Khóa luận Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng công nghệ thông tin FMRS cập nhật diễn biến tài nguyên rừng tại xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng công nghệ thông tin FMRS cập nhật diễn biến tài nguyên rừng tại xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_tim_hieu_va_thuc_hien_cac_buoc_ung_dung_cong_nghe.pdf
Nội dung text: Khóa luận Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng công nghệ thông tin FMRS cập nhật diễn biến tài nguyên rừng tại xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGÔ KHÁNH CHIẾN “TÌM HIỂU VÀ THỰC HIỆN CÁC BƯỚC ỨNG DỤNG PHẦN MỀM FMRS CẬP NHẬT DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ QUANG SƠN, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý Tài nguyên rừng Khoa : Lâm nghiệp Khoá học : 2015 – 2019 Thái Nguyên, năm 2020
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGÔ KHÁNH CHIẾN “TÌM HIỂU VÀ THỰC HIỆN CÁC BƯỚC ỨNG DỤNG PHẦN MỀM FMRS CẬP NHẬT DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ QUANG SƠN, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý Tài nguyên rừng Lớp : K46 – QLTNR Khoa : Lâm nghiệp Khoá học : 2015 – 2019 Giảng viên HD : ThS. Lê Thu Phương Thái Nguyên, năm 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp: “Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng phần mềm FMRS cập nhật diễn biến tài nguyên rừng tại xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên” là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi, công trình được thực hiện dưới sự hướng dẫn của ThS. Lê Thu Phương trong thời gian từ 16/04/2015 đến 18/08/2019. Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong khóa luận đã được nêu rõ trong phần tài liệu tham khảo. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa luận là quá trình điều tra thực địa hoàn toàn trung thực, nếu có sai sót gì tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỉ luật của khoa và nhà trường đề ra. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020 XÁC NHẬN CỦA GVHD NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN Đồng ý cho bảo vệ kết quả trước Hội đồng khoa ThS. Lê Thu Phương Ngô Khánh Chiến XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN xác nhận đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng đánh giá chấm. (Ký, họ và tên)
- ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập nghiên cứu tại trường, được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô trong khoa Lâm Nghiệp_Trường Đại Học nông Lâm Thái Nguyên hướng dẫn em thực hiện khóa luận: “Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng phần mềm FMRS cập nhật nhật diễn biến tài nguyên rừng tại xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.” Để hoàn thành khóa luận này ngoài sự cố gắng của bản thân, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người, đơn vị đã giúp đỡ em trong thời gian qua. Em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo, ThS. Lục Văn Cường, người đã trực tiếp tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tuy nhiên do thời gian hạn chế, và năng lực của bản thân nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự giúp đỡ đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn bè để khóa luận hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn! Sinh Viên Ngô Khánh Chiến
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC BẢNG v DANH MỤC HÌNH vi Phần 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 1 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 1.3.1.Ý nghĩa trong học tập 2 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 2 Phần 2 TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3 2.1. Tổng quan khu vực thực tập 3 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường 3 2.1.2. Kinh tế, xã hội 5 2.2. Thực trạng ứng dụng công nghệ GIS tại việt nam 9 2.3. Cơ sở pháp lý cập nhật diễn biến tài nguyên rừng. 16 Phần 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 27 3.1. Nội dung của đề tài 27 3.1.1. Đối tượng 27 3.1.2. Phạm vi thực hiện 27 3.1.3. Thời gian thực hiện 27 3.2. Phương pháp tiến hành 27 Phần 4: KẾT QUẢ 33 4.1. Đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng khu vực nghiên cứu. 33
- iv 4.1.1. Đánh giá theo diện tích các loại rừng và đất lâm nghiệp phân theo mục đích sử dụng. 33 4.1.2. Đánh giá tài nguyên rừng theo loài và cấp tuổi. 37 4.2. Kết quả tìm hiểu các bước thực hiện cập nhật diễn biến tài nguyên rừng tại xã Quang Sơn -Huyện Đồng Hỷ 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
- v DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Xác định phân loại trạng thái rừng 28 Bảng 4.1. Đánh giá theo diện tích các loại rừng và đất lâm nghiệp phân theo mục đích sử dụng 34 Bảng 4.2. Đánh giá tài nguyên rừng theo loài và cấp tuổi 37 Bảng 4.3: xác định trạng thái loại đất loại rừng trước khi cập nhật diễn biến 38 Bảng 4.4: Tổng hợp các lô diễn biến rừng trồng và khai thác. 46
- vi DANH MỤC HÌNH Hình 4.1. Đánh giá theo diện tích các loại rừng và đất lâm nghiệp phân theo mục đích sử dụng. 33 Hình 4.2 Thông tin hành chính lô rừng trong FMRS. 41 Hình 4.3 Lựa chọn loại diễn biến rừng - khai thác. 42 Hình 4.4 Xác nhận thông tin lô rừng 42 Hình 4.5 Kiểm tra lô rừng sau khi cập nhật diễn biến rừng. 43 Hình 4.6 Lựa chọn loại diễn biến - trồng rừng. 43 Hình 4.7 Xác nhận thông tin lô rừng 44 Hình 4.8 kiểm tra thông tin lô rừng sau khi cập nhật rừng trồng. 45 Hình: 4.9: Bước 2: Đăng nhập tài khoản như hình 4.9 51 Hình 4.10: Bước 3: Giao diện cửa sổ báo cáo “diễn biến tài nguyên rừng’ 51
- 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Cập nhật diễn biến tài nguyên rừng tại Việt Nam hiện nay đã được ứng dụng các công nghệ tiên tiến trên thế giới, cụ thể là phần mềm FMRS. Từ năm 2014 đến nay, Tổng cục Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp &PTNT đã phối hợp với chính phủ Phần Lan để thực hiện dự án thông tin lâm nghiệp tại Việt Nam. Mục tiêu của dự án này nhằm giúp cơ quan quản lý rừng lưu trữ dữ liệu rừng, đất lâm nghiệp; theo dõi chi tiết những biến động của rừng, đất lâm nghiệp; cung cấp dữ liệu kiểm kê rừng, cung cấp thông tin cập nhật về tài nguyên rừng cùng với các diễn biến rừng và đất lâm nghiệp trên toàn quốc. Lực lượng kiểm lâm, cán bộ phụ trách lâm nghiệp các cấp chịu trách nhiệm cập nhật các dữ liệu vào hệ thống thông qua các thông tin diễn biến rừng tại địa bàn. Thời điểm này, Tổng cục Lâm nghiệp đã cơ bản tích hợp vào hệ thống cơ sở dữ liệu hiện trạng rừng, đất rừng trên toàn quốc, thay thế hoàn toàn việc quản lý, lưu trữ theo hồ sơ giấy như trước đây. Công tác cập nhật diễn biến tài nguyên rừng đòi hỏi sự cập nhật về thông tin, về chuyên môn kỹ thuật của cán bộ thực hiện và còn gặp nhiều khó khăn do những đặc thù của ngành lâm nghiệp nói chung. Để sinh viên có được kiến thức mới, hiểu biết các kỹ thuật tiên tiến, nên em tiến hành thực hiện đề tài “Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng công nghệ thông tin FMRS cập nhật diễn biến tài nguyên rừng tại xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”. 1.2. Mục tiêu của đề tài Khái quát về công tác ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là FMRS tại địa bàn.
- 2 Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng công nghệ thông tin, truy cập nhập diễn biến tài nguyên rừng tại xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Tham gia đo đạc thực tế, xây dựng bản đồ và hồ sơ diễn biến tài nguyên rừng tại xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên Rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình thực hiện ứng dụng GIS trong cập nhật diễn biến tài nguyên rừng và đất Lâm nghiệp. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1.Ý nghĩa trong học tập Giúp sinh viên củng cố kiến thức trên lớp vận dụng vào thực tiễn, tích lũy kinh nghiệm và kiến thức trong quá trình học tập, học hỏi và thực tế cùng cán bộ tại cơ sở giúp cho sinh viên nâng cao năng lực, hoàn thiện vốn hiểu biết để hoàn thành tốt công việc. Vận dụng các kiến thức đã học như lâm sinh, cây rừng, đo đạc, thống kê, điều tra rừng, quy hoạch lâm nghiệp, ứng dụng CNTT trong quản lý tài nguyên rừng vào thực tiến sản xuất. Đồng thời có khả năng sử dụng các dụng cụ trong quá trình giao đất lâm nghiệp như GPS, Mapinfo, QGIS. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn Đánh giá được thực trạng những khó khăn thuận lợi từ thực tiễn đến công tác cập nhật diễn biến tài nguyên rừng. Hiểu biết và nắm bắt được kỹ thuật cập nhật diễn biến tài nguyên rừng.
- 3 Phần 2 TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan khu vực thực tập 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường 2.1.1.1. vị trí địa lý Vị trí địa lý Xã Quang Sơn nằm ở phía tây huyện Đồng Hỷ, có vị trí địa lý: Phía đông giáp huyện Võ Nhai Phía tây giáp xã Tân Long Phía nam giáp thị trấn Sông Cầu và các xã Hóa Trung, Khe Mo Phía bắc giáp xã Tân Long. Xã Quang Sơn có diện tích 16,72 km2, dân số năm 2020 là 6.217 người, mật độ dân số đạt 372 người/km2. Quốc lộ 1B kết nối giữa hai tỉnh Lạng Sơn và Thái Nguyên đi qua phần phía nam của xã. Dòng chính của sông Cầu 2.1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa đạo Đất đai trên địa bàn xã gồm có đất phù sa không được bồi, đất phù sa ngòi suối, đất đỏ vàng, đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất vàng nhạt trên đá cát. Địa hình nói chung khá bằng phẳng mặc dù cũng có một vài ngọn núi, trong đó lớn nhất là núi nằm ven quốc lộ 1B mới. 2.1.1.3. Khí hậu thời tiết - Khí hậu mang những nét chung của khí hậu Đông Bắc Việt Nam, mùa đông lạnh ít mưa, mùa hè nắng ẩm mưa nhiều, xã Quang Sơn thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm 23,80C. - Nhiệt độ cao trung bình cao 350C - 370C (tháng 6 - tháng 8), nhiệt độ cao nhất là400C vào tháng 7, thường kèm theo mưa to. - Nhiệt độ trung bình thấp nhất của năm xuống dưới 100C (tháng 12 đến tháng 1),thấp nhất là tháng 1 nhiệt độ xuống
- 4 dưới 80C, có khi kèm theo sương muối. Gió: Hướng gió chủ đạo: Gió Đông Nam về mùa hè, gió Đông Bắc về mùa đông. Vận tốc gió trung bình 2m/s. Ngoài ra hàng năm vào mùa đông còn chịu ảnh hưởng khá mạnhcủa gió mùa đông bắc. Mưa: Lượng mưa trung bình năm từ 1600mm 1800mm. Mưa theo mùa, mùa mưa từtháng 4 đến tháng 9, lượng mưa tập trung chủ yếu vào từ cuối tháng 6 tháng 9, có đợt mưa kéo dài 2 - 3 ngày chiếm đến 70% lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Vào các tháng 1, 2 thường có mưa phùn và giá rét kéo dài do ảnh hưởng của các đợt gió mùa Đông Bắc. Lượng mưa mùa khô thấp chỉ khoảng 17-24 mm. * Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình 80 giờ 90%. Độ ẩm tháng cao nhất khoảng 90%, tháng thấp nhất 60%. * Nắng: Số giờ nắng trung bình 1.600 giờ 1.800 giờ/năm. Mùa hè khoảng 6-7tiếng/ngày, mùa đông 3-4 tiếng/ ngày. Xã Quang Sơn có diện tích 16,72 km2, dân số năm 2020 là 6.217 người, mật độ dân số đạt 372 người/km2. Quốc lộ 1B kết nối giữa hai tỉnh Lạng Sơn và Thái Nguyên đi qua phần phía nam của xã. Dòng chính của sông Cầu Lợi thế:- Với chế độ mưa, nhiệt và ánh sáng thuận lợi để trồng lúa nước, tạo điều kiện để nâng cao năng suất, sản lượng lương thực; tạo điều kiện cho nghề rừng phát triển. Xã có diện tích núi đá vôi chiếm 10% diện tích đất tự nhiên. * Khó khăn: - Quy mô phát triển chưa tương xứng với tiềm năng -Mạng lưới kết cấu hạ tầng thiếu đồng bộ -Nhu cầu đầu tư cho phát triển tất cả các lĩnh vực là rất lớn -Trình độ dân trí, đặc biệt là dân tộc thiểu số còn thấp
- 5 2.1.2. Kinh tế, xã hội 2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế Trên địa bàn xã có nhà máy xi măng Quang Sơn, đi vào hoạt động từ năm 2010, có công suất thiết kế 4.000 tấn clinker/ngày đêm, tương đương 1,51 triệu tấn xi măng/năm, tạo việc làm cho 400 lao động. Đây là một nhà máy có tỉ lệ nội địa hóa cao. Xã Quang Sơn được chia thành 7 xóm: Đồng Tâm, Đồng Thu, La Giang, Lân Dăm, Thống Nhất, Trung Sơn, Xuân Quang. Xã Quang Sơn với các điều kiện tự nhiên về khí hậu và sông ngòi, và các lang nghề truyền thống về trồng chè phát triển đem đến nhiều ích trong kinh tế. Xã hội phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Với lợi thế có quốc lộ 1B chạy qua, nhiều hộ dân trong xã đã phát triển mạnh loại hình dịch vụ, kinh doanh mang lại thu nhập cao. Toàn xã 42 doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động, 3 làng nghề truyền thống, 245 hộ kinh doanh cá thể Trong đó nổi bật các làng nghề, hợp tác xã như: Miến Việt Cường, Chè Sông Cầu, Văn Hữu Hiện, tỷ lệ hộ nghèo của xã còn 41 hộ (giảm 24 hộ so với năm 2010); thu nhập bình quân đầu người đạt 37 triệu người/năm (tăng 13 triệu đồng/người so với năm 2015). Cuối năm 2016, Quang Sơn là một trong những xã đầu tiên của huyện Đồng Hỷ về đích nông thôn mới. Hiện nay, khu hành chính mới của huyện Đồng Hỷ đang được xây dựng trên địa bàn xã Quang Sơn. Theo chương trình phát triển đô thị tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2035, đây cũng là một trong 6 xã trên địa bàn tỉnh được xúc tiến xây dựng đô thị loại V. Do vậy, thời gian qua, xã Quang Sơn đã triển khai nhiều giải pháp có trọng tâm, trong đó, tập trung vào việc thu hút các nguồn lực để đầu tư, xây dựng các công trình, dự án. Từ năm 2017 đến nay, trên địa bàn xã đã thu hút được 23 dự án, trong đó có một số dự án trọng điểm, như: Dự án đầu tư xây dựng công trình nâng
- 6 cấp đường Quang Sơn - Hòa Bình thành ĐT273; Khu dân cư xóm Tam Thái với diện tích quy hoạch trên 1ha; Khu dân cư Tân Thái diện tích 3,2ha; Khu dân cư Văn Hữu diện tích 2ha; Dự án trang trại sản xuất nông nghiệp sạch Bên cạnh đó, xã cũng tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan trong công tác tổ chức lập quy hoạch xây dựng, chủ động nắm bắt tình hình, nhằm tạo đồng thuận trong nhân dân để đẩy nhanh tiến độ các dự án. Bằng sự đoàn kết, nỗ lực, quyết tâm, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Quang Sơn đang từng bước biến vùng đất nông thôn nghèo khó khi xưa dần trở thành một đô thị phát triển sản xuất, xứng đáng với vai trò là trung tâm hành chính của huyện Đồng Hỷ. -Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất có sự khác biệt lớn giữa 3 ngành kinh tế, ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao nhất đạt 18,25%, ngành công nghiệp- xây dựng có tốc độ tăng cao thứ hai đạt mức 12,99%, cuối cùng là ngành –nông- lâm thủy sản tăng trưởng bình quân 4,81% năm. Số liệu thống kê cho thấy sự bứt phá mạnh mẽ về tăng trưởng của các ngành dịch vụ và ngành công nghiệp- xây dựng so với nghành nông nghiệp 2.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tỷ trọng của nghành công nghiệp trong tổng giá trị sản xuất tăng từ 47,25% năm 2012 lên 50,63% năm 2016. Tỷ trọng của nghành dịch vụ tăng từ 26,92% năm 2012 lên 29,49% năm 2016. Năm 2017 (sau chia tách địa giới hành chính) còn 23,73%. Tỷ trọng nghành nông- lâm -thủy sản giảm từ 25,83%(2012) xuống 19,88% (2016) tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp từ 74,17% năm 2012 lên 80,12% năm 2016. 2.1.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế - Nông, lâm nghiệp thủy sản:
- 7 Giá trị sản xuất nông_lâm_thủy sản theo giá hiện hành tiếp tục có sự gia tăng liên tục qua các năm, đạt mức 2.011 tỷ dồng vào năm 2016 và 1.652 tỷ đồng vào năm 2017 (số liệu sau chia tách). Giá trị sản xuất nông –lâm- thủy sản (giá so sánh năm 2010) năm 2016 đạt 1.168 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân thời kỳ 2012-2015 là 4,81% năm, năm 2017giá trị sản xuất là 1.188 tỷ dồng. Tốc dộ tăng bình quân cao nhất là nghành lâm nghiệp (25%/ năm) và nghành nông nghiệp đạt tốc độ bình quân thấp nhất (9,5%/năm), nghành thủy sản có tốc độ tăng 13%/năm. - Trồng trọt: Diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn xã ngày càng tăng do việc chuyển đổi diện tích đất chưa sủ dụng và 1 phần tích đất rừng nghèo diện: bên cạnh đó, việc đưa các cây trồng có giá trị kinh tế cao và có thị trường tiêu thụ vào sản xuất đã làm tăng hiệu quả trồng trọt trên 1 ha trên đất nông nghiệp, giá trị sản xuất sản phẩm trên 1ha đất nông nghiệp từ 62 triệu đồng/ha (2012) tăng lên 86 triệu đồng/ha (2016) bằng 95% mức trung bình toàn huyện. Năm 2017 sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, giá trị sản phẩm trên 1ha đất nông nghiệp trồng trọt ddatj 92 triệu đồng/ha. - Lâm nghiệp: Đất rừng sản xuất: diện tích 18.809,39 ha,chiếm 41,39% tổng diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở xã văn hán 5.851,73 ha; hợp tiến 3.733,09 ha, xã cây thị 2.995,44 ha, xã tân lợi 1.070,65 ha. Đất rừng phòng hộ: diện tích 5.143,55 ha, chiếm 11,93% tổng diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở xã văn lăng 3.45,00ha; xã tân long 1.356,57ha; xã cây thị 236,93 ha; xã hòa bình 171,56ha. - Chăn nuôi:
- 8 Năm 2016 giá trị sản xuất nghành chăn nuôi theo giá hiện hành đạt 920.694 triệu đông cao gấp 1,63 lần so với năm 2012 chiếm tỷ trọng 49,09% trong nghành nông nghiệp. Giai đoạn 2012-2016, nghành chăn nuôi đạt tốc độ tăng trưởng 17,1%/năm (nghành trồng trọt có tốc độ tăng là 1,8%). Đồng Hỷ phát triển chăn nuôi theo các mô hình trang trại chăn nuôi gà, lợn, trong đó chủ yếu là chăn nuôi gia công theo mô hình liên kết năm 2017 (sau khi điều chỉnh địa giới) đồng hỷ có 87 trang trại tăng 03 trang trại so với năm 2016, trong đó có 74 trang trại gà (chiếm 86% tổng số trang trại gà của huyện) 13 trại lợn,ngoài ra còn nhiều điểm gia trại quy mô nhỏ. Quy mô bình quân của các trang trại là 1,55ha/trang trại, tạo việc làm cho 338 lao động. 50,5% số trang trại của đồng hỷ có tổng vốn đầu tư dưới 2 tỷ, 18,1% số trang trại có vốn đầu tư từ 2-3 tỷ ; trang trại có vốn 3-4 tỷ chiếm 13,1% và trang trại có vốn trên 4 tỷ chiếm 18,1%. - Thủy sản: Thủy sản chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất toàn nghành nông lâm thủy sản nhưng dần dần đã trở thành 1 phân nghành sản xuất quan trọng trong nông nghiệp và bước đầu đã mang tính sản xuất hàng hóa tổng diện tích mặt nước cho nuôi trồng thủy sản không có sự thay đổi đáng kể, tăng từ 204ha năm 2012 lên 252ha năm 2016 tập trung chủ yếu ở Văn Hán, Khe Mo,sông cầu sản lượng thủy sản năm 2016 của toàn huyện là 422 tấn (2017 là 400 tấn) cao hơn 80 tấn so với năm 2012 trong đó 98% là thủy sản nuôi trồng. 2.1.2.4. Dân số, lao động - việc làm và thu nhập. • Dân số - Quy mô dân số: dân số trung bình của huyện đồng hỷ (sau chia tách) tính đến hết năm 2017 là 89.151 người chiếm 7,6% tổng dân số toàn tỉnh
- 9 (trước khi chia tách là 9,2%) mật độ dân số đạt 209 người/km2 năm 2017 thấp hơn nhiều mật độ dân số toàn tỉnh (toàn tỉnh 353 người/km2) dồng hỷ là 1 trong 3 huyện có dan số thấp nhất toàn tỉnh (huyện võ nhai 80 người/km2; định hóa là 172 người/km2) dan số phân bố không đều tập trung đông ở những nơi thuận tiện cho việc sinh hoạt, sản xuất,giao thông , xã có dân số đông nhất là Quang Sơn (839 người/km2) trại cau (602 người/km2) xã có mật độ dân số thấp nhất là văn lăng (77 người/km2). • Lao động và việc làm Nguồn lao động trẻ dồi dào chiếm đến 65% dân số. lực lượng lao dộng trong huyệ còn trẻ lao dộng dưới 45 tuổi chiếm 75%, đây là nguồn lao động trong thời kỳ sung sức, đáp ứng cho nhu cầu ngày càng phát triển của các nghành kinh tế xã hội. • Thu nhập và mức sống Thu nhập bình quân đầu người (giá hiện hành) năm 2017 45,79 triệu đồng. 2.2. Thực trạng ứng dụng công nghệ GIS tại việt nam GIS là một hệ thống thông tin địa lý là một tập hợp có tổ chức, bao gồm hệ thống phần cứng, phần mềm máy tính, dữ liệu địa lý và con người, được thiết kế nhằm mục đích nắm bắt, lưu trữ, cập nhật, điều khiển, phân tích, và hiển thị tất cả các dạng thông tin liên quan đến vị trí địa lý. Thành phần của gis: Phần cứng: bao gồm máy tính và các thiết bị ngoại vi. Phần mềm: là bộ não của hệ thống, phần mềm GIS rất đa dạng và có thể chia làm 3 nhóm (nhóm phần mềm quản đồ họa, nhóm phần mềm quản trị bản đồ và nhóm phần mềm quản trị, phân tích không gian). Dữ liệu: bao gồm dữ liệu không gian (Spatial data) và dữ liệu thuộc tính (Attributes). Dữ liệu không gian miêu tả vị trí địa lý của đối tượng trên bề mặt
- 10 Trái đất. Dữ liệu thuộc tính miêu tả các thông tin liên quan đến đối tượng, các thông tin này có thể được định lượng hay định tính. Các chính sách quản lý: một phần quan trọng để đảm bảo sự hoạt động liên tục và có hiệu quả của hệ thống phục vụ cho mục đích của người sử dụng. Con người: Trong GIS, thành phần con người là thành phần quan trọng nhất bởi con người tham gia vào mọi hoạt động của hệ thống GIS (từ việc xây dựng cơ sở dữ liệu, việc tìm kiếm, phân tích dữ liệu ). Có 2 nhóm người quan trọng là người sử dụng và người quản lý GIS. GIS có 5 chức năng chủ yếu: Thu thập dữ liệu: là công việc khó khăn và nặng nề nhất trong quá trình xây dựng một ứng dụng GIS. Các dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như dữ liệu đo đạc từ thực địa, dữ liệu từ các loại bản đồ, dữ liệu thống kê Thao tác dữ liệu: vì các dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn có định dạng khác nhau và có những trường hợp các dạng dữ liệu đòi hỏi được chuyển dạng và thao tác theo một số cách để tương thích với hệ thống. Ví dụ: các thông tin địa lý có giá trị biểu diễn khác nhau tại các tỷ lệ khác nhau (lớp dân cư trên bản đồ địa chính được thể hiện chi tiết hơn trong bản đồ địa hình). Trước khi các thông tin này được tích hợp với nhau thì chúng phải được chuyển về cùng một tỷ lệ (cùng mức độ chi tiết hoặc mức độ chính xác). Đây có thể chỉ là sự chuyển dạng tạm thời cho mục đích hiển thị hoặc cố định cho yêu cầu phân tích. Quản lý dữ liệu: là một chức năng quan trọng của tất cả các hệ thông tin địa lý. Hệ thống thông tin địa lý phải có khả năng điều khiển các dạng khác nhau của dữ liệu đồng thời quản lý hiệu quả một khối lượng lớn dữ liệu với một trật tự rõ ràng. Một yếu tố quan trọng của GIS là khả năng liên kết hệ thống giữa việc tự động hóa bản đồ và quản lý cơ sở dữ liệu (sự liên kết giữa
- 11 dữ liệu không gian và thuộc tính của đối tượng). Các dữ liệu thông tin mô tả cho một đối tượng bất kỳ có thể liên hệ một cách hệ thống với vị trí không gian của chúng. Sự liên kết đó là một ưu thế nổi bật của việc vận hành GIS. Hỏi đáp và phân tích dữ liệu: Khi đã xây dựng được một hệ thống cơ sở dữ liệu GIS thì người dùng có thể hỏi các câu hỏi đơn giản như: Thông tin về thửa đất: Ai là chủ sở hữu của mảnh đất?, Thửa đất rộng bao nhiêu m2? Tìm đường đi ngắn nhất giữa hai vị trí A và B? Thống kê số lượng cây trồng trên tuyến phố? Hay xác định được mật độ diện tích trồng cây xanh trong khu vực đô thị? GIS cung cấp khả năng hỏi đáp, tìm kiếm, truy vấn đơn giản “chỉ nhấn và nhấn” và các công cụ phân tích dữ liệu không gian mạnh mẽ để cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác, hỗ trợ ra quyết định cho những nhà quản lý và quy hoạch. Hiển thị dữ liệu: GIS cho phép hiển thị dữ liệu tốt nhất dưới dạng bản đồ hoặc biểu đồ. Ngoài ra còn có thể xuất dữ liệu thuộc tính ra các bảng excel, tạo các bản báo cáo thống kê, hay tạo mô hình 3D, và nhiều dữ liệu khác Ứng dụng của hệ thông tin địa lý GIS Môi trường ở mức đơn giản nhất là có thể dùng hệ thông tin địa lý GIS để đánh giá môi trường dựa vào vị trí và thuộc tính. Ứng dụng cao cấp hơn là chúng ta có thể sử dụng GIS để mô hình hóa các tiến trình xói mòn đất cũng như sự ô nhiễm môi trường dựa vào khả năng phân tích của GIS Khí tượng thủy văn hệ thông tin địa lý GIS có thể nhanh chóng đáp ứng phục vụ cho các công tác dự báo thiên tai lũ lụt cũng như các công tác dự báo vị trí của bão và các dòng chảy Nông nghiệp gis có thể phục vụ cho các công tác quản lý sử dụng đất, nghiên cứu về đất trồng, có thể kiểm tra được nguồn nước
- 12 Dịch vụ tài chính gis được ứng dụng trong việc xác định các chi nhánh mới của ngân hàng Y tế gis có thể dẫn đường nó có thể đưa ra được lộ trình giữa xe cấp cứu và bện nhân cần cấp cứu qua đó giúp xe cấp cứu có thể nhanh nhất đến với vị trí của bệnh nhân làm tăng cơ hội sống sót của người bện, ngoài ra nó còn được dùng trong nghiên cứu các dịch bệnh nó có thể phân tích nguyên nhân bùng phát và lan truyền của bệnh dịch Giao thông hệ thông tin địa lý GIS có thể được ứng dụng trong định vị trong vận tải hàng hóa, cũng như việc xác định lộ trình đường đi ngắn nhất, cũng như việc quy hoạch giao thông Quản lý tài nguyên rừng hiện nay việc quản lý tài nguyên rừng đang là một thách thức lớn, với gis các nhà quản lý có thể thực hiện điều này một cách dễ hơn như: kiểm kê trạng thái rừng hiện tại, kiểm kê trạng thái gỗ, thủy hệ, đánh giá về mùa vụ, chi phí vận chuyển hoặc điều kiện sống của các động vật hoang dã đang bị đe dọa. Gis có thể đánh giá các đặc điểm của một khu rừng dựa trên các điều kiện địa lý khác nhau. Nhờ đó có thể quan sát tương lai của các khu rừng dưới dạng bản đồ và số liệu phân tích, từ đó vạch ra chiến lược quản lý và phát triển các nguồn tài nguyên rừng sao cho đạt hiệu quả cao. Một số phần mềm GIS phổ biến hiện nay trong quản lý tài nguyên rừng. Giới thiệu chung về phần mềm QGIS QGIS (tên gọi trước đây là Quantum GIS) là một phần mềm GIS mã nguồn mở được bắt đầu xây dựng từ năm 2002 và được phát triển nhanh chóng với một cộng đồng phát triển lớn trên cơ sở tự nguyện. Đây là phần mềm tương đối mạnh và dễ sử dụng, chạy được trên các hệ điều hành: Windows, Mac OS X, Linux, BSD và Android và bao gồm các ứng dụng cho:
- 13 QGIS Desktop: Tạo lập, chỉnh sửa, hiển thị, phân tích và xuất bản thông tin địa không gian; QGIS Browser: Duyệt và xem nhanh dữ liệu và siêu dữ liệu cũng như kéo và thả dữ liệu từ kho dữ liệu này sang kho dữ liệu khác; QGIS Server: Xuất bản QGIS project với các lớp dữ liệu thông qua các dịch vụ WMS và WFS theo chuẩn OGC. Có khả năng kiểm soát lựa chọn các thuộc tính hoặc cách bố trí bản đồ và hệ tọa độ của những lớp dữ liệu khi xuất bản; QGIS Web Client: Cho phép dễ dàng xuất bản QGIS project lên Web với thư viện các kí hiệu, nhãn phong phú cũng các cách kết hợp các đối tượng để tạo bản đồ Web ấn tượng; QGIS on Android (beta!): Phiên bản thử nghiệm đang được hoàn thiện để sử dụng QGIS trên các thiết bị chạy Android. Giới thiệu chung về phần mềm MapInfo MapInfo (Pitney Bowes Software Inc. - là một giải pháp phần mềm GIS thân thiện với người sử dụng. Ngay từ đầu, hãng đã chủ trương xây dựng các phần mềm GIS có hiệu quả, với các chức năng phân tích không gian hữu ích cho các hoạt động kinh doanh, quản lý nhưng không cồng kềnh và không phức tạp hóa bởi những chức năng không cần thiết, giao diện đơn giản và dễ hiểu, đồng thời giá cả phải phù hợp với đại đa số người sử dụng. Phiên bản gần đây là MapInfo Professional 11 cũng vẫn duy trì truyền thống này - có thể chạy trên các hệ điều hành thông thường như Windows XP, Windows 2000, Windows NT+SP6, Windows 98 SE, Windows 2003 Server với Terminal Services và Citrix. ArcGIS là dòng sản phẩm hỗ trợ trong hệ thống thông tin địa lý (GIS) của ESRI. Tùy mức độ đăng ký bản quyền mà ArcGIS sẽ ở dạng ArcView,
- 14 ArcEditor, ArcInfo. Trong đó ArcInfo có chi phí bản quyền lớn nhất và nhiều chức năng nhất ENVI là phiên bản mới nhất của phần mềm chuyên dụng xử lý phân tích dữ liệu địa không gian được hãng EXELIS VIS (www.exelisvis.com/) phát hành ngày 29/9/2014 và Service Pack 1 (ENVI 5.2 SP1) được cập nhật ngày 17/2/2015 với 1 số tính năng bổ sung. ENVI cùng các mô-đun mở rộng (ACM, DEM, FX, Orthorectification & NITF) mang đầy đủ các tính năng của các phiên bản trước đó với giao diện thân thiện, dễ sử dụng và được nâng cấp thêm nhiều các tính năng mới, đồng thời cũng hoàn thiện (bug fix) những tính năng cũ, mở rộng hơn khả năng phân tích và xử lý các dữ liệu địa không gian / ảnh viễn thám. MicroStation là một phần mềm giúp thiết kế (CAD) được sản xuất và phân phối bởi Bentley Systems HYPERLINK " "[1]. MicroStation có môi trường đồ họa rất mạnh cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ họa thể hiện các yếu tố bản đồ. MicroStation còn được sử dụng để là nền cho các ứng dụng khác như: Famis, Geovec, Irasb, MSFC, Mrfclean, Mrfclean và eTools, eMap (tập hợp các giải pháp xử lý bản đồ địa hình, địa chính của công ty [eK]) chạy trên đó. Các công cụ của MicroStation được sử dụng để số hóa các đối tượng trên nền ảnh raster, sửa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ. MicroStation còn cung cấp cung cụ nhập, xuất dữ liệu đồ họa từ phần mềm khác qua các file (.dxf) hoặc (.dwg). Đặc biệt, trong lĩnh vực biên tập và trình bày bản đồ, dựa vào các tính năng mở của MicroStation cho phép người sử dụng tự thiết kế các ký hiệu dạng điểm, dạng đường, dạng pattern và rất nhiều các phương pháp trình bày bản đồ được coi là khó sử dụng đối với một số phần mềm khác
- 15 (MapInfo, AutoCAD, CorelDraw, Adobe Freehand ) lại được giải quyết một cách dễ dàng trong MicroStation. Ngoài ra, các file dữ liệu của các bản đồ cùng loại được tạo dựa trên nền một file chuẩn (seed file) được định nghĩa đầy đủ các thông số toán học bản đồ, hệ đơn vị đo được tính theo giá trị thật ngoài thực địa làm tăng giá trị chính xác và thống nhất giữa các file bản đồ Phần mềm được ứng dụng cho thu thập hình ảnh, lưu trữ và phân tích các loại thông tin không gian, hỗ trợ tất cả các loại định dạng dữ liệu ảnh và số hóa, các công cụ ứng dụng mở rộng cho việc khai thác dữ liệu địa lý công cụ truy vấn, hiển thị phân tích thông tin không gian Phần mềm được phát triển bởi hiệp hội gvSIG, viết bằng ngôn ngữ Java, chạy trên hệ điều hành Windows, Linux, Mac OS. Vì GIS được thiết kế như một hệ thống chung để quản lý dữ liệu không gian, nó có rất nhiều ứng dụng trong việc phát triển đô thị và môi trường tự nhiên như là: quy hoạch đô thị, quản lý nhân lực, nông nghiệp, điều hành hệ thống công ích, lộ trình, nhân khẩu, bản đồ, giám sát vùng biển, cứu hoả và bệnh tật. Trong phần lớn lĩnh vực này, GIS đóng vai trò như là một công cụ hỗ trợ quyết định cho việc lập kế hoạch hoạt động. FMRS là phần mềm cập nhật diễn biến tài nguyên rừng do dự án phát triển hệ thống thông tin địa lý ngành lâm nghiệp tại Việt Nam hỗ trợ Tổng cục Lâm nghiệp xây dựng do chính phủ Việt Nam và chính phủ Phần Lan tài trợ. Diễn biến tài nguyên rừng là sự thay đổi trạng thái rừng hay lâm phần rừng do các nguyên nhân: Chuyển đổi mục đích sử dụng đất; Khai thác; Cháy rừng; tác động lâm sinh. Mục đích, yêu cầu của Phần mềm cập nhật diễn biến rừng: Phần mềm cập nhật diễn biến rừng (sau đây gọi là FMRS) được xây dựng để phục vụ công tác cập nhật diễn biến rừng; chi trả dịch vụ môi trường
- 16 rừng và quản lý rừng trên toàn quốc. Phần mềm cho phép người dùng cập nhật diễn biến trạng thái của lô rừng, đồng bộ kết quả cập nhật lên hệ thống dữ liệu trung tâm trong máy chủ của Tổng cục Lâm nghiệp, đồng thời có thể kết xuất báo cáo, bản đồ hiện trạng rừng của các cấp xã, huyện, tỉnh và toàn quốc. Yêu cầu của FMRS là người dùng có thể cập nhật diễn biến của lô rừng, đồng bộ dữ liệu, kết xuất các báo, bản đồ ở bất kỳ thời điểm nào trong năm để phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và báo cáo cuối năm dùng cho việc công bố hiện trạng rừng của các cấp xã, huyện, tỉnh cũng như toàn quốc. 2.3. Cơ sở pháp lý cập nhật diễn biến tài nguyên rừng. Thông tư 33 Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thông tư này quy định chi tiết về nội dung điều tra, kiểm kê rừng; phương pháp, quy trình điều tra, kiểm kê rừng và theo dõi diễn biến rừng. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có hoạt động liên quan đến điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng. Trong Thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Bản đồ phục vụ kiểm kê là sản phẩm trung gian, thể hiện ranh giới, vị trí, hiện trạng rừng được xây dựng trong quá trình kiểm kê rừng. 2. Chủ rừng nhóm I gồm các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư. 3. Chủ rừng nhóm II gồm các chủ rừng là tổ chức. 4. Đường phát thải tham chiếu rừng là đường chuẩn để tính lượng giảm phát thải các-bon do mất rừng và suy thoái rừng.
- 17 5. Đường tham chiếu rừng là đường chuẩn để tính lượng tăng hấp thụ các- bon từ các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng. 6. Hệ thống số liệu điều tra gốc là các phiếu, biểu ghi chép số liệu thực tế trong quá trình điều tra rừng. 7. Lô kiểm kê rừng là một đơn vị đồng nhất về trạng thái, thuộc một chủ rừng, có diện tích tối thiểu là 0,3 ha để kiểm kê rừng, thống kê rừng và lập hồ sơ quản lý rừng. Trường hợp diện tích của một chủ quản lý riêng biệt nhỏ hơn 0,3 ha, thì diện tích lô kiểm kê tối thiểu bằng diện tích của chủ quản lý. 8. Lô trạng thái rừng là đơn vị diện tích rừng tương đối đồng nhất về nguồn gốc hình thành, điều kiện lập địa, thành phần loài cây và trữ lượng. 9. Ô tiêu chuẩn điều tra rừng là một diện tích rừng được xác định để thực hiện các phương pháp thu thập thông tin đại diện cho khu vực điều tra. 10. Rừng cây lá rộng là rừng có các loài cây gỗ lá rộng chiếm trên 75% số cây. 11. Rừng cây lá kim là rừng có các loài cây lá kim chiếm trên 75% số cây. 12. Rừng cau dừa là rừng có thành phần chính là các loài họ cau chiếm trên 75% số cây. 13. Rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim là rừng có các loài cây gỗ lá rộng và cây lá kim với tỷ lệ hỗn giao theo số cây mỗi loại từ 25% đến 75%. 14. Rừng hỗn giao gỗ - tre nứa là rừng có độ tàn che của các loài cây gỗ chiếm từ 50% độ tàn che của rừng trở lên. 15. Rừng hỗn giao tre nứa - gỗ là rừng có độ tàn che của các loài tre, nứa chiếm trên 50% độ tàn che của rừng. 16. Rừng lá rộng thường xanh là rừng có các loài cây gỗ, lá rộng, xanh quanh năm chiếm trên 75% số cây. 17. Rừng lá rộng rụng lá là rừng có các loài cây gỗ, rụng lá toàn bộ theo mùa chiếm trên 75% số cây.
- 18 18. Rừng lá rộng nửa rụng lá là rừng có các loài cây gỗ thường xanh và cây rụng lá theo mùa với tỷ lệ hỗn giao theo số cây mỗi loại từ 25% đến 75%. 19. Rừng tre nứa là rừng có thành phần chính là các loài cây thuộc phân họ tre nứa chiếm 75% số cây trở lên. Nhiệm vụ điều tra rừng theo chuyên đề, bao gồm: điều tra diện tích rừng; điều tra trữ lượng rừng; điều tra cấu trúc rừng; điều tra tăng trưởng rừng; điều tra tái sinh rừng; điều tra lâm sản ngoài gỗ; điều tra lập địa; điều tra đa dạng hệ sinh thái rừng; điều tra hệ thực vật rừng; điều tra hệ động vật rừng có xương sống; điều tra côn trùng rừng và sâu, bệnh hại rừng. Quy trình điều tra rừng theo chuyên đề: a) Công tác chuẩn bị, bao gồm: xây dựng đề cương và dự toán kinh phí; chuẩn bị vật liệu và trang thiết bị cần thiết; thu thập và xử lý ảnh, bản đồ, tài liệu liên quan; xác định dung lượng mẫu cần thiết theo nội dung điều tra; thiết kế hệ thống mẫu điều tra trên bản đồ; b) Điều tra thực địa, bao gồm: thiết lập mẫu điều tra trên thực địa; thu thập số liệu, mẫu vật trên các mẫu điều tra; điều tra bổ sung các lô trạng thái rừng xây dựng bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ chuyên đề khác (nếu có); kiểm tra, giám sát và nghiệm thu chất lượng điều tra thực địa; c) Xử lý, tính toán nội nghiệp, bao gồm: biên tập, hoàn thiện bản đồ hiện trạng rừng và bản đồ chuyên đề (nếu có); lựa chọn phần mềm, phương pháp thống kê toán học và xử lý, tính toán diện tích rừng, các chỉ tiêu chất lượng rừng, lập địa, đa dạng sinh học; phân tích, tổng hợp, viết báo cáo kết quả điều tra rừng và các báo cáo chuyên đề; kiểm tra, nghiệm thu chất lượng thành quả điều tra rừng theo chuyên đề. Tổ chức điều tra rừng theo chuyên đề: a) Tổ chức điều tra rừng theo chuyên đề thực hiện theo quy định của pháp luật;
- 19 b) Cơ quan quyết định các dự án điều tra rừng theo chuyên đề có trách nhiệm phê duyệt và công bố kết quả điều tra. Nội dung điều tra diện tích rừng: a) Điều tra diện tích rừng tự nhiên nguyên sinh, rừng tự nhiên thứ sinh; b) Điều tra diện tích rừng núi đất, rừng núi đá, rừng trên đất ngập nước và rừng trên cát; c) Điều tra diện tích rừng trồng theo loài cây, cấp tuổi; d) Điều tra diện tích khoanh nuôi tái sinh, diện tích mới trồng chưa thành rừng, diện tích khác đang được sử dụng để bảo vệ phát triển rừng; đ) Điều tra diện tích các trạng thái rừng theo chủ rừng và theo đơn vị hành chính. Nội dung điều tra trữ lượng rừng: a) Điều tra trữ lượng gỗ của rừng tự nhiên và rừng trồng; b) Điều tra trữ lượng tre nứa của rừng tự nhiên và rừng trồng; c) Điều tra trữ lượng gỗ và trữ lượng tre nứa của rừng hỗn giao gỗ - tre nứa và rừng hỗn giao tre nứa - gỗ. Nội dung điều tra cấu trúc rừng: a) Chỉ tiêu bình quân lâm phần, bao gồm: đường kính ở vị trí 1,3 m, chiều cao vút ngọn, tiết diện ngang, trữ lượng; b) Cấu trúc tổ thành rừng; c) Cấu trúc mật độ cây rừng; d) Cấu trúc tầng tán rừng; đ) Độ tàn che của rừng; e) Phân bố số cây theo đường kính; g) Phân bố số cây theo chiều cao; h) Tương quan giữa chiều cao với đường kính.
- 20 Điều tra tái sinh rừng Nội dung điều tra tái sinh rừng: a) Tên các loài cây tái sinh; b) Chiều cao cây tái sinh; c) Nguồn gốc cây tái sinh; d) Mật độ cây tái sinh; đ) Tổ thành cây tái sinh; e) Mức độ phân bố cây tái sinh; g) Chất lượng cây tái sinh; h) Quan hệ cây tái sinh với tầng cây gỗ; i) Tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng. Điều tra lâm sản ngoài gỗ Nội dung điều tra lâm sản ngoài gỗ: a) Các sản phẩm có sợi, bao gồm: các loài cây tre, nứa, song, mây, lá và thân cây có sợi và các loại cỏ; b) Các sản phẩm làm thực phẩm có nguồn gốc thực vật, bao gồm: thân, chồi, rễ, củ, lá, hoa, quả, quả hạch, gia vị, hạt có dầu và nấm; c) Các sản phẩm làm thuốc và mỹ phẩm có nguồn gốc từ thực vật; d) Các sản phẩm chiết xuất, bao gồm: nhựa, nhựa dầu, nhựa mủ, ta nanh và thuốc nhuộm, dầu béo và tinh dầu; đ) Các sản phẩm khác ngoài gỗ. Điều tra lập địa Nội dung điều tra lập địa: a) Điều tra lập địa cấp 1; b) Điều tra lập địa cấp 2; c) Điều tra lập địa cấp 3; d) Điều tra đất rừng;
- 21 đ) Mức độ chi tiết các chỉ tiêu điều tra lập địa cấp 1, cấp 2, cấp 3 và đất rừng theo quy định tại Biểu số 23 Phụ lục II kèm theo Thông tư này. Nội dung điều tra cây cá lẻ: a) Điều tra hình dạng thân cây, bao gồm: hình số thường và hình số tự nhiên của thân cây; b) Điều tra cây ngả hoặc bộ phận thân cây, bao gồm: đường kính, chiều dài (hoặc chiều cao) thân cây và thể tích cây (có vỏ, không vỏ); c) Điều tra cây đứng, bao gồm: đường kính thân tại vị trí 1,3 m, đường kính gốc, đường kính tán, chiều cao vút ngọn, chiều cao dưới cành, thể tích cây (có vỏ, không vỏ) và phẩm chất cây; d) Điều tra gốc chặt, bao gồm: đường kính và chiều cao. Điều tra đa dạng hệ sinh thái rừng Nội dung điều tra đa dạng hệ sinh thái rừng: a) Điều tra diện tích các kiểu thảm thực vật rừng; b) Điều tra đặc trưng cơ bản của hệ sinh thái rừng, bao gồm các nhóm yếu tố: động vật rừng, thực vật rừng, địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn và yếu tố tác động của con người; c) Điều tra cấu trúc các hệ sinh thái khác, bao gồm: mặt nước tự nhiên và nhân tạo, trảng cỏ, cây bụi và các sinh cảnh khác. Điều 19. Điều tra đa dạng thực vật rừng Nội dung điều tra đa dạng thực vật rừng: a) Điều tra thành phần thực vật rừng, bao gồm: thực vật bậc cao có mạch và thực vật chưa có mạch; b) Xây dựng danh lục các loài thực vật rừng; c) Xác định yếu tố địa lý thực vật rừng; d) Xác định dạng sống thực vật rừng; đ) Xác định công dụng của thực vật rừng;
- 22 e) Điều tra phân bố các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Điều tra đa dạng động vật rừng có xương sống Nội dung điều tra đa dạng động vật rừng có xương sống: a) Điều tra, xây dựng danh lục thú; b) Điều tra, xây dựng danh lục chim; c) Điều tra, xây dựng danh lục bò sát, lưỡng cư; d) Điều tra, xây dựng danh lục cá; đ) Điều tra quần thể, phân bố và xây dựng danh lục các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm. Điều tra côn trùng rừng và sâu, bệnh hại rừng 1. Nội dung điều tra côn trùng rừng và sâu, bệnh hại rừng: a) Điều tra côn trùng rừng, bao gồm: thành phần loài, mật độ, phân bố; b) Xây dựng danh lục côn trùng rừng; c) Xây dựng danh lục các loài côn trùng rừng nguy cấp, quý, hiếm; d) Điều tra và dự báo sâu, bệnh hại rừng; đ) Thu thập mẫu tiêu bản côn trùng rừng và sâu, bệnh hại rừng. Nhiệm vụ, quy trình và tổ chức điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ 1. Nhiệm vụ điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ Theo mục tiêu và yêu cầu quản lý, các nhiệm vụ điều tra rừng theo chu kỳ được xác định cụ thể như sau: a) Điều tra diện tích rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Thông tư này; b) Điều tra trữ lượng rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 11 của Thông tư này; điều tra trữ lượng lâm sản ngoài gỗ theo quy định tại các khoản 1 Điều 15 của Thông tư này; điều tra trữ lượng các-bon theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 22 Thông tư này;
- 23 c) Điều tra cấu trúc rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 12 của Thông tư này; d) Điều tra tăng trưởng rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 13 của Thông tư này; đ) Điều tra tái sinh rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Thông tư này; e) Điều tra cấu trúc cây bụi, thảm tươi; g) Điều tra lập địa theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 16 Thông tư này; h) Điều tra đang dạng hệ sinh thái theo quy định tại khoản 1 Điều 18 của Thông tư này; i) Điều tra đa dạng thực vật rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Thông tư này; k) Điều tra đa dạng động vật rừng có xương sống theo quy định tại khoản 1 Điều 20 của Thông tư này; l) Điều tra côn trùng rừng và sâu bệnh hại rừng theo quy định tại khoản khoản 1 Điều 21 của Thông tư này. 2. Quy trình điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ: a) Công tác chuẩn bị, bao gồm: xây dựng đề cương và lập kế hoạch điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ; xây dựng và ban hành các biện pháp kỹ thuật thực hiện; chuẩn bị vật liệu và trang thiết bị cần thiết; thu thập dữ liệu điều tra, đánh giá rừng chu kỳ trước; thiết kế hệ thống chùm ô và ô định vị sinh thái rừng trên bản đồ; giải đoán ảnh vệ tinh xây dựng bản đồ hiện trạng rừng; b) Điều tra thực địa, bao gồm: thiết lập chùm ô và ô định vị sinh thái rừng trên thực địa; thu thập số liệu, mẫu vật trên chùm ô và ô định vị; điều tra
- 24 bổ sung xây dựng bản đồ trạng thái rừng xây dựng bản đồ hiện trạng rừng; kiểm tra, giám sát và nghiệm thu chất lượng điều tra thực địa; c) Xử lý, tính toán nội nghiệp, bao gồm: biên tập, hoàn thiện bản đồ hiện trạng rừng; lựa chọn phần mềm, phương pháp thống kê toán học và xử lý, tính toán diện tích rừng, các chỉ tiêu chất lượng rừng, lập địa, đa dạng sinh học; phân tích, tổng hợp, viết các báo cáo kết quả điều tra rừng theo chu kỳ; kiểm tra, nghiệm thu chất lượng thành quả điều tra rừng theo chu kỳ; d) Thiết lập và cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ. 3. Tổ chức điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ: a) Tổng cục Lâm nghiệp trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt chủ trương đầu tư, đề cương và dự toán kinh phí thực hiện điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ trên phạm vi cả nước; b) Cơ quan chuyên môn được giao nhiệm vụ thực hiện các nội dung kỹ thuật theo phương pháp được quy định tại Điều 24 của Thông tư này; c) Tổng cục Lâm nghiệp giám sát quá trình thực hiện, nghiệm thu kết quả thực hiện hằng năm; hoàn thiện hồ sơ trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt sau khi kết thúc chu kỳ điều tra; d) Chu kỳ điều tra và việc công bố kết quả điều tra theo quy định tại khoản 2 Điều 33 của Luật Lâm nghiệp. Nhiệm vụ và yêu cầu theo dõi diễn biến rừng Nhiệm vụ theo dõi diễn biến rừng: a) Theo dõi diễn biến diện tích theo trạng thái rừng; b) Theo dõi diễn biến diện tích theo chủ rừng; c) Theo dõi diễn biến diện tích theo mục đích sử dụng rừng; d) Theo dõi diễn biến diện tích rừng theo các nguyên nhân. Yêu cầu theo dõi diễn biến rừng:
- 25 a) Sử dụng kết quả kiểm kê rừng được tích hợp vào cơ sở dữ liệu theo dõi diễn biến rừng trung tâm đặt tại Tổng cục Lâm nghiệp (gọi tắt là Dữ liệu trung tâm) làm dữ liệu gốc để thực hiện theo dõi diễn biến rừng hằng năm. Dữ liệu công bố năm trước là cơ sở dữ liệu thực hiện theo dõi diễn biến rừng năm sau; b) Sử dụng Phần mềm cập nhật diễn biến rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành; b) Sử dụng các thiết bị, dụng cụ đo vẽ, cập nhật cần thiết, bao gồm: máy vi tính cá nhân, máy định vị vệ tinh, máy tính bảng để khoanh vẽ các lô rừng có biến động. Trách nhiệm của chủ rừng Thực hiện kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng và phối hợp với các cơ quan chuyên môn trong quá trình thực hiện. Trách nhiệm của các cơ quan Tổng cục Lâm nghiệp: a) Xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc và các dự án điều tra chuyên đề; b) Hướng dẫn, kiểm tra các địa phương thực hiện điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng; tổng hợp kết quả điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng và diện tích chưa có rừng trên toàn quốc. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: a) Xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án điều tra, kiểm kê rừng trên địa bàn tỉnh; b) Tổ chức thực hiện theo dõi diễn biến rừng, trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công bố hiện trạng rừng hằng năm trên địa bàn tỉnh và báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- 26 c) Hướng dẫn, kiểm tra, việc điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng ở địa phương, tổng hợp kết quả điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng và diện tích chưa có rừng cấp tỉnh. Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh: a) Tổ chức triển khai, hướng dẫn chuyên môn kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng cho Hạt Kiểm lâm cấp huyện và các chủ rừng; b) Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tại khoản 4 Điều này, nếu trên địa bàn không thành lập Hạt Kiểm lâm; c) Quản lý, lưu trữ hồ sơ, cơ sở dữ liệu rừng cấp tỉnh. Hạt Kiểm lâm cấp huyện: a) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng trên địa bàn huyện; b) Tổng hợp kết quả kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng, báo cáo Chi cục Kiểm lâm tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện; c) Quản lý, lưu trữ hồ sơ và cơ sở dữ liệu rừng cấp huyện.
- 27 Phần 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 3.1. Nội dung của đề tài Đánh giá thực trạng tài nguyên rừng tại xã Quang Sơn -Huyện Đồng Hỷ. Trình tự các bước thực hiện việc cập nhật diễn biến tài nguyên rừng; đánh giá biến động trạng thái tài nguyên rừng sau khi cập nhật. Rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai khi cập nhật diễn biến tài nguyên rừng tại thôn xã Quang Sơn -Huyện Đồng Hỷ. 3.1.1. Đối tượng Các bước thực hiện cập nhật diễn biến tài nguyên rừng 3.1.2. Phạm vi thực hiện Tìm hiểu và tiến hành thực hiện tiến trình cập nhật diễn biến tài nguyên rừng xã Quang Sơn -Huyện Đồng Hỷ. 3.1.3. Thời gian thực hiện Thời gian thực tập từ 16/04/2019_16/8/2019 3.2. Phương pháp tiến hành Bước 1. Chuẩn bị - Sơ bộ điều tra, tiến hành các thủ tục để tiến hành đo đếm diện tích, xác định trạng thái rừng/loại đất loại rừng để cập nhật vào cơ sở dữ liệu (cấp cơ sở) - Thu thập các tài liệu liên quan: - Chuẩn bị dụng cụ kỹ thuật, văn phòng phẩm và các tài liệu liên quan - Tiến hành họp thôn Bước 2. Xác định đặc điểm rừng để cập nhật a) Xác định vị trí, ranh giới khu rừng
- 28 - Vị trí khu rừng giao được xác định bằng tên đơn vị hành chính (xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) và tên tiểu khu, khoảnh, lô rừng. - Sử dụng bản đồ đó đối chiếu với thực địa để xác định tên tiểu khu, khoảnh, lô rừng - Bản đồ dùng để xác định vị trí, ranh giới khu rừng có diễn biến sử dụng bản đồ địa hình hệ VN 2000 do ngành tài nguyên và môi trường cung cấp. Tuỳ theo quy mô về diện tích khu rừng giao để sử dụng một trong các bản đồ có tỷ lệ 1/5.000, 1/10.000. b) Xác định, phân loại trạng thái rừng - Lô rừng khi cập nhật phải xác định được trạng thái của lô rừng đó. Trong một lô có thể có những trạng thái rừng khác nhau, nhưng diện tích của một trạng thái nào đó trong lô không được nhỏ hơn diện tích tối thiểu quy định về việc phân lô theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Việc phân loại hiện trạng rừng thực hiện theo hướng dẫn về cập nhật diễn biến tài nguyên rừng do Tổng cục Lâm nghiệp phát hành. Bảng 3.1. Xác định phân loại trạng thái rừng ĐẤT CÓ RỪNG Cách phân loại Trạng thái Rừng nguyên Sinh Rừng tự Rừng phục hồi nhiên Rừng thứ sinh Rừng sau K. thác Phân loại rừng Rừng trồng mới trên theo nguồn gốc đất chưa có rừng hình thành Rừng trồng Rừng trồng lại sau khi khai thác rừng trồng đã có
- 29 ĐẤT CÓ RỪNG Cách phân loại Trạng thái Rừng tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã khai thác Rừng núi đất Rừng núi Phân loại rừng đá theo điều kiện lập Rừng ngập mặn Rừng ngập địa Rừng trên đất phèn nước Rừng ngập nước ngọt Rừng trên đất cát Rừng lá rộng Phân loại rừng Rừng gỗ Rừng cây lá rộng thường xanh theo loài cây Rừng lá rộng rụng lá Rừng lá rộng nửa rụng lá Rừng cây lá kim Rừng hỗn giao cây lá rộng + cây lá kim Rừng tre nứa Rừng cau dừa Rừng hỗn
- 30 ĐẤT CÓ RỪNG Cách phân loại Trạng thái giao gỗ và tre nứa Trữ lượng cây Rừng rất giàu đứng trên 300 m3/ha Trữ lượng cây Rừng giàu đứng từ 201- 300 m3/ha Trữ lượng cây Rừng trung bình đứng từ 101 - 200 Đối với m3/ha rừng gỗ Phân loại rừng Trữ lượng cây theo trữ lượng Rừng nghèo đứng từ 10 đến 100 m3/ha Rừng gỗ đường kính bình quân < 8 Rừng chưa có trữ cm, trữ lượng cây lượng đứng dưới 10 m3/ha Đối với Rừng được phân theo rừng tre loài cây, cấp đường nứa: kính và cấp mật độ Đất có rừng trồng chưa thành rừng Đất trống có cây gỗ tái sinh 2. ĐẤT CHƯA CÓ RỪNG Đất trống không có cây gỗ tái sinh Núi đá không cây
- 31 c) Xác định diện tích khu rừng có diễn biến - Đo diện tích: sử dụng bản đồ VN2000 (tỷ lệ 1/10.000), bằng phương pháp chuyên gia kết hợp máy định vị GPS để tiến hành đo đạc xác định ranh giới các lô đất, lô rừng ngoài thực địa. - Quá trình đo tại thực địa, tiến hành đánh dấu điểm đo bằng sơn đỏ trên vật liệu bền vững (đá tảng, gốc cây lớn hoặc đống cọc gỗ), ghi toạ độ điểm. - Sự tham gia của người dân, chủ rừng kết hợp tổ công tác và cán bộ đo đạc đến vị trí lô rừng mình đang quản lý. Đi một vòng khép kín quanh lô rừng đó. Cán bộ đo đạc sử dụng máy GPS cầm tay đo diện tích quanh lô, với mỗi điểm đo tiến hành vạch sơn lên vật liệu bền vững, thể hiện ranh giới với chủ rừng khác. Lưu ý khi tiến hành đo đạc diện mỗi lô rừng bắt buộc phải có chủ rừng của các lô rừng giáp ranh đi cùng, nhằm tránh trường hợp sảy ra tranh chấp ranh giới. d) Xác định trữ lượng rừng - Trữ lượng rừng (lâm phần) là tổng thể tích gỗ, hoặc số cây tre nứa trong lâm phần và thường được tính theo đơn vị m3/ha hoặc số cây/ha. - Đối với rừng chưa đủ tiêu chuẩn đo tính trữ lượng (Đường kính ở vị trí ngang ngực D1.3 (tính từ mặt đất lên) 5cm). - Trữ lượng rừng phải được xác định chi tiết đến từng lô riêng biệt
- 32 Bước 3. Tiếp nhận và xét duyệt hồ sơ * Phương pháp xử lý nội nghiệp - Thực hiện các bước chuyển dữ kiệu từ GPS vào máy tính - Sử dụng phầm mềm FMRS thực hiện thao tác cập nhật diễn biến tài nguyên rừng. - Thực hiện các chuyên môn sử lý số liệu, thông kê và xây dựng bản đồ Bước4: Báo cáo cáo cập nhật diễn biến tài nguyên rừng. - Sử dụng công cụ “ báo cáo” trong FMRS để tổng hợp số liệu, xuất dữ liệu. - Xây dựng bản đồ diễn biến tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu.
- 33 Phần 4 KẾT QUẢ 4.1. Đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng khu vực nghiên cứu. 4.1.1. Đánh giá theo diện tích các loại rừng và đất lâm nghiệp phân theo mục đích sử dụng. BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG RỪNG THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG XÃ QUANG SƠN,HUYỆN ĐỒNG HỶ,TỈNH THÁI NGUYÊN Hình 4.1. Đánh giá theo diện tích các loại rừng và đất lâm nghiệp phân theo mục đích sử dụng. Nguồn: số liệu do Hạt kiểm lâm Đồng Hỷ cung cấp (2019)
- 34 Bảng 4.1. Đánh giá theo diện tích các loại rừng và đất lâm nghiệp phân theo mục đích sử dụng Đơn vị tính: ha Diện tích Tổng diện Chức năng rừng, Rừng Diện rừng tích 3 loại Tổng phân loại chính ngoài đất Phân loại tích thay rừng và diện tích (malr3) Mã quy hoạch rừng rừng đổi diện tích 3 loại cho lâm đầu kỳ ngoài quy rừng Rừng Rừng Rừng nghiệp hoạch đặc phòng sản dụng hộ xuất Tổng diện tích rừng và rừng trồng mới 411,11 -0,41 410,70 227,25 0,00 0,00 227,25 183,45 chưa thành rừng I. RỪNG PHÂN THEO 1100 367,69 0,00 367,69 209,01 0,00 0,00 209,01 158,68 NGUỒN GỐC 1- Rừng tự 1110 7,59 0,00 7,59 4,36 0,00 0,00 4,36 3,23 nhiên - Rừng nguyên 1111 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 sinh - Rừng thứ 1112 7,59 0,00 7,59 4,36 0,00 0,00 4,36 3,23 sinh 2.Rừng trồng 1120 360,10 0,00 360,10 204,65 0,00 0,00 204,65 155,45 - Rừng trồng mới trên đất 1121 335,44 -7,40 328,04 187,94 0,00 0,00 187,94 140,10 chưa từng có rừng - Trồng lại trên đất đã 1122 17,98 0,00 17,98 12,77 0,00 0,00 12,77 5,21 từng có rừng - Tái sinh chồi 1123 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 từ rừng trồng II. RỪNG PHÂN THEO 1200 367,69 0,00 367,69 209,01 0,00 0,00 209,01 158,68 ĐIỀU KIỆN LẬP ĐỊA 1. Rừng trên 1210 367,69 0,00 367,69 209,01 0,00 0,00 209,01 158,68 núi đất 2. Rừng trên 1220 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 núi đá 3. Rừng trên 1230 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 đất ngập nước - Rừng ngập 1231 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00
- 35 mặn - Rừng trên 1232 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 đất phèn - Rừng ngập 1233 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 nước ngọt 4. Rừng trên 1240 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 cát III. RỪNG TN PHÂN 1300 7,59 0,00 7,59 4,36 0,00 0,00 4,36 3,23 THEO LOÀI CÂY 1. Rừng gỗ 1310 7,03 0,00 7,03 3,80 0,00 0,00 3,80 3,23 - Rừng gỗ lá rộng TX hoặc 1311 7,03 0,00 7,03 3,80 0,00 0,00 3,80 3,23 nửa rụng lá - Rừng gỗ lá 1312 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 rộng rụng lá - Rừng gỗ lá 1313 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 kim - Rừng gỗ hỗn giao lá rộng và 1314 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 lá kim 2. Rừng tre 1320 0,56 0,00 0,56 0,56 0,00 0,00 0,56 0,00 nứa - Nứa 1321 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 - Vầu 1322 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 - Tre/luồng 1323 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 - Lồ ô 1324 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 - Các loài 1325 0,56 0,00 0,56 0,56 0,00 0,00 0,56 0,00 khác 3. Rừng hỗn giao gỗ và tre 1330 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 nứa - Gỗ là chính 1331 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 - Tre nứa là 1332 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 chính 4. Rừng cau 1340 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 dừa IV. RỪNG TRỒNG 1500 335,44 -7,40 328,04 187,94 0,00 0,00 187,94 140,10 PHÂN THEO LOÀI CÂY 1- Rừng trồng 1501 279,31 -6,71 272,60 149,08 0,00 0,00 149,08 123,52 cây thân gỗ 2- Rừng trồng 1502 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 tre nứa 3- Rừng trổng 1503 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00
- 36 cau dừa 5- Rừng trồng 1505 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 cao su 6- Rừng trồng 1506 1,29 0,00 1,29 1,29 0,00 0,00 1,29 0,00 cây đặc sản 7- Rừng trồng 1507 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 khác V. RỪNG GỖ TN PHÂN THEO 1400 7,03 0,00 7,03 3,80 0,00 0,00 3,80 3,23 TRỮ LƯỢNG 1. Rừng giàu 1410 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 2. Rừng trung 1420 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 bình 3. Rừng nghèo 1430 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 4. Rừng nghèo 1440 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 kiệt 5. Rừng chưa 1450 7,03 0,00 7,03 3,80 0,00 0,00 3,80 3,23 có trữ lượng VI. ĐẤT CHƯA CÓ 2000 293,14 2,89 296,03 296,03 0,00 0,00 296,03 39,92 RỪNG QH CHO LN 1. Đất có rừng trồng chưa 2010 25,19 2,48 27,67 27,67 0,00 0,00 27,67 39,92 thành rừng 2. Đất trống có cây gỗ tái 2020 55,78 0,00 55,78 55,78 0,00 0,00 55,78 0,00 sinh 3. Đất trống không có cây 2030 48,81 0,41 49,22 49,22 0,00 0,00 49,22 0,00 gỗ tái sinh 4. Đất có cây 2050 46,31 0,00 46,31 46,31 0,00 0,00 46,31 0,00 nông nghiệp 5. Đất khác trong lâm 2060 117,05 0,00 117,05 117,05 0,00 0,00 117,05 0,00 nghiệp Theo bảng 4.1.1.1 cho thấy: diện rừng và đất lâm nghiệp của xã Quang Sơn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên có tổng là 411,11 ha, trong đó, 100% là rừng trồng, không có rừng tự nhiên và rừng phòng hộ.
- 37 4.1.2. Đánh giá tài nguyên rừng theo loài và cấp tuổi. Bảng 4.2. Đánh giá tài nguyên rừng theo loài và cấp tuổi Diện tích đã thành rừng phân theo cấp tuổi Diện tích Tổng Loài cây Cấp Cấp Cấp Cấp Cấp chưa cộng Tổng tuổi 1 tuổi 2 tuổi 3 tuổi 4 tuổi 5 thành rừng (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) Keo 392,69 385,79 0,00 4,01 118,86 260,03 2,89 6,90 Loài 0,36 0,36 0,00 0,00 0,00 0,00 0,36 0,00 khác Keo lai 2,66 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 2,66 Thông 0,57 0,57 0,00 0,00 0,57 0,00 0,00 0,00 Bạch đàn 0,06 0,06 0,00 0,00 0,00 0,06 0,00 0,00 TỔNG 396,34 386,78 0,00 4,01 119,43 260,09 3,25 9,56 Theo bảng 4.1.2. cho thấy tổng diện tích đất của xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên là 396,34 ha trong đó diện tích đã thành rừng là 386,78 ha phân theo các cấp tuổi sau cấp tuổi một và hai là 0 ha, cấp tuổi ba là 119,43 ha cấp tuổi bốn là 260,09 ha và cấp tuổi năm là 3,25 ha, còn lại 9,56 ha lại là diện tích chưa thành rừng. 4.2. Kết quả tìm hiểu các bước thực hiện cập nhật diễn biến tài nguyên rừng tại xã Quang Sơn -Huyện Đồng Hỷ Trong thời gian từ tháng 16/4/2019 đến tháng 16/8/2019, tại khu vực nghiên cứu chỉ có hai loại diễn biến rừng là: khai thác (2019); Trồng rừng (2019). Bước 1: - Sơ bộ điều tra, tiến hành các thủ tục để tiến hành đo đếm diện tích, xác định trạng thái rừng/loại đất loại rừng để cập nhật vào cơ sở dữ liệu và được ghi vào bảng 4.2.3
- 38 Bảng 4.3: xác định trạng thái loại đất loại rừng trước khi cập nhật diễn biến Diện Loại tích Loại đất Thứ Tên chủ Tiểu đất loại Thời gian Ghi Xã Khoảnh Lô thay loại rừng Lý do tự rừng khu rừng thay đổi chú đổi cuối kỳ đầu kỳ (ha) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) Rừng Hoàng Xã Khai gỗ Đất trống 1 Trung Quang 198 2 1044 0,29 thác 24/07/2020 trồng núi đất Đình Sơn trắng núi đất Rừng Trần Xã Khai gỗ Đất trống 2 Văn Quang 198 2 949 0,01 thác 28/05/2020 trồng núi đất Tám Sơn trắng núi đất Đất đã Hoàng Xã Đất đã trồng Trồng 3 Văn Quang 198 2A 288 1,37 trồng trên 20/12/2019 trên núi mới Soong Sơn núi đất đất Xã Đất Đất đã Linh Thị Trồng 4 Quang 198 2 913 0,14 trống trồng trên 12/08/2019 Mão mới Sơn núi đất núi đất Vũ Xã Đất Đất đã Trồng 5 Thành Quang 198 2 1013 0,08 trống trồng trên 12/08/2019 mới Ninh Sơn núi đất núi đất Xã Đất Đất đã Nguyễn Trồng 6 Quang 198 2 1026 0,10 trống trồng trên 12/08/2019 Văn Phú mới Sơn núi đất núi đất Xã Đất Đất đã Nguyễn Trồng 7 Quang 198 2 1038 0,04 trống trồng trên 12/08/2019 Văn Trãi mới Sơn núi đất núi đất Xã Đất Đất đã Trần Thị Trồng 8 Quang 198 2 1039 0,01 trống trồng trên 12/08/2019 Hà mới Sơn núi đất núi đất Nguyễn Xã Đất Đất đã Trồng 9 Thị Quang 198 2 1000 0,08 trống trồng trên 12/08/2019 mới Nhung Sơn núi đất núi đất Triệu Xã Đất Đất đã Trồng 10 Quang Quang 198 2 1050 0,02 trống trồng trên 12/08/2019 mới Sét Sơn núi đất núi đất Xã Đất Đất đã Lý Thị Trồng 11 Quang 198 2 1066 0,03 trống trồng trên 12/08/2019 Minh mới Sơn núi đất núi đất CHồ Xã Đất Đất đã Trồng 12 Văn Quang 198 2 1077 0,02 trống trồng trên 12/08/2019 mới Luyện Sơn núi đất núi đất Xã Đất Đất đã Triệu Trồng 13 Quang 198 2 1090 0,07 trống trồng trên 12/08/2019 Văn Cao mới Sơn núi đất núi đất Xã Đất Đất đã Triệu Trồng 14 Quang 198 2 1035 0,08 trống trồng trên 12/08/2019 Văn Cao mới Sơn núi đất núi đất Xã Đất Đất đã Triệu Trồng 15 Quang 198 2 997 0,05 trống trồng trên 12/08/2019 Ngọc Hà mới Sơn núi đất núi đất UBND Xã Đất Đất đã Trồng 16 198 2 987 0,03 12/08/2019 xã Quang trống trồng trên mới
- 39 Diện Loại tích Loại đất Thứ Tên chủ Tiểu đất loại Thời gian Ghi Xã Khoảnh Lô thay loại rừng Lý do tự rừng khu rừng thay đổi chú đổi cuối kỳ đầu kỳ (ha) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) Sơn núi đất núi đất Xã Đất Đất đã Nông Trồng 17 Quang 198 2 984 0,03 trống trồng trên 12/08/2019 Thị Lập mới Sơn núi đất núi đất Xã Đất Đất đã Nông Trồng 18 Quang 198 2 962 0,04 trống trồng trên 12/08/2019 Thị Lập mới Sơn núi đất núi đất Trần Xã Đất Đất đã Trồng 19 Văn Quang 198 2 949 0,01 trống trồng trên 12/08/2019 mới Tám Sơn núi đất núi đất Trần Xã Đất Đất đã Trồng 20 Văn Quang 198 2 944 0,06 trống trồng trên 12/08/2019 mới Tám Sơn núi đất núi đất Phan Xã Đất Đất đã Trồng 21 Văn Quang 198 2 919 0,12 trống trồng trên 12/08/2019 mới Cường Sơn núi đất núi đất Rừng Xã Khai Triệu gỗ Đất trống 22 Quang 198 2 1035 0,08 thác 28/05/2019 Văn Cao trồng núi đất Sơn trắng núi đất Rừng Xã Khai Trần gỗ Đất trống 23 Quang 198 2 1012 0,08 thác 28/05/2019 Văn Sơn trồng núi đất Sơn trắng núi đất Rừng Xã Khai Nguyễn gỗ Đất trống 24 Quang 198 2 1026 0,10 thác 28/05/2019 Văn Phú trồng núi đất Sơn trắng núi đất Rừng Xã Khai Triệu gỗ Đất trống 25 Quang 198 2 997 0,05 thác 28/05/2019 Ngọc Hà trồng núi đất Sơn trắng núi đất Rừng Xã Khai Nguyễn gỗ Đất trống 26 Quang 198 2 1038 0,04 thác 28/05/2019 Văn Trãi trồng núi đất Sơn trắng núi đất Rừng Vũ Xã Khai gỗ Đất trống 27 Thành Quang 198 2 1013 0,08 thác 28/05/2019 trồng núi đất Ninh Sơn trắng núi đất Rừng Xã Khai Trần Thị gỗ Đất trống 28 Quang 198 2 1039 0,01 thác 28/05/2019 Hà trồng núi đất Sơn trắng núi đất Rừng Xã Khai UBND gỗ Đất trống 29 Quang 198 2 987 0,03 thác 28/05/2019 xã trồng núi đất Sơn trắng núi đất Rừng Nguyễn Xã Khai gỗ Đất trống 30 Thị Quang 198 2 1000 0,08 thác 28/05/2019 trồng núi đất Nhung Sơn trắng núi đất Rừng Trần Xã Khai gỗ Đất trống 31 Văn Quang 198 2 944 0,06 thác 28/05/2019 trồng núi đất Tám Sơn trắng núi đất
- 40 Diện Loại tích Loại đất Thứ Tên chủ Tiểu đất loại Thời gian Ghi Xã Khoảnh Lô thay loại rừng Lý do tự rừng khu rừng thay đổi chú đổi cuối kỳ đầu kỳ (ha) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) Rừng Triệu Xã Khai gỗ Đất trống 32 Quang Quang 198 2 1050 0,02 thác 28/05/2019 trồng núi đất Sét Sơn trắng núi đất Rừng Xã Khai Nông gỗ Đất trống 33 Quang 198 2 984 0,03 thác 28/05/2019 Thị Lập trồng núi đất Sơn trắng núi đất Rừng Xã Khai Lý Thị gỗ Đất trống 34 Quang 198 2 1066 0,03 thác 28/05/2019 Minh trồng núi đất Sơn trắng núi đất Rừng Xã Khai Linh Thị gỗ Đất trống 35 Quang 198 2 913 0,14 thác 28/05/2019 Mão trồng núi đất Sơn trắng núi đất Rừng CHồ Xã Khai gỗ Đất trống 36 Văn Quang 198 2 1077 0,02 thác 28/05/2019 trồng núi đất Luyện Sơn trắng núi đất Rừng Xã Khai Nông gỗ Đất trống 37 Quang 198 2 962 0,04 thác 28/05/2019 Thị Lập trồng núi đất Sơn trắng núi đất Rừng Xã Khai Triệu gỗ Đất trống 38 Quang 198 2 1090 0,07 thác 28/05/2019 Văn Cao trồng núi đất Sơn trắng núi đất Rừng Phan Xã Khai gỗ Đất trống 39 Văn Quang 198 2 919 0,12 thác 28/05/2019 trồng núi đất Cường Sơn trắng núi đất TỔNG 3,76 Bước 2: Xác định đặc điểm rừng để cập nhật • Xác định vị trí, ranh giới khu rừng Sử dụng máy điện thoại thông minh có cài đặt phần mềm định vị Geosurvey để đo diện tích các lô có diễn biến rừng xảy ra theo các bước sau: * Tải phần mềm trên CH Play và cài đặt phần mềm. * Cài đặt một số thông số cơ bản (VN 2000-Thái Nguyên) mẫu chọn 60 cài đặt gốc, ngôn ngữ tiếng việt. * Mở một dự án mới và đặt tên.
- 41 * Di chuyển theo ranh giới lô rừng với tốc độ vừa phải để thiết bị bắt được tín hiệu tốt nhất giảm thiểu sai số tối đa, * Lưu lại và gửi qua email để mở file trên FMRS. b) Xác định, phân loại trạng thái rừng Bước 3: Thực hiện cập nhật diễn biến rừng với phần mềm FMRS * Từ các lô thiết kế khai thác rừng, tiến hành thực hiện như sau: - Chọn lô: slect trên thanh công cụ để chọn lô, xem thông tin trong tab hành chính như hình 4.2.1 Hình 4.2 Thông tin hành chính lô rừng trong FMRS. - Cập nhật diễn biến: click chuật vào “cho phép chỉnh sửa”, chọn tab “diễn biến” chọn lọai diễn biến rừng là” khai thác trắng” chọn phương thức khai thác là “khai thác trắng”điền thông tin ngày tháng năm khai thác theo hồ sơ khai thác rừng sau đó click ô cập nhật như hình 4.2.2
- 42 Hình 4.3 Lựa chọn loại diễn biến rừng - khai thác. sau đó chọn OK như hình 4.2.3 Hình 4.4 Xác nhận thông tin lô rừng. * Từ các lô được thiết kế trồng rừng, tiến hành thực hiện như sau: - Chọn lô: slect trên thanh công cụ để chọn lô, xem thông tin trong tab hành chính như hình 4.2.4
- 43 Hình 4.5 Kiểm tra lô rừng sau khi cập nhật diễn biến rừng. * Cập nhật lô rừng có diễn biến là trồng rừng. - Cập nhật diễn biến: click chuột vào “cho phép sửa”, chọn tab “Diễn biến”, chọn loại diễn biến rừng là “biện pháp lâm sinh”, điền thông tin ngày tháng năm trồng rừng và mật độ trồng theo hồ sơ thiết kế trồng rừng, sau đó click ô cập nhật như hình 4.2.5 Hình 4.6 Lựa chọn loại diễn biến - trồng rừng.
- 44 - Điền thông tin loài cây trồng và năm trồng/OK. hình 4.2.6 Hình 4.7 Xác nhận thông tin lô rừng.
- 45 Hình 4.8 kiểm tra thông tin lô rừng sau khi cập nhật rừng trồng. Bảng tổng hợp biến động sau khai thác và trồng rừng tại xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên trong thời gian từ ngày20 tháng2 năm 2019 đến ngày 20 tháng 3 năm 2019 trong bảng 4.1.4
- 46 Bảng 4.4: Tổng hợp các lô diễn biến rừng trồng và khai thác. Diện tích Thứ Tiểu Loại đất loại rừng đầu Loại đất loại rừng Thời gian Ghi Tên chủ rừng Xã Khoảnh Lô thay Lý do tự khu kỳ cuối kỳ thay đổi chú đổi (ha) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) 1 Hoàng Trung Đình Xã Quang Sơn 198 2 1044 0,29 Rừng gỗ trồng núi đất Đất trống núi đất Khai thác trắng 24/07/2020 2 Trần Văn Tám Xã Quang Sơn 198 2 949 0,01 Rừng gỗ trồng núi đất Đất trống núi đất Khai thác trắng 28/05/2020 Đất đã trồng trên 3 Hoàng Văn Soong Xã Quang Sơn 198 2A 288 1,37 Đất đã trồng trên núi đất Trồng mới 20/12/2019 núi đất Đất đã trồng trên 4 Linh Thị Mão Xã Quang Sơn 198 2 913 0,14 Đất trống núi đất Trồng mới 12/08/2019 núi đất Đất đã trồng trên 5 Vũ Thành Ninh Xã Quang Sơn 198 2 1013 0,08 Đất trống núi đất Trồng mới 12/08/2019 núi đất Đất đã trồng trên 6 Nguyễn Văn Phú Xã Quang Sơn 198 2 1026 0,10 Đất trống núi đất Trồng mới 12/08/2019 núi đất Đất đã trồng trên 7 Nguyễn Văn Trãi Xã Quang Sơn 198 2 1038 0,04 Đất trống núi đất Trồng mới 12/08/2019 núi đất Đất đã trồng trên 8 Trần Thị Hà Xã Quang Sơn 198 2 1039 0,01 Đất trống núi đất Trồng mới 12/08/2019 núi đất Đất đã trồng trên 9 Nguyễn Thị Nhung Xã Quang Sơn 198 2 1000 0,08 Đất trống núi đất Trồng mới 12/08/2019 núi đất
- 47 Diện tích Thứ Tiểu Loại đất loại rừng đầu Loại đất loại rừng Thời gian Ghi Tên chủ rừng Xã Khoảnh Lô thay Lý do tự khu kỳ cuối kỳ thay đổi chú đổi (ha) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) Đất đã trồng trên 10 Triệu Quang Sét Xã Quang Sơn 198 2 1050 0,02 Đất trống núi đất Trồng mới 12/08/2019 núi đất Đất đã trồng trên 11 Lý Thị Minh Xã Quang Sơn 198 2 1066 0,03 Đất trống núi đất Trồng mới 12/08/2019 núi đất Đất đã trồng trên 12 CHồ Văn Luyện Xã Quang Sơn 198 2 1077 0,02 Đất trống núi đất Trồng mới 12/08/2019 núi đất Đất đã trồng trên 13 Triệu Văn Cao Xã Quang Sơn 198 2 1090 0,07 Đất trống núi đất Trồng mới 12/08/2019 núi đất Đất đã trồng trên 14 Triệu Văn Cao Xã Quang Sơn 198 2 1035 0,08 Đất trống núi đất Trồng mới 12/08/2019 núi đất Đất đã trồng trên 15 Triệu Ngọc Hà Xã Quang Sơn 198 2 997 0,05 Đất trống núi đất Trồng mới 12/08/2019 núi đất Đất đã trồng trên 16 UBND xã Xã Quang Sơn 198 2 987 0,03 Đất trống núi đất Trồng mới 12/08/2019 núi đất Đất đã trồng trên 17 Nông Thị Lập Xã Quang Sơn 198 2 984 0,03 Đất trống núi đất Trồng mới 12/08/2019 núi đất 18 Nông Thị Lập Xã Quang Sơn 198 2 962 0,04 Đất trống núi đất Đất đã trồng trên Trồng mới 12/08/2019
- 48 Diện tích Thứ Tiểu Loại đất loại rừng đầu Loại đất loại rừng Thời gian Ghi Tên chủ rừng Xã Khoảnh Lô thay Lý do tự khu kỳ cuối kỳ thay đổi chú đổi (ha) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) núi đất Đất đã trồng trên 19 Trần Văn Tám Xã Quang Sơn 198 2 949 0,01 Đất trống núi đất Trồng mới 12/08/2019 núi đất Đất đã trồng trên 20 Trần Văn Tám Xã Quang Sơn 198 2 944 0,06 Đất trống núi đất Trồng mới 12/08/2019 núi đất Đất đã trồng trên 21 Phan Văn Cường Xã Quang Sơn 198 2 919 0,12 Đất trống núi đất Trồng mới 12/08/2019 núi đất 22 Triệu Văn Cao Xã Quang Sơn 198 2 1035 0,08 Rừng gỗ trồng núi đất Đất trống núi đất Khai thác trắng 28/05/2019 23 Trần Văn Sơn Xã Quang Sơn 198 2 1012 0,08 Rừng gỗ trồng núi đất Đất trống núi đất Khai thác trắng 28/05/2019 24 Nguyễn Văn Phú Xã Quang Sơn 198 2 1026 0,10 Rừng gỗ trồng núi đất Đất trống núi đất Khai thác trắng 28/05/2019 25 Triệu Ngọc Hà Xã Quang Sơn 198 2 997 0,05 Rừng gỗ trồng núi đất Đất trống núi đất Khai thác trắng 28/05/2019 26 Nguyễn Văn Trãi Xã Quang Sơn 198 2 1038 0,04 Rừng gỗ trồng núi đất Đất trống núi đất Khai thác trắng 28/05/2019 27 Vũ Thành Ninh Xã Quang Sơn 198 2 1013 0,08 Rừng gỗ trồng núi đất Đất trống núi đất Khai thác trắng 28/05/2019 28 Trần Thị Hà Xã Quang Sơn 198 2 1039 0,01 Rừng gỗ trồng núi đất Đất trống núi đất Khai thác trắng 28/05/2019
- 49 Diện tích Thứ Tiểu Loại đất loại rừng đầu Loại đất loại rừng Thời gian Ghi Tên chủ rừng Xã Khoảnh Lô thay Lý do tự khu kỳ cuối kỳ thay đổi chú đổi (ha) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) 29 UBND xã Xã Quang Sơn 198 2 987 0,03 Rừng gỗ trồng núi đất Đất trống núi đất Khai thác trắng 28/05/2019 30 Nguyễn Thị Nhung Xã Quang Sơn 198 2 1000 0,08 Rừng gỗ trồng núi đất Đất trống núi đất Khai thác trắng 28/05/2019 31 Trần Văn Tám Xã Quang Sơn 198 2 944 0,06 Rừng gỗ trồng núi đất Đất trống núi đất Khai thác trắng 28/05/2019 32 Triệu Quang Sét Xã Quang Sơn 198 2 1050 0,02 Rừng gỗ trồng núi đất Đất trống núi đất Khai thác trắng 28/05/2019 33 Nông Thị Lập Xã Quang Sơn 198 2 984 0,03 Rừng gỗ trồng núi đất Đất trống núi đất Khai thác trắng 28/05/2019 34 Lý Thị Minh Xã Quang Sơn 198 2 1066 0,03 Rừng gỗ trồng núi đất Đất trống núi đất Khai thác trắng 28/05/2019 TỔNG 3,37
- 51 Trong thời gian thực tập từ ngày 16/4/2019 đến ngày 15/8/2019 đã thực hiện cập nhật được 39 lô rừng trong đó có 19 lô khai thác trắng với tổng diện tích là 1,38ha và 20 lô trồng mới với tổng diện tích là 2,38ha. Báo cáo cập nhật diễn biễn tài nguyên rừng: bước 1: Sử dụng chức năng ứng dụng cáo cáo bằng cách ấn “khởi động” như trong hình 4.9 Hình: 4.9: Bước 2: Đăng nhập tài khoản như hình 4.9 Hình 4.10: Bước 3: Giao diện cửa sổ báo cáo “diễn biến tài nguyên rừng’ • Trong “đơn vị hành chính “chọn” huyện Đồng Hỷ “ tiếp theo chọn “xã Quang Sơn” • Nhóm báo cáo chọn “báo cáo chuẩn” • Chọn thời gian: báo cáo theo “tùy chọn ” • Mẫu báo cáo chọn các biểu
- 52 • Biểu 1A: diện tích các loại rừng và đất lâm nghiệp theo mục đích sử dụng • Biểu 1B: trữ lượng các loại rừng phân theo mục đích sử dụng • Biểu 2A: diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân thêo chủ quản lý • Biểu 2B: trữ lượng rừng phân theo chủ quản lý • Biểu 3: tổng hợp độ che phủ rừng • Biểu 4A: diện tích rừng trồng phân theo loài cây và cấp tuổi • Biểu 4B: trữ lượng rừng trồng phan tsheo loài cây và cấp tuổi • Biểu 5: tổng hợp tình trạng quản lý rừng và đất lâm nghiệp • Biểu 6: tổng hợp các nguyên nhân diễn biến rừng và đất lâm nghiệp • Biểu 7: diễn biến rừng và đất lâm nghiệp theo các nguyên nhân • Biểu 8A: danh sách các lô rừng có biến • Biểu 8B: thay đổi chủ rừng • Biểu 8C: thay đổi mục đích sử dụng • Biểu 8D: chỉnh sửa dữ liệu • Cuối cùng bấm “xem báo cáo” trong (phụ lục 1)
- 53 Có 39 lô rừng trong đó có 19 lô khai thác trắng với tổng diện tích là 1,38ha và 20 lô trông mới với tổng diện tích là 2,38ha. Với loài cây trồng và khai thác chủ yếu là cây keo. 4.3. Một số kinh nghiệm khi thực hiện cập nhật diễn biến tài nguyên rừng Trong quá trình thực tập tại xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên thời gian qua em thấy việc cập nhật diễn biến tài nguyên rừng, theo quy định có một quy trình chặt chẽ, yêu cầu người thực hiện phải có những kiến thức, kỹ năng nhất định về công nghệ thông tin, từ đó em rút ra một số kinh nghiệm sau: • Thứ nhất phải chuẩn bị tốt và đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ như: máy GPS, điện thoại, ipab thông minh, và các trang thiết bị cần thiết khác. • Thứ hai phải đi đúng theo thời gian kế hoạch của cán bộ kiểm lâm, chủ rừng. • Thứ ba phải nắm vững kiến thức và kỹ năng sử dụng các thiết bị đo đạc như GPS, điện thoại có phần mềm định vị, smart phone andrerd thông minh. • Và cuối cùng là phải cập nhật theo đúng quy trình nhất định không thực hiện tắt các thao tác quy trình để tránh những sai sót không mong muốn. Trường hợp 1 cập nhật hàng loạt lô rừng cho các nhóm nguyên nhân: Khai thác gỗ ; biện pháp lâm sinh ; rủi ro; chuyển mục đích sử dụng; thay đổi khác 1: Chọn các lô rừng cần cập nhật(tối thiểu 02 lô) 2: Chọn vào biểu tượng (cập nhật hàng loạt), 3: Chọn vào táp diễn biến (ở cửa sổ cập nhật hàng loạt);chọn loại diễn biến: chọn thời gian cập nhật 4: Chọn vào táp đặc điểm rừng: chọn các đặc điểm cần thay đổi tương ứng với loại diễn biến ; đồng tời đánh dấu vào ô bên phải tương ứng. 5: Chọn OK
- 54 Trường hợp 2 cập nhật hàng loạt các lô rừng cho nhóm diễn biến Thay đổi chủ quản lý rừng ; thay đổi quy hoạch ba loại rừng ;chỉnh sửa dữ liệu Bước 1: Chọn các lô rừng cần cập nhật(tối thiểu 02 lô) Bước 2: Chọn vào biểu tượng (cập nhật hàng loạt) Bước 3: Chọn vào tab diễn biến (ở cửa sổ cập nhật hàng loạt);chọn loại diễn biến;chọn thời gian cập nhật;chọn các mục cần thay đổi ;đồng thời đánh dấu vào ô bên phải tương ứng. Bước 4: Chọn Ok
- 55 Trường hợp 3 cập nhật hàng loạt các lô rừng cho nhóm diễn biến thay đổi quy hoạch ba loại rừng (từ mã quy hoạch 0 sang mã quy hoạch 1) Bước 1: Chọn các lô rừng cần cập nhật(tối thiểu 02 lô) Bước 2: Chọn vào biểu tượng (cập nhật hàng loạt). Bước 3: Chọn vào tab diễn biến (ở cửa sổ cập nhật hàng loạt)chọn bất kỳ 01 trong 12 mục đích sử dụng,sau đó chọn vào mục trắng trên cùng trường mục đích sử dụng; chọn thời gian cập nhật;chọn các mục cần thay đổi ;đồng thời đánh dấu vào ô bên phải tương ứng Bước 4: chọn OK Trường hợp 4 Quy trình thêm mới lô rừng • Dùng công cụ thêm đối tượng vẽ một đối tượng lô rừng mới lên bản đồ • Nhập thông tin tiểu khu,khoảnh,lô ở tab trung tâm hành chính • Nhập thông tin từ trường:điều kiện lập địa, đến trường dữ liệu tre nứa/lô.(không nhập thông tin cho trường mục đích sử dụng) của tab đặc điểm rừng.nhập đầy đủ thông tin ở tab đối tượng sử dụng • Cập nhật DRB chọn loại diến biến rừng ;cập nhật các thông tin trong tab diến biến rừng.chọn cập nhật
- 56 Trường hợp 5: Phục hồi lô rừng đã bị xóa 1.chọn[khôi phục lô đã xóa ] ở menu diễn biến rừng. 2.chọn xa,tiểu khu,khoảnh,lô đã bị xóa trước đó 3.bấm [khôi phục]
- 57 Trường hợp 6: Quy trình chia tách lô rừng • Chuyển các ranh giới,các điểm khống chế vào QGIS để tách lô rừng.(sử dụng công cụ thêm lớp vecto,Xy tool,gps) • Cài đặt bắt điểm và tiến hành chia tách lô rừng theo ranh giới vừa đưa vào. • Bấm biểu tượng cập nhật sau khi chia lô để đánh số lô tự động,chọn lô chia tách để cập nhật diễn biến Trường hợp 7: Cập nhật diễn biến rừng cho các nguyên nhân: Khai thác gỗ; biện pháp lâm sinh ;rủi ro;chuyển mục đích sử dụng;thay đổi khác (trường hợp cập nhật nguyên lô-không chia tách lô) • Chọn vào lô cần cập nhật BRD;bật tùy chọn cho phép chỉnh sửa • Chọn vào tab diễn biến,chọn loại diễn biến cần cập nhật, chọn thời gian, chọn [cập nhật] • Chỉnh sửa các thông tin đặc điểm rừng (nếu cần thiết) • Chọn OK
- 58 Trường hợp 8: Thay đổi chủ quản lý rừng ;thay đổi quy hoạch ba loại rừng; chỉnh sửa dữ liệu:(trường hợp cập nhật nguyên lô (không chia tách lô) 1. chọn vào lô cần cập nhật Bdr;bật tùy chọn cho phép chính sửa 2. chọn vào tab diễn biến,chọn loại diễn biến cần cập nhật, Chọn thời gian,chọn các địa điểm khác chọn vào nút lệnh [cập nhật]
- 59 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích có rừng là 396,34 ha trong đó 100% là rừng trồng, không có rừng tự nhiên và rừng phòng hộ; Đề tài thực hiện cập nhật diễn biến tài nguyên rừng trong thời gian thực tập từ ngày 16/4/2019 đến ngày 16/8/2019 đã cập nhật được 19 lô trồng rừng và 20 lô khai thác. Sau khi thực tập, bản thân rút ra một số bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện quy trình cập nhật diễn biến tài nguyên rừng tại địa bàn cụ thể. 5.2. Kiến nghị Trong khoảng thời gian thực tập, do thời gian thực tập tương đối ngắn nên dẫn đến việc cập nhật diễn biến tài nguyên rừng còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Ngoài ra việc liên hệ với các cán bộ kiểm lâm, các cơ quan và các hộ gia đình có rừng còn gặp nhiều khó khăn.
- 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT • Bộ Nông nghiệp và PTNT (2012), Quyết định số 2089/QĐ-BNN-TCLN ngày 30/8/2012. • Nguyễn Đăng Cường, Nguyễn Thanh Tiến, Lục Văn Cường (2017), Ứng dụng CNTT trong quản lý tài nguyên rừng, Giáo trình nội bộ, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. • Quốc Hội nước cộng hòa XHCN Việt Nam (2017), Luật Lâm nghiệp, Nxb Tư pháp, Hà Nội. • Quốc Hội nước cộng hòa XHCN Việt Nam (2013), Luật đất đai, khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2013, NxbTư pháp Hà Nội. • Tổng cục lâm nghiệp (2018), Hướng dẫn sử dụng phần mềm theo dõi diễn biến tài nguyên rừng-phiên bản 2.0, Bộ NN và PTNT. • Quyết định số 689/QĐ-TCLN-KL ngày 23/12/2013 của Tổng cục Lâm nghiệp ban hành tạm thời bộ tài liệu tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật điều tra, kiểm kê rừng • Quyết định 67/2000/QĐ-TTg thành lập Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước do Thủ tướng chính phủ ban hành • Thông tư 33/2017/tt/BTNMT/ phân loại thực hiện điều tra đánh giá tài nguyên rừng. • Thông tư 26/2015/TT-BTNMT Quy định đề án bảo vệ môi trường • Các báo cáo của Hạt kiểm lâm huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên TIẾNG ANH • QGIS user guide Release 2.18 (April 3, 2019) • University of Waterloo (2018), Creating Maps in QGIS: A quick guide (2018).
- 61 • A Brief Introduction to QGIS, opengislab.com 14.Thông Tư 33 thông tư quy định chi tiết nghị định số 01/2017/nđ-cp ngày 06 tháng 01 năm 2017 của chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành luật đất đai
- PHỤ LỤC CÁC MẪU BIỂU KẾT XUẤT TỪ PHẦN MỀM DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG. BIỂU 1A: DIỆN TÍCH CÁC LOẠI RỪNG VÀ ĐẤT LÂM NGHIỆP PHÂN THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG. Tổng Diện tích Ngoài Sản Phân loại rừng Mã diện trong quy quy xuất tích hoạch hoạch -1 -2 -3 -4 -15 -16 TỔNG RỪNG VÀ ĐẤT LÂM 647,97 482,89 482,89 165,08 NGHIỆP I. RỪNG PHÂN THEO 1100 314,65 183,03 183,03 131,62 NGUỒN GỐC 1- Rừng tự nhiên 1110 7,59 4,36 4,36 3,23 - Rừng nguyên sinh 1111 0 0 0 0 - Rừng thứ sinh 1112 7,59 4,36 4,36 3,23 2.Rừng trồng 1120 307,06 178,67 178,67 128,39 - Rừng trồng mới trên đất chưa 1121 307,06 178,67 178,67 128,39 từng có rừng - Trồng lại trên đất đã từng có 1122 0 0 0 0 rừng - Tái sinh chồi từ rừng trồng 1123 0 0 0 0 Trong đó: Rừng trồng cao su, đặc 1124 1,29 1,29 1,29 0 sản - Rừng trồng cao su 1125 0 0 0 0 - Rừng trồng cây đặc sản 1126 1,29 1,29 1,29 0
- Tổng Diện tích Ngoài Sản Phân loại rừng Mã diện trong quy quy xuất tích hoạch hoạch -1 -2 -3 -4 -15 -16 II. RỪNG PHÂN THEO ĐIỀU 1200 314,65 183,03 183,03 131,62 KIỆN LẬP ĐỊA 1. Rừng trên núi đất 1210 314,65 183,03 183,03 131,62 2. Rừng trên núi đá 1220 0 0 0 0 3. Rừng trên đất ngập nước 1230 0 0 0 0 - Rừng ngập mặn 1231 0 0 0 0 - Rừng trên đất phèn 1232 0 0 0 0 - Rừng ngập nước ngọt 1233 0 0 0 0 4. Rừng trên cát 1240 0 0 0 0 III. RỪNG TN PHÂN THEO 1300 7,59 4,36 4,36 3,23 LOÀI CÂY 1. Rừng gỗ 1310 7,03 3,8 3,8 3,23 - Rừng gỗ lá rộng TX hoặc nửa 1311 7,03 3,8 3,8 3,23 rụng lá - Rừng gỗ lá rộng rụng lá 1312 0 0 0 0 - Rừng gỗ lá kim 1313 0 0 0 0 - Rừng gỗ hỗn giao lá rộng và lá 1314 0 0 0 0 kim 2. Rừng tre nứa 1320 0,56 0,56 0,56 0 - Nứa 1321 0 0 0 0 - Vầu 1322 0 0 0 0 - Tre/luồng 1323 0 0 0 0 - Lồ ô 1324 0 0 0 0 - Các loài khác 1325 0,56 0,56 0,56 0
- Tổng Diện tích Ngoài Sản Phân loại rừng Mã diện trong quy quy xuất tích hoạch hoạch -1 -2 -3 -4 -15 -16 3. Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa 1330 0 0 0 0 - Gỗ là chính 1331 0 0 0 0 - Tre nứa là chính 1332 0 0 0 0 4. Rừng cau dừa 1340 0 0 0 0 IV. RỪNG GỖ TN PHÂN 1400 7,03 3,8 3,8 3,23 THEO TRỮ LƯỢNG 1. Rừng giàu 1410 0 0 0 0 2. Rừng trung bình 1420 0 0 0 0 3. Rừng nghèo 1430 0 0 0 0 4. Rừng nghèo kiệt 1440 0 0 0 0 5. Rừng phục hồi 1450 7,03 3,8 3,8 3,23 V. ĐẤT CHƯA CÓ RỪNG QH 2000 333,32 299,86 299,86 33,46 CHO LN 1. Đất có rừng trồng chưa thành 2010 67,25 32,14 32,14 35,11 rừng 2. Đất trống có cây gỗ tái sinh 2020 55,78 55,78 55,78 0 3. Đất trống không có cây gỗ tái 2030 8,73 10,38 10,38 -1,65 sinh 4. Núi đá không cây 2040 38,2 38,2 38,2 0 5. Đất có cây nông nghiệp 2050 46,31 46,31 46,31 0 6. Đất khác trong lâm nghiệp 2060 117,05 117,05 117,05 0
- BIỂU 1B: TRỮ LƯỢNG CÁC LOẠI RỪNG PHÂN THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG. Rừng Tổng trữ ngoài đất Tổng Đơn vị lượng Sản quy Phân loại rừng Mã trữ tính trong quy xuất hoạch lượng hoạch cho lâm nghiệp -1 -2 -3 -4 -5 -16 -17 I. RỪNG PHÂN THEO NGUỒN 1100 m3 14526 8118,9 8118,9 6407,1 GỐC 1- Rừng tự nhiên 1110 m3 417,5 225,6 225,6 191,9 - Rừng nguyên sinh 1111 m3 0 0 0 0 - Rừng thứ sinh 1112 m3 417,5 225,6 225,6 191,9 2.Rừng trồng 1120 m3 14108,5 7893,3 7893,3 6215,2 - Rừng trồng mới trên đất chưa từng có 1121 m3 14108,5 7893,3 7893,3 6215,2 rừng - Trồng lại trên đất 1122 m3 0 0 0 0 đã từng có rừng - Tái sinh chồi từ 1123 m3 0 0 0 0 rừng trồng Trong đó: Rừng trồng cao su, đặc 1124 m3 32,2 32,2 32,2 0 sản - Rừng trồng cao su 1125 m3 0 0 0 0 - Rừng trồng cây đặc 1126 m3 32,2 32,2 32,2 0 sản II. RỪNG PHÂN THEO ĐIỀU KIỆN 1200 m3 14526 8118,9 8118,9 6407,1 LẬP ĐỊA 1. Rừng trên núi 1210 m3 14526 8118,9 8118,9 6407,1 đất 2. Rừng trên núi đá 1220 m3 0 0 0 0 3. Rừng trên đất 1230 m3 0 0 0 0 ngập nước - Rừng ngập mặn 1231 m3 0 0 0 0 - Rừng trên đất phèn 1232 m3 0 0 0 0 - Rừng ngập nước 1233 m3 0 0 0 0 ngọt 4. Rừng trên cát 1240 m3 0 0 0 0
- Rừng Tổng trữ ngoài đất Tổng Đơn vị lượng Sản quy Phân loại rừng Mã trữ tính trong quy xuất hoạch lượng hoạch cho lâm nghiệp -1 -2 -3 -4 -5 -16 -17 III. RỪNG TN PHÂN THEO 1300 m3 417,5 225,6 225,6 191,9 LOÀI CÂY 1. Rừng gỗ 1310 m3 417,5 225,6 225,6 191,9 - Rừng gỗ lá rộng 1311 m3 417,5 225,6 225,6 191,9 TX hoặc nửa rụng lá - Rừng gỗ lá rộng 1312 m3 0 0 0 0 rụng lá - Rừng gỗ lá kim 1313 m3 0 0 0 0 - Rừng gỗ hỗn giao 1314 m3 0 0 0 0 lá rộng và lá kim 2. Rừng tre nứa 1320 1000 cây 4,932 4,932 4,932 0 - Nứa 1321 1000 cây 0 0 0 0 - Vầu 1322 1000 cây 0 0 0 0 - Tre/luồng 1323 1000 cây 0 0 0 0 - Lồ ô 1324 1000 cây 0 0 0 0 - Các loài khác 1325 1000 cây 4,932 4,932 4,932 0 3. Rừng hỗn giao gỗ 1330 0 0 0 0 và tre nứa - Gỗ là chính 1331 m3 0 0 0 0 - Tre nứa là chính 1332 1000 cây 0 0 0 0 4. Rừng cau dừa 1340 1000 cây 0 0 0 0 IV. RỪNG GỖ TN PHÂN THEO TRỮ 1400 m3 417,5 225,6 225,6 191,9 LƯỢNG 1. Rừng giàu 1410 m3 0 0 0 0 2. Rừng trung bình 1420 m3 0 0 0 0 3. Rừng nghèo 1430 m3 0 0 0 0 4. Rừng nghèo kiệt 1440 m3 0 0 0 0 5. Rừng phục hồi 1450 m3 417,5 225,6 225,6 191,9
- BIỂU 2A: DIỆN TÍCH RỪNG VÀ ĐẤT LÂM NGHIỆP PHÂN THEO LOẠI CHỦ QUẢN LÝ Doanh Doanh BQL BQL Doanh Hộ gia Các tổ Phân loại nghiệp nghiệp Cộng Đơn vị Mã Tổng Rừng rừng nghiệp đình, cá chức UBND rừng ngoài 100% đồng vũ trang ĐD PH NN nhân khác QD vốn NN (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) TỔNG RỪNG VÀ 647,97 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 355,61 0,00 0,00 37,19 255,17 ĐẤT LÂM NGHIỆP I. RỪNG PHÂN THEO 1100 314,65 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 198,23 0,00 0,00 5,43 110,99 NGUỒN GỐC 1- Rừng tự 1110 7,59 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 7,21 0,00 0,00 0,05 0,33 nhiên - Rừng 1111 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 nguyên sinh - Rừng thứ 1112 7,59 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 7,21 0,00 0,00 0,05 0,33 sinh 2.Rừng trồng 1120 307,06 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 191,02 0,00 0,00 5,38 110,66 - Rừng trồng mới trên đất 1121 307,06 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 191,02 0,00 0,00 5,38 110,66 chưa từng có rừng - Trồng lại trên đất đã 1122 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 từng có rừng - Tái sinh chồi từ rừng 1123 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 trồng Trong đó: Rừng trồng 1124 1,29 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 1,29 cao su, đặc sản - Rừng trồng 1125 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 cao su - Rừng trồng 1126 1,29 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 1,29 cây đặc sản II. RỪNG PHÂN THEO 1200 314,65 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 198,23 0,00 0,00 5,43 110,99 ĐIỀU KIỆN LẬP ĐỊA 1. Rừng trên 1210 314,65 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 198,23 0,00 0,00 5,43 110,99 núi đất 2. Rừng trên 1220 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 núi đá 3. Rừng trên 1230 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00
- Doanh Doanh BQL BQL Doanh Hộ gia Các tổ Phân loại nghiệp nghiệp Cộng Đơn vị Mã Tổng Rừng rừng nghiệp đình, cá chức UBND rừng ngoài 100% đồng vũ trang ĐD PH NN nhân khác QD vốn NN (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) đất ngập nước - Rừng ngập 1231 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 mặn - Rừng trên 1232 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 đất phèn - Rừng ngập 1233 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 nước ngọt 4. Rừng trên 1240 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 cát III. RỪNG TN PHÂN 1300 7,59 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 7,21 0,00 0,00 0,05 0,33 THEO LOÀI CÂY 1. Rừng gỗ 1310 7,03 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 6,70 0,00 0,00 0,00 0,33 - Rừng gỗ lá rộng TX 1311 7,03 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 6,70 0,00 0,00 0,00 0,33 hoặc nửa rụng lá - Rừng gỗ lá 1312 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 rộng rụng lá - Rừng gỗ lá 1313 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 kim - Rừng gỗ hỗn giao lá 1314 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 rộng và lá kim 2. Rừng tre 1320 0,56 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,51 0,00 0,00 0,05 0,00 nứa - Nứa 1321 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 - Vầu 1322 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 - Tre/luồng 1323 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 - Lồ ô 1324 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 - Các loài 1325 0,56 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,51 0,00 0,00 0,05 0,00 khác 3. Rừng hỗn giao gỗ và tre 1330 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 nứa - Gỗ là chính 1331 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 - Tre nứa là 1332 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 chính 4. Rừng cau 1340 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 dừa IV. RỪNG GỖ TN 1400 7,03 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 6,70 0,00 0,00 0,00 0,33 PHÂN THEO TRỮ
- Doanh Doanh BQL BQL Doanh Hộ gia Các tổ Phân loại nghiệp nghiệp Cộng Đơn vị Mã Tổng Rừng rừng nghiệp đình, cá chức UBND rừng ngoài 100% đồng vũ trang ĐD PH NN nhân khác QD vốn NN (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) LƯỢNG 1. Rừng giàu 1410 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 2. Rừng 1420 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 trung bình 3. Rừng 1430 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 nghèo 4. Rừng 1440 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 nghèo kiệt 5. Rừng phục 1450 7,03 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 6,70 0,00 0,00 0,00 0,33 hồi V. ĐẤT CHƯA CÓ 2000 333,32 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 157,38 0,00 0,00 31,76 144,18 RỪNG QH CHO LN 1. Đất có rừng trồng 2010 67,25 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 42,47 0,00 0,00 0,80 23,98 chưa thành rừng 2. Đất trống có cây gỗ tái 2020 55,78 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 42,15 0,00 0,00 3,30 10,33 sinh 3. Đất trống không có cây 2030 8,73 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 7,09 0,00 0,00 1,64 0,00 gỗ tái sinh 4. Núi đá 2040 38,20 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 18,26 0,00 0,00 12,46 7,48 không cây 5. Đất có cây 2050 46,31 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 14,20 0,00 0,00 3,14 28,97 nông nghiệp 6. Đất khác trong lâm 2060 117,05 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 33,21 0,00 0,00 10,42 73,42 nghiệp
- BIỂU 2B: TRỮ LƯỢNG RỪNG PHÂN THEO CHỦ QUẢN LÝ Doanh Doanh BQL BQL Doanh Hộ gia Đơn vị Các tổ Phân loại Đơn nghiệp nghiệp Cộng Mã Tổng Rừng rừng nghiệp đình, cá vũ chức UBND rừng vị tính ngoài 100% đồng ĐD PH NN nhân trang khác QD vốn NN (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) I. RỪNG PHÂN THEO 1100 m3 14526,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 9355,2 0,0 0,0 237,6 4933,2 NGUỒN GỐC 1- Rừng 1110 m3 417,5 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 397,9 0,0 0,0 0,0 19,6 tự nhiên - Rừng nguyên 1111 m3 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 sinh - Rừng 1112 m3 417,5 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 397,9 0,0 0,0 0,0 19,6 thứ sinh 2.Rừng 1120 m3 14108,5 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 8957,3 0,0 0,0 237,6 4913,6 trồng - Rừng trồng mới trên đất 1121 m3 14108,5 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 8957,3 0,0 0,0 237,6 4913,6 chưa từng có rừng - Trồng lại trên đất đã 1122 m3 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 từng có rừng - Tái sinh chồi từ 1123 m3 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 rừng trồng Trong đó: Rừng trồng cao 1124 m3 32,2 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 32,2 su, đặc sản - Rừng trồng cao 1125 m3 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 su - Rừng trồng cây 1126 m3 32,2 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 32,2 đặc sản II. RỪNG PHÂN THEO 1200 m3 14526,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 9355,2 0,0 0,0 237,6 4933,2 ĐIỀU KIỆN LẬP ĐỊA
- Doanh Doanh BQL BQL Doanh Hộ gia Đơn vị Các tổ Phân loại Đơn nghiệp nghiệp Cộng Mã Tổng Rừng rừng nghiệp đình, cá vũ chức UBND rừng vị tính ngoài 100% đồng ĐD PH NN nhân trang khác QD vốn NN (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) 1. Rừng trên núi 1210 m3 14526,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 9355,2 0,0 0,0 237,6 4933,2 đất 2. Rừng trên núi 1220 m3 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 đá 3. Rừng trên đất 1230 m3 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 ngập nước - Rừng 1231 m3 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 ngập mặn - Rừng trên đất 1232 m3 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 phèn - Rừng ngập 1233 m3 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 nước ngọt 4. Rừng 1240 m3 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 trên cát III. RỪNG TN PHÂN 1300 m3 417,5 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 397,9 0,0 0,0 0,0 19,6 THEO LOÀI CÂY 1. Rừng 1310 m3 417,5 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 397,9 0,0 0,0 0,0 19,6 gỗ - Rừng gỗ lá rộng TX hoặc 1311 m3 417,5 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 397,9 0,0 0,0 0,0 19,6 nửa rụng lá - Rừng gỗ lá rộng 1312 m3 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 rụng lá - Rừng gỗ 1313 m3 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 lá kim - Rừng gỗ hỗn giao 1314 m3 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 lá rộng và lá kim 2. Rừng 1000 1320 4,9 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 4,5 0,0 0,0 0,4 0,0 tre nứa cây 1000 - Nứa 1321 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 cây - Vầu 1322 1000 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0
- Doanh Doanh BQL BQL Doanh Hộ gia Đơn vị Các tổ Phân loại Đơn nghiệp nghiệp Cộng Mã Tổng Rừng rừng nghiệp đình, cá vũ chức UBND rừng vị tính ngoài 100% đồng ĐD PH NN nhân trang khác QD vốn NN (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) cây - 1000 1323 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 Tre/luồng cây 1000 - Lồ ô 1324 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 cây - Các loài 1000 1325 4,9 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 4,5 0,0 0,0 0,4 0,0 khác cây 3. Rừng hỗn giao 1330 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 gỗ và tre nứa - Gỗ là 1331 m3 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 chính - Tre nứa 1000 1332 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 là chính cây 4. Rừng 1000 1340 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 cau dừa cây IV. RỪNG GỖ TN PHÂN 1400 m3 417,5 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 397,9 0,0 0,0 0,0 19,6 THEO TRỮ LƯỢNG 1. Rừng 1410 m3 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 giàu 2. Rừng trung 1420 m3 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 bình 3. Rừng 1430 m3 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 nghèo 4. Rừng nghèo 1440 m3 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 kiệt 5. Rừng 1450 m3 417,5 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 397,9 0,0 0,0 0,0 19,6 phục hồi
- BIỂU 3: TỔNG HỢP ĐỘ CHE PHỦ RỪNG Diện tích trong quy hoạch 3 loại rừng Diện Tổng tích diện Chia theo nguồn gốc Chia theo mục đích sử dụng Diện tích Độ che phủ Tên ngoài tích có Tổng tự nhiên rừng(%) 3 loại rừng Rừng tự Rừng Đặc Phòng Sản xuất rừng nhiên trồng dụng hộ (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) 180 314,7 183,1 4,4 178,7 0,0 0,0 183,1 131,7 0,0 TỔNG 314,7 183,1 4,4 178,7 0,0 0,0 183,1 131,7 1.405,3 22,4 BIỂU 4A: DIỆN TÍCH RỪNG TRỒNG PHÂN THEO LOÀI VÀ CẤP TUỔI Diện tích đã thành rừng phân theo cấp tuổi Diện tích Tổng chưa Loài cây cộng Tổng Cấp tuổi 1 Cấp tuổi 2 Cấp tuổi 3 Cấp tuổi 4 Cấp tuổi 5 thành rừng (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) Keo 332,34 302,21 0,00 8,41 157,36 136,44 0,00 30,13 Loài khác 0,10 0,10 0,00 0,00 0,00 0,10 0,00 0,00 Keo lai 30,82 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 30,82 Keo tai 8,59 2,29 2,29 0,00 0,00 0,00 0,00 6,30 tượng Quế 1,29 1,29 0,00 1,29 0,00 0,00 0,00 0,00 Bạch đàn 0,89 0,89 0,00 0,37 0,00 0,52 0,00 0,00 Mỡ 0,28 0,28 0,00 0,28 0,00 0,00 0,00 0,00 TỔNG 374,31 307,06 2,29 10,35 157,36 137,06 0,00 67,25
- BIỂU 4B: TRỮ LƯỢNG RỪNG TRỒNG PHÂN THEO LOÀI VÀ CẤP TUỔI. Phần theo cấp tuổi Loài cây Tổng cộng Cấp tuổi 1 Cấp tuổi 2 Cấp tuổi 3 Cấp tuổi 4 Cấp tuổi 5 Keo 13928,8 0,0 336,4 4720,7 8871,7 0,0 Keo lai 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 Bạch đàn 52,2 0,0 14,8 0,0 37,4 0,0 Quế 32,2 0,0 32,2 0,0 0,0 0,0 Mỡ 14,8 0,0 14,8 0,0 0,0 0,0 Keo tai tượng 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 TỔNG 14.028 0 398,2 4.720,7 8.909,1 0 BIỂU 5: TỔNG HỢP TÌNH TRẠNG QUẢN LÝ DIÊN TÍCH RỪNG VÀ ĐẤT LÂM NGHIỆP BQL BQL Doanh DN Hộ gia Đơn vị Các tổ Tình trạng DN 100% Cộng TT Tổng rừng rừng nghiệp ngoài đình, cá vũ UBND chức sử dụng vốn NN đồng ĐD PH NN QD nhân trang khác (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) Tổng 647,97 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 355,61 0,00 0,00 255,17 37,19 ĐẤT ĐÃ GIAO I. 366,73 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 355,61 0,00 0,00 1,04 10,08 QUYỀN SỬ DỤNG Không có 1. 366,73 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 355,61 0,00 0,00 1,04 10,08 tranh chấp Rừng tự 1.1 7,26 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 7,21 0,00 0,00 0,00 0,05 nhiên 1.2 Rừng trồng 196,35 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 191,02 0,00 0,00 0,00 5,33 Đất chưa có 1.3 163,12 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 157,38 0,00 0,00 1,04 4,70 rừng 2. Đang có 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00
- BQL BQL Doanh DN Hộ gia Đơn vị Các tổ Tình trạng DN 100% Cộng TT Tổng rừng rừng nghiệp ngoài đình, cá vũ UBND chức sử dụng vốn NN đồng ĐD PH NN QD nhân trang khác (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) tranh chấp Rừng tự 1.1 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 nhiên 1.2 Rừng trồng 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 Đất chưa có 1.3 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 rừng ĐẤT CHƯA II. GIAO 281,24 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 254,13 27,11 QUYỀN SỬ DỤNG Không có 1. 279,94 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 252,83 27,11 tranh chấp Rừng tự 1.1 0,33 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,33 0,00 nhiên 1.2 Rừng trồng 110,71 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 110,66 0,05 Đất chưa có 1.3 168,90 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 141,84 27,06 rừng Đang có 2. 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 tranh chấp Rừng tự 1.1 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 nhiên 1.2 Rừng trồng 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 Đất chưa có 1.3 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 rừng
- BIỂU 6: TỔNG HỢP CÁC NGUYÊN NHÂN DIỄN BIẾN RỪNG VÀ ĐẤT LÂM NGHIỆP Khai thác Tổng cộng TT Địa điểm Khai thác Khai thác Cộng chọn trắng -1 -2 -3 -4 -5 -28 1 180 5,75 - 5,75 12,74 TỔNG 5,75 0 5,75 12,74 BIỂU 7: DIỄN BIỄN RỪNG VÀ ĐẤT LÂM NGHIẸP THEO CÁC NGUYÊN NHÂN Diện Khai thác tích Loại đất, loại rừng Mã Khai Khai thay Cộng thác thác đổi chọn trắng -1 -2 -3 -4 -5 -6 I. RỪNG PHÂN THEO NGUỒN GỐC 1100 -5,8 -5,8 - -5,8 1- Rừng tự nhiên 1110 - - - - - Rừng nguyên sinh 1111 - - - - - Rừng thứ sinh 1112 - - - - 2.Rừng trồng 1120 -5,8 -5,8 - -5,8 - Rừng trồng mới trên đất chưa từng có rừng 1121 -5,8 -5,8 - -5,8 - Trồng lại trên đất đã từng có rừng 1122 - - - - - Tái sinh chồi từ rừng trồng 1123 - - - - Trong đó: Rừng trồng cao su, đặc sản 1124 - - - - - Rừng trồng cao su 1125 - - - - - Rừng trồng cây đặc sản 1126 - - - - II. RỪNG PHÂN THEO ĐIỀU KIỆN 1200 -5,8 -5,8 - -5,8 LẬP ĐỊA 1. Rừng trên núi đất 1210 -5,8 -5,8 - -5,8
- Diện Khai thác tích Loại đất, loại rừng Mã Khai Khai thay Cộng thác thác đổi chọn trắng -1 -2 -3 -4 -5 -6 2. Rừng trên núi đá 1220 - - - - 3. Rừng trên đất ngập nước 1230 - - - - - Rừng ngập mặn 1231 - - - - - Rừng trên đất phèn 1232 - - - - - Rừng ngập nước ngọt 1233 - - - - 4. Rừng trên cát 1240 - - - - III. RỪNG TN PHÂN THEO LOÀI CÂY 1300 - - - - 1. Rừng gỗ 1310 - - - - - Rừng gỗ lá rộng TX hoặc nửa rụng lá 1311 - - - - - Rừng gỗ lá rộng rụng lá 1312 - - - - - Rừng gỗ lá kim 1313 - - - - - Rừng gỗ hỗn giao lá rộng và lá kim 1314 - - - - 2. Rừng tre nứa 1320 - - - - - Nứa 1321 - - - - - Vầu 1322 - - - - - Tre/luồng 1323 - - - - - Lồ ô 1324 - - - - - Các loài khác 1325 - - - - 3. Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa 1330 - - - - - Gỗ là chính 1331 - - - - - Tre nứa là chính 1332 - - - - 4. Rừng cau dừa 1340 - - - - IV. RỪNG GỖ TN PHÂN THEO TRỮ 1400 - - - - LƯỢNG 1. Rừng giàu 1410 - - - -
- Diện Khai thác tích Loại đất, loại rừng Mã Khai Khai thay Cộng thác thác đổi chọn trắng -1 -2 -3 -4 -5 -6 2. Rừng trung bình 1420 - - - - 3. Rừng nghèo 1430 - - - - 4. Rừng nghèo kiệt 1440 - - - - 5. Rừng phục hồi 1450 - - - - V. ĐẤT CHƯA CÓ RỪNG QH CHO LN 2000 5,8 5,8 - 5,8 1. Đất có rừng trồng chưa thành rừng 2010 7 - - - 2. Đất trống có cây gỗ tái sinh 2020 - - - - 3. Đất trống không có cây gỗ tái sinh 2030 -1,2 5,8 - 5,8 4. Núi đá không cây 2040 - - - - 5. Đất có cây nông nghiệp 2050 - - - - 6. Đất khác trong lâm nghiệp 2060 - - - -
- BIỂU 8A: DANH SÁCH CÁC LÔ RỪNG CÓ DIỄN BIẾN Diện tích Loại đất Loại đất Thứ Tên chủ Tiểu Thời gian Ghi Xã Khoảnh Lô thay loại rừng loại rừng Lý do tự rừng khu thay đổi chú đổi đầu kỳ cuối kỳ (ha) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) Xã Đất đã Lý Văn Đất trống Trồng 1 Quang 180 11 108 0,19 trồng trên 12/08/2019 Dẩu núi đất mới Sơn núi đất Xã Đất đã Lý Văn Đất trống Trồng 2 Quang 180 8b 46 0,69 trồng trên 12/08/2019 Hùng núi đất mới Sơn núi đất Triệu Xã Đất đã Đất trống Trồng 3 Văn Quang 180 8b 135 0,37 trồng trên 12/08/2019 núi đất mới Nghiệp Sơn núi đất Xã Đất đã Nguyễn Đất trống Trồng 4 Quang 180 8b 132 0,12 trồng trên 12/08/2019 Văn Tự núi đất mới Sơn núi đất Hoàng Xã Đất đã Đất trống Trồng 5 Văn Quang 180 8b 97 1,20 trồng trên 12/08/2019 núi đất mới Páng Sơn núi đất Xã Đất đã Triệu Đất trống Trồng 6 Quang 180 8b 118 0,45 trồng trên 12/08/2019 Văn ấm núi đất mới Sơn núi đất Xã Đất đã Âu Văn Đất trống Trồng 7 Quang 180 8b 108 0,35 trồng trên 12/08/2019 Ngoan núi đất mới Sơn núi đất Xã Đất đã Hoàng Đất trống Trồng 8 Quang 180 8b 98 0,53 trồng trên 12/08/2019 Văn Chủ núi đất mới Sơn núi đất Xã Đất đã Hồ Mậu Đất trống Trồng 9 Quang 180 8b 148 0,49 trồng trên 12/08/2019 Sản núi đất mới Sơn núi đất Xã Đất đã Lý Văn Đất trống Trồng 10 Quang 180 11 81 0,34 trồng trên 12/08/2019 Tốt núi đất mới Sơn núi đất 11 Nông Thị Xã 180 8b 72 0,28 Đất trống Đất đã Trồng 12/08/2019
- Thúy Quang núi đất trồng trên mới Sơn núi đất Xã Đất đã Lưu Thị Đất trống Trồng 12 Quang 180 8b 70 0,15 trồng trên 12/08/2019 Chí núi đất mới Sơn núi đất Xã Đất đã Lưu Văn Đất trống Trồng 13 Quang 180 8b 85 0,57 trồng trên 12/08/2019 Chiến núi đất mới Sơn núi đất Xã Đất đã Hứa Văn Đất trống Trồng 14 Quang 180 8b 86 0,21 trồng trên 12/08/2019 Phương núi đất mới Sơn núi đất Xã Đất đã UBND Đất trống Trồng 15 Quang 180 8b 94 0,32 trồng trên 12/08/2019 xã núi đất mới Sơn núi đất Xã Đất đã Vi Văn Đất trống Trồng 16 Quang 180 8b 101 0,51 trồng trên 12/08/2019 Đạt núi đất mới Sơn núi đất Dương Xã Đất đã Đất trống Trồng 17 Văn Quang 180 8b 133 0,22 trồng trên 12/08/2019 núi đất mới Chung Sơn núi đất Xã Rừng gỗ Khai UBND Đất trống 18 Quang 180 8b 94 0,32 trồng núi thác 28/05/2019 xã núi đất Sơn đất trắng Xã Rừng gỗ Khai Lý Văn Đất trống 19 Quang 180 8b 46 0,69 trồng núi thác 28/05/2019 Hùng núi đất Sơn đất trắng Xã Rừng gỗ Khai Nông Thị Đất trống 20 Quang 180 8b 72 0,28 trồng núi thác 28/05/2019 Thúy núi đất Sơn đất trắng Triệu Xã Rừng gỗ Khai Đất trống 21 Văn Quang 180 8b 135 0,37 trồng núi thác 28/05/2019 núi đất Nghiệp Sơn đất trắng Hoàng Xã Rừng gỗ Khai Đất trống 22 Văn Quang 180 8b 56 0,15 trồng núi thác 28/05/2019 núi đất Páng Sơn đất trắng Xã Rừng gỗ Khai Nguyễn Đất trống 23 Quang 180 8b 132 0,12 trồng núi thác 28/05/2019 Văn Tự núi đất Sơn đất trắng 24 Lưu Thị Xã 180 8b 70 0,15 Rừng gỗ Đất trống Khai 28/05/2019
- Chí Quang trồng núi núi đất thác Sơn đất trắng Triệu Xã Rừng gỗ Khai Đất trống 25 Văn Quang 180 8b 128 0,26 trồng núi thác 28/05/2019 núi đất Nghiệp Sơn đất trắng Xã Rừng gỗ Khai Vi Văn Đất trống 26 Quang 180 8b 101 0,51 trồng núi thác 28/05/2019 Đạt núi đất Sơn đất trắng Xã Rừng gỗ Khai Lưu Văn Đất trống 27 Quang 180 8b 85 0,57 trồng núi thác 28/05/2019 Chiến núi đất Sơn đất trắng Xã Rừng gỗ Khai Âu Văn Đất trống 28 Quang 180 8b 108 0,35 trồng núi thác 28/05/2019 Ngoan núi đất Sơn đất trắng Xã Rừng gỗ Khai Lý Văn Đất trống 29 Quang 180 11 108 0,19 trồng núi thác 28/05/2019 Dẩu núi đất Sơn đất trắng Xã Rừng gỗ Khai Hoàng Đất trống 30 Quang 180 8b 98 0,53 trồng núi thác 28/05/2019 Văn Chủ núi đất Sơn đất trắng Xã Rừng gỗ Khai Hứa Văn Đất trống 31 Quang 180 8b 86 0,21 trồng núi thác 28/05/2019 Phương núi đất Sơn đất trắng Xã Rừng gỗ Khai Hồ Mậu Đất trống 32 Quang 180 8b 148 0,49 trồng núi thác 28/05/2019 Sản núi đất Sơn đất trắng Dương Xã Rừng gỗ Khai Đất trống 33 Văn Quang 180 8b 133 0,22 trồng núi thác 28/05/2019 núi đất Chung Sơn đất trắng Xã Rừng gỗ Khai Lý Văn Đất trống 34 Quang 180 11 81 0,34 trồng núi thác 28/05/2019 Tốt núi đất Sơn đất trắng TỔNG 12,74