Khóa luận Ứng dụng mô hình Z - Score để xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Bắc sông Hương - Thừa Thiên Huế

pdf 131 trang thiennha21 22/04/2022 5880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Ứng dụng mô hình Z - Score để xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Bắc sông Hương - Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ung_dung_mo_hinh_z_score_de_xep_hang_tin_dung_khac.pdf

Nội dung text: Khóa luận Ứng dụng mô hình Z - Score để xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Bắc sông Hương - Thừa Thiên Huế

  1. LỜI CẢM ƠN Được sự phân công, giới thiệu của nhà trường và sự đồng ý của toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Tài chính - Ngân hàng, em đã có một khoảng thời gian được thực tập nghề nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Bắc sông Hương - Thừa Thiên Huế từ ngày 31/12/2018 đến ngày 21/4/2019. Đây là khoảng thời gian ý nghĩa và vô cùng quý báu để em tích lũy được nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm cho ngành nghề tương lai mà em đã lựa chọn theo đuổi. Vì vậy, trước khi đi vào trình bày nội dung của bài khóa luận tốt nghiệp, em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường cũng như toàn thể giáo viên trường Đại học Kinh Tế Huế, đặc biệt là cô giáo Trần Thị Bích Ngọc và các anh chị cán bộ tín dụng ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Bắc sông Hương đã đóng góp những ý kiến quý báu giúp em hoàn thành bài báo cáo thực tập nghề nghiệp lần này. Em rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, phê bình của quý thầy cô giáo để em có thể rút kinh nghiệm, sửa chữa, hoàn thiện hơn các bài báo cáo sau này. Trường Đại học Kinh tế Huế 1
  2. LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan:  Những nội dung trong báo cáo này là do em thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo Trần Thị Bích Ngọc.  Mọi tham khảo dùng trong báo cáo này đều được trích dẫn nguồn, người thực hiện, thời gian  Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian lận em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Huế, ngày 31 tháng 12 năm 2018 Sinh viên thực tập Hoàng Quang Thạch Trường Đại học Kinh tế Huế 2
  3. TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Mục tiêu của đề tài này là nghiên cứu chi tiết trên mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ với khách hàng doanh nghiệp, đồng thời thu thập cơ sở dữ liệu về xếp hạng tín dụng của 20 doanh nghiệp ngẫu nhiên, sau đó phân tích và đưa ra so sánh giữa hai mô hình là Z-Score và mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ tại ngân hàng Agribank để tìm hiểu các chỉ tiêu đóng vai trò then chốt, ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng tín dụng của khách hàng nhằm giúp cho các cấp quản trị, các phòng ban chức năng có công cụ hữu hiệu để kiểm soát, điều chỉnh kết quả một cách độc lập và khách quan, góp phần giúp ích cho việc cải thiện và hoàn thiện mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng Agribank Việt Nam. Phần chính của luận văn gồm 74 trang, được chia làm ba phần. Chi tiết nghiên cứu mỗi phần được phân tích trong các phần tiếp theo. Trường Đại học Kinh tế Huế 3
  4. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1 LỜI CAM ĐOAN 2 TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 8 DANG MỤC CÁC BẢNG 9 PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 11 1. Lý do lựa chọn đề tài 11 2. Mục tiêu nghiên cứu 12 2.1. Mục tiêu tổng quát 12 2.2. Mục tiêu cụ thể 13 3. Đối tượng nghiên cứu 13 4. Phạm vi nghiên cứu 13 5. Phương pháp nghiên cứu 13 6. Kết cấu của bài khóa luận 14 PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 16 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ MÔ HÌNH Z-SCORE 16 1.1. Tổng quan về xếp hạng tín dụng 16 1.1.1. Khái niệm xếp hạng tín dụng 16 1.1.2. Sự ra đời và phát triển của xếp hạng tín dụng 17 Trường1.1.3. Đối tượng xĐạiếp hạng tín dụhọcng Kinh tế Huế 18 1.1.4. Vai trò của xếp hạng tín dụng 19 1.1.5. Nguyên tắc xếp hạng tín dụng 22 4
  5. 1.1.6. Quy trình xếp hạng tín dụng 22 1.1.7. Phương pháp xếp hạng tín dụng và ưu nhược điểm 24 1.2. Mô hình xếp hạng tín dụng của một số tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế.26 1.2.1. Standard & Poor’s (S&P) 26 1.2.2. Moody’s 27 1.2.3. Fitch 27 1.3. Giới thiệu mô hình Z-Score 28 1.4. Những nghiên cứu trước đây về mô hình Z-Score 31 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 34 CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH Z-SCORE TRONG XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM, CHI NHÁNH BẮC SÔNG HƯƠNG –THỪA THIÊN HUẾ 35 2.1. Giới thiệu về cơ sở thực tập 35 2.1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 35 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 35 2.1.3 Giới thiệu về chi nhánh NHNo&PTNT Bắc sông Hương ngân hàng Agribank 37 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Bắc sông Hương – Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 đến 2018 40 Trường2.2.1. Tình hình huyĐạiđộng vố nhọc Kinh tế Huế 40 2.2.2. Tình hình hoạt động tín dụng 42 2.3. Hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Agribank 44 5
  6. 2.3.1. Phương pháp xếp hạng tín dụng doanh nghiệp 44 2.3.2. Đối tượng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp 45 2.3.3. Mô hình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp 45 2.3.4. Quy trình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp 46 2.3.5. Thực trạng hệ thống XHTD doanh nghiệp tại Agribank 52 2.4. So sánh hệ thống xếp hạng doanh nghiệp của Agribank với một số TCTD tại Việt Nam 54 2.4.1. Điểm giống nhau 55 2.4.2. Điểm khác nhau 55 2.5. Đánh giá hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Agribank 57 2.6. Ứng dụng mô hình Z-Score trong xếp hạng tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh Bắc sông Hương – Thừa ThiênHuế 58 2.6.1. Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp vay vốn tại Agribank bằng mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ 57 2.6.2. Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp vay vốn tại Agribank bằng mô hình Z- Score 62 2.6.3. Kết quả vận dụng mô hình Z-Score trên nhiều doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với Agribank, chi nhánh Bắc sông Hương – Thừa Thiên Huế 64 KẾT LUẬN CHƯƠNG II 71 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG MÔ HÌNH Z-SCORE NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT TrườngNAM, CHI NHÁNH ĐạiBẮC SÔNG họcHƯƠNG – THKinhỪA THIÊN HU tếẾ Huế72 3.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đến năm 2020 72 6
  7. 3.2. Định hướng sử dụng mô hình Z-Socre hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Agribank 73 3.2.1. Đề suất hoàn thiện mô hình XHTD doanh nghiệp tại Agribank bằng mô hình Z-Score 73 3.2.2. Kiểm chứng mô hình XHTD doanh nghiệp tại Agribank sau điều chỉnh theo tình huống nghiên cứu công ty cổ phần B 77 3.2.3. Kiểm chứng mô hình XHTD doanh nghiệp tại Agribank sau điều chỉnh theo tình huống doanh nghiệp số 17 79 3.3. Nhóm giải pháp về quản trị điều hành 81 3.3.1. Mở cửa hệ thống thông tin riêng của Agribank 81 3.3.2. Tăng cường công tác đào tạo cán bộ tín dụng về xếp hạng tín dụng 82 3.3.3 Tăng cường kiểm tra chất lượng thực hiện xếp hạng tín dụng 83 3.3.4 Sắp xếp lại bộ phận thực hiện công tác XHTD doanh nghiệp 84 3.4. Một sô kiến nghị 84 3.4.1. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 84 3.4.2. Đối với ngân hàng nhà nước 84 3.4.3. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước 86 KẾT LUẬN CHƯƠNG III 88 PHẦN 3: KẾT LUẬN 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90 PHỤ LỤC 91 Trường Đại học Kinh tế Huế 7
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Z-SCORE Hệ số dự báo phá sản CIC Trung tâm Thông tin Tín dụng (là một đơn vị hành chính, hệ thống thông tin trực thuộc quyền quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) AGRIBANK Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam NHNo & PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn No & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn NHNN Ngân hàng nhà nước XHTD Xếp hạng tín dụng NHTM Ngân hàng thương mại KH Khách hàng KHDN Khách hàng doanh nghiệp HĐTD Hợp đồng tín dụng BCTC Báo cáo tài chính Trường Đại học Kinh tế Huế 8
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Khả năng dự báo chỉ số Z-Score thực tế Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Agribank, Chi nhánh Bắc Sông Hương – Thừa Thiên Huế. Bảng 2.2: Kết quả sử dụng vốn của Agribank– Chi nhánh Thừa Thiên Huế. Bảng 2.3: Minh họa bộ thang điểm, trọng số và bộ giá trị chuẩn. Bảng 2.4: Bảng xác định quy mô doanh nghiệp. Bảng 2.5: Bảng tỷ trọng của từng nhóm chỉ tiêu phi tài chính áp dụng riêng cho từng loại hình doanh nghiệp đã có quan hệ tín dụng. Bảng 2.6: Bảng tỷ trọng của từng nhóm chỉ tiêu phi tài chính áp dụng riêng cho từng loại hình doanh nghiệp mới chưa có quan hệ tín dụng. Bảng 2.7: Trọng số các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính chấm điểm XHTD doanh nghiệp theo báo cáo tài chính. Bảng 2.8: Xếp hạng và phân loại nhóm nợ trong hệ thống XHTD của Agribank. Bảng 2.9: Chính sách tín dụng dựa trên kết quả XHTD nội bộ của Agribank. Bảng 2.10: Chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng dựa trên kết quả XHTD của Agribank. Bảng 2.11: Hệ số rủi ro chấm điểm XHTD doanh nghiệp mới thành lập của VCB. Bảng 2.12: Bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần B. Bảng 2.13: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần B. Bảng 2.14: Chi tiết chấm điểm các chỉ tiêu tài chính của Công ty cổ phần B. Bảng 2.15: Chi tiết chỉ tiêu dự báo nguy cơ phá sản của công ty cổ phần B. TrườngBảng 2.16: Thông tin Đạithu thập từ BCTChọc của 20 doanhKinh nghiệp tại Agribank,tế Huế Chi nhánh Bắc sông Hương, Thừa Thiên Huế. Bảng 2.17: Kết quả xếp hạng tín dụng cho 20 doanh nghiệp được chọn. 9
  10. Bảng 2.18: So sánh kết quả giữa 2 mô hình. Bảng 3.1: Chấm điểm chỉ tiêu dự báo nguy cơ phá sản của doanh nghiệp. Bảng 3.2: Trọng số các chỉ tiêu tài chính, phi tài chính và chỉ tiêu dự báo nguy cơ phá sản của doanh nghiệp theo báo cáo tài chính. Bảng 3.3: Hệ số rủi ro XHTD doanh nghiệp mới thành lập Bảng 3.4: Chi tiết chỉ tiêu dự báo nguy cơ phá sản của công ty cổ phần B trong mô hình đề xuất sửa đổi. Bảng 3.5: Chi tiết chỉ tiêu dự báo nguy cơ phá sản của doanh nghiệp số 17 trong mô hình đề xuất sửa đổi. Trường Đại học Kinh tế Huế 10
  11. PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do lựa chọn đề tài Hiện nay, xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành mục tiêu chung của nhiều quốc gia, Việt Nam cũng đang từng bước vươn lên, hòa mình vào dòng chảy chung của khu vực và thế giới. Hội nhập đã và đang đem lại nhiều cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, song nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro thách thức, một trong những thách thức đó là yêu cầu minh bạch hóa thông tin, kiểm soát rủi ro trong hệ thống ngân hàng. Đặc biệt, trong thời gian gần đây các vụ khủng hoảng liên tiếp xảy ra trên thị trường tài chính thế giới, các vụ phá sản của các ngân hàng lớn thì yêu cầu an ninh tín dụng, kiểm soát rủi ro trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Trong kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong thu nhập của các ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động này luôn tiềm ẩn rủi ro cao, đặc biệt là ở các nước mà hệ thống thông tin thiếu minh bạch và không đầy đủ, trình độ quản trị rủi ro còn nhiều hạn chế, tính chuyên nghiệp của cán bộ ngân hàng chưa cao như Việt Nam. Do đó yêu cầu xây dựng một mô hình quản trị rủi ro tín dụng có hiệu quả và phù hợp với tiêu chuẩn thế giới là một đòi hỏi bức thiết để đảm bảo hạn chế rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng, hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong quản trị rủi ro và phù hợp với môi trường hội nhập. Xếp hạng tín dụng là một công cụ hiệu quả, mang tính khoa học trong quản trị rủi ro tín dụng thông qua lượng hóa các đánh giá và đưa ra các quyết định phù hợp. Việc sử dụng công cụ xếp hạng tín nhiệm ở nhiều nước trên thế giới đã trở thành thông dụng và thông lệ nhằm xóa tan khoảng tối thông tin giữa các nhà đầu tư, các nhà kinh doanh. Do vậy, vấn đề xây dựng và hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đặc biệt là Trườnghệ thống xếp hạng tín Đạidụng nội bộ vhọcới khách hàng Kinh là doanh nghiệp đangtế đư ợHuếc các ngân hàng thương mại quan tâm nhằm tăng cường khả năng dự báo trong quản trị rủi ro tín dụng từ đó giảm bớt tỷ lệ nợ xấu phải trích lập dự phòng rủi ro, đáp ứng yêu cầu của 11
  12. ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, rủi ro là một phạm trù định tính được đo lường gián tiếp qua một số chỉ tiêu định lượng thì không có tính tuyệt đối, vì vậy xếp hạng rủi ro chỉ bằng một mô hình là chưa đủ, chưa đảm bảo được độ chính xác cao. Ngoài mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ thì còn có nhiều mô hình khác để đánh giá, chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng khác như mô hình Logistic, phương pháp xếp hạng tín nhiệm của Fitch, Trong bài nghiên cứu này, em sử dụng mô hình Z - Score để xếp hạng tín dụng của khách hàng doanh nghiệp, bởi vì đây là mô hình đơn giản, dễ sử dụng, và có độ tin cậy cao trong việc dự báo một công ty có khả năng phá sản hay không. Bên cạnh đó, mặc dù ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) là ngân hàng 100% vốn Nhà Nước và được đánh giá cao trong lĩnh vực tín dụng. Đồng thời, Agribank cũng đã xây dựng và sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tình hình nợ xấu ngày càng tăng, khả năng thanh toán yếu dần qua các năm, trích lập dự phòng rủi ro gia tăng. Điều này sẽ tạo ra nhiều rủi ro cho Agribank trong quá trình cấp tín dụng. Xuất phát từ thực tiễn trên, em chọn đề tài “Ứng dụng mô hình Z - Score để xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Bắc sông Hương – Thừa Thiên Huế” làm đề tài nghiên cứu trong bài Khóa luận tốt nghiệp của mình với hi vọng góp phần nhỏ đưa hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng phù hợp hơn với tiêu chuẩn quốc tế. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Áp dụng mô hình Z - Score để xếp hạng tín dụng các khách hàng doanh nghiệp tại Agribank, Chi nhánh Bắc sông Hương, Thừa Thiên Huế. Sau đó so sánh kết quả giữa mô hình Z – Score với mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng, nhận định Trườngđược mô hình nào phù Đại hợp và có tính học chính xác caoKinh hơn. Từ đó có thtếể đưa raHuế kiến nghị áp dụng mô hình Z – Score vào xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng, giúp ngân 12
  13. hàng tính toán được độ rủi ro một cách chính xác hơn, là cơ sở để đặt quan hệ tín dụng với khách hàng. 2.2. Mục tiêu cụ thể Nghiên cứu cơ sở lý luận hiện đại về xếp hạng tín nhiệm, hệ thống đánh giá xếp hạng tiên tiến của những tổ chức xếp hạng lớn trên thế giới như S&P, Moody, Fitch và mô hình điểm số tín dụng Z-Score của Edward I. Atlman đang được áp dụng phổ biến trên thế giới từ đó rút ra kinh nghiệm về xếp hạng tín dụng doanh nghiệp cho các tổ chức tín dụng tại Việt Nam nói chung và ngân hàng Agribank nói riêng. Ứng dụng mô hình Z-score để xếp hạng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp của Agribank. Từ đó so sánh với kết quả xếp hạng tín dụng theo mô hình XHTD hiện tại của Agribank. - Đề xuất những giải pháp trong việc áp dụng mô hình Z - Score để xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp từ đó hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp của Agribank. 3. Đối tượng nghiên cứu Vận dụng mô hình Z - Score trong xếp hạng tín dụng tại Agribank, chi nhánh Bắc sông Hương, Thừa Thiên Huế đối với khách hàng là doanh nghiệp. 4. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Nghiên cứu đề tài tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Bắc sông Hương, Thừa Thiên Huế. Về thời gian: Từ 31/12/2018 đến 21/4/2019. 5. Phương pháp nghiên cứu TrườngPhương pháp nghiên Đại cứu tài li ệhọcu: Tìm kiếm Kinhnhững nguồn tài litếệu tham Huế khảo dựa vào cơ sở từ các khóa luận tốt nghiệp đi trước, sách báo, Internet, đề tài nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước cùng với sự hỗ trợ của giáo viên hướng dẫn. 13
  14. Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu được thu thập từ các báo cáo thường niên, các báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Agribank chi nhánh Bắc sông Hương – Thừa Thiên Huế, các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với Agribank. + Phương pháp phân tích số liệu: để làm rõ thực trạng của hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Agribank. + Phương pháp so sánh: để so sánh các chỉ tiêu đánh giá, phương pháp đánh giá của hệ thống xếp hạng tín dụng tại Agribank với mô hình Z – Score. Phương pháp vận dụng mô hình Z – Score để đưa ra những nhận định nhằm hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Agribank. 6. Kết cấu của bài khóa luận Ngoài phần mục lục, tài liệu tham khảo, danh mục các chữ viết tắt, danh mục hồ sơ, bảng biểu thì kết cấu của luận văn gồm 3 phần chi tiết như sau: Phần 1: Đặt vấn đề Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương I: Tổng quan về Xếp hạng tín dụng trong Ngân hàng thương mại và mô hình Z-Score. Trình bày các vấn đề tổng quan về xếp hạng tín dụng, kinh nghiệm XHTD của một số tổ chức trên thế giới và bài học XHTD cho một số tổ chức tín dụng tại Việt Nam. Giới thiệu mô hình Z-Score. Chương II: Ứng dụng mô hình Z-Score trong Xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt TrườngNam, chi nhánh Bắ c Đạisông Hương –họcThừa Thiên Kinh Huế. tế Huế Trình bày thực trạng hệ thống XHTD doanh nghiệp tại Agribank. Từ đó tiến hành phân tích, đánh giá, so sánh kiểm chứng bằng mô hình Z-Score để rút ra những thành tựu, hạn chế, xác định nguyên nhân để bổ sung, hoàn thiện các chỉ tiêu, phương 14
  15. pháp XHTD doanh nghiệp và công tác phân loại nợ. Chương III: Định hướng sử dụng mô hình Z–Score nhằm hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh Bắc sông Hương – Thừa Thiên Huế. Trình bày các giải pháp ứng dụng mô hình Z-Score để hoàn thiện hệ thống XHTD khách hàng doanh nghiệp tại Agribank. Phần 3: Kết luận Trường Đại học Kinh tế Huế 15
  16. PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ MÔ HÌNH Z-SCORE 1.1. Tổng quan về xếp hạng tín dụng 1.1.1. Khái niệm xếp hạng tín dụng Credit ratings được dịch với nhiều nghĩa khác nhau như xếp hạng tín nhiệm, xếp hạng tín dụng, định mức tín dụng, định mức tín nhiệm, đánh giá tín nhiệm trong luận văn thống nhất sử dụng thuật ngữ là xếp hạng tín dụng vì khái niệm này được xem xét khi đứng dưới góc độ của ngân hàng do đó mục đích của việc xếp hạng tín nhiệm cũng là những mục đích của xếp hạng tín dụng. Cho đến nay khó có thể đưa ra một khái niệm rõ ràng về xếp hạng tín dụng. Tùy theo góc độ nghiên cứu mà có nhiều định nghĩa khác nhau về “xếp hạng tín dụng”: - Theo công ty Moody’s thì xếp hạng tín dụng là những ý kiến đánh giá về chất lượng tín dụng và khả năng thanh toán nợ của chủ thể đi vay dựa trên những phân tích tín dụng cơ bản và biểu hiện thông qua hệ thống ký hiệu Aaa tới C (Moody’s, 2011). - Theo tổ chức xếp hạng Standards & Poor thì xếp hạng tín dụng là những ý kiến đánh giá về rủi ro tín dụng, khả năng và sự sẵn sàng thanh toán các nghĩa vụ tài chính một cách đầy đủ và đúng hạn của một chủ thể phát hành như một doanh nghiệp, một Chính phủ hoặc một Ủy ban nhân dân. Xếp hạng tín dụng cũng đề cập đến chất lượng tín dụng của một khoản nợ riêng lẽ, như một trái phiếu doanh nghiệp hoặc một trái phiếu của chính quyền địa phương, và xác suất tương đối mà khoản phát hành đó có thể vở nợ (Standards & Poor, 2011). TrườngNhư vậy, có th ểĐạihiểu một cách học khái quát vKinhề xếp hạng tín d ụngtế là nhHuếững ý kiến đánh giá về chất lượng tín dụng, khả năng và sự sẵn sàng thanh toán các nghĩa vụ tài chính (bao gồm gốc và lãi) một cách đầy đủ và đúng hạn của đối tượng xếp hạng trong 16
  17. suốt thời gian tồn tại của đối tượng xếp hạng đó, được thể hiện thông qua hệ thống phân loại kí hiệu được xác định trước. 1.1.2. Sự ra đời và phát triển của xếp hạng tín dụng Xếp hạng tín dụng (credit ratings) là thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Anh (credit: là tín dụng, ratings: là sự xếp hạng) do John Moody đưa ra vào năm 1909 khi đánh giá tín dụng các doanh nghiệp ngành đường sắt. Cùng năm đó, cuốn “cẩm nang chứng khoán đường sắt” được phát hành dựa trên việc nghiên cứu, phân tích và công bố bảng xếp hạng tín dụng lần đầu tiên cho 1.500 loại trái phiếu của 250 công ty theo một hệ thống ký hiệu được xếp lần lượt là Aaa đến C (hiện nay những ký hiệu này đã trở thành chuẩn mực quốc tế) (Mulligan, 2009). Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp chỉ phát triển nhanh ở Mỹ sau cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 khi hàng loạt các công ty vay nợ bị phá sản, vỡ nợ. Thời kỳ này Chính phủ Hoa Kỳ đã có nhiều quy định về việc cấm các định chế tài chính bỏ vốn đầu tư mua trái phiếu có độ tin cậy thấp dưới mức an toàn trong bảng XHTD. Những quy định này làm cho uy tín của các công ty XHTD ngày một lên cao. Trong suốt hơn 50 năm, việc XHTD chỉ được phổ biến ở Mỹ, chỉ từ những năm 1970 đến nay, dịch vụ XHTD mới mở rộng và phát triển khá mạnh ở nhiều nước. Cụ thể là sự ra đời của công ty Fitch Investor Service (1924), Standard and Poor (1941), công ty xếp hạng trái phiếu Canada – Canadian Bond Rating service (1972), tổ chức xếp hạng trái phiếu Nhật Bản – Japanese Bond Rating Instiute (1975), công ty Duff and Phelps (1982). Sự mở rộng tăng dần, trong những năm 1970 các cơ quan xếp hạng đứng đầu chỉ có một số nhân viên phân tích thì đến năm 1980 theo báo cáo của Partnoy S&P có 30 chuyên gia trong nhóm công nghiệp và đến năm 1986 con số này đã lên tới 40. Năm 1995, S&P có 800 nhà phân tích và tổng cộng là 1200 nhân viên; Moody’s cũng mở Trườngrộng với tốc độ tương Đại tự tới 560 nhàhọc phân tích vàKinh tổng cộng 1700 tếnhân viên.Huế Sự tăng trưởng về số lượng nhân sự chứng tỏ sự mở rộng của các công ty xếp hạng tín dụng. 17
  18. Cùng với sự phát triển của thị trường trái phiếu các tổ chức xếp hạng tín dụng của các quốc gia trên thế giới cũng lần lượt ra đời: Philippnes (1982), kế đó là Malaysia (1991), Việt Nam (9/1992) với tên Phòng thông tin phòng ngừa rủi ro (TPR) thuộc Vụ tín dụng – Ngân hàng nhà nước; Thái Lan (1993), Trung Quốc (1994), Indonesia (1995). Ở mỗi quốc gia việc xếp hạng tín dụng đang dần trở nên minh bạch và là yếu tố quan trọng khi xem xét, đánh giá chủ thể đi vay, chủ thể phát hành trái phiếu, Sự phát triển của các tổ chức xếp hạng tín dụng trên thế giới chứng tỏ tầm quan trọng của việc xếp hạng tín dụng trong hoạt động tài chính. 1.1.3. Đối tượng xếp hạng tín dụng Có nhiều cách để phân loại xếp hạng tín dụng. Tùy thuộc vào các căn cứ khác nhau, theo (Bhatia and Batra 1996, p.287) có thể phân loại như sau: 1.1.3.1. Xếp hạng tín dụng cá nhân Là hình thức xếp hạng được áp dụng đối với khách hàng cá nhân tham gia vào hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại. Việc xếp hạng tín dụng cá nhân được thực hiện dựa trên lịch sử vay – trả nợ, số lượng và loại tài sản đảm bảo mà cá nhân đó đang sở hữu, những khoản thanh toán chậm hoặc nợ quá hạn Tất cả thông tin đó đều được thu thập và tổng hợp trong các báo cáo xếp hạng tín dụng về cá nhân đó. 1.1.3.2. Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp Là hình thức tập trung vào đối tượng xếp hạng là các doanh nghiệp. Việc xếp hạng tín dụng doanh nghiệp được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau, nhưng về cơ bản vẫn dựa trên các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của doanh nghiệp để đánh giá. 1.1.3.3. Xếp hạng tín dụng ngành Là hình thức xếp hạng được áp dụng cho các ngành kinh tế. Việc xếp hạng tín Trườngdụng ngành dựa trên nhĐạiững đóng góphọc của ngành đóKinh đối với nền kinh tế tế, đ ặcHuếbiệt là xác định ngành then chốt trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, và chỉ số tiến bộ công nghệ của ngành. 18
  19. 1.1.3.4. Xếp hạng tín dụng quốc gia Loại hình xếp hạng tín dụng này đánh giá mức độ tin cậy của một quốc gia, để từ đó có thể so sánh môi trường đầu tư giữa các quốc gia. Quốc gia nào càng được xếp hạng tín dụng cao thì càng nhận được sự tín dụng của các nhà đầu tư nước ngoài nên sẽ thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư. Việc xếp hạng tín dụng quốc gia dựa trên các chỉ số phát triển chung như: chỉ số phát triển các ngành, chỉ số an toàn vốn đầu tư, tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia, mức độ bình ổn chính trị 1.1.3.5. Xếp hạng tín dụng các công cụ đầu tư Xếp hạng tín dụng các công cụ đầu tư như: trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ và các loại trái phiếu, kì phiếu ngân hàng. Ở một số nước và một số tổ chức xếp hạng tín dụng hiện nay còn xếp hạng tín dụng cả cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu thường Việc xếp hạng tín dụng với các công cụ đầu tư được thực hiện dựa trên một số chỉ tiêu như: khả năng thanh toán, kì hạn, lãi suất, mệnh giá, các rủi ro có thể gặp phải. Ở nước ta hiện nay mới chỉ tập trung xếp hạng cá nhân và các doanh nghiệp tham gia hoạt động tín dụng ở các ngân hàng thương mại, xếp hạng doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán. Xếp hạng quốc gia thì chúng ta chưa có khả năng thực hiện mà chỉ dành cho những tổ chức xếp hạng lớn như Moody’s, Stand and Poor hay Fitch, xếp hạng. Xếp hạng các công cụ đầu tư còn chưa được chú ý. 1.1.4. Vai trò của xếp hạng tín dụng Theo (S&P 2011) xếp hạng tín dụng có vai trò đối với các đối tượng sau: 1.1.4.1. Đối với ngân hàng thương mại * Hạn chế rủi ro tín dụng TrườngRủi ro tín dụng thưĐạiờng chiế mhọc tỷ trọng cao Kinhnhất trong hoạt đtếộng củ aHuế ngân hàng thương mại, chính vì vậy khi khách hàng vay gặp phải rủi ro dẫn đến không trả được nợ cho ngân hàng thì sẽ ảnh hưởng ngay đến nguồn vốn hoạt động của ngân hàng đồng 19
  20. thời lan tỏa sang các hoạt động khác mà thiệt hại lớn nhất là dẫn tới nguy cơ phá sản của ngân hàng. Để hạn chế rủi ro tín dụng bên cạnh các biện pháp truyền thống, thì xếp hạng tín dụng khách hàng là một công cụ hỗ trợ hữu hiệu trong việc ra quyết định cho vay. * Lựa chọn khách hàng Lựa chọn khách hàng để cấp tín dụng luôn là một quyết định quan trọng trong hoạt động tín dụng của ngân hàn. Dựa vào cơ sở nào để ngân hàng quyết định cho vay hay từ chối cho vay? Khi xem xét quyết định cho vay ngân hàng thường căn cứ vào tài sản đảm bảo, phương án sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, khả năng trả nợ, Tuy nhiên hiện nay bên cạnh các điều kiện như trên thì kết quả xếp hạng tín dụng cũng là một nhân tố quan trọng hỗ trợ cho việc lựa chọn được những khách hàng tốt, đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. * Hỗ trợ hoạt động phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro Theo điều 7 của quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 về phân loại nơ, trích lập và sử dụng dự phòng thì hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là căn cứ để tổ chức tín dụng phân loại nợ và xây dựng chính sách dự phòng rủi ro. Theo quy định này thì hiện các TCTD có thể sử dụng hai phương pháp phân loại nợ: phương pháp định lượng và phương pháp định tính. Trong đó phương pháp định lượng là phân loại nợ theo tuổi nợ, còn phương pháp định tính lại căn cứ dựa trên hệ thống XHTD nội bộ và chính sách dự phòng rủi ro của TCTD đó được NHNN chấp thuận. Kết quả XHTD là điểm tổng hợp và tương ứng với các mức trên thang điểm là nhóm nợ tương ứng. TrườngHệ thống xếp h ạngĐại hiệu quả sẽhọchổ trợ cho viKinhệc sử dụng phương tế pháp đHuếịnh tính để xác định mức độ rủi ro của các khoản tín dụng, từ đó giúp phân loại nợ chính xác hơn, ước tính được tổn thất sẽ giúp trích lập dự phòng theo tỷ lệ phù hợp, gần với thông lệ quốc tế. 20
  21. * Xây dựng chính sách khách hàng Trong môi trường kinh doanh hiện nay, ngân hàng muốn tồn tại và phát triển phải xây dựng được một chính sách khách hàng hiệu quả. Chính sách khách hàng bao gồm: Chính sách tín dụng, chính sách lãi xuất, chính sách tài sản đảm bảo, chính sách các loại phí. Căn cứ vào kết quả xếp hạng tín dụng mà ngân hàng có thể cung cấp cho khách hàng những sản phẩm tín dụng khác nhau theo các chính sách về lãi suất, chính sách tài sản đảm bảo, chính sách các loại phí riêng biệt. Những khách hàng có kết quả xếp hạng tốt sẽ được ưu tiên các sản phẩm như ưu đãi về các sản phẩm cho vay ngắn hạn theo hạn mức tín dụng, cho vay trung, dài hạn, phát hành bảo lãnh, bao thanh toán 1.1.4.2. Đối với nhà đầu tư Xếp hạng tín dụng giúp cho nhà đầu tư có một công cụ để đánh giá rủi ro tín dụng, lựa chọn được những cổ phiếu tốt, giảm thiểu chi phí thu nhập, phân tích, giám sát khả năng trả nợ của các tổ chức phát triển trái phiếu, công cụ nợ. Đồng thời nhà đầu tư cũng có thể nhận được mức lãi suất cao hơn do giảm bớt được trung gian tài chính (ngân hàng) trong quá trình lưu thông tiền tệ. 1.1.4.3. Đối với doanh nghiệp được xếp hạng * Đánh giá được độ tín dụng của thị trường đối với bản thân doanh nghiệp Kết quả xếp hạng tín dụng giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về các hoạt động của doanh nghiệp mình, đồng thời biết được độ tín dụng của thị trường với bản thân doanh nghiệp là cao hay thấp. * Tạo được niềm tin với nhà đầu tư, tăng khả năng huy động vốn TrườngKết quả xếp hạ ngĐại tín dụng cho học biết mức độKinhrủi ro khi đầu tư tếvào doanh Huế nghiệp, kết quả xếp hạng tín dụng càng cao thì rủi ro càng thấp, niềm tin ở các nhà đầu tư càng cao. 21
  22. * Quảng bá được hình ảnh, thương hiệu trên thị trường Xếp hạng tín dụng giúp doanh nghiệp đưa được hình ảnh tới các nhà đầu tư. Những doanh nghiệp có kết quả xếp hạng tốt có thể nâng cao được vị thế, thương hiệu, uy tín trên thị trường. 1.1.4.4. Đối với thị trường tài chính Xếp hạng tín dụng giúp thị trường tài chính minh bạch hơn, nâng cao hiệu quả của nền kinh tế và tăng cường khả năng giám sát thị trường của chính phủ và NHNN. 1.1.5. Nguyên tắc xếp hạng tín dụng XHTD chủ yếu phân tích tín dụng trên cơ sở ý thức và thiện chí trả nợ của người di vay và từng khoản vay; đánh giá rủi ro dài hạn dựa trên ảnh hưởng của chu kì kinh doanh và xu hướng khả năng trả nợ trong tương lai; đánh giá rủi ro toàn diện và thống nhất dựa vào hệ thống kí hiệu xếp hạng. Việc phân tích xếp hạng tín dụng dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau:  Nguyên tắc 1: Phân tích các yếu tố định tính và định lượng. Các yếu tố định lượng: Là những quan sát được đo lường bằng số, các dữ liệu được lấy trên BCTC. Ví dụ: lợi nhuận, chi phí lãi vay, vốn lưu động Các dữ liệu định tính: Đó là những quan sát không đo lường được bằng số. Trong tập dữ liệu định tính, mỗi quan sát sẽ và chỉ thuộc về một kiểu loại nào đó. Ví dụ: tình hình cạnh tranh, xu hướng thị trường, vị thế kinh doanh  Nguyên tắc 2: Việc phân tích được tiến hành bằng cách phân tích từ các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến công ty.  Nguyên tắc 3: Xây dựng thang điểm các chỉ tiêu đơn giản, dễ hiểu, dễ so sánh. TrườngCác chỉ tiêu được cho Đạiđiểm,tổng h ợphọc lại và phản ánhKinh qua các ký hi ệtếu xếp hạHuếng. 1.1.6. Quy trình xếp hạng tín dụng Quá trình tiền hành xếp hạng tín dụng phải thực hiện nhiều công việc khác nhau 22
  23. theo một trình tự nhất định. Những công việc này có những mối liên kết và bổ sung lẫn nhau. Trình tự cơ bản của xếp hạng tín dụng theo Bhatia and Batra 1996, p.291 thường được tiến hành như sau: Bước 1: Xác định mục đích xếp hạng Trước hết phải xác định đối tượng xếp hạng là đối tượng nào, xếp hạng nhằm mục đích gì để lựa chọn mô hình xếp hạng phù hợp. Bước 2: Thu thập thông tin liên quan đến đối tượng cần XHTD Thu thập thông tin liên quan đến các chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá được thiết lập trong hệ thống XHTD nội bộ của đơn vị. Hầu hết các bộ cẩm nang hướng dẫn xếp hạng điều thiết kế bảng câu hỏi thu thập thông tin khách hàng. Cán bộ tín dụng sẽ cập nhật thông tin qua quá trình thẩm định, qua các tài liệu khách hàng cung cấp cũng như qua các kênh thông tin đáng tin cậy khác như CIC, Internet Bước 3: Phân tích thông tin Nhập các dữ liệu đầu vào và phân tích bằng mô hình để đưa ra kết luận về mức độ xếp hạng. Mô hình này được cài đặt và chạy thử theo đúng thời gian quy định của NHNN trước khi chính thức được áp dụng. Trong đó, hệ thống sử dụng đồng thời các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính. Đối với chỉ tiêu phi tài chính là định tính nên yêu cầu phải được sử dụng khách quan, linh hoạt và phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp, từng lĩnh vực ngành nghề kinh doanh. Hệ thống chấm điểm sẽ tự động đưa ra kết quả về tổng số điểm đạt được, mức xếp hạng và tình trạng phân loại nợ tương ứng. Kết quả XHTD tại các TCTD chỉ mang tính nội bộ và thường không được công bố rộng rãi. Bước 4: Rút ra kết luận và đánh giá ban đầu TrườngKết quả có đảm bĐạiảo tích khách học quan, chính xácKinh và đáng tin cậ ytế không? Huế Nếu kết quả chưa chính xác thì quay lại bước 2. Bước 5: Đưa ra đánh giá chính thức 23
  24. Khi kết quả xếp hạng được chấp nhận thì các nhà phân tích sẽ đưa ra các quyết định cần thiết. 1.1.7. Phương pháp xếp hạng tín dụng và ưu nhược điểm 1.1.7.1. Phương pháp chuyên gia Phương pháp chuyên gia là phương pháp thu thập và xử lý những đánh giá, dự báo dựa trên cơ sở đánh giá, tổng kết kinh nghiệm, khả năng phản ánh tương lai một cách tự nhiên của các chuyên gia giỏi và xử lý thống kê các câu trả lời một cách khoa học, nhằm đưa ra các dự báo khách quan về tình hình hiện tại và tương lai phát triển của một lĩnh vực khoa học, cụ thể ở đây là lĩnh vực XHTD. Qua đó, có thể tìm ra bản chất của mối quan hệ giữa nguy cơ phá sản và các nhân tố ảnh hưởng đến nó.  Ưu điểm - Tận dụng được kinh nghiệm và tri thức chuyên sâu của các chuyên gia trong chuyên ngành của họ. - Do kết quả được tập hợp từ nhiều người nên nó được xem xét trên nhiều phương diện khác nhau. Vì vậy, mức độ tin cậy khá cao và có thể tránh được tính cá nhân, một chiều.  Nhược điểm - Chi phí đánh giá có thể rất cao trong khi số lượng người tham gia đông, có thể thu thập ý kiến nhiều lần trong cùng một đối tượng. - Không thể loại bỏ hoàn toàn khía cạnh chủ quan trong kết quả đánh giá, có thể rơi vào cái bẫy do các con số tạo ra. - Do tiến hành đánh giá trong một khoảng thời gian dài nên nhân sự có thể bị biến Trườngđộng, dễ gây raĐại sự thiếu thống học nhất trong quanKinh điểm và quá trình.tế Huế 1.1.7.2. Phương pháp thống kê Phương pháp thống kê là một trong những phương pháp nghiên cứu chính xác, là 24
  25. một quá trình, bao gồm điều tra thống kê, khái quát hóa thông tin (còn gọi là tổng hợp thống kê), phân tích và dự báo. Bằng cách này ta mới có khả năng ứng dụng rộng rãi các phương pháp phân tích thống kê nhiều chiều, lý thuyết điều khiển, lý thuyết dự báo, cũng như tin học và máy tính trong quá trình nghiên cứu.  Ưu điểm: - Dễ áp dụng, đơn giản và việc đánh giá, xếp hạng hoàn toàn dựa trên định lượng. Phương pháp này có chi phí thấp và có thể tiến hành khá nhanh chóng. - Có thể loại bỏ khía cạnh chủ quan trong kết quả đánh giá.  Nhược điểm: - Trong truòng hợp thu thập số liệu gặp khó khăn hoặc số liệu kém tin cậy, việc triển khai phương pháp thống kê khó có thể được thực hiện. - Ngoài ra, khi áp dụng phương pháp này trong một số mô hình phải dựa trên các giả thiết đưa ra nên đó lại là chính những hạn chế. Bởi vậy, các giả thiết nếu không được thỏa mãn thì kết quả xếp hạng có thể không đáng tin cậy. 1.1.7.3. Phương pháp định giá quyền chọn Phương pháp định giá quyền chọn trong XHTD còn được gọi là các mô hình lý thuyết. Với các mô hình này, XHTD được rút ra từ mối liên hệ trực tiếp nguy cơ phá sản trên cơ sở lý thuyết kinh tế.  Ưu điểm: Do áp dụng phương pháp mô hình nên phương pháp định giá quyền chọn được hiểu và kiểm chứng bằng thực nghiệm. Kết quả đánh giá mang tính khách quan cao.  Nhược điểm: Trường- Kết quả quá tr ìnhĐại xếp hạng khônghọc giải thích Kinhcặn kẽ nên nếu tế doanh nghiệpHuế hoạt động trong các môi trường mới khó có khả năng chỉnh sửa theo phương pháp này. 25
  26. - Chỉ thích hợp với những doanh nghiệp đại chúng đang niêm yết trên thị trường chứng khoán chính thức hoặc không chính thức (OTC). 1.1.7.4. Phương pháp kết hợp Nội dung của phương pháp này là việc áp dụng nhiều phương pháp trong quy trình đánh giá và với mỗi nội dung cần đánh giá chỉ áp dụng những phuong pháp đánh giá phù hợp với tiêu thức đó. Bằng cách này, sẽ tận dụng những ưu điểm và hạn chế nhược điểm của mỗi phương pháp riêng lẻ. Vì vậy, tùy theo mục đích của thứ hạng, số liệu người ta có thể đưa ra những dạng kết hợp khác nhau phù hợp với điều kiện trong thực tế.  Ưu điểm: Có thể tận dụng được những điểm mạnh của từng phương pháp đánh giá trong phạm vi phù hợp. Đồng thời, khắc phục những hạn chế được những mặt yếu của từng phương pháp. Để nâng cao tính chính xác kết quả, người đánh giá có thể áp dụng nhiều phương pháp và so sánh các kết quả để đưa ra các kết quả chính thức. 1.2. Mô hình xếp hạng tín dụng của một số tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế Hiện nay trên thế giới có 3 tổ chức xếp hạng tín dụng nổi tiếng nhất và cũng lâu đời nhất là Standard & Poor’s, Moody’s và Fitch. Các tổ chức xếp hạng tín dụng này đã xếp hạng cho hàng loạt các công cụ nợ được giao dịch trên thị trường công cộng cũng như tư nhân. 1.2.1. Standard & Poor’s (S&P) * Phương pháp xếp hạng tín dụng Tại S&P, xếp hạng tín dụng là chỉ số thể hiện quan điểm về rủi ro tín dụng. Xếp hạng này dựa trên những phân tích của các chuyên gia có kinh nghiệm, dựa trên thông Trườngtin thu thập từ các tổ chĐạiức phát hành học và từ các ngu Kinhồn khác. Ngoài phươngtế phápHuế chuyên gia, S&P cũng như các tổ chức xếp hạng tín dụng khác còn kết hợp sử dụng mô hình toán học trong việc xây dựng và phân tích chỉ số xếp hạng của mình. 26
  27. * Các mức xếp hạng Hệ thống xếp hạng của S&P bao gồm các mức đánh giá AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D. Trong đó các mức xếp hạng BB, B, CCC, CC, C, D biểu thị nền kinh tế đang có tình trạng đầu cơ. 1.2.2. Moody’s Moody’s thiết lập 11 tỷ số chung nhất để sử dụng trong phân tích so sánh, các chỉ số này được Moody’s ứng dụng rộng rãi ở những quốc gia khác nhau, những ngành khác nhau và cả ở những báo cáo xếp hạng tín dụng doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quy trình cụ thể, Moody’s có thể xem xét bớt hoặc thêm vào các chỉ tiêu cho phù hợp với từng ngành riêng biệt. 11 chỉ số theo Moody’s, 2010 bao gồm: EBITDA/Tổng tài sản trung bình, EBITDA/Lãi vay, EBITA biên tế, (FFO + Lãi vay)/Lãi vay, FFO/Tổng nợ, (FFO – cổ tức)/Tổng nợ, Tổng nợ/EBITDA, lợi nhuận hoạt động biên, Tổng nợ/(Tổng nợ + Thuế hoãn lại + lợi ích cổ đông thiểu số + vốn cổ phần thường), CAPEX/Khấu hao, tỷ số biến động doanh thu. 1.2.3. Fitch * Phân tích định tính Môi trường kinh doanh: Những rủi ro và cơ hội trong môi trường kinh doanh được Fitch khảo sát có thể tác động đến ngành từ sự thay đổi tập quán tiêu dùng, dân số, khoa học kĩ thuật, Rủi ro ngành: Fitch xếp hạng các doanh nghiệp trong bối cảnh chung của ngành mà nó hoạt động. Vị thế của doanh nghiệp: vị thế doanh nghiệp trên thị trường phụ thuộc vào sự đa Trườngdạng hóa sản phẩm, đaĐại dạng hóa đhọcối tượng khách Kinh hàng, người cung tếứng, Huếquản lý tốt các chi phí sản xuất và một vài nhân tố khác tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 27
  28. Về năng lực của ban quản trị: Fitch đánh giá ban quản trị thông qua khả năng tạo ra sự hài hòa về mọi mặt trong doanh nghiệp, duy trì hiệu quả hoạt động kinh doanh và củng cố vị thế công ty trên thị trường. Mặt khác, để giảm yếu tố chủ quan trong các đánh giá, các chỉ tiêu tài chính cũng được sử dụng làm thước đo năng lực ban quản trị. Về chính sách kế toán: Sử dụng những phân tích, nghiên cứu để điều chỉnh và trình bài lại báo cáo tài chính của doanh nghiệp, từ đó làm cơ sở để so sánh với các công ty khác. * Phân tích định lượng Trong phân tích định lượng, Fitch quan tâm đến phân tích xu hướng của một nhóm các tỷ số hơn là việc phân tích bất kỳ một tỷ số riêng lẽ nào. Fitch sử dụng một cách đa dạng các thước đo định lượng về dòng tiền, thu nhập, đòn bẩy và các khoản đảm bảo nợ để đánh giá rủi ro tín dụng. * Mức xếp hạng Các mức xếp hạng tín dụng của Fitch cũng tương tự như S&P sắp xếp từ AAA đến D. Mỗi mức xếp hạng sẽ có ý nghĩa khác nhau trong việc đánh giá chất lượng tín dụng. Kết luận: Moody’s, S&P cũng như Fitch là các tổ chức tín dụng có uy tín và lâu đời tại Mỹ, các tổ chức này đều sử dụng phương pháp chuyên gia để đánh giá một cách toàn diện nền kinh tế, môi trường ngành và doanh nghiệp. 1.3. Giới thiệu mô hình Z-Score Chỉ số Z được xây dựng bởi Altman, dựa vào nghiên cứu khá công phu trên số lượng lớn các công ty khác nhau tại Mỹ. Chỉ số Z là công cụ được cả hai giới học thuật và thực hành, công nhận và sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Mặc dù chỉ số Z được Trườngphát minh tại Mỹ, nhưng Đại hầu hết cáchọc nước vẫn cóKinh thể sử dụng v ớitế độ tin cHuếậy khá cao như Mexico, Indian, Chỉ số Z bao gồm 5 tỷ số X1, X2, X3, X4, X5: 28
  29. X1 = Vốn luân chuyển/Tổng tài sản (WC/TA) Trong đó: Vốn luân chuyển = tài sản ngắn hạn – nợ ngắn hạn Những khoản thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sẽ làm giảm chỉ số X1. X2 = Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản (RE/TA) Tỷ số này đo lường lợi nhuận giữ lại tích lũy qua thời gian. Sự trưởng thành của một công ty được đánh giá qua chỉ số này. Các công ty mới thành lập thường có tỷ số này thấp vì chưa có thời gian để tích lũy lợi nhuận. Theo một nghiên cứu của Dun & bradstreet (1993), khoảng 50% công ty phá sản chỉ hoạt động trong 5 năm. X3 = EBIT/Tổng tài sản (EBIT/TA) Trong đó: EBIT là lợi nhuận trước lãi vay và thuế. Sự tồn tại và khả năng trả nợ của công ty sau cùng đều dựa trên khả năng tạo ra lợi nhuận từ các tài sản của nó. Vì vậy, tỷ số này, theo Altman thể hiện tốt hơn các thước đo tỷ suất lợi nhuận . X4 = Giá thị trường của vốn cổ phần/Giá sổ sách của nợ (MVE/BVL) Trong đó: Nợ = Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn Vốn cổ phần = cổ phần thường + cổ phần ưu đãi Tỷ số này cho biết giá trị tài sản của công ty sụt giảm bao nhiêu lần trước khi công ty lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Đây là một phiên bản đã được sửa đổi của một trong các biến được Fisher sử dụng khi nghiên cứu tỷ suất sinh lợi của trái phiếu (1959). Nếu tỷ số này thấp hơn 1/3 thì xác suất công ty phá sản là rất cao, Đối với công ty chưa cổ phần hóa thì giá trị thị trường được thay bằng giá trị sổ Trườngsách của vốn cổ phầ n.Đại học Kinh tế Huế X5 = Tổng doanh thu/Tổng tài sản (S/TA) Đo lường khả năng quản trị của công ty để tạo ra doanh thu trước sức ép cạnh 29
  30. tranh của các đối thủ khác. Tỷ số này có mức ý nghĩa thấp nhất trong mô hình nhưng nó là một tỷ số quan trọng vì giúp khả năng phân biệt của mô hình được nâng cao. X5 thay đổi trên một khoảng rộng đối với các ngành khác nhau và các quốc gia khác nhau. Từ một chỉ số Z ban đầu Altman phát triển thêm Z’ và Z” để có thể áp dụng theo từng loại hình của doanh nghiệp: * Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hóa, ngành sản xuất: Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,64X4 + 0,999X5 - Nếu Z > 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản. - Nếu 1,81 2,9: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản. - Nếu 1,23 2,6: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản. 30
  31. - Nếu 1,1 < Z” < 2,6: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản. - Nếu Z” < 1,1: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao. Ngoài tác dụng cảnh báo dấu hiệu phá sản, Altman đã nghiên cứu trên 700 công ty để cho ra chỉ số Z” điều chỉnh: Z” điều chỉnh = 3,25 + Z” = 3,25 + 6,56X1 + 3,26X2 + 6,72X3 + 1,05X4 Z” điều chỉnh này nhằm tăng vùng cảnh báo nguy cơ vở nợ của doanh nghiệp. Hằng số 3,25 nhằm đánh giá rủi ro tín dụng sát với thực tế hơn. Chỉ số Z càng cao thì nguy cơ vở nợ cua người vay càng thấp. Để tăng cường chỉ số này đòi hỏi phải nâng cao năng lực quản trị, tiết kiệm chi phí, xây dựng thương hiệu. Đó là sự kết hợp giữa các yếu tố tài chính và phi tài chính để đánh giá mức độ an toàn. * Ưu điểm: Đã kết hợp được các chỉ số tài chính trong một hàm số chấm điểm Z- Score để xác định nguy cơ phá sản của doanh nghiệp * Nhược điểm: Nó được áp dụng chung cho tất cả các ngành nghề kinh doanh trong khi mỗi ngành khác nhau sẽ có đặc điểm về chỉ số tài chính khác nhau. Tuy nhiên, mô hình này ngày càng được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Mô hình này có thể áp dụng được ở Việt Nam vì các chỉ số tài chính được sử dụng để tính toán có thể xác định dựa trên cơ sở số liệu từ các báo cáo tài chính. 1.4. Những nghiên cứu trước đây về mô hình Z-Score Trên thế giới chỉ số Altman’s Z – score đã được áp dụng trong nhiều năm và nhiều quốc gia khác nhau như năm 1968 cho các doanh nghiệp nhỏ tại Mỹ, sau đó giáo sư Altman còn áp dụng Z-score trong nghiên cứu của mình năm 1983, 1998 và 2000. Kết quả cho thấy chỉ số Z-score đã dự báo chính xác tới khoảng 95% doanh nghiệp bị phá Trườngsản trong năm kết tiế pĐại và 72% doanh họcnghiệp bị pháKinh sản trong 2 năm tếsau đó. Huế Bảng 1.1: Khả năng dự báo chỉ số Z-Score thực tế 31
  32. Số năm trước Số công ty bị phá sản Số công ty không Phần trăm dự báo khi phá sản thật (dự đoán đúng) phá sản (dự báo sai) đúng 1 31 2 95 2 23 9 72 3 14 15 48 4 8 20 29 5 9 16 36 Nguồn: Altman - 2000 Những năm sau đó các tác giả Goudie và Meeks tiếp tục sử dụng Z-score để nghiên cứu khả năng phá sản của doanh nghiệp trong các nghiên cứu được công bố năm 2000 và 2002, tất cả đều cho thấy chỉ số Z-score phản ảnh tốt khả năng phá sản của doanh nghiệp. Giai đoạn sau này có rất nhiều nghiên cứu khác nhau sử dụng chỉ tiêu Z-score của Altman. Tiêu biểu như nghiên cứu mới đây nhất của giáo sư Tomasz Korol sử dụng chỉ tiêu Z-score để đánh giá rủi ro của doanh nghiệp dẫn đến phá sản của các doanh nghiệp châu Âu và Mỹ Latinh (Tomasz, 2013). Hai tác giả Leonardo và Jaime (2003) cũng đã ứng dụng chỉ số Z-score của Altman để đo lường và dự báo khả năng phá sản của các doanh nghiệp sản xuất ở Ý. Kết quả cũng có chung kết luận: chỉ số Z-score có khả năng dự báo rất tốt khả năng phá sản của các doanh nghiệp tại Ý rất tốt. Theo Wu và Gray (2010) từ khi ra đời năm 1968, Altman Z – score là mô hình được áp dụng rộng rãi và phổ biến nhất để đo lường, dự báo rủi ro phá sản của doanh nghiệp. Cũng theo Wu và Gray thì gần đây có những nhà nghiên cứu khác cố gắng đưa thêm các mô hình phát triển dựa trên mô hình của Altman như Shumway (2001) để dự Trườngbáo khả năng phá sả n Đạicủa doanh nghi họcệp, tuy nhiên Kinh kết quả là chưa thtếực sự hoànHuế thiện. Kyung và Yong (2002) thì áp dụng mô hình Altman’s score và một số mô hình khác để dự báo khả năng phá sản của các tổ chức tài chính tại Hàn Quốc (có thêm một 32
  33. số biến khác ngoài 5 biến chính của Altman) cũng cho kết quả dự báo khả quan. Hay Ming và Peter (2010) cũng ứng dụng chỉ số Altman Z – score và kết hợp với phương pháp dự báo của Merton (1974) để dự báo khả năng phá sản của doanh nghiệp. Trong khi đó Alexander và Claudia (2007) thì kết hợp cả phương pháp Altman Z – score, Merton và mô hình của Black – Scholes để dự báo khả năng phá sản của doanh nghiệp. Khảo cứu cho thấy chỉ số Z-score có khả năng áp dụng và dự báo tốt khả năng phá sản của các doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp phát hiện sớm khả năng phá sản, cũng như giúp các đối tượng khác (trong đó có NHTM) có khả năng đưa ra các phản ứng kịp thời với tình hình thị trường và rủi ro tại doanh nghiệp. Như vậy, nếu NHTM có thể ứng dụng chỉ số Z – score để đánh giá rủi ro tín dụng tại doanh nghiệp sẽ giúp cho NHTM có được dự báo sớm về rủi ro phá sản của doanh nghiệp, cũng chính là rủi ro tín dụng của NHTM. Do đó Z - score là công cụ bổ trợ hữu ích cho NHTM trong xác định và dự báo và theo dõi rủi ro tín dụng của doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng của mình. Trường Đại học Kinh tế Huế 33
  34. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Chương 1, khóa luận đã trình bày tổng quan và hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về XHTD bao gồm: khái niệm XHTD, sự ra đời của XHTD, đối tượng của XHTD, vai trò của XHTD, nguyên tắc XHTD, quy trình XHTD. Khóa luận cũng đã giới thiệu mô hình xếp hạng tín dụng của một số tổ chức XHTD quốc tế và trình bày sơ lược về mô hình Z-Score. Những nội dụng lý luận này sẽ là cơ sở lý thuyết để vận dụng vào việc ứng dụng mô hình Z-Score trong xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Agribank ở chương 2. Trường Đại học Kinh tế Huế 34
  35. CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH Z-SCORE TRONG XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM, CHI NHÁNH BẮC SÔNG HƯƠNG – THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Tổng quan về ngân hàng NN & PTNT Việt Nam, chi nhánh Bắc sông Hương, Thừa Thiên Huế 2.1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Tên chính thức: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. - Tên quốc tế: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development. - Tên giao dịch: Agribank. - Trụ sở chính: Số 2 Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình, TP Hà Nội. - Điện thoại: + 84 (4) 37 724 621. - Fax: + 84 (4) 38 313 717. - Mã số thuế: 0100686174 (Đăng ký & quản lý bởi Cục Thuế Thành phố Hà Nội). - Ngành nghề chính: Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản - Trang web: 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Agribank được thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1988 theo nghị định số 53-HĐBT. Lúc mới thành lập, ngân hàng này mang tên Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. TrườngCuối năm 1990, ngân Đại hàng được đhọcổi tên thành Kinh Ngân hàng Nông tế nghiệ p Huế Việt Nam. Cuối năm 1996, ngân hàng lại đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, đó cũng là tên gọi chính thức cho đến bây giờ. 35
  36. - Agribank là ngân hàng thương mại Nhà nước hàng đầu Việt Nam cả về vốn, tài sản, mạng lưới hơn 2.400 chi nhánh trong và ngoài nước, đội ngủ cán bộ, nhân viên gần 42.000 người. - Với vị thế là ngân hàng 100% vốn Nhà nước, Agribank luôn tiên phong đi đầu thực hiện nghiêm túc, có trách nhiệm cao chỉ đạo của NHNN. Agribank khẳng định vai trò là công cụ hữu hiệu của Đảng, Nhà nước trong việc phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, ổn định kinh tế vĩ mô, tích cực hoạt động vì cộng đồng, triển khai nhiều chương trình an sinh xã hội, từ thiện, chung tay cùng cộng đồng giảm nghèo bền vững. - Agribank luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Năm 2003, Agribank triển khai hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ tại tất cả các chi nhánh. Với hệ thống IPCAS đã hoàn thiện, Agribank đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, với độ an toàn và chính xác cao đến mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. - Agribank là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trong việc tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài. Trong bối cảnh kinh tế diễn biến phức tạp, Agribank vẫn được các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Cơ quan phát triển Pháp tín nhiệm, ủy thác triển khai trên 117 dự án với tổng số vốn tiếp nhận đạt trên 5,8 tỷ USD. - Với vị thế là Ngân hàng thương mại - Định chế tài chính lớn nhất Việt Nam, Agribank đã đang không ngừng nổ lực, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế của đất Trườngnước. Đại học Kinh tế Huế 36
  37. 2.1.3 Giới thiệu về chi nhánh NHNo&PTNT Bắc sông Hương ngân hàng Agribank 2.1.3.1. Sự hình thành và phát triển - Ngân hàng No & PTNT Chi nhánh Bắc Sông Hương – Thừa Thiên Huế ra đời năm 1992 tiền thân là cửa hàng kinh doanh tổng hợp trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế. - Ngày 31/06/1995 tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam đã ký kết quyết định cửa hàng kinh doanh tổng hợp thành NHNo & PTNT Chi nhánh Bắc Sông Hương – Thừa Thiên Huế, đến ngày 15/10/2006 được đổi tên thành NHNo & PTNT Chi nhánh Bắc Sông Hương đóng tại 139 Trần Hưng Đạo trung tâm thành phố Huế, nay là Chi nhánh cấp II trực thuộc NHNo & PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế. - Ngân hàng No & PTNT Chi nhánh Bắc Sông Hương đóng trên địa bàn thành phố, đây là trung tâm giao lưu hàng hóa và phát triển của tỉnh. Chi nhánh hoạt động chủ yếu phía Bắc của thành phố Huế phục vụ trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đời sống, đồng thời đảm nhận phục vụ vốn đầu tư các thành phần kinh tế phát triển. - Trong thời gian qua, hoạt động của chi nhánh đã phát triển lớn mạnh về nhiều mặt, số lượng khách hàng giao dịch ngày càng tăng và đã mở ra nhiều hình thức huy động, cho vay phong phú, đa dạng với nhiều loại dịch vụ ngân hàng khác nhau nhằm đáp ứng phục vụ vốn nhu cầu cuộc sống của người dân ngày càng tốt. 2.1.3.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động - Mô hình cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT Chi nhánh Bắc Sông Hương được xây dựng theo mô hình phù hợp với quy mô và đặc điểm hoạt động của chi nhánh. Trường Đại học Kinh tế Huế 37
  38. GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH KẾ TOÁN PHỤ TRÁCH KINH DOANH PHÒNG K TOÁN - NGÂN Ế PHÒNG KINH DOANH QUỸ - HÀNH CHÍNH TỔ TỔ TỔ KẾ NGÂN HÀNH TOÁN QUỸ CHÍNH TrườngSơ đồ 1: Bộ máy tổ chĐạiức quản lý tạhọci Ngân hàng Kinh No&PTNT Chi nhánhtế BắHuếc Sông Hương - Thừa Thiên Huế (Nguồn: Phòng Kinh doanh - Ngân hàng Agribank – CN TT Huế) 38
  39. 2.1.3.3. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận  Ban giám đốc: Là bộ phận có trách nhiệm chính trong việc tổ chức, triển khai, quản lí, điều hành và giám sát mọi mặt hoạt động của toàn chi nhánh để đạt kết quả về kế hoạch tài chính và đảm bảo ổn định hoạt động, bảo vệ uy tín, thương hiệu Ngân hàng. Giám đốc là người tổ chức, xây dựng, phân bổ, giám sát tiến độ và chỉ đạo thực hiện kế hoạch kinh doanh được giao đến từng phòng, bộ phận, các đơn vị trực thuộc chi nhánh. Phó giám đốc là người có trách nhiệm chính trong việc thực hiện các hoạt động kinh doanh của chi nhánh và các đơn vị trực thuộc.  Phòng kinh doanh Bộ phận thanh toán quốc tế: Thực hiện nhiệm vụ mở L/C, chuyển tiền ra nước ngoài. Bộ phận kinh doanh ngoại hối: Thực hiện hoạt động kinh doanh ngoại hối trên thị trường liên NH, hỗ trợ bộ phận bán sản phẩm ngoại hối, kiểm soát rủi ro ngoại hối. Bộ phận quan hệ khách hàng: Xây dựng chính sách bán hàng, lập mục tiêu, kế hoạch bán hàng, tìm kiếm và phát triển khách hàng mới, phát triển mối quan hệ với khách hàng.  Phòng kế toán và quỹ Bộ phận kế toán: Phụ trách các giao dịch với ngân hàng: lập dự án, hồ sơ vay, tăng hạn mức tín dụng ; Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến quá trình thanh toán, thu chi theo yêu cầu của KH, hạch toán chuyển khoản giữa NH với KH, làm dịch vụ thanh toán khác. Tiếp nhận chứng từ từ bộ phận xử lý giao dịch để lưu trữ số liệu làm cơ sở cho hoạt động của NH. Lập kế hoạch thanh toán hàng tuần, báo cáo cấp trên kịp Trườngthời các trường hợp ngânĐại quỹ có kh ảhọcnăng không Kinhđủ đáp ứng các kho tếản chi trHuếả 39
  40. Bộ phận xử lý giao dịch: Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến việc chuyển tiền, thu chi tiền mặt trên cơ sở có chứng từ phát sinh, phát hiện và ngăn chặn tiền giả, bảo quản tiền mặt, giấy tờ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp. Bộ phận hành chính: Nhận và phân phối, phát hành lưu trữ văn thư. Thực hiện mua sắm quản lý, văn phòng phẩm theo quy định. Đảm nhận công tác lễ tân, hậu cần của chi nhánh, theo dõi tình hình nhân sự. Xây dựng kế hoạch hành chính và theo dõi đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch. 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Bắc sông Hương – Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 đến 2018 2.2.1. Tình hình huy động vốn Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Agribank, Chi nhánh Bắc Sông Hương – Thừa Thiên Huế Đơn vị tính: Triệu đồng Năm So sánh 2017/2016 2018/2017 Huy động vốn 2016 2017 2018 Giá trị % Giá trị % (+/-) (+/-) (+/-) (+/-) 1. Theo thời hạn 581.767 676.250 716.683 94.483 16,24% 40.433 5,98% Tiền gửi không 25.335 36.397 38.937 11.062 43,66% 2.540 6,98% kỳ hạn Tiền gởi có kỳ hạn 298.505 294.142 289.903 -4.363 -1,46% -4.239 -1,44% dưới 12 tháng Tiền gởi có kỳ hạn 257.927 345.711 387.843 87.784 34,03% 42.132 12,19% Trườngtừ 12 tháng trở lên Đại học Kinh tế Huế 2. Theo loại khách 581.767 676.250 716.683 94.483 16,24% 40.433 5,98% hàng 40
  41. Dân cư 573.356 669.452 693.125 96.096 16,76% 23.673 3,54% Tổ chức kinh tế 8.271 6.716 9.470 -1.555 -18,80% 2.754 41,01% Định chế tài chính 3 4 57 1 33,33% 53 1325% Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh Agribank 2016, 2017, 2018 Tổng nguồn vốn huy động được tăng qua các năm, đến năm 2018 thì tổng vốn huy động được là 716.683 triệu đồng tăng 5,98% so với năm 2017 tức tăng 40.433 triệu đồng. Lượng vốn huy động dồi dào này đã đáp ứng một phần nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các tổ chức kinh tế và người dân trên địa bàn Thừa Thiên Huế. * Phân theo loại khách hàng: nguồn vốn của ngân hàng bao gồm các nguồn chính sau: - Tiền gửi dân cư: đến năm 2018 thì nguồn vốn huy động từ tiền gửi dân cư tăng lên đến 693.125 triệu đồng nghĩa là tăng 3,54% so với năm 2017. Qua các năm thì nguồn vốn này liên tục tăng với tỷ trọng năm sau cao hơn năm trước. Điều này phần nào cũng khẳng định hơn nữa uy tín của chi nhánh. - Tiền gửi tổ chức kinh tế: nếu năm 2016 nguồn này là 8.271 triệu đồng thì đến năm 2017 là 6.716 triệu đồng hay năm 2018 là 9.470 triệu đồng. Có sự biến động nhẹ giữa năm 2017 và 2016, giảm 18,8% so với 2016 tức là giảm 1.555 triệu đồng. Nhưng đến năm 2018 thì nguồn này tăng 41,01% so với năm 2017. Nhìn chung thì nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế của chi nhánh cũng khá ổn định, điều này chứng tỏ trong 3 năm qua chi nhánh đã không ngừng thiết lập quan hệ với các tổ chức kinh tế trong địa bàn. Trường- Định chế tài chính:Đại nguồn nàyhọc đều tăng quaKinh các năm nhưng tế đến 2018 Huế thì tăng vọt đến 1325% so với 2017. Nguồn vốn huy động của định chế tài chính qua những năm có tiến triển tốt nhưng thực sự còn chiếm tỷ trọng nhỏ cần khai thác nhiều hơn. 41
  42. => Nhìn chung, đối với cơ cấu tiền gửi tiết kiệm của chi nhánh theo nguồn vốn huy động thì nguồn huy động trong dân cư đối với tổ chức kinh tế và định chế tài chính của chi nhánh chênh lệch khá lớn. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì điều kiện ở khu vực có ít doanh nghiệp nên ngân hàng chủ yếu huy động tiền gửi từ dân cư. Ta có thể thấy nguồn vốn huy động trong dân cư ngày càng cao, trong khi đó nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế lại biến động không ổn định. Điều này cho thấy ngân hàng đang làm tốt việc huy động dân cư. Đây là tín hiệu tốt vì nguồn huy động trong dân cư vô cùng dồi dào và̀ có tính ổn định cao nên sẽ đảm bảo sự ổn định trong hoạt động của ngân hàng. * Phân theo loại kỳ hạn: để đánh giá tính ổn định của nguồn vốn huy động được ta xem xét hình thức này. + Tiền gửi không kỳ hạn: nguồn vốn này có xu hướng tăng qua các năm, vì người gửi có thể rút tiền bất kỳ lúc nào và bên cạnh đó được dùng rất nhiều trong các sự lựa chọn của khách hàng. + Tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng: Với việc thúc đẩy huy động nguồn vốn dài hạn giảm rủi ro của chi nhánh bằng chính sách lãi suất cao đối với các kỳ hạn > 12 tháng là phần nào nguyên nhân khoản mục này có xu hướng luôn tăng qua các năm. Năm 2017/2016 tăng 34,03% , năm 2018/2017 tăng 12,19%. Trường2.2.2. Tình hình ho ạtĐại động tín dụ nghọc Kinh tế Huế Bảng 2.2: Kết quả sử dụng vốn của Agribank– Chi nhánh Thừa Thiên Huế Đơn vị tính: Triệu đồng 42
  43. 2017/2016 2018/2017 Năm Năm Năm Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % 2016 2017 2018 (+/-) (+/-) (+/-) (+/-) Tổng dư 667.620 728.295 760.267 60.675 9,09% 31.972 4,39% nợ Dư nợ trung dài 169.018 203.878 251.890 34.86 20,62% 48.012 23,55% hạn - Tỷ trọng dư nợ trung 25,32% 27,99% 33,13% và dài hạn Dư nợ 498.602 524.417 508.377 25.815 5,18% -16.040 -3,06% ngắn hạn - Tỷ trọng dư nợ ngắn 74,68% 72,01% 66,87% hạn Nợ xấu 1.851 2.970 2.238 1.119 60,45% -0.732 -24,65% -Tỷ lệ nợ 0,28% 0,41% 0,29% xấu Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh Agribank 2016, 2017, 2018 Nhìn vào Bảng 2.2 ta thấy tổng dư nợ qua các năm có xu huớng tăng lên. Tính đến năm 2018, tổng dư nợ cho vay của phòng giao dịch đạt 760.267 triệu đồng, tăng 31.972 triệu đồng (tương đương tăng 4,39%) so với cuối năm 2017. Trong đó: - Cơ cấu theo kỳ hạn: Dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2018 đạt 508.377 triệu, giảm 16.040 triệu đồng so với cuối năm 2017, chiếm tỷ trọng 66,87% dư nợ cho vay. Tỷ Trườngtrọng cho vay ngắn hạĐạin chiếm ch ủ họcyếu trong t ổngKinh dư nợ và có xu tếhướng tăng,Huế đây là xu hướng khá hợp lý, giúp đẩy nhanh quá trình luân chuyển vốn kinh doanh của Agribank. Bên cạnh đó, trong tình hình nền kinh tế diễn biến phức tạp như hiện nay thì 43
  44. việc cho vay các thời hạn ngắn giúp ngân hàng giảm thiểu được rủi ro phát sinh, đảm bảo an toàn hoạt động. - Nợ xấu tuy có xu hướng tăng trong gian đoạn năm 2016 – 2017 nhưng đã giảm trở lại trong gian đoạn năm 2017 – 2018, nhìn chung không có biến động lớn. Cuối năm 2017 nợ xấu đạt 2.970 triệu đồng tăng 60,45% so với năm 2016, nhưng đến cuối năm 2018 nợ xấu giảm còn 2.238 triệu đồng tức giảm 24% so với năm 2017. Điều này chứng tỏ chất lượng tín dụng tại Agribank chi nhánh Bắc sông Hương khá tốt. Qua phân tích ta thấy tình hình tài chính của Agribank chi nhánh Bắc sông Hương – Thừa Thiên Huế vẫn còn gặp khó khăn, nguyên nhân là do tăng trưởng dư nợ thấp, lãi suất cho vay giảm, chênh lệch lãi suất ngày càng thu hẹp, công tác quản trị rủi ro của Agribank tuy được quan tâm nhưng vẫn còn hạn chế. Các biện pháp đo lường, giám sát, kiểm soát và phòng ngừa rủi ro tín dụng của Agribank chưa phát huy được hiệu quả. Một công cụ hỗ trợ công tác quản trị rủi ro hiện nay mà Agribank đang áp dụng đó là hệ thống xếp hạng tín dụng. Do đó, muốn nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng thì cần phải xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro tốt mà trước hết phải hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng của Agribank. 2.3. Hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Agribank Ngày 11 tháng 11 năm 2011, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã chính thức sử dụng hệ thống XHTD nội bộ doanh nghiệp cho toàn chi nhánh trong hệ thống với kỳ xếp hạng đầu tiên là thời điểm 30/03/2012. 2.3.1. Phương pháp xếp hạng tín dụng doanh nghiệp Hệ thống XHTD tại Agribank sử dụng phương pháp chấm điểm các nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của từng doanh nghiệp, kết hợp với phương pháp chuyên gia Trườngvà phương pháp thố ngĐại kê để xếp h ạhọcng doanh nghi Kinhệp trên cơ sở bộ giátế trị chu Huếẩn đối với mỗi loại khách hàng hay ngành nghề kinh tế khác nhau. 44
  45. 2.3.2. Đối tượng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp Đối tượng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp là những doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với Agribank có báo cáo tài chính 2 năm liền kề. Còn những doanh nghiệp mới thành lập, chưa có báo cáo tài chính được xếp vào nhóm đối tượng không được xếp hạng. Đối với những khách hàng là tổ chức kinh tế hoạch toán phụ thuộc, Agribank thực hiện chấm điểm và xếp hạng khách hàng theo doanh nghiệp ủy quyền cho doanh nghiệp có quan hệ tín dụng tại Agribank. Trường hợp một khách hàng có quan hệ tín dụng với nhiều chi nhánh trong hệ thống Agribank thì từng chi nhánh độc lập chấm điểm, xếp hạng khách hàng. 2.3.3. Mô hình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp Mô hình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Agribank đang sử dụng là mô hình một biến số sử dụng các chỉ tiêu tài chính theo phân tích định lượng và phi tài chính theo phân tích định tính để đánh giá nhằm bổ sung cho những hạn chế về số liệu thống kê của phương pháp định lượng. Agribank chỉ mới áp dụng mô hình tính điểm XHTD cho khách hàng doanh nghiệp, chưa áp dụng mô hình tính điểm xếp hạng cho khoản vay. Mô hình tính điểm gồm hai phần là tính điểm định lượng theo các chỉ số tính toán trực tiếp từ báo cáo tài chính doanh nghiệp và tính điểm định tính trên cơ sở đánh giá của ngân hàng về các mặt của doanh nghiệp. Thông tin dùng để tính điểm doanh nghiệp là báo cáo tài chính năm gần nhất, thông tin phi tài chính cập nhật đến thời điểm tính điểm. Bộ chỉ tiêu tài chính và phi tài chính để chấm điểm khách hàng doanh nghiệp được xây dựng trên cơ sở 34 ngành kinh tế đã được xác định sẵn phù hợp với đặc thù hoạt động và cơ cấu tín dụng của Agribank. Ứng với mỗi ngành kinh tế có một bộ chỉ Trườngtiêu chấm điểm khách Đạihàng doanh nghihọcệp riêng. Kinh tế Huế Bảng 2.3: Minh họa bộ thang điểm, trọng số và bộ giá trị chuẩn 45
  46. Chỉ tiêu Tỷ Quy mô lớn trọng 100 80 60 40 20 Ngành 01: Trồng cây hàng năm Chỉ tiêu thanh khoản Khả năng thanh toán hiện hành 12 >1,3 1,1-1,3 0,9-1,1 0,7-0,9 0,6 0,5-0,6 0,4-0,5 0,3-0,4 0,1 0,08-0,1 0,06-0,08 0,04-0,06 <0,04 Nguồn: Tài liệu XHTD nội bộ của Agribank, 2011 Mỗi bộ chỉ tiêu gồm 60 chỉ tiêu: 14 chỉ tiêu tài chính và 46 chỉ tiêu phi tài chính. Thang điểm tài chính: 100; thang điểm phi tài chính: 100. Agribank sẽ căn cứ tổng điểm đạt được của doanh nghiệp để xếp hạng tín dụng theo mức độ rủi ro tăng dần từ AAA (rủi ro thấp nhất) đến D (rủi ro cao nhất). 2.3.4. Quy trình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng là doanh nghiệp tại Agribank được thực hiện theo 8 bước như sau: * Buớc 1: Thu thập thông tin Cán bộ tín dụng (CBTD) cần tiến hành điều tra, thu thập và tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh/ dự án đầu tư từ các nguồn: hồ sơ do khách hàng cung cấp: hồ sơ pháp lý (Quyết định thành lập; Ðiều lệ doanh nghiệp; Văn bản bổ nhiệm người đứng đầu tổ chức; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đăng ký thuế; Giấy phép/chứng chỉ hành nghề; ) và hồ sơ kinh tế - tài Trườngchính (Kế hoạch sản xuĐạiất kinh doanh; học Báo cáo th ựKinhc hiện kế hoạch sảtến xuấ t kinhHuế doanh; Các báo cáo tài chính quý/năm gần nhất tại thời điểm chấm điểm; Bảng kê dư nợ vay tại các tổ chức tín dụng; phỏng vấn trực tiếp khách hàng; đi thăm thực địa khách hàng; các phương tiện thông tin đại chúng; báo cáo nghiên cứu thị trường của các tổ chức 46
  47. chuyên nghiệp; phòng thông tin kinh tế tài chính ngân hàng của Agribank; trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam và các nguồn thông tin khác. * Bước 2: Xác định loại hình sở hữu của khách hàng Căn cứ vào đối tượng sở hữu, khách hàng được chia thành 3 loại: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu từ 50% vốn điều lệ hoặc cổ phần, vốn góp trở lên. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư từ nước ngoài. Doanh nghiệp khác là những doanh nghiệp không thuộc hai hình thức sở hữu trên. Tỷ trọng của các chỉ tiêu phi tài chính được phân chia tùy theo loại hình sở hữu của khách hàng. Trong mỗi loại hình sở hữu, hệ thống sẽ quy định cách chấm điểm riêng đối với trường hợp khách hàng đang có quan hệ tín dụng hoặc khách hàng mới chưa có quan hệ tín dụng tại Agribank. * Bước 3: Xác định ngày nghề lĩnh vực sản xuất kinh doanh Có tất cả 10 nhóm ngành cơ bản được áp dụng trong bộ chỉ tiêu XHTD của Agribank, được phân chia chi tiết ra thành 34 ngành nghề kinh tế khác nhau. Danh mục 34 ngành kinh tế mà Agribank áp dụng được trình bày tại Phụ lục 01 (đính kèm đề tài này) . Việc xác định ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp dựa vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp, là hoạt động đem lại 50% doanh thu trở lên trong tổng doanh thu hằng năm của doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nhưng không có ngành nào chiếm từ trên 50% tổng doanh thu thì chọn Trườngngành có tỷ trọng doanh Đại thu lớn nh ấhọct hoặc ngành Kinhcó tiềm năng phát tếtriển nh Huếất trong các ngành mà doanh nghiệp hoạt động để chấm điểm và xếp hạng. * Bước 4: Xác định quy mô của doanh nghiệp 47
  48. Quy mô hoạt động của doanh nghiệp phụ thuộc vào ngành kinh tế mà doanh nghiệp đó đang hoạt động. Trong hoạt động chấm điểm này, tương ứng với 34 ngành kinh tế sẽ có 34 bộ chỉ tiêu để xác định quy mô. Quy mô của doanh nghiệp được xác định dựa trên việc chấm điểm các chỉ tiêu: vốn chủ sở hữu; số lượng lao động; doanh thu thuần và tổng tài sản. Mỗi chỉ tiêu sẽ có 8 khoảng giá trị từ 1 đến 8 điểm. Tổng hợp điểm của 4 chỉ tiêu sẽ được sử dụng để xác định quy mô. Trong đó, doạnh nghiệp quy mô lớn có tổng số điểm từ 22 điểm đến 32 điểm, doanh nghiệp quy mô vừa có tổng số điểm từ 12 điểm đến 21 điểm và doanh nghiệp có quy mô nhỏ có tổng số điểm dưới 12 điểm. Điểm của các chỉ tiêu dùng để xác định quy mô doanh nghiệp không cấu thành tổng số điểm của doanh nghiệp. Bảng 2.4: Bảng xác định quy mô doanh nghiệp Mức Chỉ tiêu điểm Vốn chủ sở hữu Lao động Doanh thu thuần Tổng tài sản (tỷ VND) (người) (tỷ VND) (tỷ VND) Ngành: 01. Trồng cây hàng năm 8 >100 >2000 >250 >350 7 75-100 1000-2000 200-250 250-350 6 50-75 700-1000 100-200 200-250 5 30-50 400-700 75-100 150-200 Trường4 20-30 Đại200 học-400 Kinh50-75 tế 100Huế-150 3 10-20 100-200 30-50 50-100 48
  49. 2 5-10 50-100 10-30 15-50 1 <5 <50 <10 <15 Nguồn: Tài liệu XHTD nội bộ của Agribank, 2011 * Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính Việc đánh giá yếu tố tài chính của doanh nghiệp dựa trên phương pháp định lượng qua việc phân tích các báo cáo tài chính mà doanh nghiệp cung cấp bao gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Các chỉ tiêu tài chính được đặt ra trong hệ thống xếp hạng tín dụng của Agribank gồm có 14 chỉ tiêu thuộc 4 nhóm sau: nhóm chỉ tiêu thanh khoản; nhóm chỉ tiêu hoạt động; nhóm chỉ tiêu cân nợ; nhóm chỉ tiêu thu nhập. Công thức tính các chỉ tiêu tài chính được trình bày tại Phụ lục 02 và ví dụ bộ chỉ tiêu tính điểm tài chính của một ngành tại Phụ lục 03 (đính kèm đề tài này). * Bước 6: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính Các yếu tố phi tài chính bao gồm 46 chỉ tiêu được chia thành 5 nhóm chỉ tiêu như sau: nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng trả nợ của doanh nghiệp, nhóm chỉ tiêu phản ánh trình độ quản lý và môi trường nội bộ, nhóm chỉ tiêu phản ánh quan hệ với ngân hàng, nhóm chỉ tiêu các nhân tố bên ngoài và nhóm chỉ tiêu các đặc điểm hoạt động khác. Tỷ trọng của từng nhóm chỉ tiêu phi tài chính đối với từng loại hình sở hữu doanh nghiệp khác nhau là khác nhau và còn phụ thuộc vào mối quan hệ tín dụng của khách hàng với Agribank. Nếu khách hàng đã có quan hệ tín dụng với Agribank sẽ được áp dụng tỷ trọng của các nhóm chỉ tiêu khác với khách hàng mới chưa có quan hệ tín dụng như trình bày tại Bảng 2.5 và Bảng 2.6. TrườngBảng 2.5: Bảng Đạitỷ trọng của thọcừng nhóm ch ỉKinhtiêu phi tài chính tế áp dụ ngHuế riêng cho từng loại hình doanh nghiệp đã có quan hệ tín dụng STT Các chỉ tiêu DNNN DN có vốn đầu DN khác 49
  50. tư nước ngoài 1 Khả năng trả nợ (3 chỉ tiêu) 6% 7% 5% 2 Trình độ quản lý (9 chỉ tiêu) 25% 20% 25% 3 Quan hệ với ngân hàng (13 chỉ tiêu) 40% 40% 40% 4 Các nhân tố bên ngoài (8 chỉ tiêu) 17% 17% 18% 5 Các đặt điểm hoạt động khác (13 chỉ tiêu) 12% 16% 12% Tổng số: (46 chỉ tiêu) 100% 100% 100% Nguồn: Tài liệu XHTD nội bộ của Agribank, 2011 Bảng 2.6: Bảng tỷ trọng của từng nhóm chỉ tiêu phi tài chính áp dụng riêng cho từng loại hình doanh nghiệp mới chưa có quan hệ tín dụng STT Các chỉ tiêu DNNN DN có vốn đầu DN khác tư nước ngoài 1 Khả năng trả nợ (3 chỉ tiêu) 14% 15% 13% 2 Trình độ quản lý (9 chỉ tiêu) 37% 35% 37% 3 Quan hệ với ngân hàng (13 chỉ tiêu) 0% 0% 0% 4 Các nhân tố bên ngoài (8 chỉ tiêu) 19% 19% 20% 5 Các đặt điểm hoạt động khác (13 chỉ tiêu) 30% 31% 30% Tổng số: (46 chỉ tiêu) 100% 100% 100% Trường Đại họcNguồn: Tài liKinhệu XHTD nội bộ ctếủa Agribank, Huế2011 Mỗi nhóm chỉ tiêu sẽ bao gồm các chỉ tiêu khác nhau, số luợng, giá trị chuẩn và tỷ trọng của các chỉ tiêu phụ thuộc vào ngành kinh tế mà doanh nghiệp đang hoạt động. Các chỉ tiêu phi tài chính có từ 1 đến 5 giá trị chuẩn (số lượng giá trị chuẩn của mỗi chỉ 50
  51. tiêu phụ thuộc vào ngành kinh tế) tương ứng với giá trị điểm từ 20, 40, 60, 80, 100 điểm. Ðiểm phi tài chính là tổng điểm của từng chỉ tiêu phi tài chính nhân với tỷ trọng của từng chỉ tiêu đó và nhân với trọng số của nhóm chỉ tiêu. Ví dụ bộ chỉ tiêu phi tài chính của ngành “Trồng cây hàng năm” xem Phụ lục 04 (đính kèm đề tài này). * Bước 7: Tổng hợp điểm và xếp hạng doanh nghiệp Số điểm cho mỗi chỉ tiêu được đánh giá từ 20 đến 100 điểm và tỷ trọng cho từng chỉ tiêu thay đổi theo từng ngành nghề và quy mô doanh nghiệp. Trong dó, trọng số của phần tài chính và phi tài chính phụ thuộc vào báo cáo tài chính quý và báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp có được kiểm toán hay không được kiểm toán theo trình bày như Bảng 2.7. Bảng 2.7: Trọng số các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính chấm điểm XHTD doanh nghiệp theo báo cáo tài chính ĐVT: % Báo cáo tài chính doanh nghiệp Chỉ tiêu Quý I Quý II Quý III Quý IV Có Không Có Không Có Không Có Không kiểm kiểm kiểm kiểm kiểm kiểm kiểm kiểm toán toán toán toán toán toán toán toán Các chỉ tiêu tài 35 30 28 23 23 18 35 30 chính năm Các chỉ tiêu tài 0 0 10 10 15 15 0 0 chính quý Các chỉ tiêu phi 65 65 62 62 62 62 65 65 tài chính Nguồn: Tài liệu XHTD nội bộ của Agribank, 2011 TrườngNhư vậy, điểm tínĐại dụng của khách học hàng đư ợcKinh xác định theo công tế thứ c Huếsau: Điểm của khách hàng = Điểm các chỉ tiêu tài chính năm * trọng số phần tài chính năm 51
  52. +Điểm các chỉ tiêu tài chính quý * trọng số phần tài chính quý +Điểm các chỉ tiêu phi tài chính * trọng số phần phi tài chính Sau khi thu thập điểm tổng hợp, khách hàng được xếp vào 1 trong 10 hạng và phân loại nợ như sau: Bảng 2.8: Xếp hạng và phân loại nhóm nợ trong hệ thống XHTD của Agribank Điểm đạt được Xếp hạng Phân loại nhóm nợ Nhóm nợ 90-100 AAA 80-<90 AA Nợ đủ tiêu chuẩn 1 73-<80 A 70-<73 BBB Nợ cần chú ý 2 63-<70 BB 60-<63 B 56-<60 CCC Nợ dưới tiêu chuẩn 3 53-<56 CC 44-<53 C Nợ nghi ngờ 4 <44 D Nợ có khả năng mất 5 Nguồn: Tài liệu XHTD nội bộ của Agribank, 2011 * Bước 8: Trình phê duyệt kết quả XHTD doanh nghiệp Sau khi hoàn tất việc xếp hạng doanh nghiệp, CBTD lập tờ trình đề nghị Giám đốc Trườngngân hàng phê duyệ t. ĐạiTờ trình ph ảihọc được trưởng Kinhphòng tín dụng kitếểm tra vàHuế ký trước khi trình lên Giám đốc. Sau khi tờ trình được phê duyệt, kết quả XHTD phải được cập nhật ngay vào hệ thống thông tin tín dụng của ngân hàng. 52
  53. 2.3.5. Thực trạng hệ thống XHTD doanh nghiệp tại Agribank Hệ thống XHTD đã được triển khai thực hiện trên toàn hệ thống Agribank theo quyết định 493/2005/QÐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng Nhà nước từ quý I/2012 theo đúng lộ trình đã được phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước tại văn bản số 5811/NHNN-TTGSNT ngày 27/07/2011 và văn bản 9886/NHNNTTGSNH ngày 28/12/2011. Ðến nay, việc triển khai hệ thống XHTD doanh nghiệp của Agribank nhìn chung đạt được một số kết quả đáng ghi nhận như sau: * Xét về tính khả thi Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại Agribank được thực hiện hoàn toàn bằng phần mềm tự động. CBTD chỉ cần thực hiện đăng ký thông tin khách hàng và nhập các số liệu cần thiết (thông tin tài chính và phi tài chính) vào chương trình thì chương trình sẽ cho ra kết quả điểm, hạng của khách hàng. Do đó quy trình XHTD doanh nghiệp tại Agribank được thực hiện vô cùng đơn giản và nhanh chóng. * Tính ứng dụng Kết quả của hệ thống XHTD đã góp phần hỗ trợ cho việc xét duyệt tín dụng, quản lý chất luợng tín dụng và là cơ sở để phân loại nợ và trích lập dự phòng. Thứ nhất, về chính sách tín dụng Từ khi hệ thống XHTD ra đời các quyết định cấp tín dụng được đưa ra khách quan và nhanh chóng hơn. Căn cứ vào kết quả xếp hạng chính ngân hàng có thể từ chối ngay những khách hàng có mức điểm thấp, dành nhiều thời gian, nhân lực để tiếp tục thẩm định những khách hàng vay đạt mức điểm yêu cầu. Vì thế, sử dụng XHTD sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức, giảm bớt sự can thiệp từ con người và mang lại lợi ích cho cả ngân hàng và khách hàng. Mặt khác, kết quả XHTD còn là căn cứ để ngân hàng đưa ra các quyết định cấp tín dụng mới, bổ sung cho các khách hàng tốt hay cảnh báo sớm để có biện pháp kịp thời đối với các khách hàng có hạng tín nhiệm thấp. Cụ thể Trườngnhư sau: Đại học Kinh tế Huế Bảng 2.9: Chính sách tín dụng dựa trên kết quả XHTD nội bộ của Agribank Khách hàng xếp hạng Agribank quyết định cấp tín dụng, trường hợp khách hàng 53
  54. loại AAA, AA, A đang có quan hệ tín dụng thì được mở rộng cấp tín dụng. Khách hàng xếp hạng Agribank quyết định cấp tín dụng, trường hợp khách hàng loại BBB, BB đang có quan hệ tín dụng thì được duy trì mức cấp tín dụng. Khách hàng xếp hạng Agribank quyết định không cấp tín dụng, trường hợp khách loại B, CCC, CC, C, D hàng đang có quan hệ tín dụng thì phải giảm dần dư nợ. Thứ hai, về chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro Hiện nay, các khách hàng là doanh nghiệp tại Agribank được phân loại và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng dựa vào hệ thống XHTD nội bộ theo đúng như điều 7- Quyết định 493/2005/QÐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng Nhà Nước, phù hợp với thông lệ quốc tế, đáp ứng cao yêu cầu về quản trị rủi ro ngày càng cao đối với NHTM. Dựa vào kết quả xếp hạng, Agribank phân loại nợ và trích lập dự phòng như sau: Bảng 2.10: Chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng dựa trên kết quả XHTD của Agribank Xếp loại khách hàng Phân loại nhóm nợ Nhóm nợ Tỷ lệ trích lập dự phòng AAA, AA, A Nợ đủ tiêu chuẩn Nhóm 1 0% BBB, BB Nợ cần chú ý Nhóm 2 5% B, CCC, CC Nợ dưới tiêu chuẩn Nhóm 3 20% C Nợ nghi ngờ Nhóm 4 50% D Nợ có khả năng mất vốn Nhóm 5 100% TrườngNguồn: QÐĐại 1593/HÐTV học-XLRR ngày Kinh 26/09/2011 của Htếội đồ ngHuế thành viên Dựa vào kết quả phân loại nợ, Agribank xác định chính xác tỷ lệ nợ xấu tại mỗi thời điểm, trợ giúp cho Agribank trong việc kiểm soát toàn bộ danh mục tín dụng cũng như đánh giá khách hàng vay vốn một cách thống nhất. 54
  55. 2.4. So sánh hệ thống xếp hạng doanh nghiệp của Agribank với một số TCTD tại Việt Nam Tiến hành so sánh hệ thống XHTD doanh nghiệp giữa 3 ngân hàng lớn Agribank, BIDV và Vietcombank. Từ đó, tìm ra ưu điểm và nhược điểm của hệ thống XHTD doanh nghiệp của Agribank. Bảng so sánh được trình bày trong Phụ lục 05 (đính kèm đề tài này). 2.4.1. Điểm giống nhau Về cơ bản, hệ thống XHTD doanh nghiệp của Agribank so với các ngân hàng trên không có khác biệt lớn về phương pháp đánh giá cũng như quy trình thực hiện. - Xác định ngành nghề kinh tế, loại hình sở hữu và quy mô hoạt động của doanh nghiệp trước khi thực hiện chấm điểm để xác định bộ chỉ tiêu chấm điểm phù hợp tương ứng với lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Phân biệt loại hình sở hữu của doanh nghiệp thành 3 nhóm: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp khác. - Chấm điểm doanh nghiệp dựa vào bộ chỉ tiêu gồm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Ngoài ra, yếu tố báo cáo tài chính của doanh nghiệp có được kiểm toán hay không cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ trọng của bộ chỉ tiêu tài chính. - Phân loại khách hàng theo quy ước quốc tế, bao gồm 10 hạng, cao nhất là AAA giảm dần thấp nhất là D. - Hệ thống XHTD doanh nghiệp được sử dụng như một công cụ để ra quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay dễ dàng và nhanh chóng hơn, góp phần phân loại khách hàng. 2.4.2. Điểm khác nhau Hệ thống XHTD của VCB không chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp có quy mô lớn, vừa, nhỏ mà còn áp dụng đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ. Việc chia nhỏ quy Trườngmô doanh nghiệp ra thànhĐại bốn lo ạhọci sẽ giúp cho Kinhviệc chấm điểm vàtế xếp hHuếạng doanh nghiệp chính xác hơn. Ngoài ra, thông tin tài chính và phi tài chính của doanh nghiệp 55
  56. siêu nhỏ không đầy đủ nên VCB dựa vào lịch sử trả nợ của doanh nghiệp để xác định hệ số rủi ro cho các chỉ tiêu phi tài chính. Chỉ tiêu tài chính: Agribank chưa sử dụng các chỉ tiêu đánh giá dòng tiền, các chỉ tiêu đánh giá báo cáo lưu chuyển tiền tệ để đánh giá tình hình tài chính cũng như khả năng trả nợ của khách hàng. Ðây cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng mà Agribank chưa đạt được trong quá trình xây dựng hệ thống chấm điểm doanh nghiệp để tiến dần đến thông lệ quốc tế. Chỉ tiêu phi tài chính: nhìn chung các ngân hàng đều chia các chỉ tiêu phi tài chính thành 5 nhóm giống nhau. Tuy nhiên, VCB đánh giá thông tin phi tài chính về doanh nghiệp chi tiết và cụ thể hơn ở nhóm các chỉ tiêu về trình độ quản lý và các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp. Ðiểm khác biệt riêng của hệ thống XHTD của VCB là có thêm việc xếp hạng cho doanh nghiệp mới thành lập: - Ðối tuợng áp dụng ở đây là những doanh nghiệp mới thành lập hoặc đã hoạt động nhưng chưa có BCTC đủ 2 năm kể từ khi có doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh, hoặc các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu, không có BCTC. - Việc xếp hạng cũng tuân theo trình tự xếp hạng doanh nghiệp thông thường, nhưng điểm tổng hợp của khách hàng sẽ gồm điểm phi tài chính nhân với hệ số rủi ro 1 và hệ số rủi ro 2. Bảng 2.11: Hệ số rủi ro chấm điểm XHTD doanh nghiệp mới thành lập của VCB Hệ số rủi ro Cách tính 1 Lý lịch tư 100: Lý lịch tư pháp chưa từng có tiền án tiền sự pháp của các 80: Đã từng có tiền án tiền sự. lãnh đạo cấp cao của DN 40: đang là đối tượng nghi vấn pháp luật. Trường Đại20: Đang họcbị truy tố. Kinh tế Huế 2 Các sự kiện 100: Tính khả thi của phương án chưa bị ảnh hưởng bởi sự bất thường có 56
  57. ảnh hưởng đến kiện bất thường nào hoặc chưa có sự kiện bất thường nào. tính khả thi 60: Tính khả thi của phương án đang bị ảnh hưởng bởi sự của phương án kiện bất thường. 20: Phương án kinh doanh hoàn toàn không khả thi do ảnh hưởng của sự kiện bất thường. Nguồn: (Vietcombank, 2010) - Hệ thống XHTD của VCB có công cụ excel hỗ trợ CBTD chấm điểm bằng cách dẫn xuất báo cáo tài chính từ bảng tính excel vào chương trình chấm điểm, giúp cho việc chấm điểm nhanh hơn, ít tốn thời gian hơn. - VCB sử dụng kết quả XHTD doanh nghiệp không những làm cơ sở để đưa ra quyết định cho vay mà còn làm cơ sở để đưa ra chính sách ưu đãi khách hàng. 2.5. Đánh giá hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Agribank Hệ thống XHTD của Agribank đã góp phần rất đáng kể trong việc sàng lọc và phân loại khách hàng, từ đó giúp cho ngân hàng giảm được tỷ lệ rủi ro tín dụng trong mức cho phép. Kết quả XHTD được các nhà quản trị ngân hàng sử dụng để xác định mức giới hạn tín dụng tối đa cho từng khách hàng, áp dụng mức lãi suất cho vay, và các quy định về tài sản đảm bảo. Nhìn chung thì hệ thống XHTD hiện nay của Agribank là hiện đại và khắc phục được chủ quan trong chấm điểm các chỉ tiêu định lượng bằng cách đưa vào các chỉ tiêu phi tài chính. Tuy nhiên, từ thực tế nghiên cứu như trên cũng cho thấy hệ thống XHTD doanh nghiệp của Agribank còn những hạn chế cần phải hoàn thiện hơn nữa. Qua sự trình bày về hệ thống XHTD doanh nghiệp của Agribank tại mục 2.3 và sự so sánh hệ thống XHTD doanh nghiệp của Agribank với ngân hàng BIDV và VCB ở phần 2.4 đã cho thấy mô hình XHTD của Agribank tuân theo các trình tự, tiêu chí rất nghiêm ngặt và chặt chẽ, bao gồm: hệ thống các tiêu chí đánh giá và điểm trọng số, Trườngcách xác định giá tr ị cĐạiủa từng tiêu chíhọc đánh giá, cácKinh quy đổi giá tr ịtếsang điểHuếm của tiêu chí đánh giá, cách XHTD doanh nghiệp và quan điểm cấp tín dụng theo từng mức xếp hạng. 57
  58. Hệ thống XHTD doanh nghiệp của Agribank được xây dựng theo đặc thù hoạt động tín dụng và chiến lược phát triển của riêng Agribank. Với hệ thống XHTD doanh nghiệp, việc đo lường và định dạng các rủi ro tín dụng tại Agribank được thực hiện thống nhất. Nhìn chung thì mô hình chấm điểm xếp hạng doanh nghiệp của Agribank vẫn bám sát khung hướng dẫn của NHNN. Mô hình chấm điểm các chỉ tiêu tài chính đối với khách hàng doanh nghiệp tại Agribank đã đưa vào nhóm chỉ tiêu dự báo ảnh huởng của thay đổi chính sách Nhà nuớc và dự báo tác động của cạnh tranh đến lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, đây là điểm tiến bộ nhằm tăng cường khả năng dự báo nguy cơ gặp khó khăn về tài chính trong tương lai của khách hàng được xếp hạng. 2.6. Ứng dụng mô hình Z-Score trong xếp hạng tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, chi nhánh Bắc sông Hương – Thừa Thiên Huế 2.6.1. Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp vay vốn tại Agribank bằng mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ Căn cứ vào số liệu của hệ thống XHTD doanh nghiệp tại thời điểm 30/11/2017, công ty cổ phần B kinh doanh buôn bán sản xuất sản phẩm phụ tùng phụ trợ xe ô tô, vận tải hàng hóa, cho thuê xe ô tô. Các số liệu cơ bản về tình hình tài chính của doanh nghiệp này tại thời điểm xếp hạng đầu năm 2018 được trình bày như trong bảng 2.12. Bảng 2.12: Bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần B ĐVT: Triệu VND TT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 A. Tài sản ngắn hạn 40.948 51.396 1. Tiền và các khoản tương đương tiền 4.051 1.084 2. Đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0 Trường3. Các khoản ph ảiĐại thu học Kinh20.147 tế Huế21.156 4. Hàng tồn kho 15.058 26.946 58
  59. 5. Tài sản lưu động khác 1.693 2.210 B. Tài sản dài hạn 2.022 1.844 1. Tài sản cố định 1.665 1.602 2. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 0 0 3. Tài sản dài hạn khác 357 242 Tổng tài sản 42.970 53.240 A. Nợ phải trả 31.757 41.674 1. Nợ ngắn hạn 30.524 40.841 2. Nợ dài hạn 1.233 833 B. Vốn chủ sở hữu 11.214 11.566 1. Vốn chủ sở hữu 11.214 11.566 2. Nguồn kinh phí khác 0 0 Tổng nguồn vốn 42.970 53.240 (Nguồn: trích từ dữ liệu tiếp cận của Agribank) Kết quả kinh doanh năm 2017 của công ty cổ phần B cụ thể theo như bảng 2.13. Bảng 2.13: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần B ÐVT: Triệu VND TT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 81.862 82.235 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 1.561 1.077 Trường3. Doanh thu thu Đạiần về bán hàng học và cung c ấKinhp dịch vụ 80.301tế Huế81.158 4. Giá vốn hàng bán 66.450 69.399 5. Lợi nhuận thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 13.851 11.759 59
  60. 6. Doanh thu hoạt động tài chính 11 6 7. Chi phí tài chính 4.522 3.629 8. Trong đó: chi phí lãi vay 4.522 3.629 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 7.796 7.626 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 1.544 510 11. Thu nhập khác 272 2.168 12. Chi phí khác 0 744 13. Lợi nhuận khác 272 1.424 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 1.816 1.934 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 456 483 16. Lợi nhuận sau thuế TNDN 1.362 1.451 (Nguồn: trích từ dữ liệu tiếp cận của Agribank) Theo tiêu chí phân loại ngành kinh doanh của Agribank, công ty cổ phần B được chấm điểm theo nhóm doanh nghiệp quy mô vừa thuộc ngành “thương mại công nghiệp nhẹ, hàng tiêu dùng”, kết quả chấm điểm chỉ tiêu tài chính của công ty cổ phần B được trình bày tại Bảng 2.14. Tổng điểm chỉ tiêu tài chính sau khi nhân trọng số đạt 48,80 điểm và tổng điểm chỉ tiêu phi tài chính sau khi nhân trọng số đạt 90,34 điểm như trình bày tại Phụ lục 06 (đính kèm đề tài này). Bảng 2.14: Chi tiết chấm điểm các chỉ tiêu tài chính của Công ty cổ phần B Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị Tỷ Điểm Điểm tính trọng số số x tỷ trọng TrườngI Chỉ tiêu thanh khoĐạiản học Kinh30% tế Huế 1 Khả năng thanh toán hiện hành Lần 1,258 15% 60 9,0 60
  61. 2 Khả năng thanh toán nhanh Lần 0,599 12% 60 7,2 3 Khả năng thanh toán tức thời Lần 0,027 3% 20 0,6 II Chỉ tiêu hoạt động 24% 4 Vòng quay vốn lưu động Vòng 1,758 8% 20 1,6 5 Vòng quay hàng tồn kho Vòng 3,304 8% 40 3,2 6 Vòng quay các khoản phải thu Vòng 3,930 8% 20 1,6 7 Hiệu suất sử dụng tài chính cố định Vòng 0% 0 0 III Chỉ tiêu đòn cân nợ 20% 8 Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản % 78,28 12% 20 2,4 9 Nợ dài hạn/Vốn chủ sở hữu % 7,20 8% 100 8,0 IV Chỉ tiêu thu nhập 26% 10 Lợi nhuận gộp/Doạnh thu thuần % 14,49 6% 100 6,0 11 Lời nhuận từ hoạt động kinh % 5,09 6% 60 3,6 doanh/Doanh thu thuần 12 Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu % 12,74 5% 40 2,0 13 Suất sinh lời của tài sản % 3,02 4% 40 1,6 14 Khả năng thanh toán lãi vay Đơn vị 1,533 5% 40 2,0 Tổng cộng 100% 48,80 (Nguồn: trích từ dữ liệu tiếp cận của Agribank) Báo cáo tài chính của công ty cổ phần B không được kiểm toán nên tổng điểm xếp hạng tín dụng sau khi nhân trọng số là 73,36 điểm. Căn cứ vào thang điểm xếp hạng doanh nghiệp tại Bảng 2.8 thì công ty cổ phần B được xếp hạng A. Với mức xếp Trườnghạng này, doanh nghi ệĐạip được đánh họcgiá là có ho ạtKinh động kinh doanh tếhiệu qu Huếả, tình hình tài chính tương đối tốt, khả năng trả nợ đảm bảo, có thiện chí, rủi ro thấp, ưu tiên đáp ứng nhu cầu tín dụng. 61
  62. Tuy nhiên, theo tình hình thực tế, đến tháng 4/2018, doanh nghiệp này đã phát sinh nợ quá hạn dưới 90 ngày và có xu hướng nợ xấu vì có sự chuyển đổi đa số các khoản vay từ ngắn hạn sang trung và dài hạn, chuyển nợ vay từ ngân hàng này sang ngân hàng khác, cho vay mới để thanh toán nợ vay cũ, đã có dấu hiệu chậm nộp các khoản gốc theo lịch trả nợ và lãi vay hàng tháng. Nhưng do được xếp hạng A nên Agribank đã giải ngân thêm cho doanh nghiệp này 8 tỷ vay trung dài hạn tính từ đầu năm 2018. Trong tình hình điều kiện kinh tế còn nhiều bất ổn, tăng truởng dưới mức tiềm năng thì các khoản vay của công ty B được đánh giá là rất khó khăn, đặt các ngân hàng vào tình huống buộc phải cơ cấu nợ vay. Như vậy, đối với trường hợp của công ty cổ phần B, hệ thống XHTD doanh nghiệp của Agribank cũng đã bộc lộ những hạn chế nhất định khi mức xếp hạng doanh nghiệp được đánh giá là tốt (hạng A, trong khi thực tế doanh nghiệp lại phát sinh nợ quá hạn). Ðiều này đòi hỏi hệ thống XHTD doanh nghiệp của Agribank cần phải được cải tiến, hoàn thiện nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng. 2.6.2. Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp vay vốn tại Agribank bằng mô hình Z- Score Để áp dụng tính Z-Score, luận văn dùng báo cáo tài chính của doanh nghiệp B nêu ở mục 2.6.1.1 để thực hiện tính toán. Theo BCTC, công ty cổ phần B được xác định ngành kinh tế, quy mô và hình thức sở hữu tương tự như mục 2.6.1.1. Trên cơ sở thông tin tài chính của công ty cổ phần B, luận văn thực hiện chấm điểm theo mô hình Z-Score như sau: Bảng 2.15: Chi tiết chỉ tiêu dự báo nguy cơ phá sản của công ty cổ phần B Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2017 Tổng tài sản (TA) Triệu đồng 53.240 TrườngTài sản ngắn hạn (CA) Đại học KinhTriệu đồtếng Huế51.396 Nợ ngắn hạn (CL) Triệu đồng 40.841 62
  63. Vốn lưu động (CA – CL) Triệu đồng 10.555 Doanh thu thuần (SL) Triệu đồng 81.158 Lợi nhuận giữ lại (RE) Triệu đồng 1.451 Thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT) Triệu đồng 5.080 Giá trị thi trường của vốn chủ sở hữu (BV) Triệu đồng 11.566 Tổng nợ (TL) Triệu đồng 41.674 X1 = (CA – CL)/TA Đơn vị tính 0,198 X2 = RE/TA Đơn vị tính 0,027 X3 = EBIT/TA Đơn vị tính 0,095 X4 = BV/TL Đơn vị tính 0,278 X5 = SL/TA Đơn vị tính 1,524 Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,64X4 + 0,999X5 Đơn vị tính 2,29 Công ty cổ phần B là doanh nghiệp cổ phần thuộc ngành sản xuất nên sử dụng chỉ số Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,64X4 + 0,999X5 để chấm điểm chỉ tiêu dự báo nguy cơ phá sản, chỉ số Z của công ty là 2,29 nên theo các mức điểm được xác định trước đã nêu ở mục 1.3, công ty nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản dẫn đến mất khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng. Nhận xét: Theo như mô hình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Agribank đang sử dụng Trườngđược trình bày tại m ụĐạic 2.6.1.1 thì cônghọc ty cổ ph Kinhần B được xếp lo ạtếi A. Đây Huế là doanh nghiệp mà Agribank xác định là khách hàng tốt, hoạt động kinh doanh tăng trưởng, 63
  64. tình hình tài chính ổn định, khả năng trả nợ đảm bảo, có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn. So sánh với kết quả xếp hạng của công ty B sau khi áp dụng mô hình Z-Score là doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản. Kết quả này cũng khá phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp, phản ánh được những dấu hiệu khó khăn trong tình hình tài chính của doanh nghiệp khi năm 2018 doanh nghiệp phát sinh nợ quá hạn duới 90 ngày tại Agribank. Với mức xếp hạng này thì các khoản vay của công ty cổ phần B thuộc phân loại nhóm nợ cần chú ý. Ðánh giá theo tình hình thực tế, nếu ngân hàng mạnh tay thu hồi nợ và không cơ cấu hoặc chuyển nợ thì công ty cổ phần B sẽ rơi vào tình thế vỡ nợ, mất khả năng thanh toán các khoản nợ gốc cho ngân hàng. 2.6.3. Kết quả vận dụng mô hình Z-Score trên nhiều doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với Agribank, chi nhánh Bắc sông Hương – Thừa Thiên Huế Dựa trên các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp từ tiếp cận nguồn dữ liệu của Agribank – Chi nhánh Bắc sông Hương - TT Huế trong năm 2018, tiến hành xử lý số liệu liên quan đến các chỉ tiêu sử dụng trong mô hình Z-Score. Do yêu cầu bảo mật thông tin khách hàng và ngân hàng nên luận văn không nêu rõ kết quả xếp hạng nội bộ từng doanh nghiệp một trong quá trình nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã chọn 20 doanh nghiệp đang được XHTD tại Agribank Huế để chấm điểm theo mô hình Z-score. Các chỉ tiêu tài chính cụ thể như Bảng 2.16: Bảng 2.16: Thông tin thu thập từ BCTC của 20 doanh nghiệp tại Agribank, Chi nhánh Bắc sông Hương, Thừa Thiên Huế. Đơn vị tính: Triệu đồng S Ngành Tổng TS TS Tổng Nợ Tổng LN LN Chi Giá trị nghề Ngắn nợ Ngắn DT giữ lại trước phí thị T EBIT hạn phải hạn thuần thuế lãi trường T Trường Đạitrả học Kinh tếvay Huế 1 CPH,SX 10.864 9.554 7.312 7.312 19.896 4.842 840 0 840 1.373 64
  65. 2 CPH,SX 57.235 25.280 38.365 25.873 40.030 8.075 4.023 5.854 9.877 27.545 3 CPH,SX 23.733 19.896 17.269 7.504 20.548 694 870 0 870 4.800 4 CPH,SX 19.266 15.359 13.282 12.216 27.182 133 166 0 166 4.525 5 CPH,SX 114.980 88.805 95.420 74.488 98.575 13.282 52.227 9.855 62.082 9.815 6 CPH,SX 53.294 51.836 22.804 22.804 72.672 7.124 4.027 1.823 5.850 17.860 7 CPH,SX 42.225 41.514 32.052 25.262 82.126 1.024 7.075 760 7.835 4.318 8 CPH,SX 7.752 6.180 3.942 3.521 9.544 792 1.057 47 1.104 2.642 9 CPH,SX 57.421 47.629 26.734 23.192 79.623 10.892 6.725 112 6.837 21.843 10 CPH,SX 38.570 26.891 23.082 16.983 35.649 3.702 14.055 853 14.908 13.055 11 CPH,SX 3.582 2.332 720 720 2.081 121 101 0 101 3.371 12 CPH,SX 4.529 3.720 2.951 1.070 6.814 650 428 20 448 1.556 13 CPH,SX 6.678 6.189 3.832 3.533 9.522 709 1.093 44 1.137 2.642 14 CPH,SX 9.434 9.041 7.644 7.644 51.834 581 402 0 402 2.802 15 CPH,SX 1.402 1.072 721 721 2.715 248 329 60 389 900 16 Chưa 32.924 27.221 14.298 10.723 24.116 8.382 12.823 11 12.834 18.489 CPH,SX 17 Chưa 67.168 31.244 44.623 30.873 41.030 5.275 4.552 2.500 7.052 22.546 CPH,SX 18 Chưa 3.820 3.202 3.120 2.920 9.528 520 744 250 994 3.340 CPH,SX 19 Chưa 4.204 1.562 2.420 345 10.909 650 1.203 320 1.523 1.479 CPH,SX 20 Chưa 1.050 670 353 253 965 50 75 20 95 300 CPH,SX Trường Đại học(Nguồn: tríchKinh từ dữ liệu ti ếptế cận c ủaHuế Agribank) Từ những chỉ số trong BCTC doanh nghiệp được Agribank cung cấp, vận dụng vào công thức tính của mô hình Z-Score 65
  66. + Áp dụng đối với DN đã cổ phần hóa, ngành sản xuất: Doanh nghiệp 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15. Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,64X4 + 0,999X5 + Áp dụng đối với doanh nghiệp chưa cổ phần hóa, ngành sản xuất: Doanh nghiệp 16,17,18,19,20. Z’ = 0,717X1 + 0,84X2 + 3,107X3 + 0,42X4 + 0,998X5 Bảng 2.17: Kết quả xếp hạng tín dụng cho 20 doanh nghiệp được chọn STT X1 X2 X3 X4 X5 Z Xếp hạng Xếp hạng nội bộ 1 0,206 0,446 0,077 0,188 1,831 3,076 Vùng lành mạnh AA 2 -0,010 0,141 0,173 0,718 0,699 1,913 Không rõ ràng BBB 3 0,522 0,029 0,037 0,278 0,866 1,831 Không rõ ràng AA 4 0,163 0,007 0,009 0,341 1,411 1,861 Không rõ ràng AA 5 0,125 0,116 0,540 0,103 0,857 3,015 Vùng lành mạnh A 6 0,545 0,134 0,110 0,783 1,364 3,067 Vùng lành mạnh AA 7 0,385 0,024 0,186 0,135 1,945 3,137 Vùng lành mạnh AA 8 0,343 0,102 0,142 0,670 1,231 2,683 Không rõ ràng A 9 0,426 0,190 0,119 0,817 1,387 3,077 Vùng lành mạnh A 10 0,257 0,096 0,387 0,566 0,924 3,003 Vùng lành mạnh AA 11 0,450 0,034 0,028 4,682 0,581 4,257 Vùng lành mạnh A 12 0,585 0,144 0,099 0,527 1,505 3,070 Vùng lành mạnh A 13 0,398 0,106 0,170 0,689 1,426 3,053 Vùng lành mạnh A 14 0,148 0,062 0,043 0,367 5,494 6,128 Vùng lành mạnh A Trường15 0,250 0,177 Đại0,277 1,248học1,937 Kinh4,197 Vùng lànhtế m ạnhHuếAA 16 0,501 0,255 0,390 1,293 0,732 3,058 Vùng lành mạnh AAA 17 0,006 0,079 0,105 0,505 0,611 1,218 Phá sản BBB 66
  67. 18 0,074 0,136 0,260 1,071 2,494 3,915 Vùng lành mạnh AA 19 0,289 0,155 0,362 0,611 2,595 4,309 Vùng lành mạnh AA 20 0,397 0,048 0,090 0,850 0,919 1,880 Không rõ ràng BB Bảng trên là kết quả vận dụng mô hình Z – Score để chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng DN, dưới sự hỗ trợ của phần mềm Excel, ta tính ra được chỉ số nguy cơ phá sản của từng DN. So sánh kết quả xếp hạng tại bảng 2.17 theo mô hình Z-Score với mức xếp hạng nội bộ tại Agribank theo bảng 2.18. Bảng 2.18: So sánh kết quả giữa 2 mô hình Chỉ tiêu Xếp hạng tín dụng Xếp hạng tín dụng Chênh lệch kết quả nội bộ tại Agribank theo Z-Score giữa 2 mô hình Nhóm A-AAA 17 14 3 (Vùng lành mạnh) Nhóm BB-BBB 3 5 2 (Không rõ ràng) Nhóm B, C-CCC, D 0 1 1 (Vùng phá sản) Từ bảng 2.18 ta có thể thấy: Chỉ số Z-Score phản ánh trong năm 2018 có 5 doanh nghiệp nằm trong vùng không rõ ràng (trùng khớp 2/5 so với mô hình xếp hạng nội bộ tại Agribank), có nguy Trườngcơ phá sản có thể gợ i Đạiý rằng tình trạhọcng tài chính cKinhủa các doanh nghi tếệp nằ mHuế trong vùng này không phải là lành mạnh và không ổn định, tiềm ẩn nguy cơ phá sản, cần phải cân nhắc thêm trước quyết định cho vay của ngân hàng. Số lượng công ty lành mạnh lên tới 67
  68. 14/17 công ty so với xếp hạng nội bộ của Agribank chứng tỏ rằng quy trình xếp hạng của Agribank cũng tương đối chặt chẽ. Trong đó: Có 3 DN được Agribank xếp hạng là an toàn nhưng mô hình Z-Score đánh giá thuộc vào vùng không rõ ràng. Đó là 3 DN nằm ở vị trí số 3,4 và 8. Các DN này có chỉ số Z-Score lần lượt là 1,831; 1,861; 2,683. - Với DN số 3 và 4 có chỉ số Z gần như tương đồng nhau, trong đó có chỉ số X1 được tính toán là tương đối cao chứng tỏ vốn lưu động của 2 DN này tương đối lớn, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu về thanh khoản. Tuy nhiên, tình hình lợi nhuận trước thuế, lãi vay và lợi nhuận giữ lại của 2 DN là quá thấp so với tổng tài sản dẫn đến chỉ số X2 và X3 trong kết quả chỉ số Z là rất thấp. Bên cạnh đó, mặc dù doanh thu thuần của 2 DN là xấp xỉ tổng tài sản (đối với DN số 4 là vượt tổng tài sản) nhưng mặt khác 2 DN còn nợ quá cao làm cho chỉ số X4 bị giảm thấp đáng kể, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc doanh thu cao nhưng lợi nhuận thấp của 2 DN số 3 và 4. Kết luận lại, chỉ số X1 và X5 cao, X2 X3 và X4 thấp làm cho chỉ số Z rơi vào vùng không rõ ràng, có rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, ngân hàng Agribank trong những năm qua luôn xếp doanh nghiệp vào vùng an toàn vì theo thông tin chấm điểm tài chính và phi tài chính, thì tỷ trọng điểm cho thông tin phi tài chính là 65%, và các chỉ tiêu cho điểm của doanh nghiệp này rất cao, trong khi điểm thông tin tài chính là 35%, dẫn đến điểm tổng hợp của DN này cao, rơi vào vùng an toàn. Việc duy trì điểm trọng số này là dựa theo căn cứ khách quan của cán bộ nhân viên tín dụng, cơ sở cho việc chấm điểm chưa thực sự phản ánh đúng tình hình của doanh nghiệp. Trong trường hợp này, có thể thấy 2 DN 3 và 4 tạo ra được nhiều doanh thu nhưng lợi nhuận lại thấp, khó đảm bảo được khả năng trả nợ cho ngân hàng trong thời gian tới. Trong thực tế, tình hình trả nợ của DN số 3 và 4 không ổn định và không có thiện chí trong việc trả nợ cho ngân hàng. Mặc dù chưa xuất hiện nợ quá hạn tuy nhiên cán bộ tín dụng phải đôn đốc 2 DN trên thường Trườngxuyên để trả nợ kịp thĐạiời, đúng hạn, họctránh tình tr ạngKinh nhảy nhóm nợ .tếVì vậ y Huếchỉ số Z đo lường khách quan và dự báo tình hình hoạt động tương lai của 2 DN rõ ràng và chính xác hơn mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng Agribank. 68
  69. - Với DN số 8 tuy có các chỉ số X1, X4, X5 là tương đối cao chứng tỏ DN này có vốn lưu động tốt, vốn chủ sở hữu cao và doanh thu lớn. Tuy nhiên khi nhìn vào BCTC có thể thấy lợi nhuận trước thuế, lãi vay và lợi nhuận giữ lại là quá nhỏ so với tổng tài sản làm cho chỉ số X2 và X3 trong hệ số Z là thấp. Dẫn đến mô hình Z-Score xếp DN số 8 vào vùng không rõ ràng. Tuy nhiên, theo đánh giá của Agribank, đây là DN có quan hệ tín dụng lâu năm với ngân hàng, không phát sinh nợ xấu qua các năm giao dịch, quá trình giao dịch uy tín, và do các chỉ tiêu phi tài chính chiếm tỷ trọng lớn trong kết quả đánh giá của mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ, đánh giá DN thuộc vùng an toàn. Mặt khác, hệ số Z của DN này bằng 2,683 sát với điểm 2,99; nên Agribank xếp DN này vào vùng an toàn là hoàn toàn có cơ sở. Trong thực tế, tính đến tháng 12/2018 DN vẫn trả nợ gốc và lãi vay đầy đủ, đúng hạn cho ngân hàng, không có dấu hiệu kinh doanh sa sút và được Agribank giải ngân cho vay ngắn hạn thêm 10 tỷ để mở rộng kinh doanh. Qua trường hợp này có thể thấy mô hình Z-Score đã bộc lộ điểm yếu khi chỉ tập trung vào yếu tố tài chính để xếp hạng tín dụng cho 1 DN. Chính vì vậy cần phối hợp bổ sung lẫn nhau giữa mô hình Z-Score và mô hình XHTD nội bộ của Agribank để có được kết quả XHTD hợp lý nhất. Có 1 DN được Agribank xếp hạng là nợ cần chú ý nhưng mô hình Z-Score đánh giá thuộc vào vùng phá sản. Đó là DN nằm ở vị trí số 17. DN này có chỉ số Z-Score là 1,218. Đây là doanh nghiệp thuộc loại hình công ty TNHH, kinh doanh giấy và các sản phẩm từ giấy. Qua BCTC có thể thấy lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận giữ lại của doanh nghiệp đều rất thấp so với tổng tài sản chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả. Doanh thu tuy cao, nhưng chi phí cũng cao dẫn đến lợi nhuận không nhiều. Chính vì vậy chỉ số Z’ của doanh nghiệp chỉ là 1,218, doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao. Tuy nhiên, theo mô hình XHTD doanh nghiệp của TrườngAgribank đang sử dụ ngĐại thì công ty TNHHhọc này đưKinhợc xếp loại BB. Ðâytế là doanhHuế nghiệp mà Agribank xác định là khách hàng có hoạt động kinh doanh hiệu quả, tình hình tài chính tương đối tốt, có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi trong tương lai, nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ. Trong thực tế, tới tháng 6/2017, 69