Khóa luận Ứng dụng mô hình hồi quy để ước lượng rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế

pdf 88 trang thiennha21 21/04/2022 3000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Ứng dụng mô hình hồi quy để ước lượng rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ung_dung_mo_hinh_hoi_quy_de_uoc_luong_rui_ro_thanh.pdf

Nội dung text: Khóa luận Ứng dụng mô hình hồi quy để ước lượng rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế

  1. TÓM TẮT KHÓA LUẬN Ngân hàng là doanh nghiệp đặc biệt, có sức ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Phần lớn lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế đều thông qua ngân hàng. Do đó, bất kì rủi ro nào của ngân hàng cũng đều có nguy cơ gây tác hại lớn đến thị trường. Trong những rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải thì rủi ro thanh khoản được xem là rủi ro khó đối phó nhất và nguy hiểm nhất. Vì vậy, việc nhận biết nó là điều hết sức cần thiết đối với bất kì ngân hàng nào. Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi chọn đề tài: “Ứng dụng mô hình hồi quy để ước lượng rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. Khóa luận đã hệ thống lại cơ sở lý luận và thực tiễn về rủi ro thanh khoản trong ngân hàng. Sau đó, đi sâu vào việc đánh giá tình hình thanh khoản của ngân hàng, ước lượng nó thông qua mô hình hồi quy và phần mềm EVIEWS, rồi đề xuất những giải pháp trong việc hạn chế rủi ro thanh khoản. Thông qua đó, kết quả nghiên cứu này giúp ngân hàng phần nào đánh giá được tình hình thanh khoản, ước lượng rủi ro thanh khoản và từ đó, đưa ra những giải pháp kịp thời để phòng ngừa cũng như khắc phục khi tình huống xấu xảy ra. Trường Đại học Kinh tế Huế
  2. LỜI CẢM ƠN Khóa luận tốt nghiệp là kết quả của quá trình bốn năm học tập và nghiên cứu dưới sự giảng dạy tận tình của các quý thầy cô của Trường Đại Học Kinh Tế Huế. Bằng sự tâm huyết của mình, Quý thầy cô đã truyền cho tôi những vốn kiến thức và kinh nghiệm học tập vô cùng quý báu. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi đến quý thầy cô lời cảm ơn chân thành nhất. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn, sự tri ân sâu sắc đến thầy giáo TS. Phan Khoa Cương đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn để tôi có thể hoàn thiện bài khóa luận tốt nghiệp này. Bên cạnh đó, tôi cũng xin gửi lời cảm chân thành của mình đến Ban lãnh đạo và toàn thể các anh chị cán bộ của phòng giao dịch An Cựu – Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi có cơ hội được tiếp cận trực tiếp công việc của cán bộ tín dụng và thu thập số liệu để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Tôi xin kính chúc ban lãnh đạo, các anh chị trong Ngân hàng dồi dào sức khỏe, may mắn gặt hái nhiều thành công trong công việc. Kính chúc quý Ngân hàng ngày càng phát triển hơn nữa. Mặc dù đã cố gắng nỗ lực thực hiện, nhưng do những hạn chế về thời gian, khả năng, kiến thức, nên bài khóa luận không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô để bài khóa luận được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cám ơn! Huế, tháng 5 năm 2017 Sinh viên thực hiện Phạm Đình Tiến Trường Đại học Kinh tế Huế
  3. MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT i DANH MỤC HÌNH ii DANH MỤC ĐỒ THỊ ii DANH MỤC CÁC BẢNG iii PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1. Mục tiêu chung 2 2.2. Mục tiêu cụ thể 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 2 4.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 3 5. Kết cấu của khóa luận 3 PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ RỦI RO VÀ RỦI RO THANH KHOẢN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG 5 1.1. Lý thuyết chung về rủi ro đối với hoạt động của ngân hàng 5 1.1.1. Giới thiệu chung 5 1.1.2. NhTrườngững rủi ro chủ yế uĐại trong kinh học doanh ngânKinh hàng tế Huế 6
  4. 1.1.2.1. Rủi ro lãi suất 6 1.1.2.2. Rủi ro tín dụng 7 1.1.2.3. Rủi ro thanh khoản 8 1.1.2.4. Rủi ro tỷ giá hối đoái 9 1.1.2.5. Rủi ro môi trường 10 1.1.2.6. Rủi ro về nguồn vốn 10 1.1.2.7. Rủi ro trong công nghệ 11 1.1.2.8. Các rủi ro khác 11 1.2. Lý thuyết về rủi ro thanh khoản 11 1.2.1. Khái niệm về thanh khoản 11 1.2.2. Rủi ro thanh khoản 12 1.2.3. Nguyên nhân của rủi ro thanh khoản 12 1.2.4. Hậu quả của rủi ro thanh khoản 13 1.2.5. Chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản 14 1.2.5.1. Chiến lược tạo nguồn cung cấp thanh khoản từ bên trong (Quản trị thanh khoản dựa vào tài sản Có) 14 1.2.5.2. Chiến lược tạo nguồn cung cấp thanh khoản dựa vào tài sản Nợ 15 1.2.5.3. Chiến lược tạo nguồn cung cấp thanh khoản từ cân đối giữa tài sản Có và tài sản Nợ (quản trị thanh khoản cân bằng) 16 1.2.6. Phương pháp tiếp cận chỉ số thanh khoản (H3 – H8) 18 1.3. Các trường hợp rủi ro thanh khoản của một số ngân hàng của Việt Nam và thế giới 20 1.3.1. Rủi ro thanh khoản của các ngân hàng trên thế giới 20 1.3.1.1. RTrườngủi ro thanh khoả nĐại của các ngânhọc hàng KinhArgentina năm tế 2001 Huế 20
  5. 1.3.1.2. Rủi ro thanh khoản của các ngân hàng Nga năm 2004 21 1.3.1.3. Sự sụp đổ của ngân hàng Northern Rock năm 2007 22 1.3.2. Rủi ro thanh khoản của một số ngân hàng thương mại Việt Nam 24 1.3.3. Kết luận 25 1.4. Mô hình ước lượng 26 1.5. Ước lượng mô hình bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất 27 1.5.1. Chuyển đổi mô hình 27 1.5.2. Các giả thiết của mô hình 28 CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH THANH KHOẢN VÀ ƯỚC LƯỢNG RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG TMCP BIDV – CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ 29 2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế 29 2.1.1. Giới thiệu chung 29 2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế 29 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế 30 2.1.4. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Thừa Thiên Huế. 33 2.1.4.1. Tình hình lao động 33 2.1.4.2. Hoạt động huy động vốn 34 2.1.4.3. Hoạt động cho vay 36 2.1.4.4. KTrườngết quả kinh doanh Đại học Kinh tế Huế 38
  6. 2.2. Tình hình thanh khoản của Ngân hàng TMCP BIDV – Chi nhánh Thừa Thiên Huế 39 2.2.1. Tình hình thanh khoản của Ngân hàng TMCP BIDV Thừa Thiên Huế 39 2.2.1.1. Chỉ số về trạng thái tiền mặt 40 2.2.1.2. Chỉ số về chứng khoán thanh khoản 42 2.2.1.3. Chỉ số cơ cấu tiền gửi 43 2.2.1.5. Tỷ lệ khả năng thanh toán 47 2.3. Ước lượng rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP BIDV – Chi nhánh Thừa Thiên Huế 49 2.3.1. Kết quả ước lượng bằng EVIEWS 8.0 49 2.3.2. Kiểm định các giả thiết của mô hình 51 2.3.2.1. Kiểm định White 51 2.3.2.2. Kiểm định tự tương quan 53 2.3.2.3. Kiểm định phân phối chuẩn 54 2.3.2.4. Kiểm định Ramsey 55 2.4. Tỷ lệ đầu tư và tỷ lệ thanh toán của Ngân hàng BIDV Thừa Thiên Huế giai đoạn Quý I – 2014 đến Quý IV – 2016 58 2.5. Những ưu điểm và hạn chế về quản trị thanh khoản của Ngân hàng 60 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ 62 3.1. Tăng vốn chủ sở hữu 62 3.2. Giữ tỷ lệ thanh khoản ổn định 62 3.3. ThựTrườngc hiện chính sách khôngĐại trả lãihọc Kinh tế Huế 63
  7. 3.4. Tăng cường công tác thanh tra 63 3.5. Nâng cao uy tín của ngân hàng 63 3.6. Nâng cao hoạt động bộ phận quản trị rủi ro 64 PHẦN 3. KẾT LUẬN 65 1. Kết luận 65 2. Kiến nghị 66 2.1. Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước 66 2.2. Kiến nghị với BIDV 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO 69 PHỤ LỤC 70 Trường Đại học Kinh tế Huế
  8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NHTM Ngân hàng thương mại NHNN Ngân hàng Nhà nước TMCP Thương mại cổ phần BIDV Đầu tư và Phát triển Việt Nam TCTD Tổ chức tín dụng ĐCTC Định chế tài chính DN Doanh nghiệp CN Cá nhân KKH Không kỳ hạn CKH Có kỳ hạn Trường Đại học Kinh tế Huế i
  9. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Sơ đồ mô hình tổ chức Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế 300 DANH MỤC ĐỒ THỊ Đồ thị 2.1. Chỉ số trạng thái tiền mặt 40 Đồ thị 2.2. Chỉ số chứng khoán thanh khoản 42 Đồ thị 2.3. Chỉ số cơ cấu tiền gửi 43 Đồ thị 2.4. Chỉ số nợ quá hạn/tổng tài sản 45 Đồ thị 2.5. Tỷ lệ khả năng thanh toán 47 Đồ thị 2.6. Tình hình tỷ lệ đầu tư và tỷ lệ thanh toán của Ngân hàng BIDV Thừa Thiên Huế Quý I – 2014 đến Quý IV – 2016 59 Trường Đại học Kinh tế Huế ii
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Nguồn nhân lực của Ngân hàng TMCP BIDV – Chi nhánh Thừa Thiên Huế (2014-2016) 33 Bảng 2.2. Tình hình Huy động vốn tại Ngân hàng TMCP BIDV - Chi nhánh Thừa Thiên Huế (2014-2016) 35 Bảng 2.3. Tình hình Dư nợ tại Ngân hàng TMCP BIDV - Chi nhánh Thừa Thiên Huế (2014-2016) 36 Bảng 2.4. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP BIDV - Chi nhánh Thừa Thiên Huế (2014-2016) 38 Bảng 2.5. Một số chỉ số thanh khoản của BIDV Việt Nam và Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014-2016 39 Bảng 2.6. Tỷ lệ đầu tư và tỷ lệ thanh toán của Ngân hàng BIDV Thừa Thiên Huế QI - 2014 đến QIV - 2016 58 Trường Đại học Kinh tế Huế iii
  11. PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, phần lớn lượng tiền của nền kinh tế đều tập trung ở đây. Trải qua quá trình dài, ngân hàng ngày càng thâm nhập vào đời sống của mọi người thông qua những hoạt động như: gửi tiền, cho vay, cung cấp các dịch vụ thanh toán cùng nhiều dịch vụ khác. Ngân hàng có vai trò quan trọng đó là góp phần thúc đẩy sự phát triển của các quốc gia bằng cách cung cấp vốn cho các doanh nghiệp phát triển kinh tế, tham gia định hướng, đi đầu trong việc thực hiện các chính sách của chính phủ, chính những điều này giúp nền kinh tế ổn định và phát triển hơn. Ngân hàng có vai trò to lớn trong xã hội, nếu ngân hàng gặp những vấn đề nghiêm trọng thì sẽ ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế. Do đó, việc nhận biết những nguy cơ và tìm ra những giải pháp đề phòng nó là hết sức cần thiết. Và một trong những nguy cơ mà ngân hàng luôn đối mặt đó chính là rủi ro thanh khoản. Rủi ro thanh khoản xuất phát từ việc ngân hàng không có khả năng duy trì được một lượng tài sản có tính lỏng cao dẫn đến mất khả năng chi trả cho khách hàng khi họ có nhu cầu. Đây có thể xem là loại rủi ro nguy hiểm nhất. Nhận thấy rủi ro thanh khoản ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cũng như sự tồn tại của ngân hàng, do đó, việc ước lượng nó là một điều hết sức cần thiết. Và dựa trên cơ sở ước lượng đó, ta có thể tìm hiểu, đưa ra những biện pháp đề phòng và khắc phục rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Xuất phát từ những điều trên kết hợp với việc được thực tập tại phòng giao dịch An Cựu - Ngân hàng TMCP BIDV – Chi nhánh Thừa Thiên Huế, tôi lựa chọn đề tài “Ứng dụng mô hình hồi quy để ước lượng rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. Trường Đại học Kinh tế Huế 1
  12. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá tình hình thanh khoản tại Ngân hàng BIDV – chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014 – 2016. Ước lượng rủi ro thanh khoản tại ngân hàng bằng mô hình hồi quy, từ đó đề xuất những biện pháp nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản tại ngân hàng. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về rủi ro và rủi ro thanh khoản đối với hoạt động ngân hàng. - Phân tích, đánh giá tình hình thanh khoản và ứng dụng mô hình hồi quy để ước lượng rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế. - Đề xuất một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Vấn đề rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Thừa Thiên Huế. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Thời gian: Giai đoạn 2014 - 2016. - Không gian: Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu - Dữ liệu thứ cấp: Được thu thập thông qua các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giaiTrường đoạn 2014 – 2016 Đại của ngân học hàng BIDV Kinh – Chi nhánh tế ThHuếừa Thiên Huế và 2
  13. qua các website, báo chí, các thông tư, nghị định, của Chính phủ, của NHNN, của ngân hàng BIDV – Chi nhánh Thừa Thiên Huế. - Phỏng vấn chuyên gia: Phỏng vấn nhà quản trị tại chi nhánh để biết được nhiều nguyên nhân cụ thể và những điều có liên quan đến rủi ro thanh khoản. - Quan sát thực tế: Quan sát việc của nhà quản trị để nắm bắt được những hoạt động của họ trong việc kiểm tra, xử lí rủi ro thanh khoản. 4.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu - Phương pháp thống kê: Sử dụng để thống kê những số liệu, mô tả những đặc tính cơ bản của số liệu thông qua các bảng biểu, đồ thị, các bảng tóm tắt số liệu. - Phương pháp so sánh: So sánh các chỉ tiêu trong giai đoạn 2014 – 2016. - Phương pháp chỉ số: Chỉ số là con số tương đối, được biểu hiện bằng lần hoặc %, tính được bằng cách so sánh hai mức độ của cùng một hiện tượng kinh tế - xã hội. Phương pháp này dùng để nghiên cứu sự biến động của các chỉ tiêu liên quan đến tính thanh khoản của ngân hàng BIDV – Chi nhánh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2014 -2016 và phân tích sự biến động của những chỉ tiêu đó. - Sử dụng phần mềm EVIEWS để xử lý số liệu, chạy mô hình hồi quy và phân tích các yếu tố, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng BIDV – Chi nhánh Thừa Thiên Huế. Thực hiện các kiểm định và đưa ra nhận xét dựa trên kết quả phân tích. 5. Kết cấu của khóa luận Phần 1. Đặt vấn đề. Phần 2. Nội dung nghiên cứu. Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về rủi ro và rủi ro thanh khoản đối với hoạt động của ngân hàng. Chương 2. Tình hình thanh khoản và ước lượng rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP BIDVTrường – Chi nhánh ThĐạiừa Thiên học Huế. Kinh tế Huế 3
  14. Chương 3. Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế. Phần 3. Kết luận Trường Đại học Kinh tế Huế 4
  15. PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ RỦI RO VÀ RỦI RO THANH KHOẢN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG 1.1. Lý thuyết chung về rủi ro đối với hoạt động của ngân hàng 1.1.1. Giới thiệu chung Trong sự phát triển và hoàn thiện của hệ thống ngân hàng, chúng ta thấy được mối liên hệ giữa sự phát triển của hệ thống ngân hàng với sự phát triển của hệ thống lưu thông tiền tệ. Trong đó, chính hệ thống lưu thông tiền tệ bắt đầu từ hình thái tiền đúc bằng kim loại quý, đã làm nảy sinh “nghề” ngân hàng cách đây hàng ngàn năm để từ đó qua nhiều thế kỉ, hệ thống ngân hàng đã được định hình. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các tổ chức tín dụng này ngày càng phát triển và hoạt động ngày càng phong phú và hiện đại hơn. Các ngân hàng thương mại hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, hoạt động đó góp phần thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển. Hoạt động của ngân hàng thương mại trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng, và được coi là một loại định chế tài chính đặc biệt của nền kinh tế thị trường. Người ta cho rằng, ngân hàng thương mại ra đời trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa phát triển tới một trình độ nhất định, đồng thời, qua quá trình tồn tại và phát triển hàng thế kỉ, hệ thống ngân hàng thương mại ngày càng được hoàn thiện, ngân hàng thương mại trở thành một trong những định chế không thể thiếu của nền kinh tế thị trường, hoạt động của ngân hàng thương mại đã và sẽ góp phần to lớn trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Ngân hàng thương mại có một vị trí đặc biệt trong nền kinh tế - xã hội. Chính nhờ sự tồn tại và hoạt động được tập trung lại, chuyển hóa thành vốn để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các hộ gia đình và cá nhân trong xã hội. Hoạt động của ngân hàng thương mại là hoạt động có tính chất kinh doanh. Trong hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh tiền tệ ngân hàng nói riêng, đều đòi hỏi phải có một hệ thống tổ chức quản lý giỏi, để vừa hạn chế, ngăn ngừTrườnga rủi ro trong kinh Đại doanh, vhọcừa thu đư Kinhợc lợi nhuậ n tếcao đHuếể không ngừng mở 5
  16. rộng, phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh, trong điều kiện thị trường tài chính Việt nam dần dần được mở cửa theo lộ trình đã được cam kết với Tổ chức Thương mại Thế giới. Ngân hàng thực hiện hai chức năng cơ bản sau : + Chức năng luân chuyển tài sản. + Chức năng cung cấp các dịch vụ thanh toán, môi giới, bảo lãnh Về chức năng dịch vụ thanh toán môi giới tư vấn Ngân hàng hoạt động như đại lý của khách hàng trong việc môi giới cung cấp các dịch vụ thanh toán và các thông tin cho khách hàng. Thông qua chức năng tư vấn và cung cấp dịch vụ thanh toán làm cho chi phí đầu tư của khách hàng giảm xuống và người đầu tư có thể nắm bắt được tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của công ty một cách chính xác và toàn diện hơn. Do đó, thông qua chức năng cung cấp dịch vụ tư vấn và đầu tư, hệ thống Ngân hàng đã khuyến khích được tỉ lệ tiết kiệm trong dân chúng tăng lên. Về chức năng luân chuyển tài sản, Ngân hàng tiến hành đồng thời hai hoạt động. Thứ nhất, Ngân hàng huy động vốn bằng cách phát hành các chứng chỉ tiền gửi. Các chứng chỉ tiền gửi do ngân hàng phát hành thường hấp dẫn người đầu tư hơn so với các chứng khoán các công ty phát hành, do đối với hầu hết những người đầu tư thì việc mua các chứng chỉ tiền gửi của ngân hàng sẽ giảm được đáng kể các chi phí như chi phí giám sát, chi phí thanh khoản và rủi ro giá cả. Thứ hai, Ngân hàng tiến hành đầu tư bằng cách cấp tín dụng mua cổ phiếu và trái phiếu do các công ty phát hành, những chứng khoán này là chứng khoán sơ cấp. 1.1.2. Những rủi ro chủ yếu trong kinh doanh ngân hàng 1.1.2.1. Rủi ro lãi suất Lãi suất là giá cả của sản phẩm ngân hàng, nên mọi tác động trực tiếp đến giá trị tài sản Nợ và tài sản Có của ngân hàng. Mọi sự thay đổi của lãi suất đến việc Trường Đại học Kinh tế Huế 6
  17. tăng, giảm thu nhập, chi phí và lợi nhuận của ngân hàng. Nếu thu nhập từ lãi không lớn hơn chi phí về lãi thì ngân hàng sẽ chịu thua lỗ. Rủi ro lãi suất là rủi ro phát sinh khi có sự biến động của chênh lệch lãi suất giữa lãi suất cho vay của ngân hàng với lãi suất phải trả cho việc đi vay, dẫn đến làm giảm thu nhập của ngân hàng. Rủi ro này là hậu quả của những thay đổi lãi suất. Trong nền kinh tế, lãi suất là yếu tố rất nhạy cảm đối với biến động của nền kinh tế; hơn nữa, nó là công cụ trong việc thực hiện chính sách tài chính tiền tệ của Chính phủ. Vì vậy, rủi ro lãi suất là rủi ro xuất hiện thường xuyên trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Như vậy, rủi ro lãi suất là những tác động do biến động lãi suất đối với hoạt động của ngân hàng. Rủi ro lãi suất bắt nguồn từ mối quan hệ qua lại của tài sản Có, tài sản Nợ và các hợp đồng ngoại bảng. Cơ cấu tài sản Có, tài sản Nợ sẽ quyết định tình trạng rủi ro lãi suất của một ngân hàng. Tình trạng rủi ro lãi suất phụ thuộc vào mức độ cân đối giữa tài sản Có và tài sản Nợ mà điển hình là khi ngân hàng dùng tài sản Nợ ngắn hạn hoặc với lãi suất thay đổi để đầu tư vào tài sản Có dài hạn hơn với lãi suất ổn định. Ngân hàng sẽ gặp rủi ro khi lãi suất ngắn hạn tăng, chi phí ngân hàng tăng lên trong khi thu nhập ở tài sản Có dài hạn hơn vẫn giữ nguyên. Nếu chênh lệch thu nhập ở tài sản Có không bù đắp chi phí nghiệp vụ kinh doanh thì ngân hàng sẽ bị ăn mòn vào vốn. Ngược lại, khi nhận lại vốn với một thời hạn và lãi suất ấn định, lợi nhuận ngân hàng sẽ bị giảm khi lãi suất thị trường bị giảm xuống. 1.1.2.2. Rủi ro tín dụng - Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng. - Là loại rủi ro phát sinh trong suốt quá trình cấp tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng.Trường Đại học Kinh tế Huế 7
  18. - Khả năng xảy ra tổn thất khi người đi vay không trả được nợ, hoặc trả nợ không đầy đủ, không đúng hạn cho ngân hàng. - Khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết. - Rủi ro tín dụng là loại rủi ro lớn nhất, quan trọng nhất trong hoạt động ngân hàng, là loại rủi ro chủ yếu của rủi ro ngân hàng. - Rủi ro tín dụng là loại rủi ro tồn tại khách quan gắn liền với hoạt động ngân hàng. - Rủi ro tín dụng do những nguyên nhân sau: - Nguyên nhân khách quan: Do sự biến động của môi trường kinh tế (nội địa, toàn cầu), những bất cập trong cơ chế, chính sách của Nhà nước, hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng chưa hoàn thiện, những nguyên nhân bất khả kháng (thiên tai, dịch bệnh, ) - Nguyên nhân thuộc về người đi vay: Tình hình sản xuất kinh doanh thiếu ổn định vững chắc, tình hình tài chính không tốt, công tác quản lý kinh doanh còn hạn chế, thái độ thiếu thiện chí và bất hợp tác của người đi vay, hiện tượng cố ý, cố tình lừa đảo. - Nguyên nhân thuộc về ngân hàng cho vay: Chính sách tín dụng chưa hợp lý,chưa nêu cao tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong hoạt động tín dụng, chưa xác định đúng quy mô và tốc độ tăng trưởng của tín dụng, chưa có chính sách khách hàng hợp lý, chưa linh hoạt trong lãi suất và ưu đãi lãi suất, chưa đơn giản hóa quy trình thủ tục cấp tín dụng, chưa có chiến lược cạnh tranh và Marketing hợp lý, quá cứng nhắc trong việc xác định và kiểm soát hạn mức tín dụng, quy trình cho vay có nhiều kẻ hở bị khách hàng lợi dụng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ tín dụng còn hạn chế, đạo đức kinh doanh chưa tốt. 1.1.2.3. Rủi ro thanh khoản Rủi ro thanh khoản là rủi ro nguy hiểm nhất đối với ngân hàng. Một Ngân hàng hoạt động bình thường phải đảm bảo được rằng ngân hàng có khả năng thanh toán tứcTrường thì. Nếu không đáp Đại ứng được học nhu cầuKinh thanh toán tế đó choHuế khách hàng thì 8
  19. chắc rằng ngân hàng sẽ mất khả năng thanh khoản và sẽ bị phá sản. Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro riêng của Ngân hàng, xuất phát từ việc Ngân hàng không có khả năng duy trì được một lượng tài sản có “tính lỏng” cao dẫn đến mất khả năng chi trả cho khách hàng khi họ có nhu cầu. Rủi ro thanh khoản nảy sinh do những nguyên nhân sau: - Do mất cân bằng giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, nguồn vốn dư thừa quá lớn, trong khi đó thị trường đầu ra hạn hẹp. Nên một số Ngân hàng đã dùng vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn quá mức, dẫn đến thiếu hụt khả năng thanh khoản cuối cùng. - Đến hạn, các khoản vay khó thu hồi được, uy tín của Ngân hàng giảm sút, người gửi tiền hay người đi vay thường phản ứng trước những khó khăn của Ngân hàng bằng cách sử dụng hạn mức tín dụng để đảm bảo có tiền cho những nhu cầu về sau hoặc rút hết số dư tiền gửi vì sợ có thể không rút được. Trong trường hợp Ngân hàng mất khả năng thanh khoản, vốn tự có của Ngân hàng không có khả năng bù đắp hết tất cả các khoản mất mát, thiệt hại, Ngân hàng dễ rơi vào tình trạng vỡ nợ hay phá sản. Rủi ro thanh khoản là rủi ro đặc trưng của Ngân hàng, khó đối phó nhất. 1.1.2.4. Rủi ro tỷ giá hối đoái Rủi ro tỷ giá hối đoái là rủi ro phát sinh trong quá trình huy động vốn, cho vay và kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại, khi có biến động về tỷ giá hối đoái. - Khả năng xảy ra tổn thất đối với các ngân hàng và tổ chức tín dụng có hoạt động ngoại hối khi tỷ giá hối đoái có sự biến động. - Là rủi ro phát sinh trong quá trình huy động vốn cho vay và kinh doanh ngoại tệ, khi tỷ giá biến động theo chiều hướng bất lợi cho đối tượng được phép hoạt động ngoại hối. NhữngTrường nguyên nhân Đại dẫn đến họcrủi ro tỷ giá:Kinh Rủi ro hối tế đoái Huế trong kinh doanh 9
  20. ngoại tệ, gồm hai hoạt động sau: - Mua và bán ngoại tệ cho khách hàng hoặc cho chính mình nhằm cân bằng trạng thái ngoại hối để phòng ngừa rủi ro tỷ giá. - Mua và bán ngoại tệ nhằm mục đích đầu cơ kiếm lãi khi tỷ giá biến động. Sự không cân xứng giữa tài sản Có và tài sản Nợ đối với từng loại ngoại tệ. Hay nói cách khác là việc các ngân hàng đầu tư vào tài sản Có hay huy động vốn bằng ngoại tệ. Giả sử, một ngân hàng Việt Nam cấp tín dụng bằng USD cho khách hàng. Khi đồng USD giảm giá so với VND, thì gốc và lãi của khoản cho vay bằng USD thu về sẽ bị giảm khi quy thành VND. Cả hai nguyên nhân này tạo ra một xu hướng trạng thái ngoại tệ ròng. Nếu tỷ giá biến động càng mạnh thì rủi ro ngoại hối sẽ càng lớn. Chính vì vậy, người ta thường coi rủi ro ngoại hối là rủi ro tỷ giá. 1.1.2.5. Rủi ro môi trường Rủi ro môi trường là rủi ro do hoạt động của ngân hàng gây nên, bao gồm: rủi ro do sự biến động của thiên nhiên (lũ lụt, động đất), rủi ro về kinh tế (khủng hoảng, suy thoái), rủi ro do sự thay đổi chính sách pháp luật của Nhà nước gây nên bất lợi cho ngân hàng. Rủi ro môi trường là loại rủi ro mà ngân hàng rất khó để có thể kiểm soát được. Những rủi ro môi trường sẽ làm giảm sức chịu đựng rủi ro của ngân hàng và từ đó ngân hàng sẽ gánh chịu những thiệt hại về tài chính. 1.1.2.6. Rủi ro về nguồn vốn - Rủi ro về nguồn vốn thường xảy ra dưới hai hình thức: + Rủi ro do thừa vốn: Ngân hàng thương mại thông qua hình thức “đi vay để cho vay” nhằm kiếm lợi nhuận, còn vốn tự có dùng để chống đỡ sự sụt giá của các tài sản Có. Khi mà ngân hàng huy động được một lượng tiền lớn vào nhưng không cho vay ra đượcTrường hay cho vay quáĐại ít (tức nguồnhọc vốn Kinh của ngân hàng tế bị Huế ứ đọng) thì lúc đó 10
  21. lợi nhuận ít không đủ bù đắp được chi phí mà ngân hàng phải trả, do đó sẽ làm ngân hàng gặp phải rủi ro. + Rủi ro do thiếu vốn: Do các kỳ hạn sử dụng vốn có sự chuyển hóa lẫn nhau cũng như sự không nhịp nhàng của nguồn vốn dẫn đến việc ngân hàng không đáp ứng được nhu cầu cho vay, đầu tư hoặc nhu cầu thanh toán của khách hàng. Điều này ắt hẳn dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. 1.1.2.7. Rủi ro trong công nghệ Rủi ro trong công nghệ thường xảy ra trong các trường hợp: Ngân hàng đã đầu tư rất lớn vào phát triển công nghệ nhưng hiệu quả sử dụng lại không cao, không tiết kiệm chi phí cho Ngân hàng theo như mong muốn hoặc hệ thống công nghệ của Ngân hàng trục trặc làm ảnh hưởng đến việc điều hành hoạt động kinh doanh của Ngân hàng gây ra những tổn thất nhất định. 1.1.2.8. Các rủi ro khác - Như rủi ro hoạt động, rủi ro quốc gia, rủi ro pháp lí 1.2. Lý thuyết về rủi ro thanh khoản 1.2.1. Khái niệm về thanh khoản Thanh khoản là những tài sản có tính lỏng cao, tức có khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toán. Tính thanh khoản của ngân hàng thương mại được xem như khả năng tức thời để đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết. Như vậy, thanh khoản được hiểu theo các góc độ sau: + Tính lỏng, tính linh hoạt của tài sản. + Khả năng chuyển hóa các loại tài sản thành tiền. + Khả năng đáp ứng nhu cầu chi trả với chi phí hợp lý. Từ các góc độ đó, có thể khẳng định: - Loại tài sản nào chuyển hóa thành tiền nhanh với chi phí thấp, tài sản đó có tính thanh khoTrườngản cao. Đại học Kinh tế Huế 11
  22. - Loại tài sản nào chuyển hóa thành tiền chậm hơn, chi phí cao hơn, thì tài sản đó có tính thanh khoản thấp hoặc không có tính thanh khoản. 1.2.2. Rủi ro thanh khoản Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro khi ngân hàng không có khả năng cung ứng đầy đủ lượng tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản tức thời; hoặc cung ứng đủ thanh khoản nhưng với chi phí cao hoặc quá cao. Nói cách khác, đây là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân hàng thiếu khả năng chi trả, do không chuyển đổi kịp thời các loại tài sản ra tiền mặt, hoặc không thể vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán. - Rủi ro thanh khoản là rủi ro xuất hiện khi ngân hàng bị sụt giảm hoặc mất khả năng chi trả. - Tình trạng thiếu hụt thanh khoản xảy ra khi ngân hàng không chuyển hóa kịp thời các loại tài sản thành tiền (hoặc không còn khả năng đi vay), để đáp ứng nhu cầu thanh toán. 1.2.3. Nguyên nhân của rủi ro thanh khoản Thanh khoản có vấn đề của một ngân hàng có thể do các nguyên nhân cơ bản sau đây: Thứ nhất: Do ngân hàng vay mượn quá nhiều các khoản tiền gửi ngắn hạn từ các cá nhân và định chế tài chính khác; sau đó chuyển hóa chúng thành những tài sản đầu tư dài hạn. Cho nên, đã xảy ra tình trạng mất cân đối về kỳ hạn gữa nguồn vốn và sử dụng vốn, mà thường gặp là dòng tiền thu về từ tài sản đầu tư nhỏ hơn dòng tiền chi ra để trả các khoản tiền gửi đến hạn. Thứ hai: Do sự thay đổi của lãi suất có thể tác động đến cả người gửi tiền và người vay vốn. Khi lãi suất giảm, một số người gửi tiền rút vốn khỏi ngân hàng để đầu tư vào nơi có tỷ suất sinh lợi cao hơn; còn những người đi vay tích cực tiếp cận các khoản tín dụng vì lãi suất đã thấp hơn trước. Như vậy, rốt cuộc lãi suất thay đổi sẽ ảnh hưTrườngởng trạng thái thanh Đại khoả nhọc của ngân Kinh hàng. Hơn ntếữa, nh Huếững xu hướng của 12
  23. sự thay đổi lãi suất còn ảnh hưởng đến giá trị thị trường của các tài sản mà ngân hàng có thể đem bán để tăng thêm nguồn cung thanh khoản, và trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí vay mượn trên thị trường tiền tệ. Thứ ba: Do ngân hàng thiếu quan tâm và chưa làm tốt công tác quản trị thanh khoản: - Duy trì dự trữ ở mức độ quá thấp và không hợp lý: Dự trữ sơ cấp ở mức độ quá thấp, trong khi dự trữ thứ cấp lại quá cao, nhưng khả năng chuyển hóa thành tiền chậm. - Thiếu biện pháp để ngăn chặn nguồn tiền gửi sụt giảm. - Chưa có phương án dự phòng hữu hiệu khi có hiện tượng mức tiền gửi suy giảm đột biến. - Chưa linh hoạt trong kinh doanh nguồn vốn. Nguyên nhân này mang tính chủ quan, xem nhẹ công tác quản trị rủi ro thanh khoản. Vì vậy, các ngân hàng có thể khắc phục được khi có những điều chỉnh trong hoạt động hàng ngày. Thứ tư: Do hoạt động kinh doanh của ngân hàng không có hiệu quả hoặc bị thua lỗ kéo dài. Đây là nguyên nhân rất nghiêm trọng, vì bắt nguồn từ hậu quả kinh doanh, khiến người dân mất lòng tin, hoài nghi và lo sợ bị mất vốn. Nguyên nhân này khó có thể được khắc phục sớm, mà đòi hỏi phải có thời gian. 1.2.4. Hậu quả của rủi ro thanh khoản - Ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng khó khăn tài chính triền miên và ngày càng nghiêm trọng. - Nguồn vốn tiền gửi sẽ bị sụt giảm một cách có hệ thống. - Giảm hiệu quả kinh doanh do phải đối phó với tình trạng thiếu hụt thanh khoản. - Uy tín các ngân hàng bị giảm sút và có nguy cơ bị đình chỉ giao dịch hoặc bị phá sản. Trường Đại học Kinh tế Huế 13
  24. 1.2.5. Chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản Bất kỳ một ngân hàng thương mại nào cũng phải xây dựng chiến lược quản trị thanh khoản, với ba định hướng cơ bản sau đây: - Thiết lập và duy trì mối quan hệ giữa các bộ phận liên quan về huy động vốn và sử dụng vốn để phối hợp hoạt động trong một thể thống nhất. - Chiến lược quản trị thanh khoản cần hướng tới việc đảm bảo duy trì cân đối giữa cung và cầu thanh khoản, đồng thời phải nâng cao hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn trong ngân hàng thương mại. Với định hướng này, cần tránh hai xu hướng sau: + Xu hướng chạy theo lợi nhuận làm thiếu hụt thanh khoản. + Xu hướng co cụm, phòng thủ, không mạnh dạn sử dụng vốn để sinh lời. - Luôn luôn phân tích và dự báo cung cầu thanh khoản để có biện pháp cụ thể trong tương lai. Bộ phận chuyên gia phân tích dự báo thanh khoản cần nắm bắt thông tin trên thị trường tài chính tiền tệ, nắm bắt những diễn biến của tình hình thực tiễn và giá cả, thị trường để chuẩn bị cho những trường hợp có thể và sẽ xảy ra trong tương lai gần. Các chiến lược quản trị thanh khoản gồm có: 1.2.5.1. Chiến lược tạo nguồn cung cấp thanh khoản từ bên trong (Quản trị thanh khoản dựa vào tài sản Có) Chiến lược tạo nguồn thanh khoản từ bên trong, xuất phát từ luận điểm cho vay thương mại. Theo đó, khi thực hiện chiến lược này, ngân hàng chỉ cho vay ngắn hạn, nhờ đó, khi nhu cầu thanh khoản phát sinh, ngân hàng có thể thu hồi các khoản cho vay hoặc bán nợ để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Hạn chế của chiến lược này là ngân hàng sẽ mất dần thị phần cho vay trung, dài hạn. Chiến lược tiếp cận thị trường tiền tệ còn gọi là chiến lược tiếp cận thị trường vốn ngắn hạn: Chiến lược này đòi hỏi ngân hàng phải dự trữ thanh khoản đủ lớn dướiTrường hình thức nắm gi ữĐại những tàihọc sản có Kinhtính thanh kho tếản cao,Huế chủ yếu là tiền 14
  25. mặt và các chứng khoán ngắn hạn. Khi xuất hiện nhu cầu thanh khoản, ngân hàng sẽ bán lần lượt các tài sản dự trữ cho đến khi nhu cầu thanh khoản được đáp ứng. Chiến lược quản trị thanh khoản theo hướng này thường được gọi là sự chuyển hóa tài sản, bởi lẽ nguồn cung thanh khoản được tài trợ bằng cách chuyển đổi tài sản phi tiền mặt thành tiền mặt. Những tài sản có tính thanh khoản phổ biến bao gồm: trái phiếu kho bạc, các khoản vay ngân hàng trung ương, trái phiếu đô thị, tiền gửi tại các ngân hàng khác, chứng khoán của các cơ quan chính phủ, chấp phiếu của ngân hàng khác. Như vậy, trong chiến lược quản trị thanh khoản dựa trên tài sản Có, một ngân hàng được coi là quản trị thanh khoản tốt, nếu ngân hàng này có thể tiếp cận nguồn cung thanh khoản với chi phí hợp lý, số lượng vừa đủ theo yêu cầu và kịp thời. Chiến lược quản trị thanh khoản dựa vào tài sản Có có ưu điểm là ngân hàng hoàn toàn chủ động trong việc tự đáp ứng nhu cầu thanh khoản cho mình, mà không bị lệ thuộc vào các chủ thể khác. Tuy nhiên, chiến lược này cũng có những nhược điểm sau: - Một khi bán tài sản tức là ngân hàng mất đi thu nhập mà các tài sản này tạo ra. Như vậy, ngân hàng đã chịu chi phí cơ hội khi bán đi các tài sản đã đầu tư. - Phần lớn các trường hợp khi bán tài sản đều tốn kém chi phí giao dịch như hoa hồng trả cho người môi giới chứng khoán. - Tổn thất càng lớn cho ngân hàng nếu các tài sản đem bán bị giảm giá trên thị trường, hoặc bị người mua ép giá do phải gấp rút bán để trang trải các khoản phí. - Ngân hàng phải đầu tư nhiều vào các tài sản có tính thanh khoản cao, lại là các tài sản có khả năng sinh lợi thấp nên tất yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. 1.2.5.2. Chiến lược tạo nguồn cung cấp thanh khoản dựa vào tài sản Nợ Đây là chiến lược quản trị thanh khoản phổ biến được các ngân hàng lớn sử dụng vàoTrường những năm trướ cĐại đây. Vớ i họcchiến lư ợKinhc này, nhu c ầtếu thanh Huế khoản được đáp 15
  26. ứng bằng cách vay mượn trên thị trường tiền tệ. Việc vay mượn chủ yếu là để đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời và chỉ thực hiện khi có nhu cầu thanh khoản phát sinh. Nguồn tài trợ cho chiến lược này thường bao gồm: vay qua đêm, vay ngân hàng trung ương, bán các hợp đồng mua lại, phát hành chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng mệnh giá lớn. Chiến lược quản trị thanh khoản dựa trên tài sản Nợ được các ngân hàng lớn sử dụng rộng rãi và có thể đáp ứng 100% nhu cầu thanh khoản. Nhược điểm của chiến lược này là ngân hàng bị phụ thuộc vào thị trường tiền tệ khi đáp ứng nhu cầu thanh khoản, do sự biến động về khả năng cho vay và lãi suất trên thị trường tiền tệ. Hơn nữa, một ngân hàng vay mượn quá nhiều thường bị đánh giá là có khó khăn về tài chính, khi thông tin này lan rộng ra, những khách hàng gửi tiền sẽ rút vốn hàng loạt, hoặc ngân hàng phải huy động vốn với chi phí cao gấp nhiều lần. Cùng lúc đó, các định chế tài chính khác, để tránh rủi ro có thể gặp phải, sẽ thận trọng, dè dặt hơn trong việc tài trợ vốn cho ngân hàng này để giải quyết khó khăn về thanh khoản. 1.2.5.3. Chiến lược tạo nguồn cung cấp thanh khoản từ cân đối giữa tài sản Có và tài sản Nợ (quản trị thanh khoản cân bằng) Cả hai chiến lược quản trị thanh khoản dựa vào tài sản Có và dựa vào tài sản Nợ đều có hạn chế là phải gánh chịu chi phí cơ hội khi bán các tài sản dự trữ, hoặc bị phụ thuộc quá nhiều vào lãi suất trên thị trường tiền tệ. Do đó, phần lớn các ngân hàng thường dung hòa và kết hợp cả hai chiến lược trên để tạo ra chiến lược quản trị thanh khoản cân bằng. Theo chiến lược này, các nhu cầu thanh khoản thường xuyên, hàng ngày sẽ được đáp ứng bằng tài sản dự trữ như tiền mặt, chứng khoán khả mại, tiền gửi tại các ngân hàng trung ương hoặc tiền gửi tại các ngân hàng thương mại khác, các nhu cầu thanh khoản không thường xuyên nhưng có thể dự đoán trước như nhu cầu thanh khoTrườngản theo thời vụ, chuĐại kỳ, sẽ họcđược đáp Kinhứng bằng các tế thỏ a Huếthuận trước về hạn 16
  27. mức tín dụng từ các ngân hàng đại lý hoặc nhà cung ứng vốn khác. Các nhu cầu thanh khoản đột xuất không thể dự báo được đáp ứng từ việc vay mượn trên thị trường tiền tệ; các nhu cầu thanh khoản dài hạn được hoạch định, và nguồn tài trợ là các khoản vay ngắn và trung hạn, chứng khoán có thể chuyển hóa thành tiền. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn các nguồn dự trữ khác nhau khi vận dụng chiến lược quản trị thanh khoản cân bằng: - Tính cấp thiết của nhu cầu thanh khoản: Một nhu cầu thanh khoản tức thời sẽ được tài trợ bằng ngân quỹ dự trữ, vay qua đêm hoặc tái chiết khấu tại ngân hàng trung ương. - Thời hạn nhu cầu thanh khoản: Một nhu cầu thanh khoản kéo dài vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng có thể được tài trợ bằng nguồn bán tài sản Có hay vay trên thị trường tiền tệ. - Khả năng thâm nhập thị trường tài sản Nợ: Thường chỉ có các ngân hàng lớn mới có thể tham gia thị trường tài sản Nợ; cho nên các nhà quản trị ngân hàng phải giới hạn phạm vi lựa chọn các thị trường tài sản Nợ mà ngân hàng muốn tham gia. - Chi phí và rủi ro: Lãi suất các nguồn vốn trên thị trường thay đổi hàng ngày; do đó, các ngân hàng phải thường xuyên theo dõi thị trường để nắm bắt được các thông tin về lãi suất và các điều kiện cho vay đi kèm. - Dự báo tỷ lệ lãi suất: Khi lập kế hoạch để xử lý tình trạng thâm hụt thanh khoản dự kiến, nhà quản trị phải đưa ra các nguồn vốn có thể đáp ứng nhu cầu thanh khoản với lãi suất mong đợi thấp nhất. - Triển vọng chính sách của ngân hàng trung ương. Nhà quản trị cũng cần nghiên cứu động thái của ngân hàng trung ương, tình hình ngân sách Nhà nước để định hướng điều kiện tín dụng và dự đoán lãi suất trên thị trường tiền tệ sẽ thay đổi ra sao. Chẳng hạn, một kế hoạch huy động vốn lớn của chính phủ, hoặc việc thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ làm giảm hạn mức tín Trường Đại học Kinh tế Huế 17
  28. dụng và gia tăng lãi suất. Khi đó, quản trị thanh khoản gặp khó khăn hơn và chi phí lãi vay của ngân hàng cũng tăng tương ứng. Các quy định liên quan đến nguồn vốn thanh khoản: Các quy định của các cơ quan quản lý ngân hàng ngày càng có xu hướng quốc tế hóa, nên ngân hàng trong nước phải vận dụng một cách sáng tạo và phù hợp với thông lệ chung. 1.2.6. Phương pháp tiếp cận chỉ số thanh khoản (H3 – H8) Phương pháp tính toán nhu cầu thanh khoản này dựa trên cơ sở kinh nghiệm của ngân hàng và các chỉ số thanh khoản sau đây được sử dụng: a. Chỉ số trạng thái tiền mặt (H3) Tiền mặt + Tiền gửi tại các định chế tài chính Trạng thái tiền mặt (H3) = Tài sản Có Trong đó: Trạng thái tiền mặt phụ thuộc vào các yếu tố sau: Nhóm yếu tố ngân hàng có thể kiểm soát được: - Nhóm yếu tố làm tăng quỹ tiền tệ: Bán chứng khoán, nhận lãi chứng khoán, vay qua đêm, phát hành chứng chỉ tiền gửi hoặc nhận tiền gửi của khách hàng, những khoản tín dụng đã đến hạn thu hồi. - Nhóm yếu tố làm giảm quỹ tiền tệ: Mua chứng khoán, trả lãi tiền tệ khách hàng rút tiền theo định kỳ, trả nợ vay đến hạn, cho vay qua đêm, thanh toán phí dịch vụ cho ngân hàng khác. Nhóm yếu tố ngân hàng không kiểm soát được: - Nhóm yếu tố làm tăng quỹ tiền tệ: Những khoản tiền nhận được từ nghiệp vụ thanh toán bù trừ, các khoản thu hộ, tiền mặt trong quá trình thu. - Nhóm yếu tố làm giảm quỹ tiền tệ: Các khoản phải trả trong nghiệp vụ thanh toán bù trừ, thuế phải thanh toán cho ngân sách, khách hàng rút tiền không theo định kỳ, hệ số trạTrườngng thái tiền mặt càng Đại cao thì họckhả năng Kinhthanh toán củtếa ngân Huế hàng càng cao. 18
  29. Một tỷ lệ tiền mặt và tiền gửi cao, nghĩa là H3 cao, sẽ đảm bảo cho ngân hàng có khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời H3 bình quân chung toàn ngành đạt mức 16,6%. b. Chỉ số năng lực cho vay (H4) Dư nợ H4 = Tổng tài sản Có Chỉ số H4 phản ánh năng lực cho vay của ngân hàng. Chỉ số này bình quân đạt trên 55,5%. c. Chỉ số Dư nợ / Tiền gửi khách hàng (H5) Dư nợ H5 = Tiền gửi khách hàng H5 thường ≥ 105%. d. Chỉ số chứng khoán thanh khoản (H6) Chứng khoán kinh doanh + Chứng khoán sẵn sàng để bán H6 = Tổng tài sản Có Chỉ số H6 phản ánh tỷ lệ nắm giữ các chứng khoán có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt, so với tổng tài sẳn Có của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao, trạng thái thanh khoản của ngân hàng càng tốt. H6 đạt tỷ lệ bình quân khoảng 7,75%. e. Chỉ số trạng thái ròng (H7) Tiền gửi và cho vay TCTD H7 = Tiền gửi và vay từ TCTD Một số ngân hàng thương mại có chỉ số H7 lớn hơn 2, những ngân hàng thương mại quy mô vừa có H7 từ 1 đến 1,5, các ngân hàng thương mại quy mô nhỏ có H7 nhỏ hơn 1. Trường Đại học Kinh tế Huế 19
  30. f. Chỉ số (Tiền mặt + Tiền gửi tại các TCTD) / Tiền gửi khách hàng (H8) Tiền mặt + Tiền gửi không kỳ hạn tại các TCTD H8 = Tiền gửi của khách hàng Chỉ số H8 cao càng có khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản, nhưng lại không có hiệu quả kinh doanh cao. Tỷ lệ này vì vậy chiếm khoảng 30% là vừa. 1.3. Các trường hợp rủi ro thanh khoản của một số ngân hàng của Việt Nam và thế giới 1.3.1. Rủi ro thanh khoản của các ngân hàng trên thế giới 1.3.1.1. Rủi ro thanh khoản của các ngân hàng Argentina năm 2001 Rủi ro thanh khoản ở Argentina năm 2001 là ví dụ về rủi ro hệ thống, sự sụp đổ niềm tin, sự can thiệp của ngân hàng trung ương và kéo dài kiểm soát ngoại tệ của chính phủ. Năm 2000, Argentina thông báo kế hoạch cắt giảm chi tiêu và tìm kiếm sự giúp đỡ từ IMF. Vào tháng 4/2001, các nhà chức trách đã ban hành một loạt biện pháp trong nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng song song với hạn chế thâm hụt tài khoá (zero deficit plan). Về mặt tài khoá, chính phủ áp thuế lên các giao dịch tài chính để tăng thu nhập cho chính phủ. Tuy nhiên, các biện pháp này không những không làm chững lại sự suy thoái kinh tế mà còn khiến cho Argentina lún sâu hơn vào khủng hoảng. Sự thiếu minh bạch trong việc thực thi các chính sách này cộng với những mâu thuẫn giữa những nhà ban hành chính sách đã làm giảm lòng tin của thị trường. Các nhà đầu tư nghi ngờ mức độ điều chỉnh thâm hụt tài khoá do nhiều địa phương không bị buộc cắt giảm chi tiêu. Việc nới lỏng dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng với mục đích ban đầu là làm tăng thanh khoản nhưng thực tế lại làm giảm chất lượng tín dụng và giảm khả năng thu hút vốn của các ngân hàng. Sau sự rút chạy của dòng vốn đầu tư nước ngoài, chính phủ Argentina đã thông qua một nhóm đạo luật mới được biết tới dưới cái tên Corralito. Theo đó, các tài khoảnTrường ngân hàng trong toànĐại quốc họcđều bị đóng Kinh băng trong tế vòng Huế 12 tháng. Chủ tài 20
  31. khoản chỉ được phép rút một lượng nhỏ tiền, phục vụ cho chi tiêu cá nhân (1000 USD/tháng/tài khoản) và thay các khoản tiền gửi bằng trái phiếu chính phủ thời hạn 10 năm. Biện pháp cứng rắn này của chính phủ Argentina có tác dụng giảm bớt dòng tiền ồ ạt bị rút ra. Tuy nhiên, đạo luật này sau đó đã bị phủ quyết bởi tòa án. Tiền lại tiếp tục được rút ra ồ ạt buộc ngân hàng trung ương phải in tiền để tạo tính thanh khoản cho các ngân hàng thương mại. Cơ chế hội đồng tiền tệ được hủy bỏ và đồng peso nhanh chóng bị mất giá so với đồng USD. Đến tháng 2/2002, khi tỉ giá 1 USD = 2,6 Peso thì số tiền gửi bị rút ra khỏi ngân hàng là 100 triệu USD mỗi ngày. Chính phủ lúc này phải ra hạn mức rút tiền là 500 USD/tháng/tài khoản. Tháng 3/2002, tỉ giá lúc này đã lên đến mức 1 USD = 3,75 Peso, các ngân hàng bắt đầu thiếu tiền mặt trầm trọng. Tháng 4/2002, các ngân hàng được yêu cầu đóng cửa vô thời hạn. 1.3.1.2. Rủi ro thanh khoản của các ngân hàng Nga năm 2004 Trường hợp xảy ra ở Nga năm 2004 là ví dụ về sự yếu kém của hệ thống ngân hàng. Tháng 7 năm 2004, các ngân hàng của Nga đứng trước nguy cơ rủi ro thanh khoản rất lớn. - 9/7/2004: Ngân hàng Guta thông báo tạm khoá các tài khoản tiền gửi trên toàn quốc do chi trả trong tháng 6 vượt 10 tỷ rúp (tương đương 345 triệu USD). Ngay sau khi lệnh thông báo khoá các tài khoản tiền gửi được ban bố, người dân đổ xô đi rút tiền ở các ngân hàng khác để đề phòng rơi vào hoàn cảnh tương tự. - 16/7/04: Các ngân hàng Nga đã từ chối cung cấp tín dụng cho nhau, lãi suất tiền gửi tăng song khách hàng vẫn ồ ạt xếp hàng bên ngoài các toà nhà ngân hàng để chờ đến lượt rút tiền. - 17/7/04: Ngân hàng Alfa, đại gia thứ 4 trong ngành tài chính quyết định áp dụng biện pháp cấp bách là phạt 10% số tiền nếu khách hàng rút trước thời hạn. - 18/7/04: Ông Sergei Ignatiev, Thống đốc ngân hàng trung ương Nga quyết định giảm cácTrường tỷ lệ dự trữ tiền mặtĐại của c áhọcc ngân hàng Kinh từ 7% xuống tế còn Huế 3,5% nhằm tăng 21
  32. khả năng thanh khoản, đồng thời áp dụng hàng loạt biện pháp cứu Guta Bank. - 20/7/2004: Nhiều ngân hàng đã sụp đổ. Những người gửi tiền tràn đến các ngân hàng để rút tiền vì lo ngại cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998 tái diễn và họ sẽ mất những khoản tiền tiết kiệm dành dụm cả đời. Phản ứng của chính phủ lúc này là để Vneshtorgbank, một ngân hàng của nhà nước mua lại ngân hàng Guta. - 8/2004: Chính phủ đã mua lại các ngân hàng lớn với giá rẻ bất ngờ. Theo các chuyên gia, khủng hoảng rất dễ xảy ra bởi Nga có quá nhiều ngân hàng mà hầu hết các ngân hàng này có vốn sở hữu rất nhỏ. Theo tính toán có khoảng 90% ngân hàng có số vốn dưới 10 triệu USD. Bên cạnh đó ngoài biện pháp giảm tỷ lệ dự trữ tiền mặt, cơ quan quản lý tài chính Nga chưa đưa ra được phương pháp hữu hiệu nào khác để giải quyết vấn đề. 1.3.1.3. Sự sụp đổ của ngân hàng Northern Rock năm 2007 Cuộc khủng hoảng cho vay cầm cố dưới tiêu chuẩn (subprime mortgage crisis) trên thị trường Mỹ mùa hè năm 2007 đã ảnh hưởng đến cung thanh khoản của Northern Rock do ngân hàng này có 150 triệu đôla Mỹ trong các khoản cho vay thế chấp bằng bất động sản trên thị trường Mỹ. Sau khi tìm đủ mọi cách để huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác nhưng không được, ngày 12/9/2007, Northern Rock đã đề nghị ngân hàng trung ương Anh (Bank of England) cho vay 3 tỉ bảng Anh vốn ngắn hạn để chi trả các nghĩa vụ tài chính đến hạn của mình. Những thông tin bí mật về các cuộc trao đổi giữa Northern Rock và ngân hàng trung ương Anh cũng như các tổ chức tài chính khác bị giới truyền thông biết được. Báo chí dồn dập đưa ra những dự đoán về nguy cơ vỡ nợ với những cái tít giật gân như “Northern Rock đang thiếu tiền mặt trầm trọng”, “Northern Rock đang gánh hậu quả do cho vay cầm cố tràn lan”, “Northern Rock bị ảnh hưởng nặng nề sau khủng hoảng cho vay cầm cố dưới tiêu chuẩn Mỹ” Những thông tin rò rỉ này đã làm cho cổ phiếu của Northern Rock rớt không phanh, các nhà đầu tư cũng như các khách hàng nườm nượp kéo đến các chi nhánh của NorthernTrường Rock rút tiền gây Đạinên một cảnhhọc tượng Kinh vô cùng hỗn tế loạn. Huế 22
  33. Sáng ngày 15/9, hàng ngàn người đã xếp hàng trước cửa 72 chi nhánh của Northern Rock để chờ rút tiền. Trong ngày hôm đó, 1 tỉ bảng Anh đã bị rút ra từ các tài khoản tiền gửi tại Northern Rock, chiếm 5% tổng số dư tiền gửi tại ngân hàng này. Ngày 17/9, những người gửi tiền vẫn lo lắng và tiếp tục kéo đến Northern Rock rút tiền mặc dù các nhà chức trách ngân hàng ra sức trấn an 1,4 triệu khách hàng rằng, với nguồn vốn đến 113 tỷ USD, ngân hàng bảo đảm chi trả đầy đủ và khách hàng nên sắp xếp thời gian để rút tiền. Theo con số thống kê đã có hơn 2 tỉ bảng Anh bị rút ra kể từ khi Northern Rock xin vay tiền của ngân hàng trung ương Anh. Trong ngày hôm đó, giá cổ phiếu của Northern Rock giảm 45,5% từ 483 pence xuống còn 263 pence. Cuối ngày, ngân hàng trung ương Anh đã tuyên bố sẽ đảm bảo tất cả các khoản tiền gửi tại Northern Rock. Giá cổ phiếu của Northern Rock tăng 15% sau lời tuyên bố này. Tuy nhiên điều này vẫn không thể chấm dứt được việc luồng tiền vẫn tiếp tục bị rút ra khỏi ngân hàng. Tính đến tháng 1/2008, khoản nợ của Northern Rock với ngân hàng trung ương đã tăng lên đến 26 tỉ bảng Anh. Northern Rock đã bán một phần các khoản cho vay trong danh mục tài sản của mình cho ngân hàng JP Morgan, Mỹ lấy 2,2 tỉ bảng Anh để trả nợ một phần cho ngân hàng trung ương Anh. Các ngân hàng lớn tại Anh và châu Âu đều từ chối trợ giúp Northern Rock vượt qua khủng hoảng, trong đó có cả HSBC, Barclays, Lloyds TSB, RBS, Santander và Credit Agricole. Chính phủ Anh buộc phải ra tay và tiến hành thương lượng đàm phán với các thể chế tài chính lớn trên thế giới về các phương án giải cứu Northern Rock. Tuy nhiên những nỗ lực đàm phán này đã thất bại. Cuối cùng ngày 21/2/2008 Northern Rock chính thức bị quốc hữu hóa sau 3 ngày tranh cãi tại Thượng và Hạ viện Anh. Có thể nói nguyên nhân đầu tiên và trực tiếp nhất dẫn đến rủi ro thanh khoản của Northern Rock chính là rủi ro tín dụng mà ngân hàng này phải đối mặt. Sai lầm lớn nhấtTrường của ngân hàng Northern Đại Rock học là tiếp Kinh tục cho cá c tếkhách Huế hàng vay cầm cố 23
  34. nhiều gấp 5 lần lương của người vay. Khi cho vay thế chấp bằng nhà đất, ngân hàng Northern Rock đã cho vay nhiều gấp 125% giá trị nhà đất của người vay đưa đi cầm cố, bất chấp những lời cảnh báo về sự không ổn định của nền kinh tế cũng như các dự báo về giá bất động sản tụt dốc. Việc cho vay thế chấp sai lầm nói trên đã khiến cho tài sản bong bóng xà phòng của ngân hàng Northern Rock tồn tại trong một thời gian dài và liên tục được thổi căng phồng lên. Chính vì thế, khi bị ảnh hưởng từ việc thị trường cho vay dưới chuẩn của Mỹ lâm vào khủng hoảng thì việc thiếu vốn là điều dễ hiểu. Ngoài ra, việc rò rỉ thông tin khiến giới truyền thông nhảy vào cuộc và khiến mọi chuyện thêm tồi tệ cũng là một tác động khiến cuộc khủng hoảng thêm trầm trọng và gây hậu quả nặng nề. 1.3.2. Rủi ro thanh khoản của một số ngân hàng thương mại Việt Nam Trường hợp rủi ro thanh khoản điển hình đầu tiên có thể kể đến là trường hợp của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) vào năm 2003. Trước tin đồn ông Phạm Văn Thiệt, Tổng giám đốc của ACB bỏ trốn, trong 2 ngày 12 và 13/10/2003, hàng ngàn khách hàng đã đến các chi nhánh của ACB tại thành phố Hồ Chí Minh để rút tiền. Tính đến cuối ngày 14/10 đã có khoảng 700 tỷ đồng trong đó có 16 triệu USD tiền gửi đã bị rút ra. Trước tình hình này, ACB đã tổ chức cuộc họp báo với sự có mặt của ông Phạm Văn Thiệt để bác bỏ tin đồn và sẵn sàng chi trả cho bất kì yêu cầu rút tiền nào của khách hàng. Bên cạnh đó, Thống đốc Lê Đức Thúy cũng quyết định cấp hạn mức chiết khấu cho ngân hàng ACB lên đến 950 tỷ trong thời gian 60 ngày nhằm hỗ trợ vốn cho ACB. Trước sự đảm bảo năng lực tài chính của ACB như vậy, đến cuối ngày 16/10 hầu như không còn khách hàng nào đến rút tiền nữa mà thay vào đó là gửi tiền vào lại ngân hàng, lên đến 117 tỷ đồng bao gồm cả vàng và ngoại tệ. CóTrường thể thấy nguyên Đạinhân đặt họcACB trước Kinh tình trạng rủitế ro Huếthanh khoản trong 24
  35. trường hợp này xuất phát từ nguyên nhân bên ngoài là “tin đồn thất thiệt” dẫn đến việc rút tiền hàng loạt. Đây là nguyên nhân được đánh giá là khiến “các ngân hàng khó có thể dùng công cụ thị trường để điều tiết”. Trường hợp rủi ro thanh khoản thứ hai là vào tối ngày 21/7/2005, đài truyền hình Việt Nam phát sóng bản tin về việc người dân gửi đơn kiện yêu cầu làm rõ vụ lừa đảo 337,8 triều đồng. Công an trong quá trình điều tra đã phát hiện ngoài hành vi lừa đảo còn có dấu hiệu làm giả giấy tờ, lập hồ sơ cho 47 giáo viên trường tiểu học xã Xuân Giang (Sóc Sơn) để vay 705 triệu đồng của ngân hàng cổ phần Phương Nam theo hình thức vay ưu đãi tiêu dùng. Đây là hành vi lừa đảo vì trên thực tế cả 47 giáo viên có tên trong danh sách kể trên đều không vay tiền. Tuy nhiên, khách hàng gửi tiền của ngân hàng Phương Nam chưa hiểu rõ bản chất sự việc nên ngay sáng hôm sau 22/7, nhiều người đã lập tức kéo đến chi nhánh ngân hàng Phương Nam tại Hà Nội để rút tiền. Tuy vậy, lượng cầu thanh khoản tăng vọt không ảnh hưởng lớn đến ngân hàng Phương Nam. Tình hình tài chính của ngân hàng Phương Nam vẫn ổn định do ngân hàng này có quỹ dự phòng rủi ro là 30 tỷ đồng, với số vốn điều lệ 326 tỷ đồng. Ngân hàng Phương Nam Hà Nội đã rút từ tài khoản của mình ở ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội khoảng 200 tỷ đồng để chuẩn bị sẵn sàng chi ra cho dân nếu có nhu cầu rút tiền trước hạn ồ ạt. Đại diện ngân hàng Nhà nước và ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội đã trực tiếp xuống làm việc tại ngân hàng Phương Nam chi nhánh Hà Nội, cùng lãnh đạo đơn vị giải thích để trấn an người gửi tiền. Thực tế đến cuối giờ giao dịch sáng 22/7, lượng người đến rút tiền tại các chi nhánh của ngân hàng Phương Nam đã giảm hẳn. 1.3.3. Kết luận Có thể thấy, trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có nhiều trường hợp ngân hàng mất thank khoản hoặc đối mặt với nguy cơ lớn mất thanh khoản. Tuy xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng hậu quả để lại là rất lớn. Do đó, tự mỗi ngân hàng cầnTrường phải quan tâm và Đại luôn đảm học bảo khả Kinhnăng thanh khoảntế Huếcủa mình để tránh 25
  36. tình trạng vỡ nợ, phá sản. Các ngân hàng cần phải dự báo, đưa ra những kịch bản có thể xảy ra, rồi từ đó, cân đối tài sản Có, tài sản Nợ, cũng như có những biện pháp sử dụng vốn thích hợp, vừa nâng cao hiệu quả kinh doanh, vừa hạn chế được rủi ro thanh khoản. 1.4. Mô hình ước lượng Đối với Ngân hàng BIDV Thừa Thiên Huế hay bất kỳ Ngân hàng nào, khả năng thanh khoản tức thời rất quan trọng, nó quyết định đến sự sống còn của một Ngân hàng. Thông qua việc được quan sát những số liệu do Ngân hàng BIDV Thừa Thiên Huế cung cấp, tôi nhận thấy tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi thanh toán chiếm một tỷ trọng khá lớn. Điều này cho thấy, rủi ro thanh khoản mà Ngân hàng phải đối mặt là thường xuyên, bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra. Nếu người gửi đột ngột rút tiền ra khỏi Ngân hàng đồng loạt thì ắt hẳn Ngân hàng sẽ mất thanh khoản. Vì lý do đó, Ngân hàng phải luôn quản trị rủi ro thanh khoản thật tốt và luôn dự báo tình hình tại nhiều thời điểm khác nhau. Để góp phần dự đoán rủi ro thanh khoản, tôi đưa ra mô hình ước lượng rủi ro thanh khoản thông qua việc tìm hiểu tài liệu tham khảo [13]. β2 β3 Mô hình ước lượng: Yt = β1Xt Yt-1 (1) Trong đó: Trạng thái tiền mặt + Chứng khoán lỏng Yt = Tiền gửi KKH - Trạng thái tiền mặt gồm: Tiền mặt, tiền gửi tại NHNN, tiền gửi không kỳ hạn tại các TCTD khác. - Chứng khoán lỏng bao gồm: Trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, cổ phiếu, trái phiếu thị trường ngắn hạn. Tỷ số này cho thấy khả năng thanh toán của Ngân hàng trong trường hợp khách hàngTrường rút với một lư ợĐạing tiền l ớn.học Yt là bi ếKinhn phụ thuộ c.tế Huế 26
  37. Nếu Yt ≥ 1, Ngân hàng đủ khả năng thanh toán trong trường hợp xấu nhất. Nếu Yt < 1, Ngân hàng không đủ khả năng thanh toán trong trường hợp xấu nhất. Đầu tư Xt = Tổng tài sản Nếu Ngân hàng sử dụng tiền để đầu tư thay vì dự trữ thì tính thanh khoản của Ngân hàng sẽ giảm xuống, do đó, Yt và Xt có mối quan hệ ngược chiều nhau, kéo theo hệ số β2 của Xt mang dấu âm (-) trong mô hình. Xt là biến độc lập. Yt-1: Là biến trễ một thời kỳ của Yt. Tính thanh khoản của kỳ trước sẽ tác động nhiều đến kỳ sau. Nếu tính thanh khoản kỳ trước cao (thấp) thì nhất định sẽ làm tính thanh khoản của kỳ sau tăng lên (giảm xuống). Do đó, hai biến này có mối quan hệ cùng chiều, kéo theo β3 mang dấu dương (+) trong mô hình. Yt-1 là biến độc lập. β: Là hệ số co giãn. Khi biến độc lập thay đổi 1% thì biến phụ thuộc thay đổi β%. t: Là thời gian tính theo quý (bắt đầu từ quý II năm 2014 đến quý IV năm 2016). 1.5. Ước lượng mô hình bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất 1.5.1. Chuyển đổi mô hình Mô hình (1) là hàm Cobb-Douglas, do đó để ước lượng, ta logarit hóa 2 vế, mô hình (1) trở thành: Log(Yt) = log(β1) + β2log(Xt) + β3log(Yt-1) Đặt log(β1) = α. Ta được: Log(Yt) = α + β2log(Xt) + β3log(Yt-1) Mô hình hồi quy mẫu có dạng: Log(Yt) = α + β2log(Xt) + β3log(Yt-1) + Ut (2) (Ut là sai số ngẫu nhiên) Sở dĩ ta phải biến đổi mô hình do tác động của phép biến đổi logarit sẽ làm giảm phươngTrường sai của sai s ố Đạithay đổi. học Kinh tế Huế 27
  38. 1.5.2. Các giả thiết của mô hình 1. Các biến độc lập Xt, Yt-1 là các biến xác định, các giá trị của nó được xác định. 2. Ảnh hưởng trung bình của những yếu tố ngoài mô hình đến Y là không đáng kể. Các yếu tố không có trong mô hình mà Ui đại diện cho chúng không có ảnh hưởng đến giá trị trung bình của Y. E(U/X=Xi) = E(Ui) = 0 (với mọi i) 3. Phương sai của các sai số không thay đổi (đồng đều). 2 VaR(U/X=Xi) = VaR(Ui) = σ (với mọi i) 4. Sai số của quan sát này không có quan hệ với sai số của quan sát khác. Cov(Ui,Uj) = E(Ui,Uj) = 0 (với mọi i) 5. Quan hệ yếu tố ngẫu nhiên và biến độc lập, giữa yếu tố ngẫu nhiên và biến phụ thuộc không tương quan (hay là X, Y không chứa những sai số). Cov(U,X) = 0, Cov(U,Y) = 0 Dựa trên các giả thiết đó, ước lượng nhận được là ước lượng tuyến tính, không chệch và có phương sai nhỏ nhất. Trường Đại học Kinh tế Huế 28
  39. CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH THANH KHOẢN VÀ ƯỚC LƯỢNG RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG TMCP BIDV – CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2.1.1. Giới thiệu chung Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế có trụ sở tại 41 đường Hùng Vương, Thành phố Huế, là một đơn vị thành viên (Chi nhánh cấp 1) của BIDV, được cấp giấy phép thành lập hoạt động theo quyết định số 69/QĐ-NH5 ngày 27/03/1993 của NHNN và công văn số 621 CV/UBND ngày 14/07/1993 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc cho phép BIDV đặt Chi nhánh hoạt động tại Thừa Thiên Huế. Được thành lập vào giai đoạn toàn hệ thống BIDV đã chuyển hướng mạnh mẽ sang hoạt động kinh doanh đa năng tổng hợp, vừa cho vay theo kế hoạch, chỉ định của Nhà Nước, vừa tự huy động vốn để cho vay và tự chịu trách nhiệm, tự trang trải. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế là đơn vị hoạt động nhiều năm có hiệu quả và đạt mức tăng trưởng khá trong hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn hệ thống. Khó khăn thử thách cũng từng bước vượt qua, vị thế và uy tín của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế dần được khẳng định. 2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế thực hiện toàn bộ các chức năng kinh doanh tiền tệ, dịch vụ Ngân hàng theo Luật các tổ chức tín dụng, gồm: Nhận tiền gửi tiền đồng và ngoại tệ; Cho vay ngắn hạn, trung dài hạn các doanh nghiệp và cá nhân; Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh các loại; Thanh toán chuyển tiền trong nước, thanh toán quốc tế;Trường Mua bán ngoại t ệĐại, dịch vụ họcngân qu ỹKinh; Dịch vụ th tếẻ, chi Huế trả kiều hối 29
  40. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế Với phương châm hoạt động hiệu quả, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế đã tổ chức bộ máy quản lý theo sơ đồ sau: Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng Phòng Các Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Quan Quan Phòng Tổ Quản Kế Tài Quản Quản Giao hệ hệ Giao chức lý rủi hoạch chính trị tín lý dịch khách khách và Khách dịch hành ro tổng kế toán dụng hàng hàng chính hợp Dịch hàng DN CN vụ kho quỹ Q.hệ trực tuyến Q.hệ chức năng Hình 2.1: Sơ đồ mô hình tổ chức Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế * Ban Giám Đốc  Giám đốc: - Chỉ đạo, điều hành chung toàn bộ hoạt động của Chi nhánh, định ra phương hướng kinh doanh và chịu trách nhiệm trực tiếp với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước. - TrườngPhân công nhiệm Đạivụ cho t ừhọcng bộ ph ậKinhn và nhận thôngtế tinHuế phản hồi từ các 30
  41. phòng ban.  Các Phó Giám đốc: Giúp việc cho Giám đốc, đồng thời trực tiếp chỉ đạo một số phòng ban, một số bộ phận hay từng mặt công tác Giám đốc phân công * Các phòng tổ tại Chi nhánh  Phòng Khách hàng doanh nghiệp: Tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng doanh nghiệp; Thực hiện công tác tín dụng bán buôn; Công tác tài trợ dự án; Nhiệm vụ tài trợ thương mại xuất nhập khẩu.  Phòng Khách hàng cá nhân: Tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng cá nhân; Thực hiện công tác bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ; Công tác tín dụng bán lẻ.  Phòng Quản lý rủi ro: Thực hiện công tác quản lý tín dụng; Quản lý rủi ro tín dụng; Quản lý rủi ro tác nghiệp; Phòng chống rửa tiền; Quản lý hệ thống chất lượng ISO; Kiểm tra nội bộ.  Phòng Quản trị tín dụng: Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh, tài trợ thương mại xuất nhập khẩu đối với khách hàng; Tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của phòng Quan hệ khách hàng, gửi kết quả cho phòng Quản lý rủi ro để thực hiện rà soát, trình cấp có thẩm quyền quyết định; Các nhiệm vụ khác như đầu mối lưu trữ chứng từ giao dịch, hồ sơ nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh và tài sản bảo đảm tiền vay, quản lý thông tin và lập các loại báo cáo thống kê.  Phòng Giao dịch khách hàng: Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng bao gồm: Trực tiếp bán sản phẩm/dịch vụ tại quầy, giao dịch với khách hàng và thực hiện tác nghiệp từ khâu tiếp xúc, tiếp nhận yêu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng, hướng dẫn thủ tục giao dịch, mở tài khoản, gửi tiền, rút tiền, thanh toán, chuyển tiền; Quản lý tài khoản tiền gửi của khách hàng; GiTrườngải ngân vốn vay Đại cho khách học hàng trênKinh cơ sở h ồtế sơ giHuếải ngân được phê 31
  42. duyệt, thực hiện thu nợ, lãi theo yêu cầu của phòng Quản trị tín dụng và Phòng Khách hàng Cá nhân và Phòng Khách hàng Doanh nghiệp; Trực tiếp thực hiện các giao dịch về thẻ và chi trả kiều hối đối với khách hàng.  Phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ: Quản lý kho tiền và quỹ nghiệp vụ (tiền mặt, hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố, chứng từ có giá, vàng, bạc, đá quý ); Quản lý quỹ (thu/chi, xuất/nhập), phối hợp với các Phòng Giao dịch khách hàng, Phòng Giao dịch và Quỹ Tiết kiệm thực hiện nghiệp vụ thu chi tiền mặt tại quầy đảm bảo phục vụ thuận tiện, an toàn cho khách hàng, trực tiếp thực hiện các giao dịch thu – chi tiền mặt phục vụ khách hàng theo quy định.  Phòng Kế hoạch – Tổng hợp: Thực hiện công tác kế hoạch – tổng hợp gồm thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch – tổng hợp, xây dựng và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh; Công tác nguồn vốn như đề xuất và tổ chức thực hiện điều hành nguồn vốn, thực hiện nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ; Công tác điện toán.  Phòng Tài chính – Kế toán: Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp; Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của Chi nhánh; Quản lý, giám sát tài chính.  Phòng Tổ chức – Hành chính: Thực hiện công tác tổ chức – nhân sự và phát triển nguồn nhân lực của Chi nhánh; Thực hiện nhiệm vụ hành chính, hậu cần.  Các Phòng Giao dịch (An Cựu, Phú Bài, Sông Bồ, Bến Ngự, Nguyễn Trãi, Thành Nội): Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ theo phạm vi được ủy quyền đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật và các quy trình nghiệp vụ; Thực hiện giao dịch với khách hàng, mở tài khoản tiền gửi, nhận tiền gửi tiết kiệm các loại, thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối , Tiếp nhận, giải quyết hồ sơ vay vốn theo phân quyền. Trường Đại học Kinh tế Huế 32
  43. 2.1.4. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Thừa Thiên Huế. 2.1.4.1. Tình hình lao động Bảng 2.1. Nguồn nhân lực của Ngân hàng TMCP BIDV – Chi nhánh Thừa Thiên Huế (2014-2016) Đvt: người. So sánh 2014 2015 2016 CHỈ TIÊU 2015/2014 2016/2015 SL % SL % SL % +/- % +/- % Tổng cộng 109 100,00 103 100,00 109 100,00 -6 -5,50 6 5,83 1. PHÂN THEO GIỚI TÍNH Nam 53 48,62 47 45,63 45 41,28 6 11,32 -2 4,23 Nữ 56 51,38 56 54,37 64 58,72 0 0,00 8 14,29 2. PHÂN THEO TRÌNH ĐỘ Trên đại học 4 3,67 8 7,77 11 10,09 4 100,00 3 37,50 Đại học 99 90,83 90 87,38 92 84,40 -9 -9,09 2 2,22 Cao đẳng và 2 1,83 2 1,94 3 2,75 0 0,00 1 50,00 Trung cấp Chưa qua 4 3,67 3 2,91 3 2,75 -1 -25,00 0 0,00 đào tạo (Nguồn: Phòng kế hoạch – tài chính BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế) Trường Đại học Kinh tế Huế 33
  44. Tổng số lao động của chi nhánh trong 3 năm 2014, 2015, 2016 có xu hướng khá ổn định, số lao động năm 2015 là 103 người, thấp nhất trong 3 năm, trong khi đó, số lượng lao động năm 2014, 2016 là 109 người. Năm 2015 giảm 5,50% so với năm 2014, tương ứng với 6 người. Năm 2016 tăng 5,83% so với năm 2015, tương ứng với 6 người. Số lượng lao động tăng lên nhằm đảm bảo đủ nguồn nhân lực cho nhu cầu mở rộng mạng lưới của chi nhánh. + Cơ cấu lao động theo giới tính, cho thấy lao động nữ luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với lao động nam, dao động trong khoảng từ 51,38% đến 58,72%, trong khi lao động nam chiếm tỷ trọng từ 41,28% đến 48,62%; cơ cấu lao động như vậy là phù hợp với đặc thù hoạt động dịch vụ của ngành ngân hàng. + Cơ cấu lao động theo trình độ lao động, có thể thấy lao động có trình độ đại học chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hướng giảm dần trong 3 năm, từ 90,83% năm 2014 giảm còn 87,38% và 84,40% ở năm 2015, 2016. Lao động có trình độ trên đại học có xu hướng tăng qua các năm, đây là một tín hiệu tốt khi nguồn nhân lực có trình độ ngày càng nhiều hơn, cụ thể: năm 2015 tăng 100% so với năm 2014, tương ứng với 4 người, năm 2016 tăng 37,50% so với năm 2015, tương ứng với 3 người. Trong 3 năm, Chi nhánh đã chú trọng đến chất lượng, trình độ cán bộ trong công tác tuyển dụng. Tuy nhiên, Chi nhánh chưa mạnh dạn đẩy mạnh công tác tuyển dụng lao động có trình độ chuyên môn cao như cán bộ có trình độ trên đại học, các chuyên gia về Tài chính - Ngân hàng, . Chi nhánh vẫn cần tích cực triển khai có hiệu quả hoạt động tuyển dụng những cán bộ có trình độ cao đồng thời là việc nâng cao kiến thức chuyên môn cho lao động. 2.1.4.2. Hoạt động huy động vốn - Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng TMCP BIDV – Chi nhánh Thừa Thiên Huế ( 2014 – 2016) được thể hiện qua bảng 2.2. Trường Đại học Kinh tế Huế 34
  45. Bảng 2.2. Tình hình Huy động vốn tại Ngân hàng TMCP BIDV - Chi nhánh Thừa Thiên Huế (2014-2016) Đvt: Tỷ đồng. So sánh CHỈ TIÊU 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 +/- % +/- % Tổng huy động vốn 2605,05 3355,81 4172,25 750,76 28,82 816,44 24,33 1. PHÂN THEO KỲ HẠN Không kỳ hạn 92,18 135,01 220,07 42,83 46,46 85,06 63,00 Có kỳ hạn 2512,87 3220,80 3952,19 707,93 28,17 731,38 22,71 Kỳ hạn dưới 12 tháng 1346,30 2262,91 2688,83 916,61 68,08 425,92 18,82 Kỳ hạn 12 tháng trở lên 1166,57 957,89 1263,36 -208,68 -17,89 305,46 31,89 2. PHÂN THEO ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG Định chế tài chính 362,58 489,89 316,92 127,31 35,11 -172,97 -35,31 Doanh nghiệp 663,43 1004,34 1673,44 340,91 51,39 669,10 66,62 Cá nhân 1579,04 1861,58 2181,89 282,54 17,89 320,31 17,21 (Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tài chính BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế) Tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh liên tục tăng trong 3 năm qua, điều này là tín hiệu tốt, nó sẽ góp phần làm tăng quy mô, thương hiệu của Ngân hàng. Năm 2015 tăng 28,82% so với năm 2014, tương ứng với 750,76 tỷ đồng, Xét theo kỳ hạn, nguồn vốn huy động từ tiền gửi có kỳ hạn tăng lên rất đáng kể (28,17%, tương ứng 707,93 tỷ đồng), kéo theo tổng nguồn vốn huy động tăng lên. Xét theo đối tượng khách hàng, cả định chế tài chính, doanh nghiệp hay cá nhân đềTrườngu gửi tiền nhiều hơn,Đại nhưng học tốc độ Kinhtăng của doanh tế nghiHuếệp là cao nhất 35
  46. (51,39%, tương ứng 340,91 tỷ đồng). Năm 2016, nguồn vốn huy động tăng 24,33% so với năm 2015, tương ứng 816,44 tỷ đồng. Xét theo kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn tiếp tục tăng lên với tốc độ tăng là 22,71%, tương ứng 731,38 tỷ đồng. Xét theo đối tượng khách hàng, tốc độ tăng từ việc gửi tiền của doanh nghiệp là cao nhất, đến 66,62%, tương ứng với 669,10 tỷ đồng. Mặc dù tổng huy động vốn tăng là tín hiệu tốt, nhưng cần để ý, nếu xét theo kỳ hạn, tốc độ tăng của lượng tiền gửi KKH và tiền gửi ngắn hạn là rất nhanh. Do đó, doanh nghiệp cần chú ý để luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng. 2.1.4.3. Hoạt động cho vay Bảng 2.3. Tình hình Dư nợ tại Ngân hàng TMCP BIDV - Chi nhánh Thừa Thiên Huế (2014-2016) Đvt: tỷ đồng. So sánh 2015/ 2014 2016/ 2015 CHỈ TIÊU 2014 2015 2016 +/- % +/- % Tổng dư nợ tín dụng cuối 2778,27 3770,71 5702,34 992,44 35,72 1931,63 51,23 kỳ 1. PHÂN THEO KỲ HẠN Ngắn hạn 1460,53 1876,39 2189,19 415,86 28,47 312,80 16,67 Trung và dài hạn 1317,74 1894,42 3513,15 576,68 43,76 1618,73 85,45 2. PHÂN THEO ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG Doanh nghiệp 2382,15 3134,36 4635,75 752,21 31,58 1501,39 47,90 Cá nhân 396,12 636,35 1066,59 240,23 60,65 430,24 67,61 (Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tài chính BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế) TTrườngổng dư nợ cho vay Đại của Ngân học hàng TMCP Kinh Đầu tư vàtế Phát Huế triển Việt Nam – 36
  47. Chi nhánh Thừa Thiên Huế tăng liên tục trong 3 năm qua. Năm 2015 tăng 35,72% so với năm 2014, tương ứng với 992,44 tỷ đồng. Năm 2016 tăng 51,23% so với năm 2015, tương ứng với 1931,63 tỷ đồng. Đây là một tín hiệu tốt cho việc mở rộng, phát triển hoạt động tín dụng. Điều này góp phần làm cho doanh thu của Ngân hàng tăng lên đáng kể, nhưng bên cạnh đó, Ngân hàng vẫn cần phải quản lý chặt chẽ để hạn chế nợ xấu. Xét về cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn thì ta thấy dư nợ cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng dư nợ tín dụng, lần lượt là 47,43%, 50,24%, 61,61% trong 3 năm 2014, 2015 và 2016. Qua từng năm, dư nợ cho vay trung và dài hạn tăng lên một cách mạnh mẽ. Năm 2015 tăng 43,76%, tương ứng với 576,68 tỷ đồng. Năm 2016 tăng đến 85,45%, tương ứng với 1618,73 tỷ đồng. Do nền kinh tế ngày càng phát triển cũng như sự hỗ trợ của Chính phủ trong những dự án khởi động lại bất động sản đã làm tăng nhu cầu mua nhà đất, kinh doanh của người dân. Chính vì những lẽ đó nên cho vay mua nhà đất, kinh doanh tăng cao trong những năm gần đây, và những khoản vay này đều là vay trung dài hạn. Bên cạnh việc dư nợ trung dài hạn tăng lên, thì dư nợ ngắn hạn cũng có sự chuyển biến tích cực. Năm 2015 tăng 28,47%, tương ứng 415,86 tỷ đồng. Năm 2016 tăng 16,67%, tương ứng với 312,80 tỷ đồng. Những con số này phản ánh nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng tăng cao. Chính những khoản vay ngắn hạn này làm tăng vòng quay sử dụng vốn, giúp Ngân hàng sử dụng vốn có hiệu quả hơn. BIDV là Ngân hàng có lãi suất hấp dẫn cũng như có quy mô lớn, có uy tín, thương hiệu nên khách hàng thường xuyên đến để vay. Xét theo đối tượng khách hàng thì dư nợ trong 3 năm qua tăng đều cả khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Tuy nhiên, khách hàng doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ vay tại Chi nhánh, lần lượt là 85,74% (năm 2014), 83,12% (năm 2015) và 81,30% (năm 2016). Sự tăng trưởng của khách hàng doanh nghiệp đóng góp một phần khá lớn trong sự tăng trưởng quy mô của Chi nhánh. Đối với khách hàng cá nhân, Chi nhánh cũng đã quan tâm và phátTrường triển mạnh trong Đại hoạt họcđộng tín dKinhụng bán lẻ tếlà do HuếBIDV đang tái cơ 37
  48. cấu hoạt động của mình theo định hướng đẩy mạnh hoạt động bán lẻ. 2.1.4.4. Kết quả kinh doanh Bảng 2.4. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP BIDV - Chi nhánh Thừa Thiên Huế (2014-2016) Đvt: tỷ đồng. So sánh Các chỉ tiêu 2014 2015 2016 2015/ 2014 2016/ 2015 +/- % +/- % 1. Tổng thu 422,26 496,67 754,32 74,41 17,62 257,65 51,88 2. Tổng chi 362,08 413,79 645,39 51,71 14,28 231,60 55,97 3. Lợi nhuận 60,18 82,88 108,93 22,70 37,72 26,05 31,43 (Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tài chính BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế) Trong ba năm vừa qua, trên nền tảng quy mô Chi nhánh tăng trưởng mạnh, cả doanh thu và chi phí của Chi nhánh đều tăng, nhưng doanh thu tăng nhiều hơn chi phí, do đó kéo theo lợi nhuận trước thuế tăng dần theo các năm. Doanh thu tăng qua các năm chủ yếu do thu nhập từ lãi tăng lên. Điều này chứng tỏ hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày càng tăng lên, hoạt động thu nợ cũng cải thiện đáng kể. Năm 2015 tăng 17,62% so với 2014, tương ứng với 74,41 tỷ đồng, năm 2016 tăng 51,88% so với 2015, tương ứng với 257,65 tỷ đồng. Chi phí tăng lên chủ yếu do những chi phí nội bộ trong hệ thống phát sinh. Chi phí tăng lên không hẳn là xấu, đôi khi việc tăng lên đó góp phần làm tăng năng suất, tăng quy mô của Ngân hàng. Năm 2015 tăng 14,28%, tương ứng với 51,71 tỷ đồng, năm 2016 tăng 55,97%, tương ứng với 231,60 tỷ đồng. Dựa trên tổng thu, tổng chi, ta thấy được, lợi nhuận trước thuế của năm 2015 tăng 37,72% so với năm 2014, tương ứng với 22,70 tỷ đồng. Lợi nhuận năm 2016 tăng 31,43% so với năm 2015, tương ứng với 26,05 tỷTrường đồng. Đây là mộ t Đạikết quả t ốhọct, góp ph ầKinhn làm tăng uytế tín, Huếchất lượng dịch vụ 38
  49. của Ngân hàng. Bên cạnh đó, kết quả này cũng phản ánh lòng tin của khách hàng ngày càng tăng lên. Có được sự tín nhiệm của khách hàng cũng chính là một sự thành công lớn của Chi nhánh. Kết quả này đạt được là do: Huy động vốn của Chi nhánh tăng trưởng mạnh, về tín dụng, Chi nhánh đã tích cực trong công tác phát triển khách hàng tăng trưởng tín dụng và thu hồi nợ, lãi treo của một số doanh nghiệp lớn, thu dịch vụ tăng trưởng. 2.2. Tình hình thanh khoản của Ngân hàng TMCP BIDV – Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2.2.1. Tình hình thanh khoản của Ngân hàng TMCP BIDV Thừa Thiên Huế Một số chỉ số thanh khoản được trình bày trong bảng 2.5 Bảng 2.5. Một số chỉ số thanh khoản của BIDV Việt Nam và Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014-2016 2014 2015 2016 Chỉ tiêu VN TTHuế VN TTHuế VN TTHuế Chỉ số về trạng thái tiền 0,099 0,104 0,089 0,082 0,105 0,108 mặt Chỉ số về chứng khoán 0,012 0,013 0,009 0,009 0,010 0,011 thanh toán Chỉ tiêu cơ cấu tiền gửi 0,221 0,206 0,227 0,114 0,207 0,193 Chỉ số nợ quá hạn/tổng 0,042 0,080 0,032 0,010 0,041 0,011 tài sản Khả năng thanh toán 0,881 0,716 0,779 0,913 0,896 0,723 (Nguồn: Dựa trên báo cáo thường niên của BIDV Việt Nam, BIDV Thừa Thiên Huế)Trường Đại học Kinh tế Huế 39
  50. 2.2.1.1. Chỉ số về trạng thái tiền mặt 0.12 0.108 0.104 0.1 0.089 0.105 0.099 0.08 0.082 0.06 BIDV Việt Nam BIDV Thừa Thiên Huế 0.04 0.02 0 2014 2015 2016 Đồ thị 2.1. Chỉ số trạng thái tiền mặt (Nguồn: Tính toán của sinh viên) Tiền mặt + Tiền gửi NHNN + Tiền gửi ở các TCTD khác Trạng thái tiền mặt = Tổng tài sản Chỉ số này cho biết cơ cấu trạng thái tiền mặt trong tổng tài sản, góp phần đánh giá tình hình thanh khoản của một Ngân hàng. Nhìn vào số liệu và đồ thị, năm 2015 giảm 21,15% so với năm 2014, tức chỉ số đã giảm 0,022. Nhìn chung, tiền mặt, tiền gửi NHNN hay tiền gửi TCTD khác không sinh ra hoặc sinh ra ít lợi nhuận nên việc Ngân hàng tiến hành sử dụng lượng tiền để đầu tư, cho vay là điều dễ hiểu. Theo như những số liệu tính toán được, trong giai đoạn 2014 – 2015, chỉ tiêu này của BIDV Thừa Thiên Huế biến động cùng chiều và cao hơn so với BIDV Việt Nam (trừ năm 2015). Đây là một tín hiệu khá tốt nếu xét trên phương diện nhu cầu thanhTrường toán của khách hàng.Đại Năm học 2016 tăng Kinh 31,71% so tếvới năm Huế 2015, tức chỉ số 40
  51. đã tăng 0,026. Năm này, trạng thái tiền mặt của BIDV Thừa Thiên Huế tăng lên, vượt lên trung bình của BIDV Việt Nam. Nếu xét trên tính thanh khoản thì điều này là tốt, nhưng nếu xét trên phương diện hiệu quả kinh doanh thì Ngân hàng làm chưa tốt do chưa sử dụng tốt nguồn tiền đang có. Việc chỉ số này không ổn định, dao động khá nhiều sẽ làm cho cán bộ khó khăn trong việc quản lý. Tiền mặt, tiền gửi NHNN và tiền gửi TCTD khác tăng 2,05% ở năm 2015 (từ 280.731 triệu đồng lên 286.490 triệu đồng), con số này tiếp tục tăng 55,05% ở năm 2016 (từ 286.490 triệu đồng lên 444.194 triệu đồng) lượng tiền tăng lên chủ yếu do sự tăng lên tiền gửi TCTD của Ngân hàng. Tuy tăng qua các năm nhưng vẫn tốc độ tăng không đều so với tổng tài sản (từ 2.686.735 triệu đồng ở năm 2014 đến 3.502.066 triệu đồng ở năm 2015, tương ứng với 30,35%; tăng tiếp lên 4.103.220 triệu đồng ở năm 2016, tương ứng với 17,17%). Đây chính là lý do mặc dù cả tiền mặt, tiền gửi TCTD khác và tổng tài sản đều tăng nhưng chỉ số này vẫn giảm ở năm 2015 và tăng lên lại vào năm 2016. Trong đó, tiền gửi TCTD khác tăng lên nhằm đảm bảo cho sự thanh toán thuận lợi hơn giữa BIDV Thừa Thiên Huế với các Ngân hàng, tổ chức khác. Còn tổng tài sản tăng lên do sự phát triển quy mô, thu hút được nhiều nguồn tiền. Căn cứ vào số liệu trên, ta rút ra được rằng, Ngân hàng BIDV Thừa Thiên Huế cần phải duy trì một lượng tiền vừa đủ (tầm 10% trên tổng tài sản), ổn định qua các năm để dễ dàng quản lý, dự báo và đảm bảo tránh được những rủi ro không đáng có. Trường Đại học Kinh tế Huế 41
  52. 2.2.1.2. Chỉ số về chứng khoán thanh khoản 0.014 0.013 0.012 0.011 0.012 0.01 0.009 0.01 0.008 0.009 BIDV Việt Nam 0.006 BIDV Thừa Thiên Huế 0.004 0.002 0 2014 2015 2016 Đồ thị 2.2. Chỉ số chứng khoán thanh khoản (Nguồn: Tính toán của sinh viên) Chứng khoán lỏng Chỉ số về chứng khoán thanh khoản = Tổng tài sản Chỉ số này cũng tương tự như trạng thái tiền mặt, cũng góp phần đánh giá tình hình thanh khoản của Ngân hàng dựa vào cơ cấu chứng khoán lỏng trên tổng tài sản. Nhìn chung chỉ số này cũng có sự biến động giống với trạng thái tiền mặt. Năm 2015 giảm 30,77% so với năm 2014, tương ứng chỉ số này giảm 0,004. Năm 2016 tăng 22,22%, tương ứng chỉ số này tăng 0,002. Chỉ số này của BIDV Thừa Thiên Huế dao động cùng chiều và luôn cao hơn so với BIDV Việt Nam. Điều này góp phần nào vào việc giúp tính thanh khoản của BIDV Thừa Thiên Huế tốt hơn so với Việt Nam. Nhìn vào đồ thị, ta thấy chỉ số chứng khoán thanh khoản giảm vào năm 2015 và tăng lên lại vào năm 2016, chỉ số này tăng giảm khá ổn định. Trường Đại học Kinh tế Huế 42
  53. Xét riêng về chứng khoán lỏng, thì nó giảm 10,90% ở năm 2015 (tương ứng với 3.709 triệu đồng), sau đó tăng mạnh ở năm 2016, lên đến 43,04% (tương ứng với 13.047 triệu đồng), có thể thấy, Ngân hàng BIDV Thừa Thiên Huế đã đầu tư thêm về mảng chứng khoán để vừa thu được ít lợi nhuận và có thêm kênh đảm bảo tính thanh khoản cho Ngân hàng. Tuy có sự gia tăng đó, nhưng cơ cấu của nó trong tổng tài sản lại thấp và tốc độ tài sản tăng khá cao nên chỉ số này vẫn không có sự chênh lệch nhiều giữa các năm. Với việc chỉ số chứng khoán thanh khoản tăng lên ở năm 2016 thì nó cũng góp phần cải thiện tính thanh khoản, mặc khác, chứng khoán lỏng cũng góp phần sinh lợi cho Ngân hàng, khá dễ để quy đổi thành tiền nên nếu xét trên phương diện thanh khoản thì điều này là tốt. Do đó, ngân hàng nên duy trì và cải thiện để vừa giữ được một lượng chứng khoán lỏng ổn định, vừa dễ dàng trong việc quản trị rủi ro thanh khoản. 2.2.1.3. Chỉ số cơ cấu tiền gửi 0.25 0.227 0.221 0.207 0.2 0.206 0.193 0.15 BIDV Việt Nam BIDV Thừa Thiên Huế 0.1 0.114 0.05 0 2014 2015 2016 Đồ thị 2.3. Chỉ số cơ cấu tiền gửi Trường Đại (Nguhọcồn: Tính Kinh toán của sinhtế viên)Huế 43
  54. Tiền gửi KKH Chỉ số cơ cấu tiền gửi = Tiền gửi CKH Nếu chỉ số này ở Ngân hàng BIDV Việt Nam ổn định thì ở Ngân hàng BIDV Thừa Thiên Huế lại có sự biến động mạnh mẽ và không có cùng sự tăng giảm với BIDV Việt Nam. Năm 2015 giảm 44,66% so với năm 2014, tương ứng chỉ số giảm 0,092. Năm 2016 tăng 69,30% so với năm 2015, tương ứng chỉ số tăng 0,079. Nhìn vào số liệu cho thấy ở năm 2015, tiền gửi KKH giảm, trong khi tiền gửi CKH lại tăng lên nên kéo theo chỉ số giảm mạnh. Tiền gửi KKH năm 2015 giảm 21,06% so với năm 2014, tương ứng với 92.605 triệu đồng. Năm 2016 tăng lên đến 94,41%, tương ứng với 327.625 triệu đồng. Sở dĩ có sự biến động như vậy là do: - Chỉ tiêu mở thẻ của các phòng giao dịch, kéo theo việc xuất hiện nhiều thẻ ảo trôi nổi trên thị trường, gây khó khăn cho cán bộ quản lý thẻ và tốn kém thêm chi phí lưu giữ. - Cả nước hướng đến việc hạn chế lượng tiền mặt lưu thông trên thị trường. - Chuyển tiền học phí của sinh viên đến các trường đại học hay việc ngày càng có nhiều người dân đến đóng tiền điện, nước. - Quy mô càng lớn, khách hàng càng nhiều và tất yếu sẽ kéo theo nhu cầu chuyển tiền qua lại giữa các cá nhân, tổ chức cũng nhiều hơn. Tiền gửi CKH năm 2015 tăng 43,09% so với năm 2014, tương ứng với 917.596 triệu đồng (đây là nguyên nhân chính làm giảm chỉ số cơ cấu tiền gửi, tiền gửi CKH tăng mạnh nhưng tiền gửi KKH lại giảm). Năm 2016 tăng 14,79% so với năm 2015, tương ứng với 450.608 triệu đồng. Tiền gửi CKH tăng liên tục qua 3 năm cho thấy huy động tiền có hiệu quả, có được nhiều vốn để cho khách hàng vay, mặc khác dư nợ tín dụng cũng gần sát với tiền gửi CKH chứng tỏ Ngân hàng sử dụng nguồn vốn có hiệu quả. Xét trên tính thanh khoản, thì năm 2015 sẽ tốt nhất vì tiền gửi KKH ít, sẽ giảm đi Trườngnhu cầu rút tiền đ ộĐạit ngột củ ahọc khách hàng, Kinh Ngân hàng tế an Huếtâm hơn trong vấn 44
  55. đề thanh khoản. Đến năm 2016, cả 2 loại tiền gửi KKH và CKH đều tăng lên cho thấy sự uy tín của Ngân hàng cũng tăng lên nhưng nếu Ngân hàng hạn chế sử dụng tiền gửi KKH để cho vay thì ắt hẳn Ngân hàng sẽ giảm đi rủi ro thanh khoản. Do đó, Ngân hàng cần duy trì tình trạng như hiện nay, huy động và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, tránh việc huy động quá nhiều mà không thể cho vay hết hay cho vay hết các khoản tiền gửi KKH của khách hàng. Điều đó sẽ dẫn đến nguy cơ mất thanh khoản khi khách hàng đồng loạt rút tiền. 2.2.1.4. Chỉ tiêu nợ quá hạn/tổng tài sản 0.09 0.080 0.08 0.07 0.06 0.05 0.042 0.041 BIDV Việt Nam 0.04 BIDV Thừa Thiên Huế 0.032 0.03 0.02 0.010 0.011 0.01 0 2014 2015 2016 Đồ thị 2.4. Chỉ số nợ quá hạn/tổng tài sản (Nguồn: Tính toán của sinh viên) Nợ quá hạn Nợ quá hạn/Tổng tài sản = Tổng tài sản Trường Đại học Kinh tế Huế 45
  56. Chỉ số này càng cao thì sẽ càng bất lợi và mang lại nhiều rủi ro cho Ngân hàng. Nhìn vào đồ thị, ta thấy được rằng chỉ số này của BIDV Thừa Thiên Huế vào năm 2015, 2016 giảm rất mạnh và thấp hơn nhiều so với BIDV Việt Nam. Năm 2015 giảm 87,50% so với năm 2014, tương ứng chỉ số này giảm 0,07. Năm 2016 tăng nhẹ 10%, tương ứng chỉ số này tăng 0,001. Theo số liệu tính toán được thì tình hình hiện tại như thế này là rất tốt cho Ngân hàng BIDV Thừa Thiên Huế. Điều này cho thấy khả năng thu hồi nợ đã cải thiện rất đáng kể. Xét trên nợ quá hạn thì năm 2015 đã giảm 83,37%, tương ứng với 179.367 triệu đồng. Năm 2016 có tăng lên 21,23% so với năm 2015, tương ứng với 7.594 triệu đồng. Tuy năm 2016 có tăng nhưng vẫn tốt do dư nợ tín dụng tăng cao từ 3.770.710 triệu đồng ở năm 2015 lên 5.702.340 triệu đồng năm 2016 (tốc độ tăng 51,22%). Nợ quá hạn giảm nhanh như vậy là do công tác thu nợ của Ngân hàng đã được nâng cao, thông qua các quy định, chỉ thị của Hội sợ cũng như tìm hiểu để đánh giá khách quan tình hình trả nợ của khách hàng, Ngân hàng đã cam kết với khách hàng trước khi giải ngân, động viên, nhắc nhở khách hàng trả nợ trước mỗi kỳ để họ chuẩn bị và trả nợ đúng hạn, đưa ra các mức lãi phạt khi quá hạn. Một trong những yếu tố quan trọng đã giúp Ngân hàng giảm nợ quá hạn đó chính là việc cán bộ, nhân viên đã quan tâm khách hàng trong suốt thời gian vay. Điều này có lợi cho thanh khoản của Ngân hàng. Trong khi nợ quá hạn có xu hướng giảm thì tổng tài sản lại có xu hướng tăng nhanh. Chính điều này đã làm cho chỉ số có biến động giảm. Quy mô của Ngân hàng ngày càng lớn, khách hàng ngày càng nhiều, trong khi nợ quá hạn lại giảm (2016 tăng không đáng kể). Do đó, Ngân hàng đã hạn chế được tình trạng bị chiếm dụng vốn (Nợ quá hạn năm 2014, 2015, 2016 lần lượt chiếm 7,74%, 0,95%, 0,76% trong tổng dư nợ tín dụng). Chính nhờ công tác quản lý, thu hồi nợ tốt nên: Xét theo hiệu quả kinh doanh thì Ngân hàng có vòng quay sử dụng vốn được cải thiện, tăng thêm lợi nhuận. Xét theo tính thanh khoản thì việc không bị chiếm dụng vốn sẽ giúp cho Ngân hàng có một nguồn tiền lớn để đảm bảo khả năng chi trả cho nhu cầu của khách hàng.Trường Đại học Kinh tế Huế 46
  57. Tuy vậy, để kinh doanh có hiệu quả cũng như đảm bảo được thanh khoản, Ngân hàng vẫn cần có những biện pháp để cải thiện, duy trì như sử dụng các biện pháp cứng rắn đối với những khách hàng trong nhóm nợ xấu (tịch thu tài sản thế chấp) hay động viên những khách hàng nhóm 2 trả nợ. 2.2.1.5. Tỷ lệ khả năng thanh toán 1 0.913 0.881 0.896 0.9 0.779 0.8 0.716 0.723 0.7 0.6 0.5 BIDV Việt Nam BIDV Thừa Thiên Huế 0.4 0.3 0.2 0.1 0 2014 2015 2016 Đồ thị 2.5. Tỷ lệ khả năng thanh toán (Nguồn: Tính toán của sinh viên) Tài sản lỏng Tỷ lệ khả năng thanh toán = Tiền gửi KKH Đầu tiên, khi nhìn vào đồ thị, ta thấy được rằng, chỉ tiêu này năm 2015 tăng 27,51% so với năm 2014, tương ứng tỷ lệ này tăng 0,197. Năm 2016 giảm 20,81% so với năm 2015, tương ứng tỷ lệ này giảm 0,19. Từ 2014 đến 2015, thật sự đây là một tín hiệu tốt. Lượng tiền đáp ứng cho nhu cầu thanh khoản trên tiền gửi KKH ngày càng tăng, chứng tỏ Ngân hàng ngày càng hạn chế được rủi ro thanh khoản. Nhưng từTrường năm 2015 đến 2016 Đại thì tỷ lhọcệ này cho Kinh thấy Ngân hàngtế đangHuế đối mặt với rủi 47
  58. ro thanh khoản. Sự biến động của chỉ tiêu này của Ngân hàng BIDV Thừa Thiên Huế ngược chiều với BIDV Việt Nam. Năm 2016, con số này của Ngân hàng BIDV Thừa Thiên Huế thấp hơn của Ngân hàng BIDV Việt Nam khá nhiều. Năm 2015 do tiền gửi KKH giảm nên tỷ lệ này mới tăng lên trong khi tổng tài sản lỏng của năm xấp xỉ với tổng tài sản lỏng của năm 2014 (316.805 triệu đồng ở năm 2015, 314.755 triệu đồng ở năm 2014). Năm 2016 tổng tài sản lỏng tăng lên do sự tăng lên của tiền gửi NHNN, tiền gửi TCTD khác và chứng khoán lỏng. Sự tăng lên này do: - NHNN sử dụng biện pháp mạnh, tăng dự trữ bắt buộc, phát hành tín phiếu bắt buộc để thu hồi một lượng tiền từ lưu thông về kho bạc. Điều này làm tiền gửi NHNN tăng lên (từ 64.711 triệu đồng năm 2015 đến 85.034 triệu đồng năm 2016, tăng 31,41%) và chứng khoán lỏng tăng lên. - Ngân hàng tiến hành gửi tiền ở các TCTD nhiều hơn (từ 205.778 triệu đồng năm 2015 đến 343.088 triệu đồng năm 2016, tăng 66,73%) để có được lãi thay vì nắm giữ tiền mặt, kèm theo đó là có thêm được một kênh đảm bảo nhu cầu thanh khoản. Nhìn vào số liệu ta thấy tỷ lệ này luôn bé hơn 1 ở cả Ngân hàng BIDV Việt Nam và Ngân hàng BIDV Thừa Thiên Huế. Khi tỷ lệ này bé hơn 1 thì Ngân hàng không đủ khả năng để thanh toán cho khách hàng trong trường hợp xấu nhất. Nếu xét trên khía cạnh thanh khoản thì tỷ lệ như vậy là chưa tốt. Nếu không sử dụng tiền vào những mục đích sau đây thì lượng tài sản lỏng sẽ càng tăng nhiều hơn, đảm bảo tốt hơn nhu cầu thanh khoản: - Đầu tư vào những lĩnh vực khác, có lợi nhuận cao so với việc giữ lượng tiền mặt và gửi tiền tại các TCTD khác nhưng rủi ro kèm theo cũng sẽ cao hơn và hạn chế tính thanh khoản. - Sử dụng nhiều tiền cho khách hàng vay. Ngân hàng đã có nhiều chương trình cho vay với lãi suất hấp dẫn và gần đây nhất là chương trình “Tết yêu thương”. Ngân Trường Đại học Kinh tế Huế 48
  59. hàng tận dụng tốt cơ hội để tăng thêm lợi nhuận (do thu nhập chủ yếu của Ngân hàng là đến từ lãi vay) nhưng khả năng thanh khoản sẽ giảm xuống. Xét trên thực tế thì tỷ lệ này là chấp nhận được do khả năng xấu nhất sẽ rất khó để xảy ra nhưng để chắc chắn trong khâu quản lý thì vẫn cần nâng tỷ lệ này lên bằng cách hạn chế cho vay những khách hàng có nguy cơ trả nợ quá hạn (tìm hiểu kĩ hơn từ CIC), kiểm soát được mục đích sử dụng vốn của khách hàng, quản lý dư nợ tín dụng tốt để hạn chế nợ quá hạn, nợ xấu hay giảm đầu tư vào những lĩnh vực có rủi ro quá cao. Việc nâng cao tính thanh khoản sẽ đi đôi với việc giảm hiệu quả kinh doanh, do đó, Ngân hàng cần cân nhắc và có những quyết định đúng đắn. Trước mắt, Ngân hàng cần làm tăng chỉ tiêu này lên ở một mức ổn định để đảm bảo luôn có một lượng tiền đủ đáp ứng nhu cầu thanh khoản. 2.3. Ước lượng rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP BIDV – Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2.3.1. Kết quả ước lượng bằng EVIEWS 8.0 Dependent Variable: LOG(Y) Method: Least Squares Date: 03/27/17 Time: 09:58 Sample: Q2 2014 – Q4 2016 Included observations: 11 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C -0.347186 1.634562 -0.212403 0. 0084 LOG(X) -0.232293 0.883196 -0.263014 0.0088 LOG(Y(-1)) 0.485296 0.331228 1.465141 0.0028 R-squared 0.601874 Mean dependent var -0.138266 Adjusted R-squared 0.557638 S.D. dependent var 0.163013 S.E. of regressionTrường Đại0.143242 học Akaike Kinh info criterion tế Huế-0.957785 49
  60. Sum squared resid 0.105810 Schwarz criterion -0.849268 Log likelihood 8.267818 Hannan-Quinn criter. -1.026190 F-statistic 0.712999 Durbin-Watson stat 2.019772 Prob(F-statistic) 0.518861 Từ kết quả ước lượng trên ta thấy: Với m ức ý nghĩa 5% thì các hệ số đều có ý nghĩa về mặt kinh tế. Điều này cho thấy các biến được đưa vào mô hình đều giải thích cho sự thay đổi của biến phụ thuộc. Ta có phương trình ước lượng: Log(Yt) = - 0,347186 – 0,232293log(Xt) + 0,485296log(Yt-1) + Ut Ý nghĩa của các hệ số: α = - 0,347186 có nghĩa là khi không có log(X) và log(Yt-1) thì log(Y) trung bình của Ngân hàng là – 0,347186 lần (đây chỉ là một mẫu ngẫu nhiên). β2 = – 0,232293 có nghĩa là khi giữ nguyên các yếu tố khác, nếu log(X) tăng 1 lần thì log(Y) giảm 0,232293 lần. Điều này hoàn toàn phù hợp về mặt lý thuyết vì tỷ lệ đầu tư trên tài sản tỷ lệ nghịch với tỷ lệ thanh toán của Ngân hàng. β3 = 0,485296 có nghĩa là khi giữ nguyên các yếu tố khác, nếu log(Yt-1) tăng 1 lần thì log(Y) tăng 0,485296 lần. Điều này hoàn toàn phù hợp về mặt lý thuyết vì tỷ lệ thanh toán của kỳ này sẽ phụ thuộc phần nào vào tỷ lệ thanh toán của kỳ trước. R2 = 0,601874 có nghĩa là có 60,18% sự thay đổi của biến phụ thuộc log(Y) do các biến độc lập log(X), log(Yt-1) trong mô hình gây ra. Kết quả cho thấy tỷ lệ thanh toán của kỳ này phụ thuộc vào tỷ lệ đầu tư của kỳ này và tỷ lệ thanh toán của kỳ trước. Tuy nhiên, tỷ lệ thanh toán của kỳ trước có tác động lớn hơn là 0,485296, trong khi tỷ lệ đầu tư của kỳ này tác động 0,232293. Nhìn vào các hệ số trước các biến, ta nhận thấy đây là kết quả phù hợp: Trường Đại học Kinh tế Huế 50
  61. - Tỷ lệ đầu tư thì biến này tỷ lệ nghịch với tỷ lệ thanh toán, do đó, hệ số đứng trước nó mang dấu âm (-), vì khi Ngân hàng dùng tiền huy động để đầu tư sinh lợi càng nhiều thì đồng nghĩa với việc cung thanh khoản ngày càng giảm xuống. - Tỷ lệ thanh toán của kỳ trước tỷ lệ thuận với tỷ lệ thanh toán của kỳ sau, do đó, hệ số đứng trước nó mang dấu dương (+). Tỷ lệ thanh toán kỳ trước tác động rất nhiều đến kỳ sau, nếu kỳ trước thanh khoản cao thì chắc hẳn rằng kỳ sau thanh khoản sẽ ổn hơn phần nào, nhưng nếu thanh khoản kỳ trước thấp thì thanh khoản kỳ này cũng sẽ thấp đi. - Sự thay đổi của biến phụ thuộc đã được giải thích bởi hai biến độc lập lên tới 60,2%. Đây là một tỷ lệ khá cao, cho dù có nhiều yếu tố tác động tới sự thay đổi của biến phụ thuộc tỷ lệ thanh toán thì chủ yếu nó vẫn chịu tác động của hai biến độc lập này là chính. 2.3.2. Kiểm định các giả thiết của mô hình 2.3.2.1. Kiểm định White Để kiểm tra xem mô hình có phương sai sai số thay đổi hay không, ta thực hiện: Bước 1: Ước lượng mô hình (2) bằng phương pháp OLS, thu được phần dư RESID. Bước 2: Dùng OLS để ước lượng mô hình: 2 2 2 RESID = β1 + β2log(X) + β3log(Yt-1) + β4log (X) + β5log (Yt-1) Bước 3: Kiểm định giả thiết: 2 H0: R = 0, phương sai sai số không thay đổi. 2 H1: R > 0, phương sai sai số thay đổi. Kết quả EVIEWS Heteroskedasticity Test: White Trường Đại học Kinh tế Huế 51
  62. Test Equation: Dependent Variable: RESID^2 Method: Least Squares Date: 03/27/17 Time: 10:06 Sample: Q2 2014 – Q4 2016 Included observations: 11 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C -1.958650 5.011852 -0.390804 0.0071 LOG(X) -2.217916 5.383617 -0.411975 0.0069 LOG(X)^2 -0.625285 1.444892 -0.432755 0.0068 LOG(Y(-1)) -0.035018 0.064796 -0.540436 0.0061 LOG(Y(-1))^2 0.301453 0.232520 1.296459 0.0024 R-squared 0.656320 Mean dependent var 0.013022 Adjusted R-squared 0.427200 S.D. dependent var 0.019140 S.E. of regression 0.014486 Akaike info criterion -5.328369 Sum squared resid 0.001259 Schwarz criterion -5.147508 Log likelihood 34.30603 Hannan-Quinn criter. -5.442377 F-statistic 2.864527 Durbin-Watson stat 1.512667 Prob(F-statistic) 0.120522 Ta có: R2 11 - 5 Fqs = x = 2,864527 1 - R2 5 - 1 F0,05(4,11 - 5) = F0,05(4,6) = 4,53. Suy ra: Fqs < F0,05(4,6). Không có cơ sở để bác bỏ H0, nghĩa là mô hình có phương sai sai sốTrường đồng đều. Đại học Kinh tế Huế 52
  63. Do phương sai sai số đồng đều nên giá trị của biến phụ thuộc dao động quanh giá trị trung bình của nó là đồng đều. Các hệ số ước lượng nhận được không chệch, tuyến tính, ước lượng phương sai không bị chệch, không làm mất hiệu lực của kiểm định F, T. Từ đó, ước lượng nhận được sẽ là ước lượng hiệu quả, đóng góp được cho việc dự báo rủi ro thanh khoản trong tương lai gần, cũng như nhìn nhận được sự ảnh hưởng của các biến chính xác hơn. 2.3.2.2. Kiểm định tự tương quan Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test: Test Equation: Dependent Variable: RESID Method: Least Squares Date: 03/28/17 Time: 09:25 Sample: Q2 2014 – Q4 2016 Included observations: 11 Presample missing value lagged residuals set to zero. Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C -0.095652 1.985233 -0.048182 0. 0096 LOGX -0.061117 1.079882 -0.056596 0.0096 LOGY1 0.147892 0.606327 0.243915 0.0082 RESID(-1) -0.224895 0.713836 -0.315051 0.0076 RESID(-2) -0.058909 0.533622 -0.110395 0.0092 R-squared 0.595101 Mean dependent var -3.53E -17 Adjusted R-squared 0.421573 S.D. dependent var 0.159684 S.E. of regression 0.140904 Akaike info criterion -0.610603 Sum squaredTrường resid Đại0.103245 học Schwarz Kinh criterion tế Huế-0.429741 53
  64. Log likelihood 8.358316 Hannan-Quinn criter. -0.724611 F-statistic 0.024885 Durbin-Watson stat 1.840297 Prob(F-statistic) 0.998437 Ta kiểm định giả thiết: Ho: Mô hình không có tự tương quan H1: Mô hình có tự tương quan Ta có: (n - p)R2 = (11 – 2) x 0,595101 = 5,355909 2 2 χ 0,05(p) = χ 0,05(2) = 5,99 Trong đó: p là số kỳ trễ của biến sai số ngẫu nhiên Ut. 2 2 (n - p)R < χ 0,05(2), suy ra không có đủ cơ sở để bác bỏ giả thiết Ho. Vậy mô hình đưa ra không có hiện tượng tự tương quan. Do mô hình không có hiện tượng tự tương quan nên các hệ số ước lượng là không chệch, là ước lượng có phương sai nhỏ nhất, các kiểm định T, F có ý nghĩa. Việc tỷ lệ thanh toán kì trước và kì này không có tư tương quan sẽ góp phần giúp cho mô hình dự báo về tỷ lệ thanh toán trong tương lại chính xác hơn. 2.3.2.3. Kiểm định phân phối chuẩn Ta thực hiện kiểm định giả thiết: H0: U có phân bố chuẩn H1: U không có phân bố chuẩn Kết quả EVIEWS Trường Đại học Kinh tế Huế 54
  65. 6 Series: Residuals Sample 1 11 5 Observations 11 4 Mean -3.53e-17 Median 0.005947 Maximum 0.249451 3 Minimum -0.182069 Std. Dev. 0.119684 2 Skewness 0.423534 Kurtosis 2.963917 1 Jarque-Bera 0.329462 Probability 0.848122 0 -0.2 -0.1 0.0 0.1 0.2 0.3 2 2 Thống kê JB = 0,329462. Trong khi đó χ 0,05(2) = 5,99. Ta thấy JB < χ 0,05(2), không có cơ sở để bác bỏ H0. Vậy các sai số ngẫu nhiên không vi phạm giả thiết về phân phối chuẩn. Do các sai số ngẫu nhiên có phân phối chuẩn nên việc dự bào tỷ lệ thanh toán sẽ trở nên chính xác hơn do các sai số ngẫu nhiêu dao động chủ yếu tập trung tại một mức giá trị. Ngoài ra, sự chính xác của việc dự báo sẽ càng tăng lên khi số mẫu tăng lên. 2.3.2.4. Kiểm định Ramsey Bước 1: Ước lượng mô hình (2), ta thu được FITTED (giá trị biến phụ thuộc nhận được từ hàm hồi quy mẫu) Tính FITTED2, FITTED3 Bước 2: Ước lượng mô hình: 2 3 Log(Y) =β1 + β2log(X) + β3log(Yt-1) + β4FITTED + β5FITTED Bước 3: Kiểm định giả thiết: H0: β4 = β5 = 0, dạng hàm đúng H1: βi ≠ Trường0 (i= 3,4), dạng hàm Đại sai học Kinh tế Huế 55
  66. Kết quả EVIEWS Ramsey RESET Test Equation: UNTITLED Specification: LOG(Y) C LOG(X) LOG(Y(-1)) Omitted Variables: Powers of fitted values from 2 to 3 Unrestricted Test Equation: Dependent Variable: LOG(Y) Method: Least Squares Date: 03/27/17 Time: 10:10 Sample: Q2 2014 – Q4 2016 Included observations: 11 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 6.203606 3.610626 1.718153 0. 0014 LOG(X) 2.596080 1.589887 1.632870 0.0015 LOG(Y(-1)) -7.463228 4.351553 -1.715072 0.0014 FITTED^2 -191.0593 85.27883 -2.240407 0.0007 FITTED^3 -512.3819 199.4524 -2.568944 0.0004 R-squared 0.747086 Mean dependent var -0.138266 Adjusted R-squared 0.578477 S.D. dependent var 0.129913 S.E. of regression 0.084346 Akaike info criterion -1.804825 Sum squared resid 0.042685 Schwarz criterion -1.623964 Log likelihood 14.92654 Hannan-Quinn criter. -1.918833 F-statistic 4.430875 Durbin-Watson stat 2.054445 Prob(F-staTrườngtistic) Đại0.052436 học Kinh tế Huế 56
  67. 2 2 Ru – Rr n - k Fqs = x 2 1 – Ru m 0,7470686 – 0,601874 11 - 5 = x = 1,722467 1 – 0,747086 2 F0,05(m,n – k) = F0,05(2,6) = 5,14. Trong đó: m là các số hạng mới đưa vào mô hình k là số các hệ số của mô hình mới Ta có Fqs = 1,722467 < F0,05(2,6) = 5,14. Vậy không có cơ sở để bác bỏ giả thiết H0, nghĩa là dạng hàm đúng. Dựa trên kiểm định trên, ta thấy được rằng: - Mô hình không bỏ sót biến thích hợp, các hệ số được ước lượng không chệch, hàm hồi quy mẫu không chệch so với hàm hồi quy tổng thể, làm cho kết quả thu được đáng tin cậy. - Mô hình chứa biến thích hợp, phương sai nhỏ nhất, khoảng tin cậy dựa trên các sai số tiêu chuẩn không lớn, từ đó dự báo về tỷ lệ thanh toán ở kỳ sau sẽ chính xác hơn. * KẾT LUẬN Bằng phương pháp ước lượng OLS trên phần mềm EVIEWS 8.0 dựa trên số liệu đã thu thập được và tính toán được, ta thu được kết quả sau: Log(Yt) = - 0,347186 – 0,232293log(Xt) + 0,485296log(Yt-1) + Ut Trong quá trình xây dựng mô hình, có thể ta đã bỏ lỡ một số biến đáng ra nên có, hay mô hình đưa ra tự tương quan, có phương sai sai số không đồng đều hay sai số phân bố không chuẩn; nhưng ta có thể thấy được, thông qua những kiểm định đã được thực hiện thì mô hình không mắc những khuyết tật này. Đây là một tín hiệu tốt, nó có thể đáp ứng được phần nào nhu cầu của người sử dụng. Với việc chấp nhận môTrường hình như hiện t ạiĐại thì các khọcết quả đưa Kinh ra có thể tintế cậ yHuế được, có thể giúp 57
  68. được cán bộ quản lý thấy được hướng tác động và mức độ tác động của hai biến độc lập đến biến phụ thuộc, từ đó, phần nào ước lượng được rủi ro thanh khoản trong Ngân hàng trong tương lai gần. Tuy vậy, nhưng do kiến thức còn thiếu sót cũng như số liệu thu thập được chưa đầy đủ nên ắt hẳn vẫn sẽ có những sai sót chưa thể phát hiện được. 2.4. Tỷ lệ đầu tư và tỷ lệ thanh toán của Ngân hàng BIDV Thừa Thiên Huế giai đoạn Quý I – 2014 đến Quý IV – 2016 Bảng 2.6. Tỷ lệ đầu tư và tỷ lệ thanh toán của Ngân hàng BIDV Thừa Thiên Huế QI - 2014 đến QIV - 2016 Quý Tỷ lệ đầu tư Tỷ lệ thanh toán Quý I – 2014 0,161072152 1,134575250 Quý II – 2014 0,159945030 1,004768563 Quý III – 2014 0,171091640 0,889776827 Quý IV – 2014 0,162819556 0,715964097 Quý I – 2015 0,154798701 1,020546232 Quý II – 2015 0,157426284 0,962453137 Quý III – 2015 0,153181808 0,978957502 Quý IV – 2015 0,141878251 0,912932721 Quý I – 2016 0,150991886 0,839322303 Quý II – 2016 0,151039044 0,853542914 Quý III – 2016 0,152197395 0,751136193 Quý IV – 2016 0,146794225 0,722686335 (Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tài chính ngân hàng BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế) Trường Đại học Kinh tế Huế 58
  69. 1.2 1 0.8 0.6 Tỷ lệ đầu tư 0.4 Tỷ lệ thanh toán 0.2 0 Đồ thị 2.6. Tình hình tỷ lệ đầu tư và tỷ lệ thanh toán của Ngân hàng BIDV Thừa Thiên Huế Quý I – 2014 đến Quý IV – 2016 (Nguồn: Tính toán của sinh viên) Nhìn vào đồ thị, ta thấy được tỷ lệ đầu tư trong 12 quý có sự biến động nhưng không đáng kể, còn tỷ lệ thanh toán lại có sự biến động khá lớn và có xu hướng bắt đầu giảm ở 4 quý năm 2016. Năm 2014: Tỷ lệ đầu tư có sự tăng giảm không đều, dao động trong khoảng 0,159945030 (Quý II) - 0,171091640 (Quý III). Tỷ lệ thanh toán có xu hướng biến động giảm (từ 1,134575250 của Quý I giảm còn 0,715964097 của Quý IV). Năm 2015: Tỷ lệ đầu tư tăng giảm không đều, Quý II có tăng so với Quý I, nhưng sau đó lại giảm xuống ở Quý III, Quý IV, dao động trong khoảng 0,141878251 (Quý IV) - 0,157426284 (Quý II). Tỷ lệ thanh toán sau khi tăng từ Quý IV năm 2014 đến Quý I năm 2015 thì lại có xu hướng giảm xuống ở các Quý còn lại trong năm 2015, dao động trong khoảng 0,912932721 (Quý IV) - 1,020546232 (Quý I). Xét riêng năm 2016: TỷTrường lệ đầu tư tăng nhẹ Đại ở 3 Q uýhọc đầu và sauKinh đó lại giảm tế xuống Huế ở Quý IV, dao 59
  70. động trong khoảng 0,146794225 (Quý IV) - 0,152197395 (Quý III). Ở Quý IV, tài sản tăng từ 3.788.350 triệu đồng lên 4.103.220 triệu đồng (tương đương tăng 8,31%) trong khi đầu tư tăng từ 587.942 triệu đồng lên 602.329 triệu đồng (tương đương tăng 2,45%). Với tỷ lệ tăng chênh lệch nhau như vậy đồng nghĩa với việc tỷ lệ đầu tư sẽ giảm. Tài sản tăng nhiều nhưng đầu tư tăng ít đồng nghĩa với việc Ngân hàng tiến hành cho vay nhiều hơn để tăng thêm thu nhập hoặc Ngân hàng muốn hạn chế rủi ro thanh khoản và gửi tiền vào các TCTD khác hoặc mua các chứng khoán lỏng. Ngân hàng cần duy trì tỷ lệ đầu tư này ổn định hoặc có thể giảm tỷ lệ này xuống để tăng thanh khoản nhưng Ngân hàng vẫn cần đề ra phương hướng phát triển và đánh đổi giữa khả năng sinh lợi và khả năng thanh toán. Tỷ lệ thanh toán có xu hướng giảm trong năm này, dao động trong khoảng 0,722686335 (Quý IV) – 0,853542914 (Quý II). Khoảng dao động này là khá nhiều, cho thấy khả năng thanh khoản của Ngân hàng vẫn chưa ổn định được qua các thời kỳ. Quý II có tăng so với Quý I nhưng không đáng kể, vì tỷ lệ thanh toán của 2 Quý này đều ở mức ổn, nhưng bắt đầu từ Quý III thì giảm 0,102406721 so với Quý II, tương ứng với gần 12%, Quý IV tiếp tục giảm 0,028449858 so với Quý III, tương ứng với 3,79%. Ngân hàng cần chú trọng tỷ lệ này, vì tỷ lệ thanh toán của kỳ trước sẽ tác động rất lớn vào kỳ sau (như mô hình thì nó tác động đến 0,485296) nên ta ưu tiên việc duy trì tỷ lệ thanh toán ở các kỳ trước và tăng dần tỷ lệ này ở các kỳ sau. 2.5. Những ưu điểm và hạn chế về quản trị thanh khoản của Ngân hàng  Ưu điểm: - Hằng ngày, Ngân hàng nắm bắt kịp thời nhu cầu rút tiền, gửi tiền, giải ngân, thu nợ tín dụng, khả năng quay vòng, gửi mới của các khoản tiền gửi lớn ≥ 50 tỷ đồng (quy đổi) để chủ động kiểm soát quy mô vốn khả dụng theo hướng gia tăng hiệu quả và an toàn thanh khoản. - Ngân hàng đã tích cực đàm phán, thuyết phục khách hàng để giữ ổn định và gia tăng nguTrườngồn vốn huy động ngoĐạiại tệ (USD, học EUR, Kinh JPY). tế Huế 60