Khóa luận Ứng dụng phần mềm Microstation và Famis thành lập bản đồ địa chính tờ số 12 thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

pdf 55 trang thiennha21 19/04/2022 9362
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Ứng dụng phần mềm Microstation và Famis thành lập bản đồ địa chính tờ số 12 thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ung_dung_phan_mem_microstation_va_famis_thanh_lap.pdf

Nội dung text: Khóa luận Ứng dụng phần mềm Microstation và Famis thành lập bản đồ địa chính tờ số 12 thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  ĐẶNG THỊ BÍCH NGỌC Tên đề tài: ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ FAMIS THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TỜ SỐ 12, THỊ TRẤN PHỐ LU, HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý đất đai Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  ĐẶNG THỊ BÍCH NGỌC Tên đề tài: ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ FAMIS THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TỜ SỐ 12, THỊ TRẤN PHỐ LU, HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý đất đai Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Trương Thành Nam Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là kết quả của quá trình tiếp thu kiến thức thực tế, qua đó giúp cho sinh viên tích lũy kinh nghiệm để phục vụ cho quá trình công tác sau này, là thời gian giúp cho mỗi sinh viên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, củng cố những kiến thức lý thuyết và vận dụng những kiến thức đó vào thực tế. Để đạt mục tiêu trên, được sự nhất trí của Khoa Quản Lý Tài Nguyên - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em tiến hành khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Ứng dụng phần mềm Microstation và Famis thành lập bản đồ địa chính tờ số 12, thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai”. Đến nay khóa luận đã hoàn thành, để có được kết quả này ngoài sự nỗ lực của bản thân còn có sự chỉ bảo nhiệt tình của các thầy cô giáo trong khoa Quản Lý Tài Nguyên, sự động viên của gia đình, bạn bè, sự giúp đỡ của Công ty TNHH VIETMAP cùng toàn thể nhân dân địa phương đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em hoàn thành đề tài tốt nghiệp. Với lòng biết ơn vô hạn, cho phép em được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo ThS. Trương Thành Nam, giảng viên khoa Quản Lý Tài Nguyên đã dành thời gian hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình thực tập và viết khóa luận tốt nghiệp của mình. Qua đây, em cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Lãnh đạo và tập thể nhân viên Công ty TNHH VIETMAP đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian thực tập và nghiên cứu đề tài. Khóa luận này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự đóng góp chỉ bảo của các thầy, các cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn. Đây sẽ là những kiến thức bổ ích cho công việc của em sau này. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Đặng Thị Bích Ngọc
  4. ii DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1 Tóm tắt một vài thông số phân mảnh bản đồ 12 Bảng 2.2: Độ chính xác của tỷ lệ bản đồ 12 Bảng 4.1: Hiện trạng dân số thị trấn Phố Lu năm 2017 26 Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất thị trấn Phố Lu năm 2017 27 Bảng 4.3: Tọa độ điểm đo tờ bản đồ số 12 28
  5. iii DANH MỤC HÌNH Trang Hình 2.1: Lưới chiếu Gauss-Kruger 7 Hình 2.2: Phép chiếu UTM 8 Hình 2.3: Sơ đồ quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa 14 Hình 2.4: Sơ đồ quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng ảnh hàng không . 15 Hình 2.5. Giao diện của Microstation 17 Hình 4.1: Quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng phần mềm Famis 29 Hình 4.2: Mở phần mềm Microstation và famis 30 Hình 4.3: Chọn ổ chứa file số liệu.txt 30 Hình 4.4: Phun điểm chi tiết lên bản vẽ 31 Hình 4.5: Tờ bản đồ trong quá trình nối điểm 31 Hình 4.6: Tự động tìm, sửa lỗi Clean 32 Hình 4.7: Màn hình hiển thị các lỗi của thửa đất 33 Hình 4.8: Các thửa đất sau khi được sửa lỗi 33 Hình 4.9: Bản đồ sau khi phân mảnh 34 Hình 4.10: Thửa đất sau khi được tạo tâm thửa 35 Hình 4.11: Thửa đất sau khi được tạo tâm thửa 35 Hình 4.12: Đánh số thửa tự động 36 Hình 4.13: Thửa đất sau khi được gán dữ liệu từ nhãn 37 Hình 4.14: Vẽ nhãn thửa 38 Hình 4.15: Sửa bảng nhãn thửa 38 Hình 4.16: Tạo khung bản đồ địa chính 39 Hình 4.17 : Tờ bản đồ sau khi được biên tập hoàn chỉnh 40
  6. iv DANH MỤC VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa CSDL Cơ sở dữ liệu TNMT Tài nguyên & Môi trường TT Thông tư QĐ Quyết định TCĐC Tổng cục Địa chính CP Chính Phủ QL Quốc lộ UTM Lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc VN-2000 Hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000 BĐĐC Bản đồ địa chính
  7. v MỤC LỤC Trang PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Cơ sở khoa học của việc thành lập bản đồ địa chính 3 2.1.1. Khái niệm, tính chất, vai trò bản đồ địa chính 3 2.1.2. Các loại bản đồ địa chính 3 2.1.3. Các yếu tố cơ bản và nội dung bản đồ địa chính 4 2.1.4.Cơ sở toán học của bản đồ địa chính 7 2.1.5. Phương pháp chia mảnh bản đồ địa chính 9 2.2. Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính hiện nay 13 2.3. Giới thiệu phần mềm Microstation và phần mềm Famis 16 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 22 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 22 3.3. Nội dung nghiên cứu 22 3.4. Phương pháp nghiên cứu 23 3.4.1 Phương pháp khảo sát, thu thập số liệu 23 3.4.2. Phương pháp thống kê 23 3.4.3. Phương pháp xây dựng bản đồ địa chính 23 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 24 4.1.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên 24
  8. vi 4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội năm 2017. 25 4.2. Hiện trạng sử dụng đất và công tác quản lý đất đai 26 4.3. Thành lập mảnh bản đồ địa chính thị Trấn Phố Lu 28 4.3.1. Số liệu đo vẽ chi tiết của tờ bản đồ địa chính số 12 28 4.3.2. Biên tập bản đồ bằng phần mềm Microstation và Famis 29 4.4. Nhận xét, đánh giá kết quả 40 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 41 5.1 Kết Luận 41 5.2. Kiến nghị. 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
  9. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Từ xa xưa, con người đã biết khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên đất để tạo ra của cải vật chất, từ đó đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá. Đồng thời đất đai là nguồn tài nguyên có hạn về số lượng, có vị trí cố định trong không gian và chứa đựng dinh dưỡng Cùng với quá trình phát triển của xã hội, việc sử dụng đất đai, xây dựng các khu dân cư, xây dựng kinh tế, xã hội quốc phòng, an ninh, đặc biệt là việc vấn đề chiếm hữu và sử dụng đất, vấn đề phân phối và quản lý đất đai. Vấn đề sở hữu đất đai đóng vai trò cốt lõi cho việc tạo nên của cải và sự giàu có cho mỗi cá nhân. Chính vì vậy công tác quản lý đất đai là việc quan trọng của mỗi quốc gia. Việt Nam là nước đang phát triển nên kinh tế theo hướng thị trường, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra mạnh mẽ. cùng với nó là sự gia tăng dân số một cách nhanh chóng. Sự tồn tại và phát triển của các ngành kinh tế phi nông nghiệp đòi hỏi phải có quỹ đất để phát triển, vì thế quỹ đất cho ngành nông nghiệp ngày càng giảm do có sự phát triển của các ngành công nghiệp, dịch vụ. Đây là một quy luật tất yếu chính vì thế chúng ta cần chủ động quản lý và quy hoạch quỹ đất một cách hợp lý, có hiệu quả và bền vững. Bản đồ địa chính là kết quả công tác điều tra cơ bản của ngành về quản lý nhà nước đối với đất đai, được lập theo đơn vị hành chính cơ sở là xã, phường, thị trấn và thống nhất trong phạm vi toàn quốc. Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản nhất của bộ hồ sơ địa chính, mang tính pháp lý cao, phục vụ quản lý chặt chẽ đất đai đến từng thửa đất và từng chủ sử dụng. Do đó, bản đồ địa chính có vai trò rất quan trọng và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước về đất đai.
  10. 2 Thị trấn Phố Lu có địa hình, địa mạo khá phức tạp. Vì vậy, công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại xã còn gặp nhiều khó khăn; hệ thống bản đồ, hồ sơ địa chính và các tài liệu liên quan chưa đáp ứng được yêu cầu về quản lý đất đai trong thời kỳ hiện nay. Do đó, việc áp dụng công nghệ khoa học kỹ thuật vào thành lập bản đồ địa chính là thực sự cần thiết và cấp bách Trước đòi hỏi thực tế khách quan, được sự phân công của khoa Quản Lý Tài Nguyên - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của ThS. Trương Thành Nam và sự hỗ trợ của Công ty TNHH VIETMAP em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng phần mềm Microstation và Famis thành lập bản đồ địa chính tờ số 12 thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Ứng dụng phần mềm Microstation, Famis thành lập bản đồ địa chính tờ số 12, tỷ lệ 1:1000 cho thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. - Hỗ trợ việc quản lý hồ sơ địa chính và công tác quản lý nhà nước về đất đai cho UBND các cấp. 1.3. Ý nghĩa của đề tài - Trong học tập và nghiên cứu khoa học. + Thực tập tốt nghiệp là cơ hội tốt để hệ thống và củng cố lại kiến thức đã được học trong nhà trường và áp dụng vào thực tiễn công việc - Trong thực tiễn. + Qua nghiên cứu, tìm hiểu và ứng dụng phần mềm Microstation và Famis thành lập bản đồ địa chính giúp cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai được nhanh hơn đầy đủ hơn và chính xác hơn. + Phục vụ tốt cho việc thành lập bản đồ địa chính theo công nghệ số, hiện đại hóa hệ thống hồ sơ địa chính theo quy định của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.
  11. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của việc thành lập bản đồ địa chính 2.1.1. Khái niệm, tính chất, vai trò bản đồ địa chính Bản đồ địa chính là bản đồ trên đó thể hiện các dạng đồ họa và ghi chú, phản ánh những thông tin về vị trí, ý nghĩa, trạng thái pháp lý của các thửa đất, phản ánh các đặc điểm khác thuộc địa chính quốc gia Bản đồ địa chính là bản đồ chuyên ngành đất đai trên đó thể hiện chính xác vị trí ranh giới, diện tích và một số thông tin địa chính của từng thửa đất, vùng đất. Bản đồ địa chính còn thể hiện các yếu tố địa lý khác liên quan đến đất đai được thành lập theo đơn vị hành chính cơ sở xã, phường, thị trấn và thống nhất trong phạm vi cả nước. Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản của hồ sơ địa chính, mang tính pháp lý cao phục vụ chặt chẽ quản lý đất đai đến từng thửa đất, là cơ sở để thực hiện một số nhiệm vụ trong công tác quản lý nhà nước về đất đai như: Làm cơ sở thực hiện đăng kí đất đai, giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cấp mới hoặc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Làm cơ sở để Thống kê, kiểm kê đất đai, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Xác định hiện trạng và theo dõi biến động, phục vụ chỉnh lý biến động từng thửa đất. Đồng thời phục vụ công tác thanh tra tình hình sử dụng đất và giải quyết khiếu nại,tố cáo tranh chấp đất đai. 2.1.2. Các loại bản đồ địa chính - Bản đồ địa chính được lưu ở hai dạng là bản đồ giấy và bản đồ số địa chính. Bản đồ giấy địa chính là bản đồ truyền thống, các thông tin rõ ràng, trực quan, dễ sử dụng nhờ hệ thống ký hiệu và ghi chú được thể hiện trên giấy. Bản đồ số địa chính có nội dung thông tin tương tự như bản đồ giấy, song các thông tin này được lưu trữ dưới dạng số trong máy tính, sử dụng một
  12. 4 hệ thống ký hiệu đã số hoá. Các thông tin không gian lưu trữ dưới dạng toạ độ, còn thông tin thuộc tính sẽ được mã hoá. - Cơ bản bản đồ địa chính có 2 loại: + Bản đồ địa chính gốc: Là bản đồ được đo vẽ thể hiện hiện trạng sử dụng đất, là tài liệu cơ sở cho biên tập, biên vẽ và đo vẽ bổ sung thành lập bản đồ địa chính theo đơn vị cấp xã. + Bản đồ địa chính: là bản đồ thể hiện trọn các thửa đất, xác định ranh giới, diện tích, loại đất của mỗi thửa đất theo thống kê của từng chủ sử dụng và được hoàn chỉnh phù hợp với các số liệu trong hồ sơ địa chính 2.1.3. Các yếu tố cơ bản và nội dung bản đồ địa chính * Các yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính Một sô yếu tố cơ bản và các yếu tố phụ khác có liên quan của bản đồ địa chính mà chúng ta cần phải phân biệt và hiểu rõ bản chất. Yếu tố điểm: Điểm chỉ một vị trí được đánh dấu ở thực địa bằng mốc. Trong thực tế đó là các điểm trắc địa, các điểm đặc trưng của địa vật, chúng ta cần chú ý quản lý dấu mốc thể hiện điểm ở thực địa và toạ độ của chúng. Yếu tố đường: Đó là các đoạn thẳng hay những đường cong. Đối với đoạn thẳng cần xác định và quản lý toạ độ hai điểm đầu và cuối. Đối với đường gấp khúc và Các đường cong cần quản lý toạ độ các điểm đặc trưng của nó và đưa về dạng hình học cơ bản để có thể quản lý các yếu tố đặc trưng. Thửa đất: là một mảnh đất tồn tại ở thực địa được giới hạn bởi một đường bao khép kín, có diện tích xác định, thuộc một chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng nhất định. Trong mỗi thửa đất có thể có một hoặc một số loại đất. Thửa đất phụ: Trên mỗi thửa đất lớn có thể tồn tại các thửa nhỏ có đường ranh giới phân chia không ổn định, có các khu được sử dụng vào các mục đích khác nhau, mức tính thuế khác nhau. Loại thửa này gọi là thửa đất phụ hay đơn vị tính thuế.
  13. 5 Lô đất: Là vùng đất gồm một hoặc nhiều loại đất. Thông thường lô đất được giới hạn bởi các con đường kênh mương, sông ngòi. Đất đai được chia lô theo điều kiện tương đồng nhất định (độ cao, độ dốc, mục đích sử dụng). Khu đất, xứ đồng: Đó là vùng đất gồm nhiều thửa đất, nhiều lô đất. Khu đất và xứ đồng thường có tên gọi riêng được đặt từ lâu. Thôn, bản, xóm, ấp: Đó là các cụm dân cư, cộng đồng người cùng sống và lao động sản xuất trên một vùng đất. Các cụm dân cư thường có sự kết mạnh về các yếu tố dân tộc, tôn giáo nghề nghiệp Xã, phường: Là đơn vị hành chính cơ sở gồm nhiều thôn, bản, tổ dân phố. Đó là đơn vị hành chính có đầy đủ các tổ chức quyền lực để thực hiện chức năng quản lý nhà nước một cách toàn diện trong phạm vi lãnh thổ của mình. * Nội dung của bản đồ địa chính Bản đồ địa chính là tài liệu chủ yếu trong bộ hồ sơ địa chính vì vậy trên bản đồ cần thể hiện đầy đủ các yếu tố đáp ứng yêu cầu của quản lý đất đai: Điểm khống chế tọa độ và độ và độ cao: Trên bản đồ cần thể hiện đầy đủ các điểm khống chế các cấp, lưới tọa độ địa chính cấp 1, cấp 2 và các điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc ở thực địa để sử dụng lâu dài. Đây là yếu tố dạng điểm cần thể hiện chính xác đến 0,1 mm trên bản đồ. Địa giới hành chính các cấp: Cần thể hiện chính xác đường địa giới quốc gia, địa giới hành chính các cấp Tỉnh, Huyện, Xã, các mốc địa giới hành chính, các điểm ngoặt của đường địa giới. Khi đường địa giới cấp thấp trùng với đường địa giới cấp cao hơn thì ưu tiên biểu thị đường địa giới cấp cao hơn. Các đường địa giới phải phù hợp với hồ sơ địa giới đang được lưu thông trong các cơ quan nhà nước. Ranh giới thửa đất: Thửa đất là yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính. Ranh giới thửa đất được thể hiện trên bản đồ bằng đường viền khép kín dạng đường gấp khúc hoặc đường cong. Để xác định vị trí thửa đất cần đo vẽ
  14. 6 chính xác các điểm đặc trưng trên đường ranh giới của nó như điểm góc thửa điểm ngoặt, điểm cong của đường biên. Đối với mỗi thửa đất, trên bản đồ còn phải thể hiện đầy đủ 3 yếu tố là số thửa, diện tích và phân loại đất theo mục đích sử dụng. Loại đất: Tiến hành phân loại và thể hiện 5 loại đất chính là đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất ở, đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng. Trên bản đồ địa chính cần phân loại đến từng thửa đất, từng loại đất chi tiết. Công trình xây đựng trên đất: Khi đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ lớn ở vùng đất thổ cư, đặc biệt là ở khu vực đô thị thì trên từng thửa đất còn phải thể hiện chính xác ranh giới các công trình xây dựng cố định như nhà ở, nhà làm việc, Các công trình được xây dựng theo mép tường phía ngoài. Trên vị trí công trình còn biểu thị tính chất công trình như gạch nhà, nhà bê tông, nhà nhiều tầng. Ranh giới sử dụng đất: Trên bản đồ cần thể hiện ranh giới các khu dân cư, ranh giới lãnh thổ sử dụng đất của các doanh nghiệp, của các tổ chức xã hội, doanh trại quân đội, Hệ thống giao thông: Cần thể hiện tất cả các loại đường sắt, đường bộ, đường trong làng, đường ngoài đồng, đường phố, ngõ phố, Đo vẽ chính xác vị trí tim đường, mặt đường, chỉ giới đường, các công trình cấu cống trên đường và tính chất cong đường. Giới hạn thể hiện hệ thông giao thông là chân đường, đường có độ rộng lớn hơn 0,5 mm trên bản đồ phải vẽ hai nét, nếu độ rộng nhỏ hơn 0.5 mm thì vẽ một nét và ghi chú độ rộng. Mạng lưới thủy văn: Thể hiện hệ thông sông ngòi, kênh mương, ao hồ, Đo vẽ theo mức nước cao nhất hoặc mức nước tại thời điểm đo vẽ. Độ rộng lớn hơn 0,5 mm trên bản đồ phải vẽ hai nét, nếu độ rộng nhỏ hơn 0,5 mm thì trên bản đồ vẽ một nét theo đường tim của nó. Khi đo vẽ trong khu
  15. 7 vực dân cư thì phải vẽ chính xác các rãnh thoát nước công cộng. Sông ngòi, kênh mương cần phải ghi chú tên riêng và hướng nước chảy. Địa vật quan trọng: Trên bản đồ cần thể hiện các địa vật có ý nghĩa định hướng. Mốc giới quy hoạch: Thể hiện đầy đủ mốc giới quy hoạch, chỉ giới quy hoạch, hành lang an toàn giao thông, hành lang bảo vệ đường điện cao thế, bảo vệ đê điều. Dáng đất: Khi đo vẽ bản đồ ở vùng đặc biệt còn phải thể hiện dáng đất bằng đường đồng mức hoặc ghi chú độ cao. 2.1.4.Cơ sở toán học của bản đồ địa chính Để đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai, đặc biệt là khi sử dụng hệ thống thông tin đất đai, bản đồ địa chính trên toàn lãnh thổ phải là một hệ thống thống nhất về cơ sở toán học và độ chính xác. Muốn vậy phải xây dựng lưới toạ độ thống nhất và chọn một hệ quy chiếu tối ưu và hợp lý để thể hiện bản đồ. Trong khi lựa chọn hệ quy chiếu cần đặc biệt ưu tiên giảm nhỏ đến mức có thể ảnh hưởng của biến dạng phép chiếu đến kết quả thể hiện yếu tố bản đồ. Thực tế hiện nay có hai lưới chiếu đẳng góc có khả năng sử dụng cho bản đồ địa chính Việt Nam đó là lưới chiếu Gauss và UTM. Sơ đồ múi chiếu và đặc điểm biến dạng của hai phép chiếu Gauss và UTM được thể hiện trên hình sau: Lưới chiếu Gauss - Kruger Hình 2.1: Lưới chiếu Gauss-Kruger
  16. 8 Lưới này được thiết lập theo các điều kiện sau: Thể elipxoid quả đất Kraxovski (1946) với: - Bán trục lớn a=6378245m - Bán trục nhỏ b=6356863.01877m - Độ dẹt =1/298.3 Hằng số lưới chiếu k=1.000 tức là tỷ số chiều dài trên kinh tuyến giữa không thay đổi (m=1) Bề mặt của elipxoid quả đất được chia ra các múi có kinh độ bằng nhau: 60 múi mỗi múi 60 (hoặc 120 múi mỗi múi 30). Mỗi múi được ký hiệu bằng chữ số Ả rập đến 60. Biến dạng lớn nhất ở vùng gần kinh tuyến biên của hai múi chiếu và gần xích đạo Phép chiếu UTM Hình 2.2: Phép chiếu UTM Lợi thế cơ bản của lưới chiếu UTM là biến dạng qua phép chiếu nhỏ và 0 tương đối đồng nhất. Tỷ lệ độ dài trên kinh tuyến trục múi 6 là m0 = 0,9996, trên hai kinh tuyến đối xứng nhau cách nhau khoảng 1,50 so với kinh tuyến m=1, trên kinh tuyến biên của múi chiếu m>1. Ngày nay nhiều nước phương Tây và trong vùng Đông Nam Á dùng múi chiếu UTM và Elipxoid WGS84. Ngoài ưu điểm cơ bản là biến dạng nhỏ, nếu dùng múi chiếu UTM sẽ thuận
  17. 9 lợi hơn trong công việc sử dụng một số công nghệ của phương Tây và tiện liên hệ toạ độ Nhà nước Việt Nam với hệ toạ độ quốc tế. Bản đồ địa chính của Việt Nam được thành lập trước năm 2000 đều sử dụng phép chiếu Gauss. Tháng 7 năm 2000 Tổng cục Địa chính đã công bố và đưa vào sử dụng hệ quy chiếu và hệ toạ độ nhà nước VN-2000. Tham số chính của hệ VN-2000 gồm có: - Bán trục lớn a=6378137,0m - Độ dẹt =1/298,25723563 - Tốc độ quay quanh trục w=7292115,0x10-11rad/s - Hằng số trọng trường trái đất GM=3986005.108m3s. Điểm gốc toạ độ quốc gia N00 đặt tại Viện Công Nghệ Địa chính, đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội. Để đảm bảo chắc chắn cho khu vực đo vẽ bản đồ địa chính cấp tỉnh hoặc thành phố không cách xa kinh tuyến trục của múi chiếu quá 80km, trong quy phạm quy định cụ thể kinh tuyến trục cho từng tỉnh riêng biệt. Hiện nay cả nước có 63 tỉnh và thành phố, có nhiều tỉnh nằm trên cùng một kinh tuyến, vì vậy mỗi tỉnh được chỉ định chọn một trong 10 kinh tuyến trục từ 1030 đến 1090. 2.1.5. Phương pháp chia mảnh bản đồ địa chính * Chia mảnh bản đồ - Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 Hiện nay nước ta đang sử dụng phương pháp chia mảnh bản đồ địa chính theo ô vuông tọa độ thẳng góc. Mảnh bản đồ địa chính, tỷ lệ 1:10000 được xác định như sau: Chia mặt phẳng chiếu hình thành các ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế là 6 x 6 ki lô mét (km) tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa
  18. 10 chính tỷ lệ 1:10000 là 60 x 60 cm, tương ứng với diện tích là 3600 héc ta (ha) ở thực địa [3]. Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 gồm 08 chữ số: 02 số đầu là 10, tiếp sau là dấu gạch nối (-), 03 số tiếp là 03 số chẵn km của tọa độ X, 03 chữ số sau là 03 số chẵn km của tọa độ Y của điểm góc trái phía trên khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính. - Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 thành 04 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế là 3 x 3 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn là 60 x 60 cm, tương ứng với diện tích là 900 ha ngoài thực địa. Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 gồm 06 chữ số: 03 số đầu là 03 số chẵn km của toạ độ X, 03 chữ số sau là 03 số chẵn km của toạ độ Y của điểm góc trái phía trên khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính. - Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 thành 09 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế 1 x 1 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 100 ha ngoài thực địa. Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 9 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông. - Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 thành 04 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,5 x 0,5 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ
  19. 11 địa chính tỷ lệ 1:1000 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 25 ha ngoài thực địa. Các ô vuông được đánh thứ tự bằng chữ cái a, b, c, d theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông. - Bản đồ tỷ lệ 1:500 Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 thành 16 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,25 x 0,25 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 6,25 ha ngoài thực địa. Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 16 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông trong ngoặc đơn. - Bản đồ tỷ lệ 1:200 Chia mảnh bản đồ địa chính 1:2000 thành 100 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,10 x 0,10 km, tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 1,00 ha ngoài thực địa. Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 100 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông [3].
  20. 12 Bảng 2.1 Tóm tắt một vài thông số phân mảnh bản đồ Ký Cơ sở Kích Diên tích Tỷ lệ Kích thước hiệu để chia thước bản đo vẽ Ví dụ bản đồ thực tế (m) thêm mảnh vẽ (cm) (ha) vào 1:10000 Khu đo 60x60 6000x6000 3600 10-230 302 1:5000 1:10000 60x60 3000x3000 900 230 302 1:2000 1:5000 50x50 1000x1000 100 1 9 230 302-6 1:1000 1:2000 50x50 500x500 25 A,b,c,d 230 302-6-b 1:500 1:2000 50x50 250x250 6,25 (1) (16) 230 302-6-(14) 1:200 1:2000 50x50 100x100 1,0 14100 230 302-6-95 (Nguồn: Thông tư 25/2014/TT-BTNMT) * Độ chính xác tỷ lệ bản đồ địa chính - Đối với bản đồ địa chính dạng giấy, sai số độ dài cạnh khung bản đồ không vượt quá 0,2 mm, đường chéo bản đồ không vượt quá 0,3 mm, khoảng cách giữa điểm tọa độ và điểm góc khung bản đồ (hoặc giao điểm của lưới km) không vượt quá 0,2 mm so với giá trị lý thuyết. - Sai số vị trí của điểm bất kỳ trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản đồ địa chính dạng số so với vị trí của các điểm khống chế đo vẽ gần nhất được thể hiện qua bảng 2.2: Bảng 2.2: Độ chính xác của tỷ lệ bản đồ Tỷ lệ bản đồ Độ chính xác của tỷ lệ bản đồ (m) 1/200 0,02 1/500 0,05 1/1000 0,1 1/2000 0,3 (Nguồn: Tổng cục địa chính, 1999) [12]
  21. 13 2.2. Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính hiện nay Thành lập bản đồ địa chính gốc tốn nhiều công sức và tiền của trong công đoạn đo vẽ ngoại nghiệp. Trong thực tế sản xuất đang sử dụng các phương pháp sau để thành lập bản đồ địa chính cơ sở: - Phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa. - Phương pháp đo ảnh hàng không kết hợp đo vẽ ở thực địa. - Phương pháp biên vẽ, biên tập trên nền bản đồ địa hình cùng tỷ lệ và đo vẽ bổ sung. Mỗi phương pháp đo thành lập bản đồ địa chính cơ sở đòi hỏi các điều kiện và phương tiện kỹ thuật khác nhau. Việc lựa chọn phương pháp đo, thành lập bản đồ địa chính cơ sở cho từng khu vực phải căn cứ vào đặc điểm về địa hình, loại đất, kinh tế xã hội, trang thiết bị máy móc của đơn vị, nguồn nhân lực Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật thành lập bản đồ cho các công đoạn. Kết quả cuối cùng là bộ bản đồ địa chính cơ sở được vẽ trên giấy, hoặc bộ bản đồ số được lưu trên máy tính. Từ bản đồ địa chính cơ sở tiến hành biên tập, đo vẽ bổ sung thành lập bản đồ địa chính cấp xã hay gọi là bản đồ địa chính. a) Ưu nhược điểm của phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa: 1. Đáp ứng được các tiêu chuẩn thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ lớn, khu vực đông dân cư, có nhiều địa vật che khuất. 2. - Thông tin trên bản đồ hoàn toàn mới, tính thời sự và độ tin cậy cao. 3. - Sử dụng các loại máy móc hiện đại và có độ chính xác cao, do đó chất lượng bản đồ tốt và độ tin cậy cao. 4. - Phương pháp này áp dụng có hiệu quả cao đối với khu vực đo vẽ có diện tích không lớn, thửa đất nhỏ. 5. b) Nhược điểm của phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa: 6. - Chi phí thành lập bản đồ lớn, sử dụng nhiều công lao động đòi hỏi có trình độ tay nghề và kinh nghiệm.
  22. 14 7. - Thời gian đo đạc chủ yếu ngoài thực địa do đó kết quả, năng suất lao động và tiến độ thực hiện phụ thuộc nhiều vào thời tiết và điều kiện làm việc. 8. - Phương pháp đã sử dụng các loại máy móc và công nghệ hiện đại nhưng hiệu suất vẫn không bằng các phương pháp khác 9. Quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa Phương án kỹ thuật đo đạc thành lập bản đồ địa chính Thành lập lưới tọa độ địa Chuẩn bị bản vẽ các tư liệu chính các cấp liên quan Đo chi tiết ngoại nghiệp Vẽ bản đồ gốc, tu chỉnh tiếp biên bản vẽ Lên mực bản đồ gốc, đánh số thửa, tính diện tích Biên tập bản đồ địa chính Giao diện tích thửa đất Đăng ký, thống kê, cấp cho các chủ sử dụng giấy chứng nhận QSDĐ In, lưu trữ, sử dụng Hình 2.3: Sơ đồ quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa
  23. 15 2. Quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng ảnh hàng không Lập phương án kỹ thuật, Bay chụp ảnh hàng không khảo sát, thiết kế Lập lưới khống chế ảnh Tăng dày điểm khống chế ảnh nội ngoại nghiệp nghiêp, tính bình sai Lập mô hình số mặt đất, đo vẽ địa vât, thủy hệ Lập bình đồ trực ảnh, điều vẽ ngoại nghiệp nội dung bản đồ gốc Thành lập bản đồ địa chính cơ sở Đo vẽ bổ sung thực địa nội Biên tập bản đồ địa chính dung bản đồ địa chính In, lưu trữ, sử dụng Hình 2.4: Sơ đồ quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng ảnh hàng không a) Ưu nhược điểm của phương pháp thành lập bản đồ địa chính bằng ảnh hàng không: - Ảnh hàng không có độ phủ rộng, được tiến hành bay chụp theo các dải cho một khu vực do đó phương pháp này thích hợp đo vẽ thành lập bản đồ cho một vùng rộng lớn cho hiệu quả cao về năng suất, giá thành và thời gian. - Khắc phục được những khó khăn của sản xuất, đo vẽ ngoại nghiệp. - Tỷ lệ chụp ảnh hiện nay phù hợp với công nghệ thành lập bản đồ địa chính đảm bảo độ chính xác ở tỷ lệ trung bình. b) Nhược điểm của phương pháp thành lập bản đồ địa chính bằng ảnh hàng không: - Độ chính xác không đảm bảo khi thành lập bản đồ địa chính có tỷ lệ lớn: (1:200, 1: 500, 1:1000)
  24. 16 - Phương pháp cho hiệu quả thấp đối với các khu vực có nhiều địa vật che khuất ranh giới các thửa đất. - Tính thời sự không cao, đòi hỏi phải đo đạc bổ sung, đối soát thực địa - Không áp dụng được với các khu vực nhỏ, các khu vực nằm không liền với nhau (nếu phải chụp ảnh thì giá thành làm bản đồ sẽ bị đẩy lên cao). 3. Phương pháp biên vẽ, biên tập trên nền bản đồ địa hình cùng tỷ lệ và đo vẽ bổ sung Để đáp ứng yêu cầu về bản đồ trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, bộ Tài nguyên và môi trường đã chỉ đạo thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 và 1: 25000 cho khu vực đất lâm nghiệp, đất đồi núi từ bản đồ đã có chủ yếu là bản đồ địa hình có cùng tỷ lệ. Trong phương pháp này bản đồ được sử dụng làm gốc biên vẽ cần đảm bảo chất lượng bản đồ tốt và mới, kết hợp với các tài liệu bổ sung như ảnh hàng không, ảnh vệ tinh, và bản đồ chuyên ngành. Các yếu tố thửa đất được nhận biết từ các bản đồ tài liệu, sau đó được đối soát, bổ sung hoàn thiện bằng điều tra, đo đạc ngoài thực địa. 2.3. Giới thiệu phần mềm Microstation và phần mềm Famis 2.3.1. Phần mềm Microstation Microstation là một phần mềm đồ họa phát triển từ CAD (hệ thống phần mềm trợ giúp vẽ và thiết kế) của tập đoàn Intergraph, là môi trường đồ họa cao cấp làm nền để chạy các phần mềm của Intergraph và Famis. Các công cụ làm việc với đối tượng đồ họa trong Microstation rất đầy đủ và mạnh, giúp các thao tác với dữ liệu đồ họa nhanh, đơn giản, giao diện thuận tiện cho người sử dụng. Các đối tượng đồ họa khi tồn tại dưới dạng số để thực hiện và lưu trữ trên các lớp thông tin khác nhau (Levels). Microstation cung cấp các công cụ nhập, xuất (Import, Export) dữ liệu đồ họa từ các phần mềm khác thông qua các file (*.DGN) hoặc (*.DWG).
  25. 17 Microstation là môi trường cho các ứng dụng đồ họa: Famis, Geovec, Irasb, Irasc, MRF Clean Các bản vẽ trên Microstation được ghi dưới dạng file *.DGN. Mỗi file bản vẽ đều được định vị trong một hệ thống tọa độ nhất định với các tham số về lưới tọa độ, đơn vị đo tọa độ, phạm vi làm việc, số chiều của không gian làm việc Để nhanh chóng khi tạo file. Các thông số này thường được xác định sẵn trong một file chuẩn gọi là Seed File. Seed File là một file bản vẽ trắng, không có dữ liệu nhưng đã thiết lập sẵn các cơ sở toán học của một bản đồ và một số thông số khác cho bản đồ. Khi tạo File mới, người sử dụng chỉ việc chọn Seed File sao cho phù hợp để sao chép các tham số này từ Seed File sang file cần tạo. Mỗi yếu tố trong Microstation được gắn liền với một lớp (Level). Trong Microstation có tất cả 63 level nhưng tại mỗi thời điểm chỉ có một Level hoạt động của thời điểm đó. Tại mỗi thời điểm, Microstation có phép hiển thị hoặc tắt hiển thị một số Level trên màn hình. Trong mỗi File dữ liệu được phân biệt theo các thuộc tính: - Tọa độ: X, Y với File 2D (Tọa độ X, Y, Z với 3D). - Tên lớp (Level): Có tất cả 63 lớp, được đánh số từ 1 - 63. - Màu sắc (Color): Bảng màu có 255 màu, được đánh số từ 0 - 254. - Kiểu nét (Style): Có tất cả 8 loại nét cơ bản, đánh số từ 0 - 7. - Lực nét (Weight): Có 16 loại lực nét cơ bản, đánh số từ 0 - 15. Giao diện của Microstation: Hình 2.5. Giao diện của Microstation
  26. 18 - Cửa sổ lệnh Command: Trên cửa sổ lệnh hiện thị một số thông tin trong quá trình thành lập bản đồ như: trạng thái yếu tố được chọn, các thuộc tính của các đối tượng, tên của lệnh đang được thực hiện, thao tác tiếp theo cần được thực hiện, các thông báo lỗi và là nơi lệnh từ bàn phím. Menu chính của Microstation được đặt trên cửa sổ lệnh. Từ Menu chính có thể mở ra nhiều menu dọc trong đó chứa rất nhiều chức năng của Microstation. Ngoài ra còn có nhiều Menu được đặt ở các cửa sổ hội thoại xuất hiện khi ta thực hiện một chức năng nào đó của Microstation. . Hình 2.6. Cửa sổ Menu của Microstation. - Cửa sổ quan sát Window là nơi chứa đựng nội dung bản vẽ để ta quan sát và thực hiện các thao tác đồ họa cần thiết. Có thể mở cùng một lúc tối đa 8 cửa sổ. Có thể di chuyển vị trí hoặc thay đổi kích thước của các cửa sổ Window thông thường. - Bảng công cụ là tập hợp của các bảng chức năng ta thường sử dụng trong quá trình thành lập bản đồ, bản vẽ. Bảng công cụ chính (Main) thường được tự động mở khi ta khởi động Microstation. Nếu bản công cụ chính không xuất hiện thì ta có thể mở lại bằng cách: Từ Menu chính chọn Tool/Main/Main.
  27. 19 - Nếu biểu tượng nào trên bảng main có một mũi tên như ở góc phải thì tương ứng với biểu tượng đó là một bảng phụ, trong mỗi bảng phụ có một số chức năng. Muốn sử dụng bảng phụ nào thì ta kích giữ chuột trái vào biểu tượng tương ứng, đồng thời có thể kéo hẳn bảng phụ đó ra phía ngoài rồi thả chuột trái ra. 2.3.2. Phần mềm Famis a. Giới thiệu chung "Phần mềm tích hợp cho đo vẽ và bản đồ địa chính (Field Work and Cadastral Mapping Intergrated Software - Famis) "là một phần mềm nằm trong Hệ thống phần mềm chuẩn thống nhất trong ngành địa chính phục vụ lập bản đồ và hồ sơ địa chính. Famis có khả năng xử lý số liệu đo ngoại nghiệp, xây dựng, xử lý và quản lý bản đồ địa chính số. Phần mềm đảm nhiệm công đoạn từ sau khi đo vẽ ngoại nghiệp cho đến hoàn chỉnh một hệ thống bản đồ địa chính số. Cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính kết hợp với cơ sở dữ liệu Hồ sơ Địa chính để thành một cơ sở dữ liệu về Bản đồ và Hồ sơ địa chính thống nhất. Phần mềm tuân thủ các quy định của Luật Đất đai 2003 hiện hành, hiện nay các phiên bản mới được cập nhật liên tục. b. Các chức năng của famis làm việc với cơ sở dữ liệu trị đo. Quản lý khu đo: Famis quản lý các số liệu đo theo khu đo. Một đơn vị hành chính có thể được chia thành nhiều khu đo. Số liệu đo trong 1 khu có thể lưu trong một hoặc nhiều file dữ liệu. Người dùng có thể tự quản lý toàn bộ các file dữ liệu của mình một cách đơn giản, tránh nhầm lẫn. Đọc và tính toán tọa độ của số liệu trị đo: Trị đo được lấy vào theo những nguồn tạo số liệu phổ biến nhất ở Việt nam hiện nay : - Từ các sổ đo điện tử (Electronic Field Book) của Sokkia, Topcon. - Từ Card nhớ - Từ các số liệu đo thủ công được ghi trong sổ đo.
  28. 20 - Từ phần mềm xử lý trị đo phổ biến SDR của Datacom. Xử lý đối tượng: Phần mềm cho phép người dùng bật, tắt hiển thị các thông tin cần thiết của trị đo lên màn hình. Xây dựng bộ mã chuẩn, bộ mã chuẩn bao gồm hai loại mã: Mã định nghĩa đối tượng và mã điều khiển. Phần mềm có khả năng tự động tạo bản đồ từ trị đo qua quá trình xử lý mã. Giao diện hiển thị, sửa chữa rất tiện lợi, mềm dẻo: Famis cung cấp hai phương pháp để hiển thị, tra cứu và sửa chữa trị đo. - Phương pháp 1: qua giao diện tương tác đồ họa màn hình. Người dùng chọn trực tiếp từng đối tượng cần sửa chữa qua hiển thị của nó trên màn hình. - Phương pháp 2: qua bảng danh sách các trị đo. Mỗi một trị đo tương ứng với một bản ghi trong bảng này. Công cụ tính toán: Famis cung cấp rất đầy đủ, phong phú các công cụ tính toán: giao hội (thuận nghịch), vẽ theo hướng vuông góc, điểm giao, dóng hướng, cắt cạnh thửa, Các công cụ thực hiện đơn giản, kết quả chính xác. Các công cụ tính toán rất phù hợp với các thao tác đo vẽ mang đặc thù ở Việt nam. Xuất số liệu: Số liệu trị đo có thể được in ra các thiết bị ra khác nhau: máy in, máy vẽ. Các số liệu này cũng có thể xuất ra dưới các dạng file số liệu khác nhau để có thể trao đổi với các hệ thống phần mềm khác như SDR. Quản lý và xử lý các đối tượng bản đồ: Các đối tượng bản đồ được sinh ra qua: tự động xử lý mã hoặc do người sử dụng vẽ vào qua vị trí các điểm đo. Famis cung cấp công cụ để người dùng dễ dàng lựa chọn lớp thông tin bản đồ cần sửa chữa và các thao tác chỉnh sửa trên các lớp thông tin này. - Chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu địa chính. Nhập dữ liệu bản đồ từ nhiều nguồn khác nhau: - Từ cơ sở dữ liệu trị đo. Các đối tượng bản đồ ở bên trị đo được đưa thẳng vào bản đồ địa chính. - Từ các hệ thống GIS khác. Famis giao tiếp với các hệ thống GIS khác qua các file dữ liệu. Famis nhập những file sau: ARC của phần mềm ARC,
  29. 21 INFO (ESRI - USA), MIF của phần mềm Mapinfo (Mapinfo - USA). DXF, DWG của phần mềm AutoCAD (AutoDesk - USA), DGN của phần mềm GIS Offic (Intergraph - USA) - Từ các công nghệ xây dựng bản đồ số: Famis giao tiếp trực tiếp với một số công nghệ xây dựng bản đồ số hiện đang được sử dụng ở Tổng cục Địa chính như: Ảnh số (Image Station), ảnh đơn (IRASC, MGE-PC), vector hóa bản đồ (Geovecmge-PC). Quản lý các đối tượng bản đồ theo phân lớp chuẩn: Famis cung cấp bảng phân loại các lớp thông tin của bản đồ địa chính. Việc phân lớp và cách hiển thị các lớp thông tin tuân thủ theo qui phạm của Tổng cục Địa chính. Tạo vùng, tự động tính diện tích: Tự động sửa lỗi, tự động phát hiện các lỗi còn lại và cho phép người dùng tự sửa. Cấu trúc file dữ liệu tuân theo theo đúng mô hình topology cho bản đồ số vector. Hiển thị, chọn, sửa chữa các đối tượng bản đồ: Các chức năng này thực hiện dựa trên thế mạnh về đồ họa sẵn có của MicroStation nên rất dễ dùng, phong phú, mềm dẻo, hiệu quả. Đăng ký sơ bộ (qui chủ sơ bộ): Đây là nhóm chức năng phục vụ công tác qui chủ tạm thời. Gán, hiển thị, sửa chữa các thông tin thuộc tính được gắn với thửa. Thao tác trên bản đồ địa chính: Bao gồm các chức năng tạo bản đồ địa chính từ bản đồ gốc. Tự động vẽ khung bản đồ địa chính, đánh số thửa tự động. Tạo hồ sơ thửa đất.: Famis cho phép tạo các loại hồ sơ thông dụng về thửa đất gồm: Hồ sơ kỹ thuật thửa đất, trích lục, Giấy chứng nhận. Dữ liệu thuộc tính của thửa có thể lấy trực tiếp qua quá trình qui chủ tạm thời hoặc móc nối sang lấy trong cơ sở dữ liệu Hồ sơ Địa chính. Xử lý bản đồ: Famis cung cấp một số phép xử lý, thao tác thông dụng nhất trên bản đồ. Nắn bản đồ, chuyển từ hệ thống toạ độ này sang hệ thống tọa độ khác theo các phương pháp nắn affine, porjective.
  30. 22 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Sử dụng phần mềm Microstation và famis vào thành lập bản đồ địa chính tờ số 12, thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Phạm vi nghiên cứu: Tờ bản đồ số 12. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm nghiên cứu: thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, Lào Cai. - Địa điểm thực tập: Công ty TNHH VIETMAP. - Thời gian thực hiện đề tài: 28/05/2018 đến 15/09/2018. 3.3. Nội dung nghiên cứu Nội dung 1: Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của thị trấn Phố Lu huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai - Điều kiện tự nhiên - Điều kiện kinh tế - xã hội - Hiện trạng sử dụng đất và công tác quản lý đất đai - Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của thị trấn Phố Lu,huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Nội dung 2: Công tác quản lý đất đai. - Hiện trạng sử dụng đất: Tổng diện tích đất tự nhiên là: 1642,13ha, trong đó: Đất nông nghiệp: 1212,1 ha, đất phi nông nghiệp: 421,5 ha đất chưa sử dụng: 8,52ha. - Tình hình quản lý đất đai. Nội dung 3: Thành lập (xây dựng) bản đồ địa chính tờ số 12 - Thành lập bản đồ địa chính tờ số 12 thị trấn Phố Lu từ số liệu đo chi tiết. - Biên tập bản đồ bằng phần mềm Microstation và Famis
  31. 23 Nhập số liệu đo. Thành lập bản vẽ. Kết nối cơ sở dữ liệu bản đồ. Sửa lỗi. Chia mảnh bản đồ. Tiến hành biên tập mảnh bản đồ số 12. Tiến hành kiểm tra, đối soát thực địa. In và lưu trữ bản đồ. Nội dung 4: Nhận xét, đánh giá kết quả 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Phương pháp khảo sát, thu thập số liệu Thu thập số liệu đo từ Công ty TNHH VIETMAP. Thu thập số liệu từ các cơ quan chức năng như Ủy ban nhân dân thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai về các điểm độ cao, địa chính hiện có, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu phục vụ cho đề tài. 3.4.2. Phương pháp thống kê - Thống kê các số liệu, dữ liệu liên quan đến việc thành lập bản đồ địa chính ở địa bàn nghiên cứu như: + Thống kê số thửa đất + Thống kê diện tích, chủ sử dụng, mục đích sử dụng các thửa đất. 3.4.3. Phương pháp xây dựng bản đồ địa chính Đề tài sử dụng phần mềm Microstation kết hợp với phần mềm Famis, đây là những phần mềm chuẩn dùng trong ngành địa chính để biên tập bản đồ địa chính, tiến hành trút số liệu đo vào phần mềm theo đúng quy chuẩn, sau đó dùng các lệnh để biên tập bản đồ địa chính cho khu vực nghiên cứu.
  32. 24 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 4.1.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên a) Vị trí địa lý Thị trấn Phố Lu là vùng trung du miền núi có vị trị đặc biệt quan trọng và nằm tại trung tâm huyện Bảo Thắng. Thị Trấn Phố Lu có 13 thôn, dân số 9670 người với tổng diện tích đất tự nhiên là 1642.13 ha, mật độ dân số đạt 661 người/km². + Phía đông giáp xã Xuân Quang, Trì Quang + Phía bắc giáp xã Thái Niên, Xuân Quang + Phía nam giáp xã Sơn Hà, Phố Lu + Phía tây giáp xã Sơn Hà, Sơn Hải - Phố Lu có quốc lộ 4E, đường sắt Hà Nội - Lào Cai và đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai đi qua địa bàn. b) Về địa hình: - Thị trấn Phố Lu là một dải thung lũng hẹp chạy dài ven sông Hồng, có địa hình tương đối bằng phẳng xen vào những cánh đồng và khu dân cư là những đồi bát úp rải rác trong toàn xã. Điều kiện vật chất, cơ sở hạ tầng, giao thông đi lại thuận tiện, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế giao thương giữa các khu vực. + Phía Bắc và phía Tây không được bằng phẳng, đồi núi nhiều, có chênh lệch về độ cao giữa các khu vực. + Phía Nam và phía Đông địa hình tương đối bằng phẳng tạo nên vùng trồng lúa và các cây công nghiệp ngắn ngày, phía Đông giáp Sông Hồng cho nên kênh mương tại đây tương đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
  33. 25 c) Khí hậu: - Theo trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Lào Cai, thị trấn Phố Lu mang đặc điểm chung của khí hậu vùng Miền núi phía Bắc chia ra làm 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình khoảng 20°C, nhiệt độ tối đa 34°C. Tổng tích ôn trung bình hàng năm khoảng 9855°C. Tổng giờ nắng trong năm đạt 2007 giờ. Lượng mưa trung bình hàng năm 1400 - 1500mm. Nhìn chung khí hậu và thời tiết của thị trấn Phố Lu tương đối thuận lợi cho phát triển trồng trọt, chăn nuôi, nông - lâm nghiệp. 4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội năm 2017. 4.1.2.1. Kinh tế - tổ chức sản xuất a) Kinh tế Trong những năm qua, thực hiện chỉ đạo của Đảng ủy, HĐND và UBND thị trấn Phố Lu về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2012 - 2017 và kết quả bước đầu trong chương trình xây dựng nông thôn mới, ngành nông nghiệp của xã đã phần nào thay đổi diện mạo. Với hai mũi nhọn chủ đạo là trồng trọt và chăn nuôi, ngành lâm nghiệp thu hút trên 53.69% lực lượng lao động toàn xã. b) Xã Hội Đến hết năm 2017, dân số toàn thị trấn: 6832 người với 1571 hộ, bình quân 4 -5 người/hộ, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,42%; mật độ dân số 790 người/km2; chủ yếu là dân tộc kinh (Chiếm 80.57% và một số dân tộc khác (Chiếm 19,93%). Toàn thị trấn có 13 khu dân cư. Tổng số lao động của xã năm 2017 là 3150 lao động trong đó nam 1521 nữ 1629 người. Lao động gián tiếp có 159 người. Lao động nông lâm nghiệp là 2165 người trong đó có 512 người qua đào tạo. Lao động công nghiệp tổng 726 người trong đó 438 người đã qua đào tạo. Lao động thương mại dịch vụ là 662 người trong đó 267 người qua đào tạo.
  34. 26 Bảng 4.1: Hiện trạng dân số thị trấn Phố Lu năm 2017 Dân số Trong đó chia theo Tỷ lệ Số Tên thôn Tổng số dân tộc phát triển TT (bản) Dân tộc dân số Hộ Khẩu Kinh khác (%) Tổng số 1571 6832 5504 1328 1,42 1 Phú Long 1 83 356 161 195 1,42 2 Phú Long 2 68 292 285 7 1,42 3 Phú Cường 1 98 421 356 65 1,42 4 Phú Cường 2 113 485 368 117 1,42 5 Phú Thịnh 1 125 537 451 86 1,42 6 Phú Thịnh 2 87 374 335 39 1,42 7 Phú Thịnh 3 178 765 612 153 1,42 8 Phú Thành 1 150 645 413 232 1,42 9 Phú Thành 2 143 614 452 162 1,42 10 Phú Thành 3 141 606 584 22 1,42 11 Tổ Dân Phố 1 135 580 465 115 1,42 12 Tổ Dân Phố 2 113 485 451 34 1,42 13 Tổ Dân Phố 3 137 672 571 101 1,42 (Nguồn: UBND thị trấn Phố Lu) 4.2. Hiện trạng sử dụng đất và công tác quản lý đất đai - Hiện trạng sử dụng đất Đất gò đồi: Chiếm 42.86% tổng diện tích tự nhiên, tầng đất tương đối dày, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, nghèo dinh dưỡng. Loại đất này chủ yếu được nhân dân sử dụng để xây dựng nhà cửa, trồng cây ăn quả và một số loại cây lâu năm khác. Đất ruộng: Do tích tụ phù sa của Sông Hồng và các sông suối khác, đất có tầng dày, màu xám đen, hàm lượng mùn và đạm ở mức khá cao, loại đất này rất thích hợp đối với các loại cây lương thực, cây hoa màu.
  35. 27 Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất thị trấn Phố Lu năm 2017 Diện Cơ cấu STT Loại đất Mã tích (ha) (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 1642.13 100 1 Đất nông nghiệp NNP 267,81 57,84 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 231,32 14,08 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 232,61 14,16 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 219,15 13,34 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 14,36 0,87 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 68,64 4,17 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 28,72 1,74 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 119,59 7,28 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 36,42 2,2 2 Đất phi nông nghiệp PNN 66,34 41,94 2.1 Đất ở OCT 54,36 5,68 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 60,57 5,68 2.2 Đất chuyên dung CDG 92,30 5,62 Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự 2.2.1 TSC 2,52 0,15 nghiệp 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 2,84 0,17 2.2.3 Đất an ninh CAN 28,54 1,73 2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 95,91 5,67 2.2.6 Đất có mục đích công cộng CCC 31,98 1,94 2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 1,86 0,11 2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 0,72 0,04 2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 5,10 0,31 2.6 Đất có mặt nước chuyên dung MNC 51,12 3,11 2.7 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,21 0,01 3 Đất chưa sử dụng CSD 3,41 0,32 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 1,66 0,10 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 3,74 0,22 (Nguồn: UBND tt Phố Lu) - Tình hình quản lý đất đai: Nhìn chung việc sử dụng đất của các cơ quan tổ chức trên địa bàn thị trấn Phố Lu là khá ổn định và hiệu quả. diện tích được giao đã được đưa vào sử dụng đúng mục đích, được xác định ranh giới rõ ràng.
  36. 28 Trong những năm qua được sự quan tâm của đảng uỷ, UBND thị trấn Phố Lu đã chỉ đạo cán bộ chuyên môn về công tác địa chính thực hiện việc cấp mới, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân trong địa bàn xã, phối hợp với các đơn vị đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính số hóa, cấp GCNQSD đất cho ban quản lý rừng phòng hộ và giải quyết những vướng mắc và đề nghị của nhân dân. Việc quản lý đất đổ thải các công trình do các đơn vị thi công tự ý đổ đất sai quy định. Tình trạng san lấp lấn chiếm đất hành lang giao thông, dựng lều quán diễn ra phức tạp. Chính quyền địa phương đã quan tâm chỉ đạo ngăn cặn xử lý. Tuy nhiên, công tác phối hợp giữa chính quyền các Đoàn thể chưa chặt chẽ nên chưa xử lý dứt điểm tình trạng trên. 4.3. Thành lập mảnh bản đồ địa chính thị Trấn Phố Lu 4.3.1. Số liệu đo vẽ chi tiết của tờ bản đồ địa chính số 12 Số liệu thu thập được trong quá trình đo vẽ là 3169 điểm chi tiết.Dưới đây là một số điểm đo chi tiết thu thập. Bảng 4.3: Tọa độ điểm đo tờ bản đồ số 12 Tên Tọa độ Độ cao điểm X(m) Y(m) h(m) 3 2295183.800 444127.381 104.84 4 2295186.069 444128.446 104.94 5 2295186.274 444128.925 105.96 6 2295184.291 444132.653 104.87 7 2295200.626 444125.430 104.33 8 2295200.718 444125.869 104.43 9 2295211.583 444123.562 104.18 10 2295211.826 444124.042 104.03 11 2295207.170 444128.246 104.12 12 2295200.707 444129.398 104.28 (Nguồn: Công ty TNHH VIETMAP)
  37. 29 4.3.2. Biên tập bản đồ bằng phần mềm Microstation và Famis Quy trình thành lập bản đồ của thị trấn Phố Lu bằng phương pháp ứng dụng phần mềm Famis và Microstation được thể hiện theo sơ đồ 4.1 dưới đây: Bắt đầu Nhập dữ liệu trị đo vào máy Hiển thị,tạo mô tả trị đo Tạo bản vẽ từ trị đo Tạo Topology Kiểm tra đối soát ngoài thực địa Phân mảnh, tạo bản đồ địa chính gốc Đánh số thửa, gán thông tin địa chính Vẽ nhãn, tạo khung,hoàn thiện bản đồ địa chính Tạo hồ sơ kỹ thuật thửa đất Kết thúc Hình 4.1: Quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng phần mềm Famis Nhập dữ liệu trị đo vào máy Khi xử lý được file số liệu điểm chi tiết có đuôi.txt ta tiến hành triển điểm lên bản vẽ. Khởi động Microstation, tạo file bản vẽ mới chọn (Select) file chuẩn có đầy đủ các thông số cài đặt. Tìm dẫn đến ổ, thư mục, file chứa số liệu cần triển điểm lên bản vẽ
  38. 30 Hình 4.2: Mở phần mềm Microstation và famis Hình 4.3: Chọn ổ chứa file số liệu.txt Chọn đúng đường dẫn chứa file số liệu chi tiết có đuôi.txt ta được một file bản vẽ chứa các tâm điểm chi tiết, đây chính là vị trí các điểm cần xác định ở ngoài thực địa và đã được tính toạ độ và độ cao theo hệ thống toạ độ VN2000. Để biết được thứ tự các điểm nối với nhau thành các ranh thửa đúng như ngoài thực địa ta tiến hành triển điểm chi tiết lên bản vẽ:
  39. 31 Hình 4.4: Phun điểm chi tiết lên bản vẽ Thành lập bản vẽ Từ các điểm chi tiết và bản vẽ sơ hoạ ngoài thực địa ta sử dụng thanh công cụ vẽ đường thẳng Place Smartline và chọn lớp cho từng đối tượng của chương trình Micorstation để nối các điểm đo chi tiết. Lần lượt thực hiện các công việc nối điểm theo bản vẽ sơ hoạ của tờ bản đồ khu vực thị trấn Phố Lu, ta thu được bản vẽ của khu vực đo vẽ. Lúc này các thửa đất trên bản vẽ thể hiện rõ vị trí hình dạng và một số địa vật đặc trưng của khu đo. Hình 4.5: Tờ bản đồ trong quá trình nối điểm
  40. 32 Kết nối với cơ sở dữ liệu bản đồ Để có thể thực hiện các nhóm chức năng của phần mềm cơ sở dữ liệu bản đồ như đánh số thửa, tính diện tích tự động ta phải tạo được tâm thửa (topology). Công việc chuyển sang bước tiếp theo. Sửa lỗi Topology là mô hình lưu trữ dữ liệu bản đồ (không gian) đã được chuẩn hóa. Nó không chỉ lưu trữ các thông tin địa lý, mô tả vị trí, kích thước, hình dạng của từng đối tượng bản đồ riêng rẽ mà còn còn mô tả quan hệ không gian giữa chúng với nhau như nối nhau, kề nhau. Chức năng này rất quan trọng trong công việc xây dựng bản đồ. Sau khi đóng vùng sửa lỗi, topology là mô hình đảm bảo việc tự động tính diện tích, là đầu vào của các chức năng tạo bản đồ địa chính, tạo hồ sơ thửa đất, tạo bản đồ chủ đề, vẽ nhãn thửa. Như đã nói ở trên tâm thửa chỉ được tạo khi các thửa đã đóng vùng hay khép kín. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẽ không tránh khỏi sai sót. Famis cung cấp cho chúng ta một chức năng tự động tìm và sửa lỗi. Tính năng này gồm 2 công cụ MRFClean và MRF Flag Editor. Phần mềm MRFClean dùng để kiểm tra lỗi tự động, nhận diện và đánh dấu vị trí các điểm cuối tự do bằng một ký hiệu (chữ D), tự động tạo các điểm giao giữa các đường cắt nhau; xóa những đường, những điểm trùng nhau. Hình 4.6: Tự động tìm, sửa lỗi Clean
  41. 33 Các lỗi còn lại phải tiếp tục dùng chức năng MRF Flag Editor để sửa. Kích chuột vào nút Next để hiển thị các lỗi mà chức năng MRF Flag báo màn hình bản đồ xuất hiện, nơi nào có chữ D là nơi đó còn lỗi, cần tự sửa bằng tay sử dụng thanh công cụ modifi của Microstaion với các chức năng như vươn dai đối tượng, cắt đối tượng. Các hình minh hoạ dưới đây là hình thanh công cụ Modifi của Microstaion và những lỗi được tính năng sửa lỗi MRF Flag báo để sửa cùng với các hình minh hoạ các thửa đất sau khi được sửa lỗi. Hình 4.7: Màn hình hiển thị các lỗi của thửa đất Hình 4.8: Các thửa đất sau khi được sửa lỗi
  42. 34 Chia mảnh bản đồ Sau khi sửa hết các lỗi trên bản đồ, ta tiến hành tạo bảng chắp và chia mảnh bản đồ. Chia mảnh bản đồ địa chính để ta biên tập được các loại bản đồ có tỉ lệ khác nhau. Tại đây ta chọn tỷ lệ, loại bản đồ, vị trí mảnh và phương pháp chia mảnh. Ví dụ như thị trấn Phố Lu sẽ có 2 tỷ lệ bản đồ là 1:1000 và tỷ lệ 1:2000. Hình 4.9: Bản đồ sau khi phân mảnh
  43. 35 Tiến hành biên tập mảnh bản đồ Tạo vùng Chọn Level cần tạo vùng (ở đây là level của thửa đất) nếu nhiều lớp tham gia tính diện tích thửa đất thì ta phải tạo tất cả các lớp và mỗi lớp cách nhau bằng dấu phẩy. Sau đó chương trình tự tạo lớp tâm thửa cho từng thửa đất. Tạo vùng xong ta vào Cơ sở dữ liệu bản đồ chọn quản lý bản đồ để kết nối với cơ sở dữ liệu mới có thể thực hiện được các bước tiếp theo. Hình 4.10: Thửa đất sau khi được tạo tâm thửa Hình 4.11: Thửa đất sau khi được tạo tâm thửa
  44. 36 Đánh số thửa Số thứ tự của thửa đất được coi như một tên riêng của thửa đất. Nó được dùng trong quản lý đất đai, được ghi trong các hồ sơ địa chính liên quan như: Bản vẽ gốc, bản đồ địa chính gốc, hồ sơ kỹ thuật thửa đất, các loại bảng thống kê. v.v Tại mục bắt đầu từ chọn 1, chọn khoảng băng rộng theo chiều ngang tại mục độ rộng là 20, chọn kiểu đánh đánh tất cả, chọn kiểu đánh rích rắc, kích vào hộp thoại Đánh số thửa. Chương trình sẽ thực hiện đánh số thửa cho từng thửa đất từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. Hình 4.12: Đánh số thửa tự động Gán dữ liệu từ nhãn Để phục vụ cho việc thành lập các tài liệu quản lý đất và các loại hồ sơ địa chính, bước gán dữ liệu từ nhãn này cung cấp đầy đủ các thông tin số liệu cho việc thành lập các loại hồ sơ địa chính. Trước khi tiến hành bước này các thông tin thửa đất phải được thu thập đầy đủ và được gắn nằm trong các thửa. Các lớp thông tin của thửa đất được gắn bằng lớp nào thì bước gán thông tin từ nhãn sẽ tiến hành gán nhãn bằng lớp đó.
  45. 37 Hình 4.13: Thửa đất sau khi được gán dữ liệu từ nhãn Trong bước gắn nhãn thửa ta gắn (họ và tên chủ sử dụng đất, loại đất, địa chỉ) bằng lớp 53 do vậy ta gán thông tin từ nhãn lớp 53 cho hai loại thông tin (họ và tên chủ sử dụng đất, loại đất), và gán địa chỉ chủ sử dụng đất bằng lớp 52, vvv gán xong các lớp thông tin ta phải kết nối với cơ sở dữ liệu bản đồ. Vẽ nhãn thửa Vẽ nhãn thửa là một trong nhưng công cụ thường dùng để hiển thị các dữ liệu thuộc tính thành các đối tượng đồ hoạ theo một cách định dạng cho trước. Có thể có rất nhiều dữ liệu thuộc tính đi kèm theo tại một thời điểm không thể hiển thị được tất cả các dữ liệu. Hình 4.14: Vẽ nhãn thửa
  46. 38 Đánh dấu vào vẽ tự động rồi vẽ nhãn chương trình sẽ tự động vẽ nhãn toàn bộ bản đồ với mục đích sử dụng là mục đích lúc tạo tâm thửa và số thửa ứng với số thửa đã đánh. Sửa bảng nhãn thửa Để đảm bảo cho đầy đủ các thông tin địa chính được cập nhật trong file báo cáo, ta phải kiểm tra bảng nhãn thửa xem file báo cáo đã cập nhật đầy đủ hay chưa. Có nhưng trường hợp các thông tin của thửa đất khi gắn bị chồng đè lên ranh thửa, do vậy khi gán nhãn thửa file báo cáo sẽ không cập nhật được các thông tin vào bản nhãn. Sửa bảng nhãn thửa để kiểm tra bảng cơ sở dữ liệu địa chính xem các thông tin trong bảng đã đầy đủ chưa nêu thiếu ta có đầy đủ các cửa sổ cho phép ta thay đổi bổ sung các thông tin như (Tên chủ sử dụng, địa chỉ chủ sử dụng đất, xứ đồng, loại đất) sửa chữa bổ sung xong ta ghi lại và báo cáo vào file (báo cáo) để thông tin được cập nhật đầy đủ. Hình 4.15: Sửa bảng nhãn thửa
  47. 39 Tạo khung bản đồ địa chính Tạo khung bản đồ bao gồm: Viền khung, các điểm chia tọa độ, thanh tỉ lệ, bảng ghi chi tiết thông tin của các nhãn thửa nhỏ và các thông tin như ngày, tháng, tên cơ quan lập bản đồ, cơ quan kiểm tra và các thông tin liên quan khác trong thành lập bản đồ. Khung bản đồ địa chính cần phải tạo ra với vị trí và cách thể hiện theo đúng quy định trong phạm vi thành lập bản đồ địa chính của Bộ TN & MT ban hành. Hình 4.16: Tạo khung bản đồ địa chính Hình 4.17 : Tờ bản đồ sau khi được biên tập hoàn chỉnh
  48. 40 Khi ta ấn vào nút “Chọn bản đồ” và chọn điểm trên màn hình thì toạ độ góc khung của bản đồ sẽ hiện lên. Đây là các toạ độ được tính dựa trên các tham số tỷ lệ sau khi hoàn tất các quá trình cơ bản nêu trên. Đến đây ta đã hoàn thành công việc ứng dụng phần mềm Microstation, Famis thành lập bản đồ địa chính tờ số 12 tỷ lệ 1:1000 thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Kiểm tra kết quả đo Sau khi biên tập hoàn chỉnh, bản đồ này đã được in thử, tiến hành rà soát, kiểm tra, so sánh, mức độ chính xác của bản đồ so với thực địa. Lựa chon những thửa khả nghi là có sai số lớn, tiến hành đo khoảng cách trên bản đồ, sau đó chuyển khoảng cách đó ra thực địa. Đo dải thửa, đo đường thằng đồng thời dùng thước dây đo khoảng cách ngoài thực địa rồi so sánh kết quả giữa thực địa và trong bản đồ. Những sai số đều nằm trong giới hạn cho phép. Như vậy, độ chính xác của bản đồ sau khi biên tập đạt yêu cầu kỹ thuật. In bản đồ Khi bản đồ đã được kiểm tra hoàn chỉnh và độ chính xác đạt yêu cầu kỹ thuật, lúc này tiến hành in chính thức bản đồ này. 4.4. Nhận xét, đánh giá kết quả - Kết quả: + Thành lập được bản đồ địa chính tờ số 12, tỷ lệ 1:1000 thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, Tỉnh Lào Cai + Thành lập được bản đồ địa chính qua các số liệu đo chi tiết thu thập từ công ty TNHH VIETMAP + Bản mô tả xác định ranh giới, mốc giới thửa đất, đúng quy định, có đầy đủ chữ ký xác nhận, đồng ý của các cấp có liên quan. - Nhận xét: + Trong quá trình thành lập bản đồ còn gặp đôi chút khó khăn diện tích lớn, tranh chấp đất.
  49. 41 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết Luận Đề tài nghiên cứu "Ứng dụng phần Microstation và Famis thành lập bản đồ địa chính tờ số 12 thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai " có những kết luận chính như sau: * Thị trấn Phố Lu có điều kiện vật chất, cơ sở hạ tầng, giao thông đi lại thuận tiện, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế giao thương giữa các khu vực. Khí hậu và thời tiết của thị trấn Phố Lu thì tương đối thuận lợi cho phát triển trồng trọt, chăn nuôi, nông - lâm nghiệp. * Có tổng diện tích đất tự nhiên là 1642,13 ha trong đó: đất nông nghiệp: 1212,1 ha, đất phi nông nghiệp: 421,5 ha đất chưa sử dụng: 8,52ha. Công tác quản lý nhà nước về đất đai tại địa bàn khá tốt, có hệ thống bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2017, bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và bản đồ địa chính được xây dựng từ năm 1996. * Đề tài đã thành lập được một tờ bản đồ địa chính 1:1000 thuộc thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai với số hiệu tờ bản đồ đã thành lập khi kết thúc đợt thực tập là tờ 12. Tổng số 489 thửa đất tổng diện tích là 136311,9m2, trong đó: - Loại đất ONT có 321 thửa diện tích là 48382,6m2 - Loại đất CLN có 42 thửa diện tích là 18964,1m2 - Loại đất BHK có 34 thửa đất diện tích là 7039,8m2 - Loại đất BCS có 12 thửa với diện tích là 11627,2m2 - Loại đất DGT có 5 thửa diện tích là 10290m2 - Loại đất DTL có 5 thửa diện tích là 1569,2m2, - Loại đất LUC có 62 thửa diện tích là 24534m2 - Loại đất SON có 3 thửa với diện tích là 5197,2m2 - Loại đất NTS có 2 thửa diện tích là 1761,9m2
  50. 42 - Loại đất RSX có 1 thửa diện tích là 6945,9m2 Tờ bản đồ này đã biên tập theo phần mềm MicroStation, Famis với độ chính xác cao 5.2. Kiến nghị - Phát triển nguồn nhân lực cho ngành địa chính, đào tạo những kỹ thuật viên sử dụng thành thạo phần mềm MicroStation, Famis và các modul, phần mềm khác có liên quan đến thành lập, biên tập bản đồ và không ngừng phổ biến, ứng dụng khoa học công nghệ mới. - Đổi mới, hiện đại hoá công nghệ về đo đạc và bản đồ. Các bản đồ nên xử lý, biên tập trên Famis để có một hệ thống dữ liệu thống nhất, đảm bảo cho việc lưu trữ, quản lý và khai thác.
  51. 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Ngọc Anh (2013), Bài giảng tin học chuyên ngành - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 2. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (2006), Hướng dẫn sử dụng phần mềm tích hợp đo vẽ và thành lập bản đồ địa chính, Hà Nội. 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Quy phạm Thành lập Bản đồ địa chính năm 2008. Bộ TN & MT. 4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Quy trình đo vẽ thành lập bản đồ địa chính. 5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000,1:5000 và 1:10.000, Hà Nội. 6. Công ty cổ phần Công ty Cổ phần Khảo sát Đo đạc và Môi trường Nam Việt (2017), Số liệu đo vẽ địa chính. 7. Luật đất đai 2013, Nxb Chính trị Quốc gia HN. 8. Lê Văn Thơ (2009), Bài giảng môn trắc địa I - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 9. Vũ Thị Thanh Thủy (2009) Bài giảng trắc địa II - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên 10. Tổng cục Địa chính, Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc điện tử. 11. Tổng cục Địa chính, Hướng dẫn sử dụng phần mềm famis - caddb. 12. Tổng cục Địa chính (1999), Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000,1:5000,1:10.000, 1:25.000. 13. UBND thị trấn Phố Lu (2017), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội.
  52. PHỤ LỤC 1 SƠ ĐỒ LƯỚI KHỐNG CHẾ THỊ TRẤN PHỐ LU
  53. PHỤ LỤC 2 TRÍCH DẪN SỐ LIỆU ĐO ĐẠC CHI TIẾT Tên điểm Tọa độ X (m) Tọa độ Y (m) KV1 2469991,541 441289,227 KV2 2469992,421 441287,633 KV3 2469991,882 441288,66 KV4 2469982,084 441282,91 KV5 2469982,495 441281,969 KV6 2469980,162 441282,112 KV7 2469980,348 441281,248 KV8 2469979,793 441283,052 KV9 2469981,13 441283,364 KV10 2469976,202 441291,251 KV11 2469975,135 441290,709 KV12 2469969,804 441299,681 KV13 2469968,844 441299,066 KV14 2469965,98 441302,599 KV15 2469965,213 441302,05 KV16 2469962,524 441304,405 KV17 2469957,937 441306,113 KV18 2469977,613 441317,198 KV19 2469972,797 441279,307 KV20 2469973,067 441278,528 KV21 2469973,405 441277,852 KV22 2469970,733 441276,809 KV23 2469969,906 441278,522 KV24 2469962,863 441285,91 KV25 2469953,746 441295,5
  54. KV26 2469958,103 441302,12 KV27 2469955,633 441304,338 KV28 2469946,058 441291,949 KV29 2469947,233 441290,572 KV30 2469950,816 441294,339 PHỤ LỤC 3 SƠ ĐỒ PHÂN MẢNH BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH THỊ TRẤN PHỐ LU