Luận án Đảng lãnh đạo phát triển công nghệ thông tin từ năm 2011 đến năm 2020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Đảng lãnh đạo phát triển công nghệ thông tin từ năm 2011 đến năm 2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
luan_an_dang_lanh_dao_phat_trien_cong_nghe_thong_tin_tu_nam.doc
1 BÌA LUẬN ÁN.doc
2 BÌA TÓM TẮT TIẾNG VIỆT.doc
2 TÓM TẮT TIẾNG VIỆT.doc
3 BÌA TÓM TẮT TIẾNG ANH.doc
3 TÓM TẮT TIẾNG ANH.doc
4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG ANH.doc
4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG VIỆT.doc
Nội dung text: Luận án Đảng lãnh đạo phát triển công nghệ thông tin từ năm 2011 đến năm 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của nghiên cứu sinh và không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố. Các tài liệu, số liệu trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Đoàn Thanh Thủy
- MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 5 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 11 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 11 1.2. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 25 Chương 2: CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (2011 - 2015) 32 2.1. Những yếu tố tác động và chủ trương của Đảng về phát triển công nghệ thông tin 32 2.2. Đảng chỉ đạo phát triển công nghệ thông tin 56 Chương 3: SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (2016 - 2020) 83 3.1. Những yếu tố mới tác động và chủ trương phát triển công nghệ thông tin của Đảng 83 3.2. Quá trình Đảng chỉ đạo phát triển công nghệ thông tin 103 Chương 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 132 4.1. Nhận xét Đảng lãnh đạo phát triển công nghệ thông tin (2011 - 2020) 132 4.2. Kinh nghiệm từ quá trình Đảng lãnh đạo phát triển công nghệ thông tin (2011 - 2020) 153 KẾT LUẬN 169 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 172 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 173 PHỤ LỤC 205
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư CMCN 4.0 2. Công nghệ thông tin CNTT 3. Công nghệ thông tin và Truyền thông CNTT&TT 4. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH 5. Thông tin và Truyền thông TT&TT 6. Cơ sở dữ liệu CSDL
- 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Từ năm 1858, C. Mác đã khẳng định: “Sự phát triển của tư bản cố định là chỉ số cho thấy tri thức xã hội phổ biến đã chuyển hóa đến mức độ nào thành lực lượng sản xuất trực tiếp” [153, tr. 372]. Theo luận điểm nói trên của C. Mác, tri thức khoa học đã làm cho tư bản cố định như nhà xưởng, máy móc được dùng trong sản xuất chuyển hóa đến một mức độ nhất định nào đó thì trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Như vậy có thể hiểu, tri thức khoa học được ứng dụng, được vật hóa thành máy móc, thành công cụ sản xuất và được người lao động sử dụng trong quá trình sản xuất, do đó, nó trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Chính vì vậy, C. Mác cũng chỉ ra: “Như vậy, phát minh trở thành một nghề đặc biệt, và đối với nghề đó thì việc vận dụng khoa học vào nền sản xuất trực tiếp tự nó trở thành một trong những yếu tố có tính chất quyết định và kích thích” [153, tr. 367]. Những thành tựu phát triển của khoa học, công nghệ trên thế giới hiện nay đã làm tri thức khoa học được “vật hóa” thành các công cụ sản xuất ngày càng tinh xảo hơn, hoàn thiện hơn và nhanh hơn (CNTT, vật liệu mới, 3D, nano, ) đã minh chứng dự báo thiên tài của C.Mác. Trung thành và vận dụng sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò của khoa học đối với sự phát triển của nhân loại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhìn nhận khoa học, kỹ thuật ở tầm là một động lực lịch sử, một lực lượng cách mạng, Người nhấn mạnh: “Khoa học đã chinh phục không gian và thời gian. Chủ nghĩa xã hội cộng với khoa học chắc chắn sẽ đưa loài người đến hạnh phúc vô tận” [156; tr.354]. Trong các lĩnh vực của khoa học và công nghệ thì ngành CNTT (Information technology hay là IT) ra đời là kết quả tất yếu của sự phát triển khoa học, kỹ thuật đạt tới trình độ hiện đại. CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền
- 6 đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số. Trong những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, CNTT đang là một trong những lĩnh vực mũi nhọn, đột phá để phát triển kinh tế - xã hội; là một nội dung cốt lõi của cuộc CMCN 4.0; là công cụ hữu hiệu để tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; góp phần củng cố và giữ vững an ninh quốc gia, bảo vệ đất nước. Trong bối cảnh đó, CNTT đã xuất hiện ở Việt Nam ngay từ thời kỳ chống Mỹ, cứu nước, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương vận dụng CNTT trong một số lĩnh vực. Bước sang thời kỳ đổi mới chủ trương của Đảng về phát triển CNTT càng được nhấn mạnh và cụ thể hóa trong nhiều chính sách của Nhà nước. Chính vì vậy, phát triển và ứng dụng CNTT ở nước ta đã góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hóa các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng đất nước. Trong những năm 2011 - 2020, Đảng Cộng sản Việt Nam đã quan tâm lãnh đạo phát triển CNTT, đưa ngành CNTT trở thành ngành mũi nhọn, động lực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm nhu cầu quốc phòng - an ninh... Dưới sự lãnh đạo của Đảng về phát triển CNTT đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhưng vẫn còn những hạn chế nhất định: nhận thức về vị trí, tầm quan trọng của CNTT có nơi, có thời điểm chưa cao, sự quan tâm đầu tư nguồn lực cho phát triển CNTT chưa tương xứng; nhiều dự án chưa thực hiện đúng tiến độ như: chuyển đổi số, chính phủ điện tử; việc bảo đảm an toàn, an ninh mạng chưa đáp ứng kịp thời thực tiễn đặt ra... Từ thực tế này, đặt ra phải có những nghiên cứu, phục dựng lại lịch sử phát triển CNTT dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong
- 7 những năm 2011 - 2020, từ đó đánh giá ưu điểm, hạn chế, đồng thời đúc kết những kinh nghiệm có thể tham khảo, vận dụng vào thực hiện đẩy mạnh phát triển CNTT ở nước ta nhằm hướng tới thực hiện yêu cầu chuyển đổi số, xây dựng và phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số trong thời gian tới. Do vậy, đây là vấn đề có ý nghĩa lý luận, thực tiễn sâu sắc. Mặc dù có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến CNTT, song cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu hệ thống, đầy đủ về Đảng lãnh đạo phát triển CNTT dưới góc độ ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài “Đảng lãnh đạo phát triển công nghệ thông tin từ năm 2011 đến năm 2020” làm luận án tiến sĩ Lịch sử, ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Làm sáng tỏ quá trình Đảng lãnh đạo phát triển CNTT từ năm 2011 đến năm 2020; trên cơ sở đó đúc rút những kinh nghiệm có giá trị tham khảo, vận dụng cho hiện tại. * Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. Làm rõ những yếu tố tác động đến quá trình Đảng lãnh đạo phát triển CNTT từ năm 2011 đến năm 2020. Hệ thống hóa, phân tích làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng về phát triển CNTT từ năm 2011 đến năm 2020 qua hai giai đoạn 2011 - 2015 và 2016 - 2020. Nhận xét ưu điểm, hạn chế, chỉ rõ nguyên nhân và đúc kết những kinh nghiệm từ quá trình Đảng lãnh đạo phát triển CNTT (2011 - 2020). 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu *Đối tượng nghiên cứu Hoạt động lãnh đạo của Đảng về phát triển CNTT từ năm 2011 đến năm 2020.
- 8 *Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu chủ trương của Đảng về phát triển CNTT gồm: quan điểm, phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp. Đồng thời làm rõ sự chỉ đạo về phát triển CNTT của Đảng Cộng sản Việt Nam trên các nội dung: Hoàn thiện chính sách, hành lang pháp lý thuận lợi phát triển CNTT; xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng thông tin; phát triển công nghiệp và dịch vụ CNTT; phát triển nguồn nhân lực CNTT; bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng. Về thời gian: Từ năm 2011 thời điểm diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XI đến năm 2020 kết thúc nhiệm kỳ Đại hội lần thứ XII của Đảng. Tuy nhiên, để có tính hệ thống và đạt được mục đích nghiên cứu, luận án có đề cập một số vấn đề liên quan đến phát triển CNTT trước và sau mốc thời gian trên. Về không gian: Nghiên cứu phát triển CNTT trên phạm vi ở Việt Nam, tuy nhiên, có đề cập tới sự phát triển CNTT ở một số quốc gia trên thế giới. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển lực lượng sản xuất, về khoa học kỹ thuật trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. * Cơ sở thực tiễn Từ thực tiễn hoạt động lãnh đạo phát triển CNTT của Đảng Cộng sản Việt Nam được thể hiện trong các văn bản của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Bộ TT&TT và một số bộ ngành liên quan ở Việt Nam trong những năm 2011 - 2020. Đồng thời, kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và số liệu thống kê, tổng hợp của các tổ chức trong nước liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu.
- 9 *Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic và sự kết hợp phương pháp lịch sử với phương pháp lôgic là chủ yếu. Phương pháp lịch sử chủ yếu dùng để tái hiện, phục dựng quá trình Đảng lãnh đạo phát triển CNTT từ năm 2011 đến năm 2020. Phương pháp lôgic chủ yếu dùng để khái quát giá trị các công trình nghiên cứu liên quan; khái quát, hệ thống hóa chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng về phát triển CNTT; nhận xét và đúc rút kinh nghiệm từ quá trình Đảng lãnh phát triển CNTT từ năm 2011 đến năm 2020. Đồng thời, kết hợp sử dụng một số phương pháp khác như: So sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê để làm rõ các nội dung liên quan. 5. Những đóng góp mới của luận án Hệ thống hóa, cung cấp nguồn tư liệu khá phong phú, tin cậy về CNTT và sự lãnh đạo của Đảng về phát triển CNTT, đóng góp cho việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến phát triển CNTT hiện nay. Góp phần vào việc phục dựng, tái hiện lịch sử quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển CNTT từ năm 2011 đến năm 2020. Đưa ra những nhận xét khách quan về ưu điểm, hạn chế, đúc rút những kinh nghiệm từ quá trình Đảng lãnh đạo phát triển CNTT từ năm 2011 đến năm 2020. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Đề tài góp phần tổng kết hoạt động lãnh đạo của Đảng về phát triển CNTT trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế. Góp thêm luận cứ cho việc hoàn thiện chủ trương, chỉ đạo phát triển CNTT trong thời gian tới. Luận án là tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, nghiên cứu Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và tuyên truyền về phát triển CNTT trong quá trình chuyển đổi số hiện nay.
- 10 7. Kết cấu của luận án Luận án gồm: Mở đầu, nội dung 4 chương (08 tiết), kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
- 11 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về phát triển công nghệ thông tin ở nước ngoài 1.1.1.1. Các nghiên cứu của tác giả nước ngoài Kyle Eischen (2000) Information Technology: History, Practice and Implications for Development [287]. (Công nghệ thông tin: Lịch sử, thực tiễn và ý nghĩa đối với sự phát triển). Tác giả luận giải nguồn gốc sự ra đời và phát triển của ngành CNTT. Đồng thời, đã đi sâu phân tích xem xét lịch sử phát triển của CNTT bao gồm: Sự nảy sinh các bài toán trên thực tế để tối ưu hóa hoạt động lao động sản xuất của con người; các thuật toán được áp dụng để ngày càng có các thế hệ máy tính thông minh hơn và sự ưu việt của nó trong thực tiễn cuộc sống; các công cụ giải đáp các thuật toán đặt ra; sự ra đời và phát triển ngành phần cứng; ngành phần mềm. Tác giả đã dự báo tiềm năng, lợi thế của sự phát triển phần mềm trong tương lai và khẳng định: Ít nhất, phần mềm là một lĩnh vực thiết yếu trong ngành công nghệ thông tin. Vì nhu cầu và quy trình sản xuất độc đáo của nó, ngành công nghiệp phần mềm sẽ tiếp tục mở rộng trên toàn cầu, và trong quá trình tạo ra các trung tâm phần mềm khu vực mới. Làm thế nào các quốc gia và các công ty phản ứng với cơ hội này sẽ là một vấn đề cấp thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong những thập kỷ tới 287,[ tr.62]. Chen, J.S. & Tsou, H.T (2007), “Information technology adoption for service innovationpractices and competitive advantage: the case of financial firms” [288] (Công nghệ thông tin cho thực hành đổi mới dịch vụ và lợi thế cạnh tranh: trường hợp của các công ty tài chính). Trong bài viết, tác giả phân tích, làm rõ vai trò của CNTT trong đổi mới dịch vụ của các công ty tài chính. Trên cơ sở phân tích các dữ liệu qua tổ chức một cuộc điều tra, khảo sát thực nghiệm tiến hành của 558 công ty tài chính ở Đài Loan. Kết quả cho thấy việc phát triển
- 12 CNTT có tác động tích cực đến đổi mới dịch vụ trong thực tiễn, làm tăng lợi thế cạnh tranh của các công ty. Tác giả cũng đưa kiến nghị trong tương lai nên xem xét việc phát triển CNTT một cách sâu rộng hơn. Laxman Mohanty, Neharika Vohra (2009), Chiến lược phát triển công nghệ thông tin trong trường học kim chỉ nam cho các nhà sư phạm và quản lý giáo dục [164]. Các tác giả đưa ra những phân tích từ các bài báo nghiên cứu, những bài viết, những cuốn sách và những số liệu được tổng hợp từ nhiều trường trung học ở Ấn Độ của các nhà quản lý nhà trường, các chuyên gia giáo dục, để tham khảo và để chia sẻ kinh nghiệm phát triển CNTT trong trường học. Nội dung chính của công trình hướng dẫn phát triển CNTT trong trường học gắn với giáo dục học như: Áp dụng CNTT trong giáo dục; các tiêu chuẩn lựa chọn phần mềm và phần cứng; thiết kế chương trình giảng dạy có sự hỗ trợ của CNTT; công tác tuyển dụng giáo viên, đào tạo năng lực cần thiết; công tác quản lý và các vấn đề liên quan đến tài chính Công trình cung cấp những cơ sở, lý luận và thực tiễn giá trị nhằm phát triển CNTT trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo của đất nước Ấn Độ nói riêng và các quốc gia, khu vực khác trên thế giới nói chung để tham khảo, vận dụng. Klaus Schwab (2018), Cách mạng công nghiệp lần thứ tư [188]. Tác giả của công trình đã mang đến một cái nhìn tổng quan và phân tích thấu đáo những thay đổi có tính lịch sử do CMCN 4.0 tạo ra. Tác giả đã đề cập đến một trong những thành tựu của cuộc CMCN 4.0 là lĩnh vực CNTT: Công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại như siêu máy tính, dữ liệu lớn hoặc điện toán đám mây sẽ giúp dự đoán khả năng tăng năng suất, chất lượng và tính linh hoạt trong các ngành công nghiệp sản xuất và do đó có lợi thế trong cạnh tranh. Siêu kết nối thông qua sự phổ biến của IoT và điện toán đám mây sẽ cho phép việc truyền thông tin và giao tiếp phổ quát, toàn cầu và gần như tức thời. Nó là tiền đề ra đời những mô hình kinh doanh mới và mở ra những cách thức cung cấp hàng hóa, dịch vụ mà trước đây là điều không tưởng [188, tr. 40].
- 13 Công trình góp phần luận giải làm sáng tỏ vai trò của CNTT trong cuộc CMCN 4.0 và cung cấp cơ sở để các quốc gia hoạch định chính sách phát triển CNTT nhằm tận dụng lợi thế từ CMCN 4.0. Adreev, Oleg;Gebenkina, Svetlana; Lipatov, Andrey; Aleksandrova, Ariadna & Stepanova, Diana (2019), “Modern information technology development trends in the global economy and the economies of developing countries” [286]. (Xu hướng phát triển công nghệ thông tin hiện đại trên thế giới và nền kinh tế của các nước đang phát triển). Các tác giả đã khẳng định vai trò của CNTT&TT là một trong những nhân tố chính góp phần vào phát triển nền kinh tế toàn cầu. CNTT trong phát triển nền kinh tế hỗ trợ khả năng cạnh tranh và là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Các tác giả nhấn mạnh: “Kết quả nghiên cứu cho thấy phát triển công nghệ thông tin tích cực là một cách tối ưu nhất để đạt được phúc lợi xã hội nếu đất nước thiếu nguyên liệu vật tư và vốn.” [286, tr.8]. Công trình nghiên cứu phân tích trên các quy mô khác nhau (tiểu ngành, khu vực và toàn cầu), trong đó việc tăng cường hợp tác quốc tế về lĩnh vực CNTT&TT với các nước đang phát triển có thể trở thành một hình thức cạnh tranh độc đáo, kích thích những thay đổi của lợi ích địa chính trị và đầu tư. Trong phần kết luận, các tác giả đã khẳng định: “Như vậy, phát triển ngành công nghệ thông tin và truyền thông là một nhiệm vụ chiến lược rất phù hợp của các nước đang phát triển, có thể là nền tảng cho sự độc lập kinh tế của đất nước, ngay cả trong tình trạng thiếu nguyên liệu thô và vốn” [286, tr.15]. Công trình đã làm rõ vai trò quan trọng của phát triển CNTT trong phát triển kinh tế của các quốc gia phát triển và đang phát triển. Đó chính là cơ sở để các quốc gia chậm phát triển hơn tham khảo, vận dụng trong hoạch định chính sách phát triển CNTT. 1.1.1.2. Các nghiên cứu của tác giả trong nước Ban Khoa giáo Trung ương (2002), Trung tâm Thông tin - Tư liệu, Bản tin Công tác khoa giáo, Tình hình phát triển và khung cảnh công nghệ thông tin - truyền thông toàn cầu (Tài liệu phục vụ lãnh đạo) [6]. Công trình cung cấp chỉ số tổng hợp về sẵn sàng nối mạng (NRI) của 75 quốc gia trên thế giới. Chỉ số tổng hợp về sẵn sàng nối mạng là một công cụ vĩ mô so sánh giữa các quốc gia về tình
- 14 hình phát triển CNTT. Để tính chỉ số tổng hợp về sẵn sàng nối mạng, các tác giả dựa vào 2 nguồn dữ liệu: số liệu của các tổ chức như Ngân hàng Thế giới, Liên hiệp Viễn thông quốc tế và Liên minh doanh nghiệp Phần mềm; điều tra bằng phiếu câu hỏi từ hơn 4.500 nhà lãnh đạo chính phủ và doanh nghiệp của 75 nước. Kết quả tính chỉ số tổng hợp về sẵn sàng nối mạng được trình bày đã cho thấy: “Hoa Kỳ xếp vị trí thứ nhất, giành lợi thế và cơ hội do công nghệ thông tin - truyền thông đem lại” [6, tr.4]. Trong đó, Việt Nam xếp cuối bảng cùng nhóm các nước kém phát triển về CNTT. “Ở tận chót của bảng là Ecuador, Hondurát, Bănglađét và Việt Nam” [6, tr.4]. Qua nghiên cứu, khảo sát của công trình góp phần cung cấp thực trạng phát triển ngành CNTT&TT trong những năm 2000 - 2002 của Việt Nam còn đang kém phát triển. Nguyễn Xuân Vinh, Nguyễn Thị Minh Huyền (2003), Phát triển internet: kinh nghiệm và chính sách của một số quốc gia trong khu vực [285]. Các tác giả của công trình đã phân tích sự phát triển của internet; khái quát về ngành viễn thông và CNTT; thị trường internet; ứng dụng internet trong các lĩnh vực; các biện pháp nhằm thúc đẩy phát triển internet của các quốc gia trong khu vực ASEAN gồm: Inđônêxia, Thái Lan, Philippin, Singapore và Lào. Trên cơ sở đó các tác giả luận giải và đúc rút một số kinh nghiệm chủ yếu trong phát triển internet của các quốc gia. Những kinh nghiệm này có thể so sánh, tham khảo vận dụng cho sự phát triển internet của Việt Nam. Dương Minh Hào, Triệu Anh Ba (2008), Chiến tranh mạng cuộc đọ sức của bàn phím và màn hình [138]. Các tác giả của công trình đã trình bày khái quát sự phát triển của CNTT trên thế giới đã cho ra đời hình thái chiến tranh kiểu mới đó là chiến tranh mạng. Các tác giả đã làm rõ những vấn đề cơ bản của chiến tranh mạng: Trinh sát mạng, tiến công mạng, phòng ngự mạng, tương lai mở rộng của chiến tranh mạng, giới thiệu một số vũ khí mạng gồm virut và hacker đã được sử dụng trong thực tế. Đồng thời, đã giới thiệu một số nội dung về huấn luyện và lực lượng tác chiến mạng của quân đội Mỹ. Trên cơ sở đó, đưa ra một số nội dung định hướng nhằm nắm bắt thời cơ, đón nhận thách thức trong điều kiện có xảy ra chiến tranh mạng. Các tác giả đã chỉ rõ: “Ngày nay, mạng máy tính đã mở ra không gian tác chiến thứ sáu, chiến tranh mạng tiến hành trong không gian này có
- 15 đặc điểm nổi bật, khác hẳn với phương thức và vũ khí tấn công, phòng ngự của tác chiến năm chiều lục, hải, không quân, vũ trụ và điện tử” 138,[ tr.34]. Công trình là cơ sở để các quốc gia hoạch định chính sách phát triển CNTT. Chính sách phát triển phải đi đôi với bảo đảm an toàn, an ninh mạng và sẵn sàng đối phó với chiến tranh mạng có thể xảy ra trong tương lai. Quốc Trung (2010), “Sự nổi lên của Ấn Độ” [268]. Tác giả của công trình phân tích quá trình lặng lẽ vươn lên của Ấn Độ để trở lại bàn cờ địa chính trị - kinh tế của khu vực cũng như thế giới một cách ấn tượng. Đến năm 2010, với các chỉ số đưa ra tác giả nhận định: Ở châu Á, Ấn Độ đã đạt tới mức độ của một cường quốc, đóng vai trò quan trọng trong cục diện an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương, với tốc độ phát triển kinh tế từng đạt hơn 5% những năm 90 thế kỷ XX, con số này là 9% vào năm 2007. Tác giả phân tích về chính sách cải cách kinh tế và thu hút đầu tư của Ấn Độ, trong đó phát triển CNTT được Ấn Độ rất chú trọng: “Đặc biệt, do chú trọng phát triển ngành kinh tế mũi nhọn là công nghệ thông tin, công nghiệp phần mềm của Ấn Độ phát triển rất mạnh, tăng bình quân 50%/năm. Ngay từ năm 2000, khoảng 65% nhu cầu phần mềm của Mỹ là do Ấn Độ cung cấp, các sản phẩm tin học của Ấn Độ chiếm 30% thị trường thế giới.” [ 268]. Công trình đã chỉ ra vai trò của CNTT đối với sự phát triển của đất nước Ấn Độ. Vũ Văn Hiền, Bùi Đình Bôn (2017), Bức tranh thế giới đương đại [140]. Các tác giả đã bàn luận về khái niệm, đặc điểm thế giới đương đại; luận giải về các xu thế phát triển cũng như những thách thức trong thế giới đương đại. Trên cơ sở đó, các tác giả đã chỉ rõ những tác động của thế giới đương đại đối với Việt Nam. Bàn về đặc điểm khoa học công nghệ trong thế giới đương đại các tác giả đã chỉ ra: Có thể hiểu cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại là sự thay đổi căn bản trong bản thân các lĩnh vực khoa học công nghệ cũng như mối quan hệ và chức năng xã hội của chúng, khiến cho cơ cấu và động thái phát triển của các lực lượng sản xuất cũng thay đổi. Trong đó quan trọng nhất là việc nổi lên vai trò hàng đầu của yếu tố con người trong hệ thống lực lượng sản xuất dựa trên việc vận dụng
- 16 đồng bộ các ngành công nghệ mới, có hàm lượng khoa học công nghệ cao như công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học [140, tr.77]. Như vậy, các tác giả đã góp phần khẳng định vai trò của ngành CNTT trong phát triển lực lượng sản xuất của thế giới đương đại. Nguyễn Mạnh Hùng, Hà Minh Hiệp (2019) “Mô hình xã hội siêu thông minh 5.0 của Nhật Bản và hàm ý chính sách” [141]. Các tác giả đã trình bày những đặc điểm của “xã hội 5.0” của Nhật Bản; Kế hoạch cơ bản về Khoa học và Công nghệ lần thứ 5 của Nhật Bản. Tác giả đã có kiến nghị, đề xuất đối với sự phát triển của Việt Nam trong đó nhấn mạnh: “Việc phát triển các giải pháp công nghệ thông tin sẽ giúp Việt Nam tận dụng được hạ tầng của các quốc gia phát triển, nhanh chóng tiếp cận được cách mạng công nghiệp 4.0 và “xã hội 5.0” về các giải pháp ứng dụng” [141, tr.3]. Công trình cung cấp những kiến thức cơ bản về phát triển CNTT hiện đại ngày nay. Đồng thời, giúp các quốc gia trong đó có Việt Nam định hướng chính sách phát triển CNTT phù hợp với xu thế hiện nay. Nguyễn Hải Đăng (2021), “Nền kinh tế sáng tạo của Hàn Quốc và những gợi ý cho Việt Nam” [133], tác giả nghiên cứu một số kinh nghiệm của Hàn Quốc trong việc phát triển nền kinh tế sáng tạo, từ đó, đưa ra những gợi ý cho Việt Nam trong quá trình hình thành, phát triển nền kinh tế sáng tạo và bắt kịp cơ hội để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Nội dung liên quan đến phát triển CNTT đã được tác giả chỉ rõ: “Phát triển hạ tầng phù hợp cho sáng tạo mở cần có ba đặc điểm là: được thiết kế dành cho dữ liệu lớn; sử dụng bằng phần mềm và được thiết kế dành cho điện toán đám mây; có tính mở và cộng tác” [133]. 1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam 1.1.2.1. Các nghiên cứu chung về phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam Hồ Đức Việt, Đỗ Trung Tá (2006) Công nghệ thông tin và Truyền thông phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước - Sách phục vụ hoạt động của Đại biểu dân cử [276]. Các tác giả của công trình đã trình bày vai trò của phát triển CNTT&TT trên thế giới và Việt Nam; lịch sử phát triển CNTT; thực trạng phát triển CNTT&TT trên thế giới và hiện trạng ở Việt
- 17 Nam; giới thiệu một số chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về ứng dụng, phát triển CNTT&TT từ năm 2000 đến 2005. Nguyễn Thị Lan Hương (2008), Công nghệ thông tin và tác động của nó đối với xã hội hiện đại [143], công trình là luận án tiến sĩ. Trong công trình tác giả đã đưa ra quan niệm về CNTT: Thuật ngữ công nghệ thông tin trong tiếng Anh là information Technology song cũng có khi được dùng là công nghệ thông tin và truyền thông. Tuy nhiên, nội hàm của hai thuật ngữ này không có sự khác biệt. Dưới góc độ kỹ thuật, công nghệ thông tin được chia thành ba phần nhỏ hơn là: máy tính (computer), mạng truyền thông (com - net) và bí quyết (know - how) [143, tr.12]. Trên cơ sở phân tích khái niệm, chỉ ra đặc điểm, vai trò của CNTT đối với đời sống xã hội tác giả đã rút ra thực chất CNTT hiện đại là: Công nghệ thông tin hiện đại, về thực chất là sự cải biến cách thức làm việc của con người với thông tin, cụ thể là, cách thức xử lý, lưu giữ, chuyển tải, tái tạo thông tin từ các phương tiện thông thường như bàn phím, máy tính cơ học, sách báo, sản phẩm in ấn sang các phương tiện thông minh là máy tính điện tử, các mạng truyền thông, viễn thông. Sự cải biến này đã tạo ra bước cải biến mang tính cách mạng trong toàn bộ hệ thống công nghệ hiện đại, làm thay đổi cách thức sản xuất vật chất của con người, tác động sâu sắc đến toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội, qua đó thúc đẩy xã hội phát triển lên một nấc thang mới [143, tr.20]. Mặt khác, dưới khía cạnh triết học xã hội, tác giả đã nghiên cứu tác động của CNTT lên các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội như: kinh tế, chính trị, văn hoá. Từ những vấn đề chung tác giả đã nghiên cứu tác động của CNTT với xã hội Việt Nam trên các phương diện: thực trạng, nguyên nhân, cơ hội, thách thức trên cơ sở đó nêu ra phương hướng và giải pháp phát triển CNTT. Võ Văn Tuấn (2012), “Phát triển công nghệ thông tin - một giải pháp chiến lược trong sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân” [272]. Trong bài viết tác giả khẳng định:
- 18 Thời gian tới, yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng Quân đội nhân dân theo hướng “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại” với một số ngành tiến thẳng lên hiện đại đòi hỏi phải đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong Quân đội; xem đó vừa là yêu cầu khách quan, vừa là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của từng cơ quan, đơn vị [272]. Đồng thời, tác giả còn chỉ ra vai trò, tầm quan trọng của CNTT, một số nét chính về thực trạng phát triển CNTT trong Quân đội; đưa ra yêu cầu và đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm phát triển CNTT trong Quân đội. Công trình góp phần khẳng định vị trí, vai trò ứng dụng, phát triển CNTT trong Quân đội có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp bảo vệ vững Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới. Trần Thọ Đạt (2013), Foresight và cách tiếp cận foresight trong xây dựng chiến lược nguồn nhân lực giảng dạy công nghệ thông tin [132]. Trình bày lý thuyết và phương pháp tiếp cận foresight (có nghĩa là sự nhìn xa thấy trước) trong xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực giảng dạy CNTT: Dựa vào foresight, người ta có thể chủ động lựa chọn các phương án phát triển cho tương lai, vừa “tích cực” (khai thác được các cơ hội do các thành tựu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin đưa lại), vừa “hiện thực” (đáp ứng được các đòi hỏi của nhu cầu thực tiễn đặt ra và khả năng bảo đảm về nguồn lực trong phát triển ngành công nghệ thông tin). Đặc biệt, đối với các nước như Việt Nam, với tiềm lực kinh tế và năng lực khoa học và công nghệ còn nhiều hạn chế, nếu sớm nắm bắt và làm chủ được công cụ foresight thì có thể tránh được những quyết định chạy theo các xu hướng phát triển một cách thiếu cân nhắc, không đáp ứng những đòi hỏi bức xúc do nhu cầu đất nước đặt ra hoặc dập khuôn theo “lối mòn” của những nước đi trước [132, tr.15]. Tác giả công trình cũng đã giới thiệu tổng quan về ngành CNTT và thực trạng nguồn nhân lực giảng dạy CNTT ở Việt Nam. Tác giả phân tích kịch bản
- 19 ngành CNTT và nguồn nhân lực giảng dạy CNTT; đồng thời, đề ra chiến lược nguồn nhân lực giảng dạy CNTT của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020; trên cơ sở tiếp cận foresight đề xuất cơ chế chính sách, giải pháp thực hiện chiến lược. Vũ Quang Kết (2014), “Ngành công nghệ thông tin Việt Nam trong những năm gần đây: thực trạng và những vấn đề đặt ra” [147]. Tác giả bài viết khẳng định vai trò của CNTT: Công nghệ thông tin là một trong những ngành hạ tầng quan trọng của quốc gia, vừa là ngành kinh tế - kỹ thuật, vừa là ngành hạ tầng mềm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng và chủ quyền số. Phát triển công nghệ thông tin được coi là con đường ngắn nhất, là cách thức tất yếu giúp Việt Nam thoát “bẫy thu nhập trung bình” theo kịp với các nước trên thế giới [147, tr.43]. Tác giả đã đánh giá thực trạng ngành CNTT Việt Nam, những vấn đề đặt ra trong phát triển CNTT của đất nước. Đồng thời, đã cung cấp những hiểu biết về sự phát triển ngành CNTT trong những năm gần đây. Nguyễn Thị Việt Hà (2015), Định hướng và giải pháp phát triển xuất khẩu sản phẩm ngành công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2020 [136], công trình là luận án tiến sĩ. Tác giả đã làm rõ những vấn đề lý luận chung về phát triển xuất khẩu sản phẩm ngảnh CNTT. Đồng thời, đã khảo cứu kinh nghiệm một số nước trên thế giới trong việc phát triển xuất khẩu sản phẩm ngành CNTT và rút ra các bài học cho Việt Nam. Tác giả đã đánh giá thực trạng phát triển xuất khẩu sản phẩm ngành CNTT trong những năm từ 2000 đến 2013. Từ đó, đề xuất những định hướng và giải pháp phát triển xuất khẩu ngành CNTT cho giai đoạn tới năm 2020. Trần Đức Sự (2016), Giải pháp đảm bảo an toàn thông tin cho hạ tầng công nghệ thông tin trọng yếu quốc gia [ 192], tác giả công trình đã chỉ ra, song song với việc CNTT phát triển cũng xuất hiện tình trạng mất an toàn hạ tầng CNTT. Đặc biệt, trong những năm gần đây tình trạng diễn ra căng thẳng, phức tạp trên thế giới. Tác giả của công trình đã đề cập tình hình an toàn
- 20 thông tin mạng trên thế giới và Việt Nam năm 2015, đưa ra một số giải pháp khắc phục tình trạng trên. Nguyễn Thị Phương Thu (2018), Phát triển dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ thông tin ở Việt Nam [198], công trình là luận án tiến sĩ. Tác giả công trình đã hệ thống hóa các lý luận phát triển dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp CNTT. Trong nghiên cứu của mình tác giả đưa ra quan niệm: “Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ thông tin là những dịch vụ hỗ trợ chi phí tài chính, cải thiện, thúc đẩy từ các cơ quan tổ chức bên ngoài nhằm nâng cao năng lực, tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp công nghệ thông tin tồn tại và phát triển” [198, tr.40]. Dựa trên các dự báo, mục tiêu, quan điểm, phương hướng phát triển dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp CNTT; kết hợp với kết quả phân tích thực trạng, những nhân tố ảnh hưởng, ưu và nhược điểm trong phát triển dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp CNTT ở Việt Nam tác giả đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp CNTT ở Việt Nam: Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp công nghệ thông tin về dịch vụ hỗ trợ; Nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ; Đa dạng hóa loại hình hỗ trợ và hình thức cung ứng dịch vụ hỗ trợ; Tăng cường điều tra, khảo sát của các doanh nghiệp công nghệ thông tin về dịch vụ hỗ trợ; Hoàn thiện khung khổ pháp lý và tạo lập cơ chế thuận lợi cho phát triển dịch vụ hỗ trợ công nghệ thông tin; Nâng cao vai trò của các hiệp hội công nghệ thông tin, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam [198, tr.155]. Tô Hồng Nam (2019), Quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin tại Việt Nam [166]. Công trình này là luận án tiến sĩ, nghiên cứu đầy đủ, hệ thống, gắn lý luận khoa học với cơ sở thực tiễn về quản lý công nghiệp CNTT ở Việt Nam. Công trình đã nghiên cứu cơ sở khoa học về quản lý nhà nước về công nghiệp công CNTT; đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về công nghiệp CNTT ở Việt Nam; đề xuất phương hướng và giải pháp tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước về công nghiệp CNTT; đưa ra những kiến nghị đề xuất với Chính phủ và Bộ TT&TT.
- 21 Hồ Tú Bảo (Chủ biên), Nguyễn Huy Dũng, Nguyễn Nhật Quang (2020), Hỏi đáp về chuyển đổi số [9]. Công trình có 200 câu hỏi và đáp, góp phần làm sáng tỏ những vấn đề liên quan đến chuyển đổi số. Nội dung công trình có 05 vấn đề lớn gồm: Câu hỏi chung về chuyển đổi số; đột phá của AI và các công nghệ số; chính phủ số; kinh tế số; xã hội số. Nội dung công trình đã giải đáp vấn đề quan hệ giữa ứng dụng, phát triển CNTT và chuyển đổi số: Chuyển đổi số là bước phát triển tiếp theo có tính đột phá của ứng dụng công nghệ thông tin. Chúng ta đã phát triển công nghệ thông tin từ 20 - 30 năm qua, còn chuyển đổi số thì mới bắt đầu và sử dụng những công nghệ mới của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư Như vậy chuyển đổi số đã bao hàm ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin, là sự tiếp nối, thay thế ở tầm cao hơn [9, tr.85]. Vu Quynh Nam, Dinh Tran Ngoc Huy, Nguyen Thi Hang, Le Trung Hieu, Nguyen Thi Phuong Thanh (2021), “Internet of Things (IoT) Effects and Building Effective Management Information System (MIS) in Vietnam Enterprises and Human - Computer Interaction Issues in Industry 4.0” (Hiệu ứng Internet vạn vật (IoT) và xây dựng hiệu quả hệ thống thông tin quản lý (MIS) tại doanh nghiệp Việt Nam và vấn đề tương tác giữa người với máy tính trong thời đại công nghiệp 4.0) [289]. Các tác giả của công trình đã chỉ ra xu hướng các doanh nghiệp Việt Nam trong cuộc CMCN 4.0, ngày càng có nhu cầu ứng dụng và phát triển CNTT hiệu ứng internet vạn vật (IoT) trong hoạt động. Bên cạnh đó, tại Việt Nam các doanh nghiệp như bệnh viện và các công ty năng lượng tái tạo hoặc các công ty sản xuất có thể sử dụng công nghệ điện toán đám mây (Cloud Computing) tiên tiến để lưu trữ và xử lý dữ liệu lớn của khách hàng nhằm phục vụ hệ thống thông tin quản lý tốt hơn. Internet vạn vật cùng với dữ liệu lớn và công nghệ điện toán đám mây cũng chứng minh tốt hơn giải pháp về công tác kế toán, nhân sự của doanh nghiệp. Các tác giả đã khẳng định: “Dưới tác động của các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam hoặc các công ty năng lượng tái tạo, có thể tổ chức một hệ thống Internet vạn vật bao gồm: Cấp độ dịch vụ -