Khóa luận Vấn đề dân chủ trong tư tưởng của Nguyễn An Ninh giai đoạn 1923 - 1928
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Vấn đề dân chủ trong tư tưởng của Nguyễn An Ninh giai đoạn 1923 - 1928", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_van_de_dan_chu_trong_tu_tuong_cua_nguyen_an_ninh_g.pdf
Nội dung text: Khóa luận Vấn đề dân chủ trong tư tưởng của Nguyễn An Ninh giai đoạn 1923 - 1928
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN KHOA TRIẾT HỌC LÊ NGỌC HIỂN VẤN ĐỀ DÂN CHỦ TRONG TƢ TƢỞNG CỦA NGUYỄN AN NINH GIAI ĐOẠN 1923 – 1928 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TRIẾT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH – 2016 – X
- Hà Nội, 2020 TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN KHOA TRIẾT HỌC LÊ NGỌC HIỂN VẤN ĐỀ DÂN CHỦ TRONG TƢ TƢỞNG CỦA NGUYỄN AN NINH GIAI ĐOẠN 1923 – 1928 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TRIẾT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH – 2016 – X NGƢỜI HƢỚNG DẪN: PGS.TS NGUYỄN THANH BÌNH Hà Nội, 2020
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 3 3. Mục đích và nhiệm vụ của khóa luận 6 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 6 5. Ý nghĩa của khóa luận 7 6. Kết cấu 7 NỘI DUNG 8 CHƢƠNG 1: TIỀN ĐỀ CHO SỰ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG CỦA NGUYỄN AN NINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN CHỦ 8 1.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội cho sự hình thành tư tưởng của Nguyễn An Ninh về vấn đề dân chủ 8 1.1.1. Điều kiện lịch sử - xã hội thế giới 8 1.1.2. Điều kiện lịch sử - xã hội Việt Nam 9 1.2. Tiền đề hình thành tƣ tƣởng chính trị Nguyễn An Ninh 13 1.2.1. Một số luận giải của tƣ tƣởng phƣơng Đông về dân chủ 13 1.2.2. Tƣ tƣởng dân chủ tƣ sản 17 1.2.2.1. Dấu ấn dân chủ trong những Tân văn, Tân thư của học giả Trung Quốc – Nhật Bản 17 1.2.2.2. Tư tưởng Jean – Jacques Rousseau về dân chủ 18 1.2.2.3. Tư tưởng Mahatma Gandhi và Tôn Trung Sơn về dân chủ 19 1.2.3. Tƣ tƣởng xã hội chủ nghĩa 21 1.2.3.1. Tư tưởng của Charles Rappoport và Jean Jaures về dân chủ 21 1.2.3.2. Tư tưởng của Karl Marx và Vladimir Illyich Lenin về dân chủ 23 1.3. Nguyễn An Ninh – cuộc đời và sự nghiệp 24 Tiểu kết chƣơng 1 30 CHƢƠNG 2: NHỮNG NỘI DUNG VẤN ĐỀ DÂN CHỦ TRONG TƢ TƢỞNG NGUYỄN AN NINH 32
- 2.1. Quan niệm của Nguyễn An Ninh về hai nguyên tắc dân chủ 32 2.1.1. Nguyên tắc tự quyết về tinh thần 32 2.1.2. Nguyên tắc dân chủ trong sự truy vấn bản chất kinh tế và chính trị 37 2.2. Vấn đề dân chủ trong tƣ tƣởng Nguyễn An Ninh 42 2.2.1. Bản chất của vấn đề dân chủ ở thuộc địa 42 2.2.2. Quan niệm về vai trò - vị trí của nhân dân 50 2.2.3. Bàn luận về cách mạng và thỏa hiệp 58 2.2.4. Luận về phương thức thực hành dân chủ 62 2.3. Giá trị và hạn chế trong tƣ tƣởng của Nguyễn An Ninh về vấn đề dân chủ 67 2.3.1. Giá trị nổi bật 67 2.3.2. Hạn chế chủ yếu 69 Tiểu kết chƣơng 2 71 KẾT LUẬN 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, khóa luận tốt nghiệp đại học với đề tài: “Vấn đề dân chủ trong tư tưởng của Nguyễn An Ninh (giai đoạn 1923 – 1928)” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Thanh Bình. Các số liệu, trích dẫn và tài liệu tham khảo trong luận văn là hoàn toàn trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả khóa luận tốt nghiệp Lê Ngọc Hiển
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS Nguyễn Thanh Bình, người đã trực tiếp chỉ bảo tận tình, hướng dẫn và khích lệ tôi trong quá trình học tập và kiên định trong việc tìm hiểu, nghiên cứu cũng như thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô, tập thể cán bộ trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đặc biệt, lời cảm ơn của tôi xin được tri ân tới các thầy cô trong khoa Triết học - những người thầy người cô đã gợi mở, hướng dẫn, động viên và trao đổi những ý kiến khoa học quý báu trong quá trình học tập, rèn luyện để có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Cuối cùng, tôi xin được cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã luôn ủng hộ và giúp đỡ tôi trong nỗ lực nghiên cứu, hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày 23 tháng 06 năm 2020 Sinh viên Lê Ngọc Hiển
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Vấn đề dân chủ (democracy’s problem) có lẽ là một trong những vấn đề gây nên những tác động đa chiều chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Từ xuất phát điểm trong môi trường của các cuộc thử nghiệm chính trị Hy Lạp – La Mã thời cổ đại, dân chủ trải qua quá trình vận động và phát triển mạnh mẽ với tư cách của một khái niệm tự thân được nhận thức bởi các cá nhân hoặc các cộng đồng cụ thể. Thậm chí, dân chủ cũng được xem xét trên phương diện của một vấn đề. Sự hiện tồn của con người luôn có xu hướng ngoại tại là phát triển qua từng giai đoạn , nhưng không vì vậy mà vấn đề dân chủ không được quan tâm. Trước những thách thức, xung đột có thể nảy sinh nguy cơ chi phối và thậm chí bần cùng hóa đời sống cá nhân cũng như đời sống cộng đồng. Viễn cảnh đó khiến con người cá nhân không còn có thể thuần túy mặc nhiên chấp nhận điều đó là tất yếu. Dân chủ không dừng lại ở phương thức tổ chức - điều chỉnh quyền lực của các cơ quan đại diện ý chí, nguyện vọng của cá nhân và xã hội mà còn là động lực tinh thần cho những thay đổi to lớn. Trong lịch sử tư tưởng lẫn lịch sử loài người, không ít những hiện tượng đại tự sự nhân danh giá trị văn minh, tiến bộ để áp đặt những cá nhân, quốc gia, dân tộc mà bị coi là trái với những giá trị đó. Sự kiện thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng ngày 01/09/1858 đánh dấu cùng một lúc tồn tại hai quá trình tiếp cận Việt Nam như một đối tượng mà chúng muốn tác động. Một bên là giới chính trị - quân sự nước Pháp tiến hành xâm lược, thực hiện quá trình “thực dân hóa” đối với Việt Nam. Đối nghịch hoàn toàn với “thực dân hóa” là cuộc đấu tranh giành độc lập – tự do trường kì của người Việt Nam. Đặc biệt hơn, vấn đề dân chủ lập tức được xác lập ngay trong phong trào chống thực dân ở Việt Nam. Vấn đề này càng trở nên quyết liệt hơn, khi nó bước sang những năm đầu thế kỉ XX. Với việc thế hệ trí thức Nho học khởi xướng Đông du – Duy tân (như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thành (tự Tiểu La), Tăng Bạt Hổ ),
- 2 những cảm quan sâu sắc về dân tộc tính và khát khao cải cách quốc gia đã phát triển phong trào chống thực dân đến giai đoạn vận động dân tộc – dân chủ những năm 1923 – 1928. Bằng các cách nhìn nhận và phương pháp khác nhau, những nhân vật như Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, Cao Văn Chánh, Trần Huy Liệu, Bùi Quang Chiêu, phát động liên tiếp và không khoan nhượng các cuộc đấu tranh phản kháng lại không gian thuộc địa do thực dân Pháp áp đặt. Vấn đề dân chủ đã chính thức có vị trí không thể thay thế trong các hình thức biểu đạt chính kiến của giới trí thức Việt Nam (nói riêng) và quần chúng nhân dân Việt Nam (nói chung). Nguyễn An Ninh là nhà trí thức yêu nước, nhà báo và là nhà hoạt động cách mạng có ảnh hưởng lớn ở Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ XX. Bằng vốn hiểu biết sâu rộng và sự khát khao nồng nhiệt của một người con Việt Nam yêu nước, Nguyễn An Ninh đã có những tác động mạnh mẽ trong việc truyền bá những tri thức của nhân loại đến quần chúng nhân dân, khơi dậy tinh thần tranh đấu và giúp nhân dân thức tỉnh nghĩa vụ của mình trước những kiềm lực, áp bức của chế độ thuộc địa. Trong bối cảnh rối ren đầu thế kỷ XX, có không ít khó khăn và thách thức đã thành ngăn trở sự truyền bá, thẩm thấu sâu rộng của các nguồn tư tưởng Việt Nam đến đời sống vật chất – tinh thần con dân đất Việt. Những biến động to lớn của lịch sử dân tộc cũng như cả một giai đoạn đất nước gồng mình trong khói lửa chiến tranh đã làm khuất lấp đi phần nào những di sản tư tưởng của bậc tiền bối, để lại những khoảng trống trong nghiên cứu và kho tàng tư tưởng dân tộc. Nguyễn An Ninh cũng không nằm ngoài bối cảnh đó. Ông trút hơi thở cuối cùng ở Côn Đảo trong khi đất nước chưa được độc lập hoàn toàn, kho tàng sách vở và những tác phẩm ông để lại bấy giờ phải đối mặt với liên tiếp những thách thức nghiệt ngã của lịch sử. Có không ít những bài báo, bài viết của ông bị chế độ kiểm duyệt của thực dân Pháp cắt xén nhiều hoặc thậm chí bị đe dọa tịch thu. Đến ngày Nam Bộ bước vào cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ hai (23/09/1945), gia đình
- 3 Nguyễn An Ninh và chính quyền cách mạng cố gắng bảo vệ kho tàng sách vở của ông, song do chiến tranh loạn lạc nên bị mất và thất lạc nhiều. Mặt khác, nguồn tư liệu lưu trữ trong và ngoài nước chưa thể tiếp cận và khai thác một cách đầy đủ, dẫn đến nhiều khó khăn trong việc xây dựng tầm nhìn bao quát về tư tưởng Nguyễn An Ninh cả về diễn trình hình thành những tư tưởng cũng như ý nghĩa và vai trò của chúng. Khóa luận “Vấn đề dân chủ trong tƣ tƣởng của Nguyễn An Ninh giai đoạn 1923 – 1928” là một sự triển khai tìm tòi đối với những giá trị còn ít được đề cập trong tư tưởng Nguyễn An Ninh. Người viết hi vọng nghiên cứu này sẽ góp một phần nhỏ bé làm sáng tỏ hơn vấn đề dân chủ trong tiến trình tư tưởng của Nguyễn An Ninh, từ đó giúp cho sự đánh giá khách quan về vai trò và đóng góp của ông đối với lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam cũng như những giá trị, ý nghĩa của tư tưởng Nguyễn An Ninh đối với thực tiến cuộc sống ngày nay. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đã có khá phong phú những số bài viết, tác phẩm, công trình nghiên cứu về Nguyễn An Ninh trên phương diện cuộc đời và sự nghiệp. Nhà nghiên cứu Nguyễn Q.Thắng (tên thật là Nguyễn Quyết Thắng) khi nghiên cứu về cuộc đời - sự nghiệp Nguyễn An Ninh đã tìm hiểu, phát hiện có một điểm đáng chú ý. Ông viết: “ nhà văn Dương Minh Đạt tự Lầu hư cấu đời ông (NAN) thành một tiểu thuyết “Anh hùng ba mặt” (Bí mật phi thường) 3 cuốn. Sách do Nhà in Xưa Nay của Nguyễn Háo Vĩnh xuất bản năm 1927” [30, tr. 15]. Tính đến nay, tiểu thuyết này là tác phẩm sớm nhất viết về cuộc đời Nguyễn An Ninh từ những ngày ông hoạt động cách mạng cho đến khi qua đời vào năm 1943. Nhà văn, nhà hoạt động xã hội Lê Văn Thử (1905 – 1969) cho ra đời cuốn sách Hội kín Nguyễn An Ninh vào năm 1949. Với tư cách là người hoạt động cùng Nguyễn An Ninh, ông đã trình bày cụ thể quá trình hoạt động của Nguyễn An Ninh trong phong trào Hội kín cùng một số gương mặt khác như Võ Công Tồn, Phan Văn Hùm Tiếp đó phải kể đến thiên phóng sự 12
- 4 kỳ của nhà báo Nguyễn Ngọc Danh mang tên “Những ngày cuối cùng của nhà Cách mạng NGUYỄN AN NINH tại Côn Đảo” đã được đăng toàn văn trên báo Tiếng Dội Miền Nam từ ngày 15 đến ngày 30/8/1961. Thiên phóng sự thể hiện sự trân trọng, ngưỡng mộ đối với sự dấn thân của Nguyễn An Ninh cho sự nghiệp cách mạng chống Pháp. Ngoài ra còn có thể kể đến cuốn Nhà cách mạng Nguyễn An Ninh – thân thế và sự nghiệp của Phương Lan – Bùi Thế Mỹ (in năm 1971), chủ yếu tập trung mô tả tiểu sử của Nguyễn An Ninh. Đó là các bài viết, sách của các tác giả miền Nam những năm 1949 - 1971 về cuộc đời hoạt động Nguyễn An Ninh. Nhìn chung, các tác giả bày tỏ sự tôn vinh đối với tài năng, phẩm chất và đóng góp của ông. Ở miền Bắc trước 1975, những tư liệu về Nguyễn An Ninh dường như rất hạn chế, kéo theo đó là sự mâu thuẫn, không rõ ràng và thiên kiến trong những quan điểm về nhà tư tưởng này. Sau ngày thống nhất đất nước, việc nghiên cứu tư tưởng Nguyễn An Ninh mới có thêm cơ hội để triển khai một cách khoa học và khách quan hơn. Khởi đầu là tác phẩm Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng tháng Tám (1975) của nhà sử học Trần Văn Giàu 1 . Ngày 15/09/1987, Hội thảo khoa học đầu tiên về Nguyễn An Ninh được tổ chức tại Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh (chủ trì bởi Ban Tuyên huấn Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh). Trước những ý kiến khác nhau về Nguyễn An Ninh, ông Dương Đình Thảo - Trưởng ban Tuyên huấn Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã phát biểu rằng “không ai bôi đỏ Nguyễn An Ninh nhưng không cho phép ai bôi đen Nguyễn An Ninh” [39, tr. 3]. Hội thảo đi đến việc ghi nhận những đóng góp to lớn của Nguyễn An Ninh đối với công cuộc giải phóng dân tộc. Từ sau Hội thảo, có rất nhiều bài viết, sách, tạp chí tập trung nghiên cứu và đưa ra những nhận định, quan điểm về Nguyễn An Ninh như: Nguyễn An 1 Tác phẩm của nhà sử học Trần Văn Giàu xuất bản năm 1975 – Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, sau được tập hợp trong Tổng tập Trần Văn Giàu - tập 3 của Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, năm 2008.
- 5 Ninh (Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh – 1988), Sự tiến hóa liên tục của Nguyễn An Ninh, một lãnh tụ cách mạng hùng biện (tác giả: Hà Huy Giáp, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh – 1989), Nguyễn An Ninh nhà trí thức yêu nước (Tạp chí Xưa và Nay – 2003), Nguyễn An Ninh – Tôi chỉ làm cơn gió thổi (tác giả: Nguyễn Thị Minh, Nhà xuất bản Trẻ - 2005) Về luận văn nghiên cứu tư tưởng Nguyễn An Ninh, có luận án của Phạm Thị Đoạt với đề tài Tìm hiểu một số tư tưởng của Nguyễn An Ninh về Phật giáo (1997), luận án của Lê Thị Mận với đề tài Tư tưởng Nguyễn An Ninh về văn hóa, chính trị và tôn giáo (2011), Trong tác phẩm “Lịch sử triết học phương Đông” của tác giả Doãn Chính, Nguyễn An Ninh được ghi nhận với vai trò “đảm nhận xuất sắc cuộc đấu tranh trên diễn đàn báo chí, tư tưởng và diễn thuyết nhằm phê phán phong kiến, thực dân; tuyên truyền tư tưởng dân quyền” [4, tr. 1355] Sự ra đời của Nguyễn An Ninh – Tác phẩm và Nguyễn An Ninh - Qua hồi ức của những người thân vào tháng 6 năm 2009 là một điểm nhấn đặc biệt. Đây là thành quả nỗ lực to lớn của vợ chồng Nguyễn Sơn - Nguyễn Thị Minh (con rể và con gái của Nguyễn An Ninh) cùng với Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, Nhà xuất bản Văn học và các học giả và chuyên gia tiếng Pháp trong việc sưu tầm, xử lý, trực tiếp dịch thuật (vì phần lớn các bài viết của Nguyễn An Ninh đều viết bằng tiếng Pháp). Như lời mở đầu của Mai Quốc Liên (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc học) trong cuốn Nguyễn An Ninh – Tác phẩm, “tác phẩm Nguyễn An Ninh, con người Nguyễn An Ninh, phản chiếu cả một giai đoạn đấu tranh bi tráng của cả đất nước, có phần bị mờ nhạt trong chúng ta” [22, tr. 8]. Từ đó, tác giả đi đến quan điểm rằng việc tìm đọc di sản tư tưởng Nguyễn An Ninh “là việc hết sức cần kíp lúc này của văn hóa, của khoa học xã hội và nhân văn, của chính trị - tư tưởng ” [22, tr. 11]. Nhìn qua tình hình nghiên cứu sơ bộ, tư tưởng Nguyễn An Ninh, xét về khía cạnh tiểu sử và sự nghiệp, được sự quan tâm của nhiều người, nhiều tác giả. Nhưng có một thực tế cần nhận thấy ở đây là mỗi tác giả có cách tiếp cận nghiên cứu về từng khía cạnh riêng rẽ. Mặt khác, vấn đề dân chủ trong quan
- 6 niệm chính trị của Nguyễn An Ninh chưa được khai thác trong những tác phẩm nghiên cứu, tìm hiểu tư tưởng của ông. Nghiên cứu hi vọng đóng góp cách tiếp cận tư tưởng Nguyễn An Ninh trên phương diện tìm hiểu và ghi nhận vấn đề dân chủ là một trong những trọng tâm tư tưởng của Nguyễn An Ninh trong những năm 1923 – 1928. 3. Mục đích và nhiệm vụ của khóa luận 3.1. Mục đích Trên cơ sở trình bày, giới thiệu có hệ thống về tư tưởng của Nguyễn An Ninh về vấn đề dân chủ (1923 – 1928) để từ đó góp phần làm sáng tỏ hơn những giá trị và hạn chế trong tư tưởng Nguyễn An Ninh. 3.2. Nhiệm vụ Để đạt tới mục đích nghiên cứu, tác giả đề ra một số nhiệm vụ cụ thể như sau: - Phân tích những điều kiện lịch sử - xã hội và tiền đề cho sự hình thành vấn đề dân chủ trong tư tưởng của Nguyễn An Ninh. - Phân tích những nội dung cơ bản trong tư tưởng của Nguyễn An Ninh về vấn đề dân chủ. - Chỉ ra và phân tích những giá trị nổi bật và hạn chế chủ yếu trong tư tưởng của Nguyễn An Ninh về vấn đề dân chủ. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Nghiên cứu dựa trên chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng triết học chính trị về dân chủ của phương Tây và phương Đông. 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
- 7 Khóa luận chủ yếu sử dụng phương pháp biện chứng duy vật trong triết học Marx – Lenin và phương pháp nghiên cứu lịch sử triết học kết hợp với một số phương pháp nghiên cứu khoa học như phân tích – tổng hợp, lịch sử - cụ thể, khái quát hóa, trìu tượng hóa, v.v. 5. Ý nghĩa của khóa luận Thông qua quá trình nghiên cứu tư tưởng của Nguyễn An Ninh về vấn đề dân chủ, khóa luận góp phần làm sáng tỏ hơn những nội dung trong tư tưởng ấy của ông cùng những giá trị và hạn chế của nó. Khóa luận có thể là tài liệu phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu tư tưởng Việt Nam đầu thế kỉ XX. 6. Kết cấu Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của khóa luận gồm có 02 chương, 06 tiết.
- 8 NỘI DUNG CHƢƠNG 1: TIỀN ĐỀ CHO SỰ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG CỦA NGUYỄN AN NINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN CHỦ 1.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội cho sự hình thành tư tưởng của Nguyễn An Ninh về vấn đề dân chủ 1.1.1. Điều kiện lịch sử - xã hội thế giới Lịch sử thế giới giai đoạn 1923 – 1928 đã chứng kiến những thay đổi to lớn, tập trung và ảnh hưởng mạnh nhất là lĩnh vực chính trị và lĩnh vực kinh tế. Sau khi trải qua giai đoạn Phát kiến địa lý (thế kỷ XV- thế kỷ XVI) và Cách mạng tư sản (thế kỷ XVII - thế kỷ XVIII), chủ nghĩa tư bản phương Tây bắt đầu chuyển từ tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa đế quốc, tiến tới xác lập hệ thống trên toàn thế giới với sự ra đời của các công ty độc quyền. Điều này, theo Nguyễn Hiến Lê và Thiên Giang, dẫn tới chính sách nhất quán của các nước lớn ở châu Âu: “trong nước thì khuyến khích kĩ nghệ, ngoài nước thì kiếm thuộc địa” [16, tr. 663]. Sự phát triển chủ nghĩa tư bản châu Âu những năm 70 – 80 thế kỷ XIX (qua Cách mạng công nghiệp) không đồng bộ với những thay đổi xã hội theo hướng tự do, dân chủ. Mặt bằng chính sách của những nước thực dân châu Âu là đi xâm chiếm thuộc địa (để mở rộng thị trường), biến thuộc địa thành “một đất thực dân” và tiến hành “bóc lột các dân bản xứ ( ) một cách triệt để” [16, tr. 664]. Từ sau cách mạng tháng Mười Nga (1917), các phong trào cách mạng tự do – dân chủ xuất hiện các lực lượng ủng hộ chủ nghĩa xã hội và tư tưởng cách mạng cánh tả, bên cạnh phong trào của các đảng phái tự do truyền thống2. V.I.Lenin đã viết đây là thời kì “Châu Á thức tỉnh” bởi “hàng trăm triệu người bị áp bức, bị giam hãm tối tăm trong trạng thái trì trệ thời trung cổ, đã thức tỉnh và bước vào một cuộc sống mới, vào cuộc đấu tranh giành 2 Châu Âu có các cuộc cách mạng bùng nổ ở Phần Lan (1918), Hungary (10/1918), Đức (11/1918) sau khi trật tự thế giới cũ đã tan vỡ khi Chiến tranh thế giới lần nhất kết thúc. Giai đoạn 1923 – 1928 ghi nhận làn sóng đấu tranh ở Mỹ (phong trào đấu tranh của công nhân do Đảng Cộng sản Mỹ, thành lập năm 1921, lãnh đạo), Argentina (cao trào bãi công năm 1919), Brazil (với Cách mạng Tenente 1924 do nhóm binh sĩ, sinh viên, công nhân lãnh đạo), .Châu Phi chứng kiến cuộc đấu tranh của nhân dân Ai Cập (1918 – 1923), phong trào cải cách Hiến pháp ở Tunisia (1920 – 1922),
- 9 những quyền sơ đẳng nhất của con người, giành dân chủ” [14, tr. 187]. Phong trào Ngũ Tứ (4/5/1919)3 ở Trung Quốc đã tạo nên hiệu ứng của một phong trào dân tộc chủ nghĩa Trung Hoa tập hợp các nhóm chính trị - xã hội với nguyện vọng tự do – dân chủ - dân tộc. Thành công của chiến tranh Bắc phạt (1926 - 1928)4 kết thúc thời kì quân phiệt Trung Hoa và phong trào Bất hợp tác (Swaraj) ở Ấn Độ (1919 – 1922)5 đã ảnh hưởng lớn đến suy nghĩ và hành động của Nguyễn An Ninh, khi hai quốc gia châu Á này đều giành được thành công trong quá trình đấu tranh dân tộc – dân chủ. Thắng lợi của Hồng quân Nga trong cuộc Nội chiến (1918 – 1922) và những thành quả đạt được của nước Nga Soviet sau chiến tranh (với Chính sách Kinh tế Mới – NEP do V.I.Lenin đề xuất) đã củng cố tiềm lực của nhà nước cộng sản đầu tiên trên thế giới và thúc đẩy sự ra đời của nhà nước Liên Xô, gây ảnh hưởng lớn tới các phong trào chính trị - xã hội đối với nhân loại cũng như các dân tộc thuộc địa. Hệ quả của những biến đổi to lớn của tình hình thế giới đầu thế kỷ XX đó là sự xuất hiện của phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Á – Phi – Mỹ Latin trên vũ đài chính trị thế giới, tạo nên những dư chấn mạnh mẽ ngay trong lòng hệ thống thuộc địa của các nước tư bản phương Tây. Sự xuất hiện các luồng tư tưởng như chủ nghĩa Tam dân (do Tôn Trung Sơn đề xướng), chủ trương Bất bạo động (do Mahatma Gandhi đề xướng), chủ nghĩa xã hội (gia tăng ảnh hưởng từ sau Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917) “đã tác động trực tiếp đến việc lựa chọn con đường cách mạng của các nhà tư tưởng chính trị ở Việt Nam, nhất là đầu thế kỷ XX” [8, tr. 1251]. 1.1.2. Điều kiện lịch sử - xã hội Việt Nam 3 Cùng với sự kiện Ngũ Tứ của Trung Quốc là phong trào Tam Nhất (1/3/1919) ở bán đảo Triều Tiên, đưa cuộc đấu tranh giành độc lập của Triều Tiên sang giai đoạn mới. 4 Dưới sự lãnh đạo của chính phủ Quốc dân (nòng cốt là liên minh Quốc dân đảng – Đảng Cộng sản Trung Quốc), chiến tranh Bắc phạt diễn ra với quy mô lớn và xóa bỏ ảnh hưởng của các quân phiệt, thiết lập nền cộng hòa và ổn định tình hình Trung Quốc. 5 Phong trào Bất hợp tác được triển khai dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại và sự tham gia của các lực lượng xã hội khác. Trong đó có những nhóm nhà hoạt động cấp tiến ủng hộ chủ nghĩa xã hội, trở thành tiền thân cho sự ra đời Đảng Cộng sản Ấn Độ năm 1925.
- 10 Từ khi thực dân Pháp và triều Nguyễn ký kết Hiệp ước Harmand (1883) và Hiệp ước Patenôtre (1884), Việt Nam trở thành nước thuộc địa, chịu sự thống trị của thực dân Pháp. Nền chính trị độc lập, tự do của Việt Nam bị xâm hại bằng chế độ chia để trị. Học giả Nguyễn Xuân Thọ viết: “rất lâu trước khi người Pháp đến, Việt Nam là một quốc gia thống nhất, có nền tảng vững vàng. Từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, có một dân tộc Việt Nam, hoàn toàn thuần nhất, chỉ nói một thứ tiếng như nhau, có phong tục tập quán như nhau. Nếu nhà cầm quyền Pháp đã chia đất nước ra làm ba “kỳ”, đó không chỉ vì tiện lợi về hành chánh, mà chủ yếu nhằm mục đích “chia để trị” [32, tr. 22]. Nếu cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914), xã hội Việt Nam xuất hiện “sự phân hóa xã hội sâu sắc và mạnh mẽ ở cả nông thôn lẫn thành thị” [13, tr. 136], kinh tế Việt Nam đã hình thành tính chất thuộc địa rõ rệt [13, tr. 152] thì cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) làm cho bộ mặt kinh tế - xã hội Việt Nam trải qua nhiều thay đổi. Việc thực dân Pháp gia tăng tốc độ tiến hành khai thác nhanh để tận lực thu nguồn lợi mang về chính quốc khiến xã hội Việt Nam chứng kiến sự lớn mạnh về số lượng cũng như trình độ của công nhân, tư sản, tiểu tư sản, đồng thời chứng kiến sự va chạm, mâu thuẫn giữa những di sản truyền thống và sự du nhập ồ ạt của văn hóa Pháp. Từ sau Thế chiến I (1918) đến năm 1928, tình hình Việt Nam diễn ra những diễn biến mới. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) đã làm cho bộ mặt kinh tế - xã hội Việt Nam trải qua nhiều thay đổi. Với tốc độ tiến hành khai thác nhanh để tận lực thu nguồn lợi mang về chính quốc, thực dân Pháp tăng cường khai thác mỏ, mở rộng hệ giao thông - vận tải cũng như thiết lập hệ thống đồn điền, các cơ sở công nghiệp nhẹ, nhiều hơn so với trước nhưng vẫn còn manh mún, rải rác, thậm chí còn lấn át và cạnh tranh những ngành nghề kinh tế truyền thống. Ngân hàng Đông Dương (tiếng Pháp: Banque de l'Indochine, viết tắt BIC) được chính phủ Pháp đẩy mạnh hoạt động và nguồn lực tài chính, giúp tư bản Pháp kiểm soát hoàn toàn thị trường
- 11 Đông Dương cũng như Việt Nam, gây khó dễ cho tư sản Việt Nam bằng những chính sách áp chế và tăng thuế lớn. Mối tương quan giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918) đã nảy sinh những yếu tố mới. Xã hội Việt Nam chứng kiến sự lớn mạnh về số lượng cũng như trình độ của công nhân, tư sản, tiểu tư sản, Sự hình thành đô thị và các trung tâm, cơ sở kinh tế dẫn tới việc thúc đẩy vai trò lớn hơn của giai cấp công nhân và giai cấp tư sản trong mô hình kinh tế thuộc địa có yếu tố tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam. Với lực lượng hơn 221.050 người [13, tr. 306] và “tập trung tại các cơ sở kinh tế yết hầu của tư bản Pháp” [13, tr. 306], giai cấp công nhân Việt Nam từng bước khẳng định vai trò và khả năng của mình với tư cách là lực lượng lao động sản xuất của nền kinh tế thuộc địa và cũng là lực lượng có tiềm lực cách mạng cho các cuộc đấu tranh chống thực dân. Bên cạnh giai cấp tư sản với thế lực kinh tế mạnh gồm “ngành dệt, xay xát, sửa chữa cơ khí, mỏ than, đồn điền cao su” [13, tr. 304] tầng lớp tiểu tư sản của thời kì trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã phát triển cùng với sự mở mang của các đô thị với lực lượng tương đương 600.000 người vào năm 1929 [13, tr. 308 – 309] Những va chạm, mâu thuẫn giữa những di sản truyền thống và sự du nhập ồ ạt của văn hóa Pháp dẫn tới những xung đột ngày càng quyết liệt. Sự phân hóa xã hội trở nên sâu sắc: “địa chủ thì giàu lên nhanh chóng, còn đại đa số nông dân thì rơi vào cảnh nghèo đói, bần cùng” [13, tr. 311]. Nền giáo dục mà giới chức thực dân Pháp tổ chức ở Việt Nam không thể giấu được một thực tế đè nén lên mọi cơ hội tiếp nhận tri thức và thực hành của dân tộc Việt Nam: “hàng ngàn thanh niên bị một hệ thống nhà trường “bỏ rơi”; vào lúc cực thịnh hệ thống này chỉ thu nhận một phần tư (1/4) đến một nửa (1/2) số dân ở độ tuổi đi học ( ) Sự liên kết tất cả những hiện tượng tiêu cực do SEC đưa vào đã làm cho nó mất đi, trong con mắt của dân chúng, tính chính đáng với
- 12 tư cách thiết chế sư phạm để cuối cùng chỉ được cảm nhận như công cụ thống trị trong tay người nước ngoài” [29, tr. 386] Chủ trương “Pháp - Việt đề huề” do Albert Sauraut đề xướng gây nên những luồng ý kiến khác nhau trong phong trào chính trị đương thời. Lực lượng quốc gia cải lương gồm Đảng Lập hiến (đại diện gồm Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long, ), Nguyễn Văn Vĩnh với chủ trương Trực trị, Phạm Quỳnh với chủ trương Quân chủ lập hiến, có những mức độ nhất định đối với chủ trương này. Đối lập với xu hương quốc gia cải lương là xu hướng dân chủ cách mạng với sự xuất hiện của các trí thức Tây học trẻ tuổi như Trần Huy Liệu, Cao Văn Chánh, Nguyễn Văn Bá, Tôn Quang Phiệt, Bùi Công Trừng, Trần Hữu Độ, Nhờ đó, môi trường chính trị Việt Nam không còn dừng ở mức độ của các tổ chức, phong trào được triển khai theo thể thức hoạt động bí mật như Duy tân hội, Việt Nam Quang phục hội hay lực lượng Hội kín ở miền Nam (tiêu biểu là Thiên Địa hội, với cuộc khởi nghĩa năm 1916). Ý thức xã hội của quần chúng nhân dân tại các đô thị và những khu vực cận biên đô thị phát triển mạnh mẽ, nhờ vai trò ngày càng tăng của hệ thống in ấn, truyền thông và lực lượng chính trị đối lập (gồm cả cách mạng lẫn ôn hòa) chống thực dân. Điều này dẫn tới quá trình ra đời, chuyển biến từ các tổ chức chính trị - xã hội như Đảng Thanh niên (1926), Hội Hưng Nam, Tâm tâm xã, Tồn Việt thư xã, đến sự ra đời của Hội Việt nam Cách mạng Thanh niên (1925), Tân Việt Cách mạng đảng (1925) và Việt Nam Quốc dân đảng (1927). Bên cạnh đó, là sự hình thành, phát triển của phong trào công nhân đấu tranh theo khuynh hướng vô sản. Từ chỗ đấu tranh tự phát (trước Thế chiến I cho đến năm 1924), phong trào công nhân chuyển sang tự giác với thắng lợi của cuộc bãi công tại xưởng Ba Son (09/1925) và ngày càng phát triển với vị thế của lực lượng chính trị độc lập trong phong trào chống thực dân cho đến năm 1928. Tất cả các tổ chức, diễn biến nêu trên đều là một sự thách
- 13 thức đối với tính chất phi dân chủ, suy thoái nghiêm trọng của chế độ thuộc địa, của mô thức tồn tại xã hội hiện diện trên đất nước Việt Nam. Chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc đã nô dịch các dân tộc nhược tiểu, biến vấn đề dân chủ thành nhu cầu cấp bách của nhân dân và mang tính sống còn đối với tầng lớp trí thức yêu nước ở các thuộc địa. Sự bùng nổ của các phong trào đấu tranh phản đế phản phong cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX mà đỉnh cao là cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 là minh chứng cho khát vọng tự do lớn lao này. Ở Việt Nam, sang tới đầu thế kỷ XX, mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp đã trở nên gay gắt. Vấn đề dân chủ mà trước hết và trên hết là hệ giá trị dân chủ cho dân tộc đã trở thành nguồn gốc cho sự bùng phát mạnh mẽ các phong trào đấu tranh với những con đường, phương thức khác nhau. Điều đó tác động lớn đến tư tưởng và hành động của các nhà yêu nước Việt Nam, trong đó không thể không kể đến Nguyễn An Ninh và tư tưởng của ông. Chàng trai trẻ Nguyễn An Ninh đã mang trong mình khát vọng tự do đó khi bước ra thế giới trong chuyến viễn du kiến thức của mình. Chính những điều mắt thấy tai nghe về tình hình thế giới và sự đối chiếu với thực tế cùng khổ của người dân thuộc địa đã đưa ông đến những nhận thức mới về vấn đề dân chủ, đặc biệt là về mối quan hệ giữa sự rao giảng dân chủ tư sản và hiện thực dân chủ ở xứ thuộc địa An Nam. 1.2. Tiền đề hình thành tƣ tƣởng chính trị Nguyễn An Ninh 1.2.1. Một số luận giải của tư tưởng phương Đông về dân chủ Giá trị dân chủ đã tồn tại và hiện diện trong chiều dài lịch sử tư tưởng Việt Nam nói riêng cũng như lịch sử Việt Nam nói chung. Mặc dù phải đối diện một thực tế đầy khó khăn rằng thời gian hòa bình thật hiếm hoi khi so sánh với thời gian trải qua thời chiến, tự do là một phần không thể thiếu trong những di sản vật chất và tinh thần được xây dựng nên bởi nhiều thế hệ người Việt Nam, định hình nên dân tộc tính Việt Nam. Xuất phát từ thực trạng như
- 14 vậy, những luận giải sơ lược của tư tưởng phương Đông về dân chủ đã có ảnh hưởng tới Nguyễn An Ninh sâu sắc. Thông qua tư liệu khảo cổ học, thần thoại và sử học, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Thục đánh giá ý thức đoàn thể dân tộc gắn với tính thiêng của tự nhiên (thông qua vật tổ và thờ thần linh) [33, tr. 41]. Nguyễn Đăng Thục đã Comment [L1]: Nguyễn Đăng Thục (1964). Tư tưởng Việt Nam – Tư tưởng triết học bình nhận định điểm đặc biệt trong cổ sử Việt Nam về sự hình thành ý chí dân tộc dân. Nhà sách Khai Trí. dẫn đến sự lựa chọn của quần chúng nhân dân đối với người mang trọng trách lãnh đạo. Điều quan trọng nhất là “người lãnh đạo ấy cũng phải coi thiên hạ quốc gia là của chung, chứ không phải của riêng một nhà, một họ” [33, tr. Comment [L2]: Nguyễn Đăng Thục (1964). Tư tưởng Việt Nam – Tư tưởng triết học bình 42]. Nhà sử học Phan Huy Lê cùng đồng nghiệp đã phân tích tính chia sẻ về dân. Nhà sách Khai Trí. giá trị chung thông qua hình ảnh người nữ, người nam khắc trên mặt trống đồng Đông Sơn cầm các loại nhạc cụ, nhảy múa cùng muông thú, đất trời đã “phản ánh cuộc sống hiện thực của con người mối quan hệ giữa con người với thế giới xung quanh, bằng một phong cách diễn tả sinh động ( ) với những đường nét mang tính chất cách điệu, ước lệ, và với một bố cục cân xứng, hài hòa.” [17, tr. 166 – 167] Về một khía cạnh khác, yếu tố dân chủ trong lịch sử Việt Nam được xem xét theo cách tiếp cận kinh tế - xã hội. Trên cơ sở phân tích những chuyển biến lịch sử Việt Nam thời kì hậu khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhà nghiên cứu lịch sử Lê Văn Siêu đánh giá xã hội bấy giờ manh nha tinh thần dân chủ trong môi trường sinh hoạt – sản xuất ở các làng xã người Việt. Sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đánh dấu sự chấm dứt của một chính quyền độc lập ngắn ngủi, chưa kịp quy định các thành tố cấu tạo nên cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng phù hợp. Điều này dẫn tới sự thiếu hụt trầm trọng lực lượng sản xuất và những thửa ruộng đất biến thành ruộng đất công (gồm công điền và công thổ). Việc phân công lao động trong làng xã của người Việt đã dẫn tới sự bình đẳng cho cả người có tài sản hay không tài sản, khi được quy định rằng cả hai loại người này đều có “quyền hưởng hoa lợi như nhau bằng việc Comment [L3]: Lê Văn Siêu (2003). Việt Nam văn minh sử - Lược khảo. Tập Thượng: Từ canh tác những ruộng đất ấy [27, tr. 202]. nguồn gốc đến thế kỉ thứ X. Nhà xuất bản Lao động.
- 15 Lê Văn Siêu dẫn chứng sự phân chia ruộng công ở làng Hạ Lỗ, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh cho thấy dấu vết dân chủ thể hiện ngay trong cách tổ chức canh tác với mỗi mảnh ruộng khác nhau, ứng với mỗi chức năng khác nhau để phục vụ lợi ích chung, “lấy hoa lợi dùng vào việc thờ cúng” [27, tr. 202]. Comment [L4]: Lê Văn Siêu (2003). Việt Nam văn minh sử - Lược khảo. Tập Thượng: Từ nguồn gốc đến thế kỉ thứ X. Nhà xuất bản Lao Điều này có sức ảnh hưởng lâu dài, đặc biệt đối với toàn bộ nỗ lực đánh giá động. bản chất làng xã Việt Nam, xã hội Việt Nam. Và đây cũng là hiện trạng mà Nguyễn An Ninh làm rõ qua những phân tích của ông về tính dân chủ ổn định trong làng xã Việt Nam, phản bác toàn bộ nỗ lực ngụy văn minh của giới cầm quyền thực dân về việc Việt Nam chỉ tồn tại những hỗn loạn trước khi quân Pháp đến làm công cuộc “khai hóa”. Vấn đề dân chủ trong tư tưởng Việt Nam chưa có những hệ thống lập thuyết, quan điểm trực tiếp và mang tính chỉnh thể của các luận đề có tính liên kết. Không gian xã hội và biến động đặc điểm lịch sử phương Đông đã tác động tới Việt Nam rất lớn. Yếu tố mang tính hài hòa, dung thông không những gắn với lịch sử dân tộc và văn hóa, mà còn có sự biểu hiện dưới dạng giá trị dân chủ với tư cách cá nhân. Đối với trường hợp thơ văn và cuộc đời của Hồ Xuân Hương, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân đánh giá Hồ Xuân Hương là nhà thơ dân chủ nhất trong số các nhà văn – nhà thơ cùng thời. “đem vào văn học cả tinh thần thế giới quan của văn hóa dân gian lẫn những phương tiện ngôn ngữ đặc thù của nó” [40, tr. 7], dù rằng nó “không giành được ưu thế chủ đạo, nhưng không hề bị triệt tiêu khỏi văn học dân tộc” [40, tr. 7]. Trên phương diện pháp luật, vấn đề dân chủ đã được thể hiện thông qua các điều luật, quy định hình sự, dân sự trong luật Hồng Đức. Đây là bộ luật được biên soạn dưới thời vua Lê Thánh Tông, trở thành tư liệu pháp luật thành văn có tính chất tiến bộ và nhân bản trên phương diện đảm bảo các quyền cơ bản trong xã hội Hậu Lê: “tất cả những hành động xâm phạm đến nhân phẩm con người, như con cháu chửi mắng, đánh đập ông bà cha mẹ; anh em, vợ chồng đánh đập, chửi mắng, lăng mạ, làm nhục nhau (các điều từ 473
- 16 đến 476, ); các hành vi tố cáo, vu khống không đúng sự thật và trái quy định (từ điều 501 đến điều 505); việc quan lại quấy nhiễu ức hiếp dân (điều 164); tự tiện bắt bớ, giam cầm người vô tội (điều 636); phạm nhân không đáng gông cùm mà gông cùm (điều 658); vô cớ đánh đập tù nhân (điều 707); đánh chết hay bức tử người tù (điều 682); tra tấn tù nhân tuổi cao và vị thành niên (điều 665); không chăm sóc tù nhân (điều 663); xử tội không đúng tội danh và theo luật quy định (điều 679), đều bị pháp luật nghiêm trị. Đặc biệt, bộ luật này còn đưa ra những quy định cấm “Các tước vương công và nhà quyền quý tự tiện thích chữ vào dân đinh” (điều 168), cùng tất cả những ai tự tiện thích chữ vào mặt vợ, con trai, con gái người khác và nô tỳ, người ở đợ (các điều 165, 168, 365); trị tội những tên quan lại và những người lợi dụng quyền thế mà ức hiếp lương dân, bắt ép để lấy con gái người dân (điều 336, 338); tự tiện bắt dân đinh làm đày tớ (điều 302); cấm người ngoài nài ép người vợ muốn thủ tiết với chồng đi lấy người khác (điều 320) và tất cả những hành động gian dâm (từ điều 401 đến điều 410 chương Thông gian), v.v Đáng lưu ý là, các điều 401, 403, 404, 406 quy định, những hành động vi phạm nghiêm trọng nhân phẩm con người, như hiếp dâm (kể cả gian dâm với trẻ em từ 12 tuổi trở xuống đều xếp vào tội hiếp dâm), loạn luân (gian dâm trong nội bộ gia đình, gia tộc) đều bị trừng trị với hình phạt rất nặng: lưu, chém” [38, tr. 4] Dân chủ ở xã hội phương Tây đã trải qua quá trình nhận thức tự do trải từ thời kì các nền văn minh cá nhân đến cận – hiện đại, triết lý phương Đông có những dấu ấn lặng lẽ trong những tác phẩm còn lưu lại tới ngày nay. Tư tưởng của Trang Tử trong Nam Hoa Kinh được đánh giá là sơ khai của một trạng thái dân chủ trên phương diện tự do cá nhân đạt được từ việc thấu đạt nhận thức tự chủ về bản tính và tri thức. Nhà nghiên cứu lịch sử triết học Phùng Hữu Lan nhận định về ý nghĩa của tư tưởng Trang Tử trong thiên Tiêu Diêu Du, tác phẩm Nam Hoa Kinh như sau: “Thiên đầu sách Trang Tử nhan đề Tiêu Diêu Du, là một thiên giản dị, gồm nhiều câu chuyện vui. Tư tưởng tiềm tàng là có nhiều mức độ khác nhau trong sự đạt hạnh phúc. Sự phát triển
- 17 tự do bản tính mọi người có thể dẫn ta đến một thứ hạnh phúc tương đối; muốn có hạnh phúc tuyệt đối, phải có một hiểu biết cao về bản chất sự vật” [Dẫn theo: 9, tr. 90] Ảnh hưởng của đấng sinh thành, cũng như truyền thống gia đình và quê hương đã tác động đến Nguyễn An Ninh ngay từ thuở thiếu thời. Không khí của phong trào Minh tân Nam Kì (lấy ý từ câu Minh đức tân dân), mà Nguyễn An Khương – thân phụ của Nguyễn An Ninh và là một trong những thành viên cốt cán trong phong trào, đã giúp Nguyễn An Ninh thấu cảm tinh thần dân chủ. Điều đó không chỉ đơn thuần là ý thức của biết bao thế hệ người Việt thể hiện trong lối sống đối nhân xử thế, cầu học cầu tài mà còn là sự khát khao làm chủ vận mệnh cá nhân. Khi Nguyễn An Ninh còn nhỏ, ông cảm tác mấy câu sau: “Xích xiềng rèn đúc tự bên Tây/Cớ sao đem tới nước Nam này/Để ta phải chịu chân cùm trói/Chừng nào tháo được xích xiềng đây?” [21, tr. 106]. Ý thức về dân chủ, tự do, dân tộc đã hình thành trong Nguyễn An Ninh từ những năm tháng thiếu thời và quyết định lựa chọn của ông trong suốt phần đời còn lại. Ông cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc quan điểm “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” của Mạnh Tử, như một cơ sở quan trọng cho quá trình ông nhận thức thực trạng và vai trò của quần chúng nhân dân trong một xã hội Việt Nam thuộc địa cần những thay đổi lớn mạnh về thực chất hơn là những khẩu hiệu ngụy dân chủ. 1.2.2. Tư tưởng dân chủ tư sản 1.2.2.1. Dấu ấn dân chủ trong những Tân văn, Tân thư của học giả Trung Quốc – Nhật Bản Tư tưởng dân chủ tư sản là hệ tư tưởng chi phối và khởi động hàng loạt những thay đổi tiên phong, đa dạng trong lịch sử Việt Nam đầu thế kỉ XX. Nó đã có một nhận dạng lập thuyết ảnh hưởng mạnh mẽ từ bối cảnh lịch sử đầy thách thức của Việt Nam. Nó xuất hiện và phát triển do sự suy thoái tịnh tiến tới thất bại tất yếu của hệ tư tưởng phong kiến ở Việt Nam trong cuộc đối đầu
- 18 trực diện với sự phát triển của chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước Pháp trong hình hài của giai đoạn thực dân. Thời gian nội chiến kéo dài và chính sách bế quan tỏa cảng đã càng làm suy yếu cơ sở hạ tầng trong xã hội Việt Nam, khiến người Việt Nam bị đóng khung và đối diện với hiện trạng bất công, suy yếu của chế độ phong kiến đương thời. Với việc Việt Nam trở thành thuộc địa qua Hiệp ước Harmand 1883 và thất bại của phong trào Cần vương vào năm 1896, hệ tư tưởng phong kiến đã thực sự suy sụp hoàn toàn và bộc lộ rõ những hạn chế đã tồn tại trong thời gian dài, chưa từng được giải quyết triệt để. Giáo sư Trần Văn Giàu nhận thấy điều đặc biệt ở đây là đối tượng tiếp nhận tư tưởng dân chủ tư sản đầu thế kỷ XX không phải là giai cấp tư sản “mà là những nhà chí sĩ Nho giáo xuất thân từ nền học cổ truyền, đồng thời tiếp nối trực tiếp một phong trào kháng Pháp có truyền thống” [8, tr. 446]. Họ đón nhận tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây qua các tác phẩm mà trong lịch sử Việt Nam được gọi là những “Tân văn”, “Tân thư” viết bởi những nhà tư tưởng cấp tiến ở Nhật Bản (như Fukuzawa Yukichi – Phúc Trạch Dụ Cát, Takayama Rinjiro) và Trung Quốc (như Nghiêm Phục, Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi)6. Chính từ môi trường gia đình gắn bó với phong trào Minh tân Nam Kì đã giúp Nguyễn An Ninh tiếp cận nội dung về dân chủ trong khuynh hướng dân chủ tư sản của phong trào yêu nước bấy giờ. 1.2.2.2. Tư tưởng Jean – Jacques Rousseau về dân chủ Nguyễn An Ninh chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ triết học Khai sáng Pháp và đặc biệt là quan điểm của Jean – Jacques Rousseau về dân chủ. Bản thân Nguyễn An Ninh từng trực tiếp trích dịch tác phẩm “Khế ước xã hội” của Rousseau dưới tiêu đề “Dân ước”, như một minh chứng cho những tiếp cận của ông đối với tư tưởng dân chủ của Rousseau. Xét về nguồn gốc tư tưởng 6 Xem thêm trong bài viết “Tân văn - Tân thư và ảnh hưởng của nó đến tư tưởng yêu nước ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX”, tác giả Lê Thanh Bình
- 19 Rousseau là triết học Pháp, nó hình thành sự kết nối tự do với bình đẳng và bác ái trên cơ sở quan niệm về con người là một thực thể của tự nhiên, “mọi đặc điểm và nhu cầu của nó đều mang tính vật chất và do tự nhiên quy định, còn trí tuệ, lương tri thể hiện là “ánh sáng của tự nhiên” [10, tr. 205 – 206]. Comment [L5]: Đỗ Minh Hợp (2014). Lịch sử triết học phương Tây. Tập 2: Triết học phương Tây cận hiện đại. Nhà xuất bản Chính trị Quốc Trong khi nhiều nhà tư tưởng Khai sáng Pháp không để tâm đến mâu gia thuẫn giữa trạng thái tự nhiên với xã hội, thì Jean Jacques Rousseau đã thể hiện sự quan tâm vấn đề này. Ông nhận thấy sự bất cập của các khế ước tự do khởi thủy, ở phương diện quyền lực bị chiếm lĩnh bởi những cá nhân có sức mạnh và tiền tài. Ông chủ trương xây dựng khế ước xã hội mang tính chất cộng hòa, xác lập sự tự do của quần chúng nhân dân và khẳng định “chủ quyền không tước đoạt được và không phân chia được của nhân dân” [10, tr. Comment [L6]: Đỗ Minh Hợp (2014). Lịch sử triết học phương Tây. Tập 2: Triết học phương Tây cận hiện đại. Nhà xuất bản Chính trị Quốc 212]. gia Với khế ước xã hội làm phương tiện trung gian, con người không còn đứng ngoài chỉnh thể xã hội mà trở thành một phần quan trọng đối với sự vận động của nó trong khi vẫn đảm bảo quyền tự do của mình. Từ đó, Rousseau đã đưa ra mô hình dân chủ đại nghị - “chính quyền do các viên chức được dân lựa chọn dựa trên khả năng được cho là xuất chúng và phù hợp của họ” [36, Comment [L7]: Will và Ariel Durant (2015). Jean – Jacques Rousseau. Dịch bởi Bùi Xuân Linh, hiệu đính và giới thiệu bởi Bùi Văn Nam tr. 212]. Rousseau cảnh báo tình trạng dễ xảy ra trong chế độ dân chủ, là Sơn. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. “trong khi luôn phải lưu ý về việc “không có gì nguy hiểm hơn ảnh hưởng của các lợi ích riêng trong việc công, và sự lạm dụng luật pháp bởi chính quyền ít tai hại hơn sự thối nát của người làm luật, sự thối nát này là hậu quả không thể tránh được khi người làm việc công lại theo đuổi tư lợi” [25, tr. 121]. 1.2.2.3. Tư tưởng Mahatma Gandhi và Tôn Trung Sơn về dân chủ Nguyễn An Ninh chịu ảnh hưởng mạnh mẽ tư tưởng dân chủ của Mahatma Gandhi và Tôn Trung Sơn, dựa trên nền tảng cảm nghiệm thực tế ngay từ chính những tháng năm học tập và hoạt động yêu nước tại Pháp. Ông không những trực tiếp tìm đọc tác phẩm của các nhà tư tưởng tự do – dân chủ thuộc trào lưu Khai sáng như Voltaire, Rousseau, Montesquieu, mà còn trải
- 20 nghiệm cộng tác với các tờ báo như “Le Libertaire”, “Europe”7 cũng như chứng kiến không khí chính trị - xã hội nước Pháp và châu Âu. Nhờ vậy, Nguyễn An Ninh đánh giá và cảm nghiệm những giá trị tự do, dân chủ tác động đến lịch sử xã hội phương Tây và nhân loại. Không dừng ở đó, ông hướng về Mahatma Gandhi và Tôn Trung Sơn như hình mẫu của hai trí thức thuộc địa ở châu Á đương định hình tư tưởng, hoạt động đấu tranh dân chủ gắn chặt với tình trạng phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tinh thần dân chủ của Mahatma Gandhi với tư tưởng Bất bạo động đã ảnh hưởng lớn đến giai đoạn đầu trong hoạt động chính trị - xã hội của Nguyễn An Ninh. Trong thời gian này, ông chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng Bất bạo động của Mahatma Gandhi và phong trào đấu tranh ở Ấn Độ, luôn thể hiện sự khâm phục và ngưỡng mộ trước cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ chống sự cai trị hà khắc của thực dân Anh. Nguyễn An Ninh từng tâm sự rằng: “Nhiều đêm không ngủ được, tôi luôn nghĩ đến Gandhi, người đấu tranh không mệt mỏi cho nền độc lập của Ấn Độ ngay trên nước Ấn Độ” [21, tr. 120]. Đặc điểm cuộc đấu tranh dân chủ trong quan điểm của Gandhi, được Nguyễn An Ninh nêu rõ là một cuộc đấu tranh “dạy chúng ta phải đương đầu bằng một cuộc chống đối thụ động, nhưng phải ngẩng cao đầu để chứng tỏ rằng chúng ta có nhận thức đầy đủ về giá trị con người” [22, tr. 415]. Bên cạnh đó, Gandhi đã đưa ra cách nhìn nhận của ông lựa chọn hình thức đấu tranh dân chủ bằng sức mạnh bạo lực như một lựa chọn ý thức luân lý – trách nhiệm cho nỗ lực xóa bỏ mọi nỗ lực đàn áp của chế độ tàn bạo. Điều này được Nguyễn An Ninh trích dẫn qua hai quan điểm của Gandhi: một là “ở đâu, mà sự lựa chọn giữa sự hèn nhát và bạo lực, tôi khuyên nên dùng bạo lực” [22, tr. 415]; hai là “Tôi thích thấy nước Ấn Độ được tự do bằng bạo lực, còn hơn bị xích lại bởi bạo lực của bọn thống trị” [22, tr. 415]. 7 “Europe” là tờ báo quy tụ nhiều tác giả nổi tiếng như Romain Rolland, Louis Aragon, Rabindranath Tagore,
- 21 Ngoài ra, Nguyễn An Ninh có sự tìm hiểu và đánh giá cao hoạt động của Tôn Trung Sơn và giá trị thực tiễn của chủ nghĩa Tam dân trong chính hoạt động đấu tranh dân tộc – dân chủ của Trung Hoa Quốc dân đảng. Điều này được thể hiện trong loạt hai bài viết “Kinh nghiệm Quốc dân đảng” đăng trên tờ báo L’Annam lần lượt vào ngày 27/01/1927 và ngày 07/02/1927. Tư tưởng dân chủ của Tôn Trung Sơn nói riêng và của Trung Hoa Quốc dân đảng (tiền thân là tổ chức Trung Hoa Đồng minh hội) luôn đặt điểm nhìn dân chủ vào chính thực tiễn của Trung Quốc, đặt ra mục tiêu kiên định về việc nhận “sứ mạng cho mình là hoạt động để giải phóng và làm hồi sinh dân tộc” [22, tr. 576]. Dân chủ, trong quan điểm của Tôn Trung Sơn, phải là sự phê phán và nhìn thẳng trực diện vào những yếu kém đã và đang khiến quốc gia trì trệ, bần cùng về tinh thần và ảnh hưởng tiêu cực sự sinh tồn. Quá trình phản tư đó đòi hỏi ý thức trách nhiệm rằng “phải thoát khỏi tình trạng này bằng một sự hồi sinh” [22, tr. 576]. 1.2.3. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa 1.2.3.1. Tư tưởng của Charles Rappoport và Jean Jaures về dân chủ Bên cạnh tiền đề tư tưởng phương Đông và tư tưởng dân chủ của trào lưu Khai sáng Pháp, Nguyễn An Ninh còn tiếp nhận những quan điểm về tự do dưới góc nhìn của những nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa như Karl Marx, Friedrich Engels và Jean Jaures. Điều này diễn ra trong thời gian Nguyễn An Ninh sinh sống tại Pháp và theo học ngành Luật tại Đại học Sorbonne. Khi tham gia phong trào chính trị trong cộng đồng người Việt yêu nước tại Pháp, ông có sự tiếp xúc với tư tưởng dân chủ từ Charles Rappoport8 và Jean Jaures9 - hai nhà cách mạng xã hội chủ nghĩa của Pháp. 8 Charles Rappoport (14/06/1865 – 17/11/1941) là nhà cách mạng, nhà báo và là nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa người Pháp gốc Nga. Ông là một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. 9 Jean Jaures (03/09/1859 – 31/07/1914) là một chính trị gia thuộc đảng Xã hội (SFIO), nhà sử học, nhà hoạt động xã hội người Pháp. Ông là một trong những đại biểu cho chủ thuyết xã hội chủ nghĩa cải cách vào cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20
- 22 Khi nhìn nhận vấn đề dân chủ của chế độ thực dân Pháp tại Việt Nam, Nguyễn An Ninh tiếp nhận quan điểm của Charles Rappoport trong bài “Chủ nghĩa xã hội là gì?”. Rappoport trình bày quan điểm phê phán tình trạng tự do của xã hội tư bản chủ nghĩa đương thời, cũng là sự phê phán hệ quả của nền dân chủ mà châu Âu đang hướng tới như sau: “Tự do thực sự không tồn tại ở nơi mà tài sản không phải tài sản chung ở nơi mà người là nô lệ của người, nơi mà nhà nước tư bản chủ nghĩa đã kiểm soát cuộc sống của chúng ta và nguồn lợi của chúng ta. Tự do trong xã hội chúng ta là một từ trống rỗng, một từ không có ý nghĩa, một lời nói dối” [44, tr. 15]10 Như vậy, tự do có bản chất kinh tế và chính trị. Nền dân chủ cũng sở hữu những bản chất như vậy. Nhận thức các quy luật kinh tế và chính trị là chìa khóa dẫn đến tự do và giải phóng con người, đạt được mức độ phát triển hiệu quả của một nền dân chủ tiến bộ, tiết chế. Bên cạnh quan điểm của Charles Rappoport, Nguyễn An Ninh đã tìm đọc và ảnh hưởng quan điểm của Jean Jaures về việc các nền dân chủ phải gắn chặt với dân chủ xã hội, giải quyết các vấn đề dân tộc và là điều kiện xây dựng sự hợp tác giữa những quốc gia với nhau. Jaures viết: “Thế giới trình bày những vấn đề mới từ ngày này sang ngày khác. Chúng ta phải hoàn thành nền dân chủ chính trị bằng cách phát triển một nền dân chủ xã hội. Chúng ta phải thâm nhập vào các quốc gia độc lập với tinh thần quốc tế, và bảo đảm sự tiến hóa của công bằng xã hội trong hòa bình toàn cầu, bằng nỗ lực phối hợp của các công nhân ở mọi quốc gia. Nhưng Dân chủ và Quốc gia, xét cho cùng, là điều kiện thiết yếu và cơ bản của bất kỳ sáng tạo xa hơn và cao hơn mà chúng ta có thể nhắm tới” [43, tr. 3]11. tại Pháp, thủ lĩnh phong trào chống chiến tranh. Ông bị ám sát ngày 31/07/1914, bởi một phần tử quốc gia cực đoan bất mãn với quan điểm của Jean Jaures về việc phản đối bùng nổ xung đột quân sự toàn châu Âu. 10 Nguyên văn quan niệm của Charles Rappoport phiên bản tiếng Anh như sau: True liberty does not exist where property is not common property where man is the slave of man, where the capitalist state has control of our lives and our wealth. Liberty in our society is an empty word, a word without meaning, a lie. 11 Nguyên văn quan niệm của Jean Jaurres phiên bản tiếng Anh như sau:
- 23 1.2.3.2. Tư tưởng của Karl Marx và Vladimir Illyich Lenin về dân chủ Nguyễn An Ninh đã tiếp cận quan điểm của Karl Marx trong “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản” về sự tha hóa của chế độ kinh tế, trong bối cảnh những cường quốc tư bản phương Tây làm bần cùng hóa những liên hệ giữa người với người và làm lộ rõ yếu tính dân chủ. Ông dẫn lời giải thích của Marx, nhằm làm rõ thêm tính chất quan trọng trong quan điểm của Marx về thực tại xã hội: “Xưa kia sự bóc lột kẻ nghèo còn khoác bên ngoài cái áo tôn giáo và chánh trị. Ngày nay sự bóc lột trở thành trực tiếp, tàn bạo, rõ ràng là không còn e lệ nữa. Nó không muốn cho sự giao tế giữa con người với nhau còn có một sự ràng buộc nào đó khác hơn là sự tư rõ rệt, mà trong đó không có chỗ đứng cho tình cảm” [22, tr. 1005] Comment [L8]: Triết học Nietzsche. Nguyễn An Ninh. Tuần báo Donnai số 31 năm 1933. NAN Tác phẩm – 2009. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga (1917) và đặc biệt là sự kiện Đảng Cộng sản Pháp ra đời từ sau Đại hội Đảng Xã hội Pháp tại Tours (25/12 – 30/12/1920) đã tác động đến Nguyễn An Ninh rất lớn. Sự kiện Nguyễn Ái Quốc tham gia Đại hội Tours, tán thành Quốc tế III và trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp thúc đẩy Nguyễn An Ninh tìm hiểu, tán đồng những khía cạnh cách mạng, nhân văn của chủ nghĩa xã hội. Bên cạnh đó, Nguyễn An Ninh đã tìm thấy ở chủ nghĩa xã hội những luận giải của tinh thần, nguyên tắc dân chủ. Ông trực tiếp nghiên cứu Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về các vấn đề Dân tộc và vấn đề Thuộc địa của V.I.Lenin, chịu ảnh hưởng quan điểm của Lenin về bản chất chế độ dân chủ tư sản thuộc địa: “Nấp dưới hình thức quyền bình đẳng cá nhân nói chung, chế độ dân chủ tư sản tuyên bố quyền bình đằng hình thức hoặc quyền bình đẳng trên pháp luật giữa kẻ hữu sản và người vô sản, giữa kẻ bóc lột và người bị bóc lột” [15, tr. 198]. The world presents new problems from day to day. We must complete the political democracy by developing a social democracy. We must penetrate independent nations with the international spirit, and secure the evolution of social justice in universal peace, by the concerted effort of workmen in every country. But Democracy and Nation are, after all, the essential and fundamental conditions of any further and higher creation we may aim at
- 24 Những sách báo về chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản như “L’Humanité”, “Le Populaire”, “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản”, giúp cho Nguyễn An Ninh tích cực tham gia phong trào cách mạng ở Pháp cũng như một số nước khác. Nguyễn An Ninh nhìn nhận và tán thành chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản vì đó là “hiện thân của cả nền Công lý và của cả cái Sức mạnh dẹp bỏ bất công, bảo vệ kẻ yếu và giải phóng những người bị áp bức” [22, tr. 647]. Đó là luận lý dân chủ phản ánh nguyện vọng thay đổi hiện trạng những mâu thuẫn hướng đến lợi ích chung của xã hội, thay vì loại hình dân chủ theo tiêu chuẩn kép của các nhà nước tư sản chỉ chú trọng lợi ích bản thân mà không coi trọng nhìn nhận, xây dựng một mối quan hệ công bằng với các dân tộc thuộc địa. 1.3. Nguyễn An Ninh – cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn An Ninh sinh ngày 15 tháng 9 năm 1900, tại làng Long Phượng, tổng Phước Điền Thượng, tỉnh Chợ Lớn (nay thuộc huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An). Trong kí ức của bà Nguyễn Thị Minh (con gái của Nguyễn An Ninh), nguồn gốc tổ tiên của ông “ở tận ngoài Bắc. Thời Trịnh Nguyễn phân tranh vì chống lại triều đình mà bị tội xử chem. rồi trôi dạt vào Bình Định, từ họ Đoàn phải đổi sang họ Nguyễn” [21, tr. 96]. Đến đời cụ Nguyễn An Nghi (ông nội của Nguyễn An Ninh), cụ chuyển từ phủ An Nhơn (nay là thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) xuống Phước Lý (thuộc tỉnh Chợ Lớn) làm nghề dạy võ, chữa bệnh và dạy học. Ngày thực dân Pháp đánh chiếm Nam Kỳ, cụ tham gia khởi nghĩa Trương Định cho đến khi Trương Định hy sinh (năm 1864). Từ đó, cụ cùng gia đình chuyển về quê vợ Phước Quảng, truyền dạy nghề y cho hai người con trai là Nguyễn An Khương (cha của Nguyễn An Ninh) và Nguyễn An Cư (chú của Nguyễn An Ninh), dặn dò con cháu về nỗi nhục mất nước của dân tộc. Thân phụ của Nguyễn An Ninh là Nguyễn An Khương (1860 – 1931), một nhà văn, chí sĩ yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ông không những là tác giả văn học (viết cuốn “Mong học thê giai”; dịch các bộ sách như “Tam quốc
- 25 diễn nghĩa”, “Đông Châu liệt quốc”, “Phong thần”, “Thủy Hử”, ) mà còn là người sáng lập khách sạn Chiêu Nam Lầu (nhằm giúp đỡ về kinh tài cho phong trào Duy tân và là nơi tụ họp các nhà yêu nước từ miền Bắc - miền Trung, giúp thanh niên yêu nước xuất dương), tham gia phong trào Duy tân cùng với những nhà yêu nước như Trần Chánh Chiếu, Nguyễn Chánh Sắt, Thân mẫu của Nguyễn An Ninh là Trương Thị Ngự (1873 – 1911), một người phụ nữ hiền hậu, nết na, nếp sống bình dị gần gũi với mọi người xung quanh. Vì tất bật lo cho gia đình, sức khỏe của bà yếu đi nhưng vẫn cố gắng dành thời gian trực tiếp quản lý Chiêu Nam Lầu (cùng chị chồng là bà Nguyễn Thị Xuyên) cho đến khi bệnh của bà trở nặng rồi qua đời năm 1911. Qua 10 năm sinh sống ở Tân An (1900 – 1910), Nguyễn An Ninh được cha đưa lên Sài Gòn sống cùng ông bà nội. Ông được ông nội xin vào học trường dòng Taberd, sớm bộc lộ tư chất thông minh đến độ “nghe giảng ở trường đã hiểu, về nhà chỉ đọc thêm sách” [21, tr. 110]. Sau khi thi đỗ Certificat trường dòng Taberd và đậu bằng trung học cơ sở (Brevet élémentarie) của trường Chasseloup Laubat (nay là trường Trung học Phổ thông Lê Quý Đôn), ông và được tuyển thẳng vào Cao đẳng Y Hà Nội năm 1916. Nguyễn An Ninh làm quen với viết báo12 và về sau xin học ngành Luật ở Hà Nội. Ông nhận thấy học Luật ở trong nước chỉ toàn là kiến thức về luật cai trị, chứ thực dân Pháp cũng như hệ thống giáo dục thuộc địa “không muốn đào tạo ra những luật sư bản địa” [21, tr. 115]. Ông quyết tâm sang Pháp vì ông muốn “học luật của chính đất nước sinh ra luật lệ đó” [21, tr. 115], tìm đến nguồn cội của văn minh Pháp và tư tưởng Cách mạng tư sản Pháp 1789 cũng như bày tỏ nguyện vọng muốn sang các nước châu Âu khác. Trong thời gian theo học Luật tại Hà Nội, Nguyễn An Ninh đã nhận thấy bản chất của nền giáo dục thuộc địa do thực dân Pháp thống trị không gì khác ngoài việc đào tạo những công chức thuộc địa. Hoặc chí ít là không có ý chí 12 Thời gian trước khi ra Hà Nội học, Nguyễn An Ninh từng cộng tác viết các tin ngắn cho tờ Courrier Saigonnais
- 26 đấu tranh cho danh dự và phẩm giá của bản thân, không kiên quyết tạo dựng nên sự thay đổi mọi mặt để phát triển dân tộc khỏi sự áp bức. Qua những tìm hiểu và trải nghiệm trực tiếp từ những tư tưởng dân chủ - tự do của xã hội phương Tây, Nguyễn An Ninh đã bắt đầu quá trình xác định nghịch lý tự do trên cơ sở tri thức đã học hỏi và trực tiếp nhập cuộc vào thực tiễn lịch sử - xã hội Việt Nam. Giai đoạn đầu tiên diễn ra từ năm 1923 đến năm 1926, Nguyễn An Ninh trình bày những luận giải về vấn đề dân chủ trong các lĩnh vực chính trị, xã hội, ngôn ngữ, giáo dục, kinh tế, đạo đức, văn hóa, “Chung đúc một nền học thức cho An Nam” (25/01/1923) và “Lý tưởng của thanh niên An Nam” (15/10/1923) là hai bài viết, đồng thời là hai bài thuyết trình mang dấu ấn đặc biệt của Nguyễn An Ninh về tình trạng văn hóa – tinh thần dân tộc và khơi dậy sự dấn thân, tự lực tự cường của quần chúng nhân dân. Chính từ bài “Lý tưởng của thanh niên An Nam”, Nguyễn An Ninh đã đề cập đến việc con người cá nhân có quyền tự do, tự do tuyệt đối khi đưa ra lựa chọn cho cuộc đời và sự khao khát hiểu biết của chính mình, khiến đời mình có ý nghĩa lớn lao hơn mọi nền cai trị hà khắc và gây nên nền tảng văn hóa cho những thành công, nỗ lực của tương lai dân tộc. Từ đây, ông đã nhấn mạnh về sự bình đẳng trên phương diện tinh thần và nguyện vọng cống hiến cho xã hội dựa trên sự tự chủ, không đặc quyền đặc lợi của cá nhân – điều mà chế độ thực dân Pháp đã làm ngược lại. Với hai bài diễn thuyết gồm “Chung đúc một nền học thức cho dân An Nam” (25/01/1923) và “Lý tưởng của thanh niên An Nam” (15/10/1923), Nguyễn An Ninh đã thẳng thắn phê phán các chính sách của chính quyền thực dân Pháp cũng như sự tồn tại của những hủ tục, quan niệm giáo điều đương làm xói mòn truyền thống và sự tự do của nhân dân. Hai bài diễn thuyết của ông nhận được sự hoan nghênh mạnh mẽ, nhiệt liệt của quần chúng nhân dân và đông đảo các giai tầng xã hội ở Nam Kỳ.
- 27 Được sự ủng hộ của gia đình và bạn bè, Nguyễn An Ninh cho ra đời tờ báo “La Cloche Fêlée” (Tiếng chuông rè) vào ngày 10/12/1923, viết bằng tiếng Pháp và là cơ quan ngôn luận khởi xướng tinh thần cách mạng – dân chủ đầu tiên trong sự nghiệp của Nguyễn An Ninh. Từ ngày thành lập đến khi tờ báo ngừng hoạt động, Nguyễn An Ninh với các bút danh (như Cloche Fêlée, Nguyễn Tịnh, NT, Đố Biết, ĐB, ) đã liên tiếp đăng những bài viết về hiện trạng xã hội Việt Nam, giới thiệu cho độc giả về tư tưởng cách mạng của Pháp, Ấn Độ và, lần đầu tiên, ông đăng các bài viết tiếp theo về “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản” giới thiệu về chủ nghĩa Marx ở Việt Nam. Với việc sáng lập báo La Cloche Fêlée (Tiếng chuông rè), Nguyễn An Ninh có thêm kinh nghiệm viết báo và hoạt động đấu tranh công khai bằng báo chí. Ông quyết định chuyển đổi báo La Cloche Fêlée (Tiếng chuông rè) sang báo “L’Annam” (Người An Nam): từ báo tiếng Pháp sang báo tiếng Việt, thu hút sự quan tâm và hưởng ứng của đông đảo quần chúng nhân dân, trong đó mạnh mẽ nhất chính từ tinh thần ủng hộ nhiệt liệt của đồng bào miền Nam. Trải qua tác phẩm “Nước Pháp ở Đông Dương” (tiếng Pháp: Le France en Indochine)13, Nguyễn An Ninh nêu tình trạng của phong trào chống thực dân ở Việt Nam và đặt nghi vấn cho các vấn đề về tự do cá nhân, tự do đi lại, tự do tư tưởng, quyền công dân, được bầu cử đại diện của người bản xứ, Ông phân biệt rạch ròi giữa giới thực dân Pháp và nhân dân nước Pháp, bày tỏ suy nghĩ về việc người Pháp cần hoàn toàn thay đổi suy nghĩ và hành động đối với thuộc địa nói chung và Việt Nam nói riêng. Nền dân chủ thuộc địa là sự giả tạo, và Nguyễn An Ninh càng khẳng định lập trường chống thực dân không khoan nhượng. Kể từ đó, Nguyễn An Ninh tiếp tục viết các bài viết luận, bài báo làm rõ vấn đề dân chủ khi được đánh giá và nhìn nhận dưới góc độ chính trị, an ninh, luật pháp, báo chí, Trong nguồn cội tư tưởng của Nguyễn An Ninh, ảnh hưởng của Gandhi, Tagore, triết học Khai sáng Pháp và 13 Quyển ““Nước Pháp ở Đông Dương” (tiếng Pháp: Le France en Indochine) được Nguyễn An Ninh hoàn thành vào cuối năm 1924, in vào tháng 4 năm 1925 nhân dịp sang Pháp đón Phan Châu Trinh về Sài Gòn. Nhà văn Romain Rolland đã đăng toàn văn tác phẩm trên báo “Europe” năm 1925.
- 28 các quan điểm về dân chủ của Jean Jaures, Léopold Cadière, Paul Claudel, song hành với ảnh hưởng của Phan Châu Trinh – người đã để lại dấu ấn đậm nét cho giai đoạn 1923 – 1928 với bài thuyết trình “Đạo đức và luân lý Đông – Tây” và bài “Quân trị chủ nghĩa và Dân trị chủ nghĩa”. Những vụ án chính trị đã ảnh hưởng đến tình hình chính trị đương thời và kể cả Nguyễn An Ninh. Từ những vụ oan sai của người Việt Nam ở Bắc – Trung – Nam, vụ án Bardez (1925) ở Cambodia và đỉnh điểm là vụ án Phan Bội Châu (1925) một lần nữa châm ngòi cho hoạt động chính trị công khai tại các đô thị và các cuộc đấu tranh ở nông thôn. Tự do chính trị, tự do cá nhân, xuất hiện ngày càng nhiều và tỷ lệ thuận với diễn biến của các sự kiện nêu trên. Nguyễn An Ninh nhận thấy khoảng cách đang ngày càng bị hằn sâu trong nội bộ phong trào chính trị chống thực dân, giữa một bên là Đảng Lập hiến (lãnh đạo bởi Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long, ) với một bên là lực lượng cách mạng – dân chủ như Trần Huy Liệu, Nguyễn Khánh Toàn, Cao Văn Chánh, Trần Hữu Độ, Lâm Hiệp Châu, Eugene Dejean de la Batie, Sự thất bại của tự do được Nguyễn An Ninh thể hiện trong bài “Hồi kết của vụ án Bardez” và loạt bài với nhan đề “Lời tự sự của người nô lệ”. Ông không tán đồng về bất cứ ý tưởng mang tính cưỡng ép cho một quan điểm rằng dân chủ ở thuộc địa là thứ có thể đạt được. bên cạnh những bài viết phê phán tính chất đàn áp của chính quyền thực dân và ủng hộ những nhân vật, phong trào cách mạng quần chúng trên con đường khẳng định quyền tự quyết đối với tự do và quyền làm chủ của mình. Giai đoạn thứ hai bắt đầu từ năm 1926 đến năm 1928, đánh dấu bước chuyển lớn trong tư tưởng và sự nghiệp đấu tranh của Nguyễn An Ninh. Đám tang lịch sử tiễn đưa Phan Châu Trinh, vụ án tại tòa Đề hình khiến Phan Bội Châu bị xử an trí tại Bến Ngự (Huế) đã tác động mạnh đến Nguyễn An Ninh cũng như tình hình phong trào cách mạng Việt Nam. Sự vắng mặt của hai nhà cách mạng lão thành của cuộc vận động dân chủ - cách mạng Việt Nam khiến lực lượng đấu tranh buộc phải đưa ra những lựa chọn. Những tranh luận, xung
- 29 đột liên tiếp diễn ra. Đối với Nguyễn An Ninh, ông không còn nghĩ đến bất cứ khả năng hợp tác với chế độ thực dân Pháp và tiếp tục mạch nguồn đấu tranh dân chủ vì nhân dân như một trong những động lực giúp ông kiên định với con đường đấu tranh của mình. Nếu ở giai đoạn 1923 – 1926, vấn đề dân tộc được Nguyễn An Ninh đề cập với tần suất còn khiêm tốn so với nội dung chủ đạo phê phán hiện trạng xã hội và quyền lực thực dân thì đến giai đoạn 1926 – 1928, Nguyễn An Ninh có sự thay đổi đáng kể. Ông không những chuyển lối hành văn từ ngôn ngữ Pháp (dùng cho tờ La Cloche Fêlée) sang tiếng Việt (với tờ báo L’Annam), mà còn dành 80 bài báo cho nội dung song đôi vấn đề nghịch lý tự do với vấn đề dân tộc – cách mạng. Đây cũng là giai đoạn ông triển khai thành lập tổ chức cách mạng trong quần chúng nhân dân miền Nam, với tên gọi Thanh niên Cao vọng cho đến năm 1928 – thời điểm diễn ra những biến động chính trị khiến Nguyễn An Ninh cũng như cách mạng Việt Nam đứng trước những khó khăn mới. Quá trình hình thành tư tưởng dân chủ của Nguyễn An Ninh giai đoạn 1923 – 1928 đã phản ánh sự lựa chọn của ông đối với tình hình lịch sử dân tộc: ông thực hiện đấu tranh công khai, đồng thời chủ động gắn chặt với phong trào quần chúng nhân dân miền Nam thông qua tổ chức Thanh niên Cao vọng. Từ năm 1933 đến năm 1939, Nguyễn An Ninh chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất với việc liên kết Đảng Cộng sản Đông Dương với những người Trotskists để vận động đấu tranh trong phong trào dân chủ 1936 -1939. Thế chiến II bùng nổ (01/09/1939), phong trào cách mạng bị đàn áp bởi thực dân Pháp. Nguyễn An Ninh bị thực dân Pháp bắt ngày 04/10/1939 và bị đày ra Côn Đảo. Đây là lần thứ 5 ông bị bắt và cũng là lần cuối cùng. Sau những tháng ngày đấu tranh với bệnh tật, ông trút hơi thở cuối cùng vào ngày 14/08/1943, để lại cho đời di sản tư tưởng và cuộc đời đấu tranh kiên cường.
- 30 Tiểu kết chƣơng 1 Giai đoạn vận động dân tộc - dân chủ 1919 - 1929 gần như là nền tảng cho những bước ngoặt của phong trào chính trị chống thực dân ở Việt Nam, nhưng đến nay vẫn còn khiêm tốn với vị trí mà nó xứng đáng. Những năm 1923 – 1928, tình hình lịch sử - xã hội của thế giới và Việt Nam đã ảnh hưởng lớn đến Nguyễn An Ninh. Sự phát triển của các phong trào cách mạng cánh tả và phong trào dân chủ - tự do truyền thống ở châu Mỹ, châu Phi và châu Âu giúp ông nhận thấy những thách thức và cơ hội của thời kì tranh đấu cho tự do và dân chủ. Thành công của cuộc chiến tranh Bắc phạt (1927) dưới sự lãnh đạo của Quốc dân đảng và hiện tượng Gandhi cùng phong trào Bất bạo động (Swaraj) tác động trực tiếp đến Nguyễn An Ninh, khi cả hai sự kiện đều là thắng lợi của những nước thuộc địa trong vấn đề dân tộc tự quyết, mà còn là minh chứng cho một cuộc đấu tranh dân chủ và tự do trước sự thống trị của sức mạnh thực dân. Từ một thanh niên yêu nước, Nguyễn An Ninh đã ảnh hưởng gần như song song những nội dung của các tư tưởng triết học phương Tây về dân chủ cũng như tư tưởng của một số học thuyết gia trong trào lưu xã hội chủ nghĩa. Việc trở về Việt Nam khiến Nguyễn An Ninh chứng kiến hiện thực khắc nghiệt của quê hương trước ách cai trị của chế độ thực dân Pháp: đời sống nhân dân bị tha hóa trầm trọng, sự tồn tại của những giá trị tinh thần truyền thống bị thách thức rất lớn trước những luồng văn hóa nặng tính thực dân, phong trào cách mạng duy trì trong tư thế bị động và gần như chia rẽ trước những chính sách bổ sung của thực dân Pháp, Chính từ hiện thực như vậy, Nguyễn An Ninh xác định cho bản thân không thể là một cá nhân thụ động trước đổi thay và mâu thuẫn của thực tại, mà cần phải trở thành con người hành động bằng suy tư bản thể và nhận thức quyết liệt. Với Nguyễn An Ninh, nền dân chủ mà dân tộc Việt Nam kì vọng không đồng nhất và đối lập hoàn toàn với chế độ thực dân Pháp. Đây là mục
- 31 tiêu, định hướng sẽ thử thách ông cả về phương diện tư tưởng và thực tiễn trong những năm tháng bản lề của lịch sử Việt Nam cận – hiện đại.
- 32 CHƢƠNG 2: NHỮNG NỘI DUNG VẤN ĐỀ DÂN CHỦ TRONG TƢ TƢỞNG NGUYỄN AN NINH 2.1. Quan niệm của Nguyễn An Ninh về hai nguyên tắc dân chủ 2.1.1. Nguyên tắc tự quyết về tinh thần Trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam, mọi thời đại hay ít nhất là mọi giai đoạn, thời kì, đều tồn tại vấn đề nền tảng là tìm hiểu, xây dựng và củng cố nền văn hóa cũng như hệ tư tưởng phù hợp với những yêu cầu của những thời đại nhất định, những điều kiện lịch sử - xã hội nhất định. Lịch sử Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX cũng không nằm ngoài quá trình đó. Thời điểm đó, Việt Nam là thuộc địa của thực dân Pháp. Nguy cơ bị phụ thuộc về hệ giá trị tinh thần có vai trò quan trọng, mang tính quyết định đối với mọi nỗ lực nhận thức và hành động sao cho gây dựng được sức mạnh dân tộc của những cá nhân đầy đủ hiểu biết, phẩm chất cho sự xác lập giá trị dân chủ. Một khi tinh thần không đủ mạnh để gạt bỏ sự lưu trữ của những yếu tố bảo thủ, trì trệ thì không thể tiếp nhận hoàn chỉnh những giá trị tích cực của nhân loại và càng không thể có những chuyển biến rõ rệt, hiệu quả về mọi mặt. Vì vậy, tư tưởng dân chủ của Nguyễn An Ninh xuất phát từ chính cách tìm hiểu, tiếp cận của ông thông qua việc tìm hiểu tinh thần dân tộc, tìm rõ đâu mới chính là cơ sở để khẳng định tinh thần tự quyết của người Việt Nam trong lịch sử và đương thời. Ngay từ khi trở về nước (tháng 11/1922), Nguyễn An Ninh đã chuẩn bị cho lần diễn thuyết đầu tiên trước đồng bào, làm bước khảo sát đầu tiên tâm tư của nhân dân Việt Nam trên nền tảng của một ý tưởng được xác định – đó chính là “nền văn hóa của dân tộc Việt Nam” [21, tr. 130]. Với hai bài diễn Comment [L9]: Nguyễn An Ninh – Qua hồi ức của những người thân (Trung tâm Nghiên cứu thuyết “Chung đúc một nền học thức cho An Nam” (25/01/1923) và “Lý Quốc học – Nhà xuất bản Văn học, 2009) tưởng của thanh niên An Nam” (15/10/1923), Nguyễn An Ninh đã bước đầu trình bày, xác định cuộc khủng hoảng tinh thần tự do của dân tộc Việt Nam đã bắt nguồn từ những ảnh hưởng của quá khứ và đương thời.
- 33 Quá khứ của văn hóa dân tộc Việt Nam trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, là quá khứ ảnh hưởng mạnh mẽ từ văn hóa Trung Hoa từ thời Bắc thuộc. Dù dấu vết của nó tồn tại đến đầu thế kỷ XX, Nguyễn An Ninh đánh giá: “Nền văn hóa Trung Hoa trên nước ta đang suy” [22, tr. 59]. Khi Nho giáo truyền vào Việt Nam vào thế kỷ I sau Công nguyên (bởi các quan lại, Nho sĩ Trung Hoa), tính chất chính trị dường như bị nhấn mạnh hơn rất nhiều so với tính nhân văn nguyên gốc vốn có của Nho giáo14. Nguyễn An Ninh bước đầu đề cập tinh thần tự quyết, phản kháng của người Việt Nam khi phản kháng hệ hình Nho giáo bị chính trị hóa bởi các chế độ phương Bắc qua câu hỏi “Liệu có lúc nào, nền văn hóa đã chịu được phong thổ nước ta chưa?” [22, tr. 59]. Bởi bản chất ban đầu được các chế độ Bắc thuộc xác nhận là đồng hóa, Nho giáo Trung Hoa khi truyền vào Việt Nam thời Công nguyên như “một món hàng hóa xuất cảng”, thậm chí là “đạo Khổng dưới dạng hàng xuất cảng” [22, tr. 61]. Nó khiến những người có học ở Việt Nam hình dung một sự lập luận “tưởng rằng ngoài cái đạo Khổng không có ý tưởng nào là rộng, là thật” [22, tr. 62]. Bên cạnh những khảo sát về dấu ấn văn hóa Trung Hoa ở Việt Nam, Nguyễn An Ninh cũng nhận định về dấu ấn văn hóa Pháp ở Việt Nam. Ông thấy rằng thời đó, “chưa thấy người An Nam nào tiếp thu đầy đủ ý nghĩa của văn hóa Pháp” [22, tr. 63]. Bởi thực trạng đáng suy ngẫm ở đây rằng văn hóa Pháp, dù đã đặt chân đến Việt Nam từ những năm nửa cuối thế kỷ XIX, vẫn không phải văn hóa thực sự đúng nghĩa. Vì theo Nguyễn An Ninh, “học Tây trong nước ta bây giờ là chỉ học để làm nô lệ cho nhà nước” [22, tr. 63]. Đây chính là thực trạng của hệ thống giáo dục mà thực dân Pháp đã áp đặt lên Việt Nam bấy giờ, cũng là thực trạng mà xã hội Việt Nam bấy giờ phải đối mặt. 14 Điều này vốn xuất phát từ vai trò của Đổng Trọng Thư (179 TCN -104 TCN) khi lấy Nho gia Tiên Tần làm cơ sở, tiếp thu Âm Dương – Ngũ Hành để biến Nho giáo trở thành học thuyết thuần về chính trị và trật tự xã hội phong kiến, thay vì là học thuyết về đạo đức (mà Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử, xây dựng thuở ban đầu).
- 34 Ngay ở cấp tiểu học, hệ thống giáo dục của Pháp đã làm một việc, theo Nguyễn An Ninh, là thực sự khó hiểu khi “trình độ kiến thức của một đứa học trò 14 hoặc 15 tuổi bị hạ xuống thấp như trình độ của một đứa con nít mới lên 1 hoặc lên 5” [22, tr. 201]. Bởi những đứa trẻ đi học trường Pháp dường như phải đối mặt với việc làm quen những kiến thức bằng việc “lặp lại một cách ngốc nghếch những điều mà mẹ của nó đã dạy cho nó từ biết từ lúc nó còn nhỏ xíu” [22, tr. 202], thay vì tiếp nhận những tri thức mới và hữu hiệu hơn. Điều này dễ sản sinh lối ứng xử không hề văn minh của không ít thanh niên học tiếng Tây, rằng những thanh niên đó “được đào tạo theo kiểu Tây nói tiếng Tây bồi để khoe với bọn người nông dân nhà quê là mình đã tiếp thu được nền khoa học Âu Tây” [22, tr. 202]. Với hai minh chứng nêu trên, Nguyễn An Ninh đã đưa ra một số nhận định về “khai hóa” của thực dân Pháp, xét trên khía cạnh giáo dục, rằng “sự giáo dục đã được ban phát trong các trường Pháp ở Đông Dương chẳng những không đem lại ánh sáng học vấn nhiều hơn cho các dân tộc đang được Pháp che chở thì chớ, mà lại còn hạ thấp thêm trình độ kiến thức của họ, ngăn trở không giúp họ phát triển sự thông minh” [22, tr. 202]. Nguyễn An Ninh không giấu nổi sự trăn trở về hiện trạng văn hóa Việt Nam khi chỉ được tiếp cận những yếu tố giáo dục mang tính ngu dân của thực dân Pháp, bởi chính từ cái lối giáo dục “đào tạo nô lệ” mà Pháp tiến hành ở Việt Nam đã dẫn tới sự xuất hiện của một “giai cấp mới quái lạ” chuyên khoe mình nói tiếng Pháp là “dấu hiệu của tâm hồn quý tộc” [22, tr. 203]; họ lãng quên hay thậm chí là tỏ thái độ vứt bỏ tiếng mẹ đẻ; lối học đòi sính ngoại, Qua những gì Nguyễn An Ninh trình bày ở trên, ông rút ra đặc điểm của mô hình giáo dục quốc dân Ấn Độ gồm hai ý chính: một, “quay lại với những ý niệm triết lý của văn hóa Á Đông”; và hai, “biết kết hợp hài hòa giữa đạo lý của các bậc hiền triết cổ xưa với kiến thức thực dụng của thời hiện đại” [22, tr. 67].
- 35 Trong suy nghĩ và tâm tưởng của Nguyễn An Ninh, “hai chữ văn hóa tự nó đã bao hàm ý nghĩa về cái chỗ rộng mênh mông, một chỗ cao hơn hết mà ta có thể đạt được sau khi hấp thụ những chân trời cao rộng” [22, tr. 59]. Ông thể hiện tư tưởng xây dựng nền văn hóa dân tộc kết hợp cùng với những giá trị văn hóa mới, tiến bộ - những giá trị được ông thể hiện qua hình ảnh “những chân trời cao rộng”. Ngưỡng của sự kết hợp truyền thống - hiện đại ở đây được Nguyễn An Ninh miêu tả là một nơi “rộng mênh mông, một chỗ cao hơn hết”. Bằng mục tiêu ban đầu của sự nghiệp là góp phần xây dựng nền văn hóa cho dân tộc những khảo sát văn hóa Trung – Pháp - Ấn, Nguyễn An Ninh đã đưa ra định nghĩa về văn hóa. Theo ông, “văn hóa là tâm hồn của một dân tộc” [22, tr. 64]. Để làm được điều như vậy, Nguyễn An Ninh quan niệm cá nhân phải khẳng định quyền tự quyết ngay trong giới hạn tinh thần của mình. Ông nhận thấy “một con người có tâm hồn cao thượng thì mới biết những thú vui thanh cao trong cuộc sống” [22, tr. 64], từ đó dẫn tới việc “một dân tộc có nền văn hóa cao thượng thì mới được hưởng những đặc ân”. Ở đây, từ “đặc ân” của Nguyễn An Ninh được diễn giải theo hai hướng. Thứ nhất, xét về tác dụng, “nhiều dân tộc nhờ có nền văn minh của mình mà nổi danh trên thế giới, mà gây được ảnh hưởng của mình trên thế giới”. Xét về tính cấp thiết trong trường hợp xấu nhất, “dân tộc nào bị thống trị bởi nền văn hóa ngoại bang thì không thể có độc lập thật sự” [22, tr. 64] Lẽ cao thượng của tinh thần tự quyết, đối với Nguyễn An Ninh, phải gắn chặt với cội nguồn dân tộc của mình. Ông viết: “một dân tộc muốn sống, muốn độc lập, muốn rạng danh trong nhân loại, cần phải có một nền văn hóa cho riêng mình” [22, tr. 68]. Như vậy, theo Nguyễn An Ninh, văn hóa riêng của dân tộc (mà ngày nay chúng ta còn được nghe một cụm từ nữa, một lối hiểu nữa là bản sắc dân tộc) chính là điều kiện tiên quyết, đảm bảo cho ba quyền bất khả của bất cứ dân tộc nào: quyền được sống, quyền được độc lập và quyền được khẳng định, rạng danh trong nhân loại. Nguyễn An Ninh đưa
- 36 ra ví dụ về văn hóa Trung Hoa. Trong lịch sử, Trung Hoa nhiều lần “bị bạo lực lấn áp bị các dân tộc man di láng giềng xâm chiếm, nhưng nhờ có nền văn hóa mà nước Trung Hoa vẫn tồn tại cho đến ngày nay”, thậm chí còn “mở rộng biên cương và ( ) thêm hùng mạnh, ảnh hưởng càng rộng lớn”[22, tr. 65]. Dường như, điều đó khiến những nước dù chiếm được Trung Hoa bằng quân sự, song không tài nào áp chế nổi văn hóa của họ lên văn hóa Trung Hoa. Để rồi, những nước đó “lại bị nền văn hóa Trung Hoa chinh phục” [22, tr. 65]. Với Nguyễn An Ninh, văn hóa dân tộc chính là nguồn cội của một dân tộc mạnh mẽ, một dân tộc hoàn toàn tự quyết về giá trị tinh thần của mình, chứ không còn là một dân tộc phải chịu cảnh hữu danh vô thực, phải nếm trải những đắng cay của con đường tranh đấu cho một tự do, độc lập không biết bao giờ mới đạt được. Văn hóa hướng dân tộc đó đến những điều tốt đẹp và những giá trị nhân văn. Thực vậy, ông thấy rằng “Khi nói dân tộc giống nòi sẽ sống, chúng tôi không muốn nói là sẽ sống bình yên cuộc sống của loài thú vật, mà là sống với nền văn hóa với sức mạnh, với tất cả những gì tốt đẹp nhất để cho một dân tộc hay một thời đại có thể lưu lại cho đời sau một dấu ấn sâu xa hay một vầng hào quang rực rỡ” [22, tr. 158]. Để đạt được viễn cảnh của nền văn hóa mạnh mẽ trong lòng của một tinh thần tự do – tiến bộ quyết liệt, Nguyễn An Ninh nhận định điều tốt nhất có thể làm cho văn hóa dân tộc chính là giữ vững truyền thống kết hợp với sự dung hợp văn hóa dân tộc với thời đại, để “làm sống lại và làm nảy nở tâm hồn của nòi giống” và làm cho văn hóa dân tộc có sức sống mạnh mẽ. Ông đưa ra khái niệm “hai thứ thuốc” như là minh chứng cho việc kết hợp giữa truyền thống với hiện đại và là sự kết nối với khái niệm “văn hóa mới”, “con người mới”. Bởi theo ông, “trong ta phải có như hai thứ thuốc chống nhau để rồi hòa tan sinh ra một thứ thuốc mới. Trong ta phải có thắng trận hai lần.” [22, tr. 63]. Rộng hơn nữa, “mỗi người châu Á chúng ta lại phải
- 37 được trang bị hai phía, vừa phải tiếp nhận văn hóa Âu Tây và cả văn hóa Á Đông nữa” [22, tr. 63]. Trong tâm tưởng của Nguyễn An Ninh, tự do và độc lập về sức mạnh tri thức và bề dày văn hóa đủ sức mạnh tiếp nhận giá trị văn hóa của thời đại là điều kiện tiên quyết cho sự tự do và độc lập về chính trị và cá nhân. Văn hóa không thể và không bao giờ là bộ phận tinh thần vắng mặt trong quá trình khơi dậy trong con người những đam mê, ước mơ, hành động không ngừng để không phải trở thành những kẻ cuồng tín kẹt bề dày tri thức nhân loại, mà phải trở thành những con người làm chủ tri thức “được tự do lựa chọn, tự do tuyệt đối” [22, tr. 74]. Sự tự quyết về tinh thân, theo Nguyễn An Ninh, cần có vai trò của ngôn ngữ nói chung và chữ Quốc ngữ nói riêng. Theo ông, “tiếng nói là người bảo vệ quý giá nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị” [22, tr. 425]. Sứ mệnh xây dựng văn hóa mới, con người mới cần được thực thi bởi chính quốc dân đồng bào, và nhất là thế hệ thanh niên. Nguyễn An Ninh gửi gắm hy vọng lớn lao đến thanh niên của đất nước. Ông viết: “Vì lẽ chúng ta ngày nay phải tạo lập nên sự nghiệp của mình, nên thanh niên ta ngày nay phải biết nhìn về tương lai làm sao đưa tương lai đó đến gần. Chúng ta phải biết dang chân ra, một chân đặt vững chắc trong hiện tại, chân kia phải bỏ vào tương lai, một tương lai gần gũi mà chúng ta xem như là hiện tại thực sự của chúng ta” [22, tr. 73]. Ông lưu ý đến thế hệ thanh niên Việt Nam hãy luôn “ước mơ thật nhiều, nhưng phải hành động” [22, tr. 70], coi hành động chính là sự khảng định mạnh mẽ nhất đối với việc hiện thực hóa những ước mơ to lớn cho mình, cho mọi người và cho sự đi lên của văn hóa dân tộc. 2.1.2. Nguyên tắc dân chủ trong sự truy vấn bản chất kinh tế và chính trị Vấn đề bản chất của dân chủ không thể tách rời những quan điểm, tư tưởng chính trị - xã hội của Nguyễn An Ninh. Ông không đơn thuần hồi quy về bản chất của những giá trị cũ mà còn là quá trình tiếp nhận, tra vấn bản chất bề sâu của những giá trị mới. Dân chủ, mà Nguyễn An Ninh đã nhấn
- 38 mạnh nhiều lần trong không gian thuộc địa qua những bài báo trong thời gian 2 năm (1923 – 1924), luôn là giá trị được ông đặt vào một sự tiếp xúc và đánh giá mang tính lý trí xen lẫn những hoài nghi về những thứ làm nên nền tảng của chế độ thực dân. Ông cũng nhấn mạnh về việc tự do kinh tế, chính trị thực chất mới đạt được những nguyên tắc xây dựng nền dân chủ. Điều này sẽ được Nguyễn An Ninh tiếp tục trình bày cho đến năm 1928, vẫn có mối quan hệ mật thiết với tình hình quyết liệt và phức tạp của xã hội thuộc địa. Nguyễn An Ninh tiếp cận vấn đề dân chủ từ góc nhìn của ông đối với lĩnh vực liên quan đến kinh tế - chính trị thuộc địa. Đó là việc chính quyền thực dân Pháp huy động công trái trong các giới xã hội của thuộc địa, nhằm đạt được nguồn thu tài chính cho quân đội Pháp. Về cơ bản, công trái (hay trái phiếu chính phủ) đều chung bản chất với trái phiếu do các doanh nghiệp phát hành. Quan điểm kinh tế - chính trị của Marx – Lenin coi công trái như một loại trái phiếu được duy trì trên thị trường chứng khoán, “người mua trái phiếu không phải là cổ đông của doanh nghiệp mà chỉ đơn thuần là người cho doanh nghiệp vay vốn với giá trị tương ứng với mệnh giá trái phiếu. Khi hết hạn, người sở hữu trái phiếu có quyền được hoàn trả số tiền đã mua trái phiếu theo mệnh giá kèm theo khoản lợi tức gọi là lợi tức trái phiếu” [28, tr. 303]. Vì vậy, có thể thấy, mối quan hệ giữa người mua công trái và người nhờ vay là mối quan hệ tự do, cân bằng về lợi ích kinh tế cũng như tính khả dĩ của tình hình thị trường trên tinh thần dân chủ. Tuy nhiên, khi xem xét vào hiện tượng công trái trong nền kinh tế thuộc địa, Nguyễn An Ninh nhận ra việc mua bán công trái giữa chính quyền thực dân với những người dân thuộc địa là sự tự do mang tính hình thức. Ông cũng nhắc đến về thái độ của giới cầm quyền Pháp đối với người thuộc địa trong giai đoạn Chiến tranh thế giới lần thứ nhất chuẩn bị bùng phát. Quan chức thuộc địa dùng lời hứa mang tính chiêu dụ đi kèm việc tuẫn bức người dân tham gia một cách “tình nguyện” cuộc chiến ở nơi chẳng hề liên quan, không có thù hằn gì họ. Quyền tự do lựa chọn của dân thuộc địa, theo Nguyễn An
- 39 Ninh nhìn nhận, là sự yếu thế trước sức ép và thái độ thờ ơ, bất công của chế độ cai trị đương thời: “Chiến tranh hết, những lời hứa trang trọng ấy cũng được trang trọng quên đi” [22, tr. 44]. Khi quay trở lại đánh giá hoạt động công trái, Nguyễn An Ninh một lần nữa tìm thấy ở đó chính sách hai mặt của thực dân Pháp. Bên cạnh sự cưỡng ép truy thu như đã nói ở trên, các quan chức thực dân đánh động đến tính ham lợi danh của người mua với cam kết “phẩm hàm, hoàn tiền dễ dàng, và hàng lô cái khác nữa” [22, tr. 44]. Cái lợi quyền tự do kinh tế và cả danh vọng bất chấp nền tảng luân lý mà những người mua công trái được hứa hẹn, giờ trở thành những thứ vô nghĩa trước những cách đối xử của thực dân Pháp. Không những vậy, việc thực dân Pháp “bắt ép người mua công trái trình thẻ thuế thân” [22, tr. 44] như một hành động làm tăng thêm những bất mãn sẵn có và làm bần cùng hóa bản chất của tự do trong xã hội Việt Nam thuộc địa thiếu vắng tính chất dân chủ thực sự. Trong quan điểm của Nguyễn An Ninh, khẩu hiệu Tự do – Bình đẳng – Bác ái về mặt ngữ nghĩa có sự tách biệt, nhưng đã làm nên di sản dân chủ chính trị của người Pháp sau cuộc Cách mạng 1789. Tuy mang một hệ ý nghĩa có sức ảnh hưởng lớn đến vậy, song chúng đều cùng chung số phận đầy tính phản tư trong phương diện triết lý: một số phận đầy mâu thuẫn của thực tế. Nguyễn An Ninh vạch ra một làn ranh phân biệt số phận và bản chất của dân chủ, tách tự do ra làm hai dấu mốc – hai tình trạng lịch đại gồm có: tự do trong thời kì Cách mạng 1789 tại Pháp và tự do ở thuộc địa. Ông nhận thấy tại Pháp, vào quãng thời gian bão táp của cuộc cách mạng khởi phát từ năm 1789, những thay đổi về tình trạng chính trị - xã hội của Pháp như những hệ quả của sự vận động ý thức gây tác động mạnh đến phần còn lại của thế giới. Tuy nhiên, tính trường tồn của dân chủ cả về sự hiện diện lẫn về bản chất không được bảo lưu hoặc chí ít là không được thể hiện một cách đúng đắn ở mọi lúc. Thực vậy, Nguyễn An Ninh nhìn thấy khái niệm dân chủ như một đại tự sự sa ngã bởi sự tồn tại của nó bị quy định bằng một hình thức cai trị đi ngược lại với những đặc tính mà nhân dân Pháp năm 1789 ra sức tranh đấu:
- 40 đó là sự xuất hiện của chế độ toàn trị trong môi trường thuộc địa. Ông đánh giá tính giá trị của dân chủ không ở cố hữu trong một bản chất, một vẻ đẹp tự thân và tự sinh sôi. Dân chủ cần được hiện thực hóa bằng liên tục những nỗ lực và thậm chí là hi sinh của cả một xã hội lầm than dưới ách áp bức do chế độ cũ thúc ép từ trên xuống. Hình ảnh phản ánh chân thực ý nghĩa của dân chủ đối với nước Pháp cuối thế kỉ XVIII được Nguyễn An Ninh gắn với sự phản kháng của những người không có quyền lực lật đổ đồng loạt các trụ cột của tính chuyên quyền trong chế độ phong kiến, “những người Pháp của cuộc cách mạng 1789 lấy máu của mình viết ba khẩu hiệu nầy lên mặt tiền của các tòa công thự ở khắp nước Pháp, thì những chữ được dùng để tạo ra chúng đều phập phồng sức sống và có vẻ như muốn lao tới trước để đem tin vui đến với mọi người” [22, tr. 227]. Comment [L10]: Nguyễn An Ninh (1924). Những tên lái buôn ô trọc trong đền thờ. Đăng trên báo La Cloche Fêlée số 9 (11/02/1924). Dẫn theo Nguyễn An Ninh – Tác phẩm. Nhà “Tự do” cùng “bình đẳng” và “bác ái” luôn được Nguyễn An Ninh gắn xuất bản Văn học – 2009, tr.227. với vấn đề dân chủ ở thuộc địa. Dưới sự tiếp xúc và hoạt động lập thuyết của con người, không còn nguyên nghĩa như một trạng thái và động lực tự nhiên của xã hội dân chủ. Qua lăng kính chủ quan của chế độ thực dân, chúng bị tầm thường hóa thành những “món hàng hóa xuất cảng” và bị gắn với những đặc tính không phải do nó quy định. Đó là sự lừa đảo và dối trá, khi chế độ thực dân không phải là nơi để người dân thuộc địa chứng kiến một khả thể rằng “lòng đại độ của con người đã có thể chế ngực được những bản năng man rợ” [22, tr. 227]. Bản chất của nền dân chủ tiến bộ không còn thuần phác Comment [L11]: và đồng nghĩa với giá trị tiến bộ, xung lực thay đổi xã hội. Nó bị lợi dụng thành hành động bạo lực thách thức lòng tin mù quáng của con người. Sự tôn thờ lý tưởng dân chủ một thời vừa bị suy yếu bởi những con người chính trị lạc lõng với di sản cách mạng 1789 và lạc lõng với sự đổi thay của hiện thực, vừa bị đánh gục bởi những cá nhân và tổ chức tận dụng mọi cách để đạt được quyền lực tối cao trong mối quan hệ bất bình đẳng giữa người với người. Khi xét về cơ bản giai đoạn tạo dựng nền tảng dân chủ trong tư tưởng và hành động dân chủ, Nguyễn An Ninh đã tiếp thu tinh thần cũng như những
- 41 giá trị nhân bản của tư tưởng tự do từ thế hệ những triết gia Khai sáng như Voltaire, Rousseau, Montesquieu, Tuy vậy, ông không phải là một người viễn tưởng và nuôi một niềm hy vọng toàn diện đối với sự thay đổi trong chính sách của thực dân Pháp đối với các thuộc địa. Ông thất vọng khi thấy những nhà chính trị như Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long, Lê Quang Liêm gần như đã có một thái độ thiếu dứt khoát đối với tính chất hai mặt của chính sách Pháp – Việt đề huề và đối với giới chức thực dân, thất vọng khi họ đã đổi thay khác hẳn vai trò quyết liệt mà họ từng có trong cuộc vận động tự do chính trị nhằm chống độc quyền Cảng Sài Gòn năm 1923. Bản thân Nguyễn An Ninh cũng chịu sự đàn áp về tự do tư tưởng, tự do báo chí khi những cố gắng của ông trong việc phản biện xã hội thông qua các tờ báo và các buổi diễn thuyết gặp không ít sự chống phá và cấm cản của chính quyền bảo hộ. Một phần từ những giác ngộ đó mà Nguyễn An Ninh đã không kì vọng về một nền dân chủ thực sự ở thuộc địa và đưa ra quan điểm của ông về bản chất tự do trong xã hội thuộc địa như sau: “Tự do được giành lấy, chứ tự do không được ban cho” [22, tr. 398]. Một phần khác không thể Comment [L12]: không tính đến sự ảnh hưởng của tư tưởng tự do của học thuyết Marxist. Quan điểm của Friedrich Engels quan niệm về tự do gắn liền với tất yếu như sau: “Như vậy, tự do của ý chí là cái năng lực quyết định một cách hiểu biết công việc. Do đó, sự phán đoán của một người về một vấn đề nhất định, càng tự do bao nhiêu thì nội dung của sự phán đoán đó sẽ được giải quyết với một tính tất yếu càng lớn bấy nhiêu; còn sự không quả quyết, do không hiểu biết mà ra , chứng tỏ rằng nó không có tự do, nó bị chi phối bởi đối tượng mà lẽ ra nó phải chi phối. Vì vậy, tự do là ở sự chi phối được chính bản thân và tự nhiên bên ngoài, một sự chi phối dựa trên sự nhận thức được những tất yếu của tự nhiên [Naturnotwendigkeiten]; do đó, tự do là sản phẩm tất yếu của sự phát triển lịch sử” [6, tr. 164]. Nếu tự do là nhận thức tính tất yếu và đấu tranh Comment [L13]: Engels, Friedrich (1878). Chống Đuy-rinh. C. Mác và Ph.Ăng ghen toàn tập, tập 20 (1994). Nhà xuất bản Chính trị Quốc giai cấp là tất yếu của xã hội đương thời thì tự do của một không gian dân tộc gia, Hà Nội. gồm những con người chịu cảnh tha hóa và bần cùng, không thể trông chờ
- 42 vào lòng nhân từ và sự thay đổi tự thân thuần túy của một cấu trúc chính trị được vận hành bởi một nhóm quyền lực dùng thanh gươm của bất công. 2.2. Vấn đề dân chủ trong tƣ tƣởng Nguyễn An Ninh 2.2.1. Bản chất của vấn đề dân chủ ở thuộc địa Theo Từ điển Brittanica Encyclopaedia, khái niệm dân chủ được định nghĩa như sau: “Dân chủ, theo nghĩa đen, cai trị của nhân dân. Thuật ngữ này có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp dēmokratiā, được đặt ra từ dēmos (người người Hồi giáo) và kratos (luật cai trị) vào giữa thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên để biểu thị các hệ thống chính trị tồn tại ở một số quốc gia thành phố Hy Lạp, đặc biệt là Athens” [41, tr. 1]. Từ điển Triết học định nghĩa dân chủ là “trong một xã hội chia thành những người bị áp bức và những kẻ bị áp bức, nghĩa là chia thành giai cấp bị bóc lột và bóc lột, thì không bao giờ có được một chính quyền thực sự của nhân dân” [26, tr. 206]. Trái với những định nghĩa cơ bản về dân chủ, bối cảnh Việt Nam đầu thế kỷ XX, đặc biệt là những năm 1923 - 1928, chứa đầy những yếu tố mang tính bước ngoặt tiềm tàng. Biến động chính trị của các quốc gia đã tác động không hề nhỏ đến hệ thống truyền thông và kèm theo đó là những quan điểm, chủ đề gây ảnh hưởng lớn của Việt Nam đương thời. Trong số đó, không thể không kể đến bản chất dân chủ ở thuộc địa. Nguồn gốc bạo lực của chế độ thuộc địa, theo Nguyễn An Ninh, là không thể sản sinh nên những giá trị hợp thành nền dân chủ thực sự. Ngay trong tác phẩm “Nước Pháp ở Đông Dương” (tiếng Pháp: Le France en Indochine), ông đã khẳng định điều này rất rõ: “Hẳn không phải để làm một điều nhân nghĩa mà nước Pháp vượt qua khoảng cách 14.000 km để sang Đông Dương” [22, tr. 80]. Sự áp bức là trạng thái mà bản thân dân chủ cũng như nghịch lý tồn tại trong vấn đề dân chủ không thể đơn giản tránh ở chiều hướng khác. Ông từng chiêm nghiệm về thực tại dân tộc Việt Nam trong thời đại thực dân: “Sự đàn áp đến với chúng tôi từ nước Pháp nhưng tinh thần giải
- 43 phóng cũng đến từ nước Pháp” [21, tr. 126]. Những phản tư mang đậm chất phê phán của Nguyễn An Ninh về chế độ phản dân chủ - tự do mà thực dân Pháp xây dựng ở Việt Nam sẽ trở nên rõ hơn, khi liên hệ đến đánh giá của Friedrich Engels về tính tự do của các thiết chế dân chủ châu Âu luôn phải đối diện với nguy cơ của sự chuyên quyền đến từ những nhóm lợi ích, dẫn tới sự suy yếu của tự do chính trị và suy yếu giá trị dân chủ. Engels viết “Tự do chính trị là tự do giả, là chế độ nô lệ tồi nhất; nó chỉ là cái vẻ bề ngoài của tự do, và vì thế, trên thực tế, nó là chế độ nô lệ. Bình đẳng chính trị cũng như vậy, vì thế chế độ dân chủ, giống như bất kỳ mọi hình thức quản lý nào khác, cuối cùng phải tan rã; sự giả dối không thể tồn tại lâu dài, mâu thuẫn che đậy ở trong đó tất yếu sẽ bộc lộ ra” [Dẫn theo: 44, tr.723]. Đối với Nguyễn An Ninh, giá trị dân chủ không nằm ở tất cả những vẻ bề ngoài hào nhoáng. Ông nhận thấy tinh thần tự chủ của mỗi cá nhân như một động lực cần thiết cho chính họ và cộng đồng dân tộc để thoát khỏi vòng ảnh hưởng của chế độ thuộc địa. Ông nhận thấy ước mơ cũng không là ngoại lệ, khi như một nhân tố không thể thiếu đối với tinh thần người Việt khi kiếm tìm định nghĩa sống động của cuộc đời mình, kiếm tìm những giá trị khơi gợi tinh thần tự do cá nhân trong lẽ sống và tri thức thực tại. Nguyễn An Ninh nhìn thấy ước mơ trở thành lí lẽ cơ bản rằng ai cũng là con người có lương tri và hành động, “đủ sức mạnh để thực hiện những mong ước, chúng ta lại còn phải có ý chí vươn lên, với niềm khát vọng bất tận đạt đến một cái gì tốt đẹp hơn, hoàn hảo hơn.” [22, tr. 70]. Tình hình đời sống xã hội đương thời đã nảy sinh nên những quan điểm, cách tiếp cận đa dạng của những nhà báo, nhà văn, nhà hoạt động chính trị - văn hóa của Việt Nam và cả những người Pháp. Ví dụ về Trần Huy Liệu (bút danh Nam Kiều) là minh chứng thú vị khi hoạt động cùng thời với Nguyễn An Ninh, và có sự quan tâm nhất định đối với tự do cá nhân. Trần Huy Liệu bắt đầu viết về chủ đề tự do cá nhân xen lẫn với chủ đề dân chủ trong các bài viết của mình trên tờ “Đông Pháp thời báo”. Theo những tìm hiểu
- 44 của nhà nghiên cứu Philippe Peycam, nhà báo Trần Huy Liệu luận giải khái niệm tự do (một khái niệm luân lý - triết học) được cụ thể hóa trong phạm vi của tự do cá nhân. Peycam đã trình bày nội dung luận giải của Trần Huy Liệu “có hai ý nghĩa tương phản. Một cái anh gọi là “ma tự do” sẽ thu hút thói ích kỷ và nhu cầu thỏa mãn bản thân. Thường gây lầm lạc, nó sẽ xui khiến con người rời bỏ tự do đích thực, cái mà Liệu gọi là “thần tự do” – điều chỉ có thể đạt được qua một hành động có tính đạo lý là cá nhân đảm đương trách nhiệm xã hội” [24, tr.222] Comment [L14]: Peycam Philippe M.F (2015). The birth of Vietnamese political journalism: Saigon, 1916 – 1930. Làng báo Sài Gòn 1916 – 1930. Bản dịch của Trần Đức Tài. Nguyễn An Ninh luôn gắn vấn đề dân chủ ở thuộc địa với giá trị của tự Nhà xuất bản Trẻ. do. Nếu hoàn toàn quan niệm rằng dân chủ chỉ thuần túy mang tính mà phủ nhận cả yếu tố của đời sống ngoại tại và tự do của những tha nhân (hay những kẻ khác), sự vật khác thì rốt cuộc tính duy ngã của tự do chỉ khiến thúc đấy nên những tính trạng tinh thần, hành vi áp bức. Đó là cảm nghiệm tính nghịch lý của tự do và áp bức, dưới góc độ nội tại của một cá nhân và góc độ tác động của cá nhân đó với những cá nhân, cá thể khác. Mortimer Adler, nhà triết học người Mỹ, đưa ra hình dung về mối quan hệ trong tình thế khủng hoảng của tự do cá nhân với sự ra đời hình thái áp bức tự do như sau: “Bởi vì tự do này hệ tại ở sự thực hiện, ở việc hoàn thành các khao khát hay mong ước của tôi, sự triệt tiêu lớn nhất của nó, cái vốn tương phản với nó, cái ngăn chặn nó, chúng ta gọi là áp bức. Vì khi một người bị áp bức bởi sức mạnh vật chất hắn không thể làm được điều gì hắn mong muốn” [1, tr. 176]. Comment [L15]: Mortimer J.Adler (2019). Phạm Viêm Phương và Mai Sơn dịch. Cùng suy nghĩ về những ý niệm lớn (sách tham Suy rộng ra, tự do và áp bức cũng ghi dấu những va chạm ngầm về lý khảo). Nhà xuất bản Hồng Đức. thuyết và thực hành thông qua mối quan hệ giữa một (hoặc nhiều) chế độ chính trị với xã hội chịu sự ảnh hưởng của nó. Quy luật bất thành văn của mọi chế độ mang tính chất áp đặt, cực đoan là chúng đều trở nên vượt tầm kiểm soát của luật pháp và thao túng chính sách bằng dập khuôn ý chí, tạo nên điều kiện để hình thành nên những tinh thần phản kháng, con người phản kháng. Kể cả khi các chế độ đó ra sức làm mọi cách để quy chuẩn ý chí của mình thông qua thực thi quyền lực hiện có, thì điều này chỉ càng khiến sự bần
- 45 cùng hóa của xã hội gia tăng cùng với ý thức đối lập ngày càng sâu sắc với tinh thần chủ quan của giới cầm quyền. Việc đánh mất dân tộc tính khiến cho người Việt Nam trở thành dân một nước thuộc địa không còn tên trên bản đồ, chịu đựng những điều vô lý và đau đớn đến mức Nguyễn An Ninh một mặt thấy điều này không khác nào nhân dân bị tước đoạt mọi quyền sống. Đó cũng là điều mà trước kia, Montesquieu đã tái hiện rằng “kẻ chinh phục có thể đánh lạc hướng tất cả, và bạo lực tạo ra một thứ cường quyền điếc đặc ” [20, tr. 131]. Nguyễn An Ninh dù về bề ngoài của ngôn từ là gửi gắm những suy tư và hi vọng đối với thế hệ thanh niên Việt Nam (đối tượng chính mà ông tập trung trong bài diễn thuyết “Lý tưởng của thanh niên An Nam”), nhưng thực chất ông cũng trình bày và lắng nghe tiếng gọi của quần chúng lao khổ đang chịu ách cai trị của những sự áp bức, bóc lột. Thời đại của Nguyễn An Ninh (về phương diện cá nhân) và của dân tộc Việt Nam (về phương diện toàn thể) không những dai dẳng vì những hệ lụy kìm hãm của xã hội cũ, mà còn trở nên mất phương hướng và bức bối đối với chính mảnh đất quê hương mình đương còn bị cai trị bởi những lực lượng thực dân: “Chúng ta sinh ra trong một đất nước thiếu thốn mọi bề, cái gì cũng phải tạo lập ra, sinh vào một thời buổi mà mọi sáng kiến thông minh đều bị người ta ghét bỏ”[22, tr. 72]. Cuộc chiến giữa dân tộc Việt Nam với tình trạng thuộc địa mà dân tộc đó đương phải chịu đựng, được Nguyễn An Ninh hình tượng hóa trong vị thế của cuộc chiến giữa tự do và áp bức - hai lực lượng đối lập nhau: “Một đàng yếu ớt đang cố tìm một chỗ đứng dưới mặt trời, một đàng mạnh mẽ, lại còn rút rỉa đến kiệt quệ, nhằm tiếp ứng cho một con quái vật ở xa.”[22, tr. 72]. Chế độ thuộc địa, trong quan điểm của Nguyễn An Ninh, chứa đựng những yếu tố không thể chấp nhận tự do như một yếu tố hợp lý tính để thúc đẩy các giá trị dân chủ. Vì ông chỉ ra sự thật cay đắng, rằng cái được gọi là trật tự chỉ là sự lợi dụng của kẻ cầm quyền nhằm nô dịch hóa xã hội mà nó đang cai trị. Theo cách hiểu thông thường, trật tự đem lại tính ổn định và hài
- 46 hòa giữa sự kết hợp của các yếu tố tự nhiên, giữa tự thân cá nhân với thế giới ngoại tại, Và bên cạnh đó, trật tự cũng luôn được đi kèm với những giá trị luân lý như sự tôn trọng, tính cam kết cao độ của những quy định tối thiểu cho những kết quả, mục tiêu tối ưu của đời sống cá nhân – xã hội. Tuy nhiên, Nguyễn An Ninh nhận định nhất quán rằng trật tự của chế độ thực dân không thể là một điều gì khác ngoài việc đây là một chế độ “ngăn trở cuộc sống vươn lên, diệt nguồn sinh lực của người khác” [22, tr. 152]. Nguyễn An Ninh khởi động lập luận nghịch lý trật tự và hỗn loạn, như một đánh giá đầu tiên về vấn đề dân chủ trong giới hạn của một quốc gia Việt Nam bị áp đặt chế độ thuộc địa. Những lập ngôn của Nguyễn An Ninh về thảm trạng tinh thần của người Việt, không dừng ở đây. Ông chất vấn thẳng thắn giới thực dân: “Người ta hay nói về sự vong ơn, sự vô đạo đức, sự hỗn loạn, nhưng chúng ta không thèm đếm xủa đến tất những hạng người phản động, hạng người đầu độc đó. Họ có xứng đáng với lòng biết ơn của chúng ta không, những người kể công đó” [22, tr. 74]. Ngay tức khắc, Nguyễn An Comment [L16]: Ninh thực hiện cuộc hoán đổi tính chất chính trị và kể cả danh phận chính trị. Ông đặt vị trí kẻ cai trị của giới thực dân thành “người ta” - danh xưng của một dạng tha nhân mất nhân tính, kết án lần thứ nhất đối với kẻ cầm quyền là thủ phạm của chính những tội ác mà chế độ thực dân rắp tâm gắn lên những người dân vô tội, lầm than. Không dừng ở đây, Nguyễn An Ninh dùng câu hỏi chất vấn người nghe nhằm khơi dậy trong họ sự trỗi dậy của tinh thần tự do chống áp bức và khẳng định người dân không cần dành sự “biết ơn” cho những kẻ đã kết án oan sai đối với sự tồn tại của mình. Nhà sử học Nguyễn Thế Anh đánh giá bản chất của chế độ thuộc địa ngay từ đầu không hề được xác lập nhằm khẳng định, phát triển dân chủ. Ông viết: “Công thức lí tưởng được áp dụng nhất là: “rất nhiều phụ thuộc, rất ít tự trị, một chút đồng hóa” [2, tr. 119]. Về phần Nguyễn An Ninh, ông khẳng định xã hội Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm chiếm là xã hội có trật tự ở biểu hiện “ý thức dân chủ của một xã hội xây dựng theo tư tưởng Khổng
- 47 giáo” [22, tr. 86]. Nhằm phản bác lại luận điểm của thực dân Pháp cho rằng họ thiết lập một “trật tự ổn định” để chấm dứt tình trạng “hỗn loạn” ở thuộc địa, Nguyễn An Ninh đã luận chứng khái quát về trật tự xã hội truyền thống Việt Nam khác với trật tự thực dân. Từ cấp độ cá nhân đến cấp độ gia đình và làng xã, trật tự xã hội Việt Nam có cách thể hiện một dạng dân chủ trong văn hóa và chính trị của người Việt. Theo đó, người Giao Chỉ (tổ tiên của người Việt) cũng như biết bao nhiêu giống người khác trên thế giới, đều có một thuở hồng hoang “sống lang thang rày nay đây mai đó” [22, tr. 74] Khi đã đến một vùng đất nhất định, những người Việt đầu tiên “chỉ có mối liên hệ chung là sự cần thiết phải tương trợ, phải nương vào nhau mà sống, phải chung sức nỗ lực để chiến đấu” [22, tr. 74]. Tinh thần tự do của người Việt chính là xuất phát từ nhu cầu đời sống mà tương trợ, tương thân tương ái và đoàn kết với nhau để đương đầu với những thử thách đe dọa sự tự do của họ. Tự do của người Giao Chỉ đã định hình cuộc sống sinh hoạt - sản xuất ở những vùng đất mới, đã ý thức được “về một niềm hạnh phúc tìm thấy và ổn định”, về những hạnh ngộ của đời sống đã mang lại cho họ nhờ có đất. Theo Nguyễn An Ninh, những điều đó tạo nên sự gắn kết “người Giao Chỉ với đất”: gắn kết càng lớn mạnh, càng có ý thức trân trọng và ra sức bảo vệ nơi mình sinh sống và tạo dựng tính liên kết chặt chẽ, sâu sắc của định chế trong làng (cấp độ xã hội tiếp theo của người Việt). Sự tồn tại của các định chế hương ước, trong tư tưởng Nguyễn An Ninh, chính là nền tảng sản sinh của văn hóa Việt và đồng thời là biểu hiện cho tinh thần, như Nguyễn An Ninh viết, là “lòng trung thành với miền quê cha đất tổ” [22, tr. 153]. Trong luận án “Tính dân chủ ở các làng xã Việt Nam”, Nguyễn An Ninh khẳng định “thể chế làng xã là tổ chức xã hội cơ sở của nước An Nam. Đó là cơ sở cộng hòa, có ban hương chức hội tề do dân bầu ra, có tổ chức nội trị, trong đó mỗi công dân đều có một chức trách, một bổn phận với ngân sách riêng” [22, tr. 153]. Làng xã là không gian sống khiến “cho dân chúng dễ thở,
- 48 cho dù có thế lực của nhà vua” [22, tr. 317], giống như câu tục ngữ của người Việt rằng “Phép vua thua lệ làng”. Nguyễn An Ninh tiến thêm một bước tiệm cận nữa khi so sánh làng xã Việt Nam với các thành phố - cộng hòa ở Italia. Cả hai thể thức tổ chức xã hội này, theo Nguyễn An Ninh, đều làm thất bại ham muốn mở rộng quyền lực của chế độ phong kiến ở cả Việt Nam lẫn Italia. Xét về yếu tố gia đình trong chiều kích văn hóa Việt Nam, Nguyễn An Ninh nhận định rằng “gia đình là một kiểu cộng hòa thực sự, trong đó tình thân mến và tình máu mủ giữ cho sự hòa thuận và sự tương kính được lâu bền” [22, tr. 153]. Bởi lẽ, từ truyền thống xa xưa, khi các cộng đồng người Việt đầu tiên xuất hiện các cấp độ tổ chức xã hội cơ bản (gồm gia đình và làng xã ), mỗi gia đình người Việt thiết lập những quy định, nguyên tắc chung nhất áp dụng tỏng không gian sinh hoạt gia đình, gọi là “gia pháp”. Vì có gia pháp riêng, nên sinh hoạt gia đình dù có xảy ra những việc phát sinh thì dùng ngay gia pháp để xử lý, “phép vua phải dừng lại ngoài cửa không được can thiệp vào việc nhà của mỗi gia đình” [22, tr. 153]. Điều này cho thấy đời sống gia đình truyền thống của văn hóa Việt được xây dựng trên nền tảng của sự tôn trọng, yêu thương lẫn nhau, biết tha thứ và luôn nỗ lực dung hòa song không hề có sự bắt buộc, ràng buộc nào về việc nhất thiết duy trì gia đình trong tình trạng căng thẳng. Như Nguyễn An Ninh đã mở đầu trong phần viết về yếu tố gia đình, ông thấy rằng “không cần phải nói dài dòng về sự tan rã của những định chế cho gia đình mà xưa kia đã đem lại cho gia đình một sức mạnh gắn bó” [22, tr. 153]. Ông thấy những góc cạnh dân chủ trong những nguyên tắc của đời sống hôn nhân và gia đình xã hội Việt Nam truyền thống. Con cái, dù có cùng cha cùng mẹ hay khác đi chăng nữa, “đều có quyền được nhận là con” [22, tr. 153]. Những người vợ thứ cũng được xã hội “coi trọng như coi trọng người chồng, hoàn cảnh tính ra danh giá hơn hoàn cảnh của những cô nàng hầu” [22, tr. 153]. Trong trường hợp vợ chồng ly dị, người chồng “không bị bắt buộc phải lỗi của cô vợ” [22, tr. 154], nhằm tránh những xung đột không đáng