Luận văn Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần may Chiến Thắng

pdf 71 trang yendo 5560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần may Chiến Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_hach_toan_chi_phi_san_xuat_va_tinh_gia_thanh_san_ph.pdf

Nội dung text: Luận văn Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần may Chiến Thắng

  1. Luận văn Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần may Chiến Thắng
  2. Lời nói đầu Trong những thập niên gần đây, kinh tế khu vực và kinh tế thế giới đang có xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá. Điều đó không chỉ ảnh hưởng tới một quốc gia mà nó ảnh hưởng tới nền kinh tế của cả thế giới. Đứng trước hoàn cảnh đó, mỗi một quốc gia, mỗi một doanh nghiệ đều pphải không ngừng đổi mới để thích nghi với điều kiện mới và có những bước phát triển mới. Vài năm trở lại đây cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, khốc liệt hơn và nó trở thành xu thế đào thải của nền kinh tế thi trường. “Cuộc chiến” giữa các quốc gia, các doanh nghiệp không chỉ về chất lượng sản phẩm mà còn về cả giá cả. Giá sản phẩm càng có sưc cạnh tranh thi doanh nghiệp càng phát triển. Vì vậy, vấn đề chi phí ngày một quan trọng hơn, các doanh nghiệp đều tìm mọi biện pháp để giảm thiểu chi phi và xây dựng được cơ cắu chi phí tối ưu nhất nhằm đưa ra thị trường giá cả cạnh tranh nhất. Điều này đặc biệt đúng với ngành may mặc, vì muốn chiếm lĩnh được thị trường thì sản phẩm của công ty không chi cần có chất lượng và mẫu mã hợp thời trang mà còn phải có giá cả hợp lý. Nhất là khi trong tương lai, khi Việt Nam gia nhập WTO thi vấn đề này càng trở nên cấp thiết và cũng là đòi hỏi tất yếu để Việt Nam có thể cạnh tranh với các quốc gia khác và ngày càng phát triển hơn nữa. Với tầm quan trong như thế, em đã quyết định chọn “ Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần may Chiến Thắng” làm đề tài cho báo cáo thực tập kế toán của mình. Trong quá trình thực tập, em đã được sự giúp đỡ rất nhiều từ thấy giáo Trần Văn Thuận và từ phía các cô, các chú trong phòng Kế toán, phòng Tổ chức lao động – tiền lương tại công ty cổ phần may Chiến Thắng để hoàn thành báo cáo của mình. Báo cáo có nội dung chính như sau: Phần 1: Những đặc điểm kinh tế – kỹ thuật của công ty cổ phần may Chiến Thắng. Phần 2: Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại công ty cổ phần may Chiến Thắng. PHầN 1. NhữNG ĐặC ĐIểM KINH Tế – Kỹ THUậT CủA
  3. CÔNG TY Cổ PHầN MAY CHIếN THắNG 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần may Chiến Thắng Công ty cổ phần may Chiến Thắng là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty Dệt may Việt Nam. Được thành lập từ năm 1968, khi đó công ty cổ phần may Chiến Thắng mang tên “Xí nghiệp may Chiến Thắng” tại số 8B Lê Trực Ba Đình Hà Nội và dưới sự quản lý của Cục vải sợi may mặc Việt Nam. Đến năm 1992, Xí nghiệp may Chiến Thắng được chuyển thành Công ty may Chiến Thắng theo quyết định số 730-BCN-TCLĐ của Bộ công nghiệp. Trụ sở chính của công ty cổ phần may Chiến Thắng hiện nay đặt tại số 22_Thành Công_Ba Đình _Hà Nội với tên giao dịch đối ngoại là CHIEN THANG GARMENT, viết tắt là Chigamex. Ngoài ra công ty còn có một trụ sở đặt tại số 178_Nguyễn Lương Bằng, một trụ sở đặt tại Thành phố Thái Nguyên và một trụ sở tại Bắc Cạn. Câc cơ sở này đều hoạt động dưới hình thức hạch toán báo sổ vâ sản xuất theo đơn dặt hàng của khách hàng do công ty điều động theo kế hoạch. Ngoài các cơ sỏ này, công ty còn có một hệ thống các đại lý, cửa hàng giới thiệu sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước phục vụ cho việc phân phối và quảng cáo sản phẩm của công ty. Từ năm 1968 đến nay, trải qua gần 40 năm xây dựng và trưởng thành, quá trình phát triển của công ty có thể được chia thành 3 giai đoạn như sau: 1.1.1 Giai đoạn 1968 – 1975: Ra đời và lớn lên trong khó khăn Công ty may Chiến Thắng ra đời trong điều kiện thiếu thốn về máy móc thiết bị và trụ sở, hầu hết các cơ sở sản xuất đều bị thiếu thốn về mọi mặt và hoạt động bị phân tán. Trong giai đoạn này công ty có nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức sản xuất các loại quần áo, mũ vải, găng tay, áo dạ, áo dệt kim theo chỉ tiêu kế hoạch của Cục vải sợi may mặc Việt Nam cho các lực lượng vũ trang và trẻ em. Đến tháng 5 năm 1971, Xí nghiệp may Chiến Thắng được chính thức chuyển giao cho Bộ công nghiệp quản lý và tiếp thêm nhiệm vụ mới là chuyên may hàng xuất khẩu, chủ yếu là quần áo bảo hộ lao động. Tóm lại, trong giai đoạn đầu mới thành lập, nhiệm vụ chủ yếu của công ty là sản xuất theo chỉ tiêu kế hoạch do Cục vải sợi may mặc Việt Nam và Bộ công nghiệp giao cho trong điều kiện sản xuất hết sức khó khăn: chiến tranh tàn phá, cơ sở
  4. sản xuất và máy móc thiết bị thiếu thốn, phân tán, bộ máy quản lý không tập trung. Vượt lên trên những khó khăn đó, công ty may Chiến Thắng đã từng bước xây dựng thêm nhà xưởng, mua thêm máy móc thiết bị, từng bước đưa sản xuất đi vào ổn định và đạt được nhiều kết quả khả quan, tạo điều kiện cho những bước phát triển tiếp theo. Qua 7 năm, tổng giá trị sản xuất của công ty đã tăng lên 10 lần, sản lượng sản phẩm tăng 6 lần. Năm 1975, mở rộng thêm 1.000 m2 nâng tổng diện tích nhà xưởng mặt bằng lên 4.000 m2 với hơn 400 lao động làm việc. 1.1.2 Giai đoạn 1976 – 1986: ổn định và từng bước phát triển sản xuất Trong giai đọan này, các cơ sở của công ty dần dần được củng cố và từng bước phát triển, đặc biệt là cơ sở tại 8B_Lê Trực_Ba Đình_Hà Nội. Nhiệm vụ sản xuất lúc đó ngoài việc sản xuất theo chỉ tiêu cho quốc phòng, công ty còn tích cực sản xuất hàng hoá xuất khẩu đáp ứng nhu cầu của các nước Đông Âu và Liên Xô cũ. Như vậy, trong thời kỳ này nhiệm vụ của công ty đã tăng lên làm cho công ty gặp nhiều khó khăn về mặt bằng sản xuất, về công tác quản lý, cung cấp nguyên vật liệu, điện cho các cơ sở sản xuất ở xa nhau. Để vượt qua những khó khăn đó, lãnh đạo công ty đã thực hiện nhiều biện pháp như dần cải tiến công tác quản lý, hoàn thiện dây chuyền sản xuất, tiếp tục mua sắm máy móc thiết bị và đặc biệt là phát động các phong trào thi đua xây dựng và sản xuất, trong đó nổi bật nhất là phong trào “ Hạch toán bàn cắt “. Chính các phong trào này đã là nguồn cỗ vũ động viên lớn cho tập thể cán bộ, công nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Kết thúc giai đoạn này, sản xuất đã tương đối ổn định, đời sống của cán bộ công nhân viên từng bước được cải thiện. 1.1.3 Giai đoạn từ 1987 đến nay: Đổi mới để phát triển bền vững Đây là giai đoạn công ty tiếp tục đổi mới công tác quản lý, chuẩn bị mọi điều kiện tiền đề để bước vào cơ chế thị trường mới _ Kinh tế thị trường. Đối mặt với tình hình mới, những thay đổi mới, công ty may Chiến Thắng đã gặp nhiều khó khăn. Song với tập thể lãnh đạo năng động, với sức mạnh truyền thống cộng với sự nhiệt tình của đội ngũ cán bộ công nhân viên, công ty đã thực hiện nhiều biện pháp cụ thể nhằm thoát khỏi những nề nếp làm ăn cũ, từng bước đổi mới cơ chế hoạt động sản xuất, tìm kiếm mở rộng thị trường để duy trì và phát triển.
  5. Năm 1992, mở rộng sản xuất khu vực số 10 Thành Công (nay là số 22 Thành Công) với phân xưởng khép kín, máy móc thiết bị được đầu tư hiện đại, nâng tổng số lao động lên đến 1396 người, thu nhập bình quân người lao động ngày một tăng, sản xuất và gia công các hàng jacket với yêu cầu kỹ thuật và chất lượng cao sang thị trường các nước Đông Âu, Tây Âu, Nhật Bản và Đài Loan. Ngày 25/08/1992 sự kiện Xí nghiệp may Chiến Thắng được chuyển thành công ty may Chiến Thắng đã đánh dấu bước trưởng thành về chất của công ty. Tính tự chủ trong sản xuất kinh doanh được thể hiện đầy đủ qua chức năng mới mẻ nhưng đã được đặt lên đúng với tầm quan trọng của nó trong nhiệm vụ của doanh nghiệp khi đối mặt với những thách thức mới trong cơ chế kinh tế mới. Với kế hoạch 5 năm 1997 – 2003, công ty may Chiến Thắng tiếp tục đầu tư chiều sâu mở rộng và đổi mới công nghệ sản xuất. Năm 1997, trụ sở chính tại số 10 Thành Công nay là số 22 Thành Công cơ bản hoàn thành, bộ máy quản lý của công ty được tập trung tạo điều kiện thuận lọi cho việc điều hành sản xuất kinh doanh. Năm 1998, công ty đã hoàn thành công trình đầu tư với 3 đơn nguyên 5 tầng, 6 phân xưởng máy, 1 phân xưởng da, 1 phân xưởng thêu, 50% khu vực sản xuất được trang bị điều hoà không khí đảm bảo môi trường lao động tốt cho cán bộ công nhân viên. Năm 2000, bộ máy quản lý của công ty có sự thay đổi lớn do cơ sở số 8B_Lê Trực được Nhà nước thu hồi và chuyển sang hình thức sở hữu mới _ Công ty cổ phần. Tù đó, cơ sở số 8B Lê Trực hạch toán độc lập tách ra khỏi công ty may Chiến Thắng. Cũng trong năm này, được sự đồng ý của Bộ công nghiệp, công ty đã đầu tư một cơ sở mới tại thành phố Thái Nguyên. Việc xây dựng thêm cơ sở mới này đã góp phần ổn định và tăng cường năng lực sản xuất của công ty khi cơ sở số 8B Lê Trực tách ra. Năm 2002, công ty tiếp tục đầu tư thêm một cơ sở mới tại Bắc Cạn, tạo điều kiện thuận lợi cho công ty hoạt động sản xuất kinh doanh, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm của mình ở thị trường trong nước. Quyết định số 2985/QĐ _ TCCB ngày 10/11/2003 về việc chuyển công ty may Chiến Thắng thành công ty cổ phần may Chiến Thắng và quyết định số 2400/QĐ _ TCKT ngày 10/9/2004 về việc xác định giá trị của công ty cổ phần may Chiến Thắng của Bộ trưởng Bộ công nghịêp đã đánh dấu sự thay đổi lớn của công ty cả về mặt quản lý và sản xuất.
  6. Như vậy, có thể nói trải qua gần 40 năm xây dựng và trưởng thành, công ty cổ phần may Chiến Thắng đã phát triển từ một xí nghiệp may với quy mô nhỏ, sản xuất đơn thuần theo chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước trở thành công ty cổ phần may Chiến Thắng ngày nay lớn mạnh cả về quy mô và năng lực sản xuất kinh doanh, đứng vững và ngày càng phát triển trong cơ chế thị trường. Cơ sở vật chất của công ty được đổi mới toàn diện theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Quy mô và năng lực sản xuất của công ty ngày càng phát triển theo hướng đa dạng hoá công nghệ, tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đội ngũ cán bộ công nhân viên ban đầu chỉ có 325 người khi thành lập nay đã lên tới 3028 người, trong đó nhân viên quản lý là hơn 200 người. Thu nhập bình quân người lao động ngày một tăng, đến năm 2004 là gần 1.200.000 đồng. Với mặt hàng sản xuất phong phú, có chất lượng cao, mẫu mã đa dạng cùng với dây chuyền sản xuất ngày càng được hiện đại hoá công ty đã nâng tổng giá trị sản xuất lên gần 84 tỷ VNĐ, doanh thu đạt gần 80 tỷ VNĐ, sản lượng đạt được 1.700.000 áo jacket/ năm, 3.000.000 đôi găng tay/năm, sản phẩm được xuất khẩu sang thị trường các nước EC, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đài Loan (trong đó gia công chiếm 85%). Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản trong những năm gần đây STT Chỉ tiêu 2002 2003 2004 1 Doanh thu thuần 80.034.595.521 161.177.288.644 189.402.548.150 2 Nộp ngân sách 522.934.353 614.189.591 311.139.121 3 Thu nhập bình quân 926.000 1.058.982 1.199.994 Tài sản cố định 4 - Nguyên giá 84.356.525.232 87.108.679.121 86.998.668.974 - Giá trị còn lại 56.413.906.311 54.449.602.119 49.105.610.600 5 Lội nhuận trước thuế 510.813.399 1.115.084.964 1.503.585.499
  7. 1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần may Chiến Thắng 1.2.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Với những khác biệt về sản phẩm cũng như khâu tiêu thụ, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần may Chiến Thắng so với các doanh nghiệp khác có những nét đặc thù riêng. Về sản phẩm, do sản phẩm chủ yếu của công ty là các sản phẩm hàng may mặc có những đặc điểm thay đổi theo mùa và thời trang nên hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố này. Ngoài ra, thị trường các loại sản phẩm may mặclà một loại thị trường mà nhu cầu biến đổi rất nhanh, in đậm nét của yếu tố thời trang. Do vậy, để đáp ứng được nhu cầu của thị trường công ty phải thường xuyên thay đổi mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm phù hợp với xu hướng thời trang hiện đại. Các mặt hàng chủ yếu của công ty hiện nay bao gồm: áo jacket, quần áo sơ mi, áo váy phụ nữ, khăn trẻ em, quần áo thể thao, găng tay da, thảm len, Về sản xuất, phương thức sản xuất chủ yếu hiện nay của công ty là phương thức gia công (chiếm 65% tổng doanh thu), ngoài ra còn có sản xuất hàng bán kiểu FOB (chiếm 30% tổng doanh thu), sản xuất hàng dệt may nội địa (chiếm 5% tổng doanh thu). Do vậy, phần lớn nguyên vật liệu chính và có khi là nguyên liệu phụ trợ của công ty đều do bên đặt hàng cung cấp. Điều này có ảnh hưởng tới quy mô, kết cấu của chi phí và giá thành sản xuất. Bên cạnh đó công ty có chu trình sản xuất dài, khối lượng sản xuất lớn nên đặc điểm sản xuất ở công ty cổ phần may Chiến Thắng là sản xuất phức tạp kiểu liên tục. Về khâu tiêu thụ sản phẩm, hình thức tiêu thụ chủ yếu hiện nay của công ty là tiêu thụ theo đơn dặt hàng. Đây là đặc điểm chi phối rất lớn đến quá trình sản xuất và
  8. tiêu thụ sản phẩm của công ty. Mẫu mã, chất liệu, chủng loại sản phẩm, thời hạn hoàn thành nhất nhất phải theo đúng hợp đồng đã ký kết. Xét về mặt tích cực, sản phẩm sản xuất ra sẽ không bị ứ đọng trong kho, công ty không phải đầu tư nhiều vào hệ thống kho tàng, cửa hàng bày bán và giới thiệu sản phẩm, không phải đầu tư nhiều cho việc nghiên cứu cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Tuy nhiên, mặt trái của vấn đề này chính là hình thức tiêu thụ theo đơn dặt hàng thường gắn với phương thức gia công, mà gia công sản phẩm thì không có khả năng đem lại lợi nhuận cao cho công ty. Mặt khác, sản phẩm tiêu thụ theo đơn dặt hàng ít nhiều cũng hạn chế khả năng chủ động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh của công ty cũng như của sản phẩm và đặc biệt làviệc nắm bắt cơ hội kinh doanh. 1.2.2 Quy trình công nghệ Là doanh nghiệp sản xuất mà chủ yếu là nhận gia công xuất khẩu nên sản phẩm của công ty cổ phần may Chiến Thắng phải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và theo đúng đơn dặt hàng. Vì thế, ở công ty cổ phần may Chiến Thắng quá trình sản xuất là một dây chuyền khép kín từ khâu triển khai mẫu mã đến khi sản phẩm được hoàn thành nhập kho đóng gói. Quy trình sản xuất của tất cả các sản phẩm thường gồm các giai đoạn sau: sản xuất mẫu đối (sản xuất thử), giác mẫu sơ đồ, cắt bán thành phẩm, phối mẫu, may theo dây chuyền, thu hoá sản phẩm, giặt tẩy là, bộ phận KCS kiểm tra chất lượng sản phẩm, bộ phận nhập kho, đóng gói và xuất xưởng. Có thể khái quát quy trình công nghệ của công ty cổ phần may Chiến Thắng theo mô hình sau:
  9. Sơ đồ 1.2.2: Quy trình công nghệ của công ty cổ phần may Chiến Thắng Sản xuất mẫu đối Giao nhận nguyên vật liệu (Sản xuất thử) (Số lượng, chủng loại vật tư, cân đối nguyên phụ liệu Quy trình công nghệ và giác mẫu sơ đồ Cắt bán thành phẩm (Cât thô, cắt tinh) Phối mẫu May theo dây chuyền (may chi tiết và lắp ráp) Lỗi Thu hoá sp Giặt, tẩy, là Lỗi KCS (kiểm tra chất lượng sản phẩm)
  10. Nhập kho, đóng gói và xuất xưởng Nguồn: Phòng kỹ thuật _ Công ty cổ phần may Chiến Thắng * Nội dung các bước công việc trong quy trình công nghệ Khi công ty nhận được đơn dặt hàng và nguyên vật liệu do bên đặt hàng cung cấp cùng với các tài liệu và thông số kỹ thuật, nhóm kỹ thuật công ty sẽ tiến hành sản xuất mẫu đối (sản xuất thử). Sau đó sản phẩm chế thử sẽ được gửi cho bộ phận duyệt mẫu gồm các chuyên gia và bên đặt hàng kiểm tra và đóng góp ý kiến về sản phẩm làm thử. Sau khi sản phẩm làm thử được duyệt sẽ đưa đến phân xưởng để làm mẫu cứng, các nhân viên của phòng kỹ thuật sẽ giác mẫu sơ đồ trên máy sao cho lượng nguyên liệu bỏ đi là nhỏ nhất, giác trên sơ đồ pha cắt vải giác mẫu và khớp mẫu rồi đưa lên tổ cắt. Tổ cắt sẽ nhận nguyên vật liệu từ quản đốc phân xưởng, cắt theo mẫu gốc và đưa đến từng tổ may. Tổ may cũng được chuyên môn hoá bằng cách mỗi người may một bộ phận của sản phẩm: may tay, may thân, may cổ, vào chun, vào khoá, Trong quá trình cắt may, mỗi tổ sẽ có một thợ cả đi kiểm tra về mặt kỹ thuật và một thợ thu hoá làm nhiệm vụ thu thành phẩm cuối dây chuyền sản xuất và chuyển sang cho tổ giặt tẩy là. Tổ là thực hiện giai đoạn cuối cùng của quy trình công nghệ, sau đó sản phẩm sẽ được đưa đến bộ phận KCS của phân xưởng để kiểm tra và đóng gói sản phẩm theo đơn dặt hàng , chuyển về nhập kho rồi chuyển đến người nhận hàng theo đặt hàng đã ký kết. 1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần may Chiến Thắng 2.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty cổ phần may Chiến Thắng * Chức năng
  11. Là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam, công ty cổ phần may Chiến Thắng có chức năng chủ yếu là sản xuất, kinh doanh xuất khẩu các loại sản phẩm: - Các loại sản phẩm may như: áo jacket, áo sơ mi, quần, khăn tay trẻ em, - Các loại sản phẩm găng tay da như: găng Golf, găng đông, găng lót, - Các loại sản phẩm thảm len. - Các loại sản phẩm thêu. * Nhiệm vụ Là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ công nghiệp nhẹ, công ty cổ phần may Chiến Thắng có đầy đủ tư cách pháp nhân trong sản xuất kinh doanh và hạch toán kinh tế độc lập. Khi mới thành lập, công ty có nhiệm vụ sản xuất các loại sản phẩm như: quần áo, găng tay, mũ vải, theo các chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước. Từ năm 1975 trở lại đây, nhiệm vụ sản xuất của công ty ngày càng nặng nề hơn, hàng năm ngoài phần kế hoạch Nhà nước giao, công ty còn phải tự chủ trong việc tìm kiếm thị trường, tìm kiếm nguồn hàng gia công các loại mặt hàng may mặc theo các hợp đồng kinh tế với các tổ chức nước ngoài cũng như trong nước, sản xuất hàng may mặc bán FOB, xuất khẩu các loại sản phẩm thảm len, da nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong và ngoài nước. Công ty còn có nhiệm vụ làm tròn trách nhiệm do Tổng công ty Dệt may giao cho, phải có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ cônng nhân viên trong công ty. Trong tương lai công ty cổ phần may Chiến Thắng sẽ phát triển hướng tới một mô hình: “Trung tâm sản xuất kinh doanh thương mại tổng hợp”. Hiện tại, Ban giám đốc công ty đang tập trung xây dựng mô hình sản xuất kinh doanh theo hướng giảm dần tỷ lệ doanh thu từ việc nhận gia công và tăng cường phương thức kinh doanh mua nguyên liệu bán thành phẩm, tìm kiếm thị trường xuất khẩu trực tiếp, mở rộng thị trường nội địa,
  12. 2.2.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 1.3.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý cấp công ty Sau gần 40 năm xây dựng và phát triển, công ty cổ phần may Chiến Thắng đã có cơ cấu tổ chức tương đối ổn định. Là một đơn vị độc lập, có quy mô lao động tương đối lớn nên cơ cấu tổ chức của công ty có những nét cơ bản sau: Bộ máy quản lý của công ty được thiết kế theo cơ cấu phòng ban với chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Các phòng ban đều có trách nhiệm tham mưu cho các quyết định của giám đốc. Các phòng ban, xí nghiệp thành viên đều bổ nhiệm các chức danh trưởng, phó phòng và thi hành các quyết định của Ban giám đốc, chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về mọi hoạt động của mình. Bộ máy quản lý của công ty được thể hiện trong sơ đồ 1.3.2.1.
  13. Sơ đồ 1.3.2.1 sơ đồ tổ chức công ty cổ phần may Chiến Thắng Tổng giám đốc công ty Phó tổng giám đốc GĐ điều hành GĐ điều hành công ty (kỹ thuật) (Tổ chức sx) Công ty Công ty Văn Bảo Phục Y tế Xuất T.chức Tài Kinh Kinh Kỹ Kỹ Qlý Xưởng phòng vệ vụ công nhập L.động vụ doanh doanh thuật thuật hệ dạy công quân sản ty khẩu T.lương công tiếp nội công cơ thống nghề ty sự xuất công công ty thị địa nghệ điện chất công công công ty ty công công công công lượng ty ty ty ty ty ty ty công ty Xi Xi Xi Xi Xi Xi Xi Xi Xi Xi nghi ệp nghiệp nghiệp nghiệp nghiệp nghiệp nghiệp nghiệp nghiệp nghiệp 1 2 3 4 5 da thảm len thêu 9 10
  14. * Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban: Hội đồng quản trị (HĐQT): Là cơ quan quản lý cấp cao nhất của công ty, bao gồm 5 thành viên do đại hội cổ đông bầu ra và có quyền bãi miễn. Hội đồng quản trị thông qua các quyết định theo đa số (theo nguyên tắc tập trung dân chủ), trong trường hợp số phiếu bằng nhau thì sẽ theo ý kiến của chủ tịch Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị thường tiến hành họp thường kỳ (theo quý hoặc theo năm), song cũng có rhể tiến hành họp bất thường khi xảy ra các sự kiện có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Thành viên hội đồng quản trị thường có nhiệm kỳ 3 năm và được bầu thông qua họp hội đồng quản trị thường xuyên. Ban giám đốc:  Tổng giám đốc: Là người đứng đầu công ty, là người chịu trách nhiệm điều hành chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn công ty dưới sự trợ giúp của phó tổng giám đốc và giám đốc điều hành. Trực tiếp lãnh đạo các lĩnh vực: Chiến lược, đầu tư, tài chính, tổ chức cán bộ – nhân sự, thi đua khen thưởng, kỷ luật; công tác kinh doanh; phát triển mở rộng thị trường nội địa và xuất khẩu; ký kết các hợp đồng dịch vụ cung ứng vật tư, nguyên phụ liệu, dụng cụ phục vụ cho sản xuất hàng FOB, kinh doanh của công ty.  Phó tổng giám đốc: Thay thế Tổng giám đốc khi tổng giám đốc vắng mặt, phụ trách và chỉ dạo các lĩnh vực: công tác đối ngoại; công tác kế hoạch sản xuất, tiến độ giao hàng; công tác phục vụ sản xuất – cung ứngvật tư, thiết bị điện, quản lý kho tàng; mua thiết bị phụ tùng, vật tư phục vụ sản xuất gia công; chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra cá nghiệp vụ kinh tế phát sinh bao gồm cả nghiệp vụ hạch toán, lập chứng từ ban đầu, thủ tục xuất nhập khẩu, thanh quyết toán vật tư nguyên phụ liệu, ký các chứng từ liên quan đến các lĩnh vực trên; ký giá bán vật tư, sản phẩm tồn kho; phụ trách công tác đời sống, hành chính quản trị, trang bị sửa chữa nhỏ, công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; công tác bảo vệ chính trị quân sự.  Giám đốc điều hành phụ trách kỹ thuật: Chỉ đạo trực tiếp xí nghiệp 5; phụ trạch kỹ thuật toàn công ty, chất lượng sản phẩm, quản lý ISO; công tác an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp; định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá tiền lương; ký các chứng từ tiền lương, thưởng.
  15.  Giám đốc điều hành phụ trách sản xuất: Chỉ đạo trực tiếp xí nghiệp 2; chỉ đạo tổ chức sản xuất các đơn vị trong công ty và mở rộng sản xuất các đơn vị mới; công tác đào tạo công nhân, nâng cấp bậc cho công nhân sản xuất. Các phòng quản lý cấp công ty Gồm 13 phòng ban với các chức năng và nhiệm vụ khác nhau:  Văn phòng tổng hợp: có trách nhiệm tuyên truyền, hướng dẫn chỉ đạo thực hiện các quyết định, quy định và nội quy trong công ty, phụ trách về văn thư, văn phòng phẩm.  Phòng bảo vệ quân sự: có nhiệm vụ xây dựng các nội quy, quy định về trật tự an toàn trong công ty, bảo vệ và quản lý tài sản của công ty.  Phòng phục vụ sản xuất: có nhiệm vụ điều tiết kế hoạch sản xuất của công ty, cung ứng và điều chuyển nguyên vật liệu cho các cơ sở sản xuất theo kế hoạch, vận chuyển hàng hoá, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, tổ chức đời sống và các mặt sinh hoạt khác cho cán bộ công nhân viên.  Trạm y tế: phụ trách việc chăm lo sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên toàn công ty, thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho công nhân viên hàng năm.  Phòng xuất nhập khẩu: có nhiệm vụ lập kế hoạch kinh doanh ngắn hạn và dài hạn theo hợp đồng kinh tế, thiết lập và mở rộng các thị trường ngoài nước, tiêu thụ sản phẩm, thức hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu trực tiếp.  Phòng tổ chức cán bộ lao động tiền lương: có nhiệm vụ tổ chức, phân công và bố trí lao động cho các xí nghiệp, chịu trách nhiệm về công tác tuyển dụng, đào tạo cán bộ công nhân viên cho công ty khi có nhu cầu; hướng dẫn thực hiện chế độ lao động, tiền lương đối với cán bộ công nhân viên trong toàn công ty, xây dựng kế hoạch quỹ tiền lương, tiền thưởng, theo dõi và quản lý hồ sơ nhân sự, các chế độ đối với người lao động như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tính và theo dõi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quản lý sổ bảo hiểm của cán bộ công nhân viên trong công ty.  Phòng tài vụ: có nhiệm vụ tổ chức hạch toán kinh doanh toàn công ty, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức thức hiện các biện pháp quản lý tài chính, lập dự án đầu tư cung cấp các thông tin về tài chính, kế toán cho các đơn vị trong và ngoài công ty khi có nhu cầu.
  16.  Phòng kinh doanh tiếp thị: có nhiệm vụ xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ, các chiến lược quảng cáo, xúc tiến bán hàng, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước đồng thời có nhiệm vụ tìm kiếm các hợp đồng, các đơn dặt hàng.  Phòng kinh doanh nội địa: có nhiệm vụ tìm kiếm thị trường trong nước, ký kết các hợp đồng sản xuất trong nước, quản lý các cửa hàng giới thiệu sản phẩm của công ty, lập các kế hoạch sản xuất ngắn hạn cho các sản phẩm sản xuất để tiêu thụ trong nước.  Phòng kỹ thuật cơ điện: chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức máy móc, bảo dưỡng và thay thế máy móc, điều hành hệ thống điện phục vụ cho các phòng ban, các xí nghiệp trong công ty.  Phòng kỹ thuật công nghệ: chịu trách nhiệm về kỹ thuật sản xuất của các cơ sở sản xuất, nắm vững thông tin kinh tế, khoa học kỹ thuật quốc tế trong và ngoài lĩnh vực may mặc, chế tạo, thử nghịêm, sản xuất mới, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất; kiểm tra nguyên vật liệu nhập kho, xuất kho.  Phòng quản lý hệ thống chất lượng: có nhiệm vụ kiểm tra mẫu mã, chất lượng sản phẩm xem có dúng với yêu cầu của khách hàng về số lượng và chất lượng.  Xưởng dạy nghề: chịu trách nhiệm đào tạo công nhân phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm. 1.3.2.2 Đặc điểm tổ chức quản lý cấp xí nghiệp Công ty cổ phần may Chiến Thắng bao gồm 10 xí nghiệp thành viên, cụ thể: o Xí nghiệp may 1 tại số 22 Thành Công với 250 lao động. o Xí nghiệp may 2 tại số 22 Thành Công với 500 lao động. o Xí nghiệp may 3 tại số 22 Thành Công với 250 lao động. o Xí nghiệp may 4 tại số 22 Thành Công với 250 lao động. o Xí nghiệp may 5 tại số 22 Thành Công với 250 lao động. o Xí nghiệp may da tại số 22 Thành Công với 250 lao động. o Xí nghiệp may thêu tại số 22 Thành Công với 30 lao động. o Xí nghiệp dệt thảm len tại 178 Nguyễn Lương Bằng với 170 lao động. o Xí nghiệp may 9 tại TP Thái Nguyên với 600 lao động (diện tích:20.000m2). o Xí nghiệp may 10 tại khu vực II với 250 lao động.
  17. Các xí nghiệp sản xuất đều được tổ chức điều hành sản xuất theo đúng quy trình công nghệ, định mức kỹ thuật – vật tư – lao dộng của công ty đã giao để tạo ra sản phẩm đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, quy cách mẫu mã, đảm bảo chất lượng và hiệu quả kinh tế cao. Cụ thể mô hình tổ chức các xí nghiệp được thể hiện trong sơ đồ sau: Sơ đồ 1.3.2.2 Sơ đồ tổ chức cáp xí nghiệp Giám đốc Xí nghiệp P. Giám đốc P. Giám đốc Phụ trách kỹ thuật Phụ trách sản xuất Tổ Thống kê – Tổ Tổ Tổ Tổ Tổ Hoàn Kỹ Kế hoạch cắt may may may may thiện thuật Tổ VP 1 2 3 4 Nguồn: Phòng tổ chức lao đông tiền lương * Các chức danh quản lý cấp xí nghiệp  Giám đốc xí nghiệp: chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất của xí nghiệp trước cấp trên, tổ chức cho công nhân trong xí nghiệp sản xuất theo kế hoạch và sự điều động của công ty, bố trí và sử dụng hợp lý số lao động mà công ty đã ký hợp đồng làm việc, chỉ đạo công nhân tiến hành công việc, đảm bảo an toàn và tiết kiệm trong sản xuất.  Phó giám đốc phụ trách sản xuất: chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, quản lý và điều hành số công nhân trong một ca sản xuất, chịu trách nhiệm vè quản lý nguyên phụ liệu và các yếu tố có liên quan đến sản xuất giúp giám đốc điều hành công việc chung của xí nghiệp.
  18.  Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật: chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc xí nghiệp, phân công công nhân trong một truyền sản xuất, phụ trách về quy trình công nghệ cho mỗi sản phẩm và chất lượng sản phẩm sản xuất ra.  Tổ trưởng: có trách nhiệm phân công công việc cho từng người trong tổ, kiểm tra sản phẩm, theo dõi, chấm công số lao động trong tổ, báo cáo cho nhân viên thống kê của xí nghiệp về số lao động trong từng ngày làm việc.  Nhân viên thống kê: chịu trách nhiệm về sổ sách giấy tờ có liên quan đến xí nghiệp như: tiền lương, năng suất, giá thành, Phần 2. thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại công ty cổ phần may Chiến Thắng 2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty cổ phần may Chiến Thắng  Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy kế toán của công ty  Phản ánh và ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách đầy đủ, kịp thời theo đúng nguyên tắc, chuẩn mực và chế độ kế toán quy định.  Thu thập, phân loại, xử lý và tổng hợp số liệu, thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghịêp.  Tổng hợp số liệu, lập hệ thống báo cáo tài chính và cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng trong và ngoài doanh nghiệp khi có nhu cầu.  Thực hiện kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc chấp hành các chính sầch, chế độ về quản lý kinh tế – tài chính nói chung, chế độ và thể lệ kế toán nói riêng.  Tham gia phân tích thông tin kế toán, đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống tài chính kế toán.  Tổ chức bộ máy kế toán của công ty Bộ máy kế toán tại công ty cổ phần may Chiến Thắng được tổ chức theo hình thức tập trung. Phòng kế toán (hay còn gọi là phòng tài vụ) là nơi thực hiện toàn bộ công tác kế toán của công ty, có thể mô phỏng bộ máy kế toán của công ty cổ phần may Chiến Thắng theo sơ đồ sau:
  19. Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty cổ phần may Chiến Thắng Kế toán trưởng Kế toán Tổng hợp Kế Kế Kế Kế Kế Kế Kế Thủ toán toán toán toán toán toán toán quỹ tiền tài nguyên chi phí thành thanh tiền mặt, sản vật sx và phẩm toán lương cố liệu tính và tiêu và TGNH định giá thụ BHXH thành  Chức năng của từng kế toán viên
  20.  Kế toán trưởng: là người đứng đầu bộ máy kế toán của công ty có chức năng giám sát, phụ trách chung mọi hoạt động của phòng kế toán, là người chịu trách nhiệm trực tiếp báo cáo tài chính cho các cơ quan chức năng, tư vấn lên ban giám đốc để vận hành sản xuất kinh doanh, vạch ra các kế hoạch, các dự án hoạt động trong tương lai của công ty. Kế toán trưởng còn là người thay mặt ban giám đốc tổ chức công tác hạch toán toàn công ty và thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước.  Kế toán tổng hợp: là người có trách nhiệm giúp kế toán trưởng trong công việc, đôn đốc hướng dẫn cụ thể việc thực hiện ghi chép kế toán, tập hợp các số liệu, xử lý thông tin, lập báo cáo tài chính cuối quý, cuối năm.  Kế toán tài sản cố định (TSCĐ): có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh tổng hợp về mặt số lượng, chủng loại, giá trị tài sản cố định hiện có, tình hình tăng giảm và tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định trong công ty. Theo dõi việc mua sắm tài sản cố định, tính toán và phân bổ mức khấu hao tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh.  Kế toán nguyên vật liệu: là người có trách nhiệm theo dõi tình hình nhập – xuất – tồn vật tư, nguyên vật liệu. Ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, kịp thời cả về số lượng và giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho. Tập hợp và phản ánh đầy đủ và chính xác số lượng và giá trị vật tư, nguyên vật liệu xuất kho, kiểm tra tình hình chấp hành các định mức tiêu hao nguyên vật liệu. Tính toán và phản ánh số lượng và giá trị vật tư, nguyên vật liệu tồn kho, phát hiện các trường hợp thừa thiếu, sản phẩm kém chất lượng để có biện pháp xử lý kịp thời.  Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: chịu trách nhiệm tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu về số lượng lao động, thời gian lao động, tính lương và các khoản trích theo lương. Theo dõi tình hình thanh toán tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp, trợ câp cho người lao động. Lập báo cáo về lao động, lập bảng phân bổ tiền lương phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước và quản trị doanh nghiệp.  Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: là người chịu trách nhiệm tập hợp các chi phí có liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm và phân bổ cho các đối tượng sử dụng để tính giá thành sản phẩm.  Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ: là người có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập – xuất – tồn thành phẩm, tính giá thành phẩm, giá trị xuất bán, ghi nhận doanh thu và xác định kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.
  21.  Kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng (TGNH): là người theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến việc thu chi bằng tiền mặt hay chuyển khoản, theo dõi các khoản tạm ứng và thanh toán tạm ứng, các khoản nợ ngân hàng, các khoản vay dài hạn theo thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế.  Kế toán thanh toán: có trách nhiệm phản ánh đầy đủ, kịp thời và chính xác các nghiệp vụ thanh toán với nhà cung cấp và khách hàng, theo dõi chi tiết đối với các khách hàng thường xuyên, các khoản nợ có quy mô lớn.  Thủ quỹ: là người có nhiệm vụ thực hiện việc thu, chi bằng tiền mặt trên cơ sở các chứng từ hợp lệ đã được phê duyệt. Thủ quỹ là người quản lý quỹ tiền mặt của công ty. 2.2 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần may Chiến Thắng 2.2.1 Những thông tin chung về tổ chức công tác kế toán Chế độ kế toán tại công ty cổ phần may Chiến Thắng được thực hiên theo quyết định số 111141/TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 và chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp được thực hiện theo quyết định số 167/2000/QĐ/BTC ngày 25/10/2000 của Bộ trưởng Bộ tài chính, niên độ ké toán được bắt đầu từ ngày 01/ 01 và kết thúc vào ngày 31/ 12 năm đó, kỳ kế toán: theo quý. Công ty hạch toán thuế giá trị gia tăng (VAT) theo phương pháp khấu trừ. Với quy mô lớn, loại hính sản xuất kinh doanh tương đối phức tạp công ty cổ phần may Chiến Thắng đã áp dụng hình thức Nhật ký chứng từ để phản ánh kịp thời, chính xác và đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh với hiệu quả kinh tế và kế toán cao. Hoạt động chủ yếu của công ty là nhận gia công, xuất khẩu hàng may mặc, thảm len sang thị trường các nước Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đài Loan, Vì vậy, đơn vị tiền tệ được sử dụng trong ghi chép kế toán là Việt Nam đồng (VNĐ), còn đối với các đồng tiền khác, nguyên tắc kế toán và phương pháp chuyển đổi: theo tỷ giá hạch toán của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Về hạch toán tài sản cố định, giá trị tài sản cố định được xác định theo giá gốc, khấu hao tài sản cố định được tính theo phương pháp khấu hao đường thẳng, căn cứ vào thời gian sử dụng hữu ích được xác định. (Khấu hao theo quyết định số 206 _ BTC) Về hạch toán hàng tồn kho, công ty cổ phần may Chiến Thắng áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Do chủ yếu công ty sản xuất theo đơn dặt hàng _ sau khi
  22. nhận được các đơn dặt hàng, các hợp đồng gia cônng công ty sẽ tiến hành thu mua nguyên vật liệu (chủ yếu do bên đặt hàng cung cấp) để sx đơn dặt hàng đó. Vì thế, khi hạch toán hàng tồn kho, kế toán đánh giá và phản ánh giá trị hàng tồn kho theo giá thực tế đích danh. 2.2.2 Hệ thống chứng từ kế toán áp dụng tại công ty Chứng từ kế toán có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ trong công tác kế toán mà còn cả trong công tác quản trị của công ty và quản lý của Nhà nước. Vè mặt quản lý, dựa trên các chứng từ gốc, các nhà quản lý và quản trị doanh nghiệp sẽ có được các thông tin kịp thời, chính xác và đầy đủ để đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp. Về phương diện kế toán, chứng từ là căn cứ để thực hiện việc ghi sổ và lập báo cáo kế toán. Về mặt pháp lý, chứng từ là căn cứ để xác minh nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh, để kiểm tra, thanh tra và là cơ sở để giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện về tài chính. Trong năm tài chính, chứng từ được bảo quản tại kế toán phần hành. Khi báo cáo quyết toán cuối năm được duyệt, các chứng từ sẽ được chuyển vào để lưu trữ. Tại công ty cổ phần may Chiến Thắng, hệ thống chứng từ sử dụng bao gồm các chứng từ cụ thể sau:  Các chứng từ về tiền mặt, tiền gửi:  Về thu tiền gồm có: . Các chứng từ nguồn: đó là các chứng từ phản ánh nguồn gốc của việc thu tiền như: hoá đơn bán hàng, hợp đồng cung cấp sản phẩm, . Các chứng từ thực hiện bao gồm: - Biên lai thu tiền: là chứng từ được sử dụng trong trường hợp nghiệp vụ thu tiền trung gian trước khi nộp vào quỹ. - Phiếu thu: là chứng từ phản ánh việc thu tiền khi thu vào quỹ. Phiếu thu được lập thành 3 liên, liên 1 lưu tại quyển, liên 2 chuyển sang người nộp tiền, liên 3 dùng để luân chuyển ghi sổ.  Vè chi tiền có các chứng từ sau: . Các chứng từ nguồn gồm có: lệnh chi hoặc chứng từ phản ánh yêu cầu chi tiền cho mục đích sản xuất kinh doanh. . Các chứng từ thực hiện gồm có:
  23. - Phiếu chi: là chứng từ phản ánh số tiền mặt đã xuất quỹ theo lệnh chi. Phiếu chi được lập thành 2 liên, liên 1 lưu tại quyển, liên 2 được dùng để luân chuyển, thực hiện nghiệp vụ và ghi sổ.  Về tạm ứng có các chứng từ sau: - Giấy đề nghị tạm ứng: là căn cứ để xét duyệt tạm ứng, làm thủ tục lập phiếu chi và xuất quỹ cho tạm ứng. - Giấy thanh toán tiền tạm ứng: là bảng liệt kê các khoản tiền đã nhận tạm ứng và các khoản đã chi của người nhận tạm ứng, làm căn cứ thanh toansoos tiền tạm ứng và ghi sổ kế toán. Ngoài các chứng từ trên, tại công ty cổ phần may Chiến Thắng khi kiểm kê quỹ còn sử dụng Biên bản kiểm kê quỹ, gồm có 2 loại: Biên bản kiểm kê quỹ tiền VNĐ và Biên bản kiểm kê quỹ ngoại tệ. Và căn cứ vào giấy báo Nợ, giấy báo Có của ngân hàng mà kế toán tiền mặt lập phiếu thu, phiếu chi phản ánh chính xác và đầy đủ giá trị tiền mặt và tiền gửi hiện có.  Các chứng từ về tài sản cố định:  Biên bản giao nhận TSCĐ: là chứng từ được sử dụng để xác nhận việc giao nhận TSCĐ sau khi mua sắm, được cấp phát, góp vốn liên doanh, được tài trợ, biếu tặng, đưa vào sử dụng tại công ty, là căn cứ để giao nhận TCSĐ và kế toán ghi sổ, thẻ TSCĐ, sổ kế toán có liên quan. Biên bản guao nhận TSCĐ được lập thành 2 bản, mỗi bên (giao và nhận) giữ 1 bản.  Thẻ TSCĐ: là chứng từ được sử dụng để theo dõi chi tiết từng TSCĐ của công ty, tình hình thay đổi nguyên giá và giá trị hao mòn đã trích hàng năm của từng TSCĐ.  Biên bản thanh lý TSCĐ: là chứng từ xác nhận việc thanh lý TSCĐ và làm căn cứ để ghi giảm TSCĐ trên sổ kế toán. Biên bản  Biên bản đánh giá lại TSCĐ: là chứng từ xác nhận việc đánh giá lại TSCĐ và làm căn cứ để ghi sổ kế toán và các tài liệu liên quan số chênh lệch (tăng, giảm) do đánh giá lại tài sản cố định. Biên bản đánh giá lại TSCĐ được lập thành 2 bản, 1 bản lưu tại phòng kế toán, 1 bản lưu cùng với hồ sơ kỹ thuật của TSCĐ.  Các chứng từ về hàng tồn kho:  Về nhập hàng tồn kho có các chứng từ sau: . Các chứng từ nguồn gồm có:
  24. - Hoá đơn mua hàng, hợp đồng với nhà cung cấp (trường hợp phát sinh mua ngoài) - Phiếu giao nộp sản phẩm ( trường hợp tự sản xuất) - Biên bản kiểm kê vật tư thừa . Chứng từ thực hiện có: - Phiếu nhập kho: được sử dụng đễ xác nhận số lượng vật tư, sản phẩm, hàng hoá nhập kho làm căn cứ để ghi thẻ kho, thanh toán tiền hàng, xác định trách nhiệm với người có liên quan và ghi sổ kế toán. Phiếu nhập kho được lập thành 3 liên, liên 1 lưu tại quyển, liên 2 giao cho người nhập hàng, liên 3 dùng dể luân chuyển ghi sổ kế toán.  Về xuất hàng tồn kho có các chứng từ : . Chứng từ nguồn gồm có: - Lệnh xuất - Kế hoạch sản xuất . Chứng từ thực hịên gồm: - Phiếu xuất kho: được dùng để theo dõi chặt chẽ số lượng vật tư, sản phẩm, hàng hoá xuất kho cho các bộ phận sử dụng trong công ty, làm căn cứ để hạch toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm và kiểm tra việc sử dụng, thực hiện các định mức tiêu hao vật tư. Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên, liên 1 lưu tại quyển, liên 2 giao cho thủ kho ghi vào thẻ kho sau đó chuyển cho kế toán ghi sổ, liên 3 giao cho người nhận. - Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ: dùng để theo dõi số lượng vật tư, sản phẩm, hàng hoá di chuyển từ kho này đến kho khác trong công ty hoặc đến các đại lý, là căn cứ để thủ kho ghi vào thẻ kho, kế toán ghi sổ chi tiêt, làm chứng từ vận chuyển trên đường. Phiếun xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ dược lập thành 2 liên, liên 1 lưu tại quyển, liên 2 giao cho thủ kho.  Thẻ kho: dùng để theo dõi số lượng nhập, xuất, ttòn kho từng loại vật tư, sản phẩm, hàng hoá ở từng kho. Làm căn cứ đế xác định tồn kho dự trữ vật tư, sản phẩm, hàng hoá và xác định trách nhiệm vật chất của thủ kho.  Phiếu điều chuyển giữa các phân xưởng:  Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá: nhằm xác định số lượng, chất lượng và giá trị vật tư, sản phẩm, hàng hoá có ở kho tại thời điểm kiểm kê, làm căn cứ xác
  25. định trách nhiệm trong bảo quản, xử lý vật tư, sản phẩm, hàng hoá thừa, thiếu và ghi sổ kế toán. Biên bản kiểm kê được lập thành 2 bản, 1 bản giao cho phòng kế toán, 1 bản giao cho thủ kho.  Các chứng từ về bán hàng  Hoá đơn giá trị gia tăng: là chứng từ xác nhận số lượng, chất lượng, đơn giá và số tiền bán sản phẩm, hàng hoá cho người mua cũng như số thuế giá trị gia tăng đầu ra. Háo đơn là căn cứ để người bán ghi sổ doanh thu và các sổ kê toán liên quan, là chứng từ cho người mua vận chuyển hàng trên đường, lập phiêu nhập kho, thanh toán tiền mua hàng và ghi sổ kế toán. Hoá đơn được lập thành 3 liên, liên 1 lưu tại quyển, liên 2 giao cho người mua, liên 3 giao cho người bán.  Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho: vừa là hoá đơn bán hàng,vừa là phiếu xuất kho khi bán hàng. Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho là căn cứ để công ty hạch toán doanh thu, người mua hàng làm chứng từ đi đường và ghi sổ kế toán. Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho thường được lập thành 3 liên, liên 1 lưu tại quyển, liên 2 giao cho người mua, liên 3 thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho và chuyển cho kế toán ghi sổ và làm thủ tục thanh toán (nếu chưa trả tiền)  Hoá đơ n tiền điện: là chứng từ xác nhận số lượng điện tiêu thụ, đơn giá và số tiền mà công ty phải thanh toán cho đơn vị cung cấp điện. Là chứng từ thanh toán và ghi sổ kế toán.  Hoá đơn tiền nước: là chứng từ xác định số lượng, đơn giá và số tiền nước mà công ty phải thanh toán cho bên cung cấp nước trong kỳ. Là chứng từ để công ty trả tiền và ghi sổ kế toán liên quan.  Thẻ quầy hàng: là chứng từ theo dõi số lượng và giá trị hàng hoá trong quá trình nhận và bán tại quầy hàng, giúp cho người bán thường xuyên nắm được tình hình nhập, xuíât, tồn tại quầy. Là căn cứ để kiểm tra, quản lý hàng hoá và lập bảng kê bán hàng hằng ngày, hàng kỳ.  Các chứng từ về lao động và tiền lương:  Các chứng từ về lao động: - Các quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm, sa thải, nghỉ hưu, khen thưởng, - Chứng từ phản ánh thời gian lao động (đối với khối phòng ban gián tiếp): Bảng chấm công
  26. - Chứng từ phản ánh kết quả lao động (đối với khối lao động trực tiếp): Phiếu giao nộp sản phẩm, Biên bản kiểm tra chất lượng sản phẩm hoàn thành.  Các chứng từ phản ánh tiền lương và các khoản thu nhập khác: - Bảng thanh toán tiền lương: là chứng từ làm căn cứ thanh toán tiền lương, phụ cấp cho người lao động, kiểm tra việc thanh toán tiền lương cho người lao động làm việc trong công ty đồng thời là căn cứ để thống kê về lao động tiền lương. - Bảng thanh toán BHXH: là căn cứ tổng hợp và thanh toán trợ cấp bảo hiểm xã hội trả thay lương cho người lao động, lập báo cáo quyết toán bảo hiểm xã hội với cơ quan quản lý BHXH cáp trên. - Phiếu báo làm thêm giờ: là chứng từ xác nhận số giờ công, đơn giá và số tiền làm thêm được hưởng của từng công việc và là cơ sơ để tính trả lương cho người lao động. - Phiếu nghỉ hưởng BHXH: là chứng từ xác nhận số ngày được nghỉ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, nghỉ trông con ốm, của người lao động, làm căn cứ để tính trợ cấp BHXH trả thay lương theo chế độ quy định. - Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành: là chứng từ xác nhận số sản phẩm hoàn thành của cá nhân người lao động hoặc phân xưởng sản xuất. Làm căn cứ để lập bảng thanh toán tiền lương cho người lao động. - Bảng thanh toán tiền thưởng: là chứng từ xác nhận số tiền thường cho từng người lao động, làm cơ sở để tính thu nhập của mỗi người lao động và ghi sổ kế toán.  Các chứng từ về quá trình sản xuất:  Chứng từ phản ánh lao động sống: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH (bảng phân bổ số 1).  Chứng từ phản ánh về vật tư: Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ (bảng phân bổ số 2).  Chứng từ phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ: Bảng tính và phân bổ khấu hao (bảng phân bổ số 3)  Các chứng từ phản ánh chi phí dịch vụ mua ngoài: Hoá đơn mua hàng, chứng từ chi mua dịch vụ,  Các chứng từ phản ánh các khoản chi bằng tiền khác.
  27. 2.2.3 Hệ thống tài khoản kế toán: Công ty cổ phần may Chiến Thắng là đơn vị sản xuất kinh doanh sử dụng hệ thống tài khoản trong doanh nghiệp do Nhà nước ban hành theo chế độ kế toán doanh nghiệp (ban hành theo quyết định số 1141 TC/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ tài chính và các thông tư hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ tài chính doanh nghiệp). Cụ thể hệ thống tài khoản sử dụng trong công ty cổ phần may Chiến Thắng hiện nay gồm có các tài khoản sau:  Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn:  TK 111.1: Tiền Việt Nam tại quỹ  TK 111.2: Tiền ngoại tệ tại quỹ  TK 112.1: Tiền Việt Nam gửi ngân hàng  TK 112.2: Tiền ngoại tệ gửi ngân hàng  TK 133: Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ  TK 131 : Phải thu của khách hàng - TK 131.0: Phải thu của khách hàng Thảm len - TK 131.1: Phải thu của khách hàng May  TK 138: Phải thu phải trả  TK 141: Tạm ứng  TK 142: Chi phí trả trước ngắn hạn  TK 152: Nguyên vật liệu  TK 153: Công cụ dụng cụ  TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang  TK 155: Thành phẩm tồn kho  TK 156: Hàng hoá tồn kho  TK 157: Hàng gửi bán  TK159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho  Tài sản cố định và đầu tư dài hạn:  TK 211: TSCĐ hữu hình  TK 212: TSCĐ vô hình  TK 214: Hao mòn TSCĐ  Tk 221: Đầu tư chứng khoán dài hạn  TK 222: Góp vốn liên doanh
  28.  TK 241: XDCB dở dang  Tk 242: Chi phí trả trước dài hạn  Nợ phải trả  TK 311: Vay ngắn hạn  TK 315: Vay dài hạn đến hạn trả  TK 331: Phải trả người bán  TK 333: Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước  TK 334: Phải trả CNV  TK 335: Chi phí phải trả  TK 338: Phải trả phải nộp khác  TK 341: vay dài hạn  Nguồn vốn chủ sở hữu:  TK 411: Nguồn vốn kinh doanh  TK 412: Chênh lệch đánh giá lại tài sản  TK 413: Chênh lệch tỷ giá  TK 414: quỹ đầu tư phát triển  TK 415: Quỹ dự trữ  TK 421: Lãi chưa phân phối  TK 431: Quỹ khen thưởng và phúc lợi  Doanh thu và chi phí  TK 511: Doanh thu bán hàng  TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính  TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp  TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp  TK 627: Chi phí sản xuất chung  TK 632: Giá vốn hàng bán  TK 635: Chi phí tài chính  TK 641: Chi phí bán hàng  TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp  TK 711: Thu nhập khác  TK 811: Chi phí khác  Xác định kết quả kinh doanh
  29.  TK 911: Xác định kết quả kinh doanh 2.2.4 Hệ thống sổ kế toán áp dụng tại công ty cổ phần may Chiến Thắng Với quy mô lớn, loại hình sản xuất kinh doanh tương đối phức tạp, nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều công ty cổ phần may Chiến Thắng đã sử dụng hinh thức Nhật ký chứng từ để ghi chép và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách có hiệu quả. Theo hình thức này, công ty sử dụng các loại sổ chủ yếu sau:  Nhật ký – chứng từ: là sổ kế toán tổng hợp phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản. Mỗi nhật ký – chứng từ có thể được mở cho 1 hoặc 1 vài tài khoản có nội dung kinh tế giống nhau. Toàn bộ số phát sinh Có của tài khoản được phản ánh trên các nhật ký – chứng từ khác nhau và cuối tháng được tập hợp vào sổ cái từ các nhật ký – chứng từ đó. Căn cứ để ghi các nhật ký – chứng từ là các chứng từ gốc, các bảng phân bổ, bảng kê và các sổ chi tiết. Nhật ký chứng từ phải mở từng tháng một, hết mỗi tháng phải khoá sổ nhật ký – chứng từ cũ và mở mới cho các tháng sau. Trong hính thức nhật ký chứng từ có 10 nhật ký – chứng từ, được đánh số từ NKCT số 1 đến NKCT số 10. Song với điều kiện cụ thể tại công ty cổ phần may Chiến Thắng, kế toán đã áp dụng các nhật ký – chứng từ sau: o NKCT số 1: dùng để phản ánh số phát sinh bên Có của TK 111_ Tiền mặt (phần chi) đối ứng với Nợ các tài khoản có liên quan. o NKCT số 2: dùng để phản ánh số phát sinh bên Có TK 112_ Tiền gửi ngân hàng đối ứng với Nợ các tài khoản có liên quan. o NKCT số 4: dùng để phản ánh số phát sinh bên Có các TK 311 _ Vay ngắn hạn, TK 315 _ Nợ dài hạn đến hạn trả, TK 341 _ Vay dài hạn đối ứng Nợ các tài khoản có liên quan. o NKCT số 5: dùng để tổng hợp tình hình thanh toán và công nợ với nhà cung cấp vật tư, hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp (TK 311_ Phải trả cho người bán) o NKCT số 7: dùng để tổng hợp toàn bộ chi phí sản xuất, kinh doanh của công ty và dùng để phản ánh số phát sinh bên Có các tài khoản có liên quan đến chi phí sản xuất, kinh doanh bao gồm: TK 142, TK 152, TK 153, TK 154, TK 214, TK 241, TK 334, TK 335, TK 338, TK 621, TK 622, TK 627
  30. và một số tài khoản đã phản ánh ở các nhật ký – chứng từ khác, nhưng có liên quan đến chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong klỳ và dùng để ghi Nợ các tài khoản 154, 621, 622, 627, 142, 214, 335, 641, 642. o NKCT số 8: dùng để phản ánh số phát sinh bên Có TK 155, 156, 157, 159, 131, 511, 632, 641, 642, 711, 811, 911. o NKCT số 9: dùng để phản ánh số phát sinh bên Có TK 211 _ TSCĐ hữu hình, TK 212 _ TSCĐ vô hình. o NKCT số 10: dùng để phản ánh số phát sinh bên Có các TK 138, 141, 221, 222, 333, 338, 411, 412, 413, 414, 415, 421, 431 đối ứng Nợ và Có các tài khoản có liên quan, các cột số dư đầu tháng và cuối tháng.  Bảng kê: được sử dụng trong những trường hợp khi các chi tiêu hạch toán chi tiết của một số tài khoản không thể kết hợp phản ánh trực tiếp trên các nhật ký – chứng từ được. Bảng kê có thể mở theo bên Có hoặc bên Nợ các tài khoản, có thể kết hợp phản ánh cả số dư đầu tháng và số dư cuối tháng phục vụ cho việc kiểm tra, đối chiếu số liệu và chuyển số cuối tháng. Số liệu của bảng kê không sử dụng dể ghi sổ Cái. Tại công ty cổ phần may Chiến Thắng sử dụng các bảng kê sau: o Bảng kê số 1: dùng dể phản ánh số phát sinh bên Nợ TK 111_ Tiền mặt (phần thu) đối ứng với bên Có các tài khoản có liên quan. o Bảng kê số 2: dùng dể phản ánh số phát sinh bên Nợ TK 112 _tiền gửi ngân hàng đối ứng bên Có các tài khoản có liên quan. o Bảng kê số 3: dùng dể tính giá thành thực tế nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ. o Bảng kê số 4: dùng dể phản ánh số phát sinh bên Có của các tài khoản 152, 153, 142, 214, 241, 334, 335, 338, 621, 622, 627 đối ứng Nợ các tài khoản 154, 621, 622, 627 và được tập hợp theo từng phân xưởng và chi tiết cho từng sản phẩm, từng đơn dặt hàng. o Bảng kê số 5: dùng dể phản ánh số phát sinh bên Có các tài khoản 152, 153, 154, 241, 142, 214, 334, 335, 338, 621, 622, 627 đối ứng Nợ các TK 641, 642, 241. Trong từng tài khoản chi tiết theo yếu tố và nội dung chi phí. o Bảng kê số 6: dùng dể phản ánh chi phí phải trả và chi phí trả trước (TK 142 _chi phí trả trước, TK 335 _Chi phí phải trả)
  31. o Bảng kê số 8: dùng dể tổng hợp tình hình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm hoặc hàng hoá theo giá thực tế (TK 155 _Thành phẩm, TK 156 _Hàng hoấ). o Bảng kê số 9: dùng dể tính giá thực tế thành phẩm, hàng hoá. o Bảng kê số 10 _Hàng gửi bán: dùng dể phản ánh các loại hàng hoá, thành phẩm gửi đại lý nhờ bán hộ và gửi đi hoặc đã giao chuyển đến cho người mua, giá trị lao vụ đã hoàn thành, bàn giao cho người đặt hàng nhưng chưa được cháp nhận thanh toán. o Bảng kê số 11: dùng dể phản ánh tình hình thanh toán tiền hàng với người mua và người đặt hàng (TK 131 _ Phải thu của khách hàng).  Sổ Cái: là sổ kế toán tổng hợp mở cho cả năm, mỗi tờ sổ dùng cho 1 tài khoản tổng hợp trong đó phán ánh số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và số dư cuối tháng hoặc số dư cuối quý. Số phát sinh Có của mỗi tài khoản được phản ánh trên sổ Cái theo tổng số lấy từ nhật ký – chứng từ ghi Có tài khoản này. Số phát sinh bên Nợ được phản ánh chi tiết theo từng tài khoản đối ứng có lấy từ các nhật ký – chứng từ có liên quan. Sổ Cái chỉ ghi một làn vào cuối tháng sau khi đã khoá sổ sau khi đã kiểm tra đối chiếu số liệu trên các nhật ký – chứng từ.  Sổ (thẻ) chi tiết: được dùng dể ghi chép các hoạt động kinh tế, tài chính một cách chi tiết, cụ thể. Sổ (thẻ) chi tiết được ghi hàng ngày căn cứ vào số liệu của các chứng từ gốc.  Các bảng phân bổ: dùng để tập hợp các khoản chi phí phát sinh nhiều lần hoặc những chi phí cần phân bổ. Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chứng từ: . Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các nhật ký – chứng từ hoặc bảng kê, dổ chi tiết có liên quan. . Đối với các nhật ký – chứng từ mà số liệu căn cứ vào bảng kê, sổ chi tiết thì hàng ngàycăn cứ vào những chứng từ kế toán được ghi vào bảng kê hay sổ chi tiết, cuối tháng mới cộng chuyển số liệu vào nhật ký – chứng từ có liên quan. . Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều làn hoặc phải phân bổ thì trước hết được tập hợp vào các bảng phân bổ sau đó mới lấy số liệu, kết quả ở các bảng phân bổ được ghi vào các bảng kê và các NKCT liên quan.
  32. Cuối tháng kế toán tiến hành khoá sổ, cộng số liệu trên các NKCT, kiểm tra đối chiếu trên các NKCT với sổ thẻ chi tiết, bảng tổng hợp chi tiét liên quan, lấy số liệu tổng cộng của các NKCT để ghi vào sổ Cái. . Các chứng từ ghi trực tiếp vào sổ, thẻ chi tiết thì cuối tháng cộng các sổ đó để lập bảng tổng hợp chi tiết là cơ sở để đối chiếu với sổ Cái. Số liệu tổng cộng ở sổ Cái và một số chỉ tiêu trong NKCT, trong các bảng kê, bảng tổng hợp chi tiết được dùng đẻ lập báo cáo tài chính. Sơ đồ 2.2.4 Trình tự ghi sổ kế toán tại công ty cổ phần may Chiến Thắng Các chứng từ gốc: - Bảng thanh toán tiền lưong - Phiếu xuất kho vật tư - - Bảng tổng hợp chứng từ gốc Các bảng phân bổ: Nhật ký Sổ Cái - Tiền lương chứng từ TK 621, TK 622, - NVL và CCDC - Khấu hao TSCĐ số 7 TK 627, TK 154 - Bảng kê số 4 Thẻ tính giá - Bảng kê số 5 thành Báo cáo kế toán - Bảng kê số 6 sản phẩm - . : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Quan hệ đối chiếu
  33. 2.2.5 Hệ thống báo cáo kế toán áp dụng tại công ty cổ phần may Chiến Thắng Cũng như các doanh nghiệp khác, công ty cổ phần may Chiến Thắng sử dụng 4 loại báo cáo kế toán cơ bản sau để phản ánh thực trạng tài chính của mình một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời. Cụ thể, hiện nay công ty sử dung các báo cáo sau:  Bảng cân đối kế toán: phản ánh tỏng quát tình hình tài sản của công ty theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản ở một thời điểm nhất định, thường là cuối mỗi quý và cuối năm. Nó phản ánh tổng quan năng lực tài chính, tình hình phân bổ và sử dụng vốn của công ty cũng như triển vọng kinh tế tài chính trong tương lai.  Báo cáo kết quả kinh doanh: phản ánh tổng hợp doanh thu, chi phí và kết quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Ngoải ra, nó còn phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ của công ty với Nhà nước, tình hình thuế GTGT được khấu trừ, hoàn lại, được giảm trừ và thuế GTGT hàng bán nội địa trong 1 kỳ kế toán.  Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của công ty. Nó cung cấp cho người sử dụng thông tin có cơ sở để đánh giá khả năng tạo ra các khoản tiền và việc sử dụng những khoản tiền đã tạo ra đó trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.  Thuyết minh báo cáo tài chính: là báo cáo giải trình và bổ sung, thuyết minh những thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tinh hình tài chính của công ty trong kỳ báo cáo, mà chưa được trình bày đầy đủ chi tiết hết trong các báo cáo tài chính khác. Thuyểt minh báo cáo tài chính tại công ty cổ phần may Chiến Thắng được thiết kế theo mẫu số B09 – DN, ban hành theo QĐ số 167/2000/QĐ - BTC ngày 25/10/2000 và sửa đổi bổ sung theo TT số 89/2002/TT – BTC ngày 9/10/2002 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Trong nền kinh tế thị trường, ngoài việc nộp báo cáo tài chính cho các cơ quan chức năng, công ty phải công bố công khai báo cáo tài chính cho các đối tượng quan tâm bên ngoài công ty. Điều này đặc biệt quan trọng trong hoàn cảnh hiện nay, khi mà ngày càng có nhiều đối tượng quan tâm tới thực trạng tài chính của doanh nghiệp, mong muốn có được những thông tin chính xác và kịp thời và nhất là khi thị trường chứng khoàn đanng ngày càng phát triển. Vì vậy, công ty cổ phần may Chiến Thắng không chỉ cung cấp các báo cáo tài chính cho các cơ quan chức năng của Nhà nước mà còn công bố rộng
  34. rãi cho toàn thể nhân viên công ty và các đối tượng quan tâm khác ở ngoài công ty như các nhà đầu tư, các khách hanngf trong và ngoài nước. 2.3 Đặc điểm hạch toán các phần hành kế toán chủ yéu tại công ty cổ phần may Chiến Thắng: 2.3.1. Hạch toán tài sản cố định: 2.3.1.1 Phân loại TSCĐ: Với quy mô hoạt động lớn, với đặc thù sản xuất của ngành may mặc là tỷ trọng tài sản cố định so vối tổng tài sản chiếm tỷ lệ lớn nên TCSĐ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong toàn công ty, vì vậy công tác kế toán TSCĐ tại công ty cổ phần may Chiến Thắng đã được thực hiện một cách tương đối hiệu quả đảm bảo phản ánh chính xác và đầy đủ thực trạng kỹ thuật cũng như gí trị tài sản cố định hiện có tại công ty. Để thuận lợi cho việc quản lý và ghi chép, tại công ty tài sản cố định được chia thành 2 loại chiónh dựa trên hình thái biểu hiện, gồm TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình.  TSCĐ hữu hình: là những tài sản cố định có hình thái vật chất à thường được chia thành các nhóm sau: . Nhà cửa, vật kiến trức: gồm có nhà xưởng, kho tàng, trụ sở làm việc, . . Máy móc, thiết bị: gồm có toàn bộ máy móc thiết bị dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh toàn công ty. . Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: . Thiết bị, dụng cụ quản lý: là những thiết bị dùng trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. . Các loại tài sản cố định khác: bao gồm các loại tài sản cố định khác còn lại.  TSCĐ vô hình: là những tài sản cố định không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng gía trị đã được đầu tư (đạt tiêu chuẩn giá trị TSCĐ) để đem lại lợi ích kinh tế lâu dài cho công ty (trên 1 năm), gồm có: . Quyền sử dụng đất: . Bản quyền . Nhãn hiệu sản phẩm .
  35. 2.3.1.2 Luân chuyển chứng từ và hạch toán chi tiết TSCĐ: a) Quy trình lập và luân chuyển chứng từ:  Bước 1: Các chủ thể quản lý công ty đưa ra các quyết định vầe việc tăng, giảm tài sản cố định.  Bước 2: Hội đồng giao nhận TSCĐ tiến hành việc giao nhận và lập các chứng từ có liên quan.  Bước 3: Kế toán TSCĐ tiến hành lập hoặc huỷ thẻ TSCĐ, sử dụng các chứng từ có liên quan để ghi sổ chi tiết, sổ tổng hợp (gồm cả việc lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ).  Bước 4: Tiến hành lưu trữ, bảo quản các chứng từ có liên quan đến TSCĐ. b) Hạch toán chi tiết TSCĐ: Với nhiều phân xưởng sản xuất như hiện nay, công ty cổ phần may Chiến Thắng đã mở sổ chi tiết theo dõi tài sản cố định theo đơn vị sử dụng nhằm đảm bảo hiệu quả kế toán cũng như công tác quản lý tài sản cố định. Mỗi phân xưởng, bộ phận sử dụng đều phải mở 1 sổ chi tiết để theo dõi số lượng và giá trị TSCĐ mà mình đang sử dụng. Căn cứ để ghi sổ chi tiết này là các chứng từ tăng, giảm tài sản cố định. Sơ đồ 2.3.1.2 Hạch toán chi tiết TSCĐ Biên bản giao nhận TSCĐ Biên bản thanh lý TSCĐ Thẻ TSCĐ Sổ chi tiết TSCĐ Bảng tính khấu hao TSCĐ Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ 2.3.1.3 Hạch toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ: a) Tài khoản sử dụng:
  36. . TK 211 “TSCĐ hữu hình”: dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình tăng, giảm của toàn bộ TSCĐ hữu hình của công ty theo nguyên giá. . TK 213 “ TSCĐ vô hình”: phản ánh tình hình biến động TSCĐ vô hình của công ty theo nguyên giá. . TK 214 “hao mòn TSCĐ”: phản ánh tình hình biến động của TSCĐ theo giá trị hao mòn. b) Sơ đồ hạch toán tổng hợp: Sơ đồ 2.3.1.3 Sơ đồ hạch toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ TK 111, 112, 411. 331 TK 211 TK 214 Mua sắm, tài trợ, biếu tặng bằng TSCĐ Giảm TSCĐ do khấu hao hết TK 811 TK 811 Nhận lại TSCĐ góp vốn liên doanh Nhượng bán, thanh lý TK 412 TK 222 Đánh giá tăng TSCĐ Góp vốn liên doanh TK 412 Đánh giá giảm TSCĐ 2.3.1.4 Hạch toán khấu hao TSCĐ:  Tài khoản sử dụng:
  37. TK 214 “Hao mòn TSCĐ”: phản ánh tình hình biến động TSCĐ theo giá trị hao mòn. Tại công ty cổ phần may Chiến Thắng, kế toán TSCĐ chia TK 214 thành 2 tài khoản cấp 2, cụ thể: TK 214.1 “Hao mòn TSCĐ hữu hình” TK 214.3 “Hao mòn TSCĐ vô hình”  Hạch toán tổng hợp khấu hao TSCĐ: Tại công ty cổ phần may Chiến Thắng , khâu hao TSCĐ được tính theo phương pháp khấu hao đường thẳng, căn cứ vào thời gian sử dụng hữu ích đã được xác định. Cụ thể công thức tính như sau: Mức khấu hao hàng năm = Nguyên giá TSCĐ* Tỷ lệ khấu hao năm 1 Tỷ lệ khâu hao năm = Số năm sử dụng dự kiến Trong đó, thời gian sử dụng dự kiến được xác địnhd dựa trên các yếu tố sau: - Tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ đó - Hiện trạng tài sản cố định (thời gian đã sử dụng, thế hệ tài sản cố định, ) - Tuổi thọ kinh tế của tài sản cố định Sơ đồ2.3.1.4 Hạch toán kháu hao TSCĐ: TK 211, 213 TK 214 TK 627, 641, 642, . Ghi giảm TSCĐ do khấu hao hết Trích hao mòn vào chi phí Góp vốn liên doanh
  38. 2.3.2 Hạch toán nguyên vật liệu: 2.3.2.1 Phân loại nguyên vật liệu: Với đặc điểm sản xuất theo đơn dặt hàng, nên số lượng và chủng loại nguyên vật liệu sử dụng tại công ty thường rất đa dạng. Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả quản lý và hạch toán kế toán đã phân loại nguyên vật liệu dựa vào vai trò và tác dụng của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất– kinh doanh. Theo đó, nguyên vật liệu được chia thành các loại chủ yếu sau: . Nguyên vật liệu chính: là những nguyên vật liệu mà sau quá trình gia công sản phẩm sẽ cấu thành hình thái vật chất của sản phẩm. . Vật liệu phụ: là những vật liệu có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất – kinh doanh, gia công sản phẩm, được sử dụng kết hợp với nguyên vật liệu chính để hoàn thiện và nâng cao tính năng, chất lượng của sản phẩm hoặc được sử dụng để đảm bảo cho công cụ lao động hoạt động bình thường, hoặc dùng để phục vụ cho nhu cầu kỹ thuật, nhu cầu quản lý. . Vật liệu khác: là các vật liệu đặc thù của ngành may mặc hoặc phế liệu thu hồi. 2.3.2.2 Tính giá nguyên vật liệu: Đây là việc làm hết sức quan trọng trong việc tổ chức hạch toán nguyên vật liệu. Tại công ty cổ phần may Chiến Thắng, phần lớn nguyên vật liệu đều do bên đặt hàng cung cấp (có khi là cả nguyên liệu phụ trợ) do đó giá nguyên vật liệu được tính như sau: Đối với nguyên vật liệu thu mua nhập kho hoặc xuất ngay cho sản xuất sẽ được tính theo giá thực tế của nguyên vật liệu, cụ thể công thức tính như sau: Giá thực tế NVL = Giá mua không thuế + Chi phí thu mua Trong đó, Giá mua không thuế = Giá mua trên hoá đơn – VAT được khấu trừ + Thuế nhập khẩu Chi phí thu mua bao gồm: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí lưu kho, lưu bãi, hao hụt trong định mức, . Đối với nguyên vật liệu xuất kho dùng cho sản xuất, kế toán sử dụng giá thực tế đích danh. Đây là phương pháp hạch toán phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty. Khi nhận được đơn dặt hàng và sau đó thường là nhận nguyên vật liệu do bên đặt hàng cung cấp công ty sẽ xuất cho các phân xưởng sản xuất để tiến hành gia công. Do đó, hầu
  39. hết giá trị nguyên vật liệu xuất cho đơn dặt hàng nào đều xác định được một cách chính xác và việc chi phí tâp hợp sẽ chính xác và theo đúng với giá thị trường. 2.3.2.3 Luân chuyển chứng từ và hạch toán chi tiết nguyên vật liệu: a) Luân chuyển chứng từ: Trong hạch toán hàng tồn kho tại công ty cổ phần may Chiến Thắng, kế toán nguyên vật liệu sử dụng các chứng từ sau: . Phiếu xuất kho . Phiếu nhập kho . Phiếu xuất kho kiêm vận chưyển nội bộ . Thẻ kho . Phiếu điều chuyển giữa các phân xưởng . Biên bản kiêm kê Trình tự luân chuyển các chứng từ tại công ty có thể khái quánt theo mô hình sau: Trình tự luân chuyển phiếu nhập kho Ngườ Ban Cán Ohụ Thủ Kế i giao kiểm bộ trách kho toán hàng nhận cung phòng ứng HTK L 1 2 3 4 5 6 ư u Đề Lập Lập Ký Kiểm Ghi nghị biên nhận sổ nhập bản PNK PNK hàng kho KN Trình tự luân chuyển phiếu xuất kho Ngườ Thủ Bộ Thủ Kế i có trưởng phận kho toán nhu cung NVụ cầu KTT ứng HTK Xuất hàng Bảo vật quản tư, lưu sp, trữ hh
  40. 1 2 3 4 5 Lập Duyệt Lập Xuất Ghi chứng lệnh phiếu sổ từ xuất xuất kho xin kho xuất b) Hạch toán chi tiết: Tại công ty cổ phần may Chiến Thắng, nguyên vật liệu được hạch toán chi iết theo phương pháp thẻ song song. Cụ thể gồm các sổ sách sau:  Thẻ kho: dùng đẻ phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu về mặt số lưọng. Thẻ kho dùng để mở cho từng loại nguyên vật liệu và theo từng kho. Thẻ kho do thủ kho ghi trên cơ sở các chứng từ nhập xuất, mỗi chứng từ ghi 1 dòng. Cuối tháng cộng số nhập – xuất, tính ra số tồn trên từng thẻ kho và đối chiếu với sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu (về mặt số lượng).  Sổ chi tiết nguyên vật liệu: do kế toán nguyên vật liệu mở theo từng kho tương ứng với thẻ kho. Cơ sở để ghi là các chứng từ nhập – xuất. Cuối tháng cộng sổ, đối chiếu với thẻ khovề mặt số lượng, đối chiếu với kế toán tổng hợp về mặt giá trị thông qua việc lập Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn.  Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn: do kế toán nguyên vật liệu lập vào cuối kỳ trên cơ sở số liệu nhập – xuát – tồn và số dư cuối kỳ trên các sổ kế toán chi tiết. Bảng này theo dõi cả chỉ tiêu hiện vật và giá trị, mỗi loại nguyên vật liệu được ghi 1 dòng trên bảng. Sơ đồ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu Thẻ kho Phiếu nhập kho NVL Phiếu xuất kho NVL Sổ chi tiết NVL Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn Bảng kê tính giá
  41. 2.3.2.2 Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu: a) Tài khoản sử dụng: . TK 152 “nguyên vật liệu”: dùng để ghi chép số hiện có và tình hình tăng giảm nguyên vật liệu theo giá thực tế. Sơ đồ hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu: Sơ đồ hạch toán tổng hợp NVL TK 111,311,311, TK 152 TK 621, 627, 641, 642 Giá muavà cphí mua NVL nhập kho Giá trị NVL xuất kho sử dụng trong TK 133 công ty TK 222 TK 222 Nhận lại vốn góp liên doanh bằng NVL Xuất NVL để góp vốn liên doanh TK 411 TK 411 Xuất NVL trả vốn góp liên doanh Nhận lại vốn góp liên doanh TK 138, 632 TK 338, 711 Trị giá NVL thiếu khi kiểm kê kho Trị giá NVL thừa khi kiểm kê kho
  42. 2.3.3 Hạch toán tiền lương và các khoản trich theo lương: 2.3.3.1 Đặc điểm lao động: Do đặc điểm của ngành may mặc nhw đã nêu chịu ảnh hưởng rất nhiều của yếu tố thời trang và thời tiết Những năm gần đây, số lượng và chất lượng lao động trong ngành dệt may nói chung và công ty cổ phần may Chiến Thắng nói riêng có nhiều biến động nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.  Về số lượng lao động: Số lượng lao động tại công ty biến động theo các năm rất lớn do những đặc điểm của ngành dệt may. Sự biến động đó được mô tả ở bảng sau: Số lượng lao động ở công ty cổ phần may Chiến Thắng Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Số lượng lao động 2658 2467 2981 2864 3000 3028  Về cơ cấu lao động: Sự biến động về số lượng lao động đã dẫn đến sự biến động về cơ cấu lao động. Sự biến động này quan các năm thể hiện ở bảng sau: ChØ tiªu 2000 2001 2002 Sè l­ î ng % Sè l­ î ng % Sè l­ î ng % Tæng sè lao ®éng 2467 100 2981 100 2864 100 1. Theo gií i tÝnh Lao ®éng n÷ 2084 0.84 2352 0.79 2414 0.84 Lao ®éng nam 383 0.16 629 0.21 450 0.16 2.Theo tr×nh ®é häc vÊn § ¹i häc 87 0.04 89 0.03 95 0.03 Trung häc 202 0.08 205 0.07 210 0.07 L® phæ th«ng 2178 0.88 2687 0.90 2559 0.89 3. Theo chøc n¨ng L® s¶n xuÊt chunng 2230 0.90 2699 0.91 2586 0.90 L® phôc vô 113 0.05 131 0.04 129 0.05 L® qu¶n lý 124 0.05 151 0.05 149 0.05 Số lượng lao động quan các năm có xu hướng tăng lên từ 2658 năm 1999 lên 3068 năm 2004, đây là biểu hiện tốt, thể hiện sự lớn mạnh của công ty. Lượng lao động tăng trung bình 100 người / năm. Mục tiêu của công ty là có được bộ máy quản lý gọn nhẹ nhất mà vãn đảm bảo sản xuất hiệu quả, tăng dần số lượng công nhân sản xuất, công nhân phục vụ sản xuất.
  43.  Về cáp bậc lao động: Sự biến động cấp bậc công nhân trong công ty được thể hiện trong bảng dưới đây: ChØ tiªu 2000 2001 2002 CÊp bËc CN bq 2,33 2,41 2,41 Qua số liệu trên, ta thấy được cấp bậc công nhân bình quân tăng lên nhưng tăng lên không đều và không đáng kể. Tuy nhiên sự tăng lên đó cũng chứng minh phần nào sự tăng lên về mặt chất của lao động cũng như của cả công ty. Đây cũng là đòi hỏi cần thiết trong điều kiện nhận gia công như hiện nay tại công ty cổ phần may Chiến Thắng, là một trong những yếu tố đầu tiên được bên đặt hàng xem xét khi có nhu cầu gia công sản phẩm. Vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với công ty hiện nay là phải không ngừng nâng cao hơn nữa chất lượng của đội ngũ lao động và xây dựng được cơ cấu lao động hợp lý để tăng thêm tính cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. 2.3.3.2 Cách tính lương trả cho người lao động: Hiện công ty cổ phần may Chiến Thắng đang áp dụng 2 hình thức trả lương cơ bản, đó là: trả lương theo thời gian lao động và trả lương theo sản phẩm.  Hình thức trả lương theo thời gian: Hình thức này được áp dụng chủ yếu đối với các bộ phận quản lý của công ty. Cơ sở để tính lương là “Bảng chấm công” được ghi hàng ngày, cuối tháng người chấm công và phụ trách bộ phận ký vào bảng chấm công rồi chuyển lên bộ phận kế toán kiểm tra, đối chiếu, quy râ công để tính lương vf BHXH cho từng công nhân viên. Số liệu này được thực hiện trên “Bảng thanh toán lương”. Công ty sử dụng công thức sau: Mức lương TG = Lương cơ bản x Hệ số cấp bậc công việc x Số ngày làm việc của 1 CNV 26 ngày theo chế độ thực tế Trong đó: Lương cơ bản là: 260.000 đ Lương lễ, phép được hưởng bằng 100% lương cấp bậc công việc Thời gian đi họp vẫn được tính vào công việc làm thực tế
  44. Ví dụ: Thàng 5/2004, Bà Lê Thi – nhân viên phòng Tổ chức đi làm đầy đủ 30 ngày và được nghtr lễ ngày 1/5, như vậy: Hệ số cấp bậc lương của nhân viên trong phòng tổ chức được tính dựa theo côngt hức: Mức lương theo thời gian = Mức lương tối thiểu x Hệ số cấp bậc theo cấp bậc do Nhà nước quy định Hệ số cấp bậc của bà Thi là: Hệ số cấp bậc = 1.900.000 : 290.000 = 6,55 Mức lưong theo thời gian = 290.000 x 6,55 x 30 = 2.191.730 đ 26 Mức lương lễ, phép = 290.000 x 6,55 x 1 = 73.057 đ được hưởng 26 Phụ cấp ăn ca = 50.000 x 30 = 150.000 đ Tổng lương TG và phụ cấp của bà Thi là: 2.191.730 + 73.057 + 150.000 = 2.414.787 đ Vào giữa tháng, công ty thực hiện thanhtoán lương kỳ I hay còn gọi là lương tạm ứng cho công nhân viên. Số còn lại công nhân viên sẽ được lĩnh nốt vào kỳ II.  Hình thức trả lương theo sản phẩm: Hình thức trả lương này áp dụng chủ yếu cho khối trực tiếp sản xuất. Để tính lươnng theo hình thức này, kế toán tiền lương đã làm theo trình tự sau: . Dựa vào bảng chấm công của từng tổ đội do người phụ trách nộp lên cho phòng kế toán tài vụ để tính ra số công thực tế của từng công nhân trong tháng. . Căn cứ vào phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành, phiếu thanh toán công vận chuyển và phiếu tổng hợp thanh toán lương tính ra tổng lương sản phẩm từng tổ làm được trong tháng (còn gọi là giá trị công việc hoàn thành). Ví dụ: Trong tháng 5/2004, tại xí nghiệp 2B có: Tổng lương sản phẩm cả xí nghiệp làm được trong tháng 5 là 4.428.000 đ Mức lương SP = Tổng lương SP cả xí nghiệp x Số công thực tế của 1 công nhân Tổng số công cả tổ của 1 công nhân Tổ trưởng Lê Hùng tháng 5 đi làm đầy đủ 30 ngày, 1 ngày nghi lễ, như vậy: Mức lương SP = 4.428.000 x 30 = 2.952.000 đ
  45. ( 30 công ) 45 Mức lương lễ = 295.200 x 1 = 11.354 đ được hưởng 26 Mức phụ cấp trách nhiệm tổ trưởng (hệ số 0,1) = 0,1 x 290.000 = 29.000 đ Phụ cấp ăn ca = 5.000 x 30 = 150.000 đ Tổng lương của ông Hùng là: 2.952.000 + 11.354 + 29.000 + 150.000 = 3.153.708 đ Cũng như ở khối phòng ban, vào giữa tháng công nhân cũng được lĩnh lương tạm ứng kỳ và công ty áp dụng chung cho các xí nghiệp, tổ. Số còn lại dẽ được lĩnh vào kỳ II sau khi đã trừ đi các khoản phải khấu trừ.  Phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ, làm thêm ca: . Phụ cấp làm đêm: Công ty áp dụng trả phụ cấp làm đêm cho công nhân theo công thức sau: Phụ cấp làm đêm = Tiền lương sản phẩm x 2 . Phụ cấp làm thêm giờ: Công ty áp dụng trả phụ cấp làm thêm giờ cho công nhân theo công thức sau: Phụ cấp làm thêm giờ = 1,8% x Tiền lương sản phẩm . Phụ cấp làm thêm ca: Đối với công nhân trực tiếp sản xuất: công nhân sẽ được hưởng phụ cấp làm thêm ca theo công thức sau: Phụ cấp làm thêm ca = 12 % x Tiền lương sản phẩm  Cách tính tiền thưởng được áp dụng tại công ty Các hình thức thưởng trong công ty: . Thưởng sáng kiến: Đây là hình thức thưởng cho những cán bộ công nhân viên có những sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất và tuỳ thuộc vào những đóng góp do sáng kiến đó vào sản xuất mà công ty đưa ra mức thưởng hợp lý. Tiền thưởng này được trích ra từ quỹ khen thưởng. . Thưởng hoàn thành kế hoạch quý, năm: Cứ sau mỗi quý và cuối năm công ty lại tổ chức thưởng cho công nhân viên trong công ty, tiền thưởng này cũng trích từ quỹ khen thưởng.
  46. Công ty sẽ trả công nhân tiền thưởng bằng 7% tiền lương sản phẩm. 2.3.3.3 Hạch toán tiền lương:  Hạch toán chi tiết tiền lưong: Kế toán tiền lương mở sổ chi tiết cho các TK 334 “ Phải trả CNV”, TK 338 ”Phải trả khác”, TK 335 “Trích trước lương phép”. Cuói tháng, căn cứ vào Bảng chấm công kế toán tiền lương ghi sổ chi tiết các tài khoản trên, tính ra tiền lương phải trả người lao động, trích BHXH, KPCĐ, BHYT; lập bảng thanh toán tiền lương và quyết toán BHXH. Cuối kỳ, kế toán lập bảng tổng hợp chi tiết, tién hành đối chiếu sổ Cái.  Hạch toán tổng hợp: . Tài khoản sử dụng: TK 334 “Phải trả CNV” : phản ánh tổng hợp tiền lương, thưởng và tình hình thanh toán với người lao động. . Sổ sách sử dụng: - Bảng phân bổ số 1 - Bảng kê số 4, 5, 6 - Nhật ký – chứng từ số 1,2,10 - Sổ Cái TK 334, TK 338, TK 335 Chứng từ gốc Nhật ký chứng từ Bảng phân bổ Sổ chi tiết Sổ Cái TK 334, Nhật ký Bảng tổng hợp TK 338, TK 335 chứng từ số 7 chi tiết . Sơ đồ hạch toán tổng hợp tiền lương: Sơ đồ hạch toán tổng hợp thanh toán với người lao động
  47. TK 111 TK 334 TK 622 Tiền lương,tiền thưởng phải trả cho NLĐ trực tiếp Thanh toán thu nhập cho người TK 335 lao động TK 627 TLNP thực tế TK 138 Trích trướcTLNP Ti ền lương, thưởng trích cho Khấu trừ khoản phải thu khỏc trích cho nhân viên phân xưởng TK 641 TK 141 Tiền lương, thưởng phải trả cho nhõn viờn bỏn hàng Khấu trừ khoản tạm ứng thừa TK 642 Tiền lương, thưởng phải trả cho nhõn vi ờn QLDN TK 338 TK 431 Thu hộ cho cơ quan khác hoặc Tiền thưởng trích từ quỹ khen giữ cho người lao động thưởng, phúc lợi 2.3.3.4 Hạch toán quỹ BHXH, BHYT và KPCĐ: TK 338.3,341,421  Tài khoản sử dụng: BHXH và các khoản khác phải trả cho NLĐ . TK 338.2 “Kinh phí công đoàn” . TK 338.3 “BHXH” . TK 335.3 “Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm”  Hạch toán tổng hợp các khoản trích theo lương: Tại công ty cổ phần may Chiến Thắng, các khoản trích theo lương sẽ được tính như sau: - Kinh phí công đoàn ( TK 338.2 ): được trích 2% tiền lương thực tế, trong đó 1% nộp cấp trên, 1% công ty giữ lại tại quỹ. - Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế ( TK 338.3): hiện nay công ty tính gộp 2 khoản này thành quỹ bảo hiểm. Cách tính như sau: Tổng số tiền phải nộp BH trong tháng = Tổng lương cơ bản 1 tháng x 17% BH phân bổ cho từng = Tổng số BH phỉa nộp trong tháng x Lương thực chi
  48. loại sản phẩm Tổng lương thực chi trong tháng cho từng loại sp
  49. Sơ đồ hạch toán tổng hợp quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ TK 111,112 TK 3382,3383,3384 TK 622 Nộp cho cơ quan quản lý Trích theo lương của quỹ LĐTT tính vào chi phí TK 627 TKTK 334 334 BHXH phải trả cho người Trích theo lương của lao động NVPX vào chi phớ TK 641 TK 11,112,152 Trích theo lương của Chi tiêu KPCĐ tại doanh NVBH vào chi phớ nghiệp 2.3.4 Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: TK 642 2.3.4.1 Phân loại chi phí sản xuất, phương phápTrích hạch theo toán lương chi c ủaphí sản xuất và đối tượng tính giá thành : NVPX vào chi phớ  Phân loại chi phí sản xuất: Với loại hình sản xuất kinh doanh đặc thù của ngành dệt may nênTK đ 334ặc điểm chi phí sản xuất cũng có điểm khác biệt, đó là: phần lớnTrích nguy theoên lương vật liệucủa chính do bên đặt hàng cung cấp hoặc nhờ công ty mua hộ, nguyên liệu phụ trợ chiểm tỷ trọng rất nhỏ (đối với NLĐ vào thu nhập các đơn đặt hàng quốc tế). Còn đối với hình thức sản xuất phục vụ cho nhu cầu nội địa thì công ty vẫn thu mua phải nguyên vật liệu. Vì vậy, tại công ty cổ phầnTK may111,112,338 Chiến Thắng chi phí sản xuất được phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm, cụ thể Nhận trợ cấp từ quỹ gồm các khoản mục sau: o Chi phí nguyên vật liệu trực tíêp BHXH o Chi phí nhân công trực tiếp o Chi phí sản xuất chung Công tác quản lý chi phí sản xuất tại công ty được thực hiện qua các bước sau:
  50.  Bước 1: Tập hợp các chi phí cơ bản có liên quan trực tíêp cho từng đối tượng sử dụng. Chi phí nhân NVL trực tíêp được tập hợp ngay cho từng loại sản phẩm. Chi phí nhân công trực tíêp được hạch toán như sau: theo quy định mức lương khoán được tập hợp ngay cho từng loại sản phẩm theo định mức lương khoán, các khoản phụ cấp, chi phí lương khác, các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ được tập trung theo từng hợp đồng hoặc sản phẩm nhận gia công cụ thế và phân bổ theo chi phí lương khoán của các loại sản phẩm.  Bước 2: Tính toán và phân bổ lao vụ, dịch vụ xí nghiệp phụ trợ cho xí nghiệp may và xí nghiệp cắt theo tiêu thức sản lượng tấn sản phẩm của mỗi xí nghiệp.  Bước 3: tập hợp chi phí sản xuất chung cho từng hợp đồng, phân bổ chi phí sản xuất chung của từng hợp đồng cho các loại sản phẩm theo tiêu thức sản lượng tấn sản phẩm. Công ty không có sản phẩm dở dang cuối kỳ nên không có bước đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.  Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất: Với đặc điểm sản xuất có quy trình công nghệ giản dơn, khép kín, tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn, xen kẽ và liên tục nên công ty cổ phần may Chiến Thắng đã áp dụng tính giá thành theo phương pháp giản đơn (hay còn gọi là phương pháp tính trực tiểp). Công thức áp dụng như sau: Z = DĐK + C - DCK Trong đó: Z : giá thành của đơn dặt hàng đã hoàn thành C : Chi phí sản xuất trong kỳ được tập hợp cho từng đơn dặt hàng DĐK , DCK : trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ Tuy nhiên, tại công ty cổ phần may Chiến Thắng cuối kỳ không có sản phẩm dở dang nên, ta có công thức tính giá thành như sau: Z = C  Đối tượng tính giá thành: Để xác định đối tượng tính giá thành phải dựa vào 3 yếu tố sau: o Đặc điểm tổ chức sản xuất
  51. o Quy trình công nghệ o Yêu cầu và trình độ quản lý doanh nghiệp Về mặt tổ chức sản xuất: Công ty cổ phần may Chiến Thắng là đơn vị sản xuất nhiều loại sản phẩm (như quần áo, thảm len, ) với khối lượng sản xuất lớn và công ty nhận gia công nên mỗi hợp đồng là một đối tượng tình giá thành. Xét về quy trình công nghệ: xuất phát từ đặc điểm sản xuất của công ty là quy trình sản xuất phức tạp kiểu liên tục. Một phân xưởng chịu trách nhiệm sản xuất ra một hoặc một số loại sản phẩm nhất định và yêu cầu quản lý tới từng sản phẩm sản xuất theo chỉ tiêu khối lượng nên đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm hoàn thành. Vì vậy, đối tượng tính giá thành của công ty là các hợp đồng đã hoàn thành theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng như đã ký kết. 2.3.4.2 Hạch toán chi phí sản xuất  Hạch toán chi tiết chi phí sản xuất Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tiến hành tổng hợp, phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ cho từng đơn dặt hàng; Mở các sổ chi tiết TK 621, TK 622, TK 627 cho từng đơn dặt hàng. Cuối kỳ lập bảng tổng hợp chi tiết, bảng tính giá thành sản phẩm.  Hạch toán tổng hợp: o Tài khoản sử dụng: - TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tíêp” TK 621.1 “Chi phí nguyên vật liệu trực tíêp May” TK 621.2 “Chi phí nguyên vật liệu trực tíêp May gia công” - TK 622 “Chi phí nhân công trực tíêp” TK 622.0 “Chi phí nhân công trực tíêp Thảm len” Tk 622.1 “Chi phí nhân công trực tíêp May” - TK 627 “Chi phí sản xuất chung” TK 627.0 “ Chi phí sản xuất chung Thảm len” TK 627.1 “ Chi phí sản xuất chung May” - TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” TK 154.0 “Chi phí sản xuất – kinh doanh Thảm len” TK 154.1 “Chi phí sản xuất – kinh doanh Phân xưởng” o Sổ sách sử dụng:
  52. - Bảng phân bổ số 1,2,3,4 - Bảng kê 4,5,6 - NKCT số 1,2,4,6,7,8,10 - NKCT số 7 - Sổ Cái TK 621, TK 622, TK 627, TK 154 o Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất
  53. Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành TK 621 TK 154 TK 152 Chi phớ NVL trực tiếp Cỏc khoản ghi giảm chi phớ TK 622 TK 155 Nhập kho Chi phớ NC trực tiếp TK 627 TK 157 Chi phớ SX chung Gửi bỏn TK 154 TK 632 Chi phí SX KD phân xưởng khác Tiờu thụ
  54. 2.3.5 ạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ 2.3.5.1 Hạch toán chi tiết thành phẩm Việc tổ chức hạch toán chi tiết thành phẩm được thực hiện ở 2 nơi: phòng kế toán và ở kho. Tại phòng kế toán, kế toán thành phẩm sẽ tiến hành mở sổ chi tiết TK 155 “thành phẩm” theo dõi theo từng kho, từng loại cả về số lượng và giá trị. Phương pháp hạch toán chi tiết thành phẩm tại công ty cổ phần may Chiến Thắng là phương pháp thẻ song song (tương tự như hạch toán nguyên vật liệu). Cuối kỳ kế toán thành phẩm tiến hành lập bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn kho thành phẩm. Tại kho, khi có sản phẩm sản xuất xong, nhân viên bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm xác nhận thứ hạng chất lượng căn cứ vào tiêu chuẩn quy định và ghi vào “Bảng công tác của tổ”. Căn cứ vào kết quả kiểm tra chất lượng thành phẩm, lập phiếu nhập kho và giao thành phẩm vào kho. Khi thành phẩm xuất kho, thủ kho lập phiếu xuất kho thành phẩm. Trên cơ sở phiếu nhập kho và phiếu xuất kho thủ kho ghi vào thẻ kho, phản ánh tình hình nhập – xuất – tồn kho thành phẩm về mặt số lượng. 2.3.5.3 Hạch toán tổng hợp thành phẩm  Tài khoản sử dụng TK 155 “Thành phẩm”: phản ánh tình hình tăng giảm và tồn kho thành phẩm  Sổ sách sử dụng: o Bảng kê số 8, 9 o NKCT số 8 o Sổ Cái TK 155  Sơ đồ hạch toán tổng hợp thành phẩm (Phương pháp KKTX) Sơ đồ 2.3.5.3 Hạch toán tổng hợp thành phẩm TK 154 TK 155 TK 157, TK 632 Sản xuất nhập kho Thành phẩm xuất bán, biếu tặng TK 157, Tk 632 TK 138.1, TK 632 sản phẩm bán, gửi bán bị trả lại Thiếu khi kiểm kê
  55. TK 642, TK 338.1 TK 222 Thành phẩm phát hiện thừa Góp vốn liên doanh khi kiểm kê bằng thành phẩm TK 412 TK 412 Đánh giá tăng Đánh giá giảm 2.3.5.4 Hạch toán giá vốn hàng bán  Tài khoản sử dụng: TK 632 “Giá vốn hàng bán”: là tài khoản dùng để theo dõi trị giấ vốn của hàng hoá; thành phẩm xuất bán trong kỳ. Giá vốn hàng bán ở đây là giá thành công xưởng thực tế của thành phẩm xuất bán. Tại công ty cổ phần may Chiến Thắng, kế toán chi tiết TK 632 thành các tài khoản cấp 2 sau: o TK 632.0 “Giá vốn thảm len” o TK 632.1 “Giá vốn thành phẩm may” o TK 632.2”Giá vốn bán hàng hoá” o TK 632.3 “Tiền điện của CTy TNHH bao bì Đống Đa”  Sơ đồ hạch toán: Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán TK 154, TK 155 TK 632 TK 911 Trị giá vốn thực tế hàng đã tiêu thụ Kết chuyển giá vốn hàng bán TK 157 của hàng tiêu thụ Trị giá vốn hàng gửi bán đã tiêu thụ
  56. 2.3.5.5 Hạch toán doanh thu bán hàng  Tài khoản sử dụng: TK 511 “Doanh thu bán hàng”: dùng để phản ánh tổng số doanh thu thực tế của công ty trong kỳ và các khonả giảm trừ doanh thu. TK 511 có các tài khoản cấp 2 sau: o TK 511.0 “Doanh thu bán hàng thảm len” o TK 511.1 “Doanh thu sản xuất chính may” o TK 511.2 “Doanh thu bán hàng hoá” o TK 511.3 “Doanh thu kinh do anh dịch vụ khác”  Sơ đồ hạch toán: TK 911 TK 511 TK 111, 112, 131, Kết chuyển doanh thu Doanh thu bán thành phẩm Thuần TK 521, 531, 532 Tk 333.1 Các khoản giảm trừ doanh thu Thuế GTGT đầu ra 2.3.5.6 Hạch toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp:  Tài khoản sử dụng: TK 641 “Chi phí bán hàng”: phản ánh chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ thành phẩm trong kỳ. Bao gồm các chi phí như: tiền lương và các khoản phụ cấp, BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên bán hàng; chi phí vận chuyển, nhận hàng và gửt hàng; hoa hồng bán hàng cho các đại lý; chi phí xuất nhập khẩu; chi phí chứng từ xuất nhập khẩu; tiền chuyển phát nhanh các chứng từ; phí quôta phân bổ cho sản phẩm tiêu thụ; phí gom hàng Global;chi phí bao bì TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”: phản ánh những chi phí có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động toàn công ty mà không tách riêng ra được cho bất kỳ 1 hoạt động nào. Gồm các chi phí như: Lương và phụ cấp, BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân
  57. viên quản lý; tiền ăn ca; công tác phí; tiền điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm; chi phí tuyển dụng  Sơ đồ hạch toán Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí bán hàng TK 334, 338 TK 641 TK 111, 112, 138 Chi phí lương và các khoản Giá trị thu hồi ghi giảm Trich theo lương chi phí TK 152, 153 TK 911 Chi phí nguyên vật liệu, dụng cu Kết chuyển chi phí bán hàng TK 214 Chi phí khấu hao TSCĐ TK 331, 111, 112, Các chi phí khác có liên quan TK 133 Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp TK 334, 338 TK 642 TK 111, 112, Chi phí nhân viên quản lý Các khoản ghi giảm chi phí TK 152, 153 TK 911 Chi phí NVL, dụng cụ TK 333, 111,112 Kết chuyển chi phí Thuế, phí, lệ phí quản lý doanh nghiệp
  58. TK 331,111,112 Chi phí kkhác TK 133 2.3.5.7 Hạch toán xác đinh kết quả tiêu thụ  Tài khoản sử dụng: TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”: dùng để xác định toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của công ty. TK 911 được chia thành các tài khoản cấp 2 sau: o TK 911.0 “Xác định kết quả kinh doanh thảm len” o TK 911.1 “Xác định kết quả kinh doanh May” o TK 911.2 “Xác định kết quả kinh doanh hàng hoá” o TK 911.3 “Xác định kết quả kinh doanh dịch vụ khác”  Sơ đồ hạch toán Sơ đồ hạch toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh TK 632 TK 911 TK 511 Kết chuyển giá vốn hàng bán Kết chuyển doanh thu bán hàng TK 641, 642 TK 515 Kết chuyển chi phí bán hàng Kết chuyển doanh thu chi phí quản lý doanh nghiệp tài chính TK 635 TK 421 Kết chuyển chi phí tài chính Kết chuyển lỗ Kết chuyển lãi
  59. 2.4. Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần may Chiến Thắng: 2.4.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tíêp: Tại công ty cổ phần may Chiến Thắng, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm 2 loại chính sau: - CP NVL chính gồm có các loại: vải, dựng mếch, bônng, lông, da - CP vật liệu phụ gồm có: khoá, ôzê, cúc các loại, mác đồng bộ, ken vai, đệm nhựa, Để theo dõi tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tíêp, tất cả những chi phí trên đều được tập hợp cho từng đối tượng tập hợp chi phí và được phản ánh vào TK 621 “ Chi phí NVL trực tíêp”. Tài khoản này cuối kỳ không có số dư và được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí ( từng đơn dặt hàng,từng loại sản phẩm hoàn thành nhập kho): TK 621.1 “Chi phí NVL May” và TK 621.2 “Chi phí NVL May gia công”  Nguyên tắc xuất dùng nguyên vật liệu: Hàng thàng, phòng kỹ thuật sản xuất lập kế hoạch sản xuất theo xuống các phân xưởng sản xuất và các phòng nghiệp vụ để theo dõi quản lý. Căn cứ vào hợp đồng sản xuất, nhu cầu thực tế phát sinh các phân xưởng tiến hành lập phiếu yêu cầu lĩnh vật tư gửi phòng kinh doanh. Căn cứ vào hợp đồng sản xuất và lượng vặtư tồn kho, phòng kinh doanh viết phiếu xuất kho quyết định lượng thực xuất. Mỗi phiếu xuất kho được lập thành 3 liên. Chứng từ xuất kho được gửi lên phòng kế toán, cuối tháng kế toán căn cứ vào từng phiếu xuất kho mà tiến hành ghi chép vào sổ chi tiết TK 152. Cuối tháng căn cứ vào sổ chi tiết TK 152, kế toán lập bảng phân bổ vật tư trong đó chi tiết TK 621 tới từng đơn dặt hàng, từng loại sản phẩm sản xuất. Số liệu trên bảng phân bổ vật tư là cơ sở để kế toán tổng hợp lập bảng phân bổ vật tư, công cụ dụng cụ.  Hệ thống sổ kế toán sử dụng: - Sổ chi tiết vật tư (mở chi tiét cho tài khoản 152) - Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ - Sổ theo dõi TK 621 và các sổ liên quan khác  Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ:
  60. Bảng phân bổ NVL, CCDC được dùng để phản ánh giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho trong tháng theo giá thực tế và phân bổ giá trị vật liệu xuất dùng cho các đối tượng sử dụng hàng tháng. Bảng được mở theo tháng, dùng để phản ánh chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong kỳ theo từng đối tượng sử dụng ( TK 621 _ chi tiết, TK 627, TK 641, Tk 642). Trên bảng phân bổ chỉ xác định giá trị thực tế xuất kho. Số liệu trên bảng phân bổ NVL, CCDC là cơ sở để kế toán ghi vào cột chi phí NVL trực tíêp trên báo cáo giá thành thực tế và cột TK 152, TK 153 trên NKCT số 7. Cuối tháng căn cứ vào bảng phân bổ NVL, CCDC kế toán tiến hành tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tíêp trong kỳ theo định khoản sau: Nợ TK 621 Có TK 152 (chi tiết theo từng tiểu khoản) Cụ thể, ta có bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tháng 9/2004 như sau: DN: Công ty cổ phần may Chiến Thắn Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Tháng 9/2004 TK ghi Cã STT TK 152 TK 153 TK ghi Nî TK 152.11 TK 152.21 TK 152.3 TK 152.4 TK 152.8 1 TK 621 7.302.258.059 2.057.336.436 H§ 9000 4.299.709.804 2.000.377.575 H§ 9001 2.829.266.863 9.440.358 H§ 9002 173.321.392 47.518.503 2 TK 627 10.939.520 4.136.216 38.949.157 859.716 4.136.216 3 TK 641 53.732.694 4 TK 642 694.513 5.921.586 1.548.476 3.048.632 5 Céng 14.604.556.118 4.126.303.905 10.057.812 38.949.157 56.140.886 7.184.848
  61. 2.4.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp là tập hợp số tiền phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tíêp sản xuất sản phẩm, thực hiện lao vụ, dịch vụ trong kỳ. Tại công ty cổ phần may Chiến Thắng, chi phí nhân công trực tiếp gồm các khoản sau: - Lương chính - Lương phụ: gồm các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp độc hại. - Câc khoăn phải trả khác: gồm lương nghỉ phép, nghỉ lễ, nghỉ việc do khách quan như mất điện, máy móc hỏng, - Các khoản trích theo lương: kinh phí công đoàn, quỹ bảo hiểm. Cách tính các khoản phải trả, phải trích được tiến hành như sau:  Đối với lương chính: Công ty áp dụng chế độ trả lương theo sản phẩm để trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất nên khoản này được xác định trên cơ sở xác định đơn giá tiền lương, định mức ở từng giai đoạn sản xuất và khối lượng sản phẩm hoàn thành ở từng công đoạn sản xuất. Công thức tính: Lương sản phẩm = Số lượng sản xuất x Đơn giá sản phẩm Lương phân bổ cho từng = Tổng số lương___ x Lương sp từng loại loại sản phẩm Tổng lương sản phẩm  Đối với lương phụ: chi tiết phân bổ lương của TK 622 theo từng loại sản phẩm. Công thức tính như sau: Tiền lương phụ phân bổ = Tổng số lương phụ cần phân bổ x Sản lượng từng loại Cho từng loại sp Tổng sản lượng sp hoàn thành sp nhập kho  Đối với các khoản trích theo lương: KPCĐ được trích 2% tiền lương thực tế Quỹ bảo hiểm được trích 17% tiền lương thực tế. Trong đó, BH phân bổ cho từng = Tổng số BH phải nộp trong tháng x Lương thực chi cho loại sản phẩm Tổng lương thực chi trong tháng từng loại sp
  62. Hệ thống sổ kế toán sử dụng để tập hợp chi phí nhân công trực tíêp gồm có: - Bảng lương - Bảng tổng hợp - Phiếu xác nhận kết quả hoàn thành công việc - Bảng phân bổ tiền lương và BHXH - Sổ theo dõi TK 622 và các sổ có liên quan khác Việc tập hợp chi phí nhân công trực tíêp được tiến hành vào cuối tháng, căn cứ vào bảng lương của từng tổ, đội và bảng tổng hợp lương, phiếu xác nhận kết quả sản xuất, kế toán tiền lương tiến hành lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH trong đó TK 622 được phản ánh chi tiét cho từng đơn dặt hàng. Cụ thể ta có bảng phân bổ tiền lương và BHXH tháng 9/2004 như sau: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH Số liệu trên bảng phân bổ tiền lương và BHXH được sử dụng để ghi vào NKCT số 7, báo cáo giá thành thực tế và các sổ kế toán có liên quan khác. Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH, kế toán tiến hành định khoản và ghi váo sổ theo dõi TK 622 ( là sổ theo dõi tình hình thanh toán lương vag các khoản trích theo lưong của công nhân trực tíêp sản xuất). Sổ theo dõi TK 622 được mở cho cả năm và ghi lần lượt cho từng tháng. Cụ thể, vào tháng 9 có các định khoản sau: Nợ TK 622 : 1.779.057.411 Có TK 334 : 1.520.561.890 Có TK 338 : 258.495.521 2.4.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung: Tại công ty cổ phần may Chiến Thắng, chi phí sản xuất chung là những chi phí dùng cho quản lý tại cá phân xưởng sản xuất. Toàn bộ chi phí này được tập họp theo 2 khoản mục cơ bản sau: - Chi phí khấu hao - Chi phí chung khác gồm có: Chi phí nhân viên phân xưởng Chi phí vật liệu Chi phí dụng cụ sản xuất Chi phí dịch vụ mua ngoài
  63. Để tập họp chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627, để theo dõi và tập hợp các chi phí phát sinh liên quan đến chi phí sản xuất chung của công ty. Sổ được mở cho cả năm, lần lượt cho từng tháng và được mở chung cho tất cả các phân xưởng. Tập hợp chi phí sản xuất chung:  Tập hợp chi phí khấu hao TSCĐ: Căn cứ vào sổ TSCĐ của công ty, kế toán xác định số khấu hao TSCĐ phải trich cả năm. Cụ thể, tổng khấu hao TSCĐ phải trích năm 2004 là : 470.212.476 đ. Khi đó: Số khấu hao cho mỗi tháng = 470.21.476 = 39.184.373 12 Căn cứ vào số liệu trên, kế toán xác định mức khấu hao cho từng bộ phận: bộ phận sản xuất, bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý theo nguyên tắc TSCĐ phục vụ cho bộ phận nào thị bộ phận đó chịu chi phí khấu hao của tài sản đó. Sau đó, kế toán lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐ. Cuối tháng, kế toán lập Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. Bảng dùng để phản ánh số khấu hao TSCĐ phải trích và phân bổ cho các đối tượng sử dụng hàng tháng. Công thức phân bổ: Chi phí khấu hao phân bổ = Tổng CPKH của từng lạo máy x Sản lượng nhập kho Cho từng sp nhập kho Tổng sản lượng nhập kho trong trong tháng của tháng của các sp sử dụng máy đó từng loại sp  Tập hợp chi phí sản xuất chung khác: - Tập hợp chi phí nhân viên phân xưởng: Tại công ty cổ phần may Chiến Thắng, nhân viên phân xưởng bao gồm: quản đốc, phó quản đốc, công nhân viên vận hành, tổ trưởng, . Việc tập hợp và hạch toán chi phí nhân viên phân xưởng (bao gòm tiền lương và các khoản trích theo lương) được thực hiện như đói với chi phí nhân công trực tiếp.
  64. Cuối tháng, chi phí nhân viên phân xưởng được tập hợp vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH. - Tập hợp chi phí nguyên vật liệu dùng chung: Chi phí nguyên vật liệu phục vụ cho chi phí sản xuất chung cũng được tập hợp như chi phí nguyên vật liệu trực tíêp. Căn cứ vào phiếu xuất kho đã ghi rõ lý do xuất và mục đích sử dụng, kế toán phân loại và tập hợp chi phí nguyên vật liệu cho từng đối tượng sử dụng. - Tập hợp chi phí dụng cụ sản xuất: Chi phí dụng cụ sản xuất bao gồm toàn bộ chi phí về đồ dùng cho nhân viên, công nhân như: quần áo bảo hộ lao động, găng ty, ủng cao su, và dụng cụ sản xuất sửa chữa như: khoá cửa, tô vít Do các dụng cụ đều có giá trị nhỏ nên tất cả công cụ dụng cụ xuất kho trong kỳ đều được phân bổ hết một lần vào chi phí sản xuất của kỳ đó. - Tập hợp chi phí mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác: Các chi phí dịch vụ mua ngoài thường gồm các chi phí sau: chi phí thuê sửa chữa thường xuyên máy móc thiết bị, tiền diện, tiền điện thoại, Các chi phí nầy được tập hợp ghi vào sổ theo dõi TK 627. Bảng tập hợp chi phí sản xuất chung ND TK 152 TK 153 TK214 TK 334 TK 338 TK 111 Tæng céng TK 627 15.075.736 4.136.216 532.056.287 385.036.638 65,456,229 231.300.520 1.233.061.628 Phân bổ chi phí sản xuất chung: Công ty cổ phần may Chiến Thắng đa phần nhận sản xuất theo đơn dặt hàng nên chi phí sản xuất chung tập hợp đủ theo đơn dặt hàng của khách hàng Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung Tháng 9/2004 STT Tờn sản phẩm Khấu hao Chi phớ khỏc Tổng cộng 1 HĐ 9000 384.468.232 462.388.592 846.856.824 2 HĐ 9001 107.661.455 170.400.000 278.061.455 3 HĐ 9002 39.962.600 68.216.749 108.179.349 Cộng 532.056.287 701.005.341 1.233.061.628
  65. 2.4.4 Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất: Để hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất ké toán theo dõi trên tài khoản 154 “ Chi phi SXKD dở dang”. Cuôí tháng, khi sản phẩm hoàn thành ké toán tiến hành kết chuyển chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ để tính giá thành sản phẩm. Các bút toán kết chuyển như sau: - Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tíêp: Nợ TK 154 : 9.359.594.495 Có TK 621 : 9.359.594.495 - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp: Nợ TK 154 : 1.779.057.411 Có TK 622 : 1.779.057.411 - Kết chuyển chi phí sản xuất chung: Nợ TK 154 : 1.233.061.628 Có TK 627: 1.233.061.628 Sổ cái TK 621 Năm 2004 Dư đầu năm Ghi Cã TK ®èi øng Th¸ng1 Th¸ng 9 Th¸ng 12 Nî TK 621 TK 152 9.359.594.495 Céng PS Nî 9.359.594.495 Céng PS Cã 9.359.594.495 D­ cuèi th¸ng Nî Cã Sổ cái TK 622
  66. Tháng 9/2004 Dư đầu năm Ghi Cã TK ®èi øng Nî TK 622 Th¸ng 1 . Th¸ng 9 . Th¸ng 12 TK 334 TK 338 Céng PS Nî 1.779.057.411 Céng PS Cã 1.779.057.411 D­ cuèi th¸ng Nî Cã Sổ cái TK 154 Tháng 9/2004 Dư đầu năm Ghi Cã TK ®èi øng Th¸ng 1 . Th¸ng 9 Th¸ng12 Nî TK 154 TK 621 9.359.594.495 TK 622 1.779.057.411 TK 627 1.233.061.628 Céng PS Nî 13.371.713.534 Céng PS Cã 13.371.713.534 D­ cuèi th¸ng Nî Cã 2.4.5 Đánh gía sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm: Tại công ty cổ phần may Chiến Thắng, không có sản phẩm dở dang nên không có bước đánh giá sản phẩm dở dang. Đa số lợi nhuận của công ty thu được tè gia công cho
  67. khách hàng thông qua các đơn dặt hàng. Khi ký kết hợp đồng luôn có thời gian quy định trong hợp đồng để công ty hoàn thành đủ hàng. Vì vậy, công ty để thực hiện đúng các đơn đặt hàng công ty có thể để xảy ra trường hợp có sản phẩm dở dang song không tiến hành đánh giá. Theo cách tính giá thành sản phẩm như đã nêu phần trước. Ta có công thức tính giá thành sản phẩm như sau: Z = C z = Z Q Trong đó” Z : là giá thánh sản phẩm C : là tổng chi phí đã tập hợp trong kỳ theo từng đơn dặt hàng Z : là giá thành đơn vị sản phẩm Q : là sản lượng sản phẩm sản xuất ra Bảng tớnh giỏ thành sản phẩm Thang 9/2004 Tên sản phẩm: Hợp đồng số 9000 Số lượng:80000sp Đơn vị tính: VNĐ Khoản mục Dư đầu CPSX Dư cuối Tổng giỏ thành Giá thành kỳ kỳ đơn vị CPNVLTT - 6.300.087.379 - 6.300.087.379 7.875,1 CPNCTT - 1.340.243.902 - 1.340.243.902 1.675,305 CPSXC - 846.856.824 - 846.856.824 1.058,95 Cộng - 8.487.188.105 - 8.487.188.105 10.609 2.5 Đánh giá tổ chức hạch toán kế toán tại công ty cổ phần may Chiến Thắng và một số ý kiến đề xuất: 2.5.1 Đánh giá tổ chức kế toán hạch toán kế toán tại công ty cổ phần may Chiến Thắng Công ty cổ phần may Chiến Thắng là một đơn vị kinh doanh hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty Dệt may Việt Nam. Trải qua gần 40 năm xây dựng và trưởng
  68. thành công ty đã khẳng định được vai trò và vị thế của mình trong nghành dệt may trong và ngoài nước. Sản phẩm đã được chấp nhận rộng rãi và đã có được èong tin của người tiêu dùng không chi trong nước mà ngay cả những thị trường khó tính như Mỹ, EU, Một trong những yếu tố tạo nên sự thành công đó là nhờ công tác kế toán tại công ty. Bộ máy kế toán đã được tổ chức hợp lý, có khoa học. Trình độ đội ngũ kế toán viên ngày càng được nâng cao giúp cho công tác hạch toán kế toán của công ty phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà quản lý công ty ra được các quyết định đúng đắn và kịp thời. Việc áp dụng hình thức nhật ký chứng từ cũng đã giúp phản ánh một cách toàn diện các mặt của chi phí sản xuất và giá thành nhờ đó mà sản phẩm của công ty có sức cạnh tranh hơn và ngày càng được người tiêu dùng lựa chọn. Bên cạnh đó, với hệ thống tài khoản và sổ sách được áp dụng hợp lý, phù hợp với điều kiện của công ty đã nâng cao hiệu quả kinh tế cũng như hiệu quả kế toán. Song trong công tác cũng còn có sự hạn chê, cụ thể: Công ty không có các báo cáo quản trị nội bộ doanh nnghiệp, các thủ tục kiểm soát nội bộ chưa được thiêt lập hoặc nếu đã được thiết lập thì lại chưa hoạt động hiệu quả. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến toàn công ty. 2.5.2 Đánh giá hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần may Chiến Thắng: 2.5.2.1 Ưu điểm: Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tập hợp chi phí sản xuất, công ty luôn có những quan tâm đặc biệt tới công tác quản lý chi phí phát sinh một cách kịp thời, đầy đủ. Bên cạnh đó, công ty có bộ máy kế toán hoàn chỉnh về tổ chức, trình độ, đội ngũ kế toán có trình độ cao giúp cho việc xác định, tạp hợp chi phí, hạch toán, đảm bảo sự giám sát, chỉ đạo thống nhất của ké toán trưởng. Việc tạp hợp chi phí sản xuất theo 3 khoản mục là: chi phí nguyên vật liệu trực tíêp. chi phí nhân công trực tíêp, chi phí sản xuất chung là rất phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty và đáp ứng tốt yêu cầu quản lý, tạo điều kiện cho công tác quản lý tốt co sản xuất. Cụ thể lá: - Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tíêp được chia thành 2 loại: chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên phụ liệu giúp cho việc theo dõi sự biến
  69. động của từng loại nguyên vật liệu. Mặc khác, khi xuất kho NVL phục vụ cho sản xuất, trên phiếu xuất kho đều ghi rõ lý do xuất kho dùng vào việc gì, sản xuất sản phẩm nào, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập hợp và phân bổ chi phí nvl, công cụ dụng cụ một cách chính xác tới từng đối tượng tập hợp chi phí, từng nơi chịu chi phí. - Khoản mục chi phí nhân công trực tíêp: việc xây dựng hệ thống định mức tiền lương chặt chẽ, sự theo dõi sát ao của nhân viên thống kê ở các bộ phận sản xuất đã giúp cho việc tập hợp chi phí nhân công trực tíêp được thực hiện một cách chính xác và đầy đủ. Chi phí nhân công trực tíêp được phân bổ cho các đơn dặt hàng theo tiêu thức sản lương sản phẩm hoàn thành nhập kho là hoàn toàn phù hợp. Vì công ty trả lương cho công nhân sản xuất theo sản phẩm và việc này cũng giúp cho việc đưa ra giá thành chính xác hơn,. - Khoản mục chi phí sản xuất chung: được tập hợp trên cơ sở các khoản mục nhỏ: chi phí nhân công phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bẳng tiền khác giúp cho việc quản lý chi phí sản xuất chung được đầy đủ và chính xác hơn. 2.5.2.2 Hạn chế: Đối với khoản mục chi phí nhân công trực tíêp: công tác tập hợp chi phí nhân công trực tíêp của công ty tuy đã thực hiện tốt việc tập hợp cũng như phân bổ chi phí cho các bộ phận sử dụng song trong quá trình thực hiện vẫn còn một só hạn chế sau: Về các khoản trích theo lương: hiện nay công ty tiến hành tính các khoản trích theo lương kinh phí công đoàn là đúng với quy định, tuy nhiên đối với khoản mục BHXH và BHYT công ty lại gộp chung thành quỹ bảo hiểm. Cách làm như vậy của công ty đã dẫn đến khoản chi phí bảo hiẻm sẽ không rõ ràng, gây khó khăn cho công tác chi trả bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội. Đối với khoản mục chi phí sản xuất chung: hiện nay cct không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ,. Do đó, tronng kỳ nếu phát sinh sẽ được kế toán tập hợp vào chi phí sản xuất của tháng đó. Điều này sẽ đẩy giá thành lên cao và làm tăng giá bán của sản phẩm làm ảnh hưởng không tốt tới việc tiêu thụ sản phẩm của công ty. Ngoài ra, do công ty ko xây dựng giá thành kế hoạch nên khi phân tích kế toán sẽ chỉ có thể so sánh với giá thành thực tế của kỳ trước. Vậy nên kết quả phân tích sẽ không