Khóa luận Xây dựng chương trình truyền thông marketing cho dự án An Cựu City của Công ty cổ phần Đất Xanh Bắc miền Trung

pdf 104 trang thiennha21 21/04/2022 2790
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Xây dựng chương trình truyền thông marketing cho dự án An Cựu City của Công ty cổ phần Đất Xanh Bắc miền Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_xay_dung_chuong_trinh_truyen_thong_marketing_cho_d.pdf

Nội dung text: Khóa luận Xây dựng chương trình truyền thông marketing cho dự án An Cựu City của Công ty cổ phần Đất Xanh Bắc miền Trung

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN THÔNG MARKETING CHO DỰ ÁN AN CỰU CITY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẤT XANH BẮC MIỀN TRUNG NGUYỄN HẢI ĐIỀN Khóa học: 2015-2019 Trường Đại học Kinh tế Huế
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN THÔNG MARKETING CHO DỰ ÁN AN CỰU CITY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẤT XANH BẮC MIỀN TRUNG Giảng viên hướng dẫn : PGS TS Nguyễn Đăng Hào Sinh viên thực hiện : Nguyễn Hải Điền Lớp : K49D-QTKD Mã sinh viên : 15K4021028 Trường ĐạiHu họcế, 2019 Kinh tế Huế
  3. Trong su t th i gian g n bó v i gi i ố ờ ắ ớ ảng đường Đạ h ã nh c r t nhi u s quan tâm, giúp ọc tôi đ ận L đườợ i Cấảm Ơề nự trong h c t p c c s ng t r t đỡ ọ ậ ũng như trong cuộ ố ừ ấ nhi i xung quanh. ều ngườ c tiên tôi xin g i l i c n Trướ ử ờ ảm ơn sâu sắc đế các th t ng ầy giáo, cô giáo đang công tác ại trườ i h c Kinh t - i h c Hu , nh ã luôn Đạ ọ ế Đạ ọ ế ững người đ ng d n, h tr và truy t nh ng ki n th c hướ ẫ ỗ ợ ền đạ ữ ế ứ quý báu cho tôi. hoàn thành khóa lu n t t nghi p này, tôi nh n Để ậ ố ệ ậ c r t nhi u s c a nhi u t p th và cá đượ ấ ề ự giúp đỡ ủ ề ậ ể c tiên tôi xin trân tr ng c y nhân. Trướ ọ ảm ơn thầ giáo PGS TS Nguy ã tr c ti p – ễn Đăng Hào, người đ ự ế ng d tôi r t t n tình giúp tôi hướ ẫn và giúp đỡ ấ ậ hoàn thành khóa lu n này. ậ Tôi xin chân thành c c cùng toàn ảm ơn Ban giám đố th các cán b công nhân viên trong Công ty C ể ộ ổ ph t Xanh B c Mi ã t o m u ki n ần Đấ ắ ền Trung đ ạ ọi điề ệ t t nh t cho tôi có th th c hi c khóa lu n ố ấ ể ự ện đượ ậ này. Cu i cùng tôi xin chân thành c ình, ố ảm ơn gia đ b ã luôn ng viên, ng h tôi ạn bè, đ đồng hành, độ ủ ộ trong su t th i gian qua. ố ờ M t l n n a tôi xin chân thành c ộ ầ ữ ảm ơn! Th a Thiên Hu , 16/04/2019 Trường Đạiừ học Kinhế tế Huế
  4. Sinh viên Nguy n H n ễ ải Điề MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2 2.1. Mục đích nghiên cứu: 2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu: 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 4.1. Nguồn dữ liệu 3 4.2. Phương pháp chọn mẫu 4 4.3. Phương pháp thu thập dữ liệu 4 4.4. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu 4 5. Bố cục đề tài 5 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 6 Chương 1. Cơ sở khoa học về truyền thông marketing và kinh doanh bất động sản.6 1.1. Tổng quan về truyền thông marketing 6 1.2. Thiết kế chương trình truyền thông marketing 17 1.3. Mô hình lý thuyết nghiên cứu 25 1.4. Bất động sản 30 1.4.1. Khái niệm về bất đông sản (BĐS) 30 1.4.2. Đặc điểm của BĐS 30 1.4.2.1. Tính cá biệt và khan hiếm 30 1.4.2.2. Tính bền lâu 30 1.4.2.3. TrườngTính chịu sự ảnh hư ởĐạing lẩn nhau học Kinh tế Huế 31
  5. 1.4.2.4. Các tính chất khác 31 1.4.3. Phân loại BĐS 32 1.5. Thị trường bất động sản và tổng quan thị trường bất động sản 33 Chương 2: Thực trạng công tác truyền thông marketing cho dự án An Cựu city của công ty cổ phần Đất Xanh Bắc Miền Trung 38 2.1. Tổng quan về công ty cổ phần Đất Xanh Bắc Miền Trung 38 2.1.1. Giới thiệu chung về công ty 38 2.1.2. Bộ máy tổ chức của công ty 39 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 44 2.2. Khái quát chung về dự án 45 2.2.1. Giới thiệu chung về dự án 45 2.2.1.1. Quy mô xây dựng 46 2.2.1.2. Chất lượng công trình và xây dựng hạ tầng 47 2.2.1.3. Vị trí dự án 47 2.2.1.4. Thiết kế dự án 47 2.2.1.5. Tiện ích dự án 51 2.2.1.6. Chính sách về sản phẩm 52 2.2.2. Thực trạng các hoạt động truyền thông marketing về dự án An Cựu City của công ty 53 2.2.2.1. Đối tượng mục tiêu 56 2.2.2.2. Mục tiêu truyền thông 57 2.2.2.3. Thông điệp truyền thông 57 2.2.2.4. Phương thức truyền thông 57 2.2.2.5. Ngân sách 60 2.2.3. Đánh giá hiệu quả và nhận xét hoạt động truyền thông marketing của công ty 61 2.2.3.1. Thành tựu 61 2.2.3.2. Khó khăn 61 2.3. Kết quả điều tra nghiên cứu 62 2.3.1. Thông tin chung về mẫu nghiên cứu 62 Trường Đại học Kinh tế Huế iii
  6. Chương 3. Xây dựng chương trình truyền thông marketing cho dự án An Cựu City cho mùa hè 2019 (tháng 6,7,8) 75 3.1. Cơ sở đề xuất chương trình truyền thông 75 3.2. Chương trình truyền thông cho dự án AN Cựu City cho mùa hè 2019 77 PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86 1. Kết luận 86 2. Kiến nghị 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 PHỤ LỤC 90 Trường Đại học Kinh tế Huế iv
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT AIDA: Attention (Chú ý) - Interest (Quan tâm) - Desire (Ham muốn) - Action (Hành động) B2B : Business to Business: Doanh nghiệp BĐS : bất động sản FDI : Foreign Direct Investment – Đầu tư trực tiếp nước ngoài IMC - Integrated Markrting Communication - Truyền thông marketing tích hợp MPR : Marketing Public Relations – Marketing quan hệ công chúng PR : Public relations RFM : Recency - Frequency - Money amount: Thời gian - Tần suất - Tiền tệ UBND : Ủy Ban Nhân Dân ĐXBMT: Đất Xanh Bắc Miền Trung KĐTM: Khu đô thị mới KKT: Khu kinh tế DA: Dự án Trường Đại học Kinh tế Huế v
  8. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1. 1 Quy trình hoạch định một chiến lược quảng cáo 9 Hình 1. 2 Quy trình thiết kế chương trình truyền thông marketing 17 Hình 1. 3 Mô hình cơ bản trong truyền thông 26 Hình 1. 4 Mô hình truyền thông marketing AIDA 27 Hình 1. 5 Mô hình truyền thông marketing tích hợp 29 Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty 39 Hình 2.2 Sơ đồ tổng quan dự án An Cựu City 46 Hình 2. 3 Sản phẩm nhà liền kề dự án An Cựu City 48 Hình 2. 4 Sản phẩm biệt thự phố dự án An Cựu City 50 Hình 2. 5 Sản phẩm biệt thự vườn dự án An Cựu City 51 Hình 2. 6 vị trí sản phẩm block O, block L, block M 54 Hình 2.7 Sản phẩm nhà liền kề tại block O 55 Hình 2. 8 Đất nền chuẩn bị khởi công block L-M 56 Trường Đại học Kinh tế Huế vi
  9. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1. 1 Ưu điểm và nhược điểm của một số phương tiện quảng cáo 9 Bảng 1. 2 Các mô hình mức độ đáp ứng của người tiêu dùng 19 Bảng 2. 1 Tình hình kinh doanh của công ty từ 2017-2019 44 Bảng 2. 1 Quy mô, các loại sản phẩm nhà ở An Cựu City 52 Bảng 2. 3 Số khách hàng tương tác của mỗi nhân viên bình quân trong 1 ngày 58 Bảng 3. 1 Tổng chi phí cho quá trình truyền thông 84 Biểu đồ 2. 1 Cơ cấu giới tính mẫu khảo sát 62 Biểu đồ 2. 2 Cơ cấu nghề nghiệp của mẫu khảo sát 63 Biểu đồ 2. 3 Cơ cấu độ tuổi của mẫu khảo sát 64 Biểu đồ 2. 4 Cơ cấu về tình trạng hôn nhân của mẫu khảo sát 65 Biểu đồ 2. 5 Cơ cấu thu nhập của mẫu khảo sát 66 Biểu đồ 2. 6 Biểu đồ thể hiện mục đích mua nhà của khách hàng 67 Biểu đồ 2. 7 Biểu đồ thể hiện loại căn hộ khách hàng muốn mua 68 Biểu đồ 2. 8 Biểu đồ thể hiện các yếu tố quyết định mua của khách hàng 68 Biểu đồ 2. 9 Biểu đồ thể hiện lý do mua nhà của khách hàng 69 Biểu đồ 2. 10 Biểu đồ thể hiện các kênh khách hàng tìm kiếm trước khi mua nhà 70 Biểu đồ 2. 11 Biểu đồ thể hiện khoảng thời gian khách hàng tìm kiếm thông tin trên internet 71 Biểu đồ 2. 12 Biểu đồ thể hiện các kênh giúp khách hàng biết đến An Cựu City 72 Biểu đồ 2. 13 Biểu đồ thể hiện đánh giá của khách hàng đối với dự án An Cựu City .73 Trường Đại học Kinh tế Huế vii
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS. Nguyễn Đăng Hào PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Bất Động Sản (BĐS) có đặc thù là sản phẩm có giá trị lớn, thời gian tạo lập lâu và cung phản ứng rất chậm so với cầu. Do đó nhiều giai đoạn thị trường nằm trong tay người bán, các công ty BĐS không chú trọng và đầu tư ít cho hoạt động marketing. Tại Huế, để tạo điều kiện cho việc phát triển các mũi nhọn chính: y tế, văn hóa, giáo dục, du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế, theo Quyết định 649/TTg ngày 6/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy hoạch phát triển TP. Huế tương lai được mở rộng về các đô thị phụ trợ: Thuận An, Hương Thủy, Bình Điền và Hương Trà. Cùng với đó, các công bố quy hoạch của TP Huế như: quy hoạch khu đô thị An Vân Dương, chợ du lịch Huế hay quyết định xây dựng cụm bệnh viện và trung tâm thực hành của Đại học Y Dược Huế một lần nữa khẳng định tiềm năng phát triển của thị trường bất động sản Huế trong thời gian tới. Giai đoạn 2018-2019 tỉnh đã công bố danh mục gồm 53 DA phục vụ phát triển kinh tế - xã hội 2018, định hướng 2019-2020, với 17 DA tại KĐTM An Vân Dương, 17 DA tại KKT Chân Mây – Lăng Cô và 19 DA thuộc các khu vực khác Hai tháng đầu năm 2019, tỉnh cấp mới 8 DA đầu tư, trong đó, 4 DA đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký hơn 60 triệu USD và 4 DA trong nước với tổng vốn đăng ký hơn 5.750 tỷ đồng. Đồng thời, lãnh đạo tỉnh cam kết phối hợp các đơn vị liên quan triển khai và đẩy nhanh tiến độ các DA, giải phóng mặt bằng, nhất là đối với các DA trọng điểm. Đây được xem là nguyên nhân chính tạo đà tăng trưởng và sức hút cho các nhà đầu tư tạo nên cú hích mới cho thị trường BĐS trong năm 2019. Do đó, từ năm 2017 trở lại đây, thị trường BĐS có sự chuyển dịch, hầu hết các phân khúc nhà ở, đất nền khá sôi động. Hàng loạt nhà đầu tư có thương hiệu như Đất Xanh Group, VinGroup, Apec Group, Vneco, Bitexco đầu tư vốn vào thị trường BĐS Huế, kéo theo giá đất tại đây tăng lên đáng kể. Với các dự án như khu du lịch nghỉ dưỡng ở huyện Phú Vang, một số dự án ở khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô của Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Hải Điền 1 Lớp: K49D-QTKD
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS. Nguyễn Đăng Hào Tập Đoàn FLC; Khu đô thị Royal Park Huế, khu đô thị APEC – An Vân Dương của Tập đoàn APEC Group; Khu đô thị Phú Mỹ An của công ty cổ phần Aninvest; Dự án Eco Lake, Eco Town, Huế Green city, An Cựu city của Công ty Đất xanh Bắc Miền Trung là nhà đầu tư, phát triển dự án. Với số lượng lớn nhà cung cấp trên một miếng bánh hữu hạn dẫn đến sự canh tranh gay gắt giữa các nhà đầu tư phát triển dự án. Đứng trước thực trạng đó, Công ty cổ phần Cổ phần Đất Xanh Bắc Miền Trung đã xác định cần cho mình một chương trình truyền thông marketing hợp lý để đứng vững, cạnh tranh và ngày càng phát triển. Từ những yêu cầu cấp thiết trên, tôi đã chọn đề tài: “ Xây dựng chương trình truyền thông marketing cho dự án An Cựu City của công ty cổ phần Đất Xanh Bắc Miền Trung” để làm đề tài nghiên cứu. Nội dung đề tài về bản chất là trả lời được hai câu hỏi lớn: Câu hỏi thứ nhất, thực trạng hoạt động về marketing của dự án An Cựu City của công ty cổ phần Đất Xanh Bắc Miền Trung như thế nào? Câu hỏi thứ hai, Các giải pháp cho chương trình truyền thông marketing của dự án An Cựu City của công ty cổ phần Đất Xanh Bắc Miền Trung là gì? 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing của dự án An Cựu City của công ty cổ phần Đất Xanh Bắc Miền Trung trên thị trường Bất động sản ở thị trường Huế thông qua việc phân tích, đánh giá và hoàn thiện chương trình truyền thông marketing của Công ty. 2.2. Mục tiêu cụ thể Mục tiêu thứ nhất thứ nhất: Nghiên cứu các công cụ lý thuyết và các mô hình để làm cơ sở phân tích đánh giá chương trình truyền thông marketing cho công ty cổ phần Đất Xanh Bắc Miền Trung bằng một số mô hình như : mô hình SWOT, chiến lược marketing mix, quản trị marketing. Nhiệm vụ này được thực hiện ở Chương 1. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Hải Điền 2 Lớp: K49D-QTKD
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS. Nguyễn Đăng Hào Mục tiêu thứ hai: Phân tích, đánh giá giá chương trình truyền thông marketing cho công ty cổ phần Đất Xanh Bắc Miền Trung trên cơ sở lý thuyết ở Chương 1. Nhiệm vụ này được thực hiện ở Chương 3. Mục tiêu thứ ba: Hoàn thiện chương trình truyền thông marketing và đề xuất một số giải pháp triển khai thực hiện chương trình truyền thông marketing cho công ty cổ phần Đất Xanh Bắc Miền Trung. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là chương trình truyền thông marketing và các giải pháp marketing cho dự án An Cựu City Huế. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nôi dung: Đề tài nghiên cứu về chương tình truyền thông, hoạt đông kinh doanh dự án An Cựu City Huế của công ty cổ phần Đất Xanh Bắc Miền Trung. Phạm vi về không gian: Tập trung nghiên cứu tại địa bàn kinh doanh của công ty cổ phần Đất Xanh Bắc miền trung Huế đối với các sản phẩm của dự án An Cựu City. Phạm vi thời gian: Dữ liệu thu thập nghiên cứu từ năm 2017 đến quý 1 năm 2019. Đề xuất hoàn thiện chương trình truyền thông marketing cho công ty cổ phần Đất Xanh Bắc Miền Trung. Một số giải pháp thực hiện cho giai đoạn mùa hè năm 2019. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn dữ liệu Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp, nguồn dữ liệu phục vụ nghiên cứu gồm có: Các thông tin, số liệu về kế toán, báo cáo tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh, nhân sự ở công ty trang web của Công Ty Đất xanh Bắc miền trung Huế. Các giáo trình tham khảo. Ngoài ra là các dữ liệu tiến hành thu thập bằng phương pháp ghi chép, tạp chí, truy cập vào website, các công trình nghiên cứu có liên quan trước đó. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: khảo sát, phỏng vấn sâu khách hàng có nhu cầu mua nhà của dự án An Cựu City. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Hải Điền 3 Lớp: K49D-QTKD
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS. Nguyễn Đăng Hào Thu thập thông qua bảng hỏi online, tìm kiếm khách hàng khảo sát thông qua mạng xã hội. Phân tích số liệu bằng phương pháp thống kê tần số thông qua các ứng dụng Google Form, Excel. 4.2. Phương pháp chọn mẫu Vì tính chất đặc biệt của sản phẩm BĐS là giá cao (hàng tỉ đồng), thời gian để quyết định mua một căn nhà là lâu. Nên khó để tìm kiếm được nhiều khách hàng. Tổng thể phân bố rộng, không có danh sách toàn bộ tổng thể. Vì vậy, tiến hành chọn mẫu phi xác suất, kĩ thuật chọn mẫu thuận tiện kết hợp với kĩ thuật ném bóng tuyết (Snowball). Khi bảng hỏi đã được hoàn chỉnh, tiến hành khảo sát 30 khách hàng có nhu cầu mua nhà thực sự, đang tìm kiếm cho mình một ngôi nhà để sinh sống hay để đầu tư. 4.3. Phương pháp thu thập dữ liệu Nghiên cứu định tính: phỏng vấn các nhân viên marketing, nhân viên kinh doanh tại Công Ty Đất xanh Bắc miền trung Huế để biết rõ hơn về các hoạt động truyền thông của công ty. Mục đích là tạo cơ sở để cung cấp những thông tin cơ bản cần thiết cho nghiên cứu định lượng. Tham khảo ý kiến rồi từ đó điều chỉnh, bổ sung cho bảng điều tra khách hàng. Phỏng vấn các khách hàng có nhu cầu thực sự tìm mua cho mình một căn nhà tại thành phố Huế bằng kĩ thuật chọn mẫu thuận tiện kết hợp với kĩ thuật ném bóng tuyết (Snowball) thông qua ứng dụng online Google Form. Loại bỏ các kết quả khảo sát không phù hợp. Tổng hợp kết quả nghiên cứu để tiến hành lập kế hoạch chương trình truyền thông marketing cho dự án An Cựu City. 4.4. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu Dữ liệu thứ cấp được phân tích thống kê tuyệt đối, tương đối, lượng tăng giảm tuyệt đối, tốc độ tăng giảm tương đối để thấy rõ được sự biến động của tình hình kinh doanh của công ty. Dự liệu sơ cấp: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Hải Điền 4 Lớp: K49D-QTKD
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS. Nguyễn Đăng Hào Thu thập dữ liệu thông qua kết quả tại Google Form Tiến hành thống kê tần số, vẽ sơ đồ. 5. Bố cục đề tài Phần 1: Đặt vấn đề Phần 2: Nội dung nghiên cứu Chương 1: Cơ sở khoa học về truyền thông marketing và kinh doanh bất động sản Chương 2: Thực trạng công tác truyền thông marketing cho dự án An Cựu city của công ty cổ phần Đất Xanh Bắc Miền Trung Chương 3: Xây dựng chương trình truyền thông marketing cho dự án An Cựu City cho mùa hè 2019 (tháng 6,7,8) Phần 3: Kết luận và kiến nghị Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Hải Điền 5 Lớp: K49D-QTKD
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS. Nguyễn Đăng Hào PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1. Cơ sở khoa học về truyền thông marketing và kinh doanh bất động sản 1.1. Tổng quan về truyền thông marketing 1.1.1. Các khái niệm liên quan 1.1.1.1. Khái niệm về truyền thông Truyền thông, về bản chất là quá trình chia sẻ, trao đổi hai chiều, diễn ra liên tục giữa chủ thể truyền thông và đối tượng truyền thông. Quá trình chia sẻ, trao đổi hai chiều ấy có thể được hình dung qua nguyên tắc bình thông nhau. Khi có sự chênh lệch trong nhận thức, hiểu biết giữa chủ thể và đối tượng truyền thông gắn với nhu cầu chia sẻ, trao đổi thì hoạt động truyền thông diễn ra. (theo PGS.TS Nguyễn Văn Dững) Truyền thông đòi hỏi phải có một người gửi, một thông điệp, một phương tiện truyển tải và người nhận, mặc dù người nhận không cần phải có mặt hoặc nhận thức về ý định của người gửi để giao tiếp tại thời điểm việc truyền thông này diễn ra; do đó thông tin liên lạc có thể xảy ra trên những khoảng cách lớn trong thời gian và không gian. Truyền thông yêu cầu các bên giao tiếp chia sẻ một khu vực dành riêng cho thông tin được truyền tải. Quá trình giao tiếp được coi là hoàn thành khi đã đạt được sự cân bằng trong nhận thức, hiểu biết giữa chủ thể và đối tượng truyền thông và người nhận hiểu thông điệp của người gửi. 1.1.1.2. Khái niệm truyền thông marketing Theo Philip Kotler, “truyền thông marketing (marketing communication) là các hoạt động truyền thông tin một cách gián tiếp hay trực tiếp về sản phẩm và bản thân doanh nghiệp tới khách hàng nhằm thuyết phục họ tin tưởng vào doanh nghiệp cũng như sản phẩm, và mua sản phẩm của doanh nghiệp”. Truyền thông marketing là sự phối hợp giữa quảng cáo, PR, bán hàng cá nhân, khuyến mãi và marketing trực tiếp. Doanh nghiệp sử dụng những hoạt đông trên để Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Hải Điền 6 Lớp: K49D-QTKD
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS. Nguyễn Đăng Hào chuyển tải thành công giá trị và xây dựng thành công mối quan hệ tốt đẹp với công chúng và khách hàng mục tiêu. (theo GV Tống Viết Bảo Hoàng) Truyền thông marketing là môt phần căn bản và không thể thiếu trong những nổ lực tiếp thị của một doanh nghiệp. Nói một cách đơn giản, truyền thông trong marketing có thể được mô tả như là tất cả các thông điệp và phương tiện truyền thông mà doanh nghiệp có thể triển khai để tiếp cận với thị trường tiềm năng của mình. 1.1.2. Mục đích và vai trò của truyền thông marketing 1.1.2.1. Mục đích của truyền thông marketing Truyền thông marketing có các mục đích cơ bản là thông báo, thuyết phục và nhắc nhở đối tượng nhận tin về sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp. Qua các nội dung thông điệp, doanh nghiệp thông báo cho khách hàng về sự có mặt của doanh nghiệp, của sản phẩm trên thị trường, thuyết phục họ về các ưu việt của sản phẩm so với các sản phẩm cạnh tranh, và nhắc nhở họ nhớ đến sản phẩm khi có nhu cầu. 1.1.2.2. Vai trò của truyền thông marketing Thông qua chiến lược truyền thông marketing, doanh nghiệp thông tin cho khách hàng tiềm năng biết được những lợi thế, công dụng, giá trị, lợi ích của sản phẩm mang lại cho người tiêu dùng. Chiến lược truyền thông marketing giúp doanh nghiệp tăng doanh số của các sản phẩm hiện tại, tạo ra sự nhận biết và ưa thích của khách hàng đối với các sản phẩm mới và xây dưng một hình ảnh tốt đẹp về doanh nghiệp. Truyền thông marketing giúp doanh nghiệp tạo dựng mối quan hệ và duy trì mối quan hệ với khách hàng. Truyền thông marketing giúp doanh nghiệp xậy dựng và truyền bá thương hiệu, tạo lập hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng, tạo ra cảm súc tích cực và củng cố lòng trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp. 1.1.3. Các công cụ truyền thông marketing 1.1.3.1. Quảng cáo Theo khoản 1 Điều 2 Luật Quảng cáo 2012 “Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Hải Điền 7 Lớp: K49D-QTKD
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS. Nguyễn Đăng Hào sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.” Theo Wikiped: "Quảng cáo là một loại hình thức giao tiếp marketing dùng để thuyết phục người nghe thực hiện hoặc tiếp tục thực hiện theo nội dung và thông tin quảng cáo. Nội dung, thông tin ấy thường liên quan đến kinh doanh thương mại (mua bán), đôi khi là về vấn đề chính trị, tư tưởng." Theo Philip Kotler và Gary Armstrong: "Quảng cáo là hình thức giới thiệu và quảng bá một cách phi cá nhân về ý tưởng, sản phẩm hoặc dịch vụ mà được thực hiện bởi một hay nhiều tổ chức tài trợ nhất định." Theo trường Đại học Kinh tế quốc dân (giáo trình “Quảng cáo hiện đại”): Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện thông tin để truyền tin về sản phẩm hoặc cho các phần tử trung gian hoặc cho khách hàng cuối cùng trong không gian và thời gian nhất định. Tóm lại, với bất kỳ góc độ nào thi quảng cáo có những đặc trưng sau: Là sự hiện diện không trực tiếp của sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng Thông tin mang tính một chiều Mang tính phi cá nhân Mang tính thương mại Truyền tải thông tin truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng Phải tốn chi phí Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Hải Điền 8 Lớp: K49D-QTKD
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS. Nguyễn Đăng Hào Thông điệp Phụ thuộc Mục tiêu vào mục tiêu (Nhiệm vụ) mà viết thông điệp Mục tiêu Ngân sách và chọn Đo lường, thông tin Giai đoạn thông điệp đánh giá Mục tiêu chu kỳ sống phù hợp Phản ứng thuy t ph c của sản ế ụ Khách hàng Mục tiêu gợi phẩm nhớ Thị phần Phương tiện Doanh thu Tần suất truyền sản phẩm Mục tiêu so quảng cáo thông sánh Lựa chọn phương tiện truyền thông Lựa chọn độ bao phủ, độ thường xuyên Lựa chọn thời gian xuất hiện Hình 1. 1 Quy trình hoạch định một chiến lược quảng cáo (Nguồn: Nguyễn Thị Minh Hòa, 2015) Bảng 1. 1 Ưu điểm và nhược điểm của một số phương tiện quảng cáo Phương tiện Ưu điểm Nhược điểm quảng cáo Quảng cáo trên Linh hoạt, phạm vi bao phủ Chi phí cho phạm vi bao phủ báo tốt. cao. Đúng thời gian dự định tác Đời sống ngắn, tác động động (hạn đăng kí quảng cáo ngắn hạn, ít người giữ lại Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Hải Điền 9 Lớp: K49D-QTKD
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS. Nguyễn Đăng Hào thường gần ngày phát hành) báo cũ Được chấp nhận rộng rãi; độ tin tưởng cao. Phân đoạn địa lí và nhân khẩu Thời gian chờ để quảng cáo Quảng cáo trên học cao lâu tạp chí Độ tin tưởng và uy tín cao Một vài tạp chí bị người đọc Chất lượng hình ảnh tốt bỏ qua Tác động lâu dài (tuổi thọ của Không biết trước vị trí ấn phẩm cao) quảng cáo trong tạp chí Dễ truyền thông tin giữa các Chi phí phần ngàn thấp bạn đọc. Quảng cáo trên Phạm vi bao phủ rộng và có Chi phí tuyệt đối cao truyền hình thể chọn lọc theo phạm vi địa Hạn chế về thời gian phát lý quảng cáo Kết hợp hình ảnh, âm thanh và Tuổi thọ của quảng cáo thấp, hành động thể hiện hình ảnh thoáng Mức độ thu hút cao qua, khách hàng không thể Chi phí phần ngàn thấp cất giữ Mức độ lựa chọn khán giả thấp Quảng cáo ngoài Phân đoạn địa lí và nhân khẩu Không lựa chọn được khách trời học cao hàng mục tiêu Chi phí thấp, ít cạnh tranh, tác Hạn chế khả năng sáng tạo động lặp lại Mức độ chú ý thấp, bối cảnh Tác động người tiêu dùng khi lộn xộn họ không ở nhà Tác động mạnh về thị giác Quảng cáo trên Chọn lọc về địa lí Giới hạn diện tích quảng cáo phương tiện vận Đối tượng rộng lớn Đặc trưng của đối tượng Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Hải Điền 10 Lớp: K49D-QTKD
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS. Nguyễn Đăng Hào chuyển Chi phí phần ngàn thấp không rõ ràng Quảng cáo qua Chọn lọc đối tượng, trực tiếp Chi phí cao, khả năng chấp thư gửi trực tiếp hóa giao tiếp, đúng lúc nhận thư của đối tượng thấp Quảng cáo trên Tiếp cận phạm vi toàn thế giới Thông tin chỉ đến được với internet Thông tin dễ cập nhật, thay một nhóm khách hàng có đổi nhanh chóng máy tính và sử dụng mạng, Có thể đo được số lượng có trình độ học vấn cao khách hàng có ghé thăm Chi phí có thể sẽ tăng trong quảng cáo tương lai Thông tin quảng cáo nhanh đến mức gần như tức thời, rộng và chi phí rẻ Linh hoạt, có thể kiểm soát Làm quá nhiều sách quảng Sách quảng cáo hoàn toàn việc phát hành, có cáo hơn mức cần thiết sẽ (brochures) thể làm cho mẫu quảng cáo lãng phí tiền bạc hấp dẫn, kịch tính hơn (Theo Nguyễn Thị Minh Hòa, 2015) 1.1.3.2. Khuyến mại Khuyến mại là tập hợp các kỹ thuật nhằm tạo ra sự khích lệ ngắn hạn, thúc đẩy khách hàng hoặc các trung gian mua ngay, mua nhiều hơn, và mua thường xuyên hơn. Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định. (Luật thương mại 2005). Các quy định về các hình thức khuyến mại được quy định trong điều 92 của Luật thương mại 2005 gồm: Dùng thử hàng mẫu miễn phí: Đưa hàng hoá mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền. Tặng quà: Tặng hàng hoá cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Hải Điền 11 Lớp: K49D-QTKD
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS. Nguyễn Đăng Hào Giảm giá: Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá cung ứng dịch vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã đăng ký hoặc thông báo. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ thuộc diện Nhà nước quản lý giá thì việc khuyến mại theo hình thức này được thực hiện theo quy định của Chính phủ. Tặng phiếu mua hàng: Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ để khách hàng được hưởng một hay một số lợi ích nhất định. Phiếu dự thi: Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố. Các chương trình may rủi: Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi mà việc tham gia chương trình gắn liền với việc mua hàng hóa, dịch vụ và việc trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người tham gia theo thể lệ và giải thưởng đã công bố. Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên: theo đó việc tặng thưởng cho khách hàng căn cứ trên số lượng hoặc trị giá mua hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng thực hiện được thể hiện dưới hình thức thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận sự mua hàng hoá, dịch vụ hoặc các hình thức khác. Chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí: Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí và các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại. Khuyến mại không nên sử dụng riêng lẽ mà phải phối hợp với quảng cáo, bán hàng cá nhân, marketing trực tiếp và các công cụ khác. Khuyến mãi bao gồm các công cụ để xúc tiến tiêu dùng, xúc tiến thương mại, xúc tiến kinh doanh và lực lượng bán hàng. 1.1.3.3. Sự kiện và marketing trải nghiệm Sự kiện là chương trình được tao ra để tương tác giữa thương hiệu và khách hàng, bao gồm các hoạt động thể thao, giải trí, nghệ thuật và những hoạt động không chính thức khác. Marketing trải nghiệm lại là sự kết hợp của cả marketing sự kiện và marketing tương tác: tạo ra cơ hội cho khách hàng tiếp xúc trực tiếp với doanh nghiệp hay sản ph m/ d ch v thông qua m t s ki n. Bên c ình th c marketing này i ẩ Trườngị ụ ộĐạiự ệ họcạnh đó,Kinh h ứ tế Huếđem lạ SVTH: Nguyễn Hải Điền 12 Lớp: K49D-QTKD
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS. Nguyễn Đăng Hào những hoạt động thực tế giúp cho khách hàng trải nghiệm được sản phẩm/dịch vụ một cách thú vị chân thực. Điều này giúp khắc sâu hình ảnh thương hiệu vào nhận thức của khách hàng một cách tự nhiên nhất. Những lợi ích mà sự kiện và marketing trải nghiệm mang lại: Giới thiệu sản phẩm mới Kí kết các hợp đồng bán hàng Tạo nguồn khách hàng tiềm năng Thu hút các nhà phân phối mới Xây dựng hình ảnh công ty Thực hiện nghiên cứu thị trường Quan sát hoạt động cạnh tranh Huấn luyện nhân viên bán hàng Thu thập các thông tin phản hồi tại chỗ 1.1.3.4. Quan hệ công chúng (Public Relations) Theo Hiệp hội Quan hệ công chúng của Mỹ (PRSA): “Quan hệ công chúng là quá trình giao tiếp mang tính chiến lược nhằm xây dựng mối quan hệ cùng có lợi giữa tổ chức/ doanh nghiệp và công chúng.” Quan hệ công chúng là những nổ lực được lên kế hoạch và kéo dài liên tục, để thiết lập và duy trì sự tín nhiệm và hiểu biết lẩn nhau giữa một tổ chức và công chúng. Quan hệ công chúng được hiểu là việc thực hiện các công việc, chiến lược cụ thể nhằm thiết lập cầu nối giữa tổ chức, doanh nghiệp với cộng đồng, khách hàng (hiện tại và tiềm năng), nhà đầu tư, giới truyền thông nhằm định hình, khẳng định tên tuổi, thương hiệu sản phẩm hoặc đơn vị trong toàn bộ hoạt động và tiến trình phát triển. Quan hệ công chúng sẽ giúp cho các cá nhân, tổ chức tạo dựng uy tín, củng cố, duy trì hình ảnh, quảng bá thương hiệu của họ đối với cộng đồng. (theo trường Đại học kinh tế Quốc dân) Khi mà quảng cáo mất đi một số khả năng xây dựng thương hiệu, và khuyến mại phát triển vượt quá quy mô tối ưu của nó, các công ty có thể nhận ra nhiều tiềm năng hơnTrường đối với quan hệ côngĐại chúng. họcQuan h ệKinhcông chúng tế là m ộHuết công cụ truyền SVTH: Nguyễn Hải Điền 13 Lớp: K49D-QTKD
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS. Nguyễn Đăng Hào thông đáng tin cậy, hướng đến một nhóm công chúng cụ thể, bên cạnh đó chi phí để thực hiện các chương trình quan hệ công chúng thấp hơn so với quảng cáo và thông điệp của quan hệ công chúng được công chúng đón nhận như một tin tức chứ không mang tính chất hư cấu như quảng cáo nên tránh được nhiều rắc rối. Khi công tác PR hiệu quả, hình ảnh công ty có thể được xây dựng một cách tốt đẹp hơn trong lòng công chúng. Tuy nhiên số người tham gia vào chương trình quan hệ công chúng bị hạn chế, nguồn lực không dồi dào khiến cho hiệu quả truyền thông có thể bị giảm sút. Quan hệ công chúng gồm một loạt các công cụ được viết tắt bằng các chữ đầu tiên là PENCILS, tức là: P có nghĩa là các xuất bản phẩm (các tập san của công ty, các báo cáo năm, các tập sách nhỏ bổ ích cho khách hàng, v.v ). E có nghĩa là Các sự kiện (các hoạt động tài trợ thể thao hay các sự kiện nghệ thuật hay các cuộc trưng bày hàng hóa). N có nghĩa làTin tức (các câu chuyện có lợi cho công ty, cho nhân viên, và sản phẩm của công ty). C có nghĩa là các hoạt động liên quan đến cộng đồng (các đóng góp về thời gian và tiền của cho các nhu cầu của cộng đồng). I có nghĩa là các phương tiện nhận diện (văn phòng phẩm, danh thiếp, quy định về ăn mặc trong công ty). L có nghĩa là hoạt động vận động hành lang, là những nỗ lực gây ảnh hưởng nhằm có được sự ủng hộ hay phản đối đối với một dự luật hay quyết định có lợi hay bất lợi đối với công ty. S có nghĩa là các hoạt động về trách nhiệm đối với xã hội (tạo dựng uy tín tốt cho công ty về trách nhiệm đối với xã hội). 1.1.3.5. Marketing trực tiếp Marketing trực tiếp (Direct marketing), theo định nghĩa của Hiệp hội marketing Hoa Kỳ, là “hệ thống tương tác của marketing, có sử dụng một hay nhiều phương tiện quảng cáo, để tác động đến một phản ứng đáp lại đo lường được ở bất cứ mọi nơi”. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Hải Điền 14 Lớp: K49D-QTKD
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS. Nguyễn Đăng Hào Theo Philips Kotler: “Marketing trực tiếp là tổng thể các chương trình mà doanh nghiệp thực hiện nhằm tạo ra những cuộc trao đổi có hiệu quả với người mua, hướng mọi nổ lực vào khán thích giả mục tiêu qua một số phương pháp khác nhau nhằm mục đích tạo ra các phản ứng lại của khách hàng tiềm năng qua điện thoại, thư, email hay một cuộc viếng thăm nào đó của khách hàng”. Các công cụ của marketing trực tiếp bao gồm: Gửi thư trực tiếp tới khách hàng: là hình thức marketing truyền thống, tuy nhiên hiện đang dần bị lãng quên. Gọi điện trực tiếp: giúp doanh nghiệp nói chuyện với khách hàng dễ dàng hơn; là cơ sở để xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng phục vụ cho các chiến dịch sau nay. Qua thư điện tử: truyền bá thông tin quảng cáo nhanh chống, nhận phản hồi dễ dàng. Các phiếu khảo sát khách hàng trực tiếp: giúp doanh nghiệp hiểu khách hàng hơn thông qua những thông tin phản hồi từ phía khách hàng và kịp thời sửa chữa. Quảng cáo tại điểm bán: gây ấn tượng với khách hàng bằng các hình thức khuyến mãi, tặng quà, tặng vuocher. 1.1.3.6. Marketing tương tác Kênh mới nhất và nhanh nhất để bán hàng trực tiếp và giao tiếp với khách hàng là kênh điện tử. Mạng internet cung cấp cho nhà marketing và khách hàng những cơ hội để tương tác và cá nhân hóa nhiều hơn. Trong cuộc cách mạng 4.0 hiện nay thì thị trường thương mại điện tử là một thị trường màu mỡ. Số lượng khách hàng sử dụng internet ngày càng tăng, doanh nghiệp có thể tương tác, marketing qua các trang mạng, website, search marketing giúp doanh nghiệp có thể tương tác với khách hàng nhanh chóng, tiện lợi hơn và tiết kiệm được một khoản chi phí lớn. Một số kênh tương tác online: facebook, search google adwords, youtube, website 1.1.3.7. Marketing truyền miệng Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Hải Điền 15 Lớp: K49D-QTKD
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS. Nguyễn Đăng Hào Marketing truyền miệng là loại marketing có chi phí thấp nhất trong các loại marketing, bởi vì nó dựa trên sự truyền miệng của khách hàng và hoàn toàn miễn phí. Marketing truyền miệng có ở cả hai khía cạnh online và offline. Các hình thức marketing truyền miệng: Marketing bằng tin đồn: Đây là hình thức sử dụng những chương trình giải trí hay tin tức “rỉ tai” để người tiêu dùng bàn tán về sản phẩm - dịch vụ, thương hiệu của bạn. Marketing lan truyền: là phương pháp marketing tập trung vào việc tạo ra nội dung có khả năng lan truyền theo cấp số nhân bằng cách thu hút nhiều người chia sẻ và lan tỏa nội dung đó ra cộng đồng. Marketing cộng đồng: Đây là hình thức marketing thông qua việc hình thành hay hỗ trợ cho những hội nhóm, cộng đồng để từ đây, các thành viên mặc sức chia sẻ thông tin, sự quan tâm về sản phẩm - dịch vụ hay thương hiệu của bạn. Marketing cộng đồng thường có mặt tại các câu lạc bộ người hâm mộ, các diễn đàn hoặc hội nhóm cùng sở thích 1.1.3.8. Bán hàng cá nhân Bán hàng cá nhân là công cụ hiệu quả nhất ở những giai đoạn hình thành sự ưa thích và niềm tin của người mua và giai đoạn ra quyết định mua trong quá trình mua hàng. Bán hàng cá nhân, một phương thức giao tiếp trực tiếp và cá nhân trong đó người bán hàng cố gắng trợ giúp hoặc thuyết phục khách hàng mua sản phẩm hoặc tạo ra thiện cảm của khách hàng đối với doanh nghiệp để ảnh hưởng đến hàng động mua hàng trong tương lai. Bán hàng cá nhân có vai trò giúp doanh nghiệp tạo sự truyền thông uyển chuyển, linh hoạt, ghi nhận nhiều thông tin phản hồi chính xác, đánh giá hiệu quả việc chào hàng qua phản ứng khách hàng, quảng bá, giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp tới người tiêu dùng và giải đáp thắc mắc của khách hàng về sản phẩm từ đó đánh giá lại sản phẩm để có các phương pháp cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Hải Điền 16 Lớp: K49D-QTKD
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS. Nguyễn Đăng Hào 1.2. Thiết kế chương trình truyền thông marketing Xác định đối tượng mục tiêu Xác định mục Đo lường và tiêu truyền đánh giá kết thông quả marketing Quyết định Thiết kế thông công cụ điệp truyền truyền thông thông marketing marketing Xác định ngân Lựa chọn sách truyền kênh truyền thông thông marketing marketing Hình 1. 2 Quy trình thiết kế chương trình truyền thông marketing (Nguồn: Nguyễn Thị Minh Hòa, 2015) 1.2.1. Xác định đối tượng mục tiêu marketing Người truyền thông muốn thực hiện công việc truyền thông thì trước hết phải xác định rõ đối tượng mà mà cần truyền thông tin là ai. Công chúng có thể là những khách mua tiềm tàng các sản phẩm của doanh nghiệp, những người sử dụng hiện thời, những người quyết định, hoặc những người gây ảnh hưởng. Công chúng mục tiêu có thể là những cá nhân, những nhóm người nào đó. Công chúng mục tiêu sẽ ảnh hưởng quan trọng đến những quyết định của người truyền thông về: nói cái gì, nói như thế nào, nói khi nào, nói ở đâu và nói với ai. Việc xác định các đối tượng mục tiêu có thể được phân định bởi các yếu tố về nhân khẩu học, tâm lý, sở thích hoặc lối sống, mức độ nhận diện về sản phẩm và doanh nghiệp Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Hải Điền 17 Lớp: K49D-QTKD
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS. Nguyễn Đăng Hào của công chúng. Đặc biệt hơn, việc xác định được đối tượng mục tiêu càng cụ thể thì thông điệp truyền thông của bạn sẽ càng cụ thể và mang tính thuyết phục cao. 1.2.2. Xác định mục tiêu truyền thông marketing Một khi đã xác định được công chúng mục tiêu và những đặc điểm của nó, thì người truyền thông marketing phải quyết định về những phản ứng đáp lại mong muốn của công chúng có thể là xây dựng một hình ảnh, giá trị cho một thương hiệu; gia tăng sự nhận biết của khách hàng về một sản phẩm, một dịch vụ; thông báo về một chương trình khuyến mãi; giới thiệu một sản phẩm mới cùng những lợi ích mà nó mang lại cho khách hàng. Tất nhiên phản ứng đáp lại là làm cho người mua mua hàng và hài lòng. Nhưng hành vi mua hàng là kết quả cuối cùng của một quá trình rất dài để thông qua quyết định của người tiêu dùng. Người truyền thông marketing cần biết cách làm thế nào để đưa công chúng mục tiêu lên trạng thái sẵn sàng mua cao hơn. Người làm marketing có thể tìm kiếm ở công chúng mục tiêu phản ứng đáp lại về nhận thức, cảm thụ hay hành vi. Nghĩa là người làm marketing có thể muốn khắc sâu vào tâm trí người tiêu dùng một điều gì đó thay đổi thái độ của họ hay thúc đẩy người tiêu dùng đến chỗ hành động. Có những mô hình khác nhau về các giai đoạn phản ứng đáp lại của người tiêu dùng. (Bảng 1.2) Nhà marketing phải xác định khách hàng của mình đang ở giai đoạn nào trong sáu trạng thái sẵn sàng mua: nhận thức (biết, hiểu), cảm thụ (thích thú, ưa chuộng, tin chắc sẽ mua) và hành vi mua để triển khai hỗn hợp xúc tiến nhằm đưa khách hàng đến giai đoạn tiếp theo. Ngoài ra, nhà marketing còn sử dụng nhiều mô hình khác, ví dụ mô hình AIDA (chú ý, thích thú, ham muốn, hành động), mô hình chấp nhận sản phẩm mới (nhận biết, thích thú, đánh giá, dùng thử, chấp nhận), mô hình xử lí thông tin (tiếp nhận, chú ý, hiểu biết, thích thú, lưu giữ, hành động). Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Hải Điền 18 Lớp: K49D-QTKD
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS. Nguyễn Đăng Hào Bảng 1. 2 Các mô hình mức độ đáp ứng của người tiêu dùng Mô hình Mô hình Mô hình thứ Mô hình chấp nhận sp Mô hình truyền Giai đoạn AIDA bậc mới thông Nhận biết Nhận biết Ti p xúc Chú ý ế Tiếp nhận Giai đoạn nhận thức Hiểu Phản ứng đáp lại Thiện cảm Thái độ Quan tâm Thích thú Quan tâm Giai đoạn cảm Tin tưởng thụ Đánh giá Ý định Ham muốn Dùng thử Giai đoạn hành Hành động Mua Hành vi vi Chấp nhận (Theo Nguyễn Thị Minh Hòa, 2015) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Hải Điền 19 Lớp: K49D-QTKD
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS. Nguyễn Đăng Hào 1.2.3. Thiết kế thông điệp truyền thông marketing Việc tạo thành một thông điệp sẽ đòi hỏi giải quyết bốn vấn đề: nói cái gì (nội dung thông điệp), nói thế nào cho hợp lý (cấu trúc thông điệp), nói thế nào cho diễn cảm (hình thức thông điệp) và ai nói cho có tính thuyết phục (nguồn thông điệp). Nội dung thông điệp Người truyền thông phải hình dung được những điều sẽ nói với công chúng mục tiêu đề tạo được sự đáp ứng mong muốn. Quá trình này được gọi bằng những cách khác nhau là soạn thảo lời mời chào, chủ đề hay ý tưởng. Tựu trung lại là nêu lên một số lợi ích, động cơ, đặc điểm hay lý do tại sao công chúng cần nghĩ đến hay nghiên cứu sản phẩm. Chủ đề lý tính liên hệ tới những lợi ích riêng của người mua, rằng sản phẩm sẽ đem lại những gì mà người mua mong đợi: chất lượng, tính kinh tế, giá trị hay các tính năng đặc biệt khác của sản phẩm. Cấu trúc thông điệp Hiệu quả của một thông điệp phụ thuộc rất nhiều vào cấu trúc cũng như nội dung của nó. Người truyền thông phải quyết định có nên đưa ra kết luận rõ ràng, hay để công chúng tự rút ra kết luận. Thực tế cho thấy đưa ra kết luận rõ ràng thì thường hiệu quả hơn. Hay phải quyết định nên đưa những luận chứng đanh thép vào đầu hay cuối thông điệp. Giới thiệu luận chứng đanh thép vào đầu thông điệp thì tạo sự chú ý mạnh, nhưng có thể dẫn đến một kết thúc có tính chất giảm dần. Hình thức thông điệp Hình thức biểu đạt một thông điệp phải thật sinh động để cuốn hút sự chú ý, quan tâm và dễ thuyết phục người mua. Đối với một ấn phẩm quảng cáo, người truyền thông phải quyết định về tiêu đề, lời lẽ, minh họa, màu sắc và thể hiện theo cách đề cao tính lạ thường và tương phản, hình ảnh và tiêu đề lôi cuốn, hình thức khác thường, kích cỡ và vị trí gây được sự chú ý, hình ảnh sống động Nếu truyền qua radio phải chọn từ ngữ, cách phát âm và chất lượng giọng đọc (tốc độ đọc, nhịp điệu, cao độ và mức độ rõ ràng và sức truyền cảm của giọng đọc). Nếu thông điệp được thực hiện trên truyền hình hay giao tiếp trực tiếp, thì phải cộng thêm những yếu tố khác nữa là ngôn ngữ của hình thể và phong Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Hải Điền 20 Lớp: K49D-QTKD
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS. Nguyễn Đăng Hào cách (những gợi ý không lời), như vẽ đẹp và sự biểu lộ của nét mặt, dáng vẽ và sự vận động của thân thể, trang phục, kiểu tóc Nếu thông điệp được truyền qua sản phẩm hay bao bì thì cần lưu ý đến cách xếp đặt, hương thơm, màu sắc, kích thước và kiểu dáng của sản phẩm và bao bì. Nguồn thông điệp Sự tác động của thông điệp đối với người tiêu dùng còn chịu ảnh hưởng bởi việc họ cảm nhận về người gửi như thế nào. Các thông điệp được gởi đi từ những nguồn đáng tin cậy thì có tính thuyết phục cao. Có ba yếu tố thường được thừa nhận là làm tăng mức độ đáng tin cậy của nguồn: Tính chuyên môn, tính đáng tin, và tính khả ái. Tính chuyên môn biểu thị mức độ mà người truyền thông có được thẩm quyền để ủng hộ một luận điểm. Tính đáng tin liên quan tới việc nguồn được cảm nhận có mức độ khách quan và trung thực ra sao. Bạn thân thì đáng tin cậy hơn người lạ hay người bán hàng. Tính khả ái thể hiện mức hấp dẫn của nguồn truyền tải thông điệp đối với công chúng. Tính thật thà, hài hước và tự nhiên làm cho người truyền tải thông điệp trở nên khả ái hơn. Vì vậy, nguồn hữu hiệu nhất là nguồn đạt mức độ cao trong cả ba yếu tố nói trên. 1.2.4. Lựa chọn kênh truyền thông marketing 1.2.4.1. Kênh truyền thông trực tiếp Trong kênh này, hai hay nhiều người sẽ trực tiếp truyền thông với nhau. Họ có thể truyền thông qua tiếp xúc trực tiếp nhân viên với đối tượng, qua điện thoại, hoặc qua thư từ trên cơ sở giao tiếp cá nhân. Các kênh truyền thông trực tiếp tạo ra hiệu quả thông qua những cơ hội cá nhân hóa việc giới thiệu và thông tin phản hồi. Các kênh truyền thông trực tiếp có thể chia nhỏ thành các kênh giới thiệu, kênh chuyên viên và kênh xã hội. Kênh giới thiệu gồm các nhân viên bán hàng của doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp với người mua trên thị trường mục tiêu. Kênh chuyên viên gồm những chuyên viên độc lập phát biểu ý kiến của mình với khách hàng mục tiêu. Kênh xã hội gồm những người láng giềng, bạn bè, các thành viên trong gia đình và những người đồng sự nói chuyện với khách hàng mục tiêu. Ảnh hưởng của vai trò cá nhân đối với công chúng mục tiêu đặc biệt quan trọng trong các trường hợp họ cần mua những sản Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Hải Điền 21 Lớp: K49D-QTKD
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS. Nguyễn Đăng Hào phẩm đắt tiền, có nhiều rủi ro hay không mua thường xuyên, hay những sản phẩm nói lên địa vị hoặc thị hiếu của người sử dụng. 1.2.4.2. Kênh truyền thông gián tiếp Những kênh truyền thông gián tiếp chuyển các thông điệp đi mà không cần có sự tiếp xúc hay giao tiếp trực tiếp. Chúng bao gồm các phương tiện truyền thông đại chúng, bầu không khí và các sự kiện. Các phương tiện truyền thông đại chúng bao gồm những phương tiện truyền thông dưới dạng ấn phẩm (thư trực tiếp, báo và tạp chí), những phương tiện truyền thông quảng bá (truyền thanh, truyền hình), những phương tiện truyền thông điện tử (băng ghi âm và ghi hình, đĩa ghi hình, internet) và những phương tiện trưng bày (panô, bảng hiệu, áp phích). Hầu hết các thông điệp gián tiếp đều được chuyển tải qua các phương tiện truyền thông có trả tiền. Bầu không khí là những khung cảnh có chủ tâm nhằm tạo ra hay củng cố xu hướng mua và tiêu dùng sản phẩm. Các sự kiện là những công việc có chủ tâm, nhằm chuyển tải các thông điệp đặc biệt đến công chúng mục tiêu, như tổ chức các buổi họp báo, lễ khai trương và bảo trợ hoạt động thể thao, Mặc dù có ít hiệu quả hơn truyền thông trực tiếp, các phương tiện truyền thông đại chúng có thể là công cụ chủ yếu kích thích truyền thông trực tiếp. Truyền thông đại chúng tác động đến thái độ và hành vi cá nhân thông qua một quá trình truyền dòng thông tin hai cấp. Thông thường dòng ý tưởng được phát đi từ đài truyền thanh, truyền hình và các ấn phầm đến những người hướng dẫn dư luận rồi từ những người đó được truyền đến những bộ phận dân cư kém tích cực hơn. 1.2.4.3. Kênh truyền thông tích hợp Hiệp hội các đại lý quảng cáo ở Mỹ (American Association of Avertising Agencies: 4As) đã đưa ra một trong những định nghĩa đầu tiên về IMC: Truyền thông marketing tích hợp (IMC) là một cách tiếp cận mới trong truyền thông marketing giúp doanh nghiệp/tổ chức đạt được mục tiêu marketing của mình thông qua việc sử dụng phối hợp hiệu quả của các hình thức truyền thông hỗ trợ cho nhau. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Hải Điền 22 Lớp: K49D-QTKD
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS. Nguyễn Đăng Hào Ngày nay với sự ra đời của phương tiện truyền thông marketing hiện đại đã tạo ra những thay đổi đáng kể trong cách thức giao tiếp với khách hàng của các doanh nghiệp như mạng xã hội, thư điện tử, website Thay vì chỉ sử dụng một hoặc hai công cụ để truyền thông, doanh nghiệp nhận thấy phải phối hợp các công cụ lại với nhau để tạo ra hiệu quả tốt hơn. Ví dụ như kết hợp quảng cáo với các công cụ truyền thông marketing khác: Quảng cáo có thể được sử dụng như là một phương tiện quảng bá cho cho việc cung cấp phiếu giảm giá và rút thăm trúng thưởng và thu hút sự chú ý tới những công cụ truyền thông khác. Hay kết hợp khuyến mãi với các công cụ truyền thông marketing khác: Trong các chương trình truyền thông marketing tích hợp, tốt nhất nên kết hợp các kỹ thuật xúc tiến bán với quảng cáo và các công cụ truyền thông marketing khác. Hiệu quả của chiến dịch truyền thông marketing tích hợp sẽ được tăng lên nếu có sự hỗ trợ của xúc tiến bán hướng tới khách hàng, thay vì thực hiện các hoạt động một cách đơn lẻ, các công cụ truyền thông marketing khác và xúc tiến bán nên được coi là những công cụ bổ sung cho nhau. Nếu kết hợp các công cụ này với nhau, sẽ tạo ra hiệu quả cộng hưởng lớn hơn nhiều so với khi áp dụng đơn lẻ 1.2.5. Xác định ngân sách truyền thông marketing 1.2.5.1. Phương pháp xác định ngân sách theo tỷ lệ % doanh số bán Theo phương pháp này, công ty xây dựng ngân sách truyền thông mrketing bằng một tỷ lệ phần trăm nào đó của doanh số bán dự kiến. Ưu điểm: Dễ tính toán. Chi phí truyền thông marketing gắn liền với biến động doanh thu của công ty. Khuyến khích lãnh đạo công ty quan tâm đến sự liên hệ giữa chi phí xúc tiến, giá bán và lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm. Nhược điểm: Không căn cứ vào cơ hội thị trường. KhôngTrường phù hợp cho k ế Đạihoạch dài hhọcạn. Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Hải Điền 23 Lớp: K49D-QTKD
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS. Nguyễn Đăng Hào 1.2.5.2. Phương pháp cân bằng cạnh tranh Theo phương pháp này, công ty xây dựng ngân sách truyền thông marketing ngang bằng ngân sách truyền thông marketing của đối thủ cạnh tranh trên cùng địa bàn và chu kì kinh doanh. Phương pháp này có ưu điểm là sẽ tránh khả năng xảy ra chiến tranh về truyền thông giữa các công ty cạnh tranh. Nhược điểm là khó xác định ngân sách truyền thông của các công ty cạnh tranh. 1.2.5.3. Phương pháp chi theo khả năng Theo phương pháp này, công ty xác định ngân sách truyền thông marketing theo khả năng tài chính của họ. Phương pháp này có nhược điểm là công ty không thể chủ động sử dụng các hoạt động truyền thông theo mức cần thiết để tác động đến thị trường. 1.2.5.4. Phương pháp căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ Theo phương pháp này, công ty xác định ngân sách truyền thông trên cơ sở những mục tiêu và nhiệm vụ cần giải quyết về phương diện truyền thông marketing. Phương pháp này có ưu điểm là đòi hỏi ban lãnh đạo phải trình bày rõ những giả thiết của mình về mối quan hệ giữa tổng chi phí, mức độ tiếp xúc, tỉ lệ dùng thử và mức sử dụng thường xuyên. 1.2.6. Quyết định công cụ truyền thông marketing Việc sử dụng công cụ truyền thông phụ thuộc vào những yếu tố sau đây: Đặc điểm của công cụ truyền thông marketing: Mỗi công cụ có những ưu điểm và nhược điểm riêng, do đó nhà marketing cần quan tâm để phối hợp các công cụ hiệu quả nhằm đạt mục tiêu marketing. Đặc điểm thị trường sản phẩm: Đối với thị trường tiêu dùng, nhà marketing có xu hướng sử dụng khuyến mãi và quảng cáo, ngược lại nhà marketing chi nhiều hơn cho bán hàng cá nhân trong tư liệu sản xuất. Nhìn chung, bán hàng cá nhân được sử dụng nhiều hơn đối với những hàng hóa đắt tiền. Giai đoạn của quá trình mua hàng: Quảng cáo và PR đóng vai trò quan trọng nhất trong giai đoạn nâng cao nhận thức của khách hàng. Quảng cáo và bán hàng cá nhân được nhà marketing sử dụng khi muốn khuyến khích khách hàng tìm hiểu. Để củng cố niềm tin Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Hải Điền 24 Lớp: K49D-QTKD
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS. Nguyễn Đăng Hào cho khách hàng, nhà marketing sử dụng bán hàng cá nhân. Ngoài ra, bán hàng cá nhân và khuyến mãi cũng rất quan trọng trong giai đoạn quyết định mua. Giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm: Trong giai đoạn giới thiệu, quảng cáo, sự kiện, marketing trải nghiệm và PR có hiệu quả cao nhất; nhà marketing sử dụng bán hàng cá nhân để đạt được phạm vi phân phối tốt; khuyến mãi, marketing trực tiếp được sử dụng để khuyến khích dùng thử. Trong giai đoạn tăng trưởng, nhà marketing nên sử dụng marketing truyền miệng và marketing tương tác. Quảng cáo, sự kiện và marketing trải nghiệm và bán hàng cá nhân trở nên quan trọng hơn trong giai đoạn bão hòa. Trong giai đoạn suy thoái, nhà marketing có thể sử dụng hạn chế hoạt động khuyến mãi nhưng cắt giảm các hoạt động truyền thông khác. 1.2.7. Đo lường và đánh giá kết quả truyền thông marketing Sau khi thực hiện kế hoạch truyền thông marketing, người quản trị công tác truyền thông cần phải đo lường tác dụng của nó đến công chúng mục tiêu. Muốn vậy, cần phải khảo sát công chúng mục tiêu xem họ có nhận thấy hay ghi nhớ thông điệp đó hay không, họ nhìn thấy bao nhiêu lần, họ ghi nhớ điểm nào, họ cảm thấy như thế nào về thông điệp, thái độ trước kia và hiện nay của họ đối với sản phẩm và công ty. So sánh kết quả hoạt động truyền thông đạt được so với mục tiêu đề ra ban đầu. Với những kết quả thu được từ hoạt động truyền thông doanh nghiệp có thể điều chỉnh chiến lược kinh doanh, chiến lược truyền thông marketing giai đoạn tiếp theo một cách hợp lý hiệu quả. 1.3. Mô hình lý thuyết nghiên cứu 1.3.1. Mô hình cơ bản trong truyền thông marketing Mô hình truyền thông giải đáp: ai, nói gì, trong kênh nào, cho ai, hiệu quả như thế nào. Truyền thông có liên quan đến chín yếu tố được trình bày trong hình 1.3. Hai yếu tố thể hiện các bên chủ yếu tham gia truyền thông là người gửi và người nhận. Hai yếu tố khác là những công cụ truyền thông chủ yếu, tức là thông điệp và phương tiện truyền thông. Bốn yếu tố khác nữa là những chức năng truyền thông chủ yếu, gồm mã hóa, giải mã, phản ứng đáp lại và thông tin phản hồi. Yếu tố cuối cùng là nhiễu trong hệ thống đó. Các yếu tố này được định nghĩa như sau: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Hải Điền 25 Lớp: K49D-QTKD
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS. Nguyễn Đăng Hào -Người gửi (sender) là bên gửi thông điệp cho bên còn lại (còn được gọi là nguồn truyền thông). -Mã hóa (encoding) là tiến trình chuyển ý tưởng thành các biểu tượng. -Thông điệp (message) : Tập hợp các biểu tượng mà bên gởi truyền đi. -Phương tiện truyền thông (media) gồm các kênh truyền thông qua đó thông điệp truyền đi từ người gửi đến người nhận. -Giải mã (decoding) là tiến trình người nhận quy ý nghĩa cho các biểu tượng do người gửi truyền đến. -Người nhận (receiver) là bên nhận thông điệp do bên kia gửi đến. -Đáp ứng (response) là tập hợp những phản ứng mà người nhận có được sau khi tiếp nhận thông điệp. -Phản hồi (feeback) là một phần sự đáp ứng của người nhận được thông tin trở lại cho người gửi. -Nhiễu tạp (noise) là những yếu tố làm sai lệch thông tin trong quá trình truyền thông, dẫn đến kết quả là người nhận nhận được một thông điệp không giống thông điệp được gửi đi. Hình 1. 3 Mô hình cơ bản trong truyền thông (Theo quản trị marketing – voer) 1.3.2. Mô hình truyền thông marketing AIDA AIDA là viết tắt của 4 chữ Attention (Thu hút), Interest (Thích thú), Desire (Khao khát), Action (Hành động). Đây là 4 bước giúp đạt được hiệu quả khi muốn thuyết phục ai đó về một vấn đề họ chưa biết gì. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Hải Điền 26 Lớp: K49D-QTKD
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS. Nguyễn Đăng Hào Đầu tiên bạn phải thu hút sự chú ý của họ. Sau đó chỉ cho họ thấy những đặc điểm hữu ích, thú vị để khơi gợi niềm thích thú, hào hứng. Tiếp theo là tạo cho họ sự khát khao, mong muốn rồi cuối cùng hướng họ hành động theo chủ đích của mình. Đây là một trong những công thức hay nhất, đang được ứng dụng rất thành công trong rất nhiều lĩnh vực như: giao tiếp, quảng cáo, bán hàng Attention Interest Desire Action Hình 1. 4 Mô hình truyền thông marketing AIDA (Nguồn: BrandVietNam) A - Attention (Tạo sự chú ý) Bước đầu tiên trong mô hình truyền thông Marketing AIDA chính là thu hút sự chú ý của đối tượng mục tiêu. Để gây được sự chú ý của đối tượng khách hàng mục tiêu trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay thì người quản trị Marketing phải khéo léo lựa chọn được đúng phương thức và công cụ Marketing phù hợp để thu hút được sự chú ý và buộc họ phải dừng lại để tiếp nhận thông điệp truyền thông. I - Interest: Tạo sự thích thú Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Hải Điền 27 Lớp: K49D-QTKD
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS. Nguyễn Đăng Hào Sự thu hút của mọi người sẽ chỉ có một tác dụng nhất định mà không có tính lâu dài và ổn định nếu bạn không chỉ ra được cho họ những điều mới lạ, hấp dẫn ở trong đó. Tạo ra sự thích thú là một trong những bước quan trọng và khó khăn nhất. Doanh nghiệp cần nghiên cứu, tìm hiểu thật kỹ để nắm được những đặc điểm nổi trội trong chủ đề và sản phẩm của mình, đồng thời hiểu được nhu cầu, mong muốn của đối tượng mình hướng tới để sắp xếp, chọn lọc những yếu tố, thông điệp phù hợp nhất. D - Desire: Khơi gợi niềm khao khát, mong muốn Từ việc gợi ra sự thích thú, đánh vào nhu cầu của đối tượng hướng tới, doanh nghiệp đã nắm được một phần thành công trong tay. Bởi hầu hết mọi người đều sẽ muốn có một điều gì đấy mới hơn để thỏa mãn sự hiếu kỳ của mình. Đây là lúc thích hợp để doanh nghiệp cho họ thấy những gì doanh nghiệp mang tới giúp ích cho họ như thế nào. A - Action: Hành động Khi đã có đầy đủ sự quan tâm, sự thích thú và niềm khao khát thì doanh nghiệp hoàn toàn có thể chủ động trong việc dẫn dắt mọi người đi theo những hành động mà doanh nghiệp mong muốn. Họ có thể đồng ý với chủ đề, lời đề nghị, giới thiệu của bạn hay chấp nhận sử dụng sản phẩm do doanh nghiệp cung cấp cung cấp. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Hải Điền 28 Lớp: K49D-QTKD
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS. Nguyễn Đăng Hào 1.3.3. Mô hình lập kế hoạch truyền thông marketing tích Hình 1. 5 Mô hình truyền thông marketing tích hợp (Nguồn: TS. Trương Đình Chiến, 2016) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Hải Điền 29 Lớp: K49D-QTKD
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS. Nguyễn Đăng Hào Tùy thuộc vào mục tiêu truyền thông marketing, nguồn ngân sách của doanh nghiệp và những đặc điểm của các kênh truyền thông mà doanh nghiệp lựa chọn phối hợp các kênh một cách hợp lý để tạo ra hiệu quả cao nhất. 1.4. Bất động sản 1.4.1. Khái niệm về bất đông sản (BĐS) Theo Bộ luật Dân sự năm 2005 của nước Cộng hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, tại Điều 174 có quy định: “BĐS là các tài sản bao gồm: đất đai; nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; Các tài sản khác gắn liền với đất đai; Các tài sản khác do pháp luật quy định”. 1.4.2. Đặc điểm của BĐS 1.4.2.1. Tính cá biệt và khan hiếm Đặc điểm này của BĐS xuất phát từ tính cá biệt và tính khan hiếm của đất đai. Tính khan hiếm của đất đai là do diện tích bề mặt trái đất là có hạn. Tính khan hiếm cụ thể của đất đai là giới hạn về diện tích đất đai của từng miếng đất, khu vực, vùng, địa phương, lãnh thổ Chính vì tính khan hiếm, tính cố định và không di dời được của đất đai nên hàng hoá BĐS có tính cá biệt. Trong cùng một khu vực nhỏ kể cả hai BĐS cạnh nhau đều có những yếu tố không giống nhau. Trên thị trường BĐS khó tồn tại hai BĐS hoàn toàn giống nhau vì chúng có vị trí không gian khác nhau kể cả hai công trình cạnh nhau và cùng xây theo một thiết kế. Ngay trong một toà cao ốc thì các căn phòng cũng có hướng và cấu tạo nhà khác nhau. Ngoài ra, chính các nhà đầu tư, kiến trúc sư đều quan tâm đến tính dị biệt hoặc để tạo sự hấp dẫn đối với khách hàng hoặc thoả mãn sở thích cá nhân. 1.4.2.2. Tính bền lâu Do đất đai là tài sản do thiên nhiên ban tặng, một loại tài nguyên được xem như không thể bị huỷ hoại, trừ khi có thiên tai, xói lở, vùi lấp. Đồng thời, các vật kiến trúc và công trình xây dựng trên đất sau khi xây dựng hoặc sau một thời gian sử dụng được cải tạo nâng cấp có thể tồn tại hàng trăm năm hoặc lâu hơn nữa. Vì vậy, tính bền lâu của BĐS là chỉ tuổi thọ của vật kiến trúc và công trình xây dựng. Cần phân biệt “tuổi thọ vật lý” và “tuổi thọ kinh tế” của BĐS. Tuổi thọ kinh tế chấm dứt trong điều kiện Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Hải Điền 30 Lớp: K49D-QTKD
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS. Nguyễn Đăng Hào thị trường và trạng thái hoạt động bình thường mà chi phí sử dụng BĐS lại ngang bằng với lợi ích thu được từ BĐS đó. Tuổi thọ vật lý dài hơn tuổi thọ kinh tế khá nhiều vì nó chấm dứt khi các kết cấu chịu lực chủ yếu của vật kiến trúc và công trình xây dựng bị lão hoá và hư hỏng, không thể tiếp tục an toàn cho việc sử dụng. Trong trường hợp đó, nếu xét thấy tiến hành cải tạo, nâng cấp BĐS thu được lợi ích lớn hơn là phá đi và xây dựng mới thì có thể kéo dài tuổi thọ vật lý để “chứa” được mấy lần tuổi thọ kinh tế. Thực tế, các nước trên thế giới đã chứng minh tuổi thọ kinh tế của BĐS có liên quan đến tính chất sử dụng của BĐS đó. Nói chung, tuổi thọ kinh tế của nhà ở, khách sạn, nhà hát là trên 40 năm; của tuổi thọ kinh tế nhà xưởng công nghiệp, nhà ở phổ thông là trên 45 năm Chính vì tính chất lâu bền của hàng hoá BĐS là do đất đai không bị mất đi, không bị thanh lý sau một quá trình sử dụng, lại có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, nên hàng hoá BĐS rất phong phú và đa dạng, không bao giờ cạn. 1.4.2.3. Tính chịu sự ảnh hưởng lẩn nhau BĐS chịu sự ảnh hưởng lẫn nhau rất lớn, giá trị của một BĐS này có thể bị tác động của BĐS khác. Đặc biệt, trong trường hợp Nhà nước đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng sẽ làm tăng vẻ đẹp và nâng cáo giá trị sử dụng của BĐS trong khu vực đó. Trong thực tế, việc xây dựng BĐS này làm tôn thêm vẻ đẹp và sự hấp dẫn của BĐS khác là hiện tượng khá phổ biến. 1.4.2.4. Các tính chất khác Tính thích ứng Lợi ích của BĐS được sinh ra trong quá trình sử dụng. BĐS trong quá trình sử dụng có thể điều chỉnh công năng mà vẫn giữ được những nét đặc trưng của nó, đồng thời vẫn đảm bảo yêu cầu sử dụng của người tiêu dùng trong việc thoả mãn nhu cầu sinh hoạt, sản xuất-kinh doanh và các hoạt động khác. Tính phụ thuộc vào năng lực quản lý Hàng hoá BĐS đòi hỏi khả năng và chi phí quản lý cao hơn so với các hàng hoá thông thường khác. Việc đầu tư xây dựng BĐS rất phức tạp, chi phí lớn, thời gian dài. Do đó, BĐS đòi hỏi cần có khả năng quản lý thích hợp và tương xứng. Mang nặng yếu tố tập quán, thị hiếu và tâm lý xã hội Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Hải Điền 31 Lớp: K49D-QTKD
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS. Nguyễn Đăng Hào Hàng hoá BĐS chịu sự chi phối của các yếu tố này mạnh hơn các hàng hoá thông thường khác. Nhu cầu về BĐS của mỗi vùng, mỗi khu vực, mỗi quốc gia là rất khác nhau, phụ thuộc vào thị hiếu, tập quán của người dân sinh sống tại đó. Yếu tố tâm lý xã hội, thậm chí cả các vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, tâm linh chi phối nhu cầu và hình thức BĐS. 1.4.3. Phân loại BĐS Từ kinh nghiệm của nhiều nước và kết quả nghiên cứu ở nước ta, BĐS có thể phân thành ba loại: BĐS có đầu tư xây dựng, BĐS không đầu tư xây dựng và BĐS đặc biệt. Bất động sản có đầu tư xây dựng gồm: BĐS nhà ở, BĐS nhà xưởng và công trình thương mại- dịch vụ, BĐS hạ tầng (hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội), BĐS là trụ sở làm việc Trong BĐS có đầu tư xây dựng thì nhóm BĐS nhà đất (bao gồm đất đai và các tài sản gắn liền với đất đai) là nhóm BĐS cơ bản, chiếm tỷ trọng rất lớn, tính chất phức tạp rất cao và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Nhóm này có tác động rất lớn đến quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cũng như phát triển đô thị bền vững. Nhưng quan trọng hơn là nhóm BĐS này chiếm tuyệt đại đa số các giao dịch trên thị trường BĐS ở nước ta cũng như ở các nước trên thế giới. Bất động sản không đầu tư xây dựng: BĐS thuộc loại này chủ yếu là đất nông nghiệp (dưới dạng tư liệu sản xuất) bao gồm các loại đất nông nghiệp, đất rừng, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối, đất hiếm, đất chưa sử dụng Bất động sản đặc biệt là những BĐS như các công trình bảo tồn quốc gia, di sản văn hoá vật thể, nhà thờ họ, đình chùa, miếu mạo, nghĩa trang Đặc điểm của loại BĐS này là khả năng tham gia thị trường rất thấp. Việc phân chia BĐS theo 3 loại trên đây là rất cần thiết bảo đảm cho việc xây dựng cơ chế chính sách về phát triển và quản lý thị trường BĐS phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của nước ta. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Hải Điền 32 Lớp: K49D-QTKD
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS. Nguyễn Đăng Hào 1.5. Thị trường bất động sản và tổng quan thị trường bất động sản 1.5.1. Khái niệm Khái niệm 1: Thị trường BĐS là thị trường của hoạt động mua bán, trao đổi, cho thuê, thế chấp, chuyển nhượng quyển sử dụng BĐS theo quy luật của thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Khái niệm 2: Thị trường bất động sản là tổng hoà các giao dịch dân sự về BĐS tại một địa bàn nhất định, trong thời gian nhất định. Khái niệm 3: Thị trường BĐS là tổ chức các quyền có liên quan đến đất sao cho chúng có thể trao đổi giá trị giữa các cá nhân hoặc thực thể. Các quyền này độc lập với các đặc tính vật chất mà thường được gọi là đất. 1.5.2. Phân loại 1.5.2.1. Theo các cấp của thị trường Thị trường cấp I: Thị trường cấp I: là thị trường người sở hữu đất chuyển giao quyền sử dụng đất cho người khác. Thị trường này hoàn toàn do Nhà nước khống chế Thị trường cấp II: là thị trường người được cấp quyền sử dụng đất tái chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Trong thị trường này cả người bán và người mua đều không phải là người sở hữu đất đai họ chỉ tham gia mua bán quyền sử dụng đất. Thị trường cấp III: là thị trường người sử dụng đất cho thuê quyền sử dụng đất hoặc cho thuê BĐS nằm trên đất đai. 1.5.2.2. Theo đối tượng của thị trường Thị trường nhà ở Thị trường khách sạn Thị trường nhà cho thuê Thị trường văn phòng 1.5.2.3. Theo mục đích sử dụng Thị trường mua và bán Thị trường cho thuê Thị trường thế chấp, bảo hiểm Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Hải Điền 33 Lớp: K49D-QTKD
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS. Nguyễn Đăng Hào 1.5.2.4. Theo khu vực Thị trường BĐS ở đô thị Thị trường BĐS ở nông thôn Thị trường BĐS ở các đô thị lớn 1.5.3. Vai trò 1.5.3.1. Giống như các loại thị trường khác, thị trường BĐS là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng Thị trường BĐS là nơi để người bán và người mua gặp gỡ thỏa thuận với nhau, làm cho hoạt động giao dịch, mua bán BĐS một cách thuận lợi. Việc xây dựng thị trường BĐS là sự tôn trọng và phát huy vai trò tự điều tiết của bản tay vô hình, là sự tạo lập một cơ chế khách quan đảm bảo cho BĐS có thể được sử dụng một cách hiệu quả nhất. 1.5.3.2. Thị trường BĐS là nơi thực hiện tái sản xuất các yếu tố sản xuất cho chủ thể kinh doanh BĐS. Trên thị trường BĐS, các chủ thể kinh doanh BĐs và những người tiêu dùng thực hiện việc mua bán. Với vai trò là một hàng hóa đặc biệt, BĐS được chuyển quyền sử dụng và quyền sở hữu từ người này sang người khác. Thị trường BĐS đóng vai trò chuyển hóa vốn từ hình thái hiện vật sang hình thái giá trị, là một nhân tố quyết định tốc độ chu chuyển vốn của các chủ thê kinh doanh trên thị trường. Thị trường BĐS là một sự bổ sung quan trọng cho sự hoàn thiện và phát triển một cách đồng bộ cơ chế kinh tế thị trường đối với một quốc gia. 1.5.3.3. Thị trường BĐS góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới về hoạt động quản lý đất đai, nhà ở, các công trình xây dựng đặc biệt là các công trình công cộng và các cơ sở kinh tế khác Bằng cách xây dựng và phát triển thị trường BĐS, Nhà nước bổ sung, hoàn thiện hệ thống Pháp luật, hệ thống chính sách quản lý cũng như tổ chức quản lý, tạo điều kiện cho thị trường mở rộng và phát triển, góp phần khắc phục tình trạng đầu cơ, tham nhũng, trốn thuế Bên cạnh đó, sự vận hành thị trường BĐS sẽ góp phần xác lập mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và người sử dụng BĐS, nâng cao hiệu quả sử dụng tài Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Hải Điền 34 Lớp: K49D-QTKD
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS. Nguyễn Đăng Hào nguyên đất, khắc phục tình trạng phi kinh tế trong đầu tư xây dựng, tăng thu cho Ngân sách Nhà nước 1.5.3.4. Vận hành thị trường BĐS góp phần thúc đẩy ứng dụng và cải tiến khoa học- công nghệ, nâng cao chất lượng nhà ở, bảo vệ môi trường. Thị trường nói chung, thị trường BĐS nói riêng chịu sự tác động tương hỗ lẫn nhau giữa các yếu tố cung cầu, giá cả cạnh tranh. Điều đó thúc đẩy các chủ thể thị trường nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, cải tiến tổ chức và quản lý, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh nhằm thu lợi nhuận. 1.5.3.5. Góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, nâng cao trình độ xã hội hóa trong sản xuất kinh doanh, tạo cơ sở phát triển kinh tế một cách bền vững. Thông qua thị trường BĐS, các chủ thể kinh doanh có điều kiện tiếp xúc, mở rộng quan hệ: nội bộ thị trường và các quan hệ với các ngành, các lĩnh vực khác như: xây dựng, địa chính, ngân hàng, môi trường đô thị. 1.5.4. Khái quát chung thị trường bất động sản 1.5.4.1. Khái quát chung tình hình bất động sản cả nước Đánh giá chung về bức tranh thị trường bất động sản 2018, ông Đỗ Viết Chiến, Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) cho hay, thị trường bất động sản năm 2018 cơ bản vẫn giữ được sự phát triển ổn định, các phân khúc thị trường và sản phẩm có sự tái cơ cấu hợp lý hơn. Điều này thể hiện qua các con số thống kê từ VNREA, tổng lượng cung bất động sản về nhà ở chung cư và nhà ở gắn liền với đất trong 9 tháng đầu năm trên cả nước là trên 100.000 sản phẩm, tăng gần 20.000 sản phẩm so với cả năm 2017. Trong đó, lượng sản phẩm nhà ở chung cư vẫn chiếm đa số và lượng cung chủ yếu vẫn là tại 2 thị trường lớn là Hà Nội và TP.HCM. Bên cạnh đó, tổng lượng giao dịch bất động sản nhà ở trong 9 tháng đầu năm 2018 đạt 50.756 sản phẩm. Riêng trong quý III/2018 đạt 16.832 sản phẩm (tỷ lệ hấp thụ đạt 60%), bằng khoảng 95% so với quý II/2018 là 17.634 giao dịch. Quý II tăng 1.344 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Hải Điền 35 Lớp: K49D-QTKD
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS. Nguyễn Đăng Hào giao dịch so với tổng lượng giao dịch quý I/ 2018 là 16.290 giao dịch, tương đương với mức tăng 8,3%. Ông Đỗ Viết Chiến nhận định: “Mặc dù số lượng giao dịch quý III giảm so với quý II song đây vẫn là con số khá tốt của thị trường bất động sản quý III thường niên. Bởi thông thường hàng năm, quý III có tháng Ngâu và mùa khai giảng nên thường có tỷ lệ hấp thụ thấp. Nhìn chung thị trường bất động sản Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2018 vẫn cho thấy một gam màu đẹp với những con số khá ấn tượng về cả lượng cung và cầu”. Đặc biệt, 2 thị trường đầu tàu là Hà Nội và TP.HCM khá ổn định và triển vọng với nguồn cung dồi dào, phong phú, đặc biệt là nguồn cung nhà ở chung cư (tại Hà Nội là 25.574 sản phẩm, tại TP.HCM là 34.092 sản phẩm). Số lượng giao dịch nhà ở chung cư tại Hà Nội rất ấn tượng với 18.265 sản phẩm, tăng hơn 30% so với 9 tháng đầu năm 2017. Tại TP.HCM và khu vực miền Nam tổng lượng giao dịch căn hộ chung cư đạt mức 22.911 sản phẩm, tỷ lệ hấp thụ đạt 67,2% . Đặc biệt ở phân khúc siêu cao cấp tại TP.HCM, tỷ lệ hấp thụ xấp xỉ 100%. Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) cũng cho hay: “Với nhu cầu thực chất sử dụng bất động sản ngày càng tăng rõ rệt cho thấy dấu hiệu của thị trường bền vững và phát triển. Minh chứng rõ nhất là tại hai thành phố lớn này, hiếm dần các hoạt động mua đi bán lại của các nhà đầu tư thứ cấp, các nhà đầu cơ. Giá bất động sản tại hai khu vực này nhìn chung cũng ổn định, tỷ lệ hấp thụ tương đối cao. Ngoài ra, người mua nhà phần lớn từ nhu cầu thực cho thấy không có biểu hiện của thị trường ảo hoặc bong bóng bất động sản”. 1.5.4.2. Khái quát chung tình hình bất động sản tại Huế Theo nhận định của các chuyên gia trong ngành địa ốc, thị trường Bất động sản cả nước nói chung và tại Huế nói riêng, dịp cuối năm 2018 ghi nhận diễn biến tích cực ở phân khúc đất nền và nhà ở giá vừa túi tiền. Trong 2 tháng cuối năm, phân khúc đất nền vẫn hấp dẫn các nhà đầu tư bởi loại hình bất động sản này có nguồn cầu và thanh khoản lớn nhất, trở thành kênh thu hút Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Hải Điền 36 Lớp: K49D-QTKD
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS. Nguyễn Đăng Hào dòng tiền mạnh mẽ của nhà đầu tư dù giá bán đang tăng nhanh sau hàng loạt các động thái nâng cấp cơ sở hạ tầng đô thị ở khu vực phía Tây Nam TP Huế. Các chính sách tái định cư mới của tỉnh Thừa Thiên Huế đã thúc đẩy thị trường đất nền phát triển mạnh mẽ cho nhu cầu gia tăng đột biến, tập trung ở các khu vực vận trung tâm thành phố với khoảng cách di chuyển chỉ từ 15 – 20 phút. Năm 2018 đánh dấu thị trường BĐS có dấu hiệu trỗi dậy ở cả nước nói chung và ở Thừa Thiên Huế nói riêng. Nhiều công trình, dự án, trung tâm, khách sạn nổi lên làm cho thị trường ngày càng nóng. Bao gồm nhiều ông lớn trong giới BĐS như: VinGroup, Apec Group, IMG, Bitexco, Vneco Các dự án nổi bật như Tòa nhà Vincom, An Cựu City, Hue Green City, Royal Park, Phú Mỹ An Nhiều chủ đầu tư và nhà môi giới đã chọn thị trường Thừa Thiên Huế là điểm đến của mình. Trong lúc nguồn cung đất nền mới các tháng cuối năm đang dần trở nên khan hiếm do sự thận trọng khi ra hàng của các chủ đầu tư, thì giới buôn địa ốc lại ráo riết “săn hàng” trong lúc giá còn ở mức thấp, nhằm tạo ra mặt bằng giá mới trên thị trường đầu năm 2019. Hai trạng thái cung – cầu này dễ dàng khiến cho các dự án đáp ứng được nhu cầu thực cuối năm trở nên cháy hàng ngay khi mở bán chính thức. Ví dụ điển hình từ sự thành công của dự án Eco Lake do đơn vị mở bán vào tháng 8/2018 trước đó, chỉ trong 30 phút mở bán đã có đến 98% sản phẩm được hoàn tất giao dịch. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Hải Điền 37 Lớp: K49D-QTKD
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS. Nguyễn Đăng Hào Chương 2: Thực trạng công tác truyền thông marketing cho dự án An Cựu city của công ty cổ phần Đất Xanh Bắc Miền Trung 2.1. Tổng quan về công ty cổ phần Đất Xanh Bắc Miền Trung 2.1.1. Giới thiệu chung về công ty Tên giao dịch : Công ty Cổ Phần Đất Xanh Bắc Miền Trung Tên viết tắt : ĐXBMT Lĩnh vực kinh doanh: Môi giới Bất Đông Sản Địa chỉ: Lô A3 Hoàng Quốc Việt, Phường An Đông, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên - Huế Mã số thuế: 3301610766 Điện thoại : 02343998999 Email : Lienhe@datxanhbacmientrung.com Website : Đại diện pháp luật: Tổng Phước Hoàng Hưng Ngày cấp giấy phép: 12/06/2017 Công ty CP Đất Xanh Bắc Miền Trung là thành viên của Tập đoàn Đất Xanh. Thương hiệu uy tín trong lĩnh vực đầu tư và phân phối bất động sản lớn nhất Việt Nam. Đất Xanh Bắc Miền Trung là một đơn vị chủ lực kinh doanh với hàng chục dự án về đất nền, biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp, các khu đô thị ở khu vực Huế và Miền Trung. Không ngừng tìm kiếm và tạo ra hiệu quả về kinh doanh, tài chính lành mạnh cho nhà đầu tư, đối tác kinh doanh, tạo cơ hội phát triển và đem lại phúc lợi cho CBNV cũng như an sinh xã hội. Sứ mệnh “đồng hành cùng sự phát triển của Khách hàng”chúng tôi đã không ngừng tư vấn, cung cấp dịch vụ bất động sản chuyên nghiệp, uy tín hàng đầu ở khu vực Bắc Miền Trung cũng như cả nước. Cùng với tầm nhìn “Trở thành công ty kinh doanh dịch vụ Bất động sản chuyên nghiệp, uy tín hàng đầu khu vực Bắc Miền Trung cũng như cả nước”. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Hải Điền 38 Lớp: K49D-QTKD
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS. Nguyễn Đăng Hào Quá trình hình thành: Tháng 1/2016 thành lập chi nhánh Bắc Miền Trung thuộc Công ty cổ phần Đất Xanh Miền Trung (thành lập 4/2011) tại Thừa Thiên Huế. Tháng 6/2017 thành lập công ty cổ phần Đất Xanh Bắc Miền Trung Đến nay, công ty đã trở thành một trong những công ty hàng đầu về bất động sản tại huế nói riêng và khu vực bắc miền trung nói chung. 2.1.2. Bộ máy tổ chức của công ty Hội Đồng Quản Trị Tổng giám đốc Khối Kinh Khối Vận Hành Khối Đầu Tư – Doanh - Tiếp Pháp Lý Dự Án ThịHội Đồng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Đầu Phòng Marketing Kinh HCNS TCKT tư Khai thác doanh dự án Phòng Phòng Phòng Kinh Kinh Kinh doanh trụ doanh phía doanh tây Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty (Công ty cổ phần Đất Xanh Bắc Miền Trung) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Hải Điền 39 Lớp: K49D-QTKD
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS. Nguyễn Đăng Hào Phòng Kinh doanh Tham mưu cho Giám đốc bộ phận giải pháp kinh doanh. Chịu trách nhiệm doanh số và tình hình kinh doanh trước Ban Giám đốc. Thiết lập và tổ chức triển khai kế hoạch kinh doanh của Công ty. Tổ chức thu thập, phân tích, đánh giá thông tin thị trường và đưa ra đề xuất, kiến nghị lên ban lãnh đạo. Tìm kiếm và khai thác khách hàng tiềm năng. Tham gia trực tiếp tìm kiếm, tư vấn, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng về thông tin các sản phẩm Bất động sản mà Công ty phân phối độc quyền. Đàm phán và thương thảo hợp đồng với khách hàng. Thực hiện chính sách kinh doanh của Công ty. Kiểm soát các hợp đồng bán hàng. Đào tạo nhân viên, đảm bảo đủ nguồn nhân lực cho các kế hoạch bán hàng đã đăng ký. Phòng Marketing Lên kế hoạch phát triển, truyền thông các dự án BĐS công ty đang phân phối nhằm tạo lượng Khách hàng mua Bất động sản để thúc đẩy kinh doanh. Quản lý chi phí, kiểm tra, giám sát các hoạt động marketing online của công ty. Lên phương án sử dụng các công cụ marketing online để phục vụ việc kinh doanh Bất động sản của công ty Hỗ trợ & kết hợp với chuyên viên SEO & nhân viên viết bài để tối ưu ngân sách Marketing online của công ty như: SEO, Google Adword. Chịu trách nhiệm phát triển thương hiệu của công ty. Làm việc với các đối tác, cơ quan truyền thông, các nhà cung cấp dịch vụ có liên quan đến hoạt động Marketing. Lên kế hoạch marketing truyền thông & phối hợp thực hiện cùng phòng kinh doanh để tạo hiệu ứng marketing offline hiệu quả nhất Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Hải Điền 40 Lớp: K49D-QTKD
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS. Nguyễn Đăng Hào Phối hợp với trưởng phòng kinh doanh dự án để chuẩn bị công cụ bán hàng cho chuyên viên kinh doanh: Sales Kit, mặt bằng, tờ rơi, brochure Chủ động đề xuất phương án marketing toàn diện hàng tháng nhằm thúc đẩy việc kinh doanh BĐS của công ty. Chủ động tìm hiểu chương trình marketing của các công ty đối thủ cạnh tranh. Phòng hành chính nhân sự (HCNS) Tham mưu giúp việc cho Tổng Giám đốc về công tác tổ chức cán bộ. Thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động; công tác hành chính, văn thư lưu trữ, lễ tân. Sắp xếp, tổ chức bộ máy công ty, nghiên cứu, soạn thảo các Nội quy, Quy chế về tổ chức lao động trong nội bộ công ty. Tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc giải quyết chính sách, chế độ đối với người lao động theo quy định của Bộ luật lao động. Theo dõi giải quyết các chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, tại nạn lao động, hưu trí; chế độ nghỉ việc do suy giảm khả năng lao động, các chế độ chính sách khác có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động. Phối hợp với phòng Tài Chính – Kế toán xây dựng tổng quỹ tiền lương của công ty; Xây dựng các định mức đơn giá về lao động, lập và quản lý Qũy lương, các quy chế phân phối tiền lương, tiền thưởng theo các quy định của nhà nước và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tổng hợp báo cáo quỹ lương doanh nghiệp. Xây dựng công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ doanh nghiệp, theo dõi xử lý các đơn khiếu nại, tố cáo. Tổ chức khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho cán bộ, công nhân viên. Quản lý con dấu của doanh nghiệp theo quy định về quản lý và sử dụng con dấu hiện hành. Lập báo cáo kế hoạch tiền lương, lao động gửi các cơ quan chức năng. Xây dựng quy hoạch cán bộ, chuẩn bị các thủ tục tuyển dụng, bổ nhiệm, đề bạt cán bộ và nâng bậc, chuyển ngạch lương. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Hải Điền 41 Lớp: K49D-QTKD
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS. Nguyễn Đăng Hào Xây dựng kế hoạch, nội dung công tác thi đua, khen thưởng, tập hợp hồ sơ đề nghị khen thưởng, trình Hội đồng thi đua – khen thưởng xét duyệt. Mua sắm văn phòng phẩm phục vụ hoạt động của công ty. Quản lý tài sản, thiết bị văn phòng công ty. Tiếp nhận, chuyển giao, phổ biến, lưu trữ bảo quản tài liệu của công ty. Thực hiện các công việc khác do Tổng Giám đốc phân công. Phòng Tài chính kế toán (TCKT) Tham mưu cho Tổng Giám đốc trong lĩnh vực quản lý các hoạt động tài chính kế toán, trong định giá sử dụng tài sản, tiền vốn theo đúng chế độ tài chính của Nhà nước và các thay đổi của chế độ kế toán qua từng thời kỳ trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực hiện công việc về nghiệp vụ chuyên môn tài chính – kế toán theo đúng quy định của pháp luật về chuẩn mực kế toán, nguyên tắc kế toán. Xây dựng kế hoạch tài chính trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh; kiểm tra kế hoạch thu chi tài chính, kiểm tra tình hình sử dụng và bảo quản vật tư, tài sản của công ty bảo đảm tính hiệu quả. Tổ chức quản lý kế toán, kiểm tra việc hạch toán, kế toán đúng chế độ kế toán Nhà nước. Định kỳ cung cấp thông tin, số liệu, tài liệu cho Tổng giám đốc để điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty; cung cấp số liệu báo cáo cho các cơ quan hữu quan theo chế độ hiện hành. Ghi chép, tính toán, phản ánh số liệu hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tăng vốn, kết quả sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn của công ty. Phổ biến chính sách, chế độ quản lý tài chính của nhà nước với các bộ phận liên quan khi cần thiết. Phối hợp các phòng ban chức năng trong công ty nhằm phục vụ tốt công tác sản xuất kinh doanh. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc phân công. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Hải Điền 42 Lớp: K49D-QTKD
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS. Nguyễn Đăng Hào Phòng đầu tư Tham gia xây dựng, thu thập hệ thống dữ liệu phục vụ đầu tư. Tìm kiếm phát triển quỹ đất, định hướng pháp lý, định hướng sản phẩm khả thi. Phối hợp cùng Ban Lãnh đạo, xây dựng và củng cố mối quan hệ vững chắc với các sở ban ngành địa phương. Đánh giá Dự án tiềm năng theo các tiêu chí nêu tại Quy trình Quyết định đầu tư. Tiếp nhận và cung cấp thông tin, báo cáo sơ bộ để cấp quản lý thực hiện đàm phán, thương lượng; đảm bảo chặt chẽ về mặt pháp lý và xuyên suốt việc bảo vệ quyền lợi Công ty. Tổng hợp báo cáo liên quan đến việc ra Quyết định đầu tư đúng quy trình đầu tư phát triển dự án của tất cả các phòng, ban liên quan. Phối hợp với Phòng TCKT nhằm xây dựng kế hoạch chi tiết dòng tiền triển khai, hỗ trợ thu xếp khoản vay, nguồn vốn tự có để triển khai dự án. Quản lý thực hiện các công việc rà soát Due Diligence đối với công ty mục tiêu, dự án mục tiêu. Lập báo cáo rà soát Due Diligence; đánh giá, tổng hợp các rủi ro phát hiện và thông tin báo cáo cho cấp quản lý trực tiếp. Phối hợp với cấp quản lý để thực hiện các nhiệm vụ chi tiết trong quá trình đầu tư quỹ đất. Định kỳ cập nhật danh mục các dự án đầu tư phụ trách, cập nhật tình hình thực hiện, và hiệu quả của Dự án sau đầu tư. Định kỳ lập kế hoạch dòng tiền triển khai các dự án phụ trách, kế hoạch thực hiện và các công việc cần triển khai. Phòng Khai thác dự án Điều tra thị trường, tìm kiếm dự án đem về cho công ty. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Hải Điền 43 Lớp: K49D-QTKD
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS. Nguyễn Đăng Hào 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Bảng 2. 2 Tình hình kinh doanh của công ty từ 2017-2019 2018/2017 Năm 2017 Năm 2018 Quý 1 năm 2019 Chỉ tiêu (+/-) triệu (triệu đồng) (triệu đồng) (triệu đồng) % đồng Doanh thu 13733.75 37022.5 49979 23288.75 169.6% Chi phí 3705 14275 18354 10570 285.3% Lợi nhuận 10028.75 22747.5 31625 12718.75 126.8% trước thuế Thuế 2005.75 4549.5 6325 2543.75 126.8% Lợi nhuận 8023 18198 25300 10175 126.8% sau thuế (Phòng kinh doanh công ty CP Đất Xanh Bắc Miền Trung) Nhận xét: Nhìn chung tình hình hoạt động kinh doanh đang phát triển, các chỉ số doanh thu, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế đều tăng. Về doanh thu: Năm 2018 tăng so với năm 2017 gần 23.3 tỷ tương ứng với 169.6% . Nguyên nhân là do năm 2017 công ty mới được thành lập chuyển từ một chi nhánh của công ty Đất Xanh Miền Trung lên công ty cổ phần nên còn gặp nhiều hạn chế về nhân lực và vật lực. Đặc biệt sự nhảy vọt ở quý 1 năm 2019 với xấp xĩ 50 tỷ doanh thu tăng 35% so với năm 2018, nguyên nhân là do công ty đã nhận và đầu tư một số dự án trong khu vực, cùng với sự nóng lên nhanh chóng của thị trường đã giúp công ty tất toán nhiều dự án như ECO LAKE, ECO GARDEN, Về chi phí: Năm 2018 tăng so với năm 2017 hơn 10.5 tỷ tương ứng với 285.3%. Nguyên nhân là do sự tăng lên về nhân sự và đào tạo nhân sự mới, đầu tư phát triển dự án, khoản marketing giới thiệu công ty và dự án. Quý 1 năm 2019 tăng so với năm 2018 hơn 4 tỷ tương ứng với 28.6% nguyên nhân là do công ty tăng cường hoạt động đầu tư dự án, chi phí quản lý và marketing. Về lợi nhuận: năm 2018 so với năm 2017 tăng hơn 10 tỷ tương ứng với 126.8% và so v ng sôi 2 tháng đTrườngầu năm 2019 tăng hơnĐại 7 tỷ họcới năm 2018 Kinh nguyên nhântế là Huếdo thị trườ SVTH: Nguyễn Hải Điền 44 Lớp: K49D-QTKD
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS. Nguyễn Đăng Hào động và uy tín của công ty ngày càng cao trong giới bất động sản bắc miền trung nói chung và thị trường Huế nói riêng. Kết luận: Kể từ khi thành lập tình hình kinh doanh của công ty tăng trưởng nhanh chóng. Đóng góp và sự thành công đó phải kể đến chiến lược của công ty, sự chuyên nghiệp, tận tâm của nhân viên, đặc biệt phải kể đến hoạt đông truyền thông marketing của công ty. 2.2. Khái quát chung về dự án 2.2.1. Giới thiệu chung về dự án Khu Đô thị An Cựu City là dự án đô thị kiểu mẫu theo mô hình của Khu Đô thị Phú Mỹ Hưng do Công ty Cổ phần Đầu tư Việt Long Huế, nay là Công ty Cổ phần Đầu tư IMG Huế thực hiện. Khu Đô thị An Cựu City có tổng diện tích 33 ha trong quy hoạch tổng thể 1.700 ha của Khu Đô thị mới An Vân Dương được Viện Quy hoạch Đô thị Nông thôn - Bộ Xây dựng lập. Ngày 04 tháng 04 năm 2018, tại khách sạn Mường Thanh Huế, Đất Xanh Bắc Miền Trung và Tập đoàn đầu tư IMG đã đi đến ký kết hợp đồng độc quyền phát triển dự án An Cựu city, theo đó công ty cổ phần Đất Xanh Bắc Miền Trung đã giành độc quyền phân phối tất cả các sản phẩm của dự án An Cựu city bao gồm: nhà biệt thự, nhà phố liền kề và biệt thự vườn. Qua đó, Đất Xanh Bắc Miền Trung trở thành nhà phân phối độc quyền, là cầu nối duy nhất giữa khách hàng đến với sản phẩm trong dự án. Điều đó thể hiện được vai trò quan trọng của công ty Đất Xanh Bắc Miền Trung đối với dự án An Cựu City nói riêng và công ty IMG nói chung. Sau khi đã kí kết hợp đồng, 2 công ty đã về một nhà cùng kề vai tác chiến đối với dự án An Cựu City. Với vai trò là nhà phát triển độc quyền dự án, nên ngay từ đầu công ty đã xác định cần phải có chiến lược kinh doanh phù hợp với thực trạng hiện tại, là một công ty đóng vai trò chính trong việc mua bán sản phẩm của dự án. Thông báo và quảng cáo đến với khách hàng về vị thế, uy tín, những hứa hẹn trong tương lai. Để làm được điều đó, Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Hải Điền 45 Lớp: K49D-QTKD
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS. Nguyễn Đăng Hào công ty đã xác định phải xây dựng một chương trình marketing phù hợp là không thể thiếu và cần phải tích cực triển khai để đưa thông tin đến với khách hàng tiềm năng. Hình 2.2 Sơ đồ tổng quan dự án An Cựu City (Nguồn: datxanhbacmientrung.com) 2.2.1.1. Quy mô xây dựng Biệt thự: An Cựu City có 28 căn biệt thự vườn đẳng cấp có diện tích đất từ 267,5m2 đến 317m2, trung bình là 280m2 với kích thước 14m x 20m. Nhà được xây 2 tầng với tổng diện tích sàn 250m2, tầng 1 rộng 125m2 sàn kết hợp với sân vườn tường rào tạo thành một không gian sống hoàn chỉnh. Nhà liên kế: 496 căn nhà liên kế tại An Cựu City với thiết kế theo kiểu nhà lệch tầng đã tạo nên những không gian thoáng đãng, tận dụng hợp lý các diện tích sàn tạo nên những căn phòng tiện ích cho cuộc sống tương lai. Biệt thự phố: 206 căn biệt thự phố vườn với diện tích khu đất 7m x 18m = 126m2. Mặt tiền nhà rộng 7m được thiết kế theo hình thức biệt thự song lập tạo nên một khu phố Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Hải Điền 46 Lớp: K49D-QTKD
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS. Nguyễn Đăng Hào hoàn chỉnh, đồng bộ với những không gian thay đổi bằng lôgia và ban công thoáng nhưng vẫn riêng biệt cho từng nhà. 2.2.1.2. Chất lượng công trình và xây dựng hạ tầng Với định hướng phát triển và mong muốn đem lại những giá trị tốt nhất cho cuộc sống của cư dân Khu Đô thị An Cựu City nên tất cả những vấn đề liên quan đến thiết kế, quy hoạch, xây dựng, vật liệu và môi trường sống đều được IMG Huế coi trọng để đảm bảo chất lượng công trình hoàn hảo nhất. Một yếu tố quan trọng quyết định chất lượng cuộc sống của khu cư dân An Cựu là hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Tại đây với một hệ thống hạ tầng đồng bộ, hoàn chỉnh và chất lượng cao bao gồm: Hệ thống giao thông đường bê tông nhựa mịn. Hệ thống cấp nước sạch. Hệ thống thoát nước thải, nước bẩn. Hệ thống điện ngầm. Hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông Tất cả được các đơn vị thi công hàng đầu đảm trách dưới sự giám sát chặt chẽ về mặt chất lượng bởi Tập đoàn Apave cùng các cơ quan quản lý Nhà nước. 2.2.1.3. Vị trí dự án An Cựu City sở hữu vị trí lý tưởng ngay trung tâm thành phố Huế. Phía Đông giáp: trục đường Võ Nguyên Giáp Phía Tây giáp: đường Trường Chinh đi đại nội Huế, khu dân cư hiện hữu Phía Nam giáp: khu dân cư hiện hữu Phía Bắc giáp: trục chính Hoàng Quốc Việt, khu dân cư hiện hữu 2.2.1.4. Thiết kế dự án Nhà liền kề: là loại hình nhà ở xuất hiện theo nhu cầu phát triển của đô thị hóa. Nhà liền kề thường có mặt tiền hẹp nhưng vẫn mang tính riêng biệt nên bố trí không gian cần phải nghiên cứu, tạo cho người sử dụng cảm giác không thấy gò bó mà vẫn thấy thoải mái rộng rãi. 496 căn nhà liền kề tại An Cựu City với thiết kế theo kiểu nhà Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Hải Điền 47 Lớp: K49D-QTKD
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS. Nguyễn Đăng Hào lệch tầng đã tạo nên những không gian thoáng đãng, tận dụng hợp lý các diện tích sàn tạo nên những căn phòng tiện ích cho cuộc sống tương lai. Mặt tiền nhà rộng 4,5m với hình thức thiết kế lệch tầng làm cho ngôi nhà rộng hơn, cùng với sự kết hợp lấy sáng ở mái cầu thang làm cho không gian trong nhà tràn ngập tự nhiên và đó chính là sức sống cho những ngôi nhà có mặt tiền và diện tích đất không lớn. Nhà liên kế diện tích đất 4,5m x 18m = 81m2 với tổng diện tích sàn 211m2. Tầng 1 có diện tích sàn là 65,25m2, phần còn lại là sân vườn vừa đủ tạo nên một không gian sống hài hòa với thiên nhiên, phòng khách, bếp và phòng ăn, vệ sinh là không gian sử dụng chính của tầng 1. Tầng 2 với hai phòng ngủ kép kín được bố trí lệch tầng tạo thêm sự sinh động đem lại sự sống cho không gian.Tầng 3 có 1 phòng ngủ và 1 phòng thờ.Tầng mái với diện tích sàn mái 16m2 là nơi cần thiết cho sinh hoạt của mỗi gia đình. Tổng thể các khu nhà liên kế đều được quy hoạch, thiết kế đồng bộ, đường giao thông rộng 11,5m cùng với đường nội bộ 2m tạo ra những khu phố hiện đại đáp ứng cho nhu cầu sống tương lai. Hình 2. 3 Sản phẩm nhà liền kề dự án An Cựu City (Nguồn: Sieuduan.com) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Hải Điền 48 Lớp: K49D-QTKD
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS. Nguyễn Đăng Hào Nhà biệt thự phố: là loại hình nhà ở mới xuất hiện theo nhu cầu phát triển của đô thị. Biệt thự phố giúp cho bộ mặt đô thị thoát khỏi cảm giác chật chội của những căn nhà chia lô san sát mà không chiếm quá nhiều diện tích như những căn biệt thự vườn. Biệt thự phố vườn An Cựu City tọa lạc tại các khu A, C, G, H, L, M đây là khu vực bao quanh khu công viên 3,4ha, bao quanh các khu biệt thự phố vườn này là các tuyến đường rộng từ 11,5m đến 26m. Biệt thự phố vườn An Cựu City tọa lạc tại các khu A, C, G, H, L, M đây là khu vực bao quanh khu công viên 3,4ha, bao quanh các khu biệt thự phố vườn này là các tuyến đường rộng từ 11,5m đến 26m. Các căn biệt thự phố vườn với diện tích khu đất 7m x 18m = 126m2, mặt tiền nhà rộng 7m được thiết kế theo hình thức biệt thự song lập tạo nên một khu phố hoàn chỉnh, đồng bộ với những không gian thay đổi bằng lô-gia và ban công thoáng nhưng vẫn riêng biệt cho từng nhà. Hình thức kiến trúc được nghiên cứu thiết kế rất hài hòa nhưng mang tính cách sang trọng, bởi không gian kiến trúc và sử dụng vật liệu được kết hợp đồng bộ mang tính vừa hiện đại vừa dân tộc. Nhà xây 3 tầng với tổng diện tích sàn 237m2 là không gian sống cho một gia đình thoải mái và rất tiện nghi. Tầng 1 với 88,5m2 sàn gồm: phòng khách, bếp – phòng ăn, một phòng ngủ và vệ sinh. Tầng 2 với 3 phòng ngủ trong đó có một phòng master và ban công. Tầng 3 chỉ với 1 phòng ngủ, phòng thờ, vệ sinh, kho, sân phơi và sân chơi đã làm thay đổi không gian kiến trúc, làm cho ngôi nhà cảm giác thoáng hơn và không bị tận dụng quá không gian. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Hải Điền 49 Lớp: K49D-QTKD
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS. Nguyễn Đăng Hào Hình 2. 4 Sản phẩm biệt thự phố dự án An Cựu City (Nguồn: dantri.com) Biệt thự vườn: An Cựu City tọa lạc tại khu K trong mặt bằng quy hoạch phân lô Khu đô thị mới An Cựu là vị trí rất thoáng, giữa khu công viên 3,4ha và khu cao tầng, bao quanh là các tuyến đường rộng; phía Bắc giáp đường An Bình rộng 19,5m; phía Tây và Tây Bắc giáp đường An Vương rộng 14,5m; phía Đông và Đông Nam giáp đường An Huy rộng 16,5m; phía Tây Nam giáp đường An Cư rộng 26m. An Cựu City chỉ với 28 căn biệt thự vườn đẳng cấp diện tích đất từ 267,5m2 đến 317m2, trung bình là 280m2 kích thước 14m x 20m. Nhà xây 2 tầng với tổng diện tích sàn 250m2, tầng 1 rộng 125m2 sàn kết hợp với sân vườn tường rào, tạo thành một không gian sống hoàn chỉnh. Phòng khách, gara, bếp ăn và một phòng ngủ là không gian sử dụng của tầng 1. Tầng 2 với 3 phòng ngủ, 1 phòng thờ, tất cả được kết hợp với các ban công là không gian chuyển tiếp từ vườn vào nhà và là những không gian nghỉ với các góc nhìn ra thiên nhiên đã tạo cho những ngôi biệt thự này một không gian sống lý tưởng cho gia chủ. Phong cách kiến trúc của những biệt thự này là sự kết hợp giữa hiện đại và dân tộc, giữa con người với thiên nhiên. Bằng tất cả tâm huyết của nhà đầu tư và sự say mê tìm tòi của các kiến trúc sư đã tạo ra những sản phẩm chất lượng đem lại cuộc sống thoải mái và thật tiện nghi. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Hải Điền 50 Lớp: K49D-QTKD
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS. Nguyễn Đăng Hào Diện tích khuôn viên đất: (14 x 20) = 280m2. Diện tích sàn xây dựng (2 tầng): 250m2, gồm các phòng: 1 phòng khách, 1 phòng chờ, 1 phòng ăn + bếp, 4 phòng ngủ, 4 phòng vệ sinh, gara ô tô, sân vườn, hàng rào, cổng ngỏ. Hình 2. 5 Sản phẩm biệt thự vườn dự án An Cựu City (Nguồn: batdongsan.com) 2.2.1.5. Tiện ích dự án Tiện ích ngoại khu: Đến Phong Phú Plaza chỉ mất 5 phút. Đến cầu Trường Tiền chỉ mất 8 phút. Đến Cảng hàng không quốc tế Phú Bài chỉ mất 20 phút. Đến UBND Thành phố chỉ mất 8 phút. Đến Bệnh viện Trung ương Huế chỉ mất 7 phút. Đến Kinh thành Huế chỉ mất 10 phút. Đến trường Quốc học Huế chỉ mất 6 phút. Tiện ích nội khu: Bể bơi thông minh: rông 1300m2 công nghệ châu âu với 6 làn bơi, hệ thống tạo sóng, mát xa, cầu nhảy, bể vầy, Sân tenic đạt chuẩn quốc tế: Sân tennis gồm 4 sân tiêu chuẩn thi đấu, mặt sân công nghệ sơn của Mỹ, sân tập, hệ thống đèn cao áp làm hài lòng những tay vợt chuyên nghiệp nhất. Khán đài 150 chỗ kết hợp khu giải khát và shop thể thao. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Hải Điền 51 Lớp: K49D-QTKD
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS. Nguyễn Đăng Hào Không gian sinh thái: Với thiết kế cảnh quan, công viên, đài phun nước tạo cho An Cựu city một không gian sinh thái thoáng mát, dễ chịu. Đường đi dạo Vỉa hè 6m chỉ dành cho người đi bộ, tập thể dục bao quanh khu công viên. Sân tập dưỡng sinh người già rộng rãi sẽ là động lực để mỗi cư dân An Cựu luyện tập mỗi ngày. Sân bóng đá cỏ nhân tạo: Ngoài hệ thống sân Tenis và hồ bơi đang hoạt động trong Khu Đô thị mới An Cựu City, IMG Huế đã đưa vào khai thác cụm sân cỏ nhân tạo hiện đại và tiện nghị thành phố Huế gồm 04 sân theo tiêu chuẩn FIFA, hệ thống đàn chiếu sáng ban đêm, canteen liền kề phục vụ giải khát và ăn uống Bảng 2. 3 Quy mô, các loại sản phẩm nhà ở An Cựu City Nhà liền kề Nhà biệt thự phố Nhà biệt thự vườn Số lượng 298 236 28 Lô C,D,E,F,O,N A,B,G,H,L,M K Diện tích 81 126 280 đất (m2) Diện tích xây dựng 59 79 125 (m2) Diện tích sử 210 249 -252 252 dụng (m2) Tầng cao 3.5 3 2 (tầng) 3 phòng ngủ, phòng 5 phòng ngủ, phòng 4 phòng ngủ, phòng Kết cấu khách, bếp, sân phơi khách, bếp khách, bếp Giá bán (tỉ 3,2 – 4,1 5,1– 7 10 – 12 đồng) (công ty Đất Xanh Bắc Miền Trung) 2.2.1.6. Chính sách về sản phẩm Phương thức thanh toán: PhươngTrường thức thanh toán 1:Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Hải Điền 52 Lớp: K49D-QTKD
  62. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS. Nguyễn Đăng Hào Đặt cọc đủ 100 triệu, ký phiếu cọc Đợt 1: 10 ngày kể từ đặt cọc, ký hợ đồng mua bán và thanh toán đủ 30% giá trị hợp đồng (kể cả tiền đặt cọc). Đợt 2: 60 ngày kể từ đợt 1, thanh toán tiếp 20% (đủ 50%) giá trị hợp đồng. 50% còn lại được thanh toán trả góp trong vòng 25 tháng, chia làm 5 đợt (cứ mỗi 5 tháng thanh toán 1 lần). Phương thức thanh toán 2: Đặt cọc đủ 100 triệu, ký phiếu cọc. Đợt 1: 10 ngày kể từ đặt cọc, ký hợ đồng mua bán và thanh toán đủ 30% giá trị hợp đồng (kể cả tiền đặt cọc). Đợt 2: 60 ngày kể từ đợt 1, thanh toán đủ 100% giá trị hợp đồng. Chính sách chiết khấu: tối đa 5% Chương trình quà tặng: 5 sản phẩn đầu: 5 chỉ vàng SJC. 5 sản phẩm tiếp theo: 3 chỉ vàng SJC. 10 sản phẩm tiếp theo: phiếu mua hàng 5 000 000 tại siêu thị BicG. Chính sách tái đầu tư: công ty nhận lại tất cả sản phẩm bán ra, cam kết tái đầu tư cho khách hàng mua sản phẩm công ty. 2.2.2. Giới thiệu sản phẩm bất động sản trong chương trình truyền thông Sản phẩm trong chương trình truyền thông bao gồm sản phẩm block O, L, M thuộc phân khu CENTRE PARK. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Hải Điền 53 Lớp: K49D-QTKD
  63. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS. Nguyễn Đăng Hào Hình 2. 6 vị trí sản phẩm block O, block L, block M (Nguồn: Alonhadat.com) Block O nằm giữa đường số 12 và đường số 14 bao gồm các sản phẩm là nhà liền kề có cải tiến về thiết kế, đã có thêm gara để xe ô tô. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Hải Điền 54 Lớp: K49D-QTKD
  64. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS. Nguyễn Đăng Hào Hình 2.7 Sản phẩm nhà liền kề tại block O (nguồn: datxanhbacmientrung.com) Block L và block M nằm giữa đường số 10 và đường số 12, đối diện công viên trung tâm dự án An Cựu City, bao gồm các sản phẩm biệt thự phố, block L và block M dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2019 đầu năm 2020. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Hải Điền 55 Lớp: K49D-QTKD
  65. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS. Nguyễn Đăng Hào Hình 2. 8 Đất nền chuẩn bị khởi công block L-M (nguồn: muaban.net) 2.2.3. Thực trạng các hoạt động truyền thông marketing về dự án An Cựu City của công ty 2.2.3.1. Đối tượng mục tiêu Bất động sản là loại sản phẩm đặc biệt, có giá trị lớn. Đối tượng khách hàng mục tiêu của lĩnh vực này là những người có thu nhập cao. Do đó, công chúng mục tiêu của hoạt động truyền thông marketing bao gồm: Khách hàng là những người có thu nhập Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Hải Điền 56 Lớp: K49D-QTKD
  66. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS. Nguyễn Đăng Hào cao, có công việc ổn định, những người có tri thức, bác sĩ, doanh nhân thành đạt, những nhà đầu tư bất động sản 2.2.3.2. Mục tiêu truyền thông Giới thiệu đến khách hàng mục tiêu: “Mở bán phân khu CENTRE PARK dự án An Cựu City”. Nhắc cho khách hàng biết những giá trị cốt lõi của dự án, tạo ra sự nhận biết, quan tâm, kích cầu và củng cố sự tin cậy của khách hàng đối với dự án củng như đối với công ty. 2.2.3.3. Thông điệp truyền thông “Nâng tầm cuộc sống, thỏa chí điền viên” nâng niu giá trị cuộc sống của mỗi cư dân, Phân khu Center Park – dự án An Cựu City mở ra một không gian sinh thái lý tưởng, khu vườn xanh sạch bên hồ sinh thái mát rượi. Cung cấp cho khách hàng không gian sống đẹp với nội thất tiện nghi cùng với trào lưu trồng rau sạch tại nhà nở rộ. Nắm bắt được nhu cầu ấy, chủ đầu tư IMG và Nhà phát triển dự án Đất Xanh Bắc Miền Trung đã cho ra đời phân khu Center Park, thuộc dự án An Cựu City với sản phẩm shophouse thông minh/ biệt thự 2 sân vườn và toà nhà căn hộ trung tâm (khởi công trong năm 2020), nơi khách hàng hoàn toàn có thể thỏa mãn về một cuộc sống chất lượng với những nhà phố hiện đại có góc sân và khoảng trời riêng. 2.2.3.4. Phương thức truyền thông Truyền thông trực tiếp: Nhân viên trao đổi trực tiếp với khách hàng, hoặc thông qua điện thoại, thư từ để truyền đạt thông tin. Điều tra nhân viên Đất Xanh Bắc Miền Trung với mẫu 30 nhân viên Phòng kinh doanh Phía Nam bằng hình thức hỏi trực tiếp trực tiếp với các câu hỏi: Số lượng khách hàng liên hệ trong 1 ngày/ 1 nhân viên khoảng bao nhiêu? Khoảng bao nhiêu người hỏi đến dự án An Cựu City? Thu thập được số liệu như bảng 2.4. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Hải Điền 57 Lớp: K49D-QTKD
  67. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS. Nguyễn Đăng Hào Bảng 2. 4 Số khách hàng tương tác của mỗi nhân viên bình quân trong 1 ngày Số khách hàng trung Số khách hàng liên hệ liên quan Nhân viên bình liên hệ/1 ngày dự án an cựu city 1 2 0.3 2 3 0.15 3 3 0.15 4 1 0.2 5 3 0.15 6 3 0.5 7 2 0.4 8 2 0.17 9 3 0.15 10 2 0.5 11 3 0.3 12 2 0.3 13 1 0.25 14 1 0.3 15 2 0.15 16 1 0.1 17 1 0.1 18 4 0.2 19 3 0.4 20 1 0.2 21 1 0.1 22 0 0.15 23 2 0.3 24 1 0.1 25 1 0.2 26 2 0.2 27 1 0.1 28 1 0.2 29 1 0.4 30 2 0.25 Tổng 55 6.97 Trung bình 1.8 0.23 1 nhân viên (nguồn thống kê điều tra) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Hải Điền 58 Lớp: K49D-QTKD
  68. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS TS. Nguyễn Đăng Hào Qua bảng trên ta thấy trong 1 ngày làm việc có khoảng 55 lượt tương tác trong đó có khoảng 7 lượt tương tác về dự án An Cựu City, chiếm khoảng 12.6% Truyền thông gián tiếp thông qua các kênh: Website: Cung cấp cho khách hàng về tổng quan về dự án an cựu city, giới thiệu sản phẩm, các chương trình sự kiện liên đã, đang và sắp diễn ra quan đến dự án. Facebook: Trang được 40157 lượt thích và 40291 lượt theo dõi. Mặc dù lượt thích và theo dõi tương đối lớn nhưng số lượt tương tác tương đối thấp chỉ chiếm khoảng 1-2 lượt tương tác trên 1 bài đăng. Youtube: Công ty kết hợp với nhà đầu tư IMG đưa lên video giới thiệu về dự án, những tiện ích nội khu, hệ sinh thái của dự án hay video giới thiệu nhà mẫu tại dự án. Các trang báo bất động sản: alonhadat.com.vn, batdongsan.com, Muanha.net, cafeland.vn, Tinchungkhoan.vn, Dantri.com Công ty liên kết với các trang báo mạng, trang chuyên về bất động sản đăng tải quảng cáo về dự án tăng lượt nhận biết, chú ý của khách hàng về dự án. Treo phướn, phát tờ rơi: Hàng năm, công ty cung cấp một số lượng tờ rơi và phướn cho nhân viên kinh doanh, đặc biệt trước các dịp diễn ra sự kiện. Để phục vụ cho sự kiện “Mở bán phân khu CENTRE PARK” công ty đã cung cấp 5000 tờ rơi và phướn cho nhân viên. Tổ chức sự kiện: 13/05/2018, Công ty cổ phần Đất Xanh Bắc Miền Trung phối hợp cùng chủ đầu tư IMG tổ chức lễ khai trương nhà mẫu dự án An Cựu city, tổ chức tại Quảng trường Đài phun nước, đường số 5, dự án An Cựu city, đường Hoàng Quốc Việt, TP Huế. Thu hút gần 400 khách hàng, nhà báo trong và ngoài tỉnh tham gia. Góp phần truyền bá thông tin, hình ảnh của dự án đến với khách hàng, tăng sự tin cậy của khách hàng, uy tín của công ty. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Hải Điền 59 Lớp: K49D-QTKD