Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và máy RTK SQ-GNSS thành lập mảnh bản đồ địa chính tỉ lệ 1/2000 tại xã Đức Mạnh, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông

pdf 93 trang thiennha21 13/04/2022 4340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và máy RTK SQ-GNSS thành lập mảnh bản đồ địa chính tỉ lệ 1/2000 tại xã Đức Mạnh, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ung_dung_cong_nghe_tin_hoc_va_may_rtk_sq_gnss_than.pdf

Nội dung text: Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và máy RTK SQ-GNSS thành lập mảnh bản đồ địa chính tỉ lệ 1/2000 tại xã Đức Mạnh, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN VĂN QUÂN Tên đề tài: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TIN HỌC VÀ MÁY RTK SQ-GNSS THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TỈ LỆ 1/2000 (KHU BÒ VÀNG) TẠI XÃ ĐỨC MẠNH, HUYỆN ĐẮK MIL, TỈNH ĐẮK NÔNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa Chính Môi Trường Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2015-2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN VĂN QUÂN Tên đề tài: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TIN HỌC VÀ MÁY RTK SQ-GNSS THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TỈ LỆ 1/2000 (KHU BÒ VÀNG) TẠI XÃ ĐỨC MẠNH, HUYỆN ĐẮK MIL, TỈNH ĐẮK NÔNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Đại học chính quy Chuyên ngành : Điạ Chính –Môi Trường Lớp : K47 – ĐCMT Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2015-2019 Giáo viên hướng dẫn : ThS. Đỗ Sơn Tùng Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình điều tra, nghiên cứu để hoàn thành đề án tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng của bản thân, được sự hướng dẫn nhiệt tình chu đáo của cơ quan, tổ chức và chính quyền địa phương UBND xã Đức Mạnh và tập thể cán bộ trong Đội Sản Xuất Số 5 thuộc Công Ty CP Tài Nguyên Và Môi Trường Phương Bắc. Để có được kết quả như ngày hôm nay, em xin gửi lời cám ơn chân thành sâu sắc tới Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm các thầy cô khoa Quản Lý Tài Nguyên trường Đại Học Nông Lâm - Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ, trang bị những kiến thức trong suốt quá trình học tập và thực tập vừa qua. Đặc biệt em xin gửi lời cám ơn chân thành nhất tới ThS. ĐỖ SƠN TÙNG đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành đề tài này. Em xin gửi lời cám ơn tới ban giám đốc trong Công Ty Cổ Phần Tài Nguyên Và Môi Trường Phương Bắc, UBND xã Đức Mạnh và cán bộ các thôn đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài tại địa phương. Do thời gian có hạn và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều mặc dù đã rất cố gắng nhưng khóa luận tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, các bạn sinh viên để đề tài của em hoàn thiện hơn. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên thực hiện Trần Văn Quân
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Phân loại tỷ lệ bản đồ theo loại đất và khu vực .12 bảng 4.1: Một số thửa đất được đo bằng máy rtk-sq gnss 43
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Sơ đồ công nghệ thành lập bản đồ địa chính 19 Hình 2.2: Quy trình thành lập bản đồ địa chính trên phần mềm famis 23 Hình 2.3 .nguyên lý kĩ thuật đo RTK 26 Hình2.4 Màn hình hiển thị của phần mềm GNSS-đo tĩnh 29 Hình2.5 Màn Hình hiển thị của phần mềm SQ GNSS-Rover 31 Hình 2.6 Phần mềm SQ-GNSS Base 32 Hình2.7. Phần mềm SQ-GNSS Config 32 Hình 4.1: Vị trí xã Đức Mạnh 36 Hình 4.2: Sơ đồ quy trình công tác thành lập bản đồ địa chính 40 xã Đức Mạnh 40 Hình 4.3 .File định dạng CSV sau khi đưa vào máy tính 44 Hình:4.4 Phần mềm đổi định dạng file số liệu sang “.txt” 45 Hình 4.5: File số liệu sau khi được xử lý 45 Hình 4.6: File số liệu sau khi đổi sang “txt” 46 Hình 4.7: Nhập điểm bằng phần mềm Famis 46 Hình 4.8: Nhập(Import) điểm chi tiết lên bản vẽ 47 Hình 4.9: Hiển thị trị đo của một số điểm trên bản đồ 48 Hình4.10 Khu vực Bò Vàng trong quá trình nối thửa 49 Hình 4.11: Kết nối với cơ sở dữ liệu bản đồ 51 Hình 4.12: Thao tác sửa lỗi trong famis 52 Hình 4.13: Màn hình hiển thị các lỗi của thửa đất 53 Hình 4.14: Các thửa đất sau khi được sửa lỗi 54 Hình 4.15: Một góc các thửa đất sau khi được tạo tâm thửa 55 Hình 4.16: Đánh số thửa cho BĐĐC 55 Hình 4.17: Vẽ nhãn thửa 57 Hình 4.18: Tạo khung mảnh bản đồ địa chính của xã Đức Mạnh 58
  6. iv DANH MỤC VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa CSDL Cơ sở dữ liệu TNMT Tài nguyên & Môi trường TT Thông tư QĐ Quyết định TCĐC Tổng cục Địa chính CP Chính Phủ QL Quốc lộ UBND Ủy ban nhân dân UTM Lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc VN-2000 Hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000 BĐĐC Bản đồ địa chính
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC HÌNH iii MỤC LỤC v PHẦN 1.ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1.Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 PHẦN 2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1 Cơ sở khoa học 3 2.1.1 Tổng quan về bản đồ, bản đồ địa chính 3 2.1.2. Giới thiệu các phần mềm thành lập bản đồ địa chính 20 2.2. Cơ sở pháp lý 23 2.3.1.Tổng quan hệ thống GNSS. 24 2.4.Công nghệ RTK. 25 2.4.1.Khái niệm RTK. 25 2.4.2. Nguyên lý hoạt động của công nghệ RTK (REAL-TIME KINEMATIC). 26 2.5 .Thiết bị RTK SQ-GNSS 26 2.5.1.Gới thiệu chung. 26 2.5.2.Thông số kĩ thuật 28 2.6.Các Phần mềm đo 29 2.6.1. Phần mềm đo tĩnh (SQ-GNSS đo tĩnh) 29 2.6.2.Phương pháp đo động (SQ- GNSS Rover) 30 2.6.3.Phần Mềm SQ-GNSS Base (SQ-GNSS Base Station) 31 2.6.4.Phần mềm SQ-GNSS Config (SQ-GNSS Config) 32
  8. vi PHẦN 3.ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 33 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 33 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 33 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 33 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu 33 3.2.2. Thời gian tiến hành 33 3.3. Nội dung nghiên cứu 33 3.3.1. Điều tra cơ bản 33 3.3.2. Công tác thành lập bản đồ địa chính xã Đức Mạnh,huyện Đắk Mil,Tỉnh Đắk Nông 34 3.3.3. Một số thuận lợi và khó khăn và đề xuất giải pháp trong quá tình đo đạc bản đồ địa chính xã Đức Mạnh,huyện Đắk Mil,tỉnh Đắk Nông. 34 3.4. Phương pháp nghiêm cứu 34 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 34 3.4.2. Phương pháp đo đạc ngoại nghiệp 35 3.4.3. Phương pháp xử lý dữ liệu đo 35 3.4.4. Phương pháp biên tập bản đồ địa chính bằng phần mềm Famis và Microstation. 35 PHẦN 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36 4.1. Điều tra cơ bản 36 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 36 4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 38 4.2. Công tác thành lập bản đồ địa chính xã Đức Mạnh huyện Đắk Mil tỉnh Đắk Nông 39 4.2.1. Sơ đồ quy trình 39 4.2.2. Thành lập lưới 40
  9. vii KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ĐỘ CHÍNH XÁC 20 4.2.3. Đo vẽ chi tiết và biên tập bản đồ xã Đức Mạnh, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông bằng phần mềm Microstation, Famis 42 4.2.4. Một số thuận lợi và khó khăn trong quá trình đo đạc bản đồ địa chính xã Đức Mạnh huyện Đắk Mil tỉnh Đắk Nông. 59 PHẦN 5.KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 61 5.1. Kết luận 61 5.2. Kiến nghị 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
  10. 1 PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1.Tính cấp thiết của đề tài Đất đai - cội nguồn của mọi hoạt động sống của con người. Trong sự nghiệp phát triển của đất nước, đất luôn chiếm giữ một vị trí quan trọng, đất là nguồn đầu vào của nhiều ngành kinh tế khác nhau, là nguồn tư liệu sản xuất của ngành nông nghiệp. Không những thế, đất đai còn là không gian sống của con người. Song sự phân bố đất đai lại rất khác nhau dẫn đến nảy sinh các mối quan hệ về đất đai cũng rất phức tạp. Vấn đề đặt ra ở đây là làm sao quản lý đất đai một cách có hiệu quả để góp phần giải quyết tốt các quan hệ đất đai, thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế đất nước. Bản đồ địa chính là tài liệu quan trọng trong bộ hồ sơ địa chính, là tài liệu cơ bản để thống kê đất đai, làm cơ sở để quy hoạch, giao đất, thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Mức độ chi tiết của bản đồ địa chính thể hiện tới từng thửa đất thể hiện được cả về loại đất, chủ sử dụng Vì vậy bản đồ địa chính có tính pháp lý cao, trợ giúp đắc lực cho công tác quản lý đất đai. Việc thành lập bản đồ địa chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý đất đai. Cùng với sự phát triển của xã hội nên việc áp dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ vào sản xuất là một yêu cầu rất cấp thiết, nhằm nâng cao năng suất lao động, giảm sức lao động của con người và góp phần tự động hóa trong quá trình sản xuất. Công nghệ điện tử tin học đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung và trong lĩnh vực ngành đất đai nói riêng. Xuất phát từ những nội dung trên và với mục đích tìm hiểu quy trình công nghệ, ứng dụng và khai thác những ưu điểm của các thiết bị hiện đại
  11. 2 trong đo đạc thành lập bản đồ địa chính và các phần mềm ứng dụng trong việc xử lý số liệu, biên tập, biên vẽ bản đồ địa chính. Là một sinh viên ngành Quản lý đất đai việc nắm bắt và áp dụng các tiến bộ của khoa học mới vào trong công việc của mình là tối cần thiết. Để làm quen với công nghệ mới và tạo hành trang cho mai sau ra trường khỏi bỡ ngỡ trước công việc thực tế, qua sự tìm tòi, phân tích, đánh giá của bản thân cùng với sự hướng dẫn trực tiếp và nhiệt tình của TH.S ĐỖ SƠN TÙNG, cùng với sự giúp đỡ của các cán bộ trong Đội sản xuất số 5 thuộc Công Ty CP Tài Nguyên Và Môi Trường Phương Bắc em đã thực hiện đề tài: “Ứng dụng công nghệ tin học và máy RTK SQ-GNSS thành lập mảnh bản đồ địa chính tỉ lệ 1/2000 tại xã Đức Mạnh,huyện Đắk Mil,tỉnh Đắk Nông”. 1.2. Mục tiêu của đề tài + Áp dụng quy trình công nghệ và xây dựng bản đồ địa chính tỷ lệ lớn từ các số liệu đo vẽ ngoại nghiệp. + Ứng dụng công nghệ tin học và máy RTK SQ-GNSS thành lập một mảnh bản đồ địa chính tỉ lệ 1:2000 tại xã Đức Mạnh,huyện Đắk Mil,tỉnh Đắk Nông. 1.3. Ý nghĩa của đề tài + Áp dụng quy trình công nghệ ứng dụng máy RTK SQ-GNSS trong công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính, giúp cho công tác quản lý nhà nước về đất đai nhanh đầy đủ và chính xác hơn. + Phục vụ cho việc đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ địa chính theo công nghệ số, hiện đại hóa hệ thống hồ sơ địa chính theo quy định của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.
  12. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Cơ sở khoa học 2.1.1 Tổng quan về bản đồ, bản đồ địa chính 2.1.1.1 Khái niệm bản đồ “Bản đồ là hình ảnh của thực tế địa lý được ký hiệu hoá, phản ánh các yếu tố hoặc các đặc điểm một cách có chọn lọc, là kết quả từ sự nỗ lực sáng tạo trong lựa chọn của tác giả bản đồ, và được thiết kế để sử dụng chủ yếu liên quan đến mối quan hệ không gian”. (Theo Hội nghị Bản đồ thế giới lần thứ 10- Barxelona, 1995). Theo A.M. Berliant: “Bản đồ là hình ảnh (mô hình) của bề mặt trái đất, các thiên thể hoặc không gian vũ trụ, được xác định về mặt toán học, thu nhỏ, và tổng quát hoá, phản ánh về các đối tượng được phân bố hoặc chiếu trên đó, trong một hệ thống ký hiệu đã được chấp nhận”. 2.1.1.2 Bản đồ địa chính Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản nhất của bộ hồ sơ địa chính, mang tính pháp lý cao phục vụ quản lý đất đai đến từng thửa đất, từng chủ sử dụng đất. Bản đồ địa chính khác với bản đồ chuyên ngành khác ở chỗ bản đồ địa chính có tỷ lệ lớn và phạm vi đo vẽ rộng khắp mọi nơi trên toàn quốc. Bản đồ địa chính thường xuyên được cập nhật thông tin về các thay đổi hợp pháp của đất đai, công tác cập nhật thông tin có thể thực hiện hàng ngày theo định kỳ. Hiện nay ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đang hướng tới việc xây dựng bản đồ địa chính đa chức năng, vì vậy bản đồ địa chính còn có tính chất của bản đồ cơ bản quốc gia. a. Khái niệm địa chính “Địa chính là thể tổng hợp của các tư liệu văn bản xác định rõ ranh giới,
  13. 4 phân loại, số lượng, chất lượng của đất đai, quyền sở hữu, quyền sử dụng đất làm cơ sở cho việc phân bổ, đánh thuế đất, quản lý đất, bao gồm trách nhiệm thành lập, cập nhật và bảo quản các tài liệu địa chính”[7]. b. Bản đồ địa chính gốc “Là bản đồ thể hiện hiện trạng sử dụng đất và thể hiện chọn và không chọn các thửa đất, các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất, các yếu tố quy hoạch đó được duyệt, các yếu tố địa lý có liên quan; lập trong khu vực, trong phạm vi một số đơn vị hành chính cấp xã, trong một phần hay cả đơn vị hành chính cấp huyện hoặc một số huyện trong phạm vi một tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương, được một cơ quan thực hiện và cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh xác nhận. Bản đồ địa chính gốc là cơ sở để thành lập bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn ( sau đây gọi chung là xã ). Các nội dung đó được nhập trên bản đồ địa chính cấp xã phải được chuyển lên bản đồ địa chính gốc” [7]. c. Bản trích đo địa chính Là bản đồ thể hiện trọn một thửa đất hoặc trọn một số thửa đất liền kề nhau, các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất, các yếu tố quy hoạch đã được duyệt, các yếu tố địa lý có liên quan trong phạm vi một đơn vị hành chính cấp xã trường hợp thửa đất có liên quan đến hai hay nhiều xã thì trên bản trích đo phải thể hiện đường địa giới hành chính xã để xác định diện tích thửa đất trên từng xã, được cơ quan thực hiện, ủy ban nhân dân xã và cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh xác nhận. d. Thửa đất Là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc mô tả trên hồ sơ. Ranh giới thửa đất trên thực địa được xác định bằng các cạnh thửa đất là tâm của ranh giới tự nhiên hoặc đường nối giữa các mốc giới hoặc địa vật cố định ( là dấu mốc hoặc cột mốc ) tại các đỉnh liền kề của thửa đất; ranh giới
  14. 5 thửa đất mô tả trên hồ sơ địa chính xác định bằng các cạnh thửa là ranh giới tự nhiên hoặc đường nối giữa các mốc địa giới hoặc địa vật cố định. e. Loại đất Là tên gọi đặc trưng cho mục đích sử dụng đất. Trên bản đồ địa chính loại đất được thể hiện bằng ký hiệu tương ứng với mục đích sử dụng của đất được quy định theo thông tư số 08/2007/TT-BTNMT. Loại đất thể hiện trên bản đồ phải đúng hiện trạng khi đo vẽ lập bản đồ địa chính và được chỉnh lý sau khi đăng ký quyền sử dụng đất. f. Diện tích thửa đất Diện tích thửa đất được thể hiện theo đơn vị mét vuông (m²), được làm tròn đến một số (01) chữ số thập phân. Vd: 136.3 m² g. Trích đo địa chính Là đo vẽ lập bản đồ địa chính hoặc của một khu đất hoặc thửa đất tại khu vực chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng chưa đáp ứng được một số yêu cầu trong việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, đền bù, giải phóng mặt bằng, đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. h. Hồ sơ địa chính Là hồ sơ phục vụ quản lý Nhà nước đối với việc sử dụng đất. Hồ sơ địa chính được lập chi tiết đến từng thửa đất của mỗi người sử dụng đất theo từng đơn vị hành chính cấp xã, gồm: bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động đất đai và văn bản lưu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 2.1.1.3 Mục đích thành lập bản đồ địa chính Bản đồ địa chính được thành lập nhằm mục đích sau: + Làm cơ sở để giao đất, thực hiện đăng ký đất, thu hồi, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
  15. 6 + Xác nhận hiện trạng về địa giới các cấp hành chính xã, huyện, tỉnh. + Xác nhận hiện trạng, thể hiện và chỉnh lý biến động của từng loại đất trong phạm vi xã. + Làm cơ sở để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cải tạo đất, thiết kế xây dựng các điểm dân cư, đường giao thông. + Làm cơ sở để thanh tra tình hình sử dụng đất và tranh chấp đất đai. + Làm cơ sở để thống kê và kiểm kê đất đai. + Làm cơ sở để xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai ở các cấp. 2.1.1.4 Yêu cầu cơ bản đối với bản đồ địa chính + Yếu tố điểm: Điểm là một vị trí được đánh dấu mốc ở thực địa bằng dấu mốc đặc biệt trong thực tế đó là điểm trắc địa. Các điểm đặc trưng trên đường biên thửa đất, các điểm đặc trưng của địa vật, địa hình. Trong địa chính cần quản lý các dấu mốc thể hiện điểm ở thực địa và toạ độ của chúng. + Yếu tố đường: Đó là các đoạn thẳng, đường thẳng, đường cong nối các điểm trên thực địa. Đối với đoạn thẳng cần xác định và quản lý toạ độ hai điểm đầu và cuối, từ toạ độ có thể tính ra chiều dài và phương vị của đoạn thẳng đối với đường gấp khúc cần quản lý các điểm đặc trưng của nó. Các đường cong có hình dạng hình học cơ bản có thể quản lý các yếu tố đặc trưng như, cung tròn có thể xác định và quản lý điểm đầu, cuối và bán kính của nó. + Thửa đất: Đó là yếu tố đơn vị cơ bản của đất đai. Thửa đất là một mảnh đất tồn tại ở thực địa có diện tích xác định được giới hạn bởi một đường bao khép kín thuộc một chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng nhất định. Trong mỗi thửa đất có thể có một hoặc một số loại đất. Đường ranh giới thửa đất ở thực địa có thể là con đường, bờ ruộng, tường xây hay rào cây. + Thửa đất phụ trên một thửa đất lớn có thể tồn tại các thửa nhỏ có đường ranh giới phân chia không ổn định, có các phần được sử dụng vào các mục đích khác nhau, trồng cây khác nhau, mức tính thuế khác nhau,
  16. 7 thậm chí thường xuyên thay đổi chủ sử dụng đất loại thửa nhỏ này được gọi là thửa đất phụ hay đơn vị phụ tính thuế. + Lô đất là vùng đất có thể gồm một hoặc nhiều thửa đất, thông thường lô đất được giới hạn bởi các con đường, kênh mương, sông ngòi Đất đai được chia lô theo điều kiện địa lý như có cùng độ cao, độ dốc theo điều kiện giao thông, thuỷ lợi, theo mục đích sử dụng hay cùng loại cây trồng. + Khu đất, ( là tên địa danh của 1 cánh đồng ) đó là vùng đất gồm nhiều thửa đất, nhiều lô đất. Khu đất và thường có tên gọi riêng được đặt từ lâu đời. + Thôn bản, xóm ấp: Đó là các cụm dân cư tạo thành một cộng đồng người cùng sống và lao động trên một vùng đất. Các cụm dân cư thường có sự cố kết mạnh về các yếu tố dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp. + Xã, phường: Là đơn vị hành chính cơ sở gồm nhiều thôn, bản hoặc đường phố đó là đơn vị hành chính có đầy đủ các tổ chức chính quyền lực để thực hiện chức năng quản lý nhà nước một cách toàn diện đối với các hoạt động về chính trị, kinh tế văn hoá xã hội trong phạm vi lãnh thổ của mình. Thông thường bản đồ địa chính được đo vẽ và biên tập theo đơn vị hành chính cơ sở xã, phường để sử dụng trong quá trình quản lý đất đai[5]. 2.1.1.5. Phân loại bản đồ địa chính a. Theo điều kiện khoa học và công nghệ Với điều kiện khoa học và công nghệ như hiện nay, bản đồ địa chính được thành lập ở hai dạng cơ bản là bản đồ giấy và bản đồ số địa chính. + Bản đồ giấy địa chính là loại bản đồ truyền thống, các thông tin được thể hiện toàn bộ trên giấy nhờ hệ thống ký hiệu và ghi chú. Bản đồ giấy cho ta thông tin rõ ràng, trực quan và dễ sử dụng[7]. + Bản đồ số địa chính có nội dung thông tin tương tự như bản đồ giấy địa chính song các thông tin này được lưu trữ dưới dạng số trong máy tính, sử dụng một hệ thống ký hiệu mã hoá. Các thông tin không gian lưu trữ dưới dạng
  17. 8 toạ độ (x,y), còn thông tin thuộc tính sẽ được mã hoá. Các số liệu đo đạc hoặc bản đồ cũ được đưa vào máy tính để xử lý, biên tập, lưu trữ và có thể in ra thành bản đồ giấy[7]. b. Theo đặc điểm quy trình công nghệ thành lập bản đồ địa chính Khi nghiên cứu đặc điểm quy trình công nghệ thành lập bản đồ địa chính và phạm vi ứng dụng của từng loại bản đồ địa chính cần phải dựa trên một số khái niệm về các loại bản đồ địa chính sau: + Bản đồ địa chính cơ sở là tên gọi chung cho bản đồ gốc được đo vẽ bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa, đo vẽ có sử dụng ảnh hàng không kết hợp với đo vẽ bổ sung ở thực địa. Bản đồ địa chính cơ sở là tài liệu cơ bản để biên vẽ và đo vẽ bổ sung, biên tập thành bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. + Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện trọn các thửa đất và các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất, các yếu tố quy hoạch đó được duyệt, các yếu tố địa lý có liên quan; lập theo đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn, được cơ quan thực hiện, Uỷ ban nhân dân cấp xã và cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh xác nhận. Ranh giới, diện tích, mục đích sử dụng (loại đất) của thửa đất thể hiện trên bản đồ địa chính được xác định theo hiện trạng sử dụng đất. Khi đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà ranh giới, diện tích, mục đích sử dụng đất có thay đổi thì phải chỉnh sửa bản đồ địa chính thống nhất với số liệu đăng ký quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. + Bản đồ địa chính đo là tên gọi chung cho bản vẽ tỷ lệ lớn hơn hoặc nhỏ hơn tỷ lệ bản đồ địa chính cơ sở, bản đồ địa chính, trên đó thể hiện chi tiết từng thửa đất trong các ô đất có tính ổn định lâu dài hoặc thể hiện chi tiết theo yêu cầu quản lý đất đai.
  18. 9 2.1.1.6. Nội dung của bản đồ địa chính a. Điểm khống chế tọa độ và độ cao Trên bản đồ cần thể hiện đầy đủ các điểm khống chế tọa độ và độ cao Nhà Nước các cấp, Lưới tọa độ địa chính và các điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc để sử dụng lâu dài, đây là yếu tố dạng điểm cần thể hiện chính xác đến 0,1 mm trên bản đồ bằng các ký hiệu quy ước[5]. b. Địa giới hành chính các cấp Các đường địa giới quốc gia, địa giới hành chính các cấp tỉnh, xã, các điểm ngoặt của đường địa giới các mốc địa giới hành chính ta đều phải thể hiện chính xác. Khi đường địa giới cấp thấp trùng với đường địa giới cấp cao hơn thì ta biểu thị đường địa giới cấp cao. Các đường địa giới phải phù hợp với hồ sơ địa giới được lưu trữ trong cơ quan Nhà nước[5]. c. Ranh giới thửa đất Thửa đất là yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính, ranh giới thửa đất được thể hiện trên bản đồ bằng đường nét viền khép kín hoặc đường cong. Để xác định vị trí thửa đất cần đo vẽ chính xác các điểm đặc trưng trên đường ranh giới của nó như những góc thửa, điểm ngoặt, đường cong của đường biên. Trên bản đồ địa chính, mỗi thửa đất cần thể hiện đầy đủ ba yếu tố là số hiệu thửa, diện tích, và mục đích sử dụng đất[5]. d. Loại đất Trên bản đồ địa chính cần thể hiện loại đất theo mục đích sử dụng đối với từng thửa đất. Tiến hành phân loại theo quy định của luật đất đai[5]. e. Công trình xây dựng trên đất Với những vùng đất thổ cư, đặc biệt là khu đô thị khi đo vẽ bản đồ tỷ lệ lớn phải thể hiện chính xác trên từng thửa đất ranh giới các công trình xây dựng cố định như nhà ở, nhà làm việc
  19. 10 f. Hệ thống giao thông Thể hịên tất cả các loại đường sắt, đường bộ, đường phố, ngõ phố, đường trong làng, ngoài đồng, Đo vẽ xác định vị trí tim đường, mặt đường, chỉ giới đường, các công trình cầu cống trên đường và ghi chú tính chất con đường. Giới hạn thể hiện hệ thống giao thông là chân đường, đường có độ rộng lớn hơn 0,5mm trên bản đồ phải vẽ thể hiện 2 nét, nếu độ rộng nhỏ hơn 0,5mm trên bản đồ thì vẽ 1 nét trên đường tim và ghi chú độ rộng[5]. g. Mạng lưới thủy văn Thể hiện tất cả các hệ thống sông ngòi, kênh mương, ao, hồ, Đối với hệ thống thuỷ văn tự nhiên phải thể hiện đường bờ ổn định và mép nước ở thời điểm đo vẽ, với hệ thông thủy văn nhân tạo chỉ thể hiện đường bờ ổn định. Độ rộng của kênh mương lớn hơn 0,5mm trên bản đồ thì vẽ 2 nét, nếu độ rộng nhỏ hơn 0.5mm trên bản đồ thì vẽ 1 nét trên đường tim của nó. Khi đo vẽ trong các khu dân cư thì phải đo vẽ chính xác các rãnh thoát nước công cộng, sông ngòi, kênh mương cần phải ghi chú tên riêng và hướng dòng nước chảy. h. Mốc giới quy hoạch Trên bản đồ địa chính còn thể hiện đầy đủ các mốc quy hoạch, chỉ giới quy hoạch, hành lang an toàn giao thông, hành lang bảo vệ đường điện cao thế, bảo vệ đê điều. i. Dáng đất Trên bản đồ địa chính phải thể hiện dáng đất bằng đường đồng mức hoặc ghi chú độ cao.Tuy nhiên các yếu tố này không bắt buộc phải thể hiện, nơi nào cần vẽ thì quy định rõ ràng trong luận chứng kinh tế kỹ thuật[7]. k. Cơ sở hạ tầng Mạng lưới điện, viễn thông, liên lạc cấp thoát nước 2.1.1.7. Cơ sở toán học của bản đồ địa chính a. Phép chiếu và hệ tọa độ của bản đồ địa chính
  20. 11 Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1 000, 1:2 000, 1:5 000 và 1:10 000 được thành lập ở múi chiếu 3o trên mặt phẳng chiếu hình, trong hệ toạ độ Quốc gia VN- 2000 và độ cao Nhà nước hiện hành, kinh tuyến trục địa phương của từng tỉnh được chọn phù hợp với từng tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương nhằm đảm bảo làm giảm ảnh hưởng biến dạng về độ dài và diện tích đến các yếu tố thể hiện trên bản đồ địa chính, hệ số chiếu trên kinh tuyến trục m˳= 0.9999. Điểm gốc của hệ toạ độ mặt phẳng (điểm cắt giữa kinh tuyến trục của từng tỉnh và xích đạo) có X = 0 km, Y = 500 km. Các tham số chính của hệ tọa độ Quốc gia VN-2000 + Elipxoid quy chiếu quốc gia là ElipxoidWGS-84 toàn cầu với kích thước: Bán trục lớn: a = 6378137.0 m² Độ dẹt: f = 1/298,257223563 Tốc độ góc quay quanh trục:  = 7292115,0 x 10-11 rad/s Hằng số trọng trường trái đất: GM = 3986005 x 108 m3 s-2 + Vị trí Elipxoid quy chiếu Quốc gia: ElipxoidWGS-84 toàn cầu được xác định vị trí (định vị) phù hợp với lãnh thổ Việt Nam trên cơ sở sử dụng điểm GPS cạnh dài có độ cao thuỷ chuẩn phân bố đều trên toàn lãnh thổ. + Điểm gốc hệ toạ độ Quốc gia: Điểm N00 đặt tại Viện Nghiên cứu Địa chính (nay là Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ) thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, đường Hoàng Quốc Việt - Hà Nội[12]. + Hệ toạ độ phẳng: hệ toạ độ phẳng UTM quốc tế, được thiết lập trên cơ sở lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với các tham số được tính theo Elipxoid WGS-84 toàn cầu[12]. + Điểm gốc hệ độ cao Quốc gia: Điểm gốc độ cao đặt tại Hòn Dấu - Hải Phòng. Trường hợp có sự chia tách, sát nhập thành tỉnh mới, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ quy định kinh tuyến trục cho tỉnh mới trên cơ sở đảm bảo yêu cầu của quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh và chuyển đổi dữ liệu quản lý đất đai (nếu có) là ít nhất[12].
  21. 12 b. Hệ thống tỷ lệ bản đồ địa chính Bản đồ địa chính được thành lập theo tỷ lệ từ 1:200 đến 1:10 000. Việc chọn tỷ lệ bản đồ địa chính sẽ căn cứ vào các yếu tố cơ bản sau: - Mật độ thửa đất trên một hecta diện tích càng lớn phải vẽ tỷ lệ lớn - Loại đất cần vẽ bản đồ: đất nông - lâm nghiệp diện tích thửa lớn vẽ tỷ lệ nhỏ còn đất ở, đất đô thị, đất có giá trị kinh tế cao sẽ vẽ bản đồ tỷ lệ lớn. Trên một đơn vị hành chính cấp cơ sở, các loại đất sẽ vẽ bản đồ địa chính với tỷ lệ khác nhau, thửa đất đã vẽ ở tỷ lệ này thì sẽ không vẽ ở tỷ lệ khác. - Khu vực đo vẽ: Do điều kiện tự nhiên và tập quán canh tác khác nhau nên diện tích thửa đất cùng loại ở các vùng khác nhau cũng thay đổi đáng kể. - Yêu cầu độ chính xác bản đồ là yếu tố quan trọng để chọn tỷ lệ bản đồ. Muốn thể hiện diện tích đến 0,1m2 thì chọn tỷ lệ 1:200, 1:500. - Khả năng kinh tế, kỹ thuật của đơn vị là yếu tố cần tính đến vì tỷ lệ càng lớn thì càng chi phí lớn hơn, sử dụng công nghệ cao hơn, chi tiết phân loại tỷ lệ bản đồ theo loại đất và khu vực được thể hiện ở bảng dưới đây. Bảng 2.1: Phân loại tỷ lệ bản đồ theo loại đất và khu vực Loại Đất Khu vực đo vẽ Tỉ lệ bản đồ Đất ở Đô thị lớn 1:500, 1:200 Thị xã, thị trấn 1:500 Nông thôn 1:1 000, 1:500 Đất nông nghiệp Đồng bằng bắc bộ 1:2 000, 1:1 000 Đồng bằng nam bộ 1:5 000, 1:2 000 Đất lâm nghiệp Đồi núi 1:5 000, 1:10 000 Đất chưa sử dụng Núi cao 1:10 000 c. Phương pháp chia mảnh và đánh số bản đồ địa chính Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10 000 Ghi chú: trục tọa độ x tính từ xích đạo 0 km, trục tọa độ y có giá trị 500 km trùng với kinh tuyến trục của tỉnh. Nét đứt gạch trên là ranh giới hành chính của tỉnh.
  22. 13 Mảnh Bản đồ tỷ lệ 1:5 000 Chia mảnh bản đồ 1:10 000 thành 4 ô vuông mỗi ô vuông có kích thước là 3 x 3 km, tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5 000. Kích thước hữu ích của bản đồ vẽ là 30 x 30 cm, tương ứng với diện tích là 900 ha. Số liệu của tờ bản đồ 1:5 000 đánh theo nguyên tắc tương tự như tờ bản đồ tỷ lệ 1:10 000 nhưng không có số 10 mà chỉ có 6 số đó là toạ độ chẵn km của góc tây bắc mảnh bản đồ địa chính 1 : 5 000. Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2 000 Chia mảnh bản đồ 1:5 000 thành 9 ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thực tế là 1x1 km, ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2 000. Có kích thước hữu ích của bản đồ là 50 x50 cm, tương ứng với diện tích là 100 ha. Các ô vuông được đánh số thứ tự theo chữ số Arập từ 1 đến 9 theo nguyên tắc từ trái qua phải từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2 000 là số hiệu tờ 1:5 000 thêm gạch nối và số hiệu ô vuông. Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1 000 Chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2 000 thành 4 ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước 0.5 x 0.5 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1 000. Kích thước hữu ích của bản đồ là 50 x 50 cm tương ứng với diện tích 25 ha. Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ cái a, b ,c ,d theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu tờ bản đồ 1:1 000 gồm số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ1:2 000, thêm gạch nối và số thứ tự ô vuông. Mảnh bản đồ 1:500 Chia mảnh bản đồ 1:2 000 thành 16 ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thực tế là 0.25 x 0.25 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 500. Kích thước hữu ích của tờ bản đồ là 50 x 50 cm tương ứng với diện tích là 6,25 ha.
  23. 14 Các ô vuông được đánh từ 1 đến 16 theo nguyên tắc từ trên xuống dưới từ trái sang phải. Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500 gồm số hiệu mảnh bản đồ tỷ lê 1:2 000, thêm gạch nối và số thứ tự ô vuông trong ngoặc đơn. Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:200 Chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2 000 thành 100 ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0.10 x 0.10 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:200 kích thước hữu ích của bản đồ là 50 x 50 cm tương ứng với diện tích 1 ha. Các ô vuông được đánh số thứ tự từ 1 đến 100 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:200 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2 000, gạch nối và số thứ tự ô vuông[5]. 2.1.1.8. Hệ thống ký hiệu bản đồ địa chính a. Phân loại ký hiệu + Ký hiệu theo tỷ lệ Khi thể hiện các đối tương có diện tích bề mặt tương đối lớn ta dùng ký hiệu theo tỷ lệ, phải vẽ đúng kích thước của địa vật theo tỷ lệ bản đồ. + Ký hiệu không theo tỷ lệ Đây là những ký hiệu quy ước dùng để thể hiện vị trí và đặc trưng số lượng, chất lượng của các đối tượng, song không thể hiện diện tích, kích thước và hình dạng của chúng theo tỷ lệ bản đồ. + Ký hiệu nửa tỷ lệ Đó là loại ký hiệu dùng thể hiện các đối tượng có thể biểu diễn kích thước thực một chiều theo tỷ lệ bản đồ, còn chiều kia dùng kích thước quy ước theo tỷ lệ bản đồ mà ta sử dụng. VD: Đường dây điện, dây mạng Trong đó chiều dài tuyến vẽ theo tỷ lệ và dùng lực nét, màu sắc thể hiện chủng loại, chất lượng địa vật. Ghi chú: Ngoài các ký hiệu, người ta còn dùng các ghi chú để biểu đạt nội dung của bản đồ địa chính, các ghi chú có thể chia ra làm 2 nhóm là ghi chú tên riêng và ghi chú giải thích.
  24. 15 + Ghi chú giải thích: Dùng thể hiện, giải thích và phân loại đối tượng, về các đặc trưng số lượng, chất lượng của chúng một cách ngắn gọn ( vd: Loại đất, loại nhà, mặt đường, hướng dòng chảy ). + Ghi chú tên riêng: Dùng để chỉ các đơn vị hành chính, tên các cụm dân cư, tên sông hồ, các đối tượng kinh tế - xã hội b. Vị trí các ký hiệu - Các ký hiệu hình vẽ theo tỷ lệ thì phải thể hiện chính xác vị trí của các điểm đặc trưng trên từng biên của nó. - Với các ký hiệu không theo tỷ lệ: Ký hiệu có dạng hình học đơn giản như hình tròn, hình vuông, tam giác, thì ký hiệu chính là tâm của địa vật. Ký hiệu đường nét thì trục của ký hiệu trùng với trục của địa vật Ký hiệu đặc trưng của đường đáy nằm ngang thì tâm ký hiệu là đường giữa của đáy (vd: Đền chùa, tháp, nhà thờ ) c. Màu sắc ký hiệu Trong quy phạm thành lập bản đồ địa chính đã quy định: - Bản đồ địa chính cơ sở được in ra với 3 màu cơ bản: màu ve, màu đen + Màu nâu: Thể hiện các ghi chú địa hình. + Màu ve đậm: Thể hiện đường nét và ghi chú thuỷ hệ. + Màu đen: Thể hiện các yếu tố còn lại. - Bản đồ địa chính được vẽ hoặc in ra bằng một màu (màu đen). 2.1.1.9. Bản đồ số địa chính a. Khái niệm Bản đồ số địa hình là cơ sở dữ liệu không gian cho hệ thống thông tin địa lý (GiS), còn bản đồ số địa chính là cơ sở dữ liệu không gian cho hệ thống thông tin đất đai( LiS ). Nhờ các máy tính có khả năng lưu trữ khối lượng thông tin lớn, khả
  25. 16 năng tổng hợp, cập nhật phân tích thông tin và sử lý dữ liệu bản đồ phong phú nên bản đồ số được ứng dụng rộng rãi và đa dạng hơn rất nhiều so với bản đồ giấy truyền thống. b. Cơ sở dữ liệu bản đồ số địa chính Cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính là một tập hợp số liệu được lựa chọn và phân chia bởi người sử dụng. Đó là một nhóm các bản ghi và các file số liệu được lưu trữ trong một tổ chức có cấu trúc. Cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính gồm hai phần: Cơ sở dữ liệu không gian: là tập hợp các thông tin về không gian, vị trí, kích thước của các đối tượng và quan hệ giữa các yếu tố trong không gian thực qua mô tả hình học, mô tả bản đồ và mô tả quan hệ không gian (topology). Cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính: lưu trữ các thông tin về hồ sơ địa chính cho từng thửa đất như: số hiệu tờ bản đồ địa chính, số hiệu thửa đất, diện tích thửa, loại đất, tên chủ sử dụng đất, địa chỉ, các thông tin pháp lý, kinh tế đất + Các thông tin không gian trên bản đồ địa chính khá phong phú. Các đối tượng bản đồ được thể hiện qua các kiểu đặc trưng như điểm, đường, đường gấp khúc và vùng. Các đối tượng được tổ chức thành nhiều lớp thông tin, mỗi lớp thể hiện một đối tượng bản đồ. Mỗi lớp thông tin sử dụng một kiểu điểm, một kiểu đường, một kiểu chữ và một màu nhất định để hiển thị. + Các lớp thông tin được định vị trong cùng một hệ quy chiếu nên khi chồng xếp các lớp thông tin lên nhau, chúng ta được cơ sở dữ liệu không gian có hình ảnh giống như một tờ bản đồ hoàn chỉnh. + Việc phân lớp thông tin bản đồ địa chính phải đảm bảo các nguyên tắc sau: + Phân lớp thông tin dựa trên cơ sở phân loại đối tượng bản đồ. + Các đối tượng trong một lớp thông tin thuộc một loại đối tượng hình học như điểm, đường hoặc vùng.
  26. 17 + Yếu tố cơ bản của thông tin bản đồ là loại đối tượng (object) các đối tượng có cùng một số đặc tính được gộp lại thành lớp đối tượng (objectclass) các lớp đối tượng được gộp lại thành nhóm đối tượng (category) + Thửa đất gồm 1 lớp với 4 loại đối tượng như đường ranh giới thửa đất, điểm ghi nhãn thửa đất gồm số hiệu thửa, loại đất, diện tích, ghi chú độ rộng, ghi chú thửa. + Nhà gồm 1 lớp với 3 loại đối tượng. + Điểm quan trọng có tính chất kinh tế văn hoá, xã hội gồm 3 loại đối tượng. + Đường giao thông gồm 2 lớp là giao thông đường sắt và giao thông đường bộ với 7 loại đối tượng. + Thuỷ hệ gốm 2 lớp đối tượng với 9 loại đối tượng. + Quy hoạch gồm 1 lớp với 2 loại đối tượng. + Phân vùng đặc biệt gồm 1 lớp với 3 loại đối tượng. + Cơ sở hạ tầng gồm 1 lớp với 4 loại đối tượng. d. Quy định các chuẩn bản đồ Để thành lập một bản đồ số cần xây dựng các chuẩn, là những quy định chặt chẽ nhằm đảm bảo chặt chẽ về mô tả và lưu trữ nội dung thông tin của bản đồ trong hệ thống máy tính. Chuẩn bản đồ bao gồm: + Chuẩn dữ liệu + Chuẩn về tổ chức dữ liệu + Chuẩn về thể hiện đối tượng bản đồ. + Chuẩn dữ liệu + Chuẩn về khuôn dạng dữ liệu (format). Format dữ liệu là yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc trao đổi thông tin giữa các người dùng khác nhau trong cùng hệ thống và giữa các hệ thống với nhau. + Chuẩn về thể hiện đối tượng bản đồ.
  27. 18 2.1.1.10. Chuẩn màu, chuẩn lớp, mã, ký hiệu a. Chuẩn mầu Theo quy định quy phạm thì bản đồ địa chính có hai loại là “bản đồ gốc đo vẽ” và “bản đồ địa chính” tương ứng với từng loại sẽ dùng màu sắc khác nhau để vẽ bản đồ địa chính. Mỗi yếu tố trên bản đồ được thể hiện một màu nhất định tại mỗi thời điểm. b. Chuẩn lớp, mã, ký hiệu. + Đối với bản đồ địa chính. Mỗi đối tượng đều được sắp xếp vào một lớp nhất định sao cho có thể phân biệt rõ ràng các kiểu đối tượng khác nhau. Các đối tượng thuộc một lớp sẽ phân biệt nó với những đối tượng thuộc lớp khác. Do vậy đối tượng với mỗi lớp cần đặt ra các tiêu chuẩn và có độ chính xác. + Quy tắc đặt mã lớp thông tin, mỗi lớp thông tin có một mã duy nhất trong một nhóm lớp thông tin, tên của lớp thông tin được đánh số liên tục. + Nội dung của bản đồ địa chính được biểu thị bằng các ký hiệu quy ước và các ghi chú. Các ký hiệu được thiết kế phù hợp cho từng loại tỷ lệ bản đồ và phù hợp với yêu cầu sử dụng bản đồ địa chính. Các ký hiệu phải bảo đảm tính chất trực quan, dễ đọc không làm lẫn lộn các ký hiệu này với ký hiệu khác. 2.1.1.11. Quy định về tiếp biên bản đồ Các yếu tố nội dung bản đồ cùng tỷ lệ sau khi tiếp biên phải khớp nhau cả về định tính và định lượng (nội dung, lực nét, màu sắc và thuộc tính) đối với các bản đồ khác tỷ lệ phải lấy nội dung bản đồ tỷ lệ lớn làm chuẩn, sai số tiếp biên không vượt quá 0,3mm trên bản đồ[1]. Quá trình tiếp biên trên máy tính, các yếu tố tại mép biên bản đồ của mảnh trong cùng một múi chiếu phải khớp nhau tuyệt đối. 2.1.1.12. Quy trình công nghệ thành lập bản đồ địa chính a. Khái quát quy trình công nghệ thành lập bản đồ địa chính Trong quá trình thành lập bản đồ địa chính bắt đầu từ công đoạn lập lưới khống chế địa chính, lưới khống chế đo vẽ, đo vẽ chi tiết, lập hồ sơ kỹ thuật thửa
  28. 19 đất đến biên tập bản đồ địa chính gốc là do những người làm công tác đo đạc thực hiện, công tác này được tiến hành phần lớn ngoài thực địa. Dưới đây là Sơ đồ công nghệ thành lập bản đồ địa chính được thể hiện như sơ đồ dưới đây[13]. Xây dựng phương án kỹ thuật đo đạc thành lập bản đồ địa chính Thành lập lưới các Chuẩn bị bản vẽ và các tư cấp liệu liên quan Đo vẽ chi tiết ngoại nghiệp Thành lập bản đồ gốc Tiếp biên bản vẽ, đánh số thửa, Lập hồ sơ kỹ tính diện tích thu ật thửa đất Biên tập bản đồ địa chính In nhân bản Giao diện tích thửa đất cho các chủ sử dụng Đăng ký, thống kê, cấp giấy chứng nhận QSDĐ Hoàn thiện bản đồ và hồ sơ địa chính, ký công nhận Lưu trữ, sử dụng Hình 2.1: Sơ đồ công nghệ thành lập bản đồ địa chính Trong sơ đồ công nghệ phải đảm bảo một nguyên tắc chung là: Sau mỗi công đoạn phải thực hiện kiểm tra nghiệm thu thì mới thực hiện công đoạn tiếp theo nhằm tránh những sai sót, nhầm lẫn.
  29. 20 2.1.2. Giới thiệu các phần mềm thành lập bản đồ địa chính 2.1.2.1 Phần mềm MicroStation a. Giới thiệu chung về phần mềm MicroStation là một phần mềm đồ họa trợ giúp thiết kế. Nó có khả năng quản lý khá mạnh, cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ họa thể hiện các yếu tố bản đồ. MicroStation là môi trường đồ họa làm nền để chạy các modul phần mềm ứng dụng khác nhau như: GEOVEC, IRASB, IRASC, MSFC, MRFCLEAN, MRFFLAG, FAMIS, EMAP MicroStation còn cung cấp công cụ nhập (import), xuất (export) dữ liệu đồ hoạ sang các phần mềm khác qua các file (*.dxf) hoặc (*.dwg). 2.1.2.2. Phần mềm FAMIS a. Giới thiệu chung "Phần mềm tích hợp cho đo vẽ và bản đồ địa chính (Field Work and Cadastral Mapping Intergrated Software - FAMIS ) " là một phần mềm nằm trong Hệ thống phần mềm chuẩn thống nhất trong ngành địa chính phục vụ lập bản đồ và hồ sơ địa chính. Famis có khả năng xử lý số liệu đo ngoại nghiệp, xây dựng, xử lý và quản lý bản đồ địa chính số. Phần mềm đảm nhiệm công đoạn từ sau khi đo vẽ ngoại nghiệp cho đến hoàn chỉnh một hệ thống bản đồ địa chính số. b. Các chức năng của famis - Chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu trị đo. Quản lý khu đo: FAMIS quản lý các số liệu đo theo khu đo. Một đơn vị hành chính có thể được chia thành nhiều khu đo. Số liệu đo trong 1 khu có thể lưu trong một hoặc nhiều file dữ liệu. Người dùng có thể tự quản lý toàn bộ các file dữ liệu của mình một cách đơn giản, tránh nhầm lẫn[2]. Đọc và tính toán tọa độ của số liệu trị đo: Trị đo được lấy vào theo những nguồn tạo số liệu phổ biến nhất ở Việt nam hiện nay :
  30. 21 - Từ các sổ đo điện tử ( Electronic Field Book ) như,TOPCON, SOKKIA. - Từ Card nhớ - Từ các số liệu đo thủ công được ghi trong sổ đo. - Từ phần mềm xử lý trị đo phổ biến SDR của DATACOM. Xử lý đối tượng: Phần mềm cho phép người dùng bật, tắt hiển thị các thông tin cần thiết của trị đo lên màn hình. Xây dựng bộ mã chuẩn, bộ mã chuẩn bao gồm hai loại mã: Mã định nghĩa đối tượng và mã điều khiển. Phần mềm có khả năng tự động tạo bản đồ từ trị đo qua quá trình xử lý mã. Giao diện hiển thị, sửa chữa rất tiện lợi, mềm dẻo: Famis cung cấp hai phương pháp để hiển thị, tra cứu và sửa chữa trị đo. - Phương pháp 1: qua giao diện tương tác đồ họa màn hình. Người dùng chọn trực tiếp từng đối tượng cần sửa chữa qua hiển thị của nó trên màn hình. - Phương pháp 2 : qua bảng danh sách các trị đo. Mỗi một trị đo tương ứng với một bản ghi trong bảng này. Công cụ tính toán : Famis cung cấp rất đầy đủ, phong phú các công cụ tính toán : giao hội (thuận nghịch), vẽ theo hướng vuông góc, điểm giao, dóng hướng, cắt cạnh thửa, Các công cụ thực hiện đơn giản, kết quả chính xác. Các công cụ tính toán rất phù hợp với các thao tác đo vẽ mang đặc thù ở Việt nam. Xuất số liệu: Số liệu trị đo có thể được in ra các thiết bị ra khác nhau : máy in, máy vẽ. Các số liệu này cũng có thể xuất ra dưới các dạng file số liệu khác nhau để có thể trao đổi với các hệ thống phần mềm khác như SDR. Quản lý và xử lý các đối tượng bản đồ: Các đối tượng bản đồ được sinh ra qua : tự động xử lý mã hoặc do người sử dụng vẽ vào qua vị trí các điểm đo. Famis cung cấp công cụ để người dùng dễ dàng lựa chọn lớp thông tin bản đồ cần sửa chữa và các thao tác chỉnh sửa trên các lớp thông tin này. - Chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu địa chính. Nhập dữ liệu bản đồ từ nhiều nguồn khác nhau :
  31. 22 - Từ cơ sở dữ liệu trị đo. Các đối tượng bản đồ ở bên trị đo được đưa thẳng vào bản đồ địa chính. - Từ các hệ thống FAMIS giao tiếp với các hệ thống khác qua các file dữ liệu. Famis nhập những file sau : ARC của phần mềm ARC, INFO ( ESRI - USA), MIF của phần mềm MAPINFO (MAPINFO - USA). DXF, DWG của phần mềm AutoCAD (AutoDesk - USA), DGN của phần mềm GIS OFFIC (INTERGRAPH - USA) - Từ các công nghệ xây dựng bản đồ số : FAMIS giao tiếp trực tiếp với một số công nghệ xây dựng bản đồ số hiện đang được sử dụng ở Tổng cục Địa chính như: Ảnh số ( IMAGE STATION), ảnh đơn (IRASC, MGE-PC), vector hóa bản đồ (GEOVECMGE-PC). Quản lý các đối tượng bản đồ theo phân lớp chuẩn: FAMIS cung cấp bảng phân loại các lớp thông tin của bản đồ địa chính. Việc phân lớp và cách hiển thị các lớp thông tin tuân thủ theo qui phạm của Tổng cục Địa chính. Tạo vùng, tự động tính diện tích: Tự động sửa lỗi, tự động phát hiện các lỗi còn lại và cho phép người dùng tự sửa. Chức năng thực hiện nhanh, mềm dẻo cho phép người dùng tạo vùng trên một phạm vi bất kỳ. Cấu trúc file dữ liệu tuân theo theo đúng mô hình topology cho bản đồ số vector. Hiển thị, chọn, sửa chữa các đối tượng bản đồ: Các chức năng này thực hiện dựa trên thế mạnh về đồ họa sẵn có của MicroStation nên rất dễ dùng, phong phú, mềm dẻo, hiệu quả. Đăng ký sơ bộ (qui chủ sơ bộ ): Đây là nhóm chức năng phục vụ công tác qui chủ tạm thời. Gán, hiển thị, sửa chữa các thông tin thuộc tính được gắn với thửa. Thao tác trên bản đồ địa chính: Bao gồm các chức năng tạo bản đồ địa chính từ bản đồ gốc. Tự động vẽ khung bản đồ địa chính, đánh số thửa tự động. Tạo hồ sơ thửa đất.: FAMIS cho phép tạo các loại hồ sơ thông dụng về thửa đất bao gồm: Hồ sơ kỹ thuật thửa đất, trích lục, giấy chứng nhận
  32. 23 quyền sử dụng đất. Dữ liệu thuộc tính của thửa có thể lấy trực tiếp qua quá trình qui chủ tạm thời hoặc móc nối sang lấy trong cơ sở dữ liệu Hồ sơ Địa chính. Xử lý bản đồ: FAMIS cung cấp một số phép xử lý, thao tác thông dụng nhất trên bản đồ. c. Quy trình thành lập bản đồ địa chính trên phần mềm Famis Vào cơ sở dữ liệu trị đo - File TXT Nhập số liệu - File ACS Hiển thị, sửa chữa trị đo Xử lý mã, tạo bản đồ tự động Sửa chữa đối tượng bản đồ Lưu trữ bản đồ file DGN Sửa chữa lỗi (MRFClean, MRFFlag), tạo vùng Tạo bản đồ địa chính - Đánh số thửa - Vẽ nhãn thửa - Tạo khung bản đồ Lưu trữ, in bản đồ Hình 2.2: Quy trình thành lập bản đồ địa chính trên phần mềm famis 2.2. Cơ sở pháp lý -Luật đất đai năm 2013, ngày 29/11/2013 của Quốc hội .
  33. 24 -Quyết định số 235/2000/QĐ-TCĐC ngày 26/06/2000 của Tổng cục trưởng Tổng cục địa chính về việc công bố hệ thống phần mềm chuẩn thống nhất trong toàn ngành địa chính. -Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2013 số 45/2013/QH13. - Quyết định 08/2008/QĐ- BTNMT ngày 10/11/2008 Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200; 1:500; 1:1000; 1:2000; 1:50000; 1:10000 - Công văn số 1734/TCQLĐĐ-CĐKĐĐ ngày 23/11/2015 của Tổng cục Quản lý Đất đai về việc hướng dẫn giải quyết vướng mắc trong việc xác định mật độ thửa đất trung bình của BĐĐC. - Thông tư số 49/2016/TT-BTNMT ngày 28/12/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về công tác giám sát, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm trong lĩnh vực quản lý đất đai - Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của chính phủ về thi hành Luật Đất đai; - Căn cứ Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; - Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường. - Căn cứ thông tư số 25/2014/TT-BTNMT quy định về Bản Đồ Địa Chính. - Căn cứ phụ lục của thông tư 25/2014/TT-BTNMT. 2.3.Tổng quan hệ thống 2.3.1.Tổng quan hệ thống GNSS. -Hệ thống GNSS là một hệ thống định vị dẫn đường được triển khai vào những năm 70 của thế kỉ 20.Ban đầu nó được ứng dụng trong quân sự nhung sau đó nó dược ứng dụng trong mọi mặt của đời sống như kinh tế,xã hội và
  34. 25 đặc biệt trong ngành Trắc Địa-Bản Đồ. Với công nghệ GNSS các giai đoạn của đo đạc và thành lập bản đồ được rút ngắn đi đắng kể,giúp giảm bớt chi phí, nhân công, thời gian trong tổ chức sản xuất Trắc Địa Bản Đồ. - GNSS (Global Navigation Satellite System): là tên dùng chung cho các hệ thống định vị toàn cầu sử dụng vệ tinh như GPS (Hoa Kỳ), Hệ thống định vị Galileo (Liên minh châu Âu), GLONASS (Liên bang Nga) và Hệ thống định vị Bắc Đẩu (Trung Quốc). (Wikipedia). -GPS (Global Positioning System) dùng để chỉ hệ thống định vị toàn cầu do Bộ quốc phòng Mỹ thiết kế và điều hành. -GLONASS (Global Orbiting Navigation Satellite System, Hệ thống vệ tinh dẫn đường quỹ đạo toàn cầu do Liên bang Sô viết (cũ) thiết kế và điều hành. -GALILEO là một hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu được xây dựng bởi Liên Minh Châu Âu. GALILEO khác với GPS (Hoa Kì) và GLONASS (Liên Bang Nga) ở chỗ nó là một hệ thống định vị được điều hành và quản lí bởi các tổ chức dân dụng, phi quân sự. - HỆ THỐNG ĐỊNH VỊ BẮC ĐẨU: là một dự án của Trung Quốc phát triển một hệ thống vệ tinh định vị độc lập. Tên gọi này có thể đề cập một hoặc cả hai thế hế hệ thống định vị của Trung Quốc 2.4.Công nghệ RTK. 2.4.1.Khái niệm RTK. Định vị động học thời gian thực ( RTK ) là một kỹ thuật điều hướng vệ tinh được sử dụng để tăng cường độ chính xác của dữ liệu vị trí xuất phát từ các hệ thống định vị dựa trên vệ tinh (hệ thống vệ tinh dẫn đường toàn cầu, GNSS ) như GPS, GLONASS và GALILEO . Nó sử dụng các phép đo pha của sóng mang tín hiệu cùng với nội dung thông tin của tín hiệu và dựa vào một trạm tham chiếu duy nhất hoặc trạm ảo nội suy để cung cấp hiệu chỉnh thời gian thực, cung cấp độ chính xác đến từng centimet.
  35. 26 2.4.2. Nguyên lý hoạt động của công nghệ RTK (REAL-TIME KINEMATIC). - Bộ máy GPS gồm 1 máy tĩnh (Base) đặt tại điểm gốc (điểm mốc địa chính nhà nước hoặc đường chuyền hạng IV trong công trình) ,được cài đặt tọa độ điểm gốc (VN-2000) và các tham số tính chuyển từ hệ tọa độ quốc tế WGS-84 về hệ tọa độ VN-2000 , có thể có một hay nhiều máy động (Rover) đặt tại những điểm cần đo. Cả hai máy đồng thời thu tín hiệu từ vệ tinh ,riêng máy tĩnh có hệ thống Rađio lịnk liên tục phát ra tín hiệu cải chính giữa hệ tọa độ WGS-84 và hệ tọa độ VN-2000, các Rover sẽ thu nhận những tín hiệu cải chính này để cải chính tọa độ điểm cần đo trên hệ tọa độ VN-2000. Hình 2.3 .nguyên lý kĩ thuật đo RTK Đây là phương pháp đo động xử lí tức thời trên nguyên tắc sử dụng một trạm cơ sở (trạm Base) thông qua việc thu định vị vệ tinh nhân tạo tính tán ra một số nguyên đa trị. 2.5 .Thiết bị RTK SQ-GNSS 2.5.1.Gới thiệu chung. -Với độ chính xác 1cm trên mỗi điểm đo, thiết bị định vị công nghệ giải pháp RTK SQ-GNSS đã và đang được sử dụng rộng rãi khắp Việt Nam trong
  36. 27 công tác đo đạc địa chính, địa hình, khảo sát, đo vẽ bản đồ, quy hoạch, đo sâu, khảo sát bề mặt đáy sông hồ biển -Thiết bị định vị SQ-GNSS sử dụng vệ tinh của cả 3 hệ GPS, GLONASS và Beidou (Bắc Đẩu) đồng thời kết hợp giải pháp cải chính RTK đạt độ chính xác đến mức centimet. Dữ liệu cải chính từ máy trạm Base được truyền cho máy đo Rover bằng công nghệ 3G của các nhà mạng di động tại Việt Nam hoặc sóng Radio (kèm bộ Radio). Giải pháp truyền dữ liệu 3G không bị giới hạn về khoảng cách, không gian, vật cản giữa trạm Base và máy đo Rover như công nghệ thu phát sóng Radio truyền thống. - Mỗi thiết bị SQ-GNSS đều có thể đóng vai trò như trạm Base hoặc máy đo Rover (dễ dàng chuyển đổi vai trò bằng ứng dụng). Do đó, khi kết hợp 2-3 bộ có thể vận hành theo mô hình 1 trạm Base cho 3-5 máy đo Rover. Ngoài ra, mỗi thiết bị SQ-GNSS đều có thể đo độc lập, lưu dữ liệu cạnh thô, tham gia công tác đo cạnh tĩnh (đo tĩnh). - Đặc biệt, tất cả ứng dụng đều chạy trên các thiết bị điện thoại thông minh hệ điều hành Android (hệ điều hành phổ biển nhất thế giới hiện nay). Mọi điện thoại, máy tính bảng dùng HĐH Android đều có thể tải về và cài đặt miễn phí dễ dàng từ Cửa Hàng Ứng Dụng của Google (Google Play Store). * 1 bộ RTK SQ-GNSS bao gồm:
  37. 28 - 01 thiết bị SQ-GNSS (đều có thể sử dụng làm Base / Rover / Đo tĩnh độc lập) - 01 RTK Anten GPS L1/L2 + BDS B1/B2/B3 + GLONASS G1/G2 - 02 cáp Anten, 3 mét mỗi sợi. - 01 pin 10.000 mAh - 01 cáp nguồn - 01 cáp dữ liệu DB9 + Nguồn - 01 đầu chuyển Anten - 01 sạc cổng USB - 01 cáp sạc USB - 01 Ba lô - Hộp nhựa chuyên dụng (01 hộp dùng chung cho 02 bộ) 2.5.2.Thông số kĩ thuật Tên máy SQ-GNSS Số lượng kênh thu đồng thời 192 kênh Hệ thống vệ tinh định vị GPS L1+L2, Glonass G1, Beidou B1+B3 Công nghệ cải chính RTK Có hỗ trợ, đạt sai số đến centimet Tần số xuất tọa độ Tối đa 10Hz (10 vị trí trong 1 giây) Độ chính xác khi đo độc lập Phương ngang: 1,5 m, phương đứng 3,0 m Độ chính xác RTK P.ngang: 1cm + 1ppm, P.đứng: 1,5cm + 1ppm Độ chính xác khi di chuyển 0,03m/s Thời gian xác định tọa độ lần đầu Nhỏ hơn 50 giây Thời gian khởi động Nhỏ hơn 10 giây Cổng giao tiếp Cổng COM DB9-RS232, Bluetooth Nguồn điện 5V Công suất 2.5 W
  38. 29 2.6.Các Phần mềm đo 2.6.1. Phần mềm đo tĩnh (SQ-GNSS đo tĩnh) Phương pháp đo tĩnh được sử dụng để xác định hiệu toạ độ (hay vị trí tương hỗ) giữa hai điểm xét với độ chính xác cao, thường là nhằm đáp ứng các yêu cầu của công tác trắc địa địa hình. Số vệ tinh tối thiểu cho cả hai trạm quan sát là 3, nhưng thường lấy là 4 để đề phòng trường hợp thu tín hiệu vệ tinh bị gián đoạn. Khoảng thời gian quan sát phải kéo dài là để đủ cho đồ hình phân bố vệ tinh thay đổi mà từ đó ta có thể xác định được số nguyên đa trị của sóng tải và đồng thời là để có nhiều trị đo nhằm đạt được độ chính xác cao và ổn định kết quả quan sát. Hình2.4 Màn hình hiển thị của phần mềm GNSS-đo tĩnh
  39. 30 Ưu điểm: Đây là phương pháp cho phép đạt độ chính xác cao nhất trong việc định vị tương đối bằng GPS, có thể đạt cỡ centimét, thậm chí milimét ở khoảng cách giữa hai điểm xét tới hàng chục và hàng trăm kilômét. Nhược điểm: phương pháp đo GPS tĩnh có nhược điểm là thời gian đo kéo dài, do vậy năng suất đo thường không cao 2.6.2.Phương pháp đo động (SQ- GNSS Rover) Phương pháp đo động cho phép xác định vị trí tương đối của hàng loạt điểm so với điểm đã biết , trong đó tại mỗi điểm đo chỉ cần thu tín hiệu trong vòng một phút. Theo phương pháp này cần có ít nhất hai máy thu. Để xác định số nguyên đa trị của tín hiệu vệ tinh, cần phải có một cạnh đáy đã biết được gối lên điểm đã có toạ độ. -Với cạnh đã biết, ta đặt một máy thu cố định ở điểm đầu cạnh đáy (điểm A) và cho tiến hành thu liên tục tín hiệu vệ tinh trong suốt chu kỳ đo. Máy này được gọi là máy cố định Base. Ở điểm cuối cạnh đáy (điểm B) ta đặt máy thu thứ hai, cho nó thu tín hiệu vệ tinh đồng thời với máy cố định trong vòng 1 đến 20 phút, máy này gọi là máy di động Rover. Việc làm này gọi là khởi đo (initialization). Tiếp đó cho máy di động lần lượt chuyển đến các điểm đo cần xác định, tại mỗi điểm dừng lại để thu tín hiệu trong một phút, và cuối cùng quay trở về điểm xuất phát là điểm cuối cạnh đáy để khép tuyến đo bằng lần thu tín hiệu thứ hai cũng kéo dài trong một phút tại điểm này. - Yêu cầu nhất thiết của phương pháp đo động là cả máy cố định và máy di động phải đồng thời thu tín hiệu liên tục từ ít nhất là 4 vệ tinh chung trong suốt chu kỳ đo. Vì vậy tuyến đo phải bố trí ở khu vực thoáng đãng để không xảy ra tình trạng tín hiệu thu bị gián đoạn. Nếu xảy ra trường hợp này thì phải tiến hành khởi đo lại cạnh đáy xuất phát hoặc sử dụng một cạnh đáy khác được thiết lập dự phòng trên tuyến đo. Cạnh đáy có thể dài từ 2m đến 5km.
  40. 31 Hình2.5. Màn hình hiển thị của phần mềm SQ GNSS-Rover 2.6.3.Phần Mềm SQ-GNSS Base (SQ-GNSS Base Station) - Dùng để kết nối thiết bị SQ-GNSS (đang đóng vai trò trạm máy Base) với Server trung tâm, Sử dụng internet (3G hoặc Wifi) của điện thoại để truyền dữ liệu cải chính từ máy Base về server trung tâm Chương trình Trạm SQ-GNSS - Base sau khi đã kết nối đầy đủ đến Thiết bị SQ-GNSS và Server trung tâm, sẽ hoạt động thường trú để truyền dữ liệu liên tục. Muốn thoát hẳn chương trình, người dùng cần chọn “Ngắt các kết nối”, rùi mới thoát chương trình. Người dùng cần nhập đúng Base-Port và Base-ID được cung cấp để kết nối đến Server trung tâm. Theo dõi số dữ liệu đã truyền T# phải nhảy liên tục. Nếu T# không nhảy cần kiểm tra lại thiết bị SQ-GNSS đã cấu hình hoạt động với vai trò trạm Base hoặc cáp Anten đã bị lỏng, đứt hoặc chập chờn. Sử dụng chức năng xem dữ liệu 30s để xem dữ liệu cải chính từ thiết bị SQ-GNSS trả về có phải là dữ liệu cải chính ở dạng nhị phân hay không.
  41. 32 Hình2.6. Phần mềm SQ-GNSS Base 2.6.4.Phần mềm SQ-GNSS Config (SQ-GNSS Config) -Ứng dụng dùng để lưu dữ liệu đo tĩnh cho thiết bị định vị SQ-GNSS vào file dữ liệu thô. Hình2.7. Phần mềm SQ-GNSS Config
  42. 33 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Quy trình và phương pháp đo vẽ biên tập bản đồ địa chính xã Đức Mạnh,huyện Đắk Mil,tỉnh Đắk Nông. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi: khu vực Bò Vàng thuộc thôn Đức Thuận xã Đức Mạnh- huyện Đắk Mil - tỉnh Đắk Nông. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu: khu Bò Vàng, thôn Đức Thuận Xã Đức Mạnh, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông. - Địa điểm thực tập: Đội sản xuất số 5-công ty CP Tài Nguyên Và Môi Trường Phương Bắc. 3.2.2. Thời gian tiến hành - Thời gian thực hiện đề tài:. Từ 10 tháng6 đến ngày 28 tháng 9. 3.3. Nội dung nghiên cứu 3.3.1. Điều tra cơ bản 3.3.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên: + Vị trí địa lý, tọa độ + Địa hình, địa mạo + Khí hậu, thủy văn 3.3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội: + Điều kiện kinh tế: tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân, mức sống của người dân.
  43. 34 + Điều kiện xã hội: số dân, số hộ khẩu. + Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội 3.3.2. Công tác thành lập bản đồ địa chính xã Đức Mạnh,huyện Đắk Mil,Tỉnh Đắk Nông 3.3.2.1. Sơ đồ quy trình 3.3.2.2. Thành lập lưới a. Công tác ngoại nghiệp * Công tác chuẩn bị (Thu thập tài liệu liên quan phục vụ cho công tác đo vẽ bản đồ; Khảo sát thực địa khu đo; Thiết kế sơ bộ lưới trên bản đồ nền.) * Chọn điểm, đóng cọc thông thông hướng. * Đo GPS b. Công tác nội nghiệp * Nhập dữ liệu đo * Bình sai và vẽ lưới. 3.3.2.3. Đo vẽ chi tiết và biên tập bản đồ bằng phần mềm MicroStation, FAMIS. * Đo vẽ chi tiết. * Ứng dụng phần mềm MicroStation và FAMIS thành lập bản đồ địa chính. 3.3.3. Một số thuận lợi và khó khăn và đề xuất giải pháp trong quá tình đo đạc bản đồ địa chính xã Đức Mạnh,huyện Đắk Mil,tỉnh Đắk Nông. 3.3.3.1. Thuận lợi 3.3.3.2. Khó khăn 3.3.3.3. Đề xuất giải pháp 3.4. Phương pháp nghiêm cứu 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu - Thu thập số liệu thứ cấp + Điều kiện kinh tế - xã hội.
  44. 35 + Tình hình quản lý đất đai tại khu vực nghiên cứu. + Thu thập các quyết định, quy định, tài liệu hướng dẫn thực hiện, các công trình nghiên cứu có liên quan. 3.4.2. Phương pháp đo đạc ngoại nghiệp a. Chuẩn bị máy móc: - 1 bộ máy GPS RTK-SQ GNSS do Mỹ sản xuất phục vụ cho công tác đo vẽ lưới và đo chi tiết. - 1 chiếc diện thoại ANDROID có kết nối 3g và BLUETOOTH. - 1 chiếc xe máy Dream phục vụ di chuyển . b. Nhân lực: - 1 người cho mỗi máy Rover. Dụng cụ: sổ ghi chép, bút, cọc, sơn, để đánh dấu. 3.4.3. Phương pháp xử lý dữ liệu đo - Sử dụng sợi cáp USB để đưa dữ liệu từ điện thại sang máy tính 3.4.4. Phương pháp biên tập bản đồ địa chính bằng phần mềm Famis và Microstation. Nhập số liệu đo chi tiết;Thành lập bản vẽ; Sửa lỗi; Tạo topology (tâm thửa);Đánh số hiệu thửa;Vẽ nhãn thửa; Kiểm tra kết quả đo;In bản đồ; Kiểm tra và nghiệm thu các tài liệu.
  45. 36 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều tra cơ bản 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1 Vị trí địa lý Hình 4.1: Vị trí xã Đức Mạnh - Đức Mạnh là một xã thuộc huyện Đăk Mil tỉnh Đăk Nông. Đây là một địa phương có Quốc lộ 14 đi qua. Diện tích: 82,06 km² Dân số: 11565 người Địa giới hành chính: xã này nằm giáp các xã: Đăk Sắk, Đức Minh, thị trấn Đăk Mil, Đăk R'La ,Đăk Lao và xã Long Sơn. - Sau khi chính phủ ban hành Nghị định 70/2005/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành lập xã, đổi tên xã thuộc các huyện Đắk R'Lấp, Đắk Song, Đắk Mil và Krông Nô, tỉnh Đắk Nông năm 2005 thì Xã Đức Mạnh còn lại 4.940 ha diện tích tự nhiên và 12.187 người.
  46. 37 -Xã Đức mạnh gồm 18 thôn: Đức Vinh; Đức Hòa; Đức An; Đức Hiệp; Đức Ái; Đức Nghĩa; Đức Tân; Đức Lợi; Đức Thắng; Đức Thành; Đức Lệ A; Đức Lệ B; Đức Trung; Đức Lộc; Đức Phúc ;Đức Trung;Đức Sơn;Đức Bình. - Trên địa bàn xã có nhiều khu cà phê, trong đó lớn nhất phải kể đến: Bò Vàng-Bò Vàng ( thôn Đức Thuận); Thác Khôn (thôn Đức bình); ngoài ra con có các khu khác như: đồi trung đoàn (thôn Đức Vinh), Đồng rộng( thôn Đức Lệ A), Đồi mì-Bầu cỏ (Thôn Đức Hòa), Khe đá (thôn Đức Lộc) với diện tích vừa và nhỏ. - Thôn Đức Thuận là thôn rộng nhất xã với 2 lớn là: Bò Vàng và Bò Vàng với tổng diện tích trên 2000Ha, với 350 hộ dân sinh sống. Địa hình chủ yếu là đồi núi cao, sườn thoải. Cơ cấu cây trồng của thôn chủ yếu là các cây lâu năm như: Cao su, hồ tiêu, cà phê - Bò Vàng là một trong 3 có diện tích lớn nhất xã đức mạnh với tổng diện tích trên 1500Ha. 4.1.1.2. Địa hình, địa mạo Địa hình: Xã Đức Mạnh có địa hình tương đối cao, thấp dần từ Nam xuống Bắc. Địa hình có xen kẽ giữa các núi cao với các con suối nhỏ tạo thành các thung lũng thấp,trũng. Xã có 2 khu vực đồng bằng lớn canh tác lúa nước thuộc địa bàn 2 xã: Đức Vinh và Đức Hòa. Giao thông: Xã Đức Mạnh cách trung tâm Thị Trấn Đắk Mil khoảng 3km và cách thành Phố Buôn Mê Thuột khoảng 60km đường giao thông đi lại thuận tiện, rất thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp. Các tuyến đường giao thông nội bộ trong xã Đức Mạnh còn một phần chưa được rải nhựa hoặc bê tông hoá nên chất lượng còn kém, lầy lội về mùa mưa và bụi bặm về mùa hè, gây khó khăn cho việc đi lại của người dân. 4.1.1.3. Khí hậu
  47. 38 Xã Đức Mạnh vừa mang tính chất khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng. Khí hậu có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến hết tháng 10, tập trung 90% lượng mưa hàng năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể. 4.1.1.4. Thủy văn Xã Đức Mạnh có mạng lưới sông suối nhỏ:ao,hồ tương đối dày đặc, nhiều nước rất thuận lợi cho tưới tiêu. 4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 4.1.2.1. Điều kiện kinh tế Xã Đức Mạnh là một xã tương đối phát triển của huyện Đắk Mil,mức sống của người dân tương đối ổn định. Cơ cấu cây trồng của xã tập trung vào những cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như: Cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, mắc ca, ca cao và 1 số loại cây ăn quả có giá trị cao như: Sầu riêng, chôm chộm,mãng cầu, chanh dây Hiện tại xã Đức Mạnh đang dần chuyển chuyển mình xây dựng cơ sở hạ tầng, đi đôi với việc phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng nhu cầu ngày một cao của người dân trong xã. 4.1.2.2. Điều kiện xã hội + Nhân khẩu:11565 nhân khẩu . + Khoảng 80% dân số theo đạo thiên chúa. Có thế mạnh là nhiều đồi, núi thoải có điều kiện phát triển cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi đại gia súc. Có lực lượng lao động trẻ trình độ văn hoá được phổ cập. Nhân dân sinh sống trên địa bàn cần cù lao động, có truyền thống văn hoá lâu đời, tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng, chấp hành tốt chính sách, pháp luật của nhà nước. Tình hình An ninh chính trị- trật tự an toàn xã hội ổn định, tệ nạn xã hội ít. Về xây dựng nông thôn mới
  48. 39 Đến nay xã Đức Mạnh vẫn thực hiện theo đúng bản vẽ quy hoạch cơ bản có hiệu quả cho đến thời điểm hiện tại xã đã đạt được 11 tiêu chí cụ thể: - Tiêu chí thứ 1: Về xây dựng quy hoạch. - Tiêu chí thứ 2: Về giao thông. - Tiêu chí thứ 3: Thủy lợi. - Tiêu chí thứ 4: Về điện. - Tiêu chí thứ 7: Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn. - Tiêu chí thứ 8: Thông tin và truyền thông - Tiêu chí thứ 10: Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn. - Tiêu chí thứ 12: Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên. - Tiêu chí thứ 13: Tổ chức sản xuất - Tiêu chí thứ 14: Giáo dục và đào tạo. - Tiêu chí thứ 19: Về ANTTXH được giữ vững. 4.2. Công tác thành lập bản đồ địa chính xã Đức Mạnh huyện Đắk Mil tỉnh Đắk Nông 4.2.1. Sơ đồ quy trình Công tác thành lập bản đồ địa chính xã Đức Mạnh huyện Đắk Mil tỉnh Đắk Nông được thực hiện theo sơ đồ sau:
  49. 40 Hình 4.2: Sơ đồ quy trình công tác thành lập bản đồ địa chính xã Đức Mạnh Công tác chuẩn bị và triển khai hội nghị Thành lập lưới khống Tính toán bình sai lưới chế khống chế bằng các phần mềm DPSURVEY, PICKNET, BSDC vv . Xác định ranh giới, đánh dấu sơn, vẽ lược đồ chi tiết, điều tra thuộc tính thửa đất, thu thập thông tin chủ Đánh ST SDĐ. Thành lập lưới khống Xử lý số liệu ngoại Đo vẽ chi tiết nghiệp, biên tập bản đồ chế.Tính toán bình sai lưới bằng MicroStation khống chế Kiểm tra đối soát, ký bằng các biên bản XĐRGSDĐ, In bản đồ kiểm tra, in biên bản XĐRGSDĐ, in phiếu phần mềm phiếu giao nhận diện DPSURVEY, tích giao nhận diện tích, HSKT, PICKNET, bảng biểu địa chính ,,,, BSDC vv . Biên tập bản đồ địa chính, bản đồ gốc Xác định ranh giới, đánh dấu sơn, Kiểm tra nghiệm thu, giao nộp thành quả. vẽ lược đồ chi tiết, điều 4.2.2.tra thu Thànhộc tính lập lưới th ử a đa.ấ t,Quy thu định chung: thập thông tin Việc thiết kế thi công, đặt tên, chọn điểm, chôn mốc tuân thủ theo dự chủ SDĐ. án chi tiết đã được duyệt. Đo vẽ chi tiết Xử lý số liệu ngoại nghiệp, biên tập bản đồ bằng MicroStation
  50. 41 Công tác đo đạc, tính toán binh sai; độ chính xác toạ độ lưới sau bình sai tuân thủ theo quy phạm 08/ 2008 và dự án chi tiết. Theo quy định tại dự án chi tiết, lưới khống chế đo vẽ được xây dựng trên cơ sở các điểm lưới địa chính đó thiết kế, xây dựng trên địa bàn hoặc các điểm vùng phụ cận. Các điểm này đều được đo, tính toán bình sai bằng công nghệ GPS dựa trên các điểm cơ sở hiện có trên địa bàn tỉnh. b. Lưới đường chuyền kinh vĩ cấp 1 Căn cứ vào các cặp điểm địa chính nêu trên, đơn vị thi công tiến hành thiết kế lưới dưới dạng mạng đường chuyền nhiều điểm nút và đường chuyền phù hợp. Tổng số điểm kinh vĩ cấp 1 là 89 điểm và được thiết kế. c. binh sai lưới cấp - Xử lý bằng phần mềm DPSURVEY - Tiến hành kiểm tra toàn bộ số liệu đo giữa sổ đo và File số liệu đo. - Lưới kinh vĩ được tính toán, bình sai chặt chẽ thành một mạng chung cho toàn bộ khu đo. - Tính đồng thời tọa độ và độ cao các điểm kinh vĩ. - Các cạnh (BaseLine) của lưới GPS được xử lý tính toán bằng phần mềm DPSURVEY. - Tính khái lược cạnh được tiến hành theo chương trình DPSURVEY. d. Sau khi tính cạnh trong toàn bộ lưới, tiến hành tính sai số khép hình theo sơ đồ đo. - Công tác tính toán bình sai lưới được thực hiện bằng phần mềm DPSURVEY. Về tọa độ và độ cao đều lấy tọa độ và độ cao các điểm địa chính cơ sở làm cơ sở để tính bình sai cho lưới. - Bình sai trong hệ WGS - 84 cho tất cả các điểm. - Tính toạ độ vuông góc không gian theo Ellipsoid WGS - 84 của tất cả các điểm khởi tính tọa độ và độ cao. Sau khi bình sai xong ta tiếp tục được kết quả bình sai một số điểm lưới GPS xã Đức Mạnh, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông như bảng sau:
  51. 42 4.2.3. Đo vẽ chi tiết và biên tập bản đồ xã Đức Mạnh, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông bằng phần mềm Microstation, Famis 4.2.3.1 Đo vẽ chi tiết Sau khi có kết quả bình sai lưới ta có được tọa độ chính xác của các điểm lưới, tiến hành đo chi tiết. Xác định ranh giới giữa các thửa đất để công việc đo được tiến hành thuận lợi, nhanh chóng và chính xác. Từ cột mốc địa chính, điểm lưới kinh vĩ vừa xây dựng được, tiến hành đặt máy đo các điểm chi tiết. Trong quá trình đo chi tiết, kết hợp công việc ghi kết quả đo được và sổ đo vẽ chi tiết, vẽ sơ họa và ghi chú ngoài thực địa để tránh nhầm lẫn trong quá trình biên tập bản đồ. Sau khi xác định ranh giới hành chính, ranh giới các thửa đất ta tiến hành dùng máy RTK SQ-GNSS để đo vẽ chi tiết ranh giới các thửa đất các công trình xây dựng trên đất. + Đo vẽ thửa đất, các công trình trên đất. + Đo vẽ thể hiện hệ thống giao thông: Đo vẽ lòng, mép đường. + Đo vẽ thể hiện hệ thống thủy văn: Ghi chú dòng chảy của hệ thống. + Đo vẽ thể hiện hệ thống đường điện, cột điện, hướng đường dây. + Đo vẽ các vật cố định: cầu, cống. + Kết hợp quá trình đo vẽ, ta lấy thông tin thửa đất, tên địa danh, tên riêng địa vật, và được ghi trực tiếp lên bản sơ họa. Sau đây là một số thửa đất được đo trên địa bàn khu vực Bò Vàng ,thôn Đức Thuận,xã Đức Mạnh được thể hiện qua bảng sau: Danh sách thửa đất Người đo: TRẦN VĂN QUÂN Số máy:SQ-GNSS CTY2 Ngày đo:26-8-2018 Chiều cao máy: 1.450
  52. 43 Bảng 4.1: Một số thửa đất được đo bằng máy RTK-SQ GNSS Số Địa chỉ Địa chỉ chủ sử điểm MĐSD Họ tên chủ sử dụng thửa đất dụng thửa 1 CLN Nguyễn Văn Ngọc Bò Vàng Thôn Đức Sơn Đoàn Thị Hội 30 CLN Nguyễn Văn Ngọc Bò Vàng Thôn Đức Sơn Đoàn Thị Hội 68 CLN Lê Văn Cường Bò Vàng Thôn Đức Bình Đoàn Thị Xuân 95 CLN Hoàng Văn Phước Bò Vàng Thôn Đức Trung Đoàn Thị Thu 148 CLN+NTS Hoàng Tiến Dũng Bò Vàng Thôn Đức Sơn 192 CLN Nguyễn Đình Vi Bò Vàng Thôn Đức Sơn Nguyễn Thị Tiến 220 CLN Nguyễn Thị Thu Hương Bò Vàng Thôn Đức Bình 259 CLN Nguyễn Sĩ Phong Bò Vàng Thôn Đức Sơn Bùi Thị Hiền 294 CLN Trần Thị Lệ Tuyết Bò Vàng Thôn Đức Sơn 335 CLN +NTS Nguyễn Văn Sâm Bò Vàng Thôn Đức Thuận Bùi Thị Hảo 389 CLN+NTS Nguyễn Sự Bò Vàng Thôn Đức Sơn Trần Thị Phượng 402 CLN Nguyễn Bình Dũng Bò Vàng Thôn Đức Sơn Nguyễn Thị Thúy 450 CLN Nguyễn Ngọc Toàn Bò Vàng Thôn Đức Sơn Phan Thị Liễu
  53. 44 4.2.3.2. Trút số liệu đo phần mềm đo sang máy tính Đây là công đoạn được thực hiện sau khi đo đạc chi tiết, sử dụng cáp USB tương thích để đưa ra số liệu đo vào máy tính với định dạng CSV. Sau đây là File dữ liệu sau khi đưa số liệu từ phần mềm đo vào máy tính: Hình 4.3 .File định dạng CSV sau khi đưa vào máy tính 4.2.3.3. Xử lý số liệu Sau khi số liệu được trút từ sổ đo điện tử sang máy tính file số liệu có dạng như hình vừa nêu trên. Để xuất được ra bản vẽ ta phải xử lí số liệu và chuyển đổi file “.CSV” thành file “.TXT” bằng cách xử lý qua phần mềm hỗ trợ (TOTAL COMMANDER).
  54. 45 Hình:4.4 Phần mềm đổi định dạng file số liệu sang “.txt” Sau khi xử lí ,File số liệu sẽ có cấu trúc như sau: Hình 4.5: File số liệu sau khi được xử lý
  55. 46 Sau khi đổi định dạng về “.txt” file số liệu sẽ có dạng như sau: Hình 4.6: File số liệu sau khi đổi sang “txt” 4.2.3.4. Nhập số liệu đo Sau khi xử lý được file số liệu điểm chi tiết có đuôi “.txt” ta tiến hành triển điểm lên bản vẽ. Khởi động MicroStation, tạo file bản vẽ mới chọn (Select) file chuẩn có đẩy đủ các thông số đã cài đặt. Làm việc với (CSDL trị đo)  Nhập số liệu  Import tìm đường dẫn đến ổ, thư mục, file chứa số liệu cần triển điểm lên bản vẽ. Hình 4.7: Nhập điểm bằng phần mềm Famis
  56. 47 Tìm đến đường dẫn chứa file số liệu chi tiết có đuôi “.txt” ta được một file bản vẽ chứa các tâm điểm chi tiết, đây chính là vị trí các điểm cần xác định ở ngoài thực địa và đã được tính tọa độ và độ cao theo hệ thống tọa độ VN2000. Được thể hiện như hình sau: Hình 4.8: Nhập(Import) điểm chi tiết lên bản vẽ 4.2.3.5. Hiển thị trị đo Cơ sở dữ liệu trị đo  Hiển thị  Tọa mô tả trị đo  Chọn các thông số hiển thị. DX = 0 (Tức tâm số thứ tự cách tâm điểm chi tiết theo trục X = 0). DY = 0 (Tức tâm số thứ tự cách tâm điểm chi tiết theo trục Y = 0). Chọn kích thước cỡ chữ bằng 2 hoặc lớn hơn tùy theo để thuận tiện cho việc nối các điểm chi tiết với nhau cho rõ nét rễ nhìn các số thứ tự điểm. Chọn màu chữ số thứ tự điểm sao cho chữ số nổi so với màu nền của Microstation là màu đen ta nên chọn màu chữ số thứ tự điểm chi tiết là màu trắng chọn xong ta ấn chấp nhận.
  57. 48 Như vậy ta được một file thứ tự điểm chi tiết gồm có tâm điểm và số thứ tự điểm như sau: Hình 4.9: Hiển thị trị đo của một số điểm trên bản đồ 4.2.3.6. Thành lập bản vẽ Từ các điểm chi tiết và bản vẽ sơ họa ngoài thực địa ta sử dụng thanh công cụ vẽ đường thẳng Place Smartline và chọn lớp cho đối tượng của chương trình MicroStation để nối các điểm đo chi tiết. Lần lượt thực hiện các công việc nối điểm theo bản vẽ sơ họa của tờ bản đồ khu vực xã Đức Mạnh huyện Đắk Mil tỉnh Đắk Nông, ta thu được bản vẽ của khu vực đo vẽ như hình minh họa dưới đây. Lúc này các thửa đất trên bản vẽ thể hiện rõ vị trí, hình dạng, một số địa vật đặc trưng của khu đo. Dưới đây là hình ảnh 1 góc của mảnh bản đồ khu vực Suuối con thuộc thôn Đức Thuận xã Đức Mạnh được thể hiện qua hình sau:
  58. 49 Hình4.10 Khu vực Bò Vàng trong quá trình nối thửa Bản đồ địa chính được phân mảnh theo nguyên tắc một mảnh bản đồ địa chính gốc thành lập một mảnh bản đồ địa chính, hình thể thửa đất lấy trọn thửa, kích thước khung bản đồ địa chính là 60cm  70cm. Nội dung biểu thị trên bản đồ tuân theo quy định tại khoản 3.1 đến 3.10 của Quy phạm Thành lập Bản đồ địa chính năm 2008, cụ thể như sau. - Điểm tọa độ các cấp gồm tọa độ hạng cao Nhà nước, điểm địa chính cơ sở, điểm địa chính. - Địa giới hành chính, mốc địa giới hành chính. - Hệ thống giao thông gồm: Đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường đá, đường đất lớn, đường đất nhỏ biểu thị tên đường, chất liệu rải mặt. - Hệ thống thủy văn: Biểu thị sông, kênh, rạch, ao, hồ. Nếu sông, kênh rạch lớn hơn 0.5mm trên bản đồ thì phải vẽ 2 nét. - Ranh giới các thửa đất. - Các công trình, nhà ở gắn liền với
  59. 50 - Các công trình, nhà ở gắn liền với thửa đất. Các công trình xây dựng tạm thời hoặc công trình phụ trợ như tường rào, nhà để xe, sân, giếng, lán trại, cột điện, không gắn liền với nhà (công trình) chính thì không biểu thị. - Biểu thị các địa vật quan trọng chiếm diện tích cần trừ vào diện tích thửa đất như tháp nước, trạm biến thế, cột điện cao thế, nghĩa địa, - Không biểu thị mộ nhỏ nằm rải rác, cột điện đơn, cột điện thoại, cột km, cống, đập nước mà diện tích ≤ 4mm2 trên bản đồ (chỉ biểu thị cột điện 4 chân có chiếm nhiều diện tích đất). - Không biểu thị kí hiệu đắp cao, xè sâu (nhưng phải vẽ đúng diện tích đối tượng), cầu một người đi, đường máng dẫn nước trong các thửa đất. - Dáng đất được biểu thị trên bản đồ địa chính bằng ghi chú điểm độ cao đối với vùng đồng bằng, đường bình độ đối với vùng đồi núi hoặc bằng ký hiệu kết hợp với ghi độ cao, mật độ ghi chú độ cao không ít hơn 5 điểm trên 1dm2. Trong các yếu tố trên ranh giới thửa đất là yếu tố quan trọng nhất, do đó phải ưu tiên biểu thị chính xác ranh giới của từng thửa đất. Nội dung thửa đất trên bản đồ địa chính được quy định như sau: - Trên bản đồ địa chính gốc: Ghi số thửa, diện tích. Trên bản đồ địa chính: Ghi số thửa, diện tích, ký hiệu mục đích sử dụng đất (ký hiệu mục đích sử dụng đất ghi đúng theo quy định tại Bảng phân loại đất theo mục đích sử dụng của Phụ lục 8, Quy phạm thành lập bản đồ địa chính năm 2008). - Việc đo vẽ chỉ giới công trình (giao thông, thủy lợi) căn cứ vào mốc dẫn được chôn tại thực địa. - Các yếu tố dạng tuyến có độ rộng ≥ trên bản đồ phải vẽ theo 2 mép bờ của địa vật, nếu ≤ 0.2mm thì đo vẽ một nét vào trục chính của địa vật và phải ghi chú độ rộng trên bản đồ địa chính. - Với các thửa đất đang có tranh chấp thì được phép vẽ nét đứt để kết thúc quá trình đo ngoại nghiệp. Nếu thời gian thực hiện hợp đồng mà đã giải quyết xong tranh chấp thì phải có trách nhiệm vẽ lại theo kết quả đã xử lý.
  60. 51 - Khu vực đất dân cư nông thôn có đặc điểm là nhà ở và các công trình phụ, sân, bố trí rải rác trong toàn bộ thửa đất, phần đất còn lại trồng cây các loại, thì chỉ thể hiện mục đích sử dụng chính là: ONT (đất ở nông thôn), đối với thửa đất khi xây dựng đã có quy hoạch tách đất ở ra (hoặc chủ nhà tự xác định bằng cọc rõ ràng), thì phải vẽ tách thửa, và ghi tính chất riêng cho từng thửa. - Mương đào trong các vườn cây chỉ mang tính nội bộ lấy đất để tạo liếp trồng và giữ nước tưới cây nên không cần hiển thị. Khi chú thích, thuyết minh dùng chữ Việt phổ thông, không dùng tiếng địa phương, các quy định biểu thị tuân theo quy định trong tài liệu Ký hiệu bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000, 1:10000 của Bộ Tài nguyên và môi trường ban hành 4.2.3.7. Kết nối với cơ sở dữ liệu bản đồ Load Famis: Tại màn hình chính của MicroStation chọn Utilities -> MDL Appications -> Browse -> tìm đến địa chỉ chứa file famis.ma -> chọn Famis.ma OK. -> Xuất hiện thanh công cụ Famis -> chọn Cơ sở dữ liệu trị đo -> Nạp phần xử lý trị đo. Kết nối với cơ sở dữ liệu bản đồ được thể hiện qua hình sau: Hình 4.11: Kết nối với cơ sở dữ liệu bản đồ
  61. 52 4.2.3.8. Sửa lỗi Topology là mô hình lưu trữ dữ liệu bản đồ (không gian), đã được chuẩn hóa. Nó không chỉ lưu trữ các thông tin địa lý, mô tả vị trí, kích thước, hình dạng của từng đối tượng bản đồ riêng rẽ mà còn mô tả quan hệ không gian giữa chúng với nhau như nối nhau, kề nhau. Chức năng này rất quan trọng trong công việc xây dựng bản đồ. Sau khi đóng vùng sửa lỗi, topology là mô hình đảm bảo việc tự động tính diện tích, là đầu vào của các chức năng tạo bản đồ địa chính, tạo hồ sơ thửa đất, tạo bản đồ chủ đề, vẽ nhãn thửa. Sửa lỗi cho mảnh bản đồ vừa tạo: Như đã nói ở trên tâm thửa chỉ được tạo khi các thửa đã đóng vùng hay khép kín. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẽ không tránh sai sót. Famis cung cấp cho chúng ta một chức năng tự động tìm và sửa lỗi. Tính năng này gồm hai công cụ MRFClean và MRF Flag. Từ menu chính của phần mềm trước tiên và Cơ sở dữ liệu bản đồ -> Tạo topology -> Tự động sửa lỗi clean Parameters -> Tolerances -> hiện bảng MRF clean, setup -> xóa dấu (-) tại lever chứa ranh giới thửa -> Set -> Clean ->OK. Thao tác sửa lỗi trong phần mềm famis đươc thể hiện qua hình Hình 4.12: Thao tác sửa lỗi trong famis
  62. 53 Tại mục Parameters đặt thông số cần thiết cho chức năng MRFClean để tự sửa lỗi. Chức năng này chỉ sửa được các lỗi thông thường như : Bắt quá, bắt chưa tới, trùng nhau. Các lỗi còn lại phải tiếp tục dùng chức năng MRF Flag để sửa. Kích chuột vào nút Next để hiển thị các lỗi mà chức năng MRF Flag báo màn hình bản đồ xuất hiện, nơi nào có chữ D là nơi đó còn lỗi, cần tự sửa bằng tay sử dụng thanh công cụ modifi của MicroStation với các chức năng như vươn dai đối tượng, cắt đối tượng, Các hình minh họa dưới đây là hình thanh công cụ modifi của MicroStation và những lỗi được tính năng sửa lỗi MRF Flag báo để sửa cùng với các hình minh họa các thửa đất sau khi được sửa lỗi. Một số lỗi cơ bản thường gặp trong quá tình biên tập, vẽ thửa đất trên phần mềm MicroStation được thể hiện qua hình dưới đây: Hình 4.13: Màn hình hiển thị các lỗicủa thửa đất Dưới đây là hình ảnh các thửa đất đã được sửa lỗi trên phần mềm famis với hai công cụ MRFClean và MRF Flag những lỗi cơ bản nhất.
  63. 54 Hình 4.14: Các thửa đất sau khi được sửa lỗi 4.2.3.9. Chia mảnh bản đồ Sau khi sửa hết các lỗi trên bản đồ, ta tiến hành tạo bảng chắp và chia mảnh bản đồ. - Từ cửa sổ CSDL bản đồ  Bản đồ địa chính  Tạo bản đồ địa chính. Tại đây ta chọn tỷ lệ, loại bản đồ, vị trí mảnh và phương pháp chia mảnh. 4.2.3.10. Thực hiện trên một mảnh bản đồ được tiến hành như sau a) Tạo vùng Từ cửa sổ CSDL bản đồ  Tạo topology  Tạo vùng. Các level cần tạo vùng (ở đây là level của thửa đất), nếu nhiều lớp tham gia tính diện tích thửa đất thì ta phải tạo tất cả các lớp và mỗi lớp cách nhau bằng dấu phẩy. Sau đó chương trình tự tạo tâm thửa đất. Tạo vùng xong ta vào cơ sở dữ liệu bản đồ  Quản lý bản đồ  Kết nối với cơ sở dữ liệu.
  64. 55 Hình 4.15: Một góc các thửa đất sau khi được tạo tâm thửa b) Đánh số thửa CSDL bản đồ  chọn (bản đồ địa chính)  Chọn ( đánh số thửa tự động)  Hộp thoại đánh số tự động sẽ hiện ra. Hình 4.16: Đánh số thửa cho BĐĐC
  65. 56 Tại mục (bắt đầu từ) chọn 1, chọn khoảng băng rộng theo chiều ngang tại mục (độ rộng) là 20, chọn kiểu đánh (đánh tất cả), chọn kiểu đánh zích zắc, kích vào hộp thoại (đánh số thửa). Chương trình sẽ thực hiện đánh số thửa từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. c) Gán dữ liệu từ nhãn Để phục vụ cho việc thành lập các tài liệu quản lý đất đai và các loại hồ sơ địa chính, bước gán dữ liệu từ nhãn này cung cấp đầy đủ các thông tin số liệu cho việc thành lập các loại hồ sơ địa chính. Trước khi tiến hành bước này các thông tin thửa đất phải được thu thập đầy đủ và được gắn nằm trong thửa. Các lớp thông tin của thửa đất được gắn bằng lớp nào thì bước gán thông tin từ nhãn sẽ tiến hành gán nhãn bằng lớp đó. Từ menu CSDL bản đồ  Chọn (gán thông tin địa chính ban đầu)  Chọn (gán dữ liệu từ nhãn). Trong bước gán thông tin thửa ta gắn (họ và tên chủ sử dụng, loại đất), bằng lớp 53 đo vậy ta gán thông tin từ nhãn lớp 53 cho hai loại thông tin (họ và tên chủ sử dụng đất, loại đất), và gán địa chỉ chủ sử dụng đất bằng lớp 52. Gán xong các lớp thông tin ta phải kết nối với CSDL bản đồ. d) Vẽ nhãn thửa, sửa bảng nhãn thửa: + Vẽ nhãn thửa Vẽ nhãn thửa là một trong nhưng công cụ thường dùng để hiển thị các dữ liệu thuộc tính thành các đối tượng đồ hoạ theo một cách định dạng cho trước. Có thể có rất nhiều dữ liệu thuộc tính đi kèm theo tại một thời điểm không thể hiển thị được tất cả các dữ liệu. Vào Cơ sở dữ liệu trị đo -> Xử lý bản đồ -> Vẽ nhãn thửa -> Xuất hiện bảng: Điền tỉ lệ bản đồ là 1/2000 -> Vẽ nhãn.
  66. 57 Hình 4.17: Vẽ nhãn thửa Đánh dấu vào vẽ tự động rồi vẽ nhãn chương trình sẽ tự động vẽ nhãn toàn bộ bản đồ với mục đích sử dụng là mục đích lúc tạo tâm thửa và số thửa ứng với số thửa đã đánh. + Sửa bảng nhãn thửa Để đảm bảo cho đầy đủ các thông tin địa chính được cập nhật trong file báo cáo, ta phải kiểm tra bảng nhãn thửa xem file báo cáo đã cập nhật đầy đủ hay chưa. Có nhưng trường hợp các thông tin của thửa đất khi gắn bị chồng đè lên ranh thửa, do vậy khi gán nhãn thửa file báo cáo sẽ không cập nhật được các thông tin vào bản nhãn. e) Tạo khung bản đồ địa chính Khung bản đồ địa chính cần phải tạo ra với vị trí và cách thể hiện theo đúng quy định trong pham vi thành lập bản đồ địa chính của Bộ TNMT ban hành. + Dùng lệnh Fence, chọn khu vực khung bản đồ + Tại thanh Famis chọn: Cơ sở dữ liệu bản đồ -> Bản đồ địa chính -> Tạo khung bản đồ -> Fence -> Vẽ khung. Dưới đây là màn hình của famis
  67. 58 khi tạo khung mảnh bản đồ với tỉ lệ 1:2000 của xã Đức Mạnh, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông. Hình 4.18: Tạo khung mảnh bản đồ địa chính của xã Đức Mạnh - Sau khi vẽ khung xong, nếu chữ trên khung bị lỗi font thì ta viết lại chữ, chỉnh font bằng thao tác Text Editor. - Cuối cùng, kiểm tra lại toàn bộ các chi tiết của bản đồ, đối chiếu với TT25-2014 ngày 30/12/2013 quy định về thành lập BĐĐC của Bộ TNMT cho chuẩn quy phạm bản đồ địa chính. Khi ta chọn điểm trên màn hình thì toạ độ góc khung của bản đồ sẽ hiện lên. Đây là các toạ độ được tính dựa trên các tham số tỷ lệ. Sau khi hoàn tất các quá trình cơ bản nêu trên. Đã hoàn thành công việc ứng dụng phần mềm Famis, Microstation xây dựng bản đồ địa chính từ số liệu đo chi tiết. Như vậy ta đã thành lập được mảnh bản đồ với tỷ lệ 1:2000 (Tờ bản đồ sau khi được biên tập hoàn chỉnh được thể hiện tại phụ lục 03)
  68. 59 f) Kiểm tra kết quả đo Sau khi hoàn chỉnh, tiến hành rà soát, kiểm tra, so sánh, mức độ chính xác của bản đồ với thực địa. Lựa chọn những thửa khả nghi là có sai số lớn, tiến hành đo khoảng cách trên bản đồ. Sau đó chuyển khoảng cách đó ra thực địa đồng thời dùng thước dây khoảng cách ngoài thực địa và so sánh kết quả giữa chúng với nhau. Như vậy độ chính xác của bản đồ sau khi biên tập đạt yêu cầu kỹ thuật. g) In bản đồ Khi bản đồ đã được kiểm tra hoàn chỉnh và độ chính xác đạt yêu cầu kỹ thuật, lúc này tiến hành in chính thức bản đồ này. h) Kiểm tra và nghiệm thu các tài liệu Khi xem xét các tài liệu đạt chuẩn trong quy phạm bản đồ và luận chứng kinh tế kỹ thuật của công trình, tiến hành đóng gói và giao nộp tài liệu: - Các loại sổ đo. - Các loại bảng biểu. - Biên bản kiểm tra. - Biên bản bàn giao kết quả đo đạc và bản đồ địa chính. - File ghi số liệu. - Bản đồ địa chính. 4.2.4. Một số thuận lợi và khó khăn trong quá trình đo đạc bản đồ địa chính xã Đức Mạnh huyện Đắk Mil tỉnh Đắk Nông. 4.2.4.1. Thuận lợi - Với khả năng cho phép đo được tất cả các yếu tố: góc, khoảng cách và chênh cao với độ chính xác rất cao của máy toàn đạc điện tử RTK SQ-GNSS đã tạo thuận lợi cho việc xây dựng lưới, đo chi tiết các điểm phục vụ công tác đo đạc thành lập mảnh bản đồ địa chính của xã Đức Mạnh - Cách sử dụng máy RTK SQ-GNSS đơn giản, giao diện phần mềm sử dụng bằng tiếng việt ,ít thao tác nên người sử dụng có thể dễ dàng sử dụng.
  69. 60 - Phần mềm thực hiện bình sai lưới DPSURVEY, biên tập chỉnh lý bản đồ địa chính (Famis và MicroStations) tương đối dễ thao tác cho người sử dụng; giao diện của phần mềm Famis toàn bộ đều là tiếng việt. - Phương pháp đo đơn giản,nhanh chóng. - Bộ máy gọn nhẹ,dễ di chuyển. - Dữ liệu đo đạc bản đồ chính xác với hiện trạng sử dụng đất của người dân phục vụ tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai tại xã Đức Mạnh. 4.3.4.2. Khó khăn Ngoài những ưu điểm nổi trội thì bên cạnh đó khi ứng dụng vẫn còn gặp không ít khó khăn như: - Địa hình cao, dốc với nhiều đồi,núi gây khó khăn cho công tác đo đạc - Đường đi vào những khu xa, lầy lội khi trời mưa gây khó khăn cho việc di chuyển. - Do máy có nhiều linh kiện điện tử nên nếu gặp thời tiết khó khăn (mưa) sẽ rất khó thực hiện được công tác đo đạc. - Tình trạng tranh chấp đất đai giữa các chủ sử dụng về ranh giới sử dụng đất diễn ra phức tạp gây trở ngại cho việc đo đạc. - Người dân vẫn chưa ý thức được rõ việc đo đạc lập bản đồ địa chính và các thủ tục liên quan đến đất đai. 4.3.4.3. Đề xuất giải pháp - Đứng trước những khó khăn thách thức đó, ta cần phải áp dụng những biện pháp khắc phục đồng bộ, có hệ thống và đem lại hiệu quả lâu dài. - Tăng cường công tác vận động, phổ biến pháp luật cho người dân để tình trạng tranh chấp đất đai giữa các chủ sử dụng giảm tới mức tối thiểu tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đo đạc. - Cán bộ đo đạc phải nâng cao kỹ năng về giao tiếp, trình độ chuyên môn, linh hoạt trong khi triển khai công việc. - Cần liên tục update các phần mềm chuyên nghành như, Microstation, Famis, ., để thuận tiện cho việc biên tập bản đồ có hiệu quả hơn.
  70. 61 PHẦN 5 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ hiện nay. Với những khái niệm mới, kỹ thuật mới sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực khoa học đời sống, trong đó có khoa học công nghệ về đo đạc, thành lập, biên tập bản đồ, quản lý đất đai. Từ kết quả đo đạc với số liệu: - Tọa độ các điểm, số đo góc, cạnh của lưới kinh vĩ, sử dụng phần mềm DPSURVEY để bình sai. Kết quả lưới kinh vĩ hoàn thành đảm bảo các yêu cầu về độ chính xác đề ra theo đúng quy phạm do Tổng cục Địa chính ban hành. - Số liệu đo chi tiết bằng máy RTK SQ-GNSS được đưa vào máy tính và được xử lý, biên tập bằng phần mềm MicroStation và famis xây dựng, biên tập hoàn thiện mảnh bản đồ địa chính số với tỷ lệ 1:2000 tại xã Đức Mạnh, huyện Đắk Mil,tỉnh Đắk Nông - Bản đồ địa chính được thành lập bằng công nghệ số nên có độ chính xác cao thuận lợi cho việc cập nhật và lưu trữ, tổng hợp, chỉnh lý biến động đáp ứng tốt yêu cầu của công tác quản lý Nhà nước về đất đai trong giai đoạn hiện nay. 5.2. Kiến nghị Để có thể khai thác tối đa các chức năng của phần MicroStation đòi hỏi người sử dụng phải thật hiểu biết về công nghệ tin học và các phần mềm khác chạy trên nền của nó. Tuy nhiên, ngày nay việc cập nhật công nghệ thông tin và các phần mềm có liên quan trong việc thành lập bản đồ được người sử dụng hết sức chú trọng và ngày càng phát triển.
  71. 62 - Chính vì thế mà cho đến thời điểm hiện nay, việc sử dụng MicroStation để thành lập bản đồ vẫn là phương pháp tối ưu nhất và chưa thể thay thế được. - Để nâng cao hiệu quả kinh tế và tính hoàn thiện của công nghệ khi thành lập bản đồ cần phải nâng cao trình độ tin học cho đội ngũ cán bộ và cải tiến trang thiết bị. - Tạo điều kiện cho công tác quản lý tài nguyên đất đai của nhà nước mang tính hệ thống, thống nhất trong ngành. - Để đạt được hiệu quả cao trong sản xuất các cơ quan cần phải quan tâm nhiều đến vấn đề đầu tư trang bị đầy đủ và đồng bộ hệ thống máy đo, máy tính và phần mềm, nâng cao trình độ của các kỹ thuật viên để khai thác hết những tính năng ưu việt của công nghệ SQ-GNSS - Tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng công nghệ khoa học vào công tác thành lập bản đồ nhằm tăng năng suất lao động, tự động hóa quá trình thành lập bản đồ giảm bớt thời gian, chi phí, công sức. - Kết quả của đề tài cần được đưa vào thực tiễn sản xuất để phục vụ tốt hơn trong công tác đo vẽ và thành lập bản đồ địa chính.
  72. 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài Nguyên và Môi trường, 2005, Quy trình đo vẽ thành lập bản đồ địa chính, Hà Nội. 2. Bộ Tài nguyên & Môi trường, 2006, Hướng dẫn sử dụng phần mềm Famis. 3. Bộ Tài nguyên & Môi trường, 2008, Quyết định 08/2008/QĐ- BTNMT ngày 10/11/2008 Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200; 1:500; 1:1000; 1:2000; 1:50000; 1:10000. 4. Bộ Tài nguyên & Môi trường, 2013, Thông tư 55/2013/TT-BTNMT Quy định về thành lập bản đồ địa chính. 5. Bộ Tài nguyên & Môi trường, 2014,Thông tư số: 25/2014/TT-BTNMT ban hành ngày 19/5/2014 Quy định về bản đồ địa chính. 6. Bộ Tài nguyên & Môi trường, 2016, Thông tư số 49/2016/TT-BTNMT ngày 28/12/2016 quy định về công tác giám sát, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm trong lĩnh vực quản lý đất đai. 7. Nguyễn Thị Kim Hiệp CS, 2006, Giáo trình Bản đồ địa chính, NXB Nông Nghiệp – Hà Nội. 8. Luật đất đai, 2013, 45/2013/QH13 : 29/11/2013 Quốc hội ban hành luật đất đai 2013. 9. Tổng cục Địa chính, 1999, Ký hiệu bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500; 1:1000; 1:2000; 1:5000. 10. Chính phủ, 2004, Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 Nghị định Chính phủ về thi hành Luật Đất đai. 11. Tổng cục Quản lý Đất đai, 2015, công văn số 1734/TCQLĐĐ-CĐKĐĐ ngày 23/11/2015 hướng dẫn giải quyết vướng mắc trong việc xác định mật độ thửa đất trung bình của BĐĐC. 12. , 2009, Bài giảng môn Trắc địa I - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
  73. 64 13. Vũ Thị Thanh Thủy, 2009, Bài giảng Trắc địa II – Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 14. Vũ Thị Thanh Thủy và CS, 2008, Giáo trình trắc địa cơ sở, NXB Nông Nghiệp – HN. 15. Viện nghiên cứu Địa chính, 2002, Hướng dẫn sử dụng phần mềm MicroStation & Mappingoffice để thành lập bản đồ địa chính, Hà Nội.
  74. PHỤ LỤC KẾT QUẢ BÌNH SAI LƯỚI GPS Tên công trình : Đo đạc, lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1: 1000 và tỷ lệ 1: 2000 xã Đức Mạnh, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông BẢNG 4.1: BẢNG TRỊ ĐO GIA SỐ TỌA ĐỘ VÀ CÁC CHỈ TIÊU SAI SỐ HỆ TỌA ĐỘ VUÔNG GÓC KHÔNG GIAN ELLIPSOID QUI CHIẾU: WGS-84 Số Tên đỉnh cạnh DX DY DZ RMS RATIO TT Điểm đầu Điểm cuối (m) (m) (m) (m) 1 532439 532448 -5822.539 -3419.619 6197.764 0.030 3.780 2 532448 532427 8007.531 3518.821 -4028.651 0.021 6.170 3 532439 532427 2185.024 99.172 2169.119 0.023 4.150 4 532448 GPS-I-90 4121.501 3431.797 -8779.881 0.019 12.260 5 532439 GPS-I-90 -1701.033 12.128 -2582.107 0.013 9.580 6 532427 GPS-I-90 -3886.616 -86.623 -4751.114 0.033 1.680 7 532448 GPS-I-93 3890.883 3226.214 -8086.240 0.011 3.100 8 532439 GPS-I-93 -1931.704 -193.250 -1888.443 0.027 6.040 9 532427 GPS-I-93 -4117.087 -292.761 -4057.721 0.037 1.900 10 532448 GPS-I-95 3673.905 3120.492 -7983.870 0.034 60.410 11 532439 GPS-I-95 -2148.677 -298.816 -1786.027 0.036 26.320 12 532427 GPS-I-95 -4334.362 -397.444 -3955.565 0.027 3.930 13 532448 GPS-I-40 2290.240 2101.642 -5457.691 0.036 11.780 14 532439 GPS-I-40 -3532.313 -1317.756 740.250 0.036 15.430 15 532427 GPS-I-40 -5717.302 -1417.084 -1428.945 0.018 4.890 16 532448 GPS-I-44 2447.445 2224.075 -5706.544 0.023 7.390 17 532439 GPS-I-44 -3375.070 -1195.568 491.231 0.016 3.690 18 GPS-I-44 GPS-I-90 1674.047 1207.681 -3073.364 0.011 4.530 19 532448 GPS-I-46 2734.235 2276.010 -5605.750 0.029 3.190 20 532427 GPS-I-46 -5272.565 -1241.730 -1576.804 0.020 2.100 21 532448 GPS-I-48 2648.082 2311.489 -5808.073 0.024 7.140 22 532439 GPS-I-48 -3174.525 -1107.917 389.749 0.026 7.010 23 GPS-I-48 GPS-I-95 1025.853 808.995 -2175.763 0.021 3.060
  75. 24 532448 GPS-I-91 4041.350 3370.510 -8627.991 0.024 14.720 25 532439 GPS-I-91 -1781.189 -49.120 -2430.202 0.014 15.200 26 GPS-I-91 GPS-I-44 -1593.872 -1146.466 2921.437 0.012 3.120 27 532448 GPS-I-92 3936.163 3261.256 -8217.955 0.025 7.110 28 532439 GPS-I-92 -1886.406 -158.244 -2020.161 0.035 26.260 29 532427 GPS-I-92 -4071.412 -257.427 -4189.261 0.023 3.090 30 GPS-I-46 GPS-I-92 1201.920 985.191 -2612.248 0.024 3.480 31 532448 GPS-I-94 3733.348 3174.029 -8102.420 0.024 8.170 32 532439 GPS-I-94 -2089.257 -245.185 -1904.569 0.020 9.590 33 532427 GPS-I-94 -4274.268 -344.087 -4073.696 0.028 5.190 34 GPS-I-48 GPS-I-94 1085.262 862.709 -2294.307 0.021 34.850 35 532448 GPS-I-39 2220.828 2099.707 -5515.407 0.050 21.130 36 532439 GPS-I-39 -3601.639 -1319.939 682.455 0.049 9.580 37 532427 GPS-I-39 -5786.723 -1419.000 -1486.648 0.041 3.290 38 532439 GPS-I-43 -3457.149 -1220.631 482.770 0.014 10.500 39 532427 GPS-I-43 -5642.190 -1319.817 -1686.361 0.015 4.480 40 GPS-I-43 GPS-I-90 1756.096 1232.778 -3064.891 0.009 36.740 41 GPS-I-91 GPS-I-43 -1675.952 -1171.523 2912.981 0.010 24.290 42 532448 GPS-I-45 2692.934 2284.148 -5659.075 0.016 4.240 43 532439 GPS-I-45 -3129.586 -1135.524 538.697 0.018 4.330 44 532427 GPS-I-45 -5314.593 -1234.647 -1630.428 0.011 48.190 45 GPS-I-45 GPS-I-93 1197.921 942.102 -532427.14 0.013 5.320 46 GPS-I-45 GPS-I-92 1243.194 977.172 -2558.837 0.014 4.070 47 532448 GPS-I-47 2597.271 2285.581 -5756.652 0.024 9.110 48 532439 GPS-I-47 -3225.337 -1133.811 441.175 0.026 3.240 49 532427 GPS-I-47 -5410.355 -1232.919 -1727.909 0.019 3.500 50 GPS-I-47 GPS-I-95 1076.678 834.596 -2227.278 0.032 8.390 51 GPS-I-47 GPS-I-94 1136.074 888.632 -2345.722 0.019 24.880 - RMS lớn nhất: (532448 GPS-I-39) = 0.050 - RMS nhỏ nhất: (GPS-I-47 GPS-I-94) = 0.019 - RATIO lớn nhất: (532448 GPS-I-95) = 60.410 - RATIO nhỏ nhất: (532427 GPS-I-90) = 1.680
  76. BẢNG 4.2: BẢNG SAI SỐ KHÉP HÌNH HỆ TỌA ĐỘ VUÔNG GÓC KHÔNG GIAN ELLIPSOID QUI CHIẾU: WGS-84 Số Tên đỉnh tam giác dX dY dZ fS [S] fS/[S] TT Đỉnh 1 Đỉnh 2 Đỉnh 3 (m) (m) (m) (m) (m) 1 532427 532448 532439 -0.016 0.015 -0.003 0.023 21875.9 1/971703 2 GPS-I-90 532448 532439 -0.002 0.025 -0.005 0.026 22546.0 1/882116 3 GPS-I-93 532448 532439 0.024 -0.077 -0.016 0.083 21409.9 1/258843 4 GPS-I-95 532448 532439 0.021 -0.156 -0.039 0.162 21301.9 1/131599 5 GPS-I-40 532448 532439 0.007 -0.111 -0.089 0.142 19288.5 1/135703 6 GPS-I-44 532448 532439 -0.012 0.012 -0.005 0.018 19375.3 1/1093226 7 GPS-I-48 532448 532439 0.034 -0.107 -0.029 0.115 19339.3 1/167547 8 GPS-I-91 532448 532439 0.000 0.005 -0.012 0.013 22285.2 1/1657511 9 GPS-I-92 532448 532439 0.015 -0.060 -0.015 0.063 21612.1 1/341499 10 GPS-I-94 532448 532439 0.033 -0.202 -0.044 0.210 21472.3 1/102413 11 GPS-I-39 532448 532439 -0.036 0.014 -0.049 0.062 19367.3 1/311001 12 GPS-I-45 532448 532439 -0.009 0.027 -0.004 0.028 19208.5 1/676214 13 GPS-I-47 532448 532439 0.035 -0.113 -0.031 0.122 19329.1 1/157845 14 GPS-I-90 532427 532448 -0.293 0.200 0.058 0.360 26057.0 1/72456 15 GPS-I-93 532427 532448 -0.220 -0.077 -0.066 0.242 24953.7 1/103179 16 GPS-I-46 532427 532448 0.366 0.541 0.148 0.669 21911.2 1/32745 17 GPS-I-92 532427 532448 -0.022 0.069 0.022 0.076 25155.3 1/331611 18 GPS-I-45 532427 532448 0.002 0.013 -0.002 0.013 21994.8 1/1648663 19 GPS-I-47 532427 532448 -0.047 0.161 0.046 0.174 22158.1 1/127599 20 GPS-I-90 532427 532439 -0.279 0.210 0.056 0.354 12311.5 1/34796 21 GPS-I-93 532427 532439 -0.179 -0.170 -0.079 0.259 11576.8 1/44623 22 GPS-I-92 532427 532439 0.009 -0.006 0.010 0.015 11696.5 1/794923 23 GPS-I-43 532427 532439 -0.008 -0.007 -0.006 0.012 12813.4 1/1047789 24 GPS-I-45 532427 532439 0.009 0.024 -0.003 0.026 12147.6 1/471076 25 GPS-I-47 532427 532439 0.003 0.032 0.018 0.037 12339.7 1/334944 26 GPS-I-44 GPS-I-90 532448 0.005 0.021 0.013 0.025 20586.1 1/822556
  77. 27 GPS-I-44 GPS-I-90 532439 -0.005 0.007 0.013 0.016 10408.4 1/657136 28 GPS-I-43 GPS-I-90 532439 0.010 -0.009 0.007 0.015 10531.3 1/703869 29 GPS-I-43 GPS-I-90 532427 -0.261 0.208 0.069 0.341 15915.1 1/46693 30 GPS-I-45 GPS-I-93 532448 0.014 -0.018 -0.010 0.025 19072.3 1/754980 31 GPS-I-45 GPS-I-93 532439 -0.019 0.086 0.001 0.088 8946.8 1/101778 32 GPS-I-45 GPS-I-93 532427 -0.208 -0.108 -0.074 0.246 14348.5 1/58364 33 GPS-I-48 GPS-I-95 532448 -0.015 0.004 -0.017 0.023 18652.9 1/806927 34 GPS-I-47 GPS-I-95 532448 -0.022 0.157 0.031 0.162 18653.3 1/115192 35 GPS-I-48 GPS-I-95 532439 -0.003 0.053 -0.006 0.053 8732.8 1/163307 36 GPS-I-47 GPS-I-95 532439 -0.009 0.200 0.039 0.204 8868.2 1/43535 37 GPS-I-91 GPS-I-44 532448 -0.017 0.015 0.005 0.023 20221.6 1/875660 38 GPS-I-91 GPS-I-44 532439 -0.004 0.009 -0.002 0.010 10147.5 1/1017288 39 GPS-I-92 GPS-I-46 532448 -0.004 -0.028 -0.021 0.035 19356.9 1/549866 40 GPS-I-92 GPS-I-46 532427 0.383 0.444 0.104 0.596 14528.9 1/24387 41 GPS-I-94 GPS-I-48 532448 -0.002 0.084 0.020 0.087 18938.6 1/218229 42 GPS-I-94 GPS-I-48 532439 -0.003 -0.011 0.005 0.013 8903.2 1/686284 43 GPS-I-43 GPS-I-91 532439 0.004 -0.005 0.004 0.008 10270.4 1/1277895 44 GPS-I-45 GPS-I-92 532448 0.018 -0.032 -0.021 0.043 19356.5 1/454686 45 GPS-I-45 GPS-I-92 532439 -0.007 0.054 -0.011 0.055 9149.0 1/165560 46 GPS-I-45 GPS-I-92 532427 -0.007 0.024 0.003 0.025 14550.1 1/578901 47 GPS-I-47 GPS-I-94 532448 0.002 -0.092 -0.023 0.095 18939.0 1/199140 48 GPS-I-47 GPS-I-94 532439 0.003 -0.003 -0.011 0.011 9038.6 1/786646 49 GPS-I-95 532427 532448 -0.368 0.443 -0.174 0.601 24837.2 1/41319 50 GPS-I-40 532427 532448 -0.006 0.048 0.048 0.068 21971.8 1/324709 51 GPS-I-94 532427 532448 -0.043 0.352 0.036 0.357 25013.5 1/70088 52 GPS-I-39 532427 532448 -0.010 0.057 0.054 0.079 22076.3 1/278628 53 GPS-I-95 532427 532439 -0.330 0.272 -0.210 0.476 11771.9 1/24714 54 GPS-I-40 532427 532439 0.018 -0.079 -0.038 0.089 12983.8 1/145931 55 GPS-I-94 532427 532439 0.006 0.135 -0.004 0.135 11832.9 1/87761 56 GPS-I-39 532427 532439 -0.030 0.055 0.008 0.064 13117.5 1/206426 57 GPS-I-47 GPS-I-95 532427 -0.343 0.439 -0.189 0.588 14304.1 1/24306 58 GPS-I-47 GPS-I-94 532427 0.006 0.100 -0.033 0.105 14480.3 1/137766
  78. Số Tên đỉnh tam giác dX dY dZ fS [S] fS/[S] TT Đỉnh 1 Đỉnh 2 Đỉnh 3 (m) (m) (m) (m) (m) 1 532427 532448 532439 -0.016 0.015 -0.003 0.023 21875.9 1/971703 2 GPS-I-90 532448 532439 -0.002 0.025 -0.005 0.026 22546.0 1/882116 3 GPS-I-93 532448 532439 0.024 -0.077 -0.016 0.083 21409.9 1/258843 4 GPS-I-95 532448 532439 0.021 -0.156 -0.039 0.162 21301.9 1/131599 5 GPS-I-40 532448 532439 0.007 -0.111 -0.089 0.142 19288.5 1/135703 6 GPS-I-44 532448 532439 -0.012 0.012 -0.005 0.018 19375.3 1/1093226 7 GPS-I-48 532448 532439 0.034 -0.107 -0.029 0.115 19339.3 1/167547 8 GPS-I-91 532448 532439 0.000 0.005 -0.012 0.013 22285.2 1/1657511 9 GPS-I-92 532448 532439 0.015 -0.060 -0.015 0.063 21612.1 1/341499 10 GPS-I-94 532448 532439 0.033 -0.202 -0.044 0.210 21472.3 1/102413 11 GPS-I-39 532448 532439 -0.036 0.014 -0.049 0.062 19367.3 1/311001 12 GPS-I-45 532448 532439 -0.009 0.027 -0.004 0.028 19208.5 1/676214 13 GPS-I-47 532448 532439 0.035 -0.113 -0.031 0.122 19329.1 1/157845 14 GPS-I-90 532427 532448 -0.293 0.200 0.058 0.360 26057.0 1/72456 15 GPS-I-93 532427 532448 -0.220 -0.077 -0.066 0.242 24953.7 1/103179 16 GPS-I-46 532427 532448 0.366 0.541 0.148 0.669 21911.2 1/32745 17 GPS-I-92 532427 532448 -0.022 0.069 0.022 0.076 25155.3 1/331611 18 GPS-I-45 532427 532448 0.002 0.013 -0.002 0.013 21994.8 1/1648663 19 GPS-I-47 532427 532448 -0.047 0.161 0.046 0.174 22158.1 1/127599 20 GPS-I-90 532427 532439 -0.279 0.210 0.056 0.354 12311.5 1/34796 21 GPS-I-93 532427 532439 -0.179 -0.170 -0.079 0.259 11576.8 1/44623 22 GPS-I-92 532427 532439 0.009 -0.006 0.010 0.015 11696.5 1/794923 23 GPS-I-43 532427 532439 -0.008 -0.007 -0.006 0.012 12813.4 1/1047789 24 GPS-I-45 532427 532439 0.009 0.024 -0.003 0.026 12147.6 1/471076 25 GPS-I-47 532427 532439 0.003 0.032 0.018 0.037 12339.7 1/334944 26 GPS-I-44 GPS-I-90 532448 0.005 0.021 0.013 0.025 20586.1 1/822556 27 GPS-I-44 GPS-I-90 532439 -0.005 0.007 0.013 0.016 10408.4 1/657136 28 GPS-I-43 GPS-I-90 532439 0.010 -0.009 0.007 0.015 10531.3 1/703869
  79. 29 GPS-I-43 GPS-I-90 532427 -0.261 0.208 0.069 0.341 15915.1 1/46693 30 GPS-I-45 GPS-I-93 532448 0.014 -0.018 -0.010 0.025 19072.3 1/754980 31 GPS-I-45 GPS-I-93 532439 -0.019 0.086 0.001 0.088 8946.8 1/101778 32 GPS-I-45 GPS-I-93 532427 -0.208 -0.108 -0.074 0.246 14348.5 1/58364 33 GPS-I-48 GPS-I-95 532448 -0.015 0.004 -0.017 0.023 18652.9 1/806927 34 GPS-I-47 GPS-I-95 532448 -0.022 0.157 0.031 0.162 18653.3 1/115192 35 GPS-I-48 GPS-I-95 532439 -0.003 0.053 -0.006 0.053 8732.8 1/163307 36 GPS-I-47 GPS-I-95 532439 -0.009 0.200 0.039 0.204 8868.2 1/43535 37 GPS-I-91 GPS-I-44 532448 -0.017 0.015 0.005 0.023 20221.6 1/875660 38 GPS-I-91 GPS-I-44 532439 -0.004 0.009 -0.002 0.010 10147.5 1/1017288 39 GPS-I-92 GPS-I-46 532448 -0.004 -0.028 -0.021 0.035 19356.9 1/549866 40 GPS-I-92 GPS-I-46 532427 0.383 0.444 0.104 0.596 14528.9 1/24387 41 GPS-I-94 GPS-I-48 532448 -0.002 0.084 0.020 0.087 18938.6 1/218229 42 GPS-I-94 GPS-I-48 532439 -0.003 -0.011 0.005 0.013 8903.2 1/686284 43 GPS-I-43 GPS-I-91 532439 0.004 -0.005 0.004 0.008 10270.4 1/1277895 44 GPS-I-45 GPS-I-92 532448 0.018 -0.032 -0.021 0.043 19356.5 1/454686 45 GPS-I-45 GPS-I-92 532439 -0.007 0.054 -0.011 0.055 9149.0 1/165560 46 GPS-I-45 GPS-I-92 532427 -0.007 0.024 0.003 0.025 14550.1 1/578901 47 GPS-I-47 GPS-I-94 532448 0.002 -0.092 -0.023 0.095 18939.0 1/199140 48 GPS-I-47 GPS-I-94 532439 0.003 -0.003 -0.011 0.011 9038.6 1/786646 49 GPS-I-95 532427 532448 -0.368 0.443 -0.174 0.601 24837.2 1/41319 50 GPS-I-40 532427 532448 -0.006 0.048 0.048 0.068 21971.8 1/324709 51 GPS-I-94 532427 532448 -0.043 0.352 0.036 0.357 25013.5 1/70088 52 GPS-I-39 532427 532448 -0.010 0.057 0.054 0.079 22076.3 1/278628 53 GPS-I-95 532427 532439 -0.330 0.272 -0.210 0.476 11771.9 1/24714 54 GPS-I-40 532427 532439 0.018 -0.079 -0.038 0.089 12983.8 1/145931 55 GPS-I-94 532427 532439 0.006 0.135 -0.004 0.135 11832.9 1/87761 56 GPS-I-39 532427 532439 -0.030 0.055 0.008 0.064 13117.5 1/206426 57 GPS-I-47 GPS-I-95 532427 -0.343 0.439 -0.189 0.588 14304.1 1/24306 58 GPS-I-47 GPS-I-94 532427 0.006 0.100 -0.033 0.105 14480.3 1/137766
  80. Số Tên đỉnh tam giác dX dY dZ fS [S] fS/[S] TT Đỉnh 1 Đỉnh 2 Đỉnh 3 (m) (m) (m) (m) (m) 1 532427 532448 532439 -0.016 0.015 -0.003 0.023 21875.9 1/971703 2 GPS-I-90 532448 532439 -0.002 0.025 -0.005 0.026 22546.0 1/882116 3 GPS-I-93 532448 532439 0.024 -0.077 -0.016 0.083 21409.9 1/258843 4 GPS-I-95 532448 532439 0.021 -0.156 -0.039 0.162 21301.9 1/131599 5 GPS-I-40 532448 532439 0.007 -0.111 -0.089 0.142 19288.5 1/135703 6 GPS-I-44 532448 532439 -0.012 0.012 -0.005 0.018 19375.3 1/1093226 7 GPS-I-48 532448 532439 0.034 -0.107 -0.029 0.115 19339.3 1/167547 8 GPS-I-91 532448 532439 0.000 0.005 -0.012 0.013 22285.2 1/1657511 9 GPS-I-92 532448 532439 0.015 -0.060 -0.015 0.063 21612.1 1/341499 10 GPS-I-94 532448 532439 0.033 -0.202 -0.044 0.210 21472.3 1/102413 11 GPS-I-39 532448 532439 -0.036 0.014 -0.049 0.062 19367.3 1/311001 12 GPS-I-45 532448 532439 -0.009 0.027 -0.004 0.028 19208.5 1/676214 13 GPS-I-47 532448 532439 0.035 -0.113 -0.031 0.122 19329.1 1/157845 14 GPS-I-90 532427 532448 -0.293 0.200 0.058 0.360 26057.0 1/72456 15 GPS-I-93 532427 532448 -0.220 -0.077 -0.066 0.242 24953.7 1/103179 16 GPS-I-46 532427 532448 0.366 0.541 0.148 0.669 21911.2 1/32745 17 GPS-I-92 532427 532448 -0.022 0.069 0.022 0.076 25155.3 1/331611 18 GPS-I-45 532427 532448 0.002 0.013 -0.002 0.013 21994.8 1/1648663 19 GPS-I-47 532427 532448 -0.047 0.161 0.046 0.174 22158.1 1/127599 20 GPS-I-90 532427 532439 -0.279 0.210 0.056 0.354 12311.5 1/34796 21 GPS-I-93 532427 532439 -0.179 -0.170 -0.079 0.259 11576.8 1/44623 22 GPS-I-92 532427 532439 0.009 -0.006 0.010 0.015 11696.5 1/794923 23 GPS-I-43 532427 532439 -0.008 -0.007 -0.006 0.012 12813.4 1/1047789 24 GPS-I-45 532427 532439 0.009 0.024 -0.003 0.026 12147.6 1/471076 25 GPS-I-47 532427 532439 0.003 0.032 0.018 0.037 12339.7 1/334944 26 GPS-I-44 GPS-I-90 532448 0.005 0.021 0.013 0.025 20586.1 1/822556 27 GPS-I-44 GPS-I-90 532439 -0.005 0.007 0.013 0.016 10408.4 1/657136