Luận văn Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu tại Công ty xuất nhập khẩu Intimex

pdf 111 trang yendo 6401
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu tại Công ty xuất nhập khẩu Intimex", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_hoan_thien_ke_toan_luu_chuyen_hang_hoa_xuat_khau_ta.pdf

Nội dung text: Luận văn Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu tại Công ty xuất nhập khẩu Intimex

  1. 1 Luận văn Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu tại Công ty xuất nhập khẩu Intimex
  2. 2 LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng hoạt động của doanh nghiệp ra thị trường quốc tế không còn là một lựa chọn nữa mà là đòi hỏi tất yếu của quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, đồng thời cũng là đòi hỏi nội tại của các doanh nghiệp Xuất nhập khẩu. Tham gia hoạt động trên thị trường quốc tế sẽ đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích, mở ra nhiều cơ hội phát triển và thu lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Để Việt Nam thâm nhập thị trường quốc tế một cách có hiệu quả, có một nền kinh tế phát triển ngang tầm với các nước thì việc đẩy mạnh xuất khẩu sẽ là một trong những công cụ giúp chúng ta đạt được mục tiêu đó vì xuất khẩu là một bộ phận của lĩnh vực lưu thông hàng hoá, là cầu nỗi giữa sản xuất và tiêu dùng trên phạm vi quốc tế. Tuy nhiên xuất khẩu là lĩnh vực kinh doanh thương mại phức tạp vì chính sách xuất khẩu phong tục tập quán kinh doanh ở mỗi nước là khác nhau, nên để đạt được hiệu quả trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu đòi hỏi Nhà nước phải có các chính sách phù hợp, các doanh nghiệp phải có công cụ quản lý hữu hiệu đồng thời luôn phải tự hoàn thiện để bắt kịp thông tin và giám sát tình hình tài chính của doanh nghiệp. Kế toán là một phần quan trọng của hệ thống công cụ quản lý tài chính doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng. Vì vậy công tác kế toán trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu phải được bổ sung và hoàn thiện để phù hợp với điều kiện nước ta và xu hướng chung của thế giới. Đặc biệt là kế toán trong hoạt động xuất khẩu là một hoạt động phức tạp và nhiều rủi ro. Với mục đích để hiểu sâu hơn tình hình thực tế, hạch toán lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu tại Công ty xuất nhập khẩu Intimex em đã chọn đề tài:
  3. 3 “Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu tại Công ty xuất nhập khẩu Intimex” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình. Ngoài phần lời mở đầu và kết luận, luận văn tốt nghiệp bao gồm 3 chương sau: Chương 1: Những vấn đề chung của kế toán xuất nhập khẩu hàng hoá trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Chương 2: Thực tế công tác kế toán lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu tại Công ty xuất nhập khẩu Intimex. Chương 3: Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu tại Công ty xuất nhập khẩu Intimex. Mặc dù rất cố gắng nhưng do còn hạn chế về lượng kiến thức tích luỹ, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vậy em rất mong có được sự hướng dẫn, góp ý của các thầy cô giáo, các cán bộ nhân viên phòng tài chính kế toán của Công ty Intimex để luận văn tốt nghiệp được hoàn thiện hơn. Em xin trân trọng cảm ơn Thạc sĩ Trương Anh Dũng cùng toàn thể cán bộ nhân viên phòng tài chính kế toán Công ty đã giúp em hoàn thành luận văn này.
  4. 4 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA KẾ TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU 1.1. Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu trong nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập ở Việt Nam hiện nay đã tạo ra một môi trường cạnh tranh sôi nổi và gay gắt giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và các doanh nghiệp của nước ngoài, do vậy hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hoá không chỉ diễn ra trong phạm vi một quốc gia mà đã mở rộng trên phạm vi toàn thế giới. Do đó hoạt động xuất nhập khẩu có vai trò hết sức quan trọng với nền kinh tế quốc dân của từng quốc gia. Xuất khẩu hàng hoá là hoạt động buôn bán trao đổi hàng hoá ra nước ngoài, khu chế xuất theo hợp đồng kinh tế đã ký kết là một bộ phận quan trọng trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá. Vì vậy, Xuất khẩu là một yếu tố quan trọng kích thích sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia. Xuất khẩu tạo ra nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, tăng lượng dự trữ ngoại tệ, tạo vốn cho nhập khẩu phục vụ nhu cầu trong nước, cải thiện cán cân thương mại và cán cân thanh toán. Xuất khẩu giúp chúng ta phát triển ngành công nghiệp chế biến và chế tạo hàng hoá xuất khẩu. Vì nước ta là một nước đang phát triển, nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu do đó có thế mạnh ở các sản phẩm nông nghiệp, thuỷ sản .để đáp ứng được nhu cầu của thị trường, để có đủ sức cạnh tranh với nước ngoài thì sản phẩm phải có chất lượng cao. Phát triển xuất khẩu hàng hoá làm cho thị trường tiêu thụ hàng hoá được mở rộng, nền công nghiệp sản xuất trong nước được phát triển mở rộng
  5. 5 tạo ra một lượng lớn công ăn việc làm, giúp giải quyết vấn đề thất nghiệp, làm ổn định tình hình kinh tế xã hội. Cùng với việc thị trường tiêu thụ hàng hoá được mở rộng thì sự cạnh tranh với các hàng hoá của các nước khác cũng diễn ra gay gắt, do đó các nhà sản xuất hàng hoá của Việt Nam phải tự nỗ lực đổi mới, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh tranh cho hàng hoá của mình, đồng thời góp phần nâng cao trình độ của đội ngũ người lao động đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhà quản lý và của nền kinh tế. Nước ta với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng do đó xuất khẩu còn giúp giải quyết vấn đề khai thác nguyồn tài nguyên thiên nhiên có hiệu quả và hợp lý. Nền khoa học kỹ thuật nước ta còn lạc hậu chưa tự sản xuất được các máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại nên việc nhập khẩu hàng hoá này có vai trò thiết yếu phục vụ cho hoạt động sản xuất trong nước. Nhập khẩu góp phần cân đối cơ cấu kinh tế, nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh về hàng hoá, vốn, công nghệ của nước ngoài từ đó phục vụ ngược lại cho sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. Hoạt động xuất khẩu kết hợp với nhập khẩu trong điều kiện kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, góp phần mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, thúc đẩy sự giao lưu hợp tác kinh tế đối ngoại, tạo điều kiện cho nền kinh tế trong nước phát triển và ổn định. 1.2. Đặc điểm của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá 1.2.1. Đặc điểm chung Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các quốc gia với nhau thông qua các hợp đồng ngoại thương do đó hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có những đặc điểm cơ bản sau.
  6. 6 - Kinh doanh xuất nhập khẩu có thị trường rộng lớn cả trong và ngoài nước, chịu ảnh hưởng rất lớn của sự phát triển sản xuất trong nước và tình hình thị trường nước ngoài. - Người mua, người bán thuộc các quốc gia khác nhau, có trình độ quản lý, phong tục, tập quán tiêu dùng và chính sách ngoại thương ở mỗi quốc gia có sự khác nhau. - Hàng xuất nhập khẩu đòi hỏi chất lượng cao, mẫu mã đẹp hợp thị hiếu tiêu dùng ở từng khu vực, từng quốc gia trong từng thời kỳ. - Điều kiện địa lý, phương tiện vận chuyển, điều kiện và phương thức thanh toán có ảnh hưởng không ít đến quá trình kinh doanh, thời gian giao hàng và thanh toán có khoảng cách khá xa. 1.2.2. Các phương thức kinh doanh xuất nhập khẩu * Xuất nhập khẩu trực tiếp Theo hình thức này, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuộc các tỉnh thành phố có điều kiện thuận lợi về địa lý, có nguồn tài nguyên, có khả năng sản xuất, gia công, thu mua hàng xuất khẩu được Nhà nước cấp giấy phép cho phép trực tiếp giao dịch, ký kết hợp đồng mua bán với nước ngoài, thanh toán bằng ngoại tệ. Số tiền thu được do xuất khẩu hàng hoá được sử dụng để nhập khẩu các loại hàng tiêu dùng hoặc tư liệu sản xuất phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và phát triển kinh tế theo chính sách Nhà nước. * Xuất nhập khẩu uỷ thác Theo phương thức này, các địa phương có nguồn tài nguyên phong phú, có khả năng sản xuất, gia công, thu mua hàng hoá, nhưng chưa đủ điều kiện để Nhà nước cấp phép cho xuất nhập khẩu trực tiếp, phải nhờ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Trung ương hoặc địa phương xuất nhập khẩu hộ, các
  7. 7 đơn vị có nhu cầu xuất nhập khẩu hộ gọi là đơn vị giao xuất nhập khẩu uỷ thác, các đơn vị xuất nhập khẩu hộ gọi là đơn vị nhận xuất nhập khẩu uỷ thác. * Xuất nhập khẩu hỗn hợp Theo phương thức này là sự kết hợp của cả hai phương thức trên. 1.2.3. Phương thức thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu. Phương thức thanh toán quốc tế là toàn bộ quá trình, cách thức nhận, trả tiền hàng trong giao dịch mua bán ngoại thương giữa bên nhập khẩu và bên xuất khẩu. Trong quan hệ ngoại thương, có rất nhiều phương thức thanh toán khác nhau. Vì vậy việc sử dụng phương thức thanh toán nào phải được hai bên bàn bạc, thống nhất và ghi vào hợp đồng một cách cụ thể. Phương thức thanh toán là một trong những yếu tố quan trọng nhất của hoạt động ngoại thương, là cách thức người bán thực hiện để thu tiền và người mua thực hiện trả tiền. * Phương thức chuyển tiền (Remittance): Là phương thức thanh toán trong đó một khách hàng của ngân hàng (người chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng chuyển một số tiền nhất định cho người thụ hưởng ở một địa điểm nhất định. - Chuyển tiền trả sau: Là hình thức chuyển tiền trả cho người xuất khẩu sau khi nhận hàng. Sơ đồ 1.1 Quy trình thực hiện phương thức chuyển tiền trả sau 3 Ngân hàng chuyển tiền Ngân hàng đại lý 2 5 4 Nhà nhập khẩu 1 Nhà xuất khẩu
  8. 8 (1) Nhà xuất khẩu giao hàng và bộ chứng từ hàng hoá cho nhà nhập khẩu. (2) Nhà nhập khẩu lập lệnh chuyển tiền cho người thụ hưởng thông qua ngân hàng. (3) Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu chuyển tiền cho người thụ hưởng thông qua ngân hàng đại lý. (4) Ngân hàng đại lý ghi Có và báo cáo cho nhà xuất khẩu (5) Ngân hàng chuyển tiền báo Nợ cho nhà nhập khẩu - Chuyển tiền trả trước: Là hình thức chuyển tiền mà người xuất khẩu nhận được tiền trước khi giao hàng. Sơ đồ 1.2 Quy trình thực hiện phương thức chuyển tiền trả trước 2 Ngân hàng chuyển tiền Ngân hàng đại lý 1 5 3 Nhà nhập khẩu 4 Nhà xuất khẩu (1) Nhà nhập khẩu lập lệnh chuyển tiền yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển tiền cho người thụ hưởng. (2) Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu chuyển tiền cho người thụ hưởng thông qua ngân hàng đại lý. (3) Ngân hàng đại lý ghi Có và báo cáo cho nhà xuất khẩu (4) Nhà xuất khẩu giao hàng và bộ chứng từ hàng hoá cho nhà nhập khẩu (5) Ngân hàng chuyển tiền ghi Nợ, báo Nợ cho nhà nhập khẩu * Phương thức nhờ thu (Collection of Payment): Là phương thức thanh toán trong đó người xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ, tiến hành uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền từ
  9. 9 người nhập khẩu dựa trên cơ sở hối phiếu và chứng từ do người xuất khẩu lập ra. - Nhờ thu hối phiếu trơn (Clean collection): Người xuất khẩu uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người nhập khẩu, căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra còn chứng từ hàng hoá thì gửi thẳng cho người nhập khẩu không gửi cho ngân hàng. Sơ đồ 1.3 Quy trình thực hiện phương thức nhờ thu trơn 6 Ngân hàng nhận uỷ thác Ngân hàng đại lý 3 2 7 5 4 Nhà xuất khẩu 1 Nhà nhập khẩu (1) Nhà xuất khẩu giao hàng và bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu (2) Nhà xuất khẩu lập chỉ thị nhờ thu và hối phiếu nộp vào ngân hàng để uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở nhà nhập khẩu (3) Ngân hàng nhận uỷ thácác chuyển chỉ thị nhờ thu và hối phiếu cho ngân hàng đại lý để thông báo cho nhà nhập khẩu biết. (4) Ngân hàng thông báo chuyển hối phiếu cho nhà nhập khẩu để yêu cầu chấp nhận hay thanh toán. Nếu hợp đồng thoả thuận điều kiện thanh toán D /A nhà nhập khẩu chỉ cần chấp nhận thanh toán, nếu là D /P nhà nhập khẩu phải thanh toán ngay cho nhà xuất khẩu. (5) Nhà nhập khẩu thông báo đồng ý trả tiền hay từ chối thanh toán. (6) Ngân hàng đại lý trích tiền từ tài khoản nhà nhập khẩu chuyển sang ngân hàng uỷ thác thu để ghi Có cho nhà xuất khẩu trong trường hợp nhà nhập khẩu đồng ý trả tiền, hoặc thông báo cho ngân hàng uỷ thác thu biết trong trường hợp nhà nhập khẩu từ chối trả tiền.
  10. 10 (7) Ngân hàng nhận uỷ thác ghi Có và báo Có cho nhà xuất khẩu hoặc thông báo cho nhà xuất khẩu biết việc nhà nhập khẩu từ chối trả tiền. - Nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ (Documentary Collection): Là phương thức nhờ thu trong đó người xuất khẩu sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hay cung ứng dịch vụ, tiền hàng uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền ở người nhập khẩu không chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hoá gửi kèm. Sơ đồ 1.4 Quy trình thực hiện phương thức nhờ thu kèm chứng từ 3 Ngân hàng nhận uỷ Ngân hàng đại lý thác thu 6 2 7 5 4 Nhà xuất khẩu 1 Nhà nhập khẩu (1) Nhà xuất khẩu giao hàng cho nhà nhập khẩu nhưng không giao bộ chứng từ hàng hoá (2) Nhà xuất khẩu gửi chỉ thị nhờ thu hối phiếu và bộ chứng từ hàng hoá đến ngân hàng nhận uỷ thác để nhờ thu hộ tiền ở nhà nhập khẩu. (3) Ngân hàng nhận uỷ thác chuyển chỉ thị nhờ thu, hối phiếu và bộ chứng từ sang ngân hàng đại lý để thông báo cho nhà nhập khẩu. (4) Ngân hàng đại lý chuyển hối phiếu đến nhà nhập khẩu yêu cầu trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền. (5) Nhà nhập khẩu thông báo đồng ý hay từ chối trả tiền.
  11. 11 (6) Ngân hàng đại lý trích tài khoản người nhập khẩu chuyển tiền sang ngân hàng nhận uỷ thác thu để ghi Có cho nhà xuất khẩu hoặc thông báo việc từ chối trả tiền của nhà nhập khẩu. (7) Ngân hàng nhận uỷ thác báo Có hoặc thông báo việc từ chối trả tiền cho nhà xuất khẩu. * Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary Credit): Là phương thức thanh toán trong đó một ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó. Sơ đồ 1.5 Quy trình thực hiện phương thức tín dụng chứng từ 3 Ngân hàng nhận uỷ 7 Ngân hàng đại lý thác thu 8 2 11 10 9 6 4 5 Nhà nhập khẩu Nhà xuất khẩu 1 (1) Hai bên xuất khẩu và nhập khẩu ký kết hợp đồng thương mại (2) Nhà nhập khẩu làm thủ tục mở L /C, yêu cầu ngân hàng mở L /C cho nhà xuất khẩu thụ hưởng. (3) Ngân hàng mở L /C theo yêu cầu của nhà nhập khẩu và chuyển L /C sang cho ngân hàng thông báo để cho nhà xuất khẩu biết. (4) Ngân hàng thông báo L /C cho nhà xuất khẩu biết rằng L /C đã mở. (5) Dựa vào nội dung của L /C, nhà xuất khẩu giao hàng cho nhà nhập khẩu
  12. 12 (6) Nhà xuất khẩu sau khi giao hàng lập bộ chứng từ thanh toán gửi vào ngân hàng thông báo để được thanh toán. (7) Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ thanh toán sang để ngân hàng mở L /C xem xét trả tiền. (8) Ngân hàng mở L /C sau khi kiểm tra chứng từ nếu thấy phù hợp thì trích tiền chuyển sang ngân hàng thông báo để ghi có cho người thụ hưởng, nếu không phù hợp thì từ chối thanh toán. (9) Ngân hàng thông báo ghi Có và báo cáo cho nhà xuất khẩu (10) Ngân hàng mở L /C trích tài khoản và báo Nợ cho nhà nhập khẩu (11) Nhà nhập khẩu xem xét chấp nhận trả tiền và ngân hàng mở L /C trao bộ chứng từ để nhà nhập khẩu có thể nhận hàng. 1.2.4. Những phương tiện thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu Trong thanh toán quốc tế, các nhà xuất nhập khẩu không sử dụng tiền mặt mà sử dụng các phương tiện thanh toán thay cho tiền mặt, thông thường có 3 phương tiện thanh toán quốc tế được sử dụng. * Hối phiếu (Bill of exchange): Là tờ mệnh lệnh vô điều kiện do một người ký phát để đòi tiền người khác bằng việc yêu cầu người này khi nhìn thấy hối phiếu hoặc đến một ngày nhất định phải trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi trên hối phiếu. * Lệnh phiếu (Promissory notes): Khác hối phiếu, lệnh phiếu là cam kết trả tiền. * Sec (Cheque): Là mệnh lệnh vô điều kiện do chủ tài khoản ký phát yêu cầu ngân hàng trích tiền từ tài khoản của mình để trả cho người cầm séc hoặc cho người có tên trên séc, hoặc trả theo lệnh của người này.
  13. 13 1.2.5. Phạm vi, thời điểm xác định hàng xuất nhập khẩu * Đối với hàng xuất khẩu Thời điểm xác định hàng hoá đã hoàn thành việc xuất khẩu là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu về hàng hoá, tức là khi người xuất khẩu mất quyền sở hữu về hàng hoá và nắm quyền sở hữu về tiền tệ hoặc quyền đòi tiền ở người nhập khẩu Hàng hoá được coi là hàng xuất khẩu trong những trường hợp sau: - Hàng xuất cho các thương nhân nước ngoài theo hợp đồng đã ký kết. - Hàng gửi đi triển lãm sau đó bán thu bằng ngoại tệ. - Hàng bán cho du khách nước ngoài, cho Việt Kiều, thu bằng ngoai tệ, - Các dịch vụ sửa chữa, bảo hiểm tàu biển, máy bay cho nước ngoài thanh toán bằng ngoại tệ. - Hàng viện trợ cho nước ngoài thông qua các hiệp định, nghị định thư do Nhà nước ký kết với nước ngoài nhưng được thực hiện qua doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Hàng hoá được xác định là hàng xuất khẩu khi hàng hoá đã được trao cho bên mua, đã hoàn thành các thủ tục hải quan. Tuy nhiên tuỳ theo phương thức giao nhận hàng hoá, thời điểm xác định hàng xuất khẩu như sau: - Nếu hàng vận chuyển bằng đường biển, hàng được coi là xuất khẩu tính ngay từ thời điểm thuyền trưởng ký vào vận đơn, hải quan đã ký xác nhận mọi thủ tục hải quan để rời cảng. - Nếu hàng vận chuyển bằng đường sắt, hàng xuất khẩu tính từ ngày hàng được giao tại ga cửa khẩu theo xác nhận của hải quan cửa khẩu. - Nếu hàng xuất khẩu vận chuyển bằng đường hàng không, hàng xuất khẩu được xác nhận từ phi trưởng máy bay ký vào vận đơn và hải quan sân bay ký xác nhận hoàn thành các thủ tục hải quan.
  14. 14 - Hàng đưa đi hội chợ triển lãm, hàng xuất khẩu được tính khi hoàn thành thủ tục bán hàng thu ngoại tệ. * Đối với hàng nhập khẩu Hàng hoá được coi là hàng nhập khẩu trong trường hợp sau: - Hàng mua của nước ngoài dùng để phát triển kinh tế và thoả mãn nhu cầu sử dụng trong nước theo hợp đồng mua bán ngoại thương; - Hàng đưa vào Việt Nam tham gia hội chợ, triển lãm, sau đó doanh nghiệp mua lại và thanh toán bằng ngoại tệ. - Hàng tại các khu chế xuất (phần chia thu nhập của bên đối tác không mang về nước) bán tại thị trường Việt Nam, thu ngoại tệ. Thời điểm ghi chép hàng nhập khẩu là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu khi mà người nhập khẩu nắm được quyền sở hữu về hàng hoá và mất quyền sở hữu về tiền tệ hoặc có nghĩa vụ phải thanh toán tiền cho người xuất khẩu, thời điểm này phụ thuộc vào điều kiện giao hàng và chuyên chở. Chẳng hạn, nếu xuất khẩu theo điều kiện CIF: + Vận chuyển bằng đường biển: Thời điểm ghi (xác định) hàng nhập khẩu (tính từ ngày) hải quan cảng ký vào tờ khai hàng hoá nhập khẩu. + Vận chuyển đường hàng không: Tính từ ngày hàng hoá được chuyển đến sân bay đầu tiên của nước ta theo xác nhận của hải quan sân bay. 1.2.6. Giá cả và tiền tệ sử dụng trong xuất nhập khẩu Trong các hợp đồng mua bán ngoại thương phải quy định rõ điều kiện tiền tệ dùng để thanh toán. Điều kiện tiền tệ cho biết việc sử dụng loại tiền nào để thanh toán trong các hợp đồng ngoại thương và cách xử lý khi đồng tiền đó bị biến động. Tiền tệ tính toán là tiền tệ dùng để xác định giá trị thanh toán trong hợp đồng mua bán ngoại thương. Đồng tiền thanh toán thường là đồng tiền của một trong hai đối tác trong quan hệ mua bán hoặc đồng tiền của một trong hai
  15. 15 đối tác trong quan hệ mua bán hoặc đồng ngoại tệ mạnh của một nước thứ ba, thường là các ngoại tệ được chuyển đổi tự do. * Các yếu tố để xác định tiền tệ thanh toán: - Sự so sánh lực lượng giữa hai bên mua và bán - Vị trí của đồng tiền đó trên thị trường quốc tế - Tập quán: Sử dụng đồng tiền thanh toán trên thế giới. - Đồng tiền được sử dụng để thanh toán thống nhất trong một số khu vực trên thế giới. Giá cả trong hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu sẽ là điều kiện để xác định điểm giao hàng trong hợp đồng. - Giao hàng tại xưởng (EXW): Người bán giao hàng cho người mua tại địa điểm giao hàng của mình, hàng hoá chưa được làm thủ tục thông quan xuất khẩu chưa được bốc lên phương tiện chuyên chở. Do đó điều kiện này người mua phải chịu mọi phí tổn và rủi ro từ khi nhận hàng ở người bán. - Giao cho người vận chuyển (FCA): Người bán chịu trách nhiệm về chi phí và hàng hoá cho đến khi hàng hoá được giao cho người vận chuyển chỉ định. Như vậy người bán sau khi làm thủ tục thông quan xuất khẩu sẽ giao hàng cho người vận chuyển do người mua chỉ định tại một địa điểm quy định. - Giao dọc mạn tàu (FAS): Người bán phải làm thủ tục thông quan xuất khẩu cho hàng hoá trừ khi có thoả thuận riêng, chịu trách nhiệm và mọi chi phí cho tới khi hàng được đặt dọc mạn tàu tại cảng quy định do người mua chỉ định. - Giao lên tàu (FOB): Người bán chịu mọi trách nhiệm làm thủ tục thông quan xuất khẩu và mọi chi phí cho tới khi hàng hoá đã qua lan can tàu tại cảng bốc quy định do người mua chỉ định tại biên giới nước bạn. Đây là điều kiện cơ sở giao hàng áp dụng phổ biến trong các hợp đồng xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Việt Nam.
  16. 16 - Tiền hàng và cước phí (CFR): Người bán giao hàng khi hàng hoá đã qua lan can tàu tại cảng gửỉ hàng, do vậy giá cả của hàng hoá bao gồm giá trị lô hàng và cước phí vận chuyển. Người bán phải có trách nhiệm làm thủ tục thông quan xuất khẩu, trả các phí tổn và cước phí vận chuyển cần thiết đưa hàng tới cảng quy định, mọi rủi ro và chi phí phát sinh sau khi giao hàng đều thuộc trách nhiệm của người mua. - Tiền hàng, phí bảo hiểm và phí vận chuyển (CIF): Trường hợp này giá trị của hợp đồng bao gồm giá trị của lô hàng, chi phí bảo hiểm hàng hoá và cước phí vận chuyển hàng hoá đến cảng quy định. Người bán phải có trách nhiệm làm thủ tục thông quan xuất khẩu, trả các phí tổn và cước phí vận chuyển cần thiết để đưa hàng tới cảng quy định nhưng mọi rủi ro mất mát hư hại về hàng hoá và các chi phí phát sinh do các tình huống xảy ra sau khi giao hàng được chuyển từ người bán sang người mua. Người bán phải mua bảo hiểm hàng hoá để bảo vệ cho người mua. - Giao tại biên giới (DAF): Người bán phải làm thủ tục thông quan xuất khẩu và chịu mọi rủi ro cũng như chi phí cho đến lúc giao hàng. Thời điểm giao hàng là thời điểm hàng hoá được đặt dưới quyền định đoạt của người mua trên phương tiện chuyên chở đến, hàng hoá chưa được làm thủ tục thông quan nhập khẩu ở địa điểm quy định tại biên giới. Điều kiện này thường được sử dụng cho mọi phương thức vận tải hàng hoá khi hàng hoá được giao tại biên giới đất liền. - Giao tại tàu (DES): Người bán phải làm thủ tục thông quan xuất khẩu và chịu mọi chi phí rủi ro cho đến khi giao hàng. Thời điểm giao hàng là thời điểm hàng hoá được đặt dưới quyền định đoạt của người mua, trên boong tàu. Điều kiện này thường được sử dụng cho phương thức vận tải hàng hoá bằng đường biển hoặc đường thuỷ nội địa.
  17. 17 - Giai đoạn cầu cảng (DEQ): Người bán giao hàng khi hàng hoá được đặt dưới quyền định đoạt của người mua trên cầu tàu ở cảng đến quy định, hàng hoá chưa được làm thủ tục nhập khẩu. Người bán phải chịu mọi phí tổn và rủi ro liên quan đến việc đưa hàng hoá tới cảng quy định và bốc dỡ hàng lên cầu tàu. Người mua phải làm mọi thủ tục thông quan nhập khẩu và chịu mọi chi phí liên quan đến việc nhập khẩu hàng hoá. Điều kiện này chỉ có thể sử dụng khi vận chuyển hàng hoá bằng đường biển hoặc đường thuỷ nội địa hoặc bằng vận tải đa phương thức khi dỡ khỏi tàu lên cầu tàu ở cảng đến quy định. Ngoài điều kiện trên cơ sở giao hàng trên người ta còn sử dụng các điều kiện: giao tại đích chưa nộp thuế (DDU), giao tại đích nộp thuế (DDP), cước phí trả tới (CPT), cước phí và bảo hiểm trả tới (CIP) 1.3. Nội dung kế toán xuất khẩu 1.3.1. Nhiệm vụ kế toán lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu Xuất phát từ đặc điểm của hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hoá và đặc điểm của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình mua, xuất khẩu hàng hoá, kế toán lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu có nhiệm vụ cụ thể sau: - Lập, xây dựng kế hoạch, mục tiêu cụ thể từ khâu mua hàng và xuất khẩu hàng hoá cho từng kỳ kinh doanh. - Ghi chép, theo dõi, phản ánh kịp thời các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hoạt động xuất khẩu từ khâu mua hàng đến xuất khẩu hàng hoá và thanh toán tiền hàng. Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện hợp đồng xuất khẩu từ lúc ký kết cho đến lúc quyết toán hợp đồng. - Kiểm tra tình hình thực hiện chi phí xuất khẩu: Doanh nghiệp cần lựa chọn phương pháp xác định giá vốn hàng xuất khẩu thích hợp để chỉ tiêu lãi gộp đảm bảo chính xác. Tính toán, ghi chép, phản ánh chính xác kịp thời giá mua hàng xuất khẩu, chi phí thu mua, thuế chi phí quản lý doanh nghiệp, chi
  18. 18 phí bán hàng để phân bổ theo những tiêu thức hợp lý để xác định kết quả kinh doanh. - Theo dõi, kiểm tra tình hình thu hồi công nợ, thanh toán công nợ với khách hàng và nhà cung cấp tránh chiếm dụng và bị chiếm dụng vốn. - Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc kế toán các chỉ tiêu kinh doanh có gốc ngoại tệ, để cung cấp thông tin chính xác cho quản lý hoạt động xuất khẩu. - Phản ánh, giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch xuất khẩu qua đó đề xuất ý kiến cho Ban lãnh đạo các phương án kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu. 1.3.2. Các quy định chung về kế toán hoạt động kinh doanh xuất khẩu. * Phương pháp xác định giá mua và chi phí mua hàng xuất khẩu. Nghiệp vụ mua hàng xuất khẩu thì giá mua hàng được tính theo giá thực tế. Trường hợp doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì thuế GTGT đầu vào được tách khỏi giá mua và tính theo công thức: Giá thực tế của Giá mua ghi Chi phí Chiết khấu Giảm giá hàng hoá mua = trên hoá đơn + thu mua - thương mại - hàng mua xuất khẩu của người bán khác (nếu có) (nếu có) Nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì thuế GTGT được tính vào trị giá mua hàng hoá, công thức tính như sau: Giá thực tế Giá mua ghi Chi phí Chiết khấu Giảm giá của hàng hoá trên hoá đơn Thuế = + thu mua - thương mại - hàng mua + mua xuất của người GTGT khác (nếu có) (nếu có) khẩu bán
  19. 19 * Phương pháp xác định giá vốn hàng xuất khẩu Giá vốn hàng xuất khẩu bao gồm hai bộ phận: - Giá mua: Là giá mua thực tế của hàng xuất khẩu để xuất khẩu (bán hàng chuyển qua kho) và giá mua thực tế của hàng hoá được ghi trên hoá đơn của người bán (mua hàng chuyển thẳng không qua kho). - Chi phí thu mua phân bổ cho hàng xuất khẩu trong kỳ: Việc xác định giá vốn hàng xuất khẩu là rất quan trọng vì nó giúp xác định chỉ tiêu lãi gộp một cách chính xác. Lãi gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán Vì vậy doanh nghiệp phải áp dụng phương pháp tính giá xuất kho hàng hoá xuất khẩu phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và bộ máy tổ chức kế toán của doanh nghiệp. * Phương pháp xác định giá bán hàng xuất khẩu Giá bán hàng xuất khẩu là giá được ghi trong hợp đồng ngoại thương theo sự thoả thuận của người bán và người mua, giá cả này là điều kiện thương mại thông dụng nhất trong ngoại thương đều được quy định tại INCOTERM 2000. Giá bán hàng xuất khẩu có rất nhiều phương pháp xác định: EXW (giao hàng tại xưởng); FCA (giao hàng cho vận chuyển); FAS (giao dọc mạn tàu); FOB (giao lên tàu); CIF (tiền hàng, phí vận chuyển, phí bảo hiểm) ở Việt Nam hiện nay do ngành vận tải và bảo hiểm hàng hoá xuất khẩu chưa thật phát triển nên thường xuất theo giá FOB, nhập theo giá CIF nên chưa tận dụng hết tiềm năng của ngành xuất khẩu. * Tỷ giá hối đoái và chênh lệch tỷ giá hối đoái Doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu sử dụng ngoại tệ rất phổ biến, do đó việc hạch toán tỷ giá ngoại tệ và chênh lệch tỷ giá ngoại tệ là rất quan trọng, trong khi đó tỷ giá các đồng ngoại tệ biến động liên tục làm cho
  20. 20 nội dung hạch toán ngoại tệ trở nên phức tạp. Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 10 đã đề cập đến nguyên tắc và phương pháp hạch toán do thay đổi tỷ giá ngoại tệ. Về nguyên tắc các doanh nghiệp có thể sử dụng đồng thời cả tỷ giá hạch toán và tỷ giá thực tế để quy đổi ngoại tệ ra đồng trên sổ kế toán. Đối với khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái: Phát sinh trong kỳ kế toán tại thời điểm nào thì được ghi nhận là chi phí tài chính hoặc doanh thu hoạt động tài chính trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm tài chính. 1.3.3. Kế toán nghiệp vụ mua hàng xuất khẩu 1.3.3.1. Các phương thức mua hàng xuất khẩu Phương thức thu mua trực tiếp: Doanh nghiệp ký kết hợp đồng với bên cung cấp hàng hoá, cử cán bộ nghiệp vụ mang giấy uỷ nhiệm nhận hàng đến đơn vị bán để mua hàng trực tiếp tại cơ sở sản xuất và chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hoá về doanh nghiệp, nhận chứng từ do nhà cung cấp lập và bên vận tải để làm căn cứ hoạch toán. Nếu mua hàng không có hoá đơn thì cán bộ lập phiếu mua hàng. Phương thức đặt hàng: Căn cứ vào nhu cầu của thị trường nước ngoài, hoặc căn cứ vào yêu cầu về hàng hoá trong hợp đồng ngoại đã ký với đối tác nước ngoài, doanh nghiệp ký hợp đồng đặt hàng với các nhà cung cấp trong nước về những mặt hàng doanh nghiệp đang cần. Phương thức gia công chế biến: Doanh nghiệp có thể giao nguyên vật liệu để thuê gia công chế biến, hoặc tự tổ chức gia công hàng hoá trước khi thực hiện xuất khẩu. Phương thức đổi hàng: Doanh nghiệp sử dụng hàng hoá của mình để đổi lấy hàng hoá xuất khẩu của một doanh nghiệp khác. Phương thức nhập khẩu: Doanh nghiệp có thể xuất khẩu trực tiếp hoặc uỷ thác để làm nguồn hàng tái xuất khẩu.
  21. 21 1.3.3.2. Các phương thức thanh toán trong nghiệp vụ mua hàng xuất khẩu Phương thức thanh toán trực tiếp: Doanh nghiệp thanh toán tiền ngay cho người bán sau khi nhận được hàng. Phương thức thanh toán không trực tiếp: - Hình thức thanh toán chấp nhận nhờ thu: Người bán nhờ ngân hàng thu hộ tiền hàng ở người mua và chỉ được thanh toán khi có sự đồng ý của người mua. - Hình thức thanh toán theo kế hoạch: Bên bán sẽ định kỳ chuyển giao hàng cho bên mua và bên mua chuyển tiền cho bên bán theo kế hoạch. - Thanh toán bù trừ: Khi hai bên đều có quan hệ mua bán hàng hoá lẫn nhau. 1.3.3.3. Kế toán nghiệp vụ thu mua hàng xuất khẩu . * Theo phương thức kê khai thường xuyên. Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư, hàng hoá. Hạch toán hàng hoá theo phương pháp kê khai thường xuyên có độ chính xác cao và cung cấp thông tin về hàng hoá thu mua một cách kịp thời, cập nhật. * Thủ tục chứng từ Các chứng từ sử dụng khi hạch toán nghiệp vụ thu mua hàng bao gồm: Hoá đơn GTGT liên 2-Giáo khách hàng (do bên bán lập) nếu doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, Hóa đơn bán hàng (do bên bán lập) nếu doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT. Bảng kê mua hàng (do cán bộ nghiệp vụ lập) trong trường hợp mua hàng hoá ở thị trường tự do hay mua trực tiếp ở các hộ sản xuất. Phiếu nhập kho: Phản ánh số lượng và trị giá hàng hoá thực tế nhập kho Biên bản kiểm nhận hàng hoá (lập khi cần thiết).
  22. 22 Phiếu chi, giấy báo Nợ, phiếu thanh toán tiền tạm ứng phản ánh việc thanh toán tiền mua hàng. Các chứng từ kế toán bắt buộc phải lập kịp thời, đúng mẫu quy định và đầy đủ yếu tố nhằm đảm bảo tính pháp lý khi ghi sổ kế toán. Việc luân chuyển chứng từ cần có kế hoạch cụ thể, đảm bảo ghi chép kịp thời, đầy đủ. * Hạch toán tổng hợp nghiệp vụ thu mua hàng hoá Tài khoản sử dụng. * Tài khoản 156-Hàng hoá: TK này được chi tiết thành 2 tiểu khoản + TK 1561-Giá mua hàng hoá: Phản ánh trị giá mua thực tế của hàng hoá Bên Nợ: - Trị giá hàng mua vào theo hoá đơn mua hàng - Thuế nhập khẩu, thuế GTGT hàng nhập khẩu, thuế GTGT - nếu không được khấu trừ. - Trị giá của hàng gia công, chế biến xong nhập khẩu - Trị giá hàng hoá phát hiện thừa khi kiểm kê - Trị giá hàng hoá bị trả lại Bên Có: - Trị giá thực tế của hàng hoá xuất kho trong kỳ (xuất bán, xuất giao đại lý, ký gửi, thuê ngoài gia công chế biến). - Các khoản giảm giá hàng mua được hưởng - Trị giá hàng hoá trả lại người bán - Trị giá hàng hoá thiếu hụt, hư hỏng, mất, kém phẩm chất Dư Nợ:- Trị giá hàng hoá thực tế tồn kho cuối kỳ + Tài khoản 1562-Chi phí thu mua hàng hoá: Phản ánh chi phí thu mua hàng hoá phát sinh liên quan tới số hàng hoá đã nhập trong kỳ và tình hình phân bổ chi phí thu mua hàng hoá hiện có trong kỳ cho khối lượng hàng hoá đã tiêu thụ trong kỳ và tồn kho thực tế cuối kỳ. Chi phí thu mua hạch toán vào tài khoản này chỉ bao gồm các chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình thu
  23. 23 mua hàng hoá như: Chi phí bảo hiểm hàng hoá, tiền thuê kho bãi, chi phí vận chuyển, bốc xếp Bên Nợ: - Chi phí thu mua hàng hoá thực tế phát sinh liên quan tới khối lượng mua vào đã nhập kho trong kỳ. Bên Có: - Chi phí thu mua hàng hoá phân bổ cho hàng hoá tiêu thụ trong kỳ Dư Nợ: - Chi phí thu mua phân bổ cho hàng hoá còn lại cuối kỳ. * Tài khoản 151-Hàng hoá đang đi đường: Phản ánh trị giá các loại hàng hoá, vật tư mua vào đã xác định là hàng mua nhưng chưa được nhập kho hay kiểm nghiệm, bàn giao cho các bộ phận trong kỳ. Bên Nợ: - Trị giá hàng hoá, vật tư đang đi đường cuối kỳ Bên Có: - Trị giá hàng hoá, vật tư đang đi đường các kỳ trước về nhập kho - Trị giá hàng hoá, vật tư đi đường các kỳ trước mất mát, thiếu hụt .phát hiện kỳ này. Dư Nợ: - Trị giá hàng hoá, vật tư đang đi đường cuối kỳ * Tài khoản 157-Hàng gửi bán: Phản ánh hàng mua chuyển thẳng đi xuất khẩu không qua nhập kho * Tài khoản 133 (1331)- Thuế GTGT được khấu trừ: Phản ánh thuế GTGT được khấu trừ trong các doanh nghiệp thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. * Tài khoản 333 (3333)- Thuế nhập khẩu phải nộp: Phản ánh thuế nhập khẩu phải nộp trong trường hợp nhập khẩu hàng hoá để tái xuất khẩu. Và các tài khoản có liên quan khác như: TK 111, 112, 331 phản ánh quan hệ thanh toán với nhà cung cấp và các cơ quan Nhà nước .
  24. 24 Sơ đồ 1.6 Quy trình hạch toán thu mua hàng xuất khẩu theo phương pháp KKTX và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Xuất kho hàng hoá thuê ngoài gia công chế biến TK 154 TK 1561 Hàng hoá gia công, chế biến hoàn thành nhập kho TK 3381 Hàng thừa so với hoá đơn TK 3333 Thuế nhập khẩu đối với hàng nhập khẩu TK 111, 112, 331 TK 151 Trị giá hàng mua đang Hàng đi đường kỳ đi đường cuối kỳ trước nhập kho kỳ TK 157 TK 138 Trị giá hàng mua chuyển đi xuất khẩu không qua kho Hàng thiếu so với hoá Trị giá hàng mua nhập kho (giá không thuế GTGT) TK 1331 TK 1562 Thuế GTGT được khấu trừ Thuế GTGT hàng trả lại Chi phí thu mua hàng hoá phát sinh trong kỳ Giảm giá hàng mua và hàng mua trả lại
  25. 25 Đối với các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, giá trị hàng mua được phản ánh theo giá thanh toán (bao gồm cả thuế GTGT). Theo phương pháp kiểm kê định kỳ Theo phương pháp này, người ta dựa vào kết quả kiểm kê thực tế giá trị tồn kho cuối kỳ của vật tư, hàng hoá trên sổ sách kế toán tổng hợp để tính giá trị hàng hoá, vật tư xuất trong kỳ: Trị giá vốn Trị giá vốn Trị giá vốn thực Trị giá vốn thực tế của thực tế của tế của hàng hoá thực tế của = + - hàng xuất hàng hoá còn thu mua trong hàng hoá còn trong kỳ lại đầu kỳ kỳ lại cuối kỳ * Tài khoản sử dụng TK 611- Mua hàng: Được chi tiết thành 2 tiểu khoản TK 6111: Mua nguyên vật liệu TK 6112: Mua hàng hoá Bên Nợ: - Trị giá hàng hoá còn lại chưa tiêu thụ đầu kỳ - Trị giá hàng hoá thu mua và tăng khác trong kỳ Bên Có: - Trị giá hàng hoá còn lại chưa tiêu thụ cuối kỳ - Trị giá hàng mua trả lại hay giảm giá hàng mua - Trị giá hàng hoá xuất trong kỳ TK 611 (6112) cuối kỳ không có số dư Các tài khoản 156, 151, 157, 111, 112, 331, 133 (1331), 333 (3333) * Trình tự hạch toán: Đầu kỳ, kế toán tiến hành kết chuyển trị giá hàng tồn kho còn lại sang tài khoản 6112. Trong kỳ, khi các nghiệp vụ mua hàng phát sinh, căn cứ vào các chứng từ, kế toán hạch toán vào TK 6112. Các nghiệp vụ xuất hàng hoá
  26. 26 không được cập nhật mà đợi đến cuối kỳ tiến hành kiểm kê xác định số dư từ đó xác định ra trị giá hàng xuất mới tiến hành ghi sổ. Sơ đồ 1.7 Quy trình hạch toán nghiệp vụ thu mua hàng xuất khẩu theo phương pháp KKĐK TK 151, 156, 157 TK 6112 TK 151, 156, 157 Kết chuyển trị giá hàng Kết chuyển trị giá hàng tồn kho đầu kỳ tồn kho cuối kỳ TK 111, 112, 331 TK 111, 112, 331 Giá mua và chi phí thu Giảm giá hàng mua mua của hàng hoá tăng hàng mua trả lại trong trong kỳ kỳ TK 1331 Thuế GTGT được Thuế GTGT được khấu khấu trừ trừ hàng mua trả lại 1.3.4. Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá 1.3.4.1. Kế toán xuất khẩu hàng hoá trực tiếp * Chứng từ hạch toán: - Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice) - Vận đơn đường biển (Bill of lading-B/L) hoặc đường hàng không (Bill of air B/A). - Chứng từ bảo hiểm là đơn bảo hiểm (Insurance policy) hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate). - Giấy chứng nhận phẩm chất (Certificate of Quality)
  27. 27 - Giấy chứng nhận số lượng /trọng lượng (Certificate of Quanlity/weight) - Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of original) - Giấy chứng nhận kiểm dịch đối với hàng nông sản, thực phẩm - Phiếu đóng gói (Parking list) - Một số chứng từ khác: Hối phiếu, tờ khai hải quan, biên bản thuế và phí các loại. - Phiếu thu, phiếu chi - Hoá đơn thuế GTGT * Tài khoản sử dụng Để hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá, kế toán sử dụng các tài khoản: TK 157-Hàng gửi đi bán TK 156-Hàng hoá TK 632-Giá vốn hàng bán TK 511-Doanh thu bán hàng TK 131-Phải thu của khách hàng TK 331-Phải trả cho người bán . Các tài khoản này có kết cấu và nội dung phản ánh giống như các doanh nghiệp kinh doanh thương mại nội địa. * Quy trình hạch toán: Nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá trực tiếp theo phương pháp KKTX được khái quát bằng sơ đồ sau:
  28. 28 S¬ ®å: 1.8 Quy tr×nh xuÊt khÈu hµng ho¸ trùc tiÕp theo ph­¬ng ph¸p KKTX TK 111, 112, 331 TK 156 TK 632 TK 511 TK 1112, 1122, 131 Doanh thu hàng Trị giá hàng mua Giá trị hàng xuất xuất khẩu nhập kho khẩu TK 3333 Thuế xuất TK 515 kh ẩu phải nộp TK 157 Lãi CLTG TK 531, 532 Giao hàng Hàng đã để X.K xuất khẩu K/c giảm giá TK 635 hàng bán, hàng bán bị trả lại Lỗ CLTG
  29. 29 1.3.4.2. Hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu uỷ thác * Tại đơn vị nhận uỷ thác Các chứng từ sử dụng trong xuất khẩu hàng hoá uỷ thác: - Bộ chứng từ xuất khẩu - Phiếu thu, phiếu chi - Hoá đơn thuế GTGT về hàng xuất - Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho nội bộ - Hoá đơn thuế GTGT đối với hoa hồng uỷ thác. - Hợp đồng uỷ thác xuất khẩu Tài khoản kế toán sử dụng TK 331- Phải trả cho người bán: Phản ánh tiền hàng thu hộ phải hoàn trả cho đơn vị uỷ thác xuất khẩu; các khoản thuế xuất, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) phải nộp thay cho đơn vị uỷ thác xuất khẩu. TK 131-Phải thu khách hàng: Phản ánh số phí uỷ thác xuất khẩu phải thu của đơn vị uỷ thác xuất khẩu TK 138-Phải thu khác: Phản ánh các khoản phí liên quan đến hoạt động uỷ thác xuất khẩu đã chi hộ cho đơn vị uỷ thác xuất khẩu TK 3331-Thuế GTGT phải nộp TK 003-Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi Ngoài ra còn sử dụng một số tài khoản khác như: TK 111, 112, 515, 635 . Trình tự hạch toán: Tại đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu được khái quát thành sơ đồ sau:
  30. 30 Sơ đồ 1.9 Quy trình hạch toán Xuất khẩu hàng hóa ủy thác (tại đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu) TK 511 TK 331 TK 111, 112, 131 Doanh thu hoa hồng UT Tiền nhận để nộp hộ thuế, trả hộ phí TK 635 TK 515 CLTGHĐ CLTGHĐ Thu tiền bán hàng xuất khẩu uỷ thác Số tiền nộp hộ thuế, phí cho bên giao UT Thanh toán tiền hàng cho bên giao UT * Tại đơn vị giao uỷ thác xuất khẩu Là đơn vị có quyền ghi nhận doanh thu bán hàng xuất khẩu, có trách nhiệm thanh toán với chi trả các khoản hoa hồng, chi phí bán hàng qua uỷ thác và chi phí khác phát sinh tại đơn vị cũng như ở đơn vị nhận uỷ thác. Các chứng từ sử dụng - Hợp đồng uỷ thác xuất khẩu - Giấy báo Nợ, giấy báo Có - Phiếu thu - Phiếu chi - Phiếu xuất kho - Hoá đơn GTGT số tiền hoa hồng uỷ thác (do bên nhận uỷ thác lập. Liên 2 giao cho khách hàng). Tài khoản kế toán sử dụng TK 131-Phải thu khách hàng: Dùng để phản ánh số phải thu về tiền hàng mà đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu phải hoàn trả lại cho doanh nghiệp.
  31. 31 TK 338-Phải trả, phải nộp khác: Dùng để phản ánh số tiền phải trả cho đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu. Ngoài ra còn sử dụng các tài khoản như trong trường hợp xuất khẩu trực tiếp. Trình tự hạch toán: Sơ đồ 1.10. Quy trình hạch toán Xuất khẩu hàng hóa ủy thác (Tại đơn vị giao uỷ thác xuất khẩu) TK 151, 156, 331 TK 157 TK 632 Trị giá hàng giao uỷ thác Trị giá hàng đã xuất khẩu xuất khẩu TK 111, 112 TK 131 TK 641 Chuyển tiền nhờ nộp hộ Hoa hồng uỷ thác và các phí khác thuế và lệ phí TK 635 TK 515 TK 511 CLTGHĐ CLTGHĐ Doanh thu bán hàng xuất khẩu TK 1331 Thuế GTGT trên hoa hồng UT TK 111, 112 Số tiền được nhận Thuế xuất khẩu phải nộp
  32. 32 1.4. Nội dung kế toán hàng nhập khẩu. 1.4.1. Nhiệm vụ kế toán hàng nhập khẩu - Phản ánh, giám đốc các nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá - Phản ánh chi tiết, tổng hợp các khoản chi phí phát sinh trong kinh doanh. - Thanh toán kịp thời công nợ trong mỗi thương vụ để đảm bảo cán cân ngoại thương. - Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc kế toán ngoại tệ, các chỉ tiêu để cung cấp thông tin chính xác cho quản lý hoạt động lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu. 1.4.2. Phương pháp xác định giá thực tế của hàng nhập khẩu Trị giá mua Trị giá mua Thuế nhập khẩu Giảm giá Chi phí trực thực tế của phải thanh toán phải nộp, thuế hàng nhập tiếp phát = + - + hàng nhập cho người xuất GTGT theo phương khẩu được sinh trong khẩu khẩu pháp trực tiếp hưởng kỳ Trong đó: Trị giá mua phải thanh Trị giá ghi trên hoá Tỷ giá thực tế = X toán cho người xuất khẩu đơn thương mại ngoại tệ Thuế nhập khẩu Giá trị thuế Thuế suất thuế = X phải nộp nhập khẩu nhập khẩu Thuế tiêu thụ đặc biệt Giá tính thuế Thuế Thuế suất thuế = + X của hàng nhập khẩu nhập khẩu nhập khẩu tiêu thụ đặc biệt
  33. 33 Thuế GTGT = Thuế Giá hàng Thuế nhập Thuế tiêu thụ của hàng + + x suất thuế nhập khẩu khẩu phải nộp đặc biệt nhập khẩu GTGT Chi phí trực tiếp phát sinh trong nhập khẩu bao gồm: Lệ phí thanh toán, lệ phí chuyển ngân, lệ phí sửa đổi L /C, phí thuê kho bến bãi. 1.4.3. Nhập khẩu hàng hoá trực tiếp Để hạch toán ban đầu hàng nhập khẩu, doanh nghiệp cần có đủ bộ chứng từ thanh toán sau đây: - Hoá đơn thương mại (Invoice) - Vận đơn (Bill of lading-B/L) hoặc (Bill of air B/A) - Chứng từ bảo hiểm (Insurance Policy) - Giấy chứng nhận phẩm chất (Certificate Quality) - Bảng kê đóng gói bao bì (Packing list) - Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (Cerificate of Original) - Biên lai thu thuế - Tờ khai hải quan - Phiếu nhập kho Tài khoản sử dụng: Doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu sử dụng các tài khoản chủ yếu sau: - TK 151: Hàng mua đang đi đường - TK 156: Hàng hoá - TK 144: Ký cược, ký quỹ ngắn hạn - TK 333: Thuế phải nộp - TK 331: Phải trả cho người bán Quy trình hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá trực tiếp được khái quát trên sơ đồ sau:
  34. 34 Sơ đồ 1.11 Quy trình hạch toán nhập khẩu hàng hóa trực tiếp TK 111, 112, 331 TK 144 TK 331 TK 151 TK 157, 632 Ký quỹ mở L/C Hàng chưa được gửi hàng đi bán hoặc nhập kho tiêu thụ trực tiếp TK 156 Thanh toán nợ cho khách hàng bằng ngoại tệ Khi nhận được hàng Hàng hoá nhập khẩu đã được nhập kho TK 111, 112 TK 3332, 3333 TK 111, 141, 331 Nộp thuế nhập khẩu và thuế Chi phí phát sinh khi GTGT hàng nhập khẩu mua hàng nhập khẩu Thuế nhập khẩu phải nộp TK 3331 TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ
  35. 35 Chứng từ hạch toán Bộ chứng từ nhập khẩu - Phiếu thu, phiếu chi - Hoá đơn thuế GTGT về hàng nhập - Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho nội bộ - Hoá đơn thuế GTGT đối với hoa hồng uỷ thác. Tài khoản sử dụng - TK 331: Phải trả cho người bán - TK 131: Phải thu của khách hàng - TK 151; 156 Quy trình hạch toán: * Tại đơn vị giao uỷ thác nhập khẩu Kế toán tại đơn vị giao uỷ thác nhập khẩu, để phản ánh mối quan hệ thanh toán với đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu, kế toán sử dụng tài khoản 331.
  36. 36 Sơ đồ 1.12 Quy trình hạch toán nhập khẩu hàng hóa uỷ thác(Tại đơn vị giao uỷ thác) TK 112, 442 TK 331, 138 TK 156 TK 157, 632 Chuyển tiền cho đơn vị Trị giá hàng nhập khẩu được nhập kho nhận uỷ thác nhập khẩu Xuất kho hàng hoá gửi bán hoặc tiêu thụ trực tiếp TK 331, (3388) TK 3333 Thuế nhập khẩu và thuế Thanh toán các GTGT đã nộp khoản nợ cho Thuế nhập khẩu bên nhận uỷ phải nộp thác TK 3312 TK 133 TK 156 Thuế GTGT hàng nhập khẩu được khấu trừ Chi phí mua hàng nhập khẩu
  37. 37 Sơ đồ 1.13 Quy trình hạch toán nhập khẩu hàng hóa uỷ thác (Tại đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu) TK 515 TK 331 TK 131 TK 111, 112 TK 331 Thanh toán tiền Nhận tiền do bên Tiền chi hộ cho bên Số tiền mua hàng cho bên bán uỷ thác giao giao uỷ thác nhập khẩu phải thanh toán TK 111, 112, 331 TK 156 Nộp thuế nhập khẩu, thuế GTGT cho bên uỷ Khoản hoa hồng thác nhập khẩu được hưởng TK 156 TK 3331 Xuất hàng trả cho bên Thuế GTGT vị uỷ thác nhập khẩu Chênh lệch khoản chi ra lớn hơn số được nhận ứng trước Bên uỷ thác nhập khẩu thanh toán các khoản nợ phải thu
  38. 38 1.5. Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán Trong công tác hạch toán, việc tổ chức sổ sách kế toán có ý nghĩa quan trọng, cụ thể là đảm bảo thực hiện chức năng ghi chép, hệ thống hoá số liệu kế toán, giúp cho việc quản lý các đối tượng kế toán thông qua quá trình ghi sổ và giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí lao động kế toán. Tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình kinh doanh, cũng như khả năng trình độ của nhân viên kế toán mà mỗi doanh nghiệp có thể lựa chọn một hình thức ghi sổ phù hợp. Hiện nay kế toán các doanh nghiệp thường sử dụng một trong năm hình thức ghi sổ sau: *Hình thức ghi sổ kế toán “Nhật ký -Sổ cái”: * Hình thức ghi sổ kế toán “Nhật ký chung” *Theo hình thức sổ kế toán “Nhật ký -chứng từ” * Hình thức ghi sổ kế toán “Chứng từ ghi sổ” * Hình thức ghi sổ kế toán trên máy vi tính 1.6. So sánh giữa kế toán Việt Nam và kế toán quốc tế về công tác hạch toán lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu. Kế toán Việt Nam từ khi ra đời nay đã có nhiều tiến bộ và dần bắt kịp với sự phát triển của kế toán quốc tế. Bên cạnh những điểm tương đồng kế toán Việt Nam còn có những khác biệt đặc trưng cho hệ thống kế toán và nhu cầu quản lý trong nước. Do khuôn khổ bài viết có hạn và trình độ hiểu biết có nhiều hạn chế em xin được trình bày một số điểm khác biệt giữa kế toán Việt Nam và kế toán quốc tế mà cụ thể là kế toán Pháp và kế toán Mỹ. * Hệ thống sổ sách Hệ thống kế toán Việt Nam hiện nay sử dụng bốn hình thức sổ kế toán là: Nhật ký chung, Nhật ký -Sổ cái, Nhật ký chứng từ, Chứng từ ghi sổ, kế toán trên máy vi tính. Trong khi đó kế toán Pháp và kế toán Mỹ chỉ sử dụng một loại sổ duy nhất là Nhật ký chung.
  39. 39 * Kế toán hàng tồn kho Phương pháp kế toán hàng tồn kho Kế toán Pháp chủ yếu sử dụng phương pháp kê khai định kỳ để hạch toán hàng tồn kho còn phương pháp kê khai thường xuyên chỉ được sử dụng trong kế toán phân tích (nhằm mục đích tính giá phí, giá thành của các loại nguyên vật liệu, vật tư, hàng hoá, thành phẩm. Tuy nhiên, hệ thống kế toán Pháp cũng quy định nếu doanh nghiệp muốn theo dõi một cách thường xuyên tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư hàng hoá thì kế toán có thể áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Tại Việt Nam cả hai phương pháp hạch toán hàng tồn kho là kê khai thường xuyên và kê khai định kỳ đều được sử dụng, song việc áp dụng phương pháp nào là phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Tài khoản kế toán sử dụng Tại Pháp hàng tồn kho được hạch toán vào nhóm TK loại 3 (TK 37- Tồn kho hàng hoá. Tuy nhiên khi mua hàng hoá kế toán không ghi vào TK loại 3 này mà ghi vào các TK chi phí TK loại 6 (TK 607-Mua hàng hoá). Khi nào hàng nhập kho mới được ghi tăng hàng tồn kho. Ở Việt Nam hàng hoá mua vào, hàng hoá tồn kho, hàng hoá xuất kho đều được hạch toán vào TK hàng tồn kho (TK loại 15). TK loại này phản ánh tất cả giá trị hiện có, tồn kho của doanh nghiệp. Phương pháp tính giá hàng hoá xuất kho Kế toán Việt Nam có bốn phương pháp tính giá thực tế hàng hoá xuất kho là: Phương pháp giá thực tế đích danh, phương pháp giá đơn vị bình quân, phương pháp nhập trước -xuất trước, phương pháp nhập sau -xuất trước. Còn ở Pháp giá thực tế hàng hoá xuất kho được tính theo ba phương pháp sau: Tính giá bình quân cả kỳ dự trữ (tức là tính giá hàng hoá căn cứ vào
  40. 40 hàng tồn kho đầu kỳ và tất cả các lần nhập trong kỳ), giá bình quân sau mỗi lần nhập, phương pháp nhập trước -xuất trước. Kế toán nghiệp vụ mua hàng * Ở Việt Nam các doanh nghiệp có thể áp dụng thuế GTGT theo cả hai phương pháp là: Phương pháp trực tiếp và phương pháp khấu trừ. Tuy nhiên, kế toán Pháp chỉ tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. * Khoản chiết khấu thương mại cho khách hàng được kế toán Việt Nam hạch toán vào TK 521-Chiết khấu thương mại và được trừ vào doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Khoản này không được kế toán Mỹ phản ánh lên sổ sách mà trừ ngay vào doanh thu bán hàng và chỉ phản ánh khoản giá bán thực tế của hàng hoá. * Khoản giảm giá, bớt giá cho khách hàng ở Việt Nam kế toán ghi giảm trực tiếp TK 156 (được tính trên số tiền chưa thuế). Ở Pháp khoản này được hạch toán trên TK chi phí (TK 609-Giảm giá, bớt giá, số tiền chưa thuế). Trên đây là một số điểm khác biệt của hệ thống kế toán Việt Nam và kế toán quốc tế mà cụ thể là kế toán Mỹ và kế toán Pháp. Để nhanh chóng hoà nhập với công tác kế toán khu vực cũng như trên thế giới Việt Nam cần có nhiều cố gắng hơn nữa để tự hoàn thiện mình trong đó học hỏi kinh nghiệm kế toán của các nước trên thế giới là việc làm hết sức cần thiết giúp kế toán Việt Nam hoà nhập kịp với công tác kế toán của các nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, đây chỉ là lý luận còn thực tế, tuỳ vào đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp mà có sự vận dụng cho phù hợp và linh hoạt.
  41. 41 CHƯƠNG 2 THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU INTIMEX 2.1. Tổng quan về công ty xuất nhập khẩu INTIMEX. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty xuất nhập khẩu Intimex Công ty Xuất Nhập Khẩu INTIMEX có trụ sở chính đặt tại số: 96 Trần Hưng Đạo- Quận Hoàn Kiếm- Hà Nội. Được chính thức thành lập vào ngày 10/8/1979. Có tên gọi là công ty xuất nhập khẩu nội thương và hợp tác xã gọi tắt là công ty xuất nhập khẩu nội thương. Để nhằm từng bước mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài, trong đó mở rộng trao đổi hàng hoá nội thương và hợp tác xã với nước ngoài, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước. Đây là trung tâm xuất nhập khẩu của ngành nội thương có nhiệm vụ thông qua xuất nhập khẩu cải thiện cơ cấu quỹ hàng hoá do ngành nội thương quản lý góp phần đẩy mạnh xuất khẩu. Ngày 22/10/1985 công ty xuất nhập khẩu nội thương và hợp tác xã trực thuộc Bộ nội thương thành Tổng công ty xuất nhập khẩu nội thương và hợp tác xã theo Nghị định 225/HĐBT. Ngày 8/3/1993 Bộ trưởng Bộ Thương Mại quyết định tổ chức lại tổng công ty thành 2 công ty trực thuộc bộ: - Công ty Xuất nhập khẩu nội thương và hợp tác xã Hà Nội - Công ty Xuất nhập khẩu nội thương và hợp tác xã Hồ Chí Minh. Việc tổ chức lại này là căn cứ vào Nghị định 387/HĐBT và theo đề nghị của Tổng Giám đốc công ty Xuất nhập khẩu nội thương và hợp tác xã.
  42. 42 Ngày 20/3/1995 căn cứ Nghị định 95/CP ngày 04/12/1993 của Chính phủ. Bộ trưởng Bộ Thương mại đã quyết định hợp nhất Công Ty Thương Mại- Dịch vụ Việt kiều vào công ty Xuất nhập khẩu nội thương và hợp tác xã Hà Nội trực thuộc bộ. Ngày 08/6/1995 Công ty Xuất nhập khẩu nội thương và hợp tác xã Hà Nội đổi tên thành Công ty Xuất nhập khẩu dịch vụ-Thương mại trực thuộc Bộ Thương mại. Do việc trao đổi hàng hoá theo hệ thống nội thương không còn tồn tại, hoạt động không còn phù hợp với bối cảnh kinh tế xã hội khi các nước XHCN Đông Âu tan rã. Tên mới của công ty phản ánh được tình hình hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường và phù hợp nhu cầu trao đổi hàng hóa với hoạt động thương mại. Ngày 24/6/1995 Bộ trưởng Bộ Thương mại đã chính thức ra Quyết định phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty Xuất nhập khẩu- Dịch vụ- Thương mại, công nhận công ty là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Thương mại tên giao dịch tiếng Anh:FOREIGEN TRADE ENTERPRISE INTIMEX ( viết tắt INTIMEX). Ngày 01/8/2000 Công ty có tên là Công ty Xuất nhập khẩu INTIMEX, tên giao dịch đối ngoại: INTIMEX IMPORT-EXPORT CORPORATION. Sự thay đổi này căn cứ vào Quyết định số 1087/2000/QĐ- BTM. Hiện nay công ty đang trong giai đoạn chuyển đổi hình thức sở hữu, từ công ty Nhà nước sang cổ phần hoá. Công ty hoạt động theo pháp luật của nhà nước nói chung, luật Doanh nghiệp và luật Thương mại nói riêng. Công ty có tài khoản riêng tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (VIETCOMBANK). Hiện nay công ty có được một cơ sở vật chất kỹ thuật khang trang, quy mô kinh doanh của công ty ngày càng được mở rộng, các phòng ban được trang bị các máy móc thiết bị như: Máy tính, Điện thoại,
  43. 43 Máy fax, Máy in, Máy photo .Nhìn chung công ty INTIMEX có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tốt, hiện đại, đáp ứng được yêu cầu kinh doanh. Do đó công ty là đơn vị có uy tín cao trong lĩnh vực kinh doanh Xuất nhập khẩu. 2.1.2.Chức năng nhiệm vụ của Công ty Nhập khẩu các mặt hàng, vật tư nguyên vật liệu phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước Công ty xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu gia công lắp giáp, kinh doanh thương mại, dịch vụ thương mại, kinh doanh khách sạn du lịch, liên doanh đầu tư trong nước và ngoài nước theo đúng pháp luật hiện hành. - Xây dựng các phương án kinh doanh và sản xuất dịch vụ, lập kế hoạch và mục tiêu chiến lược phát triển của công ty - Thực hiện đầy đủ mọi cam kết trong hợp đồng kinh tế đã ký kết cũng như việc thực hiện các chế độ chính sách về quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, tài sản, nguồn lực được huy động, các nguồn vốn khác trong và ngoài nước. Thực hiện hạch toán kinh tế, thực hiện nghĩa vụ với nhà nước.Thông qua hoạt động trong lĩnh vực thương mại công ty có nhiệm vụ khai thác vật tư, nguyên vật liệu nhằm đẩy mạnh sản xuất tạo việc làm thu nhập cho người lao động, thực hiện phân phối công bằng, tạo điều kiện cho người lao động phát huy hết khả năng lao động của mình. - Đảm bảo an toàn xã hội, an ninh chính trị bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp đùng theo quy định pháp luật thuộc phạm vi quản lý của công ty. Nhìn chung công ty chủ yếu thực hiện nhiệm vụ trên 2 lĩnh vực: - Lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu - Lĩnh vực kinh doanh thương mại Cùng với những nhiệm vụ như trên, công ty Xuất nhập khẩu INTIMEX có chức năng chính là kinh doanh thương mại, bao gồm bán buôn bán lẻ hàng hoá trên thị trường nội địa thông qua hệ thống siêuu thị thương mại và các cửa hàng chuyên doanh. Ngoài ra công ty còn có chức năng: Nuôi trồng chế
  44. 44 biến các mặt hàng nông thuỷ sản và gia công lắp ráp liên kết hợp tác đầu tư với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để sản xuất hàng hoá tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Trực tiếp nhập khẩu, uỷ thác nhập khẩu vật tư, nguyên liệu hàng tiêu dùng, phương tiện vận tải và tạm nhập tái xuất. Nói chung với chức năng và nhiệm vụ như vậy công ty đã hoàn toàn tự chủ trong kinh doanh. - Liên kết chặt chẽ với các doanh nghịêp sản xuất trong nước để chủ động nguồng hàng xuất khẩu - Tìm kiếm và mở rộng thị trường, nghiên cứu khả năng sản xuất và nhu cầu thị trường để xây dựng kế hoạch xuất nhập khẩu cho Công ty - Sắp xếp, xây dựng hệ thống kho tàng bến bãi, tổ chức vận chuyển hàng hoá an toàn, giảm tối đa tỷ lệ hao hụt sản phẩm - Cập nhật thường xuyên tình hình sản phẩm và giá cả các mặt hàng trên thị trường trong nước và thế giới Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên đáp ứng nhu cầu công việc. 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý Với đặc điểm là một doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn bao gồm 5 chi nhánh và 13 đơn vị trực thuộc công ty thực hiện chế độ một thủ trưởng trên cơ sở tôn trong quyền làm chủ tập thể con người lao động chịu trách nhiệm với mọi hoạt động của công ty trước pháp luật trước Bộ Thương mại và tập thể cán bộ viên chức của công ty. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty xuất nhập khẩu INTIMEX bao gồm: * Ban giám đốc: - Giám đốc do Bộ trưởng Bộ Thương mại bổ nhiệm và miễn nhiệm là người chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của công ty, là người phụ trách chung chịu trách nhiệm nhận xét ký duyệt các đợt xuất nhập hàng và là người điều hành bổ nhiệm cán bộ công nhân viên toàn công ty.
  45. 45 - Phó giám đốc: Bao gồm hai phó giám đốc do giám đốc lựa chọn và đề nghị Bộ trưởng Bộ Thương mại bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm. Một phó giám đốc phụ trách công việc kinh doanh, một phó giám đốc phụ trách công việc nội bộ. Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc, đồng thời thay mặt giám đốc giải quyết công việc khi giám đốc vắng mặt trong phạm vi phụ trách và được uỷ quyền. * Phòng tổ chức cán bộ tiền lương Có chức năng tổ chức bộ máy nhân sự, lao động tiền lương của toàn công ty, tổ chức bộ máy quản lý cán bộ, lập kế hoạch tuyển dụng và sử dụng lao động, xây dựng các nội dung quy chế quản lý lao động, sử dụng lao động và thời gian lao động, xây dựng cơ chế tiền lương và thu nhập, phân chia tiền lương, kiểm tra việc tính và phân phối thu nhập, bảo hiểm, đào tạo nâng bậc cán bộ, công tác bảo hộ lao động. * Phòng tài chính kế toán Theo dõi tình hình tài chính của toàn công ty, tình hình vay nợ, điều phối hoạt động tài chính của toàn công ty. Tổ chức công tác hạch toán kế toán của toàn công ty, hướng dẫn nghiệp vụ trong công tác hạch toán kế toán của các chi nhánh, đơn vị trực thuộc, ghi chép trực tiếp sổ sách biểu mẫu các số liệu lượng hàng nhập, hàng xuất, tồn kho theo quy định, lập các báo cáo tài chính và các báo cáo quản trị. * Phòng kinh tế tổng hợp Theo dõi và quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh định kì của công ty, tổ chức và quản lý hợp đồng kinh tế, xây dựng và nghiên cứu những đề án phát triển, hướng dẫn và giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế. * Phòng thông tin và tin học Có chức năng lưu, cung cấp thông tin cho toàn công ty, xây dựng các phần mềm của công ty, bảo trì máy vi tính, xây dựng các trang web cho công ty. * Phòng xây dựng cơ bản Xây dựng các cơ sở kinh doanh đưa ra những dự án xây dựng, quản lý cơ sở vật chất của công ty. * Phòng hành chính quản trị Làm công tác hành chính, có chức năng bảo vệ công ty, tiếp khách .
  46. 46 Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Xuất nhập khẩu Intimex BAN GIÁM ĐỐC Các phòng quản lý Các phòng kinh doanh Các chi nhánh Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Chi Chi Chi Chi tổ chức tài hành kinh thông xây nghiệp nghiệp nghiệp nghiệp nghiệp nhánh nhánh nhánh nhánh cán bộ chính chính tế tin và dựng vụ vụ vụ vụ vụ Intimex Intimex Intimex Intimex lao kế quản tổng tin cơ kinh kinh kinh kinh kinh Hải Nghệ Đà Đồng động toán trị hợp học bản doanh doanh doanh doanh doanh Phòng An Nẵng Nai và tiền 1 2 3 6 10 lương Các đơn vị trực thuộc
  47. 47 2.1.4. Đặc điểm công tác kế toán tại Công ty 2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán Xuất phát từ đặc điểm doanh nghiệp kinh doanh với quy mô lớn, nhiều ngành nghế với mạng lưới chi nhánh ở nhiều nơi do đó tổ chức bộ máy kế toán của công ty Xuất nhập khẩu INTIMEX là mô hình tổ chức kế toán phân tán. Đây là mô hình tối ưu cho các doanh nghiệp lớn, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh trên nhiều địa bàn khác nhau, các đơn vị hoạt động tương đối độc lập. Tại mỗi đơn vị thành viên của công ty đều có phòng kế toán riêng tương đối hoàn chỉnh, làm nhiệm vụ thu nhận kiểm tra, xử lý chứng từ kế toán, thực hiện việc hạch toán tổng hợp, hạch toán chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở đơn vị theo sự phân cấp quản lý trong công ty, định kỳ lập báo cáo kế toán gửi về phòng tài chính kế toán Công ty. Phòng tài chính kế toán Công ty thực hiện việc tổng hợp số liệu báo cáo của các đơn vị trực thuộc và hạch toán các nghiệp vụ phát sinh ở văn phòng Công ty, lập báo cáo quyết toán của toàn Công ty, kiểm tra kế toán trong toàn Công ty. Vì vậy sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán toàn Công ty như sau:
  48. 48 Sơ đồ 2.2:Tổ chức bộ máy kế toán toàn Công ty Kế toán trưởng ( Trưởng phòng TCKT) Bộ phận kế toán phát Bộ phận Bộ phận Bộ phận sinh Công ty và các kế toán kiểm tra tài chính hoạt động chung của tổng hợp giám sát Công ty Kế toán Kế toán Kế toán Kế Kế Kế Thủ vốn hàng XK hàng NK, toán toán toán quỹ bằng tiền kinh TSCĐ thuế dự án doanh nội và địa và tính công giá thành nợ Phòng TCKT các đơn vị trực thuộc Phòng kế toán của Công ty gồm 20 cán bộ công nhân viên trong đó 1- Kế toán trưởng (kiêm trưởng phòng TCKT): Điều hành mọi hoạt động về công tác tài chính kế toán toàn Công ty, có nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán, phân công và chỉ đạo trực tiếp tất cả các nhân viên kế toán, hướng dẫn về công tác hạch toán kế toán, kiểm tra giám sát tình hình sử dụng vốn và tài sản của toàn Công ty, chỉ đạo trực tiếp bộ phận tài chính tại văn phòng Công ty. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc Công ty và cơ quan tài chính cấp trên ( vụ TCKT - Bộ Thương Mại ) về các công việc thuộc phạm
  49. 49 vi và quyền hạn của Kế toán trưởng, giúp Ban giám đốc thực hiện kiện toàn bộ máy kế toán, tham mưu cho Ban giám đốc trong lĩnh vực tài chính, phân tích hiệu quả kinh tế. 3 -Phó phòng kế toán: Giúp Kế toán trưởng điều hành, giải quyết những công việc lúc Kế toán trưởng đi vắng và phụ trách thực hiện công việc của mình trong phạm vi quyền hạn được giao: - Trong đó 1 phó phòng theo dõi về tài chính toàn Công ty, báo cáo tổng hợp quyết toán toàn Công ty. - 1 Phó phòng theo dõi về TSCĐ toàn Công ty, chi phí toàn Công ty và theo dõi thuế toàn Công ty - 1 Phó phòng phụ trách việc kiểm soát và hạch toán tổng hợp công nợ toàn Công ty, tổng hợp kiểm kê toàn Công ty, tổng hợp quyết toán văn phòng Công ty. 1- Kế toán tiền mặt: Có nhiệm vụ kiểm tra theo dõi và làm thủ tục thanh toán đúng chế độ tài chính kiểm kê quỹ theo định kỳ. 4-Kế toán tiền gửi Ngân hàng: Có nhiệm vụ theo dõi tiền gửi tại Ngân hàng, giao dịch với Ngân hàng, theo dõi khế ước vay và thời gian trả nợ trong đó có 2 kế toán theo dõi nội tệ, 2 kế toán theo dõi ngoại tệ. 2- Kế toán hàng XK: Có nhiệm vụ theo dõi và hạch toán số hàng XK. 2- Kế toán hàng NK, kinh doanh nội địa và tính giá thành: Có nhiệm vụ theo dõi và hạch toán toàn bộ hoạt động mua hàng của Công ty, tình hình mua bán hàng hoá trong nước và tính giá thành của những mặt hàng do Công ty sản xuất gia công chế biến. 1- Kế toán TSCĐ: Có nhiệm vụ theo dõi danh mục TSCĐ, trích lập khấu hao TSCĐ theo quy định, đánh giá lại TSCĐ theo định kỳ và có trách nhiệm tổ chức thanh lý tài sản hư hỏng. 1- Kế toán thuế: Có nhiệm vụ theo dõi và hạch toán thuế của các mặt hàng XK và kinh doanh nội địa.
  50. 50 2- Kế toán theo dõi công nợ: Có nhiệm vụ theo dõi công nợ của từng khách hàng và nhà cung cấp, quản lý chứng từ, hồ sơ liên quan đến công nợ của khách hàng. Định kỳ lập Bảng đối chiếu công nợ với khách hàng và nhà cung cấp. 2- Kế toán dự án: Theo dõi và hạch toán các dự án của Công ty. Ngoài ra có 1 thủ quỹ có nhiệm vị kiểm tra chứng từ thu, chi tiền mặt theo đúng quy định, đúng Phiếu thu, Phiếu chi, đúng người nộp và người nhận tiền, cập nhật sổ quỹ, lập báo cáo quỹ hàng ngày. 2.1.4.2. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Với vai trò là công cụ quản lý kinh tế quan trọng của doanh nghiệp do đó trong công tác hạch toán kế toán của Công ty XNK Intimex phải tuân theo những chính sách, chế độ kế toán mà nhà nước đã quy định. Công ty tuân thủ những quy định sau trong việc tổ chức công tác kế toán: - Niên độ hạch toán kế toán theo quý - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong việc hạch toán kế toán là VND, các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ khi hạch toán căn cứ vào tỷ giá ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh. - Phương pháp khấu hao TSCĐ được áp dụng một phương pháp tính khấu hao duy nhất là phương pháp khấu hao đường thẳng - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX - Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho theo giá thực tế đích danh - Phương pháp xác định hàng tồn kho cuối kỳ theo giá thực tế đích danh - Phương pháp tính thuế GTGT là theo phương pháp khấu trừ - Các khoản làm giảm làm trừ doanh thu: Hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán, chiết khấu bán hàng - Các phương thức tiêu thụ: Bán buôn, bán lẻ, bán qua hệ thống các siêu thị, xuất khẩu
  51. 51 Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng tại Công ty là hệ thống tài khoản do Bộ Tài chính quy định theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, các tài khoản được doanh nghiệp chi tiết đến cấp 3. Hình thức ghi sổ kế toán Trong các loại hình thức ghi sổ kế toán mà nhà nước đã quy định Công ty XNK Intimex áp dụng hình thức Chứng từ - ghi sổ và sử dụng phần mềm kế toán Fast để hạch toán và ghi sổ Sơ đồ 1.3: Hình thức chứng từ - ghi sổ Error! Chứng từ kế toán Sổ quỹ Bảng tổng hợp Sổ thẻ kế chứng từ cùng toán chi loại tiết Sổ đăng ký Chứng từ - ghi chứng từ sổ ghi sổ Bảng tổng Sổ cái hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo Ghi chú: tài chính Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra
  52. 52 - Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán: Công ty xuất nhập khẩu Intimex lập đầy đủ các báo cáo Tài chính theo quy định của Bộ Tài chính gồm: + Bảng cân đối kế toán (B 01-DN) + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (B 02-DN) + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (B 03-DN) + Thuyết minh báo cáo tài chính (B 09-DN) Ngoài ra Công ty còn có hệ thống báo cáo quản trị: Căn cứ theo yêu cầu của Ban Giám đốc: + Báo cáo lợi nhuận về dịch vụ + Báo cáo vòng quay vốn + Báo cáo các khoản phải thu + Báo cáo quản lý chi phí + Báo cáo quản lý mua bán hàng hoá + Báo cáo hàng tồn kho + Báo cáo hiệu quả sử dụng TSCĐ Tuỳ theo yêu cầu Ban lãnh đạo của Công ty mà Báo cáo quản trị được lập, trong trường hợp bất thường Báo cáo quản trị được lập theo tháng, thông thường Báo cáo quản trị được lập theo năm. 2.2. Thực tế công tác kế toán lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu tại công ty xuất nhập khẩu intimex 2.2.1. Những vấn đề chung về công tác quản lý và kế toán hàng xuất khẩu tại Intimex 2.2.1.1 Phương thức thanh toán Hiện nay trong hoạt động xuất khẩu, Công ty xuất nhập khẩu Intimex áp dụng hầu hết các phương thức thanh toán được chấp nhận rộng rãi trong thương mại quốc tế: - Phương thức tín dụng
  53. 53 - Phương thức chuyển tiền và nhờ thu. 2.2.1.2 Phương thức tính giá mua hàng xuất khẩu. Giá mua hàng xuất khẩu Công ty tính là giá mua theo hoá đơn, chi phí thu mua hàng xuất khẩu được tính luôn vào chi phí bán hàng trong kỳ. 2.2.1.3 Phương thức tính giá vốn hàng xuất khẩu Cán bộ phòng nghiệp vụ tiến hành tìm kiếm nguồn hàng và thu mua hàng xuất khẩu sau khi ký kết hợp đồng ngoại. Thông thường hàng mua xuất khẩu của Công ty xuất nhập khẩu Intimex không nhập kho Công ty mà được đưa thẳng đến cảng làm thủ tục xuất khẩu ngay. Chính vì vậy giá thực tế đích danh được Công ty sử dụng để tính giá vốn hàng xuất khẩu. Cách tính này vừa đảm bảo sự phù hợp giữa chi phí thực tế bỏ ra và doanh thu đạt được, vừa phù hợp với đặc điểm thực hiện hợp đồng xuất khẩu của Công ty. 2.2.1.4 Phương pháp tính giá hàng xuất khẩu Công ty áp dụng 2 phương pháp tính giá bán hàng xuất khẩu được sử dụng phổ biến là giá CIF và giá FOB. Nếu hợp đồng quy định giá bán là giá CIF thì ngoài việc làm thủ tục Hải quan Công ty còn tiến hành thuê phương tiện vận chuyển, mua bảo hiểm hàng hoá nếu hợp đồng yêu cầu, Công ty chịu mọi khoản chi phí này và được tính vào giá bán. Nếu hợp đồng quy định giá bán là giá FOB thì Công ty đưa hàng ra cảng để xuất sau khi thu mua hàng hoá, Công ty chỉ cần làm thủ tục Hải quan và giao hàng lên phương tiện vận chuyển. Công ty áp dụng 2 phương pháp tính giá này là hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty thích ứng hơn với từng thị trường, từng đối tác.
  54. 54 2.2.1.5 Phương pháp hạch toán tỷ giá hối đoái và chênh lệch tỷ giá Do đặc trưng kinh doanh của Công ty là xuất nhập khẩu nên số lượng nghiệp vụ phát sinh liên quan đến ngoại tệ của Công ty là rất lớn, do đó để thuận lợi trong công việc thanh toán với đối tác, phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như phù hợp với chế độ kế toán của Việt Nam, Công ty dùng tỷ giá thực tế tại thời điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố để hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ. Nghiệp vụ xuất khẩu có các khoản liên quan đến nguồn gốc ngoại tệ như: Doanh thu xuất khẩu, các khoản phải thu nước ngoài, các loại phí Ngân hàng như phí thanh toán bộ chứng từ, phí chuyển tiền đều được ghi nhận theo tỷ giá thực tế vào ngày phát sinh. 2.2.2. Kế toán quá trình mua hàng xuất khẩu 2.2.2.1 Các phương thức mua hàng xuất khẩu và thanh toán mua hàng xuất khẩu Sau khi ký hợp đồng ngoại với đối tác nước ngoài, các phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu trực tiếp liên hệ với đối tác trong nước tiến hành thu mua hàng hoá của các đối tác trong nước có ưu thế đối với mặt hàng mà Công ty cần xuất khẩu về giá cả, chất lượng và uy tín. Nghiệp vụ thu mua hàng hoá xuất khẩu được theo dõi theo từng phòng xuất nhập khẩu thực hiện hợp đồng đó. Phương thức thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản được Công ty áp dụng trong nghiệp vụ thu mua hàng xuất khẩu, có thể thanh toán ngay hoặc thanh toán chậm điều đó được quy định rõ trong hợp đồng mà 2 bên đã ký kết. 2.2.2.2. Chứng từ sử dụng trong mua hàng xuất khẩu Hợp đồng thu mua hàng Xuất khẩu Hoá đơn GTGT (Liên 2- giao cho khách hàng) do bên bán cung cấp Phiếu xuất kho của bên bán Biên bản giao nhận hàng
  55. 55 Giấy đề nghị tạm ứng Giấy thanh toán tiền tạm ứng Phiếu chi Giấy uỷ nhiệm chi Giấy báo Nợ của Ngân hàng 2.2.2.3. Hệ thống tài khoản sử dụng TK 1561XK: Hàng hoá xuất khẩu (nếu nhập kho Công ty) TK 6321: Giá vốn hàng bán (nếu xuất thẳng) TK 3311: Phải trả nhà cung cấp TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ TK 151: Hàng mua đang đi đường TK 1111: Tiền mặt VND TK 1121: Tiền gửi VND 2.2.2.4. Trình tự kế toán và ghi sổ kế toán Hàng ngày từ các chứng từ gốc: Hoá đơn mua hàng, phiếu xuất kho .kế toán tiến hành cập nhật hoá đơn kiêm phiếu nhập kho trên máy tính, phần mềm kế toán sẽ tự động ghi sổ chi tiết các TK 156, 632, 331, 1331, 112 , Sổ cái các TK Ghi sổ chi tiết các TK: 3311, 632, 1331, 112 đối với Công ty xuất nhập khẩu Intimex việc mua hàng xuất khẩu giao tay ba không qua kho của Công ty nên hàng hoá hạch toán thẳng vào TK 632. Ví dụ minh hoạ trình tự kế toán và ghi sổ kế toán tại Công ty xuất nhập khẩu Intimex như sau: Hợp đồng xuất khẩu trực tiếp số 12-36/06/BR ngày 28 tháng 10 năm 2006 giữa Công ty xuất nhập khẩu Intimex (bên xuất khẩu) do phòng kinh doanh 3 ký với Công ty Bernhard Rothyos GMBH thuộc tập đoàn New Mann Kaffe của Đức (bên nhập khẩu hàng hoá) là khách hàng thường xuyên của
  56. 56 Công ty. Để tạo nguồn hàng xuất khẩu cho hợp đồng này Công ty đã ký kết hợp đồng với nơi bán hàng xuất khẩu với hợp đồng số 560-XKKD3 ngày 02/11/2006 với Công ty TNHH Vĩnh Hiệp để mua lô hàng cà phê theo đúng yêu cầu của bên nhập khẩu: Tên hàng: - Cà phê Robusta R2, 5% TPXH - Số lượng: 115.200 (Kg) - Đơn giá (đ/Kg): 22.600 - Trị giá: 2.603.520.000 - Thuế GTGT 5%: 130.176.000 - Trị giá hợp đồng: 2.733.696.000 - Thời gian giao hàng: 12/11/2006 - Hình thức thanh toán: chuyển khoản Chi phí giao hàng do Công ty TNHH Vĩnh Hiệp chịu. Công ty Intimex ứng trước 80% trị giá chưa bao gồm thuế GTGT, số tiền còn lại và GTGT hai bên sẽ quyết toán tại thời điểm thanh lý hợp đồng. Quy trình thực hiện hợp đồng - Ngày 02/11/2006 Công ty tạm ứng số tiền hàng cho bên bán: 2.081.129.208 đồng - Ngày 12/11/2006 Hàng giao tại kho ngoại quan Biên Hoà, chi nhánh tiến hành tiếp nhận, kiểm tra chất lượng số lượng hàng, lập biên bản giao nhận hàng và biên bản thanh lý hợp đồng.
  57. 57 Biểu 2.1. Hợp đồng kinh tế Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc o0o Hợp đồng kinh tế Số: 560/NVKD3 - Căn cứ vào pháp lệnh HĐKT ban hành 26/09/1989 - Căn cứ Nghị Định số 17/HĐBT ngày 16/01/1990 của Hội Đồng Bộ Trưởng nay là Chính Phủ Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam quy định chi tiết thi hành Pháp Lệnh hợp đồng kinh tế. - Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của hai bên. Hôm nay ngày 02/11/2006 Bên A: Công ty XNK Intimex Địa chỉ: 96 Trần Hưng Đạo – Hà Nội Tel: (04). 9424287 Fax: (04). 9241918 Tài khoản: 002100210.1 tại Vietcombank HaNoi 215100000012143 tại ngân hàng đầu tư công nghệ Cầu Giấy Mã số thuế: 0100108039.1 Đại diện: Ông Nguyễn Đạt Tân Chức vụ: Trưởng phòng XNK3 Giấy uỷ quyền: 273/QĐ - INT – TCQB ngày 27/10/2006 Bên B: Công ty TNHH Vĩnh Hiệp Địa chỉ: Thôn 1, Chư A – Pleiku – Gia Lai Tel: (059). 861141 Fax: (059). 861380 Tài khoản: 02910000336335 tại Vietcombank GiaLai 421101001406 tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Gia Lai Mã số thuế: 5900315114 Đại diện: Bà Trần Thị Lan Anh Chức vụ: Phó Giám Đốc Công Ty Điều 1: Hàng hoá, số lượng, đơn giá Tªn hµng Sè l­îng ®¬n gi¸ Thµnh tiÒn (kg) (®/kg) Cµ phª Robusta R2 – 5% TPXH 115.200 22.600 2.603.520.000 ThuÕ GTGT 5% 130.176.000 Tæng trÞ gi¸ 2.733.696.000 Tổng cộng: Hai tỷ bảy trăm ba ba triệu sáu trăm chín sáu nghìn đồng chẵn.
  58. 58 Điều 2: Sản phẩm quy cách 1. Cà phê Robusta TPXK loại 2 niên vụ 2006 - 2007 Độ ẩm tối đa 13% Tỷ lệ đen vỡ tối đa 5% Tỷ lệ tạp chất tối đa 1% Cỡ hạt 90% tối thiểu trên sàng 13, không có hạt men, mốc. Mẫu phải được khách ngoại chấp nhận trước khi giao hàng. 2. Hàng đóng gói trong bao đay mới, sạch, chắc bền, miệng bao khâu bằng máy, trọng lượng tịnh 60kg. 3. Hàng được cơ quan giám định kiểm tra chất lượng, khi xuất hàng phải được tái kiểm tra bởi cơ quan giám định. Điều 3: Thời hạn giao hàng Ngày 12/11/2006 tại TP. Hồ Chí Minh hoặc vùng lân cận. Chi phí giao hàng đến cảng TP. Hồ Chí Minh do công ty TNHH Vĩnh Hiệp chịu. Công ty Intimex ứng trước 80% trị giá chưa bao gồm thuế GTGT. Số tiền còn lại và thuế GTGT hai bên sẽ quyết toán tại thời điểm thanh lý hợp đồng. Quá thời hạn giao hàng nếu bên A Công ty TNHH Vĩnh Hiệp chưa giao xong hàng thì chịu phí sử dụng vốn 1,5% trên tổng số tiền ứng trước và các chi phí phát sinh khác. Điều 4: Phương thức thanh toán Bên A thanh toán bằng chuyển khoản vào tài khoản của bên B 80% trị giá tiền hàng tại ngày ký hợp đồng. Số tiền 20% còn lại và thuế GTGT bên A cũng sẽ thanh toán bằng chuyển khoản. Điều 5: Điều kiện chung Hai bên cam kết thực hiện đúng theo các điều khoản đã ghi trong hợp đồng kinh tế. Bên nào vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm theo qui định của Pháp Luật. Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu có gì vướng mắc thì hai bên cùng nhau thương lượng giải quyết. Hợp đồng kinh tế có giá trị kể từ ngày ký kết và hết hiệu lực khi thanh lý hợp đồng. Hợp đồng được thành lập thành 04 bản, mỗi bên giữ 02 bản và có giá trị pháp lý như nhau. Đại diện bên A Đại diện bên B Phó Giám Đốc Nguyễn Đạt Tân Trần Thị Lan Anh
  59. 59 Biểu 2.2: Biên bản giao nhận hàng BIÊN BẢN GIAO NHẬN HÀNG Hợp đồng số: 560-XKKD3 ngày 02/11/2006 Ngày 12/11/2006 Địa điểm giao hàng: Cảng TP Hồ Chí Minh STT Danh mục Theo hợp đồng Thực tế giao nhận hàng 1 Tên hàng Cà phê R2 5% Cà phê R2 5% 2 Số lượng (kg) 115.200 114.753 3 Đơn giá (đ/kg) 22.600 22.600 4 Thành tiền (đ) 2.603.520.000 2.593.417.800 5 Thuế GTGT (5%) 130.176.000 129.670.890 6 Trị giá (đ) 2.733.696.000 2.723.088.690 Tỷ lệ đen vỡ tối đa: 5% Độ ẩm: 13% Tạp chất: 1% Không có hạt lên men, hạt mốc, tối thiểu 90% trên sàng 13 Bên nhận hàng Bên giao hàng
  60. 60 Biểu 2.3. Hoá đơn GTGT hàng mua XK HÓA ĐƠN Mẫu số: 01-GTKT-3LL GIÁ TRỊ GIA TĂNG TU/2006N Liên 2: Giao khách hàng 0014308 Ngày 12/11/2006 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Vĩnh Hiệp Địa chỉ: Thôn 1, Chư A-Pleiku, Gia Lai Số tài khoản: Điện thoại: Họ tên người mua hàng: Nguyễn Đạt Tân Tên đơn vị: Công ty xuất nhập khẩu Intimex Địa chỉ: 96 Trần Hưng Đạo-Hà Nội Số tài khoản: Hình thức thanh toán: Chuyển khoản MS: 01 001 08039 Tên hàng hoá, dịch Đơn Đơn giá STT Số lượng Thành tiền vụ vị tính (đ) 01 Cà phê Robusta R2, Kg 114.753 22.600 2.593.417.800 5% TPXH hợp đồng số 560 02 Bao đay Cái 1.920 Cộng tiền hàng 2.593.417.800 Thuế suất GTGT: 5%, Tiền thuế GTGT 129.670.890 Tổng cộng tiền thanh toán 2.723.088.690 Số tiền viết bằng chữ: Hai tỷ bảy trăm hai mươi ba triệu, không trăm tám mươi tám nghìn, sáu trăm chín mươi đồng Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, đóng dấu, họ tên)
  61. 61 Nhận được bộ chứng từ do phòng nghiệp vụ kinh doanh cung cấp, kế toán hàng xuất khẩu tiến hành nhập chứng từ vào máy để hạch toán và ghi sổ. Kế toán hàng xuất khẩu mở: phân hệ kế toán mua hàng và các khoản phải trả/cập nhật số liệu/hoá đơn mua hàng (dịch vụ ) Biểu 2.4: Phiếu kế toán Hóa đơn mua hàng (dịch vụ) Mã đơn vị: vp Văn phòng Công ty Số chứng từ: 14308 Mã khách: HX9011 Công ty TNHH Vĩnh Hiệp Ngày ht:12/11/2006 Địa chỉ: Gia Lai MST 5900315114 Ngày lập ct:12/11/2006 Người giao hàng: Số dư Tỷ giá (VND) Tk có:33113 Số hóa đơn: 0014308 Số seri TU/2006 Ngày ht:12/11/2006 TK Nợ Tên tài khoản Mã vv Tiền VND Diễn giải 6321 Giá vồn hàng XK 0107CP3015 2.593.417.800 Xuất giá vốn 114,753 tấn cà phê HĐ 560XK-KD3 Tiền hàng: 2.593.417.800 Tk thuế: 13311 Tiền thuế: 129.670.890 Tổng TT: 2.723.088.690
  62. 62 Biểu 2.5 Sổ chi tiết tài khoản 1121 Công ty XNK Intimex SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tài khoản: 1121-Tiền gửi Ngân hàng VND Từ ngày 01/10/2006 đến ngày 31/12/2006 Số dư Nợ đầu kỳ Chứng từ Số phát sinh Khách hàng Diễn giải TKĐƯ Ngày Số Nợ Có . . . . 2/11/06 UN10 Công ty TNHH ứng trước 80% giá 33113 2.074.734.240 Vĩnh Hiệp trị tiền 114,753 tấn cà phê chưa có thuế GTGT 13/11/06 UN18 Công ty TNHH Thanh toán số tiền 33113 518.683.560 Vĩnh Hiệp 20% còn lại Thuế suất thuế 1331 129.670.890 GTGT 5% . Tổng phát sinh Nợ: Tổng phát sinh Có: Số dư Nợ cuối kỳ: Ngày tháng năm Kế toán trưởng Người ghi sổ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sổ này theo dõi tình hình tăng, giảm tiền gửi ngân hàng VND, các số liệu trên sổ chi tiết 1121 được tổng hợp vào sổ cái TK 1121 đồng thời đối chiếu số liệu với sổ chi tiết TK 33113 - phải trả cho người bán H/xuất – NV3.
  63. 63 Biểu 2.6 Sổ chi tiết tài khoản 6321 Công ty XNK Intimex SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tài khoản: 6321-Giá vốn hàng xuất khẩu Từ ngày 01/10/2006 đến ngày 31/12/2006 Số dư Nợ đầu kỳ Chứng từ Số phát sinh Khách hàng Diễn giải TKĐƯ Ngày Số Nợ Có . . . . 12/11/06 PKT- Công ty TNHH Xuất giá vốn 33113 2.593.417.800 14308 Vĩnh Hiệp 114.753 tấn cà phê HX.9011 HĐ560XK-KD3 . Tổng phát sinh Nợ: Tổng phát sinh Có: Số dư Nợ cuối kỳ: Ngày tháng năm Kế toán trưởng Người ghi sổ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sổ này theo dõi giá vốn hàng xuất khẩu, số liệu sẽ được tổng hợp lên Sổ cái TK 6321, đối chiếu số liệu với sổ chi tiết TK 33113.
  64. 64 Biểu 2.7 Sổ chi tiết tài khoản 33113 Công ty XNK Intimex SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tài khoản: 33113-Phải trả cho người bán H/xuất-NV3 Từ ngày 01/10/2006 đến ngày 31/12/2006 Số dư Nợ đầu kỳ Chứng từ Khách Số phát sinh Diễn giải TKĐƯ Ngày Số hàng Nợ Có . 2/11/06 UN-10 Công ty ứng trước 80% giá 33113 2.074.734.240 TNHH trị tiền 114,753 Vĩnh Hiệp tần cà phê chưa HX.9011 thuế GTGT 12/11/06 PKT- Công ty Xuất giá vốn 6321 2.593.417.800 14308 TNHH 114,753 tấn cà phê Vĩnh Hiệp HĐ560XK-KD3 HX.9011 12/11/06 PKT- Công ty Xuất giá vốn 1331 129.670.890 14308 TNHH 114,753 tấn cà phê Vĩnh Hiệp HĐ560XK-KD3 HX.9011 13/11/06 UN-18 Công ty Thanh toán số tiền 1121 648.354.450 TNHH hàng còn lại + Vĩnh Hiệp thuế GTGT 5% HX.9011 . Tổng phát sinh Nợ: Tổng phát sinh Có: Số dư Nợ cuối kỳ: Ngày tháng năm Kế toán trưởng Người ghi sổ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sổ này theo dõi tình hình khoản phải trả cho người bán H/xuất của phòng nghiệp vụ 3, số liệu được tổng hợp lên sổ cái TK 3113.
  65. 65 Biểu 2.8 Sổ cái tài khoản 1121 Công ty XNK Intimex SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tài khoản: 1121-Tiền gửi Ngân hàng VND Từ ngày 01/10/2006 đến ngày 31/12/2006 Số dư Nợ đầu kỳ Chứng từ Số phát sinh Diễn giải TKĐƯ Ngày Số Nợ Có . . . . 2/11/06 UN-10 ứng trước 80% tiền 33113 2.074.734.240 hàng cho Công ty TNHH Vĩnh Hiệp 13/11/06 UN-18 Thanh toán số tiền 33113 648.354.450 hàng còn lại + VAT 5% cho Công ty TNHH Vĩnh Hiệp . Tổng phát sinh Nợ: Tổng phát sinh Có: Số dư Nợ cuối kỳ: Ngày tháng năm Kế toán trưởng Người ghi sổ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
  66. 66 Biểu 2.9 Sổ cái tài khoản 6321 Công ty XNK Intimex SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tài khoản:6321- Giá vốn hàng XK Từ ngày 01/10/2006 đến ngày 31/12/2006 Số dư Nợ đầu kỳ Chứng từ Số phát sinh Diễn giải TKĐƯ Ngày Số Nợ Có . . . . 12/11/06 PKT- Xuất giá vốn 114,753 33113 2.593.417.800 14308 tấn cà phê, HĐ 560- XKKD3 . Tổng phát sinh Nợ: Tổng phát sinh Có: Số dư Nợ cuối kỳ: Ngày tháng năm Kế toán trưởng Người ghi sổ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
  67. 67 Biểu 2.10 Sổ cái tài khoản 33113 Công ty XNK Intimex SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tài khoản:33113-Phải trả người bán H/ xuất – KD3 Từ ngày 01/10/2006 đến ngày 31/12/2006 Số dư đầu kỳ Chứng từ Số phát sinh Diễn giải TKĐƯ Ngày Số Nợ Có . . . . 2/11/06 UN-10 ứng trước 80% tiền 1121 2.074.734.240 hàng cho Công ty TNHH Vĩnh Hiệp 12/11/06 PKT-14308 Xuất giá vốn 114,753 6321 2.593.417.800 tấn cà phê HĐ560XK- KD3 1331 129.670.890 13/11/06 UN-18 Thanh toán số tiền 1121 648.354.450 hàng còn lại + VAT 5% cho Công ty TNHH Vĩnh Hiệp . Tổng phát sinh Nợ: Tổng phát sinh Có: Số dư cuối kỳ: Ngày tháng năm Kế toán trưởng Người ghi sổ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
  68. 68 Biểu 2.11 Bảng cân đối phát sinh công Nợ Công ty XNK Intimex BẢNG CÂN ĐỐI PHÁT SINH CÔNG NỢ Tài khoản: 33113-Phải trả cho người bán hàng xuất-NV3 Từ ngày 01/10/2006 đến ngày 31/12/2006 Số dư đầu kỳ Phát sinh Số dư cuối kỳ STT Mã khách Tên khách Dư Nợ Dư Có Dư Nợ Dư Có Phát sinh Nợ Phát sinh Có đầu kỳ đầu kỳ cuối kỳ cuối kỳ . . . . . . 7 HX9011 Công ty TNHH 2.723.088.690 2.723.088.690 Vĩnh Hiệp . . . . . . Tổng cộng Ngày .tháng .năm Kế toán trưởng Người lập biểu (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
  69. 69 2.2.3 Kế toán quá trình xuất khẩu hàng hoá 2.2.3.1. Kế toán xuất khẩu hàng hoá trực tiếp *Chứng từ và tài khoản sử dụng Chứng từ sử dụng - Hợp đồng ngoại - Hoá đơn thương mại - Tờ khai hải quan - Vận đơn đường không hoặc đường biển - Giấy chứng nhận số lượng, chất lượng hàng hoá. - Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá - Hoá đơn GTGT - Hối phiếu, giấy báo Nợ, giấy báo Có, phiếu chi tiền mặt, giấy thanh toán tạm ứng. Tài khoản sử dụng TK: 131: Phải thu của khách hàng TK: 51111: Doanh thu hàng xuất khẩu TK: 111, 112, 413 * Trình tự kế toán và ghi sổ Sau khi ký kết hợp đồng ngoại, Công ty tiến hành ký kết hợp đồng nội mua hàng để xuất khẩu, hàng mua có thể xuất khẩu ngay hoặc nhập kho của Công ty. Nếu hàng mua xuất ngay có biên bản giao nhận hàng hoá, tại Công ty xuất nhập khẩu Intimex chủ yếu là mua hàng xuất ngay. Khi xuất khẩu hàng hoá phòng kinh doanh xuất nhập khẩu lập hoá đơn xuất khẩu. Hoá đơn này được lập thành 03 liên:
  70. 70 Liên 1: Lưu để tính thuế Liên 2: Giao cho khách Liên 3: Lưu nội bộ Khi có đủ bộ chứng từ, phòng kinh doanh xuất nhập khẩu gửi bộ chứng từ cho Ngân hàng của Công ty, để Ngân hàng sẽ chuyển cho Ngân hàng bên mua đề nghị thanh toán, Ngân hàng sẽ gửi giấy báo Có khi tiền hàng được thanh toán. Khi hợp đồng xuất khẩu đã được thực hiện, phòng kinh doanh sẽ gửi bộ chứng từ sang phòng kế toán để ghi nhận doanh thu, đồng thời ghi sổ chi tiết các tài khoản TK 131, TK 51111, cuối tháng máy tự động cập nhật số liệu vào các Sổ cái TK. Để làm rõ quá trình kế toán xuất khẩu trực tiếp ta xem xét ví dụ minh hoạ sau: Ví dụ thực tế: Tiếp theo ví dụ về hợp đồng xuất khẩu trực tiếp cà phê số 12-36/06/BR ngày 28/10/2006 giữa Công ty xuất nhập khẩu Intimex (bên xuất khẩu) do phòng kinh doanh 3 ký với Công ty Bernhard Rothyos GMBH thuộc tập đoàn Mann Kaffe của Đức (bên nhập khẩu) Tên hàng: Cà phê Robusta loại 2 1920 Bags (60 KGS/Bags) Số lượng: 115,2 tấn Đơn giá nguyên tệ: 1.434 (USD) Trị giá nguyên tệ: 165.196,80 (USD) Phương thức thanh toán: L/C Cảng giao hàng: Cảng TP HCM Hàng xuất theo giá: FOB Thời gian giao hàng: 15/11/2006 Ngày 15/11/2006 Công ty xuất lô hàng cà phê trị giá 165.196,80 USD theo Hoá đơn số: 0098556 tỷ giá nguyên tệ 16.065 VND/USD.
  71. 71 Cùng ngày hải quan đã xác nhận lô hàng xuất khẩu. - Ngày 17/11/2006 Công ty nhận được giấy báo Có của Ngân hàng VietcomBank Việt Nam về việc khách hàng đã thanh toán. Biểu 2.12 Hoá đơn GTGT hàng XK HÓA ĐƠN Mẫu số: 01-GTKT-3LL GIÁ TRỊ GIA TĂNG TU/2006B Liên 3: Nội bộ 0098556 Ngày 15/11/2006 Đơn vị bán hàng: Công ty xuất nhập khẩu Intimex Địa chỉ: 96 Trần Hưng Đạo-Hà Nội Số tài khoản: Điện thoại: MS: Họ tên người mua hàng: Bernhard Rothyos GMBH Tên đơn vị: Địa chỉ: Am Sandtorkai5, Hamburg D20457, Germany Số tài khoản: Hình thức thanh toán: Chuyển khoản MS: Tên hàng hoá, dịch Đơn Đơn giá STT Số lượng Thành tiền vụ vị tính (USD) A B C 1 2 3=1x2 01 Cà phê Robusta R2, MT 114,753 1.434 164.555,80 Invoce số 560- HCM-P3 Quy đổi theo tỷ giá 2.643.588.927 16.065 VND/USD Cộng tiền hàng 2.643.588.927 Thuế suất GTGT: 0%,Tiền thuế GTGT x Số tiền viết bằng chữ: Hai tỷ sáu trăm bốn mươi ba triệu, năm trăm tám mươi tám nghìn, chín trăm hai bảy đồng Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, đóng dấu, họ tên)
  72. 72 Khi nhận được đầy đủ chứng từ do phòng nghiệp vụ gửi xuống, kế toán xuất khẩu nhập các chứng từ gốc vào máy: Biểu 2.12 : Phiếu kế toán Hóa đơn dịch vụ Mã đơn vị: vp Văn phòng Công ty Số hđ: 0098556 Mã khách: XK6050 Bernhard Rothyos GMBH Số seri: NA/2006 Địa chỉ: Đức MST 5900315114 Ngày ht:15/11/2006 Người mua hàng: Số dư Ngày lập hđ:15/11/2006 Tk nợ:13113 BPKD Tỷ giá (USD): 16065,00 Tk dt Tên tài khoản Mã vv Tiền USD Diễn giải 511113 Doanh thu bán hàng 0107CP3015 164.555,80 Xuất giá vồn 114,753 hóa XK- P3 tấn cà phê HĐ 560 Tiền hàng: 164.555,80 2.643.588.927 Tkđư với tk thuế: 13311 Tiền thuế: 0 Tk chiết khấu: Tiền chiết khẩu: 0 Tổng TT: 164.555,80 2.643.588.927
  73. 73 Biểu 2.14. Sổ chi tiết tài khoản 13113 Công ty xuất nhập khẩu Intimex SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tài khoản: 13113-Phải thu của khách hàng H/xuất-NV3 Khách hàng: Bernhard Rothyos GMBH (XK6050) Từ ngày 01/10/2006 đến ngày 31/12/2006 Số dư đầu kỳ: Số phát sinh ngoại tệ Chứng từ Khách Số phát sinh VND Diễn giải TKĐƯ USD Tỷ giá hàng Ngày Số Nợ Có Nợ Có . . . . . . . . 15/11/06 HĐ0098556 Bernhard Xuất bán 114,753 tấn cà phê 511113 164.555,80 16.065 2.643.588.927 Rothyos INV560-HCM HD12- GMBH 36/06BR 17/11/06 BC9 Bernhard Thu tiền xuất khẩu Inv560- 11221 164.555,80 16.055 2.641.943.369 Rothyos HCM P3 GMBH . . . . . . . Tổng phát sinh Nợ: Tổng phát sinh Có: Số dư cuối kỳ: Ngày tháng năm Kế toán trưởng Người ghi sổ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
  74. 74 Biểu 2.15 Sổ chi tiết tài khoản 511113 Công ty xuất nhập khẩu Intimex SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tài khoản: 511113-Doanh thu bán hàng hoá XK-P3 Từ ngày 01/10/2006 đến ngày 31/12/2006 Số dư đầu kỳ Số phát sinh ngoại Chứng từ Khách Số phát sinh VND Diễn giải TKĐƯ tệ (USD) Tỷ giá hàng Ngày Số Nợ Có Nợ Có . . 15/11/06 HD0098556 Bernhand Xuất bán 13113 164.555,08 16.065 2.643.588.927 Rothyos 114,753 tấn cà GMBH phê Inv560- HCM HD 12- 36/06/BR . . . . . Tổng phát sinh Nợ: Tổng phát sinh Có: Số dư Nợ cuối kỳ: Ngày tháng năm Kế toán trưởng Người ghi sổ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
  75. 75 Biểu 2.16 Sổ cái tài khoản 511113 Công ty xuất nhập khẩu Intimex SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tài khoản 511113-Doanh thu bán hàng hóa XK-P3 Từ ngày 01/10/2006 đến ngày 31/12/2006 Số dư đầu kỳ: Số phát sinh ngoại tệ Chứng từ Số phát sinh VND Diễn giải TKĐƯ (USD) Tỷ giá Ngày Số Nợ Có Nợ Có . 15/11/06 HD0098556 Xuất bán 114,753 13113 164.555,08 16.065 2.643.588.927 tấn cà phê Inv560- HCM HD 12- 36/06/BR . . . . Tổng phát sinh Nợ: Tổng phát sinh Có: Số dư Nợ cuối kỳ: Ngày tháng năm
  76. 76 Kế toán trưởng Người ghi sổ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu 2.17 Sổ cái tài khoản 13113 Công ty xuất nhập khẩu Intimex SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tài khoản 13113-Phải thu của khách hàng H/xuất-NV3 Từ ngày 01/10/2006 đến ngày 31/12/2006 Số dư đầu kỳ: Số phát sinh ngoại tệ Chứng từ Số phát sinh VND Diễn giải TKĐƯ (USD) Tỷ giá Ngày Số Nợ Có Nợ Có . 15/01/06 HD0098556 Xuất bán 114,753 tấn 511113 164.555,80 16.065 2.643.588.927 cà phê Inv560-HCM HD 12-36/06/BR 17/11/06 BC9 Thu tiền xuất khẩu 11221 164.555,80 16.055 2.641.943.369 Inv560-HCMP3 . . . . Tổng phát sinh Nợ: Tổng phát sinh Có: Số dư Nợ cuối kỳ: Ngày tháng năm
  77. 77 Kế toán trưởng Người ghi sổ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
  78. 78 Biểu 2.18. Sổ chi tiết tài khoản 635 Công ty XNK Intimex SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tài khoản: 635 – Chi phí tài chính . Mã nt: VND Từ ngày: 01/10/2006 đến ngày 31/12/2006 Số dư Nợ đầu kỳ: SỐ PHÁT SINH SỐ PHÁT SINH CHỨNG TỪ KHÁCH DIỄN GIẢI TKĐƯ NGOẠI TỆ TỶ GIÁ VND NGÀY SỐ HÀNG Nợ Có Nợ Có 17/11/2006 PKTCLTG Bernhard CLTG Inv 13113 1.645.558 Rothfos 560 - HCM GMBH Tổng phát sinh Nợ: Tổng phát sinh Có Số dư Nợ cuối kỳ: Ngày tháng năm Kế toán trưởng Người ghi sổ ( Ký, họ tên ) ( Ký , họ tên )
  79. 79 Biểu 2.19: Sổ cái tài khoản 635 SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tài khoản 635 – Chi phí tài chính . Mã nt: VND Từ ngày 01/10/2006 đến ngày 31/12/2006 Số dư Nợ đầu kỳ: SỐ PHÁT SINH CHỨNG TỪ SỐ PHÁT SINH VND DIỄN GIẢI TKĐƯ NGOẠI TỆ TỶ GIÁ NGÀY SỐ Nợ Có Nợ Có 17/11/06 PKT CLTK CLTK Inv 13113 1.645.558 560 - HCM Tổng phát sinh Nợ: Tổng phát sinh Có: Số dư Nợ cuối kỳ: Ngày tháng năm Kế toán trưởng Người ghi sổ ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên )
  80. 80 2.2.3.2. Kế toán xuất khẩu hàng hoá uỷ thác *Chứng từ và tài khoản sử dụng Chứng từ sử dụng Phương thức kinh doanh hàng xuất khẩu uỷ thác cũng phải có một bộ chứng từ xuất khẩu đầy đủ theo quy định: - Hợp đồng uỷ thác xuất khẩu - Hợp đồng ngoại - Tờ khai hải quan - Hoá đơn GTGT về tiền hoa hồng được nhận từ dịch vụ uỷ thác (liên 2) giao cho bên uỷ thác. - Giấy báo Nợ, giấy báo Có của Ngân hàng - Uỷ nhiệm chi Tài khoản sử dụng + TK 131 (UT): Phải thu của khách hàng uỷ thác + TK 111: Tiền mặt + TK 112: Tiền gửi ngân hàng + TK 3331: Thuế GTGT của phí uỷ thác + TK 51131: Phí uỷ thác nhận được *Trình tự kế toán Công ty sẽ tiến hành ký kết hợp đồng ngoại sau khi đã ký hợp đồng uỷ thác xuất khẩu. Công ty sẽ nhận được Hoá đơn bán hàng do bên giao uỷ thác lập (liên 2 giao khách hàng) về số hàng uỷ thác xuất khẩu trình tự thực hiện hoạt động xuất khẩu uỷ thác cũng như xuất khẩu trực tiếp, mọi chi phí liên quan đến lô hàng xuất khẩu sẽ do bên giao uỷ thác chi hoặc nhờ Công ty chi hộ. Biên bản thanh lý hợp đồng, thủ tục trả tiền cho bên giao uỷ thác sẽ được
  81. 81 thực hiện sau khi khách hàng ngoại thanh toán tiền hàng đồng thời Công ty thông báo các khoản chi hộ, tiền hoa hồng được hưởng. Để hiểu rõ về kế toán xuất khẩu uỷ thác ta có ví dụ minh họa sau: Hợp đồng uỷ thác xuất khẩu số 014-06/XKUT-KD2 ngày 12/10/2006 giữa Công ty xuất nhập khẩu Intimex (bên nhận uỷ thác) do đại diện phòng kinh doanh xuất nhập khẩu 2 ký kết với Công ty Dệt Tẩy Nhuộm Tiến Đạt (bên giao uỷ thác) về việc xuất lô hàng khăn bông Số lượng: 40.400 chiếc Trị giá: 5.565 USD Toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến lô hàng do bên giao uỷ thác chịu. Hoa hồng xuất khẩu uỷ thác Công ty được hưởng: 451.200 (VND), thuế hoa hồng uỷ thác 10% Việc thanh toán tiền hàng với đối tác nước ngoài do bên giao uỷ thác tự thực hiện. Hợp đồng ngoại số: P-9298/XUT ký ngày 17/10/2006 giữa Công ty xuất nhập khẩu Intimex và Finagra (UK) LTD (Anh). Thời gian giao hàng 25/11/2006; địa điểm giao hàng: Cảng Hải Phòng Việt Nam Phương thức thanh toán CDA (Cash Again Document): Thanh toán dựa trên bộ chứng từ, khi xuất khẩu chỉ cần xuất trình chứng từ cho Ngân hàng là được thanh toán. Ngày 27/11/2006 kế toán căn cứ hợp đồng uỷ thác, hợp đồng ngoại kế toán lập hoá đơn GTGT số 0081218 cho số hoa hồng uỷ thác đồng thời cập nhật hoá đơn vào máy.
  82. 82 Biểu 2.20: Hoá đơn GTGT cung cấp dịch vụ xuất khẩu uỷ thác HOÁ ĐƠN Mẫu số: 01GTKT-3LL GIÁ TRỊ GIA TĂNG NA/2006 B Liên 3: (nội bộ) 0082128 Ngày 27 tháng 11 năm 2006 Đơn vị bán hàng: Công ty xuất nhập khẩu Intimex Địa chỉ: 96 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội Số tài khoản: Điện thoại: MS: Họ tên người mua hàng: Công ty Dệt Tẩy Nhuộm Tiến Đạt Địa chỉ: Yên Khánh-Ninh Bình Số tài khoản: Hình thức thanh toán: Tiền mặt MST: Tên hàng hoá, dịch Số Thành STT ĐVT Đơn giá vụ lượng tiền A B C 1 2 3=1x2 1 Phí uỷ thác xuất khẩu 451.200 HĐ014-06/XKUT- KD2 Cộng tiền hàng 451.200 Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT 45.120 Tổng cộng tiền thanh toán 496.320 Số tiền viết bằng chữ: Bốn trăm chín mươi sáu nghìn, ba trăm hai mươi đồng Người mua hàng Người bánhàng Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ t
  83. 83 Biểu 2.21. Phiếu kế toán Hóa đơn dịch vụ Mã đơn vị: vp Văn phòng Công ty Số hđ: 0081218 Mã khách: CTTD Công ty Dệt Tẩy Nhuộm Tiến Đạt Số seri: NA/2006B Địa chỉ: Yên Khánh – Ninh Bình MST Ngày ht:27/11/2006 Người mua hàng: Số dư Ngày lập hđ:27/11/2006 Tk nợ:131XUT BPKD Tỷ giá (VND): Tên tài Tiền Mã Thuế Thuế TK Nợ Mãvv 33311XK Diễn giải khoản VND thuế suất VND 511113 Doanh thu 451.200 XK10 10% 45.120 Hàng hoá cung cấp uỷ thác dịch vụ hàng XK hàng xuất khẩu khăn bông Tiền hàng : 451.200 TKĐƯ với TK thuế 131XUT Tiền thuế : 45.120 TK chiết khấu: Tiền chiết khấu : 0 Tổng TT : 496.320
  84. 84 Biểu số 2.22. Sổ chi tiết tài khoản 131 XUT Công ty XNK Intimex SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tài khoản: 131 XUT-Phải thu khách hàng uỷ thác Từ ngày 01/10/2006 đến ngày 31/12/2006 Dư đầu kỳ: Chứng từ Số phát sinh Khách hàng Diễn giải TKĐƯ Ngày Số Nợ Có . . . . . 27/11/06 0081218 Công ty dệt Hàng hóa uỷ thác 51131 451.200 tẩy nhuộm xuất khẩu khăn Tiến Đạt bông 33311 45.120 02/12/06 PT3 Công ty dệt Thu tiền phí uỷ 111 496.320 tẩy nhuộm thác xuất khẩu Tiến Đạt khăn bông . . . . . Tổng phát sinh Nợ: Tổng phát sinh Có: Số dư cuối kỳ: Ngày .tháng .năm . Kế toán trưởng Người ghi sổ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
  85. 85 Biểu số 2.23. Sổ chi tiết tài khoản 51131 Công ty XNK Intimex SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tài khoản: 51131-Doanh thu cung cấp dịch vụ hàng xuất khẩu Từ ngày 01/10/2006 đến ngày 31/12/2006 Dư đầu kỳ Chứng từ Số phát sinh Khách hàng Diễn giải TKĐƯ Ngày Số Nợ Có . . . . . 27/11/06 0081218 Công ty dệt Hàng hoá uỷ thác 131 XUT 451.200 tẩy nhuộm xuất khẩu khăn Tiến Đạt bông . . . . . Tổng phát sinh Nợ: Tổng phát sinh Có: Số dư cuối kỳ: Ngày .tháng .năm . Kế toán trưởng Người ghi sổ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
  86. 86 Biểu số 2.24 Sổ cái tài khoản 131 XUT Công ty XNK Intimex SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tài khoản: 131 XUT-Phải thu khách hàng uỷ thác Từ ngày 01/10/2006 đến ngày 31/12/2006 Dư đầu kỳ Chứng từ Số phát sinh Diễn giải TKĐƯ Ngày Số Nợ Có . . . . 27/11/06 0081218 Hàng bán uỷ thác 51131 451.200 xuất khẩu khăn bông 27/11/06 0081218 Hàng bán uỷ thác 33311XK 45.120 xuất khẩu khăn bông 02/12/06 PT3 Thu tiền phí uỷ thác 1111 496.320 xuất khẩu khăn bông . . . . Tổng phát sinh Nợ: Tổng phát sinh Có: Số dư cuối kỳ: Ngày .tháng .năm . Kế toán trưởng Người ghi sổ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
  87. 87 Biểu số 2.25 Sổ cái tài khoản 51131 XUT Công ty XNK Intimex SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tài khoản: 51131 – Doanh thu cung cấp dịch vụ hàng xuất khẩu Từ ngày 01/10/2006 đến ngày 31/12/2006 Dư đầu kỳ Chứng từ Số phát sinh Diễn giải TKĐƯ Ngày Số Nợ Có . . . . 27/11/06 0081218 Hàng hóa uỷ thác 131 XUT 451.200 xuất khẩu khăn bông . . . . Tổng phát sinh Nợ: Tổng phát sinh Có: Số dư cuối kỳ: Ngày .tháng .năm . Kế toán trưởng Người ghi sổ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
  88. 88 CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU INTIMEX 3.1. Đánh giá chung về công tác kế toán tại Công ty xuất nhập khẩu Intimex 3.1.1. Ưu điểm 3.1.1.1. Về công tác quản lý Công ty xuất nhập khẩu Intimex hoạt động lâu năm trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu do đó đã tạo được cho mình những ưu thế nhất định, tạo được uy tín và tín nhiệm đối với khách hàng, kết quả kinh doanh của Công ty không ngừng tăng qua các năm đó là nhờ một phần vào công tác quản lý, sự nỗ lực phấn đấu của Ban giám đốc và toàn thể cán bộ nhân viên của Công ty. Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức một cách khoa học, các phòng ban được tổ chức phân công, phân nhiệm rõ ràng, đảm bảo hiệu quả công việc cao. Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kinh doanh có trình độ chuyên môn có trách nhiệm với công việc, việc chỉ đạo hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và kinh doanh nội địa luôn sát sao, kịp thời, Công ty đã tạo được mối quan hệ lâu năm với khách hàng trong nước và nước ngoài do đó việc thực hiện các hợp đồng xuất khẩu luôn được diễn ra một cách thuận lợi và nhanh chóng. Công ty tuân thủ đầy đủ thủ tục mà pháp luật đã quy định cũng như các tập quán thông lệ trong thương mại quốc tế, tạo được sự tin tưởng của các bạn hàng, đối tác trong và ngoài nước. Quy trình xuất khẩu hàng hoá được tổ chức một cách hợp lý và chặt chẽ đầu tiên các phòng nghiệp vụ trình phương án
  89. 89 kinh doanh xuất khẩu lên Kế toán trưởng và Ban giám đốc, khi phương án kinh doanh được duyệt, các phòng nghiệp vụ sẽ được tạm ứng vốn để thực hiện hợp đồng, kế toán tiến hành kiểm tra việc mua hàng hoá, xuất bán hàng hoá, theo dõi các khoản chi phí phát sinh, thanh toán tiền cho khách hàng và ghi sổ kế toán. Khi hợp đồng đã thực hiện xong, phải có biên bản thanh lý hợp đồng, hạch toán kết quả kinh doanh, kiểm tra và lưu trữ chứng từ. Áp dụng cơ chế khoán trong hoạt động kinh doanh của Công ty tạo ra tinh thần, trách nhiệm làm việc của cán bộ công nhân viên khuyến khích cán bộ công nhân viên làm việc nỗ lực hết mình. Tất cả các phòng ban trong Công ty đều được trang bị phương tiện, thiết bị phục vụ cho hoạt động của Công ty. Hệ thống máy tính được nối mạng Internet và mạng nội bộ giúp cho công việc giao dịch với các đối tác một cách thuận lợi và nhanh chóng, giúp cán bộ giữa các phòng ban trao đổi thông tin kịp thời với nhau. 3.1.1.2. Về công tác kế toán * Bộ máy kế toán Căn cứ vào đặc điểm tổ chức kinh doanh, quy mô hoạt động kinh doanh, khả năng và trình độ của đội ngũ cán bộ kế toán của mình Công ty áp dụng mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán, đây là mô hình tối ưu và phù hợp với Công ty vì: - Công ty là một đơn vị hoạt động có quy mô lớn, địa bàn phân tán từ Bắc vào Nam. - Công ty chỉ đạo tập trung công tác kế toán phù hợp với cơ chế khoán mà Công ty đang áp dụng hiện nay. - Các đơn vị phụ thuộc chủ động trong các hoạt động sản xuất kinh doanh nhạy bén, kịp thời.
  90. 90 - Thuận tiện cho việc kê khai thuế và hoàn thuế (vì mỗi đơn vị đều có mã số thuế riêng, con dấu riêng). Đội ngũ nhân viên kế toán tại văn phòng Công ty có 20 cán bộ nhân viên đều có trình đội đại học, sử dụng thành thạo máy vi tính ., thể hiện sự coi trọng công tác kế toán của Công ty. Bộ máy kế toán được tổ chức hợp lý khoa học có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng phù hợp với năng lực của từng người. Đội ngũ cán bộ nhân viên phòng kế toán là những người có năng lực chuyên môn và trách nhiệm với công việc. Hoạt động chủ yếu của Công ty là xuất nhập khẩu do vậy số lượng nghiệp vụ xuất, nhập khẩu hàng hoá là rất nhiều, do đó Công ty đã bố trí 2 nhân viên chuyên phụ trách phần hành kế toán nhập khẩu, họ đều là những nhân viên có năng lực chuyên môn, có trách nhiệm và lòng nhiệt huyết; Các phần hành kế toán khác đều được bố trí nhân viên một cách hợp lý, chính sự phù hợp đó đã đảm bảo cho bộ máy kế toán của văn phòng Công ty hoạt động hiệu quả nhất. Công ty sử dụng phần mềm kế toán Fast do đó việc nhập nhật các chứng từ sổ sách rất nhanh, thuận lợi và dễ dàng trong công tác kiểm tra theo tiến độ công việc của từng nhân viên kế toán, chính sự tiện lợi nhờ áp dụng kế toán máy, công việc kế toán của các nhân viên trở nên nhanh gọn và hiệu quả hơn. * Các chính sách kế toán Công ty áp dụng Hệ thống chứng từ kế toán Công ty sử dụng đều theo mẫu quy định của Bộ Tài chính, quá trình luân chuyển chứng từ được thực hiện nhanh chóng, khoa học và hiệu quả. Các chứng từ liên quan đến hiệu quả xuất khẩu đều được lập theo quy định của Bộ Tài chính và thông lệ quốc tế, được sắp xếp theo từng phòng nghiệp vụ kinh doanh, theo thời gian để thuận lợi cho việc kiểm tra theo dõi. Những chứng từ được sử dụng trong một nghiệp vụ xuất khẩu sẽ được liệt kê thành một danh sách, chứng từ kèm theo các chứng từ cụ
  91. 91 thể và đóng thành tập , căn cứ vào bộ chứng từ kế toán tiến hành cập nhật số liệu. Công ty sử dụng hệ thống tài khoản doanh nghiệp do Bộ Tài chính quy định, trên cơ sở hệ thống tài khoản đó Công ty đã chi tiết thành các tiểu khoản phù hợp với yêu cầu quản lý của Công ty và thuận lợi trong công tác hạch toán kế toán. Cụ thể các tài khoản tiền gửi ngân hàng được chi tiết theo từng Ngân hàng tham gia giao dịch, các tài khoản công Nợ chi tiết theo từng phòng nghiệp vụ kinh doanh và từng khách hàng, Công ty áp dụng hệ thống tài khoản tương đối linh hoạt chi tiết. Trong các loại hình thức sổ kế toán mà Nhà nước đã quy định Công ty xuất nhập khẩu Intimex áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ vì đây là hình thức ghi sổ phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Công ty đồng thời cũng thuận lợi cho việc ứng dụng kế toán máy, đặc biệt là việc mở hệ thống sổ chi tiết sẽ được dễ dàng, việc đối chiếu số liệu kế toán trên các sổ sách sẽ được thuận lợi hơn. Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong việc hạch toán hàng tồn kho và đánh giá hàng tồn kho theo giá đích danh. Phương pháp này cho phép kế toán theo dõi thường xuyên biến động hàng ngày của tài sản, hàng hoá biết được chính xác giá trị của lô hàng. Phương thức tính giá vốn hàng xuất khẩu là giá thực tế đích danh, các chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng xuất khẩu được hạch toán vào chi phí bán hàng. Công ty xuất khẩu chủ yếu mua hàng xuất thẳng do đó không lập phiếu nhập kho mà thay vào đó là Biên bản giao nhận hàng hoá. Bên cạnh những ưu điểm, thuận lợi mà Công ty có được vẫn còn những tồn tại, hạn chế.