Luận văn Biện pháp nâng cao hiệu quả SXKD của Công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch

pdf 10 trang thiennha21 09/04/2022 9430
Bạn đang xem tài liệu "Luận văn Biện pháp nâng cao hiệu quả SXKD của Công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_sxkd_cua_cong_ty_xi_man.pdf

Nội dung text: Luận văn Biện pháp nâng cao hiệu quả SXKD của Công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch

  1. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đã và đang phát triển nền kinh tế thị trƣờng, với các chính sách kinh tế mở và chiến lƣợc tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển kinh tế thị trƣờng đã, đang và sẽ đặt nền kinh tế nƣớc ta nói chung và các doanh nghiệp nói riêng đối diện với những thách thức, khó khăn trƣớc sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt mang tính quốc tế nhằm giành giật khách hàng và mở rộng thị trƣờng ngay trong nƣớc cũng nhƣ thế giới. Trong nền kinh tế thị trƣờng, một khi không còn sự bảo hộ của nhà nƣớc, các doanh nghiệp trong nƣớc phải tự điều hành quản lý các hoạt động SXKD một cách có hiệu quả để có thể đứng vững trên thị trƣờng và ngày càng phát triển. Mặt khác mục tiêu quan trọng nhất mà tất cả các doanh nghiệp đều hƣớng tới là nâng cao hiệu quả SXKD. Bởi nâng cao hiệu quả SXKD là điều kiện sống còn của doanh nghiệp, đồng thời nó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sử dụng nguồn lực hợp lý cũng nhƣ thúc đẩy việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại vào quá trình SXKD. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và sản xuất vật liệu xây dựng trong điều kiện kinh tế thị trƣờng có nhiều biến đổi phải thể hiện đƣợc vai trò tiên phong của mình trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Là một doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu và cung ứng các sản phẩm xi măng, clinker Công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch đang đứng trƣớc những cơ hội và thách thức to lớn trên thị trƣờng. Mặc dù vậy, qua 34 năm hoạt động sản xuất, kinh doanh, Công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ nhƣ: sản xuất đƣợc gần 49 triệu tấn clinker, cung cấp cho thị trƣờng khoảng 64 triệu tấn xi măng các loại và trên 7 triệu tấn clinker, nộp ngân sách cho Nhà nƣớc trên 4.760 tỷ đồng và tổng lợi nhuân đạt đƣợc là 6.070 tỷ đồng. Đƣơng đầu với những khó khăn và thách thức to lớn thì vấn đề nâng cao hiệu quả SXKD có ý nghĩa vô cùng thiết thực và quan trọng, luôn đƣợc tập thể cán 1
  2. bộ công nhân viên trong Công ty đặt lên hàng đầu, là mục tiêu quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của Công ty. Vì vậy, Công ty luôn nỗ lực nghiên cứu điều chỉnh phƣơng hƣớng hoạt động của mình, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, sử dụng hiệu quả các yếu tố sản xuất, nắm bắt đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng cũng nhƣ mức độ và xu hƣớng tác động của từng yếu tố đến kết quả và hiệu quả SXKD để từ đó có các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả SXKD của Công ty. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả của hoạt động SXKD đối với mỗi doanh nghiệp, tôi đã chọn “Biện pháp nâng cao hiệu quả SXKD của Công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch” là đề tài luận văn của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của đề tài là trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả SXKD của doanh nghiệp, phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả SXKD của Công ty giai đoạn 2010- 2014 từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả SXKD của Công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: là các vấn đề liên quan đến hiệu quả SXKD của Công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch nhƣ: cơ sở vật chất kỹ thuật, các nguồn lực, cơ chế, chính sách quản lý của Công ty, v.v. Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Phân tích hoạt động SXKD, yếu tố quản lý vĩ mô - vi mô, điểm mạnh - điểm yếu, những cơ hội và đe doạ hoạt động kinh doanh của Công ty. Qua đó, đánh giá hiệu quả SXKD của Công ty; + Về không gian: luận văn nghiên cứu tình hình SXKD tại Công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch; + Về thời gian: Đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2014, định hƣớng và xây dựng giải pháp đề xuất cho các năm 2015- 2020. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 2
  3. Để đạt đƣợc các mục tiêu trên, trong quá trình thực hiện, luận văn đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu nhƣ: phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, toán thống kê, so sánh,phƣơng pháp chuyên gia, v.v. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Về mặt khoa học: Đề tài nghiên cứu đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh và đặc biệt đi từ lý luận vào thực trạng của Công ty. Về mặt thực tiễn: Đề tài luận văn đã đi sâu đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến kinh doanh và hiệu quả SXKD của Công ty. Đồng thời phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả SXKD của Công ty giai đoạn 2010- 2014, từ đó đề xuất những biện pháp phù hợp và hữu ích để nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của Công ty trong những năm sắp tới. 6. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận kiến nghị thì luận văn bao gồm 3 chƣơng: Chƣơng I. Cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả hoạt động SXKD; Chƣơng II. Đánh giá hiệu quả SXKD của Công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch từ năm 2010- 2014; Chƣơng III. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả SXKD tại Công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch. 3
  4. CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH 1.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả SXKD 1.1.1 Khái niệm Hiệu quả SXKD là phạm trù kinh tế, gắn với cơ chế thị trƣờng có quan hệ với tất cả các yếu tố trong quá trình SXKD nhƣ: lao động, vốn, máy móc, nguyên vật liệu nên doanh nghiệp chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi việc sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh có hiệu quả. Khi đề cập đến hiệu quả kinh doanh nhà kinh tế dựa vào từng góc độ xem xét để đƣa ra các định nghĩa khác nhau. Đối với các doanh nghiệp để đạt đƣợc mục tiêu SXKD cần phải trú trọng đến điều kiện nội tại, phát huy năng lực hiệu quả của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả SXKD là phải sử dụng các yếu tố đầu vào hợp lý nhằm đạt đƣợc kết quả tối đa và chi phí tối thiểu. Tuy nhiên để hiểu rõ bản chất của hiệu quả cũng cần phân biệt khái niệm hiệu quả và kết quả hoạt động SXKD. Ta có thể rút ra khái niệm về hiệu quả nhƣ sau: “ Hiệu quả là sự so sánh kết quả đầu ra và yếu tố nguồn lực đầu vào”, sự so sánh đó có thể là sự so sánh tƣơng đối và so sánh tuyệt đối. Yếu tố nguồn lực đầu vào là lao động, chi phí, tài sản và nguồn vốn. Bên cạnh đó ngƣời ta cũng cho rằng “Hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi phí nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh”. Hiệu quả SXKD ngày nay càng trở lên quan trọng đối với tăng trƣởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Hiệu quả tuyệt đối đƣợc xác định nhƣ sau: A = K - C (1.1) 4
  5. Chỉ tiêu hiệu quả tƣơng đối đƣợc xác định nhƣ sau: K A C (1.2) Trong đó: A là hiệu quả SXKD; K là kết quả kinh doanh; C là nguồn lực đầu vào (bao gồm: Lao động, chi phí, vốn, thiết bị, v.v.). 1.1.2 Bản chất hiệu quả SXKD Theo nghĩa tổng quát thì hiệu quả kinh tế là phạm trù phản ánh trình độ quản lý, đảm bảo thực hiện có kết quả cao về nhiệm vụ kinh tế xã hội đặt ra với chi phí nhỏ nhất. Thực chất của hiệu quả SXKD của doanh nghiệp là nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực vào SXKD và tiết kiệm chi phí các nguồn lực đó để đạt đƣợc mục đích SXKD. Đó là hai mặt của vấn đề đánh giá hiệu quả. Do vậy, có thể hiểu hiệu quả SXKD của doanh nghiệp là đạt đƣợc kết quả kinh tế tối đa với chi phí nhất định. Nói cách khác, bản chất của hiệu quả SXKD là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội, đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và của xã hội nói chung. Đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả SXKD gắn liền với hai quy luật tƣơng ứng của nền sản xuất xã hội là quy luật năng suất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian. Chính việc khan hiếm nguồn lực và việc sử dụng chúng có tính chất cạnh tranh nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội đặt ra yêu cầu phải khai thác, tận dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực. Để đạt đƣợc mục tiêu kinh doanh buộc phải chú trọng các điều kiện nội tại phát huy năng lực, hiệu năng của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm chi phí. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là phải đạt kết quả tối đa với chi phí tối thiểu. Nói một cách tổng quát, hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh trình độ và năng lực quản lý, đảm bảo thực hịên có kết quả cao những nhiệm vụ kinh tế - xã hội đặt ra với chi phí thấp nhất. 5
  6. 1.1.3 Phân biệt giữa kết quả và hiệu quả SXKD Từ những khái niệm trên ta có thể hiểu hiệu quả SXKD là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, thiết bị máy móc, nguyên nhiên liệu và tiền vốn) nhằm đạt đƣợc mục tiêu, mong muốn mà doanh nghiệp đề ra. Hiệu quả SXKD là phản ánh trình độ tổ chức và đƣợc xác định bằng tỷ số giữa kết quả đạt đƣợc và chi phí bỏ ra để đạt đƣợc kết quả đó. Nó là thƣớc đo ngày càng quan trọng của sự tăng trƣởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu SXKD của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Hiệu quả SXKD càng cao càng có điều kiện mở mang và phát triển đầu tƣ mua sắm máy móc thiết bị, nâng cao đời sống cho ngƣời lao động, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nƣớc. Ngoài ra chúng ta cần phân biệt sự khác nhau và mối quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh và kết quả kinh doanh. Kết quả hoạt động SXKD là số tuyệt đối phản ánh quy mô đầu ra của hoạt động SXKD của doanh nghiệp sau mỗi kỳ kinh doanh. Trong quá trình SXKD thì kết quả cần đạt đƣợc bao giờ cũng là mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp. Kết quả bằng chỉ tiêu định lƣợng nhƣ số lƣợng sản phẩm tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận, v.v. và cũng có thể phản ánh bằng chỉ tiêu định tính nhƣ uy tín, chất lƣợng sản phẩm. Xét về bản chất hiệu quả và kết quả khác hẳn nhau. Kết quả phản ánh quy mô còn hiệu quả phản ánh sự so sánh giữa các khoản bỏ ra và các khoản thu về. Kết quả chỉ cho ta thấy quy mô đạt đƣợc là lớn hay nhỏ và không phản ánh chất lƣợng hoạt động SXKD. Có kết quả mới tính đến hiệu quả. Kết quả dùng để tính toán và phân tích hiệu quả trong từng kỳ kinh doanh. Do đó kết quả và hiệu quả là hai khái niệm khác hẳn nhau nhƣng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung thì kết quả và hiệu quả SXKD của doanh nghiệp là đồng nhất với nhau. Vì doanh nghiệp chỉ tập trung hoàn thành chỉ tiêu cấp trên giao, nếu hoàn thành vƣợt chỉ tiêu thì doanh nghiệp đƣợc đánh giá là hoạt động có hiệu quả. Cách đánh giá này chỉ cho ta thấy đƣợc mức độ chênh lệch giữa đầu ra và đầu vào của quá trình sản xuất, chƣa phản ánh các yếu tố nguồn lực đƣợc sử dụng nhƣ thế nào. 6
  7. Trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, chúng ta không chỉ quan tâm đến kết quả SXKD mà còn quan tâm đến hiệu quả SXKD. Vì chỉ tiêu kết quả chƣa nói lên đƣợc doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, ta phải biết để đạt đƣợc kết quả đó thì doanh nghiệp đã phải bỏ ra bao nhiêu chi phí, hiệu quả sử dụng các nguồn lực SXKD và tiết kiệm đƣợc chi phí đầu vào nhƣ thế nào thì mới đánh giá đƣợc doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Hiệu quả SXKD là thƣớc đo chất lƣợng hoạt động SXKD, phản ánh trình độ tổ chức, quản lý sản xuất và là vấn đề sống còn đối với tất cả các doanh nghiệp. Hiệu quả SXKD không chỉ đánh giá trình độ sử dụng tổng hợp các nguồn lực đầu vào trong phạm vi doanh nghiệp mà còn nói lên trình độ sử dụng từng nguồn lực trong từng bộ phận cấu thành của doanh nghiệp, kết quả càng cao và chi phí bỏ ra càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao. Giữa kết quả và hiệu quả có mối quan hệ mật thiết với nhau. Kết quả thu đƣợc phải là kết quả tốt, có ích, nó có thể là một đại lƣợng vật chất đƣợc tạo ra do có chi phí hay mức độ thoả mãn của nhu cầu và có phạm vi xác định. Hiệu quả SXKD trƣớc hết là một đại lƣợng so sánh giữa đầu ra và đầu vào, so sánh giữa chi phí kinh doanh với kết quả thu đƣợc. Nhƣ vậy, kết quả và chi phí là hai giai đoạn của một quá trình SXKD của doanh nghiệp, chi phí là tiền đề để thực hiện kết quả đặt ra. 1.1.4. Nâng cao hiệu quả SXKD là một tất yếu khách quan Trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, nâng cao hiệu quả SXKD là một vấn đề quan trọng, là một tất yếu khách quan đối với mọi doanh nghiệp, đồng thời nó cũng góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội. Và xét về phƣơng diện mỗi quốc gia thì hiệu quả SXKD là cơ sở để phát triển, để đƣa đất nƣớc thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu. Vì vậy nó không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội, bởi vì các lý do sau: - Xuất phát từ sự khan hiếm các nguồn lực làm cho điều kiện phát triển sản xuất theo chiều rộng bị hạn chế, do đó phát triển theo chiều sâu là một tất yếu khách quan. Nâng cao hiệu quả SXKD là một hƣớng phát triển kinh tế theo chiều sâu nhằm sử dụng các nguồn lực một cách tiết kiệm và có hiệu quả; 7
  8. - Để có thể thực hiện quá trình tái sản xuất mở rộng, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp phải đảm bảo thu đƣợc kết quả đủ bù đắp chi phí và có lợi nhuận. Đối với các doanh nghiệp thì hiệu quả SXKD xét về số tuyệt đối chính là lợi nhuận, do đó việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là cơ sở để giảm chi phí, tăng lợi nhuận; - Thị trƣờng càng phát triển thì sự cạnh tranh của các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt, để có thể tồn tại và phát triển trong môi trƣờng cạnh tranh nhƣ vậy buộc các doanh nghiệp phải tìm mọi cách nâng cao hiệu quả SXKD nhằm chiếm đƣợc ƣu thế trong cạnh tranh trên thị trƣờng; - Trong điều kiện nền kinh tế nƣớc ta đang trên đƣờng hội nhập với các nƣớc trong khu vực và thế giới, sự yếu kém của các doanh nghiệp Việt Nam đang buộc họ đứng trƣớc những sức ép to lớn từ các doanh nghiệp nƣớc ngoài. Nâng cao hiệu quả SXKD hiện nay gắn liền với sự sống còn của các doanh nghiệp; - Nâng cao hiệu quả SXKD là cơ sở để nâng cao thu nhập cho chủ sở hữu và cho ngƣời lao động trong doanh nghiệp, trên cơ sở đó góp phần nâng cao mức sống của ngƣời dân nói chung. Nhƣ vậy, nâng cao hiệu quả SXKD vừa là điều kiện sống còn của doanh nghiệp, vừa có ý nghĩa thiết thực đối với nền kinh tế, là tiền đề cho sự phát triển đất nƣớc trong công cuộc đổi mới hiện nay, là một tất yếu khách quan vì lợi ích của doanh nghiệp và của toàn xã hội. 1.1.5. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả SXKD Đối với nền kinh tế quốc dân thì hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế quan trọng, phản ánh yêu cầu quy luật tiết kiệm thời gian phản án trình độ sử dụng các nguồn lực, trình độ sản xuất và mức độ hoàn thiện của quan hệ sản xuất trong cơ chế thị trƣờng. Trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất ngày càng cao, quan hệ sản xuất càng hoàn thiện, càng nâng cao hiệu quả. Tóm lại hiệu quả SXKD đem lại cho quốc gia sử dụng các nguồn lực ngày càng hợp lý và đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. 8
  9. Đối với doanh nghiệp thì hiệu quả kinh doanh xét về mặt tuyệt đối chính là lợi nhuận thu đƣợc. Nó là cơ sở để tái sản xuất mở rộng, cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên. Đối với mỗi doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trƣờng thì việc nâng cao hiệu quả SXKD đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và sự phát triển của doanh nghiệp. Ngoài ra nó còn giúp doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trƣờng, đầu tƣ, mở rộng, cải tạo, hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc SXKD. Đối với ngƣời lao động thì hiệu quả SXKD là động lực thúc đẩy kích thích ngƣời lao động hăng say sản xuất, luôn quan tâm đến kết quả lao động của mình. Nâng cao hiệu quả SXKD đồng nghĩa với việc nâng cao đời sống lao động thúc đẩy tăng năng suất lao động và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. 1.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động SXKD 1.2.1 Nhóm chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh kết quả hoạt động SXKD  Tổng doanh thu (TR) TR = Qi x Pi (1.3) Trong đó: TR là doanh thu bán hàng; Qi là khối lƣợng sản phẩm i bán ra; Pi là giá bán sản phẩm i. Chỉ tiêu này phản ánh quy mô kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp, doanh thu càng lớn thì lợi nhuận của doanh nghiệp càng cao và ngƣợc lại.  Tổng chi phí (TC) TC = FC + VC (1.4) Trong đó : FC là chi phí cố định; VC là chi phí biến đổi. Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến sự tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp.  Lợi nhuận (LN) Tổng lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí  = TR - TC (1.5) 9
  10. Là sự chênh lệch giữa doanh thu và chi phí, phản ánh kết quả kinh tế của mọi hoạt động SXKD của doanh nghiệp và là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả SXKD. 1.2.2 Nhóm chỉ tiêu tương đối phản ánh hiệu quả SXKD 1.2.2.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn Để phản ánh một cách chung nhất hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp thƣờng sử dụng các chỉ tiêu sau:  Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định + Hiệu suất sử sụng vốn cố định: TR H = (1.6) S VCĐ Trong đó: HS là hiệu suất sử dụng vốn cố định; VCĐ là vốn cố định bình quân. Chỉ tiêu này phản ánh bình quân một đơn vị vốn cố định sẽ tạo ra đƣợc bao nhiêu đơn vị doanh thu trong quá trình SXKD. + Mức đảm nhiệm vốn cố định: VCĐ M = (1.7) VCĐ TR Trong đó: là mức đảm nhiệm vốn cố định. Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đơn vị doanh thu thì cần chi phí bao nhiêu đơn vị vốn cố định. + Mức doanh lợi vốn cố định:  r = (1.8) VCĐ VCĐ Trong đó: là mức doanh lợi vốn cố định;  là lợi nhuận thu đƣợc trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh khi đầu tƣ vào SXKD một đợn vị vốn cố định thì thu đƣợc bao nhiêu đơn vị lợi nhuận.  Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lƣu động + Số vòng quay vốn lƣu động : 10