Luận án Nghiên cứu hệ thống bài tập phát triển sức mạnh cho nam vận động viên Taekwondo nội dung thi đấu đối kháng (Kyorugi) lứa tuổi 14-17 Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

pdf 231 trang Bích Hải 08/04/2025 150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu hệ thống bài tập phát triển sức mạnh cho nam vận động viên Taekwondo nội dung thi đấu đối kháng (Kyorugi) lứa tuổi 14-17 Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_he_thong_bai_tap_phat_trien_suc_manh_cho.pdf
  • pdfQuyet dinh HD cap Truong NCS Kolakot Simuongsong.pdf
  • pdfTom tat luan an NCS Kolakot Simuongsong.pdf
  • pdfTrang thong tin luan an NCS Kolakot Simuongsong.pdf

Nội dung text: Luận án Nghiên cứu hệ thống bài tập phát triển sức mạnh cho nam vận động viên Taekwondo nội dung thi đấu đối kháng (Kyorugi) lứa tuổi 14-17 Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH KOLAKOT SIMUONGSONG NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH CHO NAM VẬN ĐỘNG VIÊN TAEKWONDO NỘI DUNG THI ĐẤU ĐỐI KHÁNG (KYORUGI) LỨA TUỔI 14 - 17 CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC BẮC NINH – 2025
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH KOLAKOT SIMUONGSONG NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH CHO NAM VẬN ĐỘNG VIÊN TAEKWONDO NỘI DUNG THI ĐẤU ĐỐI KHÁNG (KYORUGI) LỨA TUỔI 14 - 17 CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO Ngành: Giáo dục học Mã số: 9140101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Đặng Văn Dũng 2. TS. Cao Hoàng Anh BẮC NINH – 2025
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả Luận án Kolakot Simuongsong
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CB : Chuẩn bị CBCM : Chuẩn bị chuyên môn CHDCND : Cộng hòa Dân chủ Nhân dân CLB : Câu lạc bộ Cm : Centimet ĐC : Đối chứng HCV : Huy chương vàng HLV : Huấn luyện viên HLTT : Huấn luyện thể thao Kg : Kilôgam M : Mét NXB : Nhà xuất bản SMTĐ : Sức mạnh tốc độ S : Giây TDTT : Thể dục thể thao TT : Thứ tự TN : Thực nghiệm TLC : Thể lực chung TLCM : Thể lực chuyên môn VĐV : Vận động viên
  5. MỤC LỤC Trang Trang bìa Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục ký hiệu viết tắt trong luận án Danh mục các biểu bảng, biểu đồ, sơ đồ, hình vẽ trong luận án MỞ ĐẦU................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6 1.1. Vị trí và vai trò của môn Taekwondo trong Chiến lược phát triển thể dục thể thao của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 6 1.2. Khái quát về môn võ Taekwondo . 7 1.2.1. Đặc điểm chung của môn Taekwondo . 7 1.2.2. Đặc điểm kỹ - chiến thuật môn Taekwondo 8 1.2.3. Đặc điểm thi đấu môn Taekwondo . 11 1.3. Quy trình đào tạo và đặc điểm huấn luyện vận động viên Taekwondo trẻ . 13 1.3.1. Đặc điểm quy trình đào tạo vận động viên Taekwondo trẻ . 13 1.3.2. Đặc điểm lứa tuổi đạt thành tích của các vận động viên Taekwondo trẻ ... 16 1.4. Phương pháp phát triển tố chất sức mạnh trong đào tạo vận động viên Taekwondo trẻ . 17 1.4.1. Các quan điểm về phát triển sức mạnh 17 1.4.2. Huấn luyện tố chất sức mạnh cho vận động viên Taekwondo trẻ 22 1.4.3. Huấn luyện sức mạnh cho vận động viên Taekwondo theo chu kỳ huấn luyện năm . 23 1.5. Bài tập huấn luyện sức mạnh cho vận động viên Taekwondo trẻ 25
  6. 1.5.1. Bài tập phát triển tố chất thể lực 25 1.5.2. Bài tập phát triển tố chất sức mạnh cho vận động viên Taekwondo trẻ 27 1.5.3. Phương pháp sử dụng lượng vận động trong huấn luyện sức mạnh cho vận động viên Taekwondo trẻ 29 1.6. Một số đặc điểm tâm, sinh lý và thể lực vận động viên trẻ lứa tuổi 14 - 17 . 32 1.6.1. Đặc điểm tâm lý vận động viên trẻ lứa tuổi 14 – 17 32 1.6.2. Đặc điểm sinh lý vận động viên trẻ lứa tuổi 14 – 17 35 1.7. Một số công trình nghiên cứu có liên quan . 38 1.7.1. Các công trình nghiên cứu về môn Taekwondo ngoài nước 38 1.7.2. Các công trình nghiên cứu về môn Taekwondo tại Lào . 42 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 45 2.1. Phương pháp nghiên cứu .. 45 2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu . 45 2.1.2. Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm . 45 2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm 47 2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm 48 2.1.5. Phương pháp kiểm tra y học . .... 54 2.1.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm . 55 2.1.7. Phương pháp toán học thống kê ... 56 2.2. Tổ chức nghiên cứu 57 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .. .. 59 3.1. Đánh giá thực trạng công tác huấn luyện sức mạnh cho nam vận động viên Taekwondo nội dung thi đấu đối kháng (Kyorugi) lứa tuổi 14 – 17 .. 59 3.1.1. Đánh giá thực trạng những yếu tố đảm bảo công tác huấn luyện sức mạnh cho nam vận động viên Taekwondo nội dung thi đấu đối kháng (Kyorugi) lứa tuổi 14 – 17 59
  7. 3.1.2. Lựa chọn hệ thống test và xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sức mạnh cho nam vận động viên Taekwondo nội dung thi đấu đối kháng (Kyorugi) lứa tuổi 14 – 17 tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 73 3.1.3. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sức mạnh của nam vận động viên Taekwondo nội dung thi đấu đối kháng (Kyorugi) lứa tuổi 14 – 17 . 80 3.1.4. Đánh giá thực trạng sức mạnh của nam vận động viên Taekwondo nội dung thi đấu đối kháng (Kyorugi) lứa tuổi 14 – 17...... 85 3.1.5. Bàn luận thực trạng công tác huấn luyện sức mạnh cho nam vận động viên Taekwondo nội dung thi đấu đối kháng (Kyorugi) lứa tuổi 14 – 17 ............ 87 3.2. Lựa chọn và đánh giá hiệu quả hệ thống bài tập phát triển sức mạnh cho nam vận động viên Taekwondo nội dung thi đấu đối kháng (Kyorugi) lứa tuổi 14 – 17 97 3.2.1. Lựa chọn hệ thống bài tập chuyên môn phát triển sức mạnh cho nam vận động viên Taekwondo tuyến trẻ lứa tuổi 14 - 17 . 97 3.2.2. Xác định hiệu quả các bài tập chuyên môn phát triển sức mạnh cho nam vận động viên Taekwondo lứa tuổi 14 - 17 . 106 3.2.3. Bàn luận về việc lựa chọn và đánh giá hiệu quả hệ thống bài tập phát triển sức mạnh cho nam vận động viên Taekwondo nội dung thi đấu đối kháng (Kyorugi) lứa tuổi 14 – 17 .. 130 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .. 135 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN . TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC ..
  8. DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Thể Số Tiêu đề Trang loại 1.1 Tỷ lệ kỹ thuật sử dụng trong thi đấu Taekwondo 9 1.2 Các hạng cân thi đấu cho lứa tuổi trẻ (từ 14 - 17 tuổi) 12 1.3 Các hạng cân thi đấu giải vô địch (từ 15 tuổi trở lên) 12 1.4 Các hạng cân thi đấu tại các thế vận hội Olympic 12 1.5 Các hạng cân thi đấu tại thế vận hội Olympic trẻ 12 Bảng tổng hợp tuổi trung bình đạt thành tích huy chương 1.6 17 của các vận động viên Taekwondo trẻ theo hạng cân 1.7 Phân loại tố chất sức mạnh 19 1.8 Số lần lặp lại, tác dụng và cường độ tải trọng 20 1.9 Lượng vận động tập luyện phương pháp đẳng trương. 30 1.10 Lượng vận động tập luyện phương pháp gia tốc 31 Bảng 1.11 Lượng vận động tập luyện phương pháp kết hợp 31 Kết quả phỏng vấn xác định những yếu tố đảm bảo công tác 3.1 huấn luyện sức mạnh cho nam vận động viên Taekwondo 60 nội dung thi đấu đối kháng (Kyorugi) lứa tuổi 14 – 17 Thực trạng phân bổ thời gian trong chương trình huấn luyện 3.2 nam vận động viên Taekwondo nội dung thi đấu đối kháng 61 (Kyorugi) lứa tuổi 14 – 17 Tỷ lệ các nội dung huấn luyện nam vận động viên 3.3 Taekwondo nội dung thi đấu đối kháng (Kyorugi) lứa tuổi 62 14 – 17 Tỷ lệ thời gian huấn luyện tố chất thể lực cho vận động viên 3.4 Taekwondo nội dung thi đấu đối kháng (Kyorugi) lứa tuổi 63 14 – 17 Tỷ lệ thời gian huấn luyện tố chất sức mạnh cho vận động 3.5 viên Taekwondo nội dung thi đấu đối kháng (Kyorugi) lứa 63 tuổi 14 – 17 Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ huấn luyện nam vận động 3.6 viên Taekwondo nội dung thi đấu đối kháng (Kyorugi) lứa 64 tuổi 14 – 17
  9. Thực trạng đội ngũ huấn luyện viên huấn luyện vận động 3.7 viên Taekwondo nội dung thi đấu đối kháng (Kyorugi) lứa 65 tuổi 14 – 17 Vai trò và sự quan tâm đến công tác huấn luyện sức mạnh 3.8 66 cho nam vận động viên Taekwondo lứa tuổi 14 – 17 Thực trạng sử dụng các phương pháp huấn luyện sức mạnh cho nam vận động viên Taekwondo nội dung thi đấu đối 3.9 68 kháng (Kyorugi) lứa tuổi 14 – 17 tại Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào Thực trạng sử dụng các phương tiện huấn luyện sức mạnh cho nam vận động viên Taekwondo nội dung thi đấu đối 3.10 69 kháng (Kyorugi) lứa tuổi 14 – 17 tại Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào Thực trạng sử dụng các nhóm bài tập phát triển sức mạnh 3.11 tại một số cơ sở huấn luyện Taekwondo tại Cộng hoà Dân 70 chủ Nhân dân Lào Lựa chọn test đánh giá sức mạnh cho nam vận động viên 3.12 Taekwondo nội dung thi đấu đối kháng (Kyorugi) lứa tuổi 76 14 – 17 Tính thông báo của các test đánh giá sức mạnh với thành Sau 3.13 tích thi đấu của nam vận động viên Taekwondo nội dung 78 thi đấu đối kháng (Kyorugi) lứa tuổi 14 – 17 Độ tin cậy của các test đánh giá sức mạnh của nam vận động Sau 3.14 viên Taekwondo nội dung thi đấu đối kháng (Kyorugi) lứa 79 tuổi 14 – 17 So sánh kết quả kiểm tra các test đánh giá sức mạnh theo Sau 3.15 từng nhóm hạng cân cho nam vận động viên Taekwondo trẻ 81 lứa tuổi 14 - 17 Bảng điểm tổng hợp đánh giá sức mạnh theo từng nội dung Sau 3.16 của nam vận động viên trẻ nhóm hạng cân 45 – 48kg lứa 82 tuổi 14 – 17 Bảng điểm tổng hợp đánh giá sức mạnh theo từng nội dung Sau 3.17 của nam vận động viên trẻ nhóm hạng cân 48 – 55kg lứa 82 tuổi 14 - 17 Bảng điểm tổng hợp đánh giá sức mạnh theo từng nội dung Sau 3.18 của nam vận động viên trẻ nhóm hạng cân 55 - 63kg lứa 82 tuổi 14 - 17
  10. Bảng điểm tổng hợp đánh giá sức mạnh theo từng nội dung Sau 3.19 của nam vận động viên trẻ nhóm hạng cân 63 - 73kg lứa 82 tuổi 14 - 17 Tiêu chuẩn xếp loại sức mạnh theo từng nội dung của nam Sau 3.20 vận động viên Taekwondo trẻ nhóm hạng cân 45 - 48kg lứa 83 tuổi 14 - 17 Tiêu chuẩn xếp loại sức mạnh theo từng nội dung của nam Sau 3.21 vận động viên Taekwondo trẻ nhóm hạng cân 48 – 55kg lứa 83 tuổi 14 - 17 Tiêu chuẩn xếp loại sức mạnh theo từng nội dung của nam Sau 3.22 vận động viên Taekwondo trẻ nhóm hạng cân 55 - 63kg lứa 83 tuổi 14 - 17 Tiêu chuẩn xếp loại sức mạnh theo từng nội dung của nam Sau 3.23 vận động viên Taekwondo trẻ nhóm hạng cân 63 - 73kg lứa 83 tuổi 14 - 17 Tiêu chuẩn tổng hợp điểm xếp loại đánh giá các loại sức 3.24 mạnh thành phần cho nam vận động viên Taekwondo lứa 84 tuổi 14-17 Tiêu chuẩn tổng hợp điểm xếp loại đánh giá sức mạnh cho Sau 3.25 nam vận động viên Taekwondo theo hạng cân lứa tuổi 14- 85 17 Thực trạng sức mạnh của nam vận động viên Taekwondo Sau 3.26 nội dung thi đấu đối kháng (Kyorugi) lứa tuổi 14 – 17 Cộng 85 hòa Dân chủ Nhân dân Lào Đặc điểm sức mạnh của nam vận động viên Taekwondo nội Sau 3.27 dung thi đấu đối kháng (Kyorugi) lứa tuổi 14 – 17 Cộng hòa 85 Dân chủ Nhân dân Lào Bảng Kết quả xếp loại sức mạnh của nam vận động viên 3.28 Taekwondo nội dung thi đấu đối kháng (Kyorugi) lứa tuổi 86 14 – 17 Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Tổng hợp kết quả phỏng vấn huấn luyện viên, chuyên gia Sau 3.29 về lựa chọn hệ thống các bài tập huấn luyện sức mạnh cho 102 nam vận động viên Taekwondo lứa tuổi 14 – 17 Bảng phân bổ nội dung huấn luyện thể lực cho nam vận động viên Taekwondo lứa tuổi 14 - 17 trong giai đoạn 3.30 117 chuyên môn hóa sâu theo chu kỳ tuần ở thời kỳ chuẩn bị chung và chuyên môn
  11. Diễn biến lượng vận động thể lực theo chu kỳ tuần giai đoạn hoàn thiện và thi đấu cho nam vận động viên Taekwondo 3.31 117 lứa tuổi 14 - 17 trong giai đoạn chuyên môn hóa ở thời kỳ chuẩn bị chung và chuyên môn Bảng phân bổ nội dung huấn luyện thể lực theo chu kỳ tuần giai đoạn hoàn thiện và thi đấu cho nam vận động viên 3.32 120 Taekwondo lứa tuổi 14 - 17 trong giai đoạn chuyên môn hóa ở thời kỳ hoàn thiện và thi đấu Diễn biến lượng vận động thể lực theo chu kỳ tuần giai đoạn hoàn thiện và thi đấu cho nam vận động viên Taekwondo 3.33 120 lứa tuổi 14 - 17 trong giai đoạn chuyên môn hóa ở thời kỳ hoàn thiện và thi đấu Bảng phân bổ thời gian và nội dung trong chương trình 3.34 123 huấn luyện năm thứ nhất Bảng phân bổ thời gian và nội dung trong chương trình 3.35 123 huấn luyện năm thứ hai Kết quả kiểm tra các test đánh giá sức mạnh của đối tượng 3.36 124 nghiên cứu trước thực nghiệm Kết quả kiểm tra các test đánh giá sức mạnh của đối tượng 3.37 125 nghiên cứu sau 6 tháng thực nghiệm Kết quả kiểm tra các test đánh giá sức mạnh của đối tượng 3.38 126 nghiên cứu sau 12 tháng thực nghiệm Kết quả kiểm tra các test đánh giá sức mạnh của đối tượng 3.39 127 nghiên cứu sau 18 tháng thực nghiệm Kết quả kiểm tra các test đánh giá sức mạnh của đối tượng 3.40 128 nghiên cứu sau 24 tháng thực nghiệm Kết quả so sánh tự đối chiếu tố chất sức mạnh của 2 nhóm Sau 3.41 đối tượng nghiên cứu trước và sau thực nghiệm 129 Nhịp độ tăng trưởng của các test đánh giá tố chất sức mạnh Sau 3.42 của nhóm thực nghiệm qua các giai đoạn thực nghiệm 129 Nhịp độ tăng trưởng của các test đánh giá tố chất sức mạnh Sau 3.43 của nhóm đối chứng qua các giai đoạn thực nghiệm 129 Kết quả xếp loại tổng hợp đánh giá trình độ sức mạnh của 3.44 130 nhóm đối chứng và thực nghiệm sau 24 tháng thực nghiệm Biểu Nhịp độ tăng trưởng của các test đánh giá tố chất sức mạnh 3.1. 59 đồ của nhóm đối chứng qua các giai đoạn thực nghiệm
  12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU Tính cấp thiết: Dân tộc Lào đã có lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm từ ngàn đời nay. Ngay từ thời xa xưa ông cha các bộ tộc Lào đã biết sử dụng võ nghệ (võ cổ truyền Muay Lào) để bảo vệ bản thân, tạo ra sức mạnh để mở mang bờ cõi, đánh giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước [72]. Ngày nay cùng với sự phát triển lớn mạnh của nhiều ngành nghề tại CHDCND Lào, ngành thể dục thể thao ngày càng phát triển và thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia tập luyện. Taekwondo là môn thể thao võ thuật phát triển rộng khắp trên toàn thế giới được chính thức đưa vào tranh tài trong các Đại hội thể thao quốc tế lớn như: Thế vận hội Olympic, Á vận hội Asiad, Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games) và nhiều giải vô địch thế giới, châu lục và khu vực hàng năm. Là một trong những môn thế mạnh của thể thao Lào, Taekwondo đã phát triển rộng rãi trên khắp phạm vi cả nước. Các tỉnh, thành, ngành đã hình thành hệ thống đào tạo VĐV từ giai đoạn huấn luyện sơ bộ, chuyên môn hóa ban đầu, chuyên môn hóa sâu đến giai đoạn hoàn thiện thể thao góp phần nâng cao vị thế của thể thao Lào trên đấu trường khu vực và quốc tế. Sức mạnh là tố chất thể lực, là nền tảng để phát triển kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong tất cả các môn thể thao nói chung và nội dung đối kháng (Kyorugi) nói riêng. Sức mạnh liên quan trực tiếp đến mọi hoạt động và tầm ảnh hưởng rất lớn và quyết định trực tiếp đến thành tích thi đấu của các VĐV. Từ những năm 1990 Taekwondo đã được Đảng và Nhà nước CHDCND Lào quan tâm đầu tư và đã có những bước tiến bộ rõ rệt và đã đạt được những thành tích cao trong các giải thi đấu quốc tế. Chính vì những thành tích như vậy, mà môn Taekwondo cũng đã được xác định là môn thể thao trọng điểm được đầu tư trong chiến lược phát triển của Ngành TDTT Lào đến năm 2025 [78]. Tuy nhiên, trong thời gian qua, công tác huấn luyện, tập luyện Taekwondo nội dung thi đấu mới chỉ dựa trên cơ sở kinh nghiệm lâu năm của các HLV là chủ yếu, hoặc
  13. 2 có chăng cũng chỉ là ký kết các hợp đồng có thời hạn mời các chuyên gia có chuyên môn về Taekwondo nội dung thi đấu từ các địa phương của Hàn Quốc sang huấn luyện. Song trên thực tế không phải địa phương nào cũng nhận được sự quan tâm, đầu tư đúng mức của các cấp lãnh đạo quản lý TDTT về bộ môn này. Qua khảo sát sơ bộ cho thấy, hiện nay thành tích của các nam VĐV Taekwondo nội dung thi đấu đối kháng (Kyorugi) lứa tuổi 14 – 17 của CHDCND Lào còn nhiều hạn chế về sức mạnh. Điều này được thể hiện thông qua việc thiếu lực trong các đòn đánh, đặc biệt là ở giai đoạn cuối hiệp đấu VĐV không duy trì được sức mạnh trong các đòn đánh quyết định để ghi điểm và hạ gục đối phương. Chính vì vậy, việc nghiên cứu nhằm cải thiện sức mạnh cho VĐV được xác định là vấn đề vô cùng cấp thiết nhằm không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả huấn luyện. Ngoài ra, còn có những một số công trình nghiên cứu trong môn Taekwondo của các tác giả Việt Nam và Lào như: Trương Ngọc Để (2009), Nguyễn Mạnh Hùng (2001), Kolakot Simuongsong (2016), Nguyễn Thy Ngọc (2008), Nguyễn Danh Thái, Nguyễn Văn Chung, Vũ Xuân Long, Vũ Xuân Thành, Nguyễn Anh Tú (1999), Lâm Quang Thành (2004), Vũ Xuân Thành (2012),Nguyễn Anh Tú (2000), , Ph.D. Chanthavong PANYASIRI (2020) [13], [21], [23], [30], [35], [36], [38], [46], [82]. Ở đây, các tác giả đã đi sâu nghiên cứu về chương trình huấn luyện, tiêu chuẩn tuyển chọn và đánh giá trình độ tập luyện, cũng như phương tiện và phương pháp phát triển các tố chất thể lực đặc thù (sức nhanh, sức mạnh tốc độ, sức mạnh đặc thù và sức bền) cho VĐV Taekwondo độ tuổi 14-17. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về sức mạnh của VĐV Taekwondo tại CHDCND Lào. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu hệ thống bài tập phát triển sức mạnh cho nam vận động viên Taekwondo nội dung thi đấu đối kháng (Kyorugi) lứa tuổi 14 – 17 tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào”.
  14. 3 Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác huấn luyện sức mạnh cho nam VĐV Taekwondo nội dung thi đấu đối kháng (Kyorugi) lứa tuổi 14 – 17 tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, luận án tiến hành lựa chọn hệ thống bài tập phát triển sức mạnh đảm bảo tính khoa học và phù hợp điều kiện thực tiễn huấn luyện nhằm nâng sức mạnh cho nam VĐV Taekwondo nội dung thi đấu đối kháng (Kyorugi) lứa tuổi 14 - 17 tại CHDCND Lào theo từng hạng cân Olympic trẻ, góp phần nâng cao thể lực và hiệu quả huấn luyện. Nhiệm vụ nghiên cứu: Đề đạt được mục đích nghiên cứu, luận án đề ra những nhiệm vụ sau: Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng công tác huấn luyện sức mạnh cho nam VĐV Taekwondo nội dung thi đấu đối kháng (Kyorugi) lứa tuổi 14 – 17 tại CHDCND Lào. Nhiệm vụ 2: Lựa chọn và đánh giá hiệu quả hệ thống bài tập phát triển sức mạnh cho nam VĐV Taekwondo nội dung thi đấu đối kháng (Kyorugi) lứa tuổi 14 – 17 tại CHDCND Lào. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự phát triển tố chất sức mạnh của nam VĐV Taekwondo nội dung thi đấu đối kháng (Kyorugi) lứa tuổi 14 - 17 tại CHDCND Lào. Phạm vi nghiên cứu Giới hạn nội dung nghiên cứu: Cơ sở lý luận và thực tiễn lựa chọn hệ thống bài tập phát triển sức mạnh chung và chuyên môn cho nam VĐV Taekwondo nội dung thi đấu đối kháng (Kyorugi) lứa tuổi 14 - 17 tại CHDCND Lào. Khách thể nghiên cứu: Đối tượng phòng vấn: 55 chuyên gia, HLV huấn luyện và 250 VĐV Taekwondo tại các Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Lào, Trường Năng khiếu TDTT Lào, các CLB Taekwondo Thủ đô Viêng Chăn, tỉnh Chăm Pa Sắc, tỉnh Luông Pha Băng, tỉnh Xiêng Khoảng. Số lượng đối tượng khảo sát 250 nam VĐV Taekwondo trẻ lứa tuổi 14 – 17 CHDCND Lào, trong đó có 75 VĐV lứa tuổi 14, 75 VĐV lứa tuổi 15, 50 VĐV lứa
  15. 4 tuổi 16, 50 VĐV lứa tuổi 17. Đây là các VĐV nằm trong 4 nhóm hạng cân Olympic trẻ phân định theo Luật thi đấu của Liên đoàn Taekwondo thế giới quy định (45 - 48kg; >48 - 55kg; >55 - 63kg; >63 - 73kg), được chia làm các nhóm sau: Nhóm quan sát sư phạm: Gồm 145 nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 17 thuộc các Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Lào, Trường Năng khiếu TDTT Lào, các CLB Taekwondo Thủ đô Viêng Chăn, tỉnh Chăm Pa Sắc, tỉnh Luông Pha Băng, tỉnh Xiêng Khoảng. Nhóm theo dõi ngang: Gồm 75 nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 17 (thuộc 4 nhóm hạng cân: 45 - 48kg; >48 - 55kg; >55 - 63kg; >63 - 73kg) thuộc Trường Năng khiếu TDTT Lào (gồm các VĐV được tuyển chọn từ các tỉnh trong toàn quốc để đào tạo năng khiếu, với tỷ lệ đào thải hàng năm khoảng 33%). Các VĐV nhóm này sẽ tham gia vào quá trình lập test và đánh giá thực trạng và xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sức mạnh, quan sát việc sử dụng các phương tiện và phương pháp huấn luyện sức mạnh. Nhóm theo dõi dọc: Gồm 30 nam VĐV Taekwondo trẻ (14 – 15 tuổi) trong 2 nhóm hạng cân trẻ (nhóm dưới 48kg và >48 - 55kg) tại Trường Năng khiếu TDTT Lào thuộc Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Lào. Đây là đối tượng thực nghiệm để đánh giá hiệu quả của hệ thống các bài tập chuyên môn phát triển tố chất sức mạnh đã lựa chọn của đề tài luận án. Thời gian nghiên cứu: Quá trình nghiên cứu được tiến hành từ tháng 3 năm 2019 đến tháng 3 năm 2023. Địa điểm nghiên cứu: Luận án được tiến hành nghiên cứu tại Trường Đại học TDTT Bắc Ninh và 6 đơn vị tại CHDCND Lào gồm: Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Lào, Trường Năng khiếu TDTT Lào, các CLB Taekwondo Thủ đô Viêng Chăn, tỉnh Chăm Pa Sắc, tỉnh Luông Pha Băng, tỉnh Xiêng Khoảng. Giả thuyết khoa học: Qua điều tra thực trạng công tác huấn luyện thể lực cho nam VĐV Taekwondo nội dung thi đấu đối kháng (Kyorugi) lứa tuổi 14 – 17 ở CHDCND Lào cho thấy, hiệu quả huấn luyện sức mạnh của VĐV còn hạn chế, mà một trong những nguyên nhân cơ bản là do hệ thống bài tập sức mạnh ứng dụng trong huấn luyện còn thiếu tính hệ thống, cũng như chưa đảm bảo những cơ
  16. 5 sở khoa học cần thiết. Đề tài đặt giả thuyết rằng, nếu lựa chọn được được bài tập phát triển sức mạnh cho nam VĐV Taekwondo nội dung thi đấu đối kháng (Kyorugi) một cách có hệ thống với đầy đủ cơ sở khoa học, khi áp dụng trong thực tiễn huấn luyện VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 17 nội dung thi đấu đối kháng (Kyorugi) sẽ đem lại hiệu quả cao hơn trong việc phát triển tố chất sức mạnh, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả huấn luyện. Ý nghĩa khoa học của luận án Luận án đã hệ thống hóa được chủ trương, đường lối và chính sách phát triển TDTT thành tích cao nói chung, vị trí và vai trò của môn Taekwondo trong Chiến lược phát triển TDTT của nước CHDCND Lào, cũng như những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến quá trình đào tạo VĐV Taekwondo trẻ, góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận về thể thao thành tích cao ở môn Taekwondo, có tính đến những điều kiện thực tiễn của các địa phương và quốc gia. Ý nghĩa thực tiễn của luận án Quá trình nghiên cứu đã đánh giá được thực trạng công tác huấn luyện sức mạnh cho nam VĐV Taekwondo nội dung thi đấu đối kháng (Kyorugi) lứa tuổi 14 – 17 CHDCND Lào, cũng như những tồn tại, bất cập cần khắc phục. Đồng thời, đã lựa chọn được hệ thống gồm 85 bài tập chuyên môn cơ bản thuộc 04 nhóm bài tập nhằm huấn luyện phát sức mạnh cho nam VĐV Taekwondo nội dung thi đấu đối kháng (Kyorugi) lứa tuổi 14 – 17. Qua thực nghiệm sư phạm, hệ thống bài mà đề tài lựa chọn đã khẳng định rõ tính hiệu quả trong thực tiễn huấn luyện.
  17. 6 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Vị trí và vai trò của môn Taekwondo trong Chiến lược phát triển thể dục thể thao của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Sau khi đất nước được giải phóng hoàn toàn, Đảng và Nhà nước Lào đã quan tâm, chú trọng phát triển TDTT. Hoạt động TDTT về cơ bản đã được hoàn thiện về cơ cấu tổ chức từ trung ương đến địa phương. Đặc biệt, công tác đào tạo nguồn nhân lực TDTT luôn được coi là mục tiêu hàng đầu để thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Với nhiệm vụ to lớn mà Đảng và Nhà nước giao cho, năm 1978 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định nâng cấp Trường Trung học Cơ sở TDTT Viêng Chăn thành Trường Trung học TDTT, nhằm tăng cường đào tạo nguồn nhân lực TDTT cho cho các trường phổ thông và chuyên nghiệp trên toàn quốc. Đây là bước đệm để phát triển phong trào TDTT trong toàn quốc. Đến năm 1980 lần đầu tiên nước CHDCND Lào được tham dự sự kiện lớn nhất trên hành tinh đó là Thế vận hội Olympic mùa hè diễn ra tại thủ đô Moscow thuộc Liên Xô cũ (nay là Liên bang Nga). Từ đó đến nay, CHDCND Lào với tư cách là một thành viên của phong trào Olympic đã tiếp tục tham gia các kỳ Thế vận hội Olympic như: năm 1988 tại thủ đô Seoul - Hàn Quốc, năm 1992 tại Barcelona - Tây Ban Nha,... Năm 1982 lần đầu tiên nước CHDCND Lào tham dự Đại hội thể thao Châu Á được tổ chức tại thủ đô New Delhi - Ấn Độ, từ đó đến nay CHDCND Lào liên tục tham gia các kỳ đại hội. Thành tích tốt nhất đã đạt được trong lịch sử tham dự Đại hội thể thao Châu Á là huy chương Bạc (Mr.Vongkot Chinda) ở môn Boxing tổ chức tại Bắc Kinh - Trung Quốc năm 1990, và đây cũng là huy chương đầu tiên của đoàn thể thao Lào tại đấu trường thể thao này. Sau nhiều năm vắng mặt tại Đại hội thể thao Đông Nam Á hay còn gọi là Sea Games, mãi đến năm 1989 sau giải phóng, CHDCND Lào mới lại tham dự Sea Games lần thứ 15 được tổ chức tại Kualalumpur – Malaysia. Năm 2009 CHDCND Lào lần đầu tiên được quyền đăng cai tổ chức Sea Games lần thứ 25
  18. 7 tại thủ Đô Viêng Chăn. Đồng thời, đây cũng là kỳ Sea Games thành công nhất của nước CHDCND Lào cho đến nay [72]. Nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo VĐV, ngày 02/07/2007 Bộ trưởng Thường trực Văn phòng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban TDTT Quốc gia Lào đã ký Quyết định số 117/UBTDTT QG Lào, về việc thành lập Trung tâm Huấn luyện thể thao Quốc gia Lào. Đây là Trung tâm huấn luyện thể thao thành tích duy nhất của Lào, VĐV tập trung ở đây chủ yếu thuộc các môn thể thao trọng điểm quốc gia như: các môn Võ, Quyền Anh, Bóng đá, Taekwondo [73]. Taekwondo được xem như một phương tiện tự vệ đã có lịch sử lâu đời. Taekwondo được thống nhất trên toàn thế giới dựa trên các nguyên tắc khoa học, được phát triển một cách có chủ đích nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong tập luyện cũng như thi đấu. Hiện nay Taekwondo đã trở thành một trong những môn thể thao mũi nhọn của Lào. Tuy hình thành muộn hơn so với các môn thể thao khác, song Taekwondo nhanh chóng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt, trong những năm qua trên đấu trường khu vực và châu lục, các VĐV Taekwondo Lào đã giành được những thứ hạng cao, đóng góp tích cực vào thành tích của thể thao Lào với những chiến thắng vang dội như: Sea Games 20 (1999) Vi La Son Phi Khai Khăm đã xuất sắc mang lại HCV, đặc biệt tại Sea Games 25 (2009) các VĐV Phouthavong Outhasak, Tik Da Phon Chăm Nhath và Soukthavy Panyasith đã giành được 3 HCV. Tuy nhiên, để môn Taekwondo tiếp tục vươn xa hơn nữa, cần có chủ trương, định hướng khoa học, hoàn chỉnh quy trình đào tạo VĐV [77]. 1.2. Khái quát về môn võ Taekwondo 1.2.1. Đặc điểm chung của môn Taekwondo Taekwondo là môn thể thao truyền thống của Hàn Quốc hiện nay đã được phát triển khắp trên toàn thế giới. Đến nay, Liên đoàn Taekwondo Thế giới đã có 201 quốc gia thành viên với trên 61 triệu người tham gia tập luyện. Taekwondo là môn thể thao Olympic nằm trong chương trình Thế vận hội Mùa hè. Nó được giới thiệu tại Thế vận hội Mùa hè 1988 và 1992 như một môn thể thao biểu diễn, và xuất hiện lần đầu như là môn thể thao được trao huy chương tại Thế vận hội Mùa hè 2000 tại Sydney - Úc [83], [84].
  19. 8 Taekwondo là tổng hợp của ba từ: Tae có nghĩa là “hệ thống đòn chân”. Kwon có nghĩa là “hệ thống đòn tay”; Do có nghĩa là “con đường đạt đến sự phát triển cao nhất về thể chất và tinh thần”. Trong Taekwondo hiện đại đặc biệt chú trọng đến những đòn chân, đặc điểm của môn thể thao của môn này có nhiều nét tương đồng với các môn võ Triều Tiên khác như Hapkido, Tangsudo,... Taekwondo hướng đến việc sử dụng bàn chân và cẳng chân bằng những đòn đá đầy uy lực. Tuy nhiên, trong thực tiễn thi đấu Taekwondo vẫn sử dụng các đòn tay khá nhiều. Khi nghiên cứu các bài quyền và chương trình luyện tập, có thể nhận thấy số lượng đòn tay của Taekwondo nhiều gấp ba lần các đòn chân [83], [85]. Taekwondo là môn thể thao đối kháng trực tiếp, có sự kết hợp hài hoà về sức mạnh thể chất và sức mạnh ý chí. Với tư cách là môn thể thao đối kháng mạnh mẽ và hấp dẫn, Taekwondo đã trở thành một môn thi đấu chính thức của Thế vận hội Olympic Mùa hè. Trong thi đấu Taekwondo, với phương châm lấy cương thắng nhu, lấy sức mạnh làm cơ bản, do đó cần phải có những phương pháp huấn luyện chuyên biệt. Theo lý thuyết huấn luyện các môn thi đấu đối kháng, mục tiêu quan trọng nhất là chiến thuật đột phá phòng thủ của đối phương nhằm giành chiến thắng. Vì vậy, VĐV Taekwondo cần phải được một cách có hệ thống bằng các phương tiện và phương pháp chuyên biệt [35], [71], [85]. Ở CHDCND Lào, Taekwondo là một trong những môn thể thao có hệ thống huấn luyện được tổ chức một cách khoa học và chặt chẽ. Đây là một trong những môn thể thao được đông đảo quần chúng tham gia tập luyện và thi đấu. Từ 1989 đến nay, qua hơn 30 năm, phong trào tập luyện Taekwondo đã được phát triển cả về bề rộng và chiều sâu. Hiện nay, Taekwondo được coi là một trong những môn thể thao mũi nhọn của ngành TDTT Lào, các VĐV Taekwondo Lào đã giành được nhiều huy chương trên đấu khu vực, châu lục và trường quốc tế [72]. 1.2.2. Đặc điểm kỹ - chiến thuật môn Taekwondo 1.2.2.1. Đặc điểm về kỹ thuật Kỹ thuật là cách thức đặc thù thực hiện một chuyển động nhất định nào đó. Đối với các môn thể thao, cấu trúc kỹ thuật động tác càng phức tạp thì công tác
  20. 9 huấn luyện kỹ thuật càng quan trọng. Trình độ kỹ thuật của VĐV là một trong các yếu tố quyết định thành tích thi đấu. Một kỹ thuật hiệu quả là kỹ thuật kích hoạt được các nhóm cơ cần thiết tham gia vào vận động, không lãng phí năng lượng để co các nhóm cơ khác không cần thiết cho chuyển động. Trong tập luyện và thi đấu Taekwondo hiện đại, các kỹ thuật được đặc biệt chú trọng, vì đây là phương tiện chủ yếu để ghi điểm nhằm chiến thắng đối phương. VĐV có thể sử dụng nhiều những kỹ thuật khác nhau tuỳ thuộc và tình huống thi đấu thực tế. Số liệu thống kê của Bộ môn Taekwondo Vụ thể thao thành tích cao Lào và Liên đoàn Taekwondo Thế giới tại các giải thi đấu trong nước và quốc tế trong 4 năm 2018, 2019, 2020 và 2021 đã chỉ rõ tần số sử dụng và và tỷ lệ ghi điểm của từng kỹ thuật trong thi đấu Taekwondo (bảng 1.1) [35], [83]. Bảng 1.1. Tỷ lệ kỹ thuật sử dụng trong thi đấu Taekwondo Tần số sử dụng Tên kỹ thuật Tỷ lệ % 1 Đá vòng cầu chân sau 41.32 % 2 Đá tạt từ ngoài vào 10.95 % 3 Đá vòng cầu chân trước 9.10 % 4 Đá chẻ chân trước 8.50 % 5 Đá ngang chân trước 7.20 % 6 Đá vòng sau 6.32 % 7 Đá tống sau chân sau 5.40 % 8 Đấm trung đẳng 1.00 % 9 Các kỹ thuật khác 2.00 % Qua bảng 1.1 cho thấy, VĐV đa phần là chỉ sử dụng các kỹ thuật chân. Trong đó, kỹ thuật đá vòng cầu chân sau có tần số sử dụng nhiều nhất là 41,32%, các kỹ thuật chân khác có tần số sử dụng thấp hơn (từ 5,4% - 10,95%), còn kỹ thuật tay trong thi đấu chỉ sử dụng đòn đấm trung đẳng với tỷ lệ 1,00%, các kỹ thuật khác còn lại sử dụng với tỷ lệ 2,00%. Đây chính là đặc điểm nổi bật nhất trong thi đấu Taekwondo đỉnh cao hiện nay. 1.2.2.2. Đặc điểm về chiến thuật Chiến thuật tấn công: Trong thi đấu, VĐV Taekwondo sử dụng chiến thuật tấn công nhằm đánh trúng mục tiêu trên cơ thể đối phương. Chiến thuật