Khóa luận Tư tưởng về nữ quyền trong tác phẩm “Kim Ji Young - Born 1982”
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tư tưởng về nữ quyền trong tác phẩm “Kim Ji Young - Born 1982”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_tu_tuong_ve_nu_quyen_trong_tac_pham_kim_ji_young_b.pdf
Nội dung text: Khóa luận Tư tưởng về nữ quyền trong tác phẩm “Kim Ji Young - Born 1982”
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN KHOA TRIẾT HỌC NGUYỄN THU TRANG TƢ TƢỞNG VỀ NỮ QUYỀN TRONG TÁC PHẨM “KIM JI YOUNG – BORN 1982” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TRIẾT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2016-X HÀ NỘI, 2020
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN KHOA TRIẾT HỌC NGUYỄN THU TRANG TƢ TƢỞNG VỀ NỮ QUYỀN TRONG TÁC PHẨM “KIM JI YOUNG – BORN 1982” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TRIẾT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2016-X NGƢỜI HƢỚNG DẪN: PGS. TS NGUYỄN THANH BÌNH HÀ NỘI, 2020
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài khóa luận này, trước hết em xin gửi lời cảm ơn đến các quý thầy cô trong khoa Triết học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã trang bị cho em kiến thức trong suốt thời gian em theo học tại trường. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến giảng viên PGS. TS Nguyễn Thanh Bình người đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình, bổ sung kiến thức còn hạn chế của em, giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này một cách tốt nhất. Trong giới hạn thực hiện khóa luận mà kiến thức vô cùng rộng lớn nên bài khóa luận của em không tránh khỏi những sai sót và hạn chế, em rất mong nhận được sự góp ý tận tình của các quý thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 24 tháng 05 năm 2020 Người thực hiện Nguyễn Thu Trang
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong khóa luận là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Các kết luận chưa được công bố ở bất cứ một công trình nào. Tác giả khóa luận Nguyễn Thu Trang
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Tình hình nghiên cứu 2 3. Đối tƣợng nghiên cứu 4 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5 6. Đóng góp của khóa luận 5 7. Kết cấu khóa luận 5 PHẦN NỘI DUNG 6 CHƢƠNG 1. BỐI CẢNH HÀN QUỐC CUỐI THẾ KỶ XX – ĐẦU THẾ KỶ XXI VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ RA ĐỜI TƢ TƢỞNG VỀ NỮ QUYỀN TRONG TÁC PHẨM “KIM JI YOUNG – BORN 1982” 6 1.1 Điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị Hàn Quốc cuối thế kỷ XX – đầu thế kỷ XXI 6 1.2 Điều kiện văn hóa, tƣ tƣởng Hàn Quốc cuối thế kỷ XX – đầu thế kỷ XXI 10 1.3 Tác giả Cho Nam Joo và tác phẩm “Kim Ji Young – Born 1982” 14 1.3.1 Tác giả 14 1.3.2 Tác phẩm 16 CHƢƠNG 2. NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ NỮ QUYỀN TRONG TÁC PHẨM “KIM JI YOUNG – BORN 1982” 19 2.1 Khái lƣợc và lý luận chung 19 2.2 Những nội dung cơ bản trong tƣ tƣởng về nữ quyền trong tác phẩm “Kim Ji Young – Born 1982” 21 2.2.1 Quan điểm về quyền được sống, được đáp ứng những nhu cầu cơ bản về đời sống và được bảo vệ của người phụ nữ 21 2.2.2 Quan điểm về quyền được kết nối xã hội, quyền được chia sẻ và lắng nghe của người phụ nữ 34 2.2.3 Quan điểm về quyền được đánh giá, tôn trọng và khẳng định mình của người phụ nữ 38 2.3 Một số giá trị và hạn chế trong tƣ tƣởng về nữ quyền trong tác phẩm “Kim Ji Young – Born 1982” 50 2.3.1 Giá trị 50 2.3.2 Hạn chế 57 PHẦN KẾT LUẬN 62 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xã hội đương thời với nhịp sống hiện đại làm cho vị thế và vai trò của người phụ nữ ngày càng được nâng cao rõ rệt hơn. Nếu như trước đây phụ nữ “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” cùng với những hà khắc xã hội áp đặt, thì ngày nay không khó để tìm được một người phụ nữ độc lập mạnh mẽ, có tiếng nói trong xã hội và có nhiều quyền lực. Tuy nhiên, với sự ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo khiến cho đâu đó xung quanh ta vẫn tồn tại tư tưởng trọng nam, khinh nữ ở các nước mang văn hóa Á Đông, trong đó có Hàn Quốc, khiến phụ nữ chịu không ít thiệt thòi về cả thể chất lẫn tinh thần. Trong khi ở Việt Nam và Trung Quốc, chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều nguyên nhân nằm ngoài Nho giáo đã gây nên tình trạng đáng buồn về nữ quyền, thì Hàn Quốc là nơi chúng ta có thể thấy rõ nhất những mâu thuẫn xã hội sau khi Nho giáo bị biến dị và trộn lẫn với tư tưởng hiện đại. Quan niệm về đàn ông Hàn Quốc cũng rất đa dạng, có người nói rằng họ thật gia trưởng và ki bo, cũng có người lại kể rằng họ thật ga lăng và tâm lý. Trong khi có rất nhiều ví dụ về chuyện đàn ông Hàn Quốc ngoại tình ở nước ngoài thì cũng có rất nhiều ví dụ cho thấy đàn ông Hàn Quốc rất tôn trọng người phụ nữ. Những ý kiến thực tế trái chiều làm việc đánh giá thực trạng nữ quyền ở Hàn Quốc trở nên phức tạp hơn. “Trong thời kỳ vương triều Cao Ly và buổi đầu của vương triều Triều Tiên, địa vị của người phụ nữ Hàn Quốc cũng không hề thấp kém. Sau này, với sự biến dị của Nho giáo tại Hàn Quốc, người phụ nữ dần đánh mất đi vị thế của mình. Áp lực sinh con trai để nối dõi tông đường khiến địa vị người phụ nữ trở nên thấp hơn” [21]. Cho đến thời điểm hiện tại, văn hóa gia đình và trật tự xã hội của Hàn Quốc vẫn rất nghiêm khắc, có trật tự trên dưới rõ ràng, có các lễ nghi nghiêm ngặt không chỉ là đối với người 1
- phụ nữ. Sự duy trì các quy tắc khắt khe đó chưa hẳn đã là điều dở trong văn hóa Hàn Quốc. Ngày nay, địa vị người phụ nữ Hàn Quốc không hề thấp, từ giáo dục, y tế, nghệ thuật, văn học, thể thao cho đến các nghề nghiệp kỹ thuật. Hàn Quốc cũng có một vị nữ tổng thống đầu tiên vào năm 2013. “Hàn Quốc có thể là một ví dụ tốt trong việc nhìn lại sự kết hợp giữa quan niệm Nho giáo đã biến dị với tư tưởng hiện đại, và ảnh hưởng của sự kết hợp đó đối với người phụ nữ” [21]. Những mâu thuẫn về giá trị của người phụ nữ trong xã hội Hàn Quốc cho thấy thực tế về việc áp đặt tiêu chuẩn giáo điều và cứng nhắc mà bỏ qua những tinh hoa như “Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân” (Điều mình không muốn thì đừng làm cho người khác) . Càng ngày các quan niệm về nữ quyền ở Hàn Quốc càng phát triển hơn, phụ nữ Hàn Quốc không còn bó buộc mình trong các lễ giáo hà khắc trong gia đình, trong các mối quan hệ xã hội, họ đã biết đấu tranh để lấy lại vị thế của mình bằng nhiều cách khác nhau, và văn học nghệ thuật chính là một trong những phương thức họ lựa chọn. Vào đầu thế kỉ XXI văn học đã có hàng loạt các tựa sách với chủ đề về phụ nữ và mang trong mình tiếng nói bênh vực nửa kia của thế giới, trong đó có Kim Ji Young – Born 1982 của nhà văn Cho Nam Joo – tác phẩm được coi là bản tuyên ngôn của phong trào nữ quyền tại Hàn Quốc. Vậy trong cuốn sách này, nữ nhà văn Cho đã thể hiện quan điểm của mình như thế nào mà lại nhận được ấn tượng mạnh mẽ của độc giả đến vậy? Để làm rõ câu hỏi này, tôi xin mạnh dạn lựa chọn đề tài “Tư tưởng về nữ quyền trong tác phẩm “Kim Ji Young – Born 1982” làm đề tài khóa luận của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Nữ quyền hiện nay luôn được thế giới quan tâm hơn, Hàn Quốc cũng không phải ngoại lệ khi tồn tại trong bản chất xã hội của đất nước đó vẫn là sự 2
- phân biệt đối xử với phụ nữ. Chính vì vậy, chủ nghĩa nữ quyền, các quan niệm về nữ quyền, cũng như các phương thức đấu tranh của phái nữ tại đất nước này hiện nay rất được quan tâm, đặc biệt là các nghiên cứu của chính những người phụ nữ, các tổ chức bênh vực sự yếu thế trong xã hội. Tác phẩm Kim Ji Young – Born 1982 thực sự thu hút được đông đảo độc giả biết đến khi trưởng nhóm BTS nhắc đến trong một chương trình truyền hình tại Nhật Bản. Tại Nhật Bản, nữ quyền đơn giản là quyền được tự do lựa chọn, đơn giản là quyền được hạnh phúc của người phụ nữ, vì vậy các tác phẩm văn học bàn về phụ nữ ở đất nước này được đón nhận một cách rộng rãi và cởi mở hơn. Trong một cuộc phỏng vấn với Kim Seung Bok, CEO của Kuon Publishers, có trụ sở tại Tokyo, Nhật Bản, qua điện thoại, ông nói rằng văn học Hàn Quốc rất phổ biến ở Nhật Bản “Tôi điều hành một hiệu sách ở Jinbo Cho, Tokyo, Nhật Bản, nhưng nhiều người Nhật đang tìm kiếm văn học Hàn Quốc. Nhiều độc giả đọc chúng qua các ứng dụng của Hàn Quốc” [18]. Được đón nhận như vậy, nhưng vẫn chưa có bài nghiên cứu hoàn chỉnh nào về tiểu thuyết nữ quyền Kim Ji Young – Born 1982 tại Nhật, chủ yếu ta thấy là những bài cảm nhận , bài báo hoặc các bình luận trên mạng xã hội, đánh giá Tại Hàn Quốc, không khó để tìm được những bài viết về phong trào nữ quyền, chủ nghĩa nữ quyền của các tác phẩm văn học. Qua những tìm kiếm về nữ quyền trên công cụ tìm kiếm Google, những đánh giá về Kim Ji Young – Born 1982 luôn có lượt tìm kiếm cao, tuy nhiên cũng như đất nước láng giềng phía Đông, cũng chưa có bài nghiên cứu hoàn chỉnh về tác phẩm văn học của nữ nhà văn Cho Nam Joo này ngoài các bình luận, bài báo, bình luận đa chiều. 3
- Tại Việt Nam, cái tên “Kim Ji Young” được biết đến qua bộ phim cùng tên được khởi chiếu vào ngày 01 tháng 11 năm 2019. Chính vì được biết đến muộn, tác phẩm cũng không nhận được sự quan tâm từ trước đó, nếu có thì cũng rất ít người đọc biết đến và quan tâm đến nó. Ở Việt Nam, cho đến nay cũng chưa có một đề tài nghiên cứu nào về tác phẩm Kim Ji Young – Born 1982 mà chỉ dừng lại ở các bài bình luận, cảm nhận ngắn về tiểu thuyết, chủ yếu vẫn là các cảm nhận xoay quanh bộ phim chuyển thể từ tác phẩm này. Điều này có thể lí giải do ở Việt Nam, tuy cũng bị ảnh hưởng bởi Nho giáo, nhưng trong tư tưởng của người Việt không bị quá nặng nề vấn đề trọng nam khinh nữ như bên Trung Quốc hay Hàn Quốc, nhất là khi thời đại ngày nay công nghệ vô cùng phát triển, nhận thức của chúng ta được nâng cao từng ngày, kể cả ở những người lớn tuổi, rất ít người còn quá coi trọng con trai trong gia đình, hoặc nếu có, thì họ cũng không quá khắc nghiệt với phái nữ, nên phong trào nữ quyền hay việc khẳng định chủ nghĩa nữ quyền không mạnh mẽ bằng các nước cùng bị ảnh hưởng bởi tư tưởng của Nho giáo. Nhưng cũng không thể nói rằng ở Việt Nam không có sự khẳng định về vai trò của nữ giới, bởi vì nếu không thì khi bộ phim Kim Ji Young – Born 1982 chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên được khởi chiếu đã không nhận được sự quan tâm của đông đảo khán giả trẻ đến vậy. 3. Đối tƣợng nghiên cứu Tư tưởng về nữ quyền trong tác phẩm Kim Ji Young – Born 1982. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu a. Mục đích: Làm rõ một số khía cạnh nội dung trong tư tưởng về nữ quyền được thể hiện trong tác phẩm Kim Ji Young – Born 1982, từ đó chỉ ra giá trị và hạn chế của những quan điểm đó. b. Nhiệm vụ: 4
- - Vạch ra được hoàn cảnh tiền đề dẫn tới quan niệm về nữ quyền của tác giả Cho Nam Joo, nội dung tóm tắt và sơ lược thông điệp mà tác phẩm Kim Ji Young – Born 1982 muốn truyền tải. - Phân tích một số nội dung trong tư tưởng về nữ quyền trong tác phẩm Kim Ji Young – Born 1982. - Bước đầu đánh giá về giá trị, hạn chế chủ yếu trong tư tưởng về nữ quyền trong tác phẩm Kim Ji Young – Born 1982. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu a. Cơ sở lý luận: Kế thừa quan điểm, tư tưởng của các tác giả những bài cảm nhận, bình luận viên đi trước; dựa trên cơ sở lý luận Mác – Lênin; những quan điểm tiến bộ, tích cực của triết học phương Tây, tư tưởng Hồ Chí Minh, b. Phương pháp nghiên cứu: Kết hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học như phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp lịch sử và logic; lịch sử - cụ thể; cùng phương pháp tra cứu, so sánh 6. Đóng góp của khóa luận Trên cơ sở trình bày và làm rõ quan niệm về nữ quyền trong tác phẩm Kim Ji Young – Born 1982, khóa luận có thể làm tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy về chủ nghĩa nữ quyền, các phong trào nữ quyền. 7. Kết cấu khóa luận Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Nội dung của khóa luận bao gồm 2 chương với 8 tiết (Chương 1. Bối cảnh Hàn Quốc cuối thế kỷ XX – đầu thế kỷ XXI và những tiền đề ra đời tư tưởng về nữ quyền trong tác phẩm Kim Ji Young – Born 1982; Chương 2. Những quan điểm cơ bản về nữ quyền trong tác phẩm Kim Ji Young – Born 1982. 5
- PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1. BỐI CẢNH HÀN QUỐC CUỐI THẾ KỶ XX – ĐẦU THẾ KỶ XXI VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ RA ĐỜI TƢ TƢỞNG VỀ NỮ QUYỀN TRONG TÁC PHẨM “KIM JI YOUNG – BORN 1982” 1.1 Điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị Hàn Quốc cuối thế kỷ XX – đầu thế kỷ XXI Sau khi được quân đội Đồng Minh giải phóng và bị chia cắt vào giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia Triều Tiên cổ trở thành hai nhà nước với hai hệ tư tưởng và quan điểm chính trị đối lập nhau là Bắc Triều Tiên và Nam Triều Tiên. Trong khi Bắc Triều Tiên chịu sự ảnh hưởng ý thức hệ cộng sản và được hậu thuẫn từ phía Liên bang Xô viết thì Nam Triều Tiên (tức Đại Hàn Dân Quốc) lại chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ về ý thức hệ quốc gia và tự do dân chủ mà được sự hậu thuẫn, giúp đỡ, viện trợ của Hoa Kỳ, điều này đã dẫn đến những mâu thuẫn vùng miền và ý thức hệ chính trị - xã hội giữa hai miền đất nước và dân tộc Triều Tiên ngày càng trở nên nghiêm trọng và gay gắt. Các mâu thuẫn và xung đột này sau đó đã dẫn đến kết cục là một giải pháp quân sự nội bộ tàn khốc – cuộc chiến tranh Triều Tiên (25 tháng 6 năm 1950 – 27 tháng 7 năm 1953), hậu quả làm hơn 3 triệu người thiệt mạng và hàng chục triệu người khác bị ảnh hưởng, rất nhiều người dân, binh lính, quân nhân bị thương tật nặng, một số khác thì bị mất nhà cửa hoặc chia lìa vĩnh viễn những người thân trong gia đình của mình. Chiến tranh Triều Tiên kết thúc bằng một hiệp định ngừng bắn được ký kết trước sự chứng kiến của đại diện các bên tham chiến tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm thuộc Khu phi quân sự Triều Tiên. Trong các thập niên từ năm 1950 tới 1990, kinh tế Hàn Quốc đã được khôi phục hoàn toàn, phát triển vượt bậc và trở thành một nền kinh tế lớn, bền vững trên thế giới. 6
- Kim Ji Young – Born 1982 ra đời năm 2016. Trong giai đoạn này Hàn Quốc vẫn đang là một nước có nền kinh tế rất phát triển. Hàn Quốc là một quốc gia phát triển có mức sống và chỉ số phát triển con người thuộc vào loại rất cao, có nền kinh tế phát triển theo phân loại của CIA, Ngân hàng Thế giới và IMF, và đồng thời là một cường quốc khu vực tại Đông Á cũng như là một cường quốc tầm trung trên thế giới. Hàn Quốc hiện đang là nền kinh tế lớn thứ 4 ở châu Á sau nền kinh tế của các quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ, xếp thứ 11 trên thế giới theo GDP danh nghĩa, xếp hạng 13 theo sức mua tương đương (tính đến hết năm 2018 theo các số liệu thống kê của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Liên Hiệp Quốc, CIA và Ngân hàng Thế giới). Hàn Quốc sở hữu một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa (được xây dựng trên nền tảng của kinh tế thị trường), hỗn hợp, tự do, ít có sự can thiệp của chính phủ và phát triển cao bậc nhất Châu Á. Hiện nay Hàn Quốc đã được xếp vào nhóm những quốc gia có nền kinh tế phát triển trên thế giới. Cùng với các nền kinh tế của Hoa Kỳ, Anh Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan và Singapore, kinh tế Hàn Quốc được các nhà kinh tế học xem như là một ví dụ tiêu biểu về lợi ích của chủ nghĩa tư bản tự vận hành. Kinh tế Hàn Quốc là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới từ đầu những năm 1960 cho đến cuối những năm 1990, và vẫn tiếp tục tăng trưởng đều đặn trong thập niên 2000, do đó Hàn Quốc cùng với các quốc gia và Đặc khu hành chính Hồng Kông, Singapore và Đài Loan thường được ví như "Bốn con Rồng của Châu Á". Mặc dù là một quốc gia phát triển, tuy nhiên, “xã hội Hàn Quốc hiện đại cũng đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề phức tạp, nhức nhối và nan giải như tình trạng lão hóa dân số do tỷ lệ sinh cũng như kết hôn giảm mạnh” [16], các định kiến xã hội vẫn còn tồn tại, thất nghiệp, áp lực cuộc sống và nạn tự sát - đặc biệt là trong tầng lớp những người trẻ tuổi và khoảng cách của sự phân hóa giàu nghèo đang ngày một gia tăng. 7
- Về nhân khẩu, vào tháng 4 năm 2016, dân số Hàn Quốc được Văn phòng Thống kê Quốc gia ước tính là khoảng 50,8 triệu người, với dân số ở trong độ tuổi lao động và tổng tỷ suất sinh tiếp tục có xu hướng suy giảm. Hàn Quốc là nước có mật độ dân số rất cao, ước tính lên tới 505 người trên mỗi ki lô mét vuông vào năm 2015, nhiều hơn 10 lần so với mức trung bình toàn cầu. Hầu hết người Hàn Quốc sống ở khu vực thành thị, do quá trình di cư ồ ạt khỏi các vùng nông thôn trong quá trình mở rộng kinh tế nhanh chóng của đất nước trong những năm 1970, 1980 và 1990. Thành phố thủ đô là Seoul cũng là thành phố lớn nhất và là trung tâm công nghiệp chính của đất nước. Theo điều tra dân số năm 2005, khu vực nội thành Seoul có dân số hơn 10 triệu người. Khu vực đô thị Seoul có hơn 30 triệu dân (khoảng hơn một nửa dân số Hàn Quốc), trở thành khu vực đô thị lớn thứ hai thế giới. Các thành phố lớn khác bao gồm Busan (3,5 triệu), Incheon (3,0 triệu), Daegu (2,5 triệu), Daejeon (1,4 triệu), Gwangju (1,4 triệu) và Ulsan (1,1 triệu). Tỷ lệ sinh của Hàn Quốc là thấp nhất thế giới trong năm 2009. Nếu tỷ lệ này tiếp tục được duy trì, dân số của Hàn Quốc dự kiến sẽ giảm 13% xuống còn 42,3 triệu người vào năm 2050. Tỷ lệ sinh trung bình hàng năm của Hàn Quốc là khoảng 9 ca sinh trên 1000 người. Tuy nhiên, tỷ lệ sinh đã tăng 5,7% kể từ năm 2010 và Hàn Quốc không còn là quốc gia có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới. Theo báo cáo năm 2011 từ The Chosun Ilbo, tổng tỷ suất sinh của Hàn Quốc (1,23 trẻ em sinh ra trên mỗi phụ nữ) cao hơn so với Đài Loan (1,15) và Nhật Bản (1,21). Tuổi thọ trung bình của người dân Hàn Quốc trong năm 2008 là 79,10 tuổi (đứng thứ 34 trên thế giới) nhưng đến năm 2015 đã tăng lên 81 tuổi. Hàn Quốc là nước có sự sụt giảm mạnh nhất về dân số ở độ tuổi lao động trong số các quốc gia thuộc OECD. Năm 2015, Cục Thống kê Quốc gia Hàn Quốc ước tính rằng dân số của đất nước sẽ đạt đến đỉnh điểm vào năm 2035. 8
- “Xã hội Hàn Quốc hiện đại tạo nên những áp lực rất lớn trong cuộc sống, từ học tập, thi cử tới kiếm việc làm, kết hôn ” [22] Do các áp lực này, tỷ lệ tự sát tại Hàn Quốc thuộc mức rất cao trên thế giới. Năm 2012, tỷ lệ tự sát tại Hàn Quốc là 28,9 vụ/100.000 dân, cao hơn nhiều so với mức 12,1 vụ của Mỹ, 7,8 vụ của Trung Quốc và cao hơn 2,5 lần so với mức trung bình trên toàn thế giới. Tự sát là nguyên nhân số một trong những ca tử vong của thanh thiếu niên (từ 10 tới 30 tuổi). Hiện nay, ngày càng có nhiều người già Hàn Quốc đang phải sống và qua đời trong cô độc. Những biến động ở Hàn Quốc từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á cuối những năm 1990 khiến nhiều người mất việc, và họ bị tụt lại trong sự cạnh tranh gay gắt trong xã hội. Nhiều người cao tuổi không có tiền tiết kiệm khi về hưu trong khi con cái lại không đủ khả năng chu cấp cho họ. Trợ cấp xã hội dành cho những người ngoài độ tuổi 50 chỉ ở mức tương đối thấp. Chỉ số Hưu trí toàn cầu Mercer Melbourne 2015 xếp hạng Hàn Quốc đứng thứ 24 trong 25 quốc gia có nền kinh tế lớn, chỉ cao hơn Ấn Độ. Năm 2014, chỉ 45% người Hàn Quốc trong độ tuổi từ 55 đến 79 có lương hưu và chi tiêu trung bình hàng tháng của họ là 431 USD, bằng 82% mức chi phí sinh hoạt tối thiểu cho một người. Khoảng 30% người cao tuổi Hàn Quốc có thu nhập hàng tháng dưới mức nghèo tuyệt đối. Cứ bốn người cao tuổi Hàn Quốc lại có một người mắc chứng trầm cảm, tỷ lệ tự sát của nhóm người cao tuổi cao gấp đôi so với mức trung bình cả nước. Hàn Quốc đã thực hiện Chiến lược ngăn ngừa tự tử (STOPS) nhằm tăng cường nhận thức của cộng đồng và sự hỗ trợ của chính phủ trong vấn đề phòng chống nạn tự sát. Những biện pháp này đã đem lại hiệu quả rất tích cực, kể từ năm 2010, tỷ lệ tự tử ở Hàn Quốc đã giảm mạnh, cả hai thành phố lớn nhất của Hàn Quốc là Busan và Incheon đã thực hiện tích cực các chương trình ngăn ngừa tự tử. Việc cấm lưu hành một loại thuốc diệt cỏ mang nhiều thành phần chất chứa độc tính cao có tên gọi là Paraquat được coi là chìa khóa trong việc giảm mạnh tỷ lệ tự sát ở nơi đây. Từ khoảng năm 2011 đến 2015, 9
- tỷ lệ tử vong do tự tử ở Hàn Quốc đã giảm gần 15%, theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2017 cho biết. Ông Moon Jae In - Tổng thống Hàn Quốc nhậm chức trong năm 2018, đã cam kết sẽ hạ thấp tỷ lệ tự tử xuống còn 20 vụ trên 100.000 người vào năm 2020. 1.2 Điều kiện văn hóa, tƣ tƣởng Hàn Quốc cuối thế kỷ XX – đầu thế kỷ XXI Trong những năm gần đây, Hàn Quốc đã tạo ra và liên tục tăng cường mạnh mẽ sự phổ biến văn hóa Hàn Quốc trên phạm vi toàn thế giới đặc biệt là ở khu vực châu Á, hay còn được biết đến với tên gọi “làn sóng Hàn Quốc” với các hình thức như điện ảnh, âm nhạc, du lịch hay văn học. Hầu hết các sáng kiến của chính phủ nhằm mở rộng sự phổ biến của âm nhạc Hàn Quốc (còn được gọi là K - pop) trên toàn thế giới được thực hiện bởi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đây là cơ quan chịu trách nhiệm chính cho việc thành lập các Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc trên toàn thế giới. Các đại sứ quán và lãnh sự quán Hàn Quốc cũng đứng ra tổ chức các buổi hòa nhạc K - pop ở nước ngoài, và Bộ Ngoại giao thường xuyên mời fan hâm mộ Kpop ở nước ngoài tham dự Liên hoan Thế giới K - Pop được tổ chức thường niên tại Hàn Quốc. Ngoài việc gặt hái được những lợi ích kinh tế từ sự phổ biến của K - pop, chính phủ Hàn Quốc đã và đang tận dụng ảnh hưởng của K - pop trong vấn đề ngoại giao. Trong thời đại truyền thông đại chúng phát triển vũ bão như ngày nay, quyền lực mềm được coi là một chiến lược ngoại giao hiệu quả, tiềm năng và thực dụng hơn tương đối nhiều so với việc chỉ dựa vào quyền lực cứng truyền thống. Ngoại giao văn hóa thông qua K - pop là một hình thức của quyền lực mềm đang được chính phủ Hàn Quốc thực hiện rất thành công. Trong lĩnh vực điện ảnh, Hàn Quốc cũng là một nước gây tiếng vang lớn trong khu vực châu Á và trên toàn thế giới. “Đặc sản” của nền điện ảnh 10
- xứ sở kim chi chính là những bộ phim tình cảm lãng mạn lấy đi nhiều nước mắt của khán giả. Năm 2004, bộ phim Old Boy giành giải thưởng lớn tại Liên hoan phim Cannes và được bán cho nhiều nước. Sau khi dự liên hoan phim này, đạo diễn Hollywood nổi tiếng Quentin Tarantino đã phát biểu: "Những bộ phim hay, hấp dẫn nhất thế giới hiện đến từ Nhật Bản và Hàn Quốc". Hiện nay bên cạnh những kịch bản mùi mẫn, các đạo diễn cũng đã khai thác sang các đề tài khác và cũng có rất nhiều thành công ở những bộ phim như bộ phim về đề tài xác sống Train to Busan (2016) của đạo diễn Yeon Sang Ho cũng là một trong những bộ phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại ở quốc gia này và đã trở thành bộ phim có doanh thu cao thứ hai tại Hồng Kông năm 2016. Trong lần trở lại gần đây nhất vào năm 2019, đạo diễn tài năng Bong Joon Ho đã cùng với Song Kang Ho tiếp tục giúp cho nền điện ảnh xứ Kim Chi gây được tiếng vang lớn với bộ phim điện ảnh tâm lý xã hội - hài kịch đen mang tựa đề Parasite (Ký sinh trùng), tác phẩm này sau đó đã xuất sắc đoạt giải thưởng Cành cọ vàng (Palme d'Or) tại Liên hoan phim Cannes 2019 (Pháp) và trở thành bộ phim có được nhiều giải thưởng nhất trong kỳ trao giải Oscar lần thứ 92 được tổ chức tại Mỹ, đây cũng là bộ phim Hàn Quốc đầu tiên trong lịch sử giành được giải thưởng danh giá này, đặc biệt hơn, thành công của Ký sinh trùng đến đúng vào dịp kỷ niệm 100 năm nền điện ảnh xứ Hàn ra đời và phát triển, qua đó tiếp tục khẳng định vị thế vững chắc và tiên phong của điện ảnh Hàn Quốc trong làng điện ảnh châu Á nói riêng và thế giới nói chung [1]. Văn học Hàn Quốc có một số lượng lớn độc giả. Những buổi đọc sách thậm chí còn được tổ chức tại các sân vận động. “Khác với nhiều trường phái văn học hiện đại trên thế giới, văn chương Hàn Quốc chủ yếu đi sâu khai thác những góc tối bên cạnh đời sống hào nhoáng, hoa lệ vốn có như nhiều người tưởng tượng. Tiểu thuyết hay truyện ngắn Hàn Quốc hiện đại viết nhiều về 11
- nỗi cô đơn, sự bế tắc và hoang mang trong cuộc sống của một lớp người trẻ tuổi” [15]. “Hàn Quốc nằm trong danh sách những nước có người tự sát nhiều nhất thế giới. Và nguyên nhân của tình trạng đáng lo ngại này là sự mất cân bằng về tăng trưởng kinh tế và đời sống tinh thần, sự rạn nứt của giá trị gia đình, cạnh tranh khốc liệt về công ăn việc làm ” [22] Điều dễ nhận thấy ở nhiều tác phẩm văn học Hàn là sự ám ảnh và lay động lòng người. Nỗi cô đơn, sự bế tắc, cuộc sống đầy khó khăn đeo bám trong một xã hội phát triển chóng mặt tất cả được đưa vào văn chương một cách trần trụi, chân thực và chi tiết nhất. Nhưng đan xen trong đó vẫn là tình cảm ấm áp giữa con người với nhau, đó mới là cứu cánh để con người vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống Về giáo dục, Hàn Quốc cũng xếp thứ hai về toán học và văn học, đứng thứ nhất về giải quyết vấn đề. Mặc dù học sinh và sinh viên Hàn Quốc thường được xếp hạng cao trong các bài kiểm tra, cuộc thi kiến thức và so sánh quốc tế, tuy nhiên hệ thống giáo dục đôi khi bị lên án vì tập trung nhấn mạnh vào việc học thụ động và học thuộc lòng. “Cũng giống như hệ thống giáo dục tại những quốc gia Đông Á láng giềng khác như Trung Quốc và Nhật Bản, hệ thống giáo dục, thi cử và tuyển sinh Đại học của Hàn Quốc khắt khe, khắc nghiệt, cạnh tranh và rập khuôn hơn hệ thống giáo dục ở hầu hết các nước phương Tây” [22]. “Hàn Quốc thường tự hào vì nền công nghiệp giáo dục của mình, nhưng rồi đất nước này lại đi hơi quá trớn với nó - với 407 trường cao đẳng và đại học được thành lập, kết quả là sinh viên tốt nghiệp quá nhiều khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng cao” [17]. Giáo dục đã trở thành một cổng tài chính làm tê liệt nền kinh tế lớn thứ tư châu Á. Việc học thêm và luyện thi đại học gây nợ nần cho các gia đình nhiều hơn 3 phần trăm của tổng sản phẩm trong nước và tất cả chỉ để tạo ra những "thanh niên thất nghiệp tuổi 20". “Chính phủ đã đưa mục tiêu giảm tỷ lệ thất nghiệp cao vào danh sách các ưu 12
- tiên hàng đầu bằng cách đầu tư vào các công trình công cộng, nhưng chương trình này lại không quan tâm đến những người được đào tạo trẻ. OECD cũng kêu gọi ngành công nghiệp tham gia đóng một vai trò xây dựng, thiết thực và hiệu quả hơn trong việc đào tạo trình độ nghề vì việc quá tập trung vào nhóm sinh viên, cử nhân tốt nghiệp từ các trường đại học đang khiến cho tỷ lệ cạnh tranh việc làm tăng cao nhưng lại xảy ra tình trạng thiếu hụt lao động trong lĩnh vực thủ công, gây ra một làn sóng công nhân nhập cư có tay nghề thấp” [9]. Như vậy, tác phẩm Kim Ji Young – Born 1982 ra đời trong thời kì đất nước Hàn Quốc đứng trên một nền kinh tế mạnh, phát triển không ngừng. Đi cùng với sự phát triển cũng chính là những áp lực luôn đè nặng lên vai các nhà cầm quyền và nhân dân, cùng với sự phát triển cũng là sự phân hóa giàu – nghèo sâu sắc của một số bộ phận, với sự ảnh hưởng nặng nề của Nho giáo Khổng Tử, Hàn Quốc cũng là nơi vẫn tồn tại sự phân biệt đối xử giữa các tầng lớp, đối xử bất bình đẳng giữa đàn ông và phụ nữ, thậm chí là phân biệt sắc tộc Có thể nói rằng trong thế kỷ 21, Hàn Quốc là một đất nước tiềm ẩn bên trong mình những cơn sóng ngầm của sự bất bình đẳng phủ ngoài là vỏ bọc dân chủ. Chính trong bối cảnh xã hội đó đã tạo nên những bất bình, những mâu thuẫn nhất là trong bản thân các tầng lớp, con người yếu thế, mà khi đã có trong bản thân mâu thuẫn con người ta có xu hướng tìm đến sự bày tỏ, đấu tranh cho nhóm của mình. Nữ nhà văn Cho Nam Joo cũng là người phụ nữ chịu ảnh hưởng của dòng chảy thời đại đó, nên bà cũng đã nảy sinh trong bản thân những bất bình, mâu thuẫn, từ đó đã xây dựng nên nhân vật Kim Ji Young đại diện cho đa số những người phụ nữ Hàn Quốc, trong đó có bản thân bà để nói lên tiếng nói về nữ quyền, đấu tranh đòi lại quyền bình đẳng và lấy lại cái tôi bản thân. Có lẽ đó chính là lí do khiến cho Kim Ji 13
- Young – Born 1982 nhận được đông đảo sự quan tâm của khán giả Hàn Quốc cũng như thế giới khi vừa phát hành. Như vậy, xã hội Hàn Quốc bên cạnh nền kinh tế phát triển vượt bậc là tiềm ẩn bên trong những mâu thuẫn, xung đột giữa truyền thống và hiện đại, giữa nền kinh tế Mỹ tự do và truyền thống văn hóa Nho giáo phương Đông. Chính bối cảnh đó đã tạo nên tư tưởng đấu tranh đòi lại nữ quyền trên đất nước này. 1.3 Tác giả Cho Nam Joo và tác phẩm “Kim Ji Young – Born 1982” 1.3.1 Tác giả Sau cuộc chiến tranh Triều Tiên, nền kinh tế của Hàn Quốc phát triển vượt bậc trong các thập niên từ năm 1950 đến năm 1990, nhất là trong giai đoạn 1962 – 1994, nền kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng trung bình trên 10% một năm, gọi là “kì tích trên sông Hàn”. Trong thời gian đó, xã hội Hàn Quốc trọng tư tưởng của Khổng Tử, trọng người học cao cũng đã gặp không ít những thách thức, khó khăn bên cạnh sự thăng hoa của nền điện ảnh, âm nhạc và không thể không kể đến là nền văn học với nhiều tác giả nổi tiếng như Kwon Bo Rae, Shim Jin Gyeong, Jang Young Eun, Ryu Jin Hee, Lee Hye Ryeong, Heo Yoon, Kang Ji Yoon, Jeong Mi Ji [18]. Có các cuộc thảo luận sôi nổi được tổ chức về chủ đề văn học và nữ quyền Hàn Quốc khi những cuốn sách bàn về lịch sử văn học Hàn Quốc từ góc độ nữ quyền được xuất bản. Cùng nằm trong dòng chảy văn học về nữ quyền, vào năm 2016, cuốn tiểu thuyết Kim Ji Young – Born 1982 được viết nên bởi nữ nhà văn Cho Nam Joo. Nữ nhà văn Cho Nam Joo sinh ngày 15 tháng 11 năm 1978 tại Seoul, Hàn Quốc. Sau khi tốt nghiệp tại Khoa Xã hội học trường Nữ Ehwa, bà đã 14
- làm việc 10 năm cho các vấn đề thời sự và các chương trình nghệ thuật tự do như Sổ tay PD, Bất mãn Zero, truyền hình trực tiếp buổi sáng Năm 2011, bà đã giành giải thưởng văn học Munbakdongne với tiểu thuyết Lắng tai nghe của mình. Đến năm 2016, tác phẩm Vì Komaneji của nhà văn Cho cũng đã mang lại giải thưởng văn học Hwangsanbyeon lần thứ 2 cho bà. Từ tháng 9 năm 2015, bà đã dành ba tháng để hoàn thành cuốn sách thứ ba của mình, Kim Ji Young – Born 1982. Năm 2017, Cho Nam Joo nhận được giải thưởng Today‟s Artist. Đến tháng 11 năm 2018, cuốn sách này đã có hơn một triệu bản được bán ra. Trong sự nghiệp viết sách của mình, nhà văn Cho Nam Joo đã có riêng mình sáu tác phẩm: Lắng tai nghe (2011), Vì Komaneji (2016), Kim Ji Young – Born 1982 (2016), Tên cô ấy (2018), Chạy đi (2018) và gần đây nhất là Saha Mansion (2019) được xuất bản bởi Minumsa. Ngoài ra bà còn là đồng tác giả của Confession of a Feminist of Korea (1997 – 2017) (2017), To my older brother (2017), Spring – Summer than Novel (2018), Melancholy Happy Ending (2019) Như vậy, hiện nay nhà văn Cho Nam Joo đang có một sự nghiệp văn học khá thành công với số lượng tác phẩm tuy chưa hẳn là đồ sộ nhưng được xuất bản liên tục, chứng tỏ sự nỗ lực và nguồn cảm hứng để viết của tác giả trong những năm này vô cùng dồi dào. Mặc dù thông tin về tiểu sử của nhà văn Cho chưa nhiều, nhưng thông qua học thức cũng như trải nghiệm thực tế, nữ nhà văn đã có những nhận thức và quan điểm riêng của mình về nữ quyền qua những cuốn sách viết nên. 15
- 1.3.2 Tác phẩm Cuốn sách Kim Ji Young – Born 1982 kể về cuộc sống của người phụ nữ Hàn Quốc tên Kim Ji Young, cô sinh năm 1982 – năm mà ở Hàn Quốc cái tên Ji Young được đặt nhiều nhất – hiện đang trong thời gian nghỉ việc ở nhà để chăm con khi đã ngoài 30 tuổi thông qua lời kể của vị bác sĩ nam khoa Thần kinh điều trị cho Kim Ji Young. Vào mùa thu năm 2015, khi con gái cô được hơn một tuổi, cô bắt đầu có những triệu chứng kì lạ được người chồng phát hiện như gọi chồng mình – Dae Huyn – là con rể, hóa thân thành người mẹ của mình – bà Oh Mi Sook; có khi lại trở thành người chị khóa trên – Cha Seung Yeon – uống bia, nói chuyện với chồng của mình với tư cách là người bạn thân của anh và sự kì lạ của Ji Young cũng bộc lộ vào đợt về Busan thăm gia đình chồng khi cô trở thành “bà thông gia” nói lên những mệt mỏi của con gái, cùng ước muốn được đoàn tụ cùng con gái mình như những gia đình có con trai mong muốn đoàn tụ với nhau vậy. Điểm chung đó là tất cả các “vai diễn” của cô đều là phụ nữ, có những người còn sống, có những người đã mất. Nghi ngờ vợ mình bị trầm cảm sau sinh, Dae Huyn một mình tới khoa Thần kinh và trình bày với bác sĩ về tình trạng của Ji Young cũng như tìm các phương pháp để điều trị cho cô. Tuy nhiên để có những chẩn đoán chính xác và hướng điều trị tốt nhất, bác sĩ cần được gặp trực tiếp Kim Ji Young và từng trang sách quá khứ cho tới hiện tại của cuộc đời cô hiện lên qua từng lời kể rành mạch, rõ ràng từng cảm xúc sâu kín nhất. Những gì mà Ji Young đã trải qua đều ẩn chứa nỗi đau về những kỳ thị, phân biệt đối xử với phụ nữ mà cô đã từng nghe, chứng kiến và trải nghiệm. Kim Ji Young là con gái thứ hai sinh ra trong một gia đình trung bình khi bố là công chức nhà nước còn mẹ là nội trợ, trên cô có một chị gái hơn hai tuổi là Kim Eun Young, dưới cô có em trai kém năm tuổi. Kí ức đầu tiên và sâu đậm nhất của cô là về việc ăn sữa bột của em trai, tiếp đến là những hình ảnh về người bà nội luôn bảo vệ mọi 16
- quyền lợi cho con trai và cháu nội, bà cũng như những người phụ nữ trước coi trọng việc có con trai nối dõi ngay cả khi các con bà không nhìn được mặt nhau, mỗi người một nơi. Mẹ Ji Young cũng gẫn như lặp lại cuộc sống chăm lo cho gia đình như bà nội cô dù bà Mi Sook cũng được ăn học đàng hoàng, có tài năng và ước mơ trở thành giáo viên. Quá trình Kim Ji Young lớn lên đã mang lại cho cô những trải nghiệm và ấn tượng về hình ảnh phái nữ phải chịu nhiều thiệt thòi, mất nhiều quyền lợi, bị bàn tán kể cả khi lỗi sai không thuộc về mình như ở trường học nữ sinh không được mặc trang phục thoải mái, bữa ăn vội vàng, gặp phải tên biến thái, Ji Young bị theo đuôi trên xe bus, sự lựa chọn trường đại học của phụ nữ bị hạn chế bởi tư tưởng đi trước, thời gian bị bạn trai cũ lụy tình, nhà vệ sinh nữ tầng ba của chỗ làm bị lắp camera quay lén, sự thăng tiến của phụ nữ bị hạn chế Tất cả cứ tích tụ trở thành một vết thương sâu trong tâm hồn Ji Young khiến tinh thần cô suy sụp và đánh mất chính mình. Câu chuyện về trọng nam khinh nữ cứ thế được giãi bày khiến vị bác sĩ lặng người khi nghĩ lại về người vợ âm thầm hi sinh của mình, về nữ đồng nghiệp xin nghỉ việc vì không có thời gian chăm lo cho gia đình nhỏ. Kết thúc cuốn sách là suy tư băn khoăn của bác sĩ khi anh càng nghe chuyện của Kim Ji Young lại càng mơ hồ về chẩn đoán ban đầu của mình và lời tác giả để lại với niềm hi vọng những lớp phụ nữ đi sau sẽ được khẳng định mình, thế giới của con gái nhà văn sẽ tốt đẹp hơn, “hi vọng tất cả những bé gái trên thế gian này sẽ có thể mơ ước nhiều hơn, mơ những giấc mơ lớn lao hơn”.[10, tr.209] Nhà văn Cho Nam Joo đã dũng cảm đứng lên nói về nữ quyền, bày tỏ sâu sắc về điều đó qua đứa con tinh thần của mình. Ngay sau khi cuốn tiểu thuyết được sản xuất vào năm 2016, nó trở thành một hiện tượng, bán được hàng triệu bản, được dịch sang 16 thứ tiếng, cuốn sách trở thành best - seller ở các nước láng giềng như Nhật Bản, Trung Quốc - theo nhà xuất bản Minumsa 17
- của Hàn Quốc. Bản quyền xuất bản đã được bán cho 17 quốc gia bao gồm Anh, Mỹ, Pháp và Tây Ban Nha Kết luận chƣơng 1. Trước những tiền đề kinh tế, xã hội, văn hóa, tư tưởng của đất nước Hàn Quốc cuối thế kỷ XX – đầu thế kỷ XXI được miêu tả là một trong những đất nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới, được ví như một trong “Bốn con rồng của châu Á” với nền giáo dục, văn hóa tiên tiến nhưng tồn tại trong nó là một loạt vấn đề trong xã hội như áp lực cuộc sống, học tập thi cử, việc làm; phân hóa giàu – nghèo sâu sắc của một số bộ phận, nhất là sự ảnh hưởng nặng nề của Nho giáo Trung Hoa trọng nam khinh nữ, nhà văn Cho Nam Joo đã viết lên cuốn tiểu thuyết Kim Ji Young – Born 1982 để bày tỏ những quan điểm về nữ quyền dựa trên mối quan hệ giữa phụ nữ và thực tế xã hội Hàn Quốc. Cuốn tiểu thuyết là bức tranh chân thực về cuộc sống của đại đa số phụ nữ Hàn Quốc đương đại và là đại diện cho tiếng nói đòi lại quyền lợi và cái tôi cá nhân của phụ nữ Hàn Quốc. Để làm rõ những nội dung của khóa luận ở chương 1 này, tôi đã tham khảo và có sử dụng các trích dẫn từ các nguồn tư liệu khác nhau như các bài phân tích về lịch sử, kinh tế, văn hóa, chính trị Hàn Quốc; thân thế tác giả Cho Nam Joo; cùng các công trình nghiên cứu đi trước về các vấn đề liên quan đến quyền phụ nữ như “Triết học hiện sinh về thế giới quan của Simon De Beauvoid” của Bùi Thị Tính, “Giải thích nguồn gốc bất bình đẳng giới” của Eleanor Leacock đăng trong trang triethoc.edu, 18
- CHƢƠNG 2. NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ NỮ QUYỀN TRONG TÁC PHẨM “KIM JI YOUNG – BORN 1982” 2.1 Khái lƣợc và lý luận chung “Chủ nghĩa nữ quyền là một phong trào xã hội mà mục đích căn bản là sự bình đẳng giữa phụ nữ và đàn ông. Ở nhiều thời và nhiều nơi trong quá khứ, người ta từng kiên quyết rằng phụ nữ và đàn ông có những khả năng tương tự nhau và đã cố gắng cải thiện địa vị xã hội của tất cả phụ nữ, cũng như các địa vị của những đàn ông. Nó xem xét vai trò của phụ nữ xã hội, kinh nghiệm, sở thích, công việc, và chính trị nữ quyền trong nhiều lĩnh vực, chẳng hạn như nhân học và xã hội học, truyền thông, phân tâm học, kinh tế gia đình, văn học, giáo dục, và triết học. Tuy nhiên, như một phong trào có tổ chức, nữ quyền trỗi dậy trong thế kỉ XIX ở châu Âu và châu Mĩ để đáp ứng những bất bình đẳng lớn lao giữa những vị thế pháp lí của những công dân nữ và nam ở những xứ sở phương Tây đã công nghệ hoá” [20]. Phong trào này đã xuất hiện ở phương Tây từ thế kỷ XIX với các “đợt sóng” nữ quyền, và đợt sóng thứ nhất với quan điểm về việc đòi lại quyền bình đẳng về mặt pháp lý đã đặt nền móng cho các quan điểm nữ quyền về sau. Tuy nhiên, quan điểm nữ quyền về điều khiến đàn bà và đàn ông bất bình đẳng ngày nay ít thống nhất so với trong nữ quyền đợt sóng thứ nhất, và có vô vàn giải pháp nữ quyền cho bất bình đẳng giới. Nếu những tiếng nói nữ quyền dường như mang tính phần mảnh nhiều hơn ở thế kỉ XIX, nó là kết quả của một sự hiểu biết sâu hơn về nguồn gốc của bất bình đẳng giới. Chủ nghĩa nữ quyền Hàn Quốc đã xuất hiện từ những năm 1980. Ở Hàn Quốc, các nhà nữ quyền học tập trung vào việc mô tả sự bất bình đẳng giới và nhận thức xã hội của phụ nữ và tình trạng đàn áp phụ nữ. Những người hoạt động cho phong trào nữ quyền tại đây chủ yếu nói về các khía cạnh như quyền sinh sản, bạo lực gia đình, nghỉ thai sản, chế độ trả lương bằng nhau giữa đàn ông và phụ nữ, tình trạng quấy rối tình dục, chống quấy 19
- rối tình dục phụ nữ , phân biệt đối xử và bạo lực tình dục. Các lĩnh vực nghiên cứu của nữ quyền bao gồm chế độ phụ hệ, định kiến, khách quan hóa tình dục và áp bức. Các trụ cột chính của nữ quyền trong những năm 1960 và 1970 chỉ phản ánh những vấn đề của phụ nữ trung lưu da trắng phương Tây, những người coi mình là đại diện của tất cả phụ nữ. Nhưng kể từ đó, các nhà tư tưởng nữ quyền từ các nước thuộc “thế giới thứ ba” khác nhau đã đặt câu hỏi về tiền đề rằng "phụ nữ" là một nhóm các cá nhân có chung một bản sắc đồng nhất: nữ giới ở cả phương Đông và phương Tây đều vô hình chung bị gán vào dạng đối tượng bị chi phối bởi thần quyền (tôn giáo), thế quyền (chế độ phong kiến). Sự chi phối đó phản ánh trong việc coi người phụ nữ như một sự lệ thuộc, phụ thuộc thân phận và phẩm hạnh đối với người nam (đối tượng được cho là gắn với sức mạnh, trí tuệ). Sự hình thành, tư duy của người nữ trong con mắt triết học kinh viện Augustine và Thomas d‟Aquinas hay triết lý Nho giáo Trung Hoa đã mang dấu ấn sắp đặt nguồn gốc của người nữ ngay từ đầu phải là phục tùng, chịu đựng một cách mù quáng trong xã hội nam quyền. Phải đến thời kì Phục hưng và đặc biệt là trào lưu Khai sáng ở Châu Âu cho đến nay, những di sản tinh thần truyền thống của phụ nữ Đông – Tây mới có cơ hội phản bác mọi lí lẽ duy ý chí của thiết chế xã hội và tư tưởng cũ. Thông qua các trào lưu tư tưởng và thay đổi xã hội, phụ nữ đã phản tư về thân phận của mình và ngày càng tỏ rõ vai trò cống hiến tích cực cho xã hội, phê phán và thay đổi các loại hình áp bức với tư cách là con người cá nhân như người nam, không phải tư thế yếu hơn hay cực đoan hơn. Các nhà nữ quyền phát sinh những quan điểm đó từ nhiều nguồn gốc khác nhau, và các nhà lý luận nữ quyền tại Hàn Quốc bắt đầu tập trung vào giới tính, tình dục và các bản sắc xã hội khác, chẳng hạn như sự phân biệt chủng tộc hoặc giai cấp. Nó đã đi 20
- vào phong trào dân chủ ở các cơ sở và tìm cách vượt qua các giới hạn dựa trên tầng lớp xã hội, chủng tộc, văn hóa và tôn giáo. 2.2 Những nội dung cơ bản trong tƣ tƣởng về nữ quyền trong tác phẩm “Kim Ji Young – Born 1982” 2.2.1 Quan điểm về quyền được sống, được đáp ứng những nhu cầu cơ bản về đời sống và được bảo vệ của người phụ nữ Trong hoàn cảnh từ thập niên 80 của thế kỷ XX, Hàn Quốc có sự tăng trưởng vượt bậc về kinh tế, tốc độ tăng trưởng GDP cao, đạt đỉnh điểm vào những năm 1986 - 1988 ở mức 12% mỗi năm và nền kinh tế trong những năm thập niên đầu thế kỷ XXI của Hàn Quốc vẫn đang rất phát triển, trong Kim Ji Young – Born 1982, nhà văn Cho Nam Joo cho rằng ở Hàn Quốc, phụ nữ đã bị xã hội ngầm tước đoạt quyền được sống, bị giới hạn quyền được đáp ứng nhu cầu cơ bản về đời sống và phụ nữ không được xã hội bảo vệ thông qua việc vẽ nên cuộc sống của đa số phụ nữ Hàn Quốc đương đại, mà đại diện chính là cuộc sống của Kim Ji Young và những người phụ nữ xung quanh cô. Trong Kim Ji Young – Born 1982, nhà văn Cho đã không dưới một lần nhắc về quyền được sống của phụ nữ đã bị xã hội ngầm tước đoạt, bà đã thể hiện bằng những số liệu về tỉ lệ sinh mất cân bằng giới tính của Hàn Quốc “Ngay cả những năm 90, Hàn Quốc vẫn là nước có tỉ lệ mất cân bằng giới tính ở mức rất cao. Năm 1982 khi Kim Ji Young ra đời, cứ mỗi 100 bé gái thì có tới 106,8 bé trai được sinh ra. Tỉ lệ bé trai được sinh ra ngày một tăng, tới năm 1990 đã đạt mức 116,5 bé. Tỉ lệ sinh tự nhiên là 103 bé gái trên 107 bé trai” [10, tr.64], suốt những năm 80 của thế kỷ XX ở Hàn Quốc thực hiện chính sách “Kế hoạch hóa gia đình” và theo Park Jae Heon trong “Gia đình xác suất” thì “thủ thuật chấm dứt thai kì với lý do y khoa đã được hợp pháp hóa, cũng giống như việc “con gái” trở thành lý do y khoa, sự phân biệt giới tính và phá thai mang giới tính nữ trở thành việc công khai” [10, tr.39]. Thực trạng đất 21
- nước tồn tại với tư tưởng trọng nam khinh nữ đã ăn sâu vào trong mỗi gia đình, người phụ nữ trở thành kẻ yếu thế nhất khi quyền được tồn tại và sinh ra cũng bị tước đoạt: bố Ji Young coi lời nói về việc sinh con gái của vợ là “nói dại”, “lời xui xẻo”; còn mẹ Ji Young – bà Mi Sook – vì biết được giới tính của đứa bé trong bụng là nữ nên đã đau lòng một mình phải chịu trách nhiệm về mọi thứ đến bệnh viện phá bỏ dù trên thực tế, người quyết định giới tính của đứa con không phải người phụ nữ, quyền được sống của người phụ nữ bị xã hội ngấm ngầm chối bỏ. Ở xã hội đương thời, mọi người thường không hiểu được lí do vì sao đàn ông lại đóng vai trò vô cùng quan trọng, “mặc dù ông nội Ji Young, người đàn ông với gương mặt trắng trẻo và đôi tay đẹp đẽ, cả đời chưa bao giờ cầm lấy một nắm đất. Thậm chí ông không đủ năng lực và không bao giờ suy nghĩ về việc lo toan, gánh vác gia đình, với bà nội Ji Young thì người nấu cơm nóng cho bà ăn, trải đệm cho bà ngủ trên sàn nhà ấm áp không phải con trai bà mà là con dâu Oh Mi Sook” [10, tr. 36] nhưng đàn ông thì tự cho mình cái quyền tồn tại và hưởng tất cả những lợi ích còn những người phụ nữ như bà nội lại tự an ủi cho sự bất hạnh khốn khổ của mình với cái triết lý không ai hiểu được: “Ngay cả khi con trai không làm được gì thì vẫn phải có bốn đứa” [10, tr36]. Và tư tưởng đó được thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau như cách bà nội kế thừa và truyền đạt lại cho mẹ Ji Young thành câu cửa miệng: “Phải có con trai”. Quyền được sống của người phụ nữ được Cho Nam Joo khắc họa từ đầu cho đến gần cuối tác phẩm của mình. Ban đầu chính là sự bất lực với hình ảnh cuộc đời bà Mi Sook khi tự ra quyết định bỏ con gái “vật vã trong đau khổ như loài động vật mất đi đứa con bé nhỏ trong tay mãnh thú” [10, tr39]; và đến gần cuối tác phẩm, tới thế hệ Kim Ji Young mang thai con gái đầu lòng trong sự dè chừng người lớn nhưng cô may mắn hơn mẹ là được chồng thông cảm đã cho thấy, quan điểm rằng phụ nữ cũng là con người, họ có quyền được tồn tại và sinh ra ngày càng được nhận thức đầy đủ hơn, tuy vẫn nằm trong luồng tư tưởng cần có con trai 22
- của thế hệ trước, nhưng ở thế hệ Kim Ji Young đã có sự tự quyết mạnh mẽ hơn. Một trong những nhu cầu cơ bản của đời sống khi nền kinh tế phát triển là nhu cầu được sống trong môi trường trong lành, sạch sẽ; ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và được mặc quần áo đẹp, lành lặn, phụ nữ vởi thể trạng yếu hơn nam giới càng cần được đáp ứng đầy đủ nhu cầu ăn, mặc, ở hơn nữa. Trong cuốn sách của mình, nhà văn Cho Nam Joo đã phản ánh tình trạng phân biệt đối xử giữa nam và nữ ở Hàn Quốc trong vấn đề này, thông qua đó ngầm thể hiện sự bất bình và mong muốn đòi lại quyền lợi chính đáng đó cho phái nữ. Để được khỏe mạnh, ai trước hết cũng cần được sống trong môi trường trong lành, sạch sẽ và an toàn. Xuyên suốt Kim Ji Young – Born 1982 là không gian sống, học tập và làm việc của người phụ nữ Hàn Quốc, đại diện là Kim Ji Young. Thuở ấu thơ của Ji Young gắn liền với “ngôi nhà hai phòng diện tích hơn mười pyeong (khoảng 30 – 40 mét vuông), gồm phòng bếp kiêm phòng khách và một phòng vệ sinh” [10, tr.32]. Ba thế hệ sống trong không gian nhỏ như vậy không tránh khỏi những bất tiện, nên khi cả nhà chuyển sang căn nhà mới rộng gấp đôi căn nhà cũ, chị em Ji Young có phòng riêng nhờ sự kiên quyết của mẹ thì chị em cô được sống trong thế giới của riêng mình, mơ những giấc mơ của riêng mình. Không gian riêng của hai chị em gái được bà Mi Sook mang lại bằng việc bà kiên quyết không đồng ý khi mẹ chồng và chồng nói muốn để cho con trai út một phòng riêng, lén gom tiền để sửa phòng cho hai chị em với một loạt đồ dùng mới, đẹp đẽ. Để giải thích cho quyết định này, chúng ta nhìn lại về cuộc đời bà Mi Sook đã phải sống “trong thời kì mà người ta quan niệm rằng con gái phải sẵn sàng hỗ trợ cho anh em trai của họ, họ phải làm việc từ năm mười mấy tuổi trong nhà máy dệt ở Seoul với nhiệt lượng tỏa ra khiến thần trí mơ hồ, nóng đến mức dù họ có mặc váy ngắn rồi xắn váy lên hết mức mà mồ hôi vẫn chảy ròng ròng, 23
- bụi bay trắng xóa che khuất tầm nhìn tới mức nhiều người bị bệnh về phổi” [10, tr.46]. Khi lấy chồng, những người phụ nữ phải gánh vác gia đình đều tìm kiếm “nghề phụ” tại nhà, bà Mi Sook cũng phải lựa chọn công việc cuộn miếng dán chân cửa, khe cửa dù đó là công việc vừa mùi vừa đầy bụi này ở nhà có trẻ con như lời bố Ji Young nói vì đây là công việc được trả công cao, chỉ có như vậy bà mới cùng chồng lo được cho ba đứa con, chăm sóc mẹ chồng. Thời kì Hàn Quốc bắt đầu chuyển đổi mô hình kinh tế cùng với thực trạng phụ nữ phải làm việc nuôi sống gia đình như một điều đương nhiên khiến cho nữ quyền thời kỳ này càng không được coi trọng. Chính vì đã phải sống và làm việc trong môi trường như vậy nên nhu cầu muốn chính mình, con gái mình cần được sống thoải mái của mẹ Ji Young, có thể cũng là nhiều bà mẹ cùng thời, là nhu cầu chính đáng của họ. Thế nên suốt quãng đời mình, mẹ Ji Young là người tính toán ngân sách gia đình, dành dụm tiền và nghe ngóng thông tin các căn nhà, căn hộ để từng bước phát triển không gian sống của mình. Đến những năm Ji Young học đại học, bà đã bàn bạc cùng chồng đi vay tiền, cộng với lợi nhuận kinh doanh cửa hàng cháo để chuyển về Seoul sống trong căn chung cư rộng 42 pyeong (khoảng 140 mét vuông). Trong tháp nhu cầu của Maslow, được đáp ứng các nhu cầu về thể lý thuộc về nhóm những nhu cầu cơ bản nhất của con người; cũng theo Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên hợp quốc, “Quyền được hưởng một mức sống khả quan về phương diện sức khỏe và an lạc cho bản thân và gia đình” là một trong quyền cơ bản của con người, vậy nên phụ nữ trên thế giới nói chung và phụ nữ Hàn Quốc nói riêng cũng có quyền được sống trong môi trường trong lành, an toàn để đảm bảo được sức khỏe cũng như sự thoải mái trong sinh hoạt. Mở đầu những hồi ức của Kim Ji Young chính là hình ảnh cô lén ăn sữa công thức của em trai. Việc ăn sữa bột của chị em Ji Young bị bà nội ghét cay ghét đắng, sẽ “đánh vào lưng cô cho tới khi nào phun hết sữa ra cả đằng 24
- mũi và miệng mới thôi” [10, tr. 33] mỗi khi cô bị bắt gặp chứng tỏ xã hội Hàn Quốc khi đó bị ảnh hưởng nặng nề tư tưởng trọng nam khinh nữ như thế nào. Trong bữa cơm của gia đình Ji Young nói riêng và đại bộ phận gia đình Hàn Quốc nói chung đương thời, đàn ông bao giờ cũng được đơm cơm trước và được ăn những miếng thức ăn ngon và không bị vỡ. “Cơm mới nấu nóng hôi hổi sẽ được đơm theo thứ tự lần lượt là bố, em trai, bà nội. Em trai sẽ được ăn những miếng đậu phụ và há cảo nguyên vẹn, còn Ji Young và chị gái chỉ được ăn những miếng bị vỡ”, “nếu đồ ăn vặt chỉ có hai phần thì em trai ăn một phần còn hai chị em Ji Young chia nhau phần còn lại” [10, tr.34]. Mặc dù bị ảnh hưởng bởi tư tưởng của Khổng Tử một cách sâu sắc, nhưng dường như Hàn Quốc không thực sự tiếp thu hết tư tưởng về đạo hiếu được viết trong Luận ngữ “Khi cha mẹ có việc, con cái phải ra sức khó nhọc để giúp đỡ cha mẹ, hoặc khi có cơm rượu, mời cha mẹ ăn uống trước” [5, tr.19]. Trong kí ức của Ji Young khoảng sáu, bảy tuổi thì với bà nội em trai và những gì thuộc về em là quý giá nhất, không một ai có thể tùy tiện đụng tới bất cứ thứ gì của em, kể cả hai chị. Bà nội là người bị ảnh hưởng tư tưởng thế hệ trước nặng nề, nhưng đến mẹ Ji Young – bà Mi Sook – đã có cái nhìn cởi mở hơn và biết suy nghĩ cho con gái nhiều hơn bằng việc bà thoải mái cho con gái ăn sữa của em trai. Có thể lý giải điều này là vì bà nội đã sinh ra bốn người con trai – được coi là sự thành công của người phụ nữ, thêm sự ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng của thế hệ đi trước, nên bà khắt khe với cháu gái là điều dễ hiểu; còn mẹ Ji Young vì là người đã có trình độ học vấn, sống trong thời điểm Hàn Quốc chuyển mình từ đất nước nông nghiệp truyền thống sang nền công nghiệp hóa, đã tự biết được giá trị của mình, lại có hai đứa con gái là Eun Young và Ji Young nên bà không muốn con mình sống cuộc đời như mẹ. Không chỉ bất bình đẳng trong gia đình, ở trường học cũng có sự ưu ái dành cho nam hơn trong việc xếp số thứ tự ăn trưa, điều đó gây nên những khó khăn khi nữ sinh ăn chậm hơn nên thời gian nghỉ ngơi buổi trưa bị hạn chế, bữa ăn cũng diễn ra 25
- trong sự vội vàng. “Học sinh nam được xếp số từ 1 đến 27, học sinh nữ từ 28 đến 49 theo thứ tự sinh nhật” [10, tr.55]. Thứ tự các bữa ăn trưa là theo thứ tự số lượng, vì vậy thứ tự các bữa ăn của học sinh nam đến đầu tiên. Mặc dù việc xếp số thứ tự như vậy có thể chỉ là một loại tiện lợi hành chính, nhưng không thể tránh khỏi sự khác biệt nằm ở cơ sở của hình thức trong đó sự nhạy cảm giới được hình thành thông qua văn hóa của học sinh lớn và nhỏ trải qua trong mùa phát triển khi học sinh nữ có tốc độ ăn chậm hơn học sinh nam nhưng lại bị xếp ăn sau, khiến thời gian ăn trưa là một cực hình. Có mâu thuẫn thì sẽ có đấu tranh, mặc dù chỉ học lớp ba nhưng trẻ em nữ sinh cũng đã có những bất bình và đấu tranh khi quyền lợi của mình bị ảnh hưởng: Đám trẻ ăn cơm chan nước mắt ấy chẳng ai gọi mà đến giờ dọn dẹp lại tự động cùng nhau ra phía sau phòng học thông qua những ám hiệu và khi gặp nhau, chúng nhao nhao lên tiếng bất mãn “Lần nào cũng ăn theo số, thật là không công bằng. Phải bảo cô giáo đổi lại thứ tự ăn cơm mới được” [10, tr.57]. Có thể nói ý thức về nữ quyền đã dần được hình thành khi phái nữ nhận thức được những quyền lợi bị ảnh hưởng một cách vô lý, nhưng thực tế cho thấy, chỉ có những nữ sinh “vừa học giỏi mà mẹ bạn ấy còn là chủ tịch hội phụ huynh” [10, tr. 57] mới dám đứng lên đấu tranh, còn đa số nữ sinh khác như Kim Ji Young thì “không biết có phải vì thói quen của mình không mà [ ] không hề nói nửa lời oán trách” mặc dù cũng biết quy định có sự vô lý, nhưng “không biết điểm nào là chưa được, hoặc cô giáo đã sai ở điểm nào, [ ] chỉ cảm thấy khó chịu và ấm ức” [10, tr.57]. Cuối cùng cô giáo cũng đã đồng ý thay đổi số thứ tự ăn cơm một tháng một lần, “với Yoo Na, với Kim Ji Young và với cả đám trẻ xếp số cuối ấy, đây là một kinh nghiệm quý báu. Lúc đó họ còn là trẻ con nên chưa thể hiểu rõ, nhưng cũng đã có nhận thức về sự phê bình và cả sự tự tin” [10, tr.59]. Đây không phải là vấn đề chỉ xảy ra vào năm 1982, “vào ngày 09 tháng 08 năm 2018, Ủy ban Nhân quyền Quốc gia Hàn Quốc đã đề nghị cải tiến một trường tiểu học ở Seoul, nơi số lượng học sinh tham gia lớp 26
- học được gán từ nam 1 đến nữ 51. Tổ chức đó đã chỉ ra rằng thực hành phân biệt đối xử giới tính sẽ cho phép sinh viên trẻ có sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ, việc đánh số trước các học sinh nam trong trường là một hành động phân biệt đối xử xâm phạm quyền bình đẳng của học sinh nữ” [8]. Như vậy, trong khi xã hội vẫn có những đối xử phân biệt nam – nữ từ những thiết chế nhỏ nhất “giống như số chứng minh của con trai thì luôn bắt đầu bằng 1 và con gái thì bắt đầu bằng 2” [10, tr.59], phái nữ với sự hiểu biết và nhận thức về giá trị bản thân đã có ý thức lên tiếng bảo vệ quyền của mình, phải có sự tự nhận thức từ bản thân phái nữ thì dần dần xã hội mới có những chính sách bảo vệ nữ sinh nói riêng và bảo vệ phụ nữ nói chung. “Đến năm 2019, số trường xếp hạng số theo giới tính hoặc theo ngày sinh, không phân biệt giới tính, đã tăng từ 101 lên 357 trường” [8]. Với trẻ em chủ yếu người ta quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng qua những bữa ăn, thì với những người phụ nữ đến kì kinh nguyệt, họ lại mong muốn được xã hội quan tâm đến sức khỏe khi đến kì. Quan điểm của Cho Nam Joo cũng như toàn phụ nữ cho rằng họ cần được xã hội quan tâm đến sức khỏe từ tâm lý đến sinh lý, họ muốn được chúc mừng dấu mốc quan trọng của cuộc đời, muốn được sử dụng loại băng vệ sinh tốt hơn và có những viên thuốc giảm đau không có tác dụng phụ. Nhưng thực tế, “phần lớn các bé gái thì đây chỉ là một bí mật giữa họ và mẹ, chị gái và em gái mà thôi”, “một bí mật phiền phức, đau đớn và cả xấu hổ” [10, tr.74], như Ji Young chỉ nhận được muôi nước mì từ mẹ cùng món quà nhỏ từ chị gái Eun Young. Suy nghĩ về lợi ích to lớn cho các công ty dược nếu sản xuất ra được các viên thuốc có thể chữa trị được hoàn toàn chứng đau sinh lý mà không có tác dụng phụ của Ji Young, cùng với lời nói của Eun Young “Thế giới này người ta còn trị cả ung thư, cấy ghép tim, thế mà một viên thuốc chữa đau bụng kinh cũng không có là thế nào. Họ làm như có tí thuốc vào tử cung thì sẽ xảy ra vấn đề gì đó nghiêm trọng không bằng. Chẳng lẽ đây là cấm địa bất khả xâm phạm hay sao?” [10, tr.76], cả những lo sợ của Ji Young 27
- khi xem đoạn phim tài liệu về việc sinh con thuận theo tự nhiên đã chứng tỏ một điều rằng: quyền được đảm bảo về sức khỏe của phụ nữ chưa thật sự được xã hội Hàn Quốc coi trọng, và họ mong muốn trong tương lai mọi vấn đề liên quan đến sức khỏe của phụ nữ sẽ được quan tâm như cách xã hội quan tâm đến vấn đề sức khỏe của đàn ông, tính mạng phụ nữ khi trải qua cuộc vượt cạn cũng cần được coi trọng như đứa con sắp chào đời của họ. Tương tự như việc ăn uống và đảm bảo sức khỏe, nhu cầu được mặc đẹp của người phụ nữ bị giới hạn cũng được tác giả phản ánh qua sự so sánh giữa quần áo, giày dép, cặp sách của em trai và hai chị em gái, “đồ của em trai bao giờ cũng lành lặn và có đôi có cặp, còn của chị gái và Ji Young thì cọc cạch cũng là chuyện đương nhiên” [10, tr.34], “có ô thì em trai sẽ được một mình một chiếc, còn Ji Young và chị gái đi chung một chiếc, nếu có hai tấm chăn thì em trai cũng đắp một chiếc, còn Ji Young cùng chị gái đắp chung chiếc còn lại” [10, tr.35]. Sống trong hoàn cảnh bị phân biệt đối xử như vậy, nhưng Ji Young lại chưa bao giờ ghen tị với em, mặc dù đôi lúc cảm thấy tủi thân, nhưng “cô luôn nghĩ mình là chị nên nhường em cũng được, cô cũng quen với việc mình và chị gái cùng giới tính nên dùng chung đồ với nhau là điều hợp lý” [10, tr.35]. Khác với em gái mình luôn ngoan ngoãn nghe theo sự sắp đặt và suy nghĩ ngây thơ, Eun Young trưởng thành hơn hai tuổi tự cảm thấy nhục nhã và nhất quyết không bao giờ ăn sữa của em nữa sau một lần bị bà mắng, tuy nhiên cô vẫn nghe lời người lớn và giúp mẹ trông em. Bà Mi Sook lý giải cho việc này là vì cách biệt tuổi tác nên hai chị nhường em và trông em rất tốt, nhưng chính lời khen đó khiến Ji Young vô tình kế thừa tư tưởng rằng con gái đương nhiên phải chấp nhận những thiệt thòi vô lý từ đời trước truyền lại, nên Ji Young thực sự không thể tỏ ra ghen tị được. Tư tưởng đó đã được đời sau kế thừa chính từ những cư xử nhỏ nhặt nhất trong gia đình. Chính vì trưởng thành trong môi trường hà khắc với phụ nữ từ cái ăn cái mặc, 28
- họ không nhận được sự ưu ái từ những nhu cầu cơ bản nhất, nên sau này khi nhận được thỏi son hợp với mình từ người đồng nghiệp, Ji Young cảm thấy rất vui trong những ngày tháng chăm con vất vả. Sự bất công trong vấn đề trang phục của hai giới cũng diễn ra ở trường học khi các trường lần lượt chuyển đổi thành trường nam nữ học chung, trang phục của nữ sinh bị quản lý nghiêm ngặt khiến những bất tiện cho nữ sinh khi hoạt động xuất hiện. Để phản đối lại quy định đó, có nữ sinh đã giải thích với thầy giáo rằng chính trang phục không thoải mái khiến việc chơi thể thao của nữ sinh bị hạn chế, thậm chí nữ sinh đó còn dùng hành động để cho thầy cô nhìn cho rõ mặc trang phục như vậy bất tiện như thế nào. Trong xã hội Hàn Quốc cuối thế kỉ XX và cho đến tận bây giờ, suy nghĩ rằng phụ nữ ở chốn đông người phải che chắn cơ thể thật cẩn thận còn nặng nề, thì hành động nhất quyết không chịu giữ vạt váy khi nhảy cóc quanh sân thể dục của nữ sinh đó chính là sự đấu tranh đòi lại công bằng trong trang phục đi học. Quan điểm về quyền được mặc trang phục thoải mái, đẹp đẽ của phụ nữ là một nhu cầu chính đáng nhưng bị chính xã hội với tư tưởng trọng nam khinh nữ hạn chế được Cho Nam Joo thể hiện bằng cách vẽ nên bức tranh với sự phân biệt trong cách đối xử giữa nam với nữ từ gia đình đến trường học và xây dựng nên nhân vật đòi lại quyền lợi của toàn nữ sinh đại diện cho tiếng nói đòi lại quyền lợi của đa số phụ nữ Hàn Quốc. Trong tháp nhu cầu của Maslow, tầng nhu cầu thứ hai chính là nhu cầu an toàn của con người khi đã được đáp ứng các nhu cầu căn bản nhất thuộc thể lý: con người cần có cảm giác yên tâm về an toàn thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo. Hoàn cảnh đất nước Hàn Quốc những năm 80 tồn tại tư tưởng đặt phụ nữ vào thế yếu, thì nhu cầu được gia đình và xã hội bảo vệ của phụ nữ càng trở nên mạnh mẽ. Quan điểm về nhu cầu được bảo vệ của người phụ nữ bị xã hội từ chối tiếp tục được nhà văn Cho Nam Joo 29
- thể hiện bằng việc tái hiện sự bất công cùng những đấu tranh của phái nữ cho thấy đây chính là nhu cầu hết sức chính đáng, cần thiết của họ. Trong Kim Ji Young – Born 1982, “trò đùa của con trai đối với nữ sinh không phải là trò đùa thông thường mà giống như trò bắt nạt hoặc bạo lực nhiều hơn” [10, tr.49], nhưng khi Ji Young về khóc với mẹ và chị, thì “chị gái nói rằng bọn con trai vốn dĩ trẻ con như vậy và chị cũng không có cách nào khác nên cứ mặc kệ chúng nó đi” [10, tr.50], còn mẹ Ji Young còn mắng cô vì tội khóc lóc khi các bạn chỉ đùa thôi. Đến cả cô giáo khi giải quyết việc Ji Young bị đổ oan cũng giải thích với cô rằng vì bạn nam đó thích Ji Young nên mới bắt nạt bạn nữ mà mình thích khiến cô vô cùng ấm ức và nhất quyết đòi đổi chỗ ngồi bằng được. “Thái độ của giáo viên không chỉ phân tích nguyên nhân xung đột giữa hai người và giúp giải quyết căn bản mà còn đơn giản hóa vấn đề đối với mối quan hệ giữa nam và nữ, cũng như để thấy vai trò thụ động của phụ nữ trong mối quan hệ và cố gắng khắc phục các vấn đề” [8]. Cả khi trường cấp hai của Kim Ji Young xuất hiện tên biến thái, nữ sinh đã tập hợp nhau trói tên biến thái đến đồn cảnh sát để tự bảo vệ mình, thì động thái của nhà trường không phải là bảo vệ nữ sinh trường mình mà lại coi việc làm đó là làm mất mặt nhà trường. Mặc dù đã nhận thức được rằng việc làm của nhà trường là vô lý, và cho rằng nhà trường hoàn toàn có thể giải quyết theo hướng khác để bảo vệ học sinh “Sao mấy thầy cô không nghĩ tới việc đi bắt thằng biến thái đó mà lại bắt chúng mình viết kiểm điểm chứ? Kiểm điểm cái gì mới được chứ!” [10, tr.70] nhưng nữ sinh ngoài việc tự bất bình với nhau thì cũng không làm gì được thêm. Tương tự như thế, trên xe buýt và tàu điện ngầm cũng có không ít những kẻ biến thái dùng ánh mắt hay chân tay quấy rối phụ nữ, trong học đường cũng xảy ra tình trạng thầy giáo, đàn anh khóa trên, gia sư dạy kèm cũng có những hành động sàm sỡ nhưng những nạn nhân chỉ có thể lảng tránh mà không thể kêu lên dù chỉ một tiếng, bởi vì xã hội không hề bảo vệ phụ nữ như họ mong đợi, kể cả họ có tự bảo vệ mình đi chăng nữa, thì 30
- cũng nghiễm nhiên trở thành kẻ làm xấu mặt xã hội và tập thể. Ji Young cũng là nạn nhân khi cô bị theo đuôi trên xe buýt nhưng điều làm cô thấy tủi thân hơn cả là lời trách mắng của bố rằng vì sao lại đi học xa, tại sao ai cũng bắt chuyện, sao lại mặc váy ngắn Phải chăng chính vì thái độ lảng tránh của phần lớn con gái cũng như thái độ của người lớn coi nhẹ việc bắt nạt của nam sinh nói riêng và đàn ông nói chung đã góp phần tạo nên suy nghĩ của con trai sẽ tự cho mình cái quyền chọc ghẹo các bạn nữ và phần lớn nữ sinh cũng không có dũng cảm bảo vệ bản thân mình? Thoạt nhìn, đó có thể không được coi là một cuộc xung đột nghiêm trọng, nhưng những trải nghiệm của Kim Ji Young nói với chúng ta rằng không chỉ người phụ nữ thụ động, mà cả đàn ông đã vô tình được xã hội trao cho quyền được bắt nạt phụ nữ. “Ngay từ nhỏ, đàn ông được dạy rằng ngay cả khi họ không tôn trọng phụ nữ như một con người, người ta vẫn chấp nhận rằng "biểu hiện của tình cảm" thông qua việc bắt nạt là chấp nhận được, và phụ nữ với kinh nghiệm tính cách thụ động mà họ dễ bị đàn ông nhắm đến bất cứ lúc nào chỉ vì họ là phụ nữ” [8]. Tâm lí thụ động và dễ bị tổn thương của phụ nữ kéo dài từ thời thơ ấu cho đến khi ra ngoài xã hội, kể cả lúc họ vẫn dựa dẫm vào gia đình đến khi có chỗ đứng trong một tổ chức. Đó là sự việc camera được gắn trong nhà vệ sinh nữ trong công ty và các video được phát tán khiến Kang Hye Soo và một loạt đồng nghiệp nữ khác có người chịu cú sốc tâm lý nặng nề, có người phải xin nghỉ việc, đến cả trưởng phòng Kim Eun Sil – người phụ nữ quyền lực nhất công ty – cũng thấy sợ và mệt mỏi. Để đáp trả lời giám đốc muốn cho chuyện này im ắng qua đi vì lo sợ danh sự của nhân viên nam bị ảnh hưởng, trưởng phòng Kim Eun Sil đã có quan điểm rằng nếu muốn chấm dứt triệt để chuyện này thì “trước tiên giám đốc phải thay đổi suy nghĩ của mình đi đã , và công ty cần có lớp giáo dục để phòng tránh việc quấy rối tình dục một cách tử tế” [10, tr.188] - điều đó có nghĩa là, để quyền được bảo vệ của phụ nữ được đảm bảo, trước hết xã hội cần phải được thay đổi ngay từ chính tư tưởng trọng nam khinh nữ 31
- vốn dĩ đã ăn sâu vào đời sống từ những thiết chế vô hình nhỏ nhặt nhất. Tác giả Leanne Atwater chỉ ra: "Đa số nam giới và nữ giới đều biết chính xác đâu là giới hạn để không phạm phải hành động quấy rối tình dục. Nếu nói rằng tự bản thân đàn ông không biết đâu là điểm dừng trong giao tiếp với phụ nữ, rồi vô tình có những hành vi sai lệch, là nói sai. Hoặc nói phụ nữ luôn quan trọng hóa vấn đề, luôn việc bé xé thành to, thì cũng nói sai luôn" [25]. Có nghĩa là cả hai giới nam và nữ đều ý thức được chính xác đâu là "quấy rối", đâu là "giao tiếp xã giao" nhưng với tất cả những trải nghiệm của một loạt nhân vật nữ trong “Kim Ji Young – Born 1982” đã cho thấy ở Hàn Quốc, phụ nữ cảm thấy không an toàn hơn nam giới. Theo thống kê “Nhìn nhận về cuộc sống của phụ nữ từ thống kê năm 2019” của Hàn Quốc, tỷ lệ phụ nữ cảm thấy không yên tâm về khả năng phạm tội năm 2018 là 57%, cao hơn nam giới (44,5%). Trong các thống kê này, an toàn xã hội nói chung, tỷ lệ lo lắng cho các vụ tai nạn khác nhau và các vấn đề an ninh đã giảm cho cả nam và nữ so với 10 năm trước. Tuy nhiên, sự gia tăng duy nhất là tỷ lệ lo lắng về sự xuất hiện của tội ác của phụ nữ, mức tăng duy nhất so với năm 1997 (51,5%), trong đó thống kê tồn tại và có thể so sánh được, trong cùng thời gian, tỷ lệ lo lắng của nam giới giảm từ 48,8% (1997) xuống còn 44,5% (2018). Sự gia tăng tỷ lệ tội phạm đối với phụ nữ cũng là nguyên nhân gây tác động đến sự lo lắng đang gia tăng ở phụ nữ. Theo thống kê của “Xu hướng xã hội tại Hàn Quốc năm 2018”, đã có 1.303 người bị bắt vì bạo lực hẹn hò vào năm 2017, tăng 23,1% so với 8367 năm 2016. Tỷ lệ bạo lực hẹn hò trên 100.000 dân tăng từ 16,2% trong năm 2016 lên 19,9% trong năm 2018. Số lượng các khiếu nại quấy rối tình dục được đệ trình với các cơ quan công cộng như truy tố và cảnh sát là cao nhất trong năm 2018 trong 5 năm qua. Theo loại tội phạm tình dục, hiếp dâm đã giảm, và tội phạm tấn công hoặc bắn súng bất hợp pháp đã tăng lên. Văn phòng thống kê quốc gia 32
- Hàn Quốc phân tích rằng khi các cơ quan thực thi pháp luật phản ứng với các vụ việc, số vụ bắt giữ bạo lực hẹn hò tăng lên và số nạn nhân quấy rối tình dục tăng lên do phong trào “MeToo” [8]. Phong trào Me Too cũng được coi là một trong những phong trào nữ quyền mạnh mẽ trên thế giới với mục đích đòi lại quyền được bảo vệ của phụ nữ qua việc kêu gọi các nạn nhân bị quấy rối, lạm dụng và bạo hành tình dục đặt hashtag #MeToo trên các mạng xã hội như một cách thể hiện rằng trên thế giới này có rất nhiều nơi xảy ra tình trạng này mà chưa được phanh phui, thậm chí bị che lấp đi. Cụm từ đã được phổ biến rộng rãi bởi Alyssa Milano – diễn viên, ca sĩ người Mỹ gốc Ý - khi cô khuyến khích phụ nữ nói trên mạng xã hội Twitter về nó và cho mọi người ý thức về tầm quan trọng của vấn đề. Cụm từ “Me Too” được Milano đưa lên Twitter vào khoảng giữa trưa ngày 15 tháng 10 năm 2017 và đã được sử dụng hơn 200.000 lần vào cuối ngày, và hơn 500.000 lần cho tới ngày 16 tháng 10. Trên Facebook, #MeToo được sử dụng bởi hơn 4,7 triệu người trong 12 triệu bài đăng trong 24 giờ đầu tiên. Trước phong trào Me Too, có một loạt phong trào cũng là chia sẻ hashtag như #MyHarveyWeinstein, #YouOkSis, #WhatWereYouWearing và #SurvivorPrivilege, các phong trào này cũng là để chia sẻ các câu chuyện về bạo lực tình dục. “Mặc dù đã có sự gia tăng thống kê về số lượng báo cáo và tiếp nhận do nhận thức về tội phạm tình dục ngày càng tăng, nhưng nghịch lý, số lượng tội phạm không được đưa vào thống kê đã đạt được vì thực tế là chúng chưa được báo cáo và tiếp nhận” [8]. Như vậy, thông qua câu chuyện về cuộc sống của những người phụ nữ Hàn Quốc, nhà văn Cho Nam Joo cho rằng phụ nữ có quyền được xã hội bảo vệ khỏi sự bắt nạt, bạo hành và quấy rối tình dục từ nam giới và đây là quyền lợi chính đáng. Phương thức bảo vệ chính là sự thay đổi từ nhận thức của chính phái nam, và cả sự tự bảo vệ mình của phụ nữ, từng tổ chức cần góp phần thay đổi tư tưởng cũ bằng cách tự giáo dục nhận thức cho toàn bộ nhân 33
- viên, mỗi gia đình cần có sự chia sẻ, thông cảm và hiểu cho con gái thay vì cho rằng tất cả những hành động của đàn ông đều bắt nguồn từ phụ nữ. 2.2.2 Quan điểm về quyền được kết nối xã hội, quyền được chia sẻ và lắng nghe của người phụ nữ Con người được sinh ra trong xã hội và sống trong xã hội như là một phần của xã hội, phụ nữ cũng là con người nên họ cũng mong muốn được hòa mình vào cộng đồng, nhất là khi cuộc sống của họ nằm trong luồng tư tưởng không coi trọng phụ nữ xuyên suốt nhiều thế hệ thì nhu cầu được kết bạn, tham gia các câu lạc bộ, tổ chức cộng đồng càng trở nên mạnh mẽ. Trên thực tế, xã hội Hàn Quốc không cấm phụ nữ làm những điều đó, nhưng phụ nữ thường bó mình với công việc gia đình nên họ không có thời gian ra ngoài xã hội, chỉ khi được đi học, đi làm họ mới dần được đặt mình vào trong các mối quan hệ bên ngoài như bạn bè, câu lạc bộ, các tổ chức đoàn thể cho thấy quyền được kết nối xã hội của phụ nữ bị chính họ tự hạn chế bởi công việc gia đình và tư tưởng truyền thống. Trong Kim Ji Young – Born 1982, hình ảnh người phụ nữ luôn gắn liền với các công việc gia đình: bà Go Soon Boon – bà nội Ji Young – đã dành cả đời để gánh vác gia đình với những công việc nặng nhọc và tiết kiệm từng chút để lo cho gia đình, cuộc sống của bà không phải là không được ra ngoài xã hội, nhưng khối lượng công việc nhiều như vậy khiến bà không thể dành thời gian để suy nghĩ điều gì khác ngoài gia đình, thêm nữa thời đại bà sống không cho phép phụ nữ được đi học, nên khoảng trời của những người phụ nữ như bà nội Ji Young lại càng bó hẹp hơn nữa; mẹ Ji Young – bà Oh Mi Sook – cũng gần như tương tự mẹ chồng mình, nhưng khác một chút là bà được đi học và cố gắng tốt nghiệp được cấp III, nên bà đã nhận thức được rằng sâu thẳm trong lòng mình là mong muốn cho con gái mình kết nối với cánh cửa mở ra thế giới bằng tấm bản đồ thế giới thật to ở phòng và cho chị em Ji 34
- Young đi học lên đến đại học; Ji Young hiện lên cũng là người phụ nữ tất bật với việc chăm con nhỏ, quán xuyến việc nhà. Nếu như với bà nội và mẹ thì nhu cầu kết nối xã hội còn mờ nhạt thì với Ji Young nhu cầu ấy mạnh mẽ hơn nhiều, nhất là khi cô là một thiếu nữ: khi vào đại học cô đã chủ động tham gia các câu lạc bộ trong trường để mở rộng mối quan hệ, hay các trung tâm văn hóa, kết bạn và “ngạc nhiên thay, cô phát hiện ra mình rất thích có nhiều người xung quanh, thích sự hòa đồng, thích làm việc nơi đông người” [10, tr.102]. Suy nghĩ này có thể nói chính là sự mở mang trong nhận thức của người phụ nữ đương thời khi từ trước đến giờ họ bị bó buộc với suy nghĩ rằng mình là người sống nội tâm không hề có cơ hội để bộc lộ suy nghĩ, không có chính kiến, đồng thời rất ít khi nói chuyện. Suy nghĩ đó của người phụ nữ chính là kết quả của việc xã hội gắn nhiều thế hệ phụ nữ vào khuôn mẫu của gia đình, rằng người phụ nữ không có quyền được nói lên tiếng nói của chính mình, không được tham gia vào các hoạt động ngoài xã hội để giữ chuẩn mực. Nhưng cũng chứng tỏ một điều rằng khi người phụ nữ được kết nối xã hội, họ sẽ làm rất tốt. Bên cạnh việc mong muốn được kết nối xã hội, phụ nữ Hàn Quốc cũng rất mong muốn có được sự chia sẻ, đồng cảm từ gia đình và xã hội. Mong muốn này thể hiện rõ nhất qua việc Kim Ji Young bị mắc chứng trầm cảm sau sinh và liên tục hóa thân vào những người phụ nữ thân quen. Đầu tiên là sự hóa thân vào Cha Seung Yeon – người chị cùng câu lạc bộ leo núi đã mất – trò chuyện cùng Dae Huyn “Dae Huyn à, dạo này Ji Young mệt mỏi lắm. Có những lúc cơ thể khá hơn một chút nhưng tâm trạng cô ấy lại bất an. Thế nên cậu làm ơn hãy thường xuyên động viên rằng cô ấy đã làm rất tốt, cô ấy đã vất vả nhiều rồi và cảm ơn cô ấy” [10, tr.23]. Đặt mình vào Dae Huyn lúc đó có thể ta sẽ tưởng đây là vấn đề tâm linh, nhưng thực chất cách nói mượn lời người khác khi ấy chính là lời từ lòng mình mà không có cách nào nói ra của 35
- chính Ji Young đang sống trong một loạt áp lực từ gia đình, từ xã hội. Cách nói này của Ji Young không chỉ xảy ra trong gia đình nhỏ của mình, mà nó đã bộc lộ ra cả khi Ji Young đến thăm bố mẹ chồng, trước sự chứng kiến của toàn thể gia đình khi mẹ chồng bất chợt hỏi cô có vất vả không “Ôi bà thông gia ạ, thật sự là mỗi lần lễ tết là Ji Young nhà ta lại phát ốm ra đấy”, “Con rể Jung! Anh cũng thế. Lần nào lễ tết cũng chỉ chăm chăm về Busan, sang nhà vợ thì vừa đặt mông xuống đã đi rồi, lần này sang sớm một chút đi” [10, tr.29], “Ông thông gia, tôi xin mạn phép được nói điều này. Chỉ có nhà ông là có gia đình thôi sao? Chúng tôi cũng có gia đình chứ. Ba đứa nhà tôi cũng chỉ có ngày lễ tết mới có thể gặp mặt nhau. Bây giờ cuộc sống của đám trẻ đứa nào chẳng như vậy. Nhưng nếu con gái ông đã về thăm nhà rồi, thì cũng phải cho con gái chúng tôi về thăm nhà chứ” [10, tr.30]. Cách nói mượn lời người khác này của Kim Ji Young xuất phát từ thực trạng trong xã hội người phụ nữ thường không nói ra bất cứ suy nghĩ, cảm xúc, ý kiến nào của mình và cho rằng cứ giấu trong lòng còn tốt hơn, cho đến khi họ quá áp lực trước cuộc sống, quá mệt mỏi với những suy nghĩ muốn đòi lại quyền của mình khiến những lời nói đó như giọt nước tràn ly làm tất cả mọi người bất ngờ. “Đối với phụ nữ, thời thơ ấu, một mặt được sống trong sự yêu thương che chở của người thân, nhưng mặt khác họ vẫn được hưởng niềm vui của cuộc sống độc lập. Đến khi trưởng thành, người phụ nữ lại bị nhốt chặt trong hiện tại, họ có cảm giác bị trở thành những con hầu hay đồ vật và bi dồn vào trạng thái nội tại và lặp đi lặp lại. Ngoài ra, những công việc nội trợ, chức năng làm vợ làm mẹ đã vùi sâu hơn bản thân họ” [26, tr.82]. Điều này trong Kim Ji Young – Born 1982 có nghĩa: người phụ nữ Hàn Quốc đã bị xã hội kìm kẹp với tư tưởng trọng nam khinh nữ, khiến họ cảm thấy bị dồn nén và giá trị bản thân, cái tôi bị vui sâu chôn chặt, cho đến khi đạt đến đỉnh điểm của nỗi cô đơn, sự đấu tranh trong tâm hồn bộc phát khiến cho họ - đại diện là Kim Ji Young – mới tìm cách gửi gắm tâm tư qua lời nói mang tư cách là người khác. 36
- Trong Kim Ji Young – Born 1982, không phải chỉ đến khi làm vợ làm mẹ Ji Young mới bộc lộ suy nghĩ mong muốn nhận được sự chia sẻ, mà suy nghĩ đó đã có từ khi cô còn nhỏ, như việc mong muốn được gia đình quan tâm đến niềm vui, nỗi lo lắng khi đến tuổi dậy thì cũng như khi mang thai và sinh con; hay cách Ji Young chọn bạn trai cũng là những người chu đáo, luôn cùng cô chia sẻ mọi điều trong cuộc sống. Nhà văn Cho Nam Joo đã xây dựng Kim Ji Young là đại diện cho đa số phụ nữ Hàn Quốc, nên những suy nghĩ này cũng chính là mong muốn, suy nghĩ của họ. Phụ nữ mong muốn được xã hội đồng cảm với nỗi lo về sức khỏe khi mang thai chứ không phải ánh nhìn khó chịu khi gặp phụ nữ gặp khó khăn khi đi tàu điện, lời giễu cợt trước những “ưu đãi đặc biệt” ở chỗ làm khi phụ nữ mang thai của đồng nghiệp nam “Trong thực tế, tình cảm yêu thương giữa những con người luôn tồn tại trên cơ sở trao đổi giữa hai đối tượng, chủ thể và khách thế, giữa phụ nữ và nam giới. Với vai trò là chủ thể, phụ nữ luôn cảm thấy mình bị tước đoạt, thậm chí bị cấm đoán mọi hoạt động, mọi công việc của giới nam” [26, tr.79] Xã hội là thế giới rộng lớn mà không phải ai cũng dành cho nhau sự quan tâm chia sẻ, nhưng gia đình là nơi thân thuộc nhất và là nơi người phụ nữ mong chờ hơn cả, nên bà Mi Sook chờ đợi chồng mình động viên rằng nếu sinh con gái cũng không sao cả, Ji Young mong chồng cùng chia sẻ việc chăm con như là việc của người trong nhà chia sẻ với nhau chứ không phải là sự giúp đỡ của người ngoài “Nhà này không phải nhà anh sao? Không phải cuộc sống của anh sao? Và nếu em đi làm thì tiền đó mình em tiêu chắc? Vậy tại sao anh cứ nói giúp giúp như kiểu việc của người ngoài thế?” [10, tr.173]. Rõ ràng người phụ nữ trong thời đại nào cũng mưu cầu nhận được sự chia sẻ từ gia đình và xã hội, và sự chia sẻ giúp cho phụ nữ mạnh mẽ hơn rất nhiều: khi đi phá bỏ đứa con gái của mình, “chính nhờ lời xin lỗi của bà bác sĩ già năm đó mà mẹ Ji Young mới không trở nên điên dại” [10, tr.39]; Kim Ji Young nếu không nhờ lời nói cuối cùng của người phụ nữ âm thầm bảo vệ cô trên chuyến xe buýt bị theo 37
- đuôi rằng “không phải lỗi của cô. Trên đời này vẫn còn rất nhiều đàn ông tốt” [10, tr. 84] thì có lẽ phải rất lâu sau cô mới có thể thoát khỏi nỗi khủng hoảng ấy; hay khi Ji Young nhận được lời chia sẻ, động viên của bạn trai thì “cô cảm giác như những bông tuyết cũng đang nhẹ nhàng rơi trong lòng mình, vừa tràn đầy lại vừa trống rỗng, vừa ấm cúng lại vừa mát mẻ” [10, tr. 133] cô như được tiếp tục động lực tiến về phía trước và sống thật tốt. Như vậy, trong Kim Ji Young – Born 1982 nhu cầu được chia sẻ và lắng nghe của phụ nữ xuất phát từ hoàn cảnh họ chịu ảnh hưởng từ tư tưởng đi trước, có thói quen không bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc, mong muốn của mình khiến những nhu cầu đó càng có tầm quan trọng trong cuộc sống. Không phải xã hội không nhận thức được việc con người có nhu cầu chia sẻ và lắng nghe, họ vẫn yêu cầu tập thể lắng nghe, thông cảm và chia sẻ với nỗi vất vả, trách nhiệm của đàn ông, mà là chính tư tưởng phân biệt giới tính, “trọng nam khinh nữ” khiến nhu cầu này của phụ nữ không được xã hội coi trọng. 2.2.3 Quan điểm về quyền được đánh giá, tôn trọng và khẳng định mình của người phụ nữ Kim Ji Young – Born 1982 cho ta thấy ở Hàn Quốc, người phụ nữ không được đánh giá đúng về bản thân và thậm chí phủ nhận công sức họ đóng góp, nhưng dần dần phụ nữ đã tự nhận thức được giá trị công lao mình bỏ ra, nên họ đã có những suy nghĩ và tiếng nói để khẳng định bản thân, yêu cầu xã hội có đánh giá đúng về họ. Trước hết, phụ nữ Hàn Quốc mong muốn gia đình và xã hội đánh giá đúng về giá trị và năng lực của bản thân trước thực trạng xã hội có những đánh giá thấp hay phủ nhận họ, thậm chí trước đó, chính người phụ nữ cũng không có đủ nhận thức để đánh giá được giá trị của mình. Hầu hết các xã hội đều cho rằng đàn bà sẽ làm công việc về sinh đẻ và chăm sóc con trẻ trong khi đàn ông sẽ làm công việc bảo vệ và hỗ trợ họ về mặt kinh tế, nhưng trên thực 38
- tế ở Hàn Quốc phụ nữ lại là lao động chính trong gia đình và là người hỗ trợ về mặt kinh tế cho đàn ông. Trong Kim Ji Young – Born 1982, bà nội Ji Young đã làm việc cật lực chăm sóc cho gia đình mà không hề nhận thức được giá trị mình tạo ra, việc bà nỗ lực kiếm tiền ở đây chỉ là vì ở thời của bà người phụ nữ nào cũng vậy, đã trở thành truyền thống được nối tiếp từ đời này sang đời khác. Đến thế hệ bà Mi Sook, người phụ nữ đã dần nhận thức được giá trị của bản thân mình được tạo nên bởi năng lực vốn có khi ông chú lái xe tải khen bà có đôi bàn tay khéo léo nên học mĩ thuật hay một nghề thủ công nào đó hay vì cuộn giấy dán cửa. Năng lực của mẹ Ji Young được khẳng định qua việc “người ta truyền tai nhau về mẹ Ji Young [ ] thực sự có đôi bàn tay khéo léo cùng tài năng ngoài dự kiến” [10, tr 44], bà Mi Sook cũng tự khẳng định “Hồi mẹ còn học tiểu học, trong số năm anh chị em thì mẹ học giỏi nhất đó. Mẹ còn học giỏi hơn cả bác nữa kìa” [10, tr. 47]. Thế hệ phụ nữ trẻ như Ji Young lại càng có năng lực nhiều hơn nữa: khi bắt đầu đi học tiểu học – môi trường xã hội đầu tiên – cô đã làm rất tốt, luôn tới trường một cách bình an, không bao giờ lạc đường hay đi theo đường khác, cô ghi chép cẩn thận các nội dung cô giáo chép trên bảng vào trong vở, chép chính tả cũng luôn được 100 điểm; các thầy cô ở trường đều khẳng định rằng học sinh nữ thì thông minh hơn, học giỏi hơn, nói năng rành mạch và chính xác hơn [10, tr.60], điều này được chứng minh cụ thể nhất qua lời kể về nữ tiền bối “luôn là thủ khoa trong khối, điểm ngoại ngữ rất cao, các giải thưởng đã nhận được, kinh nghiệm thực tập, bằng cấp, hoạt động tình nguyện và hoạt động câu lạc bộ chị ấy đều không thiếu bất cứ hạng mục nào” [10, tr.118]. Rõ ràng thực tế phụ nữ hoàn toàn có năng lực cao để hoàn thành tất cả các công việc dù là công việc chân tay hay công việc trí óc, và xã hội cũng nhìn nhận được điều đó, thế nhưng “trong xã hội mà giá trị của người phụ nữ không được coi trọng, thì người phụ nữ bắt đầu chuyển từ vị trí là người tạo ra giá trị, là những người thiết lập các mạng lưới quan hệ trao đổi và có quyền sử dụng những cơ 39
- chế được công bố một cách công khai để điều hòa lợi ích của phụ nữ, sang vị trí người phục dịch trong gia đình nhà chồng hay trong các nhóm thân tộc của họ” [19]. Hàn Quốc đi theo nền kinh tế tư bản và đã phát triển vượt bậc, nhưng “dù bản chất cụ thể của quá trình một dân tộc dính líu đến chủ nghĩa tư bản như thế nào chăng nữa thì chiều hướng thay đổi cuối cùng cũng đều cùng chung một kết quả: cá nhân hóa và tha hóa lao động, cá thể hóa gia đình hạt nhân và việc hạ thấp phụ nữ xuống thành lao động không công trong gia đình và lao động xã hội với tính cách là lực lượng lao động không ổn định và không được trả lương thỏa đáng” [19]. “Trong một nghiên cứu về cấu trúc công việc thay đổi của dịch vụ nội địa ở Hàn Quốc thế kỷ XX của Kang Yisoo, lao động dịch vụ việc nhà thường đề cập đến lao động ủy nhiệm hỗ trợ hoặc hỗ trợ việc nhà của các bà nội trợ, đó là một công việc có tính chất tiền hiện đại, như mức lương thấp và mối quan hệ việc làm xác định tình trạng, và dự kiến sẽ biến mất khi nó trở nên công nghiệp hóa, tuy nhiên, nó đã tiếp tục là một công việc chính đối với phụ nữ và gần đây nó đã tăng đáng kể đến mức được cho là sự hồi sinh của lao động dịch vụ gia đình” [24]. Bất đình đẳng giới ở Hàn Quốc cũng thể hiện qua chính điều này, khi mà công việc thường được đàn bà làm nhất, như là dạy con trẻ và nuôi dưỡng chúng, được trả lương ít hơn các công việc đàn ông thường làm nhất, như là xây dựng và khai mỏ. Hàn Quốc là nước có tỉ lệ chênh lệch thu nhập giữa nam và nữ lớn nhất trong số các nước thành viên của OECD. Theo thống kê năm 2014, nếu nam giới kiếm được 1.000.000 won thì nữ giới chỉ được nhận 844.000 won, đây là mức bình quân của các nước OECD, nhưng ở Hàn Quốc nữ giới chỉ nhận được 633.000 won. Theo tờ Economist của Anh, các chỉ số “trần kính” của Hàn Quốc cũng ở mức thấp nhất trong số các quốc gia được khảo sát, và đây cũng là đất nước có môi trường làm việc mệt mỏi nhất cho phụ nữ [10, tr.154]. 40
- “Theo báo cáo, phụ nữ ở độ tuổi 20 tốt nghiệp đại học, ngay cả khi nền tảng gia đình, trường học, khoa và tín chỉ giống như nam giới, trong khi kiểm soát tất cả các biến như 370 trường cao đẳng, 205 chuyên ngành, tín chỉ, đào tạo ngoại ngữ, và chi nhánh trường trung học. Người ta nhận thấy rằng trong vòng 2 năm, 82,6% tiền lương của nam giới đã được nhận. Bằng cách xếp hạng, phụ nữ từ các trường đại học xếp hạng cao hơn gặp bất lợi về thu nhập lớn hơn so với nam giới từ các trường đại học 4 năm hoặc xếp hạng thấp hơn. Người ta đã lập luận rằng phụ nữ thu nhập thấp ở độ tuổi 20 là do đàn ông tập trung ở các trường kỹ thuật thu nhập cao, nhưng nghiên cứu chứng minh rằng phụ nữ, bất kể làm công việc gì, đều có thu nhập thấp hơn nam giới” [8]. Trước tình trạng này, những người phụ nữ đã lên tiếng yêu cầu xã hội công nhận năng lực và công sức mình bỏ ra, trong Kim Ji Young – Born 1982, bà Mi Sook không dưới một lần yêu cầu chồng đánh giá đúng công lao “Bố Eun Young, không phải mình làm em vất vả, mà cả hai chúng ta đều vất vả. Mình không cần phải nói xin lỗi, và cũng đừng than thở như thể một mình mình phải gánh vác cái gia đình này vậy. Chưa một ai nói như vậy, và thực tế thì cũng không phải như vậy” [10, tr.43], “Cuộc đời mình được như bây giờ cũng đúng là một sự thành công thật, nhưng sự thành công đó không phải là công sức của một mình mình, nên hãy liệu mà đối xử tốt với tôi và các con đi” [10, tr.107], công sức của bà bỏ ra cũng được bà đong đếm rành mạch với chồng “Một nửa thế nào mà một nửa. Ít nhất cũng phải 7/3 chứ? Tôi 7 phần, mình chỉ 3 thôi” [10, tr.107]. Đa số cuộc đời của người phụ nữ đều như vậy, làm việc cật lực để chăm sóc cho gia đình, nhưng mấy ai được như bà Mi Sook? Kim Ji Young lại không được mạnh mẽ như mẹ mình, khi xã hội đánh giá sai về phụ nữ, suy nghĩ muốn đòi lại công bằng của cô chỉ diễn ra nội tâm “Trường mình buồn cười thật nhỉ? Hồi nào mới nói là phụ nữ quá thông mình thì khiến người ta mệt mỏi, đến khi người ta tự mình chuẩn bị và thi đỗ mà 41
- chẳng có sự trợ giúp của trường thì lại trở thành niềm tự hào của trường” [10, tr.120], hay lời tự hỏi bản thân “Liệu có công bằng không khi người ta muốn lập tức có hiệu quả hữu hình hiện ngay trước mắt. Trong cái thế giới bất công này, điều gì sẽ tồn tại tới cuối cùng?” [10, tr.153] khi năng lực của mình không được ghi nhận chỉ vì cô là phụ nữ. Có thể thấy ý nghĩa của việc tái hiện một môi trường công sở bất công cho phụ nữ là: bản chất nam và nữ không khác biệt một trời một vực như đa số vẫn luôn nghĩ, thực tế, những khác biệt đó được hình thành do định kiến và kỳ vọng của xã hội, môi trường sống và cách giáo dục. Trong Lời mở đầu của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền năm 1948 có viết “Xét rằng việc thừa nhận phẩm giá bẩm sinh và những quyền bình đẳng bất khả chuyển nhượng của tất cả các phần tử trong đại gia đình nhân loại là nền tảng của tự do, công lý và hoà bình thế giới. Xét rằng việc coi thường và khinh miệt nhân quyền đã đưa tới những hành động dã man làm phẫn nộ lương tâm nhân loại, và việc đạt tới một thế giới trong đó mọi người được tự do ngôn luận và tự do tín ngưỡng, được giải thoát khỏi sự sợ hãi và khốn cùng, được tuyên xưng là nguyện vọng cao cả nhất của con người”. Phụ nữ cũng là con người, nên họ có quyền được xã hội tôn trọng thông qua lời nói và hành động đúng mực. Trong Kim Ji Young – Born 1982, quyền được tôn trọng của phụ nữ thể hiện rõ nhất khi tác giả viết về cuộc sống của Ji Young khi trưởng thành, nhất là khi đi làm và đối mặt với thực tế rằng xã hội Hàn Quốc đương thời thực sự không dành nhiều sự tôn trọng đối với phái nữ khiến họ chịu những thiệt thòi cả về thể xác lẫn tinh thần. Người đọc Kim Ji Young – Born 1982 và ủng hộ nó đa phần là phụ nữ, vì tiểu thuyết đã phản ánh mặt tối nhất trong tư tưởng coi thường phụ nữ đã ăn sâu vào lối sống, lối hành xử của đàn ông. Lần đầu tiên Ji Young cảm thấy mình không được tôn trọng là khi cô vô tình nghe được lời mỉa mai rằng cô là 42
- miếng kẹo cao su người khác đã nhổ đi từ miệng người anh khóa trên bình thường vẫn luôn giữ thái độ đúng đắn và cư xử đúng mực; sau đó là trải nghiệm qua các buổi tuyển dụng có những câu hỏi nhạy cảm, “những chỉ trích về ngoại hình, bị giễu cợt về cách ăn mặc, rồi cả những ánh mắt quỷ quyệt nhìn vào các bộ phận cơ thể của cô, hoặc đôi khi cả những sự tiếp xúc cơ thể không cần thiết” [10, tr.126]; khi gặp đối tác, các đối tác là nam giới phần lớn là những người đàn ông lớn tuổi và có chức vụ cao thường xuyên nói đùa những câu đùa vô vị, có khi còn nói đùa rằng Ji Young không biết có phải cô gái đậu tương – chỉ các cô gái thích ăn bám; khi đến những buổi tiệc liên hoan, “nhân viên nữ thường xuyên bị ép rượu, trêu đùa cả những điều thuộc phạm trù nhạy cảm khiến người ta không thể cười nổi, như khung thành phải có thủ môn thì bàn thắng mới vui, rồi thì chỉ có người phụ nữ chưa làm chuyện ấy bao giờ chứ không có người phụ nữ nào chỉ làm một lần” [10, tr. 143]; đến gần cuối tác phẩm, Ji Young khi cùng con đi dạo và uống cafe đã nghe được rằng hóa ra với xã hội, mình – và những người phụ đang ở nhà chăm con – là “sâu ăn bám” Tất cả trải nghiệm mà Ji Young cùng các đồng nghiệp nữ trải qua chứng tỏ rằng ở Hàn Quốc, đàn ông đã vô tình được xã hội trao cho quyền được bắt nạt và coi thường phụ nữ, tình trạng này cho đến ngày nay không chỉ Hàn Quốc mà ở một số quốc gia trên thế giới vẫn tồn tại. Đối mặt với sự khiếm nhã từ những người đàn ông xung quanh, Kim Ji Young cùng những người phụ nữ bên cô có nhiều cách phản ứng khác nhau. Ji Young – đại diện cho đa số phụ nữ Hàn Quốc – thường chọn cách im lặng, chịu đựng trong những suy nghĩ buồn tủi và ấm ức: “Vậy thì tôi phải bẻ cổ tay thằng cha đó làm hai! Còn cả anh nữa, anh cũng có vấn đề nốt! Phỏng vấn mà lại hỏi câu hỏi như vậy cũng là quấy rối tình dục đó! Các anh cũng đâu có hỏi các ứng viên nam câu hỏi đó đúng không?” [10, tr.126], Ji Young tự nói với chính mình trong gương, nhưng trong lòng không thoải mái chút nào, khi ngủ 43
- cũng cảm thấy ấm ức đến bốc hỏa nên đã đạp chăn ra mấy lần liền, đôi khi cô suy nghĩ đến việc trốn tránh phỏng vấn, trì hoãn tốt nghiệp, hay là mình nghỉ học luôn, hay là mình đi học ngôn ngữ; trước câu hỏi nhạy cảm khi tuyển dụng, Ji Young lựa chọn cho mình câu trả lời ở khoảng giữa “Tôi sẽ đi vào nhà vệ sinh hoặc giả vờ lấy tài liệu để tránh đi một cách tự nhiên” [10, tr. 124]; cười gượng gạo và đổi chủ đề cuộc trò chuyện trước những câu đùa vô vị của đối tác; đến khi làm vợ làm mẹ, cô chỉ thể hiện cảm xúc buồn tủi của mình với chồng chứ không thể hiện ở ngoài xã hội. Bên cạnh những người phụ nữ truyền thống cũng có những tiếng nói mạnh mẽ hơn: nữ ứng viên cuối cùng đã trả lời tình huống đó “rõ ràng là hành vi quấy rối tình dục, rằng cô sẽ chú ý và nếu như khách hàng không thay đổi thì cô sẽ nhờ pháp luật can thiệp” [10, tr124]; trưởng phòng Kim Eun Sil bực bội khi phải đến buổi liên hoan “Họ cũng biết chúng ta tới những chỗ đó cũng không thoải mái. Muốn cảm ơn mà bắt người ta đi ăn, đi uống rượu thì không phải hơi quá rồi sao? Rồi lại nợ người ta một bữa ăn nữa. Ôi, thực sự là đáng ghét mà, tôi sẽ chỉ chịu đựng nốt hôm nay thôi” [10, tr.141]. Rất nhiều người phụ nữ xung quanh chúng ta cũng giống như Kim Ji Young, nhắm mắt bỏ qua và không nói điều gì, bởi họ có thể đoán trước được những điều gì sẽ xảy đến nếu họ nói ra điều mình muốn nói, và việc đó chỉ khiến họ nhận lại sự mệt mỏi cũng như chán chường. Họ đều không nói ra bất kì suy nghĩ, cảm xúc, ý kiến nào của mình và cho rằng cứ giấu trong lòng thì tốt hơn. Dù vậy thì cũng có một số ít phụ nữ dám nói lên tiếng nói của mình. “Những người phụ nữ này không phải không cảm thấy mệt mỏi và chán chường. Chỉ là họ đồng cảm vì họ cũng từng trải qua những việc như vậy và nhận được sự cổ vũ từ một ai đó, nên họ đã lấy hết can đảm đứng lên vì mình, vì những người khác” [10, tr.13]. Trong Kim Ji Young – Born 1982, người phụ nữ có xu hướng tự khẳng định mình rất mạnh mẽ. Trong thời đại coi trọng giá trị của sự đa dạng và cá 44
- tính thì nhân vật tiêu biểu cho người phụ nữ - Kim Ji Yong – mang một ý nghĩa nhất định, đó là tìm ra cái tôi của chính mình [10, tr.6]. “Xã hội hiện đại dựa trên các lý tưởng hoạt động sáng tạo, tính tích cực hoạt động sáng tạo của cá nhân tự chủ” [2], nhưng xã hội Hàn Quốc cùng tư tưởng phân biệt giới đã kìm hãm sự năng động sáng tạo của phụ nữ, một mặt khiến phụ nữ không phát huy hết vai trò, giá trị, một mặt thúc đẩy họ đấu tranh đòi lại quyền được khẳng định cái tôi và năng lực của mình. “Nếu xét đến cái tôi của nữ giới Hàn Quốc thì hơn một nửa rất giống nhau, bởi những đặc thù về giới cũng bị ảnh hưởng mạnh mẽ từ những phạm trù cá nhân như tình yêu, kết hôn, gia đình, sinh đẻ, nuôi con, già đi hay những phạm trù chung như kinh tế, tôn giáo, chính trị, thông tin, trường học, ” [10, tr. 6]. Ở phần trên ta đã nói rằng bà Oh Mi Sook – mẹ Ji Young – đã mong muốn xã hội đánh giá đúng năng lực của mình nhưng không dừng lại ở đó, sự tự khẳng định mình của bà thể hiện ở việc bà đã giao con trai út cho mẹ chồng để theo học tại một trung tâm dạy nghề không phải với ý định lấy chứng chỉ làm mục tiêu hàng đầu, mục tiêu của bà bên cạnh việc có thêm thu nhập thì mong muốn năng lực của mình có tác dụng, bản thân bà được khẳng định bởi xã hội có lẽ là điều quan trọng hơn cả. Không phải đến khi ông chú lái xe khen ngợi về đôi tay thì bà Mi Sook mới có nhu cầu tự khẳng định mình, khi còn phải làm việc cật lực chăm sóc cho gia đình thì bà và chị gái vẫn nuôi hi vọng rằng họ có cơ hội trong gia đình, kể cả đến khi họ nhận ra mình không được gia đình công nhận công sức, họ vẫn quyết định đi học muộn tại một trường học liên kết với doanh nghiệp, ban ngày thì làm việc, đêm thì học bài, với nỗ lực của mình, bác gái Ji Young tốt nghiệp được cấp hai còn mẹ Ji Young cũng tốt nghiệp cấp III. Xã hội Hàn Quốc không trao cho những người phụ nữ quyền được tự khẳng định mình, nhưng không có nghĩa những người phụ nữ ở đây chấp nhận điều đó. Khi nhìn vào cuốn sổ liên lạc của Ji Young, 45
- bà Mi Sook nói “Mẹ cũng muốn làm giáo viên”, sau đó là chuỗi cảm giác hối hận vì những quyết định trong quá khứ khiến cho bà không có cơ hội được làm công việc mình yêu thích. Chính vì cuộc đời bà đã không được làm điều mình thích, nên đến Eun Young, bà cuối cùng cũng đã đồng ý cho con gái được đăng kí trường truyền thông sau những tranh cãi với con gái lớn khi có hai hướng đi: một là theo con đường sư phạm ổn định – một công việc phù hợp với những người đang nuôi con, công việc người ta cho là phù hợp với phụ nữ nhất; hai là theo trường truyền thông với ước mơ làm Giám đốc sản xuất chương trình truyền hình – lại là công việc với tương lai còn mơ hồ. Eun Young đã thuyết phục mẹ rằng cô đã có công việc mình thích, quan điểm về nghề giáo viên “đúng là công việc tốt cho người đang nuôi con thật. Nhưng nếu thế thì ai làm cũng tốt chứ sao lại chỉ là công việc tốt cho phụ nữ?” [10, tr.86], “Còn nữa, con còn không biết liệu mình có kết hôn hay không, có sinh con hay không. Chưa biết chừng con còn chết trước khi kịp làm những việc đó nữa kìa. Vậy vì sao con lại phải sống cuộc sống không thể làm điều mình muốn làm, chỉ để đối phó với tương lai còn chưa biết sẽ xảy ra những chuyện gì nữa?” [10, tr.88]. Những câu nói này của Kim Eun Young chính là việc đòi lại quyền được khẳng định mình của phụ nữ mạnh mẽ nhất, hành động dán sticker lên những đất nước Bắc Âu với lí do ở đó dường như có ít người Hàn Quốc sinh sống nói lên một thực trạng rằng Hàn Quốc không có nơi để phụ nữ tự khẳng định mình, sống cuộc đời của riêng mình, khao khát được quyền khẳng định mình của những người phụ nữ ở đất nước này vô cùng mạnh mẽ. Trong câu lạc bộ ở trường đại học, nam sinh thường coi nữ sinh là phái yếu cần được hỗ trợ nhưng công việc nặng nhọc, chỉ cần tồn tại với vai trò “trở thành sức mạnh của bọn anh”, nhưng Cha Seung Yeon nói “Em không tới đây để trở thành sức mạnh cho anh đâu ạ. [ ] Em thực sự muốn nghỉ từ lâu rồi nhưng vẫn cố tham gia vì thật sự muốn nhìn thấy nữ hội trưởng” [10, tr.111]. Trưởng phòng Kim Eun Sil lựa chọn thay vì ở nhà chăm con nhu bao người 46
- phụ nữ khác, cô trở lại công ty tiếp tục với công việc lãnh đạo. “Nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến lựa chọn thế giới quan của cá nhân là việc đặt ra và tìm kiếm giải pháp của nó cho những vấn đề có ý nghĩa sinh tồn (lẽ sống) của cá nhân. Câu hỏi về ý nghĩa (giá trị) của đời sống trần thế là cơ sở căn bản, quan thiết của tư duy hiện sinh trong bất kỳ thế giới quan nào. Xét trên bình diện cá nhân, vấn đề này thường thể hiện dưới hình thức câu hỏi: Ta sống để làm gì?” [2] Kim Ji Young không nằm ngoài xu hướng đề cao cái tôi cùng năng lực khi cô cố gắng thi đỗ đại học, lựa chọn công việc mình yêu thích, và nỗ lực trong công việc để được vào phòng kế hoạch. Việc trở thành lãnh đạo một tổ chức trong Kim Ji Young – Born 1982 đã trở thành phương tiện cao nhất để người phụ nữ khẳng định mình. Chủ nghĩa Mác đánh giá cao vai trò của những người lãnh đạo, quản lý – những con người biết vận dụng lực lượng thực tiễn trong đó có phụ nữ; luôn coi vấn đề giới là vấn đề quan trọng gắn với các vấn đề cơ bản của đời sống xã hội như phương thức sản xuất, cách mạng xã hội, giải phóng con người, giải phóng giai cấp [12, tr.11] Quyền khẳng định mình của phụ nữ trong tiểu thuyết cũng được Cho Nam Joo nhắc đến bằng việc tái hiện những suy nghĩ của Kim Ji Young “Có lẽ là cô phải ngồi xuống và nỗ lực nhiều hơn, còn nếu không được thì phải tự mình đục tường mà thoát ra” [10, tr.153], sự nhiệt huyết với công việc của Ji Young trải dài suốt từ lúc cô bắt đầu đi làm cho đến khi cô phải nghỉ làm ở nhà chăm con: “đó không phải là công việc kiếm được nhiều tiền, có tiếng nói, cũng không phải một công việc có thể làm được một điều gì đó to tát, nhưng trên tất cả, đối với Ji Young đó là công việc mang lại niềm vui” [10, tr.175], khi làm việc ở công ty sự kiện, Kim Ji Young đã luôn muốn trở thành một phóng viên. Thực tế thì việc trở thành phóng viên của cơ quan ngôn luận nào đó rất khó, nhưng cô vẫn muốn thử sức làm phóng viên tự do hay một người viết sách báo tự do, hay suy nghĩ “Việc để người khác chăm con hộ không phải là không yêu con, nghỉ việc ở nhà chăm con cũng không phải là đã hết nhiệt 47
- huyết với công việc” [10, tr.175] cũng chứng tỏ rằng nội tâm bên trong của Ji Young luôn mong muốn khẳng định mình trong công việc, hơn nữa là khẳng định cái tôi của mình trong cuộc sống. Năm 1999, khi Kim Eun Young tròn 20 tuổi, chính phủ đã ban hành đạo luật cấm phân biệt đối xử giữa nam và nữ, và năm 2001 khi Kim Ji Young tròn 20 tuổi, Bộ Phụ nữ được thành lập. Thế nhưng vào những thời khắc quyết định thì cái mác “phụ nữ” lại được ngấm ngầm đưa ra để che lấp tầm nhìn của họ, chặn những bàn tay cố gắng và kéo họ lùi lại phía sau [10, tr.88]. Những điều này cho thấy ở Hàn Quốc, sự dân chủ chỉ là vỏ bọc bên ngoài của cái lõi thực chất là sự phân biệt đối xử giới tính. Người phụ nữ dường như mất đi cuộc sống của mình, ước mơ và cả chính bản thân mình, việc chăm sóc con cái, thế hệ tương lai không phải nghĩa vụ riêng của phụ nữ mà là việc của toàn xã hội, nên nhiều người tỏ ra phẫn nộ khi thực tế rất nhiều người phụ nữ phải một mình chăm sóc con cái. „Giữa thế giới kì thị phụ nữ thì tình mẫu tử cũng bị áp đặt như một thứ tôn giáo, việc thần thánh hóa tình mẫu tử hay kì thị phụ nữ, coi họ là sâu ăn bám thực ra đều là cách để trói buộc, kìm hãm người phụ nữ. Như vậy thì làm sao phụ nữ có thể giữ được cái tôi nữa đây?” [10, tr.16] Như vậy, nữ quyền trong tác phẩm Kim Ji Young – Born 1982 được tác giả thể hiện thông qua cuộc đời của Kim Ji Young – nhân vật đại diện cho đa số phụ nữ Hàn Quốc – trong một đất nước mang nặng tư tưởng hạ thấp phụ nữ: tất cả các quyền được sống, được đáp ứng nhu cầu cơ bản trong cuộc sống, được bảo vệ, được kết nối xã hội, được chia sẻ, lắng nghe, được đánh giá đúng, tôn trọng và được khẳng định mình của phụ nữ không được coi trọng tại Hàn Quốc; nằm trong bối cảnh đó, phụ nữ Hàn Quốc không ngừng đấu tranh để khẳng định các quyền của mình bằng cả suy nghĩ, lời nói và hành động. 48
- Đánh giá về quan điểm phụ nữ có quyền được đánh giá đúng, được tôn trọng và tự khẳng định mình, có thể thấy đây là sự đấu tranh không ngừng nghỉ của những người phụ nữ trong Kim Ji Young – Born 1982 nói riêng và đó cũng là những con người đại diện cho phụ nữ Hàn Quốc nói chung. Có thể nhận thấy mặc dù trong xã hội Hàn Quốc, phụ nữ vẫn thường không được tôn trọng và đánh giá đúng do những tư tưởng từ trước để lại, nhưng thông qua cuốn tiểu thuyết của mình, nhà văn Cho đã khẳng định rằng phụ nữ hoàn toàn có thể đảm nhận được những nhiệm vụ lãnh đạo và làm được những công việc như nam giới. Tất nhiên, trong việc đảm nhận các vai trò chủ chốt trong một tổ chức, người phụ nữ cũng có những mặt hạn chế về thể lực và sức chịu đựng, những khó khăn do áp lực công việc tại Hàn Quốc rất nặng nề, căng thẳng; sự hạn chế về tư duy khái quát, hệ thống, tính quyết đoán mạnh mẽ trong một số tình huống làm giảm hiệu quả làm công việc lãnh đạo của phụ nữ (như tình huống trưởng phỏng Kim Eun Sil dù không muốn đi liên hoan nhưng cũng chỉ biết tức giận nói với nhân viên nữ); “để làm tốt vai trò người lãnh đạo, người phụ nữ vẫn không và không nên bỏ quên, sao nhãng hay từ bỏ thiên chức của phái tính – điều này có nghĩa con người chính trị trong phụ nữ đồng thời còn là con người trong cuộc sống đời thường. Cùng một lúc phải đóng nhiều vai trò trong cuộc sống, giải quyết nhiều mối quan hệ như vậy sẽ khiến phụ nữ nhiều khi căng thẳng, xung đột dẫn đến bế tắc, bất hạnh” [12, tr.24]. Đây cũng có thể là lý do khiến phụ nữ Hàn Quốc nói riêng và xã hội Hàn Quốc nói chung phải chịu áp lực nặng nề khiến những bất ổn từ thể chất lẫn tinh thần trở nên đỉnh điểm, khiến Hàn Quốc trở thành một trong những đất nước có tỷ lệ tự sát, trầm cảm cao nhất thế giới. 49
- 2.3 Một số giá trị và hạn chế trong tƣ tƣởng về nữ quyền trong tác phẩm “Kim Ji Young – Born 1982” 2.3.1 Giá trị Tiểu thuyết Kim Ji Young – Born 1982 cho thấy rõ ràng quan điểm về nữ quyền được đặt trong mối quan hệ với xã hội, cụ thể là mối quan hệ giữa phụ nữ và xã hội vẫn còn những định kiến về phụ nữ tồn tại trong đất nước Hàn Quốc. Mặc dù còn nhiều hạn chế và chưa đầy đủ nhưng về cơ bản nó có nhiều giá trị nổi bật, cần thiết phải bổ sung, phát triển đề phù hợp hơn cũng như làm sự kế thừa cho những quan điểm nữ quyền tiếp theo, và trở thành một trong những phương tiện truyền đạt cho phong trào nữ quyền trên thế giới. Có thể khái quát và đưa ra một số giá trị tích cực chủ yếu sau đây của vấn đề trong tác phẩm. Thứ nhất, quan điểm về nữ quyền trong Kim Ji Young – Born 1982 đã cho thấy nhận thức về nữ quyền của phụ nữ ở Hàn Quốc đã có sự phát triển mạnh mẽ mặc dù đứng giữa một xã hội với tư tưởng trọng nam khinh nữ vốn tồn tại qua nhiều thế hệ. Nữ giới ở phương Đông vô hình chung bị gán vào dạng đối tượng bị chi phối bởi thần quyền (tôn giáo) và thế quyền (chế độ phong kiến), mà Hàn Quốc là một đất nước mà phụ nữ bị chi phối với lễ giáo Khổng Tử nặng nề. Sự chi phối đó phản ánh trong việc người phụ nữ như một sự phụ thuộc, lệ thuộc thân phận, phẩm hạnh đối với nam giới (đối tượng được cho là gắn với sức mạnh và trí tuệ). Triết lí Nho giáo Trung Hoa đã mang dấu ấn sắp đặt nguồn gốc của người nữ ngay từ đầu là sự phục tùng, chịu đựng một cách mù quáng trong xã hội. Phải đến thời kì Phục hưng và đặc biệt trào lưu khai sáng ở phương Tây cho đến nay, tinh thần truyền thống của người phụ nữ mới có cơ hội phản bác mọi lí lẽ duy ý chí của thiết chế xã hội và tư tưởng cũ. Thông qua các trào lưu tư tưởng và thay đổi xã hội, phụ nữ đã nhận thức được rõ thân phận, giá trị của bản thân mình và ngày càng tỏ rõ cho xã hội thấy vai trò cống hiến tích cực của mình cho xã hội, phê phán và 50