Luận án Nghiên cứu phát triển cụm làng nghề ở Hà Nội

pdf 210 trang tranphuong11 27/01/2022 6040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu phát triển cụm làng nghề ở Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_phat_trien_cum_lang_nghe_o_ha_noi.pdf

Nội dung text: Luận án Nghiên cứu phát triển cụm làng nghề ở Hà Nội

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN XUÂN HOẢN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CỤM LÀNG NGHỀ Ở HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2021
  2. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN XUÂN HOẢN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CỤM LÀNG NGHỀ Ở HÀ NỘI N Ki tế p át triể M 9.31.01.05 N ười ướ dẫ k oa ọc GS.TS. Phạm Thị Mỹ Dung HÀ NỘI - 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Tác giả luận án Nguyễn Xuân Hoản i
  4. LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã luôn nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc GS.TS Phạm Thị Mỹ Dung đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Phát triển nông thôn, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức UBND Thành phố, Liên đoàn Lao động Thành phố; Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương, Hiệp hội làng nghề Hà Nội, UBND các huyện Gia Lâm, Thạch Thất và Chương Mỹ, UBND các xã Bát Tràng, Chàng Sơn, Phú Nghĩa và các xã có liên quan đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn các chủ doanh nghiệp, chủ hộ sản xuất kinh doanh, các nghệ nhân làng nghề đã tin tưởng, cung cấp cho tôi nh ng thông tin, giành nhiều thời gian chia s thảo luận để cho tôi thực hiện đề tài và hoàn thành luận án. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận án./. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Nghiên cứu sinh Nguyễn Xuân Hoản ii
  5. MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục ch viết tắt vi Danh mục bảng viii Danh mục biểu đồ x Danh mục hình x Trích yếu luận án xi Thesis abstract xiii Phần 1. Mở đầu 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 4 1.2.1. Mục tiêu chung 4 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 4 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 4 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 4 1.4. Nh ng đóng góp mới của đề tài 5 1.5. Ý nghĩa Khoa học và thực tiễn của luận án 5 1.5.1. Ý nghĩa khoa học 5 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn 6 Phần 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu về phát triển cụm làng nghề 7 2.1. Cơ sở lý luận về phát triển cụm làng nghề 7 2.1.1. Các khái niệm 7 2.1.2. Phát triển cụm làng nghề 14 2.1.3. Nội dung nghiên cứu về phát triển cụm làng nghề 17 2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của các cụm làng nghề 23 2.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển cụm làng nghề 26 2.2.1. Kinh nghiệm phát triển cụm làng nghề trên Thế giới 26 2.2.2. Kinh nghiệm về phát triển cụm làng nghề ở Việt Nam 29 iii
  6. 2.2.3. Các bài học rút ra cho phát triển cụm làng nghề ở Hà Nội 32 2.3. Các nghiên cứu có liên quan 34 2.3.1. Nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan 34 2.3.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam có liên quan 39 2.3.3. Các khoảng trống nghiên cứu trước đây 43 Phần 3. Đặc điểm đ n v phƣơng pháp nghiên cứu 45 3.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của Hà Nội 45 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 45 3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội 46 3.1.3. Điều kiện hạ tầng kỹ thuật ở khu vực nông thôn 50 3.2. Phương pháp luận trong nghiên cứu 52 3.2.1. Khung phân tích 52 3.2.2. Tiếp cận nghiên cứu 52 3.2.3. Phương pháp nghiên cứu 54 3.2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu 61 Phần 4. Kết quả nghiên cứu 63 4.1. Thực trạng các cụm làng nghề ở thành phố Hà Nội 63 4.1.1. Sự hình thành và phân bố các cụm làng nghề ở Hà Nội 63 4.1.2. Sự phát triển các yếu tố sản xuất kinh doanh trong cụm làng nghề 71 4.1.3. Phát triển về tổ chức sản xuất kinh doanh trong cụm làng nghề 84 4.1.4. Kết quả phát triển các cụm làng nghề 94 4.1.5. Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cụm làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội 105 4.1.6. Đánh giá chung thực trạng phát triển Cụm làng nghề ở Hà Nội 124 4.2. Một số giải pháp phát triển cụm làng nghề ở Hà Nội 131 4.2.1. Quan điểm và định hướng phát triển cụm làng nghề 131 4.2.2. Căn cứ đề xuất các giải pháp 131 4.2.3. Một số giải pháp phát triển cụm làng nghề ở Hà Nội 132 Kết luận phần 4 145 Phần 5. Kết luận và kiến ngh 147 5.1. Kết luận 147 5.2. Kiến nghị 149 iv
  7. 5.2.1. Đối với Chính phủ và các bộ ngành ở Trung ương 149 5.2.2. Đối với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội 150 Danh mục các công trình khoa học đã công bố 151 Tài liệu tham khảo 152 Phụ lục 164 v
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩ tiếng Việt CCN Cụm công nghiệp CCNLN Cụm công nghiệp làng nghề CLN Cụm làng nghề CMH Chuyên môn hóa CNH Công nghiệp hóa Comprehensive and Progressive Agreement for Trans - Pacific CPTPP Partnership (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa ĐKKD Đăng ký kinh doanh ĐTH Đô thị hóa European-Vietnam Free Trade Agreement (Hiệp định Thương EVFTA mại tự do gi a Việt Nam và Liên minh châu Âu) GDP Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội) GTSX Giá trị sản xuất GRDP Gross Regional Domestic Product (Tổng sản phẩm trên địa bàn) HĐH Hiện đại hóa HĐND Hội đồng nhân dân HTX Hợp tác xã KTXH Kinh tế Xã hội KHCN Khoa học công nghệ LNTT Làng nghề truyền thống Ministry of Agriculture and Rural Development (Bộ Nông nghiệp MARD và Phát triển nông thôn) MQH Mối quan hệ NCS Nghiên cứu sinh NNNT Ngành nghề nông thôn NTM Nông thôn mới vi
  9. OCOP One commune, one product (Mỗi xã một sản phẩm) OTOP One Tambon One Product (Mỗi làng một sản phẩm) OVOP One village one product (Mỗi làng một sản phẩm) PTNT Phát triển nông thôn Participatory Rural Appraisal (Phương pháp đánh giá nông thôn PRA có sự tham gia) RRA Rapid Rural Appraisal (Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn) SPL Systèmes Productifs Localisés (Hệ thống sản xuất địa phương) Statistical Package for the Social Sciences (là một phần mềm SPSS máy tính phục vụ công tác phân tích thống kê) SXKD Sản xuất kinh doanh SXNN Sản xuất nông nghiệp Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), SWOT Opportunities (Cơ hội), Threats (Thách thức) TBCN Tư bản chủ nghĩa THCS Trung học cơ sở TT Thông tư TTCN Tiểu thủ công nghiệp UBND Ủy ban nhân dân United Nations Industrial Development Organization (Tổ chức UNIDO phát triển công nghiệp Liên hợp quốc) WTO World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới) XHCN Xã hội chủ nghĩa vii
  10. DANH MỤC BẢNG TT Tên ảng Trang 2.1. Phân biệt cụm làng nghề với các loại cụm theo văn bản nhà nước 10 3.1. Một số chỉ tiêu tăng trưởng Kinh tế - Xã hội Hà Nội 48 3.2. Một số tiêu chí lựa chọn cụm làng nghề để điều tra nghiên cứu 55 3.3. Mẫu điều tra các cơ sở sản xuất kinh doanh nghề thủ công 56 3.4. Mô tả các biến độc lập và cách tính trong phân tích Logit 59 4.1. Phân bố các cụm làng nghề theo đơn vị hành chính ở Hà Nội 69 4.2. Không gian hoạt động của các cụm làng nghề được nghiên cứu 70 4.3. Diện tích nhà xưởng phục vụ sản xuất trong các cụm làng nghề 73 4.4. Cơ sở hạ tầng trong các cụm làng nghề 74 4.5. Số lượng và chất lượng lao động trong cụm làng nghề ở Hà Nội 75 4.6. Thị trường lao động của các cụm làng nghề 79 4.7. Thị trường cung cấp nguyên liệu cho các cụm làng nghề 82 4.8. Thị trường cung cấp thiết bị của các cụm làng nghề 83 4.9. Lợi ích và chi phí tăng thêm của việc chuyển đổi từ hộ sản xuất sang doanh nghiệp nhỏ và vừa 86 4.10. Các loại hình tổ chức sản xuất trong các cụm làng nghề 87 4.11. Một số thông tin thể hiện về phát triển các cụm làng nghề 94 4.12. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các cụm làng nghề 95 4.13. Giá trị và cơ cấu kinh tế của các xã có làng nghề chính trong cụm làng nghề năm 2017 96 4.14. Một số thay đổi của các cơ sở sản xuất kinh doanh trong cụm làng nghề mây tre đan Phú Vinh 97 4.15. Thay đổi kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các cơ sở trong cụm làng nghề mây tre đan Phú Vinh 98 4.16. Số lượng việc làm và thu nhập trong cụm làng nghề ở Hà Nội 99 4.17. Quan hệ giao thương với nước ngoài của các cụm làng nghề 103 4.18. Một số thông tin về vốn xã hội trong cụm làng nghề 117 4.19. Ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến tăng doanh thu 121 viii
  11. 4.20. Xếp hạng các yếu tố ảnh hưởng đến việc tăng doanh thu của các cơ sở sản xuất kinh doanh trong cụm làng nghề 122 4.21. Ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến đăng ký kinh doanh của các cơ sở sản xuất kinh doanh trong cụm làng nghề 122 4.22. Xếp hạng các yếu tố ảnh hưởng đến việc đăng kí kinh doanh của các cơ sở sản xuất kinh doanh trong cụm làng nghề trên địa bàn Hà Nội 123 4.23. Ma trận SWOT và định hướng giải pháp 130 ix
  12. DANH MỤC BIỂU ĐỒ TT Tên iểu đồ Trang 3.1. Diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội qua các năm 45 3.2. Biến động dân số của thành phố Hà Nội qua các năm 46 3.3. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở Hà Nội qua các năm 47 3.4. Tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp – xây dựng Nông – lâm nghiệp, thủy sản trong GRDP của Hà Nội 49 DANH MỤC HÌNH TT Tên hình Trang 3.1. Khung phân tích của đề tài 52 4.1. Một số quan hệ trong cụm làng nghề gốm sứ Bát Tràng 88 4.2. Một số quan hệ trong cụm làng nghề đồ gỗ Chàng Sơn 89 4.3. Một số quan hệ trong cụm làng nghề Mây tre đan 91 4.4. Sơ đồ về mối quan hệ trong đào tạo nghề trong cụm làng nghề 100 x
  13. TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: Nguyễn Xuân Hoản Tên luận án: Nghiên cứu phát triển cụm làng nghề ở Hà Nội Ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9.31.01.05 Tên cơ sở đ o tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hóa, bổ sung và phát triển các cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển CLN; Đánh giá thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển CLN ở Hà Nội và Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển CLN ở Hà Nội trong thời gian tới. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận án chọn 3 CLN để nghiên cứu là CLN gốm sứ Bát Tràng, CLN đồ gỗ Chàng Sơn và CLN mây tre đan Phú Vinh. Thông tin sơ cấp được thu thập qua hai cách là: Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia PRA với các công cụ chính như thảo luận nhóm, lược sử lịch sử hình thành và phát triển các CLN, sơ đồ Venn thể hiện quan hệ trong các CLN, quan sát thực tế; Điều tra khảo sát các địa phương và các cơ sở sản xuất kinh doanh trong các CLN bằng phiếu điều tra. Các phương pháp phân tích đánh giá gồm: thống kê mô tả, so sánh, nghiên cứu lịch sử, phương pháp chuyên gia, phương pháp phân tích hàm Logit và phân tích SWOT. Kết quả chính và kết luận - Luận án đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng làm cơ sở lý luận cho nghiên cứu đề tài như: Khái niệm CLN và phát triển CLN; Tiêu chí xác định CLN; Đặc điểm và vai trò của phát triển CLN, Luận án đã nêu lên kinh nghiệm phát triển CLN trên thế giới như ở Trung Quốc, Indonexia, Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Italia, Pháp và kinh nghiệm phát triển CLN của một số tỉnh như Bắc Ninh, Nam Định, Hà Nam. Từ các kinh nghiệm trong và ngoài nước đã rút ra nh ng bài học kinh nghiệm cho phát triển CLN ở Hà Nội. - Luận án đã thu thập thông tin và đánh giá thực trạng các CLN ở Hà Nội theo các nội dung như: Sự hình thành và phân bố các CLN, phát triển các yếu tố sản xuất kinh doanh trong các CLN, phát triển tổ chức sản xuất kinh doanh trong CLN, kết quả và hiệu quả của phát triển CLN và các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển các CLN ở Hà Nội. xi
  14. - Từ các nghiên cứu lý luận và thực trạng; luận án đã đề xuất 5 giải pháp thúc đẩy phát triển các CLN ở Hà Nội trong thời gian tới như: (1) Tăng cường đầu tư các nguồn lực cho phát triển CLN; (2) Đổi mới về tổ chức sản xuất; (3) Nghiên cứu và phát triển thị trường; (4) Tăng cường năng lực quản lý nhà nước, năng lực cán bộ và chủ các các cơ sở SXKD; và (5) Ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn và CLN. xii
  15. THESIS ABSTRACT PhD candidate: Nguyen Xuan Hoan Thesis title: Research on development of Craft Village Cluster in Hanoi Major: Development Economics Code: 9.31.01.05 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research Objectives Systematize, supplement and develop theoretical and practical baises on development of craft village cluster; Evaluate the current situation and factors affecting to the development of craft village cluster in Hanoi; and Propose some solutions to promote the development of craft village clusters in Hanoi in the coming time. Research methods The thesis selects 3 craft village clusters to study, namely Bat Trang ceramic cluster, Chang Son wooden cluster, and Phu Vinh rattan and bamboo cluster. Primary information is gathered through two ways: Participatory Rural Appraisal PRA with key tools such as group discussion, history of craft village cluster formation and development, Venn diagram showing relationships in craft village clusters, observing reality; and Surveying localities and business establishments in the craft village clusters with questionnaires. Analysis and evaluation methods include descriptive statistics, comparison, historical research, expert method, Logit function analysis method and SWOT analysis. Main findings and conclusions - The thesis systematized and clarified a number of important theoretical and practical issues as a theoretical basis for researching the topic such as: The concept of the craft village cluster and development of the craft village cluster; The criteria for determining craft village clusters; Characteristics and role of developing craft village clusters The thesis has raised experiences in developing craft village clusters in the world such as in China, Indonesia, Korea, Thailand, Japan, Italy, France and experiences in developing craft village clusters of some provinces such as Bac Ninh, Nam Dinh, Ha Nam. From domestic and foreign experiences, lessons have been drawn for developing craft village clusters in Hanoi. - The thesis has collected information and assessed the current situation of craft village clusters in Hanoi according to the contents such as the formation and distribution of craft village clusters, development of production-business factors in craft village clusters., the development of production-business organizations in the craft village xiii
  16. clusters, the results and effectiveness of the development of craft village clusters and factors affecting the developmen of craft village clusters. - From the theoretical research and the current situation, the thesis has proposed 5 solutions to develop craft village clusters in Hanoi in the coming time such as: From the theoretical studies and the current situation, the thesis has proposed 5 solutions to promote the development of craft village clusters in Hanoi in the coming time, such as: (1) Increasing investment in resources for the development of quality quality; (2) Innovating in production-business organizations; (3) Market research and development; (4) Strengthening capacity on state management, capacity of managers, owners of production and business establishments; and (5) Promulgating mechanisms and policies to encourage the development of rural industries and craft village clusters. xiv
  17. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong hơn 30 năm qua, sự đổi mới kinh tế của Hà Nội được đặc trưng bởi nh ng chính sách cải cách, mở cửa nền kinh tế và chuyển sự vận hành các quan hệ kinh tế theo hướng thị trường. Trong thời gian qua, khu vực nông nghiệp, nông thôn vẫn đang đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Mặc dù đóng góp của nông nghiệp vào tổng GRDP của Hà Nội không nhiều và giảm dần từ 6,4% năm 2006 xuống 2,0% năm 2019 nhưng khu vực nông nghiệp, nông thôn vẫn đang đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội với 50,6% dân số và 32,0% lao động của Thành phố (Cục Thống kê Hà Nội, 2020). Trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, vai trò của các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp, bao gồm các hoạt động tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn là rất quan trọng. Nh ng năm gần đây, các làng nghề nông thôn ở Hà Nội đã phục hồi và phát triển, tạo điều kiện để thúc đẩy kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng giá trị sản xuất phi nông nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn và tạo ra nh ng hướng phát triển mới, đặc biệt là hình thành các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) nông thôn. Sau khi mở rộng địa giới hành chính thì Hà Nội có 1350 làng nghề và làng có nghề, trở thành địa phương có số lượng làng nghề nhiều nhất nước, các làng nghề phân bố tập trung chủ yếu ở 24 quận, huyện và thị xã, trong đó có 308 làng nghề đã được UBND Thành phố công nhận theo tiêu chí chuẩn quốc gia về làng nghề (Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Hà Nội, 2018). Trong bối cảnh đó đã có nhiều nghiên cứu về làng nghề và cho thấy hai xu hướng rất rõ: Một số làng nghề truyền thống bị mai một hoặc yếu kém khó khăn (đan tơ lưới, thêu ren, cơ kim khí, ); nhưng ngược lại một số làng nghề lại phát triển năng động, đổi mới, hiện đại hóa, lan tỏa mở rộng ra không gian địa lý gần kề để hình thành lên các cụm làng nghề (CLN). Đây là hình thức tổ chức theo kiểu “Hệ thống tổ chức sản xuất địa phương" tương tự hình thức cụm công nghiệp (CCN) trước đây ở các nước. Các CLN có sự kết nối và khai thác hiệu quả các 1
  18. nguồn lực sản xuất ở địa phương, thúc đẩy sự hành thành các chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị sản phẩm, đó là xu hướng phát triển của sự CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội nông thôn theo vùng. Điều này cũng đã xảy ra tại các nước phát triển như Ý, Pháp trước đây khi nền công nghiệp của họ còn yếu kém. Lúc đó tại các nước này cũng hình thành các Cụm sản xuất tiểu thủ công nhỏ trong nông thôn với tên gọi “Industrial cluster” (CCN, cụm nghề) hoặc là “Systèmes Productifs Localisés” (SPL- Hệ thống sản xuất địa phương) với trình độ sản xuất thủ công. Các CCN, Cụm nghề, hệ thống sản xuất địa phương tập trung các cơ sở SXKD trên một không gian địa lý nên có sự mở rộng hay thu hẹp không gian một cách tương đối, không xác định hoàn toàn chính xác do sự thăng trầm của các làng nghề. Các CCN và cụm công nghiệp làng nghề (CCNLN) trong văn bản ở Việt Nam liên quan đến việc quản lý các đơn vị kinh doanh công nghiệp hoặc tiểu thủ công nghiệp trong một khuôn viên đất đai riêng biệt. Các CCN hoặc CCNLN còn được hiểu là các Cụm liên kết ngành (Nguyễn Đình Tài, 2017) với 3 loại là: (1) Cụm ngành công nghệ khoa học kỹ thuật cao; (2) Cụm ngành công nghiệp thông thường; (3) Cụm ngành công nghiệp truyền thống thuộc loại CCN truyền thống; đó là các CCNLN. Các CLN hoặc hệ thống sản xuất địa phương mà luận án đề cập liên quan đến phân bố sản xuất theo không gian địa lý với sự tồn tại cả đơn vị sản xuất kinh doanh và văn hóa làng xã gắn với cả quản lý kinh tế, quản lý xã hội và có vai trò với cả đổi mới công nghệ, phát triển thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo thêm việc làm cho lao động tại chỗ và khu vực xung quanh, giảm bớt tình trạng đi tìm việc làm ở thành thị, thúc đẩy việc hình thành và phát triển chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị. Bên cạnh nh ng mặt tích cực, các CLN hiện nay cũng còn một số hạn chế do sự phát triển tự phát nên dẫn đến các ảnh hưởng tiêu cực về môi trường, công tác quản lý hành chính, khai thác sử dụng cơ sở hạ tầng, giao thông, an ninh trật tự, quản lý đất đai, môi trường ở địa phương gặp nhiều khó khăn, Mặt khác, trong bối cảnh hội nhập, thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang có sự thay thế một số sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ truyền thống của các CLN bằng các sản phẩm công nghiệp có thể sản xuất hàng loạt và các sản phẩm nhập khẩu khác. Nh ng thách 2
  19. thức lớn đối với chính quyền và người dân địa phương trong việc phát triển CLN là nh ng vấn đề cần được nghiên cứu, phân tích để có các giải pháp tháo gỡ cho phát triển CLN theo hướng bền v ng và có hiệu quả cao. Cho đến nay vẫn không có con số chính thức về số lượng các CLN ở Việt Nam nhưng nói chung tại các địa phương đều có các loại CLN khác nhau. Riêng Hà Nội hiện có 33 CLN với 5 nhóm ngành nghề khác nhau và được phân bố ở các huyện ngoại thành. Điều đáng quan tâm là hầu như rất thiếu vắng các nghiên cứu về cả lý luận và thực tiễn về CLN không chỉ ở Hà Nội mà nói chung trong cả nước. Từ các tài liệu tổng quan thu thập được cho thấy chỉ có một số ít các nghiên cứu từng khía cạnh nhỏ, phân tán và thường gắn với tác giả là người nước ngoài hoặc các nghiên cứu phối hợp với sự tham gia của lưu học sinh, nhà nghiên cứu Việt Nam với các tác giả nước ngoài trong các đề tài, luận án, bài viết và được công bố ở nước ngoài như: Hoan Nguyen Xuan (2004); Hoang Nam Vu (2008); Quy Nghi Nguyen (2009); Fanchette (2014, 2019); Các nghiên cứu thường dựa trên quan niệm riêng hoặc khái niệm Cụm công nghiệp (industrial cluster) của Marshal (1980); Becattini (1992); Nadvi (1999); Ganne & Lecler (2009); để nghiên cứu thực tế. Với Việt Nam và đặc biệt với Hà Nội trước đây cũng đã có nhiều nghiên cứu về làng nghề, một số ít nghiên cứu rất sớm kể từ thời Pháp thuộc do người nước ngoài thực hiện (Gourou, 1936); nhưng cũng chưa có một tài liệu nào trình bày rõ các lý luận và thực tiễn về CLN. Trên thực tế CLN nói chung và CLN trên địa bàn Hà Nội vẫn tồn tại, phát triển hoặc biến mất nhưng không được quan tâm và nghiên cứu dẫn đến chưa vận dụng được đầy đủ tiếp cận phát triển theo ngành kết hợp phát triển theo không gian địa lý trong việc ban hành các chính sách cho phát triển nông thôn theo vùng. Trong bối cảnh đó, việc lựa chọn và thực hiện đề tài luận án “Nghiên cứu phát triển cụm làng nghề ở Hà Nội” là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn vì Hà Nội đang cần nh ng giải pháp, chính sách phù hợp để thúc đẩy phát triển bền v ng các làng nghề. Đề tài luận án được chọn nhằm trả lời các câu hỏi sau: (1) Hiểu thế nào là CLN? CLN có gì khác so với khái niệm CCN trong các tài liệu nước ngoài, CCN và CCNLN trong các văn bản của Việt Nam và Hà Nội? 3
  20. (2) Thực trạng phát triển của các CLN ở Hà Nội và sự phát triển đó chịu ảnh hưởng của nh ng yếu tố nào? (3) Muốn thúc đẩy phát triển các CLN ở Hà Nội trong thời gian tới thì cần có nh ng giải pháp chủ yếu nào ? 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Mục tiêu chung Tập hợp, bổ sung, hệ thống hóa các cơ sở lý luận về CLN từ đó phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy phát triển các CLN ở Hà Nội trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa, bổ sung và phát triển các cơ sở lý luận và thực tiễn về CLN và phát triển CLN; - Phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển các CLN ở Hà Nội; - Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển CLN ở Hà Nội trong thời gian tới. 1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là lý luận, thực tiễn về CLN và phát triển CLN đặt trọng tâm vào khía cạnh kinh tế quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh theo không gian địa lý của CLN. - Đối tượng khảo sát là các CLN, các cơ sở SXKD trong các CLN, các mối quan hệ kinh tế gi a các làng nghề và các cơ sở SXKD trong CLN. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Nội dung nghiên cứu chủ yếu tập trung khía cạnh kinh tế trong phát triển CLN có gắn kết một số khía cạnh xã hội trong CLN. - Phạm vi không gian: Tập trung nghiên cứu với các CLN thủ công mỹ nghệ là CLN gốm sứ, CLN đồ gỗ và CLN mây tre đan trên địa bàn Hà Nội. - Phạm vi thời gian: Đánh giá thực trạng CLN đến năm 2018 và đưa ra các đề xuất đến năm 2030. 4
  21. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Về lý luận: Luận án đã hệ thống hóa và rõ thêm cơ sở lý luận về CLN và phát triển CLN, bao gồm: khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung, tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng. Luận án đã định nghĩa CLN dựa trên lý thuyết về làng nghề và CCN đã được triển khai ở nhiều nghiên cứu thực nghiệm, cũng như nh ng nghiên cứu tổng quan về cơ sở lý luận, thực tiễn. Luận án đã phân biệt sự khác biệt gi a CLN với CCN, CCNLN. Luận án đã giải thích khoảng trống trong các nghiên cứu liên quan về làng nghề, CCN, CCNLN và CLN, đặc biệt là tính liên kết ngành theo không gian địa lý của CLN. Nh ng phân tích và kết luận của luận án là nh ng kết quả có ý nghĩa bổ sung thêm lý luận đối với tổ chức sản xuất của các làng nghề theo hướng hình thành và phát triển các CLN, hình thành chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị sản phẩm làng nghề. - Về thực tiễn: Luận án đã luận giải cho đến nay ở Việt Nam chưa có văn bản pháp lý nào thừa nhận hay công nhận CLN nhưng luận án đã minh chứng trên thực tế ở Hà Nội đang tồn tại 33 CLN. Nên luận án nghiên cứu theo hướng này không chỉ mới mà còn cần thiết. Luận án đã cung cấp kinh nghiệm phát triển làng nghề, CCN, CLN ở các nước; cung cấp cơ sở d liệu cho các cơ quan quản lý Nhà nước, các địa phương tham khảo để hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu kế thừa và có các nghiên cứu sâu hơn, Luận án đã đề xuất được các định hướng và 5 giải pháp thúc đẩy phát triển CLN ở Hà Nội trong thời gian tới như: (1) Tăng cường đầu tư các nguồn lực cho phát triển CLN; (2) Đổi mới về tổ chức sản xuất; (3) Nghiên cứu và phát triển thị trường; (4) Tăng cường năng lực quản lý nhà nước và năng lực của cán bộ quản lý, chủ cơ sở SXKD; và (5) Ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển NNNT và CLN. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN 1.5.1. Ý nghĩ kho học Đề tài luận án nghiên cứu về CLN là một hướng nghiên cứu mới ở Việt Nam nên luận án đã cung cấp các tài liệu mang tính học thuật như tiếp cận “Cụm”, đưa ra khái niệm về CLN và phát triển CLN, tiêu chí xác định CLN; sử 5
  22. dụng mô hình hồi quy Binary Logit để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định về loại hình SXKD của các cơ sở SXKD trong CLN; xác định các mối quan hệ, mạng lưới, liên kết ngành, sự hình thành chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị trong CLN. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu mà luận án sử dụng đã kết hợp các phương pháp phân tích truyền thống và hiện đại, kết hợp phương pháp nghiên cứu kinh tế và nghiên cứu lịch sử, Đây là nh ng kiến thức, kỹ năng và phương pháp có giá trị khoa học trong luận án. Các nghiên cứu lý luận của luận án không chỉ ở mức hệ thống hóa lý luận mà ý nghĩa hơn còn là sự giải thích, bổ sung nh ng lý luận mới mà các tác giả khác chưa đề xuất. 1.5.2. Ý nghĩ thực tiễn Vận dụng lý luận để phát hiện và phân tích lịch sử hình thành, thực trạng và đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển các CLN trên địa bàn thành phố Hà Nội có ý nghĩa thực tiễn trong việc giúp cho các nhà quản lý nhìn nhận CLN như một thực thể khách quan ra đời và phát triển gắn với làng nghề và hình thức tổ chức sản xuất địa phương từ đó có chính sách, giải pháp quản lý, hỗ trợ phù hợp để phát huy nh ng ưu thế và hạn chế nh ng bất cập của phát triển CLN. Luận án đã rút ra kinh nghiệm phát triển CLN; đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển CLN ở Hà Nội; cung cấp cơ sở d liệu cho các cơ quan quản lý ở Hà Nội và các địa phương tham khảo để hoạch định chính sách, Đồng thời, luận án đã đề xuất nh ng định hướng và giải pháp có căn cứ khoa học nhằm phát triển CLN trong thời gian tới trong bối cảnh CNH, HĐH, xây dựng NTM và hội nhập quốc tế. 6
  23. PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN CỤM LÀNG NGHỀ 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CỤM LÀNG NGHỀ 2.1.1. Các khái niệm 2.1.1.1. Khái niệm về làng nghề và cụm công nghiệp làng nghề Ở nước ta hiện có nhiều khái niệm khác nhau về làng nghề Trần Quốc Vượng (1996); Bùi Văn Vượng (2002); Trần Minh Yến (2004); nhưng về chính thống thì Nghị định số 52/NĐ-CP ngày 12/4/2018 (thay thế Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2006 về phát triển ngành nghề nông thôn) của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn đã đưa ra một khái niệm chung về “làng nghề” ở Việt Nam như sau: “Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn. Có tối thiểu 20% tổng số hộ trên địa bàn tham gia một trong các hoạt động hoặc các hoạt động ngành nghề nông thôn; Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 02 năm liên tục tính đến thời điểm đề nghị công nhận; Đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định của pháp luật hiện hành”. Theo Nghị định này, “Làng nghề truyền thống” là làng nghề có nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời. Trong đó, “nghề truyền thống” là nghề đã được hình thành, xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm và hiện đang tiếp tục phát triển tính đến thời điểm đề nghị công nhận, tạo ra nh ng sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền. “Làng nghề mới” là nh ng làng nghề hình thành do có sự du nhập của một nghề mới hoặc là sự phát triển lan tỏa từ các nghề truyền thống đến nh ng làng thuần nông hoặc ở nh ng làng đã có nghề cũ nhưng nay chuyển hoàn toàn sang nghề mới (Dương Bá Phượng, 2001). “Làng có nghề” là làng có sự du nhập của một nghề mới hoặc là sự phát triển lan tỏa từ các nghề truyền thống; có số hộ, số lao động sản xuất tiểu thủ công nghiệp ít nhất từ 10% trở lên (UBND thành phố Hà Nội, 2013a). Như vậy “Làng nghề” và “Làng có nghề” bao gồm 2 yếu tố là “làng” và “nghề”. “Làng” là cộng đồng dân cư được tập hợp theo quan hệ huyết thống, quan hệ địa vực, quan hệ nghề nghiệp, quan hệ hôn nhân và tín ngưỡng. “Nghề” thể hiện một hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở địa phương khi nó tạo ra được một khối lượng sản phẩm 7
  24. hàng hóa trao đổi thường xuyên trên thị trường, nh ng người hoặc hộ sản xuất lấy hoạt động đó làm nguồn thu nhập chủ yếu. Theo Nghị định Số 68/2017/NĐ-CP về quản lý, phát triển cụm công nghiệp: Cụm công nghiệp là nơi sản xuất, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, được đầu tư xây dựng nhằm thu hút, di dời các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác vào đầu tư SXKD. Cụm công nghiệp có quy mô diện tích không vượt quá 75 ha và không dưới 10 ha. Cụm công nghiệp làng nghề là CCN phục vụ di dời, mở rộng SXKD của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất hộ gia đình, cá nhân trong làng nghề nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, phát triển nghề, làng nghề ở địa phương. CCNLN có qui mô diện tích không vượt quá 75 ha và không dưới 5 ha (Chính phủ, 2017). 2.1.1.2. Khái niệm cụm làng nghề Cho đến nay ở Việt Nam chưa có khái niệm thống nhất về “Cụm làng nghề” nên để đi đến một khái niệm sử dụng cho nghiên cứu của luận án thì tác giả đã vận dụng một số quan điểm, khái niệm có tên gọi đúng, gần hoặc liên quan từ các tài liệu khác nhau để đưa ra khái niệm cho nghiên cứu luận án. Các văn bản của nhà nước hoặc địa phương đang sử dụng thì có một số khái niệm về Cụm có liên quan như CCN và CCNLN. Một số tác giả đã đưa ra khái niệm về CCN, cụm ngành, cụm nghề như: Marshall (1890); Porter (1998); UNIDO (2013); Nguyễn Xuân Thành (2015) có liên quan đến nh ng khía cạnh kinh tế, xã hội và các mối quan hệ khác nhau nhưng cũng không có cụm nào tên gọi đặt đúng tên là “Cụm làng nghề”. Theo tác giả “Cụm làng nghề” được hiểu đơn giản là sự kết hợp gi a hai từ “Cụm” và “Làng nghề”. “Cụm” là một tập hợp gồm một số đơn vị cùng loại ở gần cạnh nhau, làm thành một đơn vị lớn hơn (Từ điển Việt-Việt, 2019) còn “Làng nghề” đã được giải thích theo quy định của Chính phủ (Nghị định số 52/2018/NĐ-CP). Vì vậy, xuất phát từ các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan, tác giả đưa ra khái niệm về “Cụm làng nghề” như sau: 8
  25. “Cụm làng nghề là một tập hợp gồm một số làng nghề cùng loại ở gần cạnh nhau, tập trung trên một không gian địa lý các cộng đồng người dân, chủ cơ sở SXKD làng nghề và các thể chế địa phương với các mối liên kết về kinh tế, xã hội và văn hóa tạo nền tảng cho việc cùng tham gia vào các hoạt động của cùng một nghề tiểu thủ công nghiệp tại địa phương”. Như vậy Cụm làng nghề phải bao gồm các yếu tố như: có các làng nghề cùng loại, gần kề trên một không gian địa lý nào đó. Trong CLN cũng có các mối quan hệ về kinh tế, văn hóa, xã hội. CLN ở Việt Nam cũng có nh ng điểm tương tự CCN của Marshall và Porter vì ở đây cũng có sự tập trung của các đơn vị sản xuất qui mô nhỏ như hộ, doanh nghiệp (khoảng 95% là hộ gia đình với 4 đến 5 lao động thường xuyên, doanh nghiệp với 15 đến 50 lao động thường xuyên); Trong CLN cũng có sự phân công lao động và chuyên môn hóa cao trong các hoạt động tiểu thủ công nghiệp, chuyên môn hóa theo từng công đoạn sản xuất; Trong một không gian địa lý của CLN đã hình thành nên thị trường lao động, nguyên liệu, sản phẩm và tạo nên năng lực cạnh tranh của Cụm. CLN được đặc trưng bởi sự tập trung các làng nghề liền kề nhau trong một phạm vi không gian địa lý (trong đó có các làng nghề chính, làng nghề lân cận và làng nghề lan tỏa), các sản phẩm, dịch vụ trong cụm bổ trợ cho nhau dựa trên các thể chế, mạng lưới và các nguồn lực của địa phương; các cơ sở SXKD có quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ chuyên môn hóa theo ngành gắn kết với sự đổi mới và năng động do tính hiệp đồng thừa hưởng từ “Tính hiệu quả tập thể” thông qua các tác động kinh tế từ bên ngoài, từ mạng lưới các nhà cung cấp, mạng lưới khách hàng và các lợi ích của các hoạt động tập thể (Nadvi, 1999). Sự tập trung theo địa lý của các cơ sở SXKD như hộ, HTX, doanh nghiệp đã tạo ra các thể chế thúc đẩy sự hình thành và phát triển các mối quan hệ, sự hợp tác và cạnh tranh lẫn nhau nhưng đồng thời cũng tạo ra các lợi ích chung cho các bên tham gia trong cùng khu vực. Trong không gian địa lý của CLN có sự tồn tại, phát sinh và phát triển nhiều mối quan hệ như quan hệ kinh tế, xã hội, trong đó quan hệ kinh tế là quyết định nhất và tác động vào sự tồn tại phát triển của các quan hệ khác. 9
  26. Bảng 2.1. Phân iệt cụm l ng nghề với các loại cụm theo văn ản nh nƣớc Cụm công nghiệp Tiêu chí Cụm công nghiệp* Cụm l ng nghề làng nghề* Hình thành tự phát do 1. Tính UBND cấp tỉnh UBND cấp tỉnh quyết sự phát triển, lan tỏa pháp lý quyết định thành lập. định thành lập. của làng nghề. Có giới hạn về không Có ranh giới địa lý Có ranh giới địa lý gian địa lý nhất định, xác định, qui mô tối 2. Quy mô xác định, diện tích qui mô rộng lớn liên đa không quá 70ha 10-75ha. quan đến nhiều làng và không dưới 5 ha. nghề liền kề nhau. Không được đầu tư Được đầu tư đồng bộ Được đầu tư tương đồng bộ về nhà xưởng, 3. Cơ sở hạ từ nhà xưởng, xử lý đối đồng bộ, nhưng đường xá, hạ tầng, xử lý tầng môi trường, hạ tầng; qui mô và tổng vốn môi trường, Sử dụng khu văn phòng, đầu tư nhỏ hơn CCN. nơi ở làm nhà xưởng. Một ngành nghề, 1 4. Ngành Ngành nghề nông Đa ngành nhóm sản phẩm bổ trợ nghề SXKD thôn, làng nghề. nhau. Chủ yếu DNNVV, Chủ yếu doanh Chủ yếu là doanh 5. Loại doanh nghiệp mở nghiệp nhỏ, HTX, hộ nghiệp nhỏ, siêu nhỏ; hình Tổ rộng qui mô, doanh gia đình, cá nhân các hộ gia đình (chủ chức sản nghiệp tư nhân (có qui làng nghề có đăng yếu là hộ chưa đăng ký xuất mô lớn). ký kinh doanh. kinh doanh). 6. Nguồn Trong nước và nước Có nguồn gốc tại địa Có nguồn gốc tại địa gốc doanh ngoài (nhiều DN từ phương và rất ít DN phương (trong 1 nhóm nghiệp địa phương khác đến). từ nơi khác đến. ngành bổ trợ nhau). Đan xen trong khu dân 7. Không Nằm ngoài khu dân Nằm ngoài khu dân cư; đan xen sản xuất và gian địa lý cư; không có dân cư cư; gần làng nghề và sinh hoạt của gia đình cho sản xuất sinh sống; thuận tiện không có dân cư sinh trong các làng nghề nên làng nghề về giao thông. sống. có dân cư sinh sống. * Theo Nghị định số 68/2017/NĐ-CP; Từ khái niệm tác giả đề xuất (2019). Khái niệm CLN theo nghiên cứu của luận án là một phạm trù có nh ng nét tương tự nhưng có nh ng điểm khác biệt so với các khái niệm và đặc trưng của CCN, CCNLN. Điểm khác biệt cơ bản nhất là: (1) Sự hình thành và tính pháp lý của cụm; (2) Quy mô và không gian địa lý của cụm; (3) Ngành nghề SXKD trong cụm; (4) Các chủ thể SXKD trong cụm; và (5) Các mối quan hệ về kinh tế - xã hội trong cụm. Trong khi CNN và CCNLN được đầu tư xây dựng nhằm thu hút, di dời các DNNVV, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình vào đầu tư SXKD nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi thì CLN hình thành do sự phát triển lan tỏa của các làng nghề và sự tập trung của các DNNVV, hợp tác xã, hộ gia đình 10
  27. vừa đầu tư SXKD, ăn ở, sinh hoạt trong CLN; CCN và CCNLN đề cập tới một khu vực sản xuất tập trung trong một khuôn viên nhất định có ranh giới bờ rào tường chắn còn CLN liên quan một không gian địa lý tương đối rộng lớn, có sự đan xen gi a hoạt động SXKD và sinh hoạt; Quan hệ quản lý trong CCN và CCNLN là quan hệ gi a quản lý nhà nước với đơn vị SXKD còn quan hệ quản lý trong CLN là phối hợp gi a quản lý về đơn vị SXKD và quản lý xã hội, quan hệ làng xã, cộng đồng dân cư nông thôn. 2.1.1.3. Đặc điểm chính của cụm làng nghề Từ việc nghiên cứu, tổng hợp, xem xét đặc điểm của phát triển CLN ở một số nước trên thế giới có hình thức tổ chức gần giống với CLN ở Việt Nam và qua nghiên cứu từ thực tiễn cho thấy CLN có các đặc điểm chính như sau: -Trong CLN có sự tập hợp các làng nghề và làng có nghề liền kề nhau; tập trung các cơ sở sản xuất để đạt một quy mô lớn; nó cho phép thực hiện các hoạt động mà các hoạt động đó từng cá nhân, cơ sở SXKD không thể thực hiện một cách độc lập như hình thành các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị và thị trường tại địa phương, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ, giải quyết vấn đề môi trường, Tuy nhiên, các CLN không thể tạo ra từ con số không, nó muốn trở thành quy mô lớn phải có các hoạt động hiệu quả và khả năng thu hút sự tập trung của các cơ sở SXKD, đặc biệt là doanh nghiệp. - Trong CLN luôn có sự hợp tác, tương trợ gi a các tác nhân: Trong cụm, các tác nhân thường có các chiến lược phát triển trong khoảng một thời gian dài dẫn đến có các cam kết hoặc định hướng chung và thực hiện các phương tiện cần thiết để đạt được các mục tiêu được xác định trong sự thống nhất với nhau. Các sự hợp tác thường theo 3 hướng là hợp tác về “phương tiện” như đào tạo, nghiên cứu phát triển, đổi mới công nghệ, xúc tiến thương mại, hợp tác về sản phẩm và thị trường, khai thác các tính bổ sung để sản xuất các sản phẩm và dịch vụ mới hoặc mở rộng thị trường và hợp tác về hình thành các tổ chức nghề nghiệp qua hình thành câu lạc bộ, hội nghề nghiệp để trao đổi kinh nghiệm, thông tin, kiến thức và tương trợ lẫn nhau. - Trong CLN có sự cạnh tranh, ganh đua gi a các tác nhân: Cụm là nơi tập trung các doanh nghiệp nên bên cạnh sự hợp tác, tương trợ gi a các tác nhân cũng có sự ganh đua, cạnh tranh gi a các đơn vị về đầu vào, đầu ra và tiếp cận các chính sách liên quan đến việc SXKD. Sự cạnh tranh, ganh đua đó dẫn đến sự tạo dựng các khả năng mới nhằm đưa lại các lợi ích như: Cải thiện tổ chức SXKD gọn nhẹ, phù hợp và hiệu quả hơn; Thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng và sử dụng các công nghệ, kỹ thuật và phương pháp thực hiện mới nhanh hơn, chất 11
  28. lượng hơn và hiệu quả hơn; Thúc đẩy nghiên cứu, tìm hiểu các thị trường mới để tăng tiêu thụ, tăng giá bán sản phẩm, tìm được nguồn nguyên liệu mới chất lượng tốt và r hơn; Phát triển các hoạt động mới, hoạt động bổ trợ cho hoạt động chính thông qua dịch vụ logistic, chăm sóc khách hàng, tái chế các sản phẩm phụ. về sản phẩm, tổ chức sản xuất, thị trường và phát triển các mối quan hệ. Sự cạnh tranh đó dẫn đến một sự xây dựng lên các khả năng mới, sự cải thiện các cách thức tiến hành và các dạng tổ chức sản xuất, nó đưa đến sự phát triển các hoạt động mới đem lại lợi nhuận cao hơn và mở rộng thị trường. - Trong CLN có sự chuyên môn hóa, cơ giới hóa và hiện đại hóa: Để tăng cường khả năng cạnh tranh, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả của các cơ sở SXKD trong các CLN đều có xu hướng tổ chức sản xuất theo hướng chuyên môn hóa, cơ giới hóa và hiện đại hóa trang thiết bị, phương thức quản lý mới và công nghiệp hóa. Sự chuyên môn hóa của các cơ sở SXKD kéo theo vốn đầu tư lớn và cho phép mở rộng quy mô, tăng trưởng kinh tế. Một số CLN phát triển có tổ chức sản xuất khoa học theo dây chuyền, theo tính chuyên môn cao (phân chia qui trình sản xuất thành các công đoạn, phân công lao động chuyên môn hóa làm việc trong từng công đoạn của dây chuyền sản xuất, ). Cuối cùng, sự công nghiệp hóa trong các cụm đóng một vai trò rất quan trọng, nó như là nền tảng của sự công nghiệp hóa trong các nước đang phát triển. - Trong CLN có sự đổi mới, sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh: Việc phát triển CLN sẽ luôn thúc đẩy quá trình sáng tạo và đổi mới. Ngoài việc thúc ép các doanh nghiệp phải gia tăng năng suất, sức ép cạnh tranh trong cụm buộc họ phải đổi mới liên tục. Sức ép cạnh tranh do các khách hàng muốn có sự lựa chọn các nhà cung cấp tốt hơn trong cụm cũng làm cho các doanh nghiệp phải liên tục cải tiến. Mức độ tập trung cao trong một khu vực khiến cho các hoạt động học hỏi của các doanh nghiệp diễn ra nhanh hơn, càng tạo sức ép cho các thay đổi. Thêm vào đó, với việc liên kết và trao đổi với các tổ chức nghiên cứu, các trường đại học trong khu vực, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội hơn để tiếp cận nh ng thành tựu mới nhất của KHCN. Đa dạng hóa sản phẩm, thị trường gắn với nh ng cải thiện về chất lượng sản phẩm, có mẫu mã mới, có chủng loại sản phẩm mới, để phát triển thị trường, tránh rủi ro, tiếp cận được các nguồn vốn, làm ra các sản phẩm tương thích và thu hiệu quả. Việc đổi mới, sáng tạo trong CLN là yếu tố mấu chốt của sức sản xuất trong tương lai, khuyến khích sự hình thành các hoạt động mới và nâng cao năng lực cạnh tranh. - Trong CLN có các hành động tập thể và lợi ích chung: Để nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh, trong quá trình phát triển các cơ sở SXKD trong CLN sẽ luôn có sự liên kết và có các hành động tập thể. Cụ thể là: Các cơ sở 12
  29. SXKD trong CLN cùng nhau tìm kiếm thị trường; thực hiện các hợp đồng mới, phát triển chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị; Cùng đóng góp tiền của và công sức để xây dựng và nâng cấp đường điện lưới, làm đường giao thông, xây dựng mới trường học, trạm y tế xã, đình, chùa, tạo lên nh ng tài sản chung cho cộng đồng làng xã, địa phương. Chính các hành động tập thể và sự hợp tác gi a các tác nhân tham gia cụm đã mang lại lợi ích chung, cụ thể là: Do có sự tập trung các cơ sở SXKD trong một không gian địa lý nhất định và có sự gần kề về địa lý, tổ chức nên người lao động và các cơ sở sản xuất nhanh chóng học hỏi và tiếp thu được các kiến thức, công nghệ và cách thức sản xuất để chuyên môn hóa và nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện công việc, công đoạn mà người lao động hoặc cơ sở sản xuất thực hiện nên cho phép giảm chi phí giao dịch, tạo nên lợi thế cạnh tranh; Sự phát triển trong cùng một hoạt động nên sử dụng cùng một kiểu nguồn lực, nhân lực, phương tiện và công nghệ nên dễ dàng hình thành được các thị trường tại địa phương, giảm được chi phí đầu tư, vận chuyển, giao dịch, chuyển giao và đào tạo; Sản xuất các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ bổ sung đồng thời góp phần thỏa mãn nhu cầu của thị trường về số lượng, chất lượng và chủng loại sản phẩm, tối ưu hóa các phương tiện sản xuất, vật tư, tiền vốn, đất đai, lao động và các mối quan hệ. 2.1.1.4. Tiêu chí xác định cụm làng nghề Theo chúng tôi, tiêu chí để xác định CLN phải đạt cả 04 tiêu chí sau: (1) Có sự tập trung tối thiểu 3 làng nghề và làng có nghề gần nhau trong một không gian địa lý tham gia cùng một lĩnh vực hoạt động hoặc các hoạt động ngành nghề nông thôn, trong đó có ít nhất 1 làng nghề chính đã đạt tiêu chuẩn công nhận làng nghề theo quy định chung của quốc gia. (2) Có sự tập trung số lượng lớn các cơ sở SXKD chuyên môn hóa trong cùng một lĩnh vực hoạt động ngành nghề (ít nhất có 10% cơ sở SXKD trong các làng liền kề nhau), trong đó đã có các DNNVV; đã có sự hiện đại hóa và đổi mới trong cụm. (3) Có sự liên kết gi a các làng nghề chính và làng có nghề gần kề, hình thành các mạng lưới về cung cấp nguyên vật liệu, gia công thầu khoán, tiêu thụ sản phẩm, đào tạo nghề, chuyển giao KHCN. (4) Đã hình thành chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị và thị trường tại địa phương liên quan đến hoạt động của CLN. Có thể xác định và phân loại CLN theo quy mô về địa lý, ngành nghề, quá trình CNH, quá trình hình thành và phát triển. 13
  30. 2.1.2. Phát triển cụm l ng nghề 2.1.2.1. Khái niệm về phát triển cụm làng nghề Phát triển là phạm trù triết học dùng để khái quát quá trình vận động từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của tự nhiên, xã hội và tư duy (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2017). Theo Porter (1990), phát triển của Cụm công nghiệp là phát triển kinh tế của các cụm. Theo nghiên cứu của Caniels & Romijn (2003) cho thấy có các giai đoạn phát triển của CCN, đó là: Giai đoạn phôi thai, giai đoạn củng cố, giai đoạn trưởng thành, phát triển và giai đoạn suy tàn. Theo Adeboye (1996), các CCN trong các nước đang phát triển không thể sao chép hoàn toàn các CCN trong các nước phát triển nhưng chúng có các đặc điểm tương tự nhau và các giai đoạn phát triển giống nhau. Khai thác các ý kiến khác nhau thì tác giả cho rằng: “Phát triển cụm làng nghề là sự phát triển tổng hòa của cả kinh tế, xã hội và môi trường với sự lồng ghép gi a phát triển SXKD với bảo tồn bản sắc văn hóa trong không gian địa lý nhất định của CLN”. Như vậy phát triển CLN thường có đặc điểm là: - Phát triển CLN trước hết phải đảm bảo cho phát triển kinh tế của địa phương và các cơ sở SXKD làng nghề, các thể chế tham gia liên quan. Điều này thể hiện rõ nhất là phát triển sản phẩm, thị trường, thu nhập của các nghề thủ công trong từng CLN. Khía cạnh xã hội của phát triển CLN thể hiện qua việc tạo thêm việc làm, phân công lao động, tăng thu nhập lao động, liên kết liên doanh, tăng thêm các thể chế kinh doanh mới và bảo tồn bản sắc văn hóa. - Phát triển CLN cũng sẽ trải qua các giai đoạn tương tự như phát triển các CCN trên thế giới, cụ thể là: + Giai đoạn phôi thai: Trong giai đoạn này các làng nghề, CLN đang tập hợp các cơ sở SXKD, lao động trong cùng một lĩnh vực hoạt động ngành nghề, hình thành các mạng lưới quan hệ, chuẩn bị cho sự CNH, HĐH thông qua việc cải thiện sự tham gia của các nhà sản xuất vào thị trường, đồng thời tạo ra môi trường thuận lợi cho việc xuất hiện các hoạt động tập thể. + Giai đoạn củng cố: là giai đoạn CLN trải qua giai đoạn phôi thai và phải đi vào các hoạt động có sự HĐH, đổi mới, cũng có cụm sẽ suy thoái ngay sau giai đoạn phôi thai nếu không thể đổi mới, HĐH quá trình tổ chức SXKD và sản phẩm. Bước vào giai đoạn này, trong CLN triển khai quá trình CMH, HĐH và đổi mới tự bên trong, đồng thời đem lại hiệu quả hoạt động cao hơn giai đoạn phôi thai. Sau một thời gian phát triển, khả năng tăng trưởng ở thị trường nội địa là hạn chế nên việc quốc tế hoá là một sự cần thiết. Vì vậy, trong CLN xuất hiện 14
  31. các doanh nghiệp SXKD có khả năng cạnh tranh cao; đáp ứng được nhu cầu cho thị trường quốc tế; tham gia vào chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị toàn cầu. + Giai đoạn trưởng thành, phát triển: là giai đoạn một CLN có khả năng đổi mới mạnh mẽ, chuyên môn hoá, HĐH cao hơn; tập trung vào các hoạt động có giá trị gia tăng cao và có thể tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Các sáng kiến về hợp tác gi a các cụm của các vùng khác nhau và có lúc hợp tác gi a các nước khác nhau được hình thành. Vì vậy, trong CLN xuất hiện các doanh nghiệp lớn, tập đoàn sản xuất kinh doanh có khả năng cạnh tranh cao và tham gia điều phối chuỗi giá trị toàn cầu. + Giai đoạn suy tàn: Sau khi các CLN đã đạt đến thời kỳ trưởng thành, phát triển, chuyên môn hóa, HĐH cao hơn thì các cụm sẽ gặp phải các thách thức của sự toàn cầu hóa theo các chuẩn mực quốc tế về quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, sự cạnh tranh về các nguồn lực trong và ngoài ngành, Ở giai đoạn này trong CLN sản phẩm đã bão hòa, nếu không còn có sự đổi mới, không phát triển được thị trường tiêu thụ sản phẩm do có sản phẩm công nghiệp khác phù hợp hơn thay thế nên SXKD thu hẹp, hiệu quả SXKD thấp; người lao động và doanh nghiệp chuyển đổi ngành nghề hoặc dịch chuyển SXKD đến địa điểm mới cách xa trung tâm CLN cũ. CLN ở giai đoạn suy tàn ngày càng phổ biến hơn ở các nước phát triển. 2.1.2.2. Vai trò của phát triển cụm làng nghề - Phát triển CLN giúp cho phát triển nông thôn theo vùng và đóng góp tích cực vào việc xây dựng NTM, đặc biệt là sớm hoàn thành các tiêu chí đánh giá đạt chuẩn NTM (như Tiêu chí 2 về giao thông, tiêu chí 4 về điện, tiêu chí 5 về trường học, tiêu chí 7 về cơ sở hạ tầng thương mại, tiêu chí 10 về thu nhập; tiêu chí 11 về lao động có việc làm và tiêu chí 13 về tổ chức sản xuất) và thúc đẩy việc triển khai, thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP ở địa phương. Về kinh tế, CLN tập trung các cơ sở SXKD trong một không gia địa lý nhất định và phát triển các mối quan hệ có tính ưu tiên theo từng địa phương, vùng lãnh thổ. Nhờ sự neo kéo có tính địa phương này mà CLN có thể là một công cụ phát triển kinh tế của vùng, nó có ảnh hưởng đòn bảy và tác động đến các hoạt động kinh tế của địa phương. Theo quan điểm này, các CLN cũng là một yếu tố thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài địa phương tạo nên tính hiệu quả trong phát triển vùng. Về văn hóa xã hội, CLN có các cộng đồng dân cư sinh sống nên các hoạt động văn hóa xã hội có nh ng nét riêng theo tập quán địa phương. Vì vậy, phát triển CLN giúp gi gìn, bảo tồn, phát triển các nét văn hóa truyền thống lâu đời thể hiện ngay trong các sản phẩm và các hoạt động văn hóa, xã hội trong CLN. 15
  32. - Phát triển CLN góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH. Trong quá trình phát triển, các CLN đã có vai trò tích cực góp phần tăng tỷ trọng giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, chuyển lao động từ sản xuất nông nghiệp có thu nhập thấp sang ngành nghề phi nông nghiệp có thu nhập cao hơn. Đồng thời các cơ sở SXKD trong cụm không ngừng đầu tư, cải tiến các trang thiết bị, công nghệ để hiện đại hóa và cơ giới hóa trong quá trình SXKD. Xét trên góc độ CNH và HĐH thì việc phát triển các CLN đã có tác động tích cực tới cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Nó không chỉ cung cấp tư liệu sản xuất cho khu vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp như: đầu tư máy móc, trang thiết bị và công nghệ ngày càng hiện đại hơn để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và góp phần CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. - Phát triển CLN giúp cho phát triển các quan hệ hợp tác, tương trợ, liên kết gi a các đối tác; thúc đẩy sự phát triển chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị tại địa phương và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Kinh tế cụm lại thúc đẩy sự cạnh tranh khuyến khích sự trao đổi thông tin, kiến thức, chuyển giao công nghệ gi a các doanh nghiệp có liên quan. Sự chuyển giao kiến thức và công nghệ gi a các doanh nghiệp dẫn đến sự tăng trưởng mới, giúp cho sự tăng trưởng của cả cụm. Trong cụm, các tác nhân thường có các chiến lược phát triển trong khoảng một thời gian dài dẫn đến có các cam kết hoặc định hướng chung và thực hiện các phương tiện cần thiết để đạt được các mục tiêu được xác định trong sự thống nhất với nhau. Các sự cộng tác này dẫn đến sự phát triển các mối quan hệ hàng hóa và phi hàng hóa; thúc đẩy sự phát triển chuỗi giá trị địa phương và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. - Khai thác hiệu quả các nguồn lực, đóng góp vào sự phát triển địa phương: Trong quá trình phát triển của CLN, các cơ sở SXKD khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh sẵn có về nguồn nguyên liệu, cơ sở hạ tầng, lao động, thị trường, đất đai, vốn đầu tư, phát triển các hoạt động bổ trợ liên quan đến hoạt động của CLN, Mặt khác, các cơ sở SXKD trong CLN phát triển các mối quan hệ có tính ưu tiên với lãnh thổ của nó đang hoạt động. Nhờ sự neo kéo có tính địa phương này mà CLN có ảnh hưởng đòn bảy và tác động đến các hoạt động kinh tế của địa phương, mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài địa phương. Các CLN tạo lên tính hiệu quả trong sự phát triển vùng thể hiện ở các khía cạnh như: Cải thiện sức sản xuất của các doanh nghiệp trong cụm; Khuyến khích sự đổi mới, yếu tố mấu chốt của sức sản xuất trong tương lai; Khuyến khích sự hình thành các hoạt động mới. Mặt khác, cộng đồng dân cư và doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm chung 16
  33. trong việc đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường kinh doanh, bảo vệ môi trường, tuân thủ các quy tắc chung của cộng đồng địa phương. Phát triển CLN không chỉ nâng cao được năng lực của các cá nhân mà còn nâng cao năng lực và trách nhiệm của cộng đồng với nghề tiểu thủ công; các hoạt động ngành nghề, dịch vụ khác như du lịch, chế biến nông sản, các dịch vụ bổ trợ và các hoạt động văn hóa, thể thao, xã hội từ thiện, 2.1.3. Nội dung nghiên cứu về phát triển cụm l ng nghề Nội dung 1: Lịch sử hình thành, phát triển và tổ chức không gian của cụm - Nghiên cứu lịch sử hình thành và các giai đoạn phát triển của CLN cần xem xét quá trình hình thành, phát triển, nh ng giai đoạn thăng trầm và nguyên nhân. Các nghiên cứu sẽ được minh chứng qua các trường hợp của một số CLN được chọn khảo sát ở Hà Nội. - Nghiên cứu sự phân bố các CLN có vai trò quan trọng đối với hiệu quả của SXKD TTCN cũng như giải quyết các vấn đề khác có liên quan về mặt xã hội, môi trường. Thực tế cho thấy, việc bố trí hợp lý các CLN theo vùng lãnh thổ, địa phương ngoài việc khai thác tốt các tiềm năng, nguồn lực và thế mạnh sẵn có về nguồn nguyên liệu, cơ sở hạ tầng, lao động, thị trường, thu hút vốn đầu tư, còn giải quyết được các vấn đề về cấp điện, cấp nước, xử lý chất thải, chống ô nhiễm môi trường, phân bố dân cư và hình thành các khu đô thị mới, Vì vậy, việc phân bố và quy hoạch phát triển CLN, không chỉ đáp ứng các yêu cầu trước mắt mà còn phải tính đến các yếu tố trong tương lai, nói cách khác quy hoạch phải có tính hệ thống và có sự định hướng phát triển lâu dài. Nói tóm lại, việc tổ chức không gian lãnh thổ và phân bố CLN được coi là hợp lý khi nó đảm bảo hài hoà được cả ba mục tiêu: kinh tế, xã hội và môi trường trong suốt quá trình vận động, phát triển của vùng và của địa phương. Bên cạnh đó, do nhu cầu mở rộng mặt bằng SXKD và khai thác sử dụng cơ sở hạ tầng, tài sản chung của địa phương với chi phi hợp lý, nhiều cơ sở SXKD trong làng nghề chính đã thuê hoặc mua đất ở các làng xã xung quanh làng nghề chính để xây dựng nhà xưởng, thuê lao động tại chỗ phục vụ mở rộng SXKD, tập kết nguyên vật liệu. Vì vậy, trong các CLN gần như không còn các khu đất trống; các bờ ao, kênh mương liền kề làng nghề đều được tận dụng để vật liệu, phơi sản phẩm, Nội dung 2: Nghiên cứu sự phát triển các yếu tố phục vụ sản xuất kinh doanh - Nghiên cứu các nguồn lực phục vụ sản xuất kinh doanh trong mỗi CLN. Các Cụm làng nghề có hai loại nguồn lực là nguồn lực chung của vùng, của cộng đồng làng nghề và nguồn lựa riêng của các cơ sở SXKD làng nghề. 17
  34. + Nguồn lực chung có thể là cơ sở hạ tầng chung của cả vùng như giao thông, điện, nước, truyền thông, chợ nông thôn, cơ sở giáo dục và đào tạo, + Nguồn lực của cộng đồng làng nghề như cơ sở trưng bày giới thiệu sản phẩm, chợ buôn bán sản phẩm và nguyên vật liệu, quy trình và cách thức sản xuất, danh tiếng, mối quan hệ xã hội, giá trị văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng của cộng đồng làng xã trong CLN. + Nguồn lực riêng của các cơ sở sản xuất kinh doanh trong Cụm gồm: nguồn nhân lực (nhân lực thường xuyên của các cơ sở SXKD và nhân lực vãng lai thời vụ từ bên ngoài); Vốn cho sản xuất kinh doanh tồn tại dưới hai hình thức là vốn tài chính (vốn tự có và vốn tín dụng) và Vốn hiện vật tồn tại dưới hình thức vật chất của quá trình sản xuất như đất đai, nhà xưởng, máy móc, nguyên liệu của các cơ sở SXKD. Ngoài ra trong các cơ sở SXKD cũng có nguồn vốn phi vật chất là vốn xã hội và vốn con người, trong đó có kinh nghiệm, kiến thức, bí quyết nghề nghiệp riêng của từng cá nhân. - Nghiên cứu các loại thị trường cho phát triển SXKD của các CLN + Thị trường tiêu thụ sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất của các CLN trong giai đoạn hiện nay. Thị trường đầu tiên của CLN chính là chợ làng nhằm phục vụ địa phương và các vùng lân cận, đó là thị trường tại chỗ nhưng thường nhỏ hẹp, sức tiêu thụ chậm; phương thức giao dịch trên thị trường chủ yếu là trao tay, thỏa thuận miệng gi a người sản xuất, người tiêu dùng và gi a các chủ thể kinh tế. Cùng với sự phát triển kinh tế thị trường, sản phẩm của CLN được tiêu thụ rộng rãi không chỉ tại nơi sản xuất, thị trường địa phương mà còn được cung cấp cho các địa phương khác trên toàn quốc và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. + Thị trường khoa học công nghệ: được hình thành tự phát trên cơ sở các thiết bị công nghệ truyền thống, một số người lao động, hộ thủ công đã tách ra chuyên sửa ch a, cải tiến một số công đoạn cho hiệu quả hơn. Hoặc một số hộ, doanh nghiệp có số vốn dồi dào chuyển sang buôn bán máy móc, thiết bị trong phạm vi làng, xã trong CLN. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp, hộ SXKD có tiềm lực đã tìm đến các thành phố, trung tâm buôn bán máy móc, công nghệ hiện đại để tìm hiểu, đầu tư mua các thiết bị, công nghệ hiện đại phục vụ SXKD. Vì vậy, nhìn chung thị trường công nghệ từ lúc nhỏ hẹp, chắp vá chưa đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa các hoạt động SXKD trong CLN đến chỗ phát triển, mở rộng thị trường công nghệ cả ở trong và ngoài CLN. Bên cạnh đó, còn có các tổ chức nghiên cứu, cơ quan có thẩm quyền vào cuộc để nghiên cứu, giúp CLN thực hiện việc chuyển giao, tiếp nhận công nghệ hiện đại. 18
  35. + Thị trường lao động được hình thành theo thời vụ, cơ cấu lao động trong làng nghề cũng như CLN được phân hóa như sau: Lực lượng cơ bản nhất ở tại địa phương bao gồm lao động địa phương chuyên nghiệp; Lao động địa phương bán chuyên nghiệp là nh ng người trong gia đình tham gia khi công việc cần kíp hoặc công việc của hộ rỗi rãi; Lao động làm thuê ở địa phương khác đến làm việc với tư cách đi học việc, như các ngành chạm, khắc, thêu ren, Thực tế hiện nay tại một số CLN, lao động chuyên nghiệp là nh ng người trong độ tuổi trung niên hoặc là người đã lập gia đình, còn đối với lao động tr thì quan niệm gi “nghề truyền thống” của cha ông chỉ là tạm thời, đôi khi lao động tr thích làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp đa ngành có thu nhập cao hơn và ổn định hơn làm “nghề truyền thống”. + Thị trường vật tư, nguyên liệu đầu vào sản xuất của làng nghề: Các CLN thường sử dụng các nguyên vật liệu trong nước với 2 dạng là dạng nguyên vật liệu có tại địa phương và loại nguyên vật liệu mua từ địa phương khác. Ngày nay, sự khan hiếm nguyên vật liệu, sự mất cân đối trong cung ứng hoặc giá cả nguyên vật liệu liên tục tăng đã ảnh hưởng tới phát triển làng nghề cũng như CLN. Hiện nay một số làng nghề còn phải mua nguyên vật liệu, máy móc từ nước ngoài nên cách thức nhập khẩu, thủ tục và giá cả cũng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động SXKD và chuỗi cung ứng trong CLN. Nội dung 3: Nghiên cứu sự phát triển các tổ chức sản xuất kinh doanh và liên kết, hợp tác trong cụm làng nghề Trong mỗi CLN thường có một số làng nghề, có vị trí và vai trò khác nhau trong SXKD, từ đó tạo nên một hệ thống sản xuất địa phương gắn với đặc trưng sản phẩm của Cụm và tạo nên lợi thế cạnh tranh, đặc trưng của từng Cụm. Trong mỗi CLN lại có nhiều loại cơ quan, đơn vị khác nhau từ các cơ sở SXKD đến cơ quan hành chính và tổ chức xã hội nên mối quan hệ vừa có sự thống nhất theo quy định của nhà nước và chính quyền địa phương nhưng lại có nh ng quy ước riêng của nghề, của phường hội. Vỉ vậy, các nội dung chính về tổ chức sản xuất trong cụm thường được xem xét về các khía cạnh như: + Phát triển về tổ chức SXKD trong CLN cần đề cập việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó có kinh tế tư nhân (bao gồm kinh tế cá thể và kinh tế tư bản tư nhân, hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể, các loại hình doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiêm h u hạn, công ty hợp danh) và HTX. Trong các CLN thường có các hình thức tổ chức SXKD chủ yếu là hộ gia đình, HTX, tổ hợp tác và doanh nghiệp. Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy 19
  36. định của pháp luật nằm mục đích kinh doanh (Quốc hội, 2014). Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở h u, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý HTX (Quốc hội, 2012). Hộ gia đình bao gồm hộ kinh doanh (có đăng ký kinh doanh) và hộ không đăng ký kinh doanh. Hộ kinh doanh thường do một cá nhân hoặc một nhóm người là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ làm chủ. Khi hộ có 10 lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định (Chính phủ, 2015). Các hộ không đăng ký kinh doanh cũng phải chịu trách nhiệm về hoạt động SXKD của gia đình nhưng không phải đóng thuế. + Nghiên cứu về sự chuyển đổi từ hộ sang doanh nghiệp có tư cách pháp nhân: Ở Việt nam, các doanh nghiệp đăng ký theo luật định được coi là doanh nghiệp chính thức, trong khi hộ gia đình được coi là phi chính thức. Quá trình chuyển đổi các hộ gia đình thành doanh nghiệp chính thức là quá trình thúc đẩy các hoạt động SXKD diễn ra minh bạch hơn để các đơn vị SXKD đó được điều tiết bởi một hệ thống biện pháp hành chính và pháp lý toàn diện và ổn định. Quá trình này cũng giúp nâng cao khả năng dự đoán về môi trường kinh doanh, giúp các nhà đầu tư, các nhà quản lý doanh nghiệp, người lao động cũng như các cơ quan chức năng của nhà nước đưa ra được nh ng quyết định phù hợp. Do đó quá trình này sẽ thúc đẩy nền kinh tế vận hành có hiệu quả hơn và góp phần phân bổ phù hợp các nguồn lực của quốc gia. + Liên kết hợp tác trong các CLN là rất quan trọng và thể hiện rõ vai trò của CLN nhằm chia sẽ các giá trị chung, thúc đẩy chuyên môn hóa và giảm các chi phí sản xuất kinh doanh trao đổi, giảm rủi ro trong kinh doanh và năng động về sáng kiến. Liên kết có thể qua chính thức hoặc không chính. Trong phạm vi một CLN hoặc gi a các CLN với nhau, các chủ cơ sở SXKD và chủ doanh nghiệp thường có quan hệ liên kết hợp tác như: Thuê gia công thông qua quan hệ gia đình, họ hàng, láng giềng, bạn bè, đồng niên, hội viên các đoàn thể xã hội trong làng nghề và vùng lân cận; Chuyển giao kiến thức kĩ thuật, công nghệ, đào tạo hoặc cho thuê phương tiện, thiết bị phục vụ SXKD; Truyền bí quyết nghề trên cơ sở các công đoạn, kỹ thuật phức tạp họ tìm đến nhau để thuê, khoán thực hiện một số chi tiết hoặc một bộ phận của sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ liên quan đến khảm xà cừ, sơn mài; Quan hệ thầy trò, một số chủ xưởng, nghệ nhân trong CLN dạy nghề cho thợ của địa phương và các địa phương khác. Một số thợ học nghề đã mở xưởng tại nhà và sau đó gia 20
  37. công thuê cho ông chủ cũ; hợp tác gi a làng nghề chính và các làng nghề lân cận; gi a các làng chuyên cung cấp lao động và các làng sử dụng lao động. + Các mối liên kết gi a các làng nghề và mối quan hệ của các cơ sở SXKD tạo nên uy tín, lòng tin trong việc thực hiện các đơn hàng hoặc cung cấp nguyên vật liệu, cho thuê trang thiết bị phục vụ SXKD. Ngoài ra, trong CLN còn có mối quan hệ gi a hoạt động ngành nghề với khu dân cư của CLN đó là mối quan hệ khăng khít h u cơ gắn bó từ lâu đời trên cùng địa bàn. Trong quá trình phát triển SXKD, địa bàn SXKD được mở rộng đã thu hút một lượng lớn lao động, tạo công ăn việc làm đã khích lệ người nông dân ở khu dân cư chuyển sang làm ngành nghề TTCN và dịch vụ dẫn đến có sự phân công lại lao động trong CLN. Nội dung 4: Nghiên cứu kết quả phát triển các cụm làng nghề - Kết quả phát triển về kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế + Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn theo hướng CNH-HĐH. Điều này thể hiện qua: Tăng tỷ trọng công nghiệp - TTCN, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp; chuyển lao động từ sản xuất nông nghiệp có thu nhập thấp sang ngành nghề phi nông nghiệp có thu nhập cao hơn; tạo ra một nền kinh tế đa dạng ở nông thôn với sự thay đổi về cơ cấu, phong phú, đa dạng về loại hình sản phẩm. + Gia tăng giá trị sản lượng, làm tăng giá trị sản phẩm hàng hóa, đóng góp đáng kể cho kinh tế địa phương. Góp phần thúc đẩy sự ra đời và phát triển các ngành nghề liên quan mật thiết với nó như dịch vụ, thương mại, vận tải, thông tin liên lạc,v.v. Từng bước hình chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị và thành thị trường địa phương, các trung tâm giao lưu buôn bán, dịch vụ và trao đổi hàng hóa, dần dần tạo lập cụm dân cư với lối sống đô thị ngày một rõ nét, tiến đến đô thị hóa trở thành các thị tứ, thị trấn. + Tạo thêm nhiều việc làm mới, thu hút nhiều lao động vào các ngành nghề phi nông nghiệp, nhất là lao động nông nhàn, tăng thêm thu nhập cho lao động nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo; giải quyết tốt các vấn đề xã hội như văn hóa, giáo dục, chăm sóc sức khỏe của người dân, giảm tệ nạn xã hội trong CLN. Phát triển CLN gắn liền với bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc thông qua các hoạt động lễ hội hay hương ước của làng nghề. - Nghiên cứu ảnh hưởng của phát triển CLN tới phát triển của địa phương + Ảnh hưởng tích cực của các CLN tới phát triển địa phương được xem xét trên 3 khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường. 21
  38. Về mặt kinh tế cần xem xét đóng góp của CLN cho phát triển kinh tế địa phương thể hiện qua tăng giá trị sản lượng và sản phẩm hàng hóa, đóng góp vào nguồn thu của địa phương qua phần trích thuế phí cho địa phương, thúc đẩy sự ra đời và phát triển các ngành nghề liên quan như dịch vụ, thương mại, vận tải, thông tin liên lạc, Từng bước hình thành phố chợ sầm uất, các trung tâm giao lưu buôn bán, dịch vụ và trao đổi hàng hóa, dần dần tạo lập cụm dân cư với lối sống đô thị ngày một rõ nét, tiến đến đô thị hóa trở thành các thị tứ, thị trấn ở khu vực nông thôn. Để đánh giá cần xem xét qua các chỉ tiêu tăng trưởng giá trị sản xuất của các địa phương trong Cụm, tăng số sản phẩm của làng nghề, thu nhập của các cơ sở SXKD nghề nhất là các hộ gia đình, phát triển các hoạt động du lịch nói chung và du lịch làng nghề nói riêng, Sự phát triển của các CLN đã tập trung các cơ sở SXKD và hình thành thị trường địa phương; khai thác nguồn vốn nhà nước và xã hội hóa cho phát triển cơ sở hạ tầng. Về mặt xã hội đóng góp của CLN thể hiện qua việc tạo thêm nhiều việc làm mới, thu hút nhiều lao động vào các ngành nghề phi nông nghiệp, nhất là lao động nông nhàn rỗi, lao động trên độ tuổi hay dưới độ tuổi, hạn chế việc di cư từ vùng này sang vùng khác; tăng sức mua của người dân và thu hẹp khoảng cách thành thị nông thôn; Nâng cao học vấn của người dân, thể hiện trình độ dân trí văn minh cao hơn; góp phần xóa đói giảm nghèo; giải quyết tốt các vấn đề xã hội như văn hóa, giáo dục, chăm sóc sức khỏe của người dân, giảm tệ nạn xã hội trong CLN, Phát triển CLN gắn liền với bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc vì nó là sự kết tinh của lao động vật chất và lao động tinh thần, được tạo nên bởi bàn tay tài hoa và óc sáng tạo của người thợ thủ công. Vì vậy, sự phát triển của CLN góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, kế thừa nh ng bí quyết quý giá của nghề và bảo tồn di sản văn hoá. Hình thành các thể chế xã hội và các tổ chức xã hội, nghề nghiệp mới có lợi cho thu hút đầu tư từ bên ngoài. CLN cũng thúc đẩy phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, đóng góp cho nguồn thu ngân sách của địa phương và góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động, cơ cấu các đơn vị SXKD theo hướng chuyển từ hộ sang doanh nghiệp, chuyển từ cơ sở SXKD không đăng ký kinh doanh sang cơ sở SXKD có đăng ký kinh doanh. Về môi trường thể hiện rõ nhất là cải tiến công nghệ để giảm thiểu ô nhiễm, tập kết và thu gom rác thải làng nghề theo đúng quy định, không dùng các chất cấm trong xử lý nguyên liệu và sản phẩm, không làm ô nhiễm nguồn nước và không khí, bụi bẩn trên cả vùng. Các cơ sở SXKD và cả cộng đồng có nh ng giải pháp bảo vệ môi trường, phòng cháy ch a cháy, bảo hiểm cháy nổ. 22
  39. + Ảnh hưởng tiêu cực Sự phát triển của các CLN cũng đã và đang gây ra một số khó khăn, bất cập cho chính quyền và nhân đân địa phương như: Hoạt động trong CLN phần lớn trong khu dân cư nên nên đã tạo ra sự quá tải và áp lực nên hệ thống cơ sở hạ tầng đã được đầu tư (hệ thống đường giao thông, đường điện, hệ thống cung ứng và tiêu thoát nước); Gây ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí và tiếng ồn); sử dụng nguyên liệu tự nhiên với số lượng lớn nên đang làm cạn kiệt dần nguồn nguyên liệu và tài nguyên của đất nước; Làm cho giá đất, thuê đất và các chi phí sinh hoạt của người dân địa phương tăng lên; nhiều diện tích đất nông nghiệp và diện tích ao hồ trong làng xã bị chuyển đổi sang mục đích phi nông nghiệp nên ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, tiêu thoát nước và vệ sinh môi trường; Gây nên nh ng vấn đề bất cập về tình hình trật tự an ninh và an toàn xã hội tại địa phương do có một số lượng lớn người đến địa phương làm thuê, kinh doanh dịch vụ, lưu trú. 2.1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng tới sự phát triển của các cụm làng nghề (1) Ảnh hưởng từ thể chế, chính sách của nhà nước và địa phương Cụm làng nghề đã hình thành và phát triển qua nhiều thời kỳ, nhiều chế độ KTXH. Mỗi chế độ có nh ng thể chế và chính sách cai trị hoặc quản lý khác nhau. Thực tế, sự thay đổi về thể chế, chính trị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của các cơ sở SXKD trong CLN. Bởi vì các chủ cơ sở SXKD trong các làng nghề, CLN rất sợ sự không ổn định về chính trị và thay đổi về pháp luật liên quan đến sở h u tài sản. Chính sách thay đổi sẽ có nhiều ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia SXKD, đặc biệt là sự sở h u về tài sản, nộp thuế phí và tiếp cận các yếu tố đầu vào như: vốn, lao động. công nghệ. Trong thực tế của sự phát triển và cả trong quá trình đổi mới ở nước ta cho thấy muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế phải có động lực do việc tư h u hoá tạo ra, còn muốn bảo đảm công bằng xã hội phải có các thể chế cộng đồng bảo đảm việc phân phối lại phúc lợi. (2) Ảnh hưởng của thị trường Thị trường cung cấp nguyên liệu cho các CLN trong nh ng năm trước đây chủ yếu được cung cấp từ các địa phương, trong nước thì hiện nay nguồn nguyên liệu có thể nhập khẩu từ các nước Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ, Bên cạnh sự phát triển của thị trường nguyên liệu thì thị trường lao động, thị trường vốn, thiết bị và khoa học công nghệ được hình thành và phát triển mạnh tại các CLN. Các tiến bộ KHCN mới được phát minh được nhanh chóng thử nghiệm và ứng dụng vào sản xuất đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu 23
  40. quả SXKD. Đối với thị trường tiêu thụ, từ xưa đến nay luôn đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển nghề và SXKD trong các làng nghề, CLN. (3) Ảnh hưởng của vị trí địa lý Sự xuất hiện các CLN gắn liền với sự gần kề về địa lý và tổ chức. Các cơ sở SXKD trong các CLN ở Hà Nội đã khai thác sự gần kề về địa lý với thủ đô Hà Nội, nơi được xem như là một thị trường rộng lớn để tiêu thụ các sản phẩm và cung cấp nguyên liệu, các dịch vụ về khoa học và công nghệ, Hơn n a sự gần kề về địa lý gi a các cơ sở SXKD, các làng nghề với nhau cho phép thông tin, lưu thông dễ dàng, giảm chi phí trong việc vận chuyển vật tư, tiêu thụ sản phẩm và đào tạo lao động của các CLN. Thực tế cho thấy trong nh ng năm gần đây luôn có một lực lượng lao động ở nh ng làng, xã thuần nông sang làm thuê cho các cơ sở SXKD ở nh ng làng nghề và làng có nghề. Nh ng lao động này từ chỗ học nghề, sau đó làm thuê cho các cơ sở dạy nghề và dần dần tách ra khỏi cơ sở làm thuê để đầu tư xây dựng một cơ sở sản xuất độc lập. Đó chính là cách lan rộng của các mạng lưới làm hàng gia công, cung ứng nguyên vật liệu và mở rộng không gian của các CLN. (4) Ảnh hưởng của vốn con người Con người là một chỉnh thể, thống nhất về trí lực, tâm lực, thể lực, đa dạng bởi mối quan hệ gi a các cá nhân (quan hệ gia đình, dòng tộc, làng xã, quan hệ giai cấp, dân tộc, ) và các mối quan hệ xã hội như quan hệ chính trị, văn hóa, đạo đức, tôn giáo, (Tạ Ngọc Tấn & cs., 2016). Gần đây lúc nói đến các nhân tố quyết định sự phát triển, người ta chú ý đến nhân tố con người, trong đó quan trọng nhất là óc kinh doanh và một nhân tố liên quan với nó là sự đổi mới. Theo Schumpeter (1942), óc kinh doanh hướng dẫn sự biến đổi và đổi mới, đó là động cơ của tăng trưởng. Hiện nay, trong các CLN đang xuất hiện một tầng lớp doanh nhân mới, các doanh nhân là người có óc kinh doanh, dám chịu rủi ro, dám làm các việc chưa ai làm mà không sợ thất bại. Thực tế, sau một quá trình phát triển nghề trong các CLN đều có một số nghệ nhân, thợ giỏi nghề và lao động đã thành thạo nghề. Đây là lực lượng nòng cốt và quan trọng trong việc đào tạo, nhân cấy và phát triển nghề tại địa phương. Vốn con người còn thể hiện qua vai trò to lớn của lãnh đạo chính quyền địa phương trong việc tổ chức, chỉ đạo và định hướng phát triển ngành nghề trong CLN. Thực tế, ở nh ng nơi có CLN phát triển mạnh là nơi có nh ng người có chức, có quyền ở địa phương đã từng tham gia làm nghề hoặc là chủ cơ sở SXKD trong CLN. Chính họ là người có thông tin và biết được các khó khăn trong SXKD để có nh ng kiến nghị kịp thời với các cấp chính quyền và các cơ quan chuyên môn nhằm đề xuất các giải pháp kịp thời, phù hợp để tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện cho CLN phát triển. 24
  41. (5) Ảnh hưởng của vốn xã hội Theo Putnam (1993), Vốn xã hội là các nét đặc biệt của các tổ chức xã hội như sự tin nhau, tiêu chuẩn, mạng lưới có thể nâng cao hiệu quả của xã hội làm dễ dàng các hoạt động hợp tác. Vốn xã hội trong CLN cụ thể là các mối quan hệ (gia đình, bạn bè, thầy trò, đồng hương, đồng ngũ); Các hiểu biết xã hội (tôn giáo, tâm linh, phong thủy, chính trị, khoa học và đời sống); Các phong tục, tập quán về văn hóa, xã hội (lễ hội truyền thống, tổ chức cưới hỏi, hiếu hỷ, dựng nhà, đầy tháng, sinh nhật, mừng thọ, văn nghệ, thể thao, ); Các thể chế pháp lý và phi pháp lý (hương ước, qui ước, tập tục); danh tiếng của làng nghề ; Quyền lực (cung cấp thông tin, hỗ trợ các thủ tục hành chính, trao đổi cách lách luật, ), tất cả nh ng khía cạnh trên đã được các chủ cơ sở SXKD và người lao động trong CLN khai thác tốt đa trong các hoạt động SXKD ngành nghề của họ. (6) Ảnh hưởng của nguồn lực của địa phương Trong phát triển địa phương người ta phân biệt phát triển nội sinh và phát triển ngoại sinh. Trong phát triển ngoại sinh lãnh thổ chỉ có vai trò thụ động, chỉ là nơi thực hiện một quyết định của doanh nghiệp dựa vào lợi thế so sánh. Các nhân tố quyết định phát triển ngoại sinh là các nhân tố về vị trí, cơ sở hạ tầng, logistic, gần thị trường và các cơ sở đào tạo nghiên cứu, Bên cạnh đó, phát triển nội sinh là các hoạt động có ý thức, có ảnh hưởng đến sự xuất hiện các hoạt động kinh tế; các hành động tự nguyện, có suy nghĩ của các tác nhân địa phương, đặc biệt là ảnh hưởng từ kỹ thuật và công nghệ truyền thống. Phát triển nội sinh có các nhân tố về mạng lưới, khả năng thích ứng và sáng tạo, tập trung các hoạt động và người lao động liên quan, danh tiếng (uy tín) của sản phẩm, làng nghề đều đóng góp vào sự phát triển lãnh thổ; các yếu tố lịch sử và văn hóa của cụm làng nghề. (7) Ảnh hưởng của hội nhập quốc tế Việc toàn cầu hóa, nhất là toàn cầu hóa về kinh tế, cuộc cách mạng KHCN diễn ra mạnh mẽ, thúc đẩy quá trình hình thành xã hội thông tin và kinh tế tri thức, tác động sâu sắc đến sự phát triển kinh tế xã hội của các nước trên thế giới. Thông qua việc hội nhập kinh tế quốc tế, các cơ sở SXKD trong các CLN đã và sẽ có cơ hội để phát triển kinh tế bằng việc mở rộng việc trao đổi thương mại, công nghệ và dịch vụ, cũng như là xây dựng một cơ sở bền v ng cho việc tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên các cơ sở SXKD trong các CLN cũng phải đứng trước các thách thức lớn đó là sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ với các doanh nghiệp nước ngoài trong khi các phương tiện sản xuất của các cơ sở SXKD trong CLN phần lớn còn lạc hậu, chủng loại sản phẩm ít có sự đa dạng, chất lượng sản phẩm chưa đồng đều. 25
  42. 2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CỤM LÀNG NGHỀ 2.2.1. Kinh nghiệm phát triển cụm l ng nghề trên Thế giới - Kinh nghiệm của Trung Quốc: Tại Trung Quốc các CLN được gọi là các khu chuyên doanh. Dạng này xuất hiện nhiều nhất trong các ngành may mặc, dệt, đồ điện gia dụng. Trong đó, CLN Ôn Châu là thành công nhất. Từ phong trào “một xã một ngành nghề, một thôn một sản phẩm”, các chủ xí nghiệp dựa vào quan hệ họ hàng, gia đình để hợp tác, phân công nhau sản xuất theo nhu cầu thị trường. Mỗi khu vực, sản xuất, kinh doanh một loại hàng hoá nhất định. Sản phẩm của các xí nghiệp dân doanh ở Ôn Châu chủ yếu là tiểu thủ công, đồ gia dụng. Theo đà phát triển của CLN, các hộ thủ công nghiệp chuyển biến thành các doanh nghiệp cổ phần. Tổ chức của doanh nghiệp, phát triển ở cấp độ cao hơn theo phương hướng tập đoàn hoá giúp Ôn Châu ngày càng thâm nhập vào các thị trường lớn trong cả nước (Hoàng Thế Anh, 2004). - Kinh nghiệm của Indonesia: Có khoảng 10.000 làng có nghề và có 7.000 làng đăng ký hoạt động ở dạng CLN. Trong số đó hơn 40% CLN nằm ở trung tâm Java, một tỉnh còn tương đối nghèo và đông dân cư. Các CLN hình thành tự nhiên nhưng hiện nay được các tổ chức tư nhân và nhà nước khuyến khích phát triển. Sự hình thành các CLN ở Indonesia được khuyến khích bởi mạng lưới xã hội. Sự đan xen của xã hội nông thôn và các tổ chức kinh tế trong CLN dường như bảo vệ tốt các giá trị truyền thống, an toàn xã hội được kiểm soát và ổn định, chi phí cơ hội thấp (Poot & cs., 1990; Heinen & Weijland, 1989). - Kinh nghiệm tại Thái Lan: Công nghiệp nông thôn được coi là nhân tố quan trọng giúp cho Thái Lan nâng cao chất lượng cuộc sống của nông dân. Để thực hiện nhiệm vụ này, chính phủ Thái Lan đã tập trung vào các việc như: Cơ cấu lại ngành nghề phục vụ phát triển công nghiệp nông thôn, xem xét đầy đủ các nguồn tài nguyên, xem xét nh ng kỹ năng truyền thống, nội lực tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất và tiếp thị; Thực hiện chương trình “Mỗi làng một sản phẩm” (OTOP- One tambon One product) tức là mỗi làng làm ra một sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng và có chất lượng cao; Thực hiện chương trình “Quỹ Làng” (Village Fund Progam) nghĩa là mỗi làng sẽ nhận được một khoản tiền vốn từ Chính phủ để cho dân làng vay mượn, thực tế đã có trên 75.000 làng ở Thái Lan được nhận khoản vay này; Có chính sách trợ cấp ban đầu cho các hoạt động đầu tư trực tiếp vào các cơ sở hạ tầng như bến cảng, kho lạnh, sàn đấu giá và đầu tư vào nghiên cứu và phát triển; xúc tiến công nghiệp và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ở Thái Lan xúc tiến tiến công việc này là trách nhiệm của Cục xúc tiến Công nghiệp, Cục xúc tiến Nông nghiệp, Cục Hợp tác xã trực thuộc Bộ Công nghiệp và Bộ Nông nghiệp (Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, 2012). 26
  43. - Kinh nghiệm của Hàn Quốc: Dự án phát triển CCN nông thôn đầu tiên được thực hiện vào năm 1984 và là dự án đầu tiên trong triển khai thực hiện Luật phát triển nguồn thu nhập phi nông nghiệp. Nhờ rút ra bài học kinh nghiệm từ chính sách hỗ trợ đưa nhà máy về từng làng ở nông thôn của thập kỷ trước, dự án phát triển CCN ở nông thôn giúp giảm chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng, từng nhà máy trong CCN cũng giảm được chi phí hoạt động nhờ sử dụng các trang thiết bị dùng chung. Chính quyền địa phương thiết kế xây dựng các CCN nông thôn theo quy định của luật pháp, sau khi xây dựng xong cơ sở hạ tầng tại CCN, chính quyền địa phương bán mặt bằng trong CCN cho nhà đầu tư đến xây dựng nhà máy. Các dự án công nghiệp về nông thôn được hưởng ưu đãi về miễn giảm thuế trong một số năm và nhận được hỗ trợ tài chính ưu đãi từ Chính phủ. Các dự án này đã góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và nhất là góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn Hàn Quốc (Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, 2006). Đặc biệt, từ năm 2004 Chính phủ Hàn Quốc lập kế hoạch để chuyển đổi các tổ hợp công nghiệp thành các cụm liên kết sáng tạo. Các cụm liên kết được hỗ trợ một cách tích cực căn cứ theo các đặc điểm của tổ hợp tương ứng, năng lực sáng tạo cũng như các mối liên kết của tổ hợp với các doanh nghiệp khác theo vùng; thực hiện theo cách tiếp cận dần từng bước cân nhắc trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng nghiên cứu triển khai (R&D) với mức độ hợp tác gi a các ngành, các trường đại học và thiết lập mạng lưới. - Kinh nghiệm của Nhật Bản: Bên cạnh các ngành công nghiệp hiện đại với quy mô lớn, các cơ sở công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn; các hộ gia đình làm nghề thủ công vẫn được quan tâm phát triển. Nhiều làng nghề ở Nhật Bản với các nghề thủ công truyền thống đa dạng vẫn tồn tại và hoạt động hiệu quả đến nay. Đầu thế kỷ XXI, Nhật Bản có 867 nghề thủ công truyền thống vẫn còn hoạt động. Trong một thời gian dài Nhật Bản đã xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển CLN một cách công phu. Để hình thành một CLN, Bộ kinh tế Công nghiệp và Thương mại Nhật Bản (METI) đã tiến hành bốn bước: (1) Phân tích đặc điểm của địa phương; (2) Xác định mạng lưới có thể có; (3) Mở rộng phạm vi mạng lưới và (4) Thúc đẩy tập trung công nghiệp và đổi mới. Ba nhóm chính sách mà METI thực hiện là: (1) Xây dựng mạng lưới; (2) Hỗ trợ doanh nghiệp (R&D), phát triển thị trường, quản lý, đào tạo) và (3) Thúc đẩy liên kết (gi a tổ chức tài chính – công nghiệp – cơ sở đào tạo). Nhiều quy định của pháp luật được ban hành, tiêu biểu là “Luật phát triển nghề thủ công truyền thống”; Phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” (OVOP); Thành lập trung tâm nghề thủ công quốc gia; thành lập hệ thống bảo lãnh và bảo hiểm tín dụng để hỗ trợ các 27
  44. làng nghề truyền thống vay vốn không cần tài sản thế chấp trong kỳ hạn 3 đến 5 năm, (Huỳnh Đức Thiện, 2015). - Kinh nghiệm của Italia: Mô hình CLN ở Italia có một sự pha trộn cạnh tranh – thi đua – hợp tác trong một hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa (Becattini, 1979). Ở miền Bắc và miền Trung của Italia các xí nghiệp vừa và nhỏ được tổ chức thành các mạng lưới địa phương làm gia công sản phẩm từ cuối các năm 60 đầu các năm 70 của thế kỷ XX và hình thành nên các cụm với sự gần nhau về địa lý, về ngành sản xuất và tổ chức sản xuất nên có tác dụng làm giảm các chi phí, giảm rủi ro kinh doanh và có nhiều sáng kiến năng động. Mô hình này đã phát triển mạnh ở Italia và tỏ ra có hiệu quả hơn các mô hình công nghiệp lớn. Thực tế là nền công nghiệp ở Italia đã được hiện đại hóa từ 167 CCN nông thôn. Hiện tượng CCN nông thôn này đã bắt nguồn từ các làng nghề và phường hội cổ truyền. Các CCN nông thôn này tập hợp các xí nghiệp vừa và nhỏ và đã chiếm lĩnh thị trường thế giới về đồ dùng nội thất, sứ vệ sinh, máy móc gia đình, dệt may, da giầy, kính mắt, n trang và máy móc để sản xuất các vật dụng ấy (UNIDO & MARD, 1999). - Kinh nghiệm của Pháp: Ở Pháp có rất nhiều CLN nhưng nổi tiếng nhất là CLN rượu Cognac. Cognac là tên một ngôi làng thuộc vùng Charente, miền Tây Nam nước Pháp. Vùng Charente cũng giống như nh ng vùng quê khác như Mecsdoc, Bourgogne, Porto hay Champagne với sự nổi tiếng về trồng nho và sản xuất nhiều loại rượu từ nho. Cho đến thế kỷ XVII, rượu Cognac vẫn chỉ là một trong hàng trăm thứ rượu bình thường khác do các làng nghề sản xuất. Đến thế kỷ XVIII thì rượu cồn vùng Cognac mới được nhiều nơi biết đến. CLN phát triển nên bất cứ một gia đình nông dân trung lưu nào cũng biết nấu rượu. Bên cạnh đó, còn có khoảng 450 nhà sản xuất khác, chủ yếu sống nhờ vào nh ng nhãn hiệu cổ của làng. Trong suốt 4 thế kỷ qua, sự phát triển của rượu Cognac đã nhào nặn lại một vùng đất, làm thay đổi cơ cấu cây trồng và cảnh quan, đã tạo ra một xã hội có nền văn hóa riêng biệt cho miền Tây Nam nước Pháp, với nh ng nghi thức và qui tắc sống riêng biệt. Rượu Cognac đã nuôi sống nhiều tầng lớp người dân, trong đó có nông dân trồng nho, người chưng cất rượu và một số đông nhà buôn ở các thành phố trung tâm sản xuất ra dòng rượu Cognac này (Công ty TNHH Bách Giáp, 2017). - Một số nước khác cũng đã có sự phát triển của các CLN khác như: CLN sản xuất giày ở Rio Grande del Sud ở Braxin và Gamarra ở Peru, CLN dệt Lima ở Peru, CLN giày cao cấp ở Đài loan, các cụm sản xuất đồ gốm sứ, giầy da, may mặc và kính mắt ở Ý (Đào Thế Tuấn, 2003). Hiện nay trên thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển; việc xây dựng mô hình tổ chức không gian của 28
  45. CLN tập trung các doanh nghiệp vừa và nhỏ bên cạnh các làng xóm nghề truyền thống tạo ra một khu vực sản xuất mới bên cạnh nh ng cánh đồng đang canh tác hoặc các khu đất hoang hóa ít có giá trị canh tác. Ở trong các làng xóm nghề cũ cũng được khai thác nhưng phần lớn các mô hình này đều nhỏ và kết hợp với tham quan du lịch để gi được không gian làng xóm truyền thống, vừa gi gìn được môi trường sinh thái nông thôn. Như vậy các nước trên thế giới đều có các hình thức khác nhau về CCN (Industry cluster/ District industrial), trong đó có CLN (Craft village cluster) mà sự phát triển trong giai đoạn đầu của sự phát triển cũng gần giống như CLN ở Việt Nam hiện nay với các tên gọi khác nhau. Các CLN trên thế giới có lợi ích từ sự hợp tác, ganh đua, đổi mới và phát triển để nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả SXKD. Tuy nhiên CLN cũng có các bất cập như tạo ra sự quá tải và áp lực lên hệ thống cơ sở hạ tầng; ô nhiễm môi trường; làm cho giá đất, thuê đất và chi phí sinh hoạt của người dân địa phương tăng lên; bất cập về trật tự an ninh và an toàn xã hội tại địa phương. Nhiều nước chú ý đến việc bảo tồn và gi gìn môi trường tự nhiên và xã hội qua việc xây dựng hợp lý, lựa chọn quy mô thích hợp, kết cấu hạ tầng đảm bảo và có hệ thống xử lý chất thải trong quá trình phát triển CLN. 2.2.2. Kinh nghiệm về phát triển cụm l ng nghề ở Việt N m - Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh Bắc Ninh là địa phương cận kề Hà Nội và ngành nghề nông thôn rất phát triển. Tỉnh Bắc Ninh đã sớm ban hành các chính sách hỗ trợ để sử dụng hợp lí nguồn lực của địa phương và của cơ sở SXKD để phát triển SXKD và chuỗi giá trị sản phẩm tiểu thủ công nghiệp ở địa phương; Đẩy mạnh nghiên cứu, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và thương mại hóa sản phẩm; Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển thị trường xuất khẩu, vật tư, KHCN; Có chính sách hỗ trợ vốn, quy hoạch và đầu tư phát triển 22 CCNLN và tạo thuận lợi về đất đai mở rộng mặt bằng phát triển hoạt động TTCN. Cụ thể, từ năm 1998, Tỉnh ủy Bắc Ninh đã liên tục ban hành các nghị quyết 04 về phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ (ban hành năm 1998); Nghị quyết 12 về xây dựng và phát triển khu công nghiệp, cụm tiểu thủ công nghiệp tập trung của làng nghề (ban hành năm 2000) và Nghị quyết 02 về xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đa ngành và cụm tiểu thủ công nghiệp tập trung của làng nghề (ban hành năm 2001). Trong năm 2002, các làng nghề có thêm Nghị quyết của Tỉnh ủy về việc đưa khoa học, công nghệ hiện đại vào sản xuất hàng tiểu thủ công mỹ nghệ. Nội dung cơ bản của chính sách này là cần phải khuyến khích, hỗ trợ xây 29
  46. dựng và phát triển làng nghề, ngành nghề. Coi đây là khâu đột phá trên diện rộng nhằm đẩy mạnh CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn ở Bắc Ninh (Nguyễn Xuân Hoản, 2004). Với nh ng chủ trương, chính sách nhằm khuyến khích phát triển công nghiệp địa phương và NNNT; ở Bắc Ninh đã hình thành nhiều CLN như: CLN đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ (thị xã Từ Sơn Bắc Ninh) là sự lan truyền của làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ ở thôn Đồng Kỵ xã Đồng Quang (nay là Phường Đồng Kỵ) sang thôn Tráng Liệt và Bính Hạ với trên 1800 cơ sở SXKD đồ gỗ thu hút trên 15 nghìn lao động. CLN sắt, thép ở xã Châu Khê (nay là phường Châu Khê thị xã Từ Sơn Bắc Ninh) là sự phát triển và lan toả của làng nghề rèn và cán sắt thủ công Đa Hội sang các làng xã liền kề với gần 1000 cơ sở SXKD sắt thép. CLN giấy Phong Khê (ở thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) bao gồm 5 làng nghề với trên 1200 cơ sở SXKD giấy các loại. - Kinh nghiệm của tỉnh Nam Định Tỉnh Nam Định đã làm tốt chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề về vốn, KHCN, đào tạo nhân lực, thiết kế mẫu mã sản phẩm; hỗ trợ sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở SXKD (Doanh nghiệp, HTX), phát triển hệ thống gia công, liên doanh liên kết, thực hiện hợp đồng thầu khoán; hỗ trợ đổi mới, quảng bá, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm và phát triển chuỗi giá trị địa phương. Ở Nam Định đến nay có một số CLN, trong đó điển hình là CLN đồ gỗ mỹ nghệ La Xuyên (xã Yên Ninh, Ý Yên, Nam Định) là sự lan truyền nghề mộc từ làng nghề La Xuyên sang làng Lũ Phong, Ninh Xá, Ninh Thường (xã Yên Ninh), CLN này hiện có 32 doanh nghiệp và trên 1.500 hộ SXKD với trên 5.000 lao động làm việc thường xuyên. Hiện nay CLN này đã mở rộng không gian địa lý sang nhiều địa phương khác ở huyện Ý Yên như làng nghề mộc Đằng Động (xã Yên Hồng, Ý Yên) và các địa phương khác. Sản phẩm đồ gỗ của CLN này gồm gường, tủ, bàn ghế, hoành phi, câu đối, cung cấp cho thị trường trong cả nước và đã được xuất khẩu đi nhiều nước (Trần Quang Vinh, 2017). - Kinh nghiệm của tỉnh Hà Nam Để tạo điều kiện cho công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển, tỉnh Hà Nam đã quy hoạch và xây dựng các cụm công nghiệp tập trung, CCNLN tại các vị trí thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư sản xuất kinh doanh. Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tập trung triển khai đề án phát triển làng nghề với phương châm “đưa nghề về làng”, vừa để tăng thêm thu nhập, đồng thời giải quyết vấn đề việc làm cho nhiều lao động trong tỉnh; tăng cường công tác truyền nghề, nhân cấy nghề, nâng cao tay nghề cho người lao động; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện và hiệu quả của các đề án, dự án; tiếp tục tổ chức 30
  47. các lớp tập huấn nghiệp vụ về công tác khuyến công, đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cho các cơ sở sản xuất về khoa học kỹ thuật; phối hợp chặt chẽ gi a các sở, ngành với các địa phương trong việc theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề, doanh nghiệp làng nghề để giải quyết hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền giải quyết khó khăn vướng mắc; tổ chức các cuộc toạ đàm, tham quan mô hình, học hỏi trao đổi kinh nghiệm về phát triển nghề và ban hành Quy chế xét công nhận danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi ngành thủ công mỹ nghệ tỉnh Hà Nam (Loan Phương, 2016). Đến nay, tỉnh đã công nhận 20 nghệ nhân và 173 thợ giỏi các nghề thủ công mỹ nghệ; công nhận 35 làng nghề truyền thống, 30 làng nghề TTCN, 111 làng có nghề TTCN. Trong đó có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như: Làng nghề thêu ren An Hòa, Hòa Ngãi, mây giang đan Ngọc Động, dệt Nha Xá, dệt Hòa Hậu, sừng Đô Hai, dũa Đại Phu, trống Đọi Tam, gốm Quyết Thành. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có một số CLN đang phát triển như: CLN mây giang đan Ngọc Động (Thị xã Duy Tiên); CLN dệt lụa Nha xá (thị xã Duy Tiên) , nghề dệt từ Nha Xá đã lan rộng đến nhiều vùng như Chuyên Ngoại, Hoà Mạc, Đồng Văn, (Nguyễn Yến, 2018). Mặt khác, qua một số nghiên cứu đã cho thấy: ở Hà Nội từ lâu đã có sự tập trung của các làng nghề thành các cụm gần giống như CLN hiện nay, cụ thể như: Cụm các làng dệt – nhuộm ven hồ Tây, hồ Trúc Bạch; Cụm các làng làm giấy ở Bưởi, Nghĩa Đô (Hà Nguyễn, 2010); Cụm các làng dệt vải ở các làng La ở Hà Đông (Gourou, 1936). Gần đây, sự tập trung của các làng nghề, các hộ sản xuất, doanh nghiệp SXKD ngành nghề TTCN thành các CLN có mô hình tổ chức gần giống và có nhiều đặc trưng tương đồng với các CCN ở miền bắc Italia, Trung Quốc, Indonesia và nhiều nước khác trong các công trình nghiên cứu của Marshal (1890); Becattini (1991); Schmitz & Nadvi (1999); Porter (1998); Ganne & Lecler (2009); Hoàng Thế Anh (2004), Tuy chưa được nghiên cứu tổng kết nhưng thực tế cho thấy hiện nay ở Việt Nam đã xuất hiện ngày càng rõ hơn với cách tổ chức CLN khác nhau. Các CLN có hình thức tổ chức dạng mạng lưới của các hộ sản xuất, doanh nghiệp; trong đó có mạng lưới chuyên môn hóa một sản phẩm hoặc một nhóm sản phẩm bổ trợ cho nhau; có chứa đựng các mối liên kết xã hội như gia đình, dòng họ, láng giềng, bạn bè, Trong các không gian địa lý đặc trưng của CLN có các yếu tố lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng, Các cơ sở SXKD trong CLN thường được tổ chức gọn nhẹ, chuyên môn hóa mềm d o, có tính thích ứng cao, hợp tác là chính nên dễ thích nghi với thay đổi của điều kiện sản xuất và thị trường. CLN có vai trò thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, CNH, HĐH nông thôn; sử dụng hợp lý các nguồn lực ở địa phương; Bảo tồn giá trị văn hóa; Khuyến khích sự đổi mới, đóng góp vào nguồn thu ngân sách và phát triển địa phương. 31
  48. Các CLN ở Việt Nam, thực chất là một mô hình phát triển hệ thống sản xuất địa phương có sự tập trung các làng nghề chuyên môn hóa trong cùng một nhóm sản phẩm, đi lên sản xuất hiện đại, đưa công nghệ mới vào sản xuất và phát triển thị trường. Tuy nhiên, các CLN của Việt Nam hiện nay đang nằm trong khu vực kinh tế phi hình thức, hay là nền kinh tế ngầm, ít được nhà nước hỗ trợ, các cơ sở SXKD ít phải đóng thuế. Trong khi Nhà nước đang xây dựng các khu công nghiệp, khu công nghệ cao nhưng lại ít có liên hệ với các cơ sở SXKD trong các CLN. Thực tế cho thấy nhiều CLN là một tiềm năng lớn cho việc sản xuất các sản phẩm phụ trợ cho các ngành công nghiệp, lĩnh vực công nghiệp nặng như công nghiệp ô tô, xe máy, xe đạp, đóng tàu thủy, CLN không giống với các CCN tập trung đa ngành, CCNLN ở Việt Nam, vì CLN không chỉ tập trung phát triển SXKD mà còn được đặc trưng bởi sự thúc đẩy sự hợp tác, các hoạt động tập thể và tương trợ; giúp người nghèo, yếu thế hơn có thể nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm và có thu nhập; Là nơi phát triển các mạng lưới, mối quan hệ xã hội; bảo tồn và phát triển văn hóa, tín ngưỡng của các cơ sở SXKD và cộng đồng dân cư địa phương. 2.2.3. Các i học rút r cho phát triển cụm l ng nghề ở H Nội (1) Kinh nghiệm phát triển làng nghề, CLN của các nước ở châu Á, châu Âu điển hình như: Trung Quốc, Thái Lan, Indonexia, Nhật Bản, Pháp và Italia; kinh nghiệm phát triển làng nghề và CLN ở một số địa phương của Việt Nam như: Bắc Ninh, Hà Nam, Nam Định cho thấy phát triển làng nghề, CLN ở Việt Nam cần kết hợp gi a chính sách hỗ trợ của Nhà nước với nỗ lực của các cơ sở sản xuất trong CLN. Nhà nước đóng vai trò quản lý và khuyến khích làng nghề, CLN phát triển thông qua các chính sách và hoạt động hỗ trợ như sau: + Thành lập cơ quan quản lý và hỗ trợ phát triển NNNT, làng nghề và CLN; Xây dựng và quản lý thực hiện quy hoạch phát triển NNNT, làng nghề và CLN. + Hỗ trợ thành lập Hiệp hội ngành nghề của địa phương và quốc gia theo chuỗi giá trị để triển khai các hoạt động hỗ trợ SXKD, xây dựng thương hiệu; thương mại hóa sản phẩm, hợp tác để nâng cao năng lực cạnh tranh và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu; + Thực hiện chương trình đào tạo nghề, bảo tồn nghề truyền thống, nhân cấy nghề mới, nhân rộng và phát triển các nghề có thế mạnh; + Thực hiện hiệu quả chương trình và chính sách hỗ trợ phát triển mỗi làng, xã một sản phẩm (OVOP, OCOP); xây dựng thương hiệu sản phẩm chủ lực của địa phương, của quốc gia. Thực hiện liên kết vùng theo các chuỗi giá trị sản phẩm. 32
  49. + Thực hiện chính sách hỗ trợ thuế, tín dụng, đổi mới công nghệ, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, xúc tiến thương mại và vinh danh các nghệ nhân, thợ giỏi cho làng nghề, CLN; + Phát triển các ngành nghề hỗ trợ; cung cấp các dịch vụ mà tư nhân không quan tâm, không có khả năng thực hiện cho phát triển NNNT, làng nghề, CLN; + Kích cầu, khuyến khích tiêu thụ sản phẩm của CLN và kết hợp phát triển CLN gắn với phát triển du lịch và giáo dục học đường. (2) Cụm làng nghề là một hệ thống tổ chức sản xuất địa phương quan trọng ở thời kỳ đầu của CNH ở các nước có nền công nghiệp phát triển như Nhật Bản, Pháp, Italia, Trung Quốc, Các nước đã rất chú trọng phát triển các nghề TTCN, CLN để thực hiện các mục tiêu như tạo việc làm cho người lao động, duy trì và bảo tồn ngành nghề truyền thống, bảo tồn văn hóa, phát triển du lịch và đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm; đổi mới sáng tạo và công nghiệp hóa nông thôn. Nh ng chính sách chủ yếu mà nh ng quốc gia này đã áp dụng là đào tạo nghề cho người lao động, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, phát triển cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, thiết kế và phát triển sản phẩm theo hướng xuất khẩu. (3) Thông qua phát triển CLN đã tạo ra các hoạt động liên kết và hợp tác, hình thành và phát triển các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị ở địa phương, góp phần khai thác tối ưu nguồn lực địa phương về vốn lao động, vốn xã hội, cơ sở hạ tầng và nguồn lực trí tuệ. Các tác nhân hoạt động đã góp phần mở rộng mối quan hệ với các nhà cung cấp, các tổ chức nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ công nghệ cũng như cùng hợp sức để giải quyết nh ng vấn đề mà đơn l từng doanh nghiệp khó làm như xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hiện đại hoá công nghệ, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, phát triển thị trường và thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường. (4) Để phát triển CLN cần cải thiện và thực thi chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương: Xây dựng các chương trình, dự án phát triển NNNT và đổi mới tổ chức SXKD, cải thiện và thực thi nh ng chính sách địa phương như: chính sách khuyến khích, hỗ trợ sự thành lập mới và chuyển đổi hộ SXKD thành DNNVV, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; cung cấp tài chính cho nh ng dự án áp dụng công nghệ mới, đưa máy móc thiết bị mới vào sản xuất, đổi mới công nghệ truyền thống; thực hiện việc cung cấp các dịch vụ công cho các cơ sở SXKD trong CLN như tư vấn về pháp luật, công nghệ, thị trường và có sự hỗ trợ về khởi nghiệp, KHCN, đào tạo, chứng nhận chất lượng, xúc tiến thương mại. (5) Để phát triển các CLN cần có cơ chế chính sách đồng bộ, phù hợp với điều kiện thực tiễn để khuyến khích việc lựa chọn và phát triển các ngành nghề, sản phẩm làng nghề có ưu thế cạnh tranh trên cơ sở khai thác hiệu quả các tiềm 33
  50. năng về đất đai, kiến thức nghề nghiệp, lao động, tiền vốn, cơ sở hạ tầng và các mạng lưới tổ chức, SXKD của các địa phương có CLN. Có cơ chế, chính sách phù hợp để khuyến khách các tác nhân, các thành phần kinh tế tham gia vào việc xây dựng và phát triển NNNT, làng nghề, các CLN đã và đang phát triển, đặc biệt là khuyến khích phát triển các DNNVV trong lĩnh vực NNNT, CLN nâng cao năng lực cạnh tranh và từng bước tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. (6) Quan tâm và thực hiện công tác quy hoạch phát triển NNNT, làng nghề, CLN gắn với quy hoạch kiến trúc cảnh quan nông thôn, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của Thành phố và vùng Thủ đô. Đầu tư xây dựng các CCNLN gắn với việc đổi mới, sáng tạo và khởi nghiệp. Đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng KHCN và có các giải pháp hiệu quả quản lý việc phát triển ngành nghề nông thôn và CLN trên địa bàn thành phố, đặc biệt là việc sử dụng hợp lý nguồn nguyên vật liệu tự nhiên và xử lý ô nhiễm môi trường. Phát huy óc kinh doanh sáng tạo và sự năng động của các doanh nghiệp để khai thác các nguồn lực sẵn có như đất đai, lao động, kiến thức, vốn xã hội đồng thời luôn đổi mới công nghệ, sản phẩm mới, Ngoài ra, môi trường luật pháp thuận lợi ở tất cả các cấp quản lý từ cấp thành phố, quận/huyện đến xã/phường cho việc sản xuất, lưu thông sản phẩm, cải cách hành chính là điều kiện rất cần thiết. 2.3. CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 2.3.1. Nghiên cứu ở nƣớc ngo i có liên qu n - Marshall (1890), là người đầu tiên nghiên cứu về CCN cho rằng cơ cấu kinh tế trong một vùng do các doanh nghiệp nhỏ, do các doanh nhân địa phương quản lý, quyết định đầu tư và sản xuất ở địa phương. Thuyết của Marshall nhấn mạnh bản chất và chất lượng của thị trường lao động thường là địa phương và mềm d o. Trong cụm có các dịch vụ kỹ thuật trong một số ngành hàng gồm máy móc, buôn bán, duy trì, sửa ch a, có hệ thống tín dụng riêng. Các thành viên không hợp tác với nhau một cách chủ ý, nhưng có nh ng cố gắng hợp tác để nâng cao tính cạnh tranh của CCN. Mô hình này phổ biến ở Italia và một số nước theo mô hình Italia. Các doanh nghiệp ở đây không bị động mà trao đổi nhiều và mạnh với khách hàng, với nhà cung cấp, hợp tác với nhau để chia x rủi ro, ổn định thị trường và chia sẽ sáng chế; Có một số người tham gia vào hoạt động thiết kế và sáng chế; Có các hội thúc đẩy thương nghiệp, cung cấp các cơ sở hạ tầng về quản lý, đào tạo, bán hàng, kỹ thuật, hỗ trợ tài chính, tổ chức các hội thảo để xác định chiến lược tập thể và chính quyền địa phương tham gia rất tích cực. 34