Khóa luận Xây dựng ngân hàng câu trắc nghiệm kiểm tra học kỳ II, môn Tin học lớp 9, năm học 2019-2020

pdf 25 trang thiennha21 16/04/2022 3151
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Xây dựng ngân hàng câu trắc nghiệm kiểm tra học kỳ II, môn Tin học lớp 9, năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_xay_dung_ngan_hang_cau_trac_nghiem_kiem_tra_hoc_ky.pdf

Nội dung text: Khóa luận Xây dựng ngân hàng câu trắc nghiệm kiểm tra học kỳ II, môn Tin học lớp 9, năm học 2019-2020

  1. BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH TIỂU LUẬN MÔN HỌC ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC TÊN ĐỀ TÀI XÂY DỰNG NGÂN HÀNG CÂU TRẮC NGHIỆM KIỂM TRA HỌC KỲ II, MÔN TIN HỌC LỚP 9 NĂM HỌC 2019-2020 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THỊ NGỌC XUÂN HỌC VIÊN: TRƯƠNG HUỲNH HÙNG LỚP CAO HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC - NĂM 2019 KIÊN GIANG NĂM 2020
  2. MỤC LỤC Trang 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Nội dung 2 2.1. Tổng quan về đo lường và đánh giá trong giáo dục 2 2.1.1. Chức năng của Đo lường và đánh giá 3 2.1.2. Phân loại câu hỏi trắc nghiệm 3 2.1.2.1. Theo hình thức thi 3 2.1.2.2. Theo dạng câu hỏi 4 a. Loại trắc nghiệm tự luận 4 b. Loại trắc nghiệm khách quan 4 2.1.3. Phân loại đề kiểm tra/đề thi đánh giá kết quả học tập 5 2.1.3.1. Phân loại theo mục tiêu 5 a. Lĩnh vực nhận thức 5 b. Lĩnh vực tình cảm 6 c. Lĩnh vực kỹ năng 7 2.1.3.2. Phân loại theo hình thức 7 2.1.4. Thiết kế bảng trọng số/ Ma trận đề thi 7 2.1.4.1. Xây dựng bảng trọng số 8 2.1.4.2. Các dạng bảng trọng số ma trận 9 2.2. Nguyên tắc xây dựng các loại câu trắc nghiệm 11 2.2.1. Tự luận 11 2.2.2. Câu đúng sai 11 2.2.3. Câu ghép hợp 12 2.2.4. Câu điền khuyết 13 2.2.5. Câu nhiều lựa chọn (NLC) 13 2.3. Quy trình xây dựng các loại câu trắc nghiệm 14 2.4. Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm 15 2.4.1. Xây dựng 5 câu tự luận cho khối kiến thức chung 15 2.4.2. Xây dựng 10 câu đúng sai cho khối kiến thức nhận biết 15 2.4.3. Xây dựng 10 câu ghép hợp cho khối kiến thức thông hiểu 16 2.4.4. Xây dựng 5 câu điền khuyết cho khối kiến thức vận dụng 16 2.4.5. Xây dựng 20 câu nhiều lựa chọn cho khối kiến thức thông hiểu 17 3. Kết luận 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
  3. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Viết tắt Viết đầy đủ 1 BGD Bộ Giáo dục 2 CBQL Cán bộ quản lý 3 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 4 GV Giáo viên 5 HS Học sinh 6 KT-XH Kinh tế - Xã hội 7 Nxb Nhà xuất bản 8 QLGD Quản lý giáo dục 9 THCS Trung học cơ sở 10 TNKQ Trắc nghiệm khách quan
  4. 1 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đảng ta đã khẳng định: “Thực sự coi giáo dục - đào tạo, là quốc sách hàng đầu”. Mặc dù kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, song chúng ta vẫn quyết tâm thực hiện tốt quan điểm chỉ đạo trên. Giáo dục Việt Nam những năm gần đây đã có sự khởi sắc nhất định. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, để xã hội hóa giáo dục, làm cho giáo dục trở thành “quốc sách hàng đầu” một cách đúng nghĩa và toàn vẹn nhất. Trong thời đại hiện nay, khi khoa học và công nghệ đang phát triển như vũ bão, tri thức đã trở thành thước đo sự phát triển và dự báo tương lai cho mỗi quốc gia. Đối với một dân tộc có truyền thống hiếu học như Việt Nam thì đây vừa là cơ hội giúp chúng ta nâng cao vị thế quốc gia, lại vừa là thách thức lớn đối với vận mệnh toàn dân tộc Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.Trong đó cần tập trung đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan. Đánh giá kết quả học tập của học sinh thể hiện được chất lượng của nhà trường luôn được xã hội quan tâm, và là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Giáo dục hiện nay. Nghị quyết số 88/2014/QH13 đã xác định: “Đổi mới căn bản phương pháp đánh giá chất lượng giáo dục theo hướng hỗ trợ phát triển phẩm chất và năng lực học sinh; phản ánh mức độ đạt chuẩn quy định trong CT; cung cấp thông tin chính xác, khách quan, kịp thời cho việc điều chỉnh hoạt động dạy, hướng dẫn hoạt động học nhằm nâng cao dần năng lực học sinh ” Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập không chỉ nhằm mục đích đánh giá kết quả quá trình học tập của học sinh mà còn là nguồn thông tin phản hồi, là lăng kính giúp giáo viên nắm bắt được chất lượng, phương pháp giảng dạy của mình, để từ đó có những điều chỉnh thích hợp cho công tác giảng dạy. Vấn đề đặt ra là kiểm tra như thế nào để được kịp thời, toàn diện, khách quan và chính xác. Có nhiều hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh: kiểm tra vấn đáp, kiểm tra viết, kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ Trong các hình thức kiểm tra thì trắc nghiệm khách quan là hình thức đáp ứng được yêu cầu của kiểm tra đánh giá nhất.
  5. 2 Kiểm tra đánh giá là bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy học. Có thể nói kiểm tra đánh giá là động lực để thúc đẩy sự đổi mới quá trình dạy và học. Vì vậy, đổi mới kiểm tra đánh giá sẽ là động lực thúc đẩy các quá trình khác như đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách thức tổ chức hoạt động dạy học, đổi mới quản lý Nếu thực hiện được việc kiểm tra đánh giá hướng vào đánh giá quá trình, giúp phát triển năng lực người học, thì lúc đó quá trình dạy học trở nên tích cực hơn rất nhiều. Quá trình đó sẽ nhắm đến mục tiêu xa hơn, đó là nuôi dưỡng hứng thú học đường, tạo sự tự giác trong học tập và quan trọng hơn là gieo vào lòng học sinh sự tự tin, niềm tin “người khác làm được mình cũng sẽ làm được” Điều này vô cùng quan trọng để tạo tiền đề cho sự thành công của mỗi học sinh trong tương lai. Với sự hướng dẫn, truyền đạt kiến thức của Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Xuân và thông qua nghiên cứu tài liệu Đánh giá trong giáo dục đại học của TS.Vũ Lan Hương, tài liệu Đo lường và đánh giá thành quả học tập của PGS.TS.Lê Đức Ngọc, bản thân đã nhận thấy phương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra và đánh giá kết quả học tập là khách quan, một lúc kiểm tra được nhiều kiến thức, giúp đánh giá học sinh chính xác hơn, toàn diện và phong phú hơn Vì vậy, bản thân chọn vấn đề “Xây dựng ngân hàng câu trắc nghiệm kiểm tra học kỳ II, môn Tin học 9” theo hướng đổi mới kiểm tra đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay để làm đề tài tiểu luận. 2. NỘI DUNG 2.1. Tổng quan về đo lường và đánh giá trong giáo dục Theo Hoàng Phê - Từ điển Tiếng Việt. Nxb Khoa học xã hội, H.1998 , thuật ngữ “ Đo lường” được định nghĩa là : xác định độ lớn của một đại lượng bằng cách so sánh với một đại lượng cùng loại được chọn làm đơn vị “Đo lường trong tiếng Anh (Measurement ) là một khái niệm chuyên dùng để chỉ sự so sánh một vật hay hiện tượng với một thước đo hay chuẩn mực, có khả năng trình bày kết quả về mặt định lượng. Nói cách khác đo lường là một cách lượng giá với mục đích gán con số hoặc thứ bậc cho đối tượng đo (nghiên cứu) theo một hệ thống quy tắc hay chuẩn mực nào đó. Đo lường trong giáo dục (Educational measurement) là một nhánh khoa học sử dụng việc đánh giá và phân tích số liệu đánh giá trong giáo dục để suy ra năng lực, trình độ của người được đánh giá (thí sinh). Đo lường trong giáo dục có một bộ phận chồng gối với đo lường trong tâm lý (tâm trắc học - Psychometrics). Đo lường là gán các con số vào các cá thể sự vật theo một hệ thống quy tắc nào đó để biểu diễn đặc tính của sự vật đó. Còn đánh giá là đưa ra phán quyết về mức độ giá trị hoặc chất lượng của sự vật đó. Như vậy, đo lường chỉ để thu được các con số chứ chưa phán xét về sự vật gắn với con số đó ở mức độ giá trị hoặc chất lượng nào; còn đánh giá là phán xét về mức độ giá trị hoặc chất lượng của sự vật, tức là nhận định sự vật là lớn
  6. 3 hay bé, cao hay thấp, tốt hay xấu ở mức độ nào. Quan hệ giữa đo lường và đánh giá là: đo lường nhằm cung cấp số liệu để đánh giá, kết quả đo lường là căn cứ để đánh giá. “Đánh giá được hiểu là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục” (Trần Bá Hoành). Đánh giá trong giáo dục là quá trình tiến hành có hệ thống bao gồm sự mô tả định tính hay định lượng những kết quả đạt được và so sánh với mục tiêu giáo dục đã xác định. Thao tác đo lường trong giáo dục thường là tiến hành các bài kiểm tra trên các thí sinh bằng trắc nghiệm khách quan (lựa chọn trả lời) hoặc tự luận (bài viết đủ dài) rồi phân tích kết quả của các bài kiểm tra để ước lượng rút ra các con số bằng đặc trưng cho các câu hỏi và năng lực của thí sinh. 2.1.1. Chức năng của Đo lường và Đánh giá. Đánh giá trong giáo dục thực hiện nhiều chức năng khác nhau: * Chức năng định hướng: Đánh giá được bức tranh thực trạng giáo dục và sự phát triển của cá nhân trong nền giáo dục nhằm chỉ ra phương hướng về mục tiêu giúp các trường lập kế hoạch hợp lí. * Chức năng đốc thúc, kích thích, tạo động lực: Đánh giá trong giáo dục kích thích tinh thần trách nhiệm hình thành hứng thú, lòng tự trọng, tự lực, yêu lao động của người được đánh giá. * Chức năng sàng lọc, lựa chọn: Kết quả đánh giá giúp phân loại, sàng lọc, lựa chọn đối tượng nhằm giúp đối tượng tiến bộ. * Chức năng cải tiến, dự báo: Kết quả đánh giá trong giáo dục từ nhiều gốc độ và trong những thời điểm khác nhau có thể cung cấp những dự báo về xu thế phát triển của giáo dục trong tương lai. Qua đánh giá, giúp phát hiện những khó khăn, tồn tại trong giáo dục từ đó lựa chọn và triển khai các biện pháp thích hợp để khắc phục những sai xót và tồn tại. 2.1.2- Phân loại câu hỏi trắc nghiệm 2.1.2.1. Theo hình thức thi Trắc nghiệm bao gồm 3 loại: loại quan sát, loại vấn đáp và loại viết. + Loại quan sát: giúp đánh giá các thao tác, hành vi, phản ứng vô thức, kỹ năng thực hành và kỹ năng nhận thức của người học. + Loại vấn đáp: có tác dụng đánh giá khả năng đáp ứng các câu hỏi được nêu một cách tự phát trong một tình huống cần kiểm tra, cũng thường được sử dụng khi sự tương tác giữa người hỏi và người trả lời để xác định khả năng nhận thức của người trả lời đó.
  7. 4 + Loại viết: cho phép kiểm tra nhiều thí sinh cùng một lúc, thí sinh có thời gian cân nhắc nhiều hơn trả lời và qua đó có thể đánh giá một số loại tư duy ở mức độ cao. Loại viết cung cấp các bản ghi trả lời để người hỏi nghiên cứu kỹ khi chấm thi, dễ quản lý vì người chấm không tham gia trực tiếp vào bối cảnh kiểm tra. Loại viết được chia làm 2 nhóm: * Nhóm câu hỏi tự luận: là câu hỏi yêu cầu phải trả lời theo dạng mở, tức là thí sinh phải tự trình bày ý kiến trong một bài làm (thường dài) để giải quyết những vấn đề của câu hỏi đưa ra. Phương pháp này đã được sử dụng từ khá lâu trong các nhà trường. * Nhóm câu hỏi trắc nghiệm khách quan (thường quen gọi tắt là trắc nghiệm): là phương pháp mà trong đó đề thi thường rất nhiều câu hỏi, mỗi câu nêu ra một vấn đề cùng với những thông tin cần thiết để thí sinh có thể trả lời từng câu một cách ngắn gọn. 2.1.2.1. Theo dạng câu hỏi a. Loại trắc nghiệm tự luận Loại câu hỏi tự luận hay luận đề gồm những câu hỏi có câu trả lời tự do hay tự do hạn chế. Học sinh được tự do diễn đạt tư tưởng và kiến thức nên phát huy được óc sáng kiến và suy luận. Loại trắc nghiệm tự luận đòi hỏi học sinh viết câu trả lời, tương ứng một đoạn văn với mỗi câu hỏi, hay mỗi phần câu hỏi. Loại câu hỏi tự luận giúp học sinh diễn đạt, suy luận, sắp xếp ý, tổng quát hóa, phát huy sự sáng tạo của học sinh về khả năng viết văn của học sinh. Loại trắc nghiệm tự luận có nhiều ưu điểm song loại trắc nghiệm tự luận này khó chấm điểm và độ tin cậy thấp, độ giá trị thấp bởi vì đáp án chung chung chưa cụ thể nên phụ thuộc vào tính chất chủ quan của người chấm, không đảm bảo tính khách quan. b. Loại trắc nghiệm khách quan - Câu trắc nghiệm đúng, sai: Đây là loại câu hỏi được trình bày dưới dạng câu phát biểu và học sinh trả lời bằng cách lựa chọn một trong hai phương án đúng hoặc sai. Khi soạn thảo không nên trích đoạn trong sách giáo khoa và cần soạn những câu khiến học sinh phải suy luận, tìm tòi mới có thể trả lời được. Tránh những câu quá phức tạp, nhiều ý làm học sinh bị rối song cũng không được đơn giản quá. - Câu trắc nghiệm ghép đôi: Đây là loại hình đặc biệt của loại câu hỏi nhiều lựa chọn, trong đó học sinh tìm cách ghép các câu trả lời ở trong cột này với câu hỏi ở cột khác sao cho phù hợp. Lưu ý không soạn thảo số câu ở hai phần bằng nhau để tránh học sinh đoán mò một số câu còn lại. - Câu trắc nghiệm điền khuyết hay có câu trả lời ngắn: Đây là câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhưng có câu trả lời tự do. Câu hỏi dạng này gồm hai phần : phần gốc là một mệnh đề chưa hoàn chỉnh, phần trống là chỗ học sinh cần bổ sung cho mệnh đề đó hoàn chỉnh bằng ý kiến riêng của mình. Học sinh viết câu trả lời bằng một hay vài từ hoặc một câu ngắn.
  8. 5 - Câu trắc nghiệm có nhiều câu trả lời để lựa chọn: Câu trắc nghiệm có nhiều câu trả lời để lựa chọn được gọi tắt là câu hỏi nhiều lựa chọn. Đây là loại câu hỏi thông dụng nhất. Loại này có một câu phát biểu căn bản gọi là câu dẫn và có nhiều câu trả lời để học sinh lựa chọn, trong đó chỉ có một câu trả lời đúng nhất hay hợp lí nhất còn lại đều là sai, những câu trả lời sai gọi là câu mồi hay câu nhiễu. Khi soạn thảo thông thường chọn 4 hoặc 5 lựa chọn, phương án đúng được để một cách ngẫu nhiên, các phương án nên có độ dài và hình thức như nhau, phần câu dẫn và câu trả lời phải hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp và kiến thức. + Câu nhiều lựa chọn khẳng định: Trong các phương án lựa chọn của câu nhiều lựa chọn theo hình thức khẳng định, có một hoặc một vài phương án đúng còn các phương án khác đều là làm nhiễu. Khi trả lời yêu cầu lựa chọn ra một phương án hoặc tất cả các phương án đúng. + Câu nhiều lựa chọn phủ định: Các phương án lựa chọn của câu nhiều lựa chọn là có một đáp án sai, khi đưa ra đáp án yêu cầu đối tượng thi tìm ra đáp án sai này. + Câu nhiều lựa chọn theo hình thức tốt nhất: Trong các câu nhiều lựa chọn theo hình thức tốt nhất thì chỉ có một phương án đúng (tốt nhất), còn các phương án khác, tuy ở một mức độ nào đó cũng đúng nhưng chúng đều không phải là đúng nhất. + Câu nhiều lựa chọn suy diễn: Câu nhiều lựa chọn suy diễn là căn cứ vào quan hệ của hai sự vật đã đưa ra để suy diễn, lí luận cho quan hệ của hai sự vật khác. Cách thức đưa ra phương án của nó vẫn là lựa chọn một phương án tích hợp nhất trong một số các phương án lựa chọn. + Câu nhiều lựa chọn hỗn hợp: Câu nhiều lựa chọn hỗn hợp là do một số đáp án đơn độc hoặc một số nhóm đáp án đơn độc không giống nhau tạo nên. 2.1.3. Phân loại đề kiểm tra/ đề thi đánh giá kết quả học tập 2.1.3.1 Phân loại theo mục tiêu a. Lĩnh vực nhận thức - Biết (Knowledge): được định nghĩa là sự nhớ, thuộc lòng, nhận biết được và có thể tái hiện các dữ liệu, các sự việc đã biết hoặc đã học được trước đây. Điều đó có nghĩa là một người có thể nhắc lại một loạt dữ liệu, từ các sự kiện đơn giản đến các lý thuyết phức tạp, tái hiện trong trí nhớ những thông tin cần thiết. Đây là mức độ hành vi thấp nhất đạt được trong lĩnh vực nhận thức. - Hiểu (Comprehention): được định nghĩa là khả năng nắm được ý nghĩa của tài liệu. Điều đó có thể thể hiện bằng việc chuyển tài liệu từ dạng này sang dạng khác (từ các ngôn từ sang số liệu ), bằng cách giải thích tài liệu (giải nghĩa hoặc tóm tắt), mô tả theo ngôn từ của mình và bằng cách ước lượng xu hướng tương lai (dự báo các hệ quả hoặc ảnh hưởng). Hành vi ở mức độ này cao hơn so với mức độ biết, và cũng bao gồm cả mức độ biết.
  9. 6 - Áp dụng (Application): được định nghĩa là khả năng sử dụng các tài liệu đã học vào một hoàn cảnh cụ thể mới. Điều đó có thể bao gồm việc áp dụng các quy tắc, phương pháp, khái niệm, nguyên lý, định luật và lý thuyết. Hành vi ở mức độ này cao hơn mức độ biết và hiểu trên đây, và cũng bao gồm cả các mức độ đó. - Phân tích (Analysis): được định nghĩa là khả năng phân chia một tài liệu ra thành các phần của nó sao cho có thể hiểu được các cấu trúc tổ chức của nó. Điều đó có thể bao gồm việc chỉ ra đúng các bộ phận, phân tích mối quan hệ giữa các bộ phận, và nhận biết được các nguyên lý tổ chức của chúng. Hành vi ở mức độ này cao hơn so với mức độ biết, hiểu và áp dụng, và cũng bao gồm cả các mức độ đó, vì nó đòi hỏi một sự thấu hiểu cả nội dung và hình thái cấu trúc của tài liệu. - Tổng hợp (Synthesis): được định nghĩa là khả năng sắp xếp các bộ phận lại với nhau để hình thành một tổng thể mới. Điều đó có thể bao gồm việc tạo ra một cuộc giao tiếp đơn nhất (chủ đề hoặc bài phát biểu), một kế hoạch hành động (dự án nghiên cứu), hoặc một mạng lưới các quan hệ trừu tượng (sơ đồ để phân lớp thông tin). Hành vi ở mức độ này cao hơn so với các mức độ biết, hiểu, áp dụng, phân tích, và cũng bao gồm cả các mức độ đó, nó nhấn mạnh các yếu tố sáng tạo, đặc biệt tập trung vào việc hình thành các mô hình hoặc cấu trúc mới. - Đánh giá (Evaluation): là khả năng xác định giá trị của tài liệu, phán quyết được về những tranh luận, bất đồng ý kiến (tuyên bố, tiểu thuyết, thơ, báo cáo nghiên cứu). Việc đánh giá dựa trên các tiêu chí nhất định. Đó có thể là các tiêu chí bên trong (cách tổ chức) hoặc các tiêu chí bên ngoài (phù hợp với mục đích), và người đánh giá phải tự xác định hoặc được cung cấp các tiêu chí. Hành vi ở mức độ này cao hơn so với tất cả các mức độ biết, hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp, và cũng bao gồm tất cả các mức độ đó. b. Lĩnh vực tình cảm: lĩnh vực tình cảm được phân chia thành các mức độ hành vi từ đơn giản nhất đến phức tạp nhất như sau: - Tiếp nhận (Receiving): thể hiện sự tự nguyện tiếp nhận thông tin, sự quan tâm có lựa chọn. - Đáp ứng (Responding): thể hiện sự quan tâm tích cực để tiếp nhận, sự tự nguyện đáp ứng và cảm giác thỏa mãn. - Chấp nhận giá trị (Valuing): thể hiện niềm tin và sự chấp nhận giá trị, sự ưa chuộng và sự cam kết. - Tổ chức (Organization): thể hiện sự khái quát hóa các giá trị và tổ chức thành hệ thống giá trị. - Đặc trưng hóa (Characterization): Đây là cấp độ cao và phức tạp nhất. Nó bao gồm hành vi liên quan tới việc tiếp nhận một tập hợp các giá trị và sự khái quát thành đặc trưng của bản thân hay triết lý của cuộc sống.
  10. 7 c. Lĩnh vực kỹ năng: lĩnh vực kỹ năng được chia thành các mức độ hành vi từ đơn giản nhất đến phức tạp nhất như sau: - Bắt chước thụ động (Imitation): Làm theo hành vi của một người khác một cách thụ động. - Thao tác theo (Manipulation):Thực hiện được các thao tác theo một sự hướng dẫn từng bước quy trình. - Tự làm đúng (Precision): Thực hiện được một nhiệm vụ với sai sót nhỏ và dần dần chính xác hơn mà không có nguồn hướng dẫn. Thể hiện thao tác trơn tru, chính xác. - Khớp nối được (Articulation): Sắp xếp được một chuỗi thao tác bằng cách kết hợp hai hay nhiều kỹ năng, có thể cải tiến thao tác cho phù hợp để giải quyết một vấn đề gì đó. - Thao tác tự nhiên (Naturalisation): Chứng tỏ mức độ thực hiện thao tác một cách tự nhiên như bản hăng (”không cần suy nghĩ”). Các kỹ năng được kết hợp, thao tác trình tự, thực hiện nhất quán dễ dàng, tức là mất ít năng lượng và thời gian. 2.1.3.2. Phân loại theo hình thức - Đề kiểm tra tự luận; - Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan; - Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên: có cả câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan. Trong trường hợp này nên ra đề riêng cho phần tự luận và phần trắc nghiệm khách quan độc lập với nhau. Như vậy, xét cho cùng đề kiểm tra có hai hình thức cơ bản tự luận và trắc nghiệm khách quan. Mỗi hình thức đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên cần kết hợp một cách hợp lý các hình thức sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học để nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện để đánh giá kết quả học tập của học sinh chính xác hơn. Nếu đề kiểm tra kết hợp hai hình thức thì nên cho học sinh làm bài kiểm tra phần trắc nghiệm khách quan độc lập với việc làm bài kiểm tra phần tự luận: làm phần trắc nghiệm khách quan trước, thu bài rồi mới cho học sinh làm phần tự luận. 2.1.4. Thiết kế bảng trọng số ma trận Bảng trọng số ma trận là một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của học sinh theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng (gồm có vận dụng ở cấp độ thấp và vận dụng ở cấp độ cao).Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % số điểm, số lượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi. Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và trọng số điểm quy định cho từng mạch kiến thức, từng cấp độ nhận thức. Thiết lập ma trận đề kiểm tra gồm các thao tác sau: B1. Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương ) cần kiểm tra;
  11. 8 B2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy; B3. Quyết định phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương ); B4. Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra; B5. Tính số điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương ) tương ứng với tỉ lệ %; B6. Tính số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng; B7. Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột; B8. Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột; B9. Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết. Cần lưu ý: - Khi viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy: + Chuẩn được chọn để đánh giá là chuẩn có vai trò quan trọng trong chương trình môn học. Đó là chuẩn có thời lượng quy định trong phân phối chương trìnhnhiều và làm cơ sở để hiểu được các chuẩn khác. + Mỗi một chủ đề (nội dung, chương ) đều phải có những chuẩn đại diện được chọn để đánh giá. + Số lượng chuẩn cần đánh giá ở mỗi chủ đề (nội dung, chương ) tương ứng với thời lượng quy định trong phân phối chương trình dành cho chủ đề (nội dung, chương ) đó. Nên để số lượng các chuẩn kĩ năng và chuẩn đòi hỏi mức độ tư duy cao (vận dụng) nhiều hơn. - Quyết định tỉ lệ % tổng điểm phân phối cho mỗi chủ đề (nội dung, chương ): Căn cứ vào mục đích của đề kiểm tra, căn cứ vào mức độ quan trọng của mỗi chủ đề (nội dung, chương ) trong chương trình và thời lượng quy định trong phân phối chương trình để phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho từng chủ đề. - Tính số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng Căn cứ vào mục đích của đề kiểm tra để phân phối tỉ lệ % số điểm cho mỗi chuẩn cần đánh giá, ở mỗi chủ đề, theo hàng. Giữa các cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng theo thứ tự nên theo tỉ lệ phù hợp với chủ đề, nội dung và trình độ, năng lực của học sinh. + Căn cứ vào số điểm đã xác định ở B5 để quyết định số điểm và câu hỏi tương ứng, trong đó mỗi câu hỏi dạng TNKQ phải có số điểm bằng nhau. + Nếu đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận thì cần xác định tỉ lệ % tổng số điểm của mỗi một hình thức sao cho thích hợp. 2.1.4.1. Xây dựng bảng trọng số Để xác định trọng số của mỗi chủ đề trong đề kiểm tra, giáo viên cần căn cứ vào mục tiêu cần đạt của các chủ đề trong chương trình giáo dục phổ thông, tầm quan trọng của chuẩn kiến thức, kỹ năng và thời lượng của nó được qui định trong chương trình giảng dạy. Khi ra một đề kiểm tra thì việc đầu tiên là nghĩ đến trọng số giữa nội dung
  12. 9 kiểm tra phần lí thuyết và nội dung kiểm tra phần vận dụng, từ đó ước lượng trọng số giữa phần câu hỏi lí thuyết và câu hỏi bài tập trong đề kiểm tra. Mẫu bảng trọng số Số tiết thực LT = Số tiết lí thuyết x 0,7 Số tiết thực VD = Tổng số tiết - số tiết thực LT Trọng số LT = [(Số tiết thực LT)x100]/ Tổng số tiết Trọng số TH = [(Số tiết thực TH)x100]/ Tổng số tiết Số câu LT = (Trọng số LT x Tổng số câu của đề)/100 Số câu TH = (Trọng số TH x Tổng số câu của đề)/100 2.1.4.2. Các dạng bảng trọng số ma trận Dạng 1. Dùng cho loại đề kiểm tra tự luận hoặc trắc nghiệm khách quan KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Môn: Lớp: (Thời gian kiểm tra: phút ) Tên Chủ đề Vận dụng Nhận biết Thông hiểu (nội dung, Cộng (cấp độ 1) (cấp độ 2) Cấp độ thấp Cấp độ cao chương) (cấp độ 3) (cấp độ 4) Chuẩn KT, Chuẩn KT, Chuẩn KT, Chuẩn KT, Chủ đề 1 KN cần KN cần kiểm KN cần kiểm KN cần kiểm kiểm tra tra tra tra Số câu Số câu Số câu Số câu Số câu Số câu Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm Tỉ lệ % điểm= % Chủ đề 2 Chuẩn KT, Chuẩn KT, Chuẩn KT, Chuẩn KT, KN cần KN cần kiểm KN cần kiểm KN cần kiểm kiểm tra tra tra tra Số câu Số câu Số câu Số câu Số câu Số câu Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm Tỉ lệ % điểm= %
  13. 10 Chủ đề n Chuẩn KT, Chuẩn KT, Chuẩn KT, Chuẩn KT, KNcần KNcần kiểm KNcần kiểm KNcần kiểm kiểm tra tra tra tra Số câu Số câu Số câu Số câu Số câu Số câu Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm Tỉ lệ % điểm= % Tổng số câu Số câu Số câu Số câu Số câu Tổng số Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm điểm % % % Tỉ lệ % Dạng 2: Dùng cho loại đề kiểm tra kết hợp tự luận và trắc nghiệm khách quan KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Môn: Lớp: (Thời gian kiểm tra: phút ) Tên Chủ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu đề Cấp độ thấp Cấp độ cao (cấp độ 1) (cấp độ 2) (nội dung, (cấp độ 3) (cấp độ 4) Cộng chương TNK TNK TNK TNKQ TL TL TL TL ) Q Q Q Chủ đề 1 Chuẩn Chuẩn Chuẩn Chuẩn Chuẩ Chuẩ Chuẩ Chuẩ KT, KT, KT, KT, n KT, n KT, n KT, n KT, KN KN KN KN cần KN KN KN KN cần cần cần kiểm cần cần cần cần kiểm kiểm kiểm tra kiểm kiểm kiểm kiểm tra tra tra tra tra tra tra Số câu Số câu Số câu Số Số câu Số Số Số Số Số câu Số điểm Số Số câu Số điểm câu câu câu câu Tỉ lệ % điểm điểm Số Số Số Số Số điểm= điểm điểm điểm điểm điểm % Chủ đề 2 Chuẩn Chuẩn Chuẩn Chuẩn Chuẩ Chuẩ Chuẩ Chuẩ KT, KT, KT, KT, n KT, n KT, n KT, n KT, KN KN KN KN cần KN KN KN KN cần cần cần kiểm cần cần cần cần kiểm kiểm kiểm tra kiểm kiểm kiểm kiểm tra tra tra tra tra tra tra
  14. 11 Số câu Số câu Số câu Số Số câu Số Số Số Số Số câu Số điểm Số Số câu Số điểm câu câu câu câu Tỉ lệ % điểm điểm Số Số Số Số Số điểm= điểm điểm điểm điểm điểm % Chủ đề n Chuẩn Chuẩn Chuẩn Chuẩn Chuẩ Chuẩ Chuẩ Chuẩ KT, KT, KT, KT, n KT, n KT, n KT, n KT, KN KN KN KN cần KN KN KN KN cần cần cần kiểm cần cần cần cần kiểm kiểm kiểm tra kiểm kiểm kiểm kiểm tra tra tra tra tra tra tra Số câu Số câu Số câu Số Số câu Số Số Số Số Số câu Số điểm Số Số câu Số điểm câu câu câu câu Tỉ lệ % điểm điểm Số Số Số Số Số điểm= điểm điểm điểm điểm điểm % TS câu Số câu Số câu Số câu Số câu TS điểm Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm Tỉ lệ % % % % 2.2. Nguyên tắc xây dựng các loại câu hỏi trắc nghiệm 2.2.1. Tự luận - Khi biên soạn câu hỏi trắc nghiệm tự luận ta nên nhắm đến việc kiểm tra, đánh giá các mục tiêu quan trọng ở mức trí lực cao, không nhầm lẫn một bài trắc nghiệm để kiểm tra, đánh giá khả năng viết văn với 1 bài để thẩm định các mục tiêu khác trong sử, địa, toán, lý, hóa, - Phải tránh ý nghĩa của đề thi không rõ ràng, chung chung, trống rỗng, không có yêu cầu, không có giới hạn về câu trả lời, phạm vi trả lời quá rộng, quá mở.Trong câu hỏi không nên dùng những từ như “anh (chị) nghĩ gì”, “theo ý kiến của anh (chị)”, - Không thể để người thi tự do lựa chọn đề thi để trả lời, nếu để người thi tự do lựa chọn đề thi để trả lời thì thành tích có được sẽ mất đi khả năng so sánh.Mỗi học sinh phải làm một số câu hỏi giống nhau, các câu hỏi phải rõ ràng, có giới hạn các điểm cần trình bày trong câu trả lời. - Phải trù liệu cho học sinh có đủ thời giờ trả lời tất cả các câu hỏi, mỗi đề thi đều phải có hạn chế về thời gian và số chữ trả lời. 2.2.2. Câu đúng - sai - Đề thi nên hỏi những điều quan trọng, nội dung có giá trị chứ không phải là những chi tiết vụn vặt, không quan trọng.
  15. 12 - Đề thi nên trắc nghiệm khả năng lí giải, chứ không chỉ là trắc nghiệm trí nhớ. Càng không nên chép lại những câu trong tài liệu giảng dạy, để tránh việc học sinh thuộc lòng sách máy móc, mà không hiểu gì. - Trong một đề thi chỉ có thể có một vấn đề trọng tâm hoặc một ý trọng tâm, không thể xuất hiện hai ý (phán đoán) hoặc nửa câu đúng, nửa câu sai. - Tránh sử dụng các từ ngữ có tính giới hạn đặc thù mang tính ám thị. Khi ý của đề thi là chính xác thì nên tránh dùng những từ như những từ “nói chung”, “thông thường”, “thường thường”, “rất ít khi”, “có khi”, “một vài”, “có thể”, “đa số” để tránh cho đối tượng tham gia dựa vào những từ này đưa ra đáp án “đúng”, từ đó đoán đúng đề thi trắc nghiệm. Ví dụ:Những người học Tin học giỏi thường là học Toán cũng giỏi. Đáp án của đề thi này là “đúng”, nhưng nếu là những người không có kinh nghiệm về phương diện này thì chỉ cần dựa vào chữ “thường là” thì cũng có thể lựa chọn đáp án là “đúng”. Khi ý của đề thi là sai, nên tránh sử dụng những từ đặc thù như “mọi”, “các”, “tất cả”, “luôn luôn”, “không có ai (hoặc không có bất cứ cái gì)”, “quyết không”, để cho học sinh không căn cứ vào những từ này mà đưa ra đáp án “sai”, từ đó có thể đoán đúng đáp án đề thi. 2.2.3. Câu ghép hợp - Phải đảm bảo tính chất tương đồng giữa các câu, tính chất tương đồng giữa các lựa chọn. Như trong một loạt vấn đề có câu hỏi tên người, có câu hỏi địa danh, có câu hỏi năm, tính chất câu hỏi là không giống nhau. Như vậy đối tượng thi sẽ dễ dàng tìm ra được đáp án chính xác trong các lựa chọn. - Cách thức trả lời trong cùng một lần trắc nghiệm nên thống nhất, hơn nữa phương pháp trả lời cũng nên có quy định và thuyết minh rõ ràng. Như vấn đề trình bày ở bên trái thì lựa chọn liệt kê ở bên phải đồng thời không sử dụng các loại kí hiệu khác nhau cho mỗi vấn đề và các loại kí hiệu khác nhau cho mỗi lựa chọn, khi đưa ra câu trả lời yêu cầu điền kí hiệu đáp án vào dấu ngoặc trước mỗi vấn đề bên trái. Trong cùng một trắc nghiệm, vị trí của vấn đề và các câu lựa chọn không cần thay đổi. Một nhóm vấn đề và nhóm lựa chọn trong cùng một câu nên in cùng trên một trang giấy. - Số lượng vấn đề và đáp án trả lời trong đề thi nên phù hợp. Số lượng vấn đề nên ở khoảng 5 vấn đề là phù hợp. Số lượng đáp án có thể tương đương với số lượng vấn đề gọi là phối hợp hoàn toàn. Số lượng đáp án cũng có thể nhiều hơn số lượng vấn đề 1, 2 câu, gọi là phối hợp không hoàn toàn. Loại sau tốt hơn loại trước, vì loại trước cơ hội đoán đúng nhiều hơn. Ví dụ, một đề thi phối hợp hoàn toàn, trong đó có 5 vấn đề, thì chỉ cần người thi tìm ra đáp án chính xác của 4 vấn đề thì đáp án của vấn đề còn lại lập tức có thể đoán đúng.
  16. 13 - Sắp xếp vị trí của các vấn đề và các lựa chọn phải suy nghĩ đồng thời tới hai phương diện. Các lựa chọn cố gắng sắp xếp theo thứ tự lôgíc hoặc thời gian. 2.2.4. Câu điền khuyết - Những từ hoặc cụm từ cần điền vào chỗ trống phải là những nội dung quan trọng và những từ ngữ then chốt. Tránh cho người thi học thuộc những kiến thức không quan trọng. - Xử lý mỗi ô trống nên là những đáp án vô cùng chính xác đã được xác định, hơn nữa chỉ nên có một đáp án chính xác. - Để cho ý của đề thi rõ ràng hơn hình thức của đề thi tốt nhất là ở dạng câu hỏi. - Chỗ trống trong đề thi không nên quá nhiều tránh cho câu trở nên vụn vặn, phân nhỏ, không dễ hiểu ý của đề thi. - Đề thi trắc nghiệm không nên chép những câu từ trong sách giáo khoa, tránh cho học sinh học thuộc một cách cứng nhắc bài khóa mà không chú ý đến lí giải. - Cố gắng đặt vị trí chỗ trống ở cuối câu hoặc giữa câu, không nên để đầu câu. - Độ dài của đoạn thẳng để điền vào chỗ trống nên giống nhau, không thể căn cứ vào độ dài của đáp án chính xác có bao nhiêu chữ mà để dài ngắn, tránh tác dụng ám thị cho người làm. - Nếu đáp án là chữ số thì nên chỉ rõ đơn vị và mức độ chính xác rõ ràng của số. 2.2.5. Câu nhiều lựa chọn - Câu nên xác định rõ ràng ý nghĩa muốn biểu đạt, từ dùng trong câu phải rõ ràng, chính xác, không có sai sót và không được lẫn lỗn. - Số lượng phương án lựa chọn càng nhiều thì khả năng đoán đúng càng nhỏ. Sau một chủ đề thường thiết kế 4 đến 5 phương án lựa chọn. Để tính điểm được thuận tiện, số lượng phương án lựa chọn nên thống nhất là tốt nhất, hoặc một bộ phận đề thi có 4 phương án lựa chọn, một bộ phận đề thi khác có 5 phương án lựa chọn, không nên sử dụng xen kẽ. - Lựa chọn cách biểu đạt, yêu cầu là thống nhất, đơn giản. Tốt nhất là ngắn gọn dễ hiểu, những từ đã dùng trong câu dẫn thì không dùng lại ở bất kì phương án lựa chọn nào nữa. - Không thể có những dấu hiệu nào đối với việc đúng sai của các phương án. không thể sử dụng các phương án sai quá rõ ràng, mà nên sử dụng những phương án có liên hệ lôgíc nhất định tới chủ đề, tức là cò tính chân thực giả định hoặc hình như hợp lí, đồng thời tăng thêm tính tương đồng giữa các phương án lựa chọn. Trong quá trình biên soạn đề thi trắc nghiệm, nguồn gốc của những phương sai chủ yếu lấy từ trong giờ học học sinh đưa ra câu hỏi, hay trong bài tập ngoài giờ, thường có những sai sót. Để có được những phương án làm nhiễu hoặc nhiều khi có thể định ra những câu trả lời có nội dung
  17. 14 tương ứng để cho học viên trả lời, sau đó căn cứ vào những sai sót học viên đưa ra trong khi trả lời mà lại định ra các phương án nhiễu. - Trong các phương án lựa chọn không nên sử dụng rộng rãi phương án lựa chọn như “tất cả các phương án trên đều sai” và “tất cả các phương án trên đều đúng”, đặc biệt là “tất cả các phương án trên đều sai” không thể là một lựa chọn trong câu nhiều lựa chọn có hình thức tốt nhất. Nó chỉ có thể dùng trong câu nhiều lựa chọn hình thức khẳng định. Nhưng nó cũng không thích hợp làm một đáp án chính xác. - Cố gắng tránh sử dụng những câu nhiều lựa chọn phủ định mà sử dụng câu trần thuật để biểu thị. Vì câu loại này hơi khó lí giải, nếu chủ đề trong ví dụ câu nhiều lựa chọn hình thức phủ định bên trên mà chuyển từ câu hỏi sang câu trần thuật thì không dễ hiểu nữa. 2.3 – Quy trình xây dựng đề thi trắc nghiệm Bài trắc nghiệm xây dựng dựa vào chương trình của bộ GD&ĐT đã ban hành, mục tiêu đã đề ra. Câu hỏi trắc nghiệm xây dựng công phu theo các nguyên tắc chính của việc soạn thảo trắc nghiệm. Bước 1: Chuẩn bị, xác định mục đích và mức độ kiểm tra - đánh giá. Nghiên cứu chương trình giảng dạy do bộ GD&ĐT soạn thảo cho cấp học THCS. Nghiên cứu cấu trúc, nội dung của chương trình, thời gian phân bố cho phần khác nhau của chương trình. Nghiên cứu tài liệu liên quan đến Tin học lớp 9. Nghiên cứu về tài liệu trắc nghiệm. Tham khảo kinh nghiệm giảng dạy, đánh giá, kiểm tra thi cử một số giáo viên THCS. Phác thảo mục tiêu, nội dung của bài trắc nghiệm. Bước 2: Lập bảng trọng số của bài trắc nghiệm. Lựa chọn loại trắc nghiệm - Thiết kế câu hỏi trắc nghiệm / thử nghiệm * Lựa chọn dạng câu hỏi: Dựa vào kế hoạch, mục tiêu, nội dung kiến thức mà phân bố các dạng câu hỏi trắc nghiệm sao cho phù hợp. Ở cấp THCS thường chọn dạng câu hỏi nhiều phương án lựa chọn là chính, một số câu chọn đúng sai, một số câu ghéo hợp, điền khuyết và một số câu lựa chọn, vì các dạng này dùng phổ biến nhất và rất thích hợp cho xây dựng câu hỏi kiểm tra học kỳ II môn Tin học lớp 9. Các câu trắc nghiệm bao gồm 2 phần chính: Một câu dẫn cùng 4 câu chọn để trả lời (chỉ có 1 câu đúng còn lại là câu nhiễu) * Các nguyên tắc chính để lập câu dẫn: Câu dẫn là câu nêu vấn đề cần ngắn gọn, Câu dẫn phải mạch lạc, không dùng nhiều từ phủ định trong câu dẫn, vì dễ dẫn đến nhầm lẫn giữa khẳng định và phủ định. * Các nguyên tắc chính để lập câu chọn: Câu “đúng” phải chính xác, không được gần gũi hoặc suy ra là đúngCâu nhiễu phải có lí. Câu nhiễu có dạng giống câu đúng.
  18. 15 Trong các nguyên tắc nêu trên thì việc tạo ra câu nhiễu có lý là khó và quan trọng nhất. Tùy thuộc vào mục đích kiểm tra mà ta xây dựng các câu nhiễu có lý * Định lượng số câu hỏi: Soạn thảo số câu hỏi cho từng chủ đề là 5-10 câu. Tuy nhiên số lượng câu hỏi cho bài kiểm tra còn tùy thuộc vào thời gian làm bài của học sinh,đảm bảo cho các em hầu hết đều hoàn thành bài làm. Từ mục đích, tầm quan trọng từng nội dung trong chương, các mục tiêu cần kiểm tra, chúng tôi tiến hành xây dựng bảng phân bố câu hỏi trắc nghiệm, trong đó các chủ đề được liệt kê ở hàng ngang, các mục tiêu được liệt kê ở hàng dọc. 2.4. Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm XÂY DỰNG NGÂN HÀNG CÂU TRẮC NGHIỆM (THI HK II – MÔN TIN HỌC 9) (50 câu x 2 điểm = 100 điểm) 2.4.1 Xây dựng 5 câu tự luận cho khối kiến thức chung (10 điểm) Câu 1: (2.0 đ): Ta có thể nhập những đối tượng nào làm nội dung cho các trang chiếu? Câu 2: (2.0 đ): Nêu các bước cần thực hiện để chèn hình ảnh vào trang chiếu? Câu 3: (2.0 đ): Đa phương tiện là gì? Nêu ba ứng dụng tiêu biểu của đa phương tiện trong cuộc sống? Câu 4: (2.0 đ): Lợi ích của việc tạo bài trình chiếu dựa trên mẫu định dạng có sẵn là gì? Nêu các bước áp dụng mẫu định dạng có sẵn? Câu 5: (2.0 đ): Sau khi đã hoàn thành dự án âm thanh, em có thể xuất kết quả ra tệp âm thanh dưới các dạng wav, mp3, được không? Cách làm như thế nào? 2.4.2 Xây dựng 10 câu đúng sai cho khối kiến nhận biết (20 điểm) Câu Câu hỏi Đúng Sai Câu 6 Phần mềm Audacity là phần mềm trình chiếu? Vào mục Insert New Slide để chèn thêm trang chiếu (slide) Câu 7 mới? Câu 8 Để chèn hình ảnh vào trang chiếu ta chỉ có 01 cách để chèn? Văn bản, hình ảnh, ảnh động, âm thanh, phim, các tương tác là Câu 9 các thành phần chính của sản phẩm đa phương tiện? Câu 10 Phần mềm Audacity dùng để ghi âm và xử lí âm thanh? Trong phần mềm Audacity, để mở tệp âm thanh và nghe nhạc, Câu 11 ta vào mục File > New Em có thể Insert > Picture >from file để chèn hình ảnh vào Câu 12 trang chiếu ?
  19. 16 Để đối tượng chọn hiệu ứng biến mất em chọn Entrance hiệu Câu 13 ứng Câu 14 Phần mềm Benenton Movie GIF có chức năng tạo ảnh động Để dùng một màu nền cho toàn bộ trang chiếu thì nháy vào nút Câu 15 lệnh Apply to All 2.4.3 Xây dựng 10 câu ghép hợp cho khối kiến thức thông hiểu (20 điểm) A B Các thành phần chính của sản phẩm đa Câu 16 a. Microsoft PowerPoint phương tiện gồm? Trong phần mềm Audacity, để mở tệp b. Mở dải lệnh Insert, chọn lệnh Câu 17 âm thanh và nghe nhạc, ta thực hiện Picture trong nhóm Images lệnh: Tên phần mềm nào sau đây là phần c. Hấp dẫn, sinh động và thu hút Câu 18 mềm trình chiếu sự chú ý. Em có thể chèn hình ảnh vào trang Câu 19 d. File Open chiếu bằng cách nào Câu 20 Các hiệu ứng động làm cho việc trình e. Exit chiếu trở nên? Để đối tượng chọn hiệu ứng biến mất Câu 21 f. Benenton Movie GIF em chọn nhóm hiệu ứng Tại phần mềm Beneton Movie GIF, Câu 22 muốn chèn ảnh vào trước khung hình g. Apply to All đa ̃ chon ta nháy nút: Câu 23 Phần mềm nào sau đây có chức năng h. Văn bản, hình ảnh, ảnh động, tạo ảnh động? âm thanh, phim, các tương tác Để dùng màu nền cho toàn bộ trang Câu 24 i. Format Slide Design chiếu ta chọn. Cách mở mẫu bài trình chiếu (Slide Câu 25 j. Insert Frame(s) Design ) Câu 16) nối với ; Câu 17) nối với ; Câu 18) nối với ; Câu 19) nối với ; Câu 20) nối với ; Câu 21) nối với ; Câu 22) nối với ; Câu 23) nối với ; Câu 24) nối với ; Câu 25) nối với ; 2.4.4 Xây dựng 5 câu điền khuyết cho khối kiến thức vận dụng (10 điểm) Câu 26: Để trình diễn các Slide trong PowerPoint, ta nhấn phím Câu 27: Em hãy điền tên phần mềm có chức năng tạo ảnh động
  20. 17 Câu 28: Khi đang làm việc với phần mềm PowerPoint, vào mục để trình diễn tài liệu được soạn thảo. Câu 29: Để Chọn màu nền cho trang chiếu ta vào Câu 30: Để tạo hiệu ứng chuyển trang ta vào 2.4.5 Xây dựng 20 câu nhiều lựa chọn cho khối kiến thức thông hiểu (40 điểm) * Học sinh chọn câu trả lời đúng nhất (a,b, c hoặc d) Câu 31: Cách chèn thêm trang chiếu (slide) mới? a. Insert New Slide; b. Nháy vào nút New Slide c. Nháy phải ở khung bên trái và chọn New Slide; d. Cả 3 đều được. Câu 32: Cách mở mẫu bố trí (slide layout)? a. Insert Slide layout ; b. Format New Slide ; c. Format Slide layout ; d. Tools Slide layout . Câu 33: Cách mở mẫu bài trình chiếu (Slide Design )? a. Insert Slide Design ; b. Format Slide Design ; c. View Slide Design ; d. Tools Slide Design . Câu 34: Các bước tạo bài trình chiếu? a. Chuẩn bị nội dung cho bài chiếu, Chọn màu hoặc hình ảnh nền cho trang chiếu; b. Nhập và định dạng nội dung văn bản,Thêm các hình ảnh minh họa; c. Tạo hiệu ứng,Trình chiếu kiểm tra, chỉnh sửa và lưu bài trình chiếu; d. Cả a), b) và c) đều đúng. Câu 35: Cách tạo màu nền cho 1 trang chiếu? a. Chọn trang chiếu Format/Background Nháy nút và chọn màu Nháy nút Apply to All trên hộp thoại; b. Chọn trang chiếu Chọn Format/Background Nháy nút và chọn màu Nháy nút Apply trên hộp thoại; c. Chọn trang chiếu Format/Background Nháy nút Apply trên hội thoại; d. Chọn trang chiếu Format/Background Nháy nút Apply to All trên hộp thoại. Câu 36: Em có thể chèn hình ảnh vào trang chiếu bằng cách nào ? a. Insert Text box; b. Format Font; c. Insert Picture from file ; d. Edit Select All. Câu 37: Để dùng màu nền cho toàn bộ trang chiếu vào nút lệnh nào sau đây? a. Apply; b. Apply to All; c. Apply to Selected; d. Apply to all Slide. Câu 38: Để đối tượng chọn hiệu ứng biến mất em chọn nhóm hiệu ứng a. Exit ; b. Entrance; c. Motion Path ; d. Emphasis.
  21. 18 Câu 39: Phần mềm nào sau đây có chức năng tạo ảnh động? a. Kompozer; b. Microsoft PowerPoint; c. M icrosoft Paint; d. Benenton Movie GIF. Câu 40: Tại phần mềm Beneton Movie GIF , muốn chèn ảnh vào trước khung hình đa ̃ chon ta nháy nút: a. Insert Frame(s); b. Add Picture; c. Add Frame(s); d. Insert Picture. Câu 41. Tên phần mềm nào sau đây là phần mềm trình chiếu? a. Turbo Pascal b. Microsoft Word c. Audacity. d. Microsoft PowerPoint Câu 42. Em có thể chèn hình ảnh vào trang chiếu bằng cách nào? a. Mở dải lệnh Design, chọn lệnh Picture trong nhóm Images b. Mở dải lệnh Insert, chọn lệnh Picture trong nhóm Images c. Copy ảnh rồi Paste vào trang chiếu d. Mở dải lệnh Home, chọn lệnh Layout Câu 43. Công cụ nào dưới đây được xem là công cụ hỗ trợ trình bày tốt nhất ? a. Biểu đồ được vẽ trên khổ giấy lớn b. Vở và bút viết c. Máy tính, phần mềm trình chiếu d. Microphone Câu 44. Các hiệu ứng động làm cho việc trình chiếu trở nên? a. Hấp dẫn, sinh động và thu hút sự chú ý. b. Không thuận tiện. c. Không cần thiết. d. Các câu trên đều sai Câu 45. Để ghi âm và xử lí âm thanh em nên chọn phầm mềm nào? a. Máy tính b. Audacity c. MS.word d. Movie Maker Câu 46: Trong phần mềm Audacity, để mở tệp âm thanh và nghe nhạc, ta thực hiện lệnh: a. File New b. File Import Audio c. File Open d. File Export Audio Câu 47: Sản phẩm nào trong số các sản phẩm dưới đây (được tạo bằng máy tính và phần mềm máy tính) là sản phẩm đa phương tiện? a. Bài thơ được soạn thảo bằng Word. b. Bảng điểm lớp em được tạo bằng chương trình bảng tính. c. Một video clip nhạc được quay lại và lưu trong máy tính. d. Bài trình chiếu với hình ảnh, tệp âm thanh, được chèn vào trang chiếu. Câu 48. Các thành phần chính của sản phẩm đa phương tiện gồm: a. Ảnh tĩnh và ảnh động b. Văn bản, hình ảnh, ảnh động, phim, các tương tác. c. Âm thanh, phim d. Văn bản, hình ảnh Câu 49. Ta gọi các nội dung trên các trang chiếu là:
  22. 19 a. Hình ảnh, phim b. Âm thanh c. Đối tượng d. Văn bản Câu 50. Tệp do phần mềm trình chiếu tạo ra có phần mở rộng là? a. Pdf b. ppt hoặc pptx c. xls hoặc xlsx d. Gif PHÒNG GD&ĐT HUYỆN AN BIÊN ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN:TIN HỌC Khối 9 NĂM HỌC 2019-2020 * 5 câu tự luận cho khối kiến thức chung (10 điểm) Câu Nội dung Điểm Văn bản 1 Hình ảnh, biểu đồ 2.0 đ Các tệp âm thanh, các đoạn phim . Chọn trang chiếu cần chèn hình ảnh vào Chọn lệnh Insert Picture From File 2 2.0 đ Chọn thư mục lưu tệp hình ảnh trong ô Look in Nháy chọn tệp đồ họa cần thiết và nháy Insert. Đa phương tiện (multimedia) là sự kết hợp thông tin từ nhiều dạng thông tin khác nhau và các thông tin đó có thể được thể hiện một cách đồng thời. Trong nhà trường: Giáo viên sử dụng đa phương tiện để minh họa cho bài giảng, học sinh sử dụng đa phương tiện để học tập. 3 2.0 đ Trong y học: Sử dụng đa phương tiện để mổ nội soi, chữa bệnh bằng máy tính. Trong thương mại: Dùng đa phương tiện để quảng cáo, mua bán trực tuyến, (các ví dụ khác đảm bảo yêu cầu đều được điểm tối đa) - Lợi ích của việc tạo bài trình chiếu dựa trên mẫu định dạng có sẵn: + Giúp dễ dàng tạo các bài trình chiếu hấp dẫn, sinh động, màu sắc trên trang chiếu được phối hợp một cách chuyên nghiệp. 4 + Tiết kiệm thời gian và công sức. 2.0 đ - Các bước áp dụng mẫu định dạng có sẵn: + Chọn các trang chiếu (trong ngăn bên trái) cần áp dụng mẫu + Mở dải lệnh Design và chọn mẫu định dạng em muốn trong nhóm Themes.
  23. 20 - Sau khi đã hoàn thành dự án âm thanh, em có thể xuất được kết quả ra tệp âm thanh dưới các dạng wav, mp3, . Cách làm như sau: 5 2.0 đ - Thực hiện lệnh File Export Audio, cửa sổ ghi tệp xuất hiện. - Lựa chọn tên tệp kết quả và kiểu, dạng tệp âm thanh, sau đó nháy nút Save. * 10 câu đúng sai cho khối kiến nhận biết, mỗi câu trả lời đúng 2.0 điểm. Câu 6 : Sai ; Câu 7: Đúng ; Câu 8: Sai ; Câu 9: Đúng ; Câu 10 : Đúng ; Câu 11 : Sai ; Câu 12 : Đúng ; Câu 13 : Sai ; Câu 14: Đúng ; Câu 15: Đúng . * 10 câu ghép hợp cho khối kiến thức thông hiểu, mỗi câu trả lời đúng 2.0 điểm. Câu 16) nối với h ; Câu 17) nối với d ; Câu 18) nối với a ; Câu 19) nối với b ; Câu 20) nối với c Câu 21) nối với e ; Câu 22) nối với j ; Câu 23) nối với f ; Câu 24) nối với g ; Câu 25) nối với i ; * 5 câu điền khuyết cho khối kiến vận dụng, mỗi câu trả lời đúng 2.0 điểm. Câu 26: Để trình diễn các Slide trong PowerPoint, ta nhấn phím F5 Câu 27: Em hãy điền tên phần mềm có chức năng tạo ảnh động Benenton Movie GIF Câu 28: Khi đang làm việc với phần mềm PowerPoint, vào mục Slide Show\View Show để trình diễn tài liệu được soạn thảo. Câu 29: Để chọn màu nền cho trang chiếu ta vào Format\Background Câu 30: Để tạo hiệu ứng chuyển trang ta vào Slide Show\Slide Transition * 20 nhiều lựa chọn cho khối kiến thức thông hiểu (40 điểm) Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 Đáp án d c b d b c b a d a Câu 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 Đáp án d b c a b c d b c b Phụ chú : - Từ câu 1 đến 5 : Dạng câu tự luận. - Từ câu 6 đến 15 : Dạng chọn đúng – Sai. - Từ câu 16 đến 25 : Dạng câu ghép hợp. - Từ câu 26 đến 30 : Dạng câu điền khuyết. - Từ câu 31 đến 50 : Dạng câu nhiều lựa chọn phủ định, suy diễn, khẳng định, hỗn hợp
  24. 21 3. KẾT LUẬN Thực tiễn dạy học và quản lý đã khẳng định, kiểm tra đánh giá trong hoạt động dạy- học không chỉ đơn thuần nhằm đánh giá kết quả học tập của học sinh mà còn có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy động cơ, thái độ, tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của người học, hoàn thiện quá trình dạy học và kiểm chứng chất lượng, hiệu quả giờ học và trình độ nghề nghiệp của giáo viên. Trong kiểm tra, đánh giá, nếu thực hiện được việc kiểm tra đánh giá theo hướng vì sự tiến bộ của người học, vì mục tiêu thúc đẩy sự phát triển bền vững, năng lực người học, thì lúc đó việc kiểm tra đánh giá không chỉ tác động đến người học mà nó còn giúp quá trình dạy học trở nên tích cực hơn. Theo quan điểm dạy học theo định hướng phát triển năng lực của người học, việc đánh giá kết quả học tập không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trọng tâm của việc đánh giá. Đánh giá kết quả học tập theo năng lực là chú trọng vào khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau.Chính vì vậy trong quá trình đánh giá ta cần sử dụng phối hợp các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá khác nhau. Kết hợp giữa kiểm tra miệng, kiểm tra viết và bài tập thực hành, kết hợp giữa trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan, và quan trọng là phải biên soạn các câu hỏi trắc nghiệm theo đúng quy tắc và phù hợp với mục đích kiểm tra nhằm phát huy tối đa vai trò của câu hỏi trắc nghiệm trong đánh giá kết quả học tập của học sinh.
  25. 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Ngọc Xuân (2020), Bài giảng Đo lường và đánh giá trong giáo dục, Đại học Trà Vinh. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tin học lớp 9, Nxb Giáo dục Việt Nam. 3. Dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020, Bộ GD&ĐT, 2012, Hà Nội. 4. Đại từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê. Nxb Khoa học xã hội, H.1998. 5. Nghị quyết Số 29 - Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VIII. 6. Nghị quyết số 88/2014/QH13 “Đổi mới căn bản phương pháp đánh giá chất lượng giáo dục”.