Khóa luận Truyện cổ viết lại của Nguyễn Huy Tưởng

pdf 66 trang thiennha21 16/04/2022 6160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Truyện cổ viết lại của Nguyễn Huy Tưởng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_truyen_co_viet_lai_cua_nguyen_huy_tuong.pdf

Nội dung text: Khóa luận Truyện cổ viết lại của Nguyễn Huy Tưởng

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN NGUYỄN XUÂN THỊNH TRU ỆN C VI T ẠI CỦ NGU ỄN HU TƢỞNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI – 2016
  2. LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. La Nguyệt Anh, ngƣời đã dạy dỗ, tạo điều kiện và hƣớng dẫn em tận tình, tỉ mỉ để em có thể hoàn thành tốt khóa luận này! Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô trong tổ Văn học Việt Nam cũng nhƣ các thầy cô trong khoa Ngữ Văn và cán bộ thƣ viện đã tạo điều kiện và giúp đỡ em về mặt tƣ liệu trong quá trình hoàn thành khóa luận! Khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót nên em rất mong nhận đƣợc sự góp ý và chỉ bảo của thầy cô để em có thể hoàn thành tốt hơn trong các công trình nghiên cứu về sau! Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 05 năm 2016 Sinh viên Nguyễn Xuân Thịnh
  3. LỜI C M ĐO N Khóa luận đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn trực tiếp của cô giáo – TS. La Nguyệt Anh. Tôi xin cam đoan rằng: - Khóa luận này là công trình nghiên cứu, tìm tòi của riêng tôi. - Những tƣ liệu đƣợc trích dẫn trong khóa luận là trung thực. - Kết quả nghiên cứu này không hề trùng với bất kì công trình nghiên cứu của tác giả nào đã đƣợc công bố trƣớc đó. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 05 năm 2016 Sinh viên Nguyễn Xuân Thịnh
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 5 5. Cấu trúc khóa luận 5 N I DUNG 6 CHƢƠNG 1. NGUYỄN HUY TƢỞNG VỚI VIỆC VIẾT LẠI TRUYỆN CỔ 6 1.1. Giới thiệu chung về truyện cổ viết lại 6 1.1.1. Khái quát về truyện cổ viết lại 6 1.1.2. Một số đặc trưng và dạng thức chính của truyện cổ viết lại 7 1.1.3. Hiện tượng truyện cổ viết lại trong truyện ngắn Việt Nam 11 1.2. Nguyễn Huy Tƣởng – một cây bút tài năng 14 1.2.1. Vài nét về Nguyễn Huy Tưởng 14 1.2.2. Quan niệm về văn chương của Nguyễn Huy Tưởng 17 CHƢƠNG 2. TRUYỆN CỔ VIẾT LẠI CỦA NGUYỄN HUY TƢỞNG - SỰ NỐI TIẾP CHỦ ĐỀ VÀ NHỮNG N I DUNG MỚI 20 2.1. Sự nối tiếp chủ đề của truyện cổ 20 2.1.1. Sự nối tiếp chủ đề thần thoại 20 2.1.2. Sự tiếp nối chủ đề của truyền thuyết 21 2.1.3. Sự nối tiếp chủ đề của truyện cổ tích 23 2.2. Những chủ đề mới gắn với đời sống đƣơng đại .26 2.2.1. Lòng yêu nước, tự hào về những trang sử vẻ vang của dân tộc qua nh n quan mới 26
  5. 2.2.2. Tình nghĩa thủy chung, gắn và niềm tin vào chiến thắng 30 2.2.3. Những nghịch cảnh trong đời sống con người và nỗi lòng của người làm mẹ 34 CHƢƠNG 3. NHỮNG ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN CỔ VIẾT LẠI CỦA NGUYỄN HUY TƢỞNG 42 3.1. Làm mới cốt truyện 42 3.1.1. Thay đổi tình tiết 42 3.1.2. Viết tiếp kết thúc truyện 51 3.2. Sử dụng ngôn ngữ độc đáo 52 3.2.1. Vận dụng ng n ngữ t nhiều nguồn liệu khác nhau 52 3.2.2. Ng n ngữ miêu tả 54 3.2.3. Phép lặp 55 KẾT LUẬN 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  6. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Truyện ngắn Việt Nam có sự đổi mới khá toàn diện từ cảm hứng sáng tác, chủ đề, đề tài đến thi pháp. Một trong những biểu hiện của sự đổi mới là sự xuất hiện một số truyện mang khuynh hƣớng của truyện dân gian, truyện lịch sử và truyền thuyết. Bằng việc mƣợn cốt truyện dân gian rồi viết lên những câu chuyện mới, các tác giả đã mang đến cho ngƣời đọc những truyện cổ viết lại đầy mới mẻ và hấp dẫn. Chính vì vậy, truyện ngắn Việt Nam đã gây đƣợc nhiều ấn tƣợng cho độc giả đồng thời mở hƣớng đi mới cho văn học của nƣớc ta. 1.2. Tuyện cổ viết lại không phải là một hiện tƣợng mới lạ mà đã trở thành rất quen thuộc trong văn học Việt Nam với nhiều tên tuổi khác nhau nhƣ Nguyễn Huy Tƣởng, Phạm Hổ, Võ Thị Hảo, Lê Đạt, Nguyễn Huy Thiệp, Chu Nam, Qua thời gian phát triển, loại truyện này đạt đƣợc không ít những thành tựu và gây nhiều tiếng vang. Nó trở thành một hiện tƣợng đáng chú ý, đặt ra nhiều mối quan tâm cho giới nghiên cứu. 1.3. Nguyễn Huy Tƣởng là một tác giả có nhiều truyện ngắn đặc sắc, nhất là những truyện ngắn thuộc truyện cổ viết lại. Hầu hết các câu chuyện viết lại của các tác giả đều khơi gợi cảm xúc mới lạ cho ngƣời đọc, khiến ngƣời đọc khi “buông sách” vẫn phải “nghĩ tiếp” về vấn đề tác phẩm nói đến. Truyện mang đến cho độc giả cái nhìn hiện thực hơn về con ngƣời trong cuộc sống. Do vậy, việc tìm hiểu truyện cổ viết lại của Nguyễn Huy Tƣởng không những góp phần làm sáng tỏ giá trị đổi mới của truyện ngắn Việt Nam mà còn góp phần khẳng định nét dấu ấn cá nhân của tác giả trong truyện cổ viết lại. Đồng thời, qua việc tìm hiểu này còn giúp cho ngƣời nghiên cứu đƣợc rèn luyện thêm năng lực nghiên cứu cũng nhƣ đánh giá, cảm nhận giá trị tƣ tƣởng, giá trị nhân văn của truyện ngắn Việt Nam. 1
  7. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Vấn đề “viết lại” trong văn xuôi Việt Nam Vấn đề “viết lại” đã xuất hiện rất sớm trên nền văn học thế giới với nhiều tên tuổi nổi tiếng với những truyện viết lại thật đặc sắc nhƣ Lỗ Tấn với việc viết lại Chuyện cũ viết lại (Cố sự tân biên) - chuyên chở một vấn đề “nhạy cảm” của xã hội Trung Quốc những năm đầu thế kỉ XX. Đến văn xuôi Việt Nam, “viết lại” trở thành một hiện tƣợng khá phổ biến. Trong Con đường giải m văn học trung đại Việt Nam (Nxb Giáo dục, 2007) của tác giả Nguyễn Đăng Na đã chỉ ra rất rõ văn học giai đoạn này bắt đầu xuất hiện những tác phẩm sử dụng phƣơng thức sƣu tầm, ghi chép, cải biến là chủ yếu. Có thể kể tên một số tác phẩm tiêu biểu nhƣ Lĩnh Nam chích quái liệt truyện của Vũ Quỳnh, Lĩnh Nam chích quái lục của Đoàn Vĩnh Phúc, Tân đính Lĩnh Nam chích quái liệt truyện của Quế Am đều là tác phẩm cải biến từ Lĩnh Nam chích quái lục của Trần Thế Pháp. Sang thời kì hiện đại, việc “viết lại” đƣợc mở rộng quy mô với nhiều thể loại khác nhau, với nhiều tác giả và những câu chuyện cổ viết lại đặc sắc, mang đậm dấu ấn riêng của cá nhân nhƣ: Khái Hƣng với tác phẩm Vợ Cóc; Tô Hoài với tác phẩm Chuyện Nỏ thần; Phạm Hổ với tác phẩm Ngựa thần t đâu đến, Lửa vàng, Lửa trắng và lửa vàng, Lửa nâu; Có thể thấy, đến nay việc “viết lại” đã có một bề dày lịch sử trong văn xuôi Việt Nam và đƣợc thể nghiệm trên nhiều thể loại khác nhau. Trong đó, ở mảng truyện ngắn thì việc “viết lại” đã đạt đƣợc thành công đáng kể với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Và Nguyễn Huy Tƣởng đƣợc xem là một trong những cây bút truyện ngắn xuất sắc góp phần không nhỏ cho sự thành công ở thể loại này qua những truyện cổ viết lại mới mẻ, hấp dẫn. 2.2. Ý kiến về truyện cổ viết lại của Nguyễn Huy Tưởng Truyện cổ viết lại của Nguyễn Huy Tƣởng xuất hiện đã đƣợc giới nghiên cứu quan tâm nhƣng nó vẫn còn là một vấn đề rất mới. Phần nhiều, sự quan 2
  8. tâm chỉ dừng lại ở những bài viết, bài tiểu luận đề cập đến một vấn đề nào đó liên quan đến truyện cổ viết lại của Nguyễn Huy Tƣởng Ở đây, ngƣời viết chỉ xin dẫn ra những nghiên cứu mang tính tiêu biểu nhất liên quan đến đề tài này. Tiến sĩ Nguyễn An cho rằng: Nếu không có Nguyễn Huy tƣởng thì văn đàn văn học hiện đại Việt Nam, nhất là ở mảng đề tài truyện viết cho thiếu nhi sẽ vơi đi sự bề thế, kì vĩ, tráng lệ, mặc dù cạnh ông đã có Tô Hoài và sau ông cũng có các tác giả đáng nể nhƣ Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Hổ, Nguyễn Xuân Khánh, Hoàng Quốc Hải, Hà Ân, Nguyễn Quang Thân, Cũng theo Nguyễn An, Nguyễn Huy Tƣởng đã gánh việc mở đầu một cách đích đáng cho dòng văn chƣơng viết về đề tài lịch sử ở các truyện cho thiếu nhi. Tô Hoài – tác giả của Dế mèn phiêu lưu kí - ngƣời có nhiều thành công và kinh nghiệm viết truyện thiếu nhi - đã từng nhận định: “Trong văn học cho thiếu nhi của ta, kể chuyện lịch sử và cổ tích, cho đến ây giờ chưa ai chuyên và thành c ng như Nguyễn Huy Tưởng” [11,349]. Đó là một nhận xét xác đáng ghi nhận những thành tựu và đóng góp của Nguyễn Huy Tƣởng cho văn học thiếu nhi Việt Nam nhất là mảng truyện cổ viết lại. Trong một bài viết gửi Nguyễn Huy Tƣởng, nhà văn Tô Hoài cũng đã từng nói: “Anh thường ước mơ làm sao cho hết thảy con em – cả một thế hệ ước sau chúng ta, khi các em v a đến lứa tuổi làm quen với sách vở, đ iết thưởng thức và say mê những câu chuyện do tưởng tượng mới thấy Anh thèm c tài năng nào đem được cả nghìn năm lịch sử dựng nước iến thành một ộ truyện ch i lọi” [11,348]. Nhà văn Nguyễn Nhƣ Phong từng nhận xét: “Các tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng, dù là tiểu thuyết hay kịch, hay kí đi nữa, cũng đều gần gũi vơi thiếu nhi. Viết cho các em, ng cũng chọn những thế tài phù hợp với mình là viết truyện cổ tích và lịch sử”. [11-15]. 3
  9. Trong bài một bài viết gửi Nguyễn Huy Tƣởng, Phạm Hổ từng nhận xét: “C thể n i, điều nổi lên rõ nhất, lớn nhất trong các tác phẩm viết cho các em (và cho cả người lớn) của Nguyễn Huy Tưởng là lòng yêu đất nước, yêu dân tộc. Niềm tự hào đất nước,về dân tộc hết sức sâu sắc và lắng đọng” [11, 353]. Trong bài viết của mình gửi Nguyễn Huy Tƣởng, Vân Thanh cũng đã từng nhận xét: “Nguyễn Huy Tưởng chọn chủ đề truyền thống theo lối riêng của mình thể hiện qua những đề tài cổ tích và lịch sử. Anh đ đi sâu nghiên cứu, tìm tòi và sáng tạo” [11, 338]. Những sáng tác của Nguyễn Huy Tƣởng thuộc phạm vi truyện cổ viết lại đã đƣợc quan tâm. Tuy nhiên, do yêu cầu và mục đích nghiên cứu, các bài viết, các tiểu luận, luận văn chỉ mới đề cập đến những truyện cổ viết lại của Nguyễn Huy Tƣởng bằng những nhận xét, những khái quát đề cập đến khá nhiều phƣơng diện từ nội dung đến hình thức nghệ thuật. Đến nay, chƣa có một công trình chuyên biệt nào nghiên cứu về truyện cổ viết lại của Nguyễn Huy Tƣởng. Trân trọng và kế thừa những ý kiến của các nhà văn, nhà nghiên cứu, chúng tôi tiếp tục tìm hiểu một cách hệ thống về mảng truyện cổ viết lại của cố nhà văn Nguyễn Huy Tƣởng. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu của khóa luận là vấn đề viết lại trong truyện của Nguyễn Huy Tƣởng. - Trong khuôn khổ luận văn tốt nghiệp phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu tập trung vào các tác phẩm của Nguyễn Huy Tƣởng viết dành cho thiếu nhi đƣợc viết lại từ những truyện cổ viết lại. Cụ thể là các tác phẩm: Tìm mẹ, Con c c là cậu ng iời, An Dương Vương ây thành c, Truyện Tấm Cám, Thằng Quấy, Chiếc ánh chưng. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, khóa luận có sử dụng một số tác phẩm khác của Nguyễn Huy Tƣởng làm tƣ liệu tham khảo thêm. 4
  10. Khi cần thiết chúng tôi sẽ so sánh với một số tác phẩm thuộc nhóm sáng tác truyện cổ viết lại của các tác giả khác nhƣ Phạm Hổ, Tô Hoài, Nguyễn Huy Thiệp, 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp hệ thống, thống kê các tác giả, tác phẩm Truyện cổ viết lại trong giai đoạn văn học Việt Nam hiện đại cũng nhƣ thống kê những tác phẩm đã đƣợc ấn hành của Nguyễn Huy Tƣởng nhằm giúp ngƣời đọc dễ nhận biết mục đích của ngƣời nghiên cứu. - Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu giữa truyện cổ viết lại của Nguyễn Huy Tƣởng với truyện cổ viết lại của một số tác giả khác nhằm tìm ra điểm khác biệt trong cách viết của Nguyễn Huy Tƣởng. Từ đó đƣa đến nhận xét khách quan, khẳng định dấu ấn cá nhân trong các sáng tác thuộc truyện cổ viết lại của Nguyễn Huy Tƣởng. - Phƣơng pháp phân tích các tác phẩm truyện cổ viết lại của Nguyễn Huy Tƣởng cũng nhƣ một số tác phẩm của một số tác giả khác để tìm ra sự đặc sắc của loại truyện này. 5. Cấu trúc khóa luận Khóa luận gồm ba phần chính: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Trong đó, phần nội dung gồm ba chƣơng: Chƣơng 1: Nguyễn Huy Tƣởng với việc viết lại truyện cổ Chƣơng 2: Truyện cổ viết lại của Nguyễn Huy Tƣởng – sự nối tiếp chủ đề và những nội dung mới Chƣơng 3: Đặc trƣng nghệ thuật trong truyện cổ viết lại của Nguyễn Huy Tƣởng 5
  11. NỘI UNG CHƢƠNG 1 NGU ỄN HU TƢỞNG VỚI VIỆC VI T ẠI TRU ỆN C 1.1. Giới thiệu chung về truyện cổ viết lại 1.1.1. Khái quát về truyện cổ viết lại Truyện cổ là một thuật ngữ đƣợc ghép bởi hai từ, bao gồm trong đó khái niệm truyện: chỉ một loại hình tự sự, cổ: có nghĩa là ưa, cũ. Tƣơng ứng với khái niệm truyện cổ, trong kho tàng văn học của chúng ta có Truyện cổ đời ưa, truyện cổ dân gian. Với cách hiểu này khái niệm truyện cổ có một nội hàm rất rộng trong đó bao gồm các thể loại: thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cƣời dân gian, truyện ngụ ngôn dân gian Truyện cổ viết lại là một khái niệm rộng bao hàm trong đó việc viết lại các truyện cổ truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ng n, truyện cười ). Có ý kiến gọi là truyện cổ viết lại nhƣng đối tƣợng viết lại khá h p - chỉ là truyện cổ tích. Qua khảo sát thực tế tác phẩm, chúng tôi nhận thấy đối tƣợng của viết lại khá phong phú, gồm cả truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cƣời, Tác giả Hoàng Thị Kim Ngọc trong bài viết Nhân vật truyện cổ dân gian trong sáng tác văn học hiện đại nhận định: “T điểm tựa là hình tượng nhân vật trong truyện cổ dân gian truyền thống, tác giả hiện đại ằng nhận thức và tình cảm cá nhân, sẽ c sự lựa chọn hoặc đối lập với truyền thống để kế th a hay sáng tạo, ổ sung cho phù hợp với sự thụ cảm nghệ thuật của độc giả. Tiếng n i, quan điểm thẩm mĩ của tác giả trong tác phẩm mượn nhân vật trong truyện cổ dân gian thường thẳng thắn, tường minh. Tuy nhiên điểm chung mà người đọc dễ nhận thấy là sự độc đáo trong điểm nhìn nghệ thuật đ giúp các tác giả đương đại nêu nổi ật lên những vấn đề vĩnh cửu về cái thiện, cái ác, về quan điểm cá nhân, về tình yêu, về số phận, và những i kịch đang dằn vặt con người trong đời sống hiện đại” [8]. 6
  12. Phân iệt truyện cổ viết lại với truyện “giả cổ tích” một dạng truyện ngắn sử dụng “chuyện xƣa tích cũ”, thiên về phong cách “nhại” thể loại) – nhƣ tên gọi của nó không phải truyện cổ đúng nghĩa, mà là “giả” và “nhại” cổ. Truyện cổ viết lại thiên về cách tự sự) cũng thuộc một dạng của thể loại truyện “chuyện xƣa tích cũ” là thể loại văn học tự sự do các nhà văn viết lại hoặc sáng tạo lại dựa trên cơ sở kế thừa truyện cổ dân gian. 1.1.2. M t s đ c trưng v ạng th c ch nh củ truyện cổ viết lại Đặc trƣng thứ nhất, truyện cổ viết lại có điểm tựa là truyện cổ dân gian. Nghĩa là dựa trên cốt truyện của các truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích vốn đã quen thuộc, tác giả dân gian sẽ “gia cố” viết lại, làm mới, sáng tạo) thành những câu chuyện mới vừa mang nội dung đặc sắc, độc đáo, phong phú, vừa chứa đựng tinh thần hiện đại. Thông thƣờng, những tác phẩm văn học dân gian đƣợc các tác giả đƣơng đại khai thác đều là những truyện tiêu biểu, đƣợc nhiều ngƣời biết đến và trở thành nguyên mẫu mang tính cố định cả về nội dung tác phẩm lẫn nghệ thuật. Vì thế, việc viết lại là một thử thách lớn đối với ngƣời sáng tác. Để viết lại đƣợc một tác phẩm, tác giả phải nắm vững cốt truyện trên cơ sở đó triển khai hợp lí những yếu tố sáng tạo lại nhƣ tính cách, tâm lí nhân vật, tình tiết truyện, Hơn thế nữa, do nội hàm truyện dân gian rất phong phú và đặc sắc về đề tài, sự cách xa nhau về ý thức thẩm mĩ và những tâm lí văn hóa thời đại nên việc viết lại không hề đơn giản. Song đó cũng là tiền đề cho các nhà văn sau này thỏa sức sáng tạo, xây dựng nên những tác phẩm mới đặc sắc. Đặc trƣng thứ hai, truyện cổ viết lại mang tính hiện đại. Nếu truyện cổ là sản phẩm của tập thể nhân dân, thì truyện cổ viết lại là sản phẩm của cá nhân. Điều này, là một trong những yếu tố làm thành phẩm chất hiện đại của truyện cổ viết lại. Tính hiện đại thể hiện ngay trong cách tiếp cận, khả năng sáng tạo, bổ sung dựa trên ý thức nghệ thuật cá nhân của các tác giả đƣơng đại. Chính 7
  13. vì vậy, ở truyện cổ viết lại, cá tính sáng tạo của nhà văn đƣợc thể hiện khá rõ. Tùy vào từng cách khai thác và tiếp cận ở những phƣơng diện khác nhau sẽ hình thành nên các tác phẩm viết lại khác nhau mang phong cách sáng tạo riêng của từng nhà văn. Ví dụ cùng viết về Trƣơng Chi nhƣng mỗi tác giả lại xây dựng thành những câu chuyện mới, mang nội dung mới. Trƣơng Chi của Nguyễn Huy Thiệp là một Trƣơng Chi thậm xấu, nhƣng có giọng hát “làm bồng bềnh sông nƣớc”, có tính cách mạnh mẽ và thậm chí có thể chửi bậy, văng tục, khác hẳn Trƣơng Chi trong Tiếng Trăng của Lê Minh Hà cũng là một chàng trai hát hay nhƣng xấu xí và “nghèo hèn quá mức bình thƣờng” nên đã không thể thực hiện khát vọng hạnh phúc riêng của mình đƣợc. Hay cùng viết về An Dƣơng Vƣơng nhƣng mỗi tác giả lại có cách xây dựng nhân vật theo cách riêng của mình mang một nội dung rất riêng. An Dƣơng Vƣơng của Phạm Hổ là một vị vua thận trọng, luôn lo lắng vì dân, cho nhân dân, nhƣng lại để mất lẫy thần và có phần nóng nảy, cục tính hay cau mày, nhăn mặt, Trong khi đó An Dƣơng Vƣơng của Nguyễn Huy Tƣởng trong truyện An Dương Vương ây thành c lại khác hẳn với An Dƣơng Vƣơng của Phạm Hổ. Đó là một vị vua luôn lo nghĩ cho nhân dân, chăm lo cho đời sống nhân dân, sống vì nhân dân đến mức mất ăn mất ngủ, và có tinh thần cảnh giác chính trị. ởi thế vua không để mất lẫy thần và giữ đƣợc thành Ốc, tiêu diệt đƣợc con Kê tinh. Vị vua ấy đƣợc nhân dân vô cùng kính trọng quý mến. ởi thế, khi đọc An Dương Vương ây thành c của Nguyễn Huy Tƣởng, ngƣời đọc luôn cảm thấy đồng cảm, thỏa mãn, hả hê Nhƣ vậy, khi khai thác truyện dân gian để viết lại thành những tác phẩm mới với những nội dung mới, các tác giả đƣơng đại cũng đồng thời thể hiện cá tính sáng tạo riêng của mình trong từng tác phẩm, khẳng định phong cách riêng của từng tác giả. 8
  14. Trên thực tế, truyện cổ viết lại tồn tại dƣới nhiều dạng thức, tƣơng đƣơng với mỗi dạng thức là một mức độ “viết lại” khác nhau. Thông thƣờng thì phổ biến ở ba dạng thức sau. Dạng thức thứ nhất là truyện viết lại từ những bản kể sƣu tầm. Đây có thể coi nhƣ mức độ đơn giản nhất của việc “viết lại”. Ở dạng viết lại này, có thể kể tới các tác giả tiêu biểu nhƣ Nguyễn Đổng Chi. Nhà văn sử dụng chất liệu chủ yếu từ việc sƣu tầm những truyện cổ từ thời sơ sử, thƣờng là truyện hoang đƣờng mà nhân vật là thần hay nhân vật anh hùng đƣợc thần thoại hóa Phù Đổng thiên vƣơng, Cao Sơn đại vƣơng, Thục An Dƣơng Vƣơng, ) hoặc đó là những thần súc vật rồng, rắn, hổ, ) hay những anh hùng dân tộc đã từng đấu tranh chống giặc ngoại xâm Hai à Trƣng, ố cái đại vƣơng, ). Mặt khác, nhà văn còn sƣu tập những truyện cổ tích và truyền thuyết giải thích nguồn gốc của một số vật hay loài vật dƣa hấu, trầu cau, sầu riêng, huyết dụ, các loài chim khác nhau, ếch nhái, khỉ, cá heo, con sam, con sông, con quạ), những tuyện cổ tích và truyền thuyết giải thích nguồn gốc một số đặc điểm của thiên nhiên hay loài vật tiếng kêu của một số loài chim, tục ăn Tết, tục cƣới hỏi), những truyện cổ tích và truyền thuyết có liên quan đến một số thắng cảnh hay đại mạo bất thƣờng ở Việt Nam: hồ a – bể, hồ Gƣơm, đầm Nhất – dạ, đầm Mực, sông Nhà – bè, sông Tô – lịch, núi Ngũ – hành, và một vài tháp tháp Thành lồi, tháp Nhạn, tháp Dƣơng – lệ), Qua những bản kể sƣu tầm, ngƣời đọc tiếp nhận thêm căn cứ giải thích về một số hiện tƣợng tự nhiên trong cuộc sống cũng nhƣ có thêm hiểu biết về nguồn gốc những vị thần, nguồn gốc những anh hùng của lịch sử dân tộc. Dạng thức thứ hai là những truyện viết lại cho thiếu nhi. Ở loạt truyện này, tác giả tỏ ra trung thành với văn học dân gian, dựa theo nguyên tắc và thi pháp truyện dân gian để sáng tác. So với dạng thức thứ nhất, loại truyện này có sự phát triển hơn, bên cạnh một số tác phẩm tự sự đƣợc sáng tác dựa trên 9
  15. cơ sở cốt truyện dân gian còn có một số truyện nhà văn chỉ dựa vào kết thúc truyện dân gian) rồi viết một truyện mới. Tuy nhiên, truyện viết lại phải dựa trên cơ sở đảm bảo tính lôgic về sự phát triển của nội dung câu chuyện. Tiêu biểu cho dạng thức này có thể kể tới Nguyễn Huy Tƣởng với Con c c là cậu ng iời, Chiếc ánh chưng; Phạm Hổ với ba tác phẩm chính Ngựa thần t đâu đến dựa theo truyền thuyết Thánh Gióng; Lửa vàng, lửa trắng nhân vật chính là Hổ con), Lửa vàng, lửa trắng, lửa nâu nhân vật chính là áo) cùng lấy cơ sở từ truyện Trí kh n của ta đây; Qua những tác phẩm viết lại này, nhà văn vừa đem đến cho ngƣời đọc những câu chuyện đạo đức về cái thiện, cái ác đồng thời cũng là những bài học giáo dục hữu ích cho thiếu nhi, giúp các em nhận thức đúng – sai, tốt – xấu, góp phần tích cực trong việc hoàn thiện nhân cách ở trẻ. Dạng thức thứ a của truyện cổ viết lại – mức độ cao nhất của việc “viết lại” truyện cổ - lấy điểm tựa là một truyện dân gian truyền thống của dân tộc hoặc nhân loại), tác giả tự sự sẽ viết lại, viết thêm hoặc dựa trên những yếu tố cơ bản nhƣ nhân vật, sự kiện để sáng tạo thành những cốt truyện hoàn toàn mới. Loại truyện này có nguồn gốc từ khá lâu, xuất hiện ngay từ thời kì trung đại với những tác phẩm của Ngô Văn Phú (Một đời hoàng phái, Bạn cùng trường, Nữ hoàng đảo yến) sau đó nhanh chóng đƣợc phổ biến trong đời sống văn học Việt Nam. Chính vì thế mà nó đã trở thành một khuynh hƣớng đáng chú ý trong văn học của ta. Cũng từ đây, truyện cổ viết lại xuất hiện ngày càng nhiều trong sáng tác trung đại đến sáng tác hiện đại. Tuy nhiên ở thời trung đại, việc sáng tác chỉ dừng lại ở sự ghi chép hoặc phạm vi kể lại, các tập truyện có nhiều ngƣời tham gia sửa chữa hoặc thêm bớt nên “hầu nhƣ không đƣợc ghi nhận ở góc độ cá nhân mà đƣợc quan niệm nhƣ thể là các truyện dân gian mà bất kì ai cũng có thể thể nghiệm phong cách của mình trên chất liệu ấy ”. Do vậy thời kì này, truyện cổ viết lại chƣa thực sự đƣợc quan tâm mà phải đến thời kì đổi mới, nó mới thực sự đƣợc chú ý và phát triển mạnh. 10
  16. 1.1.3. Hiện tượng truyện cổ viết lại trong truyện ngắn Việt N m hiện đại Truyện ngắn Việt Nam sau 1945 có nhiều sự thay đổi đáng kể. Cùng với đó, truyện ngắn cũng có xu hƣớng vận động và phát triển mới. Trở về nguồn cội với các tác giả dân gian và lịch sử của dân tộc đƣợc xem là một trong những xu hƣớng vận động khá phổ biến của văn học giai đoạn này. Nói cách khác đây chính là sự thâm nhập của truyện cổ viết lại vào văn xuôi Việt Nam. Ở mảng truyện này có thể kể đến các tên tuổi nhƣ: Tô Hoài với những tác phẩm tiêu biểu nhƣ: Chuyện nỏ thần - một trong những tác phẩm đặc sắc, thành công trong việc sáng tác theo cách “viết lại”. Nguyên Hồng với những tác phẩm dành cho thiếu nhi cũng đƣợc sáng tác dựa theo cách “viết lại” nhƣ: Phù Đổng Thiên vương, Mai An Tiêm, Trưng Trắc, Trưng Nhị, Mỗi nhân vật mỗi tính cách, mỗi cuộc sống riêng nhƣng những truyện viết lại ấy luôn để lại trong lòng lứa tuổi thiếu nhi sự thích thú, nâng niu. Nó chứng tỏ đôi tai tinh diệu của ông lắng nghe mọi biến động của cuộc sống. Phạm Hổ cũng có nhiều truyện dành cho thiếu nhi theo cách “viết lại”: Chú bò tìm bạn, Chuyện hoa chuyện quả, Mị Châu – Trọng Thủy, Trong số những cây bút viết lại ấy, Nguyễn Huy Tƣởng là một trong những tác giả sớm thể hiện đƣợc phong cách riêng. Nguyễn Huy Tƣởng đã dành tâm huyết của mình viết dành tặng cho lứa tuổi thiếu nhi, sáng tạo lại dựa trên những cốt truyện thần thọai, truyền thuyết, truyện cổ tích, đƣa vào truyện những nội dung mới mang hơi thở của thời đại: Tìm mẹ, An Dương Vương ây thành c, Chiếc ánh chưng, Truyện Tấm Cám, Con cóc là cậu ông Giời, Thằng Quấy, Những tác phẩm ấy đã đi vào lòng lứa tuổi thiếu nhi theo một cách rất riêng, rất độc đáo, in sâu trong tâm thức mỗi thế hệ nhi đồng. Trong văn học hiện đại Việt Nam sau 1975 cũng có những sáng tác theo lối “viết lại” rất thành công và để lại những dấu ấn riêng trong lòng độc giả,. Trong bài viết Một ngã rẽ thú vị của truyện ngắn đương đại Việt Nam của 11
  17. Trần Viết Thiện cũng đã khẳng định: “Sự thâm nhập của huyền thoại vào văn học viết Việt Nam sau 1986 là một hiện tượng lạ Yếu tố huyền thoại trong truyện ngắn Việt Nam là kết quả của một quá trình tương tác v a đa dạng v a nhiều chiều. Đ là sự trở về với những huyền thoại, những mẫu cổ trong vốn liếng folklore dồi dào của dân tộc; là sự thâm nhập, tác động, thẩm thấu của yếu tố huyền thoại trong văn học Việt Nam qua một chu kì phát triển dích dắc; và còn là sự kế th a, tiếp thu thành tựu của văn học dân gian truyền thống” [15]. Chính sự thâm nhập này làm cho diện mạo văn học thay đổi, đặc biệt là ở mảng truyện ngắn, đã đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng kể. Đó là sự góp mặt của nhiều tác giả với sự xuất hiện của hàng loạt truyện cổ viết lại nhƣ: Nguyễn Huy Thiệp với Những ngọn gió Hua Tát – một trong những tác phẩm thành công sáng tác theo cách “viết lại”. Tập truyện gồm mƣời truyện mà mỗi truyện là một câu chuyện khác nhau kể về cuộc sống của con ngƣời ở bản Hua Tát. Những con ngƣời ấy có những bi kịch, những nỗi đau khác nhau: nỗi đau của một con ngƣời bé nhỏ nhƣ chàng Khó, nàng ua, nàng Sinh, nỗi đau của một tập thể nhƣ gia đình ông lão trong Sói trả thù, nỗi đau của tất cả ngƣời dân bản Hua Tát trong Nạn dịch hay nỗi đau của cả một thế hệ Tất cả đều đƣợc tái hiện qua những con ngƣời cụ thể. Bởi thế những câu chuyện của Nguyễn Huy Thiệp luôn hƣớng chúng ta tới lòng cao thƣợng và tình ngƣời đồng thời nhắc nhở ta có đủ bản lĩnh, đủ sức mạnh để giữ lại những giá trị nhân cách tốt đ p thuộc về mình. Ngoài ra, gây nhiều sự chú ý của văn học thời kì sau 1975 còn phải kể tới Sự tích những ngày đẹp trời và Nhân sứ của Hòa Vang. Khi hai truyện ngắn này xuất hiện đã gây nhiều xôn xao cho dƣ luận. Những lời khen chê đều có đủ cả nhƣng không ai có thể phủ nhận sự mới mẻ của tác phẩm. Đây là truyện ngắn đƣợc Hòa Vang viết theo hình thức viết thêm phần hậu truyện của những câu chuyện dân gian mang tính định hình trong lòng độc giả. Xƣa 12
  18. nay, chúng ta vẫn quen với những kết thúc có hậu trong truyện cổ tích, ở đó cái ác bị trừng trị, ngƣời ở hiền thì gặp lành, chúng ta cho rằng kết thúc nhƣ vậy là thỏa đáng. Hòa Vang thì khác, tác giả đã không dừng lại ở đó mà là ngƣời đi tiếp, kể cho ta nghe những điều vẫn còn tiếp diễn đằng sau kết thúc có hậu ấy. Và ngày đ p trời trong truyện của Hòa Vang chỉ xuất hiện khi có sự hòa hợp của hai con ngƣời thực sự yêu thƣơng nhau. Đó là khi Mị Nƣơng vƣợt qua khỏi sự trầm mặc của núi để đến với biển cả bao la – nơi mà Thủy Tinh luôn sẵn sàng chờ đợi nàng. Qua đây, tác giả vừa thể hiện cái nhìn mới mẻ vừa nêu sự đánh giá của ngƣời hiện đại về những truyện đã qua. Cách lật ngƣợc vấn đề này cũng là một nét đặc sắc của sáng tác văn học ngày nay. ên cạnh đó, đóng góp cho hiện tƣợng đổi mới của truyện ngắn giai đoạn sau 1975 phải kể đến Võ Thị Hảo Nàng tiên anh ao, Hồn trinh nữ, Khát của muôn đời, Tim vỡ, ); Chu Nam (Máu của thủy thần); Lƣu Sơn Minh Bến trần gian); và rất nhiều tác giả khác nhƣ Lê Đạt với những tác phẩm kể lại cuộc đời của những ngƣời nổi tiếng đôi khi bị rơi vào bi kịch do chính tài năng của họ tạo ra Cây đàn long môn, Con chuột, Lầu hạc vàng, Bài haiku, ); Lê Minh Hà với một số tác phẩm tiêu biểu mƣợn truyện xƣa để kể về những băn khoăn, day dứt và bất hạnh của con ngƣời trong cuộc sống hiện đại: An Dương Vương, Châu Long, i ng, Ngày ưa c Tấm, Tiếng trăng, Nhƣ vậy, hiện tƣợng truyện cổ viết lại đã trở thành xu hƣớng đƣợc nhiều ngƣời quan tâm không chỉ với văn học Việt Nam những giai đoạn trƣớc mà còn ở văn học sau 1975 và những giai đoạn sau này nữa. Có thể nói sự xuất hiện của truyện cổ viết lại đã phần nào giúp văn học mở rộng phạm vi chiếm lĩnh hiện thực, tạo điều kiện cho các tác giả đƣơng đại có cơ hội thử nghiệm tài năng viết tiếp của mình bằng nhiều cách thức khác nhau. Đồng thời, những câu chuyện mới đƣợc tạo ra còn nhằm kích thích sự tranh cãi gay gắt của dƣ luận về những vấn đề mới so với tác phẩm dân gian đã trở thành nguyên mẫu. 13
  19. Qua đó cho chúng ta cái nhìn khái quát về diện mạo hiện thực của văn xuôi thời kì này. Các tác giả đƣơng đại đã mƣợn chuyện lịch sử, chuyện cổ tích hay chuyện quá khứ để nói lên vấn để rất thực của con ngƣời thời hiện đại. Vì thế, truyện cổ viết lại trở nên sâu sắc và mang tính nhân văn hơn, tạo điều kiện cho văn học ngày càng hoàn thiện quá trình đổi mới hơn nữa. 1.2. Nguyễn Huy Tƣởng – một cây bút tài năng 1.2.1. V i nét về Nguyễn Huy Tưởng Nguyễn Huy Tƣởng sinh ngày 6 tháng 5 năm 1912 trong một gia đình nhà Nho tại làng Dục Tú, phủ Từ Sơn, tỉnh ắc Ninh, nay thuộc xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội. Thuở nhỏ ông sống ở làng. Cha mất sớm, ông chịu sự giáo dục, nuôi dƣỡng của m , một ngƣời phụ nữ tần tảo, nhân từ có ảnh hƣởng rất lớn đến sự hình thành nhân cách ở con mình. Khoảng năm lên mƣời tuổi, Nguyễn Huy Tƣởng đƣợc gửi xuống ăn học ở dƣới Hải Phòng, sống với gia đình ngƣời chị gái lớn. Vùng đất Dục Tú quê hƣơng ông là nơi giàu truyền thống văn hóa, truyền thống lịch sử. Tình yêu, niềm tự hào về quê hƣơng đã truyền cho ông niềm mê say đặc biệt với những huyền thoại đ p, về quá khứ hào hùng của ông cha. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trƣờng, ông đã say mê những câu chuyện về các nhân vật anh hùng trong lịch sử. Cùng với niềm say mê chuyện về các nhân vật anh hùng lịch sử, ông gửi gắm và thể hiện qua những trang viết. Năm 18 tuổi, khi còn là cậu học trò thành chung, ông đã xác định con đƣờng đi của mình: “Phận sự một người tầm thường như t i muốn tỏ lòng yêu nước thì chỉ có việc viết văn quốc ngữ thôi” [11,42]. Với ý thức ấy, cậu học trò Nguyễn Huy Tƣởng âm thầm tìm đọc các sách của các tác giả cổ điển Pháp, Nga, Trung Quốc, hầu tìm thấy ở các nhà văn bậc thầy những bài học về sáng tác thơ, kịch, tiểu thuyết. Đồng thời Nguyễn Huy Tƣởng cũng miệt mài viết những vần thơ đầu tiên, ghi lại những suy nghĩ về văn chƣơng, nghệ 14
  20. thuật, đạo đức của riêng mình một cách khá đều đặn trong những trang nhật kí. Những trang viết đầu tay của Nguyễn Huy Tƣởng còn lƣu giữ đƣợc, cho thấy sự vụng về của một ngƣời không hẳn đã có năng khiếu bẩm sinh về văn chƣơng, nhƣng cũng bộc lộ một khát vọng lớn lao, một tâm hồn nhạy cảm với những suy nghĩ nhiều khi vƣợt quá “tầm” của một cậu học trò đang tập sự nghề văn. Công việc đó thầm lặng kéo dài suốt từ năm 1930 nếu chỉ tính từ thời điểm Nguyễn Huy Tƣởng để lại tập bản thảo sớm nhất còn lƣu giữ đƣợc – hồi kí Cái đời tôi) cho đến những năm 1940, khi ông bắt đầu có tác phẩm đƣợc công bố: bộ ba truyện, kịch lịch sử Đêm hội Long Trì (1942), Vũ Như T (1942), An Tư (1943). Sẵn có một tình yêu sâu nặng với đất nƣớc, quê hƣơng, Nguyễn Huy Tƣởng sớm đến với chủ nghĩa yêu nƣớc, nhanh chóng tham gia nhiều hoạt động xã hội, cách mạng. Khi còn là một học sinh Hải Phòng, ông tham gia giải truyền đơn, treo cờ búa liềm ở chợ Sắt, Ở tuổi 30, ông tham gia hoạt động Hƣớng đạo, những mong luyện “chí cả gan vàng” và sau đó là hoạt động truyền bá Quốc ngữ ở Hải Phòng và Hà Nội. Đặc biệt từ cuối năm 1942, ông bắt đầu liên lạc với phong trào Việt Minh, và đầu năm 1943 gia nhập tổ chức Văn hóa cứu quốc của Đảng. Những ngày khởi nghĩa, Nguyễn Huy Tƣởng đƣợc Đoàn thể tín nhiệm cử đi dự Đại hội quốc dân Tân Trào. Cách mạng tháng Tám thành công, ông tham gia biên tập báo Cờ giải phóng, Tiền phong và là Tổng thƣ kí an Trung ƣơng vận động đời sống mới. Ngày 1-1-1946, ông đƣợc kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dƣơng và cũng năm 1946 đƣợc vào Quốc hội khóa I, giữ chức Phó thƣ kí Hội Văn hóa cứu quốc Việt Nam. Năm 1948, ông tham gia sáng lập tạp chí Văn nghệ, nhà xuất bản Văn nghệ và trực tiếp làm Thƣ kí tòa soạn tạp chí Văn nghệ, Nhà xuất bản Văn nghệ từ số 3 đến số 21. Bên cạnh công tác lãnh đạo Hội Văn nghệ, Nguyễn Huy Tƣởng còn tham gia nhiều hoạt động xây dựng phong trào văn nghệ quần chúng trong 15
  21. kháng chiến. Dù ở cƣơng vị nào, hoàn cảnh nào, Nguyễn Huy Tƣởng luôn có đóng góp tích cực cho văn học và cách mạng. Nguyễn Huy Tƣởng là một trong số ít nhà văn sớm quan tâm đến việc viết cho thiếu nhi. Ngay từ trƣớc Cách mạng ông đã từng viết những câu chuyện cho thiếu nhi in trong tủ sách Hoa xuân. Nhƣng những tác phẩm tiêu biểu nhất của ông đều xuất hiện sau năm 1951, khi ông cùng một số văn nghệ sĩ bắt tay vào xây dựng phong trào sáng tác cho thiếu nhi nhƣ một thể loại riêng trong văn học. Nhiều truyện ông viết cho thiếu nhi đến nay vẫn đƣợc coi là mẫu mực và đƣợc các em tìm đọc: Tìm mẹ, An Dương Vương ây thành c, Con cóc là cậu ông Giời, Truyện Tấm Cám Ông cũng là giám đốc đầu tiên của nhà xuất bản Kim Đồng. Nguyễn Huy Tƣởng mất ngày 25-7-1960, khi ông mới hoàn thành xong tập I tiểu thuyết Sống mãi với thủ đ . Cùng với những trang bản thảo dở dang, ông còn để lại hàng chục tập nhật kí đƣợc viết liên tục trong suốt 30 năm cho đến khi ông qua đời. Một số trang nhật kí của ông gần đây đã đƣợc công bố giúp bạn đọc hiểu thêm những sóng gió trong cuộc đời ông cũng nhƣ mối quan tâm mà lúc sinh thời, ông khó có điều kiện bộc lộ trực tiếp. Nổi lên qua những suy tƣ đầy trăn trở, dằn vặt của ông là một tấm lòng tha thiết với dân tộc và văn học, một ý thức công dân đầy trách nhiệm với mọi vấn đề xã hội, một tâm hồn nghệ sĩ không bao giờ bằng lòng với mình. Từ một thanh niên yêu nƣớc, giàu lí tƣởng, lấy văn chuơng làm hành động cách mạng, Nguyễn Huy Tƣởng đã đề cập đến những vấn đề trọng tâm của văn hóa, nghệ thuật nƣớc nhà và có những đóng góp quan trọng cho văn học Việt Nam hiện đại. Tháng 9 năm 1996, Nhuyễn Huy Tƣởng đƣợc Nhà nƣớc trao tặng Giải thƣởng Hồ Chí Minh. Đó là phần thƣởng cao quý đối với ngƣời nghệ sĩ Nguyễn Huy Tƣởng, là sự ghi nhận xác đáng thành tựu của Nguyễn Huy Tƣởng đối với sự nghiệp văn học của dân tộc. 16
  22. 1.2.2. Quan niệm về văn chương của Nguyễn Huy Tưởng Nguyễn Huy Tƣởng đƣợc coi là một trong số những nhà văn tiên phong trong việc viết cho thế hệ thiếu nhi theo cách “viết lại”. Qua những truyện viết lại, ông dành tặng cả tâm huyết viết cho lứa tuổi thiếu nhi. Là nhà văn của những hoài niệm xót xa, có lúc êm dịu nhƣng đa phần là khắc khoải chua xót, Nguyễn Huy Tƣởng đã lặng thầm thể hiện một quan điểm viết rất riêng bằng những trải nghiệm cụ thể. Nguyễn Huy Tưởng quan niệm văn chương phải đẹp, phải hay, phải duyên dáng ở cả nội dung và hình thức. Trƣớc hết, Nguyễn Huy Tƣởng quan niệm nội dung văn chƣơng phải đ p. Đ p trong quan niệm của ông “không chỉ là một vài câu duyên dáng”, “kh ng phải câu văn hay, câu chuyện đẹp” mà phải “Nặng suy nghĩ. Nặng cái phần khám phá cuộc đời. Soi đuốc cho người đi trong đêm tối ”. Văn chƣơng phải “nặng tư tưởng. Giải quyết những vấn đề lớn của đời sống”, “g p phần vào việc đẩy mạnh chiến đấu, vạch mặt đế quốc”, “nâng cao tinh thần nhân dân”. Rất nhiều lần ông trăn trở với câu hỏi “Làm sao mà có những tác phẩm đọc cháy lòng người, thúc giục mọi người vào cuộc đấu tranh. Không phải bị động, mà phải lăn ả vào cuộc chiến đấu” [10,116]. Cùng với nội dung, hình thức đ p cũng đƣợc Nguyễn Huy Tƣởng chú trọng, có nhiều lần ông tự nhắc, tự giục giã mình và cũng là với đồng nghiệp của mình về khát vọng sáng tác đƣợc những tác phẩm đích thực “để làm thức dậy tâm hồn con người”, “Làm cháy lòng người. Làm sáng ý thức. Làm bốc con người, ng lên đấu tranh” [10,116] Và Nguyễn Huy Tƣởng đã cùng thế hệ văn nghệ sĩ kháng chiến làm tròn sứ mệnh thiêng liêng của những ngƣời nghệ sĩ – chiến sĩ trong cuộc kháng chiến kiến quốc vĩ đại của dân tộc. Không chỉ đ p, hay, duyên dáng, văn chương phải c tính tư tưởng, đây cũng là một tiêu chuẩn cụ thể theo quan niệm của Nguyễn Huy Tƣởng. 17
  23. Nguyễn Huy Tƣởng đã sớm dự cảm đƣợc cái nghiệp về sau, không phải của viên công chức thuế quan mà của một nhà văn: “Đem sở trường bù cho sở đoản, phát triển cái sở trường hoàn toàn thì cái sở trường của mình có thể xán lạn mà làm mờ mọi cái sở đoản” [11,11]. Ở ng cũng lu n thể hiện khát vọng đổi mới văn chương. Đó là khát vọng đổi mới quan niệm hiện thực, Nguyễn Huy Tƣởng cũng đã từng trăn trở và ấp ủ khát vọng đổi mới nền văn học. Ông khẳng định: “Đ hết cái thời kì ca ngợi Không thể duy trì mãi cái tình trạng hiền lành của văn nghệ”, văn nghệ phải đề cập “những vấn đề thiết thực, phải c đấu tranh”, “sắc là do đấu tranh” []. Nguyễn Huy Tƣởng không khỏi bận lòng đến đau xót khi: “nhìn trước nhìn sau thấy văn học ta nghèo nàn, kh khan, kh ng c ương máu” [10,117- 118], tất cả là “một thứ nghệ thuật chung chung”, bị “gò bó trong một mớ công thức, giáo điều”. Vốn nặng lòng với văn học dân tộc, ông không khỏi lo lắng, day dứt với hàng loạt câu hỏi: “Bao giờ cho có sinh khí của một nền văn học thật đúng? Bao giờ cải thiện tình trạng đình đốn này của văn học Việt Nam?” [10,118]. Cùng với đổi mới quan niệm về hiện thực, Nguyễn Huy Tưởng cũng c sự đổi mới đáng kể trong quan niệm về con người. Ông khẳng định: Từ “sự vụ” văn học phải hƣớng đến con ngƣời, “chú trọng đến con người”, lấy con ngƣời làm “nguyên liệu chính”. Văn học phải biết “nâng niu tôn trọng con người”. Với ý thức trách nhiệm của một nhà văn thiết tha yêu con ngƣời, tôn trọng sự thực, Nguyễn Huy Tƣởng khẩn thiết đòi hỏi ngƣời cầm bút: “Đ ng viết cái gì sai với sự thực của con người, dù dưới hình thức phục vụ. Người là thật. Phải thật với người” [10,120]. Thực thế, ông đã mạnh dạn viết, mạnh dạn diễn tả một cách trung thực những suy nghĩ, cảm xúc của mình trƣớc những vấn đề bức xúc của thực tại đời sống và con ngƣời với cả hai mặt cũ và mới, tốt và xấu, tích cực và tiêu cực của ông luôn ý thức đó là “Hai mặt của một vấn đề, không thể cái nào nặng, cái nào nhẹ” [10,120] . Có thể nói, cả 18
  24. trong suy nghĩ và bằng thực tiễn sáng tác, Nguyễn Huy Tƣởng đã góp phần thiết thực nhằm góp phần khắc phục tình trạng non kém của văn học một thời “n i như rồng – một chiều – chỉ n i toàn cái đẹp” góp phần đấu tranh nhằm “phá cái công thức và chống lại cái một chiều” trong văn học. Đặt vào hoàn cảnh đƣơng thời, có thể thấy, Nguyễn Huy Tƣởng đã có những tƣ tƣởng mới với ý hƣớng về việc cách tân nghệ thuật. Nguyễn Huy Tƣởng cũng rất quan tâm đến “chuyện nghề”, đến lao động nghệ thuật. Viết văn trong quan niệm của ông là “một nghề cao quý” nhƣng cũng là “một sự vật lộn đau khổ tiêu hao con ngƣời”, là thứ công việc “vất vả một cách kiệt lực”. Nhà văn chân thành đồng ý rằng “văn học phục tùng chính trị - văn học phục vụ chiến đấu”, nhƣng đồng thời ông cũng ý thức rằng văn học “cần tự do nhƣ cây cần không khí để thở, để lớn đ p”.Chính vì thế ông đòi hỏi một điều cốt yếu là phải “có một sự hiểu biết về văn học, về tính chất của văn học”, phải tạo điều kiện phát triển tài năng và cá tính sáng tạo của mỗi nhà văn. Nhƣ vậy, Nguyễn Huy Tƣởng đã đƣa ra những quan niệm văn chƣơng, đƣa ra những suy nghĩ, những phát ngôn mang tính cá nhân cũng phần nào giúp ta hiểu đƣợc quan niệm về nghề viết văn của Nguyễn Huy Tƣởng. Có thể nói, suốt một đời cầm bút, bằng ý thức công dân và trách nhiệm của ngƣời nghệ sĩ, Nguyễn Huy Tƣởng đã không ngừng vật lộn, khắc khoải, không ngừng day dứt, ƣu tƣ, chân thành tự vấn và lao động hết mình để thực hiện một khát vọng cao cả: góp phần xây dựng một nền văn học dân tộc đích thực. 19
  25. CHƢƠNG 2 TRUYỆN C VIÊT LẠI CỦA NGUYỄN HU TƢỞNG - SỰ NỐI TI P CHỦ ĐỀ VÀ NHỮNG NỘI DUNG MỚI Nói về truyện cổ viết lại, Nguyễn Huy Tƣởng là nhà văn khá thành công trong việc viết tiếp những chủ đề và sáng tạo những nội dung mới. Bằng tài năng và tấm lòng của một nhà văn yêu nghề, truyện cổ là cái cớ để tác giả bộc lộ cái nhìn nhân hậu, đầy trắc ẩn về số phận của con ngƣời trong xã hội xƣa và nay. Sự nối tiếp chủ đề và thể hiện nội dung mới, khiến sáng tác của Nguyễn Huy Tƣởng vừa gần gũi, thân quen, vừa đậm hơi thở của thời đại. 2.1. Sự nối tiếp chủ đề của truyện cổ 2.1.1. Sự n i tiếp chủ đề thần thoại Thần thoại là một trong những truyện kể dân gian tiêu biểu, là di sản tinh thần của loài ngƣời, gắn liền với “thời thơ ấu” của các dân tộc. Truyện thần thoại phản ánh những nhận thức sơ khởi của loài ngƣời về thế giới tự nhiên. Màu sắc huyền thoại đã làm nên sự hấp dẫn của những truyện đậm chất tƣ duy của dân gian thời cổ đại. Thần thoại mang những chủ đề chính gắn liền với cuộc sống con ngƣời: giải thích nguồn gốc của vũ trụ và các hiện tƣợng tự nhiên; giải thích nguồn gốc của con ngƣời và xã hội; phản ánh ƣớc mơ sống hòa hợp, ƣớc mơ khám phá, chinh phục tự nhiên. Tiếp nhận thần thoại ở tinh thần cơ bản ấy, Nguyễn Huy Tƣởng đã có sự sáng tạo rất riêng, độc đáo trong truyện cổ viết lại. Trong đó, có nhiều tác phẩm đã đi sâu vào trong lòng của các thế hệ thiếu niên, nhi đồng. Điểm nổi bật của sự tiếp nhận này trong sáng tác của Nguyễn Huy Tƣởng thể hiện rõ nhất và trƣớc hết ở chủ đề truyện. Trong truyện cổ dân gian, nội dung của Cóc kiện trời ngắn gọn, về cơ bản Cóc kiện trời là một thần thoại suy nguyên phái, lí giải một hiện tƣợng tự 20
  26. nhiên khá đặc trƣng trên đất nƣớc nông nghiệp – đó là hạn hán kéo dài. Truyện giải thích một hiện tƣợng tự nhiên là sau khi cóc nghiến răng thì trời mƣa. Truyện cũng đề cao sự đoàn kết, chính nghĩa, và cũng là lời khuyên con ngƣời nên bảo vệ cóc – loài vật tuy xấu xí nhƣng lại có ích và từ đó dân gian có câu “Con cóc là cậu ông trời / Hễ ai đánh cóc thì trời đánh cho”. Trong truyện Con cóc là cậu ông Giời, Nguyễn Huy Tƣởng đã nối tiếp chủ đề thần thoại trên phƣơng diện phản ánh công cuộc giải thích tự nhiên, chinh phục tự nhiên. Đồng thời qua truyện cũng đề cao sự đoàn kết, khát vọng cũng nhƣ ƣớc mơ chính nghĩa của con ngƣời. Truyện cũng khuyên mọi ngƣời nên bảo vệ cóc, không nên đánh cóc. Tuy xấu xí nhƣng nó rất có công và tốt bụng. Cái mới của Nguyễn Huy Tƣởng là đƣa truyện thần thoại trở nên gần gũi hơn với cuộc sống của con ngƣời, giải thích tự nhiên, công cuộc chinh phục tự nhiên một cách chi tiết, rõ ràng hơn. 2.1.2. Sự tiếp n i chủ đề của truyền thuyết Cùng với sự tiếp nối chủ đề của thần thoại, Nguyễn Huy Tƣởng cũng rất thành công trong việc nối tiếp chủ đề truyền thuyết. Truyền thuyết là truyện kể dân gian, những truyện truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phƣơng theo quan điểm của nhân dân. Truyền thuyết tập chung phản ánh và lí giải các sự kiện và nhân vật lịch sử, ngợi ca và tự hào về nguồn gốc dân tộc, ca ngợi công cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nƣớc, ca ngợi tinh thần dân chủ, ngợi ca ngƣời anh hùng văn hóa. Cũng nhƣ cách xử lí chất liệu trong kế thừa chủ đề thần thoại, Nguyễn Huy Tƣởng tiếp nhận truyền thuyết trên tinh thần cơ bản của thể loại dựa trên những sáng tạo rất riêng, độc đáo. Trong truyền thuyết, truyện Bánh chưng, bánh giầy ngoài việc phản ánh lịch sử ở một thời kì nhất định, là sự lí giải thú vị và giàu sức thuyết phục về nguồn gốc của bánh chƣng, bánh giầy, tục thờ 21
  27. cúng tổ tiên ngày tết - những thành tựu văn hóa của văn minh nông nghiệp. Truyện cũng đề cao ngƣời lao động, đề cao ngƣời nông nghiệp, thể hiện sự thờ kính trời, đất, tổ tiên của nhân dân ta. Với Chiếc ánh chưng, Nguyễn Huy Tƣởng đã tiếp nối chủ đề truyền thuyết trên phƣơng diện phản ánh và lí giải nhân vật lịch sử, ngợi ca và tự hào về nguồn gốc dân tộc, giải thích nguồn gốc của bánh chƣng, bánh giầy, tục thờ cúng tổ tiên, đồng thời truyện cũng đề cao, ngợi ca những con ngƣời lao động, đề cao ngƣời làm nông nhiệp. Tiếp nối một truyện kể vốn đã có sự lan tỏa trong dân chúng vừa là một lợi thế vừa có những cái bất lợi. ởi nếu non tay viết, không thỏa mãn đƣợc tầm đón nhận của ngƣời tiếp nhận sẽ khó tìm đƣợc vị trí trong lòng công chúng. ằng một lối tƣ duy rất riêng, Nguyễn Huy Tƣởng đã sáng tạo nên một truyền thuyết thật đ p tìm đƣợc ví trí trong tâm thức của nhiều thế hệ công chúng. Những trang viết của Nguyễn Huy Tƣởng nhƣ một bài thơ đ p ngợi ca về sự chân chất, mộc mạc, giản dị, gắn bó với cuộc sống làng quê của những ngƣời dân cày và cuộc sống dân cày của Hoàng tử út con vua Hùng thứ sáu. Với An Dương Vương ây thành c, Nguyễn Huy Tƣởng đã nối tiếp chủ đề truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy trên phƣơng diện phản ánh và lí giải các nhân vật lịch sử, ca ngợi công cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nƣớc, tinh thần dân chủ và ngƣời anh hùng văn hóa. Trong truyền thuyết Truyện An Dương Vương, Mị Châu – Trọng Thủy, chủ đề chung là sự lí giải của dân gian về nguyên nhân mất nƣớc Âu Lạc, nêu lên bài học lịch sử về cảnh giác chính trị, là sự tổng kết kinh nghiệm lịch sử của nhân dân. Trong đó, truyện đặc biệt nhấn mạnh vai trò của ngƣời thủ lĩnh đối với sự nghiệp dựng xây và bảo vệ lãnh thổ, việc cầm quân và lãnh đạo dân chúng, ý thức về công – tƣ, quốc gia đại sự Viết An Dương Vương ây thành c, Nguyễn Huy Tƣởng tiếp tục đƣa hồi ức của chúng ta trở về với cội nguồn lịch sử trong buổi hồng hoàng dựng 22
  28. nƣớc và giữ nƣớc. Nguyễn Huy Tƣởng đã thỏa sức tung bay trên đôi cánh của trí tƣởng tƣợng, hƣ cấu, dựa trên nền của truyền thuyết. Điểm đáng nói là Nguyễn Huy Tƣởng đã cổ tích hóa An Dương Vương ây thành c, tạo thêm một vòng huyền thoại, hƣ ảo tập chung vào câu chuyện xây thành Ốc. Truyện An Dương Vương ây thành c của Nguyễn Huy Tƣởng thấm đẫm chất thơ và màu sắc. Hình ảnh Thục Phán An Dƣơng Vƣơng với khát vọng xây Loa thành, nhờ sự giúp sức của thần núi Thất Diệu, thần Kim Quy chống lại sự phá hoại độc ác của con Kê Tinh, tất cả hiện lên đƣợm màu sắc huyền ảo, hƣ hƣ, thực thực tạo nên chất men say cho ngƣời đọc. 2.1.3. Sự n i tiếp chủ đề của truyện cổ tích Truyện cổ tích là một thể loại tiêu biểu thuộc loại hình tự sự dân gian, là di sản tinh thần của nhân loại. Trong di sản tinh thần chung ấy, mỗi dân tộc trên thế giới đều có một kho tàng cổ tích của riêng mình. Vì vậy, sáng tác truyện cổ tích không phải “độc quyền” của bất kì ai cả. Truyền cổ tích dân gian Việt Nam rất phong phú, đa dạng. Chủ đề truyện cổ tích hƣớng đến phản ánh và lí giải những vấn đề xã hội, những mối quan hệ trong gia đình cũng nhƣ ngoài xã hội khi xã hội có sự phân chia giai cấp, phản ánh cuộc sống hiện thực của ngƣời xƣa cũng nhƣ những ƣớc mơ của nhân dân lao động. Tiếp nhận ở truyện cổ tích tinh thần cơ bản ấy, Nguyễn Huy Tƣởng có những sáng tạo mới mẻ, độc đáo mang đậm dấu ấn cá nhân. Điểm nổi bật của sự tiếp nối này trong sáng tác của Nguyễn Huy Tƣởng là ý thức bảo lƣu những nội dung, chủ đề đã trở thành kinh điển của thể loại nhƣng đặt câu chuyện trong một không - thời gian mới mang tính thời đại, thời sự. Trong Tìm mẹ - truyện dựa theo cốt truyện của truyện cổ tích Tây Nguyên - Nguyễn Huy Tƣởng đã nối tiếp những chủ đề của truyện cổ tích trên phƣơng diện phản ánh và lí giải những vấn đề xã hội, những mối quan hệ 23
  29. trong gia đình và xã hội cùng với đó là những ƣớc mơ của nhân dân lao động. Với Tìm mẹ, Nguyễn Huy Tƣởng cũng thể hiện ƣớc mơ về sự no đủ, ƣớc mơ về sự thay đổi trên phƣơng diện vật chất, điều đó đƣợc thể hiện ngay trong cách đặt tên cho con của ngƣời bố: “Th i, đặt tên cho n là Nhà để sau này n c cái nhà trú mưa, trú nắng”, “Th i, đặt tên cho n là ạo để sau này n còn c hột gạo để ăn” [16,137]. Truyện cũng phản ánh mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị. Nếu trong truyện cổ tích dân gian phản ánh mâu thuẫn giữa tầng lớp địa chủ, phú nông với nông dân nghèo thì trong truyện của Nguyễn Huy Tƣởng nhân vật thống trị ở đây lại là chúa làng – một chức quan làng đứng đầu cai trị ở vùng miền núi trong bối cảnh thời Pháp thuộc. Từ điểm mới trong truyện, Nguyễn Huy Tƣởng còn thể hiện sự sáng tạo khi xây dựng một hệ thống nhân vật thần kì phong phú góp phần thỏa mãn ƣớc mơ, tạo nên sự hấp dẫn riêng của truyện. Đó là con chim đại bàng; ông lão đá thần núi) phù trợ giúp đỡ ngƣời lƣơng thiện; Rận cùng phe với chúa làng, là tay sai của chúa làng nhƣng Rận con cũng rất biết thƣơng ngƣời. Cùng với Tìm mẹ, Thằng Quấy cũng là một sự nối tiếp chủ đề truyện cổ tích của Nguyễn Huy Tƣởng. Trên tinh thần phản ánh và lí giải các vấn đề xã hội, mối quan hệ trong xã hội, phản ánh cuộc sống hiện thực và ƣớc mơ của nhân dân lao động, truyện của Nguyễn Huy Tƣởng phản ánh rõ nét hơn tinh thần phản kháng, chống lại cái xấu, cái ác. Những ngƣời cùng khổ nhƣ thằng Quấy đã vùng lên. Dù mới là tự phát, nhƣng có thể thấy rõ lòng dũng cảm sự thông minh của thằng Quấy chính là vũ khí đã giúp nó vƣợt qua những thử thách, là tố chất cần thiết để chiến thắng kẻ thù. Truyện có lối kể giản dị, mộc mạc, về cậu bé Quấy mồ côi cha m , phải ở với chúa làng gian ác. Chúa làng hành hạ Quấy đủ điều, bắt Quấy đi giết hổ dữ, voi rừng, nhƣng lần nào Quấy cũng dùng trí thông minh của mình để vƣợt qua mọi thử thách, sự gian ác mà chúa làng bắt ép Quấy. Quấy tìm cách lừa cho cả nhà chúa làng chết đuối ngoài biển, giúp cho dân làng bớt khổ. 24
  30. Sự nối tiếp truyện cổ tích của Nguyễn Huy Tƣởng còn thể hiện trong Truyện Tấm Cám. Từ Tấm cám trong dân gian, Truyện Tấm Cám của Nguyễn Huy Tƣởng cho ta thấy đƣợc tác giả vừa tôn trọng bản kể xƣa của truyện dân gian, vừa thể hiện những nét độc đáo, sáng tạo rất riêng của Nguyễn Huy Tƣởng trong việc khắc họa hình tƣợng nhân vật Tấm, Cám và dì ghẻ với cái nhìn rất mới, rất riêng của Nguyễn Huy Tƣởng, thể hiện đạo lí truyền thống của dân tộc: ác giả ác báo, ở hiền gặp lành, gieo nhân nào gặp quả nấy, trong cái nhìn của cuộc sống hiện đại của con ngƣời. Cùng với Tìm mẹ, Thằng Quấy, Truyện Tấm Cám sự nối tiếp chủ đề truyện cổ tích của Nguyễn Huy Tƣởng còn đƣợc thể hiện qua truyện Cô bé gan dạ. Qua truyện Cô bé gan dạ, ta thấy đƣợc văn của Nguyễn Huy Tƣởng luôn ngồn ngộn chất thơ của cuộc đời, chất chứa những bài ca hy vọng, những bài học về tình yêu thƣơng đồng loại. Đúng nhƣ những nhận xét của nhà văn Phạm Hổ: “Trong câu văn của Nguyễn Huy Tưởng, chúng ta không bao giờ thấy lộ ra bóng dáng của điều ác mặc dù anh có miêu tả kẻ ác với tất cả lòng căm ghét – nhưng căm ghét không c nghĩa là ác. N i rõ hơn: điều ác không có ở trong lòng anh. Văn anh là yêu thương, là đầm ấm, là ao dung, Rõ ràng đọc Nguyễn Huy Tưởng, cảng thấy yêu văn và càng thấy yêu người” [11,353]. Truyện của Nguyễn Huy Tƣởng gần gũi, gắn bó với độc giả bởi một lẽ ông không hoàn toàn sáng tạo ra chủ đề của những câu chuyện ông viết lại, mà chủ yếu chuyển thể từ những câu chuyện truyền thống. Song ông không đơn thuần chỉ là ngƣời viết lại loại truyện cổ tích, những tác phẩm của ông đã có sự khác biệt với các văn bản mà ông lấy làm khuôn mẫu. Bằng sự sáng tạo của mình, Nguyễn Huy Tƣởng vừa trung thành với truyền thống vừa để lại những dấu ấn độc đáo ở từng câu chuyện. Đƣợc viết ra do nguồn truyện kể dân gian nhƣng mỗi truyện của ông đều chứa đựng một cách cô đọng những lí tƣởng đạo đức và thẩm mỹ truyền thống nhƣng đồng thời đã đƣợc ông đem 25
  31. thêm vào đó luồng không khí mới của văn chƣơng và tƣ tƣởng của thời đại, tạo nên những tác phẩm có sức hấp dẫn đối với mọi đối tƣợng bạn đọc. Nhƣ vậy, bằng sự tiếp nối chủ đề của thần thoại, truyền thuyết và truyện cổ tích trên nhiều phƣơng diện khác nhau, cùng với tài năng và trí tƣởng tƣợng tuyệt vời của mình, Nguyễn Huy Tƣởng đã viết nên những truyện thần thoại, truyền thuyết và truyện cổ tích dành cho lứa tuổi măng non, thiếu niên nhi đồng thật mới thật ý nghĩa qua cách “viết lại” thể hiện nét độc đáo rất riêng của Nguyễn Huy Tƣởng. Chính sự nối tiếp những chủ đề của thần thoại, truyền thuyết và truyện cổ tích cộng với sức sáng tạo đã đƣa những câu chuyện của Nguyễn Huy Tƣởng lên một tầm cao mới và những câu chuyện ấy in sâu vào lòng độc giả. 2.2. Những chủ đề mới gắn với đời sống đƣơng đại Cùng với việc nối tiếp những chủ đề của thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cổ viết lại của Nguyễn Huy Tƣởng còn mang đến những chủ đề mới gắn với đời sống đƣơng đại, gắn liền với cuộc sống lao động, với những tâm tƣ tình cảm, nguyện vọng của con ngƣời đƣơng thời. Đồng thời, qua truyện cổ viết lại của Nguyễn Huy Tƣởng những nét đ p truyền thống, những trang sử vẻ vang của dân tộc một lần nữa đƣợc hồi sinh trong một cái nhìn rất mới thể hiện những nét đ p, sự tự hào và trách nhiệm của con ngƣời trong công cuộc xây dựng, đổi mới đất nƣớc và bảo vệ chủ quyền dân tộc. 2.2.1. Lòng yêu nước, tự h o về những tr ng sử vẻ v ng củ ân t c qua nh n qu n mới Lòng yêu nƣớc là một truyền thống vô cùng quý báu của dân tộc ta từ ngàn đời nay. Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, từ thời vua Hùng dựng nƣớc, thời à Trƣng, Hai à Triệu, Trần Hƣng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung đến thời kì chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, nhân dân ta phải trải qua biết bao cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm xâm lăng của bọn phƣơng ắc và 26
  32. phƣơng Tây ằng lòng yêu nƣớc nồng nàn, nhân dân ta đã đoàn kết thống nhất tạo thành sức mạnh vĩ đại chiến thắng mọi kẻ thù xâm lƣợc. Chính truyền thống yếu nƣớc từ ngàn đời của dân tộc đó đã gieo vào trong Nguyễn Huy Tƣởng một trái tim yêu nƣớc, tự hào về những chiến công, những trang sử vẻ vang của dân tộc. Qua những câu chuyện đƣợc ông sáng tác dành cho thế hệ măng non theo lối “viết lại”, Nguyễn Huy Tƣởng thể hiện tinh thần yêu nƣớc, tự hào dân tộc ngay trong những sáng tác của mình bắng cái nhìn rất mới, rất riêng mang phong cách của Nguyễn Huy Tƣởng. Qua những truyện thần thoại, truyền thuyết và truyện cổ tích, Nguyễn Huy Tƣởng viết theo lối “viết lại”, ông đã lồng vào đó những tình yêu quê hƣơng, đất nƣớc, tự hào về những trang sử hào hùng, vẻ vang của dân tộc theo một cách riêng. Nguyễn Huy Tƣởng đã lựa chọn những chi tiết tiêu biểu thể hiện lòng yêu nƣớc nồng nàn, sự mƣu trí, dũng cảm, tài lãnh đạo của các nhân vật để đƣa vào trong những truyện cổ viết lại của mình. Truyền thuyết dân gian kể về những chiến công xây thành, chế nỏ, chiến thắng cuộc Nam xâm lần thứ ba của quân Triệu Đà, những nguyên nhân dẫn đến đất nƣớc Âu Lạc rơi vào một ngàn năm ắc thuộc. Nguyễn Huy Tƣởng lại giúp bạn đọc hình dung rõ hơn tâm trạng, ý chí, hành động vì nƣớc vì dân của An Dƣơng Vƣơng qua truyện An Dương Vương ây thành c. Nguyễn Huy Tƣởng đã mƣợn giấc mơ của An Dƣơng Vƣơng, đƣợc thần núi Thất Diệu bày cho cách xây Loa thành “kh ng c ốn cửa đ ng, tây, nam, ắc Quân Triệu Đà kh ng iết đánh vào chỗ nào. Thành này c nhiều lần tường. Quân Triệu Đà c trèo thì sức nào mà trèo hết được. Thành này chỉ c một con đường vào, càng đi vào càng heo hút, thẳm cùng. Vào kh ng dễ mà ra càng kh ” [16,163]. Giấc mơ kì diệu của An Dƣơng Vƣơng là những trằn trọc, cân nhắc, suy nghĩ biết bao ngày đêm của nhà vua. An Dƣơng Vƣơng cùng toàn nhân dân bắt tay vào việc xây thành. Hàng đêm ,nhà vua có mặt nơi 27
  33. diễn ra việc xây thành. Nhà vua mừng ra mặt khi bức tƣờng thành vững chãi hiện dần qua thời gian, lo lắng tái mặt toát mồ hôi lúc gần sáng có tiếng gà gáy thành lại sụp đổ. Nhà vua bồn chồn, lo lắng, ngày không ăn, đêm không ngủ vì một nỗi xây thành chống lại quân xâm lƣợc và tất cả vì nhân dân, ngƣời gầy nhƣ xác con ve. Tấm lòng yêu nƣớc đau đáu của nhà vua đƣợc muôn dân chia sẻ, đƣợc thần linh động lòng, cảm động giúp đỡ. Những nguời dân tự nguyện giết hết gà trống để không có tiếng gà gáy làm sụp thành. Ở truyện An Dương Vương ây thành c, Nguyễn Huy Tƣởng đã khắc họa hình ảnh Thục Phán An Dƣơng Vƣơng trong quá trình xây dựng thành Ốc. An Dương Vương ây thành c kể lại quá xây dựng thành chống lại quân xâm lƣợc của Thục Phán An Dƣơng Vƣơng đầy gian nan, vất vả, trải qua biết bao nhiêu khó khăn. Tƣởng chừng nhƣ việc xây thành dễ dàng với Thục Phán An Dƣơng Vƣơng để chống lại sức mạnh của quân Triệu Đà nhƣng không. Quân Triệu Đà - một đội quân hùng mạnh mà theo cách miêu tả của Nguyễn Huy Tƣởng đó là quân Triệu Đà đi đến đâu, quân An Dƣơng Vƣơng tan đến đó. “Ba đêm đắp thành, a đêm sắp tàn canh một thì tiếng gà đổ” [16,168], Nguyễn Huy Tƣởng miêu tả quá trình xây thành của An Dƣơng Vƣơng qua ba đêm xây thành có đêm xây đƣợc nửa thành, có đêm sắp hoàn thành nhƣng đều bị con Kê Tinh – một con gà hóa tinh tàn ác, tìm mọi cách phá hoại không cho An Dƣơng Vƣơng xây thành. Hình ảnh Thục Phán An Dƣơng Vƣơng với khát vọng xây Loa thành, nhờ sự giúp sức của thần núi Thất Diệu, thần Kim Quy chống lái sự phá hoại của Kê Tinh tất cả đƣợm lên màu sắc huyền ảo, hƣ hƣ, thực thực, tạo nên chất men say cho ngƣời đọc, đồng thời qua đó cũng nói lên truyền thống yêu nƣớc, chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta qua hình ảnh An Dƣơng Vƣơng xây thành chống lại quân xâm lƣợc Triệu Đà. iết bao nhiêu đêm An Dƣơng Vƣơng không ngủ đƣợc vì một nỗi thành chƣa xây xong và cứ xây đƣợc một 28
  34. nửa thì bị con Kê Tinh tàn ác đến phá hoại, khiến cho nhà vua đau đầu suy nghĩ, tìm cách để loại bỏ con Kê Tinh, để có thể xây đƣợc Loa thành. Cuối cùng đƣợc sự giúp đỡ của Thần Kim Quy, các nàng tiên núi Thất Diệu, Kê Tinh đã bị loại bỏ và Loa thành cũng dần xuất hiện với cảnh rực rỡ, huy hoàng, nguy nga, khẳng định sức mạnh và truyền thống đoàn kết, nhân văn của nhân dân Âu Lạc: “Tiếng gà rộn ràng, ánh mặt trời chiếu sáng chào m ng thành c với những ức tường oáy vòng tròn tr n ốc, cao ch t v t vào đỏ ối như son” [16,173]. Nhà văn Phạm Hổ cũng nói về An Dƣơng Vƣơng với tấm lòng yêu nƣớc, thƣơng dân nhƣng cái cách diễn tả, viết lại của Phạm Hổ khác hoàn toàn so với Nguyễn Huy Tƣởng, Phạm Hổ dƣờng nhƣ chỉ miêu tả một cách gián tiếp tấm lòng yêu nƣớc, thƣơng dân của An Dƣơng Vƣơng qua truyện Người con gái hầu của Mị Châu. Theo cách miêu tả của Phạm Hổ, đến cảnh cuối cùng của truyện cảnh mƣời) ta mới thấy đƣợc tấm lòng yêu nƣớc, thƣơng dân của An Dƣơng Vƣơng hiện lên rõ ràng hơn qua lời nói của An Dƣơng Vƣơng khi bị mất lẫy thần: “Trời! mất lẫy thần coi nhƣ mất hết Đau khổ đến tột độ). Ta có tội lớn với dân ta rồi! Ta có tội lớn với các thần nữa”. Phạm Hổ miêu tả tấm lòng yêu nƣớc thƣơng dân của An Dƣơng Vƣơng qua một hành động thật ăn năn hối lỗi khi thấy mình có tội lớn không chỉ với dân, với nƣớc mà còn có tội với sự giúp đỡ của các vị thần linh để giữ đƣợc Loa thành đó là hành động để mất lẫy thần - vật giúp nhà vua loại bỏ quân xâm lƣợc Triệu Đà đến xâm lăng nƣớc Âu Lạc. Để chuộc lại lỗi với dân với nƣớc, với thần linh, An Dƣơng Vƣơng cầu xin thần linh giúp đỡ lần nữa: “Thƣa các thần. Tốn bao nhiêu, tôi cũng quyết đi tìm. Tới chết vẫn còn tìm. Tôi là ngƣời gây ra tội, tôi phải chuộc tội”. Nhƣ vậy, chỉ bằng vài nét chấm phá trong các tác phẩm truyện cổ viết lại của mình, Nguyễn Huy Tƣởng đã tái hiện lại lòng yêu nƣớc, tự hào về 29
  35. những trang sử vẻ vang, hào hùng của dân tộc qua các nhân vật lịch sử. Khiến cho các nhân vật lịch sử nhƣ An Dƣơng Vƣơng đã trở nên gần gũi, thân thiết với các em thiếu niên, nhi đồng, lứa tuổi măng non, mọi thế hệ qua từng trang viết của mình. Trẻ em bị lôi cuốn vào những diễn biến hấp dẫn của truyện, trí tƣởng tƣợng của các em đƣợc kích thích bay bổng, vì vậy có thể thấy những diện mạo, tính cách, tài năng của các nhân vật lịch sử xa cách mấy ngàn năm bỗng trở nên rõ nét, đặc sắc hơn trong truyện cổ viết lại của Nguyễn Huy Tƣởng. Qua đó cũng cho ta thấy đƣợc Nguyễn Huy Tƣởng không chỉ là ngƣời “viết lại”, kể lại những câu chuyện lịch sử, những anh hùng trong lịch sử mà còn là một ngƣời có tài năng thức tỉnh lịch sử, lay động tâm hồn các hế hệ sau. 2.2.2. Tình nghĩ thủy chung, gắn và niềm tin vào chiến thắng Có thể nói, Nguyễn Huy Tƣởng khá thành công cho việc viết lại những truyện cổ dân gian, khiến truyện có khả năng đi sâu vào trong tiềm thức của thế hệ trẻ, thậm chí, xuất hiện cả trong những giấc ngủ của những trẻ thơ. ằng một tài năng đặc biệt, Nguyễn Huy Tƣởng nh nhàng, tinh tế tái hiện lại tình nghĩa thủy chung, gắn bó, đoàn kết và làm rực lên những niềm tin vào sự chiến thắng trong những truyện cổ viết lại của mình. Qua đó khắc sâu, làm sống dậy những truyền thống của dân tộc và gắn liền với những thực tại của cuộc sống đƣơng đại. ởi vậy, những thiên truyện cổ viết lại của ông dễ đi vào lòng ngƣời đọc. Trong truyện An Dương Vương ây thành c, Nguyễn Huy Tƣởng đã thật khéo léo, tinh tế miêu tả trong cảnh An Dƣơng Vƣơng cố gắng xây Loa thành để chống lại quân xâm lƣợc Triệu Đà và bảo vệ nền độc lập dân tộc, ẩn sâu bên trong hành động đó là một tình nghĩa thủy chung gắn bó sâu sắc với nhân dân, vì nhân dân. An Dƣơng Vƣơng một lòng vì nhân dân, thủy chung với nhân dân với lí tƣởng xây Loa thành giúp nhân dân chống lại quân xâm 30
  36. lăng Triệu Đà và có thể bảo vệ đƣợc nền độc lập dân tộc mà những thế hệ đi trƣớc đã gìn giữ. Nguyễn Huy Tƣởng đã mƣợn hình ảnh An Dƣơng Vƣơng nằm mơ thấy thần núi Thất Diệu bày cho cách xây Loa Thành để chống lại quân Triệu Đà xâm lƣợc. Chính giấc mơ đó đã sáng lên trong An Dƣơng Vƣơng ý chí quyết tâm xây thành vì nhân dân. Dù trải qua bao nhiêu khó khăn, cực nhọc trong các lần xây Loa thành nhƣng An Dƣơng Vƣơng vẫn một lòng thủy chung với nhân dân, với lí tƣởng, khát vọng xây Loa thành của mình. Bị Kê Tinh phá hoại việc xây dựng Loa thành hết lần này đến lần khác nhƣng không vì thế mà An Dƣơng Vƣơng từ bỏ ý định. Cứ thế ba đêm liền Loa thành xây có lúc đƣợc nửa, có lúc sắp hoàn thành thì lại bị Kê Tinh phá hoại việc xây thành. Ngƣời đọc thấy đƣợc qua cách miêu tả của Nguyễn Huy Tƣởng, An Dƣơng Vƣơng hiện lên thật là một vị vua nhân hậu, thủy chung vì nhân dân vì lí tƣởng xây Loa thành chống quân Triệu Đà xâm lƣợc đến nỗi ngày đêm không ăn không ngủ đƣợc – “Vua kh ng ăn kh ng ngủ, người rạc như ve” [16,168]. Và cuối cùng chính nhờ sự thủy chung, kiên tâm với dân với nƣớc, với lí tƣởng, khát vọng xây Loa thành chống lại quân xâm lƣợc, An Dƣơng Vƣơng đã đƣợc nhân dân trong thành ủng hộ nhiệt tình. Hành động giết hết gà trống đi khỏi có tiếng gáy phá hỏng việc xây thành thể hiện sự ủng hộ của quần chúng. Tấm lòng thủy chung của An Dƣơng Vƣơng khiến các vị thần cũng động lòng giúp đỡ. Nhờ thần núi Thất Diệu và thần Kim Quy, nhờ sự giúp đỡ của thần và dân mà Loa thành đƣợc xây xong, nhà vua mừng rỡ lắm, “tiếng gà gáy t các làng mạc chung quanh cất lên, tưng b ng, rộn r ”, “nhân dân ai nấy reo hò, nhảy nh t” [16,173]. Dƣờng nhƣ qua đây, Nguyễn Huy Tƣởng muốn tổng kết: sự thủy chung, tình nghĩa là chất keo của gắn bó, đoàn kết và sự gắn kết giữa tƣớng, thần, dân chính là cội nguồn của chiến thắng. 31
  37. Tình nghĩa thủy chung còn đƣợc khắc họa rõ nét trong truyện Chuyện chiếc ánh chưng. Ngoài Chuyện chiếc ánh chưng thì trong kho tàng truyện cổ viết lại của Nguyễn Huy Tƣởng ta còn thấy đƣợc tình nghĩa thủy chung sâu sắc đƣợc thể hiện qua nhiều tác phẩm khác. Nhƣ vậy, Nguyễn Huy Tƣởng đã cho ngƣời đọc thấy đƣợc một tình cảm đáng trân trọng của các nhân vật trong hệ thống truyện cổ viết lại của mình. Chỉ qua vài nét chấm phá, Nguyễn Huy Tƣởng đã tái hiện lại một cách rất sinh động, đầy màu sắc tình nghĩa thủy chung của các nhân vật trong truyện cổ viết lại, đƣa nó càng đi sâu vào trong tâm trí, khối óc của ngƣời đọc, nhất là thế hệ măng non, thiếu nhi. ên cạnh lòng yêu nƣớc nồng nàn, tình nghĩa thủy chung son sắc, thì khát vọng hạnh phúc, niềm tin vào chiến thắng cũng đƣợc Nguyễn Huy Tƣởng khéo léo đƣa vào trong những tập truyện cổ viết lại của mình. Trong truyện An Dương Vương ây thành c bên cạnh lòng yêu nƣớc nồng nàn tình nghĩa thủy chung với dân với nƣớc, luôn lo nghĩ cho dân cho nƣớc của Thục Phán An Dƣơng Vƣơng thì bạn đọc còn nhận ra ở An Dƣơng Vƣơng đó là cả một tấm lòng cao cả khát khao xây Loa thành, khát khao một cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, nhân dân không phải đói khổ, lầm than trong cảnh chiến tranh của quân xâm lƣợc và niềm tin chiến thắng của chính, thiện trƣớc cái ác. Nguyễn Huy Tƣởng đã khéo léo xây dựng một An Dƣơng Vƣơng hoàn toàn khác so với An Dƣơng Vƣơng trong truyền thuyết dân gian và An Dƣơng Vƣơng trong cách xây dựng của Phạm Hổ trong truyện Người con gái hầu cuả Mị Châu. Dù bị Kê Tinh phá hoại hết lần này đến lần khác khiến cho thành không thể xây xong đƣợc và quân Triệu Đà thì ngày một tiến đến gần thành hơn, nhƣng với khát vọng xây Loa thành, và một niềm tin vào cái thiện trƣớc cái ác, An Dƣơng Vƣơng đã nhận đƣợc sự giúp đỡ của nhân dân trong thành cũng nhƣ sự giúp đỡ của thần linh để có thể hoàn thành đƣợc Loa thành. 32
  38. Khác với truyện An Dương Vương ây thành c - Nguyễn Huy Tƣởng xây dựng khát vọng của An Dƣơng Vƣơng qua khát vọng xây Loa thành chống lại quân xâm lăng Triệu Đà, chăm lo cuộc sống nhân dân, luôn sống vì dân, thì trong Tìm mẹ, Nguyễn Huy Tƣởng tinh tế khi miêu tả khát vọng của con ngƣời. Đó là ƣớc mơ, khát vọng có đƣợc một cuộc sống ấm no hơn đầy đủ hơn, khát vọng công bằng xã hội để không phải chịu cảnh sƣu cao thuế nặng, chịu sự đàn áp của tầng lớp thống trị - Chúa làng. Sự đàn áp, dã man, tàn bạo đến cực độ của tên Chúa làng đƣợc Nguyễn Huy Tƣởng miêu tả rất cụ thể: “Mỗi khi Chúa làng nói mọi người phải cúi đầu, kh ng được n i, T ngọn lá trên cây đến hòn sỏi dưới đất, cái gì cũng là của tao, ” [16,138], thậm chí còn sai đến cả những con côn trùng đến để hút máu ngƣời: “Chúa làng sai chúng tao đến hút máu vợ chồng con cái mày” [16,139] hay nói cách khác đi, Chúa làng hút máu của ngƣời dân đến chết thì thôi. Tất cả những hành động tàn ác dồn con ngƣời vào bƣớc đƣờng cùng đó của tên Chúa làng nói lên một khát vọng hiện hữu trƣớc mắt những ngƣời dân là có đƣợc một cuộc sống công bằng, văn minh. Điều đáng nói ở đây chính là Nguyễn Huy Tƣởng đã đền đáp khát vọng ấy của nhân vật bằng cách kêu gọi sự đồng khởi giữa con ngƣời, Nhà và Gạo đã hiệp sức với vợ hổ để giết hổ (chúa làng) tiêu diệt cái ác. Ở Tìm mẹ, Nguyễn Huy Tƣởng còn cho ngƣời đọc thấy ngoài khát vọng có đƣợc một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, khát vọng có đƣợc một cuộc sống công bằng, còn đặt ra một vấn đề đó là một khát vọng hạnh phúc, khát vọng đoàn tụ gia đình Nhà và Gạo. Vì cuộc sống khó khăn, cùng cực bởi những thứ thuế, tô dịch kì quái, độc ác dã man của tên Chúa làng mà gia đình nhà Nhà và Gạo phải tan tác, chia lìa. Cha Nhà và Gạo chết, m vì đƣa hai con Nhà và Gạo chạy trốn tên Chúa làng tàn bạo rồi lại lo cho cuộc sống của hai con nên tìm cách kiếm gạo để cho hai con đủ ăn, đủ no mà bị lạc hai đứa con. Ở đó là 33
  39. khát vọng những mong sớm tìm đƣợc con của m và khát vọng sớm tìm đƣợc m của Nhà và Gạo. Khát vọng đó, cùng với chút niềm tin vào sự chiến thắng giữa thiện ác, công bằng đã đƣợc Nguyễn Huy Tƣởng khéo léo đền đáp cho nhân vật của mình bằng cách họ đã đƣợc gặp nhau dù cho họ gặp nhau trong những tiếng khóc, nƣớc mắt ƣớt đẫm:“Trong tay mẹ, hai anh em đánh một giấc ngủ ngon. Người mẹ nhìn con, khi thì mỉm cười, khi lại ứa nước mắt. Người mẹ hát: - Trở về làng t nay có nhà, có gạo, có mẹ c con. Con ơi con ngủ cho ngoan ” [16,161]. Còn tên Chúa làng – con hổ tàn ác cuối cùng cũng phả trả giá bằng cái chết. Nhƣ vậy có thể thấy đƣợc rằng, cùng với những tình nghĩa thủy chung, Nguyễn Huy Tƣởng đã khắc họa rất rõ nét, chi tiết những khát vọng hạnh phúc cùng với niềm tin vào sự chiến thắng của chính trƣớc tà, cái thiện trƣớc cái ác qua những truyện cổ viết lại của mình. Ở đó ngƣời đọc nhận thấy đƣợc cái tài, sự tinh tế, độc đáo của Nguyễn Huy Tƣởng đã dồn hết tâm huyết của mình vào những câu chuyện. 2.2.3. Những nghịch cảnh trong đời s ng con người và nỗi lòng củ người l m mẹ Con ngƣời là hạt nhân của mọi sự tồn tại, quan niệm về con ngƣời trong mỗi hình thái ý hức xã hội không đồng nhất. Do vậy với vai trò là một hình thái ý thức xã hội, văn chƣơng có cách truy nguyên vấn đề theo hƣớng riêng của mình. Thông thƣờng, các nhà văn khi xây dựng hình tƣợng nhân vật, luôn tìm cách khai thác các “khía cạnh bất bình thƣờng” của con ngƣời, trên cơ sở đó để lồng ghép một ẩn ý mang tính xã hội. Dù ở thời đại nào, con ngƣời vẫn luôn tồn tại với tƣ cách là “mã chủ” để giải quyết các vấn đề xã hội. Qua con ngƣời, nhà văn có thể miêu tả, phản ánh, thể hiện, khám phá những đặc điểm bản chất nhất của xã hội. Nguyễn Huy Tƣởng – một cây bút tài năng, tinh tế 34
  40. đã phát hiện rất chính xác những nghịch cảnh của con ngƣời ngay trong những cuộc sống đời thƣờng của mình. Nghèo khó là hoàn cảnh rất phổ biến trong mọi thời đại khác nhau. Trên thực tế, nghèo khó đƣợc hiểu là sự thiếu thốn về vật chất, nhƣng trong văn chƣơng, vấn đề này lại đƣợc cụ thể hóa hơn rất nhiều. Đặc biệt, trong truyện cổ viết lại của Nguyễn Huy Tƣởng, nghèo khó đƣợc thể hiện ở nhiều mức độ hoàn cảnh khác nhau. Vì thế đặt trong những tình huống cụ thể, nghèo khó trở thành nghịch cảnh. Truyện Tìm mẹ là một điển hình cho sự nghèo khó của con ngƣời khi bị rơi vào nghịch cảnh. Nghịch cảnh đó đƣợc Nguyễn Huy Tƣởng miêu tả rất chi tiết, cụ thể qua hoàn cảnh sống của gia đình nhà Nhà và Gạo. Hình ảnh ngƣời m nuôi hai đứa con là Nhà lên năm và Gạo lên ba hiện lên ngay trƣớc mắt ngƣời đọc, nhƣng sau cái hình ảnh đ p đẽ của ngƣời m và hai đứa con đó chính là hiện thực của cuộc sống trong gia đình Nhà và Gạo. Cuộc sống khó khăn, vất vả hiện hữu ngay trƣớc mắt bạn đọc với cách miêu tả của Nguyễn Huy Tƣởng đã tái hiện lại một cuộc sống đầy khó khăn, cơ cực của con ngƣời trong cái ngịch cảnh nghèo khó. “Hai vợ chồng ra sức làm ăn quanh năm suốt tháng. Làm ngày kh ng đủ phải làm cả đêm. Người bố ngày thì đi làm ruộng, đêm thì đi săn Người mẹ thì đi mò cua ắt ốc” [16,137-138]. Nguyễn Huy Tƣởng cho ngƣời đọc thấy đƣợc cuộc sống khó khăn cơ cực và sự lam lũ của ngƣời cha và nguời m Nhà và Gạo. Họ làm quần quật suốt ngày đêm, hết ngày này qua tháng khác mà không có lấy cái để mà ăn, thậm chí không có chỗ để mà trú mƣa, trú nắng, đó chính là cái nghịch cảnh trong cuộc sống nghèo khó của con ngƣời. Thậm chí sự nghèo khó, cơ cực đó đã len lỏi ngay vào trong cách đặt tên cho con. Họ hi vọng những cái tên mà họ đặt cho con của mình sẽ giúp con của mình có cái để mà ăn, có chỗ để mà trú mƣa, trú nắng: 35
  41. “Khi đẻ đứa con nhớn, người bố n i: Mình làm ăn suốt ngày suốt tháng mà cái nhà cũng kh ng c mà ở. Th i đặt tên cho n là Nhà để sau này nó có cái nhà trú mưa, trú nắng”. “Khi đẻ đứa con gái, người bố n i: Mình làm ăn suốt ngày suốt tháng mà gạo chẳng c mà ăn. Th i, đặt tên cho nó là Gạo để sau này nó có hột gạo ăn” [16,137]. Trong truyện Tìm mẹ, Nguyễn Huy Tƣởng đã khéo léo đƣa vào trong truyện của mình những nội dung gắn liền với cuộc sống của con ngƣời đƣơng thời. Những khó khăn, vất vả, cực nhọc của con ngƣời vốn từ trong xã hội xƣa đã đƣợc nói tới rất nhiều nhƣng đến với truyện cổ viết lại của Nguyễn Huy Tƣởng, những cảnh cơ cực, lam lũ, cực nhọc của con ngƣời đã đƣợc Nguyễn Huy Tƣởng đào sâu hơn, soáy sâu vào nó gắn liền với những số phận vừa khái quát, vừa cụ thể của con ngƣời trong cuộc sống đƣơng thời. Đó là nghịch cảnh xã hội với những cảnh con ngƣời phải cơ cực lam lũ làm cả ngày lẫn đêm để có cái để mà ăn, có chỗ để trú mƣa, trú nắng thế nhƣng chén cơm, cái chỗ trú mƣa, trú nắng cũng không có. Ngƣợc lại xã hội bấy giờ có những kẻ chỉ ăn không ngồi dồi, cƣớp đi những của cải mà ngƣời dân lao động đã lam lũ để làm ra nó. Nguyễn Huy Tƣởng khéo léo phê phán cái xã hội phong kiến thối nát, độc quyền đã chà đạp lên quyền sống, quyền đƣợc hƣởng cuộc sống ấm no hạnh phúc của con ngƣời. Trong truyện cổ tích cái ác bị trừng trị bằng mô típ biến thành, truyện cổ tích Thạch Sanh, Lí Thông bị biến thành con bọ hung hay đó là tên vua hung bạo trong truyện Chàng Rùa bị biến thành rùa. Qua chi tiết về sự biến hóa, việc chúa làng biến thành hổ trong truyện Tìm mẹ nhƣ ngƣời ta thƣờng nói ác nhƣ hổ - đã nói lên sự tàn ác dã man của tên chúa làng. Đó là sự chừng phạt đối với nhân vật ác, trƣớc cái ác nhƣ thế con ngƣời phải nhận thức, phải iết đoàn kết để chống cái ác ấy, chống lại cái xấu. Điều này thể hiện trong việc Nhà, Gạo và vợ hổ 36
  42. cùng nhau hiệp sức lại giết hổ, tiêu diệt cái ác; ƣớc mơ đổi đời, có đƣợc một cuộc sống ấm no hạnh phúc, đầy đủ hơn, ƣớc mơ về sự đoàn tụ. Qua đó kêu gọi sự đồng khởi của con ngƣời gắn liền với cuộc sống đƣơng đại, thể hiện tinh thần đoàn kết, ý nghĩa, mang tính thời sự trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Nguyễn Huy Tƣởng đã khéo léo phê phán cái xã hội phong kiến thối nát, độc quyền đã chà đạp lên quyền sống, quyền đƣợc hƣởng cuộc sống ấm no hạnh phúc của con ngƣời theo cái nhìn rất mới, rất riêng của mình. Cuộc sống khó khăn, cơ cực, vất vả khiến cho vợ chồng dù làm hết ngày đến đêm, hết ngày này qua tháng khác mà vẫn không có đủ gạo cho con ăn, không có lấy chỗ để cho con trú mƣa, trú nắng. Thậm chí những cơ cực, khó khăn ấy còn thể hiện ngay trong cái cách đặt tên cho con mình của hai vợ chồng. Quan trọng hơn nữa, Nguyễn Huy Tƣởng đã đặt cái nghèo khó cùng cực ấy trong những hoàn cảnh cụ thể đầy trớ trêu để nhấn mạnh những nghịch cảnh mà con ngƣời gặp phải trong cuộc sống và khó có thể tránh khỏi nghịch cảnh đó trong cuộc sống. Vì thế, có thể xem đây là một phát hiện mới của Nguyễn Huy Tƣởng mà trƣớc giờ ta chƣa thấy có xuất hiện trong truyện cổ viết lại trong các sáng tác của các nhà văn khác. Trong xã hội của bất cứ thời đại nào, con ngƣời vẫn đặt trong nhiều mối quan hệ phức tạp. Vì thế đời sống nội tâm của con ngƣời là vô cùng phong phú. Phát hiện những nỗi niềm khuất lấp, ẩn sâu trong tâm hồn của mỗi con ngƣời để từ đó cảm thông, chia sẻ là một nội dung khá quan trọng trong truyện cổ viết lại của Nguyễn Huy Tƣởng. Dƣới cái nhìn rất mới, rất riêng của Nguyễn Huy Tƣởng, những tấm lòng của ngƣời m vốn là một truyền thống xa xƣa của dân tộc ta đã đƣợc làm sống lại với những cung bậc cảm xúc khác nhau trong mỗi câu chuyện. Nỗi lòng, tâm tƣ của những ngƣời làm m là một trong những nội dung rất phong phú đƣợc Nguyễn Huy Tƣởng đặc biệt quan tâm đến trong sáng tác 37
  43. truyện cổ viết lại của mình. Qua những câu chuyện lịch sử đã trở thành huyền thoại, tác giả đã tái hiện những cung bậc cảm xúc khác nhau của con ngƣời. Với cách thể hiện đa dạng, phong phú mang nét rất riêng, độc đáo, thể hiện tài năng của Nguyễn Huy Tƣởng, mỗi nỗi niềm tâm tƣ đƣợc soi rọi chân thực đến từng góc cạnh với những cái nhìn mới lạ của tác giả. Trong truyện Tìm mẹ, dƣới cái nhìn rất mới, rất riêng của Nguyễn Huy Tƣởng, những tình cảm bao la, rộng lớn đặc biệt của ngƣời m dành cho những đứa con hiện lên thật đặc sắc, thật ý nghĩa. Những tình cảm, nỗi niềm của ngƣời m trong Tìm mẹ, đƣợc Nguyễn Huy Tƣởng miêu tả ngay trong phần đầu của tác phẩm với những thứ tình cảm của m dành cho con khi cố gắng làm quanh năm, suốt ngày đêm, làm hết ngày này qua tháng khác những mong con của mình có đƣợc một cuộc sống ấm no hơn, hạnh phúc hơn khi có đƣợc đủ gạo để ăn, có đƣợc chỗ trú mƣa, trú nắng cho con dù mình có vất vả đến đâu đi chăng nữa. Nhìn những đứa con của mình không có đủ gạo để ăn, không có chỗ để mà trú mƣa, trú nắng dù cho ngƣời m quần quật làm suốt ngày đêm, khiến ngƣời m nhói đau: “Người mẹ nhìn hai đứa con, ứa nước mắt ”. Cái hay của Nguyễn Huy Tƣởng là miêu tả đƣợc cái tâm tƣ, tình cảm, nỗi lòng đau đáu của ngƣời m đến từng chi tiết, từng góc cạnh. Nỗi lòng ấy, tình cảm ấy luôn hƣớng về các con của ngƣời m , dù có khổ cực, vất vả, thậm chí đau đớn đến đâu đi chăng nữa. Khi Chúa làng giết mất bố của Nhà và Gạo, rồi tìm đuổi giết cả ba m con Nhà và Gạo, m dẫn hai đứa con trốn chạy đi, nhìn các con mà nguời m không thể cầm đƣợc lòng, cảm thấy ruột mình nhƣ có ai đâm: “Các con đ ng khóc nữa. Ruột mẹ đau quá, ”, lo nghĩ cho các con thậm chí sợ đến cả con Rận sẽ cắn làm đau con mình ngƣời m nói: “Rận ơi! Đốt tao chứ đ ng đốt con tao” [16,139]. Trong Tìm mẹ, những tình cảm tốt đ p đó của ngƣời m và của hai đứa con đƣợc thể hiện qua hình tƣợng nghệ thuật hết sức tự nhiên, và do đó càng 38
  44. gây cảm xúc: “Con Gạo đem manh áo rách của người mẹ ra phơi. Nhớ mẹ, Gạo kh c, nước mắt của Gạo rơi uống đất” [16,154]. “Người mẹ thấy nhói đau trong ruột. Người mẹ đ đi lùng hết r ng đến núi, đầu sông ngọn nguồn để tìm con, nhưng không gặp. Ngày đêm người mẹ chỉ khóc, mắt người mẹ đ mờ đi” Hay đó là “T đ i mắt vợ hổ sáng như sao, hai dòng nước mắt chảy ra trong như nước suối, rơi uống bàn tay nhỏ của Gạo và Nhà, Vợ hổ ngồi nhìn hai em, thấy chúng nó hiền lành, thương chúng n ơ vơ, vợ hổ lại khóc. Vợ hổ cất tiếng êm ái ru cho hai em ngủ say ” [16,152]. Biết bao giọt nƣớc mắt đã rơi cho đến khi ba m con đƣợc gặp nhau, nhƣng đó không phải là giọt nƣớc mắt khổ đau mà đó là giọt nƣớc mắt của tình ngƣời, giọt nƣớc mắt của nỗi niềm, tâm tƣ, tình cảm cả ngƣời m dành cho các con. Và cuối cùng những giọt nƣớc mắt của tình ngƣời, giọt nƣớc mắt của những nỗi niềm, tâm tƣ, tình cảm của ngƣời m đó cũng đƣợc đền đáp trong khúc hát ru của ngƣời m : “Trở về làng, t nay có nhà, có gạo, có mẹ c con. Con ơi con ngủ cho ngoan ” [16,161]. Nỗi lòng, tâm tƣ của ngƣời m còn đƣợc thể hiện rất rõ trong Truyện Tấm Cám. Dƣới cái nhìn của Nguyễn Huy Tƣởng, mặc cho có những ý kiến trái chiều rất khác nhau về mụ dì ghẻ, nhƣng trong thiên truyện viết lại của mình, Nguyễn Huy Tƣởng cho ngƣời đọc thấy đƣợc, mặc dù đó là một mụ dì ghẻ độc ác với Tấm, nhƣng ngƣời đọc cũng nhận ra đƣợc trong truyện của Nguyễn Huy Tƣởng đó là tấm lòng của ngƣời m dành cho con trong đó, cụ thể ở đây đó chính là tình cảm mà mụ dì ghẻ dành cho con của mình là Cám, khác hẳn so với cách xây dựng trong truyện dân gian. Khi thấy Tấm “càng nhớn càng đẹp”, mà trong khi con của mình thì “mỗi ngày một xấu”. “Bà mẹ kế thấy thế, cho là Tấm đ cướp hết cả cái hay của con mình. Cho nên bà ta hết sức đày đọa Tấm cho õ ghét” [9,48]. Đó cũng chỉ là vì một nỗi tấm lòng dành hết cho con mình – Cám, sợ Tấm sẽ xinh đ p, nết na hơn Cám nên bà 39
  45. m kế làm mọi cách để cho Tấm xấu hơn con của mình, “thậm chí không cho cùng ngồi ăn, may cho toàn quần áo xấu, bắt Tấm làm quần quật suốt ngày, hồ thấy nghỉ là đ mắng chửi, đánh đập rất phũ phàng” [9,48]. Trong khi đó, Cám đƣợc m của mình chiều chuộng hết mức: “ăn toàn những đồ ngon, vật lạ, mặc toàn những của sang thức đẹp. Lại kh ng để cho Cám dúng tay vào việc gì” [9,48]. M kế hãm hại Tấm hết lần này đến lần khác để cho con của mình có thể ăn sung mặc sƣớng hơn Tấm: Sai Tấm đi chăn trâu rồi hai m con Cám ở nhà làm thịt con cá bống, bắt Tấm nhặt hết trấu gạo để cho con mình đi trẩy hội, sai Tấm chèo lên cây cau để cắt buồng cau đem cúng cha thì m con Cám ở dƣới chặt cây cau và Tấm chết đuối, Tất cả những hành động đó của mụ dì ghẻ dù cho có phần độc ác nhƣng đặt vào địa vị của một ngƣời m , dƣới cái nhìn mới mẻ, độc đáo của mình Nguyễn Huy Tƣởng cho ngƣời đọc thấy đƣợc trong cái độc ác đó của mụ dì ghẻ đó là tấm lòng của ngƣời m dành cho con, tất cả những hành động đó cũng để dành cho con mình có đƣợc một cuộc sống sung sƣớng, hạnh phúc. Và có lẽ rằng với thiên chức của một ngƣời làm m , chắc rằng ai cũng luôn mong cho con mình đƣợc sung sƣớng, hạnh phúc, không phải chịu cảnh vất vả, cơ cực. Qua ngòi bút nh nhàng, tinh tế đầy sáng tạo của Nguyễn Huy Tƣởng, ngƣời đọc thấy đƣợc trải lòng với những nỗi niềm, tâm tƣ, tình cảm của ngƣời làm m dành cho các con. Từ đó có những hình dung khác nhau về những cung bậc cảm xúc của con ngƣời. Nhà văn đặt mình vào vị trí của nhân vật trong thế đối thoại nhiều chiều, nhiều góc nhìn giữa gia đình và xã hội, cá nhân với tập thể để đồng cảm với những yêu thƣơng, những day dứt mà họ trăn trở. Những dòng tâm trạng nhà văn viết ra, không ngôn từ nào có thể diễn tả hết đƣợc. Chúng ta chỉ có thể cảm nhận nó bằng trái tim mình mà không thể cảm nhận bằng một sự đọc hay sự suy nghĩ vội vàng, qua loa. 40
  46. Với nội dung phong phú, đa dạng, Nguyễn Huy Tƣởng đã đề cập những vấn đề của cuộc sống, có những vấn đề đã thành muôn thuở, có những vấn đề nóng hổi của cuộc sống đƣơng thời. Bằng điểm nhìn góc cạnh, sâu sắc, sáng tạo, mang nét rất riêng của mình, Nguyễn Huy Tƣởng đã đặt nhân vật trong cái nhìn đa chiều, khai thác nó ở nhiều góc độ. Tác phẩm của Nguyễn Huy Tƣởng, vì thế, mang những nét rất riêng, góp phần khơi gợi khả năng tìm tòi, khám phá của ngƣời đọc. 41
  47. CHƢƠNG 3 NHỮNG ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN C VI T LẠI CỦA NGUYỄN HU TƢỞNG 3.1. Làm mới cốt truyện Truyện cổ viết lại là một trong những loại truyện ngắn đặc sắc cả về nội dung lẫn nghệ thuật. Có đƣợc sự đặc sắc này, một phần là nhờ ở khả năng sáng tạo, năng lực thay đổi tình tiết, để những truyện dân gian mang tinh thần hiện đại. Và cốt truyện đƣợc xem nhƣ một trong những yếu tố cơ bản đƣợc các nhà văn thay đổi khi viết lại truyện cổ, đồng thời cũng là phạm trù rất quan trọng trong truyện cổ viết lại của Nguyễn Huy Tƣởng. Hiểu một cách đơn giản nhất, cốt truyện là:“một hệ thống cụ thể những sự kiện, iến cố hành động trong tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch thể hiện mối quan hệ qua lại giữa các tính cách trong một hoàn cảnh hội nhất định nhằm thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm”. Khi viết lại truyện dân gian thành truyện cổ viết lại, có thể thấy, Nguyễn Huy Tƣởng đã làm mới cốt truyện bằng rất nhiều hình thức khác nhau. 3.1.1. Th y đổi tình tiết Tình tiết là một yếu tố cơ bản trong nghệ thuật làm mới cốt truyện, tạo nên sự hấp dẫn, mới mẻ, độc đáo, thể hiện tài năng, sự sáng tạo mang nét rất riêng trong truyện cổ viết lại của Nguyễn Huy Tƣởng. Nhờ vào việc thay đổi, thêm bớt một vài sự kiện trong tác phẩm dân gian, Nguyễn Huy Tƣởng đã tạo nên tác phẩm mới thể hiện những nội dung tƣ tƣởng phong phú, mới lạ, đặc sắc, đầy hấp dẫn. Trong phạm vi của các tác phẩm truyện cổ viết lại, yếu tố nghệ thuật này đƣợc nhà văn sử dụng khá thành công. Trƣớc hết, sự thay đổi tình tiết đó đƣợc thể hiện ngay trong truyền thuyết. Trong truyền thuyết, nhân vật anh hùng xuất hiện thƣờng gắn với mô 42
  48. hình chung đó là: lai lịch, hành trạng và những chiến công. Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trong Thủy là một truyền thuyết đặc sắc về chủ đề truyền thống giữ nƣớc của dân tộc ta. Nội dung kể vể cha con An Dƣơng Vƣơng vì chủ quan, nh dạ cả tin nên đã bị cha con Triệu Đà, Trọng Thủy lấy cắp lẫy thần, dẫn đến cảnh nhà tan, nƣớc mất. An Dƣơng Vƣơng kế tục sự nghiệp dựng nƣớc của mƣời tám đời Vua Hùng, tiến hành xây thành, nhƣng hễ đắp thành đến đâu lại lở tới đó. An Dƣơng Vƣơng bèn lập đàn trai giới, cầu đảo bách thần. Nhờ sự giúp đỡ của Rùa vàng, thành đã đƣợc xây xong và ban cho nhà vua vũ khí để bảo vệ đất nƣớc. Khi Triệu Đà kéo quân sang xâm lƣợc vì An Dƣơng Vƣơng có nỏ thần trong tay nên quân Triệu Đà thua to, không giám đối đầu bèn xin hòa. Sau chiến thắng An Dƣơng Vƣơng sinh ra chủ quan, quên rằng nguy cơ xâm lƣợc của kẻ thù phƣơng ắc luôn luôn tồn tại. Triệu Đà âm mƣu cầu hòa rồi cầu hôn cho con trai nhằm âm mƣu chuẩn bị cho cuộc xâm lƣợc tiếp theo. An Dƣơng Vƣơng đã bằng lòng gả Mị Châu cho Trọng Thủy, lại cho ở rể, khác nào nuôi ong tay áo. Cuối cùng hai cha con An Dƣơng Vƣơng lâm vào bƣớc đƣờng cùng trong cảnh nhà tan, nƣớc mất. Đến Nguyễn Huy Tƣởng, cốt truyện xƣa đó hầu nhƣ đã đƣợc thay đổi hoàn toàn. Trong An Dương Vương ây thành c, ngay ở phần đầu của truyện đã thay đổi. Nguyễn Huy Tƣởng không nêu cụ thể xuất thân của An Dƣơng Vƣơng nhƣ trong truyện cổ dân gian mà thay vào đó ông viết lại: “Ngày ưa, khi nước ta còn là nước Âu Lạc, c ng vua là An Dương Vương” [16,161]. Ở đây, ngay từ đầu, Nguyễn Huy Tƣởng đã cổ tích hóa cốt truyện truyền thuyết. Câu chuyện lịch sử đã đƣợc bao quanh một màn hƣ ảo của cổ tích. Tiếp đó, tác giả miêu tả tình cảnh đất nƣớc Âu Lạc bị quân Triệu Đà xâm lƣợc, quân Triệu đông nhƣ kiến, tƣớng khỏe nhƣ voi, đi đến đâu quân An Dƣơng Vƣơng tan tác tới đó. Nhân dân trong thành Âu Lạc lo lắng. Nhà vua đứng ngồi không yên, ăn không thấy ngon, đêm đến không thể nào chợp mắt ngủ đƣợc. Với tình tiết này, 43
  49. lịch sử hiện ra chân thực, nhƣ đang có trong cuộc đời thực chứ không phải lịch sử quá khứ – một điểm nhìn phổ biến trong truyền thuyết). ên cạnh sự thay đổi tình tiết, Nguyễn Huy Tƣởng đã thêm vào truyện những chi tiết mới rất đặc biệt và đầy sáng tạo. Có thể kể đến chi tiết đầu tiên Nguyễn Huy Tƣởng thêm vào trong truyện đó là giấc mơ của nhà vua An Dƣơng Vƣơng đƣợc thần núi Thất Diệu chỉ bảo và giúp đỡ. Giấc mơ ấy đƣợc Nguyễn Huy Tƣởng miêu tả rất cụ thể, chi tiết: “Một đêm, vào tiết uân, khí trời ấm áp, vua thấy mình kh ng ở trong cung như thường lệ. Vua lang thang kh ng iết đi đâu, chỉ thấy trước mặt c ảy ng i sao lấp lánh, dưới chân c đám mây hồng cuồn cuộn nhẹ như ng, Trên núi c một ng già, úi t c ạc phơ, tay cầm một cái phất trần Muốn đánh Triệu Đà phải ây thành c ” [16,162-163]. Về cơ bản, chi tiết này không phải là mới so với truyền thuyết dân gian, song ở đây, hình ảnh thần núi Thất Diệu vừa khiến câu chuyện gần gũi và gắn với tín ngƣỡng bản địa của ngƣời Việt Nam cổ – tín ngƣỡng thờ thần Núi. Chi tiết đặc biệt thứ hai đƣợc Nguyễn Huy Tƣởng đƣa vào trong truyện của mình đó là hình ảnh các nàng tiên núi Thất Diệu giúp nhà vua xây thành trong ban đêm: “Đêm h m ấy, An Dương Vương đắp thành c. Bốn ề yên tĩnh, sao Ngân Hà vằng vặc Lúc ấy các nàng tiên đ làm việc rồi. Trên kh ng các nàng ay đi, ay về Nhưng An Dương Vương và các tướng sĩ không tr ng thấy các nàng tiên gánh đất, Nhưng thành thì cứ cao dần ”. [16,164-165]. Đó chính là chi tiết thay đổi đặc biệt thứ hai mà Nguyễn Huy Tƣởng đƣa vào trong truyện cổ viết lại của mình trong truyện An Dương Vương ây thành c. Qua hai chi tiết trên, có thể thấy, việc xây thành Ốc của An Dƣơng Vƣơng đã nhận đƣợc sự ủng hộ của các vị thần linh, của nhà trời. Chi tiết thứ ba cho thấy sự thay đổi tình tiết của truyện cổ dân gian mà Nguyễn Huy Tƣởng đƣa vào trong truyện của mình đó là hình ảnh con Kê Tinh phá hoại việc xây thành của An Dƣơng Vƣơng hết lần này đến lần khác. 44
  50. Cứ nhƣ thế, ba đêm liền đắp thành dƣới sự giúp đỡ của các nàng tiên núi Thất Diệu, “ a đêm sắp tàn canh một thì thành đổ vì tiếng gà gáy”. Và cuối cùng, Nguyễn Huy Tƣởng đã đƣa vào truyện của mình chi tiết thần Kim Quy giúp đỡ An Dƣơng Vƣơng loại bỏ sự phá hoại việc xây thành của con Kê Tinh. Dƣới sự giúp đỡ đó của thần Kim Quy cùng với sự giúp đỡ đắp thành của các nàng tiên núi Thất Diệu, cuối cùng Loa thành đã đƣợc hoàn thành. Việc thay đổi tình tiết và đƣa vào trong truyện của mình những chi tiết mới đó, khiến câu chuyện thêm huyền ảo, li kì, hấp dẫn. Đồng thời, cho thấy rõ hơn sự khó khăn của việc xây thành ốc. Phải chăng Nguyễn Huy Tƣởng muốn nói rằng, kẻ thù càng nham hiểm, càng cần phải có một ý chí quyết tâm, càng đòi hỏi sự đồng lòng, nhất trí, sự quyết tâm của tập thể cộng đồng Sự thay đổi tình tiết này cũng làm cho chủ đề của truyện thay đổi. Và ngay cả cái kết cũng đƣợc Nguyễn Huy Tƣởng thay đổi: ở truyện xƣa, An Dƣơng Vƣơng mất cảnh giác và rơi vào kết cục nhà tan nƣớc mất, chém chết cả con gái mình là Mị Châu, sau khi Mị Châu chết, Trọng Thủy đau khổ, ôm xác Mị Châu về thành, và xác biến thành ngọc thạch, cuối cùng Trọng Thủy cũng lao đầu xuống giếng mà chết. Trong truyện An Dương Vương ây thành c, Nguyễn Huy Tƣởng lại thay đổi hoàn toàn tình tiết kết thúc truyện. Tác giả miêu tả cái thành kì diệu đƣợc xây xong và “nhân dân tr ng thấy cái thành kì lạ, chỉ một đêm ây ong, rủ nhau đến để em. Ai nấy reo hò, nhảy nh t thành c của An Dương Vương ch i lọi, vững vàng dưới ánh sáng của mặt trời mùa uân” [16,173]. Kết thúc này khác hoàn toàn với tính bi kịch của truyền thuyết dân gian. Điều hiển nhiên, kết thúc này nói lên tâm tƣ, nguyện vọng và những hoài niệm của con ngƣời. Đồng thời qua việc thay đổi tình tiết, làm mới cốt truyện đó nhằm khu biệt dấu ấn riêng mang phong cách rất riêng của Nguyễn Huy Tƣởng trong hành trình viết lại truyện cổ. 45
  51. Cũng viết về An Dƣơng Vƣơng nhƣng Phạm Hổ lại khu biệt nhân vật của mình. An Dƣơng Vƣơng trong cách miêu tả, xây dựng của Phạm Hổ có phần thô tục, nóng tính. Cách khai thác của Phạm Hổ khác hoàn toàn với cách khai thác của Nguyễn Huy Tƣởng: nhân vật luôn khao khát, có lí tƣởng và ƣớc mơ một cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, luôn lo nghĩ cho nhân dân, hƣớng về nhân dân. Việc thay đổi tình tiết còn thể hiện trong truyện cổ tích. Trong truyện cổ tích, kết cấu truyện khá phong phú, đa dạng nhƣng cũng có thể khái quát theo một cấu trúc chung đó là: nhân vật sinh ra khó khăn, nhân vật vƣợt qua những khó khăn và cuối cùng nhân vật đƣợc hƣởng hạnh phúc. Trong truyện Truyện Tấm Cám, mặc dù vẫn dựa trên cốt truyện dân gian nhƣng Nguyễn Huy Tƣởng cũng đã thể hiện sự sáng tạo của mình bằng việc thay đổi một số tình tiết trong Truyện Tấm Cám so với truyện cổ tích dân gian xƣa. Rõ ràng Nguyễn Huy Tƣởng đã chuẩn bị hành trang rất kĩ cho nhân vật của mình. Tấm Cám trong truyện cổ tích xƣa, tác giả dân gian không hề nhắc đến việc Tấm đƣợc chiều chuộng từ nhỏ mà chỉ sự việc Tấm bị mồ côi cả cha lẫn m phải ở với m con Cám. Nhƣng Tấm Cám của Nguyễn Huy Tƣởng lại khác, tác giả miêu tả Tấm đƣợc chiều chuộng, nâng niu từ thủa còn nhỏ, nhƣng số phận bất hạnh khiến Tấm phải mồ côi. M con Cám lƣời nhác, lại thích ăn ngon, mặc đ p, tiêu hết sản nghiệp mà cha m Tấm để lại, hành hạ Tấm không thƣơng tiếc. Việc giữ lại những chi tiết và lời thoại trong truyện cổ tích Tấm Cám xƣa, chứng tỏ rằng nhà văn Nguyễn Huy Tƣởng rất tôn trọng tác phẩm dân gian và thích thú với tác phẩm dân gian này. Tuy nhiên, với những sáng tạo thể hiện trong bản kể của mình qua việc thay đổi tình tiết truyện và thêm vào một số chi tiết mới trong truyện của mình, chứng tỏ Nguyễn Huy Tƣởng đã suy ngẫm rất nhiều về những chi tiết, những tình tiết trong bản kể dân gian, 46
  52. mong muốn điều chỉnh một chút để làm sao giữ đƣợc tinh thần của bản kể dân gian mà vẫn giữ đƣợc sự kín kẽ, sâu sắc, sáng tạo trong tác phẩm của mình và gửi gắm đƣợc những kinh nghiệm mới, bài học mới từ cuộc đời. Điều đáng chú ý nhất ở Nguyễn Huy Tƣởng trong việc thay đổi tình tiết truyện chính là gắn với sự thay đổi cụ thể ở các nhân vật. Nếu nhân vật truyện kể dân gian là nhân vật chức năng, thì nhân vật trong truyện Nguyễn Huy Tƣởng đã bắt đầu bộc lộ tính cách. Chẳng hạn, nhân vật nhà vua trong truyện cổ tích Tấm Cám xƣa: có ý kiến cho rằng, trong truyện cổ tích Tấm Cám, vai trò của nhà vua rất mờ nhạt, đúng hơn là nhà vua rất vô tình, yêu thƣơng Tấm đấy mà chẳng hề băn khoăn trƣớc sự ra đi đột ngột của Tấm, bình thản chấp nhận sự thế thân của Cám trong cung, cũng chẳng bao giờ tìm cách bảo vệ sự hóa thân của Tấm, dù cho Tấm hóa thân cũng chỉ là một lòng một dạ lo cho nhà vua. Còn nhân vật nhà vua trong truyện của Nguyễn Huy Tƣởng, không hề biết rằng Tấm đã chết, Cám lấy quần áo của Tấm giả làm Tấm, khi vào cung Cám phao tin lên rằng mình bị mắc căn bệnh lạ sợ ánh sáng, không cho nhà vua nhìn mặt, đến khi khỏi bệnh thì lại giả vờ khóc lóc rằng mình bị thay đổi hình dạng, thành ra xấu xí. Nguyễn Huy Tƣởng đã miêu tả rất chi tiết, cụ thể: “Nhưng rồi ệnh cũng phải khỏi, nhất là cái chứng ệnh giả vờ. Sáng h m ấy, vua v a vào trong phòng thì Cám cũng v a dậy. Lần đầu tiên Cám sai thị nữ mở của và kéo rèm Mu n tâu ệ hạ, tiện thiếp mắc ệnh lạ, soi gương ỗng thấy nhan sắc khác ưa ” [9,59]. Nhƣ vậy, Nguyễn Huy Tƣởng đã thay đổi tình tiết truyện, thêm vào truyện của mình chi tiết mới với cách lí giải mới, kín kẽ, thấu đáo, sáng tạo và phù hợp với tâm lí ngƣời đọc ngày nay hơn. Về nhân vật Tấm, trong truyện cổ tích dân gian, tác giả dân gian chỉ nói qua lí lịch của Tấm: “Ngày ưa, c Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Hai chị em suýt soát tuổi nhau. Tấm là con vợ cả, Cám là con vợ lẽ. Mẹ Tấm đ chết t hồi Tấm còn é. Sau đ mấy năm thì cha Tấm cũng chết. Tấm ở với dì ghẻ là mẹ Cám. Dì ghẻ là người rất cay nghiệt ”. Còn trong tác 47
  53. phẩm của mình, Nguyễn Huy Tƣởng đã dành nhiều dòng cho lí lịch của Tấm: “Ngày ưa ở nước ta c một ng viên ngoại nhà ở ngay gần kinh thành. Viên ngoại là người giàu c nhất vùng. Ông hay giúp đỡ kẻ nghèo. Bà vợ cũng là một người phúc hậu. Hai ng à hiếm hoi, chỉ sinh được một người con gái, đặt tên là Tấm. Tấm là một c é kháu khỉnh và dịu dàng. Ai tr ng thấy cũng phải yêu. Ông à viên ngoại nâng niu con gái như hòn ngọc trên tay. Năm Tấm lên a thì à viên ngoại mất. Ông uồn v cùng, Ít lâu, kh ng chịu được cảnh g a ụa, ng lấy một người vợ kế. Một năm sau, à kế sinh được một c con gái đặt tên là Cám. Cách đ ít lâu, ng viên ngoại t trần. Lúc hấp hối, ng giối giăng với vợ những c ng việc trong nhà, dặn phải thương yêu con chồng như con đẻ. Bà kế kh c l c và nhận lời tr ng nom săn s c Tấm cũng như khi ng còn sống ” [9,46-47]. Nhƣ vậy, việc thay đổi tình tiết đó, chứng tỏ rằng Nguyễn Huy Tƣởng đã chuẩn bị hành trang rất kĩ cho nhân vật của mình. Tấm đƣợc chiều chuộng nâng niu từ nhỏ, nhƣng số phận bất hạnh khiến Tấm phải mồ côi. M con Cám thì lƣời nhác, lại thích ăn ngon, mặc đ p, tiêu hết tài sản mà cha m Tấm để lại, Tấm bị hành hạ không thƣơng tiếc. Điều đặc biệt nữa trong truyện Truyện Tấm Cám của Nguyễn Huy Tƣởng đó là không thay đổi cái kết của truyện dân gian, nhƣng để giữ cho nhân vật của mình trong sạch từ đầu đến cuối, Nguyễn Huy Tƣởng đã thay đổi tình tiết, tìm một cách kể khác. Phần kết truyện, khi cô Tấm về cung vẫn độ lƣợng không nghĩ đến lỗi của em, còn xin cho Cám khỏi phải tội, ngƣợc lại với Tấm thì Cám vẫn chứng nào tật ấy, tức giận vô cùng vì thấy Tấm đ p hơn cả ngày xƣa. Trong truyện của Nguyễn Huy Tƣởng không phải Tấm giết Cám mà chính sự độc ác và ngu xuẩn của Cám đã tự giết Cám: “Cám nghĩ thầm rằng muốn tranh ng i hoàng hậu, tất phải được vua yêu, mà muốn được vua yêu, tất mình phải đẹp hơn Tấm ội phần. Cám soi gương thấy mình vẫn đen, vẫn ấu. Đương ăn 48
  54. khoăn thì c một người cung nữ già đi qua. Người cung nữ thấy Cám c ý suy nghĩ èn hỏi duyên cớ .Kh ng kh gì, lệnh à muốn đẹp thì ngồi uống một cái hố sâu, rồi cho một người rội một thùng nước thực s i. Tắm nước s i ong, thể nào lệnh à cũng trắng hơn tuyết và đẹp hơn tiên ” [9,65]. Kết thúc ấy, phần nào khiến ngƣời đọc hả hê. Nhƣ vậy, có thể thấy đƣợc mặc dù vẫn giữ lại hành động Cám bị dội nƣớc sôi và chi tiết hũ mắm, nhƣng với việc thay đổi tình tiết, sự sáng tạo của mình, Nguyễn Huy Tƣởng đã thay đổi chủ thể hành động của truyện dân gian trong tác phẩm viết lại của mình. Nếu trong truyện dân gian chủ thể hành động đó là cô Tấm, thì trong truyện của Nguyễn Huy Tƣởng chủ thể hành động ở đây chính là quần chúng nhân dân bị bóc lột đã vùng dậy đấu tranh, trả thù cho tội ác m con Cám gây ra cho Tấm và bản thân họ. Việc thay đổi tình tiết này của Nguyễn Huy Tƣởng làm cho truyện hợp lẽ, thuận lòng ngƣời, đồng thời không làm xa lệch đi so với nguyễn tác và cái kết đó phù hợp với bạn đọc hiện đại ngày nay hơn. Sự thay đổi tình tiết cũng đƣợc Nguyễn Huy Tƣởng thể hiện rất rõ trong truyện Chiếc ánh chưng. ạn đọc phần nào cũng đã quen thuộc với câu chuyện Bánh chưng, ánh giầy trong truyện dân gian, nhƣng dƣới nhãn quan của Nguyễn Huy Tƣởng, câu chuyện trở nên gần gũi, thân quen và nó đi vào lòng ngƣời đọc một cách hết sức tự nhiên, phù hợp với cái nhìn trong cuộc sống hiện đại. Trƣớc hết, trong truyện Chiếc ánh chưng, Nguyễn Huy Tƣởng đã đƣa vào trong câu chuyện của mình một lời giới thiệu tƣơng đối dài và hấp dẫn mang theo dấu ấn cá nhân trƣớc khi Nguyễn Huy Tƣởng tiến hành việc kể lại: “Đây là câu chuyện t i kể riêng cho các ạn, hỡi các em nhỏ của non nước tre anh Chà ánh chưng ngày Tết! Các em h y nghe t i đây, hỡi các em nhỏ tươi uân” [9,25]. 49
  55. Thứ hai, việc thay đổi tình tiết đó cũng thể hiện ngay trong việc Nguyễn Huy Tƣởng thay đổi vị trí và số lƣợng những ngƣời con của Vua Hùng. Theo truyện dân gian, Vua Hùng có “hai mươi người con trai”. Còn trong câu chuyện Chiếc ánh chưng của mình, Vua Hùng của Nguyễn Huy Tƣởng có tới “hai mươi sáu người con trai” Nguyễn Huy Tƣởng đã thay đổi rất nhiều tình tiết và thêm vào đó những chi tiết mới trong câu chuyện viết lại của mình. Trong truyện dân gian, tác giả dân gian sử dụng giấc mơ để giúp cho Lang Liêu – ngƣời con thứ mƣời tám của Vua Hùng để giúp chàng có thể làm bánh dâng lên vua cha. Còn trong truyện của Nguyễn Huy Tƣởng, ông đã không dùng hình ảnh giấc mơ mà thay vào đó là sự giúp đỡ của nàng Uyên - vợ Lang Liêu - và các quần tiên trong vƣờn để có thể làm bánh dâng lên vua cha. Cái hay của Nguyễn Huy Tƣởng ở đây đó là, tác giả đã lấy hình ảnh thực trong cuộc sống lao động của con ngƣời đƣa vào trong truyện, gắn với cuộc sống thực tại của con ngƣời, và chàng hoàng tử trong truyện dân gian chƣa hề có vợ, còn chàng hoàng tử của Nguyễn Huy Tƣởng đã có vợ và có hai ngƣời con là Sơn và Hà Hàng loạt những tình tiết trong truyện đã đƣợc Nguyễn Huy Tƣởng thay đổi và đƣa vào đó làm cho câu chuyện gần gũi hơn, gắn liền với cuộc sồng đời thƣờng, bình dị. Nhƣ vậy, với việc thay đổi tình tiết, đƣa vào trong truyện của mình những chi tiết mới, thậm chí thay đổi hoàn toàn cốt truyện các truyện dân gian làm cho truyện cổ viết lại của Nguyễn Huy Tƣởng mang nhiều màu sắc hiện đại, độc đáo, hấp dẫn dễ đi vào lòng ngƣời đọc và làm cho câu chuyện gần gũi, phù hợp với cuộc sống hiện thực. Và việc thay đổi tình tiết, bổ sung những chi tiết mới để nhân vật đƣợc khai thác rõ nhất những tâm tƣ, trăn trở trong đời sống, cũng nhƣ khát vọng của họ. Ngòi bút của Nguyễn Huy Tƣởng nh nhàng, đằm thắm nhƣng có sức lôi cuốn mạnh mẽ đối với ngƣời đọc. 50
  56. 3.1.2. Viết tiếp kết thúc truyện ên cạnh việc thay đổi tình tiết, Nguyễn Huy Tƣởng còn làm mới cốt truyện bằng cách viết tiếp phần kết thúc cho truyện xƣa. Thực chất đây là một việc làm thể hiện đƣợc cái rất mới, rất riêng của Nguyễn Huy Tƣởng, việc viết tiếp này tạo ra hiệu quả rất lớn trong việc truyền tải tƣ tƣởng, chủ đề tới ngƣời đọc. Viết tiếp nghĩa là khi truyện cổ kết thúc sẽ là lúc tác giả bắt đầu câu chuyện mới. Nói cách khác ta có thể coi truyện cổ giống nhƣ một tiền giả định để nhà văn xây dựng, tổ chức và sắp xếp các sự kiện, tình tiết cho truyện mới. Giống nhƣ khi cánh cửa này khép lại, một cánh cửa khác lại mở ra, câu chuyện mới lúc này đƣợc phát triển ở mức độ cao hơn với những sự kiện, những diễn biến mà ngƣời đọc chƣa từng thấy trong truyện cổ. Qua đó, tác giả nhằm gửi gắm thông điệp, những đánh giá, cũng nhƣ truyền tải những suy nghĩ của mình về vấn đề đƣợc nói tới trong tác phẩm. Hình thức viết tiếp, đƣợc Nguyễn Huy Tƣởng sử dụng khá thành công trong truyện Con c c là cậu ng Giời. Kết thúc truyện dân gian, tác giả dân gian đề cao và đƣa ra câu đồng giao mà trẻ nhỏ ngàn năm vẫn hát: “Con cóc là cậu ông Trời / Hễ ai đánh cóc thì Trời đánh cho”. Nhƣng đến truyện Con cóc là cậu ông Giời, Nguyễn Huy Tƣởng đã viết thêm cái kết thúc cho truyện của mình khác với truyện cổ tích dân gian, tác giả đƣa ra lời khuyên, cách ứng xử đối với con vật mà mọi ngƣời vẫn thƣờng gọi là cậu ông trời: “Các cụ còn khuyên, kh ng nên đánh c c, tuy ấu xí nhưng rất tốt bụng” [9,129]. Hình thức viết tiếp đó cũng đƣợc Nguyễn Huy Tƣởng sử dụng khá thành công trong truyện Chiếc ánh chưng với những cuộc trò truyện thân mật của các hoàng tử, đó là hình ảnh vua cha cho hoàng tử út của mình gọi vợ con của hoàng tử út “vào kinh để trông nom việc làm ánh để phân phát cho kẻ nghèo”. Đặc biệt hơn cả đó là Nguyễn Huy Tƣởng viết thêm cho câu chuyện 51
  57. của mình một cái kết thật đặc sắc với cái nhìn rất riêng: “Bọn nông phu của hoàng tử út, đang đứng nghe ngóng tin tức và bị dân kinh thành khinh bỉ, chợt nghe thấy loa truyền rằng hoàng út được nhất, họ đều hoa tay múa chân, reo hò ầm ỹ khắp phố phường Bấy giờ họ tự tìm bọn nông phu và cùng nhau hoan hô ông hoàng tử bình dân” [9,45]. Mặc dù viết tiếp phần hậu truyện nhƣng tác giả luôn tạo ra sự gắn kết mà ngƣời đọc khi tiếp nhận sẽ liên tƣởng đến hình ảnh số phận của nhân vật trong cốt truyện cũ. Dù là nhân vật trung tâm hay những nhân vật chƣa từng đƣợc biết đến đều có những diễn biến tâm trạng khác nhau. Nhân vật lúc này ý thức rõ về con ngƣời cá nhân của mình, hành động theo ý thức chứ không phải theo bản năng nhƣ cũ nữa. Họ có cái tên của truyện cũ nhƣng sống và hành động theo con ngƣời hiện đại. 3.2. Sử dụng ngôn ngữ độc đáo Văn xuôi nƣớc ta thời hiện đại cũng có những sự chuyển mình rõ rệt trong sự đổi mới về chất liệu. Và ngôn ngữ cũng không nằm ngoài sự chuyển mình đó. Chính vì vậy trong các sáng tác truyện cổ viết lại, ngôn ngữ luôn thể hiện sự cách tân rõ rệt. Đặc biệt trong truyện cổ viết lại của Nguyễn Huy Tƣởng ngôn ngữ đƣợc coi là phƣơng tiện để giúp tác giả thể hiện tài năng, cá tính và quan điểm nghệ thuật của mình. 3.2.1. Tận ụng từ nhiều nguồn liệu khác nh u Là nhà văn sinh ra và lớn lên trong vùng đất Thủ đô, mang trong mình tình yêu quê hƣơng, đất nƣớc luôn nhiệt huyết, nồng cháy trong con ngƣời Nguyễn Huy Tƣởng, điều đó còn đƣợc Nguyễn Huy Tƣởng gửi gắm tình cảm của mình qua ngôn ngữ văn chƣơng, Nguyễn Huy Tƣởng đã rất tài tình khi tận dụng ngôn ngữ từ nhiều nguồn liệu khác nhau. Từ đó, Nguyễn Huy Tƣởng đã mang đến những thành công mới về nghệ thuật cho truyện cổ viết lại của mình. 52
  58. Tận dụng ngôn ngữ văn học dân gian là một trong những biểu hiện rất độc đáo về ngôn ngữ truyện cổ viết lại của Nguyễn Huy Tƣởng. Tiêu biểu cho cách sử dụng ngôn ngữ này là truyện Truyện Tấm Cám – một bài ca về tình mẫu tử, tình thƣơng yêu, tình thân trong gia đình, tấm lòng trân trọng con ngƣời. Trong tác phẩm, Nguyễn Huy Tƣởng sử dụng nguồn liệu ngôn ngữ dân gian thể hiện rất rõ qua lời thoại trong truyện: “Tấm ơi Tấm, đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, gội đầu cho sạch, kẻo về dì mắng”. Xuyên suốt trong truyện, sự xuất hiện của những câu nói nhƣ lời ru cũng chiếm một số lƣợng tƣơng đối trong tác phẩm của Nguyễn Huy Tƣởng: “Bống ơi ống, lên ăn cơm vàng cơm ạc nhà ta, chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người”, hay “Vàng ảnh vàng anh, c phải vợ anh, chui vào tay áo” [9,51]. Đan xem trong tác phẩm của mình, Nguyễn Huy Tƣởng đƣa vào trong truyện những chi tiết nhƣ những lời ru, Nguyễn Huy Tƣởng đã kết hợp những lời văn đ p tạo cho truyện một sự hấp dẫn, mới mẻ. Và điều hiển nhiên, sự hấp dẫn ấy không phải từ lối hành văn trau chuốt từng câu từng chữ mà chính từ ngôn ngữ trong sáng, giản dị, dân giã, giàu cảm xúc luôn tuôn trào dƣới ngòi bút của Nguyễn Huy Tƣởng. Nó làm cho câu chuyện trở nên hiện thực, đời thƣờng hơn với không khí của truyện cổ tích, nhân vật của cổ tích, nhƣng có thể thấy những suy nghĩ và hành động lại là của con nguời hiện đại. ằng việc vận dụng nguồn liệu ngôn ngữ từ ca dao, dân ca kết hợp với việc sử dụng các câu thơ, lời hát, lời ru, trong văn học truyền thống, trong văn học hiện đại. Nguyễn Huy Tƣởng đã diễn tả chân thật khát vọng của nhân vật với tất cả những gì đa đoan, đa sự của kiếp ngƣời. Ở đó ta vừa thấy nét đ p của ngôn ngữ truyền thống, vừa thấy đƣợc nét mới của ngôn ngữ hiện đại. Việc tận dụng ngôn ngữ này góp phần tạo hiệu quả tích cực trong nghệ thuật xây dựng truyện cổ viết lại đặc sắc, hấp dẫn của Nguyễn Huy Tƣởng. 53