Khóa luận Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay

pdf 61 trang thiennha21 15/04/2022 11381
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_tim_hieu_nghi_le_cau_an_qua_khao_cuu_mot_so_ngoi_c.pdf

Nội dung text: Khóa luận Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN KHOA TRIẾT HỌC  ĐỖ TUỆ QUYÊN TÌM HIỂU NGHI LỄ CẦU AN QUA KHẢO CỨU MỘT SỐ NGÔI CHÙA Ở HÀ NỘI HIỆN NAY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TRIẾT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2015-X Giảng viên hướng dẫn : TS.Nguyễn Thị Tố Uyên Hà Nội – 2019
  2. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trước hết em xin chân thành cảm ơn sự dạy dỗ nhiệt tình của các thầy cô giáo trong khoa Triết học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội trong suốt thời gian em học tập tại khoa, tại trường. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới TS. Nguyễn Thị Tố Uyên đã giúp đỡ và hướng dẫn em rất tận tình trong quá trình thực hiện và hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp này. Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng chắc chắn khóa luận sẽ không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, các cô, cùng toàn thể các bạn để khóa luận này được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày 1 tháng 5 năm 2019. Sinh viên Đỗ Tuệ Quyên
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 2 1. Lý do chọn đề tài 2 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 4 3. Mục đích nghiên cứu 4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 5 5. Phạm vi nghiên cứu : 5 6. Phương pháp nghiên cứu 5 CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGHI LỄ CẦU AN 7 1.1. Một số khái niệm cơ bản 7 1.2. Nghi lễ cầu an trong kinh điển của Phật giáo Đại Thừa 11 1.2.1. Nội dung và cách thực hành nghi lễ cầu an theo quan niệm của Phật giáo Đại Thừa 11 1.2.2. Đặc điểm nghi lễ cầu an của Phật giáo Đại Thừa theo kinh điển 24 TIỂU KẾT CHƯƠNG I 29 CHƯƠNG 2: NGHI LỄ CẦU AN Ở MỘT SỐ NGÔI CHÙA TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI HIỆN NAY 30 2.1. Sơ lược địa bàn nghiên cứu 30 2.1.1. Chùa Phúc Khánh 31 2.1.2. Chùa Quán Sứ 33 2.1.3. Chùa Bằng 35 2.2. Thực trạng nghi lễ cầu an trên địa bàn Hà Nội hiện nay 37 2.2.1. Tình hình thực hành nghi lễ cầu an ở chùa Phúc Khánh 37 2.2.2. Thực trạng thực hành nghi lễ cầu an tại chùa Quán Sứ 41 2.2.3. Thực hành nghi lễ cầu an ở chùa Bằng 44 TIỂU KẾT CHƯƠNG II 49 KẾT LUẬN 50 Danh mục tài liệu tham khảo 54 PHỤ LỤC 56 1
  4. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tôn giáo hiện đại đã và đang là một vấn đề mang tính thời sự nóng ổh i, nó cũng luôn đáp ứng được mọi nhu cầu của con người, giải quyết được những vấn đề mà khoa học chưa lý giải được. Nhắc đến tôn giáo Việt Nam không thể nào không nhắc đến Phật giáo. Bởi lẽ trong suốt quá trình tồn tại và phát triển, Phật giáo Việt Nam đã góp phần quan trọng đối với văn hóa cộng đồng, với việc nhận thức về thế giới, về xã hội và về con người, đặc biệt là việc đề cao trách nhiệm của chính con người và của cả dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, tạo sự gắn kết cộng đồng, tạo sức mạnh chung cho cả dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước. Do vậy, nói đến lịch sử dân tộc Việt Nam không thể không nói đến Phật giáo Việt Nam và ngược lại. Sau khi nước nhà được thống nhất, Phật giáo Việt Nam đã ổn định và phát triển trong ngôi nhà chung: Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trong sự đồng hành cùng dân tộc, trong sự đổi mới và phát triển đất nước, trong sự hội nhập và phát triển. Có thể nói, Phật giáo Việt Nam đã có sự lớn mạnh cả về chất và lượng. Theo Tổng Ðiều tra Dân số và nhà ở năm 2009 thì Phật giáo có khoảng 6,8 triệu tín đồ [Hội đồng trị sự trung ương, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, 2014]. Ðây là một con số khá khiêm tốn, bởi lẽ bên cạnh số tín đồ chính thức của Phật giáo, những người có cảm tình với đạo Phật, tham gia vào các nghi lễ Phật giáo chiếm một số lượng rất lớn. Với truyền thống gắn đạo với đời, đạo pháp với dân tộc,Phật giáo đã tham gia vào nhiều hoạt động xã hội như: Cứu giúp người nghèo, người cô đơn cỡ nhỡ, nuôi dạy trẻ mồ côi Phật giáo Việt Nam ngày càng khởi sắc không chỉ ở số lượng và quy mô các lễ hội, ở việc xây dựng, tu bổ, tôn tạo cơ sở thờ tự mà còn ở việc nâng cao sự nhận thức về Phật học và thế học cho các tăng ni, ở việc tổ chức các hội thảo về Phật giáo trong lịch sử và hiện tại. 2
  5. Trong thời đại công nghệ mới con người đối mặt bối cảnh đô thị hóa, xã hội biến động, hệ giá trị thay đổi, nguy cơ đối với con người có xu hướng tăng lên. Trầm cảm, tự tử, con người tâm không định, hoang mang, dễ khủng hoảng là những vấn nạn lớn của loài người. Đời sống nhân sinh là tập hợp của những nỗi thống khổ, cái khổ có xu hướng ngày càng đa dạng. Kinh tế thị trường khuếch đại nhân dục và gia tăng cạnh tranh. Nhân dục tăng lên tức là cầu bất đắc khổ gia tăng. Nguy cơ đối với đời sống con người tăng lên. Chính vì điều này, người dân đã tìm đến tôn giáo như một liều thuốc tinh thần thông qua những nghi lễ để xoa dịu những lo âu, bất an của họ. Đối với trường phái lý thuyết chức năng, Malinowski nhấn mạnh đến chức năng tâm sinh lý của lễ nghi. Từ ví dụ nổi tiếng của Malinowski về đời sống của người Trobriand ở một đảo của Thái Bình Dương đã rút ra nhận định là phù phép để trấn an chính con người về mặt tâm lý, mong được an toàn Lý thuyết Malinowski đưa ra giả thuyết là môi trường càng bất trắc và kết quả càng bấp bênh thì con người càng cần đến lễ nghi phù phép. Trong xã hội và con người của thời đại số hóa như vậy, cách nhìn thế giới và con người giác ngộ nhân tâm của Phật giáo, cách thức nhập thế của Phật giáo cần có những thuyên thích và định hướng mới. Phật giáo cũng cần có những cửa phương tiện mới phù hợp với thời đại. Ngày nay trước những vấn nạn mới của con người, của xã hội và đời sống hiện đại, Phật giáo cần thể hiện vai trò và vị thế mới, phát huy yếu tố nhân văn, vị tha, bác ái truyền thống trong cảnh huống mới và bằng những cách thức mới. Để đáp ứng được nhu cầu tinh thần và không phụ lòng tin tưởng của đại chúng, Phật giáo đã đưa đến những nghi lễ, cách thức phù hợp với từng nhu cầu căn bản thiết yếu nhất của Phật tử như : cầu siêu, cầu an, vu lan báo hiếu, . Trong bối cảnh như vậy, việc tiếp cận nghiên cứu về nghi lễ cầu an của Phật giáo để tìm hiểu và giải thích những yếu tố ảnh hưởng đến với đạo Phật, hoạt động nghi lễ và hoạt động xã hội, đánh giá niềm tin tôn giáo và ảnh 3
  6. hưởng của đạo đức Phật giáo trong đời sống xã hội. Vì những lý do trên tôi quyết định chọn đềtài nghiên cứu “Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay” làm đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp của mình góp phần nhận diện phần phác họa, miêu tả những hoạt động nghi lễ cầu an của Phật giáo Đại Thừa, từ đó có thể đánh giá được niềm tin và sự gắn bó với Phật giáo trong đời sống Phật tử, đại chúng. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Vê Phật giáo ở Việt Nam tư cách là những thiết chế xã hội đã có nhiều công trình nghiên cứu cơ bản, dưới nhiều góc ộđ như tôn giáo, triết học, xã hội học, Rất nhiều các công trình nghiên cứu về vấn đề nghi lễ Phật giáo tiêu biểu như : Nguyễn Đình Lâm,(2008), Diễn xướng thanh nhạc trong nghi lễ Phật giáo (Trường hợp cầu siêu), Nghiên cứu Tôn giáo (số 12). Phan Thị Yến Tuyết,(2005), Nghi lễ cầu siêu – cầu an trong cồng đồng các dân tộc tại Nam Bộ , Nghiên cứu Tôn giáo ( số 4). Nguyễn Tất Đạt,(2013), Công tác nghi lễ của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam. Nguyễn Hữu Sử,(2014), Trai đàn Chẩn Tế Triều Nguyễn, Nghiên cứu Tôn giáo, (số 7). Nhìn chung những nghiên cứu này đều đã đề cập đến những vấn đề cơ bản của nghi lễ Phật giáo, đã chạm đến những nét căn bản trong từng nghi lễ qua nhiều chiều cạnh khác nhau. Những nghiên cứu này rất bổ ích không chỉ trong việc xem xét và lý giải những nghi thức nghi lễ tôn giáo Việt Nam khoảng hai thập kỷ gần đây, mà còn làm rõ sự ảnh hưởng của những nghi lễ tôn giáo đến đời sống con người và ngược lại. Tuy nhiên, trong những công trình này, một số nhấn mạnh đến lý luận cơ bản, đưa ra những cái chung nhất mà chưa đi tới cái cụ thể. Chính vì thế việc nghiên cứ đề tài “Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay” là rất cần thiết. 3. Mục đích nghiên cứu 4
  7. Đề tài nghiên cứu hướng tới sự tham gia hoạt động nghi lễ cầu an đầu năm của Phật tử tại Hà Nội hiện nay qua nghiên cứu trường hợp tại chùa Phúc Khánh, chùa Bằng và chùa Quán Sứ. Từđó xem xét phân tích thực trạng thực hành nghi lễ cầu an tại Hà Nội hiện nay. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ khái niệm, ý nghĩa, cung cách thực hiện của nghi lễ cầu an của Phật giáo Đại Thừa. Mô tả các hoạt động nghi lễ cầu an Phật giáo ở chùa Phúc Khánh, chùa Bằng và chùa Quán Sứ hiện nay. Tìm hiểu sự tham gia của Phật tử chùa Phúc Khánh, chùa Bằng và chùa Quán Sứ trong nghi lễ cầu an: tần suất tham dự, cung cách tham gia. 5. Phạm vi nghiên cứu : Không gian nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu nghi lễ cầu an ở một số ngôi chùa trên địa bàn Hà Nội hiện nay. Cụ thể là chùa Phúc Khánh; chùa Quán Sứ và chùa Bằng. Thời gian nghiên cứu: Trong khoảng vài năm trở lại đây Nội dung nghiên cứu: Vì các ngôi chùa ở vùng Đồng Bằng Bắc Bộ nói chung và ở Hà Nội nói riêng chủ yếu theo Phật giáo Đại Thừa, nên có nhiều nghi lễ khác nhau. Vì thế, ở đề tài này, chúng tôi chỉ chọn Nghi lễ cầu an làm đối tượng nghiên cứu chính. 6. Phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận: Khóa luận được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về tôn giáo. Căn cứ Hiến pháp năm 2013 của Quốc hội. Phương pháp nghiên cứu : 5
  8. Phương pháp biện chứng duy vật của triết học Mác – Lênin nhằm tìm ra và phân tích được bản chất, ý nghĩa thực sự của nghi lễ cầu an đầu năm Phương pháp phân tích so sánh: nhằm làm rõ nét tương đồng, sự khác biệt của nghi lễ cầu an so với giai đoạn trước đó; làm rõ những đặc trưng riêng của nghi lễ này só với các nghi lễ khác trong Phật giáo. Phương pháp thu thập thông tin định tính: bao gồm các phương pháp như quan sát, phỏng vấn sâu, phân tích các văn bản như tài liệu, tranh, ảnh, tượng Phương pháp này cho phép đề tài mô tả bối cảnh nghiên cứu, sự linh hoạt để phát hiện vấn đềnhằm bổ sung, lý giải cho những vấn đề chưa rõ trong nghi lễ cầu an. Đề tài sử dụng phương pháp này ở ba ngôi chùa bao gồm nội thành và ngoại thành, mỗi ngôi chùa dự kiến quan sát phỏng vấn từ 5 đến 10 tín đồ và chức sắc Phật giáo nhằm phục vụ những luận cứ khoa học cho đề tài. Ngoài ra, đề tài này chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu liên quan nhằm làm rõ thực trạng nghi lễ cầu an trên địa bàn Hà Nội hiện nay. 6
  9. CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGHI LỄ CẦU AN 1.1. Một số khái niệm cơ bản Khi nói đến “nghi lễ” chúng ta cần phải hiểu qua về ý nghĩa của nó. Hai chữ “nghi lễ” mang trên mình rất nhiều ý nghĩa nội hàm. Nghi : nghi thức , lễ nghi, lễ phép, khuôn phép, oai nghi, Lễ : lễ giáo, lễ nhạc, lễ bái, cúng tế, tôn thờ, cung kính, Có thể nói, “nghi lễ” là chỉ chung cho những nghi thức tụng niệm hành lễ, sinh hoạt trong phạm vi tín nghưỡng thờ phụng của một tôn giáo. Theo Sabino Acquaviva Enzo Place nghi lễ hay còn gọi là sự thực hành tôn giáo: là một tín đồ thực hiện một tập hợp những quy định về nghi thức mà một ng thời gian và chỉ được thực hành ở những không gian thiêng liêng đặc biệt. Trong cuốn “Xã hội học” của tác giả Richard T.Schaefer, nghi lễ hay các nghi thức tôn giáo (religious rituals) là tín ngưỡng tôn giáo nào đó, ít hay nhiều thể chế hóa, bắt phải thực hiện để cho việc theo tín ngưỡng đó có thể nhìn thấy và kiểm tra được [1]. Về mặt khái niệm, những yếu tố tham gia thực hành nghi lễ thường nằm theo thứ tự sau đây: có một uy quyền tôn giáo giữ được sự cố kết giữa các thái độ tín ngưỡng và các ứng xử nghi thức bắt nguồn từ các thái độ đó; có một quy định về những nghi thức lặp đi lặp lại trong những thực tiễn cần thiết hay được cho là các thành viên của một đức tin thì phải có các nghi lễ thường là để tôn vinh quyền năng thần thánh được các tín đồ kính trọng; chúng cũng nhắc những người đi theo nhớ bổn phận và trách nhiệm tôn giáo của mình. Nghi lễ và tín ngưỡng có thể liên thuộc với nhau; các nghi lễ nói chung bao gồm sự khẳng định, tin tưởng [21,45]. Bất cứ một tôn giáo nào đều phải có những hình thức nghi lễ để tiêu biểu tinh thần đạo vị của mình. Mặc dù trên thể thức và âm điệu của mỗi đạo giáo 7
  10. có phần sai khác nhưng mục đích vẫn là chí thành cầu nguyện tán than công đức vị giáo chủ mà mình đa quy ngưỡng tôn thờ. Chính vì thế mà nghi lễ vốn là vấn đề quan trọng và có nhiều lợi ích trong đạo phật. Cũng vì vậy nên kẻ hành giả cần phải học tập và hiểu rõ ý nghĩa những vấn đề thuộc về nghi lễ trước khi hành lễ. Nghi lễ Phật giáo chính là sự thực hành nghi thức tôn giáo mang đặc trưng của đạo Phật. Theo tác giả Hoằng Quảng lễ nghi được hiểu ở đây là những quy định, thiết chế mang tính khuôn mẫu, từ thường được dùng trong kinh điển là các học pháp mà người đệtử Phật cần phải tuân theo, vâng làm. Và như vậy, lễ nghi tương đồng với giới luật. [14] Theo Phật giáo, một người sơ cơ quy y Tam bảo thì cần phải dạy họ nói năng thế nào, đi đứng ra sao, lễ bái thế nào Một đời sống chuẩn mực phải là một đời sống thấm nhuần về đạo đức; mà muốn có đạo đức thì phải sống theo giới luật. Và sự hiện hữu của giới luật đã đồng thời xác tín sự xuất hiện của nghi lễ. Với một người cư sĩ nói chung, thì sống và hành xử theo những thiết chế lễ nghi được Đức Phật minh định có thể coi là một nét đẹp của đời sống và là phương thức sống văn minh tiến bộ. Hoạt động của nghi lễ Phật giáo là sự thực hành nghi lễ Phật giáo mang tính khuôn mẫu theo quy định của pháp tu hoặc tại mỗi ngôi chùa, ngoài tham gia những hoạt động Phật giáo, Phật tử còn tham gia những hoạt động thiện nguyện được tổ chức bởi các ngôi chùa mà mình tín tâm. Đạo phật tuy không phải là một tôn giáo chỉ chú trọng về phương diện nghi lễ mà đưa người vào đạo phật một cách dễ dàng. Ví dụ : cầu an cho người bị hoạn, tai nạn. Cầu siêu bạt độ cho kẻ lâm chung, Đó là những phương tiện thực tế để điều hòa lý trí, gieo rắc tình cảm cho con người, an ủi tinh thần cho người còn cũng như kẻ mất. 8
  11. Tiếp đến là khái niệm của từ “cầu an”, từ “cầu” có nghĩa là theo đuổi, tìm kiếm, mong ước, cầu xin, thỉnh cầu, theo đuổi công việc hết sức trọn vẹn, kết thúc hoàn chỉnh hoàn thành.[5,55]. Theo Phật giáo thì từ “Cầu” ở đây không phải là cầu xin, là van xin, là quỵ lụy trước một đấng thần siêu hình có khả năng hô mưa gọi gió, ban ơn giáng nạn mà được hiểu trong từ cầu nguyện, cầu xin hay ước nguyện - một trạng thái tâm lý mong mỏi một điều gì đó sẽ được thực hiện, sẽ được thành tựu hay diễn ra theo chủ ý của người mong đợi. Nó phản ánh một thái độ mong chờ một sự kiện diễn ra theo chủ ý của người có ớư c mong. Còn từ “an” thường được hiểu là an yên, bình an, an lành, – là một trạng thái tâm lý mà ở đó tâm ta được thấy thanh thản, không lăn tăn suy nghĩ, lo sợ về miếng cơm, manh áo, được an yên về cả thể chất lẫn tinh thần. “An” ở mỗi con người là thân an, có nghĩa là khỏe mạnh, sống lâu, không bệnh tật, không tai nạn, rủi ro , tâm an - trạng thái tinh thần thanh thản, thoải mái, không lo âu phiền muộn, không sợ hãi, khủng hoảng, không căng thẳng bức bối , hoàn cảnh an - gia đình ấm no hạnh phúc, điều kiện sống, hoàn cảnh sống tốt, các mối quan hệ tốt đẹp, gặp nhiều thuận duyên trong cuộc sống Ví dụ như ai đó mơ ước học giỏi thì không thể chỉ ngồi đó mà ảo vọng từ năm này qua năm khác, mà phải cần nỗ lực học tập thì ước mơ đó mới có thể thành sự thật; hay ai đó mong muốn có ộm t cuộc sống đầy đủ thì không thể lười biếng, phải hết lòng làm việc dựa trên khả năng, sức lực và nhân đức của mình thì mong muốn ấy mới không còn là giấc mơ, nó sẽ thành sự thật, ai đómong muốn có một cuộc sống đầy đủ thì không thể lười biếng, phải hết lòng làm việc dựa trên khả năng, sức lực và nhân đức của mình thì mong muốn ấy mới không còn là giấc mơ, nó sẽ thành sự thật. Cũng như vậy, khi nguyện vọng, ao ước về một cuộc đời bình an cả vật chất lẫn tinh thần thì mình phải biết cách sống trọn vẹn với tâm nguyện đó. Phật tử phải thành tâm sám hối, bỏ ác làm lành, làm nhiều phật sự và thiện sự như phóng sinh, bố thí, 9
  12. cúng dường Tam bảo, hồi hướng công đức ấy cho việc gia đình và bản thân tai qua nạn khỏi, khỏe mạnh, tai qua nạn khỏi và sự an lạc nội tâm. Có thể nói cầu an chính là cầu nguyện cho người thân, cho chúng sinh và cho bản thân mình được yên lành, an vui, không bệnh tật hoạn nạn, khổ não. Để có được những điều đó, theo đức Phật là mỗi người phải tự trau dồi đời sống đạo đức và trí tuệ, phát huy các hạnh lợi tha, giúp đỡ mọi người, sống an yên, chính niệm và tỉnh thức trong từng phút giây của hiện tại. Không hoài vọng về quá khứ để thoát khỏi thế giới kinh nghiệm đau thương. Không hoài vọng về tương lai để không lo âu và sợ sệt. Sống một cách sáng suốt, bình thản trong hiện tại để khắc chế mọi tham ưu ở đời. Người sống được như vậy thì lúc nào cũng "an" lúc nào cũng khỏe mạnh, cũng hạnh phúc, không cần cầu nguyện và mong mỏi cũng được. Trái lại, nếu chúng ta sống buông lung, sa đọa, bỏ rơi hiện tại, không làm các điều thiện, trái lại rơi vào con đường tội lỗi thì dù có ầc u nguyện bao nhiêu cũng không thể an ổn được. Theo một số tín đồ Phật giáo, nếu như cầu an không đúng pháp là cầu an, chỉ cầu cho vui lòng thân nhân của người bệnh, hay làm lấy lệ bài bản theo nghi lễ cầu an cho xong chuyện. Trong lúc vị chủ lễ dâng lời cầu nguyện thì người tham dự bận lo nghĩ chuyện khác, đủ thứ vọng tưởng chi phối. Đôi khi họ không biết người bệnh hay người quá cố là ai. Cung cách cầu an hay cầu siêu này, người đời thường dè bỉu là "cầu an hay cầu siêu xã giao" nghĩa là làm để trả nợ cho người sống hay làm cho người sống an lòng. Người chủ lễ và người tham dự cầu an hay cầu siêu không ngoài mục đích là giúp nạn nhân an tâm thoát khổ vậy mà chính tâm của họ đang bất an, đang nghĩ tưởng lung tung tạo thành một dòng năng lượng tạp niệm thì khoá lễ này hoàn toàn thất bại, không mang sự ích lợi nào cho người bệnh hay người mất. Ví dụ: Người thân của xếp mình bị bệnh nặng. Sếp thông báo xin Lễ Cầu An cho thân nhân của xếp tại ngôi chùa nào đó. Mình là nhân viên của sếp hay là người có liên hệ làm ăn với sếp, mình đến tham dự Lễ Cầu An để làm 10
  13. đẹp lòng sếp. Vì nếu đồng nghiệp đi mà mình không đi thì sợ sếp ghét sẽ "đì" mình, cho nên mọi người cùng đến tham dự Lễ Cầu An, nhưng bằng cái tâm hời hợt lo ra như thế thì đâu tạo được năng lượng tốt đẹp gì để giúp cho người bệnh qua cơn hiểm nghèo. Một số khác lại cho rằng cầu an là một hình thức tín ngưỡng có từ ngàn xưa, khắp nơi trên thế giới dưới những biểu hiện khác nhau tùy theo từng vùng văn hóa và dân tộc. Đối với Phật giáo,việc cầu an chỉ là một hình thức, quan trọng là mình muốn an thì phải sống bằng cái tâm, bằng con tim yêu thương, biết giúp đỡ mọi người, sống thiện lương, giữ gìn thân khẩu ý, không tạo nghiệp, sống một niềm vui chính niệm an lạc trong giây phút hiện tại. Lễ cầu an có thể diễn ra ở tại gia và mời chư Tăng đến tiến hành nghi thức cầu an đúng pháp, tụng kinh, niệm Phật. Nghi thức nên đơn giản, không quá cầu kỳ. Điều quan trọng là người tham gia phải thành tâm sám hối, bỏ ác, làm lành. Lễ cầu an cũng có thể tổ chức ở chùa, nơi có cảnh trí yên tĩnh, càng làm cho nội dung của các nghi thức trên thêm phần trang nghiêm và thể hiện lòng thành tín. 1.2. Nghi lễ cầu an trong kinh điển của Phật giáo Đại Thừa 1.2.1. Nội dung và cách thực hành nghi lễ cầu an theo quan niệm của Phật giáo Đại Thừa Lễ nghi trong phật giáo là để bày tỏ lòng thành kính đối với các bậc đáng tôn kính như Tam Bảo, ông bà , cha mẹ và tất cả những người thân kẻ sở đã qua đời của mình. Hiến dâng lên lễ vật không cốt mong người đã mất hưởng mà còn để bày tỏ lòng kính mến của mình để nhớ ơn và để phát nguyện làm những điều tốt lành mà những người đi trước đã làm. Điều này chỉ là những biểu hiện tùy theo truyền thống và văn hóa của mỗi dân tộc có ảnh hưởng tư tưởng hiếu niệm trong Phật giáo. Như thế hình thức này cần nên đơn giản nhưng phải trang nghiêm thành kính. 11
  14. Nghi thức trong các khóa lễ của phật giáo thường có ốb n phần • Phần 1 : Tách bạch : gồm cả phần niệm hương, cúng dường Tam Bảo. Phần này như một lời trình về duyên sự của buổi lễ, đây cũng là phần khởi đầu của tất cả buổi lễ. • Phần 2 : Lễ Tam Bảo : gồm phần xưng tán và lễ Tam Bảo. Tất cả các thời khóa đều có phần này dù đầy đủ hay giản lược. • Phần 3 : Kinh Văn : gồm những Phật ngôn hay kệ tụng phù hợp với tinh thần của các khóa lễ đã xướng trong lời tác bạch. Phần này có thể linh động. Vị chủ lễ có thể chọn những bài kinh thích hợp với thời giờ, hoàn cảnh và căn cơ của những người tham dư khóa lễ. • Phần 4 : Hoàn Kinh : là phần sau cùng của mỗi khóa lễ với Bát Nhã tâm kinh , hồi hướng, phục nguyện và tự quy tam tự quy y. Tùy theo mỗi hệ phái phật giáo mà các phần 1,2,4 có thể khác nhau về những hình thức, lễ nghi có thể khác nhau nhưng nhìn chung vẫn có sự thống nhất, vẫn giữ được sự trang nghiêm và hướng về phật. a. Nội dung nghi lễ cầu an của phật giáo Đại Thừa Nghi lễ cầu an đầu năm là một trong những nghi lễ quan trọng của phật giáo nên nó cũng không nằm ngoài những nghi quy của phật giáo, nghi lễ cầu an vẫn phải có đầy đủ bốn phần đầy đủ như những lễ nghi khác của phật giáo như là tách bạch, lễ tam bảo, kinh văn và hoàn kinh. Khóa lễ cầu an này thường được tổ chức vào tháng giêng âm lịch. Khóa lễ được diễn ra một cách uy nghiêm và trang trọng tại ban Tam Bảo và thường có • Chủ lễ (chủ sám) : là người hay mặt toàn thể kinh sư và gia chủ thưa thỉnh, điều khiển buổi lễ. Chủ lễ thường là sư trưởng của chùa, có thể là thượng tọa, bậc đại đức, hòa thượng, trưởng thượng, Trước khi lễ phải sắp 12
  15. xếp, kiểm soát kinh sách, kinh sư, gia chủ, lễ vật và sớ điệp với sự phụ giúp của công văn, phân nhiệm, mời thỉnh hay cắt cử nhân sự cho buổi lễ. Trong khi hành lễ, chú tâm hướng thượng, quán chiếu, trình thỉnh, tán tụng với lòng chí thành. Tư cách khiêm cung, kính cẩn, tránh lời nói hay hành động thô, ngoài cuộc lễ. có trách nhiệm hướng dẫn buổi lễ từ lúc bắt đầu đến lúc hoàn tất. Một sự việc vô cùng nghiêm trang kính cẩn. Thông thường ở chốn thiền môn, tịnh viện ngày trước được giao phó cho một số thầy chuyên môn cung hành nghi lễ, nên việc lễ lạy rất long trọng, hài hòa phát triễn tốt đẹp. Tình trạng ngày nay, qua chiến tranh lâu dài, chúng ta tỵ nạn nơi xứ lạ quê người. Phần nghi lễ truyền thống đã phần nào bị biến chất hoặc không được đào luyện đến nơi đến chốn nên việc hành trì có rất nhiều thiếu sót. Chúng tôi một số cư sĩ có may mắn học được từ quí thầy nghi lễ ở quê nhà từ xưa. Xin trình bày một số nét căn bản phải làm của một chủ sám, tạm thời ứng phú đạo tràng. • Cử chuông (duy na) : hay còn được biết đến là người đánh chuông trong buổi lễ. Kiểm soát kinh sách, pháp khí (chuông), chuẩn bị nhang đúng chỗ, đúng lúc để buổi lễ được uy nghiêm, thanh tịnh. Đại chúng thi lễ theo tiếng chuông như mệnh lệnh. Tránh điểm tiếng chuông khi chưa dứt câu, thường gọi là đánh chuông vào họng. Phụ giúp chủ lễ thỉnh diên hai hay phần duy nguyện, tiếp hơi, • Cử mõ (duyệt chúng) : là người đánh mõ trong buổi lễ.Kiểm soát kinh sách, pháp khí (mõ), chuẩn bị nhang cho chủ lễ. Thông thường duy na đốt nhang cho chủ lễ, duyệt chúng nhận nhang từ chủ lễ cấm vào lư hương sau khi chủ lễ kỳ nguyện xong. Tư thế đứng, cầm dùi mõ nghiêm trang. Xử dụng mõ đúng bài bản; thông thường mõ giữ đều về trường canh và cao độ (lớn nhỏ), chỉ thay đổi khi cần, không nên tùy tiện làm mất tính cách thiền vị trong buổi lễ. Phụ chủ lễ thỉnh diên ba hay phần duy nguyện, hòa, tiếp hơi 13
  16. • Kích tử : là người sử dụng tan, linh, Tùy theo bài bản của buổi lễ, mục đích làm tăng phần uy nghiêm, trang trọng của buổi lễ. Cần được thực tập nhiều, tránh lắc người, nhảy nhót, đứng nghiêng một bên. • Công văn : là người có nhiệm vụ thiết lập bàn lễ, sớ điệp.Một chức vụ nặng về công việc nhưng nhẹ về hình thức, ít ai biết và hiện nay hầu như các nơi hành lễ đã không mấy để ý phần việc nầy nhiều nên các buổi lễ trở nên đơn điệu, thiếu sót.Thường công văn phải tìm hiểu hoàn cảnh của gia chủ để cố vấn cách hành lễ. Sau khi phối hợp bài biện lễ xong, công văn phải hoàn thành bản văn dâng cúng gọi là sớ, điệp • Kinh sư : gồm những người tham gia hộ niệm, góp nguyện lực. hất tâm thành kính tụng niệm và sẵn sàng giúp đỡ xử dụng pháp khí để buổi lễ tăng thêm nguyện lực. Ðể có những buổi lễ trang trọng , chúng ta cần phải có một ban nghi lễ đơn giản như trên, nhưng phải thành thục khoa nghi. Ngoài những tổ chức thực hiện khóa lễ cầu an còn có những người tham dự khóa lễ. Những người này có thể là bất kỳ ai, già trẻ lớn bé, không kể sang nghèo hay đã quy y hay chưa quy y, tất cả mọi người đều có thể tham dự khóa lễ này bởi lẽ Phật thương chúng sinh như mẹ thương con, chúng sinh nhớ Phật như con nhớ mẹ, chính vì vậy nên chỉ cần có tâm hướng Phật, thành khẩn với đầy đủ đức tin đều có được sự cảm ứng gia hộ của Chư Phật và Bồ Tát. Việc sửa soạn đi lễ chùa, sắm lễ vật để đi lễ chùa cũng có những quy định mà người hành lễ phải tuân thủ như là Đến dâng hương tại các chùa chỉ được sắm lễ chay: hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè, Không được sắm sửa lễ mặn chư cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt mồi, gà, giò, chả, Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cùng lên bàn thờ Phật. Hoa 14
  17. tươi lễ Phật là: Hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu, không dùng các loại hoa tạp, hoa dại. Về hương cúng dàng, người Việt Nam đã quen chọn số lẻ (1, 3, 5, 7, 9) lúc thắp nhang, nhưng cũng có trường hợp người ta đốt cả nắm nhang chứ không chú trọng vào ý nghĩa con số. Còn theo lý giải của nhà Phật cho rằng, số lẻ mang nhiều ý nghĩa linh thiêng hơn. Con số 3 thì có nhiều quan niệm khác nhau: Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng) , Tam giới (Dục giới, sắc giới và Vô sắc giới) , Tam thời (Quá khứ, Hiện tại, Vị lai) ,Tam vô lậu học (Giới, Định, Tuệ). Nén hương, cũng có thêm một ý nghĩa đặc biệt khác nữa, đó là thắp hương để nhớ đến sự vô thường. Vô thường là không vĩnh viễn, tất cả đều giả tạm, cho nên lúc nén hương tắt cháy thì cũng tượng trưng cho đời người tắt, ngắn ngủi vô thường Tàn tro của hương nhắc nhở chúng ta chớ để thời gian trồi qua, uổng phí tháng ngày. Trong nghi lễ Phật giáo, hương là một trong sáu lễ vật dâng cúng, gồm có: Hương, hoa, đăng (đèn), trà, quả, thực (thức ăn). Tuy nhiên nhiều người không rõ về ý nghĩa sâu xa của việc cúng Phật nên bày biện đủ thức ăn uống như yến tiệc, không những uổng phí mà lại còn làm sai lạc ý nghĩa. Theo quan niệm của Phật giáo, lòng thành thể hiện qua làn khói hương nghi ngút, không cần cỗ bàn yến tiếc tiệc thịt cá linh đình vì đúng ý nghĩa sự cúng Phật thì chỉ nên dùng hương thơm, đèn sáng, hoa tươi, trái ngọt, nưóc trong là đủ. Phật không phải ở trên bàn thờ, trong những pho tượng, mà là ở trong tâm của con người. Ngoài những nén hương dùng ngọn lửa nóng để đốt cháy lên, chúng ta còn có thể dùng đức tin của mình thắp lên những nén tâm hương - tức là hương từ trong tâm. Bởi vậy mới có năm thứ hương dùng để cúng dường chư Phật: Giới hương, định hương, tuệ hương, giải thoát hương và giải thoát tri kiến hương. 15
  18. b. Nghi thức thực hiện khóa lễ cầu an đầu năm của Phật giáo Đại thừa Mỗi thầy mỗi phép, mỗi chùa mỗi cách lễ, mỗi khóa lễ lại có những cách thực hành nghi lễ theo cách khác nhau với những bài kinh kệ phù hợp với mục đích thực hiện khóa lễ. Tuy nhiên, dù có sự khác nhau giữa các chủ lễ, giữa các chùa, giữa các vùng nhưng luôn có sự đồng nhất, thống nhất chung nhất định. Lễ cầu an cũng vậy, tuy mỗi nơi mỗi khác nhưng vẫn luôn tuân thủ thực hiện đầy đủ nghiêm trang những bước căn bản, cốt lõi của khóa lễ, thời kinh. Mỗi một nghi lễ sẽ có những văn sớ riêng, tùy theo mục đích của khóa lễ mà sẽ có thời kinh phù hợp. Khi thực hiện lễ cầu an, chủ lễ có thể đọc kinh cầu an, kinh Phổ - Môn, kinh dược sư, .nhưng chủ yếu những vị chủ lễ hoặc chủ sám thường tụng kinh Phổ - Môn, kinh Dược – Sư. • Khi bước vào buổi lễ, trước hết phải chuẩn bị kỹ càng về nhang, đèn, hoa quả, mâm chay, đồ lễ, trên bàn Phật,sau đấy chủ lễ sẽ bắt đầu đỉnh lễ Tam Bảo với toàn bộ sự cung kính kính lạy Phật pháp tăng ở khắp mười phương. • Tiếp đến là dâng hương, hương hay còn được gọi là nhang hoặc thượng hương, khói hương tỏa nghi ngút làm tăng sự trang nghiêm của ngôi chùa cũng như buổi lễ. Nhà Phật cho rằng hương có thể làm tăng thiện căn của chúng sinh, đồng thời mượn khói hương để truyền đạt thông tin đến chư Phật và chư Bồ Tát, tâm hương chính là dùng cái tâm chí thành của mình để trực tiếp đối diện với Phật. Trước tiên phải đốt 3 Lần nén hương, dùng ngón giữa và ngón trỏ của hai bàn tay kẹp lấy phần thân hương, ngón còn lại chống ở phần cuối cây nhang, đặt nhang trước ngực, đầu nhang hướng về phía tượng Phật hoặc Bồ Tát, tiếp đó đưa hương lên cao ngang mày rồi đặt về phía trước ngực, sau đó dùng tay trái phân nhang ra cắm. Cây nhang đầu tiên đặt chính giữa, khi cắm trong lòng phải thầm niệm: “cúng bái mười phương thế Tam Bảo” , cây nhang thứ 2 cắm bên phải, lúc cắm thầm niệm : “cúng bái sư trưởng cha mẹ”, cây nhang cuối cùng cắm bên trái, khi cắm thầm niệm : 16
  19. “cúng bái mười phương pháp giới tất cả chúng sinh”. Tuy nhiên, tùy mỗi hoàn cảnh, mỗi vị chủ lễ mà nội dung quán trưởng thầm niệm khi dâng hương khác nhau, có thể có người nén hương đầu cúng Phật, nén thứ 2 cúng pháp, nén thứ 3 bái tăng, tất cả đều sử dụng được. Sau khi cắm hương, chắp tay khấn cầu : “Nguyện rằng làn hương sẽ bay thẳng đến nơi chư Phật cư ngụ, cầu đại từ bi, ban niềm vui cho chúng sinh” hoặc xướng tụng bài “Hương kệ”. [8,31] • Sau đấy đến nghi thức thỉnh chuông mõ hay khai chuông mõ. Ở trong Chùa chuông luôn luôn để bên tay trái của tượng Phật hay Bồ Tát, mõ bên tay phải. Người thỉnh chuông sẽ thỉnh 6 tiếng chuông với ý nghĩa giữ cho sáu căn thanh tịnh để tụng kinh. Mỗi khi người chủ lễ, chủ sám vái hoặc lạy, thỉnh 1 tiếng, khi vị chủ lễ lạy xuống, thỉnh một tiếng chuông và khi trán vị chủ lễ chạm nền chính điện thì dập chuông (dùng dùi gõ vào vành chuông rồi giữ dùi chuông lại trên vành chuông, như thế âm thanh của chuông không vang ra). Khi nghe được tiếng dập chuông thì chủ lễ và đại chúng cùng tham dự đứng lên.Tiếng chuông phát ra âm thanh lắng động, đêm khuya nghe tiếng chuông lòng chúng ta sẽ lắng động, thanh thản, phiền não dường như tiêu tan. Ở trong chùa có bài kệ khi thỉnh chuông như sau: Nguyện thử chung thanh siêu pháp giới, Thiết vi u ám tất giai văn, Văn trần thanh tịnh chứng viên thông, Nhứt thiết chúng sinh thành chính giác. Bài kệ đọc khi nghe có tiếng chuông: Văn chung thinh phiền não khinh, Trí huệ trưởng Bồ đề sinh, Ly Địa ngục xuất hỏa khanh Nguyện thành Phật độ. chúng sinh Án Dà Ra Đế Da Ta Bà Ha (3 lần) 17
  20. (Nghĩa là: Nguyện cho tiếng chuông này vang khắp nơi, ở Địa ngục u ám Thiết vi cũng được nghe, ở trần thếđược thanh tịnh chứng quả, hết thảy chúng sinh đều thành chính giác và bài kệ sau: Nghe tiếng chuông, phiền não nhẹ đi, trí tuệ tăng trưởng thêm, sinh tâm Bồ đề, rời khỏi địa ngục, không bị lửa địa ngục thiêu đốt, nguyện thành Phật để độ hết chúng sinh.) Chuông thỉnh trước: thỉnh 3 tiếng chuông Mõ gõ sau khi chuông chấm dứt: thỉnh 7 tiếng mõ (bốn tiếng rời, tiếp theo hai tiếng liền nhau, cuối cùng một tiếng rời ra) Sau đó chuông mõ hòa nhau như sau: 1 tiếng chuông 1 tiếng mõ 1 tiếng chuông 1 tiếng mõ 1 tiếng chuông 3 tiếng mõ 1 tiếng chuông Chuông thỉnh một tiếng rồi mõ tiếp theo một tiếng, chuông đủ ba tiếng ngưng chờ, mõ đánh thêm tiếng thứ tư, tiếng thứ năm và sáu liền nhau, rồi chuông dập cùng lúc với tiếng mõ thứ bảy. • Chủ lễ tụng bài tán Phật với ý nguyện xưng dương công đức của Phật, tán thân tướng tốt của Phật, xưng dương các thứ mỹ đức của Phật, tán thán các thứ diệu hạnh của Phật. Như trong kinh có ghi “Bấy giờ vua Ba Tư Nặc thỉnh Phật và Tăng chúng vào cung thọ trai. Khi ấy có ộm t thầy Tỷ kheo, miệng thở ra thơm như hoa sen. Vua sinh tâm nghi hoặc, sợ quyến rũ người trong cung, vua sai bảo thầy Tỷ kheo súc miệng, thầy Tỷ kheo càng xúc miệng càng thơm. Vua thân hành đến thưa Phật, Phật xác chứng rằng: Trong vô lượng kiếp về trước, thầy Tỷ kheo này, thường thăng tòa tán thán về công hạnh chư Phật khắp mười phương, bởi do nhân duyên này, nay được quả báo thù thắng”. Chúng ta thấy rõ nhân quả rất là tương ứng, khi ta tán thán ca ngợi công hạnh của người nào đó, bằng vào tấm lòng từ bi - hỷ - xả, thì chính trong giờ phút thực tại này, từ nơi năng lực của tự thân, phát khởi chất liệu an vui hạnh phúc, chính nhờ vào năng lực này, nó đi theo chúng ta từ đời này sang kiếp khác. Đây chính là hạt giống thiện pháp, gieo vào trong tâm thức của chúng ta. Do đó mỗi một lời nói, một ý nghĩ ta phải luôn luôn chính niệm và tỉnh giác, cẩn trọng trong từng lời nói. 18
  21. • Tiếp đến là 3 lần Nhất tâm đỉnh lễ với kinh Phổ Môn hoặc 9 lần nhất tâm đỉnh lễ với kinh Dược Sư - một lòng, với thân, khẩu, ý thanh tịnh con xin cúi đầu quỳ lạy. Mỗi lần nhất tâm đảnh lễ như vậy xong, chủ sám đứng lên lạy 1 lạy và tất cả đại chúng đằng sau cũng như vậy, lúc đỉnh lễ 2 tay phải chắp khép lại như hoa sen búp, tuyệt đối không nên để ở giữa trống. Đại Giải Thoát Kinh chép: Như hoa sen búp 2 tay chắp khép lại, vô lượng thân nhóm họp đỉnh lễ 10 phương Phật, đỉnh lễ là để đối trị ngã kiến, ngã mạn của chúng ta, mượn hình thức bên ngoài để rèn luyện bản thân, khiến cho chúng ta tiêu trừ kiêu mạn, còn Ấn Quang Đại Sư Văn Sao chép: Cúi đầu đỉnh lễ đây cũng là một phương pháp tốt để rèn luyện thân, như giảm béo, và giúp cho thân thể kiện khang, đây cũng chính là tác dụng phụ của việc cúi đầu đảnh lễ.Kính lễchúng ta thấy chỉ là hình thức bên ngoài nhưng hàm tàng bằng tất cả lòng thiết tha ngưỡng mộ. Do vậy, khi đỉnh lễ chúng ta phải thể hiện được tinh thần đó. Đây cũng là một nét đẹp trong tín ngưỡng, đỉnh lễ cũng giúp ta đưa tâm trở về với thực tại bình an, nhận diện rõ rệt được sự mầu nhiệm của sức sống nội tâm. • Trong nghi thức cầu an đầu, mong muốn một năm mới tốt đẹp hơn, yên hàn về tâm trí lẫn cơ thể, mọi chuyện thuận buồm xuôi gió. Tuy nhiên không thể thiếu được phần sám hối. Trong suốt năm cũ, bản thân ta đã xảy ra nhiều va chạm trong cuộc sống để bảo vệ sinh tồn, có thể đã gây ra những sự việc đáng tiếc, không hay trong thân, khẩu , ý. Sang năm mới, mình sám hối trong từng ý nghĩ, việc làm, lời nói những việc làm xấu trong năm cũ với cửa Phật, với tổ tiên, sang năm mới xin không phạm phải những lỗi cũ. Mong tâm niệm thanh tịnh, cao đẹp, có những ý nghĩ tốt đẹp, nói không với ác khẩu, không nói ọv ng ngôn, nói những điều xấu gây chia rẽ nội bộ, chỉ nói lời chính ngữ. Không sát sinh, sống hòa bình, không phạm tà dâm ngũ giới. Tất cả luôn phải khắc phục những mầm mống gây họa, luôn phải phòng hộ những điều sai, không được làm những điều ác, giữ cho mình không được phạm vào 3 nghiệp : thân, khẩu, ý. Nhưng không chỉ sám những việc đã làm sai trong năm cũ, 19
  22. mong năm mới không phạm phải những lỗi ấy nữa, giữ thân không làm điều xấu là đủ mà còn phải làm nhiều việc thiện thì mới trọn vẹn. • Lúc này, khói hương đã bốc nghi ngút, chủ sám sẽ vào bài “Hương tán” hoặc “Hương kệ” để nói đến hình dạng của khói hương giống như những đám mây. Trong kinh Phật, “Trong số các loại hương thì hương vân có uy thần nhất”, nhà Phật luôn cho rẳng hương chính là biểu tượng thành kính nhất của tín đồ trước Chư Phật và Bồ Tát, thông qua việc đốt hương mà đạt đến cảnh giới “Chư Phật hiện toàn thân”. Tiếp sẽ tụng những bài chân ngôn, thần chú làm sạch nghiệp, an thổ địa, phả cúng dàng, ngoài ra riêng với kinh Phổ Môn còn tụng thêm chân ngôn như là “Thiên thủ thiên nhãn vô ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni”, “Như Ý Bảo Luân Vương Đà La Ni”, “Tiêu tai cát tường thần chú”, • Khi bắt đầu vào Kệ khai kinh, dù là kinh Phổ Môn hay kinh Dược Sư trước khi vào bài kinh đều phải có câu dẫn “Pháp Phật cao sâu rất nhiệm màu Muôn đời khó gặp dễ hay đâu Con nay nghe thấy được trì thụ Chân nghĩa Như Lai nguyện hiểu sâu. Nam mô Bản sư Thích Ca Mâu Ni Phật.” [9,67] Lặp lại liên tục 3 lần với thỉnh 3 chuông ở cuối mỗi bài dẫn. Sau đó vị chủ sám sẽ tụng bài kinh phù hợp với buổi lễ, ví như kinh Phổ Môn thì tụng “Kinh Diệu Pháp Liên Hoa” phẩm “Phổ Môn Quán Thế Âm Bồ Tát” , kinh Dược Sư thì tụng bài kinh nói về công đức bản nguyện của Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai. • Một phần quan trọng trong thời kinh đó là tụng kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa, bản kinh này do Đức Thế Tôn nói mà điều đẩu tiên Ngài nói đến vị Bồ tát Quán tự tại tức Quán Thế âm rằng Bồ tát do hành trì một cách thâm sâu phép Bát nhã Ba la mật mà thấy chân tướng của các pháp và đạt được vị quả bồ đề và các chư Phật ba đời đều nương vào pháp Bát nhã Ba la mật đa để đạt 20
  23. đến giải thoát và giác ngộ tức chứng được quả vô thượng bồ để và khuyên mọi người con Phật hãy mau mau tu chứng vì kinh và chú Bát nhã rất là diệu dụng cứu cánh, giúp người tu hành mau lên bờ giác.Có ụt ng Bát Nhã Tâm Kinh mới mở lối cho ta sám hối những ác nghiệp trước kia, mới có ủđ duyên để hồi hướng về chư Thiện Thánh hiền, Già lam Hộ pháp, Long thiên và cho mọi chúng sinh trong tất cả các cõi. • Tiếp theo là niệm những kệ niệm phù hợp theo từng bài kinh, đối với kinh Phổ Môn thì là “Kệ niệm Bồ Tát Quán Âm” , kinh Dược Sư là “Kệ niệm Phật”. Niệm Phật chính là con đường nhanh nhất để thoát khỏi vòng luân hồi đau khổ của cõi Ta Bà, do đó, phương pháp tu tập này trở thành một trường phái phổ biến nhất trong Phật giáo hiện đại. • Sau cùng tất cả, chủ sám cùng toàn thể đại chúng sẽ tụng bài kệ hồi hướng - có nghĩa là gom về, là một phương pháp đem công đức niệm Phật, niệm kinh gom về một nơi. Gom về việc cầu sinh về Tây Phương Cực Lạc thế giới. Vì thế, người học Phật phải nên đem hết công đức hồi hướng vãng sinh Tây Phương thì lúc lâm chung mới có hy vọng được sinh về Tây Phương Cực Lạc thế giới. Nhưng niệm bài kệ Hồi Hướng cũng giống như niệm Phật từng câu phát xuất từ nội tâm, chẳng thể niệm xuông nơi cửa miệng được. • Phần sau là Tam tự quy và xin lạy Chư Thánh Hiền. Chúng sinh xin được quy Phật với mong cầu thấu hiểu đạo lớn, phát tâm vô thượng, quy Pháp với mong cầu thông thuộc Kinh Tạng, trí tuệ như biển và cuối xin được quy Tăng với mong cầu chúng sinh được hòa hợp đại chúng. Lạy Chư Thánh Hiền không phải điều gì xa lạ với chúng ta, thậm chí đã trở thành một nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của những người Phật tử,ta tin Phật, ta cảm mến ân đức vô lượng của ngài đối với chúng ta, cảm mến trí tuệ tuyệt vời và công đức vô biên của ngài, mà hằng ngày gần gũi tôn tượng của ngài để lễ lạy và xưng tán, để tụng đọc kinh văn, làm cho những lời dạy có giá trị vượt thoát thời gian của Chư Thánh Hiền thấm sâu vào từng tế bào của cơ thể làm nên sự sống tươi đẹp và bình an ngay trong đời sống này. 21
  24. • Mỗi một người, một gia đình tín chủ khi đăng ký lễ cầu an đều được chùa viết cho một tấm lá sớ cầu an với văn cầu an , cầu tiêu tai ương, nghiệp chướng, giảm hết phiền não, tăng tuổi thọ , ngoài ra nếu chùa tụng kinh Dược Sư thì lá sớ cầu an sẽ được thay bằng văn cầu an đảo bệnh với mong cầu bách bệnh tiêu tán, tự tại an tâm, • Sau cùng, kết thúc một khóa lễ được trọn vẹn, các thầy trưởng hoặc vị chủ lễ sẽ đọc bài tuyên biểu như một lần nữa nhấn mạnh lời thỉnh cầu của chúng sinh đến với Đức Phật, cầu mong cho được sở nguyện ý cầu, khấn xin Đức Phật cứu độ chúng sinh. Khi tham lễ cầu an mọi người sẽ được sống với những phút giây chính niệm, quán tưởng làm theo những lời răn dạy của Phật,trong giây phút ấy bản thân mỗi người từ suy nghĩ đến hành động đều một mực giữ gìn, không tạo những điều xấu, ác để một năm mới được bình an. Biết sống theo lời Đức Phật dạy chính là đang gieo cái nhân bình an cho cuộc đời chúng ta. Đã gieo trồng bình an như thế thì cây phước đức của ta sẽ ngày một lớn mạnh hơn. c. Những điều cần lưu ý khi hành lễ Trong khi thực hiện nghi lễ có những điều căn bản cần lưu ý đó là cung cách hành lễ và âm điệu của buổi lễ. Phật giáo luôn có chủ trương tĩnh lặng, tư duy và chuyển hóa lắng dừng các tư tưởng loạn động, để tập trung vào một cảnh giới, một đối tượng để chuyển hóa ác nghiệp thành thiện nghiệp, để đạt tới giác ngộ và giải thoát. *Âm điệu của buổi lễ cầu an Để buổi lễ đạt kết quả cao nhất thì âm điệu của buổi lễ phải trầm hùng, tha thiết và thành khẩn. Âm thanh của pháp khí phải dược điều hòa trầm bổng để tăng phần trang nghiêm và linh cảm trong buổi lễ cần phải có những pháp khí để làm phương tiện hỗ trợ trong các buổi lễ như chuông và mõ. Khi nghe được tiếng chuông, mọi người sẽ cảm thấy tinh thần được an lạc, thư thái vì 22
  25. chuông có năng lực làm cho người sống được an yên, người khuất được siêu thoát. Tiếng chuông cảnh tình luôn thong thả đều đặn, trầm ấm, nếu tiếng chuông dồn dập làm tâm loạn thì nhất định đấy không phải tiếng chuông chùa. Ngoài ra, khi tiếng kinh được hòa theo tiếng mõ, sâu sắc, trầm lắng , đại chúng sẽ lắng dừng được các si mê vọng tưởng, mở rộng đôi mắt tuệ nhìn thẳng vào nội tâm của mình để chuyển ác nghiệp thành chất thiện nghiệp, để biến khổ đau thành an lạc, biến thế gian này thành Niết bàn. Ngoài những âm điệu của pháp khí, Phật giáo còn rất coi trọng thanh giọng của đạo tràng. Thanh giọng chính của việc tụng kinh là thanh giọng trầm. Trong cách hành trì, truyền thống Tịnh độ tong, Mật tông và Thiền tông đều đã triển khai các phong cách tán tụng và hình thành lên một nền lễ nhạc Phật giáo phong phú. Căn bản của các điệu tán tụng vẫn là lấy thanh âm trầm ấm làm âm thanh căn bản và nhịp điệu đều đặn theo nhịp của tim và của hơi thở trong mục đích an tâm. Thỉnh thoảng cũng có khi vị chủ sám xướng giọng cao nhưng việc đó chỉ là để gia tăng sự hùng lực của buổi lễ. Khi lên cao cũng không đến mức là động tâm hay loạn tưởng. Tựu chung lại có một làn điệu căn bản trong các cách tán của Phật giáo Việt Nam đó chính là làn hơi trầm ấm nhịp nhàng với âm điệu giải thoát, khiến người nghe tỉnh ngộ, phát tâm hướng thiện. * Cung cách hành lễ Để lời nguyện cầu của chúng ta có thể truyền tải được đến Đức Phật thì cần phải chú ý rất nhiều trong cung cách hành lễ, cần bày tỏ sự thành tâm, sự tán thán, sám hối, cầu độ, qua nghi lễ truyền thống. Quý thầy đấp Pháp y vải vàng.Vì ảnh hưởng Lão giáo và Khổng giáo nên việc hành lễ để được nghiêm trang, hài hòa và có uy tín với triều đình, thần, dân, vua chúa nên dần dà được trang sức: Vị chứng minh đội nón Quan Âm. 23
  26. Vị chủ sám đội nón Hiệp chưởng hoặc nón Tỳ Lư, tay cầm tích trượng tuỳ theo buổi lễ. Cư sĩ mặc áo tràng màu lam hay màu nâu tuỳ theo địa phương, một phong cách nhu nhã, thanh thảng. Chúng ta nên duy trì trong các buổi lễ, tối thiểu vị chủ sám và duy na, duyệt chúng (chuông mõ) nên mặc áo tràng. Ngay khi bắt đầu và xuyên suốt nghi lễ, đại chúng đằng sau chủ lễ với tâm thế trang nghiêm, thanh tịnh thực hiện nghi lễ theo sự hướng dẫn của chủ lễ. Chủ lễ đứng phía bên chuông, quay mặt về mõ. Chủ sám luôn trang nghiêm, thanh tịnh, bình tĩnh giữ chính niệm quán trưởng thích hợp qua từng đoạn kinh, kệ, chú, Tránh thái độ vội vàng, khó chịu, bất bình, nhất là hành động bất kính và ngôn ngữ thô, lớn tiếng, ngoài cuộc lễ. Khi kết thúc, chủ lễ vái tả hữu để tỏ lòng biết ơn: Long Thiên, Hộ pháp, Thiện thần, quý vị đạo tràng đã bảo vệ, hộ đàn, giúp đỡ cho buổi lễ thành tựu viên mãn. 1.2.2. Đặc điểm nghi lễ cầu an của Phật giáo Đại Thừa theo kinh điển Cầu bình an có hai khuynh hướng: Thứ nhất là cầu an hướng nội tức là quay về bên trong, mong cho tâm chúng ta được bình an. Thứ hai là cầu an hướng ngoại là cầu những việc bên ngoài tâm, đó là mong cho công việc, sự nghiệp, danh vọng, đời sống vật chất của chúng ta được hanh thông tốt đẹp. Đa số các Phật tử về chùa chỉ để ý cầu an loại thứ hai là mong sao cho gia đình được hạnh phúc, con cái nên người, sự nghiệp phát triển, lên lương lên chức, danh vọng cao xa, nổi tiếng trong thiên hạ mà ít ai để ý đến loại cầu an thứ nhất là cầu an cho tâm hồn của mình được thanh thản bình an. Như vậy vô hình chung, chúng ta đã bỏ gốc theo ngọn. Chúng ta quên rằng sự bình an trong tâm hồn của con người là yếu tố cần thiết để mang lại sự bình an trong cuộc sống đời mình. Phần đông, người ta mong cầu sự bình an về vật chất, thế mà khi đạt được vật chất rồi, tâm tư của họ vẫn còn lo âu đến sự được mất, 24
  27. như vậy người đó làm gì có hạnh phúc. Cầu an là tại vì tâm của chúng ta bất an, mà tâm bất an là khổ. Nhưng tại sao ta lại khổ? Đó là tại chúng ta không hiểu và không sống đúng với lời Phật dạy. Phật dạy gì? Phật dạy ở đời cái gì cũng có nguyên nhân gây ra nó. Khổ cũng có nguyên nhân gây ra khổ. Chúng ta không có tri kiến chân chính để nhìn cuộc đời này vốn vô thường, khổ, vô ngã, nên chúng ta khổ. Vì không hiểu nên chúng ta sống không đúng với luật tương quan nhân quả, luôn tạo nhân bất thiện đến khi quả bất thiện trổ thì chúng ta than khổ. Hiện nay, rất nhiều người đang có sự lầm lẫn nghi lễ cầu an với nghi thức dâng sao giải hạn, đây là một sự lầm lẫn hết sức là nghiêm trọng bởi lẽ hai nghi lễ này hoàn toàn khác nhau và tách biệt. “Giải hạn” là một khái niệm không hề có trong phật giáo đại thừa cũng như tiểu thừa từ xưa đến nay. “Giải hạn” là một nghi lễ, nghi thức của đạo giáo. Còn về lễ cúng sao giải hạn: Hằng năm, cứ vào dịp đầu năm Âm Lịch, nhất là tuần lễ thứ hai trong tháng Giêng mà cao điểm là ngày Rằm, người Phật tử Việt Nam và Trung Hoa thường có lệ đi chùa dâng sớ cầu an cúng sao giải hạn. Lễ Rằm Tháng Giêng, còn gọi là lễ Thượng Nguyên là lễ hội dân gian ở Việt Nam, được du nhập từ nước láng giềng Trung Hoa phương Bắc. Gọi thượng nguyên là cách phân chia theo Âm lịch: thượng nguyên (Rằm tháng Giêng), trung nguyên (Rằm tháng Bảy) và hạ nguyên (Rằm tháng Mười) của hệ thống lịch tính theo mặt trăng. Theo Đường Thư Lịch Chí, quyển 18 thì có chín ngôi sao phát sáng trên trời. Có sách nói là bảy sao, rồi về sau có sách thêm vào hai sao La Hầu và Kế Đô. Chín vì sao đó là Nhật Diệu, Nguyệt Diệu, Hỏa Diệu, Thủy Diệu, Mộc Diệu, Kim Diệu, Thổ Diệu, La Hầu và Kế Đô. Có sách thêm sao Thái Bạch nữa thành mười sao1[39]. Chín vì sao này hay còn gọi là Cửu Diệu là các sao phối trí theo các phương, sắp xếp theo mười hai chi và ngũhành. Theo sách 25
  28. này cho rằng hàng năm mỗi tuổi âm lịch chịu ảnh hưởng của một vì sao gọi là sao chiếu mạng.Tử vi dựa theo những chòm sao này mà cho phép luận đoán cuộc đời con người căn cứ vào sự giao cắt của các chòm sao trong lá số Tử vi. Theo vòng quay của sao Thái Tuế mà mỗi người sinh ra sẽ có ộ m t vì sao chiếu mệnh tùy theo năm, mỗi năm sẽ căn cứ vào vị trí cát hung của các sao mà luật ra số phận của người đó vào năm đó, tử vi có thể xấu hoặc có thể tốt. Những ngôi sao xấu như Kế Đô hay La Hầu - sao xấu, là loại ám hư tinh vì hai sao này chẳng thấy được mặt trời, những ngôi sao này thường mang lại những điều hung, tai họa rất lớn nên người ta làm lễ cầu cúng để đề phòng bất trắc, mong tai qua nạn khỏi. Lễ cầu an và lễ cúng sao giải hạn là những nghi lễ đáp ứng nhu cầu của Phật tử nhưng lại mang ý nghĩa cũng như cách thức thực hiện hoàn toàn khác nhau. Ở mục hướng dẫn cúng sao giải hạn trong cuốn Văn khấn cổ truyền Việt Nam, Thượng tọa Thích Thanh Duệ-Phó trưởng ban Nghi lễ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã viết: Người xưa làm lễ dâng sao giải hạn tại chùa hoặc tại nhà [Thượng Tọa Thích Thanh Duệ, 2010]. Ngoài hương hoa, phẩm oản, tiền vàng và 36 đồng tiền, mỗi ngôi sao phải dùng số nến (xếp theo hình sao), bài vị, mũ có màu tương ứng với ngũ hành của từng sao và lễ theo hướng khác nhau. Ví dụ, sao Thái Dương cúng ngày 27, phải thắp 12 ngọn nến, hướng chính Đông làm lễ. Sao Thái Âm cúng ngày 26 với 7 ngọn nến, bài vị vàng, mũ vàng, hướng chính Tây. Sao Mộc Đức cúng ngày 29, với 15 ngọn nến, bài vị đỏ, mũ đỏ, hướng Nam. Sao Kế Đô cúng ngày 18, với 21 ngọn nến, bài vịvàng, mũ vàng, hướng chính Tây Tuy nhiên, theo kinh sách liễu nghĩa của nhà Phật thì không có ngôi sao nào chiếu vào con người mà nhờ đó được phúc lợi hay mang tai họa và cũng không có một nghi lễ nào gọi là cúng sao giải hạn cho Phật tử. Bởi vì, tất cả họa và phước mà con người có được đều là do nhân quả của chính người ấy làm nên.Đức Phật dạy chúng ta về nhân quả, ngài dạy rằng không có quả nào từ trên trời rơi xuống, hoặc 26
  29. dưới đất hiện lên, mà đều do các hành động qua thân, khẩu và ý của con người tạo ra. Mọi sự thành công hay thất bại trong đời của mỗi người không phải do ai ban phát cho, mà do những cái nhân chúng ta tạo nên từ trước, khi nhân duyên đầy đủ thì quả thành. Những nhân duyên xấu do chúng ta tạo sẽ trổ quả xấu, những nhân duyên tốt sẽ trổ quả tốt. Như vậy,bên cạnh những nghi thức thuần túy Phật giáo, mục tiêu cuối cùng cũng vẫn là dùng phương tiện để hóa độ chúng sinh, từ từ chuyển tâm họ quay về bờ Giác. Còn nghi lễ cầu an lại đề cao sự giản dị, không được quá cầu kỳ, tuy nhiên thực hành nghi thức cầu an phải đúng pháp, tụng kinh, niệm Phật ở nơi có cảnh trí yên tĩnh, càng làm cho nội dung của các nghi thức trên thêm phần trang nghiêm và thể hiện lòng thành tín như nhà chùa hoặc tại gia nhưng phải là nơi trang nghiêm nhất trong gia đình. Điều quan trọng là người tham gia phải thành tâm sám hối, bỏ ác, làm lành. Nguyên nhân của sự nhầm lẫn giữa hai khái niệm “cầu an đầu năm” và “dâng sao giải hạn” ở đây chính là do sự tín trong tư tưởng của người dân cùng với nhu cầu cho cuộc sống tốt đẹp hơn, khi cuộc sống của người dân gặp khó khăn , trắc trở hay gặp một sự việc bất hạnh nào đó gây nên một sự bất an trong tâm trí không thể giải quyết được trong thế giới hiện thực họ liền tìm đến thế giới tâm linh với mong muốn có một sức mạnh vô hình siêu nhiên nào đó có thể giúp đỡ họ vượt qua khó khăn, cải thiện điều bất hạnh, hóa dữ thành lành. Thuở ban đầu, mỗi khi có việc gì, nhà có đám thường thầy cúng sẽ đứng ra làm lễ, lập đàn, cầu,cúng, Nhưng từ khi phật giáo du nhập vào nước ta và chiếm một vị trí quan trọng trong thế giới tín ngưỡng tôn giáo của Việt Nam thì người dân ít mời thầy cúng đến nhà, thay vào đó họ thường đến chùa cầu, cúng, bất kỳ có mong nguyện ý cầu gì đều đến chùa chắp tay cầu khẩn nhà phật, thành tâm cầu mong phật “phù hộ độ trì”. Khi môi trường càng bất trắc và kết quả càng bấp bênh thì con người lại càng cần đến lễ nghi, khi lòng bất an mà không đâu giải quyết được theo thói quen người dân tìm đến cửa Phật, 27
  30. mong nhờ Phật, tăng, sư giúp đỡ , và đến bây giờ khi đến chùa đăng ký làm lễ, sư , tăng trong chùa thường hỏi “cầu an hay cầu siêu”, chính điều này đã dẫn đến sự thiếu hiểu biết của nhiều người dân về bản chất của hai nghi thức này mà gây nên,họ chỉ quan tâm đến bề nổi ý nghĩa của những nghi thức này dâng sao giải hạn cũng là mong cho một năm bình an , tai qua nạn khỏi và cầu an cũng là cầu mong một năm an bình mà không hiểu đến những căn nguyên nội hàm của những nghi thức trên. 28
  31. TIỂU KẾT CHƯƠNG I Có thể nói cầu an chính là cầu nguyện cho người thân, cho chúng sinh và cho bản thân mình được yên lành, an vui, không bệnh tật hoạn nạn, khổ não. Để có được những điều đó, theo đức Phật là mỗi người phải tự trau dồi đời sống đạo đức và trí tuệ, phát huy các hạnh lợi tha, giúp đỡ mọi người, sống an yên, chính niệm và tỉnh thức trong từng phút giây của hiện tại tuy nhiên cũng phải sống không buông lung, sa đọa, bỏ rơi hiện tại, luôn làm những điều thiện để con người không rơi vào con đường tội lỗi bởi, khi ấy thì dù có cầu nguyện bao nhiêu cũng không thể an ổn được. Như chúng ta đã biết, nghiệp lực có sức chiêu cảm rất mạnh mẽ, lôi ké, dẫn dắt chúng sinh vào thế giới an lạc hay khổ đau. Nghiệp lực của thời quá khứ định hình cho cuộc sống hiện tại của mỗi con người. Chính sức mạnh của nghiệp ác trong quá khứ đã đem đến tai nạn cho bản thân hay gia đình trong hiện tại. Thế nhưng, các việc làm hiện nay như Phật sự, lễ cầu an đều là nghiệp thiện, lành có sức mạnh tiêu tội lỗi, giảm tai ương. Đối với những hoàn cảnh đặc biệt như gia đình có người ốm đau, bệnh nặng thì việc tiến hành lễ cầu an, và những việc làm thiện khác để mong được phúc, tránh họa, là điều càng cần thiết. Hiện nay, rất nhiều người đang có sự lầm lẫn nghi lễ cầu an với nghi thức dâng sao giải hạn, đây là một sự lầm lẫn hết sức là nghiêm trọng bởi lẽ hai nghi lễ này hoàn toàn khác nhau và tách biệt. 29
  32. CHƯƠNG 2: NGHI LỄ CẦU AN Ở MỘT SỐ NGÔI CHÙA TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI HIỆN NAY 2.1. Sơ lược địa bàn nghiên cứu Thông cáo báo chí của Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứVII (tháng 11 năm 2012) đã viết: Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện có khoảng 46.495 tăng ni và hàng chục triệu tín đồ Phật tử thuần thành tu học thường xuyên tại các cơ sở tự viện trong cả nước. Những con số trên còn chưa kể đến số người có tình cảm yêu mến, gắn bó với đạo Phật do truyền thống, tín ngưỡng thờ tổ tiên của gia đình. Cũng theo như thông cáo trên, tổng số cơ sở tự viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường của cả nước tính tới năm 2012 là 14.778 cơ sở. Hội Phật tửViệt Nam không chỉ bao gồm những người theo đạo Phật ở trong nước mà còn có ảc những người ở nước ngoài như ở Úc, Pháp, Lào, Séc, Ba Lan, Đức, Hungary, Nga, Ucraina, v.v Riêng Phật giáo tại Hà Nội, theo báo cáo tổng kết công tác Phật sự tháng 12 năm 2010 của Thành hội Phật giáo Hà Nôi thì trên địa bàn vào cuối nãm 2010 có 29 đơn vị Phật giáo cấp quận –huyện –thị trực thuộc, số lượng tăng ni là 2.078 vị, số lượng Tựviện có 2.059 ngôi.Tuy việc quản lý còn gặp nhiều khó khãn do số lượng tăng ni, tự viện đông như vậy nhưng nhìn chung các hoạt động Phật sự được tiến hành tương đối bài bản với việc giám sát, báo cáo hàng năm các công tác tổ chức, tăng sự, an cư kiết hạ, tổ chức giới đàn. Công tác giáo dục tăng ni và hoằng Pháp cũng đuợc quan tâm với những hoạt động như đưa tăng ni đi học tập tại Học viện Phật giáo Việt Nam, các lớp giáo lý cho Phật tử được tổvchức rộng rãi, nhiều lễ cầu nguyện, đêm biểu diễn văn nghệ mừng ngày lễ của Phật giáo được tổ chức quy mô hoành tráng. Công tác từ thiện hoạt động mạnh với số tiền làm từ thiện của Ban Từ thiện Thành hội, Ban Ðại diện Phật giáo các đơn vị quận –huyện –thị và tăng ni trụ trì các cơ sở tự viện lên tới hàng chục tỷ đồng mỗi năm.Nhìn chung, hoạt động Phật giáo tại Hà Nội hiện nay diễn ra khá mạnh mẽ, với sự đầu tư lớn tiền bạc, 30
  33. công sức và ngày một thu hút nhiều những người quan tâm và đến với đạo Phật. Hà Nội có đến hơn 100 chùa lớn, nhỏ, nằm xen kẽ trong các phố phường tấp nập như Trấn Quốc, Kim Liên, Một Cột,Quán Sứ, Liên Phái Chùa nào cũng mang trên mình những nét riêng, phần thiêng của mình, tuy nhiên bài nghiên cứu này chúng tôi chọn ra ba địa điểm nghiên cứu : chùa Phúc Khánh, chùa Quán Sứ và chùa Bằng. Bởi đây là những địa điểm chúng tôi thấy rằng có ốs lượng và chất lượng việc tổ chức các nghi lễ tương đối cao để phục vụ nhu cầu tâm linh cho quần chúng nhân dân, hơn hết vẫn giữ được các nghi quỹ chung trong thực hiện các nghi lễ Phật giáo Đại Thừa. 2.1.1. Chùa Phúc Khánh Chùa Phúc Khánh hay còn được gọi là chùa Sở, chùa Thịnh Quang, tọa lạc tại số 382 phố Tây Sơn, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội. Chùa Phúc Khánh là một trong những ngôi chùa lâu đời ở Hà Nội, được xây dựng vào thời Hậu Lê là cơ sở đào tạo tăng tài cho Phật giáo. Chùa được xây dựng từ cuối đời Trần - đầu thời Lê, là nơi để dạy các Phật tử tu thành chính quả. Sau đó gặp hỏa hoạn bị hư hỏng hoàn toàn. Có tài liệu cho rằng chùa nằm trong khu vực diễn ra trận đánh Đống Đa năm 1789 nên bị đổ nát, sau được nhà sư Chiếu Liên xây dựng lại với sự hỗ trợ của Đô đốc Trần Văn Lễ (thời Tây Sơn) đã từng ém quân ở chùa, ông còn cho đúc quả đại hồng chung và pho tượng Cửu Long cúng chùa. Do đó chùa Phúc Khánh là một phần trong sự tích vua Quang Trung đại phá quân Thanh. [28] Chùa qua nhiều lần trùng tu, xây dựng vào các năm 1853, 1921, 1932, 1935, 1940, 1993, 1996, 1998. Đặc biệt, năm 1940, Hòa thượng trụ trì Thích Trung Thứ đã cho kiến thiết ngôi chùa, làm cơ sở đào tạo tăng tài, điểm an cư kiết hạ hàng năm của chư tăng. Trong kháng chiến chống Pháp, chùa bị phá; năm 1950, dân làng lại góp công của xây dựng lại như hiện nay. 31
  34. Chùa có lịch sử lâu đời với nhiều công trình kiến trúc cổ kính mà vẫn giữ được nét truyền thống, bình dị tạo cho mọi người đến chùa có cảm giác thân thương và rất gần gũi. Chùa có công trình kiến trúc thờ Phật kiểu truyền thống: Tam quan mở 3 cửa vòm giữa là cửa lớn, hai bên nhỏ hơn, trụ đắp hình con sấu quay đầu vào nhau. Sau là một sân nhỏ dẫn đến tiền đường, tiền đường và hậu cung thuộc phật điện. Tiền đường có 5 gian, chính giữa bờ nóc có đắp nổi hình cuốn thư 3 chữ Hán “Hoành Kim Điện” có nghĩa “Điện rồng vàng”. Tất cả vì kèo và kẻ đều được chạm trổ công phu đề tài là cúc điệp, tùng hạc, liên áp Hậu cung gồm 3 gian làm khá đơn giản, điện Mẫu, nhà Tổ cũng mang một kết cấu vì kèo quá gian. Nhà khách và nhà trai đều làm kiểu đầu hồi bít ốc. Bài trí thờ tự trong chùa được bố trí theo hướng từ ngoài vào trong, ở tiền đường có 2 bệ thờ tượng Khuyến Thiện, Trừng Ác, 2 bệ thờ Đức ông và Giám trai. Hậu cung đặt tượng Cửu Long, hai bên là tượng Phạm Thiên và Đế Thích, lớp tượng Quan Âm, tượng Phật Niêm Hoa, A Di Đà Tam tôn (A Di Đà, Quan Âm, Đại Thế Chí), Tam thế. Nhà Tổ thờ các vị sư từng trụ trì tại chùa đã viên tịch. Di vật của chùa phong phú với 20 pho tượng được tạc vào thế kỷ XVIII mang đậm phong cách nghệ thuật Tây Sơn, bia đá 21 tấm, sớm nhất là bia Chính Hòa 19 năm 1698. Chuông đồng 3 quả, 1 quả thời Cảnh Thịnh 4 năm 1796; cửa võng 14 bộ và một số đồ thờ khác như bát hương đồng, lư hương đá, nhang án Chùa đã được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa Quốc gia năm 1988. Không chỉ với kiết trúc đồ sộ, bề dày lịch sử mà chùa còn chiếm được một phần không nhỏ trong lòng rất nhiều người dân bởi nhiều nguyên nhân khác khiến chùa được nhiều người lựa chọn là nơi lễ Phật cầu an, giải hạn, Tam Quy, Bán Khoán, Chiếm được lòng rất nhiều nhân dân đại chúng, mỗi khóa lễ tại chùa đều thu hút hàng nghìn người tham dự, người dân tới lễ Phật, đăng ký giải hạn cho bản thân và gia đình. Chùa Phúc Khánh với rất nhiều Phật tử tín Phật một 32
  35. lòng nhất tâm hướng về Phật, nên mỗi khi có đại lễ, khóa lễ diễn ra dù lượng khách thập phương lên tới hàng nghìn người hay diện tích chùa có hẹp nhưng vẫn luôn được diễn ra rất hoàn chỉnh, nghiêm trang theo đúng nghi quy của nhà Phật. 2.1.2. Chùa Quán Sứ Một trong những ngôi chùa linh thiêng, nổi tiếng bậc nhất ở Hà Nội không thể không kể đến đó chính là chùa Quán Sứ. Là trụ sở của Trung ương hội Phật giáo Việt Nam, chùa Quán Sứ là một phần không thể thiếu của hồn thiêng Hà Nội, ngôi chùa tọa lạc tại số 73, phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm – Hà Nội. Chùa được xây dựng vào thế kỷ 15. Vào thời vua Lê Thế Tông, nguyên xưa ở phường Cổ Vũ chưa có chùa nên nhà vua cho dựng một tòa nhà gọi là Quán Sứ để tiếp đón các sứ thần đến Thăng Long. Được biết sứ thần các nước này đều sùng đạo Phật nên lại dựng thêm một ngôi chùa cũng nằm trong khuôn viên Quán Sứ để họ có điều kiện hành lễ hay còn có thể nói chùa Quán Sứ thuở ban đầu chính là một khu nhà cho các sứ thần các nước trú chân trước khi vào chầu vua nước Việt. Sứ giả các nước Chiêm Thành, Ai Lao, Chà Và Vì lẽ này nên ngay từ đầu địa điểm này đã có sự kết hợp của dinh sở và chùa chiền. Chùa Sứ Quán có thể coi như những sứ quán cổ nhất trong nền ngoại giao của nước Việt với lân bang. Qua thời gian và chiến tranh thì khu dinh cơ dành cho các sứ thần sụp đổ nhưng chùa thì vẫn còn và được tu sửa lại làm chỗ cho các binh sĩ đóng quân ở một đồn gần đó có nơi bái lễ. Đến năm 1822, chùa được sửa sang thêm các khu hành lang, tô tượng, đúc chuông để làm chỗ lễ bái cho quân nhân ở đồn này. Năm 1934, Tổng hội Phật giáo Bắc Kỳ thành lập chọn lấy chùa làm trụ sở trung ương. Đến năm 1942 chùa đã được xây dựng lại theo bản thiết kế do hai kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Ngoạn và Nguyễn Xuân Tùng do chính Tổ 33
  36. Vĩnh Nghiêm duyệt. Chính nơi đây vào ngày 13/5/1951, lần đầu tiên lá cờ Phật giáo thế giới do Thượng tọa Tố Liên mang về từ Colombo đã xuất hiện trên bầu trời Hà Nội. [27] Là trụ sở của một giáo hội lớn, chùa Quán Sứ có những điểm riêng biệt. Ngôi chùa được xây hai tầng theo kiểu hiện đại đầu tiên trong cả nước. Chùa là một quần thể kiến trúc rất độc đáo với những sự kết hợp hài hòa giữa những phần kiến trúc nhỏ lẻ.Tam quan có ba tầng mái, nằm giữa là lầu chuông. Qua tam quan là đến một sân rộng lát gạch, lên 11 bậc là tới chính điện cao, hình vuông, xung quanh có hành lang. Điện Phật gồm các pho tượng đều khá lớn và thếp vàng lộng lẫy được bày trí trang nghiêm. Ở phía trong cùng, ba vị Tam thế Phật được thờ trên bậc cao nhất. Gian bên phải chính điện thờ Lý Quốc Sư - Thiền sư Minh Không với hai thị giả, gian bên trái thờ tượng Đức Ông và tượng Châu Sương, Quan Bình. Phía Đại Hùng Bảo Điện là nhà thờ Tổ, nơi thờ Lịch Đại Tổ Sư của Phật giáo Việt Nam. Vào sâu bên trong sân chùa chính là các dãy nhà dùng làm thư viện, giảng đường, nhà khách và tăng phòng. Là một trong những ngôi chùa trung tâm của Phật giáo, ý thức giữ gìn chính pháp rất cao, trong chùa không có ban thờ “mẫu tam tứ phủ” vì đó là tín ngưỡng bản địa phát sinh không thuộc Phật giáo, điều khá hiếm gặp trong hệ thống chùa ở Việt Nam. Điều đặc biệt hơn nữa, tên chùa cũng như nhiều câu đối trong chùa hầu hết đều được viết bằng chữ quốc ngữ, điều này là do vào khoảng giữa thế kỷ 20 chùa đã trở thành trụ sở trung tâm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Phân viện Nghiên cứu Phật học và văn phòng tổ chức Phật giáo Châu Á vì hòa bình cũng đặt ở đây. Đồng thời, cũng là nơi đặt văn phòng Hội đồng trị sự, văn phòng Hội đồng chứng minh và phòng khách quốc tế. Ngoài ra đây là cũng nơi lưu trữ rất nhiều tài liệu, thư tịch Phật giáo và là một trong những trung tâm nghiên cứu, giảng dạy, truyền bá Đạo Phật lớn nhất trong cả nước. Các vị hòa thượng Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hội đồng trị sự Trung ương Giáo 34
  37. hội Phật giáo Việt Nam cùng các vị thượng tọa, đại đức, tăng ni của văn phòng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đều làm việc ở chùa Quán Sứ và các hội nghị Phật giáo ở cấp quốc tế và quốc gia cũng thường được tổ chức tại đây. Có thể thấy chùa Quán Sứ đã đang và vẫn làm tốt vị trí là trung tâm Phật giáo với những hoạt động văn hóa diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, các hoạt động thường nhật như: ngày sóc, vọng hoặc các dịp đại lễ như: Lễ Vu Lan, Lễ Phật Đản. Trong các ngày đại lễ, những hoạt động sinh hoạt văn hóa của các tín đồ, Tăng, Ni, Phật tử diễn ra sôi nổi vừa mang nét văn hóa Phật giáo vừa mang hơi thở của thời đại mới nhưng vẫn đảm bảo những nguyên tắc pháp quy của tôn giáo. Ngoài ra, các hoạt động học tập, nghiên cứu tại Thư viện, Nhà giảng cũng thu hút các đối tượng khác nhau vừa đến tìm hiểu văn hóa Phật giáo, được cầu Phật, lễ phật, Thánh; cầu xin cho bản thân, gia đình, đất nước an khang thịnh vượng. Những hoạt động này có ộm t vai trò quan trong trong việc phát huy các giá trị tốt đẹp của văn hóa Phật giáo, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa ốt t đẹp của người Việt. Không những vậy, để những đại lễ được diễn ra thành công tốt đẹp, các khóa ễ l được diễn ra quy củ, những buổi sinh hoạt văn hóa, sinh hoạt đạo tràng, các tổ kinh, được diễn ra một cách chỉnh chu nhất thì chùa Quán Sứ luôn có những phòng ban chuẩn bị kỹ càng, bắt đầu từ ban tiếp lễ, đón tiếp, ban truyền thông hay ban tri khách, mỗi ban một việc, điều hành hoàn thiện đại lễ, khóa lễ một cách nghệ thuật vô cùng độc đáo và hấp dẫn, tràn đầy sắc thái linh thiêng hay buổi sinh hoạt với nhiều hoạt động sôi nổi và thiết thực, 2.1.3. Chùa Bằng Chùa Bằng - Linh Tiên tự tọa lạc tại số 63 phố Bằng Liệt, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Xưa kia dưới thời Hậu Lê thuộc xã Bình Liệt, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam. Về niên đại xây 35
  38. dựng từ thuở ban đầu do thất lạc tài liệu sử sách nên chưa xác định được chính xác. Trải qua bao mưa nắng và chiến tranh, không những mất đi những di vật cổ có giá trị, mà còn tạo nên những ấn tượng riêng với những công trình mới đậm chất phật giáo được xây dựng như toà Tam bảo, nhà Tổ, nhà Mẫu, Khu Tháp Tổ, bia đá, chuông đồng, thống đá. Toà thượng điện là công trình chính của chùa (thượng điện hay chính điện thờ Tam bảo). Trong quá trình trùng tu đã phát hiện cách xây dựng độc đáo của tiền nhân với hệ thống “móng treo” rất đặc biệt, bên trong lòng móng có hàng trăm viên gạch “vồ” của thế kỷ 15, 16 .Tuy năm 1945 có trùng tu lại sau khi bị chiến tranh nhưng đó chỉ thay phần mái gỗ lợp ngói thành bê tông còn hệ thống tường móng giữ nguyên của đợt đại trùng tu theo bia “Linh Tiên tự ký” (tạo năm 1654). Hiện nay rất ít công trình kiến trúc đình đền chùa miếu còn loại gạch móng như ở chùa này. Nhà thờ Tổ được tạo dựng bằng gỗ lim. Ngôi nhà này cũng giữ được vẻ độc đáo còn lại ở Việt Nam với hệ thống 6 hàng cột. Tấm bia “Linh Tiên tự ký” được khắc ngày 13 tháng 2 năm Giáp Ngọ niên hiệu Thịnh Đức thứ 2 Triều Lê Thần Tông (năm 1654) do pháp sư Tự Ngọc Bảo, người huyện Tiên Du - Bắc Ninh soạn với bút tích của Hoà thượng Pháp Ấn quê làng Phù Lãng, huyện Đông Ngàn, tỉnh Bắc Ninh. Nội dung ghi công đức của ông,bà Ngô Vĩnh Đăng, Lưu Thị Lý phát tâm làm chùa. Đại hồng chung (chuông chiêu mộ): được đúc tháng 6 niên hiệu Minh Mệnh thứ 18 triều Nguyễn – Đinh Dậu (1837). Đây là quả chuông (đương thời) to nhất vùng được nhân dân ca ngợi qua câu: “chuông Bằng, trống Lủ, mõ Đình Công, cồng làng Sét”, trên chuông ghi công đức của các hội và tín chủ cúng dàng dưới sự chủ trì của thiền sư Tự Phổ Siêu. Vườn chùa hiện còn 6 ngôi tháp thờ chư vị tổ sư và các sư giác linh, trong đó có những ngôi tháp cổ: Linh Quang thờ Thiền Sư Tính Tuyên; Tháp Từ Quang thờ thiền sư Chiếu Sửu – Trí Điển. [29] Bảo tháp Báo Ân, công trình kế thừa ý nghĩa của Tháp Báo Thiên thời Lý, được xây dựng 36
  39. nhân lễ kỉ niệm 350 năm ngày đại trùng tu chùa Linh Tiên lần đầu tiên (1654- 2004). Với chiều cao kỷ lục Từ mặt nền, lên đỉnh tháp cao 54,66m.Tháp gồm 13 tầng theo phẩm Phú chúc, kinh Niết bàn. 8 cột trụ ngoài của tháp đều được làm bằng đá, chạm theo hình long phượng, tượng trưng cho khí âm dương hòa hợp,đạt kỷ lục Tháp Phật giáo cao nhất Việt Nam năm 2007. Năm 2010, tháp xác lập kỉ lục Việt Nam lần 2 với tiêu chí Tháp có nhiều tượng Phật bằng đồng nhất Việt Nam với 104 tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng ngồi trên bệ đá. [26] Bên cạnh quy mô tháp Báo Ân là 18 pho tượng La Hán thẳng hàng được kiến trúc theo dáng mẫu của các vị La Hán chùa Tây Phương (Hà Nội). Tiếp đó là Quan Âm viên, được tôn trí bởi 45 pho tượng được làm bằng đá trắng cùng kích cỡ, thể hiện tinh hoa văn hóa của nghệ thuật tạc tượng Việt Nam. Với niên đại hơn 400 năm, chùa không chỉ là nơi để tăng ni, phật tử thăm quan, lễ bái mà còn tổ chức các khóa tu ngắn hạn cho nhân dân, thanh thiếu niên, sinh viên. Chùa còn là trụ sở tổ chức một số hoạt động của Hội Phật giáo TP Hà Nội, Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Bên cạnh đó, Chùa Bằng cũng tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội như Tiếp sức mùa thi, 2.2. Thực trạng nghi lễ cầu an trên địa bàn Hà Nội hiện nay 2.2.1. Tình hình thực hành nghi lễ cầu an ở chùa Phúc Khánh Vốn là một ngôi chùa nổi tiếng ở Hà Nội chính vì vậy lễ cầu an chính thức đầu năm tại chùa Phúc Khánh luôn thu hút hàng nghìn người về đây dự lễ. Lễ cầu an đầu năm tại chùa Phúc Khánh thường được diễn ra vào 19 giờ ngày 14 tháng riêng âm lịch. Chùa cho phát tâm đăng ký cầu an vào 15 tháng chạp năm trước. Khóa lễ được diễn ra một cách trang nghiêm trong khoảng 45 phút đến 60 phút trong sự quán trưởng của tất cả đại chúng tham dự. Chủ lễ thường là bậc đại đức như đại đức Thích Minh Đức đứng ra làm lễ, bên cạnh là những vị tăng sư thực hiện việc chuông, mõ, hỗ trợ việc gia trì 37
  40. thêm cho chủ lễ. Trong suốt buổi lễ, ngoài những vị chủ lễ, tăng sư thực hiện trì, chú, tụng, niệm còn có những bà vãi hay còn được gọi là tổ kinh của chùa được ngồi sát chủ lễ và cùng tụng kinh theo các sư thầy, bên ngoài những người tham dự cũng được phát một quyển sách in các bài cúng để cùng tụng niệm theo thầy do những phật tử trong chùa phát tâm thực hiện, mỗi năm sẽ được phát 200 – 300 cuốn, tuy nhiên do số lượng người tham dự đông nên số lượng sách chỉ có thể đáp ứng cho một phần người tham dự. Ngoài ra, các vị chủ lễ còn sử dụng thêm loa, mic để khi tụng kinh, niệm đại chung có thể nghe được dù không được ngồi thầy, để mọi người có thể tung niệm theo thầy. Tuy nhiên, số lượng người quá đông, dù có loa thì đôi khi không phải ai cũng có thể nghe hết được những điều thầy tụng, chú. Những người ngồi ngoài đường, dưới lòng đường cũng khó có thể nghe hết, không những vậy số lượng người tham dự quá đông khiến không khí buổi lễ có đôi phần bị loãng, rất khó để nghe được điều gì. Ngoài ra, không phải ai về chùa dự lễ cũng có thể hiểu hết được khóa lễ sẽ làm những gì, tụng kinh gì hay tụng như thế nào, dù đã có phát sách kinh để đại chúng có thể tụng theo và hiểu đôi phần nghi quy nhưng số lượng sách là có hạn so với số lượng khách thập phương về dự nên trong khi buổi lễ diễn ra, đại chúng thường chỉ nhất tâm tụng niệm tên, tuổi, địa chỉ gia đình mình cùng với ước nguyện cầu an, cầu sức khỏe, thành tâm hướng Phật, một lòng mong được sở nguyện ý cầu. Thành phần được tham dự có thể là bất kỳ một ai, chỉ cần họ có lòng hướng về Phật, tin tưởng vào Phật, pháp và tăng đều có thể đến chùa đăng ký cầu an cho bản thân và người thân. Buổi lễ được thực hiện tại gian Tam Bảo của chùa trong sự hoan hỉ, thành tâm chiêm bái, khấn Phật của mọi người. Các khóa lễ được diễn ra trong sự nhất tâm của tất cả mọi người, xuyên suốt buổi lễ là kinh Phổ Môn, sau đến phần văn sớ cầu an thì chủ lễ không đọc tên, tuổi, địa chỉ của riêng từng gia chủ hay văn sớ của từng người. Vì số lượng người về tham dự đông nên khi đọc đến tên, tuổi, địa chỉ, của gia chủ 38
  41. thì thầy chủ lễ sẽ để trống và mọi người sẽ tự nhất tâm nguyện tên, tuổi, địa chỉ, gia đình mình với ý nguyện “Nguyện giải hết thảy tai ương nạn, ách chướng, tật tiêu trừ, phúc thọ tăng duyên, bình yên gia cảnh, khỏe mạnh vui tươi, hết thảy mọi người, thân tâm an lạc.”[20,90] Nhà chùa thường cho phát tâm đăng ký lễ cầu an vào 15 tháng chạp hàng năm, để phục vụ số lượng tín đồ đông đảo, chùa đã sắp xếp nhiều bàn tiếp lễ, bàn đăng ký. Sau đăng ký làm lễ, nhà chùa sẽ chuẩn bị hương, hoa, trà quả cùng với lá sớ cho từng người, từng gia đình, người đăng ký chỉ cần gửi lại tiền đồ lễ, lá sớ mà chùa đã chuẩn bị để làm lễ cho mình là 150.000 nghìn đồng/ lượt mà không phải chuẩn bị thêm gì, ngoài ra bất kỳ ai cũng có thể phát tâm cúng dường Tam Bảo tùy tâm, tùy theo điều kiện của mình. Không những vậy, theo như Đại đức Thích Minh Đức trả lời trên báo điện tử 2thì bất kỳ ai có nhu ầc u nhưng điều kiện không cho phép thì có thể thỉnh cầu với nhà chùa, nhà chùa sẽ giúp đỡ mà không lấy một đồng nào. [28] Đến tối đại lễ cầu an mới chính thức được bắt đầu nhưng có rất nhiều người đã có mặt tại chùa từ rất sớm để có chỗ, có người đến trước giờ lễ tận tận 7 đến 8 giờ đồng hồ, có nhiều người mang cả ghế, báo, chiếu thậm chí cả đồ ăn thức uống để ngủ nghỉ chuẩn bị trước giờ làm lễ. Vì số lượng người tín và tin vào chùa để về dự khóa ễl cầu an của chùa Phúc Khánh là không hề nhỏ, năm nào cũng tới hàng nghìn người tham dự mà diện tích chùa không đủ sức chứa nên tình trạng người dân đến từ rất sớm nhưng vẫn không thể vào được chùa, hay đoạn đường một chiều cùng phía với nhà chùa. Người dân phải ngồi tràn ra ngoài sân, ngoài cổng chùa thậm chí trên vỉa hè ngoài chùa hay dưới lòng đường, Bên trong chùa không còn một chỗ trống nào, phải làm hàng dây chắn ngăn cách để lấy lối đi, nói là ốl i đi nhưng cũng chỉ vừa đủ 1 người đi lại, nếu 2 người đi thì phải hơi nghiêng người để nhường lối, bên ngoài chùa người dân đứng, ngồi tắc kín chiếm gần hết một nửa làn đường 39
  42. phía bên chùa. Khách thập phương đến tham dự thì có thể gửi xe tại điểm trông giữ phương tiện của phường Ngã Tư Sở hoặc một số điểm trông xe tự phát gần chùa với chi phí từ 10.000 VNĐ đến 20.000 VNĐ, tuy nhiên những người đến sau không có chỗ gửi xe đành đỗ xe ngay tại chỗ, đứng vái vọng vào chùa để tham dự khóa ễl thậm chí có người đỗ trên cầu vượt vái vọng vào chùa. Không chỉ có người dân có mặt từ sớm mà hàng trăm cán bộ chiến sĩ công an cũng đã có mặt từ sớm để đảm bảo an ninh trật tự và An toàn giao thông cho người dự lễ cầu an tại chùa Phúc Khánh. Công an quận Đống Đa đã huy động 13 đội nghiệp vụ, công an 16 phường với hơn 300 chiến sĩ, 100 bảo vệ dân phố được bố trí làm 3 vòng khép kín chốt chặn tại các điểm, lực lượng chức năng được huy động từ ngoài cổng vào tận trong chùa để đảm bảo an ninh trật tự. Để đảm bảo an toàn giao thông, giúp các phương tiện đi lại thuận lợi, lực lượng cảnh sát cơ động, cảnh sát giao thông đã được phân bố chốt chặn tại các tuyến đường, ngã tư như Tây Sơn – Chùa Bộc, Tây Sơn – Láng - Ngã Tư Sở, cảnh sát lập hàng rào barie ngăn và đứng thành hàng bên ngoài hướng dẫn phân luồng, đảm bảo an ninh trật tự cho người dân dự lễ. Càng sát giờ lễ, người dân đổ về chùa ngày càng đông, cảnh sát phải liên tục kéo lùi hàng barie cho khách tham dự, nhiều người lưu thông qua khu vực đỗ xe lại xem và chụp ảnh khiến giao thông bắt đầu ùn ứ. Dù khóa lễ kết thúc đã hơn một tiếng nhưng đến 21 giờ các phương tiện lưu thông qua đoạn đường này vẫn gặp phải nhiều khó khăn. Để buổi lễ có thể diễn ra thuận lợi có ộm t phần công không hề nhỏ của đội tình nguyện viên của chùa. Họ đã phải liên tục chuẩn bị cho khóa lễ, từ đồ lễ, lộc chùa cho khách sau khi khóa lễ kết thúc đến chỗ ngồi của từng người dân về lễ chùa. Dù đã được nhắc từ trước là “Không vứt rác ra chùa” nhưng sau khi khóa lễ kết thúc, những tình nguyện viên vẫn dọn được cả đống rác 40
  43. trong sân chùa đến ngoài cổng chùa như báo chải đất, vỏ chai nước, vỏ bánh, Sau cùng mỗi buổi lễ, sớ cầu an mỗi gia đình sẽ được nhà chùa giúp hóa tại chùa, mỗi người sẽ được nhà chùa phát một chút lộc sau khi buổi lễ kết thúc. Nói là phát nhưng thực tâm là nhà chùa đã chuẩn bị sẵn những rổ, sọt, thùng lộc to để xếp thành một hàng ở cạnh cổng chùa, sau khi kết thúc buổi lễ mỗi người sẽ xin một chút lộc chùa mang về, lộc chùa có thể là oản, chuối, với đội ngũ con nhang đệ tử đông đảo, mỗi thùng lộc sẽ có ộ m t người đứng phát lộc, điều này để chắc chắn một điều là ai cũng sẽ có lộc chùa mang về sau khóa lễ. Xin lộc để tạo niềm tin trong cách sinh hoạt và đó là biểu tượng của sự may mắn, tốt đẹp. Tuy nhiên, do số lượng người tham dự khá là đông nên sau khi kết thúc khóa lễ, tình trạng chen lấn xô đẩy xin lộc chùa vẫn thường xuyên xảy ra. Có thể thấy mọi người tin rằng cầu an chính là thiết lễ, tụng kinh, cầu nguyện cho người sống thoát khỏi bệnh tật, tai qua nạn khỏi, cho gia đình được hạnh phúc, mong cho con cái được nên người, lên lương, (Phụ lục 1) Sau buổi lễ, ai cũng cảm thấy bình tâm, mọi chuyện trong cuộc sống sẽ thoải mái hơn, bình an tai qua nạn khỏi. (Phụ lục 1) 2.2.2. Thực trạng thực hành nghi lễ cầu an tại chùa Quán Sứ Chùa Quán Sứ từ xưa đến nay luôn chiếm được lòng rất đông tín đồ đại chúng, đây cũng chính là nơi mà nhiều du khách thập phương chọn làm điểm đến trong đầu năm mới, đầu năm ở chùa nổi bật với lễ “Kỳ Yên”, “Kỳ An”, mong cầu sự bình an, may mắn, sức khỏe, cầu phúc, lộc, thọ, Với không gian rất rộng rãi, sáng sủa, uy nghiêm cũng không kém phần thanh tịnh, chùa bắt đầu những khóa lễ giải hạn, cầu siêu, đầu năm từ ngày mồng 4 tháng riêng đến hết tháng riêng. Khóa lễ cầu an cũng không phải một ngoại lệ, tùy vào điều kiện và nhu cầu của đại chúng, số lượng tín đồ thành 41
  44. tâm đăng ký mà lịch làm lễ cầu an đầu năm sẽ được diễn ra trong các ngày từ mùng 4 tháng riêng đến hết tháng riêng, có thể là mùng 9 hoặc ngày 14, .ngoài ra để đáp ứng nhu cầu của tín đồ, nhà chùa còn tổ chức các buổi lễ cầu an vào ngày 30 âm lịch hàng tháng, và đôi khi còn có tổ chức những buổi lễ cầu an cho gia chủ nào có nhu cầu. Tuy nhiên, khóa lễ cầu an đầu năm vẫn có số lượng người đăng ký đông nhất và đối với các buổi lễ cầu an theo nhu cầu gia chủ nằm ngoài lịch cầu an trên chùa thì sẽ được sắp xếp tùy theo lịch của các thầy chủ lễ. Khóa lễ được diễn ra trong khoảng 1 tiếng đến 1 tiếng rưỡi xuyên suốt là sự trang nghiêm và linh thiêng nơi cửa chùa. Muốn được ghi danh làm khóa lễ cầu an đầu năm hay bất kỳ khóa lễ cầu an nào trên chùa đều phải đăng ký trước, đối với khóa lễ cầu an đầu năm thì sẽ phải đăng ký vào tầm 15 tháng chạp năm trước, đối với các khóa lễ cầu an khác thì tín đồ có thể đăng ký tại chùa bất kỳ lúc nào có nhu cầu, nhà chùa sẽ sắp xếp làm lễ cho gia chủ. Tại chùa luôn có một phòng đón tiếp hay còn gọi là tiếp lễ, sẽ có một thầy sư với ba bà vãi – con nhang đệ tử nhà Phật chuyên lo những việc tiếp đón, nhận đăng ký các khóa lễ tại chùa, giải đáp những khúc mắc cho tín đồ, Phật tử đến chùa, bất kỳ điều gì còn đang lăn tăn, khúc mắc trong cuộc sống cần có sự che trở của cửa Phật, bảo ban của nhà chùa đều có thể đến đây xin giải đáp, giúp đỡ. Có thể như những việc muốn xin đăng ký cầu siêu cho người thân, muốn xin đăng ký làm lễ hằng thuận tại chùa, muốn xem ngày cưới hay tới những việc liên quan đến sự thờ cúng tại gia đình như muốn xin bốc bát hương mới, xin rước ảnh Phật về thờ, tất cả đều được chùa giải đáp, hướng dẫn cụ thể, chỉ cần thành tâm hướng về Phật, người ta thường hay nói những phép lạ sẽ xảy ra khi các Phật tử thành tâm, bởi sự thành tâm chính là cách tiếp xúc trực tiếp với Đức Phật trong đạo Phật Đại Thừa, chính vì vậy chỉ cần thành tâm hướng Phật, Phật sẽ đưa đường dẫn lối ta đi ra khỏi tăm tối, hướng ta làm những điều thiện. 42
  45. Sau khi ghi tên, tuổi, địa chỉ bản thân, người thân vào danh sách đăng ký cầu an, ban tiếp lễ sẽ ghi thông, cùng sự mong của gia đình vào sớ, sẽ báo lịch lễ cầu an luôn để mình có thể sắp xếp tham dự. Trong nghi lễ cầu an, đại chúng không cần chuẩn bị bất kỳ hương, hoa, lễ, quả, gì, tất cả đều được các thầy chủ lễ cùng các tổ kinh chuẩn bị. Tổ kinh hay còn gọi là các bà vãi thường phụ giúp các thầy, tham dự cùng buổi lễ bởi họ coi đó là việc làm công quả phụ giúp các thầy và đại chúng. Trong buổi lễ, thường ngồi xung quanh đại chúng, họ tự chuẩn bị sớ, kinh để đọc và mặc quần áo lam, tụng niệm theo thầy. Các thầy có chuẩn bị mic và loa để đại chúng có thể nghe rõ hơn chính vì vậy việc tụng niệm cũng không gặp khó khăn trở ngại nhiều, nếu thuộc kinh có thể tụng theo thầy còn nếu không thì quỳ chắp tay, nhất tâm hướng về Tam Bảo. Những cá nhân hay gia đình nào đã đăng ký làm lễ cầu an với chùa thì thầy sẽ đọc sớ cầu an của từng gia đình, còn ai chưa đăng ký hay không có sớ thì có thể tự cầu nguyện thỉnh cầu tới Phật, xuất tâm thì Phật chứng, một lòng thành tâm hướng xin cầu Phật. Khi kết thúc khóa lễ, Phật tử ai ai cũng nhận được lộc chùa, có thể là oản, xôi hay hoa quả tùy theo ban phát của các thầy, sớ cầu an của mỗi gia đình cũng sẽ được nhà chùa hỗ trợ hóa giúp. Đặc biệt, chi phí mỗi khóa lễ cầu an đều không có, tín đồ có nhu cầu thì nhà chùa thực hiện giải quyết những vấn đề xuất phát từ những nhu cầu thực tế của con người bởi lẽ Phật giáo không phải từ hư không hay từ trên trời rơi xuống mà nó được thai nghén từ trong các vấn đề của cuộc sống và được sinh ra để giải quyết những vấn đề đó. Ngoài ra, tín đồ nào phát tâm có thể cúng dường Tam Bảo tùy tâm. Theo quan niệm của Phật, cầu an đầu năm không nằm ngoài mục đích để mình và gia đình thành tâm sám hối tội lỗi, tiêu trừ nghiệp chướng, bỏ ác làm thiện, phát nguyện hồi hướng công đức của những thiện sự đó ểđ cho bản thân 43
  46. và gia đình tai qua nạn khỏi, tăng khả năng tiêu tai, giảm tội, tăng phúc bình an, thân tâm an lạc. Tham gia lễ chùa như vậy, chính là được sống trong những phút giây chính niệm, tịnh tâm. Phật luôn dạy rằng, mọi phước đức ở đời đều được vun trồng và chăm chút từ nhiều đời trước, khi biết nói lời ái ngữ, làm việc thiện lành, giàu lòng nhân ái giúp mọi người thì cuộc sống sẽ được phúc, được an lành ở những phút giây hiện tại. Hàng trắm người từ thập phương đều quy tụ về đây mỗi dịp đầu xuân để lễ tết cũng như cầu an với mong cầu một năm mới bình an, không lo lắng. Sauk hi khóa ễl cầu an kết thúc, mỗi người thường cảm thấy tâm bình an hơn, yên tâm về những kế hoạch trong năm mới với một tâm niệm khi đã cầu an trên chùa như vậy những thành viên trong nhà đều được bình an, tai qua nạn khỏi. 2.2.3. Thực hành nghi lễ cầu an ở chùa Bằng Mỗi năm tết đến, xuân về, chùa Bằng đều tổ chức tụng kinh Dược Sư cầu cho quốc thái dân an bắt đầu vào 14 giờ hàng ngày từ mồng 1 đến mùng 7 tháng riêng. Chùa cho phát tâm đăng ký từ 15 tháng chạp năm trước. Khi đến sẽ được những người tình nguyện viên tại chùa – những người phát tâm phụ giúp các thầy ở chùa, họ coi đấy là công quả phụ giúp các thầy và đại chúng, giúp đỡ ghi danh, đăng ký cho mình làm khóa lễ, sau khi đăng ký các tình nguyện viên sẽ viết sớ và báo cho mình ngày tham gia khóa lễ của mình cùng gia đình, đến ngày mình đến tham gia tụng niệm cùng thầy, cầu cho gia đình mạnh khỏe, yên ấm cửa nhà, (Phụ Lục 1), ngoài ra mình có thể đến chùa tham dự khóa lễ bất kỳ ngày nào chỉ cần có tâm hướng đến Phật, bất kỳ ngày nào cũng có thể đến chùa cầu nguyện, nghe tụng kinh pháp. Trong nghi lễ cầu an, đại chúng không cần chuẩn bị bất kỳ hương, hoa, lễ, quả, gì, tất cả đều được các thầy chủ lễ cùng các tình nguyện viên của chùa 44
  47. chuẩn bị, sau khi khóa lễ kết thúc, tín đồ có thể tùy tâm hồi hướng cho nhà chùa. Thành phần tổ chức thường có chủ lễ là trụ trì Thích Bảo Nghiêm cùng chư tôn đức Tăng làm nhiệm phụ vụ giúp các công việc trì, niệm cho chủ lễ, bên cạnh còn có những tình nguyện viện hay còn được gọi là bà vãi ngồi xung quanh trong ban Tam Bảo cũng tham gia tụng niệm giúp các thầy. Thành phần tham dự có thể là bất kỳ ai, già trẻ lớn bé, không kể sang nghèo hay đã quy y hay chưa quy y, chỉ cần hoan hỉ có tâm hướng về Phật đều có thể đăng ký tham dự. Nghi thức đàn Dược Sư được bày biện trang nghiêm, cung thỉnh tôn tượng của 7 Đức Phật Dược Sư tại 7 bàn thờ và bày biện hương, hoa, đèn, nến trang nghiêm, treo phan, treo phướn mà lá phướn lớn nhất là 10 gang tay như trong kinh Dược Sư đã dạy. Đồ lễ dâng lên Phật thường gồm : hương, hoa, trà quả, đôi khi có thêm một mâm đồ chay tất cả đều được những tình nguyện viên trong chùa chuẩn bị một cách kỹ lưỡng từ nhiều ngày trước để buổi lễ được diễn ra suôn sẻ. Trước khi bắt đầu, Hòa thượng trụ trì Thích Bảo Nghiêm cùng chư tôn đức Tăng và toàn thể đại chúng đã làm lễ niêm hương bạch Phật, yết Tổ và thực hiện nghi thức sái tịnh đàn để khai mạc đàn Dược Sư đầu năm cầu nguyện thế giới hòa bình, nhân dân an lạc ấm no. Sau đó, là thời khai kinh Dược Sư được đặt dưới sự chủ lễ của Hòa thượng trụ trì cùng chư tôn đức Tăng Ni đến từ các chùa trong địa bàn thành phố Hà Nội. Xuyên suốt những ngày này nhà chùa và Phật tử chỉ nghiêm trì đọc bản kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai Bản Nguyện Công Đức và xướng niệm hồng danh của Đức Phật Dược Sư. Đến phần văn sớ, các thầy sẽ đọc sớ cầu an của từng gia đình cùng với nguyện ước của riêng từng nhà. Chư tôn đức Tăng, Ni Phật tử và người dân thập phương lúc đến, lúc đi nhưng cũng cố gắng ngồi xuống tụng 1 biến kinh hoặc đơn giản là vào chỉ niệm hoặc chỉ là vào đỉnh lễ nhưng 45
  48. đều là đọc tụng bản kinh lưu truyền bằng chữ Hán. Bên cạnh trì tụng kinh văn, phụng thờ 7 Phật Dược Sư thì còn làm những việc như phóng sinh, tu phúc hay làm những việc từ thiện, bố thí cho những người khốn khó bần cùng, giúp đỡ những người gặp hoạn nạn, khó khăn rồi cho tới cúng dường Tam Bảo, cúng dường cho việc trùng tu chùa cảnh, in ấn kinh sách và cúng hiện tiền chư Tăng. Mọi người đến chùa cầu an lễ Phật để khép lại một năm mới với tất bật những muộn phiền, lo toan vất vả, cầu mong một năm mới bình an. ( Phụ Lục 1) Sau khi khóa lễ kết thúc, nhà chùa sẽ hỗ trợ hóa giúp ớs cho các gia đình, thầy chủ lễ hạ lễ và phát lộc mọi người tham dự. Đồ lễ cúng xong, thường người ta không thường hưởng lộc một mình. Lộc chùa thường được chia làm nhiều phần. Một phần được chính người dâng cúng đem về thụ lộc, một phần để cho sư và những người coi sóc chùa, một phần thì để dành cho những người lang thang cơ nhỡ, đói khát, nhưng trẻ không có nơi nương tựa Nhưng ở đây người chuẩn bị lễ là con nhang đệ tử của chùa, thì những người không phải chuẩn bị kia có được nhận lộc không? Ai cũng được nhận lộc hết, các thầy sư tại chùa thường phát hết lộc cho tất cả mọi người bởi lẽ Phật thương dân như thương con, từ bi độ lượng, không so đo, nề hà, đầu năm nhận một chút lộc chùa để một năm có sự may mắn đồng thời cũng nhắc nhở bản thân tinh tiến tu tập, nuôi dưỡng và phát triển Phật tính, hạt giống bồ đề trong con người, làm những việc thiện lành, ứng dụng lời Phật dạy để chuyển hóa hânt tâm,đặc biệt phải có niềm tin sâu vào nhân quả. Chỉ có như vậy, bản thân mới được an từ tận bên trong. NHẬN XÉT Theo như khảo sát của chúng tôi về tiến hành nghi lễ cầu an đầu năm của Phật giáo Đại Thừa ở các chùa tại thủ đô Hà Nội hiện nay như chùa Phúc 46
  49. Khánh, chùa Quán Sứ và chùa Bằng, tôi rút ra một số nhận xét. Thứ nhất là trong việc thực hiện nghi lễ thực tế tại các chùa vẫn giữ được những nghi quy chung trong cách thực hiện tuy nhiên vẫn còn nhiều điểm nổi bật khác biệt so với kinh điển. *Giống nhau Có thể dễ dàng nhận thấy trong thực tế thực hành nghi lễ cầu an tại các chùa thì tất cả nghi thức và quy định của một khóa lễ vẫn luôn được các thầy chủ lễ truyền thừa từ nhiều đời, cốt là để hiểu rõ các điều căn bản các nghi quy, những điều răn dạy của Phật gửi gắm qua các khóa lễ. Với những điều căn bản này, các thầy chủ lễ vẫn giữ nguyên như thuở ban đầu không pha trộn gì thêm, tuy nhiên mỗi nơi mỗi khác, tùy “mỗi thầy mỗi phép” mà thực hiện khóa lễ một cách đơn giản hay cầu kỳ hơn sao cho phù hợp hoàn cảnh, nguyện vọng đại chúng. *Khác nhau Qua nghiên cứu, khảo sát của chúng tôi, nghi lễ cầu an đầu năm của Phật giáo Đại Thừa đã có đôi phần thay đổi so với kinh điển, tuy nhiên không phải thay đổi trong nội dung của nghi lễ mà là thay đổi trong thứ tự thực hiện, nghi thức thực hiện mỗi nơi mỗi khác, điều này căn bản do điều kiện mỗi chùa khác nhau, duyên số giữa Phật tử và nhà chùa khác nhau, số lượng tín đồ tham dự khác nhau mà có một chút biến tấu trong nghi thức thực hiện khóa lễ. Một vài tiết trong khóa lễ đã được cắt giảm ví dụ như với mỗi lần đỉnh lễ, nhất tâm đỉnh lễ ở đầu khóa lễ cầu an, toàn bộ đại chúng cũng như chủ lễ phải đứng dậy lạy một lạy tuy nhiên do số lượng tín đồ về dự lễ đông và điều kiện không gian thời gian không cho phép thì chủ lễ đứng dậy lạy một lạy và đỉnh một hồi chuông thôi hay như khi tụng niệm kinh và đến phần đọc văn sớ cầu an bản mệnh hay văn sớ cầu an đảo bệnh, chủ lễ phải đọc tên, tuổi, địa chỉ cũng như mong cầu của từng tín đồ gia chủ nhưng do điều kiện thời gian 47
  50. không cho phép đọc hết tên mọi gia chủ mà tùy nơi các chủ lễ sẽ bỏ cách phần này để cho đại chúng tự tụng niệm tên của mình, Mỗi nơi mỗi lễ lại có ộm t thứ tự thời kinh khác nhau ví như trong kinh điển thì là đỉnh lễ Tam Bảo đầu tiên “Tất thảy cung kính, dốc lòng kính lạy Phật – Pháp – Tăng thường ở khắp mười phương” rồi sau đến nguyện hương, ca ngợi Đức Phật, tuy nhiên có nhiều nơi bắt đầu một thời kinh với nguyện hương đầu tiên, Do chưa thống nhất được về nghi lễ và Việt hóa hoàn toàn các thời khóa lễ, sám, tụng, niệm, dẫn đến tình trạng mỗi nơi một cách lễ, mỗi nơi một cách tụng, thậm chí 3 ngôi chùa lại với ba trình tự khác nhau. 48
  51. TIỂU KẾT CHƯƠNG II Có thể thấy nhu cầu tín ngưỡng, học tập pháp điều Phật giáo của các tín đồ Phật tử và quần chúng nhân dân ngày một tăng lên, đặc biệt là của giới trẻ trong những năm qua đã và đang không ngừng gia tăng, nhưng đội ngũ sư có kinh nghiệm và nhiệt huyết có thể giảng dạy, chỉ rõ bản chất của từng vấn đề nghi lễ còn quá mỏng. Thêm vào đó nhiều vị sư, tăng chưa thực sự quan tâm đến sự nghiệp giảng dạy Phật pháp mà nặng về tín ngưỡng, lễ bái nhiều. Tuy nhiên ở một số nơi, nghi thức thực hiện nghi lễ cầu an không được đi theo đúng chính pháp, quy định của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh của Phật giáo trong mắt đại chúng, không những thế cầu an quá mức nhưng lại không hiểu rõ gốc của khóa lễ cầu an thì vô tình lại đi sai lại với những điều răn dạy của Phật. 49
  52. KẾT LUẬN Tóm lại, từ những mưu cầu thiết yếu trong cuộc sống con người hàng ngày đã nảy sinh ra những điều bất an, lo sợ vô hình hiện hữu trong tâm thức con người. Chính vì thế nên tín đồ Phật tử đến chùa ngoài mong cầu về tri thức, giáo lý mà còn thực hiện. Đa phần họ đến chùa với niềm tin sâu sắc rằng chỉ có nơi đây mới có thể giúp cho thân tâm họ được thanh thản, được giải thoát khỏi những khổ ải, trầm luân của trần tục hướng tới cảnh giới siêu thoát. Để làm được những việc đó, để xoa dịu những lo sợ của tín đồ, Phật giáo đã đưa ra một nghi lễ được gọi là cầu an. Theo quan niệm của nhà Phật, việc tổ chức lễ cầu an đầu năm không nằm ngoài mục đích để mình và gia quyến thành tâm sám hối tội lỗi, tiêu trừ nghiệp chướng, bỏ ác làm lành và thực hiện những thiện sự thì phát nguyện hồi hướng của những việc thiện đó sẽ là sự bình yên cho bản thân và gia đình, tăng khả năng giảm trừ tiêu tai, giảm tội, tăng phúc, bình an, thân tâm an lạc. Xét đến mối quan hệ rộng hơn đối với dân tộc, đại lễ cầu an tổ chức vào đấu năm tại các chùa mang ý nghĩa cầu cho quốc thái dân an, người dân được sống trong cảnh thanh bình. Đề cao quan niệm nhân quả, Phật giáo luôn dạy ta rằng tất cả những gì trong hiện tại tạo nên, đó là thái độ sống, quan niệm, những suy nghĩ, hành vi tiêu cực hoặc tích cực trong hiện tại của chúng ta. Cho nên không tạo nghiệp nhân xấu, tạo nhiều nghiệp thiện trong hiện taị là thái độ sáng suốt để cải thiện đời sống như ý và xây dựng đời sống an vui hạnh phúc cho mình, ta có thể chuyển nghiệp nặng thành nghiệp nhẹ bằng cách ăn năn sám hối những nghiệp đã tạo ra và nỗ lực tu tập, tạo các nhân duyên lành làm trở ngại sự hình thành nghiệp quả. Bằng sự thực hành các thiện pháp, bằng sự tu tập giới, định, tuệ, chúng ta có thể vô hiệu hoá các nghiệp nhẹ mà đáng lẽ chúng ta phải nhận lãnh quả báo. Nếu chúng ta sống đời sống bất thiện (trộm cắp, cướp giật, lừa đảo, chiếm đoạt, mua gian bán lận, giả dối lọc lừa, làm giàu bằng xương máu kẻ 50
  53. khác ), nếu chúng ta sống buông thả không có trách nhiệm đối với bản thân, đối với gia đình, xã hội (rượu chè, cờ bạc, sa đọa, truỵ lạc, làm khổ cho mình và người khác ) thì dù có cầu cho nhiều cũng không an, cầu đến đâu cũng không ai cứu độ được. Lễ cầu an vào những ngày đầu năm là một sinh hoạt chính đáng và phù hợp với nhu cầu tâm linh trong cuộc sống đời thường của người Phật tử, đồng thời là nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt mỗi dịp xuân về. Một điều cần nhớ là lễ cầu an như một hình thức cầu nguyện cao thượng, có hiệu quả giúp chúng ta tiêu trừ nghiệp nhân xấu khi và chỉ khi bản thân chúng ta biết sống chân chính, biết làm điều thiện và tạo được nghiệp lành. Thế nhưng cái gì cũng có hai mặt, nghi lễ cầu an cũng có mặt tốt và hại, mặt tốt chính là dẫn con người sống thanh tịnh, xóa bỏ âu lo trong cuộc sống, làm việc thiện nói lời hay, không phạm những điều sai trái xuất phát từ thân, khẩu, ý, nhưng điều đấy có thực hiện được hay không phải phụ thuộc vào cách thức tổ chức, phương pháp truyền đạt, mỗi địa điểm mỗi chùa lại có cách truyền đạt, thực hiện, điều kiện khác nhau mà có những tác động lớn bé đến với tín đồ Phật tử. Nhưng sức ảnh hưởng của nghi lễ cầu an đến đại chúng nhân dân là không thể phủ nhận. Khi tham gia lễ cầu an, mọi người sẽ được sống trong những giây phút chính niệm, quán tưởng và làm theo những lời răn dạy của đức Phật. Mọi phước đức đời này đều đã được vun trồng và chăm chút từ nhiều đời trước, khi biết nói lời ái ngữ, làm việc thiện lành, giàu lòng nhân ái giúp mọi người thì cuộc sống sẽ được phúc, được an lành ở những giây phút hiện tại. Một điều đặc biệt nữa là, trong giờ phút ấy, tự bản thân của mỗi người, từ suy nghĩ đến hành động đều một mực giữ gìn, không tạo ra những điều xấu, ác trong những ngày thiêng liêng ấy để có được một năm mới suôn sẻ mọi điều. Với lợi ích thiết thực như vậy, lễ cầu an vào những ngày đầu xuân năm mới đã giúp người Phật tử hiểu và thực hiện một cách rất tự nhiên về đạo lý 51
  54. nhân quả, nghiệp báo; tránh suy nghĩ và hành động những điều xấu, ác để một năm mới gặp được những quả ngọt, điều lành. Cùng với ý nghĩa ấy, trong những ngày này, mỗi người con Phật sẽ lắng lòng nhìn nhận lỗi lầm từ Tham - Sân - Si của tâm và nguyện sẽ sám hối, chừa bỏ để cầu cho một năm mới hạnh phúc, an vui. Mặt khác, việc cầu nguyện dễ làm cho người ta ỷ lại, rằng không cần làm lành kiêng ác, cứ sống buông lung phóng túng để rồi người thân sẽ tổ chức cầu nguyện cho mình được siêu thoát khi mình mất. Việc cầu nguyện, dù có tác dụng đi nữa, nhưng nếu ỷ lại thì cái lợi quá ít mà cái hại thì vô cùng to lớn chẳng những cho cá nhân mà còn cho xã hội nữa. Với những lý do đó nên Đức Phật đã quyết định không chủ trương cầu nguyện. Chỉ cần gieo nhân tốt thì kết quả sẽ tự nhiên tốt mà thôi. Nhìn chung, các chùa, các nơi thờ tự đều đang cố gắng hướng con người sống và làm theo chích pháp mà Phật dạy, tổ chức những buổi lễ cầu tự theo đúng nghi quy của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tuy nhiên còn có những vấn đề tiêu cực đang xảy ra trong cơ chế thị trường hiện nay tại một số chùa chiền và những nơi thờ tự tâm linh Phật giáo như vấn nạn kinh doanh Phật giáo với nhiều hình thức như “làm kinh tế” mạo danh Phật giáo làm suy giảm chính tín và lòng tin của tín đồ Phật tử vào chính pháp và làm ảnh hưởng đến hình ảnh tốt đẹp và mục đích cao thượng của đạo Phật. Hoặc tổ chức những buổi lễ mang nặng về kinh tế, làm ảnh hưởng đến trật tự an ninh, an toàn giao thông, Từ những bất cập, hạn chế trên, tôi xin phép được nêu ra một số kiến nghị và giải pháp sau: 1. Cần có bộ giáo trình giảng dạy và hướng dẫn chung để thống nhất về nghi lễ và Việt hóa các khóa thời tụng niệm, lễ, sám, Chính vì thế, Ban Nghi lễ và Ban Văn hóa trung ương Giáo hội Phật Giáo Việt Nam cần phối hợp tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo về vấn đề này và sớm đưa ra một nghi lễ thống nhất và Việt hóa ốt i đa được các thời khóa, tụng niệm, lễ sám, 52
  55. 2. Thường xuyên vận động các vị trụ trì, đặc biệt là các tăng, ni trẻ nêu cao tinh thần và trách nghiệm trong công cuộc học tập Chính pháp, không lơ là học tập và sống theo đạo lý Phật đề ra để có thể đáp ứng những nhu cầu tôn giáo của tín đồ cũng như giải đáp những khó khăn khúc mắc của Phật tử trong thời đại mới. Qua ảnh hưởng của các khóa lễ cầu an tại các chùa đến đại chúng, tôi cho rằng Phật giáo đã và đang có những vai trò nhất định trong việc kiến tạo một xã hội ổn định, góp phần giúp mỗi cá nhân có đời sống tinh thần phong phú, lối sống đẹp. Vì chúng sinh mà tồn tại, đó chính là mục tiêu, tôn chỉ của Phật giáo và cũng là tinh thần nhập thế của Phật giáo suốt hơn 2500 năm qua. 53
  56. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Sabrino Acquaviva, Enzo Pace (1998), Xã hội học tôn giáo, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 2. Đào Duy Anh (1997), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb Thuận Hóa, Huế. 3. Đào Duy Anh (2001), Từ điển Hán Việt, Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội. 4. Trần Lâm Biền (1996), Chùa Việt, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 5. Thích Minh Châu và Minh Chi (1991), Từ điển phật học Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội. 6. Phan Huy Chú (1997), Hoàng Việt địa dư chí, tập 1, Nxb Thuận Hóa, Huế. 7. Nguyễn Đại Đồng (2011), Chùa Quán Sứ, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội. 8. Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh hội Quảng Nam Đà Nẵng (1993),Nghi lễ phật giáo, Nhà xuất bản văn hóa thông tin, thể thao Quảng Ngãi – Đà Nẵng, Đà Nẵng. 9. Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phân viện Nghiên cứu Phật học (1998), Từ điển Phật học Hán Việt,Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, Hà nội. 10. Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Thích Nguyên Toàn (2013), Tiến trình lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. 11. Thích Nhật Hạnh (1965), Đạo Phật hiện đại hóa, Nxb Lá bối, ebook. 12. Nguyễn Duy Hinh (2009), Lịch sử đạo Phật Việt Nam, Nxb Tôn giáo và Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 13. Hội văn hóa giáo dục Linh Sơn Đài Bắc (2000), Phật quang đại từ điển. 14. Kinh Trung bộ, kinh Điều ngự địa, số 125 15. Trần Bá Lãm (1787), La Thành cổ tích vịnh, Thư viện Viện Hán Nôm. 16. Thịnh Lê (2001),Từ điển Nho Phật Đạo, Nhà xuất bản văn học, Thành phố Hồ Chí Minh. 54
  57. 17. Nguyễn Thế Long, Phạm Mai Hưng (1997), Chùa Hà Nội, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 18. Chân Nguyên & Nguyễn Tường Bách (1999), Từ điển Phật học, Nxb Thuận Hóa, Huế. 19. Phân viện nghiên cứu Phật học Việt Nam (2008), Kinh chú thường tụng, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. 20. Trương Bội Phong (2012), Nghi lễ Phật giáo, Nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội. 21. Richard T.Schaefer, Chương 15: Tôn giáo, Xã hội học, Biên dịch Huỳnh Văn Thanh, Nhà xuát bản Thống kê 22. Lưu Minh Trị (2010),Hà Nội - Danh thắng và Di tích, Nxb Hà Nội. 23. Đạo Uyển (2006),Từ điển phật học, Nhà xuất bản tôn giáo, Hà Nội. 24. Đặng Nghiêm Vại (2001), Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 25. Tạp chí Nghiên cứu Phật học – số 6 năm 2017 26. Ấn Tượng chùa Bằng - 20140730084113099.htm 27. Chùa Quán Sứ - Ngôi chùa cổ linh thiêng bậc nhất thủ đô - chua-co-linh-thieng-bac-nhat-thu-do-33.html 28. Chùa Phúc Khánh nơi linh thiêng giữa lòng Hà Nội - 689.html 29. Lịch sử chùa Bằng 30. Sư thầy chùa Phúc Khánh : 150.000 đồng dâng sao giải hạn là rất “hạ” rồi - giai-han-la-rat-ha-roi-d458448.html 55
  58. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 * Câu hỏi phỏng vấn: Theo anh chị mục đích tham gia khóa lễ cầu an đầu năm là gì? Việc tham dự khóa lễ cầu an đầu năm đem lại lợi ích gì? * Trả lời “Ai cũng biết là đông, chùa Phúc Khánh lễ cầu an đầu năm lúc nào cũng đông, nhưng nhà tôi đã xin cầu an ở đây mấy năm nay rồi, không làm gia đình tôi thấy an tâm, bình an hơn cho một năm mới, làm bất kỳ điều gì cũng thấy an tâm tự tin làm hơn mà nó còn vô tình thành thói quen rồi, bây giờ mà không được làm lễ cầu an ở đây nữa cảm thấy không yên. Vì thế nên năm nào tôi cũng đăng ký cho gia đình mình làm lễ cầu an ở chùa Phúc Khánh dù đông đến đâu” (N.V.M – 46 tuổi – Nam) (Gỡ băng ngày 08/04/2019 - Người phỏng vấn Đ.T.Q - Phỏng vấn tại chùa Phúc Khánh) “Tôi thường tham dự khóa lễ cầu an đầu năm trên chùa Quán Sứ để mong cầu một năm mới bình an, mạnh khỏe cho cả gia đình, cho con cho cháu đồng thời cũng là để sám hối những lỗi lầm mà mình đã mắc, những điều sai trái mình đã làm trong năm cũ với mong cầu sang năm mới mình sẽ không mắc những lỗi này nữa, sống an tâm, tự tại hơn” (Đ.Q.T – 75 tuổi – Nam) 56