉ cung cấp cho chúng ta một số các nguồn tài nguyên quan trọng như thủy sản, gỗ củi, động vật hoang dã, mà còn thực hiện một số lượng lớn các chức năng sinh thái hỗ trợ hoạt động kinh tế. Nhiều trong số các dịch vụ này là không theo thị trường hoá vì chúng không thể bán và mua được vì những hỗ trợ mà chúng mang lại cho hoạt động kinh tế không trực tiếp và nhiều khi không nhận thấy được. Đặc biệt, các vùng ĐNN nhiệt đới, nhiều giá trị sinh thái của ĐNN thường không được thị trường hoá và do vậy thường bị bỏ qua trong các quyết định phát triển. Một số chức năng sinh thái, tài nguyên sinh học và các giá trị tiện nghi do ĐNN cung cấp có chất lượng mà các nhà kinh tế gọi là hàng hoá công cộng, do vậy hầu như là
- 8 không thể thương mại hoá dịch vụ, thậm chí nếu chúng ta mong muốn. Ví dụ, dễ nhận thấy tất cả mọi các cá nhân đều có thể thụ hưởng lợi ích từ dịch vụ điều hòa khí hậu của vùng ĐNN và không một cá nhân nào có thể bị loại trừ ra khỏi dịch vụ này. Chính do vậy, mà việc việc thu phí trả cho dịch vụ đó cực kỳ khó khăn bởi vì dù bạn có trả hay không, thì bạn vẫn có thể hưởng lợi ích này. Trong trường hợp như vậy, các dịch vụ của ĐNN có khả năng bị đánh giá thấp. Có một số khó khăn xuất hiện từ chất lượng hàng hoá công cộng của các giá trị ĐNN có thể là không quan trọng nếu tất cả các lợi ích của ĐNN có thể được hoán đổi một cách đồng thời, không có bất kỳ sự mâu thuẫn nào giữa các mục đích sử dụng khác nhau. Kết hợp tất cả các giá trị sử dụng lại cùng nhau trong một tình huống đa sử dụng tự do chấp nhận sẽ dẫn tới sự nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo tồn một vùng ĐNN trong tình trạng tự nhiên hoặc bán tự nhiên. Tuy nhiên, giữa nhiều cách sử dụng ĐNN, có những mâu thuẫn hay những sự thay đổi cố hữu, thậm chí cả khi ĐNN được duy trì trong một tình trạng ít nhiều vẫn là tự nhiên (Turner, 1991). Chẳng hạn, việc quản lý ĐNN để giải trí hoặc đánh cá thương mại là không thể được khi cùng một lúc sử dụng để xử lý nước thải. Thậm chí nếu ngay cả trong trường hợp xử lý nước thải có giá trị hơn thì các tính chất hàng hoá công cộng và phi thị trường của chúng cũng có nghĩa là các giá trị của chúng không chắc chắn được phản ánh một cách tự động trong các quyết định mang tính thị trường. Nếu chính sách nhà nước cho phép các cá nhân hưởng ứng với các tín hiệu thị trường để xác định phân bổ sử dụng ĐNN - gọi là giải pháp ‘thị trường tự do’ - thì không chắc ĐNN sẽ bị sử dụng để xử lý nước thải. Vì vậy, kết quả là việc “đánh giá thấp” một dịch vụ sinh thái cơ bản một lần nữa có thể dẫn tới việc sử dụng ĐNN không thích hợp. ĐNN và tài nguyên của chúng cũng có thể bị đánh giá thấp và do vậy bị phân bố sử dụng sai do chế độ quyền sở hữu chi phối việc tiếp cận và sử dụng ĐNN. Ví dụ, vùng ĐNN được quan tâm có thể được tiếp cận tự do ở nơi không áp dụng các quy định và việc sử dụng nguồn tài nguyên này có thể được mở rộng cho tất cả mọi người và không bị quy định ràng buộc. Đổi lại, các thu xếp phi chính thức theo truyền thống có thể chi phối việc sử dụng chúng như các nguồn tài nguyên sở hữu công cộng hoặc cộng đồng. Cuối cùng, việc sở hữu nhà nước hoặc tư nhân có thể đặc trưng cho cơ sở tài nguyên ĐNN (Bromley, 1989). Mỗi hình thức của quyền sở hữu có thể được đặc trưng bởi các điều kiện khai thác tài nguyên riêng. Chẳng hạn,
- 9 các nguồn tài nguyên có thể tiếp cận tự do thường bị khai thác quá đáng, do vậy các giá trị sử dụng được giám sát có thể là rất thấp. Kết quả là, nếu các nỗ lực nhằm đánh giá tài nguyên môi trường dựa trên sự quan sát đơn giản về tỉ lệ sử dụng hiện hành mà không xem xét đến bối cảnh tổ chức, thì có thể dẫn tới việc đánh giá thấp nguồn tài nguyên này. Điều này có thể đặc biệt quan trọng nếu việc sắp xếp tổ chức được thay đổi một cách không chính thức, khi mà các hệ thống sở hữu công cộng bản xứ được đánh giá lại sau một giai đoạn đắm chìm, hoặc một sự đổi mới được yêu cầu như là một yếu tố trong một dự án hoặc chương trình tác động tới môt vùng ĐNN và khi đất đai bất thình lình bị tư nhân hoá hoặc quốc hữu hoá. Việc đánh giá thấp ĐNN có thể là một vấn đề nghiêm trọng khi mà một vùng ĐNN đang bị đe doạ chuyển đổi hoàn toàn. Như đã được chỉ ra ở các phần trước, sự phát triển hoặc chuyển đổi ĐNN có khuynh hướng sản sinh ra các sản phẩm thị trường hoá, trong khi việc duy trì ĐNN trong tình trạng tự nhiên hoặc tình trạng được quản lý thường dẫn đến việc bảo tồn các sản phẩm và dịch vụ phi thị trường . Sự phân rẽ thường xuất hiện trong phương án phát triển - sự khai khẩn thành đất nông nghiệp, ao nuôi cá và các công trình dân sinh hoặc thương mại - đang được nhìn nhận rộng rãi là những giá trị sử dụng lớn nhất của ĐNN. Vì những hoạt động như vậy cũng sinh nguồn thu cho chính phủ nên không có gì ngạc nhiên khi các nhà ra quyết định cũng ủng hộ việc chuyển đổi ĐNN thành việc sủ dụng ‘thương mại’. Thậm chí ngay ở cả những nơi mà doanh thu không phải là mục đích đầu tiên của việc khai thác và chuyển đổi ĐNN thì canh tác, nuôi trồng thủy sản, phát triển các khu bất động sản và các hoạt động chuyển đổi khác nhìn chung được xem là quan trọng cho phát triển kinh tế và tăng trưởng khu vực. Nó dường như thường có ‘mối quan hệ’ đáng kể với các ngành khác, đặc biệt là chế biến và xây dựng và có thể cung cấp những công việc sau đó được ưa thích ở những vùng có ít phương án công nghiệp khác nhau. Đang có những lý lẽ hoàn hảo cho các nhà lập kế hoạch và ra quyết định ở nhiều nước để hỗ trợ việc chuyển đổi ĐNN để đổi lấy những giá trị khác của vùng ĐNN khác. Đổi lại, các chức năng sinh thái phi thị trường và các giá trị để giải trí do ĐNN tự nhiên hay vùng được quản lý đem lại có thể tạo nên một ít lợi ích phụ trợ và thay vào đó thậm chí có thể thay thế cho các hoạt động tạo công ăn việc làm (như xử lý nước, kiểm soát lũ và chống bão) hoặc đòi hỏi sự đầu tư bổ sung các nguồn tài nguyên công cộng khan hiếm (như các khu du lịch và đường xá
- 10 cho mục đích giải trí). Một số vùng ĐNN cũng có thể có các tác động ngoại ứng tích cực như muỗi mang bệnh sốt rét có thể dễ dàng nhận thấy trong khi các chức năng hỗ trợ gián tiếp khác lại bị lãng quên. Tóm lại, việc đánh giá thấp tài nguyên ĐNN và các chức năng của chúng là nguyên nhân cơ bản tại sao các hệ ĐNN bị phân bố sử dụng sai - thường đối với các hoạt động chuyển đổi hoặc khai thác có thu nhập và doanh thu trực tiếp. Việc lượng giá giá trị kinh tế có thể cung cấp cho các nhà ra quyết định thông tin sống còn về chi phí và lợi ích của các phương án sử dụng ĐNN khác nhau mà có thể không được tính đến trong các quyết định phát triển. 1.4. Tổng quan chung về lượng giá giá trị kinh tế vùng ĐNN nói chung và ĐNN ven biển trên thế giới và Việt Nam 1.4.1. Trên thế giới Trong lịch sử nhân loại, thuật ngữ ĐNN gợi cho nhiều người một vùng đầm lầy đầy rẫy các sinh vật nhầy nhụa, là nơi chứa những mầm bệnh như bệnh sốt rét. Quan niệm này về ĐNN như là vùng bỏ đi đã dẫn đến việc tiêu nước tích cực và biến đổi ĐNN để phục vụ nông nghiệp, nuôi tôm, cá, thành đất công nghiệp hoặc đất ở, v.v Chính vì lẽ đó mà diện tích ĐNN trên thế giới bị suy giảm một cách nhanh chóng. Từ đó, đề ra nhiệm vụ cấp bách phải bảo tồn các vùng ĐNN trên thế giới. Tại hội nghị ở Brisbane, Australia tháng 3/1996, các bên tham gia Công ước về ĐNN đã thông qua một kế hoạch chiến lược thừa nhận tầm quan trọng và sự khẩn cấp tiến hành các phần việc trong định giá kinh tế ĐNN. Chiểu theo mục tiêu hoạt động 2.4 của kế hoạch chiến lược, Công ước Ramsar sẽ xúc tiến việc lượng giá kinh tế những nguồn lợi và chức năng của ĐNN thông qua truyền bá các phương pháp lượng giá. Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu lượng giá giá trị kinh tế ĐNN đã được tiến hành và những khía cạnh vô hình hơn của môi trường như là những nhân tố giải trí hoặc thẩm mỹ cũng đã được các nhà kinh tế phát triển thành phương pháp luận để lượng giá. Năm 1989 Costanza, R. Farber, C. and Maxcell, J đã tiến hanh nghiên cứu vấn đề về lượng giá và quản lý HST ĐNN. Năm 1991 Barbier, E. Costanza, R. and Twilley, R. đã đưa ra hướng dẫn lượng giá ĐNN vùng nhiệt đới. Đặc biệt, năm 1997 Edward Barbier, Mike Acreman and Duncan Knowler, thuộc Văn phòng Công ước Ramsar Gland, Switzerland đã xây dựng Tài liệu hướng dẫn dành cho các nhà
- 11 hoạch định chính sách về định giá kinh tế ĐNN. Tài liệu này cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách một hướng dẫn về tiềm lực của định giá kinh tế ĐNN và cách thức tiến hành công việc này. Như vậy, có thể thấy rằng lượng giá giá trị kinh tế vùng ĐNN xuất phát từ yêu cầu cấp bách cần phải bảo tồn các vùng ĐNN trên thế giới và nó đặc biệt được chú trọng khi có sự thừa nhận về tầm quan trọng của vùng ĐNN bởi các bên tham gia công ước Ramsar. 1.4.2. Tại Việt Nam Tại Việt Nam có một số nghiên cứu về lượng giá giá trị vùng ĐNN ven biển đã được tiến hành. Điển hình là nghiên cứu lượng giá giá kinh tế một số vùng ĐNN ven biển quan trọng ở Việt Nam do Trường Đại học quốc gia Hà Nội thực hiện. Nhiều vùng ĐNN ven biển đã được lượng giá như vùng cửa sông Bạch Đằng, cửa sông Văn Úc, cửa sông Bà Lạt, vùng đất ngập triều Kim Sơn hay vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, v.v Phân tích kinh tế RNM Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh do Tô Thị Thúy Hằng và Nguyễn Thị Ngọc An thực hiện năm 1999. Nghiên cứu đã làm rõ giá trị của RNM và tầm quan trọng của RNM đối với người dân địa phương; phân tích chi phí lợi ích của từng hình thức quản lý và áp dụng mô hình cho các vùng khác. Ngoài ra, còn một số nghiên cứu khác, tuy nhiên các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào lượng giá giá trị kinh tế do một HST tại vùng ĐNN đó mang lại, ví dụ như lượng giá giá trị của HST RNM, HST san hô.
- 12 Chương 2 ĐẤT NGẬP NƯỚC VEN BIỂN 2.1. Định nghĩa và phân loại ĐNN 2.1.1. Định nghĩa Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về ĐNN, tùy theo mỗi quốc gia và mục đích quản lý, sử dụng ĐNN. Các định nghĩa về ĐNN có thể chia thành hai nhóm chính. Một nhóm theo định nghĩa rộng như định nghĩa của Công ước Ramsar, định nghĩa theo các chương trình điều tra ĐNN của Mỹ, New Zealand, Úc và Canađa và nhóm thứ hai định nghĩa theo nghĩa hẹp. Hiện nay, định nghĩa theo Công ước Ramsar là định nghĩa được nhiều người sử dụng và nó được sử dụng chính thức ở Việt Nam trong các hoạt động liên quan đến ĐNN. Do đó, trong luận văn này chỉ nêu định nghĩa ĐNN theo Công ước Ramsar. Theo Công ước Ramsar (năm 1971), ĐNN được định nghĩa như sau: ĐNN được coi là các vùng đầm lầy, than bùn hoặc vùng nước bất kể là tự nhiên hay nhân tạo, ngập nước thường xuyên hay tạm thời, là nước tĩnh hay nước chảy, nước ngọt, nước lợ hay nước mặn, bao gồm cả những vùng biển mà độ sâu không quá 6m khi triều thấp. 2.1.2. Phân loại ĐNN Mỗi quốc gia có một cách phân loại ĐNN riêng, thậm chí trong một quốc gia như Australia hay Hoa Kỳ có nhiều kiểu phân loại ĐNN khác nhau tùy thuộc vào mục đích quản lý ĐNN của mỗi bang hay mỗi vùng, thí dụ nước Úc có 12 hệ thống phân loại ĐNN khác nhau. Do có rất nhiều cách phân loại ĐNN nên trong khuôn khổ của luận văn này chỉ xin nêu phân loại ĐNN theo công ước Ramsar. Công ước Ramsar (1971) đã phân ĐNN thành 22 kiểu mà không chia thành các hệ và lớp. Trong quá trình thực hiện Công ước và thực tiễn áp dụng vào các vùng và các quốc gia khác nhau, sự phân hạng này đã thay đổi. Vào năm 1994, Công ước Ramsar đã chia ĐNN thành 3 nhóm chính đó là: 1) ĐNN ven biển và biển (11 loại hình); 2) ĐNN nội địa (16 loại hình); và 3) ĐNN nhân tạo (8 loại hình) (Davis, 1994 - Ramsar Convention Bureau) với tổng cộng 35 loại hình. Cũng theo Công ước Ramsar (1997 a,b - 2nd edition), thì các loại hình ĐNN đã được xem xét lại và
- 13 chia thành 40 kiểu khác nhau. Trong những năm gần đây, hệ thống phân loại ĐNN đã được xem xét, chỉnh sửa, bổ sung thành 42 kiểu (Xem phụ lục 1). 2.2. ĐNN ven biển Các vùng ĐNN ven biển đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai, tích lũy và hạn chế ô nhiễm môi trường, điều hòa khí hậu, duy trì ĐDSH và bảo vệ môi trường, v.v Đặc biệt, ĐNN ven biển có giá trị rất lớn trong việc giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu nhằm điều hòa khí hậu khu vực. Theo tính toán RNM có khả năng tích lũy CO2 cao, ví dụ RNM 15 tuổi giảm được 90,24 tấn CO2/ha/năm, cân bằng lượng O2, CO2 trong khí quyển, điều hòa khí hậu địa phương (lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm) và giảm khí gây hiệu ứng nhà kính. Các thảm thực vật RNM, thảm cỏ biển, rạn san hô bảo vệ bờ biển khỏi tác động của sóng biển, dòng chảy. Các vùng ĐNN tạo môi trường thuận lợi cho việc lắng đọng phù sa, góp phần ổn định và mở rộng bãi bồi. Các bãi san hô ngầm rộng lớn đã giảm cường độ sóng tác động đến bờ biển, các vùng đảo trong thời kỳ dông bão, sóng thần. 2.2.1. Khái niệm ĐNN ven biển ĐNN ven biển là những vùng ngập nước thường xuyên hay tạm thời ở ven biển, có độ ngập nước dưới 6m lúc triều kiệt, bao gồm: vũng, vịnh, eo biển, RNM, thảm cỏ biển, rạn san hô, vùng biển cửa sông, đầm phá nước mặn hoặc nhiễm mặn, v.v 2.2.2. Phân loại ĐNN ven biển Phân loại ĐNN ven biển góp phần hoàn thiện chiến lược quản lý ĐNN ven biển của Việt Nam, làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách và biện pháp bảo vệ, phát triển và sử dụng hợp lý tài nguyên ĐNN ven biển. Ngoài ra, nó còn là cơ sở để xác định phạm vi vùng ĐNN ven biển. Trong số các hệ thống phân loại ĐNN, hệ thống phân loại ĐNN của Nguyễn Chu Hồi và một số tác giả khác được xem là phù hợp cho khai thác, sử dụng vùng ĐNN ven biển. Do đó, luận văn này sử dụng hệ thống phân loại của Nguyễn Chu Hồi để làm cơ sở xác định phạm vi vùng ĐNN ven biển. Tuy nhiên, theo ý kiến chủ quan của tác giả, đã là vùng ĐNN ven biển thì phải xét tới ảnh hưởng của độ mặn, chính vì thế mà một số kiểu loại như đồng lúa, ao nước ngọt, v.v không thể coi thuộc vùng ĐNN ven biển. Từ lập luận này và trên cơ sở phân loại của Nguyễn Chu Hồi, tác giả trình đưa ra bảng phân loại ĐNN ven
- 14 biển như dưới đây, nhưng về cơ bản về không thay đổi gì lớn mà chỉ là bỏ đi một số kiểu loại mà tác giả cho là không phù hợp. Bảng 2.1. Phân loại ĐNN ven biển Nhóm ĐNN Kiểu loại Phân bố ven biển A: Phủ thực vật Cói/ lau sậy ngập nước Phía trong đê biển, nơi không chịu tác động của biển, các châu Các vùng đất Vùng lầy nội địa thổ sông Hồng, Mê Kông thấp ngập Đầm nuôi thủy sản nước ven biển B: Không phủ thực vật Đồng muối Rộng khắp ven biển ở miền Trung Lòng sông A: Phủ thực vật RNM Các châu thổ Sông Hồng, Mê Bãi sình lầy Kông, các vùng cửa sông lớn, Thảm rong tảo - cỏ biển đầm phá Huế - Bình Định Đầm phá nước lợ B: Không phủ thực vật Vùng ĐNN Bãi cát triều Bãi bùn triều Đầm nước lợ Tập trung ở hai châu thổ lớn, Đầm phá nước mặn vùng Hải Phòng, vùng triều đến Vùng cửa sông hình phễu độ sâu 6m Vùng triều đáy mềm và đáy cứng Các lạch triều Rạn san hô viền bờ Các đảo đá cacbonat Vùng Quảng Ninh, Hải Phòng. Các đảo Các đảo đá trầm tích và trầm tích Rải rác miền Trung và miền Nam. hoang nhỏ núi lửa Ngoài biển khơi Đảo san hô 2.3. Chức năng và giá trị của vùng ĐNN ven biển Nước ta có diện tích ĐNN ven biển khoảng 1 triệu ha, cùng với đó là các chức năng và giá trị to lớn mà chúng đem lại. Có thể kể đến như là chức năng sinh thái, chức năng kinh tế và giá trị ĐDSH. 2.3.1. Chức năng sinh thái của ĐNN ven biển - Sản xuất sinh khối và năng suất sơ cấp, thứ cấp: Rất nhiều vùng ĐNN ven biển là nơi sản xuất và xuất khẩu sinh khối làm nguồn thức ăn cho các sinh vật và
- 15 chính chúng lại là nguồn chất dinh dưỡng cho các loài thực vật tại vùng ĐNN ven biển phát triển. - Hấp thụ, tích lũy CO2 và cung cấp O2 góp phần cải thiện các điều kiện vi khí hậu khu vực: Cũng giống như các loài thực vật khác trên trái đất, cây ngập mặn, cỏ biển tại các vùng ĐNN ven biển góp phần hấp thụ CO2 và thải O2 qua quá trình quang hợp, tạo sự cân bằng giữa O2 và CO2 trong khí quyển làm cho vi khí hậu địa phương được ổn định, đặc biệt là nhiệt độ và lượng mưa ổn định. - Giảm tác động của sóng, gió: Nhờ lớp phủ thực vật, đặc biệt là RNM, thảm cỏ biển, san hô v.v có tác dụng làm giảm sức gió của bão, giảm tác động của sóng biển từ đó làm giảm xói mòn bờ biển và đồng thời làm làm ổn định, tăng lượng bồi tụ nền đáy. - Giữ lại chất dinh dưỡng, làm nguồn phân bón cho cây và thức ăn của các sinh vật sống trong HST đó. - Lọc, giữ lại các chất ô nhiễm: Hầu hết các cây ngập mặn tại vùng ĐNN ven biển đều hấp thụ các chất khoáng từ đất và nước thông qua các cơ chế trao đổi chất tích cực và thụ động. Ba cơ chế đặc biệt của cây ngập mặn là: cơ chế cản muối đi vào cơ thể, cơ chế thải muối thừa qua các tuyến tiết muối ở lá và cơ chế tích lũy muối trong các lá già khi rụng cũng là thải đi lượng muối thừa. Các chất độc hại và ô nhiễm (kim loại nặng, thuốc trừ sâu, chất độc, v.v ) từ các khu công nghiệp, khu đô thị thải vào sông, suối, hòa tan trong nước hoặc lắng xuống đáy trong thành phần các hạt phù sa, trầm tích được nước sông mang ra các vùng cửa sông ven biển. Cây ngập mặn hấp thụ các sản phẩm này vào trong cơ thể tạo ra các hợp chất ít độc hại hơn đối với con - Lưu giữ vốn gen (thông tin di truyền): Nhờ có cơ chế tiết muối đã giúp cho các loài cây ngập mặn sinh trưởng và phát triển rất tốt trong môi trường nước biển mà không một loại cây trồng có thể sống được. Ví dụ, cây mắm có cơ chế tiết muối và thải muối thừa qua tuyến tiết muối trên lá; cây bần, cây giá để thải lượng muối thừa chúng có cơ chế tích lũy muối trong các lá già để sau này rụng xuống; và cây đước, vẹt lại có cơ chế cản muối nhằm hạn chế muối đi vào cơ thể, v.v Sở dĩ có để có được khả năng đó là do chúng có tổ hợp gen đã được chọn lọc trong quá trình thích nghi và đấu tranh sinh tồn hàng triệu năm.
- 16 - Cảnh quan, sinh thái: HST RNM, HST san hô tại các vùng ĐNN ven biển là điều kiện rất tốt cho phát triển du lịch, giải trí ven biển. Các khu Ramsa Xuân Thủy (Giao Thủy, Nam Định), khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải (huyện Tiền Hải, Thái Bình), cũng như đầm phá Tam Giang – Cầu Hai (Thừa Thiên Huế) là nơi thu hút nhiều du khách du lịch đến tham quan và giải trí. 2.3.2. Chức năng kinh tế ĐNN ven biển - RNM tại các vùng ĐNN ven biển là nơi cung cấp lâm sản như củi đốt, gỗ cho xây dựng, cung cấp các loài dược liệu dùng trong y học. - Thủy sản: các vùng ĐNN là môi trường sống và nơi cung cấp thức ăn cho các lài thủy sản có giá trị kinh tế cao như cá, tôm, cua, v.v - Cỏ biển tại một số vùng ĐNN ven biển có thể khai thác làm đồ thủ công mỹ nghệ, lập mái nhà, phân bón, thức ăn gia súc, dược liệu, v.v 2.3.3. Giá trị đa dạng sinh học Giá trị ĐDSH là thuộc tính đặc biệt và quan trọng của ĐNN ven biển. Nhiều vùng ĐNN ven biển là nơi cư trú rất thích hợp của các loài động vật hoang dã, đặc biệt là các loài chim nước, trong đó có nhiều loài chim di cư. Cò mỏ thìa và các loài chim di cư ở vùng RNM của sông Hồng có giá trị toàn cầu bởi nó là tài sản đa quốc gia (hầu hết các loài chim di cư đều như vậy). Việc bảo tồn các loài quý hiếm chính là bảo tồn ĐDSH, duy trì chức năng các HST với sự ổn định và sức bền trong không gian và thời gian. Giá trị ĐDSH của ĐNN ven biển còn bao gồm cả giá trị văn hóa. Giá trị văn hóa chính là tri thức bản địa của người dân trong nuôi trồng, khai thác, sử dụng các tài nguyên thiên nhiên và cách thích ứng của còn người với môi trường tự nhiên (xâm nhập mặn, nước biển dâng). Nhiều kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng mối quan hệ giữa tự nhiên, xã hội, ngôn ngữ và văn hóa là không thể tách rời, nó thể hiện lòng tin của con người và nhào nặn nên “cảnh quan văn hóa”. Thông thường, nơi nào có giá trị ĐDSH cao thì cũng là nơi cư trú của những người dân bản địa. Bảo tồn các HST tự nhiên trong đó có HST ĐNN cũng là bảo vệ cái nôi của văn hóa truyền thống.
- 17 2.4. Một số HST ĐNN ven biển điển hình Tại một vùng ĐNN ven biển thường có nhiều HST cùng tồn tại trên đó và các HST có thể kể đến theo phạm vi phân bố từ bờ ra ngoài vùng nước sâu như sau: đầu tiên phải kể đến là HST vùng cửa sông, HST bãi bồi, HST RNM, kế đến là HST cỏ biển và cuối cùng là HST san hô. Đôi khi không có sự tách bạch giữa các HST này, chẳng hạn như HST vùng cửa sông và HST RNM thường đi liền với nhau. 2.4.1 HST cửa sông ven biển Cửa sông ven biển là thuỷ vực ven bờ tương đối kín, nơi mà nước ngọt và nước biển gặp nhau và trộn lẫn vào nhau. Các đặc trưng về địa mạo, lịch sử địa chất và điều kiện khí hậu tạo nên sự khác biệt về tính chất vật lý và hoá học của các kiểu cửa sông. Kiểu tiêu biểu nhất là cửa sông châu thổ ven bờ (coastal plain estuary), ví dụ như cửa Ba Lạt. Kiểu cửa sông thứ hai là cửa sông dạng phễu, kiểu dạng này bắt gặp nhiều ở VVB miền trung. Ngoài ra, còn phải kể đến cửa sông tại là vịnh nửa kín (semi-enclose bay) hoặc đầm phá (lagoon). Ở đây các doi cát song song với đường bờ hình thành và ngăn cản một phần sự trao đổi nước từ biển. Độ muối trong các đầm khác nhau nhiều, phụ thuộc vào điều kiện khí hậu. 2.4.1.1. Các đặc trưng môi trường Chế độ thuỷ lý hoá ở vùng cửa sông thay đổi trong giới hạn lớn làm cho môi trường gây ra nhiều áp lực đối với sinh vật. Sự thay đổi chế độ muối là đặc trưng cơ bản ở cửa sông và phụ thuộc vào mùa, địa hình, thuỷ triều và lượng nước ngọt. Hầu hết các vùng cửa sông đều có nền đáy bùn. Trầm tích được mang đến từ nước ngọt và nước biển. Vai trò của vật chất từ sông hoặc từ biển trong quá trình hình thành nền đáy bùn khác nhau giữa các cửa sông. Thành phần cơ học của trầm tích cũng bị chi phối bởi dòng chảy, nơi dòng chảy mạnh, chất đáy thô hơn; còn nơi nước tĩnh, chất đáy rất mịn. Các tai biến như lũ lội, bão lớn có thể làm thay đổi lớn đặc điểm trầm tích và gây chết hàng loạt sinh vật. Nhiệt độ ở vùng cửa sông thay đổi lớn hơn so với các thuỷ vực ven bờ lân cận. Biến thiên của giá trị này mang tính mùa vụ và theo điều kiện khí quyển. Nhiệt độ còn khác nhau giữa các tầng nước. Bề mặt có dao động cao hơn do trao đổi với khí quyển. Cửa sông được đất liền che chắn 3 phía, nên ảnh hưởng tạo sóng của gió được giảm thiểu và vì vậy chỉ có sóng nhỏ. Hoạt động yếu của sóng tạo điều kiện cho nền
- 18 đáy mịn hơn, cho phép thực vật có rễ phát triển và nền đáy ổn định. Dòng chảy ở cửa sông do triều và nước sông chi phối. Tốc độ dòng chảy mạnh nhất đạt được ở giữa luồng. Ở một số vùng nơi cửa sông bị đóng vào mùa khô, sự vận chuyển nước giảm nghiêm trọng có thể dẫn đến ứ đọng nước, hàm lượng O2 giảm, tảo nở hoa và cá chết. Hầu hết các cửa sông đều có lượng nước ngọt chảy ra liên tục từ nguồn. Một lượng nước ngọt vận chuyển ra cửa sông trộn lẫn vào nước biển theo mức độ khác nhau, thể tích của lượng nước này được tải ra khỏi cửa sông hoặc bay hơi để bù cho thể tích nước tương tự chảy ra từ nguồn. Thời gian cần thiết để đo khối nước ngọt đã cho được tải ra khỏi cửa sông được gọi là thời gian chảy. Khoảng thời gian này có thể định lượng được tính ổn định của hệ cửa sông. Thời gian chảy kéo dài rất quan trọng cho sự duy trì quần xã sinh vật nổi. Do có số lượng lớn vật lơ lững trong nước vùng cửa sông, ít nhất là vào một thời kỳ nào đó trong năm, độ đục của thuỷ vực thường rất cao. Độ đục có giá trị cao nhất khi lượng nước ngọt chảy ra nhiều nhất và giảm dần khi ra phía cửa, nơi lượng nước biển ưu thế. Ảnh hưởng sinh thái chính của độ đục là làm giảm đáng kể độ chiếu sáng, vì thế giảm quang hợp của thực vật phù du và thực vật đáy làm giảm năng suất sinh học. Trong điều kiện độ đục quá cao, sinh khối thực vật phù du gần như không có và khối lượng vật chất hữu cơ được tạo thành chủ yếu bởi thực vật bãi lầy nổi. Sự hoà tan oxy trong nước giảm theo quá trình tăng nhiệt độ và độ muối. Vì vậy lượng oxy thay đổi khi các thông số này biến thiên. Ở các cửa sông có độ sâu lớn, thường xuất hiện lớp đẳng nhiệt vào mùa hè và tồn tại sự phân tầng độ muối. Trong điều kiện đó, trao đổi khí giữa lớp mặt giàu oxy và tầng đáy sâu diễn ra rất kém. Hiện tượng này cùng với hoạt động sinh học tích cực, sự trao đổi nước chậm gây ra sự thiếu oxy ở tầng đáy. 2.4.1.2. Quần xã sinh vật Động vật biển là nhóm lớn nhất ở vùng cửa sông khi xét về phương diện số lượng loài và được xếp vào hai phân nhóm. Các động vật hẹp muối (stenohaline) không thể chịu được sự biến thiên độ muối và chỉ sống được ở vùng cửa sông với độ muối lớn hơn 25 ‰. Đây thực sự là những động vật sống ở biển. Phân nhóm rộng muối (euryhaline) có thể thích nghi được với độ muối 15 – 18 ‰, thậm chí một số loài chịu được muối nhạt đến 5 ‰.
- 19 Các loài nước lợ hay còn gọi là các loài cửa sông điển hình, có chu kỳ sống hoàn toàn ở vùng cửa sông, sống chủ yếu ở vùng có độ muối trong khoảng từ 5-18 ‰ nhưng không xuất hiện trong nước ngọt hay nước biển thực sự. Một số giống loài nước lợ có thể hạn chế phân bố về phía biển không phải vì yếu tố sinh lý mà do các mối quan hệ sinh học như cạnh tranh hoặc vật dữ. Nhóm động vật nước ngọt không thể chịu được độ muối trên 5 ‰ và chỉ sống ở phần trên cửa sông. Ngoài ra, vùng cửa sông còn có nhóm sinh vật quá độ gồm những loài như cá di cư. Chúng có thể đi qua cửa sông trên đường đến bãi đẻ ngoài biển hoặc trong sông. Ví dụ thông thường là cá hồi hoặc cá chình. Một số sinh vật chỉ trải qua một phần cuộc đời trong cửa sông, thường gặp là giai đoạn ấu trùng. Số lượng loài động vật cửa sông thường nghèo hơn các quần cư biển hoặc các vùng nước ngọt lân cận. Đây là vùng khắc nghiệt mà nhiều sinh vật biển hoặc nước ngọt không thể chịu đựng được. Các sinh vật cửa sông thực sự chủ yếu có nguồn gốc biển. Sinh vật biển chịu sự giảm độ muối tốt hơn sinh vật nước ngọt chịu đựng độ muối tăng, vì vậy sinh vật cửa sông có ưu thế bởi động vật biển. Tính đa dạng kém của thành phần loài ở cửa sông được giải thích bởi vài lý do. Ý kiến phổ biến nhất cho rằng điều kiện môi trường biến động chỉ cho phép những loài với sự chuyên hoá chức năng sinh lý đặc biệt để thích nghi. Cách giải thích thứ hai đề cập đến thời gian địa chất của quá trình hình thành các cửa sông. Sự tồn tại của chúng không đủ dài để khu hệ cửa sông phát triển đầy đủ. Lý do cuối cùng có thể là do hình thái vùng cửa sông kém đa dạng nên có ít nơi sống và có ít loài động vật. Thành phần loài thực vật lớn ở cửa sông kém phong phú. Hầu hết các vùng ngập nước thường xuyên đều có đáy mùn không phù hợp để rong bám. Hơn nữa, nước đục hạn chế độ chiếu sáng, vì vậy vùng nước sâu hầu như không có thực vật. Tảo Silic khá phổ phong phú trên các bãi triều gần bùn vùng cửa sông. Chúng có thể di động lên bề mặt hoặc vào trong bùn phụ thuộc vào độ chiếu sáng. Bùn cửa sông cũng là nơi sống thích hợp của tảo lam sợi. Vi khuẩn là thành phần phong phú cả trong nước và trong bùn, nơi giàu có vật chất hữu cơ. Sinh vật phù du ở vùng cửa sông khá nghèo về thành phần loài. Tảo Silic thường chiếm ưu thế trong mùa nóng và thậm chí quanh năm ở một số khu vực.
- 20 Động vật phù du cũng nghèo về thành phần cũng như biến động lớn theo mùa. Các loài cửa sông thực sự chỉ tồn tại ở các cửa sông lớn và ổn định. Ở các cửa sông nông, thành phần động vật phù du biển điển hình chiếm ưu thế. 2.4.1.3. Các quá trình sinh thái Năng suất sinh học sơ cấp ở vùng cửa sông chủ yếu do tảo Silic sống đáy. Tuy nhiên, cửa sông lại có một lượng lớn chất hữu cơ và năng suất thứ cấp cao. Nguồn năng suất sơ cấp chủ yếu được cung cấp bởi thảm thực vật vùng triều bao quanh cửa sông. Ngoài ra, cửa sông còn nhận vật chất hữu cơ từ sông và từ biển với lượng đáng kể. Vùng cửa sông có rất ít động vật ăn thực vật và vì vậy, vật chất có nguồn gốc thực vật phải được phân huỷ thành mùn bả để đi vào chuỗi thức ăn. Quá trình này có sự tham gia của vi khuẩn. Mùn bã hữu cơ lắng đọng hình thành nền đáy giàu vi khuẩn và tảo. Đây là những nguồn thức ăn quan trọng cho các động vật ăn mùn bã và chất lơ lững. Về phương diện nguồn thức ăn, khái niệm mùn bã được hiểu với nghĩa rộng bao gồm các mãnh hữu cơ, vi khuẩn, tảo và thậm chí cả động vật đơn bào. Lương vật chất hữu cơ rất giàu ở cửa sông, có thể đạt giá trị 110 mg/l cao hơn nhiều so với vùng biển ngoài 1-3 mg/l. Năng suất sơ cấp của cột nước thấp, nghèo động vật ăn thực vật và sự phong phú của mùn bã cho thấy mùn bã là cơ sở của chuỗi thức ăn cửa sông. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tất cả động vật ăn mùn bã có thể tiêu hoá các mãnh hữu cơ. Hầu như chúng chỉ tiêu hoá vi khuẩn và các vi sinh vật khác sống trên các mãnh hữu cơ và bài tiết nguyên vẹn các mảnh này. Nhìn chung, nhờ giàu dinh dưỡng và tương đối ít các vật dữ, cửa sông trở thành nơi nuôi dưỡng ấu trùng của nhiều loài động vật mà khi trưởng thành chúng sống ở vùng khác. Đây cũng là bãi kiếm ăn của nhiều loài động vật di cư. Bên cạnh đó, nhờ sự bảo vệ tự nhiên của đầm phá và vùng cửa sông mà nó có giá trị lớn cho sự phát triển cảng và cảng biển, tiếp đến là các khu công nghiệp và dân cư lân cận. Cửa sông cũng được xem như là môi trường tiếp nhận các loại rác thải công nghiệp và sinh hoạt dân cư. Hoạt động đánh bắt thủy sản thường dựa trên HST cửa sông đầm phá. Cuối cùng thì cửa sông, đầm phá còn được sử dụng cho mục đích nghỉ ngơi, du lịch giải trí.
- 21 2.4.2. HST vùng triều Vùng triều là vùng không ngập nước một khoảng thời gian trong ngày với các yếu tố tự nhiên thay đổi do nước và không khí chi phối. Quần xã sinh vật thích nghi môi trường này và sự liên kết giữa sinh vật và môi trường tạo nên HST vùng triều. 2.4.2.1. Môi trường vùng triều Thuỷ triều là yếu tố quan trọng nhất tác động lên mọi sinh vật vùng triều. Thiếu sự hoạt động của thuỷ triều với sự lên xuống theo chu kỳ của mực nước biển HST này sẽ không tồn tại và các yếu tố khác hết bị chi phối. Có ba chế độ thuỷ triều khác nhau gồm nhật triều, bán nhật triều và hỗn hợp triều. Độ cao thuỷ triều khác nhau từ ngày này sang ngày khác do so sánh giữa vị trí mặt trời và mặt trăng. Thuỷ triều cùng với thời gian có thể ảnh hưởng trực tiếp lên sự tồn tại và cấu trúc quần xã sinh vật vùng triều. Ảnh hưởng đầu tiên là thời gian vùng triều phơi ra không khí và thời gian ngập nước. Trong thời gian phơi bãi, sinh vật phải chịu đựng sự dao động nhiệt lớn và dễ bị mất nước. Do hầu hết sinh vật vùng triều phải chờ ngập nước mới bắt mồi, thời gian phơi bãi càng dài cơ hội kiếm ăn và tích luỹ năng lượng càng ngắn. Động thực vật khác nhau về khả năng chống chịu với thời gian phơi bãi và sự chuyên hóa này là một trong những lý do tạo nên sự phân vùng phân bố. Ảnh hưởng thứ hai lên đời sống sinh vật là thời gian phơi bãi vào ban ngày. Triều thấp vùng nhiệt đới diễn ra lúc trời tối thuận lợi hơn đối với sinh vật do nhiệt độ thấp hơn và ít mất nước hơn. Thuỷ triều là chu kỳ có thể dự báo trước và hình thành nhịp điệu của nhiều loài sinh vật. Nhịp điệu này liên quan đến các quá trình sinh sản, dinh dưỡng, v.v Nhờ đặc trưng vật lý, môi trường nước, nhất là các thuỷ vực lớn như đại dương có biến thiên nhiệt độ không lớn. Giới hạn nhiệt độ ở biển hiếm quá ngưỡng gây chết đối với sinh vật. Tuy nhiên, vùng triều thường phải chịu chế độ nhiệt của không khí. Trong thời gian khác nhau, nhiệt độ có thể vượt quá ngưỡng gây chết hoặc có ảnh hưởng gián tiếp làm cho sinh vật suy yếu và không thể duy trì hoạt động bình thường. Sóng biển ảnh hưởng đến các cá thể và quần thể sinh vật ở vùng triều nhiều hơn các thuỷ vực khác. Tác động đầu tiên với sinh vật là đập vỡ hoặc xé nát vật thể. Sự chịu sóng là giới hạn phân bố của các sinh vật không thích nghi sóng và là nhu
- 22 cầu đối với các sinh vật ưa sóng. Sóng còn có tác động mở rộng vùng triều nhờ đẩy nước lên cao so với độ cao của triều. Nhờ vậy, nhiều sinh vật có thể sống cao hơn ở vùng có sóng so với vùng che chắn trong cùng một mức triều. Độ muối ở vùng cũng thay đổi lớn. Khi triều thấp, mưa lớn hoặc dòng nước từ đất liền làm giảm độ muối, có thể làm chết sinh vật do khả năng chống chịu hạn chế của chúng. 2.4.2.2. Thích nghi của sinh vật vùng triều Các sinh vật vùng triều chủ yếu có nguồn gốc biển. Sự thích nghi cơ bản là tránh sức ép của điều kiện khí quyển. Sự mất nước là quá trình diễn ra ngay sau khi sinh vật biển ra khỏi môi trường nước. Sinh vật vùng triều sống sót được khi phơi bãi khi sự mất nước ở mức tối thiểu hoặc cấu tạo cơ thể thích nghi với sự mất nước trong một thời gian nhất định. Cơ chế đơn giản nhất là trốn chạy trong các hang hốc, rãnh hoặc tìm nơi trú ẩn ở vùng ẩm ướt phủ rong tảo. Rong biển chịu đựng sự mất nước nhờ cấu tạo mô. Sau khi bị khô do triều rút, chúng nhanh chóng lấy nước và phục hồi hoạt động bình thường lúc triều lên. Nhiều động vật vùng triều có cơ chế thích nghi khác thông qua cấu trúc, tập tính hoặc cả hai. Để thích nghi với nhiệt độ dao động lớn, sinh vật vùng triều phải duy trì cân bằng nhiệt trong cơ thể. Sinh vật tránh nhiệt độ cao bằng cách giảm sự tăng nhiệt từ môi trường nhờ kích thước cơ thể lớn hơn. Kích thước lớn có nghĩa là vùng bề mặt tiếp xúc trên thể tích nhỏ hơn và vùng thoát nhiệt nhỏ hơn. Nhằm chống lại tác động cơ học của sóng, nhiều sinh vật sống cố định vào nền đáy như hà, hầu, v.v Một số sinh vật khác có cơ quan bám tạm thời nhưng vững chắc và vận động hạn chế như ví dụ về tơ bám của vẹm. Vỏ dày hoặc thấp và dẹt cũng là một cách chống sóng. Hầu hết sinh vật vùng triều có cơ quan hô hấp thích nghi với hấp thụ O2 từ nước. Chúng có xu thế dấu bề mặt hô hấp trong khoang kín để chống khô. Một số động vật thân mềm có mang trong màng áo và được vỏ bảo vệ. Các thân mềm ở triều cao giảm mang và hình thành khoang áo với nhiều mao mạch có chức năng như phổi để hấp thu khí. Để bảo toàn O2 và nước, hầu hết động vật nằm yên lặng
- 23 khi triều rút. Cá vùng triều đặc trưng bởi hô hấp qua da do tiêu giảm mang và nảy nở nhiều mạch máu trên da. Động vật vùng triều trên nền đáy cứng chỉ kiếm ăn khi ngập triều. Điều này đúng với tất cả các nhóm ăn thực vật, ăn lọc, ăn mùn bã và ăn thịt. Sinh vật sống trên nền đáy mềm có thể kiếm ăn khi triều thấp nhờ trong đáy có nước. Sự thay đổi độ muối lớn là một sức ép cho sinh vật vùng triều bởi lẽ hầu hết sinh vật vùng triều không có khả năng thích nghi tốt như sinh vật cửa sông. Chúng không có cơ chế kiểm soát hàm lượng muối trong dịch cơ thể. Do vậy chúng là sinh vật có khả năng thẩm thấu. Chính vì vậy, mưa lớn có thể gây ra những tai biến lớn. Do rất nhiều sinh vật vùng triều sống định cư hoặc sống bám, trứng đã thụ tinh và ấu trùng của chúng phải trôi nổi tự do như sinh vật nổi để phát tán. Do vậy, chu trình sinh sản của hầu hết các sinh vật này phải đồng bộ với chu kỳ triều nào đó để bảo đảm hiệu suất thụ tinh. Ví dụ ở vẹm Mytilus edilis thành thục sinh dục trong thời kỳ triều cường và đẻ trứng vào thời kỳ triều kiệt sau đó. 2.4.2.3. Đặc trưng của các loại bãi triều Bãi triều đá: So với các loại bãi triều, bờ triều đá, đặc biệt ở vùng ôn đới có nhiều sinh vật có kích thước lớn cư trú và đạt tính đa dạng về thành phần loài động thực vật cao nhất. Đặc trưng nổi bật ở tất cả bãi triều đá là sự phân vùng của sinh vật tức hình thành các dải theo chiều ngang rõ rệt. Bãi triều cát: yếu tố môi trường quan trọng nhất chi phối đời sống sinh vật ở các bãi triều cát là không được che chắn sóng biển và mối liên quan của nó đến độ hạt và độ dốc của bãi. Sóng gây ra sự di chuyển của bãi, làm nền đáy không ổn định. Sinh vật có hai con đường để thích nghi, chúng có thể vùi vào cát ở độ sâu lớn hơn nơi mà trầm tích không còn bị sóng xô đẩy. Khả năng này được quan sát thấy ở các loài sò. Cách thích nghi thứ hai là tốc độ vùi nhanh của một số động vật thuộc nhóm giun, giáp xác. Bãi triều bùn: sự phân biệt giữa bãi triều cát và bãi triều bùn là không rõ ràng. Vùng triều càng được che chắn càng có trầm tích mịn hơn và tích luỹ nhiều chất hữu cơ hơn. Đáy bùn cũng là đặc trưng của HST cửa sông và quần xã sinh vật của hai hệ có những nét tương đồng. Bãi triều bùn chỉ xuất hiện ở vùng được che chắn, không bị sóng vỗ như trong các vịnh kín, đầm và đặc biệt là cửa sông. Bãi triều bùn
- 24 tích luỹ nhiều chất hữu cơ, tạo nên tiềm năng thức ăn lớn cho sinh vật. Sinh vật sống ở bãi triều bùn chủ yếu thuộc nhóm sống trong đáy với các ống, hang thông lên bề mặt. Kiểu dinh dưỡng ưu thế trong môi trường này là ăn chất lắng đọng và chất lơ lửng. 2.4.2.4. Vai trò của HST vùng triều HST vùng triều có vai trò rất quan trọng trong HST nước mặn, bao gồm các chức năng sau: - Là nơi cư trú, sinh sống của các loài sinh vật biển, như các loài hai mảnh vỏ, các loài rong tảo, v.v - Là nơi cung cấp nguồn lợi kinh tế và cũng là nơi diễn ra sự trao đổi vật chất, năng lượng, tạo nên nguồn sinh khối lớn trong HST; - Là nơi cung cấp năng suất sơ cấp cho vùng cửa sông, chủ yếu là thảm thực vật bao quanh cửa sông, làm tăng sự đa dạng vùng cửa sông; - HST vùng triều góp phần vào việc điều hòa khí hậu nhờ vào sự hình thành các thảm thực vật, ngoài ra thảm thực vật còn góp phân hình thành nên HST RNM; - Chức năng quan trọng của HST vùng triều đóng vai trò quan trọng trong chu trình dinh dưỡng cũng như góp phần hình thành các khu du lịch, khu vui chơi giải trí cho con người. HST vùng triều có vai trò quan trọng, to lớn trong việc duy trì và bảo vệ tính ĐDSH. Có thể nói rằng, vùng triều là nguồn gốc, là nền tảng cho việc hình thành và phát triển các HST vùng ven bờ. Do vậy, cần phải có chính sách hợp lý trong việc quản lý cũng như khai thác tài nguyên vùng triều, từ đó có sự khai thác đúng mức nguồn lực to lớn này góp phần thúc đẩy nền kinh tế vùng biển một cách bền vững. 2.4.3. HST RNM Trong HST này, các động thực vật, vi sinh vật trong đất và môi trường tự nhiên được liên kết với nhau thông qua quá trình trao đổi và đồng hóa năng lượng. Các quá trình nội tại như cố định năng lượng, tích lũy sinh khối, phân hủy vật chất hữu cơ và chu trình dinh dưỡng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các nhân tố bên ngoài như nước từ sông đổ ra, thủy triều, nhiệt độ và lượng mưa.
- 25 RNM đóng vai trò quan trọng trong chu trình dinh dưỡng, là nguồn cung cấp chất hữu cơ để tăng năng suất VVB, là nơi sinh đẻ, nuôi dưỡng hoặc nơi sống lâu dài cho nhiều loài hải sản có giá trị như cá, tôm, cua, v.v RNM có các chức năng và giá trị rất quan trọng như: cung cấp các sản phẩm gỗ, củi, thủy sản và nhiều sản phẩm khác; là bãi đẻ, bãi ăn và ương các loài cá, tôm, cua và các loài thủy sản có giá trị kinh tế khác; xâm chiếm và cố định các bãi bùn ngập triều mới bồi, bảo vệ bờ biển chống lại tác động của sóng, bão và sóng thần; là nơi cư trú cho rất nhiều loài động vật hoang dã (chim, thú lưỡng cư, bò sát), gồm các loài địa phương và các loài di cư. Theo Phan Nguyên Hồng có 111 loài cây ngập mặn có thể làm thuốc, thực phẩm; 13 loài cho thức ăn gia súc; 33 loài có tác dụng bảo vệ đê, chắn sóng, gió, xói mòn đất. Hình 2.1. RNM thuộc vườn quốc gia Xuân Thủy Tuy nhiên, diện tích RNM đã và đang bị suy giảm nghiêm trọng do các hoạt động chuyển đổi diện tích rừng sang nuôi trồng thủy sản, quai đê lấn biển; do xói lở bờ biển. Trong hai thập kỷ qua, có hơn 200.000 ha RNM bị phá để nuôi tôm. Mất RNM có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng: mất nguồn ĐDSH phong phú của HST, mất nơi cư trú, sinh đẻ của nhiều loài, gây phèn hóa, ô nhiễm môi trường, gây xói lở vùng bờ biển và cửa sông. Ví dụ ở Tây Nam Cà Mau, sau một năm khoanh đầm nuôi tôm làm giảm khoảng 20 loài động vật đáy, các loài chim ở sân chim Bạc Liêu, Đầm Dơi di cư đi nơi khác. Ở Tiền Hải (Thái Bình), phá 2.500 ha RNM làm đầm nuôi tôm gây thiệt hại lớn cho môi trường (hàm lượng H2S, COD vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây nhiễm mặn diện tích lớn, xói lở các vùng xung quanh và làm
- 26 mất nơi cư trú của chim di cư); đời sống của người dân ở đây suy giảm, nhiều dân chài nghèo không có công ăn việc làm. 2.4.4. HST thảm cỏ biển Thảm cỏ biển chính là lá phổi của đại dương và có thể so sánh việc mất thảm cỏ biển với việc mất rừng mưa nhiệt đới. Hình 2.2. Thảm cỏ biển ở Hòn Bịp (Vịnh Vân Phong) Ở Việt Nam, chưa có những nghiên cứu chính thức và toàn diện về thảm cỏ biển như một HST. Nhiều đợt khảo sát tiến hành từ 1995 đến 2001 tại 23 điểm của 12 tỉnh đã phát hiện được 15 loài cỏ biển (trên tổng số 60 loài trên thế giới) sống trong các thảm cỏ có tổng diện tích 5.583 ha và được coi là có tính đa dạng cao nhất Đông Nam Á về số loài cỏ biển. 2.4.4.1. Năng lượng của HST Do có đủ lá, rễ, hoa, quả và hạt nên cỏ biển vẫn bảo tồn nguyên vẹn khả năng quang hợp như tổ tiên xa xưa của chúng trên cạn, tức là tạo ra chất hữu cơ từ khí cacbonic và nước dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời. Nhờ đó mà cỏ biển có khả năng bẫy giữ khí cacbonic góp phần làm giảm loại khí nhà kính gây biến đổi khí hậu nguy hiểm bậc nhất này. Mỗi mét vuông cỏ biển mỗi năm có thể bẫy giữ 1.000g cacbon, gấp từ 3 đến 5 lần khả năng quang hợp của các loài thực vật cạn sống gần biển. Có được khả năng này là nhờ cỏ biển có bộ rễ rất phát triển, giúp chúng tiêu
- 27 thụ lượng nitơ (đạm) mà các nhóm vi khuẩn kị khí sống trong đáy bùn đã chuyển hoá thành nitrat. 2.4.4.2. Năng suất sinh học HST thảm cỏ biển Thảm cỏ biển được mệnh danh là “rừng mưa nhiệt đới dưới biển” vì tính phức tạp về cấu trúc và tính ĐDSH đi kèm, cũng như năng suất sinh học rất cao, 1 ha cỏ biển mỗi năm tạo ra 25 tấn lá, đủ cung cấp thức ăn cho 40.000 con cá, và 50 triệu động vật không xương sống nhỏ. Theo PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển vàHải đảo Việt Nam, “Cứ 1m2 cỏ biển sản sinh ra 10 lít ôxy hoà tan/ngày cho nên đây là nơi thuận lợi cho sinh sản, ươm nuôi các giống hải sản và là những bãi hải sản quan trọng ven bờ". Nghiên cứu ở vùng biển Địa Trung Hải cho thấy, nếu bảo vệ tốt cỏ biển thì cứ 400m2 sẽ là nơi cung cấp khoảng 2000 tấn hải sản/năm. Tổng số loài cư trú trong cỏ biển thường cao hơn vùng biển bên ngoài 2-8 lần. 2.4.4.3. Chức năng và giá trị của HST thảm cỏ biển Các thảm cỏ biển là nơi sinh sống, đẻ trứng và trú ẩn của nhiều loài sinh vật biển khác nhau như động vật đáy, cá biển, rùa biển, bò biển. Bước đầu các nhà khảo sát đã phát hiện 125 loài động vật đáy và 158 loài rong biển sống trong và dưới thảm cỏ biển. Trong thảm cỏ biển có nhiều loài có giá trị kinh tế cao sinh sống như ngó đen, ngó đỏ, hến, cua, tôm, hải sâm,v.v Ngoài ra, cỏ biển còn là nguồn thức ăn cho nhiều loài động vật không xương sống, bò sát, cá biển, thú biển. Đặc biệt, cỏ biển là thức ăn cho loài bò biển - loài thú biển quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng. Rễ của cỏ biển phát triển chằng chịt cắm sâu vào lớp đất bề mặt, nên cỏ biển có tác dụng bảo vệ bờ biển, chống xói lở khi sóng to, gió lớn; làm giảm tốc độ dòng chảy và ổn định nền đáy, v.v Cỏ biển còn được khai thác để làm phân bón, thức ăn cho gia súc. Tuy nhiên, HST thảm cỏ biển cũng là một trong những HST nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương khi môi trường thay đổi. Hiện nay, thảm có biển ở nước ta đã bị suy thoái nghiêm trọng do ô nhiễm môi trường, đánh bắt thủy sản bằng thuốc nổ, các hoạt động khai thác các vùng đất bồi có cỏ biển vào mục đích nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản làm cho diện tích bãi cỏ biển bị thu hẹp, gây mất nơi cư trú của các nguồn lợi hải sản có giá trị và hạn chế sự phất triển của cỏ biển, làm suy giảm chất
- 28 lượng môi trường nước và trầm tích, mất cân bằng dinh dưỡng, sinh thái và ĐDSH, giảm trữ lượng cá và nguồn trứng cá và cá con trong HST này. 2.4.5. HST rạn san hô HST rạn san hô là một HST đa dạng nhất hành tinh, nó chỉ phân bố ở vùng biển nông ven bờ. Theo tính toán, toàn bộ các rạn san hô chỉ chiếm chưa đến 1% diện tích đại dương nhưng lại là nơi sinh sống của 25% các loài sinh vật biển trên toàn thế giới. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, dọc ven biển nước ta hiện có trên 200 điểm rạn san hô với khoảng 400 loài san hô khác nhau thuộc 80 giống, 17 họ. Với chủng loại san hô phong phú, đa dạng về số lượng giống loài như vậy, HST rạn san hô Việt Nam có thể so sánh với những vùng san hô đa dạng nhất trên thế giới như Australia, Caribbe, Mabili (Philippin), v.v 2.4.5.1. Năng suất sinh học HST rạn san hô HST rạn san hô còn có năng suất sinh học cao, là nguồn sản sinh ra hữu cơ, cung cấp thức ăn không chỉ cho chính nó, cho các sinh vật sống trong rạn mà còn có ý nghĩa cho toàn vùng biển. Vì vây, đây là nơi lưu trữ nguồn gen của nhiều loài hải sản. Rạn san hô cũng là một HST rất nhạy cảm với những biến đổi của môi trường sống nên nó còn có ý nghĩa chỉ thị môi trường. 2.4.5.2. Chức năng và giá trị của HST rạn san hô Các rạn san hô thuộc vùng biển nước ta là nơi cư trú, nuôi dưỡng và sinh sản của 398 loài cá, trong đó có hàng trăm loài cá được dùng làm cá cảnh có giá trị kinh tế cao, 155 loài động vật thân mềm , 94 loài giáp sát, 37 loài da gai và 174 loài rong biển, v.v Nghiên cứu của Liên minh Sinh vật biển quốc tế (LMA) đã chỉ rõ những nơi có rạn san hô phát triển tốt, ngành khai thác thủy sản có thể đạt sản lượng khi khai thác 37 tấn các loại hải sản/km2/năm; Ở các rạn san hô chết chỉ đạt dưới 5 tấn/năm. Đối với ngành du lịch, cảnh quan ngầm của HST rạn san hô, thảm cỏ biển là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô tận của du lịch biển. Vì vậy, đối với các ngành kinh tế khai thác lợi thế từ biển trong đó có ngành du lịch thì việc bảo vệ các rạn san hô có ý nghĩa quan trọng đến sự phát triển bền vững. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 170 điểm du lịch và nghỉ dưỡng nằm ở các VVB trải dọc từ Bắc chí Nam,
- 29 trong đó có nhiều vùng biển đẹp nổi tiếng như Vịnh Hạ Long, Cảnh Dương, Lăng Cô, Non Nước, Mỹ Khê, Vịnh Nha Trang, Mũi Né, v.v Không xa ngoài khơi của những vùng biển đó là thế giới động, thực vật biển bao la đầy bí ẩn và hấp dẫn, trong đó có rạn san hô thực sự là một cảnh sắc tuyệt đẹp mà Nha Trang là một ví dụ điển hình. HST rạn san hô có cấu trúc phức tạp, rất nhạy cảm với sự đe dọa của môi trường, đặc biệt là những đe dọa từ con người như đánh bắt cá bằng thuốc nổ, hóa chất độc hại, khai thác san hô làm vật liệu xây dựng, đồ lưu niệm. Độ phủ san hô sống trên rạn đang bị giảm dần theo thời gian, nhiều nơi độ phủ giảm trên 30%. Điều này cho thấy rạn san hô đang bị phá hủy và có nhiều chiều hướng suy thoái mạnh. Sự biến đổi diện tích và những tổn thương của rạn san hô gây nhiều thiệt hai: giảm ĐDSH, sinh thái và chất lượng môi trường nước biển; mất nguồn lợi sống của cộng đồng VVB và thiệt hại cho ngành thủy sản, du lịch. 2.5. Hiện trạng và công tác quản lý ĐNN ven biển Hiện nay, theo GS.TS Mai Trọng Nhuận tác giả cuốn sách "Tổng quan hiện trạng ĐNN VN sau 15 năm thực hiện công ước Ramsar" trong 15 năm qua, diện tích ĐNN tự nhiên đã giảm đi nhanh chóng, cụ thể là các khu RNM tự nhiên ven biển đã mất dần, thay vào đó là các đầm nuôi thủy sản, các công trình du lịch và một số ít diện tích trồng rừng. Diện tích RNM đã giảm 183.724ha trong 20 năm qua (từ năm 1995). Trong khi diện tích nuôi trồng thủy sản đã tăng lên 1,1 triệu ha năm 2003. Diện tích ĐNN ven biển năm 1982 là 494.000 ha, đến năm 2000 là 606.792 ha do mở rộng diện tích nuôi tôm. Mà nguyên nhân là trong những năm gần đây, do tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa và hiện đại hóa đất nước, một diện tích rất lớn ĐNN đã bị chuyển hóa sang mục đích sử dụng khác; tính chất, giá trị của ĐNN vì vậy bị mai một. Đồng thời, sự phát triển này đã làm cho môi trường nói chung, ĐNN nói riêng đang có chiều hướng xấu do chất thải công nghiệp, ô nhiễm dầu, sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, chất hữu cơ và các chất độc hại trong khai thác tài nguyên. Mặc dù, có vai trò rất lớn về nhiều mặt nhưng ĐNN ven biển thường rất nhạy cảm với các hoạt động của con người và các tác động của thiên nhiên. Do đó, việc quản lý vùng ĐNN ven biển một cách hiệu quả, sao cho vừa khai thác hợp lý những tài nguyên ĐNN ven biển để phục vụ cho cuộc sống con người nhưng vẫn duy trì
- 30 được các chức năng và thuộc tính của chúng đang trở thành mối quản tâm của các nhà quản lý và nhà ra quyết định liên quan đến ĐNN ven biển. Ở Việt Nam cho đến trước năm 2003, chưa có cơ quan duy nhất chịu trách nhiệm về quản lý ĐNN ở cấp trung ương. Tuỳ theo chức năng được Chính phủ phân công, mỗi bộ quản lý ĐNN theo lĩnh vực của ngành mình và việc phân công nhiệm vụ các bộ ngành và địa phương trong bảo tồn và phát triển đó được cụ thể ở Nghị định số 109/2003/NĐ-CP của Chính phủ, ban hành ngày 23/9/2003 về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng ĐNN. Các Bộ chính được phân công nhiệm vụ theo Nghị định này bao gồm Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ NN và PTNT. Tại cấp tỉnh, thành phố, việc quản lý ĐNN do Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, Sở NN và PTNT đảm nhận. Công tác quản lý ĐNN đang gặp nhiều thách thức như thiếu thông tin, dữ liệu, khung pháp lý chưa hoàn chỉnh, thiếu những đánh giá tổng thể và cập nhật về hiện trạng ĐNN. Đầu tư nhân lực cho bảo tồn và sử dụng ĐNN chưa tương xứng với giá trị và tiềm năm của ĐNN. Về vấn đề khung pháp lý cho quản lý ĐNN, Việt Nam đã xây dựng và tổ chức thực hiện một kế hoạch hành động liên quan đến bảo tồn và phát triển ĐNN. Một số văn bản chính liên quan đến kế hoạch hành động này gồm: chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn của Việt Nam đến năm 2010; Nghị định Chính phủ số 109/2003/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2003 và Thông tư số 18/2004/TT-BTNMT ngày 23 tháng 8 năm 2004 về bảo tồn và phát triển bền vững ĐNN. Theo nghị định này, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ đảm nhiệm chức năng quản lý nhà nước về bảo tồn và phát triển bền vững ĐNN. Quyết định số 04/2004/QĐ-BTNMT phe duyệt kế hoạch hành động bảo tồn và phát triển bền vững ĐNN giai đoạn 2004- 2010; Kế hoạch hành động Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Nhận thức tầm quan trọng của ĐNN, Việt Nam đã tham gia Công ước Ramsar về ĐNN năm 1989 và là thành viên thứ 50. Hiện nay đã có 2 khu ĐNN được đưa vào danh sách Ramsar và nhiều khu có khả năng để đưa vào danh sách. Trong thời gian tới, một hệ thống đồng bộ về thể chế, pháp luật và quản lý ĐNN cần được xây dựng ở mọi cấp. Việc xây dựng và thực hiện các quy định về quản lý tài nguyên ĐNN cần được tăng cường.
- 31 Chương 3 LƯỢNG GIÁ GIÁ TRỊ KINH TẾ ĐẤT NGẬP NƯỚC VEN BIỂN 3.1. Hàng hóa và dịch vụ ĐNN ven biển 3.1.1. Hàng hóa và dịch vụ ĐNN ven biển Trong kinh tế học thì hàng hóa và dịch vụ là sản phẩm của lao động. Trong đó, hàng hóa và dịch vụ khác nhau ở chỗ hàng hóa được vật thể hóa, còn dịch vụ thì không. Còn đối với HST, hàng hóa và dịch vụ là sản phẩm của tự nhiên, do tự nhiên làm ra. Các sản phẩm này được tạo ra do quá trình vận động không ngừng của tự nhiên kéo dài hàng triệu năm, thậm chí hàng tỉ năm. Do không ai có thể chứng kiến được quá trình tạo ra đó mà nhiều người lầm tưởng rằng đây là những sản phẩm có sẵn trong tự nhiên và cứ thế khai thác một cách triệt để. Có những loại hàng hóa, dịch vụ có thể thấy rõ ngay giá trị như thủy sản (tôm, cua, cá, v.v ), lâm sản (gỗ, củi), thuốc chữa bệnh, v.v nhưng nhiều dịch vụ mà giá trị của nó có thể những thế hệ con cháu chúng ta sau này mới được hưởng thụ. Chẳng hạn như khoảng 10-20% các loài thực vật trong cánh rừng nhiệt đới vẫn chưa được phát hiện, mà có một số tổ hợp gen của những loài này có giá trị to lớn cho dược phẩm, y học. Còn đối với vùng ĐNN ven biển, chính các HST ở vùng ĐNN ven biển đã tạo ra hàng hóa và dịch vụ, chúng tồn tại dưới dạng nguyên liệu hay sản phẩm của tự nhiên. Vùng ĐNN ven biển cung cấp nhiều loại hàng hóa, bao gồm các sản phẩm như gỗ, củi đốt từ RNM hay vật liệu lập mái nhà, làm đồ thủ công mỹ nghệ, thức ăn cho gia súc từ cỏ biển, v.v những sản phẩm này chủ yếu được sử dụng bởi người dân địa phương. Hay các sản phẩm thủy sản, như các loài tôm, cua, cá, v.v Các loại hàng hóa này được mua bán, trao đổi trên thị trường. Tuy nhiên, giá trị to lớn của vùng ĐNN ven biển không phải chỉ ở hàng hóa mà còn ở khả năng cung cấp những dịch vụ cần thiết và quan trọng cho con người. Các dịch vụ này liên quan mật thiết với chức năng HST và hầu hết đều không thể trao đổi trên thị trường, do đó các dịch vụ này thường không tính thành tiền, thậm chí không thể tính thành tiền. Sau đây là một số dịch vụ cơ bản của vùng ĐNN ven biển: - Dịch vụ điều hòa khí hậu Việc hưởng thụ “dịch vụ ” không khí mát mẻ, trong lành sau những giờ làm việc căng thẳng sẽ góp phần tăng năng suất lao động và sức khỏe của người dân thành phố. Dịch vụ này có ý nghĩa toàn cầu, bởi vì nhờ có RNM, thảm cỏ biển tại
- 32 các vùng ĐNN ven biển mà lượng khí CO2 sinh ra do các hoạt động của con người khi đốt các nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ, v.v ), đốt phá rừng được hập thụ và tích lũy thông quá trình quang hợp tạo nên các chất hữu cơ trong mô cơ thể hay còn được gọi là quá trình tích lũy các bon, từ đó góp phần làm giảm đáng kể lượng khí CO2, một khí gây hiệu ứng nhà kính, giúp làm giảm biến đổi khí hậu. - Dịch vụ bảo vệ bờ biển và dân sinh ven biển RNM, thảm cỏ biển và rạn san hô tại các vùng ĐNN ven biển được xem như là một bức tường xanh bảo vệ đê biển, cuộc sống của cồng đồng dân cư ven biển trước tác động của sóng, gió do bão biển, triều cường gây ra. Biểu hiện rõ ràng nhất của dịch vụ này là làm giảm thiệt hại về người và tài sản bởi sóng, gió do bão và triều cường gây ra. Đặc biệt, khi có sóng thần xảy ra thì dịch vụ này càng có giá trị to lớn. Kết quả nghiên cứu về tác dụng giảm sóng của RNM trồng mới ở Tỉnh Thái Bình, cho thấy RNM góp phần làm giảm đáng kể năng lượng sóng biển trước khi tác động vào đê biển. Khi cây còn nhỏ thì năng lượng sóng giảm chủ yếu phụ thuộc vào mật độ cây, khi cây lớn thì năng lượng sóng giảm đi tới 20% trong khoảng cách 100m (Mazda và cộng sự, 1997). Bên cạnh đó hệ thống cây và rễ cây chằng chịt của RNM và các thảm cỏ biển, rạn san hô góp phần làm giảm vận tốc dòng chảy tạo điều kiện cho trầm tích lắng đọng, từ đó giúp mở rộng diện tích vùng ĐNN. - Dịch vụ cung cấp nơi sinh sống, đẻ trứng, trú ẩn và thức ăn cho nhiều loài sinh vật Dịch vụ này dựa trên cơ sở sinh khối và năng suất các HST ĐNN ven biển. Sinh khối thực vật HST ĐNN ven biển bao gồm: cây ngập mặn, cỏ biển, thực vật phù du (rong, tảo) được gọi là vốn hay tư bản tự nhiên của HST thông qua việc duy trì các chuỗi, lưới thức ăn và các chuỗi sinh địa hóa tại vùng ĐNN ven biển. Do đó, nếu mất các thảm phủ thực vật này là mất tất cả. - Dịch vụ lọc, giữ lại các chất ô nhiễm Vùng ĐNN ven biển là điểm cuối của nguồn chất thải đổ ra từ lục địa và chất thải do tràn dầu được sóng mang vào. Vùng ĐNN ven biển được coi như “bể lọc” tự nhiên, có tác dụng giữ lại các chất lặng đọng và chất độc (chất thải sinh hoạt và
- 33 công nghiệp). Các vùng cửa sông ở Ấn Độ, Mỹ, Oxtrâylia đã trồng rất nhiều cây ngập mặn ở ven cửa sông ô nhiễm để tận dụng dịch vụ này. Tuy nhiên, cần thấy rằng không phải tất cả các chất độc hại đều được phân hủy mà một phần chúng vẫn tồn lưu trong cơ thể thực vật rồi đi vào chuỗi và lưới thức ăn của HST. - Dịch vụ giao thông vận tải Vận tải thủy trong các kênh rạch tại các vùng ĐNN ven biển là hình thức vận tải giao lưu hàng hóa hiệu quả, ít tốn kém so với xây dựng đường xá, cầu cống trong các vùng đầm lầy mặn. - Dịch vụ lưu trữ và cung cấp nước: Hệ rễ cây ngập mặn góp phần làm cho đất tơi xốp dễ thấm nước tạo nên dịch vụ lưu giữ nguồn nước vào mùa mưa và cung cấp nước cho các vùng phụ cận vào mùa khô, như trường hợp ở các vùng cát ven biển Bình Thuận, Phú Yên, Khánh Hòa, v.v - Dịch vụ lưu giữ vốn gen (thông tin di truyền) Những thông tin di truyền nằm trong tổ hợp gen các loài cây ngập mặn tạo ra những giá trị quan trọng. Đặc biệt các chủng vi sinh vật RNM còn mang thông tin di truyền tồn tại cho đến ngày ngay qua đấu tranh sinh tồn hàng triệu năm. Đó là những nguồn gen quý cho việc cải thiện các giống vật nuôi và cây trồng, thuốc chữa bệnh trong tương lai. - Dịch vụ du lịch và giải trí ven biển Vùng ĐNN ven biển cung cấp nhiều dịch vụ du lịch, giải trí ven biển tùy thuộc vào trình độ nhận thức, mức sống và thói quen của người dân. Các dịch vụ này bao gồm việc đi chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên, quan sát chim di cư tại một số khu RNM, đi du lịch tắm biển tại những nơi có bãi tắm đẹp hay là đi tận hưởng không khí trong lành và được ăn những món ăn đặc sản của vùng ĐNN ven biển như ngao, sò, tôm, cua, v.v Một số nơi như VQG Xuân Thủy, Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải đã phát triển du lịch sinh thái mang lại hiệu quả cao cả về giáo dục tuyên truyền, phát triển kinh tế, xã hội - Các dịch vụ khác: Ngoài các dịch vụ trên thì vùng ĐNN ven biển còn cung cấp phương tiện và
- 34 thông tin cho nghiên cứu, giáo dục, đào tạo, là cảm hứng cho thơ ca hội hòa, giá trị nhân văn, nhân bản, bản sắc văn hóa, tôn giáo và tín ngưỡng. Những đặc trưng cơ bản của các loại hàng hóa và dịch vụ vùng ĐNN ven biển được trình bày tóm tắt trong bảng dưới đây. Bảng 3.1. Đặc trưng cơ bản của các loại hàng hóa và dịch vụ ĐNN ven biển Đặc trưng của hàng hóa, Hàng hóa và dịch vụ ĐNN ven biển dịch vụ ĐNN ven biển Gỗ, củi, dược liệu cho y học, vật liệu lập Giá trị hàng hóa và dịch vụ được trao đổi mái nhà, đồ thủ công mỹ nghệ, các loại trên thị trường, thường được sử dụng trong thủy hải sản , v.v phân tích kinh tế Cung cấp nơi cung cấp thức ăn, nơi ở cho Giá trị hàng hóa và dịch vụ được không trao con non các loài thủy hải sản, ĐDSH, loài đổi trên thị trường, đôi khi được đưa vào quý hiếm, nghiên cứu, giáo dục và thẩm trong phân tích kinh tế mỹ, v.v Khả năng lọc chất thải độc hại, cung cấp Giá trị hàng hóa và dịch vụ được không trao các chất dinh dưỡng, hạn chế gió bão, đổi trên thị trường, thường không được biết nước biển dâng, xói lở bờ biển, v.v đến Thông thường, những loại dịch vụ HST nói chung và các HST ĐNN ven biển nói riêng cung cấp không thể vật thể hóa nhưng lại có giá trị vô cùng to lớn đối với sự tồn tại của con người, một số dịch vụ có thể trao đổi trên thị trường nhưng phần lớn thì không trao đổi được. Ví dụ như các rạn san hô có thể ví như những đập phá sóng ngầm dưới đáy biển, có tác dụng làm giảm tác động của sóng biển do bão gió và sóng thần, góp phần bảo vệ đê biển, bảo vệ cộng đồng dân cư ven biển, những giá trị ấy không thể tính thành tiền, bởi vì không gì có thể quý hơn sinh mạng con người. Về mặt hàng hóa, người ta có thể trao đổi trên nguyên tắc vật ngang giá, về mặt dịch vụ người ta đưa ra các loại phí dịch vụ, nhằm đảm bảo bù đắp được toàn bộ chi phí lao động sồng và lao động vật thể hóa cần thiết để sản xuất ra dịch vụ. Trong xã hội không ai cung ứng không công sản phẩm lao động của mình cho người khác, bởi vì một lẽ giản đơn: không ai có thể sống bằng không khí để lao động và cung ứng sản phẩm lao động của mình. Đó là quy luật kinh tế - quy luật giá trị mà C. Mác đã khám phá ra. Phí dịch vụ hay giá dịch vụ giữa người mua và người bán dịch vụ trong cơ chế thị trường là một sự trả công sòng phẳng. 3.1.2. Mối quan hệ giữa chức năng và hàng hóa, dịch vụ ĐNN ven biển Sở dĩ vùng ĐNN ven biển có được các chức năng về sinh khối, lọc, giữ các
- 35 chất ô nhiễm, lưu giữ vốn gen, v.v là do các quá trình sinh học, vật lý và hóa học vận động trong các HST ĐNN ven biển tạo nên khả năng tự duy trì và thích ứng với những điều kiện môi trường luôn thay đổi. Sự vận động của các chức năng này tạo nên các hàng hóa và dịch vụ cung ứng cho con người như việc cung cấp thủy sản, nơi cư trú, đẻ trứng cho các loài sinh vật biển, chu trình các bon, hấp thu dinh dưỡng, v.v Thông thường, chức năng của vùng ĐNN ven biển được xem xét cả đối với con người và thiên nhiên, trong khi đó, hàng hóa và dịch vụ ĐNN ven biển chỉ được xem xét về mặt lợi ích đối với con người. Bảng 3.2. Mối quan hệ giữa chức năng và hàng hóa, dịch vụ ĐNN ven biển STT Chức năng Hàng hóa, dịch vụ 1 Sinh khối và năng suất sơ cấp Nguyên vật liệu (gỗ, củi) Sinh khối và năng suất sơ cấp và Cung cấp thực phẩm (cá, tôm, cua, ngao, 2 thứ cấp v.v ) Chuỗi và lưới thức ăn, định cư và 3 Nơi nuôi dưỡng và bảo vệ di cư Quang hợp, hô hấp, điều hòa các 4 Điều hòa khí hậu hợp chất hóa học 5 Giảm tác động của sóng, gió Bảo vệ bờ biển, dân sinh ven biển Tích tụ, tái chu trình các nguyên tố 6 Giữ lại chất dinh dưỡng dinh dưỡng 7 Lọc, giữ lại các chất ô nhiễm Xử lý chất thải 8 Lưu giữ vốn gen Đa dạng sinh học 9 Cảnh quan, sinh thái Du lịch, giải trí Thực tế cho thấy, vùng ĐNN ven biển là nơi cung cấp rất nhiều dịch vụ công cộng duy trì sự tồn tại của các loài sinh vật trên trái đất nhưng đều bị loài người quên đi trong các hạch toán kinh tế, mặc dù người ta thấy chúng đều có giá trị nhưng không ai bỏ tiền ra để duy trì nó cả. Đây chính là một trong những khó khăn lớn khi nghiên cứu lượng giá giá trị vùng ĐNN ven biển trên thực tê. 3.2. Giá trị kinh tế vùng ĐNN ven biển Giá trị kinh tế vùng ĐNN ven biển thể hiện ở sự đồng tiến hóa giữa kinh tế và sự hiểu biết về môi trường tự nhiên của con người. Làm rõ giá trị kinh tế ĐNN ven biển chính là góp phần tìm ra những giải pháp kinh tế thích hợp để khai thác, sử
- 36 dụng hợp lý tài nguyên, cũng như bảo tồn các HST tự nhiên tại các vùng ĐNN ven biển. Điều này có ý nghĩa định hướng trong việc đế xuất các thể chế, hành vi và giải pháp kinh tê – xã hội bền vững thông qua các nghiên cứu liên ngành giữa tự nhiên và kinh tế cũng như tương tác của các hệ thống này với nhau. Thực ra, có rất nhiều loại giá trị, trong đó giá trị kinh tế thường được sử dụng rất hữu ích trong các lựa chọn về kinh tế. Các lựa chọn này làm cơ sở cho việc tìm kiếm các giải pháp sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên. Lịch sử tiến hóa của xã hội loài người gắn liền với các hoạt động kinh tế. Các cuộc cách mạng kinh tế thường có vai trò thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. Giá trị kinh tế được sử dụng như thước đo các nền văn minh, các giá trị vật chất và dễ được chấp nhận trong so sánh và lựa chọn giải pháp. Gần đây nhất trong dự thảo “Hướng dẫn phân tích chi phí - lợi ích của công tác bảo tồn ĐDSH tại một số VQG đại diện tiêu biểu cho HST đất ngập nước” do Viện Khoa học quản lý môi trường, Tổng cục Môi trường xây dựng tháng 10 năm 2011, có đề cập “Giá trị kinh tế đất ngập nước” là toàn bộ các khối lợi ích có thể mang lại cho các đối tượng sử dụng khác nhau sinh sống ở thế hệ hiện tại hay tương lai, bao gồm giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng. 3.3. Lượng giá giá trị kinh tế vùng ĐNN ven biển 3.3.1. Lượng giá giá trị kinh tế ĐNN ven biển Chúng ta có hiểu lượng giá giá trị kinh tế vùng ĐNN ven biển là nỗ lực nhằm áp các giá trị định lượng đối với hàng hoá và dịch vụ do các nguồn tài nguyên môi trường tạo ra, dù có hay không có sẵn giá thị trường. Và theo các nhà kinh tế giá trị kinh tế của bất kỳ loại hàng hoá và dịch vụ nào nói chung được đo theo nghĩa chúng ta sẵn lòng trả bao nhiêu cho loại hàng hoá đó, ít hơn giá trị để làm ra nó. Ở nơi mà, nguồn tài nguyên môi trường đơn giản là tồn tại và cung cấp cho chúng ta các sản phẩm và dịch vụ không có giá, thì chỉ có giá mà chúng ta mong muốn trả sẽ thể hiện giá trị của nguồn tài nguyên cung cấp cho chúng ta hàng hoá đó, cho dù trong thực tế chúng ta có trả tiền hay không. Lượng giá là dạng bài toán quan trọng trong phân tích kinh tế, nó cung cấp thông tin quan trọng việc bảo tồn vùng ĐNN. Lượng giá cung cấp một cách thức định lượng lợi ích mà con người nhận được từ vùng ĐNN, các chi phí liên quan
- 37 đến sự mất mát của họ, lợi ích tương đối của việc sử dụng đất và tài nguyên phải xem xét (tương thích) với bảo tồn vùng ĐNN. Việc lượng giá giúp dự báo và hiểu được các quyết định kinh tế và ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế tới tính nguyên vẹn và tình trạng vùng ĐNN. Do sự rộng lớn, đa dạng và thường không rõ ràng về ranh giới của HST, kinh tế và quản lý vùng ĐNN và do nhiều hàng hóa, dịch vụ ĐNN không bao giờ được mua, bán trên thị trường nên chúng rất khó khăn để lượng giá. Các lợi ích kinh tế tạo ra bởi vùng ĐNN, chi phí kinh tế liên quan tới suy thoái, làm biến mất vùng ĐNN thường xuyên bị bỏ qua bởi chính phủ, các ngành công nghiệp cũng như là người sử dụng tài nguyên tại vùng ĐNN đó. Cũng như các kết quả trong các quyết định hay các hoạt động đang được thực hiện có tác động tiêu cực đến vùng ĐNN. Thiếu sót này có nghĩa là tiềm năng của vùng ĐNN để tạo ra thu nhập, phí sinh hoạt và các loại ích khác đã được nhấn mạnh trong việc bảo tồn, chính sách phát triển, quy hoạch và trong thực tế. Việc tính toán bằng tiền hàng hóa và dịch vụ từ ĐNN nhằm mục đích làm cho chúng có thể so sánh trực tiếp với các lĩnh vực khác của nền kinh tế khi các hoạt động được quy hoạch, các chính sách được xây dựng và các quyết định được thực hiện. Đặc biệt, lượng giá giá trị kinh tế vùng ĐNN ven biển giúp: - Chứng minh giá trị to lớn liên quan đến việc bảo tồn ĐNN và nhấn mạnh rằng ĐNN cung cấp định lượng lợi ích kinh tế đối cá nhân, hộ gia đình, chính phủ, kinh tế quốc gia và lợi ích toàn cầu. - Nhấn mạnh chi phí đáng kể phát sinh do suy thoái vùng ĐNN và mất mát về hiệu quả kinh tế, công bằng, tăng trưởng và chi tiêu công. - Biện minh cho việc bảo tồn ĐNN là đầu tư có lợi về kinh tế và lựa chọn sử dụng đất của chính phủ, khu vực tư nhân và cộng đồng địa phương. - Cải thiện và hợp lý hóa quản lý ĐNN bằng cách tích hợp giữa kinh doanh và kinh tế liên quan trong các chiến lược bảo tồn; - Cung cấp các ưu đãi trong cho việc bảo tồn vùng ĐNN bằng cách bảo đảm đầy đủ lợi ích kinh tế tích lũy từ các vùng ĐNN cho nhóm người có trách nhiệm và chịu (chi trả) các chí phí cho họ liên quan đến việc bảo tồn
- 38 - Xác định các nguồn kinh phí và cơ chế tài chính bền vững cho bảo tồn ĐNN từ cộng đồng, doanh nghiệp, chính phủ và quốc tế. Thông thường, việc lượng giá giá trị kinh tế vùng ĐNN ven biển hầu hết tập trung vào mục đích sử dụng như: gỗ, củi, thủy sản, v.v trong khi các giá trị truyền thống, môi trường mà vùng ĐNN ven biển cung cấp thường bị lãng quên. Một trong những nguyên nhân là vì những giá trị này thường rất khó tính thành tiền theo giá thị trường. Ở các nước phát triển, nhận thức của các nhà quản lý, cán bộ lãnh đạo đạt được một trình độ hiểu biết cao nên những hàng hóa và dịch vụ không tính được thành tiền thì sẽ không cần thiết phải đưa vào phân tích. Song cần phải cung cấp những thông tin cơ bản để những người ra quyết định chọn ra được những giải pháp quản lý thích hợp nhất, bởi vì những giải pháp quản lý không hợp lý sẽ kéo theo sự đổ vỡ về kinh tế, sự xuống cấp về môi trường, làm mất đi sinh kế truyền thống của ngư dân, dẫn đến sự bất ổn về kinh tế, xã hội và chính trị. Trong khi đó, phân tích thành tiền các giá trị vùng ĐNN ven biển, đặc biệt là các dịch vụ không tính được thành tiền quan trọng đối với các nền kinh tế đang phát triển, trình độ dân trí và cán bộ lãnh đạo còn ở mức hạn chế. 3.3.2. Tổng giá trị kinh tế vùng ĐNN ven biển Hàng hóa và dịch vụ của vùng ĐNN ven biển, một số loại hàng hóa được mua bán, trao đổi trên thị trường, chúng có một mức giá nhất định và việc xác định giá trị của chúng là đơn giản. Tuy nhiên, hầu hết các dịch vụ mà vùng ĐNN ven biển không xác định được giá trên thị trường và thuộc sở hữu chung, tức có thể xem xét như hàng hoá công cộng thì việc xác định giá trị của chúng dưới dạng tiền tệ sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì vây, để xem xét được một cách đầy đủ các giá trị hàng hóa và dịch vụ vùng ĐNN ven biển, chúng ta phải nhìn nhận trên góc độ TEV. Theo tác giả Turner và Adger,1995, TEV vùng ĐNN ven biển, bằng tổng của giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng. Việc xét đến các giá trị phi sử dụng có nghĩa là mặc dù một số dịch vụ của vùng ĐNN ven biển tuy chưa được sử dụng về mặt kinh tế thì nó vẫn có giá trị. Và việc phân chia các loại giá trị chỉ mang tính chất tương đối.
- 39 Vậy TEV: là tổng giá trị quy thành tiền của các giá trị hợp phần của vùng ĐNN ven biển và được minh họa theo sơ đồ: Hình 3.1. Sơ đồ TEV Hay tính toán công thức sau: TEV = UV + NUV = (DUV + IUV + OV) + EV + BV Trong đó: TEV: Tổng giá trị kinh tế vùng ĐNN ven biển UV: Giá trị sử dụng của vùng ĐNN ven biển NUV: Giá trị phi sử dụng của vùng ĐNN ven biển DUV: Giá trị sử dụng trực tiếp của vùng ĐNN ven biển IUV : Giá trị sử dụng gián tiêp của vùng ĐNN ven biển OV: Giá trị lựa chọn trong tương lai của vùng ĐNN ven biển BV: Giá trị để lại của vùng ĐNN ven biển EV: Giá trị tồn tại của vùng ĐNN ven biển - Giá trị sử dụng: là giá trị từ việc sử dụng hiện thời các hàng hóa và dịch vụ vùng ĐNN ven biển. Giá trị sử dụng bao gồm giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp và giá trị lựa chọn. +) Giá trị sử dụng trực tiếp: là các giá trị từ nguyên liệu hay sản phẩm tự nhiên, được sử dụng trực tiếp cho sản xuất, tiêu thụ và bán như cung cấp năng lượng, là nơi trú ẩn, cung cấp thức ăn, củi, gỗ, mật rong, thủy sản (tôm, cua, cá), du lịch giải trí, giao thông thủy, v.v
- 40 +) Giá trị sử dụng gián tiến: là những giá trị có liên quan đến chức năng của môi trường trong việc hậu thuẫn cho hoạt động kinh tế, hoạt động sống của con người, bao gồm các lợi ích bảo vệ đê biển, hạn chế gió bão, ngập lụt, v.v +) Giá trị lựa chọn: Là những giá trị phụ thuộc vào tính chất môi trường hoặc đặc thù của HST. Nó bao gồm những lợi ích từ các nguồn tài nguyên phục vụ cho nhu cầu sử dụng hiện tại của con người. - Giá trị phi sử dụng: Là những giá trị thường nằm trong tiềm thức của người đánh giá về nó nhưng lại không có chỗ đứng trên thị trường (không có giá thị trường). Đây chính là vấn đề phức tạp nhất trong kinh tế học môi trường mà người ta cho rằng cần phải có những cách đánh giá tích cực để phục vụ cho việc hoạch định chính sách. Hiện nay các nhà kinh tế học môi trường đã đưa ra quan điểm cho rằng có hai giá trị cơ bản thuộc nhóm này. Đó là: giá trị để lại (BV) và giá trị tồn tại (EV) +) Giá trị để lại: Đây là giá trị phụ thuộc vào khả năng đáp ứng dịch vụ sinh thái hoặc dịch vụ môi trường cho thế hệ tương lai và nằm trong tầm nhận thức của con người về vấn đề đó. +) Giá trị tồn tại: là giá trị nội tại của vùng ĐNN, nó chỉ đơn giản là sự tồn tại HST thì sẽ tạo ra giá trị, ngay cả khi ta chưa bao giờ đến hoặc hy vọng sẽ đến. Đây là giá trị nằm trong bản thân của sự vật mà con người cho rằng nó không thể mất đi. Giá trị tồn tại có thể sử dụng trong hiện tại hay tương lai như văn hóa, mỹ thuật, bảo tồn và hiệu quả kế thừa. Bảng 3.3. Các thành phần của tổng giá trị kinh tế và một số phương pháp lượng giá giá trị kinh tế vùng ĐNN ven biển Tổng giá trị kinh tế Phương pháp Lâm sản: gỗ, củi Giá thị trường Thủy sản, làm muối Giá thị trường Mật ong Giá thị trường, giá thay thế gián Cói Giá trị sử dụng tiếp, hàm năng suất/sản lượng trực tiếp Thuốc chữa bệnh Du lịch và giải trí ven biển, văn Phương pháp chi phí du lịch, giá hóa, giáo dục theo mức độ hưởng thụ Giá theo mức độ hưởng thụ, chi Môi trường nhân văn phí thay thế Giá trị sử dụng Làm giảm ảnh hưởng của gió, Chi phí tránh được thiệt hại
- 41 Tổng giá trị kinh tế Phương pháp gián tiếp bão, nước biển dâng Lưu giữ và tái chu trình chất thải và ô nhiễm Giá trị thay đổi theo năng suất Duy trì đa dạng sinh học Cung cấp môi trường cho các Chi phí định vị lại loài chim di trú Cung cấp nơi nuôi dưỡng Cung cấp nơi sinh đẻ Chi phí thay thế Cung cấp dinh dưỡng Tái tạo dinh dưỡng Giá trị lựa chọn Lượng giá ngẫu nhiên Giá trị để lại Lượng giá ngẫu nhiên Giá trị tồn tại Lượng giá ngẫu nhiên 3.4. Phân tích chi phí - lợi ích Trên đây chúng ta mới chỉ đưa ra cách xác định các giá trị kinh tế của vùng ĐNN ven biển, giá trị này có thể do tự nhiên mang lại hoặc do một hoạt động hay việc thực hiện một dự án tại vùng ĐNN ven biển đó mang lại. Song lợi ích đem lại của hoạt động này chưa chắc đã hiệu quả. Do đó, để thấy rõ được các giá trị về mặt kinh tế của vùng ĐNN ven biển người ta phải sử dụng các công cụ phân tích kinh tế. Một trong các công cụ hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách, quản lý đó là phân tích chí phí - lợi ích Phân tích chi phí - lợi ích là một công cụ phân tích hiệu quả kinh tế trong các quá trình ra quyết định thực hiện chính sách có tính kinh tế-xã hội. Nó tính toán giá trị hiện thời của các chi phí - lợi ích ròng giúp cho việc ra quyết định có thể mang lại lợi ích lớn nhất với chi phí thấp nhất. Trong một số trường hợp, nó cũng có thể chỉ ra sự mất cân đối trong phân bố chi phí lợi ích giữa các nhóm xã hội. Phân tích chi phí lợi ích cung cấp thông tin rất hữu ích cho quá trình ra quyết định về chính sách. Tuy nhiên, nó chỉ đề cập đến vấn đề kinh tế, còn những vấn đề khác như đạo đức, sự tham gia của cộng đồng hay trong các quyết định về văn hóa xã hội, sự công bằng hay sự bền vững thì ít khi được sử dụng. Việc phân tích chi phí lợi ích các dự án hay chính sách thường dựa trên công thức sau:
- 42 t NPV = ∑ (Bt – Ct)/(1+r ) Trong đó: NPV: Giá trị hiện thời Bt: Lợi ích tại thời điểm t Ct: Chi phí tại thời điểm t r: Tỷ lệ chiết khấu t: Thời đoạn Giá trị hiện thời (NPV) trong trường hợp này là tổng các giá trị hiện thời mỗi thời điểm. Dự án được chấp nhận khi NPV >0 và ngược lại sẽ bị bác bỏ. Trong phân tích chi phí - lợi ích có 2 dạng là phân tích tài chính và phân tích kinh tế. Phân tích tài chính dựa trên quan điểm của nhà đầu tư, còn phân tích kinh tế dựa trên quan điểm xã hội, tính tới cả chi phí và lợi ích đối với tài nguyên và môi trường. Đối với các dự án khôi phục và bảo tồn vùng ĐNN ven biển, lợi ích được biểu hiện bằng tổng giá trị kinh tế, bao gồm: giá trị sử dụng và các giá trị phi sử dụng. Đó là các loại giá trị: giá trị sử dụng trực tiếp; giá trị sử dụng gián tiếp; giá trị sử dụng lựa chọn trong tương lai và giá trị tồn tại. Thời gian phân tích tối thiểu là 25 năm. Các tỉ lệ chiết khấu được tính trên sự tham khảo các thông số quốc gia công bố về tỉ kệ tăng trưởng kinh tế, tỉ lệ tăng dân số, tỉ lệ lạm phát, lãi suất tiết kiệm và tỉ lệ thay đổi công nghệ trong tương lai, v.v Thông thường, các tỉ lệ này có thể là 1,2,3 ,5và 10%. 3.5. Các chỉ số lợi ích HST vùng ĐNN ven biển Trong thực tế, tiền không phải là công cụ duy nhất để lượng giá giá trị kinh tế. Các công trình nghiên cứu gần đây đã đề xuất một hệ thống các chỉ số về lợi ích HST, điều này sẽ phù hợp để cán bộ lãnh đạo và quản lý có thể dựa vào đó sắp xếp ưu tiên lợi ích môi trường trên một đồng vốn bỏ ra. Công cụ lượng giá dựa trên chỉ số này ít tốn kém và dễ sử dụng. Trong một số quyết định quan trọng về bảo tồn các loài sinh vật quý hiếm, sức khỏe cho con người, v.v vấn đề lợi ích kinh tế cần phải xếp sau lợi ích về mặt môi trường và bảo tồn. Tuy nhiên, ngay trong những trường
- 43 hợp này thì các nhà hoạch định chính sách vẫn phải đắn đo xem xét các giải pháp trên cơ sở phân tích kinh tế. Hệ thống các chỉ số lợi ích HST vùng ĐNN ven biển, được xây dựng dựa trên các thông tin về vùng ĐNN đó, bao gồm: - Các loại bản đồ cơ sở và chuyên đề về vùng ĐNN, loại đất, chế độ thủy văn, địa hình, địa chất, sinh vật, các loài quý hiếm, hiện trạng khai thác sử dụng vùng ĐNN, ô nhiễm, v.v ; - Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, trong đó chú trọng đến dự báo phát triển và rủi ro do các quy hoạch đó gây ra đối với vùng ĐNN ven biển và vùng xung quanh; - Hệ thống chính sách, pháp luật và cơ chế thực hiện các quyền sở hữu đất, giá trị tài sản, thuế, phân vùng quy hoạch phát triển, vùng bảo tồn nghiêm ngặt, vùng có thể khai thác kết hợp với bảo tồn; - Các kết quả khảo sát, đánh giá du lịch sinh thái, tỷ lệ tham gia, mức sẵn lòng chi trả, v.v Tuy nhiên, mọi người đều công nhận kể cả việc lượng giá thành tiền hay sử dụng các chỉ số lợi ích thì đều không đủ để nói lên hết giá trị của HST, bởi vì con người với các hoạt động kinh tế không thể biết tương lai của họ. Sự vô cảm, thiếu hiểu biết và sự quản lý yếu kém đều tác động tới các quá trình và cấu trúc HST. Ngoài các giá trị kinh tế, các HST tự nhiên còn có những giá trị thẩm mỹ, đạo đức và văn hóa. Những giá trị này không thể đo được bằng cách tiếp cận truyền thống. Chúng thường không được phản ánh trong một phép cộng đơn giản các giá trị hay chỉ số. 3.6. Các phương pháp lượng giá kinh tế ĐNN ven biển Ứng với mỗi giá trị trong TEV của vùng ĐNN ven biển, ta có các phương pháp lượng giá cụ thể ứng với từng giá trị kinh tế của vùng ĐNN ven biển . Các phương pháp này được phân thành 2 nhóm sau: - Phương pháp lượng giá có sử dụng đường cầu - Phương pháp lượng giá không sử dụng đường cầu
- 44 3.6.1. Các phương pháp lượng giá có sử dụng đường cầu Đây là phương pháp dựa trên cơ sở những nghiên cứu và nền tảng của kinh tế học vận dụng vào lượng giá giá trị của hàng hoá môi trường trong việc xây dựng mô hình của hàm cầu. Mô hình này là cơ sở để chúng ta tính toán lợi ích và giá trị phúc lợi của tiêu dùng. Do đó, các phương pháp trong nhóm này phải xây dựng cho được hàm cầu hay hàm lợi ích. Nghĩa là người ta phải xây dựng cho được giá trị lợi ích của môi trường mang lại. Đó là cơ sở xem xét, đánh giá, hoạch định chính sách về mặt kinh tế như thế nào là phù hợp với giá trị của chất lượng môi trường. Cụ thể trong nhóm này có các phương pháp sau: - Phương pháp giá thị trường - Phương pháp hàm sản xuất - Phương pháp giá theo mức độ hưởng thụ - HPM - Phương pháp chi phí du lịch - TCM - Phương pháp lượng giá ngẫu nhiên - CVM 3.6.1.1. Phương pháp giá thị trường Cách đơn giản nhất để xác định giá trị hàng hóa của vùng ĐNN là xem xét giá thị trường của chúng. Đó là những gì mà ta mất tiền để mua chúng hoặc chúng có đáng giá để bán. Giá thị trường phản ánh giá mà người ta sẵn sàng chi trả cho các sản phẩm vùng ĐNN, giá trị mà họ đặt cho chúng. Vùng ĐNN ven biển cung cấp nhiều loại hàng hóa và dịch vụ cho con người, giá trị của một số hàng hóa mà nó cung cấp, chẳng hạn như mật ong, cói, thủy sản, v.v có thể đo được bằng cách sử dụng giá thị trường tức giá bán trên thị trường. Giá trị của nó chính là tổng lợi ích kinh tế thực hay thặng dư kinh tế và được tính bằng tổng thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất. Trong đó, thặng dư tiêu dùng bằng số tiền cao nhất mà người ta muốn trả trừ đi số tiền trả thực tế và thặng dư sản xuất là tổng số tiền bán được trừ đi tổng chi phí trong quá trình sản xuất. Ngoài ra, các giá trị dịch vụ do vùng ĐNN ven biển đem lại, như hấp thu chất thải làm sạch nguồn nước, tăng năng suất thủy hải sản, v.v được xác định thông qua lợi ích từ sản phẩm cuối cùng. Các dịch vụ như cảnh đẹp, nguồn cảm hứng cho sáng tác, nghệ thuật, đạo đức, v.v thì không thể bán trên thị trường. Tuy nhiên, giá cả mà con
- 45 người muốn trả hoặc mức độ sẵn lòng chi trả cho các dịch vụ này có thể đưa vào lượng giá. Chẳng hạn như người ta thường trả giá cao hơn cho những ngôi nhà có cảnh đẹp, có thể quan sát chim, đi câu cá, v.v Các loại chi phí này có thể sử dụng để thay thế những giá trị thường bị bỏ qua hoặc đánh giá thấp hơn đối với vẻ đẹp cảnh quan và du lịch. Phương pháp giá thị trường phản ánh mức độ sẵn lòng chi trả được biểu thị cụ thể trên giá cả hàng hóa và dịch vụ được mua bán trên thị trường. Các số liệu về giá cả, số lượng, sở thích, chi phí đều có thể dễ dàng thu thập và thường được các nhà kinh tế sử dụng trong lượng giá kinh tế. Thu thập dữ liệu về giá thị trường, mua và bán hàng hóa là cách rất tốt trong việc định lượng giá trị hàng hóa của vùng ĐNN, những hàng hóa này có thể được mua, bán dễ dàng. Ví dụ như cá, tôm, cua, ngao tất cả thông thường được bán ở các chợ địa phương. Đồ thủ công mỹ nghệ như thảm, giỏ làm từ cỏ biển thường có một thị trường tại các trung tâm đô thị và cửa hàng bán lẻ. Giá của tất cả các sản phẩm này có thể dùng để tính toán thu nhập tích lũy từ việc bán các hàng hóa của vùng ĐNN cũng như áp dụng đối với hàng hóa hộ gia đình vì chúng đại diện thu nhập tiềm năng từ việc sử dụng vùng ĐNN. Giá thị trường, nơi mà chúng tồn tại được chắc chắn là một cách hữu ích để định lượng giá trị kinh tế. Tuy nhiên, một số hàng hóa chỉ sử dụng cho mục đích sinh hoạt và không bao giờ bán. Trong một số trường hợp khác thì giá có thể bị bóp méo bởi thuế, trợ cấp, độc quyền hay nhiều sự can thiệp vào thị trường làm cho nó không phản ánh đúng giá trị thực sản phẩm của vùng ĐNN. Phương pháp này chỉ nên áp dụng hạn chế cho một số loại hàng hóa dịch vụ do chức năng HST mang lại. Nó không phản ánh giá trị kinh tế của hàng hóa và dịch vụ do giá cả trên thị trường còn tùy thuộc vào mùa vụ, chính sách xuất, nhập khẩu, cũng như các nhân tố khác. Nơi mà thị trường không tồn tại cho các sản phẩm của vùng ĐNN, hay thị trường bị bóp méo, cần thiết phải tìm ra phương pháp thay thế để lượng giá. 3.6.1.2. Phương pháp hàm sản xuất Hàm sản xuất là một hàm số biểu thị sự phụ thuộc của sản lượng vào các yếu tố đầu vào (vốn, lao đông, tài nguyên) của sản xuất. Tài nguyên hay cụ thể là hàng hóa và dịch vụ vùng ĐNN ven biển cũng là một yếu tố đầu vào của sản xuất. Chẳng hạn như việc khôi phục và bảo vệ RNM ven biển sẽ góp phần tăng thêm nguồn lợi