Khóa luận Vai trò của các cấp chính quyền trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên

pdf 64 trang thiennha21 13/04/2022 7660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Vai trò của các cấp chính quyền trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_vai_tro_cua_cac_cap_chinh_quyen_trong_xay_dung_non.pdf

Nội dung text: Khóa luận Vai trò của các cấp chính quyền trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐỖ THỊ TOÁN Tên đề tài: VAI TRÒ CỦA CÁC CẤP CHÍNH QUYỀN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN PHÚ LƯƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa học : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 – 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐỖ THỊ TOÁN Tên đề tài: VAI TRÒ CỦA CÁC CẤP CHÍNH QUYỀN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN PHÚ LƯƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Lớp : K47 – KTNN - N02 Khoa học : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 – 2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Yến Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Được sự đồng ý và giúp đỡ của Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban Chủ nhiệm Khoa Kinh tế và PTNT; UBND huyện Phú Lương, Phòng Nông nghiệp và PTNT; em thực hiện đề tài:“ Vai trò của các cấp chính quyền trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên”. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến các thầy cô trong Ban Chủ nhiệm Khoa Kinh tế và PTNT đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Yến, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cho em để em có thể hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này. Em xin gửi lời cám ơn đến Ban lãnh đạo, các cô chú, anh chị công tác tại Phòng Nông nghiệp và PTNN huyện Phú Lương đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và cung cấp cho em những thông tin số liệu cần thiết trong suốt quá trình thực tập để em có cơ sở hoàn thành đề tài. Cuối cùng, em xin gửi tới các thầy cô trong Ban Chủ nhiệm Khoa Kinh tế và PTNT cũng như Ban lãnh đạo, các cô chú, anh chị công tác tại Phòng Nông nghiệp và PTNT lời chúc sức khỏe, thành đạt trong cuộc sống. Do còn hạn chế về trình độ lý luận và kinh nghiệm thực tế nên không tránh khỏi thiếu sót, tôi rất mong được sự giúp đỡ, góp ý kiến bổ sung của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng năm 2019 Sinh viên Đỗ Thị Toán
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Tăng trưởng giá trị sản xuất qua giai đoạn 2015 - 2017 21 Bảng 3.3: Phân các thành viên BCĐ phụ trách xã 35 Bảng 3.3: Nội dung thực tập và những công việc cụ thể tại cơ sở thực tập 39
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.2. Sơ đồ hệ thống tổ chức của UBND huyện Phú Lương 25 Hình 3.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ban chỉ đạo xây dựng NTM huyện Phú Lương 26
  6. iv MỤC LỤC Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết thực hiện nội dung thực tập 1 1.2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3 1.2.1. Mục tiêu tổng quát 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3 1.2.3. Yêu cầu 4 1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện 5 1.3.1. Nội dung thực tập 5 1.3.2. Phương pháp thực hiện 5 1.4. Thời gian thực tập 6 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 7 2.1. Cơ sở lý luận 7 2.1.1. Một số lý luận liên quan đến nội dung thực tập 7 2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan tới nội dung thực tập 12 2.2. Cơ sở thực tiễn 13 2.2.1. Xây dựng nông thôn mới tại huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh. 13 2.2.2. Xây dựng nông thôn mới tại huyện Phúc Thọ. 15 2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho chính quyền các cấp của huyện Phú Lương 16 Phần 3. KẾT QUẢ THỰC TẬP 18 3.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Phú Lương 18 3.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Phú Lương 18 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 20 3.1.3. Khái quát về cơ sở thực tập 24 3.2. Vai trò của các cấp chính quyền trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Phú Lương. 26
  7. v 3.2.2. Chính quyền cấp huyện 26 3.3. Kết quả thực tập 39 3.3.1. Nội dung thực tập và công việc cụ thể tại cơ sở thực tập 39 3.4. Thuận lợi, khó khăn khi triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM và giải pháp nâng cao năng lực cho cán bộ xây dựng NTN huyện Phú Lương. . 49 3.4.1. Thuận lợi 49 3.4.2. Khó khăn 50 3.4.3. Một số giải pháp nâng cao vai trò của lãnh đạo trong xây dựng nông thôn mới 51 3.4.4. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế 53 Phần 4. Kết luận và kiến nghị 55 4.1. Kết luận 55 4.2. Kiến nghị 55 4.2.1. Đối với các cấp chính quyền 55 4.2.2. Đối với nhân dân 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
  8. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết thực hiện nội dung thực tập Ở Việt Nam nông thôn là nơi sinh sống của một bộ phận dân cư chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Nước ta hiện nay vẫn là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số đang sống ở nông thôn Phát triển nông nghiệp nông thôn đã đang và sẽ là mối quan tâm hàng đầu, có vai trò quyết định đối với việc ổn định kinh tế xã hội đất nước. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng xác định mục tiêu xây dựng NTM là: “Xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại”. Quán triệt Nghị quyết Đại hội X, Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (khóa X) ra nghị quyết số 26 – NQ/TW ngày 5 tháng 8 năm 2008 đã nêu một cách tổng quát về mục tiêu, nhiệm vụ cũng như phương thức tiến hành quá trình xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với điều kiện thực tiễn phát triển của đất nước. Quan điểm đó của Đảng là sự kế thừa và phát huy những bài học kinh nghiệm lịch sử về phát huy sức mạnh toàn dân, huy động mọi nguồn lực để tạo ra sức mạnh tổng hợp xây dựng NTM. Xây dựng NTM để thực hiện cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp, phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ); có nếp sống văn hóa, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao. Do kết cấu hạ tầng nông thôn điện, đường, trường, trạm ; nhiều hạng mục bị xuống cấp; tỷ lệ giao thông nông thôn được cứng hóa thấp; giao thông nội đồng ít được quan tâm đầu tư; hệ thống thủy lợi cần được đầu tư nâng cấp; chất lượng lưới điện nông thôn chưa thực sự an toàn; cơ sở vật chất y tế, giáo dục, văn hóa còn nhiều hạn chế, mạng lưới chợ nông thôn chưa được đầu
  9. 2 tư đồng bộ, trụ sở xã nhiều nơi xuống cấp; mặt bằng để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn đạt chuẩn quốc gia rất khó khăn, dân cư phân bố rải rác, kinh tế hộ kém phát triển. Do sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, bảo quản chế biến còn hạn chế, chưa gắn chế biến với thị trường tiêu thụ sản phẩm; chất lượng nông sản chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp còn chậm, tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp còn thấp; cơ giới hóa chưa đồng bộ. Do thu nhập của nông dân thấp; số lượng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn còn ít; sự liên kết giữa người sản xuất và các thành phần kinh tế khác ở khu vực nông thôn chưa chặt chẽ. Kinh tế hộ, kinh tế trang trại, HTX nhiều yếu kém, tỷ lệ lao động nông nghiệp còn cao, cơ hội có việc làm mới tại địa phương không nhiều, tỷ lệ lao động nông lâm nghiệp qua đào tạo thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Do yêu cầu của sự nghiệp CNH –HĐH đất nước, cần 3 yếu tố chính là: Đất đai, vốn và lao động kỹ thuật. Qua việc xây dựng NTM sẽ triển khai quy hoạch tổng thể, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa. Thực hiện đường lối của Đảng, trong thời gian qua, phong trào xây dựng NTM đã diễn ra sôi nổi ở khắp các địa phương trên cả nước, thu hút sự tham gia của cả cộng đồng, phát huy được sức mạnh của cả xã hội. Qúa trình xây dựng NTM đã đạt được thành tựu toàn diện, kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội cơ bản đảm bảo tạo sự thuận lợi giao lưu buôn bán và phát triển sản xuất. Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề, đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả gắn với xây dựng NTM, nâng cao thu nhập và đời sống chất tinh thần cho người dân. Hệ thống chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Những thành tựu đó đã góp phần thay đổi toàn diện bộ mặt nông thôn, tạo cơ sở vững chắc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Mặt khác, mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp. Vì vậy, một nước công nghiệp không thể để nông nghiệp, nông thôn lạc hậu, nông dân nghèo khó.
  10. 3 Tuy nhiên, quá trình xây dựng NTM còn bộc lộ nhiều khó khăn hạn chế, nhất là về công tác quy hoạch. Quy hoạch NTM là một vấn đề mới, liên quan đến nhiều lĩnh vực và phải mang tính chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Đội ngũ cán bộ còn nhiều hạn chế về năng lực nên trong quá trình triển khai còn nhiều lúng túng. Bên cạnh đó chúng ta còn gặp khó khăn về huy động nguồn vốn cho xây dựng NTM. Đời sống của người dân nông thôn còn nhiều khó khăn. Tại tỉnh Thái Nguyên, để thực hiện chương trình NTM, tỉnh đã thành lập các tổ chức quản lý, giúp việc thực hiện chương trình từ tỉnh đến thôn bản. Từ tỉnh đến huyện và xã có Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM các cấp và bộ phận giúp việc. Phú Lương là huyện đã thực hiện chương trình xây dựng NTM từ năm 2011 và đã đạt được nhiều kết qủa đáng kể: Đến hết năm 2017 có 7 xã đạt chuẩn NTM, đang thực hiện đưa xã Tức Tranh thành xã NTM kiểu mẫu. Để có được những kết quả đó thì sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền các cấp. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt trong công tác nghiên cứu, tổng kết, đánh giá để đưa ra những giải pháp tốt phục vụ cho công tác tổ chức, chỉ đạo và thực hiện do đó dẫn đến kết quả chưa cao. Xuất phát từ những yêu cầu về phát triển NTM và tình hình trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Vai trò của các cấp chính quyền trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá được vai trò của các cấp chính quyền trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cho các cấp chính quyền trong xây dựng NTM tại Huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa bàn nghiên cứu. - Tìm hiểu được vai trò của các cấp chính quyền trong việc xây dựng nông thôn mới.
  11. 4 - Đánh giá những thuận lợi, khó khăn của các cấp chính quyền trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Phú Lương. - Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của các cấp chính quyền trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Phú Lương. 1.2.3. Yêu cầu * Yêu cầu về kỷ luật Chấp hành phân công của khoa, quy chế thực tập của trường và các quy định của nơi thực tập, chịu sự hướng dẫn trực tiếp của người hướng dẫn tại nơi thực tập, kỷ luật lao động, có trách nhiệm trong công việc, trung thực trong lời nói và hành động. * Yêu cầu về tác phong ứng xử Luôn giữ thái độ khiêm tốn, cầu thị. Đây là một cơ hội tốt tập làm việc trong môi trường tập thể. Hòa nhã, thân thiện, không can thiệp quá sâu vào việc nội bộ của cơ quan thực tập. Tạo mối quan hệ tốt với mọi người tại địa điểm thực tập. * Yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ Biết xác định chính xác, giới hạn những thông tin cần cho bài khóa luận. Các kỹ năng, đánh giá, xử lý, tổng hợp thông tin và phân tích thông tin thu thập được. Kỹ năng diễn đạt đạt và trình bày những thông tin thu thập được. * Yêu cầu về kết quả đạt được Thực hiện công việc được giao với tinh thần trách nhiệm cao góp phần giữu vững chất lượng đào tạo và uy tín của nhà trường. Tích lũy kinh nghiệm, không được sử dụng tùy tiện các trang thiết bị, không tự ý sao chép dữ liệu nơi thực tập. * Yêu cầu khác Ghi nhật ký thực tập đầy đủ để có tư liệu viết báo cáo.
  12. 5 1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện 1.3.1. Nội dung thực tập Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Phú Lương; Tìm hiểu bộ máy tổ chức của chính quyền các cấp trong xây dựng NTM tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên; Tham gia hưởng ứng các hoạt động, phong trào tại cơ sở thực tập. Tích lũy trau dồi, học hỏi kinh nghiệm từ các cán bộ tại cơ sơ thực tập. Tìm hiểu vai trò của các cấp chính quyền trong xây dựng NTM tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên; Hoàn thiện báo cáo thu hoạch và báo cáo thực tập. 1.3.2. Phương pháp thực hiện 1.3.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng ta sử dụng các phương pháp thống kê để tiến hành các hoạt động điều tra thu thập số liệu, các số liệu thu thập đã công bố như: Niên giám thống kê của các cấp chính quyền, số liệu tổng hợp điều tra nông nghiệp, nông thôn, các tài liệu, báo cáo của các cấp chính quyền nơi nghiên cứu. Ngoài ra, các báo cáo khoa học, mạng internet được sử dụng làm nguồn tài liệu cho quá trình nghiên cứu. Thu thập số liệu đã công bố phải đảm bảo được độ tin cậy của số liệu, nguồn cung cấp số liệu phải có căn cứ pháp lý hoặc có cơ sở khoa học. Trong đề tài này số liệu công bố cần thu thập các chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Phú Lương. Các số liệu có liên quan đến chương trình nông thôn mới của Trung ương và địa phương. 1.3.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp Là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu chưa từng được công bố ở bất kỳ tài liệu nào, người thu thập có được thông qua tiếp xúc trực tiếp với
  13. 6 đối tượng nghiên cứu bằng phương pháp khác nhau. Trong phạm vi đề tài này, thu thập số liệu sơ cấp được thực hiện qua phương pháp quan sát. Phương pháp quan sát trực tiếp: Đây là phương pháp được sử dụng để thu thập thông tin sơ cấp thông qua quan sát trực tiếp của tác giả về các vấn đề như tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, các vấn đề liên quan đến sự quan tâm của các cáp chính quyền trong xây dựng NTM. Các thông tin được ghi chép lại, vừa để thu thập thêm thông tin vừa có thể kiểm chứng về tính xác thực của các nguồn thông tin thu thập được bằng các phương pháp khác. Phương pháp chuyên gia: Thu thập thông tin qua các cán bộ phụ trách xây dựng NTM. Phương pháp này rất quan trong trong việc nắm bắt các thông tin liên quan đến xây dựng NTM. 1.3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu Từ các nguồn số liệu điều tra thu thập được trên địa bàn nghiên cứu tiến hành tổng hợp và phân tích. - Phương pháp tổng hợp số liệu: Số liệu được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Microsoft Word và Excel. - Phương pháp so sánh: Xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực hiện tượng nghiên cứu. - Phương pháp thống kê: Tổng hợp các số liệu liên quan đến nội dung của đề tài thu được để tiến hành phân tích so sánh nhằm làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu. 1.4. Thời gian thực tập Thời gian từ ngày: 06/8/2018 – 07/11/2018 Địa điểm: Tại Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú Lương.
  14. 7 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Một số lý luận liên quan đến nội dung thực tập 2.1.1.1. Khái niệm về nông thôn Trên thế giới nông thôn hiện nay chưa được định nghĩa một cách đồng nhất, vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng nông thôn được định nghĩa dựa vào tiêu chí trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng, nghĩa là nông thôn là vùng có cơ sở hạ tầng không phát triển bằng đô thị. Quan điểm khác lại cho rằng nông thôn là vùng có mức độ tiếp cận thi trường và sự phát triển của hàng hóa thấp hơn so với đô thị. Cũng có quan điểm định nghĩa nông thôn là vùng có tỷ lệ dân cư làm nông nghiệp là chính. Ở Việt Nam, “Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều nông dân. Tập hợp dân cư này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa – xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác.” Từ đó có thể thấy rằng khái niệm nông thôn chỉ mang tính tương đối, có thể thay đổi theo thời gian và theo quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trên thế giới. Trong điều kiện hiện nay ở nước ta, nhìn từ góc độ quản lý có thể hiểu rằng: Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các huyện, thi xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã[1] 2.1.1.2. Khái niệm nông thôn mới Trước hết phải hiểu NTM không phải là thị trấn, thị tứ; thứ hai, không phải là nông thôn truyền thống. Nghĩa là xây dựng NTM không phải là xây dựng nông thôn trở thành đô thị và nó sẽ làm mất những giá trị truyền thống
  15. 8 của nông thôn và không giữ vững được bản sắc văn hóa riêng của nông thôn Việt Nam. Quá trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn là động lực cơ bản trong xây dựng NTM trên cơ sở đẩy mạnh sự dịch chuyển về lao động nông thôn. Khái niệm NTM mang đặc trưng của mỗi vùng nông thôn khác nhau, nhìn chung mô hình NTM được xây dựng ở cấp xã, thôn phát triển toàn diện theo hướng CNH – HĐH, dân chủ, văn minh. Xây dựng NTM là quá trình làm đổi mới tư duy, nâng cao năng lực của người dân, tạo động lực giúp họ chủ động phát triển kinh tế góp phần thực hiện chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đồng thời làm thay đổi về cơ sở vật chất và đời sống văn hóa tinh thần của người dân, qua đó thu hẹp khoảng cách về đời sống giữa nông thôn và thành thị. Đảng, Nhà nước ta xác định đây là một quá trình lâu dài và liên tục cần sự tập trung lãnh đạo chỉ đạo về đường lối, chủ trương phát triển đất nước và của các địa phương trong giai đoạn hiện nay cũng như sau này. Với mục tiêu xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; nâng cao sức mạnh của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của đảng ở nông thôn, xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nông và đội ngũ trí thức, tạo nền tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững chắc, đảm bảo thực hiện thành công CNH - HĐH đất nước theo định hướng XHCN[2] 2.1.1.3. Khái niệm xây dựng nông thôn mới Xây dựng NTM là một chính sách về một mô hình phát triển cả về nông nghiệp và nông thôn, nên vừa mang tính tổng hợp, bao quát nhiều lĩnh vực, vừa đi sâu giải quyết nhiều vấn đề cụ thể, đồng thời giải quyết các mối
  16. 9 quan hệ với các chính sách khác, các lĩnh vực khác trong sự tính toán, cân đối mang tính tổng thể khác phục tình trạng rời rạc hoặc duy ý chí. Xây dựng NTM được quy định bởi các tính chất: Đáp ứng yêu cầu phát triển (đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường), đạt hiệu quả cao nhất trên tất cả các mặt (kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội), tiến bộ hơn so với mô hình cũ, chứa đựng các đặc điểm chung, có thể phổ biến và vận dụng trên cả nước. Như vậy, có thể hiểu ”xây dựng NTM là cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng làng, xã của mình khang trang, sạch đẹp, sản xuất phát triển toàn diện và đời sống của người dân được nâng cao; nếp sống văn hóa, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo, thu nhập và đời sống vật chất, tinh thần của người đân được nâng cao”[2] 2.1.1.4. Khái niệm chính quyền địa phương Khái niệm chính quyền địa phương là khái niệm hệ thống các cơ quan nhà nước ở địa phương. Khái niệm này được sử dụng khá phổ biến trong nhiều văn bản pháp luật của nhà nước. Là một khái niệm được sử dụng nhiều trong tổ chức và hoạt động của nhà nước vào đời sống thực tế xã hội, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào định nghĩa khái niệm chính quyền địa phương bao gồm những thiết chế nào, mối quan hệ và cơ chế hoạt động cụ thể của các bộ phận cấu thành. Hiện nay, theo quy định của Hiến pháp 2013 thì chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hôi chủ nghĩa Việt Nam. Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhanh dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do luật định và căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003 chính quyền địa phương được tổ chức ở ba cấp tương ứng với các đơn vị hành chính sau đây: - Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp Tỉnh)
  17. 10 - Huyện, Quận, Thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) - Xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân Uỷ ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hôị đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. Uỷ ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao. Ngoài ra Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thực hiện chế độ thông báo tình hình của địa phương cho Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân, lắng nghe ý kiến, kiến nghị của các tổ chức này về xây dựng chính quyền và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; phối hợp với Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân động viên Nhân dân cùng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh ở địa phương[3] 2.1.1.5. Các cấp chính quyền địa phương 2.1.1.5.1. Cấp xã Đây là chính quyền của các đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn, phường. Uỷ ban nhân dân cấp xã là cấp chính quyền địa phương cấp cơ sở gần dân nhất ở Việt Nam. Uỷ ban nhân dân cấp xã có từ 4 – 5 thành viên gồm Chủ tịch, 2 Phó chủ tịch, 1 Ủy viên quân sự và 1 Ủy viên công an. Người đứng đầu Uỷ ban nhân dân cấp xã là Chủ tịch ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân của xã, thị trấn hay phường đó bầu bằng hình thức bỏ phiếu kín. Thông
  18. 11 thường Chủ tịch ủy ban nhân dân xã, thị trấn hay phường sẽ đồng thời là một Phó bí thư Đảng ủy của xã, thị trấn hay phường đó. Bộ máy giúp việc của Uỷ ban nhân dân cấp xã có các công chức: Tư pháp, hộ tịch, địa chính – xây dựng, Tài chính – kế tóa, văn phòng – thống kê, văn hóa – xã hội, chỉ huy trưởng quân sự, trưởng ban công an[3] 2.1.1.5.2. Cấp huyện Đây là chính quyền của các địa phương cấp huyện, quận, thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã. Uỷ ban nhân dân cấp huyện có từ 9 đến 13 thành viên gồm Chủ tịch, 2 – 3 Phó Chủ tịch. Thường trực ủy ban nhân dân các cấp huyện gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, trên danh nghĩa là do Hội đồng nhân dân bầu ra. Thông thường, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện sẽ đồng thời là một Phó Bí thư Huyện ủy. Các cơ quan giúp việc của chính quyền địa phương cấp huyện thông thường gồm các phòng, ban trực thuộc Văn phòng UBND, Phòng Tài chính – kế hoạch, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Phòng Tài nguyên – Môi trường, Phòng Kinh tế - Hạ tầng, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng tư pháp, Phòng giáo dục và Đào tạo, Phòng Văn hóa – Thông tin, Phòng Y tế, Phòng Nội vụ, Thanh tra huyện Một số cơ quan nhà nước ở cấp huyện như Chi cục thuế, Chi cục Thống kê, Huyện đội, Công an huyện không phải là cơ quan của chính quyền địa phương cấp huyện mà là cơ quan của chính quyền Trung ương đặt tại huyện[3] 2.1.1.5.3. Cấp tỉnh Đây là chính quyền của các địa phương cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, Uỷ ban nhân dân có từ 11 đến 17 thành viên gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, 1 Uỷ viên thư ký và các Uỷ viên khác. Thường trực Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và ủy viên thư ký. Người đứng đầu chính quyền địa phương cấp tỉnh là Chủ tịch ủy ban nhân dân trên danh nghĩa vị trí này
  19. 12 do Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định bằng bầu cử theo hình thức bỏ phiếu. giúp việc cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh là các Sở, ngành tỉnh.[3] 2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan tới nội dung thực tập Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương: Quyết định số 34/2007/QĐ-TT ngày 12 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành; Nghị Quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Quyết định số 1013/QĐ-TT ngày 01 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020; Quyết định số 1920/QĐ-TTg ngày 05 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và biên chế của văn phòng điều phối nông thôn mới các cấp; Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020; Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020; Quyết định số 1730/QĐ-TTg ngày 5 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2016 – 2020; Các văn bản, Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương. Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Tỉnh Thái Nguyên Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 03/2/2010 của Ban thường vụ Tỉnh ủy vè chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về xây dựng nông thôn mới;
  20. 13 Quyết định số 2292/QĐ-UBND ngày 15 tháng 5 năm 2017 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành Bộ tiêu chí và hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí về xã nông thôn mới, xã nông thôn mới kiểu mẫu, xóm nông thôn và hộ gia đình nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017 – 2020. Quyết định sô 87/QĐ-BCĐ ngày 03 tháng 7 năm 2017 về việc ban hành quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu Quốc gia gia đoạn 2016 – 2020. Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của huyện Phú Lương gồm có các loại văn bản như kế hoạch, chương trình, quyết định, nghị quyết, công văn và một số loại văn bản khác. Bên cạnh đó còn có các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của từng xã, từng thị trấn. 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Xây dựng nông thôn mới tại huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh. Thạch Hà vốn là vùng đất nhiều tiềm năng phát triển kinh tế. Thời gian qua, cùng với những kết quả trên các lĩnh vực khác, phong trào xây dựng NTM đã và đang góp phần thay đổi diện mạo nông thôn cũng như chất lượng đời sống nhân dân. Với những kết quả đạt được trong xây dựng NTM, một Thạch Hà cửa ngõ đang ngày một bừng sáng trên bản đồ phát triển của tỉnh Hà Tĩnh. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ. Năm 2018, Chương trình MTQG xây dựng NTM, đô thị văn minh của huyện Thạch Hà đạt được kết quả thực chất về cả diện rộng lẫn chiều sâu, được cấp trên đánh giá cao. Kinh tế nông thôn phát triển khá; sản xuất nông nghiệp tăng trưởng nhanh, một số sản phẩm nông nghiệp hàng hóa có bước phát triển theo hướng liên kết chuỗi sản phẩm có truy xuất nguồn gốc, xuất xứ. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tập trung xây dựng, nhất là hạ tầng phục vụ sản xuất, phúc lợi, thiết thực hoàn thiện các tiêu chí, tạo ra diện mạo mới, khởi sắc cho nông
  21. 14 thôn ở nhiều địa phương. Văn hóa, giáo dục, y tế và môi trường chuyển biến tích cực. Năm 2018, toàn huyện xây dựng mới 67 mô hình; thành lập mới 11 tổ hợp tác, 3 HTX, 12 doanh nghiệp. Các chỉ tiêu cơ bản tính đến năm 2018 đều tăng vượt bậc (giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng 28,9%; giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích tăng 8,18 triệu đồng/ha so với cùng kỳ). Huyện làm mới, nâng cấp 164,7 km đường giao thông; 19,85 km kênh mương nội đồng. Hệ thống chính trị cơ sở được củng cố; an ninh nông thôn, trật tự an toàn xã hội cơ bản được giữ vững. Khu dân cư, các khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu được chỉnh trang, xây dựng. Đến nay, toàn huyện có 38 khu dân cư mẫu và 387 vườn mẫu đạt chuẩn. Thạch Hà cũng là địa phương huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực lớn. Theo đó, đã giải ngân gần 42 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 93%) tổng nguồn vốn NTM năm 2018. Về xây dựng đô thị văn minh, huyện đã trồng 800 cây lim tuyến quốc lộ 1A; làm mới 540m kênh mương nội đồng, ; ra quân 28 đợt, huy động 753 lượt người tham gia, hiến 1.320 m2 đất, phá dỡ 450m hàng rào cứng Toàn huyện có 540 tiêu chí cơ bản đạt chuẩn theo quy định, tăng 60 tiêu chí so với cuối năm 2017; bình quân đạt 17,97 tiêu chí/xã. Cụ thể có 22 xã đạt chuẩn NTM, không có xã đạt dưới 11 tiêu chí. Để có được những kết quả vượt sự mong đợi đó thì vai trò của các cấp lãnh đạo của các cấp chính quyền là vô cùng quan trọng trong đó thể hiện rõ nét ở các nội dung sau: Nỗ lực trong công tác tuyên truyền, xây dựng NTM và đưa công tác đó trở thành hơi thở của mỗi người, mỗi gia đình, mỗi thôn xóm; liên tục củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo; làm việc thiết thực, cụ thể, cán bộ, đảng viên và nhân dân đã sát cánh bên nhau, đồng sức đồng lòng tô đẹp quê hương. Sau tuyên truyền thì đối thoại trực tiếp với người dân là một trong những con đường nhanh nhất dẫn đến thành công của Thạch Hà. Với sự gần gũi, gắn bó giữa cán bộ và nhân dân, những vướng mắc, khó khăn đã dần
  22. 15 được đẩy lùi. Thay vào đó là sự tự giác, là ý chí, quyết tâm mạnh mẽ của người dân trong nỗ lực hoàn thiện các tiêu chí; sự sáng tạo, linh hoạt trong quá trình hoạt động của lãnh đạo các các cấp đã mang lại mùa quả ngọt trong xây dựng NTM 2.2.2. Xây dựng nông thôn mới tại huyện Phúc Thọ. Phúc Thọ Là một huyện có xuất phát điểm không cao nhưng lại đi đầu trong thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng NTM. Trong nhiều năm phấn đấu và xây dựng huyện Phúc Thọ đã gặt được thành công, cụ thể: các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện hằng năm đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; 100% đường giao thông nông thôn được bê tông hóa, cảnh quan môi trường ngày càng được cải thiện; đã có 49/73 trường học đạt chuẩn (chiếm 67%); 23/23 trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia; 62% hộ dân được dùng nước sạch; thu nhập bình quân năm 2018 ước đạt 41 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo còn 1,83%; đội ngũ cán bộ các cấp được chuẩn hóa về trình độ, năng lực; hệ thống chính trị vững mạnh từ cơ sở, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Đến thời điểm hiện tại, Phúc Thọ có 22/22 xã đạt tiêu chí nông thôn mới; huyện đang hoàn tất thủ tục đề nghị thành phố thẩm tra trình Trung ương xem xét, công nhận huyện NTM trong năm 2018. Dồn điền đổi thửa được coi là khâu đột phá của huyện, trên địa bàn huyện đã hình thành và mở rộng các vùng sản xuất chuyên canh, sản xuất hàng hóa tập trung mang lại hiệu quả và thu nhập cao cho người dân như: Rau an toàn, mô hình hoa, sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao, chăn nuôi cá thương phẩm, thịt lợn sạch an toàn, phát triển chăn nuôi tập trung theo quy trình nuôi công nghiệp, quy trình nuôi an toàn sinh học Các ngành nghề kinh tế nông thôn cũng có sự phát triển vượt bậc, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng đời sống nông dân
  23. 16 Để đạt được những kết quả đó ngoài sự tham gia của các tầng lớp nhân dân còn có vai trò lãnh đạo to lớn của các cấp chính quyền cụ thể là: Sự đi sâu đi sát đến nhân dân huyện đã cử các phó chủ tịch huyện, lãnh đạo các phòng, ban trực tiếp đi thị sát các con đường làng, ngõ xóm của 22 xã, thị trấn để đánh giá, ghi nhận tình hình, từ đó làm việc với lãnh đạo các xã, lập kế hoạch để xây dựng đường giao thông nông thôn với kế hoạch, lộ trình cụ thể; tổ chức đối thoại giữa huyện ủy, bí thư xã với nhân dân và bước đầu đã có thành công tốt đẹp; tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ các cấp; đối thoại thường xuyên, tổ chức đối thoại chuyên đề. Thông qua hoạt động này giúp lãnh đạo huyện ủy có thể nghe được những điều nhân dân nói và ở chiều ngược lại lãnh đạo huyện cũng nói những điều mình hiểu, nói về luật pháp, chủ trương chính sách cho nhân dân. Chính hành động này đã góp phần xây dựng niềm tin, sự đoàn kết gắn bó giữa lãnh đạo và người dân. 2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho chính quyền các cấp của huyện Phú Lương Từ thực tế xây dựng NTM của 2 trong rất nhiều huyện điển hình trong việc thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng NTM rút ra được một số kinh nghiệm cho huyện Phú Lương như sau: Thứ nhất: Cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức, tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; tuyên truyền giữa người dân với người dân, giữa người biết nhiều tuyên truyền cho người biết ít, người biết ít tuyên truyền cho người chưa biết; đưa công tác tuyên truyền trở thành hơi thở của mỗi người, mỗi gia đình, mỗi thôn xóm; Thứ hai: Tăng cường tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực quản lý, điều hành và thực hành cho cán bộ các cấp làm công tác xây dựng NTM; Thứ ba: Tổ chức đối thoại thường xuyên, tổ chức đối thoại chuyên đề. Thông qua đối thoại để có thể hiểu được những nguyện vọng của người dân, biết được những thắc mắc cần tháo gỡ, gần gũi với người dân rút ngắn khoảng cách giữa người dân với cán bộ các cấp;
  24. 17 Thứ tư: Cán bộ các cấp cần trau dồi kinh nghiệm thực tế, sáng tạo, linh hoạt trong quá xây dựng NTM. Đi sâu sát đến từng địa phương để cùng nhân dân thực hiện xây dựng nông thôn mới đó là cơ hội để tạo sự gần gũi, tin tưởng về chương trình của người dân.
  25. 18 Phần 3 KẾT QUẢ THỰC TẬP 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Phú Lương 3.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Phú Lương 3.1.1.1. Vị trí địa lý Phú Lương là huyện miền núi nằm ở vùng cao phía bắc của tỉnh Thái Nguyên, nằm tọa độ địa lý từ 21º55’ độ vĩ bắc, 105º37’ đến 105º46’ độ kinh đông; Phía bắc giáp huyện Chợ Mới (tỉnh Bắc Kạn), phía Nam và đông Nam giáp thành phố Thái Nguyên, phía Tây giáp huyện Định Hóa, phía tây Nam giáp huyện Đại Từ, phía Đông giáp huyện Đồng Hỷ. Hiện nay, huyện Phú Lương có 13 xã và hai thị trấn. Trung tâm huyện đặt tại thị trấn Đu, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 22 km về phía Bắc. 3.1.1.2. Điều kiện khí hậu Phú Lương mang tính chất nhiệt đới gió mùa với hai mùa mưa nóng, lạnh rõ rệt. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ lên xuống thấp, thường xuyên có các đợt gió mùa Đông bắc hanh, khô. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, nhiệt độ cao, có mưa lớn và tập trung. Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 22ºC, lượng mưa trung bình từ 1800 – 2000 mm/năm, độ ẩm trung bình khoảng 80%. Đặc biệt gió mùa Đông bắc trung bình mỗi năm có khoảng 21 – 22 đợt tràn qua làm nhiệt độ giảm xuống đột ngột, có giông đi kèm nhất là vào đầu tháng 9, tháng 10, cuối tháng 4, tháng 5 hàng năm làm ảnh hưởng sức khỏe của con người, cây trồng và vật nuôi. 3.1.1.3. Điều kiện đất đai, địa hình *Địa hình: Huyện Phú Lương có diện tích tự nhiên 368.82 km2, trong đó đất nông nghiệp 119.79 km2; đất lâm nghiệp 164.98 km2 (chiếm 44.73% tổng diện tích đất tự nhiên); đất nuôi trồng thủy sản 6.65 km2; đất phi nông nghiệp 46.63km2; đất chưa sử dụng 31.64 km2. Với 3 loại đất chính là ferarit vàng đỏ trên phần thạch sét, đất ferarit vàng nhạt trên đá cát và đất nâu đỏ trên đá macsma bazo và trung tính tương đối phù hợp để trồng cây dài ngày, chủ yếu
  26. 19 là các loại chè, cây ăn quả, và được huyện bố trí theo hướng nông – lâm kết hợp. Ba loại đất này chiếm trên 50% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Phú Lương có sông, suối, con sông lớn nhất là sông Đu, dài khoảng 45 km. Sông Đu được tạo bởi hai nhánh chính, một nhánh bắt nguồn từ Đông bắc xã Hợp Thành, một nhánh bắt nguồn từ phía bắc xã Động Đạt. Hai nhánh này hợp lưu ở phía trên thị trấn Đu, chạy dọc theo địa bàn huyện qua thị trấn Giang Tiên và đổ vào sông Cầu tại xã Sơn Cẩm (cũ). Nguồn nước có vai trò lớn trong việc cung cấp nước tưới tiêu cho các diện tích trồng trọt trên địa bàn huyện. Sông Cầu, với tổng chiều dài 17 km chảy qua các xã Phú Đô, Tức Tranh là nguồn cung cấp nước chủ yếu phục vụ sản xuất của các xã phía nam của huyện. *Địa hình: BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH (Nguồn:
  27. 20 Địa hình Phú Lương tương đối phức tạp, độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 100 m đến 400 m. Các xã vùng phía Bắc và tây Bắc của huyện có nhiều núi cáo, độ cao trung bình từ 300 m đến 400 m, độ dốc phần lớn trên 200; Thảm thực vật dày, tán che phủ cao, phần nhiều lá rừng xanh quanh năm. Các xã ở vùng phía Nam huyện địa hình bằng phẳng hơn, có nhiều đồi núi thấp, độ dốc thường dưới 150. Đây là vùng địa hình mang tính chất của vùng trung du nhiều đồi, ít ruộng. Từ phía Bắc xuống phía Nam huyện độ cao giảm dần. Do địa hình bằng phẳng hơn các huyện khác trong tỉnh nên mạng lưới giao thông vận tải của huyện tương đối phát triển. Đường số 3 chạy suốt theo chiều dọc của huyện thao hướng Bắc lên các tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng và biên giới Việt – Trung, theo hướng Nam về Hà Nội. Ngoài trục đường chính này, Phú Lương còn có mạng lưới đường liên xã, liên bản, liên huyện đã và đang được củng cố và mở rộng tạo điều kiện cho Phú Lương mở rộng quan hệ giao lưu với các huyện trong tỉnh và ngoài tỉnh để phát triển kinh tế - xã hội. 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 3.1.2.1. Điều kiện kinh tế Nông nghiệp trồng lúa nước chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế của Phú Lương, ngoài ra nhân dân Phú Lương còn trồng thêm các loại cây lương thực và hoa màu khác như: Ngô, Khoai, sắn cây công nghiệp như: chè, lạc, đỗ tương cây ăn quả như: nhãn trong đó chè có vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Phú Lương là huyện có diện tích trồng chè lớn thứ 2 trong tỉnh sau huyện Đại Từ. Ngoài trồng trọt, nhân dân Phú Lương còn đẩy mạnh chăn nuôi gia súc như: Trâu, bò, gà, vịt để cung cấp nguồn thực phẩm, sức kéo và phân bón cho cây trồng. Trong chăn nuôi, ngành chăn nuôi cá phát triển nhất tại xã Cổ Lũng, cùng với sự phát triển sản xuất nông nghiệp, Phú Lương còn đẩy mạnh
  28. 21 việc trồng cây lâu năm nhằm cung cấp cho ngành công nghiệp trong và ngoài tỉnh như: gỗ, tre , nứa Chợ phiên là nơi giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các vùng đã có từ xưa, lớn nhất là chợ Đu. Ngày nay thương mại và dịch vụ phát triển rộng hầu khắp các xã, Đu là trung tâm thương mại, dịch vụ lớn nhất của huyện. * Tăng trưởng kinh tế Trong 3 năm (2015 – 2017) mặc dù kinh tế gặp nhiều khó khăn do thời tiết khí hậu bất thường ảnh hưởng lớn đến sản xuất nhưng kinh tế vẫn đạt tốc độ tăng trưởng cao và tương đối ổn định, cụ thể: Bảng 3.1. Tăng trưởng giá trị sản xuất qua giai đoạn 2015 - 2017 Năm Năm Năm Tốc độ phát triển (%) Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 BQC Tổng 2.343,8 2.251,1 2.627,9 107,5 104,2 98,4 GTSX Nông lâm thủy 1.012,5 1.053 1.04,1 104 101 98 sản Công nghiệp 393 433 498 110 115 104 xây dựng Thương mại dịch 938 1.035 1.065 110 103 97 vụ (Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội huyện Phú Lương)
  29. 22 Qua bảng 3.1 ta thấy tổng giá trị sản xuất giai đoạn 2015 – 2017 tăng 284 tỷ đồng. Năm 2015 và 2016 ngành nông lâm thủy sản chiếm tỷ trọng cao nhất, đến năm 2017 thì ngành thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất. Tổng giá trị sản xuất qua các năm tăng. Năm 2016 tăng 7% so với năm 2015 và năm 2017 tăng 4% so với năm 2016, mặc dù tổng giá trị sản xuất tăng qua các năm nhưng bình quân chung 3 năm lại giảm 2%. Công nghiệp xây dựng là nghành tăng trưởng cao nhất qua 3 năm. Năm 2016 tăng 10% so với năm 2015 và năm 2017 tăng 15% so với năm 2016, bình quân 3 năm tăng 4%. Thương mai và dịch vụ tăng trưởng cao qua 3 năm. Năm 2016 tăng 10% so với năm 2015 và năm 2017 tăng 3% so với năm 2017, tuy nhiên bình quân 3 năm lại giảm 3%. Mặc dù kinh tế huyện còn gặp nhiều khó khăn nhưng kinh tế vẫn đạt tốc độ cao. Tổng giá trị sản xuất không tăng cao nhưng khá ổn định, nhận thấy sự chuyển dịch cơ cấu đang dần chuyển biến tốt giảm nông lâm nghiệp và tăng dần công nghiệp và dịch vụ. 3.1.2.3. Điều kiện xã hội Theo số liệu thống kê của huyện Phú Lương đến năm 2017 Phú Lương có 107.409 người, mật độ dân số 291 người/km2. Sinh sống trên địa bàn huyện có 8 dân tộc chính trong đó daant ộc kinh chiếm đa số, tiếp đến là các dân tộc Tày, Nùng, Sán Chỉ, La Chí, Sán Dìu, Dao, H’ Mông và người Hoa. Cư dân Phú Lương gồm nhiều bộ phận hợp thành. Một bộ phận vốn là dân bản địa có mặt từ lâu đời, một bộ phận là dân phu được tuyển mộ và làm thuê cho tư bản Pháp trong các đồn điền và hầm mỏ, một bộ phận khác vốn là đồng bào ở các tỉnh miền xuối di cư lên khai phá đồi nương, mở rộng làng bản, sinh cơ lập nghiệp. Tương tự như đặc thù dân cư của Thái Nguyên là điểm chuyển tiếp giữa miền xuôi và miền ngược, huyện Phú Lương có nhiều dân tộc sinh sống, đây là một trong những nét cơ bản tạo nên những nét văn
  30. 23 hóa chung của dân cư ở đây, là điểm hội tụ giao thoa văn hóa giữa các dân tộc anh em đang sinh sống trên địa bàn huyện. Các dân tộc trên địa bàn Phú Lương sống xen kẽ nhau trong các làng, bản trên khắp địa bàn huyện. Cư dân Phú Lương có đời sống văn hóa, tinh thần phong phú đa dạng, có nhiều lễ hội trong năm như: Tết nguyên đán, lễ hội khai xuân, cầu mùa, tết thanh minh, lễ thượng điền, lễ hạ điền tùy theo mỗi xóm mà có ngày hội chính. Trên địa bàn huyện có một số công trình văn hóa, nghệ thuật thể hiện đời sống tâm linh của nhân dân như: Đền Đuổm, đền Giang Tiên, đền Phủ Bà 3.1.2.4. Cơ sở hạ tầng Trong 6 năm thực hiện Chương trình xây dựng NTM, toàn huyện đã cải tạo và nâng cấp được 222 công trình với trên 160 km đường bê tông nông thôn trục xã, liên xã, liên xóm. Đến nay, toàn huyện có 193,2 km/204,2 km đường trục xã đạt chuẩn; 194,37 km/344,57km đường trục thôn đạt chuẩn; 185,06 km/371 km đường trục xóm không lầy lội vào mùa mưa. Hệ thống thủy lợi được tập trung cải tạo, nâng cấp cơ bản đáp ứng yêu cầu tưới tiêu, phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của nhân dân. Hệ thống điện nông thôn được quan tâm cải tạo, nâng cấp: xây dựng 40 trạm biến áp, cải tạo và nâng cấp 144 km đường điện. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn đạt trên 98% hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện đạt 85,5%, đảm bảo cung cấp điện hục vụ sản xuất, dân sinh nông thôn. Mạng lưới bưu chính viễn thông từng bước được nâng cấp và hiện đại hóa: 100% số xã có điểm Bưu điện văn hóa xã, có mạng lưới Internet đến trung tâm xã. Đầu tư nâng cấp, xây mới 26 trường học; mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở được củng cố, xây dựng mới được 12 trạm y tế, sửa chữa nâng cấp 4 trạm y tế. Toàn huyện có 13/13 xã đã xây dựng nhà văn hóa xã đat tiêu chuẩn, 249/253 xóm có nhà văn hóa xóm đạt chuẩn.
  31. 24 3.1.3. Khái quát về cơ sở thực tập 3.1.3.1. Khái quát về huyện Phú Lương Huyện Phú Lương là huyện năm ở phía bắc của tỉnh Thái Nguyên có diện tích đất tự nhiên là 368.82km2 với dân số là 107.409 người, mật độ dân số 291 người/km2 huyện có 13 đợ vị hành chính gồm 13 xã là: Ôn Lương, Yên Lạc, Phú Đô, Tức Tranh, Vô Tranh, Động Đạt, Phủ Lý, Phấn Mễ, Yên Ninh, Hợp Thành, Cổ Lũng, Yên Đổ, Yên Trạch và hai thị trấn là Đu và Giang Tiên. 3.1.3.2. Hệ thống tổ chức của Uỷ ban nhân dân huyện Phú Lương Huyện Phú Lương gồm 14 phòng ban chuyên môn bao gồm: Phòng Nội vụ, phòng Tư pháp, phòng Tài chính Kế hoạch, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, phòng Văn hóa và Thông tin, phòng Giáo dục và Đào tạo, phòng Y tế, phòng Thanh tra, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Kinh tế hạ tầng, phòng Dân tộc. Hệ thống tổ chức Uỷ ban nhân dân huyện thể hiện qua hình 3.2
  32. 25 Chủ tịch Các phó chủ tịch Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Tài giáo Lao Văn Phòng Kinh tế chính dục - động – hóa – Nội v ụ - Hạ Kế Đào TB và Thông tầng hoạch tạo Xã hội tin Văn Phòng Phòng Phòng phòng Nông Phòng Tài Phòng Thanh HĐND – nghiệp Dân nguyên Y tế tra UBND và tộc và Môi huyện PTNT trường Hình 3.2. Sơ đồ hệ thống tổ chức của UBND huyện Phú Lương (Nguồn: Uỷ ban nhân dân huyện Phú Lương)
  33. 26 3.2. Vai trò của các cấp chính quyền trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Phú Lương 3.2.2. Chính quyền cấp huyện 3.2.2.1. Cơ cấu tổ chức của Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Phú Lương Ban chỉ đạo xây dựng NTM huyện Phú Lương hiện có 1 Trưởng ban chỉ đạo, 1 Phó ban thường trực, 2 Phó trưởng ban và các Uỷ viên ban chỉ đạo. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Ban chỉ đạo xây dựng NTM của huyện Phú Lương được thể hiện qua hình 3.2 Trưởng ban chỉ đạo Nguyễn Thị Mai Phó trưởng ban Các Uỷ viên ban chỉ Phó trưởng ban TT Hoàng Duy Hưng đạo (các trưởng của Phạm Bình Công các phòng, ban được Nguyễn Thúy Hằng phân công) Hình 3.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ban chỉ đạo xây dựng NTM huyện Phú Lương Để đảm bảo cho hoạt động của BCĐ hiệu quả, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, UBND huyện Phú Lương luôn quan tâm hoàn thiện công tác kiện toàn các chức danh theo quy định. 3.2.2.2. Vai trò của Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Phú Lương - Trưởng Ban chỉ đạo: Đồng chí Nguyễn Thị Mai - TUV, Bí thư Huyện ủy + Phụ trách chung, điều hành mọi hoạt động của BCĐ; tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn huyện.
  34. 27 + Chủ trì và kết luận các cuộc họp của BCĐ để quyết định những nội dung chiến lược, quan trọng nhằm đảm bảo triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết. + Chỉ đạo công tác sơ kết, tổng kết theo quy định. + Chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ Huyện ủy, BCĐ thực hiện Chương trình NTM tỉnh Thái Nguyên về kết quả chỉ đạo thực hiện Nghị quyết. - Phó Trưởng ban thường trực: Đồng chí Phạm Bình Công - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện + Thay mặt Trưởng ban chủ trì và điều phối hoạt động chung của BCĐ, điều hành và giải quyết các công việc của BCĐ khi trưởng ban ủy quyền. + Giúp Trưởng ban đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các phòng, ban, ngành có liên quan và BCĐ xây dựng nông thôn mới các xã trong việc triển khai thực hiện Chương trình giai đoạn 2017 - 2020; đề xuất các biện pháp, giải pháp chỉ đạo kịp thời. + Tham mưu cho Trưởng ban chỉ đạo các đơn vị chức năng thực hiện nội dung liên quan đến lĩnh vực nội chính: Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh, an ninh trật tự xã hội. + Thay mặt Trưởng ban xử lý các công việc thường xuyên của BCĐ, tổ chức các cuộc họp định kỳ và đột xuất. + Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban phân công. Phó trưởng ban: Đồng chí Hoàng Duy Hưng - Uỷ viên BTV HU, Phó Chủ tịch UBND huyện + Tham mưu cho Trưởng ban và Phó Trưởng ban thường trực trong hoạt động của BCĐ. Quản lý, chỉ đạo, điều hành các đơn vị chức năng thuộc lĩnh vực kinh tế tổng hợp thực hiện nhiệm vụ: Xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, tài nguyên và môi trường; chỉ đạo xây dựng kế hoạch hàng năm và dài hạn, công tác quy hoạch xây dựng nông
  35. 28 thôn mới, đề án xây dựng nông thôn mới, đề án phát triển nâng cao thu nhập cho người dân theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. + Chủ trì các cuộc họp BCĐ khi được sự ủy quyền của Trưởng ban, hoặc Phó Trưởng ban Thường trực. + Tổng hợp định kỳ báo cáo kết quả thực hiện với BCĐ tỉnh, Thường trực Huyện ủy, UBND huyện. + Chỉ đạo, điều hành chung các hoạt động của Văn phòng diều phối chương trình xây dựng NTM huyện trong tham mưu, giúp việc cho Ban Chỉ đạo huyện. + Thực hiện những nhiệm vụ khác do Trưởng Ban Chỉ đạo phân công. Phó trưởng ban: Đồng chí Nguyễn Thúy Hằng - Uỷ viên BCH Đảng bộ huyện, Phó Chủ tịch UBND huyện + Tham mưu cho Trưởng ban và Phó Trưởng ban Thường trực trong hoạt động của BCĐ. Quản lý, chỉ đạo, điều hành các đơn vị chức năng thuộc lĩnh vực văn hóa - xã hội thực hiện nhiệm vụ: Cơ sở vật chất trường học, văn hóa, y tế trên địa bàn các xã đạt chuẩn; công tác giảm nghèo; tỷ lệ người lao động có việc làm thường xuyên trên dân số trong độ tuổi lao động, tỷ lệ người dân tham gia BHYT, tỷ lệ xóm đạt tiêu chuẩn văn hóa theo theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. + Chỉ đạo xây dựng kế hoạch tuyên truyền thực hiện Nghị quyết TW 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn huyện. + Thực hiện những nhiệm vụ khác do Trưởng Ban Chỉ đạo phân công. Các Uỷ viên ban chỉ đạo: - Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT - Ủy viên Thường trực: Phan Văn Tường + Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của ngành giúp Trưởng BCĐ thực hiện chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương xây dựng phương án sản xuất cho khu vườn mẫu, xây dựng các mô hình phát triển sản xuất hàng hóa tập trung, gắn
  36. 29 với cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng, ứng dụng công nghệ cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc chứng nhận VIETGAP nhằm tăng thu nhập cho người dân. Triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ thúc đẩy hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng cánh đồng lớn; chịu trách nhiệm hướng dẫn, đánh giá tiêu chí Tổ chức sản xuất; Thủy lợi; Môi trường (chỉ tiêu 17.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy định; chỉ tiêu 17.7. Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường). + Phối hợp với Chi cục Thống kê thực hiện rà soát, đánh giá thu nhập của người dân ở các xã qua từng năm theo tiêu chí số 10 - Thu nhập. - Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch + Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của ngành giúp Trưởng ban hướng dẫn, quản lý thực hiện, theo dõi và đánh giá kết quả thực hiện hàng năm về nguồn lực đầu tư, tiến độ giải ngân nguồn vốn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. +Tham mưu lập kế hoạch, lồng ghép, cân đối, bổ sung các nguồn kinh phí để thực hiện có hiệu quả Chương trình giai đoạn 2017-2020; đề xuất cơ chế huy động nguồn lực, tạo nguồn vốn, hỗ trợ xã nông thôn mới, xã nông thôn mới kiểu mẫu, xóm nông thôn mới kiểu mẫu, hộ gia đình nông thôn mới năm 2017 và giai đoạn 2017-2020. + Hướng dẫn các thủ tục thanh quyết toán. Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng: Đ/c Bàn Toàn Thắng + Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của ngành giúp Trưởng ban chỉ đạo trong việc hướng dẫn, quản lý, tổ chức thực hiện, theo dõi đánh giá, quản lý quy hoạch nông thôn mới và xây dựng kết cấu hạ tầng như: Hạ tầng nông thôn, hạ tầng giao thông, chợ nông thôn, hạ tầng đô thị, hạ tầng các cụm, khu công nghiệp, hạ tầng điện, các Chương trình hỗ trợ làm nhà ở cho đối tượng người có công, hộ nghèo trên địa bàn.
  37. 30 + Hướng dẫn các xã tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch xã nông thôn mới. Tham mưu quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã, vùng sản xuất tập trung, nghĩa trang; thiết kế mẫu khu vườn mẫu, hộ gia đình, xóm, xã nông thôn mới kiểu mẫu; + Phối hợp với UBND các xã rà soát, điều chỉnh thiết kế mẫu các cấp đường giao thông nông thôn phù hợp với quy định, tham mưu hướng dẫn cắm các loại biển báo giao thông; + Tham mưu cho huyện triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm theo hướng dẫn của Trung ương hướng dẫn, đánh giá các xã thực hiện tiêu chí Quy hoach, Giao thông, Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn và Nhà ở dân cư theo bộ tiêu chí của tỉnh Thái Nguyên. - Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường: Đ/c Phạm Hữu Hoàn + Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của ngành giúp Trưởng ban chỉ đạo, hướng dẫn các xã thiết kế, quy hoạch các điểm thu gom rác thải tại các xóm, hướng dẫn người dân thực hiện phân loại, thu gom, xử lý rác thải trong sản xuất, sinh hoạt tại hộ gia đình và khu dân cư tập trung tạo chuyển biến rõ nét về vệ sinh, cảnh quan, môi trường nông thôn theo hướng xanh - sạch - đẹp, bền vững. Chịu trách nhiệm hướng dẫn, đánh giá tiêu chí Môi trường và An toàn thực phẩm (chỉ tiêu 17.2. Tỷ lệ cơ sở sản xuất-kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường; chỉ tiêu 17.3. Xây dựng cảnh quan, môi trường xanh-sạch-đẹp, an toàn; chỉ tiêu 17.5. Chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất-kinh doanh được thu gom, xử lý theo quy định). - Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo: Đ/C Nguyễn Đức Dũng + Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của ngành giúp Trưởng ban quản lý, theo dõi, đánh giá kết quả hàng năm thực lĩnh vực giáo dục - đào tạo, trường học tại các xã trên địa bàn huyện; thực hiện hoàn thiện hệ thống các công
  38. 31 trình phục vụ việc chuẩn hóa về giáo dục trên địa bàn các xã theo tiêu chí Trường học và tiêu chí Giáo dục và Đào tạo. + Chủ trì, phối hợp với Phòng Lao động - TB&XH hướng dẫn, đánh giá lệ lao động qua đào tạo theo tiêu chí Giáo dục và Đào tạo (mục 14.3) Bộ tiêu chí của tỉnh Thái Nguyên. - Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội: Đ/C Trịnh Kim Thúy + Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của ngành tham mưu lồng ghép Chương trình giảm nghèo bền vững hỗ trợ thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới; chịu trách nhiệm hướng dẫn, đánh giá tiêu chí Hộ nghèo; Lao động có việc làm; Giáo dục và Đào tạo (chỉ tiêu 14.3. Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo); Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật (chỉ tiêu 18.6 Đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đinhg; bảo vệ và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội). +Phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo đánh giá lệ lao động qua đào tạo theo tiêu chí 14 (mục 14.3) Bộ tiêu chí của tỉnh Thái Nguyên. - Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin - Ủy viên: Bùi Quang Sơn + Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của ngành giúp Trưởng BCĐ hướng dẫn quản lý, theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện hàng năm thuộc lĩnh vực văn hoá – thông tin tại các xã trên địa bàn huyện theo tiêu chí Cơ sở vật chất văn hóa, Thông tin và truyền thông, Văn hóa của Bộ tiêu chí của tỉnh Thái Nguyên. + Hướng dẫn các tổ chức, đơn vị và nhân dân trên địa bàn huyện thực hiện các phong trào văn hoá, văn nghệ, luyện tập thể dục, thể thao; xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; bảo vệ các di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh; bảo vệ, tôn tạo, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch, môi trường du lịch, khu du lịch, điểm du lịch trên địa bàn huyện; +Hướng dẫn các xã thực hiện hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa, thể thao trên địa bàn xã;
  39. 32 + Chỉ đạo các đơn vị kinh doanh dịch vụ thông tin và truyền thông xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống bưu chính, viễn thông trên địa bàn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Xây dựng chương trình truyền thông, in tờ rơi, băng, đĩa phục vụ công tác tuyên truyền. - Trưởng Phòng Y tế: Đ/C Nguyễn Quang Hưng + Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của ngành giúp Trưởng Ban Chỉ đạo trong việc hướng dẫn, quản lý, tổ chức thực hiện theo dõi đánh giá kết quả thực hiện hàng năm thuộc lĩnh vực y tế tại các xã trên địa bàn huyện theo tiêu chí Y tế; tiêu chí môi trường (chỉ tiêu 17.6. tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch; chỉ tiêu 17.8. Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm). + Hướng dẫn các địa phương thực hiện hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ chuẩn hóa về y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn xã; thống kê đầy đủ số lượng người dân tham gia bảo hiểm y tế. - Trưởng Phòng Nội vụ: Đ/C Nguyễn Tiến Tuệ + Căn cứ chức năng nhiệm vụ của ngành, giúp Trưởng ban trong việc hướng dẫn các xã thực hiện Tiêu chí: Chấp hành pháp luật, thực hiện quy ước, hương ước của cộng đồng dân cư; tham mưu kịp thời thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong xây dựng nông thôn mới, đẩy mạnh phong trào; Thái Nguyên chung sức xây dựng nông thôn mới; chịu trách nhiệm hướng dẫn, đánh giá tiêu chí Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật (chỉ tiêu 18.1. Cán bộ, công chức xã đạt chuẩn, 18.2. Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định, 18.3. Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn; trong sạch, vững mạnh; 18.4. Tổ chức chính trị-xã hội của xã đạt loại khá trở lên).
  40. 33 - Trưởng phòng Tư pháp: + Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của ngành giúp Trưởng ban Chỉ đạo trong việc hướng dẫn, đánh giá tiêu chí Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật (chỉ tiêu 18.5. Xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định). - Trưởng Công an huyện: Đ/C Đào Thế Hưng + Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của ngành giúp Trưởng ban Chỉ đạo trong việc hướng dẫn, đánh giá tiêu chí Quốc phòng và An ninh (chỉ tiêu 19.2. Xã đạt chuẩn an toàn về an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên: không có khiếu kiện đông người kéo dài; không để xảy ra trọng án; tội phạm và tệ nạn xã hội (ma túy, trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút) được kiềm chế, giảm liên tục so với các năm trước). - Trưởng BCH quân sự huyện: Đ/C Nguyễn Huy Ngọc + Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của ngành giúp Trưởng ban Chỉ đạo trong việc hướng dẫn, đánh giá tiêu chí Quốc phòng và An ninh (chỉ tiêu 19.1 Xây dựng lực lượng dân quân;vững mạnh, rộng khắp; và hoàn thành các chỉ tiêu quốc phòng). - Chi cục trưởng Chi cục Thống kê huyện: Đ/C Phạm Văn Việt Hà Chủ trì, phối hợp với với phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các ngành liên quan rà soát, theo dõi đánh giá kết quả thực hiện hàng năm về thu nhập của người dân ở các xã trên địa bàn huyện. Chịu trách nhiệm hướng dẫn, đánh giá tiêu chí Thu nhập. - Giám đốc Điện lực Phú Lương: Đ/C Nguyễn Ngọc Lâm Xây dựng kế hoạch quản lý, phương án củng cố, nâng cấp hệ thống điện lưới đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện, mở rộng mạng lưới cung cấp điện tới các xóm, xã vùng sâu vùng xa của huyện theo tiêu chí Điện. - Trưởng Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện: Đ/C Dương Tuấn Dũng Phối hợp với các ngành liên quan xây dựng chuyên mục tuyên truyền về Chương trình xây dựng nông thôn mới; tăng cường công tác thôn tin tuyên
  41. 34 truyển, động viên mọi tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới; thường xuyên cập nhật, đưa tin về các mô hình, các điển hình tiên tiến, sáng kiến và kinh nghiệm hay về xây dựng nông thôn mới để phổ. - Giám đốc Chi nhánh NH Nông nghiệp và PTNT huyện Phú Lương: Đ/C Nguyễn Hồng Huệ Chịu trách nhiệm phổ biến chủ trương, cơ chế chính sách liên quan đến Chương trình cho các điểm giao dịch trên địa bàn; hướng dẫn các thủ tục, điều kiện để nhân dân được vay vốn triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới. biến và nhân diện, nhằm khơi dậy Phong trào “Toàn dân chung tay xây dựng nông thôn mới”. - Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Phú Lương Phụ trách công tác tín dụng, cho vay vốn xóa đói giảm nghèo, phát triển sản xuất trên địa bàn huyện. Huy động các nguồn vốn, quản lý các nguồn vốn trên cơ sở chính sách đầu tư của Nhà nước vào lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Xây dựng các chương trình dự án nhằm huy động các nguồn vốn của Nhà nước để đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. - Các đồng chí đại diện lãnh đạo các đơn vị: Ban Dân vận, Ban Tuyên giáo Huyện ủy, Ủy ban MTTQ, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Huyện đoàn: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị giúp Trưởng BCĐ trong việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, cơ chế, chính sách có liên quan và vận động các tầng lớp nhân dân cùng tham gia thực hiện cuộc vận động: Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với thực hiện Chương trình Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017 - 2020.
  42. 35 Bảng 3.3: Phân các thành viên BCĐ phụ trách xã TT Tên xã Thành viên BCĐ phụ trách địa bàn xã - Chủ tịch Hội Nông dân huyện 1 Xã Cổ Lũng - Trưởng Phòng Tài nguyên - Môi trường 2 Xã Phấn Mễ - Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy - Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện 3 Xã Tức Tranh - Giám đốc Điện lực Phú Lương - Giám đốc Ngân hàng CSXH 4 Xã Ôn Lương - Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội 5 Xã Vô Tranh - Trưởng Phòng Tài chính - Kế hoạch - Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy 6 Xã Yên Đổ - Trưởng phòng Tư pháp huyện - Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo 7 Xã Động Đạt - Chỉ huy Trưởng ban chỉ huy quân sự huyện - Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin 8 Xã Hợp Thành - Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT - Bí thư Huyện đoàn 9 Xã Phú Đô - Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng 10 Xã Phủ Lý - Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện - Trưởng Công an huyện 11 Xã Yên Ninh - Trưởng Phòng Y tế - Trưởng phòng Nội vụ 12 Xã Yên Lạc - Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng NN và PTNT Phú Lương - Trưởng Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện 13 Xã Yên Trạch - Chi cục trưởng Chi cục Thống kê huyện (Nguồn: Thông báo của BCĐ thực hiện nghị quyết Trương ương 7 huyện Phú Lương)
  43. 36 Qua bảng 3.2 ta thấy sự phân công rõ ràng của Ban chỉ đạo phụ trách từng xã. Việc phân công phụ trách các xã rõ ràng sẽ giúp cho việc hướng dẫn chỉ đạo của BCĐ đươc rõ ràng, tránh tình trạng chức năng, nhiệm vụ bị chồng chéo. Chính vì có sự phân công rõ ràng như vậy mà qua 8 năm thwucj hiện xây dựng NTM đã có 9 xã đạt chuẩn NTM, các xã còn lại đang trong quá trình hoàn thiện và không còn xã nào đạt dưới 10 chỉ tiêu. Như vậy ta thấy được sự phân công rõ ràng cho các ban, Phòng ban là vô cùng quan trọng để phối hợp với cán bộ NTM xã thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. 3.2.2.3. Vai trò của chính quyền cấp xã trong xây dựng NTM. Trên địa huyện Phú Lương, cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM ở 13 xã của huyện Phú Lương. Tôi nhận thấy cấp ủy chính quyền các xã có một vai trò hết sức quan trọng mang tính quyết định trong việc thực hiện thành công chương trình này. Ở các xã trên địa bàn nghiên cứu đang thực hiện tốt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM, Ủy ban nhân dân các xã đã làm tốt những công việc quan trọng tạo động lực cho cả hệ thống chính trị vào cuộc, như ở 13 xã sau khi tiếp nhận chủ trương về Chương trình MTQG về xây dựng NTM, ra nghị quyết chuyên đề kế hoạch, lộ trình, các bước trong xây dựng NTM của cấp ủy, chính quyền các xã đã bắt tay vào thực hiện. Các xã nhanh chóng thành lập ban chỉ đạo, ban xây dựng của các xã và tiểu ban xây dựng đề án xây dựng NTM. Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, Uỷ ban nhân dân các xã đã chủ động tổ chức triển khai, tuyên truyền cho cán bộ và nhân dân về Chương trình xây dưng NTM, các xã đã chủ động phối hợp với Uỷ ban mặt trận tổ quốc xã triển khai nhiều cuộc họp dân để tuyên truyền, vận động nhân dân và các thành viên của các tổ chức quần chúng cùng thực hiện, hướng dẫn các xóm tổ chức họp triển khai đồng bộ đều đến các hộ gia đình. Đài truyền thanh của các xã liên tục phát các thông tin về xây dựng NTM, thông báo kịp thời chủ trương,
  44. 37 nghị quyết, quyết định của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân xã đến mọi người dân. Các xã kịp thời phát hiện, động viên khen thưởng những cá nhân, tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, phát hiện và giải quyết những thắc mắc của người dân trong quá trình thực hiện. Phát huy tối đa quyền làm chủ của nhân dân thực hiện các tiêu chí xây dựng cơ sở hạ tầng như đường giao thông, nhà văn hóa, cư sở vật chất các trường học, vì vậy được nhân dân đồng tình ủng hộ và hưởng ứng cao. Với sự vào cuộc tích cực, chủ động, có trách nhiệm cao, cấp ủy, chính quyền, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị, xã hội của các xã đã thực hiện sớm những công việc cần phải làm trong quá trình thực hiện xây dựng NTM như chỉ đạo và thực hiện tốt công tác xây dựng quy hoạch và công bố quy hoạch théo đúng hướng dẫn của cấp trên và đã sớm đạt được tiêu chí về quy hoạch, vận động nhân dân tham gia hiến đất và đóng góp vốn xây dựng giao thông nông thôn và giao thông nội đồng. Chính quyền các xã còn chủ động ra soát và tổ chức thực hiện quyết liệt các tiêu chí về trường học, điện, cơ sở vật chất văn hóa, bưu điện, nhà ở dân cư, nâng cao thu nhập bình quân đầu người, thực hiện các giải pháp giảm nghèo như hỗ trợ người nghèo vay vốn, tạo điều kiện thuận lợi nhất để người lao động đi xuất khẩu lao động, thành lập các tổ vay vốn tín dụng qua ngân hàng chính sách. Các xã này đã tổ chức nhiều lớp đào tạo nghề cho người lao động qua trung tâm đào tạo nghề của huyện, người dân được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã thực hiện đăng ký kinh doanh, xác nhận các hồ sơ về bảo vệ môi trường theo quy định gắn liền với kiểm tra, kiểm soát ô nhiềm môi trường, các xã rất chủ động trong việc giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội, chỉ đạo phòng ngừa tốt, không để xảy ra trên địa bàn các hoạt động chống Đảng, chống chính quyền, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, phá hoại các mục tiêu kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng. Các xã thường xuyên tuyên truyền, không để xây ra gây rối an ninh trật tự, mâu thuẫn, tranh chấp
  45. 38 phức tạp, khiếu nại, khiếu kiện đông người trái pháp luật, phòng ngừa tội phạm, tệ nạn xã hội trên địa bàn. Vai trò của lãnh đạo cấp cơ sở, hệ thống chính trị cơ sở trong xây dựng NTM, hệ thống chính trị cơ sở trong xây dựng NTM từ cấp ủy Đảng, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể đã được phát huy. Trên cơ sở tiếp thu chủ trương, hướng dẫn của cấp trên, ban Thường vụ Đảng ủy đã ban hành các văn bản, chỉ thị, nghị quyêt sát đúng, phù hợp với tình hình của địa phương, tiến hành họp BCH Đảng bộ mở rộng gồm: các ngành, đoàn thể trong khối mặt trận; các đồng chí bí thư, xóm trưởng, các chi hội trưởng Đồng thời phân công nhiệm vụ cho các ngành, đoàn thể trực tiếp phụ trách thực hiện về mặt cơ sở, nắm bắt kịp thời tình hình phản ánh với Đảng ủy, chính quyền xã để có phương án giải quyết kịp thời. Nhiệm vụ được phân công như sau: Bí thư đảng ủy là trưởng ban chỉ đạo, các đồng chí Phó bí thư thường trực đảng ủy là phó ban thường trực, đồng chí phó bí thưu chủ tịch Uỷ ban nhân dân là phó ban, các phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, Uỷ ban mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị là ủy viên, bí thư các chi bộ là ủy viên. Thành lập ban xây dựng NTM của xã do chủ tịch nhân dân xã làm trưởng ban, các phó chủ tịch là phó ban, cán bộ kế toán, văn phòng, địa chính, địa chính xây dựng, các trưởng xóm là ủy viên.Các tiểu ban xây dựng NTM của xóm bí thư chi bộ làm tiểu trưởng ban, trưởng xóm là phó tiểu ban, mặt trận tổ quốc các đoàn thể chính trị là ủy viên. Dưới sự lãnh đạo của Đảng điều hành của chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành đoàn thể chính trị trong công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia xây dựng NTM bộ mặt nông thôn đã từng bước khởi sắc, một số xã đã về đích và các xã còn lại đang trong quá trình phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành xã NTM. Qua đó chúng ta thấy toàn bộ hệ thống chính trị cấp cơ sở được phân công thực hiện theo hệ thống dọc từ trên xuống, thể hiện rõ vai trò lãnh đạo
  46. 39 của từng cấp, từng lĩnh vực được phân công, có sự ràng buộc lẫn nhau, cần có sự phối hợp chặt chẽ trong thực hiện nhiệm vụ. ở đây vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng lãnh đạo toàn diện, chính quyền tổ chức triển khai thực hiện. Hội đồng nhân dân giám sát, Uỷ ban MTTQ các đoàn thể vừa giữu vai trò giám sát việc thực hiện vừa thực hiện tuyên truyền vận động hội viên và nhân dân tham gia xây dựng NTM, các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị hành chính sự nghiệp, HTX nông lâm nghiệp cùng phối hợp thực hiện xây dựng 19 tiêu chí NTM. Tóm lại, vai trò lãnh đạo cấp cơ sở trong công tác xây dựng NTM vô cùng quan trọng đòi hỏi cấp ủy, chính quyền, mặt trận tổ quốc các đoàn thể chính trị phối hợp chặt chẽ, chỉ đạo quyết liệt trong việc thực hiện đề án, đồ án. Thu hút các nguồn lực, các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài kết hợp nội lực bên trong tạo ra sức mạnh tổng hợp, tranh thủ ủng hộ của nhân dân cùng chung tay, chung sức để xây dựng thành công NTM. 3.3. Kết quả thực tập 3.3.1. Nội dung thực tập và công việc cụ thể tại cơ sở thực tập Bảng 3.3: Nội dung thực tập và những công việc cụ thể tại cơ sở thực tập Thời gian Kết quả công TT Nội dung công việc Người thực hiện thực hiện việc Ổn định sinh Nhận địa bàn thực 6/8/2018 – 1 SV: Đỗ Thị Toán hoạt. Bắt đầu tập 7/2/2018 công việc thực tập Tham gia tình - Các sinh viên khoa 8/8/2018 – 2 nguyện tại xã Tức KT&PTNT 11/8/2018 Tranh - SV: Đỗ Thị Toán - PTP Nông nghiệp Tham gia tập huấn Nắm kỹ được kỹ &PTNT: Ma Tiến tiêu chí tổ chức sản năng cơ bản tập 3 13/8/2018 Kốp xuất tại xã Tức trung và tập huấn - Giảng viên: Tranh cho người dân. Nguyễn Mạnh
  47. 40 Thời gian Kết quả công TT Nội dung công việc Người thực hiện thực hiện việc Thắng - Cán bộ văn phòng Điều phối xây dựng NTM - SV: Đỗ Thị Toán Tham gia kiểm tra - TP NN&PTNT: Nắm chắc kỹ tiến độ thực hiện Phan Văn Tường năng kiểm tra tiến 4 tiêu chí số 3, tiêu chí 15 – 17/8/2018 - Các cán bộ tại độ thực hiện xây số 13, tiêu chí số tại phòng NN & PTNT dựng NTM. xã Động Đạt - SV: Đỗ Thị Toán Nắm chắc kỹ 5 Soạn thảo văn bản 18 – 19/8/2018 SV: Đỗ Thị Toán năng soạn thảo văn bản - Cán bộ phòng Nắm được cách tổ Tham gia phát pano, NN&PTNT: Bùi 6 22– 25/8/2018 chức phát pano, áp phích cho các xã Ngọc Toàn áp phích. - SV: Đỗ Thị Toán Chuẩn bị cho công - Cán bộ văn phòng tác giới thiệu sản Nắm được công điều phối xây dựng phẩm tại gian hàng 27/8/2018 – tác chuẩn bị và 7 NTM, Phòng Kinh triển lãm sản phẩm 8/9/2018 tham gia giới tế - Hạ tầng. tiêu biểu huyện Phú thiệu sản phẩm. - SV: Đỗ Thị Toán Lương. Nắm chắc kỹ 8 Soạn thảo văn bản 14/9/2018 SV: Đỗ Thị Toán năng soạn thảo văn bản Đưa công văn đến 9 17/9/2018 SV: Đỗ Thị Toán các phòng ban
  48. 41 Thời gian Kết quả công TT Nội dung công việc Người thực hiện thực hiện việc - Các thành viên của BCĐ xây dựng Tham gia kiểm tra Nắm chắc kỹ NTM của huyện. tiến độ thực hiện 19 năng kiểm tra tiến 10 21 – 22/9/2018 - Cán bộ các phòng tiêu chí của xã Phú độ thực hiện xây ban thuộc ban chỉ Đô dựng NTM đạo. - SV: Đỗ Thị Toán - Các thành viên của BCĐ xây dựng Tham gia kiểm tra Nắm chắc kỹ NTM của huyện. tiến độ thực hiện 19 năng kiểm tra tiến 11 25 – 26/9/2018 - Cán bộ các phòng tiêu chí của xã Hợp độ thực hiện xây ban thuộc ban chỉ Thành. dựng NTM đạo. - SV: Đỗ Thị Toán Hoàn thiện báo cáo kết quả ra soát kết - Đ/C: Bùi Ngọc Nắm chắc được quả thực hiện 19 tiêu 27/9/2018 – Toàn, Nguyễn Minh 12 kỹ năng hoàn chí 9 tháng đầu năm 2/10/2018 Khôi. thiện báo cáo. của xã Phú Đô và xã - SV: Đỗ Thị Toán Hợp Thành. Ghi chép vào sổ các Phân biệt được công văn đến và các loại văn bản 13 3 – 4/10/2018 SV: Đỗ Thị Toán công văn đi của 9 quy phạm pháp tháng đầu năm 2018. luật. Tham gia họp báo - Thành viên của Nắm được kỹ cáo kết quả thực BCĐ xây dựng năng tổ chức 1 14 7/10/2018 hiện xây dựng NTM NTM huyện. cuộc họp, kỹ năng 9 tháng đầu năm, - Cán bộ các phòng triển khai công
  49. 42 Thời gian Kết quả công TT Nội dung công việc Người thực hiện thực hiện việc nhiệm vụ của 3 ban thuộc BCĐ xây việc. tháng cuối năm. dựng NTM. - SV: Đỗ Thị Toán Tham gia phát đông - Cán bộ phòng chương trình tình NN&PTNT: Bùi Nắm được kỹ 15 nguyện mùa đông 12/10/2018 Ngọc Toàn, Nguyễn năng tổ chức 1 năm 2018 tại xã Phú Minh Khôi cuộc phát động. Đô - SV: Đỗ Thị Toán Tham gia hoàn thiện -Cán bộ văn phòng báo cáo kết quả thực điều phối xây dựng Nắm kỹ được kỹ 16 – 16 hiện xây dựng NTM NTM huyện Phú năng hoàn thiện 20/10/2018 9 tháng đầu năm Lương báo cáo. 2018 - SV: Đỗ Thị Toán. - Cán bộ văn phòng Điều phối xây dựng NTM huyện Phú Tham gia tập huấn Nắm được kỹ Lương. 17 tổ chức sản xuất tại 22/10/2018 năng tổ chức 1 - Giảng viên: xã Tức Tranh buổi tập huấn. Nguyễn Mạnh Thắng - SV: Đỗ Thị Toán - Cán bộ các phòng Tham gia tập huấn ban được đi tập huấn Nắm được kỹ chia sẻ kinh nghiệm tham quan kinh năng thuyết trình, 18 xây dựng NTM kiểu 23/10/2018 nghiệm xây dựng trình bày, chia sẻ mẫu tại xã Tức NTM tại Hà Tĩnh kinh nghiệm. Tranh - SV: Đỗ Thị Toán 19 Kiểm tra thực hiện 30/10/2018 - TP nông nghiệp và Nắm được cách
  50. 43 Thời gian Kết quả công TT Nội dung công việc Người thực hiện thực hiện việc tiêu chí xóm NTM phát triển nông thôn kiểm tra tiến độ (xóm Ao Trám, xã cùng cán bộ văn của xóm NTM Động Đạt) phòng điều phối xây kiểu mẫu. dựng NTM. - SV: Đỗ Thị Toán Hoàn thiện báo cáo - Cán bộ phòng kết quả kiểm tra tiến NN&PTNT: Bùi Hoàn thiện kỹ 20 độ thực hiện tiêu chí 1 – 2/11/2018 Ngọc Toàn, Nguyễn năng làm báo cáo. xóm NTM (xóm Ao Minh Khôi Trám, xã Động Đạt) - SV: Đỗ Thị Toán Biết được địa Gửi công văn đến 21 3/11/2018 SV: Đỗ Thị Toán điểm các phòng các phòng ban bán. - Xin dấu xác nhận TP: Phan Văn Kết thúc thực tập tại cơ sở thực tập 22 4/11/2018 Tường và tiến hành làm - Hoàn thiện đề tài SV: Đỗ Thị Toán báo cáo thực tập. thực tập (Nguồn: Tổng hợp của tác giả năm 2018) 3.1.1.1. Tập huấn tiêu chí tổ chức sản xuất tại xã Tức Tranh Vào hồi 8 giờ ngày 13 tháng 8 năm 2018 tại Hội trường xã Tức Tranh gồm có 56 người tham dự và 1 sinh viên thực tập. * Thành phần: - Đ/C Ma Tiến Kốp – PTP nông nghiệp và PTNT, chủ tọa buổi tập huấn. - Đ/C Nuyễn Mạnh Thắng – Giảng viên Khoa KT&PTNT ĐH nông lâm Thái Nguyên
  51. 44 - Đ/C Bùi Ngọc Toàn, Nguyễn Minh Khôi cán bộ văn phòng Điều phối xây dựng NTM huyện Phú Lương. - Đ/C Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND xã Tức Tranh và các cán bộ xã. - Sinh viên thực tập: Đỗ Thị Toán * Nội dung: Sau khi ổn định tổ chức và triển khai các nội dung sau: - Đ/C Ma Tiến Kốp phát biểu và triển khai công việc của buổi tập huấn tiêu chí tổ chức sản xuất. - Đ/C Nguyễn Minh Khôi cùng sinh viên Đỗ Thị Toán phát tài liệu, sách bút cho cho các thành viên tham dự. - Đ/C Nguyễn Mạnh Thắng tiến hành giảng về Tiêu chí tổ chức sản xuất là thành lập HTX, nguyên nhân thành lập, và cách thành lập HTX sản xuất nông nghiệp. - Các thành viên tham dự đưa ra câu hỏi, tranh luận và giảng viên giải đáp thắc mắc. - Thời gian buổi tập huấn kết thúc vào hồi 11h00 ngày 13/8/2018. * Kinh nghiệm rút ra sau buổi tập huấn. - Biết được phương hướng triển khai tổ chức một cuộc tập huấn. - Nắm được nội dung chuẩn bị tài liệu. - Biết lắng nghe các ý kiến, tranh luận, thắc mắc của bà con và lời giải đáp, xử lý thông tin của cán bộ làm công tác tập huấn về tổ chức sản xuất. - Biết tổng hợp, rút gọn những kiến thức trong nội dung tập huấn để bà con nông dân dễ nhớ, dễ thực hiện. 3.1.1.2. Kiểm tra tiến độ thực hiện 19 tiêu chí xã Phú Đô Thời gian vào hồi 8 giờ ngày 20 tháng 8 năm 2018 tại Hội trường xã Phú Đô. * Thành phần - Đ/c Nguyễn Thúy Hằng – Phó trưởng Ban - Đ/C trưởng phòng NN&PTNT: Phan Văn Tường – Uỷ Viên
  52. 45 - Đ/C PTP NN&PTNT Trần Đình Bảy - Đ/C trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng: Bàn Toàn Thắng và Đ/C Bí thư Huyện đoàn phụ trách xã Phú Đô. - Cán bộ văn phòng Điều phối xây dựng NTM huyện. Cán bộ phòng Kinh - tế Hạ tầng và huyện đoàn. - Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch cùng các cán bộ xây dựng NTM xã Phú Đô. - Sinh viên: Đỗ Thị Toán. * Nội dung - Đ/C Nguyễn Thúy Hằng phát biểu triển khai thực hiện 19 tiêu chí xã Phú Đô. - Đ/C PTP NN&PTNT đưa ra nội dung thực hiện kiểm tra. - Sau khi Đ/C PTP NN&PTNT triển khai nội dung kiểm tra. Đ/C chủ tịch UBND xã đọc báo cáo của xã về tiến độ thực hiện xây dựng NTM của xã theo đó đạt 15/19 tiêu chí, trong đó các tiêu chí chưa đạt đó là giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, nhà ở dân cư, thu nhập. Theo đó đồng chí đã nêu ra những tồn tại trong quá trình xây dựng NTM. - Sau khi nêu ra những khó khăn, tồn tại trong xây dựng NTM tại xã. + Khó khăn đó là nguồn vốn thực hiện còn hạn hẹp. + Huy động vốn từ người dân gặp nhiều khó khăn. + Một số người dân vẫn chưa nhận thức rõ về chương trình. - Các Đ/C tổng hợp các giải pháp giải quyết khó khăn để đưa ra giải pháp tốt nhất và đưa ra nhiệm vụ của 3 tháng cuối năm. - Nhiệm vụ 3 tháng cuối năm: + Xã chủ động khắc phục những khó khăn để tiếp thực hiện kế hoạch đã đề ra đầu năm. + Phòng Kinh tế - Hạ tầng và huyện Đoàn đi sâu sát hơn hướng dẫn và đôn đốc thực hiện các tiêu chí chưa đạt.
  53. 46 + Tiếp tực thực hiện các tiêu chí chưa đạt theo đúng kế hoạch đề ra. + Với các tiêu chí đã đạt xã có trách nhiệm giữ gìn theo đúng tiêu chí đề ra. - Chiều ngày 20 và ngày 21 tháng 8 năm 2018 đoàn kiểm tra đã đi kiểm tra thực tế các tiêu chí xem có đúng như trong báo cáo của xã không. - Kết của kiểm tra thực tế đúng với trong báo cáo của xa. - Đợt kiểm tra kết thúc vào hồi 4h ngày 21 tháng 8 năm 2018. * Kinh nghiệm rút ra từ đợt kiểm tra - Nắm bắt được cách thức, quy trình tổ chức 1 đợt kiểm tra tiến độ thực hiện xây dựng NTM. - Nắm được tình hình triển khai và thực hiện xây dựng NTM của xã. - Nắm được kế hoạch thực hiện trong 3 tháng cuối năm của xã. 3.1.1.3. Họp báo cáo kết quả thực hiện xây dựng NTM 9 tháng đầu năm, nhiệm vụ của 3 tháng cuối năm. Thời gian vào hồi 8h00 ngày 7 tháng 10 năm 2018 tại phòng họp của UBND huyện Phú Lương. * Thành phần - Đ/C Nguyễn Thị Mai – Trưởng ban chỉ đạo – chủ tọa cuộc họp; - Đ/C Phạm Bình Công – Phó trưởng ban thường trực; - Đ/C Hoàng Duy Hưng – Phó trưởng ban; - Đ/C Nguyễn Thúy Hằng – Phó trưởng ban; - Các đồng chí thuộc các phòng ban phụ trách xây dựng NTM; - Chủ tịch của 13 xã trên địa bàn huyện. - Sinh viên: Đỗ Thị Toán * Nội dung - Đ/C Nguyễn Thị Mai – trưởng ban chỉ đạo phát biểu và đưa ra nội dung cuộc họp - Đ/C Nguyễn Minh Khôi phát tài liệu cho cuộc họp.
  54. 47 - Đ/C PTP NN&PTNT huyện Phú Lương Trần Đình Bảy đọc báo cáo kết quả thực hiện xây dựng NTM của huyện. Kết quả tóm tắt như sau: + Quy hoạch: Toàn huyện có 06/13 xã đã thực hiện điều chỉnh quy hoạch là các xã: Cổ Lũng, Tức Tranh, Hợp Thành, Phú Đô, Yên Lạc và yên Ninh. + Giao thông: Năm 2018 huyện Phú Lương được tỉnh phân bổ 7.093 tấn xi măng, huyện đã phân bổ đợt 1 số lượng 3.583,7 tấn cho 32 công trình (03 công trình trả nợ xi măng còn thiếu năm 2017). Đến nay các đơn vị đã tiếp nhận 1.482,5 tấn xi măng, xây dựng 10 km đường GTNT. + Thủy lợi: Thực hiện sửa chữa 07 hồ đập, 03 công trình kênh mương; xây mới 07 công trình kênh mương, đến nay đã hoàn thành 5,09km. + Về điện: Tiếp tục đầu tư cho hệ thống Trạm biến áp và mạng lưới điện trên địa bàn toàn huyện. Thay thế 29km đường giây trung thế, trên 40km đường giây hạ thế, sửa chữa, xây mới 18 trạm biến áp. Duy trì hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, nhân dân được sử dụng mạng lưới điện thường xuyên và an toàn. +Trường học: Đầu tư xây dựng 09 công trình trường học với 24 phòng học. + Cơ sở vật chất văn hóa: Triển khai 13 công trình trong đó xây mới 02 sân thể thao xã, cải tạo 01 NVH xã, xây mới 02, sửa chữa 08 NVH xóm. + Tổ chức sản xuất: Thành lập mới được 06 hợp tác xã nông nghiệp, nâng tổng số hợp tác xã toàn huyện lên 32 HTX (tăng 06 HTX so với năm 2017). Thành lập 03 tổ hợp tác sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP, 02 làng nghề sản xuất chè của xã Vô Tranh, nâng tổng số làng nghề trên huyện được 37 làng nghề. + Giảm nghèo và an sinh XH: Rà soát danh sách 965 hộ nghèo, cận nghèo mới thoát nghèo về nhu cầu vay vốn tín dụng phát triển sản xuất đảm bảo giảm nghèo bền vững. Tổ chức 01 ngày hội việc làm thu hút trên 650 người tham dự, 03 sàn giao dịch việc làm thu hút 10 doanh nghiệp và trên 2000 lao động tham gia. Việc thực hiện các chính sách đối với công tác bảo
  55. 48 trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới, được đặc biệt quan tâm và hoàn thành các chỉ tiêu được giao. Toàn huyện có 08 xã đạt tiêu chí số 11, 13/13 xã đạt tiêu chí số 12. + Vệ sinh môi trường: Tỷ lệ dân số ở nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh của huyện đạt 93,3% (thống kê năm 2017). Toàn huyện có 33 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung (2 công trình đang xây dựng, 1 công trình đang chờ bàn giao) cấp nước cho trên 2.200 hộ dân, trong đó 7 công trình hoạt động bền vững, 17 công trình hoạt động kém hiệu quả, 6 công trình không hoạt động. - Đ/C Trần Đình Bảy đưa ra những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân: + Công tác rà soát, điều chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn mới, cắm mốc chỉ giới chưa hoàn thành theo quy định do nguồn kinh phí thực hiện còn hạn chế. + Đời sống nhân dân còn khó khăn, nên việc thu kinh phí đối ứng khi thực hiện các hạng mục công trình còn chậm. Việc huy động nguồn lực và hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách còn hạn chế làm cho tiến độ thực hiện một số tiêu chí về kết cấu hạ tầng chưa đạt. + Ý thức của Nhân dân trong công tác bảo vệ môi trường còn chưa cao, cảnh quan môi trường chưa được quan tâm bảo vệ, hiện tượng xả rác không đúng nơi quy định còn diễn ra. - Sau khi Đ/C Trần Đình Bảy đọc báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện và đưa ra tồn tại nguyên nhân các thành viên dự họp đã đưa ra ý kiến của mình về giải pháp và kết luận đưa ra nhiệm vụ của 3 tháng cuối năm đó là: + Tiếp tục quan tâm đầu tư hỗ trợ đối với các xã đã hoàn thành 19 tiêu chí NTM để củng cố và nâng cao chất lượng các tiêu chí theo bộ tiêu chí mới. + Ủy ban nhân dân tỉnh sớm cân đối đủ nguồn vốn hằng năm theo đề án tái cơ cấu đã được HĐND tỉnh Quyết nghị và UBND tỉnh phê duyệt để huyện triển khai kịp thời, đạt kết quả.
  56. 49 + Các thành viên BCĐ thường xuyên kiểm tra đôn đốc, hướng dẫn các xã để hoàn thành kế hoạch xây dựng nông thôn mới năm 2018. * Kinh nghiệm rút ra sau cuộc họp - Nắm được cách thức, quy trình tổ chức 1 cuộc họp. - Nắm được các nội dung cơ bản, kế hoach triển khai trong 3 tháng cuối năm cần thực hiện. - Biết được những chỉ đạo, xử lý vướng mắc còn tồn tại. 3.4. Thuận lợi, khó khăn khi triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM và giải pháp nâng cao năng lực cho cán bộ xây dựng NTN huyện Phú Lương. 3.4.1. Thuận lợi Các xã được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của huyện ủy, Uỷ ban nhân dân huyện Phú Lương, các phòng ban của huyện, ban điều phối chương trình NTM của tỉnh về xây dựng NTM các xã, hơn nữa dưới sự chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy đảng, sự điều hành của chính quyền, sự vào cuộc của mặt trận tổ quốc các đoàn thể chính trị, xã hội lãnh đạo các xóm, các đơn vị trên địa bàn, nhân dân trong địa bàn Huyện đã nhân thức được tầm quan trọng về xây dựng thí điểm mô hình NTM, tranh thủ sự ủng hộ hưởng ứng của nhân dân xây dựng mối đoàn kết thống nhất chung tay, chung sức xây dựng NTM. Vị trí địa lý, điều kiện khí hậu và nguồn tài nguyên đất đai thuận lợi cho phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng, phát triển các ngành nghề; tình hình an ninh, chính trị ổn định, cán bộ, đảng viên và nhân dân luôn tin tưởng và chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Chương trình xây dựng NTM đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân địa phương, nên được người dân ủng hộ rất nhiệt tình. Người dân có truyền thống đoàn kết, hiếu học, con cháu thảo hiền, tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng mô hình NTM.
  57. 50 Tập thể cán bộ luôn đoàn kết, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn, các cán bộ cấp huyện là những người có chuyên môn tốt, nắm vững những kiến thức thực tế. 3.4.2. Khó khăn - Chương trình xây dựng NTM là một nhiệm vụ lớn, có nhiều vấn đề mới, trong khi thời gian thực hiện ngắn nên việc triển khai thực hiện có nhiều khó khăn: - Huy động vốn nhiều khu vực điều kiện của người dân chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra cho việc đóng góp xây dựng. - Thu nhập và điều kiện sống của nhân dân còn thấp, gặp nhiều khó khăn trong thực hiện xây dựng NTM. - Nguồn vốn đầu tư từ trung ương đến địa phương còn hạn hẹp, chưa thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư của các tổ chức phi chính phủ, các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài. - Quy hoạch của một số xã vẫn chưa hoàn thành do vấn đề đền bù và giải phóng mặt bằng chưa thuyết phục được người dân. - Một số người dân chưa nhận thức rõ, chưa thực sự hiểu về chương trình xây dựng NTM. - Nguồn nước sạch có những khu vực chưa đảm bảo do ô nhiễm môi trường chưa được đầu tư nguồn nước máy. - Thu nhập đầu người còn thấp do cơ cấu ngành và lao động việc làm. - Việc xử lý rác thải ở nhiều khu vực nông thôn còn gặp nhiều khó khăn, chưa thu gom được rác thải rắn khó tiêu hủy gây ô nhiễm môi trường. - Một số tuyến đường của các thôn chưa được cứng hóa do mật độ dân cư sống thưa thớt, tuyến đường dài, kinh phí đầu tư lớn nhân dân không đủ khả năng để thực hiên xây dựng.
  58. 51 3.4.3. Một số giải pháp nâng cao vai trò của lãnh đạo trong xây dựng nông thôn mới Một là: Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động giáo dục, thuyết phục để đội ngũ cán bộ đảng viên và nhân dân trong xã nhận thức rõ và thấy được tầm quan trọng để xây dựngNTM, đây là một chương trình lớn mang tính tổng hợp về kinh kế, văn hóa xã hội, quốc phòng - an ninh, công tác xây dựng hệ thống chính trị, do đó đòi hỏi phải có sự vào cuộc đồng bộ, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị. Từ đó hiểu rõ nội dung, cách làm, nghĩa vụ và trách nghiệm của từng tổ chức và cá nhân trong xây dựng NTM. Để xóa bỏ tư tưởng không trông chờ nhà nước, cần có sự phân công đăng ký nhiệm vụ và phát huy vai trò, trách nhiệm đối với từng tổ chức, từng ngành, từng cán bộ đảng viên và mỗi một quần chúng nhân dân. Hai là: Thực hiện nghiêm túc các hướng dẫn của trên về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ đạo, Ban quản lý từ xã đến xóm. Xây dựng nội quy, quy chế hoạt động, phân công rõ trách nhiệm cho từng bộ phận, từng thành viên, phân cấp quản lý cụ thể, rõ ràng, không để tình trạng né tránh, tập trung lãnh đạo với phương châm “dễ làm trước khó làm sau” không nóng vội, càng không để mất cơ hội. Về công tác lãnh đạo, tổ chức để nhân dân làm. Việc này phải được đặc biệt chú ý để cả hệ thống chính trị đều được vận hành dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ xã. Xây dựng nông thôn mới, mục đích cuối cùng là đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, vì vậy khi lãnh đạo và tổ chức thực hiện phải làm sao để chính nhân dân trong xã tự giác tham gia, góp công, góp của để tất cả cùng chung tay xây dựng thành công NTM. Ba là: Thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa, huy động các nguồn lực trong cộng đồng dân cư và con em thành đạt xa quê, các doanh nghiệm có tiềm lực và tâm huyết với quê hương, khai thác các nguồn thu tại địa phương “Lấy sức dân để lo cho dân” là chính.
  59. 52 Bốn là: Phát huy tốt quy chế dân chủ công khai, minh bạch, thực hiện tốt công tác kiểm tra giám sát, kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn những nhận thức lệch lạc, tạo niềm tin cho quần chúng nhân dân. Năm là: Thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm sơ, tổng kết, đồng thời làm tốt công tác thi đua khen thưởng, động viên và biểu dương kịp thời những tập thể điển hình, cá nhân tiêu biểu trong xây dựng NTM. Sáu là: Tiếp tục củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo, ban quản lý ở xã và các tiểu ban ở đơn vị xóm; tăng cường công tác chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền trong tổ chức thực hiện chương trìnhNTM; nêu cao vai trò, trách nhiệm, nhất là người đứng đầu cấp ủy và chính quyền. Bảy là: Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, đi vào chiều sâu, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cấp ủy, chính quyền, các ngành, Mặt trận và các đoàn thể ở địa phương; đổi mới mạnh mẽ hơn nữa về nội dung và hình thức tuyên truyền, tập trung vào cơ chế, chính sách mới và các cách làm hay, sáng tạo, các kinh nghiệm, các mô hình sản xuất có hiệu quả, các điển hình tiêu biểu trên mọi lĩnh vực để nhân rộng, hoàn thiện và từng bước nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được. Tám là: Tăng cường tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quản lý, điều hành và thực hành cho cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới là cán bộ xã, xóm, gắn cuộc vận động ‘‘Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư’’ với phong trào thi đua xây dựng Nông thôn mới. Chín là: Tranh thủ các nguồn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, tỉnh, huyện; huy động tối đa nguồn lực của địa phương, xây dựng cơ chế lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư từ các chương trình, dự án khác trên địa bàn. Mười là: Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn theo Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ; trong đó chú trọng đến chất lượng dạy nghề và công tác hướng nghiệp cho người dân; gắn công tác
  60. 53 đào tạo nghề với các đề án tạo việc làm, đề án giảm nghèo nhằm nâng cao mức thu nhập. Mười một là: Ban hành quy chế thi đua, khen thưởng, biểu dương, vinh danh những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng nông thôn mới; tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư của Chương trình. 3.4.4. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế Qua hơn 3 tháng thực tập tại huyện Phú Lương đã giúp cho tôi học được nhiều bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế đó là: - Học được cách làm việc théo chế độ báo cáo, biết tập trung lắng nghe ý kiến phát biểu của mọi người, rèn luyện được kỹ năng tổng hợp, báo cáo một vấn đề về công tác chuyên môn và cách tổ chức một cuộc họp. - Tiếp cận người dân, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người dân về công tác xây dựng NTM. - Kỹ năng mềm: Học thêm được nhiều kỹ năng giáo tiếp với cán bộ và bà con nhân dân. Cách trở thành người cán bộ tốt cần phải có các kỹ năng các cánh ứng xử đối với mọi người và cần phải có thái độ sao cho chuẩn mực nhất để họ tin tưởng và tôn trọng mình. - Kỹ năng công việc: Luôn tìm tòi học hỏi những kiến thức mới, giúp tôi chủ động hơn trong công việc của mình và hoàn thành tốt công việc đưuọc giao. Thông qua những công việc được giao ở địa phương thực tập cũng đã giúp tôi rèn luyện được kỹ năng trong công việc. Biết lắng nghe, quan sát và học hỏi thu nhận được những kiến thức quý báu rất nhiều từ những anh, chị, cô chú tại cơ sở thực tập. Có thêm nhiều mối quan hệ mới tại địa phương thực tập. - Kiến thức: Thực tập chính là khoảng thời gian giúp tối được học hỏi nghề từ thực tế và hiểu được rõ hơn công việc mà sau này mình sẽ làm sau khi rời khỏi giảng đường đại học. Những bài học nằm ngoài giáo trình, giúp cho bản thân trưởng thành hơn trong công việc nhìn nhận, xem xét và giải
  61. 54 quyết vấn đề. Được làm việc trong môi trường thực tế, được trao cơ hội để áp dụng những kiến thức đã học vào công việc. - Thông qua các công việc được giao cho tôi thấy được những điểm mạnh của bản thân và những hạn chế cần khắc phục để hoàn thiện bản thân mình ngày càng tiến bộ hơn. - Nâng cao được rất nhiều khả năng, kinh nghiệm làm việc nhóm, kỹ năng phối hợp với cán bộ và nhân dân tại cơ sở.
  62. 55 Phần 4 Kết luận và kiến nghị 4.1. Kết luận Qua thời gian thực tập và thực hiện đề tài: “Vai trò của các cấp chính quyền trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.” tôi đã đưa ra được kết luận sau: Về cơ bản, cán bộ các cấp chính quyền trên địa bàn nghiên cứu đã nhận thức rõ về chủ trương, đường lối, chính sách, kế hoạch xây dựng NTM. Trong quá trình tổ chức triển khai, chỉ đạo thực hiện cả hệ thống chính trị đã đồng loạt vào cuộc thực hiện điều hành các chương trình, mục tiêu, dự án xây dựng NTM, phối hợp với ủy ban mặt trận tổ quốc các đoàn thể chính trị, xã hội vận động nhân dân chung tay, chung sức xây dựng NTM, trên quan điểm nhà nước và nhân dân cùng làm, gắn với việc lồng ghép các chương trình dự án, các nguồn vốn vay từ hệ thống ngân hàng, tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, đóng góp vốn ngày công lao động xây dựng có sở hạ tầng các thiết chế văn hóa hương ước, quy ước của cơ sở, xây dựng NTM cho quê hương văn minh, giàu đẹp. 4.2. Kiến nghị 4.2.1. Đối với các cấp chính quyền Các cấp ủy, chính quyền, mặt trận tổ quốc các đoàn thể chính trị, xã hội cần tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhân dân tự nguyện tham gia hiến đất tạo điều kiện trong công tác giải phóng mặt bằng xây dựng giao thông bê tông nông thôn, đối với các dự án mang tính vận động hiến đất hông có kinh phí đền bù trong việc giải phóng mặt bằng, nơi nào có công trình xây dựng không tháo dỡ được thì cần huy động nhân dân đóng góp hỗ trợ một phần tháo dỡ, nhà nước cần nghiên cứu cơ chế chính sách hỗ trợ phần kinh phí giải phóng mặt bằng sao cho phù hợp đối với các dự án xây dựng NTM hiện nay.
  63. 56 Huy động nguồn lực từ bên ngoài đối với khu vực người dân đang khó khăn về kinh tế để đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong xây dựng NTM, giảm việc đóng góp cho người dân trong việc xây dựng. Đề nghị chính quyền các cấp kêu gọi các nguồn vốn đầu tư của ngân sách nhà nước, các nguồn vốn của các doanh nghiệp bên trong và bên ngoài đầu tư, các nguồn vốn của các tổ chức phi chính phủ, các nguồn vốn vay của hệ thống ngân hàng với lãi xuất ưu tiên để đầu tư, lồng ghép các chương trình, dự án xây dựng NTM. Đề nghị các cấp chính quyền định hướng mở các lớp đào tạo ngành, nghề nông thôn, tạo công ăn việc làm cho nhân dân theo các ngành, nghề, tìm mối tiêu thụ các sản phẩm của các làng nghề, nâng cao thu nhập cho nhân dân để thực hiện thành công tiêu chí thu nhập trong xây dựng NTM. Nâng cao sự hiểu biết của người dân về chương trình xây dựng NTM qua các buổi tập huấn, qua công tác tuyên truyền của cán bộ các cấp, qua các đoàn thể. Đề nghị các cấp chính quyền cần có một số cơ chế, chính sách khuyến khích tạo việc làm cho lao động nông thôn, để từ đó sắp xếp lại cơ cấu ngành nghề, giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp nâng cao thu nhập cho người dân. Thực hiện phương châm phát huy sức mạnh, nội lực cộng đồng, khơi dậy tinh thần đoàn kết, tự chủ, tự lực, tự cường, ý thức vươn lên của người dân; Nhà nước, nhân dân cùng làm và doanh nghiệp tạo sự đồng thuận cùng nhau thực hiện xây dựng NTM. 4.2.2. Đối với nhân dân - Thực hiện tốt chương trình, chính sách phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Tiếp thu, đóng góp ý kiến trong việc thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng NTM. - Thay đổi nhứng tập quán lạc hậu, tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sư hỗ trợ của nhà nước. Mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình để góp phần thực hiện tốt Chương trình.
  64. 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt 1. Mai Thanh Cúc, Quyền Đình Hà, Nguyễn Thị Tuyết Lan và Nguyễn Trọng Đắc (2005), Giáo trình phát triển nông thôn, NXB Nông nghiệp , Hà Nội. 2. Vũ Văn Phúc (2012), xây dựng nông thôn mới những vấn đề lý luận & thực tiễn, NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội. 3. Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003. 4. Giáo trình Quản trị doanh nghiệp, Đại học Kinh tế quốc dân, 2005 5. Hồ Văn Thông: Thể chế dân chủ và phát triển nông thôn Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia – Hà Nội, 2005. 6. Nguyễn Thị Hồng Ninh (2014), Quan điểm của Đảng ta về xây dựng nông thôn mới. 7. UBND huyện Phú Lương (2018), Báo cáo kết quả 3 năm (2016 – 2018) thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện giai đoạn 2018 – 2020 Tài liệu Internet 8. 9. buoc-chuyen-trong-xay-dung-nong-thon-moi.html 10. dung-nong-thon-moi/784812.antd