Luận án Nghiên cứu quản lý khai thác công trình giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

pdf 239 trang tranphuong11 7782
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu quản lý khai thác công trình giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_quan_ly_khai_thac_cong_trinh_giao_thong_d.pdf

Nội dung text: Luận án Nghiên cứu quản lý khai thác công trình giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI LÊ HOÀI LINH NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI LÊ HOÀI LINH NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Quản lý xây dựng Mã số: 9580302 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS.TS. NGUYỄN ĐĂNG HẠC 2. PGS.TS. ĐẶNG THỊ XUÂN MAI HÀ NỘI - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các thông tin, số liệu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng, cụ thể, các trích dẫn theo đúng quy định. Kết quả nghiên cứu trong luận án là khách quan, trung thực, chưa từng có ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Lê Hoài Linh
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận án, tôi đã gặp rất nhiều khó khăn, nhờ sự hướng dẫn tận tình của GS.TS Nguyễn Đăng Hạc và PGS.TS Đặng Thị Xuân Mai, tôi từng bước khắc phục và kết quả là tôi đã hoàn thành luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy, cô. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Vận tải - Kinh tế, Trường Đại học Giao thông vận tải, Bộ môn Kinh tế xây dựng và các Bộ môn khác thuộc Khoa Vận tải - Kinh tế, có những đóng góp và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện luận án. Tôi chân thành cảm ơn các nhà khoa học, các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ, của Trường Đại học GTVT, Trường Đại học Xây Dựng, Trường Đại học GTVT Thành phố Hồ Chí Minh, Những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy, cô đã giúp cho công trình nghiên cứu của tôi hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Phòng Đào tạo sau đại học đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành các thủ tục theo đúng qui định. Sau cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và những người thân đã luôn khuyến khích, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án. Tác giả luận án Lê Hoài Linh
  5. i MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi DANH MỤC BẢNG BIỂU viii DANH MỤC HÌNH VẼ x MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ ĐÔ THỊ 5 1.1 Các công trình nghiên cứu trong nƣớc 5 1.1.1 Các quan niệm về quản lý khai thác công trình giao thông đường bộ đô thị 5 1.1.2 Các quan điểm xác định nội dung quản lý khai thác công trình giao thông đường bộ đô thị 7 1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý khai thác công trình giao thông đường bộ đô thị 12 1.2 Các công trình nghiên cứu trên thế giới 15 1.2.1 Về quản lý tổ chức giao thông và đảm bảo an toàn giao thông 15 1.2.2 Về quản lý vốn và tạo vốn trong khai thác 16 1.2.3 Về quản lý bảo trì cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ 17 1.2.4 Về quy hoạch giao thông đô thị 19 1.3 Xác định khoảng trống nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 21 1.3.1 Xác định khoảng trống nghiên cứu 21 1.3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 23 1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án 23 Kết luận chương 1 24 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ ĐÔ THỊ 25 2.1 Hệ thống công trình giao thông đƣờng bộ đô thị 25 2.1.1 Khái niệm công trình giao thông đường bộ đô thị 25 2.1.2 Các bộ phận cấu thành hệ thống công trình giao thông đường bộ đô thị 25
  6. ii 2.1.3 Phân loại hệ thống công trình giao thông đường bộ và đường bộ đô thị 25 2.1.4 Vai trò hệ thống công trình giao thông đường bộ đô thị 27 2.2 Quản lý khai thác công trình giao thông đƣờng bộ đô thị 28 2.2.1 Khái niệm quản lý khai thác công trình giao thông đường bộ đô thị 28 2.2.2 Phân cấp quản lý hệ thống đường bộ đô thị 29 2.2.3 Nội dung quản lý khai thác công trình giao thông đường bộ đô thị 29 2.3 Tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý khai thác công trình giao thông đƣờng bộ đô thị . 40 2.3.1 Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý khai thác công trình giao thông đường bộ đô thị 40 2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý khai thác công trình giao thông đường bộ đô thị 42 2.4 Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý và chi phí quản lý khai thác công trình giao thông đƣờng bộ đô thị . 45 2.4.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý khai thác công trình giao thông đường bộ đô thị 45 2.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí quản lý khai thác công trình giao thông đường bộ đô thị 48 2.5 Cơ sở pháp lý về quản lý khai thác công trình giao thông đƣờng bộ đô thị 49 2.6 Cơ sở thực tiễn về quản lý khai thác công trình giao thông đƣờng bộ đô thị 51 2.6.1 Kinh nghiệm quản lý khai thác công trình giao thông đường bộ đô thị của một số nước trên thế giới 51 2.6.2 Bài học kinh nghiệm về quản lý khai thác công trình giao thông đường bộ đô thị cho Thành phố Hồ Chí Minh 54 Kết luận chương 2 55 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 56 3.1. Tổng quan hệ thống giao thông đƣờng bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 56 3.1.1. Mạng lưới đường bộ 56
  7. iii 3.1.2. Mạng lưới cầu đường bộ 60 3.1.3. Mạng lưới hầm đường bộ 61 3.1.4. Mạng lưới bến, bãi đỗ xe 61 3.1.5. Phương tiện giao thông đường bộ 61 3.1.6. Đánh giá hệ thống giao thông đường bộ Thành phố Hồ Chí Minh 63 3.2. Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý khai thác công trình giao thông đƣờng bộ đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 64 3.2.1 Phân cấp quản lý khai thác công trình giao thông đường bộ đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 64 3.2.2. Công tác quản lý kỹ thuật công trình 65 3.2.3. Công tác quản lý và tổ chức vận hành 67 3.2.4. Quản lý chi phí và tạo vốn trong khai thác đường bộ đô thị 69 3.3. Những tồn tại, hạn chế và hệ quả của công tác quản lý khai thác công trình giao thông đƣờng bộ đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 72 3.3.1 Những tồn tại, hạn chế công tác quản lý khai thác công trình giao thông đường bộ đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 72 3.3.1.1. Về mô hình quản lý 72 3.3.1.2. Về phương pháp quản lý 74 3.3.1.3. Về cơ chế, chính sách quản lý đô thị 78 3.3.1.4. Về ứng dụng khoa học và công nghệ 81 3.3.1.5. Về nguồn vốn bảo trì 82 3.3.2 Hệ quả do công tác quản lý khai thác công trình giao thông đường bộ đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 86 3.3.2.1 Chất lượng kỹ thuật công trình 87 3.3.2.2. Ùn tắc giao thông 87 3.3.2.3. Lấn chiếm lòng đường, vỉa hè 89 3.3.2.4. Úng ngập đô thị 90 3.4. Phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến kết quả công tác quản lý khai thác công trình giao thông đƣờng bộ đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh . 92 3.4.1. Quy trình nghiên cứu 92 3.4.2. Cơ sở lý thuyết 94
  8. iv 3.4.3. Nghiên cứu định tính 98 3.4.4. Nghiên cứu định lượng sơ bộ 98 3.4.5. Các biến và thang đo 98 3.4.6. Nghiên cứu định lượng chính thức 104 Kết luận chương 3 109 CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 110 4.1. Quan điểm hoàn thiện quản lý khai thác công trình giao thông đƣờng bộ đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 110 4.1.1 Cơ hội và thách thức với quản lý khai thác công trình giao thông đường bộ đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 110 4.1.2 Các quan điểm hoàn thiện quản lý khai thác công trình giao thông đường bộ đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 110 4.2. Cơ sở đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý khai thác công trình giao thông đƣờng bộ đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 111 4.3. Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý khai thác công trình giao thông đƣờng bộ đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh .111 4.3.1. Nhóm giải pháp về tổ chức quản lý hoạt động thu phí 113 4.3.1.1. Tổ chức quản lý hoạt động thu phí phương tiện lưu thông nội đô 113 4.3.1.2. Tổ chức quản lý hoạt động thu phí sử dụng vỉa hè 115 4.3.1.3. Tổ chức quản lý hoạt động thu phí trạm giữ xe ngoại thành, trung chuyển nội đô bằng xe buýt điện (tăng năng lực giao thông tĩnh) 117 4.3.2. Nhóm giải pháp về áp dụng hợp đồng khoán quản (PBC) trong hoạt động quản lý khai thác 119 4.3.2.1. Áp dụng PBC trong hoạt động bảo trì đường đô thị 119 4.3.2.2. Áp dụng PBC trong hoạt động bảo trì kênh rạch (hệ thống thoát nước tự nhiên của đô thị) 128 4.3.2.3. Áp dụng PBC trong hoạt động vận tải hành khách công cộng (xe buýt) 133 4.3.2.4. Thành lập Ban quản lý khai thác hạ tầng giao thông đô thị hoạt động theo cơ chế khoán quản (PBC) 138
  9. v 4.3.3. Nhóm giải pháp về đầu tư phù hợp với đặc thù đô thị 144 4.3.3.1. Điều chỉnh đầu tư các dự án đầu tư lên phía Bắc Thành phố 144 4.3.3.2. Đầu tư nghiên cứu lập bản đồ cốt nền đường đô thị phù hợp với đặc điểm đô thị hiện hữu 145 4.3.4. Nhóm giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu 147 4.3.4.1. Tập trung đầu tư xây dựng hệ thống hồ điều hòa theo quy hoạch 147 4.3.4.2. Cải thiện khả năng thấm bề mặt 149 4.4. Bàn luận về tính khoa học và tính khả thi của các nhóm giải pháp 150 4.4.1. Tính khoa học của các nhóm giải pháp 151 4.4.2. Tính khả thi của các nhóm giải pháp 151 4.5. Một số kiến nghị 151 4.5.1. Đối với Chính phủ 151 4.5.2. Đối với Bộ Giao thông vận tải 152 4.5.3. Đối với Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh 152 Kết luận chương 4 152 KẾT LUẬN 154 1. Kết luận 154 2. Những hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo của đề tài luận án 155 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 156 TÀI LIỆU THAM KHẢO 157 PHỤ LỤC
  10. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa Tiếng Việt ATGT An toàn giao thông BDSC Bảo dưỡng sửa chữa BĐKH Biến đổi khí hậu BĐS Bất động sản BQL Ban quản lý BQLDA Ban quản lý dự án BQLĐTXDCT Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình BQLKT Ban quản lý khai thác hạ tầng giao thông đô thị HTGTĐT BTN Bê tông nhựa CSCC Chiếu sáng công cộng CSGT Cảnh sát giao thông CSHTGT Cơ sở hạ tầng giao thông CSHTKT Cơ sở hạ tầng kỹ thuật CTGT Công trình giao thông CTGTĐB Công trình giao thông đường bộ CTGTĐBĐT Công trình giao thông đường bộ đô thị DAĐT Dự án đầu tư DAXD Dự án xây dựng ĐBĐT Đường bộ đô thị ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐTXD Đầu tư xây dựng GTCC Giao thông công cộng GTĐB Giao thông đường bộ GTĐBĐT Giao thông đường bộ đô thị GTĐT Giao thông đô thị GTVT Giao thông vận tải HĐND Hội đồng nhân dân HLATĐB Hành lang an toàn đường bộ HTGT Hạ tầng giao thông HTGTĐB Hạ tầng giao thông đường bộ HTGTĐT Hạ tầng giao thông đô thị HTKT Hạ tầng kỹ thuật KCHT Kết cấu hạ tầng KCHTGT Kết cấu hạ tầng giao thông KCHT GTĐB Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ KCS Kiểm tra - chất lượng - sản phẩm KT - XH Kinh tế - xã hội MCN Mặt cắt ngang NBD Nước biển dâng NCKH Nghiên cứu khoa học
  11. vii NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn NXB Nhà xuất bản NSNN Ngân sách nhà nước QHĐT Quy hoạch đô thị QHGTĐT Quy hoạch giao thông đô thị QL Quốc lộ QLCL Quản lý chất lượng QLĐT Quản lý đô thị QLGTĐT Quản lý giao thông đô thị QLKT Quản lý khai thác QLNN Quản lý nhà nước SXVC Sản xuất vật chất TNMT Tài nguyên môi trường TCXDVN Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TL Tỉnh lộ TNGT Tai nạn giao thông TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên TTATGT Trật tự an toàn giao thông TTGT Thanh tra giao thông TTQLĐHSSG Trung tâm quản lý điều hành sông Sài Gòn TP Thành phố UBND Ủy Ban Nhân dân UTGT Ùn tắc giao thông VH-TT-DL Văn hóa - Thông tin - Du lịch VTHKCC Vận tải hành khách công cộng XDCT Xây dựng công trình XLHN Xa lộ Hà Nội Tiếng Anh Analytic Hierarchy Process (Phương pháp phân tích hệ thống AHP phân cấp) BOT Build-Operate-Transfer (Xây dựng-Kinh doanh-Chuyển giao BT Build-Transfer (Xây dựng - Chuyển giao) EFA Exploratory Factor Analysis (Phân tích nhân tố khám phá) IRI International Road Index (Chỉ số độ gồ ghề quốc tế) MBO Management by objectives (Quản lý theo mục tiêu) MBP Management by Process (Quản lý theo quá trình) MCI Maintenance Control Index (Chỉ số kiểm soát bảo trì đường bộ) Performance - Based Contracting (Hợp đồng dựa trên kết quả PBC và chất lượng thực hiện) PPP Public Private Partnership (Hợp tác công tư) RA Regression Analysis (Phân tích hồi quy) Statistical Package for the Social Sciences (Phần mềm thống SPSS kê)
  12. viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Phân cấp đường ngoài đô thị và đường đô thị 26 Bảng 2.2: Phân cấp đường theo cấp kỹ thuật đường 27 Bảng 2.3: Chỉ tiêu đánh giá tình trạng chạy xe 42 Bảng 3.1: Các tuyến đường bộ trên địa bàn Thành phố do Sở GTVT quản lý 56 Bảng 3.2: Hệ thống đường hướng tâm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 57 Bảng 3.3: Các chỉ số về CSHT GTVT của Thành phố Hồ Chí Minh 58 Bảng 3.4: Hệ thống cầu đường bộ trên địa bàn Thành phố do Sở GTVT quản lý 60 Bảng 3.5: Diện tích giao thông tĩnh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 2018 61 Bảng 3.6: Số lượng phương tiện GTĐB trên địa bàn Thành phố 2012-2018 62 Bảng 3.7: Tình hình hoạt động của xe buýt trên địa bàn Thành phố từ 2012-2018 63 Bảng 3.8: Khối lượng duy tu, BDSC cầu - đường bộ và hệ thống CSCC 68 Bảng 3.9: Khối lượng duy tu, BDSC hệ thống thoát nước 2015-2018 69 Bảng 3.10: Các trạm thu phí do thành phố quản lý 70 Bảng 3.11: Nguồn vốn bảo trì CTGTĐBĐT tại Thành phố Hồ Chí Minh 82 Bảng 3.12: Tổng hợp kinh phí bảo trì hệ thống cầu, đường bộ tại Thành phố 83 Bảng 3.13: Tình hình nguồn vốn từ Quỹ bảo trì đường bộ Trung ương cho công tác bảo trì CTGTĐBĐT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ 2012-2018 84 Bảng 3.14: Các nguồn thu của quỹ bảo trì đường bộ Thành phố 2015-2018 85 Bảng 3.15: Tình hình thực hiện và giải ngân Quỹ bảo trì đường bộ Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014-2018 85 Bảng 3.16: Tổng hợp số lượng các trận mưa từ 2012 - 2018 90 Bảng 3.17: Tổng hợp thời gian xuất hiện của triều cường từ 2012-2018 91 Bảng 3.18: Hiệu chỉnh thuật ngữ và ý nghĩa của thang đo 98 Bảng 3.19: Thang đo đặc thù đô thị 99 Bảng 3.20: Thang đo cơ chế, chính sách quản lý đô thị 99 Bảng 3.21: Thang đo mô hình, phương pháp quản lý khai thác 101 Bảng 3.22: Thang đo sự phát triển của khoa học công nghệ 102 Bảng 3.23: Thang đo ảnh hưởng của biến đổi khí hậu 102 Bảng 3.24: Thang đo nguồn vốn bảo trì 103 Bảng 3.25: Thang đo sự tác động của người sử dụng 103
  13. ix Bảng 3.26: Thang đo kết quả công tác quản lý khai thác 104 Bảng 3.27: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha 104 Bảng 3.28: Đánh giá trung bình và độ lệch chuẩn thang đo Đặc thù của đô thị 105 Bảng 3.29: Đánh giá trung bình và độ lệch chuẩn thang đo Ảnh hưởng của BĐKH . 106 Bảng 3.30: Đánh giá trung bình và độ lệch chuẩn thang đo Cơ chế, chính sách quản lý đô thị 106 Bảng 3.31: Đánh giá trung bình và độ lệch chuẩn thang đo Mô hình, phương pháp quản lý khai thác 107 Bảng 3.32: Đánh giá trung bình và độ lệch chuẩn thang đo Sự phát triển của khoa học công nghệ 107 Bảng 3.33: Đánh giá trung bình và độ lệch chuẩn thang đo Nguồn vốn bảo trì 108 Bảng 3.34: Đánh giá trung bình và độ lệch chuẩn thang đo Sự tác động từ người sử dụng 108 Bảng 3.35: Đánh giá trung bình và độ lệch chuẩn của các nhóm nhân tố 108 Bảng 4.1: Đơn giá thu phí đường bộ theo Thông tư 35/2016/TT-BGTVT 114 Bảng 4.2: Các yêu cầu công việc của hợp đồng 123 Bảng 4.3: Hạng mục công việc và mức độ phục vụ bắt buộc 123 Bảng 4.4: Nội dung thực hiện sửa chữa các hạng mục công việc 124 Bảng 4.5: So sánh hai loại hợp đồng 126 Bảng 4.6: Hạng mục công việc và mức phục vụ bắt buộc 129 Bảng 4.7: Quy trình phân định trách nhiệm thực hiện dự án hồ điều hòa 148 Bảng 4.8: Kết quả đánh giá tính khoa học và tính khả thi của các nhóm giải pháp 150
  14. x DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1a: Phân cấp QLKT hệ thống ĐBĐT cấp thành phố trực thuộc Trung ương 29 Hình 2.1b: Phân cấp QLKT hệ thống ĐBĐT địa phương trực thuộc tỉnh quản lý 29 Hình 2.2: Nội dung quản lý khai thác CTGTĐBĐT 30 Hình 2.3: Các hình thức kiểm tra 31 Hình 2.4: Sơ đồ Quản trị theo quá trình và Quản trị theo mục tiêu 34 Hình 2.5: Quy trình quản lý và sử dụng vốn bảo trì CTGTĐBĐT do Trung ương cấp 38 Hình 2.6: Quy trình quản lý và sử dụng vốn bảo trì CTGTĐBĐT do ngân sách địa phương cấp 39 Hình 2.7: Tiêu chí đánh giá công tác quản lý khai thác CTGTĐBĐT 40 Hình 2.8: Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý khai thác CTGTĐBĐT 45 Hình 2.9: Các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí QLKT CTGTĐBĐT 48 Hình 3.1: Phân cấp quản lý khai thác CTGTĐBĐT trên địa bàn Thành phố 64 Hình 3.2: Các hình thức kiểm tra CTGTĐBĐT trên địa bàn Thành phố 65 Hình 3.3: Những tồn tại, hạn chế của công tác QLKT CTGTĐBĐT Thành phố 72 Hình 3.4: Chức năng, nhiệm vụ của các chủ thể liên quan đến công tác QLKT CTGTĐBĐT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 73 Hình 3.5: Trình tự thực hiện kiểm tra, BDSC CTGTĐBĐT trên địa bàn Thành phố 75 Hình 3.6: Trình tự xử lý sự cố khẩn cấp CTGTĐBĐT trên địa bàn Thành phố 76 Hình 3.7: Tình hình lấn chiếm hệ thống thoát nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh tính từ đầu năm đến 31/10/2018 79 Hình 3.8: Tổng hợp các điểm nguy cơ ùn tắc từ năm 2015 - 2018 88 Hình 3.9: Hiện trạng lòng đường và vỉa hè tại Thành phố Hồ Chí Minh 89 Hình 3.10: Quy trình nghiên cứu 92 Hình 3.11: Thống kê đơn vị công tác của mẫu khảo sát 93 Hình 3.12: Thống kê số năm kinh nghiệm của mẫu khảo sát 93 Hình 3.13: Thống kê số dự án tham gia của mẫu khảo sát 93 Hình 3.14: Thống kê trình độ của mẫu khảo sát 93 Hình 3.15: Thống kê chức vụ của mẫu khảo sát 94 Hình 3.16: Mô hình nghiên cứu đề xuất 95 Hình 4.1: Hệ thống giải pháp hoàn thiện công tác QLKT CTGTĐBĐT Thành phố 112 Hình 4.2: Các bước thực hiện đấu thầu theo (PBC) 120 Hình 4.3: Sơ đồ tổ chức của Ban quản lý khai thác hạ tầng giao thông đô thị 140 Hình 4.4: Cốt nền đường nội đô tối thiểu phải > 2 m 146
  15. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Việt Nam hiện có khoảng 813 đô thị với các loại hình: đô thị công nghiệp, đô thị cảng, đô thị du lịch, đô thị tổng hợp. Hệ thống đô thị luôn giữ vai trò quyết định nền tài chính của một quốc gia vì thu nhập của hệ thống đô thị luôn chiếm 70 ÷ 80% thu nhập của nền kinh tế quốc dân. Do sức hút tài chính lớn nên hiện tượng di dân cơ học từ các vùng có thu nhập thấp vào các đô thị ngày một gia tăng, cộng với dòng di chuyển của cư dân bản thân đô thị đã làm cho các dòng giao thông trên hệ thống đường nội và ngoại đô càng thêm quá tải. Việc đầu tư các dự án bất động sản (BĐS) khu vực nội đô không được nghiên cứu thấu đáo, thậm chí còn làm sai quy định đã phá vỡ cảnh quan, kiến trúc đô thị, tăng mật độ phương tiện lưu thông nội đô, khiến cơ sở hạ tầng giao thông (CSHTGT) quá tải, nhanh hư hỏng, xuống cấp, đặc biệt tình trạng ùn tắc, úng ngập cục bộ thường xuyên xảy ra. Vì vậy, đầu tư xây dựng (ĐTXD) hệ thống CSHTGT đủ công năng, an toàn và phương pháp quản lý khoa học là nhu cầu cấp thiết với các đô thị hiện nay. Ở hầu hết các đô thị cũ của Việt Nam, hệ thống giao thông vận tải (GTVT) có chất lượng thấp, đường phố nội đô chật hẹp, hệ thống đường đối nội, đối ngoại và công tác đấu nối còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho vận tải, thường xuyên tạo ùn tắc cục bộ. Hệ thống vỉa hè đã hẹp lại bị lấn chiếm, sử dụng sai mục đích mà chính quyền đô thị thiếu các giải pháp quản lý hữu hiệu. Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị vừa cải tạo, vừa xây dựng. Khu vực cải tạo tận dụng cơ sở hạ tầng (CSHT) cũ để lại, hệ thống cấp thoát nước, thông tin liên lạc, lạc hậu, không đủ công năng. Khu vực xây dựng mới có thiết kế mới, nhưng khi đấu nối lại có những bất cập do quá trình khảo sát thiết kế thiếu chính xác, gây ra tình trạng “loạn cốt nền”. Mặt khác, Thành phố Hồ Chí Minh có 23 km bờ biển, nên còn bị ảnh hưởng bởi chế độ bán nhật triều, những ngày có thủy triều mà lại gặp mưa lớn thì hệ thống thoát và chứa nước quá tải, gây hiện tượng úng ngập, dẫn đến phá hủy hệ thống đường bộ nói chung và kết cấu áo đường, nền đường nói riêng, gây xuống cấp nhanh, là nguyên nhân gây mất an toàn giao thông (ATGT), giảm hiệu quả hoạt động khai thác. Việc nâng cấp hệ thống đường bộ đô thị (ĐBĐT) nhằm tăng hiệu quả của hoạt động khai thác trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa nhanh, mật độ phương tiện gia tăng đột biến kể cả số lượng và tải trọng, mà kế hoạch duy tu, bảo dưỡng sửa chữa (BDSC), kinh phí đều
  16. 2 không đáp ứng (kinh phí thực tế chỉ xấp xỉ 50% kế hoạch) đang là những thách thức đối với chính quyền đô thị. Trong khi đó, hệ thống quản lý khai thác (QLKT) ĐBĐT vẫn hoạt động theo mô hình quản lý truyền thống, phương pháp quản lý thiếu khoa học, không đáp ứng tốc độ phát triển đô thị hiện tại của Thành phố Hồ Chí Minh. Điều đó cho thấy, sự vận hành của bộ máy quản lý, năng lực quản lý còn bị ảnh hưởng của tư duy thời kỳ bao cấp, kế hoạch hóa tập trung, chức năng trùng lặp, trách nhiệm dàn trải, lợi ích nhóm, gây ảnh hưởng đến hoạt động khai thác ĐBĐT. Chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh cần có sự thay đổi, nhất là trong thời điểm cải cách hành chính cả nước nói chung, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đang ở giai đoạn quyết liệt. Tất cả những bất cập trên cho thấy, để tổ chức khai thác hệ thống ĐBĐT cũng như việc bảo vệ, duy trì tuổi thọ, cần có các giải pháp quản lý khoa học trên cơ sở đổi mới mô hình, phương pháp quản lý, sự thay đổi tư duy, nhận thức phù hợp với đặc thù đô thị, cùng với sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ của chính quyền đô thị thì mới có thể phát huy hiệu quả hệ thống đường bộ, góp phần giải quyết các bất cập, thu hút đầu tư, nâng cao chất lượng giao thông đô thị (GTĐT). Mặt khác, để đáp ứng các điều kiện của hội nhập, quản lý đô thị (QLĐT) cần được cải tiến với các nguồn thu tự tạo bằng các phương pháp quản lý khoa học, sự phối kết hợp giữa các chủ thể liên quan, nhằm đảm bảo các yêu cầu về môi trường và GTVT, đồng thời góp phần tái tạo đô thị bằng các nguồn như: phí cầu đường, phí lưu thông nội đô, phí đỗ xe, phí sử dụng vỉa hè, trên cơ sở các nghiên cứu khoa học có tính đến sự cân đối giữa thu nhập của người dân, đặc điểm và nhu cầu phát triển đô thị. Xuất phát từ thực tế trên, đề tài: “N hi n cứu quản l hai thác c n tr nh giao thông đƣờn tr n đ a àn Thành phố Chí Minh” là rất cấp thiết. 2. Mục đích nghi n cứu của luận án Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về QLKT công trình giao thông đường bộ đô thị (CTGTĐBĐT); đánh giá thực trạng công tác QLKT CTGTĐBĐT; luận án đề xuất các nhóm giải pháp hoàn thiện công tác QLKT CTGTĐBĐT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án xác định các mục tiêu nghiên cứu cụ thể: - Hệ thống hóa, bổ sung và hoàn thiện cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn về QLKT CTGTĐBĐT.
  17. 3 - Phân tích, đánh giá một cách khách quan, trên cơ sở khoa học thực trạng công tác QLKT CTGTĐBĐT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; làm sáng rõ những tồn tại, bất cập dưới góc độ quản lý và hệ quả của công tác QLKT CTGTĐBĐT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. - Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả công tác QLKT CTGTĐBĐT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. - Đề xuất các nhóm giải pháp hoàn thiện công tác QLKT CTGTĐBĐT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Đối tƣợn và phạm vi n hi n cứu của luận án 3.1. Đối tƣợn n hi n cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là công tác QLKT CTGTĐBĐT trên địa bàn cấp Thành phố trực thuộc Trung ương, do chủ thể quản lý là UBND Thành phố Hồ Chí Minh ủy quyền cho Sở GTVT thực hiện chức năng quản lý theo ngành. 3.2. Phạm vi n hi n cứu - Giới hạn về phạm vi không gian và nội dung nghiên cứu: luận án giới hạn về phạm vi không gian nghiên cứu là công tác QLKT CTGTĐBĐT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó chủ yếu đi sâu nghiên cứu về công tác QLKT mạng lưới ĐBĐT. - Giới hạn về thời gian: luận án giới hạn nghiên cứu thực trạng công tác QLKT CTGTĐBĐT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2012-2018. Trên cơ sở “Điều chỉnh quy hoạch phát triển GTVT Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn sau năm 2020” [24], luận án đề xuất giải pháp hoàn thiện QLKT CTGTĐBĐT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Ý n hĩa hoa học và thực tiễn của luận án - Ý n hĩa hoa học: luận án đã hệ thống hóa, bổ sung và hoàn thiện cơ sở lý luận về QLKT CTGTĐBĐT. Luận án đã đưa ra quan niệm về QLKT, xác định rõ các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả công tác QLKT CTGTĐBĐT tại các đô thị lớn. Kết quả nghiên cứu của luận án là nguồn tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập. - Ý n hĩa thực tiễn: luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng công tác QLKT CTGTĐBĐT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh dưới góc độ quản lý; đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả công tác QLKT CTGTĐBĐT thông qua đánh giá trung bình và độ lệch chuẩn các thang đo. Đề xuất các nhóm giải pháp mang tính khả thi về hoàn thiện công tác QLKT CTGTĐBĐT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
  18. 4 6. Kết cấu của luận án Ngoài mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận án được kết cấu thành 04 chương: Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến quản lý khai thác công trình giao thông đường bộ đô thị. Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý khai thác công trình giao thông đường bộ đô thị. Chương 3: Thực trạng công tác quản lý khai thác công trình giao thông đường bộ đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Chương 4: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý khai thác công trình giao thông đường bộ đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
  19. 5 C ƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ K AI T ÁC CÔNG TRÌN GIAO T ÔNG ĐƢỜNG BỘ ĐÔ T Ị 1.1 Các c n tr nh n hi n cứu tron nƣớc Luận án tổng hợp một số công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến đề tài: 1.1.1 Các quan niệm về quản l hai thác c n tr nh iao th n đƣờn đ th - Luận án tiến sĩ: “Nghiên cứu công tác quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hà Nội”, của tác giả Trần Trung Kiên, năm 2019 [41]. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng công tác QLKT, thực trạng công tác quản lý bảo trì KCHT GTĐB, luận án đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác QLKT và bảo trì KCHT GTĐB trên địa bàn Thành phố Hà Nội, bao gồm: Hoàn thiện phân công, phân cấp QLKT và bảo trì KCHT GTĐB; Đấu thầu QLKT và bảo trì KCHT GTĐB; Tăng cường huy động vốn cho QLKT và bảo trì KCHT GTĐB; Áp dụng hợp đồng QLKT và bảo trì KCHT GTĐB theo chất lượng thực hiện; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong QLKT và bảo trì KCHT GTĐB. Luận án cho rằng QLKT và quản lý bảo trì là hai nội dung độc lập, có mối quan hệ tương hỗ, kết quả nghiên cứu của luận án cho Thành phố Hà Nội - là đô thị không mang tính đặc thù như Thành phố Hồ Chí Minh (đô thị ven biển; có nhiều kênh, rạch nội đô; ảnh hưởng chế độ bán nhật triều; vừa xây dựng vừa cải tạo). - Cuốn sách: “Kinh tế - Quản lý khai thác công trình cầu đường”, của GS.TSKH Nghiêm Văn Dĩnh (chủ biên), TS. Nguyễn Quỳnh Sang, Nhà xuất bản (NXB) GTVT (2009) [34]; các tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về QLKT công trình cầu - đường bộ, bao gồm các nội dung: Khảo sát, thiết kế, đầu tư dự án trong hoạt động khai thác cầu - đường bộ; Áp dụng tiến bộ công nghệ hoạt động bảo trì công trình cầu - đường bộ; Quản lý kỹ thuật và chất lượng khai thác công trình; Nguồn vốn cho hoạt động QLKT công trình; Tổ chức giao thông, đảm bảo ATGTĐB. Tuy nhiên, cuốn sách nghiên cứu về một số nội dung của công tác QLKT công trình cầu - đường bộ nói chung, khi áp dụng vào luận án cần phân biệt vì luận án đi sâu nghiên cứu hoạt động QLKT CTGTĐBĐT. - Cuốn sách: “Quản lý khai thác đường ô tô”, tác giả Doãn Hoa, NXB Xây dựng, 2004 [37]. Tác giả đã đề cập đầy đủ các mặt của công tác tổ chức, QLKT đường ô tô dưới góc độ quản lý và kỹ thuật như: Chiến lược phát triển đường đô thị, đường nông thôn; Các hiện tượng hư hỏng mặt đường, nguyên nhân hư hỏng; Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng khai thác đường; Tổ chức giao thông, tai nạn và ATGT, Tác giả đã đưa ra các tư liệu thiết thực trong và ngoài nước, có thí dụ tính toán để các kỹ sư, các nhà hoạch
  20. 6 định chính sách tham khảo trong quá trình bảo trì, nâng cấp đường. Tác giả còn xây dựng mô hình tính toán chi phí vận hành (VOC), mô hình phân tích lợi ích - chi phí, Cuốn sách mới đề cập đến một số nội dung của hoạt động QLKT đường ô tô nói chung, chưa đi sâu về QLKT đường đô thị. - Cuốn sách: “Quản lý khai thác công trình xây dựng”, của TS. Lê Mạnh Tường, NXB GTVT, 2016 [63]. Tác giả phân tích sâu về góc độ QLNN về hoạt động khai thác công trình xây dựng (CTXD), trong đó có quản lý chất lượng (QLCL) hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật trong khai thác CTXD, quản lý chi phí và vốn cho hoạt động khai thác CTXD, tác giả còn đề cập đến hoạt động đầu tư và quản lý đầu tư trong khai thác CTXD. Ngoài ra, các công nghệ mới trong khai thác CTXD cũng được tác giả đề cập đến. Nội dung cuốn sách đã nhấn mạnh vai trò QLNN trong hoạt động khai thác CTXD, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế chung của đất nước và riêng các vùng lãnh thổ. - Cuốn sách: “Quản lý hoạt động khai thác hầm giao thông”, của TS. Lê Mạnh Tường, TS. Nguyễn Anh Tuấn, NXB GTVT, 2018 [64]. Tác giả đã đề cập đến tình trạng đô thị hóa quá nhanh của các đô thị Việt Nam, dẫn đến quá tải hệ thống CSHT GTVT và quy hoạch không theo kịp sự phát triển của đô thị. + Trong khi đó, việc tận dụng không gian trên cao ở các đô thị cũng chỉ giới hạn ở một mức độ do các vấn đề về cảnh quan, mỹ quan, môi trường và đặc thù đô thị. Điều đó cho thấy sự cần thiết của giao thông ngầm trong lòng đất bằng hệ thống hầm. Tuy rằng giao thông bằng đường hầm về trước mắt phải đầu tư với chi phí cao nhưng lại có nhiều ưu điểm vượt trội so với các loại hình giao thông khác. + Cuốn sách làm rõ tính phức tạp về kỹ thuật và công nghệ xây dựng các công trình hầm, khả năng và kinh nghiệm trong QLKT đường hầm của đội ngũ cán bộ quản lý còn khiêm tốn, nạn úng ngập, ùn tắc, TNGT vẫn xảy ra trong hầm, điều đó được thực tế chứng minh qua những bất cập trong khai thác hầm. Mặt khác, ngành GTVT của Việt Nam hiện nay cũng chưa có quy trình chính thống ban hành về QLKT hầm giao thông mà vẫn dùng sổ tay vận hành hầm. - Bài báo khoa học: “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý khai thác, bảo trì công trình giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”, của TS. Phạm Phú Cường - Đại học GTVT, tạp chí GTVT, 2017 [32]. Bài báo trình bày nội dung công tác QLKT CTGTĐB trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; đánh giá những kết quả đạt được về công tác đảm bảo trật tự ATGT; công tác bảo trì hệ thống HTGT hiện hữu; tác giả chỉ ra những tồn tại cần khắc phục như: hệ thống văn bản pháp lý; công tác QLKT HTGT; công tác đảm bảo ATGT. Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác QLKT CTGTĐB trên
  21. 7 địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh: Hoàn chỉnh văn bản pháp lý có liên quan; Thống kê, cập nhật và quản lý dữ liệu, số liệu CSHT GTĐB; Nâng cao năng lực quản lý và khai thác hiệu quả hệ thống HTGT; Thực hiện hiệu quả công tác quản lý bảo trì hệ thống cầu, đường bộ. Nhìn chung, hệ thống giải pháp mang tính kiến nghị. Thông qua các công trình khoa học của các tác giả trên, tác giả luận án nhận thấy mỗi công trình nghiên cứu đều có quan niệm riêng về QLKT và quản lý bảo trì CTGTĐB, đối với quan niệm của tác giả thì QLKT là một lĩnh vực đa nội dung, trong đó bao hàm cả quản lý bảo trì, quản lý tổ chức và đảm bảo an toàn giao thông, dưới tác động của các chủ thể quản lý bằng các công cụ quản lý, nhằm duy trì trạng thái kỹ thuật công trình theo đúng tiêu chuẩn thiết kế, phát huy hết công năng của hệ thống giao thông động và tĩnh, đảm bảo an toàn trong quá trình khai thác vận hành. 1.1.2 Các quan điểm xác đ nh n i dun quản l hai thác công trình giao thông đƣờn đ th 1.1.2.1 Quản lý tổ chức giao thông và đảm bảo an toàn giao thông - Luận án tiến sĩ: “Nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam”, của tác giả Nguyễn Ngọc Thạch, Trường Đại học GTVT, 2015 [52]. Luận án đã đưa ra giải pháp nhằm đảm bảo ATGT đường bộ ở 5 mức độ từ thấp đến cao trên cơ sở kết hợp giữa các yếu tố con người, hạ tầng, phương tiện và các yếu tố khác. Ngoài ra, tác giả cũng đưa ra 5 giải pháp đồng bộ cho 5 loại đối tượng khác nhau được chia theo các đặc thù ATGT, ví dụ như Hà Nội (loại 1) với những khu vực đã có nền tảng tốt về ý thức tham gia giao thông, các giải pháp đồng bộ nên tập trung vào doanh nghiệp vận tải, QLNN và hành khách. Làm tốt các khâu trong ĐTXD hạ tầng, kiểm định kỹ thuật phương tiện, và hệ thống tổ chức quản lý ATGT. Phạm vi nghiên cứu của luận án rất rộng, chưa đi sâu nghiên cứu phương án đảm bảo ATGT trong đô thị, vì quản lý tổ chức giao thông đô thị có những đặc thù riêng, thay đổi theo thời gian và không gian. - Bài báo khoa học: “Nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ trong tình hình hiện nay", tác giả Lê Quý Vương, năm 2014 [73], đã chỉ ra nguyên nhân của các vụ TNGT đường bộ là do: người tham gia giao thông, phương tiện giao thông, CSHTGT, vấn đề tổ chức giao thông và hệ thống pháp luật. Tác giả đề xuất giải pháp: Tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền; Rà soát hệ thống pháp luật về GTĐB; Kiểm tra, đánh giá, xem xét về quy định việc đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; Tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về ATGT của lực lượng cảnh sát giao thông.
  22. 8 Nhìn chung, các giải pháp dưới góc độ QLNN về ATGT đường bộ trên phạm vi cả nước, chưa phân tích rõ vấn đề đảm bảo ATGT đường bộ trên phạm vi đô thị. - Bài báo khoa học: “Chất lượng khai thác giao thông và vấn đề bảo đảm an toàn giao thông trên đường ô tô”, của TS. Dương Tất Sinh, trích từ “Kỷ yếu Hội nghị an toàn giao thông Việt Nam năm 2015 - tập 1”, NXB GTVT, 2015 [46]. + Bài báo trình bày kết quả vận dụng lý thuyết đánh giá chất lượng khai thác đường của Cộng hòa Liên bang Nga để đánh giá một số tuyến đường tại Việt Nam và tìm hiểu sự liên quan giữa chất lượng khai thác và ATGT trên đường với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng khai thác và loại trừ các nguyên nhân sự cố mất ATGT do HTGTĐB. + Tác giả nhận định việc đánh giá chất lượng khai thác đường một cách thường xuyên, trong đó có đánh giá mức độ nguy hiểm của đường dọc theo tuyến là hết sức cần thiết. Điều đó cho phép xác định chất lượng giao thông của đường và đánh giá nguy cơ tiềm ẩn mất ATGT trên đường. Tuy nhiên, các cơ quan QLKT đường cần phải có giải pháp tổ chức và lưu trữ cũng như cập nhật dữ liệu của đường một cách phù hợp. Các biểu đồ về chất lượng khai thác giao thông của từng đoạn tuyến là cơ sở để xác định các vị trí có nguy cơ tiềm ẩn mất ATGT, nhằm đưa ra các giải pháp kỹ thuật tương ứng, loại trừ các nguyên nhân sự cố giao thông và tai nạn do có nguyên nhân từ đường. Bài báo cũng chỉ phân tích, đánh giá chất lượng khai thác và đảm bảo ATGT trên đường ô tô nói chung, chưa đi sâu nghiên cứu trong đô thị. 1.1.2.2 Quản lý vốn và tạo vốn trong khai thác - Luận án tiến sĩ kinh tế: “Hoàn thiện các phương pháp định giá sử dụng đường bộ và các giải pháp nhằm tăng nguồn thu từ người sử dụng đường bộ” của tác giả Đào Việt Phương, tại Trường Đại học GTVT, năm 2006 [44]. Tác giả hệ thống hóa cơ sở lý luận về các phương pháp định giá sử dụng đường bộ, phân tích và đánh giá thực trạng công tác định giá sử dụng đường bộ và các khoản thu từ người sử dụng đường bộ ở Việt Nam; đề xuất giải pháp hoàn thiện các phương pháp tăng nguồn thu từ người sử dụng đường bộ. Đối với giải pháp tăng nguồn thu từ người sử dụng đường bộ cần phải được nghiên cứu và thay đổi cho phù hợp nếu áp dụng vào hoạt động thu phí phương tiện lưu thông nội đô, phí sử dụng vỉa hè, nhằm tái tạo đô thị, đảm bảo cảnh quan, mỹ quan đô thị. - Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Phan Huy Lệ, với đề tài “Quản lý nhà nước về thu và sử dụng phí đường bộ ở Việt Nam”, tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2010 [42].
  23. 9 + Luận án đưa ra một số luận điểm mới rút ra từ kết quả nghiên cứu, khảo sát bằng cách thực hiện tham vấn cộng đồng với 328 phiếu điều tra, đối tượng là doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực GTĐB và cá nhân. Kết quả được phân tích, xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 đã chỉ ra mối liên hệ chủ yếu giữa các biến số “đánh giá việc thực hiện QLNN về thu và sử dụng phí đường bộ” với các biến số quản lý khác (mức ý nghĩa ≤ 0,005). + Từ những kết quả trên, luận án đưa ra dự báo, định hướng về QLNN về thu và sử dụng phí đường bộ. Các giải pháp mang tính đồng bộ nhằm hoàn thiện QLNN về thu và sử dụng phí đường bộ bao gồm: Cải cách thủ tục hành chính kết hợp chặt chẽ với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và tuyên truyền giáo dục pháp luật. Phân cấp cho các đơn vị, các địa phương và từng chức danh quản lý nhằm kiện toàn bộ máy QLNN về thu và sử dụng phí đường bộ. Nâng cao chất lượng lập kế hoạch thu và sử dụng phí đường bộ, đảm bảo thu đúng, thu đủ, chất lượng đường bộ phải thỏa mãn sự chi trả của người sử dụng. + Trên cơ sở phân tích quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, luận án đề xuất công tác tổ chức thực hiện QLNN về thu và sử dụng phí đường bộ cần dựa trên ba yếu tố chính: Hệ thống mục tiêu QLNN về thu và sử dụng phí đường bộ; Hệ thống các công cụ và phương pháp quản lý; Hệ thống đánh giá, giám sát kết quả và phương thức điều chỉnh khi cần thiết trong và ngoài hệ thống QLNN về thu và sử dụng phí đường bộ để tổ chức phối hợp. Hiện tại, việc thu phí sử dụng đường bộ cơ bản do các công ty BOT lập và đề xuất các mức phí, thời hạn thu phí cho nên sự chi phối QLNN bị hạn chế. - Luận án tiến sĩ kinh tế: “Nghiên cứu các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ ở Việt Nam” của tác giả Lê Văn Dũng tại Trường Đại học GTVT (2011) [35]. Luận án đã đóng góp về khoa học và thực tiễn với những nội dung nghiên cứu cụ thể như sau: + Về mặt lý luận: Khái quát một số vấn đề về khu vực công làm cơ sở để nghiên cứu nguồn thu từ người sử dụng đường bộ; bao gồm khái niệm về khu vực công, hoạt động kinh tế khu vực công, sự cần thiết phải can thiệp vào khu vực này của Chính phủ. Nghiên cứu cơ sở lý luận về các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ bao gồm: Nguyên tắc xác định các mức thu, cơ cấu chi phí xã hội biên, các nguồn thu trực tiếp, gián tiếp, các nguồn thu ngoại ứng và thu khác. Khái quát kinh nghiệm các nước về quy định các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ và nghiên cứu các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ ở Việt Nam.
  24. 10 Từ đó, luận án đề xuất 03 nguồn thu mới: Phí tải trọng trục; từ những cơ quan sử dụng CSHTĐB; và nguồn thu từ những người gián tiếp sử dụng đường. + Về mặt thực tiễn: Luận án phân tích, đánh giá thực trạng các nguồn thu ở Việt Nam, những mặt đạt được, hạn chế, làm cơ sở nghiên cứu các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ, kiến nghị giải pháp tổ chức thực hiện quản lý các nguồn thu này. Luận án phân tích sâu về việc thu phí đường bộ, nhưng khía cạnh thu phí sử dụng đường nội đô lại chưa được nghiên cứu, trong khi các tuyến đường nội đô tại các đô thị lớn còn nhiều bất cập về ùn tắc giao thông (UTGT), úng ngập, ô nhiễm, nhưng lại là nơi thu hút đáng kể các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước. 1.1.2.3 Quản lý bảo trì cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ - Đề án: “Nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác quản lý, khai thác KCHT GTĐB trên hệ thống quốc lộ” của Bộ GTVT, (2013) [7]. Mục tiêu của đề án nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, bảo trì KCHT GTĐB; đảm bảo hiệu quả và chất lượng khai thác KCHT GTĐB trên hệ thống quốc lộ, trên cơ sở tăng cường kiểm tra, giám sát công tác quản lý, bảo trì KCHT GTĐB; Đảm bảo mặt đường êm thuận, hạn chế hư hỏng nền, mặt đường; Tăng khả năng lưu thông và đảm bảo ATGT; Tiết kiệm kinh phí, nhân lực; Tiếp thu các thành tựu khoa học - kỹ thuật của các nước tiên tiến, khắc phục các tồn tại, hạn chế làm giảm hiệu quả và chất lượng quản lý, khai thác KCHT GTĐB. Đối tượng của đề án là hệ thống đường quốc lộ trên phạm vi cả nước, chưa đi sâu nghiên cứu quản lý, bảo trì hệ thống đường đô thị. - Bài báo khoa học: “Một số giải pháp để triển khai áp dụng hiệu quả hợp đồng dựa trên chất lượng thực hiện trong quản lý bảo trì đường bộ Việt Nam”, tác giả Đinh Văn Hiệp, (2017) [38]. Bài báo đã phân tích các ưu điểm của hình thức hợp đồng PBC (hợp đồng thanh toán dựa trên kết quả và chất lượng thực hiện) và sự khác biệt so với hình thức hợp đồng truyền thống. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng hợp đồng PBC tại một số dự án đường bộ của Việt Nam, tác giả đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khi triển khai áp dụng hợp đồng PBC trong quản lý bảo trì đường bộ. Các giải pháp chú trọng về năng lực và thể chế; thời hạn hợp đồng; kế hoạch nguồn vốn; khung chỉ tiêu đánh giá và công nghệ khảo sát đánh giá chất lượng khai thác công trình. - Bài báo khoa học: “Kinh nghiệm thực hiện hợp đồng dựa trên chất lượng thực hiện trong quản lý bảo trì đường bộ trên thế giới và bài học cho Việt Nam”, tác giả Trần Trung Kiên, (2018) [40]. Bài báo nhấn mạnh hợp đồng quản lý bảo trì đường bộ dựa trên kết quả và chất lượng thực hiện (PBC) đã được áp dụng phổ biến trên thế giới nhưng tại
  25. 11 Việt Nam còn khá mới mẻ. Bài báo trình bày kinh nghiệm thực hiện hợp đồng PBC trong quản lý bảo trì đường bộ của một số nước trên thế giới như Canada, Úc về các phương thức thực hiện bao gồm: Lựa chọn nhà thầu QLBT đường bộ; Giám sát thực hiện hợp đồng; Thanh toán hợp đồng; Phân bổ rủi ro. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để có thể triển khai áp dụng hiệu quả hợp đồng PBC tại Việt Nam. 1.1.2.4 Quản lý chất lượng kỹ thuật công trình - Luận án tiến sĩ: “Một số giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị tại Thành Phố Hồ Chí Minh”, của tác giả Lê Mạnh Tường, tại Trường Đại học GTVT, (2010) [62]. Những đóng góp của luận án: + Hệ thống hóa lý luận về chất lượng và QLCL. Kinh nghiệm quốc tế về chất lượng và QLCL. Mối quan hệ giữa quy hoạch GTĐT với dự án đầu tư (DAĐT) xây dựng công trình (XDCT) GTĐT. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng DAĐT XDCT GTĐT, đặc biệt là ảnh hưởng của công tác quy hoạch, của các giai đoạn trong quá trình đầu tư, của các chủ thể tham gia đến chất lượng dự án. + Thông qua một số dự án, luận án đánh giá những tồn tại của hệ thống QLCL DAĐT XDCT GTĐT của Thành phố Hồ Chí Minh theo các góc độ khác nhau: Theo góc độ chủ đầu tư; theo hệ thống các nhà thầu; hệ thống văn bản pháp quy về QLCL. + Luận án đưa ra 3 nguyên tắc hoàn thiện QLCL gồm: Quy hoạch chất lượng là cơ sở hình thành chất lượng sản phẩm; QLCL theo một trục nhất định (trục dọc chất lượng); Mô hình hóa trách nhiệm QLCL. + Trên quan điểm hệ thống tác giả đưa ra hệ thống các giải pháp hoàn thiện QLCL các DAĐT XDCT GTĐT tại Thành phố Hồ Chí Minh gồm: Hoàn thiện hệ thống chỉ đạo chất lượng (QLCL vĩ mô), hoàn thiện công tác QLCL, hoàn thiện công tác quản trị chất lượng. Trong đó, dựa vào lý thuyết tổ chức sản xuất và hành vi tổ chức, luận án đưa ra 3 giải pháp hoàn thiện quản trị chất lượng: Hoàn thiện hệ thống QLNN các DAĐT XDCT GTĐT của Sở GTVT; Hoàn thiện hệ thống quản trị chất lượng, xác định trách nhiệm của các nhà thầu xây dựng khi tham gia DAĐT XDCT GTĐT; Chuẩn hóa điều kiện năng lực của hệ thống các nhà thầu khi tham gia DAĐT XDCT GTĐT. - Bài báo khoa học: “Hoàn thiện công tác quản lý DAĐT xây dựng tại Ban quản lý chuyên ngành GTVT”, tạp chí GTVT (2017) của tác giả Phạm Phú Cường [33]. Bài báo trình bày quy trình và nội dung QLDA ĐTXDCT GTVT, phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác QLDA ĐTXD và những tồn tại trong công tác quản lý của Ban quản lý dự án (BQLDA) chuyên ngành GTVT như: tồn tại trong công tác quản lý tiến độ, QLCL, công tác tổ chức QLDA tại BQLDA, tác giả đã phân tích các nguyên nhân do thể
  26. 12 chế; trình độ quản lý; kỹ thuật và công cụ quản lý. Từ đó, đề xuất các giải pháp: Hoàn thiện quy trình QLDA; Hoàn thiện mô hình tổ chức QLDA tại các BQLDA. Như vậy, lĩnh vực QLKT CTGTĐB đã được các tác giả đi sâu nghiên cứu, mặc dù mỗi công trình nghiên cứu chỉ đi sâu một hoặc một số nội dung của QLKT, nhưng qua đó có thể đúc kết được nội dung cơ bản của công tác QLKT CTGTĐB bao gồm: Quản lý kỹ thuật công trình; Quản lý công tác tổ chức vận hành (bao hàm quản lý bảo trì); Quản lý chi phí và tạo vốn trong khai thác, nhằm nâng cao hiệu quả khai thác công trình. 1.1.3 Các nhân tố ảnh hƣởn đến quản l hai thác c n tr nh iao th n đƣờn đ th 1.1.3.1 Về cơ chế - chính sách quản lý đô thị Hoạt động QLKT CTGTĐBĐT chịu ảnh hưởng bởi các đặc trưng đô thị (tốc độ phát triển, mật độ dân số, lưu lượng phương tiện, ) và các cơ chế, chính sách QLĐT (chính sách về quy hoạch không gian và sử dụng đất; chính sách về quản lý GTĐT, ), do vậy, việc lược khảo các công trình nghiên cứu về cơ chế, chính sách QLĐT để thấy được mối quan hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực nêu trên. - Cuốn sách: “Quản lý đô thị” của TSKH. Nguyễn Ngọc Châu, NXB Xây dựng, 2001 [27]. Tác giả đã khái quát lịch sử phát triển đô thị trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng; đặc điểm cơ bản của các đô thị và những tồn tại trong công tác QLĐT của Việt Nam. Tác giả đề cập những nội dung cơ bản về quy hoạch và quản lý các dịch vụ công ở đô thị; quản lý quy hoạch xây dựng đô thị; quản lý giao thông và vận tải đô thị; quản lý ngành cấp và thoát nước đô thị; quản lý bất động sản và nhà ở đô thị; quản lý KCHT GTĐT; nhưng đi sâu góc độ QLNN và trật tự đô thị. - Cuốn sách: “Quản lý đô thị thời kỳ chuyển đổi” của TS. Võ Kim Cương, NXB Xây dựng, 2004 [30]. Tác giả đã khái quát hóa một số vấn đề cơ bản về QLĐT trong thời kỳ chuyển đổi được đúc kết từ kinh nghiệm thực tế trong quá trình tham gia QLĐT. Đó là những vấn đề hết sức nhạy cảm nhưng cũng rất phức tạp và bất cập, không chỉ riêng ở Thành phố Hồ Chí Minh mà là đặc trưng của hầu hết các đô thị lớn trong cả nước. Nhất là sự vận động của nền kinh tế trong cơ chế thị trường sẽ nảy sinh nhiều bất cập mà hệ thống chính sách chưa theo kịp. Quan điểm và chính sách QLĐT, các vấn đề về quy hoạch và đất đai, các vấn đề về quản lý phát triển, các vấn đề về cải cách hành chính cho phù hợp với cơ chế thị trường nhằm hoàn thiện việc xây dựng bộ máy quản lý đầu tư và các vấn đề về tổ chức GTĐT, - Cuốn sách: “Chính sách đô thị” của TS. Võ Kim Cương, NXB Xây dựng 2006 [31], được coi là nền tảng trong hệ thống kiến thức về QLĐT thời kỳ chuyển đổi. Tác giả
  27. 13 đã khái quát hóa về đô thị, hệ thống các quan điểm và giải pháp cơ bản về quản lý cải tạo và phát triển đô thị, những vấn đề chiến lược nhất của đô thị, giúp độc giả nói chung và đội ngũ cán bộ công chức ở các địa phương nói riêng tiếp thu một cách hệ thống và sâu sắc kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn QLĐT. 1.1.3.2 Về ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý khai thác Đề án “Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý chất lượng xây dựng, khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông giai đoạn 2013-2020” của Bộ GTVT, năm 2012 [3], đã phân tích, đánh giá thực trạng ứng dụng phát triển khoa học công nghệ trong QLKT CSHT GTĐB, làm cơ sở đề xuất các giải pháp tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ bao gồm: - Xây dựng các trung tâm QLKT và vận hành hệ thống CSHTGT; - Tăng cường quản lý, kiểm soát tải trọng các phương tiện vận tải, quản lý hành lang ATĐB; - Tăng cường hiện đại hóa, cơ giới hóa trong công tác kiểm tra, quản lý, BDSC hệ thống CSHT GTĐB; - Tạo cơ chế thúc đẩy các đơn vị công ích, doanh nghiệp đầu tư trang thiết bị, đổi mới công nghệ trong lĩnh vực QLKT CSHT GTĐB; - Phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ngành GTVT triển khai các công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong lĩnh vực kiểm định, đánh giá chất lượng xây dựng, - Triển khai ứng dụng rộng rãi các công nghệ tiên tiến trong BDSC hệ thống CSHT GTĐB trong quá trình khai thác. Các giải pháp đề xuất mang tính chất định hướng, cần nghiên cứu chi tiết cho các đô thị đặc thù. Dự án“Tăng cường năng lực bảo trì đường bộ tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [11] do Bộ GTVT phối hợp với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) thực hiện năm 2014, nhằm nâng cao năng lực bảo trì đường bộ thông qua ứng dụng CNTT trong quản lý và theo dõi tình trạng kỹ thuật của hệ thống đường bộ quốc gia. Sau khi nhập dữ liệu, hệ thống sẽ tự động phân tích và đưa ra đánh giá về hiện trạng mức độ hư hỏng của đường, nhu cầu sửa chữa theo các cấp độ và dự trù kinh phí cho việc bảo trì. Kết quả nghiên cứu của dự án chưa đề cập đến việc ứng dụng tiến bộ công nghệ mới, vật liệu mới trong BDSC đường bộ. Ngoài ra, phạm vi nghiên cứu của dự án là hệ thống quốc lộ, chưa đi sâu nghiên cứu cho đường đô thị. 1.1.3.3 Về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ - Luận án tiến sĩ kinh tế: “Nghiên cứu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị”, của tác giả Phạm Hoài Chung, tại Trường Đại học GTVT, (2016) [29].
  28. 14 + Luận án nghiên cứu cơ sở lý thuyết về đầu tư phát triển CSHT GTĐBĐT và các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển CSHT GTĐBĐT. + Phân tích hiện trạng đầu tư phát triển CSHT GTĐBĐT ở Việt Nam tại một số thành phố điển hình. + Luận án đề xuất mô hình kinh tế lượng đánh giá tác động đầu tư phát triển CSHT GTĐBĐT để đánh giá độ trễ đầu tư, tính toán cho Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. + Xây dựng chỉ tiêu đo lường mức độ đầu tư phát triển CSHT GTĐBĐT bền vững, đánh giá mức độ đầu tư phát triển CSHT GTĐBĐT 5 thành phố nghiên cứu. + Đề xuất các giải pháp thiết thực, để nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển CSHT GTĐBĐT và đề xuất thành lập Quỹ đầu tư phát triển hợp tác công tư (PPP) để đảm bảo vốn cho hoạt động đầu tư phát triển CSHT GTĐBĐT. - Luận án tiến sĩ kinh tế: “Quản lý nhà nước về vốn đầu tư trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội”, của tác giả Hồ Thị Hương Mai, tại Học viện Chính trị Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, (2015) [43]. Nội dung nghiên cứu cụ thể như sau: + Luận án đã làm rõ khái niệm QLNN về vốn đầu tư trong phát triển kết cấu hạ tầng (KCHT) GTĐT, đồng thời đã đưa ra được các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về vốn đầu tư trong phát triển KCHT GTĐT. + Luận án phân tích thực trạng vốn đầu tư và QLNN về vốn đầu tư trong phát triển KCHT GTĐT Hà Nội. Đánh giá được những mặt thành công và hạn chế cũng như nguyên nhân của QLNN về vốn đầu tư trong phát triển KCHT GTĐT Hà Nội. + Luận án còn đưa ra dự báo xu hướng phát triển KCHT GTĐT Hà Nội và nhu cầu vốn đến năm 2020, đề ra các quan điểm và các nhóm giải pháp cũng như điều kiện thực hiện giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về vốn đầu tư phát triển KCHT GTĐT Hà Nội. - Luận án tiến sĩ kinh tế: “Nghiên cứu hoàn thiện quản lý đầu tư xây dựng và khai thác đường cao tốc ở Việt Nam”, của tác giả Nguyễn Phương Châm tại Trường Đại học GTVT, năm 2018 [28]. Trên cơ sở hệ thống hóa, bổ sung và hoàn thiện cơ sở lý luận về quản lý ĐTXD và khai thác đường cao tốc cũng như kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới trong lĩnh vực này; luận án tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý ĐTXD và khai thác các dự án đường cao tốc ở Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý ĐTXD và khai thác đường cao tốc phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, cụ thể như: + Giải pháp hoàn thiện quản lý ĐTXD: Thành lập các công ty chuyên ĐTXD đường cao tốc; Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho các dự án ĐTXD đường cao tốc; Hoàn thiện công tác quản lý đấu thầu lựa chọn nhà thầu thi công xây lắp các dự án đường cao tốc; Hoàn thiện công tác QLCL CTXD trong giai đoạn thi công của chủ đầu tư.
  29. 15 + Giải pháp hoàn thiện QLKT đường cao tốc: Áp dụng mô hình phối hợp QLKT đường cao tốc; Nghiên cứu triển khai ứng dụng giải pháp 4E’s trong QLKT đường cao tốc; Hoàn thiện công tác quản lý phát triển kinh doanh tổng hợp trên đường cao tốc. 1.2 Các công trình n hi n cứu tr n thế iới 1.2.1 Về quản l tổ chức iao th n và đảm ảo an toàn iao th n - Luận án tiến sĩ: “An analysis of Chiang Mai city’s transport system and its path towards sustainability, with a focus on the role of the motorcycle and the shared-taxi” (Phân tích hệ thống giao thông ở Chiang Mai và phương hướng phát triển bền vững, giảm xe máy và taxi), năm 2015, của tác giả Peraphan, Khoa Công trình giao thông, Đại học Công nghệ Vienna [106]. Luận án phân tích năng lực hoạt động và mức độ tương tác của hệ thống GTĐT thành phố Chiang Mai. Tiến hành khảo sát, phỏng vấn hộ gia đình nhằm thu thập dữ liệu thời gian di chuyển hành trình; phân tích sự ảnh hưởng của xe máy và taxi trong hệ thống giao thông, trên cơ sở đó, luận án phân tích định tính và định lượng để đưa ra giải pháp thích ứng cho hệ thống giao thông thành phố Chiang Mai, trong đó nhấn mạnh tập trung phát triển hệ thống giao thông công cộng (GTCC) và mạng lưới giao thông kết nối. - Cuốn sách: “An Introduction to Sustainable Transportation: Policy, Planning and Implementation” (Giới thiệu về giao thông bền vững: Chính sách, quy hoạch và áp dụng), năm 2010, của nhóm tác giả Preston L. Schiller , Eric Bruun, Jeffrey R. Kenworthy [107]. Trên cơ sở phân tích các loại hình phương tiện giao thông, theo các chức năng: sức chứa, tính thuận tiện, yêu cầu hạ tầng, hao tốn tài nguyên, ô nhiễm và chi phí, Nhóm tác giả đề xuất chính sách phát triển GTĐT bền vững, các quy tắc hoạch định giao thông thích ứng với đặc điểm đô thị, trong đó GTCC vẫn là nền tảng chủ đạo nhằm hướng đến hệ thống GTĐT thông minh và phát triển bền vững. - Cuốn sách: “Classic and Emerging Mobility Methods toward Smart Cities” (Các phương pháp cổ điển và mới hướng đến đô thị thông minh), của tác giả Joseph Chow, năm 2018 [90]. Trên cơ sở tổng quan các phương pháp cổ điển trong quản lý và vận hành hệ thống GTĐT, phân tích ưu và nhược điểm của từng phương pháp, đánh giá khả năng vận dụng của các phương pháp trong quản lý và điều hành hệ thống GTĐT, tác giả khẳng định để hướng đến đô thị thông minh, cần phân tích và thiết kế hệ thống GTĐT trên cơ sở tích hợp các dữ liệu, thông tin đa chiều, điều phối xử lý, dự báo, hoạch định chiến lược cho hệ thống GTĐT. Từng bước tiến tới xây dựng đô thị thông minh trên nền tảng quản lý và điều hành hệ thống GTĐT hoàn toàn ứng dụng công nghệ hiện đại như GTCC, dịch vụ giao thông chia sẻ như đi chung taxi, hạn chế ùn tắc, rút ngắn thời gian đi lại, đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông.
  30. 16 - Công trình nghiên cứu “Sustainable transport: A textbook for policy makers in developing cities”, (Giao thông bền vững: Giáo trình dành cho các nhà hoạch định chính sách tại các đô thị đang phát triển), năm 2004 của tác giả Bernhard O. Herzog, Freiburg, Đức, công tác tại Sở Giao thông thành phố Cape Town, Nam Phi [81]. Tác giả đề cập và phân tích những mảng đề tài chủ chốt trong việc xây dựng hệ thống chính sách giao thông bền vững nhằm phát triển đô thị như: Định hướng về các ứng dụng tốt nhất trong việc lập kế hoạch quản lý GTĐT và xây dựng hệ thống quy chuẩn; Kinh nghiệm phát triển đô thị đã thành công trước đó. Nội dung chủ yếu bàn luận cách giải quyết hợp lý đối với hàng loạt các ứng dụng phát triển đô thị khác nhau. - Công trình nghiên cứu: “Transportation Demand Management” (Quản lý nhu cầu giao thông), tháng 4 năm 2009, của các tác giả Andrea Broaddus, Todd Litman, Gopinath Menon [76]. Nhóm tác giả chỉ ra rằng các thành phố ở các quốc gia đang phát triển phải cần đến những giải pháp sáng tạo và hiệu quả để giải quyết các vấn đề giao thông ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, đi đôi với kết quả là gia tăng quá trình cơ giới hóa, đã tạo ra sự tắc nghẽn lớn hơn những gì đã chứng kiến trên thế giới. Giải quyết những vấn đề này không chỉ thông qua cải thiện các điều kiện của vận tải công cộng và điều kiện cho người sử dụng xe đạp và đi bộ, mà còn trong việc thực hiện các giải pháp khuyến khích người dân hạn chế sử dụng ô tô thay thế bằng các phương pháp theo các công cụ quản lý nhu cầu giao thông đã được nhóm tác giả mô tả trong nghiên cứu này. - Bài báo khoa học: “Urban Transport and Traffic Management - For Sustainable Transport Development in Mysore City” (Quản lý giao thông đô thị - Vì sự phát triển giao thông bền vững ở thành phố Mysore), Tạp chí Quốc tế kỹ thuật và ứng dụng công nghệ thông tin - Ấn Độ, tháng 3/2015, của tác giả Dr. Harish M, công tác tại Trung tâm hạ tầng giao thông và QHĐT - Viện Khoa học Ấn Độ [87]. Nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn trong bối cảnh giao thông tệ hại ở thành phố Mysore. Tác giả khẳng định việc QHĐT không hợp lý đã gây ra các hệ lụy như ùn tắc, thiếu bến bãi đỗ xe và chức năng giao thông khác, Cần có khung kế hoạch về công tác tổ chức giao thông nhằm giải quyết tình trạng trên. Do vậy, tác giả đề xuất giải pháp nhằm cải thiện hệ thống GTĐT của Thành phố Mysore là xây dựng mạng lưới hạ tầng kỹ thuật đặc biệt về giao thông nhằm thay đổi văn hóa giao thông trong đô thị: Sử dụng phương tiện GTCC thay cho phương tiện cá nhân đắt đỏ; Chuyển các trạm xe buýt ra khu vực ngoại ô; Xã hội hóa các bãi đỗ xe. 1.2.2 Về quản l vốn và tạo vốn tron hai thác - Bài báo “Launching Public Private Partnerships for Highways in Transition Economies” (Thiết lập quan hệ đối tác công - tư cho đường cao tốc trong các nền kinh tế
  31. 17 chuyển đổi), của tác giả Cesar Queiroz [82] đã khẳng định hình thức đối tác công - tư (PPP) không chỉ thích hợp với dự án ĐTXD mới, mà còn phù hợp với các dự án bảo trì đường bộ, với chương trình nhượng quyền bảo trì, thu phí để tạo vốn trong khai thác. - Bài báo “Financing road infrastructure in China and India: current trends and future options” (Tài trợ vốn cho cơ sở hạ tầng đường bộ ở Trung quốc và Ấn Độ: xu hướng hiện tại và các lựa chọn trong tương lai), của tác giả Antonio Postigo [77] đã phân tích, đánh giá những cơ hội và thách thức của các chính sách về tài chính cho GTĐB ở Trung Quốc và Ấn Độ. Trong đó, nguồn vốn bảo trì đường bộ chủ yếu từ NSNN, từ các khoản thuế (thuế đầu phương tiện; thuế nhiên liệu và phí đường bộ). Với chính sách hiện hành, nguồn vốn bảo trì không đáp ứng yêu cầu thực tế. Do vậy, tác giả kiến nghị mở rộng không gian tài khóa cho Chính phủ, củng cố thị trường tài chính trong nước và tăng cơ hội cho khu vực tư nhân mới có thể huy động đủ vốn cho phát triển GTĐB nói chung, trong đó có công tác bảo trì. 1.2.3 Về quản l ảo tr cơ sở hạ tần iao th n đƣờn - Nghiên cứu của World Bank với đề tài: “Performance Based Contracts in the Road Sector: Towards Improved Efficiency in the Management of Maintenance and Rehabilitation Brazil’s Experience” (Hợp đồng dựa trên hiệu suất trong lĩnh vực đường bộ: Hướng tới nâng cao hiệu quả trong quản lý bảo trì và phục hồi theo kinh nghiệm của Brazil) [120], kết quả nghiên cứu là bài học kinh nghiệm của Brazil khi đã tiến hành các cải cách trong lĩnh vực bảo trì đường bộ nhằm duy trì công năng của công trình trong bối cảnh khủng hoảng tài chính, dẫn đến thiếu vốn. Trước yêu cầu của thực tiễn, các đơn vị quản lý đường bộ tại Brazil khoán cho các doanh nghiệp tư nhân quản lý hoạt động bảo trì đường bộ, các nhà thầu được thanh toán theo kết quả và chất lượng thực hiện như đã cam kết, không thanh toán cho nhà thầu theo khối lượng công việc thực. Thông qua đấu thầu, nhà thầu được giao quản lý, bảo trì các tuyến đường bộ trong một thời gian nhất định, với cam kết duy trì trạng thái kỹ thuật (độ nhám, độ bằng phẳng, vết nứt, ), công năng sử dụng của các tuyến đường. Với phương thức thực hiện này, Brazil đã thành công cách trong quá trình quản lý hoạt động bảo trì, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tiết kiệm kinh phí, là bài học kinh nghiệm cho các nước trên thế giới. - Bài báo khoa học: “Decision Support System to Urban Infrastructure Maintenance Management” (Hệ thống hỗ trợ quyết định quản lý bảo trì hạ tầng đô thị), Tạp chí Tổ chức, công nghệ và quản lý xây dựng, năm 2009, của tác giả Niksa Jajac, Đại học Split, Crotia [101]. Quản lý dòng đời các dự án hạ tầng đô thị là một chu trình rất phức tạp. Tác giả tập trung nghiên cứu quản lý hoạt động bảo trì CSHT đô thị, đây là một quá trình ra quyết
  32. 18 định phức tạp vì có nhiều chủ thể liên quan, đa lĩnh vực, lượng thông tin lớn, ngân sách hạn chế, xung đột giữa các mục tiêu. Những yếu tố này cho thấy việc đưa ra quyết định bảo trì CSHT đô thị phụ thuộc các vấn đề khó xác định. Để ứng phó với sự phức tạp trên và để giúp các nhà quản lý dự án trong quá trình ra quyết định, tác giả đề xuất áp dụng phương pháp đa tiêu chí - áp dụng cho các vấn đề được thiết lập ưu tiên. Bắt đầu với việc phân tích mục tiêu, sau đó là định nghĩa về các yếu tố CSHT đô thị và sự phát triển một bộ tiêu chí phù hợp. Đánh giá tầm quan trọng của các tiêu chí (trọng số) dựa trên tập hợp ý kiến của các chuyên gia và được tiến hành bởi phương pháp AHP. Đánh giá các điều kiện bảo trì CSHT đô thị được cung cấp thông qua quy trình giám sát. Cách sử dụng các biểu mẫu và quy trình thích hợp để thu thập dữ liệu cũng được đề cập. Tất cả dữ liệu thu thập được xử lý bằng các phương pháp đa tiêu chí của Promethee. Kết quả chính của quy trình đa tiêu chí này là danh sách ưu tiên bảo trì các yếu tố CSHT đô thị. - Bài báo khoa học: “Decision support concept for managing the maintenance of city parking facilities” (Khái niệm hỗ trợ ra quyết định quản lý bảo trì các bãi đỗ xe thành phố), Tạp chí điện tử Khoa xây dựng Dân dụng Osijek-e-GFOS, năm 2014, của tác giả Niksa Jajac, Đại học Split, Crotia [102]. Tác giả tập trung nghiên cứu hoạt động bảo trì các bãi đỗ xe thành phố, đặc biệt chú trọng vào mô hình và việc ra quyết định liên quan đến lập kế hoạch bảo trì các bãi đỗ xe. Quản lý bảo trì các bãi đỗ xe thành phố rất phức tạp vì đây là vấn đề đa ngành liên quan đến nhiều chủ thể tham gia, lượng thông tin lớn, ngân sách hạn chế và xung đột về mục tiêu và tiêu chí. Để giúp các nhà quản lý bảo trì đối phó với vấn đề này, bài báo đề xuất một cách tiếp cận kết hợp giữa phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) và các phương pháp đa tiêu chí của Promethee và áp dụng cho những vấn đề được thiết lập ưu tiên. Sau khi đánh giá các điều kiện của các cơ sở đỗ xe hiện tại và trạng thái dự kiến của các bãi đỗ xe đó, cách tiếp cận là tạo ra một hệ thống mục tiêu và tiêu chí, cũng như xác định các hành động khả thi cho các cơ sở đỗ xe này. Đại diện của các bên liên quan đã cung cấp trọng số của các tiêu chí bằng cách áp dụng phương pháp phân tích thứ bậc (AHP). Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp Promethee II để xếp hạng ưu tiên và phương pháp Promethee V để xác định các giai đoạn thực hiện bảo trì, đưa ra kế hoạch bảo trì cuối cùng. - Bài báo khoa học: “A comparative study of the emissions by road maintenance works and the disrupted traffic using life cycle assessment and micro-simulation” (Một nghiên cứu so sánh về khí thải do công tác bảo trì đường bộ và giao thông bị gián đoạn,
  33. 19 sử dụng đánh giá vòng đời và mô phỏng vi mô), Tạp chí Nghiên cứu giao thông, năm 2009, của nhóm tác giả Huang Y, Bird R, Bell M [89]. Bài báo nhận định việc đánh giá vòng đời dự án đang được ngành công nghiệp đường bộ chấp nhận để đo lường các tác động môi trường quan trọng như mức tiêu thụ năng lượng và lượng khí thải carbon của vật liệu. Các nghiên cứu về vòng đời trước đây đã chỉ ra rằng các phương tiện giao thông chiếm phần lớn mức tiêu thụ nhiên liệu. Các nhà thầu và các cơ quan đường bộ đang nghiên cứu các phương án bảo trì đường bộ ít tác động đến môi trường nhất cũng như gián đoạn giao thông. Nhóm tác giả đã xem lại các nghiên cứu đánh giá vòng đời và mô tả sự phát triển của mô hình xây dựng và bảo trì mặt đường nhựa, trong đó có nêu chi tiết về phương pháp luận và nguồn dữ liệu. Mô hình này được áp dụng cho dự án cải tạo mặt đường nhựa ở Anh và chương trình mô phỏng vi mô VISSIM được sử dụng để mô phỏng giao thông trên đoạn đường đó. Các kết quả mô phỏng được đưa vào mô hình phát thải giao thông để so sánh lượng khí thải từ công trình đường bộ và khí thải từ giao thông. Phần tiêu thụ nhiên liệu tăng thêm và khí thải của giao thông trong quá trình làm đường là rất đáng kể. Điều này chỉ ra rằng quản lý giao thông tại các dự án bảo trì đường bộ nên được đưa vào phân tích đánh giá vòng đời. 1.2.4 Về quy hoạch iao th n đ th - Luận án tiến sĩ: “Sustainable Transport Planning - A Multi-Methodology Approach to Decision Making” (Quy hoạch giao thông bền vững - Nghiên cứu đa phương pháp đến ra quyết định), năm 2009 của tác giả Sara Lise Jeppesen, Khoa Giao thông, Đại học Kỹ thuật Đan Mạch, người hướng dẫn khoa học là Giáo sư Steen Leleur [110]. Luận án hệ thống hóa cơ sở lý luận về đa phương pháp trong việc áp dụng ý tưởng quy hoạch giao thông bền vững, bao gồm: + Hệ thống suy nghĩ cho ý tưởng phát triển bền vững + Dùng ý tưởng phát triển bền vững cho hướng tiếp cận ẩn hay hiện + Xem xét ý tưởng được áp dụng cho quá trình hay kết quả. Trên cơ sở đó, luận án phân tích các phương pháp để xem xét khi đưa ra các quyết định quy hoạch giao thông bền vững: về mặt xã hội, kinh tế và môi trường. - Bài báo khoa học: “The Research on Practical Approach forUrban Transport Planning” (Nghiên cứu các phương pháp thực tế để quy hoạch giao thông đô thị), tháng 12/2011, của tác giả Konishi Atsufumi - Giám đốc Phòng Hạ tầng kinh tế, Cục hợp tác Quốc tế Nhật Bản [92]. Bài báo thu thập, thống kê tài liệu các lĩnh vực có liên quan đến đề tài nghiên cứu từ các công trình nghiên cứu trước đó, hình thành công thức chiến lược phát triển dài hạn và trung hạn cho GTĐT, kết hợp kinh tế, xã hội, với giải pháp hình
  34. 20 thành chiến lược phát triển GTĐT bền vững thông qua các đề án và công thức khai thác HTGT đô thị. - Bài báo khoa học: “Major Aspect of The Urban Transportation Planning Process” (Các trọng tâm chính trong quy trình quy hoạch giao thông đô thị), Tạp chí Nghiên cứu giao thông, số 14, năm 2009, của Giáo sư William L, Đại học Purdue - Ấn Độ [119]. Bài báo khẳng định quy hoạch giao thông là tiền đề phát triển GTĐT bền vững. Theo đó, tác giả đã đề xuất 4 nhóm giải pháp nhằm quy hoạch hệ thống GTĐT hợp lý là: Tổ chức và thiết kế giao thông đô thị; Phân bố quãng đường; Phân luồng lưu thông; Kế hoạch thay thế cho giao thông đô thị nhỏ. Trong đó, tác giả nhấn mạnh công tác tổ chức và thiết kế GTĐT là bước then chốt, vì thiết kế GTĐT phải phù hợp với đặc điểm hiện hữu của đô thị, thiết kế GTĐT hợp lý sẽ là bộ khung tạo nên cấu trúc đô thị, thúc đẩy sự phát triển kinh tế đô thị. - Bài báo khoa học: “Integrating transport and land-use planning. How steering cultures in local authorities affect implementation of integrated public transport and land-use planning” (Tích hợp quy hoạch giao thông và sử dụng đất. Sự ảnh hưởng của nền văn hóa chính quyền địa phương đến quy hoạch giao thông và sử dụng đất), Tạp chí Nghiên cứu giao thông - 2015, của tác giả Robert Hrelja - Viện Nghiên cứu giao thông và đường bộ Quốc gia Thụy Điển [108]. + Bài báo phân tích việc quản lý và quy tắc của chính quyền địa phương trong việc áp dụng tích hợp quy hoạch giao thông và sử dụng đất, trên cơ sở phân tích các tình huống điển hình hai khu đô thị lớn ở Thụy Điển. + Tác giả khẳng định việc lập kế hoạch tích hợp đòi hỏi chính quyền địa phương phải có các quy định và cơ chế tạo sự đồng thuận giữa các nhà quản lý và nhân viên. Điều này hy vọng sẽ tạo ra sự thống nhất chính trị, cơ sở tri thức, mục tiêu và các mối quan hệ làm việc nội bộ hiệu quả. Tuy nhiên, tích hợp cần một thành phần quy định để đảm bảo thực hiện. Hệ thống GTCC trong trường hợp này phải là mối liên kết với các lý thuyết và lý do chi phối việc ra quyết định và thực hành lập kế hoạch. - Bài báo khoa học: “Research on Assessment Methods for Urban Public Transport Development in China” (Đánh giá phương pháp phát triển giao thông công cộng đô thị ở Trung Quốc), Tạp chí Khoa học máy tính và trí tuệ - Trung Quốc năm 2014, của nhóm tác giả Linghong Zou (ĐH Columbia), Hongna Dai và Enjian Yao (ĐH Beijing Jiaotong), Tian Jiang (Viện Khoa học giao thông - Bộ Giao thông Trung Quốc), Hongwei Guo (Viện Công nghệ giao thông Bắc Kinh) [93]. + Các tác giả đã phân tích, đánh giá những tồn tại, hạn chế của hệ thống GTCC Trung Quốc, trên cơ sở đó, tác giả đề xuất thành lập các hệ thống tiêu chuẩn đánh giá
  35. 21 mức độ phát triển của hệ thống GTCC đô thị gồm các mục tiêu, tiêu chí, chỉ số. Sử dụng các phương pháp toán học phức tạp và phương pháp AHP (Analytic Hierarchy Process) để định lượng các nhận xét của chuyên gia. - Bài báo khoa học: “Sustainable Urban Transport in the Developing World: Beyond Megacities” (Giao thông đô thị bền vững trong thế giới phát triển: Vượt ngoài siêu thành phố), Tạp chí Sustainability - Thụy Sĩ, 2015, của nhóm tác giả Dorina Pojani (ĐH Queensland - Úc) và Dominic Stead (ĐH Công nghệ Delft - Hà Lan) [83]. + Bài báo phân tích nguyên nhân ùn tắc giao thông tại các siêu đô thị trên thế giới là do CSHTGT phát triển không đồng bộ, hệ thống GTCC kém phát triển, trong khi lượng xe ô tô ngày càng gia tăng, gây trì trệ hệ thống GTĐT. Trong bối cảnh đó, các tác giả đưa ra quan điểm phát triển bền vững hệ thống GTĐT bằng các tổ hợp giải pháp đồng bộ như: Các giải pháp kỹ thuật công trình nhằm phát triển hệ thống HTGT đường bộ, đường sắt, trong đó, tập trung nguồn lực đầu tư hệ thống GTCC đô thị, các giải pháp phi công trình như: Nâng cao nhận thức tham gia giao thông, các biện pháp kiểm soát phương tiện, đặc biệt kiểm soát quyền sử dụng đất. - Báo cáo tham luận: “Transferablity of sustainable urban transport solutions” (Giải pháp giao thông đô thị bền vững), tại hội thảo Quốc tế Codatu: “Các thách thức về năng lượng, khí hậu và không khí: Vai trò của chính sách giao thông đô thị ở các nước phát triển”, năm 2015, của nhóm tác giả: Oliver Lah (Viện Wuppertal - Đức), Bernd Decker (Viện tư vấn Rupprecht - Đức), Karsten Marhold (Viện Polis - Bỉ), Gisela Mendez (Viện Embarq - Mexico), Maria Boile (Viện Certh/hit - Hy Lạp), Florian Kressler (Viện Austriatech - Áo), Christophe Rizet (Viện Ifsttar - Pháp) [104]. + Các tác giả nhận định khi tốc độ đô thị hóa vượt mức, thì các đô thị phải đối mặt với nhiều thách thức về lĩnh vực GTVT nói chung, GTĐT nói riêng. Hệ thống GTĐT có mối quan hệ chặt chẽ với kinh tế đô thị. Do vậy, phát triển bền vững hệ thống GTĐT là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong quá trình phát triển kinh tế đô thị. Theo đó, các tác giả đưa ra hệ thống giải pháp như: Phát triển mạng lưới GTCC; Hoàn thiện CSHTGT, logistics trong thành phố; Tích hợp quy hoạch và kế hoạch phát triển đô thị bền vững. 1.3 Xác đ nh hoản trốn n hi n cứu và nhiệm vụ n hi n cứu của luận án 1.3.1 Xác đ nh hoản trốn n hi n cứu Đánh giá chung, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước tuy ở những mức độ khác nhau, trên nhiều khía cạnh khác nhau nhưng đều có liên quan đến đề tài nghiên cứu của luận án.
  36. 22 - Về c n tác quản l tổ chức iao th n và đảm ảo ATGT: [46], [52], [73], [76], [81], [87], [90], [106], [107]. Vai trò của công tác quản lý tổ chức giao thông và đảm bảo ATGT là rất quan trọng trong quá trình vận hành khai thác, các nghiên cứu tập trung đi sâu chủ yếu về cơ chế, chính sách phát triển bền vững hệ thống GTĐT, nhằm đảm bảo ATGT, tiết kiệm chi phí lưu thông. - Về quản l vốn và tạo vốn tron hai thác: [35], [42], [44], [77], [82]. Các nghiên cứu đã đề cập đến một số loại phí đường bộ cơ bản qua các hình thức thu trực tiếp, thu qua xăng dầu, thu qua đăng ký phương tiện giao thông. Mục đích nghiên cứu hướng tới xã hội hóa QLKT CTGTĐB. - Về quản l ảo tr : [38], [40], [89], [101], [102], [120]. Các nghiên cứu tập trung đi sâu về phương thức quản lý bảo trì đường bộ nói chung, hợp đồng dựa trên kết quả và chất lượng thực hiện (PBC) nói riêng. - Về các nhân tố ảnh hƣởn đến c n tác QLKT CTGTĐB: các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước tuy không đi sâu nghiên cứu trực tiếp đến công tác QLKT CTGTĐB, nhưng kết quả nghiên cứu thuộc các lĩnh vực ảnh hưởng đến QLKT CTGTĐB như: Cơ chế - chính sách quản lý đô thị [27], [30], [31]; Ưng dụng khoa học và công nghệ trong quản lý khai thác [3], [11]; Đầu tư xây dựng CSHT GTĐB [28], [29], [43]; Quy hoạch GTĐT [83], [92], [93], [104], [108], [110], [119]. Như vậy, thông qua lược khảo các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả nhận thấy: - Các công trình nghiên cứu mới chỉ đi sâu nghiên cứu một số nội dung của QLKT, chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu đầy đủ các nội dung của QLKT. - Hầu hết các công trình nghiên cứu trên phạm vi rộng (hệ thống đường quốc lộ, đường ô tô trên cả nước), chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu cho một vùng, một địa phương cụ thể, vì mỗi vùng, mỗi địa phương đều có những đặc điểm riêng về: điều kiện tự nhiên, khí hậu, kinh tế, văn hóa, nhu cầu giao thông, do vậy, công tác QLKT đòi hỏi có sự thích nghi với đặc điểm mỗi vùng, mỗi địa phương, dẫn đến mô hình quản lý, phương pháp quản lý và phương thức thực hiện cũng khác nhau. - Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc thù, có 23 km bờ biển với hai cửa sông lớn là Lòng Tàu và Soài Rạp; có trên 4.000 km kênh, rạch; đô thị bị ảnh hưởng bởi chế độ bán nhật triều; có nhiều giao cắt đồng mức, các tuyến đường nội đô ngắn, mặt cắt ngang nhỏ, đô thị vừa xây dựng, vừa cải tạo; có tốc độ đô thị hóa cao, hệ thống CTGTĐBĐT chịu tải trọng khai thác lớn, thường xuyên bị úng ngập do hệ thống thoát nước tự nhiên và nhân tạo không đáp ứng, gây hư hỏng, xuống cấp nhanh. Do vậy, cần nghiên cứu hoàn
  37. 23 thiện công tác QLKT CTGTĐBĐT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn biến đổi khí hậu (BĐKH) diễn biến bất thường, có chiều hướng ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, hiện tại, vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào về QLKT CTGTĐBĐT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó, đề tài luận án: “Nghiên cứu quản lý khai thác công trình giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” thể hiện tính độc lập, không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu đã công bố. 1.3.2 Nhiệm vụ n hi n cứu của luận án Dựa trên tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài luận án, tác giả nhận thấy: Tuy rằng cách đặt vấn đề hoặc góc độ nghiên cứu có khác nhau, nhưng tất cả các nghiên cứu trên đều liên quan đến một hay một số khía cạnh của QLKT. Do vậy, luận án sẽ tập trung đi sâu nghiên cứu: - Hệ thống hóa, bổ sung và hoàn thiện cơ sở lý luận về công tác QLKT CTGTĐBĐT. - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác QLKT CTGTĐBĐT trên địa bàn đô thị đặc thù Thành phố Hồ Chí Minh. Đánh giá những tồn tại, hạn chế dưới góc độ quản lý như: Mô hình quản lý; Phương pháp quản lý; Cơ chế - chính sách QLĐT; Ứng dụng khoa học và công nghệ; Nguồn vốn bảo trì. Hệ quả là tình trạng: Chất lượng kỹ thuật công trình không đảm bảo; Ùn tắc giao thông; Lấn chiếm lòng đường, vỉa hè; Úng ngập đô thị. - Đề xuất các nhóm giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hoạt động khai thác CTGTĐBĐT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 1.4. Phƣơn pháp n hi n cứu của luận án Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận án tiếp cận vấn đề theo các phương pháp nghiên cứu sau: - Phần cơ sở lý luận, luận án tiến hành thu thập, hệ thống hóa các tài liệu, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án. - Luận án sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá thực trạng công tác QLKT CTGTĐBĐT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở các số liệu thực tế được công bố, có liên quan đến hệ thống CTGTĐBĐT của Thành phố Hồ Chí Minh như: mạng lưới đường, cầu, hầm, bến-bãi, lưu lượng phương tiện, các công trình phụ trợ, tình hình tổ chức giao thông, tình trạng ùn tắc, úng ngập, nguồn vốn bảo trì, - Phương pháp chuyên gia: được thực hiện để điều tra khảo sát, phỏng vấn và thảo luận với các chuyên gia, các đối tượng đang trực tiếp QLNN, quản lý kinh doanh có liên quan đến lĩnh vực giao thông đường bộ đô thị (GTĐBĐT) để thiết kế bảng câu hỏi
  38. 24 nghiên cứu, bước đầu xác định cơ bản các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả công tác QLKT CTGTĐBĐT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. - Phương pháp định lượng: kết quả khảo sát, lấy ý kiến chuyên gia, mang tính chủ quan, cần được lượng hóa thông qua các kỹ thuật phân tích dữ liệu: thống kê mô tả; đánh giá độ tin cậy và giá trị thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, đánh giá trung bình và độ lệch chuẩn của các thang đo, nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trong mô hình, là cơ sở khoa học để luận án xây dựng hệ thống giải pháp hoàn thiện QLKT CTGTĐBĐT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong chương 4. Kết luận chƣơn 1 Trong những năm qua, CSHTKT GTVT của Việt Nam đã có những bước phát triển đột biến, đáp ứng phần nào yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội (KT-XH), khẳng định được vai trò của GTVT là huyết mạch trong sự phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, trong sự phát triển vượt bậc đó, vẫn còn những tồn tại, những bất cập, nhất là hoạt động QLKT CTGTĐB trên cả nước nói chung, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng như quản lý chồng chéo, thiếu đồng bộ, mất an toàn, hiệu quả khai thác thấp, gây nhiều bất cập cho hoạt động vận tải, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế đô thị. Các nhà khoa học, chuyên gia trong và ngoài nước đã nghiên cứu nhiều vấn đề liên quan đến hoạt động QLKT CTGTĐBĐT. Các luận án tiến sĩ, đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp Bộ, các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí uy tín, hội thảo khoa học, sách, giáo trình, đã dành sự quan tâm không nhỏ cho vấn đề này bởi vì nhiều hệ lụy do giao thông gây nên cho con người như mất an toàn, ùn tắc, úng ngập, ô nhiễm môi trường, tiếng ồn, chi phí bảo trì và chi phí vận tải cao, trong các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh mà chưa có giải pháp hữu hiệu, còn nhiều vấn đề chưa được nghiên cứu hoặc nghiên cứu chưa đầy đủ, sâu sắc. Trong chương 1 của luận án, tác giả đã thu thập thông tin, phân tích, đánh giá và tổng hợp các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến hoạt động QLKT CTGTĐB nói chung và CTGTĐB trong đô thị nói riêng. Việc tổng hợp, phân tích, đánh giá trên nhằm tìm ra khoảng trống nghiên cứu chưa được đề cập đến để làm cơ sở đề xuất nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.
  39. 25 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ ĐÔ THỊ 2.1 Hệ thống công trình giao thông đƣờng bộ đô thị 2.1.1 Khái niệm công trình giao thông đƣờng bộ đô thị CTGTĐBĐT là hệ thống CSHT kỹ thuật giao thông trong đô thị như: các công trình cầu, đường bộ, hầm chui, bến - bãi đỗ xe, trạm bảo dưỡng, và các công trình phụ trợ (biển báo, dải phân cách, rào hộ lan, đèn tín hiệu, ), đáp ứng các yêu cầu vận chuyển người và hàng hóa thuận tiện, an toàn. CTGTĐBĐT làm nền tảng cho sự phát triển đô thị, kết nối từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ sản phẩm của các hoạt động sản xuất vật chất, phục vụ quá trình tồn tại và phát triển của đô thị nói chung và kinh tế đô thị nói riêng. 2.1.2 Các bộ phận cấu thành hệ thống công trình giao thông đƣờng bộ đô thị Hệ thống CTGTĐBĐT được cấu thành bởi: hệ thống giao thông động và hệ thống giao thông tĩnh: - Hệ thống giao thông động: là tập hợp hệ thống công trình trên tuyến giao thông phục vụ cho việc di chuyển của phương tiện chuyên chở hàng hóa và hành khách trong đô thị (mạng lưới đường, nút giao thông, cầu vượt, hầm chui, biển báo, đèn tín hiệu, dải phân cách, ). - Hệ thống giao thông tĩnh: là CSHT kỹ thuật giao thông phục vụ phương tiện trong quá trình tạm ngừng hoạt động như: bến-bãi đỗ xe, các điểm dừng đỗ, các trạm bảo dưỡng kỹ thuật, CTGTĐBĐT có thể ví như huyết mạch đảm bảo sự tồn tại và phát triển của đô thị, cần được đầu tư, quản lý và bảo trì nhằm đáp ứng các yêu cầu về công năng, chức năng, an toàn thuận tiện và đảm bảo các yêu cầu khác như mỹ quan, cảnh quan, môi trường, 2.1.3 Phân loại hệ thống công trình giao thông đƣờng bộ và đƣờng bộ đô thị 2.1.3.1 Phân loại theo cấp quản lý Bao gồm 06 hệ thống: - Hệ thống Quốc lộ: các đường trục chính của mạng lưới đường bộ, có tác dụng đặc biệt quan trọng phục vụ lợi ích kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước hoặc khu vực bao gồm: + Đường nối liền thủ đô Hà Nội với các thành phố trực thuộc trung ương với trung tâm hành chính các tỉnh.
  40. 26 + Đường từ trục chính đến các cửa khẩu kinh tế và cửa khẩu chính (bao gồm cả cảng quốc gia đến khu vực công nghiệp lớn). + Đường trục nối liền trung tâm hành chính của nhiều tỉnh (từ 03 tỉnh trở lên) có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng đối với từng vùng. - Hệ thống đường tỉnh: các đường trục trong địa bàn một tỉnh, hai tỉnh gồm đường nối trung tâm hành chính tỉnh với trung tâm hành chính của huyện hoặc với trung tâm của tỉnh lân cận, đường nối quốc lộ với trung tâm hành chính của huyện. - Hệ thống đường huyện: các đường nối từ trung tâm hành chính huyện với trung tâm hành chính của xã hoặc cụm các xã của huyện và các đường nối trung tâm hành chính huyện với trung tâm hành chính của các huyện lân cận; đường nối đường tỉnh với trung tâm hành chính xã hoặc trung tâm cụm xã. - Hệ thống đường xã: đường nối các trung tâm hành chính của xã với các thôn xóm hoặc đường nối giữa các xã. - Đường đô thị: đường nằm trong địa giới hành chính nội thành, nội thị. - Đường chuyên dụng: đường chuyên phục vụ cho việc vận chuyển, đi lại của một khu vực sản xuất, khu vui chơi giải trí, khu dân cư riêng biệt, 2.1.3.2 Phân loại theo chức năng Phân loại theo chức năng của đường, phân thành 02 loại đường chính: - Đường ngoài đô thị: hệ thống đường phục vụ nằm ngoài vùng đô thị. - Đường đô thị: hệ thống đường phục vụ nằm trong vùng đô thị (vùng đô thị là vùng nằm trong địa giới hành chính của thành phố, thị xã, thị trấn). Bảng 2.1: Phân cấp đƣờng ngoài đô thị và đƣờng đô thị Đƣờng ngoài đô thị Cấp Lƣu lƣợng Tốc độ Chức năng Dòng giao thông đƣờng (xe/ng.đ) (km/h) Đường nối các thành phố lớn, các Đường Không bị gián vùng tập trung công nghiệp và các cao > 10.0000 đoạn và không 100-120 khu vui chơi giải trí, Khống chế các tốc hạn chế lối ra, vào. Không bị gián Đường Giống đường cao tốc nhưng không 1000 -20.000 đoạn, trừ các nút 60-110 trục khống chế hoàn toàn các lối ra vào. giao cắt Tập hợp giao thông từ các đường Đường địa phương và nối với đường trục 200 -10.000 Bị gián đoạn 60-100 gom hoặc phân bổ ngược lại. Đường Đảm bảo giao thông trong một địa vùng, phục vụ giao thông từ địa Vài trăm xe Bị gián đoạn 60-80 phương phương tới các đường ôtô chính.
  41. 27 Đƣờng đô thị Cấp Lƣu lƣợng Tốc độ Chức năng Dòng giao thông đƣờng (xe/ng.đ) (km/h) Nối các điểm chủ yếu phát sinh Đường luồng giao thông lớn và phục vụ Có thể đạt đến Chuyển động cao tốc 80-120 như GTĐT nối tiếp các đường ôtô 75.000 không gián đoạn đô thị ngoài đô thị. Chuyển động Đường Phục vụ các dòng giao thông chính không bị gián trục giữa các khu vực và nối với các 5.000 -50.000 đoạn trừ các điểm 60-110 đô thị đường trục khác và đường gom. giao cắt có đèn tín hiệu Phục vụ cả giao thông cục bộ và Các giao thông đường dài. Toàn bộ các Thường xuyên phố gom 1.000 -20.000 60-90 đường ra vào các khu vực lân cận bị gián đoạn đô thị được phép nối vào đường gom. Đường Đảm bảo đi lại trong khu vực, cho Thường xuyên 60-80 nội bộ đô phép ra vào trực tiếp đến tất cả các - bị gián đoạn thị vùng lân cận. Nguồn: [56] 2.1.3.3 Phân loại theo cấp kỹ thuật của đường Đường ngoài đô thị được chia thành các cấp kỹ thuật (xem bảng 2.2): Bảng 2.2: Phân cấp đƣờng theo cấp kỹ thuật đƣờng Cấp Lƣu lƣợng xe thiết Chức năng của đƣờng đƣờng kế (xe.qđ/nđ) Cao tốc 25.000 Đường trục chính. Thiết kế theo tiêu chuẩn TCVN 5729-1997 - Đường trục chính nối các trung tâm kinh tế, chính trị I > 15.000 - Quốc lộ - Đường trục chính nối các trung tâm kinh tế, chính trị văn hóa II > 6.000 lớn của đất nước. - Quốc lộ - Đường trục chính nối các trung tâm kinh tế, chính trị văn hóa III > 3.000 lớn của đất nước, của địa phương. - Quốc lộ hay đường tỉnh. - Đường nối các trung tâm của địa phương, các điểm lập hàng, IV > 500 các khu dân cư. - Quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện. - Đường phục vụ giao thông địa phương, đường tỉnh, đường V > 200 huyện, đường xã. VI < 200 - Đường huyện, đường xã. Nguồn: [56] 2.1.4 Vai trò hệ thống công trình giao thông đƣờng bộ đô thị - Đáp ứng nhu cầu đi lại của cư dân đô thị: chất lượng CTGTĐBĐT tốt thì nhu cầu đi lại của cư dân đô thị tăng với các mục đích: đầu tư, sản xuất, học tập, vui chơi, giải trí, tiết kiệm thời gian, giảm thiểu chi phí, đảm bảo lưu thông thuận tiện và an toàn, thúc đẩy sự phát triển kinh tế đô thị.
  42. 28 - Tạo điều kiện giao lưu, phát triển kinh tế giữa các khu vực trong đô thị và các đô thị vệ tinh: việc sản xuất, trao đổi, bình ổn hàng hóa giữa các khu vực đô thị, các vùng lân cận là nhờ sự phát triển của mạng lưới GTĐBĐT; vì vậy, CTGTĐBĐT hoàn thiện, góp phần phát triển kinh tế đô thị với các vùng lân cận. - Tạo tiền đề thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào đô thị: thu hút đầu tư các nguồn lực không chỉ về tài chính mà còn là nguồn nhân lực, công nghệ, chất xám, Do vậy, nền tảng các CTGTĐBĐT hoàn chỉnh, thuận tiện, sẽ thu hút đầu tư. Như vậy, vai trò của CTGTĐBĐT là vô cùng quan trọng, việc tổ chức phân bố và phát triển hợp lý là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế đô thị. 2.2 Quản lý khai thác công trình giao thông đƣờng bộ đô thị 2.2.1 Khái niệm quản lý khai thác công trình giao thông đƣờng bộ đô thị QLKT CTGTĐBĐT là hoạt động quản lý trong giai đoạn vận hành sử dụng công trình mà bản chất là sự tác động của chủ thể quản lý đến hoạt động khai thác CTGTĐBĐT nói chung, hoạt động bảo trì nói riêng, nhằm mục đích chính là duy trì trạng thái kỹ thuật, không gian kiến trúc công trình; phát huy chức năng quản lý để thực hiện tốt nhiệm vụ tổ chức, đảm bảo ATGT, nâng cao công suất của hoạt động khai thác nhằm giảm thiểu UTGT, ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí BDSC, chi phí lưu thông, chi phí quản lý, Từ khái niệm nêu trên, có thể làm rõ nội hàm của công tác QLKT CTGTĐBĐT dưới các góc độ sau: - Chủ thể quản lý: UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ủy quyền cho các Sở GTVT thực hiện chức năng QLKT CTGTĐBĐT. - Đối tượng quản lý: hệ thống giao thông động, giao thông tĩnh, trong đô thị, đáp ứng các yêu cầu vận chuyển con người và hàng hóa thuận tiện, an toàn. - Công cụ quản lý: hệ thống văn bản pháp quy quy định về QLKT CTGTĐBĐT; mô hình tổ chức, phương pháp quản trị hữu hiệu để nâng cao hiệu quả của hoạt động QLKT. Hoạt động QLKT CTGTĐBĐT về cơ bản cũng như hoạt động QLKT CTGTĐB nói chung, nhưng có những đặc điểm riêng biệt như: các tuyến đường nội đô ngắn, MCN nhỏ, nhiều giao cắt đồng mức, mật độ phương tiện cao với nhiều chủng loại pha trộn phức tạp, vận tốc dòng xe nhỏ, xung đột tại các nút giao lớn, các khu vực công cộng với mật độ dân cư cao như: các khu chung cư, trường học, bệnh viện, công viên, Do vậy, hoạt động QLKT ngoài các quy định của Luật GTĐB, còn phải chấp hành các quy định đặc thù do chính quyền đô thị ban hành.
  43. 29 QLKT CTGTĐBĐT là ngành khoa học quản lý, có tác động trực tiếp đến nền kinh tế đô thị nói chung và hệ thống GTĐT nói riêng. Do vậy, chính sách, mô hình, phương pháp, chủ thể QLKT là các nhân tố vĩ mô, cần được nghiên cứu cẩn trọng, nhằm hoàn thiện công tác QLKT. 2.2.2 Phân cấp quản lý hệ thống đƣờng bộ đô thị Hệ thống quản lý đường bộ Việt Nam được hình thành từ Trung ương đến địa phương. Hệ thống đường bộ Quốc gia do Bộ GTVT (Tổng cục đường bộ) được Chính phủ ủy quyền quản lý; hệ thống đường bộ địa phương, đường bộ đô thị do các Sở GTVT tỉnh, thành phố quản lý, bao gồm các cơ cấu quản lý tương thích với sự phân cấp rõ ràng (hình 2.1a,b). UBND Thành Phố UBND Tỉnh UBND Quận, huyện UBND TP, huyện Sở GTVT Sở GTVT trực thuộc tỉnh Các đơn vị Các BQL ĐTXDCT được ủy quyền hoặc BQLDA ĐTXD Các đơn vị trực Các BQLDA ĐTXD QLKT quận, huyện thuộc TP, huyện thuộc tỉnh Hình 2.1a: Phân cấp QLKT hệ thống ĐBĐT Hình 2.1b: Phân cấp QLKT hệ thống cấp thành phố trực thuộc Trung ƣơng ĐBĐT địa phƣơng trực thuộc Tỉnh quản lý Quản lý trực tiếp Quản lý nghiệp vụ Nguồn: Tác giả Theo quy định hiện nay, việc phân cấp quản lý hệ thống đường bộ đô thị được xác định như sau: - Sở GTVT tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương: thực hiện chức năng QLNN và ủy quyền cho các đơn vị trực thuộc QLKT hệ thống đường bộ, bao gồm: Hệ thống quốc lộ (do Bộ GTVT uỷ thác); Hệ thống đường tỉnh, thành phố; Hệ thống đường đô thị. - UBND quận, huyện: QLNN hệ thống đường quận, huyện, phường, xã. Ủy quyền cho các BQL ĐTXDCT hoặc BQLDA ĐTXD quận, huyện quản lý duy tu, BDSC các tuyến đường trực thuộc. 2.2.3 Nội dung quản lý khai thác công trình giao thông đƣờng bộ đô thị Nội dung QLKT CTGTĐBĐT thể hiện (hình 2.2), bao gồm 03 nội dung: Quản lý kỹ thuật công trình; Quản lý công tác tổ chức vận hành; Quản lý chi phí và tạo vốn trong khai thác.
  44. 30 Quản lý hồ sơ kỹ thuật Quản lý Kiểm tra theo dõi tình trạng kỹ thuật công trình trong quá kỹ thuật trình khai thác công Phân loại đánh giá tình trạng kỹ thuật công trình trình Hồ sơ đăng ký và lưu trữ Nội dung quản lý Quản lý Các phương án đảm bảo ATGT, giảm thiểu ùn tắc, TNGT khai thác công tác công trình tổ chức Quản lý biện pháp bảo vệ công trình và HLATĐB giao thông vận hành đường bộ Quản lý hoạt động bảo trì (phương pháp bảo trì, công tác đô thị duy tu, BDSC, ) Quản lý chi phí và Quản lý chi phí BDSC và chi phí hoạt động quản lý tạo vốn trong Công tác tạo vốn trong QLKT khai thác Hình 2.2: Nội dung QLKT CTGTĐBĐT Nguồn: [34], [63] 2.2.3.1 Quản lý kỹ thuật công trình giao thông đường bộ đô thị a. Quản lý hồ sơ kỹ thuật Lưu trữ tài liệu ban đầu, tài liệu liên quan đến sự thay đổi tình trạng kỹ thuật công trình, làm cơ sở dữ liệu cho công tác QLKT. - Hồ sơ kỹ thuật: hồ sơ hoàn công, hồ sơ đăng ký kiểm tra, kiểm định cầu-đường, hồ sơ BDSC, cải tạo, sự cố công trình (nếu có), các văn bản pháp quy có liên quan. - Yêu cầu quản lý hồ sơ và cập nhật số liệu: phải được sắp xếp có hệ thống, theo đúng quy định nghiệp vụ văn thư lưu trữ (thuận tiện trong quá trình sử dụng). - Phân cấp quản lý hồ sơ kỹ thuật: chủ đầu tư là người chịu trách nhiệm và ra các quyết định cho đơn vị chuyên môn cấp dưới quản lý. Cụ thể: + CTGTĐB Trung ương quản lý: Tổng cục đường bộ Việt Nam quản lý hoặc ủy quyền cho các đơn vị cấp dưới (hạt, đoạn, các Sở GTVT địa phương) quản lý: danh mục hồ sơ hoàn công, hồ sơ kiểm định, thẩm tra ATGT, tùy theo quy mô và cấp công trình. + CTGTĐB địa phương quản lý thì các Sở GTVT địa phương quản lý và lưu trữ hồ sơ hoàn công ban đầu (bản sao), hồ sơ hoàn công các lần sửa chữa, kiểm định, các biên bản xử lý và các văn bản khác liên quan. Đối với các thành phố trực thuộc Trung ương thì Sở GTVT giao cho các Khu quản lý giao thông đô thị (QLGTĐT), các BQLDA quản lý và kiểm soát việc tổ chức thực hiện.
  45. 31 b. Kiểm tra theo dõi tình trạng kỹ thuật công trình trong quá trình khai thác Đối tượng kiểm tra theo dõi tình trạng kỹ thuật bao gồm: toàn bộ các hạng mục công trình; hệ thống thoát nước; biển báo; cây xanh; chiếu sáng, các công trình phụ trợ liên quan đến hoạt động đảm bảo ATGT. Các chủ thể quản lý phải xây dựng kế hoạch: - Xây dựng kế hoạch kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất. - Xây dựng quy trình kiểm tra, nguồn lực kiểm tra, chế độ báo cáo. - Xây dựng kế hoạch phối kết hợp với các cơ quan chuyên ngành. Hoạt động kiểm tra tiến hành theo các hình thức sau: kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra đặc biệt. Hình thức kiểm tra Kiểm tra thường xuyên Kiểm tra định kỳ Kiểm tra đột xuất Kiểm tra đặc biệt Định kỳ tháng Định kỳ quý Hồ sơ lưu trữ Ngoài hiện Hồ sơ lưu trữ Ngoài hiện văn phòng trường văn phòng trường Hình 2.3: Các hình thức kiểm tra Nguồn: [34], [63] - Kiểm tra thường xuyên: do đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật trực tiếp quản lý công trình thực hiện. - Kiểm tra định kỳ: bao gồm kiểm tra định kỳ quý, kiểm tra định kỳ năm. - Kiểm tra đột xuất: xảy ra trong trường hợp có sự cố trong quá trình khai thác hoặc có tác động của thiên nhiên (bão, lũ, động đất, hoặc tai nạn, cháy nổ ) có nguy cơ gây mất an toàn cho công trình. Chủ thể quản lý trực tiếp thành lập đoàn kiểm tra hoặc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định. - Kiểm tra đặc biệt: + Đối với công trình có sở hữu vốn nhà nước: do chủ đầu tư hoặc đơn vị quản lý công trình ra quyết định. + Công trình không thuộc vốn sở hữu nhà nước: trong quá trình khai thác khi nghi ngờ công trình có thể gây sự cố mất an toàn, chủ đầu tư có thể trực tiếp lập tổ kiểm tra. Ngoài ra, các cơ quan chuyên môn đại diện QLNN về xây dựng tại địa phương có thể ra quyết định kiểm tra (có đại diện của chủ đầu tư tham gia). Tất cả các loại hình kiểm tra phải có hồ sơ và báo cáo cấp trên theo đúng quy định.
  46. 32 c. Phân loại đánh giá tình trạng kỹ thuật công trình Đây là việc làm cần thiết nhằm đạt các mục tiêu sau: - Xác định mức độ an toàn của công trình đang khai thác. - Các phát sinh làm thay đổi kiến trúc, kết cấu, công năng của công trình. - Lập kế hoạch sửa chữa nếu phát hiện công trình có sự sai khác, hư hỏng, xuống cấp so với thiết kế. - Tính toán chi phí cho việc đầu tư nâng cấp. d. Hồ sơ đăng ký và lưu trữ Hồ sơ đăng ký và lưu trữ nhằm cung cấp các tài liệu gốc cho công tác quản lý kỹ thuật công trình. Các tuyến đường khi bắt đầu đưa vào khai thác phải tiến hành “đăng ký công trình” để xác định tình trạng kỹ thuật ban đầu và sau 10 - 15 năm cần đăng ký lại để xác định sự thay đổi các yếu tố hình học, yếu tố kỹ thuật trong quá trình khai thác. 2.2.3.2 Quản lý công tác tổ chức vận hành a. Các phương án đảm bảo ATGT, giảm thiểu ùn tắc, TNGT Công tác tổ chức vận hành khai thác ĐBĐT phải được lập kế hoạch về các phương án đảm bảo ATGT trong quá trình vận hành bao gồm: - Các biện pháp đảm bảo ATGT, xử lý sự cố, ùn tắc, úng ngập, TNGT, - Các biện pháp phối hợp với cơ quan hữu quan (giải phóng mặt bằng, các tiện ích kỹ thuật, ) để sửa chữa, cải tạo, đấu nối, - Thống kê, theo dõi “các điểm đen” TNGT và UTGT: khi xảy ra TNGT hay UTGT, đơn vị quản lý đường bộ phối hợp với đội thanh tra giao thông (TTGT) theo dõi điểm đen, phân tích nguyên nhân, đề xuất kế hoạch cải tạo, sửa chữa nhằm khắc phục điểm đen giao thông, điểm ùn tắc, úng ngập, phương án xử lý. b. Quản lý biện pháp bảo vệ công trình và HLATĐB Để công tác khai thác vận hành công trình đảm bảo yêu cầu thì đầu tiên phải có biện pháp bảo vệ công trình bao gồm các nội dung sau: - Đối tượng được bảo vệ: CTGTĐB trong quá trình khai thác, chịu nhiều tác động khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến công năng, tuổi thọ công trình như: + Khách quan: ● Mưa, bão, lũ lụt gây úng ngập cục bộ, phá hủy công trình hoặc các tác động của dòng chảy gây chuyển vị, ăn mòn, lún sụt, kết cấu công trình. ● Tác động của BĐKH (nhiệt độ gia tăng, nước biển dâng, xâm nhập mặn, ) gây hư hỏng lớp mặt đường BTN (nứt, hằn, lún vệt bánh xe, ), ăn mòn, gỉ sét, phá hủy kết cấu bê tông cốt thép mặt cầu, dầm cầu, mố, trụ cầu, + Chủ quan: ● Ý thức sử dụng đường bộ của các chủ thể (xe quá tải, các hành vi chiếm dụng trái phép lòng, lề đường, xả thải rắn, xâm hại đường bộ và HLATĐB, ). ● Sự thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý của các cơ quan chức năng
  47. 33 Do vậy toàn bộ các hạng mục của công trình đều phải được bảo vệ nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động khai thác vận hành. - Phạm vi bảo vệ: bao gồm bản thân công trình trên mặt đất (mặt đường, lề đường, chiếu sáng, đèn tín hiệu, biển báo, dải phân cách, phần trên không, phần ngầm dưới mặt đất (hệ thống thoát nước, nền móng, giếng thăm, hố ga, phần HLATĐB, có liên quan đến an toàn công trình trong quá trình khai thác. - Trách nhiệm bảo vệ: + Trách nhiệm bảo vệ CTGTĐB thuộc tất cả các cơ quan chuyên ngành và xã hội. + Việc bảo vệ an toàn công trình cũng nhằm đảm bảo các vấn đề về chất lượng công trình, an toàn và an sinh xã hội. Bất kỳ hành vi xâm phạm nào đến công trình nếu không được nhà nước cho phép đều vi phạm pháp luật. c. Quản lý hoạt động bảo trì công trình giao thông đường bộ Bảo trì CTGTĐB: là sự bắt buộc tuân thủ quy trình, quy chuẩn và hệ thống văn bản pháp quy nhằm đảm bảo an toàn khai thác về chất lượng, hiệu quả, với mục đích duy trì khả năng của các kết cấu chịu lực, mỹ quan, tuổi thọ công trình, Đơn vị quản lý và sử dụng công trình có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo trì công trình theo đúng quy định của thiết kế, đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thời hạn bảo trì công trình giao thông đường bộ: - Thời hạn bảo trì công trình được tính từ ngày nghiệm thu công trình đưa vào khai thác đến khi hết niên hạn sử dụng theo quy định của thiết kế. - Công trình vượt quá niên hạn sử dụng, chủ đầu tư có yêu cầu được tiếp tục sử dụng, thì phải làm văn bản đề nghị cơ quan QLNN về chất lượng CTXD, làm thủ tục kiểm định lại chất lượng công trình, từ đó quyết định công trình có được phép tồn tại hay không, cần sửa chữa hoặc nâng cấp hạng mục nào, thời gian kéo dài, Cấp bảo trì công trình: Theo nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng [26], công việc bảo trì công trình xây dựng được thực hiện theo các cấp sau: duy tu - bảo dưỡng; sửa chữa nhỏ; sửa chữa vừa; sửa chữa lớn. Riêng đối với CTGTĐB công tác bảo trì được chia thành: - Bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên: là hoạt động chăm sóc, giữ gìn công trình, phát hiện những hư hỏng nhỏ về kết cấu, khả năng phục vụ để có biện pháp sửa chữa tức thời, nhằm duy trì tình trạng kỹ thuật công trình, bao gồm các nội dung chính sau: BDSC nền-mặt đường, lề đường; mặt cầu, lan can, lề bộ hành, ; hệ thống biển báo, đèn tín hiệu, dải phân cách, rào hộ lan; hệ thống thoát nước; chăm sóc cây xanh ven đường, - Sửa chữa định kỳ: là hoạt động sửa chữa theo chu kỳ nhất định dựa trên quy luật hư hỏng của công trình mà theo đó cứ một số năm nhất định người ta lại phải sửa chữa công trình một lần. Căn cứ quy luật và mức độ hư hỏng công trình, nguời ta chia sửa chữa định kỳ thành sửa chữa vừa và sửa chữa lớn.
  48. 34 + Sửa chữa vừa hay còn gọi là trung tu: được thực hiện theo định kỳ 2 - 3 năm một lần, thường chỉ xử lý lớp mặt đường như láng lại nhựa, phủ thêm lớp bê tông atphan (đường ôtô), thoát nước, sửa chữa bản mặt cầu, mố trụ cầu. + Sửa chữa lớn hay còn gọi là đại tu: được thực hiện theo định kỳ 5 - 10 năm một lần. Trong sửa chữa lớn, người ta phải sửa chữa cả hệ thống nền móng, cải tạo nâng cấp các hạng mục hư hỏng của đường; thay thế mặt cầu, dầm cầu, bổ sung hệ thống chịu lực. - Sửa chữa đột xuất: trong quá trình khai thác, công tác sửa chữa đột xuất khi xảy ra sự cố khẩn cấp, do các nguyên nhân chủ quan (do con người) hoặc khách quan (do thiên nhiên) gây nên. Để đảm bảo ATGT, việc khắc phục sửa chữa đột xuất là khó tránh khỏi, các đơn vị quản lý phải có phương án dự phòng (quản lý rủi ro) và kế hoạch được chuẩn bị trước để phòng ngừa khi có sự cố sẽ được triển khai như kế hoạch đã định. Các phương pháp quản trị hoạt động bảo trì công trình giao thông đường bộ đô thị: hiện nay, công tác quản trị nói chung đang tồn tại hai quan niệm khác nhau: quản trị theo mục tiêu MBO (Management by objectives) và quản trị theo quá trình MBP (Management by Process). Để phân biệt hai quan niệm, luận án sử dụng sơ đồ sau: Quá trình (MBP) Kết quả (MBO) O A B C D Hỗ trợ tạo điều kiện Thưởng phạt Thực hiện theo kế Đào tạo hoạch Ủy quyền Giao nhiệm vụ (ký hợp đồng) Định hướng theo Định hướng theo quá trình mục tiêu Hình 2.4: Sơ đồ Quản trị theo quá trình và Quản trị theo mục tiêu [54] Các ký tự: A, B, C, D là các bước công việc của quá trình thực hiện chế tạo sản phẩm. O là kết quả cuối cùng của sản phẩm - Quản trị theo quá trình (MBP): quan tâm quá trình thực hiện từng hạng mục công việc; mọi người hiểu rõ kế hoạch từng hạng mục và được ủy quyền thực hiện. + Ưu điểm: tin tưởng và an tâm về chất lượng. + Nhược điểm: nhiều hạng mục công việc, phát sinh chi phí, trách nhiệm dàn trải cho nhiều chủ thể.
  49. 35 - Quản trị theo mục tiêu (MBO): quan tâm đến kết quả cuối cùng của sản phẩm; tôn trọng hợp đồng, kế hoạch đề ra trong hợp đồng, xác định chủ thể chịu trách nhiệm chính. + Ưu điểm: giảm khối lượng công việc trung gian, tiết kiệm chi phí, quy trách nhiệm chính về chất lượng, thích hợp với khối lượng có nhiều công việc nhỏ giống nhau. + Nhược điểm: không áp dụng được cho các phần việc có khối lượng lớn, công việc phức tạp, liên quan đến an ninh quốc phòng, an sinh xã hội. Hai khái niệm quản trị nêu trên đang tồn tại song song. Trên cơ sở thực tế và việc áp dụng cũng phải tùy theo từng công việc, từng loại sản phẩm cũng như tính chất của sản phẩm để áp dụng. Hoạt động bảo trì CTGTĐBĐT nếu áp dụng phương pháp quản trị theo quá trình, thì bản chất vẫn như một dự án xây dựng thu nhỏ, với chu trình: khảo sát; thiết kế; thi công (kiểm soát chặt chẽ từ khâu vật liệu đầu vào, biện pháp thi công, thiết bị thi công, ); nghiệm thu hạng mục, tổng thể; thanh, quyết toán, phương pháp này trải qua nhiều thủ tục hành chính, phát sinh chi phí, nhưng trách nhiệm chất lượng dàn trải cho nhiều chủ thể. Cần nghiên cứu áp dụng phương pháp quản trị theo mục tiêu cho hoạt động bảo trì CTGTĐBĐT, vì bản chất của phương pháp quản trị theo mục tiêu là khoán quản công việc theo hợp đồng, chỉ quan tâm đến kết quả cuối cùng theo mục tiêu đề ra và chất lượng sẽ quy trách nhiệm cho chủ đầu tư và nhà thầu thi công. Ứng dụng hợp đồng PBC trong công tác bảo trì đường bộ đô thị: nhiều nước trên thế giới đã nghiên cứu và áp dụng hình thức hợp đồng dựa trên kết quả và chất lượng thực hiện PBC (perfomance Based Contract) từ 20 năm trở lại đây [40]. Đối với hợp đồng PBC nhà thầu được phép tự quyết định nội dung thực hiện, thực hiện từ đâu, thực hiện như thế nào và thời điểm thực hiện. Nhà thầu được thanh toán dựa trên kết quả và chất lượng thực hiện. Việc thanh toán được thoả thuận trong hợp đồng thay vì theo khối lượng đầu vào và đơn giá với hình thức chấm điểm theo tháng và thanh toán theo tháng. So với hình thức hợp đồng truyền thống, hợp đồng PBC sẽ tiết kiệm chi phí cho các khâu trung gian (thiết kế, giám sát, thí nghiệm, ). Các hợp đồng PBC thường được thiết kế để chuyển trách nhiệm kiểm soát chất lượng và bảo trì công trình cho các tổ chức hoặc nhà thầu, bởi các gói thầu thường có khối lượng và giá thành nhỏ, nhiều hạng mục công việc giống nhau. Hình thức thanh toán có thể chia đều hàng tháng theo công thức: X Xi = (2.1) N