Luận án Nghệ thuật trang trí lăng Hoàng gia tại Gò Công (tỉnh Tiền Giang)

pdf 272 trang Bích Hải 08/04/2025 450
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghệ thuật trang trí lăng Hoàng gia tại Gò Công (tỉnh Tiền Giang)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_an_nghe_thuat_trang_tri_lang_hoang_gia_tai_go_cong_tinh.pdf

Nội dung text: Luận án Nghệ thuật trang trí lăng Hoàng gia tại Gò Công (tỉnh Tiền Giang)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN ĐẮC THÁI NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ LĂNG HOÀNG GIA TẠI GÒ CÔNG (TỈNH TIỀN GIANG) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT Tp. Hồ Chí Minh - 2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN ĐẮC THÁI NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ LĂNG HOÀNG GIA TẠI GÒ CÔNG (TỈNH TIỀN GIANG) LUẬN LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật Mã số: 9210101 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Trương Quốc Bình TS. Trần Đình Hằng Tp. Hồ Chí Minh - 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án tiến sĩ Nghệ thuật trang trí lăng Hoàng gia tại Gò Công (tỉnh Tiền Giang) là công trình nghiên cứu khoa học của tôi dưới sự hướng dẫn của GS.TS Trương Quốc Bình và TS Trần Đình Hằng. Những vấn đề nghiên cứu cùng những ý kiến tham khảo trong luận án là trung thực, khách quan, tài liệu đều có chú thích nguồn gốc đầy đủ, xuất xứ rõ ràng. Tp.HCM, ngày 15 tháng 03 năm 2024 Tác giả luận án Nguyễn Đắc Thái
  4. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BAVH Bulletin des Amis du Vieux Hue NB Nam Bộ ĐBNB Đồng bằng Nam Bộ ĐKLM Điêu khắc lăng mộ GS Giáo sư KTLM Kiến trúc lăng mộ LM Lăng mộ NTĐK Nghệ thuật điêu khắc NTTH Nghệ thuật tạo hình NCS Nghiên cứu sinh NXB Nhà xuất bản PGS Phó giáo sư TG Tác giả Tr. Trang VHNT Văn hóa Nghệ thuật
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 5 4. Cách tiếp cận và Phương pháp nghiên cứu ................................................. 7 5. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 10 6. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................... 11 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .................................................................. 12 8. Bố cục luận án ........................................................................................... 13 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT LĂNG HOÀNG GIA TẠI GÒ CÔNG (TỈNH TIỀN GIANG) .......................................................................................................... 15 1.1. Cơ sở lý luận và lý thuyết ........................................................................ 15 1.2. Khái lược về lăng Hoàng gia tại Gò Công ............................................... 37 1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................... 42 Tiểu kết ............................................................................................................ 59 Chương 2 BIỂU HIỆN TẠO HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ TẠI GÒ CÔNG (TỈNH TIỀN GIANG) ............................. 61 2.1 Đề tài và chất liệu ...................................................................................... 61 2.2 Những đặc điểm cơ bản nghệ thuật trang trí lăng Hoàng gia ................... 88 Tiểu kết ............................................................................................................ 98 Chương 3 NHỮNG GIÁ TRỊ ĐẶC TRƯNG VÀ VẤN ĐỀ CẦN BÀN LUẬN VỀ NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ LĂNG HOÀNG GIA ............ 101 3.1 Những giá trị đặc sắc nghệ thuật trang trí lăng Hoàng gia ..................... 101 3.2 Vấn đề cần bàn luận ................................................................................ 119 3.3 Ý kiến đề xuất về bảo tồn và phát huy giá trị ......................................... 135 Tiểu kết ......................................................................................................... 138 KẾT LUẬN .................................................................................................. 141
  6. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................................. 145 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 146 MỤC LỤC PHỤ LỤC ................................................................................... 155 PHỤ LỤC 01 BẢN ĐỒ VỊ TRÍ - SƠ ĐỒ KIẾN TRÚC LĂNG HOÀNG GIA ....... 156 PHỤ LỤC 02 HOA VĂN TRANG TRÍ – CHẤT LIỆU GỖ ....................... 160 PHỤ LỤC 03 HOA VĂN TRANG TRÍ - CHẤT LIỆU GẠCH, ĐÁ - VÔI VỮA ...... 232 PHỤ LỤC 04 HỆ THỐNG ĐỒ HỌA HÓA MỘT SỐ CHI TIẾT ............... 259
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nhà Nguyễn là vương triều cuối cùng của thời đại quân chủ Việt Nam được thành lập từ khi vua Gia Long lên ngôi năm 1802 cho đến lúc vua Bảo Đại thoái vị vào tháng 8 năm 1945. Trải qua những biến đổi to lớn về chính trị và kinh tế xã hội, trên cơ sở những thành tựu của văn hóa dân tộc qua các thời Lý-Trần-Lê và phát huy những tinh hoa của văn hóa Phú Xuân từ những nỗ lực của các đời chúa Nguyễn, văn hóa Việt Nam thời nhà Nguyễn không những không bị lụi tàn mà còn phát triển rực rỡ trong tất cả mọi lĩnh vực từ kiến trúc, xây dựng, thủ công nghiệp, đến khoa học, giáo dục, tôn giáo tín ngưỡng, văn chương nghệ thuật Trong các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, triều Nguyễn đã để lại một kho di sản lớn nhất trong lịch sử phát triển của đất nước. Nhìn chung, các hoạt động văn hóa nghệ thuật thời Nguyễn đã để lại cho hậu thế một kho tàng di sản hết sức phong phú và đa dạng. Kho tàng di sản đồ sộ này, bao gồm cả di sản vật thể và di sản phi vật thể, trải rộng trên cả nước từ Bắc chí Nam, là kết quả lao động sáng tạo của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Về kiến trúc, nhà Nguyễn đã cho xây dựng khá nhiều công trình tiêu biểu tại các đô thị lớn như Hà Nội ở phía Bắc và Gia Định ở miền Nam và hầu khắp các các trung tâm hành chính tại các địa phương. Trong đó, có các lỵ sở hành chính như Sơn Tây, Bắc Ninh, Nam Định, Nghệ An Nhiều công trình văn hóa có ý nghĩa được tạo lập như Văn miếu Trấn Biên, Văn miếu Vĩnh Long, Đền thờ Thoại Ngọc hầu ở các tỉnh miền Nam. Đáng lưu ý là trong thời cận đại tại vùng đất Nam Bộ có khá nhiều dinh thự của các đại điền chủ được đầu tư xây dựng rất xa hoa lộng lẫy. Trong số này, lăng Hoàng gia, nơi an táng và thờ phụng Quận công Phạm Đăng Hưng, cha của bà Từ Dụ, ông ngoại của vua Tự Đức tại Thị xã Gò Công,
  8. 2 Tỉnh Tiền Giang là một công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc có vai trò không nhỏ. Dòng họ Phạm Đăng ở Nam Bộ là một trong những dòng họ lớn và có mặt sớm trong quá trình theo chân mở cõi xuôi về phương Nam của nhà Nguyễn. Dòng họ này sinh ra đức Từ Dụ, một trong những đại diện tiêu biểu Ngoại thích của triều đình Nguyễn và chính Bà là người có ảnh hưởng ít nhiều đến tư tưởng của vua Tự Đức sau này Do vị trí hết sức quan trọng thể hiện sự tôn kính và quyền lực của nhà vua mà lăng Hoàng gia - công trình kiến trúc độc đáo được xây dựng bởi các nghệ nhân tài hoa bậc nhất chuyên xây dựng lăng tẩm, cung đình đến từ Huế và mang đậm phong cách, điển chế cung đình tại vùng đất phương Nam. Nghệ thuật trang trí tại lăng Hoàng gia tại Gò Công (Tỉnh Tiền Giang) chứa đựng nhiều nội hàm ý nghĩa về tư tưởng, giá trị sống của dòng tộc Ngoại thích, trong một giai đoạn của lịch sử triều Nguyễn. Tại vùng đất Nam Bộ các dinh thự của các đại điền chủ khá nhiều, được đầu tư xa hoa lộng lẫy, nghệ thuật trang trí tại các công trình này cũng rất ấn tượng, có sự ảnh hưởng giao thoa của nghệ thuật cung đình và nghệ thuật trang trí phương Tây. Sự xa hoa lộng lẫy của các công trình, trong đó nổi bật là nghệ thuật trang trí được nhiều nhà nghiên cứu nhắc đến như một biểu tượng sự giàu có của vùng Nam Bộ như: Nhà trăm cột Cần Đước, dinh Nguyễn Hữu Hào, nhà công tử Bạc Liêu, hay nhà cổ Bình Thủy - Cần Thơ Ngoài ra, các công trình mang giá trị biểu tượng về văn hóa lịch sử như lăng mộ Trương Công Định, lăng tả quân Lê Văn Duyệt đều là những công trình mang đậm dấu ấn của triều đình Nguyễn khi mở rộng bở cõi về vùng đất phương Nam. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào tập trung vào công trình đức Quốc Công Từ - một công trình mang giá trị lịch sử rất đặc trưng của cung đình Huế, thể hiện sự giao thoa và tiếp biến văn hóa phương tây với văn hóa bản địa, tạo nên yếu tố đặc trưng của mỹ thuật thời Nguyễn. Chính vì thế, Nghiên cứu sinh chọn
  9. 3 vấn đề “Nghệ thuật trang trí lăng Hoàng gia tại Gò Công (tỉnh Tiền Giang)” để làm Luận án Tiến sỹ Nghệ thuật học. Việc nghiên cứu nghệ thuật trang trí tại lăng Hoàng gia tại Gò Công thông qua biểu tượng họa tiết hoa văn trang trí là chìa khóa giải mã những giá trị sống và giá trị nghệ thuật của một giai đoạn lịch sử. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về biểu tượng dựa trên di sản văn hóa vật thể: kiến trúc, điêu khắc, hội họa và phi vật thể, tín ngưỡng phong tục, tập quán nghệ thuật trang trí trong các công trình kiến trúc cổ chứa đựng nhiều nội hàm ý nghĩa về tư tưởng, giá trị sống của chủ nhân công trình kiến trúc đó. Các nhà nghiên cứu văn hóa đã đưa ra những lí giải rất phong phú dựa trên hệ thống hoa văn trang trí truyền thống trong những công trình kiến trúc trúc cổ, đặc biệt là không gian tâm linh truyền thống nhà từ đường cổ xưa. Cùng với những gì còn lưu lại trên di sản mang tính vật thể, những giá trị văn hóa, giá trị tinh thần tạo nét riêng của gia chủ. Đức Quốc công từ - Phạm Đăng Hưng - lăng Hoàng gia tại Gò Công (Tỉnh Tiền Giang) là một trong những công trình tiêu biểu cho dòng chảy xuôi về phương Nam của nhà Nguyễn trên con đường mở cõi và phát triển đất nước. Nghệ thuật biểu hiện hình tượng trong hoa văn trang trí là một ngôn ngữ đặc biệt thể hiện những giá trị văn hóa của một hệ tư tưởng sống, bối cảnh xã hội và quan điểm nhân sinh của con người. Do đó không thể nghiên cứu các hình tượng trang trí một cách thật đầy đủ nếu xa rời ngôn ngữ tạo hình của nghệ thuật trang trí. Bởi giá trị thực sự của biểu tượng được xác lập không chỉ ở bình diện văn hóa chung trong đời sống cộng đồng mà còn định hình và biến đổi trong sự tiếp nhận và điều chỉnh của một cá nhân, mỗi chủ thể. Chính sự biến tấu cho phù hợp với hoàn cảnh sống được khắc họa trong nghệ thuật trang trí tại công trình đã tạo nên một sự khác biệt trên nền tảng gốc làm nên nét riêng cho mỹ thuật thời Nguyễn khi phát triển ở vùng đất Nam Bộ đặc biệt là tại Gò Công tỉnh Tiền Giang.
  10. 4 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu Xác định các biến thể điển hình của hệ biểu tượng biểu thức trang trí lăng Hoàng gia tại Gò Công. Chỉ ra các mối quan hệ giữa bình diện văn hóa, và bình diện tạo hình trong nghệ thuật trang trí, bình diện chủ thể, yếu tố con người trong ngữ cảnh lịch sử. Với mục tiêu tập trung nghiên cứu vào nghệ thuật trang trí tại lăng Hoàng gia để tìm ra sự chuyển biến và phát triển của loại hình nghệ thuật này khi có sự chuyển dịch từ kinh đô về phương Nam. Phân tích, giải mã ý nghĩa và tần số xuất hiện của các biểu thức trang trí trong bối cảnh xã hội và đời sống, nhằm khám phá được hệ tư tưởng của một vùng văn hóa. Nghiên cứu sẽ khái quát và nêu ra được nét đặc trưng nghệ thuật trang trí tại công trình lăng Hoàng gia, đối sánh với một số công trình lân cận và đặc biệt là kinh đô, để khái quát hóa nghệ thuật trang trí tại một thời kỳ lịch sử ở phương Nam. Đây là một công trình thuộc phẩm hoàng thân quốc thích, Phạm Đăng Hưng cha của bà Từ Dụ, ông ngoại của vua Tự Đức, chính vì thế mà công trình có những quy định và thể chế riêng rất gần với những quy định của triều đình. Xác định được đặc trưng tiêu biểu của nghệ thuật trang trí lăng Hoàng gia tại Gò Công với yếu tố giao thoa văn hóa phương Đông và phương Tây, yếu tố kinh kỳ và văn hóa bản địa. Xác định sự ảnh hưởng của hệ tư tưởng trung tâm từ hoàng gia hoàng tộc được thể hiện qua các hình thái nghệ thuật trang trí tại công trình nhà từ đường và khu lăng mộ đức Quốc công Phạm Đặng Hưng. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Phân tích các biến thể và những trường hợp tiêu biểu của biểu thức trang trí trên công trình lăng Hoàng gia. Phân tích nghệ thuật tạo hình, hướng nghĩa biểu trưng chủ yếu của hệ thống hoa văn trang trí và chỉ ra các biến thể về phong cách tạo hình tiêu biểu thông qua lọai hình nghệ thuật trang trí cách điệu.
  11. 5 Dựa vào yếu tố bối cảnh lịch sử của triều đại, xác định mối quan hệ chủ yếu giữa hệ biểu tượng biểu thức trang trí và các hệ biểu tượng văn hóa khác. Phân tích sự kết hợp sự điều biến của các hệ biểu tượng trong mối quan hệ tương phản, tương tác - bổ sung, tương đồng về ý nghĩa dưới cấp độ phủ đệ, dinh thự, từ đường sau cung đình vua chúa. Chứng minh sự lan tỏa yếu tố trung tâm Kinh Đô đến vùng ngoại vi đất phương Nam trên cơ sở họ ngoại thất. Thông qua những đặc điểm nổi bật trong sự biến đổi ý nghĩa, hình thức của các biểu thức trang trí trên công trình, tìm hiểu về bản chất và quy luật của quá trình chuyển hóa một hệ biểu tượng từ nghệ thuật tạo hình vào triết lý sống, văn hóa, đời sống tinh thần. Phát hiện ra sự sáng tạo và tiếp biến của một nền mỹ thuật có sự giao thoa văn hóa Đông Tây và lồng ghép yếu tố địa phương với yếu tố cung đình trong nghệ thuật trang trí lăng Hoàng gia tại Gò Công. Việc tìm hiểu về sự giao thoa biến đổi về mặt mỹ thuật của các biểu thức trang trí trên công trình thông qua ngôn ngữ tạo hình trang trí, có thể đem đến một cái nhìn đầy đủ hơn về giá trị của nghệ thuật trang trí tại lăng Hoàng gia. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Tập trung nghiên cứu vào hoa văn chạm khắc của hệ biểu thức trang trí trong công trình lăng Hoàng gia tại Gò Công (Tỉnh Tiền Giang). Phân nhóm đối tượng hoa văn trên cơ sở chất liệu tạo hình. Nhóm đối tượng là hoa văn trang trí chạm khắc trên gỗ, mang yếu tố giá trị kinh điển tập trung vào khu vực nhà từ đường. Nhóm đối tượng và hoa văn chạm khắc trên chất liệu vôi vữa tập trung ở khu lăng mộ. Nội dung, ý nghĩa, hình thức mỹ thuật của từng hoa văn họa tiết được xem như một đối tượng nghiên cứu chính. Để từ đó phân tích, đối sánh đưa ra những nhận định, đánh giá những giá trị nghệ thuật đóng góp phổ quát vào đặc trưng chung của nghệ thuật trang trí trong bối cảnh mỹ thuật thời Nguyễn tại vùng đất phương Nam.
  12. 6 Về mặt tạo hình mỹ thuật nhóm đối tượng hoa văn trang trí được tập trung chuyên sâu vào từ vị trí, công năng, phương thức phân bổ, phân chia tỷ lệ bố cục tạo hình... Tập trung các yếu tố tạo hình cơ bản như: bố cục, đường nét, mảng diện, khối lồi lõm, màu sắc, vật liệu kết hợp...Nghiên cứu ngôn ngữ chất liệu như: biểu cảm bề mặt, kỹ thuật thể hiện, thủ pháp tạo hình, hài hòa, nhịp điệu, chính phụ.... trên các cấu kiện cụ thể và trong tổng thể kiến trúc. Về mặt giá trị ngữ nghĩa nghiên cứu nội dung được thể hiện thông qua các đề tài, nhóm đề tài, nhóm các mô-tip trang trí trên từng vị trí cấu kiện và chức năng các hạn mục trong công trình. Ý nghĩa các thông điệp được gửi gắm chuyển tải hệ tư tưởng và triết lý sống của một gia tộc lớn, vương phủ họ ngoại của bật đế vương có ảnh hưởng khá rõ nét trong lịch sử triều Nguyễn. Hệ thống hoa văn trang trí đã làm rõ sự tương tác giữa ý nghĩa biểu tượng trong biểu thức trang trí với đời sống tinh thần của con người trong những điển chế phong kiến chặt chẽ. Tính thẩm mỹ của các hoa văn họa tiết trang trí là đối tượng được tập trung xem xét và phân tích. Từ đó định hướng được việc tìm ra những giá trị thẩm mỹ thuật nhất định của công trình nghiên cứu. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: tập trung vào khu vực nhà từ đường đức Quốc công Phạm Đăng Hưng và khu vực lăng mộ. Đối tượng phân tích, khảo sát chủ yếu của nghiên cứu gồm: họa tiết trang trí và các hoa văn chạm khắc trong công trình được thể hiện qua các chất liệu gỗ, vôi vữa dưới góc nhìn của nghệ thuật tạo hình mỹ thuật. Thống kê toàn bộ và hệ thống hóa biểu thức trang trí lý giải và phân tích giá trị tạo hình và giá trị biểu tượng trang trí hóa. Bên cạnh đó, để xác định sự giao thoa và tiếp biến, phạm vi nghiên cứu về văn hóa và giá trị lịch sử được mở rộng tại một số công trình tiêu biểu của vùng đất Nam Bộ có cùng lịch đại. Hình thành nên một vùng tiếp biến các giá trị kinh đô khi nhà Nguyễn mở rộng bờ cõi về phương Nam. So sánh đánh giá sự khác biệt và biến tấu của
  13. 7 đức Quốc Công Từ tại Gò Công bản địa, Tiền Giang và tại Kim Long, Huế yếu tố trung tâm kinh đô. Phạm vi thời gian, nghiên cứu tập trung vào thời kỳ nửa cuối thế kỷ XVIII đến nữa đầu thế kỷ XX. Đây là giai đoạn đất nước có nhiều biến động trong đời sống kinh tế - xã hội, văn hóa nghệ thuật với sự du nhập của văn hóa phương Tây, và nhu cầu lịch sử về lịch về mở rộng bờ cõi về phương Nam của nhà Nguyễn. Trong bối cảnh đó sự trỗi dậy của yếu tố bản địa cũng góp phần làm cho sự tiếp biến văn hóa nghệ thuật, biểu hiện rõ nét là nghệ thuật trang trí có nhiều yếu tố đặc trưng của một giai đoạn lịch sử này . 4. Cách tiếp cận và Phương pháp nghiên cứu 4.1 Cách tiếp cận Luận án vận dụng cách tiếp cận liên ngành để nhìn nhận đối tượng nghiên cứu ở các góc độ khác nhau như Mỹ thuật, lịch sử, văn hóa Kiến trúc, Design, Văn hóa học, Sử học, Dân tộc học nghệ thuật, Xã hội học nghệ thuật, Tâm lý học thị giác, Triết học, Mỹ học ... Qua đó, NCS sẽ có được cái nhìn đa chiều về đối tượng nghiên cứu về bối cảnh hình thành, ý nghĩa của các các biểu tượng trang trí, vai trò đối với kiến trúc, những biểu hiện về tạo hình... nhằm phát hiện, làm rõ những đặc trưng và giá trị của đối tượng nghiên cứu. Trên cơ sở đó, phân tích, đánh giá đối tượng nghiên cứu và các vấn đề liên quan dưới nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau. 4.2 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp mỹ thuật học: phân tích ý nghĩa giá trị mỹ thuật tạo hình của từng họa tiết, chú ý phân tích mối quan hệ giữa các hình thái mỹ thuật với bình diện hệ thống - cấu trúc, nghĩa sự vật – logic và nghĩa biểu trưng sự biến đổi ý nghĩa theo trục đồng đại và lịch đại trong bối cảnh lịch sử. So sánh, đối chiếu các yếu tố trên trục hệ hình của hệ biểu thức trang trí để làm rõ ý nghĩa của biểu trưng dựa trên những đặc điểm tương đồng và dị biệt. Phân tích về kỹ
  14. 8 thuật tạo hình đường nét hình khối màu sắc chất liệu, bố cục và nội dung đề tài trang trí. Khảo sát, lược tả nghệ thuật tạo hình của các thành phần hoa văn trang trí để tìm ra giá trị của mỹ thuật của một thời kỳ lịch sử tại vùng đất phương Nam nhưng mang đậm chất mỹ thuật cung đình. Phương pháp khảo sát điền dã: là phương pháp tiếp cận trực tiếp đối tượng nghiên cứu tại vị trí đang tồn tại. Trước tiên, tiến hành đo vẽ, ghi chép, chụp ảnh nhằm ghi nhận những thông tin thực nhất về đối tượng nghiên cứu trên thực tế về sự kết hợp của các đồ án trang trí và các yếu tố tạo hình. Từ đó, tiến hành thống kê, phân loại hoặc so sánh, đối chiếu để làm rõ những biểu hiện và đặc trưng của đối tượng nghiên cứu. Thu thập thông tin, quan sát, phân tích tài liệu, phân loại, thống kê, điều tra, phân tích di tích và hiện vật Phương pháp này tập trung tiếp cận, ghi chép, tổng hợp nguồn tư liệu từ việc phỏng vấn tiếp xúc trực tiếp với các nguồn thông tin thực địa, các câu chuyện, truyền thuyết, các tư liệu dân gian liên quan đến dòng tộc, các nội dung dòng chảy mỹ thuật triều Nguyễn xuôi về phương Nam đã định hình và phát huy một nền mỹ thuật đặc trưng tại vùng đất phương Nam từ những ngày đầu mở cõi. Qua quá trình tiếp cận, so sánh yếu tố đồng đại để bắt cầu tiếp cận giao thoa, tiếp biến với nhiều vùng văn hóa lịch sử khác nhau, đã làm cho nét đặc trưng này được biến thể nhưng không bị thôn tính, vẫn giữ được bản sắc, nhất là nhờ tiếp thu và vận dụng có chọn lọc, đã dần hình thành một nền mỹ thuật rất riêng trong giai đoạn vua Khải Định (1916-1925) Phương pháp tổng hợp và phân tích dữ liệu: Ghi chép và thống kê có định hướng, phân loại theo chủ đề và đề tài của từng đồ án trang trí riêng biệt, lựa chọn đồng bộ hóa về tư tưởng và triết lý Nho giáo và Lão giáo trong cách thể hiện các hoa văn họa tiết trang trí. Theo dòng lịch sử, từ nửa cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XX, khi nghiên cứu mỹ thuật xuất hiện ở Việt Nam cùng với sự tiếp xúc văn hóa phương Tây phương pháp tổng hợp phân tích dữ liệu đã được vận dụng. Đặc biệt trong lĩnh
  15. 9 vực ghi chép các yếu tố lịch sử văn hóa. Viện Viễn Đông Bác cổ (École française d’Extreme-Orient - EFEO) thành lập năm 1900 và năm 1902 trụ sở của EFEO được đặt ở Hà Nội. Tổ chức này với nhiệm vụ khai quật, khảo cổ, sưu tầm các bản thảo viết tay, bảo tồn các công trình, nghiên cứu về dân tộc học, ngôn ngữ và lịch sử các nước châu Á bằng phương pháp tổng hợp, phân loại dữ liệu. Từ điểm xuất phát trên, những nghiên cứu chuyên ngành ở các lĩnh vực như khảo cổ học, sử học, ngôn ngữ, tôn giáo, mỹ thuật được hình thành và phát triển cho đến ngày nay. Các học giả người Pháp là những người đầu tiên sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học phương Tây để nghiên cứu về nghệ thuật truyền thống ở Đông Dương như Gustave Dumoutier, L. Cadiere, Henri Parmentier, Victor Golubev, Louise Bezacier... Từ những năm 1880, Gustave Dumoutier (1850-1904), thành viên tương lai của Ủy ban cổ vật, đã đóng vai trò chủ chốt trong việc tổng hợp các di tích ở Hà Nội. Được giao nhiệm vụ thống kê và mô tả các di tích lịch sử ở Bắc Kỳ, ông mở đầu bằng việc nghiên cứu các ngôi chùa ở Hà Nội (Les Pagodes de Hanoi - Các chùa Hà Nội, 1887) [89]. Năm 1891, ông tiếp tục xuất bản Les Symboles, Les Emblèmes et les Accessoire du culture chez les Annamites (Những biểu tượng, hình tượng và đồ thờ văn hóa của người An Nam). Bên cạnh đó, nhà truyền giáo L. Cadière (1869-1955) vừa truyền đạo vừa nghiên cứu văn hóa Việt Nam trên các lĩnh vực ngôn ngữ học, sử học, dân tộc học, tôn giáo và mỹ thuật Từ năm 1901, L. Cadière đã công bố những nghiên cứu khoa học trên BEFEO, những nghiên cứu mỹ thuật quan trọng của ông là L’Art à Hue (Mỹ thuật ở Huế, Bulletin des Amis du Vieux Hue - BAVH, 1919) ấn phẩm đặc biệt có vị trí quan trọng trong thư mục nghiên cứu mỹ thuật Huế....[77]. L. Cadiere đã áp phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu một cách rất hiệu quả từ những bước đầu sơ khai nghiên cứu cho đến việc hình thành một kho tài liệu đồ sộ để lại hiện nay.
  16. 10 Phương pháp phân tích phong cách học – phương pháp phân tích lượng – tính (analyse quantito – qualitive): Dựa trên những đặc điểm định lượng và định tính của các biến thể trong bối cảnh thời kỳ, biến cố lịch sử, để tìm hiểu quy luật biến đổi của hệ tư tưởng trong biểu tượng của các biểu thức trang trí trên đức Quốc Công từ Gò Công thông qua các lọai hình nghệ thuật. So sánh kiểu lựa chọn, kết hợp tiêu biểu của các chủ thể công trình để đưa ra giá trị phong cách trong quá trình tiếp nhận và tiếp biến mang tính biểu tượng hóa cao. Phân tích mối quan hệ giữa con người – điển chế phong kiến – môi trường sống văn hóa trong quá trình định tính biểu tượng. Trong khi vận dụng phương pháp phân tích phong cách học cũng như phân tích về hình ảnh ngữ nghĩa luôn quan tâm đến chức năng thẩm mĩ của biểu tượng trong mối quan hệ với toàn bộ quần thể không gian nghệ thuật và yếu tố ngữ cảnh, đặc biệt là nhân tố chủ thể con người và bối cảnh văn hóa. Phương pháp so sánh, đối chiếu: trên cơ sở thông tin từ các nguồn tư liệu, các kết quả khảo sát thực địa, thống kê và phân loại, NCS sẽ so sánh, đối chiếu để làm rõ những vấn đề mà nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra. Nhằm tìm ra những đặc trưng nổi bật, sự khác biệt của đối tượng nghiên cứu trong nghệ thuật trang trí trên kiến trúc và nghệ thuật trang trí. Phương pháp kỹ thuật đồ họa hóa: nhằm làm rõ về mặt tạo hình nghệ thuật cho các hoa văn họa tiết thể hiện ở chất lượng cao. Kết hợp phương pháp mô hình hóa và phương pháp tiếp cận ký hiệu học, nhằm khái quát được khung biểu tượng của hệ biểu thức trang trí và các biến thể. 5. Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu nghệ thuật trang trí lăng Hoàng gia tại Gò Công là đi tìm tính hệ thống, nét đặc trưng tạo hình trang trí, mối liên hệ tương quan trên công trình kiến trúc thông qua mối tương quan của hoàn cảnh lịch sử, xã hội.
  17. 11 Xét từ nội dung nghiên cứu của đề tài luận án, bên cạnh đó là đưa ra những giả thuyết mang tính khoa học để trả lời cho những câu hỏi mà NCS đang hướng tới để chứng minh, luận giải và phân tích. Trong đó, nội dung chính là nghiên cứu nghệ thuật trang trí tại lăng Hoàng gia tại Gò Công, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau: - Câu hỏi nghiên cứu 1: Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành nghệ thuật trang trí tại lăng Hoàng gia tại Gò Công? - Câu hỏi nghiên cứu 2: Nội dung và hình thức trang trí lăng Hoàng gia tại Gò Công được biểu hiện như thế nào? - Câu hỏi nghiên cứu 3: Nghệ thuật trang trí tại lăng Hoàng gia tại Gò Công có những nét đặc trưng riêng biệt và hệ giá trị như thế nào trong quá trình xuôi về Phương Nam của triều đình nhà Nguyễn? - Câu hỏi nghiên cứu 4: Mối quan hệ hay sự tương đồng và khác biệt của đặc trưng phong cách nghệ thuật trang trí tại Nam bộ và ở Kinh đô Huế là gì? 6. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết 1: Nghiên cứu dòng tộc Phạm Đăng, đây là một trường hợp điển hình của dòng chảy lan tỏa văn hóa dòng họ Phạm Đăng từ phương Nam ra Kinh đô rồi từ Kinh đô vô phương Nam, ảnh hưởng đến nghệ thuật trang trí lăng Hoàng gia tại Gò Công. Giả thuyết 2: Giai đoạn sử kỳ vua Khải Định đã hình thành việc tiếp thu văn hóa phương Tây đặc biệt là nghệ thuật tạo hình, dần hình thành một xu hướng mỹ thuật mới cho Việt Nam, đánh dấu giai đoạn bản lề chuyển tiếp của xã hội phong kiến. Mỹ thuật thời Nguyễn đã làm nên giá trị mở ra thời kỳ “Phục hưng nền mỹ thuật Việt Nam” điều này đã tác động lên nội dung và hình thức của nghệ thuật trang trí lăng Hoàng gia tại Gò Công. Giả thuyết 3: Những yếu tố giao thoa và tiếp biến văn hóa phương Tây làm nên giá trị đặc trưng của nghệ thuật trang trí lăng Hoàng gia tại Gò Công.
  18. 12 Nghiên cứu hệ tư tưởng tính thẩm mỹ, hình thái mỹ thuật trên các hoa văn, họa tiết trang trí lăng Hoàng gia tại Gò Công. Góp phần cung cấp và làm sáng tỏ thêm các giá trị tạo hình và giá trị nội dung từ chủ đề các đồ án trang trí thông qua nghệ thuật chạm khắc thể hiện tính tư tưởng và sắc thái thẩm mỹ một giai đoạn lịch sử nhà Nguyễn xuôi về phương Nam và tác động của văn hóa phương Tây. Giả thuyết 4: Thông qua giá trị của nghệ thuật trang trí, hướng đến làm sáng tỏ diện mạo mỹ thuật thời Nguyễn trong dòng chảy mỹ thuật dân tộc xuôi về phương Nam. Yếu tố trung tâm đã dẫn dắt và phát triển yếu tố ngoại vi khi có sự lan tỏa, và phản kháng của yếu tố văn hóa bản địa. Khẳng định những phẩm chất, thuộc tính nghệ thuật đặc sắc và giá trị nghệ thuật mang đầy đủ tính khác biệt và tương đồng của nghệ thuật trang trí ở cấp hoàng thân quốc thích tại vùng đất Nam bộ và kinh đô Huế. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 7.1 Về mặt khoa học Trên cơ sở tổng quan vấn đề nghiên cứu, đề tài sẽ góp phần hệ thống hóa, phân tích những kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước về nghệ thuật trang trí nói chung và mỹ thuật triều Nguyễn nói riêng. Trên cơ sở phân tích bản chất của các lý thuyết trung tâm và ngoại vi, lý thuyết mỹ thuật học, lý thuyết biến đổi văn hóa, đề tài là một thể nghiệm về sự vận dụng đồng thời cả ba lý thuyết trên vào nghiên cứu một vấn đề cụ thể (nghệ thuật trang trí trong thời kỳ vua Khải Định và cận biên) theo hướng tiếp cận liên ngành. Nghiên cứu làm sáng rõ khái niệm tư tưởng Nho giáo trong mối tương quan giữa mỹ thuật trang trí và quan điểm về giá trị. Với các khái niệm điển chế cung đình, với tư cách là một trung tâm văn hóa và biện giải về những đặc thù văn hóa - lịch sử trong khoản thời gian cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX. Trên cơ sở các câu hỏi nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu, luận chứng và luận cứ được thu thập, phân tích một cách khách quan, khoa học và trung thực,
  19. 13 đề tài sẽ đi sâu vào nghiên cứu một vấn đề chưa từng được nghiên cứu một cách hệ thống trước đây với những kết luận cơ bản: Nghệ thuật trang trí cung đình Huế là sự nối tiếp và định hình nét đặc trưng thẩm mỹ trên con đường xuôi về phương Nam của thời Nguyễn, khu biệt nổi bật trong giai đoạn vua Khải Định. Nghệ thuật trang trí lăng Hoàng gia tại Gò Công (tỉnh Tiền Giang) có những đặc thù riêng do yếu tố địa - văn hóa - lịch sử đem lại, đặc biệt là sự cộng hưởng, lan tỏa giữa nghệ thuật cung đình và nghệ thuật trang trí của tại các điền chủ Nam bộ. Nghệ thuật trang trí - Mỹ thuật triều Nguyễn cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX có sự chuyển dịch chủ động, linh họat và hợp lý trên tinh thần tự tân, tự chủ, tiếp biến các giá trị văn hóa ngoại biên. 7.2 Về mặt thực tiễn Đề tài góp phần cung cấp những luận cứ thực tiễn, những luận điểm khoa học làm cơ sở tham chiếu cho giá trị mỹ thuật đặc trưng thời kỳ vua Khải Định mang rõ nét yếu tố phương Tây, tìm ra phương hướng kế thừa một cách biện chứng. Làm rõ vai trò của tính biểu tượng ý nghĩa trong hệ thống hoa văn trang trí triều Nguyễn. Góp phần làm sáng tỏ nhận diện bản sắc một nền văn hóa mỹ thuật. Sự giao thoa văn hóa đã làm nên một nền mỹ thuật đặc trưng. Từ đó, đề xuất hướng tổng quan và hình thành những luận điểm để xác định một phân đoạn mỹ thuật tạo hình rất đặc trưng và tiêu biểu cho thời kỳ có nhiều biến động lịch sử. Đó là hình thành nền mỹ thuật Khải Định là tiền đề của nền mỹ thuật xuôi về phương Nam đa dạng phong phú và mở đầu cho một thời kỳ phục hưng và giai đoạn bản lề cho nền mỹ thuật hiện đại sau này. 8. Bố cục luận án Ngoài phần Mở đầu (14 trang), Kết luận (04 trang), Tài liệu tham khảo (8 trang), Phụ lục (110 trang), nội dung của luận án gồm 3 chương: