Luận án Xây dựng chương trình giáo dục thể chất tích hợp giáo dục kỹ năng sống ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh Trung học Cơ sở Thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu

doc 236 trang Bích Hải 08/04/2025 130
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Xây dựng chương trình giáo dục thể chất tích hợp giáo dục kỹ năng sống ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh Trung học Cơ sở Thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docluan_an_xay_dung_chuong_trinh_giao_duc_the_chat_tich_hop_gia.doc
  • docxDIEM MOI CUA LUAN AN- THU.docx
  • pdfQĐ 295.pdf
  • pdfTOM TAT NOP.pdf

Nội dung text: Luận án Xây dựng chương trình giáo dục thể chất tích hợp giáo dục kỹ năng sống ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh Trung học Cơ sở Thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐÀO THỊ THU XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT TÍCH HỢP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ BẠC LIÊU, TỈNH BẠC LIÊU LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐÀO THỊ THU XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT TÍCH HỢP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ BẠC LIÊU, TỈNH BẠC LIÊU Ngành: Giáo dục học Mã số: 9140101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Quang Sơn TS Lê Tấn Đạt TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận án Đào Thị Thu
  4. LỜI CẢM ƠN Luận án này được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân và tập thể. Tác giả luận án xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới: PGS.TS. Nguyễn Quang Sơn và TS. Lê Tấn Đạt đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo để luận án được hoàn thành. Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm TDTT TPHCM. Ban lãnh đạo và các cán bộ phòng Sau đại học và công nghệ - Trường ĐH Sư phạm TDTT TPHCM đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả học tập và nghiên cứu. Lãnh đạo và cán bộ phụ trách GDTC phòng giáo dục Thành phố Bạc Liêu, Ban Giám Hiệu, Giáo viên, Học sinh các trường THCS đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong quá trình điều tra số liệu, hoàn thành luận án. Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận án. Tác giả luận án Đào Thị Thu
  5. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẤU ............................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu .........................................................................................5 3. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................5 4. Giả thuyết khoa học...........................................................................................6 CHƯƠNG 1..........................................................................................................7 TỒNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................7 1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về GDTC trong trường học các cấp............................................................................................................8 1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về giáo dục kỹ năng sống .............8 1.3. Những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước và của các Bộ, Ngành liên quan đối với công tác phòng chống đuối nước cho trẻ em .........10 1.3.1. Những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước và đối với công tác phòng chống đuối nước cho trẻ em ...............................................................10 1.3.2. Những chủ trương chính sách của các Bộ, Ngành liên quan đối với công tác phòng chống đuối nước cho trẻ em.......................................................13 1.3.3. Tình hình triển khai công tác bơi lội chống đuối nước cho trẻ em trong toàn quốc .............................................................................................................17 1.4. Các nghiên cứu về KNS tích hợp GDKNS cho học sinh .........................23 1.4.1. Trong nước ........................................................................................23 1.4.2. Ở nước ngoài .....................................................................................25 1.5. Một số khái niệm có liên quan...................................................................28 1.5.1. Kỹ năng .............................................................................................28 1.5.2. Kỹ năng sống.....................................................................................29 1.5.3. Giáo dục kỹ năng sống ......................................................................32 1.5.4. Bơi chống đuối nước .........................................................................32
  6. 1.5.5. Thể chất .............................................................................................33 1.5.6. Giáo dục thể chất...............................................................................33 1.5.7. Tố chất thể lực...................................................................................33 1.5.8. Tích hợp và dạy học tích hợp ............................................................34 1.5.8.1. Tích hợp..................................................................................34 1.5.8.2. Sự cần thiết phải DHTH.........................................................34 1.5.8.3. Sự cần thiết phải GDKNS cho HS THCS ...............................38 1.6. Định hướng thử nghiệm tích hợp dạy KNS trong chính khóa ...............38 1.7. Điểm lược một số công trình nghiên cứu có liên quan............................41 CHƯƠNG 2........................................................................................................45 PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU..........................................45 2.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................45 2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................45 2.2. Khách thể nghiên cứu.........................................................................45 2.2. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................46 2.2.1. Phương pháp tham khảo tài liệu................................................................46 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn ...........................................................................47 2.2.2.1. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp................................................47 2.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn gián tiếp ...............................................47 2.2.3. Phương pháp kiểm tra nhân trắc học.........................................................48 2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm.................................................................48 2.2.5. Phương pháp quan sát sư phạm.................................................................53 2.2.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ..........................................................53 2.2.7. Phương pháp chọn mẫu .............................................................................54 2.2.7. Phương pháp toán thống kê.......................................................................54 2.3. Tổ chức nghiên cứu ....................................................................................56 2.3.1. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................56
  7. 2.3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................56 2.3.2.1. Địa điểm nghiên cứu ................................................................56 2.3.2.2. Thời gian nghiên cứu ...............................................................56 2.3.3. Kế hoạch nghiên cứu.............................................................................57 CHƯƠNG 3....................................................................................................58 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN...............................................58 3.1. Đánh giá thực trạng chương trình GDTC tích hợp GDKNS ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu, Tỉnh Bạc Liêu......................................................................................................................58 3.1.1. Xác định tiêu chí đánh giá thực trạng chương trình GDTC tích hợp GDKNS ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh THCS thành phố Bạc Liêu 58 3.1.2. Ứng dụng tiêu chí đánh giá thực trạng chương trình GDTC tích hợp GDKNS cho HS THCS ở TP. Bạc Liêu..............................................................66 3.1.3. Bàn luận về thực trạng chương trình GDTC tích hợp GDKNS ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu, Tỉnh Bạc Liêu...............................................................................................................90 3.2. Xây dựng chương trình GDTC tích hợp GDKNS ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu, Tỉnh Bạc Liêu. .......92 3.2.1. Căn cứ xây dựng chương trình GDTC tích hợp GDKNS ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu, Tỉnh Bạc Liêu..92 3.2.1.1. Cơ sở lý luận để xây dựng chương trình ......................................92 3.2.1.2. Cơ sở thực tiễn để xây dựng chương trình...................................94 3.2.2. Xác định mục tiêu và kết quả đạt được của chương trình GDTC tích hợp GDKNS ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu, Tỉnh Bạc Liêu. .....................................................................................94 3.2.3. Xây dựng chương trình GDTC tích hợp GDKNS ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu, Tỉnh Bạc Liêu..............96
  8. 3.2.3.1. Chương trình GDTC tích hợp GDKNS ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh 6,7 Thành phố Bạc liêu, tỉnh Bạc Liêu. ..................................96 3.2.3.2. Chương trình GDTC tích hợp GDKNS ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh 8,9 Thành phố Bạc liêu, tỉnh Bạc Liêu....................................97 3.2.4. Khảo sát tính khả thi và hiệu quả của chương trình GDTC tích hợp GD KNS cho học sinh THCS Thành phố Bạc Liêu.. ..................................................98 3.2.5. Bàn luận xây dựng chương trình GDTC tích hợp GD KNS cho học sinh THCS Thành phố Bạc Liêu..................................................................................99 3.3. Đánh giá hiệu quả chương trình GDTC tích hợp GDKNS cho học sinh THCS Thành phố Bạc Liêu. ............................................................................100 3.3.1. Tổ chức thực nghiệm chương trình GDTC tích hợp GDKNS cho học sinh THCS Thành phố Bạc Liêu................................................................................100 3.3.1.1. Thời gian thực nghiệm ...............................................................100 3.3.1.2. Cách thức thực nghiệm ..............................................................100 3.3.1.3. Tiêu chí đánh giá hiệu quả thực nghiệm....................................100 3.2.2. Đánh giá hiệu quả chương trình GDTC tích hợp GDKNS cho học sinh THCS Thành phố bạc Liêu sau thực nghiệm. ...................................................101 3.3.2.1. Đánh giá Sự quan tâm của nhà trường đối với chương trình GDTC tích hợp sau thực nghiệm .......................................................................................101 3.3.2.2. Đánh giá sự phát triển hình thái, thể lực của học sinh sau thực nghiệm ...............................................................................................................104 3.3.2.3. Đánh giá hiệu quả chương trình giảng dạy GDTC tích hợp GDKNS sau thực nghiệm...................................................................................105 3.3.2.4. Đánh giá hiệu quả kiến thức kỹ năng sống và kỹ năng chống đuối nước của học sinh sau thực nghiệm ..................................................................109 3.3.2.5. Đánh giá hiệu quả Công tác tuyền truyền, vận động sau thực nghiệm ...............................................................................................................117
  9. 3.3.3. Bàn luận hiệu quả chương trình GDTC tích hợp GD KNS cho học sinh THCS tại Thành phố Bạc Liêu sau thực nghiệm...............................................119 KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ .............................................................................122 KẾT LUẬN ......................................................................................................122 KIẾN NGHỊ .....................................................................................................123
  10. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BGH - Ban giám hiệu CBQL - Cán bộ quản lý CNTT - Công nghệ thông tin CNXH - Chủ nghĩa xã hội CT - Chương trình ĐBSCL - Đồng bằng sông cửu lông DHTH - Dạy học tích hợp GD - Giáo dục GD&ĐT - Giáo dục và đào tạo GDKNS - Giáo dục kỹ năng sống GDTC - Giáo dục thể chất GQVĐ - Giải quyết vấn đề GV - Giáo viên HS - Học sinh KN - Kỹ năng KNS - Kỹ năng sống PHHS - Phụ huynh học sinh SGK - Sách giáo khoa SGV - Sách giáo viên Sở LD TB&XH - Sở Lao động thương binh và xã hội Sở TN&MT - Sở Tài nguyên và Môi trường TCNVN - Thể chất người Việt Nam TDTT - Thể dục thể thao THCS - Trung học sơ sở THPT - Trung học phổ thông TLXH - Tâm lý xã hội TN - Thực nghiệm TP - Thành phố UNESCO - Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa liên hiệp quốc UNICEFF - Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc
  11. WHO - Tổ chức Y tế thế giới XH - Xã hội XHCN - Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG TRONG LUẬN ÁN Cm - Centimét Kg - Kilogam M - Mét S - Giây
  12. DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang Kết quả phỏng vấn các tiêu chí đánh giá thực trạng chương 3.1 trình GDTC tích hợp GDKNS cho học sinh Trung học cơ sở tại 63 TP. Bạc Liêu 3.2 Bảng tổng hợp chế độ công tác đối với giáo viên 66 Thực trạng về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác GDTC & 3.3 Sau 67 GD KNS tại các trường tại Tp. Bạc Liệu Chương trình giảng dạy GDTC nội khoá cho học sinh THCS 3.4 Sau 69 thành phố Bạc Liêu (70 tiết) Thực trạng về đội ngũ giảng dạy GDTC tại các trường THCS 3.5 Sau 70 tại thành phố Bạc Liêu Thực trạng về chương trình giảng dạy ngoại khóa GDTC tại 3.6 Sau 71 các trường Thành phố Bạc Liêu Bảng tổng hợp đánh giá sự quan tâm của nhà trường đối với 3.7 72 chương trình GDTC tích hợp GDKNS 3.8 Khảo sát cơ chế chính sách cho GV Sau 72 Kết quả khảo sát thực trạng quan tâm của lãnh đạo về chương 3.9 Sau 72 trình GDTC tích hợp GDKNS 3.10 Kết quả khảo sát thực trạng nâng cao trình độ GV Sau 72 Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động GDTC tích hợp 3.11 73 GD KNS Thực trạng hình thái, thể lực học sinh lớp 6 tại TP Bạc Liêu (n 3.12 Sau 74 = 549) Thực trạng hình thái, thể lực học sinh lớp 7 tại TP Bạc Liêu 3.13 Sau 74 (n=805) 3.14 Thực trạng hình thái, thể lực học sinh lớp 8 tại TP Bạc Liêu (n Sau 74
  13. = 803) Thực trạng hình thái, thể lực học sinh lớp 9 tại TP Bạc Liêu (n Sau 74 3.15 = 759) Kết quả đánh giá, xếp loại thể lực học sinh THCS lớp 6, 7, 8, 9 3.16 Sau 74 Tp.Bạc Liêu Bảng tổng hợp đánh giá, xếp loại thể lực của học sinh THCS 3.17 Sau 74 6,7,8,9 Tp. Bạc Liêu 3.18 Thực trạng chương trình giảng dạy GDTC tích hợp GDKNS Sau 79 Kết quả khảo sát thực trạng chương trình giảng dạy GDTC tích Sau 79 3.19 hợp GDKNS Kết quả khảo sát thực trạng nội dung giảng dạy GDTC tích hợp Sau 79 3.20 GDKNS 3.21 Kết quả khảo sát GD KNS Sau 79 Đánh gia của học sinh về thực trạng chương trình giảng dạy 3.22 Sau 79 GDTC 3.23 Kết quả khảo sát HS thực trạng chương trình GDTC Sau 79 3.24 Đánh giá của GV về kiến thức KNS của HS 81 3.25 Kết quả khảo sát của GV về KNS 81 3.26 Thực trạng kiến thức KNS của học sinh 82 3.27 Kết quả khảo sát kiến thức KNS của học sinh 82 3.28 Kỹ năng bơi của học sinh lớp 6 83 3.29 Kết quả khảo sát kỹ năng bơi cho học sinh Nam lớp 6 83 3.30 Kết quả khảo sát kỹ năng bơi cho học sinh Nam lớp 6 84 3.31 Kỹ năng bơi học sinh lớp 7 84 3.32 Kết quả khảo sát Kỹ năng bơi Nữ học sinh lớp 7 85
  14. 3.33 Kết quả khảo sát Kỹ năng bơi Nam học sinh lớp 7 85 3.34 Kỹ năng bơi của học sinh lớp 8 86 3.35 Kết quả khảo sát Kỹ năng bơi nữ học sinh lớp 8 86 3.36 Kết quả khảo sát Kỹ năng bơi nam học sinh lớp 8 86 3.37 Kỹ năng bơi của học sinh lớp 9 87 3.38 Kết quả khảo sát kỹ năng bơi của nữ học sinh lớp 9 87 3.39 Kết quả khảo sát kỹ năng bơi nam lớp 9 88 3.40 Thực trạng công tác tuyên truyền, vận động 89 3.41 Kết quả khảo sát công tác tuyên truyền, vận động 89 3.42 Kết quả khảo sát phối hợp với các môn khác 90 3.43 Thời lượng thực hiện chương trình 6,7 Sau 96 3.44 Thời lượng thực hiện chương trình 8,9 Sau 97 3.45 Khảo sát tính khả thi chương trình GDTC tích hợp GD KNS 98 cho học sinh THCS Thành phố Bạc Liêu. 3.46 Kết quả khảo sát tính pháp lý chương trình GDTC tích hợp GD 98 KNS cho học sinh THCS Thành phố Bạc Liêu. 3.47 Kết qủa khảo sát tính khoa học chương trình GDTC tích hợp Sau 98 GD KNS cho học sinh THCS Thành phố Bạc Liêu. 3.48 Kết quả khảo sát tính Sư phạm chương trình GDTC tích hợp Sau 98 GD KNS cho học sinh THCS Thành phố Bạc Liêu. 3.49 Kết quả khảo sát tính thực tiễn chương trình GDTC tích hợp Sau 98 GD KNS cho học sinh THCS Thành phố Bạc Liêu. 3.50 Kết quả khảo sát Sự quan tâm của nhà trường đối với chương Sau 98 trình GDTC tích hợp GDKNS sau thực nghiệm98 3.51 Kết quả khảo sát Sự quan tâm của nhà trường về chương trình 101 GDTC tích hợp GD KNS sau thực nghiệm 3.52 Kết quả khảo sát sự quan tâm về trình độ giáo viên 102 sau thực nghiệm 3.53 Kết quả khảo sát công tác tổ chức các hoạt động TDTT 102 sau thực nghiệm Tổng hợp các tiêu chí đánh giá hình thái, thể lực HS lớp 6 tại 3.54 104 TP Bạc Liêu
  15. Nhịp độ tăng trưởng các chỉ tiêu đánh giá hình thái, thể lực của 3.55 Sau 104 Nam học sinh lớp 6 sau thực nghiệm Nhịp độ tăng trưởng các chỉ tiêu đánh giá hình thái, thể lực của nữ 3.56 Sau 104 học sinh lớp 6 sau thực nghiệm Tổng hợp các tiêu chí đánh giá hình thái, thể lực HS lớp 7 tại 3.57 Sau 104 TP Bạc Liêu Nhịp độ tăng trưởng các chỉ tiêu đánh giá hình thái, thể lực của 3.58 Sau 104 nam học sinh lớp 7 sau thực nghiệm 3.59 Nhịp độ tăng trưởng các chỉ tiêu đánh giá hình thái, thể lực của nữ Sau 104 HS lớp 7 sau thực nghiệm Tổng hợp các tiêu chí đánh giá hình thái, thể lực HS lớp 8 tại 3.60 Sau 104 TP Bạc Liêu Nhịp độ tăng trưởng các chỉ tiêu đánh giá hình thái, thể lực của 3.61 Sau 104 nam học sinh lớp 8 sau thực nghiệm Nhịp độ tăng trưởng các ch tiêu đánh giá hình thái, thể lực của nữ 3.62 Sau 104 HS lớp 8 sau thực nghiệm 3.63 Tổng hợp các tiêu chí đánh giá hình thái, thể lực HS lớp 9 tại Sau 104 TP Bạc Liêu Nhịp độ tăng trưởng các chỉ tiêu đánh giá hình thái, thể lực của 3.64 Sau 104 nam học sinh lớp 9 sau thực nghiệm Nhịp độ tăng trưởng các ch tiêu đánh giá hình thái, thể lực của nữ 3.65 Sau 104 HS lớp 9 sau thực nghiệm Kết quả khảo sát chương trình giảng dạy GDTC tích hợp 3.66 105 GDKNS sau thực nghiệm Kết quả khảo sát chương trình giảng dạy GDTC tích hợp 3.67 106 GDKNS sau thực nghiệm 3.68 Kết quả khảo sát nội dung giảng dạy GDTC sau TN 106 3.69 Kết qủa khảo sát giáo viên đánh giá GD KNS sau TN 106 3.70 Kết quả khảo sát chương trình giảng dạy GDTC tích hợp 108
  16. GDKNS do học sinh đánh giá sau thực nghiệm 3.71 Kết quả khảo sát học sinh đánh giá GDTC sau thực nghiệm 108 Kết quả khảo sát kiến thức KNS của HS Giáo viên đánh giá 3.72 110 sau thực nghiệm 3.73 Kết quả khảo sát Giáo viên đánh giá kiến thức KNS của học 110 sinh sau thực nghiệm 3.74 Kết quả khảo sát kiến thức KNS của học sinh sau TN 111 3.75 Kết quả khảo sát học sinh đánh giá KNS sau thực nghiệm 111 3.76 Kết quả khảo sát kỹ năng Bơi của học sinh lớp 6, 7 sau TN 112 3.77 Kết quả khảo sát kỹ năng bơi Nam lớp 6 sau thực nghiệm 112 3.78 Kết quả khảo sát kỹ năng bơi Nữ lớp 6 sau thực nghiệm 113 3.79 Kết quả khảo sát kỹ năng bơi Nam lớp 7 sau thực nghiệm 113 3.80 Kết quả khảo sát kỹ năng bơi nữ lớp 7 sau thực nghiệm 114 3.81 Kết quả khảo sát kỹ năng Bơi của học sinh lớp 8, 9 sau TN 114 3.82 Kết quả khảo sát kỹ năng bơi Nam lớp 8 sau thực nghiệm 115 3.83 Kết quả khảo sát kỹ năng bơi nữ lớp 8 sau thực nghiệm 115 3.84 Kết quả khảo sát kỹ năng bơi nam lớp 9 sau thực nghiệm 116 3.85 Kết quả khảo sát kỹ năng bơi nữ lớp 9 sau thực nghiệm 116 3.86 Kết quả khảo sát công tác tuyên truyền vận động sau TN 117 3.87 Kết quả khảo sát công tác tuyên truyền vận động sau TN 118 3.88 Kết quả khảo sát sự phối hợp chương trình GDTC tích hợp GD 118 KNS với các môn khác sau thực nghiệm
  17. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Tên biểu đồ Trang Tổng hợp đánh giá thể lực của khách thể nghiên cứu theo 3.1 79 QĐ 53/2008 3.2 Nhịp tăng trưởng của nam học sinh nam lớp 6 sau TN Sau 104 3.3 Nhịp tăng trưởng của nam học sinh nữ lớp 6 sau TN Sau 104 3.4 Nhịp tăng trưởng của nam học sinh nam lớp 7 sau TN Sau 104 3.5 Nhịp tăng trưởng của nam học sinh nữ lớp 7 sau TN Sau 104 3.6 Nhịp tăng trưởng của nam học sinh nam lớp 8 sau TN Sau 104 3.7 Nhịp tăng trưởng của nam học sinh nữ lớp 8 sau TN Sau 104 3.8 Nhịp tăng trưởng của nam học sinh nam lớp 9 sau TN Sau 104 3.9 Nhịp tăng trưởng của nam học sinh nữ lớp 9 sau TN Sau 104
  18. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Môi trường sống, hoạt động và học tập của thế hệ trẻ hiện nay đang có những thay đổi đáng kể. Sự phát triển nhanh chóng của các lĩnh vực kinh tế - xã hội và giao lưu quốc tế đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, phức tạp ảnh hưởng quá trình hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ. Thực tiễn này đã khiến các nhà giáo dục và những người tâm huyết với sự nghiệp giáo dục đặc biệt quan tâm đến vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho thế hệ trẻ, trong đó có học sinh trung học cơ sở. Vấn đề trung tâm liên quan đến giáo dục kỹ năng sống cho thế hệ trẻ được quan tâm và chia sẽ là: thế hệ trẻ hiện nay thường phải đương đầu với những rủi ro đe dọa sức khỏe và hạn chế cơ hội học tập. Do đó việc giáo dục sao cho học sinh THCS có thể lực, kỹ năng sống (KNS) để giúp các em có thể sống một cách an toàn và khỏe mạnh trước những biến đổi của xã hội là việc làm cần thiết. Chính những điều này sẽ là cơ sở, là nền tảng giúp các em phát triển nhân cách sau này góp phần đào tạo nguồn nhân lực phát triển một cách toàn diện, bền vững, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Ngày nay, trong xu thế hội nhập quốc tế về giáo dục, việc bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống là một trong những vấn đề được đặc biệt quan tâm với tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Nhiều phương án đã được triển khai nhằm giải quyết vấn đề nêu trên. Một trong những phương án đó là đưa vào chương trình giáo dục những nội dung mới. Giáo dục kỹ năng sống (GDKNS) cho HS phổ thông là một minh chứng. Hội nhập quốc tế cũng làm cho môi trường sống, hoạt động và học tập của thế hệ trẻ hiện nay đang có những thay đổi đáng kể với những tác động đa chiều, phức tạp ảnh hưởng quá trình hình
  19. 2 thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ. Thực tiễn này dẫn tới vấn đề GDKNS cho thế hệ trẻ, trong đó có học sinh THCS được các nhà giáo dục và toàn thể xã hội đặc biệt quan tâm. Từ năm 2001, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã thực hiện GDKNS cho HS phổ thông với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là của Unicef tại Việt Nam. Gần đây, Bộ GD&ĐT đang nghiên cứu xây dựng chương trình GDKNS để đưa vào chương trình giáo dục phổ thông theo hình thức tích hợp ở nhiều môn học và hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường. Tuy nhiên, việc tích hợp GDKNS vào nội dung môn học, hoạt động giáo dục nào, bằng phương pháp nào, thời lượng, cơ cấu chương trình và cách tổ chức thực hiện ra sao là những câu hỏi đặt ra đòi hỏi phải giải đáp. Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh hiện nay ở các nhà trường đang được đặt lên hàng đầu, bên cạnh việc nâng cao kết quả học tập của học sinh. Đặc biệt rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh được xác định là một trong những nội dung cơ bản của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 - 2013 do Bộ Giáo dục và đào tạo chỉ đạo [14]. Ngày 12 tháng 10 năm 2010, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 4619/QĐ – BGDĐT về việc phê duyệt dự án: “Đưa nội dung ứng phó bới biến đổi khí hậu vào chương trình giáo dục và đào tạo giai đoạn 2011 – 2015”, chỉ có giáo dục mới nâng cao nhận thức của người dân, giáo dục bằng nhiều hình thức như tuyên truyền, vận động người dân qua phương tiện thông tin đại chúng, lồng ghép vào chương trình học, mở các buổi thảo luận, chuyên đề...Bên cạnh việc giáo dục cần quan tâm đầu tư ngân sách và đẩy mạnh xã hội hóa xây dựng các bể bơi, hồ bơi đơn giản và dạy bơi cho trẻ em để giúp các em có kỹ năng phòng tránh đuối nước.
  20. 3 Vị trí địa lý của tỉnh Bạc Liêu nằm trên bán đảo Cà Mau, thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, miền đất cực nam của Việt Nam, với diện tích đất tự nhiên là 2.570 km2, chiếm gần 0.8% diện tích cả nước và đứng hàng thứ 7 trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Phía bắc giáp với Hậu Giang, phía đông và đông bắc giáp với Sóc Trăng, phía tây nam giáp với Cà Mau, phía tây bắc giáp với Kiên Giang, phía đông nam giáp với Biển Đông với đường bờ biển dài 56 km. Hiện nay tỉnh Bạc Liêu có 1 thành phố và 2 huyện giáp biển là Bạc Liêu, Đông Hải, Hòa Bình đây là nơi phải đối phó với các biến đổi khí hậu như bảo, hạn hán, nước biển dâng diễn ra thường xuyên. + Kịch bản 1: Theo dự báo của các chuyên gia địa phương trong vùng mực nước biển ở tỉnh Bạc Liêu có thể tăng thêm (so với thời kỳ 1980 - 1999) từ 8 – 9 cm vào năm 2020, từ 26 – 30 cm vào năm 2050 và đến cuối thế kỷ 21 có thể tăng thêm 79 – 99 cm. [82] + Kịch bản 2: Nếu nước biển dâng 50cm, thì toàn tỉnh Bạc Liêu có khoảng 253.978 ha bị ngập (chiếm 97,91% tổng diện tích tự nhiên). Tổng diện tích ngập nhiều nhất trong khoảng từ 20 – 50 cm (107.742 ha, chiếm 41,54% tổng diện tích tự nhiên). Các khu vực ngập nhiều và nặng nhất (ngập trên 100 cm) thuộc các huyện Đông Hải (94,80%), TP. Bạc Liêu (93,04%) và huyện Hòa Bình (62,54%). Các khu vực ít chịu ảnh hưởng ngập trong kịch bản này là huyện Phước Long và Hồng Dân (chỉ ngập dưới 70 cm). + Kịch bản 3: Nếu nước biển dâng 75 cm thì toàn bộ diện tích trên địa bàn tỉnh đều ngập và nặng nhất vẫn thuộc về các huyện nằm phía Nam của tỉnh, trong đó diện tích ngập trên 100cm chiếm tỷ lệ cao nhất là 42,45%. Chủ yếu tại các huyện Đông Hải (98,49%), TP. Bạc Liêu (94,29%), huyện Hòa Bình (65,75%), huyện Giá Rai (20,12%).