Khóa luận Tìm hiểu nhu cầu tin và việc đảm bảo thông tin tại Thư viện Thành phố Hà Nội

pdf 84 trang thiennha21 15/04/2022 4440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tìm hiểu nhu cầu tin và việc đảm bảo thông tin tại Thư viện Thành phố Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_tim_hieu_nhu_cau_tin_va_viec_dam_bao_thong_tin_tai.pdf

Nội dung text: Khóa luận Tìm hiểu nhu cầu tin và việc đảm bảo thông tin tại Thư viện Thành phố Hà Nội

  1. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thủ đô Hà Nội là đô thị hàng đầu, là trái tim thân yêu của đất nước Việt Nam, là một thành phố lớn, một vùng đồng bằng trù phú nổi tiếng lâu đời, Hà Nội xứng đáng là trung tâm chính trị, văn hoá, kinh tế, khoa học và giáo dục của cả nước. Hà Nội là thành phố có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, trình độ dân trí cao và có nhu cầu hưởng thụ văn hoá lớn. Hà Nội tập trung rất nhiều các trường đại học, cao đẳng với hàng trăm nghìn giảng viên và sinh viên ngoài ra còn có hơn 300 trường phổ thông với hơn 90.000 học sinh. Hà Nội là nơi có rất nhiều các nhà xuất bản, các cơ quan báo chí, các trung tâm khoa học lớn, các thư viện lớn. Hà Nội còn là nơi ở và làm việc của các cơ quan trung ương, các bộ các ngành, các viện nghiên cứu. Người dân Thủ đô có truyền thống hiếu học, ham tìm hiểu, ham đọc sách báo. Là thành phố công nghiệp, người lao động cần phải đọc, phải học để có kỹ thuật làm chủ máy móc, làm chủ quá trình lao động sản xuất. Hà Nội là thành phố đông dân có tỷ lệ cư dân đi học cao hầu như 100% trẻ em đến tuổi đi học đều đến trường vì thế nhu cầu về sách báo, nhu cầu đọc rất cao. Những nét đặc thù trên của Thủ đô đã góp phần tác động rất lớn tới nhu cầu đọc của bạn đọc ở Hà Nội. Là một trong những Thư viện hàng đầu ở Thủ đô, Thư viện Thành phố Hà Nội đã góp phần không nhỏ trong việc đáp ứng nhu cầu đọc của bạn đọc thành phố và ngày một hoàn thiện hơn trong công tác phục vụ bạn đọc. Ngày nay để Thư viện trở nên thân thiện, hướng tới gần bạn đọc nhất, các thư viện không chỉ phục vụ một chiều mà còn phục vụ bạn đọc theo nhu cầu của họ. Bởi một nguồn lực thông tin dồi dào mà không phổ biến đúng đối tượng thì K48 - Th«ng tin - Th• viÖn 1 Tr•êng §HKHXH&NV
  2. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh hiệu quả sẽ không cao. Do đó bất kỳ một cơ quan thông tin thư viện nào muốn phục vụ tốt, có hiệu quả thì đều phải hiểu rõ nhu cầu thông tin của đối tượng mình phục vụ. Vì vậy, việc tìm hiểu nhu cầu tin của bạn đọc đối với thư viện là hết sức cần thiết. Đây là tiền đề quan trọng để nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc của Thư viện. Công tác tìm hiểu nhu cầu tin của người dùng tin có ý nghĩa rất quan trọng bởi mục đích cuối cùng của một cơ quan thông tin thư viện là đáp ứng tối đa, đầy đủ, chính xác, kịp thời, phù hợp nhu cầu của người dùng tin. Vì thế em đã chọn đề tài “ Tìm hiểu nhu cầu tin và việc đảm bảo thông tin tại Thư viện Thành phố Hà Nội” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình. Với mong muốn qua nghiên cứu có thể hiểu sâu sắc hơn về nhu cầu tin ngày càng đa dạng hơn của bạn đọc qua đó vận dụng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp đã được tiếp thu trong quá trình học tập về chuyên ngành thông tin - thư viện vào hoạt động thực tế để có thể cống hiến một cách tốt nhất cho đất nước sau này. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở khảo sát nhu cầu tin và việc đảm bảo thông tin để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu tin ở Thư viện Thành phố Hà Nội. - Nhiệm vụ nghiên cứu: + Nghiên cứu những đặc điểm hoạt động thông tin và nhu cầu tin tại Thư viện Thành phố Hà Nội + Khảo sát thực trạng nhu cầu tin và khả năng đảm bảo thông tin tại Thư viện Thành phố Hà Nội. + Đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng đảm bảo thông tin tại Thư viện Thành phố Hà Nội. 3. Tình hình nghiên cứu theo hướng đề tài K48 - Th«ng tin - Th• viÖn 2 Tr•êng §HKHXH&NV
  3. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh - Việc nghiên cứu nhu cầu tin và đảm bảo thông tin tại Thư viện Thành phố Hà Nội hiện nay chưa được đề cập tới trong các khoá luận và cũng chưa có một luận văn, luận án, công trình nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu toàn diện về vấn đề này. Vì vậy đây là một đề tài rất mới và cần thiết để nghiên cứu, tìm hiểu bởi bất cứ một Thư viện nào cũng cần nghiên cứu nhu cầu tin của bạn đọc tại Thư viện của mình để có thể phục vụ bạn đọc một cách nhanh chóng, chính xác, đầy đủ, kịp thời. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Là nhu cầu tin và việc đảm bảo thông tin cho người dùng tin. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nhu cầu tin và các hình thức, biện pháp bảo đảm thông tin cho người dùng tin của Thư viện Thành phố Hà Nội từ năm 2000 đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu - Cơ sở phương pháp luận của đề tài là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. - Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: + Phân tích tổng hợp tài liệu + Phương pháp điều tra xã hội học (phỏng vấn và lập phiếu điều tra) + Phương pháp phân tích kết quả điều tra, khảo sát thực tiễn + Phương pháp thống kê so sách đối chiếu + Phương pháp mô hình hoá 6. Đóng góp về lý luận và thực tiễn của đề tài - Góp phần làm phong phú thêm lý luận về nhu cầu tin và phục vụ người dùng tin. - Góp phần nâng cao chất lượng hoạt động thông tin ở Thư viện Thành phố Hà Nội. K48 - Th«ng tin - Th• viÖn 3 Tr•êng §HKHXH&NV
  4. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh - Là tài liệu tham khảo cho những người làm công tác Thông tin - Thư viện tại Việt Nam. 7. Bố cục của khoá luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, bố cục của khoá luận bao gồm 3 chương: - Chương 1: Đặc điểm hoạt động thông tin và người dùng tin tại Thư viện Thành phố Hà Nội. - Chương 2: Thực trạng nhu cầu tin và khả năng đảm bảo thông tin tại Thư viện Thành phố Hà Nội. - Chương 3: Một số giải pháp nâng cao khả năng đảm bảo thông tin tại Thư viện Thành phố Hà Nội. Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài với thời gian ngắn cộng với trình độ khả năng có hạn của một sinh viên, dù đã rất cố gắng song chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế về trình độ kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp và chỉ giáo của các thầy cô giáo, các cán bộ thư viện, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu và những người quan tâm tới đề tài để khoá luận được hoàn chỉnh và mang tính thực tiễn cao hơn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Thông tin - Thư viện trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, cảm ơn các cán bộ thư viện tại Thư viện Thành phố Hà Nội, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo - Tiến sỹ Chu Ngọc Lâm (Giám đốc Thư viện Thành phố Hà Nội) đã giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này. K48 - Th«ng tin - Th• viÖn 4 Tr•êng §HKHXH&NV
  5. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh Chương 1 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN VÀ NGƯỜI DÙNG TIN TẠI THƯ VIỆN THÀNH PHỐ HÀ NỘI THƯ VIỆN HÀ NỘI TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN 1.1.1 Giới thiệu khái quát về Thư viện Hà Nội Thư viện Thành phố Hà Nội là một Thư viện lớn đầu ngành của hệ thống Thư viện thủ đô. Thư viện được thành lập vào ngày 15/10/1956 với cái tên ban đầu là “Phòng đọc sách nhân dân Hà Nội” với địa chỉ không ổn định. Năm 1959 Thư viện chính thức chuyển về số 47 Bà Triệu với tên “Thư viện nhân dân Hà Nội”, và hiện nay là Thư viện Thành phố Hà Nội. Trong hoàn cảnh hoà bình vừa lập lại, miền bắc bước vào thời kỳ phục hồi kinh tế, khắc phục tàn tích chiến tranh, thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất với mục tiêu “ đẩy mạnh sản xuất, tiến quân vào khoa học kỹ thuật, công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, coi đó là cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà”. Hoà chung với không khí công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc, Thư viện Hà Nội đã hướng mọi hoạt động của mình về cơ sở xây dựng các tủ sách ở các quận huyện ngoại thành đưa hàng vạn cuốn sách xuống các huyện tổ chức các túi sách, ba lô sách lưu động đưa xuống các đơn vị bộ đội, các xí nghiệp động viên quần chúng sẵn sàng chiến đấu và sản xuất phục vụ chiến tranh. Đến năm 1973, phòng Thông tin - Thư mục địa chí của Thư viện Hà Nội được thành lập và tổ chức hoạt động với mục đích phục vụ bạn đọc tìm hiểu nghiên cứu về Thủ đô. Có thể nói đây là quyết định hết sức đúng đắn của K48 - Th«ng tin - Th• viÖn 5 Tr•êng §HKHXH&NV
  6. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh Thư viện Hà Nội, nó đánh dấu một bước ngoặt một bước phát triển mới của hoạt động Thư viện Thủ đô. Năm 1975, khi đất nước hoàn toàn giải phóng, nam bắc thu về một mối, toàn dân phấn khởi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước. Được sự quan tâm của thành uỷ, UBND, Hội đồng nhân dân, Sở văn hoá Thông tin Hà Nội, Thư viện Hà Nội từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất, bổ sung thêm đội ngũ cán bộ có trình độ cao, tăng cường vốn tài liệu, đồng thời phát huy tốt công tác phục vụ bạn đọc thông qua một số hình thức tuyên truyền giới thiệu sách. Từng bước nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc, phát triển toàn diện các hoạt động của mình cả về mặt chất và lượng nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của bạn đọc. Sau hơn 50 năm hoạt động, Thư viện đã góp phần đáng kể vào sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ thủ đô cũng như “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Vì thế Thư viện Hà Nội đã vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng 3 huân chương Lao động (1991, 1996, 2001), và Huân chương Độc lập hạng ba (2006), được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen ba năm liền (1977, 1978, 1979). Được bộ Văn hoá thông tin và UBND thành phố tặng 5 cờ thi đua xuất sắc dẫn đầu (1997, 2000, 2002, 2004, 2005) và nhiều bằng khen. Thư viện Thành phố Hà Nội qua nửa thế kỷ xây dựng và phát triển đã không ngừng lớn mạnh xứng đáng là một địa chỉ văn hoá quen thuộc và đáng tin cậy của bạn đọc Thủ đô và cả nước. Cũng như các cơ quan Thông tin - Thư viện khác, Thư viện Hà Nội có chức năng và nhiệm vụ đặc thù của mình. 1.1.1.1. Chức năng của Thư viện Hà Nội - Là trung tâm thu thập, tàng trữ, luân chuyển các loại hình sách báo tài liệu về tất cả mọi lĩnh vực phục vụ bạn đọc Thủ đô. K48 - Th«ng tin - Th• viÖn 6 Tr•êng §HKHXH&NV
  7. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh - Là trung tâm nghiên cứu địa chí về Thủ đô. Đây là công tác đặc thù của Thư viện.Thư viện thu thập, lưu trữ, bảo quản và phục vụ bạn đọc các tài liệu địa chí có liên quan đến Hà Nội từ nhiều nguồn khác nhau. - Là trung tâm thông tin thư mục của Thủ đô. - Thư viện biên soạn và phổ biến các loại thư mục, nhất là thư mục địa chí nhằm phục vụ tích cực các nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu về Thủ đô và phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của Thủ đô. - Là trung tâm hướng dẫn nghiệp vụ cho các Thư viện cơ sở trên địa bàn Hà Nội. Thư viện kiểm tra thường xuyên và mở lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ cán bộ Thư viện cơ sở trên địa bàn nhằm đẩy mạnh phong trào đọc sách của nhân dân địa phương. 1.1.1.2. Nhiệm vụ của Thư viện Hà Nội - Thư viện Hà Nội có nhiệm vụ thoả mãn tối đa nhu cầu đọc sách, nghiên cứu, giải trí của đông đảo bạn đọc Thủ đô. Cung cấp cho cán bộ lãnh đạo nhà nước, các nhà nghiên cứu, sản xuất và nhân dân Thủ đô những thành tựu khoa học tiến bộ của nhân loại. - Với tư cách là trung tâm thông tin - văn hoá - giáo dục có chất lượng nhất ngoài nhà trường, Thư viện không chỉ phục vụ nhu cầu đọc mà còn hướng dẫn họ đọc những tài liệu bổ ích, có giá trị, đồng thời loại bỏ những nhu cầu đọc sách không lành mạnh. - Tiến hành thu thập xử lý, phân loại lưu trữ các di sản văn hoá thành văn, các loại bản đồ, bản nhạc, tài liệu nghe nhìn và các dạng tài liệu khác. Bảo quản và bổ sung các loại hình sách báo cũ và mới xuất bản trong nước và ngoài nước, phù hợp với đặc điểm và phương pháp phát triển kinh tế, văn hoá của địa phương, phục vụ nhu cầu nghiên cứu, góp phần nâng cao kiến thức văn hoá cho quần chúng. K48 - Th«ng tin - Th• viÖn 7 Tr•êng §HKHXH&NV
  8. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh - Không ngừng phổ biến, tuyên truyền các thành tựu khoa học công nghệ. Luân chuyển sách báo, thường xuyên tiến hành soạn thảo các thư mục về sách. - Thường xuyên mở các lớp đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ của cơ quan. 1.1.1.3.Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ của Thư viện Hà Nội * Cơ cấu tổ chức. Hiện tại Thư viện Hà Nội được cơ cấu như sau: Ban giám đốc, Hội đồng chuyên môn, và 5 phòng là Bổ sung – biên mục, phòng phục vụ bạn đọc, phòng nghiệp vụ phong trào cơ sở, phòng thông tin - thư mục - địa chí, phòng hành chính - tài vụ. Ban giám đốc Hội đồng chuyên môn P. Bổ sung P. Thông P. Phục vụ P. Nghiệp P. Hành và biên mục tin - Thư bạn đọc vụ phong chính. Tài mục địa chí trào cơ sở vụ P. đ ọc P. Báo - P. Mượn P. Ngoại P. Tra cứu tổng hợp tạp chí văn trên máy P. Đọc thiếu P. Mượn P. Ngoại văn P. Đọc mượn nhi thiếu nhi thiếu nhi khiếm thị K48 - Th«ng tin - Th• viÖn 8 Tr•êng §HKHXH&NV
  9. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh * Đội ngũ cán bộ. Tổng số cán bộ nhân viên là 45 người. Trong đó biên chế là 38 người, hợp đồng là 7 người. Đa số cán bộ có trình độ đại học trở lên.Cụ thể như sau: - 1 tiến sỹ - 4 thạc sỹ - 30 đại học - Còn lại là trung cấp và lao động phổ thông Đội ngũ cán bộ nhân viên trong Thư viện đều là những người cần cù và tâm huyết với nghề.Thư viện thường xuyên chú trọng đến việc nâng cao trình độ tay nghề cho các cán bộ như : cho đi học lớp đào tạo về cao học Thông tin - Thư viện, cử đi học lớp đào tạo tiếng Anh, tin học 1.1.1.4. Vốn tài liệu của Thư viện Thư viện có khoảng hơn 33 vạn cuốn sách, 502 loại báo và tạp chí trong và ngoài nước (có 320 loại tiếng Việt, 48 loại ngoại văn, 18 loại tạp chí du lịch, 24 loại bản tin). Trong đó có 17.000 cuốn sách tiếng Anh, 3.114 cuốn sách tiếng Pháp, 2.036 tài liệu tiếng Slavơ, hơn 15.000 tài liệu địa chí Hà Nội (gồm tài liệu Hán nôm, Văn bia, Hương ước, Thần phả, Thần tích, Luận văn khoa học, ảnh, Bản đồ Hà Nội qua các thời đại ). Mảng tài liệu địa chí nhiều nhất là tiếng Việt 3.905 cuốn có các tài liệu đặc biệt quý hiếm như: - Văn bia Hà Nội: 3.000 bản - Thư tịch Hán nôm: 1000 bản - Hương ước: 420 bản - Báo tạp chí về Hà Nội - Ảnh, bản đồ Hà Nội: 200 bản - Bộ bách khoa toàn thư tiếng Anh. K48 - Th«ng tin - Th• viÖn 9 Tr•êng §HKHXH&NV
  10. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh Hàng năm Thư viện Hà Nội bổ sung trung bình từ 6.000 - 8.000 cuốn sách với khoảng 1.500 tên sách khác nhau: - Sách khoa học kỹ thuật cơ bản và sách khoa học đại chúng chiếm: 20% - Sách văn học nghệ thuật chiếm: 30% - Sách thiếu niên nhi đồng chiếm: 15% - Sách chính trị cổ điển, sách viết về các vị lãnh tụ trong nước và thế giới, sách tổng loại chiếm: 25 - 30% - Ngoài ra còn có sách y học, thể thao và các loại sách khác Tài liệu đặc biệt có: - Sách chữ nổi: 2000 cuốn - Băng casette, đĩa CD: 589 băng, đĩa - Là một Thư viện lớn của Thủ đô, do vậy Thư viện luôn quan tâm đầu tư phát triển vốn tài liệu của mình. Nguồn tư liệu của Thư viện thường xuyên được bổ sung làm mới để phục vụ bạn đọc dưới nhiều hình thức, đồng thời chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng bộ máy tra cứu truyền thống và hiện đại với 7 cơ sở dữ liệu và 120.000 biểu ghi. Liên kết phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin thư viện, các ban ngành, các tổ chức kinh tế - văn hoá - xã hội, tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, chia sẻ nguồn lực thông tin, nâng cao hiệu quả hoạt động Thư viện cả về quy mô và chất lượng. 1.1.1.5. Cơ sở vật chất của Thư viện Hà Nội Trước đây, Thư viện có diện tích sử dụng gần 2.500m2 bao gồm 3 toà nhà: + Kho, phòng đọc mượn sách thiếu nhi: 2 tầng 400m2 + Kho và phòng mượn sách người lớn: 3 tầng 540m2 + Kho và phòng đọc sách người lớn: 3 tầng 360m2 K48 - Th«ng tin - Th• viÖn 10 Tr•êng §HKHXH&NV
  11. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh - Hệ thống các phòng đọc của Thư viện: + Phòng đọc chung dành cho bạn đọc có 350 chỗ + Phòng đọc báo và tạp chí có 50 chỗ + Phòng đọc sách ngoại văn và sách tra cứu có 40 chỗ ngồi + Phòng đọc sách báo thiếu nhi có 80 chỗ ngồi + Phòng đọc các tư liệu địa chí có 10 chỗ ngồi + Phòng đọc sách báo Pháp văn thiếu nhi + Phòng phục vụ người khiếm thị - Thư viện còn có các thiết bị máy móc như: + Máy hút bụi + Máy điều hoà nhiệt độ + Hệ thống tự động phòng chống hoả hoạn của từng kho sách + Các thiết bị về ánh sáng + Quạt thông gió Thư viện có 16 máy vi tính phục vụ cho việc lưu trữ các cơ sở dữ liệu sử dụng phần mềm ISIS for WINDOW. Thư viện còn trang bị 4 máy in, trong đó có 3 máy in lazer và một máy in kim phục vụ cho việc in văn bản, in phích, nhập worsheet, xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu. Có 8 máy điện thoại, 2 máy phôtôcopy phục vụ sao in tài liệu cho bạn đọc có nhu cầu. Ngoài ra Thư viện còn có các thiết bị phục vụ nhu cầu giải trí như: tivi, cassette Trụ sở của Thư viện Hà Nội tại 47 Bà Triệu đang được xây dựng lại với quy mô 9 tầng có tổng diện tích sử dụng là 8.000m2 sàn, với mức đầu tư là 50 tỷ đồng VN. Trụ sở mới sẽ được hoàn thành vào tháng 4 năm 2008. Cùng với việc đầu tư xây dựng trụ sở là một dự án công nghệ thông tin với mức đầu tư 10 tỷ đồng VN. K48 - Th«ng tin - Th• viÖn 11 Tr•êng §HKHXH&NV
  12. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh Hiện tại, Thư viện Hà Nội đang hoạt động tạm thời tại khu Di tích Thành Cổ, 19 phố Nguyễn Tri Phương, Ba Đình, Hà Nội. Đây là khu vực thuộc Bộ quốc phòng trước đây nên nhiều người dân chưa được biết tới. Khuôn viên Thành Cổ rộng lớn, yên tĩnh, gắn với lịch sử 1000 năm Thăng Long, nhưng diện tích dành cho Thư viện Hà Nội không nhiều nên Thư viện chỉ tổ chức được 6 phòng phục vụ bạn đọc. Đó là các phòng báo - tạp chí, phòng đọc, phòng mượn người lớn, phòng đọc - mượn thiếu nhi, phòng khiếm thị, phòng đọc địa chí. 1.1.2. Đặc điểm hoạt động thông tin của Thư viện Hà Nội trong thời kỳ hội nhập và phát triển Trong giai đoạn hiện nay, thực hiện định hướng phát triển văn hoá do Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đề ra là phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo tồn tôn tạo các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể làm nền tảng cho sự giao lưu văn hoá với bên ngoài. Thư viện đã có nhiều đổi mới trong hoạt động thông tin nhằm quán triệt nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao phó, đồng thời theo kịp sự phát triển và hội nhập của đất nước trong giai đoạn hiện nay. - Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ ngày nay được áp dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có lĩnh vực thông tin - thư viện. - Tìm tin bằng phương pháp truyền thống về cơ bản là phương pháp chủ yếu trong các thư viện khi mà phương pháp tìm tin hiện đại chưa triển khai rộng rãi - Song cùng với quá trình phát triển của Thư viện cũng như thời đại bùng nổ thông tin, việc tra cứu truyền thống không còn phù hợp hay nói một cách khác tốc độ tìm kiếm chậm hơn so với tìm trên máy tính vừa nhanh vừa dễ thao tác K48 - Th«ng tin - Th• viÖn 12 Tr•êng §HKHXH&NV
  13. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh - Nhu cầu tin của bạn đọc cũng thay đổi họ không chỉ khai thác thông tin trên dạng giấy nữa mà còn có nhu cầu khai thác thông tin trên mạng máy tính, chỉ cần ngồi nhà cũng có thể tra cứu tài liệu một cách dễ dàng - Xu hướng người dùng tin sử dụng máy tính để tra tìm tài liệu rất phổ biến đòi hỏi thư viện cũng phải đổi mới theo để hội nhập với thời đại. Trong thời đại mới Thư viện Hà Nội cũng có những thay đổi tích cực, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào hoạt động thông tin thư viện. - Thư viện đang sử dụng phần mềm CDS/ISIS for window cải tiến có nhiều tính năng hơn có thể quản lý bạn đọc, quản lý vốn tài liệu, bổ sung, xử lý tài liệu. - Ngoài ra Thư viện còn cho phép bạn đọc khai thác thông tin trên mạng internet, trên trangWeb, và bản tin điện tử. - Phục vụ tra cứu tìm tin trên máy tính trên mạng thông tin của thư viện (mạng LAN). - Hiện nay thư viện đã xây dựng được 7 cơ sở dữ liệu thư mục với hơn 120.000 biểu ghi sẵn sàng phục vụ nhu cầu tra cứu tìm tài liệu trên máy tính - Để phục vụ bạn đọc trong thời kỳ mới một cách tốt nhất, Thư viện đã tiến hành đa dạng hoá các hình thức phục vụ bạn đọc: + Tổ chức phục vụ bạn đọc tại chỗ, mượn về nhà, luân chuyển sách xuống cơ sở qua thành viên tình nguyện, phục vụ tại nhà các đối tượng chính sách, người tàn tật, khiếm thị, phục vụ qua mạng thông tin, phục vụ qua thư mục. + Tăng thời gian phục vụ bạn đọc: phục vụ liên tục từ 8h sáng đến 19h30’ tối và phục vụ cả ngày thứ bảy + Phục vụ mọi đối tượng bạn đọc từ các nhà quản lý, nghiên cứu khoa học, đến thanh thiếu nhi, người cao tuổi, người khuyết tật K48 - Th«ng tin - Th• viÖn 13 Tr•êng §HKHXH&NV
  14. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh + Nhiều sản phẩm và dịch vụ mới : khai thác thông tin trên internet, bản tin điện tử, thông tin chọn lọc, thư mục chuyên đề, thư mục trích báo tạp chí. - Đổi mới hình thức và đa dạng hoá các nội dung tuyên truyền sách mới, tuyên truyền sách chuyên đề, tuyên truyền sách thiếu nhi (ứng dụng công nghệ thông tin, thi trắc nghiệm ). Để nâng cao tính hấp dẫn và hiệu quả của công tác tuyên truyền giới thiệu sách - Tích cực xây dựng các dự án khả thi để phát triển sự nghiệp thư viện Thủ đô như : Xây dựng bộ sưu tập di sản thư tịch Thăng Long - Hà Nội, xây dựng thư viện điện tử, phát triển hệ thống thư viện thủ đô trong giai đoạn công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Thư viện Thành phố Hà Nội với những hoạt động thông tin trong thời kỳ hội nhập và phát triển cũng đã có những bước chuyển mình tích cực để hoà mình vào xu thế chung của thời đại, của xã hội. Thư viện hiện nay đang xây dựng trụ sở mới tại số 47 Bà Triệu với kinh phí đầu tư trên 50 tỷ đồng. Đây sẽ là một công trình văn hoá khang trang để có thể phục vụ bạn đọc một cách tốt nhất. Cùng với trụ sở mới Thư viện cũng có dự án xây dựng thư viện điện tử mở ra một tương lai, bộ mặt mới cho Thư viện của Thủ đô. Trong năm 2007 Thư viện đặt cho mình một chương trình hoạt động cụ thể: - Tiếp tục củng cố, sáng tạo đổi mới các hình thức hoạt động tại thư viện trung tâm. - Tăng cường các biện pháp bảo quản và phát triển vốn tài liệu của thư viện đảm bảo cả về chất lượng và số lượng để triển khai hoạt động tại trụ sở mới vào năm 2008 - Tiếp tục cải cách các thủ tục cấp thẻ cho bạn đọc, đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ thông tin - thư viện, không ngừng đổi mới các hình thức K48 - Th«ng tin - Th• viÖn 14 Tr•êng §HKHXH&NV
  15. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh hoạt động, phương thức phục vụ bạn đọc để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thư viện - Tăng cường phối hợp với quận, huyện, các nhà trường, các cơ quan làm tốt công tác tuyên truyền giới thiệu sách báo phục vụ nhiệm vụ chính trị, thu hút đông đảo nhân dân đến với thư viện - Biên soạn 25 bộ thư mục chuyên đề - Cập nhật thông tin cho trang Web Thư viện Hà Nội - Tích cực luân chuyển sách báo xuống cơ sở, phối hợp với quận, huyện duy trì, củng cố phát triển thư viện quận huyện và cơ sở. Giúp đỡ các địa phương xây dựng các thư viện, tủ sách mới. - Tổ chức tập huấn kiến thức nghiệp vụ mới cho cán bộ thư viện trung tâm, thư viện quận huyện về biên mục MARC 21, áp dụng khung phân loại thập phân DEWEY - Chú trọng công tác sưu tầm thu thập tài liệu về địa chí Hà Nội đáp ứng các nhu cầu nghiên cứu tìm hiểu về 1000 năm Thăng Long - Hà Nội - Hoàn thiện các văn bản pháp quy về tổ chức và hoạt động của hệ thống Thư viện Thủ đô trình Uỷ ban nhân dân Thành phố ban hành, tạo hành lang pháp lý cho Thư viện Thành phố, các thư viện quận huyện và cơ sở phát triển mạnh mẽ. - Xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với dự án Thư viện hiện đại tại trụ sở mới 47 Bà Triệu - Phấn đấu xây dựng Thư viện Hà Nội trở thành thư viên kiểu mẫu ở Thủ đô. ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI DÙNG TIN TẠI THƯ VIỆN HÀ NỘI 1.2.1 Đặc điểm chung - Thư viện Hà Nội là Thư viện công cộng nên người dùng tin của Thư viện là tất cả mọi tầng lớp nhân dân với trình độ và nghề nghiệp khác nhau. K48 - Th«ng tin - Th• viÖn 15 Tr•êng §HKHXH&NV
  16. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh Với thành phần bạn đọc đa dạng cùng với sự tăng trưởng kinh tế, phát triển về văn hoá, sự tăng nhanh và phong phú của các xuất bản phẩm, việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền và giới thiệu sách báo trên các phương tiện thông tin đại chúng đã tạo điều kiện cho nhu cầu đọc tăng lên nhanh chóng. Qua số lượng thống kê của Thư viện Hà Nội những năm gần đây đã thể hiện rõ điều này. Lượt sách báo luân Năm Số thẻ Số lượt bạn đọc chuyển 1996 6.125 205.826 573.224 1997 8.515 264.113 689.694 1998 8.777 270.137 780.899 1999 8.900 295.058 799.015 2000 9.573 324.169 895.170 2001 9.200 332.420 900.016 2003 11.000 337.065 910.123 2004 11.300 341.125 950.223 2005 12.000 375.227 985.638 + Trung bình một ngày có từ 500 - 700 lượt bạn đọc. Ngày cao điểm có từ 800 - 1.000 bạn đọc + Tính bình quân một cán bộ thư viện phục vụ 60 lượt bạn đọc/ một ngày. Thư viện phải tiến hành phân loại người dùng tin để có thể phục vụ hiệu quả nhất. Chúng ta có nhiều dấu hiệu khác nhau để phân loại người dùng tin ở Thư viện Hà Nội - Nếu căn cứ vào lứa tuổi ta phân chia người dùng tin thành các nhóm sau: + Dưới 20 tuổi K48 - Th«ng tin - Th• viÖn 16 Tr•êng §HKHXH&NV
  17. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh + Từ 20 - 29 tuổi + Từ 30 - 40 tuổi + Trên 40 tuổi - Nếu căn cứ vào trình độ ta chia người dùng tin thành các nhóm sau: + Trình độ phổ thông, trung cấp + Trình độ đại học + Trình độ trên đại học - Nếu căn cứ vào nghề nghiệp ta chia người dùng tin thành các nhóm sau: + Học sinh, sinh viên + Giáo viên + Cán bộ quản lý + Nhà nghiên cứu + Người lao động phổ thông + Các nghề nghiệp khác - Nếu căn cứ vào phạm vi cơ quan thông tin phục vụ ta có thể chia thành người dùng tin ở nông thôn, thành thị, miền núi Tuy nhiên tựu chung lại ta có thể chia bạn đọc của Thư viện Hà Nội thành 3 nhóm chính với những đặc điểm nhu cầu tin tương đối khác biệt: - Nhóm bạn đọc trí thức - Nhóm bạn đọc là học sinh, sinh viên - Nhóm bạn đọc là người cao tuổi, lao động, khiếm thị Thư viện Hà Nội là một trong những trung tâm văn hoá, thông tin đầu ngành của Thủ đô nên đối tượng bạn đọc đến Thư viện rất đông đảo và thuộc mọi thành phần trong xã hội chính vì vậy mà nhu cầu tin của họ cũng trở nên rất phong phú, đa dạng, yêu cầu cao và có phần phức tạp. Vì vậy ta phải hiểu rõ nhu cầu tin của đối tượng mà mình phục vụ. K48 - Th«ng tin - Th• viÖn 17 Tr•êng §HKHXH&NV
  18. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh Để nghiên cứu các đặc điểm của từng đối tượng người dùng tin ta phải trả lời những câu hỏi: - Họ là ai? - Bao nhiêu tuổi? - Trình độ văn hoá? - Thuộc khu vực nào? - Thường sử dụng loại tài liệu gì? - Thường sử dụng tài liệu bằng ngôn ngữ gì? - Sách tra cứu mà họ thường sử dụng? - Họ đánh giá thế nào về chất lượng phục vụ thông tin ở Thư viện Hà Nội? - Họ mong muốn có thêm loại tài liệu nào mà Thư viện Hà Nội cần cung cấp thêm? - Họ đánh giá như thế nào về thái độ, tinh thần phục vụ của cán bộ thông tin? - Họ có ý kiến nào khác để cải tiến và nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin của Thư viện Hà Nội? Qua việc điều tra những câu hỏi như trên ta xác định được tính chất, nội dung của từng loại nhu cầu tin của từng nhóm người dùng tin để tránh cung cấp những thông tin, tài liệu không phù hợp với các đối tượng người dùng tin khác nhau. 1.2.2 Nhóm bạn đọc trí thức. - Bao gồm các cán bộ quản lý, lãnh đạo, các nhà nghiên cứu, các giáo sư, tiến sỹ, các cán bộ giảng dạy tại các trường đại học cao đẳng, giáo viên, kỹ sư, bác sỹ, các phóng viên báo chí, các văn nghệ sỹ K48 - Th«ng tin - Th• viÖn 18 Tr•êng §HKHXH&NV
  19. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh - Nhóm bạn đọc tri thức chiếm 25% tổng số bạn đọc của Thư viện Thành phố Hà Nội. - Về tính chất thông tin: Cần những thông tin định hướng chiến lược, dự báo chung (thông tin ở tầm vĩ mô), ưu tiên sự tổng hợp về tài liệu, về những vấn đề, đề tài cụ thể. Họ không chỉ cần những tài liệu mới xuất bản mà cả những tài liệu cũ đặc biệt là tài liệu địa chí. - Về hình thức thông tin: chủ yếu ở dạng văn bản - Nguồn gốc thông tin: trong và ngoài nước - Nhóm bạn đọc này thường không ổn định. Họ đến Thư viện nhiều hay ít tuỳ thuộc vào số đề tài mà họ nghiên cứu cần tới nhiều tài liệu hay ít tài liệu tham khảo. Ngoài ra còn có một số nhà nghiên cứu người nước ngoài đến đọc tài liệu về Hà Nội tìm hiểu về phong tục tập quán, truyền thống đấu tranh anh dũng của người Hà Nội. 1.2.3 Nhóm bạn đọc là học sinh, sinh viên - Nhóm bạn đọc là sinh viên đông đảo nhất chiếm 65% tổng số bạn đọc của Thư viện Hà Nội. Họ là sinh viên của các trường đại học, cao đẳng trong thành phố Hà Nội với các chuyên ngành khác nhau nên nhu cầu tin của họ rất đa dạng. Họ cần tài liệu về nhiều lĩnh vực khác nhau như: Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, công nghệ, nghệ thuật để đáp ứng nhu cầu nâng cao kiến thức học tập trong nhà trường. - Nhóm bạn đọc là học sinh chiếm 6% gồm các em học sinh phổ thông trong thành phố. Nhu cầu đọc của nhóm này khá đơn giản và ổn định. Các em chủ yếu đọc là sách văn học nghệ thuật, sách khoa học thường thức để khám phá những điều mới lạ, để hiểu biết cuộc sống; Các sách viết về các tấm gương anh hùng liệt sỹ, các danh nhân, người tốt việc tốt, truyện cười, truyện tranh, truyện khoa học viễn tưởng 1.2.4. Nhóm bạn đọc là người cao tuổi, lao động, khiếm thị K48 - Th«ng tin - Th• viÖn 19 Tr•êng §HKHXH&NV
  20. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh - Bao gồm các cán bộ hưu trí, công nhân, nông dân, tiểu thương, cư dân sống trong địa bàn Thành phố, người khiếm thị đến Thư viện để giải trí, nghỉ ngơi, khám phá, tìm hiểu, nâng cao tri thức trong mọi lĩnh vực đời sống. - Nhóm bạn đọc này chiếm số lượng là 4%, nhu cầu đọc sách của nhóm này là khá phong phú nhưng không chuyên sâu. Nhu cầu chủ yếu về các lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật, sản xuất kinh doanh, bảo vệ sức khoẻ, văn học nghệ thuật Một số bạn đọc lại say mê những cuốn sách thường thức hàng ngày như hướng dẫn giữ gìn sắc đẹp, nghệ thuật cắm hoa, nấu ăn, các biện pháp chăm sóc giáo dục con cái, giữ gìn hạnh phúc gia đình. Nhìn chung nhu cầu đọc của nhóm này là khá ổn định. K48 - Th«ng tin - Th• viÖn 20 Tr•êng §HKHXH&NV
  21. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh Chương 2 THỰC TRẠNG NHU CẦU TIN VÀ KHẢ NĂNG ĐẢM BẢO THÔNG TIN TẠI THƯ VIỆN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. NHU CẦU TIN 2.1.1. Khái niệm nhu cầu tin - Nhu cầu tin là đòi hỏi khách quan của con người (cá nhân, nhóm, xã hội) đối với việc tiếp nhận và sử dụng thông tin nhằm duy trì hoạt động sống của con người. - Nhu cầu tin có thể chia làm 3 giai đoạn chủ yếu trong một vòng đời của con người: + Nhu cầu tin ở tuổi chưa đến trường: là sự khởi đầu của giao tiếp với môi trường xung quanh + Nhu cầu tin trong quá trình đào tạo (phổ thông, đại học và sau đại học) + Nhu cầu tin trong quá trình làm việc - Trong thông tin học người ta chia nhu cầu tin thành 3 nhóm chủ yếu: + Nhu cầu tin cá nhân + Nhu cầu tin tập thể (của một nhóm xã hội) + Nhu cầu tin của cộng đồng xã hội Nhu cầu tin cá nhân là sự phản ánh một phần cụ thể của nhu cầu tin tập thể và nhu cầu tin của cộng đồng xã hội, nhu cầu tin của tập thể và của cộng đồng xã hội không tồn tại bên ngoài hoặc bên cạnh nhu cầu tin cá nhân, đồng thời không được coi chúng là tổng cộng máy móc của các nhu cầu thông tin cá nhân. - Mỗi quốc gia, dân tộc ở những thời điểm lịch sử cụ thể có nhu cầu tin khác nhau hay nói cách khác nhu cầu tin luôn luôn thay đổi theo sự phát K48 - Th«ng tin - Th• viÖn 21 Tr•êng §HKHXH&NV
  22. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh triển của xã hội, trình độ phát triển của khoa học công nghệ, văn minh, văn hoá, lối sống và truyền thống dân tộc - Qua sự phân tích trên, chúng ta thấy: Nhu cầu tin là loại nhu cầu tinh thần đặc biệt mang tính khách quan không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người và là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. - Các hệ thống thông tin xã hội nói chung, đặc biệt là hệ thống thông tin khoa học công nghệ phải có trách nhiệm làm thoả mãn nhu cầu tin của xã hội vừa là mục tiêu, là động lực thúc đẩy sự phát triển, cung cấp các thông tin mà xã hội có nhu cầu chứ không được đưa ra thị trường những thông có sẵn của hệ thống mà xã hội không cần (thông tin bị lỗi thời, thông tin thiếu chính xác). 2.1.2. Sở thích tin - Sở thích tin là nhu cầu tin thể hiện qua ý thức chủ quan của con người. - Con người muốn tồn tại và phát triển ai cũng phải có nhu cầu khác nhau (nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần) đặc biệt là nhu cầu khám phá thế giới xung quanh. Tuy nhiên sự biểu hiện nhu cầu tin của mỗi người khác nhau, thậm chí nhu cầu con người ở mỗi thời điểm cũng khác nhau, những bối cảnh sinh hoạt khác nhau và những chức năng xã hội khác nhau nó còn phụ thuộc vào trạng thái tâm lý, lối sống. Nhu cầu tin và sở thích tin có sự tương đồng nhưng không thống nhất, quá trình chuyển hoá từ nhu cầu tin thành sở thích tin có sự chế định của ý thức chủ quan mỗi cá nhân, trong hoàn cảnh khách quan và chủ quan của mỗi con người mối quan hệ giữa nhu cầu tin và sở thích tin có thể xảy ra hai tình huống: + Nhu cầu tin hoàn toàn trùng khớp với sở thích tin (nhu cầu tin và sở thích tin là một) + Nhu cầu tin không trùng khớp với sở thích tin (sở thích tin chỉ biểu đạt một phần nhu cầu tin) K48 - Th«ng tin - Th• viÖn 22 Tr•êng §HKHXH&NV
  23. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh - Như vậy nếu con người có sở thích tin thì có nghĩa rằng con người có nhu cầu tin nhưng nếu con người có nhu cầu tin thì chưa chắc con người đó có sở thích tin. - Đây là một kết luận có ý nghĩa quan trọng đối với cơ quan phục vụ thông tin bằng mọi hình thức, bằng mọi phương pháp khoa học, các cơ quan thông tin - thư viện phải khơi dậy tiềm năng nhu cầu tin của mỗi cá nhân, tập thể và của cộng đồng xã hội, phải biến nhu cầu tin thành sở thích tin nói cách khác các cơ quan thông tin - thư viện phải nắm được các sở thích tin của người dùng tin nói chung và làm thoả mãn được yêu cầu của họ tức là đã làm thoả mãn nhu cầu tin. 2.1.3. Yêu cầu tin - Yêu cầu tin là sự thể hiện bằng lời hoặc bằng văn bản một phần nhu cầu tin của người dùng tin đối với hệ thống thông tin nào đó tại một thời điểm nhất định. - Trong công tác phục vụ thông tin, chu trình “Nhu cầu tin - yêu cầu tin” xảy ra hai trường hợp: + Nhu cầu tin hoàn toàn trùng khớp với yêu cầu tin (người dùng tin có khả năng diễn đạt đầy đủ nhu cầu tin trong yêu cầu tin) + Yêu cầu tin chỉ phản ánh được một phần (phụ thuộc vào yếu tố chủ quan, người dùng tin không có khả năng diễn đạt hết nhu cầu tin của mình). Trong trường hợp này người dùng tin phải có sự hỗ trợ đắc lực của các cán bộ thông tin thì họ mới diễn đạt đầy đủ nhu cầu tin của mình trong yêu cầu tin. Chu trình “Nhu cầu tin - yêu cầu tin” bao gồm 3 quá trình liên hoàn có quan hệ hữu cơ với nhau: + Quá trình “nhu cầu tin - sở thích tin” + Quá trình “sở thích tin - yêu cầu tin” + Quá trình “yêu cầu tin - nhu cầu tin” K48 - Th«ng tin - Th• viÖn 23 Tr•êng §HKHXH&NV
  24. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh Nhu cầu tin Sở thích tin Yêu cầu tin Sơ đồ chu trình “nhu cầu tin - yêu cầu tin” 2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu tin của người dùng tin. Cũng như các loại nhu cầu khác nhu cầu tin cũng chịu sự tác động nhiều yếu tố khác nhau bao gồm các yếu tố chủ quan và khách quan. 2.1.4.1. Yếu tố chuyên môn nghề nghiệp. - Thông tin tồn tại nhằm mục đích phục vụ nhu cầu tin của xã hội hay nói một cách khác thông tin tồn tại phát triển được là do nhu cầu tin của xã hội. Mỗi ngành nghề đều có nhu cầu tin khác nhau, trong xã hội hiện đại căn cứ vào nền sản xuất xã hội, người ta chia thành 5 nhóm lĩnh vực hoạt động: + Quản lý tổng hợp (quản lý chiến lược, sách lược và tác nghiệp) + Nghiên cứu khoa học (nghiên cứu triển khai) + Thiết kế chế tạo (chế tạo sản phẩm sản xuất và tiêu dùng) + Giáo dục đào tạo (đào tạo con người cho xã hội tương lai) + Sản xuất kinh doanh - dịch vụ (trực tiếp sản xuất kinh doanh dịch vụ) - Mỗi nhóm ngành nghề có vai trò và chức năng khác nhau, tạo ra những sản phẩm khác nhau, cần những lĩnh vực tri thức và thông tin khác nhau chính vì vậy nhu cầu tin cũng phụ thuộc vào từng ngành nghề khác nhau. 2.1.4.2. Yếu tố cá nhân K48 - Th«ng tin - Th• viÖn 24 Tr•êng §HKHXH&NV
  25. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh Mỗi con người có trình độ hiểu biết, trình độ học vấn khác nhau vì vậy mà lượng thông tin, lĩnh vực tri thức họ cần là khác nhau chính vì vậy mà nhu cầu tin của họ cũng khác nhau hay nói một cách khác là nhu cầu tin phải phụ thuộc vào yếu tố cá nhân. 2.1.4.3. Yếu tố xã hội Như Mác đã nói “ Con người là tổng hoà của các mối quan hệ xã hội”, con người tồn tại trong xã hội phụ thuộc vào các mối quan hệ xã hội khác nhau và ở mỗi mối quan hệ con người lại cần những thông tin khác nhau, có những nhu cầu khác nhau. Vì vậy mà nhu cầu tin chịu sự tác động từ yếu tố xã hội 2.1.4.4. Các yếu tố tâm lý Yếu tố tâm lý có ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc tới người dùng tin bởi mỗi cá nhân đều có đời sống nội tâm khác nhau do đó nhu cầu tin của họ cũng khác nhau mặc dù có thể sống trong cùng một thời điểm lịch sử, thậm chí là cùng trong một đất nước, một gia đình. 2.1.4.5. Các yếu tố khác Ngoài ra nhu cầu tin còn chịu tác động từ các yếu tố khác với những mức độ khác nhau như: tự nhiên, kinh tế, văn hoá, môi trường, lịch sử, tập tục, hệ thống chính trị. Trong các yếu tố này hệ tư tưởng, chính trị, trình độ phát triển kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu tin. Chúng có vai trò định hướng cho sự phát triển của nhu cầu tin theo hướng chính đảng của giai cấp cầm quyền của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, thời đại. 2.1.5. Ý nghĩa 2.1.5.1. Ý nghĩa của việc nắm bắt nhu cầu tin của người dùng tin Hệ thống thông tin muốn đạt được hiệu quả kinh tế và khoa học thì phải nghiên cứu nhu cầu tin của người dùng tin thuộc mọi tầng lớp xã hội khác nhau vì nó mang lại những ý nghĩa sau: K48 - Th«ng tin - Th• viÖn 25 Tr•êng §HKHXH&NV
  26. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh - Giúp chúng ta tạo ra một nguồn tin phù hợp với từng loại người dùng tin, từng mức độ người dùng tin. - Tổ chức xây dựng các sản phẩm dịch vụ, dịch vụ thông tin, thiết kế các hệ thống thông tin và xây dựng các công cụ thông tin tương ứng đảm bảo cho các hệ thống thông tin đạt hiệu quả. - Thiết kế các mối quan hệ thông tin - Xây dựng chương trình đào tạo người dùng tin đảm bảo cho họ có những kiến thức sâu, rộng về thông tin, sử dụng thành thạo các phương tiện hiện đại. 2.1.5.2. Ý nghĩa của sự phù hợp và thích hợp trong việc đáp ứng nhu cầu tin - Sự thích hợp thông tin là sự tương hợp một cách kết quả giữa nội dung thông báo tin và yêu cầu thông tin - Mẫu tìm và biểu thức tìm phải trùng hợp hoàn toàn - Sự phù hợp thông tin: là sự phù hợp giữa nội dung thông báo tin và sở thích thông tin - Trong lĩnh vực đáp ứng thông tin nếu nắm bắt được mối quan hệ giữa phù hợp và thích hợp sẽ giúp cho các nhà thông tin bổ sung đầy đủ các nguồn thông tin khác nhau để đáp ứng cho mọi yêu cầu của người dùng tin - Qua đó các nhà thông tin phải nghiên cứu kỹ toàn diện, sâu sắc tất cả các nguồn tin hiện có trong vốn tài liệu của mình để đáp ứng yêu cầu thông tin. - Nếu chúng ta đảm bảo hai yêu cầu trên thì ta sẽ nâng cao hiệu quả kinh tế của cơ quan thông tin, thông qua việc nghiên cứu đó ta có thể định ra được chiến lược và sách lược cho việc phục vụ người dùng tin. K48 - Th«ng tin - Th• viÖn 26 Tr•êng §HKHXH&NV
  27. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh Th«ng b¸o tin Nhu cÇu tin Phï hîp Phï hîp ThÝch Së thÝch tin Yªu cÇu tin Sơ đồ mối quan hệ giữa phù hợp và thích hợp 2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NHU CẦU TIN VÀ VIỆC ĐÁP ỨNG THÔNG TIN TẠI THƯ VIỆN HÀ NỘI Với đối tượng người dùng tin đông đảo và đa dạng cùng với nhu cầu tin phong phú đòi hỏi Thư viện phải nắm bắt được nhu cầu tin của họ và tổ chức đáp ứng nhu cầu tin sao cho nhanh chóng, chính xác, hiệu quả nhất. Vì vậy các cơ quan thông tin cần phải hiểu rõ nhu cầu tin của người dùng tin mà mình phục vụ. Chúng tôi đã tiến hành điều tra nghiên cứu nhu cầu tin của 100 bạn đọc gồm các nhóm đối tượng sau: K48 - Th«ng tin - Th• viÖn 27 Tr•êng §HKHXH&NV
  28. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh Đối tượng Tổng số người Thành phần Cán bộ quản lý 5 người 5% Cán bộ nghiên cứu 5 người 5% Giáo sư, PGS 2 người 2% Tiến sỹ, thạc sỹ 3 người 3% Giáo viên 3 người 3% Cử nhân 8 người 8% Nghệ sỹ 2 người 2% Kỹ sư 2 người 3.3% Học sinh 25 người 25% Sinh viên 35 người 35% Người khiếm thị 2 người 2% Công nhân 2 người 2% Người cao tuổi 4 người 4% Người lao động 2 người 2% Bảng 1: Các đối tượng người dùng tin Như vậy phân theo nhóm sẽ là: - Nhóm bạn đọc trí thức là: 30 người chiếm 30% - Nhóm bạn đọc là học sinh, sinh viên là: 60 người chiếm 60% - Nhóm bạn đọc là người cao tuổi, lao động, khiếm thị là: 10 người chiếm 10% K48 - Th«ng tin - Th• viÖn 28 Tr•êng §HKHXH&NV
  29. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh Hình 1: Biểu đồ các nhóm đối tượng người dùng tin 70 60 Nhãm b¹n ®äc lµ ng•êi cao tuæi, lao 50 ®éng khiÕm thÞ 40 Nhãm b¹n ®éc lµ häc sinh viªn 30 20 Nhãm b¹n ®äc trÝ thøc 10 0 1st Qtr 2.2.1. Kết quả phân tích phiếu điều tra. Sau đây chúng tôi xin đưa ra kết quả nghiên cứu nhu cầu tin của 100 phiếu điều tra được phát cho bạn đọc và thu được như sau: Bảng 2: Thời gian người dùng tin dành cho việc đọc sách nghiên cứu tài liệu Thời gian SL Nhóm trí thức Nhóm HS - Nhóm cao SV tuổi, LĐ 1- 10% 20 3 15% 14 70% 3 15% 10 - 20% 25 10 40% 13 52% 2 8% 20 - 30% 35 12 34.3% 20 57.1% 3 8.6% > 30% 20 5 25% 13 65% 2 10% Bảng 3: Nội dung nhu cầu đọc của bạn đọc tại Thư viện Thành phố Hà Nội K48 - Th«ng tin - Th• viÖn 29 Tr•êng §HKHXH&NV
  30. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh Nội dung SL Nhóm trí Nhóm HS - Nhóm cao thức SV tuổi, LĐ Xã hội 20 7 35% 11 55% 2 10% Khoa học 18 5 27.8% 12 66.7% 1 5.5% Văn học nghệ thuật 10 4 40% 4 40% 2 20% Kinh tế 15 4 26.7% 9 60% 2 13.3% Pháp luật 8 3 37.5% 4 50% 1 12.5% Tâm lý 9 3 33.3% 5 55.6% 1 11.1% Các lĩnh vực khác 20 4 20% 15 75% 1 5% Bảng 4: Nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ thông tin - thư viện của người dùng tin tại Thư viện Thành phố Hà Nội. Nhóm Nhóm trí Nhóm HS - Các sản phẩm SL người cao thức SV tuổi, LĐ Sách 23 5 21.7% 16 69.5% 2 8.8% Tài liệu tham khảo tra cứu 12 4 33.3% 7 58.3% 1 8.4% Báo, tạp chí 14 3 21.4% 10 71.4% 1 7.2% Giáo trình khoa học 10 3 30% 6 60% 1 10% Tài liệu dịch 7 3 42.8% 3 42.8% 1 14.4% Tài liệu nghe nhìn 6 3 50% 2 33.3% 1 16.7% Tài liệu ngoại văn 10 3 30% 6 60% 1 10% Thư mục giới thiệu sách mới 3 1 33.3% 1 33.3% 1 33.4% Thư mục chuyên đề 2 1 50% 1 50% Tạp chí tóm tắt tổng thuật 2 2 100% Thông tin chuyên đề 5 2 40% 3 60% Cơ sở dữ liệu 6 2 33.3% 3 50% 1 16.7% Bảng 5: Những ngôn ngữ người dùng tin thường sử dụng K48 - Th«ng tin - Th• viÖn 30 Tr•êng §HKHXH&NV
  31. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh Nhóm Nhóm trí Nhóm HS - Loại ngôn ngữ SL người cao thức SV tuổi, LĐ Anh 18 5 27.8% 11 61.1% 2 11.1% Nga 7 3 42.8% 3 42.8% 1 14.4% Đức 8 3 37.5% 4 50% 1 12.5% Hán nôm 10 4 40% 5 50% 1 10% Pháp 12 4 33.3% 7 58.3% 1 8.4% Trung 14 4 28.6% 9 64.3% 1 7.1% Việt 27 6 22.2% 19 70.4% 2 7.4% Ngôn ngữ khác 4 1 25% 2 50% 1 25% Bảng 6: Hình thức phục vụ hay sử dụng Nhóm trí Nhóm HS - Nhóm người Hình thức phục vụ SL thức SV cao tuổi, LĐ Đọc tại chỗ 25 3 12% 20 80% 2 8% Mượn về nhà 25 10 4% 12 48% 3 12% Sao chụp tài liệu 20 5 25% 12 60% 3 15% Tra cứu thông tin 30 12 40% 16 53.3% 2 6.7% K48 - Th«ng tin - Th• viÖn 31 Tr•êng §HKHXH&NV
  32. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh Bảng 7: Nhu cầu sử dụng phương tiện tra cứu hiện đại Nhu cầu sử Nhóm người SL Nhóm trí thức Nhóm HS - SV dụng cao tuổi, LĐ Có 60 20 33.3% 35 58.3% 5 8.4% Không 40 10 25% 25 62.5% 5 12.5% Bảng 8: Nhu cầu hướng dẫn tìm tin Nhu cầu hướng Nhóm người SL Nhóm trí thức Nhóm HS - SV dẫn cao tuổi, LĐ Có 32 10 31.3% 15 46.9% 7 21.8% Không 68 20 29.4% 45 66.2% 3 4.4% 2.2.1.1. Nhu cầu tin của nhóm bạn đọc trí thức - Về thời gian người dùng tin dành cho đọc sách và nghiên cứu tài liệu: Do đặc điểm của nhóm bạn đọc trí thức là những người có trình độ học vấn cao hoạt động chủ yếu của họ là nghiên cứu, quản lý, giảng dạy nên thời gian họ dành cho việc đọc sách và nghiên cứu tài liệu là khá lớn. Thời gian là từ 10 - 20% chiếm 40%, từ 20 - 30% là 34.3% đặc biệt >30% là 25% Do nhu cầu tính chất công việc khác nhau nên họ dành khá nhiều thời gian cho việc đọc sách tại Thư viện bởi đặc thù của công việc nhóm này là cần rất nhiều tài liệu bậc 1, bậc 2, tài liệu gốc Điều này cho thấy sách báo là công cụ không thể thiếu của những nhà trí thức trong hoạt động khoa học của họ. - Về nội dung nhu cầu đọc tại Thư viện Hà Nội: Nhu cầu đọc lớn nhất tại Thư viện Hà Nội của nhóm bạn đọc tri thức là sách xã hội chính trị (35%), sách văn học nghệ thuật (40%). Sách tâm lý và K48 - Th«ng tin - Th• viÖn 32 Tr•êng §HKHXH&NV
  33. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh sách kinh tế cũng dành được khá nhiều sự quan tâm của nhóm bạn đọc này tỷ lệ đọc là 33,3%. Nhu cầu đọc sách khoa học chưa cao 27.8% điều này cho thấy bạn đọc hướng nhu cầu vào đọc sách khoa học ở các thư viện chuyên ngành khác ở Hà Nội như: Viện thông tin khoa học xã hội, Thư viện Khoa học kỹ thuật, Thư viện Quốc gia - Về nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ thông tin của người dùng tin tại Thư viện Hà Nội: Đối với bạn đọc tri thức các sản phẩm mà họ sử dụng chủ yếu là: sách, báo tạp chí, tài liệu tham khảo tra cứu, tài liệu dịch, tài liệu nghe nhìn do tính chất công việc của họ chủ yếu là nghiên cứu học tập là chính - Về ngôn ngữ người dùng tin sử dụng: Ngôn ngữ được nhóm bạn đọc này thường sử dụng chủ yếu là: tiếng Việt, tiếng Anh, Pháp, Trung, Đức. Do họ có kiến thức sâu rộng, có trình độ hiểu biết và am hiểu nhiều ngôn ngữ nên để có kết quả nghiên cứu tốt nhất họ không chỉ sử dụng những tài liệu dịch trong nước mà họ còn sử dụng cả tài liệu bằng tiếng nước ngoài nhằm mục đích cuối cùng là có công trình nghiên cứu hoàn thiện đầy đủ nhất. - Về hình thức phục vụ hay sử dụng: Đối với nhóm đối tượng này họ sử dụng hầu hết tất cả các loại hình phục vụ ở Thư viện sao cho đạt hiệu quả tối đa yêu cầu tìm tin của mình trong đó có hình thức tra cứu thông tin (40%) và sao chụp tài liệu (25%) là khá cao. - Về nhu cầu sử dụng phương tiện tra cứu hiện đại và nhu cầu hướng dẫn tìm tin: Tuyệt đại đa số người dùng tin ở nhóm này cho rằng sử dụng bộ máy tra cứu hiện đại sẽ thuận tiện hơn (20 người trên 30 người sử dụng). Con số này chứng minh một điều họ thường xuyên đến Thư viện và sử dụng hình K48 - Th«ng tin - Th• viÖn 33 Tr•êng §HKHXH&NV
  34. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh thức tra cứu này nên đã quen, tra cứu đơn giản, dễ dàng thậm chí cả những yêu cầu tin phức tạp. Họ có thể sử dụng bộ máy tra cứu dễ dàng nên không có nhiều nhu cầu cần hướng dẫn tra cứu tìm tin. * Nhận xét đặc điểm nhu cầu tin của nhóm bạn đọc trí thức: - Qua điều tra cho thấy họ là đối tượng bạn đọc tích cực của Thư viện, nhu cầu tin của họ khá đa dạng do mức độ đề tài nghiên cứu và nhu cầu tham khảo tài liệu của bản thân để trau dồi kiến thức làm giàu thêm, phong phú thêm hệ kiến thức của mình. Vì vậy nhu cầu tham khảo tài liệu ở mọi lĩnh vực là rất lớn. Điều này tác động đến quá trình tổ chức và hoạt động của thư viện sao cho đạt hiệu quả, thoả mãn nhu cầu tin, nâng cao chất lượng phục vụ có như vậy Thư viện mới thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình. - Mục tiêu của nhóm người dùng tin này là nghiên cứu giải quyết những vấn đề về Khoa học tự nhiên, Khoa học kỹ thuật và Khoa học xã hội. Thông thường người nghiên cứu có dạng đề tài cụ thể do đó việc sử dụng thông tin để thường xuyên cập nhật kiến thức để thu được các thông tin là hoạt động không thể thiếu. - Để tiến hành các công tác nghiên cứu họ cần những tri thức, thông tin chuyên đề về lĩnh vực mà họ quan tâm. Thực tế cho thấy tài liệu mà họ cần chủ yếu là tài liệu gốc, các thông tin mới nhất mà họ đang nghiên cứu. Về thời gian họ có khá nhiều thời gian nên khả năng đảm bảo thông tin cho họ chủ động hơn. Nhóm bạn đọc này thường quan tâm trước hết là tính đầy đủ của thông tin, nghĩa là họ muốn nghiên cứu đến toàn bộ tài liệu có liên quan đến đề tài mà họ nghiên cứu. Đối tượng người dùng tin này cần tài liệu gốc, tự xử lý và rút ra thông tin cần thiết họ đòi hỏi chiều sâu của thông tin. K48 - Th«ng tin - Th• viÖn 34 Tr•êng §HKHXH&NV
  35. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh - Nhu cầu thông tin của họ nhiều khi không cụ thể mang tính chất chung khó diễn đạt thành yêu cầu. Họ muốn biết tất cả những gì đã được nghiên cứu và chưa được nghiên cứu để tham khảo đồng thời để chủ động tiến hành và phát triển đề tài nghiên cứu. - Bởi vậy việc phục vụ nhóm bạn đọc này trước hết phải đảm bảo tính đầy đủ, kịp thời mà họ quan tâm, tiếp đó là cung cấp tài liệu gốc. Quá trình phục vụ thông tin cho nhóm bạn đọc trí thức thường được chia làm 3 giai đoạn: + Giai đoạn 1: trước khi họ bắt đầu nghiên cứu cung cấp các thư mục chuyên đề, đồng thời đảm bảo cho họ tài liệu mà họ cần + Giai đoạn 2: khi họ đang tiến hành nghiên cứu, phục vụ thông tin theo chế độ phân phối có chọn lọc, cập nhật cho họ những thông tin mới nhất + Giai đoạn 3: trước khi kết thúc công trình, đề tài nghiên cứu, cung cấp các thông tin dữ kiện, số liệu, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật - Đây chính là nhóm đối tượng sử dụng thông tin phong phú và đa dạng, có nhu cầu sử dụng nhiều loại hình tài liệu, các mạng thông tin, các cơ sở dữ liệu rất thường xuyên. - Đối với nhóm đối tượng trí thức việc sử dụng thông tin để bồi dưỡng kiến thức, tăng hàm lượng thông tin khoa học là một hoạt động không thể thiếu , đây cũng là đội ngũ đóng vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. 2.2.1.2. Nhu cầu tin của nhóm bạn đọc học sinh, sinh viên. - Về thời gian người dùng tin dành cho việc đọc sách và nghiên cứu tài liệu: Thời gian dành cho việc đọc sách và nghiên cứu tài liệu của nhóm này là khá cao chủ yếu là từ khoảng 10 - 20% (52%) và khoảng 20 - 30% (57.1%). Do họ phải thường xuyên đến thư viện để học tập, giải trí và tìm hiểu, tiếp cận, tiếp thu những tri thức mới. - Về nội dung nhu cầu đọc tại Thư viện Thành phố Hà Nội: K48 - Th«ng tin - Th• viÖn 35 Tr•êng §HKHXH&NV
  36. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh Học sinh, sinh viên có nhu cầu rất cao về các lĩnh vực chính trị - xã hội (55%), các lĩnh vực khoa học (66.7%), kinh tế (60%), văn học nghệ thuật (40%). Đây là những lĩnh vực gắn liền với chương trình học tập trong nhà trường. - Về nhu cầu sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện của người dùng tin tại Thư viện Thành phố Hà Nội: Các sản phẩm và dịch vụ thông tin mà học sinh, sinh viên thường dùng ở Thư viện Thành phố Hà Nội là: sách, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, tài liệu tra cứu, tài liệu ngoại văn, báo tạp chí. Do đó là những loại hình sản phẩm thông tin chứa nhiều lượng kiến thức phù hợp với trình độ của họ phục vụ nhu cầu học tập, giải trí. - Về ngôn ngữ người dùng tin thường sử dụng: Họ thường sử dụng ngôn ngữ là tiếng Việt, tiếng Anh, Pháp, Trung do tài liệu sử dụng của họ chủ yếu là giáo trình và tài liệu tham khảo phục vụ cho mục đích trong nhà trường. Trong đó tiếng Anh được sử dụng khá nhiều (61.1%) điều này nói lên xu hướng toàn cầu hoá, tiếng Anh trở thành ngôn ngữ quốc tế được sử dụng một cách phổ biến trong các lĩnh vực nghiên cứu, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, ngoại thương. - Về hình thức phục vụ hay sử dụng: Họ sử dụng hầu hết mọi hình thức phục vụ nhưng cao nhất là hình thức đọc tại chỗ (80%) do sinh viên thường đến Thư viện để tự học trong các phòng đọc. Tiếp đến là hình thức sao chụp tài liệu, và mượn về nhà do họ cần nhiều tài liệu tham khảo trong quá trình tự học ở nhà. Hình thức tra cứu thông tin cũng được nhóm này sử dụng khá nhiều bởi họ thường xuyên đến Thư viện, tiếp thu nhanh cái mới và công nghệ thông tin nên hình thức này đối với họ khá dễ dàng và thuận tiện. Điều này do yêu cầu khách quan của quá trình học tập nghiên cứu, họ có nhu cầu sử dụng bởi tính K48 - Th«ng tin - Th• viÖn 36 Tr•êng §HKHXH&NV
  37. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh thiết thực của môn học, phạm vi tra cứu rộng đòi hỏi tốn nhiều thời gian mà tra cứu bằng phương pháp hiện đại lại rất nhanh, kết quả chính xác. - Về nhu cầu sử dụng phương tiện tra cứu hiện đại và hướng dẫn tìm tin Họ là nhóm đối tượng người dùng tin có nhu cầu khá cao trong việc sử dụng nhu cầu tra cứu hiện đại, ngoài ra họ khá thân thuộc trong việc tìm tin cả truyền thống và hiện đại nên họ có thể tra cứu một cách tìm kiếm thông tin một các dễ dàng mà không cần hướng dẫn tìm kiếm. * Nhận xét đặc điểm nhu cầu tin của nhóm bạn đọc học sinh, sinh viên: - Nhóm bạn đọc là học sinh, sinh viên với nhu cầu học tập, nghiên cứu trau dồi kiến thức đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện đại. Trình độ khả năng làm việc của sinh viên phản ánh chất lượng đào tạo của nhà trường, nói như vậy không có nghĩa phụ thuộc vào điều kiện khách quan mà cơ bản vẫn phụ thuộc vào ý thức chủ quan của mỗi cá nhân đó là khả năng rèn luyện, ý chí nỗ lực phấn đấu, đó là quá trình tự học tự nghiên cứu. Qua kết quả điều tra ta thấy sinh viên, học sinh lượng thông tin họ cần là khá phong phú với mức độ tăng dần do yêu cầu đào tạo nhất là giai đoạn trang bị kiến thức căn bản (giai đoạn đại cương gồm 2 năm đầu). Giai đoạn 2 là giai đoạn trang bị kiến thức chuyên ngành là hệ kiến thức vừa sâu lại vừa rộng vì thế lượng tài liệu tham khảo là rất cần thiết cho mỗi sinh viên vì thế Thư viện phải thường xuyên bổ sung cập nhật tài liệu mới tạo điều kiện cho sinh viên tham khảo nghiên cứu góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. 2.2.1.3. Nhu cầu tin của nhóm bạn đọc là người cao tuổi, lao động, khiếm thị - Về thời gian người dùng tin dành cho việc đọc sách và nghiên cứu tài liệu: Ở nhóm bạn đọc này thời gian dành cho việc nghiên cứu tài liệu và đọc sách là không cao chủ yếu là vào khoảng từ 1 - 10% (15%), tiếp theo là khoảng từ 10 -20% (8%).Vì mục đích của họ đến Thư viện chủ yếu để nâng cao hiểu biết và giải trí. Điều này cho thấy đây không phải là nhu cầu chiếm K48 - Th«ng tin - Th• viÖn 37 Tr•êng §HKHXH&NV
  38. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh ưu thế trong việc sử dụng thời gian rỗi của nhóm bạn đọc này, ngoài đọc sách họ còn dành thời gian cho hoạt động thể dục thể thao, xem ti vi, nghỉ ngơi và giải trí - Về nội dung nhu cầu đọc tại Thư viện Thành phố Hà Nội: Nội dung nhu cầu đọc của nhóm bạn đọc này là khá phong phú nhưng không chuyên sâu. Nhu cầu chủ yếu là về lĩnh vực kinh tế 13.3%, khoa học kỹ thuật 5.5%, sản xuất kinh doanh, bảo vệ sức khoẻ Nhìn chung nhu cầu đọc của nhóm này là khá ổn định - Về nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ thông tin - thư viện của người dùng tin tại Thư viện Thành phố Hà Nội: Nhóm bạn đọc là người cao tuổi, lao động, khiếm thị họ chủ yếu sử dụng các sản phẩm thông tin như: sách, báo, tạp chí, tài liệu ngoại văn để phục vụ nhu cầu giải trí nâng cao hiểu biết là chính. Họ ít và không sử dụng các sản phẩm mang tính chuyên môn như: thư mục giới thiệu sách mới, thư mục chuyên đề, thông tin tóm tắt tổng thuật, thông tin chuyên đề. - Về ngôn ngữ người dùng tin thường sử dụng: Với mục đích như trên tài liệu họ tìm kiếm và sử dụng chủ yếu viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh là chủ yếu nên tiếng Việt và tiếng Anh là ngôn ngữ họ sử dụng nhiều nhất. - Về hình thức phục vụ hay sử dụng: Họ sử dụng các hình thức khác nhau nhưng chủ yếu họ sử dụng hình thức là mượn tài liệu về nhà (12%), sao chụp tài liệu (15%) do họ không thường xuyên đến Thư viện - Về nhu cầu sử dụng phương tiện tra cứu hiện đại và hướng dẫn tìm tin: K48 - Th«ng tin - Th• viÖn 38 Tr•êng §HKHXH&NV
  39. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh Nhóm bạn đọc này chủ yếu sử dụng phương tiện tra cứu truyền thống do thói quen . Nhu cầu sử dụng phương tiện tra cứu hiện đại là không cao (8.4%). Nhu cầu hướng dẫn tra cứu tìm tin là khá cao ở nhóm bạn đọc này do chỉ quen sử dụng bộ máy tra cứu truyền thống nên khi tra cứu hiện đại thì họ không có khả năng diễn đạt nhu cầu tin chính xác vì vậy đây là nhu cầu cần thiết đối với họ. Chỉ một số rất nhỏ người dùng tin ở nhóm này có thể tra cứu thành thạo mà không cần hướng dẫn tìm tin. * Nhận xét đặc điểm nhu cầu tin của nhóm bạn đọc là người cao tuổi, người lao động và khiếm thị: Tuy đây là nhóm bạn đọc chiếm số lượng không cao nhưng để làm tốt chức năng của Thư viện là thư viện công cộng phục vụ tất cả mọi tầng lớp bạn đọc Thủ đô Thư viện cần chú trọng nâng cao chất lượng tài liệu cần bổ sung phong phú tài liệu mới đặc biệt là lĩnh vực kinh tế, khoa học, sản xuất kinh doanh, khoa học thường thức nhằm tạo cho bạn đọc sự thích thú khi đến Thư viện giúp bạn đọc có những kiến thức toàn diện hơn, thoải mái hơn khi đến Thư viện. 2.2.2. Khả năng đáp ứng nhu cầu tin tại Thư viện Thành phố Hà Nội. Việc đảm bảo thông tin cho người dùng tin cả về nội dung, hình thức và số lượng là bài toán khó đặt ra cho bất kỳ một cơ quan thông tin thư viện nói chung và Thư viện Hà Nội nói riêng. Là một thư viện nằm trong hệ thống thư viện công cộng với số lượng bạn đọc thuộc mọi tầng lớp nhân dân, với nhu cầu tin phong phú, đa dạng đòi hỏi thư viện không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động để đáp ứng yêu cầu tin của người dùng tin nói chung. Vấn đề thoả mãn nhu cầu tin cho người đọc người dùng tin là một việc làm hết sức phức tạp phải tạo mọi điều kiện về vốn tài liệu, hình thức tra cứu, cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ nhu cầu đọc. Vì vậy để nâng cao chất lượng thoả K48 - Th«ng tin - Th• viÖn 39 Tr•êng §HKHXH&NV
  40. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh mãn yêu cầu đọc Thư viện phải thiết lập mối liên hệ ngược giữa hệ thống thông tin và người dùng tin bằng các bước sau: - Xác định chủ đề tìm - Đối tượng người dùng tin - Nghiên cứu chiến lược tìm - Hình thức và khối lượng trả lời Từ đó người dùng tin tự đánh giá kết quả hoạt động thông tin và tài liệu nhận được theo tiêu chuẩn sau: - Tính phù hợp - Tính chính xác - Tiêu chuẩn phù hợp về ngữ nghĩa Thông qua mối liên hệ ngược này người đọc người dùng tin có thể diễn đạt nhu cầu của mình một cách chính xác, rõ ràng hơn. Trên thực tế qua việc khảo cứu và phân tích những năng lực đảm bảo thông tin ở các cơ quan hiện nay có thể có một số tình trạng sau: 1. Nguồn lực thông tin nằm ngoài nhu cầu thông tin thực tế của cơ quan. Việc đầu tư cho hoạt động thông tin liên lạc mất định hướng I N 2. Một phần nguồn lực thông tin đáp ứng một phần nhu cầu thông tin thực tế. Đây là tình hình thông tin rất thực đối với phần đông cơ quan thông tin hiện nay. K48 - Th«ng tin - Th• viÖn 40 Tr•êng §HKHXH&NV
  41. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh I N 3. Toàn bộ nguồn lực thông tin chỉ đáp ứng một phần nhu cầu tin thông tin thực tế ở cơ quan. I N 4. Toàn bộ nhu cầu thông tin chỉ chiếm một phần rất nhỏ của nguồn lực thông tin. I N 5. Toàn bộ nguồn lực thông tin đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu thông tin. K48 - Th«ng tin - Th• viÖn 41 Tr•êng §HKHXH&NV
  42. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh I, N Ghi chú: I : Nguồn lực thông tin N : Nhu cầu thông tin 2.2.2.1. Mức độ đáp ứng thông tin cho người dùng tin ở Thư viện Thành phố Hà Nội. Như chúng ta đã biết 4 yếu tố cấu thành nên hoạt động của một Thư viện là: - Vốn tài liệu - Cơ sở vật chất, trang thiết bị - Cán bộ thư viện - Người dùng tin Bốn yếu tố trên có quan hệ mật thiết với nhau song điều quan trọng nhất để đáp ứng nhu cầu tin chính là phụ thuộc vào vốn tài liệu. Tài liệu càng mới, phong phú bao nhiêu thì mức độ thoả mãn càng cao và ngược lại. Vì vậy việc đảm bảo thông tin cho người dùng tin rất quan trọng, nó có ý nghĩa quyết định đến chất lượng phục vụ của Thư viện. Để giúp cho người dùng tin có thể khai thác tối đa nguồn lực thông tin, Thư viện Hà Nội đã có nhiều sản phẩm và dịch vụ khác nhau như: - Dịch vụ cung cấp tài liệu gốc (thông qua hệ thống các phòng đọc, phòng mượn theo hình thức bạn đọc và hình thức tài liệu). K48 - Th«ng tin - Th• viÖn 42 Tr•êng §HKHXH&NV
  43. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh - Dịch vụ cung cấp bản sao - Dịch vụ cung cấp thông tin chọn lọc, thông tin thư mục, thông tin chuyên đề. - Dịch vụ phổ biến thông tin: Thư mục, triển lãm, giới thiệu sách, phòng đọc chuyên đề, toạ đàm, hội thảo. - Dịch vụ tra cứu thông tin: truyền thống và hiện đại. - Các sản phẩm bao gồm: Các dạng tài liệu, thư mục, cơ sở dữ liệu, tạp chí tóm tắt, thông tin chuyên đề, thông tin chọn lọc, bản tin điện tử, trang Web Như vậy để đánh giá khả năng đảm bảo thông tin của Thư viện Hà Nội cần phải xem xét mức độ đáp ứng tài liệu và chất lượng bộ máy tra cứu tin ở Thư viện này. Trước hết chúng ta xem xét đánh giá mức độ đáp ứng tài liệu cho người dùng tin ở Thư viện. Theo thống kê đến tháng 12/ 2006 của Thư viện Hà Nội ta có bảng tổng kết về số lượng sách, báo - tạp chí bổ sung từ năm 2001 đến năm 2006 như sau: Sách Năm Số cuốn Báo - tạp chí (tên sách) 2001 2.870 11.492 418 2002 2.750 10.692 461 2003 2.680 11.749 461 2004 1.483 9.280 476 2005 3.478 6.956 447 2006 2600 10.396 459 K48 - Th«ng tin - Th• viÖn 43 Tr•êng §HKHXH&NV
  44. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh Như vậy, để đáp ứng nhu cầu về thông tin tài liệu cho người sử dụng, hàng năm Thư viện Hà Nội liên tục bổ sung phát triển vốn tài liệu bằng nhiều nguồn đầu tư hỗ trợ khác nhau. Đến nay, Thư viện Hà Nội đã lưu giữ một nguồn tin (vốn tài liệu) khá lớn với gần 330.000 bản sách, hơn 500 loại báo, tạp chỉ trong và ngoài nước. Và để khai thác sử dụng vốn tài liệu quý giá này, Thư viện đã tổ chức nhiều hình thức đảm bảo thông tin khác nhau như: Tổ chức các loại phòng đọc, phòng mượn, phòng tra cứu, tổ chức các phương tiện tra cứu truyền thống và hiện đại. Với đặc thù là thư viện công cộng lớn nhất của Thủ đô, Thư viện Hà Nội đã tổ chức một hệ thống phòng phục vụ phù hợp với đặc điểm người dùng tin. Đó là các phòng đọc, phòng mượn, dành cho người lớn, các phòng đọc, mượn dành cho thiếu nhi (7 – 15 tuổi), phòng đọc - mượn dành cho người khiếm thị (Thư viện khiếm thị). a. Phòng đọc tổng hợp. Từ năm 1995 đến 2005 tại trụ sở 47 Bà Triệu, phòng đọc tổng hợp có 250 chỗ ngồi, hàng ngày đảm bảo phục vụ cho 250 – 350 lượt bạn đọc. Đây là một số liệu khả quan đối vối phòng đọc của Thư viện cấp tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, với vị trí là thư viện Thủ đô của một nước, số chỗ ngồi đọc này là quá ít ỏi so với yêu cầu thực tiễn. Nhất là vào mùa thi, phòng đọc lúc nào cũng trong tình trạng quá tải. b. Phòng mượn. Với diện tích 400 m2, trên giá 10 vạn bản sách (chủ yếu là sách văn học nghệ thuật, khoa học, y học thường thức ), phòng mượn luôn thu hút đông đảo người dân đến mượn sách về nhà. Điều này đã trở thành quen thuộc đối với với đồng bào Thủ đô. Hàng ngày, phòng mượn phục vụ từ 500 – 1.000 ượt bạn đọc. Đây là một ưu thế của Thư viện Hà Nội so với các thư viện đa ngành, chuyên ngành khác ở Thủ đô. Khẳng định Thư viện Hà Nội là K48 - Th«ng tin - Th• viÖn 44 Tr•êng §HKHXH&NV
  45. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh thư viện nhân dân. Theo đánh giá của Thư viện và nguồn sử dụng thì vốn tài liệu của phòng mượn chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu của bạn đọc c. Phòng báo, tạp chí. Phòng báo, tạp chí được bố trí ngay ở tầng một, với diện tích hơn 300 m2, lưu giữ hơn 500 loại báo, tạp chí tiếng việt và ngoại văn (Tiếng Anh, Nga, Pháp ). Phòng báo tạp chí được tổ chức dưới hình thức vừa đóng vừa mở. Kho đóng dành cho các loại báo tạp chí đã đóng thành tập, phục vụ nghiên cứu lâu dài. Kho mở dành cho báo tạp chí mới nhập về thư viện, tạo điều kiện thuận lợi cho bạn đọc khai thác thông tin. Theo đánh giá của bạn đọc và Thư viện, phòng báo tạp chí cũng chỉ đáp ứng được khoảng 40 – 50% nhu cầu thông tin của bạn đọc. Do thiếu diện tích sử dụng nên rất nhiều loại báo tạp chí không được đóng bìa để lưu giữ lâu dài, gây nên tình trạng mất tin. d. Phòng đọc tài liệu ngoại văn. Với diện tích 400 m2, phòng đọc ngoại văn được bố trí ở tầng 3 chủ yếu là sách do Hội đồng Anh và quỹ sách Châu Á tặng. Lưu giữ 22.140 bản sách Anh, Pháp, Slavơ. Đây là một trong những nguồn tin quý giá của Thư viện, bao gồm những sách quý về Khoa học công nghệ, tin học, những tác phẩm văn học nghệ thuật nổi tiếng của các tác giả nổi tiếng thế giới. Phòng đọc ngoại văn cũng được tổ chức theo hình thức vừa đóng vừa mở, tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng tin tiếp cận nhanh, trực tiếp với tài liệu ngoại văn mới nhập vào Thư viện. Tuy nhiên, vốn tài liệu ngoại văn ở đây chưa được khai thác hiệu quả. Có nhiều nguyên nhân, trước hết là do vị trí phòng đọc khá khuất nẻo, lại ít được quảng bá, tuyên truyền cho người dùng tin. Mặt khác, người dùng tin tại Thư viện Hà nội chủ yếu là học sinh, sinh viên, ít người nghiên cứu chuyên sâu, trình độ ngoại ngữ của bạn đọc còn hạn chế nên ít sử dụng tài liệu ngoại văn. K48 - Th«ng tin - Th• viÖn 45 Tr•êng §HKHXH&NV
  46. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh e. Phòng đọc, phòng mượn, phòng ngoại văn dành cho thiếu nhi (Thư viện thiếu nhi). Ba phòng dành cho thiếu nhi được bố trí trong khu nhà hai tầng của Thư viện. Thư viện Hà nội lưu giữ trên 50.000 sách, báo tạp chí có nội dung, hình thức phù hợp với lứa tuổi các em. Tài liệu chủ yếu là văn học, nghệ thuật, truyện tranh, truyện cổ tích, truyện các danh nhân, sách học ngoại ngữ Các trang thiết bị cũng phù hợp với lứa tuổi học trò: Giá sách, bàn ghế đều thấp bé, gọn gàng. Phòng ngoại văn được trang bị máy tính, điều hoà nhiệt độ, sàn gỗ, gối đệm Ở đây các em vừa chơi, vừa đọc, ngồi đọc, nằm đọc, thậm chí ngủ trưa ở Thư viện. Tuy nhiên, theo đánh giá của bạn đọc, các bậc phụ huynh thì vốn tài liệu thiếu nhiều, chưa phong phú, còn thiếu nhiều tài liệu mới, tài liệu tham khảo, hỗ trợ cho việc học. Lượng bạn đọc của Thư viện thiếu nhi hàng ngày không cao, chủ yếu đông đúc vào mùa hè. Bởi lẽ chỉ có mùa hè các em mới có được thời gian rỗi, còn trong năm học, các em học cả ngày, lại đi học thêm cả buổi tối và các ngày nghỉ. Do đó, có thể nói rằng hiệu quả của Thư viện thiếu nhi chưa cao. f. Phòng đọc - mượn khiếm thị (Thư viện khiếm thị) Thư viện Hà nội có phòng phục vụ tài liệu dành cho một đối tượng đặc biệt đó là Thư viện dành cho người khiếm thị. Theo thống kê của Thành hội người mù Hà Nội, hiện nay trên địa bàn thủ đô có hơn 8000 người khiếm thị (bao gồm người cao tuổi, cán bộ, công nhân viên, học sinh, sinh viên). Họ bị khiếm thị do bẩm sinh, tuổi tác hoặc do chiến tranh, tai nạn Để đảm bảo thông tin cho nhóm người dùng tin này, từ năm 1998 Thư viện Hà Nội đã xây dựng phòng đọc - mượn khiếm thị. Ở đây lưu giữ hơn 2000 sách chữ nổi, 589 băng đĩa, Thư viện khiếm thị được bố trí ngay tầng một, với đủ tiện nghi: Điều hoà nhiệt độ, máy tính, máy đọc, máy catset Thư viện đã có gần 500 K48 - Th«ng tin - Th• viÖn 46 Tr•êng §HKHXH&NV
  47. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh bạn đọc khiếm thị. Số lượng bạn đọc là ít so với số người khiếm thị ở thủ đô. Thư viện phục vụ bằng hình thức đọc tại chỗ, mượn về nhà, phục vụ thông qua sinh viên tình nguyện. Trung ương hội người mù Việt Nam, hội người mù Thành phố Hà Nội và bạn đọc đánh giá cao hiệu quả của Thư viện khiếm thị. Hoạt động của Thư viện thông qua hình thức cung cấp tài liệu đã giúp người khiếm thị học tập, nâng cao trình độ và hoà nhập với cộng đồng Ngoài ra ta còn có kết quả điều tra người dùng tin đánh giá về mức độ đáp ứng tài liệu tại Thư viện Hà Nội như sau: Bảng 9: Mức độ đáp ứng thông tin cho người dùng tin Chất Nhóm HS - Nhóm người SL Nhóm trí thức lượng SV cao tuổi, LĐ Tốt 20 10 50% 7 35% 3 15% Đạt 60 15 25% 40 66.7% 5 8.3% Chưa đạt 20 5 25% 13 65% 2 10% Qua kết quả điều tra cho thấy: 20% số người được hỏi cho rằng Thư viện đã đáp ứng tốt nhu cầu thông tin của người dùng tin đặc biệt nhóm bạn đọc trí thức đánh giá rất cao chất lượng phục vụ thông tin của thư viện (50%), 60% cho rằng đạt yêu cầu, 20% đánh giá là chưa đạt. Điều này được lý giải như sau: - Thư viện Hà Nội là Thư viện công cộng nên lượng tài liệu chuyên sâu ít hơn ở các thư viện chuyên ngành, đa ngành nên chưa đáp ứng đủ tài liệu cho nhu cầu nghiên cứu của bạn đọc đặc biệt là nhóm bạn đọc trí thức. - Kinh phí đầu tư mua tài liệu còn ít, tăng chậm không tương xứng với tốc độ phát triển về số lượng và giá cả của tài liệu sách báo. - Khả năng chia sẻ nguồn lực thông tin của Thư viện Hà Nội với các cơ quan thông tin khác còn yếu nên chưa khai thác được nguồn lực của nhau. K48 - Th«ng tin - Th• viÖn 47 Tr•êng §HKHXH&NV
  48. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh Tóm lại, nhìn chung Thư viện thành phố Hà Nội còn tổ chức nhiều hình thức phục vụ để đảm bảo thông tin cho người dùng tin. Tuy nhiên với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị còn hạn chế nên Thư viện chưa đáp ứng cao nhu cầu tin cho người dùng tin. Vì thế, cuối năm 2005, Uỷ ban nhân dân Thành phố đã cho phép khởi công xây dựng một trụ sở mới 9 tầng, với mức đầu tư 50 tỷ đồng, với công trình này, sử dụng gấp 3 lần Thư viện cũ tại 47 Bà Triệu Hà Nội. 2.2.2.2. Chất lượng của bộ máy tra cứu ở Thư viện Thành phố Hà Nội. Bộ máy tra cứu tìm tin là công cụ hữu hiệu giúp cho bạn đọc tra tìm tài liệu một cách nhanh chóng khoa học, dễ dàng, và hiệu quả. Bộ máy tra cứu tìm tin luôn giữ một vị trí hết sức quan trọng trong các cơ quan thông tin - thư viện. Nó phản ánh nguồn lức thông tin hiện có trong thư viện nhằm mục đích thông báo tới người dùng tin tài liệu mà mình cần. Bộ máy tra cứu là công cụ, là cầu nối giữa tài liệu và người sử dụng. Muốn hoạt động tra cứu thông tin tốt thì việc đầu tiên chúng ta phải xây dựng một bộ máy tra cứu tìm tin chất lượng cao. Sau hơn 50 năm hoạt động Thư viện đã xây dựng được cho mình số vốn tài liệu phong phú, đa dạng về nhiều lĩnh vực. Để tra cứu thông tin về những tài liệu trên Thư viện Hà Nội đã sử dụng 2 hình thức tra cứu: - Bộ máy tra cứu truyền thống - Bộ máy tra cứu hiện đại A. Bộ máy tra cứu truyền thống Bộ máy tra cứu truyền thống là một công cụ cực kỳ quan trọng của thư viện nói chung và của Thư viện Hà Nội nói riêng. Các bộ phận của nó có quan hệ hữu cơ, hỗ trợ lần nhau để phục vụ cho công tác tra cứu thông tin. Bộ máy tra cứu truyền thống bao gồm: - Hệ thống mục lục - Các bộ phiếu tra cứu K48 - Th«ng tin - Th• viÖn 48 Tr•êng §HKHXH&NV
  49. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh - Các tài liệu tra cứu * Hệ thống mục lục Là một trong những công cụ quan trọng nhất để người dùng tin và cán bộ tra cứu sử dụng. Hệ thống mục lục lưu trữ phản ánh toàn bộ kho sách của Thư viện, đây là công cụ quan trọng để tra cứu các tài liệu hiện có trong Thư viện. Thư viện có các loại mục lục như: Mục lục chữ cái, mục lục công vụ, mục lục phân loại, mục lục tài liệu địa chí. - Mục lục chữ cái: Mục lục chữ cái luôn chiếm ưu thế trong hệ thống mục lục Thư viện, Thư viện Hà Nội đã tổ chức được hệ thống mục lục chữ cái phù hợp với kho sách và phục vụ đắc lực cho việc tuyên truyền giới thiệu sách báo và đáp ứng nhu cầu tra cứu của bạn đọc. Các phần mô tả trong hệ thống mục lục chữ cái được sắp xếp theo thứ tự vần chữ cái của tiêu đề mô tả (họ tên tác giả và tên sách). Mục lục chữ cái giúp cho người dùng tin tra tìm tài liệu một cách nhanh chóng theo vần chữ cái song mục lục chữ cái chỉ trở nên thuận tiện khi bạn đọc biết tên tài liệu, tên tác giả. Vì vậy sử dụng mục lục chữ cái có nhiều hạn chế, tuy nhiên mục lục chữ cái là mục lục quen thuộc nhất giúp người dùng tin muốn nghiên cứu tài liệu của cùng một tác giả (vì tài liệu của cùng một tác giả được xếp cùng nhau). Chính vì vậy mục lục chữ cái là mục lục đơn giản nhất nếu bạn đọc biết được một trong những thông tin về cuốn sách: tên tác giả cá nhân, tên tác giả tập thể, tên tài liệu chính xác là có thể tìm ra tài liệu. Cách tìm như sau: bạn muốn tìm số đăng ký cá biệt của một cuốn sách mà bạn đọc đã biết tên sách hoặc tên tác giả thì tìm trong tủ mục lục chữ cái sách tiếng việt. Các ô phích được sắp xếp theo vần chữ cái ABC K48 - Th«ng tin - Th• viÖn 49 Tr•êng §HKHXH&NV
  50. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh Thành phần cấu tạo của mục lục chữ cái là các phiếu mô tả, các phiếu mô tả theo tiêu chuẩn ISBD, cách mô tả này đơn giản, đảm bảo tính chính xác cao. Tủ mục lục chữ cái các phích được sắp xếp theo thứ tự vần chữ cái. Trong mỗi hộp phích các phiếu mô tả lại được sắp xếp theo vần thứ tự của tiêu đề cần mô tả là tên sách, tên tác giả mà không cần quan tâm đến các vấn đề khác của từng môn loại. Trong tủ mục lục chữ cái toàn bộ các tác phẩm của các tác giả được phản ánh đầy đủ và tập trung về cùng một nơi. - Mục lục phân loại Mục lục phân loại được xây dựng trên cơ sở bảng phân loại áp dụng cho công tác phân loại tài liệu của Thư viện, là mục lục phản ánh kho tài liệu của Thư viện theo hệ thống các ngành khoa học, nhằm mục đích giúp cho bạn đọc tra cứu theo nội dung chủ đề ngành khoa học mà mình quan tâm. Có thể nói mục lục phân loại là tấm gương phản ánh kho sách thông qua khung phân loại. Hiện nay mục lục phân loại của Thư viện Hà Nội được sắp xếp theo bảng phân loại thập phân cải biên 17 lớp. Phương pháp tìm tin bằng mục lục phân loại: bạn chỉ cần đến hộp phiếu mà đã ghi rõ từng ngành khoa học, xác định tài liệu, nội dung chủ đề tìm thuộc ngành nào sẽ biết tài liệu có trong thư viện hay không. - Mục lục công vụ Dành riêng cho cán bộ Thư viện để quản lý hệ thống mục lục phục vụ độc giả và để nắm bắt được toàn bộ kho sách. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cán bộ thư viện phải sử dụng mục lục công vụ để phục vụ tìm kiếm tài liệu để phục vụ bạn đọc. - Mục lục tài liệu địa chí K48 - Th«ng tin - Th• viÖn 50 Tr•êng §HKHXH&NV
  51. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh Mục lục tài liệu địa chí của Thư viện Hà Nội được tổ chức dựa trên khung phân loại tài liệu địa chí do cán bộ thư viện biên soạn. Bảng phân loại này có 10 môn loại, tất cả đều mang ký hiệu “H” trước mỗi ký hiệu phân loại từ H1 đến H10 Bên cạnh mục lục phân loại địa chí còn có mục lục chữ cái địa chí để đảm bảo hai chức năng chủ yếu là thông tin và truyền tin, giúp cho tra cứu tài liệu trở nên đơn giản và phù hợp hơn với mọi đối tượng độc giả. * Bộ phiếu tra cứu. Các bộ phiếu tra cứu là công cụ phản ánh những tài liệu, tin tức, dữ kiện về những vấn đề, đề tài mà kho tra cứu tin phải phục vụ, không phụ thuộc vào tài liệu và nơi bảo quản chúng. Bộ phiếu tra cứu ở Thư viện Hà Nội gồm: Bộ phiếu chính và bộ phiếu tra cứu chuyên đề. - Bộ phiếu tra cứu chính: + Hộp phích ấn phẩm địa phương + Hộp phích văn bia Hà Nội + Hộp phích địa lý Hà Nội + Hộp phích nhân vật địa chí - Bộ phiếu chuyên đề: được xây dựng để trả lời những yêu cầu tin theo những vấn đề, đề tài hẹp cụ thể nào đó được nhiều người quan tâm và có tính cấp bách. * Các tài liệu tra cứu Bao gồm: - Tài liệu kinh điển: chủ nghĩa Mác - Lênin - Từ điển Từ điển ngôn ngữ Từ điển thuật ngữ K48 - Th«ng tin - Th• viÖn 51 Tr•êng §HKHXH&NV
  52. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh Từ điển nhân vật - Bách khoa toàn thư - AL manach - Sách tra cứu - Tài liệu thư mục B. Bộ máy tra cứu hiện đại Thư viện Hà nội đã sử dụng phần mềm CDS/ISIS for window của UNESCO để cập nhật thường xuyên các biểu ghi phục vụ tra cứu. Các cấu trúc của các cơ sở dữ liệu xây dựng trên phần mềm CDS/ISIS Các cơ sở dữ liệu xây dựng trên phần mềm CDS/ISIS bao gồm các biểu ghi là kết quả của quá trình xử lý, phân tích tài liệu tổng hợp cả về nội dung và hình thức, tạo nên biểu ghi phản ánh thông tin của tài liệu có trong thư viện, biểu ghi được cấu tạo dựa trên quy tắc mô tả ISBD bao gồm các trường: - Số biểu ghi - Dạng tài liệu - Vật mang tin - Ngôn ngữ tài liệu (nhập theo ngôn ngữ chính văn của tài liệu). - Tác giả cá nhân - Tác giả tập thể - Nhan đề - Nhan đề song song - Thông tin về tập sách trong bộ - Các yếu tố xuất bản - Từ khoá - Số trang - Số đăng ký cá biệt Các loại cơ sở dữ liệu: K48 - Th«ng tin - Th• viÖn 52 Tr•êng §HKHXH&NV
  53. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh - Các cơ sở dữ liệu thư mục: Chứa các thông tin về thư mục. - Các cơ sở dữ liệu dữ kiện: Chứa các thông tin về các đặc tính kỹ thuật, thương mại - Các cơ sở dữ liệu tư liệu: Chứa các thông tin về các số liệu thống kê, chỉ số, kế hoạch - Các cơ sở dữ liệu văn bản : Chứa toàn bộ tài liệu cấp 2 - Các cơ sở dữ liệu tích hợp - Các cơ sở dữ liệu về sách - Các cơ sở dữ liệu báo, tạp chí, luận văn - Các cơ sở dữ liệu quản lý bạn đọc Cho đến nay Thư viện đã xây đựng được 7 cơ sở dữ liệu với 120.000 biểu ghi sẵn sàng phục vụ tra cứu. Ngoài ra Thư viện còn phục vụ khai thác thông tin trên mạng internet, trên trang Web và bản tin điện tử. Sau đây là kết quả bạn đọc đánh giá về chất lượng của bộ máy tra cứu của Thư viện Thành phố Hà Nội Bảng 10: Chất lượng bộ máy tra cứu của Thư viện Hà Nội Nhóm bạn đọc Nhóm bạn đọc Nhóm bạn đọc Chất lượng SL trí thức HS - SV người cao tuổi, LĐ Tốt 20 10 50% 5 25% 5 25% Đạt 60 15 25% 42 70% 3 5% Chưa tốt 20 5 25% 13 65% 2 10% Nhìn vào kết quả phiếu điều tra có thể thấy đa số người dùng tin đánh giá chất lượng của bộ máy tra cứu ở Thư viện Hà Nội là đạt yêu cầu. Chỉ có một số ít bạn đọc là nhận xét về bộ máy tra cứu là chưa tốt điều này là do một số nguyên nhân: Thư viện Hà Nội có lịch sử hình thành và phát triển từ cách K48 - Th«ng tin - Th• viÖn 53 Tr•êng §HKHXH&NV
  54. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh đây rất lâu với vai trò là Thư viện công cộng phục vụ mọi tầng lớp bạn đọc cho nên hệ thống mục lục ở Thư viện vẫn sắp xếp theo kiểu truyền thống là chủ yếu. Gần đây, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sự phát triển của công nghệ thông tin, cùng với sự phát triển của hàng loạt thế hệ máy tính hiện đại, Thư viện Hà Nội đã bổ sung trang bị thêm khá nhiều máy vi tính cùng hệ thống cơ sở dữ liệu, các trang Web kết nối mạng, các mục lục trên máy song vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của đông đảo bạn đọc. Bởi vậy bạn lãnh đạo của Thư viện đã và đang đề ra một chương trình thay đổi và cải tiến chất lượng của hệ thống mục lục nhằm đáp ứng có hiệu quả nhu cầu người sử dụng ở Thư viện Hà Nội. 2.2.2.3. Nội dung và cách tổ chức kho tra cứu ở Thư viện Hà Nội. Kho tra cứu được tổ chức và sắp xếp thế nào có tốt hay không cũng thể hiện được chất lượng của công tác phục vụ bạn đọc. Bởi bạn đọc có tra cứu thuận tiện hay không, có tìm thấy tài liệu hay không phụ thuộc rất nhiều vào cách sắp xếp kho tra cứu. Sau đây là kết quả của phiếu điều tra nội dung và cách tổ chức kho tra cứu: Bảng 11: Nội dung và cách tổ chức kho tra cứu. Cách tổ Nhóm bạn đọc Nhóm bạn đọc Nhóm bạn đọc SL chức trí thức HS -SV cao tuổi, LĐ Tốt 80 22 27.5% 50 62.5% 8 10% Chưa tốt 20 8 40% 10 50% 2 10% Qua các phiếu điều tra thu được ta thấy đa số bạn đọc (chiếm 80%) đều có nhận xét về nội dung và cách tổ chức kho tra cứu ở Thư viện Hà Nội là tốt. K48 - Th«ng tin - Th• viÖn 54 Tr•êng §HKHXH&NV
  55. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh Tuy nhiên vẫn có một bộ phận nhỏ bạn đọc đánh giá là chưa tốt nguyên nhân là do Thư viện Hà Nội chưa tổ chức được kho tra cứu riêng. Tài liệu tra cứu vẫn nằm phân tán trong kho tổng hợp là kho tài liệu địa chí. Điều này gây khó khăn cho cả cán bộ Thư viện và cả bạn đọc trong công tác hướng dẫn và sử dụng tài liệu. Ngoài ra còn do Thư viện Hà Nội ra đời đã lâu trải qua chiến tranh tàn phá cùng với khí hậu ở Việt Nam nóng ẩm là điều kiện thuận lợi để phát triển nấm mốc, mối mọt, mặc dù trong thời gian gần đây Thư viện Hà Nội đã sắp xếp lại kho tra cứu, trang bị thêm nhiều máy điều hoà nhiệt độ, mua thêm nhiều giá kệ song vẫn chưa đáp ứng được mọi nhu cầu của bạn đọc. Trong tương lai Thư viện sẽ có nhiều kế hoạch sắp xếp lại kho tra cứu cho phù hợp bởi cách sắp xếp truyền thống đến nay không còn hiệu quả cao, không đáp ứng được tối đa nhu cầu của bạn đọc. 2.3. NHẬN XÉT 2.3.1. Nhận xét chung Là Thư viện công cộng, thư viện trung tâm đầu ngành của thủ đô với mục tiêu phấn đấu là thoả mãn ngày càng cao nhu cầu đọc, nhu cầu thông tin của người dân Thủ đô và các cơ quan trung ương, trong những năm qua Thư viện Hà Nội đã cố gắng thực hiện tốt mục tiêu này. Thư viện đã đáp ứng trên hết nhu cầu về thông tin tài liệu cho người đọc, người dùng tin, đã thu hút được một khối lượng lớn bạn đọc đến khai thác thông tin tại Thư viện Hà Nội. Thư viện đã trở thành một địa chỉ quen thuộc của nhiều người, một trong những trung tâm thông tin - văn hoá - giáo dục quan trọng của Thủ đô. Qua kết quả điều tra cho thấy: - Về thời gian bạn đọc đến Thư viện đọc sách và nghiên cứu tài liệu: Đa số bạn đọc đã dành khá nhiều thời gian cho việc đến Thư viện để đọc sách và nghiên cứu tài liệu. Đó là do hiệu quả của công tác tuyên truyền giới thiệu, sự phục vụ nhiệt tình của cán bộ, sự phong phú tài liệu và những K48 - Th«ng tin - Th• viÖn 55 Tr•êng §HKHXH&NV
  56. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh nỗ lực của thư viện trong thời gian qua. Ngoài ra để phục vụ bạn đọc một cách tốt hơn nữa Thư viện đã bố trí thời gian phục vụ bạn đọc một cách khoa học và hợp lý hơn đó là tăng thời gian phục vụ lên từ 8h sáng đến 19h30’ tối, phục vụ cả ngày thứ 7. - Về nội dung nhu cầu đọc của bạn đọc tại Thư viện: Qua khảo sát cho thấy Thư viện chưa thoả mãn cao nhu cầu đọc của bạn đọc Thủ đô. Cụ thể vốn tài liệu của Thư viện Hà Nội chỉ đáp ứng 45% nhu cầu đọc của bạn đọc, trong đó sách lý luận - chính trị đáp ứng 50%, sách văn học nghệ thuật 60%, sách giáo khoa - tham khảo 40%, sách thiếu nhi 40%, báo - tạp chí 70%, tài liệu nghe nhìn 10%. Vốn tài liệu của Thư viện quận huyện còn yếu hơn, chỉ đáp ứng 35% nhu cầu đọc của bạn đọc (sách lý luận - chính trị chỉ đáp ứng 35%, sách văn học nghệ thuật 40%, sách thiếu nhi 30%) - Về sản phẩm dịch vụ người dùng tin thường sử dụng tại Thư viện Hà Nội Sản phẩm, dịch vụ được đánh giá là khá phong phú. Tuy nhiên những sản phẩm điện tử còn ít, những ấn phẩm dành cho người khiếm thị còn hạn chế. - Về hình thức phục vụ Đa số người dùng tin đều sử dụng mọi hình thức phục vụ của Thư viện Đó là: + Phục vụ đọc tại chỗ + Cho mượn về nhà + Cung cấp bản sao + Phục vụ lưu động + Tra cứu thông tin + Phục vụ cho người khiếm thị và các đối tượng chính sách - Về nhu cầu tra cứu hiện đại và nhu cầu hướng dẫn tìm tin. K48 - Th«ng tin - Th• viÖn 56 Tr•êng §HKHXH&NV
  57. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh Là rất lớn do yêu cầu tìm kiếm thông tin nhanh, chính xác, kịp thời và dễ dàng - Về mức độ đáp ứng tài liệu Đa số người dùng tin được hỏi đều cho rằng Thư viện đã đáp ứng tài liệu một cách nhanh chóng, chính xác, đầy đủ - Về bộ máy tra cứu Bộ máy tra cứu truyền thống và hiện đại đã đáp ứng được nhu cầu tra cứu của họ Họ sử dụng hình thức tra cứu: + Hệ thống mục lục truyền thống. + Tra cứu trên máy. Nói chung bộ máy tra cứu của Thư viện khá thuận lợi đối với nhóm người dùng tin có trình độ cao như: trí thức, sinh viên. Họ đều cho rằng hai hình thức tra cứu này dễ sử dụng, hiệu quả tìm tin cao đặc biệt tra tìm trên máy. Số nhóm bạn đọc còn lại còn khá bỡ ngỡ với hình thức tra cứu trên máy đòi hỏi phải có sự hướng dẫn của cán bộ thư viện. 2.3.2. Ưu điểm - Thư viện đã tạo lập được nguồn thông tin phong phú, đa dạng gồm: + 33 vạn tài liệu + 502 loại báo - tạp chí + Tài liệu dành cho người khiếm thị: 2000 cuốn sách chữ nổi + Có cả tài liệu tra cứu quý - Thư viện đã tổ chức được nhiều loại phòng đọc, phòng mượn để thoả mãn những nhu cầu đọc phong phú đa dạng của những đối tượng bạn đọc khác nhau. K48 - Th«ng tin - Th• viÖn 57 Tr•êng §HKHXH&NV
  58. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh - Thư viện đã xây dựng được bộ máy tra cứu tin khá hoàn chỉnh bao gồm cả bộ máy tra cứu truyền thống và bộ máy tra cứu hiện đại (7 cơ sở dữ liệu với 120.000 biểu ghi). - Có đội ngũ cán bộ được đào tạo cơ bản, đa số tốt nghiệp đại học có trình độ tin học và ngoại ngữ, trẻ khoẻ yêu nghề. - Ban giám đốc Thư viện chủ động, sáng tạo, chỉ đạo cụ thể có nhiều chương trình kế hoạch, dự án phát triển tin học, hiện đại hoá Thư viện - Để phục vụ bạn đọc trong thời kỳ mới một cách tốt nhất thư viện đã tiến hành đa dạng hoá các hình thức phục vụ bạn đọc: + Tổ chức phục vụ bạn đọc tại chỗ, mượn về nhà, luân chuyển sách xuống cơ sở qua thành viên tình nguyện, phục vụ tại nhà các đối tượng chính sách, người tàn tật, khiếm thị, phục vụ qua mạng thông tin, phục vụ qua thư mục. + Tăng thời gian phục vụ bạn đọc: phục vụ liên tục từ 8h sáng đến 19h30’ tối và phục vụ cả ngày thứ bảy + Phục vụ mọi đối tượng bạn đọc từ các nhà quản lý, nghiên cứu khoa học, đến thanh thiếu nhi, người cao tuổi, người khuyết tật + Nhiều sản phẩm và dịch vụ mới : khai thác thông tin trên internet, bản tin điện tử, thông tin chọn lọc, thư mục chuyên đề, thư mục trích báo tạp chí. - Đổi mới hình thức và đa dạng hoá các nội dung tuyên truyền sách mới, tuyên truyền sách chuyên đề, tuyên truyền sách thiếu nhi (ứng dụng công nghệ thông tin, thi trắc nghiệm ). Để nâng cao tính hấp dẫn và hiệu quả của công tác tuyên truyền giới thiệu sách. - Thư viện được Bộ văn hoá thông tin và thành phố quan tâm đầu tư xây dựng trụ sở, xây dựng nguồn lực thông tin mua sắm trang thiết bị, có những chủ trương mạnh mẽ kịp thời để xây dựng Thư viện Hà Nội hiện đại. K48 - Th«ng tin - Th• viÖn 58 Tr•êng §HKHXH&NV
  59. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh - Thư viện đã thực hiện tốt công tác xã hội hoá hoạt động thông tin thư viện nhằm tăng cường phối hợp và nâng cao hoạt động thông tin thư viện. - Cải tiến thủ tục hành chính trong việc cấp thẻ cho bạn đọc, giảm tối đa các thủ tục gây khó khăn cho bạn đọc. 2.3.3. Hạn chế. - Về trụ sở trang thiết bị còn hạn chế chưa đồng bộ chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế (do trụ sở đang xây dựng). - Bộ máy tra cứu: + Bộ máy tra cứu truyền thống: cập nhật thông tin còn chậm, một số phiếu cũ nát, số lượng phiếu trên một đề mục không hợp lý (quá nhiều), chưa có sơ đồ hướng dẫn sử dụng. + Bộ máy tra cứu hiện đại chưa phản ánh hết tiềm năng thông tin của Thư viện (số biểu ghi mới bằng 1/3 tổng số sách báo của Thư viện). - Vốn tài liệu chưa toàn diện, ít tài liệu tra cứu quý, tài liệu phục vụ chuyên ngành học tập của sinh viên còn hạn chế, tài liệu khoa học ít. - Chưa có kho tra cứu tổng hợp - Sản phẩm dịch vụ thông tin chưa đa dạng - Chưa tập huấn thường xuyên để hướng dẫn nâng cao kỹ năng sử dụng máy tính cho người đọc người dùng tin - Trang Web của thư viện còn nghèo nàn, chưa nối mạng VISTA, hiệu quả sử dụng mạng LAN còn thấp - Năm 2006 là năm đặc biệt khó khăn đối với Thư viện Hà Nội: + Phải di chuyển tạm vào thành cổ Hà Nội, bàn giao mặt bằng cho dự án xây dựng + Thư viện phải tổ chức thay đổi lại mọi hoạt động của Thư viện cho phù hợp với hoàn cảnh mới + Thay đổi tổ chức hệ thống kho tàng, biện pháp bảo quản vốn tài liệu K48 - Th«ng tin - Th• viÖn 59 Tr•êng §HKHXH&NV
  60. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh + Thay đổi hình thức phục vụ bạn đọc tạo điều kiện cho bạn đọc tới sử dụng Thư viện. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng chưa đáp ứng được hết nhu cầu tin của bạn đọc: + Kinh phí đầu tư cho hoạt động thư viện nói chung và cho việc xây dựng vốn tài liệu nói riêng của thư viện là rất khiêm tốn + Số lượng sách trên đầu người dân của thư viện còn ít (0,2 cuốn/người dân) so với mục tiêu quốc gia (0,7 cuốn/người) và mục tiêu ngành xuất bản (đạt 2 cuốn/ người dân vào năm 2010). + Về chất lượng sách báo: “ Sách báo nước ta đã góp phần quan trọng vào việc định hướng tư tưởng , nâng cao dân trí, cổ vũ tài năng, thúc đẩy các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, văn hoá, giáo dục, khoa học công nghệ, an ninh quốc phòng, tăng cường giao lưu quốc tế Tuy nhiên sách báo của chúng ta còn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập, nghiên cứu của nhân dân, giá sách còn cao, vẫn còn những cuốn sách chất lượng kém .” (Trích lời phát biểu của Đ/c Nguyễn Khoa Điềm, nguyên Uỷ viên Bộ chính trị, Trưởng ban Tư tưởng văn hoá trung ương tại lễ kỷ niệm 50 năm ngành xuất bản). o Đã có những cuốn sách giá trị, những bộ bách khoa tổng hợp và chuyên ngành, các từ điển thuật ngữ, giải nghĩa, ngôn ngữ, các sách tra cứu chỉ dẫn, những bộ tùng thư, những tác phẩm văn học cổ điển,văn học hiện đại có nội dung hấp dẫn, lượng thông tin phong phú, in ấn đẹp, hấp dẫn được người đọc. o Bên cạnh đó có những sách báo chưa đáp ứng được nhu cầu học tập nghiên cứu. Giá sách vẫn còn cao chất lượng kém cả về nội dung lẫn hình thức. K48 - Th«ng tin - Th• viÖn 60 Tr•êng §HKHXH&NV
  61. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh o Vẫn còn hiện tượng đạo văn, tác phẩm dành cho thiếu nhi nhưng tính giáo dục thấp đượm màu sắc bạo lực, không phục vụ cho nội dung học tập tại nhà trường o Có những tác phẩm in bằng giấy tích kiệm, hàm lượng thông tin thấp hoặc thiếu tính khoa học, không phù hợp với đối tượng phục vụ. o Xuất bản điện tử ít, ẩn phẩm dành cho người khiếm thị cũng rất ít ỏi. o Ngoài ra còn các nguyên nhân khác như trong phần hạn chế đã nêu ở trên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc đáp ứng nhu cầu tin cho bạn đọc tại Thư viện Thành phố Hà Nội. K48 - Th«ng tin - Th• viÖn 61 Tr•êng §HKHXH&NV
  62. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG ĐẢM BẢO THÔNG TIN TẠI THƯ VIỆN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Thoả mãn nhu cầu tin phục vụ cho giảng day, nghiên cứu, học tập, giải trí ở Thư viện Hà Nội trong giai đoạn hội nhập và phát triển là mục đích cuối cùng của hoạt động thông tin thư viện. Để đảm bảo phục vụ thông tin cho người dùng tin Thư viện phải chủ động trong công tác bổ sung, thu thập các nguồn thông tin tài liệu nhằm cung cấp nhanh chóng, đầy đủ, chính xác, kịp thời phù hợp với yêu cầu của người dùng tin trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 3.1. Nâng cao chất lượng, số lượng vốn tài liệu. Đa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ Thông tin - Thư viện. 3.1.1. Nâng cao chất lượng, số lượng vốn tài liệu. Chất lượng và sự đầy đủ của nguồn lực thông tin ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động thông tin - thư viện .Bất kỳ một cơ quan thông tin thư viện nào muốn hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ, muốn đạt được hiệu qủ phục vụ tốt nhất đều cần xây dựng được vốn tài liệu đủ về số lượng, phong phú về chủng loại đảm bảo chất lượng, phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của người dùng tin. - Bổ sung sách, báo cần phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị, điều kiện kinh tế, đặc điểm văn hoá xã hội, trình độ dân trí và nhu cầu đọc của bạn đọc. - Với lượng vốn tài liệu có trong Thư viện phần nào đáp ứng được nhu cầu tin song Thư viện cần bổ sung thêm những tài liệu quý hiếm, những tài liệu chuyên ngành, những tài liệu có hàm lượng khoa học cao phục vụ nghiên cứu. Đặc biệt cần bổ sung những tài liệu nghe nhìn (băng, đĩa mềm, đĩa CD - ROM), các xuất bản phẩm điện tử đây là những tài liệu cần thiết bạn đọc rất K48 - Th«ng tin - Th• viÖn 62 Tr•êng §HKHXH&NV
  63. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh có nhu cầu mặt khác sử dụng loại hình tài liệu này có ưu điểm tiết kiệm diện tích kho, thông tin dễ tìm kiếm. - Ứng dụng công nghệ thông tin, tiến hành sao chụp, quét lưu trang bản gốc lên CD - ROM và nhân bản các tài liệu quý hiếm và tiến tới phục vụ bạn đọc bằng bản Photocopy, bản gốc đưa vào kho lưu trữ theo chế độ bảo tang (đối với những tài liệu độc bản, quý hiếm). - Cần nâng cao chất lượng xuất bản phẩm về nội dung, hình thức tác phẩm và kỹ thuật in, đóng bìa. - Tăng cường đầu tư phát triển thư viện trong công tác xây dựng quản lý và khai thác phổ biến vốn tài liệu thư viện. - Thường xuyên phối hợp liên kết giữa ngành thư viện và ngành xuất bản để nâng cao chất lượng sách và hiệu quả sử dụng sách trong nhân dân. Tăng cường các hình thức tuyên truyền phổ cập quảng bá nhằm thu hút bạn đọc khai thác sử dụng sách báo của Thư viện. 3.1.2. Đa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ Thông tin - Thư viện. Hiệu quả và sức mạnh của hoạt động thông tin - thư viện là khả năng cung cấp các dịch vụ thông tin theo yêu cầu và khả năng tạo ra các sản phẩm thông tin - thư viện có giá trị cao được người dùng tin chấp nhận. Sản phẩm thông tin đa dạng, phong phú sẽ giúp người dùng tin nhanh chóng đến với thông tin. Để tăng cường và nâng cao chất lượng hoạt động thông tin - thư viện, cơ quan thư viện cần đa dạng hoá các sản phẩm và hình thức phục vụ dịch vụ thông tin. - Thư viện cần có những sản phẩm thông tin- thư viện mới phục vụ bạn đọc đặc biệt là bạn đọc khiếm thị, tài liệu bằng tiếng dân tộc thiểu số. K48 - Th«ng tin - Th• viÖn 63 Tr•êng §HKHXH&NV
  64. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh - Tăng cường các sản phẩm và dịch vụ thông tin tài liệu như: thông tin thư mục chuyên đề, thông tin phục vụ lãnh đạo, thông tin tóm tắt, thông tin dữ kiện - Phát triển hơn nữa các sản phẩm dịch vụ thông tin điện tử như: Bản tin điện tử, cơ sở dữ liệu tin tức, trang chủ, dịch vụ trao đổi thông tin trên mạng (Email, diễn đàn điện tử ). - Cung cấp các dịch vụ phổ biến thông tin như: dịch vụ phổ biến thông tin hiện đại, dịch vụ phổ biến thông tin chọn lọc, giải đáp thắc mắc. - Phối hợp với các cơ quan khác trong quá trình mua bán, trao đổi các sản phẩm dịch vụ. - Liên kết giữa các thư viện khác trong hệ thống thư viện trong thành phố để tiến hành mượn liên thư viện, dùng chung nguồn tài liệu nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu tin của bạn đọc. Như : + Mượn giữa các thư viện, trao đổi tài liệu. + Phối hợp tra cứu thông tin + Triển lãm sách + Tuyên truyền giới thiệu tài liệu, tổ chức các cuộc thi đọc sách. + Liên kết tạo nguồn lực 3.2. Hoàn thiện Bộ máy tra cứu. 3.2.1. Bộ máy tra cứu truyền thống. Cần củng cố, nâng cấp, hoàn thiện lại bộ máy tra cứu truyền thống như: - Thay phích hỏng. - Sắp xếp lại hệ thống mục lục một cách hợp lý. - Bổ sung các hộp phích mới để cung cấp đầy đủ hơn nguồn tư liệu của Thư viện. K48 - Th«ng tin - Th• viÖn 64 Tr•êng §HKHXH&NV
  65. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh - Cải tiến phương pháp tổ chức, sắp xếp lại kho tư liệu. Đây là một nội dung rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tìm tin, phổ biến thông tin, đặc biệt là phục vụ bạn đọc. - Trong các phòng đọc đặc biệt là phòng đọc mở nên tổ chức dưới dạng kho tự chọn. 3.2.2. Bộ máy tra cứu hiện đại. - Tiến hành cập nhật thông tin cho trang Web Thư viện Hà Nội, thường xuyên duy trì, củng cố, bảo dưỡng nâng cao hiệu quả mạng thông tin tại Thư viện (mạng INTERNET, mạng LAN). - Thư viện cần đẩy nhanh tốc độ xây dựng cơ sở dư liệu hồi cố để có thể đưa toàn bộ tiềm năng thông tin của Thư viện vào mục lục điện tử. - Thường xuyên cập nhật thông tin và nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc tra cứu tìm tin trên máy. - Tiếp tục xây dựng những cơ sở dữ liệu mới. - Ngoài ra Thư viện cần tạo tiền đề để xây dựng thư viện điện tử trong tương lai. Phát triển các nguồn tin số hoá có thể bổ sung theo nhiều phương thức khác nhau: + Số hoá tại chỗ: Tự số hoá các nguồn tin đặc biệt mà thư viện lưu trữ, cần phải lựa chọn không thể thực hiện tràn lan. + Thuê bao cơ sở dữ liệu trực tuyến + Mua nguồn tin số hoá trên CD - ROM + Mua tạp chí điện tử trực tuyến (Xu hướng hiện nay trong việc mua tạp chí điện tử là thành lập các tổ hợp thư viện để cùng nhau chia sẻ các nguồn lực mua chung bản quyền truy cập tạp chí điện tử, tuy nhiên ta cần phải xem xét điều kiện cụ thể của mỗi cơ quan thông tin - thư viện cho phù hợp). 3.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Thư viện. K48 - Th«ng tin - Th• viÖn 65 Tr•êng §HKHXH&NV
  66. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh - Trong thời đại thông tin với nền kinh tế tri thức, cán bộ thư viện cần đạt chuẩn về nghiệp vụ thư viện, về tin học, ngoại ngữ, tri thức về chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, có khả năng giao tiếp, marketing thư viện. - Vì vậy cần không ngừng nâng cao trình độ của cán bộ thư viện bởi cán bộ thư viện là linh hồn của thư viện, một đội ngũ cán bộ năng động có trình độ chuyên môn cao là nhân tố quyết định đảm bảo thành công cho các thư viện trong tương lai. Việc đào tạo cán bộ thư viện cần chú ý tới hai loại hình đó là: + Đào tạo thường xuyên + Đào tạo tiếp tục, đào tạo nâng cao. Việc đào tạo có thể tiến hành theo các cách: + Tự đào tạo + Mở các lớp tại thư viện mời các chuyên gia giảng dạy + Gửi các cán bộ thư viện theo học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn do các cơ quan khác mở. + Cử đi học nâng cao đại học, trên đại học trong và ngoài nước. 3.4. Đẩy mạnh công tác hướng dẫn, đào tạo người dùng tin. - Do khối lượng thông tin ngày càng tăng đáng kể cả về mặt loại hình tài liệu cũng như bản thân vật chứa thông tin đó. - Trong bối cảnh hiện nay do sự phát triển của công nghệ thông tin và ứng dụng của nó trong công tác thông tin tư liệu nói riêng và trong toàn bộ đời sống xã hội nói chung đòi hỏi phải đào tạo người dùng tin một cách thường xuyên và hệ thống để giúp họ có khả năng sử dụng thành thạo, truy nhập, khai thác và sử dụng thông tin mới (khai thác trên mạng Internet) - Người cung cấp thông tin phải hướng dẫn cho người dùng tin (nói theo cách thông tin là một hàng hoá) K48 - Th«ng tin - Th• viÖn 66 Tr•êng §HKHXH&NV
  67. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh - Người dùng tin cần phải biết rõ những sản phẩm dịch vụ thông tin dành cho họ - Sản phẩm của người dùng tin đồng thời là nguồn lực thông tin của các cơ quan, qua đào tạo nguồn tin này sẽ được người dùng tin xử lý. - Hàm lượng chất xám trong các sản phẩm dịch vụ thông tin này càng cao đòi hỏi người dùng tin phải có kiến thức và kỹ năng nhất định để khai thác sử dụng. - Trong xã hội thông tin, người dùng tin có quyền được cung cấp thông tin, quyền được đào tạo, khai thác và sử dụng. - Nội dung và phương pháp đào tạo: + Đào tạo trực tiếp  Tổ chức các lớp đào tạo người dùng tin  Đưa chương trình đào tạo người dùng tin vào chương trình học chính thức của nhà trường + Đào tạo gián tiếp:  Kết hợp với phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức phổ biến thông tin (tờ rơi, sách mỏng ) để phổ biến các kiến thức trong nội dung, chương trình đào tạo người dùng tin. Người dùng tin là bộ phận quan trọng không thể tách rời của bất kỳ hệ thống thông tin - thư viện nào vì vậy đây là một vấn đề mà Thư viện cần quan tâm giải quyết được nó cũng đồng nghĩa với việc hiệu quả hoạt động của Thư viện được nâng lên, xứng đáng là trung tâm thông tin - thư viện với đầy đủ chức năng, nhiệm vụ rõ ràng cụ thể là nơi cung cấp thông tin đồng thời là nới giải trí sau những giờ học tập, nghiên cứu căng thẳng. - Thư viện cần đổi mới nâng cao chất lượng các buổi tuyên truyền miệng, mở thêm các dịch vụ cung cấp thông tin dữ kiện tư vấn phục vụ người dùng tin. K48 - Th«ng tin - Th• viÖn 67 Tr•êng §HKHXH&NV
  68. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh 3.5. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động Thông tin - Thư viện, vào việc tổ chức quản lý và phổ biến thông tin. - Việc ứng dụng công nghệ thông tin với hầu hết các kho tài liệu sách, báo, địa chí áp dụng trong các khâu quản lý bạn đọc, quản lý vốn tài liệu, bổ sung, xử lý và phục vụ tra cứu bước đầu đã tạo điều kiện thuận lợi và dễ dàng cho công tác tra cứu, thoả mãn nhu cầu tin của độc giả. - Tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền giới thiệu sách của Thư viện. - Tiếp tục xây dựng các cơ sở dữ liệu, từng bước số hoá các tài liệu đặc thù, quý hiếm có giá trị sử dụng cao để xây dựng thư viện điện tử. - Mở rộng và tổ chức tốt hơn nữa việc khai thác thông tin trên mạng. - Tiếp tục hoàn thiện dự án “Tin học hoá công tác Thư viện phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá”. Trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin từng bước thay thế phương thức thu thập, xử lý, lưu trữ, tìm tin và phổ biến thông tin thủ công trước đây bằng phương thức số hoá, mạng hoá. - Thư viện cần khẩn trương cùng các ban ngành của thành phố sớm thực hiện 2 dự án của Thư viện. Đó là: + Dự án xây dựng lại trụ sở Thư viện Hà nội 9 tầng tại 47 Bà Triệu + Dự án về xây dựng Thư viện điện tử, thư viện số tại 47 Bà Triệu Hà Nội. - Tổ chức tập huấn kiến thức nghiệp vụ mới cho cán bộ Thư viện trung tâm, thư viện quận huyện về biên mục MARC 21, áp dụng khung phân loại thập phân DEWEY. 3.6. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị thư viện Cơ sở vật chất và trang thiết bị là một trong các yếu tố tạo nên sức mạnh cho hoạt động thông tin thư viện, là điều kiện cần thiết để phục vụ nghiên cứu, học tập tại Thư viện Hà Nội. Để đảm bảo hoạt động thông tin thư viện có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người dùng tin trong K48 - Th«ng tin - Th• viÖn 68 Tr•êng §HKHXH&NV
  69. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Hå ThÞ Thóy Chinh giai đoạn tới Thư viện cần được tăng cường đầu tư nhiều hơn nữa các cơ sở vật chất và trang thiết bị. - Trụ sở: Thư viện hiện nay đang được xây dựng trụ sở mới với quy mô khá lớn 9 tầng diện tích sử dụng là 8.000m2 sàn. Đây sẽ là trụ sở mới khang trang, sạch đẹp góp phần phục vụ tốt nhất cho người dùng tin, - Thư viện cần bố trí các hệ thống phòng, kho rộng rãi, thoáng mát tạo điều kiện kích thích tâm lý và hiệu suất làm việc của cán bộ và thuận tiện trong công tác thu thập, xử lý, kiểm kê, bảo quản tài liệu. - Thư viện có hệ thống các phòng đọc phong phú vì vậy cần tăng cường thêm các bàn ghế mới phục vụ nhu cầu đọc tại chỗ cho bạn đọc đến thư viện. - Hệ thống giá, tủ cũng cần bổ sung thêm để chứa nguồn tài liệu đang tăng lên nhanh chóng của Thư viện, có thể sử dụng hệ thống giá nén bằng inox để tiết kiệm diện tích kho và tránh mối mọt. - Tăng cường và trang bị hệ thống các phương tiện cần thiết: máy tính, máy in, máy photocopy phục vụ tra cứu và cung cấp thông tin cho bạn đọc. - Phòng đọc mở cần trang bị hệ thống an ninh như: camera, ti vi, cổng từ giúp giảm nhẹ sức lao động của cán bộ, nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện. - Trang bị thêm hệ thống máy điều hoà, máy hút bụi, hút ẩm , bóng điện chiếu sáng, quạt thông gió, hệ thống báo cháy tự động đảm bảo các tiêu chuẩn về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng. Kiểm tra hệ thống báo động, các thiết bị chữa cháy, hệ thống điện nước định kỳ tạo điều điện an toàn nhất đối với trụ sở. Thường xuyên làm vệ sinh kho tàng, phun thuốc đề phòng và chống côn trùng, mối mọt gây hại như: mối, mọt, con đuôi dài, gián chuột 3.7. Tăng cường Marketting sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện. - Thư viện cần phải tăng cường và thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền giới thiệu sách báo phục vụ các nhiệm vụ xây dựng, phát triển Thủ K48 - Th«ng tin - Th• viÖn 69 Tr•êng §HKHXH&NV