Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học trong thành lập bản đồ địa chính tờ số 80 tỷ lệ 1:1000 Thị trấn nông trường Phong Hải, huyện Bảỏ Thắng, tỉnh Lào Cai
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học trong thành lập bản đồ địa chính tờ số 80 tỷ lệ 1:1000 Thị trấn nông trường Phong Hải, huyện Bảỏ Thắng, tỉnh Lào Cai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_ung_dung_cong_nghe_tin_hoc_trong_thanh_lap_ban_do.pdf
Nội dung text: Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học trong thành lập bản đồ địa chính tờ số 80 tỷ lệ 1:1000 Thị trấn nông trường Phong Hải, huyện Bảỏ Thắng, tỉnh Lào Cai
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM THỊ HƯƠNG LY Tên đề tài: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TIN HỌC TRONG THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TỜ SỐ 80 TỶ LỆ 1:1000 THỊ TRẤN NÔNG TRƯỜNG PHONG HẢI, HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý đất đai Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM THỊ HƯƠNG LY Tên đề tài: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TIN HỌC TRONG THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TỜ SỐ 80 TỶ LỆ 1:1000 THỊ TRẤN NÔNG TRƯỜNG PHONG HẢI, HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý đất đai Khoa : Quản lý Tài nguyên Lớp : K47 - QLĐĐ - N02 Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Trương Thành Nam Thái Nguyên, năm 2019
- i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng trong quá trình học tập của mỗi sinh viên nhằm hệ thống lại toàn bộ lượng kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. Qua đó sinh viên ra trường sẽ hoàn thiện hơn về kiến thức lý luận, phương pháp làm việc, năng lực công tác nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của công việc sau này. Được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên và Ban giám đốc Công ty TNHH VIETMAP em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng công nghệ tin học trong thành lập bản đồ địa chính tờ số 80 tỷ lệ 1:1000 Thị trấn nông trường Phong Hải, huyện Bảỏ Thắng, tỉnh Lào Cai”. Trong suốt quá trình thực tập em đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và cán bộ, kỹ thuật viên nơi em thực tập tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên, các thầy, cô giáo trong Khoa Quản lý tài nguyên và đặc biệt là thầy giáo ThS. Trương Thành Nam người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em xin cảm ơn Ban giám đốc, cán bộ và kỹ thuật viên Công ty TNHH VIETMAP đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Em rất mong nhận được những ý kiến chỉ bảo của các thầy cô giáo, đóng góp của bạn bè để bài khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Phạm Thị Hương Ly
- ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tỷ lệ bản đồ 12 Bảng 2.2. Bảng tóm tắt các thông số phân mảnh bản đồ địa chính 13 Bảng 4.1. Hiện trạng dân số thị trấn nông trường Phong Hải năm 2017 25 Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất thị trấn nông trường Phong Hải năm 2017 26 Bảng 4.3. Tọa độ điểm khống chế trên tờ bản đồ địa chính số 80 tại thôn Tiên Phong, thị trấn nông trường Phong Hải 28 Bảng 4.4. Tọa độ điểm chi tiết tờ bản đồ địa chính số 80 tại thôn Tiên Phong 29
- iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng số liệu đo vẽ chi tiết 7 Hình 2.2: Quy trình thành lập bản đồ địa chính từ ảnh hàng không 8 Hình 2.3: Quy trình thành lập bản đồ địa chính 15 Hình 2.4: Màn Hình giao diện của Microstations V8i 16 Hình 2.5: Màn hình giao diện của gCadas 17 Hình 2.6: Phần mềm Vietmap Xm 18 Hình 4.1: Sơ đồ quy trình biên tập bản đồ địa chính 27 Hình 4.2: File số liệu sau khi được sử lý 30 Hình 4.3: Chuyển điểm chi tiết lên bản vẽ 31 Hình 4.4: Hiển thị sửa chữa số liệu đo 32 Hình 4.5: Một số điểm đo chi tiết 32 Hình 4.6: Nối vẽ các đối tượng 33 Hình 4.7: Kết nối với cơ sở dữ liệu bản đồ 38 Hình 4.8: Sửa lỗi tự động 39 Hình 4.9: Màn hình hiển thị các lỗi của thửa đất 40 Hình 4.10: Các thửa đất sau khi được sửa lỗi 41 Hình 4.11: Bản đồ sau khi phân mảnh 42 Hình 4.12: Tạo nhãn cho thửa đất 43 Hình 4.13: Thửa đất sau khi được tạo tâm thửa 43 Hình 4.14: Đánh số thửa tự động 44 Hình 4.15: Gán dữ liệu từ nhãn 45 Hình 4.16: Thửa đất sau khi được gán dữ liệu từ nhãn 45 Hình 4.17: Vẽ nhãn quy chủ 46 Hình 4.18: Sửa bảng nhãn thửa 47 Hình 4.19: Tạo khung bản đồ địa chính 48 Hình 4.20: Tờ bản đồ sau khi được biên tập hoàn chỉnh 48
- iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC HÌNH iii MỤC LỤC iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu chung 2 1.3. Mục tiêu cụ thể 2 1.4. Yêu cầu 2 1.5. Ý nghĩa 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 2.1. Cơ sở khoa học bản đồ địa chính 4 2.1.1. Khái niệm 4 2.1.2. Mục đích và yêu cầu của bản đồ địa chính 5 2.1.3. Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính 6 2.1.4. Độ chính xác bản đồ địa chính 9 2.2. Cơ sở toán học bản đồ địa chính 11 2.2.1. Hệ quy chiếu 11 2.2.2. Hệ thống tỷ lệ bản đồ 11 2.2.3. Tên gọi và danh pháp bản đồ địa chính 12 2.3. Căn cứ pháp lý thành lập bản đồ địa chính 13 2.4. Quy trình thành lập bản đồ địa chính từ số liệu đo vẽ chi tiết 15 2.5. Phần mềm sử dụng thành lập bản đồ địa chính 15 2.5.1. Giới thiệu về Microstasion 15
- v 2.5.2. Phần mềm Famis 16 2.5.3. Phần mềm gCadas 17 2.5.4. Phần mềm VietmapXM 18 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 3.1. Địa điểm nghiên cứu 20 3.2. Thời gian nghiên cứu 20 3.3. Đối tượng nghiên cứu 20 3.4. Nội dung nghiên cứu 20 3.4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị trấn nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai 20 3.4.2. Quy trình các bước thực hiện thành lập bản đồ địa chính từ số liệu đo vẽ chi tiết 20 3.4.3. Thành lập tờ bản đồ địa chính số 80, tại thôn Tiên Phong , thị trấn nông trường Phong Hải 20 3.4.4. Ứng dụng phần mềm gCadas và MicrostationV8i để khai thác cơ sở dữ liệu địa chính 20 3.5. Phương pháp nghiên cứu 20 3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 20 3.5.2. Phương pháp xử lý số liệu và trình bày báo cáo 21 3.5.3. Phương pháp kiểm tra, đối soát và so sánh thực địa 21 3.5.4. Phương pháp xây dựng bản đồ 21 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22 4.1. Khái quát khu vực nghiên cứu 22 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 22 4.1.2. Kinh tế- xã hội 24 4.1.3. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai của thị trấn nông trường Phong Hải 25
- vi 4.2. Quy trình thực hiện thành lập bản đồ địa chính 27 4.2.1. Quy trình các bước thành lập bản đồ điạ chính 27 4.2.2. Số liệu lưới khống chế đo vẽ của khu vực nghiên cứu 28 4.2.3. Số liệu đo vẽ chi tiết ngoại nghiệp 29 4.3. Ứng dụng phần mềm Gcadas và Microstation V8i thành lập bản đồ địa chính 29 4.3.1. Nhập số liệu đo 30 4.3.2. Hiển thị sửa chữa số liệu đo 31 4.3.3. Thành lập bản vẽ 33 4.3.4. Kết nối với cơ sở dữ liệu bản đồ 38 4.3.5. Sửa lỗi 38 4.3.6. Chia mảnh bản đồ 41 4.3.7. Thực hiện trên 1 mảnh bản đồ 42 4.3.8. Kiểm tra kết quả đo 49 4.3.9. In bản đồ 49 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50 5.1. Kết luận 50 5.2. Kiến nghị 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt CN Công nghiệp ĐV Đơn vị ĐVHC Đơn vị hành chính GCN Giấy chứng nhận GCNQSD Giấy chứng nhận quyền sử dụng HĐND Hội đồng nhân dân HSTĐ Hồ sơ thửa đất NĐ – CP Nghị định Chính phủ QĐ – BTNMT Quyết định Bộ tài nguyên môi trường QĐ – TTg Quyết định Thủ tướng chính phủ QĐ – UBND Quyết định Ủy ban nhân dân SĐHT Sơ đồ hình thể TN&MT Tài nguyên & Môi trường TT – BTNMT Thông tư Bộ tài nguyên môi trường TT – TCĐC Thông tư Tổng cục địa chính UBND Ủy ban nhân dân TNHH Trách nhiệm hữu hạn
- 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, không có khả năng tái tạo, hạn chế về không gian và vô hạn về thời gian sử dụng. Đất đai là cội nguồn của mọi hoạt động sống, đặc biệt là hoạt động sống của con người, nếu không có đất sẽ không có sản xuất và không có sự tồn tại của con người. Không những thế trong sự nghiệp của mỗi quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, đất luôn chiếm giữ một vị trí quan trọng; đất là nguồn đầu vào của nhiều ngành kinh tế khác nhau; là tư liệu sản xuất của ngành nông nghiệp. Xong sự phân bố đất đai lại rất khác nhau dẫn đến nảy sinh các mối quan hệ về đất đai cũng rất phức tạp, vấn đề đặt ra ở đây là làm sao quản lý đất đai một cách có hiệu quả để góp phần giải quyết tốt các quan hệ đất đai thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế đất nước. Công tác đo đạc bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là những công việc chính của công tác quản lý Nhà nước về đất đai đã được quy định trong Luật Đất Đai. Để quản lý đất đai một cách chặt chẽ theo một hệ thống tư liệu mang tính khoa học và kỹ thuật cao, cần thiết phải có bộ bản đồ địa chính chính quy và hồ sơ địa chính hoàn chỉnh theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hiện nay dưới những hoạt động của con người và những thay đổi của tự nhiên làm cho đất đai có những biến đổi không ngừng do đó. Để bảo vệ quỹ đất đai cũng như để phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý đất đai thì bản đồ địa chính là một trong những tài liệu hết sức cần thiết, vì nó là nguồn tài liệu cơ sở cung cấp thông tin cho người quản lý, sử dụng đất đai, đồng thời là tài liệu cơ bản nhất của bộ hồ sơ địa chính mang tính pháp lý cao. Với tính chất hết sức quan trọng của hệ thống bản đồ địa chính.
- 2 Để bảo vệ quỹ đất đai của địa phương cũng như để phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý đất đai thì bản đồ địa chính là một trong những tài liệu hết sức cần thiết, vì nó là nguồn tài liệu cơ sở cung cấp thông tin cho người quản lý, sử dụng đất đai, đồng thời là tài liệu cơ bản nhất của bộ hồ sơ địa chính mang tính pháp lý cao. Với tính chất hết sức quan trọng của hệ thống bản đồ địa chính. 1.2. Mục tiêu chung Ứng dụng phần mềm Gcadas và Microstation v8i vào thành lập bản đồ địa chính theo các tỷ lệ 1:1000, 1:5000 Hỗ trợ công tác cấp GCNQSDĐ quản lý hồ sơ địa chính và công tác quản lý nhà nước về đất đai tại thị trấn Nông trường Phong Hải. 1.3. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá tình hình quản lý nhà nước về đất đai của thị trấn Nông trường Phong Hải. - Ứng dụng phần mềm gcadas và microstation v8i để thành lập bản đồ địa chính tờ số 80 tỷ lệ 1:1000 thị trấn nông trường Phong Hải. - Đánh giá thuận lợi khó khăn và đề xuất giải pháp. 1.4. Yêu cầu - Nắm được quy trình, phương pháp thành lập bản đồ địa chính bằng Gcadas và Microstation v8i. - Phương pháp xử lý số liệu đo đạc - Phương pháp biên tập bản đồ theo Quy phạm thành lập bản đồ địa chính - Bản đồ và hồ sơ địa chính phải sử dụng được trong thực tế - Thể hiện đúng hiện trạng của thửa đất, chính xác rõ ràng cả về mặt địa lý và pháp lý, không nhầm lẫn về chủ sử dụng và loại đất. - Chọn tỷ lệ bản đồ địa chính phù hợp với vùng đất, loại đất. - Bản đồ địa chính phải có hệ thống toạ độ thống nhất, có phép chiếu
- 3 phù hợp để các yếu tố trên bản đồ biến dạng nhỏ nhất. - Thể hiện đầy đủ và chính xác các yếu tố không gian như vị trí các điểm, các đường đặc trưng, diện tích các thửa đất - Các yếu tố pháp lý phải được điều tra, thể hiện chuẩn xác và chặt chẽ. 1.5. Ý nghĩa - Giúp sử dụng thành thạo các phương pháp nhập số liệu, xử lý các số liệu đo đạc, quy trình thành lập bản đồ địa chính từ số liệu đo đạc. - Sản phẩm phải có độ chính xác cao theo yêu cầu trong quy phạm thành lập bản đồ địa chính. - Bản đồ địa chính và một số sản phẩm nhận được có khả năng kết hợp với các phần mềm chuyên dụng khác để phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai một cách thống nhất và có hiệu quả cao.
- 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học bản đồ địa chính 2.1.1. Khái niệm a. Bản đồ Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ bề mặt trái đất trên mặt phẳng theo một quy luật toán học xác định, chỉ rõ sự phân bố trạng thái mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội mà đã được chọn lọc, đặc trưng theo yêu cầu của mỗi bản đồ cụ thể.[7] b.Bản đồ địa chính gốc Bản đồ địa chính gốc là bản đồ thể hiện hiện trạng sử dụng đất và thể hiện trọn và không trọn các thửa đất, các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất, các yếu tố quy hoạch đã được duyệt, các yếu tố địa lý có liên quan; lập theo khu vực trong phạm vi một hoặc một số đơn vị hành chính cấp xã, trong một phần hay cả đơn vị hành chính cấp huyện hoặc một số huyện trong phạm vi một tỉnh hoặc một thành phố trực thuộc Trung ương, được cơ quan thực hiện và cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh xác nhận. Bản đồ địa chính gốc là cơ sở để thành lập bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã). Các nội dung đã được cập nhật trên bản đồ địa chính cấp xã phải được chuyển lên bản đồ địa chính gốc.[5] c. Bản đồ địa chính Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện trọn các thửa đất và các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất, các yếu tố quy hoạch đã được duyệt, các yếu tố địa lý có liên quan; lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan thực hiện, Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh xác nhận.
- 5 Ranh giới, diện tích, mục đích sử dụng (loại đất) của thửa đất thể hiện trên bản đồ địa chính được xác định theo hiện trạng sử dụng đất. Khi đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà ranh giới, diện tích, mục đích sử dụng đất có thay đổi thì phải chỉnh sửa bản đồ địa chính thống nhất với số liệu đăng ký quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Các yếu tố nội dung khác của bản đồ địa chính thể hiện theo quy định của Quy phạm thành lập bản đồ địa chính.[5] d. Bản đồ địa chính số Bản đồ địa chính số là bản đồ địa chính được xây dựng và lưu trữ trong máy tính. Bản đồ địa chính số có nội dung tương tự như bản đồ địa chính giấy nhưng các thông tin này được lưu trữ dưới dạng số trong máy tính, sử dụng một bộ hệ thống kí hiệu đã được số hóa. Bản đồ địa chính số bao gồm những thành phần chính sau đây: - Dữ liệu bản đồ (số liệu đo đạc, dữ liệu đồ họa, dữ liệu thuộc tính ). - Thiết bị ghi dữ liệu có khả năng đọc được bằng máy tính (đĩa cứng, đĩa mềm, usb ). - Máy tính và thiết bị tin học (phần cứng, phần mềm). - Công cụ thể hiện dữ liệu dưới dạng bản đồ (máy chiếu, internet, ). 2.1.2. Mục đích và yêu cầu của bản đồ địa chính 2.1.2.1. Mục đích Bản đồ địa chính được thành lập nhằm mục đích làm cơ sở để thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất (hay gọi tắt là đăng ký đất đai), giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, đền bù, giải phóng mặt bằng, cấp mới, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật. Xác nhận hiện trạng về địa giới hành chính xã, phường, thị trấn; quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là huyện); tỉnh, thành phố trực thuộc
- 6 Trung ương (gọi chung là tỉnh). Xác nhận hiện trạng, thể hiện biến động và phục vụ cho chỉnh lý biến động của từng thửa đất trong từng đơn vị hành chính xã. Làm cơ sở để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng các khu dân cư, đường giao thông, cấp thoát nước, thiết kế các công trình dân dụng và làm cơ sở để đo vẽ các công trình ngầm. Làm cơ sở để thanh tra tình hình sử dụng đất và giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai. Làm cơ sở để thống kê và kiểm kê đất đai. Làm cơ sở để xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai các cấp. 2.1.2.2. Yêu cầu - Thể hiện đúng hiện trạng các thửa đất, chính xác rõ ràng cả về mặt địa lý và pháp lý, ko nhầm lẫn về chủ sử dụng và loại đất. - Chọn tỷ lệ bản đồ địa chính phù hợp với vùng đất, loại đất. - Bản đồ địa chính phải có hệ thống tọa độ thống nhất, có phép chiếu phù hợp để các yếu tố trên bản đồ biến dạng nhỏ nhất. - Thể hiện đầy đủ và chính xác các yếu tố khác như vị trí các điểm, các đường đặc trưng, diện tích các thửa đất - Các yếu tố pháp lý phải được điều tra, thể hiện chuẩn xác và chặt chẽ. - Các quy định kỹ thuật đối với bản đồ địa chính (dạng bản đồ giấy, bản đồ số) phải thuận tiện cho việc sủ dụng, bảo quản, cập nhật và lưu trữ. 2.1.3. Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính Có nhiều phương pháp thành lập bản đồ địa chính, tuy nhiên trong thực tế hiện nay, người ta chủ yếu sử dụng 2 phương pháp chính đó là: - Phương pháp thành lập bản đồ địa chính từ nguồn số liệu đo vẽ trực tiếp. - Phương pháp sử dụng nguồn tư liệu ảnh hàng không.
- 7 2.1.3.1. Phương pháp sử dụng số liệu đo vẽ chi tiết Phương pháp sử dụng số liệu đo vẽ chi tiết là phương pháp sử dụng các loại máy toàn đạc điện tử, kinh vĩ điện tử hoặc các loại máy kinh vĩ quang cơ phổ thông và các loại gương, bảng ngắm hoặc mia gỗ thông thường và một số máy RTK-GNSS. Quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng từ số liệu đo vẽ chi tiết được khái quát theo sơ đồ sau: Số liệu đo vẽ chi tiết Triển các điểm đo chi tiết lên bản vẽ Nối các điểm đo tạo thành thửa đất Biên tập các nội dung bản đồ địa chính In kiểm tra, đối soát ngoài thực địa Biên tập bổ sung hoàn thiện bản đồ địa chính Hình 2.1: Quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng số liệu đo vẽ chi tiết Ngày nay, do ứng dụng kỹ thuật điện tử, phương pháp đo vẽ chi tiết đã được cải tiến, tự động hóa ở mức cao. Các loại máy đo có khả năng bắt điểm chính xác, tự động ghi lại các kết quả đo, mã đối tượng, mã đo, các giá trị thuộc tính, vào các thiết bị nhớ có sẵn trong máy hoặc nối với máy. Sau khi kết thúc đo đạc ngoài trời, những kết quả đo sẽ được truyền vào máy tính để tiến hành các bước tiếp theo (Xử lý kết quả đo, dựng hình, vẽ bản đồ ) với khả năng tự động hóa nhờ các phần mềm chuyên dụng. Hiện nay ở nước ta rất nhiều nơi áp dụng công nghệ này.
- 8 Ưu điểm phương pháp này có ưu điểm điển hình là các khâu xử lý số liệu hoàn toàn tự động, khả năng cập nhật các thông tin cao, đạt hiệu suất kinh tế, tiết kiệm thời gian, độ chính xác cao và khả năng lưu trữ quản lý bản đồ thuận tiện. Nhược điểm nằm trong khâu tổ chức quản lý dữ liệu. Tránh các sự cố công nghệ làm mất hoàn toàn dữ liệu, thời gian đo đạc hoàn toàn ngoài thực địa gặp nhiều khó khăn về thời tiết, điều kiện làm việc và chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện tự nhiên. 2.1.3.2. Phương pháp sử dụng tư liệu ảnh hàng không Phương pháp sử dụng tư liệu ảnh để thành lập bản đồ địa chính hay còn gọi là phương pháp không ảnh. Trong phương pháp này bản đồ được thành lập trên cơ sở ảnh chụp từ máy bay. Không ảnh chủ yếu được dùng để thành lập bản đồ tỷ lệ 1: 10000 đến 1: 25000, quy trình thành lập bản đồ địa chính từ ảnh hàng không được khái quát trong sơ đồ 2.2: Lập phương án kỹ thuật, khảo sát, Bay chụp ảnh hàng không thiết kế Tăng dày điểm khống chế ảnh nội Lập lưới khống chế ảnh ngoại nghiệp, tính bình sai nghiệp Lập mô hình số mặt đất, đo vẽ địa vật, thủy hệ Lập bình đồ trực ảnh, điều vẽ ngoại nghiệp nội dung bản đồ gốc Đo vẽ bổ sung thực địa nội dung bản đồ địa chính Thành lập bản đồ địa chính cơ sở Biên tập bản đồ địa chính In, lưu trữ, sử dụng (Nguồn: Diễn đàn trắc địa) Hình 2.2: Quy trình thành lập bản đồ địa chính từ ảnh hàng không
- 9 Việc thành lập bản đồ địa chính có thể được thành lập trực tiếp từ ảnh đơn. Đây là giải pháp đơn giản, thiết bị không phức tạp, áp dụng cho khu vực bằng phẳng có độ chênh cao không lớn. Các tờ ảnh đơn được quét thành ảnh dạng raster, sau đó được nhập vào tính, xác định tọa độ, ghép mảnh, vẽ ranh giới thửa và yếu tố nội dung của bản đồ (vector hóa), biên tập thành bản đồ địa chính. Ưu điểm của phương pháp này là khắc phục được những khó khăn của sản xuất trong điều kiện dã ngoại và thời gian sản xuất. Đối với vùng rộng lớn sẽ cho hiệu quả cao về năng suất và giá thành. Nhược điểm Những khu vực có nhiều địa hình che khuất ranh giới thửa và các đối tượng đo vẽ bản đồ cũng như những khu vực có nhiều biến động mới so với mốc thời gian chụp ảnh sẽ đòi hỏi công tác đo đạc bổ sung thực địa nhiều hơn. Phương pháp này chỉ áp dụng cho các bản đồ địa chính tỷ lệ nhỏ, nếu áp dụng cho các bản đồ tỷ lệ lớn như 1:1000, 1:500 và 1:200 thì khó đạt độ chính xác. Nếu áp dụng cho các khu vực đo vẽ lẻ tẻ và nhỏ thì giá thành cao. 2.1.4. Độ chính xác bản đồ địa chính 1. Sai số trung phương vị trí mặt phẳng của điểm khống chế đo vẽ, điểm trạm đo so với điểm khởi tính sau bình sai không vượt quá 0,1 mm tính theo tỷ lệ bản đồ cần lập. 2. Sai số biểu thị điểm góc khung bản đồ, giao điểm của lưới km, các điểm tọa độ quốc gia, các điểm địa chính, các điểm có toạ độ khác lên bản đồ địa chính dạng số được quy định là bằng không (không có sai số). 3. Đối với bản đồ địa chính dạng giấy, sai số độ dài cạnh khung bản đồ không vượt quá 0,2 mm, đường chéo bản đồ không vượt quá 0,3 mm, khoảng cách giữa điểm tọa độ và điểm góc khung bản đồ (hoặc giao điểm của lưới km) không vượt quá 0,2 mm so với giá trị lý thuyết. 4. Sai số vị trí của điểm bất kỳ trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản
- 10 đồ địa chính dạng số so với vị trí của các điểm khống chế đo vẽ gần nhất không được vượt quá: a) 5 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200; b) 7 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500; c) 15 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000; d) 30 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000; đ) 150 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000; e) 300 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000; g) Đối với đất nông nghiệp đo vẽ bản đồ địa chính ở tỷ lệ 1:1000, 1:2000 thì sai số vị trí điểm nêu tại điểm c và d khoản 4 Điều này được phép tăng 1,5 lần. 5. Sai số tương hỗ vị trí điểm của 2 điểm bất kỳ trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản đồ địa chính dạng số so với khoảng cách trên thực địa được đo trực tiếp hoặc đo gián tiếp từ cùng một trạm máy không vượt quá 0,2 mm theo tỷ lệ bản đồ cần lập, nhưng không vượt quá 4 cm trên thực địa đối với các cạnh thửa đất có chiều dài dưới 5 m. Đối với đất nông nghiệp đo vẽ bản đồ địa chính ở tỷ lệ 1:1000, 1:2000 thì sai số tương hỗ vị trí điểm của 2 điểm bất nêu trên được phép tăng 1,5 lần. 6. Vị trí các điểm mốc địa giới hành chính được xác định với độ chính xác của điểm khống chế đo vẽ. 7. Khi kiểm tra sai số phải kiểm tra đồng thời cả sai số vị trí điểm so với điểm khống chế gần nhất và sai số tương hỗ vị trí điểm. Trị tuyệt đối sai số lớn nhất khi kiểm tra không được vượt quá trị tuyệt đối sai số cho phép. Số lượng sai số kiểm tra có giá trị bằng hoặc gần bằng (từ 90% đến 100%) trị tuyệt đối sai số lớn nhất cho phép không quá 10% tổng số các trường hợp kiểm tra. Trong mọi trường hợp các sai số nêu trên không được mang tính hệ thống.[7]
- 11 2.2. Cơ sở toán học bản đồ địa chính 2.2.1. Hệ quy chiếu Bản đồ địa chính được thành lập trong hệ tọa độ Quốc gia Việt Nam (viết tắt là hệ tọa độ VN – 2000) với các thông số sau: Elipsoid quốc gia là WGS – 84 (World Geodetic Sytems – 84) có kinh tuyến gốc đi qua đài thiên văn Grinuyt tại nước Anh và định vị phù hợp với lãnh thổ Việt Nam với: Bán trục lớn: a = 6378137.000 m; Bán trục nhỏ: b = 6356752.300 m; 1 Độ dẹt: α 289.257223563 ; Hằng số trọng trường Trái Đất GM = 3986005 x 108 m3 s-2; Tốc độ quay quanh trục: ω = 72921151011 rad/s; Lưới chiếu tọa độ phẳng cơ bản: lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc UTM (Universal Transverse Mercator) quốc tế với 2 múi chiếu là 30 và 60 tương ứng với hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến thiên dạng chiều dài k0 = 0.9999 và k0 = 0.9996; Điểm gốc N00 đặt tại khuôn viên Viện nghiên cứu địa chính thuộc Bộ TN&MT; Điểm gốc độ cao tại Hòn dấu Hải Phòng; Điểm gốc của hệ toạ độ mặt phẳng có X= 0 km, Y= 500 km.[8] 2.2.2. Hệ thống tỷ lệ bản đồ Tỷ lệ đo vẽ bản đồ địa chính được xác định trên cơ sở loại đất và mật độ thửa đất trung bình trên 01 ha. Mật độ thửa đất trung bình trên 01 ha gọi tắt là Mt, được xác định bằng số lượng thửa đất chia cho tổng diện tích (ha) của các thửa đất.
- 12 Tỷ lệ bản đồ được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.1. Tỷ lệ bản đồ Tỷ lệ Khu vực áp dụng bản đồ 1:200 - Đất thuộc nội đô thị loại đặc biệt có Mt ≥ 60 - Mt ≥ 25 thuộc đất đô thị, đất khu đô thị, đất khu dân cư nông 1:500 thôn có dạng đô thị. - Mt ≥ 30 thuộc đất khu dân cư còn lại. - Mt ≥ 10 thuộc đất khu dân cư. - Mt ≥ 20 thuộc đất nông nghiệp có dạng thửa hẹp, kép dài; đất 1:1000 nông nghiệp trong phường, thị trấn, xã thuộc các huyện tiếp giáp quận và các xã thuộc thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. - Khu vực đất nông nghiệp tập trung có Mt ≥ 40. - Mt ≥ 5 thuộc khu vực đất nông nghiệp. 1:2000 - Mt < 10 thuộc đất khu dân cư. - Mt ≤ 1 thuộc khu vực đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng 1:5000 thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác. - Mt ≥ 0,2 thuộc khu vực đất lâm nghiệp. - Đất lâm nghiệp có Mt < 0,2. 1:10000 - Đất chưa sử dụng, đất có mặt nước có diện tích lớn trong trường hợp cần thiết đo vẽ để khép kín phạm vi địa giới hành chính. (Nguồn: Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, 2014) 2.2.3. Tên gọi và danh pháp bản đồ địa chính Tên gọi của mảnh bản đồ địa chính là tên của đơn vị hành chính (Tỉnh – Huyện – Xã) lập bản đồ. Số hiệu mảnh bản đồ địa chính bao gồm số hiệu của mảnh bản đồ địa
- 13 chính gốc, đánh số như bản đồ địa chính gốc và số thứ tự của tờ bản đồ địa chính đánh theo đơn vị hành chính xã bằng số Ả Rập từ 01 đến hết theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới cho tất cả các tỷ lệ đo vẽ và không trùng nhau trong một đơn vị hành chính xã. Ví dụ: Mảnh bản đồ địa chính tỉ lệ 1:1000 có số hiệu tương ứng là 728 497 - 5- d Số hiệu: 728 497 - 5 - d Ranh giới hành chính xã Bảng 2.2. Bảng tóm tắt các thông số phân mảnh bản đồ địa chính Tỷ lệ Kích thước Kích thước Diện tích đo Danh pháp bản đồ bản vẽ (cm) thực tế (m) vẽ (ha) 1:10000 60x60 6000x6000 3600 10-728497 1:5000 60x60 3000x3000 900 728497 1:2000 50x50 1000x1000 100 728497-6 1:1000 50x50 500x500 25 728497-6-c 1:500 50x50 250x250 6,25 728497-6-(11) 1:200 50x50 100x100 1,0 728497-6-25 (Nguồn: Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, 2014) 2.3. Căn cứ pháp lý thành lập bản đồ địa chính - Luật đất đai 2013;[10] - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật đất đai; - Nghị định số 45/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 của Chính phủ về hoạt động đo đạc và bản đồ;
- 14 - Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam; - Quyết định số 05/2007/QĐ-BTNMT ngày 27/02/2007 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về sử dụng hệ thống tham số tính chuyển giữa hệ toạ độ quốc tế WGS-84 và hệ toạ độ quốc gia VN-2000; - Thông tư số 973/2001/TT-TCĐC ngày 20/06/2001 của Tổng Cục Địa Chính hướng dẫn áp dụng hệ quy chiếu và hệ toạ độ Quốc gia VN-2000; - Thông tư số 30/2013/ TT-BTNMT Quy định thực hiện lồng ghép việc đo đạc lập hoặc chỉnh lý bản đồ địa chính và đăng kí, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, xây dựng hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính; - Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường quy định về hồ sơ địa chính; - Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường quy định về Bản đồ địa chính; - Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về quy định về thống kê kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; - Thông tư số 48/2014/TT-BTNMT ngày 22/10/2014 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường quy định về xác định đường địa giới hành chính, cắm mốc địa giới và lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp; - Thông tư số 21/2015/TT-BTNMT ngày 22/05/2015 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật công nghệ tổng hợp đo đạc và bản đồ; Thiết kế kỹ thuật - dự toán đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai cho 15 xã, thị trấn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
- 15 2.4. Quy trình thành lập bản đồ địa chính từ số liệu đo vẽ chi tiết Công tác chuẩn bị Thu thập số liệu Nhập và xử lý số liệu Biên tập và hoàn thiện bản đồ Hình 2.3: Quy trìnhTạo hthànhồ sơ k ỹlậ thup bậảt nv àđ inồ đbịảan chínhđồ 2.5. Phần mềm sử dụng thành lập bản đồ địa chính Bản đồ hiện trạng sKiử ểdmụng tra, đ nghiất dạệngm thu,số đưgiaoợc nthànhộp sả nl ậphp ẩbmằng các phần mềm khác nhau. Hiện nay một số địa phương đang quản lý bản đồ số bằng phần mềm Microstation và Mapinfor. Tuy nhiên theo quyết định của Bộ tài Nguyên và Môi trường thì tất cả dữ liệu đồ hoạ cuối cùng phải được chuyển về khuôn dạng *.dgn của phần mềm Microstation. 2.5.1. Giới thiệu về Microstasion MicroStation là một phần mềm giúp thiết kế (CAD) được sản xuất và phân phối bởi tập đoàn Bentley Sytems. MicroStation có môi trường đồ họa rất mạnh cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ họa thể hiện các yếu tố bản đồ. MicroStation còn được sử dụng để làm nền cho các ứng dụng khác chạy trên đó như: Famis, Geovec, Irasb, Irasc, MSFC, MRF CLEAN, MRF Frag và eTools, eMap Các công cụ của MicroStation được sử dụng để số hóa các đối tượng trên nền ảnh raster, sửa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ. MicroStation còn cung cấp cung cụ nhập, xuất dữ liệu đồ họa từ phần
- 16 mềm khác qua các file định dạng (.dxf) hoặc (.dwg). Đặc biệt, trong lĩnh vực biên tập và trình bày bản đồ, dựa vào các tính năng mở của MicroStation cho phép người sử dụng tự thiết kế các ký hiệu dạng điểm, dạng đường, dạng pattern và rất nhiều các phương pháp trình bày bản đồ được coi là khó sử dụng đối với một số phần mềm khác (MapInfo, AutoCAD, CorelDraw, Adobe Freehand ) lại được giải quyết một cách dễ dàng trong MicroStation. Ngoài ra, các file dữ liệu của các bản đồ cùng loại được tạo dựa trên nền một file chuẩn (seed file) được định nghĩa đầy đủ các thông số toán học bản đồ, hệ đơn vị đo được tính theo giá trị thật ngoài thực địa làm tăng giá trị chính xác và thống nhất giữa các file bản đồ.[11] Hình 2.4: Màn Hình giao diện của Microstations V8i 2.5.2. Phần mềm Famis Phần mềm Famis (Field Work and Cadastral Mapping Intergrated Software – FAMIS )” là phần mềm tích hợp cho đo vẽ và bản đồ địa chính có khả năng xử lý số liệu đo ngoại nghiệp, xây dựng, xử lý và quản lý bản đồ địa chính số. Phần mềm đảm nhiệm công đoạn từ sau khi đo vẽ ngoại nghiệp cho đến hoàn chỉnh một hệ thống bản đồ địa chính số. Cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính kết hợp với cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính để thành một cơ sở dữ liệu vẽbản đồ và
- 17 hồ sơ địa chính thống nhất. Famis cung cấp cho người dùng 2 nhóm chức năng chính đó là: nhóm chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu trị đo và nhóm chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính. 2.5.3. Phần mềm gCadas gCadas là phần mềm thành lập bản đồ địa chính, đăng kí cấp GCNQSDĐ, xây dựng dữ liệu địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và phục vụ côn tác thống kê, kiểm kê đất đại chạy trên nền tảng phần mềm Microstation V8i. Được nghiên cứu và sản xuất bởi eKiGIS.JSC với mục đích tăng hiệu năng công việc, biên tập bản đồ và các dữ liệu chuẩn theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hình 2.5: Màn hình giao diện của gCadas Ưu điểm của phần mềm Gcadas trong thành lập bản đồ địa chính: • Phần mềm chạy trên MicroStation V8i cho nhu cầu thành lập bản đồ địa chính, đăng ký cấp GCNQSDĐ và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính. • Nhiều công cụ tự động hoá giúp tăng năng suất lao động, giảm thời gian nội nghiệp. • Lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất và đo đạc, lập BDDC đối với các công ty Nông - Lâm trường.
- 18 • Cập nhật liên tục các mẫu GCN của các tỉnh thành trong cả nước • Tuân thủ theo các quy định mới nhất của bộ TN&MT trong lĩnh vực quản lý đất đai.[9] 2.5.4. Phần mềm VietmapXM VIETMAP XM là phần mềm thành lập bản đồ địa chính chuyên nghiệp chạy trên nền phần mềm MicroStation V8 XM hoặc MicroStation V8i, bản quyền thuộc về Công ty TNHH Trắc địa và Công nghệ Toàn Việt. Phần mềm được lập ra với mục đích thành lập nhanh bản đồ địa chính, giúp cho người dùng không mất nhiều thời gian trong việc thành lập bản đồ. Bản thân chúng tôi là những người hoạt động trong cả 2 ngành trắc địa và công nghệ thông tin nên chúng tôi thấu hiểu được người dùng trắc địa cần những gì ở một sản phẩm phần mềm trắc địa. Với những kinh nghiệm thực tế nhiều năm về ngành trắc địa nói chung, địa chính nói riêng, chúng tôi mong muốn mang đến cho người dùng những tính năng tốt nhất, sát với thực tế nhất có thể để giúp anh em trắc địa tiếp cận nhanh với phần mềm, cũng như bỏ ra ít thời gian nhất để làm bản đồ địa chính. Phần mềm đã được nhiều đơn vị áp dụng trong thành lập bản đồ địa chính thuộc dự án VLAP và đem lại kết quả tốt. Hình 2.6: Phần mềm Vietmap Xm
- 19 Ưu điểm của phần mềm Vietmap XM trong thành lập bản đồ địa chính: - Tốc độ xử lý nhanh, không mất nhiều thời gian chờ đợi trong khi phần mềm chạy. - Hầu như các tính năng đều để mở. Điều này cho phép người dùng có thể tự sửa chữa theo ý muốn. (VD: Thiết kế hồ sơ thửa đất) - Có nhiều tính năng kiểm tra tính chính xác của dữ liệu, tính năng kiểm tra bản đồ, các tính năng đồng bộ giữa dữ liệu và các đối tượng trên bản vẽ. - Các tiện ích của phần mềm giúp biên tập nhanh bản đồ địa chính với các tùy chọn chạy tự động. - Tính diện tích chính xác với số đỉnh thửa lớn, không cần phải ngắt thửa. - Khả năng kết nối, lấy dữ liệu từ các phần mềm địa chính khác như Famis, TMV.Map. - Các tính năng tính diện tích giải tỏa, xuất biểu - hồ sơ giải tỏa chuyên nghiệp. - Các tính năng tính diện tích tự động, tự động tạo khoanh đất và đặc biệt phần mềm này cho tính năng tô màu bản đồ hiện trạng một cách tự động và chính xác.
- 20 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Địa điểm nghiên cứu - Địa điểm thực tập: Công ty TNHH VIETMAP. - Địa điểm nghiên cứu: Thị trấn nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. 3.2. Thời gian nghiên cứu - Thời gian tiến hành: Từ 28/05/2018 đến ngày 15/09/2018. 3.3. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các phần mềm Microstation, gCadas. . . vào đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ địa chính. - Phạm vi nghiên cứu: Thành lập bản đồ địa chính tờ số 80 tỷ lệ 1:1000 thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. 3.4. Nội dung nghiên cứu 3.4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị trấn nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai 3.4.2. Quy trình các bước thực hiện thành lập bản đồ địa chính từ số liệu đo vẽ chi tiết 3.4.3. Thành lập tờ bản đồ địa chính số 80, tại thôn Tiên Phong , thị trấn nông trường Phong Hải 3.4.4. Ứng dụng phần mềm gCadas và MicrostationV8i để khai thác cơ sở dữ liệu địa chính 3.5. Phương pháp nghiên cứu 3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp - Số liệu lưới khống chế đo vẽ khu vực thôn Tiên Phong, thị trấn nông trường Phong Hải. - Số liệu đo vẽ chi tiết ngoại nghiệp khu vực thôn Tiên Phong, thị trấn nông trường Phong Hải.
- 21 3.5.2. Phương pháp xử lý số liệu và trình bày báo cáo Sử dụng phần mềm trút số liệu từ máy đo RTK-GNSS ComNav T300 vào máy tính để xử lý số liệu đo vẽ chi tiết. Sử dụng phần mềm microsoft word, microsoft excel để xử lý số liệu. 3.5.3. Phương pháp kiểm tra, đối soát và so sánh thực địa Sau khi biên tập được tờ bản đồ địa chính của khu vực, tiến hành kiểm tra, đối soát với thực địa nhằm rà soát lại khu vực nghiên cứu những đặc điểm chưa rõ ràng hoặc thiếu sót để hoàn thiện lại bản đồ một cách chính xác nhất. 3.5.4. Phương pháp xây dựng bản đồ Đề tài sử dụng phần mềm Microstation V8i kết hợp với phần mềm Gcadas, đây là những phần mềm chuẩn dùng trong ngành địa chính để biên tập bản đồ địa chính, tiến hành trút số liệu đo vào phần mềm theo đúng quy chuẩn, sau đó dùng các lệnh để biên tập bản đồ địa chính cho khu vực nghiên cứu. 3.5.5. Phần mềm MicrostationV8i MicroStation là một phần mềm giúp thiết kế (CAD) được sản xuất và phân phối bởi tập đoàn Bentley Sytems. MicroStation có môi trường đồ họa rất mạnh cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ họa thể hiện các yếu tố bản đồ.
- 22 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Khái quát khu vực nghiên cứu 4.1.1. Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý: Thị Trấn Nông trường Phong Hải là vùng trung du miền núi có vị trí đặc biệt quan trọng. Kết nối các tỉnh giao thương với cửa ngõ phía Bắc. + Phía Bắc giáp xã La Pán Tẩn (Mường Khương) + Phía Đông giáp xã Cốc Ly (Bắc Hà), xã Phong Niên + Phía Nam giáp xã Phong Niên, xã Thái Niên + Phía Tây giáp xã Thái Niên, xã Bản Phiệt, xã Bản Cầm + Thị trấn nông trường Phong Hải có hệ thống giao thông thuận lợi với đường Quốc lộ 70 và Tỉnh lộ 157 chạy qua. Hệ thống đường liên xã và giao thông nông thôn khá tốt. Địa hình: Thị trấn có địa hình đồi núi, thung lũng và có độ dốc lớn. Bên cạnh nhưng cánh đồng khá bằng phẳng, nhiều khe lạch thuận lợi cho phát triển nông lâm thủy sản. Khí hậu: Theo trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Lào Cai, thị trấn nông trường Phong Hải mang đặc điểm chung của khí hậu vùng Miền núi phía Bắc chia ra làm 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình khoảng 20°C, nhiệt độ tối đa 34°C. Tổng tích ôn trung bình hàng năm khoảng 9855°C. Tổng giờ nắng
- 23 trong năm đạt 2007 giờ. Với điều kiện thời tiết khí hậu như vậy rất thuận lợi cho việc phát triển nông – lâm nghiệp.
- 24 Thủy văn: Toàn thị trấn có 51.12ha đất sông suối, ao hồ và 36.42ha đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản. Các nguồn nước này phục vụ cho nhu cầu nước sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Nguồn nước sông ngòi ổn định dồi dào cung cấp đủ cho nhu cầu cần thiết cho việc phát triển cơ cấu cây trồng và thâm canh tăng vụ của nhân dân thị trấn nông trường Phong Hải. 4.1.2. Kinh tế- xã hội Kinh tế : Năm 2018, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn thị trấn cơ bản được duy trì và phát triển ổn định. Sản xuất nông lâm nghiệp đảm bảo kế hoạch, năng suất, sản lượng lúa, ngô đều cao hơn so với cùng kỳ năm 2017, thu nhập từ lâm nghiệp tăng cao; Thực hiện thành công mô hình sản xuất lúa "Một cánh đồng, một giống, một thời gian gieo trồng. Xã hội: Đến hết năm 2017, dân số toàn thị trấn: 9161người với 1980 hộ, bình quân 4 -5 người/hộ, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,42%; mật độ dân số 101người/km2; Chủ yếu là dân tộc kinh . Toàn thị trấn có 19 khu dân cư.
- 25 Bảng 4.1. Hiện trạng dân số thị trấn nông trường Phong Hải năm 2017 Dân số STT Tên thôn (bản) Trong đó chia theo dân tộc Kinh Mông Dao Nùng Tày Dân tộc khác 1 Thôn 5 1026 19 18 10 2 Thôn 4 634 5 10 7 3 Thôn 3 473 15 5 3 15 4 Thôn 2 375 11 5 Thôn 1 827 8 16 31 9 7 6 Thôn Xín Chải 367 7 Thôn Cửa Cải 217 8 Thôn Vi Mã Trên 127 9 Thôn Vi Mã Dưới 21 8 9 124 18 10 Thôn Tiên Phong 299 85 72 99 16 11 Thôn Tòng Gìa 320 288 10 160 29 12 Thôn Aỉ Nam 1 357 13 Thôn Aỉ Nam 2 202 14 Thôn Xín Thèn 383 15 Thôn Khởi Khe 57 447 45 7 11 16 Thôn Quy Ke 199 5 194 4 28 17 Thôn Cốc Né 104 97 72 10 18 Thôn Sảng Pả 48 19 Thôn Ải Dõng 41 264 138 56 Tổng Toàn xã 4376 2226 1102 584 33 197 (Nguồn: UBND Thị trấn nông trường Phong Hải) 4.1.3. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai của thị trấn nông trường Phong Hải 4.1.3.1. Hiện trạng sử dụng đất Tổng diện tích toàn thị trấn là 9.120,72 ha trong đó: Đất nông nghiệp 8530,24 ha chiếm 93,5% tổng diện tích tự nhiên; Đất phi nông nghiệp 350,76 ha chiếm 3,77% tổng diện tích tự nhiên; Đất chưa sử dụng 239,72ha chiếm 6,36% tổng diện tích tự nhiên.
- 26 Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất thị trấn nông trường Phong Hải năm 2017 Diện tích Cơ cấu TT Chỉ tiêu Mã (ha) (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 9.120,72 100.00 1 Đất nông nghiệp NNP 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 1.996,11 21,8% 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 6.388,60 70% 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 145,53 1,59% 2 Đất phi nông nghiệp PNN 2.1 Đất ở OCT 58,81 0,64% 2.2 Đất chuyên dùng CDG 182,78 2% 2.3 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ NTD 6,62 0,07% 2.4 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 95,91 1,05% 2.5 Mặt nước chuyên dùng MNC 6,64 0,07% 3 Đất chưa sử dụng CSD 3.1 Núi đá không có rừng cây NCS 232,24 2,54% 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 7,48 0,24% (Nguồn: UBND tt nông trường Phong Hải) 4.1.3.2. Tình hình quản lý đất đai Tăng cường công tác kiểm soát việc thực hiện các quy trình giải quyết thủ tục hành chính về đất đai, thực hiện các nội dung đề án nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đất đai và môi trường trên địa bàn toàn thị trấn giai đoạn 2012 - 2017. Đẩy mạnh, nâng cao công tác quản lý nhà nước về đất đai, khắc phục những yếu kém trong công tác quản lý đất đai, đẩy mạnh công tác cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khắc phục những tồn tại, sai sót của những giấy chứng nhận đã cấp, hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính để phục vụ tốt công tác quản lý.
- 27 Công tác quản lý đất đai đã đi vào nề nếp. Thường xuyên kiểm tra rà soát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của đối tượng sử dụng đất. Bộ phận chuyên môn tiếp tục kiểm tra hướng dẫn nhân dân hoàn chỉnh hồ sơ đất đai theo quy định của pháp luật. 4.2. Quy trình thực hiện thành lập bản đồ địa chính 4.2.1. Quy trình các bước thành lập bản đồ điạ chính Tạo file DGN mới Nhập số liệu đo đạc Vẽ các yếu tố đường nét và ghi chú thuyết minh Tìm sửa, duyệt lỗi dữ liệu Tạo vùng thửa đất Đánh số hiệu thửa đất tự động, gán thông tin địa chính thửa đất Vẽ khung bản đồ địa chính, vẽ nhãn địa chính Tạo sơ đồ hình thể, hồ sơ thửa đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Lưu trữ, in bản đồ, giao nộp sản phẩm Hình 4.1: Sơ đồ quy trình biên tập bản đồ địa chính
- 28 4.2.2. Số liệu lưới khống chế đo vẽ của khu vực nghiên cứu Đề tài sử dụng hệ thống lưới khống chế đo vẽ Kinh vĩ của Công ty TNHH VIETMAP với số lượng điểm khống chế của khu đo, bao gồm: + 18 điểm lưới khống chế đo vẽ . Bảng 4.3. Tọa độ điểm khống chế trên tờ bản đồ địa chính số 80 tại thôn Tiên Phong, thị trấn nông trường Phong Hải Số Tọa độ Tên điểm TT X(m) Y(m) 1 KV1 2487428.233 434119.107 2 KV2 2487997.292 433796.109 3 KV3 2488144.011 433393.062 4 KV4 2488066.776 433475.020 5 KV5 2487870.843 435168.171 6 KV6 2487970.343 435444.709 7 KV7 2487663.444 434207.651 8 KV8 2487320.657 434105.402 9 KV9 2487858.587 433982.732 10 KV10 2488135.018 433577.477 11 KV11 2488004.979 433410.171 12 KV12 2487763.318 435512.009 13 KV13 2487250.690 434358.655 14 KV14 2487836.533 433622.542 15 KV15 2487296.160 434364.111 16 KV16 2487743.106 433665.339 17 KV17 2487665.866 433982.220 18 KV18 2487742.892 434115.911 (Nguồn: Công ty TNHH VIETMAP, 2018)
- 29 4.2.3. Số liệu đo vẽ chi tiết ngoại nghiệp Đề tài đã kế thừa và sử dụng hệ thống tọa độ điểm chi tiết của Công ty TNHH VIETMAP với số lượng điểm chi tiết là 200 điểm. Bảng 4.4. Tọa độ điểm chi tiết tờ bản đồ địa chính số 80 tại thôn Tiên Phong Tọa độ STT X (m) Y (m) 1 2487709.796 433972.828 2 2487857.785 433939.026 3 2487865.637 433944.418 4 2487868.087 433940.849 5 2487860.235 433935.457 6 2487845.583 433943.01 7 2487851.358 433946.865 8 2487856.193 433939.622 9 2487850.417 433935.767 10 2487894.188 433867.266 11 2487899.305 433861.174 199 2487841.07 433867.167 200 2487847.519 433870.991 (Nguồn: Công ty TNHH VIETMAP, 2019) 4.3. Ứng dụng phần mềm Gcadas và Microstation V8i thành lập bản đồ địa chính Sau khi đã hoàn thành công tác đo vẽ ngoài thực địa, tiến hành hoàn chỉnh sổ đo vẽ chi tiết và vẽ sơ họa. Bước tiếp theo là nhập số liệu vào máy tính và sử dụng phần mềm Microstation V8i và Gcadas để thành lập bản đồ địa chính. Quá trình được tiến hành như sau.
- 30 Trút số liệu: - Sử dụng phần mềm trút số liệu từ máy đo RTK –GNSS ComNav T300 vào máy tính để xử lý số liệu đo vẽ chi tiết. Xử lý số liệu: +TDDC (Tính tọa độ độ cao các điểm chi tiết): khi chuyển dữ liệu và đổi đuôi sang .txt phần mềm sẽ tính tọa độ, độ cao chi tiết theo lưới khống chế đã được đo và báo khi xảy ra lỗi trong số liệu để ta xử lý trực tiếp, tạo ra các file.kc , .asc, .txt, phục vụ cho việc nối và chuyển điểm chi tiết lên bản đồ. Sau khi xử lý qua phần mền trắc địa File số liệu có cấu trúc sau Hình 4.2: File số liệu sau khi được sử lý 4.3.1. Nhập số liệu đo Khi xử lý được File số liệu điểm chi tiết có đuôi .text ta tiến hành triển điểm lên bản vẽ. Khởi động Microstation V8i, thiết lập kết nối dữ liệu thuộc
- 31 tính, rồi chọn đường dẫn đến têp dữ liệu thuộc tính. Sau khi đã chọn đường dẫn xong ta chọn thiết lập. Chọn đúng đường dẫn chứa file số liệu chi tiết có đuôi .txt ta được một file bản vẽ chứa các tâm điểm chi tiết, đây chính là vị trí các điểm cần xác định ở ngoài thực địa và đã được tính toạ độ và độ cao theo hệ thống toạ độ VN2000. Để biết được thứ tự các điểm nối với nhau thành các ranh thửa đất đúng như ngoài thực địa: Hình 4.3: Chuyển điểm chi tiết lên bản vẽ 4.3.2. Hiển thị sửa chữa số liệu đo - Hiển thị trị đo Từ giao diện gcadas ta chọn chức năng: Bản đồ/ Nhập số liệu đo đạc/ Nhập số liệu đo đạc từ tệp văn bản/ Tùy chọn. Để thiết lập Level, màu cho điểm đo chi tiết.
- 32 Hình 4.4: Hiển thị sửa chữa số liệu đo Vậy ta được một file thứ tự điểm chi tiết gồm có tâm điểm và số thứ tự điểm như sau: Hình 4.5: Một số điểm đo chi tiết
- 33 4.3.3. Thành lập bản vẽ Từ các điểm chi tiết và bản vẽ sơ hoạ ngoài thực địa ta sử dụng thanh công cụ vẽ đường thẳng Place Smartline và chọn lớp cho từng đối tượng của chương trình Microstation V8i để nối các điểm đo chi tiết. Lần lượt thực hiện các công việc nối điểm theo bản vẽ sơ hoạ của tờ bản đồ khu vực thôn Tiên Phong, ta thu được bản vẽ của khu vực đo vẽ như hình minh hoạ dưới đây. Lúc này các thửa đất trên bản vẽ thể hiện rõ vị trí hình dạng và một số địa vật đặc trưng của khu đo. Hình 4.6: Nối vẽ các đối tượng - Các yếu tố nội dung chính thể hiện trên bản đồ địa chính gồm: + Khung bản đồ; + Điểm khống chế tọa độ, độ cao Quốc gia các hạng, điểm địa chính, điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp, điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc ổn định; + Mốc địa giới hành chính, đường địa giới hành chính các cấp; + Mốc giới quy hoạch; chỉ giới hành lang bảo vệ an toàn giao thông,
- 34 thủy lợi, đê điều, hệ thống dẫn điện và các công trình công cộng khác có hành lang bảo vệ an toàn; + Ranh giới thửa đất, loại đất, số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất; + Nhà ở và công trình xây dựng khác: chỉ thể hiện trên bản đồ các công trình xây dựng chính phù hợp với mục đích sử dụng của thửa đất, trừ các công trình xây dựng tạm thời. Các công trình ngầm khi có yêu cầu thể hiện trên bản đồ địa chính phải được nêu cụ thể trong thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình; + Các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất như đường giao thông, công trình thủy lợi, đê điều, sông, suối, kênh, rạch và các yếu tố chiếm đất khác theo tuyến; + Địa vật, công trình có giá trị về lịch sử, văn hóa, xã hội và ý nghĩa định hướng cao; + Dáng đất hoặc điểm ghi chú độcao (khi có yêu cầu thể hiện phải được nêu cụ thể trong thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình); - Mốc địa giới hành chính, đường địa giới hành chính các cấp: + Biên giới Quốc gia và cột mốc chủ quyền Quốc gia thể hiện trên bản đồ địa chính phải phù hợp với Hiệp ước, Hiệp định đã được ký kết giữa Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước tiếp giáp; ở khu vực chưa có Hiệp ước, Hiệp định thì thể hiện theo quy định của Bộ Ngoại giao; + Địa giới hành chính các cấp biểu thị trên bản đồ địa chính phải phù hợp với hồ sơ địa giới hành chính; các văn bản pháp lý có liên quan đến việc điều chỉnh địa giới hành chính các cấp; + Đối với các đơn vị hành chính tiếp giáp biển thì bản đồ địa chính được đo đạc, thể hiện tới đường mép nước biển triều kiệt trung bình tối thiểu trong 05 năm. Trường hợp chưa xác định được đường mép nước biển triều kiệt thì trên bản đồ địa chính thể hiện ranh giới sử dụng đất đến tiếp giáp với mép nước biển ở thời điểm đo vẽ bản đồ địa chính;
- 35 + Khi phát hiện có sự mâu thuẫn giữa địa giới hành chính thể hiện trên hồ sơ địa giới hành chính và đường địa giới các cấp thực tế đang quản lý hoặc có tranh chấp về đường địa giới hành chính thì đơn vị thi công phải báo cáo bằng văn bản cho cơ quan tài nguyên và môi trường cấp huyện và cấp tỉnh để trình cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Trên bản đồ địa chính thể hiện đường địa giới hành chính theo hồ sơ địa giới hành chính (ký hiệu bằng màu đen) và đường địa giới hành chính thực tế quản lý (ký hiệu bằng màu đỏ) và phần có tranh chấp. Trường hợp đường địa giới hành chính các cấp trùng nhau thì biểu thị đường địa giới hành chính cấp cao nhất; + Sau khi đo vẽ bản đồ địa chính phải lập Biên bản xác nhận thể hiện địa giới hành chính giữa các đơn vị hành chính có liên quan theo mẫu quy định tại Phụ lục số 09 kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT. Trường hợp có sự khác biệt giữa hồ sơ địa giới hành chính và thực tế quản lý thì phải lập biên bản xác nhận giữa các đơn vị hành chính có liên quan. + Mốc giới quy hoạch; chỉ giới hành lang bảo vệ an toàn giao thông, thủy lợi, đê điều, hệ thống dẫn điện và các công trình công cộng khác có hành lang bảo vệ an toàn: các loại mốc giới, chỉ giới này chỉ thể hiện trong trường hợp đã cắm mốc giới trên thực địa hoặc có đầy đủ tài liệu có giá trị pháp lý đảm bảo độ chính xác vị trí điểm chi tiết của bản đồ địa chính. - Đối tượng thửa đất + Thửa đất được xác định theo phạm vi quản lý, sử dụng của một người sử dụng đất hoặc của một nhóm người cùng sử dụng đất hoặc của một người được nhà nước giao quản lý đất; có cùng mục đích sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai; + Đỉnh thửa đất là các điểm gấp khúc trên đường ranh giới thửa đất; đối với các đoạn cong trên đường ranh giới, đỉnh thửa đất trên thực địa được xác
- 36 định đảm bảo khoảng cách từ cạnh nối hai điểm chi tiết liên tiếp đến đỉnh cong tương ứng không lớn hơn 0,2 mm theo tỷ lệ bản đồ cần lập; + Cạnh thửa đất trên bản đồ được xác định bằng đoạn thẳng nối giữa hai đỉnh liên tiếp của thửa đất; + Ranh giới thửa đất là đường gấp khúc tạo bởi các cạnh thửa nối liền, bao khép kín phần diện tích thuộc thửa đất đó; + Trường hợp đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở thì ranh giới thửa đất được xác định là đường bao của toàn bộ diện tích đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở đó; + Đối với ruộng bậc thang thì ranh giới thửa đất được xác định là đường bao ngoài cùng, bao gồm các bậc thang liền kề có cùng mục đích sử dụng đất, thuộc phạm vi sử dụng của một người sử dụng đất hoặc một nhóm người cùng sử dụng đất (không phân biệt theo các đường bờ chia cắt bậc thang bên trong khu đất tại thực địa); + Trường hợp ranh giới thửa đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng là bờ thửa, đường rãnh nước dùng chung không thuộc thửa đất có độ rộng dưới 0,5m thì ranh giới thửa đất được xác định theo đường tâm của đường bờ thửa, đường rãnh nước. Trường hợp độ rộng đường bờ thửa, đường rãnh nước bằng hoặc lớn hơn 0,5m thì ranh giới thửa đất được xác định theo mép của đường bờ thửa, đường rãnh nước. - Loại đất + Loại đất thể hiện trên bản đồ địa chính bằng ký hiệu quy định tại điểm 13 mục III của Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư 25/2014/BTNMT. + Loại đất thể hiện trên bản đồ địa chính phải đúng theo hiện trạng sử dụng đất. Trường hợp có quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất vào mục đích khác với hiện trạng mà việc đưa đất vào sử dụng theo quyết định đó còn trong thời hạn quy định tại Điểm h và i Khoản 1 Điều
- 37 64 của Luật Đất đai thì thể hiện loại đất trên bản đồ địa chính theo quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đó. Trường hợp loại đất hiện trạng khác với loại đất ghi trên giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất và đã quá thời hạn đưa đất vào sử dụng quy định tại Điểm h và i Khoản 1 Điều 64 của Luật Đất đai thì ngoài việc thể hiện loại đất theo hiện trạng còn phải thể hiện thêm loại đất theo giấy tờ đó trên một lớp (level) khác; đơn vị đo đạc có trách nhiệm tổng hợp và báo cáo cơ quan tài nguyên và môi trường cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận về những trường hợp thửa đất có loại đất theo hiện trạng khác với loại đất trên giấy tờ tại thời điểm đo đạc. Trường hợp thửa đất sử dụng vào nhiều mục đích thì phải thể hiện các mục đích sử dụng đất đó. Trường hợp thửa đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở đã được Nhà nước công nhận (cấp Giấy chứng nhận) toàn bộdiện tích thửa đất là đất ở thì thể hiện loại đất là đất ở. - Các đối tượng nhân tạo, tự nhiên có trên đất + Ranh giới chiếm đất của nhà ở và các công trình xây dựng trên mặt đất được xác định theo mép ngoài cùng của tường bao nơi tiếp giáp với mặt đất, mép ngoài cùng của hình chiếu thẳng đứng lên mặt đất của các kết cấu xây dựng trên cột, các kết cấu không tiếp giáp mặt đất vượt ra ngoài phạm vi của tường bao tiếp giáp mặt đất (không bao gồm phần ban công, các chi tiết phụ trên tường nhà, mái che). Ranh giới chiếm đất của các công trình ngầm được xác định theo mép ngoài cùng của hình chiếu thẳng đứng lên mặt đất của công trình đó. + Hệ thống giao thông biểu thị phạm vi chiếm đất của đường sắt, đường bộ (kể cả đường trong trong khu dân cư, đường trong khu vực đất nông nghiệp, lâm nghiệp phục vụ mục đích công cộng) và các công trình có liên quan đến đường giao thông như cầu, cống, hè phố, lề đường, chỉ giới đường, phần đắp cao, xẻ sâu.
- 38 + Hệ thống thủy văn biểu thị phạm vi chiếm đất của sông, ngòi, suối, kênh, mương, máng và hệ thống rãnh nước. Đối với hệ thống thủy văn tự nhiên phải thể hiện đường bờ ổn định và đường mép nước ở thời điểm đo vẽ hoặc thời điểm điều vẽ ảnh. Đối với hệ thống thủy văn nhân tạo thì thể hiện ranh giới theo phạm vi chiếm đất của công trình. 4.3.4. Kết nối với cơ sở dữ liệu bản đồ Từ giao diện Gcadas chọn / Hệ thống/ Kết nối CSDL/ Hiện thị giao diện Thiết lập kết nối dữ liệu thuộc tính/ Tạo mới hoặc chọn đường dẫn đến tệp dữ liệu thuộc tính/ Sau đó chọn Thiết lập để thực hiện thiết lập cơ sở dữ liệu. Hình 4.7: Kết nối với cơ sở dữ liệu bản đồ Để có thể thực hiện các nhóm chức năng của phần mềm cơ sở dữ liệu bản đồ như đánh số thửa, tính diện tích tự động ta phải tạo được tâm thửa (topology). Công việc chuyển sang bước tiếp theo. 4.3.5. Sửa lỗi Topology là mô hình lưu trữ dữ liệu bản đồ (không gian) đã được chuẩn hóa. Nó không chỉ lưu trữ các thông tin địa lý, mô tả vị trí, kích thước,
- 39 hình dạng của từng đối tượng bản đồ riêng rẽ mà còn còn mô tả quan hệ không gian giữa chúng với nhau như nối nhau, kề nhau. Chức năng này rất quan trọng trong công việc xây dựng bản đồ. Sau khi đóng vùng sửa lỗi, topology là mô hình đảm bảo việc tự động tính diên tích, là đầu vào của các chức năng tạo bản đồ địa chính, tạo hồ sơ thửa đất, tạo bản đồ chủ đề, vẽ nhãn thửa. * Sửa lỗi cho mảnh bản đồ vừa tạo. Như đã nói ở trên tâm thửa chỉ được tạo khi các thửa đã đóng vùng hay khép kín. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẽ không tránh khỏi sai sót. Gcadas cung cấp cho chúng ta một chức năng tự động tìm và sửa lỗi. Từ menu chính của phần mềm trước tiên vào Bản đồ/ Topology/ Sửa lỗi tự động. Hình 4.8: Sửa lỗi tự động Vào sửa lỗi tự động, chọn lever cần sửa. Chức năng này chỉ sửa được các lỗi thông thường như: Bắt quá, bắt chưa tới, trùng nhau. Các lỗi này thể hiện cụ thể như các hình minh hoạ dưới đây:
- 40 Các lỗi còn lại phải tiếp tục dùng chức năng tìm lỗi dữ liệu để sửa. Từ menu chọn Bản đồ/ Topology/ Tìm lỗi dữ liệu/ Chọn lever cần sửa lỗi. Kích chuột vào nút Chấp nhận để hiển thị các lỗi trên màn hình bản đồ xuất hiện, nơi nào có chữ D là nơi đó còn lỗi, cần tự sửa bằng tay sử dụng thanh công cụ modifi của Microstation với các chức năng như vươn dai đối tượng, cắt đối tượng Các hình minh hoạ dưới đây là hình thanh công cụ Modifi của Microstation và những lỗi được tính năng sửa lỗi báo để sửa cùng với các hình minh hoạ các thửa đất sau khi được sửa lỗi. Hình 4.9: Màn hình hiển thị các lỗi của thửa đất
- 41 Hình 4.10: Các thửa đất sau khi được sửa lỗi 4.3.6. Chia mảnh bản đồ Sau khi sửa hết các lỗi trên bản đồ, ta tiến hành tạo bảng chắp và chia mảnh bản đồ - Từ giao diện Gcadas chọn chức năng Bản đồ/Bản đồ tổng/Tạo sơ đồ phân mảnh (Cắt mảnh bản đồ địa chính) Tại đây ta chọn tỷ lệ, loại bản đồ, vị trí mảnh và phương pháp chia mảnh.
- 42 Hình 4.11: Bản đồ sau khi phân mảnh 4.3.7. Thực hiện trên 1 mảnh bản đồ * Tạo vùng thửa đất Từ giao diện Gcadas chọn Bản đồ/ Topology/ Tạo thửa đất từ ranh thửa. Hiển thị giao diện tạo thửa đất bao gồm: Các lớp tạo thửa (chọn level thửa đất), gán thông tin mặc định, vẽ tâm thửa đất( Thông tin vẽ tâm thửa đất). Chọn Level cần tạo vùng (ở đây là level của thửa đất) nếu nhiều lớp tham gia tính diện tích thửa đất thì ta phải tích chuột chọn các level cần chọn. Kích chọn nút lệnh Chấp nhận thực hiện tạo vùng thửa đất/ Hiển thị thông báo tạo vùng thửa đất thành công.
- 43 Hình 4.12: Tạo nhãn cho thửa đất Một góc các thửa đất của tờ bản đồ gốc sau khi được tạo tâm thửa Hình 4.13: Thửa đất sau khi được tạo tâm thửa
- 44 * Đánh số thửa Từ giao diện Gcadas chọn chức năng Bản đồ/ Bản đồ địa chính/ Đánh số thửa/ Nhấp chọn nút lệnh Chấp nhận để thực hiện đánh số thửa cho các thửa đất. Số hiệu thửa sẽ được ghi vào tệp dữ liệu thuộc tính của tờ bản đồ. Hình 4.14: Đánh số thửa tự động Tại mục bắt đằu từ chọn 1, chọn khoảng băng rộng theo chiều ngang tại mục độ rộng là 20, chọn kiểu đánh Đánh tất cả Chon kiểu đánh zích zắc, kích vào hộp thoại Đánh số thửa. Chương trình sẽ thực hiện đánh số thửa từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. * Gán dữ liệu từ nhãn Để phục vụ cho việc thành lập các tài liệu quản lý đất và các loại hồ sơ địa chính, bước gán dữ liệu từ nhãn này cung cấp đầy đủ các thông tin số liệu cho việc tành lập các loại hồ sơ địa chính. Trước khi tiến hành bước này các thông tin thửa đất phải được thu thập đầy đủ và được gắn nằm trong các thửa. Các lớp thông tin của thửa đất được gắn bằng lớp nào thì bước gán thông tin từ nhãn xẽ tiên hành gán nhãn bằng lớp đó: Từ giao diện Gcadas chọn chức năng Bản đồ/ Bản đồ địa chính/ Vẽ nhãn địa chính
- 45 Hình 4.15: Gán dữ liệu từ nhãn Hình 4.16: Thửa đất sau khi được gán dữ liệu từ nhãn Trong bước gắn nhãn thửa ta gắn (họ và tên chủ sử dụng đất, loại đất, địa chỉ) bằng lớp 53 do vậy ta gán thông tin từ nhãn lớp 53 cho hai loại thông tin (họ và tên chủ sử dụng đất, loại đất, địa chỉ), và gán địa chỉ chủ sử dụng
- 4 6 đất bằng lớp 52, vvv gán xong các lớp thông tin ta phải kết nối với cơ sở dữ liệu bản đồ. * Vẽ, sửa bảng nhãn thửa: - Vẽ nhãn thửa Vẽ nhãn thửa là một trong nhưng công cụ thường dùng để hiển thị các dữ liệu thuộc tính thành các đối tượng đồ hoạ theo một cách định dạng cho trước. Có thể có rất nhiều dữ liệu thuộc tính đi kèm theo tại một thời điểm không thể hiển thị được tất cả các dữ liệu. Bản đồ/ bản đồ địa chính/ vẽ nhãn quy chủ. Hình 4.17: Vẽ nhãn quy chủ Đánh dấu vào vẽ tự động rồi vẽ nhãn chương trình sẽ tự động vẽ nhãn toàn bộ bản đồ với mục đích sử dụng là mục đích lúc tạo tâm thửa và số thửa ứng với số thửa đã đánh. * Sửa bảng nhãn thửa Để đảm bảo cho đầy đủ các thông tin địa chính được cập nhật trong file báo cáo, ta phải kiểm tra bảng nhãn thửa xem file báo cáo đã cập nhật đầy đủ hay chưa. Có những trường hợp các thông tin của thửa đất khi gắn bị chồng
- 47 đè lên ranh thửa, do vậy khi gán nhãn thửa file báo cáo sẽ không cập nhật được các thông tin vào bản nhãn. Từ menu Cơ sở dữ liệu bản đồ → Sửa bảng nhãn thửa Hình 4.18: Sửa bảng nhãn thửa Kiểm tra bảng cơ sở dữ liệu địa chính xem các thông tin trong bảng đã đầy đủ chưa nêu thiếu ta có đầy đủ các cửa sổ cho phép ta thay đổi bổ sung các thông tin như (Tên chủ sử dụng, địa chỉ chủ sử dụng đất, xứ đồng, loại đất) sửa chữa bổ sung xong ta ghi lại và báo cáo vào file (báo cáo.TXT) để thông tin được cập nhật đầy đủ. * Tạo khung bản đồ địa chính Khung bản đồ địa chính cần phải tạo ra với vị trí và cách thể hiện theo đúng quy định trong phạm vi thành lập bản đồ địa chính của Bộ TN – MT ban hành.
- 48 Từ menu chọn Bản đồ → Bản đồ địa chính → Vẽ khung bản đồ. Hình 4.19: Tạo khung bản đồ địa chính Hình 4.20: Tờ bản đồ sau khi được biên tập hoàn chỉnh Khi ta ấn vào nút “Chọn bản đồ” và chọn điểm trên màn hình thì toạ độ
- 49 góc khung của bản đồ sẽ hiện lên. Đây là các toạ độ được tính dựa trên các tham số tỷ lệ. Sau khi hoàn tất các quá trình cơ bản nêu trên. Đã hoàn thành công việc ứng dụng phần mềm GCadas, Microstation xây dựng bản đồ địa chính từ số liệu đo chi tiết. 4.3.8. Kiểm tra kết quả đo Sau khi biên tập hoàn chỉnh, bản đồ này đã được in thử, tiến hành rà soát, kiểm tra, so sánh, mức độ chính xác của bản đồ so với thực địa. Lựa chọn những thửa khả nghi là có sai số lớn, tiến hành đo khoảng cách trên bản đồ. Sau đó chuyển khoảng cách đó ra thực địa đồng thời dùng thước dây đo khoảng cách ngoài thực địa và so sánh kết quả giữa chúng với nhau. Những sai số đều nằm trong giới hạn cho phép. Như vậy, độ chính xác của bản đồ sau khi biên tập đạt yêu cầu kỹ thuật. 4.3.9. In bản đồ Khi bản đồ đã được kiểm tra hoàn chỉnh và độ chính xác đạt yêu cầu kỹ thuật, lúc này tiến hành in chính thức bản đồ số 80.
- 50 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Bản đồ địa chính của Thị trấn nông trường Phong Hải được đo vẽ thô sơ đã quá cũ và có nhiều thay đổi không đáp ứng được nhu cầu quản lý đất đai của xã nên Công ty TNHH VIETMAP được sự phê duyệt của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai tiến hành đo vẽ thành lập bản đồ địa chính cho toàn Thị trấn nông trường Phong Hải. Sau thời gian nghiên cứu đã thu được kết quả như sau: - Thị trấn nông trường Phong Hải có điều kiện tự nhiên thuận lợi • Kết nối các tỉnh giao thương • Thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp, thủy sản • Đáp ứng nhu cầu cho việc phát triển cây trồng và thâm canh tăng vụ - Tình hình kinh tế- xã hội duy trì và phát triển ổn định • Dân số toàn thị trấn có 9161 người với 1980 hộ, chủ yếu là dân tộc kinh - Tình hình quản lý và sử dụng đất • Tổng diện tích toàn thị trấn là 9.120,72ha trong đó: . Đất nông nghiệp 8530,24ha . Đất phi nông nghiêp 350,76ha . Đất chưa sử dụng 239,72ha - Thành lập lưới đo vẽ bao gồm: 18 điểm lưới địa chính và 200 tọa độ điểm chi tiết có độ chính xác tương đối cao. - Đã thành lập được một tờ bản đồ địa chính 1:1000 thuộc Thị trấn nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai số hiệu tờ bản đồ đã thành lập khi kết thúc đợt thực tập là tờ số 80 với tổng số 185 thửa đất tổng diện tích là 195508m2, trong đó:
- 51 + ODT có 30 thửa diện tích là 19080.5m2 + CLN có 9 thửa diện tích là 32713.7m2 + BHK có 7 thửa diện tích là 32125.7m2 + DGT có 4 thửa diện tích là 7377.7m2 + DTL có 4 thửa diện tích là 315.2m2 + LUC có 104 thửa diện tích là 31741.1m2 + NTS có 12 thửa diện tích là 22046m2 + RSX có 14 thửa diện tích là 13372.6m2 + NHK có 2 thửa diện tích là 3436.4m2 + BCS có 2 thửa diện tích là 69.2m2 + DCS có 2 thửa diện tích là 1451.9m2 + RSX có 8 thửa diện tích là 31596.6m2 + SON có 1 thửa diện tích là 14554m2 Tờ bản đồ này đã được đo đạc, xử lý, biên tập theo phần mềm MicroStation V8i, Gcadas với độ chính xác cao. 5.2. Kiến nghị - Phát triển nguồn nhân lực cho ngành địa chính, đào tạo những kỹ thuật viên sử dụng thành thạo phần mềm MicroStation, Gcadas và các modul, phần mềm khác có liên quan đến thành lập, biên tập bản đồ và không ngừng phổ biến, ứng dụng khoa học công nghệ mới. - Đổi mới, hiện đại hoá công nghệ về đo đạc và bản đồ. Các bản đồ nên xử lý, biên tập trên Gcadas để có một hệ thống dữ liệu thống nhất, đảm bảo cho việc lưu trữ, quản lý và khai thác.
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Ngọc Anh, (2013), Bài giảng thực hành tin học chuyên ngành – Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 2 Bộ TN&MT, thông tư số 25-2014 ngày 19/05/2014, Quy định về thành lập BĐĐC 3. Quyết định 08/2008/QĐ- BTNMT ngày 10/11/2008 Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200; 1:500; 1:1000; 1:2000; 1:50000; 1:10000. 4. Bộ TN & MT, Quy phạm Thành lập Bản đồ địa chính năm 2008. 5. Nguyễn Thị Kim Hiệp (Chủ biên) Vũ Thanh Thủy, Võ Quốc Việt, Phan Đình Binh, Lê Văn Thơ, Giáo trình bản đồ địa chính. (2006) Nxb Nông nghiệp Hà Nội. 6. Lê Văn Thơ (2009), Bài giảng môn trắc địa I – Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 7. Lê Văn Thơ (Chủ biên), Phan Đình Binh, Nguyễn Qúy Ly, Giáo trình bản đồ học - Trường Đại học Nông Lâm. 8. Vũ Thị Thanh Thủy (2009) Bài giảng trắc địa II – Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 9. Tổng cục địa chính. Hướng dẫn sử dụng phần mềm gCadas – caddb. 10. Luật đất đai 2013 ngày 29/11/2013 11. Hoàng Thị Nga, (2015), Ứng dụng phần mềm Microstation V8i và gcadas thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính. Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
- 12. Công ty TNHH VIETMAP (2017), Thiết kế kỹ thuật dự toán, Đo đạc chỉnh lý bản đô địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai cho 15 xã, thị trấn nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
- PHỤ LỤC 1 TỌA ĐỘ LƯỚI KHỐNG CHẾ KV1-257-CP7 2487428.233 434119.107 107.279 KV1-257-CP9 2487997.292 433796.109 109.168 KV1-257-CP11 2488144.011 433393.062 109.091 KV1-257-CP13 2488066.776 433475.020 105.468 KV1-257-CP2 2487870.843 435168.171 118.273 KV1-257-CP4 2487970.343 435444.709 120.615 KV1-257-CP6 2487663.444 434207.651 111.913 KV1-257-CP8 2487320.657 434105.402 110.295 KV1-257-CP10 2487858.587 433982.732 108.992 KV1-257-CP12 2488135.018 433577.477 108.068 KV1-257-CP14 2488004.979 433410.171 107.049 KV1-257-CP16 2487763.318 435512.009 124.034 KV1-257-CP15 2487250.690 434358.655 114.355 KV1-257-CP17 2487836.533 433622.542 107.910 KV1-257-CP18 2487296.160 434364.111 116.801 KV1-257-CP20 2487743.106 433665.339 108.196 KV1-257-CP22 2487665.866 433982.220 111.072 KV1-257-CP24 2487742.892 434115.911 109.969
- PHỤ LỤC 2 Tọa độ điểm chi tiết tờ bản đồ địa chính số 80 tại thôn Tiên Phong Tọa đô STT X (m) Y (m) 1 433972.828 2487709.796 2 433939.026 2487857.785 3 433944.418 2487865.637 4 433940.849 2487868.087 5 433935.457 2487860.235 6 433943.01 2487845.583 7 433946.865 2487851.358 8 433939.622 2487856.193 9 433935.767 2487850.417 10 433867.266 2487894.188 11 433861.174 2487899.305 12 433762.541 2488000 13 433762.092 2488000 14 433762.092 2488000 15 433756.331 2487990.86 16 433764.627 2487985.632 17 433770.515 2487994.974 18 433762.541 2488000 19 433748.037 2487999.753 20 433752.307 2487997.251 21 433841.673 2487994.572 22 433835.305 2487985.79
- 23 433840.637 2487981.923 24 433847.005 2487990.705 25 433891.321 2487898.129 26 433885.687 2487890.726 27 433881.148 2487894.181 28 433886.782 2487901.583 29 433949.59 2487832.53 30 433959.485 2487825.4 31 433962.007 2487828.901 32 433960.719 2487829.829 33 433963.524 2487833.722 34 433961.56 2487835.138 35 433965.347 2487840.393 36 433958.704 2487845.179 37 433810.314 2487869.923 38 433814.783 2487875.481 39 433810.748 2487878.726 40 433806.278 2487873.167 41 433698.628 2487850.313 42 433783.468 2487900.031 43 433806.493 2487948.986 44 433814.86 2487981.392 45 433883.144 2487914.218 46 433876.957 2487919.258 47 433855.991 2487909.467 48 433859.901 2487906.334
- 49 433868.756 2487925.269 50 433872.605 2487922.071 51 433695.041 2487682.319 52 433703.297 2487677.851 53 433700.3 2487672.314 54 433692.044 2487676.782 55 433590.238 2487881.494 56 433586.583 2487873.74 57 433581.295 2487876.232 58 433584.95 2487883.986 59 433829.255 2487745.059 60 433826.869 2487736.594 61 433835.771 2487734.084 62 433838.157 2487742.549 63 433585.783 2487879.667 64 433785.557 2487976.144 65 433790.882 2487983.732 66 433802.574 2487975.525 67 433797.248 2487967.938 68 433920.065 2487857.678 69 433924.226 2487854.981 70 433932.831 2487876.897 71 433936.943 2487874.098 72 433790.24 2487933.632 73 433822.591 2487963.876 74 433842.675 2487993.669
- 75 433842.675 2487993.669 76 433957.136 2487837.224 77 433957.136 2487837.224 78 433942.085 2487852.032 79 433942.085 2487852.032 80 433940.195 2487864.052 81 433940.195 2487864.052 82 433886.384 2487897.536 83 433886.384 2487897.536 84 433872.981 2487909.949 85 433872.981 2487909.949 86 433864.736 2487916.581 87 433864.736 2487916.581 88 433763.889 2487994.536 89 433763.889 2487994.536 90 433625.395 2487976.086 91 433729.637 2487814.626 92 433897.502 2487796.972 93 433929.496 2487868.147 94 433929.496 2487868.147 95 433749.955 2487993.316 96 433754.279 2487990.802 97 433795.188 2487974.752 98 433795.188 2487974.752 99 433809.379 2487945.554 100 433818.478 2487955.687
- 101 433826.438 2487948.539 102 433817.339 2487938.405 103 433817.496 2487947.474 104 433817.496 2487947.474 105 433866.167 2487922.065 106 433859.282 2487927.566 107 433855.88 2487909.556 108 433849.084 2487914.961 109 433856.657 2487920.761 110 433856.657 2487920.761 111 433811.012 2487875.131 112 433811.012 2487875.131 113 433831.65 2487742.223 114 433831.65 2487742.223 115 433697.492 2487677.385 116 433697.492 2487677.385 117 433796.888 2488000 118 433813.722 2487987.461 119 433893.899 2487927.858 120 433975.733 2487866.662 121 434000 2487848.482 122 433794.558 2488000 123 433812.829 2487986.295 124 433893.062 2487926.838 125 433974.946 2487865.61 126 434000 2487846.924
- 127 433792.923 2488000 128 433812.302 2487985.569 129 433892.446 2487926.126 130 433974.475 2487864.839 131 433982.733 2487858.581 132 434000 2487845.807 133 433787.427 2487997.294 134 433807.725 2487982.083 135 433889.682 2487921.059 136 433976.475 2487856.308 137 434000 2487837.98 138 433783.816 2488000 139 433787.427 2487997.294 140 433744.098 2487628.924 141 433754.635 2487630.019 142 433756.758 2487630.178 143 433760.582 2487630.846 144 433764.068 2487631.085 145 433765.604 2487631.728 146 433696.879 2487728.023 147 433696.459 2487730.169 148 433697.817 2487734.931 149 433720.642 2487757.832 150 433692.445 2487725.344 151 433676.116 2487726.717 152 433672.125 2487714.623
- 153 433683.25 2487710.675 154 433692.445 2487725.344 155 433679.512 2487685.224 156 433686.432 2487700.464 157 433686.239 2487702.243 158 433685.502 2487703.303 159 433672.715 2487709.003 160 433668.477 2487708.816 161 433660.427 2487694.643 162 433660.492 2487694.042 163 433660.849 2487693.512 164 433679.512 2487685.224 165 433673.769 2487729.733 166 433669.988 2487731.791 167 433667.605 2487742.994 168 433674.283 2487763.753 169 433679.097 2487777.297 170 433582.358 2487612.515 171 433590.37 2487608.975 172 433601.667 2487601.295 173 433605.242 2487598.971 174 433583.775 2487540.17 175 433583.677 2487540.74 176 433603.102 2487593.616 177 433605.242 2487598.971 178 433749.955 2487993.316
- 179 433754.279 2487990.802 180 433754.533 2488010.616 181 433762.915 2488005.251 182 433758.338 2488002.206 183 433758.338 2488002.206 184 433754.295 2488004.984 185 433754.295 2488004.984 186 433713.646 2487977.691 187 433707.673 2487963.365 188 433713.045 2487955.834 189 433748.14 2487918.534 190 433887.478 2487814.068 191 433874.142 2487815.994 192 433864.588 2487818.553 193 433856.938 2487819.456 194 433851.823 2487819.648 195 433849.154 2487822.064 196 433853.773 2487834.933 197 433861.654 2487841.986 198 433863.991 2487841.846 199 433867.167 2487841.07 200 433870.991 2487847.519
- MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP