Luận án Quản lý Nhà nước bằng pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh đối với người nước ngoài của lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Quản lý Nhà nước bằng pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh đối với người nước ngoài của lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
luan_an_quan_ly_nha_nuoc_bang_phap_luat_ve_nhap_canh_xuat_ca.pdf
1. Tóm tắt luận án tiếng Việt.pdf
2-Tóm tắt Luận án tiếng Anh.pdf
cv đăng tải LATS Nguyễn Mạnh Hùng.pdf
Thông tin luận án.pdf
Nội dung text: Luận án Quản lý Nhà nước bằng pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh đối với người nước ngoài của lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN MẠNH HÙNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT VỀ NHẬP CẢNH, XUẤT CẢNH ĐỐI VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT HÀ NỘI - 2024
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN MẠNH HÙNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT VỀ NHẬP CẢNH, XUẤT CẢNH ĐỐI VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Mã số: 9 38 01 06 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Quang Hiển HÀ NỘI - 2024
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu được sử dụng trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Nguyễn Mạnh Hùng
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ............................................... 3 3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ......................................................... 4 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ................................................... 5 5. Những điểm mới của luận án ........................................................................ 7 6. Ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn .............................................................. 7 7. Kết cấu của luận án ....................................................................................... 8 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .......................................................................................................... 9 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ............................................. 9 1.2. Một số nhận xét, đánh giá và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án ............................................................................................................. 25 1.3. Giả thuyết khoa học, câu hỏi nghiên cứu và khung phân tích lý thuyết .. 27 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT VỀ NHẬP CẢNH, XUẤT CẢNH ĐỐI VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM ........ 31 2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò quản lý nhà nước bằng pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh đối với người nước ngoài của lực lượng Công an nhân dân việt Nam ................................................................................................................. 31 2.2. Nguyên tắc, nội dung quản lý nhà nước bằng pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh đối với người nước ngoài của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam ... 51 2.3. Điều kiện bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh đối với người nước ngoài của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam .... 66 2.4. Quản lý nhà nước bằng pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh đối với người nước ngoài của một số quốc gia trên thế giới và giá trị tham khảo cho Việt Nam ........ 69
- CHƯƠNG 3: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT VỀ NHẬP CẢNH, XUẤT CẢNH ĐỐI VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM ..................................................................................................... 85 3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh đối với người nước ngoài của lực lương Công an nhân dân Việt Nam .......................................................................................................... 85 3.2. Thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh đối với người nước ngoài của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam .......................... 95 CHƯƠNG 4: DỰ BÁO, QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT VỀ NHẬP CẢNH, XUẤT CẢNH ĐỐI VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM .................................................................................................... 141 4.1. Dự báo các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước bằng pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh đối với người nước ngoài của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam ....................................................................................................... 141 4.2. Quan điểm bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh đối với người nước ngoài của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam 150 4.3. Giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh đối với người nước ngoài của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam .............. 156 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN PHỤ LỤC
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ANQG : An ninh quốc gia ANTT : An ninh, trật tự CAND : Công an nhân dân CNXH : Chủ nghĩa xã hội KT-XH : Kinh tế - xã hội NNN : Người nước ngoài QLNN : Quản lý nhà nước QLXNC : Quản lý xuất, nhập cảnh TTATXH : Trật tự, an toàn xã hội XHCN : Xã hội chủ nghĩa VBQPPL : Văn bản quy phạm pháp luật
- DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Top 5 nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, năm 2023 ... 87 Bảng 3.2: Kết quả khảo sát các hình thức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh đối với NNN tại Việt Nam .............................................................................................. 109 Bảng 3.3: Số lượng NNN vi phạm hành chính về nhập cảnh, xuất cảnh tại Việt Nam, giai đoạn 2014 - 2023 ......................................................... 121 Bảng 3.4: Kết quả khảo sát về tham mưu xây dựng, xây dựng và ban hành, cụ thể hóa pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh đối với NNN của lực lượng CAND Việt Nam ................................................................. 132 Bảng 3.5: Kết quả khảo sát những bất cập, hạn chế trong tham mưu xây dựng, xây dựng và ban hành, cụ thể hóa pháp luật trong QLNN về nhập cảnh, xuất cảnh đối với NNN của lực lượng CAND Việt Nam .. 134
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Số lượng NNN nhập cảnh Việt Nam, giai đoạn 2014 - 2023 ..... 92 Biểu đồ 3.2: Cơ cấu NNN nhập cảnh Việt Nam theo quốc tịch, giai đoạn 2014 - 2023 ................................................................................ 93 Biểu đồ 3.3: Số lượng NNN nhập cảnh Việt Nam theo mục đích, giai đoạn 2019 - 2023 ................................................................................ 94
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhất quán, kiên quyết, kiên trì thực hiện phương châm chiến lược “tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, không ngừng nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam” [54, tr.331-322]. Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ đối tác chiến lược và quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với nhiều quốc gia lớn trên thế giới; đồng thời còn là thành viên tích cực của các tổ chức, diễn đàn quốc tế, như: Liên Hợp quốc, Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) Việc thiết lập quan hệ quốc tế một cách sâu rộng đã tạo điều kiện thuận lợi cho số lượng NNN đến Việt Nam ngày càng tăng nhanh, với nhiều mục đích khác nhau và thành phần, quốc tịch đa dạng hơn. Theo số liệu thống kê, từ năm 2014 đến năm 2023 đã có khoảng 91,6 triệu lượt NNN nhập cảnh vào Việt Nam [19]. Trong quá trình học tập, công tác và làm việc tại Việt Nam, đa số NNN đều tuân thủ các quy định của pháp luật, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển KT-XH của đất nước. Tuy nhiên, vẫn còn một số đối tượng lợi dụng hoạt động nhập cảnh, xuất cảnh để xâm phạm chủ quyền, ANQG, TTATXH của Việt Nam, như: sử dụng giấy tờ không đúng quy định để nhập cảnh, xuất cảnh Việt Nam; lợi dụng hoạt động nhập cảnh, xuất cảnh để thu thập thông tin, tài liệu thuộc Danh mục Bí mật nhà nước trong các lĩnh vực, hoặc tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước ta; truyền đạo trái phép... Theo số liệu thống kê, từ năm 2014 đến năm 2023, lực lượng chức năng đã phát hiện, xử phạt hành chính khoảng hơn 20.000 trường hợp vi phạm pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh đối với NNN tại Việt Nam [19].
- 2 Nhận thức được vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của QLNN bằng pháp luật nói chung, QLNN bằng pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh đối với người nước ngoài của lực lượng CAND Việt Nam nói riêng đối với việc phát triển KT-XH và bảo vệ chủ quyền, ANQG, TTATXH, Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác này, thông qua việc ban hành Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, năm 2014; Văn bản hợp nhất Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, năm 2019; Văn bản hợp nhất Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, năm 2023; Luật Xử lý vi phạm hành chính, năm 2020... Qua đó, đã tạo lập được cơ sở pháp lý vững chắc nhằm bảo đảm tính thống nhất trong công tác quản lý trên phạm vi cả nước, định hướng hoạt động thực tiễn của các tổ chức, cá nhân NNN khi tham gia hoạt động nhập cảnh, xuất cảnh Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác QLNN bằng pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh đối với NNN của lực lượng CAND Việt Nam đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, như: một số quy định của pháp luật còn chưa cụ thể, thiếu thống nhất; quan hệ phối hợp giữa các lực lượng có liên quan đôi khi chưa chặt chẽ, thiếu nhịp nhàng; một số tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh đối với NNN tại Việt Nam chưa được phát hiện, xử lý kịp thời; nhận thức của một bộ phận CBCS về vị trí, vai trò của công tác QLNN bằng pháp luật trên lĩnh vực này còn chưa đầy đủ Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu lực, hiệu quả QLNN bằng pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh đối với NNN của lực lượng CAND Việt Nam thời gian qua. Mặc dù, lý luận QLNN bằng pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh đối với NNN của lực lượng CAND Việt Nam đã được các nhà khoa học, các chuyên gia thực tiễn ở trong nước và ở nước ngoài bước đầu quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề lý luận cần phải được tiếp tục tập trung nghiên cứu, làm rõ, như: khái niệm, đặc điểm, vai trò, nguyên tắc, nội dung và các điều kiện bảo đảm. Đây là những cơ sở khoa học quan trọng, có vai trò
- 3 dẫn dắt, định hướng thực tiễn công tác QLNN bằng pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh đối với NNN của lực lượng CAND Việt Nam trong điều kiện mới. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đặc biệt là Việt Nam đang xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN, tích cực, đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số quốc gia sẽ là những điều kiện thuận lợi cơ bản để số lượng NNN đến Việt Nam trong thời gian tới sẽ ngày càng tăng nhanh với thành phần, quốc tịch đa dạng hơn. Mặt khác, hoạt động triệt để lợi dụng chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế để chống phá của các thế lực thù địch vẫn là mối nguy cơ đe dọa trực tiếp đến sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng; sự quản lý, điều tiết của Nhà nước và vai trò làm chủ của nhân dân; tình hình tội phạm và các vi phạm pháp luật về ANTT liên quan đến NNN có xu hướng gia tăng, với tính chất ngày càng nguy hiểm, manh động hơn; nhiều phương thức, thủ đoạn phạm tội mới phát sinh đã đe dọa chủ quyền, ANQG, TTATXH của nước ta. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước bằng pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh đối với người nước ngoài của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam” làm luận án Tiến sĩ. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở tổng quan các công trình khoa học có liên quan, luận án tập trung phân tích, làm rõ cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng, từ đó đưa ra dự báo, đề xuất các quan điểm chỉ đạo và hệ thống các giải pháp cơ bản góp phần bảo đảm QLNN bằng pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh đối với NNN của lực lượng CAND Việt Nam trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt mục đích nghiên cứu, luận án có những nhiệm vụ chính sau: - Tổng quan các công trình khoa học điển hình đã được công bố liên
- 4 quan đến đề tài luận án và chỉ ra những nội dung có thể tham khảo, kế thừa; những vấn đề cần tiếp tục phân tích, làm rõ trong quá trình nghiên cứu. - Hệ thống hóa cơ sở lý luận QLNN bằng pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh đối với NNN của lực lượng CAND Việt Nam; kinh nghiệm QLNN bằng pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh đối với NNN của một số quốc gia trên thế giới và rút ra những giá trị có thể nghiên cứu, vận dụng vào thực tiễn nước ta. - Phân tích, làm rõ các yếu tố ảnh hưởng và thực trạng QLNN bằng pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh đối với NNN của lực lượng CAND Việt Nam từ năm 2014 đến nay; chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân. - Đưa ra dự báo, đề xuất các quan điểm chỉ đạo và hệ thống các giải pháp cơ bản góp phần bảo đảm QLNN bằng pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh đối với NNN của lực lượng CAND Việt Nam trong tình hình mới. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án có đối tượng nghiên cứu là lý luận, thực trạng QLNN bằng pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh đối với NNN của lực lượng CAND Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: luận án tập trung nghiên cứu công tác QLNN bằng pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh đối với NNN của lực lượng CAND Việt Nam, trực tiếp là của lực lượng QLXNC. - Về chủ thể: luận án có chủ thể nghiên cứu là lực lượng CAND Việt Nam, trực tiếp là lực lượng QLXNC. - Về thời gian: luận án giới hạn thời gian nghiên cứu từ năm 2014 (Năm 2014, Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, khóa XIII thông qua Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam) đến năm 2023. - Về không gian: luận án tập trung nghiên cứu công tác QLNN bằng pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh đối với NNN của lực lượng CAND Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam, có so sánh, đối chiếu với một số quốc gia khác.
- 5 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong QLNN bằng pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh đối với NNN của lực lượng CAND Việt Nam. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác xít. Bên cạnh đó, để thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ của luận án, tác giả đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản khác, như: - Phương pháp thống kê - so sánh: được tác giả sử dụng trong Chương 1 để làm rõ nội dung, giá trị tham khảo của các công trình nghiên cứu điển hình liên quan đến luận án; trong Chương 2 để hệ thống hóa các vấn đề lý luận QLNN bằng pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh đối với người nước ngoài của lực lượng CAND Việt Nam; nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới, từ đó rút ra những giá trị có thể nghiên cứu, vận dụng vào thực tiễn nước ta; trong Chương 3 để làm rõ các yếu tố ảnh hưởng, chỉ ra những kết quả đạt được và nguyên nhân, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong QLNN bằng pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh đối với người nước ngoài của lực lượng CAND Việt Nam thời gian qua. - Phương pháp phân tích - tổng hợp: được tác giả sử dụng để nghiên cứu nội dung của luận án. Trong Chương 1 để làm rõ nội dung, giá trị tham khảo, hoặc những vấn đề đặt ra của các công trình nghiên cứu điển hình đã được công bố liên quan đến luận án; trong Chương 2 để làm rõ các khái niệm, vai trò, đặc điểm, nguyên tắc, nội dung và điều kiện bảo đảm QLNN bằng pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh đối với NNN của lực lượng CAND Việt Nam. Trong
- 6 Chương 3 để chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng; phân tích, đánh giá những kết quả đạt được và nguyên nhân, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân. Trong Chương 4 để đưa ra những dự báo, góp phần làm sáng rõ các quan điểm chỉ đạo, đề xuất các nhóm giải pháp cơ bản bảo đảm QLNN bằng pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh đối với NNN của lực lượng CAND Việt Nam. - Phương pháp lịch sử - cụ thể: được tác giả sử dụng ở Chương 2 để làm rõ quá trình phát triển về tư duy nhận thức đối với các nội hàm khái niệm có liên quan đến đề tài luận án. Trong Chương 3 để phân tích, làm rõ những kết quả đạt được và nguyên nhân; những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong QLNN bằng pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh đối với NNN của lực lượng CAND Việt Nam. - Phương pháp thuộc khoa học dự báo: được tác giả sử dụng chủ yếu ở Chương 4 để dự báo các yếu tố tác động, như: cơ sở dự báo, nội dung dự báo (thuận lợi, khó khăn) làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất các quan điểm chỉ đạo, giải pháp cơ bản góp phần bảo đảm QLNN bằng pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh đối với NNN của lực lượng CAND Việt Nam trong thời gian tới. - Phương pháp chuyên gia: được tác giả sử dụng để tham khảo, xin ý kiến góp ý của các đồng chí lãnh đạo cấp phòng, cấp cục có nhiều kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn QLNN về nhập cảnh, xuất cảnh nói chung, QLNN bằng pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh đối với NNN của lực lượng CAND Việt Nam nói riêng; các chuyên gia, nhà khoa học của Học viện Chính trị CAND, Học viện An ninh nhân dân, Học viện Cảnh sát nhân dân với các hình thức xin ý kiến chủ yếu, là: góp ý bằng văn bản, phỏng vấn trực triếp, phỏng vấn qua điện thoại - Phương pháp điều tra xã hội học: được tác giả sử dụng để xây dựng, phát ra 260 phiếu khảo sát nhằm thu thập thông tin, số liệu liên quan đến công tác QLNN bằng pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh đối với NNN của lực lượng CAND Việt Nam dành cho các nhóm đối tượng sau: (1) CBCS trong
- 7 CAND; (2) lãnh đạo cấp phòng trở lên trong CAND; (3) các cơ quan, tổ chức, cá nhân thường xuyên mời, bảo lãnh NNN nhập cảnh Việt Nam. Kết quả khảo sát là cơ sở thực tiễn quan trọng để tác giả đưa ra những phân tích, đánh giá thực trạng; đưa ra các dự báo, đề xuất quan điểm chỉ đạo, giải pháp cơ bản góp phần bảo đảm QLNN bằng pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh đối với NNN của lực lượng CAND Việt Nam. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu tác giả còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu liên ngành của các khoa học khác. 5. Những điểm mới của luận án Đối sánh với các công trình khoa học đã được công bố trước đây, luận án có một số điểm mới cơ bản sau: Thứ nhất, luận án đã xây dựng được khái niệm QLNN bằng pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh đối với NNN của lực lượng CAND Việt Nam; hệ thống hóa được lý luận QLNN bằng pháp luật trên lĩnh vực này, như: đặc điểm, vai trò, nguyên tắc, nội dung và các điều kiện bảo đảm; kinh nghiệm QLNN bằng pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh đối với NNN của một số quốc gia trên thế giới, từ đó rút ra những giá trị tham khảo cho Việt Nam. Thứ hai, luận án đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng và phân tích, đánh giá được thực trạng QLNN bằng pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh đối với NNN của lực lượng CAND Việt Nam một cách hệ thống, toàn diện. Thứ ba, luận án đưa ra dự báo, đề xuất quan điểm chỉ đạo và hệ thống các giải pháp cơ bản nhằm góp phần bảo đảm QLNN bằng pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh đối với NNN của lực lượng CAND Việt Nam đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. 6. Ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận Kết quả nghiên cứu luận án góp phần bổ sung, từng bước hoàn thiện hệ
- 8 thống lý luận QLNN bằng pháp luật nói chung, QLNN bằng pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh đối với NNN của lực lượng CAND Việt Nam nói riêng. 6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ thực trạng QLNN bằng pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh đối với NNN của lực lượng CAND Việt Nam. Đồng thời, cung cấp những chỉ dẫn khoa học quan trọng giúp Công an các đơn vị, địa phương có thể nghiên cứu, tham khảo và vận dụng vào thực tiễn. - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng để làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy trong các cơ sở đào tạo về Luật học; các học viện, trường CAND đào tạo về QLNN nói chung, QLNN bằng pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh đối với NNN của lực lượng CAND Việt Nam nói riêng và những người quan tâm đến vấn đề này. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được cấu trúc gồm 04 chương, 12 tiết.
- 9 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến lý luận quản lý nhà nước bằng pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh đối với người nước ngoài của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở trong nước - Sách, Khoa học Công an Việt Nam, tập 4, Lý luận về bảo vệ an ninh quốc gia, do GS.TS Trần Đại Quang chủ biên, Nhà xuất bản CAND, năm 2015 [78]. Trong đó, tác giả đã trình bày được một số vấn đề lý luận QLNN về ANQG trong lĩnh vực nhập cảnh, xuất cảnh, như: khái niệm, chủ thể, đối tượng, cơ sở pháp lý, nội dung quản lý; nhận thức cơ bản của QLNN về ANQG đối với NNN tại Việt Nam, như: khái niệm, vị trí, vai trò, mục đích; cơ sở pháp lý, cơ sở chính trị, đặc điểm, nội dung QLNN trên lĩnh vực này. Mặc dù, tác giả chưa tiếp cận một cách trực diện, hệ thống đối với lý luận QLNN bằng pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh đối với NNN của lực lượng CAND Việt Nam, nhưng đây là cơ sở khoa học quan trọng giúp tác giả trong việc xây dựng hệ thống khái niệm QLNN bằng pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh đối với NNN của lực lượng CAND Việt Nam. - Sách chuyên khảo, Hoàn thiện pháp luật về quản lý hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, do TS Ngô Hữu Phước chủ biên, Nhà xuất bản Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, năm 2018 [68]. Trong đó, tác giả đã hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận về quyền nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của NNN dưới góc độ pháp luật quốc tế và pháp luật của một số quốc gia trên thế giới, qua đó rút ra các giá trị tham khảo cho Việt Nam. Mặc dù, tác giả chưa đưa ra được khái niệm, vai trò, đặc điểm, nguyên tắc và nội dung QLNN bằng pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh đối
- 10 với NNN của lực lượng CAND Việt Nam, nhưng đây là cơ sở lý luận quan trọng giúp tác giả trong việc nghiên cứu kinh nghiệm QLNN bằng pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh đối với NNN của một số quốc gia trên thế giới, rút ra những giá trị tham khảo cho Việt Nam. - Sách chuyên khảo, Quản lý nhà nước về xuất, nhập cảnh - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, do PGS.TS Trần Quang Tám chủ biên, Nhà xuất bản CAND, năm 2020 [82]. Trong đó, cuốn sách đã góp phần bổ sung, làm rõ nhận thức chung QLNN về nhập cảnh, xuất cảnh, như: lý luận của công tác QLNN về nhập cảnh, xuất cảnh; cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực nhập cảnh, xuất cảnh; xây dựng lực lượng QLXNC trong sạch, vững mạnh. Mặc dù, tác giả chưa đưa ra được khái niệm, vai trò, đặc điểm, nguyên tắc, nội dung QLNN bằng pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh đối với NNN của lực lượng CAND Việt Nam, nhưng đây là cơ sở lý luận quan trọng giúp tác giả trong việc phân tích, làm rõ đặc điểm, nguyên tắc QLNN bằng pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh đối với NNN của lực lượng CAND Việt Nam. - Luận án, Biện pháp pháp luật trong quản lý nhà nước về an ninh quốc gia đối với hoạt động nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, của tác giả Đào Mạnh Giang, Học viện An ninh nhân dân, năm 2020 [58]. Dưới góc độ chuyên ngành Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm, tác giả đã làm rõ một số vấn đề lý luận liên quan đến biện pháp pháp luật trong QLNN về ANQG đối với hoạt động nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của NNN tại Việt Nam, như: khái niệm, cơ sở pháp lý, nội dung, nguyên tắc và các yếu tố tác động. Mặc dù, tác giả chưa hệ thống hóa được những vấn đề lý luận, kinh nghiệm QLNN bằng pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh đối với NNN của một số quốc gia trên thế giới và rút ra các giá trị tham khảo cho Việt Nam, nhưng đây là cơ sở lý luận quan trọng giúp tác giả trong việc hoàn thiện khung lý luận QLNN bằng pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh đối với NNN của lực lượng CAND Việt Nam.
- 11 1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài - Sách, “Fighting for Foreigners: Immigration and Its Impact on Japanese Democracy” - Đấu tranh cho người nước ngoài: Nhập cư và ảnh hưởng của nó đến nền dân chủ Nhật Bản, của tác giả Apichai Wongsod Shipper, Nhà xuất bản Đại học Cornell, năm 2008 [90]. Trong đó, cuốn sách đã nghiên cứu, làm rõ được thực trạng người nước ngoài nhập cư vào Nhật Bản và những hệ quả đối với người dân Nhật Bản; từ đó đưa ra các quan điểm, chính sách nhằm góp phần bảo đảm quyền lợi hợp pháp của NNN nhập cư. Qua đó, khẳng định: “Người nhập cư là cơ sở để làm mới, đa dạng văn hóa chứ không phải phá hoại nền dân chủ trong xã hội công nghiệp. Người nhập cư có thể đóng góp tích cực cho xã hội bằng cách tổ chức các hình thức đa văn hóa dân chủ sinh động”. Mặc dù, cuốn sách chưa hệ thống hóa được cơ sở lý luận QLNN bằng pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh đối với NNN của Nhật Bản, nhưng đây là cơ sở lý luận quan trọng giúp tác giả làm rõ kinh nghiệm QLNN bằng pháp luật của Nhật Bản trên lĩnh vực này và rút ra một số giá trị tham khảo cho Việt Nam. - Sách, “Japan’s Household Registration System, Indentification and Documementation” - Hệ thống đăng ký, quản lý dân cư của Nhật Bản, của tác giả David Chapman, Karl Jacob Krogness, Nhà xuất bản Routlege Nhật Bản, năm 2014 [93]. Trong đó, cuốn sách đã khái quát được hệ thống đăng ký, quản lý cư dân của Nhật Bản dưới góc độ là một công cụ để kiểm soát và bảo đảm trật tự xã hội. Hệ thống này cung cấp thông tin, cập nhật danh tính đồng thời với thời gian, trên cơ sở đăng ký của mọi công dân. Mặc dù, cuốn sách chưa phân tích, làm rõ được thực trạng chính sách pháp luật trong QLNN về nhập cảnh, xuất cảnh đối với người nước ngoài của Nhật Bản, nhưng đây là cơ sở lý luận quan trọng giúp tác giả nghiên cứu kinh nghiệm QLNN bằng pháp luật của Nhật Bản trên lĩnh vực này và rút ra những giá trị tham khảo cho Việt Nam.
- 12 - Bài báo khoa học, The Seeds of Ideology: Historical Immigration and Political Preferences in the United States - Hạt giống của tư tưởng: Lịch sử nhập cư và các ưu tiên chính trị ở Hoa Kỳ, của tác giả Paola Giuliano and Marco Tabellini - số 05/2020 [97]. Trên cơ sở nghiên cứu 03 bước về mối quan hệ giữa lịch sử nhập cư đến Hoa Kỳ và hệ tư tưởng chính trị ngày nay, gồm: (1) sự hiện diện lịch sử của những người nhập cư châu Âu gắn liền với một hệ tư tưởng chính trị tự do hơn, với những ưu tiên mạnh mẽ hơn trong việc phân phối lại giữa những cá nhân sinh ra ở Hoa Kỳ ngày nay; (2) mối quan hệ này không bị chi phối bởi đặc điểm của khu vực nơi người nhập cư định cư, hoặc các đặc điểm KT-XH cụ thể khác của người nhập cư; (3) những người nhập cư mang theo quan điểm về nhà nước phúc lợi gắn với quốc gia xuất xứ của mình. Qua đó, khẳng định: “những người nhập cư châu Âu khi đến Hoa Kỳ mang theo quan điểm của mình về nhà nước phúc lợi và điều này ảnh hưởng lâu dài đến hệ tư tưởng chính trị của những người sinh ra ở Hoa Kỳ”. Mặc dù, tác giả chưa phân tích, làm rõ được vai trò, nguyên tắc QLNN bằng pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh đối với NNN của Hoa Kỳ, nhưng đây là cơ sở lý luận quan trọng giúp tác giả trong việc làm rõ vai trò QLNN bằng pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh đối với NNN của lực lượng CAND Việt Nam. - Bài báo khoa học, Spain, the Cheap Model. Irregularity and Regularisation as Immigration Management Policies - Tây Ban Nha, mô hình giá rẻ. Chính sách quản lý xuất, nhập cảnh, của tác giả Carmen Gonzalez Enriquez, Tạp chí Di cư và Luật châu Âu (European Journal of Migration and Law) - số tháng 01/2009 [92]. Trong đó, tác giả đã tập trung nghiên cứu sự phát triển của chính sách di cư ở Tây Ban Nha với các tiêu chí, quan điểm, lợi ích, áp lực đã hình thành chính sách đó, làm nổi bật vai trò của sự nhân ái, cách tiếp cận thị trường tự do, sự thiếu kinh nghiệm và nguồn lực hành chính. Đối mặt với tình trạng gia tăng liên tục, quy mô lớn, không có kế hoạch, bất ngờ của người nhập cư kể từ