Khóa luận Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty CP thiết bị tế và dược phẩm Thừa Thiên Huế

pdf 117 trang thiennha21 21/04/2022 1750
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty CP thiết bị tế và dược phẩm Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_tinh_hinh_tieu_thu_san_pham_cua_cong_ty.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty CP thiết bị tế và dược phẩm Thừa Thiên Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ Y TẾ VÀ DƯỢC PHẨM THỪA THIÊN HUẾ LÊ THỊ THANH XUÂN Khóa học: 2015 - 2019 Trường Đại học Kinh tế Huế
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ Y TẾ VÀ DƯỢC PHẨM THỪA THIÊN HUẾ Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn Lê Thị Thanh Xuân PGS.TS Hoàng Hữu Hòa Khóa học: 2015-2019 Trường ĐạiHu họcế 05-2019 Kinh tế Huế
  3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa LỜI CẢM ƠN Trong suốt bốn năm được đào tạo tại trường Đại học Kinh tế Huế, tôi đã được học những học phần bổ ích, trang bị thêm cho tôi những kiến thức lý thuyết về chuyên ngành Quản trị kinh doanh. Thông qua quá trình thực tập tại Công ty CP thiết bị y tế và dược phẩmThừa Thiên Huế đã giúp tôi áp dụng những kiến thức đã được tích lũy trong suốt bốn năm vào thực tiễn, tạo tiền đề cho tôi hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này. Để có thể hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân còn là sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể, cá nhân và qua đây cho phép tôi gửi tới họ những lời cảm ơn chân thành nhất. Trước hết, tôi xin chân thành cám ơn các giảng viên trường Đại học Kinh tế Huế đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt bốn năm học tại trường. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Hoàng Hữu Hòa đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập. Tôi đã được giảng viên hướng dẫn góp ý rất nhiệt tình về việc chọn đề tài, cách trình bày một bài khóa luận cũng như các nội dung có liên quan đến đề tài để tôi có thể hoàn thiện đề tài một cách trọn vẹn nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc và các cán bộ, nhân viên của Công ty CP thiết bị y tế và dược phẩm Thừa Thiên Huế đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được thực tập tại đây. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn đến tất cả người thân và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 5 năm 2019 Sinh viên Lê Thị Thanh Xuân Trường Đại học Kinh tế Huế i SVTH: Lê Thị Thanh Xuân
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC CÁC BẢNG v DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ vii PHẦN I- ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.Lý do chọn đề tài. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 3 4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 3 4.2 Phương pháp tổng hợp và xử lí số liệu 4 4.3 Phương pháp phân tích 4 5. Kết cấu của đề tài 5 PHẦN II - NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VÊ TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở DOANH NGHIỆP Y TẾ VÀ DƯỢC PHẨM 6 1.1 Lí luận cơ bản về tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp y tế và dược phẩm 6 1.1.1 Khái niệm tiêu thụ sản phẩm 6 1.1.2 Vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm 7 1.1.3 Đặc điểm tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp y tế và dược phẩm 8 1.1.3.1 Đặc điểm tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp y tế và dược phẩm 8 1.1.3.2 Đặc điểm tiêu thụ sản phẩm ở công ty CP thiết bị y tế và dược phẩm Thừa Thiên Huế 9 1.1.4 Nội dung hoạt động tiêu thụ sản phẩm 11 1.1.4.1 Nghiên cứu thị trường 12 1.1.4.2 Lập kế hoạch tiêu thụ 12 1.1.4.3 ChuTrườngẩn bị hàng hóa đ ểĐạixuất bán học Kinh tế Huế 13 ii SVTH: Lê Thị Thanh Xuân
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa 1.1.4.4 Lựa chọn các hình thức tiêu thụ sản phẩm 13 1.1.4.5 Tổ chức các hoạt động xúc tiến 14 1.1.4.6 Tổ chức hoạt động bán hàng 15 1.1.4.7 Tổ chức hoạt động dịch vụ sau bán hàng 15 1.1.4.8 Phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm 15 1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp và hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 16 1.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp 16 1.2.1.1 Các nhân tố môi trường kinh tế 16 1.2.1.2Các yếu tố thuộc môi trường ngành 16 1.2.1.3 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 17 1.2.2 Chỉ tiêu nghiên cứu 18 1.2.2.1 Chỉ tiêu thể hiện tình hình thực hiên kế hoạch khối lượng tiêu thụ 18 1.2.2.2 Quy mô và cơ cấu tiêu thụ sản phẩm 18 1.2.2.3 Hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm 20 1.3 Tình hình tiêu thụ sản phẩm y tế và dược phẩm và tổng quan các kết quả nghiên cứu liên quan 20 1.3.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm y tế và dược phẩm 20 1.3.2 Các nghiên cứu đã thực hiện về lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm 22 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CP THIẾT BỊ Y TẾ VÀ DƯỢC PHẨM THỪA THIÊN HUẾ 24 2.1 Tổng quan về Công ty CP thiết bị y tế và dược phẩm Thừa Thiên Huế 24 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 24 2.1.1.1 Giới thiệu về chi nhánh 24 2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển 24 2.1.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của chi nhánh 25 2.1.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 25 2.1.2 Tình hình lao động của công ty 27 2.1.3 Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty 28 2.1.5 Những thành tựu đạt được và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm 30 2.1.5.1 Những thành tựu đạt được của công ty 30 2.1.5.2 KTrườngết quả sản xuất kinh Đại doanh củ ahọc công ty Kinh tế Huế 31 iii SVTH: Lê Thị Thanh Xuân
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa 2.2 Thực trạng tiêu thụ sản phẩm của công ty giai đoạn 2016 - 2018 33 2.2.1 Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ 33 2.2.2 Phân tích tình hình biến động của tổng doanh thu 34 2.2.3 Tình hình doanh thu tiêu thụ qua các kênh phân phối 37 2.2.6 Chi phí tiêu thụ sản phẩm trong tổng chi phí 42 2.2.7 Lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm của công ty giai đoạn 2016 - 2018 43 2.2.8 Hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty 45 2.3 Kết quả điều tra khách hàng về hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty CP thiết bị y tế và dược phẩm Thừa Thiên Huế 47 2.3.1 Đặc điểm của mẫu điều tra 47 2.3.2Kiểm định độ tin cậy của các thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha 52 2.3.3 Đánh giá của khách hàng về chính sách tiêu thụ sản phẩm của công ty 55 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CP THIẾT BỊ Y TẾ VÀ DƯỢC PHẨM THỪA THIÊN HUẾ 68 3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp 68 3.1.1 Định hướng cho hoạt động tiêu thụ dược phẩm tại công ty CP thiết bị y tế và dược phẩm Thừa Thiên Huế giai đoanh 2016 - 2018 68 3.1.2 Phân tích SWOT đối với hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty CP thiết bị y tế và dược phẩm Thừa Thiên Huế 70 3.2 Giải pháp về nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm tại công ty CP thiết bị y tế và dược phẩm Thừa Thiên Huế 71 3.2.1 Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 71 3.2.2 Giải pháp về sản phẩm của công ty 73 3.2.3 Giải pháp về giá bán sản phẩm của công ty 73 3.2.4 Giải pháp về chính sách phân phối sản phẩm của công ty 74 3.2.5 Giải pháp về chính sách hỗ trợ, đãi ngộ của công ty 74 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 76 3.1 Kết luận 76 3.2 Kiến nghị 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 PHỤ LỤTrườngC Đại học Kinh tế Huế 81 iv SVTH: Lê Thị Thanh Xuân
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Sản phẩm của công ty CP thiết bị y tế và dược phẩm Thừa Thiên Huế 9 Bảng 2: Tình hình lao động của công ty CP thiết bị y tế và dược phẩm Thừa Thiên Huế qua 3 năm 2016-2018 27 Bảng 3: Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2016 - 2018 29 Bảng 4: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công Ty CP Thiết Bị Y Tế và Dược Phẩm Thừa Thiên Huế qua các năm (2016-2018) 31 Bảng 5: Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty giai đoạn 2016 - 2018 33 Bảng 6: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ, giá bán và doanh thu bán ra của công ty CP thiết bị y tế và dược phẩm Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016- 2018 35 Bảng 7: Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố giá cả và khối lượng sản phẩm tiêu thụ đến sự biến động của doanh thu 36 Bảng 8: Doanh thu tiêu thụ theo kênh phân phối của công ty CP thiết bị y tế vàdược phẩm Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 – 2018 37 Bảng 9: Bảng doanh thu thời vụ của công ty CP thiết bị y tế và dược phẩm Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2018 38 Bảng 10: Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo nhóm khách hàng của công ty CP thiết bị y tế và dược phẩm Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 – 2018 40 Bảng 11: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm theo khách hàng giai đoạn 2016 – 2018 41 Bảng 12: Cơ cấu chi phí tiêu thụ sản phẩm của công ty giai đoạn 2016- 2018 43 Bảng 13: Kết quả tiêu thụ sản phẩm cảu công ty qua 3 năm 2016- 2018 44 Bảng 14: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần thiết bị y tế và dược phẩm Thừa Thiên Huế 46 Bảng 15: Loại khách hàng bán sản phẩm của công ty 49 Bảng 16: Thời gian làm đại lý, khách hàng của công ty 49 Bảng 17: Doanh thu bán ra của các đại lý 49 Bảng 18: Thời gian tiêu thụ sản phẩm cao nhất 50 Bảng 19: Hình thức hỗ trợ đại lý 51 Trường Đại học Kinh tế Huế v SVTH: Lê Thị Thanh Xuân
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa Bảng 20: Loại sản phẩm được bán nhiều nhất 52 Bảng 21: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của các thang đo đối với các biến độc lập. 53 Bảng 23: Đánh giá của khách hàng đối với nhóm Nhân viên của chi nhánh 55 Bảng 24: Kiểm định One- Sample Test về mức độ đồng ý 56 Bảng 25:Đánh giá của khách hàng đối với nhóm sản phẩm của công ty 57 Bảng 26: Kiểm định One- Sample Test về mức độ đồng ý 58 Bảng 27: Đánh giá của khách hàng đối với nhóm giá bán sản phẩm của công ty 59 Bảng 28: Kiểm định One- Sample Test về mức độ đồng ý 60 Bảng 29: Đánh giá của khách hàng đối với nhóm chính sách phân phối 60 Bảng 30: Kiểm định One- Sample Test về mức độ đồng ý 62 Bảng 31: Đánh giá của khách hàng đối với chính sách hỗ trợ, đãi ngộ 62 Bảng 32: Kiểm định One- Sample Test về mức độ đồng ý 63 Bảng 33: Đánh giá của khách hàng về sự hài lòng đối với sản phẩm công ty 64 Bảng 34: Kiểm định One- Sample Test về mức độ đồng ý 64 Bảng 35: Đánh giá của khách hàng về sự hài lòng đối với những chính sách công ty.64 Bảng 36: Kiểm định One- Sample Test về mức độ đồng ý 65 Bảng 37: Đánh giá của khách hàng về sự trung thành với công ty 65 Bảng 38: Kiểm định One- Sample Test về mức độ đồng ý 66 Bảng 39: Ý kiến khách hàng về việc nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm 66 Trường Đại học Kinh tế Huế vi SVTH: Lê Thị Thanh Xuân
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1: Mô hình tiêu thụ sản phẩm 12 Sơ đồ 2: Kênh tiêu thụ trực tiếp 13 Sơ đồ 3: Kênh tiêu thụ gian tiếp 14 Sơ đồ 4: Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của công ty 25 Biểu đồ 1: Tỉ lệ trình độ của khách hàng 48 Biểu đồ 2: Độ tuổi khách hàng của công ty 48 Biểu đồ 3: Đại lý bán sản phẩm của công ty khác 51 Trường Đại học Kinh tế Huế vii SVTH: Lê Thị Thanh Xuân
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT SXKD: Sản xuất kinh doanh CP: Cổ phần DT: Doanh thu LN: Lợi nhuận CP: Chi phí Trường Đại học Kinh tế Huế viii SVTH: Lê Thị Thanh Xuân
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa PHẦN I- ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế của đất nước, hoạt động sản xuất kinh doanh giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Hội nhập vào thị trường thế giới tạo cho Việt Nam những điều kiện thuận lợi để phát triển, hòa nhập vào nền kinh tế thế giới, làm cho môi trường kinh doanh trong nước ngày càng sôi động, náo nhiệt hơn. Điều này đã góp phần vào việc tiếp thu những tiến bộ về khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới, mở rộng thị trương tiêu thụ. Tuy nhiên, bên cạnh đó nó cũng dẫn đến sự cạnh tranh khá gay gắt, khốc liệt giữa các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp luôn tìm cho mình một chỗ đứng, liên tục mở rộng thị trường để có thể tồn tại lâu dài và phát triển hơn điều này đòi hỏi cần phải quan tâm đến sự tiêu thụ của sản phẩm trên từng thị trường nhất định. Mặc dù sản xuất là khâu tạo ra giá trị của sản phẩm nhưng tiêu thụ là khâu quan trọng nhất cho sự tồn tại của doanh nghiệp. Thông qua tiêu thụ doạnh nghiệp có thể chứng tỏ năng lực của mình trên thị trường, khẳng định điểm mạnh của hàng hóa dịch vụ của mình cung cấp. Đó chính là thước đo độ tin cậy của khách hàng đối với doanh nghiệp. Trong điều kiện kinh tế hiện nay, có nhiều doanh nghiệp đang tồn tại, phát triển rất tốt nhưng cũng có không ít doanh nghiệp đã và đang trên đà phá sản, giải thể. Để có thể tồn tại và phát triển thì điều kiện cần thiết là sản phẩm của họ tìm được vị trí trên thị trường và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp mình. Kết quả tiêu thụ sản phẩm phản ánh tính đúng đắn mục tiêu chiến lược kinh doanh, chất lượng công tác của cả bộ máy quản lý doanh nghiệp nói chung và bộ phận tiêu thụ nói riêng. Do đó hoạt động tiêu thụ có ý nghĩa quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp dược phẩm. Đặc biệt trong những năm gần đây thị trường dược phẩm trên thế giới cũng như Việt Nam phát triển rất sôi động. Ở Việt Nam với đường lối mở cửa và khuyến khích các thành phần kinh doanh dược phẩm trong nước đã tạo nên một thị trường thuốc phong phú và đa dạng. Vì vậy, nghiên cứu hoạt động tiêu thụ sản Trường Đại học Kinh tế Huế 1 SVTH: Lê Thị Thanh Xuân
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa phẩm là một công cụ sắc bén giúp các doanh nghiệp dược phẩm tìm được chỗ đứng trên thị trường, có giải pháp nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu tình hình tiêu thụ, cũng như để củng cố kiến thức đã học và áp dụng lí luận vào thực tiễn trong thời gian thực tập tại công ty CP thiết bị y tế và dược phẩm Thừa Thiên Huế tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty CP thiết bị tế và dược phẩm Thừa Thiên Huế”. 2. Mục tiêu nghiên cứu. * Mục tiêu chung Phân tích, đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty CP thiết bị y tế và dược phẩm Thừa Thiên Huế từ năm 2016-2018, từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty. * Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp; - Phân tích, đánh giá thực trang tiêu thụ sản phẩm của công ty CP thiết bị y tế và dược phẩm Thừa Thiên Huế; - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của Công ty CP thiết bị y tế và dược phẩm Thừa Thiên Huế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung phân tích hoạt động tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp thiết bị y tế và dược phẩm. - Đối tượng khảo sát: Những đại lí và đơn vị tổ chức đang bán sản phẩm của công ty trên địa bàn Thành Phố Huế. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Công ty CP thiết bị y tế và dược phẩm Thừa Thiên Huế. Phạm vi thời gian: -Để đảm bảo tính cập nhật của đề tài, dữ liệu thứ cấp được thu thập trong phạm vi thời gian từ năm 2016 đến năm 2018. - Khảo sát số liệu sơ cấp: Từ tháng 12/2018 đến tháng 4/2019. - ĐTrườngề xuất giải pháp đến Đạinăm 2022. học Kinh tế Huế 2 SVTH: Lê Thị Thanh Xuân
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu - Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được thu thập qua các tài liệu sách báo, tạp chí, khóa luận, và website, Các tài liệu và số liệu về công ty được thu thập từ phòng Kế toán, bán hàng như bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (năm 2016-2018), bảng tài sản và nguồn vốn (năm 2016-2018), doanh thu hằng năm, các sản phẩm bán ra của công ty và những tài liệu, số liệu từ phòng Nhân sự của Công ty CP thiết bị y tế và dược phẩm Thừa Thiên Huế như cơ cấu tổ chức, số lượng người lao động, chức năng nhiệm vụ của các bộ phận, các chính sách đối với người lao động. - Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp có sử dụng bảng hỏi, đối tượng điều tra là những đại lý, đơn vị tổ chức đang bán sản phẩm của công ty trên địa bàn Tỉnh Thừa Thuên Huế. Bảng hỏi được thiết kế gồm 3 phần chính: Phần mở đầu: Giới thiệu mục đích, yêu cầu của việc nghiên cứu, lý do mà người nhận được chọn khảo sát và lý do họ nên tham gia khảo sát. Phần nội dung khảo sát: Câu hỏi nhân khẩu học: Bao gồm những thông tin về đặc điểm nhân khẩu của người lao động như tên, giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thu nhập. Với thang đo sử dụng là hệ thống thang đo phân loại (câu hỏi phân đôi và nhiều lựa chọn chọn một câu trả lời). Nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu: Các câu hỏi liên quan đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty. Phần kết thúc: Lời cảm ơn đến đối tượng tham gia khảo sát. Việc thu thập dữ liệu sơ cấp được tiến hành dựa trên cơ sở khảo sát thực tế, sử dụng bảng hỏi điều tra để thu thập ý kiến các đại lý, đơn vị tổ chức đang bán sản phẩm của công ty trên địa bàn. Trường Đại học Kinh tế Huế 3 SVTH: Lê Thị Thanh Xuân
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa + Nội dung điều tra: đánh giá khách hàng đối với chính sách tiêu thụ sản phẩm của công ty. + Đối tượng điều tra: các khách hàng đang bán sản phẩm của công ty, nhân viên của công ty. + Quy mô mẫu: do hạn chế về thời gian, không gian và chi phí nên khóa luận chỉ tập trung điều tra trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, bao gồm 25 đại lý và 5 đơn vị tổ chức trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. 4.2 Phương pháp tổng hợp và xử lí số liệu - Sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để hệ thống hóa và tổng hợp số liệu điều tra theo các tiêu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu. - Số liệu điều tra được xử lý, tính toán trên máy tính theo các phầm mềm thống kê thông dụng Excel, SPSS (20.0). 4.3 Phương pháp phân tích - Dùng phương pháp thống kê mô tả để nghiên cứu các đặc điểm về mặt lượng (quy mô, cơ cấu, trình độ phổ biến, quan hệ tỉ lệ, ) trong mối quan hệ với mặt chất (chất lượng) của hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty. Thống kê mô tả (Descriptive statistics): là các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau (như giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, lương, thâm niên) để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. Thống kê tần suất, mô tả. Thể hiện qua biểu diễn dữ liệu: Bảng biểu, đồ thị và tổng hợp dữ liệu, tính các tham số mẫu như trung bình mẫu, phương sai mẫu, trung vị. Tính giá trị trung bình. Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo Likert (5 lựa chọn): Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum) / n = (5-1)/5 = 0,8 Các mức ý nghĩa như sau: 1,0 – 1,80: Rất không đồng ý 1,81 – 2,60: Không đồng ý 2,61 – 3,40: Trung lập` 3,41 – 4,20: Đồng ý 4,21Trường– 5,00: Rất đồng ýĐại học Kinh tế Huế 4 SVTH: Lê Thị Thanh Xuân
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa - Sử dụng phương pháp dãn dữ liệu thời gian và chỉ số để phân tích động thái (biến động và xu thế) kết quả và hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty CP thiết bị y tế và dược phẩm Thừa Thiên Huế trong 3 năm 2016 - 2018. -Vận dụng kiểm định thống kê Cronbach’s Alpha để đánh giá độ tin cậy của các khảo sát: . Nếu một biến trong đo lường có hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh (corrected item total correlation) >= 0,3 thì biến đó đạt yêu cầu (Nunnally & Bernstein, 1994). . Nếu Cronbach’s Alpha >= 0,6 là thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy (Nunnally Bernstein, 1994) . Thang đo có độ tin cậy tốt khi nó biến thiên trong khoảng 0,7< Cronbach’s Alpha < 0,9. 4.4 Phương pháp chọn mẫu Áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản để thu thập ý kiến của 30 khách hàng trong tổng số 55 các đại lý, đơn vị tổ chức đang bán sản phẩm của công ty trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Bảng hỏi sẽ được khảo sát trực tiếp đối với những khách hàng này. Việc khảo sát trực tiếp sẽ mất thời gian và công sức hơn nhưng số lượng bảng hỏi sẽ được trả lời nhiều hơn và nguồn dữ liệu thu được thường có độ tin cậy cao hơn. 5. Kết cấu của đề tài Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp y tế và dược phẩm. Chương 2: Phân tích thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty CP thiết bị y tế và dược phẩm Thừa Thiên Huế. Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở công ty CP thiết bị y tế và dược phẩm Thừa Thiên Huế Phần III: Kết luận và kiến nghị Trường Đại học Kinh tế Huế 5 SVTH: Lê Thị Thanh Xuân
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa PHẦN II - NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VÊ TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở DOANH NGHIỆP Y TẾ VÀ DƯỢC PHẨM 1.1 Lí luận cơ bản về tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp y tế và dược phẩm 1.1.1 Khái niệm tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm là thực hiện mục đích của sản xuất hàng hoá, là đưa sản phẩm từ nơi sản xuất tới nơi tiêu dùng. Nó là khâu lưu thông hàng hoá, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản xuất và phân phối với một bên là tiêu dùng. Thích ứng với mỗi cơ chế quản lí, công tác tiêu thụ sản phẩm được quản lí bằng các hình thức khác nhau. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, nhà nước quản lí kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh. Các cơ quan hành chính kinh tế can thiệp sâu vào nghiệp vụ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm về các quyết định của mình. Các vấn đề của sản xuất như : Sản xuất cái gì? Bằng cách nào? Cho ai? Đều do nhà nước quy định thì tiêu thụ sản phẩm chỉ là việc tổ chức bán hàng hoá sản xuất ra theo kế hoach và giá cả được ấn định từ trước. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự mình quyết định ba vấn đề quan trọng của sản xuất nên việc tiêu thụ sản phẩm cần được hiểu theo cả nghĩa rộng và cả nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, tiêu thụ sản phẩm là một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng, đặt hàng và tổ chức sản xuất đến việc tổ chức các nghiệp vụ tiêu thụ, xúc tiến bán hàng nhằm mục đích đạt hiệu quả cao nhất. (Nguồn: Đặng Đình Đào (2002),“Giáo trình thương mại doanh nghiệp”, NXB Thống kê, trang 86) Theo nghĩa hẹp, tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ là việc chuyển dịch quyền sở hữu sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đã thực hiện cho khách hàng đồng thời thu được tiền hàng hoá hoặc được quyền thu tiền bán hàng. (Nguồn: Đặng Đình Đào (2002), “Giáo trình thương mTrườngại doanh nghiệp”, NXBĐại Thống học kê, trang 86)Kinh tế Huế 6 SVTH: Lê Thị Thanh Xuân
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa 1.1.2 Vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm - Đối với người tiêu dùng: Tiêu thụ sảm phẩm của doanh nghiệp góp phần thỏa mãn nhu cầu thông qua việc tiếp cận với các hình thức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Có được sự phục vụ và ưu đãi tốt nhất khi mua sản phẩm hàng hóa, được cung cấp các dịch vụ cần thiết bởi các doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh gây gắt như hiện nay. Có sự lựa chọn khi mua sắm hàng hóa và được hưởng các chính sách hỗ trợ bán hàng của các doanh nghiệp. Mặc khác, người tiêu dùng được hướng dẫn chi tiết hơn trong quá trình mua sắm, góp phần nâng cao mức sống văn minh của toàn xã hội. - Đối với doanh nghiệp: Tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Khi sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ, tức là nó đã được người tiêu dùng chấp nhận. Sức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thể hiện ở mức bán ra, uy tín của doanh nghiệp, chất lượng của sản phẩm, sự thích ứng với nhu cầu của người tiêu dùng và sự hoàn thiện của các hoạt động dịch vụ. Nói cách khác tiêu thụ sản phẩm phản ánh đầy đủ điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm là căn cứ để doanh nghiệp lập ra kế hoạch sản xuất cái gì, sản xuất với khối lượng bao nhiêu, chất lượng như thế nào. Nếu không căn cứ vào sức tiêu thụ trên thị trường mà sản xuất ồ ạt, không tính đến khả năng tiêu thụ sẽ dẫn đến tình trạng ế thừa, tồn đọng sản phẩm, gây ra sự đình trệ trong sản xuất kinh doanh, dẫn đến nguy cơ phá sản. Ngoài ra tiêu thụ sản phẩm quyết định khâu cung ứng đầu vào thông qua sản xuất. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa quyết định đối với các hoạt động nghiệp vụ khác của doanh nghiệp như : Nghiên cứu thị trường, đầu tư mua sắm trang thiết bị, tài sản, tổ chức sản xuất, tổ chức lưu thông, dịch vụ Nếu không tiêu thụ được sản phẩm thì không thể thực hiện được quá trình tái sản xuất, bởi vì doanh nghiệp sẽ không có vốn để thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh kể trên. Tiêu thụ sản phẩm giúp doanh nghiệp thu hồi được vốn, bù đắp chi phí và có lãi. Nó giúpTrường cho doanh nghiệp cóĐại các nguồn học lực cần Kinh thiết để thực tế hiện Huếquá trình tái sản 7 SVTH: Lê Thị Thanh Xuân
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa xuất tiếp theo, công tác tiêu thụ được tổ chức tốt sẽ là động lực thúc đẩy sản xuất và là yếu tố tăng nhanh vòng quay của vốn. Bởi vậy tiêu thụ sản phẩm càng được tiến hành tốt bao nhiêu thì chu kỳ sản xuất kinh doanh càng ngắn bấy nhiêu, vòng quay vốn càng nhanh, hiệu quả sử dụng vốn càng cao. Lợi nhuận là mục đích quan trọng nhất trong toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận là nguồn bổ xung các quỹ của doanh nghiệp, trên cơ sở đó các doanh nghiệp có điều kiện đầu tư máy móc, thiết bị, xây dựng mới từng bước mở rộng và phát triển quy mô của doanh nghiệp. Lợi nhuận còn để kích thích vật chất khuyến khích người lao động, điều hoà lợi ích chung và lợi ích riêng, khai thác sử dụng các tiềm năng của doanh nghiệp một cách triệt để. Như vậy để có lợi nhuận cao ngoài các biện pháp giảm chi phí sản xuất doanh nghiệp còn phải đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm, tăng khối lượng hàng hoá luân chuyển, tăng doanh thu bán hàng. Tốc độ tiêu thụ sản phẩm càng cao thì thời gian sản phẩm nằm trong khâu lưu thông càng giảm điều đó có nghĩa là sẽ giảm được chi phí lưu thông, giảm chi phí luân chuyển, tồn kho, bảo quản, hao hụt, mất mát, Tạo điều kiện cho doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm và giá bán, tăng sức cạnh tranh và đảm bảo mức lợi nhuận dự kiến. -Đối với xã hội: Về phương diện xã hội thì tiêu thụ sản phẩm hàng hóa có vai trò trong việc cân đối giữa cung và cầu, vì nền kinh tế là một thể thống nhất với những cân bằng, những tương quan tỷ lệ nhất định. Sản phẩm hàng hóa được tiêu thụ tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường, trôi trảy tránh được sự mất cân đối, giữ đượcbình ổn trong xã hội. 1.1.3 Đặc điểm tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp y tế và dược phẩm 1.1.3.1 Đặc điểm tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp y tế và dược phẩm Phạm vi và nhu cầu sử dụng thuốc là rất lớn. Nhu cầu sử dụng dược phẩm phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau như: dân số, điều kiện tự nhiên, mức gia tăng thu nhập của người dân Tùy theo điều kiện kinh tế mà mỗi người có nhu cầu thuốc khác nhau, để có một nền dược phẩm vững mạnh cho quốc gia thì các nhà sản xuất dược phẩm đòi hỏi phải nghiên cứu để đưa ra thị trường những sản phẩm có chất lượng tốt, phù hợp với nhu cầu của mỗi người, mỗi lứa tuổi, độ tuổi khác nhau. Trường Đại học Kinh tế Huế 8 SVTH: Lê Thị Thanh Xuân
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa Dược phẩm là loại sản phẩm có liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con ngườicần được đảm bảo tuyệt đối về chất lượng, được sử dụng an toàn hợp lý, có hiệu quả, tiết kiệm. Đây là sự khác biệt cơ bản nhất của dược phẩm so với các loại hàng hóa khác. Vì vậy, dược phẩm được xếp vào loại hàng hóa có điều kiện. Gần đây có nhiều dự án phát động người việt dùng hàng Việt cho nên nhu cầu dược phẩm tăng lên mạnh mẽ. Lượng thuốc sản xuất ra đáp ứng 50% khách hàng trong nước và hướng đến xuất khẩu nước ngoài. 1.1.3.2 Đặc điểm tiêu thụ sản phẩm ở công ty CP thiết bị y tế và dược phẩm Thừa Thiên Huế Công ty CP thiết bị y tế và dược phẩm Thừa Thiên Huế chuyên cung cấp các vật tư tiêu hao, hóa chất sinh hóa, huyết học, máy móc trang thiết bị cho bệnh viện tuyến trung ương và tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Bảng 1: Sản phẩm của công ty CP thiết bị y tế và dược phẩm Thừa Thiên Huế STT Tên sản phẩm Hình thức 1 Urea Chai 2 Sản phẩm tiêu hao Bì, cái 3 Hóa chất Chai 4 Sinh phẩm, Kit, Test Gói, cái (Nguồn: Phòng sale – Công ty CP thiết bị y tế và dược phẩm Thừa Thiên Huế) UREA -Urea hay còn có tên là ure ở Việt Nam, được sử dụng để điều trị các tình trạng da bị khô, xù xì (ví dụ như: bệnh chàm, vẩy nến, chai da, sẹo) và một số vấn đề về móng tay (ví dụ như: móng mọc ngược). - Thuốc cũng có thể được dùng để giúp loại bỏ mô chết ở một số vết thương để giúp chữa lành vết thương. - Urea là một chất làm tiêu hủy chất sừng (keratolytic). Thuốc làm tăng độ ẩm của da bằng cách làm mềm, hòa tan các chất sừng (keratin) giữ các lớp tế bào da với nhau. Tác dụng này giúp làm bong các tế bào da chết và giúp da được giữ nước nhiều hơn. Sản phẩm tiêu hao Trường Đại học Kinh tế Huế 9 SVTH: Lê Thị Thanh Xuân
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa - Vật tư y tế tiêu hao là điểm mạnh của công ty trong nhiều năm qua. Luôn đi đầu về những sản phẩm chất lượng.Công ty chuyên nhập khẩu và cung cấp các sản phẩm vật tư tiêu hao chất lượng cao từ các hãng nổi tiếng như TERUMO-Nhật Bản, Dr Japan-Nhật Bản, TOP-Nhật Bản tại Việt Nam. Với đội ngũ Marketing và đội ngũ Sale vững mạnh, chúng tôi đã phân phối sản phẩm tới nhiềubệnh viện, phòng khám trên địa bàn Thừa Thiên Huế tiêu biểu như: Bệnh viện trường đại học y dược Huế, Bệnh viện Trung ương Huế, Trung tâm y tế Hương Thủy, Trung tâm y tế Hương Trà, Trung tâm y tế Phong Điền - Phân loại sảm phẩm tiêu hao: Vật tư tiêu hao nhựa, sao su: bơm kiêm tiêm, dây truyền dịch, dây thở, găng tay Vật tư tiêu hao kim loại: lưỡi dao mổ, kim ( kèm chỉ khâu ), đinh nẹp vít Vật tư cầm máu: bông, vải, gạc, garo, băng dính Vật tư xét nghiệm: đầu côn, pipette, ống nghiệm, lọ đựng bệnh phẩm Vật tư tiêu hao X-Quang: phim X-Quang, nước rửa phim, thuốc cản quang Vật tư tiêu hao giấy (giấy in nhiệt cho các máy ): giấy điện tim, sinh hóa, siêu âm - Là dòng sản phẩm phục vụ trong ngành y tế, sản phẩm bảo hộ, ngành tiêu hao y tế, chăm sóc sức khỏe, giúp ích cho bệnh nhân, giúp cuộc sống sạch sẽ hơn, tươi đẹp hơn, và bảo vệ môi trường. Với mục tiêu chăm sóc toàn diện cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Hóa Chất Hóa chất y tế là những hóa chất trong lĩnh vực y tế, bao gồm chất diệt khuẩn, diệt côn trùng. - Hóa chất xét nghiệm đặc dùng với thiết bị Là các hóa chất thường được sử dụng cho các máy, ta cũng chia theo đặc điểm các loại máy như sau: + Hóa chất xét nghiệm huyết học - công thức máu + Hóa chất xét nghiệm sinh hóa máu + Hóa chất xét nghiệm sinh hóa nước tiểu (que thử) + Hóa chất xét nghiệm miễn dịch + Hóa chất xét nghiệm điện giải + Hóa chất xét nghiệm khí máu + Hóa chất xét nghiệm đông máu - HóaTrường chất thông thường Đại học Kinh tế Huế 10 SVTH: Lê Thị Thanh Xuân
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa + Hóa chất xét nghiệm thông thường: dụng dịch KOH, NaOH, Acidacetic, Logul +Hóa tẩy tẩy rửa, sát trùng: rửa tay, ngâm rửa dụng cụ, vệ sinh phòng dịch Sinh phẩm, Test, Kit Sinh phẩm y tế là sản phẩm có nguồn gốc sinh học được dùng để phòng bệnh, chữa bệnh và chẩn đoán bệnh cho người. + Thường là các loại hóa chất đóng gói riêng theo từng thông số, để chuẩn đoán nhanh. + Các loại test chẩn đoán nhanh (quik test): thử thai viêm gan B, HIV, ma túy + Các loại test thử an toàn thực phẩm 1.1.4 Nội dung hoạt động tiêu thụ sản phẩm Theo quan điểm kinh doanh hiện đại, hoạt động tiêu thụ sản phẩm bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây: Thị trường Nghiên cứu thị Thông tin Lập các kế khoạch ng tiêu th s n ph m trườ thị trường ụ ả ẩ Thị trường Quản lí hệ thống phân phối Sảm phẩm Quản lí dự trữ và hoàn thiện sản phẩm Phân phối Dịch vụ Hàng và tôt hóa chức thực dịch vụ Quản lí lực lượng hiện các bán hàng kế hoạch Giá, doanh số Phân phối và T ch c bán ổ ứ giao tiếp hàng và cung cấp dịch vụ Ngân quỹ Trường Đại học Kinh tế Huế 11 SVTH: Lê Thị Thanh Xuân
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa Sơ đồ 1: Mô hình tiêu thụ sản phẩm 1.1.4.1 Nghiên cứu thị trường Đây là giai đoạn đầu tiên cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.Mục đích là nghiên cứu khả năng tiêu thụ hàng hóa trên một địa bàn trong một thời điểm nhất định nhằm nâng cao khả năng cung cấp để thỏa mãn nhu cầu của thị trường.Nghiên cứu thị trường có ý nghĩa quan trọng vì thị trường ảnh hưởng trực tiếp tới khối lượng, giá bán và hiệu quả của công tác tiêu thụ. Nó còn giúp cho doanh nghiệp biết được xu hướng, sự biến đổi nhu cầu của khách hàng, sự phản ứng của họ đối với sản phẩm của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp thấy được những biến động về thu nhập và giá cả từ đó có những biện pháp điều chỉnh sao cho phù hợp. Đây là giai đoạn đòi hỏi nhiều công sức và chi phí. Khi nghiên cứu về thị trường sản phẩm của doanh nghiệp cần giải quyết các vấn đề như: - Đâu là thị trường cótriển vọng đối với sản phẩm của doanh nghiệp? - Khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường đó ra sao? - Doanh nghiệp cần xử lí những biện pháp gì có liên quan và có thể sử dụng những biện pháp nào để tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ? - Những mặt hàng, thị trường nào có khả năng tiêu thụ khối lượng lớn phù hợp với năng lực và đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp? - Tổ chức mạng lưới tiêu thụ và phương pháp phân phối sản phẩm. 1.1.4.2 Lập kế hoạch tiêu thụ Lập kế hoạch để tiêu thụ sản phẩm là cơ sở đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành một cách nhịp nhàng theo tiến độ của kế hoạch đã đề ra.Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm phải được lập dựa trên kết quả nghiên cứu thị trường nhằm đảm bảo chính sát nhất về sản phẩm sẽ sản xuất, nhờ đó mà doanh nghiệp có thể đảm bảo được kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Thực chất của kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là dự đoán trước số sản phẩm sẽ được tiêuthụ trong kì kế hoạch, đơn giá sản phẩm sẽ được tiêu thụ trong kì kế hoạch, doạnh thu tiêu thụ trong kì kế hoạch. Bất cứ doạnh nghiệp nào muốn qua trình tiêu thụ sản phẩm dễ dàng và thuận lợi đều nhất thiết phải lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cụ thể và chính xác, Trường Đại học Kinh tế Huế 12 SVTH: Lê Thị Thanh Xuân
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa như vậy doanh nghiệp mới bám sát được thị trường, nắm bắt được những biến động trên thị trường để có thể chủ động trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hiệu quả. Như vậy, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là điều cần thiết cho mỗi doanh nghiệp trước khi bước vào quá trình sản xuất kinh doanh, việc lập kế hoạch như thế nào để có hiệu quả thì tùy thuộc vào mỗi doạnh nghiệp. Xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là căn cứ để xây dựng kế hoạch hậu cần vật tư, nhằm đáp ứng đủ nguyên liệu cho việc sản xuất đủ số lượng sản phẩm đã đề ra. 1.1.4.3 Chuẩn bị hàng hóa để xuất bán Là hoạt động tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh trong khâu lưu thông. Muốn cho quá trình lưu thông hàng hóa được liên tục, các doanh nghiệp phải chú trọng đến các nghiệp vụ sản xuất ở kho như: phân loại, lên nhãn hiệu sản phẩm, bao gói, sắp xếp hàng hóa ở kho Tiếp nhận đầy đủ về số lượng và chất lượng hàng hóa từ các nguồn nhập kho (từ các phân xưởng, tổ đội sản xuất của doanh nghiệp) theo đúng mặt hàng quy cách, chủng loại hàng hóa. 1.1.4.4 Lựa chọn các hình thức tiêu thụ sản phẩm Trong nền kinh tế thị trường, việc tiêu thụ sản phẩm được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, từ đó sản phẩm được vận động từ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đến tay người tiêu dùng thông qua các nhà phân phối, các nhà bán buôn và người bán lẻ. Xét theo mối quan hệ giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng cuối cùng chủ yếu có hai hình thức tiêu thụ: -Kênh tiêu thụ trực tiếp: Là hình thức doanh nghiệp xuất bán trực tiếp hoặc bán thẳng sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng mà không thông qua các kênh trung gian thương mại. Hình thức này có ưu điểm là hệ thống cửa hàng phong phú, tiện lợi. Doanh nghiệp thường xuyên tiếp xúc với khách hàng thị trường biết rõ nhu cầu và tình hình giá cả giúp cho doanh nghiệp có điều kiện tạo uy tín với khách hàng. Tuy nghiên hình thức tiêu thụ này cũng có nhược điểm là hoạt động bán hàng diễn ra với tốc độ chậm, doanh nghiệp phải quan hệ và quản lí nhiều khách hàng. DOANH NGHIỆP SẢN NGƯỜI TIÊU DÙNG CUỐI XUẤT CÙNG (Nguồn: Giáo trình quản trị marketing) Trường ĐạiSơ đồ 2: Kênhhọc tiêu thKinhụ trực tiếp tế Huế 13 SVTH: Lê Thị Thanh Xuân
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa -Kênh tiêu thụ gián tiếp: Là hình thức doanh nghiệp sản xuất bán sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua các khâu trung gian như: người bán buôn, người bán lẻ, Với kênh này doanh nghiệp có thể tiêu thụ hàng hóa trong thời gian ngắn nhất, thu hồi được vốn nhanh nhất, tiết kiệm được chi phí bán hàng, chi phí bảo quản và hao hụt. Tuy nhiên bán hàng gián tiếp làm tăng thời gian lưu thông hàng hóa, tăng chi phí tiêu thụ do đó giá bán tăng lên, doanh nghiệp khó kiểm soát được các khâu trung gian và dễ gây ra những rủi ro cho doanh nghiệp. Nhà sản xuất Nhà sản xuất Nhà sản xuất Nhà sản xuất Đại lý Chi nhánh Nhà phân phối sản xuất Khách hàng sản xuất (tư liệu sản xuất) (Nguồn: Giáo trình quản trị marketing) Sơ đồ 3: Kênh tiêu thụ gian tiếp 1.1.4.5 Tổ chức các hoạt động xúc tiến Hoạt động xúc tiến bán hàng là toàn bộ các hoạt động nhằm tìm kiếm và thúc đẩy cơ hội bán hàng trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Yểm trợ các hoạt động nhằm hỗ trợ, thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt hoạt động. Những nội dung chủ yếu của hoạt động xúc tiến, yểm trợ cho các công tác bán hàng gồm: quảng cáo, chào hàng, khuyến mãi. Đối với những hoạt động truyền thông thường xuyên trên thị trường thì việc xúc tiến bán hàng được thực hiện gọn nhẹ hơn. Trường Đại học Kinh tế Huế 14 SVTH: Lê Thị Thanh Xuân
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa 1.1.4.6 Tổ chức hoạt động bán hàng Là một hoạt động mang tính nghệ thuật.Người bán phải đặc biệt quan tâm đến quá trình tác động vào tâm lí khách hàng. Sự diễn biến tâm lý khách hàng thường trải qua 4 giai đoạn: sự chú ý quan tâm hứng thú nguyện vọng mua quyết định mua. Vì vậy, sự tác động của người bán đến người mua cũng phải theo trình tự có quy luật đó. Nghệ thuật của người bán là làm chủ quá trình bán hàng về tâm lý, để điều khiển có ý thức quá trình bán hàng. 1.1.4.7 Tổ chức hoạt động dịch vụ sau bán hàng Trong hoạt động tiêu thụ, sau khi bán hàng thì nghiệp vụ thu tiền là rất quan trọng. Trong trường hợp hàng hóa đã được phân phối vào kênh tiêu thụ hoặc đã giao cho người mua nhưng chưa thu tiền về thì hoạt động tiêu thụ vẫn chưa kết thúc. Hoặc trong trường hợp doanh nghiệp đã thu tiền về từ các trung gian nhưng hàng hóa vẫn còn tồn đọng ở các trung gian nhưng chưa đến tay người tiêu dùng thì hoạt động tiêu thụ chỉ kết thúc trên mặt danh nghĩa, khi nào tiền bán được thu từ người tiêu dùng cuối cùng thì hoạt động tiêu thụ mới kết thúc. Vì vậy để thúc đẩy quá trình tiêu thụ thì doanh nghiệp cần phải làm tốt dịch vụ khách hàng sau khi bán. Khách hàng ở đây vừa là các trung gian phân phối vừa là người tiêu dùng cuối cùng, tùy vào đồi tượng mà sử sụng các chính sách hậu đãi khác nhau đểthu hút sự gắn bó lâu dài và lôi kéo ngày càng nhiều khách hàng về phía doanh nghiệp. Để bán hàng và đặc biệt là trong bán lẻ thì phải nuôi dưỡng và phát triển khách hàng.Người bán hàng cần đảm bảo cho người mua hưởng đầy đủ những quyền lợi của họ. Dịch vụ sau bán hàng có ý nghĩa cực kì quan trọng trong việc tạo uy tín bền vững cho doanh nghiệp. Đặt biệt đối với những mặt hàng có giá trị cao và tiêu dùng trong thời gian dài, yêu cầu kĩ thuật cao thường có dịch vụ mang chở hàng hóa đến tận nhà theo yêu cầu của khách hàng, có các dịch vụ bảo dưỡng định kì, và có thời gian bảo hành miễn phí trong một thời gian nhất định. 1.1.4.8 Phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm Sau mỗi kì kinh doanh, doanh nghiệp cần phải phân tích, đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm nhằm xem xét khả năng mở rộng hay thu hẹp thị trường tiêu thụ, cũng như đánhTrường giá hiệu quả sản xu Đạiất kinh doanh học của doanh Kinh nghiệp vàtế các Huếnguyên nhân ảnh 15 SVTH: Lê Thị Thanh Xuân
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa hưởng đến kết quả tiêu thụ để kịp thời có những biện pháp thích hợp thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm. Đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ có thể xem xét trên các khía cạnh như: tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khối lượng, mặt hàng, trị giá, thị trường và giá trị các mặt hàng tiêu thụ. Kết quả của việc phân tích đánh giá quá trình tiêu thụ sản phẩm là căn cứ để doanh nghiệp có các biện pháp để thúc đẩy tiêu dùng và hoàn thiện quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trên mọi phương tiện. 1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp và hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 1.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp 1.2.1.1 Các nhân tố môi trường kinh tế - Nhân tố kinh tế: Các điều kiện kinh tế tổng quát của một thị trường như: thu nhập bình quân đầu người, tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, những điều kiện này tác động trực tiếp đến nhu cầu xã hội về tiêu dùng hàng hóa, chính vì vậy nó cũng ảnh hưởng lớn đến công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp - Nhân tố chính trị, pháp luật: Sự ổn định về thể chế chính trị, sự nhất quán trong đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước có ảnh hưởng đến sự ổn định kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần nắm đầy đủ về chính trị và pháp luật, xu hướng vận động của nó để đưa ra các chiến lược phát triển hoàn hảo nhất.Môi trường chính trị và pháp luật ổn định sẽ cho phép doanh nghiệp yên tâm đầu tư phát triển, đưa ra các biện pháp, điều kiện để doanh nghiệp mở rộng mạng lưới tiêu thụ để có hiệu quả cao nhất. 1.2.1.2Các yếu tố thuộc môi trường ngành - Khách hàng: Khách hàng của doanh nghiệp có thể bao gồm khách hàng nội bộ và khách hàng bên ngoài. Để đẩy mạnh được quá trình trình tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp cần phải hiểu được các nhu cầu của khách hàng hiện có và tiềm ẩn, tâm lí hay hành vi tiêu dùng của họ. - Nhà cung cấp vật tư: Đây là các công ty chuyên cung cấp các đầu vào cho doanh nghiệp và cho các đổi thủ cạnh tranh. Do đó, để đảm bảo cho quá trình sản xuất Trường Đại học Kinh tế Huế 16 SVTH: Lê Thị Thanh Xuân
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa và tiêu thụ được diễn ra đúng tiến độ, doanh nghiệp cần phải thiết lập mối quan hệ tốt với họ. - Đối thủ cạnh tranh: Để có thể tồn tại, mở rộng thị trường sản phẩm, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu, phát hiện chiến lược của đối thủ cạnh tranh, đánh giá mặt mạnh mặt yếu của họ, đánh giá cách họ phản ứng với mỗi hành động xúc tiến tiêu thụ của ta để có những quyết định cần thiết. - Sản phẩm thay thế: Công ty cần phải phân tích về sản phẩm thay thế thông thường hay thay thế hoàn hảo, trên cơ sở đó thấy được nguy cơ hay cơ hội để phản ứng kịp thời, hợp lý. 1.2.1.3 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp có một tiềm năng riêng nhất định, nó phản ánh thế lực của doanh nghiệp trong quá trình xây dựng các chiến lược, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, cần phải đánh giá tiền năng một cách chính xác để phục vụ cho việc khai thác thời cơ. - Tình hình thiết bị máy móc, công nghệ: Hiện có ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực sản xuất, chi phí tạo nên sản phẩm, từ đó ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. - Uy tín của doanh nghiệp: Đây là tài sản vô hình, nó không dễ có trong thời gian nhắn. Uy tín của doanh nghiệp sẽ giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm tốt hơn vì vậy các doanh nghiệp phải cố gắng vươn lên trong sản xuất kinh doanh để củng cố uy tín của mình. - Sản phẩm và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp: Chất lượng sản phẩm quyết định khả năng cạnh tranh và là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, sản phẩm hàng hoá phải có chất lượng cao. Khác với chế độ bao cấp hàng hoá hiếm hoi và tiêu thụ sản phẩm theo nguyên tắc phân phối, nên hàng xấu, kém phẩm chất, người tiêu dùng cũng đành ngậm ngùi. Trong cơ chế thị trường khách hàng là thượng đế, họ có quyền lựa chọn trong hàng trăm sản phẩm để mua một sản phẩm tốt nhất.Vì vậy chất lượng sản phẩm phải luôn đáp ứng nhu cầu, thị yếu của khách hàng. Hàng hoá chất lượng tốt sẽ tiêu thụ nhanh, thu được lợi nhuận cao. Hàng hoá chất lượng kém sẽ bị ứ đọng, ế ẩm làm cho doanh nghiệp thua lỗ, phá sản. - Giá cả sản phẩm: Giá cả một sản phẩm là biểu hiện bằng tiền mà người bán dự tính có thTrườngể nhận được từ ngư ờiĐại mua. Việc học dự tính giáKinh cả chỉ đư ợctế coi lHuếà hợp lý và đúng 17 SVTH: Lê Thị Thanh Xuân
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa đắn khi đã xuất phát từ giá cả thị trường, đặc biệt là giá cả bình quân của một hàng hoá trên từng loại thị trường trong và ngoài nước trong từng thời kỳ kinh doanh. Nếu giá cả được xác định một cách hợp lý và đúng đắn thì nó đem lại cho doanh nghiệp nhiều tác dụng to lớn. Đặc biệt là giá cả thực hiện chức năng gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm trên từng loại thị trường trong và ngoài nước. Nó là đòn bẩy kinh tế quan trọng đối với doanh nghiệp và thị trường. Vì giá cả cao hay thấp có ảnh hưởng quyết định tới khối lượng sản phẩm tiêu thụ và lợi nhuận mà doanh nghiệp sẽ đạt được. - Trình độ của lực lượng lao động: Đội ngủ lao động có trình độ tay nghề cao và làm việc hăng say là yếu tố tác động mạnh mẽ đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì khi tay nghề cao cộng thêm ý thức của người lao động trong sản xuất có ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất vì vậy có thể đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. 1.2.2 Chỉ tiêu nghiên cứu 1.2.2.1 Chỉ tiêu thể hiện tình hình thực hiên kế hoạch khối lượng tiêu thụ QKH và QTT lần lượt là khối lượng tiêu thụ kế hoạch và khối lượng tiêu thụ thực tế. - Chênh lệch về mặt tuyệt đối: Q = QTT - QKH - Chênh lệch về mặt tương đối: ( Q/ QKH) * 100% 1.2.2.2 Quy mô và cơ cấu tiêu thụ sản phẩm Quy mô thị trường tiêu thụ được đánh giá bằng khối lượng sản phẩm được tiêu thụ, doanh số bán ra thực tế và lợi nhuận đem lại từ hoạt động tiêu thụ sản phẩm. - Khối lượng hàng hóa tiêu thụ Khối lượng hàng hóa tiêu thụthực tế so với kế hoạch + Về mặt hiện vật: % thực hiện kế hoạch tiêu thụ về doanh thu = ×100% ố ượ ê ụ ự ế Chỉ tiêu này nói lên nói lên tình hình thực hiện ốk ếưhoợ ạch tiêuê thụụ theoế mạ ặt hàng và nói chung về mặt hiện vật. + Về mặt giá trị % thực hiện kế hoạch tiêu thụ về doanh thu = ×100% ê ụ ự ế Trường Đại học Kinh ê tếụ ế Huếạ 18 SVTH: Lê Thị Thanh Xuân
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa Chỉ tiêu này cho biết tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ theo mặt hàng và nói chung về giá trị. Khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong năm = khối lượng nhập trong kì+ khối lượng tồn năm trước – khối lượng tồn kho cuối kì - Doanh thu và cơ cấu doanh thu tiêu thụ Doanh thu: Là tổng số tiền mà doanh nghiệp thực tế đã thu được trong kì nhờ bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của mình. Trong một chuẩn mực nhất định, doanh thu phản ánh mức độ chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp. Đây là chỉ tiêu có ý nghĩa rất quan trọng vì chỉ khi nào hoàn thành được nhiệm vụ cơ bản của mình là sản xuất và cung cấp sản phẩm cho tiêu dùng xã hội, tích lũy vốn và tái sản xuất mở rộng. TR= Pi*Qi : TR là t Trong đó ổng doanh thu ∑ Pi là giá bán một đơn vị sản phẩm i Qi là khối lượng tiêu thụ sản phẩm i Để nghiên cứu biến động doanh thu của kì báo cáo so với kì gốc, người ta thường sử dụng phương pháp chỉ số. - Lợi nhuận và cơ cấu lợi nhuận Lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm: là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt được doanh thu đó trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kì nhất định. Đây là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh toàn bộ kết quả và hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh từ khi bắt đầu xác định nhu cầu thị trường, chuẩn bị và tổ chức quá trình sản xuất đến khâu tổ chức bán hàng và dịch vụ cho thị trường. LN = – Trong đó: ∑ ( − ) ∑ LN: lợi nhuận Pi: giá bán sản phẩm i Zi: giá thành sản phẩm I Qi: khối lượng tiêu thụ sản phẩm i Ti: thuế suất doanh thu Trường Đại học Kinh tế Huế 19 SVTH: Lê Thị Thanh Xuân
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa 1.2.2.3 Hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm - Doanh thu trên chi phí Doanh thu/ chi phí = ự ệ ỳ Chỉ tiêu này phản ánh cứ một íđồng ả chiấ phí bỏ raỳ trong quá trình sản xuất thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ đó. -Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ợ ậ đượ ì Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu= ×100 đượ ì Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng doanh thu đạt đ ược trong kỳ thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này có ý nghĩa khuyến khích các doanh nghiệp tăng doanh thu, giảm chi phí hoặc tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng chi phí. - Chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuân trên chi phí ợ ậ đượ ỳ Tỉ suất lợi nhuận/ chi phí = í ỳ Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng chi phí bỏ ra cho quá trình kinh doanh sẽ thu lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp. - Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn kinh doanh ò đư ì Tỉ suất lợi nhuận/ vốn = đ ì ợ ậ ợ Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng ổvốn chố ủ ầsở hữu của công ty bỏ ra cho quá trình kinh doanh sẽ thu lại bao nhiều đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp 1.3 Tình hình tiêu thụ sản phẩm y tế và dược phẩm và tổng quan các kết quả nghiên cứu liên quan 1.3.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm y tế và dược phẩm Trong những năm gần đây nhờ nhà nước có những chủ trương nâng cao nhận thức của người dân, tăng cao sự tin dùng dược phẩm nội thì tình hình tiêu thụ sản phẩm của Việt Nam nói chung và đối với công ty CP thiết bị y tế và dược phẩm Thừa Thiên Huế nói riêng đã tăng đáng kể. Ngành Dược Việt Nam năm 2016 có sự tăng trưởng mạnh trong các nước Đông Nam Á, Trườngcông nghiệp dược Việt Đại Nam đanghọc có cơ hKinhội rất lớn bởi tế thị trHuếường dược phẩm 20 SVTH: Lê Thị Thanh Xuân
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa trong nước là thị trường tăng trưởng mạnh nhất khu vực châu Á. Được biết, thị trường dược phẩm Việt Nam có giá trị 4.2 tỷ USD tính đến năm 2015, tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2010-2015 là 17-20% và đến năm 2017, tốc độ tăng trưởng của thị trường sẽ cao hơn 17%. Tiêu thụ dược phẩm bình quân đầu người là 40 USD.Giá trị tiêu thụ thuốc của Việt Nam năm 2016 tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khoảng 10,2% nhờ cơ cấu dân số trẻ, thu nhập và mức độ quan tâm đến các vấn đề sức khỏe ngày càng cao Trong năm 2017, kinh tế Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực. Theo Ngân hàng phát triển Châu Á – ADB, mức tăng trưởng GDP ước đạt 6.7% trong năm 2017. Tăng trưởng kinh tế được nâng từ 6.3% lên 6.7% do những yếu tố tích cực từ xuất khẩu, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cao hơn mức kỳ vọng. Trước đà tăng trưởng chung đầy tích cực của nền kinh tế Việt Nam, những kỳ vọng về tăng trưởng trong ngành dược được cho là khá hợp lý. Kết thúc năm 2017, tổng doanh thu ngành dược ước đạt 5.2 tỷ USD, tương đương 120 ngàn tỷ VND, tăng 11% so với mức doanh thu 4.7 tỷ USD năm 2016 và tương ứng tăng 14% khi tính trên đồng nội tệ. Dự báo doanh thu ngành dược trong các năm tiếp theo vẫn sẽ là tăng trưởng và sẽ giữ mức tăng trung bình 10% trong 5 năm tới. Bước sang năm 2018, thị trường dược phẩm được đánh giá là một mảnh đất trù phú thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài, các tập đoàn quốc gia trên thế giới, thậm chí cả những nhà đầu tư trong nước hoạt động ngoài ngành.Tổng doanh thu ngành dược ước đạt 5.8 tỷ USD, tăng 1,1% so với mức doanh thu 5.2 tỷ USD năm 2017. Thuốc nội đã đáp ứng 50% nhu cầu khám chữa bệnh của người Việt, nó chỉ đáp ứng ở mức thông thường, không những đáp ứng nhu cầu ở trong nước, hằng năm phải chi hàng tỉ đồng để nhập khẩu thuốc phục vụ cho nhu cầu dược phẩm trong nước. Với một nền kinh tế đang có tốc độ tăng trưởng cao, thu nhập gia tăng khiến người tiêu dùng mạnh tay hơn cho các khoản chi phí liên quan đến sinh hoạt và y tế. Điều này cũng được củng cố khi khoản chi cho mặt hàng này tính trên đầu người của Việt Nam ở mức tương đối thấp so với nhiều quốc gia khác, khoảng 30-40 USD mỗi người trên năm, so với mức 96 USD của các nước đang phát triển và 186 USD của thế giới. Trường Đại học Kinh tế Huế 21 SVTH: Lê Thị Thanh Xuân
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa Trong những năm gần đây nước ta có các đề án giúp nâng cao nhận thức của người dân, cán bộ y tế trong việc sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam, góp phần tăng tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất trong nước từ 33,9% lên 35,4%; phát triển kinh doanh dược phẩm tiến tới xuất khẩu thuốc Tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất trong nước tại các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện đều tăng. Tại tuyến tỉnh, tỷ lệ sử dụng thuốc trong nước là 33,9% nay đã tăng lên 35,4%; tỷ lệ tương ứng ở tuyến huyện là 61,5% và nay là 69,4%. Đặc biệt, nhiều tỉnh có nhu cầu sử dụng thuốc rất nhiều, tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất trong nước tại tuyến huyện lên đến 80%, tuyến tỉnh trên 60% như: Ninh Thuận, Phú Yên, Lai Châu, Lâm Đồng và Long An. Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành dược Việt Nam giai đoạn 2015 - 2018 đạt khoảng 16% mỗi năm, với doanh số toàn thị trường sẽ tiệm cận mức 10 tỷ USD. 1.3.2 Các nghiên cứu đã thực hiện về lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm không phải là vấn đề mới mẻ của mỗi doanh nghiệp. Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này và đưa ra những giải pháp thiết thực để giúp cho doanh nghiệp có thể sản xuất và kinh doanh hiệu quả hơn nhờ vào việc thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm. Trong quá trình làm đề tài này, tác giả đã tham khảo các khóa luận tốt nghiệp, luận văn tiến sĩ, thạc sĩ đã được thực hiện trước đó để rút ra kinh nghiệm, phục vụ cho việc nghiên cứu được tiến hành thuận lợi hơn. Các khoá luận trước đây đã đưa ra những phương pháp để phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm như phương pháp so sánh, chỉ số, phân tích thống kê. Các tham khảo trên hội tụ đầy đủ những phương pháp cần thiết để tác giả có thể phân tích và đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty CP thiết bị y tế và dược phẩm Thừa Thiên Huế. Công trình nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Hiền(2009):“Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tuấn Khanh”, đăng trên tạp chí Khoa học Xã hội và nhân văn. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Hiền đã phân tích hình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty vật liệu xây dựng Tuấn Khanh, dùng phương pháp thống kê, so sánh để làm rõ tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khách hàng, tình hình tiêuTrường thụ theo kênh phân Đạiphối, tình họchình tiêu thKinhụ qua mặt hàng, tế c ũngHuế như phản ánh 22 SVTH: Lê Thị Thanh Xuân
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa được doanh thu, số lượng bán ra và lợi nhuận mang lại của công ty trong giai đoạn 2006- 2008. Đồng thời chỉ ra được những nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty để từ đó đề xuất những giải pháp thích hợp giúp cho tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty trong tương lai được tốt hơn. Công trình luận văn thạc sĩ của Lê Tuấn Linh (2016): “Giải pháp về tiêu thụ sản phẩm của công ty trách nhiệm hữu hạn chế biến rau củ quả Vạn Phúc”, đề tài đã phản ánh được thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty trách nhiệm hữu hạn chế biến rau củ quả Vạn Phúc. Chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, còn có đề tài nghiên cứu của Chu Thị Hồng Lý: “Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm gạch đất sét nung ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Hải” năm 2010, đăng trên tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, phản ánh được tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất sản phẩm gạch đất sét nung của công ty từ 2007- 2009. Dùng phương pháp so sánh, thống kê để phản ánh tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty giai đoạn 2007–2009. Đồng thời phân tích hiệu quả hoạt động của công ty trong giai đoạn này và đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao khả năng tiêu thụ của công ty. Đề tài nghiên cứu của Hoàng thị Bảo Thoa (2015): “Nghiên cứu hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hóa tại công ty TNHH dược phẩm Việt Lâm”, năm 2015, đề tài đã phản ánh khái quát tình hình kinh doanh tại công ty qua 3 năm 2012- 2014, đánh giá được hiện trạng và hiệu quả công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty, đồng thời đề xuất một số giải pháp góp phần đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm tại công ty. Trường Đại học Kinh tế Huế 23 SVTH: Lê Thị Thanh Xuân
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CP THIẾT BỊ Y TẾ VÀ DƯỢC PHẨM THỪA THIÊN HUẾ 2.1 Tổng quan về Công ty CP thiết bị y tế và dược phẩm Thừa Thiên Huế 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 2.1.1.1 Giới thiệu về chi nhánh - Tên giao dịch: EPC - Địa chỉ: Số 157 Trần Phú, Phường Phước Vĩnh, Thành Phố Huế, Thừa Thiên Huế - Mã số thuế: 3300101364 - Fax: 02343 558 804 - SĐT: 1900558804 - Email: tbyte-dphue@dng.vnn.vn - Tài khoản tại Ngân hàng Công Thương Thừa ThiênHuế 2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển - Từ năm 1975 - 1979: Là đơn vị dịch vụ trực thuộc Sở Y tế Bình Trị Thiên có chức năng cung cấp và tiếp nhận hàng viện trợ trong lĩnh vực trang thiết bị y tế đến khu vực Bình Trị Thiên, là đơn vị hậu cần cho ngành y tế trong tỉnh. - Từ năm 1979 - 1989: Theo chính sách của Nhà nước, đơn vị được thành lập và vận hành một công ty độc lập với tên gọi Thiết bị y tế và dịch vụ Bình Trị Thiện với chức năng cung cấp thiết bị vật tư và dụng cụ y tế cho ba tỉnh Bình Trị Thiên. - Từ 1989 - 2000: Sau khi chia tách tỉnh năm 1989, với chính sách của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Công ty được thành lập với tên gọi Công ty Thiết bị Y tế Thừa Thiên Huế, với chức năng kinh doanh như: vật tư, dụng cụ, hóa chất và trang thiết bị cho ngành y tế trên địa bàn tỉnh và công ty đã đăng ký nhiều chức năng kinh doanh như thiết bị khoa học, dụng cụ phòng thí nghiệm và phân tích hóa học, hóa chất phòng thí nghiệm, hóa chất dân dụng phục vụ sản xuất. - Từ năm 2000 đến nay: Cuối năm 1999, sau khi cổ phần hoá, Công ty trở thành Công ty Cổ phần được gọi là Công ty Cổ phần Thiết bị Y tế và Dược phẩm Thừa Thiên Huế. Theo Quyết định số 2339/QĐ-UB ngày 22 tháng 12 năm 1999 của Uỷ ban nhân dânTrường tỉnh Thừa Thiên HuĐạiế. Công họcty đã đượ cKinh thành lập, ttếổ chứ cHuế hoạt động kinh 24 SVTH: Lê Thị Thanh Xuân
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa doanh dưới mô hình công ty cổ phần, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và tài khoản tại Ngân hàng Công Thương Thừa ThiênHuế. 2.1.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của chi nhánh Công ty chuyên hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực y tế, dược phẩm. Là một trong những đơn vị trực thuộc của Tổng công ty, có nhiệm vụ kinh doanh dựa trên sự chỉ đạo của tổng công ty. Với đội ngủ nhân viên là các kỹ sư, cử nhân được đào tạo chính quy, cùng đội ngũ cán bộ quản lý chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm có thể đáp ứng nhu cầu của ngành dược phẩm trong khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế. Lấy sức khỏe của mọi người làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động, không ngừng nổ lực phấn đấu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ khách hàng, để dược phẩm Thừa Thiên Huế thực sự mang lại lợi ích, đồng hành cùng mọi người vượt qua mọi khó khăn bệnh tật. 2.1.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ĐẠI HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC n toán ầ ế u c u Kho ậ H Phòng k Phòng Phòng marketing Phòng Phòng kinh doanh Phòng Chăm khách hàng sóc Phòng hành chính hành Phòng TrườngSơ đồ 4: Tổ chức bĐạiộ máy qu họcản lý hoạ tKinh động kinh doanhtế Huếcủa công ty 25 SVTH: Lê Thị Thanh Xuân
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa  Chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị:  Giám đốc: Là người đứng đầu trung tâm, có quyền quyết định cao nhất trong Trung tâm. Giám đốc có quyền quyết định những mục tiêu phương hướng hoạt động của đơn vị, đề ra và giải quyết các chiến lược kinh doanh, là người đại diện cho quyền lợi và trách nhiệm của công ty trước pháp luật và các cơ quan quản lí Nhà nước. Giám đốc trong quá trình đưa ra các quyết định SXKD.  Phó giám đốc: Là thành viên thường trực của ban Giám đốc công ty, có chức năng hỗ trợ tham mưu cho Giám đốc và có trách nhiệm điều hành công ty khi Giám đốc đi vắng, là người đề xuất các phương hướng và kế hoạch hoạt động SXKD của đơn vị.  Phòng kế toán: Chịu trách nhiệm về công tác hạch toán kế toán tại công ty, có nhiệm vụ tổ chức, ghi chép theo dõi. Lưu trữ chứng từ, sổ sách và báo cáo tài chính trong quá trình SXKD, chủ trì thực hiện nhiệm vụ thu và chi, kiểm tra việc chi tiêu các khoản tiền vốn, sử dựng vật tư, theo dõi chiếu công nợ. Tham mưu cho Ban Giám đốc về công tác tài chính, tín dụng và sử dụng vốn có hiệu quả.  Phòng hành chính: Tham mưu, giúp việc cho giám đốc và tổ chức thực hiện các việc trong lĩnh vực tổ chức lao động, quản lí và bố trí nhân lực, bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động, kiểm tra đôn đốc các bộ phận trong công ty thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế của công ty, làm đầu mối liên lạc cho mọi thông tin của giám đốc công ty.  Phòng Kinh doanh:Thực hiên các hoạt động bán hàng, quản lí sản xuất của Trung tâm để đạt được mục tiêu đề ra.Tham mưu đề xuất cho Ban Giám đốc để xử lí công tác sản xuất và kinh doanh của Trung tâm.  Phòng marketing: Nghiên cứu tiếp thị và thông tin, tìm hiểu sự thật ngầm hiểu của khách hàng, lập hồ sơ thị trường và dự báo doanh thu, khảo sát hành vi ứng sử của khách hàng tiềm năng,phân khúc thị trường, xác định mục tiêu, định vị thương hiệu, phát triển sản phẩm, hoàn thiện sản phẩm với các thuộc tính mà thị trường mong muốn.  Phòng hậu cần: Chuẩn bị, trang trí phòng họp, chuẩn bị nước non, làm vệ sinh, dọnTrường dẹp công ty. Chuẩ n Đạibị thuốc men,học đồ ăn thKinhức uống, đ ặtết xe c ộHuếkhi đi du lịch 26 SVTH: Lê Thị Thanh Xuân
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa  Phòng chăm sóc khách hàng: Hỗ trợ, tham mưu, đề xuất các kế hoạch chăm sóc khách hàng nhằm làm hài lòng khách hàng. Triển khai và thực hiện chiến lược chăm sóc khách hàng. Đề suất các giải pháp, chương trình để việc chăm sóc khách hàng đạt hiệu quả hơn.  Phòng kho: Lập hồ sơ kho, làm thủ tục xuất nhập hàng hóa, theo dõi hàng tồn kho, sắp xếp hàng hóa, kiểm kê hàng hóa. 2.1.2 Tình hình lao động của công ty Lao động là một nhân tố cơ bản nhất, quyết định của lực lượng sản xuất.Công tác quản lý lao động là đảm bảo bố trí, sắp xếp và sử dụng lực lượng lao động hợp lý, khoa học, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa những người lao động với nhau góp phần tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Bảng 2: Tình hình lao động của công ty CP thiết bị y tế và dược phẩm Thừa Thiên Huế qua 3 năm 2016-2018 Phân loại Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 SL % SL % SL % +/ - % +/ - % Tổng số 25 100 27 100 32 100 2 8 5 18.52 PHÂN THEO GIỚI TÍNH NAM 11 44 13 48.15 17 53.13 2 18.18 4 30.77 NỮ 14 56 14 51.85 15 46.87 0 0 1 7.14 PHÂN THEO TRÌNH ĐỘ ĐH- trên ĐH 20 80 22 81.48 25 78.13 2 10 3 13.64 CĐ- TC 5 20 5 18.52 7 21.88 0 0 2 40 (Nguồn: Phòng tổ chức- hành chính) Qua số liệu ta thấy tình hình lao động của công ty qua 3 năm ít có biết động. - Xét theo giới tính: Tỉ trọng lao động nữ năm 2016, 2017 nữ cao hơn nam, nhưng năm 2018 nam cao hơn nữ. Cụ thể năm 2016 so với năm 2017 tăng 2 người hay tăng 8%, năm 2017 so với năm 2018 tăng 5 người hay tăng 18,52%. Điều này cho thấy trong những năm Trường Đại học Kinh tế Huế 27 SVTH: Lê Thị Thanh Xuân
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa gần đây khả năng cũng như trình trộ của nam giới khá cao đáp ứng được tính chất của công việc đòi hỏi tính sáng tạo, quyết đoán, dám nghĩ dám làm. - Xét theo trình độ: Đây là công việc kinh doanh dược phẩm vì công ty cũng có quy mô tương đối nên chủ yếu ưu tiên nguồn nhân lực có trình độ và khả năng, vì vậy lực lượng đại học trên đại học chiếm tỉ lệ cao trong tổng số lao động cụ thể năm 2016 chiếm 80%, sang năm 2017 đã có xu hướng tăng lên đạt 81,48%, đến năm 2018 có xu hướng giảm nhẹ xuống còn 78,13%. Lực lượng đại học và trên đai học được bố trí ở khâu quản lý, còn một số lực lượng ĐH trên ĐH và CĐ-TC được bố trí làm việc tại các bộ phận kinh doanh, marketing. Mặc dù lực lượng này không nhiều nhưng hằng năm luôn được đào tạo, tuyển dụng nên số lượng lao động có trình độ cao tăng lên. Nhận xét về nguồn lực của công ty + Về sử dụng lao động: Thực tế hiện nay bộ máy quản lý của công ty còn có nhiều bất cập, một số cán bộ chưa phát huy được năng lực của mình, làm việc năng suất không cao, ỷ lai, có người ôm quá nhiều việc nhưng có nhiều người lại rảnh rỗi, đây là một vấn đề bất hợp lý cần chấn chỉnh trong công tác phân công công việc. Năng suất lao đông không đổi nhưng những năm gần đây số lượng lao động đều tăng điều này rất đáng e ngại. + Về năng lực quản lý và điều hành: Tuy số lao động có trình độ đại học trên đại học tăng lên qua các năm, một số các cán bộ được cử đi đào tạo, nhưng họ vẫn chưa thích nghi và ứng phó kịp thời khi có những khó khăn xảy ra ở hiện tại điều này làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của công ty, vì vậy công ty cần tích cực đào tạo nhiều hơn đối với đội ngũ nhân viên của mình. Kỹ năng giao tiếp, đàm phán kinh doanh của một số cán bộ còn nhiều hạn chế, trình độ ngoại ngữ chưa cao đây là một thách thức không nhỏ đối với công ty. Nói tóm lại, qua phân tích ở trên cho thấy chất lượng của công ty đang ở mức bình thường, để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty trong thời gian tới thì công ty cần có những giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 2.1.3 Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty Vốn là yếu tố đầu vào quan trọng nhất và không thể thiếu trong doanh nghệp.Nó thể hiện quy mô kinh doanh, tiềm lực kinh tế của doanh nghiệp đó. Khi có vốn, doanh Trường Đại học Kinh tế Huế 28 SVTH: Lê Thị Thanh Xuân
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa nghiệp mới có tiền để thuê mướn người lao động, mua nguyên nhiên vật liệu, trang thiết bị máy móc, kết hợp các yếu tố đó để tạo ra sản phẩm. Vốn được chuyển qua nhiều hình thái khác nhau từ hình thái tiền tệ sang hình thái dự trữ vật tư, hàng hóa, máy móc thiết bị, và cuối cùng trở về hình thái ban đầu của nó. Bảng 3: Tình hình tài sản và nguồn vốn của công tyqua 3 năm 2016 - 2018 Đơn vị: triệu đồng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2018/2016 Chỉ tiêu SL % SL % SL % +/ - % A Tài sản 8.648,75 100,00 18.153,92 100,00 13.966,67 100,00 5.317,92 61,49 I Tài sản lưu động 8.648,75 100,00 18.000,56 99,16 13.835,93 99,06 5.187,18 59,98 1 Tiền 577,39 6,68 136,70 0,75 564,91 4,04 -12,48 -2,16 2 Các khoản phải thu 6.711,45 77,60 15.739,65 86,70 11.831,62 84,71 5.120,17 76,29 3 Hang tồn kho 1.345,88 15,56 1.752,93 9,66 1.425,37 10,21 79,49 5,91 4 Tài sản lưu động khác 14.03 0,16 371,28 2,05 14,03 0,10 0 0 II Tài sản dài hạn 0 0 153,36 0,84 130,74 0,94 130,74 130,74 1 Tài sản cố định 0 0 153,36 0,84 130,74 0,94 130,74 130,74 B Nguồn vốn 8.648,75 100,00 18.153,92 100,00 13.966,67 100,00 5.317,92 61,49 I Nợ phải trả 4.191,73 48,47 6.785,14 37,38 3.813,33 27,30 -378,40 -9,03 I Nợ ngắn hạn 4.191,73 48.47 6.785,14 37,38 3.813,33 27,30 -378,40 -9,03 II Nguồn vố chủ sở hữu 4.457,02 51,53 11.368,78 62,62 10.153,34 72,70 5.696,32 127,81 (Nguồn: Phòng kế toán - Công Ty CP Thiết Bị Y Tế và Dược Phẩm Thừa Thiên Huế) Qua bảng ta thấy, không những tổng tài sản mà nguồn vốn của công ty không ngừng tăng thêm qua các năm đặc biệt tăng cao trong năm 2017. Điều này chứng tỏ công ty đã không ngừng nổ lực trong việc tăng trưởng vốn và ổn định vốn. So với năm 2016, tài sản năm 2018 tăng 5.317,92 triệu đồng (61,49%), tài sản năm 2017 cũng tăng so với năm 2016 tăng 9.505,17 triệu đồng(109,9%), năm 2018 giảm 4.187,67 triệu trồng so với năm 2017. Trong năm 2017 này tài sản của công ty tăng mạnh do đầu tư mua thêm máy móc thiết bị, nhằm nâng cao khả năng mở rộng quy mô kinh doanh của công ty. Sang năm 2018 có những máy móc hư hỏng đã bị sàn lọc, bỏ bớt nên tài sản sản giảm. Phân theo đặc điểm tài sản, tài sản lưu động có xu hướng tăng lên qua các năm: Năm 2017Trường tăng nhanh tăng 9Đại.351,81 trihọcệu đồng soKinh với năm 2016tế, doHuếảnh hưởng của 29 SVTH: Lê Thị Thanh Xuân
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa hai nhân tố: năm 2017 tiền mặt giảm 440.69 triệu đồng so với năm 2016 trong khi đó các khoản khác tăng từ 6.711,45 triệu đồng lên 15.739,65 triệu đồng. Ngược lại, năm 2018 giảm so với năm 2017 giảm từ 18.000,56 triệu đồng xuống 13.835,93 triệu đồng hay giảm 4.164,63 triệu đồng. Qua trên cho thấy công ty đã tồn tại một vấn đề đáng e ngại khi các khoản phải thu tăng nhanh trong năm 2017, chứng tỏ rằng khả năng thu hồi tiền của công ty rất kém, làm tăng thêm các khoản nợ, bị khách hàng chiếm lĩnh vốn dẫn đến lợi nhuận giảm, vì vậy công ty cần có chính sách thu hồi tiền hàng tốt hơn. Tuy nhiên, ban lãnh đạo công ty và đội ngũ nhân viên đã có sự nỗ lực lớn đáng khen ngợi trong công tác tiêu thụ, thúc đẩy khối lượng tiêu thụ sản phẩm tăng lên thông qua chỉ tiêu hàng tồn kho mặc dù năm 2017 hàng tồn kho có tăng so với năm 2016 nhưng đến năm 2018 thì hàng tồn kho đã giảm 327,56 triệu đồng so với năm 2017. Tuy giá trị giảm không đáng kể nhưng đó cũng là dấu hiệu mừng cho công ty trong công tác tiếp thi, marketing và mở rộng thị trường. Phân theo nguồn vốn hình thành, nợ ngắn hạn của công ty năm 2017 có tăng so với năm 2016 tăng 2.593,41 triệu đồng chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn, qua năm 2018 đã có chiều hướng giảm so với năm 2017 giảm từ 6.785,14 triệu đồng xuống 3.813,33 triệu đồng. Nợ phải trả năm 2017 cũng tăng so với năm 2016 tăng 2.593,41 triệu đồng chứng tỏ rằng năm 2017 công ty gặp khó khăn và không chủ động về tài chính của mình, vì vậy công ty cần có những chiến lược hoạt động kinh doanh sao cho có hiệu quả hơn, cóchính sách quản lí tài chính thích hợp hơn nhằm nâng cao khả năng tài chính của công ty giúp công ty hoạt động tốt hơn.Đến năm 2018 nhờ những chính sách kinh doanh hợp lí công ty đã dần chủ động trong tài chính của mình dẫn chứng là nợ phải trả giảm 2.971,81 triệu đồng so với năm 2017. 2.1.5 Những thành tựu đạt được và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm 2.1.5.1 Những thành tựu đạt được của công ty Những năm gần đây, hoạt động kinh doanh của công ty CP thiết bj y tế và dược phẩm Thừa Thiến Huế đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần không nhỏ vào sự phátTrường triển của ngành dưĐạiợc Việt họcNam. Đây Kinh đồng thời l àtế tín hi ệuHuế khả quan, cho 30 SVTH: Lê Thị Thanh Xuân
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa thấy chất lượng sản phẩm của công ty ngày càng được nâng cao, tạo được niềm tin với khách hàng trong và ngoài nước. Cùng với tốc độ phát triển của ngành dược trong nước, công ty đã không ngừng phát triển, đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả hoạt động và xây dựng thương hiệu trên thị trường. Sản lượng thuốc sản xuất không chỉ đáp ứng, giữ vững thị phần trong nước mà còn mở rộng, xuất khẩu ra nước ngoài. Những thành quả bước đầu này là nền tảng để thúc đẩy phát triển công ty nói riêng và ngành dược nói chung, tiến tới xây dựng thương hiệu dược phẩm của Việt Nam. 2.1.5.2 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Bảng 4: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công Ty CP Thiết Bị Y Tế và Dược Phẩm Thừa Thiên Huế qua các năm (2016-2018) ĐVT: Triệu đồng 2016 2017 2018 2017/ 2016 2018/ 2017 Chỉ tiêu Giá trị Giá trị Giá trị +/- % +/- % 1. Tổng doanh thu 46.739,61 49.926,15 51.726,18 3.186,54 6,82 1.800,03 3,61 2. Doanh thu thuần 46.739,61 49.926,15 51.726,18 3.186,54 6,82 1.800,03 3,61 3. Giá vốn hàng bán 37.391,69 39.940,92 41.380,94 2.549,23 6,82 1.440,02 3,61 4. Lợi nhuận gộp 9.347,92 9.985,23 10.345,24 637,31 6,82 360,01 3,61 5. Chi phí tài chính 1.889,93 1.981,45 2.051,34 91,52 4,84 69,89 3,53 6. Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.576,94 1.872,32 1.975,04 295,38 18,73 102,72 5,49 7. Chiphí bán hàng 4.500,76 4.650,76 4.702,12 150,00 3,33 51,36 1,10 8. L i nhu n thu n t ho t ợ ậ ầ ừ ạ 1.380,29 1.480,70 1.616,74 100,41 7,27 136,04 9,19 động kinh doanh 9. Lợi nhuận trước thuế 1.380,29 1.480,70 1.616,74 100,41 7,27 136,04 9,19 10. Chi phí thuế TNDN 276,06 296,14 323,35 20,08 7,27 27,21 9,19 11. Lợi nhuận sau thuế 1.104,23 1.184,56 1.293,39 80,33 7,27 108,83 9,19 (Nguồn: Phòng kế toán - Công Ty CP Thiết Bị Y Tế và Dược Phẩm Thừa Thiên Huế) Trường Đại học Kinh tế Huế 31 SVTH: Lê Thị Thanh Xuân
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa Qua bảng ta thấy rằng, kết quả kinh doanh sản phẩm của công ty có sự biến động trong những năm gần đây cụ thể: Tổng doanh thu của công ty đều tăng qua các năm và đạt tỉ lệ cao, doanh thu năm 2017 so với năm 2016 tăng 31.86,54 triệu đồng (6,82%),năm 2018 cũng tiếp tục tăng từ 49.926,28 triệu đồng lên 51.726,17 triệu đồng hay tăng 18.00,03 triệu đồng (3,61%) so với năm 2017. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty cũng có xu hướng tăng, tăng cao nhất vào năm 2018(1.616,74 triệu đồng). Năm 2017 so với năm 2016 tăng 100,41 triệu đồng (7,27%), năm 2018 tăng 136,04 triệu đồng (9,19%) so với năm 2017. Tổng doanh thu năm 2018 là cao nhất (51.726,18 triệu đông) vì công ty đã học hỏi và ứng dụng được những chiến lược, chính sách kinh doanh hợp lí, phù hợp trong hoạch động kinh doanh và kết quả thu được là lợi nhuận đã tăng lên qua các năm. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại đó là chi phí bán hàng lại tăng lên qua các năm, năm 2017 tăng 150 triệu đồng (3,33%) so với năm 2016, năm 2018 tăng nhẹ so với năm 2017 tăng 51,36 triệu đồng (1,1%) do việc mở rộng thị trường. Qua bảng kết quả kinh doanh ta thấy một tồn tại, mặc dù doanh thu hằng năm khá cao nhưng lợi nhuận sau thuế tăng không đáng kể, mặc dù tăng qua các năm nhưng rất ít, nguyên nhân do công ty đầu tư để mua máy móc, đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất bên cạnh đó giá điện, nước cũng như xăng dầu tăng lên hàng năm làm tăng thêm chi phí. Nói tóm lại, công ty nên xem lại công tác quản lí chi phí của mình, ban lãnh đạo nên có những biện pháp mới để hỗ trợ cho công tác bán hàng sao cho chi phí bỏ ra ít mà lợi nhuận thu lại cao. Đó là một thách thức cho công ty trong thời gian sắp tới. Trường Đại học Kinh tế Huế 32 SVTH: Lê Thị Thanh Xuân
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa 2.2 Thực trạng tiêu thụ sản phẩm của công ty giai đoạn 2016- 2018 2.2.1 Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ Bảng 5: Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty giai đoạn 2016 - 2018 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu So sánh Kế hoạch Thực hiện Thực hiện/ kế hoạch Năm SL % SL % +/ - % 2016 24.610 100 27.697,97 100 3.087,97 12,55 -Urea 110,00 0,45 128,00 0,46 18,00 16,36 -Sinh phẩm, Kit, Test 2.500 10,16 3.385,38 12,22 885.38 35,42 -Hóa chất 22.000 89,39 24.184,59 87,32 2.184,59 9,93 2017 32.030 100 39.010 100 6.980 21,79 -Urea 130 0,4 150,12 0,38 20,12 15,48 -Sinh phẩm, Kit, Test 1.900 5,93 2.574,61 6,6 674,61 35,51 -Hóa chất 30.000 93,67 36.285,27 93,02 6.285,27 20,95 2018 41.500 100 45.957,88 100 4.457,88 10,74 -Urea 500 1,2 681,16 1,48 181,16 36,38 -Sinh phẩm, Kit, Test 2.000 4,82 2.929,00 6,37 929 46,45 - Hóa chất 39.000 93,98 42.347,72 92,15 3.347,72 8,58 (Nguồn: Phòng bán hàng – Công ty CP thiết bị y tế và dược phẩm Thừa Thiên Huế) Qua bảng ta thấy, so với kế hoạch đề ra thì sản lượng tiêu thụ qua các năm đều có xu hướng vượt kế hoạch đã đề ra cụ thể: - Về tổng sản lượng tiêu thụ: tổng sản lượng tiêu thụ thực tế trong 2 năm 2016 và 2017 đã vượt mức kế hoạch đề ra, sản lượng năm 2016 là 27.697,97 triệu đồng đạt 12,55% so với kế hoạch. Trong năm 2016 mặc dù gặp không ít khó khăn như có nhiều đối thủ cạnh tranh bán dòng sản phẩm với giá rẻ, các công ty đua nhau hạ giá cũng như có nhiều thương hiệu mới xuất hiện, đặc biệt là người Việt Nam trong giai đoạn này thíchTrường dùng hàng nước ngoài.Đại Mặ chọcdù gặp r ấtKinh nhiều khó khăntế vàHuế trở ngại nhưng 33 SVTH: Lê Thị Thanh Xuân
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa toàn thể cán bộ trong công ty đã cùng nhau nỗ lực hết sức để cùng nhau kinh doanh, kết quả là sản lượng thực hiện đã vượt kế hoạch đề ra vượt 3.087,97 triệu đồng. Năm 2017, đã có chủ trương người Việt dùng hàng Việt nên dòng sản phẩm trong nước ngày càng được tin dùng hơn, bên cạnh đó công ty cũng đã dần thích nghi được với môi trường cạnh tranh gây gắt nên cũng giảm được phần nào những chi phí không cần thiết trong quá trình kinh doanh cho nên năm này công ty tiếp tục đạt được nhiều thành công hơn thể hiện qua việc công ty đã vượt mức kế hoạch đề ra, sản lượng năm 2017 là 39.010 triệu đồng đạt 21,79% so với kế hoạch vượt mức kế hoạch đề ra là 6.980 triệu đồng. Về nhóm sản phầm: Kế hoạch đề ra cho dòng sản phẩm hóa chất là cao nhất vì giá bán của dòng sản phẩm này khá cao so với những dòng sản phẩm khác. Qua 3 năm sản lượng tiêu thụ thực tế của 3 nhóm sản phẩm đều vượt mức kế hoạch đề ra. Trong năm 2016 mức độ hoàn thành kế hoạch của sinh phẩm, Kit, Test là cao nhất đạt 35,42%, sang năm 2017 và 2018 dòng sản phẩm này vẫn giữ được vị thế về mức độ hoàn thành kế hoạch đề ra. 2.2.2 Phân tích tình hình biến động của tổng doanh thu Doanh thu là một trong những chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là tổng số tiền mà doanh nghiệp thực tế đã thu được trong kỳ nhờ bán hàng hóa sản phẩm của mình. Doanh thu tiêu thụ chịu ảnh hưởng của hai nhân tố: giá bán sản phẩm và khối lượng tiêu thụ sản phẩm nêm để có thể thấy rõ sự biến động của doanh thu cần nghiên cứu sự biến động của nhân tố gia cả và khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Qua bảng 6 ta nắm rõ hơn về sản lượng tiêu thụ, giá bán và doanh thu của công ty. Trường Đại học Kinh tế Huế 34 SVTH: Lê Thị Thanh Xuân
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa Bảng 6: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ, giá bán và doanh thu bán ra của công ty CP thiết bị y tế và dược phẩm Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016- 2018 2017/ 2016 2018/ 2017 Sản phẩm ĐVT 2016 2017 2018 +/ - % +/ - % Hóa chất Giá bán Triệu đồng 1.860,353 2.419,018 2.566,53 558,665 30,03 147,512 6,1 Sản lượng Thùng 13 15 16.5 2 15,38 1,5 10 Doanh thu Triệu đồng 24.184,59 36.285,27 42.347,72 12.100,68 50,03 6062,45 16,7 UREA Giá bán Triệu đồng 12,8 13,647 14,49 0,847 6,62 0,843 6,25 Sản lượng Thùng 10 11 47 1 10 36 327,3 Doanh thu Triệu đồng 128,00 150,12 681,16 22,12 17,28 531,04 353,7 Sinh phẩm,Kit,Test Giá bán Triệu đồng 260,41 257,461 266,27 -2,949 -1,13 8.809 3,42 Sản lượng Thùng 13 10 11 -3 -23,1 1 10 Doanh thu Triệu đồng 3.385,38 2.574,61 2.929,00 -810,77 -23,95 354,39 13,76 Giải trình tự Giá bán Triệu đồng 0 0 12,052 0 0 12,052 0 Sản lượng 0 0 13 0 0 13 0 Doanh thu Triệu đồng 0 0 156,67 0 0 156,67 0 Ngoài thầu Giá bán Triệu đồng 40,904 49,474 57,795 8,57 20,95 8,321 16,82 Sản lượng Thùng 10 13 33 3 30 20 153,8 Doanh thu Triệu đồng 409,04 643,16 1.907,24 234,12 57,24 1.264,08 193,7 Cửa hàng Giá bán Triệu đồng 28,83 30,03 35,54 1,2 4,16 5,51 18,35 Sản lượng Thùng 12 14 23 2 16,67 9 64,29 Doanh thu Triệu đồng 346,00 420,40 817,40 74,4 21,5 397 94,43 Dự án Giá bán Triệu đồng 3.657,32 2.463,147 2.886,99 -1.194,173 -32,65 423,843 17,2 Sản lượng Cái 5 4 1 -1 -20 -3 -75 Doanh thu Triệu đồng 18.286,60 9.852,59 2.886,99 -8.434,01 -46,12 -6965.6 -70,7 Tổng doanh thu Triệu đồng 46.739,61 49.926,15 51.726,18 3.186,54 6,82 1.800,03 3,6 (Nguồn: Phòng kế toán- Công ty CP thiết bị y tế và dược phẩm Thừa Thiên Huế) Như vậy,So với năm 2016 doanh thu năm 2018 của công ty tăng 10,67% hay 4.986,547 triệu đồng do ảnh hưởng của 2 nhân tố: + Do giá cả chung của năm 2018 so với năm 2016 tăng 29,86% làm cho doanh thu tăng 25,45% hay 11.893,889 triệu đồng. + Do sản lượng tiêu thụ năm 2018 so với năm 2016 giảm 14,78% làm cho doanh Trường Đại học Kinh tế Huế 35 SVTH: Lê Thị Thanh Xuân
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa thu giảm giảm 14,78% hay 6.907,342 triệu đồng. Do biến động của sản lượng ít hơn biến động của giá cả nên doanh thu năm 2018 vẫn tăng so với năm 2016. - So với năm 2016 doanh thu năm 2017 tăng 6,82% hay 3.186,648 triệu đồng do ảnh hưởng của hai nhân tố: + Do giá cả năm 2017 so với năm 2016 đã tăng 8,03% làm cho doanh thu năm 2017 tăng 7,94 hay tăng 3.711,32 triệu đồng. + Do sản lượng của năm 2017 đã giảm so với năm 2016,giảm 1,12 % làm cho doanh thu năm 2017 giảm 1,12% hay 524,672 triệu đồng. Sự tăng doanh thu là do giá bán và sản lượng nhưng sự giảm sản lượng không đáng kể nên doanh thu năm 2017 vẫn tăng so với năm 2016. - Doanh thu của năm 2018 so với năm 2017 tăng 3,6% hay tăng 1.799,899 triệu đồng do ảnh hưởng của 2 nhân tố: + Do giá bán chung của năm 2018 tăng 7,37% so với năm 2017 làm cho doanh thu tăng 7,1% hay tăng 3.552,31 triệu đồng. + Do sản lượng tiêu thụ sản phẩm năm 2018 so với năm 2017 nhìn chung giảm, giảm 3,5% làm cho doanh thu năm 2018 giảm 3,5% hay 1.753,411 triệu đồng. Qua kết quả phân tích trên, ta có thể thấy rỏ hơn sự ảnh hưởng của 2 nhân tố giá cả và sản lượng tiêu thụ qua bảng Bảng 7: Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố giá cả và khối lượng sản phẩm tiêu thụ đến sự biến động của doanh thu Chỉ tiêu so sánh SL( triệu đồng) % 1. Biến động doanh thu năm 2018 so với năm2016 4.986,547 10,67 - Do biến động giá cả tiêu thụ sản phẩm 11.893,889 25,45 - Do biến động khối lượng tiêu thụ sản phẩm -6.907,342 -14,78 2. Biến động của doanh thu năm 2017 so với 2016 3.186,648 6,82 - Do biến động giá cả tiêu thụ sản phẩm 3.711,32 7,94 - Do biến động khối lượng tiêu thụ sản phẩm -524,672 -1,12 3. Biến động doanh thu năm 2018 so năm 2017 1.799,899 3,6 - Do biến động của giá cả tiêu thụ sản phẩm 3.552,31 7,1 - Do biến động của khối lượng tiêu thụ sản phẩm -1.753,411 -3.5 Trường Đại học(Ngu Kinhồn: Thống tếkê từ phânHuế tích bảng6 ) 36 SVTH: Lê Thị Thanh Xuân
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa Từ bảng trên ta thấy, vì sự biến động của giá bán và khối lượng sản phẩm tiêu thụ đã làm cho doanh thu 3 năm có sự biến động không đều. Trong những năm vừa qua công ty đã cố gắng để tăng khối lượng tiêu thụ của các mặt hàng, nhưng lại bị giảm những mặt hàng với giá khá cao làm ảnh hưởng đến tổng khối lượng tiêu thụ của doanh nghiệp. Xét chung cho cả năm thì khối lượng sảm phẩm không tăng nhưng nhìn qua từng mặt hàng thì khối lượng sản phẩm tiệu thụ có sự tăng lên rõ rệt. Đây là điểm tiến bộ của công ty cần cố gắng, phát huy hơn nữa vì nhân tố khối lượng là nhân tố chủ quan tác động đến doanh thu của công ty mà công ty có thể can thiệp được, còn nhân tố giá bán chỉ là nhân tố khách quan chịu sự tác động và chi phối của thị trường. 2.2.3 Tình hình doanh thu tiêu thụ qua các kênh phân phối Giai đoạn từ 2016-2018 công ty đã áp dụng hai kênh phân phối là kênh phân phối cấp 0 (phân phối trực tiếp) và kênh phân phối cấp I (phân phối qua trung gian các đại lý cấp I). Kênh cấp 0: Vì công ty chỉ tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế nên chủ yếu sản phẩm được bán trực tiếp từ công ty đến các bệnh viện, các trụ sở y tế trên địa bàn trên địa bàn, các dự án lớn. Quá trình bán hàng trực tiếp cho các đối tác này nhằm tận dụng tối đa khả năng tiêu thụ hiện tại của công ty, tạo mối quan hệ chủ động trong quá trình kinh doanh giữa các đối tác, từng bước tạo niềm tin cho đối tác để tiếp tục hạ giá thành sản phẩm, giảm chi phí tiêu thụ nhằm đầu tư thêm cho sản phẩm, tăng lợi ích cho công ty. Kênh cấp I: Ngoài kênh phân phối cấp 0 công ty còn sử dụng kênh phân phôi cấp I. Các trung gian trong hệ thống kênh cấp I là những đại lý có quan hệ lâu năm với công ty. Họ có chức năng vừa bán buôn vừa bán lẻ sản phẩm của công ty. Bảng 8: Doanh thu tiêu thụ theo kênh phân phối của công ty CP thiết bị y tế vàdược phẩm Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 – 2018 ĐVT: triệu đồng Phân loại 2016 2017 2018 Kênh cấp 0 37.012,71 38.746,73 41.006,64 Kênh cấp I 9.726,900 11.179,42 10.719,54 (NguTrườngồn: Phòng kế toán Đại- Công ty họcCP thiết b ịKinhy tế và dượ c tếphẩm HuếThừa Thiên Huế) 37 SVTH: Lê Thị Thanh Xuân
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa Qua bảng ta thấy, doanh thu mang lại từ kênh phân phối cấp 0 qua 3 năm luôn cao hơn kênh phân phối cấp I cụ thể: - Năm 2016 doanh thu mà kênh phân phối cấp I mang lại là 37.012,71 triệu đồng, kênh phân phối cấp 0 chỉ mang lại 9.727,60 triệu đồng, kênh phân phối cấp 0 gấp 3,8 lần kênh phân phối cấp I. - Năm 2017 doanh thu của kênh phân phối cấp I đã tăng so với năm 2016 đạt 11.179,42 triệu đồng, nhưng kênh phân phối cấp 0 lại tăng so với năm 2016 (38.746,73 triệu đồng) tăng 1.734,02 triệu đồng. - Năm 2018 doanh thu mà kênh phân phối cấp 0 mang lại cao nhất trong 3 năm là 41.006,64 triệu đồng, tuy nhiên doanh thu từ kênh phân phối cấp I lại giảm so với năm 2017 giảm 459,88 triệu đồng. 2.2.4 Tính thời vụ trong tiêu thụ sản phẩm Bảng 9: Bảng doanh thu thời vụ của công ty CP thiết bị y tế và dược phẩm Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2018 Tháng Doanh thu (triệu đồng) Tổng DT DT bình Chỉ số thời 2016 2017 2018 (triệu quân (Di) vụ (Itvi) đồng) (%) 1 5.867,143 6.654,34 6.773,119 19.294,60 6.431,534 156,02 2 3.345,324 4.578,32 4.636,686 12.560,33 4.186,777 101,57 3 3.124,677 3.223,55 3.398,134 9.746,36 3.248.787 78,81 4 3.065,100 3.532,15 3.604,324 10.201,57 3.400,525 82,49 5 2.956,006 3.196,18 3.773,765 9.925,95 3.308,65 80,26 6 2.657,328 3.773,11 3.897,456 10.327,89 3.442,631 83,51 7 2.937,117 2.513,78 2.679,342 8.130,24 2.710,08 65,74 8 3.002,176 3.100,33 3.287,112 9.389,62 3.129,873 75,93 9 3.760,304 3.772,54 3.885,900 11.418,74 3.806,248 92,33 10 4.333,765 3.990,68 4.109,000 12.433,45 4.144,482 100,54 11 5.692,198 5.588,00 5.534,335 16.814,53 5.604,844 135,97 12 5.998,473 6.003,17 6.156,007 18.157,65 6.052,55 146,83 Tổng 46.739,61 49.926,15 51.26,18 148.400,94 49.466,98 (Nguồn: Phòng kế toán - Công ty CP thiết bị y tế và dược phẩm Thừa Thiên Huế) Trường Đại học Kinh tế Huế 38 SVTH: Lê Thị Thanh Xuân
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa Qua bảng trên ta thấy doanh thu tiêu thụ sản phẩm qua các tháng biến động không đều cụ thể: -Năm 2016 doanh thu cao nhất là tháng 12 (5.998,473 triệu đồng) tiêp theo là tháng 1 (5.867,143 triệu đồng) vì khách hàng của công ty chủ yếu là đấu thầu vào đầu tháng và cuối tháng nên doanh thu vào những tháng này tương đối cao. Vào những tháng giữa năm từ tháng 4 - tháng 10 doanh thu đem lại chủ yếu là bán cho những đại lý trên địa bàn ít có sự đóng góp từ việc đấu thầu của các đơn vị tổ chức nên doanh thu giao động từ 2.937,117 triệu đồng đến 4.333,765triệu đồng. Sang năm 2017 tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty có nhiều thành công hơn, đem lại nhiều lợi nhuận hơn so với năm 2016. Cũng như năm 2016, doanh thu cao nhất rơi vào tháng 1 (6.654,34 triệu đồng), tiếp theo là tháng 12 (6.003,17 triệu đồng), năm này chỉ có tháng 7 doanh thu đạt 2.513,78 triệu đồng những tháng còn lại đều có doanh thu trên 3.000,000 triệu đồng biến động không đều từ 3.100,33 triệu đồng đến 4.578,32 triệu đồng. Năm 2018 là năm có doanh thu cao nhất trong 3 năm đạt 51.726,18 triệu đồng. Cũng như những năm trước doanh thu vào những tháng đầu năm và cuối năm đều có doanh thu cao nhất, tháng 1 có doanh thu cao nhất trong 12 tháng trong năm 6.773,119 triệu đồng, tiếp đó là tháng 12 đạt 6.156,007 triệu đồng, qua thống kê 3 năm tháng 7 luôn có doanh thu thấp nhất trong 12 tháng, so với năm 2016 và 2017 thì doanh thu đã có sự tăng lên mặc dù không đáng kể nhưng cũng cho thấy được sự nỗ lực và cố gắng không ngừng của toàn thể nhân viên trong công ty. 2.2.5 Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty Hiện nay thị trường tiêu thụ của công ty chủ yếu là trong địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Công ty chủ yếu phân phối theo kênh trực tiếp nên chỉ mới đáp ứng nhu cầu khách hàng ở trong địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Khách hàng chủ yếu của công ty là các đơn vị tổ chức cụ thể là các bệnh viện, trung tâm y tế trên địa bàn như bệnh viện trung ương Huế, bệnh viện quốc tế, bệnh viện trường đại học y dược, trung tâm y tế thị xã Hương Thủy, trung tâm y tế thị xã Hương Trà, trung tâm y tế huyện Phú Lộc, trung tâm y tế huyện Phong Điền. Công ty còn phân phối sản phẩm cho các đại lí trên địa bản tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngoài ra, công ty còn mở một cửa hàng để bán sản phẩm cho nhữngTrườngkhách bán lẻ. Đại học Kinh tế Huế 39 SVTH: Lê Thị Thanh Xuân
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa Bảng 10: Tình hình tiêu thụ sản phẩmtheonhóm khách hàng của công ty CP thiết bị y tế và dược phẩm Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 – 2018 2016 2017 2018 Sản Sản Sản Doanh Doanh thu Doanh thu lượng lượng lượng thu (trđồng) (trđồng) (thùng) (thùng) (thùng) (trđồng) Đơn vị tổ chức, cửa hàng 37.012,71 38.746,73 41.006,64 Urea 10.5 134,400 11 140,8 11.5 147,2 Hóa chất 18.5 34.536,008 19 35.346,707 20 37.207,06 Sinh phẩm 7.5 1.933,262 10 2.616,063 6.5 1.745,14 Sản phẩm tiêu hao 10 409,04 13 643,16 33 1.907,24 Đại lý 9.280,90 10.759,020 9.902,140 Urea 13 166,4 13.5 172,8 12 153.6 Hóa chất 3.5 6.511,236 4.5 8.371,589 4 7.441,412 Sinh phẩm 10.5 2.703,264 8.5 2.214,631 9 2.307,128 (Nguồn: Phòng kế toán - Công ty CP thiết bị y tế và dược phẩm Thừa Thiên Huế) Qua bảng ta thấy tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty theo khách hàng có sự biến động không đều cụ thể: - Nhóm khách hàng là đơn vị tổ chức: + Năm 2016 hóa chất là sản phẩm được tiêu thụ nhiều nhất 18.5 thùng đem lại 34.536,008 triệu đồng, tiếp theo là Urea tiêu thụ 10.5 thùng đem lại 134,400 triệu đồng, mặc dù khối lượng tiêu thụ của urea khá cao nhưng doanh thu mang lại không nhiều vì giá bán của nó tương đối thấp, khối lượng tiêu thụ ít nhất là sinh phẩm 7.5 thùng mang lại 1.933,262 triệu đồng, còn sản phẩm tiêu hao tiêu thụ 10 thùng mang lại 409,04 triệu đồng. + Năm 2017 hóa chất vẫn là mặt hàng được tiêu thụ nhiều nhất 19 thùng đem lại 35.346,707 triệu đồng tăng so với năm 2016, urea tiêu thụ 11 thùng tăng 1 thùng so với năm 2017 mang lại 140,8 triệu đồng, sản phẩm tiêu hao tiêu thụ 13 thùng mang lại 643,16 triệu đồng, sinh phẩm tiêu thụ 10 thùng mang lại 2.616,063 triệu đồng. + Năm 2018 là năm có khối lượng tiêu thụ nhiều nhất trong đó sinh phẩm tiêu hao là sản phẩm tiêu thụ nhiều nhất 33 thùng mang lại 1.907,24 triệu đồng, tiếp theo là hóa chấtTrường 20 thùng mang lại 37.207,Đại06 trihọcệu đồng doanhKinh thu, urea tế tiêu Huếthụ 11 thùng thu 40 SVTH: Lê Thị Thanh Xuân
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa được 147,2 triệu đồng doanh thu, tiêu thụ ít nhất là sinh phẩm 6.5 thùng mang lại 1.745,14 triệu đồng doanh thu. -Nhóm khách hàng là đại lý: + Năm 2016 khối lượng urea tiêu thụ nhiều nhất 13 thùng thu lại 166,4 triệu đồng doanh thu, tiếp theo là sinh phẩm tiêu thụ 10.5 thùng mang lại 2.703,264 triệu đồng doanh thu, cuối cùng là hóa chất chỉ 3.5 thùng. + Năm 2017 urea tiếp tục tiêu thụ nhiều nhất 13.5 thùng, tiếp theo là sinh phẩm 8.5 thùng đã giảm so với năm 2016 2 thùng, nhưng tiêu thụ sản phẩm hóa chất lại tằn lên tăng 1 thùng so với năm 2016. + Năm 2018 khối lượng tiêu thụ nhiều nhất là urea 12 thùng nhưng lại giảm so với năm 2018 1 thùng, sinh phẩm tiêu thụ 9 thùng giảm 0.5 thùng so với năm 2017, hóa chất tiêu thụ 4 thùng thấp hơn so với năm 2017 nhưng cao hơn so với năm 2016. Bảng 11: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm theo khách hàng giai đoạn 2016 – 2018 ĐVT: Triệu đồng 2018/2017 Phân loại 2016 2017 2018 +/- % Bệnh viện trung ương Huế 5.546,390 5,612,321 6.345,312 732,990 13,06 Bệnh viện quốc tế 6.876,330 6.654,112 7.645,003 990,890 14,89 Bệnh viện trường đại học y dược 5.948,220 6.467,321 6.745,557 278,240 4,3 Trung tâm y tế thị xã Hương Thủy 4.167,430 4.345,332 4.456,114 110,780 2,55 Trung tâm y tế huyện phú lộc 4.854,440 4.912,355 4.976,802 64,450 1,31 Trung tâm y tế huyện Phong Điền 4.858,890 5.901,115 5.934,556 33,440 0,57 Trung tâm y tế thị xã Hương Trà 4.761,010 4.854,176 4.903,300 49,120 1,01 Cửa hàng 346,000 420,400 817,400 397,000 94,43 Các đại lí 9.380,900 10.759,020 9.902,140 -856,880 -7,96 (Nguồn: Phòng kế toán - Công ty CP thiết bị y tế và dược phẩm Thừa Thiên Huế) Đối với nhóm khách hàng là các đơn vị tổ chức thì doanh thu nó mang lại cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty khá cao so với nhóm khách hàng là các đại lí hay cửa hàng. Trường Đại học Kinh tế Huế 41 SVTH: Lê Thị Thanh Xuân
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa Các đơn vị tổ chức, các đại lí trong phạm vi thành phố hằng năm tiêu thụ khối lượng sản phẩm nhiều hơn các đơn vị tổ chức ở vùng huyện cụ thể: + Năm 2016, bệnh viện quốc tế đã tiêu thụ số lượng nhiều nhất mang lại doanh thu nhiều nhất cho công ty đạt 6.876,330 triệu đồng, tiếp theo là bệnh viện trường đại học y dược Huế tiêu thụ sản phẩm cũng khá lớn đem lại cho công ty 5.948,220 triệu đồng, thấp nhất là trung tâm y tế thi xã Hương Thủy chỉ mang lại cho công ty 4.167,430 triệu đồng. Về các đại lí cũng có đóng góp không nhỏ vào doanh thu của công ty đạt 9.381,600 triệu đồng,cửa hàng đóng góp 346,000 triệu đồng. + Năm 2017, thị trường dược phẩm ngày càng nóng bỏng, khối lượng tiêu thụ của các đơn vị tổ chức cũng như đại lí ngày nhiều hơn. Bệnh viện quốc tế vẫn là đơn vị tiêu thụ nhiều khối lượng dược phẩm nhất đem lại cho công ty một lượng doanh thu là 6.654,112 triệu đồng thấp nhất là trung tâm y tế thi xã Hương Thủy 4.345,332 triệu đồng. Năm 2017 khối lượng sản phẩm tiêu thụ của các đại lý đã tăng lên đáng kể và cao nhất trong 3 năm mang lại cho công ty 10.759,020 triệu đồng. Về cửa hàng cũng có sự tăng lên tăng 74,4 triệu đồng so với năm 2016. + Năm 2018, không những các đơn vị tổ chức, đại lý mà cửa hàng cũng đã tiêu thụ được khối lượng sản phẩm khá lớn mang lại doanh thu khá cao cho công ty. So với năm 2017 thì công ty đã thực hiện rất tốt công tác tiêu thụ sản phẩm cuả mình. Doanh thu thu được cao nhất là từ bệnh viện quốc tế 7.645,003 triệu đồng tăng 990,890 triệu đồng so với năm 2017 hay 14,89%, doanh thu thu được thấp nhất là từ trung tâm y tế thi xã Hương Thủy 4.456,114 triệu đồng nhưng so với năm 2017 đã tăng 110,780 triệu đồng. Doanh thu được từ các đại lý năm 2018 đã giảm so với năm 2017 giảm 856,880 triệu đồng. Còn về cửa hàng thì năm 2018 doanh thu mang lại cao nhất trong 3 năm đạt 817,40 triệu đồng tăng 397,000 triệu đồng so với năm 2017. 2.2.6 Chi phí tiêu thụ sản phẩm trong tổng chi phí Bên cạnh doanh thu và lợi nhuận thì chi phí tiêu thụ cũng là một chỉ tiêu quan trọng hỗ trợ cho việc đánh giá tình hình hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Khi các khoản chi phí tăng lên thì công ty cần nâng giá bán và đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ mới bù đắp được lượng chi phí bỏ ra để thu được lợi nhuận cao. Trường Đại học Kinh tế Huế 42 SVTH: Lê Thị Thanh Xuân
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa Bảng 12: Cơ cấu chi phí tiêu thụ sản phẩm của công ty giai đoạn 2016- 2018 (ĐVT: Triệu đồng) Năm Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Tổng chi phí 43.469,39 100 46.464 100 48.058,1 100 Giá vốn bán hàng 37.391,69 86,02 39.940,92 85,96 41.380,94 86,1 CP bán hàng 4.500,76 10,35 4.650,76 10 4.702,12 9,8 CP QLDN 1.576,94 3,63 1.872,32 4,04 1.975,04 4,1 (Nguồn: Phòng kế toán- công ty CP thiết bị y tế và dược phẩm Thừa Thiên Huế) Qua bảng trên ta có thể thấy rằng, trong các chỉ tiêu chi phí qua 3 năm thì chỉ tiêu giá vốn bán hàng chiếm tỷ lệ cao nhất, nó giao động từ 85%- 87%, tiếp theo đó là chi phí bán hàng chiếm 10%- 12% tổng chi phí,còn lại là chi phí quản lí doanh nghiệp. Tỷ lệ giá vốn bán hàng có xu hướng giảm nhẹ qua các năm, trong khi đó chi phí quản lí doanh nghiệp lại có xu hướng tăng qua các năm tăng từ 3,63% lên 4,1%. Mặc dù năm 2018 đã có nhiều điểm nổi bậc nhưng bên cạnh đó công ty cũng gặp nhiều khó khăn như đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều và càng mạnh, sự xâm nhập của các sản phẩm nước ngoài, công ty phải chi nhiều chi phí để làm các chương trình khuyến mãi, hỗ trợ làm cho doanh thu giảm mà chi phí lại tăng lên, mặc dù công ty đã cố gắng nâng mức giá lên với một lượng vừa phải nhưng lợi nhuận cũng không cao. Cụ thể: Chi phí bán hàng năm 2016 là 4.500,76 triệu đồng chiếm 10,35%, năm 2017 là 4.650,76 triệu đồng chiếm 10%, năm 2018 là 4.702,12 triệu đồng chiếm 9,8%. Mặc dù chi phí bán hàng đã có giảm nhưng không đáng kể. Bên cạnh đó chi phí quản lí doanh nghiệp lại tăng lên, năm 2016 là 1.576,94 triệu đồng đến năm 2018 là 1.975,04 triệu đồng đã tăng 398,1 triệu đồng so với năm 2016. 2.2.7 Lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm của công ty giai đoạn 2016- 2018 Công ty là một đơn vị kinh doanh các thiết bị y tế và dược phẩm. Mỗi loại sản phẩm được đầu tư với những nguồn chi phí khác nhau ứng với những giá bán khác nhau nên lợi nhuận đem lại từ những sản phẩm là khác nhau.Khi phân tích lợi nhuận tiêu thụ của từng loại sản phẩm trong kinh doanh nhằm giúp doanh nghiệp tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tiêu thụ của từng loại sản phẩm, để qua đó công ty sẽ tìm ra các giải pháp kịp thời và hợp lí. Đối với các doanh nghiệp nói chung cũng như đối với công ty thiết bị y tếvà dược phẩm Thừa Thiên Huế nói riêng thì đây là một việc làm cần thiết giúp cho công ty nhận biết được ưu thế cũng như hạn chế của công ty, của mỗi loại sản phẩm trên thịtrường để công ty có thể phátTrường huy lợi nhuận tiêu thĐạiị sản phẩ mhọccủa mình .Kinh tế Huế 43 SVTH: Lê Thị Thanh Xuân
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa Bảng 13: Kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty qua 3 năm 2016- 2018 ĐVT: Triệu đồng Tổng doanh thu Tổng giá thành Tổng chi phí Lợi nhuận Sản phẩm 2016 2017 2018 2016 2017 2018 2016 2017 2018 2016 2017 2018 Hóa chất 24.184,59 36.285,27 42.347,72 19.435,65 28.453,33 36.745,98 23.654,34 35.654,12 41.951,34 530,25 631,15 396,38 Urea 128,00 150,12 681,16 87,45 98,12 476,23 110,12 147,00 563,77 17,88 3,12 117,39 Sinh phẩm, 3.385,38 2.574,61 2.929,00 2,767,12 1.457,87 1.539,45 2.872,11 1.935,77 2.205,54 513,27 638,84 723,46 Ket, Test Giải trình tự 0 0 156,67 0 0 90,12 0 0 123,43 0 0 33,24 Ngoài thầu 409,04 643,16 1.907,24 207,56 478,21 767,65 301,89 560,12 1.829,67 107,15 83,04 77,57 Cửa hàng 346,00 420,40 817,40 197,32 278,33 548,24 297,21 312,44 712,66 48,79 107,96 104,74 Dự án 18.286,60 9.852,59 2.886,99 14.696,51 9.175,06 1.213,24 18.123,65 9.836,00 2.723,03 162,95 16,59 163,96 Tổng 46.739,61 49.926,15 51.726,18 37.391,69 39.940,92 41.380,94 45.359,32 48.445,45 50.109,44 1.380,29 1.480,70 1.616,74 (Nguồn: Thống kê từ bảng xuất nhập tồn, sản lượng và giá bán- Công ty CP thiết bị y tế và dược phẩm Thừa Thiên Huế) 44 SVTH: Lê Thị Thanh Xuân Trường Đại học Kinh tế Huế
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa Qua bảng trên ta thấy lợi nhuận thu được từ các dòng sản phẩm của công ty luôn có sự biến động qua các năm với sự tăng giảm tương đối nhưng nhìn chung thì lợi nhuận cũng tăng qua các năm. Lợi nhuận năm 2107 tăng 100,41 triệu đồng tương ứng 7,27% so với năm 2016, sang năm 2018 lợi nhuận vẫn tiếp tục tăng lên tăng 136,04 triệu đồng tương ứng 9,18%. Điều này chứng tỏ rằng hoạt động kinh doanh của công ty đã phần nào được cải thiện và ngày càng có hiệu quả hơn, cũng là nhờ công ty đã hạn chế được những phần chi phí không cần thiết trong quá trình kinh doanh, điều này cũng cho thấy rằng công tác quản lí, chỉ đạo kinh doanh của công ty có nhiều tiến bộ và hiệu quả hơn dẫn đến lợi nhuận qua các năm đều tăng. Trong thời gian tới, công ty cần cố gắng hơn nữa và phát huy những gì mình đang có để đạt được nhiều lợi nhuận hơn. Năm 2016 lợi nhuận đạt 1.380,29 triệu đồng trong đó hóa chất có sự dóng góp nhiều nhất là 530,25 triệu đồng tiếp theo là sinh phẩm, Kit,Test là 513,27 triệu đồng; thấp nhất là Urea 17,88 triệu đồng. Mặc dù Urea có sự đóng góp ít nhất nhưng sản lượng tiêu thụ của nó cũng không chênh lệch mấy so với hóa chất hay sinh phẩm vì giá cả của nó thấp so với các dòng sản phẩm khác nên sự đóng góp của nó vào sự tăng lợi lợi nhuận là không nhiều. Năm 2018 lợi nhuận mà sảm phẩm hóa chất mang lại là 396,38 triệu đồng giảm 234,77 triệu đồng so với năm 2017 và 133,87 triệu đồng so với năm 2016, mặc dù giá bán và sản lượng tăng lên nhưng do giá thành và chi phí tăng mạnh dẫn đến lợi nhuận từ sản phẩm này mang lại giảm so với năm 2016, 2017. Đối với sinh phẩm, kit, test trong năm này có sự tiêu thụ thuận lợi, giá cả và sản lượng tăng lên bên cạnh đó giá thành và chi phí lại giảm dẫn đến lợi nhuận thu được tăng qua các năm, năm 2018 đạt 723,48 triệu đồng tăng 84,62 triệu đồng so với năm 2017; tăng 210,19 triệu đồng so với năm 2016. Các dòng sản phẩm khác đều có xu hướng tăng qua các năm. 2.2.8 Hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty Để đánh giá một cách chính xác hơn hiệu quả kinh doanh của công ty ta cần xem xét, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty thông qua một số chỉ tiêu tỷ lệ, mà chủ yếu là chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận thông qua một số chỉ tiêu dưới đây: Trường Đại học Kinh tế Huế 45 SVTH: Lê Thị Thanh Xuân