Luận án Nghiên cứu giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn trong chăn nuôi gà Sao giai đoạn sinh trưởng ở Đồng bằng sông Cửu Long

pdf 125 trang yendo 7150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn trong chăn nuôi gà Sao giai đoạn sinh trưởng ở Đồng bằng sông Cửu Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_gia_tri_dinh_duong_cua_mot_so_loai_thuc_a.pdf

Nội dung text: Luận án Nghiên cứu giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn trong chăn nuôi gà Sao giai đoạn sinh trưởng ở Đồng bằng sông Cửu Long

  1. i ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ PHẠM TẤN NHÃ NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN TRONG CHĂN NUÔI GÀ SAO GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP HUẾ - 2014
  2. ii ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ PHẠM TẤN NHÃ NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN TRONG CHĂN NUÔI GÀ SAO GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI MÃ SỐ: 62.62.01.05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. HỒ TRUNG THÔNG 2. PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM ĐÔNG HUẾ - 2014
  3. iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây. Các thông tin trích dẫn trong luận án đều được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả luận án Phạm Tấn Nhã
  4. iv LỜI CẢM ƠN Hoàn thành được công trình nghiên cứu này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám đốc Đại học Huế, Ban giám hiệu Đại học Nông Lâm, Khoa Chăn nuôi - thú y, Phòng đào tạo sau đại học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu để tôi hoàn thành được luận án này. Xin ghi nhớ công ơn của Thầy Hồ Trung Thông và Cô Nguyễn Thị Kim Đông, đã dành thời gian tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án này. Chân thành biết ơn quý Thầy Cô và cán bộ Khoa Chăn nuôi - thú y, Đại học Nông Lâm Huế tận tình truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức để tôi hoàn thành tốt luận án này. Đặc biệt gửi lời cám ơn sâu sắc đến Cô Hồ Lê Quỳnh Châu, Cô Võ Thị Minh Tâm và Thầy Nguyễn Văn Chào cùng các em lớp Chăn nuôi - thú y khóa 41 đã giúp đỡ tôi trong thời gian làm nghiên cứu tại Huế. Chân thành cảm ơn Thầy Đàm Văn Tiện, Thầy Mai Viết Tình, Cô Nguyễn Thị Thanh và Thầy Nguyễn Minh Hoàn đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường. Xin gửi lời cám ơn đến Ban giám hiệu Trường Đại học Cần Thơ, Ban chủ nhiệm Khoa Nông Nghiệp và Sinh học ứng dụng, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Tài vụ và quý thầy cô Bộ môn Chăn nuôi đã tạo điều kiện về thời gian cũng như kinh phí để tôi hoàn thành luận án này. Xin cám ơn Thầy Nguyễn Văn Thu đã giúp đỡ, tạo điều kiện cũng như giúp tôi định hướng trong nghiên cứu. Xin cảm ơn vợ tôi Lê Thu Thủy và hai con Thu Dung và Thùy Dung đã luôn ủng hộ và động viên tôi để hoàn thành luận án này. Trân trọng cảm ơn Hội đồng đánh giá luận án đã đóng góp ý kiến để luận án thật sự có giá trị khoa học. Xin trân trọng cảm ơn và kính chào! Phạm Tấn Nhã
  5. v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Từ tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt 1 Ash Total ash Khoáng tổng số 2 BCT0 Khẩu phần 100% bột cá nhạt 3 BCT25 Khẩu phần 75% bột cá nhạt 25% bột phụ phẩm cá tra 4 BCT50 Khẩu phần 50% bột cá nhạt 50% bột phụ phẩm cá tra 5 BCT75 Khẩu phần 25% bột cá nhạt 75% bột phụ phẩm cá tra 6 BCT100 Khẩu phần 100% bột phụ phẩm cá tra 7 Ca Canxi 8 CF Crude fiber Xơ thô 9 CP Crude protein Đạm thô 10 DM Dry matter Vật chất khô 11 EE Ether extract Béo thô 12 FCR Feed conversion Hệ số chuyển hóa thức ăn ratio 13 GE Gross energy Năng lượng thô/Năng lượng tổng số 14 KPBB Khẩu phần bã bia 15 KPCAM Khẩu phần cám 16 KPCAMLY Khẩu phần cám trích ly 17 KL Khối lượng 18 KP Khẩu phần 19 KPCT Khẩu phần cá tra 20 KPCS Khẩu phần cơ sở 21 KPTAM Khẩu phần tấm 22 ME Metabolisable Năng lượng trao đổi energy 23 OM Organic matter Chất hữu cơ 24 P Phốt pho 25 TA Thức ăn 26 TAHH Thức ăn hỗn hợp 27 TPHH Thành phần hóa học
  6. vi MỤC LỤC Nội dung Trang Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Danh mục chữ viết tắt iii Mục lục iv Danh mục bảng viii Danh mục đồ thị xi MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 3 3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 3 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 1.1 Giới thiệu chung về gà Sao 4 1.1.1 Phân loại của gà Sao 4 1.1.2 Đặc điểm ngoại hình 4 1.1.3 Tập tính của gà Sao 6 1.1.4 Khả năng thích nghi của gà Sao 7 1.2 Tình hình nghiên cứu và chăn nuôi gà Sao 8 1.2.1 Tình hình nghiên cứu và chăn nuôi gà Sao trên thế giới 8 1.2.2 Tình hình nghiên cứu và chăn nuôi gà Sao ở trong nước 16 1.3 Các nguyên liệu thức ăn chủ yếu được sử dụng trong chăn nuôi 23 gà Sao 1.3.1 Ngô 23 1.3.2 Tấm 24 1.3.3 Cám gạo 24 1.3.4 Đậu nành 25 1.3.5 Bột cá 26 1.3.6 Môn nước 26 1.3.7 Bã bia 27 1.3.8 Bột phụ phẩm cá tra 28
  7. vii 1.3.9 Rau muống 31 Chương 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN 32 CỨU 2.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của giống gà đến kết quả xác định giá 32 trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (MEN) trong thức ăn 2.1.1 Đối tượng thí nghiệm 32 2.1.2 Chuồng trại thí nghiệm 32 2.1.3 Thức ăn thí nghiệm 32 2.1.4 Bố trí thí nghiệm 32 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 34 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm 35 2.1.7 Xử lý số liệu 36 2.2 Thí nghiệm 2: Xác định giá trị năng lượng trao đổi và tỷ lệ tiêu 37 hóa các chất dinh dưỡng của một số loại thức ăn phổ biến ở Đồng bằng Sông Cửu Long cho gà Sao giai đoạn sinh trưởng 2.2.1 Đối tượng thí nghiệm 37 2.2.2 Chuồng trại thí nghiệm 37 2.2.3 Thức ăn thí nghiệm 37 2.2.4 Bố trí thí nghiệm 37 2.2.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 40 2.2.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm 41 2.2.7 Xử lý số liệu 43 2.3 Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của việc thay thế bột cá nhạt bằng bột 44 phụ phẩm cá tra đến sinh trưởng của gà Sao giai đoạn 5 - 13 tuần tuổi 2.3.1 Đối tượng thí nghiệm 44 2.3.2 Chuồng trại thí nghiệm 44 2.3.3 Thức ăn thí nghiệm 44 2.3.4 Bố trí thí nghiệm 44 2.3.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 46 2.3.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm 47 2.3.7 Xử lý số liệu 47 2.4 Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của bã bia trong khẩu phần đến tăng 48 trọng và hiệu quả kinh tế của gà Sao nuôi thịt
  8. viii 2.4.1 Đối tượng thí nghiệm 48 2.4.2 Chuồng trại thí nghiệm 48 2.4.3 Thức ăn thí nghiệm 48 2.4.4 Bố trí thí nghiệm 48 2.4.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 49 2.4.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm 50 2.4.7 Xử lý số liệu 50 2.5 Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của việc cung cấp cám với môn nước 51 ủ chua và bột phụ phẩm cá tra đến tăng khối lượng của gà Sao nuôi thịt giai đoạn 6 - 13 tuần tuổi 2.5.1 Đối tượng thí nghiệm 51 2.5.2 Chuồng trại thí nghiệm 51 2.5.3 Thức ăn thí nghiệm 51 2.5.4 Bố trí thí nghiệm 51 2.5.5 Thu mẫu và phân tích hóa học 52 2.5.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm 53 2.5.7 Xử lý số liệu 53 Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 54 3.1 Ảnh hưởng của giống gà đến kết quả xác định giá trị năng lượng 54 trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (MEN) trong thức ăn 3.2 Giá trị năng lượng trao đổi và tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng 55 của một số loại thức ăn phổ biến ở Đồng bằng Sông Cửu Long cho gà Sao giai đoạn sinh trưởng 3.2.1 Giá trị MEN của một số loại thức ăn phổ biến ở Đồng bằng 55 Sông Cửu Long cho gà Sao giai đoạn sinh trưởng 3.2.2 Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của một số loại thức ăn 59 phổ biến ở Đồng bằng Sông Cửu Long cho gà Sao giai đoạn sinh trưởng 3.3 Ảnh hưởng của việc thay thế bột cá nhạt bằng phụ phẩm cá tra 62 đến sinh trưởng gà Sao giai đoạn 5 - 13 tuần tuổi 3.4 Ảnh hưởng của bã bia trong khẩu phần đến tăng trọng và hiệu 74 quả kinh tế của gà Sao nuôi thịt 3.5 Ảnh hưởng của sự cung cấp cám với môn nước ủ chua và phụ 83 phẩm cá tra đến sự tăng trọng của gà Sao nuôi thịt giai đoạn 6 - 13 tuần tuổi
  9. ix Chương 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 90 4.1 Kết luận 90 4.2 Đề nghị 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO 93 PHỤ LỤC 106
  10. x DANH MỤC BẢNG Bảng Tựa bảng Trang 1.1 Một số giống gà Sao được nuôi phổ biến hiện nay 4 1.2 Khả năng cho thịt của gà Sao 10 1.3 Khối lượng, lượng ăn vào và hệ số chuyển hóa thức ăn của gà 10 Sao giai đoạn sinh trưởng 1.4 Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của gà Sao đẻ ở các nước phát 11 triển 1.5 Một số chỉ tiêu sản xuất của gà Sao mái 11 1.6 Nhu cầu protein và acid amin của gà Sao 14 1.7 Nhu cầu cho gà Sao giai đoạn gà giò 15 1.8 Thành phần dinh dưỡng của khẩu phần cho gà Sao qua các 15 giai đoạn 1.9 Nhu cầu về khoáng của gà Sao 15 1.10 Chỉ tiêu dinh dưỡng nuôi gà Sao nuôi thịt 21 1.11 Khả năng ăn vào thức ăn và khối lượng cơ thể 22 1.12 Thành phần chất dinh dưỡng của môn nước trong các phương 27 pháp xử lý (DM) 2.1 Một số thông số bố trí thí nghiệm 33 2.2 Thành phần nguyên liệu của khẩu phần thí nghiệm 33 2.3 Các thông số cơ bản của bố trí thí nghiệm 38 2.4 Thành phần nguyên liệu thức ăn của khẩu phần cơ sở 39 2.5 Khẩu phần thí nghiệm 39 2.6 Thành phần dinh dưỡng và giá trị năng lượng của các khẩu 40 phần thí nghiệm (tính theo DM) 2.7 Các nghiệm thức của thí nghiệm 45 2.8 Thành phần nguyên liệu thức ăn của các khẩu phần thí 45 nghiệm 2.9 Thành phần dinh dưỡng của các khẩu phần thí nghiệm 46 2.10 Thành phần nguyên liệu thức ăn của khẩu phần thí nghiệm 49 2.11 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp và bã bia 49 2.12 Thành phần nguyên liệu thức ăn của các khẩu phần thí 52
  11. xi nghiệm 2.13 Thành phần dinh dưỡng của các nguyên liệu thí nghiệm 52 (%DM) 3.1 Kết quả xác định giá trị ME và MEN trong thức ăn 54 3.2 Thành phần các chất dinh dưỡng tổng số và năng lượng tổng 56 số của các loại nguyên liệu thức ăn thí nghiệm (% DM) 3.3 Giá trị ME và MEN của các khẩu phần thí nghiệm 57 3.4 Giá trị MEN của các nguyên liệu thức ăn trong thí nghiệm 58 3.5 Thành phần chất dinh dưỡng và giá trị năng lượng của thức 59 ăn thí nghiệm (%, DM) 3.6 Tỷ lệ tiêu hoá toàn phần các chất dinh dưỡng trong mẫu thức 60 ăn thí nghiệm 3.7 Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu 62 thức ăn thí nghiệm (%, DM) 3.8 Thức ăn ăn vào, CP ăn vào, tăng trọng và hệ số chuyển hóa 63 thức ăn (FCR) của gà thí nghiệm 3.9 Hiệu quả kinh tế của gà Sao được thay thế bởi các mức phụ 68 phẩm bột cá tra 3.10 Kết quả mổ khảo sát gà Sao qua các nghiệm thức 70 3.11 Thành phần chất dinh dưỡng của thịt ức gà Sao trong thí 72 nghiệm (%, trạng thái tươi) 3.12 Thành phần hóa học và giá trị năng lượng của thức ăn thí 74 nghiệm (% DM) 3.13 Lượng chất khô và nguyên trạng ăn vào của gà Sao giai đoạn 75 5-9 tuần tuổi 3.14 Lượng chất khô và nguyên trạng ăn vào của gà Sao giai đoạn 76 10-13 tuần tuổi 3.15 Lượng chất khô và các chất dinh dưỡng ăn vào của gà Sao 77 giai đoạn 5-13 tuần tuổi 3.16 Tăng khối lượng, khối lượng cuối và hệ số chuyển hóa thức 78 ăn của gà Sao giai đoạn 5-13 tuần tuổi 3.17 Hiệu quả kinh tế của nuôi gà Sao bằng khẩu phần giảm thức 80 ăn hỗn hợp và bổ sung bã bia 3.18 Kết quả các chỉ tiêu thân thịt và nội tạng của gà Sao qua các 81 nghiệm thức 3.19 Thành phần dinh dưỡng của thịt ức và thịt đùi gà Sao (%, 82
  12. xii trạng thái tươi) 3.20 Lượng chất khô và nguyên trạng ăn vào của gà Sao giai đoạn 83 6-9 tuần tuổi 3.21 Lượng chất khô và nguyên trạng ăn vào của gà Sao giai đoạn 84 10-13 tuần tuổi 3.22 Thức ăn ăn vào, tăng khối lượng và hệ số chuyển hóa thức ăn 85 của gà Sao thí nghiệm 6-13 tuần tuổi 3.23 Các chỉ tiêu thành phần thân thịt và nội tạng của gà Sao thí 89 nghiệm
  13. xiii DANH MỤC ĐỒ THỊ Đồ thị Tựa đồ thị Trang 3.1 Khối lượng đầu và cuối của gà Sao thí nghiệm 64 3.2 Tăng khối lượng của gà Sao thí nghiệm (g/con/ngày) 64 3.3 FCR của gà Sao thí nghiệm 65 3.4 DM và CP ăn vào 66 3.5 CP/Tăng khối lượng (g/kg) 67 3.6 ME/Tăng khối lượng (MJ/kg) 68 3.7 Tăng khối lượng của gà Sao thí nghiệm (g/con/ngày) 79 3.8 Khối lượng đầu và khối lượng cuối của gà Sao thí nghiệm 86 3.9 Tăng khối lượng của gà Sao thí nghiệm 86 3.10 DM ăn vào 88 3.11 CP/tăng khối lượng 88
  14. 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Gà Sao (Numida meleagris) đã được chứng minh là loài vật nuôi có thể mang lại lợi nhuận cao cho người chăn nuôi ở nhiều nước trên thế giới [96]. Thịt của gà Sao cũng là đối tượng có tiềm năng thương mại hóa cao. Nahashon và cs. (2004) đã chỉ ra rằng, gà Sao là đối tượng có thể thay thế cho các giống gia cầm nuôi lấy thịt khác [96]. Trước đó, Phillips và Ayensu (1991) cũng cho rằng gà Sao có thể nuôi theo mô hình công nghiệp giống như các giống gia cầm khác mặc dù tốc độ sinh trưởng của giống gà này tương đối chậm so với các giống gà nuôi lấy thịt khác [107]. Ở nhiều nơi trên thế giới, gà Sao được nuôi chủ yếu để lấy thịt và trứng. Thịt gà Sao có hương vị tương tự như thịt của các loài gia cầm hoang dã khác. Ngoài ra, thịt gà Sao có nhiều ưu điểm mà các giống gia cầm khác không có. Tỷ lệ thịt xẻ cao, trong thịt giàu acid béo thiết yếu, hàm lượng cholesterol thấp, hương vị thơm ngon [28][93]. Ở Việt Nam, gần đây gà Sao đã được chuyển giao nuôi rộng rãi ở nhiều địa phương, nhất là ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long. Gà Sao đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi [2]. Đặc biệt, gà Sao có nhiều ưu điểm như sức đề kháng cao, dễ nuôi, thích nghi với nhiều vùng sinh thái, có thể nuôi nhốt hoặc thả vườn [28]. Gà Sao mới được đưa vào nuôi với quy mô nhỏ ở Việt Nam, đây là giống gia cầm có tiềm năng di truyền tốt do có khả năng sử dụng nhiều loại thức ăn, khả năng chuyển hóa thức ăn tốt [28]. Gà Sao sẽ là một trong những giống tốt đóng góp cho ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam phát triển bền vững, đa dạng và phong phú [2]. Đồng bằng Sông Cửu Long có diện tích rộng lớn, sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản phát triển. Do đó tạo ra một lượng lớn thức ăn và phụ phẩm nông nghiệp có thể nuôi gà. Năm 2012, toàn vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đã đưa trên 4,1 triệu lượt ha đất vào trồng lúa đạt 24,6 triệu tấn
  15. 2 lúa/năm [3]. Như vậy ước tính có 2,46 triệu tấn cám gạo hàng năm (nếu tính 10 kg lúa nguyên liệu cho 1 kg cám gạo). Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam [26], năm 2011, Đồng bằng Sông Cửu Long đã đưa khoảng 5,14 nghìn ha mặt nước vào nuôi cá tra, sản lượng đạt trên 1,1 triệu tấn, nhiều nhất tại An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long. Theo Cục Chế biến thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2008) hàng năm nước ta xuất khẩu khoảng 1,2 triệu tấn cá tra, như vậy ước tính có 700 nghìn tấn phụ phế phẩm cá tra mỗi năm nếu tính 2,6 kg cá nguyên liệu cho 1 kg thành phẩm [8]. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch - đầu tư [5], năm 2011 Việt Nam có khoảng 350 cơ sở sản xuất bia có trụ sở ở hầu khắp các tỉnh thành trên cả nước và tiếp tục tăng về số lượng. Trong số này, có hơn 20 nhà máy đạt công suất trên 20 triệu lít/năm, 15 nhà máy có công suất lớn hơn 15 triệu lít/năm, và có tới 268 cơ sở có năng lực sản xuất dưới 1 triệu lít/năm. Như vậy, có hàng triệu tấn bã bia được sản xuất hàng năm. Ngoài các loại phụ phẩm kể trên, ở Đồng bằng Sông Cửu Long, mặc dù cây môn nước (Colocasia esculenta) rất phát triển. Tuy vậy nông dân thường chỉ thu hoạch củ, phần còn lại của cây (lá và thân cây) rất ít được sử dụng. Một số nghiên cứu cho thấy giá trị dinh dưỡng của lá và thân cây môn nước có thể được sử dụng để nuôi lợn [64]. Như vậy, có thể thấy rằng tiềm năng nguồn thức ăn để chăn nuôi gà Sao ở Đồng bằng Sông Cửu Long rất lớn. Tuy nhiên, giá trị dinh dưỡng trong nguồn thức ăn sẵn có tại Đồng bằng Sông Cửu Long và việc thiết lập khẩu phần cho gà Sao dựa trên những nguồn thức ăn này đến nay vẫn chưa được nghiên cứu. Vì những lý do nêu trên, đề tài “Nghiên cứu giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn trong chăn nuôi gà Sao giai đoạn sinh trưởng ở Đồng bằng Sông Cửu Long” đã được tiến hành.
  16. 3 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu chung Xác định giá trị dinh dưỡng và khả năng thay thế của một số loại thức ăn ở Đồng bằng Sông Cửu Long trong chăn nuôi gà Sao giai đoạn sinh trưởng, từ đó góp phần sử dụng tốt hơn nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương để phát triển chăn nuôi gà Sao. 2.2 Mục tiêu cụ thể (1) So sánh khả năng sử dụng năng lượng trong thức ăn của gà Sao với một số giống gà khác được nuôi phổ biến hiện nay. (2) Xác định giá trị dinh dưỡng của bột phụ phẩm cá tra, cám gạo, bã bia, tấm gạo, cám gạo trích ly khi được sử dụng để nuôi gà Sao. (3) Xác định khả năng thay thế bột cá nhạt bằng bột phụ phẩm cá tra trong khẩu phần nuôi gà Sao giai đoạn sinh trưởng. (4) Xác định khả năng thay thế thức ăn hỗn hợp bằng bã bia trong khẩu phần nuôi gà Sao giai đoạn sinh trưởng. (5) Thăm dò khả năng sử dụng môn nước ủ chua trong khẩu phần nuôi gà Sao giai đoạn sinh trưởng. 3. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU Thí nghiệm được thực hiện tại Phòng Nghiên cứu Gia cầm, Khoa Chăn nuôi - thú y, Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế và tại Trại Chăn nuôi Thực nghiệm số 147/18C, Khu vực Bình An, Phường Long Hòa, Quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ từ tháng 01 năm 2011 đến tháng 01 năm 2013.
  17. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1. 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ GÀ SAO 1.1.1 Phân loại của gà Sao Gà Sao (Helmeted Guineafowl) thuộc lớp Aves, bộ Gallformes, họ Phasianidae, giống Numididae [28][93]. Gà Sao có tên khoa học là Numida meleagris, có nguồn gốc ở châu Phi [49][58][65] và được người Ai Cập cổ đại thuần hóa [58][103]. Chúng có trên 20 loại hình và màu lông [28]. Năm 1939 tại triển lãm gia cầm Quốc tế ở Cleveland, Ohio, 7 giống gà Sao đã được giới thiệu gồm gà Sao Cilla (hồng nhạt), Fulvette (màu lông bò), Bluette (xanh san hô), Bianca (màu trắng), Bzzurre (xanh da trời), Violette (đỏ tía) và Pearled (xám ngọc trai) [28]. Hiện nay gà Sao đã được thuần hóa và nuôi ở nhiều nơi trên thế giới. Bảng 1.1: Một số giống gà Sao được nuôi phổ biến hiện nay Loài Tên phổ biến Phân bố N.m. meleagris Gà Sao mũi hếch Hồ Char và Sudan N.m. sabyi Gà Sao cổ dài Morocco N.m. galeata Gà Sao xám ngực Cameroon, Senegal và Nigeria N.m. marungensis Gà Sao có mũ sừng DRC và Zambia N.m. damarensis Gà Sao Namibian Namibia và Đông Botswana N.m. coronata Gà Sao có mũ sừng RSA và Botswana N.m. mitrata Gà Sao Mitred Mozambique, Zimbabwe và Zambia N.m. reichnowi Gà Sao của Reichnowi Uganda, Kenya và Tanzania (DRC= Democratic Republic of Congo; RSA= Republic of South Africa); N.m: Numida meleagris) Nguồn: Moreki, (2006) [93] 1.1.2 Đặc điểm ngoại hình Gà Sao trưởng thành có bộ lông màu xám đen điểm những đốm tròn nhỏ màu trắng. Đầu không có lông và mào nhưng có mũ sừng, mũ sừng này tăng
  18. 5 sinh qua các tuần tuổi, ở giai đoạn trưởng thành, mũ sừng cao khoảng 1,5 - 2 cm. Mào tích của gà Sao màu trắng hồng, thường có 2 loại là hình lá dẹt áp sát vào cổ và hình lá hoa đá rủ xuống [28]. Da mặt và cổ gà Sao không có lông, lớp da trần này có màu xanh da trời, dưới cổ có yếm thịt mỏng. Thân có hình thoi, lưng hơi gù, đuôi cúp xuống [28]. Lông đuôi ngắn và thường dốc xuống. Gà Sao con có ngoại hình giống chim cút con, lông có những sọc màu nâu đỏ chạy dài từ đầu đến cuối thân [28][106]. Mỏ và chân màu hồng, chân có 4 ngón và có 2 hàng vảy. Chân gà Sao khô, đặc biệt con trống không có cựa [28]. Một số loài có màu lông thay đổi tím hoàng gia, tím, đá, xanh, san hô, chocolate, trắng, da bò và xám ngọc trai [48]. a b c d Hình 1: (a) gà Sao mái; (b) gà sao trống (c) Lỗ huyệt gà Sao mái; (d) lỗ huyệt gà Sao trống Nguồn: Phùng Đức Tiến và cs. (2008) [30] Rất khó phân biệt giới tính của gà Sao vì con trống và con mái có ngoại hình khá giống nhau. Thông thường, có thể phân biệt giới tính của gà Sao khi được khoảng 2 tháng tuổi qua một số đặc điểm tiếng kêu, mũ sừng, tích và đầu.
  19. 6 Con trống 12 - 15 tuần tuổi có tích lớn, trong khi con mái phải đến 15 - 16 tuần tuổi mới có tích như con trống. Tích của gà trống thường có cạnh dày hơn những con mái [73]. Con trống trưởng thành có mũ sừng, tích lớn hơn con mái và đầu thô hơn. Tiếng kêu của con trống và con mái đều có âm tiết giống như “buckwheat, buck-wheat”, “put-rock, putrock” hoặc "quatrack, qua-track", nhưng con trống chỉ kêu được một tiếng. Khi hưng phấn hay hoảng loạn cả con trống và con mái đều kêu 1 tiếng nhưng không bao giờ con trống kêu được 2 tiếng như con mái [62][93]. Để chính xác giới tính của gà Sao khi chọn giống thường phân biệt qua lỗ huyệt khi gà đến giai đoạn trưởng thành [28]. 1.1.3 Tập tính của gà Sao Trong tự nhiên gà Sao tìm kiếm thức ăn trên mặt đất, thức ăn chủ yếu là côn trùng và thực vật. Thông thường chúng di chuyển theo đàn khoảng 20 con. Về mùa đông, chúng tách ra sống từng đôi trống mái trong tổ. Gà Sao mái có thể đẻ 20 - 30 trứng và làm ổ đẻ trên mặt đất, sau đó tự ấp trứng. Thời gian ấp nở khoảng 26 - 28 ngày [93]. Gà Sao mái nuôi con không giỏi và thường bỏ lạc đàn con khi dẫn con đi vào những đám cỏ cao. Vì vậy trong tự nhiên, tỷ lệ gà con sống đến khi trưởng thành chỉ đạt khoảng 25% [28]. Tỷ lệ trống mái trong đàn nuôi sinh sản là 1 trống cho 4 - 5 mái [93]. Trong tự nhiên, gà Sao ăn nhiều loại thức ăn khác nhau nhưng quan trọng nhất là các hạt cỏ và các loại ngũ cốc. Một số loại thức ăn phổ biến cho gà Sao là hạt ngũ cốc, cỏ, nhện, côn trùng, giun, động vật thân mềm và cả ếch. Một trong những nguồn thức ăn chính của gà Sao là côn trùng, việc sử dụng gà Sao để làm giảm các quần thể côn trùng trong vườn và xung quanh nhà đã trở nên phổ biến. Đặc biệt, chúng không cào bới đất làm thiệt hại đến hoa màu trong vườn. Để tiêu hóa thức ăn tốt hơn, chúng thường ăn thêm sỏi. Ayeni (1983) đã ghi nhận có sự tương quan giữa thức ăn thực vật cứng, cồng kềnh và số lượng sỏi trong dạ dày cơ của gà Sao [52]. Ở một số trang trại ở châu Phi, gà Sao được dùng như con vật trông coi trang trại, vì chúng có tầm nhìn tốt, tiếng kêu lớn khi có tiếng động hoặc kẻ lạ xâm nhập
  20. 7 [86][107]. Ngoài ra, chúng cũng được sử dụng để kiểm soát rắn, chuột, bắt ve cho hươu nhằm phòng bệnh Lyme, diệt sâu bọ và cỏ dại [59]. Gà Sao có tính bầy đàn cao và rất nhạy cảm với các tiếng động như mưa, gió, sấm, chớp, tiếng rơi vỡ của đồ vật. Đặc biệt, gà Sao nhỏ rất sợ tối, những lúc tối trời chúng thường nằm chồng lên nhau đến khi có ánh sáng gà mới trở lại hoạt động bình thường. Chính vì vậy, trong quá trình nuôi gà cần hết sức chú ý để tránh những tác động bất lợi có thể xảy ra [28]. Gà Sao thuộc loài hiếu động, ban ngày hầu như chúng không ngủ, trừ giai đoạn gà con; ban đêm, chúng ngủ thành từng bầy và thích ngủ trên cây [48]. Gà Sao không bộc lộ tập tính sinh dục rõ ràng ngay cả người chăn nuôi hàng ngày cũng khó phát hiện thấy. Gà Sao mái đẻ trứng tập trung, khi đẻ trứng xong không cục tác mà lặng lẽ đi ra khỏi ổ [28]. Gà Sao mái bắt đầu đẻ vào mùa xuân và kéo dài khoảng 6 - 9 tháng. Thời gian đẻ cũng có thể được kéo dài bằng cách sử dụng ánh sáng nhân tạo. Gà Sao bay giỏi như chim, chúng biết bay từ sớm, khoảng 2 tuần tuổi gà đã có thể bay. Chúng có thể bay lên cao cách mặt đất từ 6 - 12 m, chúng bay rất khỏe nhất là khi hoảng loạn. Gà Sao cũng có nhu cầu tắm nắng, gà thường tập trung tắm nắng vào lúc 9 - 11 giờ sáng và 3 - 4 giờ chiều. Khi tắm nắng gà thường bới một hố cát thật sâu rồi rúc mình xuống hố, cọ lông vào cát và nằm phơi dưới nắng [28][48]. 1.1.4 Khả năng thích nghi của gà Sao Gà Sao có khả năng thích nghi tốt với điều kiện kham khổ về nguồn thức ăn, thích nghi với nhiều vùng sinh thái, không đòi hỏi cao về chuồng trại, khả năng kiếm mồi tốt, ăn vào tất cả các nguồn thức ăn kể cả những loại thường không được sử dụng trong nuôi gà [93]. Gà Sao có sức đề kháng cao với các bệnh thông thường trên gà [59][87]. Gà Sao ít mắc các bệnh như Marek, Gumboro, Leucosis, Đặc biệt là những bệnh mà các giống gà khác thường hay bị nhiễm như Mycoplasmosis, Sallmonellosis. Ngay cả bệnh cúm A H5N1 cũng chưa ghi nhận trường hợp nào xảy ra trên gà Sao [28].
  21. 8 1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CHĂN NUÔI GÀ SAO 1.2.1 Tình hình nghiên cứu và chăn nuôi gà Sao trên thế giới 1.2.1.1 Nghiên cứu về sinh trưởng của gà Sao Hughes (1980) đã nghiên cứu về tốc độ sinh trưởng của gà Sao. Gà Sao lúc 12 tuần tuổi, con mái đạt 76,8% và con trống đạt 76,9% khối lượng của con trưởng thành [72]. Trong nghiên cứu gần đây của Nahashon và cs. (2005) khi nuôi gà Sao trong điều kiện tối ưu về CP và ME thì khối lượng lúc 8 tuần tuổi cũng chỉ đạt 70% khối lượng trưởng thành [94]. Chính vì tốc độ sinh trưởng tương đối chậm mà nhiều tác giả đã tập trung nghiên cứu mô hình tối ưu cho sinh trưởng của giống gà này [44][45][50][81][94][95]. Để gà Sao trở thành đối tượng nuôi mang lại lợi nhuận cho người chăn nuôi, đòi hỏi sự hiểu biết về đặc điểm sinh trưởng, nhu cầu thức ăn, chuồng trại, Gà Sao được nuôi chủ yếu để lấy thịt và trứng. Thịt gà Sao có hương vị tương tự như thịt của các loài gia cầm hoang dã khác. Ngoài ra, thịt gà Sao có nhiều ưu điểm mà các giống gia cầm khác không có. Tỷ lệ thịt xẻ cao, trong thịt giàu acid béo thiết yếu [93]. Ở nhiều vùng nông thôn của Ghana, gà Sao đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thịt và trứng. Chăn nuôi gà Sao là nguồn thu nhập chính cho các hộ nông dân thuộc khu vực này, đặc biệt trong mùa khô [78]. Tuy nhiên, chăn nuôi gà Sao ở khu vực nông thôn phải đối mặt với khó khăn về vấn đề quản lý, cho ăn, chuồng trại và dịch bệnh [95]. Ở vùng nông thôn giống gà này chủ yếu được nuôi theo hình thức thả vườn. Vì vậy, tỷ lệ chết của gà rất cao, có thể đến 63 - 80% hoặc thậm chí lên đến 100% [42] [79]. Tỷ lệ chết cao tập trung vào độ tuổi từ 0 - 10 tuần tuổi. Các nguyên nhân gây chết bao gồm điều kiện thời tiết bất lợi, bị con khác ăn thịt, thức ăn nghèo dinh dưỡng và bệnh tật [79]. Gà Sao có nguồn gốc từ loài hoang dã. Tại châu Phi chúng bị săn bắn và sử dụng làm cảnh. Chúng được nhập vào châu Âu để nuôi với mục đích lấy thịt. Ngày nay, gà Sao được nuôi phổ biến ở nhiều nước trên thế giới [93]. Ở các nước Pháp, Bỉ, Canada, Úc và Mỹ, gà Sao được chăn nuôi trên quy mô lớn
  22. 9 [48][65]. Trong khi ở hầu hết các nước châu Phi trong đó bao gồm Nigeria, Malawi và Zimbabwe chúng chỉ được nuôi với quy mô nông hộ [63][85][98]. Gà Sao nuôi ở châu Phi thường được giết thịt lúc 16 tuần tuổi vì đây là thời điểm có khối lượng thân thịt đạt cao [54][65][82]. Ở tuổi này khối lượng sống của gà Sao bản địa chăn thả đạt khoảng 1 kg trong khi nuôi thâm canh đạt khoảng 2 kg [54][65][82]. Giống được cải thiện và nuôi thâm canh như gà Sao có thể giết thịt lúc 12 tuần tuổi đạt khối lượng 1,55 kg [69]. Gà Sao đã được xác định là một loài gia cầm phù hợp để làm tăng sản xuất thịt [87]. Gà Sao có khả năng thích nghi với điều kiện quản lý đơn giản, phù hợp với chăn nuôi quy mô nhỏ [46], khả năng kháng bệnh tốt [115], đặc biệt nó có thể chịu đựng loại thức ăn có chứa aflatoxin tốt hơn các giống gia cầm khác [76]. Thịt của gà Sao chứa hàm lượng protein, các acid amin không thay thế cao hơn; hàm lượng chất béo và hàm lượng cholesterol thấp hơn so với gà thịt khác [55][60] [116]. Như vậy, gà Sao có thể là một đối tượng thay thế tốt và lành mạnh cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, chăn nuôi gà Sao cần chi phí sản xuất cao hơn so với chi phí chăn nuôi gà thịt, chi phí chủ yếu là xây dựng chuồng trại và chi phí thức ăn, đặc biệt là những loại thức ăn giàu protein [55][116]. Agwunobi và Ekpenyong (1990) đã nghiên cứu so sánh khả năng sản xuất của gà Sao với giống gà thịt khác [46]. Kết quả cho thấy gà thịt có tốc độ tăng trưởng cao gấp đôi và chi phí thức ăn giảm 1/2 so với gà Sao (P<0,01). Tuy nhiên, thịt gà Sao có giá trị dinh dưỡng cao hơn thịt của các giống gà thịt khác. Điều này thể hiện ở hàm lượng protein, các chất khoáng, canxi và phospho trong thịt gà Sao cao hơn thịt của các giống gà thịt khác. Hàm lượng mỡ trong thịt của gà Sao thấp hơn rất nhiều so với thịt của giống gà thịt (P<0,05) [46].
  23. 10 Bảng 1.2: Khả năng cho thịt của gà Sao Chỉ tiêu Giá trị Khối lượng cơ thể ở 12 tuần tuổi (g/con) 1209 - 1570 Tỷ lệ nuôi sống (%) 95 - 96 Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng 2,6 - 2,8 Tỷ lệ thân thịt (%) 73 - 75 (Nguồn: Viện nghiên cứu Katki, Hungary, 2002) [38] Theo Batty (2009)[64], khối lượng cơ thể, lượng ăn vào và hệ số chuyển hóa thức ăn của gà Sao qua các giai đoạn được thể hiện ở bảng 1.3. Bảng 1.3: Khối lượng, lượng ăn vào và hệ số chuyển hóa thức ăn của gà Sao giai đoạn sinh trưởng Tăng trọng Thức ăn Hệ số chuyển hóa Tuần tuổi (g/con/ngày) ăn vào (g/con) thức ăn 0 - 4 380 670 1,76 5 - 8 590 1090 2,86 9 - 11 400 1735 4,34 12 110 630 5,73 13 100 635 6,35 0 - 11 1370 4095 2,99 0 - 12 1480 4725 3,19 0 - 13 1580 5360 3,39 1.2.1.2 Nghiên cứu về sinh sản của gà Sao Hughes và Jones (1980) đã nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỷ lệ đẻ, số trứng có phôi của gà Sao. Kết quả cho thấy nhiệt độ cao và nhiệt độ thấp ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ đẻ của giống gà này. Chính vì vậy cần có biện pháp quản lý đàn tốt, duy trì nhiệt độ chuồng nuôi. Với quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ nên chọn những trứng gà đẻ vào mùa thu và mùa xuân để tỷ lệ nở cao hơn [72].
  24. 11 Bảng 1.4: Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của gà Sao đẻ ở các nước phát triển Chỉ tiêu Giá trị Tuổi vào đẻ (tuần) 27 Khối lượng cơ thể (g/con) 2200 - 2300 Năng suất trứng/mái/2 chu kỳ đẻ (quả) 160 - 168 Trứng vào ấp (quả/con) 150 - 157 Tỷ lệ phôi (%) 87 - 88 Tỷ lệ nở/tổng trứng ấp (%) 70 - 75 Gà con (con/mái/chu kỳ đẻ) 108 - 114 (Nguồn: Viện nghiên cứu Katki, Hungary, 2002) [38] Số liệu bảng 1.4 cho thấy khối lượng cơ thể của gà Sao trưởng thành là 2200 - 2300 (g/con) cao hơn kết quả nghiên cứu của Phùng Đức Tiến (2006) có khối lượng cơ thể của gà Sao trưởng thành là 2100 - 2200 (g/con) [28]. Tỷ lệ nở/tổng trứng ấp là 70 - 75% thì thấp hơn nghiên cứu của Phùng Đức Tiến (2006) có tỷ lệ nở/tổng trứng ấp là 77 - 83% [28]. Bảng 1.5: Một số chỉ tiêu sản xuất của gà Sao mái Chỉ tiêu Giá trị Số trứng/ mái/ năm 100 Khối lượng trứng (g/quả) 40 - 45 Khối lượng trứng/khối lượng cơ thể (%) 2,8 Tỷ lệ có phôi (%) 75-80 Tỷ lệ ấp nở/tổng trứng ấp (%) 75-80 Thời gian ấp nở (ngày) 26 - 28 Khối lượng gà trưởng thành (kg/con) 1,6-1,7 Tuổi thành thục tính dục (ngày) 186 Tăng trọng trung bình (g/con/ngày) 24,62 Nguồn: Fani và cs. (2004) [68] Nghiên cứu của Fani và cs. (2004) có tỷ lệ ấp nở/tổng trứng ấp là 75 - 80% tương đương với nghiên cứu của Phùng Đức Tiến (2006) có tỷ lệ nở/tổng
  25. 12 trứng ấp là 77 - 83% [28]. Số trứng/mái/năm là 100 quả cao hơn nghiên cứu của Phùng Đức Tiến (2006) có số trứng/ mái/ năm là 80 quả [28]. Gà Sao đẻ trứng ăn vào trung bình khoảng 43 kg thức ăn, trong đó 12 kg trong thời kỳ phát triển và 31 kg trong thời gian đẻ trứng. Trong điều kiện nuôi thâm canh, hệ số chuyển hóa thức ăn từ 3,1 - 3,5 tương ứng gà giai đoạn 12 - 13 tuần tuổi và khối lượng sống đạt khoảng 1,2 đến 1,3 kg [113]. Theo nghiên cứu của Tunde (2006) hàm lượng protein trong trứng gà Sao dao động từ 482 đến 494 mg/g, trung bình 487 mg/g [118]. Hàm lượng các acid amin khác nhau trong trứng dao động từ 118 mg (tryptophan) đến 752 mg (glutamic acid) mỗi g N. Hàm lượng trung bình của các acid amin có chứa lưu huỳnh là 395 mg mỗi g N. Nói chung, thành phần acid amin của trứng gà Sao không bị ảnh hưởng bởi giống và điều kiện chuồng nuôi [118]. Adeyeye (2010) cho rằng trong trứng gà Sao có 83,3% khối lượng có thể ăn được, khối lượng trung bình 35,4 g[43]. Trong những phần ăn được chứa khoảng 85,5% protein trong đó có các loại acid amin mà các loại trứng gia cầm khác không có hoặc có với hàm lượng thấp, trong trứng cũng chứa 6,7 g/100 g acid béo tổng số [43]. Miloud và cs. (2010) khi nghiên cứu khả năng sinh sản của gà Sao và con lai của chúng kết quả cho thấy ở thời điểm tối đa gà có thể đẻ 21 quả/tháng. Tỷ lệ đẻ trong đàn đạt mức 5% ở tuần 37; đạt đến 71% ở tuần tuổi 61 và giảm đến 25% ở tuần thứ 77 [90]. Khối lượng của trứng biến động từ 41 đến 43,7 g. Tỷ lệ trứng có phôi là 74%, tỷ lệ nở là 73% và khối lượng sống của gà con mới nở là 26,1 g [90]. Adeyeye (2010) khi phân tích trứng gà Sao đã cho kết quả, hàm lượng protein chiếm 85,5 g/100 g, hàm lượng mỡ thô chiếm 8,1 g/100 g và hàm lượng các acid béo 6,7 g/100 g, mức năng lượng là 1769 kJ/100 g [43]. Như vậy, trứng gà Sao có hàm lượng protein khá cao, hàm lượng mỡ tương đối thấp. Trong tổng số 1028 mg acid amin thì hàm lượng các acid amin không thay thế chiếm 529 mg, hàm lượng các acid amin thay thế chiếm 499 mg [43].
  26. 13 Trong đó hàm lượng các acid amin tương ứng là Lys (69,1); His (26,2); Arg (89,9); Leu (91,0); Ilu (55,5); Cys (5,5); và Met (33,9) [43]. Trong khi đó, theo tiêu chuẩn của FAO/WHO/UNU (1989) trẻ ở độ tuổi từ 2 - 5 tuổi thì nhu cầu các acid amin tương ứng là (mg/g CP) Leu (66), Ile (28), Lys (58), Met + Cys (25), His (19), tổng số (339) [66]. Trên cơ sở những thông tin đó thì trứng gà Sao có đủ các acid amin thiết yếu giống như một số loại thịt động vật khác. Trứng gà Sao cũng có thể đáp ứng nhu cầu các loại acid amin thiết yếu cho trẻ giai đoạn từ 2 - 5 tuổi. 1.2.1.3 Nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của gà Sao Nhu cầu năng lượng và protein Theo Agwunobi và Ekpenyong (1990) hàm lượng protein thô và mức năng lượng tối ưu trong thức ăn cho gà giai đoạn sinh trưởng là 22% và 12,6 MJ ME/kg [46]. Agwunobi và Ekpenyong (1991) đã tiến hành hai thí nghiệm để xác định hàm lượng protein tối ưu và mức năng lượng cho gà Sao giai đoạn mới nở và giai đoạn kết thúc. Gà trong thí nghiệm 1 được nuôi với bốn khẩu phần cho giai đoạn bắt đầu với các hàm lượng protein thô khác nhau là 28, 26, 24, và 22%; với mức năng lượng tương ứng 13,8; 13,4; 13,0 và 12,6 MJ/kg. Thí nghiệm 2 được tiến hành trên gà giai đoạn nuôi kết thúc với các khẩu phần có hàm lượng protein là 24, 20, 16 và 12%; mức năng lượng tương ứng là 12,6; 12,2; 11,7 và 11,3 MJ/kg. Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng protein tối ưu và mức năng lượng cho giai đoạn mới nở ở vùng nhiệt đới là 22% CP và 12,6 MJ/kg ME; trong khi giai đoạn kết thúc là 16% CP và 11,7 MJ/kg ME [47]. Theo Leeson và Summers (1997) thì nhu cầu năng lượng trao đổi cho gà thịt từ 2900 - 3150 kcal/kg [84]. Theo Rose (1997) nhu cầu năng lượng trao đổi cho gà thịt từ 35 ngày tuổi đến xuất chuồng là 13 - 13,4MJ/kg [111]. Mức năng lượng trao đổi đối với gà Sao nuôi thịt giai đoạn từ 0 - 4 tuần tuổi là 11,3 MJ/kg thức ăn, giai đoạn 5 - 12 tuần tuổi là 12,1 MJ/kg thức ăn [87]. Theo Moreki (2006) mức năng lượng trao đổi đối với gà Sao nuôi thịt giai đoạn từ 0 - 8 tuần
  27. 14 tuổi là 12,1 MJ/kg thức ăn, giai đoạn 9 tuần đến xuất chuồng (14 - 16 tuần tuổi) là 12,3 MJ/kg thức ăn [93]. Theo đề nghị của Nahashon và cs. (2005) mức năng lượng trao đổi đối với gà Sao nuôi thịt từ 0 - 5 tuần tuổi là 3000 kcal/kg thức ăn, giai đoạn 5 - 16 tuần tuổi là 3100 kcal/kg thức ăn [94]. Theo khuyến cáo của INRA (1989) mức năng lượng trao đổi đối với gà Sao nuôi thịt từ 0 - 4 tuần tuổi là 2900 kcal/kg thức ăn, giai đoạn 5 - 12 tuần tuổi là 2800 kcal/kg thức ăn [74]. Theo Ikani và Dafwang (2004) giai đoạn đầu nên cho gà ăn với khẩu phần protein cao, khẩu phần chứa 25 - 26% protein thô và mức năng lượng là 3200 kcal/kg trong 6 tuần đầu, từ 6 đến 12 tuần tuổi nên sử dụng khẩu phần có hàm lượng 20% protein thô và mức năng lượng là 3200 kcal/kg, ở độ tuổi từ 12 tuần tuổi đến khi xuất bán nên sử dụng khẩn phần có hàm lượng protein là 18% [73]. Mức protein thô trong khẩu phần đối với gà Sao nuôi thịt giai đoạn 0 - 4 tuần tuổi là 22%, giai đoạn 5 - 8 tuần tuổi là 20%, giai đoạn 9 - 12 tuần tuổi là 16% [87]. Theo Moreki (2006) mức CP trong khẩu phần đối với gà Sao nuôi thịt giai đoạn 0 - 4 tuần tuổi là 24%, giai đoạn 5 - 8 tuần tuổi là 20%, giai đoạn 9 tuần tuổi đến xuất chuồng (14 - 16 tuần tuổi) là 16% [93]. Theo đề nghị của Nahashon và cs. (2005) mức CP đối với gà Sao nuôi thịt từ 0 - 8 tuần tuổi là 24%, giai đoạn 9 - 16 tuần tuổi là 17% [94]. Theo khuyến cáo của INRA (1989) thì nhu cầu về protein thô và acid amin của gà Sao như sau [74]: Bảng 1.6: Nhu cầu protein và acid amin của gà Sao Chỉ tiêu (%) 0 - 4 tuần 5 - 12 tuần 13 tuần - kết thúc CP 20 14 12 Lysine 1,20 0,55 0,48 Methionine 0,40 0,28 0,22 Methionine + Cystine 0,85 0,60 0,50 Tryptophan 0,25 0,14 0,12 Nguồn: INRA, 1989 [74].
  28. 15 Bảng 1.7: Nhu cầu cho gà Sao giai đoạn gà giò Năng lượng Lượng thức Ca P Tuổi Protein Lys Met Met + (Kcal ME ăn /ngày (đơn (đơn tuần (%) (g) (g) Cys (g) /kg) (g/con) vị) vị) 0 - 5 25,5 3200 25 - 30 1,38 0,55 1,00 1,00 0,39 5 - 8 20 3100 50 - 60 0,99 0,42 0,88 0,90 0,35 8 - 12 18 3100 70 - 80 0,79 0,33 0,66 0,80 0,33 Nguồn: Tewe, 1983 [117] Theo Leeson và Summers (1997) yêu cầu về thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần của gà Sao được thể hiện ở bảng 1.8 [84]. Bảng 1.8: Thành phần dinh dưỡng của khẩu phần cho gà Sao qua các giai đoạn Khởi động Giai đoạn sinh trưởng Chỉ tiêu Gà đẻ (0 - 4 tuần) (5 - 8 tuần) (9 tuần - kết thúc) CP (%) 24 - 25 20 15 18 ME (MJ/kg) 12,1 12,1 11,3 12,1 Ca (%) 1,2 1,00 0,80 3,00 P (%) 0,50 0,50 0,40 0,40 Lysine (%) 1,30 1,20 0,82 0,83 Methionine (%) 0,52 0,45 0,34 0,55 Nguồn: Leeson và Summers, 1997 [84] Trong giai đoạn sinh sản, nếu nhiệt độ trong chuồng là 120C, cần cho gà ăn thức ăn chứa 2700 - 2750 kcal (11,3 - 11,5 MJ) và 17% protein thô [84]. Khi nuôi gà mái sinh sản cần chú ý trước khi đẻ trứng không được cho gà mái ăn quá nhiều. Trước khi đẻ trứng, nếu gà béo quá, thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến năng suất trứng. Khi gà đẻ trứng đến thời điểm đỉnh cao, cần giảm khẩu phần ăn dần dần, để giảm tỷ lệ gà chết và tăng tỷ lệ phôi trong trứng [84]. Để kiểm tra mức tăng trọng hàng tuần của gà, trong cùng một ngày và cùng một thời điểm, chọn ngẫu nhiên khoảng 100 con gà để cân cá thể và điều chỉnh khẩu phần ăn khi cần
  29. 16 thiết. Khẩu phần ăn cần được thiết lập phụ thuộc vào thể trọng, nhiệt độ chuồng nuôi. Nhu cầu về khoáng Theo khuyến cáo của INRA (1989) thì nhu cầu về khoáng của gà Sao như sau [74]: Bảng 1.9: Nhu cầu về khoáng của gà Sao Chỉ tiêu (%) 0 - 4 tuần 5 - 12 tuần 13 tuần - kết thúc Ca 0,85 0,80 0,50 P tổng số 0,65 0,60 0,50 P hữu dụng 0,40 0,35 0,25 Na 0,17 0,17 0,17 Clo 0,15 0,15 0,15 Nguồn: INRA, 1989 [74]. 1.2.2 Tình hình nghiên cứu và chăn nuôi gà Sao ở trong nước 1.2.2.1 Nghiên cứu về sinh trưởng của gà Sao Ở Việt Nam, gà Sao xuất hiện từ thế kỷ 19 do người Pháp nhập vào nuôi làm cảnh. Đến năm 2002, Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương nhập 3 dòng gà Sao từ Viện Nghiên cứu Tiểu Gia súc Gödöllő - Hungary gồm dòng lớn, dòng trung và dòng nhỏ [28]. Nghiên cứu bước đầu 3 dòng gà Sao cho thấy rằng, 3 dòng gà Sao được nhập từ Hungary có đặc điểm ngoại hình đặc trưng và đồng nhất, gà con 01 ngày tuổi có màu lông cánh sẻ, khi trưởng thành gà Sao có đặc điểm là bay giỏi như chim, lông màu xám ghi, được điểm các vệt trắng nhạt, thân hình thoi, đầu không có mào thay vào đó là mấu sừng [28][48][106]. Gà Sao dòng lớn có khối lượng cơ thể vượt trội so với dòng nhỏ và dòng trung. Cả 3 dòng gà Sao có khả năng thích nghi tốt với điều kiện Việt Nam, thể hiện tỷ lệ nuôi sống ở giai đoạn gà con, dò, hậu bị đạt từ 97,0 - 99,9%, giai đoạn sinh sản đạt 90,1 - 94,7% [29][30].
  30. 17 Gà Sao nuôi lấy thịt từ 1- 12 tuần tuổi, dòng lớn có khả năng sinh trưởng cao nhất đạt 1880 g/con, cao hơn dòng trung (1380 g/con) và dòng nhỏ (1368 g/con) [41]. Tỷ lệ thịt xẻ của 3 dòng gà Sao đạt từ 76,6 đến 77,1%; tỷ lệ thịt đùi và thịt ngực đạt từ 51,1 đến 51,7%. Tỷ lệ protein trong thịt đùi là 21,1% và thịt ngực là 24,3% [41]. Hiện nay, gà Sao đã được Viện Chăn nuôi chuyển giao nuôi rộng rãi ở nhiều địa phương, nhất là ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi [2]. Ở Đồng bằng Sông Cửu Long, một số nghiên cứu trên gà Sao cho kết quả tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng dòng trung nuôi đến 16 tuần tuổi là 3,34 - 3,41 kg và 2,90 - 3,43 kg; tỷ lệ nuôi sống giai đoạn 6 - 16 tuần tuổi đạt 100% [9][32]. Tỷ lệ thịt ức 24,1 - 25,5%; tỷ lệ thịt đùi 12,5 - 12,9% [32]. Nguyễn Đức Hùng (2008) nghiên cứu khả năng thích nghi, sinh trưởng và sức sản xuất của gà Sao nuôi tại Thái Nguyên cho thấy, gà Sao có khả năng chống chịu bệnh tốt ở giai đoạn 0 - 12 tuần tuổi tỷ lệ nuôi sống đạt 97,0% [12]. Chúng ít bị các bệnh truyền nhiễm mà các giống gà khác hay bị lây nhiễm. Trong điều kiện cho ăn tự do, khối lượng trung bình của gà lúc 2 tuần tuổi đã tăng 2,5 lần so với sơ sinh; lúc 3 tuần tuổi tăng 4,64 lần so với sơ sinh, lúc 10 tuần tuổi tăng 44,20 lần so với sơ sinh và ở 12 tuần tuổi, khối lượng trung bình của gà Sao đạt tới 1624 g/con, tăng gấp 57,95 lần so với sơ sinh [12]. Nguyễn Đình Thái (2009) khi nghiên cứu khả năng sản xuất của giống gà Sao tại Bình Định, kết quả cho thấy khối lượng cơ thể gà lúc 12 tuần tuổi đạt từ 1402 - 1817g [31]. Khả năng thu nhận thức ăn trong giai đoạn từ 1 - 12 tuần tuổi từ 2981 - 3263 g, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng của gà Sao đạt từ 2,17 kg đến 2,36 kg. Tỷ lệ nuôi sống đạt từ 92,0 - 97,9%, chất lượng thịt với tỷ lệ thịt đùi, thịt ngực đạt từ 51,3 - 52,8%, tỷ lệ mỡ bụng từ 0,8% đến 2,4% [31]. Kết quả nghiên cứu trên đàn gà Sao nuôi thịt (Phùng Đức Tiến, 2006) cho thấy khối lượng gà lúc 12 tuần tuổi đạt 1,41 - 1,89 kg, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg
  31. 18 tăng trọng là 2,34 - 2,53 kg [28]. Tỷ lệ mỡ bụng của gà Sao thấp (0,6 - 1,1%). Các acid amin không thay thế trong thịt, đặc biệt là acid amin đánh giá độ ngọt của thịt là aspartic và glutamic rất cao [28][29]. Tỷ lệ thân thịt của gà Sao lúc 12 tuần tuổi đạt trung bình 79,5%; tỷ lệ thịt đùi cộng với thịt ngực khá cao (43,2%), cao hơn nhiều so với gà Lương Phượng và một số giống gà của Việt Nam [28]. Đây là ưu thế về khả năng sản xuất thịt của gà Sao. Các nghiên cứu khác cho biết, tỷ lệ thịt đùi cộng với ngực của gà Lương Phượng đạt 34,7% [36]; của gà Ri trống đạt 38,2% và gà Ri mái đạt 34,8% [7]; của gà trống Đông Tảo là 41,5%, gà mái Đông Tảo là 41,0% [21]. Như vậy, so với gà Lương Phượng, tỷ lệ thịt đùi và ngực của gà Sao cao gấp gần 1,3 lần. Trong khi đó, tỷ lệ mỡ bụng của gà Sao chỉ 1%, thấp hơn nhiều so với gà Lương Phượng ở 10 tuần tuổi [21]. Đoàn Xuân Trúc và cs. (2000) cũng cho biết, tỷ lệ mỡ bụng của gà Kabir lúc giết thịt đạt tới 2,2% [36]. Khi nghiên cứu về khả năng sinh trưởng của gà Sao, Nguyễn Đức Hùng (2008) cho rằng tốc độ sinh trưởng nhanh khi nuôi trong điều kiện cho ăn tự do và nuôi tập trung [12]. Gà Sao lúc 1 tuần tuổi đạt 70 g; đến 6 tuần tuổi đã đạt 594 g và đến 12 tuần tuổi đạt 1624 g, khả năng ăn vào thức ăn của gà tăng liên tục theo lứa tuổi. Gà Sao ở 12 tuần tuổi nhu cầu thức ăn hàng ngày là 50 g/ngày (4200 g/84 ngày), ở độ tuổi lớn hơn ăn vào thức ăn/gà/ngày cũng chỉ đạt 80 g [12], thấp hơn nhiều so với các giống gà chuyên thịt và kiêm dụng khác (lượng thức ăn ăn vào trung bình/gà/ngày trong giai đoạn sinh trưởng của gà V135 và AV35 từ 97 - 100 g của gà Ross - 208 từ 92 - 97 g [27], của gà Lương Phượng 10 tuần tuổi là 133 g [68]. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng có xu hướng tăng liên tục theo lứa tuổi. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng tăng từ 1,65 kg (giai đoạn từ 0 - 1 tuần tuổi) tăng lên 2,81 kg (từ 11 - 12 tuần tuổi). Tổng hợp cả quá trình nuôi dưỡng từ 0 - 12 tuần tuổi, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là 2,64 kg. Mức này thấp hơn gà Đông Tảo từ 0,34 - 0,50 kg [21]; thấp hơn gà Tam Hoàng 0,65 kg [40].
  32. 19 1.2.2.2 Nghiên cứu về sinh sản của gà Sao Gà Sao nuôi sinh sản đến 44 tuần, ở dòng lớn có tỷ lệ đẻ và năng suất trứng 52,4% và 161,5 quả/mái; gà Sao dòng trung có tỷ lệ đẻ 52,3% và 161,1 quả/mái và gà Sao dòng nhỏ tỷ lệ đẻ 39,9% và 122,8 quả/mái. Trứng gà Sao dòng nhỏ và dòng trung có tỷ lệ phôi khá cao đạt 90,3 - 93,7%; trứng gà Sao dòng lớn có tỷ lệ phôi thấp chỉ đạt 63,6%, tỷ lệ nở cao nhất ở dòng nhỏ (80,9%), ở dòng trung là 61,1% và dòng lớn là 53,8% [29]. Phùng Đức Tiến và cs (2006) [29] đã nghiên cứu chọn lọc nâng cao năng suất 3 dòng gà Sao qua 3 thế hệ tại Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương cho thấy trên đàn gà sinh sản, cả 3 dòng gà Sao ổn định về ngoại hình, màu sắc lông. Kết quả cho thấy tỷ lệ nuôi sống đạt khá cao, giai đoạn gà con đạt 97,0 - 98,7%; giai đoạn gà dò 98,3 - 100% và giai đoạn gà sinh sản đạt 95,5 - 100%. Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng thế hệ sau tăng hơn so với thế hệ trước ở thế hệ II và III của dòng nhỏ có năng suất trứng/mái cao hơn thế hệ I là 32,3 - 32,8 quả; tiêu tốn thức ăn/10 trứng giảm từ 2,59 - 1,73 kg [29]. Kết quả tương ứng khi nghiên cứu trên dòng trung là 16,9 - 17,5 quả, tiêu tốn thức ăn/10 trứng 2,36 - 2,12 kg; dòng lớn là 13,7 - 17,7 quả, tiêu tốn thức ăn/10 trứng là 2,26 - 1,9 kg. Tỷ lệ nở của trứng gà Sao tăng dần qua các thế hệ. Riêng dòng lớn có tỷ lệ phôi và tỷ lệ nở tăng lên rõ rệt. Tỷ lệ phôi thế hệ III tăng hơn thế hệ I là 12,9%. Tỷ lệ nở /tổng trứng ấp tăng 15,0% [29]. Kết quả nghiên cứu của Đặng Hùng Cường (2011) năng suất trứng của gà mái ở 21 - 40 tuần tuổi dao động trong khoảng từ 68,6 đến 81 quả; tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng ở 21 - 40 tuần tuổi từ 1,28 đến 1,59 kg; tỷ lệ ấp nở đạt từ 68,4 đến 86,2% [9]. Theo Phùng Đức Tiến và cs. (2006) gà Sao đẻ 5% lúc 207 - 221 ngày. Khối lượng gà mái lúc 38 tuần tuổi là 2,16 kg đối với dòng nhỏ, 2,20 kg với dòng trung và 2,42 kg với dòng lớn. Sau 24 tuần đẻ, năng suất trứng dòng nhỏ đạt 99 quả/mái, dòng trung là 51 quả/mái và dòng lớn là 56 quả. Khối lượng
  33. 20 trứng khi đẻ ổn định đạt 42,6 g với dòng nhỏ, 43,3 g với dòng trung và 44,4 g với dòng lớn. Tỷ lệ trứng có phôi đạt trên 89% [29]. 1.2.2.3 Nghiên cứu về dinh dưỡng của gà Sao Năng lượng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá giá trị dinh dưỡng của thức ăn. Đối với gia cầm, phân và nước tiểu thải ra đồng thời, vì thế trong thực tiễn sản xuất giá trị năng lượng của thức ăn thường được biểu thị dưới dạng năng lượng trao đổi [14]. Mục đích chính trong việc sử dụng thức ăn là để sản xuất năng lượng cung cấp cho các hoạt động cơ thể. Trước hết năng lượng thức ăn được đáp ứng cho nhu cầu duy trì cơ thể, khi thức ăn cung cấp năng lượng vượt quá nhu cầu duy trì thì được cơ thể sử dụng cho các nhiệm vụ sản xuất [16]. Phần năng lượng cung cấp dư thừa so với nhu cầu sẽ được chuyển đổi thành mỡ và được dự trữ trong cơ thể gia cầm [109]. Gia cầm nhận thức ăn với số lượng phù hợp với nhu cầu của chúng. Sự tiếp nhận thức ăn ở gia cầm có liên quan nghịch với hàm lượng năng lượng trong khẩu phần thức ăn. Gia cầm ăn thức ăn nhiều khi thức ăn chứa năng lượng thấp và ngược lại [20]. Năng lượng của thức ăn được cơ thể hấp thu và sử dụng được gọi là năng lượng trao đổi. Nhu cầu năng lượng của gia cầm thay đổi theo nhiệt độ môi trường, giống, loài, giới tính và khả năng sản xuất của gia cầm [14]. Theo Phùng Đức Tiến và cs. (2006) mức năng lượng trao đổi đối với gà Sao nuôi thịt từ 0 - 4 tuần tuổi là 3000 kcal/kg thức ăn, giai đoạn 5 - 9 tuần tuổi là 3100 kcal/kg thức ăn, giai đoạn 9 tuần đến giết thịt là 3200 kcal/kg thức ăn [29]. Thông thường, protein không phải là nguồn cung cấp năng lượng trong khẩu phần nhưng nó đóng góp đáng kể vào nhu cầu năng lượng của gia cầm. Khi lượng lipid và carbohydrate cung cấp không đủ, protein sẽ được sử dụng như nguồn cung cấp năng lượng chính cho gia cầm [77]. Sự quan hệ chặt chẽ giữa năng lượng trao đổi với protein theo một hằng số nhất định trong khẩu phần thức ăn cho từng giai đoạn phát triển và sản xuất của gia cầm. Hằng số đó được tính bằng hằng số kcal ME/CP trong thức ăn. Theo Bùi Đức Lũng và Lê Hồng
  34. 21 Mận (2001) gợi ý hằng số ME/CP trong thức ăn cho các lứa tuổi gà như 0 - 3 tuần tuổi (gà thịt) là 127 - 130; 4 - 6 tuần tuổi là 145 - 150; 7 tuần tuổi đến kết thúc: 160 – 165 [20]. Theo Phùng Đức Tiến và cs. (2008) kết quả nghiên cứu cho thấy khi gà Sao ở các lứa tuổi khác nhau được nuôi với các khẩu phần ăn khác nhau. Gà Sao sinh sản giai đoạn 0 - 6 tuần tuổi được sử dụng mức protein 18 - 22%, năng lượng 2750 - 2950 kcal/kg thức ăn; giai đoạn dò, hậu bị (7 - 27 tuần tuổi) protein 15 - 17%, năng lượng 2700 - 2765 kcal/kg thức ăn; giai đoạn sinh sản protein 17,5%, năng lượng 2750 kcal/kg thức ăn [30]. Gà Sao nuôi thịt giai đoạn 0 - 4 tuần protein 22%, năng lượng 3000 kcal/kg thức ăn; giai đoạn 5 - 8 tuần protein 20%, năng lượng 2700 - 2765 kcal/kg thức ăn, giai đoạn 9 tuần đến giết thịt protein 18%, năng lượng 3200 kcal/kg thức ăn. Sau khi kết thúc 12 tuần tuổi nuôi thịt dòng nhỏ có khối lượng trung bình là 1415 g, dòng trung là 1420 g và dòng lớn là 1891 g. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể dòng nhỏ là 2,53 kg, dòng trung là 2,52 kg và dòng lớn là 2,34 kg. Tỷ lệ nuôi sống đạt từ 96,6 - 98,3%. Tỷ lệ protein ở thịt đùi 21,2%, ở thịt ngực 24,3%. Mỡ thô 0,43 - 1,02%. Tỷ lệ thịt đùi và thịt ngực dao động từ 50,5 - 52,9%. Hàm lượng các amino acid không thay thế cao [30]. Theo Phùng Đức Tiến và cs. (2006) chỉ tiêu dinh dưỡng đối với khẩu phần nuôi gà Sao thịt được trình bày ở bảng 1.10 [29]. Bảng 1.10: Chỉ tiêu dinh dưỡng nuôi gà Sao nuôi thịt Chỉ tiêu 0 - 4 tuần 5 - 8 tuần 9 tuần - kết thúc ME (kcal/kg) 3000 3000 3200 CP (%) 22 20 18 Ca (%) 1,20 1,00 0,90 P (%) 0,70 - 0,75 0,65 - 0,70 0,60 - 0,65 Lysine (%) 1,35 1,15 0,95 Methionine (%) 0,45 - 0,50 0,40 - 0,45 0,40 - 0,43 Theo Phùng Đức Tiến và cs. (2006) khả năng ăn vào và khối lượng cơ thể của ba dòng gà Sao nhập từ Hungary qua các tuần tuổi được trình bày ở bảng 1.11 [29].
  35. 22 Bảng 1.11: Khả năng ăn vào và khối lượng cơ thể Dòng nhỏ Dòng trung Dòng lớn Tuần tuổi TTTĂ KLCT TTTĂ KLCT TTTĂ KLCT g/con/ngày (g) g/con/ngày (g) g/con/ngày (g) 1 8,81 73,2 8,85 74,2 9,81 90,3 2 19,3 135 19,4 140 24,4 175 3 23,2 221 23,3 231 33,6 276 4 28,2 326 28,2 336 39,7 392 5 32,4 442 32,5 456 43,3 523 6 42,9 565 42,9 581 53,3 669 7 45,7 696 45,8 720 58,7 846 8 48,8 843 48,9 865 65,1 1050 9 55,4 995 55,5 1025 68,7 1286 10 62,7 1155 62,7 1192 74,3 1505 11 68,5 1313 68,5 1328 78,3 1701 12 75,6 1415 75,6 1420 82,6 1891 TTTA: tiêu tốn thức ăn; KLCT: Khối lượng cơ thể. Theo Phùng Đức Tiến và cs. (2006) mức CP đối với gà Sao nuôi thịt từ 0 - 4 tuần tuổi là 22%, giai đoạn 5 - 9 tuần tuổi là 20%, giai đoạn 9 tuần đến giết thịt là 18% [29]. Nhìn chung những nghiên cứu về năng suất và hiệu quả kinh tế của gà Sao nuôi ở Việt Nam chưa nhiều. Tiềm năng kinh tế của giống gà này chưa được đánh giá đúng mức và nhân rộng. Nhằm mục đích giữ vững và từng bước nâng cao năng suất của nguồn gia cầm mới này, đồng thời đảm bảo việc cung cấp cho sản xuất con giống có chất lượng ổn định, cần có những nghiên cứu sâu hơn về khả năng thích nghi với điều kiện môi trường, khả năng đề kháng bệnh, nhu cầu dinh dưỡng, thức ăn phù hợp với gà Sao nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi và nhân rộng mô hình nuôi gà Sao.
  36. 23 1.3 CÁC NGUYÊN LIỆU THỨC ĂN CHỦ YẾU ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG CHĂN NUÔI GÀ SAO 1.3.1 Ngô Ngô gồm 3 loại: ngô vàng, ngô trắng và ngô đỏ. Ngô vàng có chứa cryptoxanthin là tiền chất của vitamin A. Sắc tố này có liên quan đến màu sắc của mỡ, thịt khi vỗ béo gia súc và màu của lòng đỏ trứng gia cầm tăng cường thị hiếu của người tiêu dùng [109]. Ngô có thể sử dụng trong thức ăn hỗn hợp cho gà từ 30 - 50% [34]. Ngô có năng lượng tiêu hóa cao, nhưng CP thấp [88]. Theo Viện Chăn Nuôi (2001) ngô có giá trị ME cao từ 3200 - 3300 kcal/kg [37]. Theo Nguyễn Thị Thùy Linh (2012) ngô có DM 89,6%; OM 97,5%; CP 9,2%; EE 3,8%; CF 2,9%; NDF 24,5% Ash 2,5%; ME 13,9 MJ/kg [18]. Cây ngô không chỉ cung cấp lương thực cho người, vật nuôi mà còn là cây trồng xóa đói giảm nghèo tại các tỉnh có điều kiện kinh tế khó khăn. Sản xuất ngô cả nước qua các năm không ngừng tăng về diện tích, năng suất, sản lượng: năm 2001 tổng diện tích ngô là 730 nghìn ha, đến năm 2005 đã tăng trên 1 triệu ha; năm 2012 diện tích ngô cả nước 1,121 triệu ha, năng suất 43,1 tạ/ha, sản lượng trên 4,8 triệu tấn [4]. Ngô là cây thực phẩm có giá trị rất lớn về nhiều mặt, nhất là về giá trị dinh dưỡng. Hạt ngô có CP 10,6%, EE 4 - 5% (trong chất béo của ngô có 50% là acid linoleic, 31% là acid oleic, 13% là acid palmitic và 3% là stearic), carbohydrate trong ngô khoảng 69% trong đó chủ yếu là tinh bột. Riêng ngô vàng có chứa nhiều caroten (tiền vitamin A). Ngô nghèo canxi, giàu phospho, nhưng chủ yếu là phospho dưới dạng phytate [4]. Trước nhu cầu sử dụng ngô làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi gia tăng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khuyến khích nông dân và tìm giải pháp phát triển luân canh cây ngô trên đất lúa ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Hiện nay diện tích trồng ngô ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long tập trung
  37. 24 chủ yếu ở các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, tổng diện tích trồng năm 2012 hơn 15 nghìn ha [4]. Một số nghiên cứu sử dụng ngô trong chăn nuôi gà Theo Nguyễn Thùy Linh (2010) ngô có thể sử dụng đến 30% trong khẩu phần nuôi gà Sao. Ngô có DM 88,7%; OM 96,5%; CP 9,2%; EE 3,8%; CF 3,1%; NDF 25,5% Ash 3,5%; ME 13,8 MJ/kg [17]. Theo Nguyễn Thanh Nhàn (2012) ngô có thể sử dụng đến 35% trong khẩu phần nuôi gà Tàu Vàng và gà Nòi. Ngô có DM 91,4%; OM 96,9%; CP 8,9%; EE 3,9%; CF 3,21%; NDF 24,7% Ash 3,1%; ME 13,5 MJ/kg [23]. 1.3.2 Tấm Tấm là nguyên liệu giàu năng lượng, được sử dụng trong khẩu phần của nhiều loại vật nuôi đặc biệt là trong khẩu phần của gà thịt, năng lượng cao và hàm lượng xơ thấp. Thành phần dinh dưỡng của một mẫu tấm tốt tương đương với gạo [67]. Hàm lượng đạm thô của tấm là 8,7% [98] và 9,56% [102]. Năm 2012, toàn vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đã đưa trên 4,1 triệu lượt ha đất vào trồng lúa đạt 24,6 triệu tấn lúa/năm [3]. Như vậy ước tính có 2,46 triệu tấn tấm gạo hàng năm nếu tính 10 kg lúa nguyên liệu cho 1 kg tấm gạo. Một số nghiên cứu sử dụng tấm trong chăn nuôi gà Theo Trương Nguyễn Như Huỳnh (2011) tấm có thể sử dụng đến 32% trong khẩu phần nuôi gà Sao [13]. Tấm có DM 89,1%; OM 98,5%; CP 8,9%; EE 1,8%; CF 1,1%; NDF 7,5% Ash 1,5%; ME 13,8 MJ/kg [13]. Theo Nguyễn Hữu Lợi (2009) tấm có thể sử dụng đến 28% trong khẩu phần nuôi gà Ác. Tấm có DM 88,4%; OM 97,1%; CP 9,4%; EE 1,9%; CF 1,7%; NDF 8,7% Ash 2,9%; ME 13,2 MJ/kg [19]. 1.3.3 Cám gạo Cám gạo là phụ phẩm từ việc xay xát lúa gạo nên có nhiều ở nước ta.
  38. 25 Trong cám gạo mức năng lượng không cao khoảng 2300 - 2500 kcal/kg, hàm lượng CP tương đối cao từ 11 - 12% [34]. Ngoài ra còn chứa nhiều chất béo 10 - 15 % lipid thô, 8 - 9% chất xơ thô, khoáng tổng số 9 - 10%, vitamin nhất là vitamin B1, trong 1 kg cám gạo có khoảng 22 mg vitamin B1, 13 mg B6 và 0,43 mg biotin [22]. Trong thức ăn gà con nên sử dụng cám gạo ở mức 5 - 7%, gà hậu bị và gà đẻ có thể sử dụng tỷ lệ cao hơn 10 - 12% [34]. Một số nghiên cứu sử dụng cám gạo trong chăn nuôi gà Theo Tôn Thất Thịnh (2010) cám gạo có thể sử dụng đến 9% trong khẩu phần nuôi gà Sao [32]. Cám có DM 86,1%; OM 89,5%; CP 13,9%; EE 18,8%; CF 6,1%; NDF 31,5% Ash 10,5%; ME 13,1 MJ/kg [37]. Theo Đặng Hùng Cường (2011) cám có thể sử dụng đến 11% trong khẩu phần nuôi gà Sao [9]. Cám có DM 87,4%; OM 97,5%; CP 13,4%; EE 17,9%; CF 6,7%; NDF 30,7% Ash 2,5%; ME 12,9 MJ/kg [9]. 1.3.4 Đậu nành Đậu nành và khô dầu đậu nành là loại thức ăn cung cấp đạm được xếp vào hạng loại nhất trong các loại thức ăn cung cấp đạm cho gia cầm trên thế giới cũng như trong nước. Hạt đậu nành có hàm lượng protein rất cao so với các hạt đậu khác, trong hạt khô có thể đạt từ 36 - 37% protein thô, chất béo thô trong hạt đạt từ 17 - 18%. Sản phẩm phụ của đậu nành sau khi ép dầu là khô dầu đậu nành là loại thức ăn cung cấp đạm dùng rất phổ biến hiện nay, nó có chứa hàm lượng protein thô từ 41- 50%, hàm lượng xơ thấp [109]. Ở Đồng bằng Sông Cửu Long hiện nay khô dầu nành được nhập khẩu chủ yếu từ Ấn Độ và Mỹ. Khô dầu nành Ấn Độ chứa 89,2%DM; 48% CP; 1,5% EE, 6% CF [23]. Theo thống kê của Tổng cục Thống kê, sản xuất đậu nành trong nước hiện tại chỉ mới đáp ứng được 10% nhu cầu. So với miền Bắc, trồng đậu nành ở Đồng bằng Sông Cửu Long đạt năng suất cao hơn, năng suất khoảng 22 tạ/ha, miền Bắc chỉ đạt khoảng 14,5 tạ/ha [4]. Việc luân canh lúa - đậu nành ở Đồng
  39. 26 bằng Sông Cửu Long vừa giúp hạn chế được vòng đời sâu bệnh phát triển, vừa góp phần làm cho đất thêm màu mỡ, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho cả lúa. Ngoài ra, đậu nành còn giúp hỗ trợ phát triển cho ngành chăn nuôi, thủy sản trong việc ổn định nguồn nguyên liệu để chế biến thức ăn. Hiện tại, cây đậu nành được trồng tập trung tại các tỉnh như Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng [4]. 1.3.5 Bột cá Bột cá rất giàu protein (40 - 50% CP) với thành phần acid amin cân đối, hàm lượng lysine và methionine cao, vì vậy giá trị sinh học của nó cũng cao hơn các loại hạt đậu. Hầu hết các nguyên tố khoáng, đặc biệt là Ca, P và vitamin nhóm B cao hơn khi so với các nguồn protein khác và P hữu dụng cao [109]. Khi sử dụng bột cá ở mức độ cao (50 g/kg cho giai đoạn bắt đầu và 25 g/kg cho giai đoạn tăng trưởng) cho khối lượng cuối và tăng trọng cao do kích thích lượng ăn vào, bột cá chứa 89,7% DM; 46,1% CP; 11,9% MJ ME /kg [37]. Bột cá Kiên Giang chứa 90,5% DM; 60% CP; 6,94% EE; 20,5% Ash; 1,89% CF [13]. 1.3.6 Môn nước Theo nghiên cứu của Du Thanh Hang và T.R. Preston (2010) cho thấy môn nước có thể được sử dụng cho lợn ăn [64]. Lá và thân cây môn nước rất giàu vitamin và khoáng chất, ngoài việc cung cấp thiamin, riboflavin, sắt, phospho và kẽm thì môn nước còn cung cấp vitamin và khoáng: vitamin B6, vitamin C, niacin, kali, đồng và mangan. Lý do chính khiến chúng không được sử dụng là do chúng gây ra ngứa [64]. Các phương pháp xử lý calcium oxalate trong cây môn nước Sấy khô: lá và thân được thái nhỏ được sấy khô trong 48 giờ trong lò sấy ở nhiệt độ 650C [64].
  40. 27 Nấu: Lá và thân được thái nhỏ cho vào nước sôi với tỷ lệ 3 phần lá: 2 phần nước (khối lượng tươi) đun 4 - 5 phút và sau đó được đặt trong một giỏ cho héo trong 15 phút [64]. Ánh sáng mặt trời: Lá được thái nhỏ được phơi khô dưới ánh sáng mặt trời trong 2 ngày với nhiệt độ khoảng 340C [64]. Ngâm: lá được thái nhỏ ngâm trong nước với tỷ lệ 3 phần nước: 1 phần lá (khối lượng tươi) trong thời gian 3 giờ [64]. Ủ chua: lá và thân được thái nhỏ để qua đêm trong nhà, sau đó trộn với rỉ mật 3% (khối lượng tươi) và đóng gói trong túi nhựa kín không khí trong 21 ngày [64]. Bảng 1.12: Thành phần chất dinh dưỡng của môn nước trong các phương pháp xử lý (DM) Phương Oxalate, DM, % CP, % CF, % Ash, % pháp xử lý mg/100g * Lá tươi 13,7 25,3 11,4 10,5 760 Phơi khô 88,4 25,6 11,3 13,3 600 Ngâm 17,2 25,6 11,5 10,5 570 Nấu 9,60 25,6 11,3 10,4 360 Ủ chua 17,0 25,3 11,0 10,5 350 Nguồn: Du Thanh Hang và Preston (2010), [64], *: các mẫu trên được sấy khô ở 65oC trong 24 giờ. Phơi khô, ngâm, nấu và ủ chua đều làm giảm nồng độ của oxalate nhưng ảnh hưởng rõ rệt nhất (giảm 50%) thể hiện ở phương pháp nấu và ủ chua [64]. 1.3.7 Bã bia Theo Nguyen Thi Kim Dong (2005) sử dụng bã bia để nuôi gia cầm rất tốt, bã bia làm thức ăn cung cấp protein khá cao [99]. Trong bã bia có thể có một số yếu tố chưa xác định kích thích tính thèm ăn, cải thiện sự tăng trưởng và hệ số chuyển hóa thức ăn ở gia cầm, tăng tỷ lệ có phôi và tỷ lệ nở [70] [99]. Bã bia có hàm lượng CP cao từ 23 - 28%, 0,9% lysine, 0,3 - 0,6% methionine, ME của bã
  41. 28 bia từ 7,3 - 10,8 MJ/ kg, NfE từ 41,3 - 46,7%, EE từ 3,7 - 8%, CF từ 12 - 18% [100]. Bã bia còn tươi chứa lượng nước 76,9 - 87,5%. Trong bã bia có các mảnh hạt chứa nhiều dẫn xuất không nitơ, hầu như toàn bộ lipid và protein của các loại hạt, bột nằm trong bã bia [70]. Trong 100 kg bã bia khô (độ ẩm dưới 12%) có 15,2 kg protein dễ tiêu hóa trong đó có 350 g lysine, 110 g tryptophan, 160 g methionine, 450 g arginin, ngoài ra còn nhiều chất khoáng và vitamin nhóm B [70]. Chất xơ trong bã bia khá cao 1,32 - 4,88% là xơ có độ tiêu hóa cao so với các loại xơ của thức ăn [25]. Kết quả nghiên cứu của Nguyen Thi Kim Dong (2005) bã bia có thể thay thế 50 - 75% thức ăn hỗn hợp trong khẩu phần của ngan giai đoạn sinh trưởng [99]. Chi phí thức ăn của khẩu phần 25% thức ăn hỗn hợp (75% bã bia) chỉ bằng 50% so với khẩu phần 100% thức ăn hỗn hợp. Tăng khối lượng hằng ngày giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa (P>0,05) [99]. 1.3.8 Bột phụ phẩm cá tra Cá tra (Pangasius hypophthalmus) là một trong 28 loài thuộc họ Pangasiidae phân bố ở lưu vực sông Mekong. Ngoài ra, loài cá này cũng được phân bố ở Campuchia, Lào và Thái Lan [110]. Cá tra được nuôi tập trung ở Đồng bằng Sông Cửu Long chủ yếu là nuôi bè và sử dụng thức ăn tự nhiên, đến năm 2000 cá nuôi bè được cho ăn thức ăn phối trộn. Ở miền Nam Việt Nam đặc biệt là vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, cá tra rất phổ biến và trở thành món ăn thường ngày của nhiều người. Vào cuối mùa nước nổi (từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau) cá tra di chuyển theo con nước để sinh sản và cá con sẽ bắt đầu vòng đời vào mùa mưa (từ tháng 6 đến tháng 8) [110]. Cá tra trưởng thành chiều dài 130 cm, đạt khối lượng 44 kg. Cá thích hợp trong môi trường pH 6,5 - 7,5, nhiệt độ 22 - 260C. Cá cái thành thục khoảng 3 năm tuổi và khối lượng đạt khoảng 3 kg. Tuy nhiên, cá đực thành thục khoảng 2 năm tuổi, nhưng trong tự nhiên dường như hoạt động giao phối của cá đực cùng thời điểm với cá cái. Những giống cá tra trong tự nhiên sinh sản 2 lần/ năm, nhưng khi nuôi trong bè thì sẽ sinh lần 2 sau lần 1 từ 6 - 17 tuần
  42. 29 [67]. Theo VASEP, năm 2008 Việt Nam xuất khẩu hơn 640 nghìn tấn cá tra với kim ngạch đạt 1,45 tỉ USD [26]. Thị trường xuất khẩu cá tra từ hơn 100 nước (năm 2007) đã tăng lên tới 144 nước (năm 2008) [26]. Năm 2010 Việt Nam xuất khẩu đạt 659,4 nghìn tấn cá tra, kim ngạch xuất khẩu 1,427 tỷ USD [26]. Cá tra sống được phi lê tách thịt ra khỏi đầu, xương và nội tạng. Thịt phi lê được chế biến thành những sản phẩm tiêu dùng. Phụ phẩm là phần còn lại của cá tra sau khi tách thịt phi lê. Phụ phẩm này được các công ty chế biến thành mỡ và bột phụ phẩm cá tra sử dụng làm thức ăn chăn nuôi. Phụ phẩm được chế biến thành các sản phẩm như bột phụ phẩm cá tra loại 1 (CP>50%), bột phụ phẩm cá tra loại 2 (CP 0,05), ở mức độ thay thế phụ phẩm cá tra tươi càng cao (25%, 50%, 100%) thì khả năng tăng trọng có xu hướng tăng [39]. Khẩu phần thay thế phụ phẩm cá tra tươi ở mức độ 25% và
  43. 30 50% có hệ số chuyển hóa thức ăn cao hơn so với đối chứng. Trong khi đó khẩu phần thay thế phụ phẩm cá tra tươi ở mức độ 100% cho hệ số chuyển hóa thức ăn thấp hơn so với đối chứng [39]. Tuy vậy, sự khác biệt về hệ số chuyển hóa thức ăn giữa các nghiệm thức thí nghiệm khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) [39]. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thùy Linh (2010) sử dụng phụ phẩm cá tra tươi thay thế bột cá trên ngan Pháp từ 4 - 12 tuần tuổi cho thấy lượng DM và protein thô ăn vào cao nhất ở nghiệm thức thay thế 75% bột cá bằng phụ phẩm cá tra [17]. Tăng trọng cao nhất ở nghiệm thức thay thế 50% và 75% bột cá bằng phụ phẩm cá tra. Hệ số chuyển hóa thức ăn giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa (P>0,05) [17]. Kết quả nghiên cứu của Trần Thị Thúy Hằng (2010) sử dụng phụ phẩm cá tra trong khẩu phần vịt con và vịt sinh sản hướng trứng cho thấy lượng ăn vào (DM) trung bình hàng ngày ở mức 78,7 ;75,9 và 73,6 g DM/con/ngày (P 0,05) [119].
  44. 31 1.3.9 Rau muống Rau muống (Ipomoea aquatica) là một loài thực vật nhiệt đới bán thủy sinh thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae), là một loại rau ăn lá. Phân bố tự nhiên chính xác của loài này hiện chưa rõ do được trồng phổ biến khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới. Tại Việt Nam, rau muống là một loại rau rất phổ thông và các món ăn từ rau muống rất được ưa chuộng. Rau muống ruộng có hai giống trắng và đỏ: rau muống trắng thường được trồng cạn, trên luống đất, cần không nhiều nước, thân thường trắng xanh, nhỏ, kém chịu ngập; rau muống đỏ trồng được cả ở trên cạn và ở nước ngập, ưa nhiệt độ 20 - 300C, giống này thân to, cuống thường có màu đỏ, mọng. Rau muống phao: cấy xuống bùn, cho rau nổi trên mặt nước, cắt ăn quanh năm [101]. Theo nghiên cứu, trong rau muống có 92% là nước (8% DM), 3,2% CP (trạng thái tươi), 2,5% carbohydrate, 1% CF, 1,3% Ash. Hàm lượng muối khoáng cũng rất cao, chủ yếu là Ca, sắt, và các vitamin C, B1, B2, PP, Sử dụng lá rau muống để bổ sung khoáng và vitamin cho gia súc và gia cầm là một thuận lợi quan trọng ở những vùng quê, nơi premix không có sẵn hoặc giá cao [101]. Ngoài ra bổ sung lá rau muống còn cung cấp lượng protein đáng kể vì trong lá rau muống chứa protein khá cao [101]. Hàm lượng protein trong lá rau muống là 26,7% (DM) [23]. Theo Nguyễn Thị Thùy Linh (2012) thì hàm lượng protein trong lá rau muống là 29,6% [18].
  45. 32 Chương 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của giống gà đến kết quả xác định giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (MEN) trong thức ăn 2.1.1 Đối tượng thí nghiệm Thí nghiệm được tiến hành trên 48 con gà thuộc 3 giống khác nhau: gà Lương Phượng, gà Cobb 500 và gà Sao. Gà 5 tuần tuổi được cân để xác định khối lượng cá thể trước khi vào thí nghiệm. Tổng số 48 con gà thuộc 3 giống khác nhau được bố trí vào 24 cũi trao đổi chất. Mỗi thí nghiệm được tiến hành với 8 lần lặp lại. 2.1.2 Chuồng trại thí nghiệm Chuồng được xây dựng theo kiểu hai mái, lợp tôn, có lắp đặt hệ thống quạt để tạo độ thông thoáng tốt. Các chuồng lồng biến dưỡng được làm bằng khung sắt, sàn chuồng và vách bằng lưới kẽm. Kích thước mỗi ngăn lồng biến dưỡng: 40 x 60 x 50cm. Dưới đáy mỗi ngăn lồng có đặt khay inox để hứng chất thải. Máng ăn và máng uống được đặt ngoài chuồng lồng để tiện lợi việc cho ăn uống. 2.1.3 Thức ăn thí nghiệm Các nguyên liệu của khẩu phần thí nghiệm (bột ngô, cám gạo, bột cá cơm, bột sắn và khô dầu đậu nành) được mua cùng một lúc với số lượng đủ cho suốt thí nghiệm. Các nguyên liệu sau khi đem về phòng thí nghiệm được sấy khô ở 550C, sau đó nghiền mịn qua máy nghiền với đường kính lỗ sàng Ø 0,5 mm. Mẫu thức ăn được trộn đều trước khi đem phân tích thành phần hoá học. 2.1.4 Bố trí thí nghiệm Bố trí thí nghiệm được trình bày ở bảng 2.1.
  46. 33 Bảng 2.1: Một số thông số bố trí thí nghiệm Giống gà Thông số Lương Phượng Cobb 500 Sao Tuổi của gà thí nghiệm 5 tuần 5 tuần 5 tuần Khối lượng gà (g/con) 645,75a ± 1,00 654,56a ± 1,86 347,81b ± 0,74 Số gà/ô 2 2 2 Tỷ lệ trống/mái 1/1 1/1 1/1 Số lần lặp lại 8 8 8 Chế độ cho ăn Tự do Tự do Tự do Phương pháp Gián tiếp Gián tiếp Gián tiếp Chất chỉ thị AIA AIA AIA Khẩu phần thí nghiệm được thiết kế đáp ứng đầy đủ nhu cầu của gà thịt theo khuyến cáo của NRC (1994) [97] và TCVN (1994) (Viện Chăn nuôi, 2001) [37] (bảng 2.2). Celite được bổ sung vào khẩu phần thí nghiệm với nồng độ 1,5% để làm tăng nồng độ AIA trong thức ăn. Để đảm bảo độ chính xác của kết quả thí nghiệm, chất lượng thức ăn được giữ nguyên trong suốt thời gian thí nghiệm. Bảng 2.2: Thành phần nguyên liệu của khẩu phần thí nghiệm Thành phần nguyên Tỷ lệ Thành phần nguyên Tỷ lệ TT TT liệu (%) liệu (%) 1 Cám gạo 5,50 6 Premix vitamin* 0,20 2 Bột ngô 60,27 7 Premix khoáng 0,25 3 Bột cá cơm 7,50 8 Bột CaCO3 0,74 4 Bột sắn 2,00 9 Methionine 0,03 5 Khô dầu đậu nành 23,00 10 DCP 0,51 3050 CP 20% ME kcal/kg * Bio-pharmachemie (Bio-ADE+B.complex premix), 1kg chứa: 3.100.000 UI vitamine A, 1.100.000 UI vitamine D3, 300 UI vitamine E, 320 mg B1, 140 mg B2 1.000 mg niacinamide, 600 mg B6, 1.200 mcg B12, 1.000 mg vitamine C, 130 mg acid folic. Bio-pharmachemie (Bio-chicken minerals), 1 kg chứa: 10.800 mg Mn, 2.160 mg Fe, 7.200 mg Zn, 1.260 mg Cu, 144 mg iodine, 21,6 mg Co, 14,4 mg Se, 40 mg acid folic, 4.800 mcg biotin, 20.000 mg choline chloride.
  47. 34 2.1.5 Thu mẫu và phân tích hóa học Thí nghiệm được tiến hành trong 7 ngày, trong đó 4 ngày đầu tiên là giai đoạn nuôi thích nghi và 3 ngày sau là giai đoạn thu mẫu. Gà được nuôi bằng một khẩu phần với chế độ ăn tự do trong suốt quá trình thí nghiệm. Trong giai đoạn thu mẫu, chất thải ở từng ô thí nghiệm được thu 2 lần/ngày vào lúc 8 giờ và 16 giờ. Chất thải được thu riêng theo từng cũi trao đổi chất, cho vào các hộp nhựa, vặn chặt nắp và bảo quản ngay ở nhiệt độ -200C. Kết thúc giai đoạn thu mẫu, mẫu chất thải được đem rã đông. Các mẫu chất thải của gà ở cùng một cũi trao đổi chất đã thu được trong 3 ngày được trộn đều và bảo quản ở nhiệt độ - 200C cho đến khi phân tích. - Đối với mẫu thức ăn: Phân tích vật chất khô (DM), nitơ (N), năng lượng tổng số (GE), khoáng không tan trong acid chlorhydric (AIA). - Đối với mẫu chất thải: Mẫu chất thải sau khi đem sấy khô ở 600C trong 24 giờ và nghiền qua sàng kích thước 0,5 mm được sử dụng để phân tích DM, N, GE, và AIA (Scott và Hall, 1998) [114]. Phương pháp phân tích: - Vật chất khô được xác định theo phương pháp sấy khô ở 100 - 1050C, thời gian dài hay ngắn phụ thuộc vào loại mẫu phân tích đem sấy. Sấy đến khối lượng không đổi theo TCVN 4326 - 86. - Năng lượng trong mẫu thức ăn và mẫu chất thải được phân tích bằng hệ thống Bomb calorimeter bán tự động (PARR 6300). - Nitơ được xác định bằng phương pháp Kjeldahl trên máy Kjeltex - 2200 (Foss Tecator). - Hàm lượng AIA trong mẫu thức ăn, mẫu chất thải được xác định theo phương pháp của Vogtmann và cs. (1975) [121]. Phương pháp xác định như sau: Cân 1 - 2 g mẫu khô đã nghiền cho vào bình cầu dung tích 500 ml. Thêm vào 100 ml dung dịch HCl 4N. Gắn ống sinh hàn vào bình cầu để tránh thất
  48. 35 thoát HCl. Đun nhẹ hỗn hợp 30 phút trong tủ hốt. Lọc dung dịch thủy phân khi đang còn nóng qua tấm giấy lọc không tro Whatman số 41. Rửa trôi hết acid bằng nước nóng 85 - 1000C. Phần tro và giấy lọc được chuyển sang một cốc chịu nhiệt đã được xác định khối lượng. Khoáng hóa mẫu qua đêm ở 6500C. Làm nguội ở nhiệt độ phòng trong bình hút ẩm. Cân cốc chứa mẫu đã khoáng hóa từ đó tính được hàm lượng tro trong mẫu theo công thức sau AIA = (Wf - We) /Ws x 100 (Keulen và Young, 1977) [80] Trong đó: AIA: Hàm lượng khoáng không tan trong acid (%) Wf: Khối lượng cốc và tro (g) We: Khối lượng cốc (g) Ws: Khối lượng của mẫu đã sấy khô (g) 2.1.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm - Nitơ tích lũy: Lượng nitơ tích lũy trên 1 kg thức ăn khẩu phần thí nghiệm được tính theo công thức sau: Nr = (Nd - Ne x AIAd /AIAe) x 1000/100 (Lammers và cs. 2008) [83] Trong đó : Nr: Lượng nitơ tích lũy (g/kg) Nd: Hàm lượng niơ trong khẩu phần (%) Ne: Hàm lượng nitơ trong chất thải (%) AIAd: Hàm lượng khoáng không tan trong HCl trong khẩu phần (%) AIAe: Hàm lượng khoáng không tan trong HCl trong chất thải (%)
  49. 36 - Giá trị năng lượng trao đổi của khẩu phần thí nghiệm được tính theo công thức sau: MEd = GEd - GEe x AIAd/AIAe (Scott và Hall, 1998) [114] Trong đó : MEd: Năng lượng trao đổi của khẩu phần (Kcal/kg DM) GEd : Năng lượng tổng số của khẩu phần (Kcal/kg DM) GEe : Năng lượng tổng số của chất thải AIAd: Hàm lượng khoáng không tan trong HCl trong khẩu phần (% DM) AIAe : Hàm lượng khoáng không tan trong HCl trong chất thải (% DM) - Giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ MEN = ME - 8,22 x nitơ tích lũy (Lammers và cs., 2008) [83] Trong đó: MEN: Năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (kcal/kgDM) 8,22: Năng lượng của acid uric (kcal/g) 2.1.7 Xử lý số liệu Số liệu của thí nghiệm thu được sẽ được xử lý sơ bộ bằng chương trình Excel (2007) và phân tích phương sai theo mô hình tuyến tính tổng quát (General Linear Model) trên phần mềm Minitab 13.21 (2000). Kết quả thí nghiệm được trình bày trong các bảng số liệu là giá trị trung bình ± sai số của số trung bình. Sử dụng phép thử Tukey của chương trình Minitab 13.21 (2000) để so sánh sự khác biệt thống kê giữa các trung bình nghiệm thức với độ tin cậy 95%. Các giá trị trung bình được coi là khác nhau có ý nghĩa thống kê khi P 0,05.
  50. 37 2.2 Thí nghiệm 2: Xác định giá trị năng lượng trao đổi và tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của một số loại thức ăn phổ biến ở Đồng bằng Sông Cửu Long cho gà Sao giai đoạn sinh trưởng 2.2.1 Đối tượng thí nghiệm Thí nghiệm được tiến hành trên 5 loại thức ăn gồm bột phụ phẩm cá tra, bã bia, tấm gạo, cám gạo và cám trích ly. Các loại phụ phẩm này có số lượng rất lớn và phổ biến tại Đồng bằng Sông Cửu Long. Động vật thí nghiệm là gà Sao giai đoạn 35 - 42 ngày tuổi có khối lượng trung bình các lô thí nghiệm là 437 g/con. 2.2.2 Chuồng trại thí nghiệm Chuồng được xây dựng theo kiểu hai mái, lợp tôn, có lắp đặt hệ thống quạt để tạo độ thông thoáng tốt. Các chuồng lồng biến dưỡng được làm bằng khung sắt, sàn chuồng và vách bằng lưới kẽm. Kích thước mỗi ngăn lồng biến dưỡng: 40 x 60 x 50 cm. Dưới đáy mỗi ngăn lồng có đặt khay inox để hứng chất thải. Máng ăn và máng uống được đặt ngoài chuồng lồng để tiện lợi việc cho ăn uống. 2.2.3 Thức ăn thí nghiệm Các nguyên liệu của khẩu phần cơ sở và 5 loại thức ăn thí nghiệm (bột phụ phẩm cá tra, bã bia, tấm gạo, cám gạo và cám trích ly) được mua cùng một lúc với số lượng đủ cho suốt thí nghiệm. Các nguyên liệu sau khi đem về phòng thí nghiệm được sấy khô ở 550C, sau đó nghiền mịn qua máy nghiền với đường kính lỗ sàng Ø 0,5 mm. Mẫu thức ăn được trộn đều trước khi đem phân tích thành phần hoá học. 2.2.4 Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được tiến hành trên 60 con gà Sao ở giai đoạn 35 - 42 ngày tuổi, gà thí nghiệm có khối lượng đồng đều được bố trí ngẫu nhiên vào 30 ngăn lồng trao đổi chất có khay hứng phân riêng biệt, tỷ lệ trống/mái ở mỗi ngăn lồng
  51. 38 là 1/1. Thí nghiệm được thiết kế với 6 khẩu phần, trong đó một khẩu phần cơ sở (KPCS) và 5 khẩu phần chứa 5 loại thức ăn thí nghiệm khác nhau chứa bột phụ phẩm cá tra, bã bia, cám gạo, tấm gạo và cám trích ly. Mỗi khẩu phần được tiến hành trên 10 con gà Sao được bố trí vào 5 ngăn lồng trao đổi chất với 5 lần lặp lại. Các thông số cơ bản của bố trí thí nghiệm được trình bày ở bảng 2.3. Bảng 2.3: Các thông số cơ bản của bố trí thí nghiệm Chỉ số KPCS KPCT KPBB KPCAM KPTAM KPCAMTL Số lượng gà (con) 10 10 10 10 10 10 Số gà/ô (con) 2 2 2 2 2 2 Tỷ lệ trống/mái 1 1 1 1 1 1 Số lần lặp lại 5 5 5 5 5 5 Số lồng trao đổi chất 5 5 5 5 5 5 KL gà khi bắt đầu 435 433,4 436 438,9 440,9 439,7 thí nghiệm (g/con) 0,41 0,20 0,18 0,09 0,10 0,41 Chế độ cho ăn Tự do Tự do Tự do Tự do Tự do Tự do Chất chỉ thị AIA AIA AIA AIA AIA AIA (Ghi chú: KPCS: khẩu phần cơ sở; KPCT: khẩu phần cá tra; KPBB: khẩu phần bã bia; KPCAM: khẩu phần cám gạo; KPTAM: khẩu phần tấm gạo; KPCAMTL: khẩu phần cám trích ly; AIA (Acid Insoluble Ashes): khoáng không tan trong HCl 4N) Khẩu phần thí nghiệm Nguyên tắc xây dựng khẩu phần để xác định giá trị năng lượng của thức ăn thí nghiệm theo phương pháp hiệu trừ (sai khác). Thành phần nguyên liệu thức ăn của khẩu phần cơ sở được trình bày ở bảng 2.4. Các khẩu phần thí nghiệm được thiết lập bằng cách thay thế 20 - 40% khẩu phần cơ sở bằng thức ăn thí nghiệm. Công thức các khẩu phần thí nghiệm được trình bày ở bảng 2.5. Khoáng không tan trong HCl 4N (AIA) là chất chỉ thị. Để tăng lượng AIA trong thức ăn, các khẩu phần được bổ sung Celite (celite® 545RVS, Nacalai Tesque, Japan) với tỷ lệ 1,5 %.
  52. 39 Bảng 2.4: Thành phần nguyên liệu thức ăn của khẩu phần cơ sở Thành phần nguyên Tỷ lệ Thành phần nguyên Tỷ lệ TT TT liệu (%) liệu (%) 1 Cám gạo 9,00 6 Premix vitamin* 0,20 2 Bột ngô 55,3 7 Premix khoáng 0,25 3 Bột phụ phẩm cá tra 10,0 8 Bột CaCO3 0,74 4 Bột sắn 4,00 9 Methionine 0,03 5 Khô dầu đậu nành 20,0 10 DCP 0,51 * Bio-pharmachemie (Bio-ADE+B.complex premix), 1kg chứa: 3.100.000 UI vitamine A, 1.100.000 UI vitamine D3, 300 UI vitamine E, 320 mg B1, 140 mg B2 1.000 mg niacinamide, 600 mg B6, 1.200 mcg B12, 1.000 mg vitamine C, 130 mg acid folic. Bio-pharmachemie (Bio-chicken minerals), 1 kg chứa: 10.800 mg Mn, 2.160 mg Fe, 7.200 mg Zn, 1.260 mg Cu, 144 mg iodine, 21,6 mg Co, 14,4 mg Se, 40 mg acid folic, 4.800 mcg biotin, 20.000 mg choline chloride. Bảng 2.5: Khẩu phần thí nghiệm Khẩu phần Thức ăn, % KPCT KPBB KPCAM KPTAM KPCAMTL Khẩu phần cơ sở 80 80 60 60 60 Phụ phẩm bột cá tra 20 - - - - Bã bia - 20 - - - Cám gạo - - 40 - - Tấm gạo - - - 40 - Cám gạo trích ly - - - - 40 KPCT: khẩu phần cá tra, KPBB: khẩu phần bã bia; KPCAM: phẩu phần cám gạo, KPTAM: khẩu phần tấm gạo, KPCAMTL: khẩu phần cám trích ly Để đảm bảo độ chính xác của kết quả thí nghiệm, chất lượng thức ăn được giữ nguyên trong suốt thời gian thí nghiệm. Tất cả các loại nguyên liệu thức ăn được chuẩn bị đầy đủ một lần trước khi bắt đầu thí nghiệm và được trộn đều trước khi phối hợp khẩu phần. Khẩu phần thí nghiệm được trộn đều với nước theo tỷ lệ 2:1, sau đó thức ăn được ép viên. Viên thức ăn được làm nhỏ với kích thước khoảng 2 - 3 mm và được trải đều trên các khay. Thức ăn viên được sấy ở nhiệt độ 600C trong khoảng 24 giờ. Trong quá trình sấy thức ăn được đảo đều
  53. 40 cho đến khi thức ăn khô hẳn, đảm bảo độ ẩm trong thức ăn viên <12%. Thức ăn được bảo quản ở nơi thoáng mát, đợi đến khi tiến hành thí nghiệm sẽ sử dụng. Thức ăn thí nghiệm được lấy mẫu để phân tích thành phần các chất dinh dưỡng tổng số. Kết quả phân tích thành phần hoá học của khẩu phần cơ sở và các khẩu phần thí nghiệm được trình bày ở bảng 2.6. Bảng 2.6: Thành phần dinh dưỡng và giá trị năng lượng của các khẩu phần thí nghiệm (tính theo DM) DM CP EE CF Ash GE AIA Khẩu phần (%) (%) (%) (%) (%) (kcal/kg) (%) KPCS 92,2 22,2 4,06 3,80 8,24 4397 2,20 KPCT 93,4 30,0 5,85 3,42 11,3 4457 1,97 KPBB 93,1 23,4 3,85 5,94 7,59 4549 2,20 KPCAM 92,9 18,9 9,59 4,65 9,28 4660 2,49 KPTAM 92,6 17,3 1,43 2,50 5,90 4296 1,94 KPCAMTL 91,8 20,1 2,29 5,53 9,88 4317 2,32 2.2.5 Thu mẫu và phân tích hóa học Các thực liệu thức ăn của khẩu phần được phân tích vật chất khô (DM), protein tổng số (CP), lipid tổng số (EE), xơ thô tổng số (CF), khoáng tổng số (Ash) và năng lượng tổng số (GE). Khẩu phần cơ sở (KPCS) và các khẩu phần thí nghiệm được phân tích DM, CP, EE, CF, Ash, GE và AIA. Mẫu chất thải được phân tích DM, GE và AIA. Lấy mẫu phân tích được tiến hành theo phương pháp lấy mẫu trung bình theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4325 - 86. DM được xác định theo phương pháp sấy khô ở 1050C đến khối lượng không đổi theo TCVN 4326 - 86. Protein thô được tính toán trên cơ sở xác định hàm lượng nitơ tổng số theo phương pháp Kjeldahl trên máy Kjeltex - 2200 (Foss Tecator) theo TCVN - 4328 - 2001, AOAC 984.13. EE được xác định dựa vào khả năng hòa tan của các chất béo trong dung môi hữu cơ theo TCVN - 4331 - 2001, AOAC 920.39 theo phương
  54. 41 pháp chiết Soclex trực tiếp trên thiết bị phân tích Soctex 2050 (Foss Tecator). Năng lượng tổng số được xác định bằng hệ thống bomb calorimeter bán tự động (Parr 6300). Xơ thô được xác định trên cơ sở tách bỏ tinh bột, đường, protein, dầu, mỡ theo phương pháp Weende (TCVN 4329-93, AOAC.978.10) trên máy Fibertec1020 (Foss Tecator). Hàm lượng AIA theo phương pháp được mô tả bởi Vogmann và cs. (1975) [121]. 2.2.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm * Xác định giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ - Xác định lượng nitơ tích lũy từ thức ăn được tính toán theo công thức của Lammers và cs. (2008) [91] như sau: Nr = (Nd – Ne x AIAd/AIAe) x 1000/100 Trong đó: Nr: Lượng nitơ tích lũy (g/kg) Nd: Hàm lượng nitơ trong khẩu phần (%DM) Ne: Hàm lượng nitơ trong chất thải (%DM) AIAd: Hàm lượng khoáng không tan trong acid trong khẩu phần (%DM) AIAe: Hàm lượng khoáng không tan trong acid trong chất thải (%DM) - Giá trị năng lượng trao đổi (ME) của các khẩu phần được tính theo công thức của Scott và Hall (1998) [124] như sau: MEd = GEd - GEe × AIAd/AIAe Trong đó: MEd: năng lượng trao đổi của khẩu phần (kcal/kg) GEd: năng lượng tổng số của khẩu phần (kcal/kg) GEe: năng lượng tổng số của chất thải (kcal/kg)
  55. 42 AIAd: hàm lượng khoáng không tan trong acid trong khẩu phần (%DM) AIAe: hàm lượng khoáng không tan trong acid trong chất thải (%DM) - Giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (MEN) của các khẩu phần được tính từ giá trị năng lượng trao đổi (ME) và được hiệu chỉnh bằng lượng nitơ tích lũy với hệ số f = 8,22 kcal/g theo công thức của Lammers và cs. (2008) [83] như sau: MEN = ME – 8,22 x Nitơ tích lũy Trong đó: 8,22 là năng lượng của acid uric (kcal/g) - Xác định giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (MEN) của nguyên liệu thức ăn thí nghiệm được tính theo phương pháp sai khác (Villamide et al., 1997) [122] [22] theo công thức sau: EVta = EVcs + (EVtn- EVcs)/k. Trong đó: EVta là giá trị MEN của nguyên liệu thức ăn thí nghiệm (kcal/kg DM); EVtn và EVcs lần lượt là giá trị MEN (kcal/kg DM) của khẩu phần chứa nguyên liệu thức ăn thí nghiệm và khẩu phần cơ sở; k là tỷ lệ nguyên liệu thức ăn thí nghiệm trong khẩu phần chứa nguyên liệu thức ăn thí nghiệm. * Xác định tỷ lệ tiêu hóa toàn phần biểu kiến các chất dinh dưỡng trong khẩu phần Tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến EE, chất hữu cơ (OM), dẫn xuất không nitơ (NfE) và CF trong một khẩu phần được tính theo công thức của Huang và cs. (2005) [71] như sau: DD = (1 - [(ID x AF)/(IF x AD)]) x 100 Trong đó: DD: tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến toàn phần của một chất dinh dưỡng trong KP (%). ID: hàm lượng tro (AIA) trong KP không tan trong acid (mg/kg).
  56. 43 AF: hàm lượng chất dinh dưỡng trong chất thải (mg/kg). IF: hàm lượng khoáng AIA không tan trong acid trong chất thải (mg/kg). AD: hàm lượng chất dinh dưỡng trong KP (mg/kg). * Xác định tỷ lệ tiêu hóa toàn phần biểu kiến các chất dinh dưỡng trong các nguyên liệu thức ăn thí nghiệm Tỷ lệ tiêu hóa toàn phần các chất dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm được tính toán theo phương pháp sai khác (Villamide et al., 1997) [122] [22] theo công thức sau: EVta = EVcs + (EVtn- EVcs)/k. Trong đó: EVta là tỷ lệ tiêu hóa chất dinh dưỡng của nguyên liệu thức ăn thí nghiệm (%); EVtn và EVcs lần lượt là tỷ lệ tiêu hóa chất dinh dưỡng (%) của khẩu phần chứa nguyên liệu thức ăn thí nghiệm và khẩu phần cơ sở; k là tỷ lệ nguyên liệu thức ăn thí nghiệm trong khẩu phần chứa nguyên liệu thức ăn thí nghiệm. 2.2.7 Xử lý số liệu Số liệu của thí nghiệm thu được sẽ được xử lý sơ bộ bằng chương trình Excel (2007) và phân tích phương sai theo mô hình tuyến tính tổng quát (General Linear Model) trên phần mềm Minitab 13.21 (2000). Kết quả thí nghiệm được trình bày trong các bảng số liệu là giá trị trung bình ± sai số của số trung bình. Sử dụng phép thử Tukey của chương trình Minitab 13.21 (2000) để so sánh sự khác biệt thống kê giữa các trung bình nghiệm thức với độ tin cậy 95%. Các giá trị trung bình được coi là khác nhau có ý nghĩa thống kê khi P 0,05.
  57. 44 2.3 Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của việc thay thế bột cá nhạt bằng bột phụ phẩm cá tra đến sinh trưởng của gà Sao giai đoạn 5 - 13 tuần tuổi 2.3.1 Đối tượng thí nghiệm Gà Sao được nuôi úm 4 tuần tuổi bằng thức ăn hỗn hợp có 20% CP và 2850 kcal ME/kg, gà trước khi vào thí nghiệm được tiêm vaccine phòng dịch tả, đậu gà và tụ huyết trùng. Sau giai đoạn úm, gà Sao được bố trí vào thí nghiệm vào lúc 5 tuần tuổi. 2.3.2 Chuồng trại thí nghiệm Chuồng được lợp bằng lá có hai mái, ô chuồng được đóng bằng gỗ tre diện tích 1,5m2. Nền chuồng lót trấu và phía trên chuồng được che phủ bằng lưới nylon. Mỗi ngăn chuồng có diện tích 150 x 100 x 60 cm. 2.3.3 Thức ăn thí nghiệm Thức ăn sử dụng trong thí nghiệm là thức ăn hỗn hợp tự trộn có 18% CP. Các nguyên liệu thức ăn sử dụng để phối hợp khẩu phần được mua từ một nguồn ổn định gồm ngô, tấm, cám, khô dầu nành, bột cá nhạt và bột phụ phẩm cá tra trong suốt thời gian thí nghiệm. 2.3.4 Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm thức tương ứng với 5 khẩu phần thí nghiệm, mỗi nghiệm thức lặp lại ba lần, gồm 15 đơn vị thí nghiệm. Trong đó khẩu phần cơ bản (BCT - 0) gà được cho ăn 100% bột cá nhạt, 4 khẩu phần còn lại có hàm lượng protein của bột cá nhạt được thay thế bằng hàm lượng protein của phụ phẩm bột cá tra ở các mức độ 25, 50, 75, 100%. Mỗi đơn vị thí nghiệm có 8 con gà Sao có khối lượng tương đương nhau là 406 ± 5,7 g/con. Có tổng cộng 120 con gà Sao được bố trí vào thí nghiệm.
  58. 45 Bảng 2.7: Các nghiệm thức của thí nghiệm Nghiệm thức Bột cá nhạt Bột phụ phẩm cá tra BCT - 0 100 % CP bột cá nhạt - BCT - 25 75 % CP bột cá nhạt 25% CP bột phụ phẩm cá tra BCT - 50 50 % CP bột cá nhạt 50% CP bột phụ phẩm cá tra BCT - 75 25 % CP bột cá nhạt 75% CP bột phụ phẩm cá tra BCT - 100 - 100% CP bột phụ phẩm cá tra Bảng 2.8: Thành phần nguyên liệu thức ăn của các khẩu phần thí nghiệm Nguyên liệu BCT-0 BCT-25 BCT-50 BCT-75 BCT-100 Ngô 36,3 36,6 36,2 36,6 36,4 Tấm 29 28 28 27 26 Cám 8,4 8,4 8,4 8,4 8,4 Khô dầu nành 15 15 15 15 15 Bột cá nhạt 11,1 8,4 5,55 2,8 - Bột phụ phẩm cá tra - 3,4 6,65 10 14 Tổng cộng 100 100 100 100 100 Premix vitamin được bổ sung 0,2 % cho tất cả các đơn vị thí nghiệm, Bio-pharmachemie (Bio-ADE+B.complex premix), 1kg chứa: 3.100.000 UI vitamine A, 1.100.000 UI vitamine D3, 300 UI vitamine E, 320 mg B1, 140 mg B2 1.000 mg niacinamide, 600 mg B6, 1.200 mcg B12, 1.000 mg vitamine C, 130 mg acid folic. Bio-pharmachemie (Bio-chicken minerals), 1 kg chứa: 10.800 mg Mn, 2.160 mg Fe, 7.200 mg Zn, 1.260 mg Cu, 144 mg iodine, 21,6 mg Co, 14,4 mg Se, 40 mg acid folic, 4.800 mcg biotin, 20.000 mg choline chloride.
  59. 46 Bảng 2.9: Thành phần dinh dưỡng của các khẩu phần thí nghiệm Nghiệm thức Chỉ tiêu, % BCT-0 BCT-25 BCT-50 BCT-75 BCT-100 DM 89,3 89,5 89,6 89,7 89,8 OM 93,8 93,1 92,8 92,6 92,1 CP 18,2 18,1 18,0 18,2 18,1 EE 6,58 7,01 7,14 7,28 7,49 CF 4,00 4,14 4,29 4,51 4,58 NDF 22,7 23,1 23,4 23,7 23,7 Ash 6,25 6,89 7,23 7,42 7,88 ME (MJ/kg) 13,01 13,00 12,98 12,97 12,96 ME(Kcal/kg) 3107 3105 3100 3098 3097 ME: năng lượng trao đổi là kết quả từ thí nghiệm 2 và Janssen và cs. (1989) [75]. 2.3.5 Thu mẫu và phân tích hóa học Thức ăn hàng ngày được xác định bằng cách cân khối lượng thức ăn mỗi lần cho ăn trong ngày. Sáng hôm sau cân khối lượng thức ăn thừa. Từ đó tính được mức ăn vào thực sự mỗi ngày. Mẫu thức ăn cho ăn và thức ăn thừa được thu thập 1 lần mỗi tuần và được sấy khô ở nhiệt độ là 550C, nghiền mịn chuẩn bị phân tích các thành phần hóa học gồm: DM, OM, CP, Ash, EE, CF và NDF. DM được xác định bằng cách sấy ở 1050C trong 12 giờ. OM và Ash được xác định bằng cách nung mẫu ở 5500C trong 3 giờ. CP được xác định bằng phương pháp Kjeldahl và EE được xác định bằng cách dùng ethyl ether chiết xuất trong hệ thống Soxhlet (AOAC, 1990) [51]. Phân tích CF và NDF được thực hiện theo phương pháp của Van Soest và cs. (1991) [120]. Gà thí nghiệm được cân vào mỗi tuần trong suốt thời gian thí nghiệm, cân vào lúc sáng sớm trước khi cho ăn để xác định tăng trọng. 2.3.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm: lượng ăn vào trong suốt quá trình thí nghiệm, tăng khối lượng, hệ số chuyển hóa thức ăn.
  60. 47 Lượng thức ăn ăn vào được xác định bằng cách cân lượng thức ăn cho ăn hàng ngày và lượng thức ăn thừa vào sáng hôm sau để xác định lượng thức ăn ăn vào hàng ngày. Tăng khối lượng của gà (g/con/ngày) được xác định bằng cách cân khối lượng từng gà khi bố trí thí nghiệm để xác định khối lượng ban đầu, sau đó cân vào cuối mỗi tuần và lúc kết thúc thí nghiệm. Gà thí nghiệm được xác định khối lượng từng con và toàn bộ số gà có trong mỗi đơn vị thí nghiệm lúc sáng sớm trước khi cho ăn để xác định tăng khối lượng của gà theo tuần. Tăng khối lượng của gà được tính theo công thức: Tăng khối lượng (g/con/ngày) = (Khối lượng cuối thí nghiệm - Khối lượng đầu thí nghiệm)/số ngày thí nghiệm Hệ số chuyển hóa thức ăn được tính bằng cách lấy số lượng thức ăn ăn vào trong giai đoạn chia cho tăng khối lượng theo giai đoạn. Các chỉ tiêu thành phần thân thịt, các cơ quan nội tạng được thực hiện bằng cách chọn 4 con gà có khối lượng đại diện trong mỗi đơn vị thí nghiệm để mổ khảo sát và chọn mẫu thịt ức và thịt đùi để phân tích thành phần chất dinh dưỡng của thịt gà Sao. 2.3.7 Xử lý số liệu Số liệu của thí nghiệm thu được sẽ được xử lý sơ bộ bằng chương trình Excel (2007) và phân tích phương sai theo mô hình tuyến tính tổng quát (General Linear Model) trên phần mềm Minitab 13.21 (2000). Kết quả thí nghiệm được trình bày trong các bảng số liệu là giá trị trung bình ± sai số của số trung bình. Sử dụng phép thử Tukey của chương trình Minitab 13.21 (2000) để so sánh sự khác biệt thống kê giữa các trung bình nghiệm thức với độ tin cậy 95%. Các giá trị trung bình được coi là khác nhau có ý nghĩa thống kê khi P 0,05.
  61. 48 2.4 Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của bã bia trong khẩu phần đến tăng trọng và hiệu quả kinh tế của gà Sao nuôi thịt 2.4.1 Đối tượng thí nghiệm Gà Sao được nuôi úm từ mới nở đến 4 tuần tuổi bằng thức ăn hỗn hợp có 20% CP và 2850 kcal ME/kg. Gà trước khi đưa vào thí nghiệm được tiêm vaccine phòng dịch tả gà, đậu gà và tụ huyết trùng. Sau giai đoạn úm, gà Sao được bố trí vào thí nghiệm ở 5 tuần tuổi. 2.4.2 Chuồng trại thí nghiệm Trại được lợp bằng lá hai mái, các dãy chuồng lồng được đóng bằng gỗ có diện tích 1,5 m2. Sàn chuồng được lót bằng lưới kẽm cách nền 60 cm, xung quanh mỗi ngăn chuồng được bao kín bằng lưới kẽm và phía trên chuồng được che phủ bằng lưới nylon. Mỗi ngăn chuồng lồng có diện tích 150 x 100 x 60 cm. Dưới đáy chuồng lồng được lắp đặt miếng nhựa plastic để hứng chất thải. 2.4.3 Thức ăn thí nghiệm Thức ăn sử dụng trong thí nghiệm là thức ăn hỗn hợp tự trộn có 20% CP và 13,8 MJ ME/kg. Các nguyên liệu thức ăn được sử dụng để phối hợp khẩu phần được mua 1 lần từ một nguồn ổn định gồm ngô, tấm, cám, bột đậu nành và bột phụ phẩm cá tra trong suốt thời gian thí nghiệm. Riêng bã bia được mua 1 lần sử dụng cho 2 ngày và được trữ trong thùng có nắp đậy kín, để bảo quản trong điều kiện yếm khí. 2.4.4 Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm thức tương ứng với 5 khẩu phần thí nghiệm, là 5 mức độ thức ăn hỗn hợp giảm dần: 100; 80; 60; 40 và 20%, trong khi bã bia được cho ăn tự do, mỗi nghiệm thức được lặp lại ba lần. Mỗi đơn vị thí nghiệm gồm 10 con gà Sao, có khối lượng tương đương nhau (334 - 352 g/con). Thí nghiệm được thực hiện trong 10 tuần. Tổng số gà thí nghiệm là 150 con.
  62. 49 Bảng 2.10: Thành phần nguyên liệu thức ăn của khẩu phần thí nghiệm Thành phần nguyên liệu Tỷ lệ, % Ngô 39,6 Tấm 28,0 Cám 8,40 Bột đậu nành 12,0 Phụ phẩm bột cá tra 12,0 Tổng cộng 100 Premix khoáng - vitamin được bổ sung ở mức 0,2 % cho tất cả các đơn vị thí nghiệm. Bio-pharmachemie (Bio-ADE+B.complex premix), 1kg chứa: 3.100.000 UI vitamine A, 1.100.000 UI vitamine D3, 300 UI vitamine E, 320 mg B1, 140 mg B2 1.000 mg niacinamide, 600 mg B6, 1.200 mcg B12, 1.000 mg vitamine C, 130 mg acid folic. Bio-pharmachemie (Bio-chicken minerals), 1 kg chứa: 10.800 mg Mn, 2.160 mg Fe, 7.200 mg Zn, 1.260 mg Cu, 144 mg iodine, 21,6 mg Co, 14,4 mg Se, 40 mg acid folic, 4.800 mcg biotin, 20.000 mg choline chloride. Bảng 2.11: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp và bã bia Chỉ tiêu Thức ăn hỗn hợp Bã bia DM (%) 88,4 25,9 OM (%) 95,1 96,4 CP (%) 20,4 29,9 EE (%) 5,4 18,1 CF (%) 2,2 16,3 NDF (%) 18,8 71,7 Ash (%) 5,1 3,6 ME (MJ/kg DM) 13,8 7,4 ME (kcal/kg DM) 3298 1768 ME: năng lượng trao đổi là kết quả từ thí nghiệm 2 và Janssen và cs. (1989) [75]. 2.4.5 Thu mẫu và phân tích hóa học Thức ăn hàng ngày được xác định bằng cách cân khối lượng thức ăn mỗi lần cho ăn trong ngày, sáng hôm sau cân khối lượng thức ăn thừa, từ đó tính được mức ăn vào thực sự mỗi ngày. Mẫu thức ăn cho ăn và thức ăn thừa được thu thập 1 lần mỗi tuần và được sấy khô ở nhiệt độ là 550C, nghiền mịn chuẩn bị
  63. 50 phân tích các thành phần hóa học gồm: DM, OM, CP, Ash, EE, CF và NDF. DM được xác định bằng cách sấy ở 1050C trong 12 giờ. OM và Ash được xác định bằng cách nung mẫu ở 5500C trong 3 giờ. CP được xác định bằng phương pháp Kjeldahl và EE được xác định bằng cách dùng ethyl ether chiết xuất trong hệ thống Soxhlet (AOAC, 1990) [51]. Phân tích CF và NDF được thực hiện theo phương pháp của Van Soest và cs. (1991) [120]. Gà thí nghiệm được cân vào mỗi tuần trong suốt thời gian thí nghiệm, cân vào lúc sáng sớm trước khi cho ăn để xác định tăng khối lượng. 2.4.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm: lượng ăn vào trong suốt quá trình thí nghiệm, tăng khối lượng, hệ số chuyển hóa thức ăn và các chỉ tiêu thành phần thân thịt, các cơ quan nội tạng. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu trên như đã được mô tả trong thí nghiệm 3. 2.4.7 Xử lý số liệu Số liệu của thí nghiệm thu được sẽ được xử lý sơ bộ bằng chương trình Excel (2007) và phân tích phương sai theo mô hình tuyến tính tổng quát (General Linear Model) trên phần mềm Minitab 13.21 (2000). Kết quả thí nghiệm được trình bày trong các bảng số liệu là giá trị trung bình ± sai số của số trung bình. Sử dụng phép thử Tukey của chương trình Minitab 13.21 (2000) để so sánh sự khác biệt thống kê giữa các trung bình nghiệm thức với độ tin cậy 95%. Các giá trị trung bình được coi là khác nhau có ý nghĩa thống kê khi P 0,05.
  64. 51 2.5 Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của việc cung cấp cám với môn nước ủ chua và bột phụ phẩm cá tra đến tăng khối lượng của gà Sao nuôi thịt giai đoạn 6 - 13 tuần tuổi 2.5.1 Đối tượng thí nghiệm Gà Sao được nuôi úm 4 tuần tuổi bằng thức ăn hỗn hợp có 20% CP và 2850 kcal ME/kg. Gà trước khi đưa vào thí nghiệm được tiêm vaccine phòng dịch tả gà, đậu gà và tụ huyết trùng. Sau giai đoạn úm, gà Sao được bố trí vào thí nghiệm ở 5 tuần tuổi. 2.5.2 Chuồng trại thí nghiệm Chuồng được lợp bằng lá hai mái, ô chuồng được đóng bằng gỗ tre diện tích 1,5 m2. Nền chuồng lót trấu và phía trên chuồng được che phủ bằng lưới nylon. Mỗi ngăn chuồng có diện tích 150 x 100 x 60 cm. 2.5.3 Thức ăn thí nghiệm Thức ăn sử dụng trong thí nghiệm là cám, bột phụ phẩm cá tra và premix - khoáng - vitamin được mua 1 lần từ một nguồn ổn định trong suốt thời gian thí nghiệm. Riêng môn nước ủ chua được làm như sau: lá và thân được thái nhỏ (2 - 3 cm) để qua đêm trong nhà cho ráo nước, sau đó đóng gói trong túi nhựa kín không khí trong 10 - 15 ngày (khi môn nước chuyển màu vàng sẫm) thì sử dụng cho gà Sao ăn. 2.5.4 Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm thức tương ứng với 4 khẩu phần thí nghiệm, mỗi nghiệm thức lặp lại ba lần, gồm 12 đơn vị thí nghiệm. Mỗi đơn vị thí nghiệm có 10 con gà Sao có khối lượng tương đương nhau với khối lượng trung bình 403 g/con. Có tổng cộng 120 con gà Sao được bố trí vào thí nghiệm. Bốn nghiệm thức của thí nghiệm và công thức khẩu phần sử dụng trong thí nghiệm được trình bày qua bảng 2.12.
  65. 52 Bảng 2.12: Thành phần nguyên liệu thức ăn của các khẩu phần thí nghiệm Nguyên liệu thức ăn NT1 NT2 NT3 NT4 Bột phụ phẩm cá tra - - 5 5 Cám 75 Ăn tự do 71,2 Ăn tự do Môn nước ủ chua 25 Ăn tự do 23,8 Ăn tự do Tổng cộng 100 100 100 100 Premix khoáng - vitamin được bổ sung ở mức 0,2 % cho tất cả các đơn vị thí nghiệm. Bio-pharmachemie (Bio-ADE+B.complex premix), 1kg chứa: 3.100.000 UI vitamine A, 1.100.000 UI vitamine D3, 300 UI vitamine E, 320 mg B1, 140 mg B2 1.000 mg niacinamide, 600 mg B6, 1.200 mcg B12, 1.000 mg vitamine C, 130 mg acid folic. Bio-pharmachemie (Bio-chicken minerals), 1 kg chứa: 10.800 mg Mn, 2.160 mg Fe, 7.200 mg Zn, 1.260 mg Cu, 144 mg iodine, 21,6 mg Co, 14,4 mg Se, 40 mg acid folic, 4.800 mcg biotin, 20.000 mg choline chloride. Bảng 2.13: Thành phần dinh dưỡng của các nguyên liệu thí nghiệm (%DM) Môn nước Môn nước Bột phụ Nguyên liệu (%) Cám tươi ủ chua phẩm cá tra DM 88,9 17 28,7 91,9 OM 88,6 89,1 88,8 78,1 CP 11,1 18,2 19,6 65,4 EE 11,6 - - 12,7 CF 6,59 18,2 17,9 0,19 Ash 11,4 10,9 11,2 21,9 Oxalate (mg/100g) - 860 365 - 2.5.5 Thu mẫu và phân tích hóa học Thức ăn hàng ngày được xác định bằng cách cân khối lượng thức ăn mỗi lần cho ăn trong ngày, sáng hôm sau cân khối lượng thức ăn thừa, từ đó tính
  66. 53 được mức ăn vào thực sự mỗi ngày. Mẫu thức ăn cho ăn và thức ăn thừa được thu thập 1 lần mỗi tuần và được sấy khô ở nhiệt độ là 550C, nghiền mịn chuẩn bị phân tích các thành phần hóa học gồm: DM, OM, CP, Ash, EE, CF và NDF. DM được xác định bằng cách sấy ở 1050C trong 12 giờ. OM và Ash được xác định bằng cách nung mẫu ở 5500C trong 3 giờ. CP được xác định bằng phương pháp Kjeldahl và EE được xác định bằng cách dùng ethyl ether chiết xuất trong hệ thống Soxhlet (AOAC, 1990) [51]. Phân tích CF và NDF được thực hiện theo phương pháp của Van Soest và cs. (1991) [120]. Gà thí nghiệm được cân vào mỗi tuần trong suốt thời gian thí nghiệm, cân vào lúc sáng sớm trước khi cho ăn để xác định tăng trọng. 2.5.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm lượng ăn vào trong suốt quá trình thí nghiệm, tăng khối lượng, hệ số chuyển hóa thức ăn và các chỉ tiêu thành phần thân thịt, các cơ quan nội tạng. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu trên như đã được mô tả trong thí nghiệm 3. 2.5.7 Xử lý số liệu Số liệu của thí nghiệm thu được sẽ được xử lý sơ bộ bằng chương trình Excel (2007) và phân tích phương sai theo mô hình tuyến tính tổng quát (General Linear Model) trên phần mềm Minitab 13.21 (2000). Kết quả thí nghiệm được trình bày trong các bảng số liệu là giá trị trung bình ± sai số của số trung bình. Sử dụng phép thử Tukey của chương trình Minitab 13.21 (2000) để so sánh sự khác biệt thống kê giữa các trung bình nghiệm thức với độ tin cậy 95%. Các giá trị trung bình được coi là khác nhau có ý nghĩa thống kê khi P 0,05.
  67. 54 Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Ảnh hưởng của giống gà đến kết quả xác định giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (MEN) trong thức ăn Bảng 3.1: Kết quả xác định giá trị ME và MEN trong thức ăn Giống gà thí nghiệm Chỉ số Lương SE/P Cobb 500 Sao Phượng ME (kcal/kg DM) 3076,4a 3184,8b 3349,2c 15,7/0,004 Nitơ tích lũy (g/kg DM) 12,04a 14,78b 17,33c 0,56/0,001 a b c MEN (kcal/kg DM) 2977,5 3063,3 3206,7 12,8/0,002 a b c MEN (kcal/kg NT) 2747,9 2827,1 2959,5 11,6/0,002 a b c MEN (MJ/kg DM) 12,46 12,82 13,42 0,06/0,003 a b c MEN (MJ/kg NT) 11,50 11,83 12,38 0,06/0,003 (NT: nguyên trạng, Các giá trị trung bình mang các chữ a, b, c trên cùng một hàng khác nhau là khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức P 0,05). Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy có sự sai khác về giá trị ME giữa các giống gà. Giá trị ME cao nhất ở gà Sao (3349,2 kcal/kg DM) và thấp nhất ở gà Lương Phượng (3076,4 kcal/kg DM). Khoảng chênh lệch về giá trị ME trong thức ăn thí nghiệm ở 2 giống gà Sao và gà Cobb 500 là 4,91%. Trong khi đó sai khác về giá trị ME giữa gà Sao so với gà Lương Phượng là 8,87%. Sai khác về giá trị ME giữa gà Cobb 500 và gà Lương Phượng là 3,52%. Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy sự sai khác đáng kể về lượng nitơ tích lũy ở 3 giống gà thí nghiệm. Lượng nitơ tích lũy từ thức ăn là cao nhất ở giống gà Sao (17,33 g/kg DM), và thấp nhất ở giống gà Lương Phượng (12,04 g/kg DM). Khoảng chênh lệch về giá trị nitơ tích lũy trong thức ăn thí nghiệm ở 2 giống gà Sao và gà Cobb 500 là 17,3%. Trong khi đó sai khác về giá trị nitơ tích lũy giữa
  68. 55 gà Sao so với gà Lương Phượng là 43,1%. Sự sai khác về giá trị nitơ tích lũy giữa gà Cobb 500 và Lương Phượng là 22,8%. Hàm lượng nitơ từ thức ăn là giống nhau giữa các giống gà, nhưng ở giống gà Sao có lượng nitơ tích lũy từ thức ăn cao nhất, điều này chứng tỏ hàm lượng nitơ trong chất thải của gà Sao là thấp nhất, sự sai khác này nguyên nhân có thể là do gà Sao là loài động vật hoang dã, sống trong điều kiện tự nhiên kham khổ thời gian dài nên sử dụng thức ăn hiệu quả hơn giống gà Lượng Phượng và gà Cobb 500. Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P 0,05) về giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ của khẩu phần thí nghiệm khi xác định trên 3 giống gà khác nhau. Giá trị MEN (kcal/kg DM) của thức ăn thí nghiệm ở gà Sao, gà Lương Phượng và Cobb 500 lần lượt là: 3.206,7; 2.977,5 và 3.063,3. Giá trị MEN cao nhất ở gà Sao (3.206,7 kcal/kg DM) và thấp nhất ở gà Lương Phượng (2.977,5 kcal/kg DM). Khoảng chênh lệch về giá trị MEN trong thức ăn thí nghiệm ở 2 giống gà Sao và gà Cobb 500 là 4,46%. Trong khi đó sai khác về giá trị ME giữa gà Sao so với gà Lương Phượng là 7,14%. Sai khác về giá trị MEN giữa gà Cobb 500 và gà Lương Phượng là 2,81%. Giá trị ME và MEN của gà Sao đều cao hơn gà Cobb 500 và gà Lương Phượng. Điều này cho thấy khả năng khai thác năng lượng thức ăn của gà Sao là rất tốt, sự chênh lệch cao hơn này nên được sử dụng để tính chuyển đổi giá trị ME cho gà Sao từ các cơ sở dữ liệu đã có sẵn của các giống gà khác trong nước. 3.2 Giá trị năng lượng trao đổi và tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của một số loại thức ăn phổ biến ở Đồng bằng Sông Cửu Long cho gà Sao giai đoạn sinh trưởng 3.2.1 Giá trị MEN của một số loại thức ăn phổ biến ở Đồng bằng Sông Cửu Long cho gà Sao giai đoạn sinh trưởng Kết quả phân tích thành phần các chất dinh dưỡng tổng số của các mẫu nguyên liệu thức ăn được trình bày ở bảng 3.2. Kết quả về giá trị năng lượng tổng số (GE) của 5 loại nguyên liệu thức ăn sử dụng trong thí nghiệm này biến động