Khóa luận Tư tưởng đạo đức học của Aristotle trong tác phẩm “Đạo đức học Nicomachean”

pdf 64 trang thiennha21 10935
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tư tưởng đạo đức học của Aristotle trong tác phẩm “Đạo đức học Nicomachean”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_tu_tuong_dao_duc_hoc_cua_aristotle_trong_tac_pham.pdf

Nội dung text: Khóa luận Tư tưởng đạo đức học của Aristotle trong tác phẩm “Đạo đức học Nicomachean”

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN KHOA TRIẾT HỌC Lê Mạnh Cƣờng TƢ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC HỌC CỦA ARISTOTLE TRONG TÁC PHẨM “ĐẠO ĐỨC HỌC NICOMACHEAN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TRIẾT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2016-X HÀ NỘI, 2020
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN KHOA TRIẾT HỌC Lê Mạnh Cƣờng TƢ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC HỌC CỦA ARISTOTLE TRONG TÁC PHẨM “ĐẠO ĐỨC HỌC NICOMACHEAN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TRIẾT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2016-X NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS. TS NGUYỄN QUANG HƯNG
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận “Tư tưởng đạo đức học của Aristotle trong tác phẩm Đạo đức học Nicomachean” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những kết quả trong khóa luận này là không sao chép. Nếu không đúng như đã nêu trên, tôi xin chịu hoàn toàn trách nghiệm. Người cam đoan Lê Mạnh Cƣờng
  4. LỜI CẢM ƠN Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc, chân thành nhất đến toàn bộ giảng viên khoa triết học đã tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến các thầy/cô trong chuyên ban Lịch sử triết học Phương Tây đã truyền đạt vốn kiến thức quí báu cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Kiến thức của các thầy cô đã làm phong phú thêm thế giới quan của em. Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Nguyễn Quang Hưng – người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn!
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 2 NỘI DUNG .30 CHƢƠNG 1 : BỐI CẢNH VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ TƢ TƢỞNG CHO SỰ RA ĐỜI ĐẠO ĐỨC HỌC CỦA ARISTOTLE 8 1.1. Bối cảnh lịch sử 8 1.2. Tiền đề tư tưởng cho sự ra đời đạo đức học Aristotle 13 1.2.1 Tư tưởng đạo đức học của Democritos ( Khoảng 460 TCN) 13 1.2.1. Tư tưởng đạo đức học của Socrates (470 – 399 TCN) 14 1.2.2. Tư tưởng đạo đức học của Plato (427 - 347 TCN) 17 1.3. Aristotle và tác phẩm "Đạo đức học của Nicomachean" 21 Chƣơng II : ĐẠO ĐỨC HỌC CỦA ARISTOTLE TRONG TÁC PHẨM “ĐẠO ĐỨC HỌC NICOMACHEAN” 30 2.1.Quan niệm của Aristotle về “ Điều thiện” và “ Hạnh phúc” 30 2.2. Quan niệm của Aristotle về đức hạnh 34 2.3. Bàn về sự vô tiết độ (Akrasia) 44 2.4. Bàn về những lạc thú 47 2.5. Bàn về tình thân hữu 50 KẾT LUẬN 57 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 60 1
  6. MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Những cuộc cách mạng về khoa học và kỹ thuật đã giúp cho thế giới thay đổi. Đời sống vật chất của con người ngày nay rất phong phú. Chúng ta đang sống trong thời kỳ với những tiện nghi hiện đại, những phương tiện giải trí đa dạng. Sự phát triển về khoa học kỹ thuật không đi cùng với nó là sự phát triển về đạo đức, trái lại đạo đức của một bộ phận không nhỏ đang ngày càng xuống cấp. Ngày nay, sự hấp dẫn của vật chất khiến con người ta bất chấp cả đạo đức để đạt được. Con người chúng ta ngày này dần trở nên phụ thuộc vào những giá trị vật chất do chính mình tạo ra. Dường như, con người đang bước từng bước đến với tình trạng “tha hóa” mà Karl Marx đã từng cảnh báo. Nhìn lại dòng chảy của lịch sử triết học, từ cách đây hơn 2300 năm, Aristotle – nhà bách khoa toàn thư đã bàn đến một vấn đề mà cho đến ngày nay nhìn lại chúng ta càng thấy thấm thía. Đó là mục đích sống của con người là để đạt được gì ? Aristotle trả lời đó là hạnh phúc. Con người sống với mục tiêu cuối cùng đó là có được hạnh phúc. Aristotle đã bàn luận nó một cách sâu sắc và chí lý để ta thấy rằng nó dường như là sự thức tỉnh về thực trạng cuộc sống của chúng ta ngày nay. Một luận điểm nổi bật của Aristotle, ông cho răng : con người sống để hướng đến điều thiện tối thượng đó là hạnh phúc, và tất cả những điều thiện khác là điệu cần có để giúp con người có được hạnh phúc. Nếu nhìn theo cách đó, có thể thấy những giá trị về vật chất ngày nay ta có được, cuối cùng là thứ điều kiện để ta tiến tới mục tiêu cao đẹp hơn, đó là sống một cuộc đời hạnh phúc. Nhưng làm thế nào để sống một cuộc đời hạnh phúc ? sẽ ít ai có thể bàn luận về vấn đề và đưa cho ta một câu trả lời hợp lý. Thật may mắn vì ngày nay, chúng ta vẫn còn giữ lại được những tác phẩm mang đầy giá trị của các triết gia vĩ đại từ thời cổ đại mà cụ thể đó là Aristotle. 2
  7. “ Đạo đức học Nicomachean” là một trong số những tác phẩm như vậy. Một cuốn sách rất quan trọng bàn về đạo đức học của Aristotle, nội dung nổi bật của cuốn sách cũng chính là câu trả lời cho câu hỏi : làm thế nào để có được hạnh phúc? . Vì vậy trong khóa luận này, tác giả xin đi phân tích những tư tưởng đạo đức học của Aristotle trong tác phẩm “ Đạo đức học Nicomachean” để làm đề tại khóa luận tốt nghiệp. Mong rằng nguồn tri thức nhỏ bé của mình có thể phần nào truyền tải được nội dung của tác phẩm. 2. Tình hình nghiên cứu Nghiên cứu triết học cũng như nghiên cứu những tư tưởng đạo đức học có một ý nghĩa rất quan trọng đối với sự đổi mới tư duy lý luận nói chung và sự phát triển của các khoa học triết học nói riêng. Triết học Aristotle nói chung và đạo đức học của ông nói riêng đã được nghiên cứu, diễn giải ngay từ thời cổ đại cho đến tận ngày nay ở nhiều nước khác nhau. Một trong những lĩnh vực luôn thu hút được sự quan tâm và nghiên cứu khá kỹ trong hệ thống triết học của ông là đạo đức học. Những đề tài liên quan đến vấn đề này luôn được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Trước tiên phải kể đến những công trình nghiên cứu về triết học Hy Lạp cổ đại và lịch sử triết học của các tác giả khác nhau với những vấn đề được đề cập cũng khác nhau trong các sách tham khảo và giáo trình như “Triết học Hy Lạp cổ đại” của Thái Ninh (1987) , trong đó, tác giả đã trình bày triết học Hy Lạp từ khi hình thành đến thời kỳ Hy Lạp hoá, thời kỳ suy tàn của chế độ chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp cổ đại. Đối với triết gia Aristotle, ngoài việc đi vào cuộc đời và sự nghiệp triết học thì tác giả đã trình bày, phân tích rất nhiều nội dung như: Học thuyết về tồn tại, Logic học, và quan niệm về đạo đức, tuy còn rất khái quát nhưng đó cũng là một nguồn tư liệu quan trọng cho tác giả khóa luận tham khảo. Tiếp theo 3
  8. phải kể đến “Triết học cổ Hy Lạp giản yếu” của Hào - Nguyên Nguyễn Hóa (2004) , trong tập 2 “Tập bài giảng lịch sử triết học Hi La” của Nguyễn Quang Thông và Tống Văn Chung (1990) , “Triết học Hy Lạp cổ đại” của Đinh Ngọc Thạch (2000). Ở ba cuốn sách này, các tác giả đã trình bày khá đầy đủ hệ thống triết học cũng như một số phạm trù đạo đức học - những vấn đề đó được trình bày khá rõ ràng, dễ hiểu, do vậy chúng là nguồn tư liệu tham khảo tương đối tốt cho khóa luận. Có thể kể đến những ấn phẩm mới xuất bản gần đây như các cuốn “Lịch sử triết học Tây Phương” (3 tập) của Lê Tôn Nghiêm (2000) , Hay những cuốn sách trùng tên nhưng của các tác giả khác nhau như: “Lịch sử triết học” của Bùi Thanh Quất và Vũ Tình (2002) , “Lịch sử triết học” do Nguyễn Hữu Vui chủ biên (1998) , “Lịch sử triết học Phương Tây” của Nguyễn Tiến Dũng (2005) , cuốn “Đại cương lịch sử triết học Phương Tây” do Đỗ Minh Hợp chủ biên (2006) . Những cuốn sách này đều thuần tuý nói về lịch sử triết học, trong đó có lịch sử triết học của Aristotle được bàn đến khá đầy đủ bằng những khái quát chung nhất, do vậy cũng chưa đi sâu vào một lĩnh vực nào của đạo đức học Aristotle Các công trình nghiên cứu trên đã cung cấp cho tác giả cái nhìn toàn diện về sự hình thành cũng như các trường phái triết học tiêu biểu của thời kì Hy Lạp cổ đại, các học thuyết triết học của các tác giả tiêu biểu, trong đó có một phần bàn về triết học, đạo đức học Aristotle. Ngoài những sách viết về lịch sử triết học và lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại nói trên, còn có những chuyên khảo về triết học Aristotle như: Năm 1974 cuốn “Triết học Aristotle” của Đặng Phùng Quân xuất bản ở Sài Gòn , “Triết học Aristotle” của Vũ Văn Viên (1998) . Những tác phẩm này đề cập đến hầu hết các tư tưởng triết học của Aristotle trong đó có đạo đức học. Tiếp theo là cuốn “Aristotle với học thuyết phạm trù” của Nguyễn Văn Dũng (1996) - cuốn này ngoài việc trình bày tương đối đầy đủ, chi tiết về con người và sự nghiệp triết học, logic học của Aristotle, thì 4
  9. đặc biệt tác giả đi sâu nghiên cứu nội dung của học thuyết “phạm trù”, việc đọc các cuốn sách này đã giúp tác giả khóa luận cơ bản hiểu được cuộc đời và sự nghiệp triết học của Aristotle và một phần khái quát tư tưởng đạo đức học của ông Về triết học, đạo đức học Aristotle còn có các bài báo, tạp chí khác nhau cũng đề cập ở mức độ nhất định. Đăng trên tạp chí Triết học có các bài: “Aristotle: con người và sự nghiệp” của tác giả Nguyễn Văn Dũng (1993) , hay một bài khác của ông với tiêu đề “Vấn đề phương pháp trong triết học Aristotle” (1997) ; Nguyễn Bá Dương với bài “Về vai trò sáng lập lịch sử triết học của Aristotle” (2002); “Về tư tưởng giáo dục Aristotle” của Nguyễn Bá Thái (2003) Tham khảo những bài này đã cho chúng tôi hiểu được không ít vấn đề liên quan đến tư tưởng triết học và thấy được vai trò to lớn của Aristotle trên nhiều lĩnh vực, trong đó có tư tưởng giáo dục đạo đức. Aristotle: Ngoài tác phẩm “Đạo đức học của Nicomachean” do Đức Hinh dịch, mà tác giả khóa luận sử dụng làm tài liệu nghiên cứu thì phải kể đến những công trình khác như: Tuyển tập danh tác triết học từ Platôn đến Derrida của Forrest E. Baird , là công trình đề cập tới nhiều triết gia, trong đó có dành một phần để giới thiệu các tác phẩm của Aristotle, trong đó có nội dung đạo đức học. Và hàng loạt công trình khác: “Khoa học và triết học Hy Lạp cổ đại” của Alan C. Bowen ; “Câu chuyện triết học” của Will Durant Vậy là có không ít các tác phẩm triết học, các cuốn sách triết học, các bài báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu khác nhau bàn về triết học, đạo đức học của Aristotle. Mỗi tác giả lại đề cập theo những vấn đề riêng mà họ quan tâm. Trong quá trình nghiên cứu thực hiện khóa luận này học viên đã tham khảo, kế thừa trên tổng thể những tài liệu có liên quan đến triết học, đạo đức học của Aristotle, học viên cũng cố gắng tập 5
  10. trung chúng lại và bổ sung thêm trong khóa luận này để có được sự trình bày của riêng mình những tư tưởng đạo đức học cơ bản nhất của Aristotle trong tác phẩm “Đạo đức học của Nicomachean”. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích: Khóa luận trình bày và phân tích những tư tưởng cơ bản của đạo đức học Aristotle trong tác phẩm “Đạo đức học của Nicomachean” - Để thực hiện mục đích trên, khóa luận phải giải quyết nhiệm vụ sau: + Trình bày và phân tích tư tưởng cơ bản của đạo học Aristotle trong tác phẩm “Đạo đức học của Nicomachean” ở các điểm chủ yếu như: Quan niệm của Aristotle về: điều thiện và hạnh phúc; về đức hạnh và các thuộc tính của đức hạnh; về sự vô tiết độ ; về những lạc thú ; về tình thân hữu 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của khóa luận bao gồm các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử, đặc biệt là phần liên quan đến mối quan hệ giữa ý thức xã hội và tồn tại xã hội, khóa luận cũng dựa vào các tri thức khoa học chuyên ngành khác, như lịch sử triết học, đạo đức học Quán triệt phương pháp luận duy vật biện chứng, khóa luận sử dụng phương pháp thống nhất lôgíc - lịch sử và các thao tác so sánh, đối chiếu, liệt kê, phân tích, tổng hợp để làm rõ nội dung vấn đề nghiên cứu. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là tư tưởng đạo đức học Aristotle Phạm vi nghiên cứu là lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại cụ thể là triết học, đạo đức học Aristotle thông qua tác phẩm “Đạo đức học của Nicomachean” do Đức Hinh dịch. 6
  11. 6. Đóng góp của khóa luận Khóa luận góp phần nghiên cứu, làm sáng tỏ và hệ thống hoá những nội dung cơ bản trong tư tưởng đạo đức của Aristotle thông qua tác phẩm “Đạo đức học của Nicomachean” mà đến nay vẫn còn giá trị và bước đầu đưa ra một vài nhận xét, đánh giá về giá trị của tư tưởng đạo đức học Aristotle. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Khóa luận góp phần làm sáng tỏ thêm và trình bày có hệ thống hơn những tư tưởng đạo đức học của Aristotle, do vậy sẽ có ích cho việc tìm tòi và lĩnh hội những kiến thức về đạo đức học của một vĩ nhân trong lịch sử. Khóa luận có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những người nghiên cứu quan tâm tới triết học cổ đại, tới tư tưởng đạo đức học và cho sinh viên, học viên cao học khoa triết học trong việc nghiên cứu đạo đức học và triết học. 8. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung được kết cấu thành hai chương, tám tiết. 7
  12. CHƢƠNG 1 : BỐI CẢNH VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ TƢ TƢỞNG CHO SỰ RA ĐỜI ĐẠO ĐỨC HỌC CỦA ARISTOTLE 1.1. Bối cảnh lịch sử Thời cổ đại, nền kinh tế Hy lạp phát triển đều cả về nông nghiệp, thủ công nghiệp, và thương nghiệp. Vào thế kỷ XV cho đến thế kỷ IX TCN, xu hướng chuyển sang chế độ chiếm hữu nô lệ đã hiện dần và ngày càng lộ rõ. Sự phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp, thủ công nghiệp từ cuối thế kỷ thứ VII TCN là lực đẩy quan trọng cho trao đổi, buôn bán, giao lưu trong khu vực, dẫn đến sự ra đời các thành bang (Polis) và các trung tâm văn hoá lớn như Athen, Sparta. Thành bang Athen nằm trên vùng đồng bằng thuộc trung bộ Hy Lạp, là nơi có nhiều hải cảng thuận lợi cho việc trao đổi mậu dịch, làm xuất hiện các quan hệ tiền - hàng từ rất sớm và chính quan hệ này đã giúp cho giai cấp chủ nô giàu lên nhanh chóng. Do vị trí địa lý như vậy nên Athen phát triển mạnh mẽ về thủ công nghiệp, thương nghiệp. Còn ở Sparta lại tăng trưởng về nông nghiệp. Cơ sở của nền kinh tế ở Hy Lạp chính là dựa trên chế độ chiếm hữu nô lệ. Thời kỳ này, nô lệ là những người giữ vai trò rất quan trọng trong sản xuất. Trong dân cư, lực lượng này chiếm đa số (ở Athen có tới 250 nghìn nô lệ trên 340 nghìn dân). Tuy họ bị coi là “công cụ biết nói”, “động vật biết nói” nhưng chính họ lại là lực lượng quyết định sự đi lên mạnh mẽ của nền kinh tế thời cổ đại này. Lực lượng sản xuất trong xã hội không ngừng phát triển đã kéo theo sự phân công lao động trong xã hội: giữa lao động chân tay và lao động trí óc, trong nông nghiệp chăn nuôi tách khỏi trồng trọt, nghề thủ công xuất hiện. Lúc này, những người lao động trí óc đầu tiên cũng xuất hiện ở Athen. Họ là một bộ phận trong giai cấp chủ nô giàu có được học hành. (Athen đã trở thành, không chỉ là một trung tâm văn hoá của Hy Lạp cổ đại mà còn là chiếc nôi của triết học Châu Âu). Điều này góp phần phát sinh các ngành khoa học, trong đó có triết học, đạo đức học. 8
  13. Chế độ công xã nguyên thủy tan rã, chế độ chiếm hữu nô lệ ra đời. Xã hội có giai cấp đầu tiên của loài người xuất hiện. Giai cấp chủ nô và nô lệ là hai giai cấp cơ bản của xã hội chiếm hữu nô lệ, bên cạnh đó còn có dân tự do. Giai cấp chủ nô nắm trong tay toàn bộ quyền hành còn giai cấp nô lệ không được tham gia và không đủ khả năng tham gia các hoạt động xã hội, chính trị và văn hoá. Họ không có một chút quyền lợi nào ngoài sự lao động bị cưỡng bức tàn bạo. Tài sản nằm trong tay giai cấp chủ nô thực chất có được là do bóc lột sức lao động của những người nô lệ. Cuộc sống khổ cực của giai cấp nô lệ chính là bản án tố cáo mặt trái của xã hội chiếm hữu nô lệ. So với phương Đông, chế độ chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp cổ đại phát triển cao hơn và đầy đủ nhất đến mức điển hình. Chế độ nô lệ là một chế độ xã hội có hình thức áp bức bóc lột tàn bạo nhất, dã man nhất, vô nhân đạo nhất trong lịch sử so với tất cả các hình thức áp bức bóc lột ở các chế độ xã hội có giai cấp khác. Do vậy, ở xã hội này luôn luôn diễn ra những cuộc nổi dậy tự phát của nô lệ chống lại chủ nô song kết cục thường thất bại, thậm chí bị đàn áp rất dã man. Nguyên nhân chính của những thất bại đó là do họ không có khả năng xây dựng một hệ tư tưởng phản ánh những quyền lợi của mình. Họ xuất thân từ những người lao động chân tay nặng nhọc ở các bộ lạc khác nhau với những ngôn ngữ khác nhau, do đó họ đã không có tiếng nói chung, ngôn ngữ chung. Tuy nhiên, nhờ có chế độ đó, giai cấp chủ nô Hy Lạp cổ đại mới có thể thoát ly được hoạt động lao động chân tay vất vả để xây dựng các khoa học, trong đó có triết học, nghệ thuật. Xã hội chiếm hữu nô lệ hình thành, nền kinh tế phát triển về mọi mặt đã dần dần dẫn tới sự tách rời thành thị với nông thôn, các quốc gia – thị thành Hy Lạp được thành lập. Đó là nơi tập trung những cơ quan đầu não về kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao do giai cấp chủ nô xây dựng nhằm bảo vệ và củng cố quyền sở hữu, quyền áp bức bóc lột của họ đối với nô lệ và 9
  14. dân tự do. Sự thành lập và phát triển của các thành thị góp phần làm cho văn hoá Hy Lạp tiến bộ. Ở các thành thị từng bước xuất hiện nền công nghiệp, thương nghiệp và những hình thức đầu tiên của khoa học, triết học và nghệ thuật. Sự tranh giành quyền bá chủ Hy Lạp giữa các thành bang chính là đặc điểm chính về phương diện chính trị của chế độ nô lệ Hy Lạp cổ đại. Sự tranh giành quyền lực đó diễn ra trên nền cuộc đấu tranh giai cấp ngày càng gay gắt, phức tạp giữa chủ nô và nô lệ, giữa những người giàu có với dân “tự do”. Trong bản thân giai cấp chủ nô cũng có mâu thuẫn. Đó là mâu thuẫn giữa chủ nô quý tộc - tập trung ở thành bang Sparta nơi nông nghiệp phát triển với chủ nô dân chủ - tập trung ở thành bang Athen hình thành trên cơ sở của sự phát triển thương nghiệp, thủ công nghiệp. Những mâu thuẫn này đã dẫn đến cuộc chiến tranh tàn khốc kéo dài trên 30 năm, làm cho đất nước Hy Lạp suy yếu, lực lượng sản xuất bị tàn phá nghiêm trọng. Chiến tranh, nghèo đói đã châm ngòi cho các cuộc nổi dậy của nô lệ. Chớp lấy thời cơ đó, nhà nước Macedonia ở phía bắc Hy Lạp dưới sự chỉ huy của vua Philip đã đem quân thôn tính toàn bộ Hy Lạp và đến thế kỷ II TCN, cuối cùng Hy Lạp đã bị đế chế La Mã thôn tính. Sự phát triển của thương nghiệp và thủ công nghiệp đưa tới sự xuất hiện tầng lớp chủ nô dân chủ. Địa vị của những chủ nô dân chủ về kinh tế, chính trị ngày càng được nâng cao. Song, họ lại bị chủ nô quý tộc kìm hãm. Vì thế, tầng lớp chủ nô dân chủ đấu tranh quyết liệt với chủ nô quý tộc. Cuộc đấu tranh này được phản ánh rõ rệt trong triết học. Cũng từ sự phát triển của nền sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và hàng hải của Hy Lạp cổ đại đã đặt ra những nhu cầu thực tiễn quyết định sự phát sinh và phát triển những tri thức về thiên văn học, khí tượng học, toán học và vật lý học. Khoa học thực nghiệm (quan sát) đã cho phép thu được những tri thức khoa học như: phát minh ra lịch một năm gồm 12 tháng với 365 ngày của 10
  15. Talet, những phát kiến về toán học của Talet và Pitago, hình học của Euclid, vật lý học của Acsimet đã tạo điều kiện rất lớn thúc đẩy sự hình thành triết học, hình thành những tư tưởng đạo đức học. Những tri thức này đòi phải giải thích tự nhiên như là tổng thể. Chúng làm cho các quan niệm thần thoại truyền thống và các tôn giáo nguyên thuỷ vào khoảng thế kỷ VII - VI TCN đã không còn đáp ứng và lý giải được những vấn đề mới của thế giới quan. Những khám phá khoa học đầu tiên của con người cổ đại đã cho thấy sự giả dối của bức tranh vũ trụ quan và nhân sinh quan của các tôn giáo và thần thoại, đòi hỏi con người phải có cách lý giải mới về thế giới xung quanh và cuộc sống của mình. Trong hình thức sơ khai ban đầu những tri thức này xen kẽ với tri thức triết học, với quan điểm chính trị và chúng gắn quyện với nhau tạo thành một khối thống nhất chặt chẽ không thể chia cắt được. Lúc này, triết học và các khoa học khác chưa có sự phân ngành rõ rệt. Các nhà triết học đồng thời là các nhà toán học, thiên văn học, vật lý học, đạo đức học Qua đó có thể thấy, triết học Hy Lạp cổ đại ngay từ khi ra đời đã gắn chặt với nhu cầu của thực tiễn và không tách rời các khoa học. Sự phát triển của khoa học Hy Lạp cổ đại còn chịu ảnh hưởng từ các khoa học ở phương Đông. Sự tiếp biến tư tưởng Đông - Tây đã tạo điều kiện cho triết học Hy Lạp phát triển, quan hệ chính trị, giao lưu văn hoá, nghệ thuật, khoa học với phương Đông là cơ sở cho sự nảy nở rực rỡ của tư tưởng triết học và tính muôn màu muôn vẻ của nó trong thời kỳ cổ đại Hy Lạp. Do nhu cầu buôn bán, trao đổi hàng hoá mà các chuyến vượt biển đến với các nước phương Đông đã trở nên thường xuyên. Khi những con thuyền tung mình lướt sóng thì tầm nhìn của những người Hy Lạp cổ đại cũng được mở rộng, các thành tựu văn hoá của Ai Cập, Babilon đã lôi cuốn con người Hy Lạp. Những tinh hoa về toán học, thiên văn học, địa lý, hệ thống đo lường và cả những yếu tố huyền học cũng được người Hy Lạp đón nhận. Các nhà triết học đầu tiên của Hy Lạp như Pitago, Đêmôcrít đã từng chu du 11
  16. sang Ai Cập, Babilon tiếp thu những tri thức khoa học đã được tích lũy ở đây Alan Cbower cho rằng “nền khoa học mới phát triển ở Ionia vào thế kỷ VI TCN chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên văn học Babylon, hầu như việc tạo ra bảng chữ cái là dựa vào các tư liệu của người Phoenicia cũng như sự sáng tạo về điêu khắc và kiến trúc Hy Lạp dựa trên các mẫu vật của Ai Cập. Những bước phát triển của tư duy đã đưa người Hy Lạp cổ đại sáng tạo ra chữ viết từ thế kỷ VIII TCN với 24 chữ cái. Những thành tựu trên đã tạo ra một trong những nền văn hoá rực rỡ nhất, sớm nhất của nhân loại. Nó vẫn còn giá trị cho đến tận ngày nay. Quá trình lịch sử trên đây góp phần tạo lên sự hình thành và phát triển về mọi mặt của đời sống xã hội Hy Lạp cổ đại, trong đó có triết học. Sự hình thành triết học cũng như tư tưởng đạo đức học Hy Lạp không diễn ra một cách ngẫu nhiên mà là kết quả tất yếu của việc kế thừa những di sản tinh tuý của truyền thống trong sáng tác dân gian, trong thần thoại, trong các hình thái sinh hoạt tôn giáo, trong các mầm mống của tri thức khoa học và là kết quả của đời sống kinh tế - xã hội. Những điều kiện lịch sử cụ thể, những cơ sở của một nền kinh tế - xã hội phát triển đến một trình độ nhất định đã làm thành tiền đề cho những tư tưởng triết học, đạo đức học ở Hy Lạp cổ đại ra đời. Và sự xuất hiện của các nhà triết học đầu tiên đã gần như đặt dấu chấm hết sự phát triển của thần thoại. Những viễn cảnh bóng bẩy do tư duy của con người tạo ra đã bớt đi sự hấp dẫn trong khi những nhu cầu của đời sống thường nhật đã trở nên bức bách đòi hỏi phải được giải đáp bằng tri thức chân thực. Niềm tin chất phác, ngây thơ vào sự tồn tại của thần thánh đã được thay thế bằng những luận giải sâu sắc hơn của lý tính, của sự thông thái. Với tính cách là tinh hoa tinh thần của thời đại, những tri thức triết học đã cố gắng đem đến lời giải đáp nghiêm túc, sâu sắc, hợp lý, có hệ thống về 12
  17. những gì diễn ra xung quanh, về vị trí của con người trong thế giới và thế giới của chính con người, do con người tạo ra cùng những giá trị, chuẩn mực, những định hướng cho mình. Đó là lí do vì sao các nhà triết học đầu tiên lại được gọi là những người yêu mến sự thông thái. Triết học Hy Lạp không chỉ hình thành, ra đời ở một địa điểm, mà nó đã xuất hiện trên những mảnh đất khác nhau của Đại Hy Lạp. Sự giao lưu giữa các “vùng”, các “nôi” triết học khác nhau tạo nên sự đan xen nội tại của triết học Hy Lạp. Sự giao lưu của các dòng khác nhau đã hoàn tất vẻ phức tạp đa dạng toàn diện của triết học Hy Lạp. Như vậy, bên cạnh sự kế thừa thuần tuý những tư tưởng ở bên ngoài (toán học, thiên văn học ) Hy Lạp cổ đại đã không ngừng tự mình vươn lên trên cơ sở những điều kiện do thiên nhiên và con người nơi đây tạo ra. Điều kiện quyết định sự hình thành và phát triển của triết học Hy Lạp, của những tư tưởng đạo đức học phôi thai chính là kết quả nội sinh tất yếu của cả một dân tộc, một thời đại, Mác cho rằng, các nhà triết học không phải là những cây nấm mọc trên đất. Họ là sản phẩm của thời đại mình, dân tộc mình mà những tinh lực tinh tế nhất, quý giá nhất và khó nhìn thấy nhất đã được suy tư trong các khái niệm triết học. 1.2. Tiền đề tƣ tƣởng cho sự ra đời đạo đức học Aristotle 1.2.1 Tƣ tƣởng đạo đức học của Democritos ( Khoảng 460 TCN) Democritos là một triết gia Hy Lạp tiêu biểu cho thời kỳ tiền Socrates. Ông là học trò của Leucippus và đã cùng với thầy của mình tạo ra thuyết nguyên tử thô sơ. Theo học thuyết của ông, mọi vật chất được cấu thành từ các dạng khác nhau của các phân tử không thể chia nhỏ được, không nhìn thấy được, được gọi là các atoma. Về mặt lý thuyết, ông được coi là nhà duy vật, nhưng trong thực tế đời thường, ông lại là một trong những nhà duy tâm bậc nhất của thời đại. Democritos được nhận xét là một nhà triết học điềm 13
  18. tĩnh, giản dị và thường được người đời gọi là “một nhà hiền triết hạnh phúc và toàn mỹ” Học thuyết về đạo đức học của ông là những quy tắc sống thực tiễn, ông đề cao khoái lạc lên hàng đầu : cái thiện là khoái lạc, cái ác là đau khổ. Nhưng để đạt được cái thiện ấy, khoái lạc phải là một sự hoan hỉ dài hạn và trường tồn, vì lý do ấy, con người không tìm được khoái lạc trong những sự vật chóng qua. Hạnh phúc không ở trong những của cải ngoại tại mà ở trong đáy sâu của tâm hồn. Chỉ có những điều tốt trong tâm hồn mới cho phép ta tham dự vào cái gì bất tử của thần linh. Đức hạnh hoàn hảo nhất là minh triết, và chỉ có minh triết mới giúp ta phân biệt những cái thiện đích thực và là nguyên tắc cho tư tưởng đúng và hành động đúng. Nhờ có minh triết mà con người kiềm chế được những dục vọng của mình mà vươn lên trên những giao động của cuộc sống và đem lại cho tinh thần sự thỏa mãn hoàn hảo nhất. Aristotle có lẽ đã tiếp thu những quan điểm này của Democritos để đi đến những quan niệm về đạo đức học của mình. 1.2.2. Tƣ tƣởng đạo đức học của Socrates (470 – 399 TCN) Socrates là nhà triết học nổi tiếng ở Hy Lạp cổ đại, người thầy của Plato, theo nhận xét của Heghen “ông đã làm một bước ngoặt lịch sử vĩ đại” trong triết học cổ Hy Lạp và La Mã - Socrates là trung tâm của thời đại cổ đại. Ông là tâm điểm của lịch sử tư tưởng cổ đại, vì ở ông hội tụ các con đường phát triển trước đó, mở ra những xu hướng phát triển mới cho suốt giai đoạn tiếp theo. Socrates sinh khoảng năm 470 TCN ở Athen. Cha ông là nhà điêu khắc, còn mẹ làm bà đỡ. Lối sống của ông khiêm nhường và giản dị. Socrates không quan tâm tới một nghề nào khác ngoài triết học. Chính ông đã trở thành mẫu hình lý tưởng về nhà thông thái và nhà triết học đối với mọi thời 14
  19. đại sau này, vì tinh thần triết lý sống động của ông hiện diện trong ý thức của mỗi người quan tâm đến cuộc đời và triết học Socrates. Giống như nhiều nhà ngụy biện khác, ông cũng quan tâm tới chính trị - xã hội, con người, đạo đức. Tên tuổi của ông gắn liền với việc đưa các suy tư triết học quay trở lại với con người. Ông đặc biệt quan tâm tới vấn đề con người, coi đó là trung tâm của các suy tư, (cố nhiên đây là con người có chân lý và giá trị), là chủ đề chính trong các cuộc đàm thoại triết học của mình. Có thể khẳng định rằng, vấn đề về những phẩm chất đạo đức của con người là trung tâm của toàn bộ triết học Socrates. Về thực chất, triết học Socrates là triết học đạo đức, ông được đánh giá là nhà triết học đạo đức đầu tiên trong lịch sử châu Âu đặt nền móng cho đường hướng khai sáng – duy lý trong đạo đức học muộn hơn sau này. Chính từ giá trị to lớn của tư tưởng đạo đức của ông mà sau này Aristotle đã chịu ảnh hưởng rất nhiều. Trong quan niệm về đạo đức của Socrates, nổi lên những vấn đề cơ bản như: Đạo đức là mục đích của tư duy Có thể xác định đối tượng của tư duy là: các việc làm của con người, nhận thức bản thân của con người, những vấn đề của cuộc sống có đạo đức và việc đạt tới cái phúc. Với Socrates, tìm kiếm chân lý trùng hợp với khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp nhất, về cái phúc. Cái thiện, trong quan niệm của Socrates chính là đối tượng của triết học nói chung. Cái thiện ấy chính là cái thiện phổ quát – khái niệm dùng để giảng nghĩa hành vi của con người trong hoạt động sống của mình. Socrates phê phán những quan niệm sai lầm về cái thiện. Ở thời ông, mỗi khi bàn về vấn đề giá trị, thì phải thông qua các khái niệm cái thiện, kỹ năng, đức hạnh và hạnh phúc. Các khái niệm này có thể diễn tả theo ba khuynh hướng. 15
  20. Có thể quan niệm cái thiện theo cách hiểu của chủ nghĩa vị lợi (Utilitarismus) như cái gì đó có mục đích, hữu ích, cần thiết. Hay theo cách hiểu của chủ nghĩa khoái lạc, cái thiện là cái dễ chịu, khao khát, ham muốn tương ứng. Chủ nghĩa tự nhiên lại coi cái thiện là sự vượt trội và là sức mạnh của kẻ thống trị. Vậy thì đâu là chuẩn mực mới của cái thiện? Socrates đã chỉ ra một cách tích cực nội dung cấu thành bản chất giá trị của đức hạnh. Từ những hội thoại của Plato thời trẻ, ta thấy câu trả lời của Socrates luôn là: người ta cần thông thái và nhanh trí. Trong cái cười hiện lên lòng dũng cảm, lòng nhiệt thành (trong hội thoại Euthyphron), ở trong hội thoại Charmides là lẽ phải, trong hội thoại Protagor đã toát lên cái đức hạnh nói chung là tri thức. Theo ông, người hiểu biết là người thông thái, nhà thông thái là tốt, tư tưởng đó được thể hiện ngắn gọn trong cuốn sách đầu tiên bàn về Nhà nước. Điều này phù hợp với Aristotle, người mà sau Socrates tin rằng: tất cả những người có đức hạnh đều sống trong sự hiểu biết. Bắt đầu từ Socrates, triết học chuyển sang một giai đoạn mới - nghiên cứu về con người. Có thể nói, Socrates đã đánh dấu bước ngoặt từ triết học tự nhiên cũ sang triết học đạo đức, từ việc nghiên cứu về vũ trụ chuyển sang nguyên lý nhân sinh. Ông là người đầu tiên đặt vấn đề con người với tư cách là một sinh thể có đạo đức vào trọng tâm của triết học. Là người Hy Lạp, ông cũng quan niệm sự thông thái không những là nghệ thuật hoạt ngôn mà nói chung còn là kĩ năng sống. Theo ông, việc làm chủ sự thông thái tự thân (khái niệm thông thái nói chung với tư cách là khái niệm phổ biến) sẽ cho phép dễ dàng làm chủ sự thông thái trong các lĩnh vực riêng biệt. Đó cũng chính là sự tiếp cận Socrates với mọi khái niệm chung: cái thiện và cái ác, cái đẹp và cái xấu, công bằng và cái hợp pháp, v.v Ông đi từ những biểu hiện riêng biệt của một đối tượng đến việc hình thành những khái niệm chung về đối tượng 16
  21. ấy. Tự nhận như một người không biết gì, kích thích suy nghĩ bằng cách liên tục đặt ra các câu hỏi, ông đã nghiên cứu bản chất nhân bản của con người, thế nào là thiện, ác, chính nghĩa, tình yêu, lương tâm, danh dự tức là những điều kiện tạo thành bản chất tâm hồn của con người. Ông hướng triết học đến tự nhận thức, nhận thức chính mình, một con người, một nhân cách có đạo đức và mang ý nghĩa xã hội. Con người đức hạnh đạt tới sự tuyệt vời khi điều mình muốn biết phải là điều thiện thực sự. 1.2.3. Tƣ tƣởng đạo đức học của Plato (427 - 347 TCN) Là một trong những nhà triết học, nhà tư tưởng kiệt xuất thời cổ đại, là học trò của Socrates. Xuất thân từ một gia đình quý tộc thượng lưu, Plato là người đắc lực phục vụ tầng lớp chủ nô quý tộc và là người thành lập Viện hàn lâm Academias - trường đại học tổng hợp đầu tiên ở châu Âu, hoạt động liên tục trong 915 năm (386 TCN - 529). Ông là người sáng lập và là đại biểu lớn nhất của triết học duy tâm khách quan thời cổ đại. Plato là nhà triết học quan tâm sâu sắc tới nhiều lĩnh vực hoạt động: chính trị - xã hội, đạo đức, thẩm mĩ Song một trong các bộ phận quan trọng nhất của triết học Plato là học thuyết về con người, về xã hội: cách thức tổ chức cuộc sống tốt nhất của con người, trong đó trung tâm của mọi tìm tòi triết học là con người và số phận của nó. Vấn đề trung tâm được tư tưởng triết học cổ đại giải quyết là việc đạt tới phúc: con người có được cuộc sống tốt nhất, có đạo đức. Do vậy, hoàn toàn có thể nói, những tư tưởng trước đó của Plato về tồn tại, về ý niệm, về nhận thức, về vũ trụ đều là sự chuẩn bị trước và luận chứng cho những vấn đề và những giải pháp sẽ xuất hiện trong quá trình lập luận về con người. Quan điểm về ý niệm là nền tảng tối hậu của đạo đức học Plato. Cấp bậc đạo đức đích thực và phái sinh không phải là thể xác và tâm hồn, mà là lĩnh vực ý niệm. Trong quan niệm về đạo đức, Plato đề cập tới thiện và ác. 17
  22. Theo ông, thiện hay ác đã có sẵn ở ý niệm rồi. Trước hết là ý niệm “thiện” với tư cách nguyên nhân của mọi cái đúng và cái đẹp. Cái thiện thực hiện chức năng của cái thống nhất. Cái thống nhất là nguyên tắc của tồn tại. Tồn tại mang tính thiện vì nó là cơ sở và cội nguồn của mọi thứ. Plato ví cái thiện như mặt trời soi sáng mọi vật trong thế giới vật thể, là cơ sở cho sự sống và mọi sự sinh sôi nảy nở, còn ý niệm cái thiện là cơ sở tối hậu của mọi vật trong thế giới vô hình, là bản chất nhờ đó mọi vật được hiện hữu và được nhận thức. Điều này ẩn chứa một luận điểm sâu xa rằng: tồn tại tự nó là cái thiện. Theo đó, người nào đạt tới cái thiện thì người đó hạnh phúc. Con người có thể đạt tới cái thiện như thế nào? Nhờ nhận thức và tình yêu. Có thể có ba thang bậc của tình yêu: yêu thể xác, yêu tinh thần và yêu cái thiện. Thực chất của nhận thức là việc tinh thần hồi tưởng lại những cái nó đã nhìn thấy ở trên thượng giới, khi còn nằm trong thế giới ý niệm. Trong học thuyết về nhà nước lý tưởng, Plato đã tìm cách giải quyết vấn đề cơ bản – con người đạt tới số phận tốt đẹp bằng cách và như thế nào? Nhà nước hoàn hảo là lối sống thể hiện cái phúc – biểu hiện thế tục của ý niệm tối cao. Trong nhà nước hoàn hảo, công bằng xã hội và tính hợp mục đích không tách rời khỏi đạo đức và phẩm giá cá nhân. Chính vì vậy mà đạo đức cá nhân và công bằng xã hội, lợi ích chung và lợi ích riêng được xem xét như một thể thống nhất không phân chia được và quy định lẫn nhau trong học thuyết Plato và Aristotle sau này. Và ở đó những vấn đề tổ chức xã hội không tách khỏi những vấn đề đạo đức và phẩm hạnh. Trong xã hội thời Plato, giữa cá nhân và xã hội có mối liên hệ mật thiết tới mức có thể coi nhà nước là hệ thống đạo đức xã hội: Đạo đức được duy trì và phát triển nhờ những nỗ lực chung của mọi người. Khát vọng về phúc là khát vọng chung của nhà nước, cũng như của mỗi cá nhân. Nó trở thành cơ sở và dấu hiệu của sự thống nhất giữa chúng, vì phúc có bản chất thống nhất. 18
  23. Khi xã hội hướng đến phúc, nó trở thành xã hội công bằng. Khi cá nhân hướng đến phúc, nó trở nên cá nhân có đạo đức. Theo Plato, linh hồn có ba bộ phận cơ bản. Đó là, thứ nhất, bộ phận mong muốn (hay dục vọng): trải nghiệm ấn tượng, tình cảm và ham muốn; thứ hai, bộ phận ý chí, khát vọng, mơ ước; thứ ba, bộ phận lý tính. Ông đã hình tượng hoá ba bộ phận này của linh hồn bằng cỗ xe song mã, trong đó lý tính thì lái xe, con ngựa có ý chí thì nhận thức được ý niệm. Con ngựa thèm khát dục vọng thì sa vào tối tăm, dốt nát, không nhận thức được chân lý (ý niệm). Vận dụng học thuyết này vào đạo đức, Plato cho rằng lý tính của linh hồn là cơ sở của sự thông thái. Ý chí là cơ sở của lòng dũng cảm, chế ngự dục vọng, làm cơ sở cho sự điều độ. Ba yếu tố này kết hợp với nhau một cách hài hoà dưới sự chỉ đạo của lý tính sẽ tạo ra yếu tố thứ tư là chính nghĩa. Đạo đức học của Plato dựa vào bốn yếu tố đó. Đạo đức đó không hướng con người vào việc thực hiện những hành vi đạo đức trong cuộc sống hiện thực mà hướng vào ý niệm tối cao của cái thiện. Đó là sự thông thái và lòng dũng cảm. Những biểu hiện của các hình thức phẩm hạnh đạo đức ấy trong xã hội là ba tầng lớp xã hội cơ bản, hay ba loại công dân: tầng lớp người lao động: nông dân, thương gia, thợ thủ công, tức những người đáp ứng nhu cầu vật chất và thể chất của con người, tầng lớp này cần đến đức hạnh ôn hòa, hay kiềm chế, đức hạnh này được Plato hiểu như “một loại trật tự, một sự kiềm chế một số khoái lạc và thèm muốn” [16, 62]; một bộ phận công dân khác – chiến binh, nhiệm vụ của họ là bảo vệ nhà nước khỏi kẻ thù và duy trì trật tự trong nhà nước, đức hạnh phù hợp với họ là lòng dũng cảm - theo Plato, dũng cảm nghĩa là: biết duy trì một điều gì đó. Sự duy trì này phải được diễn ra trong mọi hoàn cảnh, nghĩa là phải duy trì nó luôn luôn và không bao giờ bỏ nó, cho dù là dưới ảnh hưởng của vui sướng hay đau khổ, ước muốn hay sợ hãi ; cuối cùng, tầng lớp thứ ba là những người sở hữu “nghệ thuật làm vua”, tức năng lực quản lý và giáo dục con người, hướng họ đến với cái phúc. Plato 19
  24. gọi những người này là các nhà triết học, đức hạnh phù hợp với vai trò của họ là sự thông thái. Ngoài ra, còn một đức hạnh thứ tư mà chung đối với tất cả các tầng lớp là – chính nghĩa, chính nghĩa chính là phúc lợi cơ bản. Nhà nước lý tưởng trong quan niệm của Plato chính là việc sắp xếp, thực hiện đúng chức năng của ba tầng lớp trong xã hội tương ứng với những đức hạnh của mỗi tầng lớp. Theo Plato, con người là thực thể có năng lực vươn tới cái thiện và hiện thực hóa nó trong những phẩm hạnh của mình, những phẩm hạnh quan trọng nhất trong số đó là sự thông thái, lòng dũng cảm, sự khôn ngoan (biết tính toán), sự ôn hòa và sự công bằng. Thêm vào đó, công bằng là sự thống nhất của ba phẩm hạnh kia. Công bằng là đức hạnh được Plato đặc biệt chú ý vì theo ông, nó là “đức hạnh xã hội”, nó được thể hiện trong đời sống cá nhân lẫn cộng đồng, nó đóng vai trò là thước đo, là sự thẩm định tính chất của thiết chế nhà nước. Vậy công bằng là gì? Plato đưa ra định nghĩa về công bằng như sau: công bằng là có hoặc làm cái gì thuộc về ta. Định nghĩa của Plato diễn tả một cách giản dị rằng: công bằng là mỗi người nhận được cái gì mình đã làm ra và làm công việc thích hợp với bản tính của mình nhất. Một người công bằng là một người ở đúng vị trí của mình, làm theo đúng bản tính của mình và trả lại cho xã hội những cái gì họ đã nhận của xã hội. Hay nói cách khác, công bằng là lo việc của mình và không xía vào việc của người khác. Người công bằng không cho phép các yếu tố khác nhau trong tâm hồn mình dẫm chân lên các chức năng khác nhau. Như vậy công bằng thể hiện ở hoạt động hài hòa của các bộ phận tinh thần và là khâu liên kết giữa đạo đức học và chính trị học – học thuyết về nhà nước. Vậy là trong quan niệm về đạo đức, Plato đã nêu ra những phẩm chất cần có của con người như: thiện, ác, phúc, những phẩm chất như: ôn hòa, dũng cảm, thông thái, chính nghĩa, công bằng, Sau này những tư tưởng đó đã được Aristotle xem xét lại một cách có phê phán. 20
  25. 1.3. Aristotle và tác phẩm "Đạo đức học của Nicomachean" 1.3.1. Aristotle: cuộc đời và sự nghiệp triết học Aristotle - bộ óc bách khoa của nền triết học và khoa học thời Hy Lạp cổ đại, - người nêu rõ mục đích các hành động của con người là hướng vào điều thiện, và mục đích cuối cùng, cao nhất của con người là hạnh phúc. Con người hạnh phúc là con người giống như Chúa, có cuộc sống no đủ, không thiếu thốn gì. Song hạnh phúc cũng lại phụ thuộc vào các điều kiện bên ngoài và cũng không phải chỉ là vấn đề đức hạnh - cá nhân. Để bảo đảm cho con người có một cuộc sống hoàn hảo trong xã hội, đạo đức học của Aristotle đề cao công bằng và tình bạn, coi công bằng là đạo đức cao đẹp của con người và của những quan hệ giữa người với người. Ông là một trong số những nhà triết học vĩ đại nhất thời cổ Hy Lạp. Aristotle là học trò xuất sắc của Plato. Ông sinh năm 384 TCN tại thành phố Stagir trên bờ biển Egie cách Athen 300km về phía bắc, là thuộc địa của xứ Macedonia. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình có bố làm thầy thuốc cho vương triều Macedonia. Thiếu thời ông thường giúp bố trong nghề thuốc ở chốn cung đình và tại đây ông đã quan hệ với Philip - con vua Aminta (cầm quyền trong những năm 393 TCN - 369 TCN) - người sau này đã thay vua cha trị vì xứ Macedonia. Năm 15 tuổi, Aristotle mồ côi cả cha lẫn mẹ. Do lòng say mê khoa học, ông đã không theo nghiệp thuốc gia truyền và tìm hướng đi riêng cho mình. Dưới sự giúp đỡ của Prôksen - cha đỡ đầu của Aristotle, ông rời bỏ quê hương tới Athen - trung tâm văn hoá của Hy Lạp để học tập. Năm 18 tuổi, ông nhập học tại Học viện Academias của Plato và ở đó trong suốt nhiều năm cho đến khi Plato mất. Cuộc sống của Aristotle gắn liền với Academias, ông không giao tiếp với người sáng lập ra nó, mà chuyên tâm nghiên cứu tỉ mỉ triết học Plato. Tại đây, Aristotle đã có được một nhãn quan khoa học quảng bá, xây dựng quan điểm triết học và khoa học của riêng mình. Khi so sánh Aristotle với Ksenokrat là hai học trò của mình, Plato đã nói: đối 21
  26. với Ksenokrat thì cần phải có cựa giầy để thúc, còn đối với Aristotle thì cần tới dây cương để kìm lại. Plato từng gọi Aristotle là “bộ óc” của mình. Năm 348 TCN, sau khi Plato mất, Aristotle rời khỏi Athen và đi tới vùng Tiểu Á. Tại đây, tại thành phố Assoso, ông đã gặp Germi - người trước đây từng có quan hệ với Học viện của Plato và hiện đang cai quản cả vùng Tiểu Á rộng lớn. Ông cho rằng muốn trở thành nhà cầm quyền tốt thì bản thân không nên trở thành nhà triết học để cho những việc làm tốt đẹp không bị thay bằng những lời lẽ mĩ miều. Vì vậy ông đã thuyết phục Germi bỏ việc nghiên cứu hình học. Trong thời gian sống tại đây, ông đã khẳng định rõ thế giới quan của mình. Về đời tư, tại đây ông đã cưới Piphiađa - cháu gái và đồng thời là con nuôi của Germi, và hai người đã có với nhau một cô con gái. Năm 343 TCN, Aristotle tới thành phố Pella - thủ đô mới của Macedonia theo lời mời của vua Macedonia là Philip đệ nhị để làm thầy giáo dạy cậu bé 13 tuổi Alexander - con vua Philip, người mà sau này đã chinh phục toàn bộ lãnh thổ Hy Lạp và các quốc gia vùng Ba Tư, dựng lên một chính thể quân chủ vô cùng rộng lớn. Khác với quan điểm của Plato, Aristotle đã không cố gắng đào tạo Alexander thành nhà triết học, không dạy ông vua tương lai môn hình học mà chỉ dạy thi ca, đặc biệt là anh hùng ca của Homer. Việc học tập của Alexander chấm dứt khi Hoàng tử hơn 16 tuổi. Năm 339 TCN, Aristotle trở về thành phố quê hương Stagir. Năm 335 TCN, Philip đệ nhị qua đời, Alexander lên ngôi, Aristotle tới Athen lần hai. Tại đây vào tuổi 50 nhờ sự giúp đỡ của những người Macedonia, ông đã mở được trường triết học riêng của mình - trường Lixe, tên trường được gọi như vậy vì nó nằm gần miếu thần Apolon Lixe. Trường được xây dựng trong khu vực có rặng cây râm mát, có vườn cây với những hành lang có mái che dành cho người dạo chơi. Aristotle giảng dạy ở Lixe hơn 12 năm. Tại đây ông đã viết một lượng tác phẩm khổng lồ. Trường Lixe có hai hình thức giảng dạy: chương trình buổi sáng dành cho 22
  27. các đối tượng được đào tạo toàn diện các môn triết học và khoa học tự nhiên, còn chương trình buổi chiều dành cho mọi người và chỉ dạy môn tu từ học. Giống như học viện của Plato, Lixe của Aristotle không chỉ là trường mà còn là nơi gặp gỡ những người bạn cùng quan điểm và có quan hệ mật thiết với nhau. Cái chết đột ngột của Alexander Macedonia ở tuổi 33 tại Babylon (năm 323 TCN) đã làm cho số phận những người theo phái Macedonia ở Athen bị đảo lộn. Người Athen nổi dậy chống lại người Macedonia. Aristotle cũng nằm trong số những người bị dân Athen săn đuổi. Aristotle bị buộc tội là người vô thần. Không đợi toà xét xử, Aristotle chuyển giao công việc điều hành trường Lixe và toàn bộ thư viện cùng kho lưu trữ cho người phụ tá tin cẩn của mình là Teophrast và rời khỏi Athen. Aristotle chuyển đến Halkiđa trên đảo Evbơ. Hai tháng sau ông mất vì chứng đau dạ dày kinh niên trong khu biệt thự của người mẹ quá cố của ông. Trong di chúc, Aristotle đề nghị chuyển mộ người vợ đầu của ông đến gần mộ ông. Gia sản ông chia đều cho hai con và trao quyền tự do cho một số nô lệ của mình và giao quyền thừa kế trường Lixe cùng thư viện và kho lưu trữ cho Teophrast. Cuộc đời của Aristotle trải qua nhiều thăng trầm song không vì lí do đó mà ông không tìm tòi và nghiên cứu triết học. Trái lại, những di sản khoa học đồ sộ của ông để lại cho hậu thế đã khẳng định ông nghiên cứu và viết nhiều sách nhất thời kỳ Hy Lạp cổ đại. Điều đó chứng tỏ phạm vi hiểu biết của nhà bách khoa thư thế giới cổ đại này là vô cùng rộng lớn. Những vấn đề mà ông quan tâm nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau mà ngày nay để kham nổi chúng thì cần cả một trường đại học tổng hợp. Những sáng tác mà ông để lại có tới vài trăm cuốn (mỗi cuốn sách ở thời Hy Lạp cổ đại được tính bằng một cuốn giấy chỉ thảo, giấy Papirut, trong đó người viết giải quyết một vấn đề nào đó tương đối hoàn chỉnh). Tuy nhiên, cho tới nay hầu hết các tác phẩm của ông bị thất lạc và 23
  28. số còn lại không nhiều. Có khoảng “47 tác phẩm gần toàn vẹn và những đoạn của ước chừng 100 tác phẩm khác”, nhưng những tác phẩm còn lại đó lại luôn làm cho chúng ta phải kinh ngạc vì việc nắm bắt vấn đề. Các tác phẩm của Aristotle đề cập và trình bày những tri thức sâu sắc và cụ thể của tất cả các ngành khoa học thời đó. Aristotle là một nhà bách khoa thư đích thực - một người có nhận thức phong phú đến kỳ lạ và thật sự toàn diện. Lý giải cho việc thất lạc các tác phẩm của Aristotle, người ta cho rằng có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, song nguyên nhân chủ yếu là do sự hủy hoại của thời gian và sự tiêu hủy của con người qua các thời kỳ lịch sử. Trong số các tác phẩm còn giữ lại được tới ngày nay, có tác phẩm là nguyên bản của Aristotle, có những tác phẩm có thể được các học trò của ông thuộc nhiều thế hệ bổ sung, hoàn chỉnh, diễn giải qua mỗi lần biên tập và xuất bản. Thậm chí có những tác phẩm được người đời sau đặt tên hoặc gán tên cho khi nó được xuất bản (ví dụ như tác phẩm “Đạo đức học của Nicomachean” là một điển hình). Song, theo chúng tôi có thể phân chia sự phát triển tư tưởng triết học của Aristotle thành ba giai đoạn, tương ứng với mỗi giai đoạn có những tác phẩm mà ông viết. 1) Giai đoạn ở Viện hàn lâm của Plato Ở giai đoạn đầu, khoảng năm 367 – 347 TCN, lối suy tư của Aristotle còn chịu ảnh hưởng rất rõ của Plato. Aristotle đã viết “Những hội thoại” mô phỏng theo tư tưởng triết học của Plato được trình bày chẳng hạn như, trong “Chính nghĩa”, “Chính trị”, “Các nhà ngụy biện”, “Yến tiệc”, “Bàn về cái thiện”, “Bàn về các ý niệm”, “Bàn về sự cầu nguyện”. Trong những tác phẩm đó Aristotle vẫn đứng trên quan điểm duy tâm của Plato. Chỉ vào cuối thời kì này Aristotle mới có những quan điểm khác biệt đầu tiên với người thầy của mình. Những tác phẩm ở thời kì này còn lại đến ngày nay rất ít. Giai đoạn giao thời 24
  29. Giai đoạn này gồm các tác phẩm được Aristotle viết ở Assos, Lesbos và trong triều đình Macedonia. Trong số đó phải kể đến hội thoại “Bàn về triết học”. Ở giai đoạn này manh nha những tác phẩm giáo khoa của Aristotle, mà theo đánh giá của W. Jeager, được coi là những cuốn sách đầu tiên về siêu hình học, đạo đức học, chính trị học và vật lý học. 2) Giai đoạn Aristotle lãnh đạo trường Lixe Những tác phẩm được viết trong thời gian này bao gồm “Những tác phẩm giáo khoa”, ngoại trừ bản mà hiện nay còn lưu giữ được, một số phần được biên soạn trong giai đoạn Aristotle thời trẻ. Đó là những tác phẩm sau: (1) Những tác phẩm logic học: “Phân tích học” (gồm “Phân tích học thứ nhất”, “Phân tích học thứ hai”); Topica; “Về bác bỏ thuật ngụy biện”; “Các phạm trù”; “Về sự phân tích”. Sau này, người ta gộp chúng lại với nhau dưới cái tên “Ogarnon” (công cụ học, công cụ nhân thức), bởi logic học chính là công cụ nghiên cứu khoa học đúng đắn. (2) Những tác phẩm siêu hình học (theo cách gọi của Aristotle thì đó là “Triết học thứ nhất”), gồm: “Sự phê phán học thuyết ý niệm của Plato”; “Vấn đề tồn tại và mối quan hệ giữa các khái niệm với tồn tại cảm tính”; “Học thuyết về bốn nguyên nhân hay bốn khởi nguyên cơ bản: Vật chất, Hình thức, Vận động, Mục đích”; “Vấn đề nhận thức luận”; (3) Những tác phẩm về vật lý học hay “Triết học thứ 2”. Các tác phẩm thuộc loại này gồm: “Vật lý học”, “Về bầu trời”, “Về sự xuất hiện và diệt vong”, “Khí tượng học”. Cả 4 tác phẩm tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Đây là những tác phẩm có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của khoa học nói chung và vật lý học nói riêng trong thời kỳ Cổ - Trung đại. (4) Tác phẩm về khoa học tự nhiên: “Quan niệm về tự nhiên”; 25
  30. (5) Những tác phẩm đạo đức học “Đạo đức học của Nicomachean”, “Đạo đức học Eudemie”, “Đại đạo đức học” (6) Những tác phẩm về kinh tế - chính trị học, gồm: “Các lý giải về chính trị học”, “Thể chế chính trị của Athen”, “kinh tế”. (7) Những tác phẩm ngữ văn học. 1.3.2. Tác phẩm “Đạo đức học của Nicomachean ” Như trên đã tìm hiểu thì chúng ta thấy gia tài của Aristotle về các khoa học khác nhau là rất đồ sộ. Trong số đó, có những tác phẩm viết về đạo đức như: “Đại đạo đức học”, “Đạo đức học của Eudemie”, “Khái luận về những đức hạnh và những thói xấu”, và đặc biệt là tác phẩm “Đạo đức học của Nicomachean”, – tác phẩm được viết ở thời kỳ Aristotle lãnh đạo trường Lixe, tác phẩm thể hiện đầy đủ nhất những tư tưởng đạo đức học của Aristotle, nó là đứa con tinh thần của ông - là khoa học nghiên cứu về phẩm chất con người. Xoay quanh bốn tác phẩm về đạo đức trên, người ta bàn luận rất nhiều về tính xác thực của nó, Croiset quyết đoán rằng “Aristotle không thể một mình viết tới ba cuốn Luân lý học, cuốn “Đạo đức học của Eudeme” có lẽ là những bài giảng của Aristotle do môn đệ Eudeme biên tập; Khái luận Đại luân lý học là một “khái luận khá ngắn, trái với nhan đề, nhưng đầy đủ, soạn bởi một người đi đạo vô danh” [4, 12]. Ý kiến ấy cũng được M. G. Rodier tán thành, theo học giả này thì chỉ có “Đạo đức học của Nicomachean” là xác thực, tức cuốn đạo đức đó được viết bởi Aristotle. Đó là những điều phỏng đoán. Tuy nhiên, đọc “Đạo đức học của Nicomachean”, người ta cảm thấy đó là một tác phẩm đầy đủ, thống nhất về bố cục, nhưng một phần lớn đã thảo vội vàng, ít chú ý về văn thể, chỉ quan tâm đến những điều tham chiếu và những thí dụ có 26
  31. ích cho một sự chứng minh. Nói tóm lại, đó là những điều chú giải, cốt dùng để trình bày một bài giảng dễ hiểu cho công chúng hơn là một tác phẩm đã hoàn chỉnh. “Đạo đức học của Nicomachean” là một tác phẩm nổi tiếng, chứa nhiều giá trị nhân văn nên được dịch sang nhiều thứ tiếng khác nhau. Tuy nhiên, hiện chưa có được bản dịch tiếng Việt trực tiếp từ nguyên tác tiếng Hy Lạp cổ. Trong khóa luận, tác giả sử dụng bản dịch của dịch giả Đức Hinh, ông dịch từ bản Pháp văn tác phẩm có tiêu đề “Ethique de Nicomachean” (do nhà sách Garnier Frères ấn hành), xuất bản ở Sài Gòn. Bản dịch sử dụng nhiều từ Hán Việt nên tác giả gặp không ít khó khăn khi tiếp cận. Nội dung bài giảng dạy luân lý cốt để cấu thành một nền giáo huấn, mang tên con trai của Aristotle. Nhưng tại sao tác phẩm của Aristotle lại mang tên con trai ông: “Đạo đức học của Nicomachean”? Điều này được lý giải thế nào? Để lý giải cho cái nhan đề này, người ta đã tìm trong tất cả các bút tích của triết gia, nhưng cũng không hề thấy dấu vết của một lời tựa hay lời bạt Aristotle đề tặng con trai. Một sự kiện có thể xảy ra, có vẻ là thật (được đa phần giới nghiên cứu tán đồng) là Nicomachean đã được cha mình ủy thác xuất bản, với những tài liệu mà cha mình để lại, bài giảng dạy luân lý mang tên của mình: “Đạo đức học của Nicomachean”. Giả thuyết này có thể chấp nhận và giải thích được những đoạn tu sửa và đính chính có mục đích làm cho tác phẩm thêm phần kết hợp và nhất trí. Vì vậy, triết phẩm có tên là “Đạo đức học của Nicomachean”. Cấu trúc của tác phẩm: Tác phẩm gồm có 10 quyển: - Quyển I: gồm 13 chương, bàn về cái phúc tối cao bộc lộ ra trong hành vi con người, đó là “điều thiện và hạnh phúc”: hạnh phúc là 27
  32. hành động của tâm thần cùng với khi có sự hiện diện tất cả mọi đức hạnh – do đó phẩm hạnh, là đối tượng của đạo đức học. Hay đạo đức học Aristotle là đạo đức học phẩm hạnh. - Quyển II: gồm 9 chương, nghiên cứu về đức hạnh. - Quyển III, IV, VI: gồm 34 chương, nghiên cứu tiếp theo về đức hạnh và các phẩm chất của đức hạnh, đặc biệt là phẩm hạnh “can đảm” và “tiết độ” như những khí tiết quan trọng đối với hành vi đạo đức của con người. - Quyển V, VIII, IX: gồm 37 chương, nghiên cứu về “tính công bằng” và “tình thân hữu” như là phẩm chất đạo đức đem đến sự hạnh phúc trọn vẹn cho con người. - Quyển VII: gồm 14 chương, nghiên cứu “sự vô tiết độ và lạc thú” như là lĩnh vực bộc lộ, biểu hiện của đạo đức và vô đạo đức. - Quyển X: gồm 9 chương, tiếp tục nghiên cứu về “Lạc thú và chân hạnh phúc” – tức hạnh phúc đích thực như là mục đích, ý nghĩa cơ bản của đời người - tương ứng 2 phần: Phần 1, nghiên cứu “lạc thú” - vấn đề hoan lạc, khoái cảm; Phần 2 nghiên cứu bản chất của hạnh phúc. 28
  33. Tiểu kết chương 1 Có thể khẳng định, điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh kinh tế - xã hội và những tư tưởng của các bậc tiền bối là những tiền đề vô cùng quan trọng cho sự hình thành tư tưởng đạo đức của bất cứ ai. Aristotle không phải là trường hợp ngoại lệ. Tư tưởng đạo đức của ông là sự phản tư, sâu chuỗi những di sản tinh thần to lớn của nền giáo dục và văn hoá của gia đình, của đất nước, của thời đại. Đồng thời, chính sự biến đổi đa dạng của nền sản xuất, sự phân công lao động xã hội và sự biến đổi cơ cấu xã hội ở hầu hết các quốc gia thành bang vào thời kì phát triển phồn thịnh nhất của chế độ chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp cổ đại đã dẫn tới sự hình thành và biến đổi các quan hệ xã hội. Tư tưởng đạo đức của ông cũng vừa là sự phản ánh sự biến đổi đa dạng đó, vừa góp phần điều chỉnh các quan hệ xã hội. Điều này đã đóng góp một phần không nhỏ thúc đẩy cho sự ra đời đạo đức học như một khoa học ứng dụng vào thực tiễn, nhằm cải tạo các quan hệ xã hội hướng tới những giá trị khoa học và nhân văn. Và thành quả mà chúng ta thấy chính là những tư tưởng đạo đức được Aristotle xây dựng thành công trong tác phẩm “Đạo đức học của Nicomachean” 29
  34. Chƣơng II : ĐẠO ĐỨC HỌC CỦA ARISTOTLE TRONG TÁC PHẨM “ĐẠO ĐỨC HỌC NICOMACHEAN” 2.1. Quan niệm của Aristotle về “ Điều thiện” và “ Hạnh phúc” 2.1.1. Cái thiện là mƣu cầu của mọi khoa học và nghệ thuật Aristotle viết “Mọi nghệ thuật và mọi nghiên cứu, cũng như mọi sự mưu cầu và sự thảo luận đều hướng đến những điều tốt đẹp. Vậy, người ta hoàn toàn có lý khi định nghĩa điều thiện là: cái gì khiến, trong mọi trường hợp con người luôn hướng về đấy”[1, 21] Aristotle đã mở đầu tác phẩm của mình bằng một nhận định như vậy. Tất cả những hành động của con người trong các lĩnh vực đều phải có một mục tiêu cuối cùng, mục tiêu đó luôn luôn là một điều thiện. Như : mục tiêu cuối cùng của y khoa là làm sao để cho con người ta được khỏe mạnh; chiếc tàu hoàn chỉnh là mục tiêu của kỹ nghệ đóng tàu ; chiến thắng là mục tiêu cuối cùng của mọi chiến lược; hay tiền bạc là mục tiêu của kinh tế. Qua việc nhìn nhận mục tiêu của các hành động trong các lĩnh vực, con người càng hiểu rõ về những lĩnh vực đó. Như mục tiêu của y khoa là sức khỏe, bằng cách nhìn nhận như vậy con người càng hiểu rõ hơn về y khoa. Mỗi hành động đều hướng đến một mục tiêu ,và khi đạt được mục tiêu ban đầu, nó lại dẫn đến một mục tiêu khác cao hơn. Ví dụ, một sinh viên y khoa có mục tiêu trở thành bác sĩ, nhưng vị bác sĩ này có một mục tiêu khác cao hơn là chữa bệnh cho người khác. Bản thân những mục tiêu này đều nhằm hướng đến một mục tiêu cao cả hơn đó là làm những việc có ý nghĩa. Điều này có thể kéo dài mãi, trừ khi sinh viên kia tìm thấy trong công việc của mình một mục tiêu tối thượng. Vậy điều gì là mục tiêu tối thượng của mọi hành động ?. Aristotles trả lời đó là “cái thiện tối cao” hay “hạnh phúc” 30
  35. Trước khi bàn về “hạnh phúc” như là cái thiện tối thượng, Aristotle bàn về “điều thiện” và những thuộc tính của nó. “điều thiện” như đã đề cập ở trên, nó là “ Cái khiến, trong mọi trường hợp con người luôn hướng về đấy”. Về mặt bản thể luận, điều thiện tối thượng là Thượng đế, hay trí tuệ “ là phẩm thì điều thiện là những đức hạnh; là lượng thì là chừng mực đúng đắn; là tương quan, thì là lợi ích; trong thời gian là cơ hội; trong không gian, thì là những miền mỹ tục, và cứ thế mãi”. Như vậy điều thiện không phải là một tính chất chung, tổng quát và duy nhất nào. Nó giống như định nghĩa về “con người” là một định nghĩa chung nhất. Aristotle chia điều thiện thành hai loại, đó là : điều thiện tại thân và điều thiện tương đối. “Điều thiện tại thân” đó là nhưng điều thiện là mục đích mà con người ta theo đuổi như : sức khỏe, danh vọng, tư tưởng, thị dục, lạc thú. Những điều thiện tương đối là những điều thiện có hiệu lực sáng tạo, bảo toàn 2.1.2. Quan niệm về hạnh phúc Aristotle bắt đầu với luận điểm chính rằng có những quan điểm khác nhau về việc cho rằng đâu là điều tốt nhất cho con người. Việc nghiên cứu đạo đức học giúp giải quyết được sự bất đồng trong những quan điểm đó. Ông nhấn mạnh rằng đạo đức không chỉ đơn thuần là môn học lý thuyết mà thông qua việc chúng ta đặt câu hỏi điều gì là điều thiện, con người tìm kiếm và đạt được những điều tốt đẹp hơn nếu chúng ta phát triển đầy đủ sự hiểu biết về những nền tảng đạo đức. Khi đưa ra câu hỏi : Thế nào là điều thiện ? Aristotle không đi tìm kiếm một danh sách những điều tốt. Ông giả định rằng một danh sách những điều tốt có thể được biên soạn ra một cách khá dễ dàng và hầu hết mọi người đều đồng ý như : nhiều bạn bè là điều tốt vì như vậy con người có niềm vui, có sức khỏe, được tôn vinh, và có sự can đảm ít nhất trong một chừng mực nào 31
  36. đó. Câu hỏi khó khăn hơn và gây nhiều tranh cãi hơn được đặt ra là liệu điều thiện này có tốt hơn điều thiện khác hay không. Aristotle tìm kiếm đâu là điều thiện tối thượng, ông giả sử rằng nếu tồn tại một điều thiện tuyệt đối, thì dù nó thế nào chăng nữa, nó vẫn luôn tồn tại 3 đặc điểm : nó là điều thiện cao nhât, mọi điều thiện khác đều khao khát những lợi ích mà nó đem lại, và nó không khát khao đến lợi ích của những điều thiện khác. Aristotle cho rằng điều thiện tối thượng đó là “ hạnh phúc”. Trong tiếng Hy Lạp, hạnh phúc là “eudaimonia” có nghĩa là thiên tính tốt đẹp, hay linh hồn tốt đẹp. Nhưng Aristotle không sử dụng nghĩa này trong tác phẩm của mình, ông thay thế “eudaimonia” bằng “eu zên” có nghĩa là sống tốt đẹp. Điều đó nói lên phần nào rằng, hạnh phúc đối với Aristotle phải được hiện thực hóa bằng hành động, thông qua hành động tốt đẹp, con người mới có thể đạt được hạnh phúc. Không ai trên đời này sống mà không có một mục đích, mục đích thấp dẫn đến mục đích cao hơn, và mục đích cao cả nhất của cuộc sống đó là hạnh phúc. Những mục đích thấp hơn bản thân nó không phải là mục đích của con người hướng đến, mà nó là điều kiện để con người đạt được mục đích cao cả của cuộc sống là hạnh phúc. Ví dụ, con người ta mong muốn có được một sức khỏe tốt, có tài sản, có danh vọng, Nhưng bản thân những mục đích thiện đó là đều nhằm giúp con người thỏa mãn được chính bản thân mình, nghĩa là đạt được đến hạnh phúc. Vậy nếu hạnh phúc là điều thiện tối cao, thì người ta có thể cắt nghĩa nó là gì? Rất khó để trả lời được câu hỏi này. Aristotle tự đặt ra câu hỏi về cái gọi là Ergon (chức năng, công việc, nhiệm vụ) của con người là gì, và ông lập luận rằng nó bao gồm hai phần lý trí và linh hồn phù hợp với đức hạnh. Một bộ phận quan trọng của lập luận này có liên quan đến học thuyết về linh hồn của ông. Theo đó linh hồn được chia thành 3 loại : linh hồn thực vật, linh hồn động vật và linh hồn lý tính. Chúng có sự quan hệ và liên kết chặt chẽ với nhau. Linh hồn thực vật chịu trách nhiệm sinh dưỡng, sinh sản, linh hồn động vật là sự chuyển động, cuối cùng linh hồn lý tính là nhận 32
  37. thức. Con người là tổng hòa của cả 3 linh hồn đó, và con người hơn hẳn tất cả những loài động thực vật trên đời này bởi con người biết cách vận dụng khả năng của lý trí để giúp cuộc sống của con người trở nên tốt hơn. Nếu ta sử dụng lý trí, chúng ta sống cuộc sống là con người, hay đúng hơn sử dụng lý trí trong suốt cuộc đời trọn vẹn là một điều hạnh phúc sao cho hành động từ lý trí phải phù hợp với đức hạnh và luân lý và như thế hạnh phúc có nghĩa là hành động của lý trí phù hợp với đức hạnh. Kết luận của Aristotle về hạnh phúc là độc đáo của riêng ông. Không có một nhà từ tưởng nào từ trước đó đi đến một kết luận như của Aristotle. Nhưng đồng thời tư tưởng của ông không quá xa với với các tư tưởng trước đó, như quan điểm đồng nhất hạnh phúc với đức hạnh của Socrates hay Plato. Lý thuyết của Aristotle như là sự hoàn thiện cho học thuyết này : Không phải hạnh phúc là đức hạnh mà đó là hành động đức hạnh. Hạnh phúc là hành động một việc gì đó, không chỉ trong một điều kiện, trạng thái hay khoảng thời gian nhất định mà nó là những hoạt động suốt đời được thực hiện bằng lý trí và đức hạnh. Đồng thời Aristotle cũng nói rằng để hạnh phúc, người ta phải có những điều thiện như là điều kiện cần thiết như : bạn bè, tài sản, quyền lực, Và hạnh phúc sẽ bị đe dọa nếu thiếu đi một số những điều kiện cần thiết, ví dụ một người xấu xí và nghèo khó thì anh ta khó có thể có được hạnh phúc. Nhưng tại sao lại như vậy ? Aristotle cho rằng hoạt động đức hạnh có thể bị ảnh hưởng, giảm sút ở mức độ nào đó nếu con người thiếu đi những điều kiện cần thiết. Một người không có bạn bè, không con cái, không quyền lực, sức khỏe kém, thì sẽ khó có thể duy trì được hành động đức hạnh trong khoảng thời gian dài. Aristotle cũng cho rằng, đôi khi hạnh phúc đòi hỏi cả may mắn, một người hành động đức hạnh đôi khi có thể gặp phải những tình huống tai ương mà người ta không thể lường trước được, như chiến tranh, thiên tai, hoạn nạn điều đó có thể phá hủy hạnh phúc của bất kỳ ai. Tuy nhiên ông 33
  38. khẳng định, hành động đức hạnh, hạnh phúc không phải sẽ đến với ta một cách tình cờ. Mặc dù chúng ta có thể may mắn có những điều kiện thuận lợi để hành động đức hạnh như có cha mẹ giàu có, tốt bụng, bạn bè giúp đỡ, Nhưng hơn hết bản thân mỗi con người phải có trách nhiệm để đạt được và hành động sao cho có đức hạnh. 2.2. Quan niệm của Aristotle về đức hạnh Aristotle viết “Vì hạnh phúc là một hoạt động của tâm hồn phù hợp với một đức hạnh hoàn toàn, chúng ta hãy cùng nghiên cứu về đức hạnh” [1, 53]. Bởi: “đức hạnh và người có đức hạnh là đơn vị đo lường mọi sự vật” [1, 332]. Trong học thuyết về đức hạnh của Aristotle ta thấy rõ ông là con người của kinh nghiệm. Ông định nghĩa đức hạnh, phân chia nó, miêu tả đức hạnh trong từng trường hợp cụ thể một cách đa dạng và phong phú với một cái nhìn sắc bén đến kinh ngạc, đồng thời chỉ ra cách thức thực tiễn để con người có đức hạnh. Điều mà ông thực hiện ở đây được coi là hiện tượng luận đầu tiên về giá trị, cũng như nền tảng của hiện tượng luận về đặc tính của con người. Học thuyết đức hạnh của ông góp phần làm giàu nội dung mẫu hình con người. Đối với Aristotle, đức hạnh có được khi những hành vi của chúng ta tuân theo tiêu chí điểm giữa (trung điểm vàng). Cái điểm này là do lý trí xác định hay như nó được người có lẽ phải có bổn phận xác định. Tóm lại: đức hạnh là hành xử hoàn toàn tự nhiên của con người trong sự hoàn mỹ của nó. Vì bản chất đặc trưng của con người được thể hiện trong lý trí, nhưng lý trí lại thể hiện trong tư duy và trong ý chí, do đó hình thành hai nhóm đức hạnh chính: đó là đức hạnh lý trí (trí tuệ) và đức hạnh đạo đức (luân lý): “Đức hạnh hiện ra dưới hai vẻ, một vẻ trí tuệ, một vẻ luân lý” [1, 58]. Đức hạnh lý trí là sự hoàn thiện của trí tuệ thuần túy, thể hiện ở sự thông thái ở lý trí và trong tri thức, trong đó ta thấy, riêng ý chí mong muốn 34
  39. nhận thức vì nhận thức để đạt được chân lý một cách thuần khiết, cũng như trong khả năng và trong quan điểm hay sự thông minh vận dụng những tri thức mà chúng ta có được: “đức hạnh trí tuệ một phần lớn từ học thức mà ra, và cần học thức để biểu lộ và phát triển, cho nên đòi hỏi sự thực hành và thời gian” [1, 58]. Trong hệ thống thuật ngữ này ta thấy Aristotle chịu ảnh hưởng của các quan niệm của Socrates và Plato, cho dù không phải về thực chất mà chỉ về câu chữ, nhưng toàn bộ cuộc sống của con người chỉ được thể hiện về phương diện trí tuệ. Tuy nhiên với việc phân định lý trí lý luận và lý trí thực tiễn cho thấy Aristotle tiếp cận sát thực tế hơn. Trong quan niệm của Aristotle, sự tiếp cận với cái tối cao chỉ có thể thông qua hoạt động trí tuệ, chứ không phải là thông qua hoạt động tổng thể của mọi lực lượng tâm hồn. Do vậy, theo ông, con người đức hạnh chỉ có thể là con người có trí tuệ. Một điều hoàn toàn rõ ràng là ai có trí tuệ kém phát triển thì cũng không có khả năng thực hiện cái thiện, còn các nhà khoa học – siêu hình học đương nhiên là có đức hạnh. Với Aristotle, cội nguồn của cách hành xử có đạo đức tốt là trí tuệ. Hành xử như một người có lẽ phải là hành xử đức hạnh. Aristotle lấy hành xử của người đó làm tiêu chuẩn cho những hành vi được phép của con người. Nhưng vì nhận thức của mọi người rất đa dạng, thậm chí còn đối lập nhau, nên Aristotle buộc phải khẳng định là chỉ có nhận thức nào đúng và có tính quyết định mới giúp chúng ta tránh khỏi những sai lầm. Để nhận thức của chúng ta đúng thì cần phải có sự định hướng, tức là cần phải thông qua giáo dục. “Còn đức hạnh luân lý là con đẻ của thói quen tốt; do đó, nhờ một sự thay đổi nhỏ, danh từ moeurs (phong tục) đã sinh ra danh từ moral (luân lý)” [1, 58]. Sự nhận xét ấy chứng minh rõ ràng rằng không một đức hạnh luân lý nào sinh ra tự nhiên nơi chúng ta; thực thế, không gì có thể thay đổi thói quen do thiên nhiên đã cho; thí dụ “như hòn đá bị trọng lực lôi cuốn không thể có thói quen ngược lại, dẫu rằng người ta ném nó lên không khí không biết bao 35
  40. nhiêu lần mà kể, lửa bốc lên và không thể xuống được, về mọi vật không thể thay đổi thói quen nguyên thủy, cũng vậy” [1, 58]. Theo Aristotle, lý trí là điều kiện cần cho đức hạnh, bởi lẽ nếu không biết gì về nghệ thuật kiến trúc mà đi xây nhà thì chẳng bao giờ trở thành kiến trúc sư. Nhưng nó chưa phải một điều kiện đủ cho đức hạnh, mà lý trí ấy phải biết vận dụng vào cuộc sống, phải biết thực hành. Bởi: “chính trong khi xây dựng mà người ta trở thành kiến trúc sư” [1, 59]. Và người có đức hạnh lý trí là người thể hiện được sự thống trị của linh hồn với thể xác và những dục tính của thể xác. Ông đã dựa vào tâm lý học của Plato vốn chia linh hồn thành phần hồn thống trị và phần linh hồn bị trị. Ông cũng đề cập tới việc quy kết toàn bộ đức hạnh về tri thức của Socrates. Nếu Socrates đánh đồng đức hạnh với tri thức. Thì theo Aristotle, tri thức vẫn chưa phải là đức hạnh. Tri thức tự bản thân nó ít liên quan tới đức hạnh. Từ tri thức người ta có thể làm mọi cái. Dẫu ta có tri thức và kỹ năng, vẫn có thể lừa dối, xảo trá hay trung thực, chân thành, tức là có thể xấu hoặc tốt, vì ở đây cần thêm một điều kiện nhất định nữa, chẳng hạn chính kiến. Chính kiến là một hành vi ý chí và giá trị của nó phụ thuộc vào mục đích, vào chủ ý mà ý chí đó hướng tới. Nếu những điều này tốt, thì chính kiến, tri thức và kỹ năng đều tốt. Và ngược lại. Do vậy, để có đức hạnh theo Aristotle thì ngoài tri thức, kỹ năng còn cần có chính kiến (đương nhiên là đối với những mục đích tốt). Cùng với đó, ở Aristotle có một điểm rất hợp lý - đó là quan niệm về mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn, giữa chân lý và thước đo giá trị chân lý: lý thuyết của chúng ta còn phải hoà hợp với những trường hợp riêng. Thực vậy, về những hành vi ai lý luận một cách tổng quát tức là lý luận trống rỗng, còn về những trường hợp riêng, người ta may ra đạt tới chân lý nhiều hơn. Theo Aristotle, đạo đức là một phẩm chất do linh hồn (“ nói về giá trị của con người, chúng ta không nói về giá trị của thân thể, nhưng của tâm hồn và chúng ta gọi hạnh phúc là sự hoạt động hoàn toàn phát đạt của tâm 36
  41. hồn” [1, 53]) đạt được trong cuộc sống không bằng con đường tự nhiên, bẩm sinh, mà bằng sự rèn luyện và hoạt động. Những đức hạnh sinh ra nơi chúng ta không nhờ một hiệu quả của thiên nhiên cũng không trái với thiên nhiên; chúng ta tự nhiên sẵn sàng thủ đắc nó, với điều kiện là “trau dồi nó bằng thói quen” và “hành động”, đặc biệt chúng ta thủ đắc nó (các đức hạnh) trước hết bằng sự luyện tập. Nghĩa là đức hạnh không có sẵn mà chúng ta đạt được đức hạnh bằng kết quả của sự giáo dục. Do vậy, “chúng ta phải hoạt động một cách cương quyết; những sự cư xử khác nhau sinh ra những thói quen khác nhau. Trong những điều kiện ấy, cách giáo dưỡng từ tuổi thơ ấu có một quan trọng lớn Sự quan trọng ấy thật là phi thường, chính yếu” [1, 60]. Nói về giáo dục, một chỗ khác Aristotle cho rằng: “ phải đi từ điều đã biết. Vì vậy phải có sẵn một nền giáo dục luân lý tốt đẹp nếu người ta muốn nghe bàn luận một cách bổ ích về những điều lương thiện” [1, 27]. Đây là một quan điểm rất tiến bộ của ông. Tiếp theo, Aristotle nói: “Những đức hạnh muốn có thực sự, thì hành động như một người công bình và tiết độ thì chưa đủ, người hành động còn phải biết mình hành động như thế nào; rồi hành vi của mình phải bắt nguồn ở một sự lựa chọn có suy nghĩ để nhằm chính hành vi ấy; điều thứ ba, là mình phải hành động với một ý chí cương quyết và bất biến” [1, 66]. Phương tiện của sự hoàn thiện đạo đức là đức hạnh, để có đức hạnh phải biết đức hạnh, tìm hiểu đức hạnh tốt ở học và hành. Nếu như Plato hướng con người đến thế giới lý tưởng, sự thiện tối cao thì Aristotle trong đạo đức học của mình cố gắng bám sát vào thực tiễn, vào những phong tục tập quán, kinh nghiệm sống thường nhật của con người, rồi từ đó khái quát thành những quan niệm, những phương châm xử thế. Sự nghiệp con người là hoạt động hợp lý, thiên chức của con người là biến những cái hợp lý trong ý tưởng thành cái hợp lý trong cuộc sống. 37
  42. Xác định bản tính của đức hạnh, ông cho rằng: trong tâm hồn, người ta chỉ thấy những nhiệt tình, những khả năng hành động, những năng hướng thủ đắc, nên đức hạnh phải thuộc về một trong những loại ấy. Qua quá trình phân tích, ông khẳng định: “đức hạnh không phải là những nhiệt tình, những khả năng, chỉ còn lại thuyết đức hạnh và những năng hướng thủ đắc” (những hành động phù hợp với đức hạnh) [1, 69]. Từ đó ông cho rằng: “đức hạnh của con người là một năng hướng khiến người ấy trở thành một chính nhân có thể làm tròn tác dụng riêng của con người” [1, 69]. Aristotle dẫn dắt: “đức hạnh, cũng như thiên nhiên hơn tất cả các loại nghệ thuật về sự chuẩn xác và sự màu nhiệm; trong những điều kiện ấy, cứu cánh mà đức hạnh đề xuất rất có thể là một sự trung bình khôn ngoan” [1, 71]. Và ông kết luận: “ sự trung bình tối hảo, đó chính là đặc tính của đức hạnh: cùng một lối ấy, người ta thấy trong những hành vi, sự thái quá, sự bất cập và sự trung bình đúng mực” [1, 72]. Như vậy, theo Aristotle, điều kiện của hạnh phúc đó là sự phát triển của khả năng suy luận. Đạo đức tùy thuộc vào sự suy luận chính xác, sự kiểm soát tinh thần, sự quân bình của lòng ham muốn. Đó không phải là những đức tính của những người thường mà là kết quả của sự tập luyện và kinh nghiệm trong những người hoàn toàn trưởng thành. Con đường đi đến mục đích đó là ý niệm trung dung, mà trong tác phẩm ông đề cập đến chính là ý niệm về “trung bình”. Vậy nên hiểu về trung bình thế nào cho đúng khi “đức hạnh là một thứ trung bình vì cứu cánh mà nó đề xuất là một sự quân bình giữa hai cực đoạn” [1, 72]. Trung bình, theo nghĩa Hy Lạp mesotes là đứng giữa, cái trung bình ở giữa cái thừa và cái thiếu, “cái trung bình không tính theo đối tượng mà theo chúng ta” [1, 71]. Trung bình là giữ cho đức tính ở trạng thái tốt, không thái 38
  43. quá, không bất cập. Ví dụ: Sự luyện tập, thái quá hay bất cập, làm giảm sức mạnh ấy đi; sự thừa hay thiếu đồ uống thức ăn làm nguy hại sức khoẻ, còn tính tiết độ trong những phạm vi ấy làm tăng và giữ gìn sức khoẻ. Nói về ý nghĩa của sự trung bình, Aristotle viết: “một kiến thức nào cũng có thể làm tròn nhiệm vụ của nó, miễn là chú ý vào một sự trung bình đúng đắn và căn cứ vào đấy để hành động đức hạnh, cũng như thiên nhiên, hơn tất cả các loại nghệ thuật về sự chuẩn xác và sự mầu nhiệm; trong những điều kiện ấy, cứu cánh mà đức hạnh đề xuất rất có thể là một sự trung bình khôn ngoan” [1, 70]. Tuy nhiên đức hạnh có liên quan đến nhiệt tình và hành vi của con người – là những cái có sự thái quá, sự bất cập và sự trung bình khôn ngoan. Ở đó, sự thái quá là một lỗi và sự bất cập gây ra khiển trách; bù lại, sự trung bình đúng mực được khen ngợi và thành công, cái kết quả ấy là riêng biệt của đức hạnh. “Đức hạnh cốt ở một sự trung bình đúng đắn, còn điều thiện và sự hoàn toàn thì nó ở điểm cao nhất” [1, 73]. Trong mọi trường hợp, nhiệt tình và hành vi cũng phải có độ thích hợp, địa điểm thích đáng, phương thức thích đáng. Ví dụ như, một người bất kỳ, lúc vào và với đối tượng nào cũng rụt rè, sợ sệt thì gọi là nhu nhược, tức không đủ độ dũng cảm. Ngược lại, một người chẳng sợ gì, luôn luôn mạo hiểm, thậm chí không đếm xỉa gì đến luật pháp đến chỗ giết người là loại lỗ mãng, lưu manh, vượt khỏi độ dũng cảm. Sau cùng, với cái nhìn toàn diện về nhiệt tình và hành vi, Aristotle cũng khẳng định: “không phải khi nào, nhiệt tình nào cũng thừa nhận cái trung bình” [1, 73]. Bởi lẽ, tự nó đã gợi ngay một ý tưởng, tự nó xấu rồi chứ không phải vì nó thái quá hay bất cập, như một số hành vi: niềm hân hoan cảm thấy truớc nỗi khổ sở của người khác, sự vô liêm sỉ, lòng ghen ghét; trong phạm vi hành động thì như ngoại tình, trộm cắp, sự sát nhân. Ông kết luận: “Đức hạnh là một sự trung bình, nó là trung tâm giữa hai thứ xấu, cái này vì thái quá, cái kia vì bất cập” [1, 81]. Chỉ có sự trung bình là 39
  44. đặc tính của đức hạnh vì: sự thái quá và sự bất cập thể hiện điều xấu, điều ác, còn sự trung bình đúng như đặc tính của đức hạnh. Trên cơ sở đó, ông đi đến chỗ phủ nhận việc “một ý ngông cuồng nếu chủ trương cho rằng trong việc phạm lỗi bất công, hèn nhát, phóng túng, có sự trung bình đúng đắn, sự thái quá hay sự bất cập. Trong những điều kiện ấy, có lẽ sự trung bình trong sự thái quá hay sự bất cập và sự thái quá thái quá và sự bất cập bất cập” [1, 73]. Tóm lại, “sự thái quá và sự bất cập không có sự trung bình, cũng như sự trung bình đúng mực không thừa nhận sự thái quá và sự bất cập” [1, 74]. Chúng ta thấy rằng, những lỗi của con người gây ra thì có ngàn hình thức, đặc tính của lỗi là sự vô hạn, trái lại, chỉ có một cách thực hiện điều thiện. Thế cho nên khó thực hiện, khó đạt cứu cánh. Vậy là sự thái quá và sự bất cập tố cáo điều ác còn sự trung bình đúng là đặc tính của đức hạnh. Aristotle tâm đắc với một châm ngôn nổi tiếng thời cổ: “Chỉ có một cách là thiện Còn có ngàn cách điều ác” [1, 72]. Vậy đức hạnh là một khuynh hướng thủ đắc theo ý chí, cốt ở sự điều độ, định nghĩa bởi lý trí theo hạnh kiểm của một người suy nghĩ. Nó là mực trung bình đúng mực giữa hai cực đoan: một cái vì thái quá, một cái vì bất cập - đức hạnh là sự trung dung giữa hai nết xấu, nó nhằm đến cái trung bình trong các cảm xúc và hành động. Cho nên, khó lòng tỏ ra đức hạnh. Chính vì thế, theo Aristotle, sống tốt là một việc khó. “Trong mỗi trường hợp, đạt được mực trung dung không phải là (không khó) dễ ”, để sống tốt cần phải tìm ra khoảng trung dung. Chẳng hạn, không phải ai cũng có thể tìm ra được tâm của một vòng tròn, mà chỉ có người nào có kiến thức thích hợp. Cũng vậy, ai cũng có thể dễ tức giận hoặc có thể cho đi hay tiêu xài tiền bạc, nhưng cho 40
  45. đúng người phải cho, xài đúng lúc, với lý do chính đáng không phải là một việc mà ai cũng có thể làm được một cách dễ dàng. Chính vì lý do này mà hạnh kiểm là một điều hiếm có, đáng khen ngợi và cao quý. Quan tâm đầu tiên của một người nhằm tìm kiếm trung dung, theo Aristotle, phải là tránh thái cực đối chọi với nó, như Calypso khuyên: “Hãy lèo lái con thuyền của bạn ra khỏi sóng to gió lớn”. Vì một trong hai thái cực có nhiều sai lầm hơn thái cực kia, và vì rất khó đạt cái trung dung, nên chúng ta phải chèo thuyền theo cách gần tốt nhất và chấp nhận cái xấu ít nhất. Hơn nữa, chúng ta phải cảnh giác trước các sai lầm mà bản thân chúng ta có khuynh hướng bị lôi kéo nhiều nhất. Vì khuynh hướng tự nhiên của một người này với của một người khác, và chúng ta mỗi người có thể nhận thấy được khuynh hướng riêng của mình bằng cách quan sát niềm vui hay đau khổ được tạo ra trong chúng ta (bởi các thái cực khác nhau). Vì vậy, chúng ta phải lôi kéo mình về hướng ngược lại, vì khi kéo mình ra khỏi sai lạc, chúng ta sẽ đạt đến trung dung, như người ta thường làm khi kéo thẳng những tấm ván cong. Trong mọi trường hợp, chúng ta phải đặc biệt cảnh giác chống lại các khoái lạc và những gì mình vui thích, vì khi liên quan đến khoái lạc chúng ta không thể hành động như những thẩm phán vô tư. Thái độ của chúng ta đối với khoái lạc phải giống như thái độ của những bậc bô lão của thành Troya đối với nàng Helen, và chúng ta phải lặp lại vào mọi dịp những lời họ đã từng nói với nàng. Vì, nếu chúng ta xua đuổi được những khoái lạc giống như họ xua đuổi nàng, chúng ta sẽ phạm ít sai lầm hơn. Như vậy, chính bằng cách hành động như trên mà chúng ta sẽ có thể đạt được sự “trung bình đúng mực” (trung điểm vàng) một cách tốt nhất. Nhưng chắc chắn đây là một việc khó khăn, cách riêng khi có liên quan đến những trường hợp đặc thù. Vì một người không dễ xác định được mình phải tức giận như thế nào, với người nào, vào dịp nào và trong thời gian bao lâu. Có nhiều khi chúng ta khen ngợi một người nào ít nóng giận và gọi họ là hiền lành, và khi khác chúng ta khen ngợi những người nổi cơn tam bành và gọi họ 41
  46. là có nam tính. Tuy nhiên, chúng ta không thể chê trách một người vì đi chệch đường ngay thẳng đôi chút, cho dù họ xa chệch theo hướng thái quá hay bất cập, nhưng chúng ta sẽ chê trách họ nếu sự sai lệch của họ quá lớn và không thể nhận thấy được. Không thể xác định một mức đo lường nhất định nào để biết một người là đáng chê trách hay không, nhưng dù sao cái khó xác định này cũng đúng đối với mọi đối tượng của tri giác cảm quan: cách xác định loại này lệ thuộc vào hoàn cảnh nhất định và quyết định thế nào là tùy theo ý thức (đạo đức) của chúng ta. Đến đây chúng ta đã thấy khá rõ đức tính “trung bình đúng mực” trong mọi địa hạt là đức tính đáng ca ngợi, nhưng tùy theo trường hợp, có khi ta cần phải hơi thiên về phía thái quá và có khi về phía bất cập. Đây chính là cách dễ nhất để chúng ta đạt tới sự “trung bình đúng mực” và hướng tới điều thiện. Trong tác phẩm “Đạo đức học của Nicomachean”, Aristotle đã đề cập đến một loạt các đức hạnh được xét theo tinh thần đặc tính trung bình của đức hạnh. Vậy đó là những đức hạnh nào? Bảng các đặc tính theo thuyết trung bình : STT Sự bất cập Sự trung bình Sự thái quá 1 Hèn nhát Lòng can đảm (dũng cảm) Táo bạo (liều lĩnh) 2 Vô cảm Tiết độ Thói dâm đãng 3 Tính hà tiện Tính quảng đại, Hào hoa Tính hoang phí 4 Nhỏ mọn Tính cao thượng Khiếm nhã, thô phàm 5 Tư cách đê tiện Dịu dàng, ôn hòa-điềm đạm Lối khoe khoang 6 Giấu giếm Trung thực Khoác lác 7 Nịnh hót Tự trọng Lấy lòng (bợ đỡ) 8 Tự ti Biết hổ thẹn Vô liêm sỉ 42
  47. Như vậy, ở mỗi một đặc tính có thể xếp thành 3 loại: loại đầu và loại chót là những đặc tính quá khích, chỉ loại giữa mới là đạo đức. Ví dụ sự hèn nhát và tính liều lĩnh thuộc về loại đầu và loại chót, nghĩa là những đặc tính quá khích. Tính rộng rãi nằm giữa tính hà tiện và tính hoang phí. Tính thành thực nằm giữa tính khoác lác và giấu giếm Theo đó, đức hạnh là một thứ trung dung, là khoảng giữa thông thái của hai thái cực (thái quá và bất cập). Mục đích mà nó đề xuất là sự quân bình giữa hai thái cực. Như vậy, chúng ta đã luận giải những đức hạnh một cách tổng quát; chúng ta đã nói đại khái bản tính của nó – nó cốt ở sự trung bình đúng mực và là những năng hướng thủ đắc – nguồn gốc của nó – nó phát sinh ra hành vi và chính do sự hành xử nó mà hành vi phát sinh. Như trên đã phân tích, chúng ta thấy đức hạnh có liên quan đến nhiệt tình và hành vi vì “người ta khen và chê cái gì xuất phát ở ý chí chúng ta, còn người ta tha thứ và có khi thương hại cái gì đã làm ngoài ý chí có lựa chọn ” [1, 84]. Vậy, hành vi nào hữu ý và hành vi nào vô ý? Hành vi hữu ý là “con người hành động một cách hữu ý” [1, 85], “chỉ những hành vi nào bắt nguồn ở ý chí, được tri thức soi sáng mới là hành vi hữu ý” [1, 88]; còn hành vi vô ý, “không phải là hành vi không biết lợi ích của chúng ta - vì sự vô tri hữu ý ấy trong khi quyết định là nguyên nhân không phải của tính cách vô ý, mà của tính cách hư hỏng của hành vi, - cũng không phải sự vô tri tổng quát đáng cáo tố ở đây, vì ít ra thì sự vô tri này cũng bị khiển trách, nhưng chính là sự vô tri về những trường hợp riêng trong đó và thuộc về hành vi đó đã được thực hiện. Trong những trường hợp này, người ta có thể thương hại và tha thứ, vì người hành động vô ý là người, vì vô tri, nên hành động sai mà không biết” [1, 89]. Hành vi vô ý ở đây theo ông là sự thiếu tri thức và hiểu biết. Sau khi ấn định giới hạn của cái hữu ý và cái vô ý, Aristotle cho rằng: “chúng ta còn phải nói tới sự lựa chọn có suy nghĩ , đó là tính chất riêng của đức hạnh, nhờ đó hơn là hành vi người ta có thể xét đoán giá trị luân lý” [1, 43
  48. 91]. Bởi sự lựa chọn được thực hiện về cái gì tùy thuộc chúng ta, chính sự lựa chọn tự do điều thiện và điều ác quy định về bản tính luân lý của chúng ta, chứ không phải về phẩm giá những ý kiến của chúng ta. Với quan niệm trên đây, chúng ta có thể thấy, Aristotle đã tìm được một nguyên nhân tại thân để giải thích cho những hành vi, hành động của con người: “những tật xấu mà người ta trách mắng nơi chúng ta hình như rõ ràng tùy thuộc vào chúng ta” [1, 104]; ông khẳng định: “Nguồn gốc của đức hạnh và tệ tính là một” [1, 105], nên nguyên nhân tại thân đối với hành vi hành động gây nên đức hạnh hoặc tệ tính cũng là giống nhau. Thực thế, con người có đức hạnh hay không là tại thân mà “hạnh phúc là sự hoạt động của tâm hồn phù hợp với đức hạnh” [1, 53]. Một lần nữa ta nhắc lại quan niệm duy vật tiến bộ của Aristotle rằng, hạnh phúc là hạnh phúc ở cuộc đời này, hạnh phúc trần gian chứ không phải là tặng vật của thần linh hoặc một sự may mắn của số mệnh. 2.3. Bàn về sự vô tiết độ (Akrasia) Trong quyển VII của Đạo đức học Nicomachean, Aristotle có những phân tích và bàn luận về sự vô tiết độ - một đặc tính không đáng trách như những tật xấu nhưng cũng cũng không đáng khen như những đức tính tốt.Trong tiếng Hy Lạp là từ Akrasia có nghĩa là sự không tự chủ, một từ đối lập là enkrateia có nghĩa là sự tự chủ. Một người vô tiết độ (Akrasia) như là kết quả của việc những cảm xúc lấn át lý trí, trái lại một người tiết độ biết cách sử dụng lý trí của mình để điều chỉnh những cảm xúc, không để nó lấn át phần lý trí. Khiếm khuyết của người vô tiết độ đó là họ trải nghiệm sự đam mê mà trái ngược lại với những sự lựa chọn hợp lý. Aristotle chỉ ra 2 loại vô tiết độ : Đó là sự nhu nhược và sự bốc đồng. Đứng trước một vấn đề, người nhu nhược trải qua quá trình cân nhắc và lựa chọn, nhưng thay vì hành động theo sự hợp lý của lý tính, anh ta để mặc cho 44
  49. những đam mê quyết định hành động của mình. Ngược lại, người bốc đồng không trải qua quá trình cân nhắc và lựa chọn, anh ta chỉ đơn giản hành động dưới sự chi phối của những đam mê và dục vọng. Trong khi hành động, người bốc đồng không trải qua một cuộc xung đột nội bộ, nhưng một khi hành động đã hoàn thành, anh ta lại hối hận vì những gì mình đã làm. Người ta có thể nói người bốc đồng cũng có sự cân nhắc, nhưng nó chỉ xảy ra trong lúc hành động đã kết thúc, khi mà mọi thứ lúc này đã là quá muộn để cứu vớt người đó ra khỏi những sai lầm, chứ không phải là trước đó. Khi bàn đến điều này, một điểm đáng lưu ý là Aristotle cho rằng sự bốc đồng và nhu nhược là những đặc tính mãn tính của con người. Người bốc đồng là người hành động theo cảm xúc bỏ mặc đi lý trí, điều này xảy ra với họ không chỉ một vài lần mà nó xuất hiện với một tần suất thường xuyên. Nhưng người ta có thể cảm thông phần nào cho người có tính cách này bởi, nếu không bị những đam mê và dục vọng quá mạnh mẽ tri phối, người đó hoàn toàn có thể cân nhắc và lựa chọn những hành động hợp lý. Aristotle nghiên cứu xem những cảm xúc nào đứng đằng sau chi phối người vô tiết độ, ông chỉ ra đó là sự khao khát lạc thú và sự tức giận, hai thứ đó dẫn con người đến chỗ bốc đồng và nhu nhược. Ông cho rằng sự khao khát lạc thú và tức giận dẫn con người đến chỗ lý trí không còn kiểm xoát được những xúc cảm. Ông gọi sự vô tiết độ do khao khát lạc thú là sự vô tiết độ, còn do sự tức giận gây nên là sự bất tự chủ và có thể thông cảm được “chúng ta hãy thêm rằng người ta tha thứ nhiều hơn cho những ai theo nguyện vọng tự nhiên, vì người ta khoan hồng hơn đối với thị dục chung cho tất cả mọi người và chính vì tính cách chung ấy” [1, 260]. Aristotle chia sự vô tiết độ ra thành 4 loại : sự bốc đồng bởi lạc thú, sự bốc đồng bởi giận dữ, sự nhu nhược do lạc thú, và sự nhu nhược do giận dữ. Đây có thể được xem như là sự ảnh hưởng của học thuyết về thể xác và linh hồn của Plato trong tác phẩm cộng hòa. Plato cho rằng hoặc là phần linh hồn là nơi chứa đựng những xúc 45
  50. cảm và sự giận dữ hoặc là phần thể xác nơi chứa đựng những ham muốn và dục vọng có thể phá vỡ mệnh lệnh của ý trí dẫn đến hành động trái với lý trí. Đây có thể xem như là sự tiếp cận của Aristotles dẫn đến việc hình thành quan điểm của ông. Aristotle cho rằng sự vô tiết độ thì đáng trách hơn nhiều sự bất tự chủ bởi theo ông người vô tiết độ “ không thể cảm thấy hối tiếc, vì người ấy đã cương quyết trong sự lựa chọn có suy luận” còn người bất tự chủ hành đồng bởi sự lấn áp cảm xúc một cách nhất thời, họ không chống lại được cảm xúc khi mà nó đã tri phối một cách quá mãnh liệt. Ông ví người bất tự chủ và người vô tiết độ như là những người bệnh , trong đó người mang trong mình căn bệnh vô tiết độ như là người bệnh mãn tĩnh, không thể chữa khỏi. Còn người bất tử chủ chỉ giống như mang những căn bệnh kinh phong hoàn toàn nhất thời. Điều đáng trách hơn đối với hai loại người này đó là một bên tuy vẫn có khả năng lý luận nhưng lại không tuân theo khả năng ấy, bên còn lại hoàn toàn là không suy nghĩ , vậy người có khả năng lý luận mà không làm hoàn toàn đáng chê trách hơn, điều này ứng với người vô tiết độ. Cuối cùng, Aristotle đi đến kết luận “có những người mà sự ham mê đưa ra ngoài đường lối của lý trí ngay thẳng; sự ham mê chi hối họ đến nỗi ngăn cản họ hành động theo lý trí ; tuy nhiên , nó không có năng lực khiến họ tin tưởng rằng phải tìm kiếm vô độ những khoái cảm thuộc loại ấy. Đấy , người bất tự chủ như vậy, đáng mến chuộng hơn người vô tiết độ, và không xấu một cách tuyệt đối. Vì người ấy bảo vệ được phần tốt nhât : nguyên lý. Ngược lại người ấy, kể ngoan cố giữ quan niệm của mình mà lòng ham mê ít ra cũng không cho kẻ ấy thoát khỏi. Điều mà cúng ta vuầ mới nói chứng minh rõ rằng một trong những năng hướng ấy tốt còn năng hướng khác xấu” [1, 267] Aristotles đồng ý với quan điểm của Socrates cho rằng một người có tri thức thì không thể là một người vô tiết độ “cho nên vài người tưởng rằng điều ấy không có thể xảy ra đối với một người có tri thưc. Thực thế, điều kỳ dị là- 46
  51. và đó là ý kiến của Socrates- một người có tri thức một lực lượng khác là chủ tể và lôi kéo tri thức về khắp phía như một nô lệ. Nói tóm lại, Socrates đả kích ý tưởng người ta có thể tỏ ra vô tiết độ một cách có ý thức, khiến hình như không có sự thiếu tự chủ. Ông quả quyết rằng, với một quan điểm đúng đắn, không ai có thể không hành động một cách ưu tú ; trái lại chỉ có thể làm bậy là vì vô tri” [1, 244]. Aristotles và Socrates đều cho rằng người vô tiết độ tỏ ra là có ý thức hành động chống lại ý chí không phải do họ không có tri thức mà là tri thức của họ chưa đủ tiêu chuẩn, tức theo một cách nào đó người ấy có tri thức , nhưng theo cách khác thì không. Aristotle giải thích điều này bằng cách đưa ra ví dụ về những người ở trong trạng thái mê muội, giận giữ, và say xỉn và so sánh nó với những sinh viên mới bắt đầu học những môn học hay những diễn viên trên sân khấu. Tất cả những người này, đều có thể thốt ra được những từ ngữ của người có kiến thức nhưng họ không chứng minh được rằng bản thân họ là người có kiến thức hay nói đúng. Aristotle cho rằng những người như vậy luôn là biểu hiện của tính nhu nhược hơn là tính bốc đồng và nó là kết quả của sự thiếu lý tính trong lúc hành động. Đây luôn là sự đắm chìm trong lạc thú và liệu rằng họ có mảy may nhận ra mình nên kiềm chế lại ? Aristotle cho rằng điều này có thể có hoặc không. Ở một chừng mực nào đó người đó biết rằng mình nên kiềm chế lại, nhưng nhận thức đó chưa bao giờ là đủ. Và cuối cùng, Socrates đã đúng khi cho rằng : khi tri thức vẫn chưa đầy đủ và đúng đắn thì vẫn dẫn đến những hành động sai lầm. Nhưng Aristotle chỉ đồng ý với Socrates ở luận điểm này, ngoài ra ông cho rằng, những cảm xúc có một sức mạnh nhất định, thậm trí có thể vượt lên hoàn toàn ý chí con người. Thói vô tiết độ hay bất tự chủ cuối cùng đều thể hiện ra như là sự đấu tranh giữa một bên là cảm xúc của con người một bên là lý trí, và kể cả khi lý trí giành phần thắng thì cuối cùng nó vẫn tiếp tục phải đấu tranh với đối thủ bên trong đó chứ không thể dập tan nó hoàn toàn. 2.4. Bàn về những lạc thú 47
  52. Aristotle thường xuyên đề cập đên tầm quan trọng của lạc thú đối với cuộc sống của chúng ta. Mục tiêu cuối cùng của đạo đức học Nichomactic của ông là làm thế nào để con người có được một cuộc sống hạnh phúc. Trong một cuốn sách bàn về đạo đức học khác của mình là đạo đức học Edemian, Aristotle cũng nêu lên tầm quan trọng của những lạc thú đối với cuộc sống của con người. Cả 2 cuốn sách tìm được tiếng nói chung của mình về vấn đề này. Chúng đồng ý với một luận điểm rằng : Lạc thú đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hạnh phúc của một con người, chống lại luận điểm xuyên tạc vai trò của những lạc thú. Aristotle cho rằng có những lạc thú khác nhau bên cạnh những điều thiện và những lạc thú tuyệt vời nhất đó là những lạc thú ở người có đức hạnh, có đủ tri thức để trải nghiệm một cuộc sống hạnh phúc. Trong cuốn VII đạo đức học Nicomachean, Aristotle chỉ ra có hai loại lạc thú : Lạc thú tự nhiên và lạc thú ước mong. Lạc thú tự nhiên, đó là những lạc thú đã tồn tại sẵn có trong mỗi người mà con người thường không để ý đến chúng, hoặc phải đến lúc rơi vào hoàn cảnh nhất định, con người mới nhận ra tầm quan trọng của nó. Đó chính là những lạc thú thuộc trạng thái tự nhiên của con người như : sức khỏe, cảm xúc, sinh lý. Aristotle cho rằng con người thường ít nhiều không để ý đến những lạc thú kiểu như này, chỉ khi nào sự mất cân bằng diễn ra, chúng ta mới thấm thía tầm quan trọng của nó. Ông lập luận : khi con người đau ốm, họ chỉ có một ước mong duy nhất là được khỏe mạnh. Khi trở lại với tình trạng sức khỏe bình thường của cơ thể, họ cảm thấy khoan khoái và tràn đầy sung sướng ; hay khi con người ta trải qua cơn tức giận, điều này dẫn con người đến sự mất tự chủ - một trạng thái xấu của con người, họ trở lại với trạng thái bình thường, điều này giúp tâm hồn con người có lại được sự cân bằng và yên bình trong tâm trí, nó là vô cùng đáng giá. Điều tương tự xảy khi con người trải qua những cảm xúc tiêu cực khác như sự đau khổ hay nỗi chán chường. Đây là một quan điểm rất tiến bộ và sâu sắc của Aristotle, nó như một lời nhắc nhở đến mỗi chúng ta rằng, chúng ta đừng tìm kiếm những lạc thú ở đâu xa, hãy quan tâm đến ngay 48
  53. những điều vốn có của mình, đừng chạy theo những điều quá xa vời mà quên mất đi rằng ngay trong chính mình đã tồn tại những lạc thú. Đừng bỏ mặc nó cho đến khi ta rơi vào trạng thái xấu mới thấy được nó quan trọng đến nhường nào. Aristotle đề cập đến những lạc thú khác, tuy không phải những lạc thú cần thiết nhưng nó là những lạc thú đáng ước mong của con người như : ham muốn danh vọng, giàu có, tri thức, vinh quang Giống như cách mà Aristotle từng nêu trong quyển I của cuốn sách của mình : mọi điều thiện đều tìm kiếm một mục tiêu cao hơn. Con người là chủ thể của những điều thiện cũng luôn hướng đến những mục tiêu cao hơn trong cuộc đời. Mấy ai trên cõi đời này không ham muốn đến những lạc thú như vậy : ai sống mà lại không thích mình được giàu có, được tôn vinh trong danh vọng, hay muốn được là người chiến thắng trong mọi cuộc đối đầu. Aristotle cho rằng những lạc thú như vậy là chính đáng để cho con người ta hướng đến, nhưng ông khuyên con người nên thận trọng khi theo đuổi nó. Một lần nữa học thuyết trung dung của ông lại được thể hiện rõ trong vấn đề này. Aristotle lý luận rằng “ những ai, về điểm này. Đi quá mực của lý trí ngay thẳng, chúng ta không không gọi họ một cách giản dị là người bất tự chủ; chúng ta nói rõ ràng họ không biết tự chủ về tài sản, vật chất ,lợi lộc kim tiền , danh vọng” [1, 253] Hãy theo đuổi những lạc thú dạng này một cách có lý trí ( phù hợp với thuyết trung dung), những ai theo đuổi tiền bạc một cách thái quá có thể dẫn đến thói tham lam, những ai theo đuổi danh vọng đến mức bất chấp cũng dẫn đến điều xấu, những ai theo đuổi khoái lạc có thể dẫn đến sự mất kiểm soát. Một mặt, những lạc thú kiểu này là cần thiết và những người theo đuổi nó ở trong một chừng mực sẽ giúp đem lại những lợi ích đối với cuộc đời của chính họ, nhưng mặc khác đừng theo đuổi nó một cách mù quáng. Chỉ có theo đuổi lạc thú tri thức là không có ngưỡng thái quá, hay nói cách khác, nó là lạc 49
  54. thú duy nhất đáng để cho con người ta ham mê theo đuổi đến tận cùng. Aristotle lập luận rằng những lạc thú tri thức thì giúp con người phát triển , tạo nên sự xuất sắc trong các lĩnh vực hoạt động của con người “ khi sự hoạt động khai triển kèm theo lạc thú; chính như vậy mà những ai có lạc thú học tập hình học trở nên những nhà hình học xuất sắc hơn và lĩnh hội giỏi hơn những phần khác nhau của khoa học ấy ; những ai ưa thích âm nhạc, kiến trúc và nghệ thuật khác cũng vậy; họ tiến bộ trong công việc riêng của họ khi họ tìm thấy lạc thú” [1, 373] Cuối cùng trong quyển X của cuốn sách, Aristotle ngầm đi đến một kết luận rằng : bằng việc theo đuổi những lạc thú hợp lý con người hoàn toàn có thể tìm thấy được hạnh phúc một cách tuyệt vời. Những lạc thú, theo Aristotle, đối với những người có tri thức và đức hạnh, nó đem đến cho cuộc sống của họ vô vàn những ý nghĩa. Vì thế, hãy theo đuổi những lạc thú, mặt khác phải luôn trau dồi cho mình tri thức vì nó là thứ lạc thú tốt đẹp nhất, và hãy luốn đi trên con đường của đức hạnh như vậy ta sẽ không bao giờ lạc lối. 2.5. Bàn về tình thân hữu “ Hãy nhớ rằng, người có bạn hữu thì không có thất bại” đây là câu trích nổi tiếng trong bộ phim kinh điển “ It’s a wonderful life” của Holywood vào thập niên 60 của thế kỷ trước. Có lẽ người phương Tây từ lâu đã xem trọng sự quan trọng của tình bạn hữu đối với cuộc sống của mỗi con người. Điều này hẳn phải xuất hiện đã từ rất lâu và nay nó đã trở nên phổ biến không chỉ trong thế giới Phương Tây mà ở trên khắp thế giới. Đúng như vậy, ngày nay những nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, con người ta dễ dàng mắc những căn bệnh về tâm lý nếu không có sự chia sẻ với những mối quan hệ trong xã hội. Hay gần gũi hơn, Karl Marx quan niệm “ con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội” điều này cho thấy được tầm quan trọng của các mối quan hệ giữa con người với nhau, nhờ có nó, con người mới sống cuộc sống của con người. 50
  55. Aristotle, cách đây hơn 2300 năm đã chỉ ra tầm quan trọng của tình thân hữu trong cuộc sống của con người. Đây là loại mối quan hệ ông cảm thấy lý thú và đề cao nhất. Khái niệm thân hữu trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “philia” có nghĩa rất rộng, nó vừa là tình bạn, vừa là tình cảm của những thành viên trong gia đình, vừa là loại tình cảm tự nguyện giữa người với người. Vậy ta có thể hiểu, ở đây Aristotle đề cập đến một mối quan hệ tình cảm rộng giữa con người với nhau. Trong chương thứ nhất của Quyển VIII đạo đức học Nicomachean, Aristotle cho rằng, tình thân hữu không chỉ có ở con người, mà còn có ở rất nhiều sinh vật, động vật khác nhau. Loại tình cảm này là một trạng thái tự nhiên tốt đẹp và thuộc về phần đức hạnh thiện hảo ở con người. ông viết “ Hình như tình thân hữu là một tình cảm vốn có trong lòng hóa công đối với con người và trong lòng con người đối với hóa công. Tình cảm ấy có không những ở loài người , mà còn có ở loài chim và nhiều loài sinh vật , nững vật cùng thuộc một loài đối với nhau, và nhất là giữa loài người. Do đó, những lời khen ngợi mà chúng ta tặng cho những ai mà người ta gọi là những người từ thiện. Người ta có thể nhận thấy, ngay trong khi du lịch, tình cảm thân mật và tình thân hữu mà con người đã nuôi đối với con người.” [1, 286]. Đặc biệt, Aristotle vô cùng đề cao giá trị của tình thân hữu trong cuộc sống của con người, theo ông , đây như là sợ dây liên kết tình cảm giữa con người lại với nhau. Aristotle cho rằng, người ta sống trên đời này, muốn hạnh phúc thì không thể nào thiếu đi được những người bạn. Ông đề cao mối quan hệ này của con người. Dù ở bất kỳ địa vị nào, con người ta không thể hạnh phúc nếu thiếu đi bạn. Ông đi vào phân tích xem điều gì tạo nên tình bạn giữa con người với nhau, hay nói một cách đơn giản hơn, chúng ta kết bạn căn cứ vào điều gì?. Theo Aristotle, Có 3 điều kiện để đi đến được tình bạn ứng với 3 loại tình bạn khác nhau : 51
  56. Một là, tình bạn căn cứ vào lạc thú, tình cảm này lấy lạc thú làm mục tiêu Hai là, tình bạn căn cứ là lợi ích, tình cảm này lấy lợi ích làm mục tiêu Ba là, tình bạn căn cứ vào cả 2 thứ trên. Đi sâu vào sự phân tích của mình, Aristotles chỉ ra rằng ở mỗi giai đoạn khác nhau của cuộc đời, con người kết bạn dựa trên những mưu cầu khác nhau, những mưu cầu này thường phù hợp với thị hiếu của mỗi thời kỳ : ở giai đoạn thiếu niên, chưa tích lũy được nhiều tri thức lẫn kinh nghiệm sống, người ta kết bạn với nhau dựa nhiều hơn ở nguồn lạc thú. Nhưng Aristotle thấy đây là dạng tình cảm thiếu bền vững bởi nó được xây dựng dựa trên thị hiếu của mỗi người, và đó là thứ con người dễ dàng thay đổi, nhất là ở tuổi trẻ. Ông viết “ tình thân hữu giữa thiếu niên hình như ở nguồn lạc thú là vì sự ham mê chi phối đời họ và họ theo đuổi lạc hú riêng một cách rất đặc biệt, và lạ thú hiện thời do đó ,tình thân hữu của họ sinh ra và chết đi mau chóng”[1, 291] ; càng đi về tuổi già con người lại càng có xu hướng kết bạn căn cứ vào lợi ích nhiều hơn, vì ở độ tuổi này con người dần trưởng thành và tích lũy được kinh nghiệm sống cùng với đó là tri thức . Aristotle chỉ ra rằng những tình thân hữu dựa trên lợi ích hay lạc thú đều có tính chất không bền vững. Tình thân hữu căn cứ vào lạc thú sẽ hết khi “Cả hai bên, người ta tìm thấy điều ước muốn, nếu người ta cảm thấy thỏa mãn trong sự sống chung , và người ta sẽ rất lố bịch nếu quở trách ai đã gây lạc thú cho mình, bởi vì người ta có thể khống mất thì giờ nhờ sự có bạn ở bên mình” [1, 317]. Còn tình thân hữu bắt nguồn từ lợi ích thì lai dễ dàng gây nên mới bất bình bởi “Người ta chỉ giao thiệp vì mong muốn những sự giúp đỡ lẫn nhau, nên người ta luôn luôn đòi hỏi nhiều hơn là thu nhận, người ta tưởng tượng thu nhận ít hơn số lượng thích đáng và người ta chỉ trích, bởi vì không bao giờ người ta được tất cả những điều ao ước mà người ta tưởng tượng rằng đáng được” [1, 317] 52
  57. Và Aristotle đi đến nhận xét rằng, nếu chỉ căn cứ vào lợi ích và lạc thú thì vẫn chưa thể đưa ra kết luận vội vàng rằng đó là thứ tình bạn chân chính. Theo ông, để có được cái gọi là tình thân hữu thì cần phải phụ thuộc vào nhiều điều kiện. Trong đó ông nêu ra một số như :Thời gian, thử thách, đức hạnh. Ông cho rằng, người ta không nên vội vàng dành tặng nhau danh hiệu tình thân hữu nếu chưa trải cùng nhau qua một thời gian đủ dài và có những thử thách. Con người ta đều yêu thích bản thân được quí mến, có những người vì điều này nên ai họ cũng vội vàng dành tặng cho danh hiệu bạn hữu. Nhưng tình bạn chân chính cần phải có thời gian để người ta có thể xác minh bởi trong cuộc sống con người sẽ trải qua rất nhiều biến cố và thử thách, trong những hoàn cảnh như vậy, người ta cần đến tình bạn hữu hơn hết, những cũng chính những thời điểm này chỉ có những người bạn chân chính mới ở bên cạnh ta. Theo một lẽ dễ hiểu, trong cảnh sung sướng thì ai cũng dễ dàng được yêu thích, nhưng trong lúc khó khăn người ta mới thấm thía lý lẽ “ khi gian nan mới biết ai là bạn”. Aristotle đã rất thận trọng khi đưa ra quan điểm này bởi ông biết rằng, cuộc sống là vô cùng đa dạng, vẫn còn ở đó những ngoại lệ “Những ai vội vàng tặng nhau những dấu hiếu thân hữu rất muốn kết bạn với nhau nhưng không phải bạn thật sự, trừ phi họ có thêm những điều cần thiết để đươc ưa thích và họ biết thế” [1, 292]. Dạng ngoại lệ này chỉ có được khi con người ta kết bạn với nhau căn cứ vào điều thiện hảo nhất đó là đức hạnh. Nếu người ta trở thành bạn hữu căn cứ vào lạc thú hay lợi ích nhưng trong họ đều có được thứ phẩm chất quí giá là đức hạnh thì tình bạn này sẽ rất bền vững. Aristotle vẫn luôn đề cao tri thức trong mọi vấn đề mà ông bàn tới, đức hạnh như chúng ta đã biết, điều kiến tạo nên nó một phần là tri thức. Vậy nên, ta có thể hiểu Aristotle ngầm đi đến một ý kiến cho rằng ở những người có tri thức dễ nảy sinh tình bạn hữu bền vững. Aristotle phê phán thứ tình cảm không xây dựng dựa trên đức hạnh, ông cho rằng nó dẫn con người đến cái ác, và tội lỗi. Thứ tình cảm không dựa trên đức hạnh chỉ đem đến cho người sự đau khổ chứ không phải là hạnh phúc. Và vì rằng tình cảm được hình 53