Khóa luận Tìm hiểu sản phẩm và dịch vụ thông tin - Thư viện của Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

pdf 75 trang thiennha21 15/04/2022 6610
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tìm hiểu sản phẩm và dịch vụ thông tin - Thư viện của Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_tim_hieu_san_pham_va_dich_vu_thong_tin_thu_vien_cu.pdf

Nội dung text: Khóa luận Tìm hiểu sản phẩm và dịch vụ thông tin - Thư viện của Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

  1. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội Lời cảm ơn! Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong và ngoài Khoa Thông tin-Thư viện đã chỉ bảo, dậy dỗ em trong suốt thời gian em học tập và nghiên cứu tại trường! Em xin cảm ơn các cô, chú và anh chị đang công tác tại Trung tâm Thông tin-Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong thời gian em thực tập tại Trung tâm. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến Sĩ Chu Ngọc Lâm Người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này! Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2010 Sinh viên Thân Thị Đoan Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 1
  2. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU TRONG KHÓA LUẬN Stt Tên bảng Bảng 1 Số lượng Bách khoa toàn thư tại Trung tâm Bảng 2 Các loại CSDL do Trung tâm Thông tin-Thư viện Đại học Sư phạm Hà Nội xây dựng. Bảng 3 Thống kê lượt bạn đọc tại phòng đọc từ năm 2005-2009. Bảng 4 Nhu cầu sử dụng tài liệu theo ngôn ngữ của bạn đọc tại Trung tâm Thông tin-Thư viện Đại học Sư phạm Hà Nội Bảng 5 Ý kiến đánh giá về chất lượng sản phẩm thông tin-thư viện của Trung tâm Thông tin-Thư viện Đại học Sư phạm Hà Nội. Bảng 6 Ý kiến đánh giá về chất lượng dịch vụ thông tin-thư viện của Trung tâm Thông tin-Thư viện Đại học Sư phạm Hà Nội. Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 2
  3. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội BẢNG DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Stt Ký hiệu viết tắt Viết đầy đủ 1 CDS / ISIS Computer Documentation System / Intergreted Set of Information System. 2 CNTT Công nghệ thông tin. 3 CSDL Cơ sở dữ liệu. 4 DDC Dewey Decimal Clasification. 5 ĐHSP Đại học Sư phạm. 6 ISBD International Standart Bibliography Desciption. 7 LIBOL Phần mềm quản trị thư viện tích hợp. 8 NCT Nhu cầu tin. 9 NDT Người dùng tin. 10 OPAC Online Publich Access Catalog ( Mục lục truy cập công cộng trực tuyến). 11 SP&DV Sản phẩm và dịch vụ. 12 TT-TV Thông tin-Thư viện. Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 3
  4. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài. 1 1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 3 1.3. Tình hình nghiên cứu theo hƣớng đề tài. 3 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. 5 1.5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu . 5 1.6. Đóng góp của đề tài 5 1.7. Bố cục của khóa luận . 6 NỘI DUNG 7 CHƢƠNG I: SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN-THƢ VIỆN TẠI ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 7 1.1. Vài nét về Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 7 1.2. Trung tâm Thông tin-Thƣ viện Đại học Sƣ phạm Hà Nội. 9 1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển. 9 1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ. 11 1.2.3. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ. 13 1.2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn lực thông tin. 15 1.3. Đặc điểm ngƣời dùng tin và nhu cầu tin tại Trung tâm. 19 1.3.1. Đặc điểm người dùng tin tại Trung tâm. 19 1.3.2. Đặc điểm nhu cầu tin của người dùng tin tại Trung tâm. 20 1.4. Vai trò của sản phẩm và dịch vụ thông tin trong hoạt động thông tin-thƣ viện của Trung tâm. 21 CHƢƠNG II : THỰC TRẠNG CÁC SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN-THƢ VIỆN ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 23 2.1. Thực trạng các sản phẩm thông tin-thƣ viện của Trung tâm. 23 2.1.1. Hệ thống mục lục 23 2.1.2. Thư mục. 28 2.1.3. Cơ sở dữ liệu. 31 Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 4
  5. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội 2.1.4. Các sản phẩm thông tin-thư viện đa phương tiện. 36 2.2. Thực trạng các dịch vụ thông tin-thƣ viện của Trung tâm. 37 2.2.1. Dịch vụ cung cấp tài liệu gốc. 37 2.2.1.1. Đọc tài liệu tại chỗ. 37 2.2.1.2. Mượn tài liệu về nhà. 41 2.2.2. Dịch vụ cung cấp bản sao tài liệu. 43 2.2.3. Dịch vụ tra cứu thông tin trực tuyến ( tìm tin tự động hóa ) 44 2.2.4. Dịch vụ đa phương tiện và truy cập Internet. 46 2.2.5. Một số dịch vụ khác. 49 CHƢƠNG III : NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN-THƢ VIỆN ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 51 3.1. Những thuận lợi và khó khăn 51 3.1.1. Thuận lợi. 51 3.1.2. Khó khăn. 52 3.2. Nhận xét. 52 3.2.1. Ưu điểm. 52 3.2.2. Nhược điểm. 54 3.3. Kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng SP&DV tại Trung tâm. 55 3.3.1. Tăng cường nguồn lực thông tin-thư viện 55 3.3.2. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xây dựng và phát triển các SP&DV TT-TV. 55 3.3.3. Đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ thư viện. 56 3.3.4. Đào tạo và hướng dẫn người dùng tin. 57 3.3.5. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật. 57 3.3.6. Marketting các sản phẩm và dịch vụ Thông tin-Thư viện. 58 3.3.7. Đa dạng hóa các loại SP&DV thông tin-thư viện của Trung tâm. . 58 KẾT LUẬN 60 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 5
  6. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình hình thành và phát triển của nhân loại, thông tin được coi là nguồn tài nguyên quan trọng. Nó tác động tới sự phát triển của mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội của loài người. Thông tin góp phần tạo nên sức mạnh của cá nhân, của dân tộc. Ngày nay, cùng với vật chất và năng lượng, thông tin trở thành một trong 3 yếu tố hàng đầu quyết định sự tồn tại của một Quốc gia. Sự phát triển của công nghệ thông tin đã có sức ảnh hưởng to lớn tới mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực. Nó dẫn đến hệ quả là sự thay đổi về lượng cũng như về chất trong hoạt động của các ngành nghề nói chung và trong hoạt động thông tin-thư viện nói riêng. Sự ra tăng mạnh mẽ của nguồn tin và sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ đã tạo nên một môi trường thông tin rộng khắp toàn cầu. Xã hội càng phát triển, nhu cầu tin của con người ngày càng cao vì vậy việc phát triển một hệ thống thông tin nhằm cung cấp cho người sử dụng ngày càng trở nên cần thiết. Trung tâm TT-TV là nơi lưu trữ và truyền tải thông tin đến mọi người. Đây là một loại hình hoạt động đặc biệt mà tất cả các Quốc gia trên thế giới, trong đó có nước ta đang thường xuyên duy trì và phát triển. Sự phát triển của sự nghiệp thư viện sẽ đánh giá được mức độ phát triển của một Quốc gia. Những năm gần đây, cùng với xu thế phát triển của tất cả các lĩnh vực, lĩnh vực TT-TV cũng đã có nhiều thay đổi rất lớn. Hoạt động thông tin trong bối cảnh phát triển của khoa học công nghệ, thời đại của nền kinh tế tri thức không đơn thuần là các hoạt động lưu trữ, bảo quản thông tin mà nó bao gồm nhiều công đoạn khác nhau nhằm mục đích tiếp nhận, xử lý và phổ biến thông tin đến người dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 1
  7. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội Đối với nước ta, xây dựng và phát triển sự nghiệp thư viện góp phần củng cố, không ngừng nâng cao văn hóa đọc cho toàn dân và vận động quần chúng nhân dân tích cực tham gia xây dựng, phát triển thư viện. Đây là nhiệm vụ to lớn và quan trọng trong việc thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động văn hóa thông tin. SP&DV TT-TV ra đời là kết quả tất yếu của hoạt động thông tin. Nó không chỉ là công cụ hữu ích để phục vụ NDT mà còn phản ánh trình độ phát triển của một cơ quan TT-TV. Việc xây dựng một hệ thống các loại hình SP&DV là việc làm cần thiết và quan trọng đối với tất cả các cơ quan thông tin. Trung tâm TT-TV Đại học Sư phạm Hà Nội nằm trong hệ thống thư viện khoa học. Ngoài chức năng cơ bản của một thư viện nói chung, Trung tâm còn mang chức năng và nhiệm vụ quan trọng gắn với hoạt động chủ đạo của Nhà trường. Chất lượng và hiệu quả phục vụ của Trung tâm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo của trường ĐHSP Hà Nội. Việc cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời và đảm bảo về chất lượng cũng như số lượng đặt ra cho các trung tâm TT-TV nói chung và Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội nói riêng một nhiệm vụ to lớn. Để làm được điều này đòi hỏi các trung tâm TT-TV phải không ngừng xây dựng và hoàn thiện hệ thống SP&DV nhằm đáp ứng nhu cầu khai thác và sử dụng thông tin của NDT một cách đầy đủ và kịp thời. Với nhiệm vụ đó, Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội cần có những biện pháp bổ sung vốn tài liệu, phát triển hệ thống SP&DV nhằm đáp ứng NCT của NDT một cách hiệu quả nhất. Việc làm đó góp phần quan trọng trong quá trình đào tạo đội ngũ giáo viên có chất lượng cao cho đất nước. Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 2
  8. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội Xuất phát từ tình hình trên, tôi đã lựa chọn đề tài “ Tìm hiểu sản phẩm và dịch vụ thông tin-thư viện của Trung tâm Thông tin-Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ” làm đề tài khóa luận của mình. 1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích - Nghiên cứu thực trạng các SP&DV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội - Đánh giá, so sánh và nhận định về chất lượng các loại hình SP&DV. - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển SP&DV TT-TV của Trung tâm. * Nhiệm vụ. - Tìm hiểu khái quát về Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội. - Nghiên cứu đặc điểm NDT và NCT của NDT tại Trung tâm. - Tìm hiểu vai trò của SP&DV TT-TV đối với hoạt động của Trung tâm. - Tìm hiểu thực trạng các SP&DV TT-TV của Trung tâm. - Chỉ ra những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động của Trung tâm. - Đánh giá ưu điểm và nhược điểm của SP&DV tại Trung tâm. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng SP&DV TT-TV tại Trung tâm. 1.3. Tình hình nghiên cứu theo hƣớng đề tài Đối với Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội đã có một số tài liệu, đề tài nghiên cứu viết về quá trình xây dựng, thực trạng và hoạt động của Trung tâm. Tiêu biểu đó là các luận văn Thạc sĩ Khoa học Thư viện, các đề tài khóa luận của sinh viên chuyên ngành TT-TV. Cụ thể như: Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 3
  9. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội Luận văn của Thạc sĩ Nguyễn Thị Thuận viết về vấn đề “ Tăng cường nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin-Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ” năm 2008 và “ Nghiên cứu nhu cầu tin và đảm bảo thông tin tại Trung tâm Thông tin-Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ” năm 2008 của Thạc sĩ Đào Thị Thanh Xuân. Các khóa luận tốt nghiệp của sinh viên chuyên ngành TT-TV viết về nhiều vấn đề của Trung tâm: “ Tổ chức và hoạt động của Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội I ” năm 2004 của Vũ Thị Liễu và “ Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin-Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ” năm 2007 của Nguyễn Lam Giang. Vấn đề về sản phẩm và dịch vụ TT-TV là một khía cạnh được nhiều tác giả lựa chọn nghiên cứu tại nhiều cơ quan thông tin-thư viện. Tuy nhiên, tại Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội, vấn đề này mới chỉ có đề tài khóa luận tốt nghiệp “ Tìm hiểu các sản phẩm và dịch vụ thông tin-thư viện tại Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ”của Hà Thúy Quỳnh năm 2005 và đề tài “ Nghiên cứu phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin-thư viện tại Trung tâm Thông tin-Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ” năm 2009 của Thạc sĩ Vũ Huy Thắng. Đề tài “ Tìm hiểu sản phẩm và dịch vụ thông tin-thư viện của Trung tâm Thông tin-Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ” sẽ đi sâu nghiên cứu các loại hình SP&DV TT-TV tại Trung tâm đặc biệt là các SP&DV thông tin hiện đại. Khóa luận chú trọng đến hiện trạng và khả năng phát triển các SP&DV tại Trung tâm sao cho phù hợp với tính chất của một Trung tâm TT- TV đầu ngành sư phạm. Đồng thời, khóa luận đề xuất những kiến nghị-giải pháp cho việc xây dựng các SP&DV TT-TV hiện đại tại Trung tâm trong thời gian tới. Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 4
  10. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Là các SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội. *Phạm vi nghiên cứu. - Về mặt không gian: Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội. - Về mặt thời gian: Nghiên cứu SP&DV TT-TV từ năm 2005 đến nay. 1.5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 1.5.1. Cơ sở lý luận - Dựa vào các tài liệu chỉ đạo và của Đảng và Nhà nước về hoạt động thông tin khoa học công nghệ. - Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thư viện. - Dựa vào cơ sở lý luận về Thông tin và Thư viện học. - Nghiên cứu, tổng hợp các tài liệu lý luận về SP, DV và những tài liệu có nội dung liên quan tới đề tài của khóa luận. 1.5.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, khóa luận đã sử dụng các phương pháp sau: - Thống kê, phân tích và tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn tài liệu. - Khảo sát thực tế hiện trạng các SP&DV tại Trung tâm. - Phỏng vấn. - Điều tra bằng bảng hỏi. 1.6. Đóng góp của đề tài - Khóa luận giới thiệu các SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội. Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 5
  11. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội - Khóa luận đưa ra nhận xét, đánh giá về các SP&DV TT-TV của Trung tâm. - Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng SP&DV TT-TV, góp phần vào công tác xây dựng, tổ chức, quản lý và phát triển các SP&DV trong tương lai, đồng thời khắc phục những điểm chưa làm được trong hoạt động của Trung tâm. Khóa luận sẽ là ý kiến tham vấn quan trọng cho Ban lãnh đạo Trung tâm xem xét để có định hướng nâng cao và phát triển hoạt động của mình trong thời gian tới. 1.7. Bố cục của khóa luận . Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung khóa luận gồm 3 chương: Chương 1 : Sản phẩm và dịch vụ thông tin trong hoạt động thông tin- thư viện tại Đại học Sư phạm Hà Nội. Chương 2 : Thực trạng các sản phẩm và dịch vụ tại Trung tâm Thông tin-Thư viện Đại học Sư phạm Hà Nội. Chương 3 : Nhận xét và kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch thông tin-thư viện tại Trung tâm Thông tin-Thư viện Đại học Sư phạm Hà Nội. Khóa luận được hoàn thành sau một thời gian nghiên cứu với lòng say mê và thái độ nghiêm túc. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian cũng như nhận thức, khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn. Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 6
  12. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội NỘI DUNG CHƢƠNG I: SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN-THƢ VIỆN TẠI ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 1.1. Vài nét về Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội Trường ĐHSP Hà Nội được thành lập ngày 11 tháng 10 năm 1951 theo Nghị định 276 của Bộ Quốc gia Giáo dục. Ngày 10 tháng 12 năm 1993 theo Nghị định 97/CP của Chính phủ, trường là một trường thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội. Theo Quyết định 201/QĐTTg ngày 12 tháng 10 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ, trường được tách khỏi Đại học Quốc gia Hà Nội và mang tên là Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Trường ĐHSP Hà Nội là trường trọng điểm, đầu ngành trong hệ thống của các trường Sư phạm, là trung tâm lớn đào tạo giáo viên, nghiên cứu khoa học và là nơi tạo nên nhiều nhân tài, nhà khoa học danh tiếng cho đất nước. Các giai đoạn lịch sử quan trọng trong quá trình phát triển của trường bao gồm : + Giai đoạn 1951-1966 ( trường mang tên là Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ). + Giai đoạn 1966-1993 ( trường mang tên là Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1). + Giai đoạn 1993-1999 ( trường mang tên là Đại học Sư phạm thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội ). + Giai đoạn từ tháng 10 năm 1999 đến nay ( trường mang tên là Trường Đại học Sư phạm Hà Nội). Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 7
  13. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội Quá trình hơn 50 năm xây dựng và phát triển của nhà trường gắn liền với sự phát triển của đất nước, nền giáo dục - đào tạo và nền đại học Việt Nam. Vượt lên những khó khăn, các thế hệ cán bộ quản lí, giảng viên, nhân viên, sinh viên, học sinh đã tô thắm truyền thống vẻ vang của nhà trường. Trường ĐHSP Hà Nội đã và đang phấn đấu làm tròn chức năng " máy cái của ngành giáo dục ", trở thành trường chuẩn mực vừa đào tạo giáo viên các cấp có chất lượng cao vừa nghiên cứu khoa học đạt trình độ tiên tiến làm nòng cốt thúc đẩy sự phát triển của hệ thống sư phạm trong cả nước, góp phần giải quyết các vấn đề then chốt của nền giáo dục quốc dân nói chung và ngành sư phạm nói riêng. Hiện nay, Trường ĐHSP Hà Nội có đội ngũ cán bộ, giảng viên, công nhân viên là trên 1.100 người. Trong số cán bộ giảng dạy của Trường những năm qua đã có hơn 100 cán bộ bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, trên 150 cán bộ bảo vệ luận văn thạc sĩ trong và ngoài nước. Trường luôn quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ kế cận, chú trọng tuyển chọn đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực và trình độ, phần lớn là sinh viên tốt nghiệp loại giỏi và xuất sắc. Trong quá trình xây dựng và phát triển, đặc biệt là trong thời kì đổi mới, trường ĐHSP Hà Nội đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, được xã hội tín nhiệm và đánh giáo cao. Từ năm 1996 đến nay, trường đã tuyển chọn được nhiều học sinh giỏi và đào tạo các cử nhân khoa học tài năng tại 7 khoa là: khoa Toán, khoa Vật lí, khoa Hóa học, khoa Sinh - KTNN, khoa Ngữ văn, khoa Lịch sử và khoa Địa lí. Một số sinh viên của hệ đào tạo cử nhân khoa học tài năng được cử đi học nước ngoài. Nhiều sinh viên của trường đạt giải cao trong các kì thi Olympic về khoa học cơ bản và khoa học giáo dục. Hầu hết các cử nhân khoa học tài năng là nguồn cán bộ trẻ cho nhà trường và các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu và trường trung học phổ thông. Có rất nhiều yếu tố tác động và thúc đẩy quá trình hoạt động của nhà Trường trong đó một yếu tố quan trọng để bảo đảm yêu cầu nâng cao chất Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 8
  14. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học là cơ sở vật chất kĩ thuật. Cơ sở vật chất kĩ thuật của trường ngày càng được tăng cường. Nhà trường đã có đủ giảng đường, thư viện, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, cơ sở thực tập và phương tiện kĩ thuật phục vụ cho dạy và học. Nhà trường đã tạo ra môi trường xanh, sạch, đẹp và lành mạnh. Trường ĐHSP Hà Nội kiên trì thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh là " làm thế nào để nhà trường này chẳng những là trường sư phạm mà còn là trường mô phạm của cả nước ". 1.2. Trung tâm Thông tin-Thƣ viện Đại học Sƣ phạm Hà Nội 1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội ra đời cùng với sự thành lập của Trường ĐHSP Hà Nội ( ngày 11 tháng 10 năm 1951 ). Trung tâm là một đơn vị phục vụ đào tạo, trực thuộc Ban giám hiệu nhà trường. Ban đầu mới được thành lập, cơ sở vật chất của thư viện còn rất nghèo nàn, thiếu thốn. Vốn tài liệu rất ít, chủ yếu là các bài giảng viết tay và đánh bằng máy chữ đời cổ. Thư viện không được bố trí cố định mà luân chuyển đến nhiều địa điểm ở các phòng học cải tạo dạng nhà cấp 4. Từ năm 1955 đến năm 1960, nhận được sự quan tâm của Chính phủ và Bộ Quốc gia Giáo dục, Thư viện đã có những bước phát triển nhanh chóng. Vốn tài liệu được bổ sung thêm các loại sách in. Đặc biệt, Thư viện có nhiều sách viết bằng tiếng Nga nhận từ các nguồn biếu tặng. Tuy nhiên, các loại giáo trình phục vụ giảng dạy còn rất ít. Cơ sở vật chất còn thủ công, các loại hình SP&DV chưa phát triển nhiều. Lúc này, thư viện chỉ đơn thuần là nơi lưu giữ tài liệu. Từ năm 1960 đến 1975, Đất nước ta gặp nhiều khó khăn. Hầu hết các cơ quan, trường học đều chú trọng vào việc tập trung nhân lực cho việc giải phóng Đất nước. Do đó, Thư viện phát triển chậm lại. Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 9
  15. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội Năm 1975, Đất nước hòa bình, nhận được sự quan tâm đầu tư, ủng hộ của Chính phủ, nhân dân và các nguồn tài trợ, biếu tặng của các đơn vị, Thư viện đã phát triển nhanh chóng với số lượng cán bộ đúng chuyên ngành và cơ sở vật chất ngày càng được cải thiện. Sau năm 1986, Đất nước đổi mới, kinh tế phát triển, công tác bổ sung tài liệu có nhiều thay đổi. Tài liệu được nhận về chủ động và chất lượng hơn. Nhà trường đã giành cho thư viện nguồn kinh phí ổn định hàng năm để đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất và vốn tài liệu. Năm 1993, Trường ĐHSP Hà Nội trở thành một thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội. Thư viện ĐHSP Hà Nội cũng sát nhập vào Trung tâm TT- TV Đại học Quốc gia Hà Nội. Quá trình này diễn ra trong 6 năm. SP&DV đều được sử dụng thống nhất với các SP&DV tại Trung tâm TT-TV Đại học Quốc gia Hà Nội. Tại địa điểm cũ vẫn lưu giữ tài liệu, phục vụ bạn đọc và mang tên là “ Phòng đọc Sư phạm ” thuộc Trung tâm TT-TV Đại học Quốc gia Hà Nội. Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất đều được thực hiện theo sự phân công, điều hành của Ban lãnh đạo Trung tâm TT-TV Đại học Quốc gia Hà Nội. Thời điểm này, vốn tài liệu trở nên phong phú và đa dạng hơn, nhiều loại giáo trình và sách tham khảo thuộc nhiều ngôn ngữ được bổ sung. Các sản phẩm và dịch vụ: Hệ thống mục lục, dịch vụ cung cấp bản sao tài liệu, dịch vụ mượn tài liệu được triển khai hoàn chỉnh. Đến năm 1999, Trường ĐHSP Hà Nội tách ra khỏi Đại học Quốc gia Hà Nội. Thư viện ĐHSP cũng tách ra khỏi Trung tâm TT-TV Đại học Quốc gia Hà Nội. Lúc này, thư viện đổi tên mới và được gọi là: Trung tâm Thông tin- Thư viện Đại học Sư phạm Hà Nội. Toàn bộ cơ sở vật chất của Trung tâm được tách riêng và bố trí ở khu nhà A4 thuộc trường ĐHSP Hà Nội. Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 10
  16. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội Đến năm 2004, Trung tâm chuyển sang cơ sở mới là tòa nhà 4 tầng với diện tích sử dụng hơn 5000m2. Từ khi chuyển sang cơ sở mới này, Trung tâm đã được đầu tư và hiện đại hóa. Nhiều trang thiết bị hiện đại được đưa vào ứng dụng trong hoạt động. Trải qua hơn 50 năm hình thành và phát triển, từ một thư viện truyền thống còn nghèo nàn về cơ sở vật chất và vốn tài liệu, đến nay, Trung tâm đã được đầu tư trở thành một Trung tâm TT-TV hiện đại. Bên cạnh vốn tài liệu phong phú, cơ sở vật chất kỹ thuật khang trang, nhiều trang thiết bị hiện đại, Trung tâm còn có một đội ngũ cán bộ phần lớn được đào tạo đúng chuyên ngành, có trình độ năng lực đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hoạt động thông tin-thư viện. 1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ * Chức năng. Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội là một Trung tâm TT-TV trong hệ thống TT-TV của cả nước nên nó phải đảm bảo 4 chức năng cơ bản của một thư viện là : - Chức năng thông tin - Chức năng giáo dục - Chức năng văn hóa - Chức năng giải trí Bên cạnh đó, Trung tâm còn là một bộ phận của Trường ĐHSP Hà Nội nên ngoài các chức năng cơ bản trên, Trung tâm còn mang chức năng riêng, phục vụ chuyên ngành đào tạo của nhà trường: - Nghiên cứu, thu thập, bổ sung, xử lý, cung cấp thông tin, tài liệu về các lĩnh vực khoa học cơ bản, khoa học giáo dục và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ. Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 11
  17. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội - Tổ chức tốt các hình thức phục vụ bạn đọc để cán bộ, giảng viên, sinh viên khai thác một cách có hiệu quả vốn tư liệu. Góp phần phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường ĐHSP Hà Nội trong giai đoạn mới. * Nhiệm vụ. - Tham mưu, lập kế hoạch dài hạn, ngắn hạn cho Ban giám hiệu về công tác thông tin tư liệu, nâng cấp, bổ sung các phương tiện, tài liệu trên cơ sở kế hoạch đào tạo nghiên cứu khoa học, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nhà truờng. - Thu thập, bổ sung, trao đổi, xử lý tài liệu nhằm cung cấp những thông tin cần thiết phục vụ nhu cầu tra cứu, tìm tin của bạn đọc. - Tổ chức, sắp xếp, lưu giữ và bảo quản tốt nguồn tài liệu của nhà trường bao gồm các loại hình ấn phẩm và các vật mang tin khác. - Xây dựng hệ thống tra cứu tìm tin theo phương pháp truyền thống và hiện đại, làm tốt công tác phục vụ và phổ biến thông tin. - Thu thập đầy đủ tài liệu nộp lưu chiểu từ nhà xuất bản ĐHSP Hà Nội, các luận văn thạc sĩ, luận văn tiến sĩ, các kỷ yếu hội nghị, hội thảo, các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp - Nghiên cứu các vấn đề về khoa học TT-TV, ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào xử lý tài liệu, thông tin và phục vụ nhu cầu thông tin ngày càng cao của bạn đọc. - Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ thư viện. - Phổ biến và trang bị những kiến thức cơ bản về cấu trúc và phương pháp tìm tin cho NDT. Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 12
  18. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội - Duy trì và phát triển các mối quan hệ nhằm trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ nguồn lực thông tin với các trường đại học, tổ chức, cơ quan thông tin trong và ngoài nước. 1.2.3. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ. * Cơ cấu tổ chức. - Ban Giám đốc: Gồm 2 người + Một giám đốc phụ trách chung. + Một phó giám đốc phụ trách hoạt động chuyên môn - kiêm tổ trưởng tổ nghiệp vụ. Dưới sự chỉ đạo của Ban Giám đốc, Trung tâm TT-TV được chia thành 5 tổ chuyên môn như sau: - Tổ nghiệp vụ: Chịu trách nhiệm về công tác nghiệp vụ như: Bổ sung, xử lý tài liệu, xây dựng các SP&DV thông tin đồng thời là nơi làm thẻ bạn đọc và thẻ cán bộ trong nhà trường. - Tổ đọc: Phục vụ đọc tại chỗ sách, báo, tạp chí, luận văn, luận án theo hai hình thức kho đóng và kho mở. Tổ đọc bao gồm 4 phòng: + Phòng đọc sách tổng hợp ( kho đóng ) + Phòng đọc sách tham khảo ( kho mở ) + Phòng đọc luận án, tạp chí ( kho đóng) + Phòng đọc báo, tạp chí ( kho mở ) - Tổ mượn: Phục vụ bạn đọc mượn giáo trình và tài liệu tham khảo về nhà. Tổ mượn bao gồm 2 phòng. + Phòng mượn giáo trình ở tầng 1. + Phòng mượn tài liệu tham khảo ở tầng 2. Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 13
  19. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội - Tổ tin học: Phụ trách việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động TT-TV, phục vụ dịch vụ đa phương tiện và truy cập Internet. Tổ tin bao gồm: + 01 phòng máy chủ. + 02 phòng Internet. + 01 phòng đa phương tiện. - Tổ bảo vệ - Vệ sinh ( Phụ trách công tác vệ sinh và an ninh thư viện ) Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trung tâm Ban Giám Đốc Tổ Tổ bảo nghiệp Tổ Tổ đọc Tổ tin vệ-Vệ vụ mượn học sinh P. Bổ P. Mượn P. Đọc P. Máy sung giáo sách chủ trình P. Biên P. Đọc P. mục P. Mượn sách mở Internet1 tham khảo P. Làm P. Đọc P. thẻ tạp chí, Internet2 luận án P. Đọc P. Đa báo, tạp phương chí mở tiện Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 14
  20. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội * Đội ngũ cán bộ. Hiện nay, Trung tâm có 41 cán bộ. Trong đó có 6 thạc sĩ, 27 cử nhân và 8 cán bộ làm công tác an ninh, vệ sinh. Đa số các cán bộ làm việc tại Trung tâm đều tốt nghiệp đại học chuyên ngành TT-TV, một số cán bộ khác tốt nghiệp các chuyên ngành: Ngoại ngữ, công nghệ thông tin Hàng năm, Trung tâm vẫn tiếp tục bổ sung cán bộ, đồng thời tổ chức cho cán bộ tham gia các lớp học về chuyên ngành TT-TV, tin học và ngoại ngữ nhằm nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ trong quá trình công tác. 1.2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn lực thông tin * Cơ sở vật chất kỹ thuật. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng với sự cố gắng không ngừng của toàn bộ đội ngũ cán bộ, đến nay, Trung tâm TT-TV trường ĐHSP Hà Nội đã thực sự trưởng thành và trở thành một trong số những cơ quan TT-TV khoa học đầu ngành của cả nước. Theo chương trình “ Dự án giáo dục đại học ”, cùng với sự quan tâm của nhà trường với công tác TT-TV, hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư mới 100% . Hiện tại, Trung tâm đang hoạt động tại khu nhà 4 tầng, có diện tích sử dụng là 5000m2 khang trang và thoáng mát. Các loại bàn ghế, quạt, bóng điện, giá sách, tủ phích, máy tính và các trang thiết bị phụ trợ hiện đại đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của bạn đọc và các hoạt động nghiệp vụ của cán bộ thư viện. Trung tâm có 4 phòng đọc với 830 chỗ ngồi phục vụ cho NDT sử dụng tài liệu tại thư viện. + Phòng đọc sách tổng hợp ( kho đóng ) : 400 chỗ ngồi. + Phòng đọc sách tham khảo ( kho mở ) : 100 chỗ ngồi. Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 15
  21. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội + Phòng đọc luận án, tạp chí ( kho đóng ) : 250 chỗ ngồi. + Phòng đọc báo, tạp chí ( kho mở ) : 80 chỗ ngồi. Các phòng mượn của Trung tâm đều được trang bị máy tính, máy in, đầu đọc mã vạch để thực hiện quá trình mượn - trả tài liệu của bạn đọc. Trung tâm cũng đã xây dựng được các trang thiết bị hiện đại, tạo điều kiện cho quá trình tự động hóa trong hoạt động TT-TV trong tương lai, bao gồm : + Máy tính: Máy chủ ( 04 máy ) và máy trạm ( 136 máy trạm ). + Đầu thu kỹ thuật số: 05 + Đầu video: 06 + Đài casset: 10 + Ti vi: 06 + Màn hình lớn 100 inch: 01 + Máy in: 14 + Máy quét: 08 + Máy photocopy: 05 + Cổng từ: 02 + Máy đọc, khử từ: 04 + Đầu đọc mã vạch: 14 + Máy chiếu: 02 + Tai nghe: 100 + Camera: 08 Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 16
  22. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội Ngoài ra, Trung tâm còn sử dụng phần mềm quản trị thư viện tích hợp Libol 5.5, CDS ISIS và một số phần mềm công cụ phục vụ cho các hoạt động khác của Trung tâm. Các trang thiết bị hiện đại góp phần làm thay đổi hoạt động TT-TV. Hầu hết các hoạt động không còn mang nặng tính thủ công, truyền thống mà đã được dần thay thế bằng các công nghệ hiện đại. Việc ứng dụng thành tựu của khoa học và công nghệ vào hoạt động thông tin góp phần làm tăng hiệu quả trong việc đáp ứng nhu cầu tin, công tác xây dựng và phát triển hệ thống SP&DV TT-TV. * Nguồn lực thông tin. Trung tâm có nguồn lực thông tin khá phong phú và đa dạng. Bên cạnh các tài liệu khoa học tự nhiên: Toán, lý, hóa và khoa học xã hội: Văn, sử, địa Trung tâm còn có nhiều tài liệu tham khảo thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Hàng năm, Trung tâm dành khoảng 400-500 triệu đồng cho việc bổ sung tài liệu. Vốn tài liệu này được bổ sung theo nhiều hình thức: Bổ sung ban đầu, bổ sung hồi cố, bổ sung theo yêu cầu từ các khoa Trung tâm còn nhận được các nguồn bổ sung trao đổi, biếu tặng từ các nguồn khác nhau: Quỹ Châu Á, các đơn vị bạn trong địa bàn Hà Nội Lượng tài liệu này tuy không nhiều nhưng lại là nguồn bổ sung quan trọng về tài liệu bằng tiếng nước ngoài, rất đa dạng về lĩnh vực và phong phú về loại hình. Vốn tài liệu của Trung tâm bao gồm cả tài liệu truyền thống và tài liệu điện tử: * Tài liệu truyền thống. - Sách tiếng Việt : 102.374 cuốn. - Sách tiếng Latinh : 28.542 cuốn - Sách tiếng Nga : 113.205 cuốn Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 17
  23. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội - Sách tra cứu: 3.788 cuốn - Bách khoa thư: 137 cuốn. Stt Tên Bách khoa toàn thƣ Số lƣợng 1 Mc Graw-Hill Encyclopedia of Sience and 20 tập Technology 2 Comton’s Encyclopedia 26 tập 3 Larouse 6 tập 4 Các tên khác 85 cuốn Bảng 1: Số lƣợng Bách khoa toàn thƣ tại Trung tâm - Luận án : 12.268 cuốn - Đề tài nghiên cứu khoa học : 4.400 cuốn - Tạp chí ngoại văn : 589 tên tạp chí ( khoảng 6.000 cuốn) - Tạp chí Việt : 230 tên tạp chí ( khoảng 4.000 cuốn ) - Báo : Có 85 tên báo tiếng Việt được lưu giữ đầy đủ và đóng bìa cứng thành từng quyển theo tháng, quý hoặc năm. * Tài liệu điện tử - Băng catset : 140 - Băng video : 85 - Đĩa CD-ROM : 402 - Hệ thống cơ sở dữ liệu với tổng số 69.334 biểu ghi. + CSDL sách : 43.115 biểu ghi + CSDL luận án : 8.901 biểu ghi + CSDL tạp chí : 935 biểu ghi + CSDL bài trích : 14.606 biểu ghi Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 18
  24. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội + CSDL đề tài nghiên cứu khoa học : 2.000 biểu ghi. + Các dữ liệu điện tử và phần mềm học tiếng Anh. 1.3. Đặc điểm ngƣời dùng tin và nhu cầu tin tại Trung tâm 1.3.1. Đặc điểm người dùng tin tại Trung tâm “Người dùng tin là người sử dụng thông tin để thỏa mãn nhu cầu của mình”. [ 16, tr. 9 ] Người dùng tin là một trong 4 yếu tố quan trọng để hoạt động thông tin tồn tại và phát triển. Phục vụ NDT là mục đích cuối cùng của hoạt độngTT- TV. Càng phục vụ NDT hiệu quả thì vai trò xã hội của thư viện ngày càng được nâng cao. Trong hoạt động thông tin, NDT có vai trò vô cùng quan trọng. NDT không chỉ là người sử dụng các SP&DV của hoạt đông TT-TV mà họ còn là nhân tố tham gia điều chỉnh, định hướng hoạt động thông tin trong tương lai. Thành phần NDT tại Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội khá đa dạng về thành phần và trình độ học vấn. Bao gồm: Cán bộ quản lý, giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên, học sinh phổ thông chuyên, giáo sư, tiến sĩ .NDT tại Trung tâm có thể chia thành 3 nhóm : + Nhóm NDT là cán bộ làm công tác quản lý ( cán bộ quản lý). + Nhóm NDT là cán bộ tham ra hoạt động giảng dạy và nghiên cứu. + Nhóm NDT là sinh viên. * Nhóm NDT là cán bộ làm công tác quản lý ( cán bộ quản lý ). Nhóm NDT này tuy không nhiều ( chiếm 5% ) nhưng lại ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của Nhà trường và ngành giáo dục của cả nước. NDT thuộc nhóm này vừa làm công tác quản lý vừa tham gia nghiên cứu khoa học và tham gia giảng dạy ở nhiều nơi. Họ có thể là cán bộ quản lý ở các trường đại học, các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân nói chung hoặc Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 19
  25. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội thậm chí họ là cán bộ quản lý thuộc sở giáo dục, phòng giáo dục ở các địa phương. Họ đều là những người có trình độ cao: Thạc sĩ , tiến sĩ Khả năng ngoại ngữ của họ tương đối tốt. Phần lớn trong số họ được đào tạo ở nước ngoài nên họ thành thạo tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Nga. * Nhóm NDT là cán bộ tham gia hoạt động giảng dạy và nghiên cứu. Nhóm NDT này chiếm 15%, họ là những người có vai trò quan trọng đối với chất lượng giáo dục, đào tạo của trường và hệ thống giáo dục. Họ cũng là những người có ảnh hưởng tích cực tới công cuộc giáo dục của nhà nước. Phần lớn họ là thạc sĩ và đều có trình độ ngoại ngữ. * Nhóm NDT là sinh viên. Đây là nhóm người dùng tin đông đảo và trẻ trung nhất (chiếm 80%). Họ là đối tượng phục vụ chủ yếu của Trung tâm. 1.3.2. Đặc điểm nhu cầu tin của người dùng tin tại Trung tâm Với mỗi nhóm NDT khác nhau, đặc điểm nhu cầu tin của họ cũng khác nhau. Các yếu tố về lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn, sở thích cá nhân sẽ chi phối nhu cầu tin của mỗi nhóm người dùng tin nói chung và với mỗi cá nhân NDT nói riêng. Nhìn chung, NDT đến Trung tâm phần lớn có nhu cầu về tài liệu khoa học xã hội và nhân văn cao hơn NCT về các môn khoa học tự nhiên. - Nhóm NDT là cán bộ làm công tác giảng dạy, nghiên cứu bên cạnh việc quan tâm đến các lĩnh vực văn học thì họ còn quan tâm đến tài liệu khoa học giáo dục, khoa học lịch sử và tài liệu khoa học chính trị. Họ sử dụng những loại tài liệu này để nâng cao trình độ, trau dồi tri thức khoa học. Đặc điểm nhu cầu tin của họ vừa mang tính chất nghiên cứu khoa học vừa mang tính chất chuyên ngành. Vì vậy, nhu cầu tin của họ thường rất đa dạng và phức tạp. Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 20
  26. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội - Nhóm NDT là cán bộ quản lý tập trung cao ở các tài liệu về khoa học quản lý, giáo dục, khoa học chính trị, lịch sử và các vấn đề về công nghệ thông tin. Đây là các vấn đề phục vụ hữu ích cho công việc mà họ đảm nhận. Những lĩnh vực này trang bị cho họ bản lĩnh chính trị vững vàng, năng lực sư phạm và bản lĩnh khoa học. Các tài liệu về khoa học công nghệ giúp họ tiếp cận nhanh tới tri thức và phương pháp giáo dục mới trong giảng dạy các môn học. - Đặc biệt, tài liệu về khoa học giáo dục luôn được các nhà quản lý và cán bộ giảng dạy nghiên cứu quan tâm. Đặc biệt là các tài liệu quản lý giáo dục, tài liệu về kinh nghiệm giáo dục của các nước phát triển, các nhà sư phạm lỗi lạc, tài liệu thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin luôn được bổ sung do tính chất của khoa học công nghệ phát triển nhanh. Cán bộ quản lý và cán bộ giảng dạy rất quan tâm đến lĩnh vực này để tiếp cận với xu thế của ngành là áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, quản lý. - Nhóm NDT là sinh viên thì quan tâm đến tài liệu văn học là chủ yếu ngoài ra còn các tài liệu về các ngành lịch sử, chính trị, khoa học giáo dục, công nghệ thông tin. Đặc điểm nhu cầu tin của sinh viên trải rộng, họ có nhu cầu về giáo trình, tài liệu tham khảo, các loại báo, tạp chí và nhiều loại hình tài liệu khác chứa đựng các thông tin mà họ quan tâm. 1.4. Vai trò của sản phẩm và dịch vụ thông tin trong hoạt động thông tin- thƣ viện của Trung tâm Hoạt động thông tin-thư viện là quá trình thu thập, xử lý, lưu trữ và phổ biến tài liệu cho người đọc. Để hiểu rõ được vai trò của sản phẩm và dịch vụ trong hoạt động thông tin-thư viện, cần phải hiểu rõ khái niệm về sản phẩm và dịch vụ. Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 21
  27. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội Sản phẩm thông tin-thư viện kết quả của quá trình xử lý thông tin, do một cá nhân / tập thể nào đó thực hiện nhằm thỏa mãn nhu cầu người dùng tin. [ 14, tr. 21 ] Dịch vụ thông tin-thư viện bao gồm những hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin và trao đổi thông tin của người sử dụng các cơ quan thông tin-thư viện nói chung. [ 14, tr. 24 ] Sản phẩm và dịch vụ TT-TV gắn liền với toàn bộ các hoạt động của Trung tâm. Vì vậy, SP&DV giữ một vai trò rất quan trọng: - Là công cụ để thỏa mãn nhu cầu thông tin của NDT. SP&DV là thước đo để đánh giá hiệu quả hoạt động, xác định được vai trò của thư viện trong quá trình phát triển. - Là công cụ, phương tiện để thực hiện việc truy nhập, khai thác thông tin của NDT. Nó là cầu nối giữa NDT với nguồn lực thông tin của thư viện. - SP&DV TT-TV giúp Trung tâm quản lý, kiểm soát và cung cấp thông tin một cách hiệu quả từ đó phục vụ tốt NDT đồng thời dễ dàng chia sẻ nguồn lực thông tin với các cơ quan TT-TV khác. - SP&DV là sự phản ánh trình độ, sự phát triển của Trung tâm, khu vực và Quốc gia đó. - SP&DV còn hỗ trợ cán bộ thư viện trong công tác phục vụ NDT của Trung tâm. SP&DV phản ánh nguồn tin của Trung tâm. NDT sử dụng SP&DV để thỏa mãn nhu cầu tin của mình. Vì vậy, trong hoạt động TT-TV, SP&DV có vai trò hết sức quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả phục vụ NDT tại Trung tâm. Do vậy, việc phát triển các SP&DV TT-TV tại các cơ quan TT-TV càng trở nên quan trọng và cấp bách. Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 22
  28. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội CHƢƠNG II : THỰC TRẠNG CÁC SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN-THƢ VIỆN ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2.1. Thực trạng các sản phẩm thông tin-thƣ viện của Trung tâm 2.1.1. Hệ thống mục lục Hệ thống mục lục ( hay thường gọi là mục lục ) là tập hợp các đơn vị / phiếu mục lục được sắp xếp theo trình tự nhất định, phản ánh nguồn tin của một / một nhóm cơ quan thông tin, thư viện. [ 14, tr. 37 ] Phiếu mục lục là một phiếu miêu tả thư mục về tài liệu và tạo nên một điểm truy nhập tới tài liệu được phản ánh. Hệ thống mục lục được xây dựng với mục đích và chức năng quan trọng: + Cho phép NDT xác định được vị trí của tài liệu trong kho và một số thông tin về tài liệu. + Phản ánh trữ lượng, thành phần của kho tài liệu. + Trợ giúp thêm cho việc lựa chọn tài liệu bằng việc kết hợp và sử dụng các thông tin khác về tài liệu mà chúng không được sử dụng để làm dấu hiệu xây dựng thư mục. Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội đã xây dựng hệ thống mục lục cho tất cả các loại tài liệu của Trung tâm, tạo điều kiện cho NDT có thể tìm được tài liệu dễ dàng và nhanh chóng. Quá trình áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thông tin-thư viện đã tạo nên nhiều loại hình mục lục khác: Mục lục trực tuyến, mục lục điện tử Vì thế, tại nhiều cơ quan thông tin-thư viện trong nước đã không còn sử dụng mục lục phiếu truyền thống. Nhưng đối với Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội, hệ thống phiếu mục lục vẫn đang được sử dụng và giữ vai trò quan trọng. Nó vẫn là cơ sở tìm tin cho NDT khi mà trình độ tin học còn chưa cao Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 23
  29. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội và khi gặp một vài sự cố trong quá trình hoạt động ( mất điện, CSDL trên máy tính bị tấn công, lỗi mạng ). Hệ thống phiếu mục lục của Trung tâm được mô tả theo quy tắc ISBD ( International Standart Bibliography Desciption ). Mục lục phiếu có 2 dạng chủ yếu là : - Mục lục chữ cái : + Sắp xếp theo tên tác giả. + Sắp xếp theo tên tài liệu. - Mục lục phân loại. * Mục lục chữ cái. Mục lục chữ cái là hệ thống mục lục mà các phiếu mục lục được sắp xếp theo tên tác giả / tên tài liệu của tài liệu được phản ánh. [ 14, tr. 41] Trung tâm có hai loại mục lục chữ cái là: Mục lục chữ cái theo tên tài liệu và mục lục chữ cái theo tên tác giả. Mục lục chữ cái theo tên tài liệu được sắp xếp theo thứ tự chữ cái đầu tiên trong tên tài liệu. Mục lục chữ cái được phân chia theo ngôn ngữ, gồm các loại sau: + Mục lục chữ cái tên sách tiếng Việt. + Mục lục chữ cái tên sách tiếng Anh. + Mục lục chữ cái tên sách tiếng Nga. + Mục lục chữ cái tên sách tiếng Pháp. Mục lục chữ cái theo tên tác giả được sắp xếp theo nguyên tắc: - Tác giả là người châu Á thì sắp xếp: Họ, tên đệm, tên riêng và được phiên âm ra tiếng Việt. Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 24
  30. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội - Tác giả là người châu Âu, châu Mỹ thì tên và họ được đảo vị trí cho nhau. Ví dụ: VV-M2 NGUYỄN THANH KIM 8516-18 Chuông ngân:Thơ/Nguyễn Thanh Kim.-H.: Hội nhà văn,2002.-85tr. 345 Mục lục chữ cái tên tác giả tiếng Việt ALD SHULIZD.P 0113 A History of Modern Psychology/Duane P. Shulizd.-Florida:Harcourt Brace College,1996.-511p 584 Mục lục chữ cái tên tác giả tiếng Anh Mục lục chữ cái bao gồm các loại sau: + Mục lục chữ cái tên tác giả tiếng Việt. + Mục lục chữ cái tên tác giả tiếng Anh. Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 25
  31. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội + Mục lục chữ cái tên tác giả tiếng Nga. + Mục lục chữ cái tên tác giả tiếng Đức. * Mục lục phân loại. Mục lục phân loại là loại mục lục trong đó các phiếu mục lục được sắp xếp theo các lớp trong trật tự lôgic của một sơ đồ ( khung / bảng ) phân loại sách nhất định. [ 14, tr. 41 ] Theo cách tổ chức này, các phiếu mục lục được phân chia theo nguyên tắc của bảng / khung phân loại mà cơ quan sử dụng. Điều này có nghĩa là: Các phiếu mục lục phân loại được sắp xếp theo ngành tri thức, các bộ môn khoa học có liên quan đến nhau. Mục lục phân loại là tấm gương phản chiếu kho tài liệu theo các lĩnh vực khoa học thông qua ký hiệu phân loại. Mục lục phân loại giúp NDT nhanh chóng tìm được tài liệu theo lĩnh vực mà họ quan tâm đồng thời giúp cho cán bộ thư viện nắm được toàn bộ kho tài liệu theo các lĩnh vực của tri thức có trong kho, dựa vào đó công tác bổ sung cũng được hoàn thiện hơn. Thời gian đầu, Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội sử dụng bảng phân loại 19 lớp của Thư viện Quốc gia để phân loại tài liệu. Từ năm 1999 đến nay, Trung tâm đã đưa vào sử dụng bảng phân loại DDC do một nhà thư viện nổi tiếng người Mỹ có tên là Melvil Dewey xây dựng (năm 1870) vào hoạt động nghiệp vụ trong đó có việc xây dựng hệ thống mục lục phân loại. Hiện nay, tại Trung tâm vẫn sử dụng song song hai bảng phân loại. Phòng đọc mở ( 302 ) được tổ chức theo bảng phân loại DDC, trong khi lượng tài liệu ở các phòng khác và hệ thống mục lục phiếu còn lại vẫn đang trong quá trình chuyển đổi. Quá trình này diễn ra chậm do số lượng tài liệu và mục lục phiếu đã phân loại theo bảng phân loại 19 lớp của Thư viện Quốc gia là rất lớn. Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 26
  32. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội Qua điều tra tại các phòng phục vụ thì số lượng bạn đọc sử dụng mục lục phân loại là không nhiều. Mục lục chữ cái và mục lục trực tuyến được bạn đọc sử dụng nhiều hơn. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chính là việc sử dụng song song hai bảng phân loại. Điều này gây khó khăn cho bạn đọc khi sử dụng SP&DV. 150 VŨ THỊ CHÍN G74 Chỉ số phát triển sinh lý-tâm lý:Từ 0 đến 3 tuổi/Vũ Thị Chín.-H.:KHXH,1989.-94tr. 156.3%372.015 Mục lục phân loại Phòng nghiệp vụ chịu trách nhiệm tạo lập và in các phiếu mục lục mới. Những phiếu này được in trực tiếp từ cơ sở dữ liệu thư mục và được lưu giữ tại máy chủ của Trung tâm. Các phiếu mục lục được sắp xếp và bảo quản trong các tủ mục lục và được đặt tại các phòng: Phòng mượn giáo trình, phòng mượn tham khảo, phòng đọc sách, phòng đọc báo, tạp chí, luận văn tạo điều kiện thuận lợi cho bạn đọc có nhu cầu sử dụng. Mục lục rất thuận tiện cho NDT vì nó không chỉ chỉ chỗ cho tài liệu mà còn giúp họ tìm thấy các tác phẩm cùng một tác giả, tác phẩm cùng một nội dung Hai hệ thống mục lục trên được coi là công cụ phục vụ tích cực, là cầu nối để NDT tìm đến sử dụng tài liệu trong thư viện. Mặc dù hiện nay tin học Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 27
  33. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội đang phát triển và chiếm ưu thế nhưng mục lục phiếu vẫn chiếm vị trí quan trọng do một số ưu điểm: + Dễ dàng sử dụng và phù hợp với mọi trình độ của NDT. + Nhiều người có thể sử dụng cùng một lúc. + Sử dụng trong mọi điều kiện mà không bị gián đoạn bởi các sự cố: Mất điện, lỗi mạng Bên cạnh những ưu điểm trên thì hệ thống mục lục vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau : + Tốc độ tìm tin chưa cao. + Thông tin không được cập nhật nhanh chóng và kịp thời. + Khó bảo quản, dễ bị thất lạc phiếu, rách, hỏng do ý thức sử dụng của NDT. 2.1.2. Thư mục Thư mục là một sản phẩm thông tin, thư viện mà phần chính là tập hợp các biểu ghi thư mục ( có / không có tóm tắt / chú giải ) được sắp xếp theo một trật tự nhất định phản ánh các tài liệu có chung một / một số dấu hiệu về nội dung và / hình thức. [ 14, tr. 49 ] Thư mục có thể tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau tùy theo hình thức, phạm vi, thuộc tính mà chúng thể hiện. Thư mục được xây dựng nhằm mục đích thông báo cho NDT để họ dễ dàng nắm bắt được các tài liệu mới nhập về thư viện. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động nhưng Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội cũng đã xây dựng được các loại thư mục dưới dạng sơ sở dữ liệu và thư mục thông báo. Thư mục thông báo được xây dựng theo dạng quyển với 3 phần là: Mục lục, hướng dẫn và phần nội dung. Thư mục được biên tập và in ấn khá cẩn Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 28
  34. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội thận tại phòng nghiệp vụ. Sau khi hoàn thành, các cuốn thư mục này được để tại bàn thủ thư của các phòng phục vụ. Thư mục thông báo gồm 4 loại sau : * Thư mục thông báo sách mới Nội dung của thư mục là tập hợp thông tin về các loại tài liệu dạng sách mới được bổ sung vào Trung tâm. Các sách này đã được xử lý nội dung, hình thức và được xếp lên giá sẵn sàng phục vụ bạn đọc. Các tài liệu có trong thư mục đều có các yếu tố mô tả: Tên tài liệu, tên tác giả, nơi xuất bản, nhà xuất bản, năm xuất bản, số trang, ký hiệu kho và ký hiệu phân loại. Thư mục được biên soạn mỗi tháng một lần nhằm thông báo cho NDT một cách nhanh chóng, kịp thời và chính xác thông tin về các tài liệu mới nhập về thư viện. Ví dụ: 027. 120 lời khuyên làm thay đổi cuộc sống/Biên soạn:Hoàng Kim.-H.:Thanh niên, 2007.-198 tr. Kí hiệu kho: VV-D2/6972-73 ; V-TK/0655,860 Phân loại ( DDC ):158.1 Tuy nhiên, thư mục chỉ giới thiệu được các yếu tố sơ lược về tài liệu, không có phần tóm tắt giới thiệu nội dung tài liệu. Do đó, bạn đọc khó có thể nhận biết được tài liệu nào phù hợp với nội dung mình cần quan tâm. Đây là một hạn chế trong việc xây dựng thư mục thông báo sách mới của Trung tâm. * Thư mục thông báo luận án, luận văn. Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 29
  35. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội Đây cũng là loại thư mục thông báo được xây dựng hàng tháng nhằm thông báo cho NDT những thông tin về các luận án, luận văn mới được bổ sung vào thư viện. Thư mục giới thiệu đầy đủ tên đề tài luận văn-luận án, tác giả, ký hiệu kho, ký hiệu phân loại và có kèm theo phần tóm tắt nội dung. Như vậy, thư mục này đã phản ánh được nội dung của tài liệu. Ví dụ: 009. Bùi Xuân Trường. Hiệu trưởng với công tác quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT thành phố Thái Nguyên trong giai đoạn hiên nay/Bùi Xuân Trường:Luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục, Chuyên ngành: Quản lý giáo dục: 60.14.05.- H.:Đại học Sư phạm Hà Nội,2007.-121tr.+Phụ lục Ký hiệu kho: V-LA/9829 Phân loại ( DDC ) 373.01 * Tóm tắt: Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường THPT. Điều tra thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường THPT thành phố Thái Nguyên-tỉnh Thái Nguyên. Đề xuất một số giải pháp quản lý chủ yếu của hiệu trưởng trường THPT thành phố Thái Nguyên, minh chứng tính hợp lý và khả thi của các giải pháp trong thực tiễn quản lý. Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Yến Phương * Thư mục thông báo báo, tạp chí. Là một loại thư mục nhằm thông báo cho NDT thông tin về các bài báo, tạp chí trong và ngoài nước mới được bổ sung về thư viện. Qua thư mục thông báo, bạn đọc sẽ biết được tên bài báo, tạp chí, lĩnh vực, năm, địa chỉ tài liệu và ký hiệu phân loại. Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 30
  36. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội Thư mục thông báo báo, tạp chí tập trung các chủ đề khác nhau ở các bài báo khác nhau tạo thành một hệ thống thư mục theo một chủ đề nhất định. Thư mục giúp bạn đọc nắm bắt được nội dung mà mình quan tâm, được phản ánh trên các tạp chí chuyên ngành. Thư mục tạo điều kiện cho bạn đọc tiếp xúc với các bái báo, tạp chí nhanh chóng và tốn ít thời gian hơn. Ví dụ: 000. TIN HỌC, THÔNG TIN VÀ TÁC PHẨM TỔNG QUÁT 001. Chu Quang Tiềm. Bàn về đọc sách/Chu Quang Tiềm//Tạp chí Dạy và học ngày nay.-2008.- Số 1,tr.:7-8. Địa chỉ tìa liệu: TC-V/0152 Phân loại ( DDC ) : 028.5 002. Lê Hải Yến. Đọc sách hiệu quả: Một kỹ năng quan trọng để tự học thành công/Lê Hải Yến//Tạp chí Dạy và học ngày nay.-2007,tr.:44-47. Địa chỉ tài liệu: TC-V/0152 Ký hiệu phân loại ( DDC ): 028.5 * Thư mục thông báo CSDL, đĩa CD-ROM. Trước đây loại thư mục này được cập nhật thường xuyên nhưng hiện nay do nguồn bổ sung hạn chế chủ yếu là các đĩa CD-ROM đi kèm theo sách nên thư mục này không được xuất bản hàng tháng mà xuất bản theo đợt bổ sung cụ thể. 2.1.3. Cơ sở dữ liệu Cơ sở dữ liệu là một tập hợp các bản ghi hoặc tệp có quan hệ logic với nhau và được lưu trữ trên bộ nhớ của máy tính. [ 14, tr. 82 ] Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 31
  37. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội Điều kiện quan trọng để tạo ra cơ sở dữ liệu chính là quá trình ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thông tin-thư viện. CSDL không tồn tại độc lập mà liên quan đến nhiều bộ phận khác trong hoạt động thông tin-thư viện. Nó là một yếu tố để tạo nên các sản phẩm và dịch vụ khác: Mục lục trực tuyến, bản tin điện tử, dịch vụ đa phương tiện Cơ sở dữ liệu có thể chia thành 3 loại: Cơ sở dữ liệu thư mục, cơ sở dữ liệu dữ kiện và cơ sở dữ liệu toàn văn. Cơ sở dữ liệu thư viện là một SP TT-TV hiện đại. Mặc dù mới ra đời ( vào đầu những năm 60 ) nhưng CSDL phát triển rất nhanh chóng do một số tính năng vượt trội hơn nhiều so với SP TT-TV truyền thống: - Có thể tìm kiếm mọi thông tin về một đối tượng trong các CSDL và việc tìm kiếm có thể được thực hiện độc lập theo mỗi thông tin, cũng như theo một tổ hợp bất kỳ các thông tin đó. Điều này chúng ta có thể nhận thấy rõ khi tra tìm tài liệu. CSDL tạo điều kiện thuận lợi cho NDT tiếp cận với tài liệu. Qua CSDL, NDT có thể biết được nhiều thông tin về tài liệu: Tên tài liệu, tác giả, năm xuất bản, nơi xuất bản, thông tin vật lý, chỉ số phân loại Hoặc để tìm một tài liệu nào đó, NDT chỉ cần nhập vào một thông tin đã biết: Tên tác giả, tên tài liệụ Đồng thời NDT có thể kết hợp các thông tin đó lại với nhau để thu hẹp phạm vi tìm kiếm. Kết quả tìm kiếm sẽ bị giới hạn-độ chính xác cao hơn rất nhiều. - Tìm tin trong CSDL rất nhanh chóng-nó cho phép NDT tìm kiếm tài liệu ở ngoài Trung tâm TT-TV. Kết quả tìm tin trong CSDL có thể được coi là đầy đủ và hoàn thiện nhất. - Việc lưu giữ, truyền tải và bảo quản thông tin trong CSDL rất dễ dàng và thuận tiện. Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 32
  38. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội - Thông tin có trong CSDL có thể được cập nhật một cách dễ dàng, thường xuyên và tạo khả năng cập nhật thông tin không lệ thuộc vào khoảng cách địa lý. Tại Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội có hai loại CSDL tiêu biểu đó là: CSDL thư mục và CSDL toàn văn. * Cơ sở dữ liệu thư mục. CSDL thư mục chứa các thông tin bậc 2 ( thông tin thư mục và một số thông tin bổ sung ), không chứa thông tin gốc đầy đủ của đối tượng được phản ánh.[ 14, tr. 84 ] Trước năm 2004, Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội sử dụng phần mềm CDS ISIS của Unesco để xây dựng cơ sở dữ liệu. Đến tháng 10 năm 2004, Trung tâm đã chuyển từ phần mềm CDS ISIS sang phần mềm Libol 5.5. Toàn bộ CSDL đã xây dựng trên CDS ISIS được convert sang để sử dụng tương thích với Libol 5.5. Tuy nhiên, với số lượng dữ liệu lớn nên trong quá trình convert cũng không tránh khỏi những sai sót. Cơ sở dữ liệu được xây dựng trong quá trình biên mục tự động. Cán bộ thư viện tiến hành xử lý tài liệu thông qua phiếu tiền máy sau đó tiến hành biên mục trên máy tính ở phòng nghiệp vụ dựa trên phần mềm quản trị thư viện tích hợp ( Libol 5.5 ). Sau khi hoàn thành, bạn đọc có thể tra cứu tại máy tính ở các phòng phục vụ. CSDL cung cấp các thông tin về tên tài liệu, tác giả, thông tin xuất bản, thông tin vật lý, chỉ số phân loại, tóm tắt Đây là những thông tin giúp NDT tra tìm và lựa chon đến tài liệu mà họ quan tâm. CSDL thư mục không cung cấp nguồn tin toàn văn của tài liệu.Vì vậy, CSDL thư mục chủ yếu phục vụ cho công tác tra cứu, tìm tin của NDT: Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 33
  39. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội Stt Tên CSDL Số lƣợng biểu ghi 1 CSDL sách 43.115 2 CSDL tạp chí 935 3 CSDL bài trích 14.606 4 CSDL đề tài nghiên cứu khoa học 2.000 5 CSDL luận văn, luận án 8.901 Bảng 2: Các loại CSDL do Trung tâm xây dựng Trung tâm đã xây dựng được gần 70.000 biểu ghi thư mục cho các loại tài liệu: Sách, luận văn, luận án, tạp chí, bài trích, đề tài nghiên cứu khoa học. Toàn bộ CSDL này đã được Trung tâm đưa lên mạng để NDT có thể truy cập và tìm kiếm theo nhu cầu của mình. Biểu ghi thư mục Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 34
  40. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội * Cơ sở dữ liệu toàn văn. CSDL toàn văn chứa các thông tin gốc của tài liệu-toàn bộ văn bản của tài liệu cùng với các thông tin thư mục và các thông tin bổ sung khác, nhằm giúp cho việc tra cứu và truy nhập bản thân các thông tin được phản ánh. [ 14, tr. 85 ] Hiện nay, Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội đang sử dụng bộ cơ sở dữ liệu toàn văn - Tạp chí khoa học giáo dục của Mỹ. Tại các phòng Internet 1, 2 và phòng đa phương tiện đều có đặt các shortcut để NDT có thể truy nhập vào CSDL. Đây là CSDL có chất lượng cao, nội dung phong phú, NDT ngoài việc đọc trực tiếp thì cá thể download miễn phí. Tuy nhiên, CSDL này hoàn toàn bằng tiếng Anh do vậy NDT không thành thạo ngôn ngữ này sẽ rất khó khăn trong việc sử dụng. Khi truy cập, bạn đọc có thể tìm kiếm thông tin do CSDL có tích hợp sẵn công cụ hỗ trợ tìm kiếm với các toán tử AND, OR, NOT. Bạn đọc cũng có thể nhấn trực tiếp vào các mục mà họ quan tâm. Trong các mục đó, mục “ Subjects ” ( chủ đề ) là mục quan trọng nhất. Khi nhấn vào mục này, dữ liệu được liệt kê hàng loạt theo chủ đề. Bạn đọc có thể dễ dàng lựa chọn chủ đề liên quan đến nhu cầu của họ. Ngoài ra, bạn đọc có thể lựa chọn truy cập thông tin theo vần chữ cái. Khi bạn đọc lựa chọn vào mục này thì các dữ liệu được liệt kê theo vần chữ cái. Mỗi một dòng là một liên kết đưa bạn đọc đến bộ tài liệu được mô tả theo chữ cái đầu của nhan đề. Cách làm này giúp bạn đọc tiết kiệm được thời gian và sử dụng CSDL hiệu quả hơn. Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 35
  41. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội Giao diện cơ sở dữ liệu khoa học giáo dục 2.1.4. Các sản phẩm thông tin-thư viện đa phương tiện Khoa học công nghệ đã tác động tới sự phát triển của sự nghiệp thư viện nói chung và sản phẩm thư viện nói riêng. Ngày nay, bên cạnh các sản phẩm thông tin truyền thống, các Trung tâm TT-TV rất quan tâm đến việc xây dựng sản phẩm thông tin hiện đại. Sản phẩm thông tin hiện đại là nguồn tin được số hóa, lưu trữ và sử dụng bằng các phương tiện hiện đại. Các loại SP này đang thu hút sự chú ý của NDT. Với nhu cầu đó, Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội đã quan tâm đến việc bổ sung nguồn tài liệu điện tử. Tuy nhiên do kinh phí hạn hẹp, nguồn tài liệu điện tử chưa được đa dạng và phong phú, bao gồm: + 140 băng catset + 85 băng video Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 36
  42. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội + 402 đĩa CD-ROM của phầm mềm học tiếng Anh, luận văn, luận án, và tài liệu khoa học. 2.2. Thực trạng các dịch vụ thông tin-thƣ viện của Trung tâm 2.2.1. Dịch vụ cung cấp tài liệu gốc Cung cấp tài liệu là một dịch vụ cơ bản của các cơ quan TT-TV nhằm giúp NDT sử dụng được tài liệu phù hợp nới nhu cầu của mình. Dịch vụ này cho phép NDT có thể sử dụng tài liệu của Trung tâm dưới 2 dạng: Đọc tại chỗ và mượn về nhà. 2.2.1.1. Đọc tài liệu tại chỗ Đọc tài liệu tại chỗ là hình thức phổ biến của tất cả các Trung tâm TT- TV. Hình thức này chỉ cho phép NDT sử dụng tài liệu ngay tại nơi mà họ mượn tài liệu. NDT không được mang tài liệu ra ngoài mà chỉ có thể ngồi đọc tại chỗ. Sau khi đọc xong tài liệu, bạn đọc có trách nhiệm trả lại cho thủ thư hoặc xếp lên giá. Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội có 4 phòng phục vụ bạn đọc đọc tại chỗ, với hơn 800 chỗ ngồi được trang bị đầy đủ bàn ghế, đèn, quạt, không gian thoáng mát và yên tĩnh tạo môi trường tốt để bạn đọc học tập và nghiên cứu. Trung tâm đang tiến hành phục vụ bạn đọc theo 2 hình thức: Kho đóng và kho mở. * Kho đóng. Đây là hình thức phục vụ truyền thống. Bạn đọc muốn mượn tài liệu phải thông qua cán bộ thư viện bằng cách viết phiếu yêu cầu. Dựa vào phiếu yêu cầu, cán bộ thư viện sẽ tìm và lấy tài liệu cho bạn đọc. Bạn đọc tìm kiếm thông tin về tài liệu ( tên tài liệu, tác giả, năm xuất bản, nơi xuất bản, ký hiệu xếp giá ) thông qua hệ thống mục lục phiếu và Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 37
  43. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội máy tính được bố trí ở các phòng đọc. Sau khi tra tìm được tài liệu phù hợp với nhu cầu, bạn đọc phải ghi đầy đủ các thông tin vào phiếu yêu cầu. Trước khi vào phòng đọc bạn đọc phải xuất trình thư viện hoặc thẻ cán bộ. Đối với các cán bộ ngoài trường có nhu cầu đọc sách tại Trung tâm họ phải có giấy giới thiệu và đóng lệ phí đọc sách tại phòng 102. Hình thức phục vụ này không cho phép bạn đọc được tiếp xúc trực tiếp với tài liệu mà phải thông qua cán bộ thư viện. Sau khi hết giờ bạn đọc phải trả lại tài liệu cho cán bộ thư viện để xếp sách vào trong kho. Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội có 02 phòng phục vụ đọc tại chỗ theo hình thức kho đóng đó là: Phòng đọc luận án, tạp chí ( 401 ) và phòng đọc sách tổng hợp ( 301 ). - Phòng đọc luận án, tạp chí ( 401 ). Phòng có diện tích khoảng 350m2 với 250 chỗ ngồi, bao gồm rất nhiều loại hình tạp chí, luận văn, luận án và đề tài nghiên cứu khoa học về các lĩnh vực của khoa học giáo dục. + Tạp chí được sắp xếp theo môn loại, trong môn loại được sắp xếp theo số và theo năm xuất bản. + Luận án, luận văn và đề tài nghiên cứu khoa học được sắp xếp theo số đăng ký cá biệt Nội quy của phòng như sau: - NDT xuất trình thẻ và phiếu yêu cầu ( ghi đầy đủ các thông tin trong phiếu yêu cầu ). - Cán bộ thư viện sẽ lấy tài liệu và đưa số tay cầm cho bạn đọc. Trong một buổi bạn đọc được mượn tối đa 05 cuốn tạp chí, 02 cuốn luận án ( hoặc đề tài nghiên cứu khoa học ) và được phép đổi 01 lần trong một buổi. Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 38
  44. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội - Phòng đọc sách tổng hợp ( 301 ). Diện tích của phòng là 400m2 với khoảng 400 chỗ ngồi. Phòng có nhiều tài liệu thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Tài liệu trong phòng được sắp xếp theo số đăng ký cá biệt. Ký hiệu: VV-D : Việt vừa ( khoảng 1.000 cuốn ) VV-D1 : Việt vừa ( khoảng 1.000 cuốn) VV-D2 : Việt vừa (khoảng 7.840) AV-D : Anh khổ vừa ( khoảng 1.354 cuốn ) PL-D : Pháp khổ lớn ( 44 cuốn ) AL-D : Anh lớn ( khoảng 3.253 cuốn ) VN-D : Việt nhỏ ( khoảng 202 cuốn ) VL-D : Việt lớn ( khoảng 4.770 ) VD-TL : Tư liệu gốc ( khoảng 1.869 cuốn ) Nội quy mượn cũng giống phòng 401, chỉ khác là bạn đọc được mượn 01 cuốn / 01 lần và được đổi 03 lần trong một buổi. * Kho mở. Là hình thức bạn đọc sau khi xuất trình thẻ và làm một số thủ tục cần thiết họ có thể trực tiếp vào kho lựa chọn tài liệu mà không cần viết phiếu yêu cầu và thông qua cán bộ thư viện. Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội có 02 phòng phục vụ bạn đọc theo hình thức này là: Phòng đọc sách mở ( 302 ) và phòng đọc báo, tạp chí mở ( 203). Bạn đọc khi vào phòng đọc kho mở phải xuất trình thẻ đọc và không được mang các vật dụng cá nhân: Balo, túi sách vào trong phòng. Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 39
  45. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội Số lượng tài liệu tại 2 phòng này tuy không nhiều nhưng tất cả đều là các tài liệu mới, có chất lượng cao. So với phòng đọc kho đóng thì phòng đọc kho mở được được trang bị nhiều thiết bị hiện đại hơn: Cổng từ, camera, đầu đọc mã vạch. - Phòng đọc sách mở ( 302 ). Phòng hiện nay có khoảng gần 5000 tài liệu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Mỗi ngày phòng tiếp từ 30-50 lượt bạn đọc đến sử dụng tài liệu. Tài liệu trong phòng được sắp xếp thành 2 dãy: Một bên là tài liệu tra cứu, một bên là tài liệu tham khảo. Tài liệu tại phòng được sắp xếp theo bảng phân loại DDC. Đây là phòng đọc tự chọn nên NDT vào đọc sách phải xuất trình thẻ cho thủ thư, không mang đồ đạc vào trong phòng và họ có thể vào kho tìm tài liệu theo môn loại, theo lĩnh vực mà mình quan tâm. - Phòng đọc tạp chí mở ( 203 ). Phòng bao gồm nhiều loại báo, tạp chí được cập nhật thường xuyên và đầy đủ. Phòng đọc báo, tạp chí hiện có cả báo, tạp chí tiếng Việt và tiếng Anh. Đây là phòng tự chọn nên bạn đọc có thể vào để tìm đọc những loại báo và tạp chí mà mình yêu thích. Phục vu bạn đọc theo hình thức kho mở là một hình thức phục vụ hiện đại. Hình thức này đang chiếm ưu thế do một số ưu điểm nổi bật: - NDT được trực tiếp vào kho lựa chọn tài liệu mà họ quan tâm. - NDT tiết kiệm được nhiều thời gian do họ không cần phải viết phiếu yêu cầu và thông qua thủ thư để mượn tài liệu. - Cán bộ thư viện đỡ vất vả hơn trong quá trình phục vụ. Bên cạnh những ưu điểm trên, hình thức phục vụ theo kiểu kho mở cũng có một số nhược điểm: Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 40
  46. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội - Tốn diện tích và đòi hỏi phải có các trang thiết bị hiện đại. - Công tác quản lý và kiểm kê sẽ gặp khó khăn nếu không có sự phối hợp chặt chẽ. - Cần phải đào tạo cán bộ và nâng cao ý thức của NDT. Trong những năm gần đây, dịch vụ đọc tài liệu tại chỗ đã ngày càng thu hút đông bạn đọc đến sử dụng. Số lượng bạn đọc tại phòng đọc đã tăng lên đáng kể theo từng năm. Năm học Lƣợt bạn đọc Lƣợt tài liệu 2005 - 2006 286.124 186.540 2006 - 2007 286.713 144.655 2007 - 2008 292.353 147.600 2008 - 2009 296.474 171.829 Bảng 3: Thống kê lƣợt bạn đọc tại phòng đọc từ năm 2005-2009 Có thể nói đây là loại dịch vụ cơ bản và quan trọng đối với tất cả các Trung tâm TT-TV nói chung và đối với Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội nói riêng. Trong thời gian tới, Trung tâm cần có sự quan tâm và đầu tư nhiều hơn nữa để ngày càng hoàn thiện dịch vụ này. 2.2.1.2. Mượn tài liệu về nhà. Dịch vụ này cho phép NDT sau khi tra tìm, đăng ký, họ có thể mượn tài liệu về nhà trong khoảng thời gian nhất định để sử dụng. Sử dụng hình thức này bạn đọc sẽ có nhiều thời gian để nghiên cứu tài liệu hơn. Đối tượng được mượn tài liệu về nhà bao gồm: Bạn đọc được cấp thẻ thư viện ( sinh viên và cán bộ ) hoặc những trường hợp đặc biệt được sự đồng ý của Ban giám đốc và cán bộ phòng mượn. Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 41
  47. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội Khi bạn đọc mượn tài liệu, thông tin về bạn đọc, tên tài liệu, số lượng, tình trạng tài liệu và hạn trả . sẽ được lưu trữ trên phiếu mượn và được quản lý trên phần mềm Libol 5.5. Trung tâm có 3 phòng mượn được tổ chức theo hình thức kho kín: Phòng mượn sách giáo trình ( 101 ), phòng mượn sách giáo trình giành cho khoa Lịch sử, Địa lý và Giáo dục chính trị ( 110 ) và phòng mượn tham khảo (201). * Phòng mượn giáo trình ( 101 ) và phòng mượn giáo trình giành cho khoa Lịch sử, Địa lý và Giáo dục chính trị ( 110 ). Đây là phòng chủ yếu phục vụ sinh viên của trường từ năm thứ nhất đến năm thứ tư. Sinh viên phải mượn trả tài liệu theo lịch mượn sắp xếp cho từng khoa. Việc sắp xếp lịch mượn này tạo điều kiện cho sinh viên và cán bộ thư viện trong việc phục vụ cũng như quản lý thẻ mượn sách của sinh viên. Số lượng mượn tối đa là 5 cuốn trong một kỳ với bạn đọc thông thường và 7 cuốn đối với các sinh viên các lớp tài năng. * Phòng mượn tham khảo ( 201 ). Phòng này có rất nhiều tài liệu tham khảo thuộc nhiều lĩnh vực và ngôn ngữ khác nhau. Số lượng bạn đọc sử dụng tài liệu viết bằng tiếng Việt vẫn là chủ yếu. Stt Ngôn ngữ Tỷ lệ ( % ) 1 Tiếng Việt 100 2 Tiếng Anh 55 3 Tiếng Nhật 4 4 Tiếng Trung 25 5 Tiếng Nga 26 6 Tiếng Pháp 17 7 Ngôn ngữ khác 11 Bảng 4: Nhu cầu bạn đọc sử dụng tài liệu theo ngôn ngữ Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 42
  48. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội Quy trình mượn cũng tương tự như phòng mượn giáo trình chỉ khác là khi bạn đọc mượn sách tại phòng này phải đặt cược ( ít nhất là 50.000đ / cuốn) và phải trả lệ phí là 1000đ / cuốn. Thời gian mượn tối đa là một tuần. Nếu muốn mượn thêm bạn đọc phải mang sách đến ra hạn tiếp. Tóm lại: Với sự cố gắng của Trung tâm, số lượng bạn đọc đến sử dụng dịch vụ cung cấp tài liệu gốc đã ra tăng đáng kế. Theo kết quả điều tra, có đến 76 % NDT đến Trung tâm sử dụng dịch vụ này. Điều đó khẳng định đây là loại dịch vụ có số lượng NDT tham ra đông nhất và cũng là hình thức phục vụ chủ yếu của Trung tâm hiện nay. Trong thời gian tới Trung tâm cần phải mở rộng và hoàn thiện dịch vụ này hơn nữa để đáp ứng và khuyến khích bạn đọc đến sử dụng dịch vụ. 2.2.2. Dịch vụ cung cấp bản sao tài liệu Đây là dịch vụ cho phép bạn đọc có được bản sao của gần như tất cả các loại tài liệu trong thư viện bao gồm: Sách, báo, tạp chí, luận văn Việc cung cấp bản sao tài liệu là phương pháp cung cấp tài liệu mà không phải lấy đi tài liệu ở trong kho. Dịch vụ cung cấp bản sao tài liệu chỉ thực hiện tại 2 phòng đọc là phòng đọc sách kho đóng ( 301 ) và phòng đọc luận án, tạp chí ( 401 ). Trong quá trình sử dụng tài liệu, NDT có nhu cầu phôtô phần nào của tài liệu thì họ cần mượn tài liệu và ghi đầy đủ các thông tin vào phiếu phôtô sau đó đưa lại tài liệu và phiếu đăng ký cho thủ thư để thủ thư làm thủ tục cho bạn đọc. Các tài liệu sau khi đã đăng ký dịch vụ sẽ được chuyển xuống phòng phôtô ở tầng 1. Sau một ngày bạn đọc có thể đến thư viện để lấy tài liệu của mình. Dịch vụ này có ưu điểm là: - Tránh được tình trạng bạn đọc xé tài liệu khi sử dụng. Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 43
  49. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội - Giải quyết được nhu cầu mượn tài liệu của bạn đọc đối với tài liệu có ít bản. - Giúp bạn đọc tập hợp thông tin mà mình cần nghiên cứu trong một chương hay một phần nào đó của tài liệu. Tuy nhiên, do thiếu thốn về cán bộ, máy móc và nhu cầu của bạn đọc đang tăng lên nên bạn đọc còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình phục vụ: - Bạn đọc mất nhiều thời gian chờ đợi để nhận bản gốc của tài liệu, đăng ký dịch vụ và phải nhận lại bản phôtô vào một hôm khác. - Bạn đọc phải thanh toán mức chi phí cao hơn so với giá phôtô tài liệu thông thường ở bên ngoài. - Một số tài liệu quý hiếm, bạn đọc sẽ không được sao chép ( đây là quy định của cơ quan ). - Không có hình thức đặt trước từ xa, qua mạng hay qua thủ thư. - Các tài liệu hiện đại: Băng, đĩa, phần mềm, CSDL sẽ không được thực hiện dịch vụ này. Kết quả cuộc điều tra nhu cầu tin của bạn đọc cho thấy 90% bạn đọc có đề nghị Trung tâm phải đẩy mạnh hơn nữa dịch vụ cung cấp bản sao tài liệu. Đây là cơ sở để trong thời gian tới Trung tâm phải có chính sách tăng cường và hoàn thiện dịch vụ này để có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của NDT. 2.2.3. Dịch vụ tra cứu thông tin trực tuyến ( tìm tin tự động hóa ) Dịch vụ tra cứu thông tin trực tuyến ( tìm tin tự động hóa ) là quá trình sử dụng máy tính / hệ máy tính để tìm kiếm các thông tin được tổ chức dưới dạng CSDL và được lưu trữ trên bộ nhớ của máy tính.[ 14, tr. 155 ] Mục lục trực tuyến OPAC (Online Publich Access Catalog ) là một dạng dịch vụ tìm tin hiện đại, được xây dựng trên một phân hệ của phần mềm quản trị thư viện tích hợp. Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 44
  50. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội Giao diện mục lục tra cứu trực tuyến OPAC Thông qua OPAC, NDT có thể tìm được các thông tin về các tài liệu có trong các CSDL của Trung tâm. Khi sử dụng dịch vụ này để tra tìm tài liệu, NDT có thể thực hiện tìm kiếm theo 3 hình thức: Tìm kiếm cơ bản, tìm kiếm chi tiết và tìm kiếm nâng cao. - Tìm kiếm cơ bản: Cách tìm kiếm này rất đơn giản giúp NDT có thể tìm kiếm tới các thông tin mà mình cần. NDT sẽ nhập các tiêu chí tìm kiếm vào các trường dữ liệu do chương trình đã mặc định sẵn bao gồm: Nhan đề, tác giả, từ khóa và chỉ số DDC. - Tìm kiếm chi tiết: Các trường dữ liệu trong tìm kiếm chi tiết nhiều hơn so với tìm kiếm cơ bản nhằm giúp NDT có thể tra tìm tài liệu một cách chính xác hơn thông qua các trường mới là: Nhà xuất bản, ngôn ngữ. - Tìm kiếm nâng cao: Cho phép NDT có thể kết hợp các toán tử AND, OR, NOT để thu hẹp hay mở rộng phạm vi tìm kiếm. Cách tìm kiếm này giúp NDT tìm kiếm tài liệu một cách nhanh chóng và chính xác hơn. Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 45
  51. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội Đây là loại dịch vụ được NDT sử dụng thường xuyên nhất ( 60 % NDT sử dụng dịch vụ này để tra tìm tài liệu ). Để sử dụng dịch vụ này bạn đọc có 2 cách: - Bạn đọc trực tiếp đến thư viện để tra cứu tại các máy tính đặt ở các phòng phục vụ. - Bạn đọc có thể truy cập từ xa thông qua trang Web của trường ĐHSP Hà Nội: *Ưu điểm của dịch vụ: - Tra cứu nhanh. - Kết quả chính xác. - Bạn đọc có thể không cần đến thư viện mà có thể tra cứu ở bất kỳ chỗ nào nếu có máy tính kết nối Internet. * Nhược điểm của dịch vụ. - Số lượng máy tính tra cứu tại Trung tâm quá ít, không đủ để phục vụ nhiều bạn đọc cùng một lúc. - Không thể sử dụng khi gặp sự cố: Mất điện, lỗi mạng - Có thể bị mất dữ liệu do bị virut tấn công. 2.2.4. Dịch vụ đa phương tiện và truy cập Internet Dịch vụ đa phương tiện là dịch vụ TT-TV hiện đại bao gồm những hoạt động nhằm thỏa mãn thông tin và nhu cầu trao đổi thông tin của người dùng tin thông qua mạng máy tính, hệ thống cơ sở dữ liệu và các phương tiện hỗ trợ điện tử. Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội đã triển khai dịch vụ này từ năm 2004 dưới dạng một phòng đa phương tiện. Phòng đa phương tiện với tổng diện tích 50m2 được trang bị 15 máy tính nối mạng Internet và mạng LAN, 10 đài Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 46
  52. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội cattsette, 06 ti vi, 06 đầu video, 05 đầu kỹ thuật số với đầy đủ tai nghe và hàng trăm băng đĩa tư liệu các loại. Thông qua việc kết nối dữ liệu trong máy tính, từ phòng đa phương tiện bạn đọc có thể truy cập vào CSDL tại phòng máy chủ thông qua phần mềm hoặc các shortcut. Dữ liệu được download trực tiếp từ máy chủ xuống máy trạm của phòng đa phương tiện để bạn đọc có thể sử dụng. Hai phòng Internet với tổng diện tích 180m2 gồm 70 máy tính nối mạng Internet và mạng LAN. Phòng đa phương tiện và phòng Internet hỗ trợ các hoạt động tìm kiếm và download tài liệu, truy cập vào CSDL lưu trữ tại máy chủ của Trung tâm. Cài đặt và sử dụng phần mềm. Nghe và sử dụng các chương trình có âm thanh và hình ảnh. Các máy tính đều được cài đặt phần mềm phục vụ học tập cho sinh viện: Phần mềm học tiếng Anh, phần mềm đọc PDF Foxit reader, phần mềm lập trình Pascal, các shorcut truy cập vào Libol, CSDL Trong những năm vừa qua, dịch vụ này đã thu hút khá nhiều bạn đọc đến sử dụng ( chiếm 21% ). So với những năm trước đây thì năm nay, kết quả cho thấy hiệu quả của công tác phục vụ rất khả quan và chiều hướng phát triển tốt. Cụ thể như sau: * Năm học 2005-2006: - Đào tạo khai thác và sử dụng Internet: 40 lớp với 4.516 lượt bạn đọc. - Phục vụ lớp Tin học cơ sở ( Trung tâm CNTT trường tổ chức buổi tối): 554 lượt học viên. - Phục vụ tra cứu thông tin: + Phòng Internet 1 + 2: 18.005 lượt bạn đọc. + Phòng Đa phương tiện: 3.764 lượt bạn đọc. * Năm học 2006 - 2007: Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 47
  53. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội - Đào tạo khai thác và sử dụng Internet: 40 lớp với 5.824 lượt bạn đọc. + Hội thảo quốc tế: 178 lượt người tham dự. + Học viên các lớp của Dự án: + Cán bộ: 1.235 lượt học viên + Sinh viên: 2.102 lượt học viên. - Phục vụ lớp Tin học cơ sở ( Trung tâm CNTT trường tổ chức buổi tối): 554 lượt học viên. - Phục vụ tra cứu thông tin: + Phòng Internet 1 + 2: 16.541 lượt bạn đọc. + Phòng Đa phương tiện: 2.165 lượt bạn đọc. Tổng cộng: 28.599 lượt. * Năm học 2007 - 2008: - Đào tạo khai thác và sử dụng Internet: 40 lớp với 6.354 lượt bạn đọc. - Các lớp dự án với 1.272 lượt . - Phục vụ lớp Tin học cơ sở ( Trung tâm CNTT trường tổ chức buổi tối): 1.540 lượt học viên. - Phục vụ tra cứu thông tin: + Phòng Internet 1 + 2: 16.311 lượt bạn đọc. + Phòng Đa phương tiện: 3.414 lượt bạn đọc. * Năm học 2008 - 2009 - Đào tạo khai thác và sử dụng Internet: 35 lớp với 3.435 lượt bạn đọc. - Phục vụ lớp Tin - Khoa Hoá: 98 lượt học viên. - Phục vụ lớp Tin - Khoa Tâm lý: 1.164 lượt học viên. - Phục vụ tra cứu thông tin: + Phòng Internet 1 + 2: 16.311 lượt bạn đọc. Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 48
  54. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội + Phòng Đa phương tiện: 3.642 lượt bạn đọc. 2.2.5. Một số dịch vụ khác Bên cạnh các dịch vụ trên, tại Trung tâm còn triển khai một số dịch vụ khác: Triển lãm, hội nghị, hội thảo * Triển lãm tài liệu. Đây là dịch vụ được tiến hành thường xuyên tại Trung tâm. Các cuộc triển lãm được thực hiện theo những chủ đề nhất định, phục vụ những ngày lễ lớn của Đất nước. - Triển lãm, trưng bày sách, báo về chủ đề “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ” . - Trưng bày sách nhân hội nghị bạn đọc ( được tiến hành 2 năm một lần). - Trưng bày sách vào những dịp đặc biệt, các chương trình giao lưu. Hình thức này nhằm trưng bày, giới thiệu những tác phẩm hay nhất, tiêu biểu nhất theo chủ đề nhất định, trong khoảng thời gian nhất định. Một điều đặc biệt tại các cuộc triển lãm được tổ chức tại Trung tâm TT- TV ĐHSP Hà Nội là các cuộc triển lãm này luôn lấy trọng tâm là ca ngợi Đảng và Bác Hồ kính yêu. Tuyên truyền chính trị, đường lối cách mạng và sức mạnh của Đảng. Đặc biệt là các hoạt động mang tính giáo dục, các công tác chuyên ngành sư phạm. Dịch vụ triển lãm tại Trung tâm được tổ chức không nhiều, chưa đa dạng và phong phú. Hầu hết các cuộc triển lãm chỉ diễn ra trong quy mô nhỏ, chỉ thu hút được bạn đọc trong trường, bạn đọc ngoài trường đến tham gia rất ít. Chính vì thế, trong thời gian tới, khi tiến hành dịch vụ này Trung tâm cần tổ chức các hình thức phối hợp đi kèm: Tặng sách, thi tìm hiểu về văn hóa để thu hút bạn đọc. * Hội nghị, hội thảo. Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 49
  55. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội Hàng năm, Trung tâm đều tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo: Hội nghị bạn đọc, hội thảo chuyên đề, hội thảo trao đổi chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ thư viện Thông qua các dịch vụ này bạn đọc và cán bộ thư viện có thể trao đổi trực tiếp với nhau về những vấn đề xung quanh quá trình hoạt động của Trung tâm. Có thể nói rằng, đây thực sự là một dịch vụ bổ ích để bạn đọc hiểu được những khó khăn của Trung tâm đang gặp phải trong quá trình hoạt động cũng như để cán bộ thư viện nắm rõ những tâm tư, nguyện vọng của NDT khi họ đến sử dụng thư viện. Từ đó, mối quan hệ giữa NDT và cán bộ thư viện sẽ trở nên khăng khít gắn bó hơn, tạo điều kiện cho Trung tâm phát triển. Ngoài ra, Trung tâm còn được Nhà trường giao cho nhiệm vụ là tổ chức các chương trình hội nghị, hội thảo của Nhà trường. Đặc biệt là việc tổ chức các buổi lễ bảo vệ luận văn, luận án của các học viên, nghiên cứu sinh trong và ngoài trường. Hoạt động này được diễn ra liên tục trong năm tại phòng hội thảo ( 204 ) ở tầng 2. Đây là một hoạt động giúp Trung tâm quản lý và thu thập đầy đủ nguồn tài liệu luận văn, luận án được bảo vệ hàng năm. Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 50
  56. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội CHƢƠNG III : NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN-THƢ VIỆN ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 3.1. Những thuận lợi và khó khăn Xây dựng SP&DV là công việc cần thiết và quan trọng đối với tất cả các Trung tâm TT-TV nói chung và đối với Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội nói riêng. Sản phẩm và dịch vụ TT-TV không chỉ đơn thuần phục vụ NDT và cán bộ thư viện trong quá trình tác nghiệp mà nó còn giúp các Trung tâm TT- TV có thể liên kết chặt chẽ với nhau nhằm tạo ra một nguồn tài liệu phong phú và đầy đủ nhất. Hiểu rõ vai trò đó, trong thời gian qua, Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội đã không ngừng cố gắng để hoàn thiện hệ thống này. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng, bên cạnh những thuận lợi Trung tâm cũng gặp phải rất nhiều khó khăn. 3.1.1. Thuận lợi - Trung tâm luôn nhận được sự quan tâm của Ban lãnh đạo Nhà trường về các vấn đề: Kinh phí, chỉ đạo hoạt động - Đội ngũ cán bộ được tăng cường về số lượng và được nâng cao về trình độ (đặc biệt là trình độ tin học và ngoại ngữ). - Trung tâm đã được đầu tư trang bị hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại tạo điều kiện cho Trung tâm có thể xây dựng các loại SP-DV và tiến hành thực hiện các SP&DV đó. - Trung tâm luôn nhận được sự quan tâm và tài trợ của các tổ chức bên ngoài: Thư viện Quốc gia Việt Nam, Quỹ Châu Á - Trung tâm đã ứng dụng có hiệu quả các thành tựu của khoa học công nghệ vào quá trình xây dựng và phát triển các SP&DV. Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 51
  57. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội 3.1.2. Khó khăn - Hệ thống mạng chưa ốn định làm cho NDT nhiều khi không thể tra cứu được tài liệu. - Do kinh phí hoạt động còn hạn hẹp, chưa được đầu tư nhiều nên phòng đa phương tiện chưa đi vào hoạt động có hiệu quả. - Hệ thống cổng từ, camera chưa phát huy được hiệu quả. - Tài liệu tại kho mở được tổ chức 100% theo bảng phân loại DDC, nhưng phần lớn số tài liệu còn lại vẫn được phân loại theo bảng phân loại 19 lớp của Thư viện Quốc gia Quá trình chuyển đổi diễn ra chậm do đó việc sử dụng song song hai bảng phân loại này gây khó khăn cho bạn đọc khi sử dụng SP&DV. - Cán bộ thư viện tuy có chuyên môn nghiệp vụ nhưng trình độ chuyên sâu về tin học và ngoại ngữ còn rất yếu nên rất khó khăn cho việc xây dựng các SP TT-TV dưới dạng điện tử đặc biệt là các tài liệu nước ngoài. 3.2. Nhận xét 3.2.1. Ưu điểm - Trung tâm đã xây dựng được hệ thống SP&DV khá đa dạng và phong phú bao quát toàn bộ nguồn tin của Trung tâm, đặc biệt là các lĩnh vực, chuyên ngành mà Nhà trường đào tạo. + Phần lớn NDT sau khi sử dụng SP&DV tại Trung tâm đều có ý kiến đánh giá khá tốt về hệ thống này. Điều này được thể hiện rõ tại bảng điều tra ý kiến đánh giá của NDT về SP&DV tại Trung tâm trong thời gian qua. Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 52
  58. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội Ý kiến đánh giá ( Tỷ lệ đƣợc tính theo %) Sản phẩm TT-TV Tốt Bình Chưa tốt thường Hệ thống mục lục 39,3% 59,5% 1,2% Thư mục 46,4% 51,3% 2,3% Cơ sở dữ liệu 39,3% 52,4% 8,3% Các sản phẩm thông tin đa phương tiện 26,2% 53,6% 20,2% Bảng 5: Ý kiến đánh giá về SP TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội Ý kiến đánh giá ( Tỷ lệ đƣợc tính theo %) Dịch vụ TT-TV Tốt Bình Chưa tốt thường Dịch vụ cung cấp tài liệu gốc 59,5% 35,7% 4,8% Dịch vụ cung cấp bản sao tài liệu 29,8% 52,3% 17,9% Dịch vụ tra cứu thông tin trực tuyến ( tìm 23,8% 53,6% 22,6 % tin tự động hóa ) Dịch vụ đa phương tiên và truy cập Internet 35,6% 44,1% 20,3% Dịch vụ khác 21,4% 67,9% 10,7% Bảng 6:Ý kiến đánh giá về DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội - Các SP&DV thông tin đáp ứng khá tốt yêu cầu tra cứu và tìm tin của NDT. Đối với CSDL, thông qua OPAC, NDT có thể tìm kiếm theo nhiều Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 53
  59. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội phương thức khác nhau ( tìm kiếm cơ bản, chi tiết và nâng cao ) giúp họ tra tìm tài liệu nhanh chóng, hiệu quả và chính xác. - Việc ứng dụng CNTT trong quá trình xây dựng các SP&DV đặc biệt là việc sử dụng phần mềm Libol 5.5 để xây dựng CSDL tạo điều kiện cho việc cập nhật thông tin một cách nhanh chóng và thuận tiện - Các SP&DV tại Trung tâm luôn được bổ sung và phát triển tạo nguồn lực thông tin đầy đủ cho bạn đọc. 3.2.2. Nhược điểm - Sản phẩm và dịch vụ còn đơn giản, chưa phong phú và đa dạng để có thể đáp ứng tối đa nhu cầu của NDT. - Chưa phát triển được các loại dịch vụ nằm trong nhu cầu của NDT: Dịch vụ tra cứu, bản tin điện tử, mượn liên thư viện - Dịch vụ cung cấp tài liệu chủ yếu là theo hình thức kho đóng, kho mở chưa thực sự phát triển. Trung tâm có 2 phòng được sắp xếp theo hình thức kho mở nhưng nhìn chung là không thu hút được bạn đọc. - Cơ sở vật chất kỹ thuật tuy đã được đầu tư nhưng chưa có sự vận hành tốt nên phòng đa phương tiện chưa thực sự được bạn đọc sử dụng. - Đội ngũ cán bộ chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong việc xây dựng, phát triển, bổ sung, cập nhật và phổ biến các SP&DV. - Quá trình xây dựng và phát triển các loại hình SP&DV còn chậm và gặp nhiều vướng mắc. - Công tác tổ chức các dịch vụ cung cấp bản sao tài liệu còn gặp nhiều phản ánh của bạn đọc về thời gian hẹn trả và phí dịch vụ. Đôi khi tác phong phục vụ của cán bộ còn chưa nhiệt tình và chuyên nghiệp. Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 54
  60. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội 3.3. Kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng SP&DV tại Trung tâm Tuy đã đạt được nhiều thành tựu trong quá trình hoạt động nhưng trong thời gian tới đây, với chiến lược phát triển của Trường ĐHSP, Trung tâm cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để có thể đáp ứng và hoàn thành nhiệm vụ mà Nhà trường giao phó. 3.3.1. Tăng cường nguồn lực thông tin-thư viện Tăng cường nguồn lực thông tin là yếu tố quan trọng của các cơ quan TT-TV. Chính sách bổ sung tài liệu có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tạo lập các SP&DV. Vì vậy, đế tạo ra được hệ thống sản phẩm và dịch vụ có chất lượng, Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội cần đầu tư nhiều hơn nữa vào việc bổ sung vốn tài liệu. Cần tăng cường bổ sung các tài liệu mới thuộc nhiều lĩnh vực trong quá trình giảng dạy của nhà trường. Việc này có thể tiến hành bằng nhiều hình thức khác nhau: Nguồn tài liệu nội sinh của Nhà trường, nguồn tài liệu từ bên ngoài 3.3.2. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xây dựng và phát triển các SP&DV TT-TV Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin đối với Trung tâm TT-TV là vô cùng cần thiết. Việc này không chỉ đẩy mạnh khả năng xây dựng và phát triển SP&DV tốt hơn mà còn góp phần tạo ra vị thế mới cho Trung tâm. Trong thời gian tới Trung tâm cần: - Tăng cường và đổi mới hệ thống trang thiết bị đặc biệt là máy tính phục vụ bạn đọc tra cứu và phục vụ cho cán bộ thông tin xây dựng SP&DV. - Nâng cấp phần mềm Libol 5.5 và bổ sung các phần mềm cài đặt tại các máy trạm phục vụ nhu cầu học tập của bạn đọc. Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 55
  61. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội - Hoàn chỉnh các loại CSDL cũ và xây dựng thêm nhiều loại CSDL mới, phù hợp với nhu cầu và chuyên ngành đào tạo của Nhà trường. - Xây dựng các SP&DV TT-TV hiện đại, trong đó có dịch vụ phổ biến thông tin có chọn lọc. Vì đây là loại dịch vụ được đánh giá rất cao trong hoạt động TT-TV. 3.3.3. Đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ thư viện Vấn đề đào tạo, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cũng như tin học và ngoại ngữ cho cán bộ thư viện là vấn đề cấp thiết bởi lẽ ngoài các yêu cầu mang tính chất truyền thống, cán bộ TT-TV cần phải có tri thức khoa học, có chuyên môn cao, có khả năng nắm bắt các nguồn thông ngày càng phong phú và đa dạng. Để xây dựng được các SP&DV TT-TV có chất lượng cao, cán bộ thông tin cần phải có năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ. Ban lãnh đạo của Trung tâm cần: - Tăng cường chính sách đào tạo cán bộ của Trung tâm, tập trung đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ không học chuyên ngành TT-TV, nâng cao các kỹ năng xây dựng, quản lý các SP&DV TT-TV truyền thống và hiện đại. - Tăng cường bồi dưỡng kỹ năng sử dụng máy tính, sử dụng phần mềm và các phương tiện hiện đại trong Trung tâm. - Tổ chức cho cán bộ tham gia các lớp học nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là trình độ ngoại ngữ và tin học. - Tổ chức cho cán bộ tham quan các Trung tâm TT-TV khác nhằm trao đổi, học hỏi cách thức xây dựng và tổ chức triển khai các loại hình SP&DV mà cơ quan đó tiến hành. - Quan tâm đến tình hình công việc và đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ để họ có thể yên tâm phát huy hết khả năng của mình trong công việc chuyên môn. Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 56
  62. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội 3.3.4. Đào tạo và hướng dẫn người dùng tin Chất lượng nguồn thông tin không chỉ được đánh giá bởi số lượng tài liệu được lưu giữ mà nó còn được đánh giá bởi mức độ sử dụng phù hợp với yêu cầu tin của bạn đọc. Mục đích của việc tạo lập SP&DV là để thỏa mãn NCT của NDT. Tuy nhiên, sự phát triển của các nguồn lực thông tin làm cho người sử dụng phải đối diện với những thách thức trong việc tìm và sử dụng các nguồn lực đó một cách hiệu quả. Vì vậy, các chương trình huấn luyện hoặc giáo dục người sử dụng thư viện là hết sức cần thiết. Đào tạo và hướng dẫn NDT là phương thức để NDT có thể tiếp cận và sử dụng thành thạo các loại SP&DV TT-TV, đặc biệt là các SP&DV TT-TV hiện đại. Trung tâm cần thường xuyên mở các lớp hướng dẫn phương pháp tra tìm nguồn thông tin trong thư viện, cách thức, công thức sử dụng từ khóa tìm tin cho NDT nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn tin một cách tốt nhất. 3.3.5. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật Để tạo ra các SP&DV TT có chất lượng, Trung tâm cần đầu tư nâng cấp về hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị và không gian sử dụng tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ thông tin và NDT trong quá trình tạo lập và sử dụng SP&DV. Trung tâm cần chú ý: - Sửa chữa kịp thời không gian các phòng đọc: Cửa thông gió, đèn, quạt, hệ thống mục lục phiếu và máy tính tra cứu. - Sửa chữa và trang bị thêm một số máy chuyên dụng: Máy quét mã vạch, máy in, máy phôtô Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 57
  63. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội 3.3.6. Marketting các sản phẩm và dịch vụ Thông tin-Thư viện Marketting các SP&DV bao gồm các hoạt động: Giới thiệu, quảng bá các loại hình SP&DV TT-TV của Trung tâm đến NDT nhằm thu hút NDT đến sử dụng thư viện. Đồng thời, Marketting còn hướng quảng bá tới các cơ quan, tổ chức, trung tâm khác để thu hút các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài để Trung tâm có điều kiện phát triển hơn nữa. Có rất nhiều hình thức khác nhau để Marketting các SP&DV, nhưng việc làm cần thiết hiện nay là phải xây dựng ngay 1 trang Web riêng ( cổng thông tin điện tử) của Trung tâm. Đây vừa là một sản phẩm thông tin hiện đại vừa là hình thức quan trọng để quảng bá, giới thiệu các SP&DV TT đến NDT một cách nhanh chóng và kịp thời. 3.3.7. Đa dạng hóa các loại SP&DV thông tin-thư viện của Trung tâm Hoạt động TT-TV trong thời gian tới sẽ diễn ra không ngừng với mức độ đòi hỏi ngày càng cao và chuyên nghiệp. Ứng dụng của công nghệ thông tin sẽ tác động tới sự hình thành và phát triển của hệ thống SP&DV. Các loại hình SP&DV TT hiện đại ra đời nhằm đáp ứng NCT ngày càng đa dạng và phức tạp của NDT. Đa dạng hóa các SP&DV TT-TV là xu hướng có tính quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của các cơ quan Thông tin-Thư viện nhằm không ngừng nâng cao khả năng thỏa mãn nhu cầu của NDT. Tại Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội, việc đa dạng hóa các loại hình SP&DV là hoạt động câng thiết cho sự phát triển của Trung tâm. Bên cạnh các SP&DV hiện có, việc mở rộng các loại hình SP&DV sẽ tránh được sự đơn điệu cũng như sự tụt hậu của Trung tâm trong thời đại mới.Việc đa dạng hóa có thể tiến hành theo các hướng sau: - Duy trì và nâng cấp các SP&DV hiện có để phục vụ NDT. Đảm bảo chất lượng và số lượng các SP&DV để tương xứng với chức năng, nhiệm vụ mà nhà trường giao phó. Cần có chính sách bảo quản và nâng cấp các Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 58
  64. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội SP&DV một cách hợp lý. Đặc biệt nên có sự quan tâm và tập trung hơn nữa vào việc xây dựng các SP thông tin mang tính chất đặc trưng của một thư viện chuyên ngành sư phạm: Các thư mục về khoa học giáo dục, nghệ thuật, các CSDL lớn - Từng bước phát triển các loại hình SP&DV hiện đại phù hợp với tình hình phát triển chung. Phối hợp với các cơ quan bên ngoài để trao đổi thông tin, chuyển giao công nghệ, bản quyền, học hỏi kinh nghiệm trong việc xây dựng các SP&DV thông tin hiện đại mà đơn vị bạn đang tiến hành đặc biệt là các SP&DV thông tin trực tuyến: Dịch vụ mượn liên thư viện, dịch vụ đa phương tiện, bản tin điện tử - Nghiên cứu, xây dựng nhằm tạo ra các SP&DV mới, nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc, đáp ứng nhu cầu tin của NDT: Website-Cổng thông tin điện tử của Trung tâm, thư mục chuyên đề, dịch vụ dịch tài liệu, dịch vụ mượn liên thư viện Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 59
  65. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội KẾT LUẬN Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội đã đi qua hơn 50 năm hình thành và phát triển. Dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng Trung tâm đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu hết mình để có thể vững bước và sát cánh với sự nghiệp“ trồng Người” của Trường ĐHSP. Với sự quan tâm của Ban lãnh đạo nhà Trường, sự cố gắng của toàn bộ các cán bộ thư viện đang công tác tại đây, Trung tâm đã xây dựng được một hệ thống SP&DV có chất lượng tương đối tốt góp phần trang bị kiến thức cho đội ngũ giáo viên trẻ của cả nước. Trong thời gian tới, Trung tâm cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để phát triển và kiện toàn hệ thống SP&DV, đặc biệt các SP&DV hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu của NDT. Việc làm này sẽ có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp thông tin-thư viện của ngành sư phạm nói riêng và của sự nghiệp thông tin-thư viện cả nước nói chung. Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 60
  66. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo tổng kết công tác phục vụ bạn đọc tại Phòng đọc từ năm 2004-2009, Trung tâm Thông tin-Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 2. Báo cáo tổng kết công tác phục vụ bạn đọc tại Phòng mượn từ năm 2004-2009, Trung tâm Thông tin-Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 3. Báo cáo tổng kết công tác phục vụ bạn đọc tại Phòng tin học và phòng Đa phương tiện từ năm 2004-2009, Trung tâm Thông tin-Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 4. Bùi Loan Thùy, Đào Hoàng Thúy (1998), Tổ chức và quản lý công tác Thông tin-Thư viện, NXB Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Đào Thị Thanh Xuân (2008), Nghiên cứu nhu cầu tin và đảm bảo thông tin tại Trung tâm Thông tin-Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Thư viện, Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội. 6. Đoàn Phan Tân (2001), Thông tin học đại cương, Giáo trình, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 7. Hà Thúy Quỳnh (2005), Tìm hiểu các sản phẩm và dịch vụ thông tin- thư viện tại Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội. 8. Lê Văn Viết (2000), Cẩm nang nghề thư viện, Văn hóa thông tin, Hà Nội. 9. Mông Thị Quỳnh (2009), Đánh giá hiệu quả sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin-thư viện tại Trung tâm Thông tin-Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Niên luận tốt nghiệp, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội. Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 61
  67. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội 10. Nguyễn Huy Chương (2006), “ Đề xuất đổi mới Thư viện Đại học Việt nam đáp ứng yêu cầu hội nhập Quốc tế ”, Kỷ yếu hội thảo Quốc tế về Thư viện, Thư viện Đại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh. 11. Nguyễn Huy Thắng (2010), “ Phát triển các dịch vụ thông tin trong các cơ quan Thông tin-Thư viện ”, Tạp chí Thông tin-Tư liệu, (1) tr. 24-28 12. Nguyễn Lam Giang (2007), Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin-Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội. 13. Ninh Thị Kim Thoa (2006), “Giáo dục người sử dụng thư viện trong Thư viện Đại học ”, Kỷ yếu hội thảo Quốc tế về Thư viện, Thư viện Đại học Khoa học Tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh. 14. Trần Mạnh Tuấn (1998), Sản phẩm và dịc vụ thông tin-thư viện, Giáo trình, Trung tâm Thông tin Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Hà Nội. 15. Trần Thị Loan (2009), Tìm hiểu sản phẩm và dịch vụ thông tin-thư viện của Trung tâm Thông tin-Thư viện Trường Đại học Giao thông Vận tải, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội. 16. Trần Thị Minh Nguyệt, Bài giảng môn người dùng tin, Đại học văn hóa Hà Nội, Hà Nội. 17. Trần Thị Quý,Đỗ Văn Hùng (2007), Tự động hóa trong hoạt động thông tin-thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 18. Vũ Dương Thúy Ngà (2004), Phân loại tài liệu, Trường Đại học Văn hóa, Hà Nội. 19. Vũ Huy Thắng (2009), Nghiên cứu phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin-thư viện tại Trung tâm Thông tin-Thư viện Trường Đại học Sư Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 62
  68. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội phạm Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 20. Vũ Thị Liễu (2004), Tổ chức và hoạt động của Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội. 21. Website: 22. Website của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội: Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 63
  69. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội PHIẾU ĐIỀU TRA NHU CẦU SỬ DỤNG SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN-THƢ VIỆN ( Tại Trung tâm Thông tin-Thƣ viện Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội ) Nhằm mục đích nghiên cứu, phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin- thư viện để đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của người dùng tin.Trung tâm Thông tin-Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức điều tra, nghiên cứu nhu cầu sử dụng sản phẩm và dịch vụ thông tin của người dùng tin tại Trung tâm. Rất mong quý thầy,cô và các bạn trả lời các câu hỏi dưới đây của bảng điều tra. Quý thầy, cô và các bạn hãy đánh dấu ( X ) vào ý kiến của mình. Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của quý thầy, cô và các bạn sinh viên! 1.Thông tin cá nhân. Giới tính : □ Nam □ Nữ Anh (chị) là : □ Sinh viên □ Học viên cao học □ Giảng viên □ Nghiên cứu sinh □ Cán bộ quản lý 2. Anh (chị) có thường xuyên sử dụng thư viện không? □ Không □ Thỉnh Thoảng □ Thường xuyên 3. Mục đích của anh (chị) khi đến thư viện ? □ Học tập □ Nghiên cứu khoa học □ Giải trí Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 64
  70. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội Mục đích khác 4. Anh (chị) dành bao nhiêu thời gian để đến thư viện? □ Giờ / ngày □ Giờ / tuần 5. Anh (chị) thường sử dụng tài liệu viết bằng ngôn ngữ nào? □ Tiếng Việt □ Tiếng Anh □ Tiếng Trung Quốc □ Tiếng Nga □ Tiếng Pháp □ Tiếng Nhật Ngôn ngữ khác . 6. Anh (chị) thường dùng loại mục lục nào để tìm kiếm tài liệu ? □ Mục lục chữ cái □ Mục lục phân loại □ Mục lục trực tuyến OPAC □ Không sử dụng 7. Loại tài liệu nào anh (chị) thường xuyên sử dụng? □ Sách □ Báo cáo khoa học □ Luận văn,luận án □ Báo, tạp chí □ Tài liệu điện tử Loại hình tài liệu khác 8. Loại sản phẩm nào dưới đây được anh (chị) thường xuyên sử dụng ? □ Hệ thống mục lục □ Thư mục □ Cơ sở dữ liệu □ Sản phẩm thông tin đa phương tiện 9. Loại dịch vụ nào dưới đây được anh (chị) thường xuyên sử dụng ? □ Dịch vụ cho mượn tài liệu □ Dịch vụ cung cấp bản sao tài liệu □ Dịch vụ đa phương tiện □ Dịch vụ truy cập Interrnet □ Dịch vụ tra cứu thông tin trực tuyến ( tìm tin tự động hóa ). Dịch vụ khác . Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 65
  71. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội 10. Anh (chị) thường sử dụng những hình thức phục vụ nào? □ Đọc tại chỗ hình thức kho đóng □ Mượn về nhà □ Đọc tại chỗ hình thức kho mở 11. Khi đến thư viện anh (chị) có tìm được tài liệu không ? □ Tìm được dễ dàng □ Không tìm được □ Khó tìm □ Thỉnh thoảng 12. Ý kiến đánh giá của anh (chị) về các sản phẩm thông tin-thư viện tại Trung tâm Thông tin-Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nộ Ý kiến đánh giá Sản phẩm thông tin - thƣ viện Bình Tốt thường Chưa tốt Hệ thống mục lục Thư mục Cơ sở dữ liệu Các sản phẩm thông tin đa phương tiện Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 66
  72. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội 13. Ý kiến đánh giá của anh (chị) về các dịch vụ thông tin-thư viện tại Trung tâm Thông tin-Thư viện Trường Đại học sư phạm Hà Nội. Ý kiến đánh giá Dịch vụ thông tin-thƣ viện Bình Tốt thường Chưa tốt Dịch vụ cho mượn tài liệu Dịch vụ cung cấp bản sao tài liệu Dịch vụ tra cứu thông tin trực tuyến ( tìm tin tự động hóa ) Dịch vụ đa phương tiên và truy cập Internet Dịch vụ khác 14. Anh (chị) biết đến các sản phẩm và dịch vụ của Trung tâm qua : □ Lớp hướng dẫn sử dụng thư viện □ Bạn bè □ Cán bộ thư viện 15.Theo anh (chị), Trung tâm cần bổ sung thêm những loại sản phẩm và dịch vụ nào? Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 67
  73. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội Trung tâm Thông tin-Thƣ viện Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội Bạn đọc đang sử dụng dịch vụ truy cập Internet tại Phòng Internet 1 Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 68
  74. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội Bạn đọc đang sử dụng dịch vụ đọc tài liệu tại chỗ tại Phòng đọc báo, tạp chí mở ( 203 ) Bạn đọc tra cứu tài liệu trên hệ thống mục lục phiếu Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 69
  75. Tìm hiểu SP&DV TT-TV của Trung tâm TT-TV ĐHSP Hà Nội Triển lãm sách Nói chuyện chuyên đề “ Những thế hệ tuổi 20 ” Thân Thị Đoan . Lớp K51. Khoa Thông tin-Thư viện 70