Luận án Đổi mới công tác giáo dục, rèn luyện kỷ luật cho hạ sĩ quan, binh sĩ ở các trung đoàn bộ binh trong Quân đội hiện nay
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Đổi mới công tác giáo dục, rèn luyện kỷ luật cho hạ sĩ quan, binh sĩ ở các trung đoàn bộ binh trong Quân đội hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
luan_an_doi_moi_cong_tac_giao_duc_ren_luyen_ky_luat_cho_ha_s.docx
1 BÌA LUẬN ÁN.doc
2 BÌA TÓM TẮT TIẾNG VIỆT.doc
2 TÓM TẮT TIỄNG VIỆT.doc
3 BÌA TÓM TẮT TIẾNG ANH.doc
3 TÓM TẮT TIẾNG ANH.doc
4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG ANH.doc
4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG VIỆT.doc
Nội dung text: Luận án Đổi mới công tác giáo dục, rèn luyện kỷ luật cho hạ sĩ quan, binh sĩ ở các trung đoàn bộ binh trong Quân đội hiện nay
- BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ NGUYỄN NGỌC ANH §æI MíI C¤NG T¸C GI¸O DôC, RÌN LUYÖN Kû LUËT CHO H¹ SÜ QUAN, BINH SÜ ë C¸C TRUNG §OµN Bé BINH TRONG QU¢N §éI HIÖN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC HÀ NỘI - 2024
- BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ NGUYỄN NGỌC ANH §æI MíI C¤NG T¸C GI¸O DôC, RÌN LUYÖN Kû LUËT CHO H¹ SÜ QUAN, BINH SÜ ë C¸C TRUNG §OµN Bé BINH TRONG QU¢N §éI HIÖN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC Mã số: 931 02 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS Cấn Xuân Hùng 2. PGS, TS Trần Thị Anh Đào HÀ NỘI - 2024
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu, tư liệu sử dụng trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Hà Nội, ngày tháng năm 2024 TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Ngọc Anh
- MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 10 1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án 10 1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài luận án 20 1.3. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu. 29 Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC GIÁO DỤC, RÈN LUYỆN KỶ LUẬT CHO HẠ SĨ QUAN, BINH SĨ Ở CÁC TRUNG ĐOÀN BỘ BINH TRONG QUÂN ĐỘI 34 2.1. Hạ sĩ quan, binh sĩ và công tác giáo dục, rèn luyện kỷ luật cho hạ sĩ quan, binh sĩ ở các trung đoàn bộ binh trong Quân đội 34 2.2. Quan niệm, những vấn đề có tính nguyên tắc và tiêu chí đánh giá đổi mới công tác giáo dục, rèn luyện kỷ luật cho hạ sĩ quan, binh sĩ ở các trung đoàn bộ binh trong Quân đội 59 Chương 3 THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI TIẾP TỤC ĐỔI MỚI CÔNG TÁC GIÁO DỤC, RÈN LUYỆN KỶ LUẬT CHO HẠ SĨ QUAN, BINH SĨ Ở CÁC TRUNG ĐOÀN BỘ BINH TRONG QUÂN ĐỘI 79 3.1. Thực trạng đổi mới công tác giáo dục, rèn luyện kỷ luật cho hạ sĩ quan, binh sĩ ở các trung đoàn bộ binh trong Quân đội 79
- 3 3.2. Nguyên nhân của thực trạng đổi mới và những vấn đề đặt ra đối với tiếp tục đổi mới công tác giáo dục, rèn luyện kỷ luật cho hạ sĩ quan, binh sĩ ở các trung đoàn bộ binh trong Quân đội 108 Chương 4 YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP TIẾP TỤC ĐỔI MỚI CÔNG TÁC GIÁO DỤC, RÈN LUYỆN KỶ LUẬT CHO HẠ SĨ QUAN, BINH SĨ Ở CÁC TRUNG ĐOÀN BỘ BINH TRONG QUÂN ĐỘI HIỆN NAY 123 4.1. Tình hình, nhiệm vụ và yêu cầu tiếp tục đổi mới công tác giáo dục, rèn luyện kỷ luật cho hạ sĩ quan, binh sĩ ở các trung đoàn bộ binh trong Quân đội hiện nay 123 4.2. Những giải pháp tiếp tục đổi mới công tác giáo dục, rèn luyện kỷ luật cho hạ sĩ quan, binh sĩ ở các trung đoàn bộ binh trong Quân đội hiện nay 132 KẾT LUẬN 166 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 168 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 169 PHỤ LỤC 186
- 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1 Bộ Quốc phòng BQP 2 Cán bộ, chiến sĩ CB, CS 3 Công tác đảng, công tác chính trị CTĐ, CTCT 4 Giáo dục, rèn luyện GD, RL 5 Hạ sĩ quan, binh sĩ HSQ, BS 6 Nội dung lưu hành nội bộ M 7 Quân đội nhân dân QĐND 8 Sẵn sàng chiến đấu SSCĐ 9 Trong sạch vững mạnh TSVM 10 Trung đoàn bộ binh TĐBB 11 Vững mạnh toàn diện VMTD
- 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Kỷ luật là một trong những yếu tố tạo thành sức mạnh chiến đấu của Quân đội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Cùng với sự giác ngộ về mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, kỷ luật quân đội là điểm mấu chốt tạo nên sự thống nhất cao độ trong nhận thức và hành động của CB, CS, đặc biệt là trên chiến trường; do vậy, Người luôn nhắc nhở và yêu cầu mọi CB, CS trong toàn quân phải chấp hành nghiêm kỷ luật một cách tự giác và nghiêm minh. Người chỉ rõ: “Quân đội nhân dân chúng ta phải giữ kỷ luật cho nghiêm, đừng vì hòa bình mà coi nhẹ kỷ luật” [105, tr.221]. Giáo dục, rèn luyện kỷ luật có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành, phát triển phẩm chất, nhân cách của người quân nhân cách mạng, góp phần định hướng, hướng dẫn hành động của mỗi quân nhân trong chấp hành nghiêm pháp luật nhà nước, kỷ luật quân đội, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Các TĐBB trong QĐND Việt Nam là đơn vị cơ sở cấp chiến thuật cơ bản, được biên chế đầy đủ quân số, vũ khí trang bị, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, SSCĐ và chiến đấu của Quân đội; đồng thời trực tiếp quản lý, GD, RL quân nhân thực hiện tốt chức năng đội quân chiến đấu, lao động sản xuất và công tác trong thời kỳ mới. Hạ sĩ quan, binh sĩ ở các TĐBB là lực lượng đông đảo, chiếm phần lớn quân số và trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ ở trung đoàn. Tuy nhiên, ở họ lần đầu bước vào quân ngũ, nên nhận thức về kỷ luật quân đội và hành vi tự giác chấp hành kỷ luật quân đội một cách tự giác, nghiêm minh còn hạn chế; do vậy, phải làm tốt công tác GD, RL kỷ luật để trang bị, củng cố kiến thức toàn diện về pháp luật nhà nước, kỷ luật quân đội, những chuẩn mực đạo đức, văn hóa ứng xử, lối sống, hình thành thói quen hành vi đúng, tác phong chính quy, mẫu mực cho HSQ, BS, đồng thời loại bỏ những hành vi thiếu chuẩn mực trong chấp hành kỷ luật quân đội, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao. Thực tiễn xây dựng, trưởng thành, chiến thắng của các TĐBB đã chứng minh, nhờ thường xuyên làm tốt công tác GD, RL kỷ luật cho HSQ, BS nên đơn vị luôn có kỷ luật tự giác, nghiêm minh, đủ sức mạnh hoàn thành các nhiệm vụ được giao trong bất kỷ tình huống nào.
- 6 Nhận thức rõ vai trò của công tác GD, RL kỷ luật cho HSQ, BS, những năm qua, các cấp ủy, cán bộ chủ trì, cơ quan chức năng ở các TĐBB luôn coi trọng đổi mới công tác GD, RL kỷ luật cho HSQ, BS nên trung đoàn giữ nghiêm kỷ luật, hoàn thành tương đối tốt nhiệm vụ được giao trong mọi tình huống. Tuy nhiên, so với yêu cầu nhiệm vụ xây dựng quân đội nói chung và các TĐBB nói riêng trong xây dựng đơn vị VMTD “Mẫu mực, tiêu biểu”, việc đổi mới công tác GD, RL kỷ luật cho HSQ, BS vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém cả về nhận thức, trách nhiệm, năng lực của các chủ thể, lực lượng, cả về nội dung, biện pháp tiến hành, tình hình vi phạm kỷ luật quân đội, pháp luật nhà nước của HSQ, BS có chiều hướng phức tạp, vẫn còn những vụ việc chậm được phát hiện và xử lý chưa kịp thời, ảnh hưởng tới hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”, bản chất, truyền thống tốt đẹp của Quân đội. Những hạn chế, khuyết điểm nêu trên do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Vì vậy, tiếp tục đổi mới công tác GD, RL kỷ luật cho HSQ, BS là vấn đề hết sức quan trọng để xây dựng các TĐBB vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Hiện nay, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường; công cuộc đổi mới đất nước và yêu cầu nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng Quân đội tinh, gọn, mạnh, xây dựng đơn vị VMTD “Mẫu mực, tiêu biểu” đòi hỏi ngày càng cao; trong khi đó, mặt trái nền kinh tế thị trường và tệ nạn xã hội đang hằng ngày, hằng giờ tác động đến tâm tư, tình cảm của CB, CS nói chung và HSQ, BS nói riêng, dễ làm nảy sinh những biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị, giảm sút niềm tin, ý chí phấn đấu, dễ vi phạm kỷ luật quân đội, pháp luật nhà nước. Do đó, đổi mới công tác GD, RL kỷ luật cho HSQ, BS ở các TĐBB trong Quân đội hiện nay là yêu cầu khách quan, cấp thiết. Từ những nội dung nêu trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài "Đổi mới công tác giáo dục, rèn luyện kỷ luật cho hạ sĩ quan, binh sĩ ở các trung đoàn bộ binh trong Quân đội hiện nay" làm đề tài luận án tiến sĩ Ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn sâu sắc.
- 7 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn công tác GD, RL kỷ luật và đổi mới công tác GD, RL kỷ luật cho HSQ, BS nhằm đề xuất những giải pháp tiếp tục đổi mới công tác GD, RL kỷ luật cho HSQ, BS ở các TĐBB trong Quân đội hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án; khái quát giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và xác định những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu. Luận giải những vấn đề lý luận, thực tiễn về công tác GD, RL kỷ luật và đổi mới công tác GD, RL kỷ luật cho HSQ, BS ở các TĐBB trong Quân đội. Khảo sát, đánh giá đúng thực trạng đổi mới công tác GD, RL kỷ luật cho HSQ, BS ở các TĐBB trong Quân đội từ năm 2015 đến năm 2024; chỉ rõ nguyên nhân và xác định những vấn đề đặt ra đối với tiếp tục đổi mới công tác GD, RL kỷ luật cho HSQ, BS ở các TĐBB trong Quân đội. Phân tích tình hình, nhiệm vụ tác động, xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp chủ yếu để tiếp tục đổi mới công tác GD, RL kỷ luật cho HSQ, BS ở các TĐBB trong Quân đội hiện nay. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đổi mới công tác GD, RL kỷ luật cho HSQ, BS ở các TĐBB trong Quân đội. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn công tác GD, RL kỷ luật và đổi mới công tác GD, RL kỷ luật cho HSQ, BS ở các TĐBB đủ quân ở các sư đoàn bộ binh đủ quân thuộc các quân khu, quân đoàn trong QĐND Việt Nam.
- 8 Tập trung điểu tra, khảo sát thực tế ở các TĐBB thuộc 7 sư đoàn bộ binh đủ quân: Sư đoàn bộ binh 3, Quân khu 1; Sư đoàn bộ binh 316, Quân khu 2; Sư đoàn bộ binh 5, Quân khu 7; Sư đoàn bộ binh 330, Quân khu 9; Sư đoàn bộ binh 312 và Sư đoàn bộ binh 325 của Quân đoàn 12; Sư đoàn bộ binh 9, Quân đoàn 4. Các tư liệu, số liệu điều tra, khảo sát phục vụ nghiên cứu luận án chủ yếu từ năm 2015 đến nay; các giải pháp đề xuất có giá trị ứng dụng đến năm 2030 và những năm tiếp theo. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Quân đội; xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật trong Quân đội; công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật; CTĐ, CTCT trong QĐND Việt Nam. Cơ sở thực tiễn Toàn bộ hiện thực công tác GD, RL kỷ luật và đổi mới công tác GD, RL kỷ luật cho HSQ, BS ở các TĐBB trong Quân đội; các nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn của Quân ủy Trung ương, BQP, Bộ Tổng Tham mưu; Tổng cục Chính trị; các báo cáo về xây dựng đơn vị chính quy, chấp hành kỷ luật và các báo cáo tổng kết CTĐ, CTCT của các cơ quan, đơn vị; kết quả điều tra, khảo sát thực tế ở các TĐBB. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học liên ngành và ngành sau: Phân tích và tổng hợp, logic và lịch sử, thống kê và so sánh, điều tra xã hội học, khảo sát thực tế và tổng kết thực tiễn. 5. Những đóng góp mới của luận án Luận án góp phần luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn đổi mới công tác GD, RL kỷ luật cho HSQ, BS ở các TĐBB trong Quân đội: xác lập quan niệm, nội dung, biện pháp, những vấn đề có tính nguyên tắc và tiêu chí đánh giá đổi mới công tác GD, RL kỷ luật cho HSQ, BS ở các TĐBB trong Quân đội.
- 9 Luận án xác định những vấn đề đặt ra đối với tiếp tục đổi mới công tácGD, RL kỷ luật cho HSQ, BS ở các TĐBB trong Quân đội, đó là: (i) Yêu cầu đổi mới công tác giáo dục, rèn luyện kỷ luật cho hạ sĩ quan, binh sĩ ở các trung đoàn bộ binh đòi hỏi ngày càng cao, trong khi nhận thức, trách nhiệm của một số chủ thể, lực lượng chưa đầy đủ, sâu sắc; (ii) Mục tiêu đổi mới công tác GD, RL kỷ luật cho HSQ, BS ngày càng cao trong khi nội dung, hình thức, phương pháp GD, RL kỷ luật còn chậm đổi mới, thiếu đồng bộ, chưa thực sự phù hợp; (iii) Yêu cầu GD, RL kỷ luật và đổi mới công tác GD, RL kỷ luật cho HSQ, BS ở các TĐBB trong Quân đội ngày càng cao, trong khi việc tổ chức các hoạt động quân sự và thực hiện nền nếp chính quy, rèn luyện kỷ luật ở đơn vị còn những hạn chế nhất định; (iv) Yêu cầu GD, RL kỷ luật và đổi mới công tác GD, RL kỷ luật ở các TĐBB ngày càng cao, trong khi tính tự giác trong tự giáo dục, tu dưỡng rèn luyện kỷ luật của một số HSQ, BS còn hạn chế. Luận án đề xuất một số giải pháp có tính đột phá để tiếp tục đổi mới công tác GD, RL kỷ luật cho HSQ, BS ở các TĐBB trong Quân đội đến năm 2035. Một là, tiếp tục đổi mới nội dung, biện pháp GD, RL kỷ luật cho HSQ, BS ở các TĐBB trong Quân đội hiện nay; Hai là, tiếp tục tổ chức tốt các hoạt động quân sự, duy trì nghiêm chế độ nền nếp xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật ở các trung đoàn bộ binh trong Quân đội hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm phong phú thêm lý luận, thực tiễn về đổi mới công tác GD, RL kỷ luật cho HSQ, BS ở các TĐBB trong Quân đội hiện nay; cung cấp thêm luận cứ khoa học phục vụ lãnh đạo, chỉ huy; cán bộ chủ trì; cơ quan chức năng các cấp, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật ở các TĐBB tham khảo, vận dụng vào lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức tiến hành đổi mới công tác GD, RL kỷ luật cho HSQ, BS.
- 10 Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn CTĐ, CTCT ở các học viện, nhà trường trong Quân đội. 7. Kết cấu của luận án Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (9 tiết), kết luận, danh mục các công trình của tác giả đã được công bố có liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
- 11 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về pháp luật, kỷ luật và công tác giáo dục, rèn luyện kỷ luật trong quân đội V. Đ. Culacop (1979), Giáo dục tính kỷ luật cho các chiến sĩ Xô - viết [37]. Cuốn sách khẳng định, nếu thiếu kỷ luật quân sự thì không thể giải quyết được bất cứ một vấn đề quan trọng nào của sẵn sàng chiến đấu “Người chỉ huy, người cán bộ chính trị không thể chỉ huy bộ đội được kết quả và bảo đảm thắng lợi trong chiến tranh hiện đại nếu thiếu kỷ luật trong đơn vị” [37, tr.4]. Như vậy, kỷ luật quân sự có liên quan chặt chẽ với các khâu, các bước của SSCĐ, kỷ luật là yếu tố chính tạo nên tính SSCĐ của quân đội; đồng thời còn là cơ sở, tiền đề vững chắc để người chỉ huy, chính trị viên triển khai, duy trì tổ chức thực hiện nghiêm, thắng lợi mệnh lệnh, chỉ thị trong điều kiện chiến đấu, nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là giành thắng lợi trong mọi cuộc chiến tranh. Từ đó, cuốn sách chỉ ra “Con đường giữ vai trò quyết định trong việc giáo dục tính kỷ luật cho cán bộ và chiến sĩ là thông qua công tác huấn luyện quân sự và chính trị” [37, tr.7]. A.I.Ê-rê-men-cô (1981), Hãy trở thành người chiến sĩ có kỷ luật [96]. Cuốn sách làm rõ: “Kỷ luật là sự phục tùng trật tự đã quy định của tất cả những thành viên trong tập thể này hay tập thể khác... Và không có kỷ luật thì không một công tác tập thể nào có thể hoàn thành được” [96, tr.12]. Theo tác giả, điều chủ yếu trong kỷ luật là phục tùng, nghĩa là tuyệt đối phục tùng cấp chỉ huy, hoàn thành chính xác mọi mệnh lệnh, chỉ thị. Khi bàn về vai trò của kỷ luật; tác giả cho rằng: “Kỷ luật có vai trò hết sức quan trọng, không có kỷ luật thì không thể trở thành quân đội” [96, tr.24]. Và trong thời bình, kỷ luật càng phải chặt chẽ làm cho bộ đội luôn luôn SSCĐ. Tác giả cuốn sách khẳng định: Không có kỷ luật, không thể chiến thắng quân thù; chỉ có kỷ luật nghiêm minh, chặt chẽ mới có thể giành thắng lợi trong chiến đấu “100 chiến sĩ có kỷ luật mạnh hơn 1000 chiến sĩ vô kỷ luật” [96, tr.28].
- 12 Đ.A.Vôn-cô-gô-nốp (1982), Thế nào là quân nhân có đạo đức [162]. Cuốn sách tập trung luận giải: “Mặt quan trọng nhất của kỷ luật quân đội Xô - viết là các quân nhân phải tự giác chấp hành mọi yêu cầu của đạo đức cộng sản. Đây cũng là biểu hiện quan trọng nhất của sự trưởng thành về tinh thần và sự giác ngộ tư tưởng của họ” [162, tr.101]. Cuốn sách chỉ rõ: “Cùng một trình độ chuyên môn như nhau, quân nhân nào có ý thức tổ chức kỷ luật và có tinh thần trách nhiệm cao hơn, nhận thức được đầy đủ hơn ý nghĩa công việc của mình, thì quân nhân đó ít phạm sai lầm và thiếu sót hơn” [162, tr.102]. Cuốn sách chỉ ra con đường giáo dục ý thức kỷ luật chủ yếu là “nâng cao giác ngộ chính trị và đạo đức cho mọi người trong xã hội hiểu biết sâu sắc những tư tưởng của Chủ nghĩa Mác - Lênin, các văn kiện và nghị quyết của Đảng, hiểu được sự cần thiết phải duy trì SSCĐ thường xuyên của các lực lượng vũ trang” [162, tr.107]. Chen Ya Tien (2004), Lý thuyết quân sự Trung Hoa, [33]. Cuốn sách luận giải: “Kỷ luật là máu huyết của quân đội, dựa trên tinh thần tin tưởng chung. Người lính tin tưởng vào cấp chỉ huy và tuân lệnh không nghi ngại, họ tin rằng cấp chỉ huy và các bạn đồng đội không bỏ họ. Chính sự tin tưởng lẫn nhau khiến họ hợp tác chân thành để quyết tâm chiến thắng kẻ thù” [33, tr.242]. Theo cuốn sách, “để đạt được mục tiêu căn bản về giáo dục quân sự hòa hợp và thống nhất cần có 4 điều kiện: khéo léo, hợp tác, kỷ luật và yêu nước” [33, tr.243]. Và căn nguyên của kỷ luật là niềm tin, trong đó có cả niềm tin của cấp trên, tin vào đồng đội và tin rằng mình là quân nhân cách mạng tốt, chiến đấu vì Đảng. Vì vậy, kỷ luật phải được áp dụng rộng rãi trong quân đội cách mạng, vì hầu hết các chiến sĩ đều có một niềm tin khiến họ sẵn sàng hy sinh mạng sống mà không ân hận. Theo đó, vai trò của kỷ luật là chất keo gắn kết các quân nhân với nhau để chiến thắng kẻ thù, kỷ luật là yếu tố cơ bản để tạo nên sức mạnh của quân đội. Bộ Quốc phòng Liên bang Nga (2008), “Điều lệnh kỷ luật các lực lượng vũ trang Liên bang Nga” [11]. Bài báo trích một số điều trong cuốn điều lệnh các lực lượng vũ trang Liên bang Nga, gồm 120 điều quy định bản chất kỷ luật quân đội Nga. Điều 1 xác định: “Kỷ luật quân đội quy định mọi quân nhân phải chấp hành nghiêm chỉnh và chính xác luật pháp Liên bang Nga, điều lệnh của lực lượng vũ
- 13 trang Liên bang Nga và mệnh lệnh của người chỉ huy” [11, tr.5]. Điều 2: “Kỷ luật quân đội dựa trên nhận thức của mỗi quân nhân về nghĩa vụ và trách nhiệm cá nhân của mình đối với việc bảo vệ Tổ quốc. Thuyết phục là phương pháp cơ bản nhằm giáo dục tính kỷ luật cho quân nhân” [11, tr.5]. Điều 5: “Người chỉ huy trưởng và phó chỉ huy trưởng về công tác giáo dục chịu trách nhiệm về tình hình kỷ luật trong đơn vị. Về công tác giáo dục phải thường xuyên duy trì kỷ luật quân đội, yêu cầu cấp dưới chấp hành kỷ luật” [11, tr.6]. Điều 9 “Người chỉ huy có quyền ra mệnh lệnh và cấp dưới có nghĩa vụ phải phục tùng vô điều kiện những nguyên tắc cơ bản của chế độ một người chỉ huy” [11, tr.7]. Edward Rubin (2012), “Legal Education in the Digital Age” (Giáo dục pháp luật trong kỷ nguyên số) [165]. Bài báo khẳng định, việc sản xuất và phân phối tài liệu kỹ thuật số sẽ làm thay đổi mạnh mẽ nội dung và phương pháp giáo dục pháp luật trong các nhà trường và qua các mạng xã hội. Bài báo tập trung khảo sát những tác động của các tài liệu số đối với lớp học, với thư viện của trường luật và xem xét sự chuyển đổi tiềm năng của chương trình giảng dạy pháp luật mà các tài liệu kỹ thuật số có thể tạo ra. Bài báo cho rằng, để giáo dục pháp luật có chất lượng, mọi giáo viên và học giả pháp luật phải biết áp dụng các thành tựu cách mạng số với các video clip và cảnh quay hoạt hình thế giới 3D, các thông tin pháp luật đồ sộ, tình huống pháp luật phong phú sẽ làm thay đổi hình thức và phương pháp giáo dục pháp luật truyền thống. Bài báo chỉ rõ: “Trong những thập kỷ tới, cuộc cách mạng kỹ thuật số sẽ biến đổi rất nhiều thế giới của chúng ta; do vậy trong kỷ nguyên kỹ thuật số, hình thức và phương pháp giáo dục pháp luật vì thế cũng sẽ biến đổi theo” [165, tr.48]. Tạng Thắng Nghiệp (2013), Tăng cường xây dựng kỷ luật, giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất của Đảng [120]. Theo cuốn sách, muốn giữ nghiêm kỷ luật đảng, một biện pháp quan trọng là tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình chấp hành kỷ luật. Do đó, để tăng cường xây dựng kỷ luật, giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất của Đảng, cuốn sách chỉ ra: Cơ quan kiểm tra các cấp phải phát huy đầy đủ vai trò, chức năng, phối hợp với đảng ủy và chính quyền làm tốt việc kiểm tra, giám sát tình hình
- 14 chấp hành kỷ luật, kịp thời phát hiện và kiên quyết uốn nắn mọi vấn đề có tính manh nha, tính khuynh hướng liên quan đến vi phạm kỷ luật Đảng. Phải tập hợp các nguồn lực giám sát để hình thành nên hợp lực giám sát, mở rộng kênh giám sát, xây dựng sân chơi giám sát, dùng các hình thức, chế độ để tập hợp một cách hữu cơ các loại hình giám sát với nhau như giám sát trong Đảng, giám sát của đại hội đại biểu nhân dân, giám sát hành chính, giám sát dân chủ, giám sát tư pháp, giám sát của quần chúng và giám sát của dư luận [120, tr.56-74]. Vi-lay Phi-La-Vong (2017), Giáo dục pháp luật cho công chức hành chính ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay [158]. Luận án quan niệm “Giáo dục pháp luật cho công chức hành chính Lào là những tác động có tổ chức, có định hướng, có chủ định của chủ thể giáo dục để cung cấp tri thức pháp luật, bồi dưỡng tình cảm và hành vi hợp pháp cho công chức hành chính” [158, tr.35]. Luận án xác định các nội dung giáo dục pháp luật, gồm: “Kiến thức về nhà nước và pháp luật hành chính, dân sự, kinh tế; các quy định của pháp luật mới ban hành và văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động quản lý chuyên môn nghiệp vụ; hệ thống pháp luật của các quốc gia khác trong khu vực và quốc tế” [158, tr.48-54]. Các hình thức giáo dục pháp luật như: Nói chuyện pháp luật, tổ chức câu lạc bộ pháp luật, hội thảo, tủ sách, thi tìm hiểu, tổ chức hoà giải, tư vấn, trợ giúp pháp lý. Luận án khẳng định vai trò của giáo dục pháp luật cho công chức hành chính “Góp phần trang bị hệ thống kiến thức pháp luật và nâng cao ý thức pháp luật; hình thành niềm tin và phát triển thói quen hành động theo quy định pháp luật; xây dựng thái độ tôn trọng đối với Nhà nước và các quy tắc đời sống xã hội” [158, tr.56]. Tập Cận Bình (2018), Về quản lý đất nước Trung Quốc, [135]. Theo cuốn sách, để công cuộc xây dựng quốc phòng và quân đội tiến lên phía trước “Cần nghiêm túc thực hiện kỷ luật chính trị và kỷ luật tổ chức, kiên quyết bảo vệ quyền uy của Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương, bảo đảm sự thông suốt của mệnh lệnh quân đội và mệnh lệnh của Chính phủ” [135, tr.294]. Và để nỗ lực xây dựng quốc phòng vững chắc và quân đội hùng mạnh “Cần thực hiện tuyệt đối phương châm quản lý quân đội theo pháp luật, quản lý quân đội nghiêm minh, bồi dưỡng
- 15 huấn luyện cho bộ đội tác phong tốt đẹp; tuân thủ kỷ luật, nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh, phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ” [135, tr.298]. Để thực hiện phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa từ thời kỳ cận đại đến nay, cuốn sách khẳng định “Cần khắc ghi, quản lý quân đội theo pháp luật, quản lý quân đội nghiêm minh là cơ sở của quân đội hùng mạnh, cần phải duy trì tác phong nghiêm túc, kỷ luật thép, bảo đảm quân đội tập trung thống nhất và an toàn, ổn định cao độ” [135, tr.299]. Viện Nghiên cứu Xây dựng Đảng, Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (2022), Quản trị Đảng nghiêm minh toàn diện [159]. Cuốn sách cho rằng “Kỷ luật là sinh mệnh của Đảng, là tiêu chuẩn hành vi cho đảng viên. Nếu kỷ luật không được giữ gìn tốt, việc quản trị Đảng nghiêm minh toàn diện không thể thực hiện được” [159, tr.405]. Cuốn sách luận giải, kỷ luật nghiêm minh là yêu cầu bản chất của chính đảng theo Chủ nghĩa Mác, Đảng Cộng sản Trung Quốc là chính đảng theo Chủ nghĩa Mác được xây dựng dựa trên kỷ luật thép và lý tưởng cách mạng, tổ chức chặt chẽ, kỷ luật nghiêm minh là truyền thống tốt đẹp và ưu thế chính trị của Đảng, cũng là sinh mệnh của Đảng Cộng sản Trung Quốc, coi tăng cường xây dựng kỷ luật là sách lược quan trọng trong việc quản trị Đảng nghiêm minh toàn diện. Từ thực tiễn công tác xây dựng kỷ luật đảng vừa qua, Đảng chủ trương coi trọng đặt kỷ luật và quy định lên hàng đầu, và một trong những biện pháp để thực hiện chủ trương đó là phải tăng cường giáo dục kỷ luật Đảng “Biết kỷ luật, hiểu kỷ luật mới có thể tuân thủ và giữ kỷ luật” [159, tr.410]. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về công tác đảng, công tác chính trị trong giáo dục, rèn luyện kỷ luật quân đội và đổi mới công tác giáo dục, rèn luyện kỷ luật trong quân đội. Đ.A. Vôn-cô-gô-nốp (1984), Phương pháp luận công tác giáo dục tư tưởng [163]. Cuốn sách luận giải, mặt quan trọng nhất của kỷ luật quân đội là các quân nhân phải tự giác chấp hành mọi yêu cầu của đạo đức cộng sản “người nào chỉ chấp hành Hiến pháp, luật pháp và kỷ luật quân đội do sự bắt buộc từ bên ngoài thì chưa phải là đã có ý thức kỷ luật cao, người không có kỷ luật tự giác là người yếu đuối” [163, tr.103]. Vì vậy, trong các biện pháp tiến hành công tác tư tưởng, theo cuốn sách phải đi sâu vào đời sống của mỗi quân nhân để nắm chắc những đặc điểm
- 16 tính cách quân nhân, môi trường sống của quân nhân, các mối quan hệ quân nhân từ đó xác định nội dung, hình thức, biện pháp giáo dục pháp luật nhà nước, kỷ luật quân đội cho phù hợp với đối tượng; có như vậy mới nâng cao được ý thức chấp hành pháp luật, kỷ luật của quân nhân trong quân đội. A.I. Ki-tốp, V.N. Cô-va-lép, V.I. Lu-gie-ren-cô (1987), Quân đội hiện đại và kỷ luật [116]. Cuốn sách đã phân tích, luận giải vấn đề kỷ luật trong quân đội hiện đại; theo đó, một trong những yếu tố để xây dựng kỷ luật trong quân đội là duy trì nghiêm kỷ luật. Đồng thời chỉ ra, trong rất nhiều nhân tố quyết định sức mạnh chiến đấu của các lực lượng vũ trang thì kỷ luật quân đội có ý nghĩa rất to lớn “Không có kỷ luật thì không một quân đội nào có thể tồn tại được” [116, tr.25]. Theo cuốn sách, quân đội của Nhà nước XHCN được xây dựng trên cơ sở ý thức giác ngộ chính trị của bộ đội và do có kỷ luật quân đội tự giác; và chỉ rõ việc tăng cường kỷ luật quân đội ngày càng phức tạp và đề cao các phương pháp duy trì kỷ luật quân đội thuộc về vai trò của cán bộ chỉ huy, cán bộ chính trị, của các tổ chức đảng, đoàn. Cuốn sách đưa ra: “Biện pháp để xây dựng một quân đội hiện đại đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ trên tất cả các mặt từ tổ chức, biên chế, vũ khí trang bị đến con người; trong đó yếu tố con người là quyết định. Người chiến sĩ trong quân đội hiện đại không thể không có kỷ luật” [116, tr.84]. I. N. Vonkop (2005) “Mối tương quan của kỷ luật quân sự và tính kỷ luật” [160]. Bài báo chỉ ra con đường hình thành, phát triển kỷ luật quân sự tự giác của người quân nhân cách mạng, đó là quá trình biện chứng của tính tự giác và tính tự phát, trong đó tính tự giác dần dần chiếm ưu thế và thống trị. Sự thống trị của tính tự giác sẽ dẫn tới việc giải quyết mâu thuẫn giữa tính tự giác và tính tự phát, việc giải quyết mâu thuẫn này tạo ra chất mới và lượng mới trong kỷ luật quân sự - đó chính là kỷ luật tự giác quân sự. Đồng thời, bài báo nhấn mạnh: “Tính kỷ luật chính là một phẩm chất của người quân nhân, đó là thái độ nhận thức của mỗi quân nhân với kỷ luật được thiết lập trong quân đội và nhận thức đó tạo nên hành vi của bản thân phù hợp với yêu cầu của kỷ luật trong quân đội” [160, tr.76]. Bài báo kết luận “Giải pháp để nâng cao tính kỷ luật của quân nhân, các tổ chức, lực lượng cần tăng cường tính
- 17 GD, RL kỷ luật trong thực tiễn, thường xuyên kiểm tra việc thực hành kỷ luật của quân nhân trong thực hiện các nhiệm vụ lúc khó khăn, có tính đột xuất” [160, tr.105]. Chương Tư Nghị (2006), Công tác đảng, công tác chính trị của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc [35]. Cuốn sách chỉ rõ, việc chấp hành kỷ luật quân đội, pháp luật nhà nước là nội dung quan trọng của công tác chính trị “Đảng ta từ trước đến nay đều rất coi trọng xây dựng pháp luật, kỷ luật.” [35, tr.25]. Theo đó, để xây dựng quân đội cách mạng mang màu sắc Trung Quốc tiến lên hiện đại có tính kỷ luật nghiêm minh cần thực hiện năm nội dung, biện pháp cơ bản; trong đó cuốn sách nhấn mạnh nội dung, biện pháp “Phải tăng cường giáo dục pháp luật, kỷ luật nâng cao ý thức và tính tự giác chấp hành kỷ luật quân đội, pháp luật nhà nước của quân nhân; thực hiện đúng đắn chế độ thưởng, phạt, giữ gìn kỷ luật trong quân đội cách mạng” [35, tr. 86]. Cuốn sách khẳng định “Phải kiên trì nguyên tắc: người người bình đẳng trước chân lý, trước pháp luật và kỷ luật Đảng. Kiên quyết không cho phép bất cứ một nhân vật nào không chịu sự ràng buộc bởi pháp luật nhà nước, kỷ luật quân đội” [35, tr.101]. V.V.Vorobyov (2009), “Kinh nghiệm hình thành và phát triển kỷ luật trong Quân đội” [161]. Bài báo khẳng định: “Giáo dục kỷ luật cho quân nhân là quá trình đấu tranh loại bỏ cái cũ, cái lạc hậu, tiếp thu cái mới, cái tiên tiến để hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của quân nhân cách mạng trong Quân đội” [161, tr.2]. Bằng nhiều sự kiện khác nhau được đưa ra để làm rõ thực trạng các vấn đề liên quan đến kỷ luật quân đội hiện đại; các kết luận được rút ra để xác định các biện pháp duy trì kỷ luật quân đội ở các giai đoạn lịch sử khác nhau trong quá trình hình thành, phát triển của Quân đội Nga, đưa ra các phương hướng chính để tăng cường hiệu quả hoạt động của các sĩ quan trong việc duy trì kỷ luật quân đội. Bài báo nhấn mạnh: “Để quân đội có kỷ luật, kinh nghiệm rút ra là đòi hỏi các quân nhân phải có kiến thức, nhận thức, ý thức và khả năng thực hành pháp luật nghiêm minh, yếu tố duy trì, giáo dục kỷ luật luôn luôn được đề cao” [161, tr.4].
- 18 Thim Sảo Đuông Chăm Pa (2016), Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho hạ sĩ quan, binh sĩ ở các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào hiện nay [133]. Luận án xác định, một trong những phẩm chất chính trị tinh thần của HSQ, BS là có tính tổ chức, tính kỷ luật cao; tinh thần phục tùng tuyệt đối mệnh lệnh của chỉ huy. Theo đó, giáo dục pháp luật nhà nước, kỷ luật quân đội là một nội dung của giáo dục chính trị nhằm xây dựng cho HSQ, BS ý thức trách nhiệm và rèn luyện hành vi, thói quen thực hiện pháp luật của Nhà nước, kỷ luật quân đội, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. Do vậy: “Công tác chính trị phải giáo dục pháp luật nhà nước, kỷ luật quân đội làm cho HSQ, BS hiểu rõ vai trò, vị trí, bản chất của pháp luật nhà nước, kỷ luật quân đội, nâng cao ý thức tự giác rèn luyện, chủ động điều chỉnh thái độ, hành vi” [133, tr.139]. Luận án khẳng định: “Bất kỳ ở đâu, đơn vị nào thường xuyên GD, RL nâng cao ý thức cho CB, CS hiểu rõ về pháp luật, kỷ luật và các quy định của đơn vị, quản lý bộ đội được duy trì thường xuyên thì ở đó, đơn vị ấy sẽ ít xảy ra vụ vi phạm kỷ luật, pháp luật” [133, tr.146]. Tạ Xuân Đào (2019), Vì sao Trung Quốc cải cách thành công [49]. Cuốn sách khẳng định vai trò quan trọng của quân đội trong sự nghiệp cải cách, mở cửa của Trung Quốc “Quân đội là trụ cột kiên cường để bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, bảo vệ công cuộc xây dựng bốn hiện đại hóa, vì vậy phải xây dựng quân đội thành quân đội cách mạng hiện đại hóa, chính quy hóa hùng mạnh” [49, tr.261]. Quân ủy Trung ương nêu rõ mục tiêu chiến lược cải cách quân đội “đi sâu thúc đẩy quản lý quân đội bằng pháp luật, quản lý quân đội nghiêm minh” [49, tr.290] với biểu hiện nổi bật nhất là: mức độ chấp pháp, giám sát, thực thi kỷ luật, truy cứu trách nhiệm trong quân đội ngày càng mạnh hơn, xây dựng tác phong Đảng liêm chính và đấu tranh chống tham nhũng trong quân đội ngày càng được siết chặt, trong xây dựng quân đội. Từ Đại hội XX đến nay, dưới sự lãnh đạo kiên cường của Quân ủy Trung ương và Tổng Bí thư Tập Cận Bình, tiến trình pháp trị hóa quốc phòng và quân đội được thúc đẩy toàn diện, các công tác như tuyên truyền, giáo dục về lập pháp, chấp pháp, tư pháp, pháp trị quân sự và dịch vụ liên quan đến bảo