Khóa luận Tính tự trị của làng xã Đồng bằng sông Hồng thông qua hương ước hiện nay

pdf 72 trang thiennha21 6031
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tính tự trị của làng xã Đồng bằng sông Hồng thông qua hương ước hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_tinh_tu_tri_cua_lang_xa_dong_bang_song_hong_thong.pdf

Nội dung text: Khóa luận Tính tự trị của làng xã Đồng bằng sông Hồng thông qua hương ước hiện nay

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA TRIẾT HỌC  NGUYỄN NGỌC QUYÊN TÍNH TỰ TRỊ CỦA LÀNG XÃ ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG THÔNG QUA HƯƠNG ƯỚC HIỆN NAY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TRIẾT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2015-X HÀ NỘI, 2019
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA TRIẾT HỌC  NGUYỄN NGỌC QUYÊN TÍNH TỰ TRỊ CỦA LÀNG XÃ ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG THÔNG QUA HƯƠNG ƯỚC HIỆN NAY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TRIẾT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2015-X Người hướng dẫn: ThS. Phan Hoàng Mai HÀ NỘI, 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, khóa luận này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của ThS. Phan Hoàng Mai. Các kết quả nghiên cứu trong khóa luận là hoàn toàn trung thực, đảm bảo tính khách quan. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tôi xin chịu trách nhiệm về khóa luận của mình. Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2019 Tác giả Nguyễn Ngọc Quyên
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể các thầy cô trong khoa Triết học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tận tình giảng dạy em trong suốt quá trình học, tập thể K60, đặc biệt là sự hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình, khoa học của ThS. Phan Hoàng Mai . Em xin cảm ơn sâu sắc nhất. Trong quá trình làm bài khóa luận, do nhận thức của bản thân còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót, Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô cùng các bạn dể khóa luận hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2019 Sinh viên Nguyễn Ngọc Quyên
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ LÀNG XÃ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 8 1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và văn hóa của đồng bằng sông Hồng 8 1.1.1. Điều hiện tự nhiên 8 1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội và văn hóa 9 1.2. Làng xã đồng bằng sông Hồng và tính tự trị của làng xã đồng bằng sông Hồng 12 1.2.1. Đặc điểm làng xã truyền thống của đồng bằng sông Hồng 12 1.2.2. Tính tự trị của làng xã cổ truyền đồng bằng sông Hồng thông qua Hương ước 21 Tiểu kết chương 1 34 CHƯƠNG 2. TÍNH TỰ TRỊ CỦA LÀNG XÃ ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG THÔNG QUA HƯƠNG ƯỚC HIỆN NAY: THỰC TRẠNG & GIẢI PHÁP 36 2.1. Thực trạng biến đổi tính tự trị của làng xã đồng bằng sông Hồng thông qua Hương ước. 38 2.1.1. Sự biến đổi trong quy định về lễ nghi tôn giáo, tín ngưỡng 38 2.1.2. Sự biến đổi trong quy định về nếp sống văn hóa 44 2.1.3. Sự biến đổi trong quy định về đạo lý gia đình, xã hội 47 2.1.4. Sự biến đổi trong quy định về trật tự trị an 51 2.2. Một số hạn chế còn tồn tại 53 2.3. Một số giải pháp khắc phục những hạn chế , phát huy vai trò tích cực của tính tự trị làng xã đồng bằng sông Hồng thông qua Hương ước. 55 Tiểu kết chương 2 59 KẾT LUẬN 61 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
  6. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Làng xã và văn hóa làng xã là một nội dung quan trọng trong nghiên cứu văn hóa Việt Nam. Không một công trình nào nghiên cứu văn hóa việt Nam lại không trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến văn hóa làng xã. Văn hóa làng xã là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức, cảm xúc của một cộng đồng dân cư chung sống trong một không gian địa lý làng xã xác định. Từ đó tạo nên một hệ thống giá trị truyền thống, đức tin, văn học, nghệ thuật, kiến trúc, cách sống, phương thức chung sống của cộng đồng, của xã hội. Làng xã Việt Nam chính là khuôn khổ vật chất của văn hóa làng xã, được hình thành từ lâu đời. Trải qua nghìn đời, với bao thăng trầm, biến động, bao thử thách khắc nghiệt, làng xã Việt Nam – điển hình là làng xã đồng bằng sông Hồng với những nét văn hóa riêng độc đáo và đặc sắc được gìn giữ, trao truyền và tôn bồi, đã trở thành nét bản sắc của văn hóa Việt Nam. Làng - trong mối quan hệ hữu cơ với Nhà và Nước, đã trở thành nhân tố quan trọng cố kết cộng đồng để tạo nên sức mạnh đoàn kết không gì sánh được của dân tộc Việt Nam. Trong những buổi đầu hình thành, khi sự can thiệp của nhà nước phong kiến còn hạn chế, tính tự trị của làng xã luôn được đề cao. Cùng với sự phát triển của làng xã, cư dân đồng bằng sông Hồng hình thành cho mình truyền thống văn hóa độc đáo, riêng biệt. Cư dân làng xã đồng bằng sông Hồng thể hiện nổi bật là sự cố kết chặt chẽ các quan hệ họ hàng – dòng tộc, quan hệ cộng đồng nhà – xóm làng – đất nước Trong xử lý các quan hệ trong làng xã, tình người,sự chia sẻ, tính nhân văn, sự cao cả, luôn được đề cao. Để giữ gìn những giá trị cao đẹp đó trong cộng đồng và cũng để giáo dục ý thức về cuộc sống cộng đồng cho các thế hệ, các quy định về ứng xử, tín ngưỡng, tôn giáo, nghi lễ, nghi thức, an ninh trật tự, nếp sống văn hóa của đời sống cộng đồng đã được thể chế hóa thành những quy định có tính bắt buộc trong làng, 1
  7. xóm, dòng họ. Từ đó hình thành nên Hương ước - quy ước, quy định của làng hay của dòng họ. Những Hương ước, quy ước đó trong lịch sử được người dân trong làng thực hiện tự giác, nghiêm túc và những quy định đó dần trở thành thứ vũ khí, thành “lệ làng”, giữ cho các quan hệ xã hội ổn định, làng xóm bình yên, sau lũy tre làng. Những quy ước đó vừa mang nét chung, vừa mang nét riêng của mỗi làng xã Việt Nam. Trong đó, tính tự trị của làng xã được biểu hiện đa dạng trên các mặt của đời sống xã hội và đã được Hương ước ghi lại. Nhờ tính tự trị cao của làng xã và văn hóa làng xã, đặc biệt thể hiện qua Hương ước nên dù trải qua nhiều năm bị ngoại xâm nhưng văn hóa làng Việt Nam vẫn được lưu truyền và gìn giữ, trở thành một thứ vũ khí hữu hiệu chống lại âm mưu “đồng hóa” của kẻ thù. Ngày nay, văn hóa làng cũng như tính tự trị của làng vẫn có những đóng góp không nhỏ trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội và xây dựng nông thôn mới hiện nay. Đồng bằng sông Hồng là khu vực kinh tế trọng điểm, cũng là một trong hai vựa lúa lớn của đất nước. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong điều kiện kinh tế thị trường và mở cửa hội nhập quốc tế đã và đang đem lại sự đổi mới thực sự ở làng xã đồng bằng sông Hồng. Diện mạo xã hội làng xã, nông thôn đồng bằng sông Hồng đang có sự thay đổi theo hướng đô thị hóa mạnh mẽ. Các quan hệ trong xóm, ngoài làng, thậm chí trong gia đình dòng họ có nhiều sự thay đổi mạnh mẽ. Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển biến tích cực đó, làng xã và văn hóa làng xã đồng bằng sông Hồng cũng đứng trước nhiều thách thức như: tranh chấp đất đai dẫn đến xung đột, bất hòa, khiếu kiện, làm xuất hiện “điểm nóng”, thậm chí xung đột gây mất ổn định xã hội nông thôn; nhiều thuần phong mỹ tục bị xói mòn. Việc củng cố dòng họ đi kèm với hiện trạng phô trương, lãng phí trong việc xây cất mồ mả, lập lại nhà thờ, đình chùa, miếu mạo, tổ chức giỗ chạp; xa hoa, hình thức trong tổ chức đám cưới, một số hủ tục trong các đám tang có chiều hướng trỗi dậy và phát triển. Nhiều nơi, các tệ nạn mê tín dị đoan, xem bói, xem số, đốt vàng, nạn nghiện hút, rượu chè, cờ bạc trở lại hoành hành. 2
  8. Nếp sống cộng đồng và các chuẩn mực giao tiếp xã hội ở một số làng xã ít được quan tâm uốn nắn cả trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội. Những điều đó có tác động không tốt tới truyền thống văn hóa – đạo đức – thẩm mĩ của dân tộc và cộng đồng cư dân làng xã. Trước thực tế đó, để đảm bảo an ninh trật tự xóm làng, các cấp chính quyền một số địa phương ở đồng bằng sông Hồng đã biết kế thừa có chọn lọc truyền thống dân tộc, vận dụng sáng tạo quan điểm, chủ trương xây dựng văn hóa của Đảng và Nhà nước. Từ đó xây dựng những bản Hương ước mới, những quy định, quy ước nhằm xây dựng gia đình văn hóa, làng, thôn văn hóa. Đây là cách làm hay và là sự sáng tạo của chính quyền, quần chúng nhân dân trong việc sử dụng cũng như phát huy vai trò của văn hóa vào công tác giữ gìn, đảm bảo an ninh nông thôn, xây dựng làng ( thôn, ấp, bản, ) văn hóa. Nghiên cứu các giá trị văn hóa truyền thống của làng xã Việt Nam nói chung và làng xã đồng bằng sông Hồng nói riêng để có định hướng giữ gìn, phát huy giá trị tích cực trong quá trình xây dựng nông thôn mới là công việc có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Do đó tôi lựa chọn đề tài “ Tính tự trị của làng xã đồng bằng sông Hồng thông qua Hương ước hiện nay” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Làng xã Việt Nam được rất nhiều những nhà nghiên cứu quan tâm và tìm hiểu. Việc xây dựng và thực hiện quy ước văn hóa được đẩy mạnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu Hương ước. Ngoài ra, xu thế toàn cầu hóa trên mọi lĩnh vực giúp cho các nhà khoa học Việt Nam có cơ hội tiếp cận với nhiều nguồn kiến thức mới. Một số học giả đã dày công nghiên cứu, đặt hương ước làng Việt trong mối quan hệ tương đồng và dị biệt với "hương quy" của Trung Quốc, "luật làng" của Nhật Bản. Có thể kể đến một số công trình như: 3
  9. - Sách tham khảo “Làng Việt Nam – một số vấn đề kinh tế – xã hội” của giáo sư Phan Đại Doãn với những nghiên cứu tập trung vào vấn đề kinh tế như ruộng công, ruộng tư, kinh tế hàng hóa; và một số vấn đề về làng xã Việt Nam: về cơ cấu tổ chức các thiết chế xã hội ở nông thôn, kết cấu kinh tế - xã hội, văn hóa của làng xã, các vấn đề về quản lý xã hội nông thôn nước ta và đề xuất một số giải pháp. - “ Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ” của tác giả Trần Từ đã đưa ra các nhận xét về cơ cầu tổ chức của làng Việt truyền thống, các loại hình tổ chức, chế độ ruộng đất, cách vận hành của cơ cấu làng xã. - Bên cạnh đó còn có nhiều nghiên cứu khác như cuốn sách “Văn hóa làng và sự phát triển” của GS.TS Nguyễn Duy Quý; “Sự biến đổi của làng xã Việt Nam hiện nay” của GS.TS Tô Duy Hợp; “Sự biến đổi của làng xã Việt Nam ngày nay ở đồng bằng sông Hồng” của GS.TS Tô Duy Hợp; “Bản sắc văn hóa làng trong xây dựng nông thôn đồng bằng bắc bộ” của TS. Lê Quý Đức Ở những công trình trên, các tác giả đã bàn về văn hóa tinh thần và văn hóa vật chất ở làng xã. Nhiều tác giả đã đề cập tới hội làng, phong tục tập quán, nếp sống văn hóa, an ninh trật tự, văn hóa nghệ thuật dân gian Một số công trình không những có ý kiến nhận xét về di sản của làng xã, về các mặt kinh tế- xã hội, văn hóa mà còn nêu lên những điểm tích cực và cả những tiêu cực của làng xã trong quá trình dựng nước và giữ nước trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Nghiên cứu về những đặc trưng của văn hóa làng xã Việt Nam, trong đó có tính tự trị, tự quản của làng xã; về Hương ước cũng là một nội dung nghiên cứu được nhiều tác giả quan tâm: - Trong luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Vân mang tên “ Tính tự quản của làng Việt Nam truyền thống đồng bằng sông Hồng trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay” đã nêu được những nét chung về làng xã Việt Nam truyền thống và tính tự quản của làng xã đồng bằng sông Hồng trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay và nêu được một số giải pháp 4
  10. nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của tính tự quản của làng đồng bằng sông Hồng trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay. - Phan Đại Doãn: “Mấy vấn đề về làng xã”, Tạp chí Dân tộc học, số 2/1991. Tác giả đã nêu nên tính cộng đồng và tính tự quản là hai đặc trưng chi phối mọi sinh hoạt của làng xã. Đó là những nét đặc trưng cơ bản của làng xã Việt Nam. - PGS. TS Bùi Xuân Đính trong cuốn sách “Hương ước và quản lý làng xã” và “Lệ làng phép nước” đã trình bày sự biến đổi trong nội dung của Hương ước xưa và nay, mối liên hệ giữa chúng; vai trò của Hương ước trong quản lý làng xã, đồng thời tác giả cũng nêu rõ những vấn đề Hương ước mới hiện nay cần giải quyết. Tác giả Bùi Xuân Đính, cũng trong một công trình nghiên cứu khác: “Về một số Hương ước làng Việt ở đồng bằng Bắc bộ” đã làm rõ vai trò, tác động của Hương ước trong việc quản lý làng xã nói chung và làng xã ở đồng bằng Bắc Bộ nói riêng. - Tác giả Nguyễn Huy Tính với đề tài: “Hương ước mới – một phương tiện góp phần quản lý xã hội ở nông thôn Việt Nam hiện nay ( từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh)” đã phân tích sự biến đổi của Hương ước làng xã cổ truyền đến Hương ước mới và đi đến khẳng định Hương ước là phương tiện tự quản, tự điều chỉnh hữu hiệu của làng xã. - Tác phẩm “ Tìm lại làng Việt xưa” của tác giả Vũ Duy Mền đã phác thảo kinh tế cổ truyền của người Việt. Quá trình hình thành làng xã qua các thời kỳ lịch sử cũng như tìm hiểu thuật ngữ khoán ước, hương ước, dòng họ, gia phả. Bên cạnh đó ông còn viết tác phẩm “ Hương ước cổ làng xã đồng bằng Bắc Bộ” đã nghiên cứu một cách hệ thống và chuyên sâu về Hương ước cổ - phần lệ làng thành văn của làng xã đồng bằng Bắc Bộ: Nội dung chủ yếu của Hương ước; Ảnh hưởng của giáo lí Nho gia đối với Hương ước trong làng xã cỗ truyền và vai trò của Hương ước đối với đời sống cộng đồng làng xã. 5
  11. Có thể thấy rằng, cho đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về làng xã dưới những góc độ khác nhau từ tổ chức quản lý, văn hóa – xã hội, lịch sử, Những công trình đó giúp tác giả hiểu thêm về những vấn đề có liên quan đến tính tự trị của làng xã thông qua Hương ước. Tuy nhiên, chưa có công trình độc lập nào nghiên cứu về: “ Tính tự trị của làng xã đồng bằng sông Hồng thông qua Hương ước hiện nay”. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứ sự biến đổi tính tự trị làng xã thông qua Hương ước ở đồng bằng sông Hồng hiện nay; từ đó đưa ra một số giải pháp phát huy mặt tích cực, khắc phục mặt hạn chế trong sự biến đổi tính tự trị làng xã biểu hiện thông qua sự biến đổi của Hương ước ở làng xã đồng bằng sông Hồng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên đề tài thực hiện những nhiệm vụ sau: - Phân tích về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của làng xã đồng bằng sông Hồng; - Đặc điểm làng xã và văn hóa làng xã truyền thống ở đồng bằng sông Hồng; - Đặc trưng tính tự trị biểu hiện qua Hương ước ở làng xã đồng bằng sông Hồng; - Phân tích Sự biến đổi của tính tự trị làng xã đồng bằng sông Hồng qua hương ước hiện nay; - Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, phát huy những giá trị tích cực của Hương ước trong việc thực hiện tính tự chủ, tự quản của cồng đồng làng xã, góp phần xây dựng nông thôn mới tiến bộ. 4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự biến đổi của tính tự trị làng xã. 4.2. Phạm vi nghiên cứu 6
  12. Đề tài nghiên cứu tính tự trị của làng xã biểu hiện qua Hương ước ở khu vực đồng bằng sông Hồng. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Đề tài khóa luận dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng nông thôn mới, phát triển văn hóa nói chung, văn hóa làng xã nông thôn nói riêng; Đề tài sử dụng các phương pháp: logic và lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, đối chiếu so sánh, trong nghiên cứu và triển khai nội dung đề tài. 5. Bố cục đề tài khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận gồm 2 chương và 5 tiết. 7
  13. CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ LÀNG XÃ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và văn hóa của đồng bằng sông Hồng 1.1.1. Điều kiện tự nhiên Đồng bằng sông Hồng (hay châu thổ sông Hồng) là một vùng đất rộng lớn nằm quanh khu vực hạ lưu sông Hồng thuộc miền Bắc Việt Nam, vùng đất bao gồm 11 tỉnh và thành phố như: Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh. Không giống như vùng đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng chỉ có 2 tỉnh Thái Bình và Hưng Yên là không có núi, do đó khu vực này thường được gọi là châu thổ sông Hồng. Đồng bằng sông Hồng trải rộng từ vĩ độ 21°34´B (huyện Lập Thạch) tới vùng bãi bồi khoảng 19°5´B (huyện Kim Sơn), từ 105°17´Đ (huyện Ba Vì) đến 107°7´Đ (trên đảo Cát Bà). Toàn vùng có diện tích: 15.000 km², chiếm 4,6% diện tích của cả nước. Phía bắc và đông bắc là Vùng Đông Bắc (Việt Nam), phía tây và tây nam là vùng Tây Bắc, phía đông là vịnh Bắc Bộ và phía nam vùng Bắc Trung Bộ. Địa hình tương đối bằng phẳng với hệ thống sông ngòi dày đặc đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hệ thống giao thông thuỷ bộ cũng như cơ sở hạ tầng của vùng. Tuy nhiên, về mùa mưa lưu lượng dòng chảy quá lớn hàng năm thường xảy ra gây ra lũ lụt, nhất là ở các vùng cửa sông khi nước lũ và triều lên gặp nhau gây ra hiện tượng dồn ứ nước trên sông. Trong khi đó, về mùa khô (tháng 10 đến tháng 4 năm sau), dòng nước trên sông chỉ còn 20-30% lượng nước cả năm gây ra hiện tượng thiếu nước. Bởi vậy, để ổn định việc phát triển sản xuất, đặc biệt trong nông nghiệp thì phải xây dựng hệ thống thuỷ nông đảm bảo chủ động tưới tiêu và phải xây dựng hệ thống đê điều chống lũ và ngăn mặn. 8
  14. Đồng bằng sông Hồng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm khoảng 22,5 - 23,5 độ C, lượng mưa trung bình năm là 1400 - 2000mm, vì vậy tạo các sản phẩm nông nghiệp đa dạng và phong phú., tài nguyên thiên nhiên của vùng khá đa dạng, đất đai của vùng khá màu mỡ do được phù sa của hệ thống sông Thái Bình và sông Hồng bồi đắp. Nhờ đó mà nguồn nước dồi dào, không chỉ nguồn nước trên mặt và nguồn nước ngầm đều có chất lượng rất tốt. Bên cạnh những thuận lợi, đồng bằng sông Hồng cũng có những khó khăn, do nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên thường xảy ra thiên tai như bão lũ, hạn hán, sương muối. Ngoài ra, còn xảy ra tình trạng thiếu nước trong mùa khô và thừa nước trong mùa mưa. Hiện nay vấn đề nâng cấp và xây dựng các hệ thống công trình thủy lợi của vùng đặc biệt chú trọng nhằm đảm bảo chủ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân. 1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội và văn hóa Từ những đặc điểm về điều kiện tự nhiên có thể thấy rằng, vùng đồng bằng sông Hồng rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa nước. Trong nền văn hóa dân gian không thể thiếu những câu ca dao, tục ngữ nói về cây lúa nước như: “Trâu ơi ta bảo trâu này / Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta ” Hay: “Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần” Nền văn minh lúa nước còn có những ảnh hưởng nhất định tới suy nghĩ, cách cử xử, lối suy nghĩ của người dân Việt nói chung và cư dân đồng bằng sông Hồng nói riêng. Nền văn minh lúa nước đã tạo nên con người Việt Nam cần cù, chịu thương, chịu khó, người nông dân luôn gắn liền với con trâu, cánh đồng lúa. Văn minh lúa nước cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới tín ngưỡng dân gian hay hoạt động văn hóa lễ hội. Chính vì họ gắn 9
  15. bó chặt chẽ với nông nghiệp, với lúa nước mà họ có sự gắn bó gắn bó chặt chẽ với làng hơn. Bên cạnh đó, người Việt Nam cũng có tính “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” vì vậy, khi đã sinh sống ở làng thì họ sẽ gắn bó với làng, cùng nhau xây dựng làng mình tốt đẹp hơn, phát triển hơn. Những người đi tha hương để làm ăn, kiếm sống thì sau này cũng có xu hướng quay trở về làng quê của mình. Như vậy, có thể thấy rằng làng là nơi gắn kết tất cả những người dân sinh sống trong làng. Mọi người dân đều hướng về làng của mình. Do đặc thù là sản xuất nông nghiệp trông lúa nước, dựa vào điều kiện tự nhiên nên người dân phải chung sức chung lòng để cùng nhau lao động sản xuất và đấu tranh chống lại thiên tai, cùng nhau trị thủy và làm thủy lợi. Từ đó hình thành nên tính cố kết cộng đồng rất cao . Và tính cộng đồng là cơ sở cho tính tự trị, tự quản. Có thể nói, làng xã ở Việt Nam truyền thống nói chung và đồng bằng sông Hồng nói riêng giống như một “vương quốc thu nhỏ”, cũng có luật lệ riêng, thiết chế xã hội riêng, vì vậy mà tính tự trị của làng xã rất cao. Việt Nam là một nước nông nghiệp với đặc trưng là trồng lúa nước phát triển, điển hình phải kể đến vùng đồng bằng sông Hồng, là vựa lúa thứ hai của cả nước sau đồng bằng sông Cửu Long. Số đất đai được sử dụng vào hoạt động nông nghiệp khá lớn, trên 70 vạn ha chiếm 56% tổng diện tích tự nhiên của đồng bằng sông Hồng. Từ bao đời nay, người dân sống bằng nghề trồng lúa nước, đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm để từ đó đẩy mạnh sản xuất. Ngoài lúa nước, vùng còn sản xuất nhiều nông sản có giá trị như: gạo tám thơm, nếp cái, nhãn Hưng Yên, vải Thanh Hà, thuốc lào Hòa An, ổi Bo Thái Bình. Bên cạnh sản phẩm nông nghiệp, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ sử dụng hầu hết nguyên liệu truyền thống như: chạm khắc, mây, sơn mài, tre đan, gốm sứ, thêu, các sản phẩm từ cói . không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. Chính vì vậy, cư dân đồng bằng sông Hồng vốn chuộng hòa bình, cần cù lao động, thông minh sang tạo và giàu lòng mến khách, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động du lịch. 10
  16. Khi nhắc tới điều kiện kinh tế - xã hội của làng xã không thể không nhắc đến chợ phiên. Đối với những người dân ở Đồng bằng Bắc Bộ, chợ phiên là một nét văn hóa độc đáo trong đời sống sinh hoạt. Thường mỗi xã hoặc một vài làng liền kề nhau có một cái chợ, chợ của làng nào, xã nào thì gọi theo tên của làng ấy, nói nôm na đó là chợ quê. Họp chợ là một tập quán có từ lâu đời của người dân ở nông thôn Việt Nam, qua thời gian phát triển, chợ có nhiều hình thức với nhiều ý nghĩa nhưng chung nhất vẫn là nơi để người dân gặp gỡ, trao đổi, mua bán. Chủng loại hàng hoá đa phần là những sản vật ở địa phương do vậy mà thay đổi theo mùa vụ.Thông qua chợ, người dân chỉ buôn bán nhỏ lẻ, tự cung tự cấp vì vậy chỉ có sự trao đổi, buôn bán giữa những người trong làng hoặc vài làng liền kề với nhau. Ngày nay chỉ còn dấu vết chợ quê ở làng, ở xã, còn chợ huyện, chợ tỉnh hầu như đã biến thành những trung tâm buôn bán lớn trong vùng, ở những khu vực phát triển còn xuất hiện trung tâm thương mại, siêu thị, phục vụ nhu cầu của người dân. Trước đây, việc buôn bán, họp chợ diễn ra theo phiên, thường được gọi là chợ phiên. Tuy nhiên, do nhu cầu trao đổi, mua bán nên chợ diễn ra hàng ngày, vì vậy mà mất đi phiên chợ truyền thống ngày trước. Khi cuộc sống càng phát triển, người ta càng có nhu cầu tìm lại những giá trị xưa cũ, đặc biệt là những gì đã và đang mai một theo thời gian, chợ quê là một trong số đó. Chính vì là nước có nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp nên nền văn hóa cũng bị ảnh hưởng bởi nghề trồng lúa nước đặc biệt đó là trong lễ hội. Các làng thể hiện sự uy thế của mình thông qua việc tổ chức lễ hội, họ thường làm to, hoành tráng hơn những làng khác, thể hiện tính tự tôn, tự trị của làng cao. Trong lễ hội phần quan trọng nhất đó là rước kiệu, người rước phải là trai chưa vợ, gái chưa chồng tham gia. Thường các làng sẽ tổ chức rước kiệu vào mùa xuân, họ sẽ rước quanh làng để thành hoàng xem dân làng sinh sống như thế nào. Khiến mọi người trong làng gắn kết với nhau hơn. Điều đó cũng thể hiện đặc trưng “ nửa kín, nửa hở” của làng xã, người dân không chỉ bó hẹp trong làng mình mà còn có sự giao lưu với các làng khác thông qua các lễ hội. 11
  17. Có thể thấy rằng, những điều kiện kinh tế - xã hội và văn hóa kể trên cũng có sự tác động không nhỏ đến tính tự trị, tự quản của làng xã ở đồng bằng sông Hồng. Với một nền kinh tế dựa trên sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, người dân đồng bằng sông Hồng gắn liền với đồng ruộng vì vậy mà họ cũng gắn kết với làng xã hơn. 1.2. Làng xã đồng bằng sông Hồng và tính tự trị của làng xã đồng bằng sông Hồng 1.2.1. Đặc điểm làng xã truyền thống của đồng bằng sông Hồng Nói đến làng xã truyền thống Việt Nam thì đại diện chính là làng xã vùng Đồng bằng Sông Hồng, cái nôi của văn hóa Việt. Với lịch sử phát triển và văn hóa có lịch sử hình thành khoảng từ 1000-4000 năm. Nguyễn Từ Chi cũng đã nói rằng “làng Việt cổ truyền ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ là một đơn vị dân cư được tập hợp chủ yếu theo quan hệ láng giềng” [25;190]. Vì vậy, có thể hiểu một cách khái quát về làng Việt cổ truyền thì “làng là một tế bào xã hội của người Việt. Nó là tập hợp dân cư chủ yếu theo quan hệ láng giềng, cùng sống trên một khu vực gồm một khu đất để làm nhà ở và một khu đất để trồng trọt, một tập hợp những gia đình nhỏ sản xuất và sinh hoạt độc lập”. Làng truyền thống là đơn vị xã hội cơ bản, xã là đơn vị hành chính có thể bao gồm một làng hoặc nhiều làng. Dưới xã có các thôn, dưới làng có các xóm. Có xã một thôn thì làng, xã, thôn là một. Có khi nhiều xã hợp lại thì một xã lại trở thành thôn. Tuy xã là đơn vị hành chính, có thể có những thay đổi qua các giai đoạn nhưng làng vẫn là đơn vị cơ bản của xã. Nói làng xã là đã bao hàm đầy đủ ý nghĩa của điểm dân cư truyền thống. Cho đến thời Pháp thuộc, chính quyền đô hộ vẫn cùng Nhà nước phong kiến duy trì làng xã tự quản. Làng xã có Hội đồng kỳ mục, Hội đồng xã, lý trưởng, tuần đinh thực hiện các nghĩa vụ quản lý Nhà nước. Nhưng đồng thời làng cũng có lệ làng riêng (Hương ước) với sức mạnh chi phối cuộc sống xã hội của cộng đồng, đôi khi vượt lên cả sự chi phối của luật pháp quốc gia. Vẫn có thể thấy sức mạnh của lệ làng qua các bản Hương ước còn lưu giữ đến ngày nay. Nhìn 12
  18. chung, các quan hệ xã hội và thể chế xã hội nổi bật của làng xã truyền thống đó là mối quan hệ cộng đồng đan xen, nhiều chiều và tính tự trị rõ nét. Điều này đã tạo nên sức mạnh của cộng đồng, đảm bảo sự tồn tại của làng xã hàng ngàn năm, tạo nên những giá trị văn hóa truyền thống. Các làng xã vùng đồng bằng sông Hồng có cấu trúc tương tự như nhau. Trong công trình nghiên cứu “Tìm hiểu làng Việt”, tác giả Diệp Đình Hoa nêu lên ba hình thái bố trí làng, đó là bố trí theo lối co cụm, từng khối, hoặc dọc theo ven sông hay ở men theo hai bờ sông, và kết luận: “ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ loại tổ chức theo lối co cụm rất phổ biến. Và cách tổ chức này có liên quan đến hệ thống phòng ngự của làng, đến trình độ thâm canh tăng năng suất, đến việc điều khiển môi trường trong trạng thái cân bằng của thế độc canh cây lúa. Con người cố tạo ra cho mình một tâm lý yên ổn, trong khu vực vườn nhà, sau lũy tre làng” [9;20-21]. Nhìn tổng thể làng nằm trong một khu vực đất cao ráo có luỹ tre bao bọc, xung quanh là đồng ruộng. Các thành phần chủ yếu của làng có Lũy tre, cổng – Nhà ở – Công trình công cộng (đình, điếm, quán, văn chỉ ) – Công trình tôn giáo (chùa, miếu, phủ ) – Giếng, Ao làng – Cây xanh trong làng – Đồng ruộng – Nghĩa địa. Hệ thống đường giao thông làng phân nhánh kiểu cành cây hoặc kiểu răng lược. Cấu trúc phân nhánh kiểu cành cây là phổ biến hơn cả. Những làng có cấu trúc kiểu răng lược là những làng ven sông, hồ như làng Nghi Tàm (Tây Hồ – Hà Nội) nằm ven hồ Tây, hay làng Khúc Thủy, Cự Đà (Thanh Oai) nằm ven sông Nhuệ. Hầu hết trong làng xóm trước đây đều dùng nước mặt thông qua ao làng, giếng làng. Làng xóm khuyến khích dùng ao chung để đảm bảo long mạch (thực chất là ý thức giữ gìn nguồn nước). Vùng bằng phẳng giếng làng thường rộng (đường kính 5-10m). Các làng vùng bán sơn địa giếng miệng hẹp và lòng sâu. Bề mặt giếng lát gạch hoặc lát đá. Làng Đường Lâm trước đây còn có giếng tắm nam, tắm nữ riêng. Các giếng nước trong nhất của làng được chọn để lấy nước tế lễ hội đình. Nhiều giếng bên cạnh có bàn thờ (tục 13
  19. thờ nước). Làng Cam Lâm (Đường Lâm) có giếng Sữa, nước rất trong, truyền thuyết là phụ nữ đang nuôi con nhỏ mất sữa đến đây đặt lễ và lấy nước về uống sẽ có sữa trở lại. Giếng thường đặt ở các vị trí có nước mặt, thuận tiện cho mọi người đến lấy nước, phân bố theo các khoảng cách đều giữa các xóm. Làng xã truyền thống ở đồng bằng sông Hồng được liên kết một cách chặt chẽ thông qua Hương ước, lệ làng. Làng là một chỉnh thể khép kín, mỗi làng là một sự riêng biệt được bao quanh bởi lũy tre làng người dân sống gắn bó với làng mình và tuân theo những quy định, luật lệ của làng. Chính vì vậy, làng Việt Nam nói chung và làng ở đồng bằng sông Hồng nói riêng có đặc trưng “nửa kín, nửa hở”, có tính tự trị cao. Nhìn một cách khái quát, làng xã cổ truyền của đồng bằng sông Hồng có 3 đặc trưng cơ bản, đó là tính cộng đồng, tính tự trị và tính hướng nội. a) Tính cộng đồng trong làng xã Canh tác nông nghiệp là đặc trưng tiêu biểu của đất nước ta đặc biêt là nông nghiệp lúa nước, nó đã ăn sâu vào gốc rễ, tâm hồn của người Việt. Do đời sống nông nghiệp phụ thuộc vào tự nhiên nên con người cần phải dựa vào nhau để sống. Bên cạnh đó, việc sản suất nông nghiệp mang tính chất thời vụ, vì vậy mọi người cần phải liên kết, cố kết lại với nhau để kịp thời vụ. Chính những điều trên đã hình thành nên tính cộng đồng của làng xã. Tính cộng đồng là sự liên kết giữa các thành viên trong cùng một làng với nhau. Làng xã truyền thống với sự cố kết cộng đồng cao được thể hiện ở quan hệ láng giềng ngõ xóm. Làng được chia thành nhiều xóm, xóm được chia thành nhiều ngõ. Tuy xóm ngõ chỉ là một bộ phận về mặt cư trú nhưng có có một cuộc sống riêng. Sự giúp đỡ trong các hoạt động ma chay, cưới xin và sự hỗ trợ trong lao động sản xuất thường diễn ra giữa những người cùng xóm ngõ. Quan hệ hàng xóm láng giềng tiêu biểu cho mối quan hệ cộng đồng làng xã, người làng thường có câu “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”. Một cá nhân trong làng xã có nhiều mối quan hệ ràng buộc: Trong gia đình, trong dòng họ, trong mối quan hệ với người làng, mối quan hệ với các đồng nghiệp, 14
  20. đồng môn, quan hệ với chính quyền. Các mối quan hệ này đan xen, tác động lẫn nhau. Người làng làm gì cũng phải nhìn vào nhiều mối quan hệ để ứng xử. Ở làng xã đồng bằng sông Hồng, quan hệ dòng họ khá chặt chẽ. Trải qua hàng nghìn năm đến những thế kỉ gần đây, dòng họ ngày càng thắt chặt hơn, nó gắn bó các gia đình tiểu nông thành từng khối. Có thể nói, quá trình hình thành của làng xã Việt Nam nói chung, làng xã đồng bằng sông Hồng nói riêng từ khởi đầu cho đến ngày nay là “sự chuyển đổi và phát triển từ liên kết hộ gia đình, tiến lên liên kết họ hàng và các dòng họ với nhau” [6;118]. Sự cố kết gia đình, dòng họ đã hỗ trợ đắc lực cho kinh tế tiểu nông, giúp nền kinh tế ấy khắc phục được những trở ngại, khó khăn trong sản xuất và sinh hoạt. Biểu tượng của tính cộng đồng trong làng xã đó là cây đa, bến nước, sân đình. Mỗi làng đều có một cái đình, đó là biểu tượng tập trung nhất của làng về mọi phương diện. Trước hết, nó là một trung tâm hành chính, nơi diễn ra mọi công việc quan trọng, nơi hội họp, thu sưu thuế Thứ đến, đình là một trung tâm văn hóa, nơi tổ chức các cuộc hội hè, ăn uống (do vậy mà có từ đình đám), nơi biểu diễn các hoạt động văn hóa nghệ thuật truyền thống như chèo, tuồng. Bên cạnh đó, đình làng còn là một trung tâm về mặt tín ngưỡng, tôn giáo: hướng đình được xem là quyết định vận mệnh cả làng, đình cũng là nơi thờ thần Thành Hoàng bảo vệ cho làng. Cuối cùng, đình là một trung tâm về mặt tình cảm: khi nhắc đến làng, người ta nghĩ ngay tới đình với tất cả những tình cảm gắn bó nhất: “Qua đình ngã nón trông đình / Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”. Do ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, đình từ chỗ là nơi tập trung của tất cả mọi người cùng ăn uống, hội hè, dần dần đình làng chỉ còn là chốn lui tới của đàn ông. Bị đẩy ra khỏi đình, phụ nữ quần tụ lại nơi bến nước (ở những làng ko có sông chảy qua thì có giếng nước ) chỗ hàng ngày chị e gặp nhau cùng rửa rau, giặt giũ, chuyện trò Cây đa cổ thụ mọc um tùm ở đầu làng, gốc cây có miếu thờ lúc nào cũng khói hương nghi ngút đó là nơi hội tụ của thánh thần: “thần cây da, ma cây gạo, cú cáo cây 15
  21. đề”; “sợ thần sợ cả cây đa”. Cây đa, gốc cây có quán nước, còn là nơi nghỉ chân gặp gỡ của người dân trong làng, những khách qua đường vì vậy, gốc cây đa trở thành cánh cửa liên kết làng này với những làng khác. Tính cộng đồng có vai trò rất lớn trong đời sống sinh hoạt của người dân trong làng. Tính cộng đồng nhấn mạnh vào sự đồng nhất cùng họ là đồng tộc, cùng tuổi là đồng niên, cùng nghề là đồng nghiệp, cùng quê là đồng hương. Với tình đồng nhất như vậy đã tạo nên tính tập thể trong làng xã. Mọi người đều gắn bó với nhau, hòa bình vì cuộc sống chung của tập thể. Từ đó cũng sẽ hình thành nên nếp sống dân chủ, bình đẳng của người dân trong làng. Tính cộng đồng của làng xã có những mặt tích cực như tinh thần đoàn kết, tương trợ quan tâm giúp đỡ lẫn nhau: Tính cộng đồng chú trọng sự đồng nhất cho nên người Việt Nam luôn sẵn sàng đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, coi mọi người như anh em trong nhà. Đặc trưng văn hóa gốc nông nghiệp là trọng tình, trọng nghĩa, trọng tình cảm. Trong quan hệ cũng như ứng xử với môi trường thiên nhiên, xã hội đều lấy cái tình làm trọng. Con người có tinh thần yêu nhà, yêu làng, yêu nước (bởi lối sống định cư, quần tụ), sống trọng tình nghĩa vì phải dựa vào nhau, tương trợ, chia sẻ nhau trong cuộc sống và lao động. Tuy nhiên, tính cộng đồng có nhiều nhược điểm như nền nông nghiệp lúa nước là đặc trưng văn hóa của ta, nhưng cũng từ đó hình thành nên tâm lý tiểu nông (sản xuất nhỏ, manh mún, ít có tầm nhìn xa, bảo thủ); lối sống coi trọng tình nghĩa là điều tốt nhưng cũng nảy sinh mắt trái là tính tùy tiện, ít trọng lý, ít trọng nguyên tắc. Tính cộng đồng làm thủ tiêu vai trò của cá nhân, hòa tan vào các mối quan hệ xã hội. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khi ở ngoài cộng đồng, các cá nhân gặp khó khăn trong việc xác định được vị thế của mình, trở nên lúng túng. Ngoài ra, tính cộng đồng làm nảy sinh thói dựa dẫm, ỷ lại vào tập thể “ nước trôi thì bèo trôi, nước nổi thì bèo nổi”. Đặc biệt là tính cộng đồng còn dẫn đến thói cào bằng, đố kỵ, không muốn ai hơn mình. 16
  22. b, Tính tự trị trong làng xã Sản phẩm của tính cộng đồng chính là một tập thể làng xã mang tính tự trị, làng tồn tại khá biệt lập với nhau và phần nào biệt lập với triều đình phong kiến. Tính biệt lập ở các làng mạnh đến nỗi mỗi làng có thể được coi như một “quốc gia thu nhỏ” với một "luật pháp riêng" được gọi là hương ước (lệ làng được ghi bằng văn bản) và luật tục (lệ làng được quy định bằng lời nói); cùng với hội đồng kỳ mục là cơ quan lập pháp, lý dịch là cơ quan hành pháp. Sự can thiệp của nhà nước phong kiến, và sau này của chủ nghĩa thực dân không làm ảnh hưởng nhiều đến tổ chức của làng xã, không thể can thiệp sâu vào làng xã. Vì vậy, câu nói "Phép vua thua lệ làng" là đã truyền vào dân gian, thể hiện mối quan hệ dân chủ đặc biệt của nhà nước phong kiến với làng xã Việt Nam. Nếu như tính cộng đồng nhấn mạnh vào sự đồng nhất thì tính tự trị chú trọng nhấn mạnh vào sự khác biệt, đó là sự khác biệt của cộng đồng (làng, họ) này so với cộng đồng (làng, họ) khác. Sự khác biệt – cơ sở của tính tự trị- tạo nên tinh thần độc lập, tự lập cộng đồng: mỗi làng, mỗi tập thể hoạt động độc lập với tập thể khác, phải tự lo liệu lấy mọi việc. Vì phải tự lo liệu, nên con người Việt Nam có truyền thống cần cù, có tính chịu thương chịu khó đầu tắt mặt tối, “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, điều đó đã làm nên đặc trưng của con người Việt Nam đó là cần cù, chịu thương, chịu khó. Biểu tượng truyền thống của tính tự trị trong làng xã là lũy tre làng. Rặng tre bao kín quanh làng, trở thành một thứ thành lũy kiên cố bất khả xâm phạm: đốt ko cháy, trèo ko được, đào đường hầm thì vướng rễ ko. Lũy tre làng là thành tố quan trọng và được người dân bảo vệ. Và làng nào làm phản lại chính quyền trung ương thì sẽ bị chặt hạ toàn bộ luỹ tre, lúc đó làng trơ trọi và là niềm sỉ nhục lớn với người dân trong làng. Cùng với hình ảnh lũy tre, cổng làng cũng là một biểu tượng của rất nhiều làng quê đồng bằng Bắc Bộ. Cổng làng ra đời từ rất sớm, gắn liền với sự hình thành và phát triển của làng.Tất cả các làng đều có cổng làng, có một 17
  23. hoặc nhiều cổng. Cổng xây có cánh, có loại cổng có mái và loại không có mái, có nơi trên cổng có chuông. Cùng với luỹ tre dày đặc, cổng làng có vai trò bảo vệ làng khỏi nạn trộm cướp. Trên cổng thường có chữ đại tự ghi chữ thể hiện ước nguyện hoặc niềm tự hào của làng. Cổng làng Đường Lâm thuộc dạng có mái (thượng gia hạ môn), trên xà nóc có ghi: “Thế hữu hưng nghi đại”, tạm dịch nghĩa ‘Đời xưa đã hưng thịnh, đời này cũng phải được như vậy ” (có tài liệu dịch là: “Đời nào cũng có người tài giỏi”). Cổng làng Trang Liệt (làng Sặt) ghi: “Tiểu văn đại la” (dịch nghĩa “Đi ít về nhiều”). Một số nơi cổng còn xây kiên cố như cổng thành, kết hợp với hào xung quanh. Cùng với luỹ tre dày đặc, cổng có vai trò bảo vệ làng khỏi nạn trộm cướp. Trước đây làng nào cũng có cổng làng vì cổng làng là một mắt xích trong hệ thống bảo vệ làng xã. Như trong Hương ước của làng Phù Xá Đoài ở Sóc Sơn quy định: “ Các cổng làng: Cổng trước, cổng sau đều chia lượt cho người làng canh từ sáng đến tối. Nếu thấy quan, lính hay người lạ đang đi vào cổng nào thì người canh cổng phải đánh mõ báo hiệu. Lý dịch thủ phiên phải ra cổng ứng tiếp. Đến tối thủ phiên ra cổng nhận chìa khóa cổng làng thì người canh mới được về nếu để sự bất cẩn xảy ra sẽ bị phạt”. Cổng làng nào cũng viết chữ đại tự có thể đó là tên làng hoặc cúng có thể là những chữ Hán được trích từ trong sách và có ý nghĩa sâu sắc. Ví dụ như làng Vạn Phúc ở Hà Tây đề chữ “ Vạn Phúc lai cầu” có nghĩa là cầu vạn phúc đến làng, chan thành mời mọi người đến làng và ai cầu thì xin đến làng tôi. Trong khi đó làng Trung Kính thượng lại ghi “ Cương Tinh Thụ” nhắc mọi người rằng cây đa – giếng nước là cõi làng ta đó, .Cho đến nay rất nhiều cổng làng đã bị phá bỏ tuy nhiên trong ký ức của mỗi người dân hình ảnh chiếc cổng làng vẫn còn nguyên vẹn vẫn có ý nghĩa sâu sắc. Đặc biệt hơn nữa, cơ chế thực hành tự quản của làng xã còn được thể hiện chủ yếu qua lệ làng (Hương ước) với những quy định khá toàn diện và mang tính bắt buộc. Việc các làng trước đây tổ chức xây dựng Hương ước là 18
  24. để có cơ sở thực hiện cơ chế tự quản trong làng. Mỗi làng có một Hương ước riêng, do người dân tham gia xây dựng và tự giác tuân thủ. Có thể thấy tính tự trị làng xã làm cho nội bộ làng xã có một sự cố kết chặt chẽ mà khó có thế lực nào có thể phá vỡ, nó làm nên sức sống lâu bền của làng. Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, làng xã Việt Nam nói chung và làng xã đồng bằng sông Hồng nói riêng không bị văn hóa của tổ chức xã hội khác đồng nhất. Với tính tự trị, làng xã là nơi bảo lưu tốt nhất những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, đáng quý để cho con cháu đời sau noi gương học tập như: truyền thống giữ đạo hiếu, truyền thống yêu nước, nhân nghĩa. Bên cạnh tác dụng tích cực, tính tự trị cũng mang lại những điều tiêu cực. Trước hết là, tính tự trị của làng xã thường có xu hướng làm cho làng xã hoạt động độc lập, đôi khi rời xa quỹ đạo quản lý của Nhà nước. Chúng ta vẫn nghe câu “ Phép Vua thua lệ làng”, tuy nhiên đó cũng là cách cường điệu vị trí của làng xã, nhưng có thể thấy rằng lệ làng thế nào cũng không được trái với phép nước. Nhìn chung Hương ước của làng xã thống nhất với pháp luật của Nhà nước, cơ cấu quyền lực của làng xã là quyền lực kép, có sự hòa hợp của quyền tự trị với quyền Nhà nước. Nhưng câu nói “ Phép Vua thua lệ làng” đó đúng trong trường hợp Nhà nước yếu, không quản lý được làng xã, từ đó làng xã tự do vận hành theo tục lệ riêng, quy định riêng theo sự điều khiển của một số các nhân chức sắc trong làng, bất chấp cả phép nước. Tính tự trị của làng xã là nguồn gốc của chủ nghĩa địa phương, cục bộ. Vì bản chất của làng xã là “một sự cố kết có tính chất địa phương” như nhận xét của Ph.Ăngghen. Nó hình thành “tâm lý làng”, “giá trị làng” và chỉ có làng mình là hơn cả. Làng xã với tính tự trị của nó bảo lưu rất tốt các giá trị truyền thống nhưng đồng thời nó cũng lưu giữ những hủ tục, không dễ dàng xóa bỏ như những hủ tục về khao vong, cưới xin, ma chay cỗ bàn đình đám, trọng nam khinh nữ, đông con nhiều của, mà đến ngày nay chúng ta vẫn chưa xóa bỏ được hết. c, Tính hướng nội của làng xã 19
  25. Tính tự trị đã tạo nên đặc trưng hướng nội của làng xã Việt Nam. Tính hướng nội là kết quả của nếp sống tự cấp tự túc. Mỗi làng tự đáp ứng mọi nhu cầu cho cuộc sống của làng mình; mỗi nhà có vườn rau, chuồng gà, ao cá tự đảm bảo nhu cầu về ăn, có bụi tre, rặng xoan, gốc mít tự đảm bảo nhu cầu về ở. Từ đó tạo nên nét đặc thù, độc đáo, riêng biệt và khép kín của các làng xã. Văn hóa riêng của mỗi làng lại thể hiện qua phong tục, tập quán, nếp sống, đời sống tâm linh, nghệ thuật, ngôn ngữ cách ứng xử, nội dung Hương ước, lệ tục, tạo nên tính riêng biệt đáng tự hào của làng, nhưng đồng thời nuôi dưỡng tính bảo thủ. Do tính hướng nội của từng làng, dù nhìn vẻ ngoài ngỡ như làng nào cũng giống làng nào. Thậm chí, hai làng giáp nhau vị trí địa lý, những chẳng làng nào giống làng nào, bởi chính họ có những văn hóa làng khác nhau. Văn hóa riêng ấy, thể hiện qua phong tục, tập quán, nếp sống, đời sống tâm linh, đời sống nghệ thuật, ngôn ngữ, giọng nói, cách ứng xử, nội dung hương ước, lệ tục , tạo nên tính riêng biệt đáng tự hào của làng, nhưng không khỏi nuôi dưỡng tính khép kín, một vấn đề có thể gây cản trở sự hội nhập trong bối cảnh mới. Ngoài ra, vì Hương ước mỗi làng khác nhau nên những quy định trong Hương ước của làng nào sẽ chỉ có tác dụng với làng đó vì vậy người dân sẽ chỉ quan tâm đến lợi ích của làng mình mà không quan tâm đến lợi ích của làng khác. Như vậy, làng xã Việt Nam nói chung và làng xã đồng bằng sông Hồng nói riêng với tính chất “nửa kín nửa hở”, vừa mang tính tự trị, mỗi làng đều có Hương ước riêng, có thờ Thành hoàng làng riêng. Vì vậy mới có câu: “ Chuông làng nào làng ấy đánh; thánh làng nào làng nào làng ấy thờ”. Bên cạnh đó đời sống kinh tế cũng mang tính tự cung tự cấp. Các làng có sự cố kết với nhau để cùng chống lại thiên tai, lũ lụt, giặc ngoại xâm. Những đặc trưng như vậy của làng xã cổ truyền đồng bằng sông Hồng đã tạo ra tính cố kết, sự gắn bó, tinh thần đoàn kết của những người dân trong làng. Tuy nhiên, theo chiều dài lịch sử, làng xã đồng bằng sông Hồng hiện nay có rất nhiều sự thay đổi để phù hợp hơn với xã hội hiện đại, trong đó có tính tự trị của làng xã. 20
  26. 1.2.2. Tính tự trị của làng xã cổ truyền đồng bằng sông Hồng thông qua Hương ước a) Cơ sở hình thành tính tự trị Có rất nhiều quan niệm khác nhau về tính tự trị của làng xã Việt Nam. Theo GS. Phan Đại Doãn “làng là cộng đồng dân sự tự trị”. Còn theo GS. Bùi Xuân Đính: làng là đơn vị tụ cư truyền thống của người nông dân Việt, có địa vực riêng, cơ sở hạ tầng cùng cơ cấu tổ chức riêng, lệ tục riêng nhưng chặt chẽ và hoàn chỉnh nhất. Còn xã là chỉ đơn vị hành chính cơ sở của Nhà nước phong kiến ở cùng nông thôn. Không phải làng đồng nhất với xã. Có thể mỗi xã là một làng nhưng cũng có thể mỗi xã gồm nhiều làng hợp lại. Mỗi làng xã đều có một sự độc lập nhất định hay còn gọi là tính tự trị. Nói tính tự trị của làng xã là tính tự trị so với Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền. Ở phạm vi hẹp hơn còn là so với làng khác. Như vậy có thể thấy, tính tự trị là sự tồn tại biệt lập giữa các làng, và độc lập cả với trung ương. Mỗi làng là một “vương quốc nhỏ” khép kín với luật pháp riêng (mà các làng gọi là hương ước); có Hội đồng kì mục (ở miền Bắc và miền Trung do tiên chỉ và lý chỉ đứng đầu) và ở các thôn ấp miền Nam sau này gọi là Hội tề (do hương cả - cơ quan lập pháp và lí dịch - cơ quan hành pháp đứng đầu). Thực chất cơ sở của tính tự trị làng xã truyền thống ở Việt Nam có thể giải thích như sau: Thứ nhất, dưới góc độ dân tộc học - pháp luật, mỗi làng xã đều có cách thức quản lý của nó để nắm các thành viên theo một quy chế thống nhất, cách tổ chức quản lý của mỗi làng là khác nhau, phù hợp với từng làng. Không có một cách quản lý dùng chung cho mọi làng xã. Như vậy bản thân làng xã có sự “độc lập tương đối” với các đơn vị xã hội khác, kể cả nhà nước. Thứ hai, Nhà nước ra đời trên cơ sở tập hợp các làng xã. Điều đó có nghĩa là trước khi Nhà nước ra đời, làng xã tồn tại như một thực thể riêng biệt với các thành viên, bộ máy quản lý, bộ phận bảo vệ an ninh, quy ước hành 21
  27. động Có thể nói làng xã như một “nhà nước con”. Điều này khiến cho Nhà nước khó có thể “xâm phạm” vào làng xã được. Thêm vào đó, sự tồn tại các quan hệ chồng chéo trong làng làm nảy sinh những mâu thuẫn ngầm trong nội bộ từng làng mà Nhà nước không thể điều hoà nên đành “để mặc” cho làng xã tự giải quyết (trong phạm vi cho phép là không làm tổn hại đến Nhà nước). Thứ ba, để có sức người sức của dùng vào việc công và quốc phòng Nhà nước cần đến sự đóng góp của người dân. Nhưng người dân lại chịu sự kiểm soát của làng xã về mọi mặt từ lâu đời. Muốn đạt được mục đích, Nhà nước phải đi đến người dân thông qua làng xã. Nhà nước giao chỉ tiêu, làng xã trực tiếp thực hiện từ việc thu thuế, bắt lính, huy động lao dịch . Như vậy, Nhà nước chỉ biết đến làng xã mà không biết đến từng cá nhân. Có thể nói, về mặt này, làng xã là công cụ khá lý tưởng phục vụ cho Nhà nước. Nhà nước muốn làng xã làm lợi cho mình thì đương nhiên phải tôn trọng quyền tự trị- quyền “độc lập tương đối” của làng xã. Những điểm này chính là nguồn gốc và thực chất của cái gọi là “tự trị” của làng xã. Nền tảng của tính tự trị của làng là sự cố kết chặt chẽ, không thể tách rời khỏi thực thể làng của các bộ phận, tổ chức, cá nhân trong làng. Mỗi cá nhân trong làng đồng thời là thành viên của nhiều tổ chức, phe giáp, và là thành viên của cộng đồng làng, là bộ phận hữu cơ luôn gắn bó chặt chẽ với tổ chức làng. Có thể nói tâm lý cộng đồng là một trong những đặc trưng của văn hoá làng. Kết cấu đa dạng và chặt của làng đã tạo ra một định hướng hành động đối với cá nhân và cộng đồng xã hội, tạo ra một sự thống nhất tương đối, đồng thời có sự tự điều chỉnh và ổn định. Chính sự liên kết bền vững này là “nội lực” cho làng xã có thể duy trì được tính tự trị của mình. b, Hương ước – biểu hiện quan trọng của tính tự trị làng xã truyền thống đồng bằng sông Hồng Khi nói đến tính tự trị của làng Việt Nam nói chung và làng xã đồng bàng sông Hồng nói riêng xã phải nhắc đến Hương ước. Để duy trì trật tự an ninh, nếp sống văn hóa, mỗi làng đều có Hương ước, nó được coi như bộ 22
  28. luật của làng. Hương ước là lệ làng được văn bản hóa, quy định chặt chẽ về cơ cấu tổ chức; về bầu bãn, bãi miễn các chức vị trong làng, phân chia ruộng đất công; phân bổ thuế, về tuần phòng; về lệ hôn thú, tang ma; về lẽ nghi,tín ngưỡng; về tương trợ, cứu tế; về khai sinh, khai tử; học hành và xử phạt vi phạm, Có thể nói, mọi quan hệ trong làng xã đều được quy định trong Hương ước. Phần mở đầu Hương ước làng Hùng Nhĩ - tổng Cự Thắng, châu Thanh Sơn đã nêu rõ mục đích: “ Làng có hương ước - khoán ước cũng như nước có luật lệ. Luật lệ giữ được sự ổn định cho nước; hương ước giữ được nền trật tự cho làng. Tính tự trị của làng xã được củng cố thêm qua việc lập Hương ước. Thời Lý – Trần có thể đã có Hương ước, nhưng từ thời Lê Sơ về sau thì Hương ước đã nhiều hơn và ngày càng hoàn thiện hơn. Theo Hồng ước thiện chính thư, đến cuối thế kỷ XV hương ước đã phổ biến, được viết thành các văn bản từ đó lệ làng được củng cố, định hình cụ thể hơn. Mỗi làng đều có một Hương ước riêng với những chuẩn mực của nó và những nội dung cụ thể với những chi tiết mà làng khác không có. Hương ước ra đời để điều tiết những mối quan hệ trong làng, những quy định cụ thể đối với những người dân sinh sống ở trong làng nhằm duy trì sự ổn định cũng như bình yên cho dân làng. * Nội dung cơ bản của Hương ước Hương ước do chính dân làng soạn thảo, nên rất phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương. Hằng năm, Hương ước đều được tuyên đọc tại Đình làng để ai cũng nhớ, cũng thuộc và những điều khoản không còn phù hợp cũng thường được sửa đổi. Hương ước các làng quy định về phân chia ruộng đất công và thu thuế. Đối với một đất nước nông nghiệp thì ruộng đất được xem là một nguồn tài nguyên quý giá quyết định đến đời sống cũng như sự ổn định phát triển của xã hội. Về danh nghĩa, tất cả ruộng đất đều thuộc quyền sở hữu của nhà nước mà người đứng đầu cao nhất là nhà vua. Việc phân chia ruộng đất theo định kỳ 3 năm hoặc 6 năm một lần, nhà nước cử quan lại về đo đạc ruộng đất công làng 23
  29. xã, lập sổ điền để định mức tô thuế. Tuy nhiên, việc phân chia ruộng đất công của làng xã thuộc về hội đồng tộc biểu/kỳ mục, chính quyền nhà nước ít can thiệp. Hương ước của một số làng xã cũng có đề cập đến ruộng đất làng xã cũng như mục đích sử dụng, cách thức, đối tượng được phân chia. Điều lệ xã Bằng Trang (thuộc tổng Diên Hưng, huyện Trực Ninh, phủ Xuân Trường tỉnh Nam Định) lập năm Chính Hòa thứ 3 (1682), sao lại vào thời Nguyễn cho biết: “Dân xã có công điền 235 mẫu, định lệ 2 năm chia lại 1 lần” [44;20]. Khoán ước của xã Dương Liễu, huyện Đan Phượng, phủ Quốc Oai lập bổ sung vào ngày 18 tháng 10 năm Chính Hòa thứ 12 (1691) có đến 12 điều quy ước nói về ruộng công cũng như phân chia ruộng công. Hương ước của làng Phù Liệt, tổng Phụng Công, huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh cũng nói rõ: “Làng có công thổ 82 mẫu 2 miếng mẫu công thổ trừ 12 mẫu 9 sào để cung vào thần từ phật tự còn 69 mẫu 1 sào 2 miếng đem quân cấp cho dân đinh trong làng từ 18 tuổi trở lên cho đến 60 tuổi; bác phần điền và thổ quân cấp mỗi người một phần đều nhau, cứ 3 năm cấp lại một lần. Năm nào đến khóa quân cấp thì Hương lý phải hội bàn tính số đinh được cấp điền hay thổ là bao nhiêu người: mỗi người được bao nhiêu mẫu sào giao cho Chưởng bạ họa thành đồ bản, đánh số từng xứ sở và từng phần rồi giao cho Lý trưởng dẫn giao cho dân đinh nhận cày cấy”. Trên danh nghĩa ruộng đất công thuộc về Nhà nước nhưng việc phân chia do hội đồng kỳ mục/tộc biểu của làng xã quyết định. Lý trưởng (người đại diện cho nhà nước) không có vai trò trong việc phân chia ruộng đất cho các thành viên làng xã. Nói một cách khác, làng xã hoàn toàn tự chủ trong việc phân chia ruộng đất công của làng xã. Trong Hương ước cổ có các quy định về tôn giáo, tín ngưỡng của làng. Người dân vùng Đồng bằng Sông Hồng chịu ảnh hưởng của các dòng tôn giáo như Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo. Thời thuộc Pháp còn có sự du nhập của đạo Thiên Chúa và một số dòng khác. Có sự hòa đồng của các tôn giáo kết hợp với các tín ngưỡng bản địa như thờ người anh hùng, thờ Mẫu, thờ 24
  30. Thành Hoàng, những người theo đạo Thiên chúa cũng không coi đạo khác là tà đạo. Việc thờ cây, thờ đá cũng có tác dụng bảo vệ thiên nhiên: “Thần cây Đa, ma cây Gạo, cú cáo cây Đề”. Về Chùa sẽ thờ Phật, chùa làng miền Bắc theo dòng Đại thừa. Chùa xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ X, thịnh hành dưới thời nhà Lý. Đây là tôn giáo được hình thành sớm và sâu rộng trong hầu hết các làng xã. Vì vậy, hầu như tất cả các làng còn giữ được chùa làng. Chùa làng giai đoạn sau có sự pha trộn của đạo Lão nên một số chùa thờ cả thánh, dạng “tiền Phật hậu Thánh”. Đình làng được hình thành khoảng thế kỷ XV. Đình vừa là công trình công cộng (trụ sở hành chính của xã, nơi hội họp) vừa là công trình tín ngưỡng. Đình làng phát triển rầm rộ dưới thời vua Lê Hy Tông (1675-1705) và tiếp tục phát triển trong khoảng thế kỷ XVIII-XIX. Đình thờ Thành Hoàng làng, là vị thần che chở phù hộ cho người dân trong làng. Trong các làng Việt xưa, thờ Thành hoàng là công việc của cả làng; thờ tổ tiên là công việc của gia đình và dòng họ; còn thờ tổ sư là công việc của những người làm nghề thủ công Các vị thần của làng xã không phải là “đấng cứu thế” đứng ngoài trần thế cứu vớt dân lành sang thế giới khác, mà thần của người Việt tồn tại ngay trong cuộc sống hàng ngày, có thần tích chi tiết, có lý lịch cụ thể (các anh hùng), hoặc là vị thần thánh (ví dụ như Thánh Tản viên), hoặc có khi chỉ là người ăn mày, người chết trôi. Thành Hoàng thường có sắc phong của Vua . Các vị thần đó, trong tư tưởng và tình cảm của dân làng là những vị có trách nhiệm luôn giúp đỡ cho dân làng vì cuộc sống hiện tại. Ở làng Kiêu Kỵ (huyện Gia Lâm, Hà Nội), nơi đây có đình làng thờ Thần Nông là Thành hoàng làng, đồng thời còn thờ ông tổ nghề vàng bạc Nguyễn Quý Trị là Phúc thần; có đền Kiêu Kỵ thờ danh tướng Nguyễn Chế Nghĩa, người có công lớn trong việc giúp nhà Trần dẹp giặc ngoại xâm; có chùa Kiêu Kỵ, trong chùa có nhà Mẫu thờ Tam tòa Thánh Mẫu Đây là một minh chứng cho việc thờ các thần ở làng quê Việt Nam. Đình làng cũng là nơi sinh hoạt cộng đồng của người dân, nơi diễn ra các buổi xử kiện, giải quyết các vấn đề nội bộ của làng, họp các Giáp. 25
  31. Cùng với đình làng là chùa làng. Vào thời Lý - Trần, phần lớn chùa là của quý tộc; đến thời Lê - Nguyễn, chùa là của làng xã. Chùa làng là nơi tu hành của các nhà sư, nơi thờ Phật và nơi gửi hậu của dân làng, là nơi đi lại tĩnh tâm vào ngày sóc, ngày vọng của nữ giới và người già (ngày nay, chùa là nơi lễ Phật của cả nữ và nam). Bên cạnh đình và chùa, trong làng quê Việt Nam còn có đền, nghè, miếu, quán cũng thờ thần. Riêng miếu có kiến trúc nhỏ hẹp, cũng có nơi thì miếu là của cộng đồng xóm ngõ. Bên cạnh đó, hương ước có những quy định về nếp sống văn hóa, là công cụ để quản lý làng xã, các điều khoản của Hương ước quy định trách nhiệm và chế độ thưởng phạt chủ yếu đối với các cá nhân trong làng. “Dù không phải là bộ luật hoàn chỉnh, hương ước với những điều quy định về một số nét sinh hoạt riêng biệt của làng xã, vẫn đóng vai trò một cương lĩnh. Có thể còn khá chung chung, nhưng dù sao vẫn đáng được xem là một cương lĩnh về nếp sống hàng ngày của làng xã, mà mọi cá nhân, mọi tổ chức, trong làng, trong xã phải tuân thủ” [25;236-237]. Thông qua các quy định, Hương ước đã kiểm soát hành vi ứng xử của từng thành viên trong làng, không phân biệt già trẻ, gái trai và ở tầng lớp xã hội nào. Các hành vi từ ăn mặc, đi đứng, nói năng, thăm hỏi, học hành cho đến nghĩa vụ với gia đình, họ mạc, làng xóm trong việc ma chay, cưới xin, khao vọng, biện lễ, lễ tế, khao thọ đến việc tuần phòng canh gác chống trộm cướp đều được quy định tỷ mỷ, chặt chẽ trong các điều khoản. Như vậy Hương ước đã tạo sự ràng buộc, áp đặt và cả sự cưỡng chế của cộng đồng đối với con người trong cộng đồng làng xã. Hương ước có trách nhiệm thống nhất cái tập thể chằng chéo của các ngõ xóm, phe, giáp, các dòng dọ, các nghề nghiệp, các chức dịch, các phường hội vào một mối, tuân thủ tự giác các quy ước cụ thể được toàn thể cộng đồng làng xóm quy định và tuân theo. Là công dân một nước mọi người phải tuân theo phép nước hay luật pháp. Luật pháp được cụ thể hóa ở các làng bằng lệ làng hoặc Hương ước. Người dân chỉ thấy lệ làng qua đó để hiểu được phép nước. 26
  32. Vấn đề tập tục văn hóa bao gồm các lĩnh vực cưới xin, ma chay, mừng thọ, khao vọng trong các tập tục đó thì được chú ý nhiều hơn cả là việc hiếu hỉ và khao vọng. Về hôn nhân, từ xưa các làng xã đã có lệ cheo. Nhà nào có con gái lấy chồng phải làm cỗ ra đình tế thần, mời dân. Tục ngữ có câu: “Có cưới mà không có cheo/ Dù rằng có giết mườ i heo cũng thừa”. Cheo là khoản lễ vật mà người con gái phải nộp cho làng khi lấy chồng. Thời xưa thường nộp cheo bằng hiện vật, phần nhiều là gạch để làng lát đường đi. Nộp cheo mới được người trong làng công nhận là vợ chồng hợp pháp. Đến chính quyền Pháp ban hành chính sách cải lương hương chính đã có sự thay đổi: cheo được quy ra thành tiền. Theo quy định từ xưa các làng xã chia tiền cheo thành hai loại: cheo nội và cheo ngoại. Cheo nội là cheo gái lấy trai cùng làng, cheo ngoại là cheo gái lấy chồng ngoài làng. Số tiền cheo ngoại phải nộp gấp đôi, có khi gấp ba cheo nội. Đến khi thực hiện chính sách cải lương hương chính, chính quyền Pháp vẫn giữ hai loại cheo. “Người làng lấy nhau thì nộp tiền lan nhai 4 đồng với 100 khẩu trầu. Người làng lấy chồng thiên hạ thì phải nộp 5 đồng tiền lan nhai và 200 khẩu trầu”[17]. Bất cứ cheo nội hay cheo ngoại nhưng trước ngày nghinh hôn phải tường với ban hành chính và chiểu theo lệ nộp cheo cho làng đã, và trong hạn 8 ngày cả hai bên phải đến nhà người thư ký để vào sổ giá thú. Ai không tuân theo lệ ấy thì làng phạt 4 hào, cứ nhà con gái gả chồng phải bồi thường số tiền phạt cheo và số tiền phạt ấy Theo truyền thống, khi họ nhà trai sang xin rước dâu ở họ nhà gái, các trẻ em thường chăng dây ngang đường, đóng cổng không cho đi qua. Chàng rể phải ra xin và cho tiền mới được bỏ dây, mở cổng. Người ta giải thích rằng lệ này muốn thử thách sự kiên trì, tinh thần vượt khó của chàng rể để đảm bảo cho hạnh phúc của gia đình sau này. Về tang lễ, như ta đã biết, theo tục lệ xưa, nhà có tang phải làm rất nhiều lễ cho người đã quá cố, trong đó lễ lớn nhất là lễ ba ngày (nhà có tang phải làm cỗ bàn mời làng để tạ ơn dân làng đã tiễn đưa người nhà đến nơi an 27
  33. nghỉ cuối cùng). Tục lệ đó dần dần trở thành một thứ “trả nợ miệng” rất nặng nề. Cỗ bàn là hủ tục ăn sâu vào tập quán của người dân đồng bằng Bắc Bộ không biết bao đời. “Nếu trong nhà bấn túng, chưa thể lo ngay được, thì đến lúc khác cũng phải lo mới xong” [29;177]. “Có nơi nghiệt ngã quá, hễ hiếu chủ có lo được trả bữa cho dân thì dân mới cho chống gậy Lại có nơi hiếu chủ còn chịu nợ miệng của dân thì dẫu hết tang ba năm rồi cũng chưa được bỏ đồ hiếu phục, hễ khi nào lo xong thì mới là hết tang chế” [29;178]. Vì những hủ tục nặng nề này mà nhiều tang chủ sau khi lo hậu sự xong rơi vào cảnh nợ nần chồng chất. Trong nhà có người mất đã là một sự mất mát vô cùng lớn. Người mất vừa nằm xuống, người sống vội vàng phải lo lợn, gà, trâu, bò thiết đãi dân làng. Làm cỗ càng to thì tiếng con cháu có hiếu càng lớn. “Tục ấy là một tục rất thô bỉ, rất hủ bại, rất bạc bẽo, không còn xấu xa đê tiện bằng tục ấy” [29;179] Để bảo vệ cuộc sống và tài sản của mọi người dân trong cộng đồng, Hương ước còn có các quy định về bảo vệ trị an làng xóm nhằm tổ chức ra một đội tuần phòng làm nhiệm vụ canh phòng trong làng phòng khi có trộm cướp, hỏa hoạn, thiên tai Trong bản hương ước của xã Văn Điển huyện Thanh Trì quy định về việc bảo vệ trị an trong xã như sau: Việc tuần pḥng trong xă 3 giáp lựa chọn 12 người trương tuần, 2 người thủ phiên, 2 người theo cùng lý dịch canh phòng trong ấp ngoài ruộng, bất cứ lúc nào phát hiện có trộm phải báo động, hô hào trương tuần, thủ phiên dẫn tuần tráng ra ứng cứu. Người nào thiếu, phạt 2 quan tiền sung công. Người nào chống cự với kẻ gian không may bị thương, thương nặng cấp cho 15 quan tiền, nhẹ 10 quan, không may bị chết cấp cho 50 quan. Con trai của người ấy được trừ tạp dịch suốt đời. Nếu bị thương mà bắt sống được kẻ gian, mỗi người thưởng 20 quan, đâm bị thương kẻ gian thưởng 10 quan tiền. Nhưng cho phép những người đi tuần thu thóc sương, nội canh mỗi sào thu 1 liễm (bằng 6 nắm), ngoại canh mỗi sào thu gấp đôi 2 liễm (bằng 12 nắm). Nếu không cẩn thận để 28
  34. thất thoát thì những tuần sương phải bồi thường. Nếu trong xã bị trộm lấy, bắt được thì theo lệ này. Các bản Hương ước, quy ước cũng rất chú trọng đến việc giáo dục đạo lý gia đình – xã hội, khuyến khích tinh thần học tập, khoa cử của các dòng họ, con em trong làng. Một số làng có quy định miễn mọi đóng góp sưu thuế cho người đang đi học, và người đi học phải có trách nhiệm chuyên tâm vào việc học; nếu làng phát hiện ra người nào vừa đi học, vừa đi cày thì sẽ đình chỉ ngay việc nhiêu miễn để “răn cái lỗi không chăm học”. Các bản hương ước đều có những điều, khoản quy định về khuyến khích, động viên, khen thưởng, ghi công lưu bút những người trong làng thi cử đỗ đạt cao. Hương ước, quy ước đều hướng tới giáo dục con cháu những điều hay, lẽ phải, luân thường, đạo lý trong quan hệ gia đình, hàng xóm, láng giềng. Bên cạnh việc giáo dục con cháu về thuần phong, mỹ tục của làng, của dân tộc, các bản Hương ước còn lên án, răn đe, xử phạt những hành vi vi phạm quy tắc, chuẩn mực về đạo đức, lối sống, quy định của làng đặt ra như: Việc con cái bất hiếu với cha mẹ; những người lười biếng, cờ bạc, trộm cắp hay làm những điều trái với luân thường, đạo lý làm người. Hương ước trở thành thành bức tường vững chắc để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của cộng đồng, trở thành " Bản hiến pháp" của làng khi nó tạo ra sự ràng buộc, áp đặt và cưỡng chế của cộng đồng làng xã đối với mỗi cá nhân, nắm cá nhân để nắm tổ chức buộc nó phải vận hành thống nhất. Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, Hương ước ngày càng được mở rộng hơn, số lượng ngày càng nhiều lên. Điều đó thể hiện tính tự trị của làng xã không giảm bớt mà ngày càng gia tăng hơn, chặt chẽ hơn trong chế độ phong kiến. Những làng có lịch sử lâu dài, có dân số đông và nhiều làng nghề thì Hương ước lại càng phức tạp, đa dạng, càng chi tiết và cụ thể. Điều này có thể thấy rõ ở vùng đồng bằng sông Hồng, là nơi xuất hiện Hương ước khá sớm, có thể do sự tác động của dân số. Nếu dân số càng đông thì càng cần phải có những quy định chặt chẽ để quản lý và tạo lên sự liên kết chặt chẽ giữa mọi 29
  35. người trong làng. Làng nào càng đông dân thì hương ước càng chặt chẽ, nhiều điều khoản, phức tạp, đa dạng, còn nếu dân số ít thì Hương ước lại đơn giản hơn. “ Lý do dân đông, mật độ dày đặc mà làng ở vùng đồng bằng sông Hồng chặt vững hơn ở đồng bằng sông Cửu Long. Nhìn một cách vĩ mô thì cả vùng đồng bằng sông Hồng dân số dày đặc – muốn có sự ổn định thì làng vĩ mô phải có nhiều quy chế chặt chẽ; còn làng ở phía Nam, hương ước không nhiều mà phần lớn lại là sơ lược” [29;89]. Căn cứ vào các Hương ước cổ còn đến nay, ta thấy hầu như quy định trong các văn bản Hương ước đều thể hiện tinh thần ý thức hệ Nho giáo. Đó là các quy định về “Tam cương, Ngũ thường”, về “tôn ti, trật tự”, trong các quan hệ có tính chất thứ bậc trong làng xã. Từ đó, Hương ước đã góp phần điều chỉnh các mối quan hệ xã hội cụ thể trong làng xã. Việc phát huy tinh thần tự chủ, tự giác, tự quản của làng xã cùng dư luận xã hội và các biện pháp thưởng, phạt khác đã giúp cho trật tự, kỷ cương làng xã được thực hiện một cách rất nghiêm chỉnh, nhờ đó, đã giúp ích cho sự phát triển của làng xã. Hương ước không chỉ là biểu hiện của pháp luật mà còn giúp khác phục các lỗ hổng của pháp luật hoặc những chỗ pháp luật chưa quy định cụ thể. Mỗi một làng xã cụ thể đều cần đến các quy định gần gũi, dễ hiểu, dễ thực hiện cho mọi thành viên trong cộng đồng, phản ánh được nhu cầu tổ chức và phát triển của mỗi làng xã. Hương ước do vậy đi vào đời sống một cách tự nhiên, nên thấm sâu vào đời sống cộng đồng. Bởi vì, làng nào cũng có Hương ước - bộ luật của làng. Nó phản ánh một thực tế là tính tự trị của làng trong hoạt động quản lý mọi mặt đời sống của người dân (từ kinh tế, đạo đức, hành vi ), từ đây càng làm sâu sắc sự khác biệt giữa các làng với nhau. Với một cơ chế vận hành như vậy, làng chi phối tất cả các quan hệ xã hội (trong phạm vi làng, với làng khác, thậm chí với nhà nước, với thần linh). * Vai trò của Hương ước trong đời sống làng xã truyền thống đồng bằng sông Hồng 30
  36. Với những đặc điểm như vậy, Hương ước đã thể hiện vai trò tích cực của tính tự quản làng xã truyền thống đồng bằng sông Hồng, nhưng đồng thời cũng bộc lộ những ảnh hưởng tiêu cực của mình đến các cá nhân và cộng đồng. Về mặt tích cực, trước hết Hương ước góp phần làm hình thành trong làng xã và người nông dân nhiều đức tính truyền thống quý báu. Hương ước không chỉ quy định nghĩa vụ của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng mà còn định rõ trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong đời sống thường nhật;giữ đúng đạo hiếu gia đình, giữ gìn tình làng nghĩa xóm. Ngoài ra từng làng tự đảm nhiệm các công việc liên quan như thủy lợi, giao thông, đê điều, xây dựng các công trình bảo vệ xóm làng như : tổ chức thờ cúng, hàng rào, cổng làng. Hương ước quy định trách nhiệm cho từng tổ chức, cá nhân trong làng. Vì vậy các nghĩa vụ có liên quan đến trách nhiệm của công dân được thực hiện một cách đầy đủ các công việc trong làng với ý thức trách nhiệm họ cũng đòi hỏi những thành viên khác cũng phải thực hiện như thế. Hương ước cũng góp phần trong bảo vệ an ninh, thực hiện vai trò tự quản của làng xã. Trong nhiều hương ước quy định rất cụ thể để ngăn chặn các tệ nạn xã hội như trộm cắp, rượu chè, cờ bạc, nam nữ quan hệ bất chính. Các quy định về chế độ canh phòng bảo vệ trật tự trị an trong làng xóm, bảo vệ hoa màu ngoài ruộng đồng. Điều này đã phát huy được tinh thần tự quản, tinh thần đoàn kết và cố kết của người nông dân với làng xã làm cho cuộc sống ở đây có trật tự, làm cho làng trở thành pháo đài kiên cố ngăn chặn giặc ngoại xâm, trộm cướp. Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm địch chỉ chiếm được đô thị, kinh kỳ còn khi đến các làng chúng bị thất bại trước sự tấn công và nổi dậy mạnh mẽ của dân binh phối hợp với quân triều đình. Hương ước cũng làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần ở nông thôn. Những quy định của hương ước về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc tu bổ đến miếu, đình chùa được người dân tuân thủ nghiêm túc, vì 31
  37. lẽ này mà hệ thống đình chùa, đền miếu của các làng thường xuyên được tu bổ tăng thêm một nét đẹp trong cảnh quan của làng xóm. Bên cạnh các thiết chế tôn giáo, tín ngưỡng người nông dân tổ chức nhiều lễ hội: Lễ hội nông nghiệp cầu mùa, hội phồn thực; giao duyên cầu mưa, hội hát Xoan, hát Ví, các trò diễn hội làng, các môn thể thao dân tộc: Vật, cờ người, võ, ném còn, cờ tướng thu hút sự tham gia của rất nhiều người. Thông qua việc thờ cúng và các hoạt động văn hóa khác ngừi dân trong làng thêm gắn bó, xích lại gần nhau hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tích cực thì hương ước cũng bộc lộ một số tiêu cực. Trước hết là chứa đựng các quy tắc mang tinh thần cục bộ địa phương, bè phái. Những điều khoản, quy định của hương ước chỉ liên quan đến công việc, tới tập tục của riêng làng xã đó, do vậy nó góp phần tạo ra tâm lý chỉ quan tâm đến lợi ích của làng mình, "Ăn cây nào rào cây ấy", "Trống làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ", ít quan tâm đến quyền lợi làng khác và lợi ích của cả nước. Làng với nền kinh tế tiểu nông tự cấp, tự túc, với các tổ chức xã hội riêng, tập tục riêng đã được Hương ước thể chế hóa. Thành viên nào cũng mang trong mình sự tự hào về làng xã của mình. Điều này giải thích tại sao có người nông dân vì danh dự của làng dẫn đến hành động " quá tả", lao vào các cuộc tranh chấp đất đai, cãi vã, ẩu đả tập thể thực chất chỉ nhằm bảo vệ quyền lợi của các tầng lớp chức sắc, chức dịch trong làng, bị một số quan trên lợi dụng. Việc quản lý làng xã bằng Hương ước là một trong những cơ sở để hình thành lối sống theo lệ làng không quen sống với pháp luật, thậm chí còn coi thường pháp luật (phép vua thua lệ làng). Nhìn chung người nông dân trong làng vẫn còn ít được trang bị kiến thức về pháp luật, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa miền núi dân tộc. Đây là vật cản lớn trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội đòi hỏi những nhà quản lý phải có những biện pháp tích cực trong việc tuyên truyền giáo dục pháp luật cho mọi người dân để nâng cao trình độ dân trí. 32
  38. Mặt hạn chế của hương ước xưa phải kể đến là góp phần làm tăng các hủ tục nặng nề trong đám cưới, đám tang, khao vọng, hội lễ. Một tác động tiêu cực khác từ hậu quả của những hủ tục trong cưới, tang, khao vọng, hội lễ đã tạo ra óc mê tín dị đoan, quá tin vào tôn thờ thế lực siêu tự nhiên; cưới xin chọn ngày chọn giờ, cô dâu chú rể phải so tuổi, tang ma cũng phải xem giờ để nhập quan mai táng, con cái báo hiếu cha mẹ phải coi trọng phần mộ (đến nay tình trạng đô thị hóa nghĩa trang ngày càng phát triển, mọi người đều xây mộ to lấn chiếm cả đất canh tác). 33
  39. Tiểu kết chương 1 Một trong những đặc điểm quan trọng của làng xã truyền thống đồng bằng sông Hồng là tính tự trị, tự quản. Nhà nước chỉ can thiệp vào làng xã trong việc xử lý những vụ án hình sự, hay những vụ tranh chấp dân sự làng không hòa giải được; can thiệp khi có dịch bệnh lớn; thu thuế, bắt lính; còn lại thuộc quyền tự trị, tự quản của các làng xã. Tuy nhiên, Hương ước cũng là công cụ để Nhà nước can thiệp, quản lý, điều hoà lợi ích giữa làng xã với Nhà nước. Khi Nhà nước phong kiến củng cố địa vị và quyền lực của mình thì làng xã trở thành các đơn vị cống nạp cho chính quyền trung ương. Tuy nhiên Nhà nước chỉ tập trung quản lý các nguồn thuế, lính và phu, còn lại làng tự điều chỉnh các mối quan hệ của mình. Nhờ vậy, làng xã có quyền tự trị tương đối để duy trì những luật tục mà nội dung không đối lập với luật pháp của triều đình. Qua việc thực hiện Hương ước, hoà thuận đạo hiếu gia đình; truyền thống hiếu nghĩa, tình làng nghĩa xóm và sự gắn kết cộng đồng được củng cố, việc công ích, nghĩa vụ người dân với Nhà nước được thực hiện tốt. Và hơn hết, việc thực hiện Hương ước đã làm phong phú đời sống văn hoá làng xã, giữ gìn được các giá trị truyền thống còn tồn tại cho đến ngày nay. Tuy nhiên, Hương ước còn thể hiện tư tưởng bè phái, cục bộ, địa vị, ngôi thứ, đẳng cấp trong các quan hệ ứng xử làng xã, và thực tế trong lịch sử đã xẩy ra việc tranh chấp địa vị, sự thao túng của các chức sắc có đẳng cấp cao. Tuy vậy, Hương ước vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc ổn định cuộc sống của người dân trong làng. Sức mạnh của Hương ước một phần dựa vào các hình phạt (nộp tiền phạt, làm cỗ lớn để tạ tội, nặng hơn nữa là đánh đòn giữa sân đình, đuổi ra khỏi làng) đối với kẻ vi phạm, ngoài ra còn ở sự khen thưởng nhằm biểu dương những người đã làm được việc có ích cho làng. Tuy nhiên, sức mạnh của Hương ước chủ yếu bắt nguồn từ không khí xã hội, từ dư luận khen chê, vì vậy, từ chỗ là quy ước về lối sống, Hương ước đóng vai trò là “Cương 34
  40. lĩnh tinh thần” điều chỉnh các hoạt động của mọi tổ chức và cá nhân trong làng xã. Có thể thấy rằng, trong suốt chiều dài lịch sử xã hội phong kiến, Hương ước luôn giữ vị trí quan trọng trong việc ổn định cuộc sống của dân làng, là công cụ đắc lực để Nhà nước điều chỉnh và quản lý làng xã. 35
  41. CHƯƠNG 2. TÍNH TỰ TRỊ CỦA LÀNG XÃ ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG THÔNG QUA HƯƠNG ƯỚC HIỆN NAY: THỰC TRẠNG & GIẢI PHÁP Trong suốt chiều dài lịch sử xã hội phong kiến, Hương ước luôn giữ vị trí quan trọng trong việc ổn định cuộc sống của dân làng, bên cạnh đó, Hương ước còn là công cụ đắc lực để Nhà nước điều chỉnh và quản lý làng xã. Tuy nhiên, Thực dân dân Pháp khi đặt ách đô hộ vào Việt Nam đã lợi dụng bộ máy và cơ chế hoạt động sẵn có của làng xã để cai trị nhân dân ta. Cuộc “Cải lương hương chính” đã được thực hiện trong những năm đầu thế kỷ XX với mục tiêu củng cố bộ máy chính quyền thực dân phong kiến ở nông thôn Việt Nam. Nhà nước thực dân phong kiến đã trực tiếp quản lý Hương ước của các làng xã bằng cách soạn thảo “Hương ước mẫu”, buộc các làng lấy đó làm căn cứ để soạn thảo hương ước cho từng làng. Hương ước cải lương đã được tổ chức soạn thảo và thực hiện ở hầu hết các làng xã (nhất là ở vùng đồng bằng Bắc Bộ) với mục đích dùng Hương ước để nắm và quản lý làng xã theo định hướng có lợi cho chính quyền thực dân (nhưng nhiều bản Hương ước thời kỳ này cũng có những yếu tố tích cực). Chính vì vậy, sau khi giành được chính quyền, Đảng và Nhà nước Việt Nam không chủ trương xây dựng Hương ước ở nông thôn. Thời gian này, người ta quan niệm rằng, Hương ước là biểu hiện tập trung của những tư tưởng cổ hủ, lối sống lạc hậu, không có cơ sở để tồn tại trong môi trường xã hội mới. Trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã khởi xướng đường lối đổi mới, đem lại nhiều chuyển biến quan trọng trong xã hội đặc biệt là những thay đổi trong làng xã. Làng (thôn, ấp, bản) dần trở lại vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội. Chính sách đổi mới đã đem lại hiệu quả thiết thực không chỉ trong kinh tế mà cả trong đời sống văn hoá của nhân dân. Nhiều phong tục tập quán tốt đẹp như lễ hội, diễn xướng dân gian truyền thống được phục hồi. 36
  42. Tuy nhiên cùng với hiện tượng sống lại của các giá trị văn hóa tốt đẹp là sự nẩy sinh những mâu thuẫn mới. Việc chuyển biến về tổ chức và quản lý trong sản xuất nông nghiệp kéo theo sự chuyển đổi cơ bản của các hoạt động văn hoá - xã hội. Lúc này, nhu cầu về văn hoá tinh thần của người dân đòi hỏi phải mở rộng và nâng cao, trong khi đó những điều kiện đáp ứng về hưởng thụ và tham gia sinh hoạt văn hoá cho cho họ lại có phần giảm sút, không đáp ứng được. Việc chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước dẫn đến việc xoá bỏ chế độ bao cấp về văn hoá. Ở hầu hết các xã, thôn, làng, bản, các thiết chế nhà văn hoá, thư viện, câu lạc bộ, đội văn nghệ quần chúng ngừng hoạt động hoặc hoạt động hết sức khó khăn. Cùng lúc đó, hủ tục rượu chè, cờ bạc, mê tín dị đoan đã trỗi dậy ở nhiều địa phương, tác động không tốt tới truyền thống văn hoá - đạo đức - thẩm mỹ của dân tộc. Trước thực tế đó, các cấp chính quyền và ngành văn hoá - thông tin ở một số địa phương đã đề ra biện pháp quản lý, chỉ đạo là, trên cơ sở hương ước cũ, tiếp thu có chọn lọc để xây dựng Hương ước mới (Quy ước làng văn hóa). Tìm hiểu nội dung các bản Hương uớc mới (Quy ước làng văn hóa) ở một số địa phương khu vực đồng bằng sông Hồng, có thể thấy cấu trúc của nó, ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của văn bản được chia thành các chương (hoặc các phần) cơ bản như sau: Chương 1. Nguyên tắc chung; Chương 2. Các quy định về lễ nghi, tôn giáo (chủ yếu là quy định về lễ hội); Chương 3. Quy định về nếp sống văn hoá nói chung (chủ yếu là xây dựng Gia đình văn hoá, việc cưới, việc tang); Chương 4. Đạo lý gia đình và xã hội; Chương 5. An ninh trật tự, bảo vệ môi trường; Cuối cùng là Điều khoản thi hành. Một số bản Quy ước làng văn hóa chỉ chia thành 3 phần lớn, đó là: Nguyên tắc chung, Những quy định cụ thể, Điều khoản thi hành. Nguyên tắc chung nêu khái quát tình hình lịch sử, quá trình hình thành, truyền thống văn hoá, cách mạng của địa phương, tình hình hiện tại, những thuân lợi, khó khăn 37
  43. trong xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội. Những quy định cụ thể: Là quy định về xây dựng gia đình văn hoá, xây dựng nếp sống văn hoá trong các sinh hoạt hàng ngày, giữ gìn trật tự an ninh, quy định về ngày lễ, ngày giỗ, ngày hội, việc cưới, việc tang, về bảo vệ và phát triển sản xuất, bảo vệ các công trình công cộng, vệ sinh môi trường và các quy định khác (về khuyến học, khuyến nông ). Việc theo dõi thi hành Hương ước của các thôn làng thường giao cho trưởng thôn, trưởng làng chịu trách nhiệm cùng với sự phối hợp với các đoàn thể của địa phương. Đến nay, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn, và quá trình đô thị hóa đã làm thay đổi diện mạo làng xã Việt Nam nói chung và làng xã đồng bằng sông Hồng nói riêng. Cảnh quan truyền thống với biểu tượng “cây đa, bến nước, sân đình” đang dần bị thu hẹp thậm chí là biến mất. Diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, kết cấu kinh tế đa dạng hơn, chế độ phân chia ruộng đất không còn vì vậy trong các bản Hương ước mới hiện nay hầu như không đề cập nhiều đến vấn đề kinh tế. Mà chủ yếu đề cập đến các vấn đề về tôn giáo, tín ngưỡng; nếp sông văn hóa; đạo lý gia đình – xã hội; trật tự trị an. Những biến đổi đó của Hương ước cũng biểu hiện sự biến đổi của tính tự trị làng xã ở khu vực đồng bằng sông Hồng hiện nay. 2.1. Thực trạng biến đổi tính tự trị của làng xã đồng bằng sông Hồng thông qua Hương ước. 2.1.1. Sự biến đổi trong quy định về lễ nghi tôn giáo, tín ngưỡng Làng là nơi hình thành và gìn giữ những di sản văn hóa quý báu của dân tộc. Các di sản trong các làng xã Việt Nam rất phong phú và đa dạng bao gồm di sản văn hóa phi vật thể (các phong tục tập quán, âm nhạc, nghệ thuật, lễ hội, các làn điệu hát dân ca, trò chơi dân gian ), di sản văn hóa vật thể như: đình (thờ thành hoàng và là nơi sinh hoạt xã hội của cộng đồng làng), chùa (nơi thờ Phật), đền, miếu (nơi thờ chính của thần), văn chỉ (nơi tôn vinh việc học hành và những người học hành thành đạt), nhà thờ các dòng họ, nhà thờ và lăng mộ các doanh nhân Các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể là 38
  44. những giá trị văn hóa tiêu biểu, tạo nên những nét văn hóa đặc trưng của mỗi làng quê. Vì thế, chúng được cộng đồng làng bảo vệ nghiêm ngặt, giữ gìn chu đáo. Cùng với đó là tôn giáo tín ngưỡng làng xã cũng được uy định chặt chẽ. Tín ngưỡng làng quê của người Việt là tín ngưỡng đa thần: thờ cúng tổ tiên, thờ Thành hoàng làng, có Ngọc hoàng thượng đế, có thần Mẫu Trong ngôi chùa, ngoài thờ Phật còn thờ Mẫu (điện Mẫu trong khu chùa thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh, Ngọc hoàng thượng đế ). Người dân Việt Nam nói chung và cư dân đồng bằng sông Hồng nói riêng có tín ngưỡng dân gian là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên để thể hiện sự tri ân đối với những bậc sinh thành ra mình, đồng thời để cầu mong tổ tiên luôn ở gần con cháu, động viên, phù trợ giúp con cháu trong đời sống thường nhật. Chính do quan niệm “chết chưa phải là hết”, nên mỗi gia đình đều thực hành “sống tết, chết giỗ” đối với các bậc sinh thành; coi đó là đạo lý, là nề nếp của gia đình, dòng họ. Thông qua nghi lễ thờ cúng tổ tiên, người ta muốn bày tỏ lòng biết ơn, thái độ. thành kính đối với tổ tiên. Mỗi người khi thành đạt đều kính báo với tổ tiên, tạ ơn tổ tiên đã phù trợ và cùng chung vui cùng tiền nhân. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên khuyến khích con người hướng đến cái thiện, phấn đấu lao động và học tập tốt để thành đạt, làm rạng rỡ tổ tiên, dòng tộc, làng xóm, quê hương. Người Việt Nam không chỉ thờ cúng những người có công sinh thành, dưỡng dục đã khuất, mà còn thờ cúng cả những người có công với cộng đồng, làng xã, đất nước. Điều đó góp phần gắn kết giữa gia đình, làng xóm với đất nước; góp phần củng cố, duy trì, phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của quê hương. Mỗi khi phải đối diện với tổ tiên, với thánh thần (tức là với những đấng thiêng), con người không dám lừa dối, không dám tỏ thái độ bất kính, khiếm nhã vì sợ bị quở trách, bị trừng phạt. Niềm tin vào một đấng thiêng vô hình có thể làm cho những kẻ lầm đường, lạc lối thức tỉnh lương tri, quay trở về sống lương thiện; đồng thời, giúp mọi người sống nhân ái và độ lượng hơn, sẵn sàng cảm thông tha thứ, “đánh kẻ chạy đi, ai nỡ đánh kẻ chạy lại”. Niềm tin về các vị thần (vị thần đã ra tay 39
  45. trừng phạt những kẻ không biết quy phục, tuân thủ phép nước lệ làng, hoặc những kẻ có thái độ bỡn cợt, báng bổ thánh thần ) làm không ít người phải tự chế ngự hành vi của mình sao cho đúng đắn, phù hợp Những lời hứa hẹn trước tổ tiên, thần thánh (không làm điều gian dối, nếu không sẽ bị “trời đánh, thánh phạt”, bị “quả báo”, “phải tội” ) cũng có tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn những hành vi xấu có thể diễn ra. Tâm lý sợ hãi các thế lực siêu nhiên khiến mọi người phải chế ngự bản thân. Sự tồn tại yếu tố thiêng giúp điều chỉnh nhận thức và hành vi của con người, hướng con người đến hoàn thiện nhân cách theo chuẩn mực chung của xã hội. Cứ thế, với một sức mạnh kì diệu, việc thờ cúng một vị thần thành hoàng bảo trợ cho làng, một vị thánh Mẫu linh thiêng hay ông bà tổ tiên đã khuất đều giúp con người tự hoàn thiện đạo đức của mình cho phù hợp hơn với các giá trị chuẩn mực và quy ước chung của cộng đồng. Mỗi làng quê đều có một ngôi đình để thờ thành hoàng của làng mình, dân gian có câu: “Trống làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ”. Theo quan niệm của người dân thì thành hoàng làng là vị thần cai quản toàn bộ thôn xã, là vị thần hộ mệnh, phù hộ và che chở cho dân làng, vì vậy, hương ước quy định rất rõ về việc thờ cúng thành hoàng làng. Thực hiện chính sách tôn giáo của Chính phủ, mọi người trong làng đều có quyền tự do tín ngưỡng, được thờ cúng, tế lễ trong gia đình, chùa, đền miếu của làng theo đúng thể lệ, quy định. Nếu được dân làng nhất trí, chính quyền đồng ý cho phép, các cơ quan văn hóa và tổ chức tôn giáo chuẩn y thì mới được thay đổi. Việc thờ cúng thể hiện sự thành kính, trang nghiêm, tránh lãng phí phô trương, làm hại sự đoàn kết, ảnh hưởng xấu đến uy tín, giảm lòng tin của nhân dân và khách thập phương. Mọi người đến nơi thờ cúng quần áo chỉnh tề, không dung tục, không gian dối, không lợi dụng nơi công cộng để tuyên truyền ảnh hưởng cá nhân, gây bè kéo cánh, nói xấu người khác hoặc làm phương hại đến công việc của địa phương và Nhà nước. 40
  46. Việc cúng lễ thành hoàng làng được diễn vào một số ngày nhất định trong năm mà thần tích đã quy định. Nghi lễ thể hiện sự tôn nghiêm trong thờ cúng thành hoàng là các cuộc rước và tế. Tùy thuộc vào hoàn cảnh của từng làng, nếu làng thờ thành hoàng tại đình và đền thì trước ngày chính hội, làng tổ chức một đoàn người mang long ngai, bát bửu, chiêng trống, cờ quạt từ đình đến đền để rước thành hoàng từ đền về đình. Hết hội, dân làng lại rước thành hoàng làng từ đình về đền bởi theo quan niệm của làng, đình là nơi thờ vọng còn đền mới là nơi thờ chính. Hàng năm, ngày giỗ thành hoàng là ngày hội đông vui nhất của làng. Cùng với việc thờ cúng thành hoàng, một số làng còn thờ cúng các vị hậu thần. Đây là những người đã tự nguyện hiến tài sản để cho làng xã tôn tạo đình miếu, tô tượng, đúc chuông, xây dựng đường sá Gặp những lúc khó khăn số tiền đó có thể cứu nguy cho cả làng. Bởi vậy hầu hết các hương ước đều có những quy định về việc thờ cúng các hậu thần. Hương ước làng Đại Tài, tổng Xuân Cầu có ghi rõ về các ngày tế hậu thần như sau: “Ngày 29 tháng 2 hậu cụ Tú Lâm cục; ngày 29 tháng 4 hậu Hợp; ngày 14 tháng 5 hậu cụ tú Hai bà; ngày 15 tháng 6 hậu Hợp; ngày 22 tháng 6 hậu cụ tú Hai ông; ngày 19 tháng 11 hậu cụ tú cả bà; ngày 22 tháng 11 hậu cụ tú cả ông”[13;13]. Hương ước của làng xã quy định rất rõ về các kỳ tế lễ từ tết nguyên đán, rằm tháng giêng đến các ngày sóc, ngày vọng cho đến ngày hóa của thành hoàng làng có những tục lệ riêng. Tục lệ cũng như “cá tính” của mỗi làng mà nhờ đó chúng ta phân biệt được làng này với làng khác. Tín ngưỡng dân gian là gắn kết con người với nhau một cách bền chặt. Khi đến với lễ hội, dù già, trẻ, gái trai, giàu, nghèo, mọi người đều hoà đồng với nhau, đắm mình vào lễ hội. Mọi người cùng chung niềm tin vào một vị thánh hoặc thần khi xem tế lễ, cùng reo hò mừng vui hoặc lo lắng khi thưởng thức những trò diễn. Lễ hội đưa mọi người ở mọi tầng lớp, mọi thế hệ gần lại với nhau. Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa, là dịp biểu dương tốt nhất sức mạnh đoàn kết gắn bó mọi thành viên với cộng đồng. Có lễ hội diễn cho thành hoàng xem những kết quả hoạt động của dân làng hàng năm. Có lễ hội lại tái 41
  47. hiện các trận đánh (nếu thần là một võ tướng); có lễ hội ghi nhớ công ơn một vị thần có công khai thiên lập địa, khai khẩn nghề mới cho dân làng Sau những nghi thức cúng bái ở đình, người ta tổ chức rước kiệu đi quanh làng. Kiệu của thành hoàng bao giờ cũng đi trước, sau mới đến kiệu của các vị khác. Đám rước kiệu tuy được tổ chức trong phạm vi một làng hoặc một số làng (nếu vị thành hoàng đó được thờ chung ở nhiều làng), song có tiếng vang lan truyền đến khắp các vùng miền. Lễ hội truyền thống đã nhắc nhở mọi người nhớ về cội nguồn, xoá bỏ mọi khúc mắc, bất hoà, đoàn tụ và gần gũi nhau hơn. Để phù hợp với thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại háo ngày nay, các quy định về lễ hôi trong Hương ước cũng có sự biến đổi. Trong xã hội cổ truyền, lễ hội được tổ chức bởi phe giáp ở làng xã với sự phân công mang tính cộng đồng, việc tổ chức lễ hội sẽ luân phiên từ giáp này tới giáp khác trong mỗi năm hoặc kỳ lễ hội. Ngày nay, việc tổ chức lễ hội đã có nhiều sự thay đổi, có thể do chính quyền trực tiếp tổ chức, huy động cộng đồng tham gia hoặc cộng đồng trực tiếp tổ chức dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của chính quyền địa phương. Lễ hội trước đây được tổ chức trong không gian làng xã nhưng không gian này hiện nay có nhiều thay đổi, biến dạng. Nhiều công trình di tích đình, đền, miếu nay đã không còn hoặc đã được sử dụng vào mục đích khác nên nhiều lễ hội đã không thể khôi phục được các trò diễn, cuộc rước như xưa. Việc tổ chức và quản lý lễ hội truyền thống của làng xưa kia thường không bị chi phối nhiều bởi lượng khách thập phương, mà chủ yếu là “người của làng mình”, các làng đều tổ chức lễ hội lớn để thể hiện sự uy nghiêm của làng mình. Ngày nay khách thập phương đi lễ hội tăng cao, thậm chí, trong nhiều trường hợp, các cộng đồng địa phương tổ chức lễ hội truyền thống chủ yếu phục vụ khách thập phương chứ không hướng đến cộng đồng cư dân địa phương như trước. Điều này cho thấy rằng tính tự trị của làng xã có sự biến đổi để phù hợp với thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay. Lễ hội tổ chức không chỉ trong khuôn khổ mỗi làng như trước đây, họ đã cởi mở hơn 42
  48. Nhiều địa phương, kinh doanh các dịch vụ trong lễ hội đã mang lại một nguồn thu tương đối lớn, giải quyết công ăn việc làm cho một số người dân. Ông bà, cha mẹ đều luôn giáo dục ý thức bảo vệ đền, đình, miếu, chùa; nhắc nhở con cháu phải tôn kính thần thánh, cả khi đi qua đình chùa, đền miếu. Người xưa luôn quan niệm, không chỉ đình, chùa, đền, miếu mà cả những di vật trong đó đều là của thánh thần, có tính thiêng, nếu làm hư hỏng, mất mát, làm hủy hoại hoặc lấy trộm thì không chỉ “phải tội” với thần linh mà còn bị thần linh trừng phạt bằng cách gây ốm đau, bệnh tật hoặc làm ăn sa sút, gây bất hoà trong gia đình Chính vì thế, xưa kia, dân làng, từ già đến trẻ đều có ý thức bảo vệ đình chùa, đền miếu, làm cho các di tích này luôn mang tính thiêng liêng, huyền bí, không ai dám xâm phạm. Trong các bản Hương ước, quy ước đều có những quy định về bảo vệ các di sản văn hóa của làng, đặc biệt là các di sản văn hóa vật thể như: đình, chùa, miếu và nghi thức tế, lễ trong lễ hội, lễ cúng của làng. Làng xã đề ra các quy định trong hương ước, nhằm ngăn ngừa và xử phạt (mức phạt thường nặng hơn so với các vi phạm bình thường) đối với các hành vi xâm phạm di tích như: chặt cây cối, làm mất vệ sinh, gây mất trật tự trong khu vực, lấy trộm cổ vật trong di tích Các di vật quý được giữ gìn rất bí mật và cẩn thận, chẳng hạn, sắc phong chỉ có thủ từ và một số kỳ mục, chức dịch biết nơi cất giữ. Ngày nay, các bản Quy ước xây dựng thôn, làng văn văn hóa không có nhiều quy định trong việc gìn giữ, bảo tồn các di tích như các bản Hương ước trước đây, nhưng việc bảo vệ và phát huy các giá trị của di tích luôn được cộng đồng và người dân quan tâm, gìn giữ và phát triển trở thành những di sản văn hóa của mỗi làng. Gắn liền với việc bảo vệ cơ sở vật chất, không gian di tích, các bản hương ước còn chú trọng đến bảo vệ các nghi thức tế, lễ thể hiện lòng thành kính của nhân dân, cộng đồng với với những người có công với làng, với nước. Hàng năm làng tổ chức lễ xuân tế (xuân kỳ), thu tế (thu báo) và kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước phù hợp với phong tục, tập 43
  49. quán, phản ánh đúng tâm tư nguyện vọng, tình cảm, tâm linh, tâm thực của quần chúng, phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và truyền thống tốt đẹp của quê hương. 2.1.2. Sự biến đổi trong quy định về nếp sống văn hóa Ở nông thôn có rất nhiều hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng. Những ngày giỗ tết, hội đình, hội đền, hội chùa là những hình thức sinh hoạt văn hoá mang đậm dấu ấn gia đình và dòng họ. Đây là cơ hội để bà con họ hàng đi lại thăm nom, giao lưu và tiếp xúc, nhưng những hình thức sinh hoạt văn hoá mang tính cộng đồng và dòng họ nhiều nhất phải kể đến việc giỗ tổ, lễ cưới và lễ tang. Qua những hình thức sinh hoạt văn hoá chung này, sức cố kết xã hội được tái xác định, những rạn nứt, đố kị, có khi cả những hận thù diễn ra trong cuộc sống hàng ngày lắng dịu một phần, đôi khi được xoá bỏ. Đây là sự thể hiện các giá trị xã hội cộng đồng và tái xác định những giá trị đã gắn bó các nhóm lại với nhau. Giỗ tổ là việc tế lễ vị thuỷ tổ- người được coi là đầu tiên sáng lập ra dòng họ, diễn ra vào dịp kỉ niệm hàng năm ngày mất. Nhiều dòng họ ở làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ có nhà thờ họ, các dòng họ quyên góp xây dựng từ đường trở nên phổ biến. Ngày giỗ họ, cả dòng tộc quây quần thực hiện các nghi lễ thờ cúng, bày tỏ lòng biết ơn tổ tiên. Gần đây, việc quy tập và xây cất nghĩa trang dòng họ cũng khá phổ biến. Tục thờ cúng tổ tiên đã góp phần tích cực củng cố mối quan hệ dòng họ. Tục thờ cúng cùng với những quy định về gia lễ, gia huấn và những quy định về ứng xử khiến cho dòng họ góp phần không nhỏ điều chỉnh hành vi của con người, tạo ra một kiểu quản lý xã hội. Gia đình và dòng họ, trên một mặt nào đó góp phần giữ gìn an toàn và ổn định xã hội. Trước đây, thông thường các dòng họ có ruộng hương hoả. Mọi chi phí cho việc giỗ tổ lấy từ đó ra. Còn ngày nay, ruộng hương hoả không còn, việc tế tự tổ tiên được tiến hành trên cơ sở đóng góp thường kỳ của các thành viên. 44
  50. Sau giỗ tổ thì việc cưới xin cũng là một công việc quan trọng của cả gia đình và dòng họ. “Mục đích của hôn nhân là cốt duy trì gia thống, nên việc hôn nhân là việc chung của cả gia tộc chứ không phải việc riêng của con cái” [27;77]. Hiện nay, những quy định về cưới hỏi có những quy định mới phù hợp với quy định chung của nhà nước. Trong lễ cưới, gia đình thân chủ làm cỗ bàn mời mọi người đến tham dự và chia vui, trong đó bà con họ hàng chiếm một phần đông đảo và quan trọng. Họ đến để góp vui với cô dâu, chú rể và đôi bên gia đình cùng với quà tặng (tiền, hiện vật) hay còn gọi là “mừng đỡ”, như một sự giúp đỡ nhỏ nhoi đầu tiên để cặp vợ chồng trẻ bắt đầu cuộc sống của gia đình mới. Hôn nhân đã góp phần liên kết các dòng họ trong một làng. Do mối dây hôn nhân giữa các dòng họ nên quan hệ của người cùng làng thường được gọi chung là “ thân thích”. Mối quan hệ giữa hộ với nhau là cộng đồng, cộng cảm, cộng mệnh với ý thức “ máu loãng còn hơn nước lã”. Nhiều làng cũng có mâu thuẫn giữa các dòng họ có thế lực nhưng hiện nay hiện tượng này không phổ biến lắm. Việc tang ma trong gia đình và dòng họ rất được chú trọng. Đây là việc người sống làm cho người chết, với sự tin tưởng trong ý thức tâm linh là cuộc sống của con người vĩnh hằng, bất diệt, cuộc sống nơi trần thế chỉ là cõi tạm, ngắn ngủi. Người Việt quan niệm rằng chết không phải là hết, mà sang thế giới bên kia, cõi âm đi lại với cõi dương, dương nào âm vậy “sống gửi, thác về”. Như vậy, việc tang ma là thể hiện tình cảm, đạo lý và quan hệ của những người đang sống với người đã khuất. Nhưng tang ma không chỉ là công việc của riêng thân nhân gần gũi nhất với những người đã chết, đám tang còn có họ hàng, bà con láng giềng đến chia buồn, bày tỏ nỗi tiếc thương với người quá cố. Đối với họ hàng, đến đám tang không chỉ do nguyên tình cảm mà còn vì cả trách nhiệm và nghĩa vụ. Họ đến và phúng viếng bằng hiện vật, hoặc tiền bạc, đáp lại, gia chủ có nghĩa vụ mời họ ăn cỗ đưa đám. Như vậy, tang lễ không chỉ là nghi thức cần thiết đối với người đã khuất, mà đó là sự bầy tỏ tình đoàn kết giữa những 45
  51. người đang sống. Việc tang ma tạo ra một cơ sở vững chắc về cả mặt tinh thần lẫn vật chất cho sự cố kết cộng đồng, mà trước hết là cộng đồng dòng họ. Trong Hương ước hiện nay, những quy định về ma chay, cưới hỏi có nhiều sự thay đổi. Trong hôn nhân, trước đây, khi con gái lấy chồng sẽ phải nộp lệ cheo cho làng, nếu hai người cùng làng lấy nhau thì phí này sẽ giảm bớt. Hiện nay, lệ này không còn nữa, thay vào đó, trong Hương ước có quy định những đảm bảo nếp sống văn hóa, văn minh cho dân làng. các đám cưới được thực hiện theo đúng quy định về Luật Hôn nhân và gia đình, các đám cưới đều được đăng ký kết hôn, lễ cưới được đơn giản hoá, không rườm rà kéo dài thời gian gây tốn kém; trong đám cưới không mời thuốc lá, một số đám cưới hạn chế khách mời, số lượng phù hợp, không phô trương; nhiều hủ tục lạc hậu đã được xoá bỏ. Các quy định trong Hương ước hiện nay được xây dựng trên cơ sở luật pháp của Nhà nước, một số quy định như: tổ chức việc cưới phải đảm bảo theo đúng quy định của Luật Hôn nhân và gia đình như: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn, trước khi tổ chức lễ cưới đôi nam nữ phải đến Ủy ban nhân dân xã, làm thủ tục đăng ký kết hôn theo đúng quy định. Không tổ chức cưới tảo hôn hoặc vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng.Không được ép buộc, gả bán hoặc theo những thủ tục lạc hậu. Đối với đám tang, trong Hương ước hiện nay có một số quy định như: khi có người qua đời gia đình phải thông báo với Trưởng hoặc phó thôn Đào Lạng để thôn thông báo cho nhân dân trong thôn biết và gia đình có người qua đời phải đến UBND xã để làm thủ tục khai tử. Các đám tang được tổ chức chu đáo, trang nghiêm, phù hợp với tập quán, truyền thống văn hoá của từng làng và hoàn cảnh gia đình. Nhiều hủ tục trong đám tang như lăn đường, yểm bùa, khóc mướn dần được xoá bỏ. Những tập tục mới như các hình thức trợ tang, đóng góp, hỗ trợ giúp đỡ những gia đình khó khăn khi có việc tang được thực hiện khá phổ biến. 46
  52. Như vậy, cả đám cưới và đám tang đều đi kèm với cỗ bàn và sự tham dự, đóng góp của những người trong gia đình và dòng họ. Cưới xin, tang ma là những nghi lễ chuyển tiếp trong chu trình đời người đã trở thành những nghi lễ đoàn kết của họ hàng và cộng đồng làng xã, trong một hệ thống có đi, có lại như những sự tương trợ, giúp đỡ kinh tế không thành văn, như là một hình thức cho vay không có lãi. Cùng với việc giỗ tổ, các nghi lễ này trở thành một nhu cầu xã hội để càng gắn kết cộng đồng và dòng họ. 2.1.3. Sự biến đổi trong quy định về đạo lý gia đình, xã hội Bên cạnh đó, các quy định về gia đình, dòng họ cũng được cũng được chú trọng. Giai đoạn phong kiến, với sự ảnh hưởng của Nho giáo, người trưởng họ có uy quyền lớn trong dòng tộc. Sự tôn trọng dòng họ, muốn dòng họ có uy thế trong làng xã hiện còn ảnh hưởng rõ nét đến ngày nay. Vai trò của người đàn ông trong gia đình được đề cao, người phụ nữ phải tuân theo “tam tòng tứ đức”. Có thể thấy những hiện tượng liên kết dòng họ rất phong phú, đa dạng. Đó là hiện tượng đặt ruộng họ, lập gia phả, xây dựng nhà thờ họ Có lẽ không sai khi nói rằng tín ngưỡng thờ tổ tiên- tín ngưỡng đặc trưng của người Việt là một trong những yếu tố quan trọng góp phần không nhỏ trong việc thắt chặt các quan hệ họ hàng. Con người không phải bỗng dưng được sinh ra, mà phải có gia đình, gia tộc, cảm nhận được bổn phận thiêng liêng của mình với cộng đồng dòng họ. Đối với người Việt, tín ngưỡng tổ tiên thật sâu sắc, tín ngưỡng tổ tiên và dòng họ liên quan chặt chẽ với nhau và liên quan đến vấn đề tâm linh. Không mấy ai không nghĩ đến phúc đức mà gia đình, gia tộc để lại cho con cháu, hay sự linh thiêng của ngôi mộ tổ. Các quan hệ huyết thống ở Việt Nam rất phức tạp thể hiện trong các danh xưng, các tên gọi theo thân phận dòng họ rất nhiều. Chẳng hạn như ở Pháp chỉ có một đại từ nhân xưng duy nhất là Tôi thì trong ngôn ngữa Việt Nam lại có khá nhiều danh xưng. Tùy theo ngữ cảnh mà người nói có thể xưng là ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, cậu, mợ, cô, dì, chú, bác, .thể hiện cụ 47
  53. thể chi tiết thứ bậc khác nhau để phân biệt trưởng, thứ, già, trẻ, xa, gần. Quan hệ huyết thống mở rộng như trên được gọi là thân thích, thân thuộc. Người Việt lấy bản thân và gia đình làm hạt nhân rồi theo quan hệ huyết thống nội – ngoại, gần – xa. Thậm chí nhiều trường hợp không do quan hệ huyết thống mà chỉ do quan hệ hôn nhân cũng được xem là có thân thích, thân thuộc. Quan hệ giữa các thành viên trong một dòng họ luôn mang tính tôn ti chặt chẽ. Người Việt đặc biệt chú trọng đến thứ bậc, vai vế. Từ mối quan hệ này, người Việt mới có mối quan hệ con chú, con bác hay anh em họ với nhau. Sự phân biệt này trong dòng họ được thực hiện một cách nghiêm ngặt và bắt buộc các thành viên trong gia đình, dòng họ phải tuân thủ. Trong dòng họ còn có sự phân biệt cành trên với cành dưới, chi trên với chi dưới. Sự phân biệt này được cụ thể hoá ngay trong gia phả của từng dòng họ. Vào mỗi dịp lễ “chạp họ” cuối năm, trưởng họ đều nhắc lại mối quan hệ của các gia đình trong họ để các thành viên trong họ nắm vững. Dòng họ nào cũng có một người làm trưởng họ, vị trí này được truyền nối từ đời này qua đời khác. Nếu vì lí do nào đó mà người con trai trưởng không thực hiện được vai trò trưởng họ thì người con trai thứ sẽ đảm đương. Trong trường hợp người con trai trưởng không có con trai thì vai trò làm trưởng họ được giao cho em trai thứ và tiếp đó là con trai của người em thứ.Trưởng họ có một vai trò nhất định trong đời sống sinh hoạt dòng họ cũng như trong quan hệ giữa dòng họ với cộng đồng làng xóm, là chỗ dựa tinh thần của các thành viên trong dòng họ. Hàng năm, các dòng họ đều tổ chức họp họ để bàn bạc các công việc chung của dòng họ. Xét về huyết thống thì dòng họ gồm những người cùng huyết thống, cùng chung ông tổ. Anh em trong cùng một nhà, cùng một ḍng tộc phải cùng nhau gánh vác, chia sẻ mọi công việc chung. Dòng họ có kết cấu nghiêm ngặt với những ứng xử được quy định chặt chẽ. Hiện nay, gia đình, dòng họ và ý thức về cội nguồn thân tộc đang được phục hồi mạnh mẽ, nhiều dòng họ còn lưu giữ được gia phả hoặc tiếp tục viết 48
  54. gia phả. Một số dòng họ còn biên soạn “tộc lệ” để khuyên răn con cháu trong họ giữ gìn nếp sống có văn hóa, trọng tình trọng nghĩa, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, khuyến khích việc học hành, thi cử. Quan niệm “một người làm quan, cả họ được nhờ”, hiện nay là “chi bộ họ ta”, “chính quyền họ ta” vẫn tồn tại. GS Phan Đại Doãn cho rằng: “đây là mặt âm tính của liên kết này (dòng họ - theo tác giả), làm mềm yếu các quan hệ nhà nước, quan hệ pháp quyền” [28;47]. Đối với gia đình, các bản Hương ước chú trọng đến việc giáo dục đạo lý, trung hiếu, tiết nghĩa, hòa thuận, thương yêu nhau. Mỗi thành viên biết hướng thiện, cảm thông và sống vị tha, cư xử đúng mực, có lối sống lành mạnh, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; giáo dục nề nếp gia phong, có ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp của gia đình, con cháu hiếu thảo, kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông, bà, cha, mẹ; ông bà sống gương mẫu, chăm lo, dạy bảo con, cháu trở thành người có ích cho xã hội Các bản hương ước, quy ước cũng rất chú trọng đến việc giáo dục truyền thống của dòng họ, khuyến khích tinh thần học tập, khoa cử của các dòng họ, con em trong làng. Các bản Hương ước đều có những điều, khoản quy định về khuyến khích, động viên, khen thưởng, ghi công lưu bút những người trong làng thi cử đỗ đạt cao khen thưởng, ghi công những người đỗ đạt vị cử nhân, học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia; lưu bút tích những người đỗ học vị thạc sĩ, tiến sĩ, giáo viên nhân dân, nghệ sĩ nhân dân hoặc những học vị tương đương và học sinh giỏi cấp quốc gia. Trong Hương ước hiện nay đều hướng tới giáo dục con cháu những điều hay, lẽ phải, luân thường, đạo lý trong quan hệ gia đình, hàng xóm, láng giềng như: trong cuộc sống hàng ngày. Ai nấy đều hiếu đễ với cha mẹ, chú bác, anh chị, tình nhà gắn bó; đối với xóm làng phải hòa thuận, cư xử đúng mực, đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những lúc gia đình gặp khó khăn. Hương ước, quy ước còn rất chú trọng đến việc giáo dục truyền thống uống nước, nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo đối với người cao tuổi 49
  55. như tổ chức thăm hỏi chúc thọ,tổ chức mừng đại thọ, khi qua đời làng tổ chức đưa đám tang theo nghi lễ của làng. Bên cạnh việc giáo dục con cháu về thuần phong, mỹ tục của làng, của dân tộc, các bản hương ước, quy ước còn lên án, răn đe, xử phạt những hành vi vi phạm quy tắc, chuẩn mực về đạo đức, lối sống, quy định của làng đặt ra như: Việc con cái bất hiếu với cha mẹ; những người lười biếng, không chịu làm ăn, rượu chè, cờ bạc, trộm cắp hay làm những điều trái với luân thường, đạo lý làm người. Hương ước, quy ước trở thành thành bức tường vững chắc để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của cộng đồng. Gia đình là tế bào xã hội, là một đơn vị sinh hoạt, đơn vị kinh tế, đơn vị giáo dục, là nền tảng của xã hội. Do đó, người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ rất coi trọng gia đình. Trong tâm thức của người dân vùng đồng bằng sông Hồng, gia đình hết sức gần gũi, thân thương. Quan niệm “tề gia” rồi mới “trị quốc” hiện vẫn còn khá phổ biến trong các gia dình. Nhiều gia đình người Việt vùng đồng bằng sông Hồng đã xây dựng gia phong, nhằm giáo dục con cháu “giữ lấy nếp nhà”. Đến nay, gia đình hạt nhân vẫn là mô hình phổ biến nhất. Gia đình chủ yếu sống hai thế hệ (cha mẹ và con cái) ông bà ít ở chung với con cái. Cấu trúc gia đình biến động, đa dạng, phức tạpkhông phải gia đình nào cũng tập hợp đủ cha mẹ, con cái, ông bà. Sự phát triển nhiều ngành nghề phi nông nghiệp ở vùng đồng bằng Bắc Bộ khiến các gia đình 2 thế hệ cũng có những hình thức khác nhau. Trong gia đình, không chỉ làm nông nghiệp mà có thể một người đi làm ở thành phố. Vì vậy, gia đình không phải lúc nào vợ chồng cũng sống cùng nhau. Gia đình 3 hế hệ chung sống cũng có sự biến đổi, người quyết định công việc làm ăn sinh sống của gia đình không phải bố mẹ mà là con cái. Bố mẹ già sống phụ thuộc, làm một số việc nhẹ giúp con cái. Tóm lại, tính đa khuôn mẫu của loại hình gia đình ở nông thôn đồng bằng sông Hồng là đặc điểm của xã hội văn minh công nghiệp hiện đại, đã thay thế cho tính đồng nhất về khuôn mẫu gia đình truyền thống của xã hội 50
  56. văn minh nông nghiệp trước đây. Nhưng chức năng của gia đình, vai trò, vị trí của gia đình trong xã hội vẫn còn nguyên ý nghĩa. 2.1.4. Sự biến đổi trong quy định về trật tự trị an Hương ước là quy phạm xã hội chứa đựng các quy tắc xử sự chung do người dân cùng thỏa thuận và tự nguyện thực hiện nên có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, gìn giữ phong tục tập quán, duy trì an ninh trật tự trong cộng đồng làng, xã. Trong việc đảm bảo trật tự trị an vai trò của Hương ước là vô cùng quan trọng. Trước đây, khi nước ta là một nước bị xâm lược, vai trò của việc đảm bảo trật tự trị an vô cùng quan trọng nên nó được quy định rất rõ ràng trong Hương ước, mỗi làng Việt là một “pháo đài bất khả xâm phạm”. Xung quanh làng được bao bọc bởi lũy tre, là bức tường thành vững chắc bảo vệ làng xóm khỏi nạn giặc dã, cướp bóc và chống quân xâm lược. Các trai đinh trong làng được tổ chức thành những đội vũ trang thô sơ với gậy gộc, giáo mác thay nhau tuần phòng để bảo vệ tài sản và tính mạng của dân làng. Các đội tuần tra được thành lập theo họ tộc, giáp hoặc số dân đinh trong làng do trương tuần hoặc phó lý trưởng phụ trách. Mỗi năm cắt lại một lần vào tháng một (dương lịch). Những người được cắt cử tham gia đội tuần tra phải tự bỏ tiền mua sắm vũ khí thô sơ để trang bị cho mình hoặc được làng trích tiền công ra sắm. Những khí giới để canh, làng sắm cho như câu liêm, gậy, giáo, mác trích tiền công sắm, hết hạn phải giao giả làng nếu ai đánh mất hoặc làm hỏng cái gì thì phải chiểu giá làm đền ngay. Để đảm bảo tính răn đe việc bỏ tuần canh, các hương ước đưa ra những hình phạt đối với những ai bỏ việc canh tuần. Tuần đinh nào đến lượt đi tuần dân đã cắt rồi mà tự tiện bỏ vắng, thì lần thứ nhất phải phạt 0,2 đồng lần thứ hai phạt 1 đồng, nếu lần thứ ba thì phải phạt týớc tên trong sổ tuần ðinh. Người nào bị tước tên trong sổ tuần đinh thì trong hai năm không được tham gia chức dịch trong làng. Việc các tuần đinh không những chỉ chống trộm cướp đảm bảo trật tự trị an mà còn phải có nhiệm vụ bảo vệ sản xuất như: bảo vệ đê điều, mương nước; ngăn chặn việc tháo nước đánh bắt cá, đơm đó bừa bãi; đảm bảo 51